Hiện trạng canh tác và một số biện pháp phòng trị sâu bệnh hại chính trên dưa hấu tại Tri Tôn và xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TNTN BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG ________________ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN DƯA HẤU TẠI TRI TÔN VÀ XÃ VĨNH THÀNH, CHÂU THÀNH, AN GIANG Chủ nhiệm đề tài: Thành viên đề tài: ThS. NGUYỄN PHÚ DŨNG KS. TRẦN VĂN THANH XUYÊN KS. HUỲNH VŨ TRƯỜNG Long Xuyên, tháng 4 năm 2007 LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Tri Tôn và xã Vĩnh Thành, Ch

pdf106 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Hiện trạng canh tác và một số biện pháp phòng trị sâu bệnh hại chính trên dưa hấu tại Tri Tôn và xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu Thành An Giang đã cung cấp thông tin và hổ trợ chúng tôi thực hiện đề tài. Bác Nguyễn Thành An và Hai Hữu đã tạo mọi điều kiện cho tôi bố trí và hoàn thành thí nghiệm ngoài đồng. Công ty Giống cây trồng Trang Nông đã cung cấp giống để thực hiện thí nghiệm. Các đồng sự trong khoa Nông nghiệp-TNTN, Th.S Nguyễn Thị Minh Châu, Nguyễn Thị Ngọc Giang đã đóng góp nhiều công sức trong những ngày thực hiện đề tài. Các Ks Trần Văn Thanh Xuyên và Huỳnh Vũ Trường tham gia thí nghiệm, tổng kết số liệu và trình bày bản thảo. Các sinh viên DH2PN (Trí, Ly, Dung, Hà, Thảo, Diễm, Vượng…) và DH3PN (Cường, Liễm, Hạnh, Long, Điền, Quý, Bá Linh, Hường, Ngoan…) đã hợp tác cùng tôi tham gia và hoàn thành đề tài. i TÓM LƯỢC Nhằm cải thiện năng suất, sản lượng dưa hấu và giảm chi phí cho nông dân. Ðề tài “Hiện trạng canh tác và một số biện pháp phòng trị sâu bệnh hại chính trên dưa hấu tại Tri Tôn và xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang” được thực hiện với kết quả như sau: * Hiện trạng canh tác dưa hấu tại huyện Tri Tôn: - Dưa được trồng nhiều nhất vào vụ Hè Thu và trồng dưa hấu bán tết ít được sự quan tâm của các hộ trồng dưa trong vùng hiện nay. - Canh tác dưa trong vùng phần lớn còn theo tập quán cũ, chưa có sự thống nhất về kiểu liếp, kỹ thuật lên liếp theo khuyến cáo và 76,7 % hộ sử dụng rơm để phủ cho đất trồng dưa. - Lượng phân mà nông dân sử dụng (144,7 kg N : 123,9 kg P2O5 : 53,8 kg K2O cho 1 ha đất trồng dưa) tương đối thấp hơn so với khuyến cáo và chưa có sự cân đối về loại và lượng phân được sử dụng. - Về sâu bệnh hại: Sâu xanh, bệnh thán thư, bệnh khảm… là đối tượng có tỷ lệ xuất hiện và gây hại thường xuyên nhất. Phần lớn nông dân chọn giải pháp phun ngừa định kỳ đối với sâu (45 % hộ) và bệnh (61,7 % hộ) với đa dạng các loại thuốc trừ sâu (36 loại thuốc) và trừ bệnh (22 loại thuốc) được sử dụng. - Mức lợi nhuận thu được trung bình là 16,46 triệu đồng/ha, nhưng có sự khác biệt lớn về năng suất và mức lợi nhuận thu được giữa các hộ trồng dưa * Một số biện pháp phòng trị sâu bệnh hại chính trên dưa hấu tại Tri Tôn và xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên 2 nhân tố với 4 lần lập lại và 4 nghiệm thức: (i) phun thuốc theo IPM kết hợp với xử lý nấm Trichoderma, (ii) phun thuốc theo IPM và không xử lý nấm Trichoderma, (iii) phun thuốc cũng theo nông dân kết hợp với xử lý nấm Trichoderma, (iv) phun thuốc theo nông dân và không xử lý nấm Trichoderma. Trong thí nghiệm, nấm Trichoderma được xử lý bằng cách tưới lên liếp có phủ rơm khô sau đó phủ bạt plastic, phun trên hạt khi gieo và phun định kỳ 2 tuần một lần. Còn biện pháp phun thuốc phòng trừ sâu bệnh được thực hiện theo hai cách, xử lý theo nông dân và theo IPM. Kết quả thí nghiệm cho thấy hiệu quả của nấm Trichoderma chưa được xác định do bệnh chạy dây không xuất hiện ở các lô thí nghiệm. Hiệu quả của việc phòng trị bệnh theo nông dân và IPM là tương đương nhau, nhưng theo IPM thì có hiệu quả về kinh tế hơn. Sự sinh trưởng của dưa hấu trung bình khá đồng đều ở các nghiệm thức thí nghiệm qua chỉ tiêu tốc độ ra lá/ngày, chiều dài dây dưa, chu vi trái, chiều dài trái vào giai đoạn trước, sau khi ra hoa và ở thời điểm thu hoạch. Kết quả này cũng khẳng định sự tăng trưởng của dưa không chịu sự tác động của nấm Trichoderma và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh. Thành phần năng suất và năng suất thực tế của dưa ở các nghiệm thức cũng tương đương nhau qua trọng lượng toàn dây, trọng lượng trái và năng suất trái. Tuy nhiên, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ở phương pháp phun thuốc theo IPM có hiệu quả kinh tế cao hơn so với phun thuốc theo nông dân. ii MỤC LỤC Nội dung Trang LỜI CẢM TẠ........................................................................................................................ i TÓM LƯỢC......................................................................................................................... ii MỤC LỤC............................................................................................................................iii DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................................... vii DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................................... viii Chương I MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 A. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................... 1 I. MỤC TIÊU........................................................................................................................ 1 II. NỘI DUNG.......................................................................................................................2 B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................... 2 I. ĐỐI TƯỢNG.....................................................................................................................2 II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 2 C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................... 2 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................................. 2 1. Nguồn gốc và đặc điểm của cây dưa hấu...................................................................... 2 1.1. Nguồn gốc của cây dưa hấu....................................................................................2 1.2. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới và trong nước.........................................3 1.3. Điều kiện ngoại cảnh cây dưa hấu..........................................................................3 1.3.1. Nhiệt độ......................................................................................................... 3 1.3.2. Ẩm độ .......................................................................................................... 3 1.3.3. Ánh sáng ....................................................................................................... 3 1.3.4. Đất ............................................................................................................... 3 2. IPM-quản lý dịch hại tổng hợp.......................................................................................4 2.1. Sự ra đời của IPM................................................................................................... 4 2.2. Định nghĩa, nguyên tắc và đặc trưng của IPM........................................................ 4 2.2.1. Định nghĩa..................................................................................................... 4 2.2.2. Những nguyên tắc của IPM............................................................................4 2.2.3. Đặc trưng của IPM.........................................................................................5 3. Sử dụng vật liệu phủ liếp trong sản xuất dưa hấu..........................................................5 3.1. Màng phủ nông nghiệp..........................................................................................5 3.1.1. Tác dụng của màng phủ plastic .................................................................... 5 3.1.2. Hạn chế của màng phủ plastic ......................................................................7 4. Một số sâu bệnh gây hại chính trên dưa hấu................................................................. 8 4.1. Bù lạch (rầy lửa hay bọ trĩ).....................................................................................8 4.1.1. Phân bố và ký chủ......................................................................................... 8 4.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh học..................................................................... 8 4.1.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại.............................................................. 8 4.1.4. Biện pháp phòng trị....................................................................................... 9 4.2. Rầy mềm.................................................................................................................9 4.2.1. Phân bố và ký chủ........................................................................................ 9 4.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh học.................................................................... 9 4.2.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại............................................................. 9 4.2.4. Biện pháp phòng trị...................................................................................... 9 4.3. Rầy phấn trắng........................................................................................................9 4.4. Ruồi đục lòn......................................................................................................... 10 iii 4.4.1. Phân bố và ký chủ....................................................................................... 10 4.4.2. Đặc điểm hình thái và sinh học................................................................... 10 4.4.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại............................................................ 10 4.4.4. Biện pháp phòng trị..................................................................................... 10 4.5. Sâu xanh ăn lá.......................................................................................................10 4.5.1. Phân bố và ký chủ....................................................................................... 10 4.5.2. Đặc điểm hình thái và sinh học................................................................... 10 4.5.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại............................................................ 10 4.5.4. Biện pháp phòng trị..................................................................................... 11 4.6. Bệnh khảm............................................................................................................11 4.6.1. Tác nhân gây bệnh.......................................................................................11 4.6.2. Triệu chứng................................................................................................. 11 4.6.3. Cách phòng trị............................................................................................. 11 4.7. Bệnh héo vi khuẩn................................................................................................11 4.7.1.Triệu chứng.................................................................................................. 11 4.7.2. Phòng trị...................................................................................................... 11 4.8. Bệnh thán thư....................................................................................................... 12 4.8.1.Tác nhân....................................................................................................... 12 4.8.2.Triệu chứng ................................................................................................. 12 4.8.3. Phòng trị...................................................................................................... 12 4.9. Bệnh thối rễ héo dây (ngủ ngày, chết muộn, héo rũ)........................................... 12 4.9.1. Tác nhân...................................................................................................... 12 4.9.2. Triệu chứng ............................................................................................... 12 4.9.3. Biện pháp phòng trị..................................................................................... 12 5. Nấm đối kháng Trichoderma.......................................................................................12 5.1. Đặc điểm hình thái............................................................................................... 13 5.2. Đặc điểm sinh thái................................................................................................13 6. Một số thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong thí nghiệm............................................. 13 6.1. Thuốc trừ sâu........................................................................................................13 6.1.1. Basudin 40 EC và 10 H............................................................................... 13 6.1.2. Regent 800 WG........................................................................................... 13 6.1.3. Vertimec 1,8 ES.......................................................................................... 14 6.1.4. Proclaim 1,9 ES...........................................................................................14 6.2. Thuốc trừ bệnh..................................................................................................... 14 6.2.1. Curzate M8 72 WP...................................................................................... 14 6.2.2. Copper zinc 85 WP......................................................................................14 6.2.3. Ticarben 50WP............................................................................................15 6.2.4. Validacin 5L................................................................................................ 15 6.2.5. Dithane M - 45 80WP............................................................................... 15 II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP.......................................................................16 1. Phỏng vấn nông hộ ở các xã thuộc huyện Tri Tôn, An Giang.................................... 16 1.1. Phương tiện nghiên cứu........................................................................................16 1.2. Phương pháp.........................................................................................................16 1.2.1. Thu thập số liệu........................................................................................... 16 1.2.2. Phương pháp tiến hành................................................................................16 1.2.3. Xử lý số liệu và phân tích thống kê.............................................................17 2. Thí nghiệm ngoài đồng tại xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang...........................17 2.1. Phương tiện.......................................................................................................... 17 2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................17 iv 2.3. Kỹ thuật canh tác..................................................................................................19 2.3.1. Thời vụ........................................................................................................ 19 2.3.2. Chọn giống.................................................................................................. 19 2.3.3. Chuẩn bị đất.................................................................................................19 2.3.4. Gieo hạt....................................................................................................... 20 2.3.5. Sử dụng màng phủ plastic........................................................................... 20 2.3.6. Chăm sóc..................................................................................................... 21 2.3.7. Phòng trừ sâu bệnh...................................................................................... 22 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................................22 2.4.1. Điều kiện ngoại cảnh...................................................................................22 2.4.2. Chỉ tiêu dịch hại (theo dõi cố định 20 dây/lô).............................................23 2.4.3. Chỉ tiêu về tăng trưởng (quan sát cố định 20 dây/lô).................................. 23 2.4.4. Chỉ tiêu về thành phần năng suất và năng suất............................................23 2.4.5. Chỉ tiêu về phẩm chất (độ Brix).................................................................. 24 2.4.6. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế.........................................................................24 2.5. Phân tích số liệu................................................................................................... 24 Chương II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ............................25 I. ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC DƯA HẤU TẠI HUYỆN TRI TÔN TỈNH AN GIANG ................................................................... 25 1. Số hộ được điều tra .....................................................................................................25 2. Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng trồng dưa hấu..................25 2.1. Học vấn của nông hộ............................................................................................ 25 2.2. Kinh nghiệm sản xuất và diện tích trồng dưa của nông hộ.................................. 26 2.3. Phương tiện canh tác của nông hộ........................................................................26 2.4. Tình hình lao động tham gia trong canh tác dưa..................................................27 3. Hiện trạng canh tác của nông hộ..................................................................................27 3.1. Thời vụ trồng dưa hấu ........................................................................................ 27 3.2. Nền đất canh tác .................................................................................................. 28 3.3. Phương pháp lên liếp của nông hộ....................................................................... 29 3.4. Giống dưa hấu, cách ngâm, ủ và xử lý hột giống trước khi trồng........................31 3.4.1. Giống dưa hấu, cách ngâm, ủ và xử lý hột giống trước khi trồng...............31 3.4.2. Cách ngâm và ủ hạt giống dưa hấu............................................................. 31 3.5. Cách gieo, lượng giống, mật độ và khoảng cách trồng........................................ 31 3.6. Vật liệu phủ và xử lý đất trong canh tác dưa........................................................32 3.6.1. Vật liệu phủ đất........................................................................................... 32 3.6.2. Xử lý đất trước khi trồng.............................................................................33 3.7. Hiện trạng sử dụng phân bón và kỹ thuật bón phân của nông hộ........................ 33 3.7.1. Các loại phân được sử dụng........................................................................ 33 3.7.2. Liều lượng phân bón................................................................................... 34 3.7.3. Kỹ thuật bón phân của nông hộ...................................................................35 3.8. Các biện pháp chăm sóc khác...............................................................................36 3.8.1. Tưới nước.................................................................................................... 36 3.8.2. Trừ cỏ.......................................................................................................... 38 3.8.3. Vun gốc, sửa dây, tỉa nhánh, úp nụ và tuyển trái........................................ 39 4. Tình hình dịch hại và biện pháp phòng trị của nông hộ.............................................. 41 4.1. Sâu hại.................................................................................................................. 41 4.2. Bệnh hại................................................................................................................42 4.3. Giải pháp sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh của nông hộ.....................46 4.4. Sử dụng thuốc trừ cỏ trong phòng trừ cỏ dại ở nông hộ...................................... 47 v 5. Thu hoạch và tiêu thụ dưa hấu của nông hộ................................................................ 48 5.1. Thu hoạch............................................................................................................. 48 5.2. Phương thức tiêu thụ............................................................................................ 48 5.3. Năng suất..............................................................................................................48 5.4. Giá bán................................................................................................................. 48 5.5. Hiệu quả kinh tế trong canh tác dưa của nông hộ................................................ 48 5.5.1. Chi phí......................................................................................................... 48 5.5.2. Doanh thu.................................................................................................... 49 5.5.3. Lợi nhuận.....................................................................................................49 II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN DƯA HẤU TẠI XÃ VĨNH THÀNH, CHÂU THÀNH, AN GIANG....................... 50 1. Mô tả điểm thí nghiệm.................................................................................................50 2. Ghi nhận tổng quát kết quả thí nghiệm........................................................................51 3. Khảo sát kết quả trung bình các chỉ tiêu ghi nhận của toàn thí nghiệm...................... 51 3.1. Tình hình sâu hại trên dưa hấu qua các thời điểm quan sát..................................51 3.1.1. Sâu xanh ăn lá (Diaphania indica)..............................................................51 3.1.2. Ruồi đục lòn (Liriomyza trifolii Burgess)................................................... 53 3.2. Tình hình bệnh thán thư trên ruộng dưa hấu........................................................ 55 3.2.1. Thời điểm 28 NSKG .................................................................................. 55 3.2.2. Thời điểm 34 NSKG .................................................................................. 55 3.2.3. Thời điểm 41 NSKG .................................................................................. 56 3.2.4. Thời điểm 48 NSKG .................................................................................. 56 3.3. Tình hình sinh trưởng của cây dưa hấu................................................................ 57 3.3.1. Số lá trên dây chính..................................................................................... 57 3.3.2. Chiều dài dây chính.....................................................................................58 3.3.3. Chiều dài trái .............................................................................................. 59 3.3.4. Chu vi trái....................................................................................................60 3.4. Thành phần năng suất của cây dưa hấu................................................................60 3.4.1. Trọng lượng toàn dây.................................................................................. 60 3.4.2. Trọng lượng trái.......................................................................................... 61 3.4.3. Năng suất trái...............................................................................................61 3.5. Phẩm chất trái dưa hấu (độ Brix)......................................................................... 62 3.6. Hiệu quả kinh tế................................................................................................... 63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................64 I. KẾT LUẬN......................................................................................................................64 1. Hiện trạng canh tác dưa hấu tại Tri Tôn...................................................................... 64 2. Ảnh hưởng các biện pháp phun thuốc, xử lý nấm Trichoderma lên sâu bệnh, năng suất dưa hấu tại Châu Thành, An Giang.............................................................64 II. KIẾN NGHỊ................................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 66 PHỤ CHƯƠNG.................................................................................................................. 70 vi DANH SÁCH HÌNH Hình số Tựa Hình Trang 1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm trồng dưa hấu tại xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006 19 2 Số vụ dưa được trồng/năm của nông hộ tại huyện Tri Tôn, An Giang 28 3 Thời điểm gieo trồng dưa hấu của nông dân ở huyện Tri Tôn, An Giang 28 4 Nền đất sử dụng trồng dưa hấu của nông dân ở huyện Tri Tôn, An Giang 29 5 Phần trăm các kiểu liếp khác nhau được áp dụng canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 30 6 Phần trăm các loại phân bón được sử dụng trong canh tác dưa ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 34 7 Phần trăm hộ sử dụng lượng phân bón so với lượng khuyến cáo (KC) trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 35 8 Phần trăm hộ có thực hiện các biện pháp chăm sóc cần thiết trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 39 9 Phần trăm số hộ có các mức lợi nhuận khác nhau khi tính cả công lao động nhà trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 50 10 Biểu đồ biểu diễn mật số sâu xanh dưới sự ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ sâu ở các thời điểm 16 NSKG, 22 NSKG, 28 NSKG; ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006 53 11 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ thiệt hại của bệnh thán thư dưới sự ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh ở thời điểm 28 NSKG, 34 NSKG, 41 NSKG, 48 NSKG; ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006 56 12 Biểu đồ biểu diễn sự tăng trưởng lá ảnh hưởng của các biện pháp xử lý sâu bệnh ở các thời điểm trước khi ra hoa, của thí nghiệm tại Vĩnh Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006 57 13 Biểu đồ biểu diễn sự tăng trưởng lá ảnh hưởng của các biện pháp xử lý sâu bệnh ở các thời điểm sau khi ra hoa, của thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006 58 14 Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên chiều dài trái trên dưa hấu ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu hành, An Giang, vụ Xuân hè 2006 59 15 Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên chu vi trái trên dưa hấu tại; ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006 60 16 Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh và xử lý nấm Trichoderma lên trọng lượng toàn dây trên dưa hấu ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006 61 17 Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh và xử lý nấm Trichoderma lên trọng lượng trái trên dưa hấu ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006 61 18 Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh và xử lý nấm Trichoderma lên năng suất trái trên dưa hấu ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, Vụ Xuân hè 2006 62 vii DANH SÁCH BẢNG Bảng số Tựa Bảng Trang 1 Biện pháp phun thuốc kết hợp với phương pháp xử lý nấm Trichoderma 18 2 Lịch bón phân cho ruộng dưa hấu tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang 21 3 Lịch phun thuốc trừ sâu trên dưa hấu tại Vĩnh Thành – Châu Thành – An Giang 22 4 Lịch phun thuốc trừ bệnh trên dưa hấu tại Vĩnh Thành – Châu Thành – An Giang 22 5 Phân bố số hộ điều tra trong các xã ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 25 6 Kinh nghiệm sản xuất và diện tích trồng dưa hấu của các nông hộ tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang trong vụ đông xuân 2005 - 2006 26 7 Phần trăm hộ có số lao động gia đình khác nhau tham gia canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 27 8 Kích thước các kiểu liếp được áp dụng trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 30 9 Các giống dưa và % nông hộ ngâm ủ hạt giống trước khi trồng ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 31 10 Phần trăm số hộ có thời gian ngâm, ủ hạt giống và xử lý giống khác nhau trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 31 11 Cách gieo, lượng giống, mật độ và khoảng cách trồng dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 32 12 Phần trăm hộ sử dụng vật liệu phủ đất và xử lý đất trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 33 13 Tổng lượng phân bón lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình được sử dụng trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 34 14 Lượng phân bón lót được nông hộ sử dụng trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 35 15 Phần trăm số hộ áp dụng các lần bón thúc và thời gian cách ly phân bón khác nhau trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 36 16 Phần trăm nông hộ áp dụng kỹ thuật tưới nước trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 38 17 Phần trăm số hộ áp dụng kỹ thuật trừ cỏ trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 38 18 Phần trăm hộ có thực hiện kỹ thuật tỉa nhánh, úp nụ và tuyển trái trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 40 19 Thành phần các loại sâu bệnh hại và giai đoạn xuất hiện qua phỏng vấn của nông dân trồng dưa hấu ở huyện Tri Tôn, An Giang 43 20 Các loại thuốc sâu và phần trăm hộ sử dụng phòng trừ các loại sâu hại trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 44 21 Phần trăm số hộ sử dụng các loại thuốc hoá học phòng trừ bệnh khác nhau trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 45 22 Phần trăm số hộ áp dụng giải pháp phun thuốc phòng trừ sâu bệnh và thời gian c._.ách ly thuốc hoá học khác nhau trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 47 23 Các loại thuốc trừ cỏ và phần trăm số hộ sử dụng trong canh tác dưa 47 viii hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 24 Phần trăm hộ có phương thức tiêu thụ khác nhau trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 49 25 Các mức năng suất, giá bán sản phẩm, các khoản chi, thu và lợi nhuận trong canh dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 49 26 Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ sâu lên tỷ lệ thiệt hại của sâu xanh ở các thời điểm 16 NSKG, 22 NSKG, 28 NSGK; ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006 53 27 Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ sâu lên tỷ lệ thiệt hại của ruồi đục lòn ở các thời điểm 22 NSKG, 28 NSGK; ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, Vụ Xuân hè 2006 55 28 Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh lên sự tăng trưởng chiều dài dây chính ở các thời điểm 22 NSKG, 28 NSKG, 55 NSGK; ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006 59 29 Ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ sâu bệnh lên độ Brix (%) trong trái dưa hấu ở thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, Vụ Xuân hè 2006 63 30 Hiệu quả kinh tế trồng dưa hấu thí nghiệm tại Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang, vụ Xuân hè 2006 63 ix Chương I MỞ ĐẦU Dưa hấu (Citrullus lanatus) thuộc họ Cucurbitaceae là một loại cây trồng nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao. Với đặc tính sinh trưởng ngắn (khoảng 60 ngày), trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nên đã trở thành một trong những cây trồng quan trọng hàng đầu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở nhiều địa phương. Sản lượng dưa hàng năm trên thế giới khoảng 30 triệu tấn với diện tích khoảng 2 triệu hecta (ha). Trong đó, 50% diện tích sản xuất thuộc vùng Ðông Nam Châu Á (Phạm Hồng Cúc, 2002). Ở Việt Nam, từ 1995-2003 diện tích trồng dưa hấu tăng 8,1%, năng suất tăng 25,7% và sản lượng tăng 36,5%. Còn trên thế giới thì từ 1995-2003 diện tích trồng dưa hấu tăng 4,2%, năng suất tăng 25,6% và sản lượng tăng 9,9%. Nhìn chung, tốc độ tăng về diện tích canh tác, năng suất và sản lượng dưa hấu của thế giới cao hơn Việt Nam (FAO, 2004). Vì vậy, trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp diện tích trồng dưa hấu ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và An Giang nói riêng ngày càng gia tăng, điển hình đối với huyện Tri Tôn, là một huyện có diện tích đất phèn lớn, năng suất lúa và các loại hoa màu thấp. Do đó, dưa hấu được xem là một trong những loại cây trồng tiềm năng của huyện, đặc biệt là dưa hấu vụ hè thu, tuy có sự khác biệt lớn về năng suất và hiệu quả trồng dưa hấu giữa các hộ trong xã và giữa các xã trong huyện. Hiệu quả sử dụng nấm Trichoderma trên thế giới được ứng dụng rộng rải trên các loại cây trồng như: Cà chua, khoai tây, sầu riêng …riêng về cây ăn trái và rau dưa cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng nấm đối kháng Trichoderma. Tuy nhiên, cây dưa hấu thường bị nhiều loài côn trùng và bệnh tấn công như bù lạch, ruồi đục lòn, rầy mềm, rầy phấn trắng, sâu xanh ăn lá, bệnh chạy dây, bệnh khảm, bệnh thán thư... làm giảm năng suất và phẩm chất trái đặc biệt là bệnh chạy dây do nấm Fusarium oxysporum. Để đối phó với các loài dịch hại nầy, nông dân thường sử dụng rất nhiều chủng loại thuốc trừ sâu độc hại, phun nhiều lần trong vụ với nồng độ và liều lượng sử dụng thường cao hơn so với khuyến cáo. Từ đó làm tăng chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng, đồng thời gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế sự tấn công của dịch hại, hạn chế sử dụng nông dược mà vẫn đảm bảo năng suất và lợi nhuận cho người trồng dưa hấu. Nhằm cải thiện năng suất, sản lượng dưa hấu và giảm chi phí cho nông dân. Ðề tài “Hiện trạng canh tác và một số biện pháp phòng trị sâu bệnh hại chính trên dưa hấu tại Tri Tôn và xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang” được thực hiện nhằm làm cơ sở cho nông dân mạnh dạn áp dụng kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất, để tạo ra sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường, kỳ vọng khắc phục được những khó khăn mà người trồng dưa hấu đang gặp phải, đồng thời góp phần nâng cao đời sống nông dân. A. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. MỤC TIÊU 1. Đối với huyện Tri Tôn Khảo sát, tìm hiểu, đánh giá về kỹ thuật canh tác dưa hấu của các hộ nông dân ở các xã trong huyện. 1 Nắm được những thuận lợi, khó khăn, hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa ở từng xã và đề xuất được hướng giải quyết thích hợp. 2. Đối với huyện Châu Thành Xác định hiệu quả của một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chính trên dưa hấu. Xác định hiệu quả của nấm đối kháng Trichoderma đối với bệnh chạy dây trên dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum. Góp phần vào việc hoàn thiện quy trình sản xuất dưa hấu trên nền đất lúa tại xã Vĩnh Thành, Châu Thành. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Điều tra hiện trạng canh tác dưa hấu tại huyện Tri Tôn - Bố trí thí nghiệm trên ruộng dưa hấu của nông dân để xác định hiệu quả của một số biện pháp phòng trị sâu bệnh hại chính trên dưa hấu tại xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang. B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU I. ĐỐI TƯỢNG Kỹ thuật canh tác dưa hấu của các hộ nông dân ở các xã thuộc huyện Tri Tôn. Hiệu quả của một số biện pháp phòng trị sâu bệnh hại chính trên giống dưa hấu Tiểu Long 196. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Hiện trạng kỹ thuật canh tác dưa hấu của các hộ nông dân có diện tích trồng dưa trên 1.000 m2 và kinh nghiệm trồng dưa trên 3 vụ ở các xã Vĩnh Gia, Lạc Quới, Lương Phi, Lương An Trà, An Tức, Tân Tuyến,…thuộc huyện Tri Tôn. Thí nghiệm xác định hiệu quả của một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại chính trên dưa hấu được thực hiện trên ruộng của ông Hai Hữu tại xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành, An Giang, trong vụ Xuân hè năm 2005-2006 từ tháng 03-05/2006. C. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Nguồn gốc và đặc điểm của cây dưa hấu 1.1. Nguồn gốc của cây dưa hấu Nguồn gốc của dưa hấu được xác định là khu vực nhiệt đới Trung Phi, một phần phía Bắc sa mạc Sahara. Dưa hấu được người châu Âu trồng phổ biến từ thế kỷ VI (Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996). Theo Phạm Hồng Cúc (2002) dưa hấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng và khô của châu Phi và được canh tác rộng rải trong vùng Địa Trung Hải cách đây hơn 3.000 năm. Theo Ito (1994) dưa hấu có nguồn gốc Nam châu Phi và được đưa vào Trung Quốc năm 1600. Theo Janin (2005), dưa hấu hoang phân bố 2 rộng rãi ở Châu Phi và Châu Á, nhưng nó được bắt nguồn từ phía Nam Châu Phi, Namibia, Boswana, Zimbabwe, Mozambique, Zambia and Malawi. Ở Việt Nam dưa hấu được trồng từ thời vua Hùng Vương thứ 18, dưa hấu được xem là loại trái cây không thể thiếu được trong ngày tết cổ truyền của nhân dân ta (Trần Thị Ba, 1999). Các vùng trồng dưa hấu truyền thống như ở Hải Hưng, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tiền Giang, Long An, ... thường cung cấp lượng hàng lớn để tiêu dùng nội địa (Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996). Riêng ở ĐBSCL trong vài năm trở lại đây dưa hấu được trồng quanh năm. Dưa hấu mùa mưa trồng nhiều nhất ở Tiền Giang, Long An chiếm hàng ngàn hecta. Nơi có truyền thống trồng dưa hấu Tết, dưa hấu Xuân Hè là Đồng Tháp, Cần Thơ (Trần Thị Ba, 2001). 1.2. Tình hình sản xuất dưa hấu trên thế giới và trong nước Sản lượng dưa hấu hằng năm trên thế giới khoảng 30 triệu tấn với diện tích khoảng 2 triệu hecta. Trong đó, 50% diện tích sản xuất thuộc vùng Đông Nam Châu Á (Phạm Hồng Cúc, 2002). Ở Việt Nam, từ 1995-2003 diện tích trồng dưa hấu tăng 8,1% tương ứng năng suất tăng 25,7% và sản lượng tăng 36,5%. Còn trên thế giới thì từ 1995- 2003 diện tích trồng dưa hấu tăng 4,2%, năng suất tăng 25,6% và sản lượng tăng 9,9%. Nhìn chung, tốc độ tăng về diện tích canh tác, năng suất và sản lượng dưa hấu của thế giới thấp hơn Việt Nam (FAO, 2004). 1.3. Điều kiện ngoại cảnh cây dưa hấu 1.3.1. Nhiệt độ Dưa hấu thuộc nhóm cây ngắn ngày, có yêu cầu cao đối với nhiệt độ trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ thích hợp nhất cho hạt nẩy mầm là 30- 35oC, còn cho các thời điểm sau đó là 25-30oC. Nhiệt độ dưới 15oC cây ngừng sinh trưởng và phát triển, tỷ lệ đậu trái thấp và trái lớn rất chậm làm ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất (Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996 và Trần Thị Ba, 1999). Theo Purseglove (1974) dưa hấu phát triển tốt ở vùng khô nóng với sự dồi dào về ánh sáng. 1.3.2. Ẩm độ Khí hậu khô ráo là điều kiện tốt trồng dưa hấu, mặt đất khô cũng thuận lợi cho dưa sinh trưởng. Mưa nhiều làm mặt đất ẩm ướt sinh ra nhiều rễ bất định trên thân và hấp thụ nhiều dinh dưỡng làm dây lá sum xuê ảnh hưởng ra hoa kết trái. Ẩm độ không khí cao lá và trái dễ bị bệnh thán thư, thân cũng dễ nứt (Phạm Hồng Cúc, 2002). Dưa hấu thuộc nhóm cây chịu hạn, bộ rễ lúc phát triển nhất đạt 3-4 m chiều sâu và 5-8 m đường kính. Tuy vậy, hệ số thoát nước lớn nên nhu cầu giữ ẩm đất cho cây thường xuyên là cần thiết nhất là thời điểm đầu (Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996). 1.3.3. Ánh sáng Dưa hấu là loại cây trồng cần nhiều ánh sáng, ngay từ khi xuất hiện lá mầm cho đến khi kết thúc sinh trưởng. Nắng nhiều cùng nhiệt độ thích hợp là hai yếu tố ngoại cảnh làm tăng năng suất và chất lượng trái. Độ dài ngày có ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng của cây. Số giờ chiếu sáng trong ngày 8-10 giờ sẽ làm cây ra hoa sớm và số lượng trái cũng nhiều hơn (Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996). 1.3.4. Đất Dưa hấu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát đến đất sét nặng, thích hợp nhất là đất có cơ cấu nhẹ, tầng canh tác dày, không chua (pH = 6-7 là thích hợp). Đất 3 phù sa ven sông, đất thịt nhẹ hay cát pha đều là đất lý tưởng để trồng dưa, chỉ cần chú ý tưới nước và bón phân đầy đủ. 2. IPM-quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pest Managemant) 2.1. Sự ra đời của IPM Theo Nguyễn Công Thuật (1996) do Trịnh Tấn Đạt (2005) trích dẫn cho rằng thuốc hóa học chính là “con dao hai lưỡi”. Nó không những tác động lên sâu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hủy diệt các hệ sinh thái. Tại các hội thảo khoa học quốc tế, nhiều nhà khoa học đã nêu ý kiến cho rằng không thể phòng trừ sâu bệnh một cách hiệu quả đối với bất kỳ một loại cây trồng nào bằng việc áp dụng đơn thuần biện pháp hóa học, các mục tiêu phòng trừ sâu hại có thể đạt được bằng cách áp dụng phối hợp thuốc hóa học với biện pháp phòng trừ khác dựa trên cơ sở sinh thái học. Đó chính là khái niệm đầu tiên của phòng trừ tổng hợp đã được ra đời vào những năm cuối thập kỷ 50 đầu thập 60. Quản lý dịch hại tổng hợp là gì ? Theo Phạm Văn Lầm (1995) đó chính là hệ thống gồm tất cả các biện pháp bảo vệ thực vật sẳn có (biện pháp canh tác, sinh học, hóa học…) được kết hợp hài hòa với nhau để điều khiển không chỉ dịch hại mà còn hệ sinh thái cây trồng, nhằm tránh những tổn thất kinh tế do dịch hại gây nên mà không ảnh hưởng xấu cho môi trường. 2.2. Định nghĩa, nguyên tắc và đặc trưng của IPM 2.2.1. Định nghĩa Theo Rainer và ctv (1994) phòng trừ tổng hợp là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Oudejans (1991) do Nguyễn Công Thuật (1996) trích dẫn cho rằng “phòng trừ tổng hợp (PTTH) quan niệm một cách lý tưởng là một hệ thống phòng trừ hợp lý về kinh tế và bền vững, dựa trên sự phối hợp của các biện pháp trồng trọt, sinh học, di truyền chọn giống và hóa học, nhằm đạt được sản lượng cao nhất với tác hại ít nhất tới môi trường”. Lê Văn Thuyết và ctv do Nguyễn Công Thuật (1996) trích dẫn cho rằng khi nói về chiến lược bảo vệ thực vật trong trương trình Lương Thực-Thực Phẩm đã phát biểu như sau: “chiến lược đó (PTTH) nhằm làm cho các biện pháp phòng trừ sâu bệnh có hiệu qủa dài lâu về mặt kinh tế kỹ thuật, sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi sinh. Chiến lược đó không loại trừ hóa chất nông nghiệp mà cũng không dựa hẳn vào hữu cơ tự nhiên. Đó là sự tổng hợp của việc sử dụng các giống kháng bền vững, kết hợp với các biện pháp canh tác, sinh học và hóa học khi cần thiết”. 2.2.2. Những nguyên tắc của IPM Theo Rainer và ctv (1994) IPM có những nguyên tắc sau: - Một là, trong hệ thống PTTH tất cả các kỹ thuật tham gia cần được xem xét đến sự hài hòa với các yếu tố môi trường, đặc biệt là cần phải khai thác tối đa những nhân tố gây chết nhiên tự của sâu hại. Mặt khác, tác động của tất cả các kỹ thuật đựơc sử dụng cũng phải được xem xét đánh giá về mặt nầy. - Hai là, không thể suy nghĩ một cách nông cạn rằng có thể tiêu diệt hết các cơ thể gây hại trên đồng ruộng, mà cần hiểu rằng chỉ có thể duy trì mật độ của chúng ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Như vậy, một biện pháp phòng trừ chỉ được áp dụng 4 trong trường hợp mà nếu không thực hiện thì gía trị tổn thất về sản lượng cây trồng sẽ lớn hơn những chi phí của việc xử lý. - Ba là, không thể quan niệm PTTH như là một “quy trình in sẵn” để áp dụng trong mọi trường hợp, ở mọi nơi, mọi lúc, mà phải cần coi đó như là một nguyên tắc cần phải tuân theo để cho phép xác định, trong mỗi tình huống cụ thể, một giải pháp tối ưu, xét về mọi mặt. - Bốn là, những biện pháp có thể áp dụng trong PTTH thì rất đa dạng và phong phú. Đồng thời những thành tựu mới trong nghiên cứu khoa học bảo vệ thực vật ngày càng được đưa ra sử dụng trong sản xuất nhiều hơn và rộng rải hơn, không dừng lại ở một chỗ. - Sau cùng, liên quan đến PTTH có hai khái niệm được đưa ra là “mức gây hại kinh tế” và “ngưỡng kinh tế”. 2.2.3. Đặc trưng của IPM Cũng theo Rainer và ctv (1994) IPM có các đặc trưng sau: - Việc kiểm soát được dựa trên sự hiểu biết về dịch hại và thiên địch của chúng. Một sự hiểu biết về sinh học và sinh thái học của sâu hại và thiên địch của chúng đặc biệt ở đâu và khi nào chúng xảy ra và di chuyển như thế nào vào cây trồng làm nơi cư trú, hình thành cơ sở cho sự kiểm soát. Người áp dụng IPM cũng cần hiểu quan hệ giữa dịch hại và thiên địch của chúng và có thể quyết định mật độ của chúng. - Mật độ quần thể của dịch hại được duy trì ở mức thấp nhất. Dịch hại gây ra ở một qui mô nhỏ thì không hẳn gây ra sự tổn thất ngay. Ở mật độ quần thể thấp, tác động của chúng có thể cân bằng với cây trồng sự thiệt hại xảy ra khi cây trồng không đủ khả năng đền bù. Tuy nhiên, kiểm soát dịch hại thì chỉ đảm bảo bằng tài chính nếu chi phí của biện pháp kiểm soát đó thấp hơn chi phí thiệt hại mà nó sẽ gây ra. Theo một qui luật chi phí của các biện pháp kiểm soát thì cao hơn trong khi kết quả đạt được chỉ một thời đoạn ngắn. Bởi thế từ quan điểm về kinh tế của người nông dân nó là một sự kỳ vọng ổn định mật số quần thể của dịch hại ở một mức độ thấp, nhưng không loại trừ chúng hoàn toàn. Người ta đã chứng minh rằng không thể thực hiện được cũng như không có hiệu quả kinh tế để diệt trừ tận gốc những dịch hại cây trồng tại một miền hay ở cấp độ quốc gia. Hơn nữa từ quan điểm sinh thái học xem cơ thể sâu hại là nguồn thức ăn cho thiên địch duy trì sự cân bằng hệ sinh thái. - Kết hợp các biện pháp kiểm soát là một đặc trung quan trọng của IPM. Và ít ra là một công cụ cho việc định nghĩa khái niệm đó. Sự kết hợp các biện pháp ngăn ngừa và diệt trừ để chặn đứng hoặc giúp ngăn chặn mật số dịch hại chống lại sự phát triển tới một mức độ mà sự thiệt hại lớn xảy ra. IPM nhằm vào mục tiêu nầy chủ yếu thông qua các kỹ thuật không sử dụng thuốc hóa học. Dựa trên điều kiện cây trồng và điều kiện từng địa phương các biện pháp có thể bao gồm: phương pháp canh tác chọn giống, vệ sinh đồng ruộng, sự can thiệp và cuối cùng ít ra thúc đẩy sự phát triển của thiên địch. 3. Sử dụng vật liệu phủ liếp trong sản xuất dưa hấu 3.1. Màng phủ plastic Sử dụng màng phủ plastic trong sản xuất rau là một trong những tiến bộ mới của ngành nông nghiệp. Việc nghiên cứu và ứng dụng màng phủ plastic trong sản xuất rau được bắt đầu từ thập kỷ 50, đi đầu là những nước như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Do Thái, Indonesia, Đài Loan,... Năm 1951, ở Nhật đã ứng dụng thành công màng phủ 5 plastic cho vùng trồng rau khí hậu lạnh, sau đó ứng dụng rộng rải ở vùng khí hậu nóng (Toshio, 1991). Hàng năm lượng màng phủ sử dụng ở Mỹ hơn 51 tấn với diện tích khoảng 26.000 ha (Ennis, 1987). Ở Việt Nam, màng phủ plastic bắt đầu được sử dụng năm 1994, dần dần lan ra các nông hộ sản xuất rau ở miền Trung như Đà Lạt, Quảng Ngãi và các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương. Trường Đại học Cần Thơ đã bắt đầu nghiên cứu sử dụng màng phủ plastic từ năm 1992 nhằm mục đích cải thiện phương pháp canh tác rau cổ truyền theo hướng công nghiệp hóa và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trồng rau. Hiện nay, hầu hết bà con nông dân chấp nhận kỹ thuật sử dụng màng phủ plastic để trồng rau. Tỉnh An Giang sử dụng màng phủ trên 250 ha (tập trung tại huyện Chợ Mới) ngay sau khi điểm thí nghiệm của Trường Đại học Cần Thơ thành công (tháng 5/1998). Các tỉnh có diện tích lớn trồng dưa hấu như Long An, Tiền Giang, Cần Thơ đã sử dụng màng phủ lên đến hàng ngàn hecta mỗi năm (Trần Thị Ba, 2003). 3.1.1. Tác dụng của màng phủ plastic * Hạn chế sâu bệnh hại: - Bù lạch: màng phủ plastic làm giảm sự tấn công của bù lạch lên cây trồng (William và Lamont, 1993). Màng phủ màu xám bạc có mật số bù lạch thấp hơn so với phủ rơm trên dưa hấu thí nghiệm tại huyện Vĩnh Châu-Sóc Trăng vụ Xuân Hè 2000 (Nguyễn Khởi Nghĩa, 2001), tại phường Bình Thủy, TP. Cần Thơ vụ Thu Đông, 2000 (Phạm Xuân Hồng, 2001). - Rầy mềm: màng phủ trong suốt và màu xanh dương xua đuổi Aphids và giảm hiện tượng chùn đột do siêu vi trùng trên bí, dưa leo, dưa hấu (Basky, 1984). Màu bạc của màng phủ như một tác nhân làm đẩy lùi sự tấn công của rầy mềm truyền bệnh virus trên dưa hấu nhất là vào thời điểm đầu (Toshio, 1991; Nguyễn Thị Thu Nga, 1999 và Nguyễn Việt Toàn, 2000). - Ruồi đục lòn: màng phủ có tác dụng hạn chế dòi đục lá trên cây bí đỏ, dưa leo, đậu Cove, dưa hấu, nhất là trong thời điểm đầu (Chaefant và ctv, 1977; Lê Thị Bảo Châu, 2000; Trần Vĩnh Nghi, 2000; Nguyễn Kim Quyên, 2000; Nguyễn Khởi Nghĩa, 2001). - Rầy phấn trắng: các nhà khảo cứu nhận thấy khi che phủ màng phủ trên vườn bí đỏ, một tuần lễ sau khi trồng không còn rầy phấn trắng phá hại nữa, còn vườn không sử dụng màng phủ thì có 40% cây bị hại, tương tự kết quả trên ở những vườn trồng dưa chuột, mướp hương, bí đao, cà chua, cải xanh, cải bắp (Tôn Thất Trình, 1998). Kết quả nghiên cứu mới nhất của Bradeton tại Đại học Florida đã khám phá màng phủ phản chiếu tia cực tím có hiệu quả trong việc phòng trừ rầy phấn trắng truyền bệnh khảm, gây thiệt hại nặng nề trên cà chua (University of Tennessee, 2004). - Bệnh hại: Màng phủ xám bạc giúp làm giảm tỷ lệ cây nhiễm bệnh do virus (Black, 1980; Basky, 1984). Theo Lamont và ctv (1990), màng phủ màu xám bạc cho kết quả giảm thiệt hại của bệnh khảm trên dưa leo cao nhất, còn màu đen có hiệu quả cao hơn màu trắng. * Ngăn ngừa cỏ dại: Plastic đen cho hiệu quả phòng trừ cỏ dại tốt vì cắt đứt hơn 90% tia sáng mặt trời chiếu vào mặt đất, cỏ dại không nẩy mầm được, plastic trong suốt không hạn chế cỏ dại. 6 Chính vì thế màng phủ được chế tạo thường có một mặt đen. Plastic màu đen khá hiệu quả trong việc hạn chế cỏ Portulaca oleracea, nhưng không hiệu quả đối với cỏ Cyperus difformis hoặc Digitaria adscendens. Độ dài sóng khoảng 520 nm có hiệu quả ngăn cản sự nẩy mầm và tăng trưởng của cỏ, plastic xanh lá cây có độ dài sóng nầy (520-600 nm) (Toshio, 1991). * Điều hòa ẩm độ và giữ cấu trúc đất: Màng phủ là một vật liệu có độ không thấm nước cao nên nước trong đất ở dưới màng phủ không mất đi nhiều do bốc hơi, tiết kiệm nước và giảm được công tưới nước, sự tăng trưởng của cây trồng trên màng phủ có thể gấp đôi so với mặt để trần (Suh, 1991). Ẩm độ đất trong ruộng cà rốt không phủ liếp biến động nhiều vào mùa mưa, có phủ plastic ẩm độ ổn định hơn. Ẩm độ đất trong màng phủ đen luôn luôn cao hơn màng phủ trong suốt. Khi mưa nhiều một phần nước mưa thấm qua lỗ trồng cây nên duy trì độ ẩm đất trong thời gian khá dài mà không cần tưới. * Giữ phân bón, giảm độ pH và độ mặn: Phủ plastic ngăn cản sự thẩm lậu và rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc khi mưa to, giúp cây trồng hấp thu các dưỡng chất N, P, K, Ca, Mg cao hơn đất để trần khoảng 1,5 lần, bởi vì tác động của màng phủ như là một hàng rào cản lượng mưa rơi. Trên cà rốt, lượng Nitrate còn lại trong đất sau khi bón thúc cao nhất ở nghiệm thức phủ plastic trong suốt, kế là plastic đen và thấp nhất không phủ. Ở đất nhiễm mặn có phủ plastic sẽ làm giảm độ mặn vì giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên tăng năng suất cây trồng. Trên đất phèn có phủ liếp bằng plastic sẽ có độ pH thấp hơn mặt đất trần từ 0,2- 0,5 (Toshio, 1991). * Tăng nhiệt độ đất: Phủ liếp bằng plastic làm tăng nhiệt độ đất vì làm chậm sự bốc thoát hơi nước. Khả năng tăng nhiệt độ tùy màu sắc của màng phủ và cường độ bức xạ mặt trời. Nhiệt độ đất có phủ plastic và không phủ chênh lệch 7oC đối với plastic trong suốt và 5oC đối với plastic đen, sự chênh lệch nhiệt độ giảm dần khi cây giáp tán; nhưng plastic màu bạc có tác dụng ngăn cản sự gia tăng nhiệt độ đất (Toshio, 1991). * Những tác dụng khác của màng phủ: Nói chung là trồng rau phủ liếp bằng plastic cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng không phủ liếp. Dưa hấu, dưa leo, dưa thơm tây, bí đỏ, cà chua, cà phổi, ớt, đậu bắp được cải thiện tính chín sớm, năng suất và phẩm chất trái trong điều kiện trồng có phủ liếp bằng plastic ở Mỹ (Lamond và ctv, 1990). Sự tăng trưởng của cây con và năng suất thương phẩm của dưa hấu, dưa thơm tây, ớt gia tăng đáng kể bởi việc phủ plastic màu xám bạc so với phủ rơm hoặc để mặt đất trần ở Chiang Mai, Thái Lan (Paipool, 1991). Nhờ tăng quang hợp nên năng suất cao tăng gấp 10 lần so với đối chứng, cây cao to hơn 50-60%, lá xanh cứng cáp hơn, cây đầy rẫy sức sống và nhờ ít sâu rầy nên giảm được sự phun thuốc trừ sâu hại (Tôn Thất Trình, 1998). 3.1.2. Hạn chế của màng phủ plastic Trồng rau có phủ liếp bằng màng phủ giá thành cao, tàn dư màng phủ khó phân hủy dẫn đến ô nhiễm môi trường (Trần Văn Hòa và ctv, 2000). Ở nước ta, sử dụng màng phủ plastic là kỹ thuật tương đối mới, người trồng rau cần am hiểu về điều kiện tự nhiên như đất, nước, khí hậu nơi canh tác và nắm vững một số yếu tố kỹ thuật then chốt của loại rau trồng mới đạt hiệu quả cao; riêng ở ĐBSCL, nhiệt độ cao màng phủ không 7 thích hợp đối với các loại rau có thân lá nhỏ, nằm sát mặt liếp, thời gian sinh trưởng ngắn như nhóm rau ăn lá (Trần Thị Ba, 2003). 4. Một số sâu bệnh gây hại chính trên dưa hấu 4.1. Bù lạch (rầy lửa hay bọ trĩ): tên khoa học: Thrips palmi Karny (Thripidae - Thysanoptera). 4.1.1. Phân bố và ký chủ Bù lạch xuất hiện ở nhiều châu lục như Châu Phi (Mauritius, Sudan), Bắc Mỹ (USA), Trung Mỹ, Ca-ri-bê, … đặc biệt là gia tăng mạnh mẽ trên sản phẩm rau cải ở các nước Châu Á (Smith và ctv, 1992). Bù lạch là loài côn trùng thuộc nhóm chích hút, chúng tấn công và gây hại trên 50 loài cây trồng thuộc 20 họ thực vật. Bù lạch gây hại quan trọng trên các cây họ Cà (cà tím, ớt, khoai tây, thuốc lá...); họ Bầu bí (dưa chuột, dưa hấu, bí rợ, ...); họ Đậu (đậu tây, đậu đũa, đậu xanh, đậu tương,...) và các cây khác như: hoa cúc, bông vải, hoa anh thảo, thược dược, phong lan,... 4.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh học Theo CABI (2001) bù lạch có cấu tạo miệng tương tự nhau trong cùng một họ, giống nhau giữa ấu trùng và thành trùng. Phần phụ miệng có cấu tạo không đối xứng với nhiệm vụ đục lỗ và chích hút, mặt khác bù lạch sẽ cạp và nghiền nát thức ăn bằng hàm dưới nhờ vào hai mảnh môi trên và dưới. Theo Lê Thị Sen (1996) miệng có cấu tạo chuyên biệt chức năng chích hút, râu mang các cơ quan cảm nhận hóa chất, có vách mỏng chẻ hoặc đơn. Mỗi xúc biện có từ 4-6 cơ quan cảm giác nhỏ ngoài cùng, có khả năng cảm nhận hóa chất. Ngoài ra còn có các cơ quan khác như thính giác và cơ quan xúc giác. Con cái thường nhỏ hơn con đục và có râu ngắn hơn. Bên cạnh cũng có hiện tượng lưỡng hình giống cái có đoạn râu thứ sáu được nới rộng hơn (CABI, 2001). Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bù lạch, nhiệt độ 15-300C thích hợp nhất. Vòng đời bù lạch kéo dài 70, 57 và 30 ngày, tương ứng ở 150C, 200C và 300C. Trong điều kiện nhiệt độ ấm áp, hoạt động sinh sản của bù lạch diễn ra liên tục (khoảng 15 thế hệ/năm), nhiệt độ lạnh hoạt động sinh sản bị giảm rõ rệt (1-2 thế hệ) (CABI, 2001; McDonald và ctv, 1999). Bù lạch sinh sản đơn tính, không cần giao phối mà vẫn tiếp tục đẻ ra con cái (Lê Thị Sen, 1996). Vòng đời của bù lạch khoảng 30 ngày, trong đó thời điểm trứng khoảng 4-5 ngày, ấu trùng 5-6 ngày, thành trùng sống khoảng 15 ngày, thời điểm nhộng 3 ngày. Ấu trùng có 2 tuổi, màu sắc giống thành trùng nhưng hơi nhạt, sau khi vũ hoá trưởng thành khoảng 2-3 ngày, thành trùng bắt đầu bắt cặp sinh sản (CABI, 2001). 4.1.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại Cả thành trùng và ấu trùng đều chích vào biểu bì lá và hút nhựa, bù lạch thường đẻ trứng trong mô lá, thường sống ở mặt dưới lá và chui vào gần gân để trốn (Gabystoll, 1986 và Lê Thị Sen, 1996). Lá cây bị bù lạch gây hại sẽ có dạng quăn queo, lá non biến dạng và bị cong xuống dưới (Lê Thị Sen, 1996). Bù lạch là côn trùng đa ký chủ phân bố rộng, gia tăng mật số rất nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi nên có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng. Cả ấu trùng và thành trùng đều tấn công gây hại trên tất cả các bộ phận của cây nhất là các bộ phận còn non như lá non, hoa và trái. Các bộ phận bị bù lạch tấn công thường bị biến dạng, lá xoăn, trái có hình dạng bất thường... quan trọng nhất là bù lạch tấn công có thể truyền virus gây bệnh khảm (Smith và ctv, 1992; Lewis, 1997; Young và Zhang, 1998). Theo Kato (2000), 8 thì loài Thrips palmi là tác nhân truyền virus gây bệnh khảm đốm vàng trên dưa hấu và dưa leo. 4.1.4. Biện pháp phòng trị Rất khó phòng trị bù lạch bằng thuốc hóa học do chúng có khả năng kháng thuốc cao. Mặt khác, bù lạch thường trú ẩn trong đỉnh sinh trưởng, mặt dưới các lá non, do đó thuốc trừ sâu khó tiếp xúc. Biện pháp kỹ thuật canh tác, cày ải, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng, diệt cỏ dại trước khi trổ hoa giúp hạn chế một phần thiệt hại do bù lạch gây ra (Dibble, 1994 và Gabystoll, 1986). Theo Jayma và Ronald (1992) cho biết sử dụng màng phủ plastic hạn chế hữu hiệu thiệt hại do bù lạch nhất là thời điểm cây còn nhỏ. 4.2. Rầy mềm: tên khoa học Aphis gossypii Glover (Aphididae - Homoptera). 4.2.1. Phân bố và ký chủ Gồm các cây họ đậu, họ cà độc dược, bầu bí dưa, cam quýt và nhiều loại cây khác (Gabystoll, 1986). 4.2.2. Đặc điểm hình thái và sinh học Thành trùng gồm 2 dạng có và không có cánh. Dạng không cánh cơ thể dài từ 1,5- 1,9 mm và rộng từ 0,6-0,8 mm, toàn thân màu xanh đen, xanh thẩm và có phủ sáp, một ít cá thể có dạng màu vàng xanh. Dạng có cánh cơ thể dài từ 1,2-1,8 mm, rộng từ 0,4- 0,7 mm, đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực trước màu đen, mắt kép to, ống bụng đen (Lê Thị Sen, 1996). Thân mềm, dạng quả lê, chích hút nhiều loại cây, kích thước lớn nhất khoảng 4 mm chiều dài (Gabystoll, 1986). 4.2.3. Tập quán sinh sống và cách gây hại Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá, nhất là đột non, bông, chồi, hút nhựa làm cho các phần nầy bị héo hoặc để lại những vết thâm đen trên lá, và truyền bệnh virus cho cây. Trên dưa, rầy gây hại trầm trọng nếu tấn công các dây chèo hay đỉnh sinh trưởng, nếu tập trung số lượng lớn ở đột sẽ làm cho lá bị quăn queo. Phân thải ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng sự phát triển trái (Lê Thị Sen, 1996) và ảnh hưởng đến quang hợp của cây (Gabystoll, 1986). 4.2.4 Biện pháp phòng trị Nhặt và chôn vùi các phần có rầy gây hại, không nên bón thừa đạm, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc, nên sử dụng thuốc sớm diệt rầy ở thời điểm đầu để hạn chế khả năng truyền bệnh virus. Khi phun thuốc trừ sâu nên chú ý quần thể thiên địch của rầy mềm (Lê Thị Sen, 1996). Nếu sử dụng phân đạm đơn thì phải bổ sung đầy đủ phân hữu cơ (Gabystoll, 1986). 4.3. Rầy phấn trắng Rầy phấn trắng Bemisia tabaci (Aleyrodidae - Hemiptera), thành trùng có màu trắng bóng dài khoảng 1-2 mm, hình dạng bên ngoài giống bướm thuộc bộ cánh vảy. Ấu trùng giống rệp dính, màu trắng trong, phủ lớp sáp, ít bò, thường ở cố định và chích hút cây. Cả thành trùng và ấu trùng sống mặt dưới lá. Khi cây bị rầy phấn trắng, lá bị vàng do bị hút nhựa, cây suy yếu và giảm năng suất. Rầy phấn trắng cũng là vector truyền virus gây hại cây, trong điều kiện nắng nóng và khô, rầy phấn trắng phát triển mạnh (CABI, 2001). Ngoài các biện pháp canh tác cũng như sinh học, có thể sử dụng các loại thuốc Supracide 40 EC, Admire 50 EC, Confidor 100 SL phun đều mặt dưới lá để diệt ấu trùng và thành trùng rầy phấn trắng (Trần Văn Hai và Trần Thị Ba, 1999). 9 4.4. Ruồi đục lòn: tên khoa học Liriomyza trifolii Burgess (Agromyzyidae - Diptera). 4.5.1. Phân bố và ký chủ: gây hại nhiều trên các loại cây trồng như bầu, bí, dưa, cà, ớt, các loại đậu,... (Lê Thị Sen, 1999). 4.4.2. Đặc điểm hình thái và sinh học Thành trùng rất nhỏ dài từ 1,3-1,5 mm, màu đen bóng, nhưng 1 phần cơ thể gồm cả phiến mai trên ngực có màu vàng. Mắt kép có màu đen bóng, cánh trước có chiều dài 1,4 mm, rộng 0,6 mm. Cánh sau thoái hóa còn rất nhỏ màu vàng nhạt. Bụng và chân có nhiều lông, chân màu vàng, đốt chày và đốt bàn màu đen, bàn chân 5 đốt, đốt cuối có 2 móng cong màu đen. Trứng rất nhỏ có màu trắng hồng, tròn đường kính khoảng 0,2 mm. Ấu trùng có chiều dài khoảng 2 mm, màu vàng nhạt khi mới nở sau đó chuyển sang màu vàng đậm. Cơ thể có 10 đốt, miệng d._.n, tỉnh An Giang Mướn đất canh tác Số hộ % Loại phương tiện % Thuê lao động làm mùa % Số vụ trồng dưa/năm % Có mướn 27 45,0 Xịt tay 100,0 Không thuê 61,7 1 vụ 80,0 Không mướn 33 55,0 Xịt máy 0,0 1 lao động 15,0 2 vụ 16,7 Máy bơm 78,3 2 lao động 15,0 3 vụ 3,3 Máy cày, xới 3,3 3 lao động trở lên 8,3 Nền đất canh tác Số hộ % Thời điểm xuống giống % Kiểu liếp Số hộ % Nền lúa 57 95,0 Tháng 1 5,0 Liếp đơn 3 5,0 Nền chuyên rẫy 3 5,0 Tháng 2 16,7 Liếp đôi 14 23,3 Tháng 3 40,0 Liếp bằng 16 26,7 Tháng 4 26,7 Không lên liếp 27 45,0 Tháng 5 5,0 Tháng 6 3,3 Tháng 9 20,0 Tháng 10 3,3 Tháng 11 3,3 Số hộ điều tra: 60 Phụ chương 5: Khoảng cách hàng trên liếp đôi, cách sử dụng vật phủ đất, thực hiện việc ngâm, ủ hạt trước khi trồng và các loại phân bón được sử dụng trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang Khoảng cách hàng (m) Số hộ % Lượng màng phủ (m/ha) Lượng vôi (kg/ha) < 3,5 4 28,6 Nhỏ nhất 3461.5 150 1 3,5 - 4 3 21,4 Lớn nhất 4615.4 1150 4 - 4,5 3 21,4 Trung bình 4026.5 ± 27.828 685.5 ± 341.48 4,5 - 5 4 28,6 Lượng rơm/ ha Số hộ % Tổng 14 100,0 1 8 17,4 Vật liệu phủ đất Số hộ % 1,5 4 8,7 Rơm 46 76,7 2 18 39,1 Màng phủ 10 16,7 2,5 5 10,9 Không phủ 4 6,6 3 11 23,9 Ngâm, ủ hạt giống Loại phân Không ngâm, ủ 10 16,7 Urê 38 63,3 Có ngâm, ủ 50 83,3 DAP 46 76,7 Bón lót KCl 7 11,7 Có bón lót 45 75,0 NPK 16-16-8 4 6,7 Không bón lót 15 25,0 NPK 20-20-15 39 65,0 Tổng 60 100,0 Super lân 14 23,3 Phân chuồng 3 5,0 Số hộ điều tra: 60 Phụ chương 6: Phầm trăm số hộ có thực hiện bón lót, sử dụng phân chuồng, lượng phân bón so với lượng khuyến cáo, cách tưới và biện pháp phòng trừ dịch hại có hiệu quả nhất trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 2 Bón lót Số hộ % Lượng N (kg/ha) Số hộ % Có bón lót 45 75,0 < 151 40 66,7 Không bón lót 15 25,0 151 -192 (KC) 11 18,3 Phân chuồng >192 9 15,0 Có sử dụng 3 5,0 Lượng P2O5 (kg/ ha) Không sử dụng 57 95,0 < 128 40 66,7 Lượng nhỏ nhất (kg) 128,5 128 - 160 (Khuyến cáo) 5 8,3 Lượng lớn nhất (kg) 461,5 >160 15 25,0 Lượng trung bình (kg) 246,7 ± 2,12 Lượng K2O (kg/ ha) Cách tưới Không bón 15 25,0 Tưới thấm 18 30,0 < 94 36 60,0 Tưới phun 40 66,7 94 - 122 (KC) 5 8,3 Không tưới 2 3,3 > 122 4 6,7 Giai đoạn 10 ngày trước thu hoạch Biện pháp phòng trừ dịch hại Còn tưới 50 86,2 Thuốc hóa học 49 81,7 Ngưng tưới 10 13,8 Thời Vụ 7 11,7 Tổng 60 100,0 Màng Phủ 2 3,3 Bón Phân cân đối 2 3,3 3 Phụ chương 7: Các loại thuốc trừ sâu và số hộ sử dụng để tiêu diệt các lọai sâu tương ứng STT Loại thuốc Loại sâu (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 1 Abatimec 1.8 EC, 3.6 EC 5 0 0 3 1 0 0 0 2 Confidor 100 SL 0 0 0 0 0 2 3 1 3 Regent 5 SC, 800 WG 18 3 3 6 2 2 4 1 4 Catodan 4 H, 10 H, 18 SL,… 1 0 0 0 0 0 0 0 5 Padan 4G, 50 SP, 95 SP 6 1 1 2 1 0 0 0 6 Arrivo 5EC, 10 EC, 25 EC 1 1 1 0 0 0 0 0 7 Conphai 10 WP, 15 WP 1 0 0 0 0 0 0 0 8 Cyperan 5 EC, 10 EC, 25 EC 1 0 0 0 0 0 2 0 9 Karate 2.5 EC 1 1 1 2 2 0 0 0 10 Lanate 2 0 0 0 1 0 2 0 11 Andoril 50 EC, 100 EC,… 1 0 0 0 0 2 1 0 12 Trigard 75 WP, 100 SL 1 0 0 0 0 0 0 0 13 Actara 4 1 1 0 2 3 0 0 14 Basudin 10 G, 50 EC 1 0 0 0 0 0 0 0 15 Sát trùng đan 18 SL,… 0 2 2 2 0 0 0 0 16 Peran 10 EC, 50 EC 1 0 0 0 0 1 0 0 17 Match 050 Ec 0 0 0 1 0 2 0 0 18 Bassa 50 Ec 0 0 0 0 0 2 0 0 19 Admire 050 EC 0 0 0 0 0 0 2 0 20 Perkill 10 EC, 50 EC 5 0 0 0 1 1 2 0 21 Supraside 40 EC 0 0 0 0 0 1 0 0 22 Selecron 500 EC 1 0 0 0 0 0 0 0 23 Sec saigon 5 ME, 10 ME 1 1 1 0 0 0 0 0 24 Cyper-alpha 5 ND 1 0 0 0 0 0 0 0 25 Bytyl 10 WP 2 0 0 0 1 2 1 0 26 Afudan 20 SC 0 0 0 0 0 2 0 0 27 Atabron 5 EC 2 0 0 0 1 0 0 0 28 Fastac 5 EC 2 1 1 0 0 0 0 0 29 Motox 2.5 EC, 5 EC 1 0 0 0 0 0 0 0 30 Decis 2.5 EC, 25 tab 1 0 0 0 0 0 0 0 31 Mospha 80 EC 0 0 0 0 0 0 1 0 32 Brightin 1.8 EC 1 0 0 0 1 0 0 0 33 Success 25 EC 0 0 0 0 0 1 0 0 34 Marshal 3 G, 5G, 200 SC 0 0 0 1 0 0 0 0 35 Đầu cọp 5 2 2 4 0 0 0 0 36 Bengan 3 1 1 1 0 0 0 0 * Loại sâu: (1) Sâu xanh, (2) Sâu keo, sâu ăn tạp, (3) Sâu vẽ bùa, (4) Sâu bông, (5) Sâu đục trái, (6) Rầy nhớt, (7) Bọ trĩ, (8) Bọ nhảy. * Sử dụng: 0: không sử dụng. >0: số hộ sử dụng. 1 Phụ chương 8: Các loại thuốc trừ bệnh và số hộ sử dụng để phòng trị đối với các bệnh tương ứng STT Loại thuốc Loại bệnh (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 1 Ridomil MZ 72 WP 15 2 11 1 1 5 5 2 Rovral 750 WG 0 0 0 0 0 0 1 3 Curzate- M8 72 WP 2 4 3 0 1 2 5 4 Zineb 80 WP 5 Daconil 75 WP, 500 SC 1 2 0 0 1 0 2 6 Appencarb super 75 DF, 50 FL 0 0 3 0 0 0 1 7 Anvil 5 SC 0 1 1 0 0 0 1 8 Score 250 EC 0 2 0 0 0 0 0 9 Antracol 75 WP 1 1 0 0 0 0 0 10 Topan 70 WP 1 0 0 0 0 0 0 11 Validacin 3L, 5L 1 0 0 0 0 0 0 12 Nustar 20 DF 1 0 2 0 0 2 1 13 Vicarben 50 BTN, 50 HP 0 0 0 0 0 0 1 14 Coc 85 WP 0 0 0 1 0 0 0 15 Manco 80 WP 0 0 0 0 0 1 0 16 Monceren 250 SC 0 1 1 0 0 0 0 17 Aliette 80 WP, 800 WG 0 1 0 1 1 0 0 18 Topsin M 70WP 2 0 0 0 1 1 0 19 Dithane F - 448 43 SC 0 1 0 0 0 0 1 20 Copper-zinc 85 WP 1 1 0 0 1 0 0 21 Sumi - Eight 12.5 WP 0 0 0 0 0 1 0 22 Bavistin 50 FL 0 0 0 0 1 0 1 * Loại bệnh: (1) Bệnh thán thư, (2) Bệnh cháy lá, (3) Bệnh khoang cổ, (4) Bệnh chạy dây, (5) Bệnh lỡ cổ rễ, (6) Bệnh khảm, (7) Bệnh sương mai. * Sử dụng: 0: Không sử dụng. >0: Số hộ sử dụng. Phụ chương 9: Các mức chi phí đầu tư về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 2 Chi phí (đồng/ ha) Thuốc bảo vệ thực vật Phân bón Nhỏ nhất 500.000 267.462 Lớn nhất 6.745.769 6.638.000 Trung bình 2.676.081 ± 1.481.005 3.571.826 ± 1.341.450 Phụ chương 10: Phần trăm hộ có các mức lợi nhuận khác nhau trong canh tác dưa hấu ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang Lợi nhuận có công nhà (triệu đồng/ ha) Số hộ Tỷ lệ (%) Lỗ 2 3,3 Dưới 5 8 13,3 Từ 5 đến < 10 4 6,7 Từ 10 đến < 15 9 15,0 Từ 15 đến < 20 17 28,3 Từ 20 trở lên 20 33,3 Số hộ điều tra: 60 3 Phụ chương 11: Phân tích chi phí trong sản xuất Dưa Hấu xuân hè 2006 tại xã Vình Thành, Châu Thành, An Giang Đơn vị tính: đồng/ha/vụ TT Loại Lượng Đơn giá Thành tiền IPM_O ND_O IPM_T ND_T 1 Bạc phủ liếp khổ 1,2m 10 cây/3vụ 360.000đ/cây 1.200.000đ + + + + 2 Công làm đất 1 ha 100.000đ/1000m2 1.000.000đ + + + + 3 Giống Tiểu Long 196 30 thẻ(600g) 36.000đ/thẻ 1.080.000đ + + + + 4 Công lao động 150 ngày 30.000đ/ngày 4.500.000đ + + + + 5 Phân bón + NPK 20-20-15-TE + DAP + Ure + Kali 920 kg 30 kg 150 kg 50 kg 267.000đ/50kg 297.000đ/50kg 240.000đ/50kg 100.000đ/50kg 4.912.800đ 178.200đ 720.000đ 100.000đ + + + + 6 Thuốc trừ sâu và bệnh + Regent hai lúa xanh + Valydacin + Basudin 10H + Nấm Trichoderma + Binhtox + Roots 2 + Cuprosate + Abamatic + Regent hai lúa đỏ + HQ + Aivan + Proclaim + Copper zine + Curzate M-8 72wp + Ticarben + Dithan 20 thẻ 1 chay 15 kg 3.150 gram 1 chay 500ml 1chay 350ml 250ml 600ml 200ml 400ml 10bịt 800gram 500ml 2kg 8.300đ/thẻ 21.000đ/chay 68.000đ/5kg 35.000đ/500g 26.000đ/chay 26.000đ/100ml 60.000đ/chay 53.000/100ml 89.000đ/240ml 11.000đ/480ml 20.000đ/100ml 60.000đ/50ml 15.000đ/bịt/250g 30.000đ/200g 58.000đ/1000ml 70.000đ/1kg 166.000đ 21.000đ 204.000đ 225.000đ 26.000đ 130.000đ 60.000đ 286.000đ 93.500đ 13.750đ 40.000đ 480.000đ 150.000đ 120.000đ 29.000đ 140.000đ - - - - - + - - - + - + - - - - + + + - + + + + + + + - + + + + + + + + + + - - - + - + - - - - + + + + + + + + + + + - + + + + 1 + Ridomil 2kg 100.000đ/kg 200.000đ + + - + 7 Chi phi vận chuyển 25000đ/tấn + + + + 8 Bơm tưới 20lít xăng 10.000đ/lít 200.000đ + + + + 9 Tổng chi phí 10 Ngiệm thức Chi phí trước khi thu hoạch Chi phí thu hoạch Tổng chi phí 11 ND_T 15.944.250 694.250 16.638.500 12 ND_O 15.569.250 733.250 16.302.000 13 IPM_T 15.088.750 734.750 15.823.500 14 IPM_O 14.713.750 682.500 15.396.250 Ghi chú: - : Không sử dụng + : Có sử dụng 2 Phụ chương 12: Theo dõi diễn biến tình hình thời tiết An Giang từ tháng 03 đến tháng 05 năm 2006 Từ ngày Đến ngày Nhiệt độ ( 0C) Trung bình Thấp nhất Độ ẩm (%) Lương mưa (mm) Nắng(số giờ nắng) 1/3/2006 10/3/2006 27,3 22,5 80 0 76,9 11/3/2006 20/3/2006 28,0 22,9 80 5,8 68,5 21/3/2006 31/3/2006 28,8 23,7 77 0,1 63 1/4/2006 10/4/2006 28,6 24,3 79 1,6 53,3 11/4/2006 20/4/2006 29,1 23,9 78 54,9 82,7 21/4/2006 30/4/2006 29,2 25,6 79 40,8 66,8 1/5/2006 10/5/2006 29,2 24,9 79 27,5 88,9 11/5/2006 20/5/2006 28,6 24,4 80 34,1 62,6 Ghi chú: số liệu của Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Tỉnh An Giang năm 2006. Phụ chương 13: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên độ Brix của dưa hấu tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006 Source DF SS MS F P ------------------------------------------------------------------------------------------------ Replication 3 5,909 1,970 6,1136 0,0856 Factor A 1 0,007 0,007 0,0224 Error 3 0,966 0,322 Factor B 1 0,055 0,055 0,0442 AB 1 0,319 0,319 0,2557 Error 6 7,490 1,248 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 14,747 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 10,17% Phụ chương 14: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên chiều cao trái của dưa hấu tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS MS F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 0,808 0,269 0,4444 Factor A 1 0,093 0,093 0,1536 Error 3 1,817 0,606 Factor B 1 0,648 0,648 1,3445 0,2903 AB 1 0,518 0,518 1,0755 0,3397 Error 6 2,892 0,482 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 6,776 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 3,72% 1 Phụ chương 15: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên chu vi trái của dưa hấu tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS MS F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 2,136 0,712 0,5546 Factor A 1 1,569 1,569 1,2222 0,3496 Error 3 3,851 1,284 Factor B 1 15,583 15,583 3,0715 0,1302 AB 1 1,723 1,723 0,3396 Error 6 30,440 5,073 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 55,300 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 4,80% Phụ chương 16: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên tăng trưởng lá của dưa hấu ở thời điểm 12 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 0,072 0,024 0,7383 Factor A 1 0,001 0,001 0,0377 Error 3 0,097 0,032 Factor B 1 0,012 0,012 0,2601 AB 1 0,026 0,026 0,5503 Error 6 0,279 0,047 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 0,487 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 7,09% Phụ chương 17: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên tăng trưởng lá của dưa hấu ở thời điểm 16 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 0,659 0,220 5,3000 0,1021 Factor A 1 0,018 0,018 0,4233 Error 3 0,124 0,041 Factor B 1 0,735 0,735 12,6836 0,0119 AB 1 0,000 0,000 0,0053 Error 6 0,348 0,058 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 1,885 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 4,77% 2 Phụ chương 18: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên tăng trưởng lá của dưa hấu ở thời điểm 22 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 1,219 0,406 0,7381 Factor A 1 0,040 0,040 0,0723 Error 3 1,652 0,551 Factor B 1 0,031 0,031 0,0593 AB 1 5,060 5,060 9,7442 0,0205 Error 6 3,116 0,519 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 11,118 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 6,15% Phụ chương 19: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên tăng trưởng lá của dưa hấu ở thời điểm 28 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 14,219 4,740 9,4028 0,0491 Factor A 1 0,576 0,576 1,1429 0,3634 Error 3 1,512 0,504 Factor B 1 0,259 0,259 0,4138 AB 1 0,477 0,477 0,7627 Error 6 3,756 0,626 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 20,800 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 3,94% Phụ chương 20: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên tăng trưởng lá của dưa hấu ở thời điểm 34 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 15,282 5,094 10,0993 0,0446 Factor A 1 3,766 3,766 7,4655 0,0718 Error 3 1,513 0,504 Factor B 1 1,189 1,189 1,8538 0,2222 AB 1 1,715 1,715 2,6731 0,1532 Error 6 3,849 0,641 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 27,314 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 2,70% 3 Phụ chương 21: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên tăng trưởng lá của dưa hấu ở thời điểm 41 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 21,971 7,324 2,9328 0,2002 Factor A 1 5,493 5,493 2,1997 0,2347 Error 3 7,492 2,497 Factor B 1 0,721 0,721 0,3387 AB 1 0,183 0,183 0,0859 Error 6 12,776 2,129 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 48,636 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 3,72% Phụ chương 22: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên tăng trưởng lá của dưa hấu ở thời điểm 55 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 36,247 12,082 5,4614 0,0984 Factor A 1 1,266 1,266 0,5721 Error 3 6,637 2,212 Factor B 1 0,331 0,331 0,0295 AB 1 0,601 0,601 0,0537 Error 6 67,164 11,194 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 112,244 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 7,41% Phụ chương 23: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên tăng trưởng dài dây của dưa hấu ở thời điểm 22 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 233,663 77,888 1,0989 0,4700 Factor A 1 27,638 27,638 0,3899 Error 3 212,632 70,877 Factor B 1 34,306 34,306 1,8144 0,2266 AB 1 62,297 62,297 3,2947 0,1194 Error 6 113,449 18,908 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 683,985 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 7,71% 4 Phụ chương 24: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên tăng trưởng dài dây của dưa hấu ở thời điểm 28 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 1343,807 447,936 4,5226 0,1235 Factor A 1 121,131 121,131 1,2230 0,3495 Error 3 297,133 99,044 Factor B 1 12,734 12,734 0,2282 AB 1 71,725 71,725 1,2851 0,3002 Error 6 334,876 55,813 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 2181,405 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 5,89% Phụ chương 25: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên tăng trưởng dài dây của dưa hấu ở thời điểm 55 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 0,041 0,014 0,2590 Factor A 1 0,064 0,064 1,2289 0,3485 Error 3 0,157 0,052 Factor B 1 0,134 0,134 1,6172 0,2505 AB 1 0,006 0,006 0,0746 Error 6 0,496 0,083 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 0,897 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 8,15% Phụ chương 26: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên trọng lượng trái của dưa hấu tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 0,073 0,024 1,7510 0,3284 Factor A 1 0,041 0,041 2,9465 0,1846 Error 3 0,041 0,014 Factor B 1 0,060 0,060 2,2295 0,1860 AB 1 0,003 0,003 0,1120 Error 6 0,161 0,027 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 0,378 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 7,36% 5 Phụ chương 27: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên trọng lượng dây của dưa hấu tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 0,030 0,010 1,8169 0,3180 Factor A 1 0,002 0,002 0,2954 Error 3 0,016 0,005 Factor B 1 0,060 0,060 4,7781 0,0715 AB 1 0,004 0,004 0,2866 Error 6 0,075 0,013 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 0,186 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 20,71% Phụ chương 28: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu bệnh lên năng suất trái của dưa hấu tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 723,086 241,029 6,0135 0,0874 Factor A 1 352,407 352,407 8,7923 0,0593 Error 3 120,244 40,081 Factor B 1 6,851 6,851 0,0104 AB 1 457,211 457,211 0,6958 Error 6 3942,592 657,099 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 5602,392 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 8.87% Phụ chương 29: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu lên mật số sâu xanh của dưa hấu ở thời điểm 16 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Replication 3 3,321 1,107 3,2851 0,1774 Factor A 1 0,174 0,174 0,5172 Error 3 1,011 0,337 Factor B 1 0,581 0,581 1,0340 0,3485 AB 1 0,191 0,191 0,3404 Error 6 3,374 0,562 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Total 15 8,653 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ CV: 33,60% 6 Phụ chương 30: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu lên mật số sâu xanh của dưa hấu ở thời điểm 22 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 212,706 70,902 6,9095 0,0734 Factor A 1 10,940 10,940 1,0661 0,3778 Error 3 30,785 10,262 Factor B 1 0,322 0,322 0,0834 AB 1 1,183 1,183 0,3064 Error 6 23,162 3,860 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 279,097 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 25,87% Phụ chương 31: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu lên mật số sâu xanh của dưa hấu ở thời điểm 28 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 0,117 0,039 0,3274 Factor A 1 1,082 1,082 9,1120 0,0568 Error 3 0,356 0,119 Factor B 1 0,011 0,011 0,0747 AB 1 0,126 0,126 0,8541 Error 6 0,885 0,148 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 2,577 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 32,08% Phụ chương 32:Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu lên tỷ lệ thiệt hại do sâu xanh lên dưa hấu ở thời điểm 16 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 489,440 163,147 2,7423 0,2147 Factor A 1 647,830 647,830 10,8894 0,0457 Error 3 178,476 59,492 Factor B 1 1,911 1,911 0,0728 AB 1 38,844 38,844 1,4795 0,2695 Error 6 157,532 26,255 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 1514,032 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 19,93% 7 Phụ chương 33: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu lên tỷ lệ thiệt hại do sâu xanh lên dưa hấu ở thời điểm 22 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 740,921 246,974 25,7596 0,0121 Factor A 1 8,266 8,266 0,8621 Error 3 28,763 9,588 Factor B 1 0,774 0,774 0,0357 AB 1 129,618 129,618 5,9739 0,0502 Error 6 130,185 21,698 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 1038,528 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 20,00% Phụ chương 34: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu lên tỷ lệ thiệt hại do sâu xanh lên dưa hấu ở thời điểm 28 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 1,630 0,543 0,8594 Factor A 1 14,232 14,232 22,5178 0,0178 Error 3 1,896 0,632 Factor B 1 0,158 0,158 0,2572 AB 1 0,083 0,083 0,1345 Error 6 3,686 0,614 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 21,684 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 64,74% Phụ chương 35: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu lên tỷ lệ thiệt hại do ruồi đục lòn lên dưa hấu ở thời điểm 22 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 1,037 0,346 9,0659 0,0515 Factor A 1 0,169 0,169 4,4301 0,1260 Error 3 0,114 0,038 Factor B 1 0,080 0,080 1,5503 0,2595 AB 1 0,064 0,064 1,2395 0,3082 Error 6 0,311 0,052 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 1,776 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 28,80% 8 Phụ chương 36: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ sâu lên tỷ lệ thiệt hại do ruồi đục lòn lên dưa hấu ở thời điểm 28 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 0,481 0,160 0,9719 Factor A 1 0,004 0,004 0,0218 Error 3 0,494 0,165 Factor B 1 0,000 0,000 0,0000 AB 1 0,151 0,151 1,3236 0,2937 Error 6 0,686 0,114 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 1,816 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 37,29% Phụ chương 37: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ bệnh lên tỷ lệ thiệt hại do bệnh thán thư lên dưa hấu ở thời điểm 28 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 0,909 0,303 0,0545 Factor A 1 6,325 6,325 1,1370 0,3645 Error 3 16,689 5,563 Factor B 1 0,036 0,036 0,0142 AB 1 1,288 1,288 0,5056 Error 6 15,288 2,548 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 40,536 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 65,42% Phụ chương 38: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ bệnh lên tỷ lệ thiệt hại do bệnh thán thư lên dưa hấu ở thời điểm 34 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 0,840 0,280 0,0503 Factor A 1 14,138 14,138 2,5407 0,2092 Error 3 16,694 5,565 Factor B 1 0,046 0,046 0,0192 AB 1 2,756 2,756 1,1432 0,3261 Error 6 14,463 2,410 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 48,936 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 55,82% 9 Phụ chương 39: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ bệnh lên tỷ lệ thiệt hại do bệnh thán thư lên dưa hấu ở thời điểm 41 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 3,035 1,012 0,2355 Factor A 1 110,723 110,723 25,7784 0,0148 Error 3 12,886 4,295 Factor B 1 0,124 0,124 0,0307 AB 1 1.519 1,519 0,3759 Error 6 24,247 4,041 --------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 152,534 --------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 26,60% Phụ chương 40: Phân tích thống kê ảnh hưởng của các biện pháp phun thuốc trừ bệnh lên tỷ lệ thiệt hại do bệnh thán thư lên dưa hấu ở thời điểm 48 NSKG tại thí nghiệm xã Vĩnh Thành, Châu Thành, An Giang vụ Xuân hè 2006. Source DF SS SM F P ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Replication 3 97,402 32,467 13,4417 0,0303 Factor A 1 1,918 1,918 0,7942 Error 3 7,246 2,415 Factor B 1 1,166 1,166 0,0574 AB 1 1,288 1,288 0,0634 Error 6 121,955 20,326 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Total 15 230,976 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- CV: 23,62% 10 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA7673.pdf
Tài liệu liên quan