Tổng quan về Joomla

Mở đầu Joomla! là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở (tiếng Anh: Open Source Content Management Systems). Joomla! được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL , cho phép người sử dụng có thể dễ dàng xuất bản các nội dung của họ lên Internet hoặc Intranet. Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong Site và hỗ

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2165 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tổng quan về Joomla, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trợ đa ngôn ngữ. Joomla được phát âm theo tiếng Swahili như là 'jumla' nghĩa là "đồng tâm hiệp lực". Joomla! được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao. Joomla có mã nguồn mở do đó việc sử dụng Joomla là hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người trên thế giới. Tại sao lại sử dụng Joomla!!!!!!!!! So sánh với các công cụ khác: Joomla! rất đơn giản trong việc cài đặt, sử dụng và thiết kế giao diện, bạn không cần phải là một lập trình viên vẫn có thể làm việc dễ dàng với Joomla.. Sau khi cài đặt xong Joomla bạn không cần phải có kiến thức chuyên môn sâu mà vẫn có thể quản lý và sử dụng Joomla một cách dễ dàng trong việc cập nhật nội dung, hình ảnh, chỉ cần có kiến thức căn bản về Microsoft Word là bạn có thể làm việc dễ dàng với Joomla (tất nhiên là phải biết tiếng Anh , nếu không giỏi tiếng Anh bạn có thể sử dụng các files đã Việt hóa, lúc đó sẽ dễ dàng hơn). Ngoài các vấn đề là mã nguồn mở miễn phí, khả năng bảo mật cao, dễ dàng sử dụng, còn điều gì tuyệt vời hơn đằng sau khiến cho Joomla phát triển mạnh và được nhiều người yêu thích như vậy ? với Joomla việc xây dựng (lập trình) thêm các thành phần, module, các chức năng cho nó là một việc rất dễ dàng đối với các lập trình viên, do đó Joomla có rất rất nhiều các chức năng mở rộng được viết bởi các nhà lập trình trên khắp thế giới, và hầu hết tất cả các ứng dụng, thành phần này đều được chia sẻ miễn phí, đó chính là điều tuyệt vời nhất . Tất cả đều có sẵn và miễn phí . : ). Sau đây là một vài ví dụ về các ứng dụng được viết thêm hoặc được tích hợp cho Joomla . Tạo các form linh hoạt, dễ dàng và tự động Tạo các thư mục về thương mại (...) rõ ràng (giống như yahoo) (Component mtree) Hệ thống quản lý tài liệu Thư viện hình ảnh và âm thanh Cửa hàng ảo trực tuyến Diễn đàn thảo luận Lịch làm việc Tạo Blogging Tin tức qua Email (Email newsletters) Hệ thống quản lý banner Và hàng ngàn các ứng dụng khác ... Joomla! cung cấp 1 nền tảng ứng dụng mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các lập trình viên thiết kế ra các add-ons nhằm mở rộng sức mạnh của Joomla nhắm đáp ứng tối đa nhu cầu của bạn Sử dụng nền tảng của Joomla, các developer có thể xây dưng được:: IHệ thống thương mại điện tử tích hợp Hệ thống kiểm soát hàng hoá Công cụ báo cáo dữ liệu Danh mục hàng hoá Các thư mục kinh doanh phức tạp Công tự hỗ trợ giao tiếp Cầu nối ứng dụng Hoặc bất kỳ loại ứng dụng nào phù hợp nhu cầu của bạn… Nếu công ty của bạn hoặc các tổ chức thuê các lập trình viên hoặc tự xây dựng phần mềm dựa trên nền tảng của Joomla, tức là bạn đang xây dựng trên 1 nên tảng mở ( open platform)  do đó bạn không hề bị trói buộc vào 1 lập trình viên nhất định nào cũng như 1 sản phẩm độc quyền, ứng dụng đóng. Sức mạnh của  Joomla! là ở chỗ bạn có thể dùng nền tảng  và giao diện người dùng của  Joomla !  làm đòn bẩy để đưa ứng dụng của bạn tới người dùng cuối trong 1 môi trường thân thiện và mạnh mẽ. Tổng quan về Joomla Lịch sử Joomla! là "sản phẩm anh em" với Mambo giữa tập đoàn Miro của Úc (hãng đang nắm giữ Mambo), với phần đông những người phát triển nòng cốt. Ban đầu công ty Miro của Úc (tiếng Anh: Miro Software Solutions) đã phát triển Mambo theo dạng ứng dụng mã nguồn đóng. Đến tháng 4 năm 2001, công ty đã thông qua một chính sách bản quyền kép, nghĩa là phát hành Mambo theo cả giấy phép GPL (General Public License). Mọi thứ vẫn tiến triển bình thường cho đến trước khi xảy ra tranh chấp về mặt pháp lý vào năm 2003. Vụ việc dẫn tới ý tưởng Mambo cần phải được bảo vệ bởi một tổ chức phi lợi nhuận. Nhưng những nhà phát triển không hài lòng về cơ cấu của Quỹ tài trợ Mambo. Andrew Eddie, người lãnh đạo nhóm phát triển, trong một lá thư gửi cộng đồng, đã chia sẻ những lo lắng của mình về Quỹ tài trợ Mambo và mối quan hệ của nó tới cộng đồng. Ông viết: "...Chúng tôi cho rằng tương lai của Mambo nên được quản lý, điều chỉnh bởi những yêu cầu của người sử dụng và khả năng của những nhà phát triển. Trong khi đó, Quỹ tài trợ Mambo lại được thiết kế nhằm trao quyền điều khiển cho Miro, một thiết kế ngăn cản sự hợp tác giữa Quỹ tài trợ và cộng đồng...". Bởi vậy vào ngày 17 tháng 8 năm 2005, toàn bộ đội phát triển nòng cốt của Mambo đã rời khỏi dự án trong khi đang làm việc với phiên bản 4.5.3. Nhờ sự trợ giúp của Trung tâm Luật Tự do Phần mềm (Software Freedom Law Center - SFLC), 20 thành viên nòng cốt cũ của Mambo đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận khác lấy tên là Open Source Matters, để hỗ trợ về mặt tổ chức, pháp lý và kinh phí cho dự án mã nguồn mở còn chưa được đặt tên của họ. Cùng lúc đó, nhóm phát triển cũng lập một website lấy tên OpenSourceMatters để phân phối thông tin tới những người sử dụng, những người phát triển, những người thiết kế và cộng đồng Joomla nói chung. Người đứng đầu dự án chính là Andrew Eddie, còn được biết đến với tên gọi "Sếp trưởng" Ngay ngày hôm sau, 1000 người đã gia nhập diễn đàn OpenSourceMatters, hầu hết các bài viết cho diễn đàn đều khuyến khích và đồng tình với hành động của Nhóm Phát triển. Tin trên đã nhanh chóng được đăng tải trên các tạp chí newsforge.com, eweek.com và ZDnet.com. Trong một thông báo của Eddie 2 tuần sau đó, các nhóm đã được tổ chức lại và cộng đồng Joomla! tiếp tục tăng trưởng. Tới ngày 1 tháng 9 năm 2005 tên mới của dự án đã được thông báo cho khoảng 3000 người theo dõi đội Phát triển và đến ngày 16 tháng 9 thì họ cho ra đời Joomla! 1.0. Các phiên bản Dòng phiên bản Joomla 1.0.x Là phiên bản phát hành ổn định. Được sử dụng rộng rãi, có nhiều thành phần mở rộng (component, module, mambot)... Có thể sử dụng ngay cho website của bạn. Joomla 1.0.0: Phiên bản phát hành đầu tiên (15-09-2005) Joomla 1.0.12: Phiên bản phát hành mới nhất (25-12-2006) Dòng phiên bản Joomla 1.5 Là phiên bản phát triển và vẫn đang ở giai đoạn Beta 2 (chưa ổn định). Phiên bản Joomla! 1.5 là phiên bản cải tiến từ Joomla 1.0.x (phần mã được viết lại hoàn toàn, tuy nhiên vẫn giữ cách hành xử như cũ) được coi như Mambo 4.6. Ban đầu nó còn được gọi là Joomla 1.1, nhưng sau đó vì nhận thấy nó được cải tiến nhiều về mặt kỹ thuật, tính năng nên nhóm phát triển quyết định lấy tên là Joomla 1.5 Có nhiều tính năng hay Chỉ nên sử dụng cho mục đích thử nghiệm Joomla 1.5 hỗ trợ đa ngôn ngữ Joomla 1.5 dùng charset mặc định là UTF-8 (thay vì ISO-8859-1 trong Joomla 1.0.x) Vì những tính năng và tiện ích của Joomla nên sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu về phiên bản Joomla 1.5. Nghiên cứu về hệ thống Joomla Hướng dẫn cài đặt Joomla 1.5 Cài đặt PHP 4x MỤC LỤC Kiểm tra cấu hình máy Download và cài đặt PHP 4 Thiết lập cấu hình IIS và PHP4 Cài đặt PHP dạng CGI binary Cài đặt PHP dạng ISAPI module Cài các phần mở rộng của PHP Kiểm tra kết quả cài đặt Một số địa chỉ tham khảo về PHP Kiểm tra cấu hình máy Đầu tiên ta hãy kiểm tra IIS đã được cài đặt hay chưa? IIS chạy trên dòng WindowsNT (NT4, 2k, XP Pro, 2k3). Win98, ME, XP Home được thiết kế chủ yếu nhắm vào lĩnh vực giải trí, không thích hợp để chạy các ứng dụng server; WinNT 4 thì đã quá cũ. Cho nên đầu tiên bạn cần phải có Win 2k, XP Pro hoặc 2k3. Tiếp theo, để kiểm tra IIS đã được cài đặt hay chưa, bạn hãy truy cập vào Control Panel -> Administrative Tools và tìm xem mục Internet Services Manager có tồn tại hay không. Nếu mục Internet Services Manager không tồn tại trong Control Panel -> Administrative Tools thì có nghĩa là máy của bạn chưa được cài đặt IIS. Bạn hãy cài bổ xung thêm Internet Services Manager (IIS) vào hệ thống của bạn. Tiếp theo, ta kiểm tra xem IIS có đang chạy hay không. Bạn hãy nhắp chuột vào biểu tượng Internet Services Manager, nếu IIS đang chạy, bạn sẽ thấy 1 cửa sổ tương tự như sau: Cuối cùng, để chắc chắn rằng IIS đang chạy tốt, bạn hãy mở trình duyệt ra và truy cập vào địa chỉ Trong đa số trường hợp, nếu IIS đang chạy tốt, bạn có thể sẽ thấy 1 cửa sổ chào đón của IIS như sau: Download và cài đặt PHP 4 Lưu ý: Bạn cần login vào hệ thống với quyền Administrator để cài đặt PHP. Bạn có thể download PHP ở địa chỉ Vào thời điểm hiện tại của bài viết, phiên bản mới nhất của dòng PHP 4 là 4.3.9 (PHP đã ra phiên bản 5, nhưng ta hãy cứ tiếp tục dùng PHP 4 vì tính phổ biến và tương thích của nó). PHP 4 for Windows có 2 phiên bản: đầy đủ (ở dạng Zip) và rút gọn (ở dạng Exe). Bạn hãy download bản đầy đủ vì thứ nhất nó có nhiều chức năng hơn, và thứ hai phiên bản đầy đủ hoá ra lại cài đặt dễ dàng hơn là phiên bản rút gọn. Sau khi download PHP, bạn hãy giải nén và chép vào 1 thư mục nào đó, ví dụ là C:\PHP. Sau đó bạn chép file C:\PHP\php.ini-recommended vào thư mục C:\WINDOWS (hoặc C:\WINNT tuỳ vào phiên bản Windows bạn đang sử dụng) và đổi tên nó thành php.ini (tức bây giờ bạn sẽ có file C:\WINDOWS\php.ini hoặc C:\WINNT\php.ini tuỳ vào phiên bản Windows bạn sử dụng. Lưu ý: Nếu trên máy của bạn có nhiều file php.ini ở các thư mục khác nhau, ví dụ C:\WINDOWS\php.ini, C:\WINDOWS\System32\php.ini, C:\PHP\php.ini, bạn hãy xoá đi và giữ lại 1 file duy nhất C:\WINDOWS\php.ini. Thiết lập cấu hình IIS và PHP4 PHP có thể được cài đặt vào webserver theo 2 cách: cài PHP như là 1 CGI binary hoặc là 1 ISAPI module. Sau đây chúng ta sẽ lần lược tìm hiểu cả 2 cách cài đặt PHP trên IIS. PHP cài đặt như là 1 ISAPI module trên IIS sẽ giúp cho chương trình PHP của bạn chạy nhanh hơn, tuy nhiên cài đặt PHP ở dạng CGI binary sẽ dễ dàng hơn (cho cả việc cài đặt, chạy và debug chương trình sau này). Lưu ý: Để cài đặt PHP như là 1 ISAPI module trên IIS, bạn cần phải download bản PHP full. Cài đặt PHP dạng CGI binary Tắt IIS (nếu đang chạy) bằng cách click vào biểu tượng Stop trên thanh công cụ của Internet Services Manager. Để kiểm tra lại cho chắc ăn, bạn hãy mở trình duyệt và truy cập vào địa chỉ bạn sẽ nhận được thông báo lỗi Cannot find server/ The page cannot be displayed nếu như IIS đã được tắt hoàn toàn. Sau đó right click lên mục Default Web Site và chọn Properties Chọn mục Home Directory (hoặc Virtual Directory hoặc Directory tuỳ vào phiên bản IIS mà bạn đang chạy) và click tiếp vào nút Configuration... Chọn mục App Mappings và click vào nút Add. Điền các thông tin như hình sau: nhấn OK để lưu lại cấu hình. Lúc này cửa sổ IIS của bạn sẽ trông tương tự như sau: Nhấn OK để trở về cửa sổ Properties và lại nhấn OK lần nữa để trở về cửa sổ chính của IIS. Mở file C:\WINDOWS\php.ini (hoặc C:\WINNT\php.ini tuỳ theo phiên bản Windows mà bạn sử dụng), bạn có thể dùng Notepad để mở. Tìm đến dòng chứa chuỗi cgi.force_redirect. Đầu tiên, có thể bạn sẽ thấy dòng đó có nội dùng như sau ; cgi.force_redirect = 1 Hãy sửa lại nội dung dòng đó thành cgi.force_redirect = 0 Lưu lại file php.ini đã chỉnh sửa. Chạy IIS (nhấn vào biểu tượng Play trên thanh công cụ). Lưu ý: Nếu hệ thống của bạn chạy NTFS, bạn có thể cần kiểm tra và cung cấp quyền Execute (chạy chương trình) đối với user I_USR_ trên thư mục C:\PHP. Cài đặt PHP dạng ISAPI module Copy file C:\PHP\php4ts.dll vào thư mục C:\PHP\sapi. Tắt IIS (nếu đang chạy) bằng cách click vào biểu tượng Stop trên thanh công cụ của Internet Services Manager. Để kiểm tra lại cho chắc ăn, bạn hãy mở trình duyệt và truy cập vào địa chỉ bạn sẽ nhận được thông báo lỗi Cannot find server/ The page cannot be displayed nếu như IIS đã được tắt hoàn toàn. Sau đó right click lên mục Default Web Site và chọn Properties Chọn mục Home Directory (hoặc Virtual Directory hoặc Directory tuỳ vào phiên bản IIS mà bạn đang chạy) và click tiếp vào nút Configuration... Chọn mục App Mappings và click vào nút Add. Điền các thông tin như hình sau: nhấn OK để lưu lại cấu hình. Lúc này cửa sổ IIS của bạn sẽ trông tương tự như sau: Nhấn OK để trở về cửa sổ Properties, chọn mục ISAPI Filters và nhấn vào nút Add... Điền các thông tin như hình sau: nhấn OK để lưu lại cấu hình, nhấn OK lần nữa để đóng cửa sổ Properties, trở về màn hình chính của IIS. Chạy IIS (nhấn vào biểu tượng Play trên thanh công cụ). Cài các phần mở rộng của PHP PHP cung cấp một loạt các thư viện mở rộng khá hay như GD, Zip, Curl...Tuy nhiên, khá nhiều các thư viện mở rộng của PHP khi cài đặt được để ở chế độ "tắt". Nếu bạn gọi 1 hàm nào đó (có thật) của PHP mà nhận được câu thông báo lỗi "Call to undefined function" thì rất có thể nguyên nhân là do phần mở rộng tương ứng chưa được nạp do đang ở chế độ "tắt". Ta có thể "bật" các thư viện mở rộng của PHP lên như sau: Mở file php.ini ra (thường nằm trong thư mục C:\Windows hoặc C:\WinNT tuỳ vào phiên bản Windows mà bạn đang chạy). Tìm đến dòng bắt đầu bằng extension_dir = và sửa dòng đó lại thành: extension_dir = "C:\php\extensions\" Với C:\php\extensions\ là thư mục chứa các file thư viện mở rộng của PHP (trong thư mục này bạn sẽ thấy các file như là php_bz2.dll, php_gd2.dll...). Cũng trong file php.ini, kéo xuống phía dưới một chút, bạn sẽ thấy một số dòng như sau: ;Windows Extensions ;Note that ODBC support is built in, so no dll is needed for it. ; ;extension=php_bz2.dll ;extension=php_cpdf.dll extension=php_curl.dll ;extension=php_dba.dll ;extension=php_dbase.dll ;extension=php_dbx.dll ;extension=php_exif.dll ;extension=php_fdf.dll ;extension=php_filepro.dll extension=php_gd2.dll ... Đây là các dòng để nạp các thư viện mở rộng của PHP. Dòng có ký tự chấm phảy (;) ở trước biểu thị thư viện tương ứng đang được "tắt", dòng không có ký tự ; ở trước biển thị thư viện này đang "bật" và sẽ được nạp khi PHP chạy. Như vậy, để "bật" 1 thư viện mở rộng của PHP, bạn chỉ cần bỏ đi ký tự ; ở đầu dòng. Lưu lai file php.ini sau khi bạn đã chỉnh sử xong, khởi động lại Webserver (hoặc khởi động lại máy) là bạn đã hoàn tất quá trình. Lưu ý:: Trong PHP5, thư viện mysql mặc định khi cài là ở chế độ "tắt", cho nên với PHP 5, sau khi cài PHP bạn phải bật thư viện mysql lên (bỏ ký tự ; ở dòng extension=php_mysql.dll) thì mới dùng được các hàm mysql trong PHP. Kiểm tra kết quả cài đặt Bạn hãy tạo 1 file test.php trong thư mục C:\Inetpub\wwwroot với nội dung như sau: Mở trình duyệt và truy cập vào địa chỉ Nếu bạn cài đăt PHP dạng CGI binary, bạn sẽ thấy một màn hình tương tự như sau: Nếu bạn cài đăt PHP dạng ISAPI Module, bạn sẽ thấy một màn hình tương tự như sau: Nếu bạn có thể thấy được 1 trong hai màn hình trên thì tức là bạn đã cài đặt thành công PHP trên IIS. Xin chúc mừng! Cài đặt My SQL server Cài đặt MySQL Download mySQL Bạn có thể download mySQL for Windows tại địa chỉ: Phiên bản hiện tại vào thời điểm bài tutorial này được viết là version 3.23, bạn có thể download trực tiếp tại đây: (12Mb). Cài đặt mySQL Các bước chi tiết cài đặt mySQL được minh hoạ như sau (tôi dùng Win98SE và mySQL 3.23.42 for Windows) Bước 1: Sau khi download mySQL, unzip các file vài một thư mục nào đó và chạy file setup.exe để bắt đầu cài đặt (xem hình bên). Bạn nhấn Next hai lần để sang bước 2. Bước 2: Bạn chọn thư mục để cài đặt mySQL, mặc định là C:\mysql. Nhấn Next để sang bước tiếp theo. Bước 3: Bạn chọn phần Custom và nhấn Next để sang bước tiếp theo. Bước 4: Bạn nhấn Next để sang bước tiếp theo, và tiếp tục nhấn Next để bắt đầu cài đặt mySQL. Bước 5: Sau khi mySQL đã cài đặt xong, bạn hãy chạy file winmysqladmin.exe trong thư mục C:\mysql\bin. Nếu là lần đầu tiên bạn chạy file này sau khi cài đặt, một hộp thoại sẽ hiện lên hỏi username và password của của người quản lý mySQL. Bạn nhập vào username và mật mã tuỳ bạn chọn (tôi chọn username là root và mật mã là password). Sau bước này, một icon hình đèn giao thông sẽ xuất hiện trên system tray của bạn. Nếu đèn hiệu đang ở màu xanh thì xem như mọi chuyện đã êm đẹp. Cài đặt phpMyAdmin phpMyAdmin là một chương trình mySQL Client rất mạnh được viết bằng PHP. Bạn có thể dùng phpMyAdmin để truy cập vào database quản lý mySQL từ browser. Bạn có thể download phpMySQL ở đây: Nếu đang dùng Windows, bạn có thể download file zip phiên bản mới nhất 2.2.2 của phpMyAdmin tại đây: Sau khi download, bạn unzip các file vào thư mục c:\www\phpmyadmin. Sau đó bạn mở file config.inc.php, tìm sửa các dòng sau. tìm dòng bắt đầu bằng $cfgServers[1]['host'], sửa thành $cfgServers[1]['host'] = 'localhost'; (connect vào localhost) tìm dòng bắt đầu bằng $cfgServers[1]['user'], sửa lại thành $cfgServers[1]['user'] = 'root'; (root là username mà bạn đã tạo ở trên) tìm dòng bắt đầu bằng $cfgServers[1]['password'], sửa lại thành $cfgServers[1]['password'] = 'password'; (password là mật mã bạn đã tạo ở trên) Lưu lại file config.inc.php, mở IE và truy cập vào địa chỉ Nếu bạn nhận được màn hình chào đón của phpMyAdmin thì XIN CHÚC MỪNG! Bạn đã thành công! Cài đặt Joomla 1.5 Việc cài đặt Website Joomla! là rất dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng đối với tất cả mọi người. Bạn chỉ cần truy cập Website Joomla , download bộ cài đặt, giải nén, upload lên host, tạo database và tiến hành cài đặt theo từng bước. Màn hình cài đặt của Joomla 1.5 khá thân thiện và được bố trí hợp lý. Bạn chỉ cần chú ý một điều duy nhất là "phải tạo 1 database với Collation - charset: utf8_general_ci" trước khi cài đặt mà thôi. Dưới đây là các bước thực hiện. Bước 0: Download & Upload bộ cài đặt Joomla! Download Joomla 1.5 Download link: Joomla 1.5 beta (night builds) Thông tin khác: Joomla 1.5 Upload Joomla Upload lên Server và giải nén vào thư mục gốc chứa Web của bạn (hoặc một thư mục con của nó và đặt tên là joomla). Thư mục gốc chứa Web thường có tên là: htdocs, public_html, www, wwwroot... C:\wamp\www\ C:\Program Files\xampp\htdocs\ Bạn có thể Upload bằng một số cách: Bằng Copy trực tiếp (nếu cài trên máy của bạn) Bằng công cụ quản trị mà HOSTING cung cấp. Bằng công cụ FTP: WS_FTP, ,Total Commander, Net2FTP... Bước 1: Chọn ngôn ngữ cài đặt Mở trình duyệt và gõ vào địa chỉ Website của bạn. Nếu bạn giải nén bộ cài đặt vào thư mục gốc thì gõ: VD: VD: VD: (nếu cài trên máy của bạn) Nếu bạn giải nén bộ cài đặt vào thư mục joomla (thư mục con của thư mục gốc) thì gõ: VD: VD: (nếu cài trên máy của bạn) Màn hình cài đặt xuất hiện và bạn có thể chọn một ngôn ngữ trong quá trình đặt: Bước 2: Kiểm tra cấu hình hệ thống Nếu các giá trị kiểm tra có màu xanh thì OK. Nếu các giá trị kiểm tra có màu đỏ thì bạn cần hỏi bộ phận Hỗ trợ kỹ thuật của Server. Bạn vẫn có thể tiếp tục cài đặt tuy nhiên một số chức năng có thể sẽ không hoạt động. Bước 3: Thông tin bản quyền Bạn nên dành một chút thời gian để đọc các thông tin này Bước 4: Thiết lập các thông số để kết nối tới Cơ sở dữ liệu - Hostname: Thường là giá trị "localhost" (chỉ điền giá trị khác nếu như Database Server và Web Server nằm ở 2 nơi khác nhau, hoặc Host của bạn cung cấp như vậy) - User name: Tên tài khoản có quyền đối với cơ sở dữ liệu chứa Joomla của bạn. - Password: Mật khẩu của tài khoản trên - Availbe Collations: Bạn nên chọn là "utf8_general_ci" - Database Name: Tên cơ sở dữ liệu của bạn Bước 5: Thiết lập các thông số FTP - Nếu Host của bạn không hỗ trợ, mục này sẽ không hiển thị - Nếu Host của bạn hỗ trợ, bạn cần chú ý: Username: Tên tài khoản FTP Password: Mật khẩu tương ứng. Auto Find Path: Tự động tìm đường dẫn tới nơi chứa Web của bạn (Nên dùng chính tài khoản mà bạn đã Upload bộ cài đặt Joomla lên HOST) Bước 6: Thiết lập cấu hình site Joomla của bạn - Site name: tên site của bạn. VD: VINAORA.COM, VnExpress, Hosting Việt Nam, ThanhNienOnline... - Your Email: địa chỉ email của bạn VD: admin@vinaora.com This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it - Admin Password: Mật khẩu để quản trị Joomla Các thông số trên sau này đều có thể thay đổi dễ dàng nên bạn không cần bận tâm lắm. Chỉ cần nhớ mật khẩu là đủ . - Install Defaul Sample Data: Cài đặt dữ liệu mẫu. Bạn nên nhấn nút này để Joomla tạo mẫu cho bạn một trang web đơn giản. Bước 7: Kết thúc - Lưu ý: tài khoản truy nhập hệ thống là: admin; mật khẩu: mật khẩu mà bạn đã gõ ở bước 6. - Để xem Website của bạn: Nhấn vào nút Site - Để quản trị Website: Nhấn vào nút Admin. Đường dẫn sẽ có dạng như sau: hoặc hoặc (nếu cài trực tiếp trên máy của bạn) Và Chúng ta đã có thể sử dụng Joomla rồi đó . Joomla dành cho người sử dụng Kiến trúc Joomla! 1.5 gồm có 3 tầng hệ thống. Tầng dưới cùng là mức nền tảng, chứa các thư viện và các plugin (còn được biết với tên gọi mambot). Tầng thứ hai là mức ứng dụng và chứa lớp JApplication. Hiện tại tầng này gồm 3 lớp con: JInstallation, JAdministrator và JSite. Tầng thứ ba là mức mở rộng. Tại tầng này có các thành phần (component), mô đun (module) và giao diện (template) được thực thi và thể hiện. Cài đặt Component cho Joomla Bước 1: Mở trang quản trị Joomla! (back-end) VD: Bước 2: Tiến hành cài đặt Component Mở menu "Installers" --> "Components" Nhấn vào nút [Browser...] để chọn Component (được đóng gói trong một file nén *.zip) Nhấn vào nút [Upload File & Install] để cài đặt component Nhấn link 'Continue...' để kết thúc quá trình cài đặt Module của Joomla Module là một trong 3 thành phần mở rộng chính của Joomla! Đó là một đoạn mã nhỏ thường được dùng để truy vấn các thông tin từ cơ sở dữ liệu và hiển thị các kết quả tìm được. Nó có thể được nạp vào một vị trí bất kỳ trên template (vị trí left, right, top, bottom... hoặc vị trí do người dùng định nghĩa); có thể hiện trên tất cả các trang của Website hay một số trang được ấn định.  Khả năng tương tác giữa người sử dụng và hệ thống thông qua module là hạn chế (chúng ta thường chỉ nhận thông tin trả về). Module có tên bắt đầu bằng mod_ Chúng ta có các module thông dụng: Lastest News (mod_latestnews): Module hiển thị các tin mới nhất Popular News (mod_mostreads): Module hiển thị các bài được quan tâm nhiều nhất Related Items (mod_related_items): Module hiển thị các bài viết liên quan Random Image (mod_random_image): Module hiển thị các ảnh ngẫu nhiên Search Module (mod_search): Module công cụ tìm kiếm Login Module (mod_login): Module hiển thị form đăng nhập hệ thống Stats Module (mod_stats): Module hiển thị các thông tin thống kê về hệ thống Menu Module (mod_mainmenu): Module hiển thị các menu của website Banners Module (mod_banners): Moudule hiển thị các banner quảng cáo ... Template của Joomla Bước 1: Download template cho Joomla Bạn có thể tìm template cho Joomla! bằng từ khóa "Joomla template", "Template Free" and "Joomla" ... hoặc xem bài "Tập hợp các trang cung cấp template free" để tìm một template phù hợp. Bước 2: Mở trang quản trị Mở trang quản trị (BackEnd) bằng đường dẫn: VD: Bước 3: Tiến hành cài đặt Mở menu Extensions -> Install/Uninstall Nhấn lên nút [Browse...], chọn template mà bạn vừa download (được đóng gói trong một file zip hoặg gz) sau đó nhấn lên nút [Upload file & Install] Chờ Joomla thông báo việc cài đặt thành công rồi nhấn vào Continue... Bước 4: Thiết lập template mới cài đặt thành template mặc định Mở menu Extensions -> Template manager, chọn template mới cài đặt rồi nhấn vào nút [Default] Một vài ứng dụng của joomla trong việc thiết kế website : Xem chi tiết trong file đính kèm và đĩa cài đặt. Joomla dành cho người phát triển hệ thống Thiết kế template cho joomla Phần 1: Căn bản về vị trí các module và component Trước khi tìm hiểu về template Joomla chúng ta cần phải phân biệt rõ sự khác nhau giữa 2 khái niệm module và component và vị trí xuất hiện của chúng trong template. Trong hình vẽ sau, bạn hãy chú ý các khối được đánh dấu màu da cam. Chúng mô tả các vị trí của module và component mà template này cung cấp. Chú ý: Trên một trang bất kỳ các module có thể có nhiều (cả về số lượng và vị trí) hoặc không có module nào nhưng luôn có duy nhất một component (trừ 1 vài trường hợp đặc biệt) Làm thế nào để biết template đang sử dụng cho phép những vị trí nào? Thật đơn giản, bạn chỉ cần đăng nhập vào trang quản trị (VD: Sau đó, mở menu Extension >>> Modules Manager bạn sẽ trông thấy các vị trí có thể dùng được trong danh sách có dòng chữ "Select Position" như hình dưới đây Chúng ta hãy quay trở lại trang chủ Joomla và bạn sẽ nhận thấy rằng, các module, component đã được bố trí như sau: Phần 2: Tìm hiểu về vị trí của các module khi viết mã Chúng ta cần xem xét những đoạn mã nào đã tạo ra các vị trí dành cho module và component. Bạn hãy quan sát hình sau: Chú ý: Tất cả các module bên trái đều sử dụng duy nhật một đoạn mã có dạng như sau: Chú ý: Tất cả các module bên phải đều sử dụng duy nhật một đoạn mã sau: Phần 3: Tạo những file cơ bản cho template Bước 3.1: Mở thư mục [Joomla]/templates và tạo một thư mục có tên là "vinaora_template" Bước 3.2: Mở thư mục "vinaora_template" vừa tạo ở trên và tạo 2 file có tên là: "index.php" và "templateDetails.xml" Bước 3.3: Mở file "templateDetails.xml" và gõ vào nội dung sau: Bước 3.4: Mở file "index.php" và gõ vào nội dung sau: Phần 4: Kích hoạt Template mới tạo Để kích hoạt Template vừa tạo mới, bạn thực hiện các bước sau: Bước 4.1: Đăng nhập vào trang quản trị (VD: Bước 4.2: Mở menu "Extensions" >>> "Template Manager" Bước 4.3: Chọn template "vinaora_template" mà bạn mới tạo Bước 4.4: Nhấn nút [Default] trên thanh công cụ để kích hoạt "vinaora_template" làm template mặc định. Bước 4.5: Mở trang chủ và kiểm tra xem template mới đã được nạp chưa. Phần 5: Tạo Layout Bước 5.1: Phác thảo trên giấy về bố cục (layout) của template. Giả sử chúng ta có giao diện với layout như sau: Bước 5.2: Viết mã HTML để tạo layout nói trên. Trước đây người ta hay sử dụng kỹ thuật dàn trang bằng bảng (dùng thẻ ). Việc dàn trang bằng bảng có ưu điểm là dễ làm nhưng lại có nhược điểm là tốc độ nạp trang chậm và không tối ưu cho các máy tìm kiếm. Do vậy ngày nay chúng ta sử dụng kỹ thuật dàn trang bằng thẻ . Mở file "index.php" của template "vinaora_template" và gõ vào nội dung sau: Bước 5.3: Kiểm tra lại layout Mở trang web và xem template vừa được tạo. Phần 6: Nhúng mã của Joomla! Joomla! xây dựng một loại thẻ riêng cho việc thiết kế Template, đó là thẻ . Thẻ được dùng để nạp các phần tử riêng biệt của Joomla, chẳng hạn như: Nạp "Head", nạp "Module", nạp "Component". Thẻ này được khai báo như sau: Bây giờ hãy mở file "index.php" của template và nhúng vào các đoạn mã của Joomla! Bước 6.1: Nhúng đoạn mã nạp phần HEAD: Bước 6.2: Nhúng các đoạn mã để nạp MODULE và COMPONENT: Thay |-TOP-|, |-USER3-|, |-USER4-|... bằng các đoạn mã giống như hình dưới: Bước 6.3: Kiểm tra kết quả Mở Website của bạn và kiểm tra kết quả. VD: Thiết kế Component cho Joomla Trong khi ý tưởng phía sau môt component dường như là khá đơn giản thì, các đoạn code có thể nhanh chóng trở lên rất phức tạp khi các đặc điểm bổ sung được thêm vào hoặc giao diện được tùy biến. Model-View-Controler (gọi tắt là MVC) là một mẫu thiết kế phần mềm được dùng để tổ chức các đoạn mã theo cách mà việc xử lý dữ liệu (business logic) và việc biểu diễn dữ liệu là tách rời nhau. Nếu bussiness logic được nhóm vào trong một section thì giao diện và tương tác người dùng bao quanh dữ liệu có thể định dạng và tùy biến lại mà không có ảnh hưởng đến việc phải lập trình lại bussiness logic. (nghia là hình thức và nội dung là tách rời nhau, do dó khi thay đổi hình thức thể hiện thì không ảnh hưởng đến nội dung). Có ba phân chính trong môt MVC component (ba phần này bao gồm Model, View và Controler). Model Một model là thành phần của component đóng gói dữ liệu của ứng dụng. Nó thường cung cấp các thủ tục để quản lý và thao tác dữ liệu này theo một cách nào dó, trong đó có bổ sung thêm các thủ tục để lấy dữ liệu từ model. Trong trường hợp các model sẽ chứa các phương thức như bổ sung, loại bỏ và cập nhật thông tin vê những lời chào mng trong cơ sở dữ liệu. Nó còn chứa phương thức để lấy danh sách các lời chào trong CSDL. Nói một cách tổng quát, việc truy cập vào CSDL là dữ liệu sẽ được đóng gói trong model. Theo cách này, nêu một ứng dụng chuyển đổi sang việc sử dụng một file bình thường để lưu trữ thông tin của nó thay vì sử dụng CSDL, thì chỉ có thành phần model là thay đổi, các thành phân view và controler là không đổi. View View là một thành phân của component được sử dụng để trả lại dữ liệu t model theo cách phù hợp với tương tác. Đối với các ứng dụng web, view thông thườnglà các trang HTML để trả lại dữ liệu. View lấy dữ liệu từ model (dữ liệu này được chuyển qua nó để tiện controler). Và đưa dữ liệu vào trong template (dữ liệu se hiển thị với người dùng). View không làm thay đổi dữ liệu. Nó chỉ hiển thị dữ liệu lấy từ model. Controler Controler chịu trách nhiệm phân phối hành động của người dùng. Trong các ứng dụng web, một hành động của người dùng thông thường là một yêu câu tới trang Controler se xác định yêu câu gì được đưa ra bởi người sử dụng và phân phối thích hợp bằng việc yêu cầu model tính toán dữ liệu phù hợp và chuyển từ model vào view. Controler không thể hiện dữ liệu từ model, nó kích hoạt các phương thức trong model để hiệu chỉnh dữ liệu và sau dó chuyển từ model sang view de hien thị dữ liệu. Tài liệu tham khảo Một số địa chỉ tham khảo về PHP Trang chủ PHP - PHP Documentation, tài liệu "gối đầu" để học PHP - Diễn đàn trao đổi, thảo luận về PHP ở VNInformatics.com - Tự học lập trình PHP với MySQL (tài liệu tiếng Việt) - Một số bài viết hướng dẫn tự học khác PHP trên internet - ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2455.doc