Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn: Mục lục 1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn-SCB 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn có nguồn gốc xuất thân từ ngân hàng thương mại cổ phần Quế Đô trước đây. NHTMCP Quế Đô được thành lập từ năm 1992. Sau 5 năm hoạt động, đến năm 1997 đổi tên thương hiệu mới là NHTMCP Sài Gòn. Trải qua 11 năm hình thành, đi vào hoạt động, củng cố, phát triển, đến tháng 4 năm 2003 thương hiệu NHTMCP Sài Gòn chính thức được giới thiệu trên thương trường tha... Ebook Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

doc20 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1311 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y thế cho thương hiệu NHTMCP Quế Đô trước kia. Tên tiếng Anh: Sài Gòn Commercial Bank, viết tắt là SCB. Hội sở chính: 193-203, Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Giấy phép hoạt động số: 00018/HH-GF Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103001562(đăng ký lần đầu, ngày 30/6/1992 số đăng ký kinh doanh gốc: 059019, đăng ký lại lần thứ 1 ngày 16/4/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 19/12/2005) Số điện thoại: (848)9206501. Fax: (848)9206505. Địa chỉ email: scb@scb.com.vn Trang web: www.scb.com.vn Telex: 811558SCBVT, SWIFT: SACLVNVX. 1.2 Sơ đồ tổ chức Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức 1.3 Mạng lưới Tính đến 30/11/2007, mạng lưới của SCB bao gồm: hội sở chính, sở giao dịch, hơn 40 chi nhánh và phòng giao dịch tại các khu vực. Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng. Miền Trung: Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận, Nghệ An. Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Bằng sông Cửu Long: Vĩnh Long, An Giang, Châu Đốc, Trà Vinh, Tiền Giang, SaĐec, Bến Tre, Cần Thơ. Miền Đông Nam Bộ: Bình Dương, Vũng Tàu. 1.4 Quản trị điều hành 1.4.1 Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị của SCB có 5 thành viên, trong đó ông Lê Quang Nhường-chủ tịch đương nhiệm. Hội đồng quản trị không tham gia điều hành trực tiếp, hội đồng họp định kỳ hàng quí để thảo luận các vấn đề có liên quan đến hoạt động của ngân hàng, xem xét, phê chuẩn báo cáo quí, báo cáo thường niên. Trong trường hợp cần thiết hội đồng có những phiên họp bất thường. Hội đồng có vai trò xây dựng chiến lược tổng thể và định hướng lâu dài cho ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho ban điều hành. Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt động Ban điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do hội đồng thành lập như: hội đồng tín dụng, hội đồng quản lý tài sản nợ-tài sản có, hội đồng đầu tư và ban kiểm soát nội bộ. 1.4.2 Ban điều hành Ban điều hành (Ban tổng giám đốc) hiện có 8 thành viên, trong đó ông Phạm Anh Dũng là Tổng giám đốc đương nhiệm, làm nhiệm vụ điều hành chung và 7 phó tổng giám đốc làm nhiệm vụ phụ tá. Các thành viên của ban điều hành đều có trình độ đại học và sau đại học, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tín dụng, quản lý điều hành và quan hệ đối nội đối ngoại. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do hội đồng quản trị đề ra. Bằng các kế hoạch phương án kinh doanh, tham mưu cho hội đồng quản trị về các vấn đề chiến lược, chính sách, trực tiếp điều hành mọi hoạt động ngân hàng. 1.4.3 Ban kiểm soát nội bộ Ban kiểm soát nội bộ hiện tại có 5 thành viên, trong đó bà Phạm Thị Mộng Hoa là trưởng ban kiểm soát. Các thành viên của ban điều hành đều là những người có trình độ đại học và sau đại học, kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính ngân hàng và am hiểu pháp luật. Nhiệm vụ của ban kiểm soát nội bộ là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị trong hệ thống SCB về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của SCB. Qua đó, đánh giá chất lượng điều hành và tình hình hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém đề phòng rủi ro nếu có. 1.4.4 Hội đồng tín dụng Là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tín dụng, thực hiện chức năng xét duyệt việc phân phối nguồn vốn tín dụng cho các khu vực kinh tế, ấn định hạn mức tín dụng cho các ban tín dụng chi nhánh, quyết định việc cho vay của ngân hàng đối với các định chế tài chính trong và ngoài nước, quyết định về chuẩn mực tín dụng, giám sát chất lượng tín dụng và xem xét các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động tín dụng. Hội đồng tín dụng ra quyết định theo nguyên tắc nhất trí. 1.4.5 Hội đồng quản lý tài sản nợ-tài sản có Hội đồng có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý tài sản nợ-tài sản có hữu hiệu và kịp thời; quản lý khả năng thanh toán và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ, quy định mức dự trữ thanh khoản; quản lý rủi ro lãi xuất, tỉ giá; quyết định về cấu trúc vốn và nguồn vốn; chính sách lãi xuất; và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.4.6 Hội đồng đầu tư Nhiệm vụ của hội đồng đầu tư là xem xét tình hình hiệu quả của dự án đầu tư mà SCB quan tâm, ra quyết định đầu tư, xem xét và quyết định các vấn đề khác liên quan đến hoạt động đầu tư. 1.5 Cơ cấu sở hữu vốn NHTMCP Sài Gòn là một NHTMCP Việt Nam đăng ký hoạt động tại nước CHXHCN Việt Nam. NHTMCP Sài Gòn ngày nay tức NHTMCP Quế Đô trước đây được NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động năm 1992. Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ VND, thời hạn hoạt động là 50 năm. Vốn ban đầu của NHCP do các cổ đông đóng góp thông qua mua các cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, hoặc cổ phiếu. Trong quá trình hoạt động vốn điều lệ tiếp tục được bổ sung thêm hàng năm nhằm đạt được mức vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định hiện hành của NHNN. Vốn điều lệ được bổ sung từ các nguồn: cổ phần phát hành thêm, bổ sung từ lợi nhuận sau thuế, thặng dư vốn, các quỹ, phát hành giấy nợ có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu. Diễn biến vốn điều lệ của SCB qua các năm: Năm 1992: 20 tỷ VND Năm 2004: 150 tỷ VND Năm 2005: 271 tỷ VND Năm 2006: 600 tỷ VND Năm 2007: 1970 tỷ VND SCB phấn đấu đến năm 2009 sẽ đạt và vượt mức vốn pháp định 3000 tỷ VND theo quy định của NHNN Việt Nam: tất cả các NHTMCP đến năm 2010 phải đạt mức vốn điệu lệ tối thiểu là 3000 tỷ VND. 1.6 Lĩnh vực kinh doanh 1.6.1 Về tín dụng Huy động vốn ngắn, chung, dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán bằng VND, bằng ngoại tệ, bằng vàng. Cho vay: Cho vay ngắn, trung, dài hạn các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Cho vay mua xe ôtô, cho vay mua sắm hàng tiêu dùng. Cho vay sửa chữa, xây dựng nhà ở, cho vay mua căn hộ. Cho vay bảo lãnh trong nước, ngoài nước. Cho vay kinh doanh chứng khoán. 1.6.2 Kinh doanh Mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quý. Kinh doanh chứng khoán, kinh doanh nhà đất. Đầu tư trực tiếp, tham gia góp vốn liên doanh, liên kết. SCB tham gia góp vốn với công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn-Phú Gia, công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt-chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. 1.6.3 Dịch vụ Dịch vụ thanh toán: thu hộ, chi hộ; chuyển tiền trong nước, ngoài nước; thanh toán quốc tế; nhận chi trả kiều hối; nhận chi trả tiền lương; dịch vụ thẻ thanh toán...SCB tham gia hệ thống chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới Western Union, SCB tham gia lĩnh vực liên minh thẻ và ký kết hợp tác với Vietcombank. 2.Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Chi Nhánh Hà Nội SCB Hà nội thành lập tháng 10/2005 và đầu năm 2006 bắt đầu đi vào hoạt động . 2.1 Cơ cấu và bộ máy chức tại SCB Hà Nội - Giám đốc: Là người có trách nhiệm điều hành tổ chức thực hiện của chi nhánh và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về mọi mặt hoạt động của chi nhánh. - Phó giám đốc: là người có trách nhiệm quản lý phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán, phòng ngân quỹ đồng thời chịu sự chỉ đạo của Giám đốc. -Phòng Tín dụng: Tham mưu cho BĐH về việc xây dựng chính sách tín dụng, chiến lược đầu tư trung, dài hạn và kế hoạch hàng năm của SCB đối với khách hàng. Tham mưu xây dựng quy chế, quy trình chuẩn của SCB đối với hoạt động kinh doanh. Tổ chức triển khai, quản lý và hỗ trợ hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống SCB nhằm đạt chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận tăng trưởng, hoạt động kinh doanh hiệu quả và an toàn theo kế hoạch do Ban Điều hành giao. Quản lý, giám sát, tập huấn triển khai bảo đảm việc thực hiện quy chế, quy trình, chính sách tín dụng được thống nhất, minh bạch trong tòan ngân hàng. Phối hợp các Phòng, Ban xác định danh mục cho vay của SCB trong từng thời kỳ, định mức tiêu chuẩn dòng sản phẩm đối với khách hang. -Phòng Kế toán: Quản lý hoạt động tài chính, kế toán tòan ngân hàng nhằm đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán theo quy định và cung cấp thông tin kế toán quản trị. Xây dựng các quy trình, quy chế, hướng dẫn hạch toán cho toàn hệ thống SCB. Thực hiện công tác kế toán tài chính, kế toán tổng hợp, kế toán quản trị và kế toán chi tiết. -Phòng Ngân quỹ: Quản lý kho quỹ hội sở hoạt động an toàn hiệu quả, xử lý các nghiệp vụ liên quan đế n tiền mặt được nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Quản lý tiền mặt tại Hội sở. Cân đối quỹ tiền mặt cho nhhu cầu toàn ngân hàng. -Phòng tổ chức nhân sự: Quản lý hiệu quả chức năng nhân sự nhằm thu hút, duy trì và phát triển một đội ngũ nhân viên chất lượng cao cho ngân hàng. Phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự. Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các lĩnh vực trong công tác lao động tiền lương, công tác đào tạo. -Phòng Kiểm soát nội bộ: Tham mưu cho Giám Đốc xây dựng và ban hành các cơ chế-chính sách, các quy chế-quy trình làm cơ sở pháp lý trong quá trình hoạt động, tham mưu trong công tác quản trị điều hành hoạt động của SCB trong mọi lúc-mọi nơi đều thông suốt, tuân thủ đúng pháp luật, kiểm soát rủi ro, phát triển an toàn-hiệu quả. Tham mưu cho Giám đốc về việc giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan đến cán bộ nhân viên và hoạt động của SCB. Trực tiếp quản lý và điều hành hệ thống kiểm tra - kiểm soát nội bộ (KTKSNB) trong toàn hệ thống thực hiện công tác KT-KSNB trên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của SCB theo đúng quy chế-quy trình và quy định của SCB; đôn đốc kiểm tra-giám sát, báo cáo Tổng Giám Đốc về tình hình chỉnh sửa các sai sót theo kiến nghị của Thanh tra NHNN, của các ngành chức năng và của KTNB. Đầu mối làm việc với Thanh tra NHNN và các cơ quan ban ngành hữu quan theo sự phân công-uỷ nhiệm của Giám Đốc. 2.2 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức: Giám Đốc PGĐ KSNB HC-NS Kế toán Ngân quỹ Tín dụng PGD1 PGD2 PGD3 PGD4 PGD5 PGD6 2.3 Đánh Giá Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh SCB Hà Nội-2007 BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Kỳ báo cáo: năm 2007 ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU CHI NHÁNH HÀ NỘI KH BDH Năm 2006 Năm 2007 So với kỳ trước % KH BDH +/- % TÀI SẢN I. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 1.788 1.329 8.272 6.943 522,32 1.513,58 II. Tiền gửi tại NHNN 1.000 1.456 343 -1.113 -76,44 244,18 III. Tín phiếu Chính phủ và GTCG ngắn hạn khác đủ điều kiện tái chiết khấu với NHNN - IV. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác - 101.849 1.972 -99.877 -98,06 * Tiền, vàng gửi tại các TCTD 101.849 1.972 -99.877 -98,06 * Cho vay các TCTD khác - - * Dự phòng rủi ro - V. Chứng khoán kinh doanh - * Chứng khoán kinh doanh - * Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh - VI. Các công cụ tài chính phái sinh và các tài chính phái sinh khác - VII. Cho vay khách hàng 1.186.308 391.242 1.051.437 660.195 168,74 83,04 * Cho vay khách hàng 1.186.308 391.242 1.051.437 660.195 168,74 83,04 Trong đó - Cho vay ngắn hạn 586.308 150.871 614.995 464.124 307,63 106,59 Cho vay trung, dài hạn 600.000 240.372 436.442 196.071 81,57 54,52 Chiết khấu và cầm cố GTCG - - * Dự phòng rủi ro - VIII. Chứng khoán đầu tư - * Chứng khoán sẵn sàng để bán - * Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn - * Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư - IX. Góp vốn, đầu tư dài hạn - 1/ Đầu tư váo công ty con - 2/ Vốn góp liên doanh - 3/ Đầu tư vào công ty liên kết - 4/ Đầu tư dài hạn khác - - 5/ Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn - X. Tài sản cố định 8.763 2.892 41.865 38.973 1347,55 663,85 1/ Tài sản cố định hữu hình 8.524 2.879 28.490 25.612 8899,69 453,68 * Nguyên giá TSCĐ 11.194 3.549 34.027 30.478 858,79 398,67 * Hao mòn TSCĐ -2.670 -670 -5.537 -4.866 726,06 243,35 2/ Tài sản cố định vô hình 239 - 13.316 13.316 5571,62 * Nguyên giá TSCĐ 275 13.316 13.316 4842,24 * Hao mòn TSCĐ -36 - - 3/ Tài sản khác 13 59 45 337,99 XI. Tài sản có khác 2.644.674 628.038 5.523.995 4.895.957 779,56 242,78 1/ Các khoản phải thu 400 381 485 104 27,28 554,67 2/ Các khoản lãi và phí phải thu 13.568 4.890 17.461 12.570 257,04 144,86 3/ Tài sản thuế TNDN hoãn lại - 4/ Tài sản có khác 2.630.706 622.766 5.506.049 4.883.283 784,13 243,20 5/ Gửi vốn nội bộ 620.318 5.504.404 4.884.086 787,35 6/ Các khoản dự phòng rủi ro khác - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 3.842.533 1.126.806 6.627.885 5.501.079 488,20 202,56 NGUỒN VỐN I.Tiền gửi của Kho Bạc Nhà nước và TCTD khác 1.500.000 505.434 452.033 -53.401 -10,57 - 1/ Tiền gửi của Kho Bạc Nhà nước - 2/ Tiền gửi của TCTD khác 1.500.000 505.434 452.033 -53.401 -10,57 - II.Vay NHNN, TCTD khác - - 1/ Vay NHNN - III.Tiền gửi của khách hàng 2.253.301 591.383 5.962.039 5.370.656 908,15 323,16 1/ Tiền gửi của các TCKT và dân cư 1.601.678 1.601.678 Trong đó * Tiền gửi không kỳ hạn 275.308 275.308 * Tiền gửi có kỳ hạn 1.326.370 1.326.370 2/ Tiền gửi tiết kiệm 4.360.361 4.360.361 Trong đó * Tiền gửi không kỳ hạn 424 424 * Tiền gửi có kỳ hạn 4.359.937 4.359.937 IV. Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác - V. Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư - VI. Phát hành giấy tờ có giá - VII. Tài sản nợ khác 49.232 18.842 141.960 123.119 653,44 405,12 1/ Các khoản phải trả 200 18 9.430 9.412 51521,20 5178,85 2/ Các khoản lãi và phí phải trả 49.032 18.823 132.530 113.707 604,07 376,40 3/Thuế TNDN hoãn lại phải trả - 4/ Tài sản nợ khác - VIII. Vốn và các quỹ 40.000 11.147 71.853 60.706 544,60 210,40 1/ Vốn của TCTD - * Vốn điều lệ - * Vốn đầu tư xây dựng cơ bản - * Thặng dư vốn cổ phần - 2/ Quỹ của TCTD - 3/ Chênh lệch tỷ giá hối đoái, đá quý - 4/ Chênh lệch đánh giá lại tài sản - 5/ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối - 6/ Lãi/ lỗ kỳ này (sau thuế) 40.000 11.147 71.853 60.706 544,60 VAY VỐN NỘI BỘ - - - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 3.842.533 1.126.806 6.627.885 5.501.079 488,20 202,56 Số CBNV 90 58 94 36 Dư nợ bình quân đầu người 13.181 6.746 11.186 4.440 65,82 Tăng trưởng dư nợ bình quân đầu người - Huy động bình quân đầu người 41.703 18.911 65.235 49.324 260,83 Tăng trưởng huy động bình quân đầu người - Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO.Với những cơ hội và thách thức của hội nhập,nền kinh tế Việt nam nói chung và thị trường tài chính nói riêng đã có những bước chuyển mình sâu sắc, SCB Hà nội đã đạt được một số thành tựu nhất định. 2.3.1. Nguồn vốn: Huy động vốn của SCB nhưng tháng đầu năm chủ yếu tập trung từ nguồn huy động trên thị trường liên ngân hàng theo tỷ lệ huy động, bắt đầu huy động giữa thị trường 1 tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng huy động trên thị trường 2 giúp SCB có một cơ cấu vốn hợp lý, an toàn. Cuối năm 2007, tỷ lệ huy động vốn giữa thị trường 1 và thị trường 2 là: 7,5:2,5 đây là cơ vốn rất lý tưởng cho hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn huy động từ thị trường 1tăng đều và ổn định qua các tháng. Mặc dù kể từ cuối quý II/2007, DTBB của NHNN tăng đáng kể cùng với áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng đã gây ra một sức ép lớn lên chi phí huy động của các ngân hàng; nhưng bằng các chương trình tiết kiệm dự thưởng với lãi suất hấp dẫn cũng như vơi chính sách huy động trên thị trường 1. Loại hình tiền gửi thanh toán với giá rẻ bên cạnh tiền gửi tiết kiệm mang tính ổn định cao đã tạo ra một cơ cấu vốn huy động hợp lý, ổn định cho hoạt động của SCB. Có một khoảng thời gian nguồn vốn huy động ỏ thị trường 2 bị sụt giảm do xu thế chung về thừa dự trữ thanh khoản của các NHTM và một phần do SCB muốn cơ cấu lại tỷ trọng nguồn vốn huy động từ thị trường 1 và 2. Từ giữa quý II/2007 huy động từ thị trường 2 đã tăng ổn định góp phần đảm bảo thanh khoản ở mức an toàn cho SCB. Chi nhánh SCB đều có bước tăng trưởng về nguồn vốn huy động trong năm 2007. Đây là điều kiện tiên quyết để đơn vị chủ động được nguồn tài chính sử dụng cho nhu cầu phát triển tín dụng, đầu tư với mục tiêu lợi nhuận. Xét về mức độ đóng góp giữa các đơn vị trong hệ thống SCB, chi nhánh SCB Hà Nội luôn là đơn vị dẫn đầu về thành tích huy động vốn. Phát huy lợi thế thị trường, bình quân SCB Hà Nội cung cấp từ 25% đến 30% nguồn vốn huy động cho toàn bộ hệ thống. 2.3.2Tài sản: Tài sản SCB Hà nội nhìn chung tăng trưởng ổn định qua các tháng, chỉ duy nhất trong tháng 5 là tốc độ tăng trưởng hơi chậm lại. Cơ cấu tổng tài sản bao gồm:Tồn quỹ, tiền gửi tại NHNN và các TCTD, cho vay, đầu tư, TSCĐ và tài sản có khác, trong đó, cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trọng tổng tài sản. Hình 2.3 Tình hình biến động tài sản SCB năm 2007 2.3.3. Hoạt động tín dụng và đầu tư: a-Tín dụng Dư nợ tín dụng Hình 2.4 Tình hình cho vay năm 2007 Hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động thế mạnh mang lại nguồn thu nhập chính cho SCB. Với hoạt động tín dụng hiệu quả, SCB đã thể hiện tốt vai trò trung gian tài chính góp phần phân bổ và khai thác hợp lý nguồn lực tiết kiệm của dân cư vào các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội quốc gia. b- Chất lượng tín dụng: Cùng với việc tăng trưởng dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng tại SCB Hà nội luôn được kiểm soát và cải thiện. Chất lượng tín dụng ngày càng cao không chỉ phản ánh chất lượng nguồn nhân lực của SCB Hà Nội, mà còn là tín hiệu cho một sự tăng trưởng bền vững, và góp phần nâng cao vị thế của SCB Hà Nội trên thị trường tài chính. 2.3.4 Lợi nhuận trước thuế: Trong năm 2007, theo lộ trình trích lập dự phòng chung và với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, SCB đã trích lập thêm khoản dự phòng 58,44 tỷ, nâng số dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đến 31/12/2007 lên 81,16 tỷ. Ngoài ra, SCB cũng đã trích lập hơn 3 tỷ dự phòng cho các khoản giảm giá chứng khoán kinh doanh. Đóng góp nhiều nhất cho toàn hàng là sở giao dịch với mức đóng góp 59,09%. Kế đến là Chi nhánh Hà Nội với mức đóng góp là 19,89%. Năm 2007 có thể coi là năm thắng lớn của SCB Hà Nội với việc hoàn thành gần gấp đôi kế hoạch được giao. Với thành tích này, toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh Hà Nội được thưởng lớn theo mức 20% lợi nhuận vượt kế hoạch với số tiền lên đến 7,96 tỷ. Các chi nhánh mới thành lập cũng có kết quả kinh doanh rất khả quan, kết thúc niên độ kế toán năm 2007, gần như tất cả các chi nhánh của SCB đều đã hòa vốn và bắt đầu có lãi. Đơn vị tính: triệu đồng Đơn vị Lợi nhuận % đóng góp trong toàn hàng Hội sở 8.330 2,31 Sở giao dịch 213.521 59,09 Chi nhánh An Đông 26.442 7,32 Chi nhánh Nhà Rồng 12.619 3,49 Chi nhánh Tân Định 17.944 4,97 Chi nhánh Gia Định 88 0,02 Chi nhánh Tân Bình 3.456 0,96 Chi nhánh Hà Nội 71.853 19,89 Chi nhánh Vĩnh Long 1.413 0,39 Chi nhánh An Giang 2.236 0,62 Chi nhánh Bình Định 2.039 0,56 Chi nhánh Đà Nẵng 1.056 0,29 Chi nhánh Cần Thơ 195 0,05 Chi nhánh Quảng Ninh 46 0,01 Chi nhánh 20/10 60 0,02 Chi nhánh Vũng Tàu 2 Chi nhánh Bình Dương 27 0,01 Chi nhánh Nghệ An (10) Chi nhánh Hải Phòng 6 TỔNG CỘNG 361.323 100 Hình 2.5 Kết quả kinh doanh các đơn vị SCB năm 2007 SCB Hà Nội tuy mới đi vào hoạt động được 2 năm, và qua báo cáo tổng hợp trên cho thấy tình hình tăng trưởng nguồn vốn và lợi nhuận của chi nhánh SCB Hà Nội năm 2007 khá cao trong toàn hàng. Vì là một ngân hàng trẻ nên SCB Hà Nội đang đứng trước sự cạnh tranh trong toàn hệ thống liên ngân hàng. Qua một thời gian thực tập tại SCB Hà Nội, em đã nắm bắt sơ bộ được tình hình hoạt động của chi nhánh ,em xin chọn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của SCB Hà nội trong giai đoạn Việt nam chính thức lá thành viên của WTO” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12740.doc
Tài liệu liên quan