Tổng quan về E-Learning

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING. Khái niệm e-learning. Mở đầu. Nhiều nhà chuyên môn cho rằng E-learning - phương pháp giáo dục đào tạo mới được đánh giá là cuộc cách mạng trong giáo dục thế kỷ 21. Theo ông Keith Holtham, Giám đốc phụ trách các giải pháp cho doanh nghiệp khu vực châu á - Thái Bình Dương (Intel), E-Learning căn bản dựa trên công nghệ mạng ngang hàng (P2P). Đây là giải pháp sử dụng công nghệ cao để hỗ trợ quá trình học tập, cung cấp các dịch vụ đào tạo, khóa học qua mạng Inter

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2274 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tổng quan về E-Learning, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
net hoặc Intranet cho người dùng máy tính. Ưu điểm nổi bật của E-Learning so với các phương pháp giáo dục truyền thống là việc tạo ra một môi trường học tập mở và tính chất tái sử dụng các đơn vị tri thức (learning object). Với công nghệ này, quá trình dạy và học sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn, giúp giảm khoảng 60% chi phí, đồng thời giảm thời gian đào tạo 20-40% so với phương pháp giảng dạy truyền thống. E-learning chuyển tải nội dung phong phú, ấn tượng và dễ hiểu thông qua trang web, bảo đảm chất lượng đào tạo qua những phần mềm quản lý. Mô hình này cho phép học viên cũng như nhân viên tại các công ty chọn học những thứ cần thiết chứ không bó buộc như trước. Bên cạnh đó, học viên có thể học bất cứ lúc nào bằng cách nối mạng mà không cần phải đến trường. Trên phạm vi toàn cầu hiện nay có nhiều công ty lớn đầu tư vào E-Learning. Năm 2000, thị trường này đạt doanh số 2,2 tỷ USD. Người ta dự tính, đến năm 2005, E-Learning trên toàn cầu sẽ đạt tới 18,5 tỷ USD. Ở các nước công nghiệp phát triển, điển hình là Mỹ, lĩnh vực này đang phát triển rất nhanh. Thị trường E-Learning ở Mỹ sẽ đạt 11,4 tỷ USD vào năm 2004. Tại châu á, thị trường này tăng trưởng 25% mỗi năm (đạt 6,2 tỷ USD). Theo số liệu của tập đoàn dữ liệu quốc tế IDC, năm 2003, thế giới sẽ thiếu khoảng 1,45 triệu chuyên gia mạng, do đó nhu cầu về nguồn nhân lực này ngày càng lớn cùng với mức độ phức tạp xung quanh việc thiết kế, triển khai và bảo trì hệ thống mạng máy tính trong nền kinh tế Internet. Chính vì vậy, E-Learning đang được rất nhiều người học quan tâm và theo học. Định nghĩa e-learning. Trong phần trước chúng ta đã nhắc nhiều về thuật ngữ e-learning, vậy thực chất e-learning là gì, nó được hiểu như thế nào. Phần tiếp theo này sẽ đưa ra một số định nghĩa được coi là tiêu biểu về e-learning: - E-learning (electronic learning: Học điện tử): Thuật ngữ bao hàm một tập hợp các ứng dụng và quá trình, như học qua Web, học qua máy tính, lớp học ảo và sự liên kết số. Trong đó bao gồm việc phân phối nội dung các khoá học tới học viên qua mạng Internet hay Intranet, băng audio và video, vệ tinh quảng bá, truyền hình tương tác, CD-ROM, và các loại học liệu điện tử khác. - E-learning là một thuật dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. - E-learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, phân phối hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục. - E-Learning là sự ứng dụng công nghệ tin học, internet vào dạy và học nhằm làm cho công việc giáo dục trở nên dễ dàng, rộng rãi và hiệu quả hơn. E-Learning phù hợp với mọi đối tượng, lứa tuổi. - E-Learning là tập hợp đa dạng các phương tiện, công nghệ kỹ thuật cho giáo dục như văn bản, âm thanh, hình ảnh, mô phỏng, trò chơi, phim, thư điện tử, các diễn đàn thảo luận, phòng hội thảo ảo… Để tạo ra các khóa học thật gần gũi với phương pháp dạy học truyền thống, các nhà cung cấp E-Learning thường đưa ra các khóa học kết hợp các tính năng trên với các chức năng như: làm bài tập, lớp học có giáo viên, các khóa học tự tương tác… Hình 1 mô tả một cách tổng quát khái niệm E-learning. Trong mô hình này, hệ thống đào tạo bao gồm 4 thành phần, toàn bộ hoặc một phần của những thành phần này được chuyển tải tới người học thông qua các phương tiện truyền thông điện tử. Hình 1: Mô hình e-learning. - Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ các bài giảng CBT viết bằng toolbookII,… - Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học viên bằng e-mail, học viên học trên website, học qua đĩa CD-Rom multimedia,… - Quản lý: Quá trình quản lý đào tạo được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc đăng ký học qua mạng, bằng bản tin nhắn SMS, việc theo dõi tiến độ học tập (điểm danh) được thực hiện qua mạng Internet,.. - Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ như việc trao đổi thảo luận thông qua chat, Forum trên mạng,… Như vậy, E-learning được hiểu một cách chung nhất là Quá trình học thông qua các phương tiện điện tử. Ngày nay với sự hội tụ của máy tính và truyền thông, e-learning được hiểu một cách trực tiếp hơn là quá trình học thông qua mạng Internet và công nghệ Web. Tuy định nghĩa thể hiện những cách tiếp cận khác nhau về e-learning, nhưng nói chung e-learning có một số điểm chung sau: - Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán… - Hiệu quả của e-Learning cao hơn so với phương pháp học truyền thống do e-Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. - E-learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, e-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực e-Learning ra đời. Lịch sử ra đời và phát triển của e-learning. Trong phần này chúng ta sẽ điểm qua một số mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của e-learning. Trước năm 1983: Kỷ nguyên giảng viên làm trung tâm. Trước khi máy tính được sử dụng rộng rãi, phương pháp giáo dụng “Lấy giảng viên làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học. Học viên chỉ có thể trao đổi tập trung quanh giảng viên và các bạn học. Đặc điểm của loại hình này là giá thành đào tạo rẻ. Giai đoạn 1984-1993: Kỷ nguyên đa phương tiện: Hệ điều hành Windows 3.1, Máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn powerpoint đây là các công nghệ cơ bản trong kỷ nguyên đa phương tiện. Nó cho phép tạo ra các bài giảng tích hợp hình ảnh và âm thanh học trên máy tính sử dụng công nghệ CBT phân phối qua đĩa CD-ROM hặc đĩa mềm. vào bất kỳ thời gian nào, ở đâu, người học cũng có thể mua và học. Tuy nhiên sự hướng dẫn của giảng viên là rất hạn chế. Giai đoạn : 1994-1999 Làn sóng E-learning thứ nhất: Khi công nghệ Web được phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiếp phương pháp giáo dục bằng công nghệ này. Người thầy thông thái đã dần lộ rõ thông qua các phương tiện: E-mail, CBT qua Intranet với text và hình ảnh đơn giản, đào tạo bằng công nghệ WEB với hình ảnh chuyển động tốc độ thấp đã được triển khai trên diện rộng. Giai đoạn : 2000-2005 Làn sóng E-learning thứ hai: Các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng mạng IP, công nghệ truy nhập mạng và băng thông Internet được nâng cao, các công nghệ thiết kế Web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo. Ngày nay thông qua Web giáo viên có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn) tới mọi người học, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ đào tạo. Ngày qua ngày công nghệ Web đã chứng tỏ có khả năng mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng hoá các môi trường học tập. Tất cả những điều đó tạo ra một cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng và hiệu quả. Đó chính là làn sóng thứ 2 của E-learning. Sự khác biệt giữa e-learning so với đào tạo truyền thống. E-learning khác với đào tạo truyền thống ở ba điểm sau: - Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: một khoá học E-learning được chuyển tải qua một máy tính tới cho người học, điều này cho phép các học viên có thể linh hoạt lựa chọn khoá học từ một máy tính để bàn hoặc từ một máy tính xách tay với một modem di động chạy pin trên một bãi biển. - Tính linh hoạt : Một khoá học E-learning được phục vụ theo nhu cầu người học, chứ không nhất thiết phải bám theo một thời gian biểu cố định. Vì thế người học có thể lựa chọn, tham gia khoá học tuỳ theo hoàn cảnh của mình. - Truy nhập ngẫu nhiên: Bảng danh mục bài giảng sẽ cho phép học viên lựa chọn phần bài giảng, tài liệu một cách tuỳ ý theo trình độ kiến thức và điều kiện truy nhập mạng của mình. Học viên tự tìm ra các kĩ năng học cho riêng mình với sự giúp đỡ của những tài liệu trực tuyến. Tất nhiên cũng có một số cách học khác. Ví dụ như, các lớp học thông qua trang Web dùng phần mềm hội thảo video trên mạng và các phần mềm khác cho phép các học viên từ xa tham gia một khoá học trên lớp học truyền thống. Một số khoá học trên trang Web theo yêu cầu có giảng viên (hoặc người hướng dẫn) tương tác thường xuyên với từng học viên hoặc với các nhóm học viên. E-learning và các phương thức đào tạo khác. Nhìn chung các nhà chuyên môn đều cho rằng, trong thế kỷ 21 mô hình đào tạo sẽ bao gồm 3 phương thức: Đào tạo truyền thống, Đào tạo tương tác (Vệ tinh/ISDN/IP), và Đào tạo không tương tác bằng E-learning. Tuỳ theo từng nội dung đào tạo và khả năng tài chính mà các cơ sở đào tạo sẽ sử dụng kết hợp các phương thức đào tạo trong mô hình này ở một mức độ phù hợp. Bảng 1. Các phương thức đào tạo Phương thức Nội dung đào tạo (Mức độ chuyên môn) Số lượng người học Đào tạo truyền thống Cao, phức tạp. Các nội dung đào tạo có tính hàn lâm (dài hạn), chuyên môn cao, đòi hỏi thực tế, thực hành-thực tập, trao đổi thông tin trực tiếp,... Ít, phải tập trung về cơ sở đào tạo để học tập Đào tạo từ xa tương tác có giảng viên thông qua truyền hình hội nghị Vệ tinh/ISDN/IP Trung bình. Các nội dung, chủ đề mang tính phổ cập, giới thiệu, không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, ít thực hành thực tập,... như ở đào tạo không tương tác nhưng đòi hỏi tính chuyên môn cao hơn, cần có sự trao đổi, giải đáp, hướng dẫn của đội ngũ giảng viên và các nhà quản lý. Nhiều (tới vài trăm học viên/khoá học), học tập trung tại điểm xa cơ sở đào tạo Đào tạo từ xa không tương tác bằng E-learning. Trung bình và thấp. Các nội dung, chủ đề mang tính phổ cập, giới thiệu, không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, ít thực hành thực tập,... Các nội dung đào tạo phù hợp tốt với khả năng, tự học- tự nghiên cứu thông qua các phương tiện điện tử. Nhiều (tới hàng ngàn học viên), học ở mọi lúc, mọi nơi. Các mô hình triển khai elearning. Mục đích của đồ án là tìm hiểu về e-learning nói chung và xây dựng hệ quản trị học và kiểm tra trong mô hình e-learning. Để có thể xây dựng được hệ thống như yêu cầu của đồ án, chúng ta cần có một cái nhìn tổng thể về e-learning thông qua các mô hình triển khai e-learning. Từ đó có thể thấy được mối quan hệ giữa hệ thống ta cần xây dựng với các hệ thống khác trong mô hình e-learning. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu một số mô hình triển khai e-learning tiêu biểu của các nhà phát triển giải pháp e-learning. Đây là một cách tiếp cận tốt giúp cho ta có thể hình dung ra các thành phần chủ yếu của một hệ e-learning. Mô hình của Cisco. Hình 2: Mô hình giải pháp e-learning của cisco. Giải pháp e-learning của cisco được chia làm 3 lớp chính: lớp truy cập (sử dụng các dịch vụ e-learning), lớp ứng dụng cung cấp các dịch vụ e-learning và lớp mạng cung cấp phương tiện truyền tải nội dung e-learning. Lớp truy cập. Mô tả những đối tác tiềm năng của giải pháp e-learning. Các đối tác này có thể là người cung cấp nội dung học cho cisco, sử dụng nội dung học của cisco. Họ cung cấp các giải pháp tích hợp vào giải pháp e-learning của cisco, hoặc sử công nghệ về e-learning do cisco phát triển. Khách hàng là người sử dụng các dịch vụ về e-learning của cisco, điển hình nhất là các học viên của cisco. Các học viên này có thể là người tham gia các khoá học qua web, có thể tham gia các lớp học có giáo viên nhưng tất cả đều được quản lý thống nhất trong giải pháp của cisco. Nhân viên: giải pháp e-learning của cisco ban đầu là để phục vụ cho mục đích học tập các công nghệ mới liên tục phát triển cho các nhân viên của hãng. Do đó các nhân viên cũng tham gia vào lớp những người sử dụng giải pháp này. … Lớp ứng dụng. Lớp ứng dụng chia thành bốn thành phần chính, đó là: quản trị nội dung, quản trị phân phát nội dung, quản trị học và dịch vụ thương mại. Dịch vụ thương mại (BOS). Các công cụ và ứng dụng trong dịch vụ thương mại hỗ trợ tất cả các tổ chức của đào tạo của cisco. Kiến trúc cho phép các nhóm đào tạo tiếp tục chức năng quản lý sử dụng các công cụ, ứng dụng sẵn có, đồng thời cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu chung của các tổ chức. Trong lĩnh vực này, cisco chỉ ra các khởi điểm xuất phát cho các tổ chức, thực hiện các phân tích cần thiết liên quan đến việc phát triển kĩ năng, phát triển mô hình các khả năng phục vụ cho nhóm công việc, thiết lập giáo trình cần thiết để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, nhu cầu hoạt động của tổ chức. Dịch vụ thương mại bao gồm các hệ thống, công cụ, ứng dụng cung cấp các dịch vụ sau: Tập quán, thói quen của nhân viên, học viên. BOS định nghĩa các yêu cầu đối với tập quán, thói quen của học viên và nhân viên nhằm nâng cao hiệu quả trong giải pháp e-learning. Mục đích là để điều chỉnh các web site nội bộ và web site của cisco bằng các ứng dụng, dịch vụ có sẵn để thoả mãn tối đa các tập quán thói quen của nhân viên và học viên. Hỗ trợ e-learning. Khi được thực hiện đầy đủ, dịch vụ hỗ trợ e-learning sẽ có đầy đủ các mức hỗ trợ, bao gồm: trả lời qua email, qua điện thoại hay trả lời online. Dịch vụ này cũng cung cấp hỗ trợ cho các công cụ quản lý trong các lĩnh vực khác. Đồng thời nó cũng được tích hợp vào mô hình hỗ trợ của cisco (hỗ trợ kỹ thuật bên trong và bên ngoài). Trợ giúp trực tuyến. Dịch vụ trợ giúp trực tuyến được cung cấp cho tất cả các dịch vụ và ứng dụng e-learning. Nó giúp cho người sử dụng, truy cập vào giải pháp cho vấn đề riêng của mình. Nó được phát triển dựa trên phương pháp luận dùng để xây dựng các giải pháp e-learning của cisco. Bảo mật. Dịch vụ bảo mật quản lý việc truy cập vào ứng dụng và nội dung dựa trên vai trò của người dùng và học viên. Dịch vụ này cũng tương thích với chuẩn bảo mật hiện thời của cisco. Báo cáo. Dịch vụ báo cáo cho phép tạo báo cáo về việc tái sử dụng, phát triển, sử dụng tài nguyên học, đồng thời cung cấp báo cáo về kết quả kinh doanh của toàn hệ thống e-learning. Hệ quản trị nội dung (CMS). Các quyết định về kinh doanh của hệ e-learning được xây dựng dựa trên các dịch vụ thương mại (đã trình bày ở trên), bước tiếp theo các dịch vụ quản trị nội dung cho phép các nhà cung cấp nội dung đăng ký, tập hợp, quản lý và xuất bản nội dung học sẵn sàng cho việc truyền tải nội dung học này đến học viên. Hệ quản trị nội dung cho phép người tạo giáo trình sử dụng tất cả các công cụ tạo giáo trình hệ thống cung cấp cũng như các công cụ của nhà sản xuất thứ ba như Microsoft word, Powerpoint, Dream wave. Nó cho phép các nhà cung cấp nội dung đăng ký toàn bộ khoá học như là một đối tượng nhị phân (không quan tâm đến cấu trúc bên trong) hoặc như là một tập các đối tượng có liên quan với nhau. Các nhà cung cấp nội dung càng tạo ra nhiều đối tượng học (hoặc các đơn vị kiến thức) thì nhu cầu định vị các nội dung học cũ với mục đích sử dụng lại càng lớn. Để làm được điều này thì các nhà cung cấp nội dung, soạn thảo giáo trình, thiết kế cấu trúc các khoá học phải thường xuyên cập nhật các tài liệu mô tả cho khoá học của mình một cách đầy đủ, đúng đắn nhất vào trong kho lưu trữ của CMS. Các công cụ tạo giáo trình có cấu trúc có khả năng tập hợp các đối tượng nội dung như văn bản, đồ hoạ trong một giáo trình. Để có thể phân phát nội dung đến học viên một cách hiệu quả, phù hợp luôn cần tài liệu mô tả cho tất cả các đơn vị học trình. Tích hợp công cụ soạn thảo. Dịch vụ tích hợp công cụ soạn thảo cho phép các nhà soạn thảo giáo trình tạo ra các đối tượng bài giảng như văn bản, đồ hoạ, phim, âm thanh với bất kỳ mức độ liên kết nào. Ngoài ra còn cho phép nhập nội dung từ hệ bên ngoài vào kho lưu trữ nội dung học của hệ. Dịch vụ đăng ký. Dịch vụ đăng ký cho phép lưu trữ vị trí, siêu dữ liệu mô tả, siêu dữ liệu cấu trúc của các đối tượng nội dung. Đối tượng có thể lưu trữ vật lý trong hệ lưu trữ nội dung hoặc lưu trữ tại một nơi khác an toàn hơn. Các đối tượng nội dung được đăng ký sẽ giúp cho việc tái sử dụng, tái cấu trúc trở lên dễ dàng hơn. Việc đăng ký sử dụng các giao diện chuẩn của hệ quản trị nội dung. Dịch vụ khai thác đối tượng. Dịch vụ khai thác đối tượng sử dụng kho lưu trữ siêu dữ liệu và cả nội dung để định vị các đối tượng nội dung cho phù hợp với tiêu chuẩn tìm kiếm của người tạo giáo trình. Người sử dụng có thể xem trước các đối tượng để có thể quyết định tính sự dụng lại của đối tượng nội dung. Tìm kiếm và soạn thảo là những chức năng trong quá trình tái cơ cấu nội dung học. Chức năng tìm kiếm trong CMS có thể được thực hiện thông qua giao diện API được cung cấp. Dịch vụ tập hợp nội dung. Sau khi đã tìm được đối tượng nội dung, dịch vụ tập hợp nội dung cho phép kéo thả các đối tượng tìm được vào một khuôn mẫu bài giảng. Các khuôn mẫu này có thể được tạo ra, đăng ký và được lưu trữ. Việc sử dụng các khuôn mẫu bài giảng cũng làm đơn giản việc đóng gói nội dung. Dịch vụ lưu trữ nội dung (CSS). Dịch vụ lưu trữ nội dung cung cấp tất cả các chức năng của một hệ thống như khả năng quản lý phiên bản, lược sử (history), báo cáo, checkin-checkout các đối tượng. CSS đồng thời cũng cung cấp các công cụ xuất nhập các đối tượng nội dung từ hệ ngoài hoặc đưa ra hệ ngoài. Dịch vụ xuất bản. Khi khoá học sẵn sàng để học viên có thể tham gia thì phải có dịch vụ xuất bản để khoá học được phân phát trên môi trường phân tán. Dịch vụ xuất bản sẽ gán cho mỗi lần xuất bản một mã để theo dõi. Siêu dữ liệu được gửi đến hệ phân phát nội dung để hệ này biết được cách triển khai khoá học trên. Từ đây hệ quản trị nội dung sẵn sàng với các yêu cầu từ phía hệ quản trị học. Quản trị phân phát nội dung ( DMS). Khi nội dung đã được tạo và sẵn sàng cho việc xuất bản thì dịch vụ phân phát nội dung sẽ xác định cách tốt nhất để truyền tải nội dung này đến với học viên. Tại cisco một vài môi trường phân tán nội bộ và một vài môi trường khác nằm bên ngoài filewall. Nó cung cấp sự mềm dẻo cho các đối tác và các hãng bán nội dung học, lưu trữ nội dung học bên ngoài công ty. Dịch vụ quản trị phân phát nội dung bao gồm các công cụ, ứng dụng và hệ thống thực hiện những dịch vụ sau: Trình diễn nội dung. Dịch vụ trình diễn nội dung sử dụng thông tin cá nhân của học viên để đưa ra một cách biểu diễn của nội dung phù hợp với học viên nhất. Hệ quản trị nội dung sẽ chỉ ra khuôn mẫu để phân phát một bài học tương ứng. DMS sẽ ánh xạ thông tin cá nhân với khuôn mẫu nội dung học để tìm ra được biểu diễn của nội dung phù hợp với học viên nhất. Đồng thời nó cũng quyết định đích thể hiện nội dung có thể là trên web, trên giấy hay là download bài học. Quản lý phân tán. Người sử dụng có thể quản lý sự phân tán của nội dung. Hệ quản lý xấp xỉ sẽ đảm bảo các nội dung học yêu cầu bởi hệ LMS được đáp ứng bởi vị trị gần học viên nhất. Nếu nội dung không được lấy ngay lập tức thì nó có thể được download và sử dụng trong ngày hôm sau. Quản lý kết quả tương tác. Hệ quản trị phân phát và phân tán nội dung theo dõi các thao tác của học viên trong quá trình phân phát nội dung và ghi lại các thông tin này cho hệ LMS nhằm mục đích ghi lại trong lược sử. Sự theo dõi này chỉ là tạm thời, các thông tin cố định được lưu trữ trong hệ LMS. Hệ quản trị học (LMS). Đối với học viên dịch vụ quản trị học là hệ thống cuối quản lý các dịch vụ cần thiết cho quá trình đào tạo như là đăng ký và kiểm tra. Đây là nơi người học truy cập vào môi trường đào tạo của mình và cũng là nơi theo dõi quá trình học tập của học viên bắt đầu. LMS quản lý tất cả các tương tác, ở đây bao gồm tương tác duyệt (navigator), lựa chọn các đơn vị nội dung, kết nối tới dịch vụ phân phát nội dung để lấy được các đơn vị nội dung vừa chọn. Sau đây là các dịch vụ mà hệ quản trị học cung cấp: Tính cá nhân hoá. Sự kết hợp giữa thông tin cấu hình của học viên và thông tin về sở thích của học viên cung cấp nền tảng cơ bản cho việc cá nhân hoá quá trình học của học viên, tạo nên tính động trong sự phân phát nội dung, mô hình phát triển trình độ riêng cho học viên. Các thông tin về học viên bao gồm thông tin về các thông tin về nghề nghiệp, thông tin về công ty, về nơi ở. Các thông tin này không được sửa đổi lại bởi học viên. Các thông tin về sở thích như phương thức truyền tải nội dung, ngôn ngữ sử dụng, các thông tin này có thể được sửa đổi lại bởi học viên. Tìm kiếm và duyệt. Catalog là nơi lưu trữ tất cả các khoá học của cisco, học viên có thể dễ dàng tìm kiếm, duyệt để tìm, chọn các khoá học do cisco cung cấp. Họ cũng có thể dùng cơ chế tìm duyệt để đăng ký, trả tiền cho khoá học mà cisco cung cấp. Đăng ký. Dịch vụ đăng ký cho học viên có thể truy cập vào catalog các khoá học của cisco, đăng ký học các khoá học này. Quá trình đăng ký quản lý truy cập vào khoá học được cung cấp và quản lý lược sử hay kế hoạch học tập. Đồng thời nó cũng quản lý các thông báo, sự thay đổi trong lịch học, những thay đổi trong chính sách của khoá học được cung cấp. Theo dõi người học. Dịch vụ theo dõi người học theo dõi quá trình phát triển của người học bằng cách ghi lại lược sử học, trạng thái hiện thời và tương lai phát triển gần trong suốt quá trình học. Thương mại điện tử. Khi người học chọn thanh toán cho một khoá học nào đó, chức năng thanh toán sẽ được dịch vụ thương mại điện tử cung cấp. Dịch vụ này cung cấp nhiều phương thức thanh toán, quản lý tài chính tập trung, đa ngôn ngữ và nhiều loại tiền tệ trong quá trình thanh toán. Khi dịch vụ thanh toán nhận được thông báo thanh toán thành công từ phía thương mại điện tử thì nó sẽ cập nhật thông tin người học và cập nhật khoá học mà học viên được tham gia. Kiểm tra đánh giá. Các bài kiểm tra trước và sau khoá học được sử dụng nhằm tăng hiệu quả của khoá học. Cung cấp các phản hồi có ý nghĩa cho người quản lý và cho cả người học trong quá trình học. Các bài kiểm tra trước giúp người học giới hạn nội dung học phục vụ chính xác cho mục đích của học viên, tiết kiệm thời gian. Kiểm tra sau giúp cho học viên tạo báo cáo về kết quả học tập của mình. Công cụ quản lý. Các nhà quản lý có thể truy cập vào lược sử và kế hoạch học của học viên để tạo ra báo cáo trong chuỗi báo cáo. Họ có thể tăng cường việc đăng ký và thêm vào kế hoạch học của các học viên. Họ có thể xem quá trình phát triển trình độ của các học viên trong quá trình học cũng như trong các kỳ kiểm tra. Tổng kết. Công cụ tổng kết cho phép học viên sử dụng các dịch vụ của hệ quản trị học để xem kết quả học của mình. Dưới đây là mô hình minh hoạ các thành phần đã trình bày ở trên trong giải pháp e-learning của cisco. Hình 3: Các thành phần trong giải pháp e-learning của cisco. Lớp mạng. Với việc sử dụng các công nghệ và thiết bị mạng tiên tiến của cisco, giải pháp e-learning có thể được triển khai dễ dàng trên lền tảng mạng rất mạnh, phục vụ cho việc triển khai các dịch vụ của tầng ứng dụng trong sơ đồ thiết kế giải pháp e-learning của cisco. Kiến trúc này đã được xây dựng dựa trên mạng thông minh của cisco, một nền tảng đảm bảo chắc chắn cho sự sẵn sàng, khả chuyển và hiệu năng cũng như sự truyền tải các dữ liệu âm thanh, hình ảnh. Nó đồng thời cũng quản lý chất lượng dịch vụ, độ bảo mật, nội dung phân phối. Mô hình của ADL. Mô hình chức năng. Mô hình chức năng có thể cung cấp một cái nhìn trực quan về các thành phần tạo nên môi trường e-learning và những đối tượng thông tin giữa chúng. ADL (Advanced Distributed Learning) - một tổ chức chuyên nghiên cứu và khuyến khích việc phát triển và phân phối học liệu sử dụng các công nghệ mới, đã công bố các tiêu chuẩn SCORM mô tả tổng quát chức năng của một hệ thống E-learning bao gồm: - Hệ thống quản lý học tập (LMS) như là một hệ thống dịch vụ quản lý việc phân phối và tìm kiếm nội dung học tập cho người học, tức là LMS quản lý các quá trình học tập. - Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS): Một LCMS là một môi trường đa người dùng, ở đó các cơ sở đào tạo có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm. LCMS quản lý các quá trình tạo ra và phân phối nội dung học tập. Hình 4: Mô hình chức năng hệ thống E-learning. LMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng nhập của người sử dụng với các hệ thống khác, vị trí của khoá học từ LCMS và lấy thông tin về các hoạt động của học viên từ LCMS. Chìa khoá cho sự kết hợp thành công giữa LMS và LCMS là tính mở, sự tương tác. Hình dưới mô tả một mô hình kiến trúc của hệ thống E-learning sử dụng công nghệ Web để thực hiện tính năng tương tác giữa LMS và LCMS cung như với các hệ thống khác. Hình 5: Kiến trúc hệ thống E-learning sử dụng công nghệ WEB Trên cơ sở các đặc tính của dịch vụ Web, người ta thấy rằng các dịch vụ Web có khả năng tốt để thực hiện tính năng liên kết của các hệ thống E-learning bởi các lý do sau: - Thông tin trao đổi giữa các hệ thống E-learning như LOM, gói tin IMS đều tuân thủ tiêu chuẩn XML. - Mô hình kiến trúc Web là nền tảng và độc lập về ngôn ngữ. Mô hình hệ thống. Một cách tổng thể một hệ thống E-learning bao gồm 3 phần chính: - Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối người dùng (học viên), thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông,... - Hạ tầng phần mềm: các phần mềm LMS, LCMS, Macromedia, Toolbook, Aurthorware… - Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của E-learning là nội dung các khoá học, các chương trình đào tạo, các courseware. Hình 6: Mô hình hệ thống E-learning. Mô hình của IDC. IDC quan niệm về giải pháp e-learning như là sự cấu thành của hai giải pháp thành phần là hệ quản trị học (LMS) và hệ quản trị nội dung học (LCMS). Mục đích chủ yếu của hệ quản trị học là cung cấp khả năng quản trị việc học của học viên. Hệ quản trị học cung cấp một cách tiếp cận tập trung và có tổ chức đối với việc học. Hệ quản trị học cung cấp khả năng lập lịch và đăng ký học cho học viên vào các khoá học trực tuyến và ngoại tuyến, khởi động khoá học này và theo dõi quá trình học cuả học viên qua các khoá học. Sự thành công của học viên được xác định qua việc học tuần tự hoặc theo một trình tự nào đó các nội dung của khoá học và các bài kiểm tra. Nó cũng cung cấp công cụ quản trị học với khả năng theo dõi các tài nguyên thuộc về lớp học. Các hệ quản trị học phức tạp hơn có thể đánh giá khả năng của từng học viên thông qua các bài kiểm tra khả năng và hướng họ tới các phần kiến thức thích hợp để họ hướng tới phần kiển thức còn chưa biết. Trong khi đó hệ quản trị nội dung (LCMS) cung cấp cho các tổ chức những tính năng đăng ký và phân loại cơ bản, những hàm này không mạnh như các hàm tương tự của hệ quản trị học nhưng tập trung chủ yếu trên nội dung học. Ngoài ra hệ quản trị nội dung còn cung cấp các tính năng theo dõi sự tương tác của học viên với nội dung học ở cấp cao của hệ quản trị học. Theo dõi học viên trong hệ quản trị học chỉ đơn giản trong sự giới hạn hoàn thành bài học và trả lại kết quả bài kiểm tra. Tâm điểm của hệ quản trị nội dung học là cung cấp công cụ quản trị và phân phát nội dung học mà học viên cần khi học viên thực sự cần. Hệ quản trị nội dung học theo dõi theo dõi học viên truy cập vào tất cả các đối tượng nội dung học cho phép các tổ chức biết được các học viên đã học khoá học đó như thế nào, đồng thời giúp họ lọc bỏ những phần ít được sử dụng hay không mang tính sư phạm. Hệ quản trị nội dung học và hệ quản trị học không tách biệt nhau mà bổ trợ cho nhau. Khi được tích hợp chặt chẽ thông tin hai hệ có thể trao đổi cho nhau tạo thuận lợi hơn cho người học và công cụ thuận tiện dễ dàng hơn cho người quản trị. Hệ quản trị học có thể quản trị cộng đồng người sử dụng, cho phép họ sử dụng các đối tượng nội dung được lưu trữ và quản lý bởi hệ quản trị nội dung học. Trong quá trình phân phát nội dung hệ quản trị nội dung học cũng tham gia đánh dấu sử tiến bộ của học viên, điểm của các bài kiểm tra và trả lại kết quả cho hệ quản trị học để làm báo cáo. Hình dưới minh hoạ chặt chẽ giữa hai hệ trong giải pháp e-learning nói chung. Nếu việc tích hợp tốt thì việc liên tác giữa hai hệ có thể được thực hiện. Hai lợi ích cơ bản trong quá trình sử dụng đối tượng nội dung là tính liên tác và tính tái sử dụng đều dựa trên chuẩn XML và được mô tả bởi các siêu dữ liệu chuẩn được định nghĩa bởi các chuẩn then chốt trong công nghiệp e-learning. Hình dưới minh hoạ sơ đồ giải pháp e-learning của IDC. Hình 7: Mô hình giải pháp e-learning của IDC. Những lợi ích do e-learning đem lại. Việc chuyển đổi phương pháp đào tạo và học tập trong các doanh nghiệp sao cho hiện đại, hiệu quả và linh hoạt hơn đã trở thành một nhu cầu cấp bách trong thời đại công nghệ và tri thức. Nhiệm vụ của e-learning trong doanh nghiệp là cung cấp các chương trình đào tạo kịp thời, hiệu quả với giá thành hợp lý để có được đội ngũ nhân viên năng động, tận tuỵ, giỏi nghiệp vụ và hiểu biết. Đối với các trung tâm giáo dục như các trường đại học, các trường phổ thông thì việc áp dụng e-learning sẽ đem lại những lợi ích như việc giáo dục từ xa, sinh viên tiếp cận với tri thức toàn diện hơn, chủ động hơn, giáo viên có nhiều lựa chọn trong việc chuyển tải kiến thức và quản lý việc học của sinh viên. E-learning áp dụng cho bất cứ ai, ở bất cứ đâu và học bất cứ lúc nào. Hiện nay số nhân viên sử dụng máy tính trong công viêc hàng ngày là rất lớn. Những trở ngại về mặt kỹ thuật như chuẩn hoá, cơ sở hạ tầng, khả năng truy nhập internet đã được cải thiện đáng kể trong vài năm gần đây. Sự bùng nổ của World Wide Web, mạng intranet trong mỗi doanh nghiệp và những máy tính để bàn tốc độ cao làm cho e-learning trở lên sẵn sàng với mọi người 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần trên khắp toàn cầu. Điều này cho phép việc đào tạo có thể được phân phối tại nhiều địa điểm cùng lúc một cách nhanh chóng và thuận tiện. Mọi học viên có thể tham gia đào tạo và học vào bất cứ thời điểm nào thuận tiện đối với họ và có thể học ở bất cứ nơi đâu như văn phòng làm việc, tại nhà, tại các điểm truy cập internet công cộng. Tiết kiệm chi phí bằng cách giảm đáng kể các chi phí đi lại. Tuy nhiên, lợi ích lớn._. nhất của e-learning là loại bỏ các chi phí và sự bất tiện của cả giáo viên và học viên khi việc đào tạo được tổ chức tại một địa điểm. Điều này tiết kiệm cho doanh nghiệp chi phí bỏ ra cho toàn bộ khoá học. Hơn nữa, việc ứng dụng e-learning cho phép một khoá học có thể được chia ra thành các phần nhỏ, trải dài trong nhiều ngày hay nhiều tuần nên doanh nghiệp sẽ không bị mất một nhân viên nào trong toàn bộ các ngày mà khoá học diễn ra. Khả năng truy nhập thông tin đúng lúc, đúng thời điểm. Với cơ sở hạ tầng là mạng internet hoặc intranet, cùng với ứng dụng web, giáo viên có thể cập nhật giáo trình và các tài liệu ngay lập tức một cách trực tuyến. Việc này sẽ giúp cho người học có thể lấy được những thông tin mới nhất, hơn nữa sinh viên chỉ khai thác thông tin khi họ cần đến thông tin đó, thay cho việc học một lần trên lớp và sau đó quên đi. Thực tế đã chứng minh rằng e-learning đem lại hiệu quả hơn cho sinh viên so với việc học tập trên lớp học truyền thống. Khả năng tiếp thu cao hơn nhờ cá nhân hoá việc học tập. Nhờ có e-learning học viên có thể tuỳ biến các bài giảng và tài liệu theo những yêu cầu cụ thể của họ, họ có thể điều khiển quá trình học của riêng mình, do đó có thể nắm bắt bài giảng nhanh hơn và tốt hơn rất nhiều. Nâng cao tính cộng tác và tương tác giữa người học. Với e-learning các bài học được kết hợp với các phương tiện truyền tin có thể tạo ra môi trường tương tác trực tuyến bao gồm: ví dụ, minh hoạ, trò chơi, kỹ thuật mô phỏng, video, tài liệu tham khảo, thảo luận nhóm, chat room, thư điện tửm bảng thông báo, chú ý, hướng dẫn, hỏi và trả lời. Đào tạo từ xa có thể khuyến khích và động viên sinh viên đưa ra ý kiến thật sự của bản thân, dù có trái ngược với ý kiến của nhiều người khác, đây là điều tương đối hạn chế đối với giáo dục trên lớp truyền thống. Hơn nữa e-learning cho phép sinh viên được chia thành các nhỏ có các đặc thù riêng của mình, họ tìm thấy những người có cùng thiên hướng trong một nhóm, họ sẽ bỏ ra nhiều thời gian hơn để làm việc trong nhóm và đó là điều kiện để họ nắm vững bài giảng nhanh hơn và sâu sắc hơn. Đào tạo trực tuyến sẽ làm cho người học tự tin hơn đào tạo truyền thống. Sinh viên tham gia đào tạo trực tuyến sẽ không cảm thấy lúng túng, ngượng ngiụ khi bị lỗi, bởi vì họ có khả năng quay trở lại và tiếp tục thử lại một lần nữa. Điều này sẽ cổ vũ sinh viên dám bước vào nghiên cứu thử nghiệm những vấn đề mới. Các lợi ích trong việc quản lý. Quản lý về cấu trúc: hạ tầng cơ sở điện tử cho phép quản lý đánh giá các mối tương tác giữa sinh viên với giáo viên. Đánh giá tính hiệu quả của chương trình: phần mềm e-learning cung cấp rất nhiều tiện ích cho phép người quản trị hệ thống có thể kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của chương trình. Họ có thể kiểm tra công việc của người học một cách đơn giản, ví dụ như kiểm tra số lượng cập nhật thông tin của mỗi sinh viên... Điều này giúp cho người phụ trách đào tạo đánh giá đưa ra quyết định một cách nhanh chóng. Những thách thức trong việc triển khai e-learning. Giới hạn về dải thông sẽ ảnh hưởng đến việc thể hiện âm thanh, video và các hình ảnh có độ phân giải cao. Thời gian truy cập chậm sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình của việc học tập. Nhưng sự phát triển của công nghệ sẽ nhanh chóng khắc phục vấn đề này. Máy tính có thể thay thế được sự tiếp súc của con người không? Sử dụng e-learning có nghĩa là sinh viên sẽ làm việc với máy tính toàn bộ thời gian thay cho việc nghe giảng trên lớp. Điều này sẽ không thích hợp với những môn liên quan đến vận động như khiêu vũ, thể dục thể thao. Hiện nay các chương trình đào tạo sử dụng e-learning vẫn còn nhiều cứng nhắc. Cùng với các giới hạn về công nghệ, khả năng tương tác trong việc đào tạo bằng e-learning vẫn bị giới hạn. Quá trình cải thiện các giới hạn này vẫn đang được tiến hành. Tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc trong việc phát triển hơn là dự tính. Bao giờ cũng vậy việc nâng cấp và thực hiện những công nghệ mới sẽ làm hao tốn rất nhiều tài nguyên hơn là dự tính. Nên đầu tiên doanh nghiệp cần bắt đầu với những chương trình đơn giản và cố gắng xây dựng thành công những chương trình này. Hãy luôn luôn nhớ rằng phần chi phí lớn nhất trong việc xây dựng e-learning là chi phí ban đầu. Không phải toàn bộ khoá học đều được cảm nhận tốt thông qua máy tính. Thực tế cho thấy không phải toàn bộ các khoá học đều thực hiện tốt thông qua máy tính. Đó là các khoá học phức tạp cần đến sự giao tiếp với những giáo viên có kinh nghiệm. CHƯƠNG II. HỆ QUẢN TRỊ HỌC (LMS). Qua việc phân tích kiến trúc trong giải pháp e-learning của các tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực này, ta có thể kết luận là tuy có sự khác biệt về cách tiếp cận, về cách thức xây dựng giải pháp, về nền tảng thực thi nhưng các hệ thống e-learning nói chung đều có xu hướng phân tách thành hai phần riêng biệt. Đó là hệ quản trị nội dung học (LCMS) và hệ quản trị học (LMS). Qua việc tìm hiểu mô hình e-learning, được sự đồng ý và hướng dẫn tận tình của thầy Hoàng Minh Thức, em đã đi sâu vào tìm hiểu vai trò, cấu trúc, chức năng của hệ quản trị học, từ đó có thể phân tích và thiết kế một hệ LMS mô phỏng các vấn đề đã tìm hiểu. Tổng quan về hệ quản trị học. Khái niệm LMS. Hệ quản trị học là một tập các chức năng được thiết kế phục vụ mục đích phân phát, theo dõi làm báo cáo, quản lý tài nguyên nội dung học, sự tiến triển của học viên và sự tương tác của học viên với hệ LMS. Thuật ngữ quản trị học có thể áp dụng cho hệ quản trị học đơn giản, đến môi trường phân tán phức tạp cao cấp mức độ xí nghiệp. Hình 8: Mô hình tổng quát của một LMS. Trên hình vẽ là mô hình tổng quát của LMS. Trong mô hình này thì LMS bao gồm: dịch vụ xác định thứ tự các bài học, dịch vụ kiểm tra/đánh giá, dịch vụ quản lý khóa học, dịch vụ quản lý thông tin học viên, dịch vụ theo dõi, dịch vụ quản lý nội dung, dịch vụ phân phối nội dung, dịch vụ quản lý nội dung, quản lý các hàm API. Rất nhiều tổ chức tham gia quá trình phát triển các chuẩn cho công nghệ đào tạo qua mạng hiện tại sử dụng thuật ngữ quản trị học thay cho thuật ngữ quản trị học bằng máy tính ( Computer Manager Instruction - CMI). Đồng thời cũng thêm vào đó các tính năng và khả năng mới. Những dịch vụ được thêm vào gồm có kết nối đầu cuối với hệ thống thông tin khác, dịch vụ theo dõi học viên và làm báo cáo với mức độ phức tạp cao, dịch vụ đăng ký tập trung, dịch vụ cộng tác trực tuyến, phân phát động nội dung học, cùng với tất cả dịch vụ cần thiết cho việc quản lý tiến độ học tập của học viên. Hiện tại thuật ngữ quản trị học có thể được hiểu như là một tập rất nhiều các chức năng được cung cấp. Trong văn cảnh SCORM, việc thực thi mô hình lý thuyết có tính mềm dẻo rất cao. SCORM chỉ tập trung việc giao tiếp giữa nội dung học tập với hệ quản trị học mà không mô tả cụ thể các tính năng mà hệ quản trị học phải có. Theo SCORM thì thuật ngữ quản trị học chỉ môi trường server chứa các logic cần thiết cho việc điều khiển quá trình truyền tải nội dung đến học viên. Nói cách khác theo SCORM thì quản trị học phải có khả năng xác định truyền tải nội dung học gì đến học viên và truyền tải khi nào đồng thời theo dõi quá trình phát triển của học viên. SCORM hỗ trợ các khái niệm của việc cấu thành nội dung từ việc tập hợp các đơn vị tri thức nhỏ có tính tái sử dụng để tạo nên các đơn vị học trình như khoá học, module, chương, bài luận… Bản thân các tài nguyên học khi đứng một mình chúng không có ý nghĩa nhưng khi tích hợp với những tài nguyên học khác thì sự tích hợp đấy lại mang lại ý nghĩa, văn cảnh cho nội dung học và cho phép hệ quản trị có thể quản lý được quá trình học của học viên. Các tài nguyên có thể tái sử dụng trong rất nhiều văn cảnh khác nhau. Điều này có nghĩa là bản thân các đơn vị học trình không thể xác định chúng nằm ở vị trí nào trong cấu trúc của một bài học hay một khoá học. Nếu một đơn vị tài nguyên học (học trình) có thể tự xác định nó nằm ở vị trí nào trong khoá học thì trong bản thân đơn vị tài nguyên học đó phải chứa thông tin về đơn vị tài nguyên học khác. Việc này được giải quyết bằng cách các thông tin về cấu trúc của khoá học cần thiết cho quá trình tạo lịch và duyệt khoá học sẽ được lưu độc lập với đơn vị học trình và có thể được phân tích bởi hệ quản trị học. Đối với bản thân hệ quản trị cũng không biết các thông tin chuyên biệt lưu trong nội dung, cái duy nhất nó biết là các thông tin về cấu trúc của khoá học. Nó cho phép người thiết kế nội dung học chỉ ra các luật duyệt khoá học riêng biệt nhưng vẫn đảm bảo tính tái sử dụng của nội dung với khả năng tích hợp trong nhiều văn cảnh khác nhau. LMS và hệ quản trị nội dung học LCMS trong giải pháp e-learning. Mục đích của hệ quản trị học là đơn giản việc quản trị chương trình dạy học và đào tạo trong một tổ chức. Đối với nhân viên và học viên của chương trình đào tạo, LMS giúp cho họ có thể lập lịch học cho mình, trao đổi, công tác với các học viên hay nhân viên khác. Đối với quản trị viên, hệ quản trị học giúp nó phân phát, theo dõi và làm báo cáo về tình trạng học của học viên trong tổ chức. Nhưng hầu hết các hệ quản trị học không cung cấp các công cụ soạn thảo nội dung. Đây là lý do tại sao các nhà cung cấp hệ quản trị học phải cung cấp bổ xung các công cụ tạo nội dung hay phải phối hợp với các nhà cung cấp nội dung thì mới có thể đưa ra một giải pháp e-learning toàn diện. Các công cụ tạo nội dung như Macromedia, Dream waver… cũng có thể được sử dụng để tạo nội dung có tính tuỳ biến cao. Hình minh hoạ dưới đây cho thấy đơn vị nhỏ nhất có khả năng tự mô tả trong hệ quản trị là các khoá học. Do đó nội dung ở đây không có tính tái sử dụng, mọi thông tin đều ở mức khoá học. Hệ quản trị nội dung học là một thuật ngữ trong công nghiệp xuất bản trực tuyến. Mục tiêu của nó là đơn giản việc tạo và quản trị nội dung trực tuyến (bài báo, báo cáo, tranh ảnh…) được sử dụng trong mục đích học tập. Trong hệ quản trị nội dung học, các khoá học được tạo từ các đơn vị học trình nhỏ hơn có khả năng tự mô tả. Chính nhờ tính năng này mà tuỳ thuộc vào thông tin cá nhân của học viên ta có thể chia ra một tập hợp các đơn vị nội dung tương ứng sao cho phù hợp với mục đích của người học nhất. Hình dưới đây minh họa cơ cấu của hệ quản trị nội dung học. Giải pháp e-learning nói chung là sự phối hợp các tính năng quản lý, quản trị việc học của học viên trong hệ quản trị học với khả năng tạo ra các đối tượng nội dung, tập hợp có tính tuỳ biến cao các nội dung này trong hệ quản trị nội dung học. Với sự kết hợp này, học viên không chỉ lấy các đơn vị học trình khi họ cần mà còn lấy được duy nhất phần mà họ quan tâm. Hình dưới minh hoạ giải pháp e-learning do sự kết hợp của hệ quản trị học và hệ quản trị nội dung học. Chuẩn SCORM. Giới thiệu chuẩn SCORM. Đối với những người làm việc trong lĩnh vực e-Learning, các chuẩn e-Learning đóng vai trò rất quan trọng. Không có chuẩn e-Learning chúng ta sẽ không có khả năng trao đổi với nhau và sử dụng lại các đối tượng học tập. Nhờ có chuẩn toàn bộ thị trường e-Learning (người bán công cụ, khách hàng, người phát triển nội dung) sẽ tìm được tiếng nói chung, hợp tác với nhau được cả về mặt kĩ thuật và mặt phương pháp. LMS có thể dùng được nội dung phát triển bởi nhiều công cụ khác nhau và nhiều ví dụ khác nữa. Chuẩn e-learning sẽ giúp ta giải quyết được những vấn đề sau: Tính truy cập được (Accessibility): nếu chúng ta sử dụng các hệ thống và nội dung tuân theo chuẩn thì rất dễ sử dụng nội dung ở mọi nơi bằng cách sử dụng trình duyệt (browser). Ngay cả các chuẩn không liên quan đến e-Learning như HTTP cũng giúp cho việc truy cập thông tin dễ dàng hơn nhiều Tính khả chuyển (Interoperability): không những chúng ta có khả năng truy cập nội dung từ mọi nơi mà thậm chí không phụ thuộc vào các công cụ chúng ta dùng tại nơi đó. Do đó, chúng ta có thể sử dụng các LMS khác nhau để truy cập vào cùng nội dung. Và ngược lại, với một LMS có thể sử dụng nhiều nội dung tạo bởi các công cụ khác nhau Tính thích ứng (Adaptability): các chuẩn cũng giúp việc đưa ra các nội dung học tập phù hợp với từng cá nhân. Một ví dụ là meta-data. Nếu chúng ta sử dụng meta-data giống nhau để mô tả nội dung thì có thể xác định chính xác những gì một học viên cần. Một LMS/LCMS hiểu meta-data sẽ có khả năng hiểu và sử dụng các thông tin có trong meta-data, từ đó phân phối nội dung phù hợp với yêu cầu của từng học viên Khả năng sử dụng lại (Re-usability): chỉ với việc sử dụng chuẩn chúng ta mới có thể sử dụng lại nội dung chúng ta phát triển hoặc mua Tính bền vững (Durability): bạn vẫn sử dụng được nội dung ngay cả khi công nghệ thay đổi. Hơn nữa, với nội dung tuân theo chuẩn bạn không phải thiết kế lại hoặc làm lại Tính giảm chi phí (Affordability): với các lí do ở trên rõ ràng là nếu người bán nội dung và hệ thống quản lý tuân theo chuẩn, hiệu quả học tập sẽ tăng rõ rệt, thời gian và chi phí sẽ giảm. Do đó ROI (Return On Investment) sẽ tốt hơn nhiều Có rất nhiều người và tổ chức liên quan tới các nhóm tham gia quá trình chuẩn hoá trong lĩnh vực e-learning. ADL (Advanced Distributed Learning) là một tổ chức được thành lập năm 1997 dưới sự bảo trợ của bộ quốc phòng và văn phòng khoa học và công nghệ nhà trắng của mỹ. Với thế mạnh truyền thống của DoD trong việc thiết lập các chuẩn trong công nghệ thông tin và truyền thông như mạng Internet, chuẩn công nghệ phần mềm CMM, ADL đã đưa ra một mô hình tham khảo, kết hợp các đặc tả nổi tiếng, đang được chấp nhận rộng rãi gọi là SCORM (Sharable Content Object Reference Model) giúp cho e-Learning tiến thêm một bước mới. Có thể coi SCORM là sự kết tinh trí tuệ của cả cộng đồng e-Learning trong nhiều năm qua. Tiếp theo, ta sẽ đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về SCORM của ADL. SCORM là: Một mô hình tham chiếu định nghĩa mô hình nội dung học tập dựa trên môi trường web. Một tập các đặc tả kỹ thuật thiết kế để đáp ứng các yêu cầu cao của bộ quốc phòng Mỹ. Một quá trình kết hợp, hài hoà lợi ích và quan điểm của các nhóm khác nhau. Một chiếc cầu nối từ các công nghệ, đặc tả mới ra đời tới các sản phẩm thương mại. Các phiên bản SCORM ngày càng được hoàn thiện để thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên. Phiên bản SCORM hiện nay là SCORM 2004, khẳng định tính bền vững của SCORM. Một câu hỏi đặt ra là các phiên bản trước đây có tên là 1.1, 1.2, tại sao phiên bản lần này được gọi là 2004, không phải là 1.3? Theo người đứng đầu của ADL, tên gọi SCORM 2004 chứng tỏ tính ổn định của SCORM. Trong thời gian tới, ADL sẽ tập trung phát triển các tài liệu và công cụ giúp cộng đồng e-Learning triển khai SCORM 1.3 dễ dàng, thuận tiện. Sau khi SCORM 1.3 được triển khai rộng rãi, ổn định thì ADL mới tính tiếp đến chuyện đưa ra các phiên bản cao hơn(1.4, 1.5…). Chính vì vậy, ADL lấy tên gọi theo từng năm để đặt cho các chỉnh sửa, nâng cấp SCORM 1.3. Các thành phần chính của SCORM 2004: Trong phiên bản này, các thành phần chính của SCORM được chia thành các cuốn sách riêng biệt. Mỗi một đặc tả mới đưa vào sẽ coi như là một cuốn sách mới được đưa vào thư viện của SCORM. Ngoài cuốn sách đầu tiên giới thiệu tổng quan về SCORM, các cuốn sách còn lại đều là các mô tả kĩ thuật. Chúng bao gồm: “Content Aggregation Model (CAM)”, “Run-time Environment (RTE)”, và “Sequencing and Navigation (SN)”. Cuốn sách CAM mô tả việc đóng gói các nội dung học tập như thế nào để có thể trao đổi thông tin được trong nhiều hệ thống khác nhau, mô tả các chúng như thế nào để có thể phát hiện, tìm kiếm, và cuối cùng định nghĩa các luật xác định thứ tự nội dung học tập. Nó cũng định nghĩa các trách nhiệm và các yêu cầu trong việc xây dựng tổng hợp nội dung. Cuốn sách RTE mô tả các yêu cầu đối với hệ thống quản lý đào tạo (Learning Management System - LMS) trong việc quản lý môi trường hoạt động (chẳng hạn như quá trình tìm kiếm và hiển thị nội dung, việc giao tiếp giữa LMS và các thành phần mô hình dữ liệu chuẩn về các thông tin của học viên). Cấu trúc gói nội dung. Trong phần này chúng ta sẽ mô tả tổng quan về cấu trúc của một gói nội dung. Qua đó, ta thấy được những mô tả cấu trúc dữ liệu được dùng nhằm đảm bảo tính khả chuyển nội dung dựa trên môi trường Internet tạo ra bởi các công cụ soạn bài giảng, LMS và môi trường thực thi khác nhau. Cấu trúc gói nội dung của IMS tập trung vào tính khả chuyển giữa các hệ thống mà muốn nhập, xuất, tổng hợp và phân tách các gói nội dung. Trước khi tìm hiểu cấu trúc gói nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu qua về các thành phần tạo lên gói nội dung là: asset và sco. Asset. Asset là dạng cơ bản nhất của một tài nguyên học tập. Asset là biểu diễn điện tử của media, chẳng hạn text, âm thanh, các đối tượng đánh giá hay bất kỳ một mẩu dữ liệu nào có thể hiển thị được bởi Web và đưa tới phía học viên. Hơn một asset có thể được tập hợp lại để xây dựng các asset khác (Chẳng hạn như asset là trang HTML có thể là tập hợp của các asset khác nhau như ảnh, text, audio, và video. Trên hình vẽ biểu diễn một loạt các asset khác nhau: file audio WAV, file Audio MP3, các hàm javascript, ảnh JPEG, ảnh GIF, một đoạn HTML, trang Web, đối tượng Flash, tài liệu XML. Asset có thể có thể được mô tả bởi asset Meta-data cho phép tìm kiếm và phát hiện trong các kho chứa, do đó tăng tính sử dụng lại. SCO (Sharable Content Object). Một SCO là một tập hợp của một hoặc nhiều asset biểu diễn một tài nguyên học tập có thể tìm kiếm và hiển thị sử dụng SCORM RTE để trao đổi thông tin với LMS. Sco là tài nguyên học có thể theo dõi được bởi hệ quản trị học thông qua môi trường runtime. Sự khác biệt duy nhất giữa SCO và asset là SCO trao đổi thông tin với LMS sử dụng IEEE ECMAScript API. Để hiểu rõ hơn hãy xem hình vẽ dưới đây: Trên hình vẽ chỉ ra được sự khác biệt của SCO với asset. Bên tay trái chỉ ra SCO là tập hợp của các asset khác nhau. Điểm khác biệt là nằm ở khung bên tay phải. Khung đó mô tả quá trình SCO trao đổi thông tin với LMS. Đầu tiên, SCO tìm LMS cung cấp đối tượng API. Sau đó, SCO sử dụng đối tượng tìm thấy gọi phương thức Initialize() để khởi tạo phiên làm việc với LMS. Nếu cần SCO có thể dùng các phương thức API GetValue, SetValue để lấy hoặc thiết lập các giá trị cần thiết. Cuối cùng, SCO kết thúc phiên trao đổi thông tin với LMS thông qua phương thức Terminate(). Cũng như asset, SCO có thể được mô tả bởi siêu dữ liệu của SCO nhằm phục phụ cho việc tìm kiếm và phát hiện được trong các kho lưu trữ tài nguyên học tập với mục đích tăng cường tính tái sử dụng của SCO. SCO là đơn vị nội dung học nhỏ nhất có tính chủ đề nên việc được tái sử dụng cho các mục đích học khác nhau là điều hoàn toàn có thể. SCORM không quy định kích thước cụ thể của một SCO. Người phát triển nội dung sẽ quyết định kích cỡ này dựa trên mục đích tái sử dụng của SCO. Như đã trình bày ở hình vẽ trên, SCO phải tuân theo các quy định xác định trong SCORM RTE. SCO phải có các công cụ cần thiết để tìm LMS cung cấp API và gọi tối thiểu 2 phương thức Initialize(), Terminate(). Các hàm khác có thể được gọi nhưng chỉ là tuỳ chọn. Việc tuân thủ các yêu cầu bắt buộc SCO phải tuân theo các quy định trong SCORM RTE khi tham gia vào hệ LMS đem lại lợi ích sau: LMS hỗ trợ SCORM RTE có thể tìm và hiển thị SCO và theo dõi chúng bất kể chúng được tạo ra bởi nhà cung cấp nào. Bất kỳ LMS nào hỗ trợ SCORM RTE có thể kích hoạt và theo dõi các SCO bắt đầu khi nào và kết thúc khi nào. Bất kỳ LMS nào hỗ trợ SCORM RTE có thể phát hiện và hiển thị các SCO theo cùng một cách giống nhau. Gói nội dung (content package). Gói nội dung là gói biểu diễn một đơn vị học tập. Nó có thể là một phần của khoá học, một khoá học, hay là tập hợp nhiều khoá học khác nhau và được phân phối một cách độc lập. Một gói phải có khả năng tồn tại một mình, tức là, nó phải chứa các thông tin cần thiết để LMS có thể sử dụng được nội dung của gói truyền tải tới học viên khi được yêu cầu. Cấu trúc gói nội dung cung cấp cho người tạo giáo trình một phương thức tập hợp các tài nguyên học thành một đơn vị học trình, module hay một khoá học. Cấu trúc gói nội dung có thể coi như một sơ đồ cho việc duyệt các tài nguyên học trong một khoá học. Khi học viên tham gia vào một khoá học thì LMS sẽ truyền tải nội dung học theo một thứ tự đã được định trước của người tạo ra khoá học này. Để biểu diễn cấu trúc nội dung chúng ta cần: Sự phân cấp nội dung: đó là một cách biểu diễn dạng cây, cho phép nhóm logic các thành phần tài nguyên học. Thường thì đây là trình tự ngầm định mà người tạo giáo trình muốn học viên phải tuân theo khi duyệt khoá học. Siêu dữ liệu hướng văn cảnh: khi tạo các đơn vị kiến thức thì người tạo giáo trình thường tạo các siêu dữ liệu để mô tả tài nguyên học, các siêu dữ liệu này độc lập về văn cảnh. Nhưng khi nhóm các tài nguyên học này lại thành một tập hợp ta cần các siêu dữ liệu khác để mô tả nó trong một văn cảnh. SCORM cung cấp các siêu dữ liệu cho mục đích này. Sắp thứ tự và duyệt: cung cấp thông tin cho hệ LMS biết cần phải kích hoạt tài nguyên học nào và vào khi nào. Sắp thứ tự đơn giản nhất là tuần tự qua các đơn vị bài học, phức tạp hơn thì dựa vào các tài nguyên học đã được hoàn thành trước đó của học viên. Một gói nội dung bao gồm hai phần chính: Tài liệu XML mô tả tổ chức của gói nội dung, tài liệu này có tên là manifest (imsmanifest.xml). Các file vật lý tham chiếu bởi file imsmanifest.xml Hình dưới sẽ minh hoạ cho các thành phần của một gói nội dung. hình: Các thành phần của gói nội dung. Manifest là file chứa các mô tả về các tài nguyên trong gói đồng thời nó cũng chứa thông tin về nội dung được tổ chức như thế nào. Manifest phải tuân theo các yêu cầu sau đây: Manifest file phải có tên là imsmanifest.xml imsmanifest.xml và các file điều khiển khác (DTD, XSD) phải đặt tại gốc của gói nội dung. Nếu mở rộng được bổ sung thêm bằng các file thì các file này cũng phải đặt tại gốc của gói. Tất cả các yêu cầu được đặt trong IMS Content Packaging XML Binding Specification. Các file vật lý là các file vật lý thực sự được tham chiếu bởi thành phần nội dung. File phục vụ cho mục đích trao đổi là file biểu diễn gói nội dung dưới dạng zip, rar, cab. File phục vụ trao đổi làm đơn giản hoá quá trình trao đổi giữa hai hệ thống. Thành phần của một manifest. File manifest biểu diễn các thông tin cần thiết để mô tả các nội dung của gói, nó gồm 4 thành phần chính như sau: Meta-data: dữ liệu mô tả tổng thể gói nội dung. Organizations: mô tả cấu trúc nội dung hoặc tổ chức các tài nguyên học tập tạo nên một đơn vị đứng độc lập hay các đơn vị giảng dạy. Resources: định nghĩa các tài nguyên học tập được gộp vào gói nội dung. (sub)Manifest: mô tả bất kỳ các đơn vị giảng dạy được phân cấp nhỏ hơn (có thể xem như các đơn vị độc lập). Các thành phần của nó được mô tả trong hình dưới đây: Thành phần của manifest. Như vậy LMS có thể xác định được các tài nguyên học và thứ tự duyệt của chúng trong gói nội dung thông qua file mainfest của gói. LMS đọc file manifest của gói và lưu các thông tin cần thiết vào một đối tượng SeqActivityTree. Khi có một yêu cầu duyệt khoá học của học viên thì LMS căn cứ vào thông tin trong đối SeqActivityTree để xác định tài nguyên học nào cần truyền tải đến học viên. Môi trường thực thi ( RTE). Với phạm vi giới hạn của đồ án là xây dựng hệ LMS, thì chúng ta cần xác định được các yêu cầu đối với hệ thống quản trị học trong việc quản lý môi trường thực thi. Thành phần RTE trong SCORM 2004 sẽ giúp cho ta hiểu quá trình phân phối nội dung, trao đổi thông tin chuẩn giữa nội dung và LMS, các thành phần dữ liệu chuẩn dùng để chứa các thông tin cần trao đổi. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn thành phần này của SCORM 2004. Giới thiệu. Thành phần RTE của SCORM 2004 mô tả các yêu cầu đối với LMS trong việc quản lý môi trường thực thi. Nội dung của nó gồm các phần chính sau: Run-Time Environment Management: Tìm kiếm và phân phối các đối tượng nội dung – SCO và asset, quản lý trao đổi thông tin với SCO, quản lý mô hình dữ liệu môi trường thực thi. Application Programming Interface(API): các yêu cầu về LMS API, các yêu cầu trao đổi thông tin SCORM, các điều kiện sẽ phát sinh lỗi trong trao đổi thông tin. RTE Environment Data Model: Quản lý mô hình dữ liệu và các yêu cầu hành vi, yêu cầu về kiểu dữ liệu. Trong phần tới, chúng ta sẽ trình bày các vấn đề sau: Phần 1 và phần 2: bao gồm các khái niệm cơ bản dùng trong RTE. Phần 3: API là phần đầu tiên cung cấp các chi tiết kĩ thuật về về RTE. Phần này cung cấp các phương thức SCORM API hoặc các thông báo lỗi đưa cho người phát triển nội dung, và ngoài ra cũng cung cấp các ví dụ mẫu. Phần 4: SCORM RTE Data Model mô tả các thành phần của mô hình dữ liệu SCORM chi tiết, chỉ ra các yêu cầu đối với LMS và SCO đối với một thành phần cho trước. Điểm qua về RTE. Cuốn sách này định nghĩa SCORM RTE Model mà chi tiết là tìm và phân phối các đối tượng nội dung, thiết lập trao đổi thông tin giữa LMS và SCO, và quản lý thông tin theo dõi có thể trao đổi giữa LMS và SCO. Trong ngữ cảnh của SCORM, các đối tượng nội dung sẽ là một trong hai trường hợp sau: Sharable Content Objects (SCOs) trao đổi thông tin trong lúc chạy, hoặc Assets không trao đổi thông tin lúc chạy. Cuốn sách mô tả cơ chế chung để tìm kiếm và hiển thị đối tượng nội dung, một cơ chế trao đổi thông tin chung giữa đối tượng nội dung và LMS, và mô hình dữ liệu chung để theo dõi tương tác của học viên với các đối tượng nội dung. Phải đặt ra những thứ chung như vậy nhằm giải quyết các yêu cầu cao về e-Learning của ADL. Một số vấn đề chính trong RTE được tóm tắt trong hình sau: Quá trình Launch xác định một cách chung để LMS bắt đầu các đối tượng nội dung dựa trên Web. Từ đối tượng nội dung được dùng theo nghĩa rộng để mô tả một phần thông tin có thể đưa đến cho một học viên. Trong SCORM có hai loại đối tượng là SCO và Asset. Quá trình launch xác định các thủ tục và trách nhiệm trong việc thiết lập giao tiếp trao đổi thông tin giữa đối tượng nội dung đã được khởi tạo và LMS. Quá trình liên lạc được chuẩn hóa thông qua API. API là cơ chế trao đổi thông tin chung để thông báo LMS các trạng thái trao đổi thông tin giữa một đối tượng nội dung và LMS (như khởi tạo, kết thúc, và các điều kiện phát sinh lỗi) và được sử dụng để lấy hay lưu trữ dữ liệu (điểm, các hạn chế thời gian…) giữa SCO và LMS. Data Model là một tập chuẩn các thành phần mô hình dữ liệu để định nghĩa thông tin được theo dõi bởi một SCO, như là trạng thái hoàn thành của SCO hoặc điểm của một bài kiểm tra. Theo nghĩa đơn giản nhất nó là một tập các thành phần mô hình dữ liệu mà cả LMS và SCO đều biết. LMS phải chịu trách nhiệm duy trì trạng thái của các thành phần mô hình dữ liệu của SCO thông qua các phiên học tập của học viên, và SCO phải sử dụng các thành phần mô hình dữ liệu được sử dụng lại trong nhiều hệ thống khác nhau. Quản lý môi trường thực thi. Khi tương tác với các đối tượng nội dung (learning experience), LMS sẽ đánh giá kết quả học tập của học viên và các yêu cầu duyệt. Khi LMS xác định một activity để phân phối cho học viên, activity sẽ có đối tượng nội dung gắn liền với nó. LMS sẽ hiển thị nội dung của content object và đưa nó tới cho học viên. Một số định nghĩa quan trọng. Learner Attempt: Một nỗ lực của học viên nhằm thỏa mãn các yêu cầu của một learning activity sử dụng content object. Một attempt có thể trải rộng trong nhiều session và có thể bị trì hoãn giữa các session của học viên. Learner Session: Một khoảng không bị gián đoạn trong lúc học viên truy cập content object. Communication Session: Một kết nối tích cực giữa content object và API. Login Session: Một khoảng thời gian bắt đầu từ lúc học viên bắt đầu một session (logged on) cho đến lúc học viên chấm dứt session (logged out). Trên hình vẽ mô tả cho ta các khái niệm ở trên quan hệ với nhau ra sao. Login Session là có phạm vi lớn nhất. Trong một Login Session có nhiều attempt, và trong một attempt có thể có nhiều learner session. Trong mỗi learner session sẽ có Communication Session. Đảm bảo tính thống nhất của Run-Time Data qua các Attempts và Activities. Trong một số trường hợp cần thiết để một learning activity có một và chỉ một run-time data, trải ra trong khắp các attempt của một học viên trên SCO gắn liền với activity. Yêu cầu này sẽ đặt ra bằng cách khai báo trong tài nguyên SCO sự cần thiết phải duy trì trạng thái của nó (run-time data) giữa các attempt. Chúng ta thông qua hai ví dụ để làm rõ vấn đề này. Trên hình vẽ hai activity là A12, A51 tham chiếu cùng đến một tài nguyên SCO. Bởi vì tài nguyên đã định nghĩa là Persist State là True, LMS phải chịu trách nhiệm duy trì run-time data model giữa các attempt trên. Hai activities A12, A51 tham chiếu đến cùng tài nguyên SCO. Tuy nhiên tài nguyên SCO có Persist State là false, thì LMS sẽ phải tạo một run-time data mới hoàn toàn cho các learner attempt trên SCO trong mỗi activity. Ví dụ, nếu trong một attempt trên Activity A12, run-time data sẽ được đặt bởi SCO, thì dữ liệu đó sẽ không được duy trì trong các attempt và các activities. Điều này có nghĩa là trong một attempt của học viên trên SCO tác động lên activity A51, dữ liệu đặt bởi activity A12 không được dùng nữa. Giao diện lập trình ứng dụng API. Phần này mô tả API của nội dung dùng để giao tiếp với dịch vụ thực thi (RTS). RTS được định nghĩa là một phần mềm dùng để điều khiển thực thi và phân phối nội dung học tập và có thể cung cấp các dịch vụ như định vị tài nguyên, lập kế hoạch, điều khiển đầu vào và ra và quản lý dữ liệu. Theo quan điểm của SCORM, hai từ RTS và LMS là tương đương với nhau. API cho phép trao đổi dữ liệu giữa nội dung và RTE cung cấp bởi LMS thông qua các dịch vụ API sử dụng ECMAScript. Một số khái niệm quan trọng: một vài khái niệm được dùng xuyên suốt trong SCORM như API, API Implementation và API Instance. Hãy xem hình vẽ dưới đây: Hình vẽ chỉ ra mối quan hệ giữa các khái niệm API, API Implementation, và API Instance. API: Theo nghĩa đơn giản nhất API là một tập các hàm được định nghĩa trước mà SCO có thể gọi. API Implementation: Là một phần mềm có chức năng dùng để thực thi và cung cấp giao diện hàm chuẩn của API. Tất nhiên API Implementation hoạt động như thế nào bên trong không quan trọng đối với người phát triển SCO, miễn là API Implementation cung cấp một loạt các public interface chuẩn. API Instance: Là một thể hiện của API Implementati._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24797.doc
Tài liệu liên quan