Tóm tắt Luận án - Nghiên cứu xây dựng mô hình vận động viên bóng chuyền nam cấp cao Việt Nam

A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN Đặt vấn đề: Cùng với phát triển mạnh mẽ của thể thao Việt Nam trong nhiều năm nay, công tác tập luyện và thi đấu môn bóng chuyền (BC) ngày càng chuyên nghiệp, nâng cao về trình độ chuyên môn. Đội tuyển BC Việt Nam đã có nhiều tiến bộ về thành tích thi đấu ở khu vực Đông Nam Á, châu Á, đội tuyển nữ giành huy chương bạc tại các kỳ SEA Games 20 đến 28, đội tuyển nam giành chương bạc SEA Games 24, SEA Games 28. Tuy nhiên, trình độ thi đấu vẫn thiếu sự ổn định, thiếu VĐV trình

doc35 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận án - Nghiên cứu xây dựng mô hình vận động viên bóng chuyền nam cấp cao Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ cao, nhiều năm nay vẫn xếp sau Thailand ở đấu trường khu vực. Huấn luyện thể thao là một quá trình phức tạp, nội dung công tác tuyển chọn và huấn luyện bao gồm: hình thái cơ thể, sinh lý, tâm lý, kỹ thuật, chiến thuật trong thi đấu. Để đào tạo được VĐV cấp cao, nhiều nhà khoa học, chuyên gia BC trong và ngoài nước đã xác định cần tiến hành công tác kiểm tra quá trình huấn luyện một cách có hệ thống và khoa học nhằm xây dựng mô hình trình độ VĐV BC cấp cao. Các nghiên cứu gần đây của các tác giả nước ngoài đã xác định mô hình về hình thái, tâm lý, sinh lý, thể lực, kỹ thuật, chiến thuật từng nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero là khác nhau. BC nam Việt Nam tuy đã có nhiều tiến bộ trong công tác tuyển chọn và huấn luyện nâng cao trong nhiều năm qua nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nhằm xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá và xác định mô hình đặc trưng VĐV BC nam cấp cao Việt Nam. Xuất phát từ những vấn đề trên, nhằm mục đích xác định mô hình VĐV BC nam cấp cao hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và thành tích thi đấu BC nam Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình vận động viên bóng chuyền nam cấp cao Việt Nam”, Mục đích của đề tài: Qua phân tích cơ sở lý luận và thực trạng công tác tập luyện và thi đấu BC nam Việt Nam, luận án tiến hành nghiên cứu xây dựng mô hình VĐV BC nam cấp cao Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và thành tích thi đấu cho VĐV BC nam cấp cao Việt Nam hiện nay. Mục tiêu của đề tài. Mục tiêu 1. Đánh giá thực trạng hình thái, thể lực, chức năng, tâm lý các VĐV BC nam cấp cao Việt Nam theo nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero năm 2013. Mục tiêu 2. Đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật, chiến thuật đội tuyển BC nam Việt Nam tại SEA Games 27 năm 2013, SEA Games 28 năm 2015. Mục tiêu 3. Xây dựng mô hình đặc trưng VĐV BC nam cấp cao Việt Nam hiện nay. 2. Những đóng góp mới của luận án: 2.1. Kết quả kiểm tra đánh giá thực trạng hình thái, thể lực, chức năng và tâm lý của các VĐV BC cấp cao Việt Nam hiện nay cho thấy do chức năng chuyên môn trong thi đấu khác nhau, có sự khác biệt về hình thái, thể lực, sinh lý, tâm lý các nhóm VĐV. Do vậy, để xây dựng các test kiểm tra trong công tác tuyển chọn và huấn luyện VĐV BC nam cấp cao Việt Nam nên phân các VĐV theo nhóm chuyên môn: chủ công, phụ công, chuyền hai, libero. Đây là cơ sở để xây dựng mô hình đặc trưng về các nhân tố hình thái, thể lực, chức năng và tâm lý cho từng nhóm VĐV BC nam cấp cao Việt Nam. Kết quả so sánh sự khác biệt giữa VĐV Việt Nam và Thailand cho thấy ngang bằng nhau về các chỉ tiêu hình thái và thành phần cơ thể; về thể lực VĐV Việt Nam yếu hơn về sức mạnh, khả năng linh hoạt và năng lực yếm khí, tốt hơn về tốc độ và mềm dẻo. Đây là những kết quả có giá trị thực tiễn, là cơ sở khoa học trong công tác tuyển chọn và huấn luyện VĐV BC nam tại Việt Nam trong tương lai. 2.2. Qua kết quả thống kê số liệu thi đấu, ứng dụng các phần mềm VIS (Volleyball Information System), Click & Scout, luận án đã phân tích và đánh giá hiệu quả thi đấu của đội tuyển BC nam VN tại SEA Games 27, 2013, Myanmar và SEA Games 28, 2015, Singapore. Kết quả cho thấy hiệu quả thi đấu toàn đội Việt Nam có nhiều tiến bộ qua hai kỳ SEA Games gần đây nhất, tuy nhiên vẫn chưa khắc phục các hạn chế về hiệu quả tấn công, phát bóng, lỗi tự hỏng và còn khoảng cách về trình độ thi đấu so với Thailand. So sánh về hiệu quả thực hiện kỹ thuật cá nhân trong thi đấu cho thấy các VĐV BC nam Việt Nam hạn chế về đập bóng, phát bóng, chuyền 2 so với Thailand, ngang bằng Indonesia. Đây là những kết quả thực tiễn góp phần trong công tác huấn luyện kỹ thuật, nâng cao hiệu quả thi đấu góp phần cải thiện thành tích cho VĐV BC nam Việt Nam trong thời gian tới. 2.3. Từ kết quả xây dựng bảng điểm và tiêu chuẩn phân loại về hình thái, thể lực, chức năng và tâm lý cho các VĐV BC nam Việt Nam hiện nay. Luận án xây dựng mô hình đặc trưng về hình thái, thể lực, chức năng và tâm lý cho 4 nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero theo 3 mức: không đạt, đạt và lý tưởng, trong đó các VĐV phải từ mức đạt trở lên mới đáp ứng được yêu cầu thi đấu BC trình độ cao ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, mức lý tưởng là thành tích ngang bằng các VĐV Thailand. Từ kết quả thống kê số liệu hiệu quả thi đấu và kết quả bảng thống kê phân loại xếp hạng hiệu quả thành tích kỹ thuật cá nhân các VĐV BC tại SEA Games 28, năm 2015, Singapore từ phần mềm VIS. Luận án xây dựng mô hình kỹ thuật đặc trưng cho từng nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero VĐV BC nam cấp cao Việt Nam trong thi đấu hiện nay. Đồng thời so sánh sự khác biệt về thành tích kỹ thuật trong thi đấu các nhóm VĐV BC nam cấp cao Việt Nam với các các nhóm VĐV BC nam cấp cao trong khu vực. Kết quả xây dựng mô hình đặc trưng về hình thái, thể lực, sinh lý, tâm lý, kỹ thuật các nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero hiện nay là các mục tiêu VĐV BC nam Việt Nam cần hướng đến nhằm cải thiện thành tích thi đấu BC nam cấp cao trong khu vực trong thời gian tới. 3. Cấu trúc của luận án: Luận án được trình bày trong 138 trang đánh máy khổ A4, bao gồm: Phần mở đầu: 4 trang; Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu: 43 trang; Chương 2: Phương pháp nghiên cứu: 19 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận là 69 trang; Kết luận và kiến nghị: 3 trang. Luận án có 49 biểu bảng, 9 biểu đồ, 1 sơ đồ, 8 hình. Luận án tham khảo 108 tài liệu tham khảo, trong đó tiếng Việt là 55, tiếng Anh là 42, website là 11 và phần phụ lục. B. NỘI DUNG LUẬN ÁN Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm môn bóng chuyền. Bóng chuyền là môn thể thao tập thể, đối kháng không trực tiếp, quá trình thi đấu chủ yếu liên quan đến tinh thần đoàn kết nội bộ, khả năng phối hợp giữa các cá nhân, nhóm, tập thể. Các đội BC trình độ cao hiện nay đều thi đấu với đội hình chiến thuật 5:1, để đáp ứng đặc điểm hệ thống chiến thuật, các VĐV được phân thành các nhóm chuyên môn hóa chức năng thi đấu như sau: nhóm chủ công, nhóm phụ công, nhóm chuyền hai, nhóm Libero. 1.2. Những xu thế trong thi đấu bóng chuyền hiện đại. Các nghiên cứu tổng kết gần đây của các tác giả như: Marques M.C. (2009) [83], Al Scates & Mike L. (2003) [57], Bredeweg S. (2003) [60], FIVB (2002) [104], Mikko Häyrinen (2012) [84] đã xác định về các xu thế phát triển BC hiện nay như sau: xu thế chiếm ưu thế tầm cao trên lưới, xu thế nâng cao trình độ kỹ thuật cá nhân, xu thế nhanh trong thực hiện kỹ thuật, xu thế chú trọng công tác huấn luyện năng lực tâm lý, xu thế nâng cao thể lực, xu thế nâng cao năng lực yếm khí. 1.3. Đặc điểm thi đấu BC cấp cao Việt Nam. Từ lịch sử hình thành và phát triển môn BC tại Việt Nam cho thấy BC cấp cao Việt Nam đã phát triển rất sớm, đội tuyển Quốc gia Việt Nam được tập huấn và thi đấu thường xuyên nước ngoài, đạt nhiều thành tích cao ở khu vực Đông Nam Á và châu lục, đào tạo được nhiều VĐV giỏi. Những cơ sở trên xác định BC cấp cao Việt Nam có các đặc điểm phát triển theo xu thế BC cấp cao thế giới hiện nay. 1.4. Mô hình vận động viên cấp cao. Ở Việt Nam, việc xác định xây dựng mô hình VĐV cấp cao các môn thi đấu thể thao dưới các góc độ khác nhau được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, chuyên môn nhiều năm nay. Theo tác giả Lê Nguyệt Nga [28], [31], [32] xác định mô hình đặc trưng nghĩa là xác định những yêu cầu mà VĐV cấp cao trong một số môn thể thao phải đáp ứng được. Mô hình là tổng hợp các thông số khác nhau quy định một trình độ nhất định của tài nghệ thể thao và thành tích thể thao, các chỉ số bộ phận trong thành phần của mô hình được xem là những đặc trưng (hay đặc tính) của mô hình. Để xác định đặc trưng của mô hình người ta tiến hành các khảo sát ở những VĐV cấp cao, mục đích của những khảo sát này là tìm ra các đặc điểm mang tính quyết định để VĐV chuẩn bị đạt được thành tích cao trong quá trình thi đấu thể thao. Theo các tác giả Dương Nghiệp Chí, Lâm Quang Thành, Trần Đức Dũng, Đặng văn Dũng, Nguyễn Danh Hoàng Việt (2014) [4, tr.260 - 261] xây dựng mô hình kết cấu đặc điểm VĐV ưu tú có thể khái quát một cách khoa học và mô tả chuẩn xác những đặc điểm chung này, để đưa ra hệ quy chuẩn xác định mục tiêu huấn luyện nâng cao năng lực thi đấu. Tổng kết các nghiên cứu các tác giả trên, xác định mô hình đặc trưng VĐV cấp cao bao gồm các yếu tố: hình thái, thể lực, chức năng sinh lý, tâm lý, kỹ thuật, chiến thuật. Mỗi mặt như một năng lực mang tính nhân tố cấu thành, trong đó thứ tự mức độ quan trọng của các tố chất về thể lực được nhấn mạnh. 1.5. Xác định mô hình VĐV BC nam cấp cao. Tổng kết từ các nghiên cứu gần đây của các tác giả nước ngoài về mô hình VĐV BC nam cấp cao hiện đại như: Brown J (2001) [59], Bredeweg S (2003) [60], Mikko Häyrinen (2012) [84], Sheppard, Gabbett, Claudio, Newton (2010) [89]... đã xác định các nhân tố xây dựng mô hình VĐV BC nam cấp cao hiện đại bao gồm: hình thái, thể lực, chức năng sinh lý, tâm lý, kỹ thuật, chiến thuật. Do chức năng thực hiện các hoạt động kỹ thuật trong đội hình thi đấu khác nhau nên mô hình về hình thái, thể lực, chức năng, tâm lý, kỹ thuật, chiến thuật từng nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero có khác nhau. 1.5.1. Nhân tố về hình thái: Đặc điểm trong hoạt động thi đấu môn BC là tranh chấp chiều cao trên lưới nên nhân tố chiều cao và các chỉ số thân thể là một lợi thế cho các hoạt động tấn công ở hàng trước và phòng thủ ở hàng sau. Ngoài yếu tố chiều cao, các chỉ số và thành phần cơ thể như chỉ số BMI, lượng mỡ và lượng cơ cũng ảnh hưởng đến các động tác di chuyển, năng lực linh hoạt và bật nhảy liên tục trong thi đấu BC. 1.5.2. Nhân tố về thể lực: Theo Kibler (1990) [81], Brown J. (2001) [59], Kraemer & Hakkinen (2002) [79], Al Scates & Mike L. (2003) [57], đã xác định các tố chất thể lực của VĐV BC quan trọng nhất là: năng lực sức mạnh, sức bật, tốc độ, sự linh hoạt và hệ thống cung cấp năng lượng Anaerobic. Sức mạnh lực cơ tay và cơ chân tốt sẽ hỗ trợ các động tác bật nhảy trong đập bóng, chắn bóng, nhảy chuyền hai, phòng thủ hàng sau. Tốc độ, sự nhanh nhẹn và linh hoạt giúp VĐV có thể chuyển hướng trong thời gian ngắn trong khi giữ thăng bằng và kiểm soát tốc độ bóng, khả năng đổi hướng và điều chỉnh thời gian tiếp xúc bóng. 1.5.3. Nhân tố về chức năng sinh lý: Theo các tác giả Nelson DL., Cox MM. Lehninger (2000) [86], Wilmore & Costill (1999) [96], Van Heest Jaci L. (2003) [95], thi đấu BC nam hiện nay là thiên về sức mạnh, sức mạnh đập bóng các VĐV ngày càng vượt trội so với các hoạt động phòng thủ. Điều này đã làm trận đấu ngắt quãng nhiều lần, thời gian một pha bóng trong cuộc trung bình chỉ từ 8 – 12 giây, các VĐV được luyện tập tốt sử dụng hệ thống ATP – CP là chính và một phần là anaerobic glycolysis. 1.5.4. Nhân tố về kỹ thuật, chiến thuật: Kỹ thuật là biện pháp cơ bản để thực hiện chiến thuật, là tiêu chuẩn để đánh giá trình độ huấn luyện, VĐV có kỹ thuật tốt là cơ sở nhằm thực hiện những mô hình chiến thuật trong thi đấu. Theo các kết quả nghiên cứu gần đây của FIVB, các chuyên gia, HLV BC trình độ cao như: Mikko Häyrinen (2012) [84], Javier Pena Lopez, David Rodriguez – Ruiz (2013) [74], José Manuel Palao, Policarpo Manzanares, David Valades (2015) [78], các yếu tố kết ghi điểm và kết thúc trận đấu trong BC hiện đại bao gồm các kỹ thuật phát bóng, đập bóng, chắn bóng và lỗi của đối phương. 1.5.5. Nhân tố về tâm lý: Luật tính điểm trực tiếp làm trận đấu diễn ra căng thẳng, quyết liệt, nếu không duy trì được sự ổn định về tâm lý và tinh thần vững vàng đối phương sẽ tạo áp lực, loại hình thần kinh và các phẩm chất về tinh thần là rất cần thiết trong các trận đấu quyết định. Tốc độ đập bóng, phát bóng các VĐV BC nam ngày càng nhanh, các năng lực về phản xạ, năng lực xử lý thông tin rất quan trọng trong các hoạt động phản ứng nhanh nhẹn và xử lý tình huống của các VĐV BC hiện đại. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết các mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp xác định hiệu quả thi đấu, phương pháp nhân trắc, phương pháp kiểm tra y sinh, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp kiểm tra tâm lý, phương pháp toán thống kê. 2.2. Tổ chức nghiên cứu. 2.2.1. Đối tượng chủ thể nghiên cứu. Xây dựng mô hình VĐV BC nam cấp cao Việt Nam. 2.2.2. Khách thể nghiên cứu. - 14 VĐV BC nam tham gia đội tuyển Quốc gia tại SEA Games 27, 2013, Myanmar; 4 VĐV đội Sanest Khánh Hòa năm 2013 bao gồm: 8 chủ công, 4 phụ công, 3 chuyền hai, 3 libero. - Số liệu thi đấu các VĐV BC nam đội tuyển Thailand, Indonesia, Việt Nam tham gia thi đấu vòng loại thế giới khu vực châu Á năm 2013, Thailand, SEA Games 27, 2013, Myanmar, SEA Games 28, 2015, Singapore. 2.2.3. Phạm vi, thời gian nghiên cứu. Đề tài luận án chỉ giới hạn nghiên cứu lựa chọn và kiểm tra đánh giá các nhân tố có liên quan đến xác định mô hình VĐV BC nam cấp cao Việt Nam bao gồm: hình thái và thành phần cơ thể, thể lực, tâm lý, sinh lý, hiệu quả thực hiện kỹ thuật trong thi đấu các VĐV BC nam cấp cao Việt Nam các năm 2013, 2014, 2015. Đồng thời so sánh với các VĐV BC nam cấp cao tại khu vực, đặc biệt là các VĐV Thailand nhằm mục đích xác định các hạn chế BC nam Việt Nam cần khắc phục trong thời gian tới. 2.2.4. Kế hoạch nghiên cứu. Luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2012 đến 12/2016, chia thành 4 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Từ tháng 06/2012 đến tháng 12/2012. Giai đoạn 2: Từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2014. Giai đoạn 3: Từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2015. Giai đoạn 4: Từ tháng 01/2016 đến tháng 11/2016. 2.2.5. Địa điểm nghiên cứu. Luận án được tiến hành nghiên cứu tại: Trường Đại học TDTT TP HCM, Trung tâm Huấn luyện TT Quốc gia TPHCM, Viện khoa học TDTT Hà Nội. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Mục tiêu 1. Đánh giá thực trạng hình thái, thể lực, chức năng, tâm lý các VĐV bóng chuyền nam cấp cao Việt Nam theo nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero năm 2013. 3.1.1. Lựa chọn các test kiểm tra, đánh giá thực trạng hình thái, thể lực, chức năng, tâm lý các VĐV BC nam cấp cao Việt Nam theo nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero trong đội hình năm 2013. Luận án ứng dụng lựa chọn các test kiểm tra đánh giá mô hình VĐV BC nam cấp cao được sử dụng trên thế giới hiện nay, các test này đã được trung tâm Khoa học Thể thao, Tổng cục TDTT Thailand sử dụng để kiểm tra các VĐV BC cấp cao Thailand năm 2011. Đây là công trình nghiên cứu xác định mô hình VĐV BC cấp cao theo nhóm chuyên môn đầu tiên ở khu vực, có số liệu nước ngoài để so sánh. Hệ thống các test kiểm tra đã xác định độ tin cậy, tính thông báo, công trình đã công bố kết quả nghiên cứu trên hệ thống test LĐBC châu Á và thế giới năm 2014 [91]. Qua kết quả ứng dụng các test kiểm tra Thailand, nhằm so sánh và đánh giá thực trạng mô hình về hình thái, thể lực, chức năng, tâm lý các VĐV BC nam cấp cao Việt Nam với Thailand, luận án tiến hành so sánh kết quả kiểm tra toàn đội và từng nhóm tấn công (chủ công, phụ công), chuyền hai, libero trong đội hình thi đấu. 1. Các test kiểm tra về hình thái và thành phần cơ thể: Chiều cao đứng (cm), chiều cao ngồi (cm), chiều cao với (cm), dài sải tay (cm), chỉ số thân (%), chỉ số chiều cao với (cm), chỉ số dài tay (cm), tổng cơ thể không mỡ (kg), BMI (kg/m2), tỉ lệ % mỡ, cân nặng (kg). 2. Các test kiểm tra về thể lực: - Sức mạnh cơ: lực bóp tay (kg), bật nhảy từ tư thế gánh tạ (Squat Jump) (cm), bật nhảy có đánh tay (Counter Movemen Jump – Arm Swing) (cm), bật nhảy phản ứng (Drop Jump) (thời gian: giây, độ cao: cm), chạy đà 3 bước đập bóng (cm), bật chắn tại chổ (cm), bật xa tại chổ (cm). - Tốc độ: chạy 0 – 5 m, 0 – 10 m, 0 - 20 mét xuất phát cao (s). - Mềm dẻo: ngồi với (cm), duỗi lưng (cm). - Linh hoạt và phản xạ bước chân: test di chuyển bật nhảy 9 ô – 20 (s) (Agility and Reaction) (lần). 3. Các test kiểm tra về chức năng sinh lý: - Đánh giá năng lực ưa khí VO2 max: test đạp xe lực kế (ml/kg/phút). - Đánh giá năng lực yếm khí: test bật liên tục tại chỗ 30 (s) (30 sec. Ergo jump) (Watt/kg). 4. Các test kiểm tra tâm lý: - Test đánh giá khả năng phản xạ đơn, phản xạ phức (m/s). Chúng tôi lựa chọn bổ sung các test tâm lý thường quy được sử dụng kiểm tra và đánh giá các VĐV cấp cao nhiều môn thể thao khác ở Việt Nam bao gồm: - Test phân loại loại hình thần kinh (biểu 808). - Test đánh giá khả năng xử lý thông tin (vòng hở Landolt). 3.1.2. Đánh giá, so sánh thực trạng hình thái, thể lực, chức năng, tâm lý các VĐV BC nam cấp cao Việt Nam theo nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero năm 2013 với các VĐV Thailand. 3.1.2.1. Đánh giá, so sánh thực trạng hình thái các nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero Việt Nam. Kết quả thống kê từ bảng 3.1 cho thấy: chiều cao và các chỉ số thân thể các nhóm đều nằm trong mức bình thường, chỉ số thân xếp loại thân ngắn. Có sự khác biệt giữa các nhóm, nhóm phụ công đồng đều nhất, tiếp theo là nhóm chủ công, chuyền hai và libero, các VĐV nhóm tấn công có chiều cao thân thể và thành phần cơ thể tốt hơn nhóm chuyền hai và libero. Kết quả kiểm tra thành tích về hình thái và thành phần cơ thể các nhóm Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra hình thái các nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, Libero VĐV BC nam cấp cao VN (n = 18) TT Nội dung Chủ công Phụ công Chuyền hai Libero F Sig б Cv% e б Cv% б Cv% б Cv% 1 CC đứng (cm) 189.88 3.85 2.03 0.02 193.63 3.42 1.77 0.02 185.50 3.77 2.03 0.04 176.50 3.04 1.72 0.04 4.06 0.05 2 CC ngồi (cm) 88.13 2.75 3.12 0.03 87.50 6.24 7.14 0.10 86.00 1.00 1.16 0.02 83.67 3.21 3.84 0.02 0.34 0.72 3 CC với (cm) 243.63 4.53 1.86 0.02 250.25 4.92 1.97 0.03 241.33 5.03 2.09 0.04 226.67 3.51 1.55 0.04 3.72 0.06 4 Cân nặng (kg) 81.25 3.31 4.07 0.03 78.88 7.82 9.92 0.14 74.17 9.25 12.47 0.23 68.00 5.00 7.35 0.23 1.53 0.26 5 BMI (kg/m2) 22.55 1.08 4.77 0.04 21.05 2.19 10.41 0.14 21.50 1.82 8.49 0.16 21.84 1.80 8.25 0.16 1.33 0.30 6 Dài sải tay (cm) 194.63 4.73 2.43 0.02 199.00 4.97 2.50 0.03 192.67 2.08 1.08 0.02 180.83 1.53 0.84 0.02 1.98 0.18 7 Chỉ số thân (%) 46.41 0.69 1.49 0.01 45.19 3.18 7.04 0.10 46.37 0.42 0.90 0.02 47.39 1.05 2.22 0.02 0.76 0.49 8 Chỉ số CC với (cm) 53.75 1.83 3.41 0.03 56.63 1.65 2.92 0.04 55.83 1.26 2.25 0.04 50.17 1.76 3.50 0.04 4.32 0.04 9 Chỉ số dài tay (cm) 4.75 2.80 59.01 0.48 5.38 2.25 41.86 0.58 7.17 2.02 28.20 0.52 4.33 4.54 104.70 0.52 0.98 0.41 10 Tỷ lệ mỡ cơ thể (%) 11.45 1.41 12.32 0.10 9.95 0.60 6.00 0.08 12.50 1.71 13.65 0.25 10.03 2.16 21.50 0.25 3.39 0.07 11 Tổng không mỡ (kg) 70.63 2.80 3.96 0.03 70.85 6.53 9.21 0.13 67.77 3.25 3.25 0.09 61.30 4.86 7.92 0.09 0.61 0.56 Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra thể lực các nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, Libero VĐV BC nam cấp cao VN (n = 18) STT Nội dung Chủ công Phụ công Chuyền hai Libero F Sig б Cv% б Cv% б Cv% б Cv% 1 Bật chắn (cm) 294.50 11.80 4.01 0.03 296.25 6.29 2.12 0.03 278.33 7.64 2.74 0.05 258.67 7.09 2.74 0.03 3.38 0.07 2 Bật đập (cm) 310.53 10.68 3.44 0.03 321.55 10.69 3.32 0.05 301.13 6.70 2.22 0.04 273.33 2.89 1.06 0.17 3.57 0.06 3 Bật gánh tạ (cm) 32.69 0.56 1.71 0.01 30.36 0.57 1.87 0.03 30.13 1.05 3.49 0.06 28.53 2.03 7.10 0.13 24.68 0.00 4 Bật đánh tay (cm) 50.56 1.70 3.37 0.03 48.70 0.33 0.67 0.01 41.32 0.73 1.76 0.03 51.88 0.34 0.66 0.01 51.89 0.00 5 Bật phản xạ TG chạm đất(s) 0.37 0.02 6.30 0.05 0.33 0.04 12.61 0.18 0.29 0.02 7.26 0.13 0.21 0.08 36.41 8.95 8.95 0.00 Độ cao (cm) 34.63 0.99 2.87 0.02 33.49 0.41 1.23 0.02 31.36 0.47 1.51 0.03 29.45 0.51 1.72 17.92 17.92 0.00 6 Bật xa tại chổ (cm) 284.00 17.43 6.14 0.05 278.75 4.79 1.72 0.02 280.00 15.00 5.36 0.10 261.00 3.61 1.38 0.03 0.19 0.83 7 Chạy 20m (s) 3.16 0.23 7.34 0.06 3.38 0.10 2.89 0.04 3.21 0.21 6.66 0.12 3.01 0.11 3.67 0.07 1.53 0.26 8 0 – 5m (s) 0.87 0.04 4.15 0.03 0.87 0.07 7.70 0.11 0.80 0.04 4.75 0.09 0.81 0.03 3.27 0.06 2.87 0.10 9 0 – 10m (s) 1.62 0.03 1.85 0.02 1.61 0.03 2.07 0.03 1.60 0.03 1.65 0.03 1.61 0.04 2.18 0.04 0.54 0.60 10 Ngồi với (cm) 24.00 4.12 17.15 0.14 21.08 6.32 30.01 0.42 26.17 7.32 27.99 0.51 25.13 2.57 10.22 0.19 0.81 0.47 11 Ưỡn lưng (cm) 49.25 3.11 6.31 0.05 49.25 1.50 3.05 0.04 53.67 1.15 2.15 0.04 52.00 1.00 1.92 0.04 3.65 0.06 12 Nhảy 9 ô 20s (lần) 39.25 4.86 12.39 0.10 40.00 2.45 6.12 0.08 36.00 2.65 7.35 0.14 39.67 2.08 5.25 0.096 0.94 0.42 13 Lực bóp tay (kg) 47.70 4.74 9.94 0.08 43.38 5.16 11.89 0.17 38.83 2.93 7.54 0.14 29.60 3.72 12.55 0.23 4.93 0.04 14 Chỉ số LBT (kg) 0.59 0.06 10.62 0.09 0.54 0.02 4.18 0.06 0.53 0.03 5.77 0.11 0.43 0.05 12.55 0.16 2.05 0.17 Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra năng lực ưa khí, yếm khí và năng lực tâm lý các nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, Libero VĐV BC nam cấp cao VN (n = 18) STT Nội dung Chủ công Phụ công Chuyền hai Libero F Sig б Cv% б Cv% б Cv% б Cv% Chức năng 1 Đạp xe lực kế (ml/ph/kg) 54.16 3.61 6.67 0.05 47.70 6.35 13.32 0.18 50.37 3.92 7.78 0.14 48.48 4.60 9.49 0.17 2.90 0.09 2 Bật nhảy 30 giây (watt/kg) 23.26 0.70 2.99 0.02 22.04 0.17 0.78 0.01 20.35 0.47 2.31 0.04 20.82 0.48 2.32 0.04 29.22 0.00 Tâm lý 1 P/x đơn (m/s) 174.66 7.08 4.05 0.03 171.49 16.64 9.71 0.13 161.43 1.70 1.06 0.02 170.08 6.06 3.56 0.07 1.93 0.19 2 P/x phức (m/s) 303.56 41.09 13.54 0.11 266.19 12.69 4.77 0.07 309.39 3.74 1.21 0.02 287.44 9.78 3.40 0.06 2.20 0.15 3 Loại hình TK 33.54 7.17 21.37 0.17 32.91 8.08 24.56 0.34 28.34 3.93 13.87 0.25 27.81 6.77 24.36 0.45 0.62 0.55 4 NLXLTT (bit/s) 1.40 0.18 12.93 0.11 1.44 0.09 6.47 0.09 1.26 0.18 14.57 0.27 1.35 0.07 5.13 0.09 1.07 0.37 cho thấy có sự khác biệt từng nhóm, tuy nhiên sự khác biệt này là phù hợp với đặc điểm kỹ thuật thi đấu trong đội hình chiến thuật và phù hợp với đặc điểm thi đấu BC nam cấp cao hiện đại. So sánh hình thái và thành phần cơ thể các nhóm VN và TL: Bảng 3.4. Hình thái nhóm tấn công, chuyền hai, Libero VN và TL STT Nội dung Đội Nhóm Tấn công Chuyền hai Libero б d б d б d 1 CC đứng (cm) VN 191.13 4.01 1.04 185.50 3.77 2.5 176.50 3.04 1.25 TL 190.09 3.65 183.00 1.00 175.25 3.18 2 CC ngồi (cm) VN 87.92 3.94 -8.16 86.00 1.41 -9.6 83.67 3.21 -8.33 TL 96.08 2.34 95.60 2.26 92.00 0.00 3 CC với (cm) VN 245.83 55.1 1.53 241.33 5.03 7.73 226.67 3.51 3.42 TL 244.30 4.00 233.60 0.57 223.25 9.55 4 Dài sải tay (cm) VN 196.08 5.06 0.1 192.67 2.08 5.97 180.83 1.53 -1.77 TL 195.98 3.64 186.70 0.99 182.60 0.85 5 CS Thân (%) VN 46.00 1.85 -4.55 46.37 0.42 -5.87 47.39 1.05 -5.12 TL 50.55 1.06 52.24 0.83 52.51 0.95 6 CS CC với (cm) VN 54.71 2.21 0.5 55.83 1.26 5.23 50.17 1.76 2.17 TL 54.21 1.71 50.60 0.85 48.00 6.36 7 CS dài tay (cm) VN 4.96 2.54 -0.93 7.17 2.02 3.47 4.33 4.54 -3.02 TL 5.89 4.15 3.70 2.40 7.35 2.33 8 Tỷ lệ % mỡ VN 10.95 1.38 0.57 12.50 1.71 1.75 10.03 2.16 -0.87 TL 10.38 3.54 10.75 2.62 10.90 3.39 9 TK mỡ (kg) VN 70.70 4.07 -0.3 67.77 3.25 1.71 61.30 4.86 -6.33 TL 71.00 3.81 66.06 6.33 67.63 2.58 Kết quả so sánh hình thái và thành phần cơ thể giữa hai đội từ bảng 3.4 cho thấy các nhóm VĐV Việt Nam và Thailand không có sự khác biệt nhiều và gần ngang bằng nhau theo đặc điểm thi đấu từng nhóm trong đội hình. Nhóm chuyền hai Việt Nam có chiều cao và chỉ số dài tay tốt hơn, khối lượng cơ bắp nhỏ hơn, nhóm libero Thailand có chỉ số dài tay và khối lượng cơ thể lớn hơn nhóm libero Việt Nam. 3.1.2.2. Đánh giá, so sánh thực trạng thể lực các nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero Việt Nam. Kết quả thành tích kiểm tra từ bảng 3.2 cho thấy các VĐV nhóm chủ công có trình độ gần ngang bằng nhau trong hầu hết các test về sức mạnh lực cơ tay và lực cơ chân, đây là năng lực đặc thù trong hoạt động tấn công biên và hàng sau. Nhóm phụ công có thành tích thời gian chạm đất thấp nhất trong test bật phản xạ nhưng chưa thể hiện sự vượt trội trong các test bật tại chỗ, di chuyển nhanh nhẹn, đây là các năng lực ảnh hưởng đến kỹ thuật trong di chuyển chắn bóng dọc theo chiều dài lưới. Nhóm chuyền hai tốt hơn các nhóm thành tích mềm dẻo, tuy nhiên yếu hơn về thành tích sức mạnh, khả năng di chuyển tốc độ và linh hoạt bước chân, nhóm libero có thành tích chạy tốc độ và bật nhảy linh hoạt phản xạ bước chân tốt hơn các nhóm. Đây là các test đặc trưng hoạt động kỹ thuật từng nhóm trong thi đấu, cho thấy các VĐV chưa thể hiện sự vượt trội. So sánh thể lực các nhóm VĐV Việt Nam và Thailand. Kết quả từ bảng 3.5, 3.6 cho thấy các VĐV Việt Nam tốt hơn về khả năng mềm dẻo, chạy tốc độ, năng lực ưa khí, kém hơn các test về sức mạnh bật, sức mạnh lực cơ chân và cơ tay, linh hoạt di chuyển linh hoạt bước chân biến hướng, năng lực yếm khí. Bảng 3.5. Thể lực nhóm tấn công, chuyền hai, Libero VN và TL STT Nội dung Đội Nhóm Tấn công d Chuyền hai d Libero d б б б 1 Bật chắn 2 tay (cm) VN 295.08 10.00 -18.78 278.33 7.64 -18.21 258.67 7.09 -26.83 TL 313.86 6.91 296.54 3.43 285.50 2.12 2 Bật đập bóng (cm) VN 314.20 11.54 -20.51 301.13 6.70 -18.99 273.33 2.89 -36.17 TL 334.71 10.95 320.12 2.54 309.50 3.54 3 Bật gánh tạ (cm) VN 31.91 1.26 -12.42 30.13 1.05 -9.22 28.53 2.03 -11.27 TL 44.33 5.26 39.35 4.45 39.80 4.53 4 Bật đánh tay (cm) VN 49.94 1.65 -5.5 41.32 0.73 -7.48 51.88 0.34 -1.37 TL 55.44 5.17 48.80 4.65 53.25 0.64 5 Bật phản xạ TG chạm đất (s) VN 0.36 0.03 0.12 0.29 0.02 0.06 0.21 0.08 -0.03 TL 0.24 0.03 0.23 0.04 0.24 0.44 Độ cao (cm) VN 34.25 0.99 -6.19 31.36 0.47 -5.24 29.45 0.51 -9.1 TL 40.44 3.54 36.60 1.98 38.55 6.72 Bảng 3.6. Thể lực toàn đội Việt Nam và Thailand. Đội 0 – 5m (s) 0 – 10m (s) 20m (s) Ngồi với (cm) Ưỡn lưng (cm) Nhảy 9 ô (s) L.Bóp tay (kg) CS LBT (kg) VN 0.85 1.61 3.19 23.90 50.44 38 42.24 0.54 б 0.05 0.03 0.21 4.92 2.81 3.75 7.82 0.07 TL 0.94 1.67 2.96 17.47 55.87 43 49.60 0.63 б 0.07 0.08 0.13 7.48 4.8 3.14 4.94 0.05 Sự vượt trội thành tích trong tất cả các test đánh giá sức mạnh lực cơ tay và lực cơ chân thể hiện tính hiệu quả trong công tác huấn luyện VĐV BC cấp cao Thailand hiện nay so với VĐV Việt Nam. 3.1.2.3. Đánh giá, so sánh thực trạng năng lực ưa khí, yếm khí các nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero Việt Nam. Kết quả kiểm tra từ bảng 3.3 cho thấy năng lực ưa khí các nhóm đạt mức trung bình theo bảng phân loại của Heywood [102], nhóm chủ công đạt tốt nhất, nhóm phụ công thấp nhất. Hạn chế về năng lực yếm khí [95], [101] của các VĐV Việt Nam, đặc biệt là nhóm phụ công và chuyền hai sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong các pha bóng kéo dài với cường độ lớn. So sánh năng lực ưa khí, yếm khí các nhóm VN và TL. Kết quả kiểm tra từ bảng 3.7 cho thấy năng lực ưa khí toàn đội Thailand kém hơn VĐV Việt Nam nhưng thành tích năng lực yếm khí toàn đội Thailand cao hơn so với toàn đội Việt Nam. Bảng 3.7. Năng lực ưa khí, yếm khí toàn đội Việt Nam – Thailand. Nội dung Đạp xe lực kế (ml/ph/kg) Bật nhảy 30 gy (watt/kg) Việt Nam 51.15 22.10 d 5.02 1.31 Thailand 47.15 26.04 d 7.19 2.06 d 4 -3.94 3.1.2.4. Đánh giá, so sánh thực trạng năng lực tâm lý các nhóm chủ công, phụ công, chuyền hai, libero Việt Nam. Kết quả kiểm tra từ bảng 3.3 cho thấy năng lực phản xạ đơn các VĐV BC đạt mức khá, phản xạ phức từ mức trung bình đến tốt theo bảng phân loại, nhóm chủ công có thành tích phản xạ thấp nhất, nhóm chuyền hai có thành tích phản xạ đơn đạt loại tốt. Thành tích kiểm tra về năng lực xử lý thông tin nhóm chuyền hai và lbero thấp nhất. Kết quả kiểm tra loại hình thần kinh cho thấy có sự khác biệt trong từng nhóm và không mang tính đặc trưng riêng từng nhóm VĐV BC nam cấp cao Việt Nam [47]. 3.2. Mục tiêu 2. Đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật, chiến thuật đội tuyển BC nam Việt Nam tại SEA Games 27 năm 2013, SEA Games 28 năm 2015. 3.2.1. Đánh giá hiệu quả thi đấu tại SEA Games 27 năm 2013, SEA Games 28 năm 2015. Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ % hiệu quả thi đấu toàn đội SEA Games 27, 2013. Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ % hiệu quả thi đấu toàn đội SEA Games 28, 2015. Kết quả thống kê phân tích hiệu quả thực hiện kỹ thuật trong thi đấu toàn giải BC tại SEA Games 27, 2013, Myanmar, SEA Game 28, 2015, Singapore từ biểu đồ 3.1, 3.2 giữa 3 đội hàng đầu khu vực cho thấy hiệu quả thi đấu tốt của đội Việt Nam là chắn bóng, hiệu quả thấp chủ yếu của Việt Nam trong kỹ thuật cá nhân là đập bóng, phát bóng. Một hạn chế cần quan tâm trong thi đấu của các VĐV BC nam Việt Nam là lỗi tự hỏng rất cao, qua 2 giải đấu vẫn chưa cải thiện được nhiều. 3.2.2. Đánh giá chiến thuật tấn công Việt Nam, Indo, Tháiland Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ % tấn công biên 4, TB số 3, biên 2 TL, Indo, VN Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ % tấn công hàng sau, nhanh – lao TL, Indo, VN. Kết quả thống kê hiệu quả tấn công tại SEA Games 27, 2013 từ biểu đồ 3.3, 3.4 cho thấy hiệu quả các loại hình tấn công biên Thailand cao nhất, Việt Nam có tỷ lệ tấn công trung bình tốt cao nhất. Đây cũng là các hình thức tấn công phù hợp đặc điểm thực tế trình độ kỹ thuật cá nhân VĐV đang có trong đội hình và xu thế thi đấu trong nước hiện tại. 3.2.3. Đánh giá chiến thuật chuyền hai TL, Indo, VN. Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ % chuyền biên số 4, TB số 3, biên số 2 TL, VN, Indo. Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ % chuyền hàng sau, nhanh – lao TL, Indo, VN Hình 3.1. Hướng phân phối bóng tấn công Thailand. Hình 3.2. Hướng phân phối bóng tấn công Việt Nam Hướng phân phối bóng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_nghien_cuu_xay_dung_mo_hinh_van_dong_vien_bo.doc
Tài liệu liên quan