Báo cáo Hoàn thiện việc lập và phân tích tài chính trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Tài liệu Báo cáo Hoàn thiện việc lập và phân tích tài chính trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay: ... Ebook Báo cáo Hoàn thiện việc lập và phân tích tài chính trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

doc26 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện việc lập và phân tích tài chính trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Më ®Çu Hệ thống Báo cáo tài chính luôn được đánh giá là tập hồ sơ số liệu quan trọng bậc nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu như mục đích của các nhà doanh nghiệp là tối đa hoá lợi ích của mình thì hệ thống báo cáo tài chính là phương tiện thông qua đó họ đo được khả năng đạt đến tới lợi ích hay nói cách khác là thực trạng tài chính của doanh nghiệp đó. Do đó, các nhà quan tâm đều mong muốn hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp thật sự trung thực và hợp lý làm cơ sở dữ liệu cho việc ra quyết định của họ. Tuy nhiên hiện nay có một số lượng lớn các doanh nghiệp ở Việt nam chưa coi việc lập và phân tích báo cáo tài chính như là một công tác tất yếu và nhất thiết phải nhìn nhận lại trước khi chuyển sang một thời kỳ kinh doanh mới. Với mục đích giúp nâng cao độ hiểu biết về báo cáo tài chính làm tiền đề cho việc hoàn thiện hệ thống này mà em quyết định làm chuyên đề này cuối khoá lớp kế toán trưởng với đề tài : “Hoàn thiện việc lập và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp ở Việt nam hiện nay”. Đề tài này dựa trên phân tích mặt lý luËn, nghiên cứu đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính hiện nay ở Việt nam để tìm ra những vấn để đề xuất. Chuyên đề em có bố cục như sau : - Phần 1: Lý luận chung về việc lập và phân tích hệ thống báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp. - Phần 2 : Thực trạng của việc lập và phân tích hệ thống báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp của Việt nam hiện nay. Phần 1 : Lý luận chung về việc lập và phân tích hệ thống Báo cáo tài chính. 1.1.Khái niêm Báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán, phản ánh tổng quát thực trạng tài chính của doanh nghiệp vào một thời điểm, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. Hệ thống Báo cáo tài chính bao gồm bốn báo cáo sau đây : -Bảng cân đối kế toán. -Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. -Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. -Thuyết minh báo cáo tài chính. Theo nguyên tắc mỗi doanh nghiệp đều phải có ba loại Báo cáo tài chính chỉ riêng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì không bắt buộc. Tuy cùng một doanh nghiệp nhưng mỗi Báo cáo lại phản ánh theo những khía cạnh khác nhau về tình trạng của doanh nghiệp. Nhưng chủ yếu báo cáo tài chính cung cấp những thông tin cho các đối tượng bên ngoài giúp họ đưa ra những quyết định liên quan trực tiếp hay gián tiếp đối với doanh nghiệp. 1.2. Vai trò của báo cáo tài chính Như đã nói báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như các cơ quan quản lý nhà nước các nhà đầu tư, các chủ nợ nhà quản lý kiểm toán viên độc lập. Sau đây chúng ta sẽ xem xét vai trò của báo cáo tài chính đối với một số đối tượng chủ yếu. Đối với nhà nước báo cáo tài chính cung cấp những thông tin giúp các nhà hoạch định của Chính phủ đưa ra được các chính sách vĩ mô hợp lý, ngoài ra kế toán nhà nước còn thực hiện chức năng kiểm toán định kỳ hay đột xuất theo lệnh của Thủ tướng Chính phủ đối với thông tin từ báo cáo tài chính. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp có nhiệm vụ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt đến lợi ích cao nhất cho các cổ đông. Để các cổ đông tin tưởng và đầu tư vào doanh nghiệp, nhà quản lý phải chứng minh cho họ thấy rằng doanh nghiệp sẽ đem lại mức lợi nhuận cao nhất với độ rủi ro thấp nhất. Doanh nghiệp phải công bố công khai các thông tin trên báo cáo tài chính, ngoài ra nhà quản lý phải sử dụng báo cáo tài chính để tiến hành quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đối với các nhà đầu tư, các chủ nợ: Họ cần biết các thông tin trên báo cáo tài chính vì hai mục đích. Một là họ cần biết tình trạng tài chính của doanh nghiệp để thực hiện việc đưa ra quyết định đầu tư. Hai là thông qua các thông tin này các nhà đầu tư và chủ nợ có thể giám sát hoạt động và của doanh nghiệp để có thể kịp thời yêu cầu người quản lý điều chỉnh hành vi nhằm tối đa hoá lợi ích của cổ đông. Đối với các kiểm toán viên độc lập: Trong khi các nhà quản lý muốn tìm kiếm nguồn vốn từ các chủ đầu tư lại tìm kiếm các báo cáo tài chính trung thực để ra quyết định đầu tư. Họ có lý do để đòi hỏi những thông tin tài chính đúng sự thật thông qua kiểm toán độc lập. Khi này các nhà quản lý được yêu cầu thuê các kiểm toán viên độc lập để kiểm tra báo cáo tài chính. Như vậy, báo cáo tài chính đóng vai trò là đối tượng của các kiểm toán độc lập. 1.3. Yêu cầu của báo cáo tài chính 1.3.1. Trách nhiệm và thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính Tất cả các doanh nghiệp dộc lập (không nằm trong cơ cấu, tổ chức của một doanh nghiệp khác), có tư cách pháp nhân đầy đủ đều phải lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng các quy định tại chế độ này. Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa quy định là báo cáo bắt buộc phải lập và gửi, nhưng khuyến khích các doanh nghiệp lập và sử dụng báo cáo tiền tệ. Các báo cáo tài chính được lập và gửi vào cuối mỗi quý (cuối tháng thứ 3, thứ 6, thứ 8, thứ 12 kể từ ngày bắt đầu niên độ kế toán) để phản ánh tình hình tài chính của niên độ kế toán đó cho các cơ quan quản lý nhà nước và cho doanh nghiệp cấp trên theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp có công ty con (công ty trực thuộc) thì phải gửi kèm theo bản sao báo cáo tài chính cùng quý, cùng năm của công ty con. Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính hàng tháng để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc Tổng công ty và các doanh nghiệp hạch toán độc lập không nằm trong tổng công ty được gửi chậm nhất là sau 20 ngày đối với các báo cáo quý, kể từ ngày kết thúc quý và chậm nhất là sau 20 ngày đối với báo cáo năm, kể từ sau ngày kết thúc năm tài chính. Đối với các tổng công ty, thời gian gửi báo cáo tài chính chậm nhất là 45 ngày đối với báo cáo quý, kể từ ngày kết thúc quý và chậm nhất là 90 ngày đối với báo cáo năm kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, các công ty hợp danh, thời hạn gửi báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, còn đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty cổ phần, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình hợp tác xã, thời hạn gửi báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trường hợp các doanh nghiệp có năm tài chính kết thúc không vào ngày 31/12 hàng năm thì phải gửi báo cáo tài chính quý IV (quý kết thúc) vào ngày 31/12 trong đó phải có sổ luỹ kế từ đầu năm tài chính đến hết ngày 31/12. 1.3.2. Nơi nhận báo cáo tài chính Theo quy định, các doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW phải lập và gửi báo cáo tài chính cho Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Đối với các doanh nghiệp nhà nước TW còn phải gửi báo cáo tài chính cho Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính. Đối với các doanh nghiệp nhà nước như NHTM, công ty sổ số kiến thiết, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty kinh doanh chứng khoán phải gửi báo cáo tài chính cho Vụ Tài chính, các ngân hàng và các tổ chức tài chính thuộc Bộ Tài chính. Ngoài ra, các công ty kinh doanh chứng khoán nhà nước còn phải gửi báo cáo tài chính cho Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Đối với các doanh nghiệp đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính phải đính kèm báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính khi gửi báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cấp trên. Riêng các Tổng công ty 90, 91 còn phải bửi báo cáo tài chính cho Tổng cục thuế thuộc Bộ Tài chính. Có thể khái quát thời hạn lập và nơi nhận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp qua bảng sau: Thời hạn lập và nơi gửi báo cáo tài chính Loại hình doanh nghiệp Thời hạn lập báo cáo Nơi nhận báo cáo Cơ quan tài chính Cục Thuế Cơ quan thống kê Doanh nghiệp cấp trên Cơ quan đăng ký kinh doanh 1. DNNN Năm x x x x x 2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Năm x x x - x 3. Các loại hình khác Năm - x x - x 1.4. Phương pháp lập bảng cân đối kế toán 1.4.1. Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo 2 mảng kết cấu tài sản và nguồn hình thành dưới hình thái tiền tệ vào một thời điểm nhất định theo chế độ kế toán hiện hành, thời điểm lập bảng cân đối kế toán lần cuối của ngày cuối kỳ hạch toán (cuối quý, cuối năm), ngoài những thời điểm đó, doanh nghiệp còn có thể lập bảng cân đối kế toán ở những thời điểm khác nhau theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp như khi doanh nghiệp sáp nhập, chia tách, phá sản. 1.4.2. Nội dung, kết cấu của bảng cân đối kế toán 1.4.2.1. Nội dung: Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo 2 mặt: Kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản dưới hình thái tiền tệ vào một thời điểm nhất định. 1.4.2.2. Kết cấu: Bảng cân đối kế toán có 2 phần: Phản ánh riêng biệt 2 nội dung và có thể kết cấu theo hình thức 2 bên hoặc hình thức 1 bên. - Theo hình thức 2 bên: + Phần bên trái phản ánh kết cấu tài sản theo từ chuyên môn của kế toán gọi là phần tài sản + Phần bên phải phản ánh nguồn hình thành tài sản theo từ chuyên môn của kế toán gọi là phần nguồn vốn. + Cả 2 phần có 2 cột số liệu Cột thứ 1: Cột số đầu năm phản ánh tài sản và nguồn vốn có ở thời điểm đầu năm. Cột thứ 2: Cột số cuối kỳ phản ánh tài sản và nguồn vốn có ở thời điểm cuối kỳ. Khi lập bảng cân đối kế toán. - Theo hình thức 1 bên: Cả 2 phần tài sản và nguồn vốn được xếp cùng 1 bên trên bảng cân đối kế toán trong đó phần tài sản ở phía trên, phần nguồn vốn ở phía dưới. 1.4.3. Tính cân đối của bảng cân đối kế toán * Biểu hiện của tính cân đối - Kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản là 2 mặt khác nhau của cùng khối lượng tài sản của doanh nghiệp, được phản ánh vào cùng một thời điểm khi lập bảng cân đối kế toán. Do đó số tổng cộng 2 phần luôn bằng nhau. * ý nghĩa của tính cân đối Tính cân đối của bảng cân đối kế toán cho phép ta kiểm tra tính chính xác sự đúng đắn của quá trình hạch toán và lập bảng cân đối kế toán điều này có nghĩa là: khi lập Bảng cân đối kế toán chính xác thì số tổng cộng 2 phần sẽ bằng nhau. Bảng cân đối kế toán cân đối. Còn khi lập bảng cân đối kế toán không cân đối chứng tỏ quá trinh hạch toán hoặc khi lập bảng cân đối kế toán đã có sai sót. Tuy nhiên, lập bảng cân đối kế toán cân đối chưa hẳn hạch toán đã đúng, đã chính xác. 1.4.4. Cơ sở số liệu và phương pháp lập bảng cân đối kế toán * Cơ sở số liệu Khi lập bảng cân đối kế toán phải căn cứ vào: Nguồn số liệu 1: Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước Nguồn số liệu 2: Số dư cuối kỳ của các tài khoản trong các sổ kế toán ở thời điểm lập bảng cân đối kế toán. * Phương pháp lập - Cột số đầu năm: Kế toán lấy số liệu ở cột số cuối kỳ của bảng cân đối kế toán 31/12 năm trước để ghi theo các chỉ tiêu tương ứng. - Cột số cuối kỳ: Kế toán lấy số dư cuối kỳ của các tài khoản trong các sổ kế toán ở thời điểm lập bảng cân đối kế toán để ghi theo phương pháp sau: + Số dư Bên Nợ của các TK được ghi vào các chỉ tiêu ở phần tài sản (các TS loại 1, loại 2). * 4 loại TK đầu có số dư: loại 1, 2: Số dư Nợ. Riêng các TK 129, 139, 229, 214: Dư Có nhưng vẫn ghi phần tài sản và ghi bằng phương pháp ghi số âm (TK điều chỉnh). Số dư bên Có của các TK: loại 3, 4 được ghi vào các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn. Riêng các TK: 412, 413 và 421 nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi vào phần nguồn vốn và ghi bằng phương pháp ghi số âm. - Đối với các TK lưỡng tính: 131, 331 không được bù trừ của số dư Nợ với số dư Có mà phải ghi theo số dư chi tiết trong đó số dư Nợ ghi vào phần tài sản, số dư bên Có ghi vào phần nguồn vốn. 1.5. Ph­¬ng ph¸p lËp B¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh 1.5.1. Nội dung, kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh * Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp tình hình thực hiện nghiệp vụ vốn nhà nước về thuế và các khoản phải nộp. * Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần: - Phần I: Lãi - Lỗ Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. - Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Phản ánh tình hình thực hiện nghiệp vụ với nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. - Phần III: Thuế VAT được khấu trừ, VAT được hoàn lại, VAT được giảm trừ, VAT hàng bán nội địa phản ánh tình hình về VAT đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế của doanh nghiệp. 1.5.2. Cơ sở số liệu và phương pháp lập bảng kết quả hoạt động kinh doanh. * Cơ sở số liệu: Khi lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh phải căn cứ vào - Báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh kỳ trước. - Số phát sinh trong kỳ của các TK từ loại 5 đến loại 9 và các TK 133, 333. 1.5.3. Phương pháp lập * Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập trên nguồn số liệu sau: - Báo cáo kết quả hoạt động kỳ trước - Sổ kế toán trong kỳ của các TK từ loại 5 đến loại 9 - Sổ kế toán các TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ và TK 133 "Thuế và các khoản phải nộp nhà nước". * Phương pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh Phần I: Lãi - lỗ Cét 1: ChØ tiªu Cét 2: M· sè ph¶n ¸nh m· sè cña c¸c chØ tiªu trong b¶ng. Cét 3: Kú nµy Cét 4: Kú tr­íc: sè liÖu ®Ó ghi cét nµy ®­îc c¨n cø vµo sè liÖu cét 3 kú tr­íc theo tõng chØ tiªu t­¬ng øng. Cét 5: Luü kÕ tõ ®Çu n¨m. Sè liÖu cét nµy c¨n cø vµo sè liÖu ë cét 5 kú tr­íc céng víi sè liÖu cét 3 kú nµy trªn BCKQKD kú nµy theo tõng chØ tiªu t­¬ng øng. Phần 2 : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Cột 1: “Chỉ tiêu” : Phản ánh danh mục các khoản phải nộp NSNN theo quy định. - Cột 2: “Mã số” : Phản ánh mã số của từng chỉ tiêu báo cáo. - Cột 3: “Số còn lại phải nộp đầu kỳ “ : Phản ánh tổng hợp số tiền thuế và các khoản khác còn phải nộp Ngân sách đầu kỳ(kể cả số phải nộp của năm trước chuyển sang)chi tiết theo từng khoản. Số liệu để ghi vào cột 3 trên báo cáo kỳ này được căn cứ vào cột 8 “Số còn phải nộp cuối kỳ” trên báo cáo kỳ trước để ghi cột “Luỹ kế đầu năm". - Cột 6: “Số phải nộp” : Phản ánh các loại thuế cùng các khoản khác phải nộp Ngân sách luỹ kế tư đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào cột 6 của báo cáo kỳ này được căn cứ vào số liệu của cột 6 trên báo coá kỳ trước cộng với số liệu của cột 4 trên báo cáo kỳ này. - Cột 7: “Số đã nộp” : Cột này dùng để phản ánh các loại thuế cùng các khoản khác đã nộp Ngân sách Nhà nước luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào cột 7 trên báo kỳ trước cộng vớ soó liệu ở cột 5 của kỳ báo cáo trước. - Cột 8: “Số còn phải nộp cuối kỳ” : Phản ánh các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước đến cuối kỳ báo cáo (kể cả số phải nộp kỳ trước chuyển sang chưa nộp trong kỳ này). Số liệu để ghi vào cột này được tính bằng cách láy cột 3 “ Số còn phải nộp đầu kỳ cộng với cột 4 “Số phải nộp trong kỳ” trừ cột 5 “số đã nộp trong kỳ này”. Cột “ Số phát sinh trong kỳ”, chi tiết cột 4 “số phải nộp”, cột 5 “Số đã nộp”. Phản ánh tống số tiền thuế và các khoản phải nộp (Cột 4), đã nộp(cột 5) theo từng loại phát sinh trong kỳ báo cáo. Số liệu dựa vào số phát sinh chi tiết trong quý báo cáo của tài khoản 333. Phần 3 : Thuế giá trị gia tăng khấu trừ, thuế giá trị gia tăng được hoàn lại, thuế giá trị gia tăng được giảm, thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa. - Cột 1 “Chỉ tiêu” : Phản anh danh mục các chỉ tiêu liên quan đến thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được giảm và thuế giá trị gia tăng của hàng bán nội địa. - Cột 2 “Mã số” : Phản ánh mã số của từng chỉ tiêu báo cáo : - Cột 3 “Kỳ này” - Cột 4 “Lũy kế từ đầu năm”: Căn cứ vào số liệu của cột 4 trên báo cáo này kỳ trước cộng số liệu ghi ở cột 3 “kỳ này” trên báo cáo kỳ này theo từng chỉ tiêu tương ứng. 1.6. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 1.61. Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện quá trình lưu chuyển về tiền liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp. Các hoạt động này bao gồm : hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Phân loại dòng tiền theo từng loại hoạt động trên giúp cho việc so sánh và hiệu quả kinh tế cungx như quy mô thực thu, thực chi trong các hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần sau ; -Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh. -Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư. -Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính. 1.6.3. Cơ sổ số liệu và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp. * Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập dựa trên cơ sở các tài liệu sau -Bảng cân đối kế tiền tệ. -Sổ kế toán thu chi vốn bằng tiền. -Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu, phải trả. * Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể của báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Phần 1. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. 1.Tiền thu bán hàng – mã số 01: Căn cứ vào tổng số tiền đã thu do bán hàng hóa, dịch vụ trong kỳ 2.Tiền thu từ các khoản nợ phải thu – mã số 02 Căn cứ vào sổ thu tiền có đối chiếu các khoản nợ phải thu của tài khoản 131, 133, 136 ,138, 141. 3.Tiền thu từ các khoản khác – mã số 03 : Căn cứ vào tổng số tiền đã thu, ngoài hai khoản trên . 4.Tiền đã trả cho người bán – 04 : Căn cứ vào sổ chi tiền, phần đã trả cho người bán (tài khoản 331). 5.Tiền đã trả cho công nhân viên – mã số 5 Căn cứ vào sổ chi tiền, phần đã trả cho cán bộ công nhân viên (tài khoản 334) 6.tiền đã nộp thuế và các khoản khác – mã số 6 : Căn cứ vào tổng số tiền đã nộp thuế và các khoản khác (tài khoản 333 ) 7.Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả – mã số 7 : Căn cứ vào sổ chi tiền phần đã trả cho các đối tượng liên quan đến tài khoản 315, 336, 338, 334. 8.Tiền đã trả cho các khoản khác – mã số 8 : Căn cứ vào sổ chi tiền phần chi phí đã trả dùng cho hợp đồng sản xuất kinh doanh không qua tài khoản nợ phải trả… Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh – mã số 20 : Số liệu chỉ tiêu này là tổng công số liệu các chỉ tiêu từ số 01– 08. Phần 2 – Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư : -Tiền thu hồi từ các khoản đầu tư vào đơn vị khác – mã số 21. Căn cứ vào sổ kế toán thu tiền trong kỳ về các hoạt động thuộc đầu tư như : cho vay, góp liên doanh, trái phiếi đến hạn, bán cổ phiếu, trái phiếu mua của doanh nghiệp khác. -Tiền thu lãi từ các khoản đầu tư vào đơn vị khác – mã số 22 : Căn cứ vào sổ kế toán thu tiền từ các khoản lãi được trả do cho vay, góp vốn liên doanh, nắm giữ các cổ phiếu trái phiếu đơn vị khác. -Tiền do bán tài sản cố định – mã số 23 : Căn cứ vào sổ thu tiền về khoản tiền cho việc bán, thanh lý tài sản cố định. -Tiền đầu tư vào đơn vi khác – mã số 24 : Căn cứ vào sổ chi tiêu về khoản đã cho vay, góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trrái phiếu của đơn vị khác. -Tiền mua tài sản cố định – mã số 25 ; Căn cứ vào sổ chi tiền về khoản doanh nghiệp đã mua sắm tài sản cố định, xây dựng, thanh lý tài sản cố định. -Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư –mã số 30 : Chỉ tiêu nay được tính bằng cách tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ mã số 21 đến 26. Phần 3 – Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính : -Tiền thu do đi vay – mã số 31 : Căn cứ vào sổ kế toán thu tiền khoản mà doanh nghiệp đã nhận được do đi vay. -Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn – mã số 32 : Căn cứ vào sổ thu tiền về khoản tiền lãi doanh nghiệp nhận được do gửi tiền có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn. -Tiền đã trả hoàn vốn cho các chủ sở hữu – mã số 35 : Căn cứ vào số chi tiền khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho các chủ sở hữu góp vốn, kể cả khoản nộp khấu hao cho Ngân sách . -Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư – mã số 36 : Căn cứ vào sổ chi tiền khoản chi trả lãi cho các bên góp vốn, cổ đông , chủ doanh nghiệp. Ngoài ra còn phản ánh chỉ tiêu này khoản tiền chi từ các quỹ : Quỹ khen thưởng – phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển. - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động Tài chính-Mã số 40 chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng các chỉ tiêu từ mã số 31 đến 35 . - Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ - mã số 50 : chính là tổng cộng các chỉ tiêu 20 , 30 , 40. - Tiền tồn đầu kỳ-mã số 60 , căn cứ vào số cuối kỳ bảng cân đối kế toán kỳ trước, hoặc số dư đầu kỳ trên sổ kế toán thu chi tiền . - Tiền tồn cuối kỳ - mã số 70 : chính là số tổng cộng của chỉ tiêu 50 và 60 . Số liệu này sẽ bằng số dư cuối kỳ tài khoản vốn bằng tiền hoặc chỉ tiêu số cuối kỳ của các tài khoản trên bảng cân đối kế toán . 1.6.4 . Cơ sở số liệu và phương pháp lập BCLTT theo phương pháp gián tiếp : 1.6.4.1 Nguyên tắc chung để lập BCLTT : Theo phương pháp gián tiếp , BCLTT được lập bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế của hoạt động sản xuất kinh doanh khỏi ảnh hưưỏng của các nghiệp vụ không trực tiếp thu tiền hoặc chi tiền đã làm tăng , giảm lợi nhuận loại trừ các khoản lãi , lỗ của hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính đã tính vào lợi nhuận trước thuế , điều chỉnh các khoản mục thuộc vốn lưu động . 1.6.4.2 Cơ sở số liệu để lập BCLTT : Theo phương pháp gián tiếp , BCLTT được lập căn cứ vào : - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh . - Bảng cân đối kế toán . - Các tài liệu khác như : sổ cái , các sổ kế toán chi tiết , báo cáo vốn góp , khấu hao , chi tiết hoàn nhập dự phòng hoặc các tài liệu chi tiết về mua bán tài sản cố định , trả lãi vay , sổ thu , chi tiền …. 1.6.4.3 Phương pháp lập BCLTT theo phương pháp gián tiếp : * Lợi nhuận trước thuế ( lấy trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ) 1.Khấu hao dự phòng . 2.Các khoản dự phòng : (+) Nếu số dư cuối kỳ tài khoản dự phòng lớn hơn số dư đầu kỳ . (-) Nếu số dư cuối kỳ tài khoản dự phòng nhỏ hơn số dư đầu kỳ . 3.Chênh lệch đánh giá lại tài sản và chuyển đổi ngoại tệ : ( - ) Nếu lãi ( + ) Nếu lỗ 4.Kết quả bán , thanh lý TSCĐ : ( - ) Nếu lãi ( + ) Nếu lỗ 5.Kết quả đầu tư vào đơn vị khác : ( - ) Nếu lãi ( + ) Nếu lỗ 6.Thu tiền lãi , tiền gửi : ( - ) Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động : 1.Điều chỉnh khoản phải thu : (+)Nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ . (- ) Nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ . 2. Điều chỉnh vè hàng tồn kho : (+)Nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ . (- ) Nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ . 3. Điều chỉnh khoản phải trả (+)Nếu số dư cuối kỳ lớn hơn số dư đầu kỳ . (- ) Nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ . 4.Tiền thu chi từ các khoản khác : Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Phương pháp lập các chỉ tiêu lưu chuyển theo phương pháp gián tiếp thì giống với phương pháp trực tiếp . 1.7 Phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC) : 1.7.1 Phương pháp chung Phần trình bày bằng lời phải ngắn gọn rõ ràng , dễ hiểu . Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu rõ ràng với số liệu trên các báo cáo khác . Đối với báo cáo quý , các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp phải thống nhất trong cả niên độ kế toán . Nếu có sự thay đổi phải trình bày rõ ràng sự thay đổi . Trong các biểu số liệu , cột “kế hoạch” thể hiện số liệu kế hoạch của kỳ báo cáo ; Cột “Số thực tế kỳ trước” thể hiện số liệu của kỳ ngay trước kỳ báo cáo . 1.7.2 Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ sử dụng trong TMBCTT. * Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố : Chỉ tiêu vay phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất , kinh doanh hay phân chia theo các yếu tố chi phí sau : - Chi phí nguyên vật liệu : Chỉ tiêu này gồm theo đặc điểm , yêu cầu của các doanh nghiệp , của ngành . Số liệu dể ghi vào chỉ tiêu này để được lấy từ các sổ theo dõi chi tiết chi phí sản xuất và kinh doanh . - Chi phí nhân công : chỉ tiêu này không bao gồm chi phí . nhân công cho xây dựng, cơ bản hoặc được bù đắp thành các nguồn khác như Đảng , Đoàn ,…., các khoản tiền chi từ quỹ khen thưởng , phúc lợi . Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ các sổ kế toán theo dõi chi tiết chi phí sản xuất , kinh doanh . -Chi phí khấu hao : tài sản cố định . -Chi phí dịch vụ mua ngoài : Chỉ tiêu này được sử dụng chủ yếu qua các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ . Đối với doanh nghiệp sản xuất vật chất chỉ tiêu này được kết hợp với chỉ tiêu chi phí khác nhau bằng tiền . - Chi phí khác với trên : bao gồm các chi phí sản xuất , kinh doanh khác nhau được phản ánh trong các chỉ tiêu trên . * Tình hình tăng giảm tài sản cố định : Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ TK 211,212,213,214 trong sổ cái , đối chiếu với sổ kế toán theo dõi tài sản cố định . * tình hình thu nhập của công nhân viên : Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được lấy từ TK 334 trong sổ cái , có đối chiếu với sổ kế toán theo dõi thanh toán với công nhân viên . *Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu : Số liệu ghi vào chỉ tiêu này lấy từ TK 411,414,415,431,441 trong sổ cái và sổ kế toán theo dõi các nguồn trên . * Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác : Số liệu ghi vào chỉ tiêu này lấy từ TK 121,128,221, 222,228,421 trong sổ cái và sổ kế toán theo dõi các khoản đầu tư vào đơn vị khác . *Các khoản phải thu và nợ phải trả : Số liệu ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu và các khảon các hộ phải trả . 1.7.3 Phương pháp lập một số chỉ tiêu phân tích : 1.7.3.1 Bố trí cơ cấu vốn : Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cơ cấu sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo . 1.7.3.2 Tỉ suất lîi nhuận : Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo . 1.7.3.3 Tỷ lệ nợ phải trả so với toàn bộ tài sản : Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tỷ trọng tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các khoản nợ phải trả tại thời điểm báo cáo . 1.7.3.4 Khả năng thanh toán : Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khảon nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp t¹i thời điểm báo cáo . 1.8. Phân tích báo cáo tài chính 1.8.1 Kh¸i niÖm vµ môc ®Ých ph©n tÝch b¸o c¸o tµi chÝnh Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ thông qua việc phân tích báo cáo tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp. Kết quả cuối cùng của phân tích báo cáo tài chính mới quyết định phương án nào mà các nhà quan tâm lựa chọn. Họ có thể là chính phủ, các nhà đầu tư, hội đồng quản trị doanh nghiệp, các ngân hàng, các chủ nợ, các đại lý nhóm khách hàng chính v.v.. với mục đích khác nhau đối với doanh nghiệp cho nên những người này quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp theo những khía cạnh khác nhau nhưng tất cả đều hướng đến việc hiểu rõ những thông số chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chính xác thực trạng tài chính và xu hướng sắp tới của doanh nghiệp đó. 1.8.2. Phân tích bảng cân đối kế toán 1.8.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính Bảng cân đối kế toán luôn đưa ra các thông tin biết nói về tình trạng chung của doanh nghiệp. Trước hết cần tiến hành so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa số cuối kỳ và đầu năm. Nó cho thấy quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp nhưng nó cũng không có nghĩa là số tổng cộng này ở cuối kỳ lớn hơn đầu năm thì là tình hình tài chính cuối kỳ tốt hơn đầu năm. Mà tiếp theo chúng ta phải phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán đó để đưa ra cái chỉ tiêu tổng hợp đánh giá một cách khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu thứ nhất là: Hệ số tài trợ HÖ sè tµi trî = Nguån vèn Chñ së h÷u Tæng sè nguån vèn Chỉ tiêu này phản ánh mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp. Nếu hệ số tài trợ có giá trị càng cao thì mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp càng lớn bởi vì tài sản của doanh nghiệp chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn của mình. Tuy nhiên kết quả này có tốt hay không lại phụ thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp và cần phải cân nhắc. Nhóm chỉ tiêu Hệ số thanh toán bao gồm: Hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, Hệ số thanh toán nhanh và Hệ số thanh toán nợ dài hạn. Nói chung chúng phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp có khả quan hay không. Chỉ tiêu quan trọng cần xem xét trước tiên chính là hệ số thanh toán hiện hành phản ánh khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp. HÖ sè thanh to¸n hiÖn hµnh = Tæng sè tµi kho¶n Tæng nî ph¶i tr¶ Nếu hệ số này ³ 1 thì doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán và ngược lại nếu < 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là thấp và nếu không khắc phục được tình trạng trên thì doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cho các kỳ kinh doanh tới. Để đánh giá tạm thời các chỉ khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, người ta sử dụng chỉ tiêu hệ số thanh toán ngắn hạn. HÖ sè thanh to¸n ng¾n h¹n = Tæng gi¸ trÞ thuÇn cña tµi s¶n l­u ®éng Tæng sè nî ng¾n h¹n Phân tích chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận được khả năng ngắn hạn trong việc thanh toán nợ của doanh nghiệp để có biện pháp đối phó. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn dưới 1 năm hay trong một chu kỳ kinh doanh. Doanh nghiệp đang ở trong tình trạng tài chính bình thường và ngược lại. Chỉ tiêu thứ ba cần tính và so sánh là hệ số thanh toán nhanh. HÖ sè thanh to¸n nhanh = Tæng sè tiÒn vµ tµi s¶n t­¬ng ®­¬ng tiÒn Tæng sè nî ng¾n h¹n Trên thực tế, nếu hệ số này > 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan còn nếu < 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ trước mắt và có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Tuy nhiên nếu hệ số này cao thì tình hình tài chính cũng không tốt vì nắm giữ trong tay vốn bằng tiền quá nhiều đồng nghĩa víi viÖc l·ng phÝ vèn, vèn kh«ng ®­îc ®Çu t­ sinh l·i. Trong danh môc TSL§ cña doanh nghiÖp, doanh nghiÖp cÇn ph¶i biÕt kh¶ n¨ng thanh kho¶n cña c¸c tµi s¶n ®ã ®Ó cã thÓ khi cÇn ph¶i b¸n chóng phôc vô cho viÖc thanh to¸n c¸c kho¶n nî ng¾n h¹n khi cÇn. HÖ sè thanh to¸n cña vèn l­u ®éng = Tæng sè tiÒn vµ tµi s¶n t­¬ng ®­¬ng tiÒn Tæng gi¸ trÞ thuÇn cña tµi s¶n l­u ®éng Thùc tÕ cho thÊy, nÕu hÖ sè thanh to¸n cña vèn l­u ®éng > 0,5 th× l­îng tiÒn vµ t­¬ng ®­¬ng tiÒn cña doanh nghiÖp qu¸ nhiÒu, ®¶m b¶o thõa kh¶ n¨ng thanh to¸n, cßn nÕu < 0,1 th× doanh nghiÖp l¹i kh«ng ®ñ tiÒn ®Ó thanh to¸n nî ng¾n h¹n. Nh­ vËy mét t×nh tr¹ng thõa tiÒn hay thiÕu tiÒn ®Òu kh«ng tèt. Thõa tiÒn sÏ g©y ø ®äng vèn cßn thiÕu tiÒn th× kh«ng ®¶m b¶o kh¶ n¨ng thanh to¸n nî ng¾n h¹n. ChØ tiªu cuèi cïng trong nhãm c¸c chØ tiªu thanh to¸n lµ hÖ sè thanh to¸n nî dµi h¹n. HÖ sè thanh to¸n nî dµi h¹n = Gi¸ trÞ cßn l¹i cña TSL§ h×nh thµnh b»ng nguån vèn vay dµi h¹n hoÆc nî dµi h¹n ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT1315.doc
Tài liệu liên quan