Các giải pháp phát triển chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Hải Dương

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- BÙI VĂN THĂNG CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TUẤN SƠN HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọ

doc113 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3046 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp phát triển chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Bùi Văn Thăng LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Phân tích định lượng, các thầy cô trong Khoa Kinh tế & PTNT, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Để hoàn thành luận văn, tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ của bạn bè và những người thân trong gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những tình cảm cao quý đó. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Tác giả Bùi Văn Thăng MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục biểu đồ vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân CC Cơ cấu CN&XDCB Công nghiệp và xây dựng cơ bản CITES Công ước về buôn bán quốc tế những loài động thực vật hoang dã nguy cấp DT Diện tích ĐVHD Động vật hoang dã ĐVT Đơn vị tính HĐBT Hội đồng bộ trưởng GDP Tổng sản phẩm quốc nội SL Số lượng VH Văn hóa NN Nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TSCĐ Tài sản cố định La Lao động LĐ Lao động LN Lâm nghiệp IC Chi phí trung gian IUCN Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế NĐ-CP Nghị định – Chính phủ MI Thu nhập hỗn hợp UBND Uỷ ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa WWF Qũy bảo tồn thiên nhiên thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới GO Giá trị sản xuất VA Giá trị gia tăng DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1 Tình hình đất đai của tỉnh Hải Dương năm 2006 – 2008 48 3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của tỉnh qua 3 năm (2006 – 2008) 51 3.3 Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế của tỉnh qua 3 năm (2006 – 2008) 55 4.1 Cơ cấu số hộ chăn nuôi ĐVHD theo loài qua 3 năm (2006-2008) 64 4.2 Số hộ chăn nuôi ĐVHD phân theo loài và theo huyện của tỉnh năm 2008 67 4.3 Quy mô chăn nuôi bình quân của hộ theo loài vật nuôi 69 4.4 Tình hình cấp phép chăn nuôi ĐVHD thời gian qua 70 4.5 Thông tin chung về chủ hộ điều tra 71 4.6 Diện tích đất bình quân một hộ chăn nuôi ĐVHD 73 4.7 Cơ cấu vốn bình quân một hộ chăn nuôi ĐVHD 74 4.8 Các vấn đề trong sản xuất đối với hộ chăn nuôi ĐVHD 4.9 Tập hợp chi phí chăn nuôi ĐVHD bình quân 1 hộ theo loài 83 4.10 Kết quả chăn nuôi ĐVHD của các hộ điều tra 86 4.11 Tình hình đầu tư chi phí chăn nuôi nhím sinh sản bình quân 1 hộ ở 2 vùng 87 4.12 Kết quả chăn nuôi nhím sinh sản của các hộ điều tra 88 4.13 Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tính bình quân 1 hộ điều tra 89 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 4.1 Tỷ lệ số hộ chăn nuôi ĐVHD theo loài năm 2008 65 4.2 Tỷ lệ số hộ chăn nuôi ĐVHD theo các huyện của tỉnh Hải Dương năm 2008 66 4.3 Tỷ lệ số luợng chi phí chăn nuôi theo loài 84 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa nằm ở khu vực Đông Nam Á được thiên nhiên ưu đãi cho hệ sinh thái tài nguyên sinh vật với tiến trình tiến hoá lâu dài, trong môi trường địa lý đặc thù, nguồn tài nguyên thiên nhiên đó là tiềm năng to lớn cho sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, nhiệm vụ bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ quan chức năng cũng như toàn xã hội. Nước ta có mật độ dân số cao, một bộ phận lớn dân cư sống bằng nghề nông - lâm nghiệp với phương thức sản xuất canh tác nặng về khai thác tài nguyên thiên nhiên làm cho hệ sinh thái đa dạng có nguy cơ suy thoái. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên sinh vật đối với đời sống của nhân dân, Chính phủ Việt Nam đã sớm thực hiện các chính sách nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học. Theo thống kê từ năm 1938 đến nay có hơn 100 văn bản pháp luật, nghị định, chỉ thị của Nhà nước Việt Nam liên quan tới bảo tồn đa dạng sinh học và các tài liệu hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật này lần lượt được ban hành. Đây là cơ sở pháp lý thực hiện việc bảo vệ đa dạng sinh học phục vụ cho sự phát triển bền vững của nguồn tài nguyên thiên nhiên và của nền kinh tế. Năm 1985 chiến lược bảo tồn quốc gia của Việt Nam được ban hành, đây là lần đầu tiên một chiến lược như thế này được xây dựng ở một nước đang phát triển. Năm 1993, Việt Nam ký Công ước Quốc tế về đa dạng sinh học và việc ký Công ước này được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào tháng 10/1994. Để thực hiện những cam kết và trách nhiệm của mình, Nhà nước Việt Nam đã tiến hành xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học (BAP) với sự hỗ trợ tài chính của WWF, IUCN, BAP và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/12/1995. Đây là văn bản có tính pháp lý và kim chỉ nam cho việc bảo vệ đa dạng sinh học ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, các ngành và đoàn thể. Cùng thời gian trên, Việt Nam đã tham gia Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES). Để thực hiện Công ước CITES, Chính phủ đã chỉ định Cục kiểm lâm (Bộ NN & PTNT) đại diện cho Nhà nước và là cơ quan quản lý cấp phép việc chăn nuôi, buôn bán động thực vật hoang dã, Viện sinh thái học và tài nguyên sinh vật, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội) là cơ quan có thẩm quyền tư vấn khoa học của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã ban hành các Nghị định, Chỉ thị về chế độ quản lý bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, cụ thể: - Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng bộ trưởng quy định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và quản lý bảo vệ. - Nghị định số 48/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/04/2002 sửa đổi bổ sung danh mục thực vật, động vật rừng hoang dã quý hiếm ban hành theo Nghị định số 18/HĐBT. - Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Như vậy, Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế CITES và cũng đã ban hành các văn bản chỉ thị nhằm bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học nói chung, bảo vệ và phát triển động vật hoang dã nói riêng trên tinh thần bảo tồn nguyên vị và bảo tồn chuyển vị. Bảo tồn nguyên vị là biện pháp bảo vệ tại chỗ các hệ sinh thái, các nơi sinh cư và các loài trong môi trường tự nhiên của chúng. Có thể đây là biện pháp hữu hiệu nhất bảo tồn tính đa dạng sinh học. Bảo tồn ngoại vị (chuyển vị) là một trong những biện pháp quan trọng và có hiệu quả trong việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Biện pháp bảo tồn ngoại vị là chuyển dời và bảo tồn các loài hoặc các nguyên liệu sinh học của chúng sang môi trường mới, không phải là nơi cư trú tự nhiên vốn có của chúng. Bảo tồn ngoại vị bao gồm bảo quản giống loài, nuôi cấy mô, thu thập các cây trồng và các loài động vật để nuôi nhằm duy trì nguồn gen quý hiếm cho nghiên cứu khoa học, nâng cao dân trí và giáo dục lòng yêu thiên nhiên cho mọi tầng lớp nhân dân. Như vậy, việc chăn nuôi động vật hoang dã quý hiếm, thông thường không vi phạm Công ước quốc tế được Chính phủ Việt Nam khuyến khích cho phép nhân nuôi nhằm: Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội về các sản phẩm động vật hoang dã. Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sống trên một lãnh thổ, trong 54 dân tộc chỉ có dân tộc Kinh sống và làm ăn gắn liền với vùng đồng bằng, còn 53 dân tộc còn lại thực tế chủ yếu sống ở các vùng núi, sinh kế của họ từ đời này qua đời khác có quan hệ gắn bó với rừng và các nguồn tài nguyên rừng, trong đó có nguồn tài nguyên động vật hoang dã. Trong nền kinh tế thị trường, sau khi Việt Nam gia nhập WTO quá trình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng, do tình hình chính trị trong nước ổn định, kinh tế phát triển nên du lịch sinh thái tăng làm cho nhu cầu thực phẩm sạch tăng lên trong khi đó dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, lợn tai xanh, bò điên bùng phát do vậy động vật hoang dã là loại thực phẩm sạch đang được thịnh hành và được người tiêu dùng có thu nhập cao ưa chuộng. Chính vì vậy mà nhu cầu chăn nuôi động vật hoang dã phục vụ nhà hàng đặc sản là một vấn đề quan trọng nhằm đáp ứng kịp thời cho cầu về đặc sản động vật hoang dã và đã góp phần giảm áp lực trong săn bắt, buôn bán động vật hoang dã và sản phẩm của chúng một cách bất hợp pháp. Nuôi động vật hoang dã sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho lao động ở nông thôn. Các trang trại chăn nuôi góp phần đáng kể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo việc làm cho người lao động như người nông dân tham gia vào quá trình bắt mồi bán cho chủ hộ chăn nuôi động vật hoang dã, tham gia lao động trong các trang trại, lao động ở các nhà hàng đặc sản động vật hoang dã, tham gia vào quá trình vận chuyển đi tiêu thụ và xuất khẩu. Nuôi động vật hoang dã dựa trên quy trình chăn nuôi có hộ khoa học sẽ làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường vì có một số loài như rùa, kỳ đà, cá sấu... chuyên ăn thức ăn thừa, ôi thối như trứng thối, gà chết. Nuôi động vật hoang dã là cách tốt nhất để gián tiếp bảo vệ nguồn lợi thiên nhiên góp phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng thực sự góp phần vào nền tảng cho chiến lược bảo vệ và phát triển bền vững đa dạng sinh học là nguồn cung cấp thực phẩm, là nguồn dược phẩm độc đáo đã được khai thác sử dụng làm nguyên liệu để chế biến các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp và mỹ nghệ được ưa thích trên thị trường. Một số loài động vật có vai trò quan trọng trong các phòng thí nghiệm, nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra các nguyên lý, cơ chế sinh học, sinh lý học phục vụ cho việc phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Đặc biệt nuôi động vật hoang dã còn là việc bảo tồn ngân hàng gen vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã tích luỹ trong hàng triệu năm, là nguồn gốc của tất cả các động vật chăn nuôi trong gia đình hiện nay, có vai trò không nhỏ trong việc điều chỉnh cân bằng sinh thái trong tự nhiên, cũng là yếu tố cấu thành đa dạng sinh học là tiềm năng lớn trong phát triển chiến lược du lịch ở Việt Nam cũng như góp phần vào sự nghiệp giáo dục nâng cao hiểu biết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường. Việc kết hợp hài hoà trong giai đoạn hiện nay nghĩa là vừa tổ chức bảo vệ dưới hình thức nguyên vị (lnSiTu) tức là bảo vệ các quần thể đang sống trong điều kiện tự nhiên, trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Đồng thời tìm các giải pháp kỹ thuật phù hợp với các đặc điểm sinh thái các loài, tổ chức chăn nuôi một số loài bằng biện pháp ngoại vi (ExSiTu) để biến chúng thành mặt hàng có giá trị cao trên thị trường. Trong nhiều năm gần đây cùng với sự phát triển đi lên của xã hội thì nhu cầu của con người ngày càng cao dẫn đến việc lạm dụng quá mức tài nguyên rừng đặc biệt là việc săn bắn, bẫy, bắn, giết mổ các loài động vật rừng trái phép làm suy giảm ngày càng cạn kiệt tài nguyên động vật. Để phục vụ nhu cầu xã hội nói chung và góp phần bảo vệ các loài động vật hoang dã thì yêu cầu thực tế đặt ra cần phải quản lý chặt chẽ việc săn bắt, buôn bán nguồn động vật hoang dã đồng thời cấp phép chăn nuôi để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường. Chăn nuôi các loài động vật hoang dã một mặt bảo tồn được loài trong tự nhiên, mặt khác đem lại hiệu quả kinh tế cho người gây nuôi. Hiện nay nghề nuôi động vật hoang dã đang trở thành nghề kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, thu nhập cao, ổn định cuộc sống. Nghề nuôi động vật hoang dã hiện nay còn khá mới mẻ trong cả nước nói chung và ở tỉnh Hải Dương nói riêng. Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu chăn nuôi động vật hoang dã tại địa phương, xuất phát từ thực trạng nêu trên và tính cấp thiết của vấn đề đặt ra chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp phát triển chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra các mô hình chăn nuôi động vật hoang dã thích hợp đạt hiệu quả cao và góp phần giúp cho cơ quan kiểm lâm Hải Dương nói riêng và kiểm lâm Việt Nam nói chung đưa ra những chính sách hợp lý góp phần thúc đẩy chăn nuôi động vật hoang dã hợp pháp theo quy định đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi và hạn chế việc săn bắt buôn bán động vật hoang dã trái phép. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển ngành chăn nuôi ĐVHD ở Hải Dương thời gian qua, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững chăn nuôi ĐVHD góp phần quản lý và ngăn chặn việc săn bắt buôn bán ĐVHD ở địa phương thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý, bảo vệ và phát triển chăn nuôi ĐVHD và các sản phẩm của chúng; Phân tích thực trạng phát triển chăn nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong 3 năm (2006 – 2008); Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi, kết quả và hiệu quả chăn nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh thời gian qua; Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi ĐVHD ở tỉnh Hải Dương thời gian tới. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Các hộ chăn nuôi, buôn bán ĐVHD ở địa bàn nghiên cứu; Nhân dân và các cấp chính quyền nơi có hộ chăn nuôi ĐVHD, cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh, huyện. 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu Phát triển một ngành kinh tế nói chung và ngành chăn nuôi ĐVHD nói riêng là một vấn đề rất lớn cần phải có những nghiên cứu tổng thể, toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, kỹ thuật, quản lý tổ chức và các chính sách có liên quan, cả tầm vi mô và vĩ mô. Hơn nữa, trong chăn nuôi ĐVHD cũng có thể chia ra nhiều đối tượng khác nhau. Do hạn hẹp về nguồn lực và thời gian nên luận án chỉ tập trung vào việc nghiên cứu các loài ĐVHD chủ yếu ở một số hộ chăn nuôi ĐVHD, một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật và tổ chức chủ yếu để phát triển chăn nuôi ĐVHD. Như vậy, nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận án này là các vấn đề về kinh tế, kỹ thuật và tổ chức chủ yếu để phát triển chăn nuôi ĐVHD cũng như các hộ chăn nuôi ĐVHD chứ không phải tất cả các hộ chăn nuôi ĐVHD. 1.4.2 Phạm vi thời gian Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu: 3 năm (2006 -2008) Thời gian thực hiện luận văn: Tháng 8 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009 1.4.3 Phạm vi không gian Các huyện Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Gia Lộc, Thanh Hà tỉnh Hải Dương 1.5 Các câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau liên quan đến chăn nuôi, buôn bán và sử dụng sản phẩm ĐVHD: 1) Chúng ta đã ban hành những chủ trương chính sách nào về quản lý, cấp phép chăn nuôi, buôn bán ĐVHD và các sản phẩm của chúng? Việc thực thi các chính sách đó có bất cập gì ? Nguyên nhân do đâu? 2) Những khó khăn vướng mắc mà người chăn nuôi cũng như của cơ quan kiểm lâm gặp phải trong quản lý, chăn nuôi, buôn bán ĐVHD và sản phẩm của chúng? 3) Kết quả và hiệu quả chăn nuôi ĐVHD qui mô hộ gia đình ở Hải Dương như thế nào, những yếu tố nào làm ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi ĐVHD? 4) Những giải pháp gì cần đề xuất nhằm tạo điều kiện cho người chăn nuôi ĐVHD cũng như cơ quan kiểm lâm thực thi nhiệm vụ một cách thuận lợi và có hiệu quả nhất? 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Khái niệm về động vật hoang dã Động vật hoang dã: Là những loài động vật sống trong tự nhiên và chưa được thuần hóa. Chăn nuôi động vật hoang dã: Là quá trình thuần dưỡng, nuôi sinh trưởng và nuôi sinh sản ĐVHD. Sản phẩm động vật hoang dã: Là các bộ phận trên cơ thể ĐVHD có giá trị kinh tế và khoa học. [7] 2.2 Phát triển, phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sống nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau. Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái, phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện nay, song không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thực vật, động vật vi sinh vật trong các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đất ngập nước và biển. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm thương tổn đến lợi ích của các thế hệ tương lai nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của cả thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững là phát triển một nền kinh tế tăng trưởng đều cả về lượng và chất, một xã hội ổn định; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái được bảo tồn. [3] Để phát triển chăn nuôi ĐVHD, cũng cần phải xem xét vấn đề một cách toàn diện. Các giải pháp phát triển không chỉ chú ý đến việc tăng trưởng kinh tế của ngành sản xuất này mà còn phải chú ý cả đến các vấn đề nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, trên hộ bảo vệ tài nguyên, môi trường, sinh thái và đảm bảo sức khỏe con người. 2.3 Vai trò của ngành chăn nuôi ĐVHD 2.3.1 Động vật hoang dã cung cấp thực phẩm quý cho con người Trong điều kiện phát triển kinh tế như hiện nay, nhu cầu thực phẩm sạch tăng lên. Hơn nữa, ĐVHD là nguồn protein đa dạng phong phú có hàm lượng đạm cao được sản sinh ra từ các hệ sinh thái xanh trong rừng nhiệt đới, là loại thực phẩm sạch đang được thịnh hành và được người tiêu dùng có thu nhập cao ưa chuộng; đặc biệt trong điều kiện dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, lợn tai xanh, bò điên bùng phát như hiện nay. Chính vì vậy, nhu cầu chăn nuôi ĐVHD phục vụ nhà hàng đặc sản là một vấn đề quan trọng nhằm đáp ứng kịp thời cho cầu về đặc sản ĐVHD và góp phần giảm áp lực săn bắt, buôn bán ĐVHD tự nhiên và các sản phẩm của chúng một cách bất hợp pháp. 2.3.2 Động vật hoang dã cung cấp da lông làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Nhiều sản phẩm của ĐVHD được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp và mỹ nghệ rất được ưa thích trên thị trường. Nước ta có mùa đông không quá lạnh, đời sống nhân dân ta từ trước tới nay còn thấp nên việc sử dụng da lông động vật chưa phát triển và có truyền thống. Tuy nhiên, ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam về mùa đông vẫn có những đợt giá rét dưới 10C0, ở những vùng cao, thung lũng núi đá nhiệt độ có thể xuống thấp hơn và có sương giá làm ảnh hưởng tới sản xuất và sức khỏe của con người. Vì vậy, khi đời sống được nâng cao, nền kỹ nghệ khai thác da lông được phát triển thì chắc chắn việc sử dụng da lông của ĐVHD để chống rét sẽ trở thành nhu cầu của nhân dân ta. Mặt khác, mặt hàng da lông ĐVHD trên thế giới có giá trị khá cao, là nguồn thu ngoại tệ không nhỏ đối với các nước xuất khẩu da lông ĐVHD phát triển. Da lông ĐVHD thường được dùng may áo ấm, làm mũ, tất tay, giày. Chúng có khả năng giữ nhiệt tốt, hút ẩm cao và chống bụi, không có một loại vải nhân tạo nào có thể thay thế được những giá trị trên của da lông ĐVHD. 2.3.3 Động vật hoang dã cung cấp dược phẩm cho con người Nhân dân ta có truyền thống lâu đời và rất ưa thích những vị thuốc khai thác từ động vật như nhung hươu nai, rượu tắc kè, rượu rắn, cao, mật, xạ… Tuy về mặt thành phần và cơ chế dược tính của nhiều vị thuốc động vật chưa được nghiên cứu kỹ nhưng về công dụng thì nhiều người biết đến. Trong bộ Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã liệt kê 213 loài động vật làm thuốc, 32 loài côn trùng, loài có vảy 8 loài, cá có 35 loài, loài có mai 6 loài, loài có vỏ 13 loài, chim có 39 loài, chim nước có 12 loài, gia súc có 26 loài, thú rừng có 36 loài và Hải Thượng Lãn Ông cũng ghi nhận trong Lĩnh nam bản thảo. Mặc dù giá trị dược phẩm của một số loài ĐVHD rất cao nhưng trữ lượng của chúng trong thiên nhiên hiện nay đã thuộc loại hiếm hoặc ít. Nhiều loài đã đưa vào danh sách những loài động vật cần được bảo vệ trong “sách đỏ” Việt Nam. Do đó, nếu biết tổ chức quản lý, khai thác và chăn nuôi, chắc chắn đây là một nguồn dược liệu quan trọng, có giá trị kinh tế cao. 2.3.4 Chăn nuôi ĐVHD là một trong những yếu tố để phát triển kinh tế Các mô hình chăn nuôi ĐVHD đã làm tăng thu nhập, lợi nhuận, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho các hộ gia đình. Các nguồn thu nhập từ chăn nuôi ĐVHD góp phần trang trải các nhu cầu hàng ngày hay dành dụm chi tiêu trong những lúc cần thiết của nông dân nghèo, đối với các gia đình khá giả thì có thể dùng tiền từ chăn nuôi để kinh doanh hoặc mở rộng sản xuất, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở một số vùng nông thôn và miền núi. Qua khảo sát tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, thu nhập của các hộ gia đình gây nuôi ĐVHD cho hiệu quả kinh tế cao hơn các vật nuôi khác. Chăn nuôi ĐVHD đều đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Ở vùng đồng bằng sông Hồng, nuôi ba ba có thể cho thu nhập gấp vài chục lần so với trồng lúa, rau và gấp hàng trăm lần so với nuôi lợn, bò. Thu nhập từ nuôi rắn cao gấp 3- 5 lần so với trồng lúa, rau màu và gấp vài chục lần so với nuôi bò, lợn. Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, nghề nuôi hươu, nai sinh sản và lấy lộc nhung cũng đem lại thu nhập cao hơn nhiều so với nuôi gà và gấp từ 5 – 10 lần so với nuôi lợn. Ở đồng bằng sông Cửu Long, nuôi trăn và cá sấu cũng đem lại nguồn thu khá lớn, gấp hàng chục lần so với trồng lúa và hàng trăm lần so với nuôi lợn [2]. 2.3.5 Động vật hoang dã dùng làm sinh vật cảnh Thú chơi chim xưa kia dành cho các tầng lớp tộc nhà giàu hay dùng các loài chim để làm nguồn giải trí, vui chơi nhưng ngày nay cũng khá phổ biến như: Hoạ mi, sơn ca, chích chòe, khướu, sáo, cu gáy, công, trĩ,… Không những thế các nguồn tài nguyên động vật như các loài chim, các loài thú còn thể hiện nền văn hoá đậm đà bản sắc của một số dân tộc. Dân tộc Tây Nguyên - Người HRê, Vân Kiều trong trường ca Đam San nổi tiếng là hình ảnh cánh chim được biểu tượng lòng dũng cảm, tính trung thực và khát khao tự do làm ăn, sum họp trong các nhà rông trong những ngày lễ hội được mùa hoa trái [1]. 2.3.6 Động vật hoang dã được sử dụng trong nghiên cứu khoa học Một số loài động vật có vai trò quan trọng trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra các nguyên lý, các cơ chế sinh học, sinh lý học, phục vụ cho việc phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Chẳng hạn, trong nghiên cứu thử nghiệm vacxin người ta dùng chuột bạch để làm thí nghiệm hay nuôi khỉ vàng để sản xuất các loại vacxin phòng bệnh bại liệt ở trẻ em. 2.3.7 Động vật hoang dã giúp cân bằng sinh thái Nhiều loài không những có giá trị to lớn về bảo tồn mà còn có chức năng sinh học quan trọng trong hệ sinh thái. Chúng là những loài ăn thịt có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng các hệ sinh thái, nhiều loài như thú ăn thịt, mèo rừng,… là những loài thú có ích đối với sản xuất nông, lâm nghiệp. Mỗi năm, mỗi con giúp ta tiêu diệt từ 500- 6000 con chuột gây hại, chưa kể việc giúp chúng ta tiêu diệt một số côn trùng gây hại. Đồng thời, các hệ sinh thái này cũng là tiềm năng lớn trong phát triển chiến lược du lịch, góp phần vào sự nghiệp giáo dục nâng cao hiểu biết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường. 2.4 Tác động đối với môi trường của chăn nuôi Động vật hoang dã Để tìm hiểu các tác động đến môi trường điều quan trọng là phải xác định một chính sách cụ thể như quota, cấm buôn bán, chương trình sử dụng bền vững và buôn bán các loài thuộc phụ lục II, chương trình trại nuôi cho các phụ lục I, có tác động tới tình trạng của các quần thể của một hoặc các loài thuộc danh mục CITES hay không. Đồng thời, cần xem xét tác động có lợi hay có hại đối với việc bảo tồn loài đó. 2.4.1 Tác động tích cực Việt Nam đã và đang thực thi hai chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, giai đoạn 1991 – 2000 và 2001 – 2010. Thành tựu thực hiện hai chiến lược kinh tế - xã hội đó đã đưa đến sự tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt từ 7 - 8% tỷ lệ các hộ đói nghèo giảm nhanh, kinh tế - xã hội ở các vùng miền núi đang phát triển ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. Sự tăng trưởng tích cực của nền kinh tế cũng có tác động tích cực tới hoạt động bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Khuyến khích gây nuôi ĐVHD đã quy hoạch và đưa vào quản lý 128 khu rừng đặc dụng bao gồm nhiều hạng, có tác dụng dự trữ nguồn gen, các loài, các tập đoàn, nơi cư trú và các hệ sinh thái đặc thù và là nơi cư ngụ an toàn của nhiều loài ĐVHD, đặc biệt là các loài ĐVHD quý, hiếm và đặc hữu. Dần dần cải thiện quyền hưởng lợi về tài nguyên thiên nhiên đã được cải thiện đặc biệt đối với các cộng đồng sống trong và xung quanh vùng đệm của các khu bảo tồn. Hoạt động xóa đói giảm nghèo cũng được tiến hành có hiệu quả tại vùng đệm của nhiều khu bảo tồn, đã hạn chế phần nào tình trạng khai thác trái phép và nhận được sự ủng hộ tích cực từ cộng đồng. Giảm tối đa những tác động có thể tạo khả năng làm suy giảm đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng và biển. Nhiều loài động vật được đưa vào danh sách bảo vệ đã giúp cho các loài thoát khỏi đe dọa do khai thác quá mức. 2.4.2 Tác động chưa tích cực Về cơ bản sự suy giảm của các hệ sinh thái và quần thể động vật ngoài tự nhiên là xu hướng chung của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai thác và sử dụng nhiều phục vụ cho các mục tiêu phát triển. Nhưng sự suy giảm này có lẽ cũng ảnh hưởng một phần do các chính sách về phát triển và khai thác tài nguyên chưa thực sự phù hợp, ví dụ như khai thác thường vượt quá khả năng phục hồi của các quần thể tự nhiên, hoặc các mục tiêu sử dụng được ưu tiên nhiều hơn so với việc phục hồi hoặc tìm các giải pháp thay thế. Bên cạnh các tiến bộ và phát triển không ngừng về số lượng cũng như hiệu quả thực hiện các chính sách, hoạt động bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam đã được nhiều thành quả đáng khích lệ. Công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và ĐVHD ở Việt Nam còn thể hiện nhiều yếu kém, hệ thống chính sách chưa hoàn thiện do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Vì lẽ đó nhiều hệ sinh thái tự nhiên, nhiều loài động vật quý, hiếm vẫn bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. 2.5 Tác động đối với kinh tế Tác động kinh tế của chính sách ảnh hưởng ở tầm vĩ mô và vi mô như tác động lên hành vi ứng xử của người sản xuất, người khai thác, hành vi ứng xử của người tiêu dùng, ảnh hưởng tới thị trường đầu vào, thị trường đầu ra. Ngoài ảnh hưởng của chính sách đến kinh tế ở mức vi mô, chính sách về ĐVHD còn ảnh hưởng ở tầm vĩ mô như cơ cấu thuế và tổng thuế hay tổng chi tiêu của Chính phủ, cơ cấu đầu tư, cơ cấu tiêu dùng, xuất khẩu, nhập khẩu và lãi từ doanh thu xuất, nhập khẩu. Đây là toàn bộ các số hạng trong tính tổng GDP của một quốc gia.Vấn đề cần xét ở đây là, mức độ tác động của chính sách ĐVHD đã tác động như thế nào tới các nhân tố trên. 2.5.1 Tác động tới cấu trúc cầu Cầu đối với các loại hàng hoá, dịch vụ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, như giá của hàng hoá dịch vụ, giá của hàng hoá thay thế hay bổ sung, thu nhập của người tiêu dùng, kỳ vọng của người tiêu dùng và chính sách quản lý phát triển. Dưới góc độ cầu, chính sách về chăn nuôi, quản lý ĐVHD đã là một trong những yếu tố quan trọng tác động lượng cầu hàng hoá sản phẩm của ĐVHD trên thị trường, giảm sức ép săn, đánh bắt đối với các loài quý hiếm ở ngoài môi trường, tức là giảm cầu đối với môi trường thiên nhiên. Chính sách về ĐVHD còn là một tác nhân gián tiếp làm ảnh hưởng tới giá cả hàng hoá thay thế của lượng cầu sản phẩm, dịch vụ của các loài ĐVHD. Bởi vì, khi người tiêu dùng có thể thay thế hàng hóa, sản phẩm khai thác từ tự nhiên bằng các hàng hoá, sản phẩm nuôi trồng, sẽ dẫn tới giá cả của các sản phẩm từ ĐVHD trên thị trường rẻ đi. Sở thích của người tiêu dùng là một tác nhân quan trọng ảnh hưởng tới lượng cầu sản phẩm trên thị trường. Mặc dù có nhiều sản phẩm gây nuôi thay thế các loại sản phẩm “hoang dã” thực sự, nhưng người tiêu dùng vẫn có xu hướng tìm đến các sản phẩm hoang dã, ngay cả khi giá chênh rất nhiều. Như thế, xét dưới góc độ tác động thì ảnh hưởng của chính sách ĐVHD tới thị hiếu người tiêu dùng chưa nhiều, hoặc hiệu quả giáo dục, tuyên truyền trong các chính sách đó là chưa cao. Có lẽ đây là một trong những điểm cần lưu ý khi xây dựng các chính sách và văn bản trong tương lai để đảm bảo được rằng các chính sách đó có khả năng làm thay đổi phần nào về nhận thức, sở thích và hành vi của người tiêu dùng. Khi có sự thay đổi hành vi và ý thức coi việc mua, bán các loài ĐHVD có nguồn gốc bất hợp pháp là vi phạm pháp luật, hoặc nâng cao được ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ thiên nhiên và bảo vệ môi trường của cộng đồng, thì lúc đó chính sách mới thật sự hiệu quả. 2.5.2 Tác động tới cấu trúc cung Chính sách về chăn nuôi và quản lý ĐVHD đã tác động nhất định tới cấu trúc cung của các loại sản phẩm của ĐVHD. Số lượng các hộ, trang trại tham gia cung cấp các loài ĐVHD tăng lên và chuyển hướng cung chủ yếu từ đánh bắt từ thiên nhiên sang chủ yếu thông qua gây nuôi tại các hộ và các trang trại. Việc tăng số lượng ĐVHD từ hoạt động gây nuôi đã có những tác động tích cực đối với thị trường như thêm số lượng hàng hoá lưu thông và phần nào giảm sức ép về cầu đối với nhiều loài ĐVHD từ tự nhiên. 2.5.3 Ảnh hưởng tới việc thúc đẩy đầu tư trong quản lý tài nguyên bền vững Dựa trên hộ là số lượng các loài gây nuôi, số lượng các trại nuôi đăng ký và các công ty tăng đã khẳng định chính sách ĐVHD trong những năm qua đã thúc đẩy, khuyến khích hoạt động kinh doanh này. Nhưng mức đầu tư của tư nhân cho sản xuất và gây nuôi chủ yếu dựa vào lãi suất và cầu của thị trường, chứ không phải do mục tiêu phát triển bền vững hoặc nhằm đóng góp cho bảo tồn từ các lợi nhuận của hoạt động kinh doanh. Vì vậy, ảnh hưởng của chính sách ĐVHD tới việc thúc đẩy tư nhân đầu tư trong quản lý tài nguyên bền vững còn yếu. Một số loài như rắn, cá sấu, nhím... tăng nhanh về mặt số lượng nhưng khả năng bền vững lâu dài hay không là tuỳ thuộc vào thị trường và lợi nhuận. Nhưng cũng do ảnh hưởng của thị trường mà một số loài trở nên hiếm và một số loài khác đang được nuôi nhiều, nhưng do giá thị trường thấp, nên số đầu con giàm mạnh trong thời gian gần đây. 2.6 Tác động về xã hội của chăn nuôi ĐVHD Việc xác định tác động xã hội cần được đánh giá cẩn thận để xem tính liên quan của chúng với các chính sách buôn bán ĐVHD. Ví dụ, sự phụ thuộc của người nghèo nông thôn đối với việc sử dụ._.ng ĐVHD vì mục đích tự cung tự cấp, tiếp cận tới các loài, thu nhập có được từ buôn bán trực tiếp, hoặc hưởng lợi từ các dịch vụ mà cộng đồng cung cấp. 2.6.1 Tác động tích cực Phát triển chăn nuôi ĐVHD đã thực sự đem lại việc làm và thu nhập cho một số bộ phận dân cư, trong đó có cư dân nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bộ phận đáng kể nông dân. Nâng cao nhận thức, kỹ thuật chăn nuôi, buôn bán và ý thức bảo tồn. Nhờ đó bộ mặt nông thôn cũng được cải thiện đáng kể. Theo số liêu điều tra ở Vĩnh Phúc, thì số hộ tham gia chăn nuôi, số lượng sản phẩm ĐVHD cung cấp trên thị trường tăng 3 - 4 lần. Điều này chứng tỏ một số lượng lớn lao động nông nhàn trong nông thôn và miền núi đã được thu hút vào hoạt động chăn nuôi các loài ĐVHD. Bên cạnh công ăn việc làm được thu hút trực tiếp cho chăn nuôi ĐVHD, nhiều dịch vụ đi kèm với chăn nuôi và sản xuất các sản phẩm từ ĐVHD đã góp phần giải quyết được một lực lượng lao động dôi dư trong xã hội, tăng thu nhập cho nhiều gia đình và tạo việc làm, góp phần tích cực vào các hoạt động xóa đói giảm nghèo. 2.6.2 Tác động chưa tích cực Sự phát triển quá tầm kiểm soát đã làm suy giảm quần thể ngoài tự nhiên của một số loài và đã đẩy giá các loài ĐVHD quý, hiếm ngày càng tăng dẫn đến sự đe dọa tồn tại và phát triển của nhiều quần thể các loài động vật. Chưa có chính sách để cải thiện rõ rệt sự ảnh hưởng về tài nguyên thiên nhiên của tầng lớp nghèo để giảm bớt sự nghèo nàn của họ. Chia sẻ lợi ích quá trình sử dụng các tài nguyên đa dạng sinh học chưa hợp lý, chưa công bằng. 2.7 Hệ thống các văn bản chính sách 2.7.1 Các chính sách của quốc gia về quản lý và phát triển ĐVHD Việt Nam đã xây dựng được nhiều chính sách nhằm định hướng cho quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nhưng chính sách này đều đề cập đến vai trò và giá trị của đa dạng sinh học. Nhận thức được giá trị của tài nguyên thiên nhiên đối với cộng đồng và tiềm năng đa dạng sinh học đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách luôn nhấn mạnh và khuyến khích việc quản lý và khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển chăn nuôi các loài ĐVHD có giá trị kinh tế và cả những loài có số lượng ít để bảo tồn. Dưới đây là các chính sách có các định hướng cho các hoạt động chăn nuôi ĐVHD ở Việt Nam: Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (2003) nhấn mạnh: “Kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán các loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao; loại bỏ các phương thức khai thác huỷ diệt, đặc biệt trong khai thác thuỷ sản; đẩy mạnh các biện pháp bảo tồn nội vi kết hợp với bảo tồn ngoại vi”. Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến năm 2010 (2004) có nhận định: “…Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng khai thác, săn bắt, vận chuyển, buôn bán và sửu dụng bất hợp pháp động thực vật hoang dã diễn ra rất nghiêm trọng trong nền kinh tế thị trường. Công tác kiểm soát buôn bán ĐVHD hiện chưa đạt được hiệu lực và hiệu quả mong muốn…”. Để khắc phục tình trạng trên, Kế hoạch hành động đã đưa ra mục tiêu chung là: “Tăng cường hiệu lực và hiệu quả kiểm soát của các cơ quan chức năng để ngăn chặn nạn buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã, tiến tới quản lý bền vững và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên ĐVHD, góp phần thiết thực vào việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010”. Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 -2020 (2006) của Bộ NN&PTNT có xác định: “Tăng nhu cầu nghiên cứu và phát triển khả năg thuần hóa tài nguyên hoang dã. Đặc biệt người dân đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các loài mới này. Việc gây nuôi ĐVHD cũng phát triển như vậy. Tới nay nhiều loài ĐVHD đã được gây nuôi, để đáp ứng không những nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu như các loài: Cá sấu, trăn, rắn độc, ba ba, ếch…”. Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, thực hiện công ước Đa dạng sinh học (CBD) và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học (2007) cũng nhấn mạnh: “Xây dựng và phát triển mô hình sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; kiểm soát phòng ngừa, ngăn chặn và loại trừ việc khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các ĐVHD quý, hiếm, nguy cấp… Nghiên cứu xây dựng quy trình gây nuôi sinh sản một số động vật có giá trị kinh tế ngoài danh mục các loài cần bảo tồn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Quy hoạch phát triển các hộ gây nuôi sinh sản các loài ĐVHD gắn với bảo tồn các loài động vật đang có nguy cơ bị đe dọa”. 2.7.2 Công ước CITES ảnh hưởng tới quyết định bảo tồn và phát triển ĐVHD ở Việt Nam Công ước CITES có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày 20 tháng 4 năm 1994. Thực hiện yêu cầu của công ước CITES một số lĩnh vực liên quan Việt Nam đã ban hành các chỉ thị thông tư hướng dẫn thực hiện công ước này. Thông tư số 04-NN/KL-TT ngày 5/2/1996 của bộ NN&PTNT hướng dẫn việc thi hành Nghị định 02-CP ngày 5/1/1995 của Chính phủ quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hóa, dịch vụ dược kinh doanh và điều kiện ở thị trường trong nước. Chỉ thị số 259-TTg ngày 29/5/96 về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã. Chỉ thị này ra đời sau 5 năm thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (1991) và sau 4 năm thực hiện Nghị định 18-HĐBT (1992). Đây là một trong những chỉ thị tương đối hoàn thiện về mặt nội dung cũng rất cụ thể theo từng hành động, từ việc quản lý khai thác, tăng cường hoạt động bảo tồn, tăng cường cứu hộ và tái thả, thu giữ và quản lý súng săn và khuyến khích việc gây nuôi. Chỉ thị có những yêu cầu quản lý mạnh đối với hoạt động buôn bán ĐVHD bất hợp pháp, trong đó có đề cập tới việc truy tố đối với các hoạt động buôn bán ĐVHD bất hợp pháp. Công văn số 2472-NN-KL/CV của Bộ NN & PTNT, ngày 24/7/1996 gửi các hộ của ngành hướng dẫn thực hiện chỉ thị 359-TTg của Thủ tướng về tăng cường bảo vệ và phát triển ĐVHD. Mục đích của công văn là hướng dẫn một cách cụ thể hơn các yêu cầu của chỉ thị 359-TTg. Nghị định 11/199/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ về hàng cấm lưu thông, dịch vụ và thưng mại cấn thực hiện; hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Quyết định số 45/1999/QĐ-BNN-KL ngày 12/3/1999 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT về việc đình chỉ khai thác, chưng cất, thu mua và tiêu thụ tinh dầu xá xị. Quyết định số 47/1999-QĐ-BNN-KL ngày 12/3/1999 của Bộ NN& PTNT ban hành quy định việc vận chuyển sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản. Điều 10 và 11: Quy định chứng từ vận chuyển ĐVHD và việc cấp giấy phép vận chuyển động vật hoang dã và việc cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt để vận chuyển động vật quý hiếm. Công văn 390-KL-BTTN ngày 9/9/1999 của cục Kiểm lâm hướng dẫn thủ tục tiến tới đăng ký trại nuôi cá sấu xuất khẩu. Thông tư số 153/1999/TT-BNN-KL ngày 05/11/1999 của Bộ NN& PTNT hướng dẫn thực hiện đóng búa Kiểm Lâm Việt Nam vào gỗ nhập khẩu tiểu ngạch từ Campuchia. Quyết định số 242/1999/QĐ- TTg ngày 30/12/1999 của Thủ Tướng Chính phủ về điều hành xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2000. Trong đó các loại động vật hoang dã và động, thực vật quý hiếm được liệt vào hàng cấm xuất khẩu do Bộ NN & PTNT hướng dẫn. Quyết định số 46/2001/ QĐ- TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005, trong đó quy định cấm xuất khẩu nhập khẩu các loài ĐVHD có nguồn gốc tự nhiên. Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 ban hành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nghị định số 11/2002/NĐ-CP ngày 22/1/2002 của Chính phủ về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã. Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành theo Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ. Thông tư số 123/2003/TT-BNN ngày 14/11/2003 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 11/2002/ NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Chính phủ về việc quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu và quá cảnh các loài động, thực vật hoang dã. Kế hoạch hành đông quốc gia về tăng cường quản lý buôn bán động thực vật hoang dã đến năm 2010. Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến năm 2010 (2004) được ban hành trong bối cảnh hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã phát triển mạnh ở Việt Nam. Kế hoạch này đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết nhằm định hướng cụ thể cho việc quản lý, ngăn chặn buôn bán bất hợp pháp và thúc đẩy việc chăn nuôi, nhân giống các loài thực vật hoang dã có giá trị kinh tế để đem lại thu nhập cho người dân. Quyết định số 32/2006/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/03/2006 về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Nghị định số 32/2006/ NĐ-CP được ban hành nhằm thay thế hoàn toàn hai nghị định 18/HĐBT và 48/2002/NĐ-CP. Nghị định này cũng có những định nghĩa và khía niệm hoàn thiện hơn về động, thực vật hoang dã, hoạt động gây nuôi, đặc biệt là không bao gồm các loài thuộc chuyên ngành thủy sản. Quyết định số 54/2006/QĐ-BNN ngày 05/07/2006 của Bộ NN & PTNT về việc công bố Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Nghị định số 82/2006/ NĐ-CP ngày 10/8/2006 của TTCP về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Đây là một văn bản nhằm cụ thể hóa việc thực thi CITES. trong Nghị định này nêu tương đối đầy đủ quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái sản xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật (kể cả các loài lai) hoang dã nguy cấp, quý hiếm và động, thực vật hoang dã thông thường. Chỉ thị số 1284/CT-BNN-KL của Bộ NN& PTNT ban hành ngày 11/4/2007 về việc tăng cường công tác quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và hộ trồng cấy nhân tạo động, thực vật hoang dã. Quyết định số 07/2007/QĐ-BNN của Bộ NN & PTNT ngày 23/01/2007 về việc thành lập Cơ quan Quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Ngoài các văn bản được Chính phủ quy định, các bộ và các cơ quan quản lý theo ngành dọc, một số tỉnh do phải giải quyết với các vấn đề cấp thiết của địa phương nên UBND tỉnh và các ngành liên quan đã có những chính sách hỗ trợ tốt cho việc quản lý, bảo vệ và đặc biệt là phát triển, gây nuôi động, thực vật hoang dã. Tóm lại: Liên quan đến bảo tồn hệ sinh thái việc tham gia Công ước CITES của Việt Nam (1994), đã có ảnh hưởng lớn tới việc ra các chính sách bảo tồn các loài động thực vật hoang dã. Sau khi tham gia CITES, Việt Nam tính đến nay đã ban hành khoảng 20 chính sách kèm theo để thực thi chính sách này. Nhưng những chính sách này chậm đưa vào thực thi, tới 2002 tức là sau 8 năm tham gia công ước CITES, xu hướng buôn bán động thực vật hoang dã ở Việt Nam mới có chiều hướng giảm. 2.7.3 Ảnh hưởng của chính sách tới việc phát triển chăn nuôi ĐVHD Các văn bản của Nhà nước như: Nghị định số 18/HĐBT, ngày 17/01/1992 của Hội đồng bộ trưởng và Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/04/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo NĐ 18 và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Tuy nhiên, các chính sách này còn có những ảnh hưởng tới việc phát triển nghề chăn nuôi ĐVHD. Mới tập trung nhiều vào quản lý, bảo vệ hoặc ngăn chặn việc săn bắt và buôn bán chim thú rừng, chưa chú ý đến việc khuyến khích gây nuôi, thuần dưỡng ĐVHD để trở thành hàng hóa sử dụng trong nước và xuất khẩu. Mặc dù các văn bản được hướng dẫn khá chi tiết về các thủ tục cần thiết, xin phép thành lập trại nuôi, nhưng một số nội dung hướng dẫn nặng về các tiêu chuẩn khoa học, chưa phù hợp với đại đa số trình độ của người nông dân. Các trang trại gây nuôi rất muốn các cơ quan khoa học giúp đỡ đánh dấu sản phẩm để tránh những đầu nậu trà trộn giữa ĐVHD chăn nuôi với ĐVHD khai thác ngoài tự nhiên. Các chính sách của Nhà nước chưa đề cập đến việc hỗ trợ các hộ gây nuôi ĐVHD về kinh phí nhằm mở rộng sản xuất, nhằm mục đích sản xuất ra nhiều con giống đáp ứng nhu cầu của các hộ chăn nuôi ĐVHD thương phẩm. Từ đó có nhiều sản phẩm cung cấp cho thị trường tiêu dùng, đồng thời góp phần hạn chế khai thác bừa bãi trong tự nhiên. Khi sản xuất ra lượng giống đáp ứng nhu cầu thị trường, thì việc các đầu nậu sẽ quay sang mua của nhà chăn nuôi, mà không thể mua ĐVHD khai thác ngoài tự nhiên nữa vì giá cả cao người buôn không có lãi. Nhà nước chưa đề cập đến vấn đề chính sách giao cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, nghiên cứu cụ thể tập tính, đặc tính sinh học cũng như quy trình gây nuôi sinh sản những ĐVHD quý, hiếm. Để từ đó chuyển giao cho các hộ gây nuôi, nhằm giải quyết việc làm đang dư thừa rất lớn trong khu vực nông thôn. Chính sách của Nhà nước chưa cụ thể về việc thưởng cho những người cung cấp thông tin về việc khai thác ĐVHD trong tự nhiên. Vì vậy chưa khuyến khích được cộng đồng dân cư giám sát, phát hiện cung cấp tin cho cơ quan chức năng ngăn chặn kịp thời tệ nạn khai thác tùy tiện động vật, thực vật trong môi trường hoang dã. 2.8 Chức năng và nhiệm vụ của kiểm lâm 2.8.1 Chức năng của kiểm lâm Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 2.8.2 Nhiệm vụ của kiểm lâm Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án bảo vệ rừng; bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng. Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng. Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người khác xâm hại. Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm. Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm soát kinh doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng. 2.9 Một số vấn đề về hiệu quả kinh tế 2.9.1 Các quan điểm, bản chất của hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, nó phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh tế và là đặc trưng của của mọi nền sản xuất xã hội. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra với phần giá trị các yếu tố nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó được xét cả về so sánh tương đối và tuyệt đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó (1). Hiệu quả kinh tế được xem xét dưới nhiều góc độ và quan điểm khác nhau, hiện nay có hai quan điểm cùng tồn tại: - Quan điểm kinh tế truyền thống: Quan điểm này cho rằng hiệu quả kinh tế là phần còn lại của hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi trừ chi phí bỏ ra, được đo bằng các chỉ tiêu lợi nhuận hay chỉ tiêu lãi. Các tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế được xem như là tỉ lệ giữa kết quả sản xuất thu được với chi phí bỏ ra, hay là chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu cho biết mức sinh lời của đồng vốn, được tính toán sau chu kỳ sản xuất hay một quá trình sản xuất. Quan điểm này xác định hiệu quả sản xuất trong trạng thái tĩnh, sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu không chỉ cho phép đánh giá hiệu quả đầu tư mà còn giúp cho người sản xuất kinh doanh có nên đầu tư và đầu tư đến mức độ nào là có lợi nhất. Như vậy, quan điểm truyền thống không tính đến yếu tố thời gian khi xác đinh thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh, vì thế việc tính toán hiệu quả kinh tế thường chưa thể đầy đủ và chính xác. Bởi vì, các hoạt động đầu tư và phát triển lại có những tác động không những đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả về mặt xã hội và môi trường, có những khoản thu và những khoản chi không thể lượng hoá được, vì thế không thể hiện được mỗi khi sử dụng cách tính này. - Quan điểm của các nhà kinh tế tân cổ điển như Herman Gvander, Luyn Squire cho rằng hiệu quả kinh tế phải được xem xét trong trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Nhân tố thời gian rất quan trọng trong tính toán hiệu quả kinh tế, dùng chỉ tiêu hiệu quả kinh tế để xem xét trong các quyết định cả trước và sau khi đầu tư sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế không chỉ bao gồm hiệu quả tài chính đơn thuần mà còn bao gồm cả hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường. Vì vậy khái niệm thu và chi trong quan điểm tân cổ điển được gọi là lợi ích và chi phí. Xét theo mối quan hệ động giữa đầu vào và đầu ra, một số tác giả đã phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ các nguồn lực. * Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm thu thêm trên một đơn vị đầu vào đầu tư thêm. Nó được đo bằng tỷ số giữa số lượng sản phẩm thăng thêm trên chi phí tăng thêm. Tỷ số này gọi là sản phẩm biên, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân quyết định sản xuất. * Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ khi đó sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế. * Xét theo yếu tố thời gian trong hiệu quả: Các học giả kinh tế tân cổ điển đã coi thời gian là yếu tố trong tính toán hiệu quả, cùng đầu tư sản xuất kinh doanh với một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thu bằng nhau nhưng có thể có hiệu quả khác nhau, bởi thời gian bỏ vốn đầu tư khác nhau thì thì thời gian thu hồi vốn khác nhau. Tuy nhiên, để hiểu được thế nào là hiệu quả kinh tế, cần phải tránh những sai lầm như việc đồng nhất giữa kết quả và hiệu quả kinh tế, đồng nhất giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế hoặc quan niệm cũ về hiệu quả kinh tế đã lạc hậu không phù hợp với hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường. Với cách xem xét này, hiện nay có nhiều ý kiến thống nhất với nhau. Có thể khái quát như sau: Thứ nhất, kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau về hình thức, hiệu quả kinh tế là một phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Còn kết quả kinh tế chỉ là một vế trong mối tương quan đó là một yếu tố trong việc xác định hiệu quả mà thôi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tổ chức sản xuất cũng như của nền kinh tế quốc dân để đưa đến kết quả là khối lượng sản phẩm hàng hoá tạo ra, giá trị sản lượng hàng hoá, doanh thu bán hàng. Nhưng kết quả này chưa nói nên được nó tạo nên bằng cách nào, bằng phương tiện gì? Chi phí là bao nhiêu? Như vậy, nó không phản ánh được trình độ sản xuất của tổ chức sản xuất của nền kinh tế quốc dân. Kết quả của quá trình sản xuất phải đặt trong mối quan hệ so sánh với chi phí với các nguồn lực khác. Với nguồn lực có hạn, phải tạo ra kết quả sản xuất cao và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội, chính điều này thể hiện trình độ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, cần phân biệt giữa hiệu quả kinh tế với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế vừa là phạm trù trừu tượng vừa là phạm trù cụ thể. Hiệu quả kinh tế là phạm trù trừu tượng vì nó phản ánh trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh của tổ chức sản xuất, của nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố cấu thành của nó là kết quả sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc trưng gắn liền với quan hệ sản xuất của xã hội. Hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ luật pháp trong quốc gia và các quan hệ khác của hạ tầng hộ và thượng tầng kiến trúc. Với nghĩa này thì hiệu quả kinh tế phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ chức sản xuất, của nền sản xuất xã hội. Tính trừu tượng của phạm trù hiệu quả kinh tế thể hiện trình độ sản xuất, quản lý kinh doanh, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của tổ chức sản xuất để đạt được mục tiêu, kết quả cao nhất ở đầu ra. Hiệu quả kinh tế là phạm trù cụ thể vì hiệu quả kinh tế có thể đo lường thông qua mối quan hệ bằng lượng giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra. Đương nhiên, không thể có một chỉ tiêu tổng hợp nào đó để phản ánh được đầy đủ các khía cạnh của hiệu quả kinh tế. Thông qua các chỉ tiêu thống kê kế toán để có thể xác định hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế, mỗi chỉ tiêu được phản ánh một khía cạnh nào đó của hiệu quả kinh tế trên phạm vi mà nó được tính toán. Hệ thống chỉ tiêu này quan hệ với nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng hợp, sau đó đến các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố riêng lẻ của quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng tổng hợp của quá trình sản xuất kinh doanh, nó bao gồm hai mặt định tính và định lượng. Về mặt định lượng, hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội biểu hiện giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra người ta thu được hiệu quả kinh tế khi kết quả thu được lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Về mặt định tính, tức là mức độ hiệu quả kinh tế cao phản ánh sự nỗ lực ở trong mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống sản xuất, phản ánh trình độ, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị xã hội. Hai mặt định tính và định lượng là cặp phạm trù của hiệu quả kinh tế, nó có quan hệ mật thiết với nhau. Thứ ba, phải có quan niệm về hiệu quả kinh tế phù hợp với hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước đây, khi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh doanh được đánh giá bằng mức độ hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh do Nhà nước giao như giá trị sản lượng hàng hoá, khối lượng sản phẩm chủ yếu, doanh thu bán hàng, chỉ tiêu nộp ngân sách. Thực chất, đây chỉ là các chỉ tiêu kết quả, không thể hiện được mối quan hệ so sánh với chi phí bỏ ra. Mặt khác, giá cả hàng hóa trong giai đoạn này mang tính bao cấp nặng nề, việc tính toán hệ thống chỉ tiêu thống kê, kế toán mang tính hình thức không phản ánh được trình độ sản xuất và quản lí của các tổ chức sản xuất kinh doanh nói riêng và của nền sản xuất xã hội nói chung. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý bằng chính sách vĩ mô, thông qua các công cụ là hệ thống luật pháp hành chính, luật kinh tế, luật doanh nghiệp. Nhằm đạt được mục tiêu chung của toàn xã hội, các tổ chức sản xuất kinh doanh là chủ thể sản xuất ra sản phẩm hàng hoá là pháp nhân kinh tế bình đẳng trước pháp luật. Mục tiêu của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế không những thu được lợi nhuận tối đa mà còn phù hợp với những yêu cầu của xã hội theo những chuẩn mực mà Đảng và Nhà nước quy định gắn liền lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích xã hội. Qua những phân tích trên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế - xã hội, phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất, là đặc trưng của mọi nền sản xuất xã hội. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau không giống nhau. Tuỳ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của một nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể mà đánh giá theo những góc độ khác nhau cho phù hợp. 2.9.2 Nội dung hiệu quả kinh tế Mục đích của sản xuất hàng hoá là thoả mãn tốt nhất các nhu cầu vật chất và tinh thần cho xã hội. Mục đích đó được thực hiện khi nền sản xuất xã hội tạo ra những kết quả hữu ích ngày càng cao cho xã hội. Sản xuất đạt mục tiêu về hiệu quả kinh tế khi có một khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra khối lượng sản phẩm hữu ích lớn nhất. Theo các quan điểm trên thì hiệu quả kinh tế luôn liên quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó nội dung để xác định hiệu quả kinh tế bao gồm các nội dung sau: - Xác định các yếu tố đầu vào: Hiệu quả là một đại lượng để đánh giá xem xét kết quả hữu ích được tạo ra như thế nào, từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong các điều kiện cụ thể nào, có thể chấp nhận được hay không. Như vậy, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và việc sử dụng nó với các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. - Xác định yếu tố đầu ra: Đây là công việc xác định mục tiêu đạt được, các kết quả đạt được có thể là giá trị sản xuất, khối lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị gia tăng, lợi nhuận. Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí xã hội. Ở mỗi quốc gia, bản chất của hiệu quả kinh đều xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, mục đích là làm thế nào để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong khi mọi nguồn lực trong xã hội có giới hạn. 2.9.3 Phương pháp tính hiệu quả kinh tế Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay được áp dụng trong nghiên cứu kinh tế ở nước ta như sau: a) Công thức 1: Hiệu quả = Kết quả thu được - Chi phí bỏ ra, hay H = Q - C Trong đó: H: hiệu quả; Q: kết quả thu được; C: chi phí bỏ ra Công thức này cho ta nhận biết qui mô hiệu quả của đối tượng nghiên cứu. Loại chỉ tiêu này được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau tuỳ thuộc vào phạm vi tính chi phí (C) là chi phí trung gian hoặc chi phí vật chất hoặc tổng chi phí. Xác định hiệu quả kinh tế từ các chỉ tiêu chủ yếu của hệ thống tài khoản quốc gia và được xác định bằng các công thức sau: * Tổng giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. * Chi phí sản xuất bỏ ra, có thể biểu hiện theo các phạm vi tính toán sau: - Tổng chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để mua và thuê các yếu tố đầu vào và chi phí dịch vụ trong thời kỳ sản xuất ra tổng sản phẩm đó. - Tổng chi phí vật chất (CPVC): Là toàn bộ các khoản chi phí chi phí vật chất tính bằng tiền, gồm chi phí trung gian cộng với khoản chi phí khấu hao tài sản cố định, khoản tiền thuế và chi phí tài chính khác trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đó. - Tổng chi phí sản xuất (CPSX): Là tổng hao phí tính bằng tiền của các nguồn tài nguyên và các chi phí dịch vụ vật chất khác tham gia vào quá trình sản xuất ra tổng sản phẩm đó. Hay tổng chi phí sản xuất được bao gồm tổng chi phí vật chất và chi phí tính bằng tiền của lao động gia đình. * Hiệu quả đựơc tính theo công thức 1 biểu hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như: - Giá trị gia tăng được tính: GTGT = GTSX – CPTG - Thu nhập hỗn hợp được tính: TNHH = GTSX – CPVC - Lợi nhuận được tính: LN = GTSX - CPSX b) Công thức 2: Hiệu quả = Kết quả thu được/chi phí bỏ ra, hay H = Q/C Việc tính toán theo công thức này cho phép xác định kết quả sản xuất (tính phần tử số) và chi phí sản xuất (tính phần mẫu số) có phạm vi rộng hơn. Phần tử số có thể là kết quả và hiệu quả chung như là: tổng giá trị sản xuất, hoặc giá trị gia tăng, hoặc thu nhập hỗn hợp, hoặc lợi nhuận. Phần mẫu số có thể hiệu là chi phí các yếu tố đầu vào như: tổng chi phí bằng tiền (CPTG, CPVC, CPSX) hay tổng vốn đầu tư sản xuất; tổng diện tích đất canh tác; tổng số lao động đầu tư trong sản xuất ra sản phẩm đó. c) Công thức 3: So sánh mức chênh lệch của kết quả sản xuất với mức chênh lệch của chi phí bỏ ra. So sánh số tuyệt đối và số tương đối, công thức tính cụ thể như sau: H = ∆Q - ∆C (1) và H = ∆Q/∆C (2) - Cách xác định kết quả sản xuất thu được và chi phí sản xuất bỏ ra cũng được hiểu tương tự như đối với công thức thứ hai trên. Xác định ∆Q và ∆C là chênh lệch của Q và C theo thời gian hay theo tình huống của đối tượng cụ thể mà ta cần nghiên cứu. Do đó ở đây cũng có nhiều chỉ tiêu xác định cụ thể, tuỳ từng đối tượng và mục đích nghiên cứu mà lựa chọn chỉ tiêu cho phù hợp. - Chỉ tiêu đánh giá ở trường hợp (1) phản ánh mức hiệu quả đạt được khi đầu tư thêm một lượng chi phí yếu tố đầu vào nào đó cho sản xuất. Trường hợp (2) phản ánh mức độ hiệu quả đạt được khi đầu tư thêm một đơn vị yếu tố đầu vào nào đó cho sản xuất. Nhóm chỉ tiêu thứ (3) này thường được sử dụng xác định hiệu quả kinh tế của đầu tư theo chiều sâu hoặc hiệu quả kinh tế của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 2.9.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi ĐVHD Với cách tính hiệu quả kinh tế là H = Q/C dễ dàng nhận ra có hai nhóm yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đó là: Nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến tử số (Q) và nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến mẫu số (C). Nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến tử số (Q): Nhóm này thể hiện giá trị sản phẩm của một quá trình sản xuất, nó phụ thuộc vào hai yếu tố là giá bán và sản lượng hàng hoá sản xuất ra. - Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán như: thị phần của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, thời điểm bán sản phẩm, kênh tiêu thụ sản phẩm, quy cách, tính chất của sản phẩm, chiến lược của nhà sản xuất, thị hiếu người tiêu dùng, chính sách phát triển sản xuất của đất nước cũng như của các đối thủ cạnh tranh,... - Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm: Hình thức và rủi ro trong vậ._.hấy có tới 92% số hộ chăn nuôi tự chữa theo kinh nghiệm khi vật nuôi bị bệnh. Vì vậy, cần có nghiên cứu toàn diện về các giải pháp, quy trình phòng và chữa bệnh cho các loài vật nuôi hoang dã. Đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y hộ về đặc điểm, cách phòng và điều trị các bệnh của các loài chăn nuôi, đồng thời làm tốt công tác truyền thông về các bệnh của ĐVHD chăn nuôi, mối nguy hại của chúng sang người và gia súc khác. Tóm lại: Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ĐVHD của các hộ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nhiều yếu tố như thị trường, chính sách, khả năng mở rộng quy mô, vốn, giống, thức ăn, thời tiết, kỹ thuật nuôi, dịch bệnh… Trong đó các yếu tố thị trường, chính sách, khả năng mở rộng quy mô, vốn là các yếu tố gây khó khăn nhiều cho sự phát triển chăn nuôi ĐVHD ở các hộ. 4.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi ĐVHD ở các hộ điều tra 4.4.1 Đầu tư chi phí trong chăn nuôi ĐVHD giữa các loài vật nuôi Chi phí là một bộ phận quyết định chủ yếu đến hiệu quả sản xuất nói chung và hiệu quả kinh tế của nghề chăn nuôi ĐVHD nói riêng. Nếu kết quả thu được như nhau thì chi phí ít hơn có hiệu quả cao hơn. Vì vậy việc tập hợp chi phí sản xuất một cách đầy đủ và hợp lý sẽ giúp cho việc đánh giá hiệu quả được chính xác và sát thực. Bảng 4.9 Tập hợp chi phí chăn nuôi ĐVHD bình quân 1 hộ theo loài Chỉ tiêu Rắn Lợn rừng Kỳ Đà SL (tr.đồng) CC (%) SL (tr.đồng) CC (%) SL (tr.đồng) CC (%) Tổng chi phí 11,74 100 41,99 100 5,57 100 1. Mua con giống 6,54 55,71 28,51 67,90 3,77 67,68 2. Thức ăn 2,42 20,61 5,86 13,96 0,77 13,82 3. Thuốc thú y 0,36 3,07 0,88 2,10 0,05 0,90 4. Chi phí vật chất khác 0,16 1,36 0,50 1,19 0,05 0,90 5. Chi tiền điện nước 0,16 1,36 0,47 1,12 0,08 1,44 6. Trả lãi vốn vay 0,79 6,73 2,83 6,73 0,33 5,93 7. Công lao động 0,87 7,41 2,50 5,95 0,35 6,28 8. Khấu hao TSCĐ 0,44 3,75 0,44 1,05 0,17 3,05 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Qua bảng 4.9 và biểu đồ 4.3 cho thấy: Tổng chi phí cho chăn nuôi ĐVHD ở các loài có sự khác nhau, thể hiện tổng chi phí bình quân 1 hộ cho chăn nuôi rắn, chăn nuôi lợn rừng và chăn nuôi kỳ đà lần lượt là 11,74 triệu đồng; 41,99 triệu đồng và 5,57 triệu đồng. Trong đó chi phí mua con giống chiếm tỷ lệ cao nhất trên 55% tổng chi phí và được tăng dần theo loài từ 55,71% đối với rắn, 67,90% đối với lợn rừng và 67,68% đối với kỳ đà. Thức ăn là nguyên liệu không thể thiếu được trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi ĐVHD nói riêng, vật nuôi phải được ăn thì mới tồn tại và phát triển được. Mặt khác giá cả thức ăn lại phụ thuộc vào mùa vụ; như rắn, kỳ đà thức ăn là chuột thì mùa thu hoạch lúa, màu, chuột dễ bắt hơn và giá cả rẻ hơn còn mùa lúa con gái giá chuột thường đắt hơn do chuột có nhiều chỗ ẩn nấp khó bắt. Thức ăn dạng công nghiệp phụ thuộc vào giá cả trên thị trường vì vậy chi phí về thức ăn chiếm tỷ lệ cao thứ hai trong tổng chi phí đầu tư và cũng tăng dần theo loài với 13,82% ở kỳ đà, lợn rừng là 13,96% và 20,61% ở rắn. Thuốc thú y sử dụng trong chăn nuôi ĐVHD là những thuốc thông thường nên giá cả ít biến động và lượng sử dụng cũng chiếm tỷ lệ nhỏ. Biểu đồ 4.3 Cơ cấu chi phí theo loài vật nuôi Thời gian lao động đầu tư cho các loài rất khác nhau, chăn nuôi rắn là 462 ngày công, chăn nuôi lợn rừng là 208 ngày công, đến chăn nuôi kỳ đà là 58 ngày công và chủ yếu là lao động gia đình. Lao động thuê ngoài không có vì quy mô của người chăn nuôi chưa cần phải thuê lao động ngoài mà tận dụng lao động trong gia đình. Đặc biệt vì chăn nuôi ĐVHD là một loại hình đặc thù do vậy Nhà nước hiện vẫn đang khuyến khích các hộ gia đình nuôi để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm góp phần xoá đói, giảm nghèo do đó các hộ chăn nuôi chưa phải nộp thuế. 4.4.2 Kết quả sản xuất của hộ điều tra Qua bảng 4.10 ta thấy, giá trị sản xuất bình quân 1 hộ đối với hộ nuôi rắn, lợn rừng và kỳ đà tương ứng lần lượt là 86,05 triệu đồng; 104,97 triệu đồng và 15,14 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, thu nhập hỗn hợp bình quân của các hộ tương ứng là 74,74 triệu đồng; 65,04 triệu đồng và 9,75 triệu đồng. Tỷ lệ sản phẩm phụ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu tổng sản phẩm chăn nuôi rắn vì sản phẩm phụ ở đây là xác và da rắn lột, còn chăn nuôi lợn rừng và kỳ đà không có sản phẩm phụ. Qua đó cho thấy chăn nuôi các loài ĐVHD nói trên đều mang lại thu nhập hỗn hợp cao cho các hộ chăn nuôi, trong đó chăn nuôi rắn cao hơn chăn nuôi lợn rừng và kỳ đà. Từ đó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ đồng thời tạo điều kiện cho các ngành nghề khác phát triển theo như các dịch vụ về thức ăn, thuốc thú y, vận chuyển, xây dựng, chế biến. Bảng 4.10 Kết quả chăn nuôi ĐVHD của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Rắn Lợn rừng Kỳ đà Tổng số hộ điều tra Hộ 32 5 10 I. Tính tất cả các hộ điều tra 1. Khối lượng sản phẩm thu được - Sản phẩm chính Kg 6.102,53 2624,40 504,81 - Sản phẩm phụ Kg 49,61 0 0 2. Giá trị sản xuất Tr. đ 2753,58 524,88 151,44 3. Chi phí trung gian Tr. đ 347,84 197,45 52,20 4. Giá trị gia tăng Tr. đ 2.405,76 327,40 99,20 5. Thu nhập hỗn hợp Tr. đ 2.391,68 325,20 97,50 II. Tính bình quân 1 hộ điều tra 1. Giá trị sản xuất Tr. đ 86,05 104,97 15,14 2. Chi phí trung gian Tr. đ 10,87 39,49 5,22 3. Giá trị gia tăng Tr. đ 75,18 65,48 9,92 4. Thu nhập hỗn hợp Tr. đ 74,74 65,04 9,75 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2008 4.4.3 So sánh chăn nuôi ĐVHD giữa các vùng Chăn nuôi ĐVHD sinh sản nói chung và chăn nuôi sinh sản nhím nói riêng là một nghề khá mới mẻ. Do vậy, chăn nuôi nhím sinh sản cũng gặp không ít khó khăn vì trên thực tế chỉ có một số cơ quan khoa học của Nhà nước đầu tư nghiên cứu về các biện pháp phòng và trị bệnh nhưng với sự cần cù và sáng tạo của người dân đã biết mày mò đúc rút kinh nghiệm, bước đầu chăn nuôi nhím sinh sản thành công. * Tình hình đầu tư chi phí chăn nuôi nhím giữa các vùng Tình hình đầu tư chi phí cho chăn nuôi nhím sinh sản giữa vùng đồng bằng và vùng núi được thể hiện trong bảng 4.11. Do chăn nuôi sinh sản nên chỉ bỏ vốn mua con giống ban đầu, vì thế số tiền đầu tư không phải bỏ ra ngay một lúc mà chỉ dần hàng tháng những năm kế tiếp theo chủ yếu là chi tiền thức ăn và thuốc phòng. Nhưng giữa hai vùng có sự khác nhau về chi phí thức ăn, chi phí thú y, cụ thể chi phí thức ăn ở vùng đồng bằng cao hơn vùng núi là 0,47% tổng chi phí, điều này có thể được lý giải bằng việc chăn nuôi ở vùng miền núi tận dụng được nhiều thức ăn tự nhiên hơn vùng đồng bằng. Chi phí thú y ở vùng đồng bằng thấp hơn vùng miền núi là 0,09% tổng chi phí, nguyên nhân là do điều kiện ở vùng đồng bằng thích hợp cho sự phát triển hơn của động vật so với vùng miền núi nên vật nuôi ít bị bệnh hơn. Bảng 4.11 Tình hình đầu tư chi phí chăn nuôi nhím sinh sản giữa 2 vùng (Tính bình quân 1 hộ) Loại chi phí Vùng núi Đồng bằng Số lượng (triệu đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (triệu đồng) Cơ cấu (%) 1. Mua nhím giống 38,00 64,02 49,93 64,75 2. Khấu hao nhím bố mẹ 8,11 13,67 10,52 13,65 3. Thức ăn 7,77 13,09 10,46 13,56 4. Thuốc thú y 0,34 0,57 0,37 0,48 5. Chi phí vật chất khác 0,43 0,72 0,46 0,60 6. Chi tiền điện nước 0,63 1,06 0,67 0,87 7. Trả lãi vốn vay 2,71 4,56 3,09 4,01 8. Khấu hao TSCĐ 1,37 2,31 1,60 2,08 Tổng cộng 59,36 100 77,10 100 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2008 * Kết quả chăn nuôi nhím giữa các vùng Số liệu bảng 4.12 cho thấy: Giá trị sản xuất bình quân có sự khác nhau giữa 2 vùng, cụ thể ở vùng miền núi đạt 100,66 triệu đồng, ở vùng đồng bằng là 101,87 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí trung gian, thu nhập hỗn hợp bình quân hộ của vùng núi đạt 31,82 triệu đồng trong khi vùng đồng bằng chỉ đạt 12,65 triệu đồng, chênh lệch giữa vùng núi và vùng đồng bằng là 19,17 triệu đồng. Qua đó ta thấy được rằng, chăn nuôi nhím sinh sản ở vùng núi cho hiệu quả cao hơn ở vùng đồng bằng. Nguyên nhân của điều này là vùng núi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát triển chăn nuôi ĐVHD, mặt khác ở vùng núi các hộ có quy mô nuôi lớn hơn vùng đồng bằng, đây cũng là một trong những nguyên nhân của sự khác nhau đó. Bảng 4.12: Kết quả chăn nuôi nhím sinh sản của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Miền núi (1) Đồng bằng (2) So sánh (2) – (1) Tổng số hộ điều tra Hộ 5 8 I. Tính cho các hộ điều tra 1. Số đôi nhím bán đôi 32 48 16,0 2. Giá trị sản xuất Tr. đ 503,31 814,95 311,64 3. Chi phí trung gian Tr. đ 296,80 616,80 320,00 4. Giá trị gia tăng 206,50 198,16 - 8,34 5. Thu nhập hỗn hợp Tr. đ 159,10 101,20 - 57,90 II. Bình quân 1 hộ điều tra 1. Số đôi nhím bán đôi 6,4 6,0 - 0,4 2. Giá trị sản xuất Tr. đ 100,66 101,87 1,21 3. Chi phí trung gian Tr. đ 59,36 77,10 17,74 4. Giá trị gia tăng 41,30 24,77 - 16,53 5. Thu nhập hỗn hợp Tr. đ 31,82 12,65 - 19,17 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2008 So với việc chăn nuôi các loài vật nuôi thông thường khác thì chăn nuôi nhím là mô hình chăn nuôi cho thu nhập cao hơn hẳn, từ đây có thể phát triển nghề chăn nuôi nhím ở Hải Dương với quy mô ngày càng lớn, góp phần trong công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh. Nhận xét chung về hiệu quả kinh tế chăn nuôi ĐVHD Số liệu bảng 4.13 cho thấy giá trị sản xuất từ mô hình chăn nuôi ĐVHD đem lại bình quân là 76,89 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất của chăn nuôi lợn rừng cao nhất đạt 104,97 triệu đồng/hộ, giá trị sản xuất của chăn nuôi nhím là 101,40 triệu đồng/hộ, chỉ tiêu này của chăn nuôi rắn là 86,05 triệu đồng/hộ và chăn nuôi kỳ đà là 15,14 triệu đồng/hộ. So sánh 4 mô hình chăn nuôi qua các chỉ tiêu trong bảng 4.13 ta thấy hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi rắn đạt được cao nhất, cao hơn hẳn các mô hình còn lại không chỉ ở tất cả các chỉ tiêu. Bảng 4.13 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi ĐVHD (Tính bình quân 1 hộ điều tra) STT Chỉ tiêu ĐVT Rắn Lợn rừng Kỳ đà Nhím BQ 1 GO Tr. đ 86,05 104,97 15,14 101,40 76,89 2 IC Tr. đ 10,87 39,49 5,22 70,28 31,47 3 VA Tr. đ 75,18 65,48 9,92 31,13 45,43 4 MI Tr. đ 74,74 65,04 9,75 20,02 42,39 5 GO/IC Lần 7,92 2,66 2,90 1,44 3,73 6 VA/IC Lần 6,92 1,66 1,90 0,44 2,73 7 MI/IC Lần 6,88 1,65 1,87 0,28 2,67 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2008 Giá trị gia tăng của chăn nuôi rắn là 75,18 triệu đồng/hộ và thu nhập hỗn hợp là 74,74 triệu đồng/hộ. Các chỉ tiêu này tương ứng với chăn nuôi lợn rừng là 65,48 triệu đồng; 65,04 triệu đồng. Với chăn nuôi kỳ đà là 9,92 triệu đồng; 9,75 triệu đồng và chăn nuôi nhím là 31,13 triệu đồng; 20,02 triệu đồng. Qua các chỉ tiêu này ta thấy sự chênh lệch rõ ràng giữa 4 mô hình chăn nuôi. Tương tự với các chỉ tiêu GO/IC; VA/IC; MI/IC ta cũng thu được kết quả là giá trị của mô hình chăn nuôi rắn lớn nhất. Như vậy chăn nuôi rắn là mô hình mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Tuy nhiên, chăn nuôi rắn đòi hỏi phải có kinh nghiệm và cũng có khó khăn riêng nên tuỳ vào từng điều kiện cụ thể phát triển loài nuôi cho phù hợp. 4.6 Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi ĐVHD ở Hải Dương 4.6.1 Định hướng * Quan điểm chung Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp và nông thôn với kinh nghiệm và thành tựu đạt được, tỉnh Hải Dương chủ trương phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, từng bước thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông thôn, khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, đồng thời phát huy cao độ các nguồn lực về tự nhiên, kinh tế, xã hội, nguồn lao động, vốn của nông dân và vốn của Nhà nước, hộ hạ tầng hiện có nhằm phát triển nông nghiệp có hiệu quả và bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, tăng sản lượng, chất lượng nông sản, cung cấp cho tiêu dùng, chăn nuôi, chế biến và xuất khẩu với nhu cầu ngày càng tăng, cải thiện đời sống và bộ mặt nông thôn. * Quan điểm đối với phát triển chăn nuôi ĐVHD Phát huy tối đa tiềm năng về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động và kinh nghiệm chăn nuôi, phát triển toàn diện đa dạng chú trọng chăn nuôi các loài lợi thế, chuyển từ chăn nuôi phân tán mang tính tận dụng quy mô nhỏ sang chăn nuôi sản xuất hàng hoá với quy mô phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật và nhu cầu tiêu thụ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là công tác giống, thức ăn chăn nuôi, công tác thú y… để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ĐVHD dựa trên cầu về sản phẩm của thị trường theo hướng đa dạng hoá, đồng thời phải chú trọng các thị trường trọng điểm. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ĐVHD ở các hộ nông dân, tìm kiếm thị trường tiêu thụ đặc biệt là xuất khẩu. Phát huy lợi thế so sánh của vùng tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường để phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên các quan điểm trên phải được vận dụng một cách tổng hợp để xây dựng nên định hướng đúng và các giải pháp mang tính khả thi. 4.6.2 Một số giải pháp phát triển chăn nuôi ĐVHD ở tỉnh Hải Dương Để các hộ phát triển nghề chăn nuôi ĐVHD theo định hướng trên và cũng để giải quyết những khó khăn, đề tài đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp chủ yếu như giải pháp về chính sách, vốn và kỹ thuật, giải pháp về chính sách, về thị truờng,… Trong các giải pháp này thì giải pháp về thị trường, chính sách là có tính quyết định lớn đến phát triển nghề chăn nuôi ĐVHD mang tính đặc thù này. Tuy nhiên cần thực hiện đồng thời và thống nhất các giải pháp này, khi các giải pháp được thực hiện tốt thì kết quả và hiệu quả của nghề chăn nuôi ĐVHD được nâng cao, giải quyết được nhiều chỗ làm việc mới, thu nhập của người lao động được nâng lên và dần ổn định. Từ đó góp phần nâng cao mức sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương. Các giải pháp cụ thể như sau: 4.6.2.1 Tăng cường sử dụng công cụ luật Tăng cường yếu tố bảo vệ, phát triển chăn nuôi ĐVHD vào các chính sách hiện hành và sẽ ban hành của các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển ngành nghề ở nông thôn trong tỉnh và các chủ trương chính sách, kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Cụ thể hoá quy ước, xây dựng chế tài nghiêm minh, tăng cường thanh tra- kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD, đồng thời ban hành những chính sách khen thưởng, biểu dương những cơ sở thực hiện tốt bảo vệ ĐVHD. Quy định cụ thể về điều kiện gây nuôi các loài ĐVHD phù hợp với thực tế địa phương và quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ. Tạo ra cơ chế để gắn hữu cơ giữa việc quản lý bảo vệ tài nguyên, hạn chế khai thác trái phép; xây dựng chương trình khuyến khích gây nuôi; tổ chức hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân đang nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài ĐVHD đăng ký và thực hiện việc quản lý trại nuôi theo quy định của pháp luật; có chính sách phù hợp cho quản lý vận chuyển động vật gây nuôi; xây dựng hệ thống thông tin tới các huyện, xã để nắm được tình hình gây nuôi. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, ngăn chặn, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật những hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, nuôi, giết mổ, kinh doanh, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu trái phép các loài ĐVHD và sản phẩm, dẫn xuất của chúng trên địa bàn. 4.6.2.2 Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng dân cư, các cấp,các ngành trong công tác bảo vệ, phát triển chăn nuôi ĐVHD Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định của pháp luật trong việc quản lý ĐVHD (kể cả sản phẩm, dẫn xuất của chúng) và hoạt động gây nuôi ĐVHD đến người dân; vận động cán bộ, công chức và nhân dân không vi phạm pháp luật, không sử dụng các sản phẩm ĐVHD không có nguồn gốc hợp pháp. 4.6.2.3 Xác định các loài nuôi phù hợp với điều kiện từng gia đình, từng vùng Hiện nay cả tỉnh có khoảng 7 loài động vật chủ yếu chăn nuôi thương phẩm và có thể phát triển nhân giống sinh sản. Các loài được nghiên cứu ở trên đều có khả năng phát triển trên toàn bộ lãnh thổ, loài nhím có ưu thế phát triển ở vùng miền núi hơn vùng đồng bằng, cần tìm hiểu nghiên cứu phát triển các loài khác phù hợp với từng điều kiện cụ thể. 4.6.2.4 Đáp ứng nhu cầu vốn cho các hộ để mở rộng qui mô sản xuất Trong cơ chế thị trường nói chung, vốn được coi là chất bôi trơn cho các hoạt động kinh tế. Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại tỉnh Hải Dương, chúng tôi thấy nhu cầu về vốn của nhiều hộ chăn nuôi ĐVHD là rất bức xúc. Nhu cầu vốn cho thức ăn, xây dựng chuồng trại thì không cao nhưng chi phí về con giống lại rất cao đối với hộ nông dân. Do vậy giải pháp để cho hộ nuôi ĐVHD được vay vốn là rất cần thiết và hiệu quả cho phía ngân hàng. Tất nhiên trong số hộ chăn nuôi ĐVHD cũng chỉ có một số hộ có nhu cầu vay vốn để đầu tư thâm canh, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Một khó khăn chung của hộ chăn nuôi ĐVHD cũng nằm trong tình trạng chung của nông thôn là khả năng thế chấp của hộ khi hộ vay vốn. Đa số những người chăn nuôi ĐVHD là những nông dân thuần tuý xuất phát điểm của họ cũng như lợi nhuận sinh ra từ sản xuất không cao cho nên khả năng tích luỹ vốn thấp. Trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương và ngân hàng là cần có những nghiên cứu cụ thể nhằm tạo điều kiện cho người chăn nuôi ĐVHD được chủ động hơn về vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. 4.6.2.5 Đáp ứng nhu cầu con giống có chất lượng cao cho người sản xuất Trong chăn nuôi, giống được coi là tiền đề, thức ăn cơ bản. Vì vậy người chăn nuôi ở Hải Dương đều nhận thức rõ vai trò của yếu tố giống, trong điều kiện đã cho phép không nên cho lai cận huyết, việc chọn giống được coi là hàng đầu, con giống phải thích nghi mới bảo đảm sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao. Để quản lý tốt phả hệ động vật chăn nuôi, để loại bỏ việc săn bắt tự nhiên làm giống nuôi cần thực hiện một số biện pháp sau: Hướng dẫn nông dân hiểu rõ tầm nguy hại của việc lai tạp cùng máu, ghi chép lý lịch và đặc điểm của từng cá thể chăn nuôi; hình thành và cấp chứng chỉ các trại nuôi chuyên sản xuất giống; tăng cường công tác khuyến nông về chọn giống và quản lý giống. 4.6.2.6 Giải quyết tốt thị trường tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ là khâu quan trọng nhất của quá trình chăn nuôi ĐVHD. Người chăn nuôi cần luôn luôn nắm bắt thông tin giá cả, thị trường nhằm có được quyết định đúng đắn trong việc bán sản phẩm của mình. Mỗi hộ chăn nuôi cần xây dựng cho mình các quan hệ cần thiết với khách hàng, mối tiêu thụ, tiến tới hình thành một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng đây không chỉ là nhu cầu của phía người chăn nuôi mà cũng là nhu cầu của người tiêu dùng. Đối với thị trường xuất khẩu lợi thế cạnh tranh của Việt Nam còn rất hạn chế, đây chưa phải là thị trường có triển vọng. Tuy nhiên, với những kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi ĐVHD của người dân cũng như mối quan hệ đã tạo dựng với thị trường này thì việc tận dụng nó là cần thiết, nhất là khi giá sản phẩm trong nước thấp. Về phía chính quyền thì khâu quan trọng nhất cần hỗ trợ cho người dân thông tin. Như phần trên đã trình bày, do thị trường đầu ra thường xuyên biến động cho nên người chăn nuôi ĐVHD cần có thông tin để tự đưa ra kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hợp lý cho mình. 4.6.2.7 Xây dựng quy trình chăn nuôi thích hợp Quy trình hướng dẫn nông dân về tiêu chuẩn quy cách chuồng trại phù hợp với từng loài nuôi, từng điều kiện kinh tế của người nuôi và đặc điểm sinh thái của mỗi vùng để đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của CITES về gây nuôi và nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng của việc gây nuôi ĐVHD. Trung tâm khuyến nông tỉnh, các viện nghiên cứu, kết hợp các địa phương xây dựng quy trình chăn nuôi phù hợp cho từng loài, từng vùng sinh thái, theo từng hình thức nuôi thích hợp. Cần nghiên cứu toàn diện và đề xuất các giải pháp, quy trình phòng và chữa bệnh cho các loài gây nuôi. 4.6.2.8 Nghiên cứu và phát triển các loại thức ăn cho các loài gây nuôi Cần tiến hành nghiên cứu thành phần thức ăn cho các loài động vật gây nuôi, xây dựng quy trình sản xuất và chế biến thức ăn công nghiệp cho các loài để thay thế thức ăn tự nhiên, giới thiệu các loại thức ăn tổng hợp cho người nuôi. Ngoài việc tăng cường cung cấp thức ăn tổng hợp, thức ăn công nghiệp, vấn đề cung cấp các thức ăn cho động vật khai thác tự nhiên cần được kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh sự bất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. 4.6.2.9 Đào tạo nhân lực và thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực gây nuôi Hệ thống khuyến nông ở Hải Dương đã được thành lập, nhưng do những hạn chế về nhân lực và hộ vật chất và kỹ thuật nên hoạt động còn hạn chế. Hầu hết các cán bộ khuyến nông hiện nay không được đào tạo chuyên ngành về khuyến nông nên kiến thức và sự hiểu biết về khuyến nông và phát triển nông thôn của nhiều cán bộ còn hạn chế, ảnh hưởng tới chất lượng công việc. Trong thời gian vừa qua, một số cán bộ đã được tham dự các khoá đào tạo ngắn hạn về khuyến nông và các lĩnh vực có liên quan, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về đào tạo cán bộ. Do vậy, đào tạo cán bộ và xây dựng hệ thống khuyến nông nhằm chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi ĐVHD một cách hiệu quả là một vấn đề cần thiết. Các hoạt động chủ yếu cho giải pháp này là: Tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về khuyến nông và phát triển nông thôn cho các cán bộ của hệ thống khuyến nông. Đầu tư hộ vật chất, các thiết bị kỹ thuật cho cơ quan khuyến nông để tổ chức tốt các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Xây dựng hệ thống dịch vụ chăn nuôi thú y rộng khắp đến tận các hộ thôn xã, để người dân có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ và kỹ thuật. Tổ chức xây dựng thành công các mô hình trình diễn chăn nuôi ĐVHD để có thể nhân rộng ra các vùng sinh thái tương tự là biện pháp tốt để chuyển giao kỹ thuật cho người nông dân. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 1. Chăn nuôi ĐVHD là một ngành sản xuất có hiệu quả, trong điều kiện hiện nay chăn nuôi ĐVHD mang lại thu nhập cho người nông dân cao hơn so với chăn nuôi các loài vật nuôi thông thường khác, việc phát triển chăn nuôi các loài ĐVHD gắn liền với khai thác và sử dụng hợp lý với bảo vệ nguồn tài nguyên động vật là một trong những hướng khai thác bền vững đem lại nhiều lợi ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Đối với Hải Dương, phát triển chăn nuôi ĐVHD ở nông hộ có ý nghĩa kinh tế - xã hội hội to lớn nhằm khai thác tiềm năng và nguồn lực của tỉnh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân và tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nhiệp nông thôn. 2. Trong những năm qua, chăn nuôi ĐVHD của hộ nông dân ở Hải Dương đã có bước phát triển vững chắc cả về số lượng, chất lượng và hình thức chăn nuôi. Năm 2008 cả tỉnh có 231 hộ chăn nuôi ĐVHD, hầu hết các hộ đã đăng ký kinh doanh, tập trung chủ yếu ở các huyện Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách, Gia Lộc, Thanh Hà với 7 loài vật nuôi chủ yếu. 3. Qua nghiên cứu cho thấy các loài được chăn nuôi rắn, lợn rừng, nhím, kỳ đà đều cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó rắn và lợn rừng là các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao hơn các mô hình khác. 4. Nhiều vấn đề tồn tại ở đây cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi ĐVHD. Trong số các vấn đề mà người chăn nuôi quan tâm nhất vẫn nổi lên vấn đề thị trường, chính sách, khả năng mở rộng quy mô, vốn, giống… Đây cũng là căn cứ để các cấp có thẩm quyền tập trung hỗ trợ cho hộ. 5. Hải Dương là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển chăn nuôi ĐVHD. Để quản lý, bảo vệ ĐVHD cũng như phát triển chăn nuôi ĐVHD ở Hải Dương phải thực hiện đồng bộ các giải pháp kinh tế, kỹ thuật và tổ chức. Một số giải pháp chủ yếu là: (1) Tăng cường sử dụng công cụ luật; (2) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng dân cư, các cấp,các ngành trong công tác bảo vệ, phát triển chăn nuôi ĐVHD; (3) Xác định các loài nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng; (4) Người chăn nuôi cần xây dựng các quan hệ cần thiết với khách hàng, mối tiêu thụ, tiến tới hình thành một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, chính quyền cần hỗ trợ cho người dân thông tin; (5) Chính quyền địa phương và ngân hàng là cần hỗ trợ về vốn, tạo điều kiện cho người chăn nuôi ĐVHD được chủ động hơn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế; (6) Hướng dẫn nông dân hiểu rõ tầm nguy hại của việc lai tạp cùng máu, ghi chép lý lịch và đặc điểm của từng cá thể chăn nuôi; hình thành và cấp chứng chỉ các trại nuôi chuyên sản xuất giống; tăng cường công tác khuyến nông về chọn giống và quản lý giống; (7) Hướng dẫn nông dân về tiêu chuẩn quy cách chuồng trại phù hợp với từng loài nuôi, từng điều kiện kinh tế của người nuôi và đặc điểm sinh thái của mỗi vùng để đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của CITES về gây nuôi và nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng của việc gây nuôi ĐVHD; (8) Nghiên cứu và phát triển thức ăn cho các loài gây nuôi; (9) Đào tạo nhân lực và thông tin tuyên truyền trong lĩnh vực gây nuôi. Trong số những giải pháp được đưa ra trong đề tài chúng tôi cho rằng các giải pháp về thị trường, chính sách, vốn, giống trong chăn nuôi ĐVHD nếu được thực hiện tốt sẽ có tác động quan trọng đến việc phát triển nghề nuôi ĐVHD tại địa phương. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với Nhà nước Nhà nước cần hoàn thiện và triển khai các chính sách kích thích ngành nghề nông thôn phát triển, đặc biệt là chính sách hỗ trợ cho nghề mới - nghề chăn nuôi ĐVHD, đồng thời vấn đề xây dựng chính sách nên quan tâm tới khía cạnh khi chính sách đề ra phải sát với tình hình thực tế để người nông dân tiếp cận và thực hiện được những quy định đó. Cần có quan điểm đánh giá đúng về nghề chăn nuôi ĐVHD. Nếu có định hướng và quản lý tốt, đây có thể là một nghề kinh doanh rất có lợi thế cho phát triển kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo. Hiện nay, các chính sách chăn nuôi chưa có định hướng rõ ràng và chưa khuyến khích chăn nuôi, phát triển để tăng thu nhập, đặc biệt đối với cộng đồng có thu nhập thấp. Nên xây dựng một chính sách hoặc định hướng về vấn đề này, vừa để giúp cho việc quản lý, cũng như khuyến khích việc khai thác và sử dụng bền vững tiềm năng của đa dạng sinh học phục vụ đời sống và phát triển kinh tế. Cần có chính sách quản lý thông thoáng, đặc biệt là thủ tục xác nhận nguồn gốc gây nuôi cho những loài ĐVHD mà các hộ chăn nuôi đã chứng minh được là đã sinh sản qua 2- 3 thế hệ liên tiếp. Hiện nay, rất nhiều gia đình đã thành công trong việc cho sinh sản nhiều loài ĐVHD thế hệ F2 trong điều kiện nuôi nhốt, nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc đăng ký. Thủ tục vận chuyển và tiêu thụ động vật nuôi cũng phải được đơn giản hoá để khuyến khích phát triển. Đề nghị Nhà nước xây dựng chính sách giao cho các cơ quan nghiên cứu khoa học, nghiên cứu cụ thể tập tính, đặc tính sinh học cũng như quy trình chăn nuôi sinh sản những loài ĐVHD quý, hiếm. Để từ đó chuyển giao cho các hộ nông dân chăn nuôi, nhằm giải quyết việc làm đang dư thừa rất lớn trong khu vực nông thôn. Đề nghị Nhà nước xây dựng cơ chế thưởng cho những người cung cấp thông tin về việc khai thác ĐVHD trong tự nhiên, khuyến khích cộng đồng dân cư giám sát, phát hiện cung cấp tin cho các cơ quan chức năng ngăn chặn kịp thời tệ nạn khai thác tuỳ tiện động thực vật trong môi trường hoang dã. Cần hỗ trợ và ưu đãi lãi suất vốn vay đối với các hộ gia đình, các hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nàyvì chu kỳ sản xuất tương đối dài, lâu thu hồi vốn đồng thời rất thiếu vốn… Mặt khác, Nhà nước nên có tổ chức khuyến khích phát triển ngành nghề từ Trung ương xuống địa phương. 5.2.2 Đối với tỉnh Hải Dương Để đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của CITES về gây nuôi và nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng của việc gây nuôi ĐVHD, cần hướng dẫn nông dân về tiêu chuẩn quy cách chuồng trại phù hợp với từng loài nuôi, từng điều kiện kinh tế của người nuôi và đặc điểm sinh thái của mỗi vùng. Để quản lý tốt phả hệ động vật gây nuôi, loại bỏ việc săn bắt tự nhiên làm giống nuôi cần thực hiện một số biện pháp như: Hướng dẫn nông dân hiểu rõ tầm nguy hại của việc lai tạp cùng máu, ghi chép lý lịch và đặc điểm của từng cá thể gây nuôi; hình thành và cấp chứng chỉ các trại chuyên sản xuất giống; tăng cường công tác khuyến nông về chọn giống và quản lý giống. Cần tạo điều kiện để các hộ được tiếp cận với các quỹ hỗ trợ phát triển quốc gia. Tài trợ cho các hộ sản xuất, gây nuôi tiếp cận thị trường trong nước, tham gia khảo sát thị trường, học tập kinh nghiệm chăn nuôi, chế biến của các nước. Cần đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y hộ về đặc điểm, cách phòng và điều trị các bệnh của các loài gây nuôi; cần làm tốt công tác truyền thông về các bệnh của ĐVHD gây nuôi, mối nguy hại của chúng sang người và gia súc khác. Hướng dẫn cụ thể việc quản lý phả hệ động vật chăn nuôi, tăng cường kỹ thuật chọn giống và quản lý giống. Cần đầu tư nhiều hơn công tác nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi ĐVHD và nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý tốt nhất cho vật nuôi. 5.2.3 Đối với các hộ Thường xuyên tổ chức các đợt du lịch sinh thái, trong đó có việc tham quan các gia đình có mô hình chăn nuôi thành công, có thể đem lại nhiều lợi nhuận. Chăn nuôi ĐVHD là hoạt động kinh tế cần có những tính toán rõ ràng bằng các con số không thể chỉ bằng cảm quan như đa số hộ hiện nay vẫn đang làm. Do vậy, mỗi hộ chăn nuôi ĐVHD ngoài các biện pháp kỹ thuật thông thường thì cần có sổ sách ghi chép tính toán một cách đầy đủ. Đề nghị các hộ tích cực tham gia hợp tác trong chăn nuôi ĐVHD nhằm giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn. Tích cực tìm hiểu và mở rộng thị trường, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi để có được những sản phẩm chất lượng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Kim Chung (2007), “Thực trạng và các giải pháp kinh tế - quản lý chủ yếu phát triển bền vững nghề gây nuôi động thực vật hoang dã ở Việt Nam”, Tạp chí KHKT Nông nghiệp 2007, tập V, số 4. Đặng Huy Huỳnh, Báo cáo“Hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững”. Lê Đình Thắng (1993), “Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Báo cáo “Tình hình vi phạm quản lý động vật hoang dã”, Cục Kiểm lâm, 2009. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHKT09069.DOC
Tài liệu liên quan