Nghiên cứu thực trạng sản xuất, đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất của cam Xã Đoài trồng trên đất Hương Khê – Hà Tĩnh

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO TRƯờNG ĐạI HọC NÔNG NGHIệP Hà NộI -----&----- Lê thanh bình Nghiên cứu thực trạng sản xuất, đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất của cam Xã Đoài trồng trên đất Hương Khê – Hà Tĩnh luận văn thạc Sĩ nông nghiệp Chuyên ngành : Trồng trọt Mã số : 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. đoàn văn lư Hà Nội - 2008 Lời cam đoan - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa t

doc146 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2397 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu thực trạng sản xuất, đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất của cam Xã Đoài trồng trên đất Hương Khê – Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 8 năm 2008 Tác giả luận văn Lê Thanh Bình Lời cảm ơn Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp của mình, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình và quý báu của các cơ quan: Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, Trường Trung cấp nông nghiệp Hà Tĩnh, ủy ban nhân dân huyện Hương Khê, ủy ban nhân dân các xã Phúc Trạch, Hương Đô, Hương Thủy, người nông dân và các đồng nghiệp. Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi gửi tới thầy hướng dẫn khoa học TS. Đoàn Văn Lư là người trức tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa sau đại học, Bộ môn rau hoa quả - khoa Nông học – Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận văn. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị đồng nghiệp ở Trường trung cấp nông nghiệp Hà Tĩnh, những người thân, bàn bè đã cổ vũ và giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn này. tác giả Lê thanh bình MụC LụC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục biểu đồ viii Danh mục các chữ viết tắt BVTV CAQ CC CHDCND CT ĐBSCL ĐK NCCAQ FAO TB TG TT GAP IPM : Bảo vệ thực vật : Cây ăn quả : Chiều cao : Cộng hòa dân chủ nhân dân : Công thức : Đồng bằng sông Cửu Long : Đường kính : Nghiên cứu cây ăn quả : Food and Agricultural Organization of the United National : Trung bình : Thời gian : Thứ tự : Good Agricultural Practices : Quản lý dịch hại tổng hợp DANH mục các bảng STT Tên bảng Trang 2.1. Sản lượng cam quýt năm 2002 của một số nước trên thế giới 5 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả có múi của cả nước và Miền Bắc những năm gần đây 8 2.3. Sự phân bố của bộ rễ cam sành theo phương pháp nhân giống 9 2.4. Dinh dưỡng trong lá của cây cam 7 – 10 tuổi (lá 4 – 7 tháng tuổi/cành không quả) 25 2.5. Đặc tính của một số loại gốc ghép cây có múi 33 2.6. Bảng khuyến cáo bón phân dựa vào năng suất thu hoạch của vụ quả trước 39 2.7. Liều lượng bón phân cho cây có múi ở thời kỳ kiến thiết cơ bản 39 4.1. Đặc điểm khí hậu của huyện Hương Khê 60 4.2. Hiện trạng sử dụng đất ở Hà Tĩnh và Hương Khê 63 4.3. Cơ cấu đất nông nghiệp của huyện Hương Khê 64 4.4. Thành phần dinh dưỡng của hai loại đất trồng cam quýt chính ở Hương Khê – Hà Tĩnh 64 4.5. Cơ cấu gieo trồng những năm gần đây ở huyện Hương Khê 65 4.6. Cơ cấu cây ăn quả của huyện Hương Khê 66 4.7. Diện tích, năng suất qua các năm của nhóm cây có múi 68 4.8. Diện tích, độ tuổi cam Xã Đoài ở các xã của huyện Hương Khê 69 4.9. Phương pháp nhân giống cam quýt, nhân dân Hương Khê áp dụng 71 4.10. Tình hình chăm sóc và quản lý vườn cây ăn quả có múi của nhân dân Hương Khê – Hà Tĩnh 74 4.11. Thành phần sâu bệnh hại chính trên cam quýt và biện pháp phòng trừ của nhân dân Hương Khê 75 4.12. Thời gian ra lộc và khả năng sinh trưởng các đợt lộc của bưởi Phúc Trạch, cam Xã Đoài và cam Bù Hương Sơn 80 4.13. Một số chỉ tiêu hình thái của bưởi Phúc Trạch, cam Xã Đoài cam, Bù Hương Sơn tại huyện Hương Khê 81 4.14. Một số chỉ tiêu của quả cam, quýt, bưởi tại Hương Khê 82 4.15. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống cam quýt(5 - 8 tuổi) khảo sát tại huyện Hương Khê 83 4.16. ảnh hưởng của một số chế phẩm bón qua lá đến động thái rụng quả của cam Xã Đoài 85 4.17. ảnh hưởng của của một số chế phẩm bón qua lá đến động thái lớn của quả cam Xã Đoài 86 4.18. ảnh hưởng của một số chế phẩm bón qua lá đến các yếu tố cấu thành năng suất của cam Xã Đoài 87 4.19. Hiệu quả kinh tế sử dụng các chế phẩm phân bón lá trên cam Xã Đoài 89 4.20. ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến thời gian ra lộc của cam Xã Đoài 90 4.21. ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến chất lượng các đợt lộc của cam Xã Đoài 91 4.22. ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả của cam Xã Đoài 92 4.23. ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến động thái rụng quả của cam Xã Đoài 93 4.24. ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến động thái lớn của quả cam Xã Đoài 95 4.25. ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa sau thu hoạch đến các yếu tố cấu thành năng suất của cam Xã Đoài 95 4.26. ảnh hưởng của các biện pháp che phủ đến chất lượng đợt lộc xuân của cam Xã Đoài (2 năm tuổi) 96 4.27. ảnh hưởng của các biện pháp che phủ đến chất lượng đợt lộc hè của cam Xã Đoài (2 năm tuổi) 97 4.28. ảnh hưởng của các biện pháp che phủ đến độ ẩm của đất trồng cam Xã Đoài ( 2 năm tuổi) qua các thời điểm theo dõi 98 Danh mục các hình STT Tên hình Trang 4.1. Đồ thị nhiệt độ trung bình qua các tháng trong năm ở Hương Khê 61 4.2. Biểu đồ diễn biến lượng mưa trung bình qua các tháng trong năm ở Hương Khê 61 4.3. Đồ thị động thái rụng quả của cam Xã Đoài 85 4.4. Biểu đồ năng suất quả/cây của các công thức 88 4.5. Đồ thị động thái rụng quả của cam Xã Đoài thí nghiệm II 94 4.6. Biểu đồ ẩm độ đất trồng cam Xã Đoài thí nghiệm III 98 1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Các cây có múi ở Việt Nam đã và đang được coi là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế với giá tri dinh dưỡng cao và được trồng ở rất nhiều vùng sinh thái khác nhau. Hương Khê là một huyện nằm về phía tây của tỉnh Hà Tĩnh, từ lâu đã là vùng đất rất thích hợp trồng các loại cây ăn quả, đặc biệt nổi tiếng với bưởi Phúc Trạch. Trong mấy năm gần đây Hương Khê đang có kế hoạch mở rộng diện tích trồng cam chanh, giống cam có nguồn gốc từ cam Xã Đoài, trồng trên đất Hương Khê cây cam sinh trưởng tốt có những biểu hiện về năng suất, chất lượng hơn hẳn cam hiện nay. Theo chương trình này diện tích trồng cây có múi của Hương Khê là 1.500 ha trong đó bưởi Phúc Trạch là 950 ha, cam Xã Đoài 300 ha, cam Bù Hương Sơn 150 ha, còn lại là cam Đường, quýt, chanh chiếm khoảng 100 ha. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích đang diễn ra một cách tự phát, hơn nữa việc chăm sóc quản lý vườn cam ở đây còn hạn chế nên phần nào ảnh hưởng đến việc tăng diện tích, năng suất của vùng, đây là một vấn đề lớn đặt ra cho ngành nông nghiệp huyện. Để tạo ra một vùng cam chuyên canh, sản xuất theo hướng hàng hóa thì việc đánh giá hiện trạng sản xuất, nghiên cứu đặc điểm nông sinh học các giống cam quýt trồng ở vùng Hương Khê, đồng thời thăm dò một số biện pháp kỹ thuật nông nghiệp là những căn cứ để định hướng phát triển nghề trồng cây ăn quả của vùng. Từ những cơ sở trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu thực trạng sản xuất, đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất của cam Xã Đoài trồng trên đất Hương Khê – Hà Tĩnh” 1.2. Mục đích và yêu cầu  1.2.1. Mục đích  Đánh giá thực trạng sản xuất, đặc điểm nông sinh học của một số giống đồng thời thực nghiệm một số biện pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện quy trình chăm sóc nhằm tăng năng suất, phẩm chất cây cam quýt trồng trên đất Hương Khê – Hà Tĩnh 1.2.2. Yêu cầu  - Tìm hiểu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất cây ăn quả của huyện Hương Khê. - Theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống cam quýt chủ yếu trồng trên đất Hương Khê. - Nghiên cứu, ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật như sử dụng chế phẩm bón lá, cắt tỉa, biện pháp giữ ẩm cho vườn nhằm tăng năng suất, phẩm chất của giống cam Xã Đoài trồng trên đất Hương Khê. 1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài  1.3.1. ý nghĩa khoa học Đề tài cung cấp những thông tin cần thiết về mối quan hệ giữa cây cam quýt với điều kiện khí hậu, đất đai và các phản ứng của các giống khác nhau trên địa bàn Hương Khê, làm cơ sở để xác định khả năng sinh trưởng, phát triển cây cam quýt ở Hương Khê, hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam, góp phần thúc đẩy sản xuất cam quýt ở địa bàn. 1.3.2. ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần xác định cơ sở khoa học cho việc quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả hàng hóa, bước đầu ứng dụng những biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế nông hộ trồng cam quýt ở Hương Khê – Hà Tĩnh. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được tiến hành ở các xã trồng cam quýt thuộc huyện Hương Khê – Hà Tĩnh 2. Tổng quan tài liệu 2.1. Nguồn gốc Cam quýt được trồng từ xích đạo đến vĩ tuyến 430 , từ độ cao bằng mặt biển lên tới 2500 m. Các loài, các chi lai hữu tính với nhau rất dễ dàng, nên sẽ luôn luôn sản sinh ra loài mới không biết bố mẹ [25]. Tuy còn có nhiều tranh cãi nhưng phần đông các nhà nghiên cứu cho rằng các giống cam quýt trồng hiện nay có nguồn gốc ở Miền Nam Châu á trải dài từ ấn Độ qua dãy núi Hymalaya Trung Quốc xuống vùng quần đảo Philippine, Malaysia, Miền Nam Indonesia và kéo đến lục địa úc [13]. Theo Trần Thế Tục (1980) nghề trồng cam quýt ở Trung Quốc đã có từ 3000 – 4000 năm trước. Hán Ngữ Trực đời Tống trong “Quýt lục” đã ghi chép về phân loại và các giống ở Trung Quốc. Điều này cũng khẳng định thêm về nguồn gốc các giống cam, chanh (Citrus sinensis Obeck) và các giống quýt ở Trung Quốc theo đường ranh giới gấp khúc Tanaka [42]. Trong các loại cam quýt trồng hiện nay, Việt Nam nổi tiếng với giống cam sành. Nhiều nhà khoa học cho rằng nguồn gốc quýt King (Citrus nobilis Lour) là ở Miền Nam Việt Nam. Thực tế ở Việt Nam từ Bắc chí Nam địa phương nào cũng có trồng cam sành với rất nhiều vật liệu giống và các tên địa phương khác nhau mà không nơi nào trên thế giới có: Cam sành Bố Hạ, cam sành Hàm Yên, cam sen Yên Bái, cam sen Đình Cả - Bắc Sơn… [44], [46]. 2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt 2.2.1. Sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới Trong nghề trồng cây ăn quả của thế giới, ngành sản xuất cam quýt đã không ngừng phát triển về mặt số lượng cũng như chất lượng, với nhu cầu tiêu thụ quả của thị trường ngày một cao đã thúc đẩy cây cam quýt ngày càng có vị thế trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2002, sản lượng cây có múi đạt 103.289,516 triệu tấn ( FAO production year Book 2002) chiếm khoảng 20% tổng sản lượng cây ăn quả trên thế giới. Mặc dầu nguồn gốc cam quýt phát xuất từ vùng Đông Nam á, nhưng hiện nay cam quýt trở thành loại trái cây quan trọng trên thế giới vì nó được trồng ở nhiều vùng, với hơn 100 quốc gia đang sản xuất cam quýt. Sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới được ghi nhận phát triển mạnh từ giữa thập niên 1980 đến nay. Cụ thể là tốc độ gia tăng trong năm 2001 – 2002 đối với những nước sản xuất cam quýt chính là 6% [19]. Hai quốc gia trồng cam quýt lớn nhất thế giới là Brazin và Mỹ, kế đến là Trung Quốc, Mexico và Tây Ban Nha. Ngoài ra còn phải kể đến những nước Trung Mỹ như Argentina, Cuba, Costa Rica... Châu Phi đáng kể là Nam Phi và các nước Địa Trung Hải. Nhiều quốc gia trong khu vực đã bảo vệ sản xuất nội địa bằng việc vẫn giữ cao thuế xuất nhập cam quýt từ ngoài [19]. Năm 2002, sản lượng cam quýt của một số nước và khu vực trên thế giới được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.1. Sản lượng cam quýt năm 2002 của một số nước trên thế giới ( FAO, 2002 ) Quốc gia Sản lượng (1.000 tấn) Châu Mỹ 50.090,030 Mỹ 14.874,140 Brazin 20.251,412 Mexico 6.874,517 Argentina 2.706,000 Châu âu 10.450,549 Pháp 26,000 Italia 3.084,000 Bồ Đào Nha 297,500 Tây Ban Nha 5.734,200 Châu Phi 10.622,099 Địa Trung Hải 1.018,000 Châu á 31.304,257 Trung Quốc 10.460,000 Việt Nam 450,000 Thái Lan 1.079,500 Nhật Bản 1.643,000 Malaysia 28,500 ấn Độ 4.870,000 Indonesia 680,000 Châu úc 787,000 Thế giới 103.289,516 Sản xuất cam quýt ở Châu á vẫn còn nhiều khó khăn, mặc dù là vùng phát xuất cây có múi, nhưng năng suất cam quýt hiện nay ở các nước Châu á thấp hơn các nước Tây âu và giá thành đầu tư trên đơn vị diện tích lại cao nên tiêu thu chủ yếu là thị trường nội địa. Giá thành sản xuất cao và năng suất thấp do phải chịu nhiều áp lực của sâu bệnh, trong đó quan trọng nhất là bệnh vàng lá greening và các bệnh virus, tuổi thọ của vườn cam thường ngắn. Thị trường tiêu thụ cam trên thế giới gia tăng 3,5% trong thời gian từ 1986 – 1988 đến 1996 – 1998, trong khi đó tiêu thụ trái tươi chỉ tăng hàng năm là 2,9% và tiêu thụ chế biến tăng 4,2% chủ yếu do sự gia tăng tiêu thụ hàng chế biến ở Châu âu, mặc dù tiêu thụ trái tươi giảm 13 xuống 9,7 kg/người/năm và tiêu thụ chế biến thì gần gấp đôi ( khoảng 30 kg tương đường trái tươi). Đối với thị trường tiêu thụ Mỹ và Canada cũng tương tự, tiêu thụ chế biến gia tăng và tiêu thụ trái tươi giảm. Tiêu thụ cam chế biến chủ yếu tập trung ở các nước phát triển như Bắc Mỹ và Châu âu, hai vùng này tiêu thụ khoảng 88% trái cam chế biến trên thế giới. Trong khi đó ở những quốc gia đang phát triển thị ngược lại, đặc biệt ở những nước có tiềm năng mạnh như Mexico, ân Độ, Argentina, Trung Quốc. 2.2.2. Sản xuất và tiêu thụ cam quýt ở Việt Nam Việt Nam là một trong những nước nằm trong trung tâm phát sinh cây có múi (Trung tâm Đông Nam á), nên cây có múi đã được trồng rất lâu đời và phân bố rộng khắp từ Bắc đến Nam Việt Nam. Hiện nay, sản lượng và diện tích trồng cây có múi đang có xu hướng gia tăng do mang lại hiêu quả kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác. Điều này đã kích thích nhà vườn mạnh dạn đầu tư vào việc trồng cây có múi [19]. Theo niên giám thống kê của tổng cục thống kê, diện tích cây có múi của Việt Nam 1999 đạt 63.364 ha, có sản lượng 504.066 tấn/năm. Diện tích và sản lương cây có múi tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 53,6% ( diện tích) và 70,33% (sản lượng). Nếu so với diện tích cây ăn trái thì cây có múi chiếm 12% diện tích cây ăn trái cả vùng tiếp đến là vùng núi phía Bắc, vùng Khu 4 cũ [19]. Hiện trạng sản xuất cam quýt ở Viêt Nam có một số vấn đề sau: Hệ thống vườn ươm không tốt dưới sự quản lý của nhà nước, vì thế cả giống tốt và xấu được bán cho người trồng. Chúng ta cần lập nên một hệ thống vườn ươm đạt tiêu chuẩn để quản lý chất lương cây giống. Chứng bệnh virus và bệnh greening vẫn rất phổ biến ảnh hưởng đến các vườn ươm cũng như vườn quả. Các vườn quả hỗn hợp trong đó trồng nhiều loại quả khác nhau cùng phát triển là điều rất phổ biến ở vùng sông Me Kong. Một thực trạng chung, người nông dân không muốn liên kết, hợp tác với các nông hộ khác. Hộ nông dân làm việc một cách độc lập. Điều này đã làm khó cho việc mở rộng diện tích, tăng sản lượng quả phục vụ cho siêu thị và xuất khẩu. Việc buôn bán quả chủ yếu thông qua thương lái điều này gây khó khăn trong việc theo dõi buôn bán. Cơ sở hạ từng ngèo nàn lạc hậu không đáp ứng cho việc sản xuất lớn. Sản xuất cam quýt theo tiêu chuẩn GAP ( Good Agricultural Practices) vẫn đang phát triển nó rất quan trọng trên cây có múi, với sự hổ trợ về kỹ thuật của các nước như Newzealan, úc, hiệp định USDA [54]. Mặc dù diện tích, sản lượng cây có múi tăng nhưng năng suất còn khá khiêm tốn. Kết quả điều tra của Nguyễn Minh Châu, Lê Thị Thu Hồng thì năng suất cam chanh là 105 tạ/ha; quýt 87 tạ/ha; chanh ta 88 tạ/ha; bưởi 74 tạ/ha. Cá biệt có trang trại đạt năng suất cam chanh 237 tạ/ha, chanh 128 tạ/ha, quýt 240 tạ/ha, bưởi 177 tạ/ha. Lãi thuần đối với 1 ha trồng cam là 82,4 triệu đồng, quýt 54,6 triệu đồng, chanh 43,7 triệu đồng, bưởi 21 triệu đồng. Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lớn nhất toàn quốc nhưng năng suất còn quá thấp so với nhiều nước trồng cam trên thế giới (từ 20 - 40 tạ/ha). Tuy nhiên đã có năng suất điển hình như ở Phủ Quỳ tới 400 - 500 tạ/ha [32]. Tính đến năm 2005 diện tích trồng cam quýt cả nước là 87.200 ha với sản lượng đạt 606.400 tấn. Biến động về diện tích, năng suất và sản lượng cam quýt ở nước ta những năm gần đây được thống kê trong bảng 2.2 Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả có múi của cả nước và Miền Bắc những năm gần đây Chỉ tiêu Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Cả nước MiềnBắc Cả nước MiềnBắc Cả nước MiềnBắc 2000 68.614 28.129 91,1 80,4 426.744 147.279 2001 73.592 5.198 88,5 76,2 451.184 39.595 2002 72.688 5.636 91,6 83,9 435.700 41.200 2003 78.649 6.325 98,1 67,8 497.326 37.831 2004 82.665 28.143 97,4 73,8 540.491 140.851 2005 87.200 29.800 100,9 74,0 606.400 147.300 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2005) Phát triển cam, quýt ở nước ta phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước là chủ yếu và một phần dùng cho xuất khẩu. Trong những năm tới trước mắt xuất khẩu quả có múi chủ yếu là bưởi, kế hoạch đến 2010 là 30 ngàn tấn bưởi, 15 ngàn tấn cam quả tươi và 35 ngàn tấn nước quả đồ hộp [16]. 2.3. Tình hình nghiên cứu cây cam quýt trong và ngoài nước 2.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học + Rễ a. Sự phân bố của rễ: Tùy thuộc vào cây giống ban đầu trồng bằng hạt, cây ghép hay chiết mà rễ phân bố khác nhau. Trồng bằng hạt rễ chính ăn sâu hơn so với trồng bằng cành chiết. Ngoài ra, sự phân bố của rễ còn quyết định bởi tuổi cây, tầng canh tác sâu hay cạn, mực nước ngầm cao hay thấp và điều kiện chăm sóc. Đặc biệt là tầng đất canh tác có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng phát triển của rễ. Nơi đất thịt xốp, độ màu mở cao, không bị đọng nước thì rễ thường ăn sâu, trái lại đất sét nặng, bị đọng nước, mực nước ngầm cao hoặc đất đồi nhiều đá phát triển gần tầng mặt thì rễ ăn cạn hơn. Kết quả khảo sát rễ cho thấy cam quýt là loại cây có rễ ăn cạn phát triển gần tầng đất mặt. Bảng 2.3. Sự phân bố của bộ rễ cam sành theo phương pháp nhân giống ( Trần Thế Tục, 1984) Phương pháp nhân giống Tầng đất Bộ rễ chiết (%) Bộ rễ gốc ghép (%) 0 – 10 cm 27,40 17,95 10 – 20 cm 28,39 29,60 20 – 30 cm 15,20 41,10 30 – 40 cm 9,02 14,79 Nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn bộ rễ cam quýt tập trung trong khoảng 10 – 30 cm kể từ lớp đất mặt [19]. b. Sinh trưởng của bộ rễ: Quan sát hoạt động của rễ Quýt giống chín sớm địa phương trên 20 năm tuổi, cho thấy trong năm rễ có 3 lần sinh trưởng phát triển và có 3 cao điểm, rễ mọc xen kẽ với bộ phận trên không (cành, mầm). Mùa xuân rễ thường phát triển ít, lần thứ nhất trước lúc bặt đầu ra đợt lộc hè, lần thứ hai thường sau đợt lộc hè, lần thứ ba sau khi đợt lộc thu ngừng sinh trưởng và trái thuần thục. Có thể nói rằng hoạt động của rễ bị ức chế do các bộ phận trên của cây chi phối. Lần thứ nhất rễ phát triển sau đợt cây ra hoa, ra lộc và phục hồi sinh trưởng, lần này số lượng rễ ra rất nhiều. Lần thứ 2 giữa đợt lộc hè và lộc thu nên số lượng rễ phát triễn ít. Lần thứ ba sau khi trái và hạt đã phát dục xong, hàm lượng chất hòa tan trong quả rất cao dần dần chuyển hóa thành đường, nên rễ ít bị ức chế, số lượng rễ lúc này có tăng nhiều hơn lần thứ hai. Hiện tượng mọc xen trên đứng về mặt sinh lý, đây là sự cân bằng về dinh dưỡng phản ánh trong chiều hướng sinh trưởng các bộ phận của cây [19]. Rễ cây có múi không có tầng lông hút, có nấm cộng sinh làm nhiệm vụ thay cho lông hút. Trên các tế bào biểu bì của rễ non có những loại nấm sống trong đất phát triển bao bọc lên cả những khoảng trống giữa tế bào, nấm lấy dinh dưỡng là các hợp chất đường bột của tế bào rễ, ngược lại cung cấp lại cho rễ chất khoáng và chất kích thích đễ phát triển. + Thân, cành a. Hình thái : Cành cam quýt khi còn non, có lớp biểu bì xanh chứa diệp lục và khí khổng nên có thể tiến hành quang hợp được như lá. Cành lúc đầu có cạnh, khi các tế bào phát triển dần bề ngang và bề dài làm cho cành mất dần cạnh và tròn dần, cùng với mộc thêm hóa diệp lục tố trên cành mất dần. b. Sinh trưởng cành : Trong năm có nhiều đợt phát triển cành, căn cứ vào thời gian ra cành người ta chia làm 4 loại cành: cành xuân, cành hè, cành mùa thu và cành mùa đông. Cành mùa xuân là cành quan trọng nhất, thường chiếm số lượng lớn trong tổng số cành ra trong năm, cành mùa hè phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao, có mưa nên cành phát triển rất mạnh, cành mùa thu phát triển vào mùa thu. Ngoài ra ở những vùng có nhiệt độ ấm còn ra cành mùa đông, nhưng số lượng cành mùa đông thường không nhiều. Thời vụ những đợt ra cành như sau: - Cành mùa xuân tháng 2 – 3 - Cành mùa hè tháng 4 - 6 - Cành mùa thu tháng 8 – 9 - Cành mùa đông tháng 11 – 12 c. Đặc tính của cành: Khi căn cư vào nhiệm vụ, cành được phân làm các loại, cành mang trái (cành quả), cành mẹ, cành vượt và cành dinh duỡng + Lá Lá cam quýt làm nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cây ngoài ra lá còn giữ nhiệm vụ hô hấp và dự trữ các chất dinh dưỡng nuôi cây. Lá thuộc loại lá đơn, luôn xanh, hàng năm không rụng, trừ những loại trong chi Poncitrus thuộc loại lá kép có ba lá chét. Lá mọc xen trên, khoảng cách tùy thuộc giống có thể thưa như cam hoặc khít hơn như quýt. Lá cam quýt có đặc tính biến thái ở gần cuống tạo thành eo lá, đây là một đặc điểm để phân loại [19]. Trong năm có nhiều đợt ra lá, sự ra lá có quan hệ mật thiết với những đợt ra đọt cành do đó thường có 4 lần ra lá. Lá mùa xuân, lá mùa hè, lá mùa thu và lá mùa đông. Lá mùa xuân có số lương nhiều nhất, như đối với Citrus Ponensis Tanaka lá mùa xuân chiếm 62%, lá mùa hè 23,4%, lá mùa thu 9,8% và lá mùa đông 4,8%. Lá mùa xuân thường dài và hẹp, răng hơi gợn hoặc không rõ, màu xanh đậm, lá mùa hè và thu thì ngắn và rộng, răng cưa nổi rõ, màu hơi nhạt. Tỷ lệ giữa lá, thân cành và rễ thay đổi tùy theo giống. Cam Washington navel có tỷ lệ lá 19,4%; rễ 39,2%; thân cành 41,4%; Tỷ lệ 2/4/4. Đối với cam mật thì lá 10,33%, rễ 49,34%, thân cành 40,33%; tỷ lệ là 1/5/4. Tỷ lệ trên còn có thể thay đổi tùy theo điều kiện môi trường và kỹ thuật canh tác [19]. + Hoa Hoa cam quýt thuộc loại hoa đủ gồm đế hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị đực, nhụy cái và bầu noãn. Hoa tự của cam quýt được phân biệt thành 2 loại: Hoa đơn và hoa chùm. Hoa đơn: Chỉ sinh ra một hoa ở đầu cành mang trái, vì chỉ một hoa trên cành nên dinh dưỡng tập trung đầy đủ, tỷ lệ đậu trái cao. Hoa chùm: Gồm nhiều hoa mọc trên cành mang trái, căn cứ vào hình thái hoa được chia làm ba loại hoa chùm: Hoa chùm mỗi nách lá có một hoa, cam thường có nhiều loại hoa này, trên cành mang hoa ở đỉnh và mỗi nách lá có mang một hoa. Những hoa ở đầu ngọn thường khoe mạnh to nên có khả năng đậu cao, cành đi xuống phía dưới cành mang quả thì hoa càng nhỏ và yếu, khả năng đậu quả kém dần. Hoa chùm mang lá, thường phát sinh trên cành yếu của năm trước, cành mang quả rất ngăn có vài lá, phía trên mang chùm hoa có 5 – 6 hoa. Loại hoa tự này những hoa nở sớm sẽ thu hút dinh dưỡng về nó trước thì có khả năng đậu quả, nếu cả chùm hoa phát dục kém, nở muộn thì khả năng đậu trái sẽ hạn chế. Hoa chùm không mang lá, thường cành mang hoa rất ngắn, cành mang rất nhiều hoa, 10 – 15 hoa khả năng đậu hoa kém. Ngoài ra, việc ra hoa đậu trái trên cây còn phù thuộc vào những yếu tố khác như chăm sóc nếu chăm sóc kém cây phát triển kém sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và đậu trái, yếu tố sâu bệnh cũng hạn chế khả năng ra hoa đậu trái của cây [19]. Cây họ cam quýt thường ra hoa đồng thời với cành non và ra rộ, tập trung, số lượng hoa rất nhiều. Một cây cam có thể ra tới 60.000 hoa, chỉ cần 1% đậu trái cũng có thể đạt năng suất 100 kg/cây. Tỷ lệ đậu quả phụ thuộc vào đặc tính di truyền, đặc điểm sinh lý của cây và điều kiện ngoại cảnh. Cần chọn cây khoẻ, phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái, kỹ thuật chăm sóc tốt, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, tăng cường phân hữu cơ, giảm tối đa lượng phân bón và thuốc hoá học... để tăng tỷ lệ đậu quả và cho sản phẩm trái cây sạch, an toàn, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng [25]. Các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu quả và sự phát dục của quả cam quýt, Muốn tỷ lệ đậu quả cao, quả sinh trưởng bình thường, phẩm chất tốt thì trong kỹ thuật trồng trọt cần tác động sao cho bộ lá của cây luôn xanh, chuyển lục đều và không bị rụng lá sớm (tuổi thọ lá dài) [32]. + Hiện tượng rụng hoa, quả: Sự rụng là hiện tượng sinh lý của cây trồng, do hình thành từng rời ở cuống lá, cuống quả. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rụng là do yếu tố môi trường và nội tại. * Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự rụng Các nghiên cứu về môi trường ảnh hưởng tới sự rụng các bộ phận của cây như lá, quả đã được quan tâm từ lâu. Trong triết học Hy Lạp đã có nhận xét: Điều kiện ẩm sẽ làm cho cây giữ lá tốt hơn nơi khô hạn. Nói chung, đất bạc màu lá rụng sớm hơn hoặc cây già rụng lá sớm hơn cây non [73]. Theo Addicott, Lynch (1961) [53], thì nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự rụng, khi cây bị lạnh sẽ kích thích sự rụng. ở nhiệt độ cực đoan (nóng quá hay lạnh quá) có thể thúc đẩy nhanh chóng sự rụng. ánh sáng liên quan đến sự rụng theo nhiều cách khác nhau. Khi cây không được chiếu sáng đầy đủ hoặc bị che râm sẽ dẫn đến sự rụng quả. Các nghiên cứu trong phòng cho thấy: Mức tối thiểu hydratcacbon ở mức nào đấy sẽ gây rụng. Tuy nhiên, sự thiếu hụt hydratcacbon hoặc thừa đường (sản phẩm của quang hợp) sẽ làm chậm sự rụng (Myers, 1940) [68]. Theo Heinicke (1919) [60], sự rụng lá của cây còn liên quan chặt chẽ đến ngày ngắn, ánh sáng ngày dài sẽ làm chậm sự rụng lá, quả. Theo Molisch, H (1986), hạn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự rụng ở các nước nhiệt đới. Khi bị hạn các bộ phận của cây lá, hoa, quả có thể bị rụng vì hạn liên quan đến sự thoái hóa của lá nhưng nếu cây bị úng cũng thúc đẩy sự rụng. Các nhân tố khoáng trong đất có ảnh hưởng rõ rệt đến sự rụng. Hàm lượng đạm trong đất cao làm giảm mạnh sự rụng (Addicot, 1965) [51] nhưng thiếu hụt N, Zn, Ca, S, Mg, Bo, Fe sẽ kích thích sự rụng (Hambidge, 1941) [59]. Theo Addicott các yếu tố môi trường đó đã làm ảnh hưởng đến sự cân bằng C/N, ảnh hưởng đến các đường hướng sinh học phân tử qua đó thúc đẩy hoặc ngăn cản sự rụng. Khi hàm lượng C, hydrogen cao sẽ kìm hãm sự rụng còn khi thấp sẽ thúc đẩy sự rụng [52]. * Các yếu tố nội tại ảnh hưởng tới sự rụng Quá trình quang hợp giúp cây tích lũy chất khô về các sản phẩm thu hoạch, quang hợp còn cung cấp nguyên liệu cho hô hấp và cấu tạo thành tế bào, làm cho thành tế bào vững chắc và ngăn cản sự rụng. Các yếu tố nội tại đều được sản sinh ra nhờ tác động của yếu tố môi trường, ví dụ ảnh hưởng của nhiệt độ gây ra sự rụng là do ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và các quá trình enzyme (Miller, 1938) [65]. Hiệu quả của quang chu kỳ đến quá trình rụng có liên quan đến phytocom, qua phytocom tác động đến quá trình tổng hợp các hoocmon. Theo Nitsch (1963), dưới điều kiện ngày dài thì Auxin và Gibberellin được tổng hợp nhiều hơn axit abxixic, tổ hợp các chất này làm tăng sinh trưởng và chống lại sự rụng. Trong điều kiện ngày ngắn thì cân bằng này theo hướng làm tăng rụng [55], [58], [63], [64]. Sự trao đổi các hoocmon có liên quan đến sự rụng. Người ta thấy rằng có sự thay đổi hàm lượng auxin IAA khi có nhiều O2 do enzyme IAA oxydaza tăng cường hoạt động làm giảm hàm lượng IAA và làm quá trình rụng tăng lên. Etylen kích thích sự rụng do nó thúc đẩy sự hình thành các enzyme gây rụng, do etylen tăng cường quá trình tổng hợp các mRNA mã hóa enzyme này (Abeles, 1966) [38], (Holm, 1967) [62]. + Các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cam quýt Cam quýt là cây ăn trái lâu năm, có tuổi thọ và chu kỳ kinh tế dài. Để tiện cho việc quản lý và chăm sóc vườn cây qua từng giai đoạn khác nhau. Người ta chia sự phát triển của vườn cây ra thành những giai đoạn như sau: *Thời kỳ kiến thiết cơ bản Là giai đoạn sau khi trồng đến lúc cây bắt đầu ra hoa và đậu trái. Thời kỳ này dài khoảng 3 năm. Đặc điểm của cây trong giai đoạn này chủ yếu là sinh trưởng sinh dưỡng. Cây phát triển thân cành liên tục nhiều đợt trong năm, cành sinh trưởng mạnh, to khỏe, số lượng cành nhiều trong mỗi đợt ra cành, bộ rễ phát triển mạnh. Do đó tán cây phát triển rất nhanh [19]. Đây là giai đoạn căn bản để hình thành khung tán cây, là cơ sở để cây cho năng suất cao về sau. Do đó, cây cần được chăm sóc tốt để phát triển tối đa rễ, thân, cành khỏe mạnh, vững chắc. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong giai đoạn này như sau: - Bón đầy đủ phân hữu cơ và vô cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. - Bón vôi điều chỉnh độ pH thích hợp (ở những vùng có độ pH thấp), làm cỏ, xới xáo vùng gần rễ cho đất tơi xốp, giúp hệ thống rễ phát triển tối đa. - Tạo tán tỉa cành giúp cho cây có thân tán to, khỏe mạnh, cành phân bố hợp lý, nhận đủ ánh sáng. - Phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Ngoài ra, còn lưu ý đến hiện tượng ra trái sớm, những cây ra trái sớm cần tiến hành lặt bỏ hoa trái để ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. *Thời kỳ đầu kinh doanh Từ khi cây bắt đầu cho trái đến khi cây ra trái toàn cây. Đặc điểm của thời kỳ này là sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn rất mạnh, cành ra vẫn còn nhiều, tuy nhiên số lần ra trong năm giảm 3 – 4 lần /năm, số lượng cành ra ít hơn, cành ngắn và lá ít hơn. Bộ rễ trong giai đoạn này phát triển rất khỏe. Số cành ra trái tăng dần cho đến khi toàn cây ra trái. Trong thời kỳ này có thể xuất hiện các vấn đề sau: - Sự mất cân đối giữa sinh trưởng tán cây và bộ rễ: Thời kỳ này sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn chiếm ưu thế, bộ rễ cũng ở giai đoạn phát triển mạnh, do nhu cầu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho tán cây và nuôi quả, rễ phát triển ra khỏi mô trồng và đi xuống tầng đất chặt sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rễ. Dẫn đến rễ không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây tạo nên sự mất cân đối giữa nhu cầu dinh dưỡng của thân cành lá và trái và sự cung cấp từ rễ. Do đó, cần áp dụng những biện pháp để giúp hệ thống rễ phát triển tốt như bón vôi điều chỉnh độ pH thích hợp, kết hợp xới xáo ngoài tán, bón phân hữu cơ giữ mực nước trong vườn, tủ gốc trong mùa nắng để giữ độ ẩm đất [19]. - Mất cân đối giữa sinh trưỡng dinh dưỡng và ra hoa: Khi bắt đầu vào thời kỳ này sinh trưởng dinh dưỡng vẫn còn mạnh, có thể cây chậm ra hoa cho trái hoặc trên những cây sinh trưởng dinh dưỡng kém, có khuynh hướng ra hoa nhiều ảnh hưởng đến sinh trưởng thân tán lá của cây [19]. Những trường hợp trên phải tiến hành cắt tỉa khống chế những cành dinh dưỡng, mở tán thông thoáng để cây nhận đầy đủ ánh sáng giúp cây phân hoa mầm hoa tốt hơn. Đối với cây ra nhiều hoa thì cắt tỉa bỏ bớt để thúc đẩy sinh trưởng cành lá. *Thời kỳ khai thác: Là giai đoạn từ khi cây ra hoa toàn cây đên lúc cho năng suất cao nhất, đây là thời kỳ có ý nghĩa kinh tế nh._.ất của vườn nên thời kỳ này càng dài hiệu quả kinh tế của vườn càng cao, nó phụ thuộc vào các yếu tố quản lý và chăm sóc, thời kỳ khai thác của vườn có thể lên đến 40 – 50 năm. Đặc biệt thời kỳ này cây ở giai đoạn thuần thục, tán cây đã ổn định sinh trưởng dinh dưỡng kém, cành nhỏ, ngắn, ít lá chủ yếu là cành mang trái. Số lần ra cành trong năm ít từ 1 – 2 lần. Trong thời kỳ này thường xuất hiện những trường hợp sau: - Cây giao tán và mau già cỗi - Hiện tượng sản lượng không ổn định Nguyên nhân là do sự mất cân đối nghiêm trọng giữa sinh trưởng dinh dưỡng và cung cấp dinh dưỡng cho hoa trái. Cành lá ra quá nhiều làm cây giao tán rậm rạp, quang hợp không hiệu quả. Chất hữu cơ tạo ra không đủ dự trữ để tiến hành phân hóa mầm hoa, thúc đẩy cây ra hoa, dinh dưỡng không đủ để cung cấp cho hoa phát triển cung như để nuôi trái sau khi đậu. Cần tiến hành tỉa cành hàng năm không cho cây giao tán, loại bỏ những cành vô hiệu, giúp cành phân bố hợp lý nhận đầy đủ ánh sáng, tỉa bớt trái, cây mang trái vừa đủ giúp trái phát triển tốt và dinh dưỡng còn phải dự trữ để giúp cho cây phân hóa mầm hoa năm sau. - Bón đầy đủ phân bón cho cây nuôi trái, hán chế sự rụng hoa, rung trái. - Bón phân hữu cơ cải tạo đất giúp hệ thống rễ cây phát triển tốt. - Tiến hành phòng trừ sâu bệnh tốt. *Thời kỳ già cỗi: Là giai đoạn khi sinh trưởng và năng suất cây giảm đến lúc không còn hiệu quả. ở nước ta, thời kỳ này thường rất ngắn, đặc điểm thời kỳ này là sinh trưởng dinh dưỡng kém, cành lá phát triển ít nhỏ, lá ít, tán lá thưa, cành vượt phát triển nhiều, cây ra hoa và đậu trái thấp, trái nhỏ, rụng nhiều năng suất thấp. Tóm lại: Chu kỳ sinh trưởng của cam quýt gồm các thời kỳ phát triển căn bản, thời kỳ trước là nền tảng cho thời kỳ sau phát triển do đó cần phải ứng dụng đồng loạt nhiều biện pháp để thúc đẩy cây sinh trưởng phát triển tốt đạt năng suất cao, trong thời kỳ kinh doanh của vườn nếu quản lý và chăm sóc tốt có thể kéo dài chu kỳ kinh tế của vườn cây. 2.3.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học cây cam quýt + Nhiệt độ Cây có múi nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, nên cây có đặc tính thích nghi với điều kiện ở vùng, nghĩa là khí hậu không có sự quá chênh lệch giữa mùa đông và mùa hè. Vì thế nên cam quýt thích ấm và chịu lạnh kém. Cây có thể sinh trưởng được từ 400 vĩ độ Bắc và 400 vĩ độ Nam, nhiệt độ thích hợp nhất từ 23 – 290C, cây ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ dưới 130C và chết khi nhiệt độ – 50 [19]. ở nhiệt độ 40oC kéo dài trong nhiều ngày cây cam quýt ngừng sinh trưởng, rụng lá, cành bị khô héo. Tuy nhiên cũng có những giống chỉ bị hại khi nhiệt độ không khí lên tới 50 - 57oC [6], [32], [44]. Bằng những nghiên cứu của mình Wallace cho rằng rễ cam quýt hoạt động tốt khi nhiệt độ tăng dần từ 9 - 23oC. Khi nhiệt độ tới 26oC cây hút đạm mạnh. Ngoài ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn làm quả phát triển mạnh, đồng thời có ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ, vận chuyển đường bột và axit trong cây vào quả. Tuy nhiên, khi nhiệt độ ban đêm quá thấp làm cho hoạt động này kém đi [33]. Những vùng mùa hè không nóng quá, mùa đông không lạnh quá, nhiệt độ bình quân năm >15oC tổng tích ôn 2.500 - 3.500oC đều có thể trồng được cam quýt. ở các vùng có khí hậu lục địa xa biển không nên trồng cam quýt ở độ cao 1.700 - 1.800 m so với mực nước biển vì những vùng này thường có tuyết rơi vào mùa đông nhiệt độ xuống tới - 4, - 5oC [32], [43]. Cây cam quýt có thể phát triển tốt ở khắp các miền sinh thái Việt Nam, nhưng lý tưởng nhất là khí hậu các tỉnh vùng núi cao phía bắc của Việt Nam [32], [43]. + ánh sáng Cam quýt cũng như những thực vật khác, để hoàn thành chu trình phát dục, cây tiến hành quang hợp để tích lũy chất khô dự trữ cho các quá trình sinh trưởng biến dưỡng cây cần có một lượng ánh sáng nhất định. Khi thiếu ánh sáng cây sinh ra những cành mềm yếu, lá to, phát triển cành vượt và khó hình thành mầm hoa [19]. Cường độ ánh sáng thích hợp đối với cam quýt thay đổi từ 10.000 – 15.000 lux (tương đương với ánh náng lúc 8 giờ hoặc nắng chiều 16 giờ). Trong điều kiện ánh sáng vào lúc trưa mùa hè có thể lên đến 35.000 – 40.000 lux, cao gấp 3 lần so với cường độ ánh sáng cam quýt cần. Cây bị bảo hòa quang hợp, hệ thống khí khổng trên lá đóng lại và cây không tiến hành quang hợp được. Do đó, có thể nói cam quýt là cây thích bóng râm, không cần cường độ quá cao [19]. Nhu cầu về ánh sáng cũng thay đổi theo giống. Chanh tương đối ít đòi hỏi về ánh sáng hơn có thể trồng dưới bóng râm cây có thể ra hoa, cam bưởi cần ánh sáng cao hơn. + Nước và lượng mưa Cam quýt là cây không những cần nhiệt độ mà còn cần ẩm độ cao. ẩm độ không khí thấp hoặc biến động nhiều, sẽ ảnh hưởng đến quá trình bốc thoát hơi nước của cây, ảnh hưởng đến sinh trưởng và nhất là chất lượng trái làm cho vỏ dày, ít thơm, chất lượng kém. ở những vùng ven biển như các nước trồng cam quýt bờ biển Địa Trung Hải, có ẩm độ cao, sự bốc thoát hơi nước ít làm cho vỏ trái đẹp, nhẵn mỏng, nhiều nước chất lượng thơm ngon [19]. Lượng mưa ở các vùng sản xuất nông nghiệp Việt Nam đủ thoả mãn cho nhu cầu về nước của cây (1.400 - 2.500mm), nhưng do sự phân bố không đều giữa các tháng trong năm làm ảnh hưởng không tốt đến năng suất, phẩm chất quả như ở huyện Bắc Quang - Hà Giang có tổng lượng mưa 4.000 - 5.000 mm/năm, tập trung hầu hết trong các tháng mùa hè. Cũng có những nơi như Nghệ An, Hà Tĩnh vào thời kỳ quả đang phát triển mạnh thường có gió tây nóng hoạt động, vừa hạn đất, vừa hạn không khí, thời kỳ quả chín là thời kỳ mưa bão, lũ lụt, do đó việc đáp ứng nhu cầu nước cho cam quýt là biện pháp kỹ thuật rất có hiệu quả [4], [38], [37]. Cây có múi cần nhiều nước nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhưng cũng rất sợ ngập úng. ẩm độ đất thích hợp nhất là 70 – 80%. Lượng mưa cần khoảng 1.000 – 2.000 mm/năm. Trong mùa nắng cần phải tưới nước và lượng muối NaCl trong nước tưới không quá 3 g/lít nước. + Gió Hoạt động của gió bão là một hiện tượng đáng lưu ý trong việc bố trí các vùng trồng cam quýt. Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thông không khí, điều hoà độ ẩm, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên tốc độ gió lớn ảnh hưởng đến khả năng đồng hoá của cây [27]. ở đồng bằng sông Hồng và ven biển miền Trung Việt Nam về mùa mưa thường có gió bão gây đổ cây, gãy cành, rụng quả làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và giảm năng suất nghiêm trọng. Có những năm nhiều vùng bị mất trắng do gió bão. Do đó cần chú ý đến việc thiết kế các đai rừng phòng hộ cho các vườn trồng cam quýt ở những vùng hay có gió bão lớn [30], [42]. + Đất đai Cam quýt là loại cây nhìn chung không kén đất lắm. Đất trồng cam quýt tốt phải có tầng cành tác dày ít nhất 0,6 m và thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp thoáng khí, thoát nước tốt, có hàm lượng hữu cơ cao > 3%, không bị nhiễm mặn, mực nước ngầm thấp dưới 0,8 m [19]. Cam quýt thích ứng với độ pH tương đối rộng từ 4 – 8, tùy nhiên tốt nhất là đất chua nhẹ pH từ 5,5 đến 6,5. Cam quýt trồng trong điều kiện đất chua nhẹ cây sinh trưởng khỏe và cho phẩm chất cao. Hàm lượng acid citric và đường tổng số cao. Tỷ lệ đường/acid trên đất hơi chua giảm từ đất hơi chua đến đất trung tính và thấp nhất ở đất chua [19]. 2.3.3. Nghiên cứu về việc bón phân cho cam quýt Trong sản xuất nông nghiệp muốn tăng sản phẩm hàng hóa ngoài yếu tố về giống thì các biện pháp kỹ thuật đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong đó phải kể đến kỹ thuật bón phân hợp lý cho cây trồng. Muốn bón phân hợp lý cho cam quýt phải phân tích, chẩn đoán dinh dưỡng lá rồi tùy theo tính chất đất, tuổi cây, loại phân mà bón cho phù hợp. Có hơn 17 yếu tố khoáng cơ bản cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây có múi, trong đó có 3 yếu tố khoáng được cung cấp từ không khí và nước là C, H và O, còn lại 14 nguyên tố khoáng được cung cấp từ trong đất và phân bón. Mỗi nguyên tố khoáng hiện diện trong cây đều có vai trò sinh lý riêng. Chất đạm (N), có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng phát triển. Hàm lượng đạm tập trung chủ yếu trong các bộ phận đang ở thời kỳ sinh trưởng mạnh. Đạm có tác dụng trực tiếp đến sinh lý và phẩm chất quả. Đạm còn có khả năng điều tiết việc hấp thụ các nguyên tố khác. Theo Smith (1953) lượng đạm trong lá cao thì lượng Magie cũng cao. Chides (1939) cũng cho biết trong lá cam Valencia nếu thiếu N thì K, P, S tăng lên, còn hàm lượng Mg giảm đi. Đạm hiện diện trong nhiều hợp chất căn bản của thực vật, vì vậy sẽ không ngạc nhiên khi thấy rằng sự sinh trưởng của cây bị chậm lại nếu cung cấp không đủ đạm [8]. Đối với sự thiếu đạm, triệu chứng thấy được chủ yếu trên lá. Nhìn chung, tất cả lá có màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu vàng nhạt. Toàn bộ triệu chứng đều xuất hiện ở lá già trước. Lá rụng sớm hơn bình thường. Về mặt năng suất, vườn thiếu đạm trầm trọng đều dẫn đến năng suất giảm. Bên cạnh đó, sự thừa đạm cũng ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất trái [19]. Chất lân (P205) có nhiều trong lộc non, rễ tơ và hạt. Lân rất cần cho cây trong quá trình phân hóa mầm hoa. Theo tài liệu Nhật Bản, lân không ảnh hưởng đến sản lương cam quýt bằng đạm và kali nhưng nó có ảnh hưởng nhiều đến phẩm chất quả như giảm lượng axit và một ít chất hòa tan trong quả. Hương vị ngon hơn, vỏ quả mỏng hơn, lỏi quả chặt khi cây được bón đầy đủ phân lân [8]. Khi thiếu lân trái thô, sân sùi, vỏ dầy, tép chứa ít nước và nước rất chua…Mặc dù hiếm khi quan sát thấy triệu chứng thiếu lân trên lá, nhưng khi biểu hiện trên lá thì lá có màu nâu đỏ [19]. Chất kali (K20) có nhiều trong quả và lộc non đặc biệt thời kỳ nảy lộc và quả phát triển mạnh. Kali ảnh hưởng đến sản lượng và phẩm chất quả. Kết quả nghiên cứu ở Nhật Bản cho biết cây bị thiếu kali làm giảm sản lượng qủa rõ rệt (cũng như thiếu đạm). Bón đủ kali làm cho quả to, ngọt, chóng chín, chịu được cất giữ và vận chuyển [8]. Kali trong lá thấp dẫn đến trái nhỏ và mỏng vỏ. Sử dụng kali dư thừa có thể làm cho trái lớn có vỏ dày. Tỷ lệ K và N cho cây có múi sẽ tạo cho trái có vỏ dày hoặc mỏng. Ví dụ tỷ lệ 1:1 N/K tạo cho trái có vỏ dày trong khi đó tỷ lệ 1: 0,5 N/K tạo cho trái có vỏ mỏng. Hàm lượng kali trong lá cây có múi quyết định sự thiếu, đủ được trình bày ở bảng 2.3 [19]. Cung cấp thừa kali có thể tạo ra sự thiếu magnesium. Điều này là do hai khoáng này đối lập nhau và mức độ cao của kali có thể làm giảm sự hấp thụ bình thường của magnesium. Tính trạng thừa kali cũng sẽ có một số hiệu quả nghịch trên trái, làm vỏ trái thô và nhiều acid. Triệu chứng thiếu kali ở trái là làm cho trái nhỏ, vỏ mỏng, dễ rụng. Thiếu K trầm trọng có thể biểu hiện trên lá. Tuy nhiên, nếu thiếu K không trầm trọng ít thể hiện trên lá, nhưng có thể sử dụng phương pháp phân tích lá để xác định. Thiếu kali thường xẩy ra trên đất có đá vôi do sự đối kháng nguyên tố [19]. Các yếu tố trung lượng Ca, Mg có vai trò hết sức quan trọng đối với cây cam quýt. Caxi kết hợp với chất pectin trong tế bào tạo thành chất pectat caxi – thành phần chủ yếu tồn tại trong gian bào để giữ chặt với nhau. Trong đất thiếu Caxi (đất chua) thì P205 và Mo ở trạng thái khó tiêu Al, Fe di động nhiều làm rễ cây bị hại. Caxi còn có ảnh hưởng tốt đến hệ thống vi sinh vật đất làm bộ rễ phát triển tốt hơn. Mg là thành phần chính của diệp lục, thiếu Mg lá có màu vàng và rụng nhiều, tính chống chịu kém dẫn đến hiện tượng ra quả cách năm [8]. Bên cạnh yếu tố đa lượng, trung lượng, cam quýt còn rất cần các yếu tố vi lượng để sinh trưởng phát triển tốt. Nhóm yếu tố vi lượng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây đặc biệt là quá trình ra hoa đậu quả, tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận và sâu bệnh. Ví dụ: Thiếu Bo thì quả bé, phẩm chất kém Thiếu Fe quả dễ bị rụng, chịu rét kém Thiếu Cu quả dễ bị nứt, ít vitamin C và các chất hòa tan quả xốp và chua. Thiếu Zn quả khô và nhạt, thiếu Mn vỏ quả xấu xí nhạt màu Người ta đã chứng minh được rằng cây hoàn toàn không thể phát triển bình thường nếu không có các nguyên tố vi lượng như bo, mangan, kẽm, đồng, molipđen, đối với một số cây cần cả nhôm và silic, các nguyên tố này tuyệt đối cần thiết cho cây, nó được xem như là chất kích thích và các phân chứa chúng được gọi là phân “ xúc tác” hoặc phân “kích thích” [38]. Theo Kẹo Vivon Ut Tha Chác và Trần Thế Tục, Trần Đăng Kết, các nguyên tố vi lượng Zn, B, Mo có ảnh hưởng đến quang hợp, tỷ lệ đậu quả, năng suất và phẩm chất cam Sunkits, hoạt động quang hợp tăng 10,2 - 23,4% sau khi phun Zn, B, Mo, tỷ lệ đậu quả tăng 1,34 - 4,07%, năng suất tăng từ 4,02 - 21,86%, hàm lượng axit giảm 14,67 - 21,33% [22]. Trên thực tế sản xuất yếu tố vi lượng cung cấp cây chủ yếu là từ đất và chính yếu tố này đã làm nên những loại quả đặc sản như cam Xã Đoài chỉ ngon nhất ở làng Xã Đoài, Bưởi Phúc Trách chỉ ngon nhất khi nó được trồng trên đất xã Phúc Trạch- Hương Khê - Hà Tĩnh. Khi các giống này được di thực ra nơi khác thì không còn giữ nguyên chất lương như nơi bản địa. Cách bón phân hợp lý nhất là dựa vào kết quả phân tích đất để tùy theo thành phần chất dinh dưỡng trong đất mà bón những chất còn thiếu. Hiện nay một phương pháp mới có hiệu quả người ta thường dùng là “ chẩn đoán dinh dưỡng qua lá ” để xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây. Phương pháp này đã được đi sâu nghiên cứu ở nhiều nước như Mỹ, Pháp, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc, Philipine… trên một số giống cây ăn quả như cam quýt, chuối, dứa. Chapman cùng nhiều tác giả khác ( Reuther, Smith. P.E) dùng lá cam (4 -7 tháng tuổi) ở những cành không mang hoa, quả, phân tích dinh dưỡng và xác định thang chuẩn gồm 5 mức nồng độ chất dinh dưỡng trong lá [69]. - Thiếu: Phần lớn các nguyên tố nếu thiếu sẽ gây nên triệu chứng rối loạn dinh dưỡng rõ rệt, làm giảm khả năng ra hoa, giảm phẩm chất của quả [44], [66], [68], [72]. - ít: Việc cung cấp nguyên tố có ít cho cây còn chưa đủ để đạt năng suất cao. Có thể là do khả năng cung cấp của đất thấp hoặc do thiếu hay thừa một nguyên tố khác làm rối loạn hoặc gián đoạn các quá trình tích luỹ khoáng và trao đổi chất bình thường trong cây [68], [72]. - Thích hợp: Đã cung cấp thoả đáng các nguyên tố hoặc các nguyên tố đang nghiên cứu đảm bảo cây sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, phẩm chất tốt [72]. - Nhiều: Nguyên tố nào đó đã được cung cấp quá dư thừa, hoặc có một vài rối loạn trong quá trình trao đổi khoáng bình thường của lá do thiếu hoặc thừa một vài nguyên tố khác. Những biện pháp nhằm giảm nồng độ các nguyên tố dư thừa ở trong lá sẽ ảnh hưởng tốt tới năng suất, phẩm chất quả. [68], [72]. - Thừa: Làm giảm năng suất, phẩm chất quả rõ rệt do cây hút thừa các nguyên tố dinh dưỡng hoặc do quá trình trao đổi chất khoáng đã bị rối loạn nghiêm trọng. Phân tích lá được công nhân khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là những nơi sản xuất cây có múi nổi tiếng như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Italia, Maroc ... bởi vì nó là chỉ tiêu tốt đánh giá tình trạng dinh dưỡng thực sự của cây. Các kết quả phân tích lá ở các vườn cây có múi có một quan hệ tốt với năng suất và hàm lượng dinh dưỡng của trái. Lợi ích của phân tích lá và đất là cách tốt nhất để theo dõi tình trạng dinh dưỡng của vườn cây có múi và có một chế độ quản lý dinh dưỡng thích hợp. Một khi nông dân biết được tình trạng dinh dưỡng của đất và của cây. Họ có thể phát triển một chu trình làm tối ưu hóa việc áp dung phân bón, vì vậy năng suất trong vườn luôn luôn ôn định và giảm chi phí [19]. Bảng 2.4. Dinh dưỡng trong lá của cây cam 7 – 10 tuổi (lá 4 – 7 tháng tuổi/cành không quả) Nguyên tố Đơn vị Thiếu Thấp Tối hoả Cao Thừa Đạm (N) Lân (P) Kali (K) Canxi (Ca) Magiê ( (Mg) Lưu huỳnh (S) Chlorine(Cl) Natri(Na) Sắt (Fe) Boron (B) Manganese(Mn) Kẽm (Zn) Đồng (Cu) Molybdenum (Mo) % % % % % % % % ppm ppm ppm ppm ppm ppm <2,2 <0,09 <0,7 <1,5 <0,20 <0,14 - - <35 <20 <17 <17 <3 <0,05 2,2 - 2,4 0,09 - 0,11 0,7 - 1,1 1,5 - 2,9 0,20 - 0,29 0,14 - 0,19 - - 35 - 59 20 - 35 18 - 24 18 - 24 3 - 4 0,06 – 0,09 2,5 - 2,7 0,12 - 0,16 1,2 - 1,7 3,0 - 4,9 0,30 - 0,49 0,20 - 0,40 <0,20 <0,20 60 - 120 36 - 100 25 - 100 25 - 100 5 - 16 0,10 - 1,00 2,8 - 3,0 0,17 - 0,30 1,8 - 2,4 5,0 - 7,0 0,50 - 0,70 0,41 - 0,60 0,20 – 0,70 0,15 – 0,25 121 - 200 110 - 200 110 - 300 101 – 300 17 – 20 2,0 – 5,0 >3,0 >0,30 >2,4 >7,0 >0,70 >0,60 >0,70 >0,25 >200 >200 >300 >300 >20 >5,0 (Nguồn: Alva và Tucker, 1999), [19] Tại Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ, năm 1978 Nguyễn Hữu Thấu, phân tích dinh dưỡng trong lá cam trên các độ tuổi khác nhau đã kết luận: Khi hàm lượng dinh dưỡng trong lá quá thừa hoặc quá thiếu đều ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây cam. Đặc biệt sự thừa đạm là một dấu hiệu xấu ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển. Khi hàm lượng dinh dưỡng trong lá thích hợp thì vườn cây cho năng suất cao. Các tác giả thấy dùng thang tiêu chuẩn Chapman trong điều kiện Việt Nam cho kết quả tốt. Đối với đất bazan có hàm lượng chất hữu cơ trong đất khá (≥3%) thì lượng lân trong đất với lượng lân trong lá có mối tương quan thuận. Trên đất này nếu bón kali đúng phương pháp, có cơ sở khoa học sẽ đạt hiệu quả cao. Khi điều chỉnh lượng phân đạm bón vào đất, cây dùng được ngay và ảnh hưởng đến lượng đạm trong lá sau một thời gian ngắn. Nhưng đối với lân và kali thì khó khăn hơn, mặc dù đã tăng lượng phân bón, nhưng lượng dinh dưỡng không tăng ngay mà phải tiếp tục điều chỉnh trong thời gian dài [24], [28]. Nếu một yếu tố nào đó quá thiếu thì có thể vận dụng phương pháp phun phân lên lá và tốt nhất là sử dụng phân bón lá sẽ đem lại hiệu quả cao. Phân bón lá là một dạng phân đa yếu tố, phân chứa các yếu tố đa lượng, trung lượng và vi lượng, nó sẽ cung cấp một cách kịp thời dinh dưỡng cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Phân bón còn giúp cho cây nhanh chóng phục hồi sau trồng hoặc sau khi trải qua hiện tượng thời tiết bất thuận như nóng, lạnh, khô, ngập ung... [35]. Bón phân qua lá các chất dinh dưỡng được hấp thụ qua lổ khí khổng và gian bào các chất dinh dưỡng di chuyển theo hướng từ trên xuống với tốc độ 30 cm/giờ, chất dinh dưỡng di chuyển một cách tự do trong cây. Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định rằng khi bón phân quá lá dạng hòa tan, 95% lượng phân phun trên lá sẽ được đồng hóa. Đối với lân sau phun 30 giờ cây đã đồng hóa hết, đối với đạm Ure chỉ vài giờ, Trần Đại Dũng [12]. Trong những năm qua, sự ra đời của phân bón lá đã giúp cây trồng ngăn ngừa các bệnh của cây ngay trong giai đoạn cây đang sinh trưởng. Phân bón lá trong nhóm thuốc bảo vệ thực vật được áp dụng rộng rải trong việc trồng cây ăn quả, đặc biệt họ cây cam quýt. Tuy nhiên, hiện nay khi việc áp dụng ngày càng rộng rãi phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), thì việc bón bổ sung các phân vi lượng cho cây cam quýt là rất cần thiết [19]. Việc bổ sung Mn cho cam Washington Navel dưới dạng MnS04 có tác dụng cải thiện màu sắc, độ mọng nước, tỷ lệ đường/axit, hàm lượng vitamin C của quả mặc dù năng suất không tăng ( T.W. Embleton et al, 1988) [56]. * Các nghiên cứu về vai trò của một số chất khoáng đến sự rụng Theo Sampson, H.C, canxi (Ca) được ví như xi măng gắn kết các tế bào lại với nhau. Hàm lượng Ca trong cây cao sẽ ngăn cản sự rụng ngược lại khi thấp sẽ tăng sự rụng. Kẽm (Zn) rất cần cho sự tổng hợp Triptophan - tiền thân của auxin. Khi thiếu Zn sẽ thiếu auxin và sẽ làm tăng sự rụng (Hambidge, 1941) [59], (Skoog, 1940) [70]. Theo Hambidge (1941) [59], Lưu huỳnh (S) thiếu sẽ làm tăng sự rụng quả, lá vì làm giảm các axit amin chứa lưu huỳnh ở trong cây. Tuy nhiên khi thừa Zn, Fe và các cation I+ , Cl- sẽ gây độc cho cây và làm tăng quá trình rụng (Herrett, 1962) [61]. Mangan (Mn) có thể thúc đẩy quá trình rụng do liên quan đến sự tăng cường oxy hóa các auxin (Stonier, 1968) [71]. Bo là nguyên tố dùng cho cây ăn quả khá tốt, nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành màng sinh học. Đặc biệt khi kết hợp với Ca làm ổn định thành tế bào. Khi thiếu Bo ảnh hưởng lớn đến mô phân sinh và sự nảy mầm của hạt phấn. Chính vì vậy, Bo có tác dụng hạn chế rụng quả trên nhiều đối tượng cây trồng. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại phân bón lá như Komix FT, Thiên Nông, Yogen, Atomic, Pomior, Kivica ... đã có tác dụng tốt trên một số loại cây trồng như rau, cafe và một số loại cây ăn quả. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuận, Bùi Thị Mỹ Hồng, Nguyễn Trịnh Nhật Hằng, Huỳnh Văn Tần tại Tiền Giang 1995 – 1996 cho thấy : Các loại phân bón lá đều có tác dụng hạn chế rụng trái non, góp phần làm tăng năng suất và không ảnh hưởng đến chất lượng [34]. Kết quả nghiên cứu của Pham Thị Hương (2004), cho thấy Pomior là loại phân bón lá tốt, có thể bón bổ sung cho vườn ươm cây ăn quả để nâng cao tỷ lệ ghép sống, rút ngắn thời gian cây con trong vườn ươm và nâng cao chất lượng cây giống của vải, nhãn, xoài. Nên phun Pomior ở nồng độ 0,4%, 10 ngày/ lần từ trước khi ghép 1 tháng đến khi cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn [21]. Phun Pomior nồng độ 0,4% ướt đẫm mặt lá với khoảng cách 10 và 20 ngày 1 lần sau khi hoa tàn đến khi quả ngừng lớn trên bưởi Diễn có tác dụng cải thiện chất lượng các đợt lộc và tăng năng suất quả, trong đó phun 10 ngày 1 lần có tác dụng cải thiện cao hơn hẳn so với 20 ngày 1 lần [20]. 2.3.4. Nghiên cứu về việc cắt tỉa cho cây cam quýt Sự sinh trưởng tự nhiên của cây ăn quả thường không đáp ứng yêu cầu về cấu trúc tối ưu và thuận lợi cho việc chăm sóc tán cây. Người làm vườn cần phải tác động tích cực để tạo dựng hệ thống cành khung và cành nhánh của cây phù hợp, đây là một kỹ thuật quan trọng trong trồng, chăm sóc cây ăn quả và nó được xây dựng trên những cơ sở sau Trong sản phẩm quả nói chung và quả cam quýt nói riêng đều chứa chất dự trữ là đường, bột, dầu … chỉ có đủ ánh sáng quang hợp tốt mới có thể có sản lượng cao chất lượng tốt. Không phải tất cả ánh sáng mặt trời đều được sử dụng nhưng nếu cây chỉ nhận được ít hơn 25 – 30% ánh sáng mặt trời thì không ra hoa, kết quả tốt được (Philip Cao Văn, 1997) [49]. Việc cắt tỉa đối với cam quýt sẽ giúp cho cây loại bớt những cành lá thừa, quang hợp bản thân được ít và che lấp ánh sáng của các cành non khỏe, gây hại lớn hơn. Chổ nào cây mọc rậm rạp cũng là chổ sâu bệnh tập trung nhiều vây nên việc cắt tỉa hợp lý sẽ tạo ra một thế cây hợp lý với thế cây đó khả năng hấp thụ mặt trời là tốt nhất, điều này đồng nghĩa với việc cây được cung cấp nhiều năng lượng nhất từ ánh sáng mặt trời. Mỗi cây ăn quả cần có một thế đứng vững chắc, với bộ khung cành khỏe, phân phối đều trong tán cây để có thể mang khối lượng quả lớn, đặc biệt nâng khi sắp chín. Để cho cây phát triển tự do thì cành khỏe, cành yếu – cành yếu bị che khuất không có quả, cành khỏe thì mang nhiều quả quá vừa kiệt sức, ảnh hưởng đến chất lượng, vừa dễ bị gãy đặc biệt khi gió mạnh. Kinh nghiệm trong nghề trồng cây ăn quả ở nhiều nước cho thấy: Thân chính cây cao thì khoảng cách giữa bộ phận trên mặt đất và rễ dưới mặt đất càng xa, cây chậm ra quả và quả bé nguyên nhân là chúng vận chuyển nhựa luyện, nhựa nguyên phải đi một khoảng cách quá lớn, làm giảm chất lượng của quá trình trao đổi dòng năng lượng trong cây. Do vậy người ta muốn có thân chính thấp cành trong tán không nên quá dày, bộ phận ra quả trên cây không nên quá xa thân chính và cành chính. Điều này có thể được làm rất tốt khi chúng ta tiến hành cắt tỉa tạo hình, cắt tỉa thường niên cho cây [8]. Cắt tỉa nhằm nâng cao tính hoạt động sinh lý cuả mô tế bào và hiệu suất thoát hơi nước cho nên trong điều kiện khô hạn, việc làm này là một trong những biện pháp cải thiện chế độ nước của cây. ở những vườn cây ăn quả thuộc vùng thiếu ẩm và thiếu nước tưới như vùng trồng cam quýt Hương Khê thì vấn đề này hết sức cần thiết, sẽ giúp cho cây sử dụng nước tiết kiệm hơn đặc biệt là những tháng khô hạn. Cam quýt có số lượng hoa quả lớn, tuy nhiên tỷ lệ đậu rất thấp. Những năm có điệu kiện thời tiết thuận lợi cho cam quýt ra hoa đậu quả, số quả trên cây nhiều xẩy ra hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng vì vậy khi thu hoạch quả nhỏ, năng suất thấp, chất lương kém. Để khắc phục hiện tương này, biện pháp tỉa định quả sẽ loại bỏ những quả nho, quả sâu bệnh, những cành mang quá nhiều quả tạo ra số lượng quả phù hợp với cây. Đảm bảo tinh hài hòa giữa sinh trưởng – phát triển, khắc phục được hiện tượng ra hoa đậu quả cách năm [8]. Tóm lại trong kỹ thuật làm vườn hiện đại, đốn, cắt tỉa có thể coi như một kỹ thuật “Giải phẩu” ngày càng được áp dụng rộng rãi, cũng như một chuyên gia giải phẩu phải có kiến thức chuyên nghiệp, phải có kinh nghiệm và tay nghề. Nguyên tắc chung là cắt “thận trọng” khi cây còn non, cắt rất ít khi cây già, cắt nhiều hơn vào mùa đông hoạc mùa khô, khi cây ngừng sinh trưởng thì cắt nhiều, mùa mưa cây sinh trưởng mạnh cắt ít [16]. 2.3.5. Nghiên cứu về các phương pháp nhân giống cam quýt Đối với các loài cây ăn quả có múi có các phương pháp nhân giống: Gieo hạt, giâm cành, chiết cành, ghép. + Gieo hạt: Phương pháp áp dụng chủ yếu để lấy cây con làm gốc ghép, rất ít dùng cây con gieo bằng hạt để làm giống vì lâu cho quả: 4 - 5 năm đối với chanh, 6 - 7 năm đối với bưởi, 8 - 10 năm đối với cam, quýt. Để gieo hạt cần chọn những hạt mẩy, không sâu bệnh từ những quả tốt, đem rửa sạch, hong khô ở chổ mát rồi gieo ngay. Thường gieo vào tháng 10 - 11 [11]. + Chiết cành: Phương pháp nhân giống này có thể áp dụng cho hầu hết các loại cây ăn quả có múi. Hai vụ chiết tốt trong năm cho các tỉnh phía Bắc là vụ thu (tháng 8,9,10) và vụ xuân (tháng 2,3,4). Chiết theo truyền thống không sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng thì sau 60 - 90 ngày là có thể hạ bầu chiết, nếu sử dụng kích thích sinh trưởng (a - NAA ở nồng độ 2000 – 6000 ppm bôi vào vết cắt) cần 30 - 45 ngày. Sau hạ bầu chiết ra ngôi khoảng 2 - 3 tháng mới được đem đi trồng ở vườn cố định [11]. * Khi chiết cành cần lưu ý: - Chọn cành có kích thước nhỏ, cành có thứ bậc cao (từ cành cấp III trở lên), ở vị trí lưng chừng tán, ngoài bìa tán. - Không chiết cành đã già cỗi, sâu bệnh. + Giâm cành: Phương pháp có hệ số nhân giống cao, thời gian đạt tiêu chuẩn cây con xuất vườn ngắn. Thời gian ra rễ của cành giâm là 12 - 30 ngày tuỳ theo giống và mùa vụ. Mật độ cắm cành giâm thường là 150 - 250 cành/m2. Đất để giâm cành thường là đất cát sạch, độ dày là 10 - 12 cm. Chất kích thích ra rễ thường dùng là a - NAA, cũng có thể dùng IMA và một số chất kích thích khác [11]. Vườn giâm cần được điều tiết ánh sáng tự nhiên, với độ che phủ khoảng 50%. Độ ẩm không khí được giữ ổn định ở 90 - 95%, độ ẩm nền giâm cành được giữ ở mức 70 - 80%. Cây con đạt tiêu chuẩn sử dụng sau khi ra ngôi 3 - 6 tháng, nếu dùng làm gốc ghép thì có thể lấy cây con 3 - 4 tháng tuỳ theo từng vụ [11]. + Ghép: Phương pháp ghép là phương pháp nhân giống phổ biến và đem lại hiệu quả cao đối với cây cam quýt. Trong các kiểu ghép thì kiểu ghép mắt với những kỹ thuật mới và quy trình nhân giống mới khắc phục các khuyết điểm mà các phương pháp nhân giống khác còn tồn tại [19]. - Chuẩn bị gốc ghép: Giống gốc ghép: Hiện nay, các nước trồng cây có múi trên thế giới sử dụng nhiều gốc ghép khác nhau tùy theo đất đai, khí hậu, sự tương thích của giống ghép, bệnh hại nơi trồng. Tỷ lệ giữa các giống gốc ghép sản xuất trong từng năm thường thay đổi theo nhu cầu thị trường Sơ đồ quy trình nhân giống cây có múi bằng phương pháp ghép như sau: Nhân gốc ghép - gieo hạt - giâm cành - Có kiểm tra bệnh định kỳ - Và còn hạn sử dụng Lô nhân mắt ghép có chứng nhận Chọn gốc ghép đủ tiêu chuẩn Ghép mắt Mắt ghép Kiểm tra cây giống đủ tiêu chuẩn Cây giống xuất vườn Cây giống được xác nhận Cây giống xuất vườn Bảng 2.5: Đặc tính của một số loại gốc ghép cây có múi Charancteristic (đặc tính) Rootstock (Gốc ghép) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Rough lemon S G G P T S H L LG H I Volkameriana S G G P T S H L LG H Citrus macrophylla R G G P S S H L LG H G Rangpur lime S G P T S H L LG H G Sour orange T I I G S S I H I I I Cleopatra mandarin T P I G T S L-I H SM H G Sweet orange S P P I T S I I I I I Carrizo citrange T P G I T T H I I H P Swingle citrumelo R G I G T R I H I I I Trifoliate orange R I P G R R L-I H SM L P “Nguồn: Trích dẫn trang 70, sách Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi – NXB NN- 2006” Ghi chú: G : Tốt; P: Nghèo; H: Cao; R: Kháng; I: Trung bình; S: Mẫn cảm; L: Thấp; SM: Nhỏ; LG: Rộng; T: Chống chịu. 1. Chịu đựng bệnh xì mủ thân; 2. Chịu ngập; 3. Chịu hạn; 4. Chịu lạnh; 5.Chống chịu bệnh Tristeza; 6. Chống chịu bệnh tuyến trùng; 7. Năng suất/cây; 8. Độ đường; 9. Kích thước trái; 10. Sức sống cây; 11. Chịu mặn ở miền Nam ngoài giống cam Mật quen thuộc với nhiều vườn ươm trước đây thì từ năm 1995 Viện NCCAQ miền Nam đã nhập các giống gốc ghép mới như chanh Volkameriana, Carrizo, Troyer Citrange,….và đang sử dụng chanh Volkameriana làm gốc ghép cho các giống cam, quýt, chanh ngoài ra những vườn bưởi Nam Roi ghép trên gốc Volkameriana cũng cho thu hoạch quả tốt trong nhiều năm qua [18]. Đối với cam, chanh, quýt, quất thì nên dùng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hoặc là ghép chữ T. Đối với bưởi có thể dùng cả phương pháp ghép cửa sổ [11]. Thời vụ ghép, vụ thu ở các tỉnh miền Bắc là các tháng 9 - 12, tuỳ theo thời tiết trong năm. Đối với vụ xuân có thể ghép từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 3. ở các tỉnh Khu 4 cũ chỉ nên ghép vào vụ thu [11]. 2.3.6. Nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh cây cam quýt + Làm đất, chuẩn bị trồng Trước khi trồng 1- 2 tháng, đất phải được dọn sạch cỏ, cày bừa kỹ, chia lô rạch hàng, đào hố bón phân lót. Mật độ trồng đối với các cây ghép trên gốc ghép gieo hạt là khoảng 300 – 500 cây/ha. Khoảng cách cây và hàng có thể là 4 m x 5 m hoặc 6 m x 7 m, tuỳ thuộc vào loại cây (cam, quýt, bưởi, chanh). Đối với cây ghép trên gốc ghép nhân vô tính (chiết, giâm) thì có thể trồng với mật độ dày hơn, từ 800 - 1200 cây/ha, với khoảng cách là 4 m x 2 m; 3 m x 3 m hoặc 3 m x 4 m [32]. Theo Dương Tấn Lợi có thể trồng ở các mật độ như sau: Chanh : 2,5 x 3 m(hoặc 3 x 3 m) (1200 - 1400 cây / ha) Quýt : 3 x 3,5 m (3,5 x 4 m) (950 - 1.000 cây / ha) Cam sành: 3,5 x 3,5 m (hoặc 3,5 x 4 m) ( 950 - 1.000 ._. 73.8833 4 6 76.2633 5 6 71.9467 SE(N= 6) 1.53541 5%LSD 20DF 4.52942 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BTYLERPB 17/ 8/ 2 20:41 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 THIET KE KHOI NGAU NHIEN F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 30) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | TLRPBL 30 74.415 5.4645 3.7610 5.1 0.0006 0.2371 Số QủA TRêN CâY THí NGHIệM PHâN BóN Lá BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOQUATLR FILE BSOQUAPB 17/ 8/ 2 20:55 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 THIET KE KHOI NGAU NHIEN VARIATE V003 SOQUATLR LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 5 16639.4 3327.87 10.29 0.000 3 2 NL 4 488.867 122.217 0.38 0.823 3 * RESIDUAL 20 6465.14 323.257 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 29 23593.4 813.564 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BSOQUAPB 17/ 8/ 2 20:55 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 THIET KE KHOI NGAU NHIEN MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS SOQUATLR 1 5 195.600 2 5 201.200 3 5 260.000 4 5 226.400 5 5 251.000 6 5 223.200 SE(N= 5) 8.04061 5%LSD 20DF 23.7195 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS SOQUATLR 1 6 233.333 2 6 222.500 3 6 226.167 4 6 227.000 5 6 222.167 SE(N= 6) 7.34004 5%LSD 20DF 21.6529 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BSOQUAPB 17/ 8/ 2 20:55 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 THIET KE KHOI NGAU NHIEN F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 30) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | SOQUATLR 30 226.23 28.523 17.979 7.9 0.0001 0.8228 NăNG SUấT KG/CâY THí NGHIệM PHâN BóN Lá BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSKG/CAY FILE BNSTYLR 17/ 8/ 2 20:52 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 THIET KE KHOI NGAU NHIEN VARIATE V003 NSKG/CAY LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 5 627.009 125.402 7.20 0.001 3 2 NL 4 14.7060 3.67649 0.21 0.928 3 * RESIDUAL 20 348.368 17.4184 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 29 990.084 34.1408 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BNSTYLR 17/ 8/ 2 20:52 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 THIET KE KHOI NGAU NHIEN MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NSKG/CAY 1 5 34.4960 2 5 35.3480 3 5 47.3720 4 5 40.3200 5 5 44.4480 6 5 40.2400 SE(N= 5) 1.86646 5%LSD 20DF 5.50601 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS NSKG/CAY 1 6 41.3550 2 6 39.1900 3 6 40.6600 4 6 40.3183 5 6 40.3300 SE(N= 6) 1.70384 5%LSD 20DF 5.02627 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BNSTYLR 17/ 8/ 2 20:52 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 THIET KE KHOI NGAU NHIEN F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 30) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSKG/CAY 30 40.371 5.8430 4.1735 10.3 0.0006 0.9276 đườNG KíNH LộC XUâN THí NGHIệM CắT TỉA BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKLCTX FILE BDKCTX 17/ 8/ 2 21:22 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 THIET KE KHOI NGAU NHIEN VARIATE V003 DKLCTX LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 .556000E-02 .278000E-02 4.73 0.044 3 2 NL 4 .317333E-02 .793333E-03 1.35 0.332 3 * RESIDUAL 8 .470667E-02 .588333E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 .134400E-01 .960000E-03 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BDKCTX 17/ 8/ 2 21:22 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 THIET KE KHOI NGAU NHIEN MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS DKLCTX 1 5 0.282000 2 5 0.314000 3 5 0.328000 SE(N= 5) 0.108474E-01 5%LSD 8DF 0.353724E-01 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS DKLCTX 1 3 0.323333 2 3 0.283333 3 3 0.316667 4 3 0.300000 5 3 0.316667 SE(N= 3) 0.140040E-01 5%LSD 8DF 0.456655E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BDKCTX 17/ 8/ 2 21:22 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 THIET KE KHOI NGAU NHIEN F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DKLCTX 15 0.30800 0.30984E-010.24256E-01 7.9 0.0440 0.3323 ChiềU DàI LộC Hè THí NGHIệM CắT TỉA BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDCTH FILE BCDCTH 17/ 8/ 2 22:17 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 THIET KE KHOI NGAU NHIEN VARIATE V003 CDCTH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 8.44233 4.22117 9.78 0.007 3 2 NL 4 5.09700 1.27425 2.95 0.090 3 * RESIDUAL 8 3.45360 .431700 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 16.9929 1.21378 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCDCTH 17/ 8/ 2 22:17 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 THIET KE KHOI NGAU NHIEN MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS CDCTH 1 5 8.25000 2 5 9.31000 3 5 10.0800 SE(N= 5) 0.293837 5%LSD 8DF 0.958172 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS CDCTH 1 3 10.0933 2 3 8.27333 3 3 9.36333 4 3 9.25333 5 3 9.08333 SE(N= 3) 0.379342 5%LSD 8DF 1.23699 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCDCTH 17/ 8/ 2 22:17 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 THIET KE KHOI NGAU NHIEN F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CDCTH 15 9.2133 1.1017 0.65704 7.1 0.0074 0.0900 Tỷ Lệ đậU Qủa THí NGHIệM CắT TỉA BALANCED ANOVA FOR VARIATE TYLEDQ FILE TYLEDQ 17/ 8/ 2 21:17 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 THIET KE KHOI NGAU NHIEN VARIATE V003 TYLEDQ LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 11.0603 5.53017 22.37 0.001 3 2 NL 4 1.97460 .493650 2.00 0.188 3 * RESIDUAL 8 1.97800 .247250 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 15.0129 1.07235 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TYLEDQ 17/ 8/ 2 21:17 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 THIET KE KHOI NGAU NHIEN MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TYLEDQ 1 5 3.28000 2 5 4.53000 3 5 5.37000 SE(N= 5) 0.222374 5%LSD 8DF 0.725138 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS TYLEDQ 1 3 3.90000 2 3 4.17333 3 3 4.59000 4 3 4.96333 5 3 4.34000 SE(N= 3) 0.287083 5%LSD 8DF 0.936149 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TYLEDQ 17/ 8/ 2 21:17 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 THIET KE KHOI NGAU NHIEN F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | TYLEDQ 15 4.3933 1.0355 0.49724 11.3 0.0007 0.1877 Tỷ Lệ RụNG THí NGHIệM CắT TỉA BALANCED ANOVA FOR VARIATE TYLERU FILE TYLERCT 17/ 8/ 2 20:58 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 THIET KE KHOI NGAU NHIEN VARIATE V003 TYLERU LE RU LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 200.809 100.405 7.28 0.016 3 2 NL 4 85.5809 21.3952 1.55 0.276 3 * RESIDUAL 8 110.391 13.7989 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 396.781 28.3415 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE TYLERCT 17/ 8/ 2 20:58 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 THIET KE KHOI NGAU NHIEN MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS TYLERU 1 5 81.2300 2 5 75.2100 3 5 72.4700 SE(N= 5) 1.66126 5%LSD 8DF 5.41719 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS TYLERU 1 3 77.3433 2 3 77.4467 3 3 72.4633 4 3 74.8933 5 3 79.3700 SE(N= 3) 2.14467 5%LSD 8DF 6.99357 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE TYLERCT 17/ 8/ 2 20:58 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 THIET KE KHOI NGAU NHIEN F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | TYLERU 15 76.303 5.3237 3.7147 4.9 0.0160 0.2764 NăNG SUấT KG/CâY THI NGHIệM CắT TỉA BALANCED ANOVA FOR VARIATE KG/CAY FILE NSCATTIA 17/ 8/ 2 21:14 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 THIET KE KHOI NGAU NHIEN VARIATE V003 KG/CAY LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 2 80.3178 40.1589 5.62 0.030 3 2 NL 4 160.415 40.1038 5.61 0.019 3 * RESIDUAL 8 57.2124 7.15155 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 297.945 21.2818 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSCATTIA 17/ 8/ 2 21:14 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 THIET KE KHOI NGAU NHIEN MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS KG/CAY 1 5 34.6400 2 5 37.7320 3 5 40.3000 SE(N= 5) 1.19596 5%LSD 8DF 3.89989 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS KG/CAY 1 3 31.5900 2 3 41.4033 3 3 38.5267 4 3 37.2767 5 3 38.9900 SE(N= 3) 1.54397 5%LSD 8DF 5.03474 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSCATTIA 17/ 8/ 2 21:14 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 THIET KE KHOI NGAU NHIEN F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | KG/CAY 15 37.557 4.6132 2.6742 7.1 0.0299 0.0193 ĐườNG KíNH CàNH xuân THí NGHIệM CHE PHủ đấT BALANCED ANOVA FOR VARIATE DKCPX FILE BDKCPX 17/ 8/ 2 21:19 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 THIET KE KHOI NGAU NHIEN VARIATE V003 DKCPX LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 .260000E-01 .866667E-02 16.64 0.000 3 2 NL 4 .115000E-02 .287500E-03 0.55 0.703 3 * RESIDUAL 12 .624999E-02 .520833E-03 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 19 .334000E-01 .175789E-02 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BDKCPX 17/ 8/ 2 21:19 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 THIET KE KHOI NGAU NHIEN MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS DKCPX 1 5 0.300000 2 5 0.400000 3 5 0.360000 4 5 0.340000 SE(N= 5) 0.102062E-01 5%LSD 12DF 0.314488E-01 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS DKCPX 1 4 0.345000 2 4 0.355000 3 4 0.362500 4 4 0.342500 5 4 0.345000 SE(N= 4) 0.114109E-01 5%LSD 12DF 0.351608E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BDKCPX 17/ 8/ 2 21:19 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 THIET KE KHOI NGAU NHIEN F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 20) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DKCPX 20 0.35000 0.41927E-010.22822E-01 6.5 0.0002 0.7034 CHIềU Dài Lá XUâN THí NGHIệM CHE PHủ đất BALANCED ANOVA FOR VARIATE DLACPX FILE DLCPX 17/ 8/ 2 21:44 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 THIET KE KHOI NGAU NHIEN VARIATE V003 DLACPX LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 .302815 .100938 0.62 0.616 3 2 NL 4 .881419 .220355 1.36 0.304 3 * RESIDUAL 12 1.94346 .161955 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 19 3.12770 .164616 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DLCPX 17/ 8/ 2 21:44 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 THIET KE KHOI NGAU NHIEN MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS DLACPX 1 5 8.32000 2 5 8.61000 3 5 8.43200 4 5 8.30000 SE(N= 5) 0.179975 5%LSD 12DF 0.554564 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS DLACPX 1 4 8.52000 2 4 8.48500 3 4 8.24500 4 4 8.71000 5 4 8.11750 SE(N= 4) 0.201218 5%LSD 12DF 0.620022 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DLCPX 17/ 8/ 2 21:44 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 THIET KE KHOI NGAU NHIEN F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 20) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | DLACPX 20 8.4155 0.40573 0.40244 4.8 0.6163 0.3045 CHIềU Dài LộC Hè THí NGHIệM CHE PHủ đất BALANCED ANOVA FOR VARIATE CDCPH FILE BCDCPH 17/ 8/ 2 22:14 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 THIET KE KHOI NGAU NHIEN VARIATE V003 CDCPH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 19.1025 6.36750 4.33 0.027 3 2 NL 4 9.56565 2.39141 1.63 0.230 3 * RESIDUAL 12 17.6267 1.46890 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 19 46.2949 2.43657 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BCDCPH 17/ 8/ 2 22:14 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 THIET KE KHOI NGAU NHIEN MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS CDCPH 1 5 16.5000 2 5 19.2300 3 5 18.2100 4 5 18.1200 SE(N= 5) 0.542014 5%LSD 12DF 1.67013 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS CDCPH 1 4 17.7675 2 4 17.0000 3 4 19.0850 4 4 18.3725 5 4 17.8500 SE(N= 4) 0.605990 5%LSD 12DF 1.86726 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BCDCPH 17/ 8/ 2 22:14 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 THIET KE KHOI NGAU NHIEN F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 20) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | CDCPH 20 18.015 1.5610 1.2120 6.7 0.0274 0.2304 Số Lá/CàNH Hè THí NGHIệM CHE PHủ BALANCED ANOVA FOR VARIATE SLACPH FILE SLACPH 17/ 8/ 2 21:53 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 1 THIET KE KHOI NGAU NHIEN VARIATE V003 SLACPH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 15.7274 5.24246 18.18 0.000 3 2 NL 4 2.01225 .503063 1.74 0.204 3 * RESIDUAL 12 3.46095 .288413 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 19 21.2006 1.11582 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SLACPH 17/ 8/ 2 21:53 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 2 THIET KE KHOI NGAU NHIEN MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS SLACPH 1 5 10.4100 2 5 12.4300 3 5 11.2500 4 5 10.1600 SE(N= 5) 0.240172 5%LSD 12DF 0.740051 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT NL ------------------------------------------------------------------------------- NL NOS SLACPH 1 4 11.4975 2 4 10.7925 3 4 11.1200 4 4 11.2775 5 4 10.6250 SE(N= 4) 0.268520 5%LSD 12DF 0.827402 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SLACPH 17/ 8/ 2 21:53 ------------------------------------------------------------------ :PAGE 3 THIET KE KHOI NGAU NHIEN F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL | (N= 20) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | SLACPH 20 11.062 1.0563 0.53704 4.9 0.0001 0.2045 Phiếu điều tra nông hộ (Tình hình sản xuất, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam quýt ở Hương Khê – Hà Tĩnh) Xã điều tra:......................................................thôn ............................................ Người điều tra: Lê Thanh Bình Thông tin cơ bản hộ sản xuất Họ và tên chủ hộ:............................................................Tuổi............................. Nhân khẩu trong hộ.................................................Lao động............................. Loại hộ sản xuất .................................................................................................. Diện tích đất sản xuất (ha) .................................................................................. Chủng loại và diện tích cây trồng trong vườn nông hộ. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 2. Diện tích, năng suất của các giống cam quýt trồng ở nông hộ TT Giống cam quýt Số lượng cây theo tuối Năng suất qua các năm (kg/sào) Phương pháp nhân giống 1-4 5-10 >10 2005 2006 2007 1 2 3 4 5 3. Tình hình sử dụng phân bón của nông hộ TT Giống cam quýt Loại phân Lượng phân (kg/cây) Số lần bón (kg/cây) Phương pháp bón Ghi chú Lót Lần1 Lần2 Lần3 1 Vôi P/C N P2O5 K2O N:P2O5 :K2O Phân khác 2 Vôi P/C N P2O5 K2O N:P2O5 :K2O Phân khác 3 Vôi P/C N P2O5 K2O N:P2O5 :K2O Phân khác 4 Vôi P/C N P2O5 K2O N:P2O5 :K2O Phân khác Chú thích: P/C Phân chuồng 4. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại, tình hình sử dụng thuốc trừ dịch hại TT Giống cam quýt Loại sâu bệnh Mức độ nhiễm Thời gian gây hại (tháng) Thuốc trừ sâu bệnh hại Tên thuốc Nồng độ Lượng phun/lần Số lần phun 1 2 3 4 5. Tình hình chăm sóc vườn cam quýt. TT Nội dung cụng việc Thời gian thực hiện Ghi chú 6. Tình trạng vườn cây tại thời điểm điều tra. - Tình hình sinh trưởng, phát triển của vườn qủa. - Tỷ lệ cây nhiễm sâu bệnh hại 7. Những khó khăn của nông hộ 8. Đề nghị 9. Kế hoạch dự định 10. Nhận xét chung Chữ ký chủ hộ Người điều tra Dữ liệu khí hậu thời tiết Hương Khê – Hà Tĩnh 10 năm gần đây Nhiệt độ trung bình tối cao tháng và năm ở Hương Khê (1997 - 2007) Tháng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB năm 1997 31.1 29.1 33.2 35.9 39.1 38.2 36.6 37.3 34.7 35.1 35.9 30.1 34.7 1998 34.2 36.2 36.4 40.6 40.9 39.5 41.0 40.5 36.6 33.0 31.4 33.4 37.0 1999 31.4 31.4 38.0 37.1 36.3 39.2 39.2 37.4 25.9 35.4 31.5 23.7 33.9 2000 32.1 28.7 29.9 38.6 38.5 36.5 37.3 37.1 35.1 34.1 30.4 26.7 33.8 2001 35.4 29.2 36.9 40.8 38.7 38.9 37.7 38.8 35.0 33.7 32.7 29.7 35.6 2002 29.7 28.2 34.2 38.6 37.7 38.1 38.7 36.5 34.5 34.8 35.1 32.1 34.9 2003 32.1 30.9 38.0 40.3 41.5 38.7 39.4 38.5 35.1 35.8 32.5 27.3 35.8 2004 28.2 35.8 36.8 35.8 38.0 37.5 39.5 37.4 36.8 31.4 32.0 28.5 34.8 2005 32.9 32.5 39.6 36.8 40.2 39.1 39.3 36.8 34.6 33.5 32.9 26.6 35.4 2006 33.0 30.9 35.0 32.1 39.8 40.8 38.3 35.9 38.3 32.8 34.3 29.9 35.1 2007 27.8 36.0 39.0 42.0 38.2 39.9 40.2 37.9 37.7 32.0 28.9 30.7 35.8 Nhiệt độ trung bình tối thấp tháng và năm ở Hương Khê (1997 - 2007) Tháng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB năm 1997 10.1 13.4 16.8 18.6 20.6 22.5 24.3 23.0 17.4 17.7 16.0 14.3 17.9 1998 13.0 11.9 16.2 21.0 21.6 23.2 24.0 23.8 20.3 15.6 14.8 10.1 17.9 1999 11.3 10.6 15.9 18.8 19.3 23.5 24.9 23.6 20.9 17.7 15.2 8.6 17.5 2000 11.3 11.0 11.0 17.8 20.8 21.6 23.1 24.1 18.1 19.2 11.2 12.7 16.8 2001 12.7 10.0 14.0 17.1 20.8 23.4 23.9 23.6 21.7 19.9 11.8 8.1 17.3 2002 11.7 11.7 14.1 17.1 22.4 24.5 23.9 22.4 21.4 15.5 13.3 11.2 17.4 2003 9.2 10.2 13.6 19.8 20.2 24.6 22.6 24.0 22.8 19.2 16.4 10.0 17.7 2004 10.1 8.5 11.8 17.8 20.1 23.0 23.5 24.0 21.8 18.9 15.1 10.4 17.1 2005 9.8 8.6 16.6 12.0 23.0 24.5 23.4 24.0 22.4 19.2 13.2 10.6 17.3 2006 10.6 15.5 12.5 16.2 17.5 22.8 23.2 22.7 19.2 19.7 15.4 8.8 17.0 2007 9.8 8.8 14.8 15.2 18.4 22.8 22.0 22.8 19.2 17.2 10.9 14.2 16.3 Tổng lượng mưa tháng và năm Hương Khê (1997- 2007) Tháng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng năm 1997 85.1 48.5 86.5 182 127.5 53.1 108.9 148.8 411.2 480.2 24.1 32.0 1787.4 1998 22.5 71.2 47.4 28.2 187.8 45.5 38.1 120.2 738.7 156.9 126.6 47.3 1630.4 1999 47.4 33.9 52.0 184 205.5 87.3 65.5 88.1 158.7 788.5 175.0 199.0 2085.0 2000 24.6 40.2 66.7 101 185.3 278.1 128.7 435.0 430.1 547.5 86.3 72.5 2396.1 2001 28.6 76.9 53.8 59.7 387.4 80.0 79.4 685.5 237.4 588.4 56.2 67.5 2400.8 2002 17.4 18.4 93.0 104 242.0 71.1 95.2 226.6 793.6 333.6 214.5 145.2 2355.5 2003 26.5 23.8 39.5 38.4 155.8 32.5 113.6 172.8 378.2 438.1 104.9 56.8 1580.9 2004 33.2 91.8 50.5 91.3 157.8 289.3 116.4 170.5 343.1 124.7 228.4 27.3 1924.3 2005 15.5 83.2 23.1 34.4 111.2 137.0 244.6 444.1 702.8 368.2 161.1 54.9 2380.0 2006 30.8 79.9 42.6 55.4 114.8 134.5 108.4 379.7 406.2 607.9 28.5 86.7 2075.4 2007 31.2 102 77.4 147 299.4 50.8 118.7 1190 108.8 827.7 56.2 81.6 3092.5 Độ ẩm không khí trung bình tháng và năm ở Hương Khê (2001 - 2007) Tháng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB năm 1997 84 82 85 83 79 75 82 83 87 88 84 86 83 1998 85 81 86 84 78 77 83 81 85 89 85 84 83 1999 85 82 84 85 78 76 81 84 86 88 86 84 84 2000 84 81 86 86 76 78 82 85 86 88 84 83 83 2001 85 83 86 85 80 78 81 84 86 89 83 84 83 2002 84 83 85 84 78 79 82 85 87 89 83 85 82 2003 85 82 84 85 79 77 81 82 87 89 82 84 85 2004 84 82 83 86 79 77 81 83 86 87 83 85 82 2005 86 85 82 86 78 79 82 83 85 88 84 83 83 2006 85 83 82 83 79 78 81 82 84 88 84 85 82 2007 84 82 81 84 78 79 81 84 86 87 83 85 82 Tổng giờ nắng tháng và năm ở Hương Khê (1997 - 2007) Tháng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng năm 1997 95 20 92 121 218 169 179 147 85 138 121 60 1345 1998 65 71 70 159 201 198 249 220 93 126 62 46 1560 1999 45 69 109 132 117 216 208 157 133 76 54 29 1345 2000 61 37 36 107 140 148 185 169 105 78 80 19 1165 2001 64 36 66 117 119 139 137 121 107 53 102 47 1144 2002 48 17 55 163 131 174 99.2 108 74.4 193 49 35.4 1148 2003 79 59 75 124 185 160 233.7 153 116 93 101 32.4 1416.1 2004 52.8 64 43 103 131.4 194 124 176 118 62 80 92 1240.2 2005 61 56 117 62 217 128 184 110.3 96.9 63 56 2 1153.1 2006 51 33 37 155 182 208 153 88.9 143 102 127 24 1303.9 2007 28 90 73 104 152 213 240 423 94 21 69 35 1242 Một số hình ảnh minh hoạ Quả của cây cam Xã Đoài phun Axít Boric Cây cam Xã Đoài phun phân bón lá Yogen Cây đối chứng không phun phân bón lá Cây cam Xã Đoài 2 năm tuổi che phủ rơm ra, cây bụi Cây cam Xã Đoài cắt tỉa theo dự án chè - CAQ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHTT005.doc
Tài liệu liên quan