MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Là một công cụ điều chỉnh hành vi con người trên cơ sở tự nguyện,
tự giác, với nguyên tắc ưu tiên lợi ích xã hội, đạo đức xuất hiện, tồn tại vào tất
cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực sản xuất
kinh doanh (SXKD)
Ở Việt Nam, đạo đức kinh doanh (ĐĐKD) được hình thành từ rất
sớm. Có thể nhận thấy điều đó qua các câu châm ngôn, như làm ăn phải có
chữ tín, một lần bất tín, vạn lần bất tin, trung thực... như là các quy
25 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Tóm tắt Luận văn - Giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh cho nông dân thành phố Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y tắc đạo
đức mà mỗi người kinh doanh cần phải tuân thủ..
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa (XHCN), ở Việt Nam vấn đề ĐĐKD được quan tâm xây
dựng và được chú trọng nghiên cứu ngày càng nhiều hơn. Bởi ĐĐKD
không chỉ giúp các nhà kinh doanh tăng lợi nhuận, mà còn giúp Việt Nam
giải quyết được một số vấn đề như ô nhiễm môi trường, phát triển con
người, chất lượng cuộc sống,v.v....Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất khi
Việt Nam bước vào nền kinh tế này nằm ở những lỗ hổng lớn là pháp luật,
đạo đức và văn hoá kinh doanh. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa lợi ích
trước mắt và lợi ích lâu dài cũng có không ít vấn đề cần được bàn thảo. Mọi
nền kinh tế chuyển đổi đều chứa đựng rất nhiều cơ hội cho sự phát triển,
song cũng chứa đựng những hiểm hoạ do đạo đức suy thoái, do lợi ích
trước mắt, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm được đặt lên hàng đầu trong điều
kiện pháp luật chưa thật định hình và chưa đủ mạnh.
1.2. Qua hơn 30 năm đổi mới, kinh tế - xã hội nước ta đã có những
bước chuyển dịch to lớn, đạt được thành tựu quan trọng trên nhiều mặt.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó là những tác động tiêu cực của
mặt trái kinh tế thị trường, đặc biệt là sự xuống cấp về đạo đức, lối sống
của một bộ phận dân cư. Nổi bật trong lĩnh vực kinh tế là tình trạng vi
phạm ĐĐKD. Lối sống thực dụng, cá nhân ích kỷ đã làm cho tình trạng
tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo trong SXKD ngày càng có đà sinh sôi,
nảy nở. Không ít những người kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, vụ lợi cá
nhân đã sản xuất hàng hóa trái phép, thải chất độc ra môi trường, buôn lậu,
trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, đe dọa sức khỏe, tính
mạng người tiêu dùng. Điều đó đặt ra vấn đề cấp thiết là phải tăng cường
giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh (CMĐĐKD) XHCN cho những
người tham gia vào quá trình SXKD ở Việt Nam hiện nay.
1.3. Giai cấp nông dân (ND) Việt Nam có vị trí, vai trò, có bề dầy
truyền thống, có đóng góp xứng đáng trong lịch sử dựng nước, giữ nước,
trong đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng
như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
1
chủ nghĩa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khoá X) khẳng định:“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến
lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH), xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, giữ gìn ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”.
Trong nhiệm vụ và giải pháp, Nghị quyết cũng đã nêu: “Chăm lo xây dựng
giai cấp nông dân Việt Nam, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí
thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Hà Nội là trung tâm chính trị - văn hóa - xã hội của cả nước, là thành
phố công nghiệp hiện đại. Trong giai đoạn hiện nay cùng với giai cấp công
nhân và trí thức, ND Hà Nội là lực lượng xã hội quan trọng góp phần phát huy
vị thế của thủ đô trên nhiều mặt, đặc biệt trên lĩnh vực phát triển kinh tế. Họ
không ngừng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD), đẩy mạnh
quá trình tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi bộ
mặt nông thôn trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, hoạt động vi phạm
CMĐĐKD của người ND Hà Nội đang có chiều hướng gia tăng và đến mức
báo động.
Do đó để nâng cao ĐĐKD cho người ND, giúp họ hình thành những
chuẩn mực cơ bản của ĐĐKD thì việc giáo dục CMĐĐKD cho ND là một
vấn đề quan trọng. Đó là một cơ sở quan trọng để xây dựng nền ĐĐKD
XHCN ở nước ta giai đoạn hiện nay.
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề “Giáo dục chuẩn mực
đạo đức kinh doanh cho nông dân thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài
luận án tiến sĩ chuyên ngành công tác tư tưởng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích của luận án là làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của giáo dục
CMĐĐKD cho ND ở Hà Nội, từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm
tăng cường giáo dục CMĐĐKD cho ND Hà Nội hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
- Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận của việc giáo dục CMĐĐKD cho
ND thành phố Hà Nội .
- Phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục
CMĐĐKD cho ND ở thành phố Hà nội hiện nay, thông qua việc khảo sát các
hộ ND và hợp tác xã ngoại thành Hà Nội.
- Qua việc phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra, luận án đề
xuất và luận giải cơ sở khoa học của những quan điểm, giải pháp nhằm
tăng cường giáo dục CMĐĐKD cho ND ở Hà Nội hiện nay.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Giáo dục CMĐĐKD cho ND ở thành phố Hà Nội hiện nay.
- Thực trạng giáo dục CMĐĐKD cho ND được nghiên cứu từ năm
2008- là năm sáp nhập tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Nội. Những quan
điểm, giải pháp được đề xuất có ý nghĩa đến năm 2025.
- Địa bàn khảo sát: Luận án chọn 6 huyện, trong đó 3 huyện thuộc địa
bàn Hà Nội cũ, 3 huyện thuộc địa bàn tỉnh Hà Tây cũ, đặc trưng cho vùng
nông thôn ngoại thành Hà Nội, gồm: Đông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn, Phú
Xuyên, Quốc Oai, Ba Vì.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về đạo đức và giáo dục đạo đức
trong SXKD; về vị trí, vai trò của giai cấp ND trong công cuộc xây dựng
CNXH.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử, Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu khoa học như: phương pháp phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử;
phương pháp so sánh; các phương pháp của khoa học công tác tư tưởng, xã
hội học như: khảo sát, thống kê, phân tích tài liệu, phỏng vấn chuyên gia,
xử lý số liệu điều tra xã hội học bằng phần mềm SPSS.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề giáo dục
CMĐĐKD XHCN cho ND. Những vấn đề lý luận về ĐĐKD, CMĐĐKD,
các yếu tố cấu thành và sự cần thiết phải giáo dục CMĐĐKD cho ND được
luận bàn một cách tường minh và sâu sắc, đặc biệt luận án đã nhìn nhận,
phân tích ĐĐKD như là một điều kiện để nền kinh tế thị trường nước ta phát
triển theo đúng định hướng XHCN và là một nội dung của quá trình xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bằng những nghiên cứu
thực tiễn, luận án đã phân tích những thành tựu và hạn chế của giáo dục
CMĐĐKD cho ND thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN, qua đó phát hiện và khái quát, phân tích các
mâu thuẫn của quá trình giáo dục CMĐĐKD cho ND; phân tích những luận
cứ khoa học của các quan điểm, giải pháp tăng cường giáo dục CMĐĐKD
cho ND Hà Nội hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Với những kết quả nghiên cứu, luận án góp phần giúp các cơ quan, tổ
chức chính quyền, các cấp ủy Đảng của thành phố Hà Nội quan tâm, chăm
lo hơn nữa tới hoạt động giáo dục CMĐĐKD cho ND. Thông qua một số
3
giải pháp được đề xuất luận án góp phần định hướng những giá trị, chuẩn
mực đạo đức trong SXKD đối với ND Hà Nội nói riêng và ND Việt Nam
nói chung.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án được cấu trúc gồm: mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu,
3 chương, với 8 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Những nghiên cứu về đạo đức kinh doanh và giáo dục đạo đức
kinh doanh
1.1. Về đạo đức kinh doanh
- Các công trình của tác giả nước ngoài: Tom Beauchamp và
Norman Bowie (1979), Lý thuyết Đạo đức và Kinh doanh của; Richard De
George (1982),Đạo đức Kinh doanh; Manuel G. Velasquez (1982), Đạo
đức Kinh doanh: Khái niệm và Các Trường hợp Khảo sát của, Phillip
V.Lewis (1985), Defining Business Ethics: Like Nailing Jello to a
Wall , John R. Boatright (2000), Ethics and Conduct of Business; Thomas
Donaldson, Patricia H. Werhane và Margaret Cording (2002), Ethical Issues
in Business- A Philosophical Approach, Nxb Prentice Hall.
- Công trình nghiên cứu trong nước: Nguyễn Thị Doan và Đỗ Minh
Cương (1999), Triết lý kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, Nxb Chính trị
quốc gia; Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh
doanh, Nxb Chính trị quốc gia; Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Luận án tiến sỹ
kinh tế, Vai trò của văn hóa kinh doanh quốc tế và vấn đề được xây dựng
văn hóa kinh doanh ở Việt Nam; Nguyễn Mạnh Quân (2007), Đạo đức kinh
doanh và văn hóa công ty, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội; Bùi
Xuân Phong (2009), Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, Nxb
Văn hóa thông tin; Dương Thị Liễu (2009), Văn hóa kinh doanh”, Nxb Đại
học Kinh tế quốc dân
1.2. Về giáo dục đạo đức kinh doanh
“Phát huy những nhân tố truyền thống của dân tộc trong kinh doanh
dịch vụ ở nước ta hiện nay”, Nguyễn Thị Xuân Thảo, Nguyễn Văn Tuyền,
Nxb Chính trị quốc gia, năm 1999. Tác giả Nguyễn Thị Lan xem xét vấn đề
dưới góc độ “Nhìn nhận của người dân về đạo đức kinh doanh của các chủ
doanh nghiệp tư nhân”, Tạp chí Tâm lý học, số 5 (2006). “Đạo đức và giáo
dục đạo đức”, Hà Nhật Thăng (chủ biên), Đại học Sư phạm Hà Nội, năm
2007.
2. Những nghiên cứu về chuẩn mực đạo đức kinh doanh và giáo
dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh
2.1. Về chuẩn mực đạo đức kinh doanh
4
- Công trình nghiên cứu nước ngoài: Verne E.Henderson (1996),
What’ s ethical in business” , Nxb Văn hóa; Arthur A. Thompson, John E.
Gamble (2006), Strategy : Winning in the marketplace : core concepts,
analytical tools, cases, Nxb. Boston, McGraw-Hill.
- Công trình nghiên cứu trong nước:
Các bài viết: “Cơ chế thị trường và những điều cần báo động”, Tạp chí
Cộng sản số 10-1990 của tác giả Vũ Hiền; “Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự
biến đổi của các giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường”, Tạp
chí Triết học số 1- 1995 của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn; “Một số chuẩn
mực giá trị ưu trội khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường”, Tạp chí
Triết học số 1-1995 của Lê Đức Phúc; “Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức
trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản
lý ở nước ta hiện nay” do tác giả Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên), Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, năm 1999; Nguyễn Trọng Chuẩn với bài viết “Kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay và những biến động trong lĩnh
vực đạo đức”, đăng trong Tạp chí Triết học số 9- 2001. Công trình “Những
vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” của tập
thể tác giả do Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên),
Nxb Chính trị quốc gia, năm 2003.. Công trình nghiên cứu “Văn hóa đạo đức
ở nước ta hiện nay- vấn đề và giải pháp” của hai tác giả Lê Quý Đức và
Hoàng Chí Bảo do Nxb Văn hóa- Thông tin và Viện Văn hóa ấn hành năm
2007. Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” của tác giả
Phạm Quốc Toản, Nxb Lao động- xã hội, năm 2007 “Văn hóa kinh doanh”
của tác giả Dương Thị Liễu, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm
2011.. Giáo trình “Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh” do Ngô
Đình Giao (chủ biên), Nxb Giáo dục, năm 1997. Hội thảo “Đạo đức trong
kinh doanh”, tháng 12 năm 2012, do Viện Triết học Việt Nam và Viện Triết
học Trung Quốc phối hợp tổ chức
2.2. Về giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh
Đề cập tới nội dung giáo dục CMĐĐKD phải kể tới những công
trình: Giáo trình Nguyên lý công tác tư tưởng, do Lương Khắc Hiếu (chủ
biên), Nxb Chính trị quốc gia (2008), Tham luận “Đạo đức kinh doanh ở
Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Hữu Đễ, Phạm
Văn Đức với tham luận “Đạo đức kinh doanh: Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn của Việt Nam” đề cập tới trong Hội thảo “Đạo đức trong kinh
doanh” do Viện triết học, Viện KHXH Việt Nam phối hợp với Viện Triết học,
Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (12 / 2012).
Những nghiên cứu về giáo dục CMĐĐKD hầu như chưa nhiều. Các
nghiên cứu mới chỉ tiếp cận nhỏ lẻ và bước đầu nhấn mạnh tới công tác
giáo dục.
5
3. Những nghiên cứu về nông dân, nông dân Hà Nội và giáo dục
chuẩn mực đạo đức kinh doanh cho nông dân Hà Nội
“Bước đầu tìm hiểu về tác động của đô thị hoá đến tâm lí người nông dân
ven các đô thị”, Tạp chí Tâm lý học số 4/2006 của tác giả Mai Thế Thanh
;“Nông dân và Hội Nông dân Việt Nam trên đường hội nhập kinh tế quốc tế”
của Vũ Ngọc Kỳ, Nxb Chính trị quốc gia (2007); “Đô thị hóa và lao động, việc
làm ở Hà Nội”, Hoàng Văn Hoa, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội, 2007; Hội thảo
“Nông dân Việt Nam trong quá trình hội nhập” do Viện Chính sách và Chiến
lược phát triển nông nghiệp, nông thôn tổ chức vào ngày 18/12/2007; “Việc làm
của nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng
sông Hồng đến năm 2020” của Tiến sỹ Trần Minh Ngọc, Viện Kinh tế Việt Nam
chủ trì thực hiện đề tài cấp Bộ (2009); “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt
Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại” của Nguyễn Danh
Sơn, Nxb Khoa học xã hội (2010), Báo cáo tổng quan đề tài khoa học cấp Nhà
nước: “Một số vấn đề nông thôn Việt Nam trong điều kiện mới”, Đặng Kim Sơn.,
Hà Nội, 2010; Kỷ yếu hội thảo khoa học: “Những vấn đề kinh tế- xã hội ở nông
thôn trong quá trình CNH,HĐH”, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2010, Luận
án tiến sĩ: “An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở
Việt Nam” của Mai Ngọc Anh, Hoàng Chí Bảo (2010), Dân chủ và dân chủ ở
cơ sở nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Nhận định về các kết quả nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu
4.1. Nhận định chung về các công trình nghiên cứu đã tổng quan
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về văn hóa kinh doanh, ĐĐKD.
- Nghiên cứu về những nhân tố tác động đến ĐĐKD và sự biến đổi
các CMĐĐKD trong quá trình CNH,HĐH, phát triển kinh tế thị trường
định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
- Nghiên cứu về thực trạng ĐĐKD và thực trạng giáo dục CMĐĐKD
trong điều kiện hiện nay, bước đầu đề cập đến thực trạng, xu hướng biến đổi
của ĐĐKD; thực trạng, giải pháp giáo dục CMĐĐKD cho các giai tầng xã
hội trong đó có ND và ND Hà Nội.
Do tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau nên kết quả nghiên cứu của các
công trình, tài liệu nói trên còn một số vấn đề chưa thống nhất hoặc còn để
ngỏ như sau:
Thứ nhất, hầu hết các công trình, tài liệu chỉ đề cập tới ĐĐKD chứ chưa
có công trình nào nghiên cứu cơ bản, hệ thống, sâu sắc về giáo dục ĐĐKD, nhất
là giáo dục CMĐĐKD.
Thứ hai, chưa có sự thống nhất cao về tiêu chí đánh giá các
CMĐĐKD.
6
Thứ ba, đối tượng nghiên cứu của đa số các công trình chủ yếu là tầng
lớp doanh nhân. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện
về giáo dục CMĐĐKD cho ND Việt Nam và ND thành phố Hà Nội.
Những công trình nêu trên là cơ sở lý luận vững chắc để tiếp tục đi
sâu nghiên cứu những nội dung, phương thức và phương hướng, giải pháp
giáo dục CMĐĐKD cho ND thành phố Hà Nội hiện nay.
4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ bản, hệ thống những vấn đề lý luận của giáo dục
ĐĐKD. Xác định rõ các hướng tiếp cận khái niệm ĐĐKD để đưa ra khái
niệm ĐĐKD chuẩn xác.
- Nghiên cứu những yếu tố tác động đến sự hình thành ĐĐKD và
giáo dục ĐĐKD.
- Nghiên cứu về ĐĐKD, CMĐĐKD, giáo dục CMĐĐKD cho từng
nhóm đối tượng tham gia hoạt động SXKD.
- Nghiên cứu thực trạng và sự biến đổi của các CMĐĐKD trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế;
thực trạng giáo dục ĐĐKD, thực trạng giáo dục CMĐĐKD và kinh
nghiệm, những vấn đề đặt ra trong giáo dục CMĐĐKD XHCN.
- Nghiên cứu về mục tiêu, phương hướng, quan điểm, giải pháp giáo dục
CMĐĐKD XHCN cho ND nói chung và ND ở các vùng miền đất nước, ND
hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của ngành nông nghiệp nước ta.
Với việc chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, có thể khẳng
định, đề tài luận án đã xác định được một hướng đi riêng, không trùng lặp
với bất cứ công trình nào đã nghiên cứu trước đây.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC CHUẨN MỰC
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CHO NÔNG DÂN VIỆT NAM
1.1. Đạo đức kinh doanh và chuẩn mực đạo đức kinh doanh
1.1.1. Đạo đức kinh doanh
1.1.1.1. Một vài nét về sự phát triển của phạm trù đạo đức kinh
doanh
Ở phương Tây, ĐĐKD xuất phát từ những tín điều của Tôn giáo.
Trước thập kỷ 60 của thế kỷ trước, khởi đầu bằng các vấn đề do các giáo phái
đưa ra. Những năm 70, 80 của thế kỷ XX ĐĐKD trở thành một lĩnh vực
nghiên cứu độc lập. Vào những năm 90 người ta đã bắt đầu thể chế hóa
ĐĐKD. Từ năm 2000 đến nay ĐĐKD trở thành lĩnh vực nghiên cứu mới
đang được phát triển.
1.1.1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh
ĐĐKD là hệ thống các nguyên tắc, chuẩn mực, tiêu chuẩn trong lĩnh
vực kinh doanh được con người thừa nhận nhằm kiểm soát, đánh giá, phán
7
xét và điều chỉnh hành động, hành vi kinh doanh của các cá nhân, một
nhóm người hay một nhóm nghề nghiệp nhất định trong mối quan hệ kinh
doanh.
1.1.2. Chuẩn mực đạo đức kinh doanh
1.1.2.1. Quan niệm về chuẩn mực đạo đức kinh doanh
CMĐĐKD là hệ thống những nguyên tắc, quy tắc, yêu cầu trong hoạt
động SXKD, được xã hội thừa nhận trở thành những khuôn mẫu nhằm kiểm
soát, xem xét, đánh giá, điều chỉnh hành vi của các nhà kinh doanh hướng
tới mục tiêu phát triển bền vững.
1.1.2.2. Nội dung các chuẩn mực đạo đức kinh doanh xã hội chủ
nghĩa
- Kinh doanh đúng pháp luật
Kinh doanh cần hướng tới mục tiêu lợi nhuận, nhưng quan trọng hơn
phải bảo đảm an toàn pháp lý.
- Kinh doanh trung thực và ngay thẳng, đáp ứng các nhu cầu
chính đáng, tiến bộ của cuộc sống.
Tiêu chí này bao gồm: Thứ nhất, không dùng các thủ đoạn gian dối,
xảo trá để kiếm lời; Thứ hai, cung cấp thông tin trung thực về sản phẩm;
Thứ ba, trung thực, ngay thẳng trong giao tiếp với bạn hàng; Thứ tư, trung
thực ngay cả với bản thân mình.
- Giữ đúng chữ tín trong SXKD
Chữ tín, về cơ bản là giữ lời, thực hiện cam kết, có được lòng tin từ
những người khác. Chính vì vậy, chữ tín vừa thuộc về phạm trù kinh tế, vừa
thuộc về phạm trù đạo đức.
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác bình đẳng, thực hiện cạnh tranh
lành mạnh.
Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận
cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá
trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều
hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi, nhưng trên cơ sở
phải là lành mạnh, cạnh tranh theo đúng quy định của pháp luật, đạo đức xã
hội, ĐĐKD.
- Sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và có hiệu quả.
Các nguồn lực đưa vào kinh doanh có vai trò quyết định, quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Kinh doanh tức là đầu tư
nguồn lực vào một lĩnh vực nào đó nhằm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nguồn lực sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý cũng là biểu hiện của ĐĐKD.
- Nâng cao về chất lượng, hạ giá thành sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với việc hạ giá thành sản phẩm
không chỉ nâng cao uy tín của chủ thể, làm tăng khả năng cạnh tranh của
8
sản phẩm mà còn đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nguyên vật liệu,
sức lao động, nguồn vốn của xã hội, giảm khả năng gây ô nhiễm môi
trường để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Đây là một trong những tiêu
chuẩn của ĐĐKD.
- Tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở quan tâm đến lợi ích cộng đồng và
xã hội.
Vấn đề này liên quan mật thiết với khái niệm “trách nhiệm xã hội”. Cụ
thể, các doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Thứ nhất, bảo vệ
môi trường tự nhiên; Thứ hai, bảo vệ môi trường văn hóa- xã hội; Thứ ba,
tham gia hoạt động xã hội từ thiện.
- Tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực
trong đạo đức kinh doanh.
Cuộc đấu tranh khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động
SXKD và trong ĐĐKD không chỉ là một đòi hỏi khách quan của quá trình
xây dựng nền kinh tế mới ở nước ta, mà còn là đòi hỏi của sự nghiệp xây
dựng nền đạo đức mới XHCN. Đây là một tiêu chí, một chuẩn mực của
ĐĐKD trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
1.2. Quan niệm và các yếu tố cấu thành hoạt động giáo dục chuẩn
mực đạo đức kinh doanh cho nông dân Việt Nam
1.2.1. Quan niệm về giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh cho
nông dân
1.2.1.1. Khái niệm giáo dục
Giáo dục là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi
hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của chủ thể và đối
tượng theo hướng tích cực.
1.2.1.2. Khái niệm giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh
Giáo dục CMĐĐKD là sự tác động có mục đích, có định hướng của chủ
thể giáo dục đến các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động SXKD nhằm hình
thành ở họ nhận thức, tình cảm, thái độ, động cơ và hành vi ĐĐKD phù hợp
với các chuẩn mực đạo đức hiện hành trong xã hội.
1.2.1.3. Khái niệm nông dân, nông dân kinh doanh và giáo dục
chuẩn mực đạo đức kinh doanh cho nông dân
Giai cấp ND là giai cấp những người lao động sản xuất trong nông
nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp), trực tiếp sử
dụng một tư liệu sản xuất cơ bản và đặc thù, gắn với thiên nhiên là đất,
rừng và biển để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp.
Giáo dục CMĐĐKD cho ND là sự tác động có mục đích, có định
hướng của chủ thể giáo dục đến người ND tham gia hoạt động SXKD
nhằm hình thành ở họ nhận thức, tình cảm và hành vi ĐĐKD phù hợp với
các chuẩn mực đạo đức hiện hành trong xã hội.
9
1.2.2. Các yếu tố cấu thành giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh
doanh cho nông dân
1.2.2.1. Chủ thể giáo dục
Ở nước ta có nhiều chủ thể tham gia giáo dục CMĐĐKD cho ND.
Các chủ thể giáo dục CMĐĐKD cho ND bao gồm: chủ thể lãnh đạo, quản
lý; chủ thể tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra; chủ thể trực tiếp giáo dục; chủ thể
là người ND.
1.2.2.2. Đối tượng giáo dục
Đối tượng giáo dục CMĐĐKD cho ND là những người ND tham gia
hoạt động SXKD hoặc có liên quan đến hoạt động SXKD.
1.2.2.3. Nội dung giáo dục
Thứ nhất, giáo dục những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về đạo đức, ĐĐKD và CMĐĐKD.
Thứ hai, giáo dục các CMĐĐKD XHCN.
Thứ ba, giáo dục những giá trị ĐĐKD truyền thống tốt đẹp của dân
tộc và những giá trị ĐĐKD tiến bộ của nhân loại.
Thứ tư, giáo dục ý thức và tính tích cực đấu tranh chống các biểu
hiện tiêu cực trong SXKD của người ND.
1.2.2.4. Phương pháp giáo dục
Phương pháp sử dụng trong giáo dục CMĐĐKD bao gồm các
phương pháp như: nhóm phương pháp giáo dục dùng lời nói, nhóm phương
pháp giáo dục trực quan và nêu gương, nhóm phương pháp thực tiễn, nhóm
phương pháp giáo dục cá nhân và giáo dục nhóm, nhóm phương pháp giáo
dục đại chúng
1.2.2.5. Hình thức giáo dục
Trong giáo dục CMĐĐKD cho ND, xuất phát từ đặc điểm ND, nhất
là đặc điểm SXKD, đặc điểm sinh hoạt và lối sống nông thôn, đặc điểm về
trình độ nhận thức, tình cảm, truyền thống, tập quán cũng như trình độ, khả
năng sử dụng các hình thức của các chủ thể giáo dục, các lực lượng tham
gia giáo dục, môi trường, không gian văn hóa nông thôn, có thể sử dụng
các hình thức sau: hình thức cá nhân, hình thức nhóm, hình thức đại chúng,
hình thức trực tiếp và hình thức gián tiếp.
1.2.2.6. Phương tiện giáo dục
Trong giáo dục CMĐĐKD cho ND thường sử dụng phương tiện sau:
tuyên truyền miệng và hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên; các tổ chức
chính trị, chính trị - xã hội, xã hội – nghề nghiệp, xã hội và sinh hoạt, hội họp
cũng như những hình thức đào tạo, bồi dưỡng của các tổ chức trên; các thiết chế
văn hóa và hoạt động của các thiết chế đó, coi trọng thiết chế và hoạt động
truyền thống, phù hợp đặc điểm nông thôn, ND, các phương tiện truyền
thông đại chúng, các loại hình giao tiếp xã hội
10
1.2.2.7. Kết quả giáo dục
Kết quả giáo dục CMĐĐKD cho ND được thể hiện ở những tiêu chí
sau: (1) Tri thức về ĐĐKD của nông dân; (2) Tình cảm ĐĐKD của ND; (3)
Hành vi ĐĐKD đúng đắn của người ND.
1.3. Sự cần thiết phải giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh cho
nông dân
1.3.1. Xuất phát từ vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
ND là lực lượng sản xuất chính tạo ra của cải vật chất, là lực lượng
quan trọng góp phần làm nên những thắng lợi to lớn trong lịch sử đấu tranh
cách mạng, là lực lượng trực tiếp nhất thực hiện những chủ trương, chính
sách về nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới và là lực lượng góp
phần quan trọng sáng tạo, duy trì và bảo tồn những giá trị vật chất, tinh
thần truyền thống văn hoá của dân tộc.
1.3.2. Xuất phát từ vai trò của giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh
doanh cho nông dân trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN
- Giáo dục CMĐĐKD là một điều kiện đảm bảo cho nền kinh tế phát
triển theo đúng định hướng XHCN, là một nội dung của quá trình xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.
- Giáo dục CMĐĐKD cho người ND là một yêu cầu của quá trình
CNH, HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Giáo dục CMĐĐKD XHCN cho ND là biện pháp cơ bản nhằm hạn
chế những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường.
1.3.3. Xuất phát từ vai trò của giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh
doanh cho nông dân trong việc xây dựng giai cấp ND và xây dựng nền đạo
đức mới- XHCN
- Giáo dục CMĐĐKD cho ND- một nội dung quan trọng của việc
xây dựng giai cấp ND nước ta hiện nay
- Giáo dục CMĐĐKD cho ND nhằm phát huy những giá trị ĐĐKD
truyền thống tốt đẹp của người ND và góp phần xây dựng nền đạo đức mới
XHCN
Kết luận chương 1
CMĐĐKD là hệ thống những nguyên tắc, quy tắc, yêu cầu trong
hoạt động SXKD, được xã hội thừa nhận như là những khuôn mẫu nhằm
kiểm soát, đánh giá, điều chỉnh hành vi của người kinh doanh hướng tới
mục tiêu phát triển bền vững.
Các CMĐĐKD từ góc độ nghiên cứu của khoa học công tác tư
tưởng bao gồm: (1) Kinh doanh đúng pháp luật; (2) Kinh doanh trung thực,
ngay thẳng, đáp ứng nhu cầu chính đáng, tiến bộ của con người; (3) Giữ
11
đúng chữ tín trong kinh doanh; (4) Xây dựng mối quan hệ hợp tác, bình
đẳng, thực hiện cạnh tranh lành mạnh; (5) Sử dụng nguồn lực hợp lý, hiệu
quả; (6) Chất lượng sản phẩm cao, giá thành sản phẩm hạ; (7) Tìm kiếm lợi
nhuận trên cơ sở quan tâm đến lợi ích cộng đồng; (8) Tích cực tham gia vào
cuộc đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong SXKD.
Giáo dục CMĐĐKD cho ND là sự tác động có mục đích, có định
hướng của chủ thể giáo dục đến người ND tham gia hoạt động SXKD
nhằm hình thành ở họ nhận thức, tình cảm và hành vi ĐĐKD phù hợp với
các chuẩn mực đạo đức hiện hành trong xã hội.
Giáo dục CMĐĐKD từ góc độ của khoa học công tác tư tưởng được
cấu thành bởi các yếu tố: chủ thể, đối tượng, mục đích, nội dung, hình thức,
phương pháp, phương tiện và kết quả hoặc hiệu quả giáo dục.
Giáo dục CMĐĐKD cho ND nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giai cấp
ND và hướng biến đổi của bản thân giai cấp ND trong thời kỳ mới. Giáo dục
CMĐĐKD để nâng cao trình độ nhận thức cho ND, tạo điều kiện để họ nhận
thức sâu sắc hơn vị thế, vai trò của mình trong phát triển kinh tế - xã hội.
Giáo dục CMĐĐKD cho ND còn xuất phát từ yêu cầu xây dựng nền đạo đức
XHCN. Giáo dục CMĐĐKD được thực hiện đồng bộ, thường xuyên, hiệu
quả sẽ là biện pháp cơ bản nhằm hạn chế những biểu hiện tiêu cực do mặt
trái cơ chế thị trường sản sinh ra.
Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC
KINH DOANH CHO NÔNG DÂN HÀ NỘI
2.1. Những yếu tố tác động tới giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh
doanh cho nông dân Hà Nội hiện nay
2.1.1 Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại, đang
ảnh hưởng lớn đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoạt động kinh
doanh chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất của xu hướng toàn cầu hóa. Mặt trái của
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng những tác động tiêu cực của chúng đặt
ra bài toán phải giáo dục CMĐĐKD cho các chủ thể kinh doanh.
2.1.2. Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
Kinh tế thị trường vừa tạo ra những cơ hội nhưng cũng không ít thách
thức đối với ND trong hoạt động SXKD. Đặc biệt mặt trái của kinh tế thị
trường là mảnh đất tốt mà từ đó những mặt tiêu cực trong đạo đức, lối sống
của họ có cơ hội hồi sinh, phát triển. Nó biểu hiện ở lối sống thực dụng, chỉ
coi trọng những giá trị vật chất và xem thường những giá trị tinh thần, đạo
đức.
2.1.3. Đổi mới hệ thống chính trị và dân chủ hóa các lĩnh vực đời sống
xã hội
12
Dân chủ hóa đời sống xã hội đem lại sự phát triển thuận chiều đối với
đạo đức. Nhờ thực hiện dân chủ hóa, đổi mới hệ thống chính trị, những
biến đổi tích cực về đạo đức như tinh thần trách nhiệm, tính tích cực trong
hoạt động kinh tế và hoạt động chính trị - xã hội được nâng cao, nếp sống
văn hóa, thuần phong mỹ tục được gìn giữ và phát huy. Điều này tạo thuận
lợi cho giáo dục CMĐĐKD cho ND.
2.1.4. Quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới
Đô thị hóa cũng như quá trình xây dựng nông thôn mới đã mang lại cho
người ND diện mạo mới. Đời sống kinh tế - xã hội của người ND đang dần được
cải thiện. Tuy nhiên nhiều vấn đề đã, đang và sẽ nảy sinh đòi hỏi giải quyết để
đảm bảo sự phát triển bền vững của thủ đô. Những vấn đề cấp bách như việc
làm, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, sự phân hóa giàu nghèo, các tệ
nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, vi phạm ĐĐKD đang đặt ra cho các nhà giáo
dục, các nhà quản lý và hoạch định chính sách những thách thức mới.
2.1.5. Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của nông dân Hà Nội
ND Hà Nội hiện nay chiếm khoảng 60- 63% lực lượng lao động trên
địa bàn. ND thành phố tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành
của Chính phủ, tích cực thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_giao_duc_chuan_muc_dao_duc_kinh_doanh_cho_n.pdf