Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Hoàng Thị Quỳnh Ngân BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ. Mã số: 60 22 01. LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đào Thị Vân Thái Nguyên, năm 2008 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Hoàng Thị Quỳnh Ngân BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ Thái Nguyên, năm 2008 MỤC LỤC Trang Phần mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tà

pdf126 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2098 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Cấu trúc của luận văn 8 Phần nội dung chính 9 Chương 1 - Cơ sở lý thuyết 9 1.1. Lý thuyết về ngữ dụng học 9 1.2. Vài nét về bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá Tày 32 1.3. Vài nét về ngôn ngữ trong văn xuôi Vi Hồng 33 1.4. Kết luận chương 34 Chương 2 - Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện cấu tạo ngữ pháp 35 2.1. Cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập (tham thoại dẫn nhập) trong văn xuôi Vi Hồng 35 2.2. Cấu tạo ngữ pháp của lời hồi đáp (tham thoại hồi đáp) trong văn xuôi Vi Hồng 44 2.3. Cấu tạo ngữ pháp của lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng 53 2.4. Kết luận chương 63 Chương 3 - Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét về phương diện dụng học 64 3.1. Những lớp hành vi ngôn ngữ được sử dụng trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) 64 3.2. Chủ ngôn của các hành vi ngôn ngữ trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) 86 3.3. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp được sử dụng trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) 91 3.4. Kết luận chương 102 Chương 4 - Những yếu tố cơ bản tạo nên nét riêng của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng 103 4.1. Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng sử dụng hệ thống từ của tiếng dân tộc 103 4.2. Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng sử dụng hệ thống thành ngữ 108 4.3. Phương thức diễn đạt trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) 110 4.4. Phong tục tập quán của dân tộc Tày thể hiện trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) 114 4.5. Kết luận chương 116 Phần kết luận 117 Tài liệu tham khảo và tư liệu khảo sát 119 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hội thoại là một trong những hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Hội thoại đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm bởi sự đa dạng, thú vị và phức tạp của nó. Tìm hiểu lời thoại không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi giao tiếp thường ngày mà còn cần phải dấn vào địa hạt văn chương, đặc biệt là văn xuôi mới có thể thấy hết màu sắc của lời thoại. 1.2. Vi Hồng là nhà văn dân tộc miền núi tiêu biểu cho bộ phận văn học thiểu số Việt Nam sau cách mạng. Chất dân tộc và miền núi Việt Bắc là yếu tố làm nên nét đặc sắc và mới lạ trong sáng tác của ông dù ở bất kỳ thể loại nào, truyện ngắn hay tiểu thuyết. Trong tác phẩm của mình, Vi Hồng đã đề cập đến nhiều mặt khác nhau của con người và cuộc sống các dân tộc thiểu số miền núi. Chính cuộc sống sinh động của con người Việt Bắc được phản ánh chân thực đã đưa các tác phẩm của ông trở thành khóm hoa lạ trong vườn hoa dân tộc. PGS.TS Vũ Anh Tuấn đã nhận xét: "Thành tựu lớn nhất mà Vi Hồng để lại cho đồng bào dân tộc miền núi có lẽ được trầm kết trong những trang văn. Mạch lạc và dứt khoát, đôi khi đến cực đoan trong đời riêng, trái tim nhà văn Vi Hồng vẫn không ngừng đập giữa hai dòng yêu thương và hờn giận. Song, trước sau, ông vẫn là một con người nhân hậu, giàu lòng yêu thương và khao khát được yêu thương" [52,15]. Nhà văn Vi Hồng thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, nghiên cứu văn học, đặc biệt là tiểu thuyết. Với hơn 10 cuốn tiểu thuyết, Vi Hồng đã đề cập đến nhiều mặt khác nhau của con người và cuộc sống các dân tộc thiểu số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 miền núi, qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển thể loại tiểu thuyết văn học thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Trong những năm qua, các tác phẩm của Vi Hồng chưa được giới ngôn ngữ học quan tâm đúng mức. Đã có khá nhiều bài viết cũng như công trình nghiên cứu về các tác phẩm của ông nhưng các bài viết hay công trình này mới chỉ dừng lại dưới dạng đánh giá chung hoặc phê bình một vài tác phẩm cụ thể. Việc tìm hiểu ngôn ngữ nói chung, đặc biệt nghiên cứu về lời thoại nói riêng trong tiểu thuyết của Vi Hồng đến nay dường như còn để ngỏ. 1.3. Tiếp cận tiểu thuyết Vi Hồng để tìm hiểu đặc điểm lời thoại trong thể loại này của ông không chỉ giúp ta thấy được phong cách nghệ thuật của văn xuôi Vi Hồng mà còn giúp ta thấy được lối nói riêng của người miền núi Cao Bằng, thấy được sự đa dạng của lời thoại, từ đó góp phần củng cố lý thuyết hội thoại nói riêng và lý thuyết ngữ dụng nói chung. Thiết nghĩ, những điều trình bày trên đây cho thấy việc tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng là công việc cần thiết và nên làm. Đó cũng chính là những lý do cơ bản khiến chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về nghiên cứu lý thuyết hội thoại Từ lâu, hội thoại đã trở thành lĩnh vực được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đặc biệt quan tâm. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hội thoại. Trên thế giới, hội thoại được các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng như C.K.Orecchioni, H.P.Grice, G.Leech, D.Wilson...khai thác khá toàn diện về các vấn đề như: cấu trúc hội thoại, các quy tắc hội thoại hay sự vận động hội thoại v.v... Ở Việt Nam, những vấn đề lý thuyết hội thoại đã được các nhà ngôn ngữ học tiêu biểu như GS.TS Đỗ Hữu Châu, GS.TS Nguyễn Đức Dân, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 GS.TS Nguyễn Thiện Giáp đi sâu nghiên cứu. Trong công trình "Đại cương Ngôn ngữ học" (Tập II, Ngữ dụng học), Đỗ Hữu Châu đã trình bày một cách hệ thống và phân tích trên cứ liệu tiếng Việt về lý thuyết hội thoại với các nội dung chủ yếu: vận động hội thoại, các yếu tố kèm lời và phi lời các quy tắc hội thoại, thương lượng hội thoại, cấu trúc hội thoại và ngữ pháp hội thoại. Cũng bàn về hội thoại, tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn "Dụng học Việt ngữ" đã đề cập đến các yếu tố của cấu trúc hội thoại, cặp thoại, câu đáp được ưu tiên, sự trao đáp và thương lượng hội thoại, những lời ướm thử và những yếu tố phi lời trong hội thoại,v.v... Ngoài ra, một số luận án tiến sĩ cũng bước đầu tìm hiểu về lý thuyết hội thoại như hai luận án tiến sĩ: "Bước đầu tìm hiểu cấu trúc hội thoại, cuộc thoại, đoạn thoại" của Nguyễn Thị Đan, Trường Đại Sư phạm Hà Nội I, 1995 và "Đề tài diễn ngôn: Sự cộng tác hội thoại để hình thành đề tài diễn ngôn và các hành vi dẫn nhập đề tài diễn ngôn" của Chu Thị Thanh Tâm, Trường Đại Sư phạm Hà Nội I, 1995. Lý thuyết hội thoại còn được soi sáng trong từng tác phẩm văn chương cụ thể qua một số bài nghiên cứu, luận văn tiến sĩ hay luận văn cử nhân như: luận án tiến sĩ "Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao" của Mai Thị Hảo Yến, ĐHSP Hà Nội I, 2000; luận văn cử nhân"Tìm hiểu thoại dẫn trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố" của Vũ Thị Quyên, ĐHSP Thái Nguyên, 2003. Trong hai công trình này, các giả đều chú ý tìm hiểu về thoại dẫn - một bộ phận quan trọng của hội thoại chứ không đi sâu vào lời thoại. Tóm lại, các công trình đã dẫn trên đây cho thấy hội thoại là một mảnh đất màu mỡ cần được nghiên cứu và khai thác song việc đi sâu tìm hiểu lời thoại trong từng tác phẩm cụ thể là vấn đề vẫn còn để ngỏ như đã nói ở trên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 2.2. Về nghiên cứu văn xuôi Vi Hồng 2.2.1. Từ góc độ văn chương Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các tác phẩm của nhà văn Vi Hồng đã được quan tâm và chú trọng. Một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã khai thác các tác phẩm của nhà văn Vi Hồng dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong luận văn“Tính dân tộc trong tiểu thuyết: Tháng năm biết nói; Chồng thật vợ giả và Núi cỏ yêu thương của nhà văn Vi Hồng" (Luận văn cử nhân, ĐHSP Thái Nguyên, 2004), Nông Thị Quỳnh Trâm đã làm sáng tỏ và khẳng định những đặc sắc của tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng trên hai phương diện: nội dung (tìm hiểu tính dân tộc qua cảm hứng về thiên nhiên, về phong tục tập quán, về nhân vật và cốt cách - tâm hồn nhân vật trong tác phẩm) và hình thức (biện pháp so sánh - liên tưởng, câu văn giàu hình ảnh, cách xây dựng kết cấu theo lối truyền thống...). Cũng nghiên cứu về tính dân tộc trong tác phẩm của Vi Hồng, luận văn thạc sĩ "Tính dân tộc trong tiểu thuyết Vi Hồng" (Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên, 2003) của tác giả Hoàng Văn Huyên được xem là công trình nghiên cứu công phu nhất về tiểu thuyết Vi Hồng từ trước đến nay. Trong đó, luận văn đã chỉ ra cốt cách tâm hồn dân tộc Việt Bắc trong hệ thống nhân vật Vi Hồng, chỉ ra một số phương diện nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc như: lời văn giản dị, mộc mạc… Còn tác giả Vi Hà Nguyên thì tìm hiểu "Hình tượng nhân vật thiếu nhi trong truyện viết cho thiếu nhi của Vi Hồng" (Luận văn cử nhân, ĐHSP Thái Nguyên, 2004). Trên cơ sở những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật thiếu nhi của Vi Hồng, luận văn đã có được cái nhìn đúng đắn về sự phản ánh con người miền núi trong sáng tác của nhà văn, thấy được nét độc đáo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả, góp phần khẳng định những đóng góp của Vi Hồng trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam. Đặc biệt, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng đã được TS Phạm Mạnh Hùng - Đại học Thái Nguyên nghiên cứu một cách toàn diện trong đề tài "Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng" (Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2003). Trong khi việc nghiên cứu và tìm hiểu văn xuôi Vi Hồng còn mới mẻ thì đề tài này có ý nghĩa quan trọng nhằm cung cấp những cứ liệu về các tác phẩm của Vi Hồng. 2.2.2. Từ góc độ ngôn ngữ Trên phương diện ngôn ngữ, có một số đề tài và luận văn cử nhân của sinh viên như: "Giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Vi Hồng" (Đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP Thái Nguyên, 2005) của Ngô Thu Thuỷ, "Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết "Người trong ống" của nhà văn Vi Hồng" (Luận văn cử nhân, ĐHSP Thái Nguyên, 2007) của Trần Thị Hồng Nhung... nghiên cứu về các tác phẩm của nhà Vi Hồng từ các góc độ như: giọng điệu trần thuật, cấu trúc ngữ pháp, cách sử dụng từ ngữ... nhằm toát lên phong cách của nhà văn. Tuy nhiên, nếu xét từ phương diện ngữ dụng học thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng một cách bài bản và có hệ thống. Tóm lại, các công trình đã dẫn trên cho thấy việc nghiên cứu văn xuôi Vi Hồng dưới nhiều góc độ bắt đầu có sức thu hút nhiều người nghiên cứu. Như đã nói ở mục lí do chọn đề tài, dưới góc độ văn chương, các tác phẩm của nhà văn Vi Hồng đặc biệt được quan tâm bởi những nét độc đáo trong ngôn ngữ cũng như trong cách xây dựng nhân vật của ông. Nhưng xét từ phương diện ngữ dụng học, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về hội thoại nói chung và đặc điểm lời thoại nói riêng trong văn xuôi Vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Hồng. Vì thế, tác giả luận văn này đã chọn hướng nghiên cứu đặc điểm lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng từ phương diện ngữ pháp truyền thống, phương diện ngữ dụng học và phương diện văn hoá. Hy vọng công trình này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những nét độc đáo của phong cách nhà văn Vi Hồng - một trong số những nhà văn dân tộc thiểu số miền núi tiêu biểu của Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lời thoại trong văn xuôi của Vi Hồng, luận văn nhằm bốn mục đích chính sau đây: Thứ nhất: Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng để hiểu thêm về phong cách nghệ thuật của ông. Thứ hai: Tìm hiểu lời thoại trong văn Vi Hồng để hiểu thêm về ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Tày nói riêng và đồng bào miền núi Việt Bắc nói chung. Thứ ba: Bước đầu tìm hiểu lý thuyết hội thoại từ góc nhìn văn hóa. Thứ tư: Làm tư liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu về ngôn ngữ trong văn Vi Hồng nói riêng và trong văn xuôi nói về miền núi Việt Bắc nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nói trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ sau đây: - Tìm hiểu một số vấn đề lý thuyết ngôn ngữ như: lý thuyết về ngữ dụng học, lý thuyết ngữ pháp tiếng Việt (từ, câu...), lý thuyết về cơ sở văn hoá. - Khảo sát và phân loại lời thoại trong văn Vi Hồng theo các tiêu chí đặt ra. - Miêu tả lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng về các phương diện: cấu tạo ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng học. - Tìm hiểu những yếu tố cơ bản tạo nên nét riêng của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là lời thoại trong một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của Vi Hồng, đó là: - Chồng thật - vợ giả; - Đi tìm giàu sang; - Núi cỏ yêu thương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Có thể nghiên cứu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng từ nhiều phương diện nhưng luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: - Tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi của Vi Hồng về mặt cấu tạo ngữ pháp; - Tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi của Vi Hồng về mặt dụng học, cụ thể: + Tìm hiểu những lớp hành vi ngôn ngữ được sử dụng trong lời thoại ở văn xuôi Vi Hồng; + Tìm hiểu chủ ngôn của các hành vi ngôn ngữ của lời thoại; + Tìm hiểu việc sử dụng hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong lời thoại. - Tìm hiểu những yếu tố cơ bản tạo nên nét riêng của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: - Phương pháp thống kê – phân loại: phương pháp nghiên cứu này được dùng để thống kê và phân loại lời thoại trong các tác phẩm văn xuôi của Vi Hồng. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: phương pháp nghiên cứu này được dùng để phân tích lời thoại, tổng kết các kết quả nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 - Phương pháp đối chiếu – so sánh: phương pháp nghiên cứu này được dùng để đối chiếu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng với những cách diễn đạt khác khi cần thiết để làm nổi bật đặc điểm và vai trò của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nguồn trích dẫn, luận văn gồm 4 chương: Chƣơng 1. Cơ sở lý thuyết Chƣơng 2. Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện cấu tạo ngữ pháp Chƣơng 3. Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện dụng học Chƣơng 4. Những yếu tố cơ bản tạo nên nét riêng của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT Luận văn này lấy lý thuyết về ngữ dụng học và lý thuyết về ngữ pháp tiếng Việt là cơ sở chính để tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng. Chương này chỉ trình bày sơ lược một số vấn đề lý thuyết về ngữ dụng học như: lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại, ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn vì đó là những mảng lý thuyết còn mới mẻ. Ngoài ra, chương này cũng điểm qua một vài nét về bản sắc văn hoá dân tộc nói chung và bản sắc văn hoá Tày nói riêng để hiểu thêm về ngôn ngữ trong văn xuôi Vi Hồng. Lý thuyết về ngữ pháp học tiếng Việt mà luận văn sử dụng được trình bày trong các công trình dẫn ở mục tài liệu tham khảo. 1. 1. Lý thuyết về ngữ dụng học 1.1.1. Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ 1.1.1.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ Trong giao tiếp, con người sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có một phương tiện đặc biệt là ngôn ngữ. Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm gây ra các hiệu quả, tác động nào đó đối với nhân vật giao tiếp chính là người nói đã dùng các hành vi ngôn ngữ. Theo cách hiểu thứ nhất, hành vi ngôn ngữ (hay còn gọi là hành động ngôn ngữ, hành động phát ngôn) là một hành động đặc biệt của con người với phương tiện là ngôn ngữ. Theo cách hiểu thứ hai, hành vi ngôn ngữ là "Một đoạn lời có tính mục đích nhất định được thực hiện trong những điều kiện nhất định, được tách biệt bằng các phương tiện tiết tấu - ngữ điệu và hoàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 chỉnh, thống nhất về mặt cấu âm - âm học mà người nói và người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó" [54,107]. Khi người nói (người viết) ra một phát ngôn cho người nghe (người đọc) trong một ngữ cảnh nhất định là người nói (người viết) đã thực hiện một hành vi ngôn ngữ. Hành vi ngôn ngữ có khả năng thay đổi trạng thái, tâm lý, hành động của người nói, thậm chí của cả người nghe. Do vậy, hành vi ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong hoạt động giao tiếp của con người. 1.1.1.2. Phân loại các hành vi ngôn ngữ a. Các lớp hành vi ngôn ngữ được phân loại theo quan điểm của J.L.Austin J.L.Austin cho rằng có ba loại hành vi ngôn ngữ lớn đó là: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời. - Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như: ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu…để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung. Ví dụ: Để có được hành vi yêu cầu "Ngày mai các bạn phải tập trung đúng giờ", trước hết người nói phải sử dụng các từ kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định để tạo được phát ngôn đó. - Hành vi mượn lời là hành vi "mượn" phương tiện ngôn ngữ, đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói. Ví dụ: Khi nghe phát ngôn sai khiến: Bật quạt lên!, người nghe đứng dậy, đi về phía công tắc điện và bật quạt lên. Song vì bị sai khiến nên người nghe có thể càu nhàu và tỏ vẻ khó chịu. Hành động bật quạt, càu nhàu và thái độ khó chịu đều thuộc hành vi mượn lời. Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện bằng các hiệu quả mượn lời. - Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng. Chúng gây ra phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Các hành vi như: hỏi, khuyên, mời, ra lệnh, hứa…đều là các hành vi ở lời. Ví dụ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Hành vi khuyên "Tôi khuyên bạn không nên hút thuốc lá" được thực hiện ngay khi người nói phát âm ra phát ngôn và gây ra hiệu quả nhất định đối với người nghe, đó có thể là sự nghe lời (đồng ý bỏ thuốc lá) hoặc phản đối (không đồng ý bỏ thuốc lá). Ngữ dụng học chỉ quan tâm đến hiệu lực ở lời do hành vi ở lời tạo ra. Dựa vào động từ ngữ vi và một số tiêu chí khác, Austin đã chia hành vi ở lời thành 05 phạm trù khác nhau như sau: - Phạm trù thứ nhất là phán xử. Đây là những hành vi đưa ra những lời phán xét về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lý lẽ vững chắc như: xử trắng án, xem là, tính toán, v.v... - Phạm trù thứ hai là hành sử. Đây là những hành vi đưa ra những quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động nào đó: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ cho, v.v... - Phạm trù thứ ba là cam kết. Những hành vi này ràng buộc người nói vào một chuỗi hành động nhất định: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, v.v... - Phạm trù thứ tư là trình bày. Những hành vi này được dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như khẳng định, phủ định, từ chối,v.v... - Phạm trù thứ năm là ứng xử. Đây là những hành vi phản ứng đối với các xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác: xin lỗi, cảm ơn, khen ngợi,v.v... b. Các lớp hành vi ngôn ngữ theo quan điểm của J.R. Searle Searle phân loại các hành vi ở lời theo nhiều tiêu chí chứ không chỉ dựa và các động từ gọi tên chúng. Theo hướng đó, ông liệt kê 12 điểm khác biệt giữa các hành vi ngôn ngữ có thể dùng làm tiêu chí phân loại đó là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 - Thứ nhất là đích ở lời. Đích ở lời là đích của các phát ngôn mà người nói hướng tới người nghe. Ví dụ: Hành vi thỉnh cầu hướng tới việc đưa Sp2 đến việc thực hiện cái gì đó. - Thứ hai là hướng khớp ghép lời với hiện thực mà lời đề cập đến. Ví dụ: hành vi trần thuật có hướng khớp ghép lời - hiện thực vì giá trị đúng sai mà nó nêu ra được xác định trên cơ sở lời miêu tả có phù hợp hay không với sự vật được nói tới. - Thứ ba là trạng thái tâm lý được thể hiện qua phát ngôn. Ví dụ: hành vi thỉnh cầu thể hiện mong muốn của Sp1 rằng Sp2 thực hiện cái gì đó. - Thứ tư là sức mạnh mà đích tại lời trình bày ra. Ví dụ: Tôi ra lệnh cho anh mạnh hơn là tôi nhờ anh. - Thứ năm là tính quan yếu của mối liên hệ giữa người nói và người nghe. Ví dụ: hành vi sai bảo nhạy cảm với mối quan hệ liên cá nhân giữa Sp1 và Sp2 còn hành vi trần thuật thì không. - Thứ sáu là định hướng của đích tại lời. Ví dụ hành vi khoe hướng về Sp1, hành vi an ủi hướng về Sp2. - Thứ bảy là sự khác biệt trong thiết lập mối quan hệ với thành phần còn lại của diễn ngôn. Ví dụ: câu hỏi và câu trả lời là hai thành phần của một cặp kế cận, còn sai bảo thì không. - Thứ tám là nội dung mệnh đề. Ví dụ Sp2 thực hiện một hành động nào đó là đặc trưng của nội dung mệnh đề của hành vi sai bảo, còn Sp1 thực hiện một hành động nào đấy là đặc trưng của nội dung mệnh đề của hành vi hứa hẹn. - Thứ chín là sự khác biệt giữa hành động luôn luôn là hành động phát ngôn với những hành động có thể thực hiện bằng lời hoặc không bằng lời. Ví dụ: hành vi hứa hẹn chỉ có thể thực hiện bằng lời tức là thực hiện một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 hành vi ở lời trong khi hành vi chào có thể thực hiện bằng phương thức khác không phải bằng lời. - Thứ mười là thể chế xã hội. Ví dụ: hành vi kết án phải có thể chế xã hội mới có hiệu lực nhưng hành vi trần thuật thì không đói hỏi như vậy. - Mười một là động từ nói năng. Không phải tất cả động từ gọi tên hành vi ở lời đều là động từ nói năng. Ví dụ: khoe và dọa không phải là động từ ngữ vi. - Mười hai là phong cách thực hiện hành vi ở lời. Ví dụ: công bố và thổ lộ khác nhau ở phong cách thực hiện. Với 12 tiêu chí này, Searle chỉ lấy 4 tiêu chí làm căn cứ chính để phân loại hành vi ngôn ngữ là: đích ở lời, hướng khớp ghép lời với hiện thực mà lời đề cập, trạng thái tâm lý được thể hiện và nội dung mệnh đề. Theo các tiêu chí trên, Searle đã phân loại hành vi ngôn ngữ thành 05 lớp sau đây: - Lớp thứ nhất là lớp hành vi tái hiện (trước đó còn được Searle gọi là lớp xác tín) + Đích ở lời của lớp hành vi này là miêu tả một sự tình đang được nói đến, trách nhiệm của người nói đối với việc mình thông báo. + Hướng khớp ghép của lớp hành vi này là lời - hiện thực. + Trạng thái tâm lý của lớp hành vi này là niềm tin vào điều mình xác tín. + Nội dung mệnh đề là một mệnh đề. + Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói: miêu tả, khẳng định, minh hoạ... - Lớp thứ hai là lớp hành vi điều khiển + Đích ở lời của lớp hành vi này là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động trong tương lai. + Hướng khớp ghép của lớp hành vi này là thế giới được ghép vào từ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 + Trạng thái tâm lý của lớp hành vi này là sự mong muốn người nghe thực hiện. + Nội dung mệnh đề của lớp hành vi này là hành động tương lai của Sp2. + Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: ra lệnh, hỏi, yêu cầu, cho phép... - Lớp thứ ba là lớp hành vi cam kết + Đích ở lời của hành vi lớp này là trách nhiệm phải thực hiện một hành động tương lai mà Sp2 ràng buộc. + Hướng khớp ghép của lớp hành vi này là hiện thực - lời. + Trạng thái tâm lý của lớp hành vi này là ý định của người nói. + Nội dung mệnh đề của lớp hành vi này là hành động tương lai của Sp1. + Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: hứa hẹn, tặng, biếu... - Lớp thứ tư là lớp hành vi biểu cảm + Đích ở lời của lớp hành vi này là bày tỏ trạng thái tâm lý phù hợp với hành vi ở lời. + Lớp hành vi này không có hướng khớp ghép. + Trạng thái tâm lý của lớp hành vi này thay đổi tuỳ từng hành vi. + Nội dung mệnh đề của lớp hành vi này là một hành động hay một tính chất nào đó của Sp1 hoặc Sp2. + Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: chúc mừng, cảm ơn, mong muốn... - Lớp thứ năm là lớp hành vi tuyên bố + Đích ở lời của lớp hành vi này là nhằm tạo ra tác dụng nội dung của hành vi. + Hướng khớp ghép của lớp hành vi này vừa là lời - hiện thực, vừa là hiện thực - lời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 + Trạng thái tâm lý của lớp hành vi này không có đặc trưng khái quát nhưng có các yếu tố thể chế làm cho lời có giá trị. + Nội dung mệnh đề của hành vi lớp này là một mệnh đề. + Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: tuyên bố, kết luận, đuổi... 1.1.1.3. Những dấu hiệu xác định hành vi ngôn ngữ Có nhiều dấu hiệu xác định hành vi ngôn ngữ. Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản: a. Động từ ngữ vi Austin và Searle đã tiến hành phân biệt động từ chỉ hành động vật lý và động từ nói năng. Động từ nói năng là các động từ chỉ hành vi ngôn ngữ. Trong các động từ nói năng, ta thấy có những động từ có thể thực hiện chức năng ngữ vi, tức là thực hiện chức năng ở lời, đó là động từ ngữ vi. "Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát âm chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi (có khi không cần biểu thức ngữ vi đi kèm) là người nói thực hiện luôn các hành vi ở lời do chúng biểu thị" [12,97]. Ví dụ: Tôi thề với anh tôi không làm chuyện đó. Khi người nói phát âm ra phát ngôn trên với động từ thề thì đồng thời người đó cũng đã thực hiện luôn hành vi thề của mình. Thề là động từ ngữ vi, nhờ nó mà chúng ta biết phát ngôn trên là hành vi ngôn ngữ gì. Một động từ nói năng muốn trở thành động từ ngữ vi phải đảm bảo được một số điều kiện dùng nhất định. Đó là: - Người phát ngôn phải ở ngôi thứ nhất; - Phát ngôn xảy ra ở thì hiện tại, cũng tức là động từ nói năng phải được dùng ở thì hiện tại; - Đối tượng tiếp nhận của động từ nói năng phải ở ngôi thứ hai; - Phát ngôn không chứa các yếu tố tình thái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 Các động từ ngữ vi: hứa, thách, cược...đều có khả năng thực hiện một hành vi ở lời, tức là đều có thể được dùng với tư cách là một động từ ngữ vi. Ví dụ: - Tôi hứa với anh tôi sẽ cai thuốc lá. - Tôi cam đoan rằng kết quả đó là đúng. Các động từ hứa, cam đoan trong các phát ngôn trên đều là động từ ngữ vi. Động từ ngữ vi là dấu hiệu đầu tiên và là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất để giúp ta nhận biết các biểu thức ngữ vi tường minh. Vì vậy, các động từ ngữ vi trong biểu thức ngữ vi sẽ giúp ta biết chính xác hành động ngôn ngữ nào đó đang được thực hiện. b. Những kiểu kết cấu ngữ pháp đặc trưng cho hành vi ngôn ngữ Kiểu kết cấu là kiểu câu hiểu theo ngữ pháp truyền thống. Nó cũng là những kết cấu cụ thể ứng với từng hành vi ở lời. Kết cấu ngữ pháp không chỉ có kiểu câu phân loại theo mục đích nói như trần thuật, hỏi, cầu khiến, cảm thán...với những dấu hiệu hình thức chung chung như các nhà ngôn ngữ tiền dụng học đã nói mà còn bao gồm những kết cấu cụ thể ứng với từng hành vi ở lời. Ví dụ: Các kết cấu hành vi cầu khiến trong tiếng Việt thường là: hãy, đừng...nữa, làm ơn... Hành vi ngôn ngữ cảm thán lại bao gồm 2 kiểu kết cấu: từ ngữ cảm thán kết hợp với câu hỏi (Ví dụ: Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?) và từ ngữ cảm thán kết hợp câu trần thuyết (Ví dụ: Ôi! Phong cảnh ở đây thật đẹp) v.v... c. Những từ ngữ chuyên dụng cho một kiểu hành vi ngôn ngữ Những từ ngữ chuyên dụng là những từ ngữ chuyên dụng để tổ chức kết cấu của một biểu thức ngữ vi cụ thể. Chẳng hạn, với biểu thức ngữ vi hỏi, ta có các từ ngữ chuyên dụng như: có...không, đã....chưa, ai, cái gì... Ví dụ: - Ai đấy? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 - Em đã làm bài tập chưa? - Đây là cái gì thế? - Bạn có đi Hà Nội không? Những từ ngữ chuyên dụng được gạch chân trên cho ta biết hành vi ngôn ngữ được thực hiện trong các ví dụ trên là hành vi ngôn ngữ hỏi. Những từ ngữ chuyên dụng trong các biểu thức ngữ vi khuyên lại là: nên, không nên... Ví dụ: - Bạn nên đi học đúng giờ. - Anh không nên hút thuốc lá. Những từ ngữ chuyên dụng được gạch chân trên cho ta biết hành vi ngôn ngữ được thực hiện trong các ví dụ trên là hành vi ngôn ngữ khuyên. Ngoài ra, còn có những từ ngữ mở đầu chuyên dùng cho các biểu thức đánh giá như: thật là..., quả là...hay các từ ngữ chuyên dùng cho các hành vi biểu cảm: ôi, trời ơi, ối cha mẹ ơi... Ví dụ: - Bộ phim này thật là hay! (Hành vi đánh giá) - Ôi! Em đẹp quá! (Hành vi biểu cảm) Tóm lại, những từ ngữ chuyên dụng trên thường được sử dụng trong các biểu thức ngữ vi đặc thù. Nó cũng là dấu hiệu quan trọng để ta nhận biết ra những biểu thức ngữ vi mà người nói đang thực hiện, 1.1.1.4. Chủ ngôn của các hành vi ngôn ngữ Hành vi ngôn ngữ bao giờ cũng được nói ra bởi người phát ngôn (Sp1). Người phát ngôn ra hành vi ngôn ngữ ấy có thể là chủ ngôn (nguồn phát) hoặc chỉ là thuyết ngôn. Sp1 là chủ ngôn khi Sp1 nói ra hành vi ngôn ngữ của chính mình chứ không phải là người nói lại lời của người khác. Sp1 diễn đạt lại một hành vi của ai đó thì Sp1 chỉ có tư cách thuyết ngôn. Đích ngôn là Sp2 nhưng phải là nguồn nhận đích thực của phát ngôn do Sp2 phát ra. Tiếp ngôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 là người nhận phát ngôn của Sp1 trực tiếp nhưng không phải là người nhận đích thực. Ví dụ: Lan (Sp1) nói với Mai (Sp2) phát ngôn: Mai về nói với An là cô giáo bảo An đến gặp cô giáo ngay. Phát ngôn này có chủ ngôn là cô giáo, thuyết ngôn là Lan, đích ngôn là An và tiếp ngôn là Mai. Trong giao tiếp luôn có sự phân vai: vai phát (vai nói, viết) và vai tiếp nhận (vai nghe, đọc). Hai vai này thường luân chuyển nhau. Sp1 (vai phát) sau khi nói chuyển thành Sp2 (vai nhận) và ngược lại. Trong hai vai trên, vai phát nói ra phát ngôn thể hiện ý kiến của mình thì được gọi là chủ ngôn.._. Chủ ngôn (Sp1) của hành vi ngôn ngữ như đã nói có thể chuyển thành đích ngôn (Sp2) cho nên đích ngôn cũng phải có ý định và niềm tin tương tự. Trong một cuộc giao tiếp, chủ ngôn phải xây dựng nên hình ảnh tinh thần về các đặc điểm, trạng thái năng lực của người nghe (Sp2), tức là phải hiểu rõ về Sp2 để rồi căn cứ vào đó mà đề ra kế hoạch giao tiếp, lựa chọn các hành vi ngôn ngữ thích hợp nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao. Hành vi ngôn ngữ bao gồm hành vi tạo lời, hành vi ở lời và hành vi mượn lời. Vì thế mà chủ ngôn của hành vi ngôn ngữ khi phát ngôn đã thực hiện tất cả các hành vi trên. 1.1.1.5. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp Hành vi ngôn ngữ xét trong mối quan hệ giữa mục đích diễn đạt và hình thức diễn đạt có thể chia thành hai loại là hành vi ngôn ngữ gián tiếp và hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Hai loại hành vi ngôn ngữ này được phân biệt với nhau ở điểm cơ bản nhất là đích ở lời mà chúng hướng đến. a. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp Như đã biết, hành vi ở lời là những hành vi ngôn ngữ được người nói thực hiện ngay khi nói năng. Những hành vi ngôn ngữ được thực hiện đúng với điều kiện sử dụng, với đích ở lời của chúng được gọi là hành vi ngôn ngữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 trực tiếp. Tác giả Đỗ Hữu Châu đã gọi là hành vi ngôn ngữ trực tiếp là “hành vi ngôn ngữ chân thực” [52, 145]. Ví dụ: Phát ngôn “Bạn cho mình mượn quyển sách này nhé” là phát ngôn thể hiện hành vi ngôn ngữ đề nghị. Phát ngôn “Ngày mai tôi sẽ đến” là phát ngôn thể hiện hành vi ngôn ngữ hứa hẹn. Hành vi ngôn ngữ đề nghị và hứa hẹn trên là hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Trong cuộc sống hàng ngày, hành vi ngôn ngữ trực tiếp luôn được sử dụng thường xuyên và rộng rãi bởi nghĩa tường minh, chân thực của nó. b. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp Hành vi ngôn ngữ gián tiếp được sử dụng với bề mặt là hành vi ngôn ngữ này nhưng lại nhằm đạt tới đích ở lời của một hành vi ngôn ngữ khác. Đỗ Hữu Châu cho rằng: "Một hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác" [12,146]. Ví dụ: A: Cho tớ vay ít tiền nhé! B: Mình vừa nộp học phí hết rồi. Trong ví dụ này, Sp1 (vai nói) đề nghị Sp2 (vai nghe) cho vay tiền nhưng Sp2 không trả lời là có hay không mà đưa ra một lời thông báo mình vừa nộp học phí hết rồi với ý gián tiếp từ chối lời đề nghị của Sp2 là mình không có tiền cho bạn vay đâu vì mình vừa nộp học phí hết rồi. Sp2 đã sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp và Sp1 sẽ suy được đích ngôn mà Sp2 muốn diễn đạt thông qua ngữ cảnh. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau. Muốn nhận biết được hành vi ngôn ngữ gián tiếp thì trước hết người nghe phải nhận biết được hành vi ngôn ngữ trực tiếp. Hành vi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 ngôn ngữ gián tiếp chính là kết quả của hoạt động suy ý từ hành vi ngôn ngữ trực tiếp mà Sp1 phát ngôn. Hành vi ngôn ngữ gián tiếp được nhận biết thông qua các dấu hiệu sau: - Dấu hiệu thứ nhất là ngữ cảnh. Ngữ cảnh là một dấu hiệu quan trọng để nhận ra hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Tuỳ thuộc vào ngữ cảnh khác nhau mà người nghe nhận biết được người nói sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp nào. Ví dụ: Phát ngôn Tôi bận quá sẽ được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ thuộc vào vai giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp. Nếu trong hoàn cảnh hai người bạn đang trò chuyện với nhau về công việc thì phát ngôn trên chỉ thông thường là hành vi thông báo về tình trạng công việc. Nếu trong hoàn cảnh một người rủ bạn đi chơi thì phát ngôn trên được hiểu là hành vi từ chối. - Dấu hiệu thứ hai là các biểu thức ngữ vi đặc thù. Chúng ta đã biết hành vi ngôn ngữ luôn có một (hoặc một số) biểu thức ngữ vi đặc thù. Trong biểu thức ngữ vi, quan hệ giữa các thành phần tạo nên nội dung mệnh đề về mặt ngữ nghĩa giữa các nhân tố của ngữ cảnh, đặc biệt là những người giao tiếp đóng vai trò là phương tiện giao tiếp chỉ dẫn ở lời cho các biểu thức ngữ vi đó. Ngữ nghĩa của các thành phần tạo nên nội dung mệnh đề của biểu thức ngữ vi trực tiếp càng gắn bó với nhân tố ngữ cảnh bao nhiêu thì càng có khả năng thực hiện các hành vi ngôn ngữ gián tiếp bấy nhiêu. Ví dụ: Trong tiếng Việt, các biểu thức ngữ vi hỏi để thực hiện hành vi gián tiếp chào khá phổ biến, như phát ngôn "Bác đi đâu đấy ạ?". Phát ngôn này có hình thức diễn đạt là biểu thức ngữ vi là hỏi nhưng lại lại có đích là chào. Nhưng biểu thức ngữ vi đặc thù là dấu hiệu để nhận ra hành vi ngôn ngữ gián tiếp rất hiệu quả. 1.1.2. Lý thuyết về hội thoại 1.1.2.1. Khái niệm hội thoại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Hiểu một cách thông thường nhất, hội thoại là "nói chuyện với nhau". Hội thoại là hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người. Hội thoại được nghiên cứu đầu tiên tại Mỹ trên phương diện xã hội học, ngôn ngữ học, dân tộc ngôn ngữ học. Từ năm 1970, hội thoại là đối tượng chính thức của phân ngành ngôn ngữ học Mỹ, phân ngành phân tích hội thoại. Sau đó, phân tích hội thoại được tiếp nhận tại Anh, tại Pháp…Cho đến nay, ngành ngôn ngữ học của hầu hết các nước trên thế giới đều đã, đang bàn về hội thoại. Trong hội thoại diễn ra sự tương tác hai chiều giữa người nói và người nghe với sự luân phiên lượt lời. Các hình thức của hội thoại gồm có: song thoại (hội thoại diễn ra giữa hai người), tam thoại (hội thoại diễn ra giữa ba người) và đa thoại (hội thoại diễn ra giữa nhiều người). Mỗi cuộc hội thoại bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc. Mỗi cuộc hội thoại có thể có nhiều chủ đề, mỗi chủ đề lại chứa đựng nhiều vấn đề. Tập hợp các lượt lời trao đổi về một vấn đề làm thành một đoạn thoại. Có những căn cứ để phân biệt các cuộc hội thoại với nhau, như: thoại trường, số lượng nhân vật hội thoại, cương vị và tư cách của người tham gia hội thoại, đích của hội thoại, hình thức của hội thoại và ngữ vực của hội thoại, v.v... 1.1.2.2. Vận động hội thoại Bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu là: - Vận động trao lời; - Vận động trao đáp; - Vận động tương tác. Vận động trao lời là vận động của Sp1 (vai nói) nói lượt lời của mình ra và hướng lượt lời của mình về phía Sp2 (vai nghe) nhằm làm cho Sp2 nhận biết được lượt lời được nói ra đó là dành cho Sp2. Một chuỗi các đơn vị ngôn ngữ được một nhân vật hội thoại nói ra kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của mình là một lượt lời. Trừ trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 hợp độc thoại, Sp1 và Sp2 là hai người khác nhau. Trong lời trao, sự có mặt của Sp1 là điều tất yếu, được thể hiện ở từ xưng hô ngôi thứ nhất, ở tình cảm, thái độ, hiểu biết, ở quan điểm của Sp1 trong nội dung của lượt lời trao. Cuộc thoại chính thức hình thành khi Sp2 nói ra lượt lời đáp lại lượt lời của Sp1. Vận động trao đáp là sự hồi đáp của vai nói và vai nghe. Vận động này là cốt lõi của hội thoại, nó diễn ra liên tục, nhịp nhàng với sự thay đổi linh hoạt. Giống như sự trao lời, sự hồi đáp cũng được thể hiện bằng các yếu tố phi lời hoặc bằng lời. Diễn ngôn là sản phẩm của các hành vi ngôn ngữ. Tất cả các hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi sự hồi đáp. Sự hồi đáp có thể bằng các hành vi ngôn ngữ tương thích với hành vi dẫn nhập. Vận động tương tác là vận động trong đó các nhân vật hội thoại là các nhân vật liên tương tác, có ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại với nhau, làm biến đổi lẫn nhau. Họ tác động nhau về mọi phương diện, đối với ngữ dụng học, quan trọng nhất là tác động đến lời nói của nhau. Giữa các nhân vật liên tương tác có sự liên hoà phối - tức là sự phối hợp, sự tự hoà phối của từng nhân vật. Sự hoà phối theo trục nối tiếp hoặc theo trục đồng thời. Sự liên hoà phối đồng thời diễn ra khi cả hai cùng thực hiện sự tự hoà phối. Tương tác vào lượt lời và bằng lượt lời trong hội thoại được thực hiện thông qua vận động liên hoà phối. Sự liên hoà phối trong đối thoại được đảm bảo nhờ các tín hiệu phát ngôn. Ba vận động trao lời, trao đáp và tương tác là ba vận động đặc trưng của hội thoại, trong đó vận động đầu và vận động thứ hai do từng đối tác thực hiện nhằm phối hợp với nhau thành vận động thứ ba. Bởi tương tác là tác động chủ yếu trong hội thoại cho nên ngữ dụng học hội thoại còn được gọi là ngữ dụng học tương tác. Sự liên hoà phối khiến cho một cuộc thoại là một hoạt động đặc biệt của con người, trong đó “có thể xem mỗi nhân vật tương tác là những nhạc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 công trong bản giao hưởng vô hình mà phần nhạc họ chơi không được biên soạn từ trước, mỗi người tự soạn ra trong diễn tiến của cuộc hoà nhạc, một cuộc hoà nhạc không có nhạc trưởng” [12, 219-220]. 1.1.2.3. Cấu trúc hội thoại và các đơn vị hội thoại Có ba trường phái mang những quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại. Tương ứng với mỗi cấu trúc hội thoại là đơn vị hội thoại tương ứng. a. Đơn vị hội thoại theo trường phái phân tích hội thoại Theo trường phái này, đơn vị hội thoại là các lượt lời. Harvey Sack là người đặt nền móng đầu tiên cho trường phái phân tích hội thoại. Theo ông, dưới các lượt lời không có đơn vị nào khác nữa ngoài các phát ngôn. Dù khác nhau về kiểu loại, phong cách nhưng trong các cuộc hội thoại, các lượt lời thường đi với nhau lập thành từng cặp gần như tự động, gọi đó là các cặp kế cận. Ví dụ các cặp sau đây là các cặp kế cận: Sp1: Xin chào! Sp2: Chào! Sp1: Bạn khoẻ chứ? Sp2: Mình khoẻ, cảm ơn! Sp1: Bạn đi đâu đấy? Sp2: Mình đi đến rạp chiếu bóng. Hai phát ngôn được coi là cặp kế cận phải thoả mãn các điều kiện sau: (a) kế cận nhau, (b) do hai người nói khác nhau nói ra, (c) được tổ chức thành bộ phận thứ nhất và bộ phận thứ hai, (d) có tổ chức riêng sao cho bộ phận riêng thứ nhất đòi hỏi phải có bộ phận riêng thứ hai. Những cặp kế cận thường thấy là: cặp chào - chào, cặp hỏi - trả lời, cặp trao - nhận, cặp đề nghị - đáp ứng v.v… Cốt lõi của lý thuyết phân tích hội thoại là cặp kế cận. b. Đơn vị hội thoại theo trường phái phân tích diễn ngôn Theo trường phái này, đơn vị hội thoại là phát ngôn và cặp thoại. Nền tảng của phân tích diễn ngôn là công trình “Hướng tới việc phân tích diễn ngôn” của Sinclair và Coulthard được công bố năm 1975. Theo hai ông, hội thoại là một đơn vị lớn được cấu trúc theo các bậc: tương tác, đoạn thoại, cặp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 thoại, bước thoại và hành vi. Trong đó, hành vi là đơn vị nhỏ nhất của cuộc thoại. Hành vi này không trùng với khái niệm hành vi ngôn ngữ hay hành vi ở lời mà hành vi được xác định theo chức năng của chúng đối với bước thoại. 22 hành vi được đề cập đến là: đánh dấu, khởi phát, phát vấn, điều khiển, thông tin, giục, gợi nhắc, gợi ý, xin phép, chỉ định, tri nhận, trả lời, phản ứng, chú thích, chấp nhận, đánh giá, dấu lặng nhấn mạnh, siêu trần thuật, móc lại và ngoài lề. Một bước thoại do một số hành vi tạo nên. Đến lượt mình, bước thoại lại chiếm vị trí trong cấu trúc cặp thoại. So với lý thuyết phân tích hội thoại, lý thuyết phân tích diễn ngôn đi vào các đơn vị hội thoại trên và dưới đơn vị lượt lời sâu hơn, toàn diện hơn. c. Đơn vị hội thoại theo lý thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ – Pháp Theo lý thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ – Pháp, đơn vị hội thoại gồm cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp, tham thoại và hành vi ngôn ngữ. Tiếp nhận quan điểm của hai trường phái trước, lý thuyết hội thoại Thụy Sĩ - Pháp cho rằng hội thoại là một tổ chức tôn ty như một đơn vị cú pháp. Các đơn vị hội thoại đã nêu trên theo trường phái này đã thể hiện rõ điều đó. - Cuộc thoại được coi là đơn vị hội thoại bao trùm, lớn nhất, được xác định bởi các tiêu chí: nhân vật hội thoại, tính thống nhất về thời gian và địa điểm, tính thống nhất về đề tài diễn ngôn. Đối với tiêu chí về các dấu hiệu định ranh giới cuộc thoại, thông thường có dấu hiệu mở đầu cuộc thoại và kết thúc cuộc thoại nhưng không bắt buộc, đặc biệt trong cuộc thoại giữa những người quá thân quen. - Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc về ngữ dụng. Dù sự phân định đoạn thoại không có sự phân định rành mạch vì đường phân giới khá mơ hồ, nhiều khi phải dựa vào trực cảm và võ đoán nhưng đây vẫn là đơn vị có thực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 - Cặp trao đáp là đơn vị tối thiểu. Cuộc hội thoại chính thức được bắt đầu khi có sự xuất hiện của đơn vị này. Cặp thoại có thể là một tham thoại, có thể là hai hoặc ba tham thoại. Tính chất của các cặp thoại thường mang tính chất nghi thức tương ứng với hai kiểu cặp thoại: cặp thoại sửa chữa và cặp thoại củng cố. Cặp thoại củng cố tương ứng với cặp thoại dẫn nhập và kết thúc cuộc thoại. Cặp thoại sửa chữa có đơn vị cơ bản là tham thoại sửa chữa – tham thoại dựa trên khái niệm sửa chữa lại một sự vi phạm lãnh địa của người đối thoại. Khi một cặp thoại thoả mãn được đích của tham thoại dẫn nhập thì đó là một cặp thoại tích cực và người ta có thể kết thúc cặp thoại ở đó. Ngược lại, ta có cặp thoại tiêu cực và có tính chất không bình thường. - Tham thoại do một hoặc một số hành vi ngôn ngữ tạo nên xét về tổ chức nội tại. Một tham thoại có một hành vi chủ hướng và có thể có một hoặc một số hành vi phụ thuộc. Hành vi chủ hướng có chức năng trụ cột, quyết định hướng của tham thoại và quyết định hành vi đáp thích hợp của người đối thoại. Hành vi phụ thuộc là hành vi thêm vào cho hành vi chủ hướng. Nó có thể là các hành vi dùng để láy lại, củng cố, bổ sung, giải thích... Trong một cặp thoại, thường có các tham thoại sau: + Tham thoại có chức năng dẫn nhập (tham thoại chủ hướng). + Tham thoại hồi đáp - dẫn nhập trong lòng cặp thoại. + Tham thoại hồi đáp (thường là tham thoại kết thúc cặp thoại). Chức năng ở tham thoại dẫn nhập là chức năng ở lời quy định quyền lực và trách nhiệm đối với nhân vật hội thoại. Các chức năng ở tham thoại dẫn nhập là: yêu cầu thông tin, yêu cầu được tán đồng, ủng hộ, thỉnh cầu, ban tặng, mời, khẳng định, ra lệnh. Trách nhiệm tương ứng mà chức năng này đặt ra là: trách nhiệm trả lời, tán đồng, ủng hộ, hành động, nhận, đánh giá, vâng lệnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 Chức năng của tham thoại hồi đáp là chức năng ở lời của các tham thoại hồi đáp lại chức năng ở tham thoại dẫn nhập. Các chức năng ở tham thoại hồi đáp có thể chia thành 2 nhóm: chức năng hồi đáp tích cực và chức năng hồi đáp tiêu cực. Các tham thoại hồi đáp không chỉ đáp lại nội dung của tham thoại ở lời dẫn nhập, không phải nó chỉ thực hiện trách nhiệm đối với tham thoại dẫn nhập mà nó còn đưa ra một quyền lực buộc người đối thoại phải tin vào, đáp lại điều mà tham thoại hồi đáp đưa ra. Vì vậy, khi một tham thoại hồi đáp cho tham thoại dẫn nhập thứ nhất thì nó tự khắc trở thành một tham thoại đòi hỏi sự hồi đáp của người đối thoại. - Hành vi ngôn ngữ là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp hội thoại. Để hiểu các cặp thoại, các ứng xử bằng lời cũng như các yếu tố kèm ngôn ngữ đều phải căn cứ vào hành vi ngôn ngữ đi trước hoặc sau. Vì thế, hành vi ngôn ngữ cần xem xét trong hội thoại. Vai trò của hành vi ngôn ngữ nằm trong mạng lưới hội thoại. Tức là vai trò của hành vi ngôn ngữ nằm trong mối quan hệ giữa các lời thoại tổ chức nên tham thoại, cặp thoại…và tác động liên tục lên các nhân vật hội thoại trong từng thời điểm tạo nên cuộc thoại. 1.1.2.4. Vấn đề liên kết các đơn vị hội thoại Có 3 kiểu liên kết được đề cập đến trong liên kết tuyến tính của cặp thoại: liên kết hoàn toàn tuyến tính (liên kết phẳng), liên kết chéo và liên kết lồng. a. Liên kết phẳng Liên kết phẳng là liên kết trong đó lời hồi đáp trả lời trực tiếp cho một lời dẫn nhập theo một trật tự nhất định. Ví dụ: Sp1: Tối nay bạn có kế hoạch gì chưa? Sp2: Tớ đi xem phim ở rạp chiếu bóng. Sp1: Phim gì vậy? Sp2: Phim "Chuyện của Pao". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Trong đoạn thoại vừa dẫn, thứ tự của các tham thoại do Sp1 (vai nói) và Sp2 (vai nghe) thực hiện khớp với nhau, hết tham thoại dẫn nhập của Sp1 là tham thoại hồi đáp tương ứng của Sp2. Liên kết phẳng còn có thể có biến thể "hẫng" hoặc biến thể "ghép". b. Liên kết chéo - Liên kết chéo là liên kết trong đó mỗi nhân vật thực hiện một số tham thoại khác nhau. Ví dụ: Sp1: Gửi hộ mình lá thư này nhé! Cảm ơn trước. Sp2: Ừ. Không có gì. Trong cặp thoại này, thứ tự của các tham thoại không khớp với nhau. Có thể biểu diễn cặp thoại này bằng sơ đồ sau: c. Liên kết lồng - Liên kết lồng là liên kết trong đó một cặp thoại bao trùm một hoặc một số cặp thoại con. Ví dụ: (1) Sp1: Xin lỗi, cho tôi gặp chị Hoa được không? (2) Sp2: Chị hỏi chị Hoa văn thư hay chị Hoa kế toán? (3) Sp1: Hoa kế toán chị ạ. (4) Sp2: Chị ấy ở trên tầng 2, phòng 203. Đoạn thoại này có cặp thoại lớn, chủ yếu là cặp thoại (1) và (4) (hỏi - trả lời). Cặp thoại này bao gồm cặp thoại nhỏ có tính xác minh là tham thoại (2) và (3). Có thể biểu diễn đoạn thoại này như sau: Gửi hộ mình lá thư này nhé Cảm ơn trước! Ừ Không có gì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 1.1.2.5. Các quy tắc hội thoại Hội thoại diễn tiến theo một quy tắc nhất định. Tính bị chi phối bởi quy tắc của hội thoại được biểu hiện ra thành tính nghi thức của hội thoại. C.K.Orecchioni đã nêu lên tính chất của quy tắc hội thoại, đồng thời chia các quy tắc hội thoại thành ba nhóm như sau: a. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời Quy tắc này gồm một hệ thống các điều khoản như sau: Thứ nhất, vai nói thường xuyên thay đổi nhau trong một cuộc thoại. Thứ hai, mỗi lần chỉ có một người nói. Thứ ba, lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài do đó cần có những biện pháp để nhận biết khi nào một lượt lời chấm dứt. Thứ tư, vị trí ở đó nhiều người cùng nói một lúc tuy thường gặp nhưng không bao giờ kéo dài. Thứ năm, thông thường lượt lời của đối tác này chuyển tiếp cho đối tác kia diễn ra không bị ngắt quãng quá dài, không bị dẫm đạp lên nhau. Thứ sáu, trật tự của những người nói không cố định, trái lại luôn thay đổi. Đằng sau sự liên hoà phối là quy tắc điều hành luân phiên lượt lời và chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Liên hoà phối để các quy tắc vận hành tốt, quy tắc vận hành tốt thì hội thoại mới hiệu quả. b. Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại có dạng tổng quát như sau: "Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị đúng như nó được đòi hỏi ở giai Xin lỗi, cho tôi gặp chị Hoa được không? Chị hỏi chị Hoa văn thư hay chị Hoa kế toán? Hoa kế toán chị ạ. Chị ấy ở trên tầng 2, phòng 203. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 đoạn mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào" [24,130]. Nội dung của một cuộc thoại được phân phối thành nội dung của các lượt lời. Nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc quan yếu là hai nguyên tắc thuộc quy tắc điều hành nội dung của hội thoại. c. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự Lịch sự được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhưng có thể hiểu một cách khái quát nhất theo định nghĩa của C.K. Precchioni là “Chúng tôi chấp nhận rằng phép lịch sự liên quan tới tất cả các phương diện của diễn ngôn: 1. Bị chi phối bởi các quy tắc (ở đây không có nghĩa là những công thức hoàn toàn đã trở thành thói quen). 2. Xuất hiện trong địa hạt quan hệ cá nhân. 3. Và chúng có chức năng giữ gìn tính chất hài hoà quan hệ đó (ở lức thấp nhất là giải toả những xung đột tiềm tàng, tốt hơn nữa là làm cho người này trở thành càng dễ chịu đối với người kia thì càng tốt)"[52,256]. Nói lịch sự là một chiến lược có nghĩa là nó chỉ hình thành, có mặt và phát huy tác dụng khi có tương tác, nói đúng hơn chỉ nói đến mặt tương tác của lịch sự. Phép lịch sự giúp chúng ta phát hiện và lý giải hiện tượng được gọi là cấu trúc hai chiều trong tương tác. 1.1.3. Ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tƣờng minh 1.1.3.1. Khái niệm nghĩa tƣờng minh và nghĩa hàm ẩn Một phát ngôn ngoài ý nghĩa được nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ (ngữ âm, từ...) còn có nhiều ý nghĩa khác mà muốn nắm bắt được chúng, người ta cần phải dùng thao tác suy ý dựa vào ngữ cảnh hoặc các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ v.v... Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: "Ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại được gọi là ý nghĩa tường minh, có tác giả gọi là hiển ngôn, còn được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 gọi là ý nghĩa theo câu chữ của phát ngôn. Các ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được gọi là ý nghĩa hàm ẩn" [12, 359]. Ví dụ: Minh lại nghỉ học rồi. Phát ngôn này ngoài nghĩa tường minh là: Minh nghỉ học, còn có thể có những nghĩa hàm ẩn như: (1) Trước đó, Minh từng nghỉ học; (2) Minh bị ốm; (3) Minh vô kỷ luật v.v… 1.1.3.2. Phân loại nghĩa hàm ẩn Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, tiền giả định và hàm ngôn cùng nằm trong một phạm trù lớn hơn, phạm trù nghĩa hàm ẩn bởi chúng không được nói ra một cách tường minh, chúng chỉ nắm bắt được nhờ thao tác suy ý. Nói cách khác, nghĩa hàm ẩn có thể được chia thành nghĩa tiền giả định và nghĩa hàm ngôn. - Nghĩa tiền giả định "là những hiểu biết được xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải đặt lại thành vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào chúng mà người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình" [12,366]. - Nghĩa hàm ngôn "là những hiểu biết hàm ẩn có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh và tiền giả định của ý nghĩa tường minh" [12,367]. 1.1.3.3. Cơ chế tạo ra nghĩa hàm ẩn Có 4 cơ chế chủ yếu để tạo ra nghĩa hàm ẩn, đó là: a. Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất Vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất là một trong những cơ chế tạo ra nghĩa hàm ẩn. Chẳng hạn, sử dụng hệ thống từ xưng hô không đúng là một ví dụ. Hệ thống từ xưng hô trong ngôn ngữ hết sức phức tạp. Mỗi cặp xưng hô đều tiền giả định những kiểu quan hệ vị thế hội thoại nhất định và sử dụng cặp từ xưng hô nào sẽ quy định quan hệ giao tiếp cần phải giữ trong suốt cuộc hội thoại. Ví dụ: cặp từ xưng hô bố/con có tiền giả định: giữa A và B có quan hệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 gia đình. Nhưng hiện nay, trong giao tiếp, giữa hai người xa lạ không có quan hệ gia đình cũng đôi lúc được A thay bằng cặp bố/con như trong trường hợp A gặp ông già kia có cô con gái xinh đẹp, chưa chồng. Sự thay đổi cách xưng hô mang ý nghĩa hàm ẩn là: Tôi muốn là con rể ông. b. Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp Việc sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp để tạo ra nghĩa hàm ẩn là một biện pháp hiệu quả. Ví dụ [12, 379]: Thầy giáo hỏi học sinh đến muộn giờ: - Bây giờ là mấy giờ rồi? Trong trường hợp này, thông qua hành vi trực tiếp hỏi, thầy giáo muốn thể hiện hành vi ngôn ngữ gián tiếp cảnh cáo học sinh. Học sinh cũng nhận biết được sự cảnh cáo này cho nên thường đáp lại câu hỏi của thầy bằng những phát ngôn xin lỗi, thanh minh chứ không phải những phát ngôn kiểu Thưa thầy, 8h30 rồi ạ. c. Sự vi phạm các quy tắc lập luận Trong một lập luận, có khi người nói chỉ đưa ra luận cứ để người nghe suy ra kết luận hoặc đưa ra kết luận để người nghe suy ra luận cứ. Không hoàn tất các bước lập luận là sự vi phạm qui tắc lập luận và là cách thường được dùng để tạo ra các hàm ngôn. d. Sự vi phạm quy tắc hội thoại Để truyền đạt các ý nghĩa hàm ẩn, đôi khi các nhân vật hội thoại cố ý vi phạm các quy tắc hội thoại. Ví dụ [12,383]: Sp1: Cậu có biết Thắng bây giờ ở đâu không? Sp2: Có trước xe DD dựng trước phòng cái Thuỷ đấy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 Trong ví dụ này, Sp2 đã dùng một phát ngôn xác tín để hồi đáp cho câu hỏi của Sp1 chứ không dùng một hành vi trả lời. Sp2 đã vi phạm một cách cố ý quy tắc hội thoại chi phối chức năng ở lời của các hành vi trong cặp thoại. Phát ngôn xác tín của Sp2 đã ngầm trả lời cho Sp1 rằng Thắng hiện nay đang ở phòng Thuỷ. Sp1 hiểu được là do cả Sp1 và Sp2 đều biết rằng Thắng có một chiếc xe DD. Tóm lại, nghĩa hàm ẩn và nghĩa tường minh đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp của con người. Hiểu được các nghĩa này, người nói (viết), người nghe (đọc) mới có thể có chiến lược giao tiếp thích hợp và đúng đắn. 1.2. Vài nét về bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá Tày 1.2.1. Bản sắc văn hoá dân tộc Trong cuốn "Từ điển xã hội học", Thanh Lê đã định nghĩa bản sắc văn hoá dân tộc "là những biểu hiện giá trị vật chất và tinh thần đặc thù, là sắc thái riêng biệt trong đời sống sinh hoạt xã hội của cộng đồng dân tộc, từ cách ăn mặc, đi lại...cho đến chiều sâu tâm hồn, cách tư duy và lối ứng xử...". Bản sắc văn hoá dân tộc được hun đúc trong quá trình lao động sáng tạo của dân tộc, từ đó hình thành các chuẩn mực, lối sống, tính cách, tâm lý cũng như nếp nghĩ mang tính đặc thù dân tộc. Nói đến bản sắc văn hoá dân tộc là nói đến nét đậm đà, sâu sắc nhất và mang tính phát triển. Đó không chỉ là quá khứ vĩnh hằng mà còn là thực tại và hướng tới tương lai. 1.2.2. Bản sắc văn hoá Tày Bản sắc văn hoá Tày là bản sắc văn hoá của người Tày được tạo nên trong quá trình lao động sáng tạo của người Tày, từ đó hình thành nên các truyền thống, chuẩn mực, lối sống, tâm lý, nếp nghĩ mang tính đặc thù của người Tày. Bản sắc văn hoá Tày được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, đó có thể là phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, trang phục, y phục, và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 hơn hết là ngôn ngữ, chữ viết. Nhiều nhà thơ đã dùng chữ viết Tày để sáng tác như Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Dương Thuấn...Một số nhà văn lại mang hơi thở cuộc sống dân tộc Tày vào tác phẩm của mình qua việc sử dụng từ ngữ.... Các tác phẩm của nhà văn Vi Hồng là những ví dụ tiêu biểu. Con người dân tộc Tày với lịch sử và văn hoá của họ tạo nên nét đặc thù riêng. Tìm hiểu bản sắc văn hoá Tày trên phương diện ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn nét đặc thù ấy. 1.3. Vài nét về ngôn ngữ trong văn xuôi Vi Hồng Nhà văn Vi Hồng tên thật là Vi Văn Hồng, sinh ngày 13/7/1936 tại bản Phai Thin, xã Đức Long, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng. Ông là nhà văn tiêu biểu của Việt Bắc, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự hình thành và phát triển của nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. 1.3.1. Sự nghiệp Bút danh Vi Hồng được bạn đọc cả nước biết đến khá sớm. Năm 1959, truyện ngắn "Ngôi sao đỏ trên đỉnh núi Phja Hoàng" được Tổng hội sinh viên trao giải Nhì. Sau đó, bút danh Vi Hồng trở nên quen thuộc với rất nhiều các truyện ngắn, công trình nghiên cứu văn học dân gian...như truyện ngắn"Cây su su nọng ỷ" (1962), "Nước suối đào tiên" (1963), "Cọn nước Eng Nhàn"(1971)… Năm 1980, cuốn tiểu thuyết đầu tay của Vi Hồng mang tên "Đất Bằng" ra đời và được đánh giá cao. Từ năm 1985 trở đi, với nghị lực lao động phi thường, Vi Hồng đã cho ra đời một loạt tiểu thuyết mang đậm bản sắc dân tộc như tiểu thuyết: "Núi cỏ yêu thương" (NXB Thanh niên - 1984), ""Thung lũng đá rơi" (NXB Văn hoá - 1985), "Người trong ống" (NXB Lao động – 1990), "Lòng dạ đàn bà" (NXB Thanh niên - 1992), "Tháng năm biết nói" (NXB Dân tộc - 1993), "Chồng thật - Vợ giả" (NXB Thanh niên - 1994), "Đi tìm giàu sang" (NXB Văn hoá dân tộc – 1995). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Vi Hồng, chúng ta càng trân trọng khát vọng sáng tạo luôn cháy bỏng trong ông cũng như sự công phu lao động chữ nghĩa của ông. Đúng như những người quý trọng ông đã nhận xét: "…Đi tìm Mẹ chữ ở tuổi thiếu niên, anh là người sáng tạo một khối chữ khổng lồ ở tuổi 60 trước lúc qua đời". 1.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ Văn Vi Hồng vừa mang đậm phong vị thơ ca dân gian Tày Nùng vừa đậm chất trí tuệ bác học. Đọc Vi Hồng, ta thấy hồn cốt văn chương ông thật gần gũi, thân thuộc, bình dị như cơm tẻ, như bát canh thịt gà gừng, như bánh cuốn nóng, như bát coóng phù mùa đông, như ngửi thấy hơi thở mùi măng xào với lá mác mật...Hội thoại giữa các nhân vật trong văn Vi Hồng cũng mang đậm nét lối nói của dân tộc vùng Việt Bắc. Lời thoại trong văn của ông đã thực sự gây được hiệu quả thẩm mỹ to lớn đối với bạn đọc 1.4. Kết luận chƣơng Chương này đã trình bày khái quát những vấn đề lý thuyết cơ bản làm cơ sở lý luận cho luận văn. Đó là lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại, ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn. Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày một vài nét về bản sắc văn hoá Tày và đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng. Ngoài những lý thuyết nói trên, luận văn còn dựa vào lý thuyết về ngữ pháp tiếng Việt để xác định cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập, lời hồi đáp và lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng (sẽ trình bày ở chương 2). Song lý thuyết về ngữ pháp tiếng Việt là những vấn quen thuộc nên chúng tôi không trình bày ở đây. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Chƣơng 2 LỜI THOẠI TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG XÉT TỪ PHƢƠNG DIỆN CẤU TẠO NGỮ PHÁP Nói tới lời thoại trong hội thoại trước hết là nói tới lời dẫn nhập và lời hồi đáp của các nhân vật hội thoại. Có thể xem xét lời thoại về nhiều phương diện. Chương này tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng về mặt cấu tạo ngữ pháp. Theo tư liệu thống kê, lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng có thể chia làm 3 loại căn cứ vào chức năng của chúng trong cuộc thoại, đó là: - Lời thoại có chức năng dẫn nhập (lời thoại là tham thoại dẫn nhập). - Lời thoại có chức năng hồi đáp (lời thoại là tham thoại hồi đáp). - Lời thoại vừa có chức năng dẫn nhập, vừa có chức._.âm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 - Anh Tàm à. Thanh niên Nậm Đáo giữ rừng Núi Mây không phải làm không công đâu. Mỗi lần khai thác, tính ra tiền, Nhà nước chia cho người giữ một phần ba đấy. Khi làm nhà làm cửa để ở thì tha hồ chặt, chỉ phải viết cái đơn. Đóng giường tủ bằng gỗ lát cũng được nhưng không đem bán, thế thôi. [58, 74] Địa danh rừng Núi Mây xuất hiện trong ví dụ này đã trở thành quen thuộc đối với độc giả khi đọc các tác phẩm của Vi Hồng vì những địa danh như thế thường trở đi trở lại trong suốt chiều dài tác phẩm. Vì thế những địa danh này cũng góp phần tạo nên nét bản sắc dân tộc độc đáo trong tác phẩm của ông. Đặc biệt, "hồn' dân tộc còn được gợi lên qua những cái tên rất đặc trưng của dân tộc xuất hiện trong các lời thoại như: Slao, Nồm, Cốc, Đán...(Núi cỏ yêu thương); Eng Háo, Nhình Hỷ, Xảu Xảy, Nọi Lai...(Đi tìm giàu sang); Thieo Si, Thieo Mây, Cẩu Tệnh, Thu Lú, Cháp Chá... (Chồng thật - vợ giả). Sau đây là một số ví dụ tiêu biểu: Ví dụ (4): - A, à, chào cháu Thieo Mây xinh đẹp cháu thiêng thật! Chú vừa định tìm đến nhà cháu - Thieo Mây ngạc nhiên. - Ôi, có việc gì mà chú phải đến nhà tìm cháu hay anh Vàng Khao lại săn được thịt hươu thịt nai? [59, 210] Ví dụ (5): - Này Eng Háo, dừng tay nói chuyện đã nào. Mày là người ở, kẻ khó nhưng tao vẫn thích nói chuyện với mày. Vì cả mường này tao chỉ thấy mày là người đẹp trai gần bằng tao! Chứ những thằng khác ấy à chỉ là con đom đóm so với vầng trăng rằm thôi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 - Kính trình anh Ma Chàn giàu sang và tôn quý! Em là kẻ khó người ở, kẻ nghèo hèn này chẳng bao giờ dám so sánh với anh cao sang. Xin anh tha thứ cho. [60, 37- 38] Mỗi cái tên xuất hiện trong các lời thoại vừa dẫn: Thieo Mây, Vàng Khao (trong ví dụ (4)) Eng Háo hay Ma Chàn (trong ví dụ (5)) đều mang màu sắc của dân tộc Tày. Tên gọi của nhân vật không hề cầu kỳ, hoa mỹ mà lại thể hiện được sự mộc mạc, gần gũi giống như cuộc sống của người Tày vậy. Để thể hiện bản sắc dân tộc trong tác phẩm của mình, nhà văn Vi Hồng không chỉ dừng lại ở việc sử dụng thành công các danh từ riêng mà còn sử dụng hiệu quả các từ xưng hô trong lời thoại. Xin dẫn hai ví dụ tiêu biểu: Ví dụ (6): - Con ơi! Bố mẹ có lời “bố tang” (xin lỗi) đến con, bố mẹ không bỏ con đâu, nhưng tại cái lão chánh Kiệm già héo khô ấy…Thôi, mặc cho lão…Thế….con tự chọn lấy người đưa dâu hay để bố mẹ mờ như cũ thì bảo mẹ… [58, 143] Ví dụ (7): - Cháu Ma Chàn à, cháu về nhà cháu đi. Cái Nhình nó không yêu cháu, bác bá cũng không muốn ép nó thêm nữa. Bởi đã ép nó hai năm rồi mà nó vẫn không chịu. Cháu biết đấy... - Thằng Ma Chàn kinh ngạc. - Cái điều bác bá muốn đuổi cháu về nhà thì cháu biết từ năm ngoái. Năm ngoái bác bá đã đuổi cháu về rồi. Nhưng vì chai mật ong thần kỳ, nên cháu lại được về đây, về gần em Nhình thân yêu. Bá không cần những chai mật ong kỳ diệu đó nữa hay sao? [60,113] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 Ở ví dụ (6), trong lời thoại, từ "xin lỗi" trong tiếng Việt được diễn đạt bằng từ tiếng Tày có cùng nghĩa tương đương là "bố tang". Kiểu xin lỗi cũng rất “Tày” giúp chúng ta hiểu được lối ứng xử rất hiền hoà, chừng mực của người Tày. Còn trong ví dụ (7), những đại từ xưng hô bác, bá của nhân vật hội thoại sử dụng đều được dùng theo cách nói của người Tày. Người Kinh thường dùng từ xưng hô "bác" cho cả bác trai và bác gái. Nhưng người Tày lại dùng riêng: Bác để chỉ bác trai; bá để chỉ bác gái. Cách dùng này cũng là một trong những đặc trưng trong cách xưng hô của người Tày. Thông qua lời thoại trong các tác phẩm của Vi Hồng, chúng ta còn được biết đến các loài hoa lạ, hoa đẹp, loài chim đặc trưng của núi rừng Việt Bắc. Xin dẫn hai ví dụ dưới đây: Ví dụ (8): - Những con sam – pec mùa này khổ nhỉ? – Slao nói. - Anh tài khổ hơn, vì phải nằm trong tổ suốt ngày, lại phải nhổ lông mình ra lót ổ cho con nở nữa – Đán nói. [58,113] Ví dụ (9): - Thế còn bông bióoc loỏng trên rừng, ngày nào anh cũng lên với nó thì anh nghĩ sao? - A…Slao nói đúng lắm. Bióoc loỏng, hoa đẹp nhất rừng, thơm nhất các loài hoa. Đán này chẳng dám với đến bông hoa đẹp như vậy đâu. [58,125] Ở hai ví dụ vừa dẫn, trong lời thoại của nhân vật, nhà văn Vi Hồng đã giới thiệu hình ảnh hai loài chim đẹp nhất của núi rừng Việt Bắc là chim sam- pec và chim anh tài (ví dụ (8)) và hình ảnh những bông hoa bióoc loỏng (ví dụ (9). Nếu hoa bióoc loỏng là loài hoa đẹp nhất rừng bởi hương sắc rực rỡ của nó thì chim anh tài, sam - péc lại nổi bật bởi mỏ đỏ chót, lông cổ óng ánh, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 lông ức, lông cánh và lông đuôi màu đen điểm trắng, màu vàng tươi. Nhìn sam - péc bay ngỡ đó là những nàng tiên trong truyện cổ đang múa lượn trên trời đầy nắng rực rỡ. Nhờ những hình ảnh này, lời thoại của Vi Hồng dường như trở nên sinh động hơn và ấn tượng hơn. 4.2. Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng sử dụng hệ thống thành ngữ Chất liệu dân gian luôn được các nhà văn, nhà thơ khai thác và đưa vào tác phẩm của mình. Là một người con của dân tộc Tày, cầm bút viết văn về cuộc sống của người Tày nên nhà văn Vi Hồng thoả sức khai thác chất liệu dân gian cho các tác phẩm của mình. Cách khai thác ấy chủ yếu bằng cách tác giả sử dụng các thành ngữ, tục ngữ dân gian Việt Nam để diễn đạt theo lối nói của người Tày. Trong lời thoại của ông, chúng ta có thể bắt gặp nhiều lối nói như thế. Dưới đây là ví dụ tiêu biểu: Ví dụ (10): - Lạy bác ngồi giường trên. Lạy bác ngồi giường dưới. Tôi là kẻ bị quan cướp hết ruộng vườn nhà cửa nên phải đi ăn mày. Đến đây tôi thấy vườn bác rộng, sông bác lớn. Tôi mong bác lấy lông tay xuống đắp, lấy lông chân xuống che chở cho tôi ở nhờ đất, nhờ mường. Được vậy tôi sẽ đội cái ơn của họ bác trên đầu làm tóc. Người đứng đầu họ Đàm đỡ ông ta đứng dậy và nói những lời mở rộng đường chân trời: - Họ chúng tôi cũng mới đến mường này khai phá được mấy đời thôi. Trước kia họ tôi cũng khổ. Cho nên họ tôi vẫn lấy sự thẳng ngay làm con đường sống. Lấy cái bụng rộng đối xử với mọi việc. Họ tôi không bao giờ gánh nước đi qua nhà người khác đang chảy mà không dừng lại. Họ tôi không phải là người đi mảng thấy người sắp chìm xuống sông lại nhắm mắt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 Người anh em cứ ở đây với đất mường. Bạn đừng lo cái lo ông trời nhỏ lại bằng hạt vòng. [58, 13-14] Đây là cặp thoại giữa người họ Hoàng đang cầu xin người họ Đàm che chở, giúp đỡ cho ở nhờ vì họ đã bị cướp hết ruộng đất. Trong đó, lời cầu khẩn của họ Hoàng “Tôi mong bác lấy lông tay xuống đắp, lấy lông chân xuống che chở cho tôi ở nhờ đất, nhờ mường” tương ứng với thành ngữ "lá lành đùm lá rách" trong tiếng Kinh. Đáp lại lời cầu khẩn này, câu trả lời của họ Đàm “Họ tôi không bao giờ gánh nước đi qua nhà người khác đang chảy mà không dừng lại. Họ tôi không phải là người đi mảng thấy người sắp chìm xuống sông lại nhắm mắt” tương ứng với ý của câu “thấy người chết đuối mà không cứu". Qua cặp thoại trên, người đọc càng thấy được cách vận dụng thành ngữ Tày rát linh hoạt trong cách diễn đạt của tác giả. Nhà văn Vi Hồng cũng vận dụng câu tục ngữ khác trong ví dụ dưới đây: Ví dụ (11): - Vẫn là đồ con khỉ ăn quả rừng sâu, con diều bắt rắn ở bụi bờ thôi. Nhưng vấn đề là không có hổ làm sao có dấu chân – không có ốc làm sao có được mà. Ông hãy cẩn thận. Nếu ông không dạy bảo những kẻ chân tay của ông đi cho đúng lối thú đường người thì tôi sẽ thực hiện “bỏ quên dao nhọn trong bụng kẻ tình địch”. Đấy là phương châm của người Tày chúng ta xử sự mỗi khi bị kẻ khác moi ăn con ngươi của mình! Ông biết chứ? [59, 198-199] Trong lời thoại này, nhà văn đã vận dụng câu tục ngữ “không có lửa làm sao có khói” để sáng tạo ra câu “không có hổ làm sao có dấu chân – không có ốc làm sao có được mà”. Sự sáng tạo này hết sức dễ hiểu và gần gũi với thiên nhiên và con người nơi núi rừng Việt Bắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 Sử dụng các thành ngữ, tục ngữ sao cho nhuần nhuyễn đã khó, vận dụng sáng tạo chúng trong sáng tác văn chương là điều càng khó hơn. Nhà văn Vi Hồng đã chứng tỏ bản lĩnh ngòi bút của mình khi đưa các thành ngữ, tục ngữ vào trong lời thoại tác phẩm của mình một cách linh hoạt và sáng tạo. Đáng khâm phục hơn là nhà văn đã thổi vào các thành ngữ, tục ngữ dân gian vốn cô đọng, khúc chiết và súc tích một hơi thở mới, hơi thở của ngôn ngữ Tày. 4.3. Phƣơng thức diễn đạt trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) Lời nói người Tày thường xen vào các từ đệm như: mà, thôi, ngần ấy, lố, ạ, rồi.... Những từ này vừa tạo độ thân mật, gần gũi giữa người nói với người nghe, vừa diễn tả thái độ, cảm xúc của người phát ngôn, đặc biệt để khẳng định ý cần diễn đạt. Nhà văn Vi Hồng đã nắm bắt được đặc điểm đó và đưa vào tác phẩm của mình một cách tự nhiên. Xin dẫn ví dụ sau: Ví dụ (12): - Ấy bác à, việc tế thần thánh là việc của cả mường, của cả mọi người cùng có lòng thành kính dâng, thì tấm lòng khao khát của con người mới lên trời được. Còn nửa kính, nửa không chẳng thể được mà. [58, 65] Trong lời thoại vừa dẫn, nhà văn đã sử dụng từ đệm“Ấy bác à” ở đầu câu nói và “mà” ở cuối câu nói. Lối nói dân dã, đượm màu sắc dân tộc này đã được nhà văn đưa vào tác phẩm của mình một cách tự nhiên và tạo nên giọng điệu rất riêng cho lời thoại. Cùng với việc dùng từ đệm trong lời nói, người Tày còn có lối nghĩ sao, nói vậy, rất mộc mạc, chất phác như ở ví dụ dưới đây: Ví dụ (13): - Chị Nhình ơi, anh Eng Háo lại trao con trâu đực đầu đàn cho ông Ma Chàn rồi!. - Anh Eng Háo đã xâu được mũi của nó rồi đấy à? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 - Vâng. Em đã theo dõi từ đầu cho đến khi anh Eng trao con trâu cho ông Ma Chàn. Anh Eng thật chẳng ra sao cả. Nó không muốn lấy chị đâu. Chị đừng yêu nó nữa. [60, 62] Đây là đoạn đối thoại giữa nhân vật Xảu Xảy và chị gái Nhình Hỷ nói đến nhân vật thứ ba là Eng Háo - người yêu của Nhình Hỷ. Theo như lời Xảu Xảy thì Eng Háo đã cố tình đẩy chị mình vào tay người khác qua việc trao lại con trâu đực đầu đàn cho kẻ tình địch. Việc làm đó khiến cho Xảu Xảy vô cùng thất vọng và tức giận nên Xảu Xảy đã bộc lộ ngay cảm xúc và suy nghĩ của mình “Anh Eng thật chẳng ra sao cả. Nó không muốn lấy chị đâu. Chị đừng yêu nó nữa”. Lối diễn đạt có thể không được trau chuốt nhưng đó lại làm cho người đọc cảm nhận được sự bộc trực, thẳng thắn của người Tày. Nhà văn Vi Hồng rất tinh tế trong việc phản ánh chân thực và sinh động lối nói ấy, lối nghĩ ấy. Đó cũng chính là điểm phân biệt giữa ngôn ngữ người Tày với ngôn ngữ người Kinh, cũng là sự thể hiện sâu sắc tính dân tộc trong các sáng tác của Vi Hồng, góp phần tạo nên phong cách nhà văn. Đặc biệt, trong lời thoại của mình, nhà văn Vi Hồng thường sử dụng lối nói giàu hình ảnh. Dưới đây là ví dụ tiêu biểu: Ví dụ (14): - Em có lời đẹp chào anh trong nhà, có lời phiền hỏi anh tin tức. Thưa anh, ở mường này có ai tên là Sầm Vàng Khao không ạ? [59, 28] Trong lời thoại này, hành vi hành vi chào và hành vi rào đón của nhân vật được diễn đạt hết sức bóng bẩy "Em có lời đẹp chào anh trong nhà, có lời phiền hỏi anh tin tức". Người Kinh sẽ diễn đạt hai hành vi này một cách ngắn gọn như: Chào anh/chị - Anh/chị cho tôi hỏi thăm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 Hay ở lời thoại khác, câu hỏi xã giao bình thường cũng được diễn đạt bóng bẩy. Xin dẫn ví dụ sau: Ví dụ (15): - Anh Tàm, cơn gió lành hay cơn nắng gắt đưa anh đến nhà tôi? [58,76] Trong trường hợp này, người Tày nói "Anh Tàm, cơn gió lành hay cơn nắng gắt đưa anh đến nhà tôi" trong khi bình thường chỉ cần diễn đạt "Anh đến có việc gì đấy?". Ngôn ngữ Tày là thế, luôn sống động và đầy màu sắc. Nhà văn Vi Hồng đã thể hiện được nét đẹp ấy trong từng lời đối đáp chân thực của cuộc sống. Cũng vẫn là hình thức diễn đạt giàu hình ảnh, khi hỏi tuổi của một người con gái, nhà văn đã chú ý đến thế giới quan của người Tày. Xin dẫn ví dụ dưới đây: Ví dụ (16): - Anh là người không cha không mẹ, không quê hương bản quán. Anh sốt rét nặng đã mấy tháng nay. Chắc anh khó mà qua khỏi trận ốm này. Anh biết ơn người em gái xa lạ đã quan tâm và thăm hỏi. Em gái người Mường nào? Tên em là gì? Em đã mấy xuân, đã mấy lần nhìn thấy hoa nở, mấy bận ăn bánh chưng với đời? [59, 19] Theo quan niệm của người Tày, mỗi độ hoa nở, mỗi độ xuân về được tính là một năm, một tuổi. Nhà văn đã sử dụng chất liệu này để hỏi tuổi: "Em đã mấy xuân, đã mấy lần nhìn thấy hoa nở, mấy bận ăn bánh chưng với đời?" thay vì câu hỏi ngắn gọn thông thường: "Em bao nhiêu tuổi?". Điều đó chứng tỏ sự gắn bó mật thiết giữa tâm hồn người nghệ sĩ với ngôn ngữ Tày được thể hiện trong tác phẩm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 Qua những lời thoại giàu hình ảnh của các nhân vật trong tác phẩm Vi Hồng, chúng ta còn nhận thấy bản chất những chàng trai, cô gái Tày rất đỗi thông minh và chân thật. Dưới đây là ví dụ tiêu biểu: Ví dụ (17): - Anh Cốc này, nếu vầng trăng kia rơi xuống lòng anh, anh có dám giữ lấy làm của riêng không? Tuy Cốc ít nói nhưng không hiểu sao lúc này anh chàng cũng lém lỉnh ra nhẽ. - Cái gì mà rơi vào lòng mình là mình giữ liền. [58, 127] Trong ví dụ, nếu lời dẫn nhập của nhân vật Na: "Anh Cốc này, nếu vầng trăng kia rơi xuống lòng anh, anh có dám giữ lấy làm của riêng không?" là một lời tỏ tình sâu sắc thì lời hồi đáp: "Cái gì mà rơi vào lòng mình là mình giữ liền" của nhân vật Cốc lại hóm hỉnh, lém lỉnh và bộc trực. Cuộc thoại vì vậy trở nên có sự gắn kết giữa hai tâm hồn đồng điệu. Ngoài ra, nhà văn Vi Hồng còn diễn tả sự mãnh liệt trong tình yêu đôi lứa cũng rất Tày như trong ví dụ sau đây: Ví dụ (18): - Tôi yêu Nồm cháy cả mười hai khúc ruột nhưng Nồm lại không yêu tôi. Nồm không yêu tôi, ngày mai ngay kia tôi sẽ chết. Tôi chết đi tôi muốn để lại một đốt ngón tay út cho người mà tôi yêu, yêu cả khi nằm dưới đất. [58, 39] Lời bày tỏ của nhân vật Vạng với Nồm thể hiện trong lời thoại trên rất chân thật mà vẫn không kém đi phần bay bổng và lãng mạn. Lối nói ấy có lẽ ta mới chỉ gặp ở trong ngôn ngữ Tày mà thôi. Nhà văn Vi Hồng đặc biệt "ưu ái" cho những nhân vật của mình bộc bạch cảm xúc của mình trong tình yêu. Ta có thể cảm nhận điều đó trong lời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 thoại của nhân vật Cốc trong tác phẩm "Núi cỏ yêu thương". Anh vốn là người ít nói và hay xấu hổ nhưng hãy nghe những lời nói bay bổng của anh với Slao qua ví dụ sau: Ví dụ (19): - Ôi, vầng trăng của anh! Anh ôm trọn cả vầng trăng kia làm của riêng anh…Ôi đồng cỏ, núi non mênh mông trập trùng quá. Em mở mắt ra xem núi cỏ của ta, đàn trâu nghìn con của ta… [58, 130] Với những thán từ "ôi" đi kèm với những hình ảnh nên thơ như: vầng trăng, đồng cỏ, núi non và lối diễn đạt bay bổng: "Ôi, vầng trăng của anh! Anh ôm trọn cả vầng trăng kia làm của riêng anh…Ôi đồng cỏ, núi non mênh mông trập trùng quá", lời thoại của nhân vật trở nên lung linh và huyền ảo vô cùng. Ngôn ngữ dân tộc vì thế cũng đã được chắp cánh. Có thể thấy, cùng với việc sử dụng thành công hệ thống từ địa phương, những thành ngữ, tục ngữ dân gian, việc sử dụng lối nói phô diễn giàu hình ảnh so sánh, ví von trong lời thoại đã giúp ngôn ngữ nhân vật trong văn xuôi Vi Hồng trở nên đẹp như thơ, vừa trau chuốt, vừa xiết bao gần gũi với lối nói của người Tày và cũng góp phần bộc lọ phong cách của nhà văn. 4.4. Phong tục tập quán của dân tộc Tày thể hiện trong lời thoại Phong tục tập quán là một trong những đặc điểm quan trọng để tạo nên bản sắc cho mỗi dân tộc. Lời thoại của văn xuôi Vi Hồng có một giá trị đặc biệt, đó là hoặc đã chuyển tải hoặc đã giới thiệu những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc Tày. Dưới đây là ví dụ tiêu biểu: Ví dụ (20): - Bố mẹ ơi. Từ ngày bố mẹ chết, người trong bản trong mường cứ bảo con không phải là con đẻ của bố mẹ. Có đúng vậy không ạ?- Hồn thiêng hai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 bố mẹ nuôi của Cẩu Tệnh cũng nói trong tiếng đau đớn xé lòng của một linh hồn suốt mấy năm ân hận. - Những ngày bố mẹ còn sống, không nói cho con biết sự thật đó, đến khi chết mới ân hận! Vì thế mấy năm nay năm ngày một phiên chợ phiên nào bố mẹ cũng ra chợ Tam Quang mong được gặp con để nói sự thật. Bố mẹ mong hồn con lên chợ Tam Quang đỏ cả mắt, mòn cả gót chân hôm nay mới gặp. Ở cõi âm này mọi linh hồn, mọi người đều nói thật với nhau cả, cho dù ở trần gian họ là kẻ cướp. Cho nên những điều hôm nay bố mẹ nói với con là sự thật. Con không phải là con đẻ của bố mẹ. Bố mẹ chỉ nuôi con từ lúc mới lọt lòng. [59, 29] Đây là cặp thoại giữa hai linh hồn với nhau- hồn của Cẩu Tệnh và hồn bố mẹ nuôi. Phiên chợ Tam Quang xuất hiện trong lời hồi đáp của hồn bố mẹ nuôi Cẩu Tệnh chính là nơi gặp gỡ của người cõi âm và người còn sống dưới sự dẫn dắt của cô Then. Theo phong tục của người Tày, hồn người sống có thể gặp gỡ với linh hồn những thân thiết trên mường trời để cùng dạo chơi, hỏi thăm, chia sẻ, để tha thứ cho nhau và an ủi lẫn nhau. Sau những lời đối thoại cay đắng hay mừng vui giữa những linh hồn đã chết và hồn người sống là những lời hát ngọt ngào với tiếng đàn tha thiết, an ủi hay vỗ về hai linh hồn. Những cuộc tâm tình cảm động như thế có lẽ chỉ có ở phiên chợ Tam Quang của người dân tộc Tày. Ví dụ (22): - Thế anh có biết én số phận của anh đậu vào cây gì không? - Anh có tham dự vào cái lễ thả én ương số phận đâu mà! ... [59, 139] Cặp thoại này được trích từ tác phẩm "Chồng thật - vợ giả", bao gồm lời dẫn nhập của nhân vật Tô Ngần và lời hồi đáp của anh cô - Rằng Xao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 Trong lời thoại của cặp thoại này, chúng ta gặp một nét văn hoá đặc sắc của người Tày - đó là lễ thả én ương số phận. Lễ này thường được tổ chức vào mùa xuân, là lễ của những người con gái. Những người con trai tham gia với vai trò là người dẫn đường, người nào có linh hồn nhạy cảm và vía thiêng thường là người được các cô gái mời làm lễ. Nếu không mời được các cô gái sẽ ghi trộm tên chàng trai vào cuộc lễ. Rằng Xao là chàng trai có linh hồn nhạy cảm và thường được mời hơn cả. Những con én số phận được các cô gái khéo tay gấp bằng những tờ giấy mầu rực rỡ và sẽ được đốt đi để hoá thành hồn cất cánh đi khắp mọi tìm nơi đậu nơi dừng. Người Tày xưa tin rằng số phận của người con gái có thể đậu nơi cao sang, ngược lại cũng có thể như cánh bèo bị vùi dập giữa dòng nước lũ. Thông qua lời thoại giới thiệu về lễ thả én ương số phận, nhà văn Vi Hồng đã dắt người đọc vào một không gian văn hoá đậm bản sắc của người Tày, để chúng ta thêm trân trọng phong tục tập quán lâu đời của một dân tộc giàu bản sắc này. 4.5. Kết luận chƣơng Trong chương này, chúng tôi đã phân tích giá trị của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng thông qua các yếu tố: hệ thống từ ngữ địa phương trong lời thoại, việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong lời thoại, phương thức diễn đạt trong lời thoại và phong tục tập quán của người Tày thể hiện trong lời thoại. Từ đó có thể thấy ngòi bút Vi Hồng đã miêu tả chân thực cuộc sống, tâm tư, tình cảm của con người núi rừng Việt Bắc. Bản sắc văn hoá dân tộc Tày thấm đượm trong những lời thoại của ông. Từ đó, cũng có thể thấy phong cách nhà văn Vi Hồng được định hình, chính là phong cách của một nhà văn gắn bó sâu sắc với đất và người Việt Bắc. Chính điều đó đã khiến cho độc giả luôn yêu mến và nhớ đến nhà văn cũng như những tác phẩm của ông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 PHẦN KẾT LUẬN Trong mỗi chương của luận văn đều có mục tổng kết chương. Vì vậy , ở phần kết luận này, chúng tôi chỉ nêu có tính chất tổng quan những điểm đã làm được trong luận văn. Thứ nhất, luận văn đã nêu được một cách khái quát những vẫn đề lý thuyết được làm căn cứ lý luận cho luận văn, đó là: lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại, ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn. Thứ hai, luận văn đã nêu được một kết quả khảo sát cụ thể, đáng tin cậy về lời thoại, đó là 1449 trường hợp. Đồng thời, dựa vào các tiêu chí, số liệu này đã được nêu rõ trong các bảng tổng kết về các tiểu loại. Thứ ba, chương 2 đã trình bày cấu tạo ngữ pháp của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét về mặt cấu tạo ngữ pháp. Theo tư liệu thống kê, lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng có thể chia làm 3 loại căn cứ vào chức năng của chúng trong cuộc thoại, đó là: - Lời thoại có chức năng dẫn nhập (lời thoại là tham thoại dẫn nhập). - Lời thoại có chức năng hồi đáp (lời thoại là tham thoại hồi đáp). - Lời thoại vừa có chức năng dẫn nhập, vừa có chức năng hồi đáp (tạm gọi là kiểu lời thoại đa chức năng hay lời thoại phức hợp). Tìm hiểu cấu tạo ngữ pháp của lời lời dẫn nhập, lời hồi đáp và lời thoại phức hợp, luận văn đã xét các kiểu cấu tạo câu (câu đơn, câu phức, câu ghép) và chuỗi câu của các lời thoại này. Trong tổng số 1449 lời thoại, kiểu cấu tạo của lời dẫn nhập, lời hồi đáp và lời thoại phức hợp là chuỗi câu chiếm số lượng lớn nhất so với các kiểu cấu tạo ngữ pháp khác. Lời dẫn nhập và lời hồi đáp không có kiểu cấu tạo ngữ pháp là câu ghép đẳng lập. Thứ tư, chương 3 đã trình bày lời thoại của văn xuôi Vi Hồng về phương diện dụng học, cụ thể: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 - Dựa vào cách phân loại các hành vi ngôn ngữ của Searle, các hành vi ngôn ngữ trong lời thoại của văn xuôi Vi Hồng được xếp vào 5 lớp, đó là: lớp hành vi miêu tả, xác tín (lớp hành vi trình bày), lớp hành vi điều khiển, lớp hành vi cam kết, lớp hành vi biểu cảm và lớp hành vi tuyên bố. Các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi miêu tả, xác tín có số lượng nhiều nhất nhưng hành vi được sử dụng nhiều nhất lại là hành vi hỏi thuộc lớp hành vi điều khiển. - Chủ ngôn của hành vi ngôn ngữ trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) được tách thành hai nhóm: chủ ngôn của hành vi ngôn ngữ trong lời thoại là nhân vật trong tác phẩm và chủ ngôn của hành vi ngôn ngữ trong lời thoại là tác giả trong tác phẩm. Trong lời thoại của văn xuôi Vi Hồng, nhóm hành vi ngôn ngữ có chủ ngôn của hành vi ngôn ngữ trong lời thoại là nhân vật trong tác phẩm chiếm số lượng chủ yếu. - Dựa vào tiêu chí đích ở lời, hành vi ngôn ngữ trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) được chia thành hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp chiếm ưu thế sử dụng chủ yếu trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng. Thứ năm, chương 4 đã trình bày một số yếu tố cơ bản thể hiện đặc điểm riêng đó là: hệ thống từ ngữ tiếng dân tộc, thành ngữ, phương thức diễn đạt và phong tục tập quán của người Tày thể hiện trong lời thoại. Từ đó có thể thấy cuộc sống nơi núi rừng Việt Bắc và bản sắc văn hoá dân tộc Tày thấm đượm trong những lời thoại của ông. Nghiên cứu lời thoại văn xuôi Vi Hồng là việc làm bổ ích và tốn nhiều công sức. Do năng lực có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Chúng tôi rất mong sự đóng góp, trao đổi ý kiến của quý thầy cô và những ai quan tâm đến đề tài này./. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TƢ LIỆU KHẢO SÁT I- Tài liệu tham khảo 1. Diệp Quang Ban (1984), Cấu tạo của câu đơn tiếng Việt, Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội. 2. Diệp Quang Ban (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 3. Diệp Quang Ban (chủ biên) - Hoàng Dân (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 4. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 5. Đỗ Hữu Châu (1982), "Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động", Ngôn ngữ, số 1. 6. Đỗ Hữu Châu (1983), "Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động", Ngôn ngữ, số 2. 7. Đỗ Hữu Châu (1992), "Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay", Ngôn ngữ, số 1 và số 2. 8. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 9. Đỗ Hữu Châu (1994), Ngữ pháp văn bản, Bộ Giáo dục và đào tạo, Vụ giáo viên, Hà Nội. 10. Đỗ Hữu Châu (1995), Giản yếu về ngữ dụng học, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 11. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học (Tập một), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 12. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học (Tập hai), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 13. Nguyễn Tài Cẩn (1973), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ), Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120 14. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 15. Thành Duy (1982), Về tính dân tộc trong văn học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Nguyễn Thị Đan (1994), Bước đầu tìm hiểu cấu trúc hội thoại, cuộc thoại, đoạn thoại, Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội. 17. Lê Đông (1991), "Ngữ nghĩa - ngữ dụng các hư từ tiếng Việt. Ý nghĩa đánh giá của các hư từ", Ngôn ngữ, số 2. 18. Lê Đông (1993), "Một vài khía cạnh ngữ dụng học có thể góp phần nghiên cứu xung quanh cấu trúc đề thuyết", Ngôn ngữ, số 1. 19. Nguyễn Thiện Giáp (1975), "Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt", Ngôn ngữ, số 3. 20. Nguyễn Thiện Giáp (1989), "Ngôn ngữ văn hoá và văn chương", Khoa học xã hội, số 1. 21. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 22. Nguyễn Thiện Giáp(Chủ biên) - Đoàn Thiện Thuật - Nguyễn Minh Thuyết (1998), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 23. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Phân tích hội thoại, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội. 24. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội. 25. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt - Sơ thảo chức năng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 26. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt - mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 27. Dương Tuyết Hạnh (1999), Cấu trúc của tham thoại, Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 28. Phạm Mạnh Hùng (2003), Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng, Đại học Thái Nguyên. 29. Hoàng Văn Huyên (2003), Tính dân tộc trong tiểu thuyết Vi Hồng, Trường Đại học Sư phạm, Thái Nguyên. 30. Hồ Lê (1973), "Về vấn đề phân loại câu trong tiếng Việt hiện đại", Ngôn ngữ, số 3. 31. Thanh Lê (2003), Từ điển xã hội học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 32. Trần Kim Ngọc (1999), Ngôn ngữ và văn hoá, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 33. Vi Hà Nguyên (2004), Hình tượng nhân vật thiếu nhi trong truyện viết cho thiếu nhi của Vi Hồng, Trường Đại học Sư phạm, Thái Nguyên. 34. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 35. Trần Thị Hồng Nhung (2007), Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết "Người trong ống" của nhà văn Vi Hồng, Trường Đại học Sư phạm, Thái Nguyên. 36. Hoàng Phê (1975), "Phân tích ngữ nghĩa", Ngôn ngữ, số 2. 37. Hoàng Phê (1981), "Ngữ nghĩa của lời", Ngôn ngữ, số 3 và số 4. 38. Hoàng Phê (1989), Logic ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 39. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 40. Vũ Thị Quyên (2003), Tìm hiểu thoại dẫn trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Trường Đại học Sư phạm, Thái Nguyên. 41. Hà Thị Sơn (1997), Đoạn thoại dẫn nhập trong hội thoại mua bán hiện nay, Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122 42. Chu Thị Thanh Tâm (1995), Đề tài diễn ngôn: Sự cộng tác hội thoại để hành thành đề tài diễn ngôn và các hành vi dẫn nhập đề tài diễn ngôn, Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội. 43. Phạm Văn Thấu (1999), Cấu trúc liên kết trong cặp thoại, Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội. 44. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 45. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 46. Trần Ngọc Thêm (2000), Hệ thống liên kết văn bản Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 47. Ngô Thu Thuỷ (2005), Giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Vi Hồng, Trường Đại học Sư phạm, Thái Nguyên. 48. Lê Thị Thư (2007), Hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong truyện ngắn Nam Cao, Trường Đại học Sư phạm, Thái Nguyên. 49. Lâm Tiến (1999), Về một mảng văn học dân tộc, Nhà xuất bản văn hoá dân tộc, Hà Nội. 50. Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 51. Nguyễn Văn Tu (1960), Khái luận ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 52. Vũ Anh Tuấn (2002)- "Vi Hồng với mùa xuân Nặm Cáp", "Khoa ngữ văn 35 năm xây dựng và trưởng thành", Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội. 53. Nông Thị Quỳnh Trâm (2004), Tính dân tộc trong tiểu thuyết: Tháng năm biết nói; Chồng thật vợ giả và Núi cỏ yêu thương của nhà văn Vi Hồng, Trường Đại học Sư phạm, Thái Nguyên. 54. Nguyễn Như Ý - Chủ biên (1998), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123 55. Hà Thị Hải Yến (2000), Hành vi cảm thán, các biểu thức cảm thán và tiếp nhận cảm thán, Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội. 56. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2000), Hành vi chê với biểu thức, phát ngôn và tham thoại tiếp nhận chê, Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội. 57. Mai Thị Hảo Yến (2000), Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao, Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội. II - Tƣ liệu khảo sát 58. Vi Hồng (1984), Núi cỏ yêu thương, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội. 59. Vi Hồng (1994), Chồng thật, vợ giả, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội. 60. Vi Hồng (1995), Đi tìm giàu sang, Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc, Hà Nội. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA9003.pdf
Tài liệu liên quan