Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1

Mở đầu 1. Tính cần thiết của đề tài nghiên cứu: Sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp Nhà nước là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Chính phủ. Nó là yếu tố hết sức quan trọng trong việc đổi mới kinh tế xã hội, đưa nước ta tiến lên vững chắc trong thế hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. Việc tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp theo Quyết định 90 và 91 đã góp phần tinh giảm được số lượng và nâng cao về chất lượng hoạt động DNNN: các DNNN có điều kiện tập trung vốn cho

doc125 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất kinh doanh. Việc thử nghiệm chủ trương xoá bộ chủ quản và cấp hành chính chủ, đã góp phần cải cách hành chính; nâng cao chức năng quản lý Nhà nước của các Bộ và UBND tỉnh, thành phố... đã đạt được những kết quả bước đầu; các điều kiện để xây dựng các tập đoàn kinh tế đã được tạo lập; các doanh nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực trọng yếu như năng lượng, bưu chính viễn thông, dầu khí... đã hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, lý thuyết và thực tiễn cho thấy, việc tài chính các doanh nghiệp theo mô hình Tổng công ty 91 và 90 trong thời gian qua còn nhiều vấn đề cần phải xem xét. Đó là: + Cả nước hiện có 17 Tổng công ty 91 và 77 Tổng công ty 90, bao gồm 1605 Doanh nghiệp Nhà nước lớn và vừa, bằng 28.4% tổng số DNNN, chiếm 61% lực lượng vốn sản xuất, 61% lực lượng lao động thuộc khu vực DNNN. Như vậy, xét về số lượng, còn tới 2/3 số DNNN không được quản lý bởi Tổng công ty, hơn 1/3 số vốn và lao động khu vực DNNN nằm ngoài các Tổng công ty. Những doanh nghiệp này được Nhà nước quản lý bằng các cơ quan quản lý ngành và lãnh thổ, như các bộ và các sở. Cách quản lý này đương nhiên là không thể sâu sát, linh hoạt như cách quản lý của Tổng công ty. + Ngay cả 1.605 DNNN trực thuộc các Tổng công ty cũng không được quản lý tốt. Một trong các nguyên nhân khiến cho mô hình Tổng công ty 90 -m 91 không thể quản lý tốt các doanh nghiệp thành viên là địa vị pháp lý không rõ ràng của các chủ thể kinh tế trong mô hình nói trên. Quan hệ ba đỉnh quyền lực trong các Tổng công ty hiện nay (Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc - Giám đốc các DNNN thành viên) là kiểu quan hệ vừa gò bó, vừa lỏng lẻo, do không xác định được dứt khoát, rõ ràng về trách nhiệm và thẩm quyền. Nhiều nhà hoạt động thực tiễn cho rằng, Tổng công ty là số cộng giản đơn các DNNN thành viên, Tổng công ty không có thực quyền và có lúc, có nơi không có trách nhiệm. Quyền giao không đúng mức, trách nhiệm chung chung, lợi ích không có, đó là tất cả những gì khiến vai trò của Tổng công ty rất mờ nhạt. + Quá trình cổ phần hoá DNNN sẽ làm cho ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp không còn là thành viên của Tổng công ty 90 - 91. Thành viên của các Tổng công ty 90 - 91 nhất thiết phải là DNNN. Khi cổ phần hoá, giao, bán, cho thuê các DNNN thành viên, các doanh nghiệp mới này đương nhiên ra khỏi thành phần Tổng công ty, phạm vi quản lý của các Tổng công ty 90 - 91 đã hẹp hơn, số doanh nghiệp không được quản lý bằng một cơ chế đặc biệt vốn đã ít lại càng ít hơn. + Cách tổ chức các Tổng công ty vẫn rất gần với mô hình liên hiệp các xí nghiệp, Tổng công ty vẫn còn bộ máy trung gian, quản lý hành chính và mang nặng tính chất quản lý ngành. + Mô hình hai cấp hạch toán độc lập của Tổng công ty, công ty làm cho cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp không phát triển được theo chiều sâu, có xu hướng theo chiều rộng. Hậu quả là tầm quản lý bị hạn chế. Từ đó hoặc công tác quản lý sẽ bị buông lỏng, hoặc quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bị bó hẹp vì yêu cầu quản lý. + Do được sát nhật theo "phương pháp cộng" đơn thuần, không được tổ chức phân công lại chức năng và nhiệm vụ một cách hợp lý trên cơ sở chuỗi giá trị mà công ty tạo lập, nên nhiều Tổng công ty trong các ngành xây dựng, lắp máy, đường thuỷ, thương mại... các doanh nghiệp thành viên lại cạnh tranh gay gắt với nhau. Hậu quả là thay vì hợp lực, các Tổng công ty lại bị phân lực. + Cơ cấu tổ chức quản lý trong các Tổng công ty có nhiều chồng chéo, không phân định ai là chủ sở hữu quản lý vốn, ai là người sử dụng vốn. Việc tổ chức Hội đồng quản trị cùng với Ban Tổng Giám đốc như hiện nay gây ra sự rối loại chức năng vì nó áp dụng mô hình quản lý theo dạng công ty cổ phần một cách nửa vời. + Do không nắm giữa một khâu trọng yếu nào trong chuỗi giá trị của toàn Tổng công ty, kể cả về mặt tài chính của một công ty mẹ nên Tổng công ty không những công cụ phối hợp chiến lược và thiếu những công cụ để quản lý một cách có hiệu quả, và từng thành viên hạch toán độc lập. Xét về mặt lý thuyết tổ chức, bộ máy của Tổng công ty như vậy là không hiệu quả, không có chức năng rõ ràng. Hội nghị lần thứ 3 BCH Trung ương Đảng khoá IX đã chủ trương xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đổi mới các Tông công ty và doanh nghiệp Nhà nước theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con để khắc phục những tồn tại hiện nay, nhằm tạo động lực để DNNN nâng cao hiệu quả hoạt động. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. - Hệ thống hoá lý luận về loại hình Công ty mẹ - Công ty con. - Phân tích đánh giá tình hình hiện tại ở Tổng công ty XDCT giao thông 1, từ đó nghiên cứu việc áp dụng mô hình Công ty mẹ - Công ty con trong Tổng công ty XDCT giao thông 1. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp Nhà nước về xây dựng công trình giao thông. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đi sâu vào Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Luận án sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, vận dụng các chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước vào nội dung nghiên cứu. - Sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích và tổng hợp số liệu. 5. Nội dung, kết cấu của luận án. Ngoài mở đầu và kết luận - kiến nghị, kết cấu luận án bao gồm 3 chương sau: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về mô hình Công ty mẹ - Công ty con. - Chương 2: Thực trạng tình hình hoạt động SXKD của Tổng công ty XDCT giao thông 1. - Chương 3: Nghiên cứu việc áp dụng mô hình Công ty mẹ - Công ty con vào Tổng công ty XDCT giao thông 1. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về mô hình công ty mẹ - công ty con 1.1. Cơ cấu tổ chức công ty mẹ - công ty con 1.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức quản lý các doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Các doanh nghiệp hiện nay có một số nhược điểm: khs có khả năng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm do không đủ khả năng đầu tư vào nghiên cứu phát triển; khó có khả năng đầu tư đổi mới, hiện đại hoá công nghệ, do vốn quá ít; không có khả năng nhận những đơn hàng lớn, do quy mô hạn chế; và khó có khả năng vươn ra thị trường thế giới do chi phí Marketing lớn; dễ bị các tập đoàn lớn bóp chết vì tiềm lực quá yếu. Do đó các doanh nghiệp chỉ hoạt động trong các lĩnh vực mà các tập đoàn lớn ít quan tâm hoặc trở thành vệ tinh của các tập đoàn lớn để bảo trợ. Đối với nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là quy luật tồn tại và phát triển. Để có thị trường, các doanh nghiệp phải giải quyết các vấn đề: Thứ nhất, chất lượng sản phẩm phải đảm bảo, thứ hai, giá thành sản phẩm phải hợp lý và phải có hệ thống tiếp thị quảng cáo tốt. Những vấn đề trên rõ ràng là khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cùng một nhóm sản phẩm, hay công nghệ, hay có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất, cần có sự liên kết để tạo thành sực mạnh chung, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình. Đó là quy luật tất yếu. Đối với nền kinh tế TBCN, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều phải dựa vào các hãng lớn, họ là các nhà sản xuất bán thành phẩm, hoặc cung cấp một vài sản phẩm nào đấy cho hãng lớn, hoặc tiêu thụ sản phẩm cho hãng lớn. Trong mối quan hệ đó có sự liên kết bảo trợ lẫn nhau, thậm chí thâm nhập vào nhau bằng cách các hãng lớn góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ để trở thành vệ tinh của mình. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể tồn tại nếu không có sự bảo trợ của các hãng lớn. Tuy không trở thành một tổ chức chính thức, nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nằm trong tổ chức của doanh nghiệp lớn. Đối với nền kinh tế thị trường XHCN, vấn đề đặt ra là: làm thế nào để có thể tồn tại doanh nghiệp vừa và nhỏ, lại vừa có thể tạo ra sức mạnh chung, tích tụ và tập trung vốn để khắc phục các nhược điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Biện pháp giải quyết vấn đề này: Tổ chức quản lý theo mô hình CTM - CTC mà nền kinh tế TBCN thường áp dụng. Một doanh nghiệp nào đấy (CTM), có thể đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn để lập ra công ty CTC mới, hoặc đầu tư vào một doanh nghiệp đã có, để hình thành một CTC mới. CTC này có đủ tư cách pháp nhân hoạt động trên thương trường, chịu sự quản lý gián tiếp của CTM. Thông qua HĐQT, CTM có thể quyết định phương hướng sản phẩm, thậm chí thị trường xâm nhập, giá thành sản phẩm... Như vậy về tư cách pháp nhân, cả hai CTM & CTC đều có tư cách pháp nhân như nhau. CTM không có quyền điều hành trực tiếp CTC, nhưng thực chất vẫn là hai cấp. CTM giao việc cho CTC được thể hiện bằng hợp đồng kinh tế. Do đó CTM kiểm tra đôn đốc CTC là kiểm tra việc thực hiện hợp đồng giữa hai công ty chứ không phải là cấp trên kiểm tra, đôn đốc cấp dưới. Trong các hợp đồng này CTM thường cung cấp vật tư chính để nắm chặt chi phí. Sau một năm hoạt động của CTC, CTM thông qua HĐQT sẽ kiểm tra sự hoạt động của CTC để thu về lợi nhuận theo phần vốn góp của mình sau khi làm nghĩa vụ với Nhà nước. Đồng thời sẽ quyết định những vấn đề lớn về SXKD của năm tiếp theo, như việc đầu tư cải tạo, hoặc mở rộng sản xuất trên cơ sở vốn tự có hoặc vốn vay Ngân hàng của CTM, ... CTM sẽ thu lợi nhuận và khấu hao cơ bản để tập trung đầu tư vào CTC khác cần hơn, theo đường lối chiến lược của mình. 1.1.2. Khái niệm về Công ty mẹ - Công ty con: Công ty mẹ - Công ty con là một mô hình tổ chức sản xuất - kinh doanh được thực hiện bởi sự liên kết nhiều pháp nhân kinh doanh, nhằm hợp nhất các nguồn lực của một nhóm doanh nghiệp, đồng thời thực hiện sự phân công, hợp tác về chiến lược dài hạn cũng như kế hoạch ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp để tạo ra sức mạnh chung và nâng cao hiệu quả hoạt động. Các doanh nghiệp tham gia trong tổ chức này là những pháp nhân đầy đủ, bình đẳng trước pháp luật về kết quả kinh doanh và các khoản nợ trong số vốn điều lệ của mình, nhưng chúng được liên kết với nhau theo nhiều mức độ, thông qua sự chi phối tài sản, phân công và hiệp tác. 1.1.2.1. Công ty mẹ: Công ty mẹ là công ty hạt nhân, có thực lực kinh tế mạnh, giữ vai trò trung tâm chi phối hoạt động của các công ty con thông qua việc chi phí hoạt động của các công ty con thông qua việc chi phí vốn, tài sản. Trong quá trình hoạt động công ty mẹ không chỉ chi phối các công ty con bằng tiền vốn mà còn bằng uy tín, thị phần, sở hữu công nghiệp của mình... Đó là những tài sản vô hình không thể lượng hoá, nhưng là những sợi dây liên kết rất có hiệu quả. Vậy "Công ty mẹ" là Công ty làm chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của Công ty khác đủ để chi phối đối với công ty đó. "Công ty mẹ Nhà nước" là công ty mẹ do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Công ty mẹ có tư cách pháp nhân, có tài sản, tên gọi, bộ máy quản lý riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam. Công ty mẹ sử dụng tài sản của mình để đầu tư, góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết hình thành các công ty con, công ty liên kết. Công ty mẹ được thành lập từ việc chuyển đổi Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức quản lý, đăng ký kinh doanh theo một trong các hình thức sau: + Công ty mẹ Nhà nước. + Công ty mẹ trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà nước. + Công ty mẹ trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có góp chi phối của Nhà nước. + Công ty mẹ cổ phần có cổ phần chi phối của Nhà nước. + Công ty mẹ cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không có vốn góp chi phối của Nhà nước. Hiện nay có ba loại hình công ty mẹ chủ yếu. Đó là: + Công ty mẹ tài chính. + Công ty mẹ kinh doanh. + Công ty mẹ là cơ quan nghiên cứu. ã Công ty mẹ tài chính: Là công ty chỉ thực hiện thuần tuý chức năng đầu tư vốn vào các công ty con mà không tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Công ty mẹ thường là Ngân hàng hoặc công ty tài chính, thực hiện việc đa dạng hoá đầu tư vào nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, chủ yếu chỉ tập trung vào giám sát tài chính với mục tiêu là nhận được nhiều cổ tức từ hoạt động đầu tư đó và khi có thời cơ thì có thể bán lại cổ phiếu để kiếm lời. Công ty mẹ chỉ thực hiện quyền lãnh đạo đối với các công ty con bằng việc đưa ra các quyết sách về nhân lực, vật lực, sản xuất cung ứng, tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ: Samsung, Daewoo - Hàn Quốc; Liem Sioe Liong - Trung Quốc; Fuji, Mitsubishi - Nhật.. ã Công ty mẹ kinh doanh: Là công ty thực hiện kinh doanh ở một ngành nghề nào đó và có một hoạt động kinh doanh nòng cốt. Công ty mẹ là doanh nghiệp đầu đàn trong lĩnh vực kinh doanh đó. Mạnh về vốn, tài sản, có tiềm năng lớn về công nghệ và công nhân kỹ thuật, có nhiều uy tín, đi tiên phong trong việc khai thác thị trường, liên kết, liên doanh, làm đầu mối thực hiện các dự án lớn; thực hiện chức năng là trung tâm như xây dựng chiến lược, nghiên cứu phát triển, huy động và phân bổ vốn đầu tư; đào tạo nhân lực, sản xuất lắp ráp những sản phẩm nổi tiếng, độc đáo; phát triển các mối quan hệ đối ngoại; tổ chức phân công, giao việc cho các công ty con trên cơ sở hợp đồng kinh tế... Như vậy công ty mẹ vừa thực hiện hoạt động kinh doanh, vừa thực hiện hoạt động đầu tư vốn vào các công ty con khác, vừa là đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, vừa là chức năng chỉ đạo và hợp tác với các công ty con về thị trường, kỹ thuật và định hướng phát triển. Đây là mô hình khá thích hợp với điều kiện của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. ã Công ty mẹ là cơ quan nghiên cứu: Là các cơ quan nghiên cứu khoa học, nhằm tạo sự hoà nhập giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất - kinh doanh; lấy liên kết phát triển khoa học - công nghệ mới làm cơ sở liên kết. Các công ty con là đơn vị sản xuất - kinh doanh có nhiệm vụ ứng dụng nhanh kết quả nghiên cứu các công nghệ mới của công ty mẹ để biến thành lực lượng sản xuất, chuyển giao nhanh các sản phẩm đó ra thị trường, từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của công ty con, đồng thời thu hồi vốn để tiếp tục đầu tư trở lại cho công tác nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm. Điển hình cho mô hình này là tập đoàn Chấn Quốc - Trung Quốc. 1.1.2.2.Công ty con: Công ty con là công ty do một công ty khác sở hữu toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ và bị công ty đó chi phối. Công ty con Nhà nước là công ty con do một công ty mẹ Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Một công ty mẹ có thể có các loại công ty con sau: a - Công ty cổ phần do công ty mẹ giữ cổ phần chi phối. b - Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên do công ty mẹ giữ tỷ lệ vốn góp chi phối. c - Công ty liên doanh với nước ngoài do Công ty mẹ giữ tỷ lệ vốn góp chi phối; d. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ là chủ sở hữu. đ. Công ty con Nhà nước. Tuỳ theo quy mô và nhu cầu trong kinh doanh, công ty mẹ có thể có cổ phần, vốn góp, vốn liên doanh ở các công ty liên kết khác. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình công ty mẹ - công ty con: Trên cơ sở kinh nghiệm tổ chức quản lý theo mô hình CTM - CTC của các nước, ta có thể vận dụng mô hình như sau: Lúc đầu ta có thể lập hợp một số doanh nghiệp nhỏ có mối quan hệ với nhau về nhóm sản phẩm, công nghệ, thị trường để thành lập CTM. CTM lúc đầu là một DNNN có 100% vốn Nhà nước giao, không có vốn của các thành phần kinh tế khác. DNNN này cũng có thể là doanh nghiệp sản xuất, cũng có thể chỉ là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh hoặc tài chính. Trường hợp đã có sẵn những doanh nghiệp lớn, thì các doanh nghiệp này sẽ đẻ ra các CTC và doanh nghiệp lớn đó sẽ trở thành CTM. Mỗi công ty con được chuyên môn hoá về số công nghệ, một số nhiệm vụ, hoặc đóng trên một vùng lãnh thổ nhất định. Sau khi có CTM, CTM có thể tiếp tục lập ra các CTC mới theo cách như sau: Thứ nhất là, các CTC được thành lập hoàn toàn bằng tài sản, vốn của CTM. Thứ hai, CTM có thể liên doanh với CTM khác để thành lập các CTC mới, trong đó một CTM góp vốn trên 50% để giữ quyền chỉ đạo. Thứ ba là, CTM có thể đầu tư vào công ty TNHH, công ty tư nhân hoặc góp vốn với các cá nhân có vốn, có công nghệ, với điều kiện CTM góp trên 50% vốn để nằm quyền kiểm soát công ty con mới. Cách thứ ba này sẽ hướng để cho các doanh nghiệp Nhà nước nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, hướng các thành phần kinh tế khác đi theo định hướng XHCN và cũng là cách phát huy được tiềm năng của đất nước. Các CTC là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, chịu trách nhiệm về hoạt động SXKD của mình trước pháp luật. Trường hợp CTC bị phá sản, thì CTM chỉ mất một phần vốn giao cho CTC, chứ không chịu trách nhiệm về khoản nợ của CTC. Chúng ta có thể rút ra mấy đặc điểm sau: Công ty mẹ là các DNNN được thành lập và hoạt động theo Luật DNNN. CTC là các doanh nghiệp được thành bởi các DNNN theo một quyết định riêng, có thể là DNNN đã cổ phần hoá, hoặc DNNN đã chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Nhà nước. Chúng ta có thể có các loại sơ đồ liên kết như sau: Sơ đồ một thành phần kinh tế: Công ty mẹ DNNN Công ty con DNNN Hình vẽ 1.1. Sơ đồ liên kết CTM và các CTC là DNNN Sơ đồ này dùng cho giai đoạn đầu mới thành lập CTM bằng cách liên kết một số DNNN loại vừa và nhỏ làm nòng cốt cho CTM. Sơ đồ liên kết nhiều thành phần kinh tế: CTC mới 100% vốn CTM CTC mới trên 50% vốn CTM + công ty tư nhân CTC mới trên 50% vốn CTM + công ty TNHH CTC mới trên 50% vốn CTM + các cá nhân CTC mới trên 50% vốn CTM + Dạng hỗn hợp Công ty mẹ Doanh nghiệp nhà nước Hình 1.2: Sơ đồ liên kết nhiều thành phần kinh tế. CTM là DNNN, các CTC là dạng đa sở hữu nhưng vốn Nhà nước trên 50% Mô hình này có nhiều ưu điểm: Thứ nhất, tận dụng hết tiềm năng của các doanh nghiệp Nhà nước về đất đai, thiết bị công nghệ, nhân lực, thứ hai là, DNNN thực hiện được vai trò chủ đạo hướng tới nền kinh tế theo định hướng XHCN. Ngoài sơ đồ liên kết về vốn, còn có các sơ đồ sau: Sơ đồ liên kết theo công nghệ chuyên môn hoá: Công ty mẹ Công ty XD cầu Công ty XD đường Công ty XD dân dụng Công ty XD cảng Công ty cơ khí XD Công ty SX VLXD Công ty xuất nhập khẩu Công ty SX cấu kiện Công ty tư vấn XD Công ty thí nghiệm VL Công ty thi công cơ giới Hình 1.3: Tổ chức CTM - CTC theo công nghệ chuyên môn hoá Ưu điểm: Cho phép mỗi công ty con đi sâu vào một vài chuyên môn hẹp, nên có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng sản phẩm cao, năng suất cao, dễ dàng trang bị công nghệ hiện đại. Sơ đồ liên kết theo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: Một số doanh nghiệp có thể liên kết với nhau, trong đó có những doanh nghiệp sxc, doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp cung cấp vật tư kỹ thuật. Công ty mẹ Công ty sản xuất Công ty xuất nhập khẩu Công ty, chi nhánh Hình 1.4: Sơ đồ kết theo nhóm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Ưu điểm: Các doanh nghiệp có thể chuyên môn hoá theo sản xuất, theo nghiệp vụ kinh doanh riêng. Nhược điểm: Dễ mâu thuẫn nội bộ do phân công không hợp lý. Đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, phân công sản xuất, thị trường, giá cả mua vào bán ra phải có sự nhất trí giữa các doanh nghiệp. Sơ đồ liên kết theo vùng lãnh thổ: Công ty mẹ sản xuất những bộ phận quan trọng Công ty con nằm trong vùng lãnh thổ sản xuất một số bộ phận Hình 1.5: Sơ đồ liên kết các vùng lãnh thổ Ưu điểm: Các CTC bám sát nhu cầu, đặc điểm từng vùng. Nhược điểm: Các CTC chỉ làm một số bộ phận đơn giản. Các sơ đồ trên có thể kết hợp với nhau thành mọt sơ đồ hỗn hợp. Mối liên kết giữa công ty mẹ và các công ty con tuỳ thuộc chủ yếu vào sự chi phối về vốn và tài sản, phương thức đầu tư, góp vốn cổ phần để hình thành công ty con. Bằng sự khống chế vốn góp ở nhiều mức độ khác nhau, doanh nghiệp trở thành công ty mẹ của nhiều loại công ty con đó, từ đó hình thành mối liên kết nhiều tầng giữa công ty mẹ với các công ty con chặt chẽ, nửa chặt chẽ, lỏng lẻo. Công ty con nào được công ty mẹ góp vốn nhiều hơn thì mối liên hệ chặt chẽ hơn, quan hệ giữa công ty mẹ với công ty ở mức độ chặt chẽ nếu công ty mẹ đầu tư vốn 100%. Khi đó, công ty mẹ với tư cách thực hiện quyền của chủ sở hữu quyết định về cơ cấu tổ chức quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật các chức danh quản lý chủ yếu; quyết định điều chỉnh vốn điều lệ; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho công ty khác; quyết định dự án đầu tư theo quy định của Nhà nước; quyết định nội dung, sửa đổi bổ sung điều lệ công ty con; giám sát đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty con; duyệt báo cáo quyết toán hàng năm quyết định việc sử dụng lợi nhuận của công ty con... Tuy nhiên công ty con vẫn là pháp nhân độc lập. Thông qua việc đầu tư, khống chế cổ phần, góp cổ phần, công ty mẹ cử người đại diện phần vốn góp để tham gia Hội đồng quản trị của các công ty con. Các công ty con thuộc nhiều tầng liên kết chặt chẽ có thể tham gia góp vốn, tài sản để hình thành các công ty con của mình (gọi là công ty cháu). Tuy nhiên công ty mẹ có thể không cho phép công ty con thuộc tầng liên kết không chặt chẽ góp vốn để thành lập các công ty cháu nhằm tránh sự rối loạn trong quyền quản lý tài sản. Nhờ cơ chế góp vốn linh hoạt, hình thành mối liên kết giữa công ty mẹ với các công ty con cũng như các công ty con với nhau để hình thành một chỉnh thể thống nhất hữu cơ các pháp nhân doanh nghiệp hoạt động theo những chiến lược phát triển chung nhất định và đó là cơ sở để hình thành các tập đoàn kinh doanh sau này. Kinh nghiệm của nhiều nước có nền kinh tế thị trường phát triển cho thấy nhiều doanh nghiệp đã rất thành công trong việc sử dụng cơ chế góp vốn để hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của mình, phát triển nhanh chóng với quy mô và năng lực ngày càng lớn mạnh, vượt phạm vi một ngành, một lĩnh vực, một quốc gia, trở thành những tập đoàn kinh tế lớn. Trong thực tế hiện nay, việc liên kết giữa CTM - CTC rất phong phú đa dạng, tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh, vào sức mạnh và khả năng chi phối của công ty mẹ. Tuy các dạng liên kết giữa CTM với CTC dựa trên những nền tảng khác nhau, phù hợp với từng hình thức sản phẩm khác nhau, song suy cho cùng đều là sự chi phối bởi yếu tố tài sản, trong đó bao gồm cả tài sản hữu hình, xác định bằng lượng như TSCĐ, tài sản lưu động... và tài sản vô hình, không xác định bằng lượng như: sở hữu công nghiệp, phát minh khoa học công nghệ, uy tín sản phẩm, thị trường... sức mạnh chi phối của công ty mẹ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nắm giữ các nguồn tài sản trên và chính những tài sản vô hình có tác dụng hỗ trợ rất hiệu quả tạo cơ sở vững chắc để củng cổ, tăng cường quan hệ hợp tác với lợi ích giữa công ty mẹ với các công ty con. Công ty mẹ ngược lại còn sử dụng được các lợi thế của các công ty con về các mặt lao động, tài nguyên, thị trường... khi công ty con ở những nước có lợi thế về mặt này. Mô hình công ty mẹ - công ty con nhiều cấp được thể hiện qua sơ đồ: Công ty mẹ Công ty con cấp 1 Công ty con cấp 1 Công ty con cấp 2 Công ty con cấp 2 Kinh Môi trường Doanh cấp 1 Môi trường Doanh cấp 2 Quan hệ quản lý trực tiếp Quan hệ phối hợp Hình 1.6: Cơ cấu tổ chức CTM - CTC nhiều cấp Công ty con có nhiều cấp trực thuộc trực tiếp do công ty từng cấp đứng ra thành lập và quản lý. Công ty mẹ quản lý trực tiếp các công ty con cấp 1 nhưng theo hình thức tách biệt pháp lý. Công ty mẹ và công ty con được bình đẳng với nhau trước pháp luật nhưng công ty con phụ thuộc công ty mẹ về vốn, chiến lược và phối hợp kinh doanh. Các công ty con cấp 2 liên hệ trực tiếp với công ty cùng cấp để phối hợp kinh doanh trong các môi trường khác nhau. Các công ty con các cấp đều có tư cách pháp nhân độc lập theo luật pháp của từng nước trong môi trường kinh doanh cụ thể. Công ty mẹ sẽ nắm giữ và chi phối vốn đầu tư nên luôn có quyền quyết định tối cao về chiến lược và nhân sự cao cấp. Công ty mẹ không trực tiếp nắm giữ quyền điều hành hay hoạt động trong môi trường kinh doanh của nó và chịu trách nhiệm pháp lý trước các hoạt động đó nhưng luôn hoạt động theo đúng định hướng chiến lược của công ty mẹ. Khi có sự sút giảm kinh doanh hay phá sản các công ty con, công ty mẹ không phải đương đầu về mặt pháp lý mà chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn đóng góp thành lập công ty con theo luật định. 1.1.4. Thể chế hoá các mối quan hệ giữa CTM và CTC. Về chiến lược kinh doanh: Việc hình thành mô hình CTM - CTC xuất phát từ lợi ích của các công ty thành viên và của bản thân CTM. Để phục vụ cho lợi ích chung và riêng đó, tăng cường sức mạnh kinh tế, khả năng cạnh tranh, nâng cao lợi nhuận và có sự phối hợp đồng bộ trợ giúp lẫn nhau phát huy sức mạnh tổng hợp của mô hình dù phương thức quản lý có mức độ tập trung hoặc phi tập trung khác nhau đều đưa ra một chiến lược chung cho toàn bộ CTM - CTC. Chiến lược này được soạn thảo trừ trung tâm - trụ sở đầu não của CTM và thực hiện thống nhất trong tất cả các CTC. Chiến lược chung của CTM thông thường tập trung vào lĩnh vực đầu tư phát triển kinh doanh và chiến lược nghiên cứu triển khai công nghệ mới, sản phẩm mới. Việc thực hiện chiến lược chung tổng quát vừa có ý nghĩa tạo ra sự thống nhất tập trung tăng cường sức mạnh chung theo định hướng lại vừa tạo ra uyển chuyển, năng động, linh hoạt của CTC trong việc lựa chọn phương hướng mục tiêu chiến lược phát triển của riêng mình. Một mặt chiến lược đầu tư phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới thống qua sức mạnh tài chính và các nguồn lực của cả CTM - CTC tập trung vào lĩnh vực then chốt có ý nghĩa quyết định đến khả năng phát triển và mở rộng thị trường, củng cố và nâng cao danh tiếng, uy tín của CTM và của CTC. Mặt khác nhờ có một định hướng chung, các công ty con chủ động xác định, lựa chọn chiến lược kinh doanh riêng, phù hợp với môi trường và điều kiện cụ thể của từng ngành, từng khu vực thị trường trong sự kết hợp hài hoà với chiến lược chung của từng khu vực thị trường trong sự kết hợp hài hoà với chiến lược chung của CTM. Chiến lược của CTM là một căn cứ định hướng có hiệu quả trong việc xác định mục tiêu phát triển của CTC. Về kế hoạch sản xuất kinh doanh: Các CTC tự lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình và được CTM bổ sung những công việc do CTM giao. CTM sẽ chỉ đạo phối hợp giữa CTM và các CTC để đảm bảo các hợp đồng mà CTM đã ký kết. Về vốn: Vốn của CTC là vốn của CTM giao cho CTC và CTM chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý vốn đã giao cho CTC. Do đó CTM phải thu khấu hao cơ bản và kiểm soát chặt chẽ việc mua sắm thiết bị của CTC. Điều này hợp lý vì đảm bảo sự tập trung vốn để CTM có đủ tiềm lực tập trung giải quyết đổi mới công nghệ của từng công ty con. Công ty mẹ có thể trực tiếp thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ của mình đối với công ty con hoặc thông qua thành lập công ty tài chính. Do đó việc ra đời công ty đầu tư tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường và là bước phát triển cao hơn của mô hình Công ty mẹ - Công ty con, góp phần làm đa dạng hoá các dịch vụ tài chính và các loại hình tổ chức tín dụng. Sự ra đời của công ty tài chính trong mô hình Công ty mẹ - công ty con đã làm tăng thêm các nguồn vốn huy động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các công ty và nhất là phát huy triệt để sức mạnh của các công ty mẹ. công ty con trên thị trường tài chính trong và ngoài nước. Công ty đầu tư tài chính của công ty mẹ trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại các công ty con do công ty mẹ làm đại diện chủ sở hữu và các doanh nghiệp khác có vốn góp của công ty mẹ. Công ty đầu tư tài chính có thể hoạt động đa năng hoặc chuyên sâu vào một số lĩnh vực cụ thể; các công ty tài chính này được thành lập chủ yếu để quản lý tài chính và đầu tư trong nội bộ mô hình công ty mẹ - công ty con nhưng vẫn sử dụng vốn của mình và công ty mẹ để đầu tư tài chính ra bên ngoài. Cơ chế điều phối và quản lý vốn của các công ty tài chính như sau: - Công ty mẹ nhận vốn của Nhà nước và đầu tư vốn vào các công ty con thông qua công ty đầu tư tài chính. Công ty mẹ chi phối công ty con theo tỷ lệ góp vốn đầu tư và công ty con chia lãi cho công ty mẹ theo tỷ lệ vốn góp. Hội đồng quản trị của công ty mẹ là người nhận vốn Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật nhiệm vụ phát triển ngành và bảo toàn, phát triển vốn giao, đồng thời bảo đảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn do Nhà nước giao. Tổng giám đốc hoặc Giám đốc điều hành so Hội đồng quản trị công ty lựa chọn hoặc bãi nhiệm. - Công ty đầu tư tài chính có phạm vi hoạt động như công ty tài chính cổ phần. Công ty đầu tư tài chính được huy động vốn thông qua các hình thức: nhận tiền gửi có kỳ hạn trên một năm; phát hành tín phiếu; trái phiếu có mục đích, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; các loại vốn được hình thành trong quá trình hoạt động và sử dụng các loại vốn khác... để bổ sung nguồn vốn hoạt động của công ty đầu tư tài chính vì nguồn vốn hiện có chỉ dựa vào vốn tự có của công ty, tiền gửi trên một năm và vốn vay... - Công ty đầu tư tài chính được tiếp nhận và sử dụng vốn uỷ thác đầu tư của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Hình thức này sẽ giúp công ty tài chính đầu tư một lúc vào nhiều công ty con; tập hợp vốn từ nhiều nguồn, thích hợp với những công trình đầu tư trọng điểm cần vốn lớn, đồng thời tạo ra điều kiện cho các chủ đầu tư lựa chọn và đầu tư theo định hướng phát triển và chính sách đầu tư của Nhà nước. Đây cũng là nguồn vốn rất quan trọng, làm tăng nguồn vốn hoạt động của công ty tài chính. Khi vốn uỷ thác đầu tư chưa được sử dụng vào mục đích đầu tư theo yêu cầu của chủ đầu tư, thì công ty tài chính được làm vốn ngắn hạn. Đây có thể yêu cầu của chủ đầu tư, thì công ty tài chính được làm vốn ngắn hạn. Đây có thể coi như những khoản vay nợ của công ty tài chính mà không cần có sự bảo lãnh của Ngân hàng, công ty ẹ hay Chính phủ. Việc tiếp nhận và sử dụng vốn uỷ thác đầu tư của công ty tài chính không làm ảnh hưởng đến an toàn hoạt động tín dụng của công ty tài chính, vì công ty tài chính chủ yếu đầu tư theo sự uỷ quyền của chủ đầu tư và được hưởng phí. - Công ty tài chính được quản lý, sử dụng các quỹ, vốn tạm thời nhàn rỗi và điều hoà vốn trong công ty mẹ và các công ty con nhằm bổ sung thêm vốn hoạt động cho công ty đầu tư tài chính và tạo điều kiện cho công ty mẹ quản lý và điều hành nguồn vốn của mình được linh hoạt và có hiệu quả. Về các quỹ: Doanh nghiệp được trích lập từ lợi nhuận sau thuế các quỹ sau: + Quỹ dự phòng tài chính, trích 10%: Dùng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, hoặc bị thua lỗ do bị rủi ro. + Quỹ đầu tư phát triển, trích 50%: Dùng để đầu tư mở rộng sản xuất và phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị, công nghệ... + Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc ._.làm, trích 5%: Dùng để trợ cấp mất việc làm cho người lao động. + Quỹ khen thưởng và phúc lợi được trích trong phần còn lại của lợi nhuận. Các quỹ của công ty con Quỹ ĐTPT 50% Quỹ dự phòng TC 5% Quỹ trợ cấp mất việc làm Quỹ khen thưởng Quỹ phúc lợi Một phần nộp công ty mẹ Có thể tóm tắt các quỹ trong sơ đồ sau: Hình 1.7: Các quỹ công ty con. Công ty con quản lý một phần quỹ đầu tư phát triển và các quỹ: Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính và quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm. Có như vậy CTC mới phấn khởi làm ra nhiều lợi nhuận, vì trong đó có phần của CTC và người lao động. Quỹ tập trung của CTM: CTM là một doanh nghiệp, nên cũng có những quỹ như trên, ngoài ra CTM còn có quỹ tập trung, bao gồm hai phần: Phần thứ nhất lấy một phần quỹ đầu tư phát triển của công ty con nộp lên vì thực tế, lợi nhuận làm ra một phần là do vốn. Đối với CTC là DNNN ta nên trích 50% quỹ đầu tư phát triển nộp về CTM, đối với CTC thuộc dạng đa sở hữu ta trích tỷ lệ % quỹ đầu tư phát triển nộp về CTM theo tỷ lệ góp vốn của CTM. Phân thứ hai là khấu hao cơ bản thuộc nguồn vốn CTM góp vào CTC. Quỹ tập trung của CTM KHCB các công ty con nộp lên Một phần quỹ ĐTPT các CTC nộp lên Hình 1.8: Sơ đồ quỹ tập trung của CTM Về tổ chức nhân sự: CTM chỉ đạo về tổ chức, nhân sự thông qua các uỷ viên HĐQT của mình. Việc tuyển dụng cán bộ, công nhân viên giao cho Giám đốc Công ty con đảm nhận. Chỉ có như vậy Giám đốc CTC mới có đủ quyền tài chính bộ máy của mình hoạt động một cách có hiệu quả. Riêng đối với những cán bộ chủ chốt của CTC, phải được sự nhất trí của Hội đồng quản trị. CTM sẽ giúp đỡ các CTC trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Việc tập trung đào tạo sẽ tiết kiệm kinh phí và CTM có thể nắm được những cán bộ có năng lực để có kế hoạch sử dụng. Về quan hệ hợp tác: Các CTC sẽ được sắp xếp theo hướng chuyên môn hoá và từng bước được hiện đại hoá công nghệ. Trên cơ sở đó các CTC sẽ hợp tác với nhau để hoàn thiện sản phẩm của mình theo sự chỉ đạo tập trung của CTM. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty mẹ, công ty con. 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty mẹ. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty mẹ về tài sản. Công ty mẹ Nhà nước có quyền và nghĩa vụ về tài sản như sau: - Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của Công ty. - Thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp khác từ tài sản Công ty; - Thay đổi cơ cấu tài sản để phát triển kinh doanh; - Chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm đồ tài sản của Công ty theo quy định của Bộ Luật dân sự; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; - Quản lý và sử dụng các tài sản là đất đai, tài nguyên do Nhà nước giao theo quy định của Pháp luật để hoạt động kinh doanh và thực hiện các hoạt động công ích khi được Nhà nước giao; - Nhà nước không điều chuyển vốn Nhà nước và tài sản của Công ty theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại Công ty; - Công ty chịu trách nhiệm dân sự bằng toàn bộ tài sản của Công ty. Quyền vào nghĩa vụ trong kinh doanh: ã Công ty mẹ Nhà nước có quyền tổ chức kinh doanh như sau: - Tổ chức, sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu kinh doanh và đảm bảo kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả; - Kinh doanh những ngành nghề Pháp luật không cấm; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của Công ty và nhu cầu thị trường; - Tự lựa chọn thị trường, khách hàng, ký kết hợp đồng' - Trực tiếp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, trừ những mặt hàng được xuất và nhập khẩu theo quy định của Nhà nước; - Tự quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá; - Quyết định các dự án đầu tư, trừ các dự án đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước được thực hiện theo quy định Pháp luật về đầu tư vốn Ngân sách; quyết định sử dụng vốn của Nhà nước để đầu tư vào công ty để liên doanh, liên kết, góp vốn vào doanh nghiệp khác trong nước; quyết định thuê, mua một phần hoặc toàn bộ một doanh nghiệp khác; được quyền sử dụng phần vốn thu về do cổ phần há, nhượng, bán, thanh lý toàn bộ một công ty con hoặc một bộ phận của Công ty con. - Đặt chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước, ở nước ngoài phù hợp với các quy định của Chính phủ về đặt Chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp; - Xây dựng, áp dụng các định mức lao động, vật tư, đơn giá tiền lương và chi phí khác trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Công ty và phù hợp với quy định của pháp luật; - Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo, kỷ luật, cho thôi việc đối với người lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng phù hợp với yêu cầu kinh doanh và có các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động và các quy định khác của Pháp luật; được quyền quyết định mức lương và thưởng cho người lao động trên cơ sở bảo đảm hiệu quả kinh doanh của Công ty và phù hợp với quy định của pháp luật; - Các quyền kinh doanh khác theo nhu cầu thị trường phù hợp với quy định của Pháp luật. ã Công ty mẹ Nhà nước có nghĩa vụ quản lý hoạt động kinh doanh như sau: - Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp thực hiện theo tiêu chuẩn đăng ký; - Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh; - Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động, bảo đảm quyền tham gia quản lý doanh nghiệp của người lao động theo quy định; - Tuân thủ các quy định của Nhà nước về quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh; - Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ; thực hiện chế độ báo cáo thống kê; định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp và báo cáo tài chính của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế theo quy định của Nhà nước vào báo cáo bất thường theo yêu cầu của chủ sở hữu Nhà nước; chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo; - Chịu sự giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu Nhà nước; tuân thủ các qui định về thanh tra của cơ quan tài chính và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định Pháp luật; - Tuân thủ pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Quyền và nghĩa vụ về quản lý tổ chức: ã Công ty mẹ Nhà nước có quyền quản lý tổ chức như sau: - Sử dụng vốn và các quỹ cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc sử dụng các quỹ của Công ty được thực hiện theo nguyên tắc nguyên tắc có hoàn trả; - Tự huy động vốn để kinh doanh dưới các hình thức: phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu công ty; vay vốn các tổ chức Ngân hàng, tín dụng, các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài công ty; huy động vốn của người lao động trong công ty và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Pháp luật. Việc huy động của các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý vay nợ nước ngoài. Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu công ty. - Quyết định trích khấu hao cơ bản theo nguyên tắc mức trích khấu hao tối thiểu phải bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu công ty. - Quyết định trích khấu hao cơ bản theo nguyên tắc trích khấu hao tối thiểu phải bảo đảm bù đắp hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình của tài sản và không thấp hơn tỷ lệ trích khấu hao tối thiểu do Chính phủ quy định. Công ty có thể tự quyết định trích khấu hao để thu hồi vốn nhanh nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không lỗ. - Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ này của Công ty. - Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư hoặc tái đầu tư theo quy định của Pháp luật; - Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp của các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo công ích. ã Công ty mẹ Nhà nước có nghĩa vụ quản lý tài chính như sau: - Đăng ký, kê khai và nộp đủ thuế, thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật; - Quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, tài nguyên, đất đai vả các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho công ty; - Sử dụng vốn và các nguồn lực khác để thực hiện các hoạt động công ích và những nhiệm vụ đặc biệt khác khi Nhà nước yêu cầu; - Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, về kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán do Nhà nước quy định ; chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp của các hoạt động tài chính của công ty; - Thực hiện chế độ báo cáo tài chính của Công ty mẹ; báo cáo tài chính tổng hợp của công ty mẹ và công ty con; công khai tài chính hàng năm và các thông tin để đánh giá trung thực về hoạt động của công ty. Còn đối với Công ty mẹ là Công ty TNHH một thành viên Nhà nước thực hiện các quyền, nghĩa vụ, tổ chức quản lý theo Luật doanh nghiệp, Nghị định 63/CP ngày 14/9/2001 và các quy định của Pháp luật. Công ty mẹ là công ty cổ phần, công ty TNHH từ hai thành viên trở lên do Nhà nước là thành viên nắm giữ tỷ lệ vốn chi phối, thực hiện các quyền, nghĩa vụ, tổ chức quản lý theo Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật. Công ty mẹ là công ty liên doanh với nước ngoài, do Nhà nước nắm giữ tỷ lệ vốn chi phối, thực hiện các quyền, nghĩa vụ, tổ chức quản lý theo Luật Đầu tư nước ngoài và các quy định của pháp luật. 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty con - Công ty con Nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền, nghĩa vụ, tổ chức quản lý và thực hiện quan hệ với công ty mẹ Nhà nước. - Công ty con quy định tại các loại a, b, c, d mục 1.1.2.2 được tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động và có quyền, nghĩa vụ tương ứng với loại hình doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các quy chế khác của pháp luật. - Đối với các doanh nghiệp Nhà nước thành viên độc lập của Tổng công ty chuyển đổi, thì trở thành Công ty mẹ đối với các đơn vị trực thuộc của mình, nhưng là công ty con Nhà nước của công ty mẹ - Tổng công ty hoặc vẫn là thành viên của Tổng công ty nếu công ty chưa chuyển đổi thành công ty mẹ. 1.3. Quan hệ giữa Công ty mẹ và Công ty con. 1.3.1. Quan hệ giữa công ty mẹ Nhà nước với công ty con Nhà nước. ã Quyền của Công ty con Nhà nước trong quan hệ kinh doanh với công ty mẹ Nhà nước: - Nhận, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực do Công ty mẹ đầu tư; - Có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ về tài chính trên cơ sở phương án phối hợp kế hoạch kinh doanh chung của công ty mẹ theo điều lệ Công ty mẹ; - Được công ty mẹ giao tổ chức thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch của công ty mẹ trên cơ sở sử dụng các nguồn lực do Công ty mẹ giao; - Được công ty mẹ uỷ quyền ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế của công ty mẹ với các khách hàng trong và ngoài nước theo quyết định của công ty mẹ; - Có quyền đề nghị Công ty mẹ quyết định hoặc được Công ty mẹ uỷ quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể sát nhập các đơn vị trực thuộc và quyết định bộ máy quản lý của các đơn vị trực thuộc. - Được phân chia lợi nhuận sau thuế, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với công ty mẹ. ã Công ty con chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với công ty mẹ như sau: - Chia lợi nhuận sau thuế với công ty mẹ theo tỷ lệ giữa nguồn vốn đầu tư của công ty mẹ và vốn đầu tư của công ty con trong tổng vốn đầu tư của công ty mẹ và vốn đầu tư của công ty con trong tổng vốn điều lệ của công ty con. + Vốn đầu tư của công ty mẹ gồm vốn Ngân sách do Công ty mẹ giao hoặc đầu tư vào công ty con tính tại thời điểm chuyển đổi và vốn đầu tư ngân sách bổ sung (nếu có). + Vốn tự đầu tư của công ty con gồm: vốn Nhà nước đầu tư vào công ty con không quá công ty mẹ trước chuyển đổi; vốn tái đầu tư từ lợi nhuận của doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trước vào sau chuyển đổi; các nguồn vốn đầu tư hợp pháp khác của công ty con. - Trích nộp một phần thu nhập phát sinh từ sử dụng vốn đầu tư của công ty mẹ và các nguồn lực do Công ty mẹ giao đẻ hình thành các quỹ tập trung của Công ty mẹ theo quy định điều lệ công ty mẹ; - Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các cam kết của mình bằng toàn bộ tài sản công ty; Sau khi chuyển đổi, Nhà nước chỉ đầu tư cho công ty con Nhà nước qua công ty mẹ Nhà nước. Công ty mẹ Nhà nước có quyền quyết tâm sử dụng vốn đầu tư bổ sung của Nhà nước để đầu tư cho công ty con Nhà nước hoặc một công ty con khác theo kế hoạch kinh doanh chung của công ty mẹ và hiệu quả của công ty con đó. Công ty mẹ không điều chuyển vốn do công ty mẹ đầu tư vào công ty con Nhà nước theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp. Lúc đó các công ty con có quyền đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp khác nhưng không được đầu tư, góp vốn vào công ty mẹ. 1.3.2. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là công ty TNHH một thành viên. Công ty mẹ là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, có quyền và nghĩa vụ sau: - Quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty con. - Quyết định vốn điều lệ của công ty con; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; - Quyết định dự án đầu tư, bán tài sản, hợp đồng vay có giá trị bằng hoặc vượt quá 50% giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty con theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. - Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty con; bổ nhiệm, miễn nhiệm, quyết định tiền lương, tiền thưởng và các lợi ích khác của Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị (đối với công ty con có Hội đồng quản trị), chủ tịch công ty (đối với công ty con có chủ tịch công ty); phân cấp cho Hội đồng quản trị hoặc chủ tịch công ty con bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, quyết định nâng lương, thưởng và các lợi ích khác của Giám đốc công ty con; - Tổ chức giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty con, hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị hoặc chủ tịch công ty con; - Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; quyết định việc sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của công ty con; - Quyết định tổ chức lại công ty con; - Các quyền và nghĩa vụ khác quy định tại Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty con. 1.3.3. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con có số cổ phần chi phối của công ty mẹ. - Công ty có cổ phần hoặc vốn góp của công ty mẹ hoạt động theo quy định của Pháp luật về công ty đó. - Công ty mẹ thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông hoặc thành viên, bên liên doanh, bên góp vốn tại công ty có cổ phần, vốn góp của công ty theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty con. - Công ty mẹ trực tiếp quản lý phần vốn đầu tư, vốn góp của mình doanh nghiệp khác. Trường hợp đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của công ty mẹ góp vốn dự báo khác thì công ty mẹ là chủ sở hữu và quản lý phần vốn góp này. - Công ty mẹ có quyền và nghĩa vụ đối với cổ phần chi phối của mình đầu tư ở công ty con như sau: + Thực hiện quyền của cổ đông chi phối thông qua đại diện của mình là thành viên Hội đồng quản trị của công ty con theo quy định của điều lệ công ty con; + Cử, bãi, miễn, khen thưởng, kỷ luật; quyết định phụ cấp và lợi ích của người đại diện pháp lý đối với phần vốn do mình góp vào các công ty con; + Yêu cầu người đại diện pháp lý đối với phần vốn góp của công ty báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các nội dung khác về doanh nghiệp có vốn góp của công ty mẹ. + Giao nhiệm vụ và yêu cầu người đại diện pháp lý đối với phần vốn góp của Công ty mẹ xin ý kiến về những vấn đề quan trọng của công ty con trước khi biểu quyết; báo cáo việc thực hiện quyền và trách nhiệm của cổ phần chi phối để phục vụ định hướng phát triển và mục tiêu của công ty mẹ; + Thu lợi tức phần vốn góp của công ty mẹ ở các công ty con; + Giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn góp của công ty mẹ; + Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn góp của công ty mẹ. 1.3.4. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty cổ phần, vốn góp không chi phối của công ty mẹ. - Công ty có cổ phần, vốn góp của công ty mẹ hoạt động theo quy định của pháp luật về loại hình công ty đó. - Công ty mẹ thực hiện quyền cổ đông hoặc thành viên, bên liên doanh, bên góp vốn ở các công ty có vốn góp của công ty mẹ. Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cổ đông hoặc thành viên, bên liên doanh, bên góp vốn thực hiện theo quy định của Pháp luật và điều lệ của công ty đó. - Quan hệ giữa công ty mẹ với đại diện vốn góp, vốn cổ phần của mình tại công ty mà công ty mẹ có vốn góp hoặc có cổ phần, thực hiện theo quy chế quản lý phần vốn Nhà nước ở doanh nghiệp khác ban hành theo Nghị định số 73/2000/NĐ-CP ngày 6/12/2000. 1.4. Các ưu điểm của mô hình CTM - CTC Qua phân tích trên ta thấy, tổ chức quản lý theo mô hình CTM - CTC có rất nhiều ưu điểm: Thứ nhất là, khắc phục được những nhược điểm còn tồn tại trong Luật Doanh nghiệp Nhà nước, đó là tình trạng rời rạc, cát cứ của các doanh nghiệp nhỏ đang hoạt động độc lập. Các doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu và đang cạnh tranh nhau, nhiều doanh nghiệp tồn tại vài chục năm nhưng không có thay đổi về chất. Thứ hai là, vừa phát huy được tính năng động, sáng tại của CTC vì CTC đều có tư cách pháp nhân, vừa tạo được cơ chế quản lý doanh nghiệp theo hình thức đa dạng hoá quan hệ sở hữu. Việc Nhà nước giao vốn cho CTM mà không giao vốn cho CTC là một hình thức tạo chủ sở hữu của các CTC. Tài sản của DNNN đều thuộc sở hữu toàn dân, có nghĩa là không có ông chủ bằng xương, bằng thịt, nên ta phải tạo ra các mối quan hệ ràng buộc theo nhiều dạng khác nhau và ở các cấp độ khác nhau. Tổ chức quản lý theo mô hình CTM - CTC là một trong những dạng cụ thể hoá chủ sở hữu bằng mối quan hệ trên dưới. Thứ ba, là mô hình tổ chức CTM - CTC có thể đáp ứng được nhu cầu tiến nhanh theo định hướng CNH và HĐH đất nước. CTM có khả năng tập trung vốn, hoặc có khả năng vay vốn lớn (do khả năng thế chấp lớn) để đầu tư vào một công ty con nào đó, hiện đại hoá CTC đó một cách nhanh chóng. CTC không có thể làm được vì vốn tự bổ sung rất nhỏ và không có khả năng vay vốn Ngân hàng để có thể vay một khoản lớn. Mặt khác, CTM sẽ sắp xếp lại các CTC theo hướng chuyển hoá, mỗi CTC chỉ chuyên về một loại sản phẩm nhất định và đầu tư một số công nghệ nhất định, nên tiết kiệm được vốn đầu tư. Điều này rất phù hợp với nước ta đang muốn CNH và HĐH, nhưng thiếu vốn. Thứ tư là, mô hình tổ chức quản lý này còn có khả năng tạo mối liên kết chằng chịt giữa các DNNN với nhau, giữa các DNNN và các thành phần kinh tế khác, làm cho nền kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. 1.5. Kinh nghiệm tổ chức quản lý doanh nghiệp ở các nước phát triển và tổ chức quản lý theo mô hình CTM - CTC ở nước ta. 1.5.1. Kinh nghiệm tổ chức quản lý doanh nghiệp ở các nước phát triển. Mô hình công ty: Một nhóm người nào đó, có một số tài sản tối thiểu theo pháp luật quy định để thành lập Công ty, đều có quyền đăng ký để thành lập Công ty, hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó. Do đó khái niệm Công ty được hiểu như là một tổ chức có tài sản thuộc sở hữu của một số cá nhân, hoặc Nhà nước, hoặc ở dạng hỗn hợp, để tiến hành sản xuất kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó. Số tài sản này có thể rất lớn, cũng có thể rất nhỏ, đến mức bằng vốn pháp định quy định. Số lượng lao động cũng có thể khác nhau, cũng có thể rất nhỏ, đến mức bằng vốn pháp định quy định. Số lượng lao động cũng có thể khác nhau, có thể một công ty chỉ có dam ba người, cũng có thể một công ty có đến hàng vạn người, có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh với máy móc trang bị hiện đại, nằm ở nhiều khu vực khác nhau, thậm chí nằm ở nhiều nước khác nhau. Các cơ sở này có thể hình thành các Công ty con, công ty chi nhánh do công ty chính quản lý, về tài sản đều thuộc quyền sở hữu của một nhóm chủ. Từ đó ta thấy đặc điểm của Công ty là: - Có tài sản thuộc sở hữu của một nhóm người, hoặc sở hữu Nhà nước, hoặc sở hữu hỗn hợp. - Có đăng ký kinh doanh tại cơ quan pháp luật (thường là toà án), và có tư cách pháp nhân trước pháp luật, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (đối với công ty tư nhân), hoặc chịu trách nhiệm một phần trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở vốn điều lệ của Công ty (Công ty TNHH). - Trong một công ty có thể có nhiều công ty con, công ty chi nhánh, hoạt động theo sự chỉ đạo thống nhất của công ty mẹ. ã Kinh nghiệm quản lý của Nhật Bản. Nhật Bản hay dùng hình thức Công ty chi nhánh, công ty con. Loại công ty này nhằm phát triển ngành nghề mới, đẩy nhanh kinh doanh tổng hợp, nâng cao hiệu suất lao động, sản xuất gắn với thị trường. Là hình thái tách toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp, chi nhánh... thành các công ty độc lập có tư cách pháp nhân riêng. Công ty chính sẽ quy định các vấn đề nhân sự, giám sát kiểm tra, lập kế hoạch vốn cho các doanh nghiệp, quyết định các vấn đề về quyền làm việc với Ngân hàng, về các hợp đồng quan trọng. Ưu điểm của công ty Chi nhánh: Công ty được quyền tự chủ kinh doanh, tự điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, tự hạch toán và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Những đặc điểm lưu ý trong kinh doanh ở Công ty chi nhánh: Mặt trái của nhà kinh doanh ở các công ty chi nhánh là dựa vào quyền tự do điều chỉnh, nên có nguy cơ lái các công ty chi nhánh này đi một hướng, dễ làm xấu đi hiệu quả chung. Vì vậy cần lưu ý những điểm dưới đây: 1. Phải phát triển kỹ thuật tập trung. Việc phát triển kỹ thuật ở mỗi công ty gân nên sự phân tán về kỹ thuật, là việc làm phi hiệu quả. Do đó phải cố gắng tiến hành tập trung việc phát triển kỹ thuật. 2. Phải thống nhất các chủ trương kinh doanh. 3. Làm cho hoạt động kinh doanh tiến hành theo hệ thống chung. Do các công ty độc lập với nhau, tất phải hình thành ở mỗi công ty các bộ phận quản lý và bộ phận gián tiếp riêng của mình. Để tránh lãng phí ấy, nhất định phải tổ chức nên một hệ thống kinh doanh thống nhất có thể làm việc với hiệu suất cao, gọn nhẹ nhất. Mô hình tập đoàn kinh doanh: Một thực thể kinh tế thực hiện sự liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp có quan hệ với nhau về vốn, công nghệ và lợi ích đang được gọi bằng những tên khác nhau như Cartel, Group, Sindicate, Consorsium, Holding, Company, Incorporation, Trust, Conglomerate... mà ta quen gọi chung là tập đoàn. Chưa có khái niệm thống nhất và chính xác về tập đoàn kinh doanh. Điểm khác nhau chủ yếu trong quan niệm về tập đoàn, đó là tư cách pháp nhân của tập đoàn kinh doanh. Một số người cho rằng tập đoàn kinh doanh là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành lập gồm nhiều doanh nghiệp thành viên có quan hệ với nhau về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tài chính trên quy mô lớn. ở nhiều nước, tập đoàn kinh doanh không phải là một định chế pháp lý, tuy tập đoàn kinh doanh bao gồm nhiều doanh nghiệp khác nhau có mối quan hệ sở hữu và kế ước với nhau, hoạt động trong một hoặc nhiều ngành khác nhau, trên một nước hoặc nhiều nước. Điều đó tập đoàn kinh doanh là một cơ cấu tổ chức, một loại hình tổ chức kinh tế. Theo từ điển Business English của Longman thì "Tập đoàn kinh doanh là một tổ hợp các công ty độc lập về mặt pháp lý nhưng tạo thành một tập đoàn gồm một công ty mẹ và một hay nhiều công ty con hoặc chi nhánh góp vốn cổ phần chịu sự kiểm soát của Công ty mẹ vì Công ty mẹ chiếm hơn một nửa số vốn cổ phần". Dù có sự khác nhau nhất định về quan niệm và tên gọi, nhưng tập đoàn kinh doanh có một số đặc điểm sau: - Tập đoàn có quy mô rất lớn về vốn, lao động, doanh thu và thị trường. Nhiều tập đoàn có quy phạm vi hoạt động, có chi nhánh không chỉ trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, mà còn ở nhiều quốc gia hoặc ở phạm vi toàn cầu. Do vậy phát huy được lợi thế của quy mô lớn. - Tập đoàn có quy mô rất lớn về vốn, lao động, doanh thu và thị trường. Nhiều tập đoàn có phạm vi hoạt động, có chi nhánh không chỉ trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, mà còn ở nhiều quốc gia hoặc ở phạm vi toàn cầu. Do vậy phát huy được lợi thế của quy mô lớn. - Tập đoàn là một tổ hợp các công ty, bao gồm "công ty mẹ" và "các công ty con", cháu Về mặt tài chính và chiến lược phát triển. như vậy sở hữu vốn của tập đoàn là sở hữu hỗn hợp (nhiều chủ), nhưng có một chủ "Công ty mẹ" đóng vai trò khống chế, chi phối về tài chính. Dạng phổ biến của tập đoàn là công ty cổ phần, hoặc TNHH. Nói chung các "công ty con, cháu" vấn có tư cách pháp nhân. - Tập đoàn chuyên ngành, đa ngành, đa lĩnh vực trong đó có kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực và phổ biến. Bên cạnh các đơn vị sản xuất thường có các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, dịch vụ, tín dụng, nghiên cứu khoa học, đào tạo. Xu hướng chung là các tổ chức tài chính, ngân hàng và nghiên cứu ứng dụng ngày càng được chú ý hơn vì nó là đòn bẩy cho sự phát triển của tập đoàn. - Tập đoàn hoạt động và quản lý tập trung một số mặt sau: Huy động, điều hoà, quản lý vốn; nghiên cứu triển khai, đào tạo nhân lực, xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược đầu tư. - Như vậy tập đoàn có hai chức năng cơ bản: một là kinh doanh như một doanh nghiệp, hai là liên kết kinh tế. Nghiên cứu các mô hình quản lý của nước ngoài, ta thấy tổ chức quản lý theo mô hình công ty mẹ - công ty con là phổ biến. 1.5.2. Tình hình thí điểm mô hình CTM - CTC ở nước ta. Việc chuyển công ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình CTM - CTC thực chất là sự đổi mới tổ chức quản lý DNNN, khắc phục những mặt hạn chế của mô hình tổ chức quản lý trong các TCT Nhà nước hiện nay ở nước ta để các doanh nghiệp quy mô lớn này tiếp tục phát triển được và thực sự trở thành chủ thể đầu tư trong nền kinh tế thị trường. Tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất theo mô hình CTM - CTC là một mô hình hết sức mới mẻ ở Việt Nam. Hiện tại Nhà nước chưa có hành lang pháp lý quy định việc xây dựng cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành CTM - CTC. Vì vậy khi thực hiện mô hình này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, vận dụng cho phù hợp với điều kiện hiện tại của nền kinh tế cũng như mỗi doanh nghiệp. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng thí điểm mô hình tổ chức CTM - CTC đối với một doanh nghiệp như: Công ty xây lắp, xuất nhập khẩu Việt Nam (Gọi tắt là CONSTREXIM); Xí nghiệp liên hợp thuốc lá Khánh Hoà; Tổng công ty hàng hải Việt Nam; Công ty vàng bạc đá quý TP.Hồ Chí Minh; Tổng công ty đóng tàu Việt Nam. Có thể nói đây là những DNNN đại diện cho những loại hình kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN ở nước ta. Trong mô hình CTM - CTC ở nước ta, chức năng quản lý của CTM cần được xem xét vận dụng như chức danh quản lý trong các TCT. Hiện nay, Nhà nước đã cho phép các DNNN được thực hiện chức năng của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên. Quá trình thực hiện thí điểm chuyển sang mô hình CTM - CTC chắc chắn sẽ giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về mô hình này, tìm ra được cơ chế chuyển đổi có hiệu quả hơn sang mô hình mới. 1.5.3. Dẫn chứng về tổ chức quản lý theo mô hình CTM - CTC trong thực tế: Công ty xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam là DNNN độc lập hạng 1 trực thuộc Bộ Xây dựng, thành lập 1982 với tên ban đầu là Công ty xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng. Trong quá trình hoạt động CONSTEXIM đã vươn lên thích nghi với cơ chế mới, mạnh dạn đổi mới công nghệ, thiết bị, đa dạng hoá ngành nghề sản phẩm, mở rộng liên doanh liên kết với nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Nhờ vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã từng bước được mở rộng không chỉ ở trong nước mà vươn ra một số nước trong khu vực và thế giới, sản xuất kinh doanh liên tục tăng trong nhiều năm. Đến nay CONSTREXIM đã có một hệ thống tổ chức kinh doanh gồm 14 đơn vị hạch toán nội bộ, trong đó có 11 xí nghiệp, đội xây dựng, ba Chi nhánh, ngoài ra còn có 2 liên doanh và 1 văn phòng đại diện tại Matxcova (CHLB Nga). Các đơn vị sản xuất kinh doanh được phân bố trên cả ba miền Bắc - Trung - Nam và hoạt động trên nhiều lĩnh vực: Xây dựng, kinh doanh xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động, kinh doanh phát triển nhà, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tư kinh doanh phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp. Giá trị sản lượng hàng năm của công ty đạt 300 - 400 tỷ đồng, doanh thu đạt 150 - 200 tỷ đồng. Mô hình tổ chức "Công ty mẹ - Công ty con" của CONSTREXIM là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh được thực hiện bởi sự liên kết của nhiều pháp nhân doanh nghiệp độc lập hoạt động trên nhiều lĩnh vực và địa bàn khác nhau để tạo thế mạnh chung. Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở giữ nguyên pháp nhân của CONSTREXIM. Các công ty con gồm 3 loại: - 04 công ty là DNNN 100% vốn Nhà nước, bao gồm: + 02 công ty được hình thành trên cơ sở của các đơn vị trực thuộc CONSTREXIM. + 01 công ty được thành lập mới trên cơ sở dự án đầu tư được phê duyệt. + 01 công ty được tiếp nhận từ UBND TP. Hải Phòng. - 02 công ty con là Công ty TNHH hình thành trên cơ sở góp vốn của CONSTREXIM với 2 công ty TNHH sẵn có ở Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. - 01 công ty con là công ty cổ phần hình thành trên cơ sở cổ phần hoá một đơn vị trực thuộc. Như vậy cơ cấu của CONSTREXIM có nhiều loại hình công ty là các pháp nhân độc lập và chịu sự điều chỉnh của các luật tương ứng như Luật DNNN đối với công ty 100% vốn Nhà nước, Luật doanh nghiệp đối với công ty cổ phần, công ty TNHH. Giữa chúng có mối quan hệ ràng buộc nhất định được quy định trong Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty me, các công ty con. Mức độ quan hệ tài chính giữa CTM với các CTC tuỳ thuộc quan hệ sở hữu vốn: quan hệ chặt chẽ là các CTC 100% vốn Nhà nước, mềm mại là các công ty cổ phần mà CTM có cổ phần chi phối, lỏng lẻo là các công ty TNHH hai thành viên trong đó CTM chỉ đóng góp một phần tỷ lệ vốn nhất định CTM chi phối các CTC thông qua ảnh hưởng về thị trường, về chiến lược kinh doanh và về chất xám. CTM bỏ vốn vào các CTC với tư các là nhà đầu tư và hưởng lợi tức tương ứng với phần vốn bỏ ra. Công ty mẹ không hưởng một khoản phụ phí nào do các CTC phải nộp. Các quan hệ về kinh tế giữa các đơn vị thành vi._. 3.4.5. Tổ chức đào tạo CB - CNVC * Đánh giá chất lượng CB - CNVC hiện tại của Tổng công ty XDCTGT1 Lực lượng CB-CNV hiện có của Tổng công ty XDCT GT1 cho trong bảng sau: Tổng số CB-CNVC Trên ĐH ĐH Trung cấp CNKT Toàn TCT 10.150 7 1.556 720 6.050 Công ty cầu 12 816 2 110 25 Công ty cầu 14 785 1 105 35 Công ty XDCT thuỷ 985 60 55 Công ty 116 516 57 45 Công ty 118 351 78 12 Công ty 120 480 108 30 Công ty 122 658 54 46 Công ty 126 388 44 36 Công ty 128 548 102 32 Công ty 136 568 65 29 Công ty 121 456 55 44 323 Công ty cầu đường 10 687 67 44 311 Công ty VTTB GT1 465 88 34 282 Công ty 134 657 86 45 324 Công ty TVXDCTGT 1 255 88 52 115 Công ty thí nghiệm VLGT1 286 76 32 152 Công ty SXVL XD công trình 1 545 208 42 389 Cơ quan TCT, các đơn vị phụ thuộc 704 81 415 Bảng 3.8. Bảng lực lượng CB-CNV hiện có của Tổng công ty XDCT GT1 Một số vấn đề tồn tại chất lượng CB - CNVC hiện nay: Đối với cán bộ: Đa số cán bộ đào tạo trong các trường kỹ thuật trong nước, những năm gần đây có tuyển thêm lực lượng mới, trẻ nên trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tuy có một số kinh nghiệm công tác nhưng về áp dụng công nghệ thi công tiên tiến còn hạn chế. Về chuyên môn, khi cần giải quyết những vấn đề phức tạp của kỹ thuật thì thiếu cán bộ có trình độ chuyên sâu. Về nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ kinh doanh thì phần lớn cán bộ kinh tế không được đào tạo vè kinh tế thị trường. Về trình độ ngoại ngữ: Số người làm việc được bằng ngoại ngữ chưa nhiều. Do đó lĩnh vực kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế còn yếu. Về quản lý: Trình độ quản lý chưa đồng đều, trình độ hiểu biết, quán triệt mục tiêu còn yếu. Đối với công nhân: Công nhân là người trực tiếp làm ra sản phẩm. Chất lượng sản phẩm một phần quyết định phụ thuộc vào trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của công nhân. Số công nhân có trình độ cao, được đào tạo bài bản về lý thuyết và tay nghề còn ít. Những công nhân trẻ là chủ yếu, tuy nhiên họ chưa được đào tạo bài bản Từ những nguyên nhân trên hiện nay Tổng Công ty XDCT Giao thông 1 rất thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề Để kích thích người lao động, đã dùng hệ thống trả lương theo sản phẩm. Tuy vậy, cách trả lương này cũng có nhược điểm, người lao động chạy theo số lượng sản phẩm mà ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Nhiều khi thiếu tinh thần trách nhiệm đối với sản phẩm mình làm ra ã Những yêu cầu đối với CBCNVC của Tổng Công ty XDCT Giao thông 1 trong nền kinh tế thị trường hiện nay: Đối với những nhà chuyên môn, kỹ thuật: Yêu cầu phải có chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất của CTM-CTC . Các chuyên gia này phải có trình độ cao học trở lên. Các lĩnh vực đó là: + Thi công cầu hầm, nút giao thông + Thi công đường, sân bay, nền đất yếu + Thi công công trình thuỷ, thuỷ điện, biển Đối với cán bộ kinh doanh Yêu cầu các cán bộ kinh doanh phải có kiến thức đại học về quản trị kinh doanh, nắm được phương pháp tiếp cận thị trường. Các cán bộ kinh doanh phải có kiến thức chuyên môn về cầu dường. Nếu họ là kỹ sư cầu đường đồng thời tốt nghiệp cử nhân kinh tế thì rất tốt hoặc kỹ sư kinh tế xây dựng Một số cán bộ kinh doanh làm công tác xuất nhập khẩu hoặc làm việc với nước ngoài cần phải thông thạo ngoại ngữ Đối với cán bộ quản lý. Đòi hỏi các cán bộ quản lý cấp CTC trở lên phải tốt nghiệp đại học cầu đường và đại học hoặc cao học quản trị kinh doanh. Có trình độ kỹ sư cầu đường là để nắm được công nghệ thi côn cầu đường, có như vậy mới nắm được các phương hướng thi công những công nghệ cao. Có trình độ cao học hoặc đại học quản trị kinh doanh là để nắm được các yếu tố phát huy hiệu lực quản lý, nắm được tâm lý học quản lý và có những biện pháp, quyết định đúng đắn về quản lý nhằm phát triển sản xuất kinh doanh Đối với cán bộ quản lý cấp dưới tối thiểu cũng phải có trình độ đại học về chuyên môn hoặc kinh tế. Đối với công nhân kỹ thuật Yêu cầu phải được đào toạ cơ bản, từng công nhân nắm được lý thuyết cơ bản của nghề mình và được huấn luyện các thao tác nghề nghiệp cơ bản và an toàn lao động. Trên cơ sở lý thuyết và tay nghề được trang bị, người lao động sẽ tiếp tục hoàn thiện và nâng cao trình độ của mình để trở thành những công nhân lành nghề ở độ tuổi 25-30 ã Tổ chức việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho CB-CNVC: Tổ chức việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho CB - CNVC cần phải tập trung tại công ty mẹ, vì các lý do: Thứ nhất, giảm bớt chi phí đào tạo nếu mỗi CTC tổ chức đạo tạo riêng. Thứ hai, các chương trình đào tạo gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của CTM - CTC và vận dụng ngay vào thực tế của CTM - CTC. Thứ ba, CTM có điều kiện theo dõi, phát hiện các cán bộ có năng lực. Để lo công tác đào tạo cần phải hoàn thiện Trường Kỹ thuật nghiệp vụ công trình giao thông. Hướng đào tạo được xác định như sau: - Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ: Bổ sung một số cán bộ trẻ mới tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi tại các trường kỹ thuật có chuyên môn phù hợp với cơ cấu ngành nghề, sau đó gửi đi học cao học để đào tạo cán bộ đầu đàn cho tương lai về các lĩnh vực công nghệ, kinh doanh. - Bổ sung một số cán bộ trẻ mới tốt nghiệp đại học hoặc đã tốt nghiệp được vài năm và có bằng C tiếng Anh, có năng khiếu kinh doanh, sau đó gửi đi đào tạo thêm một bằng kinh tế về marketing và yêu cầu phải tự học thêm tiếng Anh để có thể làm việc được bằng tiếng Anh - Những cán bộ hiện tại nếu tuổi đời chưa cao (dưới 40) còn có khả năng tiếp thu, thì cũng có thể gửi đi đào tạo theo những lớp trên. - Các cán bộ quản lý còn lại, phải được đào tạo lại, học thêm bằng quản trị kinh doanh theo hình thức tại chức mở lớp tại CTM. - Cử một số cán bộ khá giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ đi đào tạo tiến sỹ hoặc tu nghiệp ở nước ngoài. Khuyến khích cán bộ đi học thêm các bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ để tự nâng cao trình độ, coi đó là một hướng chính để đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ. - Đối với công nhân kỹ thuật: Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao tay nghề, đối với những nghề CTM - CTC có nhu cầu lớn sẽ tiến hành tuyển sinh và đào tạo tại trường kỹ thuật nghiệp vụ công trình giao thông, sau khi tốt nghiệp sẽ tiếp nhận vào làm việc. Đối với nghề mà trường chưa đào tạo se gửi đi đào tạo ở các trường khác. Kết luận Đề tài nghiên cứu "áp dụng mô hình CTM - CTC trong Tổng Công ty XDCT Giao thông 1" có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện tổ chức quản lý các doanh nghiệp nhằm tích tụ và tập trung vốn cho việc phát triển các doanh nghiệp này với vốn đầu tư tiết kiệm nhất và tạo mối quan hệ liên kết để cạnh tranh với các Tổng công ty xây dựng công trình khác và với các hãng nước ngoài. Luận án đã phân tích về lý luận và thực tiếp các biện pháp có khả năng tích tụ, tập trung vốn nhằm nhanh chóng tạo sức mạnh và tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp. Mô hình này có những nét mới: kết hợp tối ưu giữa tính tự chủ, tính tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh của các CTC với tính tập trung ở mức độ nhất định, cần thiết, trên một số vấn đề then chốt ở cấp CTM. CTM không bao trùm lên các CTC, do đó loại bỏ được mâu thuẫn giữa hai doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Từ yêu cầu trên, luận án đã vận dụng mô hình tổ chức quản lý CTM - CTC vào Tổng Công ty XDCT Giao thông 1 theo hướng chuyên môn hoá ccs doanh nghiệp để dễ dàng phát triển hoà nhập với xu hướng chung của thế giới, nhưng toàn Tổng công ty là một chỉnh thể thống nhất tạo mối liên kết trong nội bộ Tổng công ty Để chuyển Tổng công ty sang hoạt động theo mô hình mới CTM - CTC, luận án đã đề cập đến tổ chức một số hoạt động quản lý như: + Tổ chức thị trường chung + Tổ chức thực hiện hợp đồng lớn + Tổ chức việc huy động vốn + Quản lý sử dụng và bảo toàn vốn + Tổ chức nghiên cứu, triển khai và đào tạo... Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tổng kết kinh nghiệm, luận án đã có một số đóng góp về mặt khoa học sau: 1. Phân tích việc tổ chức quản lý doanh nghiệp hiện nay, chỉ ra những tồn tại cần nghiên cứu khắc phục, trong đó có một số tồn tại sau đây cần quan tâm: - Cơ chế chủ trương trong các doanh nghiệp Nhà nước, một mặt tạo điều kiện cho việc tập trung thống nhất và phân rõ trách nhiệm trong quản lý, nhưng mặt khác dễ tạo kẽ hở trong quản lý doanh nghiệp, một trong những nguyên nhân làm cho doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. - Nhà nước coi vốn tự bổ sung của doanh nghiệp Nhà nước là vốn của Nhà nước, sẽ không khuyến khích doanh nghiệp tự tích luỹ vốn - Theo quy định hiện hành, chức năng HĐQT phân định chưa hợp lý. HĐQT chưa phải là đại diện chủ sở hữu và chưa phải là cơ quan quản lý cao nhất của doanh nghiệp - Qua phân tích, nhận thấy phương án cải tiến hoạt động của Tổng Công ty XDCT Giao thông 1 đã có một số tiến bộ nhất định, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại 2. Để tiếp tục phát triển mô hình Tổng công ty thành tập đoàn kinh tế mạnh, luận án đã thử đề xuất phương hướng áp dụng mô hình CTM - CTC trong Tổng Công ty XDCT Giao thông 1. Đây là một ý nghĩ mạnh dạn, đổi mới. Luận án đã trình bày chi tiết mối quan hệ giữa CTM - CTC, trong đó có một vài điểm cần chú ý sau: - HĐQT phải là đại diện cho chủ sở hữu và là cơ quan quyền lực cao nhất về quản lý của DNNN, đứng đầu là ông Chủ tịch. Điều hành sản xuất kinh doanh do Tổng giám đốc thực hiện trên cơ sở chủ trương, phương hướng của HĐQT , tuân theo mục tiêu lợi nhuận và quan hệ lợi ích của các thành viên - CTM chỉ tập trung giải quyết những vấn đề mà từng CTC giải quyết kém hiệu quả và những vấn đề liên quan đến sự cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh trong nước và nước ngoài để tồn tại và phát triển. 3. Đề xuất một số biện pháp quản lý phục vụ mô hình CTM - CTC của Tổng Công ty XDCT Giao thông 1 như: - CTM đứng ra ký hợp đồng lớn, phân việc cho các CTC theo năng lực sản xuất chuyên môn hoá và phân phối thu nhập theo cơ chế giao thầu lại. - CTM đứng ra tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ chung cho các CTC. Quỹ đào tạo và quỹ nghiên cứu phát triển được lập từ quỹ tập trung của CTM chiếm từ 1 - 3% doanh thu Đề tài luận án là một vấn đề lớn, còn mới mẻ, bao gồm nội dung khía cạnh khác nhau. Do vậy nhiều ý kiến nêu ra mới dừng ở ý tưởng, giải pháp tổng thể còn cần đi sâu nghiên cứu cụ thể và mong được sự tham gia, giúp đỡ của các thầy cô, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận án được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo - Nhà giáo ưu tú - Giáo sư - Tiến Sỹ **** đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Phụ lục Biểu 1: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động SXKD trong 5 năm qua công ty cầu 12 TT Các chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị sản lượng Triệu đ 125.450 140.200 155.954 190.560 219.400 Tốc độ tăng trưởng % 100 112 111 122 115 2 Doanh thu Triệu đ 107.683 129.652 132.710 168.877 195.963 Tốc độ tăng trưởng % 100 120 102 127 116 3 Tài sản cố định + Nguyên giá Triệu đ 62.725 64.492 67.060 78.130 96.536 + Hao mòn Triệu đ 23.836 26.442 30.177 36.721 52.748 + Giá trị còn lại Triệu đ 38.889 38.050 36.168 41.409 43.788 4 Vốn lưu động Triệu đ 94.088 100.944 109.168 118.148 133.834 5 Lực lượng CBCNV + Đại học Người 60 73 85 97 110 + Trung cấp Người 18 17 22 19 25 + CNKT ³ 4 Người 155 170 182 193 214 6 Thu nhập bình quân Đồng 920.000 980.000 1.070.000 1.160.000 1.255.000 7 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 1.775 785 2.862 2.891 2.960 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 1,2 0,43 0,75 0,25 0,36 9 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 1,6 0,01 0,22 0.017 0.015 Biểu 2 Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động SXKD trong 5 năm qua công ty cầu 12 Thị trường Các chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị sản lượng Triệu đ 78.565 95.689 133.620 152.658 162.154 Tốc độ tăng trưởng % 100 122 140 114 106 2 Doanh thu Triệu đ 75.895 98.652 125.680 128.569 148.840 Tốc độ tăng trưởng % 100 130 127 102 116 3 Tài sản cố định + Nguyên giá Triệu đ 45.568 52.629 60.129 64.116 74.591 + Hao mòn Triệu đ 17.316 22.104 27.659 29.494 38.992 + Giá trị còn lại Triệu đ 28.252 30.525 32.470 34.622 35.559 4 Vốn lưu động Triệu đ 56.567 70.810 90.862 94.648 98.914 5 Lực lượng CBCNV + Đại học Người 48 64 76 92 105 + Trung cấp Người 15 19 21 26 35 + CNKT ³ 4 Người 146 152 164 175 205 6 Thu nhập bình quân Đồng 855.000 968.000 1.100.000 1.170.000 1.255.000 7 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 1.100 1.244 1.269 1.542 1.540 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 1,7 1,4 0,95 1,3 1,1 9 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 1,5 1,3 1,0 1,2 1,0 Biểu 3: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động SXKD trong 5 năm qua công ty xây dựng công trình đường thuỷ TT Các chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị sản lượng Triệu đ 48.653 65.980 79.560 93.126 100.155 Tốc độ tăng trưởng % 100 136 120 117 108 2 Doanh thu Triệu đ 45.868 66.572 85.652 75.870 88.562 Tốc độ tăng trưởng % 100 145 129 89 117 3 Tài sản cố định + Nguyên giá Triệu đ 30.165 36.289 42.962 45.219 49.150 + Hao mòn Triệu đ 12.669 17.604 22.333 23.729 30.774 + Giá trị còn lại Triệu đ 17.496 18.685 20.629 21.490 18.376 4 Vốn lưu động Triệu đ 34.544 46.186 56.488 56.807 59.091 5 Lực lượng CBCNV + Đại học Người 78 84 95 103 105 + Trung cấp Người 35 39 55 58 55 + CNKT ³ 4 Người 148 156 175 198 225 6 Thu nhập bình quân Đồng 620.000 650.000 705.000 780.000 980.000 7 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 730 858 875 913 961 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 1,4 1,1 0,9 1,1 1 9 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 1,6 1,3 1,0 1,2 1,1 Biểu 4: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động SXKD trong 5 năm qua công ty cầu 12 TT Các chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị sản lượng Triệu đ 42.560 58.560 86.120 96.210 98.300 Tốc độ tăng trưởng % 100 137 147 112 102 2 Doanh thu Triệu đ 41.560 59.568 80.632 75.326 85.890 Tốc độ tăng trưởng % 100 143 135 93 114 3 Tài sản cố định + Nguyên giá Triệu đ 28.090 37.993 42.199 45.219 49.150 + Hao mòn Triệu đ 12.640 16.907 18.989 21.253 31.456 + Giá trị còn lại Triệu đ 15.450 21.086 23.210 23.966 17.694 4 Vốn lưu động Triệu đ 29.366 40.331 57.700 55.802 60.946 5 Lực lượng CBCNV + Đại học Người 45 49 55 58 60 + Trung cấp Người 35 38 42 45 45 + CNKT ³ 4 Người 165 185 192 196 205 6 Thu nhập bình quân Đồng 650.000 820.000 880.000 920.000 1.050.000 7 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 680 760 896 962 924 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 2,1 1,8 1,5 1,6 1,4 9 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 1,6 1,3 1,1 1,3 1,1 Biểu 5: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động SXKD trong 5 năm qua công ty cổ phần xây dựng giao thông 118 TT Các chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị sản lượng Triệu đ 14.719 16.455 28.478 52.875 83.762 Tốc độ tăng trưởng % 100 112 173 186 158 2 Doanh thu Triệu đ 13.590 12.185 23.609 37.121 63.773 Tốc độ tăng trưởng % 100 90 194 157 172 3 Tài sản cố định + Nguyên giá Triệu đ 10.013 10.931 14.029 28.228 47.358 + Hao mòn Triệu đ 5.616 6.044 7.029 9.015 13.584 + Giá trị còn lại Triệu đ 4.396 4.886 7.000 19.213 33.774 4 Vốn lưu động Triệu đ 10.322 10.647 16.774 37.006 75.423 5 Lực lượng CBCNV 211 210 201 275 351 + Đại học Người 25 25 42 48 57 + Trung cấp Người 21 28 20 17 13 + CNKT ³ 4 Người 51 53 35 58 73 6 Thu nhập bình quân Đồng 375.000 790.000 880.000 1.074.000 7 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 156 0 366 240 273 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 1,06 0,03 0,87 0,43 0,25 9 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 1,15 0,01 1,6 0,65 0,43 Biểu 6: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động SXKD trong 5 năm qua công ty xây dựng công trình 120 TT Các chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị sản lượng Triệu đ 45.526 55.952 60.642 72.368 106.714 Tốc độ tăng trưởng % 100 123 108 119 147 2 Doanh thu Triệu đ 42.388 38.620 45.821 77.597 136.798 Tốc độ tăng trưởng % 100 92 119 170 176 3 Tài sản cố định + Nguyên giá Triệu đ 20.370 25.073 32.444 37.341 45.832 + Hao mòn Triệu đ 6.453 8.903 11.633 16.603 21.000 + Giá trị còn lại Triệu đ 13.917 16.170 20.811 20.738 24.832 4 Vốn lưu động Triệu đ 29.818 41.847 54.567 78.319 127.529 5 Lực lượng CBCNV + Đại học Người 28 38 50 75 78 + Trung cấp Người 30 30 29 31 30 + CNKT ³ 4 Người 65 72 86 *95 115 6 Thu nhập bình quân Đồng 663.000 690.000 700.000 850.000 1.050.000 7 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 431 928 625 780 1.105 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 5,13 12,33 7,5 8,36 8,38 9 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 1,05 1,44 1,36 1 1 Biểu 7: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động SXKD trong 5 năm qua công ty đường 122 TT Các chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị sản lượng Triệu đ 61.254 75.356 98.500 120.325 131.350 Tốc độ tăng trưởng % 100 123 131 122 109 2 Doanh thu Triệu đ 58.365 77.958 85.365 105.890 118.655 Tốc độ tăng trưởng % 100 134 110 124 112 3 Tài sản cố định + Nguyên giá Triệu đ 36.140 39.185 43.340 56.553 65.675 + Hao mòn Triệu đ 14.095 17.241 22.537 27.711 40.719 + Giá trị còn lại Triệu đ 22.045 21.944 20.803 28.782 24.956 4 Vốn lưu động Triệu đ 42.878 53.503 65.010 68.585 72.243 5 Lực lượng CBCNV + Đại học Người 45 57 72 93 108 + Trung cấp Người 28 32 38 41 46 + CNKT ³ 4 Người 85 102 117 126 135 6 Thu nhập bình quân Đồng 887.000 980.000 1.100.000 1.158.000 1.260.000 7 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 980 1.017 1.182 1.227 1.261 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 5,13 12,33 7,5 8,36 8,38 9 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 1,7 1,3 1,4 1,2 1,1 Biểu 8: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động SXKD trong 5 năm qua công ty cầu đường 126 TT Các chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị sản lượng Triệu đ 60.806 63.485 71.482 83.353 85.307 Tốc độ tăng trưởng % 100 104,41 112,6 116,61 102,34 2 Doanh thu Triệu đ 60.806 63.485 68.723 78.926 80.597 Tốc độ tăng trưởng % 100 104,41 108,25 114,85 102,12 3 Tài sản cố định + Nguyên giá Triệu đ 22.268 27.148 33.992 35.004 39.842 + Hao mòn Triệu đ 8.149 11.049 14.919 17.773 19.909 + Giá trị còn lại Triệu đ 14.119 16.098 19.073 17.230 19.933 4 Vốn lưu động Triệu đ 13.752 19.271 22.781 28.620 33.928 5 Lực lượng CBCNV 345 352 374 382 388 + Đại học Người 30 37 46 48 54 + Trung cấp Người 31 33 32 35 36 + CNKT ³ 4 Người 168 174 185 186 192 6 Thu nhập bình quân Đồng 628.000 831.950 843.000 886.000 1.002.000 7 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 445,5 638,5 670,7 615,6 762,9 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 0,94 1,16 1,21 0,9 0,92 9 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 0,73 1 1,73 0,78 0,94 Biểu 9: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động SXKD trong 5 năm qua công ty công trình giao thông 128 TT Các chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị sản lượng Triệu đ 38.560 43.687 68.590 87.598 95.695 Tốc độ tăng trưởng % 100 113 157 128 109 2 Doanh thu Triệu đ 36.980 46.680 65.987 75.254 88.585 Tốc độ tăng trưởng % 100 126 141 114 118 3 Tài sản cố định + Nguyên giá Triệu đ 20.437 28.397 30.180 39.419 47.848 + Hao mòn Triệu đ 7.970 11.927 14.100 18.921 30.144 + Giá trị còn lại Triệu đ 12.467 16.470 16.080 20.498 17.704 4 Vốn lưu động Triệu đ 37.378 29.707 48.013 52.559 55.503 5 Lực lượng CBCNV + Đại học Người 25 31 36 40 44 + Trung cấp Người 18 23 23 28 32 + CNKT ³ 4 Người 134 142 152 165 172 6 Thu nhập bình quân Đồng 628.000 831.950 843.000 886.000 1.006.000 7 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 578 655 823 1007 909 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 0,98 1,1 1,3 0,95 0,9 9 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 1,6 1,4 1,2 1,3 1 Biểu 10: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động SXKD trong 5 năm qua công ty cầu đường 126 TT Các chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị sản lượng Triệu đ 48.562 57.366 49.663 65.574 75.563 Tốc độ tăng trưởng % 100 118 86 132 115 2 Doanh thu Triệu đ 45.687 59.898 52.687 52.982 63.957 Tốc độ tăng trưởng % 100 131 88 101 121 3 Tài sản cố định + Nguyên giá Triệu đ 25.252 33.828 34.764 36.820 39.782 + Hao mòn Triệu đ 10.606 14.884 15.644 16.951 23.425 + Giá trị còn lại Triệu đ 14.646 18.944 19.120 19.869 16.357 4 Vốn lưu động Triệu đ 35.936 43.002 35.509 40.000 45.338 5 Lực lượng CBCNV + Đại học Người 64 72 82 95 102 + Trung cấp Người 22 26 26 32 29 + CNKT ³ 4 Người 65 78 92 115 134 6 Thu nhập bình quân Đồng 640.000 790.000 860.000 920.000 1.060.000 7 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 275 313 353 474 515 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 0,88 0,8 0,94 1 0,98 9 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 0,6 0,5 0,7 0,9 0,8 Biểu 11: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động SXKD trong 5 năm qua công ty cơ khí xây dựng công trình 121 TT Các chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị sản lượng Triệu đ 37.984 45.898 52.685 64.682 73.524 Tốc độ tăng trưởng % 100 121 115 123 114 2 Doanh thu Triệu đ 35.452 46.535 50.250 61.986 74.364 Tốc độ tăng trưởng % 100 131 108 123 120 3 Tài sản cố định + Nguyên giá Triệu đ 21.568 27.385 29.658 38.956 41.560 + Hao mòn Triệu đ 8.956 12.655 14.236 19.245 24.632 + Giá trị còn lại Triệu đ 12.612 14.730 15.422 19.711 16.928 4 Vốn lưu động Triệu đ 38.318 47.063 66.116 68.955 71.154 5 Lực lượng CBCNV + Đại học Người 38 45 52 59 65 + Trung cấp Người 26 30 36 40 44 + CNKT ³ 4 Người 65 74 77 86 95 6 Thu nhập bình quân Đồng 859.000 990.000 1.115.000 1.167.000 1.272.000 7 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 645 715 885 1075 1.088 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 1,3 1,2 1,1 1,0 1,3 9 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 1,8 1,5 1,8 1,7 1,5 Biểu 12 Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động SXKD trong 5 năm qua công ty cầu đường 10 TT Các chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị sản lượng Triệu đ 48.658 56.691 80.964 104.580 119.256 Tốc độ tăng trưởng % 100 117 143 130 114 2 Doanh thu Triệu đ 43.658 60.455 90.684 88.687 98.689 Tốc độ tăng trưởng % 100 138 105 98 111 3 Tài sản cố định + Nguyên giá Triệu đ 32.395 40.195 52.261 56.033 65.628 + Hao mòn Triệu đ 14.958 15.610 23.743 28.985 44.162 + Giá trị còn lại Triệu đ 17.437 24.585 29.213 27.048 21.466 4 Vốn lưu động Triệu đ 32.189 36.093 64.054 65.691 66.783 5 Lực lượng CBCNV + Đại học Người 25 34 42 50 55 + Trung cấp Người 26 31 37 40 44 + CNKT ³ 4 Người 65 75 82 88 97 6 Thu nhập bình quân Đồng 840.000 937.000 1.020.000 1.137.000 1.212.000 7 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 776 790 907 1.151 1.193 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 1,4 1,2 0,95 1,1 1,05 9 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 1,8 1,3 1,0 1,3 1,2 Biểu 13: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động SXKD trong 5 năm qua công ty vật tư thiết bị giao thông I TT Các chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị sản lượng Triệu đ 16.897 22.568 38.895 63.693 72.598 Tốc độ tăng trưởng % 100 134 172 164 114 2 Doanh thu Triệu đ 15.987 23.684 35.937 46.690 63.981 Tốc độ tăng trưởng % 100 148 152 130 137 3 Tài sản cố định + Nguyên giá Triệu đ 9.293 14.895 24.116 29.936 36.299 + Hao mòn Triệu đ 3.531 6.256 11.817 13.770 23.231 + Giá trị còn lại Triệu đ 5.762 8.639 12.299 16.166 13.068 4 Vốn lưu động Triệu đ 11.490 16.136 25.672 38.853 41.381 5 Lực lượng CBCNV + Đại học Người 27 36 48 55 67 + Trung cấp Người 16 22 30 32 34 + CNKT ³ 4 Người 55 62 70 88 92 6 Thu nhập bình quân Đồng 900.000 985.000 1.110.000 1.187.000 1.290.000 7 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 453 493 641 926 933 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 1,9 1,7 1,5 1,8 1,2 9 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 2,8 2,1 1,9 2,0 1,5 Biểu 14: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động SXKD trong 5 năm qua công ty công trình giao thông 134 TT Các chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị sản lượng Triệu đ 47.620 65.628 82.954 95.685 110.950 Tốc độ tăng trưởng % 100 138 126 115 116 2 Doanh thu Triệu đ 46.694 68.985 75.693 76.697 90.867 Tốc độ tăng trưởng % 100 148 110 101 118 3 Tài sản cố định + Nguyên giá Triệu đ 26.667 47.689 53.795 59.540 65.475 + Hao mòn Triệu đ 12.134 19.886 24.502 28.543 40.949 + Giá trị còn lại Triệu đ 14.533 27.803 29.293 30.997 24.526 4 Vốn lưu động Triệu đ 33.334 47.252 55.579 54.828 59.913 5 Lực lượng CBCNV + Đại học Người 37 46 59 75 88 + Trung cấp Người 25 33 38 42 45 + CNKT ³ 4 Người 67 85 98 105 115 6 Thu nhập bình quân Đồng 885.000 965.000 1.080.000 1.160.000 1.240.000 7 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 762 853 912 1.062 1.087 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 2,2 1,3 1,2 1,4 1,2 9 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 1,63 1,24 1,2 1,38 1,2 Biểu 15: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động SXKD trong 5 năm qua công ty tư vấn xây dựng công trình giao thông I TT Các chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị sản lượng Triệu đ 6.258 7.547 10.698 14.984 18.658 Tốc độ tăng trưởng % 100 121 142 140 125 2 Doanh thu Triệu đ 5.839 7.868 9.567 10.687 16.500 Tốc độ tăng trưởng % 100 135 122 112 154 3 Tài sản cố định + Nguyên giá Triệu đ 3.880 4.830 7.061 10.189 12.501 + Hao mòn Triệu đ 1.474 2.125 3.107 5.095 7.376 + Giá trị còn lại Triệu đ 2.406 2.705 3.954 5.094 5.125 4 Vốn lưu động Triệu đ 5.507 6.038 9.842 11.238 15.113 5 Lực lượng CBCNV + Đại học Người 38 41 53 72 86 + Trung cấp Người 25 32 48 50 52 + CNKT ³ 4 Người 27 36 45 52 60 6 Thu nhập bình quân Đồng 885.000 965.000 1.080.000 1.160.000 1.230.000 7 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 94 98 128 180 187 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 1,4 1,2 1,5 1,8 1 9 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 1,6 1,24 1,33 1,7 1,3 Biểu 16: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động SXKD trong 5 năm qua công ty tư vấn thí nghiệm vL giao thông I TT Các chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị sản lượng Triệu đ 5.968 6.565 15.985 19.982 Tốc độ tăng trưởng % 100 110 10.520 152 125 2 Doanh thu Triệu đ 5.652 6.898 160 11.684 17.687 Tốc độ tăng trưởng % 100 122 10.350 113 151 3 Tài sản cố định + Nguyên giá Triệu đ 4.187 4.924 6.943 10.230 12.988 + Hao mòn Triệu đ 1.587 2.098 3.124 5.218 7.793 + Giá trị còn lại Triệu đ 2.600 2.826 3.819 5.012 5.195 4 Vốn lưu động Triệu đ 5.132 5.525 9.258 9.911 5 Lực lượng CBCNV + Đại học Người 41 58 66 74 88 + Trung cấp Người 20 22 25 30 32 + CNKT ³ 4 Người 18 25 28 35 40 6 Thu nhập bình quân Đồng 895.000 990.000 1.100.000 1.160.000 1.270.000 7 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 90 85 126 192 200 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 1,3 1,1 1,0 1,7 1,2 9 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 1,6 1,2 1,2 1,64 1,1 Biểu 17: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu hoạt động SXKD trong 5 năm qua công ty sản xuất VLXD công trình 1 TT Các chỉ tiêu ĐV 1997 1998 1999 2000 2001 1 Giá trị sản lượng Triệu đ 8.956 10.698 25.980 45.654 52.658 Tốc độ tăng trưởng % 100 119 243 176 115 2 Doanh thu Triệu đ 8.254 11.584 22.689 32.678 43.697 Tốc độ tăng trưởng % 100 140 196 144 134 3 Tài sản cố định + Nguyên giá Triệu đ 4.926 5.991 15.068 21.457 31.595 + Hao mòn Triệu đ 1.872 2.636 6.931 9.870 17.377 + Giá trị còn lại Triệu đ 3.054 3.355 8.137 11.587 14.218 4 Vốn lưu động Triệu đ 7.971 8.558 18.706 27.392 32.648 5 Lực lượng CBCNV + Đại học Người 27 35 48 65 76 + Trung cấp Người 25 29 32 36 42 + CNKT ³ 4 Người 76 98 105 118 135 6 Thu nhập bình quân Đồng 875.000 978.000 1.082.000 1.165.000 1.275.000 7 Lợi nhuận thực hiện Triệu đ 134 139 312 548 569 8 Tỷ suất lợi nhuận/vốn % 1,65 1,4 1,5 2,0 1,2 9 Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu % 1,6 1,2 1,4 1,7 1,3 Danh mục tài liệu tham khảo [1] PGS.TS. Nguyễn Đình Phan - TS Nguyễn Kế Tuấn Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh - Nhà xuất bản chính trị quốc gia [2] TS Đỗ Đức Bình - ThS. Tạ Thị Lợi Tạp chí kinh tế và phát triển năm 2001 [3] Tạp chí thông tin XDCB và KHCN xây dựng năm 2001 và 2002 [4] Tạo chí tài chính năm 2000, 2001, 2002. [5] Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2001. [6] Tạp chí kinh tế và dự báo năm 2001 [7] Tạp chí tài chính doanh nghiệp năm 2001. [8] Tạp chí quản lý Nhà nước năm 2001 và 2002. [9] Luật Doanh nghiệp Nhà nước được quốc hội thông qua ngày 20/4/1995 [10] Dự thảo của Chính phủ về chuyển đổi, tổ chức Tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước theo mô hình CTM, CTC [11] Tình hình thí điểm thành lập các Tổng công ty theo hướng tổ chức các tập đoàn kinh doanh (theo nghị quyết đại hội đảng 7). [12] Nghị định 39-CP ban hành điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Nhà nước (ngày 29/6/1995). [13] Nghị định 63/2001/NĐ-CP ngày 14/9/2001 về chuyển đổi DNNN thành một công ty TNHH một thành viên. [14] Mitokazu Aoki Nghệ thuật quản lý kiểu Nhật Bản - Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội. [15] Luckky - Goldstar''s Overseas Operation Nguồn: Bài giảng ở lớp học quản lý kinh tế thuộc Lucky Goldstar Group. Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2374.doc