lời nói đâu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau những năm đổi mới, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta có bước phát triển nhanh và toàn diện. Nông nghiệp không những đảm bảo được an toàn lương thực, thực phẩm trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã chuyển biến rõ rệt theo hướng đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu thị trường.Mặc dù đạt được những thành tưu trên, song cơ cấu nông nghiệp vẫn con chuyển dịch chậm, vấn còn lạc hậu so với các nước trên thế giới.
42 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tình hình đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam từ năm 2000 - 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đầu tư cho nông nghiệp trong nhưng năm qua mặc dù có tăng nhưng vấn con thấp so với nhu cầu vốn của ngành. Khối lượng vốn đầu tư ít, tỷ trọng thấp nhưng đầu tư lại dàn trải, phân tán, không tập trung dấn tới hiệu quả thấp, gây láng phí vốn trong khi đang thiếu vốn. Vấn đề đạt ra cần phải đầu tư vào đâu, đầu tư như thế náo để phát triển nông nghiệp có hiệu quả. Để làm sáng tỏ vấn đề này tôi xin nghiên cứu đề tài : “Tình hình đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp Việt nam từ năm 2000 - 2003"
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, mối quan hệ giưa đầu tư và phát triển kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trên cơ sở đánh giá thực trang tình hình đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời gian qua, từ đó đưu ra những định hướng và các giải pháp nhầm thu hut đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu nhu: duy vật biện chứng, phương pháp logic, phương pháp phân tích tổng hơp và hệ thông hoá, phương pháp so sánh, cũng nhu phương pháp dừ báo....
4. Đóng góp của đề tài
- Đề tài làm sáng tỏ các vấn đề lý luận như: vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tế nông nghiệp , những cơ sở lý luận và thực tiến có thể vận dụng để giải quyết vấn đề vốn đầu tư trong những năm tới.
- Đề tài căn cứ vào mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp Việt nam thời kì 2001-2010 để đưa ra nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn sau.
5.Kết cấu đề tài.
Đề tài kết cấu thành ba phần chính
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp
Chương II: Thực trạnh đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam
Chương III: Định hướng và một số giải pháp về đầu tư nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp.
nội dung
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp
I. Quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp
1.Vai trò và đặc điểm của ngành nông nghiệp
1.1Vai trò
Nông nghiệp là ngành sản xuất giứ vị trí hết sưc quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mọi quốc gia. Nó cung cấp những nông sản, lương thực, thưc phẩm cơ bản và thiết yếu cho con người, mà nếu thiếu nó ảnh hưởng không chỉ về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng đến mặt xã hội và chính trị.
Nông nghiệp không chỉ sản xuất ra lương thực ,thực phẩm, mà còn sản xuất ra nguyên liệu cho hàng loạt ngành công nghiệp phát triển ,như công nghiệp chế biến thực phẩm,công nghiệp dệt- may,công nghiệp giấy ,đồ gỗ... Mà nếu không phát triển tốt sẽ ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu và hàng tiêu dùng.
Nông nghiệp góp phần vào việc tăng thu nhập và tích luỹ của nền kinh tế quốc dân, thông qua cung cấp nông sản phẩm, thuế, cung cấp nông sản phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển đi lên từ nông nghiệp .
Nông nghiệp và nông thôn là nơi có nguồn lao mà qua tăng năng suất lao động, có thể giải phóng được lao động cho ngành kinh tế khác. Đồng thời đó là thị trường rộng lớn để tiêu thụ các sản phẩm công nghệ và dịch vụ tạo cho nền kinh tế chung phát triển .
Nông nghiệp và nông thôn trải trên địa bàn rộng lớn ở các vùng trên đất nước, nếu phát triển tốt sẽ góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái. Ngược lại nếu phát triển không tốt sẽ ảnh hưởng lớn ô nhiễm môi trường .
1.2 Đặc điểm của ngành nông nghiệp .
Sản xuất nông nghiệp gắn với cơ thể sống động vật, thực vật mà sự phát triển của nó phải tuân theo quy luật sinh học và phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên như đất đai, thời tiết, khí hậu, thuỷ lợi, thuỷ văn...Việc bố trí sản xuất cây trồng gì ? nuôi con gì ?để có năng suất cao, chất lượng tốt là phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và các yếu tố sản xuất đầu vào nhu giống, phân bón, nước. Thường thì nông nghiệp tái sản suất ra giống, từ đó phải chú ý đến chọn lọc, bồi dục, lai tạo để chon ra những giống tốt. Việc chọn giống bên ngoài phải qua quá trình chọn lọc, thử nghiệm rồi mới đưa vào sản suất đại trà.
Trong nông nghiệp, ruộng đát là tư liệu sản suất đặc biệt không thể thay thế được. Ruộng đất thường bị giới hạn về diện tích không thể tăng thêm, nhưng độ phì của đất có thể tăng thêm, nếu con người biết khai thác sử dụng hợp lý sẽ tạo khả năng tăng năng suất không ngừng. Từ đó một mặt phải sử dụng ruộng đất hợp lý và tiết kiệm cho phù hợp với điều kiện tong vùng, địa phương. Hạn chế ding đất sản xuất nông nghiệp , đặc biệt ruộng đất tốt để xây dung cơ bản hoặc sử dụng ruộng đát cho mục đích phi nông nghiệp .
Mặt khác, ruộng đất lại trải dài trên địa bàn rộng lớn cho nên hoạt động của sản xuất nông nghiệp khá phức tạp, tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế tưng vùng, tong tiểu vùng. Chính vì vậy, khi bố chí cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản,theo cơ cấu nào phải phù hợp với điều kiện đất, nước, khí hậu, địa hình, cơ sở vật chất kĩ thuật của từng vùng .
Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao do hai yếu tố quan trọng.Yếu tố cơ thể sống của động thực vật theo quy luật sinh học của quy trình sinh trưởng, phát triển, phát dục và diệt vong làm cho thời gian lao động không chùng khớp với thơi gian sản xuất, tạo nên tình hình có khi lao động căng thẳng, có khi lao động lại nhàn rỗi, lao động thiếu việc làm.Gắn liền với tính thời vụ trong lao động là tính thời vụ trong sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật và trong thu hập của nông nghiệp .
Yếu tố thứ hai do diến biến thời tiết, khí hậu, thuỷ văn trong năm khác nhau làm cho sản suất vụ mùa khác nhau (vụ xuân, hề thu, vụ đông...)đòi hỏi chế độ canh tác cung khác nhau. Ngoài ra, thiên tai bất thường (lũ lụt, không hạn ) làm cho việc sản xuất thay đổi cho phù hợp với hiệu quả.
Nền nông nghiệp nước ta còn có đặc điểm riêng đó là một nền nông nghiệp lạc hậu còn mang tính chất tự cấp, tự túc, sản xuất hàng hoá còn ít năng suất cây trồng,vật nuôi,lâm nghiệp và thuỷ sản, năng suất lao động, năng suất đất đai còn thấp, lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn, thu nhập và đời sống của người lao động nông nghiệp còn thấp so với nhiều nước trong khu vưc và trên thế giới.
Nông nghiệp nước ta năm trong khu vục nhiệt đới và á nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn.
Thuận lợi, lượng mưa hàng năm tương đối lớn, sông ngói, ao hồ có nhiều cung cấp một nguồn nước ngọt tương đối lớn cho sản xuất và đời sống. Nguồn năng lượng mặt trời, ánh sáng nhiều, động thực vật khá phông phú có thể phát triển quanh năm, có nhiều cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới tạo nên một tập đoàn cây con đa dạng.
Tuy nhiên nông nghiệp nước ta cũng gặp phải khó khăn thường xảy ra nhu thiên tai, khí hậu ấm lên, đẽ phát sinh sâu bệnh làm cho mùa màng tổn thất lớn nếu không có biện pháp tích cực.
Ruộng đất canh tác bình quân đầu người thấp và có xu hướng giảm dần do dân số tăng và xây dung cơ bản phát triển nhanh.
2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải góp phần xây dung nền nông nghiệp bền vững và tạo ra nhiều nông sản hàng hoá xuất khẩu.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải nằm trong cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng. Chính vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải theo hướng chung, giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong phạm vi cả nước cũng nhu trong phạm vi nông thôn.
Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, khi bố chí cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản phải phù hợp với nhu cầu của thụi trường, đồng thời phải thích hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế của mỗi vùng.
Để xây dung nền nông nghiệp bền vững, cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải đa dạng bao gồm nhiều cơ cấu cây trồng, vật nuôi bổ sung cho nhau, phát huy lợi thế của nhau.
Trong tính đa dạng của cơ cấu nông nghiệp cần quan tâm đặc biệt những ngành tạo nên nhiều sản phẩm hàng hoá xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực vững chắc, đồng thời tăng xuất khẩu.
Đối với cây công nghiệp lâu năm phải chú ý những cây có giá trị cao như cà phê, điều, hồ tiêu, cao su, chè. Về cây cong nghiệp ngắn ngày chú ý phát triển những cây có đầu như lạc, đậu tương, vừng, cây có sợi như bông, dâu tằm, phát triển các loại rau, hoa, quả và cây cảnh cao cấp, có giá trị xuất khẩu cao. Về chăn nuôi, phát triển nhanh đàn lơn có tỷ lệ nạc cao, đàn bò thịt, bò sữa. Về thuỷ sản, tôm là ngành chủ lực cần được tập trung đầu tư, ngoài tôm cần phát triển các loại thuỷ sản khác. Về lâm nghiệp, ngoài việc bảo vệ khoanh nuôi, trồng rừng phòng hộ, cần phát triển rừng sản xuất như tre, trúc, keo, thông các loại, bạch đàn làm nguyên liệu ngành giấy và ngành ván gỗ nhân tạo. Đồng thời phát triển các loại cây đặc sản như quế, hồi, các loại cây lấy gỗ quý hiếm, các loại nguyên liệu chế biến thủ công, mỹ nghệ, các loại cây dược liệu.
Trong việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp cần tích cực phát triển những sản phẩm mà chúng ta phải bỏ ngoại tệ ra nhập khẩu như bông, đậu tương, ngô, dầu mỡ động vật, nguyên liệu thuốc lá, nguyên liệu giấy,bột sữa bò, muối công nghiệp. Mặt khác, cần chú ý nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh ở các loại nông sản trên thị trường thế giới .
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chỉ có thể thực hiện được thông qua sự phát triển các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, manh mún hiện nay ỏ nhiều nơi. Việc quy hoạch các vùng sản xuất tập trung sẽ cho phép áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và các phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến, phù hợp. Việc đầu tư xây dựng những vùng tậu trung đòi hỏi phải gắn nguyên liệu với nhà máy chế biến nông sản, gắn với cơ sở hạ tầng và các chính sách kinh tế cần thiết.Trong vùng sản xuất tập trung phải gắn liền sản xuất chuyên môn hoá và sản xuất tổng hợp đa dạng, gắn giưa cây trồng, vật nuôi chính với cây trồng , vật nuôi bổ sung và phụ, gắn sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Có nhu vậy mới làm cho sản xuất chuyên môn hoáphát triển tốt, đồng thời sử dụng một cách đầy đủ và hợp lý mọi nguồn lực đất đai, lao động cơ sở vật chất kĩ thuật. Hiện nay chúng ta đang hình thành một số vùng tập trung nhu vùng lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, vùng cà phê ở Tây Nuyên, vùng cao su ở Đong Nam bộ...
Nhưng ở nhiều vùng sản xuất tập trung còn chưa hoàn chỉnh nhu sự mất cân đối giữa nguyên liệu vá cơ sở chế biến, thiếu sự gắn bó giữa các ngành sản xuất và dịch vụ, giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa số lượng và chất lượng sản phẩm làm ra. Còn só những sản xuất quảng canh, năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, chất lượng còn kém, giá thành còn cao ....Ngoài ra, còn một số tồn tại khác do mở rộng diện tích một số loại cây trồng còn mang tính chất tự phát,bị động gây nên những láng phí đất đai, vốn, cơ sở vật chất và kĩ thuật như mở rộng diện tích cà phê vối quá nhiều, việc di dời và thu hẹp nhà máy đường do không đủ nguyên liệu, việc phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi tôm .
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp một khi đã được quy hoạch và xác lập cần được ổn định tương đồi để phát huy hiệu quả. Vì nếu cơ cấu sản xuất bị thay đổi thường xuyên sẽ kéo theo sự thay đổi chế độ canh tác, cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị và gây nên những láng phí to lớn, đặc biệt việc thay đổi các cây lâu năm, đàn gia súc cơ bản .v.v..
Trong một số trường hợp thật cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường thì nên áp dụng những giaỉ pháp tình thế về chính sách kinh tế hoặc điều chỉnh không nhiều cơ cấu sản xuất nông nghiệp .
3.Quy luật phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Trong kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch phát triển từ nông nghiệp sang lâm nghiệp và ngư nghiệp, những ngành có giá trị kinh tế cao hơn, nhưng việc sản xuất khó khăn hơn, đòi hỏi phải có trình độ, cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định và vốn đầu tư cao hơn. Trong quá tình phát triển, tỷ trọng ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp sẽ tăng lên còn của ngành nông nghiệp sẽ giảm đi, mặc dù ngành vẫn tăng trưởng.
Nông nghiệp chuyển dần từ trồng trọt sang chăn nuôi, tỷ trọng của ngàh trồng trọt giảm xuống, còn chăn nuôi tăng lên, trồng trọt là cơ sở, nền tảng cho sụ phát triển của chăn nuôi, là nơi sản xuất thức ăn cho chăn nuôi.
Trên cơ sở phát triển lương thực, nhất là khi vượt qua nhu cầu về lương thưc, sản xuất tăng nhanh và trở thành ngành nông nghiệp hàng hoá lớn. Chuyển dần từ chú trọng mặt lượng, sang chất lượng, sang những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, có lợi thế hướng xuất khẩu.
Gắn sự phát triển kinh tế với thu nhập và đời sống của người dân.Thu nhập cao thì đời sống được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá nông sản cũng thay đổi. Thay vì ăn đẻ no nhu trước kia chuyển sang chất, sang những sản phẩm đặc sản.Cùng với sự thay đổi đó kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
II. Đầu tư phát triển trong nông nghiệp
1. Vai trò của đầu tư trong ngành nông nghiệp
Đầu tư là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mọi ngành mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân, ngành nông nghiệp cũng không thể thiếu được.Vì vậy việc đầu tư cho nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, điều đó được thể hiện:
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng và cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Khác các ngành sản xuất khác, nông nghiệp là ngành sản xuất sinh học, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Vì vậy, đây là ngành cần lượng vốn lớn, nhưng lợi nhuận của ngành thấp, nhưng rủi ro cao. Trong đIều kiện sản xuất hàng hoá , do các quy luật của sản xuất hàng hoá chi phối, những người sản xuất sẽ tập trung đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực có lợi nhuận cao, dẫn đến một số ngành đầu tư mang hiệu quả thấp sẽ không được chú ý phát triển . Nông nghiệp là ngành và lĩnh vực rơi vào tình trạng đó. Do vậy, nông nghiệp phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào việc đầu tư nhất là đầu tư của nhà nước.
đầu tư cho nông nghiệp là yếu tố quyết định để phát huy tiềm năng về đất đai, sức lao động và các nguồn lợi tài nguyên khácnhằm cải biến nông nghiệp từng bước theo kịp các ngành, cá lĩnh vực khác trong phát triển kinh tế - xã hội .
Ngoài những vấn đề trên , nông nghiệp còn là ngành, lĩnh vực chứa đựng nhiều mối quan hệ kinh tế - xã hội phức tạp. Đầu tư cho nông nghiệp còn giải quyết những vấn đề xã hội nan giải (xoá đói giảm nghèo, bài trừ các hủ tục lạc hậu .. .), thực hiện các chính sách xã hội, một vấn dề hết sức quan tâm ở hầu hết các nước và các tổ chức quốc tế.
Nông nghiệp nước ta có vị trí rất quan trọng. Trong nhiều nămchúng ta chỉ chú ý đến nông nghiệp , lãng quên địa bàn nông thôn.Vì vậy kinh tế nông thôn nước ta chủ yếu là thuần nông cơ sở vật chất nghèo nàn, kết cấu hạ tầng thấp kém, sự cách biệt giưa nông thôn và thành thị, giữa nông nghiệp và các ngành ngày càng lớn.
Những năm gần đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung ki chú ý đầu tư cho nông nghiệp, chúng ta có những sai lầm trong nội dung và phương thức đầu tư. Vì vậy hiệu quả đầu tư chưa cao. Những năm gần đây, nhờ có những thay đổi về nội dung và phương thức đầu tư,nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệvà những bước tiến đáng kể. Tuy vây, vẫn ở trình độ phát triển thấp, đời sống nông dân còn thấp kém (nhất là vùng núi 0, sự cách biệt giư3ã thành thị và nông thôn vẫn còn lớn và có xu hướng tăng.
Từ những vấn đề trên, để thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, từng bước xoá bỏ sự cách biệt với thành thị và các ngành khác, vốn đóng vai trò hết sức quan trọng. Nông nghiệp , nông thôn nước ta đang thiếu vốn đẻ sản xuất, để mở rộng ngành nghè và dịch vụ, để xây dựng kết cấu hạ tầng. Cần thiết phải đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn (một địa bàn rất quan trọng )nhằm thực hiện những thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.Đặc điểm đầu tư trong nông nghiệp .
Để đầu tư cho nông nghiệp đạt hiệu quả cao, cần phải hiểu rõ những đặc điểm của đầu tư . Đặc điểm của đầu tư cho nông nghiệp , trước hết biểu hiện của hoạt động của vồn. Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, sự huy động vốn và sự hoạt động của vốn cúng có những đặc điểm riêng.
Nông nghiệp là ngành có nhiều đặc điểm mang thính đặc thù, trong đó tính nặng nhọc, phức tạp của lao động, tính sinh lợi thấp và tính rủi ro cao của sản xuất là những đặc điểm có tính dặc trưng nhất. Với những đặc điểm này, nông nghiệp là ngành cần lượng vốn lớn, nhưng lượng vốn trong nội bộ ngành ít, sức thu hút từ các ngành lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc đân con kém. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư qua ngân sách, nguồn vốn tín dụng ưu đãi có ý nghĩa hết sưc quan trọng.
Nông nghiệp là ngành sản xuất sinh học , ngoài những yếu tố lao động có nguồn gốc kĩ thuật còn có những tư liệu lao động có nguồn gốc sinh học ( cây trồng, vật nuôi ...). Những tư liệu lao động này, một mặt thay đổi giá tri sử dụng theo quy luật sinh học, mặt khác chúng không thể có sự khôi phục từng bộ phận như máy móc. Hơn nữa chu kỳ sản xuất của cây trồng vật nuôi khá phức tạp. Tuỳ thuộc vào từng loại mà chu kỳ sản xuất dài ngắn khác nhau ( loại ngắn cúng phải 3 tháng, có loại thời gian kiến thiết cơ bản dài tới 7 năm, chu kỳ kinh tế lên tới 40 năm như cây cao su ). Những yêu cầu về vốn theo đặc điểm trên rất nghiêm ngặt. Vì vậy, đầu tư và cung cấp vốn phải tuân thủ và phù hợp với từng loại cây trồng vật nuôi theo những đặc tính sinh học đó.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Bởi vì sự tác động của vốn vào quá trình sản xuất và hiệu quả kinh tế của nó không phải là trực tiếp mà là gián tiếp thông qua đất, cây trồng, vật nuôi. Để đầu tư vốn có hiệu quả, cơ cấu và lượng vốn phải phù hợp với yêu cầu từng loại đất đai, từng đối tượng sinh học.
Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, môi trừng sinh thái ngày cang sấu đi, điều kiện thiên nhiên ngày càng khắc nhiêt hơn làm cho rủi ro của sản xuất ngày càng cao, tổn thất ngày càng lớn, nhiều khi đầu tư khó thu hồi (đầu tư cho phòng hộ ).Khả năng rủi ro của vốn rất cao.
Ngoài ra tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp một mặt làm cho sự tuần hoàn và luân chuyển vốn chậm chạp, sự cần thiết phải dự trư đáng kể trong thời gian tương đối dài vốn lưu động (giống, thức ăn gia súc, phân bón ...) làm cho vốn ứ đọng. Mặt khác, đã tạo ra sự cần thiết tập trung hoá cao hơn các phương tiện kĩ thuật cho một lao động nông nghiệp ( đặc biệt ở các nước kinh tế phát triển ). Vì vậy, yêu cầu vốn cho nông nghiệp, nông thôn thường phải bổ sung một lượng lớn.
Đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển, các hộ nông dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp nhu Việt Nam. Trong tình trạng thu nhập của từng hộ và từng người còn thấp, khẳ năng tích luỹ trong nội bộ nông dân nhỏ, lực nội sinh không đủ giúp họ thoát ra khỏi sự nghèo đói vì thế nông dân ( kể cả những hộ được coi là giàu ) đang cần một lượng lớn để phát triển sản xuất .
ở nước ta thời gian qua ngân sách Nhà nước đã dành một số vốn đáng kể để đầu tư cơ bản cho nông nghiệp ( thuỷ sản, khai khoáng, xây dựng các trạm trại kĩ thuật, các cơ sở chăn nuôi thú y ...). Nếu tính theo giá năm 1990, vốn đầu tư cho nông nghiệp bình quân mỗi năm ở giai đoạn 1976 - 1985 là 732 tỷ đồng, giai đoạn 1976 - 1980 là 704 tỷ đồng, giai đoạn 1981 - 1985 là 732 tỷ đồng, giai đoạn 1986 - 1990 là 673 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so với yêu cầu , với sự đóng góp của nông nghiệp, nông thôn cho nền kinh tế quốc dân thì mức đầu tư là quá thấp. Trên thực tế những năm đó, hàng năm nông nghiệp, nông thôn sáng tạo ra khoảng 50% thu nhập quốc dân, nhưng tỷ trọng vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp, kể cả thuỷ lợi năm cao nhất năm cao nhất mới chiếm 21,2% ( thường ở mức 18% ). Trong khi đó, cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp còn ở trình độ rất thấp, nhất là vùng trung du và miền núi ( ở các miền này, diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu nướcchỉ đạt 26,3%, trang bị kĩ thuật đạt 27% yêu cầu ).
Đầu tư vốn qua tín dụng nông nghiệp, nông dân mới đáp ứng 50% - 60% nhu cầu. Hiện nay, đại bộ phận nông dân thiếu vốn sản xuất và có nhu cầu vay vốn,nhưng nguồn vốn cấp cho Ngân hàng nông nghiệp cho vay chủ yếu thoả mãn với điều kiện của các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước. Nhiều nông dân ( kể cả các trang trại ) chưa dám vay hoặc chưa được nguồn vốn vay. Hiện nay có hai ý kiến trái ngược nhau: phía nông dân cho rằng thủ tục vay còn phiền hà, nông dân khó vay vốn ngân hàng, phía ngân hàng cho rằng nông dân không tiếp cận và không có nhu cầu vay vốn. Nguồn vốn vay ưu đãi chủ yếu phục vụ cho các hộ nghèo, mức thu hút thấp và việc sử dụng vốn rất kém hiệu quả. Số vốn cho vay dài hạn và trung hạn dành cho nông nghiệp, nông thôn ở mức thấp ( 5% - 6% tổng vốn tín dụng cho nông nghiệp ) và chủ yếu cho các hoạt động chi phí sản xuất, thực thi các chính sách ưu đãi cho vay tôn cao nền nhà ỏ Đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng giao thông nông nghiệp, nông thôn...Đây là những vấn đề rất bức xúc đòi hỏi việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư phải xem xét một cách thấu đáo và giải quyết một cách thoả đáng.
3. Nội dung đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp .
Hội nghị lần thú 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã đề ra nghị quyết về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thời kì 2001-2010” với mục tiêu tổng quát là “Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiến bộ, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu”
Để đạt được mục tiêu đó, một trong những vấn đề quan trọng là phải có vốndt thoả đáng. Học thuyết kinh tế hiện đại đã nghiên cứu và giải đáp thành công mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư và phát triển kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng. Học thuyết khảng định: đầu tư là chìa khoá của tăng trưởng kinh tế; đầu tư là điều kiện để đạt tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia cũng nhu của mỗi ngành. Lý thuyết “ đầu tư và mô hình số nhân” đã chứng minh rằng tăng đầu tư sẽ bù đắp thiếu hụt của cầu tiêu dùng, từ đó tăng số lượng việc làm, tăng thu nhập. Trong nông nghiệp quan hệ đầu tư và tăng trưởng vận động theo chu kỳ: Tăng đầu tư – tăng thu nhập – tăng sức mua – tăng đầu ra; tăng đầu tư mới – tăng thu nhập mới – sức mua mới – tăng đầu ra mới – tăng trưởng mới.
Bổ sung vào lý thuyết “số nhân” là lý thuyết gia tốc”. Lý thuyết này không những nghiên cứu các quyết định đầu tư mà còn chứng minh mối quan hệ giữa tăng sản lượng còn làm đầu tư tăng lên thế nào và sau đó đầu tư tăng lên sẽ gia tăng sản lượng với nhịp độ ra sao. Sự tăng nhanh tốc độ đầu tư so với sự thay đổi về sản lượng nói lên ý nghĩa của lý thuyết “gia tốc” . Theo lý thuyết này, để vốn đầu tư tiếp tục tăng lên thì sản lượng bán ra phải tăng liên tục.
Với mục tiêu tổng quát là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn bền vững có năng suất chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Điều đó đặt ra cho các nhà hoạch định đầu tư câu hỏi “ đầu tư vào đâu ? đầu tư vào cái gì” sao cho đạt hiệu quả nhất. Những năm trước đây chúng ta đã có những sai lầm trong nội dung và phương thức đầu tư, chỉ chú ý đầu tư cho nông nghiệp . Những năm gần đây đã có sự thay đổi về nội dung đầu tư và đã đạt được một số kết quả nhất định.
3.1 Đầu tư vào thuỷ lợi.
Do chi phí xây dựng hệ thống kênh mương thường rất cao, không thể tính vào giá nước để thu từ nông dân. Cũng không thể có biện pháp ngăn cản nông dân láy nước từ nguồn kênh mương có sắn. Do vậy, ở các nước đều thực hiên chính sách cấp phát kinh phí cho xây dựng các công trình thuỷ lợi.
Nhà nước tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi theo hướng sử dụng tài nguyên nước, khai thác lưu vực sông để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất vật nuôi, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Trong xây dụng và quản lý các công trình thuỷ lợi, áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ tưới tiêu tiết kiệm nước, thực hiện xã hội hoá đầu tư và quản lý công trình thuỷ lơi, phát triển các tổ chức hợp tác sử dụng nước và quản lý thuỷ nông của nông dân.
Thuỷ lợi có tầm quan trọng đặc biệt để chống úng, hạn, thau, rửa mặn, cải tạo đất, tưới tiêu cho cây trồng và cung cấp nước ngọt cho người và gia súc. Phát triển hoàn chỉnh mạng lưới thuỷ lợi một cách đồng bộ và cân đối từ kênh mương các cấp, cống đập, trạm bơm tè công trình đầu mối đến đồng ruộng. Thuỷ lợi không những phục vụ tốt cho cây lúa mà còn các cây công nghiểp rau quả, chăn nuôi, cho đến chế biến nông sản và phục vụ đời sống. Kiên cố hoá kênh mương đẻ tăng thêm công suất để sử dụng, tiết kiệm nước, tăng khả năng hạn chế thiên tai bão, lũ, hạn.
3.2 Đầu tư xây dựng trang trại.
Nhà nước hỗ trợ kinh tế trang trại cả về cơ chế chính sách và cơ sở vật chất, kĩ thuật, cơ sở hạ tầng để khuyến khích các trang trạipt sản xuất với yêu cầu của nhà nước bằng các giải pháp cụ thể. Khuyến khích các hộ nông thôn, hộ thành thị đầu tư phát triển trang trại ở ở những vùng còn có quỹ đất nông, lâm nghiệp và mặt nước chưa được sử dụng . Nhà nước hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo bồi đưỡng kiến thức sản xuất , kinh doanh cho các chủ trang trai; hỗ trợ vốn thông qua chính sách tín dụng ưu đái; hỗ trợ xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông, điện, thuỷ lợi, cơ sở chế biến, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
3.3 Đầu tư cho trồng trọt và chăn nuôi.
Chú trọng vào đầu tư vào những cây con có chất lượng cao, xây dựng và hình thành các vùng sản xuất tập trung. Xây dựng quy hoạch phát triển vùng sản xuất gắn liền với cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ. Phát triển sản xuất và chế biến các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu có lợi thế của từng vùng, với quy mô hợp lý; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường trong nước và quốc tế.
3.4. Đầu tư ứng dụng khoa học kĩ thuật cho nông nghiệp.
Tiến bộ khoa học công nghệ là động lực cơ bản, là nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp vá xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Do vậy đầu tư cho khoa học công nghệ bao gồm những nội dung sau:
- Chú trọng đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch bao gồm chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm nông nghiệp.
Tăng cường hơn nữa về đầu tư cho thuỷ lợi và hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Xây dựng và phát huy tiềm lực khoa học công nghệ, tăng vốn đầu tư cho hoạt động công nghệ phục vụ sx nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học.
Tập chung xây dựng một số trung tâm nghiên cứu có tầm cỡ quốc gia, quốc tế đủ khả năng giải quyết các do thực tiễn nông nghiệp đặt ra,
Tổ chức đào tạo thêm và đào tạo lại đội ngũ cán bộ khoa học và có chính sách sử dụng và đãi ngộ cán bộ khoa học trong nông nghiệp để họ có thẻ yên tâm công tác, phát huy tính sáng tạo trong thực tiến.
Chương II: Thực trạnh đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam
I. Tình hình đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp (2000 - 2003)
1. Đầu tư trong nước
Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp trong 4 năm qua đã có sự thay đổi đáng kể, có sự gia tăng qua các năm. Không những tăng về số lượng mà chất lượng cũng có sự thay đổi, nhất là sự gia tăng của đầu tư của khu vực tư nhân.
Bảng 1; Vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển kinh tế nông nghiệp
( theo giá thực tế) Tỷ đồng
2000
2001
2002
2003
tổng
20933,7
16441,8
17448,1
19800
Nông, lâm nghiệp
17218,2
13628,6
14528,7
16500
Thuỷ sản
3715,5
2513,2
2919,4
3300
( theo giá so sánh năm 1994)
2000
2001
2002
2003
tổng
15936
12256,2
12975,6
14285,7
Nông, lâm nghiệp
13107,6
10348,0
10804,5
11913,1
Thuỷ sản
2828,4
1908,2
2171,1
2382,6
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Qua bảng số liệu cho thấy trong những năm gần đây lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp liên tục tăng từ năm 2001-2003, tuy chưa bằng năm 2000, nhưng đã có sự chuyển biến tích cực sau khi giảm mạnh năm 2001. Cụ thể năm 2002 tăng 5,7% so với năm 2001, năm 2003 tăng 10,25% so với năm 2002 (tính trên mức giá so sánh năm 1994).
Trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã tăng lên đáng kể và có nhiều hình thức đầu tư, vốn đầu tư tập trung hơn.
Bảng2;Vốn đầu tư của nhà nước cho phát triển nông nghiệp (theo giá thực tế) Tỷ đồng
2000
2001
2002
2003
tổng
10952,9
9208
9431,4
10920
Nông, lâm nghiệp
9227,3
8253
8503,9
9850
Thuỷ sản
1725,6
955
927,5
1070
(theo giá so sánh năm 1994)
2000
2001
2002
2003
tổng
8337,8
6991,6
7013,8
7894,2
Nông, lâm nghiệp
7024,2
6266,5
6324
7111,7
Thuỷ sản
1313,6
725,1
689,8
772,5
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư
Sau giảm mạnh vào năm 2001, vốn đầu tư của ngân sách nhà nước đã tăng dần qua các năm, năm 2003 tăng trên 10%.Điều đó cho thấy nhà nước đã có sự điều chỉnh trong đầu tư cho nông nghiệp. Đầu tư từ ngân sách nông nghiệp cho thuỷ sản giảm xuống nhưng thực tế tổng đầu tư cho thuỷ sản của toàn xã hội lại tăng mạnh. Do nhà nước đã có chủ chương đầu tư đúng đắn thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư . Vốn đầu tư của nhà nước chủ yếu tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành nông nghiệp tạo co sở thu hút các thành phần khác tham gia đầu tư vao nông nghiệp.
Bảng 3: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước cho nông, lâm, ngư nghiệp( tỷ đồng) .
1990
1995
1997
2002
Tổng số
409,2
2758,6
3044,0
4661,8
1) Nông nghiệp
409,2
2216,6
2384,4
4090,9
Trồng trọt
92,2
228,5
429,3
1399,4
Khai khoáng vùng kinh tế mới
29,5
82,7
80,7
83,5
Nông trường quốc doanh
55,6
131
205,1
1069,1
Cao su
20,8
7,9
11,8
47,2
Chè
0,9
4,1
3,5
19,5
Cà phê
2,6
14,3
17,9
45,5
Trạm, trại phục vụ trồng trọt
7,3
14,8
143,6
246,8
Chăn nuôi
16,9
50,5
213,4
42,4
Trạm đổi máy kéo
-
-
3,9
-
Thuỷ lợi
299,8
137,5
1737,7
2649,1
Trong đó thuỷ nông
244,4
-
-
-
2)Lâm nghiệp
-
433,7
498
370,9
3)Thuỷ sản
-
107,9
1661,6
200,0
Nguồn: tổng cục thống kê. Qua bảng số liệu cho thấy vốn đâu tư xây dựng cơ bản của nhà nước tăng dần qua các năm, năm 2002 là 4661,6 tỷ đồng tăng 11,4 lần so với năm 1990; đâu tư chủ yếu là vào ngành nông nghiệp năm 2002 chiếm 87,75% vốn xây dựng cơ bản của nhà nước
Trồng trọt: Vốn đâu tư xây dựng cơ bản cho ngành trồng trọt năm 2002 là 1399,4 tỷ đồng, chiếm 30,2% tổng vốn đâu tư của nhà nước và._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35651.doc