Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam Canh trên địa bàn huyện Đan Phượng - Thành phố Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------&--------- NGUYỄN ĐĂNG THỰC CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAM CANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60.31.10 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU NGOAN HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nên trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố tron

doc156 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2918 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam Canh trên địa bàn huyện Đan Phượng - Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Đăng Thực LỜI CÁM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới các thầy, cô giáo Viện Sau đại học, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phân tích định lượng – trường Đại học Nông nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và làm đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan, người đã định hướng và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ủy ban nhân dân, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài Nguyên và Môi trường, Phòng Lao động TBXH huyện Đan Phượng. Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân các xã, các cán bộ, hộ nông dân đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện đề tài. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 200... Tác giả luận văn Nguyễn Đăng Thực MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU................................................................................ 1 1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài........................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................ 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................ 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................ 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................. 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................... 3 1.4. Thời gian nghiên cứu đề tài.......................................................... 3 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................... 4 2.1. Một số vấn đề lý luận chủ yếu ..................................................... 4 2.1.1. Lý thuyết về sự phát triển........................................................... 4 2.1.1.1. Một số quan điểm về phát triển................................................. 4 2.1.1.2. Một số lý luận về tăng trưởng và phát triển kinh tế.................. 4 2.1.1.3. Phát triển bền vững................................................................... 8 2.1.2. Phát triển sản xuất và sản xuất hàng hoá là sự tất yếu của nền kinh tế thị trường........................................................................... 10 2.1.3. Phát triển sản xuất cam Canh và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.................................................... 13 2.1.4. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hoá.............. 15 2.2 Cơ sở thực tiễn............................................................................... 19 2.2.1. Thực tế sản xuất cây ăn quả ở nước ta...................................... 19 2.2.1.1. Xu hướng phát triển sản xuất.................................................... 19 2.2.1.2. Tình hình thị trường trong nước.................................................... 22 2.2.1.3. Tác động của chi tiêu và giá đối với cầu của quả..................... 24 2.2.1.4. Xuất khẩu................................................................................... 25 2.2.1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt tại Việt Nam.............. 27 2.2.2. Kinh nghiệm các nước trong khu vực và trên thế giới về phát triển cây cam quýt................................................................................. 38 2.2.2.1. Kinh nghiệm chung................................................................... 38 2.2.2.2. Kinh nghiệm một số nước.......................................................... 39 PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................................... 43 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng............ 43 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên....................................................................... 43 3.1.1.1. Đặc điểm địa lý........................................................................ 43 3.1.1.2. Thời tiết khí hậu........................................................................ 43 3.1.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng................................................................ 46 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội............................................................ 46 3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai......................................................... 46 3.1.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động............................................. 52 3.1.2.3. Hiện trạng kết cấu hạ tầng........................................................ 54 3.1.2.4. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện........... 57 3.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................. 57 3.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế................................................... 57 3.2.2. Phương pháp chuyên gia - chuyên khảo................................... 58 3.2.3. Phương pháp PRA...................................................................... 59 3.2.4. Phương pháp phân tích ma trận SWOT................................... 59 3.2.5. Nguồn số liệu............................................................................... 60 3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu........................................................ 61 3.3.1. Chỉ tiêu phản ánh về phát triển sản xuất................................... 61 3.3.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả.......................................................... 61 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................ 65 4.1. Thực trạng phát triển cây cam Canh trên địa bàn huyện Đan Phượng.................................................................................................. 65 4.1.1. Cơ cấu cây cam Canh trong ngành trồng trọt của huyện.......... 65 4.1.2. Thực trạng sản xuất cây Cam Canh........................................... 67 4.1.3. Thực trạng công tác bảo quản, chế biến sản phẩm................... 79 4.1.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm...................................................... 80 4.1.5. Hiệu quả kinh tế của cây cam Canh.......................................... 88 4.1.6. Ứng dụng phân tích SWOT trong phát triển sản xuất cam Canh trên địa bàn huyện...................................................................... 96 4.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển sản xuất cây cam Canh của huyện Đan Phượng........................................................................ 98 4.2.1. Căn cứ đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển..................... 98 4.2.2.Định hướng và mục tiêu phát triển............................................. 101 4.2.2.1. Định hướng phát triển............................................................... 101 4.2.2.2. Mục tiêu phát triển.................................................................... 102 4.3. Những giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cây cam Canh của huyện Đan Phượng............................... 104 4.3.1. Quy hoạch phát triển sản xuất................................................... 104 4.3.2. Tổ chức đầu tư thâm canh.......................................................... 116 4.3.3. Giải pháp về vốn.......................................................................... 118 4.3.4. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm.................................................. 121 4.3.4.1. Duy trì và mở rộng thị trường.................................................. 121 4.3.4.2. Hoàn thiện mạng lưới dịch vụ tiêu thụ sản phẩm..................... 122 4.3.4.3. Giải pháp liên quan đến sản phẩm........................................... 122 4.3.4.4. Đầu tư công nghệ bảo quản chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm........................................................................................ 124 4.3.4.5. Tăng cường các hoạt động giao tiếp và khuyếch trương.......... 125 4.3.4.6. Đối với người sản xuất.............................................................. 125 4.3.4.7. Tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước......................................... 126 4.3.5. Một số giải pháp khác................................................................. 127 4.4. Một số dự kiến về kết quả phát triển cây Cam Canh trên địa bàn huyện Đan Phượng....................................................................... 130 4.4.1. Hiệu quả kinh tế.......................................................................... 130 4.4.2. Hiệu quả xã hội........................................................................... 133 4.4.3. Hiệu quả môi trường – sinh thái................................................ 134 PHẦN V: KẾT LUẬN......................................................................... 136 5.1. Kết luận ......................................................................................... 136 5.2. Đề xuất - kiến nghị......................................................................... 137 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tỷ lệ tiêu thụ đối với từng sản phẩm theo vùng (%).............. 22 Bảng 2.2: Độ co giãn chi tiêu đối với quả.............................................. 25 Bảng 2.3: Hệ số co giãn của cầu đối với giá.......................................... 25 Bảng 2.4: Diện tích cam quýt cho sản phẩm phân theo vùng, miền...... 35 Bảng 2.5: Năng suất cam quýt phân theo vùng, miền............................ 36 Bảng 2.6: Sản lượng cam quýt phân theo vùng, miền........................... 37 Bảng 3.1: Tình hình nhiệt độ, số giờ nắng, lượng mưa và độ ẩm trên địa bàn huyện 3 năm 2005 – 2007......................................................... 45 Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Đan Phượng 3 năm 2006 – 2008............................................................................................ 48 Bảng 3.3: Các loại đất của huyện Đan Phượng..................................... 49 Bảng 3.4: Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện 3 năm 2006 – 2008........................................................................................................ 53 Bảng 3.5: Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện qua các năm........... 57 Bảng 4.1: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt huyện Đan Phượng 3 năm 2006 – 2008................................................................................ 66 Bảng 4.2: Diện tích, sản lượng các loại cây ăn quả chính ở Đan Phượng.................................................................................................... 69 Bảng 4.3 : Thông tin chung về hộ điều tra năm 2008............................. 70 Bảng 4.4: Mức đầu tư chi phí cho sản xuất cam Canh trên 1 ha.......... 74 Bảng 4.5: Một số sâu, bệnh hại chính trên cây Cam Canh .................. 77 Bảng 4.6: Hình thức tiêu thụ sản phẩm Cam Canh của các hộ tại huyện Đan Phượng năm 2008................................................................ 81 Bảng 4.7: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cam Canh trên 1 ha năm 2008......................................................................................................................... 90 Bảng 4.8: Giá trị hiện tại ròng (NPV) đối với cây cam Canh tính bình quân cho 1 ha........................................................................................ 92 Bảng 4.9: So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất cam Canh và Bưởi Diễn trên 1 ha................................................................................................. 94 Bảng 4.10: Phân tích ma trận SWOT trong phát triển sản xuất cam Canh trên địa bàn huyện Đan Phượng................................................... 97 Bảng 4.11: Dự báo dân số, lao động huyện Đan Phượng đến năm 2020......... 99 Bảng 4.12: Dự báo nhu cầu thực phẩm của thành phố Hà Nội.............. 100 Bảng 4.13: Dự báo mức nhập khẩu cam quýt........................................ 100 Bảng 4.14: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp toàn huyện đến năm 2010........................................................................................................ 106 Bảng 4.15: Dự kiến nguồn vốn và phân kỳ đầu tư................................ 120 Bảng 4.16: Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả trên địa bàn huyện Đan Phượng đến năm 2015................................................... 132 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Diện tích trồng cây ăn quả của Việt Nam thời kỳ 1999 – 2005........................................................................................................ 20 Hình 2.2: Biến động diện tích một số cây ăn quả (ha)........................... 20 Hình 2.3: Tỷ suất hàng hóa năm 2002 (%)............................................. 22 Hình 2.4: Tiêu thụ quả theo vùng........................................................... 24 Hình 2.5: Mức tiêu thụ quả phân theo nhóm chỉ tiêu............................. 24 Hình 2.6: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 1991 – 2004 (nghìn USD)........................................................................................... 26 Hình 2.7: Thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam năm 2000 và 2004................................................................................................... 26 Hình 2.8: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc............................................................................................. 27 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Cây ăn quả nói chung và cây cam Canh (cam đường Canh là một giống quýt nhưng nhân dân ta vẫn quen gọi là cam, quýt có tên khoa học là Citrus reticulata) [14] nói riêng là loại cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao, đang được xem là đối tượng quan trọng nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước ta thì mục tiêu ăn no không còn là vấn đề lớn; mà vấn đề ăn ngon, đảm bảo sức khoẻ đang là vấn đề quan tâm của người tiêu dùng. Vì vậy, các sản phẩm về quả ngày càng được sử dụng nhiều trong các bữa ăn của các gia đình. Với một nước có dân số lớn như nước ta thì nhu cầu về cả số lượng, chủng loại quả là rất lớn. Đặc biệt là các loại quả có chất lượng cao như cam Canh (trong các loại cây ăn quả có múi thì giá trị hàng hoá của cam quýt cao hơn, do màu sắc trái cây và vị ngọt hấp dẫn, lượng sinh tố dồi dào [11]. Hàm lượng Vitamin A trong cam tới 0,465mg/100 g thịt quả, hơn hẳn nhiều loại khác như chuối 0,225mg, dứa 0,035mg, bơ 0,205 mg, ổi 0,075 mg, na 0,005 mg, sầu riêng 0,01 mg; Hàm lượng Vitamin B1 trong cam 0,09 mg, chuối 0,03 mg, xoài 0,06 mg, dứa 0,06 mg; Vitamin C trong cam 0,42 mg, chuối 0,14 mg, xoài 0,36 mg, dứa 0,22 mg, bơ 0,08 mg) phục vụ các vùng tập trung dân cư đông và có mức sống cao như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ... Điều đó đã đặt ra cho ngành sản xuất hoa quả của nước ta phải phát triển mạnh hơn, không những chỉ nhằm phục vụ nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Quả cam quýt dùng để ăn tươi, làm mứt, chế biến đồ hộp giải khát. Sản phẩm cam quýt còn được dùng nhiều trong y học cổ truyền, trong công nghiệp thực phẩm, hoá mỹ phẩm... Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có nhiều vùng tiểu khí hậu thích hợp cho phát triển sản xuất nhiều loại cây ăn quả trong đó có cây cam Canh cho năng suất cao, chất lượng tốt nếu có hướng đầu tư và kỹ thuật tốt. Huyện Đan Phượng - thành phố Hà Nội nằm trong vành đai thực phẩm phục vụ nhu cầu của thủ đô Hà Nội là một huyện thuộc Đồng bằng châu thổ Sông Hồng, có nhiều tiềm năng để phát triển những cây ăn quả cao cấp, trong đó có cây cam Canh thể hiện ở điều kiện về đất đai, khí hậu thích hợp (chất đất, khí hậu tương tự như vùng Canh - huyện Từ Liêm là quê hương của cây canh Canh), có lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào, có trình độ tương đối cao. Đan Phượng lại là huyện nằm ở cửa ngõ thủ đô Hà Nội, nơi tập trung dân cư là thị trường tiêu thụ rất tốt, Hà Nội là nơi tập trung các trung tâm nghiên cứu khoa học, khu công nghiệp tập trung sẽ thuận tiện cho việc học tập, trao đổi về kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; đồng thời cũng sẽ thuận lợi cho việc bảo quản, chế biến sản phẩm nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm. Ngoài ra, trong những năm gần đây cây cam Canh còn được sử dụng để làm cảnh thay cho cây Quất ngày Tết cho giá trị kinh tế rất cao. Thực tế, những năm gần đây trên địa bàn huyện Đan Phượng đã hình thành một số loại cây ăn quả như Nhãn, Bưởi Diễn... Tuy nhiên, so với các loại cây ăn quả trên thì cam Canh có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn đang là hướng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp của huyện trong thời gian tới. Nhưng để phát triển cây cam Canh đúng định hướng, có hiệu quả và bền vững cần giải quyết một số vấn đề đặt ra về qui hoạch sản xuất, về biện pháp kinh tế - kĩ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cam Canh, về thị trường... Vì những lý do trên tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp phát triển sản xuất cây cam Canh trên địa bàn huyện Đan Phượng - thành phố Hà Nội”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cây cam Canh hợp lý và bền vững trên địa bàn huyện Đan Phượng - thành phố Hà Nội. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chủ yếu về phát triển sản xuất cây cam Canh. Đánh giá thực trạng sản xuất cây cam Canh và xác định tiềm năng phát triển sản xuất cây cam Canh trên địa bàn huyện Đan Phượng - thành phố Hà Nội. Đưa ra những giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm tiếp tục phát triển sản xuất cây cam Canh một cách hợp lý trên địa bàn huyện Đan Phượng - thành phố Hà Nội. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề kinh tế - kỹ thuật trong phát triển sản xuất cây cam Canh trên địa bàn huyện Đan Phượng - thành phố Hà Nội. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tại một số xã đại diện về trồng cây cam Canh trên địa bàn huyện Đan Phượng - thành phố Hà Nội trong thời gian 3 năm (2006 - 2008), tập trung những giải pháp phát triển sản xuất cây cam Canh phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và định hướng của huyện. 1.4. Thời gian nghiên cứu đề tài Từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009. PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Một số vấn đề lý luận chủ yếu 2.1.1. Lý thuyết về sự phát triển 2.1.1.1. Một số quan điểm về phát triển Phát triển là một quá trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi những chuyển biến có mối quan hệ hữu cơ qua lại. Sự tồn tại và phát triển của xã hội hôm nay là sự kế thừa có chọn lọc những di sản của quá khứ. Những năm gần đây nhiều tác giả đã đưa ra những lý thuyết khác nhau về sự phát triển. Theo Gerard Crellet thì “Phát triển là quá trình một xã hội đạt đến thoả mãn các nhu cầu mà xã hội đó coi là cơ bản” [7]. Tác giả Raaman Weitz cho rằng “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội”. Với Ngân hàng Thế giới, phát triển với ý nghĩa rộng hơn bao gồm những thuộc tính có liên quan đến hệ thống giá trị của con người đó là: “Sự bình đẳng hơn về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do công dân...”. Tóm lại, tuy có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nhưng có thể hiểu phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ đâu đều thoả mãn các nhu cầu sống của mình, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có môi trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con người và được đảm bảo an ninh, an toàn, không có bạo lực, không có chiến tranh. Nói cách khác phát triển là việc nâng cao hạnh phúc của người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình đẳng về cơ hội; đảm bảo các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển. 2.1.1.2. Một số lý luận về tăng trưởng và phát triển kinh tế + Trường phái cơ cấu: Thập niên 1940, giới nghiên cứu kinh tế học ở Mỹ Latinh cho rằng lý thuyết thương mại tự do để phát huy lợi thế so sánh cho phát triển kinh tế theo lý luận của David Ricacdo không còn phù hợp nữa. Các nhà kinh tế Mỹ La tinh chủ trương rằng: muốn phát triển kinh tế thì phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực sơ khai (nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác khoáng sản) và tăng dần tỷ trọng của khu vực chế tạo và khu vực dịch vụ. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đó, công nghệ là thiết yếu và phát triển kinh tế cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Trường phái cơ cấu kinh tế còn cho rằng quan hệ kinh tế quốc tế (thập niên 1940 đến 1960) là quan hệ các nước đang phát triển cung cấp nguyên liệu thô, còn các nước phát triển cung cấp hàng hoá chế tạo. Vì vậy các nước đang phát triển muốn phát triển nền công nghiệp trong nước phải dựa vào nhu cầu trong nước. Kết quả của lý thuyết nói trên về phát triển kinh tế đã làm ra đời chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu được áp dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển từ thập niên 1950. + Mô hình tăng trưởng tuyến tính nhiều giai đoạn: Từ thành công của kế hoạch Marshall sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà kinh tế học phát triển ở các nước đang phát triển cho rằng các nước đang phát triển có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế nếu họ nhận được nhiều vốn và nếu Nhà nước can thiệp hợp lý. Nhân vật tiêu biểu cho các nhà kinh tế này là Walt W.Rostow. Rostow cho rằng để trở thành một nước công nghiệp tiên tiến cần phải trải qua các giai đoạn: (1) Xã hội truyền thống: Giai đoạn này sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, năng suất lao động thấp (2) Chuẩn bị các tiền đề để cất cánh: Ở giai đoạn này hai khu vực kinh tế nông nghiệp truyền thống và kinh tế tư bản chủ nghĩa tồn tại song song; lực lượng lao động được phân bố lại, thị trường phát triển và mở rộng. (3) Cất cánh: Phát triển mạnh cơ cấu hạ tầng, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc phát triển. Trong xã hội xuất hiện nhiều nhân tố có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. (4) Trưởng thành: Nền kinh tế bước sang giai đoạn phát triển, cơ cấu xã hội thay đổi. Mức đầu tư trong sản phẩm quốc dân ròng chiếm từ 10 - 20%. Ngành công nghiệp đã bước sang giai đoạn “trưởng thành” hiện đại. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Các chủ tư bản tham gia vào công việc quản lý kinh tế Nhà nước, điều khiển sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. (5) Chuyển sang xã hội tiêu dùng quy mô lớn: Giai đoạn này công nghiệp đã phát triển cao, kinh tế xã hội đã đạt đến mức phát triển, các nhu cầu của con người đã được đáp ứng đầy đủ. Các nước đang phát triển ở vào giai đoạn thứ nhất và thứ hai. Muốn cất cánh các nước đang phát triển còn phải thoả mãn ba điều kiện, đó là: tăng tỷ lệ đầu tư lên không dưới 10% thu nhập quốc dân thông qua tăng tỷ lệ để dành hoặc nhận viện trở của nước ngoài, có một hoặc một số ngành chế tạo tăng trưởng nhanh chóng và có một khung chính trị, xã hội, thể chế cho phép ngành kinh tế hiện đại phát triển. Rostow nhấn mạnh tốc độ phát triển mà không đề cập đến cơ cấu ngành. Do đó, lý luận của Rostow hàm ý phát triển kinh tế chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. + Lý thuyết về sự phụ thuộc: Trong thập niên 1960 và 1970, các nhà kinh tế học Marxist mới đã cho rằng các nước đang phát triển thường phụ thuộc vào các nước phát triển và bị bóc lột. Ngay trong một nước đang phát triển có thể có tầng lớp thống trị (bao gồm chính trị gia, quân nhân...) có quan hệ khăng khít với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế bóc lột tầng lớp lao động trong nước. Vì vậy, các nước đang phát triển không nên đi theo con đường tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế và không nên quan hệ kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa. Chủ trương này hàm ý phát triển kinh tế với nền kinh tế đóng của và tự cấp tự túc. + Các lý luận kinh tế học tân cổ điển: Vào thập niên 1980 kinh tế học tân cổ điển chủ trương rằng muốn phát triển kinh tế, các nước đang phát triển phải dựa vào thị trường chứ không phải sự cạn thiệp của nhà nước. Nói cách khác họ đề cao phát triển kinh tế thân thiện với thị trường, tư nhân hoá, tự do hoá thương mại, giảm đầu tư công cộng như một cách để giảm sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, tự do hoá thương mại và tự do tài khoản vốn...Một chương trình tổng hợp những biện pháp như vậy được gọi là Đồng thuận Washington. Lý luận tân cổ điển về phát triển kinh tế này được các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ Quốc tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới tán thành [24]. - Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế: Tăng trưởng và phát triển đôi khi được coi là đồng nghĩa, nhưng thực ra chúng có liên quan với nhau và có những nội dung khác nhau. Theo nghĩa chung nhất, tăng trưởng là nhiều sản phẩm hơn, còn phát triển không những nhiều sản phẩm hơn mà còn phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù hợp về cơ cấu và phân bố của cải [12]. Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Quy mô của một nền kinh tế được thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP). Tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). Tổng sản phẩm quốc gia hay tổng sản phẩm quốc dân là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân của một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm) [17]. Tổng sản phẩm quốc dân = Tổng sản phẩm quốc nội + thu nhập ròng. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy, ở một số quốc gia mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ. Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ...) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn [24]. 2.1.1.3. Phát triển bền vững Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn thế giới” công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế (IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Năm 1984, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã uỷ nhiệm cho bà Gro Harlem Brundtland, khi đó là Thủ tướng Na Uy quyền thành lập và làm Chủ tịch Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED), nay còn được biết với tên Uỷ ban Brundland. Năm 1987, hoạt động của Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới trở nên nóng bỏng khi xuất bản báo cáo có tựa đề “Tương lai của chúng ta”, ngoài ra còn được gọi là báo cáo Brundland. Bản báo cáo này lần đầu tiên công bố chính thức thuật ngữ “Phát triển bền vững”, sự định nghĩa cũng như cách nhìn mới về cách hoạch định các chiến lược phát triển lâu dài. Theo Brundland: “Phát triển bền vững là phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo, tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục được mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, giữa các thế hệ. Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để áp dụng khái niệm phát triển bền vững. Để đạt được phát triển bền vững cần phải đạt được đồng thời 3 điều kiện: - Phát triển có hiệu quả kinh tế. - Phát triển hài hoà các mặt của xã hội, trình độ sống của các tầng lớp dân cư. - Cải thiện môi trường sinh thái bảo đảm phát triển lâu dài, vững chắc cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Như vậy, khái niệm “Phát triển bền vững” được đề cập trong báo cáo Brundland với một nội hàm rộng, nó không chỉ là những nỗ lực nhằm hoà giải kinh tế và môi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Nội dung khái niệm còn bao hàm những khía cạnh chính trị xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội. Với ý nghĩa này nó được xem là “Tiếng chuông” hay nói cách khác là “Tấm biển hiệu” cảnh báo hành vi của loài người trong thế giới đương đại [24]. 2.1.2. Phát triển sản xuất và sản xuất hàng hoá là sự tất yếu của nền kinh tế thị trường Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và có thể dùng để trao đổi với hàng hoá khác. Hàng hoá là một phạm trù kinh tế phản ánh những mối quan hệ xã hội giữa người sản xuất và trao đổi hàng hoá. Sản phẩm lao động mang hình thái hàng hoá khi nó trở thành đối tượng mua bán trên thị trường. Hàn._.g hoá có thể ở dạng hữu hình và ở dạng phi vật thể [5]. Quá trình sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn là quá trình chuyển hoá nền kinh tế mang nặng tính tự cấp tự túc thành nền kinh tế hàng hoá mà đỉnh cao là kinh tế thị trường. Kinh tế hàng hoá không phải là một hình thái kinh tế xã hội riêng biệt trong lịch sử, mà kinh tế hàng hoá là phương thức phát triển kinh tế chung của loài người, của nhiều phương thức sản xuất là một bước tiến của lịch sử. Ngày nay nhân loại chưa biết đến phương thức kinh tế nào tiến bộ hơn kinh tế hàng hoá. Nội dung của phát triển sản xuất hàng hóa: - Phát triển sản xuất hàng hóa toàn diện, chuyên môn hóa là phát triển một cách hợp lý nền hay vùng kinh tế hàng hóa toàn diện, đa dạng. Thực hiện chuyên môn hóa gắn với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội. - Phát triển sản xuất hàng có giá trị kinh tế cao, an toàn về sử dụng và sạch về môi trường sinh thái. - Phát triển vùng sản xuất hàng hóa mạnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Dưới sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ đã tạo điều kiện để sản xuất hàng hóa từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu là chủ yếu, tạo ra hàng hóa có chất lượng cao và giá thành ngày càng hợp lý. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng làm cho thu nhập của dân cư tăng lên dẫn đến cơ cấu, chất lượng, số lượng hàng hóa của người tiêu dùng ngày một tăng làm cho sự cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường ngày càng khó khăn, gay gắt. Trong hoàn cảnh đó, nội dung chủ yếu có ý nghĩa quyết định của sự phát triển kinh tế hàng hóa là sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, giá thành ngày càng hợp lý tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa. Tóm lại, nội dung cơ bản của phát triển sản xuất hàng hóa nói chung, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa nói riêng là phát triển toàn diện, chuyên môn hóa và tỷ suất hàng hóa ngày càng cao, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị kinh tế cao, an toàn và sạch về môi trường sinh thái. Kinh tế hàng hoá có những ưu thế sau: Xét theo nấc thang tiến hoá của lịch sử phát triển các phương thức sản xuất, kinh tế hàng hoá là một hình thức phát triển của lực lượng sản xuất hơn hẳn xã hội tự cấp tự túc. Đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hoá là sản xuất để trao đổi thông qua mua bán, sản xuất cho người khác cho xã hội. Lao động sản xuất hàng hoá mang tính xã hội cao: phân công lao động xã hội phát triển thông qua mối quan hệ bình đẳng giữa người mua và người bán. Ưu thế của kinh tế hàng hoá còn thể hiện ở chỗ đẩy mạnh sự phân công lao động xã hội trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng người, từng đơn vị kinh tế, từng địa phương, từng quốc gia trong quan hệ phân công lao động quốc tế. Kinh tế hàng hoá và các quy luật vận động của nó làm cho năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, có ý nghĩa sống còn đối với mọi người sản xuất kinh doanh. Kinh tế hàng hoá thúc đẩy quan hệ hợp tác, liên kết và cạnh tranh giữa các đơn vị kinh tế trong khuôn khổ pháp luật, buộc người sản xuất phải tuân theo sự lựa chọn của người tiêu dùng thay cho sự điều chỉnh bằng mệnh lệnh hành chính [28]. Sản xuất hàng hoá là quy luật khách quan của đa số hình thái kinh tế, phản ánh trình độ phát triển sản xuất và phân công lao động càng sâu sắc thì sản xuất hàng hoá càng phát triển, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội phù hợp. Việc duy trì hay thay đổi về cơ cấu trong nông nghiệp không phải là mục tiêu mà là phương thức cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, mọi sự duy trì quá lâu hay thay đổi quá nhanh cơ cấu kinh tế mà không tính đến thay đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đều gây ra những thiệt hại về kinh tế. Kinh tế học đã khẳng định: khi tồn tại nền kinh tế thị trường thì cũng tồn tại nền sản xuất hàng hoá. Vậy sản xuất hàng hoá đó là việc sản xuất ra những sản phẩm với mục đích đem bán để thu về giá trị của nó và có giá trị thặng dư để tái sản xuất mở rộng. Nền kinh tế thị trường ra đời làm nảy sinh quy luật cung - cầu trên thị trường và toàn xã hội, đối với sản xuất nông nghiệp thì khả năng cung ra các sản phẩm như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu chế biến, còn cầu của nông dân là sản phẩm công nghiệp như hàng hoá tiêu dùng, vật tư nông nghiệp. Chính vì thế, nông hộ muốn thoả mãn nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng như tái sản xuất thì buộc họ phải có sản phẩm đem bán, hiệu quả của sản xuất hàng hoá được đặt lên hàng đầu và sản xuất hàng hoá là một tất yếu. Sản xuất hàng hoá nông nghiệp càng phát triển thì thu nhập của người nông dân càng được nâng cao, thị trường nông sản lưu thông sẽ làm tăng giá trị của các nông sản phẩm, từng bước đưa đời sống của người nông dân tốt hơn. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá là hướng đi đúng đắn giúp người nông dân có thu nhập cao và đem lại sự ổn định cho nông thôn, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. 2.1.3. Phát triển sản xuất cam Canh và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên (tăng tiến) về mọi mặt của quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về mặt cơ cấu. Phát triển sản xuất bao gồm phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Phát triển theo chiều rộng như việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị (sản phẩm hàng hóa) muốn vậy ta phải tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư thêm về giống, khoa học kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật, tăng cường đội ngũ lao động. Phát triển theo chiều sâu như việc tăng đầu tư thâm canh, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời giá thành của sản phẩm ngày càng hợp lý, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thị trường trong nước tương lai hướng tới xuất khẩu, thu hút được nhiều việc làm cho người lao động (chú ý đến đội ngũ lao động có trình độ), chống suy thoái các nguồn tài nguyên, đảm bảo phát triển bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn tạo ra sự tăng trưởng và tích luỹ từ nông nghiệp nông thôn; góp phần ổn định chính trị - xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cư dân nông thôn nói chung và trực tiếp giải quyết tại chỗ vấn đề đói nghèo, giảm nghèo nhanh, thiết thực và hiệu quả. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cần lưu ý chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ; đảm bảo tính cân đối hài hoà giữa trồng trọt và chăn nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Cam Canh là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi người sản xuất đầu tư một lượng vốn khá lớn và kỹ thuật chăm sóc cao hơn một số cây ăn quả khác. Vì vậy, việc phát triển sản xuất cam Canh sẽ đưa giá trị của ngành nông nghiệp tăng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về loại quả chất lượng cao của người tiêu dùng; dẫn đến cơ cấu chuyển kinh tế trong nông nghiệp là tỷ trọng các nông sản có giá trị cao, tỷ trọng hàng hoá lớn tăng lên. Việc chuyển dịch một số diện tích cây trồng có năng suất, chất lượng thấp sang trồng cây ăn quả như cam Canh sẽ tạo ra những vùng chuyên môn sản xuất hàng hoá, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân nông thôn, tăng thu nhập cho người nông dân. Từ đó thúc đẩy kinh tế hàng hoá (kinh tế thị trường) phát triển ở khu vực nông thôn. Phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung, cây cam Canh nói riêng góp phần làm cho ngành công nghiệp chế biến phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho một phần lao động nông nghiệp dôi dư ở khu vực nông thôn trở thành công nhân, thực hiện chủ trương chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm công nghiệp của Đảng và Nhà nước; đồng thời cung cấp nguồn quả nhanh, chất lượng, quanh năm cho nhân dân. Phát triển sản xuất cam Canh còn góp phần tạo cảnh quan, môi trường sinh thái thúc đẩy ngành du lịch dịch vụ nông nghiệp phát triển như tham quan mô hình, du lịch miệt vườn, nghỉ dưỡng… Việc phát triển sản xuất cam Canh còn thúc đẩy việc tìm tòi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tóm lại, việc phát triển cây ăn quả nói chung và cam Canh nói riêng đã góp phần tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động và là một hướng giảm nghèo hiệu quả. Các cơ sở kinh tế và dân sinh được hình thành, nâng cấp khi hình thành những khu vực sản xuất hàng hoá như đường giao thông, điện, thông tin... Qua đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Phát triển cây ăn quả nói chung, cam Canh nói riêng không những góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà nó còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan tạo nên những vùng sinh thái bền vững. Chính vì những ý nghĩa to lớn nêu trên, cùng với việc áp dụng những thành tựu khoa học trong sản xuất cây ăn quả đã tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đem lại lượng ngoại tệ lớn cho đất nước. 2.1.4. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hoá - Văn kiện Đại hội X của Đảng đã quyết định về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 nhấn mạnh: Hiện nay và trong nhiều năm tới vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch. Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và có hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung gắn với chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản [3]. - Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp: miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức theo quy định của pháp luật cho từng vùng đối với hộ nông dân..., miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất của hộ nghèo, hộ sản xuất nông nghiệp ở xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ; giảm 50% số thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu hàng năm đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các đối tượng không thuộc diện nêu trên và diện tích đất sản xuất nông nghiệp vượt quá hạn mức theo quy định của pháp luật đối với hộ nông dân... Nghị quyết này được thực hiện từ năm thuế 2003 đến năm thuế 2010. Nghị định số 129/2003/NĐ-CP ngày 03/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thông tư số 112/2003/TT-BTC ngày 19/11/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn miễn, giảm thuế theo Nghị định 129/2003/NĐ-CP. - Quyết định số 182/1999/QĐ-TTg ngày 03/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010. Quyết định số 52/2007/QĐ-BNN ngày 05/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch phát triển rau, quả và hoa, cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 với phương hướng phát triển: tiếp tục phát triển chương trình rau quả và hoa cây cảnh trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng; tập trung phát triển các loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh sản xuất và chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới; sản xuất rau quả phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao; Các chỉ tiêu phát triển: cây ăn quả diện tích 1,0 triệu ha, sản lượng 10 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu quả 430 ngàn tấn = 295 triệu USD; Các giải pháp chủ yếu: quy hoạch sản xuất nông nghiệp: phát triển diện tích trồng cây ăn quả ở vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, duy trì năng lực công nghiệp chế biến và khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến rau quả nông thôn, đầu tư các dây chuyền phân loại, sơ chế, đóng gói và bảo quản tại các chợ đầu mối rau hoa quả để phục vụ lưu thông hàng hoá giữa các vùng miền và phục vụ xuất khẩu; Về khoa học công nghệ và khuyến nông: nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về công nghệ sinh học (công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh...), xây dựng quy trình và phối hợp với các hoạt động khuyến nông, áp dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến, hiện đại như bảo quản mát, trong môi trường khí quyển cải biến, chiếu xạ..., xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật sản xuất sản phẩm rau quả; Về tổ chức tiêu thụ sản phẩm: hoàn thiện hệ thống dịch vụ kinh doanh rau quả và hoa cây cảnh, phát triển thành mạng lưới đồng bộ có chức năng thu mua, đóng gói, bảo quản và phân phối cho thị trường; Về chính sách hỗ trợ: Nâng mức hỗ trợ và tổng mức hỗ trợ đối với các mô hình khuyến nông công nghệ cao và các mô hình chế biến bảo quản rau hoa quả nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến và bảo quản rau hoa quả, Ngân hàng chính sách cho các Hợp tác xã, các hộ nông dân vay trung hạn, dài hạn (theo chu kỳ kinh doanh) để cải tạo vườn tạp, áp dụng quy trình sản xuất GAP đối với cây ăn quả [22]. - Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về miễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trên khâu lưu thông để khuyến khích tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Thông tư số 91/2000/TT-BTC ngày 06/9/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP như sau: các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh buôn chuyến (gọi chung là cơ sở kinh doanh buôn chuyến) không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh buôn chuyến các loại hàng hoá là nông sản sản xuất trong nước chưa qua chế biến [25]. - Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng, như một số chính sách chủ yếu khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất: về đất đai, về đầu tư, về tín dụng, về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, về thị trường và xúc tiến thương mại đều được Nhà nước hỗ trợ tài chính và tạo điều kiện thuận lợi. Thông tư số 05/2002/TT-NHNN ngày 17/9/2002 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc cho vay vốn đối với người sản xuất, doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá và Thông tư số 04/2003/TT-BTC ngày 10/01/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề tài chính thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng. - Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg ngày 08/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Thông tư số 95/2004/TT-BTC ngày 11/10/2004 và Thông tư số 114/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 95/2004/TT-BTC ngày 11/10/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số chính sách hỗ trợ tài chính và ưu đãi về thuế phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, muối quy định: các tổ chức, cá nhân thuê đất đầu tư phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản, làm muối được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định. - Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến năm 2015. Theo đó Ngân sách Nhà nước đầu tư điều tra, xác định các vùng đủ điều kiện sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung, xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng; ngân sách địa phương hỗ trợ đầu từ cho bán buôn, kho bảo quản, xúc tiến thương mại, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí kinh phí đã phân bổ hàng năm hỗ trợ giống, khuyến nông vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn tập trung; Về đất đai: tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất rau, quả, chè an toàn được ưu tiên thuê đất và được hưởng mức ưu đãi cao nhất về tiền sử dụng đất, giá thuê đất theo các quy định hiện hành. Như vậy, với rất nhiều các chính sách hỗ trợ từ chủ trương của Đảng, các Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ khuyến khích phát triển cây ăn quả theo hướng hàng hoá đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hoá những năm qua và các năm tiếp theo chúng ta tin tưởng rằng trong thời gian tới cây ăn quả sẽ tiếp tục phát triển về cả số lượng và chất lượng, góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức những chỉ tiêu đã đề ra và quan trọng hơn cả là đem lại đời sống ngày càng tốt hơn cho người nông dân. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Thực tế sản xuất cây ăn quả ở nước ta Việt Nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khá thuận lợi cho việc trồng trọt các loại quả để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (kể cả các loại thuộc vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới). Phát triển sản xuất và xuất khẩu các loại quả để thay thế cho những cây trồng khác có hiệu quả kinh tế thấp, qua đó mà chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, tạo việc làm thu nhập cao cho nông dân, góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá của cả nước là rất cần thiết. Hơn nữa, đây lại là một lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa xã hội và nhân văn rất to lớn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận xã hội quan trọng với 70% là nông dân, đời sống còn rất khó khăn, diện tích đất canh tác đang bị thu hẹp. Do vậy, việc tập trung sức để phát triển cho được ngành này đi lên lại càng có ý nghĩa kinh tế, chính trị xã hội cực kỳ quan trọng. 2.2.1.1. Xu hướng phát triển sản xuất Hiện cả nước có trên 680 nghìn ha trồng cây ăn quả các loại cho tiêu dùng nội địa và một phần cho xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả của Việt Nam (bao gồm cả rau quả tươi và rau quả đóng hộp, trong đó chủ yếu là rau quả đóng hộp) đã có chiều hướng tăng nhưng còn chậm và không ổn định. Năm 2000 đạt 213 triệu USD; năm 2001 đạt 344 triệu USD; năm 2002 đạt 201 triệu USD; năm 2003 đạt 151 triệu USD; năm 2004 đạt 179 triệu USD; năm 2005 đạt 230 triệu USD, ước năm 2006 là 280 triệu USD. Đã xuất hiện một số mô hình phát triển sản xuất và xuất khẩu quả đạt hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất trên một ha từ 400 - 500 triệu VND/ha/năm, cũng đã có những doanh nghiệp xuất khẩu được hàng chục triệu USD/năm. Rõ ràng là sản xuất quả xuất khẩu có thể có thu nhập cao hơn gấp trên 10 lần so với trồng lúa và các cây trồng khác. Trong những năm gần đây, diện tích trồng cây ăn quả của nước ta đã tăng lên nhanh chóng. Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành những vùng sản xuất quả chủ yếu của nước ta. Tuy nhiên, ngành sản xuất quả mới chỉ nhắm đến phục vụ thị trường trong nước. Diện tích trồng cây ăn quả của nước ta cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Tính đến năm 2004, diện tích cây ăn quả đạt trên 550 ngàn ha. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cây ăn quả quan trọng nhất của Việt Nam chiếm trên 30% diện tích cây ăn quả của cả nước. Hình 2.1: Diện tích trồng cây ăn quả của Việt Nam thời kỳ 1999 - 2005 Nguồn: MARD (Bộ NN & PTNT) Nhờ có nhu cầu ngày càng tăng nên diện tích cây ăn quả trong thời gian qua tăng mạnh. Trong các loại cây ăn quả, diện tích cây có múi cũng tăng mạnh bình quân 18%/năm. Hình 2.2: Biến động diện tích một số cây ăn quả (ha) Nguồn: MARD (Bộ NN & PTNT) Nhìn chung sản xuất cây ăn quả mới nhắm vào phục vụ thị trường trong nước, một thị trường dễ tính, đang tăng nhanh nhưng sẽ bị cạnh tranh mạnh trong tương lai. Triển vọng của ngành sản xuất này là rất lớn với điều kiện đầu tư thích đáng và đồng bộ từ nghiên cứu, tổ chức sản xuất giống, chế biến, đóng gói, vận chuyển, tiêu chuẩn chất lượng, nhãn hiệu, tiếp thị,…những lĩnh vực Việt Nam còn rất kém. Hiện nay, xu hướng phát triển sản xuất hàng hóa ngày càng tăng. Tuy nhiên mức độ thương mại hóa khác nhau giữa các vùng. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ trọng hàng hóa quả cao nhất với gần 70% sản lượng được bán ra trên thị trường. Tiếp theo là Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ với tương ứng là 60% và 58%. Các vùng còn lại tỷ suất hàng hóa đạt từ 30 – 40%. Mức độ thương mại hóa cao ở Miền Nam cho thấy xu hướng tập trung chuyên canh với quy mô lớn hơn so với các vùng khác trong cả nước. Sản xuất nhỏ lẻ, vườn tạp vẫn tồn tại nhiều, đây chính là hạn chế của quá trình thương mại hóa, phát triển vùng chuyên canh có chất lượng cao. Sự khác nhau không chỉ thể hiện rõ giữa các vùng mà còn giữa các nhóm thu nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy nông dân giàu bán nhiều sản phẩm hơn nông dân nghèo vì có quy mô sản xuất lớn hơn và khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng hơn so với nông dân nghèo. Những người sản xuất giàu nhất bán 83% trong năm 2002 so với 76% những hộ ở nhóm nghèo [22]. Hình 2.3: Tỷ suất hàng hóa năm 2002 (%) Nguồn: IFPRI (Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế, 2002) 2.2.1.2. Tình hình thị trường trong nước Thành phần tiêu thụ quả cũng thay đổi theo vùng: cam, chuối, xoài và quả khác lại được tiêu thụ phổ biến hơn ở miền Nam so với miền Bắc. Bảng 2.1: Tỷ lệ tiêu thụ đối với từng sản phẩm theo vùng (%) Nguồn: IFPRI (Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế, 2002) Hiện nay có một số nghiên cứu về tình hình tiêu thụ các loại quả của Việt Nam trong thời gian qua. Các nghiên cứu cho thấy quả là sản phẩm khá phổ biến trong các hộ gia đình. Theo nghiên cứu của IFPRI (2002), ICARD (2004), trong năm 93% các hộ tiêu thụ quả. Các loại quả được tiêu thụ rộng rãi nhất là chuối (87%), trong đó cam cũng được tiêu thụ mạnh đặc biệt là ở những vùng đô thị như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình khoảng 20 - 25 kg quả cho mỗi người mỗi năm, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 55 kg. Theo tính toán của IFPRI, tiêu thụ ở các khu vực thành thị có xu hướng tăng mạnh hơn nhiều so với các vùng nông thôn. Hình 2.4: Tiêu thụ quả theo vùng Nguồn: IFPRI (Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế, 2002) Khi thu nhập cao hơn, thì các hộ cũng tiêu thụ nhiều quả hơn. Tiêu thụ quả theo đầu người giữa của các hộ giàu nhất gấp 14 lần các hộ nghèo nhất. Kết quả là, phần quả tăng từ 12% đến 32% trong tổng số tăng. Nhu cầu về cam, chuối và xoài tăng mạnh khi thu nhập tăng. Hình 2.5: Mức tiêu thụ quả phân theo nhóm chỉ tiêu Nguồn: IFPRI (Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế, 2002) 2.2.1.3. Tác động của chi tiêu và giá đối với cầu của quả Kết quả phân tích về cầu cho thấy độ co giãn theo thu nhập của quả là 1,09. Điều này có nghĩa là khi thu nhập của hộ tăng, thì tỷ trọng chi cho quả tăng cao hơn so với mức tăng chi tiêu. Độ co giãn theo thu nhập đối với từng loại quả: Cam và xoài có tính co giãn theo nhu nhập cao nhất (cam 1,45 và xoài 1,38). Điều này cho thấy là khi thu nhập của các hộ gia đình Việt Nam tăng, thì phần chi dành cho các sản phẩm này cũng tăng. Hay nói cách khác, nhu cầu đối với các mặt hàng này của người dân Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn so với chi tiêu bình quân đầu người. Bảng 2.2: Độ co giãn chi tiêu đối với quả Nguồn: IFPRI (Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế, 2002) Nghiên cứu hệ số co giãn của cầu đối với giá một số loại quả chính như cam, chuối, xoài, nước quả cho thấy, dù không co giãn nhiều nhưng biến động của cầu khá tương đương khi giá thay đổi. Hơn nữa, cầu của cam, xoài và nước quả có xu hướng tăng nhanh hơn khi giá giảm. Bảng 2.3: Hệ số co giãn của cầu đối với giá Nguồn: ICARD, 2004 (Trung tâm Thông tin Nông nghiệp & PTNT) 2.2.1.4. Xuất khẩu Những năm vừa qua, thị trường rau quả có xu hướng phát triển nhanh. Xu hướng hội nhập cũng tạo điều kiện mở rộng thị trường và là điều kiện tốt cho sản xuất phát triển. Hình 2.6: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 1991 – 2004 (nghìn USD) Nguồn: MARD (Bộ NN & PTNT) Hình 2.7: Thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam năm 2000 và 2004 Nguồn: AIE, Đánh giá tiềm năng xuất khẩu nông sản Việt Nam, 2005 Hình 2.8: Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc Nguồn: Tổng cục Hải quan 2.2.1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt tại Việt Nam - Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sản xuất cam Canh Cam là cây trồng cạn và là cây lâu năm, thời kỳ kiến thiết cơ bản thường kéo dài 2 – 3 năm. Trong thời kỳ này có thể trồng xen các loại cây ngắn ngày như cây họ đậu, vừa có tác dụng che phủ mặt đất, chống xói mòn, vừa tăng độ phì cho đất, vừa có thu nhập thường xuyên. Sau thời kỳ kiến thiết cơ bản đến thời kỳ sản xuất kinh doanh (thường kéo dài trên dưới chục năm). Trong thời kỳ này cây cần được chăm sóc tốt, đốn tỉa cành hợp lý, có biện pháp thu quả đúng kỹ thuật để không ảnh hưởng tới năng suất, sản lượng lâu dài của cây. Cam có thể trồng phân tán trong các vườn nhà hoặc trồng tập trung trong các trang trại chuyên canh, cây thường trồng một lần và cho thu hoạch hàng năm (thường tập trung vào khoảng 2 – 3 tháng giáp tết) nên các lao động chính và phụ trong gia đình có thể làm việc thêm khi thời gian dỗi, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Sản phẩm cam có lượng sinh khối lớn, thủy phần cao, màu sắc đẹp, có hương vị đặc trưng, rất giàu dinh dưỡng. Chính vì vậy đây cũng là đối tượng xâm nhập của nhiều loại sâu bệnh làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sản phẩm, sản phẩm có tính chất hàng hóa cao. Chính vì những đặc điểm này trong quá trình phát triển cây cam chúng ta phải luôn chú ý tới khâu chế biến, bảo quản sau thu hoạch và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm. Yêu cầu về ngoại cảnh: Cam là cây kém chịu hạn và không chịu được ngập úng do có bộ rễ cộng sinh với nấm. Vì vậy đất trồng cam cần đủ ẩm, thoáng khí, mực nước ngầm sâu dưới 1m là những điều kiện tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ. Về mặt dinh dưỡng, bên cạnh các nguyên tố đa lượng như Đạm, Lân, Kali cam còn cần các nguyên tố trung và vi lượng như Canxi, Lưu huỳnh, Kẽm, Bo, Man gan, Ma giê, Sắt, Đồng... Nếu thiếu hụt một trong các nguyên tố dinh dưỡng trên đều làm cho cam sinh trưởng và phát triển kém, khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Yêu cầu về nhiệt độ: Theo Trần Thế Tục (1980) và nhiều tác giả khác cho rằng cam sinh trưởng được trong nhiệt độ từ 12 – 39oC, nhiệt độ thích hợp nhất từ 23 - 27 oC. Tại nhiệt độ thấp -5 oC có một số giống có thể chịu được trong thời gian rất ngắn. Khi nhiệt độ cao 40 oC kéo dài trong thời gian dài cây cam sẽ ngừng sinh trưởng, biểu hiện bên ngoài là lá rụng, cành khô héo. Nhìn chung nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cam như sự phát lộc, quá trình quang hợp, sự hoạt động của bộ rễ, sự lớn lên của quả... Bằng những nghiên cứu của mình Vũ Công Hậu (1960) cho rằng rễ cam hoạt động tốt khi nhiệt độ tăng dần từ 9 - 23 oC. Khi nhiệt độ tới 26 oC cây hút đạm mạnh. Ngoài ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn làm quả phát triển mạnh, đồng thời có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy, vận chuyển đường bột và a xít trong cây vào quả. Tuy nhiên, khi nhiệt độ ban đêm quá thấp làm cho hoạt động này kém đi. Yêu cầu về ánh sáng: Theo Vũ Công Hậu và một số tác giả thì cam là cây ưa ánh sáng tán xạ, nơi có cường độ ánh sáng từ 10.000 – 15.000 lux, tương ứng với 0,6cal/cm2, ứng với ánh sáng từ 8 – 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều hoặc những ngày trời quang mây mùa hè. Tuy nhiên để có được ánh sáng như vậy chúng ta cần bố trí mật độ thích hợp như không quá dày cũng không quá thưa, vườn cam nhất thiết phải bố trí nơi thoáng, có thể trồng cây chắn gió đồng thời có tác dụng che bớt ánh sáng để có ánh sáng trực xạ vào những ngày trời nắng gắt, khi đủ ánh sáng cây sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh. Ẩm độ và lượng mưa: Cam có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng và ẩm vì vậy cam là cây ưa ẩm, ít chịu hạn, cần nhiều nước nhất là thời kỳ nảy mầm, cây non và thời kỳ phân hóa mầm hoa, thời kỳ kết quả và quả đang phát triển. Trong năm cam cần nước từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tuy ưa ẩm nhưng cam rất sợ úng đất sẽ bị thiếu ô xy, bộ rễ hoạt động sẽ kém vì vậy sẽ làm cho cây rụng lá, hoa, quả. Cam yêu cầu độ ẩm không khí 75% và độ ẩm đất 60%, độ ẩm này không những đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt mà còn cho năng suất cao, phẩm chất quả tốt, mẫu mã quả đẹp, quả to, vỏ mỏng. Nếu độ ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp đều có hại cho cam, ẩm độ không khí cao và kèm theo nắng to vào tháng 8, tháng 9 hàng năm thường gây hiện tượng rám nắng và nứt quả. Theo Hoàng Ngọc Thuận (2000), lượng mưa thích hợp cho các vùng trồng cam 1.200 – 1.500mm, lượng nước trong đất có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của bộ rễ, lượng nước được coi là đủ khi nước tự do bằng 1% và độ ẩm đất bằng 60% độ ẩm bão hòa đồng ruộng. Quy luật hoạt động của gió là một vấn đề cân lưu ý trong việc bố trí các vùng trồng cam. Tốc độ gió vừa phải có ảnh hưởng tốt đến việc lưu thông không khí, điều hòa nhiệt độ, giảm sâu bệnh hại, cây sinh trưởng tốt. Tuy nhiên tốc độ gió có ảnh hưởng đến khả năng đồng hóa của cây, đặc biệt là gió lớn. Ở nước ta, theo Trần Thế Tục (1980) và một số tác giả cho rằng cây cam có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt nặng ở đồng bằng, đất phù sa châu thổ, đất đồi núi, đất phù sa cổ, đất thịt nhẹ đất pha cát... thì hiệu quả kinh tế sẽ tốt hơn. Cây cam có thể trồng được trên đất có độ pH từ 4 – 8 nhưng thích hợp nhất từ 5,5 – 6. Ở độ pH này các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây cam phần lớn ở dạng dễ tiêu, nếu đất chua nhất thiết phải bón vôi để nâng cao độ pH cho đất. Nếu chúng ta đánh giá mức độ thích nghi của đất đối với cam thì đất phù sa cổ là tốt nhất, sau đó đến đất phù sa mới bồi hàng năm. Dinh dưỡng của cây cam: Cam muốn sinh trưởng và phát triển tốt cần phải được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng cũng như vi lượng. Đạm (Ni tơ): là nguyên tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình sinh trưởng đặc biệt trong sự hình thành bộ là và có vai trò quyết định đến năng suất, phẩm chất của quả. Ni tơ tham gia vào quá trình hình thành và phát triển cành lá, xúc tiến hình thành các đợt lộc mới trong năm, có tác dụng giữ cho bộ lá xanh lâu. Tuy nhiên nếu thừa đạm sẽ làm ch._. hiện các hoạt động yểm trợ bán hàng. Vì vậy, vai trò của chiến lược giao tiếp khuyếch trương trở nên cực kỳ quan trọng trong chiến lược tiêu thụ, hơn nữa nó còn là công cụ hữu hiệu cho chiến lược giá, sản phẩm và phân phối. Thực tế ở các vườn trại trên địa bàn huyện thì vấn đề này gần như chưa có. Để thúc đẩy tốc độ tiêu thụ, tăng quy mô sản xuất theo mục tiêu định hướng của các vườn trại và định hướng của huyện trong những năm tới theo chúng tôi cần có những biện pháp sau: - Quảng cáo: các chủ vườn trại nên chọn một số phương thức quảng cáo sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao là đài phát thanh và truyền hình để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. - Tham gia hội trợ triển lãm nông sản: Thông qua các hội trợ người sản xuất có thể giới thiệu rõ hơn, trực tiếp hơn về sản phẩm của mình. Đó cũng là cơ hội trực tiếp bán hàng, tìm bạn hàng, giao dịch đàm phán với khách hàng. 4.3.4.6. Đối với người sản xuất Nhìn chung đội ngũ chủ vườn trại ở Đan Phượng là những người có trình độ chuyên môn còn hạn chế, kém năng động và thiếu kinh nghiệm thực tế về thị trường. Hơn nữa trong môi trường cạnh tranh luôn có sự biến động mạnh mẽ, để tạo được sự thích ứng nhanh nhạy với thị trường thì việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên là không thể thiếu đối với hoạt động lâu dài của quá trình sản xuất kinh doanh. Để giải quyết vấn đề này chính quyền huyện cần liên hệ với Viện nghiên cứu rau quả trung ương, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội... mở các khóa đào tạo cho người sản xuất về kiến thức quản lý, nắm bắt thông tin thị trường... hoặc có thể mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về giảng dạy, khuyến khích các chủ trang trại học tập thực tế... và có các đợt kiểm tra, đánh giá năng lực, tạo điều kiện để họ tự đánh giá về mình và phấn đầu vươn lên. Người sản xuât nên liên kết với nhau trong tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ nhau trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay. Hiện nay hoạt động liên kết tiêu thụ của chủ các vườn trại hầu như không có, vì thế hệ thống tiêu thụ sản phẩm qua nhiều cấp trung gian ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của người sản xuất trực tiếp cũng như năng lực cạnh tranh. Mỗi nơi tùy theo điều kiện cụ thể mà hình thành các hình thức hợp tác phù hợp nhằm tăng quy mô sản xuất, gắn kết trách nhiệm giữa các người sản xuất nhằm giảm chi phí trung gian và tăng lợi ích. 4.3.4.7. Tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước Các cơ quan chuyên môn của huyện và thành phố nên tham mưu cho lãnh đạo để hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho người sản xuất để họ yên tâm sản xuất. Mở rộng nhiều hình thức, nhiều thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ sản phẩm thông qua ưu đãi về thuế, tín dụng. Tiến hành quy hoạch và xây dựng một số hợp tác xã chế biến nông sản với quy mô hợp lý. Bảo hiểm cho nông sản: - Quỹ bảo hiểm về giá: trên cơ sở tự nguyện và chủ yếu do người dân đóng góp. Chính quyền quy định về giá trần và giá sàn. Nếu sản phẩm bán vượt quá giá trần thì người sản xuất phải nộp một tỷ lệ nhất định để xây dựng quỹ, nếu bán thấp hơn giá sàn thì được trợ giá. - Quỹ bảo hiểm thiên tai: trên cơ sở tự nguyện đóng góp của người dân, nhưng đóng thường xuyên theo mùa vụ. Nếu thiệt hại do thiên tai trên mức quy định thì được hưởng trợ cấp từ quỹ này. 4.3.5. Một số giải pháp khác * Phát triển cơ sở hạ tầng: - Phát triển thủy lợi: Nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu định ra trong công tác thủy lợi cần tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, xây dựng mới thêm một số trạm bơm tưới tiêu, cứng hóa kênh mương để đảm bảo tưới tiêu chủ động, tiết kiệm nước nhằm tăng năng suất cây trồng, hạn chế các thiệt hại do hạn úng gây ra. - Phát triển giao thông: Giao thông là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thực tế đã chứng minh những khu vực có mạng lưới giao thông phát triển thì khu vực đó các lĩnh vực kinh tế đều phát triển. Vì vậy, việc cải tạo, mở mang các tuyến đường giao thông, nâng cấp các tuyến hiện có là nhiệm vụ đặt ra hàng đầu. - Cải tạo nâng cấp hệ thống điện: Hệ thống cấp điện cho huyện tương đối hoàn chỉnh và phủ kín cho 100% số xã trong huyện. Tuy nhiên, để tăng khả năng cấp điện cho huyện trong thời gian tới huyện sẽ nâng cấp, lắp đặt thêm 43 trạm hạ thế và nâng công suất trạm trung gian gấp 3 lần so với năm 2000. - Thông tin liên lạc: Hiện nay hệ thống thông tin liên lạc của huyện khá phát triển, tuy nhiên cần nâng cao hệ thống thông tin liên lạc hơn nữa. Hiện nay, tất cả Ủy ban nhân dân các xã đã trang bị điện thoại, đài phát thanh nhưng việc tuyên truyền những chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước về cây ăn quả còn hạn chế, các thông tin thị trường chưa được cập nhật thường xuyên. Chính vì vậy, người sản xuất còn rất nhiều lúng túng trong việc tìm kiếm thông tin thị trường cho sản phẩm. Chính quyền huyện và các xã, thị trấn cần lập ra bộ phận thu thập thông tin, cập nhật những tin tức về tình hình diễn biến của thị trường để cung cấp cho ngưới sản xuất và người dân. Bên cạnh đó, ngành Văn hóa – Thông tin cần tham mưu cho lãnh đạo để xây dựng các điểm Internet và phổ biến cách truy cập cho người sản xuất và người dân. - Thực hiện tốt chính sách đất đai và Luật đất đai: Đất đai là tài nguyên đặc biệt, có liên quan hầu hết đến các lĩnh vực kinh doanh, sản xuất nông nghiệp. Trong những năm tới, nông nghiệp nông thôn của huyện Đan Phượng còn chiếm ưu thế. Vì vậy, giải quyết những vấn đề liên quan đến đất đai là nhằm giải phóng năng lực sản xuất kinh doanh. Sớm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nhiều hộ trồng cam Canh không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp nên gặp nhiều khó khăn trong việc thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng), tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi đất canh tác. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các chủ thể chuyển quyền sử dụng đất, đặc biệt là các vùng ven đô thị, vùng chuyên canh. Thực tế từ nhiều địa phương khác đã chứng minh: đây là biện pháp “cởi mở” tạo điều kiện về vốn, lao động, địa bàn sản xuất, cho các chủ sản xuất kinh doanh yên tâm đầu tư. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất cho thuê đất để vừa xúc tiến quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, vừa tạo điều kiện đưa quyền sử dụng đất tham gia vào vốn sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp người sản xuất yên tâm đầu tư ổn định về lâu dài. - Giải pháp về môi trường – xã hội: Vấn đề môi trường đang là vấn đề quan tâm của huyện, sự phát triển sản xuất phải gắn liền với bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững. Bên cạnh tiến hành quy hoạch sản xuất thì chúng ta phải tiến hành quy hoạch môi trường, vì đó là cơ sở quản lý môi trường. Cần thiết tiến hành đánh giá tác động môi trường trên địa bàn huyện thường xuyên (đặc biệt với các dự án sản xuất kinh doanh lớn) để kiểm soát vấn đề môi trường. Để quản lý tốt hơn vấn đề môi trường bên cạnh những biện pháp kỹ thuật cần phải hoàn thiện quy định chính sách về môi trường, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường. Phát triển cây cam Canh là hướng giải quyết nhiều việc làm ổn định và cải thiện đời sống lâu dài cho người lao động. Nâng cao trình độ sản xuất hàng hóa của nông dân sản xuất do sự phát triển có tổ chức, được hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, thu hái,... nên từng bước nâng cao trình độ kỹ thuật, hình thành tập quán mới với trồng cây ăn quả hàng hóa gắn với thị trường Giải quyết việc làm cho người lao động: phát triển việc làm tại chỗ từ các mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi và phục vụ du lịch sinh thái. Đây là hướng phát triển môi trường trên quan điểm sinh thái nhân văn. Do đó cần quy hoạch hình thành các làng sinh thái kết hợp du lịch, hình thành các vùng phát triển các mô hình VAC gắn với du lịch nghỉ ngơi cuối tuần của Thủ đô. - Giải pháp về cơ chế, chính sách để phát triển sản xuất cây ăn quả: Nghiên cứu, ban hành các cơ chế và chính sách cho việc chuyển đổi đất màu, đất cao hạn, đất trồng lúa kém hiệu quả... sang trồng cây ăn quả. Có cơ chế và khuyến khích cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong các lĩnh vực: giống, phân bón, kỹ thuật đầu tư thâm canh, kỹ thuật tưới nước, công nghệ bảo quản, chế biến sản phẩm quả. Thành phố và huyện có chính sách ưu đãi về vốn vay cho các hộ nông dân tham gia chương trình phát triển cây ăn quả, vốn có lãi suất thấp...Đồng thời có chính sách cho việc bảo hộ sản xuất cây ăn quả nhằm ổn định sản xuất, khuyến khích mở rộng sản xuất hàng hóa. Huyện hỗ trợ tích cực trong việc hình thành phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn: mở các cửa hàng, chợ tiêu thụ sản phẩm. Hướng dẫn, vận động để hình thành nhóm sản xuất, tiêu thụ cây ăn quả. 4.4. Một số dự kiến về kết quả phát triển cây Cam Canh trên địa bàn huyện Đan Phượng 4.4.1. Hiệu quả kinh tế Mặc dù dự kiến diện tích đất nông nghiệp trong tương lai sẽ giảm mạnh để phục vụ cho các dự án phát triển công nghiệp, các khu đô thị, đường giao thông, trường học, bệnh viện... Tuy nhiên để đảm bảo tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp tiếp tục có bước phát triển khá và tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thì hướng quy hoạch diện tích đất nông nghiệp ít ỏi còn lại cần tập trung mạnh vào việc chuyển những diện tích đất trồng lúa không thuận lợi sang trồng cây cây ăn quả, đặc biệt là những cây có lợi thế so sánh của huyện như cam Canh. Công tác thu hái, bảo quản sản phẩm cũng ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng sản phẩm và cây; xét về lâu dài nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của cây cam. Để công tác thu hái, bảo quản sản phẩm được tốt hơn cần chú trọng các vấn đề sau: - Thu hái quả nên chọn ngày tạnh ráo và thu hái vào lúc trời mát mẻ. - Kỹ thuật thu hái: + Thu hái làm một số đợt nhỏ, chọn quả đủ tiêu chuẩn về chất lượng, độ chín mới thu hoạch. + Dùng kéo cắt sát cuống quả, không nên bẻ cành mang quả theo lá, như vậy sẽ làm tổn thương cho cây và tránh gây vết thương khi vận chuyển. + Thu hái quả về rải mỏng để nơi thoáng mát. - Công tác bảo quản: ngoài việc để nơi thoáng mát như trên, để bảo quản được trong thời gian dài hơn nên để quả vào trong thùng xốp thoáng và để nơi thoáng mát hoặc nếu có điều kiện có thể áp dụng bằng phương pháp bảo quản lạnh và xử lý bằng hóa chất... có thể để được lâu hơn Tiêu thụ chính là khâu quan trọng nhất đảm bảo hiệu quả kinh tế cao và bền vững cho cam Canh, vì vậy trong những năm tiếp theo các chủ vườn trại cũng như chính quyền địa phương tham mưu cho lãnh đạo Thành phố Hà Nội nên tìm hướng để có thể xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc, Nhật Bản... Đồng thời, kiến nghị với chính quyền Thành phố đưa sản phẩm vào các siêu thị trong nội và ngoại thành vừa có tác dụng quảng bá hình ảnh của sản phẩm vừa có tác dụng tạo thêm một kênh tiêu thụ an toàn và hiệu quả. Bảng 4.16: Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng cây ăn quả trên địa bàn huyện Đan Phượng đến năm 2015 Chỉ tiêu 2006 2010 2015 Biến động 2006 - 2010 Biến động 2010 - 2015 1. Diện tích (ha) 333,76 654,14 715,00 320,38 60,86 - Cam Canh 35,20 92,56 125,81 57,36 33,25 - Bưởi các loại 110,08 115,20 117,68 5,12 2,48 - Cây ăn quả khác 188,48 446,38 471,51 257,90 25,13 2. Sản lượng (tấn) - Cam Canh 469,33 1.460,54 2.074,08 991,21 613,54 - Bưởi các loại (1.000 quả) 2.591,00 3.222,95 3.318,41 631,95 95,46 - Cây ăn quả khác 1.344,84 2.889,34 3.127,06 1.544,50 237,71 3. Giá trị (tỷ đồng) 33.291,36 86.213,78 107.842,97 52.922,42 21.629,18 - Cam Canh 8.424,35 28.480,59 42.622,40 20.056,24 14.141,81 - Bưởi các loại 18.142,83 27.395,08 30.197,54 9.252,25 2.802,46 - Cây ăn quả khác 6.724,18 30.338,11 35.023,03 23.613,93 4.684,91 Nguồn: [20] và tác giả 4.4.2. Hiệu quả xã hội Phát triển cây cam đã tạo việc làm, thu hút và nâng cao hiệu suất lao động: việc hình thành các vườn cây ăn quả đã thu hút sự tham gia của một bộ phận lớn dân cư với đủ mọi thành phần dân cư, tận dụng nguồn lao động: lao động phụ, lao động nông nhàn, lao động ngoài giờ của cán bộ công nhân viên chức nhà nước. Giá trị ngày công lao động của sản xuất cây ăn quả cũng cao hơn rõ rệt so với sản xuất các cây trồng khác. Góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cư dân trong vùng: thu nhập từ vườn cam đã góp phần tích cực nâng cao thu nhập của các hộ từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/năm. Thực tế trên địa bàn huyện đã khẳng định vai trò tích cực của sản xuất cam trong việc góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của hộ. Phát triển sản xuất cam góp phần phổ biến những tập quán sản xuất tiến bộ, nâng cao sự hiểu biết của người dân, hạn chế và tiến tới xóa bỏ những tập quán đời sống lạc hậu. Với việc hình thành vùng cây ăn quả, tập quán canh tác trong huyện cũng có những biến đổi tích cực. Nhiều vườn tạp, diện tích trồng lúa kém hiệu quả và các cây khác được thay thế bằng những vườn cây ăn quả nói chung và cam nói riêng với những tập quán canh tác mới. Phát triển sản xuất cam và các vùng nông sản hàng hóa góp phần nâng cao trình độ sản xuất của cư dân. Nhận thức một nền sản xuất hàng hóa ngày càng rõ nét trong đa số nông hộ thay thế cách nghĩ “tự cấp – tự túc” hạn hẹp. Điều này được phản ánh qua việc lựa chọn cơ cấu sản xuất, cơ cấu loại sản phẩm gắn liền với thị trường như: cam, bưởi... (dễ bảo quản, vận chuyển, giá trị gia tăng cao...). Một biểu hiện nữa của trình độ nhận thức được nâng lên là bà con đã quan tâm tới vai trò và hiệu quả của đồng vốn. Từ chỗ tự túc phát triển vườn cây là chủ yếu, nay với việc mở rộng quy mô và đẩy mạnh thâm cam, bà con đã thấy rõ tác dụng sinh lợi của vốn. Nhiều hộ đã vay và sử dụng hiệu quả đồng vốn trong sản xuất. Không ít hộ vay từ vài triệu tới vài chục triệu để đầu tư cho vườn cây. Tóm lại, so với các cây trồng khác, cam Canh cần rất nhiều lao động và cho thu nhập cao nên việc phát triển sản xuất cây cam Canh sẽ tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân. Từ đó từng bước thu hẹp khoảng cách về thu nhập của người nông dân trong vùng so với các khu vực phát triển và khu vực thành thị, giảm các tệ nạn xã hội do không có việc làm và không có thu nhập gây ra. Phát triển cây ăn quả với mục tiêu sản xuất ra hàng hóa để bán vì vậy nó không những tác động đến các hoạt động kinh tế mà nó còn góp phần phát triển mạng lưới giao thông, lưu thông sản phẩm thúc đẩy người nông dân làm quen dần với nền kinh tế thị trường và tự nâng cao kiến thức của bản thân. Từ đó cũng làm nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Với việc sản xuất cam Canh tiêu thụ rất nhiều các loại vật tư với số lượng lớn, chất lượng cao so với các cây trồng khác, vì vậy nó sẽ góp phần phát triển ngành kinh doanh các loại vật tư. 4.4.3. Hiệu quả môi trường – sinh thái Lợi ích mà hệ thống canh tác cây ăn quả nói chung và cam Canh nói riêng (là cây thân gỗ, lâu năm) thể hiện đối với môi trường sinh thái của vùng trước hết ở khả năng che phủ đất lâu dài và ổn định. Cây ăn quả với độ che phủ đất cao lên đến từ 70 – 90% sẽ có tác dụng góp phần tích cực làm giảm lượng cát bùn bồi lắng lòng sông, hồ hàng năm, góp phần duy trì tuổi thọ và hoạt động ổn định của công trình thủy lợi. Đồng thời còn cải thiện rõ rệt chế độ ẩm trong mùa khô. Tán che phủ của vườn cây còn có tác dụng làm tăng độ mùn của đất nhờ sự phân hủy chất hữu cơ từ thảm lá rụng trong suốt chu kỳ sinh trưởng của vườn cây. Với một chế độ thâm canh hợp lý trong bón phân, chăm sóc vườn cây... dinh dưỡng của đất cũng sẽ được duy trì cải thiện màu mỡ hơn. Góp phần điều hòa các chế độ khí hậu – thời tiết, nguồn nước... sẽ được cải thiện theo hướng có lợi cho đời sống và sản xuất. Những hiện tượng thiên tai khắc nghiệt như mưa lũ, khô hạn gay gắt sẽ được hạn chế. Ngoài lợi ích kinh tế – xã hội đã nêu ở trên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây ăn quả được xây dựng trên quan điểm sinh thái phát triển bền vững, do vậy việc sử dụng tối ưu hóa các nguồn tài nguyên (đặc biệt là đất và nước) sẽ có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì, cải tạo và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Ngoài ra, nó còn góp phần tạo nên cảnh quan đẹp cho các vùng du lịch và các khu di tích lịch sử – văn hóa, góp phần tích cực vào việc cải tạo môi trường sinh thái. Tóm lại, thực tiễn phát triển hệ thống canh tác cây ăn quả cũng như cây cam Canh trên địa bàn huyện có ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt: cả về kinh tế, xã hội lẫn môi trường sinh thái. Chính các lợi ích và hiệu quả mang tính tổng hợp này đã thể hiện ưu thế của sản xuất cam nói riêng, cây ăn quả nói chung trong cơ cấu cây trồng của huyện. PHẦN V KẾT LUẬN 5.1. Kết luận Đan Phượng là huyện có điều kiện tự nhiên, đất đai, vị trí địa lý, trình độ canh tác... phù hợp với việc phát triển cây có múi, đặc biệt trong đó có cây cam Canh. Phát triển cam Canh (là cây đặc sản của Thành phố có vị ngọt và mùi thơm rất đặc trưng) vừa là một nhu cầu khách quan vừa phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp của huyện nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát huy lợi thế so sánh của huyện về đất đai, địa lý... Trong những năm qua, việc phát triển cây cam Canh khá nhanh về cả quy mô và tốc độ, trồng cam Canh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nó dần trở thành cây ăn quả chính của huyện (diện tích tăng từ 35,2 ha năm 2006 lên 78,04 ha năm 2008, giá trị sản xuất tăng từ hơn 8 tỷ đồng năm 2006 lên hơn 20 tỷ đồng năm 2008), tuy nhiên còn một số bất cập như phát triển manh mún, công tác tuyển chọn giống còn chưa được chú ý (hầu hết các hộ mua giống theo kinh nghiệm nên giống thường không rõ nguồn gốc), kênh tiêu thụ sản phẩm còn ít, chưa được sự quan tâm, đầu tư đúng mức của Nhà nước. Thị trường tiêu thụ sản phẩm quả cao cấp ngày càng được mở rông là điều kiện hết sức thuận lợi cho đầu ra của sản phẩm cam Canh, tuy nhiên hiện nay địa phương chưa chú ý đến việc mở rộng thị trường. Thực tế cho thấy hiệu quả của sản xuất cam Canh cao hơn so với các cây ăn quả khác, đặc biệt là với các cây ngắn ngày. Do vậy nó cần được ưu tiên trong phát triển sản xuất. Muốn phát huy các lợi thế, đồng thời khắc phục những hạn chế nếu trên cần thực hiện một số giải pháp sau: - Quy hoạch phát triển các tiểu vùng sản xuất cây có múi, trong đó đặc biệt quan tâm đến cây cam Canh để hình thành những vùng sản xuất hàng hóa. - Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhằm tạo thêm lợi thế cạnh tranh và dễ quảng bá sản phẩm trên thị trường để được nhiều người tiêu dùng biết đến. - Tăng cường công tác quản lý giống, xây dựng vườn ươm của huyện để cung cấp giống chất lượng tốt, tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cam cho nông dân. Đây cũng là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm cam. - Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong đó đặc biệt quan tâm đến nguồn vồn từ ngân sách Thành phố (hiện Thành phố đang rất quan tâm đầu tư đối với các vùng sản xuất thực phẩm phục vụ cho nhu cầu của Thành phố cả trước mắt và lâu dài). - Tăng cường liên kết giữa người nông dân với các ngành như thủy lợi, khuyến nông, các hợp tác xã ... để vừa đảm bảo cho việc phát triển sản xuất đồng thời khâu tiêu thụ cũng đa dạng và thuận lợi hơn (các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho nông dân). - Chính quyền cần linh hoạt trong xây dựng chính sách, tìm đầu ra ổn định với giá cả phù hợp, tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, đặc biệt là vốn vay dài hạn phát triển sản xuất là việc rất quan trọng trợ giúp cho nông dân và góp phần tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng cam. 5.2. Đề xuất - kiến nghị - Đối với Nhà nước: Đề nghị các cơ quan về nông nghiệp, khuyến nông quan tâm về kế hoạch mở lớp tập huấn cho nông dân nhằm trang bị đầy đủ và chuẩn xác về kỹ thuật cho nông dân. Ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách xã hội xây dựng những chính sách như vay vốn trung và dài hạn với lãi suất thấp cho các hộ nông dân. Hội nông dân, Hội phụ nữ và các tổ chức khác đảm bảo vốn vay cho nông dân bằng hình thức tín chấp. Có chính sách nhanh chóng nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống thủy lợi, nhất là ưu tiên các khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa để giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm dễ dàng và giá cả cao hơn. * Đối với chính quyền địa phương: Thông tin nhanh chóng, kịp thời và rộng rãi các chính sách hỗ trợ, các quy hoạch đất đai liên quan đến đất nông nghiệp cho người dân. Hàng năm trích lại các nguồn thu, đặc biệt là các nguồn thu từ thu hồi đất nông nghiệp để đầu tư trở lại cho nông nghiệp. Triển khai các quy hoạch phát triển nông nghiệp, tập trung ruộng đất tránh tình trạng để hoang hóa lãng phí đất nông nghiệp. Lãnh đạo các ngành liên quan trong huyện tạo điều kiện tốt nhất cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. * Đối với hộ nông dân: Mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật trong sản xuất ... nhằm đạt hiệu quả cao. Tích cực tìm hiểu thị trường, thành lập các tổ, câu lạc bộ chuyên nhằm trao đổi, giúp đỡ nhau về kỹ thuật, vay vốn... nhằm giảm rủi ro, tăng hiệu quả trong sản xuất. Hạn chế sử dụng và sử dụng hợp lý phân hóa học và các thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng những chất bị cấm làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Huy Kiểm (2000), Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của các giống cam quýt của vùng đồng bằng sông Hồng để phục vụ cho việc chọn tạo các giống tốt và yêu cầu thâm canh cây cam quýt, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tr. 22 – 58. 2. Cục Thống kê tỉnh Hà Tây (2008), Niên giám thống kê 2007, tr. 9 - 12 3. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 190 – 192. 4. Hoàng Ngọc Thuận (2000), Chọn tạo và trồng cây cam quýt, phẩm chất tốt năng suất cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lê nin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Kẹo Vivone Ut Tha Chắc, Trần Thế Tục, Trần Đăng Kết (1994), Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của Zn, B, Mo đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất cam sunkiss, trồng trên đất đỏ Pazan Phủ Quỳ - Nghệ An, Tạp chí Nông nghiệp – Công nghiệp thực phẩm, tr. 23 – 25 7. Lê Cao Đoàn (1993), Phát triển kinh tế lịch sử và học thuyết, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 8. Lê Đình Sơn (1990), Một số kết quả bước đầu phân tích lá cam, Một số kết quả nghiên cứu khoa học, Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ - Nghệ An. 9. Lê Quý Đôn, Vân Đài Loại Ngữ tập 2, NXB Văn hoá – Viện Văn hóa. 10. Nguyễn Văn Luật, Cây có múi giống và kỹ thuật trồng 11. Phạm Văn Côn (1987), Bài giảng Cây ăn quả, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội. 12. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 88 13. Trần Thế Tục (1980), Tài nguyên cây ăn quả nước ta, Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, NXB Nông nghiệp - Hà Nội. 14. Trần Thế Tục (1998), Giáo trình cây ăn quả, Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội, tr. 110, 126. 15. Trần Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận, Trần Duy Tiến (2001), Kết quả nghiên cứu tuyển chọn cây đầu dòng một số cam quýt ở Hà Giang, Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp thực phẩm, số 7, tr. 441 – 443. 16. Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca (1995), Các vùng trồng cam quýt ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp – Hà Nội. 17. Trần Văn Đức, Lương Xuân Chính (2006), Giáo trình kinh tế học vi mô, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng (2006), Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng đến năm 2010 và định hướng tới năm 2020. 19. Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng (2007), Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 – 2010 huyện Đan Phượng 20. Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (2007), Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 huyện Đan Phượng. 21. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. PHIẾU ĐIỀU TRA I. Thông tin chung về hộ điều tra Họ và tên chủ hộ: .................................................................................... Loại hộ (Nông nghiệp, phi nông nghiệp): ............................................... Giới tính: .........................Tuổi: ..............Trình độ học vấn:.................... Địa chỉ: ................................................................................................... + Số khẩu trong hộ: ................................................................................. + Số lao động nông nghiệp: ................ Nam:.................... Nữ:............... .........................................................Chính:....................... Phụ:.............. + Tổng diện tích đất:................................................................................ + Diện tích đất canh tác: ......................................................................... + Diện tích trồng cây ăn quả:.................................................................. + Diện tích trồng Cam Canh:.................................................................. Thửa Cam Canh Bưởi Diễn Diện tích (Sào) Tuổi cây Số cây có khả năng cho quả Số cây chưa có khả năng cho quả Diện tích (Sào) Tuổi cây Số cây có khả năng cho quả Số cây chưa có khả năng cho quả 1 2 3 + Nguồn giống: 2006 2007 2008 DT (sào) Loại cây DT (sào) Loại cây DT (sào) Loại cây II. Thông tin về chi phí sản xuất Diễn giải ĐVT Chi phí Cam Canh Bưởi Diễn Diện tích Số cây Giống Đạm Lân Kali NPK Phân chuồng Vôi bột Thuốc trừ sâu Công đào hố Công bón phân Công làm đất Thuế III. Nguồn vốn 1. Tự có:................................................................................................... 2. Vay:...................................................................................................... Hiện tại gia đình có mong muốn vay cho cây ăn quả không? Có: ..............................................Không:................................................. Tại sao? ................................................................................................................. ................................................................................................................. IV. Điều kiện đất trồng Cam Canh 1. Theo địa hình: - Cao £ - Trung bình £ - Thấp £ 2. Theo loại đất: - Đất phù sa £ - Đất hơi chua £ - Đất khác £ 3. Theo khả năng canh tác: - Đất ruộng £ - Đất khác £ V. Các loại sâu, bệnh thường gặp ở Cam Canh 1. Sâu:...................................................................................................... ................................................................................................................. 2. Bệnh: ................................................................................................... ................................................................................................................. VI. Thu hoạch 1. Thời điểm thu hoạch tốt nhất:.............................................................. - Chín sinh lý: ......................................................................................... - Chín vàng: ............................................................................................ - Chín đỏ: ................................................................................................ 2. Sản lượng:........................................................................................... 3. Thị trường: Bán buôn: ............................................................................................... Bán lẻ: .................................................................................................... 4. Giá bán: Giá bán Cam Loại 1 Loại 2 Loại 3 1. Bán buôn 2. Bán lẻ 5. Gia đình có biện pháp bảo quản nào không? ................................................................................................................... ................................................................................................................... VII. Gia đình có định mở rộng quy mô không? Có: .................................................. Không: .......................................... Tại sao? ................................................................................................................. ................................................................................................................. Nếu có: Diện tích mở rộng: ................................................................................. Loại cây mở rộng: .................................................................................. VIII. Gia đình đã tham gia tập huấn về cây ăn quả chưa? Số lần: ..................................................................................................... Tập huấn về cây khác: ............................................................................ Số lần: ..................................................................................................... IX. Những khó khăn, mong muốn của hộ 1. Những khó khăn gặp phải: .................................................................. ................................................................................................................. 2. Mong muốn của hộ: ............................................................................ ................................................................................................................. X. Nếu chính quyền muốn phát triển cây ăn quả, theo ông (bà) cần phải: ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................ NGƯỜI ĐIỀU TRA CHỦ HỘ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHKT09055.doc
Tài liệu liên quan