Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định ở Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội

Lời mở đầu: Sản xuất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Muốn tiến hành sản xuất phải có đầy đủ hai điều kiện là tư liệu sản xuất và sức lao động. TSCĐ là một bộ phận tư liệu sản xuất giữ vai trò tư liệu lao động chủ yếu trong quá trình sản xuất, chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. C.Mác đã từng nói “TSCĐ là xương, là bắp thịt của sản xuất”, như vậy TSCĐ là điều kiện quan trọng để tăng năng su

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định ở Công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất lao động và là yếu tố để phát triển nền kinh tế quốc dân, TSCĐ thể hiện một cách chính xác nhất năng lực và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, dưới sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp luôn phải tìm tòi cho mình những bước đi vững chắc hơn. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì việc đổi mới TSCĐ ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động và nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó nói chung và ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội nói riêng. Với kiến thức và kinh nghiệm đã được trang bị ở nhà trường, và với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô, chú trong công ty và sự hướng dẫn tận tụy của thầy giáo Trần Văn Dung, em đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài “ Tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội”, làm chuyên đề tốt nghiệp cuối khoá của mình. Kết cấu của chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác TSCĐ ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán tại công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp. 1.1. Nhiệm vụ kế toán trong công tác kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp. Khái niệm TSCĐ. TSCĐ trong doanh nghiệp là các tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị cao, và thoả mãn các tiêu chuẩn về TSCĐ. Đó là: - Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, từ việc sử dụng tài sản đó. - Nguyên giá tài sản phải được xác dịnh một cách đáng tin cậy - Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. - Có giá trị từ 10.000.000 VNĐ trở lên. 1.1.2. Đặc điểm của TSCĐ. Trong các doanh nghiệp TSCĐ có nhiều loại khác nhau với tính chất và đặc điểm khác nhau nhưng nhìn chung thì chúng đều có các đặc điểm sau: - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ. - Giá trị của TSCĐ bị giảm dần và chuyển dịch dần dần, từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những tài sản dùng cho các hoạt động khác như: Hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, giá trị của TSCĐ bị tiêu dùng dần dần trong quá trình sử dụng. Yêu cầu quản lý TSCĐ. Xuất phát từ những đặc điểm trên, TSCĐ cần phải được quản lý chặt chẽ cả về mặt hiện vật và mặt giá trị. Về mặt hiện vật, cần kiểm tra chặt chẽ việc bảo quản, tình hình sử dụng TSCĐ ở Việt Nam. Về mặt giá trị, phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất TSCĐ trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. Kế toán là công cụ đắc lực để quản lý kinh doanh một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, kế toán TSCĐ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời mọi tài liệu cần thiết phục vụ cho việc quản lý của giám đốc, đồng thời quản lý chặt chẽ TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng. Để thực hiện được yêu cầu dó kế toán TSCĐ cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp, giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. - Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng, tình hình trích lập hoặc phân bổ và kết chuyển chính xác số khấu hao và chi phí sản xuất kinh doanh. - Cần lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa TSCĐ. - Tham gia kiểm kê định kỳ hay bất thường TSCĐ trong doanh nghiệp, tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. 1.2. Phân loại và đánh giá TSCĐ. 1.2.1. Phân loại TSCĐ. Tuỳ theo công dụng và đặc trưng nhất định của TSCĐ người ta có những cách phân loại TSCĐ khác nhau: 1.2.1.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với đặc trưng kỹ thuật, TSCĐ được chia thành: a) TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ và sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ gồm có: - Nhà cửa, vật kiến trúc: là TSCĐ được hình thành sau quá trình thi công, xây dựng như: nhà kho, trụ sở làm việc, hàng rào, tháp nước, sân bãi, cầu cống, đường sắt,… - Máy móc, thiết bị gồm máy móc thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ… - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn là các loại phương tiện gồm: phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải, ôtô, máy kéo, tàu thuyền…thuộc tài sản của doanh nghiệp. - Thiết bị dụng cụ quản lý là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt… - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, thảm cỏ…; súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò… - Các loại TSCĐ khác là toàn bộ các TSCĐ khác chưa liệt kê vào năm loại trên như: tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật… b) TSCĐ vô hình. TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Đối với TSCĐ vô hình, do rất khó nhận biết một cách riêng biệt nên khi xem xét một nguồn lực vô hình có thoả mãn định nghĩa trên hay không, ta phải xem xết đến các khía cạnh sau: - Tính có thể xác định được: TSCĐ vô hình có thể xác định một cách riêng biệt, có thể đem cho thuê hoặc bán một cách độc lập. - Khả năng kiểm soát: doanh nghiệp phải có khả năng kiểm soát tài sản, lợi ích thu được, gánh chịu rủi ro liên quan đến tài sản và có khả năng ngăn chặn sự tiếp cận cảu các đối tượng khác với tài sản. - Lợi ích kinh tế trong tương lai: doanh nghiệp có thể thu được các lợi ích kinh tế từ TSCĐ dưới các hình thức khác nhau. Theo cách phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật thì TSCĐ vô hình còn được chia thành các loại sau: + Quyền sử dụng đất: là giá trị của quyền sử dụng một mặt bằng diện tích mặt đất, mặt nước, mặt biển... + Chi phí thành lập và chuẩn bị sản xuất: là các chi phí phát sinh lúc doanh nghiệp mới thành lập như chi phí công tác nghiên cứu, thăm dò lập dự án đầu tư, chi phí cho sử dụng vốn ban đầu, chi phí cho đi lại, hội họp, khai trương, quảng cáo…vv. Các chi phí này chấm dứt khi doanh nghiệp đi vào hoạt động chính thức. + Bằng phát minh sáng chế: Giá trị của nó là các chi phí doanh nghiệp phải trả để mua bẳn quyền bằng phát minh của các nhà nghiên cứu, hoặc phải trả cho các công trình nghiên cứu thử nghiệm được Nhà nước cấp bằng phát minh, sáng chế. + Chi phí nghiên cứu phát triển: là các chi phí về thực hiện các công trình quy mô lớn về nghiên cứu, lập kế hoạch dự án dài hạn để đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Phương pháp phân loại TSCĐ theo hình thái vật chất sẽ giúp cho các nhà quản lý có một nhãn quan tổng thể về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp. Là căn cứ quan trọng để xây dựng các quyết định đầu tư dài hạn cho phù hợp với tình hình thực tế, từ đó có biện pháp quản lý vốn, tài sản và tính khấu hao hợp lý hơn nữa. 1.2.1.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sỡ hữu. Căn cứ vào quyền sỡ hữu TSCĐ của doanh nghiệp, TSCĐ được chia làm 2 loại: TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài. a) TSCĐ tự có. Là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm, hình thành tư các nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và TSCĐ doanh nghiệp được biếu tặng. Đây là những TSCĐ thuộc quyền sỡ hữu của doanh nghiệp và được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. b) TSCĐ đi thuê: Do yêu cầu sử dụng mà doanh nghiệp cần có một số TSCĐ, hoặc xét thấy việc đi thuê TSCĐ có lợi hơn trong việc giảm bớt chi phí kinh doanh hoặc chi phí cần thiết trong khoảng thời gian nhất định, mà không đủ khả năng tài chính hoặc không cần thiết phải mua, doanh nghiệp sẽ đi thuê TSCĐ dưới 2 hình thức là: thuê tài chính và thuê hoạt động. - Thuê tài chính: là các TSCĐ đi thuê mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. - TSCĐ thuê hoạt động: là TSCĐ thuê nhưng không thoả mãn bất cứ điều kiện nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên đi thuê có quyền quản lý và sử dụng trong thời gian hợp đồng và phải hoàn trả khi kết thúc hoặp đồng. Cách phân loại này giúp ta thấy rõ cơ cấu TSCĐ của doanh nghiệp góp phần cho việc quản lý TSCĐ của doanh nghiệp nhưng chưa phản ánh rõ tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. 1.2.1.3. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành. Theo cách phân loại này, TSCĐ bao gồm: TSCĐ được mua sắm đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước cấp, bằng nguồn vốn liên doanh, bằng nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp. 1.2.1.4. Phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng: - TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Đây là TSCĐ đang thực tế sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những TSCĐ này bắt buộc phải trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. - TSCĐ hành chính sự nghiệp là TSCĐ của các đơn vị hành chính sự nghiệp như: đoàn thể quần chúng, tổ chức y tế, văn hoá, thể thao. - TSCĐ phúc lợi: là những TSCĐ của đơn vị dùng cho nhu cầu phúc lợi công cộng như nhà văn hoá, nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà nghỉ mát… - TSCĐ chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng vì thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc vì không thích hợp với sự đổi mới qui trình công nghệ, bị hư hỏng chờ thanh lý, TSCĐ tranh chấp chờ giải quyết. Những TSCĐ này cần xử lý nhanh chóng để thu hồi vốn sử dụng cho việc đổi mới TSCĐ. Cách phân loại này giúp nhà quản lý phân bổ TSCĐ hợp lý giúp nhà quản trị quản lý và sử dụng, phát huy tối đa tính năng của mỗi loại TSCĐ đồng thời kịp thời xử lý các TSCĐ chờ thanh lý giúp thu hồi vốn nhanh hơn để quay vòng vốn một cách có hiệu quả. 1.2.2. Đánh giá TSCĐ. Đánh giá TSCĐ là xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ ở những thời điểm nhất định theo nguyên tắc chung. Đánh giá TSCĐ cũng là điều kiện cần thiết để bảo toàn vốn cố định, để tính khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. 1.2.2.1.Đánh giá theo nguyên giá. Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản đó và đưa tài sản đó vào vị trí sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ được xác định theo nguyên tắc chi phí. Theo nguyên tắc này thì nguyên giá TSCĐ bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến việc mua sắm hoặc xây dựng, chế tạo TSCĐ kể cả các chi phí vận chuyển, lắp đặp, chạy thử và các chi phí hợp lý khác trước khi sử dụng tài sản. Nguyên giá TSCĐ được xác định cho từng đối tượng ghi TSCĐ. Theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, nguyên giá của TSCĐ được xác định: a). Nguyên giá TSCĐ hữu hình: (1) Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm (kể cả mua mới và cũ) Nguyên giá = Giá mua thuần thương mại + các khoản thuế (không được hoàn lại) + các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra (tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng) (2) Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi * Với một TSCĐ hữu hình tương tự: Nguyên giá = Giá trị còn lại của TSCĐ đem đi trao đổi * Với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác: Nguyên giá = Giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về = Giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi + các khoản phải trả thêm (- các khoản phải thu về) (3) Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất: Nguyên giá = Giá thành thực tế sản xuất + chi phí lắp đặt chạy thử (4) Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu: Nguyên giá = Giá quyết toán công trình ĐTXD + Các chi phí liên quan trực tiếp khác + Thuế trước bạ (nếu có) (5) Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp được điều chuyển đến: Nguyên giá = Giá trị đấnh giá của hội đồng liên doanh giao nhận + ci phí vận chuyển lắp đặt (Nguyên giá ghi sổ bên giao) (6) Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cho, được biếu tặng: Nguyên giá = Giá trị hợp lý của TSCĐ tại thời điểm giao nhận TSCĐ (giá trị danh nghĩa) (7) Nguyên giá nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp: Nguyên giá = Trị giá vốn góp hội đồng liên doanh đánh giá + Các chi phí mà bên nhận phải chi trả b) Nguyên giá TSCĐ vô hình: Nguyên giá TSCĐ vô hình được xác định trong các trường hợp: mua sắm, trao đổi, được tài trợ, được cấp, được biếu đều tương tự như xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình. Dưới đây ta chỉ xem xét một số trường hợp đặc thù: (1) Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Nguyên giá = Quyền sử dụng đất có thời hạn khi được giao nhận = Số tiền trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác (2) Nguyên giá TSCĐ vô hình mua từ việc sáp nhập doanh nghiệp: Nguyên giá = Giá trị hợp lý của tài sản vào thời điểm mua (3) Nguyên giá TSCĐ được Nhà nước cấp, biếu tặng: Nguyên giá = Giá trị hợp lý ban đầu + Chi phí liên quan trực tiếp khác c) Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính. Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê được xác định theo giá thấp hơn trong hai giá sau: - Giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. - Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tài sản tối thiểu cho việc thuê tài sản., Chi phí phát sinh ban đầu liên quan trực tiếp đến hoạt động thuê tài chính được tính vào nguyên giá của TSCĐ đi thuê. Việc ghi sổ theo nguyên giá cho phép đánh giá đúng năng lực sản xuất, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và qui mô của đơn vị, là cơ sở để tính khấu hao, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư và xác định hiệu suất sử dụng TSCĐ. Kế toán TSCĐ phải tôn trọng nguyên tắc ghi theo nguyên giá, nguyên giá TSCĐ của từng đối tượng được ghi trên sổ và báo cáo kế toán, không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của TSCĐ ở doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau: + Đánh giá lại TSCĐ theo quy định chung của pháp luật + Nâng cấp TSCĐ + Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ. Khi thay đổi nguyên giá của TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định của các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo các quy định hiện hành. Việc phản ánh tăng, giảm nguyên giá TSCĐ thực hiện tại thời điểm tăng, giảm TSCĐ. 1.2.2.2. Đánh giá theo giá trị còn lại. Giá trị còn lại của TSCĐ là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mòn luỹ kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. Giá trị còn lại Nguyên giá Số khấu hao trên sổ kế toán = của TSCĐ - luỹ kế của TSCĐ của TSCĐ Đây là chỉ tiêu phản ánh được năng lực sản xuất, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô của một doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể. Đó cũng là căn cứ quan trọng để các cấp quản lý đưa ra quyết định tái đầu tư TSCĐ. Như vậy, để đưa ra quyết định quản lý chính xác doanh nghiệp phải theo dõi GTCL trên cả phương diện sổ sách lẫn thực tế. Tuy vậy phương pháp đánh giá này có nhược điểm là không phản ánh rõ ràng phần vốn mà ta thu hồi được, do đó kế toán phải theo dõi TSCĐ trên cả 3 phương diện: nguyên giá, giá trị hao mòn, và giá trị còn lại. Có thể nói việc đánh giá lại TSCĐ là bước khởi đầu trong công tác hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có những thông tin tổng hợp về TSCĐ để sử dụng nó có hiệu quả hơn nữa. 1.3. Tổ chức hạch toán chi tiết TSCĐ trong doanh nghiệp. 1.3.1. Chứng từ kế toán Mọi nghiệp vụ kinh tế- tài chính có liên quan đến TSCĐ đều phải được phản ánh vào các chứng từ kế toán làm căn cứ để ghi sổ. Những chứng từ được sử dụng chủ yếu là: - Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu 01-TSCĐ) - Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02-TSCĐ) - Biên bản giao nhận, sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu 04-TSCĐ) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu 05-TSCĐ) - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. - Các tài liệu và kỹ thuật có liên quan. 1.3.2. Tổ chức đánh số TSCĐ. - Đánh số TSCĐ là việc qui định cho mỗi loại TSCĐ một số hiện tượng ứng theo những nguyên tắc nhất định. Mỗi đối tượng TSCĐ không phân biệt đang sử dụng hay dự trữ đều phải có số hiệu riêng số hiệu này không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng và bảo quản TSCĐ tại doanh nghiệp. - Phương pháp đánh số: Có 2 phương pháp là theo bảng chữ cái kết hợp với chữ số Lamã, và theo dãy số tự nhiên. 1.3.3. Tổ chức kế toán chi tiết ở phòng kế toán. Tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp, kế toán sử dụng “Thẻ TSCĐ” và sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn Thẻ TSCĐ: Do kế toán lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của doanh nghiệp. Thẻ TSCĐ được thiết kế thành các phần để phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ, các chỉ tiêu về giá trị: Nguyên giá, giá đánh giá lại, giá trị hao mòn. Thẻ TSCĐ cũng được thiết kế để theo dõi tình hình ghi giảm TSCĐ. Căn cứ để ghi thẻ TSCĐ là các chứng từ tăng, giảm TSCĐ. Ngoài ra để theo dõi việc lập thẻ TSCĐ doanh nghiệp có thể lập sổ đăng ký thẻ TSCĐ. Sổ TSCĐ: Được mở theo dõi tình hình tăng, giảm, tình hình hao mòn TSCĐ của từng doanh nghiệp, mỗi loại TSCĐ, có thể được dùng riêng một sổ hoặc một số trang sổ. 1.3.4. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản. Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản nhằm xác định và gắn trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản tới từng bộ phận, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng TSCĐ. Tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ sử dụng “Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong phạm vi bộ phận quản lý. 1.4. Kế toán tổng hợp TSCĐ. Là quá trình hình thành, lựa chọn và cung cấp thông tin về tình hình tăng giảm và sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp trên cơ sở thiết kế một hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, trình tự, phản ánh, giám sát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mục đích của công tác hạch toán là nhằm đảm bảo tính khoa học và hiệu quả của việc hạch toán, nhờ đó theo dõi, quản lý chặt chẽ trên cơ sở các thông tin về TSCĐ được cung cấp kịp thời, chính xác và đầy đủ. 1.4.1. Tài khoản sử dụng. Tài khoản 211 “TSCĐ hữu hình” dùng để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng, giảm TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá. Tài khoản 212: TSCĐ thuê tài chính dùng để phản ánh giá trị hiện tại và sự biến động tăng, giảm của TSCĐ thuê tài chính Tài khoản 213: TSCĐ vô hình dùng để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng giảm TSCĐ vô hình ở doanh nghiệp. Tài khoản 214 Hao mòn TSCĐ: dùng để phản ánh tình hình tăng giảm giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và do những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ. Ngoài ra kế toán tổng hợp TSCĐ còn sử dụng các tài khoản khác để phản ánh sự thay đổi của TSCĐ. 1.4.2. Trình tự kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ vô hình, hữu hình Ta có thể tóm tắt trình tự kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ theo sơ đồ 1.1 Việc đầu tư mua sắm, xây dựng TSCĐ liên quan đến việc sử dụng cấc nguồn vốn của doanh nghiệp, nên đồng thời với việc ghi tăng TSCĐ, kế toán còn phải căn cứ vào quyết định sử dụng nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ của doanh nghiệp ghi điều chuyển nguồn vốn như sau: - Nếu mua TSCĐ bằng nguồn vốn đầu tư XDCB thì: Nợ TK 441 Có TK 411 - Nếu mua TSCĐ bằng quĩ đầu tư phát triển thì: Nợ TK 414 Có TK 411 - Nếu mua TSCĐ bằng quĩ phúc lợi thì: Nợ TK 4312 Có TK 411 - Nếu TSCĐ mua bằng quĩ phúc lợi dùng vào mục đích phúc lợi thì: Nợ TK 4312 Có TK 4311 - Nếu mua TSCĐ bằng nguồn vốn khấu hao thì ghi đơn: Có TK 009 1.5. Kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ 1.5.1. Hao mòn và khấu hao. - Hao mòn TSCĐ: Hao mòn hữu hình: Là sự giảm dần về mặt giá trị và giá trị sử dụng do quá trình tham gia vào hoạt dộng sản xuất hoặc do tác động của các yếu tố tự nhiên mà biểu hiện cụ thể là hư hỏng và bị loại ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh. Mức độ hao mòn tỷ lệ thuận với thời gian sử dụng TSCĐ, mức độ này cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố như cường độ sử dụng, chế độ bảo quản bảo dưỡng, điều kiện môi trường, khí hậu trình độ quản lý. Vì vậy để giảm bớt hao mòn hữu hình người ta phải làm sao để giảm bớt sự tác động của các yếu tố trên. Hao mòn vô hình: Là sự thuần tuý về mặt giá trị do không kịp tiến độ khoa học, kỹ thuật, cạnh tranh vv…khoa học phát triển càng nhanh thì khả năng hao mòn vô hình càng lớn. Sự hao mòn này không phụ thuộc vào việc TSCĐ sử dụng ít hay nhiều mà phụ thuộc vào việc TSCĐ được tối đa hoá đến đâu. Xu thế hiện nay, để giảm bớt hao mòn vô hình, người ta thường rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư ở TSCĐ. - Khấu hao TSCĐ: Một TSCĐ được mua khi nó thoả mãn nhu cầu sản xuất hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp, nghĩa là nó hữu dụng. Và khi mua một TSCĐ cũng đồng nghĩa với việc đầu tư dài hạn hiện tại cho tương lai..Hay nói cách khác, doanh nghiệp đã ứng trước một khoản chi phí hiện tại để hy vọng nhận được một khối lượng giá trị trong tương lai khi sử dụng TSCĐ này. Do đó phải tính toán phân bổ dần chi phí TSCĐ để thu hồi vốn kịp thời, quá trình này được gọi là khấu hao TSCĐ. - Mối quan hệ giữa khấu hao và hao mòn TSCĐ: Hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ. Còn khấu hao là một biện pháp mang tính chủ quan của nhà quản lý, nó ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm doanh thu, lợi nhuận thu được của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến thuế và các khoản phải nộp nhà nước khác.Vì TSCĐ không chỉ hao mòn hữu hình mà còn hao mòn vô hình nên việc xác định mức độ hao mòn của TSCĐ để phân bổ vào chi phí kinh doanh là hết sức phức tạp. 1.5.2. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ Việc tính khấu hao có thể được tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau, việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao nào là tuỳ thuộc vào qui định của Nhà nước về chế độ quản lý tàI chính và yêu cầu quản lý đối với từng doanh nghiệp làm sao để đảm bảo thu hồi vốn nhanh, kịp thời với khả năng trang trảI chi phí của doanh nghiệp. Theo qui định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính: a) Phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Xác định mức khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ như sau: Mức khấu hao TSCĐ năm = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng lợi nhuận. Số tiền khấu hao được phân bổ đều đặn hàng kỳ giúp đảm bảo bình ổn giá thành. Song bên cạnh đó nó cũng có nhược điểm là thu hồi vốn chậm không theo kịp mức hao mòn thực tế nhất là hao mòn vô hình nên không có điều kiện đầu tư trang bị TSCĐ mới. b) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Cách tính này cố định mức khấu hao trên một đơn vị đòi hỏi doanh nghiệp phải tăng ca, tăng kíp, tăng năng suất lao động để làm ra nhiều sản phẩm Mức khấu hao = Sản lượng sản phẩm * Mức khấu hao bình hàng năm của TSCĐ trong năm quân trên một đơn vị sp Trong đó: Mức khấu hao bình quân = Nguyên giá của TSCĐ trên một đơn vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế c) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh Mức khấu hao = Giá trị còn lại * Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ của TSCĐ nhanh Trong đó: Tỷ lệ khấuhao = Tỷ lệ khấu hao theo * Hệ số nhanh phương pháp đường thẳng điều chỉnh Mức khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm, chia cho 12 tháng 1.5.3. Tổ chức kế toán hao mòn TSCĐ và khấu hao TSCĐ a) Tài khoản sử dụng: TK 214 và TK 009 b) Phương pháp hạch toán * Kế toán khấu hao và hao mòn TSCĐ. Định kỳ trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. 214 627,641,642 Khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động sxkd Cuối năm phản ánh hao mòn TSCĐ Nếu TSCĐ dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án Nếu TSCĐ dùng vào hoạt động phúc lợi 466 009 4313 đồng thời - Kế toán vay vốn khấu hao TSCĐ trong nội bộ: * Đơn vị cho vay vốn khấu hao TSCĐ, khi cho vay vốn: Nợ TK 1368 Có TK 111,112 Đồng thời ghi đơn: Có TK 009 Khi thu hồi vốn ghi ngược lại * Đơn vị vay vốn khấu hao TSCĐ, khi vay vốn khấu hao: Nợ TK 111,112 Có TK 336 Khi hoàn trả vốn ghi ngược lại - Kế toán cấp và nộp khấu hao TSCĐ: * Cấp trên ghi: Khi cấp vốn khấu hao TSCĐ cho cấp dưới Nợ TK 1361 Có TK:111,112 Đồng thời ghi đơn: Có TK 009 Khi nhận vốn khấu hao TSCĐ cấp dưới nộp lên ghi ngược lại * Cấp dưới ghi: Khi nhận vốn khấu hao TSCĐ do cấp trên cấp: Nợ TK 111,112 Có TK 411 Đồng thời ghi đơn: Nợ TK 009 Khi nộp vốn khấu hao cho cấp trên ghi ngược lại c) Tổ chức hao mòn và khấu hao TSCĐ Trước hết doanh nghiệp phải xác định phương pháp khấu hao, đăng ký với Nhà nước và Bộ Tài chính tỷ lệ khấu hao Sau đó doanh nghiệp phải lập bảng khấu hao cho tùng loại TSCĐ có trong doanh nghiệp. Cuối cùng lập bảng tính và phân bổ khấu hao vào chi phí tương ứng. 1.6. Kế toán sửa chữa TSCĐ: Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn hư hỏng từng bộ phận. Để đảm bảo cho TSCĐ hoạt dộng bình thường trong suốt thời gian sử dụng, các doanh nghiệp phải thường xuyên bảo dưỡng và sữa chửa TSCĐ bị hư hỏng. Nhiệm vụ của kế toán sửa chữa là phản ánh chính xác chi phí và tính giá thành các công việc sửa chữa lớn hoàn thành, phân bổ đúng chi phí sửa chữa TSCĐ vào các đối tượng có liên quan trong doanh nghiệp Tuỳ theo qui mô, tính chất công việc sửa chữa, doanh nghiệp có thể tiến hành sửa chữa TSCĐ thường xuyên hoặc sửa chữa lớn TSCĐ: - Sửa chữa thường xuyên (nhỏ) là hoạt dộng sửa chữa có tính chất bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên TSCĐ, chi phí bỏ ra một lần sửa chữa nhỏ và thời gian sửa chữa ngắn. Vì vậy kế toán thường xuyên tính toàn bộ chi phí sửa chữa vào chi phí sản xuất kinh doanh tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ. - Sửa chữa lớn TSCĐ: là loại hình sửa chữa có tính chất thay thế những bộ phận chủ yếu của TSCĐ. Loại sửa chữa này chi phí bỏ ra một lần tương đối lớn, thời gian sửa chữa tương đối dài. Vì vậy kế toán có thể trích trước hoặc phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để đảm bảo cự ổn định của chỉ tiêu giá thành Có 2 phương thức sửa chữa là phương thức tự làm hoặc thuê ngoài Kế toán sửa chữa theo phương thức tự làm được thể hiện theo sơ 111,112,141 133 2413 623,627,641,642 142,242 335 211,213 Tập hợp chi phí sữa chữa TSCĐ Nếu tính vào chi phí SXKD Nếu phân bổ dần vào chi phí sc Nếuđã trích trước cp sửa chữa lớn Nếu ghi tăng nguyên giá TSCĐ k/c chi phí sửa chữa lớn hoàn thành Thuê ngoài 331 Tổng tiền phải thanh toán Tính vào cp sửa chữa lớn Đối với sửa chữa thường xuyên: Kế toán sửa chữa TSCĐ theo phương thức giao thầu Căn cứ vào hợp đồng sửa chữa và biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, với doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT, ghi: Nợ TK 241 Nợ TK 133 Có TK 331 Tuỳ thuộc vào doanh nghiệp có hay không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, để kết chuyển chi phí thực tế về sửa chữa TSCĐ vào các TK 142, 242, 335- làm tương tự như đối với sửa chữa theo phương thức tự làm 1.7. Sổ kế toán sử dụng trong kế toán TSCĐ ở công ty Trong hình thức NKCT sử dụng các sổ: - NKCT số: 1,2,3,4,5,6,9 - Các bảng kê: 4,5,6 - Bảng phân bổ số 3 - Sổ chi tiết, thẻ - Sổ cái các tài khoản 211,213,214 1.8. Tổ chức kế toán TSCĐ trong điều kiện doanh nghiệp áp dụng kế toán máy vi tính. Nhập dữ liệu Hệ thống các báo cáo Hiện nay do nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, quy mô hoạt động doang ngiệp ngày càng tăng, làm cho nhu cầu thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin ngày càng khó khăn. Hơn nữa hệ thống thông tin kế toán còn có vai trò chủ đạo trong quá trình kiển soát, yêu cầu của đối tượng thông tin ngày càng nhiều với mục đích khác nhau. Do vậy hầu hết các doanh nghiệp đã áp dụng tin học vào công tác kế toán, việc ứng dụng này đã mang lại kết quả vô cùng to lớn giúp giải quyết các yêu cầu trên. Quy trình kế toán TSCĐ trong điều kiện áp dụng kế toán máy như sau: Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội 2.1. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội hiện nay là một doanh nghiệp sở hữu 100% vốn nhà nước thuộc Tổng công ty Dệt-May Việt Nam (Bộ công nghiệp) đang trong tiến trình cổ phần hoá và theo đó nhà nước giữ cổ phần chi phối 51%. Tên giao dịch quốc tế: HAICATEX (Hanoi Industrical Canvas Textile Company), trụ sở chính của công ty đặt tại 93 đường Lĩnh Nam-phường Mai Động-quận Hoàng Mai-Hà Nội. Công ty được thành lập tháng 04/1967 trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Tiền thân từ một xí nghiệp thành viên của nhà máy liên hiệp dệt Nam Định, được lệnh tháo dỡ máy móc sơ tán lên Hà Nội với tên gọi ban đầu là Nhà máy dệt chăn, địa điểm tại xã Vĩnh Tuy-Thanh Trì-Hà Nội. Trong thời gian mới thành lập công ty đã gặp rất nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất lẫn trình độ sản xuất. Sản phẩm của xí nghiệp là chăn chiên được sản xuất từ phế liệu bông đay và sợi rối của nhà máy dệt Nam Định. Sau khi sơ tán lên Hà Nội xí nghhiệp đã phải mua phế liệu của các nhà máy khác tại đây như Dệt 8/3, dệt kim Đông Xuân để tiếp tục sản xuất. Nhưng do công nghệ thủ công và máy móc thiết bị lạc hậu, nguyên liệu để sản xuất thì tạp nham, nhiều nguồn cung cấp lại không đều đặn nên sản phẩm đạt chất lượng thấp và giá thành cao. Chính vì vậy, trong suốt thời gian đầu mới thành lập xí nghiệ._.p bị thua lỗ liên miên và nhà nước phải bù lỗ. Năm 1970 xí nghiệp lắp đặt dây chuyền sản xuất vải mành từ sợi bông do Trung Quốc giúp xây dựng để cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy Cao su Sao Vàng làm lốp xe đạp. Năm 1973 xí nghiệp đã trả lại dây chuyền dệt chăn cho Nhà máy dệt Nam Định và nhận nhiệm vụ lắp đặt dây chuyền sản xuất vải bạt song song với dây chuyền sản xuất vải mành, từ đó sản xuất kinh doanh dần đi vào thế ổn định. Đến tháng 10/1973 nhà máy đổi tên thành Nhà máy Dệt vải Công nghiệp Hà Nội với các nhiệm vụ chủ yếu là dệt các loại vải dùng trong công nghiệp như vải mành, vải bạt, sợi xe-là nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân cụ thể: vải mành dùng để sản xuất lốp xe đạp, xe máy, ôtô, vải bạt dùng để làm giầy, băng tải sợi xe dùng làm chỉ may công nghiệp. Từ năm 1974 đến năm 1986 trong cơ chế bao cấp, sản xuất theo định mức kế hoạch của Nhà Nước, công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch và có xu thế năm sau cao hơn năm trước. Năm 1986 Đảng và Nhà nước đã thực hiện kế hoạch chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng và quản lý vĩ mô của Nhà nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Năm 1987 quyết định 217/HĐBT ra đời nhằm xoá cơ chế quản lý bao cấp, cởi trói cho các xí nghiệp đi vào cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhưng mãi đến năm 1989 quyết định này mới thực sự đi vào các doanh nghiệp. Từ năm 1989 chuyển sang cơ chế sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường công ty mất độc quyền buộc phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong nước và nước ngoài. Chính cơ chế thị trường đã buộc công ty phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đứng vững trong cạnh tranh. Sự thay đổi cơ bản của cơ chế quản lý đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quyền tự chủ về nhiều mặt như tự chọn người cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào, mở rộng phát triển thị trường theo định hướng cạnh tranh, phát triển và bảo toàn vốn Nhà nước giao. Để thuận tiện cho việc giao dịch nước ngoài trong nền kinh tế mở cửa của nước ta và mở rộng chức năng kinh doanh của tổ chức ngành kinh tế kỹ thuật, ngày 22/3/1993 Bộ Công nghiệp quyết định đổi liên hiệp xí nghiệp dệt thành Tổng công ty dệt may Việt Nam. Nhằm thực hiện quyết định 91/TTG ngày 7/3/1994 về việc thành lập tập đoàn kinh doanh, nghày 23/8/1994 Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập Tổng công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex). Trong tổng công ty bao gồm các thành viên là các doanh nghiệp hạch toán độc lập, doanh nghiệp hoạch toán phụ thuộc và các đơn vị sự nghiệp. Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội là một thành viên của Tổng công ty và được Bộ công nghiệp cấp giấy phép thành lập số 100151 từ ngày 23/8/1994. Qua 39 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã phát triển lớn mạnh cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ sản xuất cũng như trình độ quản lý. Tuy nhiên, đến cuối năm 2004 thì xí nghiệp vải bạt đã thu hẹp qui mô sản xuất và đến đầu năm 2005 đã giải thể. Công ty đã từng bước đi lên, từ khi chuyển sang sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường không cần sự hỗ trợ của Nhà nước như trong cơ chế quản lý bao cấp. Chất lượng sản phẩm được đánh giá bằng các huy chương vàng, bạc tại các hội chợ, triễn lãm công nghiệp như: Vải màng cotton được cấp giấy chứng nhận chất lượng số 1 trên toàn quốc. Vải bạt 3x3, 3x4 được tặng huy chương vàng trong hội chợ triễn lãm thành tựu kinh tế, kỹ thuật Việt Nam . Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua có xu hướng đi lên. Công ty đã duy trì tốc độ phát triển tạo đủ công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty, phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị. Một số chỉ tiêu tổng quát phản ánh tình hình công ty trong 3 năm gần đây, qua bảng sau đây: Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tổng hợp Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu bán hàng 112.218 124.371 184.950 Lợi nhuận sau thuế 163,1 0 184,8 Vốn cố định bình quân 59.699 59.935 75.689 Nộp ngân sách 8.525 9.550 9.785 Số lao động (người) 787 727 830 Thu nhập bình quân (1000đ) 787,235 915,850 1.200,000 TSCĐ 99.006 92.094 89.346,8 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất: Hiện nay, công ty có 3 xí nghiệp thành viên : xí nghiệp vải Mành, xí nghiệp May, xí nghiệp Vải không dệt. Mỗi xí nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất khác nhau, nên việc sản xuất sản phẩm khác nhau. Các sản phẩm chính của Công ty gồm - Vải mành: được dùng làm nguyên liệu trong sản xuất lốp ôtô, xe máy, xe đạp, dây đai thang, khách hàng chủ yếu là các công ty cao su như Công ty Cao Su Miền Nam. Cao Su Hải Phòng, Cao Su Sao Vàng, Cao Su Đà Nẵng, Cao Su Biên Hoà ..... - Vải không dệt: Đây là sản phẩm mới, được sản xuất trên dây chuyền sản xuất hiện đại của nước ngoài. Nhờ sẵn có kinh nghiệm trong ngành dệt may và yêu cầu từ thị trường trong nước, công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội đã đầu tư và lắp đặt dây chuyền này vào tháng 04 năm 2002. Vải không dệt được dùng để sản xuất Vải địa kỹ thuật, lót giày, thảm trải nhà. - Sản phẩm may: Chủ yếu may gia công cho nước ngoài như thị trường EU, ngoài ra còn may xuất khẩu, bán trong nước. Ngoài ra Công ty còn được phép kinh doanh một số loại vật tư cho nghành dệt như nhập bông từ nước ngoài và bán cho các nhà máy sợi như: Dệt 8/3, Dệt Vĩnh Phú... Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm theo sơ đồ: Sơ đồ 2.1: Quy trình công nghệ sản xuất vải Mành Sợi đơn PA Xây dựng, khai báo hệ thống danh mục đối đối tượng kế toán: DMNV, DM lý do giảm, DM bộ phận, DM loại, DM nhóm thiết bị… Máy đậu Máy xe lần 1 Máy xe lần 2 212 Sợi dọc Sợi đơn cotton Máy suốt Sợi ngang Máy dệt Nhập kho Nhúng keo Đóng gói Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất ở Xí nghiệp Vải không dệt Xơ PP,PE Máy xé Máy xếp lớp Máy xuyên kim 1 Đóng gói vải mộc Máy cuộn, cắt Máy xuyên kim 2 Máy kéo dãn Máy cán nhiệt định hình Đóng gói vải thành phẩm Kiểm vải Nhập kho May( may cổ, tay thân, ghép, hoàn thành sp) Cắt (trải vải, giác mẫu,đính số, cắt) Nguyên liệu (vải, chỉ, kéo, khoá) Kiểm tra chất lượng Là, đóng gói ,đóng kiện Nhập kho Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội là một đơn vị trực thuộc tổng công ty Dệt may Việt Nam, nhưng công ty được phép hạch toán độc lập, được quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp mình cho phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty. Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu: Tham mưu trực tuyến chức năng .Các phòng ban tham mưu cho giám đốc theo từng chức năng nhiệm vụ của mình, giúp ban giám đốc có các quyết định có lợi cho công ty. Sơ đồ 2.4 tổ chức bộ máy quản lý công ty P. kỹ thuật đầu tư Xí nghiệp vải mành Giám đốc P. Hành chính tổng hợp Xí nghiệp vải không dệt Xí nghiệp may thêu Phòng dịch vụ đời sống Phòng bảo vệ quân sự P.Kế toán tài chính Phó giám đốc Kỹ thuật Phó giám đốc Sản xuất P.Sản xuất kinh doanh XNK Bộ máy quản lý của công ty bao gồm: - Ban giám đốc công ty gồm: Giám đốc công ty: là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và là người chỉ đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên toàn công ty theo luật lao động của Nhà nước ban hành. Ngoài ra giám đốc còn trực tiếp quản lý phòng tài chính kế toán, phòng sản xuất kinh doanh, phòng hành chính tổng hợp. Phó giám đốc công ty: là người giúp giám đốc quản lý các mặt hoạt động được phân công và uỷ quyền ra quyết định. Có 2 phó giám đốc: Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu kỹ thuật, trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật và đầu tư, xí nghiệp vải mành, xí nghiệp vải không dệt. Phó giám đốc phụ trách điều động sản xuất, phụ trách các mặt công tác - Các phòng chức năng gồm: + Phòng tài chính kế toán: Tổ chức mọi công việc hạch toán kế toán bao gồm cả công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính, thực hiện mọi công tác báo cáo theo chế độ nhà nước ban hành; kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động có liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty; hướng dẫn việc ghi chép ban đầu phục vụ cho việc điều hành quản lý trong hoạt động của công ty; tham mưu cho giám đốc những vấn đề có liên quan nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất. + Phòng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu: điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của công ty, tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, quản lý cung ứng vật tư, bảo quản dự trữ vật tư; tổng hợp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch xuất nhập khẩu cân đối toàn công ty để đảm bảo tiến độ yêu cầu của khách hàng; thực hiện kiểm tra, kiểm soát xác nhận mức hoàn thành kế hoạch, quyết toán vật tư, tổ chức sử dụng phương tiện vận tải có hiệu quả cao nhất. + Phòng tổ chức hành chính: Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức công ty, đào tạo sắp xếp cán bộ công nhân viên; xây dựng quỹ tiền lương định mức lao động, giải quyết các chế độ lao động theo quy định của nhà nước; thực hiện nhiệm vụ văn thư; thư ký giám đốc. + Phòng kỹ thuật đầu tư: xây dựng chiến lược sản phẩm của công ty, tiếp nhận, phân tích các thông tin khoa học công nghệ mới, xây dựng quản lý các quy trình quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm định mức tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành nghiên cứu chế thử sản phẩm mới, đánh giá các sáng kiến cải tiến kỹ thuật công ty, xây dựng các biện pháp khoa học kỹ thuật, tổ chức kiểm tra, sát hạch để xác định trình độ tay nghề cho công nhân, quản lý hồ sơ kỹ thuật của công ty. + Phòng dịch vụ đời sống: tổ chức các bữa ăn ca, bồi dưỡng độc hại cho người lao động, phục vụ cơm khách hội nghị khi có yêu cầu, khám chữa bệnh cho người lao động, theo dõi bệnh nghề nghiệp, chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường. 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội Bộ máy kế toán của công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội được tổ chức theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán của công ty được thực hiện ở phòng kế toán, còn ở các xí nghiệp thành viên chỉ bố trí các kế toán phân xưởng làm nhiệm vụ thống kê, ghi chép ban đầu để gửi về phòng Tài chính- Kế toán . 2.1.4.1. Bộ máy kế toán của công ty. Niên độ kế toán- tài chính từ 01/01 đến 31/12. Đơn vị tiền tệ ghi sổ: CTSD VNĐ làm đơn vị tiền tệ. Phòng Tài chính- Kế toán gồm có 7 người: Đứng đầu là kế toán trưởng, một phó phòng kiêm kế toán tổng hợp, 1 thủ quỹ và các nhân viên kế toán. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kế toán là: - Tổ chức mọi công việc hạch toán kế toán bao gồm cả công tác hạch toán tài chính, thực hiện mọi báo cáo theo chế độ Nhà nước ban hành. - Kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động có liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. - Hướng dẫn việc ghi chép ban đầu phục vụ cho việc điều hành quản lý trong hoạt động của công ty. - Tham mưu cho giám đốc những vấn đề có liên quan nhằm đem lại lợi nhuận tối ưu. - Tham gia kiểm kê, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của kế toán, căn cứ vào yêu cầu, trình độ quản lý và trình độ hạch toán, bộ máy kế toán được tổ chức như sau: - Kế toán trưởng: Là người trực tiếp phụ trách phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý tài chính cấp trên và giám đốc công ty về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán của công ty,có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ phòng kế toán theo chức năng và chuyên môn, kiểm tra chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng vật tư theo đúng chế độ tài chính mà Nhà nước ban hành. - Phó phòng kế toán: Có nhiệm vụ hàng tháng căn cứ vào NKCT, bảng kê, bảng phân bổ do các kế toán thành phẩm cung cấp để vào sổ tổng hợp cân đối theo dõi các tài khoản, sau đó lập bảng cân đối kế toán, các báo cáo tài chính, và báo cáo với kế toán trưởng về việc thanh, quyết toán của công ty. - Kế toán thanh toán và TSCĐ : Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu chi, sử dụng quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay và mở sổ theo dõi chi tiết tài sản cố định cho từng đơn vị của công ty. - Kế toán tiền lương và tiêu thụ thành phẩm: Có nhiệm vụ căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương và các khoản phụ cấp do các nhân viên kinh tế ở các xí nghiệp thành viên gửi lên làm căn cứ để lập bảng tổng hợp thanh toán lương cho từng xí nghiệp, lập bảng phân bổ lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Ngoài ra theo dõi nhập xuất kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ sản phẩm và công nợ với các khách hàng. Mở sổ theo dõi nhập xuất, tồn hàng hoá thành phẩm. Theo dõi sổ chi tiết bán hàng cho từng loại hàng, đến cuối quý lập báo cáo kết quả kinh doanh. - Kế toán nguyên vật liệu: Hàng ngày căn cứ vào các phiếu nhập xuất kho về nguyên vật liệu, dụng cụ để ghi vào sổ chi tiết vật tư, cuối tháng lập bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Đồng thời ghi các hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho của bên bán để vào sổ chi tiết thanh toán với người bán. - kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Căn cứ vào các bảng phân bổ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, các bảng kê và NKCT có liên quan để tổng hợp vào sổ chi tiết sản xuất, phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng sản phẩm, mặt hàng, từng mã hàng cụ thể. - Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm trong việc quản lý bảo quản toàn bộ lượng tiền mặt của công ty. Kế toán trưởng Phó phòng kế toán (kế toán tổng hợp) Kế toán vật tư Kế toán tiền lương & tiêu thụ thành phẩm Kế toán tập hơp CP & tính GT SP Kế toán thanh toán Thủ quỹ Nhân viên kinh tế ở các xí nghiệp thành viên Sơ đồ 2.5: Tổ Chức bộ máy kế toán tại công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội 2.1.4.2. Hình thức kế toán a) Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng trong công ty. Theo điều lệ tổ chức kế toán do Nhà nước ban hành thì mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán phải lập chứng từ theo đúng quy định trong chế độ chứng từ kế toán và phải ghi chép đầy đủ, kịp thời đúng với tình hình thực tế phát sinh. Danh mục chứng từ kế toán tại công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội bao gồm: ã Lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu nghỉ, bảo hiểm xã hội, phiếu xác nhận hoàn thành công việc, phiếu báo làm thêm. ã Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hoá. ã Bán hàng: Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, nhập kho. ã Tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy báo có, báo nợ của ngân hàng, giấy thanh toán theo dõi tiền tạm ứng. ã TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ. b) Hệ thống sổ sách và báo cáo tài chính: * Hệ thống sổ sách bao gồm các sổ phù hợp với hình thức NKCT với các sổ kế toán như: Sổ chi tiết, nhật ký chứng từ, sổ tổng hợp, sổ cái theo loại sổ ngang. - Nhật ký chứng từ bao gồm: nhật ký chứng từ số 1,2,4,5,7,8,9,10. ã Nhật ký chứng từ số 1: Theo dõi phần chi của doanh nghiệp về tiền mặt ã Nhật ký chứng từ số 2: Theo dõi phần chi của doanh nghiệp về tiền gửi ngân hàng. ã Nhật ký chứng từ số 4: Theo dõi phần vay và nợ ã Nhật ký chứng từ số 5: Theo dõi phần chi đối với người bán ã Nhật ký chứng từ số 7: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp ã Nhật ký chứng từ số 8: để xác định kết quả kinh doanh ã Nhật ký chứng từ số 9: Theo dõi cho các TSCĐ ã Nhật ký chứng từ số 10: Theo dõi phần nguồn vốn Bảng kê gồm bảng số 1,2,3,4,5,8,9,10. Bảng phân bổ số 1,2,3. Sổ chi tiết số 2,3,4. Sổ cái theo loại sổ ngang * Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng của công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội là: Căn cứ vào hệ thống Báo cáo tài chính Nhà nước đã ban hành theo Quyết định 1141/TC-QĐ-CĐkế toán ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính, hệ thống báo cáo tài chính của công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN ) Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu B02- DN ) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháp trực tiếp ) Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo tài chính được lập vào cuối mỗi quý kể từ ngày bắt đầu niên độ kế toán (từ 01/01 đến 31/12 hàng năm ) Báo cáo phục vụ cho việc quản trị doanh nghiệp gồm: Báo cáo công nợ (thường xuyên) Báo cáo phân tích tình hình tài chính (hàng tháng) c) Hình thức kế toán Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ, Sơ đồ: 2.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Sổ cái - Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các chứng từ hoặc bảng kê có liên quan. Nếu hàng ngày ghi vào bảng kê thì cuối tháng phải chuyển số liệu tổng hơp vào bảng kê và nhật ký chứng từ. - Đối với các loại chi phí phát sinh nhiều lần mang tính chất phân bổ sâu đó lấy kết quả của bảng phân bổ ghi vào bảng kê nhật ký chứng từ có liên quan. - Cuối tháng khoá sổ các nhật ký chứng từ kiểm tra đối chiếu số liệu trên nhật ký chứng từ, lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái một lần. - Riêng đối với các tài khoản phải mở các sổ hoặc thể kế toán chi tiết thì chứng từ gốc sau khi vào nhật ký chứng từ hoặc bảng kê được chuyển sang bộ phận kế toán chi tiết để ghi vào các sổ hoặc các thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào đó lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoả để đối chiếu với sổ cái. - Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một sổ chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập bảng cân đối kế toán với các vấn đề có liên quan. 2.1.3. Chính sách kế toán Chế độ kế toán áp dụng tại công ty Niên độ kế toán áp dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 của năm báo cáo và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm báo cáo. Đơn vị tiền tệ sử dụng là: VNĐ, công ty có tài khoản tiền gửi ngân hàng tại Ngân hàng công thương khu vực II- Hai Bà Trưng- Hà Nội STK: 102 020 000 001 Mã số thuế: 0100100985-1 Công ty sử dụng phần mềm kế toán FAST 2004- đây là một trong phần mềm kế toán tiên tiến nhất và được ưu chuộng hiện nay. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán chỉ việc nhập số liệu vào máy và chương trình sẽ tự động định khoản, vào sổ, theo qui định và theo chế độ hiện hành tại công ty đã được cài đặt. Một số phương pháp hạch toán: * Phương pháp hạch toán hàng tồn kho Đối với công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội để hạch toán hàng tồn kho thì công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền * Phương pháp hạch toán thuế GTGT Công ty hạch toán thuế VAT theo phương pháp khấu trừ nên: - Để hạch toán thuế GTGT đầu vào cuối tháng căn cứ vào các hóa đơn GTGT khi mua hàng, dịch vụ kế toán lập bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá mua vào. - Thuế GTGT đầu ra được kế toán phản ánh trên sổ tiêu thụ đến cuối tháng lập bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra, các bảng kê này được mở cho từng tháng, ghi theo trình tự, thời gian và theo mức thuế suất. - Sau khi lập bảng kê, kế toán lập tờ khai thuế GTGT. Tờ khai nầy phản ánh tổng hợp số thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào, hoá đơn chứng từ hàng hoá bán ra và tờ khai thuế tháng trước. Thuế VAT phải nộp = Thuế VAT đầu ra - Thuế VAT đầu vào Thuế VAT đầu ra = Giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra thuộc diện chịu thuế VAT x Thuế suất Thuế VAT đầu vào = Tổng số thuế VAT ghi trên hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ 2.2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội 2.2.1. Công tác quản lý TSCĐ 2.2.1.1. Đặc điểm của TSCĐ ở công ty TSCĐ ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội hiện nay chủ yếu là các máy móc, thiết bị công tác, các máy may, dệt…phục vụ trực tiếp cho qúa trình sản xuất tạo ra các sản phẩm. Nhìn chùng so với các công ty trong cùng ngành thì lực lượng TSCĐ tương đối lớn, đa dạng và phong phú. Tính đến hết ngày 31/12/2005 tổng giá trị TSCĐ là: 89.346.842.747 đồng. Không nằm ngoài qui định của Bộ Tài chính, TSCĐ của công ty có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên và có giá trị sử dụng trên 1 năm. Nền kinh tê phát triển, kéo theo sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, để dễ đứng vững, duy trì và mở rộng thị phần đòi hỏi nhà sản xuất phải luôn đổi mới đầu tư đúng hướng. Do đặc điểm sản xuất- kinh doanh của công ty bao gồm nhiều loại chủ yếu là của Việt Nam và nhập từ Trung Quốc và Ba Lan. TSCĐ được đầu tư đổi mới chủ yếu là do các nguồn vốn khác như vốn vay, vốn NSNN cấp, còn nguồn vốn tự bổ sung là không đáng kể. Và cho đến nay công ty đã có một số lượng TSCĐ phong phú và đồ sộ. Về cơ cấu, do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, là công ty sản xuất nên chủ yếu là máy móc thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc, còn phương tiện vận tải, thiết bị quản lý thì chiếm tỷ trọng nhỏ. 2.2.1.2. Phân loại TSCĐ Trong các doanh nghiệp sản xuất, nhìn chung thì TSCĐ rất đa dạng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả TSCĐ, cũng như các công ty khác, công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ. Hiện nay, TSCĐ trong công ty được phân loại theo các cách chủ yếu sau: a) Phân loại theo nguồn hình thành: Hiện nay, TSCĐ của công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: - TSCĐ được hình thành từ nguồn ngân sách cấp:16.313.057.467,đ - TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung: 248.061.509,đ - TSCĐ được hình thành từ các nguồn khác (vay tín dụng) 72.185.723.770,đ Việc phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành sẽ giúp công ty có biện pháp mở rộng, khai thác các nguồn vốn, mặt khác có thể kiểm tra, theo dõi tình hình thanh toán, chi trả cho đúng hạn các khoản vay. b) Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật Theo cách phân loại này, TSCĐ ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội được chia làm 4 nhóm chính (số liệu lấy 31/12/2005) Nhóm 1: Nhà cửa, vật kiến trúc 18.394.580.922, đ Nhóm 2: Máy móc, thiết bị công tác 69.195.586.366, đ Nhóm 3: Phương tiện vận tải truyền dẫn 1.222.345.671, đ Nhóm 4: Thiết bị dụng cụ quản lý 218.195.096, đ Nhóm 5: TSCĐ hữu hình khác 31.761.311, đ Nhóm 6: TSCĐ vô hình: 284.373.379, đ Theo cách phân loại này, cho ta biết được kết cấu TSCĐ ở công ty theo 4 nhóm đặc trưng và tỷ trọng của từng nhóm trong tổng số TSCĐ hiện có của công ty, tuy nhiên qua cách phân loại này ta cũng có thể thấy tình hình trạng thiết bị dụng cụ quản lý là chưa cao. Cùng với sự phát triển đất nước, công ty cần phải trang bị tốt hơn để phục vụ cho công tác quản lý, tránh tình trạng bị tụt hậu so với các doanh nghiệp khác. c) Phân loại TSCĐ theo bộ phận và nhóm: - Cửa hàng xăng dầu: 605.764.471, đ - Tô Châu: 7.257.587.510, đ - Văn phòng (01): 4.050.561.134, đ - XN Vải mành (02): 29.919.203.762, đ - XN may (03): 3.482.522.234, đ - XN vải không dệt (04): 45.657.925.703, đ Và ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội hầu hết mọi TSCĐ đều được sử dụng, không có tài sản thừa. 2.2.1.3. Đánh giá TSCĐ Để hạch toán và tính khấu hao TSCĐ và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ, cần tiến hành đánh giá và giá trị còn lại. a) Đánh giá theo Nguyên giá Nguyên giá của TSCĐ ở công ty được xác định theo công thức: Nguyên giá TSCĐ = Giá mua + Các chi phí có liên quan. Trích dẫn số liệu: Ngày 20/7/2005, công ty mua một máy Biến tần Simen và BOP , với giá mua chưa có thuế là 57.251.000, đ, thuế GTGT 5%, tổng giá thanh toán 60.413.550, đ b) Đánh giá theo giá trị còn lại Giá trị còn lại của công ty được xác định theo công thức chung: Giá trị còn lại = Nguyên giá Số khấu hao trên sổ kế toán của TSCĐ - luỹ kế của TSCĐ của TSCĐ Trích dẫn số liệu: Nghiệp vụ kế toán ngày 01/01/2003, công ty có mua 1 Máy nối sợi. Nguyên giá 238.555.100 đồng. Số đăng ký khấu hao là 10 năm = == 23.855.510, đ = == 1.987.967,5, đ Như vậy tính đến ngày 01/04/2006 thì máy nối sợi đã sử dụng 26 tháng, nên: Giá trị còn lại của = 238.555.100- (1.987.967,5*26)=186.767.935, đ 2.2.2. Thực trạng tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ Xuất phát từ yêu cầu quản lý ngày càng cao, công tác tổ chức hạch toán tại công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội luôn được hoàn thiện nhằm đáp ứng những thông tin chính xác nhât, kịp thời nhất cho những nhà quản lý, góp phần tăng doanh thu của công ty. 2.2.2.1. Thủ tục tăng, giảm TSCĐ. Kế toán TSCĐ cũng như bất kỳ một nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào của công ty cũng dựa trên cơ sở những chứng từ gốc để ghi sổ báo cáo và lập báo cáo kế toán . ở công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội việc tổ chức chứng từ kế toán đã đảm bảo tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ, giúp các nhà quản lý kiểm tra. Việc quản lý quá trình tăng, giảm TSCĐ được thực hiện theo một thủ tục chặt chẽ, khoa học theo dõi thường xuyên đảm bảo chính xác, thận trọng và đầy đủ. Để quản lý tốt quá trình tăng, giảm TSCĐ và để ghi sổ kế toán, kế toán căn cứ vào: Hợp đồng kinh tế, Hoá đơn mua hàng, hoá đơn bán hàng (GTGT), hoá đơn vận chuyển, các khế ước vay nợ, kế toán căn cứ vào biên bản bàn giao để ghi tăng, giảm TSCĐ dưới đây là thủ tục tăng, giảm TSCĐ ở công ty: a) Thủ tục tăng TSCĐ : Xuất phát từ nhu cầu của các bộ phận trong công ty, căn cứ vào các kế hoạch đầu tư trong công ty, công ty tiến hành lên kế hoạch mua sắm hoặc xây mới cho mỗi loại TSCĐ cho mỗi năm. Khi kế hoạch được Giám đốc phê duyệt, công ty tiến hành ký kết hợp đồng với những nhà cung cấp, căn cứ hợp đồng kinh tế, kế toán làm thủ tục cho cán bộ vật tư đi mua. Trong quá trình mua bán, mọi chi phí phát sinh đều được tập hợp theo dõi với đầy đủ số hoá đơn kèm theo. Khi hợp đồng mua bán hoàn thành, hai bên sẽ thanh lý hợp đồng, quyết toán, thanh toán tiền đồng thời làm thủ tục ghi tăng TSCĐ. Riêng đối với những TSCĐ có giá trị nhỏ thì không cần ký kết hợp đồng mà chỉ cần thanh toán theo hoá đơn của Bộ Tài chính. Thông thường TSCĐ sau khi được mua sắm nhập kho qua bộ phận tiến hành chạy thử, rồi mới xuất kho sang bộ phận sử dụng, sau khi đáp ứng các tiêu chuẩn. Trích dẫn số liệu: a) Tăng do mua mới Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ điều hành sản xuất kinh doanh của công ty, sau khi thực hiện những thủ tục ban đầu (theo quy định của công ty và Tổng công ty dệt may Việt Nam), công ty đã ký hợp đồng mua một máy biến tần Simen và BOP của công ty tự động hoá cơ khí Hà Nội với giá mua chưa có thuế là 57.251.000, đ thuế suất 5%, công ty đã ký hợp đồng mua máy như sau: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Hợp đồng mua bán Căn cứ vào pháp lệnh Nhà nước ban hành ngày 25/09/1989 Căn cứ vào nghi định số 17/HĐBT của hội đồng bộ trưởng ban hành ngày 16/01/1990 qui định chỉ tiêu về việc thực hiện pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ yêu cầu của hai bên. Hôm nay 10/7/2005, chúng tôi gồm: Bên A: Công ty Tự động hoá- Cơ khí Hà Nội (bên bán) Địa chỉ: Số 2 Lô A- Thanh Nhàn- Hà Nội Điện thoại: 04 5385827. Fax: 04 53805842 Ngân hàng công thương- Hà Nội - STK: 710A 00065 Đại diện là ông: Trần Trung Thành. Chức vụ: Giám đốc Bên B: Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội (bên mua) Địa chỉ: 93- Lĩnh Nam-Hai Bà Trưng- Hà Nội Điện thoại: 04 5290321 Đại diện là ông: Phạm Hoà Bình- Chức vụ: giám đốc công ty Ngân hàng công thương khu vực II- Hai Bà Trưng- Hà Nội STK: 102 020 000 001 Mã số thuế: 0100100985-1 Sau khi bàn bạc thống nhất hai bên cùng nhất trí thoả thuận ký kết hợp đồng kinh tế với các điều khoản sau: Điều 1: Bên A đồng ý bán cho bên B, bên B đồng ý mua hàng hoá với các nôi dung sau: STT Tên hàng hóa ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Máy biến tần Simen, BOP Cái 01 57.251.000 57.251.000 57.251.000 57.251.000 Giá mua máy đã bao gồm thuế nhập khẩu và thuế GTGT 5%, Tổng giá trị hợp đồng: 60.413.550 Viết bằng chữ (Sáu mươi triệu, bốm trăm mười ba triệu, năm trăm năm mươi đồng chẵn) Phụ kiện kèm theo gồm có: 01 bộ đồ sửa máy, 01 chai dầu , 01 bộ sách hướng dẫn sử dụng, sữa chữa và bảo hành Điều 2: 1. Thời gian thanh toán Bên mua thanh toán cho bên bán 100% tổng giá trị hợp đồng sau khi ký hợp đồng va sau khi nhận máy 2. Đồng tiền thanh toán: Bên mua thanh toán cho bên bán bằng đồng tiền Việt Nam, tiền chuyển khoản được qui đổi theo giá bán ra đô la Mỹ của ngân hàng Ngoại thương TW tại thời điểm thanh toán. Người hưởng lợi: công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội Điều 3: Thời gian và địa điểm giao hàng: 1.Thời gian giao hàng: giao ngay sau khi ký hợp đồng 2. Địa điểm giao hàng: Tại công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội Điều 4: Phương thức giao và bảo hành: Xếp lắp đặt tại phân xưởng sử dụng. Bảo hành 1 năm, nếu có hư hỏng bên A chịu trách nhiệm sữa chữa Điêù 5: Điều kiện khác: Hai bên cam kết cùng nhau thực hiện đầy đủ những điều kiện đã ghi trong hợp đồng này. Nếu có khó khăn vướng mắc thì phải gặp nhau để cùng bàn bạc trao đổi, giải quyết trên cơ sở các văn bản kèm theo hợp đồng này. Bên nào vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong trường hợp hai bên không tự giải quyết được, sẽ thống nhất trọng tài kinh tế Hà Nội giải quyết, bên thua sẽ phải chịu hoàn toàn kinh phí gải quyết. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký và được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản và có giá trị pháp lý như nhau. Đại diện bên A Đại diện bên B Trần Trung Thành Phạm Hoà Bình Sau đó công ty Tự động hoá cơ khí Hà Nội đã gửi hoá đơn GTGT tới công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội để làm cơ sở thanh toán Hoá đơn GTGT Mẫu số: 01 GTKT-3LL KC/2005B Liên 2: Giao khách hàng 0004160 Ngày 20 tháng 7 năm 2005 Đơn vị bán hàng Công ty tự động hoá cơ khí Hà Nội Địa chỉ: Số 2 Lô A- Thanh Nhàn- Hà Nội Điện thoại: 04 5385827 Fax: 04 53805842 Ngân hàng công thương- Hà Nội - STK: 710A 00065 Tên người mua hàng: Nguyễn Văn Long Tên đơn vị: Công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội STK: 102 020 000 001 tại Ngân hàng công thương khu vực II- Hai Bà Trưng- Hà Nội 0 1 0 0 1 0 0 9 80 50 10 Hình thức thanh toán tiền mặt Mã số thuế: STT Tên,hàng hoá ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1*2 Máy biến tần Simen, BOP Cái 01 57.251.000 57.251.000 Cộng tiền hàng 57.251.000 57.251.000 Thuế suất: 5% tiền thuế GTGT: 3.162.550 Tổng cộng: : 60.413.550,đ Viết bằng chữ: (Sáu mươi triệu, bốn trăm mười ba nghìn, năm trăm năm mươi đồng chẵn). Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị Nguyễn Văn Long Cao Thái Trần Quang Minh (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao nhận háo đơn) Sau ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32423.doc
Tài liệu liên quan