Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGÔ THỊ KIỀU HUỆ THỦY SẢN AN GIANG HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành : Địa lý học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô TS. Phạm Xuân Thọ, Trưởng Khoa Địa Lý Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh đã tận tậm hướng dẫn,

pdf126 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Thủy sản An Giang hiện trạng phát triển định hướng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình hoàn thành đề tài nghiên cứu. Xin chân thành cám ơn Khoa Địa Lý, Phòng Khoa học - Công nghệ sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc học tập, trang bị kiến thức để có thể hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cán bộ phòng ban ở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, Sở Thủy sản An Giang, Sở Khoa học Công nghệ An Giang, Cục Thống kê An Giang đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tư liệu, số liệu tham khảo quí báu, hữu ích để tác giả hoàn thành tốt luận văn. Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong hội đồng bộ môn Địa lý, Ban Giám hiệu Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và các bạn bè đồng nghiệp, đã tạo điều kiện cho tác giả hiểu biết sâu sắc hơn các vấn đề khoa học. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và những người thân, đã động viên giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Ngô Thị Kiều Huệ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CLB: Câu lạc bộ CNH - HĐH: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Cty: Công ty ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long EU: Liên minh Châu Âu GTSX: Giá trị sản xuất GTXK: Giá trị xuất khẩu H: Huyện HACCP: Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm oát điểm tới hạn. HTX: Hợp tác xã ISO: Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng. KCN: Khu công nghiệp KHKT: Khoa học kỹ thuật KT - XH: Kinh tế xã hội NM: Nhà máy NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn. NTTS: Nuôi trồng thủy sản P: Phường SL: Sản lượng SQF: Tiêu chuẩn đảm bảo an toàn và chất lượng nuôi trồng cho thủy sản TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TT: Thị trấn UBND: Ủy ban nhân dân XN: Xí nghiệp. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam nằm trong vùng Châu Á gió mùa, là một trong những quốc gia nổi tiếng về nông nghiệp, đặc biệt có hai vựa lương thực thực phẩm lớn nhất đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. An Giang là tỉnh đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với lợi thế rất lớn về nông nghiệp, đất nông nghiệp chiếm đến 75% diện tích đất tự nhiên chủ yếu là đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu. Hai tuyến sông này cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt, ao hồ rộng lớn, hàng năm có một thời gian khá dài ngập trong mùa nước nổi, đã tạo điều kiện thuận lợi cho An Giang phát triển mạnh ngành nông nghiệp, đặc biệt là nuôi trồng khai thác thủy sản. Song song với nghề nông, nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở An Giang có từ lâu đời, góp phần cải thiện được bữa ăn hàng ngày cho nhân dân đồng thời giải quyết được việc làm cho một lượng lớn lao động dư thừa ở nông thôn. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) để tiến tới hội nhập kinh tế thế giới thì ngành nông nghiệp An Giang nói chung và thủy sản An Giang nói riêng không đơn thuần là đánh bắt, khai thác, nuôi trồng theo quy luật tự nhiên nữa, mà ngư dân An Giang phải kết hợp vừa tận dụng ưu thế về tiềm năng điều kiện tự nhiên sẵn có vừa tích cực đầu tư mọi nguồn lực để nuôi trồng và khai thác thủy sản theo hướng hiện đại hơn, đạt hiệu quả kinh tế hơn. Trong những năm gần đây An Giang đã chú ý phát triển thủy sản phát huy một trong nhiều thế mạnh về sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp của tỉnh, trong đó cá tra, cá basa là hai loài thủy sản đặc trưng thích hợp với môi trường nguồn nước tỉnh An Giang và có giá trị kinh tế cao nên đã thu hút rất nhiều nông dân tập trung đầu tư sản xuất và đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, thu nhiều ngoại tệ và ngày càng khẳng định là một trong những ngành phát triển mạnh, có hiệu quả, dẫn đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Thực tế An Giang không chỉ nổi tiếng về xuất khẩu lương thực mà còn vươn lên là một trong những tỉnh đứng đầu về xuất khẩu thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, vì lợi nhuận trước mắt nên đã xuất hiện phong trào NTTS trong tỉnh một cách ồ ạt không có quy hoạch, do đó làm cho nguồn lợi thủy sản tự nhiên có khuynh hướng giảm và môi trường nước có nguy cơ bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, sau vụ kiện chống phá giá cá tra, cá basa của Mỹ đã gây khó khăn đối với ngành thủy sản An Giang. Ngành thủy sản ở An Giang cần phát triển bền vững với sự quản lý chặt chẽ về kế hoạch sản xuất, phân vùng nuôi trồng song song với thực hiện tốt việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường nước để phát triển theo hướng sản xuất sản phẩm sạch, chất lượng cao, giá thành hạ nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh và tạo uy tín cho hàng thủy sản An Giang nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. Do đó, tác giả luận văn đã chọn đề tài “Thủy sản An Giang: Hiện trạng phát triển, định hướng và giải pháp” - để nghiên cứu nhằm phát huy lợi thế của tỉnh trong phát triển thủy sản và hạn chế những tác động tiêu cực của thủy sản An Giang đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (KT-XH) đã có tác động đến ngành kinh tế thủy sản. - Đánh giá khái quát thực trạng phát triển của ngành thủy sản của tỉnh An Giang. - Luận văn hướng vào phân tích, đánh giá hiện trạng phát tiển ngành thủy sản An Giang và đồng thời đề ra những định hướng và các giải pháp nhằm phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang phát huy lợi thế là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đem lại hiệu quả kinh tế cao về mặt KT - XH và môi trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam và của tỉnh An Giang. - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản ở An Giang. - Nghiên cứu hiện trạng phát triển của ngành thủy sản An Giang. - Định hướng phát triển thủy sản đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, từ đó đề ra các giải pháp phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang. 4. Giới hạn của đề tài Đề tài luận văn nghiên cứu hiện trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh An Giang trong mối quan hệ giữa các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu, từ đó đề ra các định hướng phát triển và giải pháp thực hiện cho thời gian tới. Đặc biệt, đề tài đi sâu vào nghiên cứu một số loài thủy sản nước ngọt như cá tra, cá ba sa và tôm càng xanh. Đồng thời, luận văn nghiên cứu sự phát triển thủy sản phân bố ở khắp các địa phương trong tỉnh trong giai đoạn từ 1996 - 2005. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việt Nam có tiềm năng rất lớn cho khai thác nguồn lợi hải sản tự nhiên và phát triển NTTS trong các vùng nước ngọt nội địa, nước lợ ven biển và nước biển. Do đó, thủy sản đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng thực phẩm tiêu dùng, hàng hóa xuất khẩu và nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Nhờ vậy, giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng tăng lên nhanh chóng. ĐBSCL là một vùng có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển NTTS nhất ở nước ta. Trong hơn 20 năm qua, NTTS ở ĐBSCL đã khẳng định là một ngành sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế nhiều thành phần và đa dạng hóa ngành nghề. NTTS ở ĐBSCL đã chuyển sang sản xuất hàng hóa và đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất chính, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng của nhiều tỉnh. Chất lượng và giá trị của các sản phẩm thủy sản nuôi trồng ngày càng cao, trở thành nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản, góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu. Cùng với Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm số một về NTTS nước ngọt hàng hóa của cả nước. Hiện nay, vùng này đã trở thành một trung tâm xuất khẩu hàng thủy sản nước ngọt lớn nhất Việt Nam với các mặt hàng xuất khẩu chính như cá tra, cá basa, cá lóc… được xuất dưới nhiều dạng. Nhưng sự phát triển sản xuất tự phát, nên NTTS ở ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng đã gặp nhiều khó khăn: thị trường tiêu thụ và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người sản xuất, hơn nữa làm cho môi trường bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, các vấn đề về nguồn nhân lực và thức ăn cho chăn nuôi cũng gây nên những khó khăn cản trở rất lớn đối với sự phát triển NTTS của An Giang. Tiềm năng phát triển thủy sản nước ngọt của tỉnh An Giang và vùng ĐBSCL còn rất lớn, song về lâu dài việc phát triển NTTS phải được tính toán trên cơ sở phát triển bền vững. Sự phát triển bền vững phải được thực hiện ở cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Từ đó cần phải đề ra và thực hiện các giải pháp hữu hiệu để phát triển NTTS trong những giai đoạn tiếp theo. Do đó, trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thủy sản Việt Nam, ĐBSCL cũng như An Giang, như: - “Chương trình phát triển NTTS Việt Nam thời kỳ 1999 - 2010” - do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 224/1999 ngày 08/12/1999. - Đề án “Quy hoạch tổng thể KT - XH ngành thủy sản thời kỳ 2000 - 2010” - của Bộ Thủy sản. - Đề tài Khoa học cấp bộ “Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam” - của PGS-TS Võ Thanh Thu (chủ biên) cùng nhóm tác giả thuộc Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. - “Quy hoạch phát triển NTTS ở ĐBSCL đến năm 2015 và định hướng năm 2020” - Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản - Bộ Thủy sản. - Một số bài tham luận có liên quan đến thủy sản tại Hội thảo khoa học “Vì sự phát triển vùng ĐBSCL” + “Để NTTS xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn ở ĐBSCL” - của PGS.TS Hà Xuân Thông - Viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản. + “Hoạt động khoa học công nghệ thủy sản vì sự phát triển ĐBSCL” - của Bộ Thủy sản. + “Khoa học công nghệ trong sự phát triển thủy sản bền vững ở ĐBSCL” - của Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Duy Hòa - Viện nghiên cứu NTTS II. + “Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo và thủy sản - Những sản phẩm chủ lực của ĐBSCL hiện nay” - của TS. Trần Xuân Hiển - Trường Chính trị Tôn Đức Thắng tỉnh An Giang. + “Những bước phát triển mới trong kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp vùng ĐBSCL - Một số giải pháp chủ yếu” - Nguyễn Thị Vân - Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. - “Vai trò của thủy sản trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL” - Nguyễn Thanh Phương - Tại Hội thảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL ở Cần Thơ, 11/2002. - Về phía tỉnh An Giang thì có: + “Điều chỉnh quy hoạch thủy sản An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn An Giang (Sở NN & PTNT An Giang). + “Phát triển công nghệ chế biến thủy sản ở tỉnh An Giang” - Luận văn Thạc sĩ Khoa học kỹ thuật (KHKT) - Lưu Vĩnh Nguyên - Phó ban Tuyên giáo tỉnh An Giang. - Ngoài ra còn có rất nhiều công trình, các luận văn, bài viết của sinh viên trong và ngoài tỉnh nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến thủy sản như kỹ thuật nuôi, vấn đề xuất khẩu, vấn đề thị trường… Các đề tài nghiên cứu trên là tư liệu tham khảo quý giá cho tác giả khi thực hiện luận văn “Thủy sản An Giang: Hiện trạng phát triển, định hướng và giải pháp”. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Địa lý học là khoa học tổng hợp vừa mang tính thực tiễn sâu sắc lại vừa mang tính cụ thể cao. Đồng thời khoa học địa lý còn mang tính thời đại, nó luôn biến đổi phù hợp với những khám phá của con người và tiến bộ KHKT. Do đó khi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài “Thủy sản An Giang: hiện trạng phát triển, định hướng và giải pháp”, tác giả luận văn đã vận dụng những quan điểm và phương pháp nghiên cứu của Địa lý học nói chung và địa lý KT-XH nói riêng để hoàn thành đề tài của mình. 6.1. Phương pháp luận 6.1.1. Quan điểm hệ thống Địa lý kinh tế học nghiên cứu tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất trong một hệ thống các mối quan hệ tác động qua lại với môi trường xung quanh. Vì vậy khi nghiên cứu vấn đề này tỉnh An Giang được coi là một hệ thống KT-XH thống nhất, được xem xét đánh giá quá trình phát triển KT-XH của tỉnh và sự kết hợp hài hòa với vùng ĐBSCL và cả nước. 6.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Địa lý KT-XH là một khoa học tổng hợp nghiên cứu không gian lãnh thổ KT- XH liên quan đến nhiều lãnh vực khác nhau. Do đó khi nghiên cứu các nguồn lực nhằm phát triển KT-XH của tỉnh An Giang chúng ta phải xem xét nó trong một chỉnh thể chung của vùng và cả nước; giải quyết mối quan hệ giữa sự phát triển với việc nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đồng thời tìm kiếm những mặt tối ưu, định ra các biện pháp cụ thể nhằm phát huy lợi thế của ngành thủy sản dưới cái nhìn khách quan và tổng hợp tạo động lực phát triển KT-XH của tỉnh. 6.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Là một ngành thủy sản cũng như những ngành kinh tế khác luôn luôn vận động và phát triển, tùy theo từng giai đoạn có các nguồn lực có thế mạnh khác nhau tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành. Đánh giá chiều hướng phát triển, sự thay đổi của ngành qua từng giai đoạn trong quá khứ, hiện tại cho phép chúng ta dự báo viễn cảnh cho sự phát triển kinh tế trong tương lai. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Ngoài các phương pháp nghiên cứu khoa học chung như: phương pháp toán học, phương pháp thống kê, phương pháp thu thập và xử lý tài liệu,… Đề tài còn sử dụng những phương pháp riêng đặc trưng của địa lý học như: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp bản đồ - biểu đồ, thực địa. Trong đó đề tài đặc biệt có ứng dụng phần mềm Map Info để thành lập các bản đồ. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương chính sau: Chương 1: Cơ sở lí luận. Chương 2: Hiện trạng phát triển thủy sản tỉnh An Giang. Chương 3: Một số định hướng và giải pháp để phát triển thủy sản An Giang giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Thủy sản – Vai trò của thủy sản 1.1.1. Một số định nghĩa Thủy sản là những loại động vật sống dưới nước như cá, nhuyễn thể, giáp xác,…có thể qua hay không qua khâu nuôi trồng và dùng làm thực phẩm. Thủy sản sống là động vật thủy sản còn sống, hoặc đang giữ ở trạng thái tiềm sinh. Ngư nghiệp là những công việc có liên quan đến quá trình khai thác, nuôi trồng và phát triển nguồn lợi các sinh vật trong nước. Khi nói đến ngư nghiệp thì phải hiểu nó gồm 3 hoạt động căn bản sau: khai thác, NTTS và phát triển nguồn lợi thủy sản. Nghề cá là công việc liên quan đến quá trình khai thác, nuôi cá nước ngọt, lợ, mặn. Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác. NTTS là những tác động bất kỳ nào của con người làm cải thiện sự sinh trưởng của một sinh vật nào đó trong một diện tích nuôi nào đó. Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tái tạo nguồn lợi thủy sản là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động làm phục hồi, gia tăng nguồn lợi thủy sản. Ngành thủy sản bao gồm nuôi trồng và đánh bắt, là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Công nghiệp chế biến là hoạt động nối tiếp sản phẩm của ngành khai thác, nó không chỉ bảo tồn, giữ gìn chất lượng nguyên liệu mà còn nâng cao giá trị và tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng cao. Nhờ đó mà khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu thị trường tốt hơn, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Sản phẩm thủy sản là thực phẩm trong đó thủy sản là thành phần đặc trưng. Sản phẩm thủy sản tươi là sản phẩm thủy sản còn nguyên con, hoặc đã sơ chế, chưa được xử lý dưới bất kỳ hình thức nào để bảo quản, ngoài việc làm lạnh. Sản phẩm thủy sản chế biến là sản phẩm thủy sản đã qua các hình thức chế biến như xử lý nhiệt, hun khói, ướp muối, sấy khô, hoặc kết hợp các hình thức trên, có phối chế hoặc không phối chế với phụ gia, thực phẩm khác. Sản phẩm thủy sản đông lạnh là sản phẩm thủy sản cấp đông; khi đã ổn định, nhiệt độ trung tâm sản phẩm 8 - 180C hoặc thấp hơn. 1.1.2. Vai trò của thủy sản Việt Nam là một quốc gia có được nguồn lợi về thủy sản tự nhiên rất phong phú, cho nên việc khai thác các nguồn lợi về thủy sản để phục vụ những nhu cầu đa dạng của con người như làm thực phẩm, đồ trang sức, thuốc chữa bệnh,… đã có từ lâu đời cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Tuy vậy, trải qua hàng nghìn năm, nghề cá Việt Nam trước hết là nghề đánh bắt cá vẫn mang nặng nét đặc trưng của một nền sản xuất tự cấp, tự túc và chỉ là nghề phụ . Nhưng trong những năm gần đây, ngành thủy sản từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ bé, nghèo nàn và lạc hậu đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tốc độ tăng trưởng cao, có tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP) ngày càng lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nếu trong những năm 60 của thế kỷ trước, tổng sản lượng thủy sản ở miền Bắc chỉ đạt trên dưới 200.000 tấn. Đến năm 1976 - năm đầu tiên sau khi thống nhất đất nước, tổng sản lượng thủy sản cũng chỉ đạt khoảng 500.000 tấn và đến năm 1980 sản lượng thủy sản ít (613.000 tấn) và kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng chỉ mới đạt được con số khiêm tốn. Từ năm 1981, thủy sản đã là ngành kinh tế đầu tiên được Chính phủ cho phép thoát khỏi cơ chế bao cấp, để thử nghiệm cơ chế “tự cân đối, tự trang trải”, xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm thủy sản vào thị trường “khu vực 2” thu ngoại tệ để mua máy móc, vật tư, thiết bị đầu tư trở lại cho sản xuất. Đến năm 1993, ngành thủy sản đã được Đảng và Nhà nước chính thức xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tổng sản lượng thủy sản đã vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn vào năm 1990, đặc biệt nước ta đã đứng vào hàng ngũ những nước có sản lượng khai thác hải sản trên 1 triệu tấn kể từ năm 1997 (1.062.000 tấn). So với năm 1980, năm 2005 tổng sản lượng thủy sản tăng gấp 5,6 lần, còn giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 200 lần [52]. Cho đến nay, hàng năm bình quân thủy sản đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước khoảng 5 - 6%. Còn riêng đối với khu vực I ( nông - lâm - thủy sản), ngành thủy sản đã phát triển mạnh nhất, tỷ trọng của ngành thủy sản có xu hướng tăng dần, tăng từ 7,6% (1991) lên 8,9% (1995), 10% (1998), 16,5% (2002), 18,5% (2005). Bảng 1.1. Tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Năm Tổng sản lượng thủy sản (tấn) % tăng trưởng so 1996 Giá trị xuất khẩu (nghìn USD) 1996 1.373.500 100 670.000 2000 2.063.000 150,2 1.478.609 2005 3.432.800 249,9 2.738.726 Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ Thủy sản. Trong những năm cuối thế kỉ XX, ngành thủy sản đã thu được những kết quả quan trọng. Năm 2000, tổng sản lượng thủy sản đã vượt qua mức 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu 1,478 tỷ USD. Năm 2005, ngành thủy sản bằng sự nỗ lực phấn đấu liên tục, không mệt mỏi, vượt qua những khó khăn khách quan và chủ quan, đã hoàn thành một cách vẻ vang các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản mà ngành đã xây dựng và được Đại hội Đảng toàn quốc lần thư IX ghi nhận trong kế hoạch KT - XH giai đoạn 2001 - 2005 : Tổng sản lượng đạt 3,43 triệu tấn, tăng 9,24% so với năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,74 tỉ USD, đi qua mốc 2,5 tỉ USD, tăng 13% so với năm 2004 và bằng 185% so với năm 2000. Tính chung 5 năm 2001 - 2005, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 11 tỉ USD, chiếm khoảng 9% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Đặc biệt cơ cấu sản phẩm của kinh tế thủy sản cũng được thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu. Như vậy, ngành thủy sản có thể coi là một ngành tiên phong trong quá trình đổi mới, gặt hái nhiều thành công và đã có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Ngành thủy sản là một trong mười ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất Việt Nam, năm 2005 với giá trị xuất khẩu đạt 2,738 tỷ USD (chiếm 8,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đứng thứ 4 sau ngành xuất khẩu dầu thô, dệt may và giày dép. Các sản phẩm từ thủy sản của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, trong đó tôm đông lạnh chiếm gần 50% cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu, thủy sản Việt Nam hiện đã có mặt tại gần 100 nước và vùng lãnh thổ. Bảng 1.2. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam năm 2005 Mặt hàng Kim ngạch (triệu USD) % so với năm 2004 Cơ cấu (%) Tổng trị giá Trong đó: 1. Dầu thô 2. Dệt, may 3. Giày dép 4. Thủy sản 5. Sản phẩm gỗ 6. Điện tử, máy tính 7. Gạo 8. Cao su 9. Cà phê 10. Than đá 32,233 7,387 4,806 3,005 2,741 1,517 1,442 1,399 787 725 658 121,6 130,3 109,6 111,7 114,2 133,2 134,1 147,3 131,9 113,1 185,2 100 22,9 14,9 9,3 8,5 4,7 4,5 4,3 2,4 2,2 2,0 Nguồn: Cục Thống kê Thành phố Cần Thơ. Ngành thủy sản góp phần mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. Năm 1996, ngành thủy sản chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ, đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ và năm 2005 con số này là gần 100. Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thủy sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối Liên minh Châu Âu (EU) đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thủy sản đã góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Ngành thủy sản còn tạo ra công ăn việc làm cho nhân dân, thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước. Hiện nay ngành thủy sản đã thu hút hơn 4 triệu lao động bao gồm các ngành nghề đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và trong lĩnh vực dịch vụ thủy sản (sản xuất lưới, công cụ, đóng tàu, thuyền, thương mại…). Tỉ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thủy sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước. Với đặc thù nông thôn, ven biển dân vốn đã đông, dân trí thấp, hàng năm dân số tăng nhanh kéo theo sự gia tăng lao động dư thừa, bên cạnh đó một bộ phận lớn ngư dân làm nghề khai thác ven bờ do nguồn lợi cạn kiệt, khai thác kém hiệu quả, từng bước chuyển sang NTTS. Phát triển NTTS sẽ góp phần làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho nông, ngư dân, giảm áp lực di dân từ vùng kinh tế ven biển vào đô thị, góp phần xây dựng trật tự xã hội, an ninh nông thôn, vùng biển, biên giới, vùng sâu, vùng xa. Phát triển NTTS còn tạo điều kiện sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tận dụng mọi nguồn lực, vốn đầu tư của nhân dân. NTTS có vai trò to lớn trong việc cung cấp nguồn thực phẩm, có đóng góp không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho nhân dân, nhất là trong giai đoạn hiện nay nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang cạn kiệt do sức ép dân số. NTTS góp phần đáng kể trong việc cung cấp nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp khác: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm (đồ hộp, nước mắm, khô, bột cá, agar,…); làm đồ trang sức (ngọc trai, đồi mồi); trong ngành y (chỉ tiêu khâu vết mổ từ agar) hoặc công nghiệp dệt (agar giúp định hình sợi vải và giữ màu lâu hơn,…); từ đó đẩy mạnh phát triển nguồn hàng hóa xuất khẩu. Ngoài mục đích phục vụ tiêu dùng, chế biến, xuất khẩu, NTTS còn có vai trò thỏa mãn nhu cầu vui chơi, giải trí như nuôi cá cảnh, câu cá,… Trong tương lai, việc NTTS theo hướng bền vững còn có những đóng góp quan trọng trong vấn đề vệ sinh môi trường: ăn ấu trùng muỗi, ăn hợp chất hữu cơ, tham gia diệt trừ sâu bệnh trong mô hình lúa - cá, lúa - tôm. NTTS còn là bộ phận quan trọng trong các mô hình vườn - ao - chuồng (VAC), vườn - rừng - ao - chuồng (VRAC), … Nói tóm lại, ngành thủy sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong đời sống hàng ngày của nhân dân nói riêng, tầm quan trọng của nó thể hiện ở việc tham gia vào cải thiện cơ cấu bữa ăn với thực phẩm chất lượng cao về dinh dưỡng, đóng góp vào nền kinh tế, tạo ra mặt hàng xuất khẩu và góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động của xã hội. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển thủy sản Việt Nam 1.2.1. Các điều kiện tự nhiên Đường bờ biển của Việt Nam kéo dài 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), đi qua hơn 15 vĩ độ (từ 8034'B đến 23023'B) với nhiều vùng sinh thái khác nhau, nhìn ra Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc, Thái Bình Dương ở miền Trung và Vịnh Thái Lan ở miền Tây Nam Bộ. Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226 nghìn km2, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Vùng biển Việt Nam thuộc phạm vi ngư trường Trung tây Thái Bình Dương, có nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng, là một trong những ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới. Trong vùng biển có 2773 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh, vũng, eo ngách, các dòng hải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi trồng thủy hải sản và xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở trong 2.360 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu hecta đất ngập nước, ao hồ, ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, v.v… đó là nguồn thực phẩm chính hàng ngày của hầu hết ngư dân vùng nông thôn Việt Nam [29]. * Diện tích mặt nước Ngoài tiềm năng về biển, trong nội địa hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ thủy lợi, thủy điện, đã tạo cho nước ta có tiềm năng lớn về mặt nước với khoảng 1.700.000 ha, ngoài ra còn chưa kể đến mặt nước các sông và khoảng 300.000 – 400.000 ha diện tích các eo, vịnh, đầm phá ven biển có thể sử dụng vào NTTS chưa được quy hoạch [49]. Bảng 1.3. Diện tích các loại hình mặt nước NTTS Loại hình mặt nước Diện tích tiềm năng (ha) Diện tích có khả năng nuôi (ha) Ao, hồ nhỏ Mặt nước lớn Ruộng trũng Vùng triều 120.000 340.946 579.970 660.002 113.000 198.220 306.003 414.417 Tổng số 1.700.918 1.031.640 Nguồn: Bộ Thủy sản. Tính đến năm 2005, tổng diện tích NTTS ở tất cả các loại hình mặt nước là 959.945ha, chiếm 56,4% tổng diện tích tiềm năng của đất nước. Như vậy, cho thấy tiềm năng phát triển NTTS của nước ta cũng còn rất lớn. Đặc biệt ở vùng ĐBSCL có nhiều rừng ngập mặn rất thuận lợi cho việc nuôi tôm, các đồng bằng có nhiều ô trũng để thả cá, nuôi các loài đặc sản. Trên các sông, hồ có điều kiện nuôi cá bè. * Nguồn lợi giống loài thủy sản Nguồn lợi hải sản, qua thống kê đặc điểm sinh vật biển Đông Việt Nam của Giáo sư - Tiến sĩ Vũ Tự Lập, biển Việt Nam có tổng số 2038 loài cá, trong đó có trên 110 loài cá có giá trị kinh tế, 40 - 50 loài có sản lượng đánh bắt cao. Tổng trữ lượng cá trên biển Đông là 2.769.041 tấn, trong đó cá nổi chiếm 62,8%, cá tầng đáy 37,2%. Có đến 100 loài tôm thuộc 11 họ tôm biển, số loài có giá trị kinh tế chiếm đến 50%, đa số sống trong các vùng biển nông tới độ sâu 50m, rất thuận lợi cho việc đánh bắt. Hầu hết tôm biển ưa thích nền đáy bùn hoặc bùn cát, vì thế thường tập trung ở các vùng cửa sông. Khả năng khai thác tôm ở vùng biển Việt Nam khoảng 55 - 70 ngàn tấn/năm, chủ yếu ở vùng biển Nam Bộ chiếm tới 80% tổng sản lượng khai thác của cả nước. Ngoài ra có khoảng 37 loài mực thuộc 4 họ, trong đó 2 họ mực ống và mực nang chiếm đa số, 7 loài bạch tuộc và các loài thực vật biển khác. [29] Về nguồn lợi cá nước ngọt, Việt Nam có 2 khu hệ cá nước ngọt. Khu hệ cá miền Bắc thuộc hệ ngư lai Hoa Nam - Trung Quốc với 240 loài, phần lớn là những loài cá ăn thực vật, tiếp đến là các loài cá ăn tạp, ăn mùn bã hữu cơ, có ít loài cá ăn động vật. Khu hệ cá miền Nam thuộc hệ ngư lai Ấn Độ - Malaysia với 225 loài, số loài cá ăn động vật chiếm ưu thế, số loài cá ăn thực vật ít hơn. Trong tổng số 495 loài cá, có khoảng 50 loài có giá trị kinh tế cao, đó là những loài cá nuôi hoặc khai thác trong tự nhiên có sản lượng lớn. Ngoài cá, thủy vực nước ngọt còn có nhiều loài thủy sản khác, đáng kể nhất là nhóm giáp xác mà quan trọng nhất là tôm càng xanh, các loài nhuyễn thể như trai, ốc và các loài thủy đặc sản như rắn, rùa, baba, cá sấu,…[29] Riêng ĐBSCL với 3 mặt giáp biển, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt lại nằm trong vùng chuyển tiếp sông - biển với hoạt động mạnh của thủy triều nên có nguồn lợi thủy sản rất phong phú và đa dạng gồm thủy sản nước ngọt, mặn và lợ. Nguồn cá nước ngọt gồm 2 nhóm cá trắng sống trong sông và cá đen sống ở các ao, hồ, đồng ruộng, đầm lầy,…Chúng có khoảng 255 loài thuộc 43 họ, 130 giống trong đó có loài có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt ở ĐBSCL có thời gian trong năm bị ngập lũ, đây là điều kiện thuận lợi để làm phong phú thêm các giống loài thủy sản nước ngọt ở đây. Ngoài ra còn có 50 loài tôm trong đó 18 loài tôm nước ngọt và 32 loài tôm biển. Khu hệ cá cửa sông có 155 loài thuộc 58 họ và 15 bộ [48]. * Khí hậu, thời tiết Chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, song ở mỗi miền có đặc trưng khác nhau và đều thích hợp để phát triển NTTS đa loài, nhiều loại hình. Miền Bắc: Nhiệt độ không khí trung bình 22,2 – 23,50C, lượng mưa trung bình từ 1500 – 2400mm, tổng số giờ nắ._.ng từ 1650 – 1750giờ/năm. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 8 và là vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão và bão xuất hiện sớm trong cả nước. Vùng biển khu vực này thuộc nhật triều với biên độ 3,2 – 3,6m. Miền Trung: Nhiệt độ trung bình 25,5 – 27,50C, tổng số giờ nắng từ 2300 – 3000giờ/năm. Mưa tập trung vào cuối tháng 9 đến tháng 11. Chế độ thủy triều gồm nhật triều và bán nhật triều, có nhiều đầm, phá thích hợp nuôi thủy sản. Miền Nam: Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nhiệt độ trung bình 22,6 – 27,60C, tổng số giờ nắng trên 2000giờ/năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình từ 1400 – 2400mm, vùng biển khu vực này thuộc bán nhật triều với biên độ 2,5 – 3m. Tuy nhiên, hàng năm Việt Nam chịu nhiều thiên tai do bão, lũ gây nên, điều này có ảnh hưởng rất lớn đối với ngành khai thác và NTTS của cả nước. 1.2.2. Các điều kiện KT – XH * Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Đại hội Đảng VI đã đề ra mục tiêu 3 chương trình kinh tế lớn đó là: sản xuất lương thực - thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu. Vận dụng quan điểm, chủ trương này, trong thời gian qua ngành thủy sản đã sản xuất ra một số lượng hàng hoá rất lớn, vừa cung cấp nhu cầu cho nhân dân trong nước, đảm bảo an ninh thực phẩm, vừa cung cấp cho xuất khẩu. Như vậy, ngành thủy sản có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nông - công nghiệp. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là tiến tới CNH - HĐH trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, do đó ngành thủy sản là một trong những lĩnh vực phải được đổi mới đầu tiên và quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế phải được thực hiện một cách đồng bộ trên cơ sở ổn định và phát triển KT-XH. Từ năm 1995 đến năm 2005, ngoài văn kiện của hai kỳ Đại hội Đảng khoá VIII và khoá IX nêu rõ chủ trương đường lối phát triển thủy sản, còn có hàng trăm văn bản chính sách có liên quan đến phát triển NTTS được ban hành. Các chính sách này có thể chia thành nhiều nhóm khác nhau. Cụ thể: Các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ:" Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH - HĐH"[17, tr.170]. Với đường lối chỉ đạo này đã có một sức ảnh hưởng rất lớn đến ngành thủy sản, đó là nâng cao sự phát triển ngành thủy sản trong nền nông nghiệp toàn diện. Ngày 08/12/1999 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 224/1999/QĐ- TTg phê duyệt chương trình phát triển NTTS thời kỳ 1999 - 2010. Quyết định đã chỉ rõ “Phát triển NTTS nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu, phấn đấu đến 2010 tổng sản lượng NTTS đạt trên 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu người, góp phần tích cực vào phát triển KT-XH đất nước và an ninh ven biển”. Ngày 15/06/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nghị quyết đã đánh giá những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, bao gồm nông, lâm, thủy sản, đồng thời đưa ra những định hướng về cơ cấu kinh tế nông nghiệp của nước ta trong 10 năm tới. Trong đó kinh tế thủy sản cần phát triển theo định hướng sau: khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ, đặc biệt là NTTS theo hướng phát triển bền vững. Định hướng phát triển các ngành kinh tế và các vùng trong chiến lược phát triển KT- XH 2001-2010, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX xác định:” Phát huy lợi thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực. Phát triển mạnh NTTS nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế và trong nước. Mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá. Giữ gìn môi trường biển và sông nước, bảo đảm cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản”[18, tr.170]. Thực hiện chính sách này các tỉnh đã rà soát lại diện tích mặt nước, các vùng làm lúa kém hiệu quả, các vùng đất hoang để quy hoạch, chuyển đổi, triển khai các dự án NTTS. Từ năm 1999 đến năm 2005 tổng diện tích chuyển sang NTTS của cả nước là 377.269 ha, trong đó chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả là 346.694 ha (chiếm 91,9%), đất cát là 1.304 ha (0,34%), đất trồng cói là 2.236 ha (chiếm 0,59%), ruộng làm muối kém hiệu quả là 2.170 ha, đất vườn, đất hoang hóa khác là 24.862 ha. Chỉ riêng ĐBSCL từ năm 2001 đến năm 2005 có 278.360 ha diện tích đất chuyển đổi sang NTTS, chiếm 83,6% tổng diện tích chuyển đổi của cả nước, trong đó chủ yếu là đất trồng lúa kém hiệu quả. Việc chuyển đổi ruộng trũng, ruộng cấy lúa 1 vụ bấp bênh, năng suất thấp, đất trồng cói, làm muối kém hiệu quả và đất cát, đất hoang hóa…sang NTTS là phù hợp với tình hình thực tế và làm tăng diện tích các loại hình mặt nước NTTS, từ đó tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng, tăng doanh thu bình quân gấp nhiều lần so với trồng lúa, trồng cói hoặc làm muối. Các đối tượng nuôi được đa số nông dân lựa chọn là tôm sú, cá tra, cá basa vì hiệu quả kinh tế cao. Qua đó tiềm năng đất đai được khai thác hiệu quả hơn, đồng thời tạo ra một nghề mới có thu nhập cao hơn, làm cho người dân thực sự tiếp xúc và áp dụng những thành tựu nghiên cứu khoa học mới, nâng cao kiến thức, kỹ năng trình độ kỹ thuật, đầu tư hợp lý cho sản xuất. Chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản, từ khi có quyết định 103/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản và Quyết định 112/2004/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010 thì số lượng trại tôm giống và cá giống tăng lên nhanh chóng trong cả nước, nhất là ở ĐBSCL, tốc độ tăng tổng số trại giống 7,64%/năm giai đoạn 2001 - 2005. Đặc biệt, được sự quan tâm của các cấp chính quyền tại một số tỉnh, công tác kiểm dịch, quản lý trại tôm, cá giống được coi trọng. Chính sách khuyến ngư, hiện nay hầu như tỉnh nào cũng có Trung tâm khuyến ngư. Trong các năm qua, thông qua các cuộc tập huấn, hội thảo, thực hiện các điểm trình diễn, cấp phát các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh đã hỗ trợ đắc lực cho phát triển NTTS. Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho ngành thủy sản, theo quyết định 02/2001/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đầu tư từ quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu nông nghiệp, theo đó các dự án NTTS khi được xem xét hiệu quả và khả năng trả nợ sẽ được quyết định mức cho vay nhưng tối đa không được quá 90% tổng số vốn đầu tư của dự án. Ngoài ra đối với các dự án thuộc chương trình 224 và chương trình 112 còn được đầu tư cho quy hoạch NTTS và giống thủy sản, xây dựng các khu bảo tồn biển, bảo tồn thủy sản nội địa. Tổng số vốn đầu tư NTTS cả nước là 1.382,2 tỷ đồng, riêng ĐBSCL chiếm 27,43% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Ngoài ra để bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm mục đích phát triển lâu dài và bền vững, ngày 16/7/2004 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 131/2004/QĐ-TTg phê duyệt chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2010. Ngày 04/02/2005 Bộ trưởng Bộ thủy sản đã ban hành quyết định 219/QĐ- BTS phê duyệt Chương trình hành động của ngành thủy sản về “Chất lượng và thương hiệu cá tra, basa Việt Nam 2005-2010”. Mục tiêu của Chương trình: phấn đấu đến năm 2010 đạt sản lượng 1 triệu tấn cá tra, basa và giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra, basa đạt 800 triệu USD, chiếm tỷ trọng trên 30% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của nước ta. Đây là tỷ trọng đáng kể, quyết định tới tính chủ lực xuất khẩu của mặt hàng thủy sản Việt Nam. Năm 2005, Chính phủ còn ban hành 2 Nghị định có liên quan đến ngành thủy sản đó là: Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 về điều kiện kinh doanh các ngành nghề thủy sản và Nghị định 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đến mọi tầng lớp nhân dân. Nhìn chung có thể khẳng định rằng, các chương trình, chính sách của chính phủ ban hành đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thúc đẩy hoạt động sản xuất NTTS, đã đáp ứng nhu cầu phát triển NTTS của cả nước theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm sản xuất và ổn định đời sống nhân dân. * Nguồn nhân lực Ngành thủy sản thu hút hơn 4 triệu lao động đang trực tiếp hoặc gián tiếp làm việc, đa số có truyền thống về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, sức lao động của họ đóng góp một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành. Tuy nhiên, nguồn nhân lực này chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thủy sản do trình độ thấp, thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức về đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Đa số nông dân và ngư dân gần như chưa được tập huấn, đào tạo chuyên môn sâu, nhiều doanh nhân chưa có trình độ và bằng cấp chuyên môn, kỹ thuật cần thiết, số đông chủ trang trại và ngư trại chưa có trình độ sơ, trung cấp về nông nghiệp và thủy sản, thiếu kiến thức về kỹ năng thực hành, kỹ thuật nông nghiệp, ngư nghiệp và quản lý kinh doanh. * Cơ sở vật chất kĩ thuật - Phương tiện đánh bắt và NTTS Tàu thuyền đánh bắt : trong khai thác hải sản, từ một nghề cá thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động ở vùng gần bờ, đã chuyển dịch theo hướng trở thành một nghề cá cơ giới tăng cường khai thác ở vùng biển xa bờ, nhằm vào các đối tượng khai thác có giá trị cao và các đối tượng xuất khẩu. Song song với phát triển khai thác hải sản xa bờ là ổn định khai thác vùng ven bờ, khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi, môi trường sinh thái. Theo số liệu tổng hợp của Bộ Thủy sản, năm 2003 số thuyền, xuồng không động cơ dùng để khai thác trên sông rạch là 168.049 chiếc, tổng số tàu thuyền cơ giới là 102.069 chiếc với tổng công suất là 4.194.242 CV. Trong đó, số tàu đánh bắt xa bờ là 17.303 chiếc, số tàu khai thác nội địa là 10.608 chiếc. Đến năm 2005, tổng số tàu thuyền cơ giới là 90.880 chiếc, trong đó số tàu đánh bắt xa bờ là 20.537 chiếc, như vậy so với năm 2003 số lượng này tăng lên để đảm bảo chương trình đánh bắt xa bờ. Ngư cụ: để khai thác tốt nguồn lợi thủy hải sản, ngư dân đã tạo ra rất nhiều loại ngư cụ thích hợp với nhiều loại đối tượng khai thác khác nhau. Hiện nay chưa có số liệu thống kê cụ thể số lượng bao nhiêu ngư cụ, nhưng có thể thống kê có những loại ngư cụ sau: 1. Lưới kéo: lưới kéo sào, lưới kéo đơn tầng đáy có tăng gông, lưới kéo đôi tầng đáy. 2. Lưới vây. 3. Lưới rê: lưới rê tầng đáy, lưới rê 3 đáy. 4. Câu: câu tay, câu vàng. 5. Lưới vó: lưới vó xách tay, lưới vó bè, lưới vó mành, lưới dây rút chỉ 1 tàu, lưới dây rút chỉ 4 tàu, lưới pha xúc. 6. Bẫy: lưới đăng, sáo, lò, đăng, lồng bẫy. 7. Lưới chụp 8. Te đẩy 9. Nghề cào sò Nguồn: [51] (Xem hình ảnh minh họa trong phần phụ lục). Số lồng bè nuôi thủy sản: tính tới năm 2003 cả nước có khoảng 63.989 lồng bè với tổng thể tích lồng nuôi là 1.681.641 m3. Số lồng bè này chủ yếu để nuôi một số loài cá nước mặn, nước ngọt và đặc biệt là nuôi tôm hùm. Chỉ tính riêng năm 2005, số bè nuôi tôm hùm là 43.510 cái, trong đó có 3.061 lồng ương tôm giống [37], [53]. Giống: sản xuất giống thủy sản trong thời gian qua có bước tiến bộ quan trọng. Việc sản xuất thành công một số giống thủy sản đã đáp ứng cơ bản nhu cầu về giống thủy sản. Hệ thống hạ tầng cho NTTS từng bước được đầu tư xây dựng như: Trung tâm quốc gia giống thủy sản, Trung tâm giống thủy sản cấp 1, Trung tâm giống thủy sản các tỉnh, các khu sản xuất giống tập trung. Công tác sản xuất giống thủy sản đã và đang được xã hội hoá. Bảng 1.4. Tình hình sản xuất giống thủy sản của Việt Nam 2001 2002 2003 2004 2005 DT sản xuất giống (ha) 2000,1 2507,3 2654,1 - - SL cua giống (triệu con) - - 0,5 10 - SL tôm giống (tỷ con) - - - 26 28,8 SL ốc hương giống (triệu con) - 1 - - 63 SL cá vược giống (nghìn con) - - - - 800 SL cá song giống (nghìn con) - - - - 700 Nguồn: Bộ Thủy sản, [37]. Trong những năm qua, nhu cầu về giống cá nuôi nước ngọt tăng nhanh như cá rô phi đơn tính, cá tra, cá ba sa. Năm 2005, đã có 392 trại sinh sản nhân tạo cá giống, sản xuất được trên 17 tỷ cá bột các loại, trong đó cá tra là 3 tỷ con, gần 5 tỷ cá hường, cá rô phi đơn tính đực là 200 triệu con, tôm càng xanh là 120 triệu giống [37]. Thức ăn: đa số người nuôi thủy sản đều sử dụng nguồn thức ăn từ tự nhiên gắn liền với địa phương nơi cư trú phù hợp với giống thủy sản nuôi. Ngoài ra, để đạt hiệu quả kinh tế cao, người nuôi còn sử dụng các loại thức ăn công nghiệp trong quá trình nuôi. Kỹ thuật nuôi trồng: Bộ Thủy sản đã huy động lực lượng các Viện nghiên cứu trong ngành, thu hút sự tham gia của các trường, Viện nghiên cứu ngoài ngành thực hiện 30 nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất giống, nâng cao chất lượng giống, bảo tồn và phát triển nguồn gen thủy sản; 27 nhiệm vụ khoa học và công nghệ về NTTS, dinh dưỡng và công nghệ chế biến thức ăn thủy sản; đã xây dựng 37 tiêu chuẩn ngành phục vụ NTTS,… Công tác khuyến ngư đã được các tổ chức khuyến ngư từ trung ương đến các địa phương, tổ chức khuyến ngư tự nguyện, Viện nghiên cứu, hộ nông ngư dân,…tích cực tham gia, đã tổ chức các lớp tập huấn, xây dựng nhiều mô hình trình diễn về NTTS. Đã chuyển giao công nghệ sản xuất giống thủy sản từ các kết quả nghiên cứu trong nước; đã nhập một số công nghệ sản xuất giống thủy sản có giá trị kinh tế cao và chuyển giao cho các thành phần kinh tế. - Cơ sở chế biến thủy sản Chế biến xuất khẩu là lĩnh vực phát triển rất nhanh, Việt Nam đã tiếp cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực chế biến thủy sản. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu đảm bảo chất lượng và có tính cạnh tranh, tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới. Các cơ sở sản xuất không ngừng được gia tăng, đầu tư, đổi mới. Tốc độ gia tăng bình quân các cơ sở chế biến giai đoạn 1996 - 1999 là 17,6% năm. Năm 1995, ngành thủy sản Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức nghề cá Đông Nam Á, cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản có chiều hướng phát triển tốt. Đến năm 2005, cả nước có 439 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm thủy sản không ngừng được nâng lên do các cơ sở chế biến ngày càng hiện đại, công nghiệp tiên tiến, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ 18 doanh nghiệp năm 1999, đến năm 2005 đã có 171 doanh nghiệp Việt Nam được đưa vào danh sách I xuất khẩu vào EU, 295 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào Hàn Quốc, 300 doanh nghiệp áp dụng qui trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP (Hazard Analysis Crtitical Control Point - Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn), đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, 222 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Trung Quốc [40]. Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản của tư nhân phát triển mạnh trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đã có giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản hàng đầu, một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã có kim ngạch xuất khẩu trên dưới 100 triệu USD mỗi năm. - Thương mại thủy sản Với hàng nghìn chợ thủy sản trên thị trường nội địa với các quy mô rất khác nhau, rất đa dạng về loại hình: chợ trên biển, chợ ở vùng nguyên liệu, chợ ở vùng tiêu thụ, chợ bán buôn, chợ bán lẻ truyền thống, siêu thị,… tạo thành một mạng lưới tiêu thụ thủy sản, đáp ứng yêu cầu của các nhà máy chế biến và hơn 80 triệu dân Việt Nam. 1.2.3. Tình hình phát triển ngành thủy sản Việt Nam * Diện tích nuôi trồng Nghề NTTS từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thủy vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hòa với các ngành kinh tế khác. Do đó, trong những năm gần đây, nghề NTTS phát triển với tốc độ nhanh chóng. Điều này thể hiện qua diện tích mặt nước NTTS cả nước tăng lên liên tục từ năm 1999 đến năm 2005 (tăng khoảng 12,8%/năm). 524,619 640,495 755,178 797,744 867,613 920,088 959,945 0 300,000 600,000 900,000 1,200,000 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm Diện tích (ha) Diện tích nuôi trồng thủy sản Biểu đồ 1.1. Diện tích NTTS của Việt Nam Nguồn: Báo cáo hàng năm của Bộ Thủy Sản. Trong tổng số 8 vùng kinh tế của cả nước thì ĐBSCL là vùng có nhiều lợi thế nhất, hơn hẳn cả về diện tích và điều kiện cho việc phát triển NTTS, là nơi sản xuất ra nhiều sản phẩm thủy sản cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Trong đó dẫn đầu về sản lượng thủy sản nuôi là An Giang (180.809 tấn), Cà Mau (120.263 tấn), Bạc Liêu (110.486 tấn). Bảng 1.5. Diện tích mặt nước NTTS phân theo các vùng của Việt Nam Đơn vị: nghìn ha Các vùng 1995 % 2000 % 2005 % Đồng bằng sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐBSCL 58,8 23,0 3,1 26,7 13,6 4,2 34,8 289,4 12,9 5,1 0,7 5,9 3,0 0,9 7,7 63,8 68,3 29,8 3,5 30,6 17,3 5,1 42,0 445,2 10,6 4,6 0,5 4,9 2,7 0,8 6,5 69,4 89,2 44,5 5,2 48,4 21,8 8,3 55,1 680,2 9,4 4,7 0,5 5,1 2,3 0,8 5,8 71,4 Cả nước 453,6 100 641,9 100 952,6 100 Nguồn: Niên giám thống kê 2003, 2005. * Sản lượng thủy sản Trong cơ cấu của ngành thủy sản, mặc dù khai thác thủy sản là ngành ra đời sớm hơn so với NTTS nhưng tốc độ phát triển của ngành NTTS thì nhanh hơn so với khai thác thủy sản, so với năm 1995 thì năm 2005 tốc độ phát triển của ngành NTTS tăng 3,46 lần, còn khai thác thủy sản là 2,14 lần. Và tính đến năm 2005, sản lượng NTTS đã chiếm 41,8% trong tổng sản lượng thủy sản. Bảng 1.6. Sản lượng thủy sản của Việt Nam Đơn vị: tấn Sản lượng khai thác Sản lượng nuôi trồng Năm Tấn % Tấn % 1995 2000 2003 2005 928.860 1.280.590 1.426.223 1.995.400 100 137,9 153,5 214,8 415.280 723.110 1.110.138 1.437.400 100 174,1 267,3 346,1 Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ Thủy sản * Chế biến xuất khẩu thủy sản Chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Nam đã tiếp cận được trình độ tiên tiến trong khu vực và về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm khắt khe nhất của thị trường quốc tế. Nên cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam phong phú hơn, bao gồm 4 nhóm hàng chính: tôm, cá, nhuyễn thể và hàng khô, các loại khác (nước mắm, đồ hộp,…). Trong đó xuất khẩu tôm vẫn là mặt hàng chủ lực có tỷ trọng giá trị cao, sản lượng xuất khẩu tôm chỉ chiếm 25%, nhưng về giá trị kim ngạch xuất khẩu chiếm gần 50% . * Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu Trong những năm qua, ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác, đồng thời tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, bình quân gần 17%/năm. Điều đó chứng tỏ ngành thủy sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính sản xuất nhỏ, tiểu nông sang sản xuất kinh doanh theo hướng CNH. Bảng 1.7. Tốc độ và kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam Năm Kim ngạch (nghìn USD) Tốc độ tăng trưởng (%) 1996 670.000 100 2000 1.478.609 220,7 2003 2.199.577 328,3 2005 2.738.726 408,8 Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ Thủy sản. Tóm lại, từ những chặng đường đã qua với nhiều nét thăng trầm trong lịch sử nước nhà, ngành thủy sản đã liên tục phấn đấu, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn để lại dấu ấn đậm nét trong nền KT - XH của đất nước. Đó là những thuận lợi cơ bản, tạo nên tiền đề vững chắc cho ngành tiếp tục đi lên trong tương lai. Thách thức lớn nhất của ngành trong giai đoạn sắp tới là sự chuyển mình từ quá trình “tăng trưởng” sang quá trình “phát triển”. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu là phải cải thiện chất lượng của sự phát triển, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhanh, hiệu quả, bền vững với sức cạnh tranh cao, khi mà ngành thủy sản Việt Nam đã có một quy mô đáng kể trên bản đồ thủy sản toàn cầu, trong những biến đổi khôn lường của bức tranh kinh tế thế giới mà chúng ta đang hội nhập, trong sự hạn chế về tài nguyên, các cảnh báo, về suy thoái môi trường, trong những đòi hỏi bức xúc gắn liền sự phát triển của ngành với tiến trình CNH đất nước theo HĐH, với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và trong nông nghiệp nói riêng, với tổ chức lại sản xuất để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của các thành phần kinh tế, tham gia thực sự vào sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo và làm giàu cho đất nước, đóng góp xứng đáng để xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh”. Chương 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN AN GIANG 2.1. Khái quát chung Nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản ở An Giang đã có từ rất lâu đời. Vào khoảng thập niên 60 của thế kỷ trước, khi nghề khai thác đạt qui mô và sản lượng cao, cho được lượng tôm cá dồi dào thì bên cạnh đó nghề nuôi thủy sản tiến triển song hành để cung cấp lượng thủy sản hàng hoá cho các vùng khác và xuất khẩu. Gần đây, ngành thủy sản ngày càng được củng cố và phát triển góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh thực phẩm, tăng nguồn dinh dưỡng nhất là lượng prôtêin từ cá rất tốt cho cơ thể con người, đồng thời giúp ổn định và tăng tích lũy cho nền kinh tế trong tỉnh. Ngành thủy sản phát triển còn tạo được nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy công nghiệp An Giang phát triển, làm tăng giá trị hàng xuất khẩu, từ đó giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng tăng lên, đóng góp một phần quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nhà (sau cây lúa). Với thế mạnh về tài nguyên thủy sản được chủ động khai thác, từ đó trong những năm qua ngành thủy sản đã giải quyết được việc làm cho hàng ngàn lao động ở tỉnh nhà (nhất là lao động ở nông thôn). Qua đó làm tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân lao động phục vụ cho việc nuôi và chế biến thủy sản, từng bước thay đổi dần bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống cộng đồng. Cũng có thể nói đây là ngành tạo mối liên kết giữa các ngành kinh tế khác trong tỉnh, tạo điều kiện thúc đẩy ngành công - nông - thương nghiệp và dịch vụ phát triển, góp phần không nhỏ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư đưa công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất. Đến An Giang có thể nhìn thấy các làng bè dọc theo sông Hậu, tạo ta cảnh quan đặc thù rất An Giang, góp phần phát triển mô hình du lịch sông nước, sinh thái. Hay nói cách khác ngành thủy sản An Giang giữ vai trò tích cực trong quá trình phát triển nền kinh tế tỉnh luôn bền vững. Trong công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển kinh tế của An Giang trong đó có kinh tế thủy sản góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế đất nước, giữ vững định hướng XHCN trong việc vận dụng cơ chế thị trường, thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất và phân công lao động xã hội, tạo ra nguồn lực vật chất lớn để phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư hiện đại hoá sản xuất, sự phát triển đồng bộ giữa các ngành - vùng nhất là nông thôn và thành thị, gắn sự nghiệp CNH - HĐH với quá trình phát triển Nông - Ngư - Thương nghiệp - Dịch vụ. 2.2. Đánh giá nguồn lực phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản An Giang 2.2.1. Vị trí địa lý An Giang là một tỉnh thuộc ĐBSCL, nằm về phía Tây Nam của tổ quốc giữa sông Tiền và sông Hậu thuộc hệ thống sông Mêkông. Phía Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km, phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang và phía Đông giáp với thành phố Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên là 3.406,23 km2, bằng 1,03% diện tích cả nước và đứng thứ tư ở ĐBSCL. Hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện đó là An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên, với 150 đơn vị xã, phường và thị trấn. Có hệ thống giao thông thủy bộ thuận tiện. Quốc lộ 91 nối với Quốc lộ 2 của Campuchia chính là giao thông chính của An Giang, là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của quốc gia và quốc tế. Có sông Tiền và sông Hậu là các tuyến giao thông thủy quốc tế quan trọng nối An Giang và ĐBSCL với các nước trong khu vực Lào, Thái Lan, Campuchia với biển Đông thông qua 2 cửa khẩu quốc tế Xuân Tô (Tịnh Biên) và Vĩnh Xương (An Phú). Nằm cách trung tâm kinh tế lớn nhất vùng ĐBSCL - thành phố Cần Thơ - 60 km, đây là điều kiện thuận lợi cho phép đẩy nhanh quá trình mở cửa phát triển và hội nhập nền kinh tế An Giang với các tỉnh, các vùng trong nước và nước ngoài, nhất là mở rộng trao đổi hàng hoá trực tiếp với nước bạn Campuchia cũng như các nước khác trong khu vực Đông Nam Á . 2.2.2. Các nguồn lực tự nhiên * Địa hình Hệ thống sông Tiền và sông Hậu chảy qua địa phận tỉnh An Giang suốt từ Bắc xuống Nam với chiều dài 99 km có vai trò quyết định đến nét đặc trưng về địa hình của tỉnh. Trên 2/3 diện tích toàn tỉnh là đồng bằng châu thổ với độ cao trung bình 0,8 - 5 m so với mực nước biển, có độ nghiêng từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam trung bình từ 0,5 cm/km - 1 cm/km theo mỗi chiều. An Giang là một trong số hai tỉnh ở ĐBSCL có địa hình vừa đồng bằng vừa đồi núi, sự tồn tại hai dòng chảy song song của sông Tiền và sông Hậu ở phía Bắc và chuỗi đồi núi ở phía Tây Nam đã chia lãnh thổ của tỉnh thành 3 vùng với những đặc trưng riêng rõ nét: - Vùng cồn (cù lao) gồm huyện An Phú, Phú Tân, Tân Châu, Chợ Mới. Cốt đất trung bình của vùng từ 1,3 - 3 mét, tồn tại các sóng đê và dãy đất cao dọc theo các sông và trũng dẫn vào trong, dọc theo ven đê về phía Đông thường có khu trũng cục bộ. - Vùng đồng bằng thuộc tứ giác Long Xuyên: bao gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn và rìa phía Đông các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, có nhiều khu trũng tới 0,8 mét hoặc trũng hơn. - Vùng đồi núi thấp: chiếm phần lớn diện tích 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Tồn tại nhiều núi với các đỉnh cao chừng 500 - 700 mét, cao nhất là núi Cấm 710 mét. Có 3 khu vực núi tập trung là núi Cấm, núi Dài, núi Côtô. Toàn vùng thường xuyên nhận được nước ngọt từ hệ thống sông Tiền và sông Hậu nhờ có dòng chảy tự nhiên, nên nhìn chung địa hình An Giang rất thuận lợi cho phát triển thủy sản. * Khí hậu Đặc trưng khí hậu An Giang là nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt cao và ổn định. - Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dao động từ 26,15°C - 28,6°C. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 4 là 28,6°C, tháng 5 là 28,5°C, tháng 9 là 28°C. Nhiệt độ thay đổi trong năm gần như theo quy luật tháng 4, tháng 5, tháng 9 là các tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm, thấp nhất vào các tháng 11 đến 2 (26,15°C - 26,4°C). Nhìn chung nhiệt độ trong đất và trong nước ở An Giang tuy có biến động song không lớn ở cả môi trường nước và đất, là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho thủy sinh vật phát triển quanh năm và cho năng suất cao. - Chế độ mưa: trong năm lượng mưa trung bình thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 3, lượng mưa cao nhất vào tháng 10, 11 hàng năm, lượng mưa cũng thay đổi theo qui luật tăng từ tháng 4 và cao nhất vào tháng 10, tháng 11 và giảm dần từ tháng 12 đến tháng 3. Lượng mưa trung bình 1.132 mm. Mùa mưa góp một lượng lớn nước chảy tràn vào đồng ruộng, vùng trũng nội địa làm tăng diện tích mặt nước, đồng thời cũng chính nguồn nước mát ngọt trong các thủy vực đó là môi trường để cá, tôm có điều kiện sinh sôi phát triển. Ngoài ra đây cũng là một đặc điểm sinh thái rất có lợi cho việc bố trí nuôi sinh thái xen canh 1 vụ lúa 1vụ tôm vừa đảm bảo tính bền vững, giảm nguy cơ dịch bệnh và vừa đảm bảo sản lượng lương thực. - Chế độ gió: An Giang có chế độ gió khá thuần nhất do địa hình bằng phẳng và xa biển. + Gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 - 11) đem nước mưa cộng với tuyết tan từ thượng nguồn, dâng lũ, dồn về hai ngã, một trong hai ngã đổ vào Biển Hồ, mở rộng vùng ngập, nước chảy tràn bờ cuốn theo chất mùn bã và phát triển phiêu sinh tạo điều kiện thuận lợi cho cá đẻ trứng và cá non tăng trưởng. Cuối mùa gió Nam sau đỉnh lũ, dòng nước chảy xiết về phía hạ lưu mang theo nguồn lợi thủy sản dồi dào và phong phú chủng loại. + Vào thời điểm gió mùa Đông Bắc (từ tháng 12 đến tháng 4) thì mưa lũ chấm dứt, dòng sông chính hạ mực nước, chảy chậm lại, nước trong dần. Cá trắng rời bỏ đồng lụt tuột xuống dòng chính di chuyển ngược về Biển Hồ. Cá đen gom về các trũng nội địa. Nắm được qui luật gió mùa và sự di trú của cá, người dân An Giang đã tổ chức nhiều hình thức đánh bắt và NTTS; vì vậy ngành thủy sản trong tỉnh đã phát triển từ rất sớm và ngày càng có điều kiện thuận lợi để phát triển. * Thủy văn An Giang nằm ở vùng hạ lưu sông Mêkông, là tỉnh đầu nguồn của vùng ĐBSCL có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên khoảng 5.170 km, với mật độ 1,5km/km2, trong đó 2 con sông chính là sông Tiền dài 80 km, sông Hậu dài 100 km cùng với các nhánh sông Châu Đốc dài 28 km, sông Vàm Nao dài 7 km là điều kiện hết sức thuận lợi cho nghề khai thác và NTTS phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh, tất cả tạo nên cảnh quan đặc thù của vùng sông nước An Giang. Chế độ thủy văn có tác động rất lớn nhiều mặt trong đời sống người dân ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng nhất là đối với việc phát triển nguồn lợi thủy sản trong khu vực. An Giang, tỉnh đầu tiên sử dụng nguồn nước ngọt của hệ thống sông Cửu Long từ Campuchia chảy qua theo sông Tiền và sông Hậu. Chế độ thủy văn An Giang phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố chính là chế độ thủy triều, chế độ dòng chảy sông Cửu Long, chế độ mưa nội đồng và đặc điểm về địa hình, hình thái sông rạch. An Giang có chế độ bán nhật triều khô._.. - Đầu tư các thiết bị cho sản xuất nước mắm, mắm và mặt hàng khô. - Đầu tư trang thiết bị cho chế biến đồ hộp. - Phát triển công nghệ sau thu hoạch hàng thủy sản. Gia tăng tỉ trọng các nhà máy áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế như: - An toàn: HACCP, SQF 1000,… - Chất lượng: ISO 9000, SQF 2000,… - Môi trường: ISO 14001,… Phương án tổ chức sắp xếp hệ thống các nhà máy chế biến thủy sản của tỉnh phải gắn liền với việc quy hoạch của vùng ĐBSCL. Theo đó trong tương lai, chạy dọc theo Quốc lộ 91 từ Châu Đốc đến Cần Thơ sẽ phát triển trung tâm chế biến thủy sản nước ngọt đặc biệt là cá tra, cá basa. Như vậy ngoài việc nâng công suất và đầu tư cải tiến thiết bị công nghệ chế biến cho các nhà máy sẵn có, An Giang còn kêu gọi đầu tư các nhà máy chế biến thủy sản mới ở KCN Bình Long (Châu Phú), KCN Bình Hòa (Châu Thành), nâng tổng công suất chế biến thủy sản toàn tỉnh lên trên 130.000 tấn/năm vào năm 2010. 3.2.1.4. Giải pháp thị trường *Giải pháp về lưu thông phân phối Các doanh nghiệp cần nghiên cứu tổ chức mạng lưới thu mua nguyên liệu hợp lý bảo đảm tiêu thụ kịp thời sản phẩm cho ngư dân với giá cả hợp lý, trang bị tủ cấp đông để bảo đảm hàng hóa tại các chợ đầu mối lớn nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ hàng tươi sống trên thị trường nội địa. Đẩy mạnh thực hiện mối liên kết giữa doanh nghiệp và ngư dân trong tiêu thụ sản phẩm NTTS, để người dân an tâm và ổn định sản xuất theo kế hoạch. Về lâu dài nên tiến hành xây dựng chợ thủy sản hoặc trung tâm giao dịch thủy sản để tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và ngư dân với khách hàng tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ và thu mua thủy sản nguyên liệu phục vụ chế biến. *Giải pháp về thị trường trong và ngoài nước Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản ở An Giang trên thị trường trong và ngoài nước bằng cách: - Nâng cao chất lượng: giảm tỷ trọng hàng sơ chế, tăng cường các sản phẩm đã qua chế biến, làm tăng giá trị gia tăng, tăng tỷ trọng sản phẩm sạch lên 50% bằng quy trình sạch từ giống - nuôi - chế biến theo hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế về chất lượng con giống, thức ăn, thuốc kích thích tăng trưởng, chữa bệnh, quy trình nuôi, quy trình chế biến. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất lượng (ISO, HACCP,…), đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa để có cơ hội xâm nhập vào các thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng. Khai thác thị trường dễ tính của các nước trong khu vực để xuất khẩu thẳng hàng hóa tươi sống nhằm tiêu thụ hết sản phẩm cho ngư dân. - Tăng chủng loại và cải tiến mẫu mã: đây là một trong những vấn đề tồn tại lớn làm hạn chế khả năng phát triển mặt hàng thủy sản giá trị gia tăng của An Giang trên thị trường. Các sản phẩm vốn không chỉ khiêm tốn về số lượng, chủng loại mà còn rất thua kém các sản phẩm cùng loại của các nước về bao bì đóng gói (quá thô sơ, không bảo đảm độ bền chắc, kém hấp dẫn...). Do vậy, các sản phẩm thủy sản chưa xâm nhập vào thị trường bán lẻ ở nước ngoài và ngay cả thị trường trong nước bằng các bao bì như hiện nay. Do đó, phải đầu tư các thiết bị chuyên dùng cho bao bì đóng gói như chế tạo các khay nhựa xếp EPS, tạo các bao bì bằng các loại vật liệu bao gói thực phẩm mới, cần tự động phát hiện và loại bỏ những gói sản phẩm thiếu trọng lượng, máy phát hiện và loại bỏ những tạp phẩm, lẫn kim loại. Đặc biệt chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ sư kỹ thuật công nghiệp cao, có trình độ tay nghề cao tạo nên những bao bì đóng gói...đặc trưng thủy sản nước ngọt An Giang, đáp ứng thị hiếu, tâm lý, tập quán người tiêu dùng chứ không phải đáp ứng sở thích của người sản xuất. Mỗi doanh nghiệp cần phải xác định cá tra, basa xuất khẩu là mặt hàng chủ yếu của vùng - chiếm ít nhất 60% kim ngạch xuất khẩu, ngoài ra cần đa dạng hóa mặt hàng theo chiều dọc - gia tăng tỷ trọng tinh chế và theo chiều ngang - mở rộng danh mục xuất khẩu thủy sản: tôm, cá đông lạnh khác như cá lóc, cá he để có thể ổn định sản xuất ngay khi có biến động mạnh về đầu ra. - Định giá cạnh tranh xuất khẩu: dựa trên các nguyên tắc: Thứ nhất, cân nhắc kỹ vì giá quá thấp sẽ dễ dàng bị áp giá thuế chống phá giá dẫn tới mất thị trường, đồng thời gây thiệt hại về lợi nhuận kinh doanh do chi phí không thể giảm thiểu. Thứ hai, điều tra nghiên cứu kỹ giá của đối thủ cạnh tranh, trước hết là giá nội địa tại thị trường nhập khẩu bởi các sản phẩm tương đương nhau về chất lượng, mẫu mã thì sản phẩm nào có giá thấp hơn sẽ thắng thế cạnh tranh, được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Thứ ba, tuỳ vào mùa vụ để nâng hay giảm giá để duy trì thị phần. Thứ tư, giá xuất khẩu cần quán triệt nhiều nhân tố ảnh hưởng như giá thành sản phẩm tính ở mức sản xuất trung bình thế giới, nguyên liệu “đầu vào”, chi phí nhân công, tính mùa vụ, chu kỳ kinh doanh, đồng tiền thanh toán, biến động của tỷ giá, chính sách phá giá đồng tiền để khuyến khích xuất khẩu của các Chính phủ, thuế trừng phạt, đối kháng, đầu cơ tích trữ dìm giá, thiên tai, dịch bệnh, chi phí quảng cáo… Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, hội thảo về thương mại thủy sản trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác tiếp thị để tiếp cận thị trường, tìm hiểu đối tác để có sách lược thích hợp. Phải thu thập thông tin và dự báo chính xác nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường (xuất khẩu, nội địa) để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. 4.2.1.5. Giải pháp về tổ chức lại sản xuất Không thể hội nhập trong điều kiện sản xuất manh mún, mà phải liên kết lại với nhau giữa các thành phần kinh tế, liên kết giữa bốn nhà (ngư dân, doanh nghiệp, cán bộ khoa học, cán bộ quản lý). Sự liên kết này chỉ thật sự có hiệu quả khi có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên tham gia, đặc biệt là sự liên kết giữa doanh nghiệp và ngư dân (Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản, HTX thủy sản, CLB thủy sản,…) thông qua hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chặt chẽ. Tăng cường chất lượng hoạt động của các CLB, hội nghề cá để thật sự là tổ chức đại diện, là cầu nối giữa ngư dân với doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước, trên cơ sở tôn trọng cam kết chung để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia và hoạt động có hiệu quả. Từ đó làm nền tảng cho sự gắn kết bền vững trong việc thực hiện kế hoạch phát triển lâu dài ngành thủy sản An Giang. Quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu, tổ chức sản xuất theo hướng tập trung tạo điều kiện thuận lợi trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao thông, chợ, nhà máy,…) phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Sắp xếp lại doanh nghiệp theo chủ trương, định hướng của tỉnh để làm tốt chức năng là cầu nối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, là khâu làm gia tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu. các doanh nghiệp cần chủ động xác định thị trường, chọn lựa công nghệ, định rõ hướng đầu tư và xây dựng các phương án đổi mới công nghệ, gắn sản xuất với tiêu thụ và chế biến. 4.2.1.6. Các giải pháp về bảo vệ môi trường Theo định hướng đến năm 2010 thì ngành thủy sản sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh, do vậy để bảo vệ an toàn môi trường, cần thực hiện những khâu sau: - Xây dựng các mô hình nuôi đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, có hệ thống xử lý chất thải, vệ sinh và phòng chống dịch bệnh cho thủy sản nuôi. Về lâu dài, cần xây dựng các trạm quan trắc để quản lý thường xuyên môi trường nguồn nước, kịp thời cảnh báo về môi trường và dịch bệnh, nhất là đối với các vùng sản xuất trọng điểm. Cần có hệ thống kênh thoát nước riêng biệt phục vụ cho vùng nuôi thủy sản ao hầm tập trung. - Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng và chế biến thủy sản. Tiếp tục thực hiện kiểm tra, nghiêm cấm việc khai thác thủy sản mang tính chất hủy diệt để bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. Nếu ao nuôi có mầm bệnh thì phải xử lý triệt để trước khi thải nước ra sông rạch, tổ chức dịch vụ thu gom rác từ ao hầm và lồng bè, lắp đặt cầu vệ sinh tự hoại cho 100% số bè nuôi. - Nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản cần phải được xử lý (không gây ô nhiễm) trước khi thải ra môi trường (sông, kênh rạch,…). - Đối với các cơ sở chế biến truyền thống (nghề làm nước mắm, mắm các loại, khô cá...) đều ít nhiều gây ô nhiễm môi trường, dù sản xuất theo phương án công nghệ nào cũng đều phát sinh ra mùi hôi, thối, khó chịu do biến đổi các nguyên liệu. Tỉnh cần có qui hoạch tập trung vào các làng nghề cá để kiểm soát, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, cùng với chính sách và biện pháp ràng buộc bằng luật về môi trường, điều kiện tối thiểu về sản xuất, không gây ảnh hưởng môi trường và cảnh quan đô thị. Mục đích của các giải pháp này nhằm phát triển ngành NTTS ổn định và bền vững. 3.2.2. Các giải pháp hỗ trợ 3.2.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách Đi đôi với thực hiện tốt hệ thống chính sách đã có, cần căn cứ vào điều kiện thực tế nảy sinh trong từng thời kỳ mà có đề xuất những chủ trương, chính sách thích hợp. Chú trọng các chính sách về khuyến khích đầu tư để tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và hạn chế rủi ro, chú trọng các chính sách nhằm khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng KHKT, công nghệ mới vào sản xuất. Các giải pháp cụ thể: * Về tín dụng và thuế Cần mở rộng tín dụng với các điều kiện thuận lợi, đặc biệt là lãi suất cho vay ưu đãi hợp lý đối với vốn vay trung và dài hạn, nhằm khuyến khích các cơ sở chế biến, NTTS thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển theo chiều sâu, tăng hiệu quả kinh tế. Để tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng thủy sản xuất khẩu cần có chính sách thuế thỏa đáng. - Thực hiện chính sách miễn, giảm với tỷ lệ và thời gian hợp lý đối với các cơ sở, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến mới thành lập và những cơ sở, doanh nghiệp thực hiện chủ trương di dời cơ sở sản xuất chế biến ra khỏi khu vực dân cư; trước mắt cần miễn giảm các loại thuế trước bạ, thuế doanh thu, thuế xuất khẩu. - Miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ hiện đại để khuyến khích các cơ sở đổi mới công nghệ, nhanh chóng nâng lên trình độ chế biến tinh và sâu. Miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu vật tư phục vụ cho chế biến xuất khẩu. * Về vốn đầu tư phát triển sản xuất Ngân sách cấp kinh phí để thực hiện một số đề tài về nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản như: giải pháp sản xuất sản phẩm sạch, ảnh hưởng của chất lượng nước đến cá nuôi ao, giải pháp nâng cao chất lượng giống thủy sản, hạn chế sử dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh cá,… Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước: cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính trong xin cấp giấy phép đầu tư; xây dựng hoàn cảnh cơ sở hạ tầng kinh tế của tỉnh (đường, điện, nước...); xúc tiến nhanh việc hình thành các khu công nghiệp theo qui hoạch; giảm giá thuê đất thấp hơn mức khu vực; ưu đãi các khoản thuế theo từng mục đích đầu tư. Tăng cường đối ngoại để mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài. Tranh thủ nguồn vốn vay dài hạn của Ngân hàng Phát triển Châu Á, vốn viện trợ, giúp đỡ của các Tổ chức Quốc tế vào phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, đào tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phòng trừ dịch bệnh cho các loài thủy sản, khuyến ngư.v.v. Tiếp tục thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm huy động rộng rãi các nguồn vốn trong các tầng lớp nhân dân để bổ sung nguồn vốn cho doanh nghiệp. Bảng 3.14. Ước vốn đầu tư NTTS 2004 - 2010 Đơn vị: triệu đồng. Hạng mục Tổng số Phân theo nguồn vốn Vốn dân Vốn vay Vốn đầu tư sản xuất NTTS 816.669 490.001 326.668 Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch thủy sản An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 - Của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang. 3.2.2.2. Giải pháp về huấn luyện đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực thủy sản Nhân lực trong lĩnh thủy sản cần có các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, khai thác có hiệu quả con giống, áp dụng đúng kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất và khai thác thủy sản trong tư nhân. Ngoài ra, còn cần có hiểu biết về môi trường, về hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học để trong quá trình sản xuất và khai thác không làm ô nhiễm môi trường, không làm cạn kiệt tài nguyên mất cân bằng sinh thái và tính đa dạng sinh học của các loài cá. Do đó để đáp ứng nhu cầu phát triển, đưa nhanh KHKT vào sản xuất để gia tăng số lượng, chất lượng sản phẩm thủy sản, cần quan tâm: - Xây dựng hoàn chỉnh chương trình quản lý chất lượng sản phẩm để làm cơ sở huấn luyện cán bộ khuyến ngư và ngư dân nhằm thực hiện nghiêm việc sản xuất sản phẩm sạch. Tổ chức huấn luyện về khuyến ngư cần có chương trình, thời gian huấn luyện thích hợp và cấp giấy chứng nhận cụ thể. Quan tâm huấn luyện về trình độ thực thi pháp luật, về thị trường và đạo đức, kỹ thuật sản xuất sản phẩm sạch và các biện pháp bảo vệ môi trường sản xuất. - Đào tạo cho cán bộ làm công tác khuyến ngư về trình độ nắm bắt thông tin và phân tích thị trường để giới thiệu và hướng dẫn ngư dân kế hoạch sản xuất gắn với nhu cầu thị trường. Chọn lựa quảng bá, chuyển giao những kỹ thuật phù hợp với trình độ và triển vọng phát triển của địa phương, tạo thêm cơ hội phát triển công việc làm. - Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo và đào tạo lại cán bộ khuyến ngư, để cán bộ làm công tác khuyến ngư thạo về lý thuyết, giỏi về thực hành. Sử dụng đa dạng các hình thức khuyến ngư, đặc biệt phải giải quyết tốt về quy trình, công nghệ ở các mô hình trình diễn kỹ thuật, để các mô hình đó phải kết hợp nhuần nhuyễn công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng NTTS An Giang. - Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn sâu thuộc các lĩnh vực sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thủy sản. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có khả năng triển khai và ứng dụng tốt. Chọn lựa con em tại địa phương nơi có nghề nuôi thủy sản phát triển, có khả năng trình độ để đào tạo thành những kỹ thuật viên am tường địa bàn hoạt động, biết làm việc và có hiệu quả. - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ kinh doanh, tiếp thị, xuất nhập khẩu, quản lý kinh doanh… cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. - Đào tạo huấn luyện cho 60.000 ngư dân và lao động nghề cá trên địa bàn tỉnh về kỹ thuật thủy sản an toàn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế được các nước nhập khẩu chấp nhận. Ngoài ra, đào tạo huấn luyện và nâng cao tay nghề cho các nhà sản xuất giống thủy sản, ngư dân và cán bộ thủy sản ở huyện, tỉnh. - Thường xuyên tổ chức hội thảo nơi điểm nóng có sự cố kỹ thuật như: bệnh cá, các yếu tố môi trường mà KHKT có thể khắc phục được. Chuyển giao đại trà cho nông dân các mô hình sản xuất mới thông qua trình diễn của hộ dân có trình độ, đây là phương pháp tốt nhất để nông dân tiếp cận và tiếp thu nhanh những tiến bộ KHKT. - Thực hiện chính sách ưu đãi trong đào tạo, thu hút sử dụng lực lượng có tay nghề cao, các chuyên gia KHKT trong và ngoài tỉnh có trình độ, am tường lĩnh vực thủy sản để góp sức xây dựng phát triển ngành thủy sản ở An Giang. - Thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và tổ chức thường xuyên thi thợ giỏi ''Bàn tay vàng'' ngành chế biến thủy sản. - Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng nguồn nhân lực thủy sản. Ngoài ra, cần quan tâm trợ giúp kỹ thuật và tài chính của cộng đồng quốc tế để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển sản xuất và xuất khẩu thủy sản ở An Giang. 3.2.2.3. Giải pháp về bảo đảm an toàn và phát triển giao thông đường thủy Nuôi cá bè, nuôi bãi bồi là một hình thức hoạt động có liên quan đến đường thủy nội địa, vì thế phải chấp hành các quy định pháp luật liên quan về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; vị trí neo đậu bè phải thuộc vùng nước được quy định để NTTS. Tại các khu vực NTTS, các hộ NTTS có trách nhiệm lắp đặt và duy trì tín hiệu đường thủy nội địa. 3.2.2.4. Giải pháp chiến lược phát triển nông thôn Nâng cao mặt bằng dân trí của nông dân “trí thức hóa nông dân”. Trình độ dân trí cao sẽ có ý thức về bảo vệ môi trường, đảm bảo sản xuất đúng kỹ thuật, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Mở rộng hợp tác hóa sản xuất: - HTX kiểu mới. - Công ty cổ phần nông thôn. - Các tổ hợp tác tiểu thủ công nghiệp. - Trang trại. - Liên kết hợp tác bốn nhà: Nhà doanh nghiệp, Nhà khoa học, Nhà quản lý và Nhà nông. Tiến hành CNH - HĐH nông thôn. KẾT LUẬN An Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng về tự nhiên và điều kiện KT - XH cho phát triển một nền nông nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Cơ cấu nông nghiệp An Giang đã có sự chuyển dịch rõ rệt và thủy sản đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII của tỉnh đề ra. Thủy sản An Giang phát triển đồng bộ cả lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo tồn, song chế biến thủy sản là khâu mang tính chất quan trọng nhất cho sự phát triển toàn bộ của ngành. Vì thông qua khâu này, con cá đã trở thành những loại sản phẩm khác nhau, do đó giá trị hàng hóa tăng lên đáng kể, góp phần đáng kể vào nguồn thu ngoại tệ của tỉnh. Mặc dù trong quá trình phát triển còn gặp nhiều khó khăn nhưng những thành tựu của ngành thủy sản An Giang đạt được trong thời gian qua là rất to lớn. Thủy sản đã góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, từ đó thúc đẩy sự phát triển KT- XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH và phát huy các thế mạnh của tỉnh. Đồng thời phát triển thủy sản còn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. An Giang có một số loài thủy đặc sản có giá trị như cá tra, cá basa, phát huy thế mạnh thủy sản là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh. Do đó, định hướng phát triển thủy sản trong giai đoạn tới thực sự vừa là một cơ hội nhưng cũng vừa là một thách thức. Cơ hội vì theo định hướng đó, kim ngạch xuất khẩu (chủ yếu là cá tra, cá basa) của tỉnh sẽ tăng lên rất nhiều lần, nâng cao vị trí của An Giang trong vùng ĐBSCL, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng phát triển thủy sản của tỉnh An Giang trên thực tế cũng đã đặt ra nhiều vấn đề cần thiết phải giải quyết trong quá trình phát triển ngành thủy sản nhằm phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Những thách thức đó là vấn đề thị trường (cạnh tranh thị trường trong xu thế toàn cầu hóa), vấn đề môi trường (ô nhiễm môi trường), bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển thủy sản bền vững. Từ đó cũng ảnh hưởng đến công tác quy hoạch, tổ chức lại sản xuất sao cho hợp lý để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Với thành tựu mà ngành thủy sản An Giang đã đạt được trong thời gian qua, nhờ vào những tiềm năng to lớn sẵn có, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của các cấp lãnh đạo và năng lực quản lý được nâng cao và sự liên kết phối hợp hoạt động nhịp nhàng của các Sở, Ban ngành có liên quan. Đặc biệt là sự lao động cần cù, sáng tạo của những người sản xuất bao gồm cả ngư dân và lực lượng công nhân của các nhà máy, chắc chắn rằng ngành thủy sản An Giang sẽ ngày càng phát triển, chắc chắn sẽ hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng KT - XH của tỉnh, góp phần đáng kể vào công cuộc CNH - HĐH đất nước của Đảng và Nhà nước ta, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh An Giang. TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bộ Thủy sản (1999), Đề án “Quy hoạch tổng thể Kinh tế xã hội ngành thủy sản thời kì 2000 - 2010”, Hà Nội. 2. Bộ Thủy sản (2001), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2000 và phương hướng biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2001 của ngành thủy sản, Hà Nội. 3. Bộ Thủy sản (2004), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2003 và phương hướng biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2004 của ngành thủy sản, Hà Nội. 4. Bộ Thủy sản (2005), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2004 và phương hướng biện pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2005 của ngành thủy sản, Hà Nội. 5. Bộ Thủy sản (11/2004), “Tham luận tại hội thảo khoa học Vì sự phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Hoạt động khoa học công nghệ thủy sản vì sự phát triển Đồng bằng sông Cửu Long , Cần Thơ. 6. Bộ Thủy sản (12/2004), Báo cáo tại Hội nghị “Chất lượng và Thương hiệu cá tra – Basa Việt Nam”, An Giang. 7. Chính phủ (22/9/1997), Chỉ thị số 20 CT/TW Về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH - HĐH. 8. Chính phủ (10/11/1998), Nghị quyết số 06 - NQ/TW Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn. 9. Chính phủ (8/12/1999), Quyết định số 224/1999/QĐ/TTg Về phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010. 10. Chính phủ (15/6/2000), Nghị quyết 19/2000/NQ-CP Về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. 11. Chính phủ (11/2000), Thông tư 05/2000/TT-BTS Hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết 19/2000/ NQ-CP ngày 15/6/2000. 12. Chính phủ (04/02/2005), Quyết định 219/QĐ-BTS Phê duyệt chương trình hành động của ngành thủy sản về chất lượng và thương hiệu cá tra, cá basa Việt Nam 2005 - 2010. 13. Chính phủ (04/05/2005), Nghị định 59/2005/NĐ-CP Về điều kiện kinh doanh ngành thủy sản. 14. Chính phủ (11/10/2005), Nghị định 128/2005/NĐ-CP Về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đến mọi tầng lớp nhân dân. 15. Cục thống kê An Giang (2004), Niên giám thống kê, An Giang. 16. Cục thống kê Tp.Cần Thơ (2004), Niên giám thống kê, Tp.Cần Thơ. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Sự thật, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ VI, An Giang. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ VII, An Giang. 21. Biên Giang (2005), “ Những giải pháp gì để cần và đủ cho sự tăng trưởng bền vững ngành Thủy sản An Giang năm 2005 và một số năm trước mắt”, Bản tin AFA của Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, ( Số đặc biệt mừng Xuân 2005), trang 6 -7. 22. Hoàng Hà (2005), “ Thủy sản An Giang một năm khởi sắc”, Tạp chí Thủy sản, (Số 1/2005), trang 16 - 17. 23. Đỗ Hữu Hạnh (2005), “Năm 2004 ngành thủy sản tiếp tục phát triển”, Tạp chí Thủy sản, (Số 1/2005), trang 4 - 6. 24. Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Duy Hoà (11/2004), “ Tham luận tại hội thảo khoa học Vì sự phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Khoa học công nghệ trong sự phát triển thủy sản bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ. 25. Minh Hiển (2005), “Thủy sản An Giang sẽ tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới”, Bản tin AFA của Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, ( Số đặc biệt mừng Xuân 2006), trang 2. 26. TS Trần Xuân Hiển (11/2004), “Tham luận tại hội thảo khoa học Vì sự phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của gạo và thủy sản - Những sản phẩm chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, Cần Thơ. 27. Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang (29/12/2005), Báo cáo Hoạt động năm 2005 và nhiệm vụ năm 2006, An Giang. 28. Lê Hoàng (2005), “Về chất lượng và thương hiệu cá tra, cá basa Việt Nam”, Tạp chí Thủy sản, (Số 1/2005), trang 9 - 10. 29. GS - TS Vũ Tự Lập (2003), Địa lí tự nhiên Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội. 30. Lê Thị Ngọc Linh (2003), Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và An ninh lương thực của Tỉnh An Giang, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 31. Lưu Vĩnh Nguyên (2001), Phát triển công nghệ chế biến thủy sản ở tỉnh An Giang, Luận văn thạc sĩ, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 32. Nguyễn Thanh Phương (11/2002), Vai trò của thủy sản trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tham luận tại Hội thảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ. 33. Sở Khoa học và Công nghệ An Giang (12/2004), Giới thiệu các mô hình nuôi trồng thủy sản có hiệu quả trong và ngoài tỉnh, An Giang. 34. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang (1/2006), Báo cáo tổng kết sản xuất thủy sản giai đoạn 2001- 2005. Những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại, An Giang. 35. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang (10/2005), Điều chỉnh quy hoạch thủy sản An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, An Giang. 36. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang (2005), Điều chỉnh quy hoạch nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh An Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến 37. Nguyễn Văn Thành (2005), “Kết quả thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000 - 2005”, Tạp chí Thủy sản, (Số 12/2005), trang 7 - 10. 38. GS - TS Lê Thông (chủ biên), TS Nguyễn Văn Phú, PGS - TS Nguyễn Minh Tụê (3/2004), Địa lý Kinh tế xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội. 39. PGS - TS Hà Xuân Thông (11/2004), “Tham luận tại hội thảo khoa học Vì sự phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long” Để nuôi trồng thủy sản xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn ở Đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ. 40. PGS - TS Võ Thanh Thu (chủ biên) cùng nhóm tác giả Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (2002), Những giải pháp về thị trường cho sản phẩm Thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh. 41. TTXVN (cập nhật 24/01/2006), Thủy sản – Ngành kinh tế mũi nhọn. 42. Thanh Tuấn (2005), “Ăn cá basa rất có lợi cho sức khoẻ”, Bản tin AFA của Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, (Số đặc biệt mừng Xuân 2006), trang 28. 43. UBND Tỉnh An Giang (2000), An Giang 25 năm xây dựng và phát triển, An Giang. 44. UBND Tỉnh An Giang (9/2005), Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2006 - 2010 Tỉnh An Giang, An Giang. 45. UBND Tỉnh An Giang (27/10/2005), Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh An Giang giai đoạn 2006 - 2010, An Giang. 46. Nguyễn Thị Vân (11/2004), “Tham luận tại hội thảo khoa học Vì sự phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Những bước phát triển mới trong kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Một số giải pháp chủ yếu, Cần Thơ. 47. Viện KHXH vùng Nam Bộ, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Thành uỷ - UBND Tp. Cần Thơ (11/2004), Hội thảo khoa học Vì sự phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Quyển 2 Những vấn đề kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tp. Cần Thơ. 48. Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản - Bộ Thủy sản (10/2006), "Quy hoạch phát triển NTTS ĐBSCL đến năm 2015 và định hướng năm 2020", Hà Nội. 49. Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản - Bộ Thủy sản (1/1997), Dự thảo chương trình phát triển "Đẩy mạnh sự phát triển và tăng trưởng ngành NTTS", Hà Nội. 50. Đỗ Xuân (2005), “Qua 5 năm phát triển Thủy sản - Cần giải quyết những vướng mắc hiện nay”, Bản tin AFA của Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang, (Số đặc biệt mừng Xuân 2006), trang 9 -10. 51. www.fistenet.gov.vn (cập nhật 26/01/2006), “Mô tả một số loại ngư cụ tiêu biểu”. 52. www.fistenet.gov.vn (cập nhật 26/01/2006), “Những chặng đường phát triển của nghề cá Việt Nam”. 53. www.fistenet.gov.vn (cập nhật 26/01/2006), Số liệu tổng hợp “Năng lực sản xuất thủy sản”. Phụ lục 2 HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRONG MÙA NƯỚC NỔI 1. Mô hình nuôi cá ao hầm Diện tích nuôi: 250 – 300m2 Cải tạo ao: 1,5 – 2 triệu đồng Con giống: 1 – 2 triệu đồng (thường sử dụng giống cá tra, trê, rô) Thức ăn: 10 – 15 triệu đồng Công chăm sóc, thu hoạch: 1,5 triệu đồng Tổng chi phí: 15 – 20 triệu đồng. Thu hoạch: 25 – 26 triệu đồng Lãi bình quân: 5 triệu đồng 2.Mô hình nuôi cá lồng bè Diện tích nuôi: 20 – 30m2 Chi phí bè: 1,5 – 2 triệu đồng Con giống: 4 – 5 triệu đồng Thức ăn: 35 – 40 triệu đồng Công chăm sóc: 1,5 triệu đồng Tổng chi phí: 40 – 47 triệu đồng. Thu hoạch: 50 – 60 triệu đồng Lãi: 8 - 15 triệu đồng Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang. Phụ lục 3 HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI TÔM TRONG MÙA NƯỚC NỔI 1. Mô hình nuôi tôm trong chân ruộng Diện tích nuôi: 1 ha Cải tạo ao: 9 – 10 triệu đồng Con giống: 7 – 8 triệu đồng (sử dụng giống từ thiên nhiên hoặc nhân tạo) Thức ăn: 15 triệu đồng Công chăm sóc, thu hoạch: 2 - 3 triệu đồng Tổng chi phí: 36 – 38 triệu đồng. Thu hoạch: 48 – 50 triệu đồng Lãi bình quân: 10 - 15 triệu đồng 2. Mô hình nuôi tôm đăng quầng Diện tích nuôi: 3000 - 4000m2 Con giống: 2,8 - 3 triệu đồng (sử dụng giống từ thiên nhiên hoặc nhân tạo) Thức ăn: 2 - 3 triệu đồng Công chăm sóc, thu hoạch: 1 - 2 triệu đồng Tiền vật tư: 1 triệu đồng Tổng chi phí: 4 – 5 triệu đồng. Thu hoạch: 14 – 15 triệu đồng Lãi bình quân: 8 -10 triệu đồng Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang. PHỤ LỤC 4 - MÔ TẢ MỘT SỐ LOẠI NGƯ CỤ TIÊU BIỂU ANNEX 3 - ILLUSTRATION FOR TYPICAL TYPES OF FISHING GEARS 1. Lưới kéo - Trawl a. Lưới kéo sào– Beam trawl b. Lưới kéo đơn tầng đáy có tăng gông - Bottom otter trawl with booms c. Lưới kéo đôi tầng đáy – Bottom pair trawl 2 • Lưới vây– Purse seine 3. Lưới rê– Gill net a. Lưới rê tầng đáy– Bottom gill net b Lưới rê 3 lớp – Trammel net 4 • Câu– Hook and Line a.. Câu tay - Hand line b • Câu vàng– Long line 5 - Lưới vó– Lift net a. Lưới vó xách tay – Portable lifnet b. Lưới vó bè – Raft lift net c. Lưới vó mành – Lift net d.Lưới dây rút chì một tàu - Luring lift net, one boat e. Lưới dây rút chì bốn tàu - Luring lift net, four boats f. Lưới pha xúc - Stick held dip net 6 • Bẫy– Trap a. Sáo, Lò , Đăng– Bamboo stake trap b. Lồng bẫy – Trap 7 • Lưới chụp– Cast net a • Lưới chụp mực – Stick held falling net 8.Te đẩy – Scoop net 9. Nghề cào sò - Dredging ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7342.pdf
Tài liệu liên quan