Tuyển chọn tổ hợp lúa lai ba dòng nhập nội và bước đầu tìm hiểu khả năng duy trì các dòng bố mẹ, sản xuất hạt lai F1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------------ TRẦN THỊ MINH NGỌC TUYỂN CHỌN TỔ HỢP LÚA LAI BA DÒNG NHẬP NỘI VÀ BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU KHẢ NĂNG DUY TRÌ CÁC DÒNG BỐ MẸ, SẢN XUẤT HẠT LAI F1 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Di truyền và Chọn giống cây trồng Mã số: 60.62.05 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TRÂM HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công b

doc111 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3114 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tuyển chọn tổ hợp lúa lai ba dòng nhập nội và bước đầu tìm hiểu khả năng duy trì các dòng bố mẹ, sản xuất hạt lai F1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc và đáng tin cậy. Hà Nội 22 tháng 09 năm 2009 Tác giả Trần Thị Minh Ngọc LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm, TS. Trần Văn Quang đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo Viện Sinh học Nông nghiệp, tập thể cán bộ Phòng Công nghệ lúa lai - Viện Sinh học Nông nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian, giúp đỡ và động viên tinh thần để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Sau đại học, Khoa Nông học, Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Luận văn này hoàn thành còn có sự giúp đỡ của nhiều đồng nghiệp, bạn bè, cùng với sự động viên khuyến khích của gia đình trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2009 Tác giả Trần Thị Minh Ngọc MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ghi chú CMS Bất dục đực tế bào chất TGMS Bất dục đực chức năng di truyền nhân mẫn cảm với nhiệt độ PGMS Bất dục chức năng di truyền nhân mẫn cảm với quang chu kỳ M08 Vụ Mùa 2008 X08 Vụ Xuân 2008 X09 Vụ Xuân 2009 TGST Thời gian sinh trưởng Đ/c đối chứng D Dài R Rộng D/R Dài/rộng TB Tròn bầu GA3 Axít gibberrelin KL Khối lượng ƯTL Ưu thế lai NSLT Năng suất cá thể NSTT Năng suất thực thu DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai vụ xuân 2008 49 4.2 Mức độ nhiễm sâu bệnh tự nhiên của các tổ hợp lai vụ xuân 2008 (điểm) 51 4.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai vụ xuân 2008 54 4.4 Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các tổ hợp lai vụ xuân 2008 55 4.5a Tiêu chuẩn chọn lọc có giá trị ưu tiên ở một số tính trạng 57 4.5b Một số đặc điểm của các tổ hợp lai được chọn lọc 57 4.6 Đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai vụ Mùa 2008 và vụ Xuân 2009 58 4.7 Mức độ nhiễm sâu bệnh tự nhiên của các tổ hợp lai vụ Mùa 2008 và vụ xuân 2009 (điểm) 60 4.8 Phản ứng của các tổ hợp lai với các chủng vi khuẩn Xanthomonas Oryzeae gây bệnh bạc lá lúa vụ xuân 2009 61 4.9a Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai trong vụ Mùa 2008 và vụ Xuân 2009 62 4.9b Năng suất của các tổ hợp lai trong vụ mùa 2008, vụ xuân 2008 và vụ xuân 2009 63 4.10 Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng gạo của các tổ hợp lai vụ mùa 2008 và vụ xuân 2009 65 4.11 Chiều dài gạo và dạng hình gạo xay của các tổ hợp lai vụ mùa 2008 và vụ xuân 2009 66 4.12 So sánh đặc điểm của giống Nhị ưu 718-1 và tổ hợp Nhị ưu 718-2 ở vụ Mùa 2008 và vụ xuân 2009 67 4.13 Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến đặc điểm nông sinh học của II-32A/B (vụ Xuân 2008) 68 4.14 Một số đặc điểm nông sinh học và năng suất của ruộng nhân dòng mẹ II-32A/II-32B (vụ xuân 2008) 69 4.15 Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến đặc điểm nông sinh học của II-32A/B (Vụ Xuân 2009) 70 4.16 Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến yếu tố cấu thành năng suất của II-32A/B (vụ Xuân 2009) 71 4.17 Đặc điểm của các dòng II-32A, R718-2 trong điều kiện sản xuất hạt lai F1 vụ Xuân 2008 72 4.18a Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến một số đặc điểm nông sinh học của các dòng bố mẹ tổ hợp Nhị ưu 718-2 (vụ Xuân 2008) 73 4.18b Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến một số đặc điểm nông học của các dòng bố mẹ tổ hợp Nhị ưu 718-2 (vụ Xuân 2009) 74 4.19 Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến một số yếu tố cấu thành năng suất của tổ hợp Nhị ưu 718-2 75 4.20 Thời gian sinh trưởng của các dòng bố mẹ của tổ hợp Nhị ưu 718-2 trong vụ Xuân 2009 76 4.21 Ảnh hưởng của tỷ lệ hàng bố mẹ đến các yếu tố cấu tạo thành năng suất và năng suất ruộng sản suất hạt lai F1 77 4.22 Ảnh hưởng của liều lượng GA3 đến đặc điểm nông sinh học của dòng mẹ và năng suất hạt lai F1 78 1. MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Lúa nước là một trong những cây lương thực chủ yếu của loài người, hiện nay có tới 65% dân số trên thế giới sử dụng lúa gạo là lương thực chính, phổ biến nhất là các nước Châu Á. Vì vậy ở các nước này, việc phát triển cây lúa được coi là một chiến lược quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp. Với thành tựu của cuộc cách mạng xanh, các giống lúa mang gen lùn thấp cây, chịu được nền phân khoáng cao đã cải thiện một phần thiếu hụt lương thực cho nhân loại. Tuy nhiên, các giống lúa thuần đã thể hiện “thế kịch trần” khó có thể nâng cao được năng suất hơn nữa, mặc dù mức đầu tư thâm canh có thể đạt được. Trước nhu cầu cấp bách về lương thực, việc khai thác và sử dụng ưu thế lai ở cây lúa được coi là một thành tựu khoa học nông nghiệp lớn nhất thế kỷ 20. Năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần từ 20-30% một cách chắc chắn qua các mùa vụ và được thể hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trung Quốc là nước nghiên cứu lúa lai muộn hơn Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản nhưng lại là nước sử dụng ưu thế lai vào sản xuất sớm nhất. Thành công này đã góp phần quan trọng trong chiến lược đảm bảo an ninh lương thực cho nhân loại. Ở Việt Nam sản xuất lúa nước vẫn là một ngành quan trọng, truyền thống trong nền nông nghiệp. Từ một nước thiếu đói quanh năm, chúng ta đã phấn đấu đủ lương thực và vươn lên trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Có được thành tựu này là nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, đưa các giống lúa lai ngắn ngày có kiểu hình thâm canh và có khả năng cho năng suất cao vào đồng ruộng. Các giống lúa lai đưa vào sản xuất gồm cả lúa lai của Việt Nam và Trung Quốc. Vì vậy, ngoài việc nghiên cứu và chọn tạo các giống lúa lai của Việt Nam là một đòi hỏi tất yếu thì chúng ta cũng nên quan tâm đến các tổ hợp lúa lai của Trung Quốc chọn tạo. Việc đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lúa lai tốt của Trung Quốc phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam là rất cần thiết. Ở nước ta hiện nay đã nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học về ưu thế lai một cách toàn diện và vững chắc nên chúng ta phải chủ động nguồn giống tại chỗ chất lượng cao, giá thành hạ mà không phải nhập nội giống quá đắt từ Trung Quốc. Thực tế lượng giống sản xuất trong nước chỉ đạp ứng được 25% số còn lại phải nhập nội dẫn đến không chủ động được lượng giống, chất lượng và giá cả. Do đó, chúng ta cần quan tâm đến các tổ hợp lúa lai của Trung Quốc phù hợp với điều kiện Việt Nam và tìm hiểu khả năng duy trì bố mẹ từ các nguồn vật liệu sẵn có, sản xuất hạt lai của chúng để chủ động giống mà không phải nhập nội. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tuyển chọn tổ hợp lúa lai ba dòng nhập nội và bước đầu tìm hiểu khả năng duy trì các dòng bố mẹ, sản xuất hạt lai F1”. 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích - Xác định được tổ hợp lúa lai ba dòng phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam. - Xác định được thời vụ, biện pháp kỹ thuật thích hợp để duy trì, sản xuất hạt lai của các dòng bố mẹ mới phân lập. 1.2.2 Yêu cầu - Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các tổ hợp lúa lai ba dòng nhập nội từ Tứ Xuyên Trung Quốc trong điều kiện Việt Nam. - Xác định được tổ hợp lúa lai phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam. - Xác định được thời vụ trồng thích hợp, biện pháp kỹ thuật cơ bản để duy trì và sản xuất hạt lai của các dòng A,B,R mới phân lập. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học - Tuyển chọn được tổ hợp lúa lai tốt phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam. - Thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật cơ bản để duy trì, sản xuất hạt lai của các dòng A,B,R mới phân lập. 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn Góp phần chủ động nguồn giống trong nước, hạn chế nhập giống từ Trung Quốc. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 2.1 Quá trình phát triển lúa lai trên thế giới và Việt Nam 2.1.1 Quá trình nghiên cứu, phát triển lúa lai trên thế giới Ưu thế lai (ƯTL: heterosic) là thuật ngữ để chỉ tính hơn hẳn của con lai F1 so với bố mẹ chúng về các tính trạng hình thái, khả năng sinh trưởng, sức sống, sức sinh sản, khả năng chống chịu và thích nghi, năng suất, chất lượng hạt và các đặc tính khác. Việc sử dụng rộng rãi các tổ hợp lai F1 vào sản xuất đã góp phần làm tăng năng suất nhiều loại cây trồng đặc biệt là các cây lương thực làm tăng thu nhập cho người nông dân, tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. ƯTL là hiện tượng phổ biến trong trồng trọt và chăn nuôi. Đầu thế kỷ 20, ƯTL lai của ngô được sử dụng rộng rãi vào trong sản xuất. Sau đó con người đã khai thác ƯTL ở cây bắp cải, hành tây, cà chua, bông, lúa… Các giống gia súc lai đã được tạo ra và đã giải quyết được nạn thiếu thực phẩm cho nhân loại, đó là các giống ƯTL: lợn, bò, gà, vịt lai kinh tế (Nguyễn Công Tạn, 2002) [40]. Năm 1926, J.W. Jones (nhà thực vật học người Mỹ) lần đầu tiên báo cáo về sự xuất hiện ƯTL trên những tính trạng số lượng và năng suất lúa.Tiếp sau đó, có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận ƯTL về năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất (Anonynous, 1977; Li, 1977; Lin và Yuan, 1980); về sự tích luỹ chất khô (Rao, 1965; Jenning, 1967; Kim, 1985), về sự phát triển bộ rễ (Anonymous, 1974), cường độ quang hợp, diện tích lá (Lin và Yuan, 1980; Deng, 1980; MC Donal và CS, 1971; Wu và CS, 1980)… Tuy nhiên, lúa là cây tự thụ phấn điển hình, khả năng nhận phấn ngoài rất thấp, do đó khai thác ƯTL ở lúa đặc biệt khó khăn ở khâu sản xuất hạt lai F1. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu khá sớm nhằm tìm cách sản xuất hạt giống lúa lai điển hình là các nhà khoa học Ấn Độ như Kadam (1937), Amand và Murti (1968), Ricsharia (1962), Swaminathan và Cs (1972), các nhà khoa học Nhật Bản như Shinjyo và Omura (1966), các nhà khoa học tại viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) như Athwal và Virmani (1972) và nhiều nhà khoa học ở các nước khác. Song họ chưa tìm ra phương pháp thích hợp để sản xuất hạt lai nên họ đã không thành công (Nguyễn Công Tạn, 2002) [40]. Năm 1964, Yuan Long Ping (Trung Quốc) đã cùng đồng nghiệp phát hiện được cây lúa dại bất dục trong loài lúa dại Oryza fatua spontanea tại đảo Hải Nam. Sau khi thu về nghiên cứu, lai tạo họ đã chuyển được tính bất dục đực dạng hoang dại này vào lúa trồng và tạo ra những vật liệu di truyền mới giúp cho việc khai thác ƯTL. Các vật liệu di truyền này bao gồm : dòng bất dục đực di truyền tế bào chất (Cytoplasmic Male Sterility: CMS-dòng A) dòng duy trì tính bất dục đực (Maintiner-dòng B), dòng phục hồi tính hữu dục (Restorer-dòng R). Sau 9 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Trung Quốc đã hoàn thiện công nghệ nhân dòng bất dục đực, công nghệ sản xuất hạt lai và đưa ra nhiều tổ hợp lai có năng suất cao đầu tiên như Nam Ưu số 2, San Ưu số 2, Uỷ ưu số 6 (Nguyễn Công Tạn, 2002) [40]. Năm 1973, công bố nhiều dòng CMS, dòng B tương ứng và các dòng R như: IR24, IR26, IR661… đánh dấu sự ra đời của hệ thống lúa lai 3 dòng và đã mở ra bước ngoặt trong lịch sử sản xuất và thâm canh cây lúa với giống lúa lai và công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai (Nguyễn Công Tạn, 2002) [40]. Hệ thống lúa lai ba dòng đã tạo ra bước đột phá cho việc khai thác ƯTL ở lúa, làm phá vỡ thế kịch trần năng suất lúa và hiện nay vẫn là một phương pháp hữu hiệu để phát triển các tổ hợp lúa lai và cũng tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chương trình phát triển lúa lai của nhiều nước. Trong những năm gần đây bằng phương pháp lai xa huyết thống, lai xa địa lý, sinh thái. Trung Quốc đã tạo ra nguồn vật liệu khởi đầu đa dạng, phong phú: hơn 600 dòng CMS (gồm loài phụ Indica, Japonica), đại diện cho 60 kiểu bất dục đực mà chủ yếu là các kiểu “WA”, “Dian1”, “Dian 3” và “BT” và dòng duy trì tương ứng, cùng hơn 3000 dòng phục hồi (R) để tạo ra nhiều tổ hợp lai trong đó có hơn 200 tổ hợp được gieo trồng phổ biến trong sản xuất. Các tổ hợp lai này rất phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và thị trường tiêu thụ của Trung Quốc (Nguyễn Công Tạn, 2002) [40]. Chương trình chọn tạo giống lúa lai của IRRI trong những năm gần đây tập trung vào phát triển các dòng CMS cải tiến, đa dạng về di truyền tế bào chất; chất lượng hạt được cải tiến, hàm lượng amylose từ trung bình đến cao, không dính, có đặc tính thơm khác nhau; khả năng thụ phấn ngoài cao, khả năng thích ứng rộng. Một số dòng CMS của IRRI (IR58025A, IR69625A, IR70368A, IR28298A) được sử dụng nghiên cứu và phát triển các tổ hợp lúa lai 3 dòng ở một số nước như Banglades, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Myanmar, Srilanca, Việt Nam, Iran, Philiphin [62], [56], [75], [72], [71], [59], [51] và [69]. Ngoài ra các dòng phục hồi và các dòng CMS có khả năng chống chịu với các loại sâu bênh hại chính cũng tập trung chọn lọc ở IRRI. Các nhà khoa học IRRI cũng nghiên cứu sự biến động tần số các dòng duy trì và dòng phục hồi. Kết quả cho thấy có sự thay đổi đáng kể trong tần số các dòng R do các dòng CMS khác nhau trong các dòng giống có đặc điểm tốt từ các nguồn khác nhau (Eusebio et al, 2002) [55]. Tần suất trung bình của các dòng R trong các giống lúa Indica chọn lọc được phát triển ở các nước nhiệt đới là 50%, nhưng tần số xuất hiện dòng CMS biến động từ 0% với dòng CMS IR66707A (Oryzae rufipogon cytoplasm) tới 67% với dòng IR68280A, 72% với dòng IR68897A (tế bào chất WA ) và 74% với dòng IR73328A. Với những dòng chọn lọc có nguồn gốc từ Thái Lan và Ấn Độ biểu hiện tần suất xuất hiện dòng phục hồi thấp hơn những dòng có nguồn gốc từ Philippin (60%) và Băngladesh (57%). Rất nhiều dòng CMS: PMS10A, PMS12A, Pusa6A, CRMS31A, DRR2A, APMS6A, 129A, 237A,G46A… và các tổ hợp lúa lai 3 dòng như KRH-2, IR58025A/Giza 178R, IR69625A/Giza 182R, Shahyadri, PA 6201, NSD-2, Maro, DRRH-1, PusaRH-10, Rokan… được chọn tạo và phát triển tại các nước Bănglades, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên…[58], [54], [78], [73], [71], [59], [51] và [69]. Song song với phát triển lúa lai 3 dòng thì năm 1973, Shiming Song ở Trung tâm lúa lai Hồ Bắc phát hiện được dòng bất dục mẫn cảm quang chu kì (HPGMS) từ giống Nông ken 58s (Zhoucs, 2000) [92]. Sự ra đời của lúa lai hai dòng đã mở ra một hướng đi mới trong lai tạo đó là lai xa giữa các loài phụ để tạo ra các giống siêu lúa lai. Phương pháp khai thác ƯTL theo hệ 2 dòng sử dụng 2 dòng bố mẹ để sản xuất hạt lai F1. Công cụ di truyền chính được sử dụng trong hệ thống lúa lai 2 dòng là các dòng EGMS (PTMS và TGMS). Bằng phương pháp lai chuyển gen, các nhà chọn giống lúa lai Trung Quốc đã chọn tạo được nhiều dòng EGMS mới từ nguồn Nôngken 58S. Những dòng PTGMS mới này (N504S, 31111S, WD1S, 7001S, W6154S, 8810S, HonongS, K7S, K9S, Peiai 64S…) có những đặc tính nông sinh học mới mà Nôngken58S không có [63], [64] và [82]. Ngoài các dòng phát triển từ Nôngken58S còn có các dòng 5460S, AnnongS-1 được chọn tạo do lai giữa Indica và Indica; dòng HennongS-1 do lai xa giữa Indica và lúa dại; dòng Xinguang do lai Indica/Japonica. Các tác giả Zeng và Zhanghi xử lý dòng Peiai 64S ở các mức nhiệt độ khác nhau và chọn lọc qua 10 thế hệ đã chọn được các dòng đồng nguồn từ dòng Peiai 64S, nhưng khác nhau về ngưỡng nhiệt độ: P2364S, P2464S, P2864S [90]. Đến nay, Trung Quốc đã có đến trên 20 tổ hợp lúa lai hai dòng được phát triển trong sản xuất, đến năm 2001 diện tích lúa lai 2 dòng tăng lên 2,67 triệu ha, chiếm 17% tổng diện tích lúa lai cả nước. Một số tổ hợp lai có năng suất trung bình đạt trên 9 tấn/ha điển hình đạt 12 - 14 tấn/ ha ở các tổ hợp Peiai64s/9311, Peiai64s/E32 trong thí nghiệm năng suất (Yuan L.P., 2002) [88], (Magouhui và Yuan L.P., 2003) [66] (Yuan L.P) [89]. Chương trình nghiên cứu chọn các dòng TGMS được các nhà khoa học Viện lúa IRRI khởi xướng từ năm 1990 và tập trung vào phát triển lúa lai cho vùng nhiệt đới. Một số dòng TGMS như: IR68945S, IR68949S và IR71018S mang gen tms2 từ dòng TGMS Japonica nhiệt đới NorinPL12 từ Nhật Bản (S.S Virmani, 2003) [82], (Maruyama et al, 1991) [67]. Tuy nhiên, những dòng này không ổn định do điểm bất dục cao. Sau đó với việc cải tiến chương trình chọn lọc, các khoa học IRRI đã chọn lọc được các dòng TGMS mới như: IR73827-23S, IR68301S, IR75589-31S, IR75589-41S có điểm nhiệt độ bất dục tới hạn thấp và ổn định trong điều kiện nhiệt đới (Shanchez et al, 2002) [72]. Chương trình chọn tạo lúa lai hai dòng cũng được xúc tiến mạnh mẽ ở Ai Cập (M.A Maximos và A.T Badawi, 2003) [55], Ấn Độ (M.S Ramesha và C.H.M Viagakurma, 2003) [78]. Bằng phương pháp đột biến các nhà chọn giống đã chọn tạo được nhiều dòng EGMS cung cấp cho hệ thống sản xuất lúa lai 2 dòng. Dòng TGMS- SA-2 thu được sau khi xử lý đột biến hoá chất dòng HPU854; các dòng 5460S, R59TS, IR2364S, NorinPL12… được tạo ra từ các đột biến phóng xạ (Virmani S.S., 1996) [87]. Ba dòng TGMS mới Shuangdipeies-1, Shuangdipeies-7, Shuangdipeies-8 được các tác giả Guangqia Zhou, XunZhen Li và Jianlin Zhou (2002), Viện khoa học đời sống Hồ Nam Trung Quốc chọn tạo bằng phương pháp xử lý đột biến phóng xạ (tia γ nguồn Co60 liều lượng 350 GY), dòng TGMS Shuangdipeies này rất ổn định về ngưỡng chuyển hoá hữu dục và có số bông dài nên khi sản xuất hạt lai không phải phun GA3 (Hoàng Tuyết Minh, 2002) [30]. Cũng bằng phương pháp đột biến Zhang Shubiao, Huang Ronghua và cộng sự Viện di tryền và chọn giống cây trồng Phúc Kiến - Trung Quốc (2002) đã thành công chọn tạo dòng Peiai 64es1 với gen eui1(t) kiểm soát tính trạng cổ bông dài và nhạy cảm với GA3. Sử dụng dòng này trong sản xuất hạt lai chỉ cần phun một lượng rất thấp hoặc không cần phun GA3 (Zhang Shubiao et al, 2002) [91]. Như vậy, việc tạo ra các đột biến gen eui đã tăng tỷ lệ thụ phấn chéo, sản lượng dùng GA3 nên giá thành sản xuất hạt lai F1 giảm hẳn ( Nguyễn Thị Gấm, 2003) [15]. Dòng EGMS đột biến 8087S được tạo ra bằng phương pháp xử lý phóng xạ là dòng mẫn cảm với thuốc trừ cỏ Bentazon, sẽ bị chết khi xử lý thuốc cỏ. Trong trường hợp lúa lai có lẫn hạt dòng mẹ tự thụ, nếu xử lý bằng thuốc trừ cỏ ở ruộng mạ thì cây mạ do hạt dòng mẹ tự thụ sẽ bị chết và kết quả là lúa lai sẽ thuần hoàn toàn (Zhu Xudong, 2000) [92]. Nhiều quốc gia đã phát triển lúa lai cũng như thăm dò việc khai thác ở mức độ thương phẩm như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ... Năm 1974, giới thiệu tổ hợp lai cho ƯTL cao đồng thời qui trình kỹ thuật sản xuất hạt lai 3 dòng được giới thiệu ra sản xuất vào năm 1975 [21], [43]. Năm 1976, Trung Quốc đã sản xuất được hạt lai F1 để gieo cấy 140.000 ha. Từ đó diện tích rồng lúa lai tăng liên tục, đến năm 1994 diện tích trồng lúa lai đã mở rộng 18.000.000 ha kéo theo năng suất lúa bình quân của cả nước tăng với tốc độ cao. Năng suất bình quân của lúa lai là 6,9 tấn/ha, so với lúa thuần năng suất bình quân chỉ đạt 5,4 tấn/ha, tăng hơn 1,5 tấn/ha trên toàn bộ diện tích. Qui trình nhân dòng và sản xuất hạt lai ngày càng hoàn thiện. Diện tích sản xuất hạt lai F1 là 140.000 ha, năng suất giống lai F1 bình quân đạt 2,5 tấn/ha, năng suất ruộng nhân dòng mẹ và ruộng sản suất F1 tăng lên tương đối nhanh chóng [17], [43]. 2.1.2 Quá trình nghiên cứu, phát triển lúa lai ở Việt Nam Việc nghiên cứu lúa lai được bắt đầu từ những năm 1979, 1980 ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, sau đó là ở Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long 1983,1984 (Diễn đàn Khuyến nông và Công nghệ, 2007) [13]. Năm 1992, đề tài độc lập cấp Nhà nước về lúa lai được hình thành. Năm 1994, Trung tâm ngiên cứu lúa lai thuộc Viện KHKTNN Việt Nam được thành lập. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng sản lượng lương thực là phát triển lúa lai cho nên các nhà khoa học Việt Nam tìm cách tiếp cận lúa lai thông qua tài liệu ở trong nước và nước ngoài, một số cán bộ được Nhà nước đưa đi đào tạo ở nước ngoài, nông dân một số tỉnh giáp Trung Quốc (Cao Bằng, Quảng Ninh) gieo trồng một số tổ hợp lúa lai của Trung Quốc cho năng suất cao. Từ đó, Bộ NN&PTNT quan tâm đầu tư, hỗ trợ dự án TCP/VIE/2251 tiếp sức cho các Viện nghiên cứu (Diễn đàn Khuyến nông và Công nghệ, 2007) [13]. Một số dòng bất dục đực tế bào chất, dòng phục hồi và tổ hợp lúa lai ba dòng được nhập nội từ Trung Quốc và IRRI đã được đánh giá. Những kết quả bước đầu đã xác định được một số dòng bố mẹ và giống lúa lai thích ứng với điều kiện sinh thái và sản xuất của Việt Nam, đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao (Quách Ngọc Ân, 2002) [3]. Công tác nghiên cứu và chọn tạo giống lúa lai ở Việt Nam cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Các đơn vị nghiên cứu đã tập trung vào việc thu thập, đánh giá các dòng bất đực nhập nội, sử dụng các phương pháp chọn giống truyền thống như lai hữu tính, đột biến để tạo các dòng bất dục đực và dòng phục hồi mới phục vụ cho công tác chọn giống lúa lai. Các kết quả nghiên cứu đã xác định được các vật liệu bố mẹ tốt, thích ứng với điều kiện sinh thái miền Bắc và khả năng cho ƯTL cao như các dòng mẹ: BoA-B, IR58025A-B, VN-01, 11S, TGMS7, TGMS11, TGMSVN1, T1S - 96, 103S, TGMS6; các dòng bố: R3, R20, R24, RTQ5… (Hoàng Tuyết Minh, 2002) [24], (Nguyễn Trí Hoàn, Nguyễn Thị Gấm, 2003) [23], (Phạm Ngọc Lương, 2000) [29], (Hà Văn Nhân, 2002) [32], (Nguyễn Thị Trâm, 2005) [46]. Các nhà chọn giống lúa lai Việt Nam đã chọn tạo ra các dòng TGMS bằng phương pháp lai truyền thống, trong đó hai dòng 103S, T1S- 96 đang được sử dụng rộng rãi trong chương trình chọn tạo giống lúa lai hai dòng tại Việt Nam. Theo Nguyễn Thị Trâm có thể chọn tạo các dòng PGMS mới có tính cảm quang phù hợp với điều kiện Việt Nam. Phương pháp tiến hành là lai chuyển các gen cảm ứng với độ dài ngày với giống lúa có nguồn gốc xuất xứ xa với vùng phát sinh của giống khởi đầu để tìm kiểu phản ứng với pha sáng ngắn hơn. Cở sở của phương pháp này là tính cảm ứng với quang chu kì có thể biến đổi khi tồn tại ở các môi trường khác nhau. Tức là khi chuyển gen pms từ một giống có mức cảm ứng nhất định sang một giống khác thì gen pms có thể biểu hiện phản ứng khác. Trong môi trường mới này độ dài pha sáng ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gen có thể thay đổi theo. Thực tế ở Việt Nam, các nhà chọn giống lúa lai đã chọn lọc thành công dòng PGMS mới là P5S bằng phương pháp lai dòng T1S- 96/Peiai 64S. Dòng này có phấn hữu dục khi độ dài ngày ngắn hơn hoặc bằng 12h20phút, bất dục hoàn toàn khi độ dài ngày từ 12 giờ 30 phút trở lên. Thời kì cảm ứng vào bước 5 của quá trình phân hoá đòng. Như vậy, dòng P5S có thể sử dụng làm mẹ để sản xuất hạt lai nếu cho trỗ vào đầu đến trung tuần tháng 5 ở miền Bắc. Nhân dòng trong vụ Xuân cho trỗ trước vào 12/4 (Nguyễn Thị Trâm, Trần Văn Quang, 2003; 2006) [34],[44]. Dòng TGMS-VN1 do viện di truyền chọn tạo từ đột biến giống chiêm bầu địa phương, đã được nghiên cứu lập bản đồ liên kết với các chỉ thị phân tử, nhằm phục vụ cho công nghệ sản xuất lúa lai hai dòng ở Việt Nam (Phạm Ngọc Lương và cs, 1998) [29]. Từ năm 1997 đến năm 2005 có 53 giống lúa lai trong nước được khảo nghiệm, trong đó có ba giống được công nhận chính thức: VL20, HYT83, TH 3-3, một số giống được công nhận tạm thời (HYT57, TM4, HYT100, HYT92, TH3-4, HC1) và một số giống triển vọng khác (Nguyễn Trí Hoàn, 2003) [22]. Ngoài ra, chúng ta cũng tích cực nhập nội các giống lúa lai nước ngoài, chọn lọc các tổ hợp lai cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với điều kiện Việt Nam để phục vụ sản xuất. Cho đến nay, Việt Nam đã có được một cơ cấu giống lúa lai khá đa dạng, ngoài các giống đang được sử dụng phổ biến trong sản xuất như: Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, D.ưu 527, Bồi tạp sơn thanh, Bác ưu 903, Bác ưu 64; nhiều giống mới được mở rộng trong sản xuất có năng suất, chất lượng khá như: Khải phong số 1, Q.ưu số 1, CNR36, Nghi hương 2308, Phú ưu số 1, VQ 14… và một số giống lúa lai của Việt Nam như: HYT83, HYT100, VL20, TH3-3, TH3-4, VL24… (Trần Văn Khởi, 2006) [26], (Phạm Đồng Quảng, 2006) [36]. Qui trình nhân dòng bố mẹ và sản xuất hạt lai F1 của một số tổ hợp đã được hoàn thiện và năng suất hạt lai đã tăng lên rõ rệt (Nguyễn Trí Hoàn, 2002) [20]. Nhiều tổ hợp đã được sản xuất hạt lai ở Việt Nam như: Bác ưu 903, Bác ưu 64, Bác ưu 253, Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, D.ưu 527, VL 20, TH3-3, TH3-4, HYT83, HYT92, HYT100, HC1 … năng suất trung bình đạt 1,5 - 2,5 tấn. Công tác nghiên cứu, chọn tạo lúa lai 2 dòng cũng được xúc tiến mạnh mẽ ở Việt Nam. Các nghiên cứu hiện nay tập trung vào một số lĩnh vực như chọn tạo, đánh giá các đặc tính của các dòng TGMS. Tiến hành lai thử để tìm tổ hợp lai cho ƯTL cao, ứng dựng kỹ thuật nuôi cấy mô trong tạo giống lúa lai hai dòng, xây dựng qui trình nhân dòng bất dục và sản xuất hạt lai F1. Một số tác giả đã có các nghiên cứu ban đầu về bản chất di truyền và khả năng phối hợp của một số vật liệu hiện có, nhưng phạm vi nghiên cứu còn hạn chế. Theo tổng kết của Phạm Đồng Quảng (2005) [35] , Việt Nam đã chọn tạo được 20 dòng TGMS, tuy nhiên, chỉ một số dòng như T1S - 96, 103S đang được sử dụng rộng rãi trong việc chọn tạo các tổ hợp lúa lai hai dòng mới. Các dòng này cho con lai ngắn ngày, chất lượng gạo khá tốt, đặc biệt dễ sản xuất hạt lai nên năng suất hạt lai cao, giá thành hạ Để công tác chọn tạo lúa lai hai dòng đạt được kết quả tốt, cần phải có được các vật liệu bố mẹ mới phù hợp với điều kiện trong nước, có đặc tính nông sinh học tốt, khả năng kết hợp cao, ổn định và dễ sản xuất hạt lai. Trên cơ sở đó chọn tạo và đưa vào sử dụng các tổ hợp lai mới có thương hiệu riêng, cho năng suất cao và ổn định, chất lượng gạo tốt, thích ứng với điều kiện sinh thái nước ta (Nguyễn Trí Hoàn, 2003) [23]. Trong 5 năm, từ 2000 đến 2005 Việt Nam đã lai tạo và thử nghiệm các tổ hợp lúa lai tốt nhất đã được công nhận và đưa vào sản xuất đại trà ở các mức độ khác nhau Các tổ hợp lúa lai 2 dòng: 1/. Tổ hợp VL20 (103S/R20): là tổ hợp lúa lai ngắn ngày thích ứng cho vụ xuân muộn (125 - 130 ngày), mùa sớm (100 - 110 ngày). Năng suất đạt 6 - 8 tấn/ha. Giống này được công nhận chính thức năm 2003. 2/. Tổ hợp 2 dòng TH3-3 (T1S-96/R3): có thời gian sinh trưởng ngắn, sản xuất hạt lai đạt năng suất cao, chất lượng khá thích ứng cho vùng đất trung du và miền núi. Giống được công nhận chính thức 2005. 3/. Tổ hợp 2 dòng TH3-4 (T1S-96/R4): là tổ hợp có năng suất cao hơn tổ hợp lai TH3-3, sản xuất hạt lai đạt năng suất cao, chất lượng ăn uống không bằng TH3-3, Giống được công nhận tạm thời năm 2005. 4/. Tổ hợp HC1 (103S/R6): đây là tổ hợp có thời gian sinh trưởng phù hợp với vụ xuân muộn và mùa sớm, năng suất khá, được công nhận tạm thời năm 2005. Ngoài ra các tổ hợp HYT102, HYT103, HYT107 là những tổ hợp lúa lai 2 dòng có thời gian sinh trưởng ngắn 96 - 105 ngày cho các tỉnh miền Bắc và miền Trung cho năng suất cao, chất lượng tốt đang được đề nghị công nhận (Diễn đàn Khuyến nông và Công nghệ, 2007) [13]. Các tổ hợp lúa lai 3 dòng: 1/. Tổ hợp HYT83 (IR58025A/RTQ5): có thời gian sinh trưởng trung bình 110 - 115 ngày trong vụ mùa sớm, 130 - 135 ngày trong vụ xuân muộn. Ưu điểm cho năng suất cao tương đương D.ưu 527, cao hơn Nhị ưu 838. Ở vụ mùa, HYT83 cho năng suất cao hơn và chống chịu bạc lá tốt hơn các giống lúa lai Trung Quốc. Giống được công nhận chính thức năm 2005 và được đăng ký bảo hộ năm 2005. 2/. Tổ hợp HYT100 (IR58025A/R100): đây là tổ hợp lai chất lượng cao có thời gian sinh trưởng trong vụ mùa là 110 ngày và ở vụ xuân muộn 130 - 135 ngày. Năng suất cao tương đương với lúa lai Trung Quốc, hạt gạo dài >7mm, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, trong, cơm dẻo, thơm hợp với thị hiếu gạo chất lượng cao ở Việt Nam. Sản xuất hạt lai dễ, đạt năng suất cao 2 - 2,8 tấn/ha. Độ thuần dòng bố mẹ rất tốt. Tuy nhiên, giống này dễ bị nhiễm bệnh bạc lá trong vụ mùa. Giống được công nhận tạm thời và đăng kí bảo hộ vào năm 2005. 3/. Tổ hợp chất lượng cao HYT92 (IR58025A/PM3): tổ hợp này cho năng suất cao và ổn định trong vụ xuân và vụ mùa. Ưu điểm đây là giống có gạo chất lượng cao, gạo dài, thích hợp cho vùng ruộng hơi trũng như Hà Nam, Thái Bình Hải Phòng… HYT92 kháng bạc lá khá tốt trong vụ xuân và vụ mùa. Giống được công nhận tạm thời năm 2005. Tuy nhiên, các tổ hợp lai F1 ở trên đều nhiễm bạc lá trong vụ mùa hạn chế đến việc mở rộng diện tích gieo trồng lúa lai. Theo nghiên cứu cho thấy chỉ có 12/27 dòng giống bố mẹ kháng với nòi 3, nòi 2 và nòi 3 là hai nòi vi khuẩn gây bạc lá phổ biến nhất ở miền Bắc Việt Nam (Diễn đàn khuyến nông và công nghệ, 2007) [13]. 2.2 Ưu thế lai ở lúa 2.2.1 Đánh giá ưu thế lai ở lúa Theo Nguyễn Văn Hiển và cs (2000) [16], muốn đánh giá tính ưu việt của con lai so với bố mẹ và các giống đang phổ biến trong sản xuất phải dựa vào các chỉ tiêu sau: - Ưu thế lai trung bình (còn gọi là ưu thế lai giả định): là sự hơn hẳn của con lai so với giá trị trung bình của bố mẹ. Hm = F1 - (P1 + P2)/2 x100 (P1 + P2)/2 Trong đó: F1 là giá trị tính trạng của con lai. P1 là giá trị tính trạng của bố. P2 là giá trị tính trạng của mẹ. - Ưu thế lai thực: là sự hơn hẳn của con lai so với bố mẹ tốt nhất. HB = F1 - PB x100% PB Trong đó: HB là ƯTL thực : F1 là giá trị tính trạng của con lai PB là giá trị tính trạng của bố mẹ tốt nhất - ƯTL chuẩn: biểu thị tính ưu việt của con lai F1về 1 hay một số tính trạng nào đó so với giống lúa thường dùng tốt nhất ở vùng sinh thái nhất định HS = F1 - S x100% S Trong đó: HS là ƯTL chuẩn F1 là giá trị tính trạng của con lai S là giá trị tính trạng của giống chuẩn tốt nhất trong vùng sinh thái 2.2.2 Sự biểu hiện ưu thế lai ở lúa Ưu thế lai biểu hiện ngay từ khi hạt nảy mầm cho đến khi hoàn thành quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Sự biểu hiện của ưu thế lai thể hiện ở cả cơ quan sinh trưởng sinh dưỡng và cơ quan sinh trưởng sinh thực (Nguyễn Văn Hiển và cs, 2000) [16]. a) Ưu thế lai ở hệ rễ Các kết quả nghiên cứu của Lin và Yuan (1980) đã xác nhận hạt lai F1 ra rễ sớm, số lượng nhiều, tốc độ nhanh hơn bố mẹ chúng. Kết quả quan sát cho thấy, khi bắt đầu nảy mầm, rễ mầm và thân xuất hiện, sau đó số lượng rễ tăng lên rất nhanh. Sự phát triển mạnh mẽ của hệ rễ không chỉ thể hiện qua sự phát triển sớm và dài mà còn thể hiện qua số lượng rễ trên cây lúa và độ lớn của rễ. Chất lượng rễ được đánh giá thông qua độ dày của rễ, rễ lúa lai có thể ra 4-5 lần rễ nhánh, tạo ra một lớp rễ đan dày trong tầng đất tầng đế cày. Lông hút của bộ rễ lúa lai nhiều và dài (0,1- 0,25mm) hơn hẳn lúa thường (0.01- 0,13mm). Rễ lúa dài và toả rộng ăn sâu trong phạm vi 22- 23 cm. Vì số lượng nhiều nên diện tích tiếp xúc lớn, làm cho khả năng hấp thu tăng cao gấp._. 2-3 lần lúa thuần. Hệ rễ lúa lai hoạt động mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh. Vì vậy, lúa lai có tính thích ứng rộng với những điều kiện bất thuận như ngập úng, hạn, phèn mặn. Bộ rễ lúa lai tuy phát triển mạnh nhưng sau khi thu hoạch lại nhanh mục nên dễ làm đất và đất xốp (Nguyễn Văn Bộ, 2004) [5], (Nguyễn Văn Bộ và cs, 2002) [6], (Nguyễn Công Tạn và cs, 2002) [40]. b) Ưu thế lai về sự đẻ nhánh Con lai F1 đẻ nhánh sớm, nếu có đầy đủ ánh sáng và dinh dưỡng thì khi đạt 4 lá lúa lai đã bắt đầu đẻ nhánh, sức đẻ nhánh mạnh và tập trung, tỷ lệ hữu hiệu cao hơn lúa thường. Quá trình đẻ nhánh của lúa lai tuân theo qui luật đẻ nhánh chung của cây lúa. Khi quan sát thấy lá thứ tư xuất hiện thì đồn thời nhánh đầu tiên vươn ra từ bẹ lá thứ nhất. Các nhánh sau tiếp tục xuất hiện đúng theo qui luật khi lá thứ năm xuất hiện thì nhánh con thứ hai xuất hiện từ bẹ lá thứ hai… Các nhánh đẻ sớm thường to mập, có số lá nhiều hơn các nhánh đẻ sau nên bông lúa to, đều xấp xỉ như bông chính. Sức đẻ nhánh của lúa lai rất khoẻ, bình thường cũng có thể đạt 12 - 14 nhánh nhưng có thể đạt đến 20 nhánh. Lúa lai có tỷ lệ nhánh thành bông cao hơn lúa thường, kết quả nghiên cứu của Trung Quốc chó thấy tỷ lệ thành bông của lúa lai đạt khoảng 80 - 90% trong khi lúa thuần chỉ đạt 60 - 70% ở cùng diều kiện thí nghiệm. Nhờ đặc điểm này mà hệ số sử dụng phân bón của lúa lai rất cao (Nguyễn Thạch Cương và Cs, 2000) [10]. c) Ưu thế lai về chiều cao cây Chiều cao cây lúa lai cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm của bố mẹ. Tuỳ tổ hợp, chiều cao cây của láu lai F1 có luác biểu hiện ƯTL dương, có lúc nằm trung gian giữa bố và mẹ, có lúc xuất hiiện ƯTL âm. Vì chiều cao liên quan đến tính chống đổ trên đồng ruộng nên khi chọn bố mẹ phải chú ý chọn dạng nửa lùn để con lai có dạng nửa lùn. Đường kính lóng lúa lai to và dày hơn lúa thuần, số bó mạch nhiều hơn nên khả năng vận chuyển nước và dinh dưỡng nhanh hơn lúa thuần (Yuan L.P, 1988) [86]. d) Ưu thế lai về thời gian sinh trưởng Lúa lai có thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung bình thường có từ 12 - 17 lá/thân chính tương ứng có thời gian sinh trưởng từ 95 - 135 ngày. Đa số con lai F1 có thời gian sinh trưởng khá dài và dài hơn bố mẹ sinh trưởng dài nhất; thời gian sinh trưởng của con lai phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của dòng bố. Một số kết quả nghiên cứu khác xác định thời gian sinh trưởng của con lai giống thời gian sinh trưởng của dòng bố hoặc dòng mẹ có thời gian sinh trưởng dài nhất. Con lai F1 hệ ba dòng có thời gian sinh trưởng dài hơn cả bố mẹ ở cả hai vụ trong năm. Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực của đa số các tổ hợp lai xấp xỉ nhau, sự cân đối về thời gian các giai đoạn sinh trưởng tạo ra sự cân đối trong cấu trúc quần thể, là một trong những yếu tố tạo nên năng suất cao (Yuan L.P, 1988) [86], (Virmani S.S,1994) [80]. e) Ưu thế lai về khả năng chống chịu Lúa lai có khả năng thích ứng rộng với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, có thể trồng được ở mội chân đất lúa. Biểu hiện cụ thể là: ở giai đoạn mạ lúa chịu lạnh tốt hơn lúa thuần; ở thời kì lúa đẻ nhánh có khả năng chịu ngập úng, có khả năng phục hồi nhanh sau khi nước rút. Lúa lai có thhể gieo trồng trên nhiều loại đất có lý hoá tính khác nhau. Do bộ rễ lúa lai phát triển mạnh nên khi gặp hạn sẽ phát triển theo chiều sâu để hút nước và dinh dưỡng vì thế khả năng chịu hạn tốt hơn lúa thuần, ở những tổ hợp sử dụng dòng mẹ là các dòng TGMS thì khả năng chịu rét còn thể hiện ở giai đoạn trỗ bông. Trong điều kiện 24oC lúa lai kết hạt rất tốt, trong khi các giống lúa thuần có tỷ lệ lép lửng nhiều, vào hạt chắc kém. Lúa lai có thể chống chịu với một số sâu bệnh như rầy nâu, đạo ôn, bạc lá, thích ứng với nhiều vùng sinh thái. Ở Việt Nam, một số tác giả đã công bố các giống lúa lai có ƯTL về chống đổ, chịu rét, kháng đạo ôn, bạc lá và khả năng thích ứng rộng (Nguyễn Văn Hoan, 1999) [17], (Trần Duy Quí, 1994) [37]. f) Ưu thế lai sinh sản Đánh giá ƯTL của nhiều tổ hợp lai khác nhau người ta đều thấy con lai có năng suất cao hơn bố mẹ từ 20 - 70% khi gieo cấy trên diện rộng và hơn hẳn lúa lùn cải tiến (20 - 30%). Năng suất bình quân của lúa lai trên diện rộng tăng so với lúa thuần khoảng 10 - 15 tạ/ha. Đa số các tổ hợp lai có ƯTL về số bông/khóm, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1000hạt. Do lúa ;ai đẻ sớm các bông to đều, hạt nhiều và nặng, trên mỗi bông có nhiều gié cấp 1 (13 - 15 gié), trên gié cấp 1 có 3 - 7 gié cấp hai, mỗi gié cấp hai có từ 3- 7 hạt do vậy khối lượng bông cao hơn lúa thuần từ 1,5 - 2,5 lần. Đặc biệt ở đốt giáp cổ bông có 3 - 4 gié cấp 1 nên nhìn bông lúa lai như một chùm hạt, tổng số hạt trung bình/bông cao (150 - 250 hạt), tỷ lệ hạt chắc > 90% nếu như giai đoạn trỗ bông gặp điều kiện ngoại cảnh thuận lợi lượng dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ thì bông lúa lai cạng nặng. Ở Việt Nam qua tổng kết của Bộ NN&PTNT cho thấy: năng suất bình quân của lúa lai ở các tỉnh phía Bắc đạt mức 7 - 8 tấn/ha, tăng hơn lúa thuần cùng cùng thời gian sinh trưởng từ 2 - 3 tấn/ha/vụ (Trần Duy Quí, 1994) [37], (Nguyễn Công Tạn và Cs, 1999) [39]. g) Ưu thế lai về các đặc tính sinh lý Một số nghiên cứu về sinh lý của cây lúa lai đã cho thấy: năng suất hạt của con lai F1 có tương quan chặt chẽ với cường độ quang hợp ở giai đoạn đẻ nhánh (r = 0,8) và giai đoạn trỗ (r = 0,51); ƯTL về năng suất hạt của một số tổ hợp lai được tạo bởi ƯTL về diện tích lá ở giai đoạn đẻ nhánh và trỗ, một số khác cho ƯTL về cường độ quang hợp. Các nghiên cứu về phân bón cho lúa lai cũng cho thấy khi tăng lượng phân bón thì chỉ số diện tích lá (LAI), khối lượng chất khô trên toàn cây (DM), tốc độ tích luỹ chất khô (CGR) của lúa lai tăng vọt so với lúa thuần, đặc biệt ở giai đoạn sau cấy 4 tuần; năng suất của lúa lai tăng nhiều hơn năng suất của lúa thuần và có tương quan thuận ở mức có ý nghĩa với LAI và CGR ở giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng, số bông/m2 và số hạt/bông (Phạm Văn Cường, 2005) [11], [12]. 2.3 Phương pháp chọn bố mẹ để tạo các tổ hợp lai cho ưu thế lai cao Theo các nhà chọn giống lúa lai, để có được các tổ hợp lai tốt thì việc tuyển chọn các dòng bố mẹ cần phải dựa trên 5 nguyên tắc sau đây: - Nguyên tắc quan trọng nhất là bố mẹ phải có tính đa dạng di truyền lớn. Trong một giới hạn nhất định, thì sự đa dạng di truyền của các bố mẹ tham gia càng lớn thì sự biểu hiện ƯTL càng cao. - Bố mẹ phải có các đặc tính bổ sung cho nhau. - Bố mẹ phải có khả năng kết hợp cao đặc biệt là trên các tính trạng về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. - Bố mẹ phải có hệ số di truyền cao. - Bố mẹ phải có khả năng cho năng suất cao: giống lúa lai cho năng suất cao khi có ít nhất phải có một trong hai bố mẹ có năng suất cao, còn các bố mẹ kia có thể có các yếu tố cấu thành năng suất tốt. Hiện nay, các nhà chọn giống lúa lai đã quan tâm đến vấn đề chọn lọc các dòng bố mẹ mới siêu cao sản, có tiềm năng năng suất cao, để tạo ra sự khác biệt di truyền lớn về các yếu tố cấu thành năng suất giữa các dòng bố mẹ, nâng cao hơn nữa về năng suất của các tổ hợp lai (Nguyễn Công Tạn và cs, 2002) [40]. 2.4 Phương hướng nghiên cứu và phát triển lúa lai trong những năm sắp tới ở Việt Nam 1/. Tập trung hoàn thiện và khai thác sử dụng những dòng bố mẹ lúa lai được chọn tạo ở trong nước để chọn tạo tổ hợp lúa lai 2 và 3 dòng chất lượng cao. Kháng bạc lá, đạo ôn, rầy nâu cho các vùng sinh thái, đặc biệt cho vụ mùa ở các tỉnh phía Bắc. 2/. Tập trung lai tạo các dòng bố mẹ lúa lai có gen tương hợp rộng (WC) để lai tạo ra các tổ hợp lúa lai siêu lúa thích hợp với điều kiện sinh thái của Việt Nam. 3/. Khai thác sử dụng công nghệ sinh học (chỉ thị phân tử) cho việc chọn tạo giống kháng bạc lá, rầy nâu, gen WC, gen phục hồi (Rf) nhằm đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả của công tác chọn tạo giống. sử dụng kỹ thuật phân tử phục vụ nghiên cứu về đa dạng di truyền của các dòng bố mẹ, khai thác sử dụng Heterosic locus trong lúa hoang dại đưa vào dòng bố mẹ nhằm nâng cao tiềm năng năng suất lúa lai. 4/. Lai tạo hữu tính và chuyển gen tiền vitamin A, gen kháng sâu đục thân, gen mẫn cảm với thuốc trừ cỏ vào các dòng bố mẹ lúa lai để tạo giống lúa lai giàu vitamin A, lúa lai kháng sâu, lúa lai mẫn cảm với thuốc trừ cỏ. 5/. Tiếp tục hoàn thiện để biến các dòng CMS không ổn định thành các dòng TGMS nhằm khai thác những tổ hợp lai tốt ba dòng dưới dạng lúa lai hai dòng như Nhị ưu 838, Nhị ưu 63. 6/. Nghiên cứu để xác định vùng sinh thái phù hợp cho nhân dòng bố mẹ và vùng sản xuất hạt lai nhằm khai thác lợi thế về tự nhiên trong cạnh tranh về giá cả và mùa vụ trong sản xuất hạt lai F1. 7/. Gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu với các công ty giống sản xuất hạt lai F1 để nhanh chóng khai thác thành quả nghiên cứu phục vụ sản xuất. 8/. Nghiên cứu sử dụng phân trung và vi lượng nhằm khai thác tối đa tiềm năng năng suất lúa lai. Xây dựng qui trình thâm canh tổng hợp cho lúa lai ở các vùng sinh thái (Diễn đàn Khuyến nông và Công nghệ) [13]. 2.5 Công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai F1 đảm bảo có năng suất cao, chất lượng tốt Giống lúa lai phải sản xuất hàng vụ, phải tuân theo một quy trình chặt chẽ mới đảm bảo năng suất cao và chất lượng tốt. Muốn sản xuất được hạt giống lúa lai nhất thiết phải có hạt giống bố mẹ tốt. Trong ruộng sản xuất hạt lai F1 dòng bố và dòng mẹ phải cấy xen kẽ để tạo điều kiện cho quá trình giao phấn. Chính vì vậy, trong sản xuất lúa lai phải tập trung giải quyết những vấn đề sau: 2.5.1 Đảm bảo sự trỗ bông và nở hoa trùng khớp giữa dòng bố và dòng mẹ Bố trí gieo cấy dòng bố và dòng mẹ trỗ bông trùng khớp là yêu cầu đầu tiên có tính chất quyết định đến sự thành công hay thất bại của công tác sản xuất hạt giống lúa lai. Sự trỗ trùng khớp là thời kì trỗ bông của dòng bố và dòng mẹ cơ bản trùng nhau. Dòng bố và dòng mẹ bắt đầu trỗ cùng một ngày hay lệch nhau một đến hai ngày đều được coi là trỗ bông trùng khớp (Nguyễn Công Tạn, 1992) [38]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã kết luận: để dạt năng suất hạt lai F1 cao nhất thì dòng A phải trỗ trước dòng R từ 1- 2 ngày (Hoàng Bồi Kính, 1993) [27]. Để cho dòng bố và dòng mẹ trỗ bông trùng khớp ta phải tiến hành hai biện pháp sau: + Xác định độ lệch thời gian gieo dòng bố và dòng mẹ; + Hiệu chỉnh thời gian trỗ của hai dòng bố mẹ. 2.5.2 Xác định độ lệch thời gian gieo dòng bố và dòng mẹ Hầu hết các tổ hợp lúa lai hiện nay đều có sự khác nhau về thời gian sinh trưởng giữa bố và mẹ. Muốn cho chúng trỗ trùng nhau cần dựa vào các phương pháp sau: a) Phương pháp dựa vào thời gian sinh trưởng Dựa vào thời gian sinh trưởng của 2 dòng bố mẹ căn cứ vào kết quả theo dõi nhiều năm về thời gian sinh trưởng của dòng bố mẹ, từ đó chọn ra được thời vụ gieo dòng bố mẹ thích hợp (Nguyễn Công Tạn, 1992) [38]. Theo Virakatamanth và Ramesha, 1996 [77] thì phương pháp này đơn giản dễ tính toán. Tuy nhiên, thời gian sinh trưởng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và các điều kiện môi trường, nhất là các bố mẹ là giống cảm ôn thì phương pháp này tỏ ra thiếu độ tin cậy. Ở Việt Nam, áp dụng phương pháp này cho các tổ hợp thì sự chênh lệch thời gian giữa bố và mẹ cho tổ hợp tạp giao 1 là 19 - 20 ngày, Tạp giao 5 là 14 - 15 ngày (Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa lai, 1997) [49]. Bác ưu 64 là 10 - 12 ngày, Bác ưu 903 là 16 - 17 ngày (Trần Ngọc Trang, 2001) [48]. b) Phương pháp dựa vào số lá dòng bố mẹ Theo Virakatamanth và Ramesha, 1996 [80] thì tổng số lá trên thân chính của mỗi giống là tương đối ổn định qua các vụ. Đây là chỉ tiêu có thể sử dụng tính độ lệch thời vụ gieo dòng bố mẹ chính xác hơn (Yuan L.P và Xi Q.F, 1995) [87]. Tuy nhiên, số lá trên thân chính còn phụ thuộc vào chế độ thâm canh. Do đó cần phải nắm vững tổng số lá trên thân chính của các dòng bố mẹ ở từng chế độ canh tác của các vùng và mùa vụ cụ thể và phải theo dỗi số lá một cách chính xác (Nguyễn Công Tạn, 1992) [38]. Theo các nhà khoa học Trung Quốc thì số ngày chênh lệch về thời vụ gieo các dòng bố mẹ được xác định phụ thuộc vào tốc độ ra lá của dòng bố: Y= [Rn - (An - 3,5)]*X Trong đó: Y là số ngày chênh lệch để gieo bố và mẹ Rn là số lá trên thân chính của dòng bố An là số lá trên thân chính cua dòng mẹ X tốc độ ra lá của dòng bố trong 7 lá đầu 3,5 là hệ số Ở Việt Nam kết quả nghiên cứu cho thấy dòng mẹ ZenShan 97 A nên gieo khi dòng bố Quế 99 có 5,0 - 5,5 lá, Minh Khôi 63 có 6,4 lá thì bố mẹ sẽ trỗ bông trùng khớp. Thực tế sản xuất giống Tạp giao tại An Khánh - Hoài Đức - Hà Tây thì ZenShan 97 Agieo khi dòng bố Quế 99 đạt 5,5 lá, kết quả dòng mẹ trỗ ngày 16 tháng 9, dòng bố 1 trỗ ngày 18 tháng 9 sau mẹ hai ngày, năng suất hạt lai đạt 15,03 tạ/ha (Nguyễn Trí Hoàn và Cs, 1995) [18]. Bắc ưu 64 gieo mẹ Bo-A khi Trắc 64 được 3 - 3,2 lá, Bắc ưu 903 gieo mẹ Bo-A khi Quế 99 được 4,7 lá, HYT 57 gieo mẹ 25A khi bố R827 là 5,5 lá, HYT 83 bố phải gieo sau mẹ IR58520A từ 1,2 - 1,5 lá (Nguyễn Trí Hoàn, 2006) [24]. c) Phương pháp dựa vào tích ôn hữu hiệu Phần lớn các dòng được sử dụng làm bố mẹ trong sản xuất hạt lai F1 thuộc loại cảm ôn, Tổng tích ôn hhữu hiệu từ gieo hạt đến trỗ bông là cố định. Tổng tích ôn hữu hiệu ở mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển được tính theo công thức sau: (Theo Yuan L.P và Xi Q.F, 1995) [87], (Nguyễn Thị Trâm, 2000) [41]. A = ∑(T - H - L) Trong đó: A là tích ôn hữu hiệu của giai đoạn sinh trưởng nhất định (0C) T là nhiệt độ trung bình ngày trong giai đoạn sinh trưởng đó (0C) H là nhiệt độ cao hơn giới hạn trên 270C L là nhiệt độ giới hạn dưới 120C Nếu nhiệt độ trung bình ngày ≤ L thì tích ôn hữu hiệu của ngày đó bằng 0. Căn cứ vào chênh lệch của tổng tích ôn từ khi gieo đến trỗ của dòng bố mẹ, để tính số ngày chênh lệch nhau khi xác định thời vụ gieo bố mẹ hợp lý, để chúng trỗ trùng khớp. Ở miền Bắc Việt Nam, phương pháp dựa vào thời gian sinh trưởng có thể áp dụng trong vụ mùa khi mà nhiệt độ tương đối ổn định. Trong vụ Xuân cần phải xác định phương pháp tích ôn hữu hiệu (Nguyễn Trí Hoàn, 1997) [19]. 2.5.3 Ảnh hưởng của thời gian bảo quản hạt giống, chất lượng mạ và tuổi mạ đến thời gian sinh trưởng của dòng bố mẹ Nói chung thời gian sinh trưởng của dòng bố mẹ được gieo bằng hạt giống cùng năm thường dài hơn 4 - 5 ngày so với nguồn giống đã để qua 1 năm. Khi cấy mạ cằn cỗi thì thời gian sinh trưởng cũng dài hơn khoảng 4 ngày so với cấy mạ khoẻ chất lượng tốt (Nguyễn Công Tạn, 1992) [38]. Theo Guo, 1996 [56] đã nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển 14 dòng A, B và 6 dòng R được gieo bằng các nguồn hạt cũ, mới khác nhau tại Quảng Đông Trung Quốc cho thấy: + Trong vụ sớm gieo vào tháng 3 và cấy vào tháng 4 tất cả các dòng bố mẹ được gieo bằng hạt giống mới (từ vụ thu năm trước) và gieo bằng hạt giống cũ (từ vụ Hè năm trước) có thời gian sinh trưởng lệch nhau không nhiều, ngoại trừ Bo-A và Bo-B (giống mới và giống cũ tương ứng là 3 - 4 ngày). + Trong vụ muộn gieo tháng 7 và cấy tháng 8, các dòng A, B được gieo bằng giống mới (từ vụ Hè cùng năm) có thời gian sinh trưởng dài hơn so với các dòng A, B gieo bằng giống cũ (từ vụ Thu hoặc vụ Hè năm trước). Ví dụ: Dòng Bo-A và Bo-B dài hơn 10 ngày, ZhenShan97 A, B dài hơn 6 ngày, II-32 A dài hơn 5 ngày, II-32B dài hơn 6 ngày. Các dòng R dùng giống cù và giống mới lệch nhau không nhiều. Theo công bố của Trung tâm nghiên cứu lúa lai vụ mùa và vụ xuân mạ Quế 99 cấy 18 ngày tuổi sẽ trỗ sớm hơn cấy 24 ngày tuổi là 2 ngày (Nguyễn Trí Hoàn, 1995) [18]. Những thí nghiệm tại IRRI cho thấy tuổi mạ lúa cấy thông thường là 21 ngày tuổi, các dòng bố mẹ có thể trỗ sớm hơn 2,3 - 2,8 ngày nếu cấy mạ 16 ngày tuổi. Khi cấy mạ 26 và 31 ngày tuổi sẽ trỗ chậm 1,8 - 2,2 ngày và 4,4 - 4,8 ngày (Huang và Cs, 1987) [57]. 2.5.4 Các phương pháp dự báo thời gian trỗ bông Mặc dù dòng bố mẹ được gieo trong độ lệch thời vụ xác định, nhưng do sự biến động của các yếu tố khí hậu thời tiết và chế độ canh tác, chúng vẫn có thể trỗ bông không trùng khớp. Việc dự báo thời gian trỗ bông của các dòng bố mẹ là điều cần thiết trong sản xuất hạt lai F1, hiện nay người ta sử dụng các phương pháp dự báo ngày trỗ bông như sau: a) Phương pháp bóc đòng Các nhà khoa học Trung Quốc chia quá trình phân hoá đòng của cây lúa thành 8 bước (Yuan L.P và Xi. Q.F, 1995) [87], [43]. Tại Ấn Độ, (Virakatamath. B.C và Ramesha. M.S, 1996), [77] và IRRI (Virmani. S.S và Sharma. H.L, 1993) [79] người ta chia quá trình này ra thành 10 bước. Ở Việt Nam, phân chia các bước phân hoá đòng được tiến hành theo các tác giả Trung Quốc. Nhìn chung, thời gian bắt đầu từ phân hoá đòng của các dòng bố mẹ kéo dài từ 27 - 32 ngày, tuỳ thuộc vào thời gian sinh trưởng và đặc tính của giống. Dựa vào tiến độ phân hoá đòng, có thể dự đoán được mức độ trỗ trùng khớp của các dòng bố mẹ. Khi cây lúa bước vào thời kì phân hoá đòng, cứ 3 ngày lấy mẫu một lần từ các dảnh chính của của dòng bố mẹ, theo dõi cẩn thận tốc độ phát triển của chúng quan sát bằng kính lúp hay mắt thường (Nguyễn Công Tạn, 1992) [38], [60]. Sự trùng khớp lý tưởng là: + Nếu dòng A có thời gian sinh trưởng ngắn hơn dòng R thì trong 3 bước đầu phải sớm hơn 1 bước. Trong các bước 4, 5 và 6 thì hai dòng phải trùng nhau. Các bước còn lại dòng mẹ phải trỗ sớm hơn dòng bố 1 - 2 ngày. + Nếu dòng A và R có thời gian sinh trưởng bằng nhau thì suốt quá trình phân hoá đòng thì dòng A phải sớm hơn dòng R từ 1 - 2 ngày. + Nếu dòng A có thời gian sinh trưởng dài hơn dòng R thì trong 3 bước đầu thì dòng A phải sớm hơn dòng R 1 bước. Theo Yuan L.P và Xi. Q.F, 1995 [87], [47]; Virakatamath. B.C và Ramesha. M.S, 1996, [77]. b) Phương pháp dựa vào số lá còn lại Mỗi một dòng bố mẹđều có số lá nhất định trong suốt thời gian sinh trưởng phát triển. Tốc độ ra 3 lá cuối cùng của chúng tương đối ổn định (7- 8 ngày/lá), do nhiệt độ ở giai đoạn này ít biến động. Vì vậy, việc theo dõi số lá còn lại trên thân chính có thể dự báo được ngày trỗ bông của chúng (Nguyễn Công Tạn, 1992) [38], [64]. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả Trung Quốc (Nguyễn Văn Hoan, 1999) [17], quan hệ giữa số lá còn lại và các bước phân hoá đòng như sau: Số lá còn lại (lá) Bước phân hoá đòng 3,5 - 3,1 1 3,0 - 2,5 2 2,4 - 1,9 3 1,8 - 1,4 4 1,3 - 0,8 5 0,7 - 0,2 6 Ngoài ra người ta còn dựa vào đặc điểm lá thắt eo của 3 lá cuối cùng để dự báo ngày phân hoá đòng của bố mẹ. Khi phát hiện lá lúa đầu tiên xuất hiện thắt eo cách đỉnh lá 5 - 7 cm, đó là lúc cây lúa bắt đầu phân hoá đòng. 2.5.5 Các phương pháp điều chỉnh trỗ bông trùng khớp Qua việc dự báo thời gian trỗ bông của các dòng bố mẹ bằng các phương pháp nêu trên, nếu thấy chúng còn có sự sai lệch, trỗ bông không trùng khớp thì phải dùng các biện pháp điều chỉnh ngay từ đầu: a ) Xử lý trong 3 bước đầu của quá trình phân hoá đòng Theo Yuan L.P và Xi. Q.F, 1995 [87], bón đạm cho dòng phát triển nhanh và phun dung dịch KH2PO4 1% cho dòng phát triển chậm có thể điều chỉnh được 3 - 4 ngày. Nếu dòng mẹ có nguy cơ phát triển nhanh, bón 150 kg Urê/ha sẽ làm chậm được 3 ngày hoặc phun MET với nồng độ 150 - 200ppm cũng kìm hãm sự phát triển nhanh từ 3 - 4 ngày (Dương Tụ Bảo, 1996) [4]. Nếu dòng bố chậm hơn dòng mẹ từ 5 - 6 ngày thì phun dung dịch Urê 2% cho dòng mẹ và kích dòng bố bằng dung dịch KH2PO4 1% (Theo Viraktamath. B.C và Rhamesha. M.S, 1996) [77]. Đối với dòng phát triển chậm người ta có thể bón thêm phân KCl với lượng 50 - 70 kg/ha cho dòng mẹ và 15 - 20 kg/ha cho dòng bố. b)Xử lý cho những bước tiếp theo của quá trình phân hoá đòng Từ bước 4 trở đi nếu có sự chênh lệch giữa dòng bố và dòng mẹ thì tiến hành các biện pháp sau: + Trước khi cây trỗ bông 4 - 5 ngày phun lên lá cho dòng trỗ chậm hỗn hợp gồm 0,5g GA3 và 100g KH2PO4 pha 60 lít nước, lượng dung dịch này phun cho 2000 m2 dòng bố hoặc phun 600 m2 cho dòng mẹ. Biện pháp này có thể điều chỉnh cho trỗ bông sớm từ 2 - 3 ngày (Nguyễn Công Tạn, 1992) [38]. + Trường hợp một dòng nào đó nhanh hơn 5 - 7 ngày, thì dùng biện pháp đạp rễ, cắt rễ để kìm hãm. Nếu dòng bố nhanh hơn dòng mẹ thì có thể nhổ lên cấy lại. Theo Yuan L.P và Xi. Q.F, 1995 [87]. Nếu phát hiện thấy bố mẹ có thể trỗ lệch nhau trên 10 ngày thì phải cắt bỏ những bông sáp trỗ, sau đó bón phân đạm để các nhánh sau có thể phát triển thành bông. Ngoài ra người ta còn sử dụng nước để điều tiết, bởi vì dòng bố và dòng mẹ phản ứng với nước hoàn toàn lhác nhau. Trong đó, dòng bố mẫn cảm nhiều với nước, vì vậy, nếu dòng bố phát triển sớm thì tháo nước phơi ruộng, ngược lại nếu dòng mẹ phát triển nhanh thì có thể tháo nước sâu để thúc đẩy sự phát triển của dòng bố (Quách Ngọc Ân, 1998) và (Trần Duy Quí, 1994) [1], [37]. 2.5.6 Nâng cao tỷ lệ đậu hạt Khi đã đạt được sự trỗ bông trùng khớp và kết cấu quần thể hợp lý thì năng suất hạt lai được quyết định bởi sự thụ phấn chéo giữa dòng bố và dòng mẹ. Sau đây là một số giải pháp nâng cao tỉ lệ đậu hạt: 1/. Xác định thời kì trỗ bông và nở hoa thích hợp Điều kiện để dòng bố và dòng mẹ nở hoa là: - Nhiệt độ trung bình ngày là 25 - 280C, - Chênh lệch nhiệt độ ngày đêm từ 8 - 100C, - Độ ẩm tương đối của không khí là 70 - 80%, - Ánh sáng mặt trời đầy đủ, gió nhẹ không mưa liên tục trong 3 ngày. Theo Su và Li, 1988 [74]; Ramesha và Viraktamath, 1996 [77]; Kumar, 1996 [61]; Yuan L.P và Fu; Yang, 1977 [83]. Khi nhiệt độ quá cao và ẩm độ thấp hay nhiệt độ thấp, ẩm độ quá cao thì một số hoa sẽ không nở, sức sống hạt phấn dòng bố, tỉ lệ thoái hoá vòi nhuỵ dòng mẹ giảm, khả năng tiếp nhận phấn kém từ đó năng suất hạt giống F1 cũng giảm. Trong điều kiện khí hậu ở vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ nước ta thì thời kì trỗ an toàn được xác định từ ngày 5 đến 15 tháng 5 và sau ngày 10 tháng 9 (Cục Khuyến nông & Khuyến lâm, 1996) [8]. Dùng sức người để thụ phấn bổ sung, nhằm tạo điều kiện cho hạt phấn dòng bố tung ra một khoảng rộng và rơi vào núm nhuỵ dòng mẹ, đây là biện pháp hiệu quả nhất để nâng cao tỉ lệ kết hạt. Việc thụ phấn bổ sung tiến hành trong những ngày lặng gió hoặc gió nhẹ, có thể dùng sào hoặc dùng dây để kéo khi dòng bố tung phấn, khoảng 30 phút rung một lần và thực hiện 3 - 4 lần trong một ngày. Công việc này được lặp lại cho đến khi dòng bố hết phấn, khoảng 7 - 10 ngày (Kumar. R.V, 1996) [62]. 2/. Sử dụng GA3 và một số hoá chất Hoóc môn sinh trưởng thực vật được sử dụng và mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho nghề sản xuất lúa lai đó là GA3 với tác dụng chủ yếu là: - Làm cho dòng mẹ trỗ thoát hoặc thoát hoàn toàn. - Tăng tỷ lệ thoát vòi nhuỵ ra khỏi vỏ trấu. - Tăng thời gian nở hoa, tăng độ mở của góc lá đòng. - Điều chỉnh chiều cao của dòng bố mẹ. Tác dụng tổng hợp của GA3 đã làm tăng tỷ lệ giao phấn và kết quả là năng suất hạt lai F1 tăng lên (Yuan L.P và Xi Q.F, 1995) [87]. Những nghiên cứu tại Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy: phun GA3 nồng độ 60ppm lúc lúa trỗ 5% đã làm tăng tỷ lệ thụ phấn chéo từ 5 đến 5,9% và năng suất F1 tăng từ 200 - 600kg/ha. Liều lượng GA3 dùng trong sản xuất hạt lai F1 thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ mẫn cảm của các dòng bất dục của từng tổ hợp lai. Theo Hoàng Bồi Kính (1993) [27], muốn đạt năng suất hạt giống F1 hệ 3 dòng siêu cao, lượng GA3 cần dùng từ 240 - 270 gam/ha, được chia làm 2 lần phun: - Lần 1: 90 - 120 gam với nồng độ 240 - 320 ppm phun khi lúa trỗ 25 - 20%; - Lần 2: 150 - 180 gam, với nồng độ 400 - 480 ppm phun khi lúa trỗ 60 - 70%. Tại Ấn Độ, lượng GA3 được dùng thấp hơn so nới Trung Quốc từ 45 - 60 gam/ha (Kumar.R.V, 1996) [62]. Liều lượng GA3 dùng trong các tổ hợp có dòng mẹ là Peiai64s đã được một số tác giả đề cập trong những năm gần đây. Theo Yong.Y.M (2000) [85], năm 1999 một Công ty của Trung Quốc đã sản xuất 33,34 ha hạt lai tổ hợp Peiai64s/E32, đạt năng suất trung bình 2,25 tấn /ha, ruộng có năng suất cao nhất đạt 3,84 tấn/ha. Dòng E32 có ciều cao cây 120cm, 18 lá/thân chính, bông to 280 hạt/bông, thời gian từ gieo đến trỗ bông là 90 ngày. Dòng Peiai64s có chiều cao cây 65 - 70cm, 13lá/thân chính, 130 hạt/bông, thời gian từ gieo đến trỗ là 80 ngày. Dòng bố gieo giữa tháng 5, dòng mẹ gieo cuối tháng 5 cách nhau 12 ngày (3 - 3,5 lá), cấy 2 hàng bố và 14 - 16 hàng mẹ, hàng bố có khoảng cách 20x30 cm, hàng mẹ 10x16,5 cm (180 dảnh cơ bản/m2). Lượng GA3 sử dụng cho tổ hợp này là 675g/ha, lượng GA3 được chia làm 3 lần phun theo tỉ lệ là 1:2:3. Theo Yang B.Sh và Cs, 2001 [84] cho biết từ năm 1996 - 2000 Trung Quốc đã sản xuất nhiều tổ hợp có dòng mẹ là Peiai64s, trong đó có những tổ hợp siêu lúa như Paiai 64s/E32, Paiai 64s/9311. Năng suất ruộng sản xuất hạt lai trung bình đạt 2,8 tấn/ha, ruộng cao sản đạt 4,5tấn/ha. Các tổ hợp sản xuất trong vụ Thu cần bố trí trỗ vào 20 - 25 tháng 8 là tốt nhất, khi đó nhiệt độ trung bình ngày từ 25 - 30oC, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm 7 - 8oC, độ ẩm không khí 85 - 90 %, gió nam cấp I - II, rất thuận lợi cho việc nở hoa tung phấn. Sản xuất ở vụ Thu, lượng GA3 cần cho 1ha là 525g, phun 2 - 3 ngày liên tục vào 8 - 10h sáng, lần đầu dùng 15 - 30g + 2,3 - 3 kg KH2PO4 hoà trong 750 lít nước để phun. Ping.X.H và Sheng. F.H, 2001 [70] cho biết rằng: từ năm 1996 - 2000 dòng TGMS Paiải 64s đã được sử dụng để sản xuất nhiều tổ hợp lai khác nhau. Diện tích sản xuất hạt lai F1 năm 1996 là 2000 ha, năm 1997 là 1560 ha, năm 1999 là 3590 ha và năm 2000 là 6600 ha. Năng suất bình quân của ruộng sản xuất hạt lai F1 là 2,9 tấn/ha, điển hình năng suất cao 4,8 tấn/ha. Dòng Paiải 64s phản ứng không nhạy với GA3 nên khi sản xuất hạt lai phải sử dụng với lượng cao GA3, cần sử dụng bình quân 570g/ha với phương pháp phun như sau: khi dòng mẹ phân hoá bước 8 phun 15g GA3 + 1,5kg KH2PO4/ha; khi dòng mẹ trỗ 6 - 8 % phun 150g/ha, ngày tiếp theo phun 225g/ha và ngày hôm sau phun 150g/ha, giữ lại 10 - 30g để phun bổ sung nếu cần thiết. Ở Việt Nam, Cục Khuyến nông & Khuyến lâm (2000) [9], lượng GA3 và cách dùng như sau: Liều lượng giao động từ 180 - 200g/ha, chia làm 3 lần phun liên tục trong 3 ngày. - Lần 1: pha 40g + (300 - 400) lít nước phun khi lúa trỗ 10 - 15%. - Lần 2: pha 60 - 70g + (600 - 700) lít nước. - Lần 3: pha 80 - 90g + (600 - 800) lít nước. Khi phun GA3 người ta có thể bổ sung thêm một số hoá chất như: xà phòng trung tính, đường… nhằm tăng độ bám dính của GA3 trên lá. Đồng thời có thể phun kết hợp với một số hoá chất khác như axít boric, urê… Kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy: thời gian phun GA3 tốt nhất là 9 giờ 30 phút trước khi lúa phơi mầu. Tại IRRI tiến hành thí nghiệm và đi tới kết luận: phun dung dịch urê 2% hoặc axít Boríc 0,5% có thể thay thế được GA3 90ppm trong nhân dòng CMS mà không ảnh hưởng đến năng suất. Sử dụng dung dịch 2% chất chiết suất từ lá non của cây Alibizia amara và dung dịch urê 2% phun lên lá làm tăng độ thoát bông, tăng tỷ lệ đậu hạt và năng suất hạt giống cũng tăng lên. Nghiên cứu tác dụng của GA3 và một số hoá chất phối hợp kết quả cho thấy: phun GA3 40 - 60 ppm kết hợp với axít Boric 1,5% hoặc Glyxin 40 ppm làm tăng tỉ lệ thụ phấn chéo, kết quả làm tăng năng suất hạt lai F1 là 23% so với đối chứng. Kích thước hạt của dung dịch GA3 khác nhau thì hiệu quả sử dụng dung dịch này cũng khác nhau. Phun 15g GA3 bằng bình phun cực nhỏ kết quả là chiều cao cây, tỉ lệ đậu hạt và năng suất hạt lai đều tương đương với phun 45g GA3 bằng bình bơm tay thường (Huang và Cs, 1987) [57]. 3/. Biện pháp canh tác Kĩ thuật canh tác có tác dụng cải thiện một số tính chất của dòng bố mẹ liên quan đến giao phấn chéo. Các biện pháp canh tác bao gồm: - Phân bón: Lượng phân bón khác nhau, thời điển bón khác nhau thì độ dài lá đòng khác nhau. Bón phân và tưới nước ít hơn ở giai đoạn sau của quá trình sinh trưởng sẽ làm cho lá đòng ngắn và nhỏ hơn giúp cho quá ttrình phân bố hạt phấn trong quần thể dòng mẹ thuận lợi hơn. Thí nghiệm ở Trung Quốc, bón urê ở 4 mức: 127,5; 165; 202,5 và 240kg/ha thì độ dài lá đòng tương ứng là: 23,1; 25,2; 26,2 và 27,1 cm (Nguyễn Công Tạn, 1992) [38]. Cùng lượng urê 240kg/ha, nếu bón lót toàn bộ thì lá đòng dài 24,1 cm và rộng 1,82 cm, nếu bón lót 80% và thúc 20% thì lá đòng dài 27,9 cm và rộng 1,9cm (Su và Li, 1988) [74]. Theo tác giả Subaiah (1996) [75] cho biết: bón thúc lần 1 với lượng 70 kg urê/ha khi bắt đầu phân hoá đòng làm cho chỉ nhị dài thêm và tăng sức sống của hạt phấn, bón thúc lần 2 vào giai đoạn hạt phấn chín: 70 kg urê + 70 kg KCl/ha sẽ đạt được số hoa tối ưu trên bông. Từ đó, sẽ làm tăng khả năng giao phấn và số hạt trên đơn vị diện tích. - Phương thức cấy: Ngoài biện pháp hiệu chỉnh bằng phân bón nhằm cải thiện điều kiện giao phấn thì các phương thức cấy khác nhau cũng góp phần tích cực vào việc nâng cao năng suất hạt lai. Thông thường các dòng CMS sử dụng trong sản suất hạt lai hiện nay đều có thời gian trỗ bông và nở hoả hoa kéo dài. Như thế, nếu muốn dòng R trỗ bông và nở hoa trùng khớp hoàn toàn cùng với dòng A có thể bố trí gieo cấy dòng R hoàn toàn phù hợp, lượng giống và số khóm cấy theo tỉ lệ 1R1: 2R2: 1R3. Kiểu cấy này tương đối an toàn về khả năng trỗ bông trùng khớp nhưng nhược điểm là không tạo được sự tung phấn cao điểm khi dòng mẹ nở hoa rộ (Nguyễn Công Tạn, 1992) [38]. Khi đã xác định và chủ động bố trí để bố mẹ lúa lai trỗ bông trùng khớp người ta có thể gieo cấy dòng R hai lần thậm chí chỉ cần một lần. Gieo cấy 2 đợt dòng R là phương thức cấy phổ biến hiện nay ở nước ta. Ở phương thức này dòng R được gieo cấy với lượng giống bằng nhau ở cả 2 đợt giieo cách nhau 3 - 5 ngày trong vụ Mùa hay 0,8 - 1 lá trong vụ Xuân, có thể cấy mỗi đợt 1 hàng hoặc cấy đan xen giữa 2 hàng. Khi áp dụng các phương thức cấy trên cần bố trí hướng hàng cấy vuông góc với hướng gió chính. Nếu hướng gió không đổi trong suốt thời gian tung phấn thì có thể cấy theo kiểu gạt phấn phấn sang một bên, còn nếu thay đổi ta có thể cấy theo kiểu gạt phấn sang 2 phía hoặc gạt phấn sang phía tuỳ ý. Mặt khác, để dòng bố truyền phấn thuận lợi cần bố trí cấy so le nanh sấu giảm bớt cản trở trong quá trình gạt phấn. 4/. Biện pháp nâng cao năng suất hạt lai F1 bằng cách tăng cường khả năng thụ phấn chéo - Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn chéo: + Độ thoát cổ bông: Trong quá trình sản xuất hạt lai F1, nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ kết hạt không cao là do dòng mẹ trỗ bông không thoát. Các dòng TGMS cũng có đặc điểm tương tự như dòng CMS. Theo Nguyễn Thị Trâm và Nguyễn Văn Hoan, 1996 [42] tỉ lệ chiều dài đoạn bông trỗ thoát khỏi bẹ lá đòng so với chiều dài bông của dòng TGMS từ 47 - 65%, các dòng CMS tỉ lệ._. tiểu ban chọn tạo giống cây trồng. Bộ Nông Nghiệp và PTNT. 26. Trần Văn Khởi (2006), “Sản xuất lúa lai vụ Đông xuân 2005- 2006 và kế hoạch vụ Mùa2006 các tỉnh miền Bắc”, Bản tin trồng trọt giống – Công nghệ cao, tr21. 27. Hoàng Bồi Kính (1993), Kĩ thuật mới sản xuất hạt giống lúa lai F1 năng suất siêu cao. NXB KHKT Bắc Kinh (Nguyễn Thế Nữu dịch từ tiếng Trung Quốc). 28. Nguyễn Ngọc Kính (1996), Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm công nghệ sản xuất lúa lai có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt cho một số vùng sinh thái chính”. Vụ KHCN&CLSP, Bộ NN&PTNT, Hà Nội. 29. Phạm Ngọc Lương (2002), Nghiên cứu chọn tạo một số dòng lúa bất dục cảm ứng nhiệt độ phục vụ công tác chọn tạo giống lúa lai hệ hai dòng ở miền Bắc Việt Nam, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện KHKTNN Việt Nam, Hà Nội. 30. Hoàng Tuyết Minh (2002), Lúa lai hai dòng, NXB nông nghiệp, tr.10, 12, 24, 25, 44, 46, 65, 72, 76-77, 82-84, 100, 108, 127. 31. Nguyễn Hữu Nghĩa (1988), Ưu thế lai lúa nước, một hướng tạo giống cho vùng thâm canh. Nông nghiệp sinh thái, Kết quả nghiên cứu khoa học 1981- 1986, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 83 - 89. 32. Hà Văn Nhân (2002), Nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của một số dòng lúa bất dục đực cảm ứng với nhiệt độ và ứng dụng trong chọn giống lúa lai hai dòng, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện KHKTNN Việt Nam, Hà Nội. 33. Phạm Chí Thành (1989), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Trường đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. 34. Trần Văn Quang, Nguyễn Thị Trâm (2006), “Tìm hiểu đặc điểm bất dục của dòng bất dục đực di truyền nhân cảm ứng quang chu kỹ ngắn P5S”, Tạp chí KHKTNN, (4-5), tr65, Trường ĐHNN Hà Nội. 35. Phạm Đồng Quảng (2006), “Các giống lúa, ngô, lạc được công nhận năm 2005”, Kết quả Khảo nghiệm và Kiểm nghiệm Giống cây trồng năm 2005, tr 197 - 199. 36. Phạm Đồng Quảng (2005), Tình hình sử dụng giống lúa lai và kết quả khảo kiểm nghiệm giống lúa lai ở Việt Nam giai đoạn 1997- 2005, Báo cáo tại Hội nghị lúa lai của Bộ NN&PTNT ngày 29/8/2005 tại Hà Nội, tr1. 37. Trần Duy Quí và Cs (1994), Một số kết quả bước đầu trong nghiên cứu lúa lai ở Viện Di truyền Nông nghiệp - Bộ NN&CN Thực phẩm. Tạp chí KH-CN& QLKT, tháng 4, tr 133 - 136. 38. Nguyễn Công Tạn (biên dịch) (1992), Sản xuất lúa lai và nhân dòng bất dục (Thành tựu nghiên cứu về sản xuất lúa lai của Trung Quốc). T.T Thông tin Bộ NN&PTNT. 39. Nguyễn Công Tạn và CS (1999). Từng bước phát triển rộng rãi KHKT về sử dụng UTL trong sản xuất lúa lai tại Việt Nam. Hội nghị tổng kết lúa lai Bộ Nông Nghiệp và CNTP. 40. Nguyễn Công Tạn và Cs (2002), Lúa lai ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 41. Nguyễn Viết Toàn (1997), Nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật nâng cao năng suất hạt giống lúa lai F1. Luận văn Thạc sỹ Khoa học nông nghiệp - Hà Nội. 42. Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Văn Hoan (1996). Bước đầu nghiên cứu chọn tạo dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ (TGMS) để phát triển lúa lai hai dòng. Hội nghị tổng kết 5 năm nghiên cứu phát triển lúa lai, Bộ NN&PTNT, tháng 10. 43. Nguyễn Thị Trâm (2000), Chọn giống lúa lai. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. Xuất bản lần thứ 2. 44. Nguyễn Thị Trâm, Trần Văn Quang (2003), “Kết quả chọn tạo dòng bất dục đực di truyền nhân cảm ứng quang chu kỳ ngắn”, Tạp chí NN&PTNT, (10), tr1241- 1243. 45. Nguyễn Thị Trâm (2004), Sản xuất giống lúa lai. Bài giảng học phần 3d, Hà Nội. 46. Nguyễn Thị Trâm (2005), “Kết quả chọn tạo giống lúa lai hai dòng mới”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, III, (1), tr.55-61, Trường ĐHNN Hà Nội. 47. Trần Ngọc Trang (1994), Giống lúa lai Trung Quốc và kĩ thuật gieo trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 48. Trần Ngọc Trang (2001), Sản xuất hạt giống nguyên thuỷ và F1 của lúa lai hai và ba dòng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 49. Trung Tâm nghiên cứu lúa lai, Viện KHKTNN Việt Nam (1997), Qui trình sản xuất hạt giống lúa lai F1, Hà Nội. 50. Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (1996), Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa. P.O.Box 933. 1099. Manila, Philippines. Xuất bản lần thứ 4. Nguyễn Hữu Nghĩa dịch. Tài liệu tiếng Anh 51. Abeysekera S.W., Jayawardena S.N., Kiriwaththuduwage K.D.S. and D.S. deZ. Abeykiriwardena (2003), “Hybrid rice research and development in Srilanka”, Hybrid rice for food security; Poverty alleviation and environmental protection, p.343. 52. Alam M.F., Datta K., Abrogo E., Oliva N., Tu. J., Virmani S.S. and Datta S.K. (1999), Transgenic insect - resistant maintainer line (IR68899B) for improvement of hybrid rice, Plan Cell Rep. 18, p.571 - 575. 53. Doan Hoa Ky (1997), Some methods for two line hybrid breeding, Training course, Hanoi. 54. Elomowafi (2008), Technology in Egypt. Abs. 5th. Symp. On hybid rice, 11 – 15th September, 2008, China. 55. Eusebio W., Casal. C., Parado B., Bartolome V., Virmani SS. and Mc Laren G. (2002), Variations infrequence of maintainers and restorers in testcrosses of the hybrid rice breeding program, Philipp. J. Crop Sci. 27 (Suppl.1): 80. 56. Guo. J.F (1996), “Characteristicst of hybrid rice parental seeds stored for different period”, Hybrid rice 5, Human, China, pp.12-21. 57. Huang D., Shen Y. and Wang Y. (1987), Studies on the Heterosis of patassium, Protein and lysine content of F1 hybrid rice and parents in: Rice crop physiology - hybrid and good quality grain rice. Guang Zhow Sunyat. Sun. Vnuv., p.56 - 62. 58. Julfiquar (2008), Research and development of hybrid rice in Bangladesh. Abs. 5th. Symp. On hybid rice, 11 - 15th September, 2008, China. 59. Khin Than New, Myint Yee, Hmwe Hmwe, Myint Aung and Aye Myint (2003), “Hybrid rice research and development in Myanmar”, Hybrid rice for food security; Poverty alleviation and environmental protection, p. 329. 60. Kinoshita. T. (1992), Report of the committee on gene symbolization nomenclature and linkage groups. Rice Genets Newels.9, p.2 - 4. 61. Kumar I (1996), Commercial productiona hybrid rice seed experiences hybrid rice international Ltd, Hybrid rice Technology, Hydarabad, India, p.96 - 98. 62. Kumar R.V. (1996), Hybrid rice seed production- preliminary Ansiderations, Hybrid rice technology. Hyderabab, p.73 - 76. 63. Lei Jianxun et al. (1990), “The study on inheristance of male sterility in HPGMS”, In Chines abstract in Enhglish, Current statusof two line hybrid rice research, Hunan hybrid rice research center, 1991, p. 114. 64. Li. S.Y. and WU.J.A. (1993), A new combining pattern in untilization of heterosis between rice subspecies. J. Hybrid rice. No1, p.6 - 8. 65. Luat. N.V. and Minh. H.T. (1994), Hybrid rice research in Vietnam, Hybrid rice technology - New development and future prospects. IRRI, Los Banos, Laguma, Philippines, p.187 - 194. 66. Ma Gouhui and Yuan L.P. (2003), “Hybrid rice achieverment and development in China”, Hybrid rice for food security, Poverty alleviation and environmental protection, IRRI, p. 247. 67. Maruyama K., Araki and Kato H. (1991), “Thermo sensititive genic male sterility induced by irradiation”, In Rice genetics II, Manila (Philippines): International Rice Research Institute, pp. 227- 235. 68. Namai H. and Kato H. (1988), Improving polination characteristics of Japonica rice, hybrid rice, IRRI, Manila, Philippin, p.165 - 174. 69. Nguyen Tri Hoan (2008), Progress of research and development of hybrid rice in Vietnam. Abs. 5th. Symp. On hybid rice, 11 – 15th September, 2008, China. 70. Ping X.H. and Sheng. Fh. (2001), Hight yielding and fone - quality Hybrid seed Production Techniques for thr hybrid of Peiai 64s. J. Hybrid Rice. Vol16. Sum No 87 - 2, p.15 - 16. 71. S.J. Yang, Y.C. Song and H.P. Moon (2003), “Hybrid rice research and current status in Korea”, Hybrid rice for food security, Povety alleviation and environmental protection, p.314. 72. Sanchez D.L. and Virmani S.S. (2002), Indentification of Thermosensititives genic male sterility line with low critical sterility point for use in commercial hybrid rice production, Philipp. J. Crop Sci. 27 (Suppl): 32. 73. Stato (2008), Progress of hybrid rice in Indonesia. Abs. 5th. Symp. On hybid rice, 11 – 15th September, 2008, China. 74. Su.S. and Li.B. (1988), Managing hybrid rice seed production in: Hybrid rice, IRRI, Manila, Philippines Yichuan, p.157 - 163. 75. Subaiah (1996), Hybrid rice technology. Hyderabad, India, p. 122 - 124. 76. Tram N.T. (1999), Hybrid rice Breeding in Vietnam current status and future prospect. Paper presentes at the Workshop on Agriculture in Japan and Vietnam crop culture, crop breeding and plan protection HAU - VN. 77. Viraktamath B.C. and M.S. Ramesha (1996), Shinchronization, prediction and adjustment of flowering. Hyderabad, India, p. 77 - 83. 78. Virakatamath B.C (2008), Hybrid rice in India Current status and future prospects. Abs. 5th. Symp. On hybid rice, 11 – 15th September, 2008, China. 79. Virmani S.S. and Shama H.L. ( 1993), Manual for hybrid rice seed production, IRRI, Los, Banos, Luguna, Philippines, p.56. 80. Virmani S.S. (1994), “Prospect of hybrid rice in the tropic and subtropic”, In hybrid rice technology, IRRI. 81. Virmani S.S. (1994), Heterosis and hybrid rice breeding, IRRI Spinger Verlag, p.189. 82. Virmani S.S. (2003), “Advances in hybrid rice research and development in the tropics”, Hybrid rice for food security, Povety alleviation and environmental protection, p.10. 83. Yang B.H. (1977), Studies on stigma exsertinon rate and outcrossing rate of CMS line in rice, Hybrid rice I, Hunan, China, p. 13 - 15. 87 84. Yang B. Sh. et. al (2001), A summary of the Autumu seed production techniques of the series of combination of Peiai 64s. J. Hybrid Rice. Vol16, sum No 89 - 4, p.19 - 20. 85. Yong Y.M. (2000), Seed production techniques of super hight- yield Hybrid Rice Peiai64s/E32. J. Hybbrid rice. Vol15, sum No 82 - 3, p.21 - 22. 86. Yuan L.P. and S.S. Virmani (1988), Status of hybrid rice research and development, Hybrid rice, IRRI, Manila, Philippines, p.7 - 24. 87. Yuan L.P. and Xi. Q.F (1995), Technology of hybrid rice production. Food and Agriculture Organization of the United Nation Rome, p.84. 88. Yuan L.P. (2002), Future outlook on Hybrid rice reseach and development, Abs. 4th Inter. Symp. On hybrid rice, 14 – 17th May, 2002, Hanoi, Vietnam. 89. Yuan L.P (2008), Progress in breeding of super hybrid rice. Abs. 5th. Symp. On hybid rice, 11 – 15th September, 2008, China. 90. Zeng Hanlai and Zhang Duanpin (2002), Developing near- isogenic line of different critical temperature for thermo- photoperiod male sterile rice Peiai64S, Abs. 4th. Symp. On hybid rice, 14 – 17th May, 2002, Hanoi, Vietnam. 91. Zhang Shubiao, et al. (2002), Development of the TGMS line Peiai 64es1 with the eui gen, Abs. 4th Inter. Symp. On hybid rice, 14 - 17th May, 2002, Hanoi, Vietnam. 92. Zhou C.S (2000), The technique of EGMS line multiplication and foundation seed production, Training course HangZhou, May, 2000. 93. Zhu X.D. (2002), Application some techiques in two line hybid rice breeding: Anther culture, Morphologycal marker, to transfer the herbicide - resistane gen (Bar) into male parental line through gennetic engineering, Selective lethality of herbicide, “betazon”, Training course, Hangzhou, China. SB/K 5.39 5.65 0.26 0.50 KL1000H 30.12 30.26 0.14 0.07 TLGX 63.19 71.12 7.93 0.90 TLGN 54.26 67.86 13.60 1.25 CDH 6.21 6.66 0.45 1.11 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSX08 FILE NGOC2 21/ 9/ 9 17:32 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================= 1 TH$ 8 977.443 122.180 3.28 0.021 3 2 R 2 206.281 103.140 2.77 0.091 3 * RESIDUAL 16 595.726 37.2329 ------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 26 1779.45 68.4404 ------------------------------------------------------------ TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NGOC2 21/ 9/ 9 17:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT TH$ ------------------------------------------------------------ TH$ NOS NSX08 1 3 94.4444 2 3 95.5555 3 3 98.8889 4 3 96.6667 5 3 97.7778 6 3 91.1111 7 3 93.3333 8 3 94.4445 9 3 77.4667 SE(N= 3) 3.52292 5%LSD 16DF 5.5618 ------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT R ------------------------------------------------------------ R NOS NSX08 1 9 96.7481 2 9 93.1667 3 9 89.9815 SE(N= 9) 2.03396 5%LSD 16DF 6.09784 ------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGOC2 21/ 9/ 9 17:32 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |TH$ |R | (N= 27) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSX08 27 93.299 8.2729 6.1019 6.5 0.0207 0.0913 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSM08 FILE NGOC1 19/ 9/ 9 16:46 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 NSM08 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================= 1 TH$ 9 207.065 23.0073 0.74 0.673 3 2 R 2 4.21089 2.10544 0.07 0.935 3 * RESIDUAL 18 562.602 31.2557 ------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 29 773.879 26.6855 ----------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSX09 FILE NGOC1 19/ 9/ 9 16:46 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 VARIATE V004 NSX09 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================= 1 TH$ 9 2772.53 308.058 12.35 0.000 3 2 R 2 479.426 239.713 9.61 0.002 3 * RESIDUAL 18 448.821 24.9345 ------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 29 3700.77 127.613 ------------------------------------------------------------ TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NGOC1 19/ 9/ 9 16:46 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 MEANS FOR EFFECT TH$ ------------------------------------------------------------ TH$ NOS NSM08 NSX09 1 3 43.5556 58.8000 2 3 42.2222 74.6667 3 3 39.5556 94.0667 4 3 44.4444 86.3333 5 3 43.7778 93.4667 6 3 40.0000 80.2667 7 3 37.7778 76.1000 8 3 45.4000 80.7333 9 3 46.3000 76.7000 10 3 40.9333 79.4667 SE(N= 3) 2.22778 2.38297 5%LSD 18DF 3.12321 2.58971 ------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT R ------------------------------------------------------------ R NOS NSM08 NSX09 1 10 42.2400 79.1700 2 10 42.9133 75.6700 3 10 42.0367 85.3400 SE(N= 10) 1.76793 1.57907 5%LSD 18DF 5.25277 4.69164 ------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGOC1 19/ 9/ 9 16:46 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 4 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |TH$ |R | (N= 30) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSM08 30 42.397 5.1658 5.5907 8.2 0.6730 0.9347 NSX09 30 80.060 11.297 4.9934 6.2 0.0000 0 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE BOOK1 23/ 9/ 9 17:28 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================= 1 CT 3 58.2892 19.4297 109.12 0.000 3 2 R 2 6.84500 3.42250 19.22 0.003 3 * RESIDUAL 6 1.06834 .178057 ------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 11 66.2025 6.01841 ------------------------------------------------------------ TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BOOK1 23/ 9/ 9 17:28 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT ---------------------------------------------------------- CT NOS NSTT 2:10 3 23.7000 2:12 3 27.4667 2:14 3 25.6000 2:16 3 21.5333 SE(N= 3) 0.243623 5%LSD 6DF 1.842732 ------------------------------------------------------------ MEANS FOR EFFECT R ------------------------------------------------------------ R NOS NSTT 1 4 23.5750 2 4 24.7500 3 4 25.4000 SE(N= 4) 0.210984 5%LSD 6DF 0.729828 ------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BOOK1 23/ 9/ 9 17:28 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |R | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSTT 12 24.575 2.4532 0.42197 5.7 0.0001 0.0029 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSTT FILE NGOC3 21/ 9/ 9 17:34 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 VARIATE V003 NSTT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================= 1 CT$ 4 458.377 114.594 153.34 0.000 3 2 R 2.948001 .474000 0.63 0.559 3 * RESIDUAL 8 5.97868 .747335 ------------------------------------------------------------ * TOTAL (CORRECTED) 14 465.304 33.2360 ------------------------------------------------------------ TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NGOC3 21/ 9/ 9 17:34 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ----------------------------------------------------------- CT$ NOS NSTT 90 3 11.6667 130 3 18.7333 170 3 21.4333 210 3 27.8000 250 3 24.7667 SE(N= 3) 0.499111 5%LSD 8DF 2.17355 ----------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT R ----------------------------------------------------------- R NOS NSTT 1 5 21.2200 2 5 20.8000 3 5 20.6200 SE(N= 5) 0.386610 5%LSD 8DF 1.26070 ------------------------------------------------------------ ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NGOC3 21/ 9/ 9 17:34 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |R | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSTT 15 20.880 5.7651 0.86449 4.1 0.0000 0.5587 Phụ lục 4: Số liệu khí tượng khu vực nghiên cứu 6 tháng đầu năm 2008 (Trạm Láng- Hà Nội) 1. Nhiệt độ không khí trung bình ngày Đơn vị: 0C Ngày Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 1 15.5 7.4 16.6 19.8 26.6 27.5 2 14.1 9.5 17.9 18.5 27.8 27 3 14.5 11.8 19.8 18.5 28.2 27.7 4 15.9 12.4 20.1 20.7 28.8 27.8 5 16.5 12.8 19.3 23.1 23.5 27.6 6 18.2 13.1 19.7 25.5 24.8 27.3 7 18.9 12.8 20.1 26.3 28.1 28.5 8 19.8 13.1 20.9 27 29 28.9 9 21.5 13 20 27.6 27.4 29.3 10 21.7 12.1 19.9 26.1 24.2 27.6 11 23.5 11.3 21.5 26 24.6 28.9 12 23 12.3 20.9 26.3 26.3 29 13 22.7 12.2 20 24.9 27.3 28.7 14 14.6 12.2 20.6 25.8 27.6 27.9 15 11.4 13.7 21.3 25.3 26.9 29.2 16 13 14.4 22 25.9 27.7 28.1 17 14.5 11.7 23.1 26.2 27.7 28 18 15 12.2 23.3 26.6 27.7 26.5 19 14.5 12.5 22.6 27.6 22.8 26.4 20 16.5 14.3 23.4 27.7 25.4 28.3 21 14.6 16.6 24.7 28.3 26.9 29.6 22 11.3 18.1 22.6 26.5 27 31.4 23 12.5 20.4 22.2 22.1 28.4 32 24 12.8 19.5 22.1 21.4 29.2 29.4 25 11.3 18.9 22 22.9 29.1 31.1 26 12.6 17.3 22.2 23.3 30.4 32.3 27 11.6 15 20.5 23.9 31.8 27.4 28 9.7 14.9 22.1 24.5 32.1 25.7 29 10.8 15 25 25.6 32 28.7 30 10 25.2 26 28.8 30.4 31 8.9 22.4 26.4 TS 471.4 400.5 664 739.9 854.5 858.2 TBT 15 13 21 24 28 28 2. Độ ẩm không khí trung bình ngày Đơn vị: % Ngày Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 1 46 87 69 89 88 83 2 47 81 66 88 85 85 3 59 71 64 92 83 72 4 67 66 60 93 83 85 5 80 80 73 94 94 86 6 79 69 84 87 86 84 7 84 70 83 86 82 81 8 86 68 81 83 83 78 9 79 50 82 81 86 74 10 85 57 86 89 76 82 11 84 70 82 90 68 80 12 82 61 85 90 68 78 13 82 47 94 94 68 81 14 74 57 95 81 64 86 15 88 56 89 84 71 84 16 71 61 94 86 73 86 17 57 92 90 83 75 87 18 73 90 92 79 85 91 19 93 90 89 76 92 90 20 94 84 87 83 79 83 21 98 78 88 84 78 74 22 91 76 94 88 84 73 23 82 74 66 81 82 76 24 73 87 67 68 82 79 25 95 93 70 72 82 73 26 88 86 73 79 79 71 27 80 54 86 84 72 85 28 96 61 88 79 63 88 29 87 72 85 77 71 76 30 93 88 83 78 76 31 87 94 76 TS 2480 2088 2544 2523 2436 2427 TBT 93.0 67.4 82.1 81.4 78.6 78.3 3. Tổng số giờ nắng ngày Đơn vị: giờ Ngày Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 1 8.5 8.5 1.0 0.4 2 9.1 8.6 3.8 0.6 3 8.5 8.0 2.9 4.3 4 8.0 8.1 7.8 1.0 5 0 2.6 0 2.7 6 3.8 1.1 3.4 0.4 3.0 7 0 0.1 4.7 7.5 3.7 8 0 1.3 5.2 6.7 3.5 9 2.8 0.3 8.3 3.4 5.9 10 5.9 0.3 2.2 11 7.4 0.1 5.6 12 6.9 5.5 7.5 1.8 13 1.9 0.1 5.3 2.1 14 0 6.9 10.3 3.0 15 0 0.7 5.9 3.5 4.6 16 0.3 0.3 4.0 8.1 0 17 0 1.5 4.6 2.6 1.0 18 0 0.2 6.1 4.3 0.7 19 0 0 5.9 0 0.1 20 0 3.0 3.9 4.7 7.6 21 0 7.2 3.3 7.5 9.0 22 0 7.8 1.1 8.5 23 0 5.9 6.9 4.1 10.9 24 0 7.4 0.7 4.9 4.9 25 0 0 2.5 5.1 5.5 26 0 1.9 2.2 7.5 7.6 27 0 0.2 1.0 9.2 1.0 28 0 0.4 1.4 7.2 0.6 29 0 4.8 1.4 2.1 9.8 8.7 30 0 0.8 0.3 1.8 7.4 31 0 4.1 TS 63.1 26.4 68.1 72.5 142.5 117.9 TBT 2.04 0.85 2.2 2.34 4.6 3.8 4. Tổng lượng mưa ngày Đơn vị: mm Ngày Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 1 02 26 158 0 2 57 14 64 3 03 07 01 4 10 0 5 08 171 14 6 41 0 7 78 8 03 9 31 11 10 90 01 11 - 12 04 13 61 07 14 04 16 195 15 02 132 216 16 07 18 17 05 0 18 18 37 126 673 19 07 21 1029 196 20 02 223 21 26 01 0 22 07 69 934 - 23 01 03 - 24 01 210 25 130 10 02 - 26 08 02 0 27 207 28 09 06 01 222 29 15 23 01 - 30 10 04 06 38 0 31 62 66 143 TS 266 139 202 1216 1840 2343 TBT 8.6 4.5 6.5 39.2 59.4 75.6 Số liệu khí tượng tháng 1 năm 2009 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min(oC) 1 ESE 2,6 0 1,1 17 20,7 15,7 2 NNE 3,9 0 2,6 16,1 18,7 13,6 3 N 2,1 0 3,1 15,8 19,9 12,8 4 SE 4,8 0,5 4,4 16,4 22,5 17,8 5 SE 3,1 0 0,2 19,7 22,2 17,8 6 SE 2,8 0 0 18,9 22,9 17,9 7 NNE 4,7 0 0,1 16,5 18 14,1 8 N 3,9 0 0 14,1 15,2 13,2 9 N 4,8 0 5,3 15 19,8 11,8 10 N 4 0 8,1 13,4 20,2 8,8 11 SE 3,2 0 7,7 13,2 20,7 6,6 12 N 3,3 0 7,1 14 21,3 8,5 13 N 3,7 0 7,1 14,2 20,5 9,2 14 N 3,2 0 6,7 13,5 19,6 8,6 15 NNW 2,8 0 6,9 13,8 20,7 8,5 16 N 2,4 0 6,8 14,7 21,6 8,6 17 SE 4,2 0 7,1 16,2 23,1 10 18 WEW 3,8 0 0 17,2 19,3 15,5 19 SE 6,8 0 6,3 19,8 25,6 16,1 20 SE 5 0 1,5 19,8 24 18 21 NNE 5 0 4,5 19,7 25,3 17 22 SE 5,4 0 5 18,6 22,4 16,2 23 NNE 4,8 0,5 0 17 18,1 15 24 NNE 5,1 0,5 0 11,4 15 10,2 25 NE 3,1 0 0,5 11,1 12,7 9,7 26 N 5,2 0,5 0 11,2 12,8 9,1 27 N 2,8 0 4,4 13,8 16,8 11,5 28 ESE 4,2 0 0 14,1 15,7 12,9 29 N 3,9 1 3,1 14,9 18,4 12,3 30 NNW 3,8 0 8,4 16,8 23,5 11,3 31 SE 5,5 0 6 17,5 21,9 13,5 Tổng 123,0 2,5 108,5 485,37 619,1 391,8 Max 6,8 1 8,4 19,8 25,6 18 Min 2,1 0 0 11,1 12,7 6,6 TB 4,02 0,09 3,74 15,65 19,97 12,64 Số liệu khí tượng tháng 2 năm 2009 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min(oC) 1 ESE 2,6 0 1,1 18 20,7 15,7 2 NW 3,2 0 0,9 18,8 23,2 17,3 3 SE 5,2 0 3,3 20,2 24,5 17,9 4 SE 4,8 3,5 4,4 20,4 25,5 17,8 5 SE 4,5 0 0,4 19,5 21,8 17,9 6 SE 4,1 0 8,1 21,1 25,9 17,5 7 SE 4,2 0 0,8 19,7 23,7 17,5 8 SE 3,3 0 4,1 19,9 24 17,5 9 SSE 2,7 0 3,9 20,5 25,5 17,4 10 ESE 3,1 0 8,1 21,5 27,3 15,9 11 SE 7,3 0 6,7 21,7 27,8 17,6 12 SE 5,2 0 5,9 22,7 27,5 19,6 13 ESE 4,4 0 6,9 25 31,3 21,4 14 SE 5,5 0 6,2 23,9 30,4 20,9 15 SE 5,6 0 5,1 24,3 28,5 21,5 16 SE 6,9 0 4 24,8 28,6 22,7 17 SE 7,7 0 3,7 24,4 28 22,6 18 SE 6,8 0 4,2 23,9 27 22,3 19 SE 7,1 0 2,8 24,2 27,6 21,9 20 ESE 4,5 1,5 0,1 21,1 25,6 17,4 21 SE 5,6 0,5 0 19,4 22,1 17,7 22 SE 5,1 1 0 22,3 23,7 20,1 23 ESE 4 0 0,9 23,7 25,6 22,9 24 SE 7,4 0 3,3 24,8 28,2 22,9 25 26 SE 5,2 0,5 0 23,9 24,8 23,2 SE 3,9 0,5 0 23,9 25 23,1 27 28 Tổng 129,9 7,5 84,9 573,6 673,8 510,2 Max 7,7 3,5 8,1 25,0 31,3 23,2 Min 2,6 0,0 0,0 18,0 20,7 15,7 TB 5,0 0,3 3,3 22,1 25,9 19,6 Số liệu khí tượng tháng 3 năm 2009 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min(oC) 1 1 3,7 2 0 17,9 19,8 16,6 2 16 4,3 16 0 17,3 18,5 16,2 3 6 5,1 0,5 1,5 20,8 24 17,7 4 6 3,9 0,5 2,1 23,4 26,6 21,1 5 15 8 11 1,1 21,4 25,4 18,3 6 16 3,9 0 5,2 20,3 24 18,4 7 3,2 0 2,2 16,8 18,4 15,6 8 6 5,6 0 1,7 22,7 25,4 21,3 9 6 6,2 0 4,6 23,4 26,8 21,3 10 6 5,8 0 4,3 24,2 27,6 22,6 11 11 4,9 1 1,7 23,7 26,4 22,8 12 6 7 0,5 5,2 24,9 28,7 23 13 7 3,9 0 6,2 26,7 30,7 24,2 14 4,9 0 7,5 17,5 22,2 12,7 15 6 5,5 0 3,5 26,6 29,5 24,4 16 6 3,5 3,5 6,7 27,1 32 24,2 17 6 5,1 0 2,6 25,6 28,5 24 18 6 5,8 0 5,2 27 31,2 24,7 19 6 3,2 0 8 29,5 35,8 25,2 20 16 6,2 2 7,3 27,2 32,1 23,3 21 6 3,5 0 9,3 26,9 32,2 23 22 6 5,2 0 8 26,3 30,5 22,9 23 6 4,3 0 4,4 27,0 29,9 24,9 24 6 5,5 0 0,1 27,1 31,4 24 25 16 5 3,5 3,4 24,3 27,1 21,9 26 6 4,6 0 2,3 24,1 29,4 21,3 27 7 4,4 0 4,6 23,6 28,1 20,6 28 6 2,4 0 0 23,5 25,2 22 29 5 4,4 4,5 0,4 23,7 25 22,9 30 6 4,7 0,5 0,3 24,3 26,1 23 Tổng 218,0 135,6 45,5 99,7 680,5 777,9 615,8 Max 16,0 8,0 16,0 9,3 29,5 35,8 25,2 Min 1,0 2,4 0,0 0,0 17,3 18,5 16,2 TB 8,5 5,2 8,0 4,7 23,4 27,2 20,7 Số liệu khí tượng tháng 4 năm 2009 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min(oC) 1 2 NNE 3,8 0 0 14,7 16,3 13,8 3 NNE 4,6 0 0,7 16 18,8 13,7 4 NNE 2,4 2,5 0 17,3 19,3 15,6 5 NNE 5,7 1 0 18,3 20 17,4 6 SE 3,4 0 1,6 17,6 19,8 16,7 7 NNE 3,2 0 2,2 16,8 18,4 15,6 8 N 2,3 0 0 15,6 16,3 14,9 9 SSE 3,5 0 1,9 20,5 23,9 17,7 10 SE 4 0 0 19,6 20,3 19 11 SE 2,7 0,5 0 20,8 22,3 19 12 SE 2,8 3,5 0 22,4 22,9 21,6 13 NNE 8,9 3,5 1 21,0 25,7 16,1 14 NNE 4,9 0 7,5 17,5 22,4 13,7 15 SE 3,9 0 7,7 17,5 22,2 12,7 16 N 0,8 0 0 16,3 17 15,9 17 18 19 SE 3,6 0 0 24,8 26,6 24,2 20 SE 4,2 1 0 23,8 25,1 23,2 21 SE 5 0 7,1 25,5 30,3 22,4 22 ESE 4 0 5,1 25,6 29,3 23,7 23 ESE 6 0 5,8 26,2 30,6 23,8 24 NE 3,1 0 0 24,5 26,7 23,4 25 NNE 3,2 19 0 21,7 24 19,8 26 SE 4,6 0 0,2 21,2 23,2 19,5 27 SE 6,6 1 6,5 24,6 29,4 21 28 SE 4,5 0,5 8,4 26 30,7 22,8 29 S 5,1 0 5,6 25,0 27,9 22,1 30 NE 3 0,5 0 21,3 22,8 18,7 31 NNE 3,7 1 0 18,4 19,8 17 Tổng 113,5 34,0 61,3 580,6 652,0 525,0 Max 8,9 19,0 8,4 26,2 30,7 24,2 Min 0,8 0,0 0,0 14,7 16,3 12,7 TB 4,1 1,2 2,2 20,7 23,3 18,8 Số liệu khí tượng tháng 5 năm 2009 trạm HAU-JICA Ngày Hướng gió Tốc độ gió Max (m/s) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ) Nhiệt độ không khí TB (oC) Nhiệt độ không khí Max (oC) Nhiệt độ không khí Min(oC) 1 SE 4,8 0 4,9 24,8 28,6 22,3 2 N 2,8 0 8,2 25,2 29,7 21,1 3 4 SE 4,9 0 8,5 26,8 31,3 22,8 5 SE 5,5 0 7,4 25,2 29,5 22,3 6 SE 4,4 0 1,3 24,6 27,2 23,2 7 SE 5,4 4,5 2 25,1 28,5 23,6 8 SE 9,6 149 0 24,8 25,8 22,8 9 10 SE 5,2 0 1,9 26,9 28,6 25,7 11 SE 7 0 4,7 27,4 30,9 24 12 SE 6,7 0,5 8,1 27,8 31,6 25,4 13 SE 6,1 0 9,6 27,7 32,1 25,2 14 SE 6,3 3,5 5 26,8 31,3 24,7 15 SE 8 24,5 6,1 26,6 30,5 23,5 16 SE 6,3 28 3,3 27,2 29,9 25,5 17 SE 5 0,5 6 28,4 32,9 25,7 18 SE 4,7 9,5 1 26 28,8 24,2 19 SE 2,8 0 1,4 25,54 29,1 24,4 20 21 22 23 ESE 2,1 0 2,6 29,1 33,1 26,5 24 N 3,7 0 11,3 29,3 33,7 25,6 25 SE 3,9 0 10,6 29 33,5 25,7 26 SE 4,7 0 10,5 29 33,6 25,7 27 SE 4,8 0 8,6 29,3 34,3 26,4 28 E 4,2 0 5,3 29,1 31,6 26,7 29 NNW 5,4 50 0,5 23,3 27,7 21,8 30 N 2,5 0 1,7 24,42 29 22,9 31 Tổng 126,8 270,0 130,5 669,4 762,8 607,7 Max 9,6 149,0 11,3 29,3 34,3 26,7 Min 2,1 0,0 0,0 23,3 25,8 21,1 TB 5,1 10,8 5,2 26,8 30,5 24,3 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan