Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan hàng đầu tư - Gia công Hà Nội

Tài liệu Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan hàng đầu tư - Gia công Hà Nội: ... Ebook Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan hàng đầu tư - Gia công Hà Nội

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan hàng đầu tư - Gia công Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực đã trở thành một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại, tạo ra những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các quốc gia, của các dân tộc. Từ sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã tích cực tham gia vào đời sống quốc tế, từng bước vững chắc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế của thế giới và khu vực như : Gia nhập ASEAN (7/1995), tham gia APEC (11/1998) và đã gia nhập và trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO (17/11/2006). Hải Quan Việt Nam với vai trò “là binh chủng đặc biệt” gác cửa đất nước về mặt kinh tế , gắn liền với hoạt động đối ngoại, kinh tế đối ngoại và an ninh quốc gia, thực hiện chức năng quản lí nhà nước về hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam và đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới.Hải quan góp phần vào sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là kinh tế đối ngoại trong thời kì “mở cửa” và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Chi cục Hải Quan hàng đầu tư- gia công là một trong những đơn vị trực thuộc Hải Quan thành phố Hà Nội-Một trong những đơn vị điển hình trong công tác thu thuế Xuất nhập khẩu. Nhằm làm rõ vị trí, vai trò, cũng như các mối quan hệ, việc thực hiện việc thu thuế tại các cửa điểm Hải Quan giữ nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với nền kinh tế của cả nước. Trước tình hình đó, tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan hàng đầu tư - gia công Hà Nội” Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích rõ việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu của Hải quan Việt Nam nói chung và chi cục Hải Quan hàng đầu tư- gia công nói riêng, từ đó tìm ra những nguyên nhân đồng thời tìm ra các giải pháp hoàn thiện hơn nữa đối với việc thực hiện chính sách thu thuế, nâng cao nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời đảm bảo cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đường lối hội nhập kinh tế thế giới. Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sỹ Trần Văn Bão_ thầy giáo trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô giáo Khoa Thương Mại, các anh chị taị chi Cục Hải quan hàng Đầu tư- gia công_ những người đã đóng góp những ý kiến hết sức quý báu để em có thể hoàn thành tốt luận văn này. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn của em được chia làm 3 phần: ChươngI: Chính sách thuế xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam và vai trò của ngành Hải Quan trong việc thực hiện. Chương II: Tình hình thực hiện chính sách thuế XNK của Chi cục Hải Quan hàng đầu tư- gia công. Chương III: Các giải pháp để hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế XNK tại chi Cục Hải quan hàng đầu tư- gia công. CHƯƠNG I CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH HẢI QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU (XNK) CỦA VIỆT NAM 1.1.1. Lịch sử phát triển của chính sách thuế XNK của Việt Nam Toàn cầu hoá đang là một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ. Những tiến bộ của khoa học - công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã đưa các quốc gia gắn kết lại gần nhau. Trước những biến đổi to lớn về khoa học - công nghệ này, tất cả các nước trên thế giới đều thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, mở đường cho kinh tế quốc tế phát triển. Đại diện cho xu thế toàn cầu hoá này là sự ra đời của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) vào năm 1948 với 23 nước thành viên sáng lập với mục tiêu xác lập những nguyên tắc điều chỉnh và thúc đẩy thương mại quốc tế phục vụ cho phát triển kinh tế của mỗi nước thành viên. Kể từ 1/1/1995, GATT đã được đổi thành Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) điều tiết không chỉ thương mại hàng hoá mà mở rộng sang cả thương mại dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ. Với 144 nước thành viên chiếm trên 90% tổng kim ngạch thương mại thế giới, WTO trở thành một tổ chức có quy mô toàn cầu và là nền tảng pháp lý cho quan hệ kinh tế quốc tế, là diễn đàn thường trực đàm phán thương mại và là thể chế giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Ngày nay thế giới đang diễn ra nhiều biến động trên tất cả đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học kỹ thuật... đòi hỏi các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển phải hội nhập để bắt kịp tiến trình phát triển của xã hội và Việt Nam không nằm ngoài ngoại lệ đó. Trong những năm của thập niên 90 trở lại đây, thế giới xảy ra rất nhiều những biến động có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế của Việt Nam đó là: Kinh tế thế giới phát triển không đồng đều xảy ra các cuộc khủng hoảng lớn, sâu rộng hơn cả là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính của các nước Đông Nam Á năm 1997. Trong tình đó Việt Nam phải chịu ảnh hưởng nặng nề, nhất là lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tình hình thế giới kém ổn định đặc biệt là sự kiện ngày 11/9 và cuộc đấu tranh chống khủng bố do Mỹ phát động, bạo lực hàng ngày giữa Israel và Palestin, cuộc chiến tranh của Mỹ chống Irắc, nguy cơ xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan…buộc nhiều nước phải xem lại chính sách quốc tế và an ninh trong tình hình mới. Kinh tế của các nước Tây Âu không còn dấu hiệu phát triển nhanh như trước nữa thay vào đó là nền kinh tế của các nước Đông Nam Á đang trên đà phát triển, các nước Châu Phi thì vẫn chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm cho phân công lao động trên thế giới càng trở nên sâu rộng hơn, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã ứng dụng rất nhiều vào trong sản xuất. Ngoài ra cùng với chính sách mở cửa làm cho hàng hoá được lưu thông một cách đơn giản và thuận lợi hơn rất nhiều, góp phần giảm chi phí vận chuyển, tăng lợi nhuận cho quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Hình thành các khu vực và các tổ chức quốc tế như: khu vực mậu dịch tự do (AFTA, NAFTA), những tổ chức liên kết châu lục (EU) hoặc tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC). Với những tình hình trên đặt ra cho Việt Nam rất nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Do đó, nền kinh tế Việt Nam muốn thu được những thành tựu đáng kể phải có sự dẫn dắt và có chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng để Việt Nam có thể hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Một số điểm mốc trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tệ: WB, IFM, ADB. 1/1995: Nộp đơn xin gia nhập WTO. 7/ 1995: Ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế với Liên minh Châu Âu (EU). 7/1995: Gia nhập ASEAN. 1/1996: Thực hiện Chương trình CEPT nhằm tiến tới Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA). 3/1996: Tham gia sáng lập Diễn đàn Á - Âu (ASEM) với 25 thành viên. 11/1998: Gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ( APEC) : 21 thành viên. 7/2000: Ký Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ ; có hiệu lực thi hành từ 10/12/2001. 17/11/2006: Gia nhập tổ chức Thương Mại thế giới WTO. Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, chính sách thương mại nước ta có những thay đổi quan trọng trong thời kì (86-95), tuy nhiên phải kể từ sau khi gia nhập ASEAN, tham gia AFTA, ACFTA, các chính sách thương mại của Việt Nam mới thực sự thay đổi, mà biện pháp cơ bản chính là thuế quan và phi thuế quan. Về chính sách thuế quan: Nước ta đã luật hoá được một loạt chính sách về thuế và thuế xuất nhập khẩu (XNK). Các chính sách đã đưa ra lịch trình tổng thể về cắt giảm thuế quan thực hiện CEPT/ AFTA , thay đổi thuế suất theo hướng cắt giảm, thay đổi danh mục biểu thuế quan theo hệ thống HS, từng bước áp dụng tính thuế Hiệp định trị giá GATT/ WTO. Theo Luật thuế xuất khẩu- nhập khẩu ( 1991) quy định biểu thuế NK có 28 mức Thuế suất từ 0-200%. Kể từ ngày 01/01/1996, tại kỳ họp thứ 8- Quốc hội khoá IX đã thông qua biểu thuế NK với 6 mức thuế suất, với thuế suất tối đa chỉ còn 60%. Thực hiện chính sách thuế NK theo nguyên tắc cóphân biệt đối xử ngày 02/05/1998 , Quốc hội thông qua luật thuế XK-NL ( sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/1999) quy định thuế NK có 3 loại: - Thuế suất thông thường: Áp dụng với hàng hoá xuất xứ từ nước không có thoả thuận Tối huệ quốc (MFN). - Thuế suất ưu đãi: Áp dụng với hàng hoá xuất xứ từ nước có thoả thuận (MFN). -Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng với hàng hoá xuất xứ từ nước có thoả thuận đặc biệt với Việt Nam. Nhìn chung, chính sách thuế quan của Việt Nam đã và đang được hoàn thiện, điều chỉnh tương thích với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết quốc tế của VN. Cụ thể là biểu thuế suất XNK được nhà nước điều chỉnh theo chiều hướng đơn giản hoá, thu hẹp đối tượng thu thuế và giảm thiểu mức thuế suất. Về chính sách phi thuế quan : Từ khi gia nhập ASEAN, thực hiện CEPT/ AFTA, Việt Nam từng bước loại bỏ hàng rào phi thuế quan. Các biện pháp hạn chế : Về số lượng nhập khẩu, đầu mối nhập khẩu của nhà nước, quyền kinh doanh và phân phối hàng hoá XNK, Việt Nam áp dụng chính sách quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Đồng thời Việt Nam cũng ban hành hệ thống, biện pháp hàng rào kỹ thuật thông thoáng hơn và cải tiến thủ tục hải quan có hiệu qủa hơn. Những thay đổi trong chính sách thuế quan và phi thuế quan theo hướng tạo điều kiện thuân lợi hơn cho tự do hoá thương mại phù hợp dần với các cam kết của nước ta đối với AFTA/ASEAN ,nhưng đặt ra yêu câù là phải tăng cường hợp tác về hải quan để thực hiện cam kết liên quan đến hoạt động của HQ như: - Xây dựng danh mục hàng hoá - Xây dựng biểu thuế chung ASEAN - Xây dựng hệ thống luồng xanh HQ va thống nhất thủ tục HQ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hoá, bao gồm các quyết định về luật hải quan, các thủ tục, dịch vụ kê khai HQ, quy trình kiểm tra và thông quan hàng hoá, chất lượng hàng hoá. - Xây dựng hệ thống xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định trị giá GATT/WTO. Như vậy việc cắt giảm thuế quan và phi thuế quan với nhiều thay đổi về biểu thuế , thuế suất, danh mục hàng hoá, trị giá tính thuế, chế độ ưu đãi và có nhiều biện pháp phi thuế quan để bảo hộ sản xuất phù hợp với thông lệ quốc tế , đặt ra yêu cầu cho ngành hải quan phải nghiên cứu để điều chỉnh Luật hải quan phù hợp, nắm bắt chuyên môn kinh tế nghiệp vị, cải cách thủ tục hải quan để thích ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới. Những vấn đề đó đã làm gia tăng thêm khối lượng công việc và tính phức tạp trong hiệp định quản lý Hải quan. 1.1.2. Các chính sách thuế XNK hiện hành áp dụng tại Việt Nam Căn cứ pháp lý dựa trên các văn bản pháp quy sau: 1. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005; 2. Luật Hải quan, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QHH11 ngày 14/6/2005 (từ Điều 68 đến Điều 72); 3. Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; 4. Thông tư số 113/2005/TT-Bộ Tài chính ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; 5.  Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục kiểm tra, giám sát hải quan Nội dung của các chính sách thuế XNK hiện hành được áp dụng tại Việt Nam  1. Căn cứ tính thuế hàng hoá XNK: số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; trị giá tính thuế; thuế suất  1.1. Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: Số lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.  1.2. Trị giá tính thuế: xem phần trị giá tính thuế  ở trên.  1.3. Thuế suất: a.  Thuế suất thuế xuất khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hành.  b.  Thuế suất thuế nhập khẩu: Thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường: Số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng mặt hàng -  Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam (Nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nêu ở đây do Bộ Thương mại thông báo). Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành. Đối tượng nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ hàng hóa.  -  Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.  Điều kiện dể được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt: o  Hàng hoá nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Trừ hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam nhưng tổng giá trị lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD thì không phải có C/O; o  Hàng hoá nhập khẩu phải là những mặt hàng được quy định cụ thể trong thoả thuận và phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thoả thuận; o Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) phải phù hợp với qui định của pháp luật hiện hành về xuất xứ hàng hoá; o  Các điều kiện khác (nếu có) để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt thực hiện theo quy định cụ thể tại các văn bản hướng dẫn riêng cho từng nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam có thoả thuận về thuế suất ưu đãi đặc biệt. -  Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi x 150% Việc phân loại hàng hoá để xác định các mức thuế suất phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc phân loại hàng hoá, được thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng do Bộ Tài chính quy định. c. Ngoài việc chịu thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì bị áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế để tự vệ và được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn riêng   2. Phương pháp tính thuế: Căn cứ số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan, trị giá tính thuế và thuế suất từng mặt hàng để xác định số thuế phải nộp theo công thức sau: Số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng mặt hàng  Việc xác định số thuế phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối thực hiện theo công thức sau: Số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan x Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênh lệch so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thực thanh toán cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng. 3. Kê khai thuế, nộp thuế 3.1 Đối tượng Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có trách nhiệm kê khai thuế ngay trên Tờ khai hải quan  3.2: Thời điểm tính thuế Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan với cơ quan hải quan. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế. Trường hợp đối tượng nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuế thực hiện theo quy định về thủ tục hải quan điện tử.   Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký Tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế theo ngày có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu.   3.3 Thời hạn nộp thuế Thời hạn nộp thuế xuất khẩu: Đối với hàng hóa xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan.  Thời hạn nộp thuế nhập khẩu: Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng Hàng tiêu dùng được quy định trong Danh mục hàng hoá do Bộ Thương mại công bố thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. Trừ các trường hợp sau: -  Đối tượng nộp thuế có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan. Hết thời hạn bảo lãnh mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thuế xong thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thuế (nếu có) thay cho đối tượng nộp thuế. Thời hạn chậm nộp thuế được tính từ ngày hết thời hạn bảo lãnh. -  Hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhập khẩu thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký Tờ khai hải quan. Thời hạn nộp thuế đối với đối tượng nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về thuế: -  Đối tượng chấp hành tốt pháp luật về thuế là các chủ hàng chấp hành tốt pháp luật Hải quan và không còn nợ thuế quá hạn, không còn nợ tiền phạt chậm nộp tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.; Chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan là người có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian 365 ngày tính đến ngày làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan Hải quan xác định là: o  Không bị pháp luật xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; o  Không quá 02 lần bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan với mức phạt vượt thẩm quyền của Chi Cục trưởng Hải quan; o  Không trốn thuế: không bị truy tố hoặc bị phạt ở mức một lần số thuế phải nộp trở lên; o Không nợ thuế quá 90 ngày; o  Thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.   3. 3.1. Thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp khác: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới thì phải nộp xong thuế trước khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu còn trong sự giám sát của cơ quan hải quan, nhưng bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý thì thời hạn nộp thuế đối với từng loại hàng hoá thực hiện theo quy định của Thông tư này và tính từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép giải toả hàng hoá đã tạm giữ. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký Tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần thì thời hạn nộp thuế theo từng ngày hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại điểm 1 và 2 Mục này. Đối với trường hợp phải có giám định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, chủng loại để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế (như xác định tên mặt hàng, mã số hàng hoá theo danh mục Biểu thuế, chất lượng, số lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tình trạng cũ, mới của hàng hóa nhập khẩu...) thì đối tượng nộp thuế vẫn phải nộp thuế theo như khai báo tại thời điểm đăng ký Tờ khai hải quan với cơ quan hải quan; đồng thời cơ quan hải quan phải thông báo cho đối tượng nộp thuế biết lý do phải giám định và nếu kết quả giám định khác so với khai báo của đối tượng nộp thuế dẫn đến có thay đổi về số thuế phải nộp thì đối tượng nộp thuế phải nộp thuế theo kết quả giám định. Các chi phí liên quan đến việc giám định sẽ do cơ quan hải quan chi trả trong trường hợp kết quả giám định khác với kết luận của cơ quan hải quan hoặc sẽ do đối tượng nộp thuế chi trả trong trường hợp kết quả giám định đúng với kết luận của cơ quan hải quan. 4. Miễn thuế và xét giảm thuế, hoàn thúê XNK, truy thu thuế: Được quy định tại khoản 1 Điều 16, Điều 17 của Nghị định 154 Bộ Tài chính. 1.2 VAI TRÒ CỦA NGÀNH HẢI QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.2.1 Vai trò của ngành hải quan Pháp lệnh Hải quan xác định vai trò và chức năng của Hải quan Việt Nam là "Quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối hoặc tiền Việt Nam qua biên giới". Yêu cầu đối với Hải quan Việt Nam lúc này là thực hiện quản lý Nhà nước về Hải quan trước tình hình: Hoạt động giao lưu hợp tác với nước ngoài phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, kinh tế thị trường bộc lộ những khuyết tật, hạn chế, khối lượng hàng hoá XNK khá lớn tạo nguồn thu thuế XNK hàng năm. Hải quan Việt Nam với vai trò “là binh chủng đặc biệt” gác cửa đất nước về mặt kinh tế, gắn liền với hoạt động đối ngoại, kinh tế đối ngoại và an ninh quốc gia, thực hiện chức năng quản lí nhà nước về hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam và đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt nam qua biên giới. Hải quan góp phần vào sự ổn định, phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là kinh tế đối ngoại trong thời kì “mở cửa” và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Thuế của nước ta hiện nay đối với hàng hoá được chia làm 2 loại là : Thuế nội địa (hàng hoá tiêu dùng trong nước) và thuế quốc tế ( Thực chất là thuế đối với hàng hoá XNK- hàng hoá làm thủ tục tại biên giới Hải quan ). Ngành Hải quan ngoài nhiệm vụ chính là quản lý Nhà nước về hàng hoá, chống gian lận thương mại, còn có thêm một trọng trách rất quan trọng là thu toàn bộ thuế XNK đối với hàng hoá XNK. Mặt khác có thể thấy rằng, thuế XNK là một khoản thu lớn đối với chính phủ, được pháp luật quy định rõ. Nguồn thu của Chính phủ có cao thì lúc đó mới có thể đảm bảo phần thu của Ngân sách nhà nước, bù đắp các khoản chi phí phát sinh, các hoạt động phi lợi nhuận cũng như các hoạt động phúc lợi xã hội, đồng thời tăng sức cạnh tranh và độ an toàn trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, từ đó có thể nâng cao đời sống của nhân dân. Chính vì thế, vai trò của ngành Hải quan càng trở nên quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới mức sống của nhân dân. Trong thời kì tự do hoá thương mại, cùng với việc các nước cam kết cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan. Hải quan có vai trò tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại. Ngoài chức năng bảo hộ sản xuất trong nước, thu ngân sách quốc gia thì còn có thêm chức năng bảo đảm an ninh kinh tế đối ngoại, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Hoạt động của hải quan thời kì này tập trung vào các nhiệm vụ kiêm tra, giám sát hoạt động XNK, XNC, thu thuế XNK , chống buôn lậu và gian lận thương mại,... Ngoài ra, còn có các nhiệm vụ khác như bảo vệ môi trường, thu thuế chống bán phá gía, thu thuế hạn ngạch, thuế đối kháng và thực thi nhiều quy định khác liên quan đến hoạt động XNK. 1.2.2 Tác động của hội nhập kinh tế đối với ngành hải quan Việt Nam. Toàn cầu hoá tác động đến tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội của nước ta, trong đó có ngành Hải Quan. Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng chủ thể kinh doang xuất khẩu: Do từng bước xoá bỏ chế độ độc quyền ngoại thương, từng bước mở cửa thị trường, tự do hoá thương mại và đẩy mạnh sản xuất, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở rộng quyền kinh doanh, nên làm gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XNK một cách nhanh chóng và ngày càng gia tăng nữa. Chính điều này làm gia tăng hoạt động quản lý của Hải quan. Việc tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ, tài chính làm tăng khối lượng công việc và tính phức tạp, đa dạng của hoạt động hải quan, thể hiện rõ: Hàng hoá XNK tăng nhanh về số lượng và chủng loại, hoạt động kinh doanh XNM có nhiều hình thức đa dạng, nhiều mô hình kinh tế mới được hình thành; các hoạt động đầu tư, du lịch phát triển mạnh; phương tiện, hành khách xuất nhập cảnh ngày một tăng nhanh chóng nên phạm vi quản lý của nhà nước về Hải quan được mở rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác. Điều đó đã tác động rất lớn đến hoạt động của Hải quan, mà trước hết là sự gia tăng khối lượng công việc, gia tăng tính phức tạp, đa dạng trong điều kiện đòi hỏi phải thông quan nhanh hơn, minh bạch và rõ ràng hơn Việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan và phi thuế quan sẽ khiên thay đổi về biểu thuế, thuế suất, danh mục hàng hoá, trị giá tính thuế, chế độ ưu đãi, các biện pháp phi thuế quan cũng sẽ có nhiều thay đổi để bảo hộ sản xuất, phù hợp với thông lệ quốc tế. Sự thay đổi đó đã gia tăng tính phức tạp trong hoạt động quản lý của ngành Hải Quan. “Mở cửa”, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới như một con dao hai lưỡi đối với Việt Nam. Một mặt, đấy là thời cơ để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Mặt khác, đây là cơ hội tốt cho tình hình buôn lậu, buôn bán ma tuý... và các tội phạm kinh tế khác phát sinh. Điều đó đặt ra cho ngành Hải quan nhiệm vụ nặng nề hơn và phức tạp hơn. Bên cạnh đó, Cách mạng khoa học công nghệ phát triển, cùng với đó là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nền kinh tế đặt ra yêu cầu quản lý nhà nước về Hải quan là đảm bảo an ninh kinh tế, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới , đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật , vệ sinh, môi trường...Do đó phải xây dựng mô hình và công nghệ quản lý Hải quan hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ thông tin; áp dụng kĩ thuật quản lý rủi ro ; cải cách thủ tục Hải quan theo hướng đơn giản, thuận lợi. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào công tác kiểm tra Hải Quan,...là điều kiện thuận lợi để hiện đại hoá các phương tiện , kỹ thuật, làm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành. Những cam kết về trợ cấp của Việt Nam khi gia nhập WTO + Về trợ cấp nông nghiệp: bỏ toàn bộ trợ cấp XK đối với hàng nông sản ngay khi gia nhập; với các khoản hỗ trợ trong nước được duy trì ở mức 10% giá trị sản lượng như các nước đang phát triển khác trong WTO (mức hỗ trợ trong nước thực tế hiện nay đang thấp hơn 10%)  + Về trợ cấp công nghiệp: xóa bỏ từ thời điểm gia nhập, các khoản trợ cấp bị cấm (trợ cấp XK và trợ cấp thay thế hàng NK) chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước. Như vậy, các ưu đãi thuế NK theo chương trình nội địa hóa sẽ phải xóa bỏ từ khi gia nhập.  + Các cam kết trong lĩnh vực hải quan: cam kết trong lĩnh vực này tập trung chủ yếu vào xác định trị giá hải quan theo các phương pháp và quy định của Hiệp định xác định trị giá hải quan-CAV (xác định trị giá tính thuế dựa trên trị giá giao dịch), không áp dụng lại quy định về giá NK tối thiểu hay danh mục giá mang tính áp đặt nhằm hạn chế Theo tổng hợp của dự án nghiên cứu tác động về số thu thuế NK do ảnh hưởng của thực hiện cắt giảm thuế theo cam kết WTO mà Bộ Tài chính tiến hành, trong giai đoạn 5 năm sau khi hội nhập WTO, số thu thuế NK của VN sẽ giảm khoảng 300 triệu USD (tương đương 4.800 tỷ đồng). Mặc dù số thu thuế NK giảm nhưng nhìn tổng thể thì tăng trưởng GDP trong những năm này là có lợi. Việc cắt giảm thuế cho WTO sẽ thu hẹp bảo hộ quá mức đối với các ngành đang có mức thuế ưu đãi tối huệ quốc (MFN) cao. Việc giảm thuế NK sẽ có mức bảo hộ hợp lý hơn, giảm chênh lệch về bảo hộ giữa các ngành. Điều này sẽ thúc đẩy các DN nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển XK. Khi mà hệ số bảo hộ đã giảm rõ rệt thì đó được coi là một thách thức rất lớn với các DN sản xuất kinh doanh. Với mức thuế NK thay đổi, nhiều loại hàng hoá trong nước sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn với hàng hoá có xuất xứ ngoại nhập. Như vậy, việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết gia nhập WTO sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước, mà cụ thể là làm giảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. “Thuế nhập khẩu khi vào WTO là một sự đánh đổi được và mất, nếu xét trong dài hạn thì sẽ có lợi hơn”. Chính điều này đặt ra một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với ngành Hải quan, làm thế nào để vẫn có thể đảm bảo được nguồn thu cho Ngân sách trong khi mức giảm thuế ngày càng cao. Đây là một bài toán khó, cũng chính là một trong những tác động của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ảnh hưởng đến việc thu thuế của Ngành Hải quan. CHƯƠNG II TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN HÀNG ĐẦU TƯ- GIA CÔNG 2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN ĐẦU TƯ- GIA CÔNG 2.1.1. Giới thiệu về hải quan hàng Đầu tư- gia công: Chi cục HQ hàng đầu tư gia công là một trong những đơn vị trực thuộc Hải quan Thành Phố Hà Nội _ Tổng cục hải quan _ Bộ Tài chính, cụ thể là : Chi cục Hải quan Sân bay Quốc tế Nội Bài  Chi cục Hải quan Quản lý hàng Đầu Tư - Gia Công  Chi cục Hải quan Gia Lâm  Chi cục Hải quan Bắc Thăng Long  Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội  Chi cục Hải quan Bưu Điện  Chi cục Hải quan Gia Thuỵ Chi cục Hải quan đường sắt Quốc tế Ga Yên Viên Chi cục Hải quan hàng đầu tư_ Gia công được thành lập theo Quyết định số 317/BTC/QĐ/TL ngày 17/8/1998 của Bộ Tài chính và công văn số 167/BTC- TL ngày 08/09/1998 của Bộ Tài chính, cùng công văn 1123/HQHN- TL ngày 10/09/1998 của Cục hải quan thành phố Hà Nội. Trụ sở hoạt động chính: Số 78 Bạch Đằng-Quận Hai Bà Trưng-Hà Nội Sơ đồ:1. Miêu tả ngành Hải Quan theo các cấp độ Bé Tµi chÝnh Tổng cục Hải Quan quan II Bé m¸y gióp viÖc §¬n vÞ sù nghiÖp Côc H¶i quan §Þa ph­¬ng._. Vô gi¸m s¸t qu¶n lý Vô kiÓm tra thu thuÕ XNK Vô Ph¸p chÕ Vô hîp t¸c quèc tÕ Vô KÕ ho¹ch tµi chÝnh Vô Tæ chøc c¸n bé Thanh tra V¨n phßng Côc ®iÒu tra chèng bu«n lËu Côc kiÓm tra sau th«ng quan Côc CNTT vµ th«ng tin h¶i quan ViÖn nghiªn cøu h¶i quan TT ph©n tÝch ph©n lo¹i hµng hãa XNK miÒn Trung TT ph©n tÝch ph©n lo¹i hµng hãa XNK miÒn Nam Tr­êng Cao ®¼ng H¶i quan B¸o H¶i quan Chi côc HQ cöa khÈu vµ ngoµi cöa khÈu §éi kiÓm so¸t h¶i quan vµ ®¬n vÞ t­¬ng ®­¬ng Nhiệm vụ của Chi cục Hải quan hàng đầu tư-gia công : Yêu cầu đối với Chi cục Hải quan lúc này là thực hiện quản lý của Tổng Cục Hải Quan trước tình hình: Hoạt động giao lưu hợp tác với nước ngoài phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, kinh tế thị trường bộc lộ những khuyết tật, hạn chế, khối lượng hàng hoá XNK khá lớn tạo nguồn thu thuế XNK hàng năm chiếm tỷ lệ từ 20 - 25% GDP, tình trạng buôn lậu gia tăng, nhập lậu tài liệu phản động, ấn phẩm đồi truỵ, chất nổ, ma tuý khá nhiều. Ngày 24/2/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Pháp lệnh Hải quan. Pháp lệnh gồm 51 điều, chia làm 8 chương, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/1990. Pháp lệnh Hải quan xác định chức năng của Hải quan Việt nam nói chung và cũng là chức năng chính của chi cục hải quan là "Quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá -cụ thể đối với hàng hóa để đầu tư-gia công, quản lý ngoại hối hoặc tiền Việt nam qua biên giới. Bộ máy tổ chức của Hải quan được xác định rõ tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng Bộ Trưởng, Bộ Tài chính " Riêng đối với Hải quan hàng đầu tư gia công, cần làm tốt nhiệm vụ kiểm tra hàng đầu tư, gia công, thu thuế XNK và tránh gian lận hải quan xảy ra trong quá trình hàng hóa XNK làm thủ tục tại chi cục. 2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan hàng đầu tư_ Gia công Đứng đầu là Chi cục trưởng, hai cánh tay phải đắc lực của chi cục trưởng là chi cục phó Kỹ thuật và chi cục phó hành chính. Công tác chuyên môn nghiệp vụ chính thuộc về 3đội đầu tư, gia công và tổng hợp, cụ thể được miêu tả theo sơ đồ Sơ đồ 2: Mô hình cơ cấu tổ chức của chi cục Haỉ quan hàng đầu tư_ Gia công Chi cục trưởng Chi cục phó kỹ thuật Chi cục phó hành chính Đội đầu tư Đội Gia công Phòng hành chính Phòng tài chính kế toán Đội tổng hợp Đặc điểm hoạt động của cơ quan: Phương thức hoạt động: Theo cơ chế của cơ quan Nhà nước, chỉ tiêu giao từ Bộ Tài chính xuống Haỉ quan địa phương và cuối cùng về chi cục. Tuy nhiên về công tác thu thuế đối với hàng đầu tư và công tác thanh khoản đối với hàng gia công phụ thuộc trực tiếp chính khối lượng khách hàng đến làm thủ tục hải quan. Cơ chế quản lý: Thực hiện cơ chế quản lý như cấp trên đã đề ra, của Bộ Tài chính và Tổng cục hải quan. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Đội đầu tư: Chịu trách nhiêm làm các công tác hải quan, tiếp nhận hồ sơ, thu thuế đối với hàng đầu tư: Gồm có Hàng sản xuất xuất khẩu(SXXK), hàng Sản xuất kinh doanh (SXKD), các loại hàng hóa quá cảnh chờ XK hoặc NK. Đội Gia công: Làm các công tác tiếp nhận hồ sơ, kiểm hóa đối với hàng hóa gia công. Đội Gia Công hoạt động độc lập với đội đầu tư. Đội tổng hợp: Đội tổng hợp là bước sau cùng đối với đội đầu tư và gia công. Sau khi hồ sơ được chuyển lên, các cán bộ thuộc tổ tổng hợp sẽ làm các công thanh khoản đối với hợp đồng SXXK, các công tác phúc tập (Kiểm tra sự đồng bộ của hồ sơ sau thông quan). Như vậy có thể nói rằng , trong cả 3 đội của Hải Quan hàng đầu tư gia công, đội Đầu Tư là đội chịu trách nhiệm chính, là đội trực tiếp tổ chức thu thuế và các khoản thu khác đối với đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục hải quan tại đây. Từ đó, theo Luật hải quan, điều 68, 69 quy định rõ về trách nhiệm của người kê khai hải quan và cơ quan hải quan là: Kiểm trra về việc kê khai, tính thuế, nộp đầy đủ thuế và các khoản kê khai khác đúng thời hạn và chịu trách nhiệm về những công việc đấy của mình, cụ thể là: Trong quá trình tổ chức thu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan có trách nhiệm và quyền hạn sau: 1. Giải thích, hướng dẫn, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để người khai hải quan kê khai, tính thuế, nộp thuế, nộp phạt và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, tính thuế, nộp thuế của người khai hải quan. 3. Quản lý thống nhất việc thu thuế, nộp thuế; thực hiện miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế và các khoản phải thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. 4. Bảo mật thông tin của người khai hải quan đã khai báo và cung cấp. 5. Yêu cầu người khai hải quan cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán để kiểm tra việc kê khai, tính, nộp thuế và các khoản thu khác khi có cơ sở nghi vấn về căn cứ tính thuế, cách tính số thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; về những nội dung chưa rõ trong quá trình kê khai, tính, nộp thuế. 6. Truy thu, ấn định thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật. 7. Áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để đảm bảo việc thu đủ thuế. 8. Xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại về thuế theo quy định của pháp luật. 9. Trả tiền lãi do hoàn thuế chậm theo quy định của pháp luật. Ấn định thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Cơ quan hải quan ấn định thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau: 1. Người khai hải quan dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai báo căn cứ tính thuế, tính và kê khai số thuế phải nộp; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các căn cứ tính thuế làm cơ sở cho việc tính thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. 2. Người khai hải quan từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định việc cung cấp các tài liệu liên quan cho cơ quan hải quan để xác định chính xác số thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 3. Cơ quan hải quan có căn cứ về việc khai báo trị giá không đúng với giá thực tế mua hàng. 4. Việc ấn định số thuế phải nộp căn cứ vào chính sách thuế hiện hành, thông tin hải quan và nguyên tắc xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều 4 Nghị định quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 5. Yêu cầu người khai hải quan cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán để kiểm tra việc kê khai, tính, nộp thuế và các khoản thu khác khi có cơ sở nghi vấn về căn cứ tính thuế, cách tính số thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; về những nội dung chưa rõ trong quá trình kê khai, tính, nộp thuế. 6. Truy thu, ấn định thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật. 7. áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để đảm bảo việc thu đủ thuế. 8. Xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại về thuế theo quy định của pháp luật. 9. Trả tiền lãi do hoàn thuế chậm theo quy định của pháp luật. 2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU 2.2.1 Quy trình thu thuế tại chi cục Hải quan hàng đầu tư - gia công: Quy trình thu thuế là một trong những nghiệp vụ của quy trình làm thủ tục hải quan tại chi cục hải quan hàng đầu tư- gia công Hà Nội. 1.Quy trình thủ tục hải quan gồm 5 bước ( Theo QĐ số 874 /QĐ-TCHQ 15/05/2006 ), sau khi người kê khai hải quan mang hồ sơ Hải quan đến làm thủ tục, đó là: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký Tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra (Cán bộ hải quan 1) Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế: (Cán bộ hải quan 2) Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa (Cán bộ hải quan 3) Bước 4: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan (Cán bộ hải quan 4) Bước 5: Phúc tập hồ sơ (Cán bộ hải quan 5) Sơ đồ 3: Quy trình thủ tục Hải quan Khách hàng Cán bộ hải quan 1 Cán bộ hải quan 2 Cán bộ hải quan 5 Cán bộ hải quan 4 Cán bộ hải quan 3 1 2 3 4 5 Như vậy từ sơ đồ trên có thể thấy được quá trình thu thuế Hải Quan là khâu thứ 2, 4 trong cả quá trình, do cán bộ Hải quan 2 và cán bộ Hải quan 4 thực hiện, chi tiết của quá trình này bao gồm: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế: Công việc của bước này gồm: 1. Kiểm tra chi tiết hồ sơ (thực hiện theo quy định tại điểm III.1.2, mục 1 phần B, Thông tư 112/2005/TT-BTC); 2. Kiểm tra giá tính thuế, kiểm tra mã số, chế độ, chính sách thuế (thực hiện theo quy định tại điểm III.3.5, mục 1 phần B, Thông tư 112/2005/TT-BTC) và tham vấn giá (nếu có) theo quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành; 3. Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ thấy phù hợp, thì nhập thông tin chấp nhận vào máy tính và in “chứng từ ghi số thuế phải thu” theo quy định của Bộ Tài chính. 4. Kết thúc công việc kiểm tra ở bước 2 nêu trên, Ghi kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ vào Lệnh hình thức mức độ kiểm tra (phần dành cho công chức bước 2) và ghi kết quả kiểm tra việc khai thuế vào tờ khai hải quan (ghi vào ô “phần kiểm tra thuế”), ký tên và đóng dấu số hiệu công chức vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và vào Tờ khai hải quan. Trường hợp có nhiều công chức hải quan cùng kiểm tra chi tiết hồ sơ thì tất cả các công chức đã kiểm tra phải ký xác nhận vào phần ghi kết quả kiểm tra trên Tờ khai hải quan và trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan theo hướng dẫn của Lãnh đạo Chi cục. Cụ thể như sau: 4.1. Đối với hồ sơ luồng vàng có kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ phù hợp với khai báo của người khai hải quan thì: a. Ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên Tờ khải hải quan (ô 26 trên Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, mẫu HQ2002XK hoặc ô 38 trên Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, mẫu HQ2002NK). Trường hợp có nhiều công chức hải quan cùng kiểm tra thì công chức thực hiện kiểm tra cuối cùng hoặc công chức được Lãnh đạo Chi cục phân công, chỉ định ký xác nhận vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên Tờ khải hải quan; b. Chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan. 4.2. Đối với hồ sơ luồng đỏ có kết quả kiểm tra chi tiết phù hợp với khai báo của người khai hải quan và/ hoặc có vấn đề cần lưu ý thì ghi vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và chuyển cho công chức bước 3 thực hiện. 4.3. Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ (vàng và đỏ) phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp, cần điều chỉnh, có nghi vấn, có vi phạm thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Chi cục xem xét quyết định: - Quyết định thông quan hoặc tạm giải phóng hàng - Kiểm tra lại hoặc thay đổi mức kiểm tra thực tế hàng hóa - Tham vấn giá - Trưng cầu giám định hàng hoá; và/hoặc - Lập Biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm hành chính về hải quan. 5. Thực hiện các thủ tục xét miễn thuế, xét giảm thuế (nếu có) theo quy định của Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính và các quy định, hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan Nhiệm vụ của bước này gồm: 1. Kiểm tra biên lai thu thuế, bảo lãnh của Ngân hàng/Tổ chức tín dụng về số thuế phải nộp đối với hàng phải nộp thuế ngay; 2. Thu lệ phí hải quan; 3. Đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan” (mẫu số 3 ban hành kèm theo Quyết định 120/2001/QĐ-TCHQ ngày 23.11.2001) vào góc bên phải, phía trên mặt trước của Tờ khai hải quan (đóng đè lên ký hiệu tờ khai HQ/2002-NK hoặc HQ/2002-XK); 4. Vào sổ theo dõi và trả Tờ khai hải quan cho người khai hải quan; 5. Bàn giao hồ sơ cho bộ phận phúc tập theo mẫu Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ hải quan ban hành kèm theo quy trình này (mẫu 02: PTN-BGHS/2006). 2.2.2. Lấy ví dụ: Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập sản xuất của công ty dệt may Hà Nội(HANOSIMEX) –Phụ lục 1. 2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 2.3.1 Khái quát tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá và công tác thu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu của Vịêt Nam Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể sau hơn 20 năm đổi mới: Thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng từ một nước phải nhập khẩu lương thực nay đã trở thành nước xuất khẩu lương thực đứng thứ 2 thế giới. Việt Nam liên tục đạt được những thành tựu đáng kể và dần củng cố vị thế của mình trong con mắt của các nước trên thế giới. Đặc biệt, kể từ 17h ngày 17/11/2006, khi tiếng búa gõ báo hiệu Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại toàn cầu, vị thế ấy lại được khẳng định lần nữa, mở ra bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế nước ta. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 2000-2005 là 7%, còn riêng năm 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8.2%, đây là điều rất đáng mừng và đáng khích lệ. Cán cân thanh toán quốc gia khá cân bằng. Cụ thể là năm 2003, nhập siêu của cả nước là 5.107 triệu USD , bằng 25,23% kim ngạch XK. Năm 2004 nhập siêu là 5.420 triệu USD, bằng 21% kim ngạch XK. Năm 2005, nhập siêu là 4.658 triệu USD, bằng 14,56% kim XK. Năm 2006, nhập siêu là Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng quan trọng thời kỳ 2003-2005 Đ ơ n vị tí nh( triệu USD) Mặt hàng 2003 2004 2005 Dầu thô 4.624 5.671 7.373 Dệt may 4.272 4.386 4.838 Giày dép 2.297 2.692 3.040 Thuỷ sản 2.372 2.401 2.739 Gạo 930 950 1.407 Hàng điện tử và linh kiện 1.006 1.075 1.427 Sản phẩm gỗ 1.104 1.139 1.563 (Nguồn: Niên giám thống kê và tổng cục Hải quan) Nhìn bảng biểu trên có thể thấy, kim nghạch nhập khẩu tất cả các mặt hàng qun trọng đều tăng trong vòng 3 năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu dầu thô luôn đứng vị trí tăng trưởng mạnh đầu tiên với kim ngạch 3 năm là 4.624 triệu USD năm 2003, 5.671 triệu USD năm 2004 và năm 2005 là 7.373 triệu USD. Các mặt hàng còn lại như dệt may, giày dép, thuỷ sản , gạo, hàng điện tử và linh kiện, sản phẩm gỗ đều tăng. Tuy nhiên, các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam vẫn là các mặt hàng sử dụng tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp nhẹ, sử dụng lao động rẻ hiện nay. Do đó, trong thời gian tới nếu Nhà nước ta không có những định hướng đầu tư để tạo các ngành xuất khẩu mũi nhọn thì có khả năng phát triển xuất khẩu sẽ chậm lại. Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu (Đơn vị : Triệu tấn và triệu USD) Mặt hàng 2004 2005 2006 S.Lượng Trị gía S.Lượng Trị gía S.Lượng Trị gía Máy móc, thiết bị, phụ tùng ……… 5250 ………. 5280 ………… 5620 Xăng dầu 11 3.57 11.5 5000 13.2 6346 Phân bón 4 600 2.88 641 2.5 563 Sắt thép 5.19 2.595 5.5 2.93 5.2 2450 Chất dẻo nguyên liệu 1.12 1.405 1.18 1.45 1.24 1.64 Nguyên, phụ liệu dệt may,da giày 4.18 4.697 3657 Ôtô nguyên chiếc (chiếc) 22.560 325 17.300 302 24.710 745 Linh kiện ôtô ( bộ) 49760 600 67000 795 32324 957 Linh kiện và phụ tùng xe máy ………. ………. 476 ……… 649 (Nguồn: Tổng cục hải quan) Qua bảng biểu trên ta nhận thấy việc nhập khẩu các mặt hàng là nguyên liệu phục vụ sản xuất tăng tuyệt đối về chất lượng và giá trị. Xăng dầu tăng từ 3,57 tỷ USD năm 2004 lên 5 tỷ năm 2005 và và 6,346 tỷ năm 2006. Chất dẻo nguyên liệu tăng nhẹ từ 1.405 tỷ USD năm 2004 lên 1,45 tỷ USD năm 2005 và 1,64 tỷ USD năm 2006. Việc tăng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào là tín hiệu tốt cho việc phát triển sản xuất trong nước. Mặt hàng tiêu thụ như ô tô giảm từ 22.560 chiếc năm 2004 xuống 17.300 chiếc năm 2005, thể hiện chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, đây là dấu hiệu khả quan đối với nền sản xuất, công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, con số này lại tăng vụt lên 24.710 năm 2006 là do chính sách nhập khẩu ô tô cũ tác động. Thuế NK là một nguồn thu chủ yếu cho ngân sách đối với mọi quốc gia. Trong những năm vừa qua và những năm tới, nguồn thu từ thuế NK vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nguồn thu ngân sách nhà nước. Mặc dù được điều chỉnh theo các yêu cầu của IMF, cho đến nay, biểu thuế nhập khẩu vận hành vẫn bao gồm nhiều mức thúê suất khác nhau. Số lượng các mức thuế suất này cùng với các quy định chi tiết về vấn đề ưu đãi, miễn giảm vấn đề tính giá tối thiểu, và nhất là những thay đổi thường xuyên về các mức thuế suất trng biểu thuế suất gây ra một số khó khăn trong việc thu thuế đối với ngành HQ.Kể từ khi áp dụng trị giá Hải quan thì một số mặt hàng có số thu giảm do có sự gian lận qua trị giá, nhưng xét về mặt tổng thể, số thuế tuyệt đối vẫn tăng. Tình hình thu thuế xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan trong khoảng từ 2000-2006 Trong công tác thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, tỷ trọng thuế đối với hàng xuất khẩu là rất thấp, chính vì thế trong phạm vi bài luận này, em tôi chỉ chú trọng xét đến kết quả thu đối với thuế nhập khẩu. Bảng 2.3 : Tình hình thu thuế xuất nhập khẩu của Tổng Cục Hải quan (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm Thuế NK Thuế XK Thuế khác Tổng thu thuế 2001 13.358 2.674 13.587 29.619 2002 18.236 3.532 15.454 37.222 2003 17.288 3.745 18.191 39.224 2004 16.053 5.255 24.724 46.032 2005 16.856 6.335 29.95 53.141 2006 13.987 6.767 32.274 53.028 (Nguồn:Tổng cục hải quan) Có thể thấy rằng trong suốt thời gian 6 năm từ (2001- 2006), nhìn chung về mặt tuyệt đối, tình hình thu thuế của Tổng cục tăng cả về thuế xuất khẩu và nhập khẩu.Tuy nhiên số thuế nhập khẩu và tổng thu thuế giảm năm 2006, điều này có thể là do một số nguyên nhân khách quan : Do các biện pháp hạn chế nhập khẩu của chính phủ, các biện pháp khuyến khích xuất khẩu. Số liệu này được mô tả bằng sơ đồ bảng biểu sau: Bảng 2.3: Mô tả tình hình thu thuế tại Tổng cục Hải quan từ năm 2001- 2006 Bảng 2.2 trên cho thấy về mặt tuyệt đối, thuế NK tăng dần từ 13.358 tỷ đồng năm 2001 lên 16,855 tỷ đồng năm 2005, tuy nhiên lại giảm xuống 13.987 tỷ đồng năm 2006. Về mặt tổng thể, thuế khu vực hải quan tăng từ 29.619 năm 2001 lên 53.141 tỷ đồng năm 2005, tuy nhiên lại giảm 53,028 tỷ đồng năm 2006. Điều này thể hiện rõ mức thuế suất giảm dần theo lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam. Tuy nhiên, Hải Quan Việt Nam đã bắt đầu áp dụng việc tính trị giá hải quan nên làm giảm đơn giá nhập khẩu, giảm giá bán trong thị trường nội địa,. Chính vì thể, mặc dù lượng nhấp khẩu giảm nhưng quy mô nhập khẩu ngày một tăng, do đó tổng kim ngạch NK tăng và tất nhiên khối lượng thu thuế NK cũng tăng. Thuế xuất khẩu mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng khối lượng thuế thu được cũng như so với thuế NK thu được, tuy nhiên xét về mặt tuyệt đối tăng dần trong suốt thời kỳ từ 2001- 2006, điều này là một dấu hiệu tốt đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Sở dĩ có được thành tựu trên, có thể là do chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước ta và các doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư đúng hướng. Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng tiêu dùng thời kỳ 2003- 2005 (Đơn vị: Chiếc, Đơn giá: USD) Tên hàng (giá bình quân) 2003 2004 2005 Số lượng Trị gía Số lượng Trị gía Số lượng Trị gía Máy tính xách tay 3.046 3.228.796 12.061 12.544.091 28.517 23.516.978 Gía bình quân 1.061 1.040,1 824,6 Điện thoại di động 13.052 2.712.781 159.684 30.425.516 305.763 47.878.342  Giá bình quân 207,8 190,5 156,6 Máy chiếu hình 2287 56.501.625 3082 57.533.912 5423 92.462.979  Giá bình quân 24.705,5 18.667,7 17.050,2 (Nguồn: Niên giám thống kê và Tổng cục Hải Quan) Từ bảng 2.3 trên có thể nhận thấy “Máy tính xách tay” là mặt hàng có mức thuế suất ổn định 10%. Mức giá bình quân giảm từ 1.061USD /chiếc năm 2003 xuống còn 824,6 USD/chiếc năm 2005, nhưng kim ngạch nhập khẩu tăng từ 3,228 triệu USD năm 2003 lên 23,516 triệu USD năm 2005.Mặt hàng “điện thoại di động” nhập khẩu vào Việt Nam cũng có xu hướng giá bình quân giảm dần trong kho kim ngạch nhập khẩu tăng dần. Mặt hàng “Máy chiếu hình” có mức thuế suất ổn định 5% , nhập khẩu vào VN mặc dù mặc dù có mức giá trung bình giảm từ 24.705,5 USD xuống 17.050,2 USD nhưng số thuế thu tăng do kim ngạch nhập khẩu tăng từ 56,5 triệu USD năm 2003 đến 92,4 triệu USD năm 2005. Từ tình hình trên có thể nhận thấy rằng việc VN gia nhập WTO đã có tác động tích cực tới hoạt động ngoại thương nói chung và việc thu thuế HQ nói riêng. 2.3.2 Công tác quản lý việc thực hiện thu thuế tại đơn vị Chi Cục hải quan Hàng đầu tư_ gia công Quy trình nội dung của công tác thu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu có thể được miêu tả tóm tắt qua bảng biểu sau: Khách hàng Cán bộ hải quan 1 Cán bộ hải quan 2 Cán bộ hải quan 5 Cán bộ hải quan 4 Cán bộ hải quan 3 1 2 3 4 5 Trong quy trình trên công tác thu thuế thuộc về nhiệm vụ của cán bộ Hải quan số 2. Tại chi Cục Hải quan Hàng đầu tư gia công, có 2 cán bộ đảm nhiệm công tác này trong tổng số 10 cán bộ Hải quan trong quy trình trên. Cán bộ Hải quan 2 sau khi nhận hồ sơ từ cán bộ Hải quan 1, sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ, các trị giá tính thuế. Nội dung của công tác kiểm tra chi tiết hồ sơ này gồm có: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, giá, thuế: Công việc của bước này gồm: 1. Kiểm tra chi tiết hồ sơ 2. Kiểm tra giá tính thuế, kiểm tra mã số, chế độ, chính sách thuế 3. Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ thấy phù hợp, thì nhập thông tin chấp nhận vào máy tính và in “chứng từ ghi số thuế phải thu” theo quy định của Bộ Tài chính. 4. Kết thúc công việc kiểm tra ở bước 2 nêu trên, Ghi kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ vào Lệnh hình thức mức độ kiểm tra và ghi kết quả kiểm tra việc khai thuế vào tờ khai hải quan, ký tên và đóng dấu số hiệu công chức vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và vào Tờ khai hải quan. Trường hợp có nhiều công chức hải quan cùng kiểm tra thì công chức thực hiện kiểm tra cuối cùng hoặc công chức được Lãnh đạo Chi cục phân công, chỉ định ký xác nhận vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên Tờ khải hải quan; 4.1. Đối với hồ sơ luồng vàng có kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ phù hợp với khai báo của người khai hải quan thì: a. Ký xác nhận, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên Tờ khải hải quan (ô 26 trên Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, mẫu HQ2002XK hoặc ô 38 trên Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, mẫu HQ2002NK). Trường hợp có nhiều công chức hải quan cùng kiểm tra thì công chức thực hiện kiểm tra cuối cùng hoặc công chức được Lãnh đạo Chi cục phân công, chỉ định ký xác nhận vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” trên Tờ khải hải quan; b. Chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí hải quan, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan. 4.2. Đối với hồ sơ luồng đỏ có kết quả kiểm tra chi tiết phù hợp với khai báo của người khai hải quan, hoặc có vấn đề cần lưu ý thì ghi vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan và chuyển cho công chức bước 3 thực hiện. 4.3. Nếu kiểm tra chi tiết hồ sơ (vàng và đỏ) phát hiện có sự sai lệch, chưa phù hợp, cần điều chỉnh, có nghi vấn, có vi phạm thì đề xuất biện pháp xử lý và chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Chi cục xem xét quyết định: - Quyết định thông quan hoặc tạm giải phóng hàng - Kiểm tra lại hoặc thay đổi mức kiểm tra thực tế hàng hóa - Tham vấn giá - Trưng cầu giám định hàng hoá; và/hoặc - Lập Biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm hành chính về hải quan. 5. Thực hiện các thủ tục xét miễn thuế, xét giảm thuế (nếu có) theo quy định của Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính và các quy định, hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. 6. Hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các trường hợp quy định của Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính. 7. Sau khi hàng hóa được làm thủ tục hải quan tại chi Cục, Kho bạc nhà nước là nơi tiếp nhận nguồn thu ngân sách Như vậy có thể thấy rõ, chỉ với 2 cán bộ làm công tác tính thuế với khối lượng tờ khai hải quan khá lớn, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải thật chuyên nghiệp, trình độ cao và phải có đạo đức nghề nghiệp tốt mới có thể đảm đương được trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2.3.3 Kết quả thu thuế của Hải Quan Hà Nội và của Chi cục Hải quan hàng đầu tư_ gia công HN Hội nghị Tổng kết công tác năm 2006 và triển khai nhiệm vụ năm 2007-2010 đã chỉ rõ : Cục Hải quan Thành phố Hà Nội tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ và đã đạt được kết quả đó là: 1.Được cấp trên và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao trong việc tuyên truyền tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan và Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn. 2.Công tác thu đòi nợ đọng thuế thực hiện bước đầu có hiệu quả, tính đến 30/11/2006 đã thu được 357 doanh nghiệp với số tiền là 123,583 tỷ đồng. 3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp xuống đơn vị cơ sở để tự chủ, tạo thuận lợi trong giải quyết công việc phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu. 4. Triển khai thực hiện có hiệu quả điều hành qua mạng NetOffice, ứng dụng phần mềm tin học vào công tác quản lý, từng bước tiếp cận phương pháp quản lý hải quan hiện đại, góp phần phục vụ tốt và nâng cao vị thế Hải quan tại Hội nghị APEC 2006. 5.Công tác tự kiểm tra dần đi vào thực chất, phát hiện và xử lý kịp thời những sai sót. Nội bộ đơn vị đoàn kết ổn định, phát huy được vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và vai trò của các tổ chức đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Tuy nhiên, còn 1 nhiệm vụ chưa hoàn thành là: Kết quả thu thuế tính đến 31/12/2006 thu nộp ngân sách được 4.800 tỷ đồng đạt 90% chỉ tiêu trên giao. Có nguyên nhân khách quan thực hiện Nghị định 154/2005/NĐ-CP các doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu hàng kinh doanh thuần túy ( không phải nguyên liệu, vật tư...để sản xuất lắp ráp) không được phép chuyển cửa khẩu. Ước tính từ 10/01/2006 đến nay, số thuế thu từ hàng hóa nhập khẩu chuyển qua cửa khẩu khoảng 618 tỷ đồng. Những diễn biến về hoạt động XNK đã có tác động nhất định đến kết quả thu ngân sách của ngành Hải quan. Tính đến hết tháng 3-2007, ngành Hải quan làm thủ tục cho hàng hóa XNK đạt gần 24,44 tỉ USD, đạt 30,5% so với kế hoạch năm. Kim ngạch XNK những tháng đầu năm tăng hơn so với cùng kỳ năm 2006, phần nào khiến số thu ngân sách có tăng hơn. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng tới 25,1%. Đối với dầu thô xuất khẩu, tuy số lượng chỉ bằng 91,1% so với cùng kỳ năm trước, nhưng ước đạt trị giá 2,63 tỉ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu tăng không đáng kể (khoảng 6,9%). Mặt hàng sắt thép giảm 16,2%, trong đó phôi thép giảm tới 31,7%; xe ôtô nguyên chiếc nhập khẩu giảm gần 30%, linh kiện và phụ tùng ôtô giảm 36%, linh kiện xe máy giảm 13,8% là những yếu tố khiến số thu ngân sách của Hải quan tăng không đáng kể. Tuy nhiên bù lại có sự gia tăng của linh kiện điện tử nhập khẩu (tăng 15,6%); giấy viết nhập khẩu (tăng 28,7%); tân dược nhập khẩu (tăng 21,3%)… khiến số thu ngân sách của ngành Hải quan không bị sụt giảm. Riêng đối với mặt hàng xăng dầu nhập khẩu, số lượng xăng dầu NK tuy có giảm 12,4% so với cùng kỳ nhưng trị giá kim ngạch nhập khẩu và thuế suất nhập khẩu 3 tháng đầu năm tăng (từ 0% lên 5%) cũng là yếu tố làm tăng thu. Tính chung trong 4 tháng đầu năm, ngành Hải quan thu ngân sách từ xăng dầu nhập khẩu ước đạt 3.300 tỷ đồng, chiếm khoảng 18,39% tổng thu của ngành. Đối với số thu ngân sách của ngành Hải quan, các đơn vị thu cao hơn so với cùng kỳ chủ yếu là do tăng số thu từ xăng dầu nhập khẩu và dầu thô xuất khẩu. Tuy giá dầu thô trên thế giới trong thời gian qua thay đổi nhiều nhưng vẫn còn ở mức cao nên số thu từ thuế xuất khẩu dầu thô tương đối cao so với cùng kỳ năm 2005. Tuy nhiên, theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTC ngày 5-4-2006, thuế xăng dầu nhập khẩu giảm từ 5% xuống 0%, vì vậy số thuế nhập khẩu thu được từ xăng dầu nhập khẩu cuối tháng 3-2007 đã giảm nhiều. Xăng dầu nhập khẩu cũng là một trong những nguyên nhân khiến số thu của một số đơn vị giảm đi đáng kể. Trước tình hình thu ngân sách 4 tháng đầu năm, để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2007 và chỉ tiêu phấn đấu, Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị tập trung vào 3 trọng tâm từ nay đến cuối năm. Trước hết thực hiện tốt việc phân loại áp mã hàng hóa, hạn chế tối đa những gian lận qua việc áp mã, mọi trường hợp áp mã sai dẫn đến việc phải truy thu thì cần xem xét trách nhiệm của cán bộ hải quan làm nhiệm vụ này. Về quản lý giá tính thuế, trên thực tế việc thất thu qua giá còn lớn và còn nhiều bức xúc. Công tác chống buôn lậu cùng tham gia phối hợp về quản lý giá, nếu đã có thông tin về giá mà các đơn vị vẫn áp dụng sai thì đơn vị đó phải chịu trách nhiệm. Tất cả các lô hàng có bức xúc và tranh cãi về giá phải được các đơn vị Hải quan thực hiện chặt chẽ và khẳng định trong quá trình thông quan, không chờ ỷ lại để kiểm tra sau thông quan. Bên cạnh đó toàn ngành tiếp tục đôn đốc ráo riết để thu hồi nợ đọng thuế, không để nợ xấu phát sinh ảnh hưởng đến số thu ngân sách. Kết quả thu thuế xuất nhập khẩu trong 3 năm 2004-2006 tại chi cục Hải Quan hàng đầu tư - gia công được mô tả bằng bảng sau: Bảng 2.5: Kết quả thu thuế xuất nhập khẩu trong 3 năm 2004_2006 (Đơn vị tính: Tỷ đồng ) Năm 2004 2005 2006 Số thuế đã tính và ra thông báo: 1.371 1.013 1.138 Thuế chuyên thu 1.083 892 1.015 Thuế tạm thu 288 121 123 Số thuế đã thu nộp ngân sách: 960 898 563 Thuế xuất khẩu 0,248 0,175 0,680 Thuế nhập khẩu 514 626 482 Thuế VAT 323 408 865 Thuế TTĐB 2 5 6 Phụ thu 0,342 1 0,743 Phạt chậm thuế 0,439 0,196 0,439 Số thuế đã hoàn do chính sách nội địa hoá là 117 235 246 ( Nguồn Báo cáo Tổng kết năm của Chi cục Hải quan hàng đầu tư gia công) Từ bảng biểu trên, có thể thấy rằng xét về mặt Số thuế đã tính ra và thông báo hoá: thay đổi trong cả 3 năm là: Giảm từ 1.371 tỷ đồng năm 2004 xuống 1.013tỷ đồng năm 2005 ( tức giảm 358 tỷ đồng; tương ứng mức giảm là 26,12 % so với năm 2004 ) Số thuế tính ra và thông báo lại tăng nhẹ lên 1.138tỷ đồng năm 2006. Tăng 12 5tỷ đồng, tức tăng 12,34% so với năm 2005. Xét từ nguồn thu từ thuế nhập khẩu (NK): Tăng từ 514 tỷ đồng năm 2004 lên 626tỷ đồng năm 2005, tức tăng 112 tỷ đồng, tương ứng mức tăng là 21,75 % so với năm 2004 Tổng thu từ thuế NK lại g._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28195.doc
Tài liệu liên quan