Tìm hiểu quan niệm thơ cổ Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM QUANG TRUNG TÌM HIỂU QUAN NIỆM THƠ CỔ VIỆT NAM LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 50423 Người hướng dẫn khoa học: PGS. PTS: MAI QUỐC LIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 1996 MỤC LỤC PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................................... 3 1. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU................................................

pdf181 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1821 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu quan niệm thơ cổ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.... 3 2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................. 9 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN .............................................................................................................................................. 14 4- CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 27 5. BỐ CỤC LUẬN ÁN ............................................................................................ 28 PHẦN II: NỘI DUNG CƠ BẢN ................................................................................ 29 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ QUAN NIỆM THƠ CỔ VIỆT NAM ................................... 29 CHƢƠNG 2: NHỮNG QUAN NIỆM CƠ BẢN CỦA NGƢỜI XƢA VỀ THƠ .... 46 1 - Về nhà thơ....................................................................................................... 46 2 – Về thơ với thực tại ......................................................................................... 67 3 - Về nghệ thuật thơ............................................................................................ 93 4 – Về phê bình thơ ............................................................................................ 117 CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA QUAN NIỆM THƠ CỔ VIỆT NAM .................................................................................................................................. 137 PHẦN III: KẾT LUẬN ............................................................................................. 151 PHỤ LỤC................................................................................................................... 156 SƠ LƢỢC VỀ CÁC TÁC GIẢ .............................................................................. 156 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 170 3 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là từ sau khi hòa bình đƣợc lập lại ở miền Bắc năm 1954, di sản văn chƣơng trong quá khứ của dân tộc bao gồm văn chƣơng dân gian và văn chƣơng bác học, cả sáng tác và lý luận đã đƣợc giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu và đã thu đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Riêng văn chƣơng trung đại, chúng ta đã có thể nói tới việc phát hiện ra Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, phát hiện lại thời đại Lý - Trần, Nguyễn Du, Cao Bá Quát. Tuy nhiên, chƣa thể nói tới sự phát hiện với quy mô và tính chất nhƣ vậy đối với di sản lý luận văn chƣơng cổ của dân tộc. Năm 1981, trong "Từ trong di sản... - Mấy điều thu hoạch" nhân Nhà xuất bản Tác phẩm mới ấn hành cuốn "Từ trong di sản...", Nguyễn Minh Tân đã xác nhận: "Đối với di sản văn học, nếu nhƣ phần sáng tác đã đƣợc phát hiện, thì phần di sản tƣ tƣởng lý luận văn nghệ (chữ in nghiêng do N.M.T. nhấn mạnh) có thể nói vẫn còn chƣa làm đƣợc bao nhiêu, tình hình đó gây nên một cảm tƣởng ở không ít ngƣời về sự nghèo nàn của tƣ duy lý luận, thậm chí có lúc có ý kiến cho rằng trong ngót mƣời thế kỵ vừa qua, di sản văn học của ta không để lại "một giọt lý luận nào" (76,209). Cho đến thời gian gần đây, mặc dầu đã có một vài bƣớc tiến quan trọng, song tình hình nghiên cứu quan niệm văn chƣơng cổ của dân tộc về cơ bản vẫn chƣa có sự thay đổi thật sự đáng kể. 4 Một nội dung cần đƣợc chú tâm nghiên cứu là quan niệm về thơ. Đó là vì thơ trong quá khứ là sản phẩm sáng tạo phức hợp nhất, tinh tế nhất của những thành tựu văn hóa cổ xƣa. Đó còn là vì thơ đƣợc các văn nhân, học giả xƣa luôn xem là thể tài văn chƣơng quan trọng bậc nhất, đồng thời bộc lộ rõ nhất đặc thù của ―văn‖ theo nghĩa hẹp nhất của từ này. Với tiêu đề "Tìm hiểu quan niệm thơ cổ Việt Nam", từ chỗ đứng và tƣ duy hiện đại, luận án nhằm góp phần phân tích, đánh giá và lý giải một số vấn đề cơ bản, bao quát của quan niệm thơ thời trung đại Việt Nam (từ thế kỵ X đến thế kỵ XIX). Đây chủ yếu là quan niệm thơ của các nhà nho, bao gồm đại nho và hàn sỷ, bộc lộ trong các trƣớc tác đƣợc viết bằng chữ Hán là chính. Thực tế, có thể nghiên cứu quan niệm thơ cổ qua hình tƣợng văn chƣơng trong sáng tác của các nhà thơ tiêu biểu thời trung đại. Luận án không đi theo hƣớng này, mà đi theo hƣớng khác có phần trực tiếp hơn: tìm hiểu quan niệm thơ cổ qua các ý kiến luận bàn về thơ (như các bài Đề từ, Tựa, Bạt, Bình các tập thơ) và qua ý tứ ít nhiều có liên quan tới quan niệm thơ ẩn trong ngôn từ, hình ảnh của các bài thơ. Trong thời trung đại ở ta, theo các tài liệu đã đƣợc công bố, thì không có những công trình lý luận đồ sộ chuyên bàn về văn chƣơng kiểu "Thi pháp học" của Arixtôt (384-322 TCN), "Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật với thực tại" của N.G. Tsecnƣsepxki (1829 - 1889)... ở phƣơng Tây và "Văn tâm điêu long" của Lƣu Hiệp (khoảng 465 - 520), "Tùy viên thi thoại" của Viên Mai (1815-1797)... ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong nhiều công trình khảo cứu có tính chất bách khoa, chẳng hạn của Lê Quý Đôn (1726-1784), có những chuyên mục bàn về thơ văn (nhƣ mục "Văn nghệ" gồm 48 điều trong bộ "Vân đài loại ngữ"). Các ý kiến bàn về thơ nhiều hơn cả nằm 5 trong các bài Đề từ, Tựa, Bạt, Bình... các hợp tuyển thơ (nhƣ Việt âm thi tập, Trích diễm thi tập, Toàn Việt thi lục), nhất là các tập thơ của các nhà nho. Các bài tản văn loại này nhiều khi do chính tác giả viết, nhƣ lời Tựa Bạch Vân am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan (1528-1613)... nhƣng cũng không ít trƣờng hợp do những ngƣời "tri âm" viết, nhƣ Lê Hữu Kiều (1690-1760) viết Tựa cho tập thơ Tàng thuyết của Mai Doãn Thƣờng, Phan Huy Chú (1782-1840) viết Bạt cho Dương mộng tập của Hà Tông Quyền... Các bài loại này có khi đƣợc viết dƣới hình thức thơ nhƣ trƣờng hợp Cao Bá Quát (7-1854) viết Đề sát viên Bùi Công Yên đài anh ngữ khúc hậu (Viết sau tập Yên Đài anh ngữ của ông đô sát họ Bùi), nhƣng phần nhiều đƣợc viết bằng văn xuôi chữ Hán. Trong tình hình tƣ liệu chƣa thật giàu có và tập trung nhƣ hiện nay, để tìm hiểu quan niệm thơ Việt Nam thời trung đại, ngƣời nghiên cứu không thể không lƣu tâm đến bản thân sáng tác của các nhà thơ. Đó là những ý thơ rải rác trong các bài thơ ẩn tàng nhiều quan niệm sâu xa của các tác giả. Phải nói càng đi sâu nghiên cứu nguồn dữ liệu loại này ta càng thấy chúng thật sự phong phú và quý giá. Xin đƣợc nêu hai trƣờng họp tiêu biểu: Nguyễn Trãi (1380-1442) và Nguyễn Du (1765-1820). Quan niệm thơ của Nguyễn Trãi đƣợc bộc lộ rõ rệt trong nhiều bài thơ cả chữ Hán (Ức Trai thi tập) lẫn chữ Nôm (Quốc âm thi tập) của ông. Nguyễn Thị Dƣ Khánh đã dùng câu thơ "Túi thơ chứa hết mọi giang san" (Tự thán - Bài 2) của Nguyễn Trãi để biện giải cho "khả năng bao quát không gian của thơ" (80,18)(1). Còn Lê Ngọc Trà thì đã dẫn hai câu: "Liêu (1) Tác giả trích "Túi thơ chiếm hết mọi giang san" là không đúng (xem Nguyễn Trãi toàn tập - Nxb Khoa học xã hội, H., 1976, trang 420). 6 bả tân thi tả ngã sầu" (Tạm đem thơ mới giải tỏ nỗi sầu của ta) và "Hảo bả tân thi hƣớng chí luân" (Hãy cảm bài thơ mới mà nói cái chí của mình) để chứng minh cho "sức mạnh và đặc điểm của nghệ thuật là ở chỗ nó dùng tiếng nói tình cảm để thể hiện cả những quan niệm sống, quan niệm triết học về xã hội và tự nhiên" (59 ,11)(1). Trong thực tế, rất nhiều câu thơ của Nguyễn Trãi đụng chạm tới những vấn đề khác nhau của lý luận thi ca. Chẳng hạn, hai câu kết bài "Hý đề" (Đề chơi) thể hiện rõ ý nghĩa của thơ với con ngƣời và với cuộc đời: Nhãn để nhất thì thi liệu phú Ngâm ông thùy dữ thế nhân đa? (Trƣớc mắt một buổi thi liệu dồi dào Thi nhân với ngƣời đời thì ai thú hơn?) (15,360-361) Còn về mối quan hệ giữa thơ với cảnh trí thiên nhiên và rộng ra giữa thơ với thực tại thì không gì điển hình và thấm thía bằng câu thơ sau trong bài "Tức hứng" (Hứng làm ngay) của Nguyễn Trãi: Vũ dư sơn sắc thanh thi nhãn (Sau mƣa sắc núi làm trong trẻo mắt thơ) (15, 362) Trong Lời giới thiệu Nguyễn Du toàn tập, Mai Quốc Liên đã nhiều lần nhấn mạnh đến ý nghĩa lý luận thâm trầm và ý vị của nhiều câu thơ chữ Hán của thi hào Nguyễn Du. Ví nhƣ, để bàn về lẽ "mầu nhiệm" "hƣớng tới chính bản ngã của mình và bản thể vũ trụ" của thứ thơ ca "không lời" (vô ngôn), ông đã dẫn ra câu thơ sau của Nguyễn Du: Linh văn bất tại ngôn ngữ khoa (1) Tác giả có sự nhầm lẫn lớn trong trích dẫn: "Hảo bả tân thi ngã sầu" (Hãy dùng bài thơ mới để tả nỗi sầu của ta) và "Liêu bả tân thi chí hƣớng luân" (Muốn làm bài thơ mới để nói cái chí của mình). Xin xem Nguyễn Trãi toàn tập, trang 303 và trang 349. 7 (Văn thiêng không phải ở ngôn ngữ) Đó là câu rút ra từ bài "Lƣơng Chiêu Minh thái tử phân kinh đài" (Đài đá chia kinh của thái tử Chiêu Minh nhà Lƣơng - 11, 538). Tuy nhiên, theo chúng tôi, có lẽ phải cần tới nhiều tiểu luận mới mong khai thác đƣợc tƣơng đối đầy đủ quan niệm thi ca Nguyễn Du bộc lộ qua thơ chữ Hán của ông. Chẳng hạn, nói về mối quan hệ giữa thi nhân và thi ca, Nguyễn Du viết: Thi nhân bất đắc kiến Kiến thi như kiến nhân (Ngƣời thơ không đƣợc thấy Thấy thơ nhƣ thấy ngƣời) (Đề Vi Lƣ tạp hậu - 11,336) Còn đây là vai trò của thi ca đối với cuộc đời trong quan niệm của Nguyễn Du: Thi thành thảo thụ giai thiên cổ (Thơ làm xong, cỏ cây cùng thơ đƣợc truyền đến ngàn năm) (Hán Dƣơng văn điểu — 11,405) Trên cơ sở hai nguồn tƣ liệu chủ yêu bao gồm các ý kiến trực tiếp bàn về thơ và các ý kiến ẩn tàng trong các bài thơ, chúng tôi tự đặt cho mình nhiệm vụ khái quát thành quan niệm thơ chứ chƣa đến mức quan điểm thơ thời trung đại Việt Nam. Cho dù mới dừng sự nghiên cứu ở mức độ quan niệm thơ, chúng tôi vẫn luôn ý thức đƣợc sự khác biệt giữa quan niệm thơ và nội dung thơ. Trên thực tế, hai khái niệm này "hòa nhi bất đồng". Không đồng nhất với nội dung, quan niệm thơ là một bộ phận quan trọng của quan niệm văn chƣơng, quan niệm nghệ thuật, rộng hơn là quan niệm mỷ học có ý nghĩa 8 bao trùm và chỉ đạo sáng tác. Nó có thể tồn tại một cách "lý thuyết", tự giác và có ý thức. Cũng có khi nó chƣa đạt tới tính chất và trình độ đó. Tuy nhiên, theo lẽ thƣờng, sáng tác ắt sinh ra quan niệm, dẫu là tập trung hay phân tán, trực tiếp hay gián tiếp, tự giác hay không tự giác. Nội dung thơ chính là nội dung cụ thể của các bài thơ trong đó có nội dung hiện thực song chủ yếu bao gồm nội dung tƣ tƣởng, tình cảm đƣợc bộc lộ qua các phƣơng tiện nghệ thuật nhƣ ngôn từ, hình ảnh, âm điệu, vần luật... Dễ lẫn với quan niệm thơ hơn cả là các nội dung có tính khái quát, đặc thù cho một giai đoạn hoặc một nền văn chƣơng nhƣ: nội dung hiện thực, nội dung yêu nƣớc, nội dung nhân văn... Cố nhiên, ngƣời nghiên cứu cũng không nên quá tách bạch hai khái niệm này vì chúng vốn có quan hệ rất hữu cơ với nhau. Cần thấy tác động qua lại giữa chúng. Quan niệm chỉ đạo sáng tác và đƣợc bộc lộ qua sáng tác, nên có thể ở một mức độ nhất định dùng thực tiễn sáng tác soi sáng thêm quan niệm. Điều cần hết sức tránh là áp đặt nội dung lên quan niệm, thay thế quan niệm bằng nội dung. Cũng do hạn chế có thể nói là khá ngặt nghèo của tƣ liệu về mặt lịch sử, luận án nghiêng về việc tìm hiểu quan niệm thơ cổ trên bình diện cấu trúc. Ngay ở mật cấu trúc, luận án cũng chỉ đi vào những vấn đề chung có tính bao quát nhƣ: các quan niệm về chủ thể sáng tạo, về quan hệ giữa thơ với thực tại, về nghệ thuật thơ, và về phê bình thơ. Một vài vấn đề cụ thể có ý nghĩa nhƣ: thơ với cảnh trí thiên nhiên, động và tĩnh trong thơ... có đƣợc phân tích, lý giải trong các chƣơng mục khác nhau của luận án nhƣng không đƣợc tập trung nghiên cứu thành những chuyên mục riêng. 9 Ngoài việc tìm hiểu những vấn đề cơ bản trong quan niệm thơ là chính, luận án còn gắng phát hiện ra bản sắc riêng trong lối bàn luận về thơ của các thi nhân học giả xƣa. Điều này không phải không đáng quan tâm, nhất là khi cần đối chiếu để thấy sự tƣơng đồng trong lối tƣ duy lý luận của các dân tộc phƣơng Đông cũng nhƣ sự khác biệt với lối tƣ duy lý luận của ngƣời phƣơng Tây. Suy rộng ra, đó cũng chính là những nét đặc thù trong văn hóa và tƣ tƣởng Á Đông, có cội nguồn sâu xa từ những điều kiện tự nhiên, lịch sử và xã hội riêng biệt. 2. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Khái niệm "trung đại" đƣợc các nhà nhân văn chủ nghĩa ở châu Âu thế kỉ XV dùng để chỉ thời kỳ lịch sử từ khi đế chế Tây La Mã sụp đổ (thế kỉ V) cho tới thời đại Phục Hƣng (thế kỉ XV). Thời trung đại Việt Nam là một trong những thời kì phát triển của dân tộc trên nhiều phƣơng diện. Nền văn hóa, và nói riêng là nền văn chƣơng kể cả sáng tác lẫn quan niệm, đã phát triển và thu đƣợc nhiều thành tựu, góp phần khẳng định bản sắc dân tộc cùng bản lĩnh của con ngƣời Việt Nam. Do vậy, không thể hiểu thấu đáo đƣợc văn hóa, văn chƣơng và con ngƣời Việt Nam hiện đại nếu không nghiên cứu đầy đủ, kỷ lƣỡng văn chƣơng thời trung đại, trong đó có quan niệm thi ca. Nếu nhƣ vấn đề quan niệm thơ cổ đƣợc giải quyết đúng hƣớng và xác đáng, nó sẽ có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Trƣớc hết, là ý nghĩa khoa học và đào tạo của vấn đề nghiên cứu. Trong nhiều năm trở lại đây, một câu hỏi luôn đặt ra cho các nhà lý luận là làm thế nào để xây dựng nền lý luận văn chƣơng và nói riêng là nền lý luận thi ca dân tộc - hiện đại. Theo chúng tôi, không thể giải quyết đƣợc vấn đề này nếu 10 không xuất phát từ tinh hoa di sản lý luận trong quá khứ. Bởi "ôn cố tri tân" và còn bởi "tân tòng cố xuất". Cho đến giờ, có lẽ không còn ai cho rằng các bậc tiền bối đã không để lại "một giọt lý luận" nào cho con cháu. Tuy nhiên, tâm lý xem thƣờng, nhất là khi có dịp đối chiếu di sản lý luận cổ Việt Nam với di sản lý luận đổ sộ của các dân tộc khác nhƣ Trung Quốc, Pháp, Nga... vẫn còn là tâm lý khá phổ biến. Đúng là ngày trƣớc "không mấy ngƣời bàn về lý luận văn học" (84,16). Mà nếu có bàn về văn về thơ thì thƣờng rất ngắn, lại có vẻ nhƣ sơ sài, rập khuôn. Trong khi tƣ liệu đƣợc sƣu tầm, biên dịch từ kho tàng Hán - Nôm cho đến giờ vẫn chƣa thể coi là thật sự phong phú. Có điều, theo chúng tôi, nếu đi sâu tìm hiểu nguồn tài liệu quý giá đó, với ý thức trách nhiệm cao đối với khoa học và đối với dân tộc, thì sẽ nhận ra những gì đáng nâng niu trân trọng từ di sản ông cha ta để lại. Đáng tiếc, trên thực tế việc khai thác di sản lý luận thơ cổ của dân tộc chƣa làm đƣợc bao nhiêu. Xin đƣợc nêu một trƣờng hợp: Tập sách "Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại" (41.1). Đây là một công trình dầy dặn, công phu, chuyên khảo cứu về thơ của một nhà khoa học có uy tín. Cuốn sách ngót 500 trang quả là một đóng góp lớn và mới của tác giả vào việc tìm hiểu lý luận thơ và thơ Việt Nam hiện đại. Có lẽ không ai nghi ngờ điều đó. Song phải thừa nhận là từ nội dung đến cách viết, tác giả chịu ảnh hƣởng khá nặng nề của thi luận phƣơng Tây. Cuốn sách có nêu ý kiến bàn về thơ của một vài học giả phƣơng Đông nhƣng không nhiều. Đặc biệt, nếu đối chiếu với dung lƣợng khá đồ sộ của chuyên luận thì những lời trích dẫn Trung Quốc và Việt Nam xƣa có thể xem là quá ít ỏi. Trong danh mục tham khảo, tác giả có nhắc tới hai tập sách "Vân đài loại ngữ" và "Kiến văn tiểu lục" của Lê Quý Đôn. Không rõ vì lẽ gì 11 trong nội dung cuốn sách không thấy trích một câu nào, hoặc đƣa ra một ý nào rút từ "Kiến văn tiểu lục". Tập "Vân đài loại ngữ" thì đƣợc dẫn ra đúng một ý trong hai lần. Đáng tiếc là hai lần cùng một dẫn chứng lại không khớp nhau. Một lần ở trang 43 là câu: "Ý kỳ thẳng, mạch kỳ lộ". Còn lần hai ở trang 208 lại là câu: "Nói kỳ thẳng, ý kỳ rộng, mạch kỳ lộ". Có lẽ ngƣời viết sử dụng trí nhớ hoặc chuyển dẫn từ những nguồn khác nhau. Từ thực tế trên, chúng tôi không tán thành với Nguyễn Thị Dƣ Khánh khi tác giả nhận xét: "Cho đến nay, các nhà lý luận thơ đã kế thừa một cách triệt để" nền "thi thoại" cổ của dân tộc (80,18). Phải nói là các nhà lý luận văn chƣơng hiện đại chƣa làm đƣợc bao nhiêu trong việc khai thác, phát huy di sản lí luận thi ca trong quá khứ. Tình hình này đã phần nào ảnh hƣởng tới nội dung và phƣơng hƣớng đào tạo ở phổ thông cũng nhƣ ở đại học. Trên phƣơng diện tìm hiểu những quan niệm chung về văn chƣơng thời trung đại, nhìn đại thể, đã có những bƣớc tiến. Ngoài một vài bài viết lẻ tẻ đây đó đã xuất hiện những chuyên luận dày dặn nhƣ tập "Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam" của Phƣơng Lựu (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1985). Riêng những tập chuyên luận hoặc giáo trình về quan niệm thơ cổ thì chƣa thấy xuất hiện. Tình hình đó, cố nhiên, đã trực tiếp ảnh hƣởng tới việc giảng dạy và học tập văn chƣơng thời trung đại ở bậc phổ thông. Trong cuốn "Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp" đƣợc giới thiệu là "Sách dùng cho sinh viên ngữ văn và giáo viên ngữ văn phổ thông", tác giả có lƣu ý tới một vài ý kiến về thơ của Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Cao Bá Quát, Nguyễn Trãi, Trần Nhân Tông, Nguyễn Cƣ Trinh, Ngô Thì Sỷ (80,18). Đó là điều đáng ghi nhận. Nhƣng ngoài những sơ sót không nên có (nhƣ câu của Cao Bá Quát là trong lời Bạt tập thơ 12 chứ không phải trong tập thơ "Thƣơng Sơn công thi tập"), theo chúng tôi, trích dẫn nhƣ thế chƣa thể coi là "hơi nhiều", nhất là lại nhằm khẳng định "dân tộc ta quả đã có một nền "thi thoại", đúc rút đƣợc nhiều ý kiến và kinh nghiệm quý về nghệ thuật sáng tác loại hình đặc biệt này" (80,18). Đấy là chƣa nói trong nội dung của cuốn sách tác giả không hề phân tích những quan niệm thơ cổ đã tác động ra sao tới việc phân tích, thẩm bình thơ về mặt thi pháp. Trở lên trên là ý nghĩa khoa học và đào tạo của vấn đề nghiên cứu. Đề tài còn có ý nghĩa thực tiễn. Dễ thấy văn chƣơng hiện đại nƣớc ta đang trong giai đoạn chuyển mình. Một trong những dấu hiệu đồng thời là biểu hiện của tính giao thời là ở chỗ các thể nghiệm văn chƣơng, đặc biệt là thể nghiệm thi ca đang có xu hƣớng mở rộng. Đó là lẽ bình thƣờng. Tìm tòi, tự đổi mới trong nghệ thuật là đúng và cần nhằm làm cho văn chƣơng và nói riêng là thi ca ngày càng đáp ứng đƣợc nhu cầu thẩm mỷ của thế hệ công chúng mới. Tuy hiện trạng còn ngổn ngang nhiều điều bất ổn, nhƣ đã xuất hiện xu hƣớng quá chú trọng tới tu sức hình thức, ngôn từ trong thơ. Nhiều cây bút, theo Vũ Quần Phƣơng, thiên về việc "thể nghiệm ngôn từ" trong khi "nội dung bí hiểm, tự đánh mất độc giả". Họ muốn học Xuân thu nhã tập. Nhƣng, cũng theo lời của Vũ Quần Phƣơng, thật ra kinh nghiệm của trƣờng phái này là "một kinh nghiệm phủ nhận chính nó" (Báo Văn nghệ - Số 47/1995). Trƣớc tình trạng này, nếu có điều kiện trở về với các ý kiến của các văn nhân học giả xƣa thì vấn đề sẽ đƣợc phần nào tháo gỡ. Chất và văn, ý và lời luôn là những cặp phạm trù song hành trong những lời bàn của ngƣời xƣa về thơ. Trong Bài thuyết "Liên hạ thi minh", Ngô Thì Nhậm coi việc "chỉ chăm chắm vào việc ăn cắp văn tự" là việc làm của "hạng ngƣời 13 nhỏ mọn" (23,225). Theo ông, thi ca đích thực "đâu phải việc tranh hơn từng chữ từng vần" (23,226). Tình ý trong thơ đã đƣợc Ngô Thì Nhậm đặc biệt coi trọng. Tuy ông không rơi vào thái cực khác: Xem thƣờng vai trò của các yếu tố hình thức trong thơ. Cũng trong bài viết trên, Ngô Thì Nhậm hết lời ca ngợi Ly tao "Lời bén bút sắc, tranh đẹp đua tƣơi" có "cái lạ của một chữ, cái khéo của một vần" (23,225). Ông còn chân tình giãi bày rằng ông cùng "thi xã" đã sáng tác các bài thơ "Liên hạ thi minh" từ lâu, "nhƣng bởi bận việc thôi xao, nên chƣa kịp đóng thành tập" (23,226). Có ngƣơi lập luận đó là thứ thơ răn ngƣời, sửa đời của các bậc danh nho, thứ "văn học có hình thức đẹp chính là để phục vụ cho nội dung hay" (Đinh Gia Khánh) nên không thể không nhấn mạnh tới nội dung. Tuy nhiên, ngay cả những ngƣời ít nổi tiếng hơn cũng không chủ trƣơng thứ thi ca dung mỷ. Đỗ Hạ Xuyên viết: "Thơ là tiếng nói của trái tim, trái tim chƣa đủ thì biểu hiện ra lời, lời chƣa đủ thì biểu hiện ra thơ... còn nhƣ sự sửa lời nắn điệu, tranh lạ đấu kỳ, bị coi là cái học thấp kém" (35.1,245). Không ai muốn là những ngƣời bảo thủ hay phục cổ. Có điều, những thử nghiệm đi ra ngoài giới hạn của thi ca chân chính chắc chỉ đƣa đến ngõ cụt. Nhà thơ Nga đƣơng đại Iuri Lêvitanxki nói rất đúng rằng: "Phải, thơ cần tự do. Nhƣng có hai điều nó không thể tự do: nó không thể tự do khỏi chính bản thân nó, và khỏi thế giới" (Báo Văn nghệ - Số 44/1995). Muốn không ra "khỏi thế giới", thơ không thể sa vào vũng bùn của chủ nghĩa hình thức. Đó là về sáng tác. Trên lĩnh vực phê bình thơ sôi động nhƣ hiện nay chƣa phải đã hết những điều đáng băn khoăn. Câu nói của Nguyễn Hàm Ninh ở thế kỉ trƣớc hoàn toàn sát hợp với tình hình phê bình thơ hiện giờ. "Câu chuyện thơ càng ngày càng lắm ngả" (35.1,73). Lối phê bình "quy 14 chụp" đã lùi xa vào dĩ vãng. Nhƣng đã xuất hiện những thiên lệch mới đáng đƣợc báo động vì chúng bất lợi cho sáng tác của nhà thơ và cho định hƣớng thẩm mỷ của bạn đọc. Có nhiều bài phê bình quá "kinh viện", quá "học đƣờng" của những cây bút đạo mạo ít chất sống của đời sống văn chƣơng. Lại có không ít bài phê bình, thƣờng của các nhà thơ, lại quá phóng túng, quá bay bƣớm. Nếu đọc lại ý kiến về phê bình của ngƣời xƣa chắc giới phê bình hiện nãy sẽ nhận đƣợc nhiều bài học bổ ích. Ngô Thì Hoàng viết: "Đạo bàn luận, nếu quá buông tuồng thì hóa ra phóng túng, nếu quá câu nệ thì hóa ra gò gẫm. Ở trong khuôn khổ thỉnh thoảng cũng phải ra khỏi lối mòn" (76,80). Từ nhiều góc độ khác nhau, có thể dễ dàng khẳng định giá trị những ý kiến đƣợc đúc rút từ vốn đời, từ sức học, sức đọc đáng kinh ngạc của ông cha ta ngày trƣớc. 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN a) Lịch sử nghiên cứu đề tài Việc khảo cứu di sản văn chƣơng thời trung đại Việt Nam liên quan chặt chẽ với khoa văn bản học Hán Nôm. Đúng nhƣ quan niệm của nhà nghiên cứu ngƣời Nga Nhitraêva: "Văn bản học trong ý nghĩa đầu tiên của nó là cơ sở cho tất cả các bộ môn nghiên cứu văn học. Nhƣng công trình nghiên cứu văn bản chuẩn bị cho việc nghiên cứu về mặt lịch sử văn học, dọn đƣờng cho nó" (63.1,62). Quy luật này có tính phổ quát trong nghiên cứu văn chƣơng trung đại Việt Nam ở những vấn đề chung cũng nhƣ ở những vấn đề cụ thể. Mai Quốc Liên coi việc "phát hiện" ra Ngô Thì Nhậm với tƣ cách là một tác giả văn chƣơng bắt đầu "từ việc tìm tòi" 15 trong kho Hán Nôm "những văn bản "tuyệt diệu" đồng thời cũng là những văn bản dễ làm nản lòng vì sự phức tạp của nó" (63.1,10). Có thể xem công việc sƣu tầm, hiệu đính, chú giải các tƣ liệu liên quan tới các ý kiến của các văn nhân học giả thời xƣa trực tiếp bàn luận về văn thơ chính thức đƣợc khởi đầu vào năm 1962 khi Nhà xuất bản Văn hóa lần đầu tiên cho công bố bản dịch bộ sách "Vân đài loại ngữ" của Lê Quý Đôn. Ngay sau đó, Tạp chí Văn học - Số 12/1963 cho đăng tải một loạt ý kiến về văn thơ của một số tác giả ở hai thế kỵ XVIII và XIX nhƣ: Nguyễn Cƣ Trinh, Lý Văn Phức, Phan Thanh Giản, Nhữ Bá Sỷ, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Ngô Thế Vinh, Miên Thẩm... do nhà Hán học Nguyễn Đức Vân sƣu tập và trực tiếp dịch. Năm năm sau, vẫn trên Tạp chí Văn học (Số 9/1968) cụ lại cho công bố thêm ý kiến của một số tác giả khác ở các thế kỵ trƣớc đó nhƣ: Lý Tử Tấn, Hoàng Đức Lƣơng, Lê Hữu Kiều, Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Ngô Thì Nhậm... Từ năm 1973 trở đi, theo hƣớng của cụ Nguyễn Đức Vân, các tạp chí Văn học, Nghiên cứu nghệ thuật, Tác phẩm mới cho in một loạt những ý kiến hoặc những bài viết bàn về văn thơ của các tác giả thời trƣớc. Đặc biệt vào năm 1981, Nhà xuất bản Tác phẩm mới cho in cuốn "Từ trong di sản..." tập hợp khá phong phú ý kiến bàn về văn chƣơng chủ yếu của các bậc học rộng đỗ cao từ thế kỵ X đến đầu thế kỵ XX ở nƣớc ta. Có trong tập sách là các ý kiến của hầu hết các tên tuổi lớn thuộc các thế kỵ nhƣ: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Sỷ, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Chú, Bùi Huy Bích, Nguyễn Du, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát... Cũng cần phải kể đến công lao to lớn của soạn giả các bộ Nguyễn Trãi toàn tập (Nxb Khoa học xã hội -1976), Nguyễn Du toàn tập (Nxb Văn 16 học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học -1995), các bộ tuyển tập thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu (Nxb Văn học -1963), Phan Bội Châu (Nxb Văn học -1967), Nguyễn Quang Bích (Nxb Văn học -1973), Ngô Thì Nhậm (Hai tập, Nxb Khoa học xã hội -1978), Nguyễn Khuyến (Nxb Văn học -1979), Nguyễn Công Trứ (Nxb Văn học -1983), Cao Bá Quát (Nxb Văn học -1984)... Trong những công trình này, các soạn giả không những đã lƣu tâm thu thập các tƣ liệu có liên quan tới việc tìm hiểu quan niệm thơ văn của các tác giả thời trƣớc mà còn có công hiệu đính, chú giải văn bản một cách tỉ mỉ và khoa học. Công trình sƣu tập, biên dịch đáng kể nhất vào thời gian gần đây liên quan đến việc tìm hiểu quan niệm thơ cổ là tập sách "Ngƣời xƣa bàn về văn chƣơng" (Tập I) của giáo sƣ Đỗ Văn Hỵ (Nxb Khoa học xã hội -1993). Cuốn sách của Đỗ Văn Hỵ có ý nghĩa trên nhiều phƣơng diện. Trƣớc hết nó làm sáng rõ, phong phú thêm nguồn tƣ liệu giúp việc nghiên cứu quan niệm thơ cổ vốn còn chƣa thật tập trung và giàu có. Nguồn tƣ liệu này càng quý giá hơn bởi tính khoa học đƣợc nâng cao của công trình với ý thức: "Để ngƣời đọc hiểu rõ những quan điểm cụ thể đƣợc viết ra trong những hoàn cảnh cụ thể, các bài văn sẽ đƣợc dịch trọn vẹn... Riêng những bài bàn về quan điểm thơ lại viết bằng thơ, để tránh hiện tƣợng "bào mòn" hay "xuyên tạc" trong lúc dịch, và nó lại ràng buộc bởi vần luật và số chữ trong câu thơ, nên các bài thơ đƣợc dịch theo thể văn xuôi" (35.3,2). Sau nữa, và điều này rất đáng đƣợc ghi nhận, cuốn sách giúp chúng ta tiếp xúc với những ý kiến của nhiều nhà nho danh vị thấp, tiếng tăm ít nhƣ: Vũ Trọng Đại, Đỗ Tuấn Đại, Ngô Cƣơng Mạnh Đoan, Trần Cao Đệ, Trần Bá Kiên, Ngô Quý Đồng... Thậm chí có một số văn bản trong tập sách còn chƣa xác định đƣợc tên tác giả. Lời bàn của nhũng ngƣời này 17 thƣờng "phi chính thống", hồn nhiên và chân thực, nên giúp chúng ta ngày nay có thêm cơ sở dựng lại một cách xác thực và khoa học hơn quan niệm văn chƣơng và nói riêng là quan niệm thi ca thời trung đại ở nƣớc ta. Cùng với quá trình phát hiện các tƣ liệu nói trên là việc bƣớc đầu nghiên cứu, phân tích, đánh giá, lý giải quan niệm thơ cổ Việt Nam. Ở đây, cần phải chú ý đúng mức tới các công trình nghiên cứu lịch sử văn chƣơng và lý luận văn chƣơng thời trung đại. Trong khi bàn về những vấn đề chung hay những vấn đề của từng giai đoạn, từng tác giả, các nhà nghiên cứu đểu ít nhiều đề cập tới quan niệm thơ của các thi nhân học giả xƣa, bởi vì thơ là một thể tài luôn giữ một vị trí đặc biệt trong sáng tác của các nhà nho thời trƣớc. Ví nhƣ, trong công trình "Ngô Thì Nhậm trong văn học Tây Sơn", giáo sƣ Mai Quốc Liên đã trình bày quan niệm thơ của Ngô Thì Sỷ và nhất là của Ngô Thì Nhậm. Chƣơng "Một vài vấn đề thi pháp tác phẩm Ngô Thì Nhậm" của chuyên luận đã góp phần khẳng định mặt tích cực trong quan niệm thi ca của tác giả quan trọng vào bậc nhất của Ngô gia văn phái này. Mai Quốc Liên viết: "... Ngô Thì Nhậm đã có những quan điểm và sáng tác nghệ thuật tiến bộ. Ông chống lại sự "quá cầu kỳ... sa vào giả dối, quá trau chuốt sa vào xảo trá" "chỗ thần diệu của thơ là cốt ở tấm lòng để hiểu lòng mà thôi". Ông tán thành quan niệm thơ của Phan Huy Ích: "Hãy xúc động hồn thơ để ngọn bút có thần". (63.1,180). Giáo sƣ đồng thời không quên những hạn chế lịch sử và giai cấp tất yếu trong quan niệm thơ của Ngô Thì Nhậm: "Quan niệm "văn dĩ tải đạo"... đã đƣợc Ngô Thì Nhậm nhấn mạnh: "Thơ là để vịnh lời, lời là để chở đạo, đạo là trung hiếu vậy" (Cẩm đƣờng thi tập tự)" (63.1,169). Đặc biệt, tác giả "Ngô Thì Nhậm trong văn học Tây Sơn" đã kết hợp đƣợc 18 cái nhìn lịch đại và đồng đại khi phân tích quan niệm thơ của thời trung đại. Giáo sƣ viết: "Nếu nhƣ trƣớc đó hai thế kỵ, Phùng Khắc Khoan (1528-1613) khuyên học trò mình "phải đi theo cổ nhân từng bƣớc, từng bƣớc một, lấy họ làm mẫu mực" thì ở thế kỵ này, Lê Quý Đôn lại viết: "Ngƣời xƣa nói: làm thơ, làm văn, chép việc dù nhiều chỉ sợ không hóa; ý bảo đem lời và ý của cổ nhân mà đúc luyện lại cho mới; chứ đừng bƣớc theo lối cũ" (63.1,179). Trong cuốn "Tìm hiểu văn học", khi trở về cội nguồn di sản lý luận văn chƣơng dân tộc, ở những vấn đề cụ thể, tác giả Lê Đình Ky thƣờng trở về với quan điểm thơ. Đi vào một hiện tƣợng tiêu biểu là Lê Quý Đôn, nhà nghiên cứu không quên nhắc tới câu nói nổi tiếng: "Làm thơ có ba điều chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự", rồi bình luận: "cảnh chủ yếu là thiên nhiên, ngoại vật; sự chủ yếu là chuyện con ngƣời, chuyện xã hội; tình là do "cảnh" và "sự" tác động vào con ngƣời mà sinh ra vậy. Có lẽ vì là thơ nên Lê Quý Đôn không nói đến ý, nhƣng chúng ta có thể hiểu là trong tình đã hàm ý rồi... Cái cấu trúc tình, ý, cảnh, sự là cơ sở cho hình thành văn nghệ..." (57.2,327). Giáo sƣ Lê Đình Ky đồng thời bàn đến quan niệm thơ khi đi vào vấn đề có tính nguyên lý chung: "Nổi bật lên trong tƣ tƣởng văn nghệ của cha ông là quan điểm "văn dĩ tải đạo", "thi ngôn chí". Đạo ở đây không chỉ là đạo đức theo quan điểm Nho giáo, mà còn là điều thiện, là thế đạo nhân tâm, là đạo làm ngƣời nói chung; chí là chí hƣớng, là tấm lòng, là điều mình ôm ấp, mong ƣớc, nhƣng chí phải từ "tâm" mà ra" (57.2,336). Tiểu luận "Từ trong di sản... mấy điều thu hoạch" của Nguyễn Minh Tân cũng đã dành nhiều đoạn bàn về nguyên lý "Thi ngôn chí". Nguyễn Minh Tấn cho rằng: "Quan niệm "thi ngôn chí" có thể đƣợc các nhà văn, 19 nhà nho nƣớc ta vận dụng muộn hơn là "Văn dĩ tải đạo". Nhƣng, nhƣ chúng tôi nghĩ, Thi ngôn chí đã góp phần tạo nên khuôn mặt độc đáo của văn học Việt Nam xƣa, đƣợc các cụ ta vận dụng uyển chuyển, tâm đắc hơn là "văn dĩ tải đạo" (76,237). Vì sao có thể nói nhƣ vậy? Tác giả lý giải: "Thi ngôn chí là tiếng nói chân tình, là tâm hồn, tình cảm của ngƣời viết" (76,237). Nguyễn Minh Tân còn góp phần giải thích: Thế nào là chí trong Thi dĩ ngôn chí? "Chí có nhiều nội dung rất khác nhau. Chí của nhà thơ hƣớng về đâu thì Chí mang nội dung đó" (76,238)._.. Đi xa hơn, tác giả viết: "Gắn với chí là tâm và tình. Tâm và tình vừa là điểm xuất phát vừa là mục tiêu của chí, "Tâm và tình là động lực trong lòng nhà thơ do tác động từ bên ngoài khơi dậy cảm hứng của nhà thơ. Cuộc sống đã gọi ý cho nhà thơ, hƣớng cái chí nhà thơ về nơi đó" (239). Trong chuyên luận "Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam", Nguyễn Bá Thành cũng đã lƣu ý phân tích quan niệm "thi ngôn chí" của các nhà nho xƣa. Tác giả cho rằng với Thi ngôn chí thì "mục đích của thơ không phải là "nhận thức và phản ánh hiện thực", mà là để bộc lộ cái ý chí, tình cảm của con ngƣời. Cái chí đó cũng tức là cái tâm, cái hồn, cái phong cốt của mỗi con ngƣời. Theo quan niệm "thi dĩ ngôn chí" thì tƣ duy thơ thiên về hƣớng nội" (65,37-38). Tác giả đồng thời lƣu ý: "Thơ là để nói chí hƣớng, nhƣng không phải là cái chí hƣớng chung của mọi lớp ngƣời, mà chỉ là ý chí, tình cảm của một lớp nho sỷ trí thức... những ngƣời quân tử, những vị quý tộc, các bậc vua chúa, những ngƣời học hành đỗ đạt cao" (65,38). Vậy là nội dung "chí" trong "thi ngôn chí", theo tác giả, bị quy định bởi tính giai cấp sâu sắc. Đánh giá chung về nguyên lý "thi ngôn chí", Nguyễn Bá Thành viết: "Quan niệm thi dĩ ngôn chí đã mang một ý nghĩa tiến bộ ở chỗ coi thơ là sản phẩm tinh thần gắn liền 20 với chủ thể sáng tạo... Nhƣng do những nguyên tắc có tính đạo lý chi phối mạnh... nên tƣ duy thơ cổ không vận động đƣợc tự do hoàn toàn" (65,40-41). Trên thực tế chỉ có hai bài chuyên tìm hiểu về quan niệm thơ là: - Thử tìm hiểu quan niệm "thi ngôn chí" của nhà Nho (Trần Lê Sáng - Tạp chí Văn học, Số 1/1973). - Thơ với nhà thơ Lê Quý Đôn (Đỗ Văn Hỵ - Tạp chí Văn học, số 6/1984) Trong bài "Thử tìm hiểu quan niệm "thi ngôn chí" của nhà Nho", Trần Lê Sáng cho rằng, đây là một nguyên tắc ''chi phối hết sức sâu sắc hoạt động làm thơ và phê bình thơ của dòng thơ chịu ảnh hƣởng Nho giáo". Tuy nhiên, nội dung của nguyên lý chung này lại "không cụ thể" nên "hầu nhƣ nhà Nho ở mỗi nƣớc, mỗi thời kỳ hoặc mỗi trƣờng phái khác nhau đều có thể có những quan niệm khác nhau". Muốn làm sáng tỏ quan niệm "thi ngôn chí" của các nhà Nho nƣớc ta, theo tác giả, cần phải ngƣợc trở về nguồn gốc quan niệm "thi ngôn chí" cũng nhƣ nội dung quan niệm "thi ngôn chí" từ bên Trung Quốc. Về nguồn gốc của quan niệm, tác giả đã chứng minh nguyên lý "thi ngôn chí" mặc dầu đƣợc nhiều ngƣời dẫn ra từ phần ―Thuấn điển‖ (Kinh thƣ) và phần "Nhạc ký" (Lễ ký) - những tác phẩm đƣợc các nhà nghiên cứu xác minh đƣợc viết từ thời Tây Hán về sau, nhƣng quan niệm này "chắc chắn có trƣớc đời Tây Hán". Trần Lê Sáng có nêu ra câu "thi dĩ ngôn chí" trong Tả truyện, câu "thi dĩ đạo chí" trong Trang Tử, câu "thi ngôn thi kỳ chí dã" trong Tuân Tử, nghĩa là những tác phẩm có trƣớc đời Tây Hán đến mấy thế kỵ. 21 Về quan niệm của các nhà Nho Trung Quốc, tác giả nhận thấy ngày nay ta từng hiểu "thơ nói chí" "từ phƣơng diện nhiệm vụ của thơ", trong khi quan niệm cổ nhất về ba chữ "thi ngôn chí" lại "từ phƣơng diện định nghĩa thơ". Thơ là gì? - Thơ là chí". Vấn đề cần đặt ra: Vậy chí là gì? Về vấn đề này, theo tác giả, ý kiến của các nhà Nho "rất phong phú, rất tỉ mỉ, khó ai có thể tƣờng thuật lại hết", nhƣng trên đại thể có thể chia làm ba loại ý kiến lớn: Loại thứ nhất chủ trƣơng "chí" là "đạo" (ở đây là "đạo Nho"); Loại thứ hai chủ trƣơng "chí" là "tình". "Thơ nói chí" tức "thơ ghi tình" và loại thứ ba chủ trƣơng "chí" bao gồm cả "tình" lẫn "đạo". Sau đó, Trần Lê Sáng dành phần lớn tiểu luận tìm hiểu "thơ nói chí" của các nhà Nho nƣớc ta. "Thi ngôn chí" đã là chữ của kinh điển Nho gia nên các nhà Nho Việt Nam "phải biết đến, phải suy nghĩ và vận dụng" nó trong sáng tác và bàn luận văn chƣơng nói chung, thi ca nói riêng. Nhƣng có một điểm dễ nhận thấy là thơ (và đi liền với nó là quan niệm thơ) của nƣớc nào cũng vậy, "đều bị chi phối bởi hoàn cảnh cụ thể của nƣớc đó". Từ đây tác giả khẳng định "chí" trong quan niệm "thi ngôn chí" ở các nhà Nho Việt Nam có ba nghĩa chính: Thứ nhất: "chí" là "chí khí giết giặc"; thứ hai: "chí" là "chí hƣớng thánh hiền"; thứ ba: "chí" đƣợc hiểu là tình cảm của nhà thơ". Phần kết luận, tác giả đồng thời lƣu ý: "Tất nhiên giữa ba mặt này vẫn có mối quan hệ gắn bó, nhƣng trong từng thời kỳ, hoặc trong từng nhóm nhà thơ vẫn có mặt này hoặc mặt khác nổi lên rõ hơn. Đồng thời, từ nội dung cơ bản của mỗi mặt trong quan niệm "thơ nói chí", nó còn đƣợc phát triển thành từng quan niệm nhỏ hơn, từ quan niệm nhỏ hơn đó, nhà Nho nƣớc ta đã đem ứng dụng cụ thể vào sáng tác hoặc lý luận về thơ". 22 Nếu Trần Lê Sáng đi vào vấn đề trọng điểm thì Đỗ Văn Hỵ đi vào tác giả tiêu biểu. Giáo sƣ Đỗ Văn Hỵ đã tìm hiểu "Thơ với nhà thơ Lê Quý Đôn" nhằm phát hiện ra "cái nhìn rất tinh tế về thơ" của nhà lý luận thi ca lớn vào bậc nhất trong quá khứ. Giáo sƣ tập trung nghiên cứu thiên Văn nghệ trong "Vân đài loại ngữ" của nhà bác học Lê Quý Đôn. Trƣớc khi đi vào những luận điểm qua trải nghiệm của Lê Quý Đôn, Đỗ Văn Hỵ đã nêu lên những quan niệm khác nhau về thơ của các học giả và thi nhân Trung Hoa xƣa mà Lê Quý Đôn có điều kiện tiếp xúc. Đó là quan niệm về "năm cái tục" và "ba cái đến" của Giải Tấn đời Minh, về "bốn cái không", "bốn cái sâu", "hai điều bỏ", "hai điều xa lìa", "sáu điều rất mực" và "bẩy đức" của Hạo Nhiên đời Đƣờng, "hai mƣơi bốn phẩm chất thơ" của Tƣ Không Đồ; "năm điều", "chín phẩm chất thơ", "ba công dụng", "hai điều đại cƣơng" và "mƣời bốn điều" trong phép làm thơ của Hứa Ngạn Chu. Sau đó, tác giả tập trung phân tích luận điểm của Lê Quý Đôn về ba điều cốt yếu trong sáng tác thơ: một là tình, hai là cảnh, ba là sự. Đỗ Văn Hỵ muốn chứng minh sự tƣơng quan giữa ba điều trên, đặc biệt muốn biện giải "quá trình thai nghén tác phẩm và cái gì là tiền đề cho quá trình thai nghén đó". Từ sự gặp gỡ giữa yếu tố bên ngoài (cảnh) và yếu tố bên trong (tình), tác giả đi tới khái niệm "ý tƣởng" văn học theo cách gọi của các nhà nghiên cứu văn chƣơng ngày nay mà thời xƣa Lê Quý Đôn gọi nó là sự: "Nói chung tình là ngƣời, cảnh là trời, sự là phối hợp trời và ngƣời mà xâu chuỗi lại". Tác giả đã dừng lại phân tích "ý tƣởng" thơ nảy sinh trong bài thơ "Bài ca ngƣời con gái chơi đàn ở Long Thành". Từ tất cả những gì đã nêu ở trên, Đỗ Văn Hỵ đi tới kết luận: "Để phê phán một quan niệm sai lầm: cái hay của thơ là ở mặt hình thức của một số nhà thơ Trung Hoa thời trƣớc, Lê Quý Đôn đã đƣa ra một quan 23 niệm mà chính ông đã thể nghiệm... Đây là một cống hiến tƣơng đối lớn lao của Lê Quý Đôn đối với nền lý luận thơ ca của nƣớc ta thời quá khứ". Có thể thấy các nhà nghiên cứu đã gắng phát hiện ra những quan niệm chung về thơ của ngƣời xƣa qua các trọng điểm vấn đề và tác giả khá tiêu biểu. Tuy nhiên trong thực tế, đó chƣa phải là tất cả mọi vấn đề trong lý luận thơ cổ. Từ hai trƣờng hợp vừa nêu, nhìn vào hiện trạng nghiên cứu nội dung quan niệm thơ cổ Việt Nam (rộng ra là quan niệm văn chƣơng cổ Việt Nam nói chung) ta thấy nổi cộm lên hai vấn đề sau: 1. Mối quan hệ giữa quan niệm thơ cổ Việt Nam với di sản tư tưởng Trung Hoa thời cổ đại. 2. Việc sử dụng tư duy hiện đại ra sao khi nghiên cứu quan niệm cổ xưa. Về vấn đề thứ nhất, đã tồn tại hai khuynh hƣớng đối lập nhau: - Một số nhà nghiên cứu, tiêu biểu là giáo sƣ Phƣơng Lựu, cho rằng quan niệm văn chƣơng cổ (trong đó có quan niệm thi ca cổ) chủ yếu phản ánh điều kiện tự nhiên, lịch sử và xã hội của nƣớc ta. Giáo sƣ viết: "Hệ thống quan niệm văn chƣơng cổ Việt Nam phải đƣợc xét trƣớc hết nhƣ một bộ phận trong sự chi phối của bản chất lịch sử của xã hội Việt Nam, lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam, và trong sự tác động, qua lại với thực tiễn sáng tác văn chƣơng Việt Nam" (85.1,35). - Một số nhà nghiên cứu khác, đại diện là giáo sƣ Trần Đình Hƣợu, lại chủ trƣơng lý luận văn chƣơng cổ (trong đó có lý luận thơ cổ) của dân tộc không thoát khỏi vòng ảnh hƣởng sâu đậm của các học thuyết tƣ tƣởng Trung Hoa, rõ nhất là Nho giáo. Giáo sƣ Trần Đình Hƣợu cho rằng: "Văn học là sản phẩm của cuộc sống, chịu sự quy định 24 của thể chế kinh tế, chính trị, xã hội, nhƣng trực tiếp với nó hơn nữa là đời sống văn học, là quan niệm văn học, là lý tƣởng thẩm mỷ, tất cả đều gắn bó với ý thức hệ. Ở các nƣớc Đông Á, trong thời gian dài, Nho giáo, Phật giáo và các tƣ tƣởng Lão - Trang thống trị đời sống tinh thần cùng nhau tác động vào văn học... Có ảnh hƣởng nhất là Nho giáo" (84, 80-81). Giáo sƣ không phủ nhận sự quy định của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam tới quan niệm văn chƣơng, nhƣng tác động chính vẫn là ý thức hệ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thật ra, nếu tránh thiên lệch, nếu kết hợp cả hai cách nhìn, ta sẽ có điều kiện tiếp cận gần hơn với chân lý. Cũng nảy sinh hai thiên hƣớng trái ngƣợc khi giải quyết vấn đ ề thứ hai: - Khuynh hƣớng tạm gọi là "hiện đại" quan niệm thơ cổ, dễ thấy trong các công trình của giáo sƣ Phƣơng Lựu. Giáo sƣ đã đề cập tới "Quan niệm văn chƣơng yêu nƣớc và tự hào dân tộc", "Quan niệm văn chƣơng hiện thực và nhân dân"... bởi giáo sƣ cho rằng: "Nếu phát hiện đƣợc nội dung đích thực về một quan niệm nào đó, cho dù chƣa có sẵn công thức nào để mệnh danh, thì hoàn toàn có thể đặt thêm tên cho nó" (85.1,36). - Khuynh hƣớng khác, tạm gọi là "phục chế" quan niệm thơ xƣa, đƣợc giáo sƣ Trần Đình Hƣợu và một số đồng sự của ông kiên trì bảo vệ và tuân thủ. Để tránh gƣợng ép, giáo sƣ "nắm bắt đúng cái mà trƣớc đây tác giả cảm nghĩ, phát hiện đúng cái đẹp mà tác giả theo đuổi" (84,82-83), gắng tiếp cận với "cách hình dung của họ" (84,17). Bởi vì giáo sƣ quan niệm: "Có sự khác biệt khá lớn giữa cách nghĩ thời đó với cách nghĩ của chúng ta ngày nay" (84,17). 25 Rõ ràng, tính khách quan khoa học đòi hỏi rất cao về sự "nguyên dạng", tính sát thực khi tìm hiểu quan niệm thơ thời trung cổ. Ngƣời nghiên cứu gắng nhìn bằng con mắt của ngƣời xƣa, nghĩ bằng cái đầu của ngƣời xƣa nếu muốn xây dựng lý luận thi ca đích thực của ngƣời xƣa. Không thế, dễ mắc phải căn bệnh "trùng ngôn" (nghĩa là lời ấy, việc ấy, không phải của ngƣời xƣa nhƣng đặt ra rồi gán cho họ). A. Gurevich từ phƣơng châm "phƣơng pháp nghiên cứu đối tƣợng phải xuất phát từ đặc trƣng của đối tƣợng" (40.14) đã xác định rất rõ khuynh hƣớng nghiên cứu này. Giáo sƣ vừa thừa nhận: "Sự nhận thức lịch sử bao giờ cũng là một sự tự nhận thức (ngƣời ta thƣờng lấy nhu cầu của thời đại mình mà hiểu lịch sử - điều này khó tránh khỏi)", vừa xác định: "Phục chế lại thế giới trung cổ trong ý thức ngƣời trung cổ đúng nhƣ là nó có thật trong quá khứ thời trung cổ" (40.1). Nói thế không có nghĩa ta khƣớc từ phƣơng pháp và tƣ duy hiện đại. Theo chúng tôi, vừa ôn cũ để hiểu mới, lại vừa từ mới để hiểu cũ. Nếu không, ta sẽ tự trói buộc mình, khiến công trình nghiên cứu khó vƣơn tới tầm cao thời đại cho phép. Một điểm cần lƣu ý khác là khi đi sâu khai thác vốn lý luận cổ, các nhà nghiên cứu ít chú trọng phát hiện cách trình bày ý kiến của ngƣời xƣa. Nhà nghiên cứu có nhắc tới bản sắc những lời bàn của cổ nhân là giáo sƣ Lê Đình Kỳ. Trong cuốn "Tìm hiểu văn học", giáo sƣ viết: "Trên những vấn đề cơ bản nhất, có những ý kiến khiến chúng ta càng sung sƣớng, cảm động không những gần gũi với chúng ta mà còn đƣợc diễn đạt một cách thật độc đáo, với một dáng vẻ riêng, một hƣơng vị chỉ ngƣời xƣa mới có đƣợc, do đó mà gợi cảm gợi nghĩ" (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1984 - tr. 325). Đáng tiếc, 26 vì không coi là mục đích chính nên giáo sƣ chỉ mới xới vấn đề lên mà không đi sâu bàn luận cụ thể. b- Những đóng góp của luận án Luận án có những đóng góp nhất định cả trên phƣơng diện nội dung lẫn phƣơng pháp tiếp cận. Có thể trình bày ngắn ngọn nhƣ sau: * Về mặt khoa học: - Luận án giải quyết vấn đề từ nhiều phƣơng diện: Cơ sở và nội dung, mặt tích cực và mặt hạn chế của thi luận xƣa nhìn từ quan điểm hiện đại. - Mặt cấu trúc của thi luận trung cổ Việt Nam đƣợc phân tích, biện giải khá toàn diện và tƣơng đối hệ thống, cả phía chủ thể lẫn khách thể, cả nghệ thuật thơ lẫn việc bình duyệt thơ. Những nội dung đó đƣợc đặt trong mối liên hệ giữa các học giả nhiều thế kỵ và trong sự ảnh hƣởng nhất định của quan niệm thơ Trung Quốc thời trung đại. - Một số vấn đề cụ thể trong quan niệm thơ trung cổ Việt Nam đƣợc đặt ra và bƣớc đầu đƣợc giải quyết nhƣ: Thơ với chính sự, thi hứng, thực và hƣ trong thơ, đạo bàn luận thơ... - Tác giả luận án cố gắng thâm nhập vào cách nhìn, cách nghĩ của ngƣời xƣa đặng "phục chế" quan niệm thơ của cha ông dƣới ánh sáng của tƣ duy hiện đại và tiên tiến. Ngoài việc tìm hiểu nội dung quan niệm thơ là chính, ngƣời viết còn gắng nhận ra bản sắc về cách nói và lối bàn luận của ngƣời xƣa. * Về mặt đào tạo: 27 Luận án tạo cơ sở bƣớc đầu cho việc giảng dạy thi luận cổ Việt Nam ở khoa Văn các trƣờng Đại học. 4. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học quen thuộc nhƣ sau: - Thống kê, phân loại: Đọc kỷ các tƣ liệu có liên quan đƣợc công bố rải rác trên báo chí (chủ yếu là Tạp chí Văn học, Tuần báo Văn nghệ) và trong hai cuốn sách: "Từ trong di sản...", "Ngƣời xƣa bàn về văn chƣơng" trong các Toàn tập và Tuyển tập văn chƣơng trung đại Việt Nam, từ đó ghi chép, phân loại và trình bày một cách có hệ thống (có luận điểm, luận cứ, luận chứng trong tƣơng quan chặt chẽ giữa bộ phận và toàn thể, giữa các bộ phận với nhau). - Đối chiếu, so sánh: Các ý kiến về thơ của ngƣời xƣa đƣợc liên hệ với các ý kiến về thơ của Trung Quốc (thƣờng là nơi xuất phát các quan điểm thơ Việt Nam) để thấy đƣợc sự học tập và sáng tạo, liên hệ với các quan niệm thơ hiện đại để thấy đƣợc sự khác biệt, sự kế thừa và cách tân. Luận án đồng thời sử dụng hai phƣơng pháp cơ bản có tính phổ biến trong nghiên cứu văn chƣơng: Phƣơng pháp loại hình và phƣơng pháp lịch sử. Về đại thể, các vấn đề trong luận án đƣợc khái quát dƣới góc độ cấu trúc bao trùm lên mọi hiện tƣợng ở những giai đoạn và thời kỳ lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, trong từng phần và từng trƣờng hợp riêng biệt, tùy vào tính xác thực của tƣ liệu, luận án còn chú ý đúng mức đến cái nhìn lịch sử, gắng kết hợp cách tiếp cận đồng đại với cách tiếp cận lịch đại. 28 5. BỐ CỤC LUẬN ÁN Ngoài Phần I trình bày những vấn đề chung và Phần III có tính kết luận, nội dung cơ bản của luận án đƣợc trình bày trong Phần II, bao gồm: Chương 1: Cơ sở quan niệm thơ cổ Việt Nam Chương 2 : Những quan niệm cơ bản của ngƣời xƣa về thơ 1 - Về nhà thơ 2- Về thơ với thực tại 3- Về nghệ thuật thơ 4- Về phê bình thơ Chương 3 : Đặc điểm và hạn chế của quan niệm thơ cổ Việt Nam. 29 PHẦN II: NỘI DUNG CƠ BẢN CHƢƠNG 1: CƠ SỞ QUAN NIỆM THƠ CỔ VIỆT NAM Quan niệm thi ca thƣờng đƣợc xây dựng trên hai phƣơng diện tạm gọi là: bên trong và bên ngoài thi ca. Ảnh hƣởng của quan niệm thi ca nƣớc ngoài và nền tảng sáng tạo thi ca dân tộc là những yếu tố bên trong thi ca. Suốt thời trung đại Việt Nam, do hoàn cảnh lịch sử, do vai trò của văn hóa Hán, và đặc biệt do chế độ đào tạo và tuyển lựa nhân tài, nền học thuật (trong đó có hệ thống tri thức văn học) ở ta chịu ảnh hƣởng sâu đậm và to lớn nền học thuật Trung Hoa. Thi luận cổ dân tộc không nằm ngoài thực tế này. Thêm vào đó, đúng nhƣ quan niệm của giáo sƣ I. S. Lisevich, trong thời cổ trung đại, các nền văn chƣơng phƣơng Đông không phát triển đồng đều mà thƣờng theo quy luật: có một nền văn chƣơng kiến tạo vùng, còn các nền văn chƣơng khác tham gia tạo thành vùng văn chƣơng lớn nhƣ văn chƣơng Viễn Đông mà hạt nhân là văn chƣơng Trung Hoa, bên cạnh vùng văn chƣơng Ấn Độ, vùng văn chƣơng Cận Đông (62.2). Trung Quốc xƣa kia không chỉ là "đại thi quốc", mà còn là "đại thi luận quốc". Suốt hai mƣơi thế kỵ, có thể nói không có triều đại nào ở đây 30 lại không xuất hiện những nhà lý luận thi ca cùng những tác phẩm lý luận thi ca danh tiếng. Các nhà nho Việt Nam hầu nhƣ không một ai không từng nghe biết và học hỏi quan niệm thi. ca của Lục Cơ (261-303) với Văn phú, Lƣu Hiệp (khoảng 465-520) với Văn tâm điêu long, Chung Vinh (khoảng 468-518) với Thi phẩm, Bạch Cƣ Dị (772-846) với Thư gửi Nguyên Chẩn, Viên Mai (1715-1797) với Tùy Viên thi thoại... Ấy là mới chỉ kể tới những tác giả và tác phẩm đặc biệt nổi trội. Còn dƣờng nhƣ thời nào ở Trung Quốc cũng có thi luận của thời mình. Tiếp xúc với bề dày lý luận thi ca đặc sắc và phong phú nhƣ vậy nếu có chịu tác động mạnh mẽ và sâu sắc cũng là điều hiển nhiên. Tƣ tƣởng nệ cổ vốn là nếp nghĩ quen thuộc của ngƣời xƣa cũng góp phần làm tăng thêm sức ảnh hƣởng từ phƣơng Bắc. Phùng Khắc Khoan là một ví dụ. Ông là ngƣời có tài năng lớn và nhân cách lớn. Lần đi sứ Trung Quốc năm 1597, ông đƣợc vua Minh rất vì nể không gọi thẳng tên mà gọi là "Phùng kỳ lão". Sứ giả Triều Tiên Lý Toái Quang kính phục tôn ông là "dị nhân". Vậy mà chính ông lại phải thừa nhận: " Ta... tự xét tài không cao bằng ngƣời xƣa, lời không tính bằng ngƣời xƣa" (76,41). Trƣớc cổ nhân chỉ biết cúi đầu "kính nhi viễn chi". Tƣ tƣởng sùng cổ hoài cổ luôn lấy thƣớc do thời xƣa để đánh giá tài năng ngƣời nay, cho dầu đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà xem xét vẫn không thể coi là lành mạnh và tích cực. Không lạ nếu thấy nhiều điều trong quan niệm thơ của cha ông, từ cái lớn đến cái nhỏ, ít nhiều đều mang dấu ấn sâu đậm từ phƣơng Bắc. Có khi là sự lặp lại y nguyên ngƣời ngoài từ ý tứ đến cả câu chữ nhƣ trƣờng hợp Phạm Phú Thứ. Ông viết: "Thi thị thiên địa chi tâm, tại tâm vi chí, phát ngôn vi thi" (thơ là tâm của trời đất, ở trong lòng là chí, 31 phát ra lời là thơ - 35.3,61). Hoặc khi nghe Miên Trinh viết: "Văn chƣơng đƣợc mất ở tại tấc lòng" (35.1,97), không thể không liên tƣởng đến câu thơ của Đỗ Phủ: Văn chương thiên cổ sự Đắc thất thốn tâm tri Ngô Thế Vinh cũng từ kinh nghiệm đúc rút trong sách vở Trung Quốc mà bàn về "khí tƣợng" và "tâm thuật" của ngƣời làm thơ. Sử cũ chép rằng Đƣờng Huyền Tông lúc đầu ẩn tích làm thầy tu, khi xem thác nƣớc ứng khẩu đọc: Khe suối há đâu lưu giữ được Cuối cùng về bể dấy ba đào "Khí tƣợng" thiên tử đã lộ rõ. Đó cũng là trƣờng hợp Trần Nghệ Tông nƣớc ta. Khi còn làm tể tƣớng, trong thơ tiễn sứ giả nhà Nguyên Ngƣu Lƣợng, ông có đọc: Viên Tản non xanh, Lô nước biếc Thẳng bay nhờ gió tới mây kia. Vị sứ giả nọ tiên đoán: "Cuối cùng ông sẽ làm vua". Sau này quả nhiên đúng nhƣ vậy (35.1, 143-144). Từ chuyện ngƣời ngẫm ra chuyện mình, Ngô Thế Vinh cũng nhƣ nhiều bậc danh nho thời xƣa coi thế là lẽ thƣờng trong thi ca. Nhƣng rõ nhất là những quan niệm trở thành định thức nhƣ "phẫn nộ xuất thi nhân" (sự phẫn chí căm giận tạo ra nhà thơ), "thi cùng nhi hậu công" (thơ của ngƣời cùng mà sau lại hay). Ngƣời phát biểu tập trung nhất về vấn đề "ngƣời cùng thơ mới hay" là Âu Dƣơng Tu. Trong "Mai Thánh Du thi tập tự", ông viết: "Ta nghe đời thƣờng nói nhà thơ hiển đạt thì ít mà cùng khổ thì nhiều. Lẽ nào lại nhƣ vậy sao? Phải chăng 32 những vần thơ hay mà đời lƣu truyền phần lớn là vần thơ của những ngƣời cùng khổ?... Do vậy càng khốn cùng thì thơ càng hay. Nhƣ thế thì không phải thơ làm cho ngƣời ta khốn cùng, mà có khốn cùng thì sau đó mới có thơ hay vậy" (49,90). Thật ra vấn đề đã đƣợc nhiều ngƣời trƣớc Âu Dƣơng Tu đề cập tới. Đỗ Phủ đã từ cảnh ngộ của mình và bạn thơ mình là Lý Bạch để cảm khái viết: "Văn chƣơng tăng mệnh đạt" (Văn chƣơng vốn ghét số phận hiển đạt - 49,92). Hàn Dũ thì nói: "Thơ từ của ngƣời sung sƣớng khó mà hay đƣợc. Ngôn từ của kẻ bần hàn thƣờng dễ hay hơn" (49,94). Mức độ và cách nói có thể khác nhau nhƣng tinh thần chung thì gần gũi nhau. Rồi ta sẽ thấy, nguyên lý phổ quát này sẽ ảnh hƣởng lớn đến quan niệm của các nhà nho ra sao. Từ cơ sở trên, giáo sƣ Dƣơng Quảng Hàm đã cho rằng: "Trong nền học thuật của ta, phần "hấp thụ" của ngƣời thì nhiều mà phần "sáng tạo" của mình thì rất ít" (31,24). Có lẽ đánh giá này cần đƣợc bàn bạc thêm. Khuynh hƣớng tự chủ trong học hỏi ngƣời ngoài quán xuyến trong suy nghĩ, hành động của không ít bậc thức giả xƣa. Họ thƣờng chú trọng tới cái gọi là "xuất nhập pháp" khi đọc sách. Cần biết đi vào sách, cũng cần biết đi ra khỏi sách. Cần biết tiếp thu tinh túy của sách, cũng cần biết chuyển hóa thành cái của mình. Có thể không hẳn ai cũng nghĩ và làm đƣợc nhƣ vậy. Với Nguyễn Tƣ Giản thì "văn của Thánh nhân là để chở đạo", còn "văn của văn nhân là để luận đạo". Đạo trong cách hiểu của nhà nho họ Nguyễn là Ngũ luân, Ngũ thƣờng chứa trong Kinh Truyện. Tuy nhiên, Lê Quí Đôn thì khác. Ông xác định: "Nên đem lời và ý của cổ nhân mà đúc lại cho mới, chứ đừng bƣớc theo lối cũ" (Điều 10 - Văn nghệ). "Sƣ kỳ ý, bất sƣ kỳ từ" (Hàn Vũ - 49, 316) là phƣơng châm đọc sách thuận lý nhất nên thuyết phục ngƣời đời nhất. Nhƣ vậy mới có thể 33 đƣa ra đƣợc cái mới, bổ sung và phát triển cái đã có. Lê Hữu Trác không mấy hài lòng với câu nói của cổ nhân : "Đọc sách nắm đƣợc nghĩa là khó". Theo ông, "đƣa ra đƣợc những phát kiến mới ngoài cái lý thuyết đó, mới lại càng khó" (76,102). Lê Hữu Trác trở thành ông tổ của nền y học dân tộc chính bằng con đƣờng này. Sau khi "tổng hợp thành quy tắc" từ những "câu cách ngôn của hiền triết đời xƣa, qua những "chứng bệnh lạ", Lê Hữu Trác đã phát hiện ra "lý thuyết" nằm ngoài những "lời lẽ" đã đƣợc đọc (76,102 - 103). Đấy là chƣa nói sách xƣa cũng nhƣ ngƣời xƣa không thể "thập toàn" cả. Có "chuyên công" đồng thời có "bất túc". Tào Thực viết: "Thế nhân trứ thuật, bất năng vô bệnh". Lƣu Hiệp cũng thú nhận: "Tự phi thƣợng triết, nan dĩ cầu bị". Do vậy, các bậc danh nho ở ta thƣờng có óc độc lập khi tiếp xúc với di sản tri thức đồ sộ của dân tộc Trung Hoa. Nguyễn Văn Siêu từng hoài nghi câu nói của Hàn Dũ :"Đào Tiềm và Nguyễn Tịch chƣa tránh khỏi nhƣợc điểm, nhƣng cũng là sự bất hạnh của hai ông; nếu họ đƣợc gặp Khổng Tử cùng ngao du với ngƣời nhƣ Nhan Uyên và Tử Lộ, thì đâu đến nỗi phải gửi gắm nơi chua cay, ẩn lánh nơi tăm tối" (76,120). Ông còn nghi ngờ điều giáo huấn về "lời đạt" của Tô Đông Pha, và nói: "Tôi lại cho đạt là cái gọi là có gốc. Ví nhƣ nƣớc vậy. Nƣớc của biển khơi, tuy gò đảo chắn ở phía trƣớc, nhƣng dòng không rối loạn. Ao vịnh rất xa, nhƣng nguồn mạch thƣờng thông. Đƣợc thế, là vì biển chứa chấp sâu dầy vậy" (76,125) Học ngoài mà không lệ thuộc vào ngoài, học xƣa mà không bị trói buộc bởi xƣa, đó là lối nghĩ và cách làm của không ít các nhà nho tiến bộ xƣa. Nguyễn Hành tuyên bố :"Mơ tƣởng về ngƣời xƣa, sao bằng mắt thấy tai nghe về đời nay; cầu ở nƣớc ngoài, sao bằng tìm ở nƣớc nhà" 34 (76,145). Đƣợc vậy, nói nhƣ Viên Mai, thì "cổ vi ngã dụng" (cổ phải phục vụ cho ta - 49,134) và cũng có thể nói thêm "ngoại vi ngã dụng" (ngoài phải phục vụ cho ta). Cũng cần nói rõ là nhiều ngƣời lầm tƣởng phƣơng châm "thuật nhi bất tác" thời xƣa đòi hỏi chỉ có học mà không đƣợc phép sáng tạo gì. Thật ra "bất tác" ở đây chủ yếu hàm nghĩa là không đƣợc phép xây dựng học thuyết mới trái với Nho giáo. Nhận rõ tinh thần độc lập tƣơng đối trong việc tiếp thu lý luận thơ ca Trung Quốc, Hoàng Trung Thông đã viết: "Tất cả các cái đó trong các "thi thoại" có nhà nho nào không biết, nào Lƣu Hiệp với "Văn tâm điêu long", nào Viên Mai với "Tùy viên thi thoại"... mà họ không nhai đi nhai lại, họ viết cảm nghĩ của riêng mình" (35.1,11). Nói nhƣ giáo sƣ Trần Thanh Đạm: "Thẩm mỷ ngoại lai muốn sống đƣợc ở Việt Nam cũng phải dung hòa hội nhập, "tiếp biến" vào bản sắc đó của Việt Nam" (93.2). Với những gì vừa phân tích, có thể thấy, ý kiến xem nhẹ tính sáng tạo, ý thức độc lập trong việc tiếp thu nền học thuật và nói riêng là nền thi luận Trung Hoa của các học giả thi nhân ta xƣa là ít sức thuyết phục. Tuy nhiên, cần thấy lý luận thi ca cổ Trung Hoa cũng là một trong nền tảng đáng kể cho việc xây dựng lý luận thi ca cổ Việt Nam. Vai trò của thực tiễn sáng tạo cũng không nhỏ trong việc hình thành quan niệm thi ca. Lý luận không phải là kết quả của đầu óc tƣ biện. Nó đƣợc rút ra, đƣợc nâng cao từ thực tiễn sáng tác cụ thể, đa dạng của các nhà thơ. Quan niệm thơ thời Trần chẳng hạn. Phải nói các học giả, thi nhân đời này đã ý thức đƣợc khá rõ rệt đặc thù của thi ca. Trần Thái Tông viết: "Vạn tượng sinh hào đoan" (Muôn vạn hình ảnh sinh ở đầu ngọn bút - Hạnh An bang phủ). Nguyễn Tử Thành 35 thì viết: "Thập thúy, thu hồng, quy bút để" (Nhặt màu biếc, thu màu hồng, quy về dƣới ngòi bút - Chu trung vãn thiếu). Thi ca không giống các hình thái tƣ tƣởng khác trƣớc hết là ở tính hình tƣợng đƣợc xây dựng bởi sức khái quát, không rơi vào đơn lẻ ngẫu nhiên. Tiếp xúc với hình tƣợng thi ca, vạn vật nhƣ mở ra trƣớc mắt ngƣời cảm thụ: Thập nhị lâu đài khai hoa trúc Tam thiên thế giới nhập thi mâu (Mƣời hai cảnh lâu đài mở ra nhƣ tranh vẽ Ba nghìn thế giới đều thu vào con mắt thơ) Trần Nhân Tông trong "Đại giác thần quang tự" đã viết nhƣ vậy. Có đƣợc cái nhìn sát hợp này là bởi thi ca đời Trần khá phồn thịnh. Đọc thơ, làm thơ trở thành nếp của những ngƣời biết chữ không giới hạn chỉ ở các bậc văn thần. Trần Nguyên Đán cảm kích viết: Đấu tướng tùng thần giai thức tự Lại viên tượng thị diệc năng thi (Tƣớng võ, quan hầu đều biết chữ Thƣ lại, thợ thuyền cũng làm thơ - 20,196) Vai trò của sáng tác đối với quan niệm thơ vậy là không thể thiếu. Tuy nhiên, đáng lƣu ý hơn cả là những yếu tố bên ngoài thi ca mà trƣớc hết là tƣ tƣởng, ý thức hệ. Đành rằng văn chƣơng là sản phẩm của đời sống, chịu sự chi phối của những điều kiện kinh tế- xã hội lịch sử - cụ thể. Nhƣng những nhân tố đó quyết định tới văn chƣơng là "suy cho đến cùng" nghĩa là thƣờng gián tiếp. Trực tiếp hơn cả là hệ tƣ tƣởng. Trƣớc thế kỵ XX, ở ta chƣa từng có cách mạng tƣ tƣởng. Ý thức hệ phong kiến tồn tại ở dạng phức tạp trong đó Nho giáo giữ vai trò thống 36 soái. Tuy nhiên, quan niệm nhập thế tích cực của Nho gia không phải lúc nào, ở đâu, và với ai cũng đều thích hợp. Để khắc phục những khiếm khuyết của mình, học thuyết Nho giáo đã tìm đến những điểm khả dĩ của học thuyết Lão-Trang và sau này là học thuyết Phật giáo. Vị thế của tƣ tƣởng Lão gia rất lớn trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam. Nhà nghiên cứu Huyền Giang thậm chí còn cả quyết: "Cả Khổng giáo lẫn Lão giáo có tác động sâu sắc ngang nhau đối với văn hóa Việt Nam ngày xƣa" (46,17). Tình trạng đó vốn đã diễn ra ở mảnh đất sinh ra chúng tại Bắc quốc. Theo giáo sƣ Phan Ngọc, đạo Nho của Khổng Tử chỉ nói đến quan hệ giữa ngƣời với ngƣời trong xã hội. Nó thiếu hụt thứ nhất là sự nghiên cứu về quan hệ giữa ngƣời với vũ trụ (siêu hình học) và thứ hai là sự nghiên cứu về bản chất con ngƣời (tâm lý học). Do vậy sau này Nho giáo phải "đổi mới triệt để" (từ dùng của Phan Ngọc) bằng cách tiếp nhận thêm Lão giáo và Phật giáo. Tống Nho (còn gọi là Tân Khổng giáo) là kết quả của quá trình ấy (83.2, 46-47). Còn theo M.E. Kharvcôva trong bài "Tính đa dạng văn hóa tộc ngƣời của Trung Quốc thời cổ" thì văn hóa Hán (từ thế kỵ II trƣớc Công nguyên đến thế kỵ II sau Công nguyên) chính là sự tổng hợp của hai "chất nền" vừa độc lập vừa giao nhau: văn hóa "trung tâm" (nƣớc Chu) đại để đƣợc kết tinh ở Khổng giáo và văn hóa "phía Nam" (nƣớc Sở) đại để đƣợc chung đúc ở Lão giáo. Tác giả bài báo đồng thời khẳng định: Văn hóa Chu đặt quyền lợi xã hội lên trên, và cái cá nhân chủ yếu đƣợc xem xét về mặt sinh hoạt xã hội của nó - từ đó mà đề cao đạo đức, còn những vấn đề của bản thể con ngƣời thì nằm ngoài sự chú ý của Khổng giáo; trái lại, "chất nền" phƣơng Nam lấy việc hƣớng vào bên trong con ngƣời là chính. Nó tập trung vào việc thỏa 37 mãn những nhu cầu tinh thần cá nhân và giải quyết những vấn đề cá nhân (46,17). Sau này, Phật giáo du nhập từ Ấn Độ vào Trung Quốc, trở thành học thuyết ngoại quốc có ảnh hƣởng quan trọng duy nhất ở nƣớc này trong suốt thời trung đại. Phật giáo, nói theo nhà nghiên cứu Lâm Ngữ Đƣờng, "đã chinh phục giới trí thức bằng tính cách triết học và chinh phục đại chúng bằng tính cách tôn giáo của nó" (54,64). Do cùng chung tính "siêu tự nhiên" huyền hoặc, Phật giáo và Lão giáo đã tiếp cận nhau trên cả phƣơng diện triết học lẫn phƣơng diện nhân sinh. Từ đó, ảnh hƣởng của chúng tới văn chƣơng đƣợc phát biểu thành lời. Miên Thẩm thừa nhận: "Thơ là việc Phật đƣợc ngƣời chứng thực" (35.1,78). Quân Bác thì khái quát: "Dòng Đạo gia lại là ngƣời giỏi của thi gia (35.1,104). Đặc biệt, Trần Huy Tích đã viết trong "Đẽo bánh xe": Đẽo bánh xe dưới thềm Cũng hiểu việc đọc sách Bàn tay hợp với tâm Thì sẽ trúng giấy mực (Tập "Quán sơn thi thảo"- 35.3,38). Cái tích "Đẽo bánh xe" vốn rút từ câu chuyện ngụ ngôn "Thiên đạo" của Trang Tử. Luân Biển cho rằng Hoàn Công đọc sách chẳng qua là đang tiếp xúc với cặn bã của ngƣời xƣa mà thôi. Vua dọa giết, nhƣng Luân Biển đã biện bạch: "Ông làm nghề đẽo bánh xe già đời, nay 70 tuổi, rất thành thạo nhƣng không thể đƣa cái kỷ xảo điêu luyện truyền cho ai đƣợc, thậm chí với con cháu cũng đành chịu. Cho nên, cái tinh hoa của ngƣời xƣa là không nói ra đƣợc và đã cùng với họ chết cả rồi, cái còn lại không phải là cặn bã thì là cái gì nữa?". Vua thấy có lý đành tha tội 38 chết cho Luân Biển. Kể câu chuyện này, Trang Tử muốn biểu lộ quan điểm nhận thức có phần "bất khả tri" của mình, nhƣ ông viết: "Khả dĩ ngôn luận giả, vật chi thô dã, khả dĩ ý trí dã, vật chi tinh dã" (cái có thể giải thích đƣợc là cái thô của sự vật, còn cái tinh của sự vật thì chỉ dùng ý lĩnh hội đƣợc thôi). Ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Lão giáo và Phật giáo ở Trung Quốc và Việt Nam tới sáng tác cùng quan niệm thi ca rất sâu xa và đa tạp. Chỉ xin nêu một ví dụ: tính mơ hồ của ngôn từ và hình ảnh thi ca. Có lẽ nên phân biệt tính mơ hồ với tính hàm súc khi bàn về thơ. Lý luận thơ Đông Tây xƣa nay hay nói nhiều đến tính hàm súc, dƣ ba của lời thơ. Dung lƣợng thơ nhỏ không cho phép phân tán, dài dòng. Trong thơ hay một lời cần tỏ trăm ý. Béctôn Brếch yêu cầu hình thức nghệ thuật "chủ yếu là ngắn gọn, súc tích"(99.5). Chung Vinh viết: "Văn dĩ tận, nhi ý hữu dƣ"._.hái độ phù hợp trong việc tiếp nhận di sản lí luận thi ca trong quá khứ của ông cha. - Những tinh hoa của quan niệm thơ cổ Việt Nam là một trong những đóng góp độc đáo của nền học thuật và tƣ tƣởng dân tộc vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại. Tất nhiên ở đây có không ít điều mà giáo sƣ Đỗ Văn Hỵ gọi là sự "ngẫu hợp", nghĩa là sự gặp gỡ tự nhiên của những bộ óc lớn thuộc mọi thời đại ở mọi phƣơng diện. Bởi vì nhận thức của con ngƣời có thể rất khác nhau về cách thức sống về mục đích và bản 155 chất cơ bản là gần gũi nhau. Điều này phù hợp với nhận thức của tác giả "Liêu thi thoại": "Bế môn tạo xa, xuất môn hợp quỷ" (đóng cửa tạo xe, ra cửa vừa đƣờng - 35.3, 4). Quan niệm thi ca cổ Việt Nam là một bộ phận then chốt của quan niệm văn chƣơng, rộng ra là quan niệm mỷ học của dân tộc ta thời trung đại. Nắm đƣợc lý luận thơ ngày xƣa, chúng, ta mới có điều kiện hiểu đúng cái hay, cái đẹp của thơ trong quá khứ, mới đánh giá đúng di sản thi ca thời trƣớc. Lý luận thơ xƣa đồng thời là một trong những căn cứ để hiện đại hóa thơ Việt Nam hôm nay. Việc tìm hiểu quan niệm thơ thời trung đại sẽ giúp chúng ta từng bƣớc lấp bằng chỗ trống trong lý luận thơ nói riêng, trong lý luận văn chƣơng nói chung, nhằm xây dựng một nền lý luận văn chƣơng hiện đại - dân tộc. Chúng tôi luôn ý thức sâu sắc rằng: Nghiên cứu quan niệm thơ cổ Việt Nam là công việc nặng nhọc và lâu dài của nhiều ngƣời, nhiều thế hệ. Do điều kiện và khả năng có hạn, chúng tôi mới đi vào một vài vấn đề chung, khó tránh khỏi sơ sài và hạn hẹp. Chúng tôi mong mỏi các nhà nghiên cứu tiếp tục mở rộng, đào sâu để việc tìm hiểu di sản lý luận thi ca cổ của dân tộc đạt đƣợc những thành tựu mới, lớn hơn nhiều. 156 PHỤ LỤC SƠ LƢỢC VỀ CÁC TÁC GIẢ (Xếp theo vần chữ cái) - QUÂN BÁC (chƣa rõ tiểu sử) - BÙI HUY BÍCH (1744-1818) Hiệu Tồn Am, tên chữ Hy Chƣơng, ngƣời làng Định Công, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành Hà Nội). Đậu Hoàng giáp năm 1769. Làm đến chức Hành tham tụng (Tể tƣớng) Tác giả: "Nghệ An thi tập", "Tồn Am thi tập", nổi tiếng nhất là hai hợp tuyển: "Hoàng Việt thi tuyển", "Hoàng Việt văn tuyển". - NGUYỄN ĐỊCH CÁT (Chƣa rõ tiểu sử) - NGÔ THÌ CHÍ (1753-1788) Tự Học Tốn, hiệu Uyên Mật, thuộc Ngô gia văn phái. Đỗ Á nguyên hƣơng tiến dƣới triều Lê. Tác giả "Học Phi thi tập", "Học Phi văn tập", "Hào môn khoa sớ"... - PHAN HUY CHÚ (1782-1840) Tự Lâm Khanh, hiệu Mai Phong, ngƣời làng Sài Sơn (tức làng Thầy), phủ Quốc Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Hai lần đi thi chỉ đậu tú tài. Nhờ nổi tiếng hay chữ, ông đƣợc triệu vào cung bổ các chức quan. Hai lần đƣợc cử làm Phó sứ sang Trung Quốc. 157 Tác giả: "Hoàng Việt địa dư chí", "Hoa thiều ngâm lục", "Hoa trình lục ngâm"... nhung giá trị nhất là bộ "Lịch triều hiến chương loại chí". - NGUYỄN DU (1765-1820) Tự Tố Nhƣ, hiệu Thanh Hiên, ngƣời làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tinh Hà Tĩnh. Làm quan đến Tham tri bộ Lễ dƣới triều Nguyễn. Làm chánh sứ đi Trung Quốc. Tác giả: "Thanh Hiên thi tập", "Nam trung tạp ngâm", "Bắc hành tạp lục", "Đoạn trường tân thanh" (quen gọi là 'Truyện Kiều"), "Chiêu hồn thập loại chúng sinh"... - PHẠM NGUYỄN DU (1739-1786). Tự Hiếu Đức và Dƣỡng Hiên, hiệu Thạch Động, ngƣời làng Đặng Điền, huyện Chân Phúc, tỉnh Nghệ An. Đậu Hoàng giáp năm 1779. Tác giả: "Nam hành ký đắc lục", "Thạch Động tiên sinh thi tập", "Độc sử si tưởng", "Đoạn trường lục"... - CAO XUÂN DỤC (1842-1923) Tự Tử Phát, hiệu Long Cƣơng, ngƣời làng Thịnh Mỷ, phủ Diễn Châu tỉnh Nghệ An. Đậu Cử nhân năm 1877, làm quan đến Học bộ Thƣợng thƣ. Tác giả: "Quốc triều hương khoa lục", "Quốc triều khoa bảng lục", "Nhân thế tu tri", "Long cương văn đối"... - NGUYỄN DƢ (thế kỵ XVI) Ngƣời làng Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, (nay thuộc huyện Thanh Miện tỉnh Hải Hƣng), học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm, bạn học Phùng Khắc Khoan. 158 Thi Hƣơng đậu Giải nguyên, thi Hội chỉ trúng tam trƣờng, đƣợc bổ làm tri huyện, đƣợc một năm thì cáo quan về ở ẩn. Tác giả: "Truyền kỳ mạn lục". - VŨ TRỌNG ĐẠI (chƣa rõ tiểu sử) - ĐỖ TUẤN ĐẠI (chƣa rõ tiểu sử) - NGUYỄN ĐỨC ĐẠT (1823-?) Tự Khoát Nhƣ, hiệu Nam Sơn chủ nhân, ngƣời làng Trung Cần huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An. Đậu Thám hoa năm 1853, làm quan đến Tuần phủ. Tác giả: "Nam Sơn tùng thoại", "Nam Sơn di thảo", "Vịnh sử thăng bình", "Vịnh sử thi tập".... - LÊ QUÝ ĐÔN (1726-1784) Chính tên là Lê Danh Phƣơng. Tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đƣờng, làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ (nay là huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình). Đậu Bảng nhãn năm 1752, làm quan đến chức Công bộ Thƣợng thƣ. Tác giả: "Vân đài loại ngữ", "Đại Việt thông sử", "Phủ biên tạp lục", "Kiến văn tiểu lục", "Quế Đường thi tập", "Quế Đường văn tập", "Toàn Việt thi lục".... - NGÔ CƢƠNG MẠNH ĐOAN (chƣa rõ tiểu sử) - NGÔ QUÍ ĐỒNG (thế kỵ XIX) Hiệu Huyền Đồng Tử, ngƣời Thừa Thiên. Làm quan dƣới triều Tự Đức. Tác giả: "Thơ thất ai" - TRẦN CAO ĐỆ (chƣa rõ tiểu sử) 159 - NGUYỄN TƢ GIẢN (1823-1890) Tự Tuân Phúc và Hy Bật, hiệu Vân Lộc và Thạch Nông, ngƣời làng Dụ Lâm, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh (nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc). Đậu Hoàng giáp năm 1844, làm đến chức bộ Lại Thƣợng thƣ. Tác giả: "Thạch Nông thi tập", 'Thạch Nông văn tập", “Yên thiều thi thảo", "Yên thiều bút lục", "Thạch Nông tung thoại"... - PHAN THANH GIẢN (1796-1867) Tự Tĩnh Bá và Đạm Trai, hiệu Lƣơng Khê và Ƣớc Phu, biệt hiệu Mai Xuyên, ngƣời làng Bảo Thanh, huyện Bảo An (nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Đỗ Tiến sĩ năm 1826. Làm đến Thƣợng thƣ bộ Hình và bộ Hộ, từng sang sứ Trung Quốc, Nam Dƣơng và Tân gia ba. Tác giả: "Lương Khê thi thảo", "Lương Khê văn thảo'... - NGUYỄN DƢỠNG HẠO (?—?) Ngƣời huyện Duy Xuyên, Thăng Hoa (nay là tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng). Tác giả: "Tựa Phong trúc tập". - NGUYỄN HÀNH (1771—1824) Chính tên là Nguyễn Đạm, tự Tử Kính, hiệu Nam Thúc, cháu ruột Nguyễn Du, ngƣời làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đậu Tiến sĩ và đƣợc xếp vào "An Nam ngũ tuyệt" (tức năm nhà thơ danh tiếng nhất đƣơng thời). Tác giả : "Quan đông tập" và "Minh Quyên thi tập". - NGUYỄN THƢỢNG HIỀN (1866-1925) Tự Đỉnh Nam và Đình Thần, hiệu Mai Sơn, ngƣời làng Liên Bạt, huyện Sơn Lãng (nay là tỉnh Hà Tây). 160 Đậu Hoàng giáp năm 1889. Tác giả: "Nam chi tập", "Hạc thư ngâm biến", "Mai Sơn ngâm tập" Nam Hương tập", Mai Sơn ngâm thảo"... - PHẠM ĐÌNH HỔ (1768-1839) Tự Tùng Niên và Bỉnh Trực, hiệu Đông Dã Tiều, ngƣời làng Đan Loan, tổng Minh Loan, huyện Đƣờng An, phủ Thƣợng Hồng, trấn Hải Dƣơng (nay thuộc tỉnh Hải Hƣng). Làm quan dƣới triều Minh Mệnh năm 1821. Tác giả: "Vũ trung tùy bút", "Tang thương ngẫu lục" (soạn chung với Nguyễn Án), "Châu Phong tạp thảo", "Đông Dã học ngôn thi tập", "Tùng cúc liên mai tứ hữu"... - NGÔ THÌ HOÀNG (1770-?) Hiệu Huyền Trai và Thạch Ổ, trong Ngô gia văn phái. Đậu tú tài năm 1807. Tác giả: "Thạch ổ di chương". - PHAN HUY ÍCH (1750-1822) Tự Khiêm Thụ Phủ, hiệu Dụ Am, quê gốc ở làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc (sau đổi là Can Lộc), trấn Nghệ An. Từ sau khi nhà Lê mất, cha ông đến ở làng Thụy Khuê, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Hà Tây). Đậu Đình nguyên Tiến sĩ năm 1775. Đi sứ Trung Quốc năm 1790. Tác giả: "Dụ Am ngôn lục tập", "Dụ Am văn tập", "Cúc Đường bách vịnh thi tập". Ông còn là một trong số dịch giả "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn. - PHÙNG KHẮC KHOAN (1528-1613) 161 Tự Hoàng Phu, hiệu Nghị Trai và Mai Nham Tử, ngƣời làng Phùng Xá, huyện Thạch Thất, trấn Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Đậu Tiến sĩ năm 1580. Đi sứ Trung Quốc năm 1597. Tác giả: "Ngôn chí thi tập", "Huấn đồng thi tập", "Đa thức tập", "Mai Lĩnh sứ hoa thi tập", "Đào nguyên hành"... - LÊ HỮU KIỀU (1690-1760) Hiệu Tồn Trai, ngƣời làng Liêu Xá, huyện Mỷ Hào, tỉnh Hải Hƣng. Đậu Tiến sỷ năm 1718, làm quan đến Binh bộ Thƣợng thƣ. Từng đi sứ Trung Quốc. Tác giả: "Bắc sứ hiệu tần tập". - TRẦN BÁ KIÊN (chƣa rõ tiểu sử) Tác giả: "Tựa thơ Khuê oán". - NGUYỄN BỈNH KHIÊM (1491-1585) Tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân cƣ sĩ, biệt hiệu Tuyết Giang, ngƣời làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Hƣng (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Đỗ Trạng nguyên đời Mạc Đăng Doanh, làm quan đến Thƣợng thƣ bộ Lại, tƣớc Trình Quốc công. Tác giả: "Bạch Vân am thi tập", "Bạch Vân quốc ngữ thi tập". - NGÔ THẾ LÂN (thế kỵ XVIII) Tự Hoàn Phác, hiệu Ái Trúc, quê xã Vu Lai, huyện Quảng Điền, trấn Thuận Hóa (nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế). Tác giả: "Phong trúc tập ". - VŨ KHÂM LÂN (1702-?) Còn có tên Vũ Khâm Thận, quê làng Ngọc Lạc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Hƣng. 162 Đậu Tiến sỷ năm 1727, làm quan đến Tham tụng. Tác giả: "Phủ sát bị mật". - TRẦN DANH LÂM (1704-1777) Tự Khiêm Trai, ngƣời làng Bảo Triện, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đậu Tiến sỷ năm 1731, làm quan đến Binh bộ Thị Lang. Năm 1776 làm Lại bộ Thƣợng thƣ. Tác giả: "Hoan châu phong thổ thoại". - BÙI DƢƠNG LỊCH (1757-1827) Tự Tồn Trai, hiệu Thạch Phủ, ngƣời làng Yên Hội, xã An Toàn, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Châu Phong, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Đậu Hoàng giáp năm 1787. Tác giả: "Nghệ An ký", "Ốc lậu thoại", "Tồn Trai thi tập". - NGUYỄN VĂN LÝ (1795—1868) Ngƣời thôn Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội. Đậu Tiến sỷ năm Minh Mệnh 1313, làm quan đến Đốc học. Tác giả: "Chí hiên thi thảo". - HOÀNG ĐỨC LƢƠNG (?—?) Ngƣời Ngọ Kiều, Gia Lâm, Hà Nội. Đậu Hoàng giáp năm 1468, làm đến chức quan Tham nghị, có đi sứ Trung Quốc. Tác giả: "Trích diễm thi tập". - NGUYỄN MẠI (1852—?) Tự Tiểu Cao, quê xã Niêm Phù, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. 163 Đỗ Phó bảng năm 1889. Tác giả: "Việt Nam phong sử" (văn). - NGUYỄN HÀM NINH (1808-1867) Tự Thuận Chi, hiệu Tĩnh Trai và Nhâm Sơn, ngƣời làng Trung Ái phủ Quảng trạch (nay thuộc tỉnh Quảng Bình). Tác giả: "Nhâm Sơn thi tập" "Tĩnh Trai thi sao", "Phản thúc ước". - NGÔ THÌ NHẬM (1746-1803) Tự Hi Doãn, hiệu Đạt Hiên, thuộc Ngô gia văn phái. Đậu Tiến sỷ năm 1776. Đƣợc triều Tây Sơn cử đi sứ Trung Quốc năm 1793. Tác giả: "Thúy Vân nhàn vịnh" "Ngọc đường xuân khiếu", "Cúc hoa thi trận'', "Thu cận dương ngôn", "Cẩm đường nhàn thoại", Hoàng Hoa đồ phả", "Hàn các anh hoa", "Kim mã hành dư, "Xuân thu quản kiến", "Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh"... - NGUYỄN HỒNG NHẬM (1829-1883) Còn có tên là Nguyễn Phúc Thì, hiệu Dực Tông, lên ngôi vua lấy niên hiệu Tự Đức (1848-1883). Tác giả: "Ngự chế thi tập", "Cơ dư tự tỉnh thi tập", "Việt sử tổng vịnh tập"... Nổi tiếng với bài thơ Nôm "Khóc Bằng Phi". - PHẠM VĂN NGHỊ (1805—1880) Hiệu Nghĩa Trai, quê xã Tam Đăng, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hƣng, tỉnh Nam Định (nay là tỉnh Nam Hà). Đậu Hoàng giáp năm 1838. Tác giả: "Tự ký", "Tùng V i ên văn tập", "Nghĩa Trai thi văn tập", "Tứ thành thất thủ phú"... DOÃN UẨN (7—1849) 164 Còn có tên Doãn Ôn, quê Ngoại Lăng, tỉnh Thái Bình. Đậu Cử nhân và làm quan dƣới triều Minh Mệnh. - ĐINH LINH UY (chƣa rõ tiểu sử) - KÍNH TRAI NGÔ HY PHAN (chƣa rõ tiểu sử) - NGUYỄN THỨ PHỦ (chƣa rõ tiểu sử) - LÝ VĂN PHỨC (1785-1849) Tự Lân Chi, hiệu Khắc Trai, ngƣời phƣờng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận (nay thuộc Hà Nội). Đỗ Cử nhân năm 1819, làm quan đến chức Tham tri bộ Lễ. Đi sứ hoặc công cán ra nƣớc ngoài nhiều lần. Tác giả: "Tây hành kiến văn kỷ lược", "Tây hành thi ký", “Việt hành ngâm thảo", "Việt hành tục ngâm", "Học ngâm tồn thảo".... - CAO BÁ QUÁT (1809—1855) Tự Chu Thần, hiệu Cúc Đƣờng và Mẫn Hiên, quê làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Đậu Cử nhân 1831. Tác giả: "Cao Bá Quát thi tập", "Cao Chu Thần di cảo", "Cao Chu Thần thi tập", "Mẫn Hiên thi tập", "Tài tử đa cùng phú"... - BÙI NGỌC QUỶ (1796-1861) Còn có tên Bùi Quĩ, tự Hữu Trúc, quê làng Hải Thiên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên (nay thuộc tỉnh Hải Hƣng). Đậu Tiến sỷ năm 1829, làm quan đến Tham tri bộ Hình, Tổng đốc Bình Định. Năm 1848 làm chánh sứ sang Trung Quốc. Tác giả : "Yên đài anh thoại", "Hữu Trúc thi tập", "Hải phái thi văn tập", "Sứ trình anh thoại khúc", "Yên hành khúc", "Yên hành tổng tác"... 165 - HÀ TÔNG QUYỀN (1789-1839) Tự Tốn Phủ, hiệu Phƣơng Trạch và Hải ông, quê gốc Nghệ An sau cƣ trú ở làng Cát Động, Thanh Oai, Hà Tây. Đậu Tiến sỷ năm 1822. Từng đi "hiệu lực" tức phục vụ đoàn công cán sang Inđônêsia. Tác giả : "Dương mộng tập", "Tốn Phủ thi tập", "Tốn Phủ văn tập"... - NGUYỄN QUÝNH (thế kỵ XVIII) Quê làng Trƣờng Lƣu, xã Lai thạch, huyện La Sơn (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh). Đỗ Tiến sĩ năm 1772, làm quan đời Lê Chiêu Thống. Tác giả: Tựa "Tây hồ mạn hứng" của Ninh Tốn. - NHỮ BÁ SỶ (1788-1867) Tự Nguyên Lập, hiệu Đạm Trai, ngƣời làng Cát, xã Cát Xuyên, tổng Chƣơng Sơn (nay là huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Đỗ Cử nhân năm 1821, làm đến Đốc học Thanh Hóa. Tác giả: "Phi điểu nguyên âm". - NGÔ THÌ SỶ (1726-1780) Tự Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong, thuộc Ngô gia văn phái. Đậu Tiến sĩ năm 1766, làm quan đến Trấn thủ Lạng Sơn. Tác giả: "Anh ngôn thi tập", "Quan lan thi tập", "Nhị Thanh động tập", "Khuê ai lục"... - NGUYỄN VĂN SIÊU (1796-1872) Tự Tốn Ban, hiệu Phƣơng Đình, ngƣời làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Đỗ Phó bảng năm 1828, có đi sứ Trung Quốc. 166 Tác giả: "Đại Việt địa dư toàn biên" (soạn chung với Bùi Ngọc Quỷ) "Phương Đình thi văn tập", "Phương Đình văn loại", "Phương Đình thi loại".. - LÝ TỬ TẤN (1378-1457) Quê làng Triều Đông, huyện Thƣờng Phúc, đạo Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Đậu Thái học sinh đời Hồ, đồng khoa với Nguyễn Trãi năm 1400. Từng giữ chức Học sỷ Viện Hàn lâm. Tác giả: Tựa "Việt âm thi tập tân tuyển". - PHAN PHU TIÊN (thế kỵ XV) Tự Tín Thần, hiệu Mặc Hiên, quê làng Đông Học, huyện Từ Liêm, (nay là ngoại thành Hà Nội). Đậu Thái học sinh năm 1399. Làm đến Tri quốc sử Viện. Tác giả: "Việt âm thi tập" và "Đại việt sử ký tục biên". - NINH TỐN (1743 - ?) Tự Khiêm Nhƣ và Hy Chí, hiệu Mẫn Hiên, Chuyết Am và Chuyết Sơn. Quê làng Côi Trì, huyện Yên Mô, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Ninh Bình). Đậu Tiến sĩ và làm quan dƣới triều Lê Cảnh Hƣng. Tác giả: "Chuyết Sơn thi tập" và "Tây hộ mạn hứng". - VŨ DUY THANH (1810 - ?) Ngƣời làng Kim Bồng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Đậu Bảng nhãn năm Tự Đức thứ tƣ, làm quan tới chức Quốc tử giám tế tử. Tác giả: "Bồng châu thi văn tập". - MIÊN THẨM (1819 - 1870) 167 Hiệu Thƣơng Sơn và Bạch Hào Từ, thƣờng gọi là Tùng Thiện Vƣơng con trai vua Minh Mệnh. Tác giả ; "Thương Sơn thi tập". - Trúc Đào chủ nhân TÔN HÀNH THỊ (chƣa rõ tiểu sử) - ĐỖ KIÊM THIỆN (thế kỵ XIX) Ngƣời Nhân Mục, Thanh Trì, Hà Nội. Đỗ Tiến sĩ năm 1787. Tác giả : "Kim mã ẩn phu cảm tình lệ tập" (văn). - NAM SƠN THÚC (chƣa rõ tiểu sử) - LÊ HY THƢỜNG (chƣa rõ tiểu sử) - PHẠM PHÚ THỨ (1820-1880) Hiệu Trúc Đƣờng, biệt hiệu Giá Viên và Trúc An. Ngƣời làng Đông Bàn, huyện Diên Phƣớc, tỉnh Quảng Nam. Đậu Tiến sĩ năm 1843, làm quan đến Thƣợng thƣ bộ Hộ. Từng đi sứ sang Pháp năm 1863. Tác giả : "Tây phù thi thảo", "Giá viên biệt lục", "Trúc Đường tiên sinh thi văn tập", "Giá Viền toàn tập" (gồm 26 quyển). - NGUYỄN TRÃI (1380 - 1442) Hiệu Úc Trai, quê làng Chi Ngại, huyện Phƣợng Sơn (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hƣng). Đậu Thái học sinh năm 1400, có làm quan đời Hồ, sau là mƣu sĩ số một của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tác' giả: "Quân trung từ mệnh tập", "Bình Ngô đại cáo", "Lam Sơn thực lục", "Dư địa chí", "Chí Linh sơn phú", "ức Trai thi tập", "Quốc âm thi tập" "Băng Hồ di sự lục"... - LÊ HỮU TRÁC (1721-1790) 168 Còn có tên Lê Hữu Huân, hiệu Hải Thƣợng Lãn Ông ngƣời thôn Văn Xá, xã Liêu Xá, huyện Đƣờng Hào, trấn Hải Dƣơng (nay thuộc huyện Mỷ Văn, tỉnh Hải Hƣng). Tác giả: "Hải Thượng Y tông tâm tĩnh", "Thượng Kinh ký sự”. - NGÔ THÌ TRÍ (1766-?) Hiệu Dƣỡng Hạo, thuộc Ngô gia văn phái. Làm quan đến chức Hữu thị lang bộ Hộ đời Tây Sơn. Tác giả: "Sóc Nam hành kính". - MIÊN TRINH (1820-1897) Tự Khôn Chƣơng, biệt tự Quý Trọng, hiệu Tĩnh Phố, biệt hiệu Vi Dã, thƣờng gọi là Tuy Lý Vƣơng. Tác giả: "Vi Dã hợp tập", "Tuy quốc công thi tập", "Nữ phạm diễn nghĩa từ". - NGUYỄN CƢ TRINH (1716-1767) Tự là Nghi, hiệu Đạm Am, ngƣời gốc trấn Nghệ An, sau di cƣ vào làng An Hòa, huyện Hƣơng Trà (nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế). Đỗ Hƣơng tiến. Tác giả: "Đạm Am thi tập", "Quảng Ngãi thập nhị cảnh", "Sãi vãi". - NGÔ THÌ VỊ (1774-1821) Còn có tên là Ngô Thì Hƣơng, thuộc Ngô gia văn phái. Tác giả: "Mai dịch thú dư", "Thù phụng toàn tập", Thành phủ công di thảo". - NGÔ THẾ VINH (1802-1856) Hiệu Trúc Đƣờng và Dƣơng Đình, tự Trọng Phu và Trọng Dực, ngƣời làng Bái Dƣơng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (nay thuộc tỉnh Nam Hà). Đậu Tiến sĩ năm 1829, làm quan đến chức Lang trung bộ Lễ. 169 Tác giả: "Bái Dương Ngô tiên sinh", "Bái Dương thư tập", "Ngô Dương Đình văn tập", "Trúc Đường thi văn thảo"... - DƢƠNG PHÙNG XUÂN (chƣa rõ tiểu sử) - ĐỖ HẠ XUYÊN (chƣa rõ tiểu sử) - TRẦN THẾ XƢƠNG (chƣa rõ tiểu sử) 170 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT: A- TÁC PHẨM: 1. CAO XUÂN DỤC: Tựa "Thoại nông lục" - Tạp chí Văn học, Số 3/1978 2. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (tập II) TK X đến TK XVIII - Nxb Văn học, H., 1962 3. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (Tập III) TK XVIII - giữa TK XIX - Nxb Văn học, H., 1962 4. Lê Quý Đôn toàn tập (I) - Nxb Khoa học xã hội, H., 1976 5. Lê Quý Đôn toàn tập (II) - Nxb Khoa học xã hội, H. , 1977 6. Lê Quý Đôn Toàn tập (III) - Nxb Khoa học xã hội, H. , 1978 7. LÊ QUÝ ĐÔN: Vân đài loại ngữ (tập I) - Nxb Văn hóa, H., 1962 8. LÊ QUÝ ĐÔN: ''Vân dài loại ngữ (tập II) - Nxb Văn hóa, H.,1962 9. LÊ THỨC HOẠCH: Tựa "Nông sự toàn đồ" - Tạp chí Văn học, Số 3/1978 10. NGÔ THÌ SỶ: Đọc thơ Bạch Cư Dị - Tạp chí Văn học, Số 5/1973 11. Nguyễn Du toàn tập (tập I) - Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, H., 1995 12. Nguyễn Du toàn tập (tập II) - Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, H., 1995 13. NGUYỄN ĐỨC ĐẠT: Nam Sơn tùng thoại - Tạp chí Văn học, Số 1/1974 171 14. NGUYỄN MIÊN TRINH: Tựa "Tĩnh phố thi tập" - Tạp chí Văn học, Số 3/1979 15. Nguyễn Trãi toàn tập - Nxb Khoa học xã hội, H., 1976. 16. PHAN HUY CHÚ : Lịch triều hiến chƣơng loại chú (tập IV) - Nxb Sử học, H. , 1961 17.1. Tạp chí Văn học, Số 6/1963: Trích đăng ý kiến của nhiều học giả, thi nhân thuộc thế kỵ XVIII và XIX ở Việt Nam 17.2. Tạp chí Vặn học, Số 9/1968: Trích đăng ý kiến của nhiều học giả, thi nhân thuộc nhiều thế kỵ ở Việt Nam 17.3. Tạp chí Văn Học, Số 3/1979 : Trích đăng ý kiến của Cao Xuân Dục, Miên Trinh 18. Thơ văn Cao Bá Quát - Nxb Văn học, H., 1984 19. Thơ văn Lý - Trần (tập I) - Nxb Khoa học xã hội, H., 1978 20. Thơ văn Lý - Trần (tập II) - Nxb Khoa học xã hội, H., 1978 21. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nxb Văn học, H., 1983. 22. Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm (tập I) - Nxb Khoa học xã hội, H., 1978 23. Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm (tập II) - Nxb Khoa học xã hội, H., 1978 B. LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU 24. ARNAUĐÔP M.: Tâm lý học sáng tạo văn học - Nxb Văn học, H., 1978 25.1. BAKHTIN M. : Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki - Nxb giáo dục, H., 1993 172 25.2. BAKHTIN M. : Nghệ thuật và trách nhiệm - Văn nghệ Quân đội, Số 11/1995 26. BÙI DUY TÂN : Văn học chữ Hán trong mối tương quan với văn học Nôm ở Việt Nam - Tạp chí Văn học, Số 2/1995 27. BÙI HẠNH CẨN: Lê Quý Đôn - Nxb Văn hóa, H., 1985 28.1. BÙI VĂN NGUYÊN: Văn chương Nguyễn Trãi - Nxb Đại học và THCN, H., 1984 28.2. BÙI VĂN NGUYÊN - HÀ MINH ĐỨC: Thơ ca Việt Nam (hình thức và thể loại) - Nxb Khoa học xã hội, H., 1971 29. CAO XUÂN HUY: Tư tưởng phương Đông - gợi những điểm nhìn tham chiếu - Nxb Văn học, H., 1995 30. DOÃN CHÍNH (chủ biên): Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại - Nxb Giáo dục, H., 1993 31. DƢƠNG QUẢNG HÀM: Việt Nam văn học sử yếu - Bộ Giáo dục Sài Gòn, Trung tâm học liệu xuất bản, 1968 32. ĐÀO DUY ANH: Việt Nam văn học sử cương - Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1992 33. ĐỖ ĐỨC HIỂU: Đổi mới phê bình văn học - Nxb Khoa học xã hội và Nxb Mũi Cà Mau, 1993 34. ĐỖ LAI THÚY: Về một xu hướng đổi mới thi pháp thơ hiện nay - Báo Văn nghệ, Số 53 /1994 35. 1. ĐỖ VĂN HỴ: Người xưa bàn về văn chương (tập I) - Nxb Khoa học xã hội, H., 1993 35.2. ĐỖ VĂN HỴ: Thơ với nhà thơ Lê Quý Đôn - Tạp chí Văn học, Số 6/1984 173 35.3. ĐỖ VĂN HỴ: Nhà thơ và tác phẩm - Dẫn luận "Thơ với người xưa" (Tài liệu đánh máy), Di cảo 36. ĐỔNG TRỌNG MINH: Sơ lược lịch sử Trung Quốc - Nxb Ngoại văn, Bắc Kinh, 1963 37.1. ĐINH GIA KHÁNH - BÙI DUY TÂN - MAI CAO CHƢƠNG: Văn học Việt Nam từ thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII (Hai tập) -Nxb Đại học và THCN, H:, 1978, 1979 37.2. ĐINH GIA KHÁNH (chủ biên): Điển cố văn học - Nxb Khoa học xã hội, H., 1977 38.1. ĐINH THỊ MINH HẰNG: Góp phần tìm hiểu những quan điểm văn học của Lê Quý Đôn - Tạp chí Văn học, Số 5 / 19 83 38.2. ĐINH THỊ MINH HẰNG: Quan niệm của Lê Quý Đôn về những yếu tố hiện thực trong văn học - Tạp chí Văn học, Số 3/1992 39. GULAIÉP N. A. : Lý luận văn học - Nxb Đại học và THCN, H., 1982 40. GURÊVICH A. : Những phạm trù văn hóa trung đại (bản dịch in ronéo của Hoàng Ngọc Hiến) 41.1. HÀ MINH ĐỨC: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại - Nxb Khoa học xã hội, H., 1974 41.2. HÀ MINH ĐỨC (chủ biên): Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới - Nxb Sự thật, H. 1991. 42.1. HẦU NGOẠI LƢ - TRIỆU KỴ BÂN - ĐỖ QUỐC TƢỜNG: Học thuyết Tử Tư Mạnh Tử - Nxb Sự thật, H., 1960 42.2. HẦU NGOẠI LƢ - TRIỆU KỴ BÂN - ĐỖ QUỐC TƢỜNG: Bàn về tư tưởng cổ đại Trung Quốc - Nxb Sự thật, H., 1961 174 43. HOÀNG TRINH: Từ ký hiệu học đến thi pháp học - NxbKhoa học xã hội, H., 1992 44. HOÀI THANH - HOÀI CHÂN: Thi nhân Việt Nam - Nxb Văn học, H., 1992 45. HỒ SỶ VỊNH: Đổi mới là sự nghiệp của văn hóa và trí tuệ - Báo Văn nghệ, số 8/1995 46. HUYỀN GIANG: Có những quan niệm về con người cá nhân của phương Đông không? - Tạp chí Văn học, Số 6/1995. 47. JAKOBSON R.: Thi pháp học - Tài liệu tham khảo sau Đại học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh xuất bản, 1994 (Trần Duy Châu dịch) 48. KENZABURÔ OÊ: Sinh ra từ sự mơ hồ Nhật Bản - Báo Văn nghệ Trẻ, số 3- 1995. 49. KHÂU CHÂN THANH: Lý luận văn học, nghệ thuật cổ điển Trung Quốc - Nxb Giáo dục, H., 1995 50. KHRAPTRENKÔ M. B.: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học - Nxb Tác phẩm mới, H., 1978 51. KÔNRÁT N. I.: Về khái niệm văn học ở Trung Quốc - Nghiên cứu nghệ thuật, Số 5+6/ 1981 52. KIM THÁNH THÁN: Phê bình thơ Đường - Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh xuất bản, 1990 53. LẠC NAM: Tìm hiểu các thể thơ - từ thơ cổ phong đến thơ luật - Nxb Văn học, H., 1993 54. LÂM NGỮ ĐƢỜNG: Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa - Nxb Văn hóa, H., 1994 175 55.1. LÊ BÁ HÁN (chủ biên): Thuật ngữ nghiên cứu văn học - ĐH Sư phạm Vinh xuất bản, 1974 55.2. LÊ BÁ HÁN - TRẦN ĐÌNH SỬ - NGUYỄN KHẮC PHI: Từ điển thuật ngữ văn học - Nxb Giáo dục, H., 1992 56.1. LÊ CHÍ DŨNG: Về quan niệm văn học của Nguyễn Đình Chiểu - Tạp chí Khoa học, Đại học và THCN, Số 3/1993 56.2. LÊ CHÍ DŨNG: Thử nhìn lại con sông văn học Việt Nam - Lang Bian, Số 5/1995 57.1. LÊ ĐÌNH KỲ. Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực - Hội Nhà văn Tp. Hồ Chí Minh xuất bản, 1993 57.2. LÊ ĐÌNH KỲ: Tìm hiểu văn học - Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1984 58. LÊ HUY TIÊU: Chuyện xếp ngôi thứ trong làng văn ở Trung Quốc - Báo Văn nghệ, Số 39/1995. 59. LÊ NGỌC TRÀ: Lý luận và văn học - Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1990. 60.1. LÊ TRÍ VIỄN (chủ biên): Lịch sử văn học Việt Nam (tập 3 và tập 4A) - Nxb Giáo dục, H., 1976 60.2. LÊ TRÍ VIỄN: Đặc điểm có tính quy luật của lịch sử văn học Việt Nam - Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh xuất bản năm 1984 6 1 . LỘC PHƢƠNG THỦY (chủ biên). Phê bình văn học Pháp thế kỷ XX - Nxb Văn học, H., 1995 62.1. LISEVICH I.S: Tư tưởng văn học Trung Quốc cổ xưa (Trần Đình Sử dịch) - Đại học SP Tp. Hồ Chí Minh xuất bản, 1993 62.2. LISEVICH I.S.: Trao đổi khoa học tại Viện Văn học - Tạp chí Văn học, Số 5/1994 176 63.1. MAI QUỐC LIÊN: Ngô Thì Nhậm trong văn học Tây Sơn - Sở VHTT Nghĩa Bình, 1985 63.2. MAI QUỐC LIÊN: Dưới gốc me vườn Nguyễn Huệ - Sở VHTT Nghĩa Bình, 1986 63.3. MAI QUỐC LIÊN: Lời giới thiệu "Nguyễn Du toàn tập" -Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản năm 1995 64. NGÔ TẤT TỐ: Lão Tử - Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1992 65. NGUYỄN BÁ THÀNH: Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại - Nxb Văn học, H., 1995. 66.1. NGUYỄN DUY CẦN: Dịch học tinh hoa - Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1993 66.2. NGUYỄN DUY CẦN : Trang tử tinh hoa - Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1992 66.3. NGUYỄN DUY CẦN: Lão Tử tinh hoa - Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1992 67. NGUYỄN ĐĂNG MẠNH: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn - Nxb Giáo dục, H., 1994 68.1. NGUYỄN ĐĂNG THỤC: Lịch sử triết học phương Đông (5 tập) - Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1991 68.2. NGUYỄN ĐĂNG THỤC: Lịch sử tư tưởng Việt Nam ( 3 tập) - Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1992 69. NGUYỄN ĐỔNG CHI: Việt Nam cổ văn hóa sử - Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 1993 70. NGUYỄN ĐỨC DÂN: Những vấn đề lý luận của văn học so sánh - Nxb Khoa học xã hội, H., 1995 177 71. NGUYỄN HOÀNG PHƢƠNG: Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai - Nxb Giáo dục, H., 1995 72. NGUYỄN HỮU LƢỢNG: Kinh dịch với vũ trụ quan phương Đông - Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 1992 73.1. NGUYỄN HUỆ CHI: Từ nghĩa rộng và hẹp của hai chữ "văn học" trong quá khứ đến việc phân loại các loại hình văn học thời Lý Trần - Tạp chí Văn học, Số 5 / 1976 74. NGUYỄN HỮU SƠN: Về con người cá nhân trong thơ Nguyễn Trãi - Tạp chí Văn học, Số 9/1995 75. NGUYỄN LỘC: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (tập I, II) - Nxb Đại học và THCN, H., 1976 và 1978 76. NGUYỄN MINH TÂN (chủ biên): Từ trong di sản... - Nxb Tác phẩm mới, H., 1981 77. NGUYỄN NGUYÊN TRỨ: Thơ và thẩm bình thơ - Nxb Giáo dục, H., 1991 78. NGUYỄN PHAN CẢNH: Ngôn ngữ thơ - Nxb Đại học và THCN, H., 1987 79. NGUYỄN TIẾN ĐOÀN: Lương nghi tương phùng: nguồn gốc quan niệm của văn học Trung Quốc - Sông Phố (Hội Văn nghệ Đồng Nai), Số 29/1995 80. NGUYỄN THỊ DƢ KHÁNH: Phân tích tác phẩm văn học nhìn từ góc độ thi pháp - Nxb Giáo dục, H., 1995 81. NGUYỄN VĂN ĐƢỜNG: Công việc bình thơ của Hoài Thanh - Tạp chí Văn học, Số 5 / 19 95 82. OCTAVIO PAZ: Đi tìm thời hiện đại - Tạp chí Văn học, Số 5/1994 178 83.1. PHAN NGỌC: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều - Nxb Khoa học xã hội, H., 1985 83.2. PHAN NGỌC: Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới - Nxb Văn hóa Thông tin, H., 1994 84. PHONG LÊ (chủ biên): Văn học và hiện thực - Nxb Khoa học xã hội, H., 1990 85.1. PHƢƠNG LỰU: Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam - Nxb Giáo dục, H., 1985 85.2. PHƢƠNG LỰU: Đôi điểm khác biệt giũa lý luận văn học Đông - Tây - Tạp chí Văn học, số 11-1995 85.3. PHƢƠNG LỰU: Vài nét về lý luận văn học và mỹ học cổ điển Trung Quốc - Tạp chí Văn học, Số 6/1971 85.4. PHƢONG LỰU: Giới thiệu "Văn tâm điêu long" của Lưu Hiệp - Thông báo nghệ thuật, Số 12/1975 85.5. PHƢƠNG LỰU: Theo Kinh dịch, văn là gì? - Báo Văn nghệ, Tết Bính Tý 1996. 85.6. PHƢƠNG LỰU: Thuyết "Di tình" trong văn nghệ - Báo Văn nghệ, Số 42/1994 86. THÀNH DUY: Về tính dân tộc trong văn học - Nxb Khoa học xã hội, H., 1982 87. THẾ MẠC: Thơ thế nào là hay - Tản viên sơn (Hội văn nghệ Hà Tây), Số 8+9/1994 88.1. TRẦN ĐÌNH HƢỢU - LÊ CHÍ DŨNG: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời (1900 -1930) - Nxb Đại học và THCN, H., 1988 88.2. TRẦN ĐÌNH HƢỢU: Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại - Nxb Văn hóa Thông tin, H., 1995 179 89.1. TRẦN ĐÌNH SỬ: Thi pháp thơ Tố Hữu - Nxb Tác phẩm mới, H., 1987 89.2. TRẦN ĐÌNH SỬ: Thời trung đại - cái tôi trong các học thuyết trong đời sống - Tạp chí Văn học, Số 7/1995 89.3. TRẦN ĐÌNH SỬ: Giáo sư Trần Đình Hượu với việc nghiên cứu văn hóa truyền thống - Báo Văn nghệ, Số 8/1995 90. TRẦN NGHĨA: Góp phần tìm hiểu "Văn dĩ tải đạo" trong văn học cổ Việt Nam - Tạp chí Văn học, Số 2/1970 91. TRẦN NGỌC VƢƠNG: Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam (loại hình học tác giả văn học) - Nxb Giáo dục, H., 1995 92. TRẦN NHO THÌN: Nhìn lại quan hệ giữa văn và đạo - Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Số 2/1990. 93.1. TRẦN THANH ĐẠM: Thơ mới (1930-1945) và thơ hôm nay - Báo Văn nghệ, Số 45/1994 93.2. TRẦN THANH ĐẠM: Ý nghĩa lịch sử và giá trị nhân văn của văn chương dân tộc 50 năm qua - Báo Văn nghệ, Số 4 9 /1 99 5 94. TRẦN THANH MẠI: Tìm hiểu quan niệm văn học của Lê Quý Đôn -Tạp chí Văn học, số 4-1960 95. TRẦN TRỌNG KIM: Nho giáo - Nxb TP.HỒ Chí Minh, 1992 96.1. TRẦN VĂN GIÀU: Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ TK XIX đến Cách mạng tháng Tám (tập I), Nxb Khoa học xã hội, H., 1973 96.2. TRẦN VĂN GIÀU: Triết học và tư tưởng - Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1988 97. TRƢƠNG CHÍNH: Hương hoa đất nước - N xb Văn học, H., 1979 180 98. SUZUKY: Đại cương triết học Trung Quốc - Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1992 99. Báo Văn nghệ các số: 17/1994, 38/1994, 45/1994, 50/1994, 50/1995... có đăng ý kiến của nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu nƣớc ngoài. 100. VŨ ĐÚC PHÚC: Thế nào là thơ hay? - Báo Văn nghệ, Số 47/1994 101. VŨ HẠNH: Đọc lại Truyện Kiều - Nxb Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh, 1993 102. VŨ KHIÊU: Anh hùng và nghệ sỹ - Nxb Văn học Giải phóng, 1975. 103. VŨ NGỌC KHÁNH. Truyền thống phê bình trong văn học ta - Tạp chí Văn học, Số 4 /1969. 104. XUÂN DIỆU: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập I) - Nxb Văn học, H., 1981 TIẾNG NGA 105. GRIN TSER P. : Poetika slova, Voproxƣ literaturƣi, 1-1984. 106. NIKULIN N. L.: Vietnamxkaia literatura X-XDC, M., 1977 107. LIKHACHEV Đ.X.: Poetika drevneruxxkoi literaturưi, Khuđôgiextvennaia literatura, L. 1967 108. OBXIANNIKOB M. PH.: Ixtoria extetitrxkoi muxli, M., Vuxsaia skola, 1984. 109. POXPELOB G. N.: Teoria literaturui, M., Vuxsaia skola, 1978 110. TATARKEVICH V.: Đrevnhia extetika, Ixkuxxtvo, M., 1977 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5881.pdf
Tài liệu liên quan