Tờ tin thanh niên viện công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm

Tài liệu Tờ tin thanh niên viện công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm: ... Ebook Tờ tin thanh niên viện công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm

doc19 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1829 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tờ tin thanh niên viện công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong số này: Điểm tin hoạt động tháng 10 Cuộc đại náo của BFTE Á Châu ký sự Vòng quanh thế giới............... Cảm nhận từ buổi sinh hoạt thú vị Bộ môn Máy và Tự động hóa CNSH – TP Cú ngã Tất cả sức mạnh Hai viên gạch Lịch sử phát triển ngành công nghiệp nước giải khát thể giới K45 – Những dấu ấn không phai Ban biên tập tờ tin Nguyễn Tiến Thành CĐCB Nguyễn Thị Doan TP2 - K48 Nguyễn Thị Hương CĐCB Nguyễn Thùy Linh TP2 - K48 Lưu Thị Huệ LTTP K46 Đỗ Hải Vân TP2 – K48 Lâm Thị Kiều Minh NĐ K46 Đinh Thị Kim Hoa TP1- K48 Nguyễn Thị Hạnh LTTP K47 Phạm Minh Đức CNSHA – K48 Nguyễn Thanh Loan LTTP K47 Nguyễn Minh Huệ K5B NSTP Điểm tin hoạt động 1. Đại hội Liên chi đoàn – Liên chi hội Viện CNSH và CNTP đã diễn ra trong ngày 24 tháng 09 tại CLB KTX B6. Các bản báo cáo trong đại hội đã tổng kết các công tác đoàn hội của Liên chi đoàn trong năm học vừa qua, đánh giá các công tác đó và đưa ra phương hướng hoạt động cho nhiệm kỳ tới. Đại hội cũng đã tiến hành và bầu cử ra BCH Liên chi đoàn – Liên chi hội nhiệm kỳ mới. (Nguyễn Thùy Linh - LCH) Danh sách BCH Liên chi đoàn nhiệm kỳ 2005 – 2008 Họ và tên Chi đoàn Chức vụ Hoàng Quốc Tuấn CĐCB Bí thư Phạm Thanh Hương CĐCB Trưởng mảng học tập Nguyễn Thị Hạnh LTTP - k47 Phó bí thư. UV thường vụ Bùi Huy Hùng TPP – K47 Phó bí thư. UV thường vụ Nguyễn Thanh Huyền SHB- K47 Uỷ viên Đinh Thị Kim Hoa TP1 – K48 Uỷ viên Đỗ Thị Hải Vân TP3 – K48 Uỷ viên Nguyễn Thùy Linh TP2 – K48 Uỷ viên. UV Thường vụ Đào Vân Thu TP3 – K48 Uỷ viên Bùi Văn Hữu K5B - NSTP Uỷ viên Chu Thị Quỳnh Thơ TP1 – K49 Uỷ viên Lê lan Phương TP2 – K49 Uỷ viên Nguyễn Anh Lợi TP2 – K49 Uỷ viên Nguyễn Thanh Phương MTP – K49 Uỷ viên Phạm Ngân Hà TP3 – K49 Uỷ viên Lê Thị Anh K6B – NSTP Uỷ viên Nguyễn Văn Quyết K6B – NSTP Uỷ viên Lê Duy Khánh SHTP3 - K50 Uỷ viên Trần Văn Hùng SHTP1 - K50 Uỷ viên Danh sách BCH Liên chi hội nhiệm kỳ 2005 -2006 Họ và tên Chi Hội Chức vụ Nguyễn Thuỳ Linh CNTP2 - K48 LCH trưởng Phạm Minh Đức CNSHA - K48 LCH phó Nguyễn Thị Hồng Hạnh CNTP1 - K49 LCH phó Nguyễn Thanh Loan LTTP - K47 UV BCH Trần Thị Thuỳ Dương CNTP1 - K48 UV BCH Lưu Lê Đức CNSHB - K49 UV BCH Nguyễn Mạnh Cường CNTP1 - K48 UV BCH Nguyễn Thị Sao Mai CNTP2 - K48 UV BCH Nguyễn Như Quỳnh CNSHB - K49 UV BCH Phan Văn Khoa CNTP2 - K49 UV BCH Trần Ngọc Phúc MTP - K49 UV BCH Đỗ Thị Thuỳ Vân K5B - NSTP UV BCH Lê Thị Anh K6B - NSTP UV BCH Nguyễn Đương Hải K6A - NSTP UV BCH Nguyễn Lan Phương CNTP3 - K48 UV BCH Nguyễn Thuỳ Linh CNTP3 - K48 UV BCH Đại biểu K50 UV BCH Ban chấp hành Liên chi Đoàn và Ban chấp hành Liên chi Hội đã đưa ra một số hoạt động chính cho nhiệm kỳ tới Tháng 10 Hội trại chào mừng ngày 20/10 Sơ khảo Liên hoan văn nghệ toàn Viện Tháng 11 Chung khảo Liên hoan văn nghệ toàn Viện Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 Tháng 12 Phát động mùa thi nghiêm túc 2. Tuần sinh hoạt công dân năm học 2005 – 2006 Viện CNSH&CNTP đã diễn ra trong ngày. Trong buổi sinh hoạt công dân, các bạn sinh viên đã được nghe tổng kết về kết quả học tập của sinh viên toàn Viện năm học 2004 – 2005 và được trao đổi trực tiếp với các thầy cô trong Viện về một số vấn đề liên quan tới ngành nghề và phương pháp học tập. Kết quả học tập của sinh viên Viện CNSH&CNTP năm học 2004 – 2005 K46 K47 Diện Số sv % Diện Số sv % Lưu ban 2 1 % Lưu ban 3 1,3 % Thôi học 0 Thôi học 6 2,6 % Tạm dừng 2 1 % Tạm dừng 1 1 % Giỏi 6,3 % Giỏi 2,7 % Khá 26,3 % Khá 24,0 % TB khá 42,2 % TB khá 31,2 % K48 K49 Diện Số sv % Diện Số sv % Lưu ban 6 3,85 % Lưu ban 1 1% Thôi học 16 10,25 % Thôi học 23 23,23% Tạm dừng 6 3,85 % Tạm dừng 0 0 Giỏi 3 1,92 % Giỏi 0 0 Khá 16 10,25 % Khá 2 2,02 % TB khá 53 33,97 % TB khá 15 15,15 % (Nguyễn Thị Hương - CĐCB) 3. Ngày 01/10/2005, FOBIC đã tổ chức buổi tham quan Nhà máy Bia Á Châu tại khu Công nghiệp Từ Sơn - Bắc Ninh với sự tham gia của hơn 90 sinh viên các khóa từ 49 đến 46. Từ đầu năm đến nay, kết hợp các buổi thăm quan các nhà máy sản xuất thực phẩm và hoạt động thực hành làm một số sản phẩm như sữa chua, cà phê, FOBIC đang cố gắng nâng cao tình thần học tập của sinh viên Viện. (Thông tin từ FOBIC) 4. Vào ngày 23/10/2005. tại giảng đường D5, đã diễn ra cuộc thi olympic tiếng Anh lần thứ 3 (Bio – Food English Olympia III) do câu lạc bộ Tiếng Anh (BFTE) Viện CNSH&CNTP tổ chức. 106 sinh viên đến từ các khoa, viện khác nhau (trong đó có gần 30 sinh viên thuộc Viện CNSH&CNTP), qua vòng thi Nghe – Đọc hiểu – Viết, 11 thí sinh có điểm cao nhất tiếp tục vào vòng phỏng vấn. Kết quả cuối cùng Giải nhất: Vương Thị Phương Thảo (D01 – K48), Giải nhì: Trần Huy (BK34 – K50) Giải ba: Bùi Quỳnh Chi (TP02 – K48), Nguyễn Thị Hoài Thu (D04 – K49) Giải khuyến khích: Đỗ Thái Bình (D05 – K47), Lê Mai Hoa (BK74 – K50), Đào Tùng (TĐH 2 – K47) Ngoài ra Ban Tổ chức cũng đã trao 5 giải cho các bạn sinh viên đạt điểm cao nhất trong các phần thi Nghe – Đọc hiểu – Viết (Theo thông tin của BFTE) ----BFTE--- Cuộc đại náo của BFTE Ngày xửa ngày xưa, khi còn bé tí tị ti, chẳng có ai là không mơ ước về một ngày tết trung thu để lũ con trai thì được hả hê cầm khẩu súng phun nước cùng với chiếc mặt nạ mang hình quỷ sứ, còn bọn con gái thì xúng xính trong bộ váy “cô dâu” trên đầu đứa nào cũng lấp lánh chiếc mũ ngôi sao công chúa. Thỉnh thoảng, bọn con trai lại phun nước đến gần chỗ con gái đang chơi trò cô dâu làm chúng nó ré lên, chạy loạn! Đẹp thật, những kí ức đó, giờ nhớ lại, đứa nào cũng chép miệng tiếc rẻ! Thèm đến thế nên những cái đầu ranh mãnh của BFTE đã quyết định tại sao không tổ chức một trung thu cho riêng mình, và cho cả các bạn bè nữa? Sau một buổi họp cam go và quyết liệt, cuối cùng, chúng tôi cũng đã đi đến thống nhất ấn định tổ chức trước trung thu ba ngày bởi cả lũ mè nheo “trung thu còn phải đi kiếm anh nào khác chứ!”. Như vậy đã xong, công việc cứ từng người theo sự phân công cụ thể mà tác chiến. Khi xưa, công việc làm tờ rơi và in ấn đều do bàn tay tài hoa của anh Quân lớp sinh học K45 đảm nhiệm.Thì nay, trọng trách nặng nề đấy được giao cho cô bé Hà Anh vừa mới chân ướt chân ráo vào CLB cùng với anh chàng Đông Hưng cùng lớp của K48 làm vệ sĩ! Chị Khánh bảo “cứ thả các em bơi như vậy thì sẽ lớn được hết”(Nghĩ lúc trước được anh Hùng chiều thấy mà “ngậm ngùi” ghê!). Đến phần presentation, cả lũ lắc đầu ngao ngán. Tất nhiên, người tiếp quản nó không ai khác là hai cây đại thụ Hoà và Hằng của K46. Vậy là thở phào, công việc khó trôi đấy vẫn chưa đến lượt mình phải “nuốt”! Bụng bảo dạ khấp khởi mừng thầm thì “Linh, em làm moderator cho tiết mục trò chơi âm nhạc nhé!”- Chị Khánh quyết định. Mới sáng sớm tinh mơ, Hoàng của khoa điện K47 mà cả lũ thường hay gọi tắt là Hoàng Điên 47 đã réo điện thoại inh ỏi để hẹn “cùng làm một việc này thú vị lắm!”. Hoàng ta là dân ngoại đạo thứ thiệt nhưng lòng nhiệt tình thì xứng đáng là công dân danh dự của Viện CNSH & CNTP mà anh Hùng trước khi “ra đi”đã kịp để lại cho hậu thế! Mắt nhắm mắt mở, nghe Hoàng hí hửng khoe thành quả của một buổi lao động cùng cậu bạn để cho ra một leaflet bằng Anh ngữ 100% mà tôi vẫn chưa thể nào hiểu nổi cậu bạn muốn nói gì! Chỉ đến khi Hoàng bảo mua hai lọ hồ để đi dán tại các khu giảng đường thì tôi mới hiểu ra được công việc hắn! Hai đứa cùng bảo rằng, lỡ khi nào ra trường mà có thất nghiệp thì cũng có chút cái vốn kinh nghiệm mà đút túi! Ký túc xá B6 buổi tối lúc nào cũng nhộn nhịp sinh viên qua lại. Chị Khánh hớt hải đi đi lại lại lo lắng cho tiến trình công việc trong khi đó thì lũ chúng tôi thản nhiên bình chân như vại tại đã quen công việc rồi! Cũng phải thôi, vì đây là lần đầu tiên một cô giáo Sài Gòn ra tiếp quản công việc đất Bắc mà! Đồng hồ điểm sang phút thứ 30 của kim giờ số 6. Đúng như trong hẹn, một số bạn sinh viên đã lục đục kéo đến. Cả hội nháo nhào làm xong những phần việc cuối cùng. Okay, let’s start! Trung thu là gì nhỉ? Và nó bắt nguồn từ đâu ? Chịu thôi, ai mà biết được cơ chứ ! Hằng tủm tỉm cười duyên dáng bắt đầu giọng đều đều, êm dịu như cô điện thoại viên kể chuyện tuổi thơ “ Once upon a time…”. Cả lũ say sưa như lạc vào một thế giới xa xưa với nhiều điều kì bí thì Hoà làm náo động không khí bằng một trò chơi đoán tên đồ vật (kiểu như hình thức vui chơi có thưởng đấy mà!). Cả căn phòng trở nên huyên náo hẳn lên. Ai cũng đua nhau đưa ra cái tên cho đồ vật trong túi. Thật là kì diệu, chỉ bằng với một câu “có thưởng” mà bà con nhà ta đã phấn chấn trông thấy! Chao ôi, cuối cùng thì vật chất vẫn quyết định tinh thần! Anh Joung là một người bạn Hàn Quốc của anh Hùng đã có sẵn mối thâm giao từ xưa với CLB khệ nệ mang một hộp bánh trung thu to tướng làm quà. Phút xả hơi giữa cuộc chơi thật là đầy ý nghĩa! Mấy cô nàng bên khoa ngoại ngữ bình thường vốn e thẹn là vậy mà trước sức hút quá lớn của những lát bánh đã không thể nào đợi chờ thêm được nổi nữa, ý ới đòi chia! Chỉ khổ cho mấy cậu con trai, ai bảo hàng ngày cứ tự nhận mình là bóng tùng cao cả nên hôm nay đành bất lực nhìn chồng bánh vơi dần, vơi dần! Chị Khánh đến bên tôi nhỏ nhẹ nhắc khéo: “Linh à, đến lượt em rồi đấy!”. Chỉ kịp nuốt vội miếng bánh mà không cần biết là nó sẽ trôi dạt về đâu, tôi hấp tấp lên làm nhiệm vụ. Trò chơi lần này cũng kiểu giống như anh Long Vũ với “chiếc nón kì diệu”- với chúng tôi thì đó là “chiếc bảng kì diệu” cùng với tên một số boybands mà đã lui vào dĩ vãng. Tất nhiên, người chiến thắng bao giờ cũng có thưởng - động lực mà! Hoàng gào ầm lên: “ Nếu tôi thắng thì làm sao?”. Không được, đã bảo là except you mà lại – gà nhà mà cứ như thế này thì lộ tẩy hết rồi còn gì! Hai cô bạn ngoại ngữ thắng cuộc. Cả lũ nhìn nhau, tặng quà thêm nữa thì còn gì là vốn liếng. Hội con gái liếc nhìn đầy ý nghĩa vào hai mì chính cánh của CLB. Hay là tặng không nhỉ?! Nhìn điệu bộ thiểu não của hai anh chàng thấy mà thương! Sau một cuộc họp kín, chớp nhoáng trong vài giây, Hoàng và Đông Hưng quyết định xung phong lên hát tặng hai bạn gái đó bài hát “ Which Backstreetboys is gay?”! Cả phòng gào toáng lên “Who who?”! Phù, thế là cũng sắp xong. Chị Khánh như tiếp thêm vào cái đám cháy phấn khích đang bốc lên đầy khí thế bằng một trò chơi nữa là tranh luận về các band âm nhạc thời nay. Quả là gãi đúng chỗ ngứa! Mọi người í ới tìm bạn chơi với mình để thành lập cùng một đội có chung sở thích. Chỉ tội nghiệp cho anh chàng Đông Hưng, thấp cổ bé họng nên cho dù đã giơ tay “ em, em ghét boybands” mà vẫn bị chị Khánh túm luôn sang bắt phải yêu thích (“ tại nếu không thì lấy ai làm thành viên cho đội bên kia” – sau này cậu đã nhận được một message đính chính như vậy!). Giờ G cuối cùng cũng đã điểm. Sau một hồi tranh luận chán chê, mọi người đã đi đến thống nhất rằng ai cũng cho là mình luôn đúng thế nên quyết định thôi sẽ tôn trọng tự do cá nhân sau khi thấy cái bụng đã réo rắt biểu tình! Buổi sinh hoạt kết thúc. Mọi người bịn rịn trao cho chúng tôi ID của mình (đúng là tình cảm cũng phải phát triển phù hợp với thời đại Internet có khác!). Hoà mỉm cười kín đáo đếm số ID ( mà chỉ có chúng tôi mới có thể đoán biết được trúng phóc cô nàng đang nghĩ gì!). Chị Khánh la lên: “ Mấy đứa đứng lại cho chị chụp ảnh nào để có cái mà trêu anh Hùng chứ!”. Dọn dẹp xong xuôi, dường như đọc thấu tâm can của cả bọn, chị Khánh hào phóng quyết định mời tất cả đi ăn. “Hu ra, chị Khánh muôn năm!”. “ Alo, bố mẹ đấy ạ, tối nay con không ăn cơm ở nhà nhé!”. Weather English speakers love to talk about the weather. It is a way of breaking the ice (starting a conversation). People talk about the weather on the phone and in person. Friends and family talk about the weather before they discuss what's new. Co-workers talk about the weather before starting a hard day of work. Even strangers discuss the weather. Learn the proper vocabulary and expressions, and you will find it easy to start a conversation anytime and anywhere with anyone you meet! Common questions and responses about Weather What's it like out? It's miserable out. How's the weather? It's ten below. (-10 degrees) Do you have rain? We haven't had a drop of rain for weeks. What's the temperature there? It's 22 degrees Celcius. It's snowing here, what's it doing there? It's pouring outside. (raining heavily) Beautiful day, huh? We couldn't ask for a better day than this. What's the weather forecast? They're calling for blue skies all week. … To be continued…. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Across 1. It's the color of gold. 6. ___ and gold are precious metals. 7. It's also the name of a fruit. 10. The sun is shining and the sky is ___ today. 11. Tomatoes are ___. 12. The color that most girls love Down 2. He wants peace. He is carrying a ___ flag. 3. If you mix red and blue, you get this color. 4. ___ sugar is healthier than refined sugar. 5. It's going to rain. The sky is ___ today. 8. The apple is not ripe. It's still ___. 9. It's the opposite of white. The first two correct answers to this crossword sent to the email minhkhanh2707@gmail.com will receive two free copies of next month bulletin. Vòng quanh thế giới…………… Mì chính, một thứ gia vị mà không ai trong chúng ta là không biết đến, bởi chính ở sự phổ biến của sản phẩm này trong từng bữa ăn, của từng gia đình, từng nhà hàng. Một món ăn nhạt nhẽo, chỉ với một chút bột ngọt đã trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn, bởi mì chính đóng vai trò là một chất điều vị tạo cho thức ăn có vị ngọt và mùi thơm của thịt. Mì chính được sản xuất từ nguyên liệu gì? Nó có độc hay không ?. Chúng ta hãy xem Mì chính về mặt hóa học là muối natri của một axit amin quan trọng cho con người, muối natri glutamat (monosodium glutamat) của axit glutamic. Mì chính hay còn gọi là bột ngọt vốn dĩ có tên là Vị Tinh (theo tiếng Trung Quốc), người Việt chúng ta gọi chệch thành Mì chính. Muối natri glutamat có mặt nhiều trong các nguyên liệu thực phẩm , đặc biệt là trong rong biển 2240 mg/100g, fomat 1206 mg/100g, chè xanh 668 mg/100 g.. Mì chính được phát hiện đầu tiên vào cuối thế kỷ 19 bởi một nhà hóa học người Nhật Bản, khi ông muốn tìm hiểu xem thành phần nào có trong rong biển (tảo) đã giúp cho món ăn trở nên ngon hơn khi người ta bổ sung loại cây này vào các món đó. Ông đã phát hiện ra thành phần này là axit glutamic và chính ông đã lập ra thương hiệu mì chính AJINOMOTO (theo tiếng nhật có nghĩa là “ Tinh chất của vị ngon”) nổi tiếng. Ông đã sử dụng phương pháp sản xuất mì chính ban đầu là tách chiết từ các nguồn tự nhiên. Phương pháp sản xuất mì chính ? Cấu tạo của axit glutamic Vai trò của sản phẩm này ngày càng tăng, kéo theo nhiều công ty tập trung vào sản phẩm này. Các phương pháp sản xuất mì chính mới được đưa ra nhằm giảm giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng. Cho tới nay có thể chia các phương pháp sản xuất mì chính ra thành 3 phương pháp cơ bản Nhãn hiệu quen thuộc Phương pháp tổng hợp hóa học Đây là phương pháp tạo ra axit Glutamic và các muối của nó từ các nguồn nguyên liệu phi thực phẩm như khí thải dầu mỏ, chẳng hạn ở Nhật, năm 1923 người ta đã tạo ra 300 tấn axit glutamic từ nguyên liệu này. Phương pháp này được sử dụng ở các nước có nguồn dầu mỏ và phải sử dụng đến các điều kiện của quá trình tổng hợp khắc nghiệt. Chính vì vậy, để tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao, độ tinh khiết.. cần đòi hỏi một quy trình tách chiết và làm sạch axit glutamic từ hỗn hợp các sản phẩm. Cho đến nay, phương pháp này hầu như không còn được sử dụng. Phương pháp thủy phân Phương pháp thủy phẩn thường có tính phụ thuộc vào nguyên liệu. Dựa trên các nguồn nguyên liệu chứa hàm lượng axit glutamic cao (thường là các nguyên liệu chứa protein như đậu tương, lạc, gluten của bột mì…), người ta sư dụng các tác nhân thủy phân để phân cắt thành phần protein của nguyên liệu thành các axit amin, trong đó axit glutamic chiếm phần lớn. Tác nhân thủy phân có thể là các axit vô cơ với tính ăn mòn thiết bị cao như HCl hoặc các enzym (chất xúc tác có bản chất sinh học) proteaza. Ngày nay, phương pháp này vẫn được sử dụng nhiều, tuy nhiên do đòi hỏi nguồn nguyên liệu giàu protein nên giá thành sản phẩm sản xuất theo phương pháp này khá cao Phương pháp vi sinh Phương pháp vi sinh sử dụng tác nhân sinh học là một số vi khuẩn có khả năng sử dụng các nguồn cacbon và nitơ tạo ra axit glutamic trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Với phương pháp này, người ta có thể dễ dàng tạo ra các sản phẩm có chất lượng dựa trên các nguồn nguyên liệu tinh bột, hay những nguồn nguyên liệu vốn là phụ phẩm của công nghiệp thực phẩm như rỉ đường (phụ phẩm của công nghiệp mía đường). So với 2 phương pháp tổng hợp hóa học và thuỷ phân, phương pháp vi sinh có ưu điểm hơn rất nhiều bởi tính kinh tế, bởi tính chủ động kiểm soát chất lượng sản phẩm hơn. Vì vậy, ngày nay trên thế giới phương pháp vi sinh được sử dụng rộng rãi. Hệ thống sản xuất mì chính của VEDAN theo phương pháp vi sinh Ở Việt nam, hiện có ba doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào công nghiệp sản xuất sản phẩm này đó là MiWon, AJINOMOTO, VEDAN. Cả 3 doanh nghiệp hiện đều đang sử dụng phương pháp vi sinh từ nguồn nguyên liệu rỉ đường mía hoặc tinh bột. Từ axit glutamic, dễ dàng có được sản phẩm mì chính là natri glutamic Sản phẩm mì chính thường ở dạng tinh thể hoặc bột màu trắng, dễ hòa tan trong nước và không hòa tan trong cồn Công thức của mì chính là (C5H8NO4Na) Ở nhiệt độ trên 80oC, muối glutamic này thường bị chuyển hóa thành chất khác không còn tác dụng điều vị. Chính vì vậy, người ta đã khuyên các nhà nội trợ không nên bổ sung mì chính trong quá trình nấu hoặc ngay sau khi chế biến món ăn, khi nhiệt độ còn cao. Mì chính có độc với con người hay không? Không chỉ là một chất điều vị, mì chính hay cụ thể hơn là axit glutamic còn là một axit amin không thể thiếu cho cơ thể con người. Axit glutamic có mặt trong nhiều cơ quan của cơ thể như não, cơ, thận… Mì chính được phép sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm của Mỹ (FDA) đã xếp mì chính vào nhóm các chất được xem là an toàn (GRAS). Tổ chức Lương thực thực phẩm thế giới FAO và tổ chức y tế thế giới (WHO) đã xác nhận sự an toàn của sản phẩm này và không đưa ra một khuyến cáo nào về lượng sử dụng tối đa trong ngày của loại gia vị này. Ở Việt Nam, mì chính được dùng từ lâu và nằm trong danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng do bộ Y tế ban hành. Còn các bạn, bạn còn thấy điều gì về mì chính nữa không? Và bạn chắc hẳn không còn băn khoăn với những lời quảng cáo về bột ngọt AJINOMOTO trên vô tuyến Bé M¤N M¸Y Vµ Tù §éNG HO¸ C¤NG NGHÖ SINH HäC THùC PHÈM Bộ môn Máy và Tự động hóa CNSH-TP là một trong 7 Bộ môn và Phòng nghiên cứu của Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm. Được thành lập từ năm 1966, Bộ môn ngay từ đầu đã là một trong những ngành đào tạo quan trọng của Khoa Hóa Thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà nội. Qua gần 50 năm nỗ lực phát triển và trưởng thành, Bộ môn đã đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên chuyên ngành Máy thực phẩm phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước và một số người hiện đang giữ các trọng trách trong nền kinh tế quốc dân. Dưới sự lãnh đạo của PGS. TS Lê Nguyên Đương một đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học giỏi (1 Phó giáo sư, 3 Tiến sỹ, 2 Thạc sỹ và 3 kỹ sự) đang đảm nhiệm các công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo ở các bậc sau đại học, đại học và cao đẳng. Hàng năm Bộ môn đã đào tạo từ 5 – 10 thạc sỹ, 1 – 2 Tiến sỹ, 30 đến 50 kỹ sư và 30 – 50 cử nhân cao đẳng ngành Máy Thực phẩm. Với mục tiêu là liên tục nghiên cứu chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất thuộc các lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, sinh học dược phẩm và hóa chất, thiết kế chế tạo đa dạng các loại máy, thiết bị từ đơn giản hiệu quả cho các vùng nông thôn cho đến những dây chuyền quy mô công nghiệp, Bộ môn đã định ra nhiều hướng nghiên cứu cụ thế: Nghiên cứu chế tạo các loại thiết bị sấy nông sản, thực phẩm và dược phẩm. Nghiên cứu các quá trình và thiết bị truyền nhiệt, chuyển khối. Nghiên cứu chế tạo các hệ thống lạnh và điều hòa không khí. Nghiên cứu chế tạo các máy định lượng và bao gói tự động. Nghiên cứu các hệ thống điều khiển tự động giám sát SCADA. Nghiên cứu tự động hóa các quá trình công nghệ trong công nghiệp thực phẩm, sinh học. Từ những nghiên cứu mang tính chất thiết thực đó, Bộ môn đã có rất nhiều công trình được chuyển giao công nghệ: Thiết kế nhà máy sản xuất tinh bột sắn ở Yên Bái. Tư vấn thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí cho các nhà máy chế biến thủy sản (thuộc Bộ thủy sản) Dây chuyền sản xuất thức ăn cho vật nuôi thí nghiệm tại Viện vệ sinh dịch tễ trung ương Tự động điều khiển dây chuyền sản xuất tại nhà máy sản xuất cao su, khu công nghiệp Quang Minh Nâng cấp hệ điều khiển máy bao gói tự động cho nhà máy xà phòng UNILEVER. Thiết kế chế tạo hệ thống tự động dập xích thủy lực điều khiển bằng PLC tại nhà máy xích vòng Mạo Khê Quảng Ninh Được trang bị lượng kiến thức khá tổng quát (cơ khí, công nghệ và tự động) và sát thực các sinh viên Máy thực phẩm tốt nghiệp ra trường có thể công tác tại các nhà máy sản xuất và chế biến thực phẩm như rượu bia, bánh kẹo, nước giải khát, rau quả thủy sản, thức ăn gia súc... đồng thời số lượng sinh viên vẫn thiếu so với nhu cầu xã hội hiện nay. Trong tương lai, Bộ môn hướng tới việc phát triển đội ngũ cán bộ, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng hướng nghiên cứu và tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước. Địa chỉ bộ môn: Phòng 310. C4-5. ĐT: 048682458 (Nguyễn Ngọc Hoàng - CĐCB) ¸ ch©u ký sù !! Tiểu Tử Phòng điều khiển trung tâm Ngành công nghiệp bia ra đời và phát triển nhiều thập kỉ nay, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ bia đầy tiềm năng. Nhận thức được điều này, các hãng bia ngoại quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào nước ta bắt đầu từ những năm 90 thập kỉ trước. Cũng từ đó, các đơn vị sản xuất bia trong nước lần lượt ra đời, và đang lớn mạnh rất nhanh. Nhà máy bia Á Châu là một đơn vị sản xuất bia trẻ, song khá quy mô và hiện đại, mới đưa vào hoạt động gần một năm, nơi chúng tôi có buổi kiến tập cách đây chưa đầy ba tuần lễ, do Fobic tổ chức. Đoàn tham quan trước cổng nhà máy Khu công nghiệp Tiên Sơn- Bắc Ninh cách Hà Nội không xa, 20 phút sau xe đoàn chúng tôi đã dừng trước cổng nhà máy. Anh Hà, nhân viên phòng kĩ thuật sẽ là người hướng dẫn, chào chúng tôi với nụ cười thân thiện, anh giới thiệu sơ qua, hôm nay sẽ được tham quan tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất bia của nhà máy: nghiền, nấu, đường hoá, lên men, chiết chai thành phẩm, và phần bổ trợ: nhà hơi, nhà xử lý nước. Khu sản xuất được chia ra thành bốn khu riêng biệt, đầu tiên chúng tôi vào nơi sản xuất trung tâm. Ở đây, choáng ngợp bởi các máy móc và thiết bị lớn hoàn toàn Inox. Những nồi hơi và lên men cao đến trần nhà. Anh Hà dẫn chúng tôi vào nhà nghiền, một máy nghiền malt hãng Steinecker với vale nén khí tự động, một máy nghiền gạo loại búa. Bán thành phẩm sau khi nghiền sẽ theo từng đường ống để sang nhà nấu kế bên. Phòng điều khiển trung tâm đặt góc nhà nghiền, một phòng rất hẹp, bên trong là máy với màn hình hiển thị tinh thể lỏng, ở đây quy trình hoạt động của nhà nghiền đều được lập trình, nhiệm vụ của kĩ sư là nhập các thông số và máy sẽ thay người vận hành. Đoàn buổi sang khá đông, chúng tôi đứng thành từng tốp, dưới sự hướng dẫn của thày Phú, cô Hương, thày Hân, đặt câu hỏi và chăm chỉ ghi chép. Tiếp sau, chúng tôi sang nhà nấu, ở đây, máy đang hoạt động hết công suất, anh Hà tay chỉ, tay cầm loa, nhiệt tình giải đáp thắc mắc của từng bạn. Năm nồi nấu hai vỏ Inox cực lớn: nồi malt, nồi gạo, nồi trung gian để dự trữ, nồi hoa, nồi đường hoá. Phía góc là ba thùng ship để tẩy rửa, đây là khâu rất quan trọng, và được thực hiện theo định kì. Nhà nấu cũng có phòng điều khiển tự động, điều chỉnh lượng bán thành phẩm cho vào, tỉ lệ phối trộn sao cho hợp lý…Vào phòng KCS cạnh đó, tôi được tiếp xúc với chị Huệ, tốt nghiệp ngành lên men-K43. Công việc của chị là kiểm định sản phẩm ở tất cả các công đoạn, giúp điều chỉnh lại các thông số mục đích cho ra sản phẩm chất lượng tốt nhất đồng thời phù hợp thị hiếu. Bia là loại đồ uống vô cùng hấp dẫn, không chỉ phái mày râu mà cả các quý bà quý cô. Tôi cá rằng, 97,8% đàn ông trên thế giới trong list ẩm thực của mình, bia được xếp hạng cao. Vì sao? Bởi hai trong những nguyên liệu sản xuất bia là malt, và hoa Houblon, houblon cho bia có hương thơm rất đặc trưng, vị đắng dịu, lớp bọt protein trắng mịn, làm tăng độ bền keo, ổn định thành phần sinh học của bia, khiến cho bia có sức hút lạ kì, khác biệt so với các loại đồ uống công nghiệp khác. hính vì những tính năng cực kì đặc biệt đó, qua mấy thiên niên kỉ ngành công nghiệp bia, hoa houb vẫn giữ vai trò độc tôn, trở thành nguyên liệu không thể thay thế. Loài hoa này được trồng nhiều nơi trên thế giới, song houblon Tiệp Khẵc đươc coi là có chất lượng cao nhất. Với malt, để giảm giá thành sản phẩm, có hai loại nguyên liệu thay thế: nhóm dạng hạt, và nhóm dạng đường. Đó là lý do giải thích trong nhà máy bia có các thiết bị sơ chế gạo. Hệ thống thùng lên men Khoảng 9h30, đoàn sang nơi chiết chai và đóng thùng, nhiều đường ống Inox được dẫn đến máy chiết chai, trông chúng rất gọn và hiện đại. Anh Hồng- trưởng phòng kĩ thuật, cùng anh Hà chỉ cho chúng tôi nguyên lý hoạt động của máy. Sau một hồi, thì vòng qua nhà hơi, nhà xử lý nước. Trời mùa thu thật đẹp, ánh nắng rọi vào khuôn mặt từng người, mồ hôi lăn trên má, nhưng nụ cười tuổi trẻ vẫn rạng ngời trên môi, tinh thần học hỏi, đã xua tan mọi sự mệt mỏi. Cuối cùng- cũng là điều thú vị nhất, phần “cảm quan”, vì thiếu cốc trầm trọng nên chúng tôi dùng cả cốc đong, bình tam giác thay thế, quả là hóm hỉnh phải không các bạn! Đã đến lúc chia tay anh Hồng, chị Huệ, anh Hà, các chú công nhân và trở về trường cho kịp buổi học chiều. Chị Nam làm ‘quản ca’ bắt nhịp cho chúng tôi hát bài: “Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì, nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi, mình là anh em có chi đâu mà giận hờn…”. Tôi cũng không bỏ qua cơ hội khôi phục chức quản ca đã làm cách đây many years của mình. Tham quan là một hoạt động mới của Fobic, song được sự quan tâm của các thày cô giáo trong Viện, cùng với sự ủng hộ rất nhiệt tình của các bạn sinh viên, những chuyến ra quân đầu tiên đều thành công tốt đẹp. Học qua trải nghiệm là phương pháp học tập hiệu quả nhất, Fobic sẽ hoàn thiện quy trình làm việc, tôi tin rằng những lần tổ chức sau sẽ mang lại nhiều đều bổ ích thực tế hơn nữa. (Tháng 10/2005) Nhầm Một người khách du lịch không biết nói tiếng bản xứ. Vào tiệm ăn, ông ta muốn ăn thịt bò nên để hai bàn tay lên đầu, với hai ngón tay giơ lên tượng trưng cho hai chiếc sừng. Người phục vụ gật đầu, tỏ vẻ am hiểu và chạy vào bảo bà chủ tiệm ăn: - Bà ơi, có người muốn tìm ông chủ. c¶m nhËn tõ mét buæi sinh ho¹t thó vÞ Nguyễn Thị Loan (TPP-K48) Thời gian là món quà quý giá mà thượng đế đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Nhưng nó không phải là vô tận, mỗi phút giây qua đi thì ta không thể lấy lại được nữa. Là sinh viên, mỗi ngày chúng ta có biết bao nhiêu dự định, kế hoạch cần phải làm như: học thêm, đi làm thêm, tham gia vào các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoại khoá… Làm thế nào để chúng ta có thể quản lý, sắp xếp, sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhất? Làm thế nào để thời gian trôi qua một cách có ích nhất? Tôi và những sinh viên đã tham gia buổi “Đào tạo kỹ năng mềm” do CLB FOBIC tổ chức ngày 15/10 vừa qua dường như đã tìm thấy câu trả lời cho chính mình. “Đào tạo kỹ năng mềm” là một trong những hướng hoạt động chính của CLB FOBIC. Buổi trao đổi “kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc” là hoạt động “đào tạo kỹ năng mềm” trong tháng 10 của CLB. Buổi trao đổi do anh Nguyễn Minh Cương - cựu phó chủ tịch CLB - hướng dẫn và trao đổi cùng mọi người. Buổi trao đổi bắt đầu lúc 18h30’ngày 15/10 tại phòng tự học tầng 2 KTX B10 với sự tham gia của nhiều bạn sinh viên trong và ngoài Viện. Mặc dù trước đó ít phút trời mưa rất to, KTX thì mất điện các bạn vẫn đến tham gia nhiệt tình. Mở đầu buổi trao đổi anh Cương đã làm cho mọi người xem một ví dụ đơn giản nhưng lại rất có ý nghĩa: “những hòn đá cuội” (chắc hẳn các bạn còn nhớ bại học này đã được đăng trong tờ tin của Viện tháng 3/2005). Anh nói: ở đây bài học của chúng ta là bạn càn phải xác định được đâu là “những hòn đá cuội” trong cuộc sống của bạn. Đó là những việc quan trọng và ý nghĩa nhất với bạn. Hãy coi đó là mục tiêu của bạn, là cái đích mà bạn cần đi đến. Từ đó, hãy lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó nếu không bạn sẽ không bạn sẽ không bao giờ cho hết những hòn đá cuội đó vào lọ được nữa. Việc lập kế hoạch nghe có vẻ to tát, phức tạp. Nhưng không khó như bạn nghĩ đâu, đó đơn giản chỉ là việc bạn chia công việc của mình thành những phần nhỏ rồi cố gắng thực hiện xong phần việc đó. Bằng cách “ăn mỗi làn một miếng nhỏ” như thế, có ngày bạn sẽ “ăn được hết cả một con voi to”. Vậy khi xác định được mục tiêu của mình thì làm thế nào để tổ chức công việc một cách hiệu quả nhất? Lúc đó bạn hãy trang bị cho mình một “hệ thống tổ chức cá nhân”. Thực ra đó là những vật dụng cần thiết để bạn thực hiện kế hoạch của mình. Anh Cương đã tiết lộ cho chúng tôi một bí quyết mà anh đã áp dụng rất thành công đó là: Một quyển sổ nhỏ và một cây bút! Bạn hãy lập một thời gian biểu, viết ra những việc cần làm trong ngày, ngày mai, trong cả tuần. Sau đó sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng việc, việc quan trọng thì làm trước, không quan trọng thì làm sau. Xong mỗi công việc thì bạn lại gạch đi. Nhưng dù làm bất cứ việc gì thì bạn nên tập trung, và quyết tâm hoàn thành bằng được.Làm như vậy bạn sẽ tránh được nhầm lẫn, quên, bỏ sót công việc do đãng trí. Và trên hết bạn sẽ thấy được hiệu quả của công việc của mình đạt tới đâu. Buổi sinh hoạt kết thúc lúc 21h. Mọi người ai chưa ăn thì thấy đói và mệt, nhưng ai cung có tâm trạng thoải mái, vui vẻ vì đã tìm thấy cho mình một cách quản lý thời gian hiệu quả. Sau buổi trao đổi mọi thắc mắc, nghi ngờ đều được giải đáp. Đặc biệt là mỗi chúng tôi đã xác định cho mình một hướng đi, một kế hoạch để thực hiện mục tiêu của mình. Còn bạn thì sao? Sao bạn không tự làm mới mình ngay từ bay giờ bằng cách làm việc có hiệu quả nhỉ? Đó cũng là cách mà bạn ta đó là: Thời Gian sử dụng hiệu quả nhất món quà mà Thượng Đế đã ban tặng cho mỗi chúng ta? Chúc các bạn thành công trên con đường mà mình đã lựa chọn. lÞch sö ngµnh c«ng nghÖ n­íc gi¶i kh¸t thÕ giíi Nguyễn Thị Doan (CNTP2-K48) Loại nước giải khát không ga đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào thế kỷ XVII, với thành phần pha chế gồm: Nước lọc, chanh và một chút mật ong. Năm 1667, công ty Compagine de Limona diers tại Pari độc quyền bán các l._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBK0004.DOC