Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình từ nay đến năm 2015

LỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp hoá hiện đại hoá là yếu cầu cần thiết, cấp bách trong sự nghiệp xây dựng và chấn hưng nền kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay làm cho nền kinh tế của Việt Nam nhanh chóng thoát khỏi cảnh nước nghèo, hoà nhập vào sự nghiệp phát triển kinh tế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương khoá VIII tại đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng về đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội có viết: “đẩy mạnh công nghi

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình từ nay đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp hoá hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp…” Quán triệt đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước tại đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI đã chỉ rõ: “ giữ vững ổn định chính trị, tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ vượt khó khăn thử thách. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá…” Dựa trên quan điển trên của Đảng và nhà nước cũng như của tỉnh Thái Bình cùng với thời gian thực tập tại phòng tài chính kế hoạch huyện Đông Hưng có điều kiện nghiên cứu công tác lập và đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch. Do đó em chọn đề tài: “ Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình từ nay đến năm 2015” để thấy được công tác lập kế hoạch và qua đó đưa ra một vài giải pháp nhằm đưa công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển. Trong quá trình làm bài do giới hạn về tài liệu cùng sự hiểu biết về thực tế công tác kế hoạch, tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện chưa rõ và sâu sát nên bài làm không tránh khỏi thiếu sót rất mong thầy góp ý kiến để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Bài làm ngoài phần mở bài và kết luận có cấu trúc: Chương I: Tiềm năng phát triển CN - TTCN trên địa bàn huyện Đông Hưng Vị trí địa lý, kinh tế của huyện Đông Hưng Các tiềm năng tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyên Đánh giá tiềm năng của huyện Đông Hưn Chương II: Thực trạng phát triển CN - TTCN của huyện Đông Hưng trong những năm qua Thực trạng phát triển CN – TTCN trên địa bàn huyện Đánh giá tình hình phát triển CN - TTCN Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển CN - TTCN trên địa bàn huyện từ nay đến năm 2015 A - Định hướng và quan điểm mục tiêu Quan điểm và mục tiêu phát triển CN – TTCN Định hướng phát triển CN – TTCN B – Các giải pháp phát triển CN - TTCN I. Các giả pháp về xây dựng và quy hoạch phát triển CN – TTCN II. Các giải pháp thu hút vốn đầu tư III. Giải pháp phát triển nguồn nhan lực IV. Giải pháp phát triển khoa học côngnghệ đi đôi với bảo vệ môi trường V. Giải pháp hợp tác với các địa phương khác VI. Giải pháp về thông tin thị trường VII. Công tác quản lý nhà nước Chương I: Tiềm năng phát triển CN – TTCN trên đị bàn huyện Đông Hưng Vị trí địa lý, kinh tế của huyện Đông Hưng trong tỉnh và vùng Huyện Đông Hưng nằm ở trung tâm của tỉnh Thái Bình có vị trí liền kề và là cửa ngõ trực tiếp vào thành phố Thái Bình qua quốc lộ 10. Huyện Đông Hưng có diện tích 198,4 giáp với 5 huyện và tỉnh lỵ của tỉnh Thái Bình - Phía bắc giáp huyện Quỳnh Phụ - Phía đông giáp huyện Thái Thuỵ - Phía tây giáp huyện Hưng Hà - Phía nam giáp thành phố Thái Bình và các huyện Vũ Thư, Kiến Xương Huyện Đông Hưng năm liền kề với thành phố Thái Bình là trung tâm của tỉnh và gần các tỉnh Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên là các địa phương đã và đang được đầu tư xây dựng thành trung tâm của tỉnh và các tiểu vùng của đồng bằng sông Hồng. Trên địa bàn huyện có các quốc lộ 10 và 39 và tỉnh lộ 216 chạy qua. Đông Hưng có những tuyến giao thông quan trọng nối huyện với tỉnh lỵ Thái Bình và Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên và các huyện trong tỉnh Huyện Đông Hưng có truyền thống bề dầy thâm canh lúa là một trong những huyện anh hùng trong hai thời kỳ chiến trang chống Pháp và Mỹ và là nơi có nhiều truyền thống văn hoá đặc sắc (chèo làng Khuốc, múa rối làng Nguyễn…) Có vị trí trên đã tạo thuận lợi cho huyện Đông Hưng: Có tỉnh lỵ Thái Bình, Nam Định và các đô thị khác trong vùng là thị trường tiêu thụ các loại nông sản, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và hàng tiêu dùng khác Đông Hưng là địa bàn mở rộng của tỉnh Thái Bình về mạng lưới gia công của các doanh nghiệp trêm đại bàn, có nhiều điều kiện thu hút đầu tư vào các cụm điểm công nghiệp, các khu đô thị trên địa bàn huyện Có thể kết cấu với mạng lưới hạ tầng của tỉnh Thái Bình và các tỉnh liền kế cung cấp các dịch vụ như du lịch, thương mại và các dịch vụ khác cho khu công nghiệp, khu đô thị của các tỉnh đó Có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chất lượng ngày càng cao cảu tỉnh Thái Bình như về giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ… Các tiềm năng về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của huyện Đông Hưng Tài nguyên đất Địa hình huyện Đông Hưng tương đối bằng phẳng thấp từ tây sang đông và từ bắc xuống nam. Độ dốc dưới /1 km và độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 1 – 1,5m. Tính đến năm 2005 tổng diện tích đất tự nhiện toàn huyện là 19.839,7 ha trong đó: Đất nông nghiệp 14.416,9 ha chiếm 72,7% tổng diện tích tự nhiên (giảm 220,2 ha so với năm 2000) Đất phi nông nghiệp 5.365,9ha chiếm 27% tổng diện tích tự nhiên Đất ở là 1.724,3 ha chiếm 8,7% tổng diện tích tự nhiên (tăng 45,3 ha so với năm 2000) Đất chưa sử dụng là 57 ha chiếm 0,3% tổng diện tích tự nhiên (giảm 312,2 ha so với năm 2000) Đất Đông Hưng thuộc loại phù sa trẻ do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ. Tầng đất nông nghiệp có bề dày 60 – 80 cm nằm trên xác sú vẹt vỏ sò, vỏ hến tầng canh tác dầy 13 – 15cm Về chất đất, Đông Hưng có 11 loại đất từ loại 6 – 16, trong đó chủ yếu là các loại 6, 13, 14 và 16 thuộc bảng phân loại đất chung của cả nước. Về thành phần cơ giới đất gồm thịt nhẹ 4.888 ha, đất thịt nặng 4.808 ha, đất thịt trung bình 4.155 ha, còn lại là đất cát và pha cát 424 ha Về độ chua (PH) 54% diện tích tương ứng 7.776 ha có độ chua cấp 2 (độ PH = 4,5 - 5,5), 36% diện tích (5.117 ha) có độ chua cấp 3 (Ph > 5,5), và 10% diện tích (1.382 ha) có độ chua cấp 1 (Ph = 4,5) Chia theo hàm lượng mùn bã hữu cơ: từ 2% trở xuống có 6.674 ha (bằng 47% diện tích); 2% - 4% có 7.337 ha (51% diện tích); trên 4% có 264 ha (bằng 2% diện tích) Chia theo đạm dễ tiêu: loại nghèo đạm (0,5 – 2,5%) có 11.507 ha (bằng 80% diện tích), loại trung bình (2,5 – 2,7%) có 2.768 ha (bằng 20% diện tích) Chỉ tiêu lân dễ tiêu: nghoè lân (dưới 2%) có12.257 ha (bằng 86% diện tích), lân trung bình (từ 2% - 4%) có 2.018 ha (bằng 14% diện tích) Nhìn chung đất đai của huyện Đông Hưng có độ phì cao thích hợp cho việc trồng cây lương thực, rau quả thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của huyện ở mức thấp (324/người) chỉ bằng 66% bình quân chung của tỉnh và bằng 28% bình quân chung của cả nước. Trong thời gian tới cùng quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đất nông nghiệp huyện Đông Hưng sẽ còn giảm mạnh do đó cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý đất nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao, tăng vụ nhất là mở rộng diện tích vụ đông, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. khả năng đất dành cho vụ đông còn lớn (khoảng 60 – 70%) và thích hợp phát triển nhóm cây này, tuy nhiên với khả năng hiện nay vụ đông thực hiện trên 40 – 50% diện tích là phù hợp Tài nguyên nước Nguồn nước mặt Đông Hưng có nguồn nước mặt khá dồi dào do hệ thống sông Hồng cấp qua hai chỉ lưu là sông Luộc và sông Trà Lý. Hầu như quanh năm mức nước ngoài sông đều lớn hơn mặt ruộng, thuận lợi tưới tiêu, bồi đắp phù sa cho vùng đất ngoài đê và giao thông thuỷ thuận tiện. Nước lấy từ sông Trà Lý và sông Luộc qua các cống dưới đê như Hậu Thượng, Đồng Cống, Bến Hộ, Thuyền Quan, Việt Yên, Bến Hiệp khá thuận lợi. Sông Tiên Hưng là trục sông tiêu của huyện đã được chặn dòng ngăn mặn bằng cống Trà Linh nên huyện ít chịu ảnh hưởng bởi nước biển và có khả năng tiêu nước tương đối tốt so với các huyện trong khu vực. Ngoài ra còn có sông Sa Lung trước kia kết hợp cả tiêu lẫn tới nay chủ yếu tiêu nước Nguồn nước ngầm Đông Hưng nằm trong vùng trầm tích châu thổ sông Hồng nên về mặt địa chất thuỷ văn mang rõ nét tính chất vùng châu thổ. Nguồn nước cung cấp cho tầng chứa là nước mặt và có liên quan đến nước của sông suối trong vùng, về mùa mưa mực nước tĩnh thường dâng lên cao theo với mức độ dâng cao của nước sông. Qua điều tra sơ bộ nhìn chung nguồn nước ngầm đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, tuy nhiên phần lớn phải được qua sử lý mới sử dụng được. Các đặc điểm về dân số, dân cư và nguồn nhân lực 3.1. Dân số Dân số trung bình huyện Đông Hưng tăng từ 251 nghìn người năm 2000 lên 258 nghìn người năm 2005 và 270 nghìn người năm 2007. Mật độ dân số của huyện Đông Hưng năm 2005 là 1.300 người/, gấp 1,1 lần mật độ dân số của tỉnh Thái Bình (1.197 người/), cao hơn nhiều so mật độ dân số chung vùng đồng bằng sông Hồng (910 người/) và cả nước ( 252người/). Dân số huyện Đông Hưng phân bố không đều, thị trấn Đông Hưng mật độ gấp khoảng 1,5 lần mật độ trung bình của tỉnh Thái Bình, nhiều xã có mật độ dân số gấp từ 1,4 – 1,7 lần mật độ chung của huyện như Đông Các, Đông Hợp, Nguyên Xá, Đông Thọ, Đông Động, Đông Quang…. Trong giai đoạn 2001-2005 dân số huyện Đông Hưng tăng bình quân ở mức trung bình so với tỉnh, khoảng 0,55%/năm. Dân số đô thị của huyện tăng 3,1%/năm tuy vậy do quy mô dân số đô thị hoá quá nhỏ nên đến năm 2005 tỷ lệ đô thị hoá của huyện đạt rất thấp chỉ 1,36%, bằng 17,2% mức đô thị hoá của tỉnh (mức đô thị hoá của tỉnh Thái Bình là 7,89%) và 5,7% mức đô thị hoá của đồng bằng sông hồng (tỷ lệ đô thị hoá của đồng bằng sông hồng là 23,8%). Nhân dân huyện Đông Hưng nhất là các xã thuộc huyện Đông Quan cũ hết sức năng động, nhạy bén, thích nghi nhanh với nền kinh tế thị trường, kinh tế hàng hoá. Hiện trạng dân số huyện Đông Hưng đơn vị: nghìn người, % chỉ tiêu năm 2000 năm 2005 Năm 2007 Tổng số dân 251 258 260 1. Dân số đô thị 3,01 3,5 4,15 tỷ lệ so tổng 1,2 1,36 1,596 2. Dân số nông thôn 248,0 254,5 255,85 tỷ lệ so tổng 98,8 98,6 98,404 3.2. Lao động Dân số trong độ tuổi lao động của huyện năm 2005 là 149,6 nghìn người, bằng 58,1% tổng số dân. Cơ cấu sử dụng lao động Đông Hưng có chiều hướng tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ giảm tương đối trong khu vực nông nghiệp. Tuy vậy lao động trong ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá cao, lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ còn thấp. Cơ cấu lao động năm 2005 gồm tham gia sản xuất nông lâm thuỷ sản là 68%, công nghiệp – xây dựng 15,7% và dịch vụ là 16,2% (cơ cấu tương ứng của tỉnh Thái Bình: 68%, 20%, 12%). Đây là vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế, chuyển một phần đất nông nghiệp sang phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ đồng thời chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành khác. Cơ cấu lao động huyện Đông Hưng Đơn vị: nghìn người; % chỉ tiêu năm 2000 năm 2005 Năm 2007 dân số trong độ tuổi lao động 146,0 149,6 151,4 - tỷ lệ so tổng dân số (%) 65,34 57,98 58,23 lao động làm việc trong các ngành KTQD 141,2 147,4 146 - công nghiệp 17,7 23,1 25,2 tỷ lệ so tổng số lao động 12,5 15,7 17,26 - nông nghiệp 110,4 100,2 96,3 tỷ lệ so tổng số lao động 78,2 68,0 65,96 - dịch vụ 11,5 24,1 24,5 tỷ lệ so tổng sô lao động 9,3 16,2 16,78 lao động chưa có việc làm 4,8 5,5 5,4 - tỷ lệ so tổng số lao động đang làm việc và chưa có việc làm (%) 3,9 4,0 3,57 Kết cấu cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông thuỷ lợi Giao thông đường bộ Hệ thống giao thông đường bộ với mạng lưới rộng khắp, liên hoàn. Thời gian qua kết hợp nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước và đóng góp của nhân dân mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện từng bước được nâng cấp. Tuy nhiên do thời gian sử dụng đã lâu và kinh phí duy tu bảo dưỡng và nâng cấp còn hạn hẹp nên các tuyến đường nhìn chung quy mô và chất lượng còn thấp so với yêu cầu. Mặt khác lưu lượng đi lại ngày càng gia tăng, hiện có quá nửa chiều dài đường cấp huyện, xã, thôn xóm trong tình trạng hư hỏng cần bảo dưỡng nâng cấp. Đầu mối giao thông đường bộ chính là thị trấn Đông Hưng và các trung tâm của các xã trong huyện. Đây chính là cầu nối giữa huyện với các huyện trong tỉnh cũng như tỉnh ngoài - Quốc lộ: tổng chiều dài quốc lộ chạy qua huyện là 33 km trong đó gồm quốc lộ 10 có chiều dài 12 km từ cầu Sa Cát đến ngã Ba Đọ, quốc lộ 39 dài 21 km bao gồm một đoạn từ cầu Triều Dương đến thị trấn Đông Hưng và một đoạn từ ngã tư Gia Lễ đến huyện Thái Thụy. Ngoài quốc lộ 10 đã hoàn thành và đi vào sử dụng một thời gian đã góp một phần vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của huyện Đông Hưng. Theo dự kiến đến cuối năm 2010 quốc lộ 39 được hoàn thành sẽ tạo thêm điều kiện cho Đông Hưng phát triển kinh tế xã hội. - Tỉnh lộ: đường 216 đoạn chạy qua huyện có chiều dài 4,1 km từ cầu Đình Thượng (Minh Tân) đến xã Lô Giang giáp huyện Hưng Hà, nối huyện Đông Hưng với huyện Hưng Hà - Đường huyện có chiều dài 107,8 km, bề rộng nền đường từ 5 – 5,5 m; bề rộng mặt 3- 3,5 m. Chất lượng đường khá và trung bình chiếm 82% chiều dài - Đường liên xã, trục xã có tổng chiều dài 242,5 km, nền rộng 4,5 – 5 m, bề rộng 3 – 3,5 m chủ yếu được chủ yếu láng lớp nhựa mỏng, hoặc bê tông xi măng và gạch ghé từ khá lâu. Chất lượng khá và trung bình còn 68,3% - Đường liên thôn, xóm với tổng chiều dài 632,1 km trong đó chất lượng khá và trung bình chiếm 85,6% Hầu hết các đường làng ngõ xóm được bê tông hoá làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Tuy nhiên đường nhỏ phần lớn chỉ đủ cho 1 làn xe tải nhỏ nên gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh Cầu cống: toàn huyện có 156 cầu cống trong đó có 40 cầu và 116 cống Giao thông đường sông: - Mạng lưới đường sông: hệ thống sông ngòi trên địa bàn huyện khá đa dạng với sông lớn có khả năng thông thuyền có trọng tải tư 25-30 tấn, sông nhỏ tử 5-7 tấn. Đoạn các sông chảy qua huyện bao gồm: sông Trà Lý 36 km, sông sa lung 16 km, sông Tiên Hưng 30 km, sông Hoài 10 km, sông Thống Nhất 8 km… - Hệ thống cảng: Đông Hưng có 1 bến lớn (Cống Vực) và 3 bãi vừa có dung lượng hàng hoá lớn, tuy nhiên phần lớn do hình thành tự phát, chủ yếu là tận dụng các bãi bồi vên sông lớn chưa được đầu tư nâng cấp nên hạn chế rất lớn dung lượng lưu trữ và vận chuyển hàng hoá. Ngoài ra Đông Hưng còn 7 bến bãi khác: Hồng Giang, Hoa Nam, bến Sú (Đông Phương), bến Rống (Bạch Đằng), bãi An Bình (Lô Giang), bãi Cầu Nguyễn (thị trấn Đông Hưng ), bãi Cầu Đen (Đông Vinh) Hệ thống điện Toàn huyện hiện có 548,035 km đường dây điện hạ thế trong đó điện lực quản lý 45,035 km còn lại do địa phương quản lý. Tổng chiều dài đường dây trung thế 35 KV và 10 KV là 226,129 km - Trạm biến áp hạ thế 243 MBA có 241 trạm, tổng dung lượng 39.800 KVA - Trạm biến áp 35 KV có 1 trạm - Trạm biến áp 110 KV có 1 trạm, dung lượng: 2 x 25.000 KVA - Trạm biến áp 220 KV có 1 trạm, dung lượng: 1 x 125.000 KVA Tình hình cung cấp và sử dụng điện năng: Sản lượng điện tiêu thụ năm 2007 khoảng 65,7 triệu KW/h trong đó dành cho công nghiệp, xây dựng, giao thông là 7,42 triệu KW/h (bằng 11,3%), nông nghiệp - thuỷ lợi triệu 6,44 KW/h bằng 9,8%, dịch vụ thương mại là 985,5 nghìn KW/h, điện thắp sáng cho sinh hoạt là triệu KW/h 51,18 bằng 77,9 %, các hoạt động khác là 1% Hệ thống thông tin liên lạc So với các huyện khác thì Đông Hưng là huyện có hệ thống thông tin liên lạc khá phát triển. Cả huyện có 8 bưu điện trung tâm, tất cả các xã đều có bưu điện, với trên 10.673 máy điện thoại và fax (bình quân 100 người/4,1máy) đây là yếu tố tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của huyện Trên địa bàn huyện hiện có 4 cột thu phát sóng viễn thông di động góp phần phủ sóng điện thoại khắp cả huyện. Tất cả các xã thị trấn đều có đài phát thanh phục vụ cho công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách, chỉ đạo sản xuất và cung cấp các thông tin khác Tiềm lực thu hút vốn đầu tư Đông Hưng là một trong nhưng huyện của tỉnh Thái Bình có nhiều làng nghề xã nghề. Đến hết năm 2007 theo điều tra sơ bộ cả huyện có 23 làng nghề, xẫ nghề. Bên cạnh đó ngoài hai khu công nghiệp (Gia Lễ - Đông Mỹ và Sơn Hải có diện tích gần 100 ha) do tỉnh lập ra Đông Hưng đã hình thành được một số cụm điểm công nghiệp dọc các tuyến đường quốc lộ chạy qua huyện và trên các tuyến đường trục chính của huyện. Những làng nghề và cụm điểm công nghiệp trên đã tạo cho huyện Đông Hưng một lợi thế không nhỏ nhằm kêu gọi, thu hút được các nhà đầu tư vào bỏ vốn và kỹ thuật, công nghệ đầu tư nhằm phát triển các làng nghề cũng như lấp đầy các cụm điểm công nghiệp Các vùng nghề, làng nghề Theo điều tra sơ bộ hiện trên địa bàn huyện Đông Hưng có gần 23 làng nghề, xã nghề bao gồm các nghề truyền thống của huyện và một số nghề mới được du nhập vào huyện như: - Nghề dệt chiếu cói tập trung ở các xã: Đông Hà, Đông Giang, Đông Vinh, Đông Cường, Đông Phương… trong đó Đông Hà là trung tâm chiếu cói của cả huyện sau đó lan sang các xã lân cận. Đây là một nghề truyền thống của huyện trải qua nhiều năm phát triển nghề dệt chiếu cói đã góp phần không nhỏ đóng góp vào GDP của huyện và giải quyết việc làm cho người lao động trong huyện - Nghề may công nghiệp: phát triển ở các xã Đông Sơn, Đông La, thị trấn Đông Hưng, thị trấn Tiên Hưng, Châu Giang. Đây là nghề thu hút được nhiều doanh nghiệp và lao động trong huyện tham gia vào hoạt động sản xuất và thu được nhiều lợi nhuận trong kinh doanh. Nghề may cũng là ngành được tập trung chú trọng phát triển nhất của huyện, được các ban ngành trong huyện quan tâm chỉ đạo hướng dẫn sản xuất, phát triển. Do đó đã tạo nên lợi thế cho nghề nhằm thu hút các nhà đầu tư đầu tư vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật vào giúp nghề may ngày càng phát triển hơn. - Nghề thêu: là nghề mới du nhập vào huyện nhưng đã và đang phát triển ở 46/46 xã, thị trấn của huyện, giải quyết cho một lượng lớn lao động nông nghiệp lúc nhàn rỗi tạo thu nhập. Theo quan điểm chỉ đạo của cấp Ủy ban ngành trong huyện đã chọn các xã: Đông La, Đông Quang, Đồng Phú, Chương Dương, Minh Châu làm trọng điểm phát triển nghề thêu nhằm đưa nghề thêu trở thành nghề thế mạnh của huyện, sản xuất những mặt hàng thêu phục vụ xuất khẩu… - Nghề thảm: đã và đang phát triển mạnh ở các xã Đông Sơn, Đông Quang, Đông La, Đông Hợp, Đông Mỹ… góp phần tạo thu nhập cho người dân trong xã và thu nhập bình quân chung đầu người của huyện tăng thêm - Nghề dệt bao tải: với tình hình trồng cà phê, hạt điều, … xuất khẩu lúa gạo như hiện nay chủ yếu dùng bao tải để chứa hàng hóa đem đi tiêu thụ và xuất khẩu tạo cho nghề dệt bao tải một điều kiện phát triển. Hiện trên địa bàn huyện có một số xã chuyên sản xuất mặt hàng này như: ở các xã Đông Quang, Đông Thọ, Đông Dương, thị trấn, Đông Hợp… - Nghề ươm tơ dệt lụa: do có hệ thống sông lớn, các bãi bồi ven sông rộng là một điều kiện thuận lợi cho việc trông dâu nuôi tằm. do vậy nghề dệt lụa đã và đang phát triển ở các xã Minh Tân, Lô Giang, An Châu và các xã dọc sông Trà Lý như Trọng Quan, Bạch Đằng, Hồng Giang… - Nghề mây tre đan, đệm cói xuất khẩu: tập trung phát triển ở các xã Đông La, Phú Châu, Đông Kinh, Hồng Châu, Hoa Nam… - Nghề chạm bạc, làm đũa: phát triển ở các xã Mê Linh , Đông Kinh… - Chế biến bánh kẹo, nông sản thực phẩm: nổi bật là đặc sản bánh cáy làng Nguyễn đã được biết đến cả trong và ngoài nước, tập trung chủ yếu tại xã Nguyên Xá, Đông Hợp, Đông Xuân, Phú Châu… và cụm Công nghiệp của thị trấn để sơ chế và chế biến một số nông sản phẩm nhất là rau quả. - Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ: tập trung chủ yếu ở các xã Đông Mỹ, Đông Hoàng, Thăng Long và thị trấn Đông Hưng - Sản xuất vật liệu xây dựng: nằm rải rác ở các xã thuộc ven sông Trà Lý lợi dụng bãi bồi vên sông để khai thác cát, nung gạch, ngói, vôi… - Sản xuất hương, nhang thơm: tập trung chủ yếu ở các xã Đông Quang, Thăng Long, thị trấn… Các cụm điểm Công nghiệp tập trung Trên địa bàn huyện hiện đã hình thành được một số cụm điểm Công nghiệp tập trung dọc các tuyến đường quan trọng của huyện. Trong đó một số điểm đã cơ bản lấp đầy và một số khác vẫn đang kêu gọi các nhà đầu tư vào đầu tư vốn và kỹ thuật như: - Cụm Công nghiệp Đông La - Đông Sơn: quy mô trên 50 ha nằm dọc quốc lộ 10 tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại của các doanh nghiệp, bên cạnh đó hệ thống mặt bằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã hoàn thiện là một điều kiện để cụm công nghiệp thu hút được các nhà đầu tư đến xây dựng cơ sở sản xuất của mình tại đây. Tính chất Công nghiệp: dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, đồ gỗ mỹ nghệ, cơ khí, xử lỹ rác thải... Đến nay cụm Công nghiệp này đã có bản lấp đầy với trên 15 doanh nghiệp đầu tư đã đi vào sản xuất có hiệu quả, doanh thu hàng năm tăng nhanh. - Cụm Công nghiệp Đông Mỹ: quy mô 10 - 20 ha. Tính chất Công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng - Cụm Công nghiệp Châu Giang: quy mô 20 ha. Tính chất Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, đồ gỗ mỹ nghệ, cơ khí, may xuất khẩu - Cụm Công nghiệp thị trấn Tiên Hưng: diện tích 20 -30 ha. Tích chất Công nghiệp: dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, đồ gỗ mỹ nghệ, cơ khí… - Điểm Công nghiệp làng nghề Nguyên Xá: quy mô 20 -25 ha. Tính chất Công nghiệp: chế biến nông sản thực phẩm, cư khí sửa chữa… - Điểm Công nghiệp Đông Động: quy mô 10 -15 ha. Tính chất Công nghiệp: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí sửa chữa, đan cót, đồ gỗ dân dụng… - Điểm Công nghiệp Đông Xuân – Đông Mỹ: quy mô 10- 20 ha. Tính chất Công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, có khí, sản xuất vật liệu xây dựng Bên cạnh đó huyện còn dự kiến xây dựng các cụm điểm Công nghiệp khác như: - Cụm Công nghiệp Đông Phong; quy mô 30 ha phát triển Công nghiệp đa ngành nghề - Cụm Công nghiệp Đông Hợp; quy mô 20 ha thiên về dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc, có khí… - Cụm Công nghiệp Minh Tân; quy mô 40 ha phát triển dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, đồ gỗ mỹ nghệ, cơ khí… Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hai khu công nghiệp do tỉnh lập với quy mô gần 100 ha tại Gia Lễ (Đông Mỹ) và Sơn Hải (Ba Đọ). Hiện hai khu công nghiệp đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trong tời gian kêu gọi xúc tiến đầu tư vào 2 khu công nghiệp này. Đánh giá tiềm lực của huyện Đông Hưng Lợi thế Đông Hưng có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hoà nên rất thuận lợi cho việc phát triển cây trồng vật nuôi cho năng suất cao, cũng như việc quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp Nằm trên trục đường giao thông Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Nam Định có hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận lợi nhất là cầu Quý Cao, Tân Đệ, Nghìn cùng hệ thống quốc lộ 10 và 39 sẽ tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp và kinh tế xã hội Hệ thống lưới điện hạ thế phát triển khá nhanh đến nay 100% xã có điện và khoảng trên 95 % số dân dùng điện đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt Có nguồn lao động dồi dào, người lao động cần cù chịu khó thông minh Là huyện có nhiều làng nghề truyền thống, một số nghề mới du nhập về hiện đang có triều hướng phát triển Hạn chế Hạn chế lớn nhất là sản xuất nông nghiệp là chính tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm trên 40%, công nghiệp và xây dựng mới chiếm trên 20% Mật độ dân số lớn, diện tích canh tác trên đầu người thấp, lao động dư thừa, việc bố trí công ăn việc làm khó khăn Cơ sơ vật chất kỹ thuật ban đầu cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé, nghèo tài nguyên khoáng sản, sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp vẫn mang nặng tính thủ công, công nghệ sản xuất còn lạc hậu…. Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ vốn đầu tư ít do đó chưa có điều kiện để đầu tư trạng thiết bị hiện đại dùng cho sản xuất. Nguyện liệu tuy từ nông nghiệp, tuy nhiều loại nhưng phân tán, chất lượng nguyện liệu thấp nên rất khó tập trung sản xuất lớn Tình hình thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, và liện doanh liên kết với địa phương khác còn hạn chế Chương II: Thực trạng phát triển CN - TTCN trên địa bàn huyện Đông Hưng Thực trạng phát triển CN - TTCN trên địa bàn huyện Đông Hưng Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Đông Hưng những năm qua nhìn chung phát triển khá. Giá trị sản xuất năm 2000 đạt 118,600 triệu đổng tăng 4,1%, năm 2005 đạt 250,623 triệu đồng tăng 5,2 %, năm 2007 đạt 337,46 triệu đồng tăng 6,5 %. Kết quả đó góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế của huyện khẳng định chủ trương phát triển sản xuất công nghiêp, tiểu thủ công nghiệp của huyện là đúng hướng và đang có triển vọng cao. Tình hình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện Đông Hưng được thể hiện qua các mặt sau: Các thành phần kinh tế Doanh nghiệp nhà nước Hiện nay trên địa bàn huyện có một số doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động sản xuất công nghiệp trong đó có 1 doanh nghiệp thuộc huyện, 1 doanh nghiệp thuộc tỉnh và 2 doanh nghiệp thuộc Trung ương, tập trung vào các ngành chủ yếu như: dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng - Xí nghiệp may 10 Đông Hưng: trước đây là doanh nghiệp liên doanh giữa xí nghiệp may Hưng với công ty may 10, đến nay đã bàn giao về cho công ty may 10. Đây là doanh nghiệp Trung ương hoạt động trên địa bàn huyện về ngành may mặc. Tổng số vốn đầu tư của xí nghiệp hiện nay là trên 3 tỷ đồng doanh thu năm 2007 ước đạt 6.325 triệu đồng, tạo việc làm cho 450 lao động có thu nhập từ 800.000 nghìn/tháng - Xí nghiệp gạch ngói Đống Năm: đây là doanh nghiệp trước đây chuyên sản xuất các loại gạch ngói theo công nghệ cũ. Quý IV năm 2000 công ty đã đầu tư xây dựng là gạch tuynel công suất 8 triệu viên/năm với tổng số vốn đầu tư 3,6 tỷ đồng, đầu quý II năm 2001 đã đưa vào hoạt động trong năm đó doanh nghiệp đã sản xuất được 9 triệu viên. Năm 2007 công ty sản xuất được 15 triệu viên doanh thu đạt 5.064 triệu đồng, tạo việc làm cho 500 lao động - Nhà máy chế biến lúa gạo xuất khẩu chất lượng cao của công ty chế biến kinh doanh lương thực Thái Bình (tiền thân là nhà máy Cầu Nguyễn cũ) được chính phủ Đan Mạch tài trợ. Tổng số vốn đầu tư của nhà mày là khoảng 60 tỷ đồng. Đây là nhà máy có công nghệ xay xát, chế biến gạo hiện đại của khu vực các tỉnh phía bắc. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua do tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện không tập trung, giống cây trồng chưa đạt tiêu chuẩn cao nên không cung cấp đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động đúng công suất làm cho nhà máy gặp nhiều khó khăn, tình hình sản xuất chưa đi vào quỹ đạo và đạt hiệu quả như mong muốn. - Chi nhánh hoá sinh và phát triển công nghệ mới (nhà máy thức ăn gia súc và chế biến sau thu hoạch): đây là nhà máy chế biến thức ăn giai súc có thiết bị công nghệ khá hiện đại. Tổng vốn đầu tư nhà máy đến nay là 9.537 triệu đồng quý II năm 2001 nhà máy đi vào hoạt động. Nhà máy bước vào hoạt động đã giải quyết được một phần nhu cầu thức ăn gia súc trên địa bàn huyện và xuất ra các địa phương khác, cũng như giải quyết bài toán đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của huyện. Doanh thu năm 2007 đạt 8.654 triệu đồng tạo việc làm cho 200 lao động thu nhập bình quân 1 triệu đồng/tháng Tuy trong những năm qua số lượng danh nghiệp nhà nước trên địa bàn còn ít, cùng với sự giúp đỡ của nhà nước, các cấp, các ngành các doanh nghiệp đã tìm tòi sáng tạo, đầu tư đổi mới công nghệ nhằm mở rộng sản xuất giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn tạo nguồn thu ổn định là bước đệm tạo đà cho sự phát triển của doanh nghiệp mình trong những năm tới, đồng thời góp phần trong tăng trưởng kinh tế của huyện Đông Hưng Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Công ty cổ phần có khí vật tư Đông Hưng hiện có 150 cán bộ, công nhân viên. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là dịch vụ cày bừa, sửa chữa cơ khí, kinh doanh vận tải xăng dầu. Trong những năm gần đây tình hình sử dụng máy móc trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng điều đó tạo cho công ty lợi thế và tìm hướng đầu tư mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới. Doanh thu năm 2007 của công ty cở phần cơ khí vật tư Đông Hưng ước đạt 6.848 triệu đồng - Các HTX: thời kì bao cấp có trên chục HTX sản xuất tiểu thủ công nghiệp tạo ra giá trị sản xuất tương đối lớn giải quyết việc làm cho người lao động. Nhiều mặt hàng được sản xuất của các HTX thủ công nghiệp đã xuất khẩu sang các nước thuộc Liên Xô cũ và các nước Đông Âu có uy tín trên thị trường như: hàng thảm đay, thảm len,… từ khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường hầu hết các HTX không thích nghi với cơ chế mới sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài tự giải thể hoặc bị giải thể theo luật. Tuy nhiên sau một thời gian các HTX còn lại thích nghi và dần dần phát triển bên cạnh đó một số HTX mới đã được hình thành và sản xuất tốt như: + HTX Đại Đồng do thị trường mặt hàng thảm trước đây bị thu hẹp nên đã chuyển một phần thảm sang đầu tư ngành may mặc xuất khẩu. Tuy nhiên thời gai qua do giá gia công hàng may mặc giảm, bên cạnh đó HTX lại thiếu vốn nên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn + HTX Quang Huy vẫn duy trì sản xuất mặt hàng thảm đay, thảm len nhưng nhìn chung cũng hoạt động ở mức bình thường, tiền lương của người lao động còn thấp 1.3. Doanh nghiệp tư nhân: trên địa bàn huyện có các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như: xí nghiệp may Bình Minh, xí nghiệp chế biến kinh doanh lương thực Long Hưng - thị trấn Đông Hưng + Xí nghiệp may Bình Minh: hiện đã đầu tư trên 4 tỷ đồng giải quyết việc làm cho trên 300 lao động với mức thu nhập trên 600.000 đồng/tháng. Trong những năm qua do mới đầu tư nên doanh nghiệp hoạt động còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên do năng động khai thác tìm kiếm thị trường nên sản xuất vẫn được duy trì và đến nay đã và đang dần di vào hoạt động ổn định. Doanh thu trong năm qua của công ty ước đạt 6.532 triệu đồng + Xí nghiệp chế biến kinh doanh lương thực Long Hưng: trước đây xí nghiệp đã đầu tư 1 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, song do thiếu vốn nên nhà máy đã chuyến giao cho công ty hoá sinh và công nghệ mới và góp một phần vốn cùng liên doanh. Sau quá trình góp vốn đầu tư công ty đã và đang đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả trong thời gian gần đây. 1.4. Công ty TNHH: trên địa bàn huyện có công ty TNHH thuộc lĩnh vực sản xuất Công nghiệp là công ty Lam Sơn chuyên sản xuất kinh doanh lương thực thực phẩm, phân bón. Đây là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả với tổng số vốn kinh doanh hiện nay là trên 10 tỷ đồng, doanh thu hàng năm của công ty khoảng 10.000 – 16.000 triệu đồng riêng năm 2007 doanh thu ước đạt 18.000 ._.triệu đồng. Hiện công ty đang sản xuất phân bón hưu cơ vi sinh và xay xát chế biến lương thực tại cơ sở sản xuất ở khu Công nghiệp Đông La Bảng: tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng năm 2007 đvị tính: tr đồng (nguồn phòng công thương) Doanh nghiệp Dt đất SD () vốn kd (tr. Đ) Doanh thu (tr.đ) số lđ (người) I 1 Cty CBKD Thái Bình 24.500 60.000 3.568 250 2 Chi nhánh hoá sinh- phát triển công nghiệp mới 7.855 9.537 8.654 200 3 XN gạch ngói Đống Năm 37.920 4.139 5.064 500 4 XN may 10 Đông Hưng 2.860 >3.000 6.325 450 5 XNSX của thương binh 10.500 1.707 1.000 900 II Doanh nghiệp NQD 1 Cty CP VT hành khách Đông Hưng 16.000 6.848 150 2 XN may Bình Minh 2.700 4.000 6.532 >300 3 Cty Lam Sơn 12.000 10.000 18.000 350 4 XN CBKD Long Hưng 2.40 100 5 HTX Đại Đồng 8.816 3.120 700 6 HTX Quang Huy 1.000 600 300 Các làng nghề Theo số liệu điều tra năm 2007 Đông Hưng có 23 làng nghề với 46/46 xã thị trấn có nghề với các nghề chủ yếu là chiếu cói, chế biến lương thực thực phẩm, dệt, may, cơ khí… nhiều làng nghề, xã nghề có thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp lớn như: Đông La, Nguyên Xá, Đông Các, Đông Hải, Đông Sơn… tuy nhiên quy mô sản xuất ở làng nghề, xã nghề nhìn chung còn nhỏ bé không tập trung, vốn đầu tư ít, công cụ thiết bị lạc hậu thô sơ nhưng trong thời gian qua dưới sự chỉ đạo của UBND tại các làng nghề, xã nghề đã thu hút lực lượng lao động lớn với gần 40 nghìn người. Đời sống của nhân dân ở các làng nghề xã nghề được cải thiện rõ rệt góp phần đẩy nhanh sự nghiệp xây dựng nông thôn mới Một số ngành nghề chính - Nghề chế biến lương thực thực phẩm: đây cũng là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu Công nghiệp của huyện. Giá trị sản xuất hàng năm đạt khoảng 35 - 38 tỷ đồng chiếm 27- 30%, giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động. Hiện tại trên địa bàn huyên có 3 doanh nghiệp xay xát chế biên gạo (1 doanh nghiệp nhà nước, 2 doanh nghiệp ngoài quốc doanh), 1 doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc, ngoài ra còn hàng trăm cơ sở xay xát lớn nhỏ nằm rải rác ở các xã. Đặc biệt Nguyên Xá có nghề sản xuất bánh kẹo (bành cáy) nổi tiếng khắp cả nước. Tuy nhiên thời gian qua do chạy theo doanh thu và lợi nhuận nên một số cơ sở sản xuất đã làm nhái sản phẩm, sản phẩm làm ra không đạt tiêu chuẩn, chất lượng kém nên phần nào đã ảnh hưởng xấu đến uy tín và chất lượng của mặt hàng này. - Nghề dệt may thêu thảm: đây cũng là ngành có tỷ trọng lớn (chiếm trên 10% ) trong cơ cấu công nghiệp của huyện. Hiện có 3 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc (2 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 1 daonh nghiệp nhà nước), 2 HTX làm thảm, 46/46 xã thị trấn có nghề thêu và trên chục xã có nghề làm thảm đay, thảm len, bao tải đay… giá trị sản xuất của ngành hàng năm đạt từ 35 - 39 tỷ đồng giải quyết việc làm cho trên 14.657 lao động - Nghề chiếu cói: đây là nghề truyền thống của huyện hàng năm sản xuất được khoảng 3 triệu lá chiếu các loại, giá trị sản xuất trên 25 tỷ đồng tạo việc làm cho trên 6.000 lao động nông thôn. Sản xuất tập trung ở các xã: Đông Hà, Đông Vinh, Đông Giang, Đông Phương, Hoa Nam, Chương Dương, Liên Giang, Đông Lĩnh - Sản xuất và khai thác vật liệu xây dựng: giá trị sản cuất của ngành này hàng năm đạt khoảng 20 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 4.500 lao động (trong đó lao động làm gạch thời vụ là 4.000 lao động). Sản phẩm chủ yếu của sản xuất vật liệu xây dựng là gạch, ngói…cùng với sản xuất gạch ngói thủ công huyện còn có một xí nghiệp gạch tuynel công suất 8 triệu viên/ năm. Ngoài ra khai thác vật liệu xây dựng của huyện cũng khá phát triển tập trung chủ yếu ở các xã thuộc ven sông Trà Lý, lợi dụng các bãi bồi để khai thác cát, nung vôi, năm 2007 sản xuất được 10.508 tấn vôi và khai tác được trên 500.000 cát - Nghề cơ khí và dịch vụ sửa chữa: sản phẩm chủ yếu là đũa chạm bạc, dung cụ cầm tay, cửa hoa, cửa xếp, đồ gia dụng sản xuất nhỏ tập trung ở các trung tâm xã. Trong đó tập trung phát triển ở các xã: Đông Hợp, Đông Động, Đông Kinh, Mê Linh, Đông La, thị trấn…đây là ngành có tỷ trọng nhỏ giá trị sản xuất hàng năm chỉ đạt trên 7 tỷ đồng giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động - Sản xuất đồ gỗ mây tre đan: so với các huyện khác thì nghề này của huyện Đông Hưng phát triển ở mức độ trung bình. Sản xuất đồ gỗ chủ yếu là ở các hộ trong xã đóng các đồ gia dụng thông thường như: giường tủ, bàn ghế, cánh cửa… đến nay vẫn chưa có cơ sở sản xuất lớn hay làm những sản phẩm mỹ nghệ có chất lượng cao. Các sản phẩm đồ gỗ mây tre đan có chất lượng cao trên địa bàn huyện chủ yếu nhập từ các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hải Phòng… Hàng mây tre đan chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại địa phương như : đan cót, đan rổ rá, khâu nón… giá trị sản xuất của ngành hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 đạt trên 17 tỷ đồng tạo việc làm cho khoảng trên 4.500 lao động. trong năm 2007 giá trị sản xuất của ngành khoảng 36.000 triệu đồng Bảng: Giá trị sản xuất CN - TTCN của huyện Đông Hưng đvị: tỷ đồng (nguồn phòng công thương) nội dung đợn vị Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007 Tổng GTSX tỷ đ 112,76 236 337,48 Trong đó - Quốc doanh “ 0,76 9,6 10,08 - Ngoài quốc doanh “ 112 226,4 327,4 Sản phẩm chủ yếu - Chiếu cói các loại 1.000 lá 950 2.170 >4.000 - Bao đay “ 2.700 13.000 >19.500 - Chăn bông “ 35 42 96 - Thảm len, thảm đay 15.500 14.600 18.350 - May mặc 1.000 sp 567 1.036 1.530 - Cót nứa 30.000 60.500 76.235 - Mây tre đan 1.000 sp 478 6.601 12.467 - Xay xát lương thực 1.000 tấn 120 116,4 224 - Bún bánh tấn 900 1.920 2.210 - Miến dong “ 350 861 1.975 - Bánh đa “ 300 216 756 - Đậu phụ “ 400 680 840 - Rượu gạo 1.000 lít 800 2.408 2.783 - Bánh kẹo tấn 400 724 1.586 - Giò chả tấn 180 333 853 - Gạch xây dựng 1.000 viên 70.000 48.000 51.000 - Vôi nung tấn 16.000 9.700 10.508 - Cát xây dựng 1.000 250 483 2.562 - Dũa cưa 1.000 sp 2.800 11.677 12.784 - Xoong chậu “ 30 105 1.212 - Dép nhựa “ 40 50 75 - Mộc các loại “ 450 686 812 Tóm lại: nhìn chung Đông Hưng là huyện có Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và làng nghề phát triển. Tuy nhiên sự phát triển đó còn chậm, chưa thật sự vững chắc, chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng của nó. Do vậy nếu không có định hướng đầu tư và bước đi thích hợp khó có thể đuổi kịp sự phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Bình. Đánh giá thực trạng phát triển CN - TTCN của huyện Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện tăng trưởng khá góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Các ngành sản xuất thể hiện thế mạnh như; dệt may, thêu thảm, mây tre đan, chế biến nông sản thực phẩm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá trị sản xuất của huyện. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá nhanh cả về số lượng, quy mô, trình độ công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bước đầu củng cố và phát triển tốt làng nghề, ngành nghề truyền thống, tăng trưởng nhanh số lượng người lao động có việc làm và làm trong các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần ổn định đời sống, trật tự an ninh xã hội và làm tăng đáng kể thu ngân sách địa phương. Tuy nhiên Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện còn bộc lộ một số tồn tại sau: - Chưa có quy hoạch tổng thể chung, quy hoạch chi tiết cho các cụm điểm công nghiệp - Quy mô sản xuất công nghiệp còn nhỏ, quy trình công nghệ chưa cao. Việc cải tiến mẫu mã nâng cao chất lượng và tăng giá trị sản phẩm còn chậm - Thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề, nhiều lao động chưa được đào tạo, việc chuyển hướng đưa lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp chưa mạnh - Việc thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn hạn chế về số lượng và quy mô. Việc triển khai đầu tư quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp còn chậm do ngân sách huyện hạn hẹp. Chưa có cơ chế kêu gọi và quản lý đầu tư, chính sách khuyến khích đầu tư chưa đồng bộ, thủ tục hành chính rườm ra nhiều đầu mối - Việc liên doanh liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân còn quá yếu - Một số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa làm tốt khâu xử lý nước thải gâp ô nhiễm mô trường. Ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, làng nghề dệt… nước thải có nhiều hoá chất thuốc nhuộm, chất hữu cơ thải ra môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và gia súc - Chưa có cơ quan tổ chức chuyên trách quản lý các cụm điểm công nghiệp Chương III: định hướng và giải pháp phát triển CN - TTCN trên địa bàn huyện Đông Hưng từ nay đến năm 2015 A - Định hướng và quan điểm, mục tiêu phát triển CN - TTCN Quan điểm mục tiêu phát triển CN - TTCN Quan điểm Trên tinh thần nghị quyết của tỉnh Thái Bình, huyện Đông Hưng đã định hướng chiến lược phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong những năm tới, lập phương án xây dựng các mục tiêu phấn đấu làm tiền đề cho công tác xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm - Tiêp tục mở rộng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế - Tạo điều kiện hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào Đông Hưng - Tăng cường liên doanh liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp lớn của Trung ương và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Đa dạng hóa các ngành nghề, trên cơ sở khai thác mọi tiềm năng thế mạnh của huyện như nguyên liệu, lao động để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân - Lựa chọn một số ngành nghề có ưu thế, có điều kiện tập trung phát triển, đặc biệt coi trọng phát triển mạnh nghề chế biến lương thực thực phẩm, dệt may chiếu cói là những nghề có lợi thế của huyện để phát triển trong những năm tới. - Xây dựng hình thành được một số cụm điểm công nghiệp tập trung ở các khu vực thị trấn, thị tứ để làm trung tâm và đầu mối phát triển kinh tế xã hội ở khu vực lân cận - Phát triển ngành nghề truyền thống dựa trên cơ sở thế mạnh của từng nghề, đồng thời cần tăng cường mở rộng tìm kiếm nghề mới. - Tận dụng các cơ sở hiện có phát huy tối đa công suất đồng thời tăng cường đầu tư trang thiết bị công nghệ để nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất. Gắn vùng sản xuất với vùng nguyên liệu, từng bước hình thành các vùng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc thù, ưu tiên nguồn vốn để xây dựng và phát triển cơ sở sản xuất tập trung ở thị trấn, Đông La, Đông Mỹ và một số điểm khác dọc quốc lộ 10 và 39 - Giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất - Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội - Khơi dậy và phát huy truyền thống, phong trào, nhân rộng tổ chức, các cơ sở, cá nhân và chủ hộ gia đình làm kinh tế giỏi - Tranh thủ nguồn lực đầu tư và hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tu tạo lại hệ thống giao thông thủy lợi, hệ thống đường điện… Mục tiêu phát triển Dựa trên tình hình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng trong thời gian vừa qua huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đông Hưng đã đưa ra một số mục tiêu cụ thể để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyên trong giai đoạn tiếp theo như sau: Mục tiêu tăng trưởng tổng giá trị sản xuất - Nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 28%/năm trở lên (giai đoạn 2006-2010 đạt 27,5%/năm trở lên, giai đoạn 2011-2015 đạt 29%/năm trở lên) - Về cơ cấu kinh tế: đến năm 2010 đảm bảo cơ cấu nông nghiệp là 33,1%, công nghiệp là 37,2%, thương mại dịch vụ 29,7% là (theo nghị quyết đại hội đản bộ huyện lần thứ XIII) và đến năm 2015 cơ cấu nông nghiệp là 21,8%, công nghiệp là 43,5%, thương mại dịch vụ là 34,7% - Để đạt mục tiêu trên từ nay đến năm 2010 cần tạo một bước chuyển biến cơ bản về cở sở vật chất kỹ thuật và công nghệ trong công nghiệp, nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trước mắt là cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá - Xây dựng một số cụm điểm công nghiệp tập trung, kết hợp các loại hình công nghệ và quy mô hợp lý, đồng thời tập trung phát triển nghề và làng nghề trong toàn huyện - Tranh thủ mọi thời cơ thu hút đầu tư khi đường 39 hoàn thành, nhất là nguồn đầu tư tù bên ngoài để đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp Mục tiêu cụ thể về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Căn cứ vào diễn biến thực tế những năm qua về phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng của huyện Đông Hưng, căn cứ vào những dự báo các yếu tố phát triển trong nhưng năm tới, mục tiêu cụ thể cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện được xác định như sau: Thời kỳ 2006-2010 - Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006-2010 là 21,5%, giá trị sản xuất công nghiệp của năm 2010 ước đạt 540,44 tỷ đồng (giá cố định) tăng 4,8 lần so với năm 2000. GDP công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 37,2% trong GDP của huyện. - Đến năm 2010 toàn huyện sẽ giải quyết việc làm cho lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành như sau: - Cơ khí điện tử: 21% - sản xuất vật liệu xây dựng: 22% - Chế biến lâm sản: 19% - Chế biến lương thực thực phẩm: 23% - Dệt, may, thêu, thảm: 24% - Các ngành khác:17,6% - Để thực hiên mục tiêu trên cần phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng: - Tập trung phát triển các làng nghề và những ngành công nghiệp có ưu thế về nguyên liệu tại chỗ và tạo nhiều việc làm như chế biến lương thực thực phẩm, dệt may chiếu cói… bên cạnh đó cần khuyến khích tạo điều kiện du nhập thêm nghề mới về huyện - Tập trung phát triển các cụm công nghiệp và cụm điểm công nghiệp thị trấn thị tứ - Khuyến khích kêu gọi đầu tư bên ngoài (trong và ngoài nước) đầu tư vào huyện Thời kỳ 2011-2015 - Tập trung mọi nguồn lực phát triển công nghiệp với nhịp độ cao tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của huyện. phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 18,5%, cuối năm 2015 giá trị sản xuất Công nghiệp đạt 600 tỷ đồng (giá cố định 1994) tăng gấp 2,8 lần so với năm 2005 và gấp 6,3 lần so với năm 2000. GDP công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 43,5% trong GDP toàn huyện. - Đến năm 2015 toàn huyện sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 200.000 lao động trong khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành như sau: - Cơ khí điện tử: 18% - Sản xuất vật liệu xây dựng: 16% - Chế biến lâm sản: 17% - Chế biến lương thực thực phẩm: 19% - Dệt, may, thêu, thảm: 18% - Các ngành khác: 17,5% - Để thự hiện mục tiêu trên cần phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng: - Phát huy khả năng các cụm điểm công nghiệp, các dự án đã đầu tư giai đoạn trước, đồng thời mở rộng thêm quy mô sản xuất, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và dệt may - Duy trì và mở rộng phát triển các làng nghề mới - Tiếp tục phát triển các ngành dệt, may, thêu, thảm, chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, chế biến nông sản, từng bước đổi mới công nghệ, tăng cường trang thiết bị nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tập trung đầu tư phát triển theo chiều sâu các ngành trọng điểm nhằm đưa máy móc trang thiết và công nghệ tiên tiến vào sản xuất. ngoài ra chú trọng phát triển chế biến nông sản và sản xuất vật liệu xây dựng tại bãi bồi ven sông. Qua tình hình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Đông Hưng trong 2007 những năm trước đó chúng ta có thể đưa ra dự báo một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện như sau: đvị: tỷ đồng chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010 2015 Tổng GTSX tỷ đ 236 540,44 600 Trong đó - Quốc doanh “ 9,6 12,3 18,2 - Ngoài quốc doanh “ 226,4 528,41 581,8 Sản phẩm chủ yếu - Chiếu cói các loại 1.000 lá 2.170 6.850 17.190 - Bao đay … 13.000 41.039 102.980 - Chăn bông … 42 133 333 - Thảm len,thảm đay 14.600 46.090 115.655 - May mặc 1.000 sp 1.036 3.271 8.207 - Cót nứa 60.500 190.990 479.255 - Mây tre đan 1.000 sp 6.601 20.838 52.290 - Nón lá … 301 950 2.384 - Xay xát lương thực 1.000 tấn 116,4 367 922 - Bún bánh tấn 1.920 6.061 15.209 - Miến dong … 861 2.718 68.820 - Bánh đa … 216 682 1.711 - Đậu phụ … 680 2.147 5.387 - Rượu gạo 1.000 lít 2.408 7.602 19.075 - Bánh kẹo tấn 724 2.286 5.735 - Giò chả … 333 1.051 2.638 - Gạch xây dựng 1.000 viên 48.000 151.529 380.235 - Vôi nung tấn 9.760 30.811 77.315 - Cát xây dựng 1.000 483 1.525 3.286 - Dũa cưa 1.000 sp 11.677 36.863 92.500 - Xoong chậu … 105 331 832 - Dép nhựa … 50 158 396 - Mộc các loại … 686 2.166 5.434 II. Định hướng phát triển Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - Phát triển ngành công nghiệp toàn diện, bền vững, đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá hiện đại hoá trong bản thân ngành công nghiệp theo hướng đia thẳng vào hiện đại - Phát triển trên cơ sở lợi thế so sánh - Khuyến khíc mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất công nghiệp theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong các ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân. Phát huy nội lực là quyết định đồng thời mở rộng nâng cáo hiệu quả hợp tác quốc tế - Lựa chọn các ngành công nghiệp ưu tiên phù hợp định hướng chung và lợi thế của từng địa phương từng vùng. Trước hết cần phát huy thế mạnh của nông nghiệp để tập trung cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công nghiệp sản xuất quy mô lớn, chọn bước đi thích hợp cho các ngành công nghiệp trong lĩnh vực chế tạo, khai thác và công nghệ cao trên nguyên tắc lựa chọn một cơ cấu công nghiệp hợp lý - Chuyển mạnh từ một nền công nghiệp gia công sang nền công nghiệp sản xuất. Nâng dần tỷ trọng xuất khẩu FOB trong tổng kim ngạch xuất khẩu - Phát triển công nghiệp gắn với quy hoạch đô thị trên cơ sở phân bố dân cư, hình thành các đô thị nhỏ trên trục giao thông xung quanh các đô thị lớn, các khu công nghiệp, công nghệ cao, đảm bảo giữ gìn, bảo tồn các di sản thiên nhiên, các công trình văn hoá, di tích lịch sử có giá trị của dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái Theo quan điểm trên định hướng tổng quát phát triển công nghiệp từ nay đến năm 2015 là: tập trung cao đọ sức lực, phát triển đi trước các ngành có tính chất kết cấu hạ tầng của nền kinh tế như điện, thép, hoá dầu; tranh thủ đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp nông thôn làm cho sản xuất thực sự trở thành hàng hoá; phát triển công nghiệp hướng ra xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu; tăng cường khai thác và chế biến khoáng sản Định hướng tổng quát đó cần được thực hiện với sự tuân thủ phương châm chiến lược: đi thẳng vào công nghệ hiện đại, sớm chấm dứt tình trạng nhập khẩu công nghệ lạc hậu kể cả về thiết bị mới đã lạc hậu và thiết bị cũ; chuyển mạnh từ gia công cho nước ngoài sang thực sự sản xuất, chế biến từ nguyên liệu trong nước trước hết là nông sản; khai thác sử dụng thật tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản của đất nước, chấm dứt tình trạng khai thác với hệ số hữu ích thấp và xuất khẩu khoáng sản dạng thô Sự phát triển của công nghiệp cần có lộ trình phù hợp với lộ trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ nay đến năm 2015 có thể phân ra như sau: Giai đoạn 2006-2010: đây là giai đoạn tiếp tục tạo nền tảng cho quá trình tăng tốc về công nghiệp hoá hiện đại hoá ở giai đoạn tiếp theo. Vì vậy cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở một số lĩnh vực thiết thực, khả thi đó là phát triển nhanh một số ngành công nghiệp hàng tiêu dùng (chế biến lương thực thực phẩm, hàng công nghiệp tiêu dùng dệt, may, giày dép, đồ dùng gia đình… ) nhằm vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong nước, vừa tăng khả năng xuất khẩu. Yêu cầu đặt ra là phải với tới những công nghệ tiên tiến để đẩy lui sự lấn át của hàng ngoại và tạo sản phẩm có khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài. Thực hiện theo hướng này có thể tranh thủ được dòng dịch chuyển công nghệ từ các nước NICs và ASEAN. Hơn nữa, đây là những ngành không đòi hỏi vốn lớn, thu hồi vốn nhanh, không đòi hỏi điều kiện cao về bảo đảm cơ sở hạ tầng Phát triển một số ngành công nghiệp hàng tiêu dùng lâu bền (điện tử dân dụng, thiết bị gia đình, xe máy…) và phương tiện vận tải nhỏ (ô tô, xe vận tải…) Giai đoạn 2011-2015: mục tiêu của chặng đường này là đẩy nhanh quá trình công nghiệp phấn đấu đưa GDP/người/năm đạt khoảng 800 – 1.000 USD vào năm 2010 và 1.500 USD vào năm 2015. Tỷ trọng công nghiệp, thương mại dịch vụ chiếm khoảng 80% trong GDP, trong đó công nghiệp khoảng 40% Trong chặng đường đẩy nhanh công nghiệp hoá cần tập trung vào phát triển mạnh các ngành công nghiệp hạ tầng: điện, hoá dầu, thép và các ngành chế tạo máy, điện tử, tự động hoá hướng về xuất khẩu, đưa các ngành công nghiệp và dịch vụ vào tin học hoá B – các giải pháp phát triển CN - TTCN Các giải pháp về xây dựng và quy hoạch cho phát triển CN - TTCN trên địa bàn huyện Đông Hưng Xây dựng và quy hoạch các cụm điểm công nghiệp Quy hoạch đất cho phát triển công nghiệp - Phát triển chuỗi công nghiệp dọc quốc lộ 10 từ ngã Ba Đọ - Đông Sơn đến cầu Sa Cát - Đông Mỹ. Tính chất công nghiệp là cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, may mặc… - Phát triển điểm công nghiệp dọc quốc lộ 39 từ ngã ba cầu nguyễn đến Minh Tân. Tính chất công nghiệp: may xuất khẩu, chế biến nông sản thực phẩm, đồ gỗ mỹ nghệ, cơ khí,… - Phát triển công nghiệp dọc tuyến đường 218 từ ngã tư gia lễ đến vô hối. Tính chất công nghiệp: chế biến nông sản, thực phẩm, dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ và tiếp chuyển hải sản và hàng hoá nhập cảng… Trên cơ sở sử dụng đất công nghiệp của tỉnh, căn cứ vào tình hình phát triển của các xã cần có quy hoạch đất đai cụ thể cho phát triển ngành nghề ở địa phương. Đối với các ngành nghề có nhu cầu đất tập trung một số công đoạn sản xuất và những xã có lợi thế để phát triển tiểu thủ công nghiệp cần dành một số diện tích đất nhất định phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Cụ thể từ nay tới năm 2015 cần tập trung quy hoạch một số điểm công nghiệp sau: - Điểm công nghiệp thị trấn Đông Hưng: diện tích 22 ha. Tính chất công nghiệp: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn gai súc, dệt may, cơ khí, đồ gỗ mỹ nghệ.. - Các điểm công nghiệp Đông Sơn, Đông Xuân, Liên Giang, phố tăng mỗi điểm diện tích 5 ha. Tính chất công nghiệp: công nghiệp may, chế biến nông sản, dịch vụ cơ khí… - Điểm công nghiệp Đông La, ngã tư Gia Lễ, Đống Năm ,mỗi điểm diện tích 10 ha. Tính chất công nghiệp: công nghiệp may, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng thủ công… - Điểm công nghiệp Đông Phong, Thăng Long, mối điểm diện tích 20 ha. Tính chất công nghiệp: chế biến nông sản hoặc dịch vụ du lịch, sửa chữa cơ khí.. - Điểm công nghiệp Đông Kinh diện tích 8 ha. Tính chất công nghiệp: chế biến nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ (chạm bạc), công nghiệp may kết hợp dịch vụ du lịch.. - Các điểm công nghiệp Đông Hoàng, đông á mỗi điểm có diện tích 4 ha. Tính chất Công nghiệp: chế biến nông sản - Các điểm công nghiệp đông tân, Minh Tân, hợp tiến, phong châu, Nguyên Xá mỗi điểm có diện tích 2 ha. Tính chất công nghiệp: công nghiệp chế biến nông sản - Ngoài ra còn khu 2 công nghiệp gia lễ và Đông Hải do tỉnh lập ra với diện tích 58 ha. Ngoài ra khai thác mọi lợi thế để phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng phân xưởng, nhà máy trên dịa bàn các xã trong huyện Quy hoạch các ngành nghề và vùng nguyên liệu Quy hoạch các ngành nghề Dệt may, thêu, thảm - May công nghiệp + Hiên trạng: hiện trên địa bàn huyện có 3 doanh nghiệp hoạt động với tổng số vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng. nhìn chung máy móc thiết bị của các cơ sở đều tương đối hiện đại. Tuy nhiên mặt hàng sản xuất ở đây chủ yếu là các sản phẩm áo jacket, áo phao trượt tuyết, áo mưa.. sản phảm áo sơ mi rất ít. Nguyên nhân chủ yếu một phần do chưa đủ hệ thống máy móc thiết bị, song vấn đền chính vẫn là do tay nghề công nhân còn thấp chưa làm được những sản phẩm đòi hỏi tay nghề cao như áo sở mi xuất khẩu + Định hướng phát triển; tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất 3 cơ sở hiện có đồng thời mua thêm máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại, tăng cường đào tạo mới, đào tạo lại tay nghề cho đội ngũ công nhân để làm được các mặt hàng đòi hỏi tay nghề cao đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. phấn đấu năm 2010 đạt 3 triệu sản phẩm / năm, giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động giá trị sản xuất đạt trên 30 tỷ đồng - Nghề thêu + Hiện trạng: nghề thêu là nghề mới được du nhập vào huyện nhưng đang có chiều hướng phát triển tốt. Đến nay cả huyện cơ 46/46 xã thị trấn có nghề thêu, tạo việc làm cho gần 4.000 lao động, giá trị sản xuất đạt 14 tỷ đồng + Định hướng: đây là nghề thủ công chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người lao động, tuy thu nhập không cao so với một số nghề khác nhưng lại là nghề thu hút được nhiều lao động, suất đầu tư cho một là động thấp, có thể tân dụng được lao động nông nhàn nhất là lao động trẻ. Do đó trong những năm tới cần khuyến khích phát triển ở các xã hiện có. phấn đấu năm 2010 nghề thêu thu hút được trên 6.000 lao động giá trị sản xuất trên 20 tỷ đồng - Dệt thảm len, thảm đay + Hiện trạng: hiện nay nghề tập trung chủ yếu ở 2 HTX là Đại Đồng và Quang Huy thuộc xã Đông Sơn và các xã Đông Hợp, Đông Thọ, Đông Mỹ, Đông Hoàng, Đông Á, Đông La. sản phẩm hàng năm đạt 14.500 tạo việc làm cho 567 lao động giá trị sản xuất đạt 2,5 tỷ đồng + Định hướng: tiếp tục duy trì và mở rộng 2 HTX trên đông thời khôi phục nghề thảm ở các xã. phấn đấu năm 2010 sản lượng đạt 50.000 giá trị sản xuất đạt 10 tỷ đồng - Bao tải đay + Hiện trạng: sản xuất tập trung ở các xã Đông Quang, Đông Dương, Đông Thọ, thị trấn. sản lượng hàng năm đạt 8,39 triệu chiếc giá trị sản xuất khoảng 1,5 tỷ đông tạo việc làm cho 995 lao động + Định hướng: hiện tại cũng như trong thời gian tới nhu cầu sử dụng bao tải đay nhiều nhất là cho xuất khẩu gạo, cà fê, hạt điều… trên địa bàn tỉnh hiện nay có một số doanh nghiệp vấn tổ chức sản xuất gia công xuống các xã như công ty may Thăng Long… do đó cần tập trung duy trì các xã hiện nay đồng thời mở rộng sang các xã lân cận. phấn đấu năm 2010 đạt 15 triệu chiếc, giá trị ản xuất trên 2,7 tỷ đồng b) Chế biến lương thực thực phẩm - Chế biến lúa gạo: + Hiện trạng: Đông Hưng là một trong nhưng huyện của tỉnh có thế mạnh về chế biên lương thực, thực phẩm. Hiện trên địa bàn huyện có 3 doanh nghiệp (1 nhà nước và 2 ngoài quốc doanh) hoạt động trong lĩnh vực chế biến sản phẩm từ cây lúa nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. bên cạnh đó còn nhiều cơ sở sản xuất lớn nhỏ ở các xã trong toàn huyện + Định hướng: mục tiêu sản xuất lương thực, thực phẩm cảu huyện trong những năm tới là tăng năng suất để giữ ổn định sản lượng. ưu tiên lúa có chất lượng cao, lúa đặc sản, từng bước hình thành vùng lúa hàng hoá xuất khẩu đáp ứng cho các cơ sở sản xuất. Do đó cần tập trung củng cố và đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng tập trung cải tiến công nghệ để sản xuất có hiệu quả hơn - Chế biến thức ăn gia súc: + Hiện trạng: hiện trên địa bàn huyện có 1 nhà máy chế biến thức ăn gia súc công suất 10.000 tấn/năm. Đây là nhà máy chế biến có công nghệ tương đối hiện đại của trung quốc. Hiện nhà máy đã và đang hoạt động với chiều hướng tốt + Định hướng: khuyến khích cơ sở mở rông quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất phục vụ cho nhu cầu ngỳa càng tăng ở địa phương. Bên cạnh đó cũng hình thành các vùng chuyên trồng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của nhà máy… - Chế biến bánh kẹo, thực phẩm + Hiện trạng: trên đại bàn huyện có xã nguyên xã chuyên sản xuất bánh cáy được khách hàng trong và ngoài nước biết đến. Tuy nhiên thưói gian vừa qua các cơ sở chưa biết phát huy thế mạnh sản phẩm độc đáo của mình, tình trạng sản xuất chủ yếu là làm bằng thủ công chưa đưa thiết bị tiên tiến và sản xuất nên làm ra chất lượng chưa cao, bên cạnh đó còn kể đến tình trạng làm nhái, hàng kém chất lượng của một số địa phương khác đã làm cho uy tín của sản phẩm thời gian qua giảm sút. Ngoài ra còn các cơ sửo sản xuất; bún, đâu, nấu rượu, giò chả… + Định hướng: duy trì và mở rộng các cơ sở sản xuất hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội tại và tiêu dùng ngoài tỉnh. khuyến khích các cơ sở sản xuất đưa máy móc thiết bị vào sản xuất, chú trọng cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, đồng thừo làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thi… - Chế biến thị lơn xuất khẩu: + Hiện trạng: Đông Hưng chưa có cơ sở chế biến thịt lợn xuất khẩu mà chủ yếu các cơ sở đi thu gom sau đó chở trực tiếp đi bán cho các công ty chế biến thực phẩm đông lạnh của Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh + Định hướng: cần đẩy mạnh từ hình thức chăn nuôi cổ truyền sang hình thức chăn nuôi công nghiệp và bàn công nghiệp, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, cần xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gia cầm thịt lợn xuất khẩu - Chế biến rau quả: + Hiện trạng: trên địa bàn huyện chưa có cơ sở chế biến rau củ quả, kể cả qua sơ chế. So với một số huyện trong tỉnh thì việc trồng rau màu thực phẩm của huyện còn hạn chê chủ yếu là tự cung tự cấp + Định hướng: xây dựng nhà máy chế biến rau màu thực phẩm xuât khẩu như: dưa chuột, cà chua, tỏi, ớt, nấm… tiến hanh quyhoạch vùng trồng màu phục vụ nguyên liệu cho nhà máy c) Chế biến cói, mây tre đan - Dệt chiếu: + Hiện trạng: là một nghề có thế mạnh của huyện. Hiện nay trên địa bàn huyện có một số xã dệt chiếu như: Đông Hà, Đông Giang, Đông Vinh, đông cường… sản lượng hàng năm đạt 3,47 triệu chiếc giá trị sản xuất đạt trên 30,7 tỷ đồng giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động + Định hướng: tiếp tục duy trì và mở rộng các xa trên đồng thời nhân rộng ra các xã khác trong huyện. phấn đấu đến năm 2010 sản phẩm đạt 10 triệu lá, giá trị sản xuất đạt trên 70 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 10.000 lao động - Nghề mây tre đan: + Hiện trạng: so với các huyện khác thì nghề mây tre đan của Đông Hưng phát triển chậm. Tuy nhiên hàng năm nghề cũng giải quyết việc làm cho trên 2.000 lao động và giá trị sản xuất đạt 3.000 triệu đồng + Định hướng: tiếp tục phát triển ở các xã hiện có đồng thời nhân rộng ra các xã khác d) Sản xuất cơ kh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33020.doc
Tài liệu liên quan