Báo cáo Thực tập tại Phòng giao dịch ngân hàng NHCSXH huyện Đông Anh

PHẦN I: NỘI DUNG BÁO CÁO I/ TỔNG QUAN VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ( NHCSXH ) HUYỆN ĐÔNG ANH. 1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến hoạt động của NHCSXH huyện. 1.1. Đặc điểm về địa bàn: Đông Anh là một Huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch đã được Chính phủ và Thành phố phê duyệt, là đấu mối giao thông quan trọng nối Thủ Đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. -

doc29 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Phòng giao dịch ngân hàng NHCSXH huyện Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng diện tích đất tự nhiên: 18.230 ha; trong đó: Đất nông nghiệp 9.785 ha. Huyện có 23 xã, 1 thị trấn; 156 thôn, làng và 62 tổ dân phố; Đến nay Huyện có 85 làng văn hoá, trong đó có 35 làng văn hoá cấp Thành phố; Dân số khoảng trên 331.000 người, trong đó: dân cư đô thị chiếm khoảng 11%. - Trên địa bàn huyện có nhiều lễ hội diễn ra hàng năm và có nhiều đình chùa, đền thờ như đền thờ An Dương Vương, thờ Lê Hoa, Đống Lang Linh Thần Đại Vương, Phúc hiệu thần Đại Vương Ngô Tướng quân…vv, có lễ hội đền An Dương Vương, Hội làng đường Yên, Hội đền Sái… Trong những năm gần đây, thực hiện chương trình Quốc gia về xóa đói giảm nghèo thông qua các chính sách của Chính phủ, trong đó chính sách cho vay vốn của NHCSXH đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã góp phần tích cực giúp nhiều ngàn hộ dân thoát nghèo và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến cuối 2009 chiếm khoảng 5.9% (khoảng 4.600 hộ nghèo) trong tổng số khoảng 77.500 hộ dân ( với khoảng 331.000 người ). Kết quả này cho thấy tỷ lệ hộ nghèo của huyện không cao so với các huyện khác trong Thành phố Hà Nội. 1.2. Số xã, thị trấn trên địa bàn huyện: Huyện Đông Anh có 23 xã và 1 thị trấn ( là trung tâm hành chính của huyện, nơi NHCSXH đóng trụ sở ). Không có xã thuộc vùng khó khăn theo QĐ 30-2007/QĐ-TTg ngày 05/ 3/ 2007 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của phòng giao dịch : Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đông Anh là đơn vị trực thuộc chi nhánh NHCSCXH thành phố Hà Nội, do Hội đồng quản trị NHCSXH quyết định thành lập. Ngày 10/05/2003, Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH có Quyết định số 676/QĐ-HĐQT về việc thành lập Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đông Anh. Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NĐ-QH15 ngày 29/05/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, theo đó Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đông Anh được thành lập trên cơ sở là đơn vị thành viên của NHCSXH thành phố Hà Nội mới theo Quyết định số 03/QĐ-HĐQT ngày 02/01/2009 về việc thành lập Phòng giao dịch NHCSXH. Tổ chức bộ máy của PDG NHCSXH huyện Đông Anh tóm tắt : - Ban đại diện Hội đồng quản trị huyện Đông Anh. Ban đại diện Hội đồng quản trị huyện do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; thành viên chuyên trách là Giám đốc NHCSXH huyện, còn lại là đại diện các nghành, đoàn thể có thành viên là Hội đồng quản trị ở Trung ương, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.Hiện nay Trưởng ban đại diện huyện có đồng chí Lê Ngọc Quang, Huyện Uỷ Viên, Phó Chủ tịch UBND huyện - Trưởng Ban. - Bộ phận điều hành tác nghiệp: + Điều hành hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH là Giám đốc, Giám đốc là người chị trách nhiệm trước NHCSXH cấp trên, trước pháp luật về các quyết định của mình. + Cơ cấu PGD NHCSXH huyện Đông Anh được bố trí gọn nhẹ, có các bộ phận và cán bộ chuyên môn về kế toán, kiểm soát, ngân quỹ và kế hoặch nghiệp vụ.Gồm có 12 viên chức và 02 lao động làm bảo vệ. - Ông: Nguyễn Minh Tâm,chức vụ: Giám đốc, phụ trách chung, phụ trách công tác kế toán, kiểm tra kiểm toán nội bộ. - Bà: Nguyễn Thị Sính, chức vụ Phó Giám đốc ( kiêm Tổ trưởng Tổ tín dụng) : phụ trách tín dụng. -Tổ tín dụng và Tổ kế toán. Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng giao dịch NHCSXH Đông Anh. Giám đốc Phó giám đốc Tổ Kế hoạch, nghiệp vụ Tổ kế toán, ngân quỹ 3. Kết quả hoạt động của phòng giao dịch đến ngày 31/ 12/ 2009: Phòng giao dịch đã tiến hành ký văn bản liên tịch với 4 tổ chức chính trị xã hội cấp huyện: Hội Liên hiệp Phụ nữ (dư nợ nhận ủy thác chiếm 47,2 %), Hội Nông dân (dư nợ nhận ủy thác chiếm 38,9 %), Hội Cựu chiến binh (dư nợ nhận ủy thác chiếm 7,6 %), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (dư nợ nhận ủy thác chiếm 3,2% ). Kết quả hoạt động tính đến ngày đến ngày 31/12/2009 như sau : Bảng 1: Tình hình ủy thác qua các tổ chức Hội Tổ chức Hội Số Tổ TK&VV (Tổ) Số hộ (hộ) Dư nợ ( triệu đồng ) Trong hạn Qúa hạn - Hội Phụ nữ 238 6.175 58.232,650 0 - Hội Nông dân 251 5.194 47.944,850 0 - Hội CCB 80 1.108 9.430,000 0 - Đoàn TN 30 245 3.947,000 0 Tổng cộng 599 12.722 119.554,500 0 Qua số liệu trên cho thấy kết quả uỷ thác giữa các tổ chức hội là khác nhau rõ rệt, chủ yếu tập trung vào Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân. Còn Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên cộng sản HCM tương đối thấp, dư nợ nhận uỷ thác chỉ chiếm 10,8 %, số hội viên tham gia Tổ TK&VV rất ít. Hiện nay tại NHCSXH huyện đã thực hiện 05 chương trình cho vay của NHCSXH Việt nam đó là : Bảng2: Kết qủa dư nợ theo chương trình tín dụng Tên chương trình Số hộ còn dư nợ ( hộ ) Số tiền ( Tr.đ ) Phương thức cho vay Trực tiếp ( Tr.đ ) Gián tiếp ( Tr.đ ) -Hộ nghèo 3.294 38.227 0 38.227 -Học sinh sinh viên 2.664 29.502 0 29.502 -Giải quyết việc làm 3.115 33.419 300 33.119 -Nước sạch&VSMTNT 5.258 21.184 0 21.184 -Hộ nghèo về nhà ở 124 992 0 992 Tổng cộng 14.455 123.324 300 123.024 Qua số liệu ở bảng 2 ta có thể biết được khối lượng công việc tại đơn vị là rất lớn. Qua những ngày thực tập tại đơn vị thì tôi thấy việc thu nợ là rất tốt và chủ yếu là thu tại điểm giao dịch xã. Chất lượng tín dụng của các chương trình do NHCSXH huyện sau khi nhận bàn giao là khá tốt.Nợ quá hạn chỉ có 65 triệu, ở chương trình cho vay giải quyết việc làm, chiếm 0,053% tổng dư nợ, đó là trường hợp của ông Chu Văn Năng từ Kho bạc TP.Hà Nội bàn giao lại.Và 1 khoản nợ khoanh 1 triệu, ở chương trình cho vay hộ nghèo nhận bàn giao từ Ngân hàng NN&PTNT.. Phòng GD NHCSXH Đông Anh có được kết quả hoạt động tốt nhờ: Về phía Ngân hàng đã thực hiện tốt các Văn bản, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản của Hội đồng quản trị và của Tổng Giám đốc NHCSXH, chỉ đạo của NHCSXH thành phố Hà Nội, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Đông Anh Ban lãnh đạo NHCSXH Đông Anh đã sát sao quán triệt chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ đến từng cán bộ và cùng cán bộ tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động nghiệp vụ. Luôn sát sao tâm huyết với công việc được giao, thường xuyên họp giao ban mỗi tháng và hướng dẫn nghiệp vụ cho các Tổ trưởng Tổ TK&VV tại các xã. Về phía các tổ chức Hội: Các Tổ trưởng Tổ TK&VV luôn nhiệt tình với công việc được giao tham gia đầy đủ các lớp đào tạo từ phía ngân hàng nắm chắc các nghiệp vụ từ đó hướng dẫn chỉ đạo,đôn đốc đến từng hộ gia đình nâng cao tinh thần tiết kiệm, ý thức trả nợ lãi, gốc khi đến hạn, họp Tổ để chia sẻ và giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất Các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích nên khả năng trả nợ đến hạn cho NH cao. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận dễ dàng với NHCSXH, vốn đến đúng địa chỉ người thụ hưởng, ngăn chặn thất thoát vốn để người dân trực tiếp nhận tiền vay, trả nợ, trả lãi ngay tại xã mà không phải tới trụ sở tại Ngân hàng huyện, NHCSXH đã tổ chức các điểm giao dịch lưu động tại xã cách xa trên 3 km. Đến nay đã tổ chức được 21 điểm giao dịch tại các xã /24 xã, thị trấn trong toàn huyện. II/ KẾT QỦA THỰC TẬP. 1. Các công việc liên quan đến hồ sơ vay vốn của khách hàng. 1.1 - Đối với chương trình cho vay ủy thác: 1.1.1. Kết qủa kiểm tra hồ sơ khách hàng : Ngoài những buổi đi giao dịch xã,Tôi và các học viên xem và kiểm tra hồ sơ vay vốn của chương trình cho vay đã được duyệt và đã giải ngân, như cho vay hộ nghèo xã Cổ Loa, Đại Mạch ; cho vay giải quyết việc làm xã Đông Hội, Dục Tú; cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn xã Hải Bối, Kim Chung ; cho vay Nước sạch & VSMTNT xã Kim Nỗ, Liên Hà ; cho vay hộ nghèo về nhà ở xã Cổ Loa, Đại Mạch: Bảng3: Tình hình tập hợp và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng Chương trình Số lần kiểm tra hồ sơ (lần) Số hồ sơ được kiểm tra ( hồ sơ) Số hồ sơ phát hiện sai sót. -Hộ nghèo 2 16 0 -Học sinh sinh viên 1 21 0 -Giải quyết việc làm 2 1 0 -Nước sạch& VSMTNT 2 19 0 -Hộ nghèo về nhà ở 1 10 0 a,Kiểm tra hồ sơ của khách hàng: *Những điểm chung khi tập hợp các chương trình vay vốn : - Tổ trưởng gửi lên NHCSXH huyện hồ sơ vay vốn gồm: + Biên bản họp Tổ TK&VV - mẫu 10/TD, (nếu có) + Hợp đồng ủy nhiệm giữa NHCSXH huyện với Tổ TK&VV - mẫu 11/TD, (nếu có) + Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án SXKD - mẫu 01A/TD + Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH - mẫu 03/TD + " Sổ vay vốn" của khách hàng giữ + Bìa " Sổ vay vốn " phần ngân hàng lưu * Công việc kiểm tra hồ sơ như sau: - Tập hợp, đối chiếu từng hộ vay có tên trong mẫu 03/TD ở 04 liên xem có trùng khớp chưa? kiểm tra đơn vị tiền tệ tính trên mẫu 03/TD thống nhất chưa ? tính theo ngàn đồng hay đơn vị đồng ? - Tập hợp, xem xét những hộ vay mới trên mẫu 03/TD có cùng tên với danh sách hộ vay mới được kết nạp bổ sung trên mẫu 10/TD không? - Xem xét danh sách các hộ vay được bổ sung mới vào mẫu 10/TD ở 02 liên có trùng khớp chưa ? - Xem xét việc sắp xếp " Sổ vay vốn " có theo thứ tự ghi trên mẫu 03/TD chưa? Nếu chưa thì sắp xếp lại cho khoa học để thuận tiện khi duyệt -Xem xét tương ứng với danh sách hộ vay trên mẫu 03/TD thì đã có bộ hồ sơ chi tiết từng hộ chưa ? Yêu cầu tất cả hồ sơ khi gửi đến NHCSXH không được tẩy xóa, viết đè, viết bằng mực đỏ, bút chì, hai loại mực v.v... *Những điểm riêng khi tập hợp hồ sơ chương trình cho vay học sinh sinh viên thông qua Tổ TK&VV : - Tập hợp hồ sơ khách hàng mang đến có thêm giấy xác nhận ( mẫu 01/TDSV ) hoặc giấy báo nhập học bản chứng thực của UBND xã ( chú ý đến thời gian chứng thực của UBND xã phải trước ngày nhập trường ) *Những điểm riêng khi tập hợp hồ sơ chương trình cho vay giải quyết viêc làm thông qua Tổ TK&VV : - Tập hợp hồ sơ khách hàng mang lên có thêm mẫu " Dự án vay vốn quỹ cho vay giải quyết việc làm " ( mẫu 1b - 03 liên ) và " Phiếu thẩm định dự án" ( mẫu 3b- 02 liên ) - Sau đó kiểm tra các yếu tố trên hồ sơ chính xác thì lập " Giấy biên nhận " ( mẫu 18/TD - 02 liên: lưu NH và gửi khách hàng ) b. Kiểm tra bộ hồ sơ của khách hàng vay vốn: + Để thuận tiện cho hộ vay thì Ngân hàng phát luôn hồ sơ bao gồm : mẫu 01A/TD bộ này khách hang viết, bìa " sổ vay vốn" lưu tại ngân hàng, " sổ vay vốn " sổ này NH và Tổ trưởng Tổ TK&VV viết, khách hàng giữ - đối với hộ vay mới, chưa có nợ tại NHCSXH huyện + Đối với hộ đã vay một trong 6 chương trình của NHCSXH thì hồ sơ gồm: mẫu 01A/TD, " sổ vay vốn- bìa xanh " khách hàng giữ. + Kiểm tra hộ vay có cư trú hợp pháp trong xã hay không? Trong một Tổ thì có cùng địa chỉ tại thôn hay không? Phương pháp kiểm tra thông qua việc khai báo trong sổ vay vốn, mẫu 01A/TD, 03/TD, 10/TD. + Kiểm tra khách hàng vay vốn có đúng đối tượng được thụ hưởng tín dụng ưu đãi hay không, cụ thể trong các văn bản nghiệp vụ đang áp dụng trong hệ thống NHCSXH ví dụ như: Đối với chương trình cho giải quyết việc làm: Kiểm tra hộ vay có được UBND xã xác nhận về nơi thực hiện dự án và dự án đó có khả năng thu hút thêm số lao động mới đến làm việc hay không? Kiểm tra thông qua mẫu 3b do chủ tịch tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thẩm định... + Kiểm tra cách ghi thu nhập bình quân nhân khẩu trong năm hiện nay trong sổ vay vốn do khách hàng giữ và bìa sổ vay vốn do Ngân hàng lưu đã đúng chưa?. + Kiểm tra một trong các yếu tố sau đối với người vay : Họ và tên , năm sinh, số CMTND, địa chỉ cư trú, chữ ký trên các liên mẫu 01A/TD, 03/TD, 10/TD, sổ vay vốn ( ngân hàng lưu và phần phần khách hàng giữ ) xem có trùng khớp không ? Nếu sai lệch ở liên nào yêu cầu Tổ trưởng hướng dẫn người vay làm lại. + Kiểm tra một trong các yếu tố sau đối với người thừa kế : Họ và tên , năm sinh, số CMTND, chữ ký trên các liên mẫu 01A/TD, sổ vay vốn ( ngân hàng lưu và phần phần khách hàng lưu ) xem có trùng khớp không ? Nếu sai lệch ở liên nào yêu cầu Tổ trưởng hướng dẫn người vay làm lại + Kiểm tra một trong các yếu tố sau đối với Tổ trưởng Tổ TK&VV : Họ và tên, số CMTND, địa chỉ cư trú, chữ ký trên các liên mẫu 01A/TD, 03/TD, 10/TD và mẫu 11/TD ( nếu có ) xem có trùng khớp không ? Nếu sai lệch ở liên nào yêu cầu Tổ trưởng làm lại. + Kiểm tra một trong các yếu tố sau; với Chủ tịch Hội cấp xã, Ban quản lý Tổ TK&VV: Họ và tên, thuộc Hội nào nhận ủy thác với NHCSXH huyện, chữ ký trên các liên mẫu 10/TD và mẫu 11/TD( nếu có) xem có trùng khớp không? Nếu sai lệch ở liên nào yêu cầu Tổ trưởng làm lại + Kiểm tra về trình tự thời gian trên các bộ hồ sơ,khớp đúng như sau * Hộ vay tự nguyện xin gia nhập Tổ và được Tổ họp bình xét kết nạp ( lập 02 liên mẫu 10/TD) * Tổ trưởng ký hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH ( lập 03 liên mẫu 11/TD) * Hộ vay viết giấy đề nghị vay vốn kiêm phưong án SXKD. ( lập 01 liên mẫu 01A/TD) * Tổ họp bình xét và lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn ( 04 liên mẫu 03/TD ) + Kiểm tra về số vốn tự có tham gia vào phương án SXKD, số tiền xin vay NHCSXH có hợp lý không ? Ví dụ : Chăn nuôi 01 con lợn và 01 con bò thì không thể khai báo mức vốn tự có tham gia là 11 trđ và mức vốn xin vay là 21 trđ được. Vì thực tế vốn tự có của khách hàng tại thời điểm hiện tại giá cả không thể cao như thế. + Kiểm tra về mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng hay không cụ thể trong các văn bản nghiệp vụ đang áp dụng trong hệ thống NHCSXH Việt Nam ,Ví dụ như đối với chương trình cho vay học sinh sinh viên: Mục đích sử dụng vốn vay phải dùng để chi phí cho việc nộp học phí, chi phí học tập của sinh viên đó trong thời gian học... + Kiểm tra về thời hạn cho vay: Bên cho vay và hộ vay thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào: * Mục đích sử dụng vốn vay; * Chu kỳ sản xuất, kinh doanh ( đối với cho vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ); * Khả năng trả nợ của hộ vay; * Nguồn vốn cho vay của NHCSXH. + Kỳ hạn trả nợ ( thông thường phân kỳ hạn trả nợ là 6 tháng hoặc 12 tháng ) + Lãi suất cho vay( hiện nay lãi suất cho vay là 0,65%), lãi suất nợ quá hạn bằng 130% so với lãi suất khi cho vay. Lãi tiền vay định kỳ hàng tháng được trả vào ngày nào?có phù hợp với thời gian giao dịch xã không? - Sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng trình lên Tổ trưởng tổ tín dụng ký duyệt hồ sơ để trình Thủ trưởng xem xét, phê duyệt cho vay. Bước này tổ chức thực hiện không quá 5 ngày làm việc. b- Trường hợp người vay không có đầy đủ thủ tục vay vốn theo quy định thì cán bộ tín dụng trả lại hồ sơ và hướng dẫn người vay làm lại hồ sơ và thủ tục theo quy định. - Sau khi danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn theo mẫu 03/TD được phê duyệt, NHCSXH huyện gửi thông báo kết quả phê duyệt tới UBND cấp xã gửi Tổ trưởng (mẫu 04/TD - lập 2 liên ). 1.1.2. Mô tả một lần việc kiểm tra hồ sơ khách hàng. Trong thời gian thực tập tại PGD NHCSXH Đông Anh không có chương trình giải ngân nào, nên việc kiểm tra hồ sơ khách hàng vay vốn không được trực tiếp làm .Tôi chỉ được CBTD là Nguyễn Minh Đức hướng dẫn qui trình kiểm tra bộ hồ sơ khách hàng vay vốn như sau: Bộ hồ sơ của anh Lê Phạm Hải thuộc Thôn 2 xã Mai Lâm, thuộc chương trình cho vay hộ nghèo gồm 10 bộ hồ sơ xin vay vốn. Trong đó có 5 hộ xin vay với mức vay 15 triệu đồng và 5 hộ xin vay với mức vay 20 triệu đồng. Kiểm tra 10 bộ hồ sơ. Cụ thể như bộ hồ sơ của hộ bà: Nguyễn Thị Sinh cư trú tại Thôn 2 - xã Mai Lâm. Bộ hồ sơ vay vốn gồm: - Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu 01A/TD: 01 liên) với tổng số vốn xin vay của hộ bà Sinh là 15 triệu đồng. - Sổ vay vốn gồm : Sổ do khách hàng lưu và sổ do ngân hàng lưu. - Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCS(mẫu 03/TD:04 liên) - Biên bản họp tổ tiết kiệm và vay vốn (mẫu 10/TD): 02 liên Sau khi CBTD xem xét và kiểm tra tính khớp đúng, hợp lệ, hợp pháp toàn bộ nội dung của bộ hồ sơ, đối chiếu số tiền của khách hàng đề nghị vay đã thấy khớp với số tiền đề nghị của Tổ TK&VV đã bình xét, tiến hành phê duyệt số tiền và thời hạn xin vay của hộ bà Sinh cũng như 9 hộ vay còn lại vào mẫu số 03/TD rồi trình lên Tổ trưởng Tổ tín dụng: Nguyễn Thị Sính xem xét, sau đó trình lên Giám đốc phê duyệt. Sau khi Giám đốc đã phê duyệt xong cùng với cán bộ tín dụng lập 02 liên mẫu số 04/TD thông báo kết quả phê duyệt cho vay gửi đến Tổ trưởng Tổ TK&VV trong nội dung thông báo có ghi: + Tổng số tiền số hộ vay vốn đợt này( kèm theo danh sách mẫu số 03/TD) gồm 10 hộ với số tiền là 175 triệu đông. + Số hộ chưa được vay đợt này là 0 hộ có số thứ tự trong danh sách là 0 và gửi 01 liên về cho Tổ trưởng Tổ TK&VV để họ thông báo cho các thành viên biết ngày, giờ giải ngân tại điểm giao dịch xã còn 01 liên lưu tại ngân hàng. 1.1.3 Nhận xét đánh giá các công việc liên quan đến việc kiểm tra hồ sơ: Trong quá trình tập hợp hồ sơ tại đơn vị thì nhìn chung các bộ hồ sơ được gửi lên đã được các Tổ trưởng kiểm tra kỹ trước khi gửi lên Ngân hàng vì thế có rất ít bộ hồ sơ sai xót. Cách thức sắp xếp và trình tự tiến hành đã khoa học, cẩn thận. Bộ hồ sơ nào có sai sót ví dụ như: tên của người vay vốn trên mẫu 03/TD và tên trên sổ vay vốn chưa đúng tên đệm, ghi thiếu nội dung sửa chữa, tẩy xoá đã bị trả lại và yêu cầu Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi lại bộ hồ sơ này cho khách hàng bổ sung thêm giấy tờ, làm lại sổ vay đúng tên người vay và điền nội dung đầy đủ vào hồ sơ. Qua việc tập hợp hồ sơ đã giúp tôi nắm vững hơn qui trình cho vay các chương trình của NHCSXH. Đồng thời giúp tôi củng cố lại các kiến thức đã học trong thời gian hai tuần tại Trung Tâm đào tạo Ngân hàng NN&PTNT (36 – Đại Từ - Đại Kim). Là cơ sở, nền tảng giúp tôi có thể làm tốt các công việc nghiệp vụ sau thời gian tập huấn 41 ngày thực sự bổ ích này. 1.2 Đối với chương trình cho vay trực tiếp: PGD NHCSXH Đông Anh chủ yếu cho vay theo phương thức uỷ thác thông qua các tổ chức Hội, có 01 món vay duy nhất là cho vay trực tiếp, món vay theo dự án xin vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm. Bộ hồ sơ của ông Nguyễn Văn Hùng địa chỉ Thôn Phù Liễu – Xã Bắc Hồng – Huyện Đông Anh – TP Hà Nội. Mục đích vay vốn “ Phát triển sản xuất đồ gỗ nội thất” . Khi xem xét hồ sơ này giúp tôi nắm chắc hơn nữa về các thủ tục của một bộ hồ sơ được vay vốn trực tiếp. Cụ thể, bộ hồ sơ bao gồm: + Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01A/TD) + Dự án vay vốn quỹ cho vay giải quyết việc làm (áp dụng cho cơ sở sản xuất kinh doanh) + Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh hộ kinh doanh số 01I8004283. + Tờ trình của GĐ PGD NHCSXH Đông Anh về phê duyệt dự án vay vốn gửi bí thư thứ nhất BCH TW đoàn TNCSHCM. + Phiếu thẩm định dự án . + Biên bản định giá tài sản. + Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp tài sản. + Công văn PGD NHCSXH gửi đến phòng công chứng. + Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Kèm theo biên bản định giá trị tài sản bảo đảm). + Danh mục tài sản thế chấp. + Quyết định của ban chấp hành TW về việc duyệt cho vay quỹ quốc gia về việc làm kèm theo mẫu 04 biểu tổng hợp các dự án vay vốn quỹ quốc gia về việc làm. + Hợp đồng tín dụng áp dụng cho cơ sở SXKD theo mẫu 05a/GQVL. + Sổ đỏ và phiếu nhập ngoại bảng TK994001.1 do ngân hàng lập. + Giấy biên nhận các loại giấy tờ. Nội dung cơ bản về dự án như sau: - Tên dự án: Phát triển sản xuất đồ gỗ nội thất. - Họ và tên chủ Dự án : Nguyễn Văn Hùng - Địa chỉ: Thôn Phù Liễu – Xã Bắc Hồng – H Đông Anh – TP Hà Nội Mục tiêu của dự án : + Đầu tư phát triển, mở rộng sx kinh doanh,tăng doanh thu lợi nhuận. + Giải quyết việc làm cho 30 lao động trong đó lao động nữ 20 người, lao động người dân tộc thiểu số 10 người đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. - Nguồn vốn hoạt động của dự án: 2.300 triệu đồng Trong đó + Vốn tự có: 2.000 triệu đồng + Vốn xin vay: 300 triệu đồng - Chia ra vốn cố định : 1.300 triệu đồng - Vốn hoạt động : 1.000 triệu đồng Vậy tổng số vốn xin vay của cơ sở là : 300 triệu đồng. Đạt 30% so với vốn thực hiện dự án. - Mục đích sử dụng vốn vay: Củng cố và xây dựng nhà xưởng mua sắm các thiết bị phục vụ sản xuất đồ gỗ. - Thời hạn xin vay: 36 tháng - Lãi suất cho vay: 0.65%/tháng. - Số lao động tăng thêm: 30 lao động. - Thế chấp bằng giấy CNQSD đất số W500927 thửa số 44 tờ bản đồ số 02 mang tên Phan Thị Tâm do UBND huyện Đông Anh cấp ngày 12/06/2003. Dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh của Dự án được thể hiện ở bảng Đơn vị tính:triệu đồng Chỉ tiêu Trước dự án Sau dự án 1. Tổng doanh thu 3.000 6.250 2. Giá gốc doanh thu 1.949 2.484,625 3. Chi phí nhân công 954 1.987 4. Các chi phí khác 119,5 248 5. Chi phí sinh hoạt 119,5 248 6. Chi nộp thuế 165 343,75 7. Chênh lệch thu chi 450 937 Căn cứ dự án, phiếu thẩm định, quyết định cho vay của cấp có thẩm quyền PGD NHCSXH Đông Anh lập hợp đồng tín dụng vay với nội dung cụ thể như sau: - Tổng số tiền được vay là: 300 triệu đồng. - Thời hạn cho vay là: 36 tháng - Lãi suất tiền vay là: 0.65%/tháng - Mục đích sử dụng tiền vay: Cải tạo và xây dựng nhà xưởng mua sắm thiết bị sản xuất phục vụ chế biến đồ gỗ mỹ nghệ. - Tạo việc làm ổn định cho 70 lao động. - Thu hút thêm 30 lao động Bảng 4: Tình hình thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng Chương trình Số lần kiểm tra hồ sơ (lần) Số hồ sơ được kiểm tra (hồ sơ) Số hồ sơ phát hiện sai sót Cho vay giải quyết việc làm 01 01 0 Nhận xét và đánh giá các công việc liên quan đến việc kiểm tra hồ sơ cho vay: Việc thẩm định hồ sơ cho vay đối với dự án cho vay trực tiếp phải thực hiện một cách chặt chẽ, phải đánh giá được thực trạng sản xuất, kinh doanh của hộ, thực trạng lao động trong các hộ tham gia dự án, và đánh giá được khả năng phát triển kinh tế của các hộ, ngành nghề lựa chọn, nhu cầu vay vốn và mục đích vay vốn của các hộ. Đồng thời đánh giá được tính khả thi của dự án, hiệu quả và khả năng hoàn trả vốn của hộ vay. Qua việc kiểm tra hồ sơ vay vốn tôi đã biết cách tập hợp, hoàn chỉnh bộ hồ sơ, đảm bảo tính đúng đắn, hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ.Trong hồ sơ tôi được xem xét các giấy tờ đầy đủ và hết sức chặt chẽ, những thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng chính xác và đúng thực tế. 2. Thực hiện công việc đi giao dịch lưu động tại xã Trong thời gian thực tập tại Phòng giao dịch, tôi đã được các anh chị cán bộ tín dụng, kế toán tại đơn vị cho đi cùng và cho thực hành tại các buổi giao dịch lưu động là 5 lần. Cụ thể: Bảng 5 : Tổng hợp đi giao dịch lưu động tại xã Ngày,tháng đi giao dịch Tên điểm giao dịch Công việc được giao Mức độ hoàn thành ( % ) 07/01/2010 Xã Vĩnh Ngọc Kế toán 90% 09/01/2010 Xã Liên Hà Tín dụng 95% 10/01/2010 Xã Mai Lâm Kế toán 100% 11/01/2010 Xã Nam Hồng Thủ quỹ 100% 12/01/2010 Xã Nguyên Khê Tín dụng 100% 2.1. Đánh giá chất lượng điểm giao dịch xã : Hiện nay tại 21 điểm giao dịch và ngoài 03 điểm giao ban tại các xã, thị trấn có khoảng cách dưới 03 km, được chính quyền địa phương quan tâm cho đặt tại hội trường UBND xã, thị trấn. Do đó bàn ghế làm việc của Tổ giao dịch lưu động và khách hàng đều được trang bị đầy đủ. Hòm thư góp ý được treo ở nơi dễ nhìn, thuận tiện cho người dân khi muốn góp ý cho hoạt động của NHCSXH và được Tổ trưởng Tổ giao dịch lưu động mở vào cuối buổi giao dịch. Biển hiệu giao dịch tại xã được treo nơi rất dễ nhìn, nếu đến UBND xã, thị trấn thì thấy ngay. Nội dung biển ghi do NHCSXH TP Hà Nội đặt làm, nội dung ghi đầy đủ các yếu tố theo qui định, ghi rõ thời gian như giờ, buổi giao dịch, ngày giao dịch hàng tháng. Bên dưới treo " Nội qui giao dịch ", "Thông báo chính sách tín dụng ưu đãi ", " Danh sách dư nợ công khai theo các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác " rất hợp với cảnh quan và sự bề thế của hội trường UBND xã, thị trấn. 2.2. Qui trình một phiên giao dịch được tham gia. Ngày 07/ 01 / 2010, tôi được phân công tham gia giao dịch tại xã Vĩnh Ngọc nhân sự gồm có: - ĐC: : Đỗ Thị Quỳnh Thơ - Tổ trưởng kiêm thủ quỹ - Đc: Phan Thu Hoài - Kế Toán - Đc: Đàm Trung Quyết - HV Thực tập - Đc: Trịnh Văn Quang - HV thực tập a, Công tác trước khi đi giao dịch: - Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ làm việc, phương tiện làm việc. - Nhận các dữ liệu từ bộ phận kế toán ( xuất dữ liệu đi giao dịch xã và các hồ sơ chứng từ cho vay đã được duyệt) - Kiểm tra dữ liệu và thực trạng phần mềm giao dịch lưu động tại xã trên máy tính xách tay. b, Công tác tại điểm giao dịch - Mở sổ giao dịch đầu ngày - Sử dụng phần mềm GD lưu động tại xã để cập nhật đầy đủ, kịp thời dữ liệu các hoạt động thu chi vào máy tính xách tay theo qui định. Trong ngày 07/01/2010 tổng số tiền thu được là 38.794.000đ và tổng số tiền chi là 1.988.600đ Bao gồm: + Thu lãi của khách hàng và của các Tổ TK&VV: 38.794.000đ + Thanh toán phí hoa hồng cho Tổ TK&VV: 1.908.6000đ + Chi thù lao cán bộ xã phường – bà Nguyễn Thị Hằng: Mức chi theo qui định hiện hành của NHCSXH Việt Nam: 80.000đ - Giao ban với Hội đoàn thể cấp xã và các Tổ trưởng Tổ TK&VV + Tổ trưởng tổ giao dịch xã ( kiêm thủ quỹ ) thông báo các chủ trương, chính sách mới và các nội dung công việc trong thời gian tới của Ngân hàng cấp trên sẽ thực hiện. Cụ thể : Thông báo nợ đến hạn các tháng tới; yêu cầu tổ chức CTXH phối hợp cùng với CBTD quản lý địa bàn đôn đốc nợ đến hạn. + Nghe các Tổ trưởng phản ánh ngắn gọn về hoạt động tín dụng tại từng Tổ trong xã. Thông báo kịp thời các hộ vay vốn có ý định đi xa, sử dụng vốn sai mục đích cần phải báo cáo tổ chức Hội, Ban XĐGN xã , NHCSXH để tiến hành thu hồi vốn trước hạn. Phát hiện kịp thời những trưòng hợp rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan để báo cáo ngân hàng lập hồ sơ xử lý theo đúng qui định ; Kế hoạch kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay chương trình HSSV đối với hộ kỳ 2 năm học 2009-2010. Cụ thể : * Các Tổ không có tổ viên trốn khỏi địa phương. * Các Tổ báo cáo việc kiểm tra sau khi cho vay ( theo mẫu 06/TD ). * Các hộ đều sử dụng vốn đúng mục đích. + Mọi phát sinh sai trái và cán bộ giao dịch xã và cán bộ chuyên trách của tổ chức Hội xuống địa bàn nơi xảy ra vụ việc thực hiện ngay việc lập biên bản xử lý, trình UBND xã xác nhận, báo cáo NHCSXH giải quyết. + Phát sinh thủ tục vay vốn mới trên địa bàn xã ở các chương trình thì cán bộ ngân hàng cùng tổ chức Hội cấp xã hướng dẫn người vay làm thủ tục vay vốn. Cụ thể: Hướng dẫn thủ tục hồ sơ vay vốn học sinh sinh viên, ông Đinh Văn Hạnh ở thôn 2, xã Vĩnh Ngọc. + Kiểm tra một số hộ, số Tổ về việc sử dụng vốn vay và cách quản lý, lưu trữ, ghi chép của Tổ trưởng, Hội cấp xã.Cụ thể : Chủ động kiểm tra hồ sơ lưu trữ của Tổ trưởng Nguyễn Thị Lương-Thôn 6- Vĩnh Ngọc. c, Công việc cuối ngày kết thức giao dịch. - Kết thúc ngày giao dịch, Tổ giao dịch lưu động thực hiện khoá sổ cuối ngày gồm các việc: Từng cán bộ giao dịch lưu động căn cứ vào nhiệm vụ của mình để ký vào đúng vị trí trong sổ quỹ điểm giao dịch. - Tập hợp các chứng từ thu, chi kèm nhật ký quỹ - Thanh toán chuyển giao dữ liệu cuối ngày cho kế toán PGD - Đối chiếu các khoản thu, chi trên nhật ký quỹ với sổ quỹ - Xác định tồn quỹ cuối ngày giữa sổ sách và thực tế - In nhật ký quỹ, khoá sổ cuối ngày và xuất dữ liệu về trung tâm. - Căn cứ vào số tiền tồn quỹ, Thủ quỹ lập giấy nộp tiền và toàn bộ số tiền tồn quỹ vào quỹ của PGD là :36.805.000đ 2.3. Công việc đi làm kế toán tại điểm giao dịch xã Liên Hà. Ngày 09/01/2010 Tôi được CBKT chị Trang là kế toán PGD hướng dẫn, chi tiết và cụ thể về qui trình làm việc của kế toán viên tại điểm giao dich xã, cụ thể là xã Liên Hà. Tổ giao dịch ngày hôm đó nhân sự gồm có : - ĐC: Lê Văn Tiền làm Tổ trưởng kiêm thủ quỹ - ĐC: Phạm Thu Trang làm kế toán Tổ giao dịch xã ( Kèm học viên thực tập làm nghiệp vụ kế toán) Ngoài ra còn có Tôi và anh Đàm Trung Quyết ( học viên thực tập). a, Công việc chuẩn bị trước khi đi giao dịch: + Kiểm tra trang thiết bị đi GDXA như máy tính xách tay, máy in ... + Kiểm tra thùng tôn đựng sổ sách, chứng từ kế toán, giữ chìa khóa + Kế toán chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ cần thiết cho phiên giao dịch , nhận và cập nhật số liệu vào máy tính xách tay theo đúng hướng dẫn . b, Công việc tại điểm giao dịch: - Mở sổ đầu ngày. Tiến hành thu lãi các chương trình đã cho vay: Kiểm tra các thông tin, số tiền lãi sau đó nhập dữ liệu vào máy tính. In chứng từ thu tiền, ký vào chứng từ thu tiền sau đó chuyển sang cho thủ quỹ thu tiền - Chi tiền hoa hồng cho Tổ TK&VV: Căn cứ vào số lãi thu được, xác định số tiền hoa hồng của tổ TK&VV được hưởng, lập chứng từ chi, in ra, ký vào phiếu chi và chuyển cho thủ quỹ chi tiền. Cụ thể thu chi ngày hôm ấy: - Thu lãi của khách hàng và TT&VV số tiền là 22.158.000 đ. - Chi hoa hồng cho Tổ TT&VV số tiền là 4.275.450 đ - Chi thù lao cho cán bộ xã – ông Nguyễn Hữu Hoá là 80.000đ - Họp giao ban với tổ chức Hội và Tổ trưởng Tổ TK&VV c, Công việc cuối ngày giao dịch: + Đối chiếu số liệu giữa nhật ký quỹ với sổ quỹ và tiền mặt nếu khớp đúng thì tiền hành in liệt kê chứng từ và nhật ký quỹ + Tiến hành sắp xếp các chứng từ thu chi, sau đó chấm chứng từ và liệt kê xem có đầy đủ chứng từ không. + Kế toán và thủ quỹ tiến hành kiểm quỹ thấy khớp đúng. + Căn cứ vào số tiền tồn quỹ, Thủ quỹ lập giấy nộp tiền và toàn bộ số tiền tồn quỹ vào quỹ của PGD là : 17.802.550đ + Khoá sổ cuối ngày và xuất dữ liệu về trung tâm. 2.4. Công Việc đi làm Tổ trưởng kiêm thủ quỹ tại điểm giao dịch Xã Nam Hồng. Ngày 11/01/2010 giao dịch tại Xã Nam Hồng, nhân sự gồm có: - Đc: Lê Văn Tiền - Tổ trưởng kiêm thủ quỹ ( kèm HV thực tập ) - Đc: Vương Thị Thu Trang làm kế toán Ngoài ra còn có Tôi và anh Nguyễn Đức Thành ( học viên thực tập). Hôm ấy Tôi được CBTD anh Lê Văn Tiền kèm cặp và hướng dẫn Tôi rất đầy đủ về qui trình làm thủ quỹ tại điểm giao dịch cụ thể công việc như sau: a, Công việc trước khi đi giao dịch: - Thủ qũy chuẩn bị hòm, khoá, sổ quỹ, các dụng cụ cần thiết khác như máy soi tiền giả, máy đếm tiền, máy tính, dây buộc tiền, kéo,….do thủ quỹ quản lý. - Thùng tôn đựng tiền có 02 ổ khoá, Thủ quỹ giữ 01 chiếc - Thùng nhỏ đựng số sách, chứng từ kế toán có 01 ổ khoá. b, Công việc tại điểm giao dịch: * Công việc trong khi giao dịch của Thủ quỹ. - Chi hoa hồng cho Tổ TK&VV là : 2.389.600đ, chi thù lao cho cán bộ xã là : 80.000 đ. Tổng số tiền chi là: 2.469.500đ Cụ thể qui trình chi tiền như sau: + Nhận chứng từ chi do kế toán GDXA chuyển sang, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ phải đầy đủ các yếu tố : Số chứng từ, ngày, tháng, năm hiện tại, họ và tên, địa chỉ người lĩnh tiền, số tiền bằng số,chữ. + Kiểm tra CMTND, chữ ký của khách hàng, của cán bộ Ngân hàng có trách nhiệm trên phiếu chi._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31384.doc
Tài liệu liên quan