Mục lục:
Lời mở đầu………..……………………………………………......................2
Lý luận chung…………………………………………………...................3
Phát triển kinh tế……………………………………………...… ……..3
Tăng trưởng kinh tế và vấn đề đáp ứng phúc lợi xã hội…………… ….4
Phân phối thu nhập……………………………………………………..4
Vị trí của phân phối thu nhập…………………………………………..4
Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội……….............4
Phân phối là một mặt của QHSX……………………………………….4
Các hình thức phân phối thu nhập………………………………………..4
13 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2749 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Vai trò của phân phối thu nhập trong quá trình phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân phối thu nhập theo chức năng………………………...………….4
Phân phối lại thu nhập………………………………………………….4
Vai trò của phân phối thu nhập trong quá trình phát triển kinh tế……………………………………………………………………………….5
Phân phối thu nhập là động lực cho tăng trưởng kinh tế………................6
Phân phối thu nhập góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp và hiện đại………………………………………….6
Phân phối thu nhập có vai trò quan trọng trong vấn đề phúc lợi xã hội, công bằng xã hội …...……………………………………………………6
II.Thực tiễn Việt Nam………………………………………………................8
1. Quan hệ phân phối thu nhập ở Việt Nam…………………………………...8
1.1.Phân phối thu nhập ở Việt Nam thời kỳ trước đổi mới…………................8
1.2.Phân phối thu nhập thời kỳ đổi mới…………………………………….…8
1.2.1.Tính tất yếu khách quan tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập…...8
1.2.2 Các hình thức phân phối thu nhập trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay…...…………………………………………………………..8
a) Phân phối theo lao động…………………………………………………….8
b)Phân phối theo vốn, tài sản đóng góp……………………………………….9
c) Phân phối lại thu nhập…………………………………………………….10
2.Phát triển kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới………………………………10
a) Về mặt kinh tế……………………………………………………………..10
b) Về mặt xã hội……………………………………………………………...11
Kết luận………………………………………………………………………13
Lời mở đầu.
Phân phối thu nhập là một khâu của quá trình sản xuất, là một trong ba mặt của QHSX. Phân phối thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cá nhân khi tham gia vào hoạt động kinh tế do vậy nó là một vấn đề rất nhạy cảm. Xét trên tất cả các mặt của nền sản suất phân phối thu nhập đều có nhưng ảnh hưởng khác nhau nhưng xét đến cùng, phân phối thu nhập có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế.
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, đây là thời kỳ khó khăn phức tạp vì nó có những yếu tố của xã hội mới và xã hội cũ, do vậy mà yêu cầu phát triển lại được ưu tiên hơn hết. Nghiên cứu vai trò của phân phối thu nhập trong quá trình phát triển kinh tế trên cơ sở đó có những chính sách thích hợp là một trong những yêu cầu của thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam.
Chính vì tính chất quan trọng đó mà trong yêu cầu thực hiện đề án môn học em đã chọn đề tài này để thực hiện bài đề án của mình.
Nội dung bài đề án được chia làm hai phần:
Phần 1: Lý luân chung.
Phần 2: Thực tiễn Việt Nam.
Do còn những hạn chế về mặt chủ quan và khách quan mà nội dung của bài đề án này còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý thầy, cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2006.
Sinh viên thực hiện:
Phạm Thị Kim Tuyến.
Lý luận chung.
Phát triển kinh tế.
Ngày nay, phát triển kinh tế là mục tiêu hướng tới của tất cả quốc gia Trong quá trình phát triển đã có nhiều cách hiểu khác nhau về phát triển kinh tế. Có quan điểm cho rằng phát triển kinh tế là quá trình mà xã hội đạt đến thoả mãn những nhu cầu mà xã hội ấy gọi là cơ bản. Nó là quá trình mà luôn luôn diễn ra những thay đổi theo chiều hướng tăng lên, trong quá trình ấy luôn đặt ra những mục tiêu và giá trị để theo dõi, mục tiêu và giá trị ấy luôn thay đổi khi nền kinh tế càng phát triển. Theo quan điểm của NHTG thì lại cho rằng phát triển kinh tế là sự tăng trưởng bền vững về các tiêu chuẩn sống tức là các tiêu chuẩn về nhu cầu vật chất, văn hoá, giáo dục, y tế…cũng có quan điểm cho rằng phát triển kinh tế là quá trình nhiều mặt trong đó liên quan đến những thay đổi trong cơ cấu, thể chế, thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo đói, bất bình đẳng xã hội. Tuy mỗi quan điểm có những cách nhìn nhận khác nhau về phát triển kinh tế nhưng xét cho cùng phát triển kinh tế là quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, là quá trình biến đổi cả về lượng và chất, là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Như vậy, phát triển kinh tế phải là một quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Nội dung của phát triển được khái quát theo 3 tiêu thức sau:
Một là, sự gia tăng của tổng mức thu nhập quốc dân của nền kinh tế (GDP) và mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người). Đây là tiêu thức biểu hiện sự biến đổi về mặt lượng của nền kinh tế. Sự gia tăng của tổng mức thu nhập của nền kinh tế biểu hiện sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Tuy vậy, phát triển không chỉ hướng đến sự tăng lên về mức sống của một số cá nhân mà hướng đến sự tăng lên về mức sống của toàn xã hội do vậy mà mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người, GNP/người ) cũng tăng lên. Khi mức sống vật chất của quốc gia tăng lên là điều kiện để thực hiện các mục tiêu khác của phát triển.
Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Sự tăng trưởng về kinh tế đạt đươc phải là sự tăng trưởng tiến bộ và bền vững. Để có được điều đó thì phải được xây dựng trên một cơ cấu kinh tế phù hợp, hiện đại. Đây là một tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế, là tiêu thức để so sánh trình độ phát triển của các quốc gia.
Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn về các vấn đề xã hội: xoá đói giảm nghèo, suy dinh dưỡng, tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, nước sạch…Bất kỳ sự phát triển nào cũng hướng đến sự phát triển chung của con người, mà là con người ở đại bộ phận, quảng đại quần chúng nhân dân của quốc gia chứ không phải chỉ là một phần nhỏ dân cư.
Tăng trưởng kinh tế và vấn đề đáp ứng phúc lợi xã hội (PLXH ).
Mục tiêu của tất cả các quốc gia là phát triển và phát triển bền vững.Tuy nhiên, quá trình phát triển ở nhiều nước đã chỉ ra thực tế rằng cùng với sự tăng trưởng kinh tế thì ở hầu hết các nước tình trạng bất bình đẳng cũng tằng lên, tốc độ tăng trưởng càng cao thì khoảng cách thu nhập lại càng tăng lên, cùng với nó là kéo theo đói nghèo và thất nghiệp tăng lên. Nguyên nhân của tình trạng này được phân tích từ nhiều góc độ, nhưng về mặt lý thuyết cũng như theo quan sát thực tế của các nhà kinh tế đều cho rằng nguyên nhân của tình trạng này chính là từ phân phối thu nhập. Như vậy, phân phối thu nhập là một yếi tố quan trọng để làm cho PLXH tăng lên, bất bình đẳng giảm xuống. Hay nói cách khác, tăng trưởng là điều kiện cần nhưng chưa đủ để tạo nên phát triển kinh tế. Phân phối thu nhập tuy không là điều kiện trực tiếp nhưng nó là yếu tố quan trọng tác động vào các điều kiện (cần và đủ) để tạo nên phát triển kinh tế.
Phân phối thu nhập.
Vị trí của phân phối thu nhập.
Phân phối thu nhập có vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế, là một khâu trong quá trính tái sản xuất và là một trong ba mặt của QHSX.
Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.
Quá trình tái sản xuất xã hội hiểu theo nghĩa rộng bao gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Các khấu này có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó sản xuất đóng vai trò quyết định. Trong quá trình tái sản xuất xã hội, phân phối và trao đổi là các khâu trung gian nối sản xuất với tiêu dùng, vừa phục vụ thúc đẩy sản xuất vừa phục vụ tiêu dùng. Phân phối là kết quả của sản xuất, do sản xuất quyết định nhưng nó cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sản xuất.
b. Phân phối là một mặt của QHSX.
Quan hệ phân phối là một trong ba mặt của QHSX: quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức và quản lý, quan hệ phân phối. Quan hệ phân phối do QHSX quyết định, sự phân phối luôn là kết quả tất nhiên của những QHSX trong một xã hội nhất định. Vì vậy, mỗi PTSX có quy luật phân phối thích ứng với nó. Sự biến đổi lịch sử của LLSX và QHSX kéo theo sự biến đổi của quan hệ phân phối. Quan hệ phân phối cũng co tác động mạnh mẽ đến QHSX đặc biệt là quan hệ sỡ hữu do vậy mà nó cũng ảnh hưởng đến nền sản xuất xã hội.
3.2. Các hình thức phân phôi thu nhập.
Phân phối thu nhập theo chức năng.
Phân phối thu nhập theo chưc năng có liên quan đến sự phân chia thu nhập theo các yếu tố sản xuất khac nhau như lao động (theo trình độ lao động ), máy móc thiết bị, vốn, đất đai,… Những khoản thu nhập từ các yếu tố sản xuất hình thành từ kết quả tất yếu của hoạt động kinh tế. Về mặt lý thuyết, phân phối thu nhập được xác định chủ yếu dựa vào quyền sở hữu các yếu tố sản xuất và vai trò của từng yếu tố trong quá trình sản xuất. Do vậy, phân phối thu nhập theo chức năng có vai trò qua trọng vì nó được coi là nguyên nhân dẫn đến mức PLXH khác nhau giữa các nhóm dân cư. được thể hiện:
Sản xuất
Tiền lương
(W)
Tiền thuê
(R)
Lợi nhuận
(p)
Hộ gia đình 4
Hộ gia đình 3
Hộ gia đình 1
Hộ gia đình 2
Phân phối thu nhập theo chức năng và thu nhập hộ gia đình.
Như vậy, nếu tăng trưởng nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống thì có thể điều chỉnh thu nhập cá nhân thông qua phân phối lại tài sản như của cải ruộng đất, nông nghiệp và phân phối lại thu nhập.
b. Phân phối lại thu nhập.
Là hình thức phân phối thu nhập được thực hiện thông qua ngân sách nhà nước, đánh thuế thu nhập để chuyển giao thu nhập, thực hiện các chương trình trợ cấp, chi tiêu chính phủ nhằm giảm bớt mức thu nhập của người giàu và nâng cao thu nhập của người nghèo. Phân phối lại thu nhập là hình thức chủ yếu để cải thiện đời sống cho đại bộ phận dân cư.
Vai trò của phân phối thu nhập trong quá trình phát triển kinh tế.
Xem xét vai trò của phân phối thu nhập trên tất cả các mặt của phát triển kinh tế. Cụ thể như sau:
4.1 Phân phối thu nhập là động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Mục đích của tất cả các thành phần kinh tế khi tham gia vào hoạt động kinh tế là thu được lợi ích kinh tế hay thu nhập. Chính thu nhập là động lực thúc đẩy các thnàh phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế. Đó là phần trả lại cho sự đóng góp của họ vào hoạt động của nền kinh tế( phân phối theo chức năng). Do vậy nếu phân phối thu nhập là hợp lý thì nó sẽ tạo động lực khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tích cực hơn vào các hoạt động kinh tế: Người có vốn sẽ đóng góp nhiều vốn hơn, người lao động tích cực nâng cao trình độ kĩ thuật, tay nghề. Xét ở góc độ vi mô nó làm cho quy mô sản xuất được mở rộng, năng suất lao động tăng lên, sản lượng tăng. Và như vậy trên tổng thể vĩ mô nền kinh tế thì làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu phân phối thu nhập không phù hợp, có sự bất bình đẳng tức là người giàu nhận được phần lớn thu nhập còn phần lớn dân cư chỉ nhận đựơc phần nhỏ, họ chủ yếu là nông dân và người lao động. Do thu nhập thấp họ không có đủ tư liệu tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động, không có điều kiện nâng cao trình độ và tay nghề do đó mà năng suất lao động cũng giảm sút,nền kinh tế tăng trưởng kém. Tuy nhiên, phân phối thu nhập hợp lý, công bằng cũng phải được hiểu một cách đúng đắn tức là công bằng không phải là san bằng cho tất cả mọi người vì nó làm triệt tiêu động lực phát triển.
4.2 Phân phối thu nhập góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp và hiện đại.
Các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã chỉ ra rằng một yếu tố quan trọng quy định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chính là tiền lương ở các khu vực như vậy cần phải có một quan hệ phân phối thu nhập giữa các khu vực sao cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp và hiện đại: phân phối mức thu nhập ở các khu vực để khuyến khích lao động vào các ngành công nghiệp và dịch vụ giảm lao động trong nông nghiệp. Mặt khác, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì cần phải có vốn để đầu tư xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Vốn đầu tư được hình thành từ tiết kiềm mà tiết kiệm lại có nguồn gốc từ thu nhập. Nếu phân phối thu nhập là hợp lý, công bằng thì nó không chỉ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư mà còn có phần dành cho tiết kiệm. Do vậy phân phối góp phần làm tăng tiết kiệm, tăng vốn đầu tư trên cơ sở đó thúc đầy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý và hiện đại hơn.
4.3 Phân phối thu nhập đóng vai trò quan trọng trong vấn đề phúc lợi xã hội, công bằng xã hội.
Mục tiêu của sự phát triển là hướng sự giàu có cho toàn xã hội, toàn bộ nền kinh tế chứ không phải một bộ phận dân cư hay một số ít trong xã hội. Tuy nhiên, mô hình phân phối thu nhập theo chức năng đã chỉ ra rằng do trong xã hội những cá nhân khác nhau sở hữu những tài sản khác nhau do vậy sẽ nhận được mức thu nhập khác nhau, điều này dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo, ra tăng khoảng cách thu nhập, bất bình đẳng tăng lên, phúc lợi xã hội giảm xuống. Công cụ để giảm sự bất bình đẳng chính là phân phối lại thu nhập được thực hiện thông qua các công cụ như: thuế thu nhập, các chương trình trợ cấp và chi tiêu chính phủ. Qua phân phối lại thu nhập sẽ làm giảm đi một phần thu nhập của người giàu và thông qua các chính sách chuyển giao thu nhập sẽ chuyển phần thu nhập đó cho người nghèo. Đối với người giàu phần thu nhập giảm đi làm giảm lợi ích của họ tuy nhiên nó là không đáng kể vì tuân theo quy luật lơi ích biên giảm dần. Còn đối vơid người nghèo, với cùng mức thu nhập đó phần lợi ích của họ tăng lên rất nhiều. Do vậy mà phúc lợi xã hội cũng được tăng lên. Như vậy là việc phân phối lại thu nhập làm bất bình đẳng xã hội giảm và phúc lợi xã hội tăng lên. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với phát triển con người bởi vì khi thu nhập toàn bộ dân cư tăng lên, người dân sẽ được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ công cộng: giáo dục, y tế, nước sạch…, họ hoàn thiện hơn về trình độ, sức khoẻ, kĩ năng. Chính điều này lại có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tóm lại, phân phối thu nhập có vai trò quan trọng trong tất cả các nội dung của phát triển kinh tế: là động lực thúc đẩy tăng trưởng, thúc đầy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và là công cụ quan trọng để giảm bất bình đẳng và nâng cao phúc lợi xã hội. Hay nói cách khác phân phối thu nhập vừa là động lực vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế.
Thực tiễn Việt Nam.
1. Quan hệ phân phối thu nhập ở Việt Nam.
1.1 Thời kì trước đổi mới
Ở thời kì này do chúng ta quá nóng vội, muốn có ngay CNXH, do vậy có những quan điểm duy ý chí cho rằng để có CNXH thì phải nhanh chóng cải tạo QHSX, xây dựng QHSX XHCN mà không thấy được yêu cầu phát triển LLSX. Cường điệu hoá vai trò của chế độ công hữu và coi sở hữu tư nhân đối lập hoàn toàn với bản chất CNXH, đối lập kinh tế XHCN với sản xuất hàng hoá, đồng nhất kinh tế thị trường với CNTB và CNXH với phân phối bình quân mđược thể hiện dưới hình thức tem phiếu : mỗi tháng ngưòi lao động sẽ được nhận một số lượng hàng hoá và vật phẩm như nhau cho tiêu dùng. Vậy là, với mọi mức đóng góp khác nhau người lao động nhận được mức thu nhập như nhau, hơn nữa việc phân phối không xuất phát từ nhu cầu đã làm giảm động lực đóng góp của người lao động và của toàn xã hội, làm cho nền kinh tế Việt Nam trì trệ trong một thời gian dài và dẫn đến khủng hoảng kinh tế vào cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỉ XX. Mặc dù với hình thức phân phôí này khoảng cách về thu nhập, bất bình đẳng là rất ít; tuy nhiên đời sống nhân dân lại gặp nhiều khó khăn, không có điều kiện phát triển mà có những quan điểm đã cho rằng “CNXH là chia đều sự nghèo khổ”.
Hậu quả trên là do sự nóng vội, chủ quan duy ý chí, chưa nhìn thẳng vào những vấn đề cốt yếu trong thời kì quá độ lên CNXH, cho rằng tất cả những gì thuộc về CNTB đều là xấu. Sau khi nghiên cứu lại hệ thống lý luận về CNXH, về mối quan hệ giữa LLSX và QHSX , về thời kì quá độ nói chung và về quan hệ phân phối nói riêng, năm1986, Đảng ta đã tiến hành đổi mới toàn diện xem xét lại tất cả các vấn đề trong đó có phân phối thu nhập
Thời kì sau đổi mới.
Tính tất yếu khách quan tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập
Do còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về TLSX- đây là đặc điểm của thời kì quá độ- cho nên kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập khác nhau. Hơn nữa nền kinh tế nước ta trong thời kì quá độ còn tồn tại nhiều hình thức kinh doanh cho nên còn tồn tại nhiều hình thức thu nhập và phân phối thu nhập. 1.2.2. Các hình thức phân phối thu nhập trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay.
a) Phân phối theo lao động.
Phân phối theo lao động là phân phối trong các đơn vị kinh tế dựa trên cở sở sở hữu công cộng về TLSX (kinh tế nhà nước và các HTX bậc cao). Người lao động làm chủ TLSX cho nên làm chủ thu nhập. Vì vậy phân phối thu nhập vì lợi ích của người lao động, có nhiều cách phân phối: phân phối bình quân, phân phối theo nhu cầu và phân phối theo lao động. Trong thời kì quá độ, với điều kiện hiện nay chúng ta không thể phân phối bình quân vì nó triệt tiêu động lực phát triển kinh tế (điều này được thể hiện rõ trong giai đoạn trước đổi mới), chúng ta cũng không đủ điều kiện để phân phối theo nhu cầu vì trình độ của nền sản xuất còn thấp. Do vậy mà phân phối theo lao động là hình thức tối ưu nhất. Phân phối theo lao động là hình thức phân phối mà lấy kết quả của lao động làm thước đo để phân phối thu nhập cho người lao động. Có nghĩa là phải căn cứ vào số lượng( thời gian lao động), và chất lượng (tay nghề, chuyên môn, căn cứ vào tính chất, điều kiện lao động, căn cứ vào các ngành nghề ưu tiên để phân phối. Hình thức phân phối này khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề. Tuy nhiên phân phối như trên không có nghĩa là mọi người sẽ được phân phối tất cả những gì mà họ đóng góp vì nhà nước sẽ trích lại một phần thu nhập của họ để tạo vốn cho công cuộc CNH-HĐH. Hình thức phân phối này chỉ mang tính chất công bằng tương đối vì vẫn còn dùng nguyên tắc trao đổi ngang giá để phân phối cho nên vẫn còn chênh lệch về thu nhập giữa những người lao động có điều kiện tự nhiên khác nhau.
b) Phân phối theo vốn tài sản và những đóng góp khác đối với các hình thức sở hữu còn lại.
+ Đối với thành phần kinh tế tập thể: Thành phần kinh tế này dựa trên cở sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của các xã viên cho nên phân phối thu nhập được thực hiện trên cơ sở kết quả lao động và theo cổ phần đóng góp.
+ Đối với khu vực kinh tế cá thể: Người lao động sử dụng TLSX thuộc sở hữu của mình, dựa trên sức lao động của chính mình nên thu nhập cá nhân là phần còn lại sau khi bù đắp các yếu tố sản xuất và làm tròn nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.
+ Đối với kinh tế tư bản tư nhân: Gồm hai thành phần nhà tư bản và người lao động. Nhà tư bản sở hữu vốn, TLSX; người lao động sở hữu sức lao động cho nên việc phân phối ở đây được thực hiên theo nguyên tắc “Có gì hưởng nấy”: Người lao động nhận được mức lương theo đóng góp của mình, nhà tư bản nhận được lợi nhuận và lợi tức
+ Đối với kinh tế tư bản nhà nước: Gồm nhà tư bản, nhà nước và người lao động. Người lao động được hưởng lương theo giá trị sức lao động đóng góp, nhà tư bản và nhà nước hưởng lợi tức cổ phần căn cứ theo tỉ lệ đóng góp.
Có thể nhận thấy rằng trong hình thức phân phối thu nhập này người có tài sản nhiều sẽ được hưởng nhiều còn người có ít tài sản sẽ được nhận ít hơn, người giàu càng giàu còn người nghèo càng nghèo đi. Do vậy vẫn gây nên sự chênh lệch trong phân phối thu nhập.
c) Phân phối lại thu nhập.
Hai hình thức phân phối trên đều có ưu điểm là khuyến khích mọi thành phần kinh tế tăng sự đóng góp của mình để có được thu nhập cao hơn. Tuy nhiên nhựơc điểm đã được phân tích là gây nên bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Để giảm khoảng cách về thu nhập, chính phủ thực hiện thông qua phân phối lại thu nhập. Đây là hình thức phân phối được thực hiện thông qua NSNN, các quỹ phúc lợi dưới hình thức đánh thuế thu nhập vào những người có thu nhập cao, thực hiện chuyển giao thu nhập, trợ cấp cho những người có thu nhập thấp, những người già không nơi nương tựa, những người tàn tật, người nghèo… nhằm nâng cao đời sống cho tất cả nhân dân
Phát triển kinh tế ở Việt Nam thời kì đổi mới.
Đường lối đổi mới toàn diện của Đảng đã thực sự đưa lại những kết quả to lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội
+) Về mặt kinh tế:
Trong thời kì 1991-2002, tổng sản phẩm trong nước( GDP) tăng bình quân hàng năm 7.4%, gía trị GDP tăng gấp đôi năm 1990, GDP bình quân đầu người tăng 1.8 lần. Từ năm 2001-2003 mức tăng bình quân GDP đạt 7.1%, năm 2004 đạt 7.7%.
Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu ngành có những thay đổi rõ rệt: Nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và toàn diện, giá trị sản lượng ngành tăng binhg quân năm thời kì 1991-2000 là 5.6%, từ năm 2001-2003 là 5%. Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành công to lớn: đã đảm bảo lương thực cho hơn 80 triệu dân và đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, sự thay đổi chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp còn thể hiện ở tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm. Với mức tăng trưởng bình quân là 10.04%/năm (1990-2005), gấp 1.4 lần mức tăng GDP toàn nền kinh tế (7.3%) thì công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực tạo ra sự chuyển biến rõ rệt nhất về động thái phát triển và tương quan cơ cấu trong những năm đổi mới. Có thể nói khu vực công nghiệp đã thực sự đóng vai trò đầu tàu trong sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành của toàn bộ nền kinh tế. Tỷ trọng gia tăng ngành công nghiệp và xây dựng đạt gần gấp đôi trong 15 năm(22.67% năm 1990 lên 40.08% năm 2005). Tỷ trọng khối ngành dịch vụ trong GDP tăng từ 33.065% năm 1986 lên 38.5% năm 2005. Nhưng theo thống kê của Liên Hợp Quốc tỷ lệ này đạt tới 48%.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành còn thể hiện ở cơ cấu lao động. Tuy không có sự thay đổi rõ rệt như cơ cấu GDP nhưng cũng đạt được những bước tiến bộ. Theo số liệu thống kê, đến năm 2002 số lao động tăng thêm đã ở lại khu vực nông nghiệp cao hơn đi vào khu vực dịch vụ 1.2 lần cao hơn 2.4 lần khu vực công nghiệp xây dựng. Tính bình quân 100 lao động tăng thêm thì có 45 người lao động nông nghiệp, 18 vào công nghiệp và 37 người vào dịch vụ. Điều này có nghĩa rằng tỷ trọng lao động nông nghiệp có giảm nhưng lượng tuyệt đối vẫn tăng tuy mức tăng đã giảm rõ rệt. Tuy nhiên đã có thời điểm Việt Nam đạt trạng thái vàng lao đông(2001): Trong số gần 1triệu lao động tăng thêm có khoảng 600 nghìn người đi vào khu vực công nghiệp xây dưng, gần 400 nghìn người đi vao khu vực dịch vụ. Tức là trong 100 người lao động mới tham gia vào thị trường lao động thì không có ai đi vào khu vực nông nghiệp. Tính đến năm 2004 tỷ trọng lao động nông nghiệp là 58.7%, nếu mức giảm đạt được 1.3% thì chỉ mất khoảng 5 năm nữa(2011 hoặc 2012) lao động nông nghiệp sẽ giảm còn 50%.
Theo đà phát triển đến năm 2020 Việt nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
+ )Về mặt xã hội:
Kinh tế phát triển với tốc độ cao cùng với các chính sách xoá đói giảm nghèo của nước ta đã góp phần làm cho tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ giảm mạnh từ 58% năm 1993 còn 37% năm 1998, 33% năm 2000 và 22% năm 2005 tuy nhiên vì lao động dư thừa vẫn còn nhiều, tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn nên tỷ lệ số người nghèo ở khu vực nông thôn và miền núi còn cao: 45% (năm 1993) tăng lên 80% (năm 1998) số người nghèo cà nứơc. Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn ngày càng mở rộng. Năm 1990, thu nhập bình quân của người dân nông thôn bằng 25% thu nhập dân thành phố, năm 1994 tỷ lệ này giảm xuống còn 18%, từ năm 1993 đến năm 1998, thu nhập người dân nông thôn chỉ tăng 30% trong khi ở thành thị tăng 61%Vào năm 1993, chi tiêu trung bình của người thành phố bằng 1.8 lần dân nông thôn nhưng đến năm 1998 tăng lên 2.2 lần
Theo báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 về người nghèo đã đưa ra bảng phân loịa chỉ tiêu của 5 nhóm người có quy mô bằng nhau từ nhóm nghèo nhất đến nhóm giàu nhất và tỷ trọng từng nhóm trong tổng chi tiêu:
Bảng 1: Chi tiêu theo 5 nhóm dân cư năm 2002.
Năm 1993
Năm 1998
Năm 2002
Nghèo nhất
8.4%
8.2%
7.8%
Gần nghèo nhất
12.35
11.09%
11.2%
Trung bình
16.0%
15.5%
14.6%
Gần giàu nhất
21.5%
21.0%
20.6%
Giàu nhất
20.8%
43.3%
45.9%
Tổng cộng
100.0%
100.0%
100.0%
Giàu nhất / nghèo nhất
4.97%
5.49%
6.03%
Bảng 1 cho thấy xu hướng chênh lệch về phát triển đã gia tăng liên tục mặc dù còn ở mức khiêm tốn. Tỷ trọng chi tiêu của 80% từ nghèo nhất đến giàu nhất đã giảm dần theo thời gian, trong khi tỷ trong đó giữa nhóm giàu nhất lại tăng lên. Sự phân hoá này trùng với sự phân hoá thành thị và nông thôn ở Việt Nam, vì gần 80% dân số ở nông thôn trong khi 20% sống ở thành thị.
Bảng 2: Hệ số GINI theo chỉ tiêu:
Năm 1993
Năm 1998
Năm 2002
Việt Nam
0.34
0.35
0.37
Thành thị
0.35
0.34
0.35
Nông thôn
0.28
0.27
0.28
Vùng núi phía Bắc
0.25
0.26
0.34
Đồng băng sông Hồng
0.32
0.32
0.36
Bắc Trung Bộ
0.25
0.29
0.30
Duyên Hải miền Trung
0.36
0.33
0.33
Tây Nguyên
0.31
0.31
0.36
Đông Nam Bộ
0.36
0.36
0.38
Đồng bằng sông Cửu Long
0.33
0.30
0.30
Bảng 2 cho thấy Việt Nam ở vào hàng những quốc gia có sự chênh lệch về phát triển tương đối nhỏ. Hệ số GINI nói chung của Việt Nam đếu gia tăng từng năm nhưng mức tăng không lớn.
Như vậy, cùng với quá trình phát triển kinh tế, bất bình đẳng trong thu nhập ở Việt Nam cũng có gia tăng tuy rằng mức gia tăng là không đáng kể, và trong quá trình phát triển điều này là khó tránh khỏi. Hơn nữa, Việt Nam là một nước nghèo mới bắt đầu bước vào công nghiệp hoá nên cung cần có một sự chênh lệch để tạo động lực cho phát triển. Tuy vậy, viếc xác định được tỷ lệ này là bao nhiêu và kiểm soát nó là một yêu cầu quan trọng bởi nếu không nó sẽ làm gia tăng bất bình đăng xã hội đẩy lùi động lực phát triển. Do đó cần phải xây dựng được một quan hệ phân phối phù hợp để vừa đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng, vừa đảm bảo công bằng xã hội.
Kết luận.
Trên cơ sở những phân tích trên đây, chúng ta đã thấy được những vai trò quan trọng của phân phối thu nhập trong quá trình phát triển kinh tế, do vậy cần có những nghiên cứu sâu hơn về phân phối thu nhập để có những cơ sở lý luận vững chắc cho việc xây dựng quan hệ phân phối của Việt Nam hiện nay, góp phần thúc đẩy cho công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, đưa Việt Nam ngày càng phát triển đi lên, nhân dân ta ngay càng ấm no hạnh phúc, xã hội công bằng, dân chủ văn minh; tiến nhanh, tiến mạnh tiến vưng chắc lên CNXH.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- U0333.doc