CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VẬT TƯ THIẾT BỊ TRONG DOANH NGHIỆP ĐÓNG TÀU
Khái niệm và đặc điểm của hoạt động nhập khẩu
1. Khái niệm
Ngoại thương là hoạt động kinh tế đã có từ lâu đời, xuất hiện từ chế độ chiếm hữu nô lệ. Trong các xã hội nô lệ và phong kiến, khối lượng hàng hoá mua bán ngoại thương còn ít, phương thức mua bán chủ yếu là mua bán trực tiếp, sự vận động của hàng và tiền luôn gắn liền với nhau. Ngày nay, sản xuất đã được quốc tế hoá, hoạt động ngoại thư
72 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tình hình hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị tại Công ty XNK Vinashin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng đã trở thành hoạt động chủ đạo trên thị trường thế giới. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không tham gia vào hoạt động phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hoá với các nước khác.
Trong hoạt động ngoại thương, xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài, nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài. Mục tiêu chính của ngoại thương là nhập khẩu chứ không phải là xuất khẩu mà là nhập khẩu. Xuất khẩu là để nhập khẩu vì nhập khẩu là nguồn lợi chính từ ngoại thương.
Nhập khẩu để bổ sung hàng hoá mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Ngoài ra, nhập khẩu còn nhập về những hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu.
2. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu
- Hàng hoá nhập khẩu ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng.
Thương mại quốc tế có xu hướng tăng tốc độ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất. Điều này thể hiện ở tỷ trọng của kim ngạch xuất nhập khẩu trong tổng sản phẩm quốc nội của mỗi quốc gia ngày càng lớn, thể hiện khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng nhiều. Cơ cấu mặt hàng trong thương mại quốc tế có những thay đổi sâu sắc: tỷ trọng mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên liệu giảm và tăng nhanh tỷ trọng sản phâm công nghiệp chế biến, máy móc thiết bị, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Sự đa dạng của thị trường nhập khẩu.
Ngoài các nước công nghiệp có nền kinh tế phát triển mạnh như Mỹ, Nhật,… thì các nền kinh tế mới được công nghiệp hoá (NIEs) cũng là những lựa chọn để nhập khẩu hàng hoá có chất lượng cao. Bên cạnh đó, cùng với quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, sự tham gia của các nước đang phát triển vào hoạt động buôn bán trên thị trường thế giới khiến cho thị trường nhập khẩu ngày càng đa dạng.
- Phương thức thanh toán tiền hàng nhập khẩu
Cùng với sự phát triển của ngoại thương, các hình thức thanh toán tiền hàng ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện cho cả bên xuất khẩu và nhập khẩu. Nhà nhập khẩu, xuất khẩu có thể thoả thuận, lựa chọn hình thức thanh toán cho phù hợp với điều kiện của mình. Các phương thức thanh toán quốc tế như: Phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ,… Các nhà nhập khẩu phải nghiên cứu để vận dụng một phương thức thanh toán cho phù hợp với từng hợp đồng.
- Cơ sở pháp lý cho hoạt động nhập khẩu
Hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng phải chịu sự chi phối của hệ thông luật pháp, thông lệ của quốc tế ( Công ước Viên 1980, UCP 500,…), luật của nước nhập khẩu hoặc nước thứ 3 và các tập quán thương mại quốc tế như Incoterm 2000,… Nhà nhập khẩu, nhà quản lý phải chú ý đến từng chế độ pháp lý riêng biệt tại những nước họ nhập khẩu hàng hoá. Luật pháp của mỗi nước khác nhau sẽ quy định những hoạt động, những hình thức và mặt hàng mà doanh nghiệp có thể tiến hành kinh doanh hoặc không được phép kinh doanh khác nhau. Mỗi quốc gia đều xây dựng một hệ thống luật pháp riêng để điều chỉnh các hoạt động xuất nhập khẩu. Mức độ ứng dụng của luật pháp các quốc gia cũng khác nhau, có những luật bắt buộc nhưng cũng có những dạng luật chỉ mang tính chất ứng dụng. Những nhà quản lý phải thông hiểu và nắm rõ chế độ luật pháp ở mỗi nước mà họ đang và sẽ hoạt động.
II. Tổ chức hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị trong doanh nghiệp của ngành đóng tàu
Nội dung hoạt động nhập khẩu
Điều tra nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường vật tư thiết bị đóng tàu là một hoạt động nhằm thực hiện một cuộc điều tra trên một thị trường cụ thể như Mỹ, Nhật, Úc,…Việc nghiên cứu thị trường vật tư thiết bị đóng tàu không chỉ dừng lại ở việc tập hợp một khối lượng thống kê và các dữ liệu có liên quan đến thị trường đó mà điều quan trọng là phải phân tích, giải thích được các dữ liệu thu thập để rút ra các kết luận hữu ích.
Ngay cả tại thị trường trong nước, một công ty cũng rất dễ phạm phải sai lầm trong việc phán đoán, đánh giá thị trường dẫn đến những quyết định kinh doanh sai, gây tốn kém. Vì thế khi kinh doanh trên thị trường quốc tế đầy phức tạp thì việc nghiên cứu thị trường là vấn đề sinh tử.
Nghiên cứu thị trường nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu là quá trình thu thập thông tin, số liệu về các thị trường cung cấp vật tư đóng tàu, từ đó phân tích số liệu, rút ra kết luận. Mục đích của việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu vật tư là lựa chọn thị trường nhập khẩu và đối tác thích hợp, dựa trên những hiểu biết về thị trường đó để lập phương án nhập khẩu và lựa chọn phương thức giao dịch cho phù hợp với thị trường.
Quy trình nghiên cứu thị trường trong doanh nghiệp nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu có thể gồm 7 bước sau:
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
Xác định nguồn gốc các thông tin : tìm thông tin ở đâu
Xác định các loại thông tin cần thu thập
Bước 3
Bước 2
Bước 1
Xác định vấn đề cần nghiên cứu
Chọn lựa các loại kỹ thuật để thu thập thông tin
Bước 4
Bước 5
Thu thập và xử lý thông tin
Bước 6
Phân tích và giải thích các dữ liệu đã thu thập
Trình bày và báo cáo kết quả
Bước 7
Xây dựng chiến lược, kế hoạch nhập khẩu
Để đạt được mục tiêu đề ra thì doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược, kế hoạch và thực hiện các bước đi thích hợp. Trong kế hoạch nhập khẩu của doanh nghiệp nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu phải chỉ ra cụ thể các vấn đề sau:
Mặt hàng vật tư, thiết bị cần nhập khẩu: chủng loại, tên hàng, số lượng, thông số kỹ thuật …
Thị trường nhập khẩu, đối tác nhập khẩu, phương thức giao dịch, đàm phán
Địa điểm giao dịch, thời gian giao dịch ký kết hợp đồng
Lựa chọn phương thức nhập khẩu, phương thức thanh toán và phương thức vận chuyển.
Đàm phán và ký kết hợp đồng
Đàm phán kinh doanh là sự bàn bạc, thoả thuận giữa hai hay nhiều bên để cùng nhau nhất trí hay thoả hiệp giải quyết những vấn đề về lợi ích có liên quan đến các bên kinh doanh.
Để đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu có ba phương thức đàm phán chủ yếu sau: đàm phán trực tiếp, đàm phán thông qua thư từ giao dịch: thư hỏi giá, thư chào hàng, thư đặt hàng, thư chấp nhận đơn hàng và đàm phán qua điện thoại.
Đàm phán qua thư tín là hình thức lâu đời nhất, nó cho phép đàm phán được nhiều bạn hàng và giảm được chi phí cho đàm phán. Tuy nhiên đàm phán qua thư tín đòi hỏi thời gian dài, dễ mất cơ hội kinh doanh nên thường được áp dụng cho các hợp đồng đơn giản.
Đàm phán qua điện thoại ngày càng phát triển vì nó tiết kiệm được thời gian, cho phép nắm bắt cơ hội kinh doanh nhanh chóng nhưng nó không có chứng cứ pháp lý cho thoả thuận của các bên. Vì thế đàm phán qua điện thoại thường sử dụng để thoả thuận các chi tiết nhỏ trong hợp đồng.
Đàm phán trực tiếp là sự đối mặt giữa các bên để thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng. Phương pháp này đòi hỏi chi phí cao và đòi hỏi nhà đàm phán phải chuẩn bị một cách cận thẩn trước khi tiến hành đàm phán.
Sau khi đàm phán, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị. Hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu là sự thoả thuận giữa các bên mua và bán có trụ sở kinh doanh đăng ký ở các nước khác nhau trong đó quy định bên cung cấp vật tư thiết bị phải giao hàng, chuyển giao chứng từ liên quan, quyền sở hữu cho bên nhập khẩu, bên nhập khẩu phải thanh toán và nhận hàng. Trong hợp đồng nhập khẩu phải ghi rõ các điều khoản chủ yếu và quan trọng như: tên vật tư thiết bị, chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao hàng, phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán.
Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu vật tư
Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu vật tư:
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu ( nếu có)
Bước 2: Đôn đốc người bán chuẩn bị hàng
Bước 3: Bước đầu thực hiện yêu cầu của khâu thanh toán
Bước 4: Thuê phương tiện vận tải
Bước 5: Mua bảo hiểm cho hàng hoá
Bước 6: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Bước 7: Nhận hàng từ người vận tải
Bước 8: Giao hàng cho khách hàng ở trong nước
Bước 9: Thanh toán tiền hàng
Bước 10: Khiếu nại nếu có
Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu vật tư
Theo Nghị định 57/CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ: Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo quy định của Pháp luật được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã ghi trong giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố thì không phải xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nhà nước chỉ quản lý nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc nhóm sau:
Hàng hoá Nhà nước cấm buôn bán nhập khẩu hoặc tạm dừng nhập khẩu
Hàng hoá quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch
Hàng hoá được phép nhập khẩu ngoài hạn ngạch.
Bước 2 : Đôn đốc người bán chuẩn bị hàng
Để kịp với thời gian và tiến độ đã ghi trong hợp đồng nhập khẩu, cán bộ phụ trách việc nhập khẩu vật tư thiết bị phải thường xuyên yêu cầu hãng sản xuất thông báo tiến độ chuẩn bị hàng qua thư, mail, điện thoại,… Nắm bắt tình hình chuẩn bị hàng của người bán còn giúp doanh nghiệp nhập khẩu chủ động trong việc bố trí nhận hàng, chuẩn bị nhân lực, các phương tiện cần thiết,… cũng như chủ động kịp thời giải quyết nếu người bán chậm trễ trong quá trình giao hàng.
Bước 3: Bước đầu thực hiện yêu cầu của khâu thanh toán
Tuỳ theo từng phương thức thanh toán được ký kết trong hợp đồng nhập khẩu mà cán bộ nhập khẩu vật tư của doanh nghiệp thực hiện các thủ tục để thanh toán tiền hàng.
Nếu hợp đồng nhập khẩu qui định hình thức thanh toán bằng L/C thì cán bộ nhập khẩu của doanh nghiệp phải đến ngân hàng làm thủ tục mở L/C: viết đơn xin mở L/C, ký quỹ mở L/C theo qui định của ngân hàng, nộp và xuất trình các chứng từ theo qui định
Nếu hợp đồng nhập khẩu qui định phương thức thanh toán là phương thức đổi chứng từ trả tiền ngay (CAD) thì cán bộ nhập khẩu vật tư của doanh nghiệp đến ngân hàng để ký biên bản ghi nhớ (qui định phương thức thanh toán là CAD, thời hạn trả tiền, Bộ chứng từ thanh toán, qui định người bán trả phí thanh toán) và chuyển đủ 100% số tiền thực hiện hợp đồng để lập tài khoản tín thác thanh toán cho người bán.
Nếu hợp đồng nhập khẩu qui định phương thức thanh toán là chuyển tiền trả trước thì cán bộ nhập khẩu vật tư thiết bị phải đến ngân hàng làm thủ tục chuyển tiền trả trước cho người bán. Cán bộ nhập khẩu phải hoàn thành đơn yêu cầu chuyển tiền: ghi rõ tên, địa chỉ, số tài khoản của người chuyển tiền và người hưởng lợi; tên, địa chỉ của ngân hàng chuyển tiền, số tiền cần chuyển và lý do chuyển tiền.
Bước 4: Thuê phương tiện vận tải
Nếu trong hợp đồng nhập khẩu qui định người nhập khẩu là người thuê phương tiện vận tải thì cán bộ nhập khẩu vật tư của doanh nghiệp sẽ tiến hành thuê phương tiện vận tải dựa vào các căn cứ sau đây:
Đặc điểm của vật tư.
Quãng đường vận chuyển từ nơi xuất khẩu đến nơi nhập khẩu để lựa chọn vận tải bằng đường hàng không, đường biển,… Hiện nay do đặc điểm của vật tư thiết bị đóng tàu mà doanh nghiệp thường lựa chọn vận chuyển bằng đường biển
Điều kiện chuyên chở của phương tiện vận tải.
Khi phải thuê tàu để vận chuyển hàng hoá, doanh nghiệp có thể chọn một trong ba phương thức sau:
Phương thức thuê tàu chợ.
Phương thức thuê tàu chuyến.
Phương thức thuê tàu định hạn.
Chẳng hạn, nếu vật tư nhập khẩu có khối lượng, trọng tải lớn như: thép tấm, thép hình,… thì ta phải thuê tàu chuyên chở hàng, điều kiện thuê tàu do sự đàm phán giữa người thuê và hãng tàu. Cước phí thuê tàu thường biến động theo thị trường và không bao gồm phí bốc dỡ hàng.
Nếu vật tư nhập khẩu không có khối lượng lớn và đi trên đường có tuyến tàu chợ thì ta thuê tàu chợ để chuyên chở hàng. Khi thuê tàu chợ thì phải chấp nhận các điều kiện đã được chủ tàu công bố trước nhưng cước phí lại tương đối ổn định bao gồm cả phí bốc và dỡ hàng.
Bước 5: Mua bảo hiểm cho hàng hoá
Trong quá trình chuyên chở hàng hoá bằng đường biển thường gặp rất nhiều rủi ro, tổn thất bởi vậy khi chuyên chở hàng hoá bằng đường biển việc bảo hiểm cho hàng hoá là vấn đề tất yếu. Nếu trong hợp đồng thuê tàu là điều kiện CIP và CIF và nhóm điều kiện D thì người nhập khẩu không phải mua bảo hiểm cho hàng hoá.
Cán bộ nhập khẩu vật tư khi mua bảo hiểm cho hàng hoá phải nghiên cứu kỹ các điều kiện bảo hiểm để nắm chắc phạm vi bảo hiểm, phải phân tích rủi ro cho hàng hoá (đặc điểm của hàng hoá, thực trạng của con tàu chuyên chở, vị trí xếp hàng trên tàu, hành trình chuyên chở dài hay ngắn) để xem rủi ro lớn hay nhỏ để mua bảo hiểm theo điều kiện nào cho phù hợp.
Điều kiện A: Bảo hiểm mọi rủi ro.
Điều kiện B:Bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng.
Điều kiện C: Bảo hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng.
Cán bộ nhập khẩu vật tư tiến hành làm giấy đề nghị bảo hiểm, trên cơ sở đó ký kết hợp đồng bảo hiểm, nộp phí và nhận chứng từ bảo hiểm cho hàng hoá.
Bước 6: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu
Thủ tục hải quan là các công việc mà chủ các đối tượng hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Thủ tục hải quan bao gồm: Khai báo, đăng ký hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, nộp thuế hải quan, thông quan, phúc tập và kiểm tra sau thông quan.
Khi nhận được bộ chứng từ hàng hoá do người bán gửi, cán bộ nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu phải thực hiện những công việc sau đây:
Khai và nộp tờ khai hải quan, xuất trình chứng từ cần thiết thuộc hồ sơ hải quan. Thời gian khai báo hải quan đối với vật tư thiết bị nhập khẩu là 30 ngày kể từ ngày lô hàng về đến cửa khẩu đầu tiên.
Đưa hàng hoá vật tư thiết bị đóng tàu đến địa điểm quy định để cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá. Dựa vào hồ sơ hải quan mà doanh nghiệp đã đăng ký và kết hợp với các tiêu chí khác mà hải quan sẽ phân luồng hàng hoá thuộc hàng luồng xanh, luồng vàng hay luồng đỏ. Kết thúc kiểm tra, hải quan sẽ xác nhận vào tờ khai.
Nộp thuế nhập khẩu và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
Bước 7: Nhận hàng từ người vận tải.
Khi nhận hàng phải có đầy đủ chứng từ và tổ chức nhận hàng nhanh, gọn. Nếu khi nhận hàng phát hiện ra tổn thất thì phải kịp thời lập chứng từ cần thiết để làm thủ tục khiếu nại các bên có liên quan.
Trình tự nhận hàng nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển:
Bước 1: Người nhập khẩu phải nhận bộ chứng từ do người bán gửi
Nếu thanh toán bằng phương thức nhờ thu, hình thức D/A người nhập khẩu ký chấp nhận hối phiếu để nhận chứng từ, hình thức D/P người nhập khẩu thanh toán tiền hối phiếu để nhận chứng từ.
Nếu thanh toán bằng phương thức CAD, ngân hàng thanh toán tiền cho người xuất khẩu rồi mới chuyển bộ chứng từ cho người mua.
Nếu thanh toán bằng phương thức L/C: nếu doanh nghiệp không ký quỹ hoặc chỉ ký một tỷ lệ nhất định doanh nghiệp nhập khẩu vât tư phải thanh toán cho ngân hàng mở L/C để họ giao chứng từ hoặc ký hậu vận đơn.Nếu ký quỹ đủ thì ngân hàng không kiểm soát bộ chứng từ, người mua có thể nhận chứng từ trực tiếp từ người bán.
Sau khi nhận bộ chứng từ do người bán gửi, cán bộ nhập khẩu vật tư thiết bị chuẩn bị kho bãi, phương tiên, đội ngũ xếp dỡ hàng.
Bước 2: Nhận hàng từ người vận tải và lập bộ chứng từ cần thiết
Cán bộ nhập khẩu vật tư thiết bị nhận thông báo sẵn sàng xếp dỡ ( NOR- Notice of Readiness) rồi ký chấp nhận
Xuất trình vận đơn gốc cho đại diện hãng tàu sau đó họ thu lại và cấp cho người mua lệnh giao hàng
Kiểm tra tình trạng của hàng hoá sau đó tiến hành dỡ hàng, nhận hàng và làm các quyết toán với tàu.
Bước 3: Lập các chứng từ để khiếu nại nếu hàng có tổn thất mất mát
Nếu phát hiện hàng đổ vỡ hư hỏng phải lập biên bản hàng đổ vỡ ( Cargo outtern Report)
Nếu hàng bị thiếu so với số lượng ghi trên vận đơn thì lập biên bản chứng nhận hàng thiếu.
Nếu thấy nghi ngờ hàng bị tổn thất mất mát thì phải lập thư dự kháng.
Kết thúc giao nhận, người nhập khẩu và hãng tàu phải lập biên bản kết toán giao nhận ( Report on Receipt of Cargo)
Bước 8: Giao hàng cho khách hàng ở trong nước
Sau khi hoàn tất các thủ tục nhận hàng tại Cảng thì doanh nghiệp nhập khẩu chủ động bố trí, sắp xếp phương tiện vận tải phù hợp để đưa thiết bị vật tư nhập khẩu giao cho khách hàng trong nước đã ký hợp đồng với doanh nghiệp.
Bước 9: Thanh toán tiền hàng
Thanh toán là nghĩa vụ chủ yếu của người nhập khẩu trong quá trình buôn bán, tuỳ theo từng phương thức thanh toán được thoả thuận trong hợp đồng mà công việc của cán bộ nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu sẽ tiến hành khác nhau
Nếu phương thức thanh toán trong hợp đồng là L/C hoặc phương thức thanh toán nhờ thu thì:
Với L/C trả ngay hoặc D/P: để nhận được bộ chứng từ, nhà nhập khẩu vật tư thiết bị phải thanh toán ngay tiền cho ngân hàng bằng cách vay tiền của ngân hàng.
Với L/C trả chậm hoặc D/A: nhà nhập khẩu chỉ cần ký “ chấp nhận thanh toán” vào hối phiếu sẽ được ngân hàng giao cho bộ chứng từ
Nếu phương thức thanh toán trong hợp đồng là chuyển tiền thì sau khi kiểm tra chứng từ hợp lệ, nhà nhập khẩu vât tư thiết bị đóng tàu sẽ lập lệnh trả tiền gửi tới ngân hàng để yêu cầu trả tiền cho nhà xuất khẩu.
Đối với hợp đồng uỷ thác nhập khẩu: Nếu cần thanh toán ngay cho ngân hàng mới nhận được bộ chứng từ thì bên nhận uỷ thác phải thông báo cho người uỷ thác nhập khẩu liên hệ với ngân hàng để chuyển tiền cho nhà xuất khẩu đồng thời làm thủ tục nhận bộ chứng từ.
Bước 10: Khiếu nại nếu có
Khi xảy ra tổn thất với hàng hoá, cán bộ nhập khẩu vật tư thiết bị tiến hành các thủ tục khiếu nại các bên có liên quan.
Để khiếu nại công ty Bảo hiểm thì:
- Thủ tục khiếu nại:
Trường hợp hàng hoá bị tổn thất riêng: Người nhập khẩu thông báo và yêu cầu người Bảo hiểm hoặc đại lý của họ thực hiện giám định ngay tổn thất, thời hạn là 60 ngày kể từ ngày bốc dỡ khỏi tàu. Sau đó gửi thư khiếu nại đến người vận tải về tổn thất do họ gây ra.
Trường hợp bị tổn thất chung: Người nhập khẩu ký vào biên bản có liên quan đến tổn thất chung theo yêu cầu của người vận chuyển. Thông báo cho người bảo hiểm để làm thủ tục bảo lãnh hoặc ký quỹ tổn thất chung
Trường hợp hàng hoá bị tổn thất toàn bộ: người nhập khẩu sau khi phát hiện ra tổn thất phải thông báo ngay cho bên bảo hiểm, cùng người bảo hiểm tiến hành các biện pháp cần thiết
Trường hợp hàng hoá có nghi ngờ bị tổn thất: Gửi ngay thư dự kháng cho thuyền trưởng con tàu trong vòng 3 ngày, yêu cầu tổ chức giám định ngay trong thời gian nói trên
- Hồ sơ khiếu nại gồm có:
Hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm gốc
Vận đơn gốc
Bản sao hóa đơn gốc hoặc các hoá đơn chi phí
Chứng từ xác định số lượng, trọng lượng hàng
Thư kèm tính toán số tiền khiếu nại
Giấy yêu cầu bồi thường hàng hoá tổn thất
Một số chứng từ khác tuỳ vào từng trường hợp cụ thể
Tổ chức hoạt động bán hàng nhập khẩu
Đối với hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu nhằm mục đích kinh doanh thì cán bộ nhập khẩu vật tư thiết bị sau khi làm thủ tục nhận hàng từ người vận chuyển sẽ đưa hàng về kho làm phiếu nhập kho. Sau đó, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ lên kế hoạch tiêu thụ hàng trong thị trường nội địa và tổ chức hoạt động bán hàng để thu hồi vốn và lấy lãi.
Các phương thức nhập khẩu vật tư thiết bị trong doanh nghiệp đóng tàu
Nhập khẩu uỷ thác
Là phương thức mua bán mà người mua và người bán phải thông qua một người thứ ba để thiết lập các mối quan hệ và thoả thuận các điều kiện mua bán. Một người (gọi là người nhận uỷ thác) nhận một uỷ nhiệm của một người khác (gọi là người uỷ thác). Người này yêu cầu người nhận uỷ thác thực hiện các giao dịch thương mại dưới danh nghĩa của chính họ.
Vai trò của người được uỷ thác gần giống với vai trò của người môi giới. Người nhận uỷ thác sẽ đứng ra tiến hành các giao dịch mua bán nhưng không phải cho chính mình mà họ hành động theo một hợp đồng uỷ thác. Sau khi tìm ra hàng hoá đúng với yêu cầu về chất lượng, chủng loại,giá cả,… của khách hàng đã uỷ thác, người nhận uỷ thác sẽ tự mình giao dịch với người cung cấp hàng và ký hợp đồng nhập khẩu. Người nhận uỷ thác có trách nhiệm báo cáo chính xác và đầy đủ với người uỷ thác về giao dịch đã tiến hành
Trong nhập khẩu uỷ thác, mối quan hệ giữa người nhận uỷ thác và người uỷ thác thể hiện thông qua hợp đồng uỷ thác. Nội dung cơ bản của hợp đồng bao gồm:
Thông tin các bên
Quy định mặt hàng uỷ thác
Chỉ rõ loại hình đại lý
Quy định mức giá mua bán ( giá trần, giá sàn)
Khu vực hoạt động của người nhận uỷ thác
Quy định về nghiệp vụ của người nhận uỷ thác ( thanh toán đúng thời hạn, …)
Hoa hồng cho người nhận uỷ thác: Tỷ lệ hoa hồng được hưởng, tiền hoa hồng, thời hạn thanh toán tiền hoa hồng
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Người uỷ thác phải chi trả các khoản hoa hồng và đền bù cho người nhận uỷ thác các chi phí, các khoản ứng trước của họ, đồng thời phải bồi thường các thiệt hại mà họ phải chịu trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tỷ lệ hoa hồng được quy định trong hợp đồng uỷ thác do sự thoả thuận giữa hai bên
Nhập khẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp vật tư thiết bị đóng tàu là hình thức nhập khẩu mà người mua và người bán vật tư thiết bị đóng tàu có thể trực tiếp gặp gỡ hoặc thông qua thư từ giao dịch để thiết lập quan hệ mua bán
Phương thức nhập khẩu trực tiếp nếu áp dụng cho những thị trường mới và người giao dịch còn hạn chế kinh nghiệm sẽ dẫn đến nhiều rủi ro. Khối lượng hàng hoá mua bán bằng phương thức này thường nhỏ quá trình giao dịch, đàm phán để dẫn tới ký kết hợp đồng phải nhiều lần mới dẫn tới kết quả nên chi phí lớn.
Các bước tiến hành nhập khẩu trực tiếp tại doanh nghiệp nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu:
Cán bộ nhập khẩu gửi hỏi giá đến các nhà xuất khẩu
Người bán chào giá
Hai bên hoàn giá
Chấp nhận chào hàng
Xác nhận mua bán
Thực hiện hợp đồng
Ngoài ra, khi hai bên đã có quan hệ buôn bán lâu dài, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ bỏ qua khâu hỏi giá mà đặt hàng trực tiếp luôn cho bên xuất khẩu, sau khi được người bán chấp nhận sẽ ký kết hợp đồng.
Nhập khẩu đối lưu (Counter – trade)
Nhập khẩu đối lưu là một phương thức nhập khẩu mà ở đó nhập khẩu được kết hợp chặt chẽ với xuất khẩu, người bán đồng thời là người mua.
Mục đích của nhập khẩu đối lưu là dùng hàng để đổi lấy hàng hoá nhập khẩu có giá trị tương đương.
Đặc điểm của phương thức này là:
Kết hợp nhập khẩu với xuất khẩu
Tiền rất ít được sử dụng để thanh toán, chỉ dùng để bù trừ cho sự chênh lệch giữa hàng xuất và hàng nhập
Điều kiện cân bằng trao đổi:
Cân bằng về giá:
Cân bằng về mặt hàng trao đổi: chất lượng hàng như nhau
Cân bằng về tổng giá trị trao đổi: Tổng giá trị hàng xuất và tổng giá trị hàng nhập cố gắng cân bằng nhau để ít sử dụng tiền bù trừ
Cân bằng về điều kiện cơ sở giao hàng
Các hình thức nhập khẩu đối lưu:
Hàng đổi hàng : thời gian xuất khẩu và nhập khẩu diễn ra đồng thời. Vấn đề đặt ra là phải tìm bên có nhu cầu tương ứng. Hình thức này thường có 2 hoặc 3 bên tham gia
Trao đổi bù trừ: Thời gian giao hàng xuất khẩu và nhập khẩu không nhất thiết phải đồng thời. Tiền chỉ có vai trò tính giá
Mua đối lưu
Chuyển giao nghiệp vụ
Giao dịch bồi hoàn: Một bên cung cấp máy móc thiết bị và được bên kia thanh toán bằng cách dành cho những ưu đãi trong đầu tư, hợp tác hoặc giúp đỡ bán sản phẩm
Mua lại: Được sử dụng trong chuyển giao công nghệ
Đấu thầu nhập khẩu
Đấu thầu nhập khẩu là phương thức nhập khẩu đặc biệt trong đó người mua ( người gọi thầu) công bố trước các điều kiện mua hàng để người bán (tức người dự thầu) báo giá, sau đó người mua sẽ chọn mua hàng của người bán nào có giá rẻ nhất và điều kiện tín dụng phù hợp nhất với những điều kiện đã nêu
- Đấu thầu nhập khẩu có 2 loại chính:
Đấu thầu mở rộng: thu hút tất cả các hãng, nhà sản xuất,nhà xuất khẩu muốn tham gia
Đấu thầu hạn chế: chỉ mời một số hãng nhất định tham gia đấu thầu.
Đấu thầu nhập khẩu gồm 4 bước:
Chuẩn bị đấu thầu
Thu nhận các đơn chào hàng của những công ty tham gia đấu thầu
Khai mạc đấu thầu
Ký kết hợp đồng với người thắng thầu
II. Những nhân tố tác động đến hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị của doanh nghiệp đóng tàu
1. Nhân tố khách quan
Ảnh hưởng của chính sách. luật pháp trong nước và quốc tế
Chính sách và luật pháp trong nước, quốc tế là nhân tố mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải nắm thật chắc và tuân thủ khi tham gia vào thị trường buôn bán thế giới. Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nhập khẩu vật tư thiết bị không những chịu sự tác động của luật pháp trong nước mà còn bị ảnh hưởng bởi luật pháp của nước xuất khẩu, những thông lệ tập quán kinh doanh thương mại quốc tế.
Tác động ảnh hưởng chủ yếu của luật pháp đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu thể hiện ở chỗ: Luật đưa ra các quy định về giao dịch như hợp đồng, bảo vệ bí quyết công nghệ,… Luật giá cả, luật thuế, lợi nhuận,…
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ vật tư nhập khẩu
Trong hoạt động nhập khẩu vật tư của doanh nghiệp đóng tàu, nhân tố này tác động đến việc lựa chọn chủng loại, hãng sản xuất và lập phương án kinh doanh. Đặc điểm của hàng hoá vật tư thiết bị là không có sẵn, hãng sản xuất chỉ bắt đầu sản xuất khi đã ký kết xong hợp đồng và thời gian giao hàng thường kéo dài vài tháng thậm chí cả một năm trong khi đó tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ trên thị trường thế giới lại luôn biến động bất thường, vì vậy mà việc nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu thường bị ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ. Xuất phát từ thực tế đó mà khi đàm phán ký kết hợp đồng đóng tàu cũng như hợp đồng nhập khẩu thiết bị vật tư, doanh nghiệp nhập khẩu phải hết sức cẩn thận và tính toán trong điều khoản thanh toán, sử dụng những công cụ thanh toán quốc tế để hạn chế rủi ro và bảo đảm an toàn cho doanh nghiệp trước những biến động của tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ.
Ảnh hưởng của biến động thị trường trong và ngoài nước
Doanh nghiệp nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu không chỉ chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu vật tư thiết bị của các doanh nghiệp đóng tàu trong nước mà còn phụ thuộc vào khả năng cung cấp, sự đa dạng của sản phẩm từ phía các nhà xuất khẩu nước ngoài.Ví dụ như sự biến động về giá cả của vật tư nhập khẩu hay nhu cầu trong nước cũng làm ảnh hưởng đến lượng hàng nhập khẩu. Nếu nhu cầu nhập khẩu sụt giảm do một yếu tố nào đó sẽ làm khối lượng nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu vật tư thiết bị giảm mạnh và ngược lại. Có thể nói hoạt động nhập khẩu phản ảnh sự biến động của thị trường.
Đặc biệt là với hàng hoá là vật tư thiết bị đóng tàu, trong nước chỉ sản xuất được nhưng thiết bị đơn giản còn đa số những thiết bị chính và quan trọng phải nhập khẩu từ các thị trường nước ngoài thì sự tác động của thị trường ngoài nước sẽ nhiều hơn thị trường trong nước. Các nhà máy sản xuất vật tư thiết bị phục vụ cho ngành đóng tàu hiện nay đang trong giai đoạn quy hoạch, xây dựng nên các doanh nghiệp nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu phải lựa chọn các đối tác nước ngoài cung cấp nguồn vật tư. Trong tương lai các doanh nghiệp sản xuất vật tư thiết bị đóng tàu trong nước sẽ bắt đầu phát triển, lúc đó các doanh nghiệp nhập khẩu vật tư thiết bị sẽ có thêm nhiều lựa chọn, không còn phụ thuộc quá nhiều vào các đối tác nước ngoài, giảm bớt sự ảnh hưởng từ những biến động của thị trường nước ngoài. Sự phát triển mạnh mẽ của những doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ tạo ra sự canh tranh với sản phẩm nhập khẩu, tiến tới dần thay thế sản phẩm nhập khẩu.
Ảnh hưởng của hệ thống giao thông vận tải – liên lạc
Trong thời đại công nghệ hoá thì giao thông vận tải và thông tin liên lạc là yếu tố không thể thiếu trong các hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Nhờ có hệ thống thông tin liên lạc mà hoạt động giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng trở nên nhanh chóng, thuận tiện giúp các nhà nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu kịp thời nắm bắt được cơ hội. Hệ thống thông tin liên lạc như Fax, Internet, Email,… đã đơn giản hoá các khâu trong quá trình nhập khẩu, tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Không những thế, hệ thống mạng Internet còn giúp doanh nghiệp nhập khẩu vật tư thiết bị chủ động trong việc tìm kiếm các đối tác, có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn các đối tác có ưu thế về giá cả cũng như chất lượng. Việc giao dịch qua thư điện tử Email góp phần đẩy nhanh tiến độ đàm phán, dùng email để thoả thuận các điều khoản nhỏ mà hai bên chưa thống nhất được, giúp các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời thông tin về hàng hoá : tiến độ giao hàng, tiến độ làm hàng,… với chi phí thấp nhất.
Hệ thống thông tin liên lạc cùng với hệ thống giao thông vận tải không ngừng được cải thiện góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu vì nó làm giảm bớt chi phí vận tải, vận chuyển hàng hoá, bốc dỡ bốc xếp hàng hoá đảm bảo tiến độ công việc. Việc hiện đại hoá các phương tiện bốc dỡ góp phần làm cho quá trình nhập khẩu vật tư nhanh chóng hơn, an toàn hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
Ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng
Hệ thống tài chính ngân hàng ngày càng có liên quan mật thiết tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn đất nước đang phát triển như hiện nay. Không chỉ là nguồn cung cấp vốn, tín dụng mà ngân hàng còn có vai trò quan trọng trong việc thanh toán tiền hàng trong hoạt động thương mại quốc tế. Hoạt động xuất nhập khẩu có quan hệ chặt chẽ với hệ thống ngân hàng. Ngân hàng đảm bảo lợi ích cho cả bên xuất khẩu và nhập khẩu khi tham gia buôn bán. Ngoài ra, ngân hàng có thể cung cấp vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu để có lượng vốn cần thiết để nhập hàng vì các hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu thường có giá trị rất lớn và cao hơn rất nhiều so với vốn mà công ty đang có.
2 .Nhân tố chủ quan
2.1 Ảnh hưởng của trình độ quản lý
Trình độ quản lý của doanh nghiệp nhập khẩu thể hiện ở trình độ quản lý nhân viên, quản lý hợp đồng nhập khẩu,… khuyến khích nhân viên làm việc với năng suất cao nhất. Một doanh nghiệp mà có trình độ quản lý yếu kém sẽ không sát sao được những công việc của nhân viên, lãng phí nhân lực và tiền bạc. Người quản lý có trình độ, có con mắt nhìn người sẽ sắp xếp được nhân viên vào vị trí đúng với năng lực của họ, tân dụng được nhân lực.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị, Cán bộ quản lý là người ra các quyết định lựa chọn đối tác cung cấp, lựa chọn thị trường và phải lên các kế hoạch, phương án nhập khẩu, chỉ cần một chút sai sót cũng có thể ảnh hưởng tới cả doanh nghiệp.
2.2 Ảnh hưởng của chất lượng nguồn nhân lực
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, ._.nguồn nhân lực là một yếu tố hết sức quan trọng, đòi hỏi cán bộ nhập khẩu phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Đặc biệt trong doanh nghiệp nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu, với đặc điểm của hàng hoá có nhiều nét đặc thù và phức tạp thì đòi hỏi ở nguồn nhân lực lại càng khắt khe hơn. Cán bộ nhập khẩu không chỉ có trình độ chuyên môn, thông thạo tiếng anh mà còn phải có những hiều biết nhất định về kỹ thuật, về vật tư thiết bị của ngành công nghiệp đóng tàu. Nếu cán bộ nhập khẩu không nắm rõ được những đặc điểm kỹ thuật của một vật tư nào đó, khi lựa chọn đối tác hay tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng sẽ giảm tính chủ động của người đi đàm phán hoặc thậm chí nhập loại vật tư không phù hợp với yêu cầu đề ra. Nếu cán bộ nhập khẩu không có chuyên môn nghiệp vụ sẽ làm ảnh hưởng xấu tới quá trình nhập khẩu, phát sinh những chi phí không hợp lý, thậm chí có thể vì sai sót của cán bộ nhập khẩu mà doanh nghiệp phải mất khoản tiền bồi thường.
2.3 Ảnh hưởng của cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp
Trong nhập khẩu vật tư thiết bị vốn là yếu tố rất quan trọng. Với đặc thù của hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị là có giá trị rất lớn, có khi chỉ một hợp đồng nhập khẩu đã lớn hơn rất nhiều so với nguồn vốn của doanh nghiệp vì vậy mà doanh nghiệp nhập khẩu vật tư thiết bị luôn trong tình trạng thiếu vốn. Thời gian thực hiện hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị khá dài, vì thế công ty nhập khẩu không thể chờ hoàn thành xong một hợp đồng rồi mới bắt đầu quay vòng vốn để thực hiện hợp đồng khác, mà cùng một thời điểm công ty nhập khẩu vật tư thiết bị phải thực hiện nhiều hợp đồng để đáp ứng đủ và kịp với nhu cầu trong nước. Vì vậy, vấn đề đặt ra của các doanh nghiệp nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu là đi vay vốn. Nhưng chuẩn bị nguồn vốn thế nào để đáp ứng được hợp đồng vừa mới ký kết cũng cần phải tính toán cẩn thận. Nguồn vốn có thể là vốn của doanh nghiệp (thường chiếm phần trăm rất ít), có thể là vốn vay ngân hàng, vốn vay nước ngoài hoặc vốn do khách hàng trong nước ứng trước. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị vật tư không thể vay được vốn thì hoạt động nhập khẩu sẽ bị trì hoãn, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ngoài vấn đề về vốn thì cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu. Để quá trình nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu diễn ra một cách thuận lợi thì doanh nghiệp nhập khẩu phải trang bị các cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho công việc của nhân viên trong doanh nghiệp: hệ thống mạng, máy tính, máy fax, ….
CHƯƠNG II:
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VẬT TƯ THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY XNK VINASHIN
Giới thiệu chung về Công ty XNK Vinashin
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất của nhà nước được thành lập theo Quyết định số No 69/TTg do Thủ tướng Chính phủ và ban hành ngày 31 - 01 - 1996 trên cơ sở tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt nam - Một ngành đã có truyền thống rất lâu đời ở Việt nam.
Do xu hướng hội nhập kinh tế và sự phát triển ngày càng lớn mạnh của tập đoàn công nghiệp Vinashin, ngày 31 tháng 10 năm 2003 Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin được thành lập theo quyết định số 1051/QĐ-TCCB-LĐ của Hội đồng quản trị Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, nay là Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Công ty hoạt động theo đăng ký kinh doanh số 0116000061 ngày 21/11/2003 và thay đổi lần hai ngày 07/09/2006 và Quyết định số 1052/QĐ-TCCB-LĐ ngày 31/10/2003 sửa đổi bổ sung ngày 20/12/2006.
Công ty hoạt động theo phương thức tự trang trải, được mở tài khoản ở ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng, được tổ chức và hoạt động theo quy chế.
Tên tiếng Việt:
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VINASHIN
Tên giao dịch tiếng Anh:
THE BRANCH OF VIETNAM SHIPBUILDING INDUSTRY GROUP – VINASHIN IMPORT – EXPORT COMPANY
Tên viết tắt:
VINASHIN IMEX (VNSIMEX)
Số đăng ký kinh doanh: 0116000061
Đăng ký lần đầu ngày 21/11/2003
Thay đổi đăng ký lần 2 ngày 07/09/2006
Địa chỉ trụ sở chính:
Phòng 3 Tầng 6 Nhà A Số 109 Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 047 343 855; 047 345 451
Fax: 047 344 762
Văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước.
Hoạt động theo uỷ quyền của Công ty Nhà nước:
Tên Công ty Nhà nước: Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
Giấy chưng nhận đăng ký kinh doanh: 0106000739 Do Phòng đăng ky kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 17/05/2006
Công ty xuất nhập khẩu Vinashin được thành lập với mục đích ban đầu là đáp ứng nhu cầu nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc cho hoạt động đóng tàu của các công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Ban đầu mới thành lập, Công ty XNK Vinashin chỉ có 2 thành viên nhưng đến nay đã có 39 cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, ngày càng đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu thiết bị tàu biển của các công ty trong nước. Giá trị nhập khẩu vật tư thiết bị của Công ty tăng dần qua các năm và ngày càng thực hiện được nhiều hợp đồng có giá trị lớn. Mặc dù là Công ty mới thành lập nhưng Công ty XNK Vinashin đã bắt nhịp được với cơ chế thị trường và không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý.
2. Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty
Bộ máy tổ chức của Công ty
Bảng 1:Sơ đồ tổ chức của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin năm 2007
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng nội chính
Phòng kế hoạch dự án
Phòng kinh doanh
Bộ
phận
tài
chính
kế
toán
Bộ
phận
nhân
chính
Bộ
phận
theo dõi dự
án
Bộ
phận
lập kế hoạch
thị trường và kế hoạch cho dự án
Bộ
phận
kinh doanh
Bộ
phận
giao
nhận
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Chức năng nhiệm vụ của Công ty và các phòng ban
* Chức năng nhiệm vụ của công ty:
Công ty xuất nhập khẩu Vinashin thực hiện hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: xuất nhập khẩu, kinh doanh và đầu tư, dịch vụ
Xuất nhập khẩu:
Vật tư, thiết bị cơ khí
Phụ tùng, phụ kiện tàu thuỷ
Các loại hàng hoá có liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ
Vật tư thiết bị giao thông vận tải
Kinh doanh và đầu tư:
Kinh doanh tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị và phương tiện mới, chế tạo kết cấu thép giàn khoan
Kinh doanh thép đóng tàu, thép cường độ cao
Dịch vụ
Dịch vụ hàng hải: môi giới hàng hải, bốc dỡ hàng hải, hoạt động kho bãi và các hoạt động khác hỗ trợ vận tải
Dịch vụ logistic, giao nhận và vận chuyển hàng hoá quốc tế
Dịch vụ du lịch, khách sạn
Đại lý hàng hoá và môi giới mua bán tàu biển, đại lý vận tải.
* Chức năng các phòng ban
- Phòng nội chính: tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác quản lý cán bộ, lao động, tài chính - kế toán, quản trị hành chính.
- Phòng kinh doanh: tham mưu cho lãnh đạo công ty về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phòng giao nhận: tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu
- Phòng kế hoạch dự án: Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác liên quan đến dự án đóng mới và lập kế hoạch vật tư và nguồn vốn cho dự án đóng mới
Ngoài các phòng ban trên, Công ty xuất nhập khẩu Vinashin còn có thêm 2 văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện Hải Phòng: giúp việc giám đốc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty tại thành phố Hải Phòng và một số khu vực lân cận
Văn phòng đại diện Hồ Chí Minh: Giúp việc giám đốc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh và một số khu vực lân cận.
Công ty xuất nhập khẩu Vinashin là một công ty mới thành lập với quy mô và số vốn nhỏ nên số lượng các cấp và các bộ phận quản trị trong công ty không lớn. Người đứng đầu tổ chức là Giám đốc có quyền tự quyết định rất lớn và báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc điều hành của công ty mẹ. Dưới giám đốc là một phó giám đốc và các phòng ban. Các phòng ban này trực tiếp chịu sự điều hành của giám đốc.
Đây là một mô hình tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, giữa các thành viên trong công ty có sự gắn bó chặt chẽ, tạo không khí hoà hợp trong công ty. Tuy nhiên mô hình nhỏ này sẽ không phù hợp với xu thế phát triển của công ty và của thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
3.1 Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh
Công ty xuất nhập khẩu Vinashin là Công ty kinh doanh theo sự uỷ quyền và sự chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu là chuyên về nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu phục vụ các công ty đóng tàu trong nước.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty XNK Vinashin được quy định trong giấy đăng ký kinh doanh như sau:
Kinh doanh tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị và phương tiện mới; chế tạo kết cấu thép giàn khoan; phá dỡ tàu cũ.
Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cơ khí, phụ tùng, phụ kiện tàu thuỷ và các loại hàng hoá liên quan đến ngành công nghiệp tàu thuỷ.
Lập dự án, chế thử, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Sản xuất, kinh doanh thép đóng tàu, thép cường độ cao
Lắp ráp, phục hồi, sửa chữa, xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư, thiết bị giao thông vận tải.
Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ; hợp tác liên doanh với các tổ chức trong và ngoài nước.
Dịch vụ du lịch khách sạn
Sản xuất các loại vật liệu, thiết bị cơ khí, điện, điện lạnh, điện tử phục vụ công nghiệp tàu thuỷ; mua bán, lắp ráp trang thiết bị nội thất tàu thuỷ
Dịch vụ Logistic, tàu mẫu, quảng cáo; cung cấp lắp đặt các hệ thống tự động, phòng cháy, chữa cháy; mua bán vận tải dầu thô, sản phẩm dầu khí
Đầu tư kinh doanh nhà, kinh doanh vật liệu xây dựng
Đầu tư mua bán các mặt hàng thuỷ sản và cung ứng các thiệt bị nuôi trồng thuỷ sản
Dịch vụ hàng hải; Môi giới hàng hải, bốc dỡ hàng hoá; hoạt động kho bãi và các hoạt động khác hỗ trợ vận tải
Đại lý hàng hoá và môi giới mua bán tàu biển, đại lý vận tải
Lữ hành nội địa; lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ du lịch khác
Tuy nhiên lĩnh vực hoạt động chính của công ty là nhập khẩu vật tư, các thiết bị phục vụ đóng tàu.
3.2 Đặc điểm về thị trường kinh doanh
Thị trường nhập khẩu vật tư thiết bị của Công ty XNK Vinashin là các quốc gia có nền công nghiệp phát triển như: Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Singapore, EU… trong đó các đối tác nước ngoài lớn và tin cậy của Công ty phải kể đến là:
Tập đoàn kinh doanh các thiết bị và vật tư đóng tàu Trung Quốc;
Tập đoàn Hyundai;
Liên doanh PILS;
Liên doanh công nghiệp nặng Hyundai;
Liên doanh động cơ STX; Liên doanh động cơ DOSSAN;
Liên doanh thép PTE Marubeni Itochu,…
Khách hàng chủ yếu của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin là các công ty đóng tàu, các nhà máy đóng tàu lớn trong nước từ Bắc vào Nam, đặc biệt là các đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên đóng tàu Bạch Đằng
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên đóng tàu Phà Rừng
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên đóng tàu Hạ Long
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xây lắp và Công nghiệp tàu thuỷ miền Trung
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Nha Trang
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Sài Gòn
Nhà máy đóng tàu Hải Dương
Nhà máy đóng tàu Sông Cấm
Nhà máy đóng tàu Nam Hà
Nhà máy đóng tàu Tam Bạc
……
3.3 Đặc điểm về vốn
Trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì vốn điều lệ của công ty là 478 tỷ đồng. Vốn điều lệ của Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin khi đăng ký kinh doanh chính là số vốn của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, do đó vốn của Công ty XNK Vinashin phụ thuộc vào Tập đoàn.
Công ty XNK Vinashin chủ yếu sử dụng vốn từ 3 nguồn chính:
- Vốn vay ngân hàng
- Vốn chiếm dụng ( khách hàng ứng trước)
- Vốn tập đoàn
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của Công ty XNK Vinashin
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Nợ phải trả
22.178.505.002
370.038.547.804
768.124.552.008
Trong đó:
- Vay và nợ ngắn hạn
- Người mua trả tiền trước
3.273.056.128
16.244.143.648
162.642.431.792
106.275.488.126
313.566.805.296
375.427.645.405
2
Vốn chủ sở hữu
362.815.092
1.464.563.077
11.225.468.379
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Qua bảng tình hình sử dụng vốn của Công ty ta thấy, nguồn vốn của Công ty chủ yếu là do khách hàng ứng tiền trước (năm 2007 chiếm khoảng 48%), vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số vốn của Công ty ( năm 2007 vốn chủ sở hữu chiếm 14%) nên rủi ro của Công ty khá cao mặc dù tổng nguồn vốn lớn. Công ty XNK Vinashin phải phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài, điều đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.4 Đặc điểm về nguồn nhân lực
Công ty có 39 cán bộ công nhân viên đều có trình độ đại học và sau đại học gồm có:
01 Giám đốc
01 Phó giám đốc
Phòng nội chính có 10 nhân viên
Phòng kinh doanh có 9 nhân viên
Phòng giao nhận có 2 nhân viên
Phòng kế hoạch dự án có 7 nhân viên
Văn phòng đại diện Hải Phòng có 6 nhân viên
Văn phòng đại diện trong thành phố Hồ Chí Minh: có 3 nhân viên
100% cán bộ công nhân viên trong Công ty XNK Vinashin đều có trình độ Đại học và trên Đại học, 98% cán bộ công nhân viên sử dụng thành thạo Tiếng Anh trong giao dịch đàm phán với đối tác nước ngoài do đó Công ty XNK Vinashin luôn đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi khắt khe của khách hàng trong nước. Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ nhân viên của Công ty. Ngoài ra, cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty đều là những người trẻ tuổi nên rất nhạy bén với nhu cầu khách hàng, sớm bắt kịp được với những thay đổi của thị trường. Đây là một trong những điểm mạnh của Công ty nhằm nâng cao uy tín với khách hàng.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Hoạt động nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ đóng tàu được coi là hoạt động chủ chốt và có vai trò quan trọng nhất của Công ty XNK Vinashin. Các mặt hàng nhập khẩu chính của công ty như: thép tấm, thép hình, máy chính, sơn, cẩu trên boong, hệ trục, máy lái, xuồng và phao cứu sinh …. Có thể nói ngoài những thiết bị đóng tàu mà trong nước sản xuất được, công ty nhập tất cả các thiết bị và vật tư nước ngoài để phục vụ đóng tàu. Tính đến hết năm 2007, công ty đã ký kết được 220 hợp đồng với các nhà nhập khẩu trên thế giới. Số lượng hợp đồng ký kết tăng dần qua các năm.
Sau đây là kết quả tài chính của hoạt động nhập khẩu hàng của công ty XNK Vinashin trong giai đoạn 2004-2007
Bảng 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
14.380.342.337
141.335.300.694
259.243.229.745
2
Giá vốn hàng bán
14.113.896.051
132.674.975.529
246.560.286.526
3
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
266.446.786
8.660.325.165
12.682.943.219
4
Doanh thu hoạt động tài chính
122.423.593
1.541.055.940
2.121.630.250
5
Chi phí tài chính
69.447.642
7.336.068.420
8.635.932.709
Trong đó: chi phí lãi vay
6.788.788.460
7.821.568.122
6
Chi phí bán hàng
-
-
-
7
Chi phí quản lý doanh nghiệp
229.326.504
1.698.541.907
2.279.992.314
8
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
90.096.233
1.166.770.778
3.888.648.446
9
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
90.096.233
1.166.770.778
3.888.648.446
10
Chi phí thuế TNDN hiện hành
25.226.945
326.695.818
1.088.821.565
11
Lợi nhuận sau thuế TNDN
64.869.288
840.074.960
2.799.826.881
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Nhìn vào kết quả tài chính trên ta có thể thấy rằng lợi nhuận của công ty qua các năm tăng dần, đặc biệt trong năm 2006 doanh thu tăng gấp 10 lần so với 2005 và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 12 lần so với năm 2005 nguyên nhân là do Công ty trong năm 2006 đã ký kết được nhiều hợp đồng nhập khẩu có giá trị lớn hơn năm 2005. Trên đà phát triển đó, tiếp thu những thành tựu đã đạt được, năm 2007 doanh thu của Công ty tăng gấp 2 lần, lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3 lần so với năm 2006. Điều này cho thấy hoạt động nhập khẩu của công ty ngày càng phát triển, công tác quản lý của công ty không ngừng hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp đóng tàu ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.
II. Tình hình hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị tại Công ty XNK Vinashin
Đặc điểm hoạt động nhập khẩu của công ty
Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty XNK Vinashin
Đơn vị tính: VNĐ
Thứ tự
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Kim ngạch xuất khẩu
0
0
0
2
Kim ngạch nhập khẩu
106.835.792.419
1.128.750.629.522
2.247.680.034.484
3
Tổng kim ngạch XNK
106.835.792.419
1.128.750.629.522
2.247.680.034.484
(Nguồn : Phòng kế toán)
Từ bảng trên ta có thể thấy hoạt động nhập khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu Vinashin tăng dần qua các năm cả về số lượng cũng như chất lượng, đặc biệt là năm 2007 kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Có kết quả như vậy là do trong năm 2007 là năm đầu tiên Tổng Công ty tàu thuỷ Việt Nam chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn, các đơn vị đóng mới tàu thuỷ của Tập đoàn đã tiến hành đóng mới trên 120 gam sản phẩm các loại và đã hoàn thành bàn giao trên 50 sản phẩm ; ngoài ra tại các công ty đóng tàu thuộc Tập đoàn cũng đã tiến hành đóng mới hàng loạt các tàu vừa và nhỏ, tàu kéo tàu đẩy, tàu đánh cá,… phục vụ thị trường trong nước,.. nên nhu cầu về vật tư thiết bị đóng tàu tăng mạnh trong năm 2007.
Mặt hàng nhập khẩu của Công ty chủ yếu là các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động đóng tàu, sửa chữa tàu thuỷ như: thép tấm, thép hình, máy chính, máy phát điện, thiết bị lái, các loại bơm, van ống,… Hiện nay, Công ty có quan hệ thương mại với rất nhiều quốc gia có nền công nghiệp tàu thuỷ phát triển: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật, Đức, Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Nga,… Vì đặc điểm của mặt hàng vật tư thiết bị là: giá trị mặt hàng lớn, khối lượng hàng cồng kềnh nên công ty thường sử dụng phương thức vận tải bằng đường biển để vận chuyển hàng hoá nhập khẩu
2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu
Các mặt hàng nhập khẩu
Ngành công nghiệp đóng tàu là một trong những ngành công nghiệp nặng đang phát triển hiện nay tại Việt Nam. Số lượng tàu thuỷ mà Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đóng mỗi năm ngày một tăng cả về quy mô và chất lượng. Để phục vụ cho nhu cầu của ngành đóng tàu, công ty XNK Vinashin phải nhập khẩu rất nhiều chủng loại vật tư thiết bị, máy móc như thép tấm, thép hình, các loại sơn, …….. Hiện nay trong nước mới cung cấp được một số loại sơn tàu thuỷ thông thường và một số loại vật tư đơn giản: vật liệu phụ chết tạo thân tàu như que hàn, vật liệu nội thất, một số loại bơm quạt, máy nén khí và nồi hơi,…Các vật tư còn lại phải tiến hành nhập khẩu từ nước ngoài.
Thép tấm và thép hình
Thép tấm và thép hình là loại mặt hàng có tỷ trọng nhập khẩu cao vì nó là nguồn vật tư chính trong việc chế tạo vỏ tàu. Loại vật tư này chiếm từ 15% đến 20% giá thành của tàu. Hai loại thép này phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài vì doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam chưa sản xuất được loại thép phục vụ cho ngành đóng tàu nên giá cả của mặt hàng này phụ thuộc và giá của thị trường thế giới. Do đó đây là mặt hàng nhập khẩu thường xuyên của Công ty XNK Vinashin.
Thép tấm và thép hình được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc do giá thành thép của Trung Quốc khá rẻ, ngoài ra còn có thể nhập khẩu thép từ Hàn Quốc và Nhật Bản nhưng không nhiều vì giá thành thép của Hàn Quốc, Nhật Bản cao hơn so với Trung Quốc.
Máy chính, hệ trục và chân vịt:
Máy chính để lai thiết bị đẩy trên tàu, là thiết bị chính tạo ra sự di chuyển của con tàu. Máy chính truyền lực qua hệ trục tới chân vịt tạo ra lực đẩy đưa con tàu đi. Máy chính, hệ trục và chân vịt chiếm khoảng 10% giá trị của một con tàu.
Máy phát điện:
Máy phát điện phát ra nguồn điện phục vụ mọi hoạt động của con tàu. Máy phát điện chiếm khoảng 5% giá thành của tàu.
Các chủng loại van, ống
Các loại van gồm có: van đóng mở bằng tay, van đóng mở bằng điện, bằng thuỷ lực, đóng mở bằng khí,… được làm bằng loại vật liệu gang đúc, thép đúc, đồng, thép không gỉ; các loại ống gồm có: ống chịu áp lực, ống dẫn nước được chế tạo bằng thép, mạ kẽm, ống dùng để điều khiển chế tạo bằng đồng, thép không gỉ… Các loại van, ống cũng là những vật tư được sử dụng nhiều trong đóng tàu, nó được dùng trong các hệ thống trên tàu như: hệ thống chữa cháy, hệ thống nước làm mát máy chính, máy phụ, điều hoà, máy nén khí, hệ thống điều khiển thuỷ lực, hệ thống dầu bôi trơn, hệ thống nước sinh hoạt, nước thải…. Loại vật tư này đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao vì luôn phải chịu áp lực cao, nhiệt độ khắc nghiệt nên các doanh nghiệp sản xuất trong nước chưa sản xuất được.
Nguồn nhập khẩu chủ yếu của các loại van, ống là các nhà sản xuất Hàn Quốc, Trung Quốc vì họ vừa có giá cả cạnh tranh lại vừa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.
Các loại bơm:
Các loại bơm gồm có: bơm cung cấp nhiên liệu cho hoạt động của máy chính, máy phát điện; bơm nước biển, nước ngọt để làm mát các máy và phục vụ sinh hoạt trên tàu; bơm cứu hoả; bơm nước ra vào tàu phục vụ việc dằn tàu trong quá trình khai thác
Thiết bị lái, thiết bị neo, chằng buộc tàu:
Thiết bị lái: máy lái, bánh lái có tác dụng chuyển hướng con tàu. Thiết bị neo tàu sử dụng khi tàu không hoạt động
Thiết bị cẩu hàng:
Thiết bị cẩu hàng dùng trong các loại tàu chở hàng rời, hàng bách hoá. Với tàu chở dầu hoặc chở chất lỏng sử dụng các loại bơm thay cho thiết bị cẩu hàng
Thiết bị nghi khí hàng hải
Thiết bị nghi khí hàng hải gồm có: Thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị định vị vệ tinh, thiết bị ra đa để quan sát vật cản trên đường, thiết bị dự báo thời tiết, thiết bị nhận dạng tàu, thiết bị cảnh báo an ninh, thiết bị hải đồ,…
Các loại vật tư khác:
Để phục vụ cho hoạt động đóng tàu, Công ty XNK Vinashin phải nhập khẩu rất nhiều các loại vật tư khác như: Các loại quạt: phục vụ thông gió hầm hàng, buồng hàng và các khu vực cabin, hầm, khoang tàu, kho; Thiết bị điều hoà, thiết bị chữa cháy bằng nước, bằng bọt, bằng CO2, …
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu vật tư thiết bị.
Trong những vật tư thiết bị đóng tàu mà Công ty XNK Vinashin nhập khẩu từ nước ngoài thì thép tấm, thép hình, máy chính, hệ trục và chân vịt, máy phát điện là những vật tư chiếm tỷ trọng cao vì đó là những vật tư có giá thành cao. Ví dụ như thép tấm và thép hình chiếm tới 10% đến 15% giá thành của một con tàu.
Bảng 5: Cơ cấu vật tư thiết bị nhập khẩu năm 2007
Thứ tự
Tên vật tư thiết bị
Giá trị NK
Tỷ trọng
1
Thép tấm, thép hình, thép ống, van
539.443.208.276
24%
2
Máy chính, hệ trục, chân vịt
449.536.006.896,80
20%
3
Máy phát điện, máy lọc, máy làm nước ngọt, máy nén khí, nồi hơi
337.152.005.172,60
15%
4
Thiết bị lái, nghi khí hàng hải, thông tin liên lạc
202.291.203.103,56
9%
5
Các loại bơm, quạt, thiết bị điều hoà, thiết bị trao đổi nhiệt
247.244.803.793,24
11%
6
Thiết bị boong, cần cẩu, nội thất, chữa cháy, cứu sinh
269.721.604.138,08
12%
7
Các vật tư thiết bị khác (cáp điện, tủ bảng điện, thiết bị chống ăn mòn thân tàu, thiết bị nhà bếp, trang bị sinh hoạt cho thuyền viên …)
202.291.203.103,56
9%
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Biểu đồ 1: Cơ cấu vật tư thiết bị nhập khẩu năm 2007
2.3 Thị trường nhập khẩu vật tư thiết bị
Để lựa chọn một nhà cung cấp vật tư thiết bị đóng tàu để ký hợp đồng, Công ty XNK Vinashin phải căn cứ trên nhiều phương diện, yếu tố: chất lượng, giá cả, tính ổn định của nguồn hàng, thời gian giao hàng,…Hiện nay, Công ty XNK Vinashin có quan hệ thương mại với rất nhiều thị trường trên thế giới: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Nga,…
Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu vật tư thiết bị theo từng thị trường:
Đơn vị tính: VNĐ
TT
Thị trường nhập khẩu
Giá trị nhập khẩu
2005
2006
2007
Nhập khẩu
106.835.792.419
1.128.750.629.522
2.247.680.034.484
1
Trung Quốc
27.568.423.895
263.562.890.837
420.863.458.752
2
Nhật
22.700.526.863
156.125.789.563
280.596.321.458
3
Hàn Quốc
41.204.128.924
289.005.893.562
551.521.869.720
4
EU
8.657.890.245
148.231.458.160
360.247.582.452
5
Singapore
4.425.126.780
185.720.563.891
298.000.485.121
6
Nga
1.074.456.712
47.622.382.179
185.845.637.124
7
Thị trường khác
1.205.236.000
38.481.651.330
150.604.679.857
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính của công ty XNK Vinashin)
Thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là một thị trường rộng lớn với hơn 1 tỷ dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong những năm qua. Hiện nay Trung Quốc đang là thị trường nhập khẩu và đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Trung Quốc là nước có ngành công nghiệp tàu thuỷ khá phát triển, đứng thứ ba trên thế giới chỉ sau Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung Quốc có thể sản xuất tất cả các chủng loại vật tư thiết bị phục vụ cho việc đóng tàu với mức giá rất cạnh tranh. Do đó đối với ngành công nghiệp đóng tàu của Việt Nam nói chung và công ty XNK Vinashin nói riêng thì Trung Quốc là thị trường cung cấp vật tư thiết bị đóng tàu lớn chiếm từ 20% đến 25 % tổng kim ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Trung Quốc như: thép tấm, thép hình, các loại van, ống, máy chính, hệ thống phát điện, cần cẩu, máy lái, các loại bơm, quạt,…..chuyên dùng. Các loại thép tấm và thép hình chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc do mặt hàng này có đặc thù kích thước và trọng lượng lớn nên chi phí vận tải cao, Trung Quốc có vị trí ngay sát Việt Nam, có cảng biển nối liền nên việc nhập khẩu thép tấm và thép hình từ Trung Quốc sẽ giảm đáng kể chi phí vận tải.
Ngoài ra Trung Quốc có chủng loại và giá cả các mặt hàng rất đa dạng phong phú, tạo nên nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Cùng một vật tư, thiết bị như nhau nhưng lại có nhiều mức giá khác nhau do chất lượng khác nhau, điều này giúp các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam có thể căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng chủ tàu, từng hợp đồng đóng tàu và mức độ đầu tư của chủ tàu để lựa chọn loại vật tư với mức giá cả cho phù hợp.
Thị trường Hàn Quốc
Hàn Quốc là một nước công nghiệp mới phát triển, thuộc nhóm NIC. Trong suốt những năm qua, Hàn Quốc đã có những bước tiến vượt bậc trong việc áp dụng khoa hoa kỹ thuật vào sản xuất và đã trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về ngành công nghiệp tàu thuỷ. Hiện nay hầu hết các chủ tàu lớn trên thế giới ở Mỹ và Châu Âu đều ký kết hợp đồng đóng tàu với các công ty đóng tàu của Hàn Quốc.
Những thiết bị vật tư đóng tàu nhập từ Hàn Quốc như: thép tấm, thép hình, các loại ống, van, thiết bị phát điện, máy chính, …. Các vật tư thiết bị đóng tàu của Hàn Quốc đều có chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của ngành đóng tàu nên Công ty XNK Vinashin thường xuyên nhập khẩu vật tư thiết bị từ các nhà sản xuất của Hàn Quốc mặc dù chủng loại và giá cả không đa dạng như vật tư thiết bị của Trung Quốc.
Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia phát triển, có nền khoa học tiên tiến, luôn áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ và đời sống sản xuất. Mặc dù ngành công nghiệp tàu thuỷ chỉ đứng vị trí số hai thế giới, sau Hàn Quốc nhưng công nghệ đóng tàu của Nhật lại tiên tiến nhất thế giới. Những vật tư thiết bị đóng tàu của Nhật có chất lượng cao nhưng giá cả cũng rất cao. Công ty XNK Vinashin thường chỉ nhập khẩu từ Nhật Bản những vật tư đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao, có những yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật
Thị trường Châu Âu:
Châu Âu là một thị trường rộng lớn, có rất nhiều quốc gia có nền công nghiệp tàu thuỷ phát triển như Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Ba Lan,… Các vật tư thiết bị đóng tàu của Châu Âu có chất lượng cao nhưng đồng thời giá cả cũng rất cao. Do đó những vật tư thiết bị được nhập từ châu Âu chủ yếu là do yêu cầu của chính các chủ tàu Châu Âu khi đến đóng tàu tại Việt Nam
Các hình thức nhập khẩu vật tư thiết bị của công ty
Bảng 7: Hình thức nhập khẩu vật tư thiết bị
Năm 2006
Năm 2007
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Kim ngạch nhập khẩu
1.128.750.629.522
100%
2.247.680.034.484
100%
Nhập khẩu
uỷ thác
993.300.553.979
88%
1.950.986.269.932
86,8%
Nhập khẩu
trực tiếp
135.450.075.543
12%
296.693.764.552
13,2%
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính của công ty XNK Vinashin)
2.4.1 Nhập khẩu thông qua hợp đồng uỷ thác
Theo hợp đồng uỷ thác, đơn vị đặt hàng gọi tắt là bên uỷ thác ( bên A) giao cho Công ty XNK Vinashin gọi là bên nhận uỷ thác (bên B) tiến hành nhập khẩu một số vật tư thiết bị nhất định. Công ty XNK Vinashin phải ký kết hợp đồng nhập khẩu với danh nghĩa của chính mình nhưng bằng chi phí của bên uỷ thác. Hợp đồng nhập khẩu của công ty XNK Vinashin với nhà sản xuất và các phụ lục kèm theo là một phần không thể tách rời của hợp đồng uỷ thác. Về cơ bản hợp đồng uỷ thácgồm 5 điều khoản: Đối tượng của hợp đồng, Giá cả, phương thức thanh toán và thời hạn, địa điểm giao hàng; Trách nhiệm của các bên; Bất khả kháng; Cam kết chung. Các hợp đồng uỷ thác đều nêu rõ trách nhiệm của bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác như sau:
- Bên uỷ thác nhập khẩu phải:
+ Thanh toán đúng, đủ cho Công ty XNK Vinashin giá trị hàng hoá nhập khẩu, tiền thuế GTGT, thuế nhập khẩu (nếu có) và phí uỷ thác thông thường theo tiến độ thanh toán như sau:
Thanh toán lần 1: 90% giá trị hoá đơn yêu cầu thanh toán của nhà sản xuất theo hợp đồng nhập khẩu trong phụ lục của hợp đồng uỷ thác này và các khoản thuế nhập khẩu, thuế GTGT (nếu có) sẽ được bên A thanh toán theo tiến độ L/C sau khi bên A nhận được hàng tại cảng đến và bộ chứng từ sau:
1. Vận đơn đường biển
2. Hoá đơn thương mại
3. Chứng từ bảo hiểm mọi rủi ro có giá trị 110% giá trị hợp đồng
4. Chứng chỉ xuất xứ
5. Chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất
6. Bản kê chi tiết hàng hoá
Thanh toán lần 2: Phí uỷ thác sẽ được bên A thanh toán không chậm quá số ngày quy định cho bên B sau khi bên B giao hàng cho bên A và bàn giao cho bên A bộ chứng từ gồm:
1. Biên bản bàn giao hàng
2. Hoá đơn phí uỷ thác
+ Bên uỷ thác phải chịu mọi chi phí phát sinh trong trường hợp không thanh toán đúng hạn cho bên B như: thanh toán trực tiếp mọi chi phí tín dụng phát sinh trên số tiền chậm trả cho Công ty tài chính CNTT (VFC) hoặc các tổ chức tín dụng khác theo thông báo thu lãi hàng tháng cho đến khi hoàn tất việc thanh toán
+ Bên uỷ thác tiếp nhận bộ chứng từ nhận hàng và chuẩn bị đầy đủ máy móc phương tiện tiếp nhận hàng hoá theo đúng tiến độ mà hai bên đã định tại địa điểm nhận hàng quy định trong hợp đồng
+ Bên uỷ thác có quyền yêu cầu giám định bởi bên thứ ba. Kết quả giám định là kết quả cuối cùng mà hai bên phải chấp nhận, chi phí giám định do bên A chịu khi chất lượng, xuất xứ hàng ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27857.doc