Báo cáo Tổng hợp về công tác chăn nuôi thú y và một số vấn đề cần lưu ý

Phần I Đặt vấn đề Nước ta hiện nay ngành chăn nuụi đang giữ vai trũ quan trọng trong sản xuất nụng nghiệp, là nguồn thực phẩm lớn đỏp ứng cho toàn xó hội. sản phẩm của ngành chăn nuụi như thịt, trứng, sữa…. là nguồn dinh dưỡng mà cơ thể con người khụng thể thiếu được. Ngoài ra ngành chăn nuụi cũn cung cấp sức cầy kộo, phõn bún cho ngành trồng trọt, những nguyờn liệu như lụng,da sừng cho ngành cụng nghiệp nhẹ và cỏc ngành chế biến khỏc. đồng thời tập trung triệt để cỏc phế phụ trong sản xuất n

doc21 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2206 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về công tác chăn nuôi thú y và một số vấn đề cần lưu ý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng nghiệp. Ngành chăn nuôi đang từng bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Rất nhiều trương trình chăn nuôi áp dụng khoa học kỹ thuật được Đảng và nhà nước đem ra áp dụng và lai hoá như lai hoá đàn bò, lai hoá đàn lợn, chăn nuôi gà công nghịêp, gà thả vườn, vịt siêu trứng… Song song với việc phát triển ngành chăn nuôi công tác phòng bệnh cũng được chú trọng nhằm đua năng suất và hiệu quả ngành chăn nuôi ngày một cao hơn. nhiều hộ gia đình có thu nhập khá do làm giầu từ chăn nuôi. Do vậy, có thể nói ngành chăn nuôi có vị trí rất quan trọng trong ngành công nghiệp của nước ta Để đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi Đảng và nhà nước ta đã đề ra mục tiêu và phương hướng cụ thể như tích cự chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, mạnh dạn áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới phương thức kinh doanh vào chăn nuôi sang thị trường nước ngoài … Góp phần xây dựng đời sống kinh tế noi chung và ngành chăn nuôi nói riêng Trường trung học nông nghiệp từ khi thành lập cho đến nay đã 41 năm phát triển và trưởng thành. Trường đã đào tạo ra rất nhiều cán bộ, kỹ thuật viên trong ngành chăn nuôi co trình độ chuyên mộn và tay nghề giỏi, có tâm huyết và nhiệt tình với công việc, đáp ứng nhu câu phat triển của ngành chăn nuôi. Với phương châm lý thuyết đi đôi với thực hành bởi vậy sau mỗi khoá học ban chăn nuôi thú y ban giam hiệu nhà trườg đã tạo điệu kiện cho sinh viên cua trương đi thực tế để rèn luyện chuyên môn và tay nghề. Sau gần hai năm học tập và rèn luyện em đã được nhà trường và thầy cô trong ban chăn nuôi thú y phân công về xã Hông Kỳ huyện Sóc Sơn thực tập. Nơi em sinh ra và lớn lên, em đã có rất nhiều thuận lợi và thu được nhiều kết quả tôt trong quá trình thực tập. Đây là bản báo cáo thực tập chính thức của em trong thơi gian qua. Phần II Điều tra tình hình cơ sở thực tập I. Đặc điểm tự nhiên và vị tri địa lý * Xã Hồng Kỳ là một xã nằm tại phía bắc của huyện Sóc Sơn, xã có diện tích đất tự nhiên bằng 3.768,5 ha. Trong đó: + đất nông nghiệp chiếm 957 ha + đất lâm nghiệp chiếm 1.211 ha + đất dân cư chiếm 870 ha + các loại đất khác chiếm 330,5 ha * Địa giới hành chính + phía Đông giáp với xã Trung Giã + Phía Tây giáp với xã Nam Sơn + Phía Nam giáp với xã Phù Ninh + Phía Bắc giáp với xã Bắc Sơn II. Tình hình về chăn nuôi thú y Xuất phát từ nhu cầu thị trường và sự đòi hỉ về nguồn lương thực, thực phẩm của nhân dân địa phương trong vùng ngày một cao, xã đã tập chung phat triển đàn gia súc, gia cầm trước là để phục vụ nhu cầu trong gia đình, sau là để xây dụng và phát triển kinh tế tăng thu nhập cho gia đình. A, Về chăn nuôi Tổng đàn lợn của địa phương là 4092 con, trong đó có 857 lợn lái và 9 đực giống nhằm mục đích cung cấp cho địa phương Tổng đàn trâu bò là 2700 con trong đó co 1300 trâu và 1400 bò Tổng đàn chó mèo là 1750 con trong đó có 1200 con chó,còn lại là mèo Tổng đàn gia cầm là 87.500 con B, Về thú y Trong những năm gần đây xã hồng kỳ đã có ban chăn nuôi thu y được thành lập và đi vào hoạt động. Trong ban có trưởng ban, một phó ban và chín thành viên của chín thôn. trong các thành viên có năm người có trình độ trung cấp và bốn người có trình độ sơ cấp, hàng năm nhận nhiệm vụ của trên giao cho tổ chức các đọt tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trong địa bàn xã trước mùa dịch bệnh phát sinh. C, Tập quán chăn nuôi của địa phương Do trình độ và quá trình nhận thức của đại đa số bộ phận nông dân trong vùng còn thấp 75% hộ nông dân chăn nuôi mang hình thức tận dụng thức ăn từ các nguồn lương thực dư thừa của sản xuất nông nghiệp như cám gạo, bột ngô, sắn, khoai lang, rau xanh… D, Công tác phòng bệnh Trước các đợt tiêm phòng trưởng ban thú y xã lạp kế hoạch trình UBND xã và có các văn bản phát cho nhân viên thú y xã và các đài truyền thanh xom cho phát trước ba ngày trước chiến dịch tiêm phòng. Mặc dù vậy số người hưởng ứng còn thấp chiếm khoảng 75%. Do ý thức hưởng ừng và phòng bệnh của nhân dân chưa được cao nên trong những năm gần đây vẫn có các ổ dịch xảy ra trong địa bàn xã như: + Tụ huyết trùng lợn, trâu bò,gia cầm + Bệnh nở mồm long móng +Newcastle – gumboro gia cầm. Phần III Kết quả thực tập Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường và ban chăn nuôi thú y trường trung học nông nghiệp Hà Nội đã tạo đIều kiện cho em về thực tập tại trạm thú y huyện Sóc Sơn. Để nâng cao cao tay nghề cho mỗi học viên. Trạm thú y huyện Sóc Sơn đã đưa em về trạm thú y xã Hồng Kỳ để thực tập. Đó là nơI em đã sinh ra và lớn lên do vậy em đã hiểu được vị trí địa lý, đIều kiện tự nhiên , khí hậu, kinh tế xã hội của xã. Trong dịp này em đã trực tiếp tham gia vào công việc chuyên môn của mình dưới sự hướng dẫn của phó ban thú y xã. Trong ngành nghề của mình mỗi chúng ta phảI có lòng yêu nghề, nhiệt tình với nghề chính vì vậy em đã đè ra phương hướng cho mình là học lý thuyết phảI đI đôI với thực hành nên em luôn tìm tòi học hỏi những anh chị đI trước và tích cực làm thực tế để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Đến nay sau hơn hai tháng thực tập em đã tìm hiểu thêm và thu được một số kiến thức bước đầu để sau khi ra trường em có một số kiến thức và kinh nghiệm cho mình góp phần vào việc phục cụ ngành chăn nuôI, giúp cho ngành chăn nuôI phát triển một mạnh mẽ hơn. Em xin trình bày những kết quả đạt được trong đợt thực tập vừa qua. A-Chăn nuôi. 1-Về giống. Hồng Kỳ là một địa bàn rộng, con giống phân bố không đều ở các khu vùng đồi núi phát triển trâu bò, đàn lợn chưa cao. Hồng Kỳ không có bãI chăn thả chủ yếu là chăn dắt bờ do vậy phát triển đàn trâu bò chưa cao. Toàn xã có 857 con lợn náI nuôI trong từng hộ gia đình gồm có các giống: Móng cáI 200 con, lang hang 250 con, tam đảo 407 trong đó có một số hộ đã chuyển sang nuôI lợn nạc như yoosai, landrate, hiện nay trong dân đã có sự chuyển hướng sang nuôI lợn lai móng cáI , lai yoosai, lang hồng, lai landrate. Đực giống của địa phương em có tất cả 9 con trong đó có tất cả 3 con đực giống landrate, 4 con đực giống yoosai còn lại là đực giống lấy từ cấp I. 2-Chế độ khai thác của đực giống. Do những chủ đực giống không có kiến thức, kỹ thuật về chăm sóc nuôI dưỡng và khai thác tinh dịch của đực giống do vậy tình hình khai thác mỗi ngày do chủ lợn đI khai thác tinh 2-3 lần do vậy lợn mẹ đẻ ra ít con và con không đảm bảo, hiện tượng đẻ non nhiều, chết lưu thai trong bụng, hoặc lợn con đẻ ra yếu ớt, thần kinh mà chết… Một lý do nữa là người khai thác đực giống bởi mỗi đực giống chỉ được khai thác 2-3 năm là nhiều nhưng chủ yếu thường để 3-5 năm hoặc thường thấy lợn quá to thì mới thay giống khác. Đàn trâu bò ở địa phương thường gọi là trâu bò ri trong đó chủ yếu là giống bò vàng Thanh Hoá chịu được kham khổ có sức khoẻ tốt do vậy hiện nay trong dân đang có xu hướng lai hoá đàn bò. - Nhận xét: Theo kết quả đIều tra đại bộ phận con giống trong vùng chưa ổn định và chưa tốt nhưng cũng cung cấp và phục vụ dủ nhu cầu của địa phương. 3-Thức ăn. Toàn xã Hồng Kỳ có khoảng 75% hộ nông dân chăn nuôI gia súc gia cầm, thức ăn tận dụng chủ yếu từ rau muống rau khoai lang, bột ngô,bột gạo, bột cám, đậu tương tán, lạc tán và thực phẩm từ ngành phụ như bã đậu, bã rượu bia. Bên cạnh đó còn bổ sung thêm cám công nghiệp, cám đậm đặc, trôn thêm bột xương , bột cá và các chất khác cá biệt có những hộ chăn nuôI cám công nghiệp. Vì là tận dụng thức ăn của hộ gia đình nên đại đa số là nấu chín riêng lợn xề, lợn náI là cho ăn sống bởi cho ăn sống có nhiều VTM. Trong chế độ cho ăn thường là 3 bữa/ ngày. Trâu bò chủ yếu sáng, chiều đI thả tối về cho ăn rơm khô, cỏ non cắt ở ngoàI đồng , đôI khi cày vất vả cho uống cám sống . Đối với gia cầm chủ yếu là thả vườn trong đó có 100 hộ hợp đồng chăn nuôI gà Pháp , có 20% số hộ đã biết sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp. Thành phần cám lợn thịt. Thành phần dinh dưỡng Đạm thô = 13% NLTĐ = 3000kcal/kg Canxi = 0,5 - 0,6% Chlorteracgeline = 400mg/kg Muối = 0,3 – 0,6% Xơ = 7,8% Phốt pho = 0,4% Độ ẩm = 14% Nguyên liệu gồm có khô đậu tương, bột cám, bột cá, dầu thực vật , khoáng , Gruten, VTM, enyn, Lysine, Methionine và một số chất kích thích để cho lợn ăn ngon miệng như là Becomplex và một số chất kích thích tiêu hóa như stress…ngoàI ra có thể trộn thêm thành phần kháng sinh để tăng khả năng chống chịu bệnh tật. Bên cạnh đó còn trộn thêm cám đậm dặc RPO- MILK. Thành phần dinh dưỡng Năng lượng trao đổi 3100kcal/kg Đạm tối thiểu : 48% Phốt pho tổng số :4,5% Canxi tối thiểu : 1,5% Xơ tối thiểu : 5% Độ ẩm : 12% Trộn hai loại cám này với nhau giúp cho lợn nhanh lớn phòng bệnh chú ý trước khi vỗ béo phải tẩy giun sán cho lợn cộng tiêm thuốc để cho lợn lại sức (Becomplex) và cân trọng lượng của lợn để biết được sự tăng trọng của lợn hàng tháng. 4- Chuồng trại. Chuồng trại thường xây theo hướng đông hoặc hướng đông nam một số hộ chăn nuôi theo kiểu công nghiệp xây chuồng k45, chuồng k45 là kiểu chuồng một dãy gồm có chuồng nuôi lợn vỗ béo , chuồng nuôI lợn náI , lợn đực giống tiếp đó là chuồng trâu bò, hoặc bếp, Ghi chú. a, Đường vào chuồng b,Cửa vào chuồng c,Chỗ ở. d, Sân chơi e, Rãnh thoát nước Ghi chú. 1, Chuồng ở : S = 2x2,5m b 2, Sân chơI : S = 2x3m c b d 3, Máng ăn dàI 0,8m , rộng 0,2m a e 4, Máng uống dàI 0,8m , rộng 0,2m a, Đường vào chuồng rộng 1,2m b, Cửa vào chuồng rộng 0,8m c, Rãnh thoát nước rộng 0,2m có độ dốc 150 2 1 b 4 3 e a * Nhận xét. Ưu điểm :của chuồng nuôI thoáng mát về mùa hè , ấm về mùa đông có gió lưu thông có ánh sáng vào chuồng cộng với ánh nắng buổi sớm làm cho vi khuẩn chết , có sân chơi cho gia súc hàng ngày tắm nắng. Nhược điểm: Để cho máng ăn trong chuồng thường bẩn , sác phân dây vào thức ăn lợn đái ỉa bừa bãi vào máng lợn uống vào hay gây đi ỉa. 5- Quy trình chăn nuôi. Xã Hồng Kỳ là một địa phương xa nhà máy , xí nghiệp , xa thành phố do vậy quy trình chăn nuôI chưa có gì đổi mới. Phần lớn nhân dân địa phương cho gia súc ăn lo ăn dủ nhưng không đủ chất nghèo về dinh dưỡng do vậy mà sức đề phòng cuả con vật chưa cao nên dễ mắc bệnh * Đối với lợn lai. Quan sát lợn cái khi động đực phối giống cho lợn trước và sau khi đẻ. Quan sát lợn cáI trước và sau khi động đực lợn có biểu hiện khác thường như kêu, phá chuồng, nhảy lên lưng con khác…lợn mỗi lần động đực cách nhau 21 ngày, trong 21 ngày có 3 lần rụng trứng đến lần thứ 3 lợn bắt đầu mê ì là lúc lợn rụng nhiều trứng nhất. Lúc này ta lấy đực và phối giống cho lợn. Giai đoạn đầu lợn lấy đực một tháng, nấu chín cho lợn ăn no đầy đủ, tháng thứ hai cho lợn ăn sống với dây sống băm nhỏ, hoặc nấu chín cám trộn với dây sống cho lợn ăn no, thấng thứ 3 trở đI thường là nấu chín và trộn với bột cá hoặc tép cho lợn ăn để tăng cường dinh dưỡng. Bởi vì tháng cuối cùng lợn con tăng trưởng nhanh rất hoàn thiện về thể xác. Trước khi lợn đẻ 20 ngày tiêm sắt cho lợn hoặc bổ sung canxi để tăng sức đề kháng cho lợn mẹ, đến khi lợn đẻ không nên đuổi lợn chạy, hoặc đánh đâp tránh xẩy thai, chết lưu thai trong bụng mẹ. * Đối với lợn đẻ. Trước khi lợn cắn ổ lợn mẹ thường càm rác, cắn toang, ủi chuồng thì ta phảI chuẩn bị mọi dụng cụ để đỡ đẻ cho lợn. + Phải có kìm cắt nanh lợn + Một cái kéo cắt rốn lợn + Một thau nước mát + Một phích nước ấm 60-700 C + Một ít chỉ + Một lọ cồn + Một nắn dẻ kho sạch + Thuốc Oxytoxin để thúc đẻ Chuẩn bị các dụng cụ này để đỡ đẻ cho lợn khi lợn đẻ ra ta nhặt từng con ra một, lau sạch mỏm, người cho lợn, sau đó cắt nanh, cắt rốn cho lợn. Khi cắt rốn tadùng tay xoắn dây rốn cách bụng 3-4 cm gần bụng 2-3 vòng rồi lấy chỉ buộc lại, sau đó dịch xuống chổ buộc 6-7 cm ta lấy kéo để cắt rốn sau đó nhúng rốn lợn vào cốn cho khỏi nhiểm trùng. Sau đó cho lợn uống 2-3 me Steptomisin cho lợn tăng sức đề kháng đỡ mắc bệnh phù đầu và mặt về sau này.Cứ như thế cho đến hết. Nừu con nào bị ngạt ta lau sạch mỏm lợn con và bắt đầu hô hấp cho lợn, hoặc hoà nước ấm 1000C, cho lợn vào chaauj nước để ngẩng đầu lên phù hợp với nhiệt độ trong người lợn mẹ để hô hấp: Sau khi dùng hai cách này lơn không cử động thi lợn sẽ chết. Khi đẻ song phảI cho lợn con bú sữa đầu vì sữa đầu của lợn rất tốt giúp cho con kháng bệnh, bên cạnh đó ta cho lợn con uống thêm 2 me Steptomixin làm tăng sức đề kháng cho lợn, lợn đẻ được3 ngày tiêm bổ sung sắt, sau 7 ngày tiêm lần hai,10-12 ngày bắt đầu tiến hành thiến lợn đực, 21 ngày bắt đầu tiêm phòng cho lợn. Tiêm phó thương hàn cho lợn con. Tiếp sau một tuần tiêm dịch tả, một tuần sau nghĩa là 30 ngảytở đi có thể tiêm tụ huyết trùng cho lợn, tập cho lợn con ăn sớm lúc 20 ngày tuổi,nên ăn đõ tương, ngô xay nhỏ cho lợn ăn hoặc cho lợn ăn cháo loãng.Sau khi lợn ăn khẻo khoảng 35-45 ngày tẩy giun cho lợn bằng thuốc nevason. 1ml/10kg. Tuỳ từng hộ gia đình và kinh tế của mình mà có biện pháp cho lợn ăn, cho lợn ăn theo hình thức công nghiệp hoặc dan dã, nấu cám chín gồm có gạo, ngô, khoai, sắn. Bên cạnh đó cho một ít bột cá hoặc bột đậu tương. Vế kỷ luật cho ăn: Cho lợn ăn 3-6 bữa/ngày bởi cho lợn ăn nhiều bữa sẽ nhanh lớn. Khi lợn được 40-45 ngày tuổi ta tiến hành cai sữa cho lợn con.Khi cai sữa ta tách tú, bắt đầu cho bú 3 bữa, ngày sau cho bú 2 bữa, ngày thứ 3 cho bú1 bữa, ngày thứ 4 tách hoàn toàn để tránh cho lợn mẹ bị sốt sữa và viêm vú tránhthay đổi đột ngột đối với lợn con ta nên tách lợn con sang chuồng khác. * Nhận xét; Do hạn chế về nền kinh tế và trình độ hiểu biết còn kém, nên phần lớn nông dân trong xã chưa ý thức được việc chăm sóc con giống và vận dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. B. Thú y Công tác phòng bệnh thú y Do nhân dân ta chưa nhận thức được việc phòng bệnh cho gia súc cho nên tỷ lệ mắc bệnh của gia súc còn rất cao. Ngày nay muốn nâng cao chất lượng đàn gia súc gia cầm để hạn chế thiệt hại về kinh tế do dịch bênh gây ra thì công tác phòng bệnh phải đặt lên hàng đầu. Cùng với các xã trong huyện xã hồng Kỳ hàng năm củng cố tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm, để việc tiêm phòng đạt hiệu quả cao thì việc tuyên truyền cho nhân dân hiểu và thực hiện là rất quan trọng, vì vậy trươc khi tiêm trưởng ban thú y đã lên kế hoạch trình UBND xã và gửi bản thảo cho phát thanh viên của từng thôn để tuyên truyền trước hai đến ba ngày, phân tích tác hại cũng như các mặt lợi ích đối với việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. * Chuẩn bị dụng cụ : + xi lanh 2 + hộp kim 1 + panh 1 + phích đá 1 + vác xin- nước cất + thuốc điện giải Bảng kết quả tiêm phòng Stt Loài Vắc xin Vị trí tiêm Liều lượng Số con tiêm 1 Trâu bò THT Bắp thịt 2ml 35 2 Lợn Dịch tả Bắp thịt 1ml 250 3 Chó mèo Dại Dưới da 1ml 60 Nhận xét: Trong đợt thực tập và tiêm phòng vừa qua cac học viên và cán bộ thú y không để xẩy ra một trường hợp nào để chết gia suc gia cầm của nhân dân. qua việc tiêm phòng ta thấy tiêm phòng vắc xin cần phải cẩn thận, khi tiêm phải quan sát tình trạng của con vật và dùng dúng thuốc và liều lượng. Tổ chức tiêm: xã Hồng Kỳ gồm chín khu vực mỗi khu vực giao cho một cán bộ thú y cùng hai kỹ thuật viên. mỗi kỹ thuật viên hoặc thực tập viên được trưởng thôn dẫn đến từng hộ gia đình vận động và tiêm cho tất cả trâu bò, lợn, chó mèo Công tác chuẩn bị +Dụng cụ tiêm phải được vô trùng sạch sẽ bằng nước đun sôi hoặc cồn +Đối với vắc xin sông đông khô phải pha bằng nước cất hoặc nước sinh lý mặn +Chỉ tiêm phòng cho đàn gia súc còn khỏe mạnh + Bảo quản vắc xin từ 2-12 0c không bảo quản vắc xin ơ nhiệt độ đông lạnh và nhiệt độ cao, tránh ánh sáng trực tiếp nhất là ánh nắng mặt trời + Trước khi dùng vắc xin phải lắc kỹ rồi mới lây vắc xin trong suôt quá trình tiêm + Phải dùng đúng liều chỉ định, phun vắc xin đúng kỹ thuật không làm rơi vãi vắc xin, nến không tiêm hết thì huỷ bỏ + Không nên tiêm vắc xin cho gia súc mới thụ tinh và chi tiêm cho gia súc trước và sau khi đẻ 10-20 ngày Liều lượng và cách tiêm + Đối với trâu bò tiêm vắc xin THT, LMLM liều lượng tiêm là:2ml/1 con vị trí tiêm :bắp cổ + Đối với chó mèo tiêm vắc xin phòng dại liều lượng tiêm: 1ml/1 con vị trí tiêm dưới da Bảng số liệu tiêm phong đợt thưc tập Stt Loài Loại vắc xin Liều lượng Cách tiến hành Số lượng 1 Lợn con theo mẹ Ferdexfran B12 2ml Tiêm bắp 62 2 Lợn 20-30 ngày THT 1ml Tiêm bắp 50 3 Lợn 30-45 ngày Dịch tả 1ml Tiêm bắp 45 4 Gà 5-7 ngày tuổi Gumboro 4giọt Nhỏ măt mũi 30 5 Gà 7-12 ngày Lasota 4 giọt Nhỏ măt mũi 100 6 Gà 21-30 ngày Newcastle 1ml Tiêm bắp dươi da 50 Điều trị bệnh a, Bệnh ký sinh trùng Bệnh KST là bệnh do ký sinh trùng gây ra đi vào cơ thể gia súc gia cầm qua nhiều con đường như qua thức ăn, nước uống, qua da, qua động vật chân đốt, qua nhau thai đi vào cơ thể con người và gia súc gia cầm. Do ý thức phòng bệnh và vệ sinh của từng hộ gia định chưa cao nên bệnh ký sinh trừng mắc rất nhiều chủ yếu là ở lợn con, bê, nghé, gà… A1, bệnh giun đũa ở lợn Số lượng 10 con có trọng lượng P = 10 kg \1 con Triệu trứng : lợn con còi cọc chậm lớn, lông xù, liêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu, phân lúc đi táo, lúc đi lỏng Điều trị: Rp levasol 7,5% ml : hai ống. Mỗi ống 5 ml Cd levasol 7,5 % ml. 1ml\1con tiêm bắp một liều duy nhất. A2, bệnh giun đũa bê nghé Số lượng bốn con có P = 50 kg/ 1con Triệu chứng : con vật bụng cóc,lông xù, phân thả lỏng mùi tanh thối, liêm màng mắt nhợt nhạt, hay tách đàn gậm cỏ một mình Chuẩn đoán: bê nghé mắc bệnh giun đũa. Điều trị: RP levasol 7,5 %: 5ml/ống bằng bốn ống Cd levasol 7,5 %: 5ml /1 con tiêm bắp một lần duy nhất. b, Bệnh truyền nhiễm Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm là do vi rút và vi khuẩn gây nên xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều con đường khác nhau như qua vết thương hở, qua da, qua đường hô hấp, tiêu tháo… để gây bệnh cho gia súc b1. Bệnh đậu lợn con Số lượng 30 con có P = 8 kg /con Triệu chứng : nổi nhiều mụn đỏ ở da tạo vết vỡ loét ở trên da lợn, có thể ở lưng, khe tai, bụng, đuôi…. Chuẩn đoán lợn bị lên đậu Điều trị: Rp dùng xanhmetylen 50 ml. Hai lọ Penicillin 1 gam: 60 lọ Cd dùng xanhmetylen bôi vào vết loét, tiêm penicillin ngày một lần tiếm khoảng hai lần thi lợn khỏi b2, bệnh tụ huyết trùng trâu bò Số lượng một con bò có P = 200 kg/con Triệu chứng: con vật có hiện tượng ủ rũ bỏ ăn, dạ dày thụ động kém hoặc không thụ động được, mắt đau có rỉ màng, nước dãi thỉnh thoảng chảy ra thành từng giọt mầu trắng kéo từ mồm xuống như sợi cước, đầu sợi cước có giọt nước tròn. Mũi khô có con đã có triệu chứng sùi bọt mép, mắt lờ đờ không đi lại được sốt không ăn uống. Chuẩn đoán: trâu bò bị tụ huyết trùng Điều trị Rp Tiakaneolin: 10 ml = 10 lọ Analgin 30 %: 5ml = 4 ống Cafein 5ml = 4 lọ Becomplex 10 : 20ml = 4 lọ Kết quả điều trị sau 4 ngày bò đã đi ăn bình thường. b3. Bênh phó thương hàn Điều trị 21 con có P = 9kg/con triệu trứng con vật ỉa chảy phân màu vàng như bột cám, mùi rất tanh và thối. Do đi ỉa mất nước nhiều nêncon vật gầy sút, trên vùng da mỏng suất hiện những vệt tím ở mõm và rìa tai chuẩn đoán lợn bị phó thương hàn. điều trị: Rp Anaflo-TTS lọ 100 gam: 1 lọ thuốc điện giải : một gói Becomplex 20 ml = 4 lọ Anagin 30 %: 5ml = 2 ống Tiêm bắp cổ: kết quả tiêm ba ngày co 18 con khỏi 3 con chết do yếu quá. b4, Bệnh phù đầu mặt ở lợn Điều trị 10 con có P =8 kg/con. Triệu chứng con vật đi ỉa lỏng, ỉa táo, phân có mầu vàng nhạt, tiếng kêu khác thường mắt mi sưng má sưng ăn kém, thỉnh thoảng có hiện tượng ho. Chuẩn đoán : lợn bị phù đầu mặt. Điều trị: Rp Erotril –50: 10 ml : 4 lọ Huphabcomplex 10 ml :8 lọ Anagin 30 % : 5ml = 4 ống Cd Erotril – 50 : 10ml /ngày Huphabcomplex 20 ml/ngày Anagin 30 % : 5ml/ngày. Ngày tiêm 1 lần điều tri trong bốn ngày khỏi tám con chết 2 con c, Bệnh nội khoa. Bệnh nội kkhoa là những bệnh diễn biến trong cơ thể gia súc, bệnh không có tính lây lan từ con này sang con khác nguyên nhân thường là: + do thức ăn + lạnh bụng, cảm + do ký sinh trùng + do tiêu hoá Ecolin,Samônella c1, Bệnh táo bón điều trị 7 con có P = 350 kg/7con triệu chứng: + do nóng qua bộ phận tiêu hoá kém gây táo bón phân lỏn trỏn như hòn bi hoặc thành cục, lợn không ăn hoặc ít ăn, bụng đầy do trướng hơi con vật hới sốt. Chuẩn đoán lợn bị táo bón Điều trị: RP Magensisulphate ống 5ml = 6 ống Magensisulphate bột = 200g Vitamin c 5ml = 6 ống Cd Magensisulphate vừa tiêm vừa cho uống rất có hiệu quả điều trị khoảng hai đến ba ngày thì khỏi hẳn. c2,Bệnh trướng hơi ở bò Điều trị một con bò có trọng lương 180 kg Triệu chứng: con vật bồn chồn khó chịu lưng hơi cong hai chân sau đứng dang, bụng chướng gõ vào dạ cỏ có âm trống vang rộng. Hỏi gia chủ cho biết do bò ăn quá nhiều lá lạc thêm vào đó trời nắng nóng nên bò bị chướng bụng. Chuẩn đoán bò bị chướng hơi điều trị: Rp : một lít dấm hoặc một lít nước dưa chua, sáu củ tỏi, bầy lá trầu không Cafein : 4 ống 5ml Vitamin c : 20 ống 2ml Vitamin b :20 ống 5ml Kanatianin: 2 lọ ,10ml Strychnin b1: 8 ống 5ml Pinocoopin: 1 ống, 5ml Cd: cho uống một lít nước dưa chua hoặc mọt lít dấm, sau đó dã tỏi cộng với lượng trầu không 7 lá rồi pha pha vơi nước cho uống. Tiêm cafein : 2 ống = 10 ml /ngày Vitaminb1: 2 ống = 10 ml /ngày Vitaminc : 2 ống = 10 ml Pinocoopin: 1 ống =5 ml Sau khi tiêm Pinocoopin hết tác dụng khoảng 2-3 giờ thì tiêm Strychnin b1: 2 ống =10 ml Kết quả điều trị trong hai ngày bò khỏi. c3, Điều trị bệnh súc lợn con Số lượng 10 con, với trọng lượng 10 kg/con Triệu chứng: con vật kém ăn, lông xù, gầy và sút cân nhanh, phân trắng, vàng lỏng như nước, có mùi tanh. Nguyên nhân: do thời tiết thay đổi đột ngột, để lợn nằm trên nền si măng nên buốt bụng gây cho lợn bị đi ỉa. Chuẩn đoán: lợn bị viêm ruột điều trị: Rp : Hantril –50: 10 ml= 10 lọ ADE Bcomplex: 20 ml = 4 lọ CD : Hantril- 50 : 10 ml =4 lọ /ngày đầu ADE Bcomplex: 20 ml = 2 lọ /ngày đầu Tiêm bắp ngày hai lần, kết quả điều trị tiêm 2-3 ngày thì khỏi bệnh c4, Điều trị bệnh súc chó con Số lượng một con, trọng lượng 8 kg Triệu chứng: sốt cao, bỏ ăn, có biểu hiện nôn mửa, ỉa chảy như nước về sau toàn máu con vật có phản ứng buốt bụng. Chuẩn đoán: chó bị viêm ruột cấp. Điều trị: Rp : Anagin 30% : 5ml = 2 ống Vitamink: 5ml = 4 ống Vitamin b1: 5ml = 4 ống Bcomplex:10 ml = 4 ống G- 5000: 5ml = 4 ống Cd: Anagin 30%:5ml= 1 ông /ngày G- 5000: 5ml =1 lọ/ngày Vitamink: 5ml= 2 ống/ngày Vitamin b1: 5ml = 2 ống/ngày Bcomplex:10 ml= 4 ống/ngày Tiêm bắp ngày hai lần, kết quả điều trị trong ba ngaỳ chó khỏi. d, Bệnh sản khoa. Bệnh sản khoa là bệnh về cơ quan sinh dục của gia súc. d1, Điều trị lợn lái Số lượng 1 con có P = 50 kg/con Triệu chứng: con vật đến ngày đẻ bụng to, lợn giận đẻ nhưng không được, con vật thở nhanh, giận đẻ liên tục từng cơn. Hỏi gia chủ cho biết: gia súc trong thời gian mang thai đã nhảy vào ra khỏi chuồng nhiều lần, chó đuổi, thêm vào đó là người đánh. Chuẩn đoán: Lợn bị chết lưu thai. Điều trị: Rp oxytoxin: 2ml- 8 ống cafein : 5ml –4 ống vitamin b1: 5ml-6 ống vitamin c: 5ml-6 ống Cd: oxytoxin: 2ml- 4 ống cafein : 5ml –2 ống vitamin b1: 5ml-3 ống vitamin c: 5ml-3 ống tiêm bắp dùng hai liều liên tục. Kết quả: sau một ngày điều trị lợn không đẻ được và chết. d2, Điều trị lợn lái. Số lượng một con có trọng lượng P = 70 kg/con. Triệu chứng: chân sau đi tập tễnh hay nằm một chỗ ít đi lại, lợn kém ăn. Chuẩn đoán: lợn bị bại liệt: điều trị: RP: canxium B12= 12 lọ ADEBcomplex= 4 lọ StrychninB1: 50 ml = 2 ống Tiêm bắp, bên cạnh đó cho ăn uống tốt cho ăn xướng trâu ninh nhừ lấy nước. Kết quả điều trị sau bốn ngày lợn khỏi hẳn. Bảng kết quả điều trị Stt Tên bệnh Loài Số lượng Hiệu tính Số khỏi Số chết Tỷ lệ A, bệnh ký sinh trùng 1 Giun đũa Lợn 10 1 10 0 100% 2 Giun đũa Bê, nghé 4 1 4 0 100% B, bệnh truyền nhiễm 1 Bệnh đậu Lợn 30 2 30 0 100% 2 Bệnh THT Trâu,bò 1 4-5 1 0 100% 3 Bệnh PTH Lợn 21 3-4 18 3 80% 4 Phù đầu mặt Lợn 10 3 8 2 80% C, bệnh nội khoa 1 Táo bón Lợn 7 2-3 7 0 100% 2 Chướng hơi Trâu,bò 1 2 1 0 100% 3 Viêm ruột Lơn 10 3 10 0 100% 4 Viêm ruột Chó 1 3 1 0 100% D,bệnh sản khoa 1 Chết lưu thai Lợn 1 1 0 1 0% 2 Bại liệt Lợn 1 5 1 0 100% Nhận xét : qua công việc điều trị của gia súc em rút ra rất nhiều bài học cho bản thân đó là làm quen được với một số bệnh khó, một só ca phức tạp. do vậy lý thuyết mà không có thực hành thì chưa đủ, thêm vào đó phải có kinh nghiêm gan da, táo bạo chuẩn đoán đúng bệnh kịp thời hiệu quả cao. Trong những ca phức tạp thường gia chủ gọi bác sĩ thú y nên mất nhiều thời gian, bệnh cấp tính thì không thể chữa khỏi. Về thuốc trong thục tế dùng gấp hai đến bốn lần theo chỉ định thì gia súc mới khỏi. Người ta nói” đánh rắn phải đánh dập đầu” nên liều tiêm đầu phải cao nhất sau hạ xuống. Phần IV Kết luận và kiến nghị 1.Kết luận Trong thời gian bốn tháng thực tập vừa qua, được sự giúp đỡ tận tình của các bác trong ban thu y xã đã giúp em rất nhiều trong việc nhân dang và chuẩn đoán một số bệnh khó. Bênh cạnh đó cũng còn những việc mà em chưa làm được như: chưa được thực hành phương pháp thụ tinh nhân tao, chưa được thiến gia súc cái….nguyên nhân cũng do trình độ hiểu biết của nhân dân chưa được cao, điều kiện kinh tế còn hạn hẹncho nên về thừc hành còn bị hạn chế nhiều. 2. Kiến nghị Trong thời gian đi thực tế ở địa phương em đã gặp phải một số khó khăc trong việc tiếp xúc và nhận dạng một số bệnh. Vì vậy, em xin kiến nghị vơi nhà trường và cơ sở thực tập một số vấn đề sau. Với nhà trường: do trong quá trình học tập còn hạn hẹp cho nên việc nhận dạng các bênh của gia súc còn thiếu nhất là các bệnh về chó mèo. Do đó em xin kiến nghi với nhà trường : khoá sau cần cho thực hành nhiều hơn bởi lý thuyết phải đi đôi với thực hànhbởi em là học sinh trước nên điều kiện thưc hành rất hạn chế, kiến thức còn ít, những bệnh ngoài thực tế rất phức tạp. đối với cơ sở trong đợt tiêm phòng đại trà công tác phòng bệnh của nhân dân chưa cao,ý thức phòng bệnh kém do vậy kết quả tiêm phồng rất thấp. Tổng đàn trâu bò và lợn chỉ đạt 46% nên gần đây dịch bệnh xẩy ra nhiều. Bởi vậy UBND xã cần nâng cao tay nghe cho cán bộ thú y ơ cơ sở và khuyến khích nhân dân tập chung vào chăn nuôi Lời cảm ơn Sau một thơì gian thực tập tại địa phương được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các cô chú trong trạm thú y huyện Sóc Sơn cùng bác Nguyễn Thái Học trưởng ban thú y xã đã cho em đi theo học hỏi và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập vừa qua. Về phía nhà trường dưới sự giúp đỡ, dạy bảo của thày cô trong trường trung học nông nghiệp hà nội và nhất là các cô trong ban thú y của trường đặc biệt là cô Trần Thị Thuận, cô Nguyễn Thị Lệ Hăng đã dạy bảo và hướng dẫn em trong suốt thời gian qua. Trong qua trình viết báo cáo vẫn còn nhiều thiếu sót, ngôn ngữ chưa được phong phú, lời văn chưa được lưu loát. quá trình thực tập do tay nghề còn thấp em nghĩ mình còn phải học hỏi nhiều hơn nữa. Do vậy, em mong muôn thầy cô cùng các bác, cô tạo điều kiện cho em co dịp học hỏi và nâng cao kinh nghiêm. giúp em hoàn thành đợt thực tập đạt kết quả cao nhất. Em xin chân thành cảm ơn. Ngày 22/6/2004 Sinh viên thực tập Mục lục Phần I : Đặt vấn đề Phần II: Điều tra tình hình cơ sở thực tập 1.Tìm hiểu về tự nhiên và vị trí địa lý 2.Tình hình về chăn nuôi thú y phần III: Kết quả thực tập Chăn nuôi Thú y Công tác phòng bệnh thú y Chuẩn đoán điều trị bệnh 1.Bệnh ký sinh trùng 2.Bệnh truyền nhiễm 3.Bệnh nội khoa 4.Bệnh sản khoa Phần IV: Kết luận và kiến nghị ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC764.doc
Tài liệu liên quan