Báo cáo Thực tập tại Ban Kế hoạch - Đầu tư

Lời nói đầu Kể từ ngày 15 tháng 1 năm 1956, việc ban hành Nghị định số 666 của Thủ tướng Chính phủ đã đánh dấu sự ra đời của Cục hàng không dân dụng Việt Nam. Đến nay, ngành Hàng không của nước nhà đã có nửa thế kỷ xây dưụng và phát triển. Ra đời trong điều kiện đất nước vừa thoát khỏi cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp, ngành hàng không tiếp nhận những cơ sở vật chất kỹ thuật chỉ huy điều hành, sân bay, nhà ga, hết sức thô sơ tại sân bay Gia Lâm và một số sân bay ở phía Bắc. Đất nước hoà bìn

doc39 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ban Kế hoạch - Đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thống nhất, cánh bay của hàng không Việt Nam có điều kiện vươn tới mọi miền của Tổ Quốc và vươn xa tới bạn bè quốc tế. Ngành HKVN vơI những định hướng đúng, lại được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước nên nhanh chóng bắt kịp sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập với hàng không của toàn thế giới. Cho đến nay, Ngành hàng không đã đầu tư, nâng cấp, xây dựng nhiếu sân bay mang tầm cỡ quốc tế. Trên cơ sở các hiệp định song phương với 44 quốc gia trên thế giới, Việt Nam đã thiết lập mạng đường bay trực tiếp đến 20 quốc gia bằng 11 đường bay từ Hà Nội và 23 đường bay từ thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống cảng hàng không và lĩnh vực quản lý bay dân dụng từng bước được nâng cấp, phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của vận tải hàng không trong nước và quốc tế. Các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh và cung ứng dịch vụ hàng không được mở rộng với sự tham gia của ngày càng nhiều các doanh nghiệp hàng không trong nước và các hãng hàng không nước ngoài... Cùng với sự phát triển lớn mạnh về quy mô, ngành Hàng không Việt Nam cũng đã có nhiều thay đổi lớn về mô hình tổ chức và cơ chế quản lý phù hợp với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của ngành trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, chuyển từng bước vững chắc từ một lĩnh vực hoạt động bao cấp thành ngành kinh tế độc lập, có cơ sở vật chất - kỹ thuật từng bước được hiện đại hoá, tạo nguồn thu lớn, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước. Là sinh viên bộ môn Kinh Tế - Đầu tư trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, hiện đang thực tập tại Ban Kế hoạch - Đầu tư thuộc Cục hàng không Việt Nam, trong bản Báo cáo tổng hợp này, tôi xin được giới thiệu một cách tổng quát về cơ cấu tổ chức cũng như tình hình hoạt động của Cục hàng không Việt Nam nói chung và Ban Kế hoạch - Đầu tư nói riêng. Bố cục bài viết được trình bày như mục lục trang bên. Phần I: quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của ban kế hoạch - đầu tư I. Cục Hàng không Việt Nam 1. Quá trình hình thành và phát triển - Giai đoạn 1956 – 1975: Ngày 15/1/1956, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ban hành Nghị định số 666-TTg thành lập Cục hàng không dân dụng Việt Nam. Theo văn bản này, Cục hàng không dân dụng Việt Nam là cơ quan trực thuộc Thủ tướng, có nhiệm vụ chính là tổ chức và chỉ đạo vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, do tình hình đất nước đang có chiến tranh nên Cục hàng không dân dụng Việt Nam sau khi thành lập đã được giao cho Bộ Quốc phòng quản lý. Trước yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước, ngày 24/1/1959, Cục Không quân thuộc Bộ Quốc phòng được thành lập và được Bộ Quốc phòng giao cho quản lý Cục hàng không dân dụng Việt Nam. Trong suốt giai đoạn này, Hàng không dân dụng Việt Nam (mà nòng cốt là Trung đoàn bay 919) chủ yếu thực hiện các chuyến bay phục vụ công cuộc kháng vụ quốc tế... Ngoài ra, ngành Hàng không dân dụng còn thực hiện các chuyến bay phục vụ kinh tế quốc dân, bay cứu trợ v.v... - Giai đoạn 1976 – 1989: Căn cứ vào Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ngày 11/2/1976, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28-CP về việc thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trên cơ sở Cục Hàng không dân dụng trước đây. Mặc dù trong Nghị định nêu rõ: “Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam là cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ”, nhưng căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội lúc bấy giờ, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam vẫn được đặt dưới sự lãnh đạo của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng và được tổ chức gần như một đơn vị quân đội. Về mặt hoạt động, trong giai đoạn từ 1976 đến 1989, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam vừa làm nhiệm vụ kinh tế hàng không, vừa làm nhiệm vụ vận tải quân sự. - Giai đoạn 1989 – 1991: Từ năm 1989, cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam bắt đầu có những bước chuyển biến quan trọng, tách ra khỏi Bộ Quốc phòng để trở thành một ngành dân dụng thực sự. Ngày 29/8/1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 112/HĐBT trong đó quy định “Hàng không dân dụng là ngành kinh tế - kỹ thuật của Nhà nước; Tổng cục Hàng không dân dụng là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng”; đồng thời cũng ra Quyết định số 225/CT thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam (tên tiếng Anh là VietNam Airlines) đóng vai trò là một đơn vị kinh tế quốc doanh trực thuộc Tổng cục (Hiện nay,VietNam Airlines chỉ là một thành viên của Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam). Trong khi ngành Hàng không dân dụng đang khẩn trương hình thành cơ chế mới theo Nghị định 112/HĐBT và Quyết định 225/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, thì ngày 31/3/1990, Hội đồng Nhà nước ra Quyết định số 224/NQ-HĐNN, giao cho Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện đảm nhận chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành Hàng không dân dụng, đồng thời phê chuẩn việc giải thể Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Để giúp Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hàng không dân dụng, ngày 12/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số 151/HĐBT thành lập Vụ Hàng không nằm trong Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện. - Giai đoạn 1992 – 1994: Ngày 26/12/1991, Quốc hội đã thông qua Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Đây là một văn bản quan trọng, lần đầu tiên quy định chi tiết các nội dung của hoạt động quản lý Nhà nước chuyên ngành Hàng không dân dụng. Để thực hiện tốt các nội dung quản lý này, cơ chế quản lý ngành Hàng không dân dụng của Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện thông qua cơ quan tham mưu là Vụ Hàng không đã tỏ ra không thích hợp và trên thực tế đã làm phát sinh một số vướng mắc trong hoạt động của ngành Hàng không dân dụng. Trước bối cảnh đó, ngày 30/6/1992, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 242/HĐBT giải thể Vụ Hàng không và thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện, được uỷ quyền thay mặt Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện trực tiếp thực hiện một số chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Hàng không dân dụng. - Giai đoạn 1995 – 2003: Ngày 20/4/1995, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam đã được ban hành, trong đó xác định cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành Hàng không dân dụng là cơ quan trực thuộc Chính phủ. Tiếp theo đó, ngày 22/5/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 32/CP chuyển Cục Hàng không dân dụng Việt Nam từ Bộ Giao thông vận tải về trực thuộc Chính phủ, trực tiếp giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về Hàng không dân dụng. Cùng với sự thay đổi về tổ chức của Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành Hàng không dân dụng, khối cơ quan kinh doanh hàng không cũng có thay đổi lớn, đó là việc thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là VIETNAM AVIATION CORPORATION, viết tắt là AVIAVIETNAM) theo Quyết định số 328/TTg ngày 27/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ - Giai đoạn 2004 đến nay: Sự phát triển mạnh mẽ của ngành Hàng không dân dụng trong những năm trước đã đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt động quản lý Nhà nước chuyên ngành Hàng không dân dụng. Đáp ứng nhu cầu thực tiễn này, ngày 19/12/2003, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định 267/TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục hàng không Việt Nam và đổi tên Cục hàng không dân dụng Việt nam thành Cục hàng không Việt nam. Đồng thời, Cục hàng không Việt Nam nay là tổ chức thuộc Bộ Giao thông vận tải. 2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Theo quyết định số 267/2003/QĐ-TTg ngày 19/12/2003 của Thủ tướng Chính Phủ quy định như sau: 2.1. Chức năng Cục Hàng không Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước. Cục Hàng không Việt Nam có tư cách pháp nhân, được hưởng kinh phí từ nhà nước cấp, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội. Cục Hàng không Việt Nam có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: CIVIL AVIATION ADMINISTRATION OF VIETNAM, viết tắt là: CAAV. 2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn - Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các đề án, dự án và các chương trình khác thuộc ngành hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước - Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải các văn bản quy phạm pháp luật về hàng không dân dụng. - Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế – kỹ thuật và quy chế quản lý nhà nước chuyên ngành Hàng không dân dụng. - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và định mức kinh tế – kỹ thuật chuyên ngành sau khi được ban hành; quy định việc áp dụng cụ thể một số tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật – nghiệp vụ đối với các tổ chức, đợn vị hoạt động trong lĩnh vực hàng không phù hợp với pháp luật về hàng không và thẩm quyền quản lý, điều hành của Cục; thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hàng không. - Về quản lý cảng hàng không, sân bay: + Xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các đề án để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không, sân bay dân dụng trên phạm vi cả nước và quy hoạch các cảng hàng không, sân bay quốc tế; trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch các cảng hàng không, sân bay dân dụng địa phương; + Xây dựng quy chế phối hợp hoạt động quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay dân dụng để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành; chủ trì, phối hợp hoạt động với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng hàng không, sân bay dân dụng để thực hiện quy chế phối hợp trên; + Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập các cảng hàng không, sân bay dân dụng, mở các cảng hàng không cho giao lưu quốc tế, đình chỉ hoạt động của các cảng hàng không, sân bay dân dụng; hướng dẫn, cho phép và kiểm tra, giám sát việc khai thác, sử dụng, bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng và cảng hàng không, sân bay dân dụng theo kế hoạch đã đựơc phê duyệt; + Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố hoặc công bố theo thẩm quyền việc đóng, mở, đình chỉ hoạt động của cảng hàng không, sân bay dân dụng; tổ chức thực hiện việc đăng ký và cấp giấy phép khai thác cảng hàng không, sân bay dân dụng. - Về quản lý vận chuyển hàng không: + Xây dựng để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các điều kiện, thủ tục kinh doanh dịch vụ liên quan đến vận chuyển hàng không; tổ chức thực hiện việc cấp giấy phép và các giấy tờ khác đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện các dịch vụ liên quan đến vận chuyển hàng không theo quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; + Tham gia thẩm định để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể các doanh nghiệp vận chuyển hàng không; + Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành các quy chế, thủ tục, thể lệ về vận chuyển hàng không; tổ chức thống kê, nghiên cứu, dự báo thị trường hàng không; + Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc cấp theo uỷ quyền các thương quyền khai thác vận chuyển hàng không cho các doanh nghiệp vận chuyển; tổ chức kiểm tra, giám sát vận chuyển hàng không. - Về quản lý an toàn khai thác bay: + Tổ chức thực hiện việc đăng ký tầu bay dân dụng và các giao dịch bảo đảm liên quan đến tầu bay dân dụng; + Kiểm tra và thực hiện việc cấp công nhận hiệu lực, gia hạn, thu hồi, huỷ bỏ chứng chỉ đủ điều kiện bay, chứng chỉ khai thác tầu bay dân dụng và các chứng chỉ liên quan đến hoạt động khai thác tầu bay dân dụng; + Hướng dẫn thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thuê, cho thuê, khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng tầu bay, trang thiết bị tầu bay dân dụng, việc mua, bán, thanh lý tầu bay, trang thiết bị tầu bay dân dụng; + Quản lý, giám sát việc sản xuất, sử dụng trang thiết bị, thiết bị của tầu bay dân dụng và các trang bị , thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động bay; + Tổ chức việc đăng ký và cấp, công nhận hiệu lực, gia hạn các giấy phép, chứng nhận khả năng chuyên môn, các giấy tờ khác có liên quan đến người lái, thành viên tổ bay, giáo viên bay, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tầu bay dân dụng và các thành viên hàng không khác; + Tổ chức và giám sát và đào tạo huấn luyện người lái, tổ bay, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tầu bay dân dụng và nhân viên hàng không khác theo quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. - Về quản lý hoạt động bay: + Xây dựng phương án để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thiết lập, cho pháp khai thác đường hàng không, khu vực bay, vùng thông báo bay và tổ chức thực hiện; + Thực hiện cấp phép hoạt động bay dân dụng; cấp phép khai thác cho các trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành quant lý hoạt động bay, các đài, trạm dẫn đường, thông tin và các cơ sở điều hành bay dân dụng; + Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động bay dân dụng trên lãnh thổ Việt Nam và vùng thông báo bay thuộc quyền quản lý của Việt Nam; + Tổ chức và quản lý việc cung cấp các dịnh vụ chuyên ngành quản lý bay theo quy định của Pháp luật và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; + Phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng và các cơ quan khác có liên quan trọng việc tổ chức quản lý và sử dụng vùng trời; + Kiểm tra và thực hiện việc cấp, công nhận hiệu lực, ra hạn, thu hồi, huỷ bỏ hoặc đình chỉ sử dụng bằng, chứng chỉ của nhân viên kiểm soát không lưu, nhân viên khai thác hàng không, nhân viên điều hành bay, nhân viên thông báo, quan trắc, dự báo khí tượng và nhân viên hàng không khác. - Là đầu mối tham gia uỷ ban quốc gia tìm kiếm – cứu nạn; tổ chức các hoạt động phối hợp tìm kiếm, cứu nạn và điều tra tai nạn hàng không dân dụng. - Là đầu mối giúp Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan Nhà nước có liên quan xây dựng trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, liên tịch ban hành hoặc trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành các quy định về An ninh hàng không, phê duyệt các chương trình an ninh hàng không của các tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật; tổ chức, giám sát thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho hoạt động hàng không và cho các chuyến bay chuyên cơ, chuyến bay đặc biệt; - Về quản lý các dự án đầu tư trong lĩnh vực hàng không: + Trình Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quyết định các dự án đầu tư trong ngành hàng không; + Quản lý đầu từ và xây dựng đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền được phân cấp quản lý; quyết định đầu tư và tổ chức quản lý các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; + Tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán các dự án đầu tư theo thẩm quyền được phấn cấp quản lý. - Tham gia xây dựng và hướng dẫn thực hiện khung giá cước hoặc cước vận tải, xếp dỡ, các dịch ụ vận tải hàng không được hoạt động độc quyền và những dịch vụ mà Nhà nước trợ giá hoặc giao cho doanh nghiệp thực hiện. - Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải kế hoạch hợp tác quốc tế về hàng không; chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng các dự thảo Điều ước quốc tế và tham gia đàm pháp để ký kết, gia nhập các Điều ước quốc tế và các tổ chức quốc tế về hàng không; ký két các văn bản thoả thuận quốc tế và tổ chức thực hiện các điều ước, thoả thuận quốc tế về hàng không dân dụng theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo thẩm quyền; Cục hàng không Việt nam là đầu mối quan hệ với tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) - Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực hàng không; phối hợp với các cơ quan có liên quan về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không. - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và đảm bảo việc chấp hành các quy định của pháp luật về hàng không dân dụng sử lý các vi phạm pháp luật theo thẩm quyền của Cục. - Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình cải các hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính Nhà nước của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. - Quản lý tổ chức bộ máy, sử dụng biên chế được duyệt theo quy định; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, pháp triển nguồn nhân lực chuyên ngành hàng không theo phân cấp quản lý của Bộ GTVT. - Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định pháp luật. - Được trực tiếp quan hệ với các cơ quan Nhà nước có liên quan hoặc theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ GTVT. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ GTVT giao. 3. Cơ cấu tổ chức 3.1. Khối cơ quan Cục Trụ sở chính: 119 Nguyễn Sơn - Gia Lâm - Hà Nội. Khối bao gồm các có các Ban, Phòng và Văn phòng (gọi chung là các cơ quan chức năng) đóng vai trò là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Cục trưởng thực hiện công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành Hàng không, cơ cấu gồm có: + Ban Kế hoạch - Đầu tư; + Ban Khoa học – Công nghệ; + Ban Quản lý cảng hàng không, sân bay; + Ban Tiêu chuẩn an toàn bay; + Ban Vận tải hàng không; + Ban Quản lý hoạt động bay; + Ban An ninh hàng không; + Ban tổ chức cán bộ; + Ban Tài chính; + Thanh tra Hàng không; + Văn phòng. Tính tới ngày 31/12/2004, Khối cơ quan Cục có 164 người, phân theo cơ cấu như sau: Biểu 1: Phân theo trình độ Số lượng(người) Tỉ trọng(%) Trên và sau đại học ĐH, CĐ Trung cấp Sơ cấp 28 100 12 24 17.1 61 7.3 14.6 Phân theo độ tuổi Dưới 30 tuổi Từ 30 – 40 tuổi Từ 41 – 50 tuổi Từ 51 -60 tuổi 32 39 65 28 19.5 23.8 39.6 17.1 3.2. Khối doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích Hiện nay, trực thuộc Cục hàng không Việt Nam gồm có 4 doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Lực lượng lao động trong khối này tính đến ngày 31/12/2004 có 6.108 người. - Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam Trung tâm có nhiệm vụ đảm bảo một cách an toàn, hiệu quả, điều hoà cho tất cả các tầu bay dân dụng hoạt động tại các cảng hàng không sân bay toàn quốc và trên vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam. Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam bao gồm: + Khối cơ quan + Trung tâm quản lý bay miền Bắc + Trung tâm quản lý bay miền Trung + Trung tâm quản lý bay miền Nam + Trung tâm dịch vụ kỹ thuật quản lý bay + Trung tâm hiệp đồng chỉ huy điều hành bay. - Các cụm cảng hàng không Các cụm CHK có nhiệm vụ quản lý và khai thác các cảng hàng không trong khu vực, cung cấp các dịch vụ hàng không và các dịch vụ công cộng khác để phục vụ cho hoạt động bay của các Hãng hàng không được an toàn và hiệu quả. Có 3 cụm CHK, bao gồm cụm cảng hàng không miền Bắc, cụm cảng hàng không miền Trung và cụm cảng hàng không miền Nam. Các cụm cảng hàng không được tổ chức theo một cơ cấu chung như sau: + Khối cơ quan + Cảng hàng không quốc tế và các cảng hàng không địa phương. + Một số đơn vị kinh doanh hạch toán phụ thuộc. 3.3 Khối các đơn vị sự nghiệp Hiện nay Cục hàng không dân dụng Việt Nam đang quản lý trực tiếp 3 đơn vị sự nghiệp. Tính đến 31/12/2004, đội ngũ cán bộ công nhân viên của các đơn vị sự nghiệp bao gồm 171 người. - Trường Hàng không: Trường Hàng không là đơn vị sự nghiệp giáo dục có nhiệm vụ chính là:Thứ nhất, tổ chức quản lý về chuyên môn nghiệp vụ đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ trong ngành Hàng không dân dụng.Thứ hai, tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh, đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng các chuyên ngành nghiệp vụ về Hàng không dân dụng ở cấp trung học chuyên nghiệp theo hệ thống giáo dục quốc dân. - Trung tâm Y tế Hàng không: Trung tâm Y tế Hàng không thực hiện chức năng là đơn vị sự nghiệp y tế, với các nhiệm vụ chính là: Thứ nhất, tổ chức, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ, hệ thống khám chữa bệnh và thường trực cấp cứu ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục hàng không dân dụng Việt Nam, các trung tâm y tế cơ sở. Thứ hai, tổ chức, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, thực hiện công tác khám chữa bệnh, khám tuyển, giám định sức khoẻ, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho cán bộ, công nhân viên trong ngành Hàng không Việt Nam tại các cơ sở y tế, các nhà nghỉ điều dưỡng của ngành. Thứ ba, tổ chức phối hợp với các bộ ngành có liên quan và các đơn vị trong ngành thực hiện công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh nguy hiểm. Thứ tư, phối hợp thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn hàng không trong ngành Hàng không dân dụng và cung cấp các dịch vụ y tế theo quy định của Bộ y tế và pháp luật hiện hành. - Tạp chí Hàng không: Tạp chí Hàng không là đơn vị sự nghiệp có thu, có chức năng, nhiệm vụ chính là: Thứ nhất, tuyên truyền đuờng lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển ngành Hàng không dân dụng theo tôn chỉ, mục đích được quy định tại giấy phép hoạt động. Tuyên truyền, cổ vũ, giáo dục cán bộ, nhân viên ngành Hàng không dân dụng đáp ứng sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và của ngành Hàng không dân dụng. Thứ hai, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm tổ chức khai thác, quản lý, kiến thức khoa học kỹ thuật về Hàng không dân dụng trong nước và thế giới. II. Ban Kế hoạch - Đầu tư Theo quyết định số 1671/QĐ-CHK ngày 23/07/2004 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Kế hoạch- Đầu tư như sau: 1.Chức năng và nhiệm vụ 1.1. Chức năng Ban Kế hoạch - Đầu tư là cơ quan tham mưu giúp Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật. 1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn - Chủ trì xây dựng trình Cục trưởng: + Quy hoạch phát triển tổng thể, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm của Cục và Ngành Hàng không Việt Nam; + Quy trình, tiêu chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật chuyên ngành, văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. - Chủ trì thẩm định trình Cục trưởng: + Phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư và tổ chức thực hiện việc giao kế hoạch đầu tư cho các đơn vị sau khi đã được phê duyệt; + Phê duyệt các bước đầu tư các dự án xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, cải tạo các công trình cơ sở hạ tầng, đổi mới thiết bị công nghệ trong ngành Hàng không thuộc thẩm quyền của Cục; + Các dự án liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với nước ngoài trong Ngành. - Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong Ngành xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển, các quy trình, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật, các quyết định, văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch, đầu tư – xây dựng đã được phê duyệt, ban hành. - Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện các dự án đầu tư – xây dựng theo phân công của Cục trưởng. - Tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư các công trình xây dựng theo quy định và phân cấp; Phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng công trình và kiến nghị các biện pháp xử lý, giải quyết. - Tổng hợp, lập báo cáo thông kê thường xuyên, báo cáo chuyên đề theo quy định của Nhà nước; tham gia công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan theo sự phân công của Cục trưởng. - Tham gia thanh quyết toán các công trình đầu tư; tham gia quyết toán thu chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục. - Tham gia công tác thanh tra, kiểm tra theo sự phân công của Cục trưởng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao. 2. Cơ cấu tổ chức Ban Kế hoạch - Đầu tư dưới sự chỉ đạo của Trưởng ban, Phó ban gồm có 2 bộ phận: Bộ phận kế hoạch đầu tư và Bộ phận Xây dựng cơ bản. 2.1. Bộ phận Kế hoạch - Đầu tư Đây là bộ phận thuộc Ban Kế hoạch - Đầu tư, có nhiệm vụ tham mưu cho Lãnh đạo Ban kế hoạch đầu tư trong việc: + Công tác xây dựng, tổng hợp các chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm của ngành HKVN; + Công tác lập, giao và triển khai theo dõi thực hiện kế hoạch vốn đầu tư – xây dựng hàng năm của Cục HKVN và của các đơn vị. + Công tác chuẩn bị đâu tư (cho phép chuẩn bị đầu tư, đề cương – dự toán chuẩn bị đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi). + Các dự án liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với nước ngoài trong ngành HKVN. + Công tác, tổng hợp, thống kê, báo cáo. + Các công tác khác theo phân công của lãnh đạo Ban. 2.2. Bộ phận Xây dựng cơ bản Bộ phận này có nhiệm vụ tham mưu, theo dõi trong việc: + Công tác chuẩn bị xây dựng và thực hiện đầu tư. Quản lý chất lượng công trình. + Công tác hướng dẫn, kiểm tra, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư. + Công tác xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật chuyên ngành. + Công tác giám sát, đánh giá đầu tư. + Tham gia thẩm định báo cáo quyết toán các công trình. + Các công tác khác theo phân công của lãnh đạo Ban. 3. Nguyên tắc hoạt động - Ban kế hoạch - Đầu tư có Trưởng ban, Phó Trưởng ban do Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm có thời hạn. - Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về những công việc của Ban. Phụ trách công tác kế hoạch bao gồm việc xây dựng, trình duyệt và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch, phát triển, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm của ngành HKVN; Chủ trì thẩm định để trình Cục trưởng phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư và tổ chức thực hiện giao kế hoạch đầu tư cho các đơn vị sau khi đã được phê duyệt. Phụ trách công tác xây dựng, tham gia xây dựng, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch - đầu tư và các lĩnh vực liên quan khác. Phụ trách các dự án liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với nước ngoài trong ngành HKVN. Phụ trách tham gia xây dựng, thẩm định các nội dung liên quan đến quy hoạch hệ thống sân bay, quy hoạch tổng thể các cảng hàng không. - Phó trưởng Ban giúp việc Trưởng ban và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng ban phân công, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về công việc được giao. Chủ trì thẩm định, trình Cục trưởng phê duyệt các nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Cục HKVN. Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai và thực hiện các dự án đầu tư. Chủ trì công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong ngành HKVN. Phụ trách tham gia các quyết toán các công trình đầu tư – xây dựng cơ bản. - Công chức trong Ban chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về phần việc được giao. 4. Mối quan hệ với các Ban khác trong Cục Với chức năng nhiệm vụ đã được quy định, Ban Kế hoạch - Đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các đơn vị: - Đối với các Ban, Văn phòng, Phòng trong Khối cơ quan Cục: là quan hệ phối hợp nội bộ nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được phân công: +Các văn bản về công tác kế hoạch, đầu tư, xây dựng do Ban Kế hoạch - Đầu tư lập ra sẽ được trình lên Lãnh đạo Cục và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sau đó, các Ban, Văn phòng, Phòng có trách nhiệm phối hợp với Ban Kế hoạch - Đầu tư thực hiện các văn bản này theo phân công nhiệm vụ quy định. + Các Ban, Văn phòng, Phòng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Ban Kế hoạch - Đầu tư hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. - Đối với các đơn vị hoạt động công ích và các đơn vị sự nghiệp: Ban Kế hoạch- Đầu tư là cơ quan giúp Cục trưởng trực tiếp thực hiện việc quản lý, chỉ đạo công tác kế hoạch, xây dựng cơ bản cho các đơn vị này. Phần II: Thực trạng quản lý hoạt động đầu tư tại Ban Kế hoạch - Đầu tư I. Về nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư của toàn Cục Hàng không được huy động từ các nguồn chính sau: + Vốn ngân sách Nhà nước, + Quỹ đầu tư phát triển của các doanh nghiệp, + Vốn ODA, + Các nguồn vốn khác. Trong giai đoạn 2001 – 2004, tổng vốn đầu tư của các dự án trọng điểm vào các CHK từ năm 2001 dến năm 2004 là 2510 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách là 848 tỷ đồng (33,8%), Quỹ đầu tư phát triển của các doanh nghiệp là 1.361 tỷ đồng (54,2%), Vốn ODA là 223 tỷ đồng (8,9%), Vốn khác 78 tỷ đồng (3,1%). Tổng vốn đầu tư này rất thấp so với nhu cầu và theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (27.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2001 – 2005). Khó khăn về vốn đầu tư của nhà nước là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay của ngành hàng không, điều này dẫn đến một số dự án bị chậm tiến độ và các cảng HKQT hiện nay cơ sở hạ tầng còn chưa đạt được mức độ của các nước trong khu vực (Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia). Tuy nhiên ở một số lĩnh vực do giải quyết tốt về cơ chế và nguồn vốn thì việc đầu tư đã đạt hiệu quả rất cao, trình độ tương đương, thậm chí vượt trội hơn nhiều nước trong khu vực (ví dụ lĩnh vực quản lý điều hành bay). Dự kiến, tổng vốn đầu tư từ nay đến năm đến năm 2020 khoảng 4,5 tỷ $, trong đó kinh phí đầu tư cho cảng hàng không Long Thành là 2,5 tỷ $, Nội Bài là 700 triệu $, các cảng hàng không còn lại là 1,2 tỷ $. Về nợ đọng: đến nay trong ngành số dự án đã hoàn thành mà vẫn nợ đọng với các nhà thầu do không có vốn thanh toán là 4 dự án với tổng nguồn nợ đọng rất thấp là 3,9 tỷ đồng. Vốn nợ đọng cho dến năm 2004 của Cục hàng không Việt Nam chủ yếu là việc hoàn ứng vốn ngân sách theo kế hoạch ứng hoặc cơ chế đã được Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan Nhà nước cho phép. Tất cả số nợ đọng nêu trên đều đã được Bộ GTVT, Bộ KHĐT đưa vào danh mục thanh toán dứt điểm trong năm 2004. Như vậy vấn dề nợ đọng kéo dài cũng không xảy ra đối với các Dự án trong ngành Hàng không. II. Về công tác lập dự án đầu tư Các đơn vị trực thuộc Cục khi cần lập dự án phải làm công văn gửi Cục mà cụ thể là Ban Kế hoạch - Đầu tư để xin phép chủ trương đầu tư. Sau khi phân tích một số vấn đề như: Nguồn vốn, hiệu quả đầu tư, mức độ cần thiết đầu tư, Cục cho công văn trả lời. Nếu được đồng ý, đơ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC177.doc
Tài liệu liên quan