Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng, giống lúa chụi ngập úng tại Gia Lộc, Hải Dương

Tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng, giống lúa chụi ngập úng tại Gia Lộc, Hải Dương: ... Ebook Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng, giống lúa chụi ngập úng tại Gia Lộc, Hải Dương

pdf175 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2908 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng, giống lúa chụi ngập úng tại Gia Lộc, Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI HOÀNG SỸ TIẾN ðÁNH GIÁ ðẶC ðIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG LÚA CHỊU NGẬP ÚNG TẠI GIA LỘC, HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng Mã số: 60.62.05 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN HOAN HÀ NỘI - 2008 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Hoàng Sỹ Tiến Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Văn Hoan, cán bộ giảng dạy Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã nhiệt tình hướng dẫn và tạo ñiều kiện thuận lợi ñể tôi hoàn thành ñề tài và bản luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ của Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa thuần, Phòng Khoa học và HTQT, Viện cây lương thực và Cây thực phẩm ñã tạo ñiều kiện về thời gian và vật chất ñể tôi thực hiện và hoàn thành ñề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn, tập thể các thầy cô khoa sau ñại học, Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng trong Khoa Nông học, Khoa Sau ðại học Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi, giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện ñề tài này. ðể hoàn thành ñược khoá học này, tôi còn nhận ñược sự ñộng viên, hỗ trợ rất lớn về vật chất, về tinh thần của gia ñình, bạn bè. Tôi xin trân trọng biết ơn những tình cảm cao quý ñó! Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2008. Tác giả luận văn Hoàng Sỹ Tiến Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các bảng v Danh mục ñồ thị viii 1. Mở ðầu 1 1.1. ðặt vấn ñề 1 1.2. Mục ñích, yêu cầu 2 2. Tổng quan tài liệu 3 2.1. Nghiên cứu cơ bản về cây lúa 3 2.2. Nguồn gốc lúa nước sâu 9 2.3. Khái niệm về mức nước sâu và sự phân bố vùng lúa nước sâu 10 2.4. Những vấn ñề ñặt ra ñối với loại hình canh tác lúa nước sâu và hướng giải quyết. 14 2.5. Nghiên cứu trong và ngoài nước về lúa nước sâu 15 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 31 3.1. Nội dung nghiên cứu 31 3.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 31 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 36 4.1. Nguồn gốc, xuất xứ của các dòng giống tham gia thí nghiệm 36 4.2. Một số ñặc ñiểm sinh trưởng phát triển trong giai ñoạn mạ của các dòng, giống tham gia thí nghiệm. 37 4.3. Các ñặc ñiểm nông sinh học chủ yếu của các dòng, giống tham gia thí nghiệm. 39 4.3.1. Thời gian sinh trưởng 39 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv 4.3.2. Chiều cao cây 42 4.4. Khả năng ñẻ nhánh và góc ñộ ñẻ nhánh của các dòng, giống 43 4.5. Một số ñặc ñiểm hình thái của các dòng, giống tham gia thí nghiệm. 47 4.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và ñiều kiện bất thuận chủ yếu 50 4.6.1. Khả năng chống ñổ 51 4.6.2. Khả năng chống chịu sâu hại 52 4.6.3. Khả năng chống chịu bệnh hại 53 4.7. Khả năng chịu ngập của các dòng, giống tham gia thí nghiệm 54 4.8. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 58 4.9. Kết quả thí nghiệm “Thử nghiệm phản ứng của giống thông qua các phương thức làm mạ” 74 4.9.1 Chiều cao cây mạ 74 4.9.2. Khả năng ñẻ nhánh giai ñoạn mạ 76 4.9.3. Khả năng hình thành nhánh hữu hiệu 77 4.9.4. ảnh hưởng của môi trường ngập úng ñến sự hình thành nhánh hữu hiệu của các dòng, giống tham gia thí nghiệm ở các phương thức làm mạ. 79 4.9.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống trong các phương thức làm mạ 83 4.10. Một số ñặc ñiểm chính của một số dòng, giống triển vọng 87 5. Kết luận và ñề nghị 89 5.1. Kết luận 89 5.2. ðề nghị 89 Tài liệu tham khảo 90 DANH MỤC BẢNG Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v STT Tên bảng Trang 1. Nguồn gốc của các dòng, giống tham gia thí nghiệm 37 2. Một số ñặc ñiểm giai ñoạn mạ của các dòng, giống tham gia thí nghiệm (vụ mùa 2007) 38 3. Thời gian sinh trưởng và Chiều cao cây của các dòng, giống tham gia thí nghiệm (vụ mùa 2007) 41 4. Khả năng ñẻ nhánh và góc ñộ ñẻ nhánh của các dòng, giống tham gia thí nghiệm (vụ mùa 2007) 46 5. Một số ñặc ñiểm hình thái của các dòng, giống tham gia thí nghiệm (vụ mùa 2007) 49 6. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại và chống ñổ của các dòng giống tham gia thí nghiệm (vụ mùa 2007) 51 7. Khả năng chịu ngập của các dòng, giống tham gia thí nghiệm tại các giai ñoạn sinh trưởng thông qua tỷ lệ sống sót(vụ mùa 2007) 55 8. ðánh giá sự ổn ñịnh của khả năng chịu ngập của các dòng, giống tham gia thí nghiệm ở các giai ñoạn sinh trưởng khác nhau 57 9. Số bông/m2 của các giống tham gia thí nghiệm ở các môi trường khác nhau (vụ mùa 2007) 59 10. ðánh giá tính ổn ñịnh số bông/m2 của các dòng, giống tham gia thí nghiệm ở các môi trường khác nhau 61 11. Số hạt/bông của các giống tham gia thí nghiệm ở các môi trường khác nhau 63 12. ðánh giá sự ổn ñịnh của số hạt/bông của các dòng, giống tham gia thí nghiệm ở các môi trường khác nhau 64 13. Số hạt chắc/bông của các dòng, giống tham gia thí nghiệm ở các môi trường khác nhau (vụ mùa 2007) 66 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi 14. ðánh giá sự ổn ñịnh của số hạt chắc/bông của các dòng, giống tham gia thí nghiệm ở các môi trường khác nhau 67 15. Khối lượng 1000 hạt của các dòng, giống tham gia thí nghiệm ở các môi trường khác nhau 68 15. Năng suất lý thuyết của các giống tham gia thí nghiệm ở các môi trường khác nhau 69 16. Năng suất thực thu của các dòng, giống tham gia thí nghiệm ở các môi trường khác nhau (vụ mùa 2007) 72 17. ðánh giá sự ổn ñịnh của năng suất thực thu của các dòng, giống tham gia thí nghiệm ở các môi trường khác nhau 73 18. Chiều cao cây mạ của các dòng giống trong các phương thức làm mạ (vụ mùa 2008) 75 19. Số nhánh mạ trước cấy của các dòng giống trong các phương thức làm mạ (vụ mùa 2008) 77 20. Khả năng ñẻ nhánh của các dòng giống trong các phương thức làm mạ (vụ mùa 2008) 78 21. ảnh hưởng của môi trường ngập úng ñến sự hình thành nhánh hữu hiệu của các dòng, giống trong phương thức làm mạ 1 79 22. ảnh hưởng của môi trường ngập úng ñến sự hình thành nhánh hữu hiệu của các dòng, giống trong phương thức làm mạ 2 81 23. ảnh hưởng của môi trường ngập úng ñến sự hình thành nhánh hữu hiệu của các dòng, giống trong phương thức làm mạ 3 81 24. ảnh hưởng của môi trường ngập úng ñến sự hình thành nhánh hữu hiệu của các dòng, giống trong phương thức làm mạ giâm 82 25. Số bông/m2 của các dòng giống ở các phương thức làm mạ khác nhau trong ñiều kiện ngập úng (vụ mùa 2008) 84 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii 26. Số hạt/bông của các dòng giống ở các phương thức làm mạ khác nhau trong ñiều kiện ngập úng (vụ mùa 2008) 84 27. Khối lượng 1000 hạt, tỷ lệ lép và năng suất lý thuyết của các dòng giống ở các phương thức làm mạ khác nhau trong ñiều kiện ngập úng (vụ mùa 2008) 85 28. Năng suất thực thu của các dòng giống ở các phương thức làm mạ khác nhau trong ñiều kiện ngập úng (vụ mùa 2008) 87 29. ðặc ñiểm chính của các dòng, giống triển vọng 87 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii DANH MỤC ðỒ THỊ STT Tên ñồ thị Trang 1. Biểu diễn khả năng chịu ngập của một số dòng, giống tham gia thí nghiệm ở các giai ñoạn xử lý ngập khác nhau khác nhau 58 2. Biểu diễn số bông/m2 của một số dòng, giống tham gia thí nghiệm ở các môi trường khác nhau 62 3. Biểu diễn số hạt/bông của các dòng, giống tham gia thí nghiệm ở các môi trường khác nhau 65 4. Biểu diễn số hạt chắc/bông của các dòng, giống tham gia thí nghiệm ở các ñiều kiện môi trường khác nhau 67 5. Biểu diễn mức ñộ ổn ñịnh năng suất của các dòng, giống tham gia thí nghiệm ở các môi trường khác nhau 74 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1 1. MỞ ðẦU 1.1. ðặt vấn ñề Hàng năm trên thế giới có khoảng 30 triệu ha lúa thường xuyên bị ngập úng, tập trung chủ yếu ở Ấn ðộ, Bangladesh, Thái Lan và một số nước khác như Lào, Campuchia, Inñonesia... Ở Việt Nam, diện tích canh tác lúa khoảng 4,36 triệu ha, trong ñó có khoảng 0,8 triệu ha nếu gặp mưa to, mưa tập trung sẽ ngập úng (Vũ Tuyên Hoàng, 1995). Theo số liệu thống kê, trong những năm cuối thế kỷ 20 và những năm ñầu thế kỷ 21, diện tích lúa gieo trồng hàng năm biến ñộng từ 6,77 triệu ha năm 1995 ñến 7,2 triệu ha năm 2007 trong ñó có 1,5 - 2,0 triệu ha cần có sự ñầu tư ñể chống úng nếu gặp mưa to và tập trung.ảTong những năm qua, năng suất và sản lượng lúa của cả nước không ngừng tăng lên một cách vững chắc. Năm 1995, năng suất lúa bình quân ñạt 36,9 tạ/ha và sản lượng là 24,96 triệu tấ n; năm 2000 năng suất bình quân ñạt 42,4 tạ/ha và sản lượng ñạt 32,53 triệu tấn; ñến năm 2007 năng suất bình quân ñạt 49,8 tạ/ha và sản lượng là 35,9 triệu tấn (Trung tâm tin học và thống kê, Bộ NN &PTNT, 27/12/2007) Mặc dù có sự gia tăng rõ rệt về năng suất và sản lượng, nhưng sự gia tăng ñó không ñồng ñều giữa các vùng. Ngoài hai vùng trồng lúa chính là ðồng bằng sông Hồng và ðồng bằng sông Cửu Long còn các vùng khác như: Tây Nguyên, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, ðông Bắc Bộ, ðông Nam Bộ và Duyên Hải miền Trung thì năng suất lúa chỉ bằng 62,3 ñến 95,6% năng suất chung của cả nước. Nếu so sánh với vùng thâm canh chủ ñộng nước thì năng suất lúa ở vùng sinh thái lúa ngập úng nói riêng và vùng khó khăn nói chung chỉ bằng 64,2 - 79,7% (Nguyễn Tấn Hinh, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật ñề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp kỹ thuật canh tác lúa cho những vùng khó khăn, Hải Dương, 5/2006, trang 2). Công tác chọn tạo giống lúa cho vùng khó khăn (mặn, hạn, úng...) ở Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2 nước ta ñã ñược tiến hành từ những năm của thập niên 1970. Cho ñến năm 2005 ñã có nhiều giống lúa mới cho vùng khó khăn nói chung và vùng ngập úng nói riêng ñược chọn tạo và ñưa vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lúa của cả nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác nghiên cứu, chọn tạo và phát triển các giống lúa cho vùng khó khăn còn một số hạn chế. Một mặt, các giống lúa mới tạo ra còn chưa ñáp ứng ñầy ñủ yêu cầu của sản xuất như: tính chịu ngập úng còn chưa cao; Thời gian sinh trưởng (TGST) của các giống còn dài; phẩm chất gạo chưa cao và năng suất không ổn ñịnh. Mặt khác, còn thiếu những nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao năng suất ñối với các giống lúa mới ở những vùng khó khăn. Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “ðánh giá ñặc ñiểm nông sinh học của một số dòng, giống lúa chịu ngập úng tại Gia Lộc, Hải Dương.” 1.2. Mục ñích, yêu cầu 1.2.1. Mục ñích - ðánh giá và chọn lọc các dòng, giống có năng suất cao, khả năng chịu ngập và phục hồi sau ngập tốt ñể phục vụ cho sản xuất. - Nhận biết, truyền bá và sử dụng các tính trạng tốt của các giống ñặc biệt là khả năng chịu ngập ñể làm vật liệu khởi ñầu cho công tác chọn tạo giống lúa cho vùng ngập úng. - Truyền bá và sử dụng biện pháp kỹ thuật làm mạ cho vùng ngập úng. 1.2.2. Yêu cầu - Tìm hiểu ñặc ñiểm sinh trưởng, phát triển và khả năng chịu ngập của các dòng, giống trong ñiều kiện canh tác tại Gia Lộc, Hải Dương. - Sơ bộ ñánh giá năng suất, khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại chính của các giống tham gia thí nghiệm. Từ ñó chọn ra các giống ưu tú ñể ñưa vào thí nghiệm “Thử nghiệm phản ứng của giống thông qua các phương thức làm mạ”. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Nghiên cứu cơ bản về cây lúa 2.1.1. Nguồn gốc cây lúa Lúa là cây trồng có lịch sử lâu dài, không thể biết một cách chắc chắn và ñầy ñủ thời gian và ñịa ñiểm phát sinh của nó. Nhưng có thể chắc chắn rằng sự tiến hoá của cây lúa là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nông nghiệp của nhiều quốc gia [7]. Tại Việt Nam, theo truyền thuyết ñể lại, cây lúa ñã trở thành món ăn chủ yếu và là biểu tượng của tâm hồn Việt Nam từ thời ñại các vua Hùng với câu truyện về chàng Lang Liêu và sự tích bánh chưng bánh dày. Bắt ñầu từ những cây lúa hoang dại con người ñã thuần hoá, chọn lọc ñể phục vụ các nhu cầu cuộc sống và dần có ñược cây lúa trồng hiện nay. Xác ñịnh tổ tiên trực tiếp của lúa trồng châu Á Oryza sativa vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Một số tác giả: Sampath và Rao (1951), Sampath và Govidaswani (1958) cho rằng: O.sativa có nguồn gốc từ lúa dại lâu năm O.rufipogon. Tác giả Chatterjee (1951) cho rằng: O.sativa tiến hoá từ lúa dại hàng năm O.nivara. Theo Sano và cộng sự (1958), Oka (1998), Mirshima và cộng sự (1992) cho rằng: kiểu trung gian giữa O.rufipogon và O.nivara giống với tổ tiên lúa trồng hiên ñại hơn cả [7] Theo các nghiên cứu của Ting (1933) Sampath và Rao (1951) về xuất xứ của lúa trồng châu Á cho rằng: O.sativa có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc và Ấn ðộ. Theo kết luận của Chang (1976) thì O.sativa xuất hiện ñầu tiên tại Himalaya, Miến ðiện, Bắc Lào, Bắc Việt Nam và nam Trung Quốc [4]. Từ các trung tâm này lúa indica phát tán lên ñến lưu vực sông Hoàng Hà và Dương Tử rồi sang Nhật Bản, Triều Tiên và từ ñó biến dị hình thành chủng japonica (sinica). Lúa javanica ñược hình thành ở Inñonesia là một sản phẩm của quá trình chọn lọc từ indica [4]. Theo Nguyễn Thị Trâm (1988) [4] tại Việt Nam qua khảo sát về nguồn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4 gen cây lúa cho thấy có 5 loài lúa dại mọc ở các vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và vùng ñồng bằng sông Cửu Long, ñó là các loài O.granulata, O.nivara, O.offcilalis, O.rufipogon, O.ridleyi. 2.1.2. Phân loại lúa trồng Về phân loại lúa trồng O.sativa cũng còn tồn tạo nhiều quan ñiểm khác nhau: Theo quan ñiểm sinh thái học, Morinaga (1954) chia O.sativa thành 5 kiểu sinh thái là Aus, Boro, Bulu, Aman và Tjereh. Theo ñó loài phụ japonica gần gũi với nhóm Aus, Bulu. Theo Kato và cộng sự (1928) thì lúa trồng châu Á ñược chia thành hai loài phụ là indica và japonica. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu trước ñây, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) ñã thống nhất chia giống lúa trồng châu Á thành 3 kiểu sinh thái ñịa lý hoặc 3 loài phụ là indica, japonica và javanica [15] Theo quan ñiểm canh tác học, cây lúa trồng trải qua quá trình thuần hoá của người nông dân sẽ thích nghi dần với từng vùng sinh thái cụ thể mà nó ñược gieo trồng, ñồng thời cũng xuất hiện các biến dị do ñiều kiện canh tác gây nên. Từ ñó hình thành nên các nhóm lúa ñặc trưng cho từng vùng sinh thái nhất ñịnh. Theo quan ñiểm này có 4 nhóm lúa chính yếu sau: - Lúa cạn: ðược trồng trên ñất cao, không giữ ñược nước, cây lúa hoàn toàn nhờ vào nước trời trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. - Lúa có tưới: ðược trồng trên những cánh ñồng có hệ thống thuỷ lợi nhưng chưa chủ ñộng về nước trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. - Lúa nước sâu: Lúa ñược canh tác trên những cánh ñồng thấp trũng, không có khả năng rút nước khi gặp mưa lớn hoặc lũ. Tuy nhiên, thời gian ngập không quá 10 ngày và mức nước ngập không quá 50cm. - Lúa nổi: Lúa ñược gieo trồng trước mùa mưa, khi mưa lớn lúa ñã ñẻ Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5 nhánh, nước dâng cao lúa vươn nhánh khoảng 10cm/ngày ñể ngoi theo, vươn lên trên mặt nước (Nguyễn Thị Trâm, 1998) Tại Việt Nam có tồn tại cả 4 nhóm lúa với các ñặc trưng chủ yếu nêu trên. Nhóm lúa cạn tồn tại nhiều tại vùng núi và trung du Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây nguyên. Lúa có tưới ñược canh tác chủ yếu tại ðồng bằng sông Hồng, ñồng bằng ven biển miền Trung và ñồng bằng sông Cửu Long. Lúa nước sâu phổ biến tại các vùng úng, trũng ở ðồng bằng Bắc Bộ, các thung lũng khó thoát nước tại các vùng trung du và miền núi phía Bắc. Lúa nổi chỉ còn tồn tại rất ít ở khu vực Tháp Mười thuộc ðồng bằng sông Cửu Long. Ngoài 4 nhóm trên ở Việt Nam còn có một số giống thích nghi với các tiểu vùng sinh thái chuyên biệt khác như: Các giống lúa chịu mặn, ñược trồng chủ yếu tại các vùng duyên hải Bắc, Trung và Nam Bộ. Các vùng này thường xuyên bị nước biển xâm nhập nhưng cũng ñược nguồn nước ngọt thau chua rửa mặn nên vẫn có thể canh tác ñược. Lê Huy Bá [1] cho rằng: Các giống lúa chịu chua phèn ñược canh tác chủ yếu tại các vùng ñất nhiễm phèn (acid sulphate soid) của ðồng bằng sông Cửu Long (ðồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên...). ðặc trưng của các giống lúa này là có khả năng chịu ñược ñộc tố Al2(SO4), Fe2(SO4) và ñộ pH thấp (<5,0) 2.1.3. Nghiên cứu về ñặc ñiểm hình thái của cây lúa Cây lúa là cây trồng ña dạng về hình thái. Mỗi giống có những ñặc ñiểm hình thái riêng mà ta có thể dựa vào ñó ñể nhận biết như: kiểu cây, dạng lá, màu sắc thân lá, dạng bông, dạng hạt, màu sắc hạt...[3]. Các nhà chọn giống trước khi chuẩn bị cho bất kỳ một chương trình chọn giống nào cũng cần có ñầy ñủ thông tin về các ñặc trưng hình thái của nguồn vật liệu khởi ñầu. Do vậy, việc nghiên cứu hình thái của các giống lúa ñã ñược tiến hành từ lâu và có nhiều kết quả sâu sắc. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6 Nghiên cứu hình thái các giống lúa châu Á, Jenning (1979) [21] cho rằng: các giống lúa thuộc loài phụ indica thường cao cây, lá nhỏ màu xanh nhạt, bông xoè, hạt dài, vỏ trấu mỏng, chịu phân kém, dễ lốp ñổ, năng suất thấp, cơm khô, nở nhiều. Trong khi ñó, các giống lúa thuộc loài phụ japonica thường thấp cây, lá to màu xanh ñậm, bông chụm, hạt ngắn, vỏ trấu dày, thích nghi với ñiều kiện thâm canh, chịu phân tốt, thường cho năng suất cao, cơm dẻo, ít nở. 2.1.3.1. Thời gian sinh trưởng Trong canh tác lúa hiện ñại các nhà nông học hết sức quan tâm ñến thời gian sinh trưởng (TGST) của các giống lúa, vì ñây là yếu tố tương quan rất chặt với năng suất lúa và liên quan ñến việc bố trí thời vụ, công thức luân canh. Nghiên cứu về TGST của các giống lúa, Yosida (1979) [8] cho rằng: những giống lúa có TGST quá ngắn thì không thể cho năng suất cao vì sinh trưởng sinh dưỡng bị hạn chế. Nhưng các giống lúa có TGST quá dài thì cũng cho năng năng suất thấp vì dễ bị lốp ñổ. Jenning và cộng sự (1979) cho rằng TGST của lúa do nhiều gen ñiều khiển, nên phổ phân ly rất rộng, biểu hiện phức tạp ở thế hệ F2 khi lai giữa giống có TGST ngắn với giống có TGST dài. Nghiên cứu các giống Belle Patna, Blue Belle cho thấy tính chín sớm ñược ñiều khiển bởi một cặp gen trội [3]. Tính cảm quang chu kỳ mạnh ñược kiểm tra bởi một hoặc hai cặp gen (Lê Vĩnh Thảo, 1975) hoặc do hoạt ñộng của nhóm gen II kiểm soát (Vũ Tuyên Hoàng, 1975). Cũng theo tác giả này thì sự nhạy cảm của các giống lúa với ñộ dài ngày bị ảnh hưởng rất nhiều của các gen khống chế hoạt ñộng của ARN-polymerase [5]. Các tác giả K.Ichitami, Y.Okumoto và T.Taisaka [20] khi nghiên cứu trên các giống Norin 20, Kirara 397 cho rằng: gen trội Se9 kiểm soát tính mẫn cảm với ñộ dài ngày và gen lặn se9 kiềm chế tính trạng trên. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7 Nguyễn Hữu Tề và cộng sự (1979) cho rằng: TGST của cây lúa ñược tính từ khi lúa nảy mầm cho ñến khi chín thay ñổi từ 90 ñến 180 ngày tuỳ theo giống và ñiều kiện ngoại cảnh. Các giống ngắn ngày ở nước ta có TGST từ 90 - 120 ngày, trung ngày từ 140 - 160 ngày. Các giống lúa chiêm cũ ở miền Bắc do ảnh hưởng của nhiệt ñộ thấp nên TGST kéo dài ñến 180 - 200 ngày. Tại miền Nam, các giống lúa ñịa phương có TGST dài ñến 200 - 240 ngày, các giống lúa nổi có thể lên ñến 270 ngày. TGST của cây lúa còn phụ thuộc rất nhiều vào thời vụ và ñiều kiện ngoại cảnh khác nhau. Trong ñiều kiện miền Bắc nước ta cùng một giống lúa nếu ñem gieo trồng trong vụ xuân sẽ có TGST dài hơn vụ mùa. Hiện nay, người nông dân cần các giống lúa ngắn ngày, không phản ứng với quang chu kỳ ñể dễ dàng tăng vụ, tăng sản lượng lương thực. 2.1.3.2. Khả năng ñẻ nhánh ðẻ nhánh là chức năng sinh trưởng của cây lúa, nó là một yếu tố quyết ñịnh ñến năng suất lúa. Trong quá trình sinh trưởng, nhánh lúa ñược hình thành từ các mắt ở lách lá của mỗi ñốt trên thân chính hoặc mọc từ nhánh phụ khác trong thời kỳ ñẻ nhánh. Cây lúa ñẻ nhánh theo quy luật chung, tuy nhiên mỗi giống lúa khác nhau, do phản ứng của chúng với ngoại cảnh, các giống lúa khác nhau có TGST khác nhau, thời gian ñẻ nhánh cũng khác nhau. Bùi Huy ðáp (1970) [2] khi nghiên cứu về ñặc tính ñẻ nhánh cho biết “Nhánh không bao giờ phát triển khi lá tương ñương với nó chưa phát triển xong. Nhánh không phát triển nữa khi lá bị khô”. Cũng nghiên cứu về vấn ñề này, Vũ Tuyên Hoàng, Nguyễn Thế Hiển và Trần Thị Nhàn [6] cho biết: những giống lúa ñẻ sớm, tập trung sẽ trỗ dễ và thường cho năng suất cao hơn. ðinh Văn Lữ (1978) [6] cho rằng: những giống lúa ñẻ rải rác thì trỗ bông không tập trung, lúa chín không ñều, không Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8 có lợi cho quá trình thu hoạch, dẫn ñến giảm năng suất. Qua theo dõi các tổ hợp lai, Nguyễn Văn Hiển [3] nhận xét: kiểu ñẻ nhánh chụm là lặn, kiểu ñẻ nhánh xoè là trội. Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) [17] ñều nhất trí cho rằng: tính ñẻ nhánh khoẻ di truyền số lượng, có hệ số di truyền thấp ñến trung bình và chịu ảnh hưởng rõ rệt của ñiều kiện ngoại cảnh. 2.1.3.3. Chiều cao cây lúa Chiều cao cây là một chỉ tiêu hình thái liên quan ñến nhiều ñặc tính khác, ñặc biệt là tính chống ñổ. Guliaep (1975) xác ñịnh: có 4 gen kiểm tra chiều cao cây. Khi nghiên cứu các dạng lùn tự nhiên và ñột biến, ông nhận thấy có trường hợp tính lùn ñược kiểm tra bằng một cặp gen lặn, có trường hợp cả hai cặp và ña số trường hợp do 8 cặp gen lặn kiểm tra là d1, d2, d3, 3 d4, d5, d6, d7, d8. Các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) [16] khẳng ñịnh rằng: các giống lúa lùn có nguồn gốc từ Trung Quốc (DeegeoWoogen, Igeotze...) chúng mang gen lùn, lặn nhưng không ảnh hưởng gì ñến chiều dài bông, rất có ý nghĩa trong chọn giống. Y.Futsharra, F.Kikuchi, N.Rutger (1977) [18] qua các nghiên cứu về cơ chế di truyền tính trạng chiều cao cây ñã công bố danh sách khoảng 50 gen tham gia qui ñịnh tính trạng lùn của cây lúa (d-1 ñến d-50), trong ñó có gen d- 8, d-11 và d-14, d-10, d-15 và d-16, d-18h, d-18k là alen với nhau. Sự hoạt ñộng của phần lớn các gen này ñược kiểm soát bởi một cặp gen lặn mà gen ñó có thể lại bị lấn át bởi gen trội D-53. Các ñột biến cực lùn phần lớn ñược kiểm tra bằng 1 gen ñơn lặn, nhưng ñột biến nửa lùn lại ñược qui ñịnh bởi 1 gen ñơn trội không hoàn toàn. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9 Theo Mackill và Ruger (1979) [19] có 4 gen qui ñịnh tính nửa lùn là sd-1, sd-2, sd-3, sd-4. Trong ñó sd-1 là alen với gen lùn của Dee-geo-Woo- gen, còn lại 3 gen kia không alen với nhau. Tuy nhiên trong thực tế rất khó phân biệt sự biểu hiện khác nhau của các loại gen d và sd. 2.2. Nguồn gốc lúa nước sâu Ngày nay, lúa trồng thuộc loài Oryza sativa L ñược tìm thấy ở khu vực châu Á nhiệt ñới và loài Oryza glaberrima ở vùng ñất thấp miền Tây châu Phi. Cả hai loài này ñều có những giống lúa nước sâu thích ứng với ñiều kiện ngập lũ, nhưng loài có nguồn gốc ở châu Á cung cấp ñược nhiều dạng hình phong phú hơn. Nguồn gốc các giống lúa nước sâu ñều xuất phát từ loài Oryza sativa L ở ðông nam châu Á, ñặc biệt là ở Bangladesh, miền Tây Ấn ðộ, Miến ðiện và Indonesia. Theo Grist.ð.H (1965), Lê Minh Phụng (1991) [20] những vùng này có nhiều dạng lúa khác nhau, tổ tiên xa xưa của loài Oryza sativa L. Các dạng lúa nước sâu còn tìm ñược từ loài Oryza glaberrima. Loài này có tập tính sinh trưởng theo kiểu bò và có khả năng ngóc ñầu khi nước cạn. ðây là một trong những ñặc ñiểm của giống lúa nước sâu. Có hai loài lúa dại là Oryza rufipigon f.spontanea và Longistaminata, chúng có một số gen ñiều khiển sự vươn cao thân theo mức nước tăng lên (Chang.T.T. 1976; Quat. 1977). Như vậy ñặc tính của lúa nước sâu có ñiểm chung trong mối quan hệ giữa loài Oryza sativa và Oryza glaberrima [31], [67]. Các giống lúa nước sâu ñều có quá trình tiến hoá từ giống lúa hoang dại Oryza perennis moench (Choudhury.1975). Tất cả các giống lúa nổi hiện nay ñều thuộc loại hình Indica, chưa tìm thấy giống lúa nào thuộc loại hình japonica, cũng như chưa truyền ñược gen nổi của indica vào japonica (Oka.11975), (Bùi Chí Bửu.1987) [9]. ðể làm rõ sự khác biệt giữa loại hình lúa nổi và không nổi, Morshima (1974) ñã thiết lập công thức với sự phối hợp Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10 tuyến tính của 4 yếu tố [56]: XF = 1,00A + 0,47B + 0,50C + 0,24D Trong ñó: XF : Là trị số nổi A : Số lóng vươn dài hơn 3cm B : Chiều dài tổng cộng các lóng vươn dài C : Số lóng có rễ phụ trên thân D : Số chồi mắt lóng trên thân. Khi nghiên cứu về kiểu gen ở 15 tổ hợp lai giữa lúa nổi và các dạng trung gian, D.K.Mukherji và Roy (1977) [59] nhận thấy số lóng có rễ phụ và số chồi mắt lóng không tương quan với khả năng nổi. Yếu tố chính có liên quan là chiều cao cây cuối cùng. Tác giả ñề nghị một công thức mới là : FD = 1,00A + 0,50B + 0,20C + 1,00D + 0,25E Ở ñây: A : Là số lóng dài hơn 3cm B : Chiều cao cây cuối cùng trong ñiều kiện nước sâu C : Chiều dài tổng cộng số lóng thân tăng thêm D : Chiều dài tổng cộng số lóng thân ñược tăng thêm ñến ngày thứ 81 (sau khi gieo) E : Tỷ lệ vươn lóng giữa ñiều kiện nước sâu so với ñiều kiện nước bình thường FD : Khả năng nổi 2.3. Khái niệm về mức nước sâu và sự phân bố vùng lúa nước sâu 2.3.1. Khái niệm về mức nước sâu. Hầu hết cây lúa ở khu vực châu Á ñều phát triển trong mùa mưa, mức nước trên ñồng ruộng thường quá sâu ñối với các giống lúa mới cải tiến, năng suất cao. Bên cạnh các yếu tố hạn chế như ñất ñai, sâu bệnh hại, khô hạn… thì ñộ sâu mức nước và TGST của giống là những yếu tố quan trọng bậc nhất. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11 Mức nước trên ruộng bao nhiêu ñược xem là nước sâu? Câu hỏi này ñã ñược ñặt ra từ khi có sự hợp tác quốc tế về chương trình nghiên cứu lúa nước sâu. Ikehashi (1981) [46] chỉ ra rằng những trở ngại khó khăn ở vùng lúa nước sâu cũng tương tự như ở vùng ñất mặn. Một hội thảo về kỹ thuật sản xuất lúa ở ñiều kiện ñất trũng ñã ñược tổ chức tại Chisurah vào tháng 10 năm 1977. Hội thảo ñã tập trung thảo luận về sản xuất vùng ñất trũng nhờ nước trời và ñã phân loại ñất trũng thấp dựa theo ñộ sâu mức nước trên ruộng như sau: 1. Vùng nước nông: mực nước từ 5 - 15cm 2. Nước sâu trung bình: mực nước từ 15 - 60cm 3. Nước bán sâu: mực nước sâu từ 100cm trở lên (M.S.Swaminathan,1979) [81] Othman và Ho (1977) [92] ñã phân các mức nước sâu ở Krian Malaysia theo các mức nước từ 0 - 10cm (nước nông); 10 - 15cm (nước bình thường); từ 15 - 20cm (hơi sâu) và từ 20 - 25cm là mức nước sâu. Theo D.Hilleris Lambers và CTV (1982) [43] thì ở Nam và ðông nam châu Á có 7 triệu ha ñất canh tác có mức nước sâu trên 100cm và 13 triệu ha có mức nước sâu trung bình (mức nước sâu tối ña là 100cm). 2.3.2. Sự phân bố vùng lúa nước sâu Trên thế giới, diện tích gieo trồng lúa nước sâu còn chiếm khoảng 12,5 triệu ha (FAO, 1993) [40], phân bố chủ yếu ở Ấn ðộ, Bangladesh, Thái Lan, Việt Nam và một số nước ở nam châu Phi. ðặc ñiểm chung về vùng lúa nước sâu ở các nước như sau: - Ấn ðộ: Theo tài liệu “Rice Almanac” xuất bản năm 1997, Ấn ðộ là nước có diện tích lúa nước sâu lớn nhất trên thế giới. Trong 42 triệu ha lúa thì có tới 4,9 triệu ha (11,4%) bị ngập lụt hàng năm [72]. ðặc biệt là ở miền ñông Ultra Pradesh, Bihar, Tây Bengan, Orissa, Tripura và Manipur. Những trận ngập lụt thường xảy ra từ tháng 6 ñến tháng 10. Có 2 dạng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12 ngập lụt phổ biến ở Ấn ðộ: + Những vùng bị ngập lụt kéo dài (Stagnant flood) + Những vùng bị ngập lũ ñột ngột (Flash flood) do những trận mưa lớn gây ra (S.Saran và CTV. 1979) [74]. Ấn ðộ có khoảng 3 triệu ha ñược gieo trồng bằng các giống lúa nổi. Nhìn chung năng suất lúa nước sâu của Ấn ðộ thường rất thấp, từ 0,5 - 1,0 tấn/ha. - Bangladesh: Theo S.M.H. Zama (1977) [95], lúa nước sâu ñược trồng ở Bangladesh cách ñây hàng ngàn năm. Tổng diện tích lúa nước sâu vào khoảng 2,5 triệu ha, chiếm 23,1% tổng diện tích lúa [72], trong ñó có 12% diện tích gieo xạ bằng giống Aman hoặc các giống lúa nước sâu. Năng suất lúa nước sâu cũng thường rất thấp, từ 0,8 - 1,0 tấn/ha. Sản lượng lúa nước sâu chiếm 12% sản lượng lúa của cả nước. - Burma: Theo “Rice Almanac” (1997) Burma có diện tích lúa nước sâu khoảng 11.000 ha, chiếm 42,2% tổng diện tích lúa [72]. Hầu hết diện tích lúa nước sâu nằm ở vùng ñồng bằng, tạo thành do nhánh của sông Irrwady ở phía nam Burma và vùng ñất thấp của Pegu và Rangoon. Trong những vùng này, nước dâng cao dần trong suốt mùa mưa và ñạt mức nước sâu tối ña vào tháng 8. Sự ngập lụt ở những vùng này chủ yếu thuộc loại “Stagnant flood”, mức nước sâu trung bình từ 30 - 100cm, tối ña có thể tới 300 - 400cm. - Thái Lan: Theo D.V.Sheshu và B.A.Dewan (1979) [75], Thái Lan có khoảng 800.000 ha lúa nước sâu, tuy nhiên thực tế mới chỉ gieo trồng ñược 582.000 ha, tập trung chủ yếu ở 9 tỉnh và các ñồng bằng trung tâm. Những trận mưa ở ñồng bằng trung tâm thường bắt ñầu từ giữa tháng 4, mức nước cao nhất vào tháng 10. ðộ sâu mức nước từ 1 - 4m. Mức nước trên các cánh ñồng bắt ñầu tăng khoảng 7 - 8cm /ngày trong tháng ._.8 và ñạt mức sâu nhất vào tháng 10, giảm dần trong tháng 12. Tình trạng ngập lụt chủ yếu là dạng “Stagnant flood”. Nhìn chung năng suất lúa nước sâu của Thái Lan còn thấp, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13 từ 1,0 - 1,5 tấn/ha. - Indonesia có khoảng 7 triệu ha ñất ñầm lầy bị ảnh hưởng bởi thuỷ triều. Khoảng 3 triệu ha nằm dọc theo bờ phía ñông của Sumatra và 2 triệu ha ở miền Nam và trung tâm Kalimantan là thích hợp cho gieo xạ lúa. Những vùng bị ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều cộng với mức nước dâng lên theo mùa mưa, nhìn chung là phụ thuộc vào từng ñịa phương nằm dọc theo các con sông (Subiganto H.Noors Sgamsi và H.M.Beachell, 1977) [80]. Lúa nước sâu ở những vùng này chủ yếu thuộc dạng “Mixed flood”. - Châu Phi: Hầu hết diện tích lúa nước sâu nằm ở phía ñông châu Phi, phần lớn nằm dọc theo các con sông Niger, Gambia và Hadejia. Ngoài ra những ñồng bằng thấp trũng dọc theo bờ biển Atlantic và phần diện tích bao bọc quanh hồ Chad ñã tạo thêm diện tích nước sâu. Diện tích lúa nước sâu chiếm khoảng 25% tổng diện tích của châu Phi (Rice Almanac, 1997) [72]. Lượng nước mưa hàng năm cộng với tình trạng ñất bị ảnh hưởng bởi lượng nước từ các con sông vùng Tây Phi ñã tạo nên sự ngập lụt hàng năm. Sự ngập lụt thường bắt ñầu từ giữa tháng 8 ñến ñầu tháng 9, chủ yếu thuộc loại nước sâu tối ña lên ñến 2,5m. Sự ngập úng có thể rút ñi sau tháng 10. - Mali: Theo Porterses (1956) lúa ñược gieo trồng ñầu tiên ở ñồng bằng trung tâm Niger khoảng 1500 năm trước công nguyên. Mali có khoảng 223.000 ha ñất lúa, trong ñó 70% diện tích là lúa nước sâu, chiếm khoảng 50% sản lượng lúa của cả nước. Sự ngập lụt thường bắt ñầu từ tháng 6 và ñạt mức nước cao nhất vào giữa tháng 9. Mức nước dâng cao từ 5-10cm/ngày, thời gian ngập lụt có thể kéo dài từ 2 - 4 tháng (A.I.Toure, 1978) [83]. - Việt Nam: Diện tích lúa vùng ñất thấp trũng khoảng 1,027 triệu ha, chiếm 16,3% tổng diện tích lúa (Rice Almanac, 1997) [72]. Vụ mùa ở vùng ñồng bằng sông Hồng và một số tỉnh phía Bắc tình trạng ngập lụt chủ yếu do những trận mưa lớn gây ra trong tháng 7, tháng 8. Những cánh ñồng thấp Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14 trũng nếu mưa kéo dài liên tục trong 3 ngày, lượng mưa trên 150mm/ngày sẽ gây ra ngập lụt. Những trận ngập lụt này thường không ổn ñịnh và bất thường qua từng năm. Như vậy lúa nước sâu cho vùng này cần phải có chiều cao cây, có khả năng vươn cao cây trung bình, ñặc biệt là khả năng chịu ngập nước hoàn toàn (Submergence Tolerance). Theo ðào Thế Tuấn và Nguyễn Duy Tính, Nguyễn Hữu Thành (1978) [84], loại hình ñất thấp trũng ở ñây có thể phân làm 3 loại khác nhau: + Loại nước sâu: Diện tích bị ngập theo mùa, ñộ sâu mức nước từ 1- 1,5m trong suốt mùa mưa. + Loại nước sâu trung bình: Mức nước từ 0,5 - 1m trong mùa mưa. + Loại nước nông: Diện tích này bị ngập trong thời gian ngắn, sau những trận mưa lớn, ñộ sâu mức nước từ 0,5 - 0,8m. 2.4. Những vấn ñề ñặt ra ñối với loại hình canh tác lúa nước sâu và hướng giải quyết. Nhìn chung năng suất của loại hình lúa nước sâu còn rất thấp, chỉ ñạt trên dưới 2 tấn/ha, TGST lại kéo dài từ 5 - 7 tháng. Những nguyên nhân chính dẫn ñến năng suất thấp là do khả năng chịu khô hạn ñầu vụ của giống kém, tính chống chịu sâu bệnh hại yếu, ñặc biệt là kháng sâu ñục thân và tuyến trùng hại rễ. Ngoài ra còn có ñặc ñiểm là rất rễ rụng hạt (Xuân.V.T và D.G.Kanter, 1975) [94]. Nhưng nguyên nhân chủ yếu và quan trọng hơn cả ñó chính là khả năng chịu ngập và vươn lóng vượt nước của cây lúa còn yếu (HilleRisLambers và Seshu, 1982) [43]. ðối với hệ thống canh tác lúa nước sâu, cần phải nghiên cứu chọn tạo bộ giống lúa phù hợp với ñiều kịên vùng sinh thái ngập nước như: giống phải cao cây, cứng cây, chống ñổ tốt, chống chịu sâu bệnh hại khá, ñặc biệt là khả năng chịu ngập, vươn lóng và cho năng suất cao ñể thay thế các giống ñịa phương cao cây, dễ ñổ, chịu ngập kém và năng suất thấp. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15 Tại Hội thảo quốc tế về lúa nước sâu năm 1978, M.S.Swaminathan [82] ñã nhấn mạnh việc tạo giống lúa cải tiến cho vùng nước sâu trung bình (khoảng 1m) và vùng rất sâu (từ 2-5m) Ở Việt Nam, vùng ñồng bằng sông Hồng và một số tỉnh phía Bắc, trên các chân ruộng thấp trũng, trong vụ mùa thường có mức nước trên ruộng từ 30 - 35cm, khi gặp những trận mưa lớn vào tháng 7, tháng 8 hàng năm thường bị ngập từ 5 - 10 ngày. Do ñặc ñiểm này, cây lúa cho vùng này cần có một số ñặc ñiểm như: Cây mạ phải ñạt chiều cao trung bình từ 30 - 35cm ñể khi cấy không bị ngập dưới nước; cây lúa có chiều cao từ 120 - 135cm, sức vươn cao cây trung bình và có khả năng chịu ngập túp ngọn từ 5 - 10 ngày, chống chịu khá với một số sâu bệnh hại chính, có tiềm năng năng suất cao ñể thay thế dần các giống lúa ñịa phương cao cây dễ ñổ, chịu ngập kém, cho năng suất thấp. Từ cuối thập kỷ 70 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, song song với hướng chọn tạo giống lúa thâm canh ñã coi trọng hướng chọn tạo giống cho vùng khó khăn như khô hạn, mặn, úng… Từ 1986 - 1990 Viện ñã ñưa ra một loạt các giống lúa cho vùng nước sâu như: U14, U16, U17, C10, C15…cao cây, chịu ngập , chống chịu sâu bệnh hại khá, cho năng suất cao, phù hợp gieo trồng ở vùng ñất thấp trũng ở ñồng bằng sông Hồng và một số tỉnh phía Bắc. 2.5. Nghiên cứu trong và ngoài nước về lúa nước sâu 2.5.1. Nghiên cứu ngoài nước 2.5.1.1. Lịch sử nghiên cứu và phát triển lúa nước sâu. Lúa nước sâu ñược nghiên cứu ñầu tiên vào năm 1917 tại Trại thí nghiệm Nông nghiệp Dacca và năm 1934 tại Trại Nghiên cứu lúa nước sâu Habigaj ở Bangladesh. Nội dung nghiên cứu chủ yếu gồm chọn lọc các giống lúa cải tiến, ảnh hưởng của tuổi cây ñến tỷ lệ sống sau ngập và các phương pháp gieo hạt…(ALim và CTV, 1962) [23]. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16 Năm 1941 Trại thí nghiệm lúa nổi Huntra ñược thành lập và tiến hành nghiên cứu cải thiện chất lượng và năng suất lúa nước sâu thông qua việc chọn lọc từ các giống lúa ñịa phương (Morishima, 1964) [91]. Cũng vào thời ñiểm này hai tác giả là Ramiah và Ramaswani ñã công bố kết quả về nghiên cứu di truyền tập tính nổi ở lúa [68]. Các tác giả cho rằng có 2 gen trội nhưng không trội hoàn toàn ñiều khiển tập tính nổi. Trong những năm 1950, một số nghiên cứu về lúa nước sâu ñược tiến hành tại Nhật Bản và Bangladesh. Các tác giả Yamada (1959), Yamada và Ota (1956), Yamada và CTV (1954) , ALim và Sen (1955), ALim và Zaman (1958) ñã công bố kết quả nghiên cứu về tính chịu ngập ở lúa [87], [89], [88], [24], [25]. Vào những năm 60, Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) ñã tập trung nghiên cứu về lúa nước sâu. Các nhà khoa học Nhật Bản ñã báo cáo kết quả nghiên cứu có liên quan ñến khả năng nổi của các loài lúa dại và lúa trồng ở các nước khác nhau vùng châu Á. Morishima và CTV (1962) cho rằng các loài lúa dại không chỉ có khả năng nổi mà chúng còn có khả năng chịu hạn [57]. Năm 1964, khi ñi thăm Thái Lan, Morishima-Okino ñề nghị chương trình lai tạo giữa các giống lúa nổi và không nổi, con lai của những tổ hợp này có ñóng góp ý nghĩa cho những vùng nước sâu, nơi mà nước sâu luôn là mối ñe dọa với các giống lúa thông thường [91]. Các nhà tạo giống của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tập trung vào hướng tạo giống có chiều cao cây trung bình từ 115-130cm, cao hơn các giống lúa lùn và thấp hơn các giống lúa cao cây cổ truyền ñể trồng vào vùng có mức nước sâu trung bình, thỉnh thoảng bị ngập lụt (Suichi Yoshida, 1985) [29]. Thuật ngữ “Floating dwaf” ñã ñược sử dụng rộng rãi trong các chương tình lai tạo giữa giống lúa lùn với các giống lúa nổi. Các dòng lai với IR42 như IR442-57; IR442-58…ñã ñược trồng rộng rãi ở nhiều nơi có diện tích Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17 nước sâu của Ấn ðộ, Indonesia, Bangladesh…Vào những năm 1970, công tác nghiên cứu về lúa nước sâu ñược nhiều nước quan tâm. Năm 1974, Hội thảo lúa quốc tế lần thứ nhất về lúa nước sâu ñược tổ chức tại Bangladesh với sự tham gia của các nhà khoa học ở 8 nước, với 35 báo cáo ñược trình bày tại hội nghị. Công tác trồng lúa nước sâu ở Bangladesh, Ấn ðộ, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia ñã ñược thảo luận và ñánh giá. Mục tiêu chọn giống lúa nước sâu ñã ñược xác ñịnh. Các báo cáo về kỹ thuật gen, tạo giống, dạng hình cây, ñặc ñiểm hình thái nông học, sinh lý và bảo vệ thực vật ñã ñược thảo luận sôi nổi. Năm 1975, 23 ñại biểu thuộc 8 nước ñã họp tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế. Những nội dung chính của chương trình nghiên cứu lúa nước sâu ñược xác ñịnh như: Tạo giống, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh hại…Hội nghị ñã thống nhất về một số chỉ tiêu chính của giống lúa nước sâu như sau: 1. Sức sống cây mạ cao 2. Chịu ñược khô hạn giai ñoạn mạ. 3. Thân cây cứng, cao cây trung bình (120-135cm). 4. ðẻ nhánh khá. 5. Có khả năng vươn lóng. 6. Có khả năng chịu ngập. 7. Chống chịu ñược một số sâu bệnh hại chính. 8. Có phản ứng quang chu kỳ. Về kỹ thuật canh tác, các ñại biểu ñã thảo luận về biện pháp phòng trừ cỏ dại, tỷ lệ gieo hạt, phương pháp gieo cấy, làm ñất và phân bón cho lúa nước sâu (Jackson và Vergara, 1979) [49]. Năm 1976, Hội thảo về lúa nước sâu ñược tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, có 7 nước tham gia với sự có mặt của ñại diện cơ quan phát triển lúa Tây Phi (WAROA). Có 25 bản báo cáo về Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………18 các nội dung tạo giống, hình thái, nông học, sinh lý, bệnh cây…ñã ñược trình bày tại hội thảo. Các nhà khoa học ñã thống nhất về một số thuật ngữ trong nghiên cứu và những phương pháp, hệ thống tiêu chuẩn ñánh giá về lúa nước sâu (IRRI, 1988) [48]. Năm 1977, Burma tăng cường sự quan tâm về nghiên cứu lúa nước sâu. Indonesia ñã trồng thử nghiệm các dòng, giống lúa nước sâu trên diện tích rộng. Cũng trong thời gian này, hội thảo về kỹ thuật canh tác các giống lúa nước sâu có phản ứng quang chu kỳ ñã ñược tổ chức tại Bangladesh. Có 25 báo cáo ñã trình bày về tầm quan trọng của giống lúa quang chu kỳ (BRRI,1978) [26]. 2.5.1.2. Những kết quả nghiên cứu về lúa nước sâu * Nghiên cứu về khả năng vươn lóng Nghiên cứu khả năng vươn lóng của một số tổ hợp lai ở các mức nước sâu 90, 110, 130, 140 và 150cm. Kết quả cho thấy công việc tuyển chọn khả năng vươn lóng của các thế hệ ở F3 là rất ít kết quả, mà nên có sự ñồng hợp (Homozigossty) ở các thế hệ sau (N.Supapoj, C.Setabutala và CTV, 1977) [79]. Tần số phân bố các cây ở thế hệ F3 và F4 cũng cho thấy có sự chuyển biến mạnh mẽ từ sự vươn lóng kém ñến tốt giữa các cây ở thế hệ F3 và các cây con cháu thế hệ F4. ðánh giá khả năng vươn lóng ở 75 dòng, giống ở ñiều kiện nước sâu, kết quả cho thấy sự vươn cao chính là do sự thích ứng của cây lúa với mức nước dâng cao và một phần do sự vươn cao trước lúc trỗ bông ở hầu hết các giống. Nhìn chung các giống lúa cảm ôn, TGST ngắn và trung bình, cấy trong ñiều kiện nước nông thì sự vươn cao xảy ra ngay trước khi trỗ bông. ðối với những giống lúa cảm quang, thời gian sinh trưởng dài ở ñiều kiện gieo xạ trực tiếp bắt ñầu vươn cao thân ngay ở giai ñoạn sinh trưởng sinh dưỡng ban ñầu (De Datta và Banerji, 1977) [37]. Tìm hiểu về cơ chế của sự vươn cao thân cây lúa cho thấy nguyên nhân Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………19 chính là do hoạt ñộng của ñọt sinh trưởng cũng như mô phân sinh ở các ñốt trên thân. Mặt khác sự chống chịu di truyền trong ñiều kiện ngập nước kéo dài, chế ñộ phân bón và các yếu tố môi trường khác cũng ñóng vai trò quan trọng (Prechachart và Jakson, 1975; Maurya, 1975; De Datta và Banerji, 1979) [65], [54], [38]. ðánh giá sự vươn cao thân có thể tiến hành thử nghiệm ở thời kỳ mạ. Jaileu.P (1975) chỉ ra rằng sự thể hiện rõ nhất về tăng chiều cao cây mạ ở giống lúa nổi khi cây mạ ñạt 30 ngày tuổi [50]. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy cây lúa phải ñạt ít nhất 40 ngày tuổi trước khi bị ngập thì mới có khả năng vươn cao, chống chịu ñược ngập nước. Mặt khác nếu trước 40 ngày tuổi thì sự vươn lóng là rất kém và cây không chịu ñựng ñược mức nước dâng cao gây ngập (Vergara và Mazaredo, 1975) [85]. Ngoài ra ñiều kiện khô hạn cũng làm giảm tỷ lệ tăng chiều cao cây ở các giống và ngay cả giống có khả năng chịu hạn ở giai ñoạn mạ, nếu bị khô hạn trong thời gian ngắn cũng làm giảm sự vươn cao của cây (De Datta và CTV, 1973) [37]. Nghiên cứu mối tương quan giữa khả năng vươn lóng với chiều cao cây, góc ñộ lá, thời gian trỗ bông ở hai tổ hợp lai giữa lúa nổi và lúa thường cho thấy: Giá trị tương quan giữa khả năng vươn lóng với chiều cao cây (từ 0,5 - 0,64), với góc góc ñộ lá (từ 0,41 - 0,60). Từ các giá trị tương quan cho thấy khả năng vươn lóng ở ñiều kiện nước sâu 90 - 150cm ñược xác ñịnh bởi các yếu tố: Cao cây mạ, chiều cao cây, thời gian trỗ bông. Giá trị tương quan giữa sự vươn lóng và chiều cao cây mạ, cao cây lúa là chỉ tiêu dự ñoán tốt về khả năng vươn lóng (D.H.HilleRisLambes và CTV, 1977) [44]. Theo Ramiah và Ramaswani (1941), ñặc tính nổi của lúa do hai gen lặn chính ñiều khiển [68]. Khi quan sát các cây F2, Hamamura và Kupkanchanakul (1979) [90] nhận thấy ñồ thị biểu diễn sự phân ly của chúng là ñường liên tục ñơn ñỉnh. Chứng tỏ ñặc tính này do ña gen ñiều khiển. Các cá thể của tổ hợp lai giữa lúa nổi và không nổi phân ly chỉ một phần nhỏ là Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………20 dạng lúa nổi thật sự, còn phần lớn thuộc dạng trung gian (Supapoy và CTV, 1977) [79]. Các tác giả này cho rằng những ñặc ñiểm này có thể ñược ñiều khiển bởi những gen trội và gen lặn. * Nghiên cứu về khả năng chịu ngập. Những nghiên cứu về tính chịu ngập ở cây mạ cho thấy rằng: Tuổi mạ, ñộ sâu mức nước ngập, thời gian ngập ñều ảnh hưởng ñến tính chịu ngập của cây mạ (Palada và Vergara, 1972) [65], (C.Boonwite, C.Setabutara và CTV, 1977) [39]. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính chịu ngập và khả năng vươn cao là 2 ñặc tính khác biệt nhau. Hầu hết những giống lúa nổi thì khả năng chịu ngập kém (Jaileich, 1975) [50]. Nhìn chung những giống lúa chịu ngập thì khả năng vươn cao kém. Do vậy ở những vùng gieo trồng mà thời gian bị ngập nước ngắn thì ñặc tính vươn cao là không cần thiết (C.Boonwite, B.R.Jackson và CTV, 1977) [28]. Nghiên cứu, ñánh giá khả năng chịu ngập của các giống lúa, Nopporn supopoj và CTV (1978) [78] ñề xuất thử nghiệm ở hồ ngập nhân tạo nên tiến hành với tuổi cây từ 40 - 50 ngày tuổi, ở mức nước 115cm trong thời gian 7 ngày. ðánh giá khả năng phục hồi sau 2 - 3 tuần từ khi rút nước là thích hợp. Theo Palada (1970) [64] lúa là cây mẫn cảm nhất khi bị ngập nước ở giai ñoạn mạ. Trong một giống, khối lượng hydrat cacbon tích luỹ trong cây tương quan thuận với khả năng chịu ngập, bởi vì cây mạ già hơn sẽ chứa nhiều hydrat cacbon hơn nên chúng có khả năng chịu ngập tốt hơn là cây mạ non (Palada và Vergara, 1972) [65]. Khả năng vươn lóng và chịu ngập là 2 ñặc tính biệt lập nhau, vươn lóng ñược xem là cơ chế tránh ngập của cây (Richharia và Mistro, 1960) [73], (De Daha và Banevjee, 1972) [54]. Nghiên cứu ñặc ñiểm di truyền tính chịu ngập của cây lúa ñã ñược Ramaih và Rao (1953), ALim và CTV (1962) [69], [23] thông báo. Nghiên cứu một cách có hệ thống quỹ gen lúa tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế, người ta thu ñược những kết quả có giá trị về một số giống Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………21 ñịa phương chịu ngập tốt. Chúng ñược xem như nguồn gen bố mẹ về tính chịu ngập như: FR13A, FR13B của Ấn ðộ, Goda Heenati và Thavaly của Srilanka (H.K.Mohanty, B.Suprihatno và CTV, 1982) [55]. Những kết quả nghiên cứu về tính di truyền khả năng chịu ngập của các giống cho thấy: - Tác ñộng của gen cộng và không cộng có ý nghĩa cao. Hoạt ñộng của gen không cộng là chính do tính trội. - Tính chịu ngập hoàn toàn trội so với không chịu ngập. - Các allen trội tập trung ở các bố, mẹ chịu ngập tốt như: FR13A, FR13B, Kurkavoppan và Goda Heenati. - Phân tích Diallen cho thấy có ít nhất một gen chính cùng tồn tại bên cạnh nhiều gen khác. - Bên cạnh tính trội còn có hiện tượng ức chế (H.K.Mohanty, B.Suprihntno và CTV, 1982) [55]. * Nghiên cứu về khả năng chịu hạn Hàng triệu hecta ñất lúa ở Ấn ðộ, Bangladesh, Miến ðiện, Thái Lan và Việt Nam thường bị ảnh hưởng khô hạn ở giai ñoạn gieo xạ ban ñầu. Miền Tây Ấn ðộ và Bangladesh hạt giống ñược gieo trực tiếp trên ñất khô từ tháng 4 ñến tháng 5 (Mukherji, 1975) [58]. Ở Thái Lan lúa nước sâu sinh trưởng trong ñiều kiện khô hạn cho ñến khi có mưa từ tháng 6 ñến tháng 8, trong suốt giai ñoạn này cây lúa phải chịu tình trạng khô hạn khắc nghiệt (Prechachart và Jackson, 1975) [66]. Ở Việt Nam, người nông dân vùng lúa nước sâu khi gieo hạt xong mà không gặp mưa thường phải gieo xạ lại một ñến hai lần (Xuan và Kanter, 1975) [94]. Tuy nhiên khô hạn cũng là ñiều kiện chọn lọc tự nhiên của các giống lúa nước sâu ở giai ñoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Theo De Datta và Abilay (1975), các ñặc tính riêng biệt về chịu hạn và chống chịu nước sâu như là phụ thuộc lẫn nhau ở các giống sinh trưởng trong ñiều kiện khắc nghiệt [35]. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………22 Các kết quả nghiên cứu ở ñiều kiện nhà kính và ngoài ñồng về khả năng chịu khô hạn giai ñoạn cây mạ thực hiện tại Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) vào năm 1975 cho thấy các giống có khả năng chịu khô hạn giai ñoạn mạ thường có tỷ lệ sống sót cao hơn khi bị ngập lũ (De Datta và J.C.O’tool, 1977) [39]. Trong vùng lúa nước sâu, khô hạn thường xảy ra giai ñoạn cây mạ ñối với Bangladesh (Choudhury và Zaman, 1970) [33], ñối với Tây Bengan, Ấn ðộ, Thái Lan và Việt Nam (De Datta, 1981; Xuan và Kanter,1975) [35], [94]. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy các giống lúa nước sâu cải tiến thường không có khả năng vươn lóng sớm ñể tránh bị ngập úng như các giống lúa cổ truyền. Các giống lúa nước sâu thường bị khô hạn ở giai ñoạn gieo mạ và thời kì cây mạ. Do vậy cần chọn tạo giống lúa nước sâu chịu hạn tốt ở giai ñoạn cây mạ và thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng (De Datta và O’tool, 1977) [39]. Theo Vergara và Manzaredo (1979) thì khô hạn xảy ra trước khi bị ngập ở giai ñoạn cây mạ ñã làm giảm khả năng vươn lóng [86]. Tính chịu khô hạn của cây lúa ñược thể hiện qua 2 khả năng: Tránh hạn và chịu hạn (O’tool và Chang, 1978) [63]. Các giống lúa có bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu thì có khả năng chịu khô hạn tốt hơn (IRRI, 1977) [47]. Tuy nhiên ở thời kỳ cây mạ thì bộ rễ chưa phát triển mạnh và ăn sâu ñược. Do vậy khả năng chịu hạn và phục hồi ở giai ñoạn mạ là quan trọng và cần thiết hơn là tránh hạn bằng hệ thống rễ phát triển ăn sâu. * Nghiên cứu về tính chống ñổ của cây lúa. Lúa ñổ là một nguyên nhân gây thiệt hại về năng suất cho các vùng trồng lúa ở các nước nhiệt ñới. Về mặt vật lý, lốp ñổ thể hiện ở mức ñộ uốn cong và chống gãy của thân và bẹ lá. Theo Suichi Yosida (1985) cây lúa bị cong là do bông quá nặng, cây quá cao. Sau khi trỗ bông, khối lượng bông tăng lên vì hạt lúa vào chắc, ngày càng nặng. Do vậy lúc này cây lúa dễ bị uốn cong. Nếu các ñiều kiện như nhau thì giống lúa cao cây dễ bị uốn cong hơn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………23 giống lúa thấp cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy lực chống gẫy của thân ảnh hưởng chủ yếu là do chiều dài lóng dưới thấp, sức mạnh hoặc ñộ chắc của lóng, ñộ ôm chặt bẹ của bẹ lá. Cây lúa bị ñổ thường do hai lóng dưới cùng bị cong hoặc oằn xuống, nhất là khi các lóng này kéo dài trên 4cm. Theo Ramiah và Muchariar, S.D (1934) [70] tính chống ñổ của cây lúa có tương quan ñến một số ñặc ñiểm ngoại hình và ñặc ñiểm tế bào của các giống lúa. Các tác giả trên cho rằng các giống chống ñổ tốt ñều có lá dày, ñứng cứng; ống dạ ngắn, to. Tính ñổ của cây lúa cũng ñược Matsuo (1960), [54] nghiên cứu trên các giống lúa japonica, các tổ hợp lai giữa giống japonicac và indica, ông thu ñược kết quả tương tự như Ramiah.K (1983). Tác giả cũng cho rằng chế ñộ bón phân và mật ñộ cấy ñều ảnh hưởng ñến khả năng ñổ của cây lúa [71]. Chương trình nghiên cứu và chọn tạo giống lúa chống ñổ ñã ñược các nhà khoa học của Viện nghiên cứu lúa quốc tế rất chú trọng. Các giống lúa như IR8, IR12, IR22… ñược tạo ra nhờ nguồn gen lùn từ giống lúa Degenowgen có tính chống ñổ cao, khả năng chứa lớn hơn hẳn các giống lúa Indica trước ñó. Mô hình giống lúa mới có khả năng chống ñổ tốt cho năng suất cao do G.S.Khush (1980) ñề xuất ñã góp phần quan trọng trong công tác chọn tạo giống lúa năng suất cao [51]. * Nghiên cứu ảnh hưởng của ñộ dài ngày ñến sinh trưởng và phát triển của cây lúa. ðại bộ phận các loài Oryza hoang dại và nhiều giống lúa trồng cổ xưa ñều mẫn cảm với quang chu kỳ ánh sáng. Trước ñây người nông dân vùng nhiệt ñới thường quen trồng các giống lúa cảm quang, nhưng ngày nay tuỳ thuộc vào từng vùng sinh thái ñặc thù, họ ñã gieo trồng cả hai nhóm giống: Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………24 Nhóm cảm quang và nhóm cảm ôn (Ramiah.K, 1983) [71]. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ ánh sáng ñến sự trỗ hoa của lúa nước sâu ñã ñược Gomosta.A và B.S.Vergara (1983) quan tâm nghiên cứu. Hai tác giả này cho rằng những vùng sinh thái nước sâu ở các nước nhiệt ñới, ñặc ñiểm phản ứng ánh sáng và chiều cao cây lúa là hai yếu tố hàng ñầu ñể ñảm bảo sự ổn ñịnh năng suất của các ruộng lúa [41]. * Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp nông học ñến khả năng ñẻ nhánh và năng suất của các giống lúa nước sâu. Theo T.Sunoda (1959) các giống lúa khác nhau thì cũng khác nhau về khả năng ñẻ nhánh. Khả năng ñẻ nhánh không chỉ bị ảnh hưởng bởi môi trường mà còn do những ñặc ñiểm về dạng hình cây như sự xắp xếp bộ lá, góc ñộ lá [96]. Khả năng ñẻ nhánh còn là sự kết hợp chặt chẽ với chế ñộ dinh dưỡng (Tanaka và Garcia, 1965) [82]. ðối với những vùng nước nông, khả năng ñẻ nhánh nhiều là tốt nhưng trong trường hợp lúa nước sâu thì khả năng ñẻ nhánh trung bình là thích hợp hơn (Beachll và Jenning, 1975) [27]. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón ñến khả năng ñẻ nhánh, chiều cao cây, sự vươn lóng và năng suất người ta nhận thấy phân bón làm tăng số nhánh ñẻ và chiều cao cây (Tanaka và CTV, 1964; Wilson, 1965) [82], [97]. Ở mức nước sâu trung bình thì lượng phân ñạm thích hợp sẽ làm tăng số nhánh một cách có ý nghĩa và những nhánh này vẫn tồn tại, sinh trưởng và phát triển trong các giai ñoạn của cây lúa (Kupkanchanakul và Vergara, 1981) [53]. Tuy nhiên nếu lượng phân bón cao sẽ tạo cho cây ñẻ nhánh liên tục và phát triển không ñồng ñều dẫn ñến các nhánh nhỏ, yếu, thấp dễ bị chết sau khi ngập. Việc bón ñạm làm tăng số dảnh và chiều cao cây tạo ñiều kiện cho bộ lá vươn cao trên mặt nước dẫn ñến số cây sống sót cao sau ngập nên tăng số bông trên ñơn vị diện tích và cho năng suất cao hơn một cách có ý nghĩa. Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………25 Khi nghiên cứu về mật ñộ cấy trên ñơn vị diện tích, số dảnh cấy trên khóm, Kupkanchanakul và CTV (1977) nhận thấy: Nhìn chung cấy nhiều dảnh sẽ cho số bông cao hơn so với cấy ít dảnh. Như vậy ñối với những vùng nước sâu mà thường sử dụng phân ñạm, có thể cấy nhiều dảnh ta vẫn có thể ñạt ñược số dảnh thành bông cao và ñạt năng suất cao [52]. Theo Holliday (1960) thì mật ñộ cấy trên ñơn vị diện tích cũng là yếu tố quan trọng trong việc tăng năng suất lúa nước sâu [45]. Nhiều kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nếu tăng mật ñộ cấy sẽ ảnh hưởng ñến sự tăng số bông trên ñơn vị diện tích và cũng làm tăng năng suất hạt tương ứng (Tanaka và CTV, 1966), (Shieh, 1978) [93], [76]. Mật ñộ cấy làm tăng năng suất lúa chủ yếu là do tăng số dảnh hữu hiệu (số dảnh này ñược ñẻ trong 20 - 30 ngày ñầu sau cấy). Như vậy ñối với vùng lúa nước sâu, cấy thưa ñã hạn chế ñến năng suất (Ngưu và De Data, 1978) [60]. * Sử dụng phân bón cho lúa nước sâu. Việc sử dụng phân bón và hiệu quả kinh tế của bón phân cho lúa nước sâu là vấn ñề ñược nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Năm 1976, Trại nghiên cứu lúa Huntra của Thái Lan ñã tiến hành nghiên cứu việc bón phân cho lúa nước sâu. Thí nghiệm tiến hành trên 6 giống lúa với cả 3 mức nước sâu và hai nền phân bón. Sau khi cấy lúa ñược 30 ngày người ta nâng dần mức nước sâu quy ñịnh là 5cm, 50cm và 100cm. Kết quả thu ñược cho thấy: ở mức nước sâu 5cm, năng suất lúa tăng lên theo mức phân bón tăng. Ở mức nước sâu 50cm năng suất lúa có tăng lên theo mức phân bón nhưng sự sai khác là không có ý nghĩa. Ở mức nước sâu 100cm thì năng suất không tăng lên theo mức phân bón tăng mà TGST lại kéo dài thêm so với 2 mức nước trên (Kupkanachakul.T và CTV, 1977) [52]. Những thí nghiệm gần ñây về hiệu lực của phân bón cho các giống lúa nước sâu cổ truyền chỉ ra rằng, với tỷ lệ phân ñạm và lân thích hợp sẽ làm cho Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………26 cây lúa sinh trưởng mạnh hơn, sớm hơn vì vậy giúp cho cây chống chịu tốt hơn ñối với sự ngập lụt ñến sớm và cũng tăng năng suất một cách có hiệu quả rõ rệt (Clay và CTV, 1978) [34]. Số liệu ñiều tra gần ñây cho biết ñã có tới 19% nông dân ñã sử dụng phân ñạm cho lúa nước sâu. Theo nghiên cứu của S.M.Hansannuzzaman (1975) [42], Ông ñã ñưa ra một quy trình kỹ thuật gieo trồng lúa nước sâu ở Bangladesh như sau: + Thời vụ gieo xạ nên bắt ñầu từ tháng 3 ñến tháng 4 hoặc ñầu tháng 5, chậm nhất là trước khi nước ngập 30 ngày ñể cây lúa có ñiều kiện sinh trưởng phát triển và có khả năng vươn cao khi bị ngập tràn. + Mật ñộ gieo xạ từ 120kg ñến 150kg hạt/ha. + Phân bón theo tỷ lệ: 64kg N, 40kg P2O5 và 90kg K2O. * Nghiên cứu về khả năng chống chịu sâu bệnh Bệnh bạc lá (Xanthomonas Oryrae) và sâu ñục thân 2 chấm (Tryporyza incertulas) là hai loại ñối tượng sâu bệnh gây hại chủ yếu cho cây lúa. Sâu ñục thân Tryporyza incertulas là loại sâu hại chính ở châu Á và là một trong các loại sâu gây hại chủ yếu ở Pakistan, Ấn ðộ, Bangladesh, Thái Lan, Miến ðiện, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam (Commonweath. Agriculture Bureaux, 1980). Ở Bangladesh, sâu ñục thân ñược xem là sâu hại chủ yếu cho lúa nước sâu (A.Lam>S, 1975) [22]. Vấn ñề nghiên cứu và ñiều tra tỷ lệ gây hại của sâu ñục thân từ 1977 ñến năm 1980 ñã ñược nhiều người quan tâm (Catling và Islam, 1979) [30]. Hoạt ñộng của sâu ñục thân gây hại thường thấp ở giai ñoạn trước ngập (từ tháng 4 ñến giữa tháng 6), trung bình là 2% số thân bị hại. Trong ñiều kiện bị ngập lụt kéo dài (giữa tháng 6 ñến tháng 10) tỷ lệ thân bị hại tăng từ 10% ở giai ñoạn vươn lóng và trên 20% ở giai ñoạn trỗ và chín (Catling.H.D và Islam, 1979) [30]. Mức ñộ sâu ñục thân gây hại còn phụ thuộc vào từng giống và dạng hình cây. Giống có bộ lá dày, ñứng và cứng thường ít bị sâu gây hại hơn các giống có bộ lá xếp xiên, mỏng Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………27 (Catling.H.D và Islam, 1982). Nhiều nhà sinh lý học, giải phẫu hy vọng vào khả năng chống sâu ñục thân ở các giống lúa, ít nhất cũng là khả năng phục hồi nhanh sau khi bị sâu phá hoại. Việc nghiên cứu di truyền tính chống sâu ñục thân thực hiện sau khi ñánh giá cơ chế tính chống chịu của giống. Các ñặc tính chống chịu của giống như ñặc tính giống có nhiều lông ở tai lá, mầu sắc lá, ñộ dày của tế bào biểu bì thân, các yếu tố ngoại hình khác và các yếu tố sinh hoá cần phải ñược ñánh giá kỹ lưỡng (Singh.J.P, H.Singh, S.C.Mani và J.S.Nadan, 1984) [77]. Với những kết quả nghiên cứu, các tác giả trên cho rằng gen chất lượng (Oligogenes) khống chế tính chịu sâu với tác ñộng cộng tính của ña gen tham gia. * Nghiên cứu tính di truyền một số tính trạng số lượng ở cây lúa Chiều cao cây là một chỉ tiêu ñược nhiều nhà khoa học ở các nước Nhật Bản, Ấn ðộ, Thái Lan, Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) quan tâm nghiên cứu. Thông qua các tổ hợp lai giữa các giống japonica và indica, các số liệu về F1 và tỷ lệ phân ly ở F2 ở tổ hợp lai T24/T280. Ramiah.K (1983) [71] ñã ñưa ra giả thuyết về tác ñộng cộng tính của ña gen khống chế chiều cao cây. Tác giả cũng nhận thấy sự phân ly tính trạng cao và thấp cây theo tỷ lệ 3:1 ở tổ hợp lai T102/I-29 và ông cho rằng giả thuyết ñơn gen trội ñiều khiển tính trạng thấp cây. Oka.H.I và T.T.Chang (1960) [62] ñã nghiên cứu di truyền chiều cao cây thông qua các tổ hợp lai Pelita/Igeotzo thuộc loài phụ indica. Các tác giả thu ñược giá trị di truyền vê chiều cao cây khác hẳn nhau ở các tổ hợp lai giữa giống cao cây và giống thấp cây. Như vậy, chứng tỏ có sự tác ñộng của ña gen khống chế tính trạng chiều cao cây (Lê Vĩnh Thảo, 1994) [12]. Vào những năm 1960, các nhà khoa học của Viện nghiên cứu lúa quốc tế ñã thành công việc chuyển gen lùn và bán lùn ở các giống lúa japonica vào các giống indica. Giống IR8 ñược chọn ra từ tổ hợp lai Peta/Degeowoogen là một trong những giống lúa góp phần làm nên cuộc cách mạng xanh ở nhiều Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………28 nước trồng lúa trên thế giới. Nghiên cứu di truyền về chiều cao cây ñã ñóng góp vào sự thành công trong việc tạo giống lúa bán lùn, mở ra khả năng nâng cao năng suất lúa ở hầu hết các nước trồng lúa vùng nhiệt ñới (T.T.Chang và B.S.Vergara, 1970) [32]. 2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Nước ta có khoảng 1,027 triệu ha ñất thấp trũng, chiếm 16,3% diện tích trồng lúa của cả nước (Rice Almanac, 1997)._. nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………145 SE(N= 3) 0.363242 5%LSD 6DF 1.25651 ------------------------------------------------------------------------------- EANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS NHH 1 4 5.65000 2 4 5.77500 3 4 5.52500 SE(N= 4) 0.314577 5%LSD 6DF 1.08817 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NHH 1/11/** 8:57 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |LN | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NHH 12 5.6500 3.0327 0.62915 11.1 0.0001 0.8573 2.13. NHANH HUU HIEU GIONG BR11 BALANCED ANOVA FOR VARIATE BR11 FILE NHH 1/11/** 9: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 NHH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 64.5825 21.5275 82.53 0.000 3 2 LN 2 1.60167 .800833 3.07 0.120 3 * RESIDUAL 6 1.56500 .260834 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 67.7492 6.15902 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………146 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NHH 1/11/** 9: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NHH 1 3 3.50000 2 3 4.73333 3 3 7.30000 4 3 9.50000 SE(N= 3) 0.294864 5%LSD 6DF 1.01998 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS NHH 1 4 6.00000 2 4 6.77500 3 4 6.00000 SE(N= 4) 0.255360 5%LSD 6DF 0.883329 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NHH 1/11/** 9: 1 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |LN | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NHH 12 6.2583 2.4817 0.51072 8.2 0.0001 0.1203 2.14. NHANH HUU HIEU GIONG TDK1 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TDK1 FILE NHH 1/11/** 9: 6 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………147 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 NHH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 65.0700 21.6900 79.11 0.000 3 2 LN 2 .155000 .775000E-01 0.28 0.765 3 * RESIDUAL 6 1.64500 .274167 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 66.8700 6.07909 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NHH 1/11/** 9: 6 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NHH 1 3 4.00000 2 3 4.80000 3 3 7.50000 4 3 9.90000 SE(N= 3) 0.302306 5%LSD 6DF 1.04573 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS NHH 1 4 6.52500 2 4 6.70000 3 4 6.42500 SE(N= 4) 0.261805 5%LSD 6DF 0.905625 ------------------------------------------------------------------------------- Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………148 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NHH 1/11/** 9: 6 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |LN | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NHH 12 6.5500 2.4656 0.52361 8.0 0.0001 0.7651 2.15. NHANH HUU HIEU GIONG P6 BALANCED ANOVA FOR VARIATE P6 FILE NHH 1/11/** 9: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 NHH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT$ 3 25.5000 8.50000 192.45 0.000 3 2 LN 2 .195000 .975001E-01 2.21 0.191 3 * RESIDUAL 6 .265000 .441667E-01 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 25.9600 2.36000 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NHH 1/11/** 9: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS NHH 1 3 3.00000 2 3 3.00000 3 3 3.50000 4 3 6.50000 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………149 SE(N= 3) 0.121335 5%LSD 6DF 0.419718 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS NHH 1 4 4.12500 2 4 4.05000 3 4 3.82500 SE(N= 4) 0.105079 5%LSD 6DF 0.363486 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NHH 1/11/** 9: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |LN | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NHH 12 4.0000 1.5362 0.21016 5.3 0.0000 0.1907 2.16. BONG/M2 GIONG SWARNA BALANCED ANOVA FOR VARIATE BVM2 FILE BVM 23/ 8/** 12:37 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 BVM2 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 PT$ 3 88803.0 29601.0 847.76 0.000 3 2 LN 2 48.5001 24.2500 0.69 0.538 3 * RESIDUAL 6 209.499 34.9165 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 89061.0 8096.45 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………150 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BVM 23/ 8/** 12:37 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT PT$ ------------------------------------------------------------------------------- PT$ NOS BVM2 1 3 99.0000 2 3 114.000 3 3 150.000 4 3 315.000 SE(N= 3) 3.41158 5%LSD 6DF 11.8012 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS BVM2 1 4 171.500 2 4 170.250 3 4 166.750 SE(N= 4) 2.95451 5%LSD 6DF 10.2201 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BVM 23/ 8/** 12:37 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |PT$ |LN | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | BVM2 12 169.50 89.980 5.9090 3.5 0.0000 0.5384 2.17. BONG/M2 GIONG BR11 BALANCED ANOVA FOR VARIATE BVM FILE BVM2 23/ 8/** 12:46 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………151 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 BVM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 PT$ 3 57854.2 19284.7 222.30 0.000 3 2 LN 2 219.500 109.750 1.27 0.349 3 * RESIDUAL 6 520.505 86.7509 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 58594.2 5326.75 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BVM2 23/ 8/** 12:46 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT PT$ ------------------------------------------------------------------------------- PT$ NOS BVM 1 3 105.000 2 3 141.000 3 3 216.000 4 3 285.000 SE(N= 3) 5.37745 5%LSD 6DF 18.6015 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS BVM 1 4 191.250 2 4 188.000 3 4 181.000 SE(N= 4) 4.65701 5%LSD 6DF 16.1093 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………152 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BVM2 23/ 8/** 12:46 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |PT$ |LN | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | BVM 12 186.75 72.985 9.3140 5.0 0.0000 0.3489 2.18. BONG/M2 GIONG TDK1 BALANCED ANOVA FOR VARIATE BVM3 FILE BVM3 23/ 8/** 12:52 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 BVM3 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 PT$ 3 57638.3 19212.8 ****** 0.000 3 2 LN 2 165.500 82.7500 7.94 0.021 3 * RESIDUAL 6 62.4992 10.4165 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 57866.2 5260.57 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BVM3 23/ 8/** 12:52 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT PT$ ------------------------------------------------------------------------------- PT$ NOS BVM3 1 3 120.000 2 3 147.000 3 3 225.000 4 3 297.000 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………153 SE(N= 3) 1.86338 5%LSD 6DF 6.44572 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS BVM3 1 4 199.750 2 4 192.000 3 4 200.000 SE(N= 4) 1.61373 5%LSD 6DF 5.58216 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BVM3 23/ 8/** 12:52 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |PT$ |LN | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | BVM3 12 197.25 72.530 3.2275 1.6 0.0000 0.0211 2.19. BONG/M2 GIONG P6 BALANCED ANOVA FOR VARIATE BVM4 FILE BVM4 23/ 8/** 12:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 BVM4 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 PT$ 3 22950.0 7650.00 95.13 0.000 3 2 LN 2 453.500 226.750 2.82 0.136 3 * RESIDUAL 6 482.500 80.4166 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 23886.0 2171.45 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………154 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BVM4 23/ 8/** 12:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT PT$ ------------------------------------------------------------------------------- PT$ NOS BVM4 1 3 90.0000 2 3 90.0000 3 3 105.000 4 3 195.000 SE(N= 3) 5.17741 5%LSD 6DF 17.9095 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS BVM4 1 4 113.500 2 4 118.250 3 4 128.250 SE(N= 4) 4.48377 5%LSD 6DF 15.5101 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BVM4 23/ 8/** 12:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |PT$ |LN | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | BVM4 12 120.00 46.599 8.9675 7.5 0.0001 0.1365 2.20. HAT TREN BONG GIONG SWARNA BALANCED ANOVA FOR VARIATE HVB1 FILE HVB1 23/ 8/** 13: 2 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………155 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 HVB1 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 PT$ 3 582.000 194.000 8.20 0.016 3 2 LN 2 182.000 91.0000 3.85 0.084 3 * RESIDUAL 6 142.000 23.6667 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 906.000 82.3636 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HVB1 23/ 8/** 13: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT PT$ ------------------------------------------------------------------------------- PT$ NOS HVB1 1 3 118.000 2 3 113.000 3 3 105.000 4 3 100.000 SE(N= 3) 2.80872 5%LSD 6DF 9.71580 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS HVB1 1 4 109.500 2 4 104.000 3 4 113.500 SE(N= 4) 2.43242 5%LSD 6DF 8.41413 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………156 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HVB1 23/ 8/** 13: 2 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |PT$ |LN | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | HVB1 12 109.00 9.0754 4.8648 4.5 0.0161 0.0840 2.21. HAT TREN BONG GIONG BR11 BALANCED ANOVA FOR VARIATE HVB2 FILE HVB2 23/ 8/** 13: 6 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 HVB2 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 PT$ 3 1635.00 545.000 26.37 0.001 3 2 LN 2 56.0000 28.0000 1.35 0.328 3 * RESIDUAL 6 124.000 20.6667 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1815.00 165.000 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HVB2 23/ 8/** 13: 6 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT PT$ ------------------------------------------------------------------------------- PT$ NOS HVB2 1 3 124.000 2 3 120.000 3 3 101.000 4 3 97.0000 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………157 SE(N= 3) 2.62467 5%LSD 6DF 9.07915 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS HVB2 1 4 111.500 2 4 107.500 3 4 112.500 SE(N= 4) 2.27303 5%LSD 6DF 7.86278 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HVB2 23/ 8/** 13: 6 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |PT$ |LN | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | HVB2 12 110.50 12.845 4.5461 4.1 0.0011 0.3276 2.22. HAT TREN BONG GIONG TDK1 BALANCED ANOVA FOR VARIATE HVB3 FILE HVB3 23/ 8/** 13:11 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 HVB3 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 PT$ 3 728.250 242.750 6.49 0.027 3 2 LN 2 87.5000 43.7500 1.17 0.374 3 * RESIDUAL 6 224.500 37.4167 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1040.25 94.5682 ----------------------------------------------------------------------------- Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………158 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HVB3 23/ 8/** 13:11 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT PT$ ------------------------------------------------------------------------------- PT$ NOS HVB3 1 3 109.000 2 3 108.000 3 3 98.0000 4 3 90.0000 SE(N= 3) 3.53160 5%LSD 6DF 12.2164 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS HVB3 1 4 102.500 2 4 103.750 3 4 97.5000 SE(N= 4) 3.05846 5%LSD 6DF 10.5797 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HVB3 23/ 8/** 13:11 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |PT$ |LN | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | HVB3 12 101.25 9.7246 6.1169 6.0 0.0267 0.3738 2.23. HAT TREN BONG GIONG P6 BALANCED ANOVA FOR VARIATE HVB4 FILE HVB4 23/ 8/** 13:18 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………159 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 HVB4 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 PT$ 3 1838.25 612.750 23.64 0.001 3 2 LN 2 262.500 131.250 5.06 0.052 3 * RESIDUAL 6 155.500 25.9167 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2256.25 205.114 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HVB4 23/ 8/** 13:18 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT PT$ ------------------------------------------------------------------------------- PT$ NOS HVB4 1 3 113.000 2 3 110.000 3 3 89.0000 4 3 85.0000 SE(N= 3) 2.93920 5%LSD 6DF 10.1672 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS HVB4 1 4 98.0000 2 4 105.500 3 4 94.2500 SE(N= 4) 2.54542 5%LSD 6DF 8.80502 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………160 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HVB4 23/ 8/** 13:18 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |PT$ |LN | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | HVB4 12 99.250 14.322 5.0908 5.1 0.0014 0.0516 2.24. NANG SUAT THUC THU GIONG SWARNA BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSG1 FILE NSG1 23/ 8/** 13:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 NSG1 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 PT$ 3 1583.34 527.780 106.00 0.000 3 2 LN 2 11.7650 5.88250 1.18 0.370 3 * RESIDUAL 6 29.8751 4.97919 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 1624.98 147.725 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSG1 23/ 8/** 13:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT PT$ ------------------------------------------------------------------------------- PT$ NOS NSG1 1 3 23.5000 2 3 26.0000 3 3 34.5000 4 3 52.8000 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………161 SE(N= 3) 1.28830 5%LSD 6DF 4.45645 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS NSG1 1 4 35.4000 2 4 34.2250 3 4 32.9750 SE(N= 4) 1.11570 5%LSD 6DF 3.85940 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSG1 23/ 8/** 13:32 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |PT$ |LN | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSG1 12 34.200 12.154 2.2314 6.5 0.0001 0.3705 2.24. NANG SUAT THUC THU GIONG BR11 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSG2 FILE NSG2 23/ 8/** 13:41 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 NSG2 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 PT$ 3 1465.64 488.547 133.09 0.000 3 2 LN 2 70.5950 35.2975 9.62 0.014 3 * RESIDUAL 6 22.0252 3.67087 ----------------------------------------------------------------------------- Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………162 * TOTAL (CORRECTED) 11 1558.26 141.660 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSG2 23/ 8/** 13:41 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT PT$ ------------------------------------------------------------------------------- PT$ NOS NSG2 1 3 26.4000 2 3 30.4000 3 3 40.7000 4 3 55.0000 SE(N= 3) 1.10618 5%LSD 6DF 3.82644 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS NSG2 1 4 41.3750 2 4 35.5500 3 4 37.4500 SE(N= 4) 0.957976 5%LSD 6DF 3.31379 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSG2 23/ 8/** 13:41 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |PT$ |LN | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSG2 12 38.125 11.902 1.9160 5.0 0.0000 0.0141 2.24. NANG SUAT THUC THU GIONG TDK1 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………163 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSG3 FILE NSG3 23/ 8/** 13:49 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 NSG3 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 PT$ 3 2050.02 683.340 39.59 0.000 3 2 LN 2 6.69500 3.34750 0.19 0.829 3 * RESIDUAL 6 103.565 17.2609 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 2160.28 196.389 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSG3 23/ 8/** 13:49 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT PT$ ------------------------------------------------------------------------------- PT$ NOS NSG3 1 3 25.4000 2 3 28.5000 3 3 45.8000 4 3 57.5000 SE(N= 3) 2.39867 5%LSD 6DF 8.29738 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS NSG3 1 4 40.1750 2 4 38.3500 3 4 39.3750 SE(N= 4) 2.07731 5%LSD 6DF 7.18574 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………164 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSG3 23/ 8/** 13:49 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |PT$ |LN | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSG3 12 39.300 14.014 4.1546 10.6 0.0005 0.8291 2.24. NANG SUAT THUC THU GIONG P6 BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSG4 FILE NSG4 23/ 8/** 13:57 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 NSG4 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 PT$ 3 412.402 137.467 46.13 0.000 3 2 LN 2 6.50000 3.25000 1.09 0.396 3 * RESIDUAL 6 17.8801 2.98001 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 11 436.782 39.7075 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSG4 23/ 8/** 13:57 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT PT$ ------------------------------------------------------------------------------- PT$ NOS NSG4 1 3 18.8000 2 3 19.1000 3 3 20.0000 4 3 32.8000 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………165 SE(N= 3) 0.996663 5%LSD 6DF 3.44762 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT LN ------------------------------------------------------------------------------- LN NOS NSG4 1 4 23.4250 2 4 22.9250 3 4 21.6750 SE(N= 4) 0.863135 5%LSD 6DF 2.98572 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE NSG4 23/ 8/** 13:57 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |PT$ |LN | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | NSG4 12 22.675 6.3014 1.7263 7.6 0.0003 0.3959 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCH2349.pdf
Tài liệu liên quan