Giải pháp và kiến nghị để phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Lời nói đầu để có một nền kinh tế phát triển và bền vững, thích hợp với nền kinh tế thị trường, hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Hơn mười năm nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến to lớn, sức sản xuất được giải phóng, nhiều tiềm năng được khơi dậy, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển mạnh. Nước ta là một nước đang phát triển, số lượng các doanh nghịêp trong cả nước tăng lên nhanh chóng, nhất là các DNVVN. Các doanh nghiệp nà

doc45 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp và kiến nghị để phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế như tạo thêm nhiều việc làm, thu hút vốn vào sản xuất, kinh doanh tăng thêm thu nhập và đa dạng hoá thu nhập dân cư, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, làm cho nền kinh tế năng động hiệu quả hơn, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các DNVVN có lợi thế là chi phí đầu tư không lớn, dễ thích ứng với sự biến đổi của thị trường, phù hợp với trình độ quản lý kinh doanh của phần lớn chủ doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Tuy vậy, các doanh nghiệp này hiện đang gặp nhiều khó khăn cả từ bên trong (như năng lực quản lý kinh doanh còn hạn chế, công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp) và từ môi trường kinh doanh. Để có thể tồn tại , phát triển và tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp này rất cần sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ của toàn thể xã hội. Những định hướng lớn trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta, thể hiện trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Bộ Chính trị… có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các DNVVN. Xuất phát từ yêu cầu đó tôi xin nhận là đề tài này với mong muốn có một cái nhìn đúng đắn hơn và đóng góp một phần nhỏ bé trong sự phát triển của DNVVN . Do trình độ còn hạn chế nên bài viết không khỏi còn nhiều thiếu sót mong thầy, cô và các bạn đọc đóng góp ý kiến. Chương I: Tính tất yếu khách quan xuất hiện và vai trò của dnv&n ở việt nam I. Tính tất yếu khách quan xuất hiện DN VVN . Thực tế đã cho thấy, DNVVN ra đời sớm hơn doanh nghiệp lớn. Tiền thân của các DNVVN là các hộ gia đình tự cung tự cấp vào buổi ban đầu của xã hội khi sự phân công lao động đã đạt đến trình độ nhất định cùng với chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất (TLSX) được xác lập tạo tiền đề cho sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển của doanh nghiệp mới chỉ dừng ở phạm vi sản xuất gia đình, không có sự phân biệt giữa chủ và người làm công. Người sản xuất cũng trực tiếp là người đem sản phẩm của mình đi trao đổi. Trong quá trình SXKD, một số người đã tích luỹ được nhiều của cải và tiền vốn, quy mô sản xuất đã bắt đầu được mở rộng. Khi đó, lực lượng sản xuất trong gia đình không đủ để đáp ứng, buộc họ phải đi thuê thêm nhân công. Quá trình này đưa ra một kết qủa tất yếu là quy mô sản xuất của các doanh nghiệp thay đổi, một số doanh nghiệp có quy mô ngày càng lớn, còn một số khác do thua lỗ, phá sản phải đi làm thuê cho các ông chủ khác. Cho đến ngày nay, việc thay đổi trong giới chủ kinh doanh luôn diễn ra. Những người có vốn liếng ít ỏi muốn tự khẳng định mình, họ đứng ra mở doanh nghiệp là DN V&DNVVN, họ mở rộng quy mô sản xuất bằng cách huy động thêm vốn. Từ đó xuất hiện những doanh nghiệp chung vốn hoặc những doanh nghiệp có vốn lớn từ việc phát triển cổ phiếu. Việc canh tranh giữa các doanh nghiệp là rất quyết liệt, xuất phát từ sự tồn tại và phát triển trong mỗi doanh nghiệp. Những doanh nghiệp thành công luôn chờ cơ hội để mua những doanh nghiệp cạnh tranh khác để vươn lên, cho thấy rằng doanh nghiệp lớn trưởng thành và phát triển từ DN VVN. Thời đại ngày nay với sự phát triển cao của khoa học công nghệ đã tác động đến doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn có thể đạt được những trình độ kỹ thuật công nghệ hiện đại và co thể ra đời nhiều hàng hoá chất lượng cao cung cấp cho thi trường. Các DN VVN vẫn tồn tại trong sự gắn bó lẫn nhau. So với các doanh nghiệp lớn, các DNVVN vẫn có được những lợi thế để khẳng định chính mình. II. Vai trò của DNVVN 1. Khái niệm DNVVN . ở Việt Nam hiện nay, phát triển DNVVN đang được Nhà nước quan tâm đặc biệt. Vì sự thành đạt về kinh tế xã hội của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển kinh tế của các DN. Mà trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế thị trường thì DN qui mô vừa và nhỏ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có được một định nghĩa chung, cũng như nhận thức chung có hệ thống về vai trò, vị trí và cơ chế quản lý DNVVN. Để nhận diện DNVVN một cách có cơ sở khoa học, chúng ta hãy đi từ việc xác định DN nói chung : DN là một tổ chức kinh doanh, có tư cách pháp nhân, thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng trao đổi những hàng hoá trên thị trường theo nguyên tắc tối đa hoá lợi ích của đối tượng tiêu dùng thông qua tối đa hoá lợi ích của chủ sở hữu về tài sản của DN. Hiện nay người ta phân loại DN theo nhiều cách khác nhau, tuỳ theo tính chất hoạt động, ngành kinh tế – kỹ thuật, nguồn vốn sở hữu, qui mô DN và tính chất quản lý … Theo ngành kinh tế – kỹ thuật có DN Công Nghiệp, Nông- Lâm –Ngư Nghiệp, Thương mại dịch vụ … Theo hình thức sở hữu có hình thức DNNN, DN tư nhân … Theo cấp quản lý có DN Trung Ương, DN địa phương … Theo qui mô trình độ sản xuất kinh doanh có DN qui mô lớn, DN qui mô vừa, DN qui mô nhỏ. Ngoài ra còn các cơ sở sản xuất kinh doanh không chính thức đăng kí thành lập DN và nó cũng thuộc loại DN nhỏ và siêu nhỏ . Các tiêu thức để xác định DNVVN : Việc xác định DNVVN của một nước thường được cân nhắc đối với từng giai đoạn phát triển kinh tế, tình hình việc làm nói chung trong cả nước và tính chất nền kinh tế hiện hành của nước đó. Như vây việc xác định DNVVN không có tính chất cố định mà có xu hướng thay đổi theo tính chất, những hoạt động của nó, mục đích của việc xác định và mức độ phát triển DN. Tiêu chuẩn được sử dụng để xác định DNVVN là : Tổng vốn đầu tư được huy động vào sản xuất kinh doanh ; giá trị tài sản cố định ; số lao động được sử dụng thường xuyên ; giá trị bằng tiền của sản phẩm bán hoặc dịch vụ, lợi nhuận, vốn bình quân cho một lao động … Trong thực tế mỡi nước có những quan niệm khác nhau và lựa chọn tiêu thức không hoàn toàn giống nhau. Tuy vậy để tiện cho việc so sánh quốc tế một khái niệm về DNVVN dựa trên tiêu thức số lao động được sử dụng có thể là thích hợp nhất, bởi vì nó không dễ dàng chịu ảnh hưởng của những khác biệt giữa các quốc gia về mức thu nhập cũng như những thay đổi trong giá trị của đồng tiền nội địa hiện hành qua các thời kì khác nhau. Ngoài tiêu thức lao động, tiêu thức thứ hai là tổng vốn đầu tư cũng được nhiều nước quan tâm sử dụng. Thông thường đơn vị đo lường là đồng tiền nội địa, nhưng để khắc phục sự hạn chế của nó trong việc so sánh quốc tế người ta thường qui đổi ra loại tiền thông dụng được sử dụng trong giao dịch quốc tế như USD … tuỳ thuộc vào điều kiện mỗi nước mà ngưòi ta còn quan tâm đến độ lớn của mỗi tiêu thức lao động hoặc vốn đầu tư trong các ngành, nhóm ngành khác nhau . 2. vai trò của DNVVN đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của nước ta hiện nay. Trong nền kinh tế chủ yếu còn là sản xuất nhỏ của nước ta, DNVVN chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số DN và có vai trò đặc biệt quan trong trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với nông nghiệp và kinh tế nông thôn, DNVVN trong công nghiệp là một trong những nhân tố bảo đảm sự ổn định và bền vững của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, khai thác và tận dụng có hiệu quả tiềm năng về vốn, tay nghề và những nguồn lực còn tiềm ẩn trong dân cư, phát triển các nghề truyền thống góp phần phân bố công nghiệp, bổ sung cho công nghiệp lớn và đảm bảo những cân bằng về kinh tế-xã hội, môi trường . So với DN lớn, DNVVN có những lợi thế : cơ động, linh hoạt, dễ dàng chuyển hướng sản xuất, kinh doanh nhạy bén với những thay đổi của thị trường, sẵn sàng đầu tư vào những lĩnh vực thử nghiệm, đổi mới công nghệ. Do số lượng DNVVN rất lớn nên lĩnh vực này có khả năng đa dạng hoá sản phẩm, thoả mãn nhu cầu đa dạng của cuộc sống. Tuy nhiên do qui mô chỉ ở mức vừa và nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp, các DN khó có đIều kiện áp dung công nghệ tiên tiến, chất lượng lao động và khả năng tiếp thị thấp nên sưc cạnh tranh của từng DN bị hạn chế. Vai trò của DNVVN thể hiện cụ thể ở những điểm sau : 2.1. Tận dụng tốt các nguồn lực tại chỗ. DNVVN với nguồn vốn ít ,lao động thủ công là chủ yếu,do vậy nguồn nguyên liệu sử dụngcũng chủ yếu là tại chỗ,thuộc phạm vi địa phương,dễ khai thác sử dụng,qua đó cũng tạo điều kiện giải quyết việc làm trong khu vực,rất ít doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập ngoại.Cuộc khảo sát 1000 doanh nghiệp nhỏ cho thấy 80% nguồn nguyên liệu cung ứng cho các doanh nghiệp là ở tại địa phương. 2.2. Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Việt Nam là một trong những nước đông dân, gần 80% dân số và khoảng 70% số lao động sống ở nông thôn, chủ yếu sống bằng nghề nông. Nhưng, giải quyết việc làm bằng nông nghiệp có giới hạn, vì diện tích canh tác trên đầu người rất thấp và có xu hướng giảm dần, nhất là các tỉnh phía bắc. Mặt khác, với tốc độ tăng dân số trên 2%/năm, hàng năm cả nước có trên 1 triệu người đến tuổi lao động có nhu cầu việc làm. Đó là chưa kể đến những người thất nghiệp và bán thất nghiệp hiện nay do chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sắp xếp lại các DN Nhà nước và bộ máy Nhà nước, các quân nhân giải ngũ. Thực tế những năm qua cho thấy, toàn bộ những DN Nhà nước năm cao nhất cũng chỉ thu hút được 1,6 triệu lao động. Trong khi đó, các đơn vị kinh tế cá thể trong công nghiệp và thương mại đã thu hút được 3,5 triệu lao động, các công ty và DN tư nhân thu hút được gần nửa triệu lao động. Chi phí trung bình để tạo ra một chỗ làm việc trong các DNVVN khoảng 740000 Đồng, chỉ bằng 3% so với các DN lớn. Nếu tính cả số lao động được giải quyết việc làm ngoài DN do các DNVVN tạo ra với hệ số mở rộng thì số DN do các DN này thu hút có thể lên tới 4 triệu người. Điều đó cho thâý vai trò đặc biệt quan trọng của các DNVVN trong việc tạo việc làm, thu hút người lao động với chi phí thấp, chủ yếu bằng vốn và tài sản của dân . Việt Nam là nước nông nghiệp năng suất lao động xã hội và thu nhập dân cư còn thấp, việc phát triển DNVVN là phương hướng cơ bản để tăng năng suất lao động, đa dạng hoá sản phẩm và tăng thu nhập dân cư. Qua khảo sát một số địa phương ở vùng đồng bằng Sông Hồng những người lao động trong các DNVVN có mức thu nhập bình quân từ 200-300 ngàn đồng/tháng gấp 3-4 lần của lao động nông nghiệp. Số lao động đang làm việc trong các loại hình sản xuất kinh doanh được thể hiện ở bảng sau: Năm Tiêu chí 1994 1995 1996 Lao động (người) 5453404 6368509 6903242 DN nhà nước 1654605 1800870 1848000 Tập thể 135284 102557 98400 DN có vốn nước ngoài 97823 144380 208100 DN & công ty tư nhân 336146 339809 379742 Cá thể 3229537 3980853 4300000 2.3 Đóng góp vào kết quả của họat động kinh tế : Trong các loại hình sản xuất kinh doanh ở nước ta, DNVVN có sức lan toả vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo tiêu chí mới, số lượng DNVVN chiếm 98% tổng số các DN thuộc các hình thức DNNN, DN Tập thể ,DN Tư nhân ,Cty Cổ phần, Cty TNHH, DN có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ sở kinh tế cá thể. Tính đến năm 1996, nước ta có 2,2 triệu hộ cá thể sản xuất kinh doanh, 5790 DN Nhà nước, 21360 DN và Cty Tư nhân, số lựơng các DNVVN thể hiện ở bảng sau : Năm Tiêu chí 1992 1994 1995 1996 Tổng số DN 1514615 1558627 2078125 2245558 DN VVN 7060 6264 5873 5790 Tập thể 3231 2275 1867 1760 DN có vốn nước ngoài 515 1054 1399 1648 DN & công ty tư nhân 51398 15893 18727 21380 Cá thể 1498661 1533141 2050259 2210000 Theo số liệu ước tính của Bộ kế hoạch và đầu tư ,DNVVN của cả nước chiếm khoảng 24%GDP, trong số đó DNVVN ngoài quốc doanh chiếm khoảng 19% GDP, DNVVN thuộc khu vực kinh tế nhà nước chiếm khoảng 5%GDP. Năm 1996, toàn bộ hku vực DNVVN trong và ngoài quốc doanh và các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra khoảng 31%giá trị tổng sản lượng công nghiệp, chiếm khoảng 78% tổng mức bán lẻ, 64%tổng lượng vận chuyển hàng hoá trong một số ngành như chiếu cói mây đan tre, giày dép, mỹ nghệ, DNVVN sản xuất 100% sản phẩm . 2.4. Thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế Nhờ đường lối phát triển kinh tế của đảng và nhà nước, hàng năm các loại hình DN đã thu hút một lượng vốn đáng kể của dân cư,đưa nguồn vốn đó vào chu chuyển, khắc phục một nghịch lý đã tồn tại trong nhiều năm là các DN thiếu vốn trầm trọng trong khi lượng vốn trong dân còn nhiều khả năng tiềm ẩn chưa được khai thác. Tuy lượng vốn thu hút vào một DN không nhiều, nhưng nhờ số lượng DNVVN khá lớn nên tổng số vốn thu hút vào sản xuất kinh doanh ngày càng tăng. 2.5 Làm cho nền kinh tế năng động: Số lượng các DNVVN khá lớn lại thường xuyên tăng lên, nên đã làm tăng khả năng cạnh tranh và giảm bớt mức độ rủi ro cho các DN, đồng thời tăng số lượng chủng loại hàng hoá, dịch vụ, thoả mãn nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Sự phát triển của DNVVN trong nền kinh tế có tác dụng tích cực đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, phá dần tình trạng độc canh, thuần nông, năng cao hàm lượng giá trị nông sản hàng hoá. Các DNVVN thông qua các hợp đồng gia công chế biến hoặc làm đại lý phục vụ sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, cung cấp nguyên liệu thâm nhập vào từng ngõ ngách của thị trường mà các DN lớn không thể làm được. Phát triển DNVVN làm cho việc phân bố lại DN hợp lý hơn về mặt lãnh thổ ở cả nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng, giảm sức ép về dân số đối với các thành phố lớn. 2.6 Đóng góp vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quá trình phát triển DNVVN cũng là quá trình cải tiến máy mócvà thiết bị,nâng cao năng lực sản xuấtvà chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường , đến một mức đọ nào đó nhát định sẽ dẫn đến đổi mới công nghệ,làm cho quá trình cnh,hđh đất nước diễn ra không chỉ ở chiều sâu mà ở cả chiều rộng. DNVVN phát triển làm cho công nghiệp và dịch vụ phát triển dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày một tốt hơn (đặc biệt ở vùng nông thôn). Chương II: Thực trạng, xu thế, yêu cầu phát triển DNVVN ở việt nam I . Thực trạng của các DN&VN nước ta : 1. Chỉ tiêu vốn và lao động: Xét theo qui mô vốn: Theo ước tính của viện quản lý kinh tế Trung ương, nếu xét theo tiêu chí về vốn( dưới 5 tỷ Đồng) thì có 88,2% trong tổng số DN là DNVVN .Trong đó đối với khu vực DN thuần tuý Việt Nam thì tỷ lệ này là 89,5% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoàI là 33,6% . Xét theo qui mô lao động: Nếu xét theo qui mô lao động ( trung bình dưới 200 người) thì 96% tổng số DN Việt Nam (kể cả DN có vốn đầu tư nước ngoàI) là DNVVN. Như vậy xét theo hai tiêu chí vốn và lao động thì khoảng từ 88- 90% DN ở Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ. Trong đó khoảng gần 4000 DN Nhà nước và trên khoảng 35000 DN ngoài quốc doanh. Trong đó ngành thương mại dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn 46,2%. Gần 18%số DNVVN của cả nước hoạt động trong ngành công nghiệp và xây dựng. Khoảng 10% DNVVN hoạt động trong các ngành vận tải, dịch vụ, kho bãi…Riêng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long đã chiếm trên 55% tổng số DNVVN của cả nước tiếp theo đó là Đồng bằng Sông Hồng và duyên hải miền Trung. Thách thức lớn nhất của các DNVVN và các nhà quản lý kinh tế của Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi theo lộ trình AFTA là làm thế nào để các DNVVN có thể cạnh tranh được với các công ty, các tập đoàn xuyên quốc gia khi chúng ta thực hiện các cam kết của các tổ chức này. Trong khi đó các DNVVN gặp phải những khó khăn, một phần xuất phát từ chính bản thân các DN và một phần từ cơ chế, chính sách của Nhà nước 2. Về tình hình sản xuất kinh doanh Phát triển DNVVN cùng với các DN hiện đại, qui mô lớn là một trong những phương sách tốt nhằm nâng cao hơn việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho sản xuất, do đó nâng cao sản lượng, thu nhập thực tế và mức sống của nhân dân. Theo số liệu thống kê năm 1998 DNVVN đã thu hút 25-26% lực lượng lao động phi nông nghiệp và đang có xu hướng tăng, đóng góp khoảng 25-26%GDP của cả nước tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. DNVVN ở các thành phố góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp giải quyết phần lớn các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra. Phát triển DNVVN ở nông thôn đã thu hút phần lớn lao động dư thừa và lao động nông nhàn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH, duy trì các ngành nghề truyền thống, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên cần thấy rằng trong thực tế phần lớn các DNVVN ở nước ta không đạt được mức hiệu qủa kinh tế xét theo tiêu chuẩn CNH, HĐH. Hoạt động dưới dạng thủ công và gia đình, các DNVVN này thường chỉ sử dụng những kỹ thuật lạc hậu và sản xuất ra những sản phẩm chất lượng chưa cao, khó cạnh tranh trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới như hiện nay. Sản phẩm của các DN nhỏ ở nông thôn mới chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hiện tại, chất lượng và mẫu mã chưa thích úng với thị hiếu của người tiêu dùng nên chủ yếu phục vụ cho thị trường tại chỗ (66% tiêu thụ tại huyện, 21% tiêu thụ tại xã,12% tại làng, 1% xuất khẩu). Theo đánh giá của phòng thương mại và công nghiệp VN thì tình hình sản xuất kinh doanh của DNVVN trong một vài năm trở lại đây đều cho thấy sự giảm sút. Một số DN đang hoạt động có hiệu quả, do lợi thế qui mô nhỏ và vừa nên rất linh động trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Song cũng rất nhiều DNVVN đang trong tình trạng khó khăn. Bên cạnh yếu tố trượt giá và tăng tỉ giá ngoại tệ, việc chậm phát triển của nền kinh tế, các DN còn thiếu chủ động trong sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cũng như nguồn lực đầu vào. Điều này cho thấy các DNVVN ở Việt Nam có thể đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh nếu chúng ta giả quyết tốt các vấn đề cản trở ở cả 2 mặt vi mô và vĩ mô. 3. Vốn : Vốn luôn là vấn đề nhức nhối của các DNVVN ở Việt Nam. Có đến 55%số DN thiếu vốn. Để đáp ứng nhu cầu tín dụng của mình, các DNVVN vay vốn chủ yếu từ các tổ chức phi tài chính, thông thường từ bạn bè, người thân với lãi suất không chính thức gấp 3 đến 6 lần lãi suất ngân hàng. Bên cạnh đó điều kiện tham gia thị trường chứng khoán của Việt Nam đã loại các DNVVN ra khỏi cuộc chơi. Các DNVVN khó có thể vay được các khoản tính dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính thức khác. Mặt khác cáckhoản vay có bảo đảm hiếm khi dành cho các DNVVN. Nguyên nhân chính là do các thủ tục phức tạp dẫn đến chi phí giao dịch cao làm cho các khoản tín dụng này trở nên quá tốn kém với DNVVN. Hơn nữa ngân hàng không muốn cho DNVVN vay vì cho DNVVN vay một khoản vay không lớn nhưng mức độ phức tạp có thể lớn hơn hoặc bằng cho một DN lớn vay. Nguyên nhân là do áp dụng cùng một thủ tục cho vay mà không phân biệt DN nhỏ hay lớn. Bên cạnh đó những qui chế về kí quĩ và các dự án đầu tư quá cứng nhắc làm cho các DNVVN không thể đáp ứng được do không có tài sản thế chấp. Đa số các DNVVN hiện không có điều kiện thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng để vay vốn, tỷ trọng vốn vay của DNVVN chỉ chiếm 20% nhu cầu vốn hoạt động. Nhìn chung các DNVVN đều dựa vào nguồn vốn tự có là chính hoặc huy động vốn từ người thân, người quen. Việc các DNVVN không sử dụng được nguồn vốn tín dụng là hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển của loại hình DN này trong việc mở rộng qui mô sản xuất, hiện đại hoá các trang thiết bị sản xuất và đầu tư phát triển theo chiều sâu. 4. Về thị trường : Sức cạnh tranh và tiếp cận với thị trường thế giới còn ở mức độ rất thấp. Những sản phẩm của các DNVVN phải cạnh tranh với một số lượng lớn các hàng hoá nhập lậu với giá rẻ hơn. Điều này xuất phát từ việc các DNVVN khó có thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Do những hạn chế về hoạt động thương mại, tham gia vào các hoạt động thị trường không mang tính định hướng. Các DNVVN chưa chủ động tự giác tham gia các hiệp hội, tổ chức để nắm bắt kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đánh giá về kết quả nghiên cứu thịu trường mới đây cho thấy các DNVVN nhất là các DN ngoài quốc doanh có ít tiếng tăm trên thị trường, do vậy khả năng tiếp cận nguời tiêu dùng còn hạn chế, không dám bỏ tiền ra thuê quảng cáo trên các phương tiện thông tin; nhất là thiếu khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài để mở rộng sản xuất kinh doanh. Sức cạnh tranh giảm trên thị trường trong nước: Các DNVVN gặp nhiều khó khăn do những thủ tục và điều kiện cạnh tranh không bình đẳng ở thị trường trong nước. Lý do xuất phát từ việc bản quyền và các quyền sở hữu trí tuệ khác chưa được thực hiện một cách nghiêm túc.Do đó những hàng giả, hàng nhái còn phổ biến. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém cũng làm giảm khả năng cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước. Chất lượng hàng hoá chưa cao, mẫu mã hàng hoá chưa đáp ứng được nhu cầu về thị hiếu của khách hàng, lại bị cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu, do đó sức bán kém. Bên cạnh đó các DNVVN đôi khi lại ở thế yếu do sự độc quyền của một số DN lớn mà không bị cản trở bởi luật cạnh tranh . Thị trường tiêu thụ không ổn định do thiếu thông tin về thị trường. Một số đại diện của các DNVVN phải thừa nhận rằng họ hầu như có rất ít thông tin về thị trường có liên quan đến DN họ, nếu có nguồn thông tin đó cũng khó đảm bảo độ chính xác và kịp thời. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất kinh doanh của DN. Đặc biệt là thị trường xuất khẩu đối với các DNVVN, những vấn đề như yêu cầu cấp giấy phép xuất khẩu, hạn ngạch xuất khẩu, các thủ tục xuất khẩu rườm rà tạo thành một trở ngại trên thực tế buộc các DNVVN phải xuất khẩu hàng của mình thông qua các tổng công ty ngoại thương của nhà nước hoặc các DN nhà nước. Mặc dù nghị định 57/CP gần đây đã cho phép tất cả các DN được phép xuất nhập khẩu trong phạm vi kinh doanh đã đăng ký với bạn hàng nước ngoài nhưng hiệu quả còn hạn chế. Chế độ tài trợ dành cho xuất khẩu đối với các DNVVN còn chưa rõ ràng cộng với thông tin về tình hình thị trường quốc tế không được cập nhật đã hạn chế hoạt động của DNVVN rất nhiều. 5. Về trình độ kỹ thuật công nghệ , đất đai của DNVVN : Đất đai cho các hoạt động của DNVVN còn thiếu. Các DNVVN gặp nhiều khó khăn trong việc được cấp quyền sử dụng đất hoặc họ gặp khó khăn khi thuê đất làm trụ sở và nhà máy. Nguyên nhân là các thủ tục để được cấp quyền sử dụng đất không rõ ràng và thường không công nhận đối với DNVVN. Đặc biệt trong trường hợp đất công nghiệp, các quyền mua, bán, chuyển nhượng và cầm cố, quyền sử dụng đất để ký quĩ vẫn còn chưa được chấp nhận. Trong cuộc điều tra 452 dự án đầu tư mới năm 1997 chỉ có 17 dự án thuộc khu vực tư nhân. Cũng có những khó khẳn trong việc chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp nên còn tồn tại một thị trường đất đai đáng kể hoạt động một cách không chính thức và bất hợp pháp. Như vậy đất đai cũng là một vấn đề phải quan tâm để gúp cho các DNVVN có kiều kiện để sản xuất kinh doanh. Về công nghệ: theo đánh giá thì phần lớn công nghệ do các DNVVN sử dụng là lạc hậu, không đồng bộ đã hạn chế rất lớn khả năng cạnh tranh của các DNVVN ở nước ta. Nhìn chung trong những năm gần đây,các DNVVN ở nước ta đã đổi mới công nghệ ở mức nhất định. Công nghệ là yếu tố quyết định tới năng suất, chất lượng sản phẩm giúp các DN có thể cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên nguồn vốn tài chính bị giới hạn không cho phép các DN tự mình đổi mới cũng như áp dụng mạnh mẽ công nghệ kỹ thuật tiên tiến.Vì vậy tỉ lệ đổi mới trang thiết bị cũng rất thấp, chỉ khoảng 10%/năm tính theo vốn đầu tư. Điều này cho thấy trình độ về thiết bị, công nghệ kỹ thuật của các DNVVN vẫn thấp và còn lạc hậu khá xa so với mức trung bình thế giới. Khoảng gần 50%DN ở nông thôn chỉ sử dụng công nghệ thô sơ ; 15,5%sử dụng các công cụ nửa cơ giới, hơn 35,5% có sử dụng máy chạy điện. Phần lớn thiết bị của các DN ngoài quốc doanh trên địa bàn là các công cụ tự chế hoặc thanh lý từ các doanh nghiệp nhà nước nên hàng hoá sản xuất ra có chất lượng không cao, không đảm bảo cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó còn phải kể đến thực trạng mặt bằng sản xuất thiếu, cơ sở hạ tầng yếu kém và không ổn định cũng tác động bất lợi đến hoạt động cuả DN. 6. Về kiến thức và tay nghề của lực lượng lao động và đội ngũ quản lý ở các DNVVN : Nguồn nhân lực hoạt động trong các DNVVN cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Các DNVVN thường thu hút một số lượng lớn lao động góp phần đáng kể trong việc tạo thêm việc làm. Song nguồn nhân lực của DNVVN vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều chủ DN chưa được đào tạo chuyên môn bài bản, đội ngũ công nhân lành nghề, kỹ sư bậc cao bị thiếu hụt đã cản trở sự phát triển của các DNVVN. Trước hết, trình độ và tay nghề của người lao động và đội ngũ quản lý trong DNVVN là một vấn đề bức xúc hiện nay. lực lượng công nhân kỹ thật và lao động lành nghề được đào tạo quá ít, trình độ thấp. Theo ước tính thì đa số các chủ DN và lực lượng lao động trong các DNVVN hiện nay có trình độ cấp II (40-45%), số lao động có trình độ tay nghề giản đơn, chưa được đào tạo chiếm khoảng 60-70%. Trong khi đó chỉ có một số lượng nhỏ các chủ doanh nghiệp có trình độ đại học. Trình độ chuyên môn của các chủ DNVVN còn nhiều hạn chế như vậy nhưng quan trọng hơn là trình độ quản lý của họ cũng chưa đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường có nhiều biến động như hiện nay. Thực tế cho thấy phần lớn các chủ DN chưa đủ khả năng quản lý DN khi đăng ký nhiều ngành nghề. Kinh nghiệm quản lý DN theo phương thức hiện đại còn yếu kém, cùng với phần đông lao động thủ công giản đơn, trình độ thấp đã tạo ra rất nhiều khó khăn. Ngoài ra do nhiều hạn chế nên một bộ phận chủ DN chưa nhận thức được lợi ích của các công cụ chuyên môn hoá như kiểm toán, nghiên cứu triển khai trong nội bộ DN, thiết kế điều tra thị trường, quảng cáo, xử lý số liệu… mà tự làm lấy nên làm tăng chi phí cố định và bỏ qua lợi ích của chuyên môn hoá. Chính vì thế việc áp dụng các phương thức kinh doanh hiện đại, công nghệ tiên tiến vào các DNVVN gặp nhiều khó khăn, làm cho năng suất lao động thấp, thu nhập không ổn định. Một số hạn chế trong cơ chế chính sách phát triển DNVVN : Quá trình hình thành và thực hiện của cơ chế chính sách phát triển DNVVN đã bộc lộ những hạn chế cần được giải quyết, đó là: + Thiếu những văn bản pháp luật quan trọng, có tính chất định hướng. Những chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô còn hạn chế, thiếu hướng dẫn cụ thể. Việc thiếu vắng những văn bản có tính chất định hướng quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các DN. Nhà nước ta chưa có luật căn bản, cụ thể về DNVVN cũng như các văn bản chính thức định hướng phát triển DNVVN vào những ngành nghề nào là chủ yếu Chính vì thế ngay khi mới ra đời các DNVVN đã phải đương đầu cạnh tranh với tất cả các loại hình DN, kể cả DN lớn. Do vậy tình trạng sớm bị phá sản là điều khó có thể tránh khỏi đối với các DNVVN. Hệ thống các chính sách vẫn chưa đồng bộ, một số chính sách đã được ban hành nhưng chưa được đi vào thực hiệnvì có sự mâu thuẫn hoặc thiếu đồng bộ giữa các khâu (như luật khuyến khích đầu tư trong nước,nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn). Điều đó không những ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNVVN, mà còn ảnh hưởng đến sự giám sát, kiểm soát của nhà nước. Một văn bản pháp luật, một chính sách ra đời đều phải xuất phát từ tình hình thực tiễn củađất nước, từ những vấn đề kinh tế vĩ mô để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của vi mô, theo hướng tích cực của các qui luật kinh tế thị trường. Mặt khác, nó phải mang tính khả thi thì mới đi vào lòng dân được. Nhưng các chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô nhằm hỗ trợ các DNVVN ở nước ta còn hạn chế, nặng về hình thức, thiếu hướng dẫn cụ thể, như chính sách đối với những DN sử dụng nhiều lao động và chính sách vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm giải quyết việc làm cho người lao động. Các hệ thống thông tin, các dịch vụ tư vấn về mặt hàng, khách hàng, thị trường, công nghệ, thiết bị, luật pháp, thông lệ quốc tế về kinh doanh… + Cơ chế quản lý chưa tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi cho các DN vượt qua các hạn chế tài chính, kỹ thuật và thị trường. Vốn, lao động, công nghệ, kỹ thuật và thị trường là những vấn đề quan trọng cho phát triển cuả các DNVVN. Thế nhưng thực tế ở nước ta cho thấy thị trường tài chính chưa hoàn thiện, chưa phát triển, đặc biệt là hoạt động của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng, khả năng hạn hẹp về tích tụ vốn bên trong và huy động vốn ngoài DN. Nước ta chưa có các hình thức tín dụng chuyên cho các DNVVNnhư ở một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản….Điều đó đã bộc lộ sự yếu kém trong cơ chế quản lý của Nhà nước ta. Một vấn đề nan giải chung cho các DNVVN là thiếu chiến lược về thị trường. Các DNVVN vẫn bị giới hạn bởi thị trường địa phương là chủ yếu, sự vươn ra nước ngoài còn quá ít. Mặt khác, một số hàng hoá trong nước còn bị cạnh tranh bởi hàng nhập khẩu do cơ chế quản lý chưa chặt chẽ. Hiện nay đối với các DNVVN việc hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực vừa là cơ hội, vừa là thách thứckhông nhỏ; nhưng nhiều DNVVN chưa sẵn sàng do thiếu thông tin về thị trường và chưa có chế độ tài trợ thích hợp, nhất là đối với các mặt hàng xuất khẩu. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý cần giúp các DNVVN nắm được thông tin, nâng cao hiểu biết về luật thương mại quốc tế, giúp đỡ trong các thủ tục xuất khẩu để tiếp cận với thị trường ngoài nước. DNVVN ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ trang thiết bị kỹ thuật. Việc lựa chọn và áp dụng công nghệ thích hợp vào sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn do trình độ hạn chế đã dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp. Nếu không có chương trình, mục tiêu hỗ trợ, chuyển giao công nghệ thì DNVVN khó có thể phát triển thực sự. Do vậy, cần sửa đổi các cơ chế để khuyến khích và tạo điều kiện dễ dàng cho DN tiếp cận và áp dụng công nghệ mới, kể cả trong việc nhập khẩu thiết bị có công nghệ nguồn, chuyển giao công nghệ… Như vậy, tạo lập được môi trường kinh doanh thuận lợi là điều kiện tiền đề để phát triển DNVVN ở nước ta trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. + Vai trò của các DNVVN hiện nay đã được quan tâm nhưng còn nhiều hạn chế. Điều nay xuất phát từ chỗ còn thiếu một ”sân chơi” bình đẳng giữa DNVVN và DN quốc doanh. Khung pháp lý cho các DNVVN còn chưa rõ ràng, sự ủng hộ của các cơ quan chức năng còn hạn chế. Bởi vậy nhiều chủ doanh nghiệp đã kiến nghị sớm được tạo điều kiện thuận lợi để được phát triển trong một “ sân chơi” bình đẳng. Nhìn tổng thể về các hoạt động hỗ trợ đối với các DNVVN, nhiều chuyên gia đánh giá rằng DNVVN có tiềm lực to lớn đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, nhưng các chính sách hỗ trợ DNVVN còn chưa rõ ràng, kết quả còn mờ nhạt, mức độ và phạm vi tác động còn hạn chế.Do vậy các cơ quan chức năng sự bình đẳng trong sự phát triển đối với tất cả các doanh nghiệp trong cả nước. + Hệ thống quản lý các DNVVN đổi mới chậm và chư._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35628.doc
Tài liệu liên quan