Lời mở đầu
Từ 01/01/1999, Việt Nam bắt đầu thi hành một luật thuế mới, đó là thuế Giá trị gia tăng (GTGT). Việc Nhà nước ta quyết định thay Luật thuế doanh thu bằng Luật thuế GTGT là hoàn toàn phù hợp với xu thế cải cách thuế ở các nước trên thế giới. Nhìn chung, thuế GTGT được coi là phương pháp thu tiến bộ nhất hiện nay, được đánh giá cao do đạt được mục tiêu lớn của chính sách thuế như tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, đơn giản, trung lập, ....
Qua 3 năm thực hiện, Luật thuế GT
65 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tình hình thực hiện luật thuế Giá trị gia tăng tại Một số doanh nghiệp Kinh doanh - Thương mại trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GT về cơ bản đã phát huy các mặt tích cực đối với đời sống kinh tế xã hội, góp phần khuyến khích đầu tư, ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trình độ quản lý của ngành thuế...
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã gặp những vướng mắc khó khăn. Vì vậy, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn thi hành Luật thuế này.
Với mong muốn tìm hiểu một luật thuế còn khá mới mẻ này, tôi đã quyết định chọn đề tài: "Tình hình thực hiện luật thuế GTGT tại một số doanh nghiệp Kinh doanh - Thương mại trên địa bàn quận Hoàn Kiếm - Hà Nội" làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và bạn đọc.
chương I
những lý luận chung về thuế giá trị gia tăng
I- sơ lược về thuế nhà nước
1-Khái niệm về thuế
Thuế là một phạm trù lịch sử, nó phát sinh tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và triển của nhà nước.Có thể khẳng định rằng , dưới bất kỳ một chế độ xã hội nào khi đã có nhà nước thì phải có thuế. Sự xuất hiện của nhà nước đòi hỏi phải có cơ sở vật chất để đảm bảođiều kiện cho nhà nước tồn tại và thực hiện các chức năng của mình.Nhà nước dùng quyền lực chính trị của mình để ban hành những qui định pháp luật cần thiết nhằm làm công cụ phân phối lại một phần của cải xã hội và hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Đồng thời, sự xuất hiện của sản phẩm thặng dư trong xã hội cũng là cơ sở chủ yếu tạo khả năng và nguồn thu để thuế tồn tại và phát triển. Như vậy, thuế ra đời là một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng của nhà nước. Nhà nước sử dụng thế như một công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thuế không những là nguồn thu quan trọng chủ yếu của ngân sách nhà nước mà còn có ảnh hưởng to lớn đến công cuộc phát triển kinh tế.
Nhiệm vụ chính trị của mỗi nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử, đặc điểm cuẩ phương thhức sản xuất, kết cấu giai cấp là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến vai trò, nội dung và đặc điểm của thuế khoá. Bản chất của thuế tuỳ thuộc vào bản chất nhà nước sinh ra nó. Trước thời kỳ phong kiến, hình thái ban đầu của thuế chỉ là hiện vật và ngày công lao động, kể từ chủ nghĩa tư sản cho đến nay, thuế đã dần chuyển sang hình thái phổ biến là tiền tệ và các sắc thuế khác nhau cũng không ngừng được hoàn thiện. Tuy nhiên, hệ thống thuế được coi là phù hợp không thể chỉ nhìn vào số lượng các sắc thuế nhiều hay ít, và mục tiêu đơn thuần về động viên tài chính mà được phân tích một cách cụ tể toàn diện mối quan hệ chặt chẽ với yêu cầu phát triển kinh tế lành mạnh, với đời sống xã hội không đối lập với quyền lợi và khả năng đóng góp của nhân dân. Do đó, cơ cấu và nội dung cẩ hệ thống và từng sắc thuế phải được nghiên cứu, sửa đổi bổ sung cải tiến và đổi mới, kịp thời thích hợp với tình hình, nhiệm vụ của từng giai đoạn. Đồng thời, phải giải quyết, tổ chức hợp tác , đủ sức bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về thuế đã được nhà nước ban hành trong từng thời kỳ.
Khái niệm về thuế nhà nước chưa có một sự thống nhất, tuỳ thuộc vào từng đối tượng mà có những khái niệm về thuế khác nhau:
-Đối với nhà nước: Thuế là một khoản thu chủ yếu của nhà nước , đối với các tổ chức xã hội vầ mọi thành viên trong xã hội khoản thu này mang tính chất bắt buộc theo pháp luật, không hoàn trả trực tiếp
-Đối với người nộp thuế thuế là khoản đóng góp có tính chất bắt buộc mà các tổ chức kinh tế hay người kinh doanh phải thực hiện theo luật định nộp vào ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước.
Tóm lại , thuế là một khoản thu mang tính chất bắt buộc gắn liền với quyền lực chính trị của nhà nước bằng các sấc lệnh do nhà nước quy định. Nó được thể hiện thông qua các luật và văn bản dưới luật được cơ quan quyền lực cao nhất ban hành đó là Quốc hội.
Thuế được tập trung vào ngân sách nhà nước,đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu,cho các mục đích: phát triển kinh tế , văn hoá , xã hội , quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng. Một phần số thuế đã nộp cho ngân sách,nhà nước thực hiện phân phối lại thu nhập ,đảm bảo công bằng xã hội thông qua việc trả lại cho người dân một cách gián tiếp dưới hình thức trợ cấp xã hội, phúc lợi xã hội và quĩ tiêu dùng xã hội khác.
Nền kinh tế càng phát triển, xã hội càng công bằng, văn minh thì yêu cầu phải có một hệ thống thuế khoá phù hợp càng cao. Chúng ta phải luôn luôn đổi mới, bổ xung, không ngừng hoàn thiện hệ thống thuế hiện hành và phát huy những vai trò to lớn cuả nó, phục vụ cho nhà nước, cho quốc gia của mình.
2-Đặc điểm của thuế
Thuế là một biện pháp tài chính của nhà nước được thiết lập trên nguyên tắc luật định, mang tính quyền lực, tính cưỡng chế và tính pháp lý cao. Đồng thời khi được thực hiện thì có thể làm thay đổi quyền sở hữu về tài sản.
Thuế bao giờ cũng chứa đựng các yếu tố thuộc về kinh tế, xã hội. Tuy là biện pháp tài chínhcủa nhà nước mang tính chất bất buộc, song sự bắt buộc đó luôn luôn được xác lập trên nền tảng của các vấn đề kinh tế, xã hội của người làm nghĩa vụ đóng thuế. Việc xác lập một hệ thống thuế với các loại thuế xuất khác nhau trước hết bắt nguồn từ sự chi tiêu của nhu cầu nhà nước, song trong thực tế mức độ động viên qua thuế bao giờ cũng chịu sự ràng buộc của các yếu tố kinh tế, xã hôị của một quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử.
Thuế là một khoản đóng góp không mang hoàn trả trực tiếp.
3-Phân loại thuế:
Tuỳ theo mục đích yêu cầu của việc xem xét, đánh giá, phân tích và phân loại các sắc thuế mà có các cách phân loại sau:
3.1 Phân loại theo tính chất chuyển giao thuế.
*Thuế trực thu: Là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế đồng thời là người chịu thuế.
Ví dụ: Thuế thu nhập doanh nghiệp ,thuế thu nhập cá nhân
*Thuế gián thu: là loại thuế đánh vào người tiêu dùng thông qua giá cả hàng hoá và dịch vụ, đồng thời người chịu thuế gián thu và người nộp thuế không đồng nhất.
Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu
3.2 Phân loại theo đối tượng tính thuế:
*Thuế đánh vào nsản xuất kinh doanh và dịch vụ.
Ví dụ: Thuế doanh thu
Thuế đánh vào sản phẩm hàng hoá:
Ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt
*Thuế đánh vào thu nhập :
Ví dụ :thuế thu nhập doanh nghiệp
*Thuế đánh vào việc sử dụng tài sản của nhà nước.
Ví dụ: Thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp...
3.3 Phân loại theo hình thức thuế:
*Thuế bằng hiện vật :
Ví dụ: Thuế nông nghiệp thu bằng thóc
Thuế bằng tiền:
Ví dụ: Thuế xuất khẩu ,thuế nhập khẩu...
3.4 Phân loại thuế theo quan hệ điều của thuế:
Thuế có tỉ lệ cố định
Thuế luỹ tiến
Thuế luỹ thoái
4-Các yếu tố cấu thành thuế:
4.1 Tên gọi:
Là cách qui ước gọi tên thuế do nhà nước qui định nhằm chỉ định rõ loại sắc thuế nào đó theo tính chất của chúng.
Ví dụ :Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt..
4.2 Đối tượng nộp thuế:
Là những cơ sở kinh doanh được nhà nước công nhận về mặt pháp luật có các hoạt động kinh doanh, tài sản hoặc thu nhập thuộc phạm vi điều tiết của thuế.
Ví dụ: Các cơ sở kinh doanh có thu nhập phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ,...
4.3 Đối tượng tính thuế:
Là căn cứ để từ đó tính ra tiền thuế. Đối tượng tính thuế là một yếu tố cần thiết của sắc thuế và phải triệt nhiều mặt của chính sách động viên đối với thuế đó .
Ví dụ: Tất cả các hàng hoá và dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
4.4 Thuế suất, mức thuế:
- Thuế suất: là linh hồn của sắc thuế, biểu hiện yêu cầu động viên trên đối tượng tính thuế và thuế suất.
- Mức thuế: là số thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước căn cứ vào giá tính thuế và thuế suất.
4.5 Giá tính thuế :
là giá cả hàng hoá , dịch vụ ,tài sản, súc vật ... làm căn cứ tính thuế .
Ví dụ: Giá tính thuế của một chiếc máy giặt LG -Sel là giá bán của cửa hàng hay giá mua của khách hàng .
4.6 Chế độ miễn, giảm thuế :
Là số thuế được qui định phải huy động vào ngân sách nhà nước cho phép để lại cho người nộp toàn bộ hay một phần để sử dụng trong một thời gian nhất định nhằm tạo điều kiện thuận lợi hay khuyến khích phát triển kinh tế .
4.7 Thủ tục nộp thuế:
Bao gồm những qui định về trách nhiệm và cách thức nộp thuế của đối tượng nộp thuế trước cơ quan hữu quan. Thủ tục nộp thuế là căn cứ pháp lý để thực hiện nộp thuế đúng, đủ ,kịp thời.
4.8 Xử lý các trường hợp vi phạm :
Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ về việc vi phạm các qui định của luật thuế ban hành mà bị cảnh cáo, phạt tiền hay bị truy tố trước pháp luật
5-Vai trò của thuế nhà nước :
5.1 Thuế là công cụ tạo lập lên nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước, vì:
-Thuế là một khoản đóng góp mang tính chất pháp lệnh của Nhà nước đối với các tổ chức , cá nhân trong xã hội.
-Thuế là một khoản thu mang tính tương đối ổn định.
-Thuế không hoàn trả trực tiếp cho người nộp mà thông qua quá trình thưc hiện các chức năng của mình.
- Hình thưc thu thuế bao quát hết được các hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguồn thu nhập là mọi tiêu dùng trong xã hội.
- Thuế đảm bảo được tính tự chủ trong cân đối ngân sách .
- Việc thu thuế thể hiện một nền tài chính quốc gia lành mạnh.
5.2 Thuế là công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước
Thuế tác dụng trực tiếp đến giá cả và thu nhập. Một phần thu nhập của người tiêu dùng là khoản đóng thuế. Đồng thời,thuế cũng là một trong những biện pháp chế ngự lạm phát. Vì vậy ,dựa vào công cụ thuế mà Nhà Nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc tích luỹ và đầu tư ,khuyến khích kinh tế phát triển công bằng, lành mạnh.
5.3 Thuế là công cụ góp phần điều hòa thu nhập và thực hiện bình đẳng cân bằng xã hội
Nền kinh tế hàng hoá thị trường sẽ tạo ra hai thái cực đối lậo nhau đó là: Giàu -Nghèo nếu không có sự can thiệp của Nhà nước để phân phối thu nhập trong xã hội.Trên thực tế, sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều do những đóng góp nỗ lực của toàn dân,của mỗi thành viên trong xã hội. Vì vậy để có được sự công bằng thì tất cả mọi người đều được hưởng thành quả của sự phát triển kinh tế đó. Do đó, sự can thiệp của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập - thông qua công đặc biệt là thuế là hết sức quan trọng ,góp phần tạo sự công bằng và bình đẳng xã hội .
II. Thuế giá trị gia tăng ( gtgt)
1.Khái niệm "giá trị gia tăng" và thuế giá trị gia tăng:
1.1 Lịch sử ra đời của thuế GTGT
Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu. Từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất ( 1914-1918), thuế doanh thu đã dược nghiên cứu ,áp dụng nhằm động viên sự đóng góp rộng rai của quảng đại quần chúng nhân dân cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh. Thuế doanh thu được áp dụng ở Pháp từ năm 1917. Thời kỳ đầu ,thuế doanh thu chỉ đánh ở giai đoạn cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hoá với thuế suất thấp.Đầu năm 1920 ,thuế doanh thu được diều chỉnh,đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất. Qua thực tế, cách đánh thuế này đã bộc lộ rõ nhược điểmđó là thuế tính chồng chéo, trùng lặp.
Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, thuế doanh thu vẫn tồn tại những nhược điểm trên. Để đã ban hành loại thuế mới có tên gọi: "Taxe Sur La Valeur ajoutéa ( viết tắt là TVA ), theo tiêng anh là: "Value Added Tax" (viết tắt là VAT), theo tiếng việt là "thuế giá trị gia tăng". Đến năm 1966, trong xu hướng cải thiện hệ thống thuế "đơn giản, hiện đại" nói chung ở Châu Âu, TVA được ban hành chính thức để thay thế một số sắc thuế gián thu. Năm 1986, TVA được áp dụng rộng rãi đối với tất cả các ngành nghề sản xuất, lưu thông hàng hoá, dịch vụ, nhằm đáp ứng hai mục tiêu quan trọng: bảo đảm số thu kịp thời, thường xuyên cho ngân sách nhà nước, và khắc phục thu thuế trùng lặp của thuế doanh thu.
ở thời điểm này, thuế GTGT đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới, có khoảng 130/210 quốc gia áp dụng thuế GTGT và trở thành nguồn thu quan trọng cho nhiều nước .
ở miền Nam Việt Nam trước 1975 chính quyền Sài Gòn cũng đã ban hành luật thuế GTGT trùng với thơì điểm cải cach thuế năm 1972. Ngày 05/07/1993, được chính phủ cho phép, Bộ Tài Chính đã có quyết định số 486TC/QĐ/TCT ban hành thuế giá trị gia tăng để thực hiện thí điểm như: công ty dệt Hà Đông, công ty dệt kim Đông Xuân, nhà máy dệt Đông á, nhà máy đường Biên Hoà, nhà máy xi măng Bỉm Sơn,...
Tuy nhiên, việc thực hiện thí điểm đã không mang lại kết quả do hoạt động sản xuất kimh doanh của các doanh nghiệp trong xã hội có mối quan hệ chặt chẽ lẫn nhau, từ quá trình cung cấp nguyên vật liệu đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, VAT không thể thực hiện riêng rẽ ở một số khâu hay một số doanh nghiệp.
Để góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế sao cho phù hợp với sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời để phù hợp với xu thế cải cách thuế ở các nước trên thế giới. Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá IX, từ ngày 02/04 đến ngày 10/05/1997 đã thông qua luật thuế GTGT và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay thế cho luật thuế doanh thu.
Chính phủ có Nghị định 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 hướng dẫn chi tiết thi hành luật thuế GTGT. Nghị định này ban hành thay thế các Nghị định hướng dẫn về thuế GTGT của Chính phủ đã ban hành trước đây.
Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 hướng dẫn nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ. Thông tư này thay thế các Thông tư hướng dẫn về thuế GTGT đã ban hành trước đây.
Để thấy rõ ưu điểm của việc thay thế luật thuế doanh thu bằng luật thuế GTGT ta hãy xét những điểm giống nhau và khác nhau của hai luật thuế này.
1.1.1 Những điểm giống nhau:
- Thuế GTGT và thuế doanh thu là thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng hàng hoá được cung ứng dịch vụ, thuế này do người sản xuất - kinh doanh, dịch vụ nộp cho nhà nước, nhưng thực chất người tiêu dùng là người chịu thuế. Nhà doanh nghiệp đóng vai trò là người chịu thuế. Nhà doanh nghiệp đóng vai trò là người thu hộ thuế cho nhà nước, họ đã cộng số thuế gián thu phải nộp vào giá bán sản phẩm hoặc giá dịch vụ để người tiêu dùng trả, nên họ phải nộp đầy đủ số thuế thu hộ này vào ngân sách nhà nước.
- Thuế gián thu bảo đảm cho mọi người có thể tự do lựa chọn hàng hoá ,quyết định tiêu dùng để chịu thuế cao hay thấp tuỳ thuộc vào túi tiền, sở thích của mình. Thuế tránh được mối quan hệ trực tiếp giữa người tiêu dùng là người chịu thuế với cơ quan thuế nên có phần dễ thu hơn thuế trực thu. Đồng thời ,dễ điều chỉnh mức thuế tăng lên vì thuế gián thu thường nằm ẩn trong giá cả hàng hoá, dịch vụ. Do vậy, phản ứng của người dân về thuế gián thu cũng ít gay gắt hơn thuế trực thu. Về mặt quản lý, thuế GTGT và thuế doanh thu không quan tâm đến các khoản chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của nhà doanh nghiệp, nên chi phí quản lý có phần thấp hơn thuế trực thu .
1.1.2 Những điểm khác nhau:
- Thuế GTGT chỉ đánh vào giá trị tăng thêm của sản phẩm ở từng khâu sản xuất ,lưu thông. Nhưng thuế doanh thu lại đánh trên toàn bộ doanh thu của sản phẩm, qua mỗi lần chuyển dịch từ sản xuất đến lưu thông.
- Thuế GTGT có khấu trừ thuế ở các giai đoạn trước. Thuế doanh thu không khấu trừ thuế đã nộp ở giai đoạn trước.
- Tổng số thuế GTGT thu đối với từng sản phẩm không phụ thuộc sự tổ chức và phân chia các chu kỳ kinh tế. Sản phẩm hàng hoá càng trải qua nhiều công đoạn sản xuất, lưu thông thì tổng số thuế thu đối với từng sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối cùng mà người tiêu dùng phải chịu càng cao.
- Thuế GTGT thường có ít thuế suất hơn thuế doanh thu nên có phần đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện hơn thuế doanh thu.
Qua hai năm thực hiện, luật thuế GTGT đã bộc lộ rõ những ưu điểm của mình. Về cơ bản đã phát huy các mặt tích cực đối với đời sống kinh tế xã hội, góp phần khuyến khích đầu tư, ổn định sản xuất kinh doanh, góp phần khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, nâng cao hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp và trình độ quản lý của ngành thuế...
Cụ thể :
- Thuế GTGT khắc phục được việc thu trùng lắp của thuế doanh thu. Đối với hàng xuất khẩu không phải nộp thuế GTGT mà còn được khấu trừ hoặc hoàn trả lại số thuế GTGT đầu vào, tạo điều kiện để hạ giá bán, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Quốc tế, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.
- Hạn chế được việc thất thu thuế do thuế GTGT được thu tập trung ngay từ đầu mà thu thuế ở khâu sau còn kiểm tra được việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trước, đảm bảo động viên số thu quan trọng và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước.
- Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá đơn, chứng từ. Việc tính thuế ở đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả người mua và người bán thực hiện tốt chế độ hoá đơn, chứng từ.
- Góp phần hoàn hệ thống chính sách thuế ta với sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới. Việc Nhà nước ta quyết định thay luật thuế doanh thu bằng luật thuế GTGT là hoàn toàn phù hợp với xu thế cải cách thuế ở các nước trên thế giới.
1.2 Khái niệm GTGT:
Là khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
1.3 Khái niệm "Thuế GTGT" :
Thuế GTGT là loại thuế chỉ đánh vào tổng giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình sản xuất - kinh doanh.
Tổng số thuế thu được ở mỗi khâu bằng chính số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.
1.4 Bản chất của thuế GTGT:
Thuế GTGT do nhà sản xuât - kinh doanh nộp hộ cho người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán. Do vậy, thuế GTGT là một loại thuế gián thu.
1.5 Tác dụng của thuế GTGT:
- Thu đúng, thu đủ, kịp thời.
- Đảm bảo cân đối thu ngân sách nhà nước
2. Đối tượng nộp thuế và đối tượng tính thuế:
2.1 Đối tượng nộp thuế:
Theo quy định tại điều 3 Luật thuế GTGT và điều 3 Nghị định số 79/2000/NĐ - CP ngày 29/12/2000: Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất - kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chiụ thuế (Gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (Gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.
Cụ thể:
2.1.1 Doanh nghiệp Nhà Nước.
2.1.2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2.1.3 Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam.
2.1.4 Công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
2.1.5 Các tổ chức kinh tế của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội chính trị của đơn vị sự nghiệp...
2.1.6 Những ngưòi kinh doanh độc lập, hộ gia đình các cá nhân hợp tác kinh doanh ...nhưng không hình pháp nhân kinh doanh.
2.2 Đối tượng tính thuế (chịu thuế):
Theo quy định tại điều 2 Luật thuế GTGT và điều 2 Nghị định số 79/2000/NĐ - CP ngày 29/12/2000: Tất cả các hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất - kinh doanh và mgười tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, loại trừ 26 loại hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT được quy định tại điều 4 của luật này.
3. Căn cứ tính thuế GTGT:
Theo điều 6 luật thuế G TGT thì căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất
3.1 Giá tính thuế:
3.1.1 Khái niệm:
Giá tính thuế là một căn cứ quan trọng để xác định số thuế GTGT khác phải nộp, giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hoá đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch hoặc người nhập khẩu.
3.1.2 Cách xác định giá tính thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ:
Theo quy định tại điều 7 luật thuế GTGT và điều 6 nghị định số 79/2000/NĐ - CP ngày 29/12/2000, giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ được tính như sau:
Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất - kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa cá thuế GTGT. Cơ sở sản xuất kinh doanh khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ phải ghi rõ trên hoá đơn các yếu tố theo quy định là:
- Giá bán chưa có thuế GTGT.
- Thuế GTGT phải nộp.
- Giá thanh toán (giá người mua phải trả cho người bán trong đó có cả thuế GTGT).
Đối với trường hợp cho thuê tài sản, tài sản cho thuê ở đây bao gồm: nhà, xưởng, kho, bến bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị...giá tính thuế GTGT là giá cho thuê chưa có thuế GTGT.
Nếu cho thưê theo nhiều kỳ mà tiền thuê trả cho từng kỳ, hoặc trả trước cho nhiều kỳ thì giá tính thuế GTGT là số tiền thuê đã trả ( đã trả cho kỳ này hoạc trả trước cho nhiều kỳ sau). Giá tính thuế GTGT còn bao gồm cả khoản chi trả dưới nhiều hình thức khác nhau như cho thuê nhà có thu tiền để hoàn thiện sửa chữa, nâng cấp nhà cho thuê theo yêu cầu của bên thuê.Giá cho thuê tài sản do các bên thoả thuận được xác định trong hợp đồng.Trường hợp pháp luật có qui định khung giá cho thuê thì giá thuê được xác định theo khung giá qui định .
Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT của hàng hoá xuất bán tính theo giá trả một lần, không tính số tiền trả hay không.
Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi sử dụng nội bộ, biếu tặng... giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ này được xác định theo giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Theo nghị định số 32/1999/NĐ - CP ngày 05/05/1999 về khuyến mại quảng cáo thương mại hội chợ triển lãm thương mại thì các sản phẩm, hàng hoá dùng để khuyến mại quảng cáo không phải tính thuế GTGT.
Đối với gia công hàng hoá, giá tính thúê là giá gia công chưa có thuế bao gồm tiền công, tiền nhiên liệu động lực, vật liệu phụ, các chi phí khác để gia công.
Đối với hàng hoá, dịch vụ mang tính đặc thù dùng các chứng từ như tem, bưu chính, vé cước vận tải, vé sổ xố kiến thiết, ... giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT, thuế GTGT được tính như sau:
Giá chưa có thuế
GTGT
=
Giá thanh toán (tiền tem, tiền bán vé)
1 + % thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó
Giá chưa có thuế GTGT là giá để tính thuế GTGT phải nộp. Giá tính thuế đối với các loại hàng hoá, dịch vụ theo quy định bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng (trừ các khoản phụ thu theo chế độ của Nhà nước không tính vào doanh thu của cơ sở kinh doanh).
Đối với hoạt động vận tải, bốc xếp giá tính thuế GTGT là giá cước vận tải bốc xếp chưa có thuế GTGT. Nếu đơn vị vận tải có hoạt động vận tải quốc tế thì doanh thu vận tải quốc tế lại là đối tượng chịu thuế GTGT.
Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng như các đại lý mua bán hàng hoá, dịch vụ môi giới thì giá tính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng chưa trừ một khoản phí tổn mà cơ sở thu thu được từ các hoạt động này.
- Nếu mua hoặc bán hàng hoá theo đúng giá bên chủ hàng quy định chỉ hưởng hoa hồng thì bên đại lý không phải tính và nộp thuế GTGT đối với khoản hoa hồng. Thuế GTGT hàng hoá bán ra do chủ hàng kê khai, nộp.
- Nếu mua hoặc bán hàng hoá không theo đúng giá quy định, giá tính thuế GTGT là tiền hoa hồng được hưởng.
Đối với hoạt động xây dựng và lắp đặt thì giá tính thuế GTGT là giá xây dựng lắp đặt chưa có thuế GTGT (không phân biệt có bao thầu hay không bao thầu vật tư thiết bị).
3.2 Thuế suất thuế GTGT:
- Luật thuế GTGT quy định 4 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%, 20% và được bộ Tài chính quy định cụ thể trong thông tư 89/1998/TT - BTC ngày 27/06/1998 " Hướng dẫn thi hành nghị định số 28/1998/NĐ - CP ngày 11/05/1998 của Chính phủ quy chi tiết thi hành luật thuế GTGT " được áp dụng từ ngày 01/01/1999.
- Mức thuế suất thuế GTGT quy định trên đây được áp dụng thống nhất theo loại hàng hoá dịch vụ đối với cùng loại hàng hoá, không phân biệt hàng nhập khẩu với hàng sản xuất trong nước, khâu sản xuất hay kinh doanh thương nghiệp.
- Theo quy định của luật và các văn bản pháp luật thuế có bốn thuế suất như đã trình bầy ở trên. Tuy nhiên, tuỳ theo đỉều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước và nền kinh tế, các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền có thể điều chỉnh thuế suất cho phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể để vừa đảm tăng thu cho ngân sách Nhà nước vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
4. Phương pháp tính thuế GTGT:
Có 2 phương pháp tính thuế đó là:phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
4.1 Phương pháp khấu trừ thuế:
Các đơn vị ,tổ chức kinh doanh khi áp dụng phương pháp này yêu cầu phải sử dụng hoá đơn GTGT.Khi lập hoá đơn phải ghi đầy đủ,đúng các yếu tố qui định và ghi rõ:giá bán chưa có thuế kể cả phụ thu và phí ngoài giá bán nếu có,thuế GTGT,tổng giá thanh toán với người mua.
Số thuế GTGT phải nộp được xác định như sau:
Sốthuế Số thuế Số thuế GTGT
GTGT = GTGT - đầu vào được
phải nộp đầu ra khấu trừ
4.1.1Thuế GTGT đầu ra được xác định như sau:
Thuế Giá tính thuếcủa Thuế suất thuế
GTGT = hàng hoá, dịch vụ x GTGT của hàng hoá,
đầu ra chịu thuế bán ra dịch vụ đó
4.1.2Thuế GTGT đầu vào:
Thuế GTGT đầu vào được xác định bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGTcủa hàng hoá,dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu.
4.1.2.1Trường hợp 1:
Hàng hoá ,dịch vụ là loại chịu thuế GTGT,có hoá đơn GTGT mua vào để sản,xuất kinh doanh hàng hoá,dịch vụ chịu thuế GTGT.
Ví dụ:Doanh nghiệp lắp ráp Ti vi bán ra 100 chiếc Ti vi màu,giá chưa có thuế GTGTlaf 2.500.000 đ/chiếc,thuế suất thuế GTGT là 10%.Doanh nghiệp đã mua một số vật liệu để dùng cho việc lắp ráp Ti vi. Căn cứ vào hoá đơn chứng từ GTGT mua vật liệu số thuế GTGT đầu vào là 10.000.000đ
Giả định số vật liệu mua vào chỉ dùng để lắp ráp ti vi. Số thuế GTGT Doang nghiệp phải nộp được xác địng như sau:
-Số thuế GTGT đầu ra :
2.500.000đ/chiếc x 100 chiếc x 10% = 25.000.000đ
-Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 10.000.000đ
Vậy số thuế GTGT phải nộp là:
25.000.000 - 10.000.000 =15.000.000đ
4.1.2.2 Trường hợp 2:
Hàng hoá, dịch vụ là loại không chịu thuế GTGT mua vào để sản xuất,kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ thuế đầu vào theo một tỷ lệ 3-5% tính trên giá trị hàng hoá mua vào.
Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất đường mía của người trồng mía trực tiếp bán là 150 tấn(mía là sản phẩm trồng trọt không thuộc diện nộp thuế GTGT theo Điều 4 Luật Thuế GTGT), giá 200.000đ/tấn.
Khi tính thuế GTGT phải nộp. Doanh nghiệp được tính khấu trừ thuế đầu vào của mía là :
200.000đ/tấn x 150 tấn x 5% = 1500.000đ
4.1.2.3 Trường hợp 3
Hàng hoá, dịch vụ là loại chịu thuế GTGT có hoá đơn GTGT mua vào đồng thời để sản xuất ,kinh doanh dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT nhưng không hạch toán riêng thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo % doanh số bán ra của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng số.
Ví dụ: Doanh nghiệp vưà sản xuất bia(mặt hàng chịu thuế TTĐB),vừa sản xuất nước ngọt (mặt hàng chịu thuế GTGT) có chi phí một số vật tư dùng cho sản xuất 2 loại sản phẩm này nhưng không hạch toán riêng được .
Đầu vào của vật tư này như sau:
-Tổng giá trị vật tư mua vào là :2.000.000.000đ(giá không có thuế GTGT).
-Thuế GTGTtỏng hợp theo hoá đơn GTGTđầu vào là : 150.000.000đ
Đầu ra của hàng hoá sản xuất bán ra:
-Doanh số của hàng hoá bán ra: 3.000.000.000đ(chưa có thuế GTGT )
Trong đó, doanh số nước ngọt là: 2.000.000.000đ
Bia là: 1.000.000.000đ
-Thuế đầu ra tính trên giá bán nước ngọt là 200.000.000đ
-Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của các loại vật tư nói trên là:
= 100.000.000
Thuế GTGT phải nộp của sản phẩm nước ngọt là:
200.000.000đ - 100.000.000đ = 100.000.000đ
4.1.2.4 Trường hợp 4:
Hàng hoá ,dịch vụ là loại chịu thuế GTGT, có hoá đơn GTGT mua vào để sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ mang tính đặc thù mà giá thanh toán là giá trọn gói, trong giá trọn gói bao gồm cả khoản không chịu thuế GTGT thì khoản này được tính giảm trừ trong gía tính thuế GTGT đầu ra.
Ví dụ:Một công ty du lịch Việt Nam thực hiện hợp đồng du lịch với Singapo theo hình thức trọn gói: 30 khách du lịch trong 7 ngày tại Việt nam với số tiền thanh toán là: 35000$. Phía Việt Nam phải lo toàn bộ chi phí: Vé máy bay,ăn ở,tham quan theo chương trình thoả thuận,trong đó riêng tiền vé máy bay đi từ Singapo sang Việt Nam và ngược lại hết:10.000$.
Thuế GTGT đầu ra theo hợp đồng được xác định như sau:
Doanh thu chịu thuế GTGT là : 35.000$ - 10.000$ =25.000$
THuế GTGT đầu ra là:(mức thuế GTGT 10%)
4.1.2.5 Trường hợp 5:
Hàng hoá ,dịch vụ là loại chịu thuế GTGT,có hoá đơn GTGT mua vào để khuyến mại,tiếp thị,quảng cáo...Không tính thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGTđầu vào bằng cách tính vào chi phí khác < = mức khống chế theo chế độ hiện hành.
Ví dụ :Doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh hàng điện tử có khuyến mại cho khách hàng bằng giải thưởng tủ lạnh và một số sản phẩm khác.Tổng chi phí sản xuất kinh doanh là 150 tỷ đồng. Thuế GTGT đầu vào của một số hàng khuyến mại,quảng cáo tính trong khoảng chi phí khác của doanh nghiệp được khống chế là 5% so với tổng chi phí hợp lý. Số thuế GTGT đầu vào của cửa hàng hoá khuyến mại,quảng cáo không được khấu trừ 0,8 tỷ đồng mà chỉ được tính khấu trừ tối đa tương ứng với hàng khuyến mại,quảng cáo tính trong chi phí khác là:
150 tỷ đồng x5% = 7.5 tỷ đồng
4.1.2.6 Trường hợp 6
Hàng hoá, dịch vụ là loại chịu thuế GTGT, có hoá đơn GTGTmà thuế GTGT đầu vào đươc khấu trừ lớn hơn thuế GTGT đầu ra thì: chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng thuế GTGT đầu ra tháng đó và khấu trừ liên tục trong 3 tháng sau hoặc yêu cầu cơ quan thuế xét hoàn thuế.
Ví dụ:
Công ty dệt (bên A) thuê công ty xây dựng (bên B) thực hiện lắp đặt, mở rộng phân xưởng sản xuất.
- Gía trị xây lắp là: 90 tỷ đồng
- Gía trị thiết bị bên B cung cấp và lắp đặt là 160 tỷ đồng
- Thuế suất thuế GTGT 10% : 25 tỷ đồng= (160 tỷ+ 90 tỷ)x 10%
-Tổng số tiền bên A phải thanh toán là: 275 tỷ đồng ( 90 + 160 + 25 )
Trong khi đó, tăng giá trị TSCĐ để tính khấu hao là: 250 tỷ đồng, tiền thuế GTGT 25 tỷ đồng đươc khấu trừ vào thuế đầu ra của cửa hàng hoá bán ra hoặc đề nghị hoàn thuế theo quy định.
4.1.2.7 Trường hợp 7
Hàng hoá, dịch vụ là loại chịu thuế GTGT, không có hoá đơn GTGT.
-Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá - dịch vụ: thuế GTGT đâù ra phải tính trên giá thanh toán .
-Đối với cơ sở kinh doanh m._.ua hàng hoá -dịch vụ: không được tính khấu trừ thuế GTGTđầu vào.
4.2 Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT
Các cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
Số thuế GTGT phải nộp được xác định như sau :
Số thuế GTGT của Thuế xuất thuế
GTGT = hàng hoá , dịch vụ x GTGT của hàng hoá
Phải nộp chịu thuế bán ra dịch vụ tương ứng
Căn cứ tính thuế ở đây là phần giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và được xác định theo công thức :
GTGT Gía thanh toán Gía thanh toán của
hàng hoá, dịch vụ = của hàng hoá - hàng hoá , dịch vụ
chịu thuế GTGT dịch vụ bán ra mua vào tương ứng
- Nếu cơ sở kinh doanh là đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT, nhưng không hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn mua- bán hàng hoá,dịch vụ ,thì doanh thu tính thuế và tỷ lệ (%)GTGT tính trên doanh thu sẽ được cơ quan thuế căn cứ vào tình hình thực hiện kinh doanh của từng hộ để ấn định. Do đó, số thuế GTGT mà cơ sở này phải nộp được tính như sau:
= x x
- Nếu cơ sơ sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp tên thuế GTGT nhưng không hạch toán được doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác định như sau:
= + -
GTGT xác định đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau:
+ Đối với xây dựng, lắp đặt là chênh lệch giữa số tiền thu về xây dựng, lắp đặt tại công trình, hạng mục công trình trừ chi phí về vật tư, động lực. ... và một số phí mua ngoài khác để phục vụ xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình đó.
+ Đối với hoạt động vận tải: là số chênh lệch giữa số tiền thu cước vận tải, bốc xếp, từ chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và một số phí mua ngoài khác dùng cho hoạt động vận tải.
+ Đối với kinh doanh ăn uống: là số chênh lệch giữa tiêu thụ về bán hàng ăn uống, tiền phục vụ và các khoản thu khác từ tiền mua hàng hoá, chi phí phục vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống.
+ Đối với các hoạt động kinh doanh khác là số chênh lệch giữa tiêu thụ về hoạt động kinh doanh trừ chi phí về hàng hoá, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh đó.
5. Đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế GTGT
5.1 Dăng ký nộp thuế GTGT:
Mỗi một cơ sở sản xuất, kinh doanh, sau khi thực hiện đăng ký nộp thúe với cơ quan thuế, đều được cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp mã số thuế theo chế độ quy định.
5.2 Kê khai thuế GTGT:
Hàng tahngs, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải lập tờ khai tính thuế GTGT theo quy dịnh của nhà nước cho cơ quan thuế chậm nhất là trong 10 ngày của tháng tiệp theo, Các cơ sở phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai.
Việc kê khai thúe được quy định cụ thể tại điều 12-luật thuế GTGT.
5.3 Nộp thuế GTGT:
Những đối tượng phải nộp thuế GTGT khi có thông báo nộp thuế của cơ quan thuế thì phải nộp thuế GTGT đầu đủ, kịp thời, đúng hạn và ngân sác nhà nwocs, bao gồm:
- Số thuế phải nộp
- Thời hạn nộp thuế
- Địa điểm nộp thuế
- Đơn vị tiền tệ dùng để nộp thuế
Kết thúc công việc nộp thuế, trong mọi trường hợp cơ quan thuế phải cấp biên lai, chứng từ (do bộ tài chính phát hành) cho đối tượng đã nộp thuế để xác nhận đã thu thuế GTGT.
5.4 Quyết toán thuế GTGT:
- Sau khi kết thúc năm dương kịch, các đối tượng nộp thuế phải quyết toán thuế với cơ quan thuế thời gian chậm nhất là: 60 ngày kể từ ngày 30/12 của năm quyết toán thuế.
- Nơi nộp quyết toán thuế là cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở đăng ký nộp thuế.
- Dựa vào quyết toán thuế, cơ sở có tr5ách nhiệm nộp thuế GTGT còn thiếu vào ngân sách Nhà nước (thời gian chaamj nhất là 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán). nếu còn thừa thì được trừ vào kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế nếu cơ sở được hoàn thuế.
- Nếu cơ sở kinh doanh có sát nhập, giải thể, chia tách, phá sản ... thì cơ sở đó cũng phải quyết toán thuế với cơ quan thuế chậm nhất không quá 45 ngày kể từ ngày có quyết định sát nhập, giải thể, chia tách, phá sản.
6. Miễn giảm thuế và hoàn thuế:
6.1 Miễn giảm thúe GTGT:
- Nếu các cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải, có hoạt động về sản xuất, xây dựng, vận tải bị thua lỗ do nguyên nhân số thuế GTGT phải nộp voà các hoạt động này lớn hơn số thuế tính theo số doanh thu trước đây, thì được xem xét giảm thuế GTGT (nhưng chỉ thực hiện trong 3 năm: 1999, 2000 và 2001).
- Các cơ sở kinh doanh xin giảm thuế phải gửi hồ sơ xin giảm thuế cho cơ quan trực tiếp quản lý cơ sở. Hồ sơ bao gồm: báo cáo quyết toán thuế, báo cáo quyết toán kết quả kinh doanh của năm xin giảm thuế (nêu rõ lý do, thời gian xin giảm và số liệu chứng minh số thuế GTGT phải nộp tính theo thuế suất thuế GTGT lớn hơn số thuế tính theo thuế suất thuế doanh thu).
- Dựa trên các quy định sau đây để xét mức giảm thế GTGT:
+ Số thuế GTGT xin miễn giảm không quá số lỗ phát sinh của năm xin miễn giảm, mà nguyên nhân là số thuế GTGT phải nộp lớn hơn số thuế doanh thu trước đây.
+ Số thuế GTGT phải nộp đối với các cơ sở áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xác định bằng số thuế đầu ra trừ số thuế đầu vào được khấu trừ và số thuế được hoàn lại của năm xin giảm thuế.
Sau khi nhận được hồ sơ của cơ sở kinh doanh xin miễn giảm thuế GTGT, cơ quan thuế phải kiểm tra và xác định rõ: cơ sở có thuệc đối tượng và trường hợp giảm thuế GTGT hay không, hồ sơ có thuệc đối tượng và trường hợp giảm thuế GTGT hay không, hồ sơ có đúng và chính sách không... căn cứ vào thẩm quyền quyết định, cơ quan thuế xem xét, ra quyết định miễn giảm thuế và thông báo cho cơ sở bằng văn bản thuế được miễn giảm, hoặc gửi hồ sơ lên cơ quan thuế cấp trên (nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thuế cấp trên) đồng thời thông báo cho cơ sở biết hồ sơ đã chuyển cho cấp trên.
Căn cứ vào quyết định miễn giảm thuế GTGT cơ quan thuế quyết định thuế GTGT mà cơ sở còn phải nộp.
6.2 Hoàn thuế GTGT
Trong các trường hợp sau đay thì cơ sở sản xuất, kinh doanh và người nhập khẩu được hoàn thuế GTGT:
- Cơ sở thuế GTGT đầu vào các tháng trong quý thường xuyên lớn hơn số thuế đầu ra phát sinh các tháng trong quý.
- Cơ sở kinh doanh hàng xuất khẩu theo thời vụ, hoặc theo từng lần xuất khẩu với số lượng lớn, nếu phát sinh số thuế đầu vào được khấu trừ thì được xét hoàn thuế GTGT theo từng kỳ hoặc tháng.
- Cơ sở kinh doanh đầu tư mới (đã đăng ký nộp thuế GTGT và tính thuế theo phương pháp khấu trừ), chưa phát inh doanh theu, chưa có thuế đầu ra, đã tính khấu trừ thuế đầu vào của TSCĐ đầu tư, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên thì được xem xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Đặc biệt nếu thuế GTGT đầu vào phát sinh quá lớn, cơ sở có thể đề nghị giải quyết từng quý.
- Nếu cơ sở kinh doanh có đầt tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, nếu số thuế đầt tư vào của TSCĐ đã khấu trừ trong 3 tháng mà chưa hết thì được hoàn lại số thuế chưa được khấu trừ này.
- Khi quyết toán thuế cảu các cơ sở sát nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chia tách có thuế GTGT nộp thừa, thì cơ sở đó đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế GTGT nộp thừa.
Thời hạn xét hoàn thuế là 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ (nếu cần thời gian xác minh thì cũng không được quá 30 ngày). Khi nhận được quyết định nộp thuế của cơ quan có thẩm quyền, kho bạc có trách nhiệm hoàn thuế cho cơ sở trong thời gian 5 ngày.
7. Khiếu nại và xử lý vi phạm:
7.1. Xử lý vi phạm về thuế:
- Cơ sở kinh doanh cố định khi vận chuyển hàng hoá mà không có đầy đủ chứng từ hoá đơn đối với hàng lưu thông trên thị trường thì phải nộp thuế GTGT tính trên giá trị hàng hoá đó. Đối với hàng hoá nhập khẩu còn phải truy thu nhập khẩu và thuế GTGT khâu nhập khẩu.
- Nếu thực hiện không đúng quy định về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, chứng từ, hoá đơn liênquan đến việc tính thuế... thì tuỳ theo nặng nhẹ mà bị cảnh cáo hay phạt tiền.
- Nộp chậm (tiền thuế phải nộp, tiền phạt phải nộp...) thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt còn phải nộp phạt 0,1%/ngày/số tiền nộp chậm.
- Khai man, trốn thuế... ngoài việc phải nộp đủ số thuế GTGT phải nộp, còn bị phạt tiền từ 1-5 lần tiền thuế gian lận, hoặc bị truy tố trước pháp luật (nếu trốn lậu thuế với số lượng lớn).
- Nếu cơ sở không nộp thuế, nộp phạt thì cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền đề nghị ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng trích tiền gửi của đối tượng (nếu có) để nộp thuế, nộp phạt, hoặc gửi hàng hoá, tang vật để đảm bảo thu đủ số thiền thuế, tiền phạt, hoặc kê biên tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
7.2. Khiếu nại:
Đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại về việc cán bộ thuế, cơ quan thuế thi hành không đúng luật thuế GTGT đối với cơ sở. Chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày cơ quan thuế phát hành thông báo thuế, lệnh thu, hay quyết định xử lý.... thì cơ sở gửi đơn khiếu nại (nếu có khiếu nại). Thủ tục, trình tự khiếu nại hay khởi kiện phải được thực hiện đúng theo quy định của páp luật hiện hành.
Trong thời gian chờ giải quyết, đối tượng nộp thuế vẵn phải nộp đúng, đủ số tiền thuế, tiền phạt đã được thông báo.
Chương II
Tình hình đăng ký, kê khai và quyết toán thuế của doanh nghiệp trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trong thời gian qua
I. Đặc điểm kinh tế-xã hội và bộ máy quản lý thu thuế của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm:
1. Đặc điểm kinh tế-xã hội:
Quận Hoàn Kiếm là một quận trọng điểm, một quận lớn của thành phố Hà Nội, là nơi tập trung buôn bán,tập trung các đầu mối giao thông không những của thành phố Hà Nội mà còn là của cả nước. Không những trong tình hình hiện nay mà ngay từ xưa là nơi kinh kỳ đô hội đã có những phường chuyên sản xuất những mặt hàng truyền thống, buôn bán những mặt hàng chuyên ngành, do đó có những đường phố mang tên những mặt hàng kinh doanh như: Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Bông,Hàng Mành, Hàng Cá,Hàng Trống, Hàng Hòm... Nhưng trong quá trình phát triển của xã hội, những ngành nghề truyền thống ngày bị mai một, những đường phố trước đây còn lại chỉ mang tính chất ký ức, ghi lại hình bóng tình phát triển khinh tế một thời đã qua.
Đến nay, qua một qua trình thay đổi, quận Hoàn Kiếm đã là nơi tập trung buôn bán nhiều hơn là tập trung cho sản xuất. Hoạt động thương nghiệp tại Hoàn Kiếm có thể phản ánh một số đắc điểm tình hình hoạt động thương mại từng thời kỳ trong cả nước. Do đó, hoạt động thương nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, trong khi đó hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tài quận Hoàn Kiếm so với các hoạt động này của thành phố. Trong quận Hoàn Kiếm cũng có một số xí nghiệp quốc doanh, nhưng quy mô chưa phải là lớn so với các xí nghiệp khác trong thành phố. Quận cũng có một số tổng công ty, công ty lớn nhưng việc quản lý các đơn vị này thuộc cục thuế thành phố Hà Nội.
2. Quá trình hình thành và phát triển của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm
Ngày 10/10/1954 chi cục có tên gọi lần đầu tiên là phòng thuế liên khu I.
Đến năm 1970 phòng thuế liên khu I được đổi tên là phòng tài chính.
Đến năm 1983 phòng tài chính được đổi tên là phòng tài chính công thương nghiệp quận Hoàn Kiếm.
Ngày 1/10/1990 được đổi tên thành chi cục thuế quận Hoàn Kiếm và từ năm 1990 đến nay chi cục thuế quận Hoàn Kiếm không ngừng phát triển, luôn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà Bộ tài chính đã giao cho. Là một trong số chi cục luôn đảm bảo số thu mà nhà nước đã giao.
Đến cuối tháng 12/1998, chi cục thuế quận Hoàn Kiếm chỉ quản lý thu thuế các loại hình sau:
Khu vực khinh tế quốc doanh: 5 đơn vị sản xuất mặt hàng gia công xuất khẩu, 1 đơn vị hoạt động ngành xây dựng, 5 đơn vị này phạm vi hoạt động không rộng nên doanh thu hàng tháng không lớn.
Tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh:
ỹ Công ty TNHH: 483 đơn vị
ỹ Công ty cổ phần: 11 đơn vị
ỹ Tổ chức kinh tế của các cơ quan, đoàn thể: 64 đơn vị
ỹ Chi nhánh: 90 đơn vị
ỹ Hợp tác xã, tổ sản xuất: 130 đơn vị
ỹ Doanh nghiệp tư nhân: 146 đơn vị
ỹ Các hộ kinh doanh cá thể: 9130 hộ
Nhưng từ năm 1999 đến nay, thực hiện sự phân cấp quản lý đối tượng nộp thuế khi thực hiện 02 luật thuế mới, chi cục thuế quận Hoàn Kiếm chỉ chủ yếu còn quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể, còn khu vức kinh tế quốc doanh và các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh do cục thuế thành phố Hà Nội quản lý thu thuế.
Từ 1/1/1999 cho đến nay, ngành thuế quản lý thu thuế thuế GTGT, thuế TNDN, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế tiêu thụ đặc biệt. Đặc biệt là thực hiện sự phân cấp quản lý đối tượng nộp thuế khi thực hiện hai luật thuế mới, chi cục thuế quận Hoàn Kiếm chỉ chủ yếu quản lý thu thuế đội vời các hộ kih doanh cá thể, còn khu vực kinh tế quốc doanh và các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh khác do cục thuế thành phố Hà Nội quản lý thu thuế.
Đặc biệt chi cục thuế quận HK không ngừng phát triển, luôn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà Bộ tài chính đã giao cho. Và là một trong những chi cục luôn hoàn thành vượt mức nhiệm vụ kế hoạch thu được giao hàng năm, góp phần cho ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế ở chi cục thuế quận Hoàn Kiếm
3.1 Nhiệm vụ:
Căn cứ kế hoách được UBND Thành phố và cục thuế thành phố giao, chi cục thuế quận Hoàn Kiếm lập kế hoách thu cho từng tháng, từng quý, năm và phân bổ kế hoạch thu cho các đội thuế phường. Đồng thời, chi cục lập báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch thu lên cục thuế thành phố và UBND quận.
Phối hợp với các cơ quan chức năng trong quận tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế từ khâu đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, cấp mã số DTNT đến việc kê khai thu nộp thuế và xử lý các vi phạm theo luật định.
Tổ chức lập bộ tính thuế, ra thông báo thu thuế, đôn đốc đối tượng nộp thuế, thanh toán tiền thuế, thu nộp tiền thuế kịp thời, đầy đủ vào ngân sách nhà nước.
3.2 Quyền hạn:
Tổ chức bộ máy của cơ quan theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao, phù hợp với yêu cầu quản lý đối với từng ngành nghề kinh doanh và chuyên đề công tác từng tháng, từng quý.
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn từ khâu thống kê đăng ký thuế, lập bộ, đôn đốc thu nộp và thanh tra, kiểm tra theo quy trình, quản lý thu thuế của ngành. Giải quyết đơn thư khiếu nại và xử lý chống thất thu ngân sách và xử lý các vi phạm về thuế trong quyền hạn luật định.
3.3 Hệ thống tổ chức bộ máy:
Nhằm thực hiện sự chỉ đạo tập trung thống nhất của nhà nước trung ương đối với công cụ thuế trong nền kinh tế thị trường, ngày 23/7/1990,HĐBT (nay là chính phủ), ban hành nghị định 281/HĐBT quy định việc hình thành cơ cấu tổ chức thống nhất, xuyên suốt từ trung ương đến cơ sở của ngành thuế gồm: tổng cục thuế ở trung ương, cục thuế ở các tỉnh, thành phố, chi cục thuế ở các quận, huyện, các đội thuế ở các xã, phường.
Chi cục thuế quận Hoàn Kiếm có bộ máy tổ chức gồm 317 cán bộ nhân viên, trong đó 60 cán bộ đã tốt nghiệp đại học, 52 cán bộ đang học đại học tại chức, số còn lại đều đã tôt nghiệp trung cấp. Hàng năm, chi cục thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ như đưa cán bộ theo học các lớp đại học tại chức để nâng cao trình độ, bội dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ theo các lớp tập huấn ngắn hạn theo chuyên đề công tác.
Theo thông tư 110/1998/TT-BTC và công văn số 98TCT/TCCB ngày 07/01/1999, cơ cấu bộ máy của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm gồm:
Về ban lãnh đạo chi cục gồm: 1 chi cục trưởng và 3 chi cục phó.
ỹ chi cục trưởng điều hành toàn bộ các công tác của chi cục và chịu trách nhiệm trước UBND quận Hoàn Kiếm; ký các văn bản liên quan đến việc thực thi các nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục.
ỹ Chi cục phó chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các phòng được phân công theo các nội dung được thống nhất trong ban lãnh đạo chi cục, chịu trách nhiệm trước chi cục trưởng về công tác được giải quyết.
Về các tổ, đội, trạm: có 29 tổ, đội,trạm biên chế như sau:
ỹ 21 đội thu thuế cố định: thực hiện nhiệm vụ quản lý đối tượng nộp thuế trên địa bàn phường được giao. Phối hợp với các UBND phường, các ban ngành liên quan để quản lý đối tương nộp thuế, nắm bắt các đối tượng mới ra kinh doanh để thực hiện công tác đăng ký kinh doanh và đưa vào các đối tượng nộp thuế. Thực hiện công tác hướng dẫn, giải thích cho các đăng ký kê khai nộp thuế.
ỹ 2 trạm kiểm soát: thực hiện việc thu thuế ở khâu lưu thông.
ỹ 1 tổ thanh tra, kiểm tra: thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phát hiện các đối tượng có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng không đăng ký kê khai nộp thuế, kiểm tra hoạt động kinh doanh, xử lý vi phạm theo luật thuế. Lập các thủ tục xử lý phạt trốn thuế theo quy định, trình lãnh đạo. Theo dõi tình hình nộp thuế, phát hiện các đối tượng nghi ngờ khai man thuế, trốn lậu thuế để lập kế hoạch kiểm tra về quản lý thu thuế, tính thuế của các đội thuế và bộ phận tính thuế để kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong công tác quản lý thu thuế.
ỹ 1 tổ quản trị nhân sự, hành chính: giúp ban lãnh đạo điều hành công tác tổ chức cán bộ, đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện cho việc thực hiện nhiệm vụ của toàn chi cục.
ỹ 1 tổ kế hoạch - nghiệp vụ: tham mưu cho lãnh đạo chi cục về việc xác định mức thuế ấn định, tiến hành điều tra các trọng điểm, nắm các chỉ tiêu quản lý thuế tổng hợp trên địa bàn quận để đánh giá tình hình quản lý thue thuế hiện tại, đánh giá mức độ thất thu, dự kiến điều chỉnh mức thu cho thời gian tới... Lập sổ danh bạ đối tượng nộp thuế, tính thuế, tính nợ, tính phạt nộp chậm, lập bộ thuế, ra thông báo thuế. Tổng hợp tình hình thu nộp thuế của các đối tượng nộp thuế đẻ thông báo cho các đội thuế thực hiện đôn đốc, nhắc nhở nộp thuế.
ỹ 1 đội khấu trừ: quản lý đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
ỹ 1 tổ ấn chỉ: quản lý biên lai ấn chỉ, bán hoá đơn, sổ sách kế toán cho các đối tượng nộp thuế thuộc chi cục quản lý.
Mô hình tổ chức bộ máy của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm được thể hiện qua sơ đồ sau:
Chi cục trưởng
Tổ nghiệp vụ
Đội khấu trừ
Bảy
đội quản
lý phường chợ
Bảy
đội quản
lý phường chợ
Hai trạm thu đầu mối lưu thông
Chi cục phó
Chi cục phó
Chi cục phó
Tổ thanh tra kiểm tra
Tổ quản trị nhân sự hành chính
Tổ
ấn chỉ
Bảy đội quản
lý phường chợ
Tổ
kế hoạch lập
bộ
II. Tình hình thực hiện thuế gtgt của một số doanh nghiệp kinh doanh thương mại điển hình tại chi cục thuế quận hoàn kiếm
1. Tình hình số thuế VAT phải nộp của các doanh nghiệp:
* Thế GTGT áp dụng ở Việt Nam từ ngăm 1999 thay cho luật thuế doanh thu là 1 loại thuế mới có sự thay đổi căn bản về cách tính thuế, cách thức tính, biện pháp hành thu… Việc ban hành thuế GTGT là một bước cải cách quan trọng trong hệ thống chính sách thuế của Việt Nam.
* Để hiểu rõ hơn về tình hình số thuế GTGT phải nộp của các doanh nghiệp khi thực hiện luật thuế mới, chúng ta cùng nhau tìm hiểu 2 bảng sau:
Biểu 1 và biểu 2
Biểu số 1: tình hình số thuế VAT phải nộp năm 2000
Đơn vị tính: VND
STT
Mã số thuế
Tên doanh nghiệp
Năm 2000
Năm 2001
VAT ra
VAT vào
VAT phải nộp
VAT ra
VAT vào
VAT phải nộp
1
0100942727
Công ty Việt á
2 lê Ngọc Hân
6.325.032
4.168.599
2.156.433
9.455.233
5.421.505
4.033.728
2
0100233512
Công ty Hợp Tín
76 Hai Bà Trưng
14.845.150
9.168.719
5.676.431
18.106.058
11.324.506
6.781.552
3
0100232269
Công ty Lợi Thành
677 Bạch Đằng
29.343.825
18.540.365
10.803.460
38.849.410
21.318.520
17.530.890
4
0100232942
Công ty Hà Việt
30A Phan Bội Châu
18.364.345
11.456.294
6.899.051
29.614.060
17.606.596
12.007.464
5
0100232822
Công ty Việt Sơn
149 Lê Duẩn
12.509.073
8.456.302
4.052.771
14.593.883
9.321.278
5.272.605
Tổng cộng
(Nguồn đợi khấu trừ)
Biêu số 2: Số thuế VAT phải nộp năm 2000-2001
Đơn vị tính: VND
STT
Mã số thuế
Tên doanh nghiệp
Năm 2000
Năm 2001
So sánh
Số tuyệt đối
Số tương đối
1
0100942727
Công ty Việt á
2 lê Ngọc Hân
2.156.433
4.033.728
+1.877.295
+ 87,6%
2
0100233512
Công ty Hợp Tín
76 Hai Bà Trưng
5.676.431
6.781.552
+ 1.105.121
+ 19,47%
3
0100232269
Công ty Lợi Thành
677 Bạch Đằng
10.803.460
17.530.890
+ 6.727.430
+ 62,2%
4
0100232942
Công ty Hà Việt
30A Phan Bội Châu
6.899.051
12.007.464
+ 5.108.413
74,05%
5
0100232822
Công ty Việt Sơn
149 Lê Duẩn
4.052.771
5.272.605
+ 1.219.834
+ 30,1%
Tổng cộng
29.588.146
45.626.239
+ 16.038.093
+ 54,2%
(nguồn: đợi trừ khấu hao)
Ghi chú:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT ra - Thuế GTGT vào
Số tuyệt đối = -
Số tuyệt đối = x 100%
Qua 2 biểu đồ ta thấy:
* Số thuế GTGT phải nộp của năm doanh nghiệp Kinh doanh Thương mại điển hình trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm đều tăng. Vì áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu nên doanh thu của các doanh nghiệp tăng. Năm 2000 tổng số thuế GTGT phải nộp của năm doanh nghiệp là 29.588.146 đồng nhưng năm 2001, tổng số thuế GTGT phải nộp là 45.624.239 đồng. Năm 2001 so với năm 2000 tăng 16.038.093 đồng với số tương đối là 54,2%. Cụ thể tình hình số thuế VAT phải nộp của từng doanh nghiệp là:
Công ty Việt á năm 2000, số thuế VAT phải nộp là 2.156.433 đồng sang năm 2001, VAT phải nộp của công ty là 4.033.728 đồng. Năm 2001 so với năm 2000, số VAT phải nộp tăng số tuyệt đối là 1. 877.295 đồng và số tương đối là 87,06%.
Công ty Hợp Tín năm 2000, số thuế VAT phải nộp là 5.676.431 đồng, sang năm 2001, VAT phải nộp là 6.781.552 đồng. Năm 2001 so với năm 2000, số VAT phải nộp tăng 1.105.121 đồng và số tương đối là 19,47%.
Công ty Lợi Thành năm 2000, số phải nộp là 10.803.460 đồng sang năm 2001, VAT phải nộp là 17.530.890 đồng. So với năm 2000, năm 2001, số VAT phải nộp tăng với số tuyệt đối là 6.727.430 đồng và số tương đối là 62,27%.
Công ty Hà Việt năm 2000 số phải nộp là 6.899.051 đồng, nhưng sang năm 2001 VAT phải nộp là 12.007.464 đồng. So với năm 2000, năm 2001, số VAT phải nộp tăng số tuyệt đối là 5.108.413 đồng và số tương đối là 74,05%.
Công ty Việt Sơn, năm 2000 số VAT phải nộp là 4.052. 771 đồng, nhưng sang năm 2001, VAT phải nộp là 5.272.605 đồng. So với năm 2000, năm 2001, số VAT phải nộp tăng 1.219.834 đồng và số tương đối là 30,1%.
Qua những điều phân tích ở trên, ta thấy Công ty Việt á có số tương đối tức tỉ lệ tăng cao nhất 87,06% thì Công ty Lợi Thành lại có số thuế VAT phải nộp với số tuyệt đối cao nhất 6.727.430 đồng. Điều này chứng tỏ, công ty Việt á và Công ty Lợi Thành đều có Công ty có số VAT phải nộp cao so với các công ty khác. Điều này cho thấy, doanh thu của hai công ty tăng hay nói cách khác là công ty hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Nguyên nhân dẫn đến doanh thu của các Công ty tăng đó là:
* Các doanh nghiệp đã thích ứng được ngay với thuế GTGT. Cụ thể là khi áp dụng hoá đơn trong quá trình mua bán hàng hoá, giúp hạn chế sai sót, gian lận khi ghi chép hoá đơn.
- Doanh thu tăng do tính lại thuế theo mức GTGT tức là tính thuế theo phương pháp khấu trừ vì vậy số thuế phải nộp giảm.
- Do chất lượng quản lý tốt..
Tóm lại, luật thuế mới ra đời đã đứng vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng người thu ngân sách Nhà nước, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh. Vậy để hiểu rõ hơn về việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước của 5 doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hoàn Kiếm, chúng ta cùng xem xét về thực trạng thanh quyết toán thế GTGT năm 2000 và năm 2001 của 5 doanh nghiệp.
2. Thực trạng thanh quyết toán thuế GTGT
Ta biết rằng việc nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. Bởi thuế là nguồn thu chủ yếu của mỗi Quốc gia. Số thu từ thuế chiếm 85% đến 90% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Chúng ta cùng xem xét tình hình thực hiện nghĩa vụ của 5 doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước qua các bảng biểu sau:
2.1 Bảng số 3
Biểu số 3: thực trạng thanh quyết toán VAT năm 2000 tại một số doanh nghiệp
Kinh doanh - Thương mại ở chi cục Quận hoàn kiếm
Đơn vị: VND
STT
Mã số thuế
Tên doanh nghiệp
Số phải nộp
Số đã nộp
Số nộp thừa (+) thiếu (-)
Tỷ trọng thừa thiếu so với số phải nộp
Nộp theo KQ KD
Truy thu
Tổng phải nộp
1
0100233512
Công ty Việt á
2.156.432
798.525
2.954.958
1.948.958
-1.006.000
-34%
2
0100232269
Công ty Hợp Tín
5.676.431
1.237.183
6.913.614
4.809.337
-2.104.277
-30,44%
3
0100232942
Công ty Lợi Thành
10.803.460
10.803.460
10.853.548
+50.088
0,46%
4
0100232822
Công ty Hà Việt
6.899.051
2.415.300
9.314.351
8.574.233
-740.118
-7,95%
5
Công ty Việt Sơn
4.052.771
2.476.355
6.529.126
5.072.605
-1.456.521
- 22,3 %
Tổng cộng
36.515.509
31.258.681
-5.256.828
-14,4%
(Nguồn: đợi khấu trừ)
Ghi chú:
Số nộp thừa thiếu = Số đã nộp - Số phải nộp
= x 100%
Qua biểu trên ta thấy:
Năm 2000, tình hình các doanh nghiệp nộp thuế còn thấp chưa cao. Qua số liệu xem xét tình hình thực hiện nghĩa vụ của 5 doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước ta thấy tổng số phải nộp là 36.515.509 đồng mà 5 doanh nghiệp đã nộp 31. 258.681 đồng và công nợ đọng là (-5.256.828 đồng) với tỷ trọng thừa thiếu là (-14,4%).
Trong 5 doanh nghiệp số doanh nghiệp không thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước chiếm tỷ lệ cao là 80% (chiếm 4 doanh nghiệp) còn số doanh nghiệp thực hiện tốt chỉ chiếm tỉ lệ rất ít là 20% (chiếm 1 doanh nghiệp). Nguyên nhân của việc nộp thuế có là do.
Nguyên nhân chủ quan:
+ Trong công tác quản lý, các cán bộ thuế chi chưa đi sâu đi sát nắm bắt tình hình, địa bàn.
+ Đội thuế còn nể nang chưa kiên quyết xử lý những sai phạm, mức phạt còn thấp chưa có tính răn đe.
+ Lực lượng kiểm tra còn mỏng trong khi quản lý đối tượng nộp thuế lớn, nhiều.
* Nguyên nhân khách quan:
- Việc nộp thuế thiếu của các doanh nghiệp có thể là do khi áp dụng một loại thuế mới có thể các doanh nghiệp gặp phải những khó khăn trong chế độ kế toán, sử dụng hoá đơn khi mua, bán hàng hoá...
- Do ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng kinh doanh chưa cao, cố tình nợ.
- Chế độ hành chính còn rườm rà gây nhiều khó khăn như: nếu doanh nghiệp muốn ra kinh doanh phải đăng ký với hai cơ quan.
Tóm lại, tình hình thực hiện nghĩa vụ của 5 doanh nghiệp chưa cao, còn 4 doanh nghiệp vẫn còn nợ đọng. Đó là:
+ Công ty Hợp Tín tổng số phải nộp là 6.913.614 đồng mà doanh nghiệp đã nộp là 4.809.337 đồng và còn nợ đọng là (-2.104.277 đồng) với tỷ trọng thiếu là (-30,44%). Tỷ trọng này cho thấy tỷ lệ nộp thiếu của doanh nghiệp rất cao. Vậy doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện tốt đối với ngân sách Nhà nước.
+ Công ty Việt a Việt á, tổng số phải nộp là 2.954.958 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 1.948.958 đồng và còn nợ là (-1.006.000 đồng) với tỉ trọng thiếu là (-34%). Với tỷ trọng thiếu cho thấy doanh nghiệp vẫn nợ ngân sách Nhà nước nhiều.
+ Công ty Hà Việt, tổng số phải nộp là 9.314.351 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 8.574.233 đồng và còn nợ ( -740.118 đồng) với tỷ trọng thiếu là (-7,93%). Tỷ trọng thiếu này cho thấy tỷ lệ nộp thiếu của doanh nghiệp là chưa tốt nhưng tỷ lệ thiếu không cao.
+ Công ty Việt Sơn, tổng số phải nộp là 6.529.126 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 5.072.605 đồng và còn nợ là (- 1.456.521 đồng) với tỷ trọng thiếu là (-22,31%). Tỷ trọng này cho thấy doanh nghiệp còn nợ rất nhiều.
Trong 5 doanh nghiệp, chỉ có Công ty Lợi Thành là thực hiện tốt nghĩa vụ, ta thấy tổng số phải nộp là 10.803.460 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 10.853.548 đồng, thừa 50.088 đồng với tỉ trọng thừa là 0,46%. Tỷ trọng này cho thấy tỷ lệ nộp thừa không nhiều lắm, nhưng doanh nghiệp đã thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Tóm lại, năm 2000 tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp là chưa tốt bởi do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Và để biết rõ tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp sang năm 2001 có tốt hơn không, ta tiếp tục tìm hiểu biểu số 4
2.2. Biểu số 2
biểu số 2:thực trạng thanh quyết toán thuế VAT năm 2001 tại một số doanh nghiệp Kinh doanh - Thương mại ở chi cục quận hoàn kiếm
Đơn vị: VND
STT
Mã số thuế
Tên doanh nghiệp (địa chỉ)
Số phải nộp
Số đã nộp
Số thừa (+),
thiếu (-)
Tỷ trọng thừa, thiếu so với số phải nộp
Nộp theo KQKD
Truy thu
Tổng phải nộp
Số thuế được hoàn trả
Số thuế đã nộp
Tổng số thuế đã nộp
1
0100942727
Công ty Việt á
2 lê Ngọc Hân
4.033.728
1.006.000
5.039.728
4.129.376
4.129.376
-910.352
-18,06%
2
0100233512
Công ty Hợp Tín
76 Hai Bà Trưng
6.781.552
2.104.277
8.885.829
6.761.928
6.761.928
-2.123.901
-24%
3
0100232269
Công ty Lợi Thành
677 Bạch Đằng
17.530.890
17.530.890
50.088
17.680.300
17.730.388
+199.498
+1,14%
4
0100232942
Công ty Hà Việt
30A Phan Bội Châu
12.007.464
740.118
12.747.582
12.954.000
12.954.000
+206.418
+1,62%
5
0100232822
Công ty Việt Sơn
149 Lê Duẩn
5.272.605
1.456.521
6.729.126
6.729.126
6.729.126
0
0
Tổng cộng
50.933.155
48.098.756
-2.628.337
-5,16%
(Nguồn: Đợi khấu trừ)
Qua biểu 4 năm 2001 ta thấy:
Tình hình thanh quyết toán thuế GTGT năm 2001 tại 5 doanh nghiệp Kinh doanh - Thương mại ở chi cục thuế Quận Hoàn Kiếm vẫn còn thấp nhưng nợ thuế đã giảm. Qua số liệu xem xét ở biểu số 4, số thuế GTGT phải nộp vào ngân sách Nhà nước của 5 doanh nghiệp là 50.933.155 đồng mà 5 doanh nghiệp đã nộp 48.098.756 đồng và vẫn nợ là (-2.628.337 đồng) với tỷ trọng thiếu là (-5,16%).
Trong 5 doanh nghiệp xét ở trên, số doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước chiếm 60%. (trong đó có 2 doanh nghiệp) nộp thừa và 1 doanh nghiệp nộp đủ), còn số doanh nghiệp chưa hoàn thành tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước chiếm 40% (chiếm 2 doanh nghiệp). Nhìn một cách tổng thể thì sang năm 2001, các doanh nghiệp đã có ý thức tốt hơn trong công tác thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
Những Công ty đã thực hiện tốt ngân sách Nhà nước. Cụ thể là:
* Công ty Việt Sơn có tổng số phải nộp là 6.729.126 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 6.729.126 đồng và Công ty không thiếu, không thừa và nộp đủ với ngân sách Nhà nước với tỷ lệ thiếu thừa là 0%.
* Công ty Hà Việt có tổng số phải nộp là 12.747.528 đồng mà doanh nghiệp đã nộp 12.954.000 đồng và còn thừa 206.418 đồng với tỉ trọng thừa là (+1,62%). Vậy doanh nghiệp đã thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước và còn thừa (+206.418 đồng) để sang năm sau khấu trừ.
* Công ty Lợi Thành, tổng số phải nộp là 17.530.890 đồng mà Công ty đã nộp 17.730.890 đồng và còn thừa (+199.498 đồng) với tỷ trọng thừa (+1,14%). Công ty Lợi Thành luôn nộp thừa số phải nộp, luôn chấp hành tốt những luật thuế GTGT mà Bộ Tài chính đã qui định.
Hai Công ty còn lại đã không hoàn thành tốt nghĩa vụ v._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0046.doc