Báo cáo Nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững cho sản phẩm nông sản

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CHO SẢN PHẨM NÔNG SẢN MS:16-25 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Khánh Quỳnh Đơn vị : Bộ môn Quản trị chất lượng Khoa : Marketing Hà Nội, 2017 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài....7 2. Tổ

pdf111 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững cho sản phẩm nông sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................9 3. Mục tiêu đề tài nghiên cứu................................................................................................9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................14 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.......................................................................14 6. Kết cấu đề tài.....................................................................................................................16 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CHO SẢN PHẨM NÔNG SẢN .....................18 1.1 Khái quát về mô hình đảm bảo chất lượng UTZ ............................................................15 1.2 Bộ nguyên tắc và tiêu chuẩn quy trình giám sát nguồn gốc theo mô hình đảm bảo chất lượng UTZ 30........................................................................................................................15 1.3 Quy chế chứng nhận theo mô hình đảm bảo chất lượng theo mô hình đảm bảo chất lượng theo mô hình UTZ .....................................................................................................30 1.4 Kinh nghiệm áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững cho sản phẩm nông sản ở một số quốc gia ..35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CHO SẢN PHẨM NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM..............................................................................................................42 2.1 Tổng quan chung về áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn cho sản phẩm nông sản ở Việt Nam...42 2.1.1. Tình hình áp dụng các mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn có chứng nhận/kiểm tra cho sản phẩm cà phê ở Việt Nam và tại tỉnh Đắk Lắk.42 2.1.2 Tình hình áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm cà phê của cả nước và của tỉnh Đăk Lăk. ..42 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm nông sản cà phê ở Việt Nam..45 2.3. Thực trạng áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm cà phê ở Đăk Lắk ...51 2.3.1 Kết quả thông tin chung của mẫu đánh giá là các hộ nông dân tham gia chứng nhận cà phê UTZ và chưa tham gia chứng nhận ..51 2 2.3.2 Đánh giá bền vững về mặt kinh tế đối với hoạt động sản xuất cà phê của các hộ nông dân ..56 2.3.3 Đánh giá bền vững về mặt xã hội đối với hoạt động sản xuất cà phê của các hộ nông dân ..57 2.3.4 Đánh giá bền vững về mặt môi trường đối với hoạt động sản xuất cà phê của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.58 2.4 Một số kết luận về thực trạng áp dụng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng bền vững UTZ đối với mặt hàng nông sản cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk..65 2.4.1 Những kết quả đạt được65 2.4.2 Những tồn tại và khó khăn ...66 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG (UTZ) CHO SẢN PHẨM NÔNG SẢN CÀ PHÊ 81 3.1 Xu hướng và triển vọng cho phát triển sản phẩm nông sản đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững..71 3.1.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam.71 3.1.2 Định hướng phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk. 74 3.2 Một số giải pháp, kiến nghị nhằm thức đẩy hiệu lực áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững cho sản phẩm nông sản.... 75 3.2.1 Giải pháp cho nông sản hộ nông dân tham gia sản xuất hàng nông sản..75 3.2.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân thực hiện chứng nhận cà phê UTZ ...81 3.2.3 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước...82 KẾT LUẬN...97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..99 PHỤ LỤC 1.101 PHỤ LỤC 2.108 3 DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN TRANG Bảng 2.1.1.2-1: Danh sách các đơn vị cà phê đạt chứng nhận TMCB 1. 42 của FLO tại Việt Nam Bảng 2.1.1.2-2: Danh sách các công ty đạt Chứng nhận Rainforest 2. 44 Alliance Bảng 2.1.1.2-3: Danh sách các công ty và nhà sản xuất tham gia hội 3. 42 viên của 4C Bảng 2.1.2.1: Thống kê năm 6/2016 số lượng các doanh nghiệp và 4. 47 nông hộ đạt chứng nhận UTZ cà phê Bảng 2.1.2.2: Danh sách các doanh nghiệp và hộ nông dân trên địa 5. 48 bàn tỉnh Đắk Lắk Bảng 2.2.1.1: Mối quan hệ giữa nguồn nước tưới, tuổi cây và chi 6. 51 phí nước tưới cà phê 7. Bảng 2.3 Tổng kết số phiếu gửi đi và số phiếu thu về của khảo sát 56 Bảng 2.3.1-1: Kết quả cơ cấu diện tích canh tác của các hộ nông dân 8. 57 tham gia sản xuất cà phê trong cả nước Bảng 2.3.1-2: Kết quả cơ cấu diện tích canh tác của các hộ nông dân 9. 57 tham gia sản xuất cà phê ở Đắk Lắk 10. Bảng 2.3.1-3: Kết quả điều tra nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu 58 Bảng 2.3.3: Đánh giá Sự tham gia vào cộng đồng của các hộ nông 11. 65 dân. Bảng 2.3.3-1: Kết quả khảo sát tình trạng an ninh lương thực tại 12. 63 các hộ nông dân Bảng 2.3.3-2 Điều kiện sống và chăm sóc y tế, điều kiện giáo dục 13. 64 cho trẻ em của các hộ nông dân Bảng 2.3.4-1: Kết quả điều tra các biện pháp bảo tồn nguồn nước 14. 66 của 2 nhóm hộ nông dân Bảng 2.3.4-2: Lượng phân bón vô cơ chứa Nitơ và phân chuồng 15. 68 các hộ nông dân sử dụng trong canh tác cà phê 16. Bảng 3.1.1-1 Uớc tính diện tích trồng cà phê theo khu vực 73 Bảng 3.1.1-2: Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về giá trị xuất khẩu 17. 74 cà phê tháng đầu năm 2016 4 DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Danh mục các hình và sơ đồ STT TÊN TRANG Hình 1.2.1: Những điểm cơ bản của Bộ Nguyên tắc UTZ dành cho 1 29 cà phê 2 Hình 1.2.2: Quy trình truy xuất nguồn gốc của cà phê UTZ 30 Sơ đồ 1.3: Thủ tục chứng nhận chung cho các sản phẩm UTZ 3 32 CERTIFIED Danh mục các biểu đồ STT TÊN TRANG 1. Biểu đồ 2.1.2.1: Sản lượng cà phê UTZ của Việt Nam, giai đoạn 47 2002-2017 2. Biểu đồ 2.3.1-1: Mức độ hiểu biết của các hộ nông dân về các 57 chương trình cà phê bền vững có chứng nhận/thanh tra 3. Biểu đồ 2.3.1-2: Tổng thời gian hộ nông dân được đào tạo (số giờ) 59 trong năm sản xuất gần đây nhất (năm 2015). 4. Biểu đồ 2.3.2-1: Sản lượng, giá cả và doanh thu của các hộ sản xuất 60 cà phê năm 2015 5. Biểu đồ 2.3.2-2: Kết quả điều tra chi phí sản xuất cơ bản của các hộ 61 nông dân 6. Biểu đồ 2.3.2-3: Kết quả điều tra nhận thức của các hộ nông dân 61 tham gia chứng nhận cà phê UTZ Biểu đồ 2.3.3-1: Nhận thức của các hộ nông dân sau khi tham gia 7. chương trình cà phê UTZ với vấn đề phát triển bền vững về mặt xã 65 hội Biểu đồ 2.3.4-1: Đánh giá tình trạng tái chế NVL, vật liệu của các 8. hộ nông dân Lượng phân bón vô cơ chứa Nitơ (kg/ha)và phân 68 chuồng được sử dụng trong trang trại của các hộ nông dân (m3/ha) 9. Biểu đồ Biểu đồ 2.3.4-2: Mức độ độc hại và khối lượng của chất 69 diệt cỏ được sử dụng trong trang trại của các hộ nông dân (kg/ha) 10. Biểu đồ 2.3.4-3: Đánh giá công tác bảo tồn đất và chống xói mòn tại 71 các hộ 5 11. Biểu đồ 2.3.4-4: Đánh giá tính đa dạng sinh học 71 Biểu đồ 2.3.4-5: Nhận thức của các hộ nông dân sau khi tham gia 12. chứng nhận UTZ đối với vấn đề phát triển bền vững về mặt môi 72 trường 13. Biểu đồ 3.1.1: Sản lượng cà phê xuất khẩu của các nước Brazil, Việt 72 Nam, Colombia, Indonesia (triệu bao, mỗi bao tương ứng 60 kg) 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (Association of South East 1. ASEAN Asian Nations) 2. CB Tổ chức chứng nhận- Certification Body Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê - Common Code 3. 4C for Coffee Community 4. Cod Code of Conduct - Bộ nguyên tắc Chain of Custody Standard - Tiêu chuẩn Quy trình Giám sát 5. ChoC Nguồn gốc 6. ĐBCL Đảm bảo chất lượng 7. EU Châu Âu- European Union Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (the 8. FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations) Tổ chức Dán nhãn Thương mại công bằng quốc tế -The Fair 9. FLO Trade Labelling Organization International 10. GAP Thực hành nông nghiệp tốt Good Agriculture Practise Cơ quan Phát triển Quốc tế của chính phủ Đức The Deutsche 11. GTZ Gesellschaft fur Technische Zusammenarbeit 12. HTX Hợp tác xã 13. ICO Tổ chức cà phê quốc tế (International Coffee Organization) Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế- Organization of International 14. ISO standardization Liên đoàn quốc tế Các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ - 15. IFOAM International Federation of Organic Agriculture Movements 16. MMTB Máy móc thiết bị 17. NN&PTNN Nông nghiệp và phát triển nông thôn 18. NVL Nguyên vật liệu 19. NGO Tổ chức phi chính phủ- Nongovernmental organization 20. PTBV Phát triển bền vững 21. RA Liên minh rừng mưa- Rainforest Alliance 22. TMCB Thương mại công bằng – Fairtrade 23. UBND Ủy ban nhân dân 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp tự hào về sản lượng hàng nông sản như cà phê, gạo, hạt điều, chè đều đứng “hàng top” cao trên thị trường xuất khẩu thế giới. Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ chiếm ưu thế về sản lượng sản xuất, còn ở góc độ chất lượng và giá trị được công nhận vẫn còn một khoảng cách khá xa so các nước xuất khẩu khác. Một trong những giải pháp nâng cao giá trị hàng nông sản đó là hướng hoạt động sản xuất và kinh doanh nông sản của Việt Nam đạt được các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Đặc biệt là việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển nông sản bền vững như UTZ CERTIFIED, 4C - Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê - Common Code for Coffee Community, Liên Minh Rừng Mưa - RainForest, Hữu Cơ - Organic..., đây là những tiêu chuẩn có uy tín và được công nhận rộng rãi trên thị trường giao dịch thương mại nông sản, sẽ mở ra cơ hội gia tăng giá trị và cơ hội thị trường cho hàng nông sản Việt Nam. Đối với các mặt hàng Việt Nam có lợi thế như Cà phê, Chè, Ca Cao thì chứng nhận nông sản bền vững theo tiêu chuẩn UTZ là một trong những chứng nhận có uy tín hiện nay, trong vòng 5 năm gần đây UTZ CERTIFIED đã trở thành chương trình chứng nhận lớn nhất về cà phê tại Châu Âu và Nhật bản, đây cũng là những thị trường tiềm năng của cà phê xuất khẩu của Việt Nam. UTZ CERTIFIED là một chương trình phát triển bền vững cho Cà phê, Cacao và Chè. Ngày nay, Cà phê, Chè và Ca cao loại tốt không chỉ là hương vị ngon, chất lượng và giá cả tốt, mà người tiêu dùng còn đòi hỏi rằng trong quá trình làm ra các sản phẩm này, nhà sản xuất còn phải quan tâm đến yếu tố con người và môi trường. Và họ mong đợi nhà sản xuất có khả năng đảm bảo sản xuất có trách nhiệm, ví dụ như phân bón và thuốc trừ sâu được dùng vừa phải và đúng cách, con em của nông dân được đến trường học chứ không phải bị ép buộc làm việc, người lao động trên trang trại được đào tạo, được cung cấp dịch vụ y tế và nhà ở đàng hoàng và nhà sản xuất được hỗ trợ để trở thành chuyên gia, tiếp cận thông tin thị trường và lập các mối quan hệ với khách hàng của họ. Chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng UTZ CERTIFIED là một chương trình và nhãn cho canh tác Nông nghiệp bền vững, giúp nông dân, người lao động và gia đình của 8 họ để thực hiện tham vọng của mình và góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của trái đất bây giờ và trong tương lai. Hệ thống chứng nhận UTZ CERTIFIED tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cà phê, cao cao, chè dù đến từ bất cứ nơi đâu và có quy mô như thế nào, đều có thể chứng minh, thể hiện với đối tác, người tiêu dùng rằng họ canh tác hiệu quả, sản xuất có trách nhiệm theo các tiêu chuẩn xã hội và môi trường nghiêm ngặt. Chương trình chứng nhận đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn UTZ giúp các nhà sản xuất trở nên chuyên nghiệp hơn, cạnh tranh hơn trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm của mình. Với chương trình này, các nhà sản xuất không những được tiếp cận với một mạng lưới quốc tế các chương trình hỗ trợ của người mua và của các tổ chức phát triển, mà còn nhận được hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn từ các nhà nông học đã được UTZ đào tạo và các đại diện trong ngành của UTZ. Tiêu chuẩn UTZ ra đời năm 1997 bởi một công ty chứng nhận của Hà Lan, đến nay tiêu chuẩn này được áp dụng và công nhận tại các quốc gia của các châu lục, Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh là các nước xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm này(chè, cà phê, ca cao) sang các thị trường khác, đặc biệt là thị trường Châu Âu. Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn liên quan đến nông sản bền vững, tuy nhiên tiêu chuẩn UTZ được đánh giá cao bởi các yêu cầu chứng nhận mang tính bao phủ, không chỉ liên quan đến kiểm soát an toàn thực phẩm là một vấn đề quan ngại hiện nay của người tiêu dùng trên toàn cầu, mà còn đưa ra yêu cầu chặt chẽ với kiểm soát khía cạnh tác động đến môi trường và trách nhiệm xã hội. Điều này hoàn toàn phù hợp định hướng phát triển bền vững của thế giới hiện nay là: Phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và có trách nhiệm với xã hội. Tại Việt Nam UTZ CERTIFIED bắt đầu triển khai tại Việt Nam trên cây cà phê ở Tây Nguyên từ năm 2002 và trên cây ca cao Bến Tre, Tiền Giang từ năm 2010 với số lượng doanh nghiệp và hộ nông dân đạt chứng nhận còn khá khiêm tốn, đối với nhiều người tiêu dùng thì đây vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ, chính vì vậy để thúc đẩy việc áp dụng mô hình này đối với các sản phẩm nông sản có ưu thế của Việt Nam như cà phê, chè, ca cao nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của nông sản Việt Nam, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm nông sản” nhằm giới thiệu khái quát về mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn 9 nông nghiệp bền vững (UTZ CERTIFIED) cho sản phẩm nông sản, khảo sát về thực trạng áp dụng mô hình này tại Việt Nam và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị tăng cường hiệu lực việc áp dụng trong thời gian tới. 2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Ngoài nước Nhu cầu chứng nhận mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững cho sản phẩm nông sản ngày càng gia tăng, nhất là trong bối cảnh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, các quan ngại về tác động môi trường trong quá trình sản xuất, canh tác, vấn đề trách nhiệm xã hội để tạo ra sự công bằng cho người lao động đang là vấn đề chung của các quốc gia trên toàn cầu. Chính vì vậy trên thế giới cũng đã có những nghiên cứu về vấn đề này:  UTZ Team, “UTZ Certified Annual Report” Các tài liệu này cung cấp các báo cáo hàng năm của các quốc gia có sản phẩm nông sản thực hiện chứng nhận sản phẩm UTZ, báo cáo cung cấp các thông tin số lượng chứng nhận UTZ, cơ cấu chứng nhận sản phẩm UTZ trên toàn cầu và tại một số quốc gia trên thế giới. Các số liệu của báo cáo cũng cung cấp các thông tin về tác động của chứng nhận UTZ đến hoạt động canh tác, môi trường và điều kiện làm việc, lương và hệ thống chăm sóc y tế cho người lao động khá cập nhật và là tài liệu tham khảo bổ ích, có thể chuẩn đối sánh áp dụng dụng mô hình này tại các quốc gia khác nhau để học hỏi và rút kinh nghiệm.  FAO, 2007, “Hướng dẫn thực hành cho người sản xuất và xuất khẩu ở Châu Á: các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận đối với sản phẩm xuất khẩu” Tài liệu này của tổ chức Nông nghiệp của Liên Hiệp quốc (FAO) đã giới hiệu các tiêu chuẩn/chứng nhận đối với sản phẩm nông nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững, bao gồm các nhóm tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng chỉ thực hành tốt (GAP, UTZ...), chứng nhận về trách nhiệm xã hội, chứng nhận về môi trường.  Julia Gossenberger, Fredrik Harnby, Lena Sander, 2015, “Steps in the Right Direction: Understanding European Sustainability Food Labels”. 10 Nghiên cứu của nhóm tác giả đã phân tích được sự bất cập giữa sự phát triển dân số của thế giới là 9,55 tỷ người vào năm 2050 với những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu, vấn đề trách nhiệm xã hộiđặt ra thách thức đối với việc sản xuất thực phẩm bền vững phục vụ cho nhu cầu ăn uống tương ứng với tốc độ phát triển dân số. Nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết phải áp dụng các tiêu chuẩn về nhãn thực phẩm bền vững của Châu Âu, nơi mà các yêu cầu và sự kiểm soát thực phẩm được thực hiện gắt gao và nghiêm túc. Báo cáo nghiên cứu cũng đã công bố kết quả khảo sát việc thực hiện các nhãn thực phẩm bền vững này và từ số liệu thu thập của các tổ chức chứng nhận, cơ quan cấp nhãn chứng nhận này.  Mirjam Schoonhonen Speijer, 2011, “Maintaining a sustainable livelihood: An Analysis of effects of UTZ Certification on market access, risk reduction and livelihood strategies of Kenyan coffee farmers” Nghiên cứu giới thiệu về tiêu chuẩn UTZ cà phê, phân tích những tác động của chứng nhận UTZ đến việc tiếp cận thị trường, giảm rủi ro cho người nông dân trồng cà phê ở Kenya, nghiên cứu tiến hành khảo sát so sánh giữa hai nhóm nông dân phát triển sản phẩm cà phê UTZ và không phát triển sản phẩm theo tiêu chuẩn UTZ tại 2 vùng Embu và Mathioya gần trung tâm Kenya. Nghiên cứu cũng đặt ra bốn giả thiết tiếp cận thị trường và giảm rủi ro là:(1) Cơ hội tiếp cận giá bán thị trường cao hơn, (2) Có nhiều cơ hội trở thành một đối tác tin cậy đối với các nhà nhập khẩu cà phê có tiềm năng, (3) Khi thị trường rủi ro, giảm lượng mua vẫn có cơ hội tiếp cận với một thị trường không bị ảnh hưởng bởi rủi ro, hay giảm lượng tiêu dùng, (4) Người nông dân có nền tảng tốt để tiến tới khả năng thay đổi chiến lược sinh tồn/mưu sinh. Kết quả báo cáo cũng chỉ ra rằng có mối liên hệ mật thiết giữa việc gia tăng cơ hội, giảm rủi ro với việc phát triển các chương trình áp dụng chứng nhận UTZ với cà phê.  Melissa Scheweisguth, 2015, University of California, Davis, “Evaluating the Effects of Certification on Smallholders’ Net Incomes, with a Focus on Cacao Farmers in Cooperatives in Côte d’Ivoire.” Nghiên cứu đánh giá tác động của chứng nhận đến thu nhập ròng của các hộ nông dân sản xuất Ca cao tại hợp tác xã của Côte d’Ivoire (Bờ biển Ngà) một quốc gia ở Tây Phi, trên Vịnh Guinea (Bắc Đại Tây Dương) giữa Ghana và Liberia. 11 Nghiên cứu tiến hành đánh giá các khía cạnh kết quả kinh tế và kỹ thuật nông học, đánh giá tập quán canh tác và chi phí các yếu tố đầu vào sản xuất của các hộ nông dân nhỏ sản xuất Ca cao ở Bờ biển Ngà. Nghiên cứu sử dụng 3 tiêu chuẩn phổ biến được công nhận hiện nay cho sản phẩm nông sản bền vững là tiêu chuẩn Thương mại công bằng(Fair Trade), tiêu chuẩn liên minh Rừng Mưa (Rainforest Alliance) and tiêu chuẩn UTZ để đánh giá các khía cạnh trên ở 2 nhóm nông dân áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo 3 tiêu chuẩn trên và nhóm không áp dụng. Kết quả cho thấy sản lượng của 2 nhóm không thay đổi, nhưng có sự thay đổi về việc giảm chi phí và gia tăng giá trị sản xuất (nhờ giá bán cho 1 kg thành phẩm tăng lên, lợi nhuận trên 1 ha canh tác cũng tăng lên đáng kể) của nhóm những hộ nông dân áp dụng 3 tiêu chuẩn trên.  Addae-Boadu, Samuel, 2015, “The Cocoa Certification Program and Its Effect on Sustainable Cocoa Production in Ghana: A Case Study in Upper Denkyira West District” Nghiên cứu giới thiệu các chương trình và tiêu chuẩn chứng nhận tự nguyện đối với nông sản bền vững gồm 3 tiêu chuẩn: tiêu chuẩn UTZ, tiêu chuẩn Liên Minh Rừng Mưa (Rainforest Alliance-RA), hệ thống đảm bảo sản xuất thông thường theo tập quán canh tác của nông dân địa phương và tác động của 3 tiêu chuẩn đó đến sản xuất Ca cao bền vững của các hộ nông dân ở Denkyira, thuộc quận Upper West (UDW), nước Ghana từ tháng 8 năm 2012 đến tháng năm 2014. Nghiên cứu phân tích thành phần hóa học của đất, chất hóa học được sử dụng trong 15 trang trại khác nhau và nhận thức của người nông dân với các chương trình/tiêu chuẩn nông sản bền vững. Nghiên cứu cũng chỉ ra các chỉ tiêu về đất, chất hóa học sử dụng giữa chứng nhận RA hay UTZ so với mô hình (tập quán) canh tác truyền thống nơi đây không có sự khác biệt, tuy nhiên có sự khác biệt về lợi nhuận của những trang trại có sản phẩm Ca cao chứng nhận Utz Certified và RA so với trang trại thông thường ở Ghana. 2.2. Trong nước  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, 2015, “Xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn UTZ Certifiled trên địa bàn TP Thái Nguyên”. 12 Đề tài đã thực hiện đã xây dựng 3 mô hình chè an toàn theo tiêu chuẩn UTZ Certifiled tại xã Tân Cương, Phúc Xuân và Phúc Trìu (TP Thái Nguyên) với 93 hộ tham gia trên diện tích 36,2 ha chè. Báo cáo đề tài đã nêu được sự cần thiết phải triển khai mô hình chè an toàn UTZ, xây dựng chương trình thực hiện, khảo sát thực trạng áp dụng và đề xuất những giải pháp ứng dụng mô hình nhằm thúc đẩy giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu của sản phẩm chè Thái Nguyên.  Tổ chức chứng nhận UTZ, Văn phòng chứng nhận UTZ tại Việt Nam, thường niên,“Báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức chứng nhận nông sản bền vững UTZ Certified tại Việt Nam” Báo cáo là tài liệu cung cấp thông tin hàng năm về số lượng các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân được chứng nhận, cung cấp những phát hiện đánh giá liên quan đến việc tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng nông sản(chè, cà phê) theo tiêu chuẩn UTZ.  TS.Trịnh Đức Minh, “Sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận/kiểm tra”, tạp chí Cà phê Việt Nam, chuyên đề 7 số tháng 10/2011 Bài viết đã giới thiệu về các tiêu chuẩn chứng nhận/kiểm tra đối với sản xuất sản phẩm cà phê bền vững hiện nay trên thế giới như: Tiêu chuẩn thương mại công bằng (Fair Trade), tiêu chuẩn hữu sơ(Organic), tiêu chuẩn Liên minh rừng mưa (Rain Forest Alliance), Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê 4C (Common Code for Coffee Community), tiêu chuẩn chứng nhận cà phê bền vững theo UTZ. Đưa ra dự báo của sự phát triển sản phẩm nông sản cà phê theo tiêu chuẩn bền vững, bên cạnh đó bài báo cũng đã tiến hành phân tích thực trạng áp dụng 4 mô hình đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn trên ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển cho 4 mô hình trên.  Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, 2014, “Đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020” Đề án đưa ra mục tiêu nhiệm vụ của ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020, đề án đã đưa ra các yêu cầu nhiệm vụ đối với công tác sản xuất cà phê (Quy hoạch vùng và diện tích trồng, Áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế, ISO 14001, ISO 9001, ISO 22000, SA 8000, UTZ....), đối với công tác thu mua, chế biến cà phê, đối với hoạt động Thương mại và xuất khẩu cà phê. Đồng thời đề án cũng nghiên cứu đưa ra các giải pháp phát triển cho ngành cà 13 phê bền vững đến năm 2020 với các giải pháp đồng bộ như quy hoạch, phát triển khoa học công nghệ, phát triển chính sách, kỹ thuật sản xuất, phát triển nguồn lực, thúc đẩy hợp tác thông qua chuẩn hóa tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm và quản lý..  Ngành cà phê Việt Nam “ Báo cáo thương niên của ngành cà phê”. Báo cáo được tiến hành thường niên cung cấp các thông tin về diện về ngành cà phê Việt Nam, cung cấp các số liệu về diện tích trồng cà phê, chi phí sản xuất, giá cà phê các loại bao gồm cà phê thông thường và cà phê hữu cơ (Organic), cà phê (UTZ), dự báo phát triển thị trường(cung, cầu, sản lượng...) cà phê trong và ngoài nước.  UBND tỉnh Phú Thọ, Sở Nông Nghiệp và PTNT, 2015, “Kế hoạch phát triển cây chè năm 2015”, Kế hoạch đã phân tích số liệu khẳng định vai trò của cây chè đóng vai trò là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Phú Thọ trong việc giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nông dân, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi. Tuy nhiên sản xuất, chế biến biến chè còn những tồn tại hạn chế: Năng suất, chất lượng chè vùng dân còn thấp, việc lạm dụng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật còn khá phổ biến, sự liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp còn lỏng lẻo; chưa xây dựng thương hiệu, chưa xuất khẩu được chè thành phẩm; việc mở rộng diện tích chè sản xuất theo quy trình an toàn còn chậm đặc biệt đối với diện tích do hộ dân quản lý. Báo cáo cũng đề ra bước chuyển biến mạnh mẽ hơn trong sản xuất chè theo hướng phát triển bền vững, từng bước nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè Phú Thọ trên thị trường, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Kế hoạch phát triển cây chè năm 2015 với các nội dung sau: thực hiện Công tác chỉ đạo, tổ chức sản xuất, giải pháp về kỹ thuật cần đẩy mạnh sản xuất chè theo Viet GAP, RFA, UTZ, thực hiện Công tác khuyến nông, dịch vụ phục vụ sản xuất, tăng cường công tác quản lý nhà nước, Phát triển thị trường, phát triển chính sách.  Đinh Thị Mỹ Dung, 2011, “Bước đầu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn UTZ cho cây Ca Cao trồng xen tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, Bến Tre” Nghiên cứu giới thiệu về vai trò của cây Ca cao trong sản xuất nông sản của Bến Tre và và nhu cầu của sản phẩm Ca cao theo tiêu chuẩn UTZ trên thị trường. Giới thiệu về quy trình sản xuất Ca cao theo tiêu chuẩn UTZ. Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức của phát triển Ca cao UTZ. Phân tích về tình hình sử dụng 14 giống, tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực phẩm, tình tình quản lý tác động môi trường, đánh giá cơ sở hạ tầng đáp ứng UTZ, vấn đề xử lý rác thải trong sản xuất, đánh giá hiệu quả sản xuất Ca cao theo tiêu chuẩn UTZ. Tóm lại, việc áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững UTZ CERTIFIED cho sản phẩm nông sản là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng cho thương hiệu hàng nông sản Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng tiểu biểu như chè, cà phê, ca cao. Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề này ở trong và ngoài nước, tuy nhiên hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào có những nghiên cứu đầy đủ, chuyên sâu cả về mặt lý thuyết và đánh giá thực trạng áp dụng mô hình nông sản bền vững theo tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED cho mặt hàng nông sản cà phê tại Việt Nam và các giải pháp đề xuất. Vì vậy đề tài nghiên cứu có thể xem là một tài liệu tham khảo bổ ích về mặt lý luận và thực tiễn. 3.Mục tiêu đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm nông sản. Cụ thể đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau:  Khái quát về các mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông sản bền vững cho sản phẩm nông sản.  Nghiên cứu thực trạng áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm nông sản tại Việt Nam (nghiên cứu tình huống đối với mặt hàng cà phê của tỉnh Đắk Lắk)  Đề xuất giải pháp thúc đẩy áp dụng mô hình mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm nông sản. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững UTZ cho sản phẩm nông sản, Vì thời gian và kinh phí có hạn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một trong những loại nông sản có lợi thế của Việt Nam là sản phẩm cà phê ở tỉnh Đăk Lắk, nghiên cứu về mặt lý thuyết, thực trạng và đề xuất các giải pháp, kiến nghị thúc 15 đẩy việc áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn chứng nhận nông nghiệp bền vững UTZ cho mặt hàng cà phê. 4.2. Phạm vi nghiên cứu  Về không gian: Đề tài nghiên cứu áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm nông sản là Cà phê ở tỉnh Đắk Lắk.  Về thời gian: dữ liệu sử dụng trong đề tài nghiên cứu gồm dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập từ năm 2013-2016 và dữ liệu sơ cấp là dữ liệu thu thập từ kết quả bằng phương pháp phỏng vấn chuyên gia với các doanh nghiệp và điều tra trắc nghiệm đối với các hộ nông dân đã và chưa áp dụng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng UTZ cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong 2015- 2016. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận các mẫu khảo sát:  Chọn mẫu đại diện, sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia qua điện thoại, skype, viber, zalo...với các doanh nghiệp và điều tra trắc nghiệm gửi và thu hồi qua email đối với các hộ nông dân đã và chưa áp dụng tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng UTZ cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong 2015- 2016 để tiết kiệm chi phí. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chung của đề tài là phương pháp định tính. Cụ thể:  Loại dữ liệu: bao gồm dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.  Về phương pháp thu thập dữ liệu: hai phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng là:  Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:  Đối với đối tượng khảo sát thứ nhất là các hộ nông dân đã tham gia chứng nhận cà phê UTZ và các hộ chưa tham gia, tác giả chủ yếu thu thập dữ liệu thông qua phát phiếu điều tra trắc nghiệm và kết hợp phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại với một số ít chỉ tiêu khác nhằm lý giải cho kết quả nghiên cứu. 16  Đối với đối tượng khảo sát thứ hai là các doanh nghiệp tham gia liên kết chứng nhận UTZ với các hộ nông dân: các doanh nghiệp tham gia chứng nhận UTZ đóng một vai trò hết sức quan trọng, họ liên kết và hỗ trợ các hộ nông dân tham gia chứng nhận cà phê UTZ để đảm bảo có nguồn NVL đầu vào có chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất và xuất khẩu, đối với nhóm đối tượng nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp thảo luận và phỏng vấn trực tiếp qua điện thoại  Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: các báo cáo về tình hình, mức độ thực hiện chứng nhận UTZ của các hộ nông dân của tổ chức cấp chứng nhận UTZ tại Việt Nam, các tổ chứ...rả đúng giá trị, ổn định và phất triển sản xuất bền vững. Điều đó sẽ góp phần ổn định về kinh tế, góp phần cải thiện cuộc sống và làm giàu cho chính bản thân họ. Đối với nhà kinh doanh, xuất khẩu: Thứ nhất là đáp ứng mong muốn của nhà nước, tổ chức phi chính phủ và khách hàng. Thứ hai là tạo ra giá trị gia tăng cho 30 người mua như: tạo sự minh bạch về xuất xứ và khả năng kiểm soát suốt chuỗi cung ứng; Đảm bảo các thực hành tốt được triển khai; Thể hiện cam kết phát triển bền vững; Sự kết nối từ khách hàng đến sản xuất. Thứ ba là góp phần cải thiện môi trường và xã hội. Thứ tư là mức giá thưởng cao nên lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Như vậy kinh doanh sẽ được cải thiện tốt hơn thông qua các cơ hội:  Tiếp cận được thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính và đầy tiềm năng về sản lượng cà phê nhập khẩu như Mỹ, EU, Nhật  Có vị thế tốt hơn trong kinh doanh  Có quan hệ khách hàng dài hạn  Có vị thê trong đàm phán thương mại  Có nhiều cơ hội marketing  Giá tốt hơn cho sản phẩm tốt hơn Đối với người tiêu dùng: đây là căn cứ để họ quyết định lựa chọn sản phẩm có truy nguyên nguồn gốc, đảm bảo chất lượng và góp phần vào làm thay đổi thế giới ngày một tốt đẹp hơn trên toàn cầu theo hướng phát triển bền vững 1.2 Bộ nguyên tắc và tiêu chuẩn quy trình giám sát nguồn gốc theo mô hình đảm bảo chất lượng UTZ 1.2.1 Bộ nguyên tắc đảm bảo chất lượng theo mô hình UTZ đối với sản phẩm cà phê UTZ xây dựng bộ nguyên tắc chung và bộ nguyên tắc riêng biệt cho các sản phẩm. Mô đun sản phẩm Cà phê được sử dụng cùng với Bộ nguyên tắc chung bởi các nhà sản xuất Cà phê và các nhóm sản xuất mong muốn được chứng nhận Bộ nguyên tắc. Mô đun chứa các yêu cầu áp dụng cho các hoạt sản xuất và chế biến cà phê, cho đến sản xuất cà phê nhân. Tùy thuộc vào các hoạt động mà họ thực hiện (ví dụ: chế biến ướt hoặc chế biến khô), các nhà sản xuất và các nhóm sản xuất đánh giá các điểm kiểm soát áp dụng đối với họ. Có thể tóm tắt những đặc điểm chính của bộ nguyên tắc phát triển bền vững theo tiêu chuẩn UTZ dành cho cà phê với 3 khía cạnh bền vững về Kinh tế/kinh doanh, bền vững về môi trường và bền vững về mặt xã hội như sau: 31 Nguồn: UTZ Certified Việt Nam Hình 1.2.1: Những điểm cơ bản của Bộ Nguyên tắc UTZ dành cho cà phê 1.2.2 Tiêu chuẩn quy trình giám sát nguồn gốc theo mô hình đảm bảo chất lượng theo mô hình UTZ  Khái quát về tiêu chuẩn truy nguyên nguồn gốc theo mô hình UTZ Tiêu chuẩn Quy trình Giám sát Nguồn gốc là tập hợp các yêu cầu nhằm cung cấp mức độ tin cậy cao mà sản phẩm được chứng nhận UTZ liên quan về mặt thực tế hoặc hành chính (trong trường hợp cân bằng khối lượng) với nhà sản xuất/nhóm nhà sản xuất được chứng nhận UTZ, và đảm bảo truy nguyên của sản phẩm được chứng nhận UTZ. Chứng nhận về Tiêu chuẩn Quy trình Giám sát Nguồn gốc đảm bảo rằng các sản phẩm được bán bởi một thành viên chuỗi cung ứng (SCA) là được chứng nhận UTZ và được kinh doanh và xử lý theo các yêu cầu do UTZ Certified đề ra. UTZ CERTIFIED triển khai hệ thống truy nguyên nguồn gốc dựa trên trang web, qua đó cho phép(Mô hình truy nguyên): • Theo dõi từng lô cà phê của bạn trực tuyến trên hệ thống của UTZ • Theo dõi để biết cà phê của bạn đến từ đâu • Giúp thông tin tới người tiêu dùng nguồn gốc cà phê 32 Nguồn: UTZ Certified Việt Nam Hình 1.2.2: Quy trình truy xuất nguồn gốc của cà phê UTZ Các hoạt động theo sơ đồ truy nguyên nguồn gốc bao gồm :  Bán hàng. Một nhà sản xuất cà phê được UTZ chứng nhận bán cà phê của mình cho người mua đã đăng ký. Họ thương thuyết các chi tiết hợp đồng và cùng thỏa thuận về giá thưởng (premium) dành cho sản phẩm được chứng nhận.  Thông báo bán hàng: Nhà sản xuất thông báo cho UTZ Certified về lô hàng bán và các thông tin hợp đồng qua việc thực hiện một Thông báo bán hàng trên Hệ thống Theo dõi của UTZ Certified. Khi nhận được Thông báo Bán hàng, UTZ Certified sẽ cấp một số theo dõi duy nhất cho hợp đồng này. Số UTZ duy nhất này được gửi lại cho nhà sản xuất để nhà sản xuất gửi tiếp cho người mua đầu tiên của lô cà phê. Số UTZ duy nhất này sẽ đi cùng lô cà phê suốt toàn chuỗi cung ứng.  Kinh doanh : Nhà kinh doanh khi bán lại cà phê được UTZ chứng nhận không phải làm thông báo bán hàng trong hệ thống theo dõi UTZ Certified. Tuy nhiên, khi họ muốn bán một phần hợp đồng hoặc cùng một hợp đồng cà phê được chứng nhận cho nhiều người mua khác nhau, họ cũng phải thực hiện Thông báo tách lô hàng trên hệ thống theo dõi UTZ Certified. UTZ Certified sẽ tạo ra số UTZ duy nhất mới cho mỗi phần hợp đồng để đảm bảo khả năng truy nguyên của cà phê được chứng nhận. Nhà kinh doanh sau đó sẽ tiếp tục gửi (những) số UTZ duy nhất này đi cho người mua mới. 33  Đối chiếu. Khi nhận được cà phê UTZ, người mua cuối cùng trong chuỗi cung ứng đối chiếu cà phê với số liệu trong Hệ thống theo dõi. Người mua cuối cùng đưa ra Xác nhận hàng đã nhận được bằng cách nhập số UTZ duy nhất vào hệ thống. Người mua cuối cùng sẽ xác nhận thông tin trong hệ thống có khớp với các chi tiết trong hợp đồng hay không. Nếu các thông số này khớp, cà phê mà người mua cuối cùng đã mua chính thức là cà phê đã được UTZ chứng nhận. Người mua từ đó có thể biết chính xác cà phê của mình đến từ đâu và nó đã được sản xuất như thế nào.  Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn truy nguyên nguồn gốc : là các nhà mua/bán hay chế biến cà phê. 1.3 Quy chế chứng nhận theo mô hình đảm bảo chất lượng theo mô hình đảm bảo chất lượng theo mô hình UTZ Quy chế chứng nhận theo mô hình UTZ CERTIFIED tạo được sự tin tưởng của các bên nhờ vào việc thanh tra độc lập tạo nên độ tin cậy. Hoạt động này được tiến hành hàng năm và do cơ quan chứng nhận độc lập thực hiện. Cơ quan chứng nhận này được UTZ CERTIFIED đào tạo và uỷ quyền. Hiện nay có 14 cơ quan chứng nhận toàn cầu (xem danh sách tại ww.utzcertified.org) được thực hiện chứng nhận và thành tra. Họ được chứng nhận đáp ứng theo ISO 65. Hiện nay chứng nhận UTZ CERTIFIED được công nhận tương đương tiêu chuẩn EUREPGAP (Thực hành Nông nghiệp Tốt áp dụng cho hoạt động bán lẻ Châu Âu). Thủ tục chứng nhận được khái quát bởi sơ đồ 1.3 dưới đây: 34 Nguồn: Quy chế chứng nhận phiên bản Phiên bản 4.1 tháng 1 năm 2016 Sơ đồ 1.3: Thủ tục chứng nhận chung cho các sản phẩm UTZ CERTIFIED 35 Thủ tục thực hiện chứng nhận cho các đơn vị được mô tả chung như sơ đồ sau: THỦ TỤC CHỨNG NHẬN CHUNG 1 A Thành viên mới đăng ký bằng cách điền đầy đủ vào đơn đăng ký trên trang web của UTZ. B UTZ cung cấp cho thành viên mới xác nhận đăng ký trên GIP gồm có thông tin về ID, tên người dùng và mật khẩu của thành viên. 2 Thành viên lựa chọn và liên hệ với một CB. Theo các điều kiện chứng nhận được mô tả trong chương này của Quy chế Chứng nhận, thành viên có trách nhiệm liên hệ với CB và yêu cầu đánh giá một cách kịp thời. Khuyến nghị nên yêu cầu báo giá từ một số CB để có thể lựa chọn một CB đáp ứng được tốt nhất các nhu cầu của thành viên. Không phải bắt buộc hàng năm đều phải gắn bó với cùng một CB. Trong trường hợp thành viên thay đổi CB, họ phải yêu cầu CB trước đó cung cấp kết quả của các cuộc đánh giá trước đó cho CB mới. CB trước đó phải thực hiện yêu cầu như vậy trong vòng 5 ngày làm việc. 3 CB và thành viên phải ký kết hợp đồng 4 CB cung cấp các phiên bản mới nhất của tất cả các tài liệu liên quan đến quy trình chứng nhận UTZ (như Quy chế Chứng nhận, Code và/hoặc ChoC) cho thành viên đọc và hiểu. 5 Thành viên tiến hành tự đánh giá mức độ tuân thủ tiêu chuẩn và gửi ít nhất các hồ sơ sau đây cho CB trước khi đánh giá:  Tự đánh giá bằng cách sử dụng danh mục đánh giá được áp dụng của UTZ, chỉ ra thành viên nào có và không tuân thủ hoặc không áp dụng CP, bao gồm phần giải thích cho tất cả các CP  Các nhà thầu phụ tự đánh giá (nếu có thể)  Danh sách các địa điểm thuộc đơn vị chứng nhận đa địa điểm hoặc các thành viên nhóm thuộc các thành viên chứng nhận nhóm hoặc đa nhóm (nếu áp dụng). Nếu một thành viên chứng nhận đa địa điểm hoạt động duy nhất ở cấp truy nguyên MB và đáp ứng các tiêu chí như đã mô tả ở chương 2.5, thì thành viên có thể yêu cầu CB đánh giá những địa điểm của mẫu đánh giá xa trung tâm.  Hồ sơ của các cuộc đánh giá UTZ trước đây, bao gồm cả những hồ sơ không nhằm chứng nhận (như kiểm tra bất chợt và đánh giá do các CB khác thực hiện).  Kế hoạch quản lý trang trại hoặc nhóm 6 CB chuẩn bị cho cuộc đánh giá bằng cách xem xét các hồ sơ thành viên đã nộp (bước 5), thông tin về thành viên có sẵn trong GIP và bất kỳ thông tin liên quan khác đã có thể nhận được. Trên cơ sở này, CB quyết định xem các điều kiện tiên quyết để thực hiện đánh giá đã được đáp ứng hay chưa, và nếu vậy, các chủ đề nào đáng được quan tâm 36 đặc biệt 7 Thành viên và CB thống nhất về một ngày đánh giá. 8 CB thực hiện đánh giá cấp chứng nhận theo các yêu cầu của Code và/hoặc của ChoC (xem chương 2.4 và 2.5). 9 A Trong trường hợp phát hiện thấy các lỗi không tuân thủ trong quá trình đánh giá, thành viên phải thực hiện hành động chỉnh sửa và khắc phục để xử lý các lỗi đó. B CB tiến hành đánh giá theo dõi để xác nhận rằng các hành động chỉnh sửa và khắc phục đã được thực hiện và rằng các lỗi không tuân thủ đã được xử lý. 10 CB đưa ra quyết định chứng nhận. Điều này phải được thực hiện không quá 20 ngày làm việc sau khi tất cả các lỗi không phù hợp đã được giải quyết, hoặc trong trường hợp không có các lỗi không phù hợp đã được xác định sau ngày đánh giá cuối cùng. 11 Nếu CB quyết định không chứng nhận (lại) cho thành viên, CB phải thông báo cho thành viên về quyết định này (qua GIP và bằng email). Để xin chứng nhận lại, thành viên phải tuân theo các điều kiện chứng nhận đã mô tả trong chương này của Quy chế chứng nhận Nếu thành viên có khiếu nại, kháng cáo hoặc tranh chấp với một CB hoặc nhà thầu phụ của CB về việc đánh giá và/hoặc quá trình đánh giá, thành viên đó có thể gửi khiếu nại, kháng cáo hoặc tranh chấp đó bằng văn bản đến CB. CB phải có sẵn một thủ tục về việc đăng ký và xử lý các khiếu nại, kháng cáo và tranh chấp. CB phải phản hồi cho bên khiếu nại trong vòng 15 ngày làm việc. Nếu khiếu nại, kháng cáo hoặc tranh chấp không được giải quyết trong vòng 20 ngày làm việc (tính từ ngày thành viên gửi khiếu nại, kháng cáo hoặc tranh chấp đến CB), CB phải báo cáo về vấn đề này cho UTZ (cbmanagement@utz.org). Nếu bên khiếu nại cảm thấy khiếu nại, kháng cáo hoặc tranh chấp không được CB xử lý thích đáng, bên khiếu nại có thể báo cáo vấn đề này cho UTZ theo Thủ tục Khiếu nại của UTZ B Nếu CB quyết định chứng nhận cho thành viên, CB sẽ cấp chứng chỉ (nhưng chưa gửi cho thành viên), và đề nghị cấp phép cho thành viên trong GIP trong vòng không quá 5 ngày làm việc sau khi đưa ra quyết định xét cấp chứng nhận. 12 UTZ xem xét các thông tin đề nghị cấp phép trong không quá 5 ngày làm việc sau khi CB đã gửi đi. 13 A Nếu UTZ xét thấy các thông tin đề nghị cấp phép là không chính xác, không đầy đủ, hoặc không rõ ràng, hoặc là công tác đánh giá đã không được thực hiện tuân thủ theo các quy định trong Quy chế Chứng nhận, họ sẽ yêu cầu CB cung cấp thêm thông tin, giải thích làm rõ, hoặc chỉnh sửa báo cáo đánh giá và/hoặc đề nghị cấp phép. B CB giải thích làm rõ, chỉnh sửa và/hoặc điền đầy đủ thông tin vào biểuđề nghị cấp phép và gửi lại cho UTZ trong vòng 7 ngày làm việc. 14 Nếu UTZ xét thấy thông tin trong đề nghị cấp phép là chính xác, đầy đủ và rõ ràng cũng như công tác đánh giá được tiến hành tuần thủ theo các quy định trong Quy chế Chứng 37 nhận, UTZ sẽ kích hoạt giấy phép trên GIP. 15 CB gửi chứng chỉ cho thành viên. 16 Thành viên ghi lại các giao dịch trong GIP và luôn thông báo cho CB trong trường hợp thay đổi các thông tin chứng nhận. Ghi chú các từ viết tắt trong sơ đồ chứng nhận: CB: Certification Body - Cơ quan Chứng nhận Cod: Code of Conduct - Bộ nguyên tắc ChoC: Chain of Custody Standard - Tiêu chuẩn Quy trình Giám sát Nguồn gốc CP: Control point - Điểm kiểm soát GIP: Good Inside Portal1 - Cổng thông tin thành viên IMS: Internal Management System - Hệ thống Quản lý Nội bộ IP: Good Inside Portal1 - Cổng thông tin thành viên MB: Mass Balance - Cân bằng Khối lượng (cấp độ truy nguyên) S&C: Standards & Certification - Tiêu chuẩn & Chứng nhận (bộ phận của UTZ) SCA: Supply Chain Actor - Thành viên Chuỗi Cung ứng SG: Segregation - Tách biệt (cấp độ truy nguyên) 1.4 Kinh nghiệm áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững cho sản phẩm nông sản ở một số quốc gia Trong đề tài tác giả chỉ tập nghiên cứu chuyên sâu tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững theo tiêu chuẩn UTZ cho sản phẩm cà phê, nên các kinh nghiệp chủ yếu tập trung vào sản phẩm và chứng nhận tương tự ở các quốc gia tiêu biểu. 1.4.1 Bài học kinh nghiệm của Brazil Brazil là một quốc gia có lịch sử trồng trọt, chế biến và tiêu thụ cà phê từ thế kỷ 17, phát triển mạnh từ thập kỷ 20 cho đến nay. Hiện tại, Brazil có đến 144 đơn vị sản xuất và 54 đơn vị xuất khẩu được cấp chứng nhận UTZ Certified. “ Nguồn: Văn phòng UTZ Certified Việt Nam ” .Sản phẩm cà phê của Brazil rất có uy tín trên thị trường thế giới nhờ chất lượng cao. Mặc dù điều kiện đất đai của nước này chưa hẳn đã tốt hơn Việt Nam, nhưng Brazil có giống tốt và đồng bộ, quy trình và kỹ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến. Brazil đã xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng. Sản xuất cà phê của các Hợp tác xã chiếm tới 35% tổng sản lượng cà phê của cả nước. Hợp tác xã (HTX) cà phê lớn nhất thế giới của Braxin (Cooxupe) được 38 thành lập từ năm 1957, có 12.000 thành viên, trong đó 70% là nông trại quy mô nhỏ, 30% là quy mô vừa và lớn. Hàng năm, trang trại này buôn bán tới 4,5 triệu bao (cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu trực tiếp tới các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản). HTX có hệ thống hoàn chỉnh bao gồm kho chứa, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn hạt cà phê, và buôn bán trực tiếp. Nhằm giúp cho các nhà sản xuất địa phương tiếp tục đạt được những cải thiện trong sản xuất cà phê UTZ, HTX đã triển khai nhiều hoạt động đào tạo nhằm tăng cường mạng lưới hỗ trợ kỹ thuật ở các vùng sản xuất cà phê chính. Hai học phần - với tổng số 10 ngày học - tập trung vào phương pháp tập huấn cho nông dân, thực hành nông nghiệp tốt cà phê và thực hiện Bộ Nguyên tắc UTZ. Các cán bộ kỹ thuật được đào tạo sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân. Tiếp theo đào tạo cho cán bộ kỹ thuật của các vùng và nông dân trồng cà phê sẽ có cơ hội tham dự các hoạt động tập huấn cho nông dân do chính những cán bộ được đào tạo này tiến hành. Một công cụ khác giúp cho các nhà sản xuất trở nên chuyên nghiệp hơn là bộ đĩa video về thực hành nông nghiệp bền vững (GAP) cà phê. Những video này sẽ được cán bộ kỹ thuật, khuyến nông và nông dân trồng cà phê sử dụng. Bộ băng video đã được thử nghiệm trong các khóa học đào tạo. Nhìn chung, tài liệu đào tạo và video đã được tiếp nhận nồng nhiệt, thể hiện cụ thể các thực hành sản xuất. Bên cạnh đó, chi phí tái bản bộ video thấp giúp có thể phổ biến rộng rãi trong nông dân, điều đó khiến video trở thành một công cụ đào tạo tuyệt vời để nhân rộng mô hình tốt về phát triển cà phê bền vững. 1.4.2 Kinh nghiệm của Colombia Vào ngày 17/9/2009 bao cà phê được chứng nhận thứ một triệu đã được giao dịch thông qua hệ thống UTZ Certified. Cà phê đó được Sara Lee mua và đến từ các nhà sản xuất thuộc Liên hiệp Hợp tác xã FNC Quindío Colombia: một hợp tác xã gồm có hơn 200 các hộ sản xuất lớn, vừa và nhỏ với diện tích 3.877 ha được cấp chứng nhận. Quá trình cấp chứng nhận được bắt đầu với động lực xuất phát từ các hộ sản xuất, những người đã tự mình thực hiện những cải thiện về thực hành kinh doanh và nông nghiệp. Thông qua các sáng kiến tập trung vào cải thiện công tác đào tạo cho công nhân, tiền lương, việc sử dụng hợp lý các nguồn lực và bảo vệ môi trường, họ đã không chỉ sản xuất cà phê một cách bền vững mà còn cải thiện cả kết quả kinh doanh của mình. Tổ chức UTZ Certified đã ghi nhận những nỗ lực 39 của Liên hiệp Hợp tác xã FNC Quindío và các nhà sản xuất thành viên trong thực hiện và duy trì chương trình UTZ và đặc biệt cho những cố gắng không ngừng của họ trong sản xuất cà phê một cách bền vững. Tổ chức UTZ Certified tự hào có được họ là thành viên và là những đối tác trong phát triển một thị trường công nhận những cố gắng và tầm quan trọng của phát triển bền vững. Với Hệ thống Kiểm soát Nội bộ nghiêm ngặt mà UTZ Certified yêu cầu, FNC Departamento de Quindio có thể cho biết chính xác hộ thành viên nào đã sản xuất bao cà phê thứ một triệu đó: đó là José Orlando Arias. Trang trại của ông, La Palma, đã được chứng nhận UTZ và ông làm việc với sự giúp đỡ và hỗ trợ kỹ thuật của Hiệp hội Cà phê Quốc gia của Colombia FNC (Federación Nacional de Cafeteros de Colombia). Những gì thấy được ở trang trại của ông và những trang trại khác trong hợp tác xã là việc quản lý trang trại, tổ chức và kiểm soát chất lượng tốt hơn, quan tâm đến phúc lợi và đào tạo cho nông dân trang trại. José Orlando đã phát biểu: “Trước khi chứng nhận chúng tôi chỉ là những người trồng cà phê đơn thuần không có sự hứng khởi đặc biệt như bây giờ. Giờ đây chúng tôi đã có mục tiêu và tôi muốn không ngừng cải tiến, đem lại những sản phẩm ngày càng tốt hơn cho khách hàng”. Kinh nghiệm của José Orlando với UTZ khiến ông cảm thấy mình là một nhà doanh nghiệp và tạo động lực cho ông không ngừng cải tiến nhiều hơn nữa, chú ý đến mọi chi tiết ở trang trại của mình. Từ những kinh nghiệm từ Brazil và Colombia, bài học rút ra các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu cà phê UTZ như sau: Bài học 1: Các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư vốn để nâng cao và ổn định chất lượng cà phê, hướng đến việc xuất khẩu các sản phẩm theo tiêu chuẩn của các quốc gia nhập khẩu, đặc biệt là tiêu chuẩn cà phê UTZ, trong vòng 5 năm trở lại đây, UTZ là tiêu chuẩn được quan tâm ở các thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bảnđây đều là những thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam Bài học 2: Thành lập các Hợp tác xã ngành hàng hoạt động hiệu quả, thay đổi nhận thức của người nông dân trong sản xuất và chế biến cà phê. Các doanh nghiệp phải liên kết với các nông trường, hợp tác xã hoặc bao tiêu sản phẩm để có được nguồn cung cấp ổn định, lâu dài với số lượng lớn, đảm bảo chất lượng và khả năng truy nguyên nguồn gốc. 40 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CHO SẢN PHẨM NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM 2.1 Tổng quan chung về áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn cho sản phẩm nông sản ở Việt Nam Như đã trình bày trong phần phạm vi nghiên cứu, trong đề tài này tác xin giới hạn phạm vi cho sản phẩm nông sản là cà phê tại tỉnh Đăk Lăk, là tỉnh tiêu biểu trong cả nước đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu. 2.1.1. Tình hình áp dụng các mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn có chứng nhận/kiểm tra cho sản phẩm cà phê ở Việt Nam và tại tỉnh Đắk Lắk. Thực trạng áp dụng các mô hình đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn có chứng nhận/kiểm tra cho sản phẩm cà phê ở Việt Nam và tại tỉnh Đăk Lăk được phản ánh như sau:  Thương mại công bằng (Fairtrade) Chứng chỉ TMCB đối với sản phẩm cà phê còn khá hạn chế ở Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam có 11 đơn vị đã được cấp chứng chỉ TMCB, tuy nhiên tổng sản lượng cà phê đạt chứng nhận chỉ khoảng 10.000 tấn. Chứng nhận TMCB yêu cầu đảm bảo tính bền vững và công bằng trên ba khía cạnh là kinh tế, xã hội và môi trường. Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức cấp chứng nhận TMCB như FLO Cert, Fair For Life, Natural Land, Ecocert và WFTO. Đối với sản phẩm cà phê tại Việt Nam, hiện nay mới chỉ có tổ chức FLO Cert cấp chứng nhận TMCB và 11 đơn vị sản xuất cà phê đạt chứng nhận của tổ chức này. Khi tham gia chứng nhận cà phê TMCB, nhìn chung thành viên được thụ hưởng những lợi ích như:  Tham dự miễn phí các chương trình, khóa tập huấn về TMCB.  Sử dụng miễn phí các tài liệu của tổ chức TMCB cung cấp.  Hỗ trợ tư vấn miễn phí của chuyên gia TMCB.  Có thể được hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia hội chợ TMCB.  Người sản xuất có tiếng nói quyết định trong hệ thống tổ chức TMCB. 41  Người sản suất được bán hàng với mức giá sàn ổn định trước biến động thường xuyên của giá thị trường.  Người sản suất được trả thêm một mức giá cộng nhất định. Số tiền này được người bán cam kết sử dụng vào các mục đích phúc lợi xã hội như: làm đường, xây dựng hệ thống thủy lợi, trường học  Song song với quyền lợi được hưởng thì thành viên tham gia TMCB cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ:  Tuân thủ các quy định về TMCB và các quy định khác của tổ chức TMCB đề ra.  Đóng phí thường niên đầy đủ. Bảng 2.1.1.2-1: Danh sách các đơn vị cà phê đạt chứng nhận TMCB của FLO tại Việt Nam STT Tên đơn vị Địa điểm Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea 1 Huyện Cư Mgar – Đăk Lăk Kiết Hợp tác xã Nông nghiệp công bằng Cư Dliêm 2 Huyện Cư Mgar – Đăk Lăk Nông 3 Hợp tác xã Nông nghiệp E Ngai Huyện Krông Buk – Đăk Lăk 4 Hợp tác xã công bằng Thuận phát Huyện Krông Buk – Đăk Lăk 5 Hợp tác xã Thuận An Huyện Đăk Mil – Đăk Nông 6 Hợp tác xã Nông nghiệp Chư Bô Huyện Krông Buk – Đăk Lăk 7 Tổ hợp tác cà phê bền vững Đăk Ma Huyện Đăk Hà – Kon tum 8 Tổ hợp tác cà phê vì sức khỏe cộng đồng Huyện Đăk Hà – Kon Tum 9 Hợp tác xã Ea Kmat Huyện Krông Pak – Đăk Lăk 10 Hợp tác xã Ea Tân Huyện Krông Năng – Đăk Lăk 11 Hợp tác xã Lâm Đồng Tỉnh Lâm Đồng Nguồn: Báo cáo dự án xúc tiến thương mại công bằng tại Việt Nam 2015Dự án Xúc tiến Thương mại công bằng tại Việt Nam Trong số 11 đơn vị trên, mới có 6 đơn vị được phép giao dịch là Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ công bằng Ea Kiết, Hợp tác xã Nông nghiệp công bằng Cư Dliêm Nông, Hợp tác xã Nông nghiệp E Ngai, Hợp tác xã Thuận An, Tổ hợp tác cà phê bền vững Đăk Ma, Tổ hợp tác cà phê vì sức khỏe cộng đồng. Có 3 đơn vị đang trong thời gian chờ được giao dịch là: Hợp tác xã Nông nghiệp Chư Bô, Hợp tác xã Ea Tân, Hợp tác xã Lâm Đồng. 2 đơn vị còn lại đang trong thời gian thanh tra là: Hợp tác xã công bằng Thuận phát, Hợp tác xã Ea Kmat. Sản phẩm cà phê khi tham gia chứng nhận TMCB được trả một giá tối thiểu nhằm trang trải chi phí sản xuất bền vững, ngay cả khi giá thị trường thế 42 giới giảm. Mức giá cộng này giúp các nhà sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống, và các nhà sản xuất quyết định một cách dân chủ cách áp dụng giá đó. Thông thường họ đầu tư vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe, cải tiến nông nghiệp hoặc các cơ sở chế biến để tăng thu nhập. Kết quả điều tra của UBND tỉnh cho thấy có tới 80,56% số doanh nghiệp biết về chứng nhận TMCB, cho thấy nhận biết về TMCB trong ngành cà phê là khá cao. Tỷ lệ doanh nghiệp có hỗ trợ hộ dân (một trong các tiêu chí quan trọng của TMCB) cũng khá cao, trong đó 62,5% số doanh nghiệp tham gia cho biết họ có hỗ trợ vốn cho người sản xuất, 73,61% có hỗ trợ phân bón, 86,11% có hỗ trợ kỹ thuật. Ngoài ra, doanh nghiệp còn hỗ trợ người sản xuất bằng các hình thức khác như: Thưởng giá cho các nông dân tham gia chương trình sản xuất cà phê bền vững UTZ và 4C, thưởng giá cộng thêm, tư vấn thu hái khi trái chín đều và thu mua quả chín chế biến, hỗ trợ nông dân thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, cung cấp thông tin giá cả thị trường thường xuyên. Tiềm năng chứng nhận TMCB còn rất lớn bởi Việt Nam có sản lượng cà phê rất lớn. Hơn nữa tỷ lệ cà phê chế biến của Việt Nam còn thấp, chỉ dưới 10%, trong tương lai tỷ lệ này sẽ tăng do chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp chế biến cà phê của chính phủ Việt Nam nhằm tạo giá trị gia tăng của chuỗi sản xuất cà phê. Ngành cà phê Việt Nam, với đặc thù là một ngành nông nghiệp có số lượng lớn doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, sức cạnh tranh yếu, TMCB là một kênh xúc tiến thương mại hiệu quả đối với những doanh nghiệp yếu thế muốn xâm nhập và mở rộng thị trường. Khó khăn chủ yếu đối với doanh nghiệp ngành cà phê để phát triển TMCB là phí gia nhập, thị trường và nhận biết của cộng đồng. Phí gia nhập được đánh giá là khá cao đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ hai là vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Hiện nay trong tổng số sản lượng cà phê sản xuất ra mới chỉ tiêu thụ được 1/5 sản lượng. Thứ ba, chứng nhận cà phê TMCB chưa phổ biến ở Việt Nam so với các loại chứng nhận khác như chứng nhận 4C, chứng nhận Rainforest Alliance, UTZ.  Liên minh Rừng mưa (Rainforest Alliance): 43 Hiện nay cả nước có 9 đơn vị cà phê được cấp chứng nhận của Rainforest Alliance. Tổng sản lượng cà phê được chứng nhận Rainforest Alliance hàng năm đạt khoảng 40.000 tấn. Chương trình chứng nhận này dựa trên ba nguyên tắc:bền vững, bảo vệ môi trường, công bằng xã hội và khả năng kinh tế.Các đơn vị được khuyến khích đạt chứng nhận này thông qua tiền thưởng của các nhà mua hàng/rang xay. Khi trở thành thành viên của Rainforest Alliance,các hội viên phải cam kếtthực hiện và tuân thủ theo các bộ tiêu chuẩn SAN (sustainable agriculture network). Thành viên cũng có quyền sử dụng tài liệu đào tạo miễn phí trên trang web của tổ chức. Bảng 2.1.1.2-2: Danh sách các công ty đạt Chứng nhận Rainforest Alliance STT Tên đơn vị 1 Công ty Dakman 2 Công ty Acom 3 Công ty Armajaro 4 Công ty TNHH 1TV Cà phê Thắng lợi 5 Công ty Olam 6 Công ty Ned Coffee 7 Công ty TNHH 1TV XNK Đak Lak 8 Công ty Phước An 9 Công ty Nguyễn Huy Hùng Nguổn: www.4C-coffeeassociation.org Tại Đắk Lắk chương trình chứng nhận này cũng khởi động từ 2008 thông qua một dự án cũng của Công ty Dakman. Năm 2008 thí điểm tại 02 xã Ea Tar và Quảng Phú thuộc huyện Cư M’Gar, thành lập 02 nhóm nông hộ với 300 nông hộ tham gia, diện tích gần 500 ha, sản lượng được chứng nhận cuối năm 2008 là 1.600 tấn. Năm 2009 mở rộng sang 02 xã Hòa Đông và Eatu với 560 hộ tham gia, diện tích 550 ha và sản lượng dự kiến khoảng 1.200 tấn., cả hai năm 2008 và 2009 sản lượng dự kiến khoảng 2.800 tấn. Công ty Acom cũng thực hiện một dự án chứng nhận cà phê Liên minh rừng mưa tại tỉnh Lâm Đồng. Các hoạt động chuẩn bị cho chương trình chứng nhận bao gồm tổ chức nhóm nông hộ, tập huấn chương trình, tập huấn thực hành nông nghiệp tốt. Tính đến cuối năm 2016, sản lượng cà phê 4C của Việt Nam đạt 594.000 tấn với 45 hội viên bao gồm các công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nội địa. Tại tỉnh Đăk Lăk chứng nhận 4C 44 tính đến 6/2016 có diện tích 70.800 ha, với sản lượng 256.000 tấn, Các doanh nghiệp bên cạnh việc kinh doanh cà phê còn tổ chức cán bộ kỹ thuật nông nghiệp hỗ trợ sản xuất cho nông dân, tổ chức tập huấn cho nông dân. Bảng 2.1.1.2-3: Danh sách các công ty và nhà sản xuất tham gia hội viên của 4C STT Tên Doanh Nghiệp STT Tên Doanh Nghiệp Doanh nghiệp tư nhân cà phê Minh Công ty TNHH Anh Minh 1 24 Tiến 2 Công ty Anh Nhật Minh Highland Coffee 25 Công ty TNHH Mitsui 3 Công ty TNHH Armajaro Việt Nam 26 Công ty TNHH TM Nam Nguyệt 4 Công ty sản xuất và kinh doanh Cát Quế 27 Công ty Nedcoffee B.V Công ty CPĐT & XNK An Phong Đắk 5 28 Công ty TNHH Nestle Việt Nam Nông 6 Công ty TNHH Hùng Yên 29 Công ty Neumann 7 Công ty TNHH Khuc Gia Thanh 30 Công ty TNHH Như Tùng 8 Công ty TNHH MTV Nguyen Huy Hung 31 Công ty Noble Coffee Công ty TNHH MTV Thương Mại Dịch Công ty Olam Việt Nam 9 Vụ Hoàng Quyên 32 10 Công ty TNHH MTV TM Minh Hữu 33 Công ty Cổ phần Petec 11 Công ty TNHH Thương Mại Phúc Minh 34 Công ty XNK Thái Bình Nguyên 12 Công ty TNHH Tổng công ty Tín Nghĩa 35 Công ty TNHH Nông sản Thảo 13 Công ty TNHH Vĩnh Hiệp 36 Công ty Tong Teik 14 Công ty Đại Lộc 37 Công ty Trinh Suy 15 Công ty TNHH Hồ Phương 38 Công ty Trung Tri Lâm Đồng 16 Công ty XNK Hoa Trang Gia Lai 39 Tổng công ty Cà phê Việt Nam 17 Công ty cổ phần Intimex Đaknong 40 Công ty Vinacafe Đà Lạt 18 Công ty cổ phần tập đoàn Intimex 41 Công ty Volcafe 19 Công ty cổ phần Intimex Mỹ Phước 42 Công ty Phúc Sinh 20 Công ty cổ phần XNK Intimex Nha Trang 43 Công ty Phước An 21 Công ty Louis Drefus Commodities 44 Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam 22 Tập đoàn Mercon Coffee 45 Công ty CP Thanh Hà 23 Công ty TNHH cà phê Minh Nhật Vina Nguổn: www.4C-coffeeassociation.org  Hữu cơ: Chứng nhận cà phê hữu cơ (Organic) chưa phổ biến đối với sản phẩm cà phê Việt Nam nên số lượng đơn vị đạt chứng nhận này vẫn còn thấp. Trong số 45 các doanh nghiệp được điều tra, chỉ có 2,82% xác nhận có đăng ký chứng nhận cà phê hữu cơ, 97,18% số doanh nghiệp chưa đăng ký tham gia chứng nhận này.  Global Gap: Ở Việt Nam chưa có đơn vị cà phê nào đạt chứng nhận này. 2.1.2 Tình hình áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững (UTZ) cho sản phẩm cà phê của cả nước và của tỉnh Đăk Lăk. 2.1.2.1 Tình hình áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững(UTZ) cho sản phẩm cà phê của cả nước. UTZ Certified đến Việt Nam vào cuối năm 2001 và triển khai công tác chứng nhận vào năm 2002. Sau 15 năm có mặt tại Việt Nam, UTZ Certified đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhà nước, mà đại diện là Bộ Nông nghiệp, ngành Cà phê Việt Nam, các nhà khoa học tại các trung tâm, viện nghiên cứu. Đặc biệt là sự tham gia của các nhà sản xuất, chế biến, kinh doanh và bà con nông dân tại các tỉnh trồng cà phê trong cả nước. UTZ được quan tâm hơn cả bởi phù hợp với tình hình sản xuất ở Việt Nam, UTZ còn hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp trồng cà phê về công tác tư vấn, kỹ thuật canh tác miễn phí. Đến năm 2006 UTZ Kapeh mở thêm văn phòng ở B...ương mại thành công, các công ty phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng hệ thống phần mềm quản lý thông tin, hồ sơ minh chứng truy nguyên nguồn gốc cà phê UTZ và xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Vì theo kết quả thăm dò qua điện thoại của tác giả đối với các doanh nghiệp thì có Hoạt động xúc tiến thương mại và marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu còn yếu và thiếu mặc dù có đến 86,8% các doanh nghiệp được khảo sát có thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. Hình thức xúc tiến thương mại chủ yếu là qua Internet và thông qua hiệp hội cà phê- ca cao Việt Nam-Vicofa. Các hình thức xúc tiến khác như thông qua triển lãm, hội chợ, báo chí trong và ngoài nước, thông qua các tổ chức xúc tiến thương mại còn khá khiêm tốn và hạn chế về hiệu quả vì thương hiệu của các doanh nghiệp. Để phát triển thành một thương hiệu là một vấn đề lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính, con người và chiến lược kinh doanh, tiếp thị hiệu quả. Làm thương hiệu trước hết phải đặt vấn đề quảng bá sản phẩm lên hàng đầu, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện chi phí cho hoạt động này. Kinh phí càng lớn khi quảng cáo sản phẩm ra nước ngoài. Những năm gần đây, một số doanh nghiệp như Vinacafe, Trung Nguyên... đã bắt đầu quảng bá thương hiệu trên thị trường thế giới, nhưng việc quảng bá này vẫn như chưa mang lại hiệu quả tích cực. Những trở ngại khác mà các doanh nghiệp đang gặp là thiếu đội ngũ marketing, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là thiếu am hiểu thị hiếu tiêu dùng của người nước ngoài. Những cơ chế quản lý trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh, chưa cho phép chú trọng hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, doanh nghiệp cũng còn thiếu hiểu biết về pháp luật sở hữu trí tuệ. Hiện nay, khi thực hiện các yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn 92 UTZ như Quy trình giám sát nguồn gốc là phức tạp đòi hỏi nhiều thủ tục giấy tờ liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau như thu mua, kho vận, kế toán, xuất nhập khẩu nhưng chỉ có 25% doanh nghiệp được khảo sát có sử dụng phần mềm trong quản lý hoạt động xuất khẩu. 3.2.3 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước Bên cạnh sự nỗ lực của người dân và doanh nghiệp, nhà nước cần phải Xây dựng chính sách hợp lý và hỗ trợ đầu tư công cho phát triển cà phê bền vững 3.2.3.1. Tổ chức, quản lý ngành cà phê và cà phê UTZ  Củng cố, tổ chức sắp xếp lại các công ty cà phê hiện có trên địa bàn toàn tỉnh.  Thành lập Hiệp hội cà phê của tỉnh.  Thành lập trung tâm kiểm định chất lượng sản phẩm cà phê.  Khuyến khích hình thành mạng lưới nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, dịch vụ cung ứng, tiêu thụ và tiếp nhận đầu tư, chuyển giao công nghệ. Có chính sách tốt khuyến khích người trồng cà phê trong vùng quy hoạch dùng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để góp cổ phần hoặc chuyển nhượng để hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp, hoặc liên doanh liên kết sản xuất với các doanh nghiệp chế biến cùng kinh doanh và hưởng lợi. Những hộ dân tham gia tổ hợp tác, kí k hợp đồng liên kết lâu dài với các cơ sở chế biến được ưu tiên hỗ trợ: + 50% tiền mua nguyên vật liệu xây dựng sân phơi; + Được vay vốn mua máy xay xát, máy sấy; + Hưởng các chính sách khuyến nông, khuyến công và đào tạo chuyển giao kỹ thuật công nghệ; + Ngân hàng nhà nước hoặc địa phương hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng theo chính sách hiện hành.  Tổ chức lại hệ thống chế biến, gắn chế biến với vùng nguyên liệu, chế biến tập trung theo quy mô lớn, vừa và nhỏ. Chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, công suất chế biến cho cả vùng và đạt chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường.  Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Hình thành hệ thống quản lý giám định chất lượng ở các cơ sở sản xuất, chế biến cà phê xuất khẩu. Tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành, mọi người cùng xây dựng, thực hiện phát triển cà phê bền vững từ khâu 93 trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu cho mình, thực hiện cơ chế giá thu mua theo chất lượng, phát triển thương hiệu. 3.2.3.2. Khoa học kỹ thuật  Tiếp tục nghiên cứu lai tạo, chọn lọc những giống cà phê có sức kháng bệnh, có năng suất, chất lượng cao, để đưa vào sản xuất đại trà. Nếu cần phải nhập nội các loại giống tốt.  Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy trình kỹ thuật sản xuất cà phê, chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất cà phê.  Tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình sản xuất cà phê bền vững, mô hình sản xuất cà phê sạch.  Tập trung nghiên cứu chế tạo máy móc, thiết bị trong nước vừa đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, phù hợp với yêu cầu và thực tế và giá cả hợp lý.  Khuyến khích, thu hút đầu tư các cơ sở chế biến sâu có trình độ thiết bị, công nghệ hiện đại.  Ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp chế biến sâu cà phê. Bổ sung các dự án đầu tư chế biến cà phê được vay vốn tín dụng đầu tư theo nghị định 106/2008/NĐ-CP + Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm đầu và giảm 50% trong 2 năm tiếp. + Các doanh nghiệp chế biến cà phê rang xay, cà phê hoà tan được hỗ trợ 30% kinh phí để xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại. 3.2 3.3. Cơ chế, chính sách Chính sách đất đai:  Rà soát hoàn chỉnh quy hoạch đất đai. Điều chỉnh, bổ sung và phổ biến rộng rãi bản đồ thích nghi về cây cà phê.  Khuyến khích người trồng cà phê tích liên doanh, liên kết, hình thành vùng sản xuất có quy mô lớn, tạo thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng khoa học công nghệ.  Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế thuê đất xây dựng các cơ sở chế biến cà phê phù hợp với quy hoạch vùng nguyên liệu. 94 Chính sách giống Ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng trạm giống, vườn nhân chồi. Nhằm hỗ trợ mỗi huyện xây dựng một trung tâm, trạm giống, nhằm cung cấp đủ cây giống đảm bảo chất lượng có năng suất, chất lượng cao để phục vụ trồng mới, cải tạo vườn cây già cỗi; Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% tiền giống và vật tư để phục hồi cải tạo vườn cà phê kém năng suất theo dự án được phê duyệt. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực  Tăng cướng ngân sách hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyến công (mở lớp đào tạo, tập huấn cho nông dân; xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và nhân rộng mô hình UTZ).  Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực giỏi, liên kết với các nhà khoa học, viện nghiên cứu hỗ trợ đào tạo, tư vấn kỹ thuật và cung cấp thông tin.  Liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài nhằm tranh thủ học tập kinh nghiệm và đẩy nhanh quá trình áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng cao. Chính sách thương mại.  Hỗ trợ pháp lý, cung cấp thông tin, dịch vụ trong việc áp dụng các phương thức mua bán qua sàn giao dịch trong nước và quốc tế, thị trường kỳ hạn.  Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại trong và ngoài nước (tổ chức Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, hội chợ triển lãm).  Sản phẩm Cà phê trước khi xuất khẩu phải được giám định, kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn quy định.  Có chính sách khuyến khích thu mua có lợi cho người sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn chất lượng quy định. Chính sách Tài chính – ngân hàng Hiện nay khả năng tự chủ về tài chính của hộ sản xuất cà phê thấp.Vì vậy Nhà nước cần có chính sách cho hộ nghèo có đất sản xuất cà phê, đã tham gia vào các HTX liên kết với doanh nghiệp có cơ hội được vay vốn theo nhu cầu và quản lý vốn vay thông qua hợp tác xã, chi hội sản xuất cà phê hoặc tổ chức chính trị xã hội như hội phụ nữ để đầu tư sản xuất với các quy chế ưu đãi. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần: 95  Dành một tỷ lệ vốn tín dụng thích đáng cho vay đối với hộ sản xuất cà phê UTZ và các tiêu chuẩn nông sản bền vững khác. Chính sách tín dụng nên ưu tiên cho các hộ phát triển sản xuất cà phê sạch, cà phê chất lượng cao có áp dụng UTZ và quy trình kỹ thuật sản xuất.  Cải cách thủ tục vay vốn thuận lợi hơn, thời gian vay vốn đủ dài, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh cà phê.  Thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư để thu hút các nguồn lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cà phê UTZ. 3.2 3.3.. Xây dựng cơ sở hạ tầng  Ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn, các Chương trình, kết hợp với doanh nghiệp và nhân dân, đầu tư xây dựng các công trình giao thông, điện, thủy lợi, các cơ sở kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng cà phê.  Tập trung đầu tư thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư mở rộng hệ thống kho, sân phơi, máy sấy nông sản hỗ trợ cho hộ nông dân vào mùa thu hoạch. 96 KẾT LUẬN Đề tài nghiên cứu của tác giả đã thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề ra với báo cáo nghiên cứu khoa học gồm 3 chương với các vấn đề:  Chương 1: Tổng quan mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững cho sản phẩm nông sản (UTZ).  Chương 2: Thực trạng áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững cho sản phẩm nông sản ở Việt  Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy áp dụng mô hình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững cho sản phẩm nông sản Đề tài đã thực hiện với sự nỗ lực của tác giả trong quá trình tìm kiếm tài liệu, thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp minh chứng cho kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên do thời gian, kinh phí và kinh nghiệm có hạn, đề tài vẫn còn một số những điểm hạn chế như: quy mô mẫu khảo sát đối với các hộ nông dân đã và chưa tham gia chương trình chứng nhận đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn phát triển nông sản bền vững UTZ còn khá nhỏ, trong tương lai nên mở rộng mẫu điều tra để có những số liệu tốt hơn. Ngoài ra đề tài chỉ mới tập trung khảo sát thực trạng của các hộ nông dân, chưa có điều kiện để khảo sát sâu hơn cho các doanh nghiệp liên kết với các hộ nông dân để có dữ liệu phân tích toàn diện hơn. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để cho đề tài nghiên cứu khoa học được hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT [1] Tỉnh uỷ Đắk Lắk (2008), Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh uỷ Đắk Lắk, ngày 05/05/2008 về PTCPBV trong thời gian tới, Đắk Lắk. [2] Bộ NN&PTNT, Quyết định số 34-17/QĐ-BNN-TT “Quyết định phê duyệt đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020” [3] Phan Quốc Sủng (1998), Phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây cà phê, làm cơ sở cho phát triển nông nghiệp bền vững ở Đắk Lắk, Báo cáo chuyên đề khoa học, Sở Khoa học Công nghệ môi trường - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây nguyên. [4] Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193:2001 (2003), Cà phê nhân - Yêu cầu kỹ thuật, Hà Nội. [5] Phạm Ngọc Toản (2008), Ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đắk Nông, Luận văn thạc sĩ Kinh tế Phát triển, trường Đại học Kinh tế TP.HCM. [6] Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND, ngày 30/6/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, về ban hành “Quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta, Đắk Lắk. [7] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, 2015, “Xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn UTZ Certifiled trên địa bàn TP Thái Nguyên”. [8] Tổ chức chứng nhận UTZ, Văn phòng chứng nhận UTZ tại Việt Nam, Báo cáo thường niên,“Báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức chứng nhận nông sản bền vững UTZ Certified tại Việt Nam” [9] TS.Trịnh Đức Minh, “Sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận/kiểm tra”, tạp chí Cà phê Việt Nam, chuyên đề 7 số tháng 10/2011 [10] Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, 2014, “Đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020” [11] Ngành cà phê Việt Nam “ Báo cáo thương niên của ngành cà phê”. [12] Đinh Thị Mỹ Dung, 2011, “Bước đầu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn UTZ cho cây Ca Cao trồng xen tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, Bến Tre” [13] UTZ Certifief, 2015 Bộ nguyên tắc UTZ cho sản phẩm cà phê 98 [14] Dự án xúc tiến Thương mại công bằng- FAIR TRADE tại Việt Nam, 2015, “Báo cáo đánh giá tiềm năng phát triển thương mại công bằng trong các ngành chè, cà phê, ca cao, gia vị và thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam”. [15] Hội Đồng 4C, 2014, “Bộ quy tắc 4C” [16] Viện nghiên cứu xã hội- kinh tế và môi trường, 2014, “Cây Ca Cao ở Đắc Lắc và Lâm Đồng-những thách thức trong phát triển bền vững ở Việt Nam” [17] Đỗ Thị Nga (2012), Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk, luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. TIẾNG ANH [18] UTZ Team, “UTZ Certified Annual Report” [19] FAO, 2007, “Hướng dẫn thực hành cho người sản xuất và xuất khẩu ở Châu Á: các quy định, tiêu chuẩn và chứng nhận đối với sản phẩm xuất khẩu” [20] Julia Gossenberger, Fredrik Harnby, Lena Sander, 2015, “Steps in the Right Direction: Understanding European Sustainability Food Labels”. [21] Mirjam Schoonhonen Speijer, 2011, “Maintaining a sustainable livelihood: An Analysis of effects of UTZ Certification on market access, risk reduction and livelihood strategies of Kenyan coffee farmers” [22] Melissa Scheweisguth, 2015, University of California, Davis, “Evaluating the Effects of Certification on Smallholders’ Net Incomes, with a Focus on Cacao Farmers in Cooperatives in Côte d’Ivoire.” [23] Addae-Boadu, Samuel, 2015, “The Cocoa Certification Program and Its Effect on Sustainable Cocoa Production in Ghana: A Case Study in Upper Denkyira West District” [24] UTZ, 2015, “Valuation report UTZ coffee program Bazil” [25] Centre for International Development Issues Nijmegen (CIDIN), Radboud University Nijmegen, The Netherlands, 2014“The Impact of Coffee Certification on Smallholder Farmers in Kenya, Uganda and Ethiopia” [26] Katja Logatcheva, 2014, “Monitoring and estimating the consumption of certified sustainable cocoa and coffee in the Netherlands” [27] Dave A. D’HAEZE (2004), Water management and land use planing in the Central Highlands of Vietnam - The case of Coffea canephora in Daklak province, Doctoraatsproefschrift Nr.601 ann de Faculteit, Wetenschappens van de K.U.Leuven. [28] ICO document WP-Board No. 970/05 Rev. 1 99 PHỤ LỤC I BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ THEO TIÊU CHUẨN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG UTZ Xin chào Quý Ông/bà, nhóm nghiên cứu đang tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng áp dụng chương trình chứng nhận cà phê bền vững UTZ tại tỉnh Đắc Lắc. Với mục đích nghiên cứu. Chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ từ ông/bà thông qua việc trả lời các câu hỏi trong bảng khảo sát. Chúng tôi cam kết dữ liệu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, những thông tin trả lời đều được giữ kín. Cảm ơn sự hỗ trợ của Quý ông/bà với thông tin cung cấp cho nhóm nghiên cứu! PHẦN I: THÔNG TIN KHÁI QUÁT CHUNG 1. Họ tên: 2. Địa chỉ điểm sinh sống và canh tác: .. Điện thoại/email liên lạc. 3. Ông/bà đã từng có thông tin/sự hiểu biết với các chương trình chứng nhận/kiểm tra cà phê bền vững? Tiêu chuẩn phát triển bền vững trong nông nghiệp Lựa chọn Thương mại công bằng (Fair-trade)  Hữu cơ (Organic)  Liên minh Rừng mưa (Rain-forest Alliance)  Chứng nhận UTZ  Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng đồng cà phê - 4C  4. Hộ của Ông/bà đã tham gia chương trình chứng nhận cà phê UTZ ? Đã tham gia  Chưa tham gia  Lợi ích mà hộ ông bà nhận được khi tham Bởi các lý do sau gia là:  Đang dự kiến tham gia   Giá bán sản phẩm cao hơn  Không có ý định tham gia   Được hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất an toàn  Được hướng dẫn về an toàn lao động  Được hỗ trợ vốn vay 100 5. Đặc điểm hộ canh tác cà phê của ông/bà hiện nay? Thông tin Số liệu ghi chép Tỷ lệ thành viên gia đình là nam giới (%) Độ tuổi trung bình của các thành viên tham gia sản xuất (tuổi) Số năm kinh nghiệm tham gia sản xuất cà phê (năm) 6. Quy mô diện tích thửa ruộng canh tác cà phê hiện nay? Diện tích nhỏ hơn 1 ha Diện tích từ 1-3 ha Diện tích hơn 3 ha    7. Tổng thời gian hộ của ông/bà được đào tạo (số giờ) trong năm sản xuất gần đây nhất( năm 2015)? Nội dung đào tạo Số giờ được đào tạo (giờ) Đào tạo về quản lý điều hành nông trại Đào tạo về ghi chép hồ sơ sản xuất/ nhật ký sản xuất Đào tạo kiến thức về Marketing Đào tạo kiến thức về các vấn đề trách nhiệm xã hội và sức khỏe nghề nghiệp Đào tạo kiến thức về các vấn đề môi trường PHẦN II: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ 8. Thu nhập: Ông/bà vui lòng cung cấp thông tin về năng suất , giá bán và doanh thu/1ha cà phê hiện nay trên diện tích canh tác của gia đình? Năng suất cà phê trên 1 Giá bán (USD/1kg) Doanh thu (USD/ha) ha(tấn/ha) 9. Chi phí thống kê rõ ràng, cơ bản trong sản xuất cà phê(USD/ha): Nội dung chi phí Số tiền chi cho 1 ha(USD/ha) Chi trả cho lao động Phân bón và thuốc diệt cỏ Chi phí khác Tổng chi phí 101 10. Khả năng tiếp cận thông tin thị trường của hộ ông /bà?(Hiểu biết về năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, giá bán sản phẩm)  Hiểu biết/có thông tin  hạn chế/chưa hiểu biết 11. Thực hành chất lượng trong trồng trọt và chế biến: Nhận thức về các biện pháp Thực hành ông bà sử dụng để xử lý cà phê trước và sau chế biến sau thu hoạch hoặc làm khô cà phê như thế nào?  Cải tiến chất lượng  Cải tiến chất lượng do thay đổi trang trại để được chứng nhận  Cải tiến chất lượng do chế biến để được chứng nhận 12. Khả năng tiếp cận thông tin thị trường của hộ ông bà?  Không có nguồn nào  01 hoặc nhiều nguồn  02 hoặc nhiều nguồn 13. Nhận thức của hộ ông/bà về vấn đề kinh tế (Câu hỏi này chỉ dành cho các hộ nông dân đã tham gia chương trình chứng nhận cà phê UTZ)  Tốt hơn  Tồi hơn  Giống như cũ PHẦN III: BỀN VỮNG XÃ HỘI 14. Vấn đề An Ninh lương thực tại hộ của ông bà như thế nào? Các quyền cơ bản: STT Tình trạng Lựa chọn 1 Số ngày mà một thành viên trong gia đình nông dân không có đủ ăn trong năm sản xuất cuối cùng/gần đây nhất (2015)  = 0 ngày 2 Đủ ăn nhưng thiếu khoảng 1-9 ngày  3 Đủ ăn nhưng thiếu khoảng 10-29 ngày  4 Đủ ăn nhưng thiếu khoảng 30 ngày hoặc hơn  15. Tình trạng chấn thương trong sản xuất nông nghiệp của hộ ông bà? Mức độ thương tích Tỷ lệ % Tỷ lệ phần trăm các thương tích ở trang trại nghiêm trọng đủ để yêu cầu điều trị từ bác sĩ 102 16. An toàn trong sản xuất: Trang trại sản xuất với các quy định về hạn chế sản phẩm nông hóa sử dụng?  Có 1 quy định hạn chế sử dụng nông hóa  Có 2 hoặc nhiều quy định hạn chế sử dụng nông hóa 17. Điều kiện sống và chăm sóc y tế, điều kiện giáo dục cho trẻ em của hộ ông bà? STT Tình trạng Lựa chọn Các hộ gia đình có nước uống được coi là an toàn khi đi ra 1  ngoài cách nhà hơn 20 phút Khói được hút ra khỏi nhà bếp bằng hệ thống thông khói 2  hoặc quạt Tiếp cận chăm sóc y tế - các hộ gia đình có cơ sở y tế cách 3  nơi ở chưa đầy 1 giờ 4 Chăm sóc y tế hợp lý  5 Trẻ đang đi học thường xuyên, phù hợp so với độ tuổi  18. Sự tham gia vào cộng đồng của hộ ông/bà? 18.1 Vai trò tham gia của hộ ông/ bà Hoạt động Trở Tham gia Bỏ phiếu Là một Tham gia thành các cuộc đại biểu với vai một họp trò điều thành hành, viên điều phối Lựa chọn      18.2 Hộ ông bà tham gia ít nhất 1 dự án cộng đồng của địa phương hỗ trợ cho chương trình UTZ?  Có ít nhất 1 lần  Không 19. Nhận thức của hộ ông/bà về vấn đề xã hội (Câu hỏi này chỉ dành cho các hộ nông dân đã tham gia chương trình chứng nhận cà phê UTZ)  Tốt hơn  Tồi hơn  Giống như cũ 103 PHẦN III: BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG 20. Nhận thức của ông bà về Quản lý nguồn tài nguyên, môi trường?  Hiểu biết/có thông tin  Hạn chế/chưa hiểu biết 21. Các biện pháp bảo tồn nguồn nước sử dụng nào được hộ ông bà áp dụng? STT Biện pháp bảo tồn nước sử dụng Lựa chọn 1 Sử dụng biện pháp trồng thành luống  Sử dụng biện pháp cây trồng xung quanh che 2 phủ tạo bóng râm  3 Sử dụng các biện pháp tiết kiệm nước  22. Việc áp dụng Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước tại hộ ông bà? STT Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước Lựa chọn 1 Không có biện pháp  2 Có 1 biện pháp hoặc hơn  3 Có 2 biện pháp hoặc hơn  23. Tái chế, tái sử dụng nguyên liệu, vật liệu trong hộ của Ông/bà? STT Mức độ tái chế, tái sử dụng nguyên liệu Lựa chọn 1 Không có nguyên liệu, vật liệu  2 Có 1 hoặc nhiều loại nguyên liệu, vật liệu  3 Có 2 hoặc nhiều loại nguyên liệu, vật liệu  4 Có 3 hoặc nhiều loại nguyên liệu, vật liệu  24. Sử dụng phân bón và thuốc diệt cỏ 24.1 Mức độ sử dụng phân bón tự nhiên và phân bón vô cơ có chứa thành phần Nitơ có thể gây ra axít hoá đất khi sử dụng. Khối lượng sử Loại phân bón dụng Phân có chứa Ni tơ (Đơn vị Kg/ha) Phân tự nhiên/phân chuồng (bò, lợn)(Đơn vị : m3/ha) Tỷ lệ sử dụng phân bón tự nhiên 104 24.2 Mức độ độc hại và khối lượng của chất diệt cỏ được sử dụng trong trang trại của ông/bà ? Khối lượng sử Loại phân dụng (kg/ha) Độc hại cấp độ 1 Độc hại cấp độ 2 Độc hại cấp độ 3 Độc hại cấp độ 4 25. Bảo tồn đất và chống xói mòn tại hộ sản xuất của ông/bà được tiến hành bởi các biện pháp sau : Biện pháp Lựa chọn Xây dựng hệ thống thủy lợi phù hợp với mục tiêu canh tác  Đánh luống đất trồng cà phê  Trồng cây làm hàng rào sống  Trồng cây che bóng chia làm nhiều lớp  26. Đa dạng sinh học của đất nông nghiệp tại vùng đất ông/bà đang canh tác ? Xin vui lòng tích vào các tình trạng sau Mức độ đa dạng sinh học Lựa chọn Tình trạng số 1 : Đất trồng cỏ và hàng cây che phủ (không  tồn tại) Tình trạng số 2 : Có trồng Cây lâu năm (đơn lẻ)  Tình trạng số 3 :Có hàng Cây lâu năm với mật độ thưa thớt  Tình trạng số 4 : Có hàng Cây lâu năm với mật độ dày và phong phú chủng loại cây hơn tình trạng số 3  Tình trạng số 5: Có hàng Cây lâu năm với mật độ dày và phong phú chủng loại cây hơn tình trạng số 4  Tình trạng số 6 : Cây Rừng tự nhiên (hoặc được khôi phục)  không có cây lâu năm hoặc các cây trồng khác 105 27. Ông/bà thấy rằng việc chăm sóc môi trường của các hộ nông dân tốt hơn, tương tự hoặc tồi tệ hơn so với năm trước. (Câu hỏi này chỉ dành cho các hộ nông dân đã tham gia chương trình chứng nhận cà phê UTZ)  Tốt hơn  Tồi hơn  Giống như cũ 28. Ông bà thấy rằng chăm sóc môi trường của cộng đồng tốt hơn, tương đương hoặc tồi tệ hơn so với năm trước (Câu hỏi này chỉ dành cho các hộ nông dân đã tham gia chương trình chứng nhận cà phê UTZ)  Tốt hơn  Tồi hơn  Giống như cũ 106 PHỤ LỤC II: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ THEO TIÊU CHUẨN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG UTZ ĐÃ THAM GIA CHƯA THAM GIA STT NỘI DUNG UTZ UTZ PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁC HỘ GIA ĐÌNH ĐIỀU TRA 3 Thông tin/sự hiểu biết của các nông hộ với các chương trình chứng nhận/kiểm tra cà phê bền vững của mặt hàng cà phê Thương mại công bằng (Fair-trade) 3% Hữu cơ (Organic) 3% Liên minh Rừng mưa (Rain-forest 17 % Alliance) Chứng nhận UTZ 96% Bộ quy tắc ứng xử chung cho cộng đồng 65% cà phê - 4C 4 Lợi ích mà hộ ông bà nhận được khi tham gia là: Giá bán sản phẩm cao hơn 85% NA Được hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất an 97% NA toàn Được hướng dẫn về an toàn lao động 81% NA Được hỗ trợ vốn vay 87% NA 5 Đặc điểm nhân khẩu học của các hộ canh tác cà phê Trung bình lượng thành viên trong hộ gia 4.2 4.3 đình (người) Tỷ lệ thành viên gia đình là nam giới (%) 53% 54% Độ tuổi trung bình của các thành viên 42 47 tham gia sản xuất (tuổi) Số năm kinh nghiệm tham gia sản xuất cà 21 18 phê (năm) 6 Trung bình Quy mô diện tích thửa ruộng canh tác cà phê hiện nay của các hộ canh tác Diện tích trung bình của các nhóm hộ (ha) 1,35 1,17 Tổng thời gian hộ được đào tạo (số giờ) trong năm sản xuất gần đây nhất ( năm 7 2015) Đào tạo về quản lý điều hành nông trại 8,1 3,5 107 Đào tạo về ghi chép hồ sơ sản xuất/ nhật 0,6 0,6 ký sản xuất Đào tạo kiến thức về Marketing 0,2 0,2 Đào tạo kiến thức về các vấn đề trách 1,8 2,6 nhiệm xã hội và sức khỏe nghề nghiệp Đào tạo kiến thức về các vấn đề môi 1,7 2,2 trường Tổng 12,4 9,1 PHẦN II: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ 8 Thu nhập Năng suất cà phê trên 1 ha(tấn/ha) 3,14 3,38 Giá bán (USD/1kg) 1,23 1,24 Doanh thu (1000USD/ha) 3,78 4 9 Chi phí : đơn vị (USD/ha) Tổng chi phí 1.921 3.012 Chi trả cho lao động 268 432 Phân bón và thuốc diệt cỏ 1.264 1.965 Chi phí khác 386 585 10 Khả năng tiếp cận thông tin thị trường của các hộ Thông tin về giá bán 68% 72% 11 Khả năng thực hành chất lượng trong Trồng trọt và Chế biến Cải tiến Chất lượng cà phê 53 NA Cải tiến chất lượng do thay đổi trang trại 41 NA để được chứng nhận Cải tiến chất lượng do chế biến để được 19 NA chứng nhận 12 Tiếp cận thông tin thị trường Không có nguồn nào 60 % 41,7% 01 hoặc nhiều nguồn 40% 58% 02 hoặc nhiều nguồn 18% 3% 13 Nhận thức của các hộ về vấn đề kinh tế Tốt hơn 77 % NA Tồi hơn 4 % NA 108 Như cũ 19 % NA PHẦN III PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ MẶT XÃ HỘI 14 An Ninh lương thực tại các hộ nông dân tham gia sản xuất Số ngày mà một thành viên trong gia đình nông dân không có đủ ăn trong năm 87% 86,4% sản xuất cuối cùng/gần đây nhất (2015) = 0 ngày Đủ ăn nhưng thiếu khoảng 1-9 ngày 5,2% 12 % Đủ ăn nhưng thiếu khoảng 10-29 ngày 3,2% 6% Đủ ăn nhưng thiếu khoảng 30 ngày hoặc 4,5% 5,2 % hơn 15 Tình trạng chấn thương trong sản xuất nông nghiệp của các hộ Trung bình số vụ chấn thương nghiêm trọng phải yêu cầu điều trị từ bác sĩ 0,006 vụ 0,02 vụ 16 An toàn trong sản xuất: có các quy định về hạn chế sản phẩm nông hóa sử dụng Có 1 quy định hạn chế sử dụng nông hóa 100% 100% Có 2 hoặc nhiều quy định hạn chế sử 90% 76,8% dụng nông hóa 17 Điều kiện sống và chăm sóc y tế, điều kiện giáo dục cho trẻ em của các hộ Các hộ gia đình có nước uống được coi là an toàn khi đi ra ngoài cách nhà hơn 20 0,6% 0,6% phút Khói được hút ra khỏi nhà bếp bằng hệ 74,7% 99,4 thống thông khói hoặc quạt Tiếp cận chăm sóc y tế - các hộ gia đình 100% 100% có cơ sở y tế cách nơi ở chưa đầy 1 giờ Chăm sóc y tế hợp lý 100% 100% Trẻ đang đi học thường xuyên, phù hợp 81,2 80,5 so với tuổi 18 Sự tham gia vào cộng đồng của các hộ 18.1 Vai trò tham gia cộng đồng Trở thành một thành viên 99,55 Tham gia các cuộc họp 98% Bỏ phiếu 87,6% 49,6% Là một đại biểu Tham gia với vai trò điều hành, điều phối 5,5% 109 18.2 Tham gia ít nhất 1 dự án của cộng đồng 8% 0% 19 Nhận thức của các hộ về vấn đề xã hội Tốt hơn 87% NA Tồi hơn 0% NA Như cũ 13% NA PHẦN III: BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG 20 Nhận thức của các hộ về Quản lý nguồn tài nguyên, môi trường Hiểu biết/có thông tin 80% 41% Hạn chế/chưa hiểu biết 20% 59% 21 Các biện pháp bảo tồn nguồn nước sử dụng tại các hộ Sử dụng biện pháp trồng thành luống 82,5 98,7 Sử dùng các hàng rào bằng cây 13,6 15,1 Sử dụng biện pháp cây trồng xung quanh 42,9 19,9 che phủ tạo bóng râm Sử dụng các biện pháp tiết kiệm nước 30,7 12,1 22 Việc áp dụng Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước tại các hộ Không có biện pháp 28,6 35,9 Có 1 biện pháp hoặc hơn 71,4 64,1 Có 2 biện pháp hoặc hơn 15,6 7,8 23 Tái chế, tái sử dụng nguyên liệu, vật liệu trong hộ của các hộ Không có nguyên liệu, vật liệu 1,3% 1,3% Có 1 hoặc nhiều loại nguyên liệu, vật liệu 98,7 99,3 Có 2 hoặc nhiều loại nguyên liệu, vật liệu 63 46,7 Có 3 hoặc nhiều loại nguyên liệu, vật liệu 30,5 5,9 24 Sử dụng phân bón và thuốc diệt cỏ Phân có chứa Ni tơ (Đơn vị Kg/ha) 748,9 916,5 Phân tự nhiên/phân chuồng (bò, lợn) 0,682 m3/ha 2,025 m3/ha (Đơn vị : m3/ha) Mức độ độc hại và khối lượng của chất diệt cỏ được sử dụng trong trang trại (kg/ha) Độc hại cấp độ 1 0 14,1 Độc hại cấp độ 2 9,9 10,8 110 Độc hại cấp độ 3 1,2 3,7 Độc hại cấp độ 4 1,5 4,6 25 Bảo tồn đất và chống xói mòn tại hộ sản xuất được tiến hành bởi các biện pháp sau Xây dựng hệ thống thủy lợi phù hợp với 32 12 mục tiêu canh tác Đánh luống đất trồng cà phê 83 99 Trồng cây làm hàng rào sống 43 20 Trồng cây che bóng chia làm nhiều lớp 14 15 26 Đa dạng sinh học của đất nông nghiệp tại vùng đất canh tác Tình trạng số 1: Đất trồng cỏ và hàng cây 0% 0% che phủ (không tồn tại) Tình trạng số 2: Có trồng Cây lâu 83,8 98,9 năm(đơn lẻ) Tình trạng số 3: Có hàng Cây lâu năm với 12,8 3,2 mật độ thưa thớt Tình trạng số 4 : Có hàng Cây lâu năm với mật độ dày và phong phú chủng loại 2,2 0,7 cây hơn tình trạng số 3 Tình trạng số 5: Có hàng Cây lâu năm với mật độ dày và phong phú chủng loại cây 0% 0% hơn tình trạng số 4 Tình trạng số 6: có mật độ cây như ở rừng 0% 0% Tình trạng số 7 : Cây Rừng tự nhiên (hoặc được khôi phục) không có cây lâu năm 0% 0% hoặc các cây trồng khác Đánh giá việc chăm sóc môi trường của các hộ nông dân tốt hơn, tương tự hoặc 27 tồi tệ hơn so với năm trước Tốt hơn 96,3% NA Tồi hơn 0% NA Như cũ 3,7 % NA Đánh giá việc chăm sóc môi trường của cộng đồng tốt hơn, tương đương hoặc tồi 28 tệ hơn so với năm trước Tốt hơn 4,5 NA Tồi hơn 0% NA Như cũ 95,5 NA 111

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_nghien_cuu_khoa_hoc_nghien_cuu_mo_hinh_dam_bao_chat.pdf
Tài liệu liên quan