Bước đầu nghiên cứu về tính hiệu quả của dự án cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước Sông Đà

Lời mở đầu Công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng cả về kinh tế và xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển và tăng trưởng về kinh tế đó thì nhu cầu về nước sạch cho đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế của dân cư ngày càng cấp thiết. Nước là cội nguồn chính yếu cho mọi sự sống và bản thân nó cũng là môi trường sống cho mọi động thực

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Bước đầu nghiên cứu về tính hiệu quả của dự án cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vật sinh tồn. Nước là một trong những yếu tố không thể thiếu được cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thuỷ lợi. Nước là một tài nguyên tương đối dồi dào và là tài nguyên có khả năng tái tạo. Nhưng do trong quá trình khai thác, sử dụng, quản lý chưa hợp lý dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch một cách nghiêm trọng. ở các đô thị Việt Nam tỉ lệ số dân được cấp nước chỉ đạt 30-60%, ở Hà Nội tỉ lệ dân cư được cấp nước trong toàn thành phố ước tính khoảng 60%. Không những thế, nguồn nước còn đang ngày càng bị nhiễm bẩn, ô nhiễm nặng nề bởi sự thiếu ý thức hiểu biết của người dân, của các doanh nghiệp, xí nghiệp. Họ xem nguồn nước như là chỗ để thải bỏ các chất rác rưởi, rồi nước thải của các doanh nghiệp thậm chí chưa được xử lý cũng được đổ vào các ao hồ. Riêng ở Hà Nội có từ 100. 000- 150.000 m3 nước thải công nghiệp trong ngày đêm không qua sử lý mà đổ thẳng vào ao hồ, vào đất. Bên cạnh đó là sự khai thác nước một cách bừa bãi của tư nhân mà không có sự chú ý bảo vệ đã làm cho nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt. Hà Nội là thủ đô của đất nước, là trung tâm phát triển kinh tế xã hội, trong khi đó nhu cầu về nước sạch lại thiếu. Các nhà máy nước hoạt động không hết công suất. Theo thống kê của công ty kinh doanh nước sạch, Hà Nội hiện có khoảng 20% số giếng khai thác bị giảm lưu lượng cần được cải tạo lại hoặc khoan thay thế, nhiều nhà máy còn gây tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình khai thác, mực nước ngầm thì ngày càng bị sụt giảm. Trước thực trạng này để cung cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội là rất khó khăn. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, sau một thời gian thực tập tại công ty tư vấn nước và môi trường, tôi đã nhận thức được vai trò tầm quan trọng của nguồn nước, của việc phân tích tính hiệu quả các dự án cấp nước thành phố Hà Nội. Tôi xin được nghiên cứu đề tài Bước đầu nghiên cứu về tính hiệu quả của dự án cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước sông đà Đề tài nhằm tập chung nghiên cứu hiện trạng hệ thống cấp nước Hà Nội. Từ đó thấy được nhu cầu của việc xây dựng dự án cấp nước sạch từ nguồn nước Sông Đà thông qua việc phân tích chi phí- lợi ích về mặt kinh tế môi trường của dự án. Để có ý kiến góp phần nâng cao tính hiệu quả của hệ thống cấp nước Hà Nội. Với nội dung trên , đề tài được chia làm 3 chương chính theo nội dung sau đây: Chương 1 : Cơ sở lý luận về nước sạch Chương 2 : Hiện trạng cấp nước Hà Nội và khái quát chung về dự án cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước Sông Đà Chương 3 : Phân tích kinh tế dự án cấp nước Sông Đà kết luận và kiến nghị: Với nhiều nỗ lực, cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy cô hướng dẫn và cán bộ cơ quan, tôi đã hoàn thành xong bài viết này. Nhưng do trình độ và thời gian có hạn, do vậy trong bài viết của mình, tôi không tránh khỏi những thiếu sót mắc lỗi. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp thu những ý kiến quý báu đó. Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng toàn thể cán bộ trung tâm tư vấn nước và môi trường và đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Lê Thu Hoa và cán bộ hướng dẫn Nguyễn Đình Thơ, những người đă giúp tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài viết này. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác, nếu sai phạm tôi xin chịu kỉ luật với nhà trường. Chương 1: CƠ sở lý luận về nước sạch Giá trị vai trò của nước Nước là thành phần cơ bản, là yếu tố quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia cũng như toàn nhân loại. Vai trò tầm quan trọng của nước đối với mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế xã hội được thể hiện trong các lĩnh vực cụ thể sau: Nước là yếu tố không thể thiếu và không thể thay thế được trong sinh hoạt hàng ngày của con người, là nguồn thiết yếu nuôi sống con người. Sự sống của con người và các loài động thực vật trên trái đất phụ thuộc hoàn toàn vào các nguồn nước. Mỗi người đều phải cần có một lượng nước cung cấp nhất định với chất lượng đủ đảm bảo để duy trì được nhịp độ sống và làm việc. Nếu thiếu nước cho nhu cầu hàng ngày thì rất có hại cho sức khỏe, người ta ước tính rằng trung bình mỗi ngày mỗi người cần khoảng từ 100-150 lít nước. Trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản, nước đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của cây trồng vật nuôi. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với một đất nước có nền nông nghiệp phát triển và nguồn lợi thuỷ hải sản phong phú như Việt Nam Trong sản xuất công nghiệp, nước đóng vai trò đặc quan trọng đối với các ngành giao thông vận tải thuỷ, thuỷ điện; sản xuất, chế biến thực phẩm nước giải khát. Ngoài ra nước là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất giấy, vải, sợi và một số ngành công nghiệp khác Nước có vai trò quan trọng trong việc phục vụ các nhu cầu nghỉ ngơi chữa bệnh và du lịch. Tài nguyên nước cùng với các yếu tố môi trường khác như cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh… là điều kiện cho phát triển ngành kinh tế, du lịch dịch vụ Vai trò tầm quan trọng của nước còn thể hiện trong các ảnh hưởng, các tác động của nước đối với chu trình tuần hoàn tự nhiên của các thành phần môi trường khác. Nước quan trọng và cần thiết như vậy, nhưng việc sử dụng nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là lãng phí và có nhiều hành động làm ô nhiễm nguồn nước, khai thác nguồn nước thiếu cân đối giữa bồi phụ và sử dụng. Do việc quản lý về nước còn phân tán, chưa quản lý trong tổng thể và chưa coi nước là hàng hoá đặc biệt để cho sự bền vững về tài nguyên nước cũng như dịch vụ nước sinh hoạt được bền vững Nhìn tổng quát gần 80 nước chiếm tới 40% dân số thế giới đang trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng,có khoảng 1,1 tỷ người không có nước sạch an toàn. Tỷ lệ người dân được có các nguồn cấp nước đã được cải thiện mới chỉ tăng từ 4,1 tỷ người chiếm 79% năm 1990 đến 4,9 tỷ người chiếm 82% năm 2000. Trong khi đó các bệnh liên quan đến nước lại thực sự tăng nhanh, 2 tỷ người chịu rủi ro vì bệnh sốt rét,trong đó 100 triệu người có thể bị ảnh hưởng bất cứ lúc nào và hàng năm số người tử vong vì căn bệnh này là 2 triệu người. Ngoài ra có khoảng 2 tỷ trường hợp khác bị mắc bệnh tiêu chảy và số tử vong hàng năm là 2,2 triệu người. Các bệnh lây nhiễm đường ruột do giun làm khổ sở 10% dân số ở các nước đang phát triển, có tới 6 triệu người bị mù do bệnh đau mắt hột, khoảng 200 triệu người khác bị ảnh hưởng do bệnh sán là nguyên nhân gây bệnh giun trong máu của người Trước thực tế này, nước thực sự là vấn đề rất đáng được quan tâm. Liên Hợp Quốc đã đề ra thập kỷ nước uống vào năm 1980 đã mở nhiều hội nghị để cảnh báo và khuyến cáo các quốc gia cần quan tâm đến vấn đề nước và nước sạch Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước tương đối lớn nhưng do trong quá trình khai thác, sử dụng không hợp lý dẫn đến tình trạng bắt đầu có sự khan hiếm và cạn kiệt nguồn nước. Do vậy chúng ta cần phải nhanh chóng có các biện pháp sử dụng và bảo vệ hợp lý, đồng thời phải tìm kiếm các nguồn nước mới có khả năng khai thác, cung cấp nước sạch phục vụ tốt nhu cầu đời sống dân cư và phát triển của nền kinh tế quốc gia. 1.2 Tài nguyên nước trên thế giới và ở Việt Nam Một số khái niệm về tài nguyên nước Nguồn nước: chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được bao gồm sông suối, kênh, rạch, biển, hồ, đầm ao, các tầng chứa nước dưới dất, mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ khác. Nước ngầm: là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất. Nước mặt: là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. Nước sạch: là nước trong, không màu, không mùi ,không vị, không chứa các chất tan và vi khuẩn không gây bệnh không nhiều quá mức cho phép và tuyệt đối không có vi sinh vật gây bệnh cho ntgười Tiêu chuẩn quốc tế là tiêu chuẩn của y tế thế giới ban hành năm 1984 về bốn mặt: +Chất vô cơ tan +Chất hữu cơ +Vi sinh vật +Vật lý Việt Nam theo tiêu chuẩn của bộ khoa học công nghệ và môi trường (1993) phù hợp với tiêu chuẩn của y tế thế giới năm 1984 Nguồn nước trên thế giới Nước bao phủ 70% diện tích trái đất, hiện có khoảng 1,4 tỷ km3 nước, trong đó có trên 97% là nước biển, có hàm lượng muối quá mặn không thể sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước, trong đó 70% đã nằm dự trữ dưới dạng băng tuyết ở Bắc và Nam Cực. Sông ngòi, hồ ao, đầm lầy chỉ chiếm dưới 1% , phần còn lại là nước ngầm dưới mặt đất, 60% lượng nước mưa bốc hơi thành mây, 25% ngấm xuống đất chỉ còn 15% cung cấp cho hồ ao, sông ngòi ; trong đó chỉ có 1/3 lưu lượng nước ngầm dưới đất và trên bề mặt có thể khai thác được. Như vậy, nước là một tài nguyên không phải vô tận. Nó có hạn về số lượng và hơn nữa nó có giá trị thiết yếu. Nhưng con người vì những lợi ích kinh tế và phát triển trước mắt đã không nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của nước cũng như đã làm ô nhiễm nguồn tài nguyên không thể thay thế này. Mặt khác, do tình trạng hạn hán kéo dài, do sinh thái của quả đất đang biếnđộng; nước trên các bề mặt ao hồ, sông suối bị giảm mạnh; các nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải đổ ra. Vì thế nước dành cho công nghiệp, nông ngiệp cũng như sinh hoạt ngày càng khó khăn. Tình trạng thiếu nước xảy ra ở khắp các châu lục, sự khan hiếm nước đã trở thành vấn đề quan tâm của cả nhân loại. Vì nó đã cản trở đến tốc độ phát triển kinh tế, không chỉ các nước có nền nông nghiệp mà ngay cả các nước công nghiệp. Như vậy, nước là rất quan trọng, cần thiết phải được bảo vệ và sử dụng hợp lý. 1.2.3 Nguồn nước của Việt Nam Nguồn nước của Việt Nam tương đối dồi dào, bao gồm cả nước mặt và nước Ngầm : Nguồn nước mặt: bao gồm nước sông suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo. Việt Nam có hệ thống sông suối khá dày đặc, với 2360 con sông; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500- 2000 mm. Tổng lượng nước mặt trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 830 tỷ m3. Tuy nhiên, tài nguyên nước mặt của Việt Nam biến đổi mạnh theo không gian và thời gian cả về số lượng và chất lượng gây khó khăn cho việc khai thác và sử dụng. Có nơi hàng năm lượng nước mưa đạt tới 5000mm/ năm như Bắc Giang( Hà Gang), Nam Châu Linh( Quảng Ninh) Bạch Mã( Thừa Thiên Huế) , nhưng có nơi chỉ đạt 400mm/ năm như Mũi Dinh. Nguồn nước ngầm: Nước ta có nguồn dự trữ nước ngầm khá lớn, ước tính 130 triệu m3/ ngày đêm là trữ lượng công nghiệp có thể khai thác. Sự phát triển kinh tế xã hội cùng với sự gia tăng dân số đòi hỏi việc khai thác và sử dụng nước ngày càng cao dẫn đến tình trạng nguồn nước ngầm bị cạn kiệt về số lượng và giảm sút về chất lượng đang xảy ra ngày một nhiều ở các khu vực đô thị, đặc biệt là các thành phố lớn và các khu công nghiệp tập chung. Mực nước ngầm bị hạ thấp đã làm tăng khả năng xâm thực của nước biển, nước thải công ngh iệp và nước thải sinh hoạt vào các nguồn nước này khiến cho quá trình khai thác và xử lý nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Nghiêm trọng hơn nữa là có sự xuất hiện hiện tượng lở đất, lún đất làm ảnh hưởng tới nhiều công trình công cộng cũng như những công trình phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước của ta dồi dào như vậy, nhưng do trong quá trình khai thác sử dụng không hợp lý dẫn đến tình trạng nhiều đô thị, nhiều vùng lãnh thổ của nước ta rơi vào tình trạng thiếu nước, cạn kiệt nguồn nước.Vì vậy chúng ta cần phải có các biện pháp khai thác và sử dụng nguồn nước một cách hợp lý và bền vững. Hà Nội là đô thị lớn nhất ở nước ta sử dụng nguồn nước ngầm làm nguồn cung cấp 100% cho sinh hoạt, công nghiệp và cũng là nơi được đầu tư nhiều nhất cho thăm dò dưới đất. Với chín bãi giếng lớn và các cụm khai thác nhỏ do công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội quản lý, hiện nay Hà Nội đang khai thác khoảng 440.000 m3 / ngày đêm. Đồng thời có 300 lỗ khoan khai thác lẻ do các đơn vị quản lý, mỗi ngày khai thác khoảng 100.000 m3 và 72.000 lỗ khoan đường kính nhỏ của các hộ dân khai thác khoảng 150.000 m3 / ngày đêm. Do lượng nước lớn được khai thác làm mực nước ngầm của Hà Nội bị hạ thấp khoảng 3-4 m, hiện tượng suy giảm lưu lượng trong nhiều giếng khai thác quá mạnh, đặc biệt trong các bãi giếng nằm xa sông Hồng. Bên cạnh đó là sự suy giảm chất lượng nguồn nước ngầm do sự lan chảy thẩm thấu của các nguồn nước bẩn, nguồn thuốc trừ sâu, phân bón cho cây trồng. Hệ thống cấp nước của thành phố Hà Nội đã hình thành và phụ thuộc vào nước ngầm gần 100 năm nay. Sự suy thoái và ô nhiễm của nguồn nước ngầm là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới chất lượng dịch vụ nước sạch của thành phố Hà Nội đang xuống cấp theo thời gian. Trước quá trình đô thị hóa nhanh chóng, việc tìm kiếm nguồn nước mặt bổ sung cho nguồn nước hiện tại là một đòi hỏi cấp thiết. Nó có ý nghĩa khắc phục sự suy giảm của nguồn nước ngầm đảm bảo cho sự ổn định lâu dài của hệ thống cấp nước Hà Nội. 1.3. Mục tiêu của chương trình cấp nước cho thành phố Hà Nội đến năm 2010 Sử dụng tổng hợp, bảo vệ tài nguyên nước bền vững và phòng chống có hiệu quả các tác hại về nước: Cung cấp đủ nước sạch cho mọi người từ 150- 300 lít/ người/ ngày. Đủ nước cho an ninh lương thực và phát triển kinh tế xã hội. Bảo tồn các hệ sinh thái nước. Phòng chống và giảm thiểu các tác hại do nước gây ra. Cải thiện mức sống ở ngoại thành, đồng thời thu hẹp sự mất cân đối trong phát triển giữa nội thành và ngoại thành. Giảm thất thu, thất thoát trong việc sử dụng nước. Đảm bảo phân phối nước công bằng, hợp lý. Phát triển khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả. Xây dựng tổ chức cung cấp nước thống nhất từ trung ương đến địa phương. Hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với tài nguyên nước,. 1.4. Các phương pháp và các chỉ tiêu để đánh giá. 1.4.1. Các phương pháp đánh giá * Phương pháp phân tích chi phí lợi ích: Phân tích chi phí lợi ích là một phương pháp để đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng trị giá kinh tế được tạo ra cho toàn xã hội. Nói cách khác, phân tích chi phí lợi ích là một khuôn khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê những thuận lợi, bất lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế có liên quan và xếp hạng các phương án dựa vào tiêu chí các giá trị kinh tế. Mục đích sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích là phân tích các chính sách, dự án có tính xã hội để hoạch định chính sách; phân tích và lựa chọn các dự án cụ thể để quyết định cho phương án đầu tư như thế nào cũng như kiểm tra theo dõi quá trình khi mà dự án đã được quyết định. Các bước cơ bản khi tiến hành phân tích chi phí lợi ích (CBA) Thực hiện lưạ chọn quyết định lợi ích của ai, chi phí của ai xem xét lựa chọn danh mục các dự án thay thế Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và lựa chọn các chỉ số đo lường Dự đoán những ảnh hưởng về lượng đối với suốt quá trình dự án Lượng hoá bằng tiền của tất cả các tác động Quy đổi giá trị tiền tệ về giá trị hiện thời Tính toán các chi phí lợi ích và đưa ra kết luận Phân tích độ nhạy 9- Lựa chọn, đề xuất những phương án có lợi ích xã hội lớn nhất 1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá 1.4.2.1. Các chỉ tiêu tài chính * Lợi nhuận thuần: Là lợi nhuận còn lại sau khi đem doanh thu trừ đi các khoản chi phí. Lợi nhuận thuần là chỉ tiêu phản ánh quy mô lợi ích, là cơ sở để phân chia thiết lập các quỹ xí nghiệp. Đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Chỉ tiêu NPV Là tổng mức lãi cả đời dự án quy về thời điểm hiện tại hay là hiệu số giữa giá trị hiện tại của các khoản tiền thu và các khoản tiền chi đầu tư khi được chiết khâú với mức lãi suất thích hợp. Nếu dự án cho NPV lớn hơn 0 thì dự án gọi là khả thi về tài chính. Nếu dự án cho NPV nhỏ hơn 0 thì dự án không khả thi và bị loại bỏ trên nguyên tắc tài chính. Ưu điểm của chỉ tiêu: Có tính đến giá trị theo thời gian của tiền. Có tính đến trượt giá và lạm phát thông qua việc điều chỉnh Bi( lợi ích năm i), Ci(chi phí năm i), mức tỉ suất chiết khấu r. Tính toán tương đối đơn giản Nhược điểm của chỉ tiêu: Để tính NPV cần phải xác định mức lãi xuất thích hợp vì chỉ tiêu này rất nhạy cảm với lãi suất, nếu lãi suất thay đổi thì NPV cũng thay đổi * Chỉ tiêu tỉ số lợi ích chi phí (B /C) Tỉ số B/C lớn hơn hoặc bằng 1: phương án được lựa chọn Tỉ số B/C nhỏ hơn 1: phương án không được lựa chọn 1.4.2.2 Các chỉ tiêu kinh tế xã hội * Các chỉ tiêu định tính: Là khả năng của dự án trong việc đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, chủ trương chính sách của nhà nước hoặc góp phần cải thiện môi trường môi sinh như: Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Bảo vệ và nâng cao giá trị của nguồn nước Chỉ số sức khoẻ của cộng đồng tăng lên * Các chỉ tiêu định lượng Mức đóng góp cho ngân sách từ dự án gồm thuế và lệ phí thải Các gia tăng số công ăn việc làm Số thống kê về tình hình bệnh liên quan đến nguồn nước giảm Chương 2: hiện trạng cấp nước hà nội và khái quát chung về dự án cấp nước sạch cho thành phố hà nội từ nguồn nước sông đà 2.1 Hiện trạng cấp nước Hà Nội 2.1.1 Nguồn nước Nguồn nước duy nhất được sử dụng cho hệ thống cấp nước Hà Nội là nước ngầm. Công suất khai thác nước ngầm từ đầu thế kỷ này(1909) đến nay được tăng từ 20.000m3/ ngày đêm lên đến 440.000m3 /ngày đêm. Chất lượng nước ngầm tương đối sạch, qua các kết quả phân tích cho thấy đã đạt các chỉ tiêu về vệ sinh của tổ chức y tế thế giới . Tuy nhiên các chỉ tiêu về hàm lượng kim loại như Fe, Mg, NH3 trong nước là tương đối cao, ở một số khu vực phía nam thành phố, hàm lượng kim loại cao nhất đã phát hiện thấy ở các bãi giếng Tương mai, Pháp Vân, Hạ Đình, hàm lượng kim loại từ 10 đến 30 mg/ lít, vượt quá tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt là 3 mg/ lít. Ngược lại phía bắc lại có hàm lượng mangan, hàm lượng CaO cao. Gần đây qua kiểm nghiệm một số mẫu nước giếng khoan cho thấy, nước ngầm đã bị nhiễm bẩn hữu cơ. Tuy mức độ nhiễm bẩn còn thấp nhưng nếu đẩy mạnh khai thác thì mức độ nhiễm bẩn này sẽ tăng lên nhanh chóng. ở khu vực quanh nghĩa trang Văn Điển, các nguồn nước ngầm đã bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, vô cơ và vi trùng; Hàm lượng BOD đã đạt 250 đến 300 mg/lít, COD 450mg/ lít. Với sự phát triển của thành phố, nhu cầu về nước ngày càng tăng, do đó mức độ cấp nước cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Năm 1970 khai thác khoảng 140.000m3 /ngày đêm; năm 1978 khai thác 150.000m3/ ngày đêm; năm 1985 khai thác 200.000m3/ ngày đêm; năm 1990 khai thác 350.000m3/ ngày đêm; năm 1995 khai thác 420.000m3/ ngày đêm; năm 2002 khai thác 440.000m3/ ngày đêm. Trữ lượng nguồn nước ngầm ở Hà Nội hiện nay vẫn được xem là lớn, tuy nhiên phân bổ không đều Bảng 2.1 sau đây thể hiện sự phân bổ nguồn nước ngầm theo các khu vực, trữ lượng khai thác hiện tại và khả năng cho phép khai thác trong tương lai Bảng 2.1 Nguồn nước ngầm tại mỗi khu vực STT Khu vực Diện tích (km2) Lượng nước ngầm bổ cập (m3/ ngđ) Sử dụng nước hiện nay (m3/ngđ) Nguồn nước ngầm bổ sung cho phép (m3/ngđ) 1 Sóc Sơn 313,86 66.000 5.000 61.000 2 Đông Anh 184,16 129.000 11.000 118.000 3 Gia Lâm 175,79 337.000 44.000 293.000 4 Nam Hà Nội 253,58 700.000 380.000 320.000 5 Tổng 923,79 1.232.000 440.000 792.000 Nguồn: Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội Nguồn nước ngầm của Hà Nội phong phú song phân bổ không đều. Qua bảng trên ta thấy, Sóc Sơn là khu vực có diện tích lớn nhất 313,86 Km2 nhưng lại có lượng nước ngầm bổ cập nhỏ nhất 66.000 m3/ngđ, còn Gia Lâm có diện tích nhỏ nhất nhưng lượng nước ngầm bổ cập tương đối lớn 337.000 m3/ ngđ và lớn nhất là Nam Hà Nội lượng nước ngầm bổ cập là 700.000 m3/ ngđ. Không chỉ lượng nước ngầm bổ cập giữa các khu vực phân bổ không đều mà cả tình hình sử dụng nước giữa các khu vực cũng không đều. Trong khi Nam Hà Nội sử dụng quá một nửa lượng nước ngầm bổ cập thì Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm mới sử dụng được một lượng rất nhỏ, Sóc Sơn sử dụng 7,5% lượng nước ngầm bổ cập, Đông Anh 8,5%, Gia Lâm 13%. Do đó qua các số liệu này ta thấy, ở các khu vực khả năng cung cấp nước còn rất lớn. Tuy nhiên ở một số nơi việc khai thác đã gây ảnh hưởng đến trữ lượng cũng như chất lượng của nguồn nước. Không những thế quá trình phát triển kinh tế còn có nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước, nếu không có kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý sẽ gây khó khăn cho việc sử dụng sau này. Vì vậy bên cạnh việc bảo vệ nguồn nước ngầm, chúng ta phải nhanh chóng tìm kiếm thêm nguồn nước mới có khả năng thay thế. Hiện trạng các nhà máy nước chính ở Hà Nội Toàn thành phố có 9 nhà máy nước chính do công ty kinh doanh nước sạch quản lý và vận hành. Ngoài các nhà máy chính này còn có 13 trạm cấp nước nhỏ trong khu vực thành phố do công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội hoặc các cơ sở tư nhân khác vận hành và cung cấp nước cho các mục đích sinh hoạt, cơ quan, nhà máy…Cấp nước cho hệ thống nước Hà Nội có 110 giếng nằm ở các bãi giếng quanh 9 nhà máy nước chính. Trong nhiều năm qua, thành phố đã mở rộng tất cả các nhà máy nước cũ qua việc thi công thêm giếng nước. Nhưng do phát triển thành phố đã hạn chế sự phát triển của các nhà máy nước, nhiều nhà máy nước nằm trong khu vực dân cư, do vậy việc mở rộng hoặc đào giếng nước mới gặp nhiều khó khăn. Bởi phải giải toả và đền bù đất đai. Sau đây là tình hình các giếng và công suất khai thác tại các nhà máy nước chính của Hà Nội Bảng 2.2: Số lượng giếng và công suất khai thác tại các nhà nước chính STT Tên nhà máy Số giếng mới Số giếng đã cải tạo Số giếng đã huỷ bỏ Số giếng đang hoạt động CSTK M3 1 Mai dịch 17 3 3 17 60.000 2 Pháp Vân 9 9 30.000 3 Ngọc Hà 5 6 11 45.000 4 Lương Yên 10 5 15 45.000 5 NgôSỹ Liên 5 13 1 17 60.000 6 Yên Phụ 4 12 3 13 40.000 7 Tương Mai 2 9 3 8 30.000 8 Hạ Đình 0 12 1 11 25.000 9 Cáo Đỉnh 9 9 30.000 10 Tổng 61 60 11 110 365.000 Nguồn: Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội Qua bảng ta thấy với số lượng giếng là 110 thì đến gần nửa là số giếng cũ được cải tạo lại nên chất lượng chắc chắn sẽ không được dảm bảo. Do đó mặc dù tổng công suất thiết kế là 365.000 m3 nhưng hầu hết các giếng đều hoạt động không hết công suất. Cụ thể, trong nhiều năm qua việc khai thác nước ngầm liên tục gặp nhiều khó khăn, hiện tại có gần một nửa số giếng khoan khai thác đã không duy trì được công suất, tập chung tại các khu vực Pháp Vân, Mai Dịch, Ngọc Hà… Không những thế nhiều các giếng khoan khai thác trong khu vực Hà Nội đã gây những ảnh hưởng đáng kể về mặt môi trường đó là sự sụt lún nền đất, tụt mực nước ngầm; nguy hiểm nhất là tại nhà máy nước Pháp Vân, độ sụt lún là 177 mm /năm. Việc sụt lún đất gây ra tình trạng hạ dần độ cao của mực nước ngầm. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này đó là việc bơm hút quá mức cùng với tình trạng đất xốp, tải trọng của các nhà cửa và nhiều công trình xây dựng khác nằm trong khu vực các giếng khai thác là quá lớn và tình trạng việc lấn chiếm các ao hồ, san lấp đất để lấn chiếm làm nhà cửa của các hộ dân nằm trong khu vực đã gây ra tình trạng sụt lún đất. Mức nước ngầm của Hà Nội suy giảm mạnh ảnh hưởng đến quá trình khai thác của nhà máy. Mực nước ngầm hạ thấp từ 3- 4 m, bên cạnh đó còn là sự suy giảm chất lượng của nguồn nước ngầm do sự phát triển mạnh của nền kinh tế, sự gia tăng của dân số đã thải quá nhiều chất bẩn vào nguồn nước và vào đất đai làm nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, nhiều dòng sông ở Hà Nội đã không còn khả năng sử dụng được nước đen ngòm hôi thối … Nước mặt bị ô nhiễm, đất đai bị ô nhiễm làm cho nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm. Như vậy, các nhà máy nước chính của Hà Nội đang có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, không đáp ứng được nhu cầu của đời sống sinh hoạt và sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Hệ thống phân phối nước Hà Nội Hệ thống phân phối nước toàn thành phố gồm khu vực mạng lưới mới và khu vực mạnglướicũ Mạng lưới cũ bao gồm chủ yếu là trung tâm phố cổ của thành phố. Phần cổ nhất của mạng lưới này được xây dựng vào những thời pháp vào đầu thế kỷ này. Mạng lưới các đường ống được xây dựng phần lớn không theo quy hoạch; cấu trúc mạng lưới không hợp lý; chức năng mạng truyền dẫn, mạng phân phối chồng chéo; nhiều tuyến cống hiện nay nằm giữa đường hoặc bị nhà dân xây lên. Từ năm 1909 đến 1954 đã lắp đặt được 140 Km đường ống gang và chủ yếu là các ống có đường kính nhỏ. Từ sau năm 1954 mạng lưới được mở rộng đã có đường ống bê tông với đường kính lớn và ống thép, tổng chiều dài tuyến ống công cộng là 302 Km vào năm 1993. Mạng lưới cấp nước mới được xây dựng và cải tạo từ năm 1985 đến 1994 bao trùm khu vực phía đông nam và phía tây của thành phố. Mạng lưới đang dần được mở rộng để bao phủ toàn bộ khu vực nội thành. Từ năm 1985 chương trình cấp nước Hà Nội đã triển khai với chiến lược nhấn mạnh việc cải thiện mức độ dịch vụ cấp nước. Các nguồn vốn đóng góp đã được tập chung vào việc cải tạo mạng lưới cấp nước. Hiện nay toàn bộ chiều dài đường ống của mạng lưới này là 333,7 Km. Tổng lượng nước được cấp cho mạng cũ và mạng mới được chia theo tỷ lệ 55% và 45%. Đến năm 1995 mạng lưới phân phối toàn thành phố có khoảng 406 Km trong đó khoảng gần 200 Km được xây dựmg từ năm 1985. Từ năm 1909 đến 1931 có khoảng 15,9% chiều dài trên được thi công. Từ năm 1932 đến 1954 có khoảng 9,8% chiều dài trên được thi công. Từ năm 1954 đến 1965 có khoảng 10,5%. Từ năm 1966 đến 1985 có khoảng 16,3%. Từ năm 1985 đến nay có 47,5%. Như vậy, mạng lưới phân phối là quá cũ. Với tình trạng này, nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cấp nước gây rò rỉ thất thoát nước một cách lãng phí làm cho tình trạng thiếu nước sạch lại càng thiếu hơn. Tình hình thất thoát, thất thu nước sạch Thất thoát nước là nước mất đi không sử dụng, thường do đường ống, phụ kiện, công trình hư hỏng để rò rỉ mất nước, công trình để nước chảy tràn lãng phí. Thất thu nước là nước được sử dụng nhưng không thu được tiền, thường là nước không qua đồng hồ, nước dùng không có hợp đồng hoặc nước lấy từ vòi mắc trái phép. Theo báo cáo sơ bộ của công ty cấp nước ở nước ta, nước thất thoát thất thu chiếm 40 – 50 % lượng nước sản xuất ra. Đặc biệt với hệ thống cấp nước ở Hà Nội, lượng nước tổn thất rất cao, năm 1990 lên đến 70%, đến năm 1998 là 47%, năm 2000 là 43,06%. Tỷ lệ này tuy có giảm nhưng vẫn còn rất cao, chúng ta phải nhanh chóng có những biện pháp khắc phục tình trạng này. Sau đây là tình hình thất thoát thất thu nước sạch trong thời gian qua của hệ thống cung cấp nước Hà Nội: Bảng 2.3 Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước của hệ thống cấp nước Hà Nội STT Thất thoát 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1 Tại nhà máy 1 0,75 0,7 0,6 0,55 0,54 2 Trên mạng 4 3,4 3,3 3,2 3,15 3,12 Mạng mới Mạng cũ 0,6 3,4 0,5 2,9 0,47 2,83 0,4 2,8 0,39 2,76 0,37 2,75 3 Tại mạng phân phối 20 15 14 13 12,5 11,5 4 Tại các điểm đấu 9 7,15 7 6,2 6 5,9 5 Thất thu 33 28 25 24 23 22 6 Tổng cộng 67 54,3 50 47 45,2 43,06 Nguồn công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội Qua bảng trên, ta thấy tỷ lệ thất thoát thất thu nước có giảm nhưng còn rất cao. Tỷ lệ thất thoát chiếm chủ yếu trên các mạng phân phối và tại các điểm đấu, do các đường ống công trình không đảm bảo tiêu chuẩn. Việc thất thoát không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng nước mà còn ảnh hưởng tới cả dân cư quanh khu vực bị tràn nước. Tình hình thất thu cũng không khả quan hơn, mặc dù lượng nước thất thu có giảm từ 33% xuống 22% nhưng vẫn còn quá cao. Tóm lại, trong khi khả năng cung cấp nước của công ty kinh doanh nước sạch chưa đủ mà tỷ lệ thất thoát, thất thu nước lại quá cao làm ảnh hưởng lớn cho việc đáp ứng nhu cầu nước của người dân, không những thế gây tổn thất lãng phí tiền của cho nhà nước. Do đó cần phải có các hành động biện pháp khắc phục triệt để tình trạng thất thoát thất thu nước sạch trên. Tỷ lệ dân số được cấp nước Tỷ lệ dân số được cấp nước trong khu vực nội thành là khoảng 95,75% và tại khu vực ngoại thành là khoảng 14%. Như vậy, tỷ lệ dân số được cấp nước trong toàn thành phố ước tính khoảng 60%. Dân số được cấp nước ở Hà Nội năm 1995 được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.4 Dân số được cấp nước năm 1995 Đơn vị: người STT Khu Vực Tổng dân số Nước Máy Nước bơm tay Dân số được cấp nước Tỷ lệ % Dân số Tỷ lệ% 1 Tây Hồ 94.800 65.412 69 18.960 20 2 Ba Đình 205.900 205.900 100 0 0 3 Hoàn K iếm 172.900 172.900 100 0 0 4 Đống Đa 342.300 323.473 94,5 171 0.05 5 Hai Bà Trưng 360.900 359.095 99.5 0 0 6 Tổng 1.176.800 1.126.780 95,75 19.131 1,6 Nguồn: Dự án cấp thoát nước Hà Nội (2003 –2010) Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều khu vực thiếu nước, đặc biệt các khu vực dân nghèo, khu tập thể, các khu phố cũ có mật độ dân cư đông phải dùng hố chứa nước ngoài đường hoặc dùng vòi nước công cộng nhiều chỗ nước còn không đảm bảo vệ sinh do trong quá trình lấy nước làm bẩn hoặc hố chứa không đảm bảo. Thậm chí ở khu vực được cấp nước 100% như quận Ba Đình vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước nhất là vào mùa hè. Do đó công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội cần phải cải thiện tốt hơn đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho người dân. Dự báo dân số và nhu cầu nước sạch đến năm 2010 Dự báo dân số Muốn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu nước sạch cho thành phố, chúng ta phải nắm rõ được tình hình dân số, sự gia tăng dân số là bao nhiêu. Từ đó mới dự báo được nhu cầu nước sạch, mới xác định được kế hoạch cấp nước như thế nào.Sau đây là bảng dự báo dân số đến năm 2010 Bảng 2.5 Bảng dự báo dân số Dân số trung bình: nghìn người Năm 1995 1998 1999 2000 2005 2010 Hà Nội 2.431 2.621,5 2.685 2.739,2 3.018,7 3.252,02 Dân đô thị 1.274,9 1.496,4 1.552.,1 1.586,5 Nguồn số liệu: JICA: Nhật Với số dân của Hà Nội ngày càng tăng năm 1995 mới là 2.431 nghìn người thì năm 2001 đã tăng thêm 410,7 nghìn người làm tăng số dân lên 2.841,7 nghìn người và đến năm 2010 dự kiến dân số sẽ tăng lên 3.252,02 nghìn người. Dân số tăng kéo theo nhu cầu nước sạch cũng tăng theo. Do đó để đáp ứng đủ nước sạch cho dân cư, công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội cần phải dự báo được nhu cầu về nước Dự báo nhu cầu nước sạch Trên cơ sở thực tế, với những phân tích điều tra, đánh giá cụ thể; công ty kinh doanh n._.ước sạch Hà Nội đã xây dựng bảng tiêu chuẩn nước cho các đối tượng sử dụng nước như sau: Bảng: 2.6 Các tiêu chuẩn dùng nước Lít/ người/ ngày Năm Sinh hoạt Công nghiệp nhỏ Công cộng Kinh doanh Tẩy rửa Công nghiệp 1990 70 5 35 10 5 40 1995 120 8 40 10 8 40 2000 150 10 40 10 10 40 2005 165 12,5 40 10 12,5 35 2010 180 15 40 10 15 35 Từ các tiêu chuẩn nước cho các đối tượng như trên, công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội đã dự báo nhu cầu nước đến năm 2010: Bảng 2.7 Nhu cầu dùng nước M3/ ngày STT Năm Ngày trung bình Ngày lớn nhất 1 1995 344,800 403,000 2 2000 408,100 515,000 3 2005 467,700 589,000 4 2010 528,600 674,000 Nguồn công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội Bảng 2.8 Lưu lượng nước cấp ngày trung bình Quận Lưu lượng nước trung bình ( m3/ngày ) 2000 2005 2010 2015 2020 Tây Hồ 23.220 23.406 23.050 24.050 25.050 Ba Đình 67.466 68.971 66.317 68.543 7.965 Hoàn Kiếm 64.088 59.580 55.535 55.569 55.450 Đống Đa 101.392 99.232 95.672 99.384 120.950 Hai Bà Trưng 81.746 79.058 75.708 78.006 80.150 Nguồn: Dự án thoát nước thành phố Hà Nội Bảng 2.9 Lưu lượng dùng nước ngày lớn nhất Quận Lưu lượng nước lớn nhất ( m3/ ngày ) 2000 2005 2010 2015 2020 Tây Hồ 28.258 29.058 29.101 30.363 31.626 Ba Đình 82.106 85.628 83.725 89.196 89.196 Hoàn Kiếm 77.995 73.968 70.113 70.156 70.006 Đống Đa 123.394 123.196 120.786 125.473 129.974 Hai Bà Trưng 99.488 98.150 95.581 98.482 101.189 Nguồn: Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 2 (2003 –2010) Với mức gia tăng dân số nhanh, nhu cầu nước ngày càng cao cả về số lượng và nchất lượng, trong khi đó nguồn nước ngầm của Hà Nội lại đang bị suy giảm và nguy cơ ô nhiễm đòi hỏi công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội phải có biện pháp khắc phục và bảo vệ, đồng thời nhanh chóng tìm kiếm nguồn nước mới có khả năng khai thác và thay thế. Khái quát chung về dự án cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước Sông Đà 2.2.1 Nhu cầu phát triển nguồn nước mặt cho Hà Nội Hà Nội hiện có 9 nhà máy và nhiều trạm cấp nước lớn nhỏ, tất cả các nhà máy này đều tập chung khai thác nguồn nước ngầm bằng 110 giếng khoan với tổng công suất của các nhà máy trên toàn thành phố đạt khoảng 440.000 m3/ ngày đêm. So với trữ lượng ngầm cho phép khai thác là 1,2 triệu m3/ ngày đêm thì tiềm năng nước ngầm của Hà Nội có thể đáp ứng nhu cầu của thành phố đến năm 2010. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, việc khai thác nước ngầm liên tục gặp nhiều khó khăn. Hiện tại có gần một nửa số giếng khoan khai thác đã không duy trì được công suất, tập chung tại các khu vực: Pháp Vân, Mai Dịch, Ngọc Hà… Không những thế chất lượng nước ngầm còn đang có nhiều biểu hiện suy thoái, nhiều nơi nước ngầm có hàm lượng Fe, NH3… cao quá tiêu chuẩn cho phép. Gần đây qua kiểm nghiệm một số mẫu nước giếng khoan cho thấy nước ngầm đã bị nhiễn bẩn hữu cơ. Tuy mức độ nhiễm bẩn còn thấp , nhưng nếu đẩy mạnh khai thác thì mức độ này sẽ tăng lên nhanh chóng. Việc khai thác và xử lý nước ngầm để sử dụng là một công nghệ có nhiều ưu điểm về mặt kỹ thuật nhưng lại luôn bị động về công suất. Thực tế tại Việt Nam các nhà máy nước sử dụng nguồn nước ngầm luôn bị sụt giảm công suất khai thác và việc duy trì đầu tư mở rộng công suất là rất tốn kém. ở Hà Nội muốn có một địa điểm khai thác nước ngầm đạt yêu cầu là rất khó khăn, thậm chí khi đã có mặt bằng thì việc thi công không phải dễ dàng. Những biến động ngày càng xấu đi của chất lượng nước đã làm cho việc đầu tư công nghệ xử lý thêm phức tạp và tốn kém. Đó là chưa kể đến nguy cơ sụt lún khi nước ngầm bị khai thác quá nhiều. Hệ thống cấp nước của thành phố Hà Nội đã hình thành và phụ thuộc vào nguồn nước ngầm gần 100 năm nay. Sự suy thoái ô nhiễm của nguồn nước ngầm là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới chất lượng dịch vụ nước sạch của thành phố rất thấp. Trước quá trình đô thị hoá nhanh chóng, việc tìm kiếm nguồn nước mặt bổ sung cho nguồn nước ngầm hiện tại là một đòi hỏi cấp thiết. Nó có ý nghĩa khắc phục sự suy giảm của nguồn nước ngầm đảm bảo cho sự ổn định lâu dài của hệ thống cấp nước sạch thành phố Hà Nội. Sử dụng nguồn nước mặt có lợi thế: trữ lượng dồi dào, dễ khai thác và có tính ổn định lâu dài. Xung quanh Hà Nội có một số nguồn nước mặt lớn có thể sử dụng khai thác như nguồn nước sông Hồng, sông Đà Nước sông Hồng Sông Hồng có lưu lượng nước tương đối lớn, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhân dân quanh vùng đồng bằng sông Hồng. Nó quyết định đến việc tưới tiêu thuỷ lợi có được đảm bảo hay không cũng như quyết định đến năng suất cây trồng. Không những thế, sông Hồng còn là phương tiện giao thông thuỷ lợi thuận lợi cho người dân đi lại buôn bán. Tuy nhiên đối với sông Hồng tại tuyến Hà Nội về mùa kiệt cần phải có một lưu lượng nước tối thiểu, gọi là lưu lượng sinh thái hay lưu lượng vệ sinh nhưng lưu lượng này đang ngày càng xuống thấp. Do đó, chúng ta ngoài việc sử dụng nước sông còn phải có các biện pháp bảo vệ nguồn nước để cho việc sử dụng nguồn nước sông Hồng một cách hữu ích nhất, bền vững nhất. Bên cạnh đó, nước sông Hồng còn có lượng phù sa tương đối lớn nên có vai trò quan trọng trong việc bồi tụ tạo màu mỡ cho đất. Nước sông Hồng thật sự là quan trọng, tuy nhiên để phục vụ mục tiêu sản xuất nước sạch thì nước sông Hồng vẫn còn một số yếu điểm. Đó là lượng phù sa quá nhiều sẽ tốn rất nhiều công sức, hoá chất để lọc. Thứ hai là nước sông Hồng đang có nguy cơ bị ô nhiễm do các nhà máy sản xuất đã và đang đổ các chất thải vào sông. Nhiều nhà máy nước thải không được xử lý mà đổ thẳng vào sông làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái cũng như chất lượng nước sông. Thứ ba việc khai thác nước sông Hồng sẽ có nguy cơ làn giảm lượng nước ngầm Hà Nội, nguy cơ gây sụt lún những vùng xung quanh làm ảnh hưởng đến các công trình công cộng, ảnh hưởng đến nhà cửa của nhân dân. Do đó người ta không sử dụng nước sông Hồng để sản xuất nước sạch. Các nguồn nước mặt khác Trong thành phố Hà Nội còn có một số sông khác như sông Sét, sông Ngừ, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu. Tuy nhiên chất lượng nước của các con sông này không đủ đảm bảo tiêu chuẩn để khai thác nước sạch. Toàn bộ các con sông này đều bị ô nhiễm, nước sông đen ngòm, có mùi hôi thối và chứa nhiều hoá chất. Do đó nước các con sông này không đủ điều kiện để sản xuất nước sạch. 2.2.1.3. Lý do phải chọn nguồn nước sông Đà. Sông Đà có độ khoáng hoá trung bình, độ PH thuộc loại trung tính hoặc axít yếu giao động trong khoảng 5-8. Nước sông Đà thuộc loại mềm, độ cứng trung bình 1,64- 2 mg/l, độ cứng nhỏ nhất và lớn nhất quan trắc được là 2-60mg/l, các ion sắt và các ion khác như N02, NO3, NH4, P205 đều có hàm lượng rất nhỏ. Hàm lượng oxy hoà tan giao động trong mùa lũ từ 6 –9,3 mg/lít và từ 6,4 –8,4 mg/ lít trong mùa kiệt. Với tính chất nêu trên, nước sông Đà đủ tiêu chuẩn nước sạch của Việt Nam. Không những thế, nước sông Đà còn có lượng phù sa nhỏ hơn so với sông Hồng nên sẽ giảm được chi phí sản xuất hơn. Bên cạnh đó, nếu việc khai thác nước từ sông Đà được thực hiện thì nó sẽ tạo điều kiện cho vùng Hoà Bình( một trong những vùng nghèo nhất của Việt Nam) phát triển hơn. Đồng thời dự án sông Đà không chỉ bảo vệ cho nguồn nước ngầm ở Hà Nội mà còn bảo vệ phòng chống lũ cho cả vùng đồng bằng sông Hồng, đảm bảo cho đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội phát triển ổn định hơn. Hơn nữa, dự án sông Đà còn có ưu điểm hơn so với các dự án được thực hiện dưới đồng bằng. Đó là tiết kiệm điện năng hơn, giảm chi phí xây dựng khai thác hơn nhờ địa hình, địa thế của nó. Với những lý do này nên nước sông Đà được lựa chọn để phục vụ cho mục đích khai thác, sản xuất nước sạch cho thành phố Hà Nội. Giới thiệu khu vực thực hiện dự án Điều kiện tự nhiên Điều kiện địa hình Sông Đà là sông nhánh lớn nhất của sông Hồng. Sông Đà bắt nguồn từ dãy núi Nguỵ Sơn, giữa hai dãy núi cao thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc: Vô Lượng Sơn và Ai Lao Sơn chảy vào nước ta theo dòng chính tại huyện Mường Tè và một dòng nhánh lớn là sông Nậm Na tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Tổng chiều dài của dòng chính Sông Đà tính đến Trung Hà 1010 km. Trong đó 440 Km nằm trên lãnh thổ Trung Quốc và 570 km nằm trên lãnh thổ Việt Nam (56%). T ổng diện tích lưu vực Sông Đà là 52.600 Km2. Lưu vực Sông Đà là một trong bốn lưu vực hiện diện trên vùng Tây Bắc: Sông Đà, Sông Mã, Sông Bôi và Sông Nậm Rốm. Lưu vực Sông Đà chiếm khoảng 71% toàn vùng Tây Bắc. Ngoài vùng Tây Bắc, Sông Đà còn có một phần lưu vực tại huyện Than Uyên thuộc tỉnh Lào Cai và huyện Mù Cang Chải thuộc tỉnh Yên Bái. Lưu vực Sông Đà có kiến tạo địa chất phức tạp với nhiều hệ thống đứt gẫy. Lưu vực có độ cao phổ biến từ 400 đến 1500 m. Địa hình phân thành nhiều kiểu: núi cao, núi đồi thấp, cao nguyên, thung lũng bồn địa, thung lũng sông suối, bình nguyên thấp và cửa sông suối bồi tụ. Điều kiện khí hậu – thuỷ văn Lưu vực Sông Đà có dạng thuôn dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Phía tả ngạn trên các sườn phía tây Hoàng Liên Sơn là những vùng mưa rất lớn gắn liền với áp thấp nhiệt đới và bão từ biển Đông qua đồng bằng Bắc Bộ vào Hoà Bình rồi chuyển lên Sơn la. Về phía hữu ngạn có vùng mưa lớn tại Mường Tè. Lượng mưa vùng Sông Đà rất phong phú, trên 1.400 mm phía Trung Quốc và trên 1.800 mm phía Việt Nam. Lượng mưa năm bình quân trên toàn lưu vực là 1.900 mm, tại Mường Tè 2.800 mm, Sìn Hồ 2.700 mm, tại Phong Thổ Lai Châu 2.000 mm, tại Mộc Châu 1.600 mm và tại Hoà Bình 2.250 mm. Cao trình của lưu vực và độ dốc của lòng sông tương đối cao đã tạo ra trên lưu vực Sông Đà nguồn tài nguyên nước và năng lượng nước hết sức quan trọng. Lượng dòng chảy năm của Sông Đà tại Hoà Bình là 55,6 tỷ m3. Khí hậu: nhìn chung khí hậu vùng lưu vực Sông Đà mang đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng mạnh của địa hình do hai phía đông và tây nam bị che chắn bởi dãy núi ở Thượng Lào nên chế độ khí hậu ở đây khác biệt so với vùng đồng bằng Bắc Bộ và vùng Đông Bắc. Đặc trưng chung là mùa đông lạnh khô, đầu hè nóng khô, giữa hè nóng ẩm mưa nhiều. Trong nội vùng có sự phân hoá chế độ nhiệt, mưa, ẩm theo độ cao và địa hình cụ thể. Nhiệt độ không khí chung bình năm giao động trong phạm vi 22,5 –23,20C, tổng nhiệt độ năm đạt 7.500- 8.0000c . Tại các vùng ở độ cao 700 m, nhiệt độ năm trung bình là 200c, khoảng 1.500 m là 160c, ở các vùng thấp sự phân biệt hai mùa khô nóng và lạnh rất rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 5 đến hết tháng 9. Càng lên cao độ dài mùa nóng càng giảm, lên trên 700 m hầu như không còn mùa nóng; ở vùng thấp mùa lạnh kéo dài khoảng ba tháng từ tháng 12 đến tháng 2, lên cao tới 1.500 m hầu như lạnh quanh năm. Chế độ thuỷ văn của Sông Đà có hai mùa rõ rệt. Mùa lũ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, với lượng dòng chảy bằng 70- 80% lượng dòng chảy năm, lượng dòng chảy trong tháng lớn nhất có thể lên tới 40- 50% lượng dòng chảy năm. Số ngày có lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng nước trung bình nhiều năm lên tới 60- 120 ngày. Đỉnh lũ cao nhất xuất hiện vào tháng 7- 8, các đỉnh lũ cách nhau khoảng 10 ngày, có khi chỉ 3- 5 ngày nếu có mưa liên tiếp. Lưu lượng lũ lớn nhất hàng năm có biên độ dao động lớn, trị số cao nhất và thấp nhất chênh lệch nhau 3- 5 lần. Mùa kiệt trên Sông Đà kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5. Trong bảy tháng mùa khô cạn, lượng mưa chỉ chiếm 15- 20% lượng mưa năm, số ngày mưa chỉ có khoảng 45- 49 ngày; tổng lượng dòng chảy mùa cạn chỉ bằng 22- 23% tổng lượng nước trong năm. Độ khoáng hoá trung bình của nước Sông Đà vào khoảng 200 mg/lít, thuộc loại trung bình. Độ khoáng hoá tăng dần từ Lai Châu (167 mg/ lít) tới Hoà Bình (182 mg/ lít). Độ pH giao động ttrong khoảng 5- 8, thuộc loại trung tính hoặc áxit yếu. Nước Sông Đà thuộc loại mềm, độ cứng trung bình bằng 1,64- 2 mg/lít, độ cứng nhỏ nhất và lớn nhất quan trắc được bằng 2- 60 mg/ lít. Các iôn sắt và các iôn khác như NO2, NO3 NH4, P2O5 đều có hàm lượng rất nhỏ. Hàm lượng oxy hoà tan giao động trong mùa lũ từ 6 đến 9,3 mg/ lít và từ 6,4 đến 8,4 mg/ lít trong mùa kiệt. Với những tính chất nêu trên, nước Sông Đà đủ tiêu chuẩn nước sạch của Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu về nông nghiệp, công nghiệp. Qua việc phân tích, đánh giá lưu lượng và chất lượng của nguồn nước mặt Sông Đà, ta thấy việc cung cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước Sông Đà là hoàn toàn hữu ích. Nó vừa đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho Hà Nội vừa góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm, đồng thời điều tiết dòng chảy lũ trên Sông Đà, qua đó chủ động phòng chống lũ cho cả vùng hạ lưu đập Hoà Bình gồm thủ đô Hà Nội và đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước ta. Điều kiện kinh tế xã hội Tây Bắc nói chung và lưu vực Sông Đà nói riêng là vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước. GDP đầu người năm 1994 ước tính vào khoảng 155 USD. Nhịp độ tăng trưởng trong giai đoạn 1988- 1995 là 9%/ năm. Nền kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp, với đặc thù du canh trên nương dẫy. Quỹ đất nông nghiệp bình quân đầu người vào khoảng 0,15 ha. Sản xuất công nghiệp còn rất yếu kém. Vào năm 1995 Sơn La và Lai Châu là hai trong tám tỉnh có số cơ sở sản xuất công nghiệp ít nhất trong cả nước. Tổng mức đâu tư xây dựng cơ bản cho cả hai tỉnh Sơn La và Lai Châu chỉ bằng 3,32% tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản của cả nước. Hàng năm nhà nước phải tài trợ cho tỉnh Lai Châu khoảng 85% ngân sách và cho tỉnh Sơn La 76% ngân sách Hoạt động dịch vụ và thương mại chưa đáng kể, tập chung chủ yếu vào các thị xã và thị trấn nhỏ. Ngành du lịch trong vài năm qua có ít nhiều phát triển song còn rất nghèo nàn, sức thu hút thấp. Hệ thống giao thông thuỷ bộ đều kém phát triển, phương tiện giao thông ít ỏi. Giao thông nông thôn tại các vùng cao, vùng xa vào loại thấp nhất cả nước. Chi phí vận chuyển nhu yếu phẩm lên vùng cao, vùng xa chiếm khoảng 30% giá trị hàng hoá. Tổng số dân trên lưu vực Sông Đà thuộc địa phận Lai Châu và Sơn La có khoảng 2 triệu người vào năm 1995, tỷ lệ gia tăng dân số vào khoảng 3%/ năm. khu vực này là nơi cư trú của 30 dân tộc anh em. Trình độ dân trí của vùng nói chung còn thấp, nạn thất học, mù chữ, tái mù chữ còn khá phổ biến tại các vùng hẻo lánh. Tình trạng suy dinh dưỡng, dịch bệnh lan truyền, thiếu thuốc men, thiếu nước sạch, thiếu những điều kiện tối thiểu về vệ sinh môi trường và cơ sở chăm sóc sức khoẻ cho dân cũng phổ biến tại vùng này. Do đó nếu việc xây dựng dự án cấp nước cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước sông Đà thì sẽ tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho vùng phát triển tốt hơn, đảm bảo cho cuộc sống của người dân được cải thiện, nâng cao hơn. Chương 3 phân tích chi phí lợi ích dự án cấp nước sạch cho thành phố Hà Nội từ nguồn nước sông Đà 3.1. Phân tích chi phí 3.1.1. Phân tích chi phí tài chính 3.1.1.1 Chi phí xây dựng công trình cấp nước sông Đà Tổng vốn đầu tư cho xây dựng công trình cấp nước sông Đà là 883.500 triệu đồng. Trong đó chi phí cho các hạng mục công trình được phân bổ như sau: -Phần xây lắp công trình -Phần máy móc, thiết bị -Mạng lưới đường ống -Đền bù, giải phóng mặt bằng -Chi phí khác( các công tác chuẩn bị tài liệu, mua dụng cụ thi công, hỗ trợ kỹ thuật). Bảng 3.1 Kinh phí xây dựng công trình cấp nước sông Đà chia theo phần việc đơn vị: triệu đồng STT Phần việc Chi phí 1 Xây lắp 283.201.,25 2 Máy móc, thiết bị 85.540 3 Mạng lưới đường ống 345.386 4 Đền bù, giải phóng mặt bằng 52.158,75 5 Các chi phí khác 117.214 6 Tổng 883.500 Nguồn công ty tư vấn nước và môi trường 3.1.1.2 Chi phí vận hành bảo dưỡng Chi phí vận hành bảo dưỡng bao gồm: -Chi phí sản xuất -Chi phí nhân công -Chi phí bảo dưỡng ,sửa chữa -Chi phí khác *Chi phí sản xuất: bao gồm chi phí điện năng, chi phí hoá chất -Chi phí điện năng: Là khoản chi phí phụ thuộc vào lượng nước bơm. Đơn giá điện được sử dụng tính trong công trình là 1.000 đồng/ KWh/ m3.Tiêu thụ điện trung bình là 0,335KWh/m3 Để sản xuất 1m3 nước, tiền điện là: 1000đ/ KWh/ * 0,3353KWh/ m3 =335,3 đ/ m3 Với công suất300.000 m3/ ngđ thì một ngày chi phí cho điện năng là: 300.000 m3 * 335,3 đ/ m3 = 100,59 triệu/ ngđ như vậy chi phí điện năng cho một năm là: 100,59 triệu/ ngđ *365 ngày =36.715,35 triệu -Chi phí hoá chất +Nước thô . Hoá chất phèn: Liều lượng phèn cho vào nước thô là 30g/ m3 Giá phèn là: 2.500đ/ kg (2,5đ/ g) ị Chi phí phèn trong một ngày là: 2,5đ/ g *30g/ m3 *300.000 m3 =22,5 triệu ịChi phí phèn cho một năm là: 22,5 triệu/ ngày *365 ngày = 8.212,5 triệu . Hoá chất vôi: liều lượng vôi cho vào nước thô là 50g/ m3 giá vôi là: 900đ/ kg( 0,9đ/ g) ị Chi phí vôi cho một ngày là: 50g/m3 *300.000 m3/ ngđ * 0,9 đ/g =13,5 triệu ị Chi phí vôi cho một năm: 13,5 triệu/ngđ *365 ngđ =4.927,5 triệu + Nước sạch . Hoá chất phèn: liều lượng 50g/m3 giá: 2.500 đ/kg (2,5 đ/g) ị Chi phí phèn một ngày 50 g/m3 *2,5 đ/ g *300.000 m3/ ngđ =37,5 triệu Chi phí phèn một năm là: 37,5 triệu / ngày*365 ngày = 13687,5 triệu .Hoá chất PAA: liều lượng 3g/ m3 , giá PAA là 20.000đ/kg (20đ/ g) ị Chi phí hoá chất PAA trong một ngày là: 3g/ m3 *20 đ/g *300.000 m3/ ngđ =18 triệu ị Chi phí hoá chất PAA trong một năm: 18 triệu/ ngđ *365 ngày = 6.570 triệu . Hoá chất vôi: liều lượng vôi cho nước sạch: 50g/ m3 giá vôi: 900đ/ kg ( 0,9 đ/g) ị Chi phí vôi cho một ngày: 50g/ m3 * 0,9 đ/g *300.000 m3/ngđ =13,5 triệu ịChi phí vôi cho một năm: 13,5 triệu/ng *365 =4.927,5 triệu . Hoá chất clo: Liều lượng clo cho nước sạch 2,9g/ m3 giá clo:4.500đ/ kg ( 4,5 đ/g) ịChi phí clo cho một ngày: 2,9 g/ m3 *4,5 đ/ g *300.000 m3 /ngđ =3,915 triệu ịChi phí clo cho một năm: 3,915 triệu/ ngđ *365 ngđ =1.428,975 triệu Như vậy tổng chi phí hoá chất cho một năm là: 8.212,5 +4.927,5 +13.687,5 +6.570 +4.927,5 +1.428, 975 =39.753,975 triệu -Chi phí vật liệu phụ chi phí vật liệu phụ lấy 5% chi phí hoá chất ị Chi phí vật liệu phụ tính cho một nămlà: 39.753,975 *5% = 1.987,69875 triệu Chi phí nhân công Chi phí cho nhân công bao gồm: tiền lương cơ bản, tiền bảo hiểm xã hội, tiền bảo hiểm ytế, trợ cấp độc hại và chi phí quản lý. Chi phí tiền lương cho một công nhân gồm những mục như sau: Bảng 3.2 chi phí tiền lương cho một công nhân Đơn vị: đồng/ tháng STT Các loại chi phí Chi phí 1 Lương cơ bản 700.000 2 Bảo hiểm xã hội (20% lương) 140.000 3 Bảo hiển y tế (3% lương ) 21.000 4 Trợ cấp độc hại (10% lương) 70.000 5 Chi phí quản lý (15% lương ) 105.000 6 Tổng chi phí 1.036.000 Theo yêu cầu nhân lực cho bộ máy vận hành quản lý hệ thống cấp nước thì tổng số cán bộ công nhân viên dự kiến là 500 công nhân ị tổng chi phí tiền lương cho công nhân viên trong một năm là: 1.036.000 đ/ tháng *12 tháng * 500 người =6.216 triệu *Chi phí bảo dưỡng sửa chữa Chi phí bảo dưỡng sửa chữa thực tế được tính theo kinh nghiệm của các chuyên gia ở các nước tương tự như sau: -Chi phí bảo dưỡng phần thiết bị lấy 2% số vốn đầu tư tích luỹ phần thiết bị: 2% *85.540 triệu = 1.710 ,8 triệu -Chi phí bảo dưỡng phần xây lắp lấy 0,5% vốn đầu tư tích luỹ phần xây lắp: 0,5% *283.201,25 triệu =1.416,006 triệu -Chi phí bảo dưỡng phần mạng lưới đường ống lấy 1% vốn đầu tư tích luỹ phần mạng lưới đường ống: 1% *345.386 =3.453,86 triệu *Chi phí khác ( bao gồm :chi phí hành chính, văn phòng phẩm, trợ cấp đi lại...) Chi phí này tính 10% chi phí vận hành bảo dưỡng Như vậy chi phí này bằng 10% * 91.254,61 triệu = 9.125,461 triệu Ta có tổng chi phí vận hành bảo dưỡng được tính trong bảng sau Bảng 3.3 tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng Đơn vị: triệu đồng STT Hạng mục Chi phí 1 Tiền điện 36.715,35 2 Tiền hoá chất 39.753,975 3 Tiền vật liệu phụ 1.987,6988 4 Tiền lương 6.216 5 Bảo dưỡng, sửa chữa 6.580,666 6 Các chi phí khác 9.125,461 7 Tổng 100,380.1 3.1.1.3 Khấu hao công trình Chi phí khấu hao công trình cần có để thay thế những phần bị xuống cấp hoặc bị lỗi thời nhằm giữ cho giá trị tài sản không bị thay đổi. Khấu hao được coi như là hao mòn tài sản theo thời gian Chi phí khấu hao cho công trình đầu tư mới được tính theo quyết định số 507- BTC Công trình xây dựng và đường ống là 35 năm Thiết bị máy móc là 15 năm Phương pháp khấu hao được sử dụng ở đây là phương pháp khấu hao đều hay khấu hao tuyến tính. Theo phương pháp này, mức khấu hao được trích ra hàng năm là bằng nhau trong suốt thời kỳ tính khấu hao 3.1.1.4 Trả vốn và lãi vay trong và ngoài nước Tổng số tiền đầu tư là: 883.500 triệu Lãi suất phải trả 6,5% bắt đầu từ năm 2004, sau 8 năm bắt đầu trả gốc, trả trong vòng 23 năm Bảng3.5-Kếhoạchtrảnợ Đơn vị: triệu đồng STT Năm Vốn Trả lãi Trả gốc Tổng 1 2004 186,000 12,090.0 12,090.0 2 2005 348,750 34,759 34,759.0 3 2006 348,750 57,427.5 57,427.5 4 2007 57,427.5 57,427.5 5 2008 57,427.5 57,427.5 6 2009 57,427.5 57,427.5 7 2010 57,427.5 57,427.5 8 2011 57,427.5 57,427.5 9 2012 54,931 38,413 93,344.0 10 2013 52,434 38,413 90,847.0 11 2014 50,628 38,413 89,041.0 12 2015 47,440 38,413 85,853.0 13 2016 44,943 38,413 83,356.0 14 2017 42,446 38,413 80,859.0 15 2018 39,950 38,413 78,363.0 16 2019 37,453 38,413 75,866.0 17 2020 34,956 38,413 73,369.0 18 2021 32,459 38,413 70,872.0 19 2022 29,962 38,413 68,375.0 20 2023 27,465 38,413 65,878.0 21 2024 24,969 38,413 63,382.0 22 2025 22,472 38,413 60,885.0 23 2026 19,975 38,413 58,388.0 24 2027 17,487 38,413 55,900.0 25 2028 14,981 38,413 53,394.0 26 2029 12,484 38,413 50,897.0 27 2030 9,987 38,413 48,400.0 28 2031 7,491 38,413 45,904.0 29 2032 4,994 38,413 43,407.0 30 2033 2,497 38,413 40,910.0 31 2034 - 38,413 38,413.0 1,907,317 3.1.1.5Tính toán giá thành sản xuất 1 m3 nước Giá nước cần phải tính đủ để có thể trang trải được các chi phí: -Chi phí vận hành bảo dưỡng -Khấu hao -Trả vốn và lãi vay Bảng 3.6 tính giá thành 1m 3 nước Đơn vị: triệu đồng STT Các khoản chi Tiền 1 Chi phí điện năng 36.715,35 2 Chi phí hoá chất 39.753,975 3 Chi phí vật liệu phụ 1.987,69875 4 Chi phí tiền lương 6.216 5 Chi phí bảo dưỡng 6.580,666 Phần thiết bị 1.710,8 Xây lắp 1.416,006 Đường ống 3.453,86 6 Chi phí khác 9.125,461 7 Khấu hao công trình 23.662,3 8 Trả vốn và lãi vay (lấy năm cao nhất) 93.344 9 Tổng 217,385.358 10 Tổng lượng nước sản xuất một năm (triệu m3) 109,5 11 Lượng nước thất thoát thất thu (10%) (triệu m3) 10,95 12 Lượng nước thanh toán triệu (m3) 98,55 13 Giá thành một m3 nước (đồng) 2.205 3.1.2. Phân tích chi phí môi trường Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển. Sự ô nhiễm, suy thoái và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao đang đặt con người trước những sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên. Nguy cơ môi trường đặc biệt nóng bỏng ở các quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người và nhu cầu phát triển của xã hội xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Bởi khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng song tài nguyên thiên nhiên lại không phải là vô tận. Đại bộ phận là không phục hồi lại được, những thứ có thể tái tạo thì lại với tốc độ rất chậm, chậm hơn nhiều so với tốc độ khai thác và sử dụng. Do đó, nếu chúng ta không có biện pháp bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý thì sẽ cạn kiệt nguồn tài nguyên một cách nhanh chóng, đồng thời nó sẽ tác động ngược lại chúng ta, làm chúng ta không còn khả năng cơ hội để tồn tại và phát triển. Môi trường tự nhiên và phát triển kinh tế luôn gắn bó mật thiết với nhau trong một thể thống nhất. Các nguồn tài nguyên là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, là đầu vào cho mọi quá trình sản xuất. Các nguồn tài nguyên là thật sự quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người nhưng trong quá trình khai thác và sử dụng nó, con người một cách có ý thức hoặc vô ý thức đã gây ra những ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên. Vì vậy, ngày nay trong quá trình phát triển kinh tế người ta không thể không đánh giá những tác động về mặt môi trường, phân tích những lợi ích thu về và những chi phí phải bỏ ra về mặt môi trường ngay từ khi lập dự án. Đối với dự án cấp nước sông Đà, khi dự án được đi vào thực thi sẽ đem lại những ảnh hưởng có ích về mặt môi trường xã hội như các hoạt động kinh tế, chất lượng môi trường, điều kiện sống… Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thu được thì nó cũng gây ra những tác động xấu cho môi trường xung quanh như mất rừng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái động thực vật, ảnh hưởng đến nguồn nước và ảnh hưởng đến tài nguyên đất. 3.1.2.1. Mất rừng Rừng là loại tài nguyên có thể tái tạo được và là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái. Từ xa xưa, người Việt Nam đã quan niệm rừng vàng biển bạc. Điều đó cho thấy giá trị vai trò to lớn của rừng đối với đời sống của con người không phải đến ngày nay mới được khẳng định. Rừng là một hệ sinh thái đa dạng, cần thiết cho con người như cung cấp: gỗ, củi, thực phẩm, sợi, da, lông thú…Không những thế rừng còn được mệnh danh là lá phổi của hành tinh giữ vai trò chủ chốt trong việc điều hoà khí hậu cũng như điều hoà dòng chảy giảm cường độ lũ…Rừng có vai trò rất quan trọng, nhưng do hành động của con người khai thác đốt phá nhiều làm diện tích rừng bị thu hẹp lại quá mức, từ đó gây ảnh hưởng xấu cho sự sống của động thực vật trong rừng và của con người. Việc xây dựng dự án cấp nước sạch sông Đà cũng làm giảm một khoảng diện tích rừng nhất định. Do đó, để đánh giá hiệu quả của dự án, chúng ta phải tính được những chi phí thiệt hại do việc mất rừng gây ra. Sau đây chúng ta xem xét vấn đề này một cách cụ thể hơn: Diện tích đất dành cho việc xây dựng công trình cấp nước sông Đà là 400.000 m2 hay 40 ha. Trong đó diện tích cho khu xử lýlà: 205.000 m2 Diện tích cho đường ống: 195.000 m2 Tổng chi phí cho đền bù đất mà công trình bỏ ra là 52.158,75 triệu. Chi phí này được phân bổ như sau: Chi phí đền bù đất +Đất nông nghiệp: 235.000 m2 *120.000đ/ m2 = 28.200 triệu +Đất thổ cư: 10.000 m2 * 150.000đ/ m2 = 1.500 triệu +Đất rừng: 155.000 m2 - Chi phí đền bù hoa màu, lúa: 235.000 m2 * 5.000đ/ m2 = 1.175 triệu Chi phí phục vụ công tác giải phóng mặt bằng: 400.000 m2 * 20.000đ/ m2 = 8.000 triệu Chi phí đền bù nhà: hộ * 100 triệu / hộ =9.000 triệu Chi phí tái định cư: 90 hộ * 20 triệu/ hộ = 1.800 ttriệu ị Tổng chi phí đền bù: 28.200+ 1.500 + 1.175 + 8.000 + 9.000 +1.800 = 49.675 ttriệu - Chi phí dự phòng 5% tổng chi phí đền bù: 5% * 49.675 = 2.483,75 triệu Vậy tổng chi phí đền bù là: 49.675 + 2.483,75 = 52.158,75 triệu *Thu nhập trung bình một năm từ đất nông nghiệp và đất rừng Thu nhập trên diện tích đất nông nghiệp + Thu nhập từ lúa Tổng diện tích lúa là: 176.000 m2 hay 17,6 ha, năng suất lúa trung bình 5,2 tấn/ha , mỗi năm ngươi dân có thể trồng ba vụ lúa , như vậy thu hoạch một năm trên một ha là: 5,2 tấn/ ha *3 =15,6 tấn/ ha Đơn giá một kg thóc năm 2004 là 2.500 đ/ kg ị tổng thu nhập trên toàn diện tích lúa là: 17,6 ha *15.600 kg/ ha *2.500 đ/ kg =686,4 triệu + Thu nhập từ hoa màu: Tổng diện tích hoa màu là: 59.000 m2 hay 5,9 ha. Thu nhập từ hoa màu ước tính bằng 75% thu nhập từ lúa trong cùng thời gian và trên cùng một diện tích. Như vậy thu nhập từ hoa màu trung bình một năm ước tính là : 75% *5,9 ha *15.600 kg/ ha * 2.500đ/ kg = 172,575 triệu đồng Thu nhập trên diện tích rừng: Tổng diện tích rừng là 155.000 m2 hay 15,5 ha. Thu nhập hay lợi ích rừng đem lại là rất lớn. Ngoài việc cung cấp gỗ ,rừng còn có nhiều vai trò quan trọng khác đối với con người và động thực vật xung quanh. Tuy nhiên do tính phức tạp, khó khăn của nó, nên tôi chỉ xin tính phần thu nhập rừng có được là do sản sinh khối lượng gỗ. Theo số liệu kiểm kê năm 1993, trữ lượng gỗ bình quân đạt 76,16 m3/ ha. Mà rừng Hoà Bình chủ yếu là gỗ tre nứa, ít có các loại gỗ hiếm. Người ta ước lượng 1m 2 gỗ, tre, lứa là khoảng 0,36 triệu. Do đó thu nhập của 15,5 ha rừng là khoảng: 15,5 ha * 76,16 m3/ ha * 0,36 triệu/ m3 =424,97 triệu ịTổng thu nhập trung bình một năm từ đất nông nghiệp và đất rừng là: 686,6 +172,575 + 424,97 = 1.284,145 triệu *Tổng thu nhập từ đất nông nghiệp và đất rừng trong thời gian 40 năm Giả sử sản phẩm nông nghiệp tăng theo tỷ lệ lợi tức hàng năm là i%. Nếu gọi A1 là số tiền thu được ở cuối năm thứ nhất ( năm 2004) thì số tiền thu được ở cuối năm thứ hai( 2005) là A2 =A1(1+i) và số tiền thu được ở cuối năm n là An= A1(1+i)n-1. Ta có tổng các giá trị các khoản tiền thu được ở các năm trong thời kỳ phân tích về cùng mặt bằng thời gian ở đầu thời kỳ phân tích (2004): PV =A1 /(1+r) + A2/( 1+r)2 + A3/( 1+r)3+ ....+ An/(1+r)n I: là tỷ lệ lợi tức R :là tỷ lệ chiết khấu phản ánh sự trượt giá của đồng tiền theo thời gian( tỷ lệ lạm phát). Để tiện tính toán ta lấy i= r =6,5% Ta có PV= A1/( i+r) +A2/(1+r)2 + A3/(1+r)3 +.... +An/(1+r)n PV=A1/(1+r) + A1(1+r)/ (1+r)2 +A1(1+r)2 / (1+r)3 +...+A1(1+r)n-1 /( 1+r)n PV=A1 *n /(1+r) Với A1= 1.284,145 triệu N=40 năm , r= 6,5% ị PV = 1.284,145 * 40 /( 1+0,065) PV = 48.230,798 triệu So với tổng chi phí đền bù đất nông nghiệp là: (28.200 +1.175 =29.375) thì thu nhập bị mất đi trong 40 năm là: 48.230,798 – 29.375 = 18.855,798 triệu 3.1.2.2. Chi phí cho việc chống sạt lở, sói mòn đất, bảo vệ đa dạng sinh học * Chi phí cho việc chống sạt lở, sói mòn Lưu vực sông Đà có kiến tạo địa chất phức tạp với nhiều hệ thống đứt gẫy. Tại đây các hiện tượng động đất, nứt trượt, sạt lở xẩy ra tương đối nhiều. Khi chúng ta tiến hành xây dựng nhà máy cấp nước sông Đà tức mỗi ngày đêm chúng ta khai thác 300.000 m3 nước hay một giờ chúng ta khai thác 12.500 m3 nước. Với lượng nước chúng ta bơm hút từ sông Đà như vậy cùng với nước sông Đà từ thượng nguồn chảy về lưu lượng lớn làm đất hai bờ sông rất ẩm ướt và rất dễ bị sạt lở, sói mòn. Dự án cấp nước sông Đà có sử dụng các bơm để hút nước, do đó sẽ tạo ra áp lực tác động làm sói mòn, sạt lở bờ. Vì vậy chủ dự án phải có những đầu tư chi phí nhất định cho việc thực hiện các biện pháp có thể để giảm sự sói mò._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34527.doc
Tài liệu liên quan