Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính của Công ty cổ phần vận tải thuỷ I

LỜI MỞ ĐẦU Tình hình tài chính doanh nghiệp là sự quan tâm không chỉ của chủ doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng như các nhà đầu tư, người cho vay, Nhà nước…. Qua đó họ sẽ thấy được thực trạng thực tế của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh, và tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích họ có thể rút ra được những quyết định đúng đắn liên quan đến doanh nghiệp và tạo điều kiện nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp. Là một sinh viên sắp ra tr

doc54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính của Công ty cổ phần vận tải thuỷ I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường chuẩn bị bước vào môi trường kinh doanh, tôi nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, kết hợp với quá trình thực tập tại công ty cổ phần Vận tải thuỷ I, càng giúp tôi khẳng định rõ điều đó. Được sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên Nguyễn Minh Huệ, nên tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính của Công ty cổ phần vận tải thuỷ I” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Thực hiện đề tài này với mục đích dựa vào tình hình thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hợp lý trong việc quản trị tài chính, để sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Chuyên đề được trình bày thành 3 chương như sau: Chương 1: Lý luận cơ bản về phân tích tài chính công ty cổ phần Chương 2: Thực trạng hoạt động phân tích tài chính tại Công ty cổ phần vận tải thuỷ I Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính của Công ty cổ phần vận tải thuỷ I CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN Tổng quan về công ty cổ phần Ở Việt Nam, kể từ khi chính sách Đổi mới kinh tế ra đời vào năm 1986 cho đến nay đã có rất nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời và đi vào hoạt động. Đặc biệt là việc ban hành Luật doanh nghiệp 2000 đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nhà doanh nghiệp thành lập công ty mới. Các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế gồm: Công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Trong đó loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngaỳ càng phát triển mạnh và có nhiều ưu thế so với các loại hình doanh nghiệp khác. * Xu hướng đăng ký kinh doanh (Nguồn: Tổng cục thống kê) Năm 2000 2001 2002 2005 2007 2000-2007 Tổng số 42.288 51680 62.908 39.959 58.916 265.95 Số CTCP 757 1.595 2.829 8.011 14.733 Cùng với việc số lượng tăng lên nhanh chóng quy mô vốn của các công ty cổ phần mới thành lập cũng có xu hướng mở rộng hơn trước và lớn hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Năm 2007 số vốn đăng ký của các loại hình doanh nghiệp là(đơn vị: nghìn tỷ đồng): Công ty cổ phần 349.011, doanh nghiệp tư nhân 8.191, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 69.147, công ty trách nhiêm hữu hạn một thành viên 64.158. Công ty cổ phần mang những đặc điểm chung của một doanh nghiệp: Là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Ngoài ra nó cũng mang những đặc điểm khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau (gọi là cổ phần). Chủ sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, công ty cổ phần phải có ít nhất 3 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm vvề các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác theo quy định của pháp luật Công ty cổ phần có thể phát hành chứng khoán để huy động vốn. Một mặt do những ưu điểm của công ty cổ phần, mặt khác do chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước gần đây đã giúp loại hình doanh nghiệp này phát triển thuận lợi. Những ưu điểm của công ty cổ phần gồm: Có sự tách biệt giữa người sở hữu và người quản lý Thời gian hoạt động không giới hạn Dễ dàng chuyển nhượng quyền sở hữu Trách nhiệm được giới hạn Dễ huy động vốn trên thị trường tài chính Tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm: Thu nhập của công ty bị đánh thuế hai lần Việc thành lập đòi hỏi nhiều thủ tục Bộ máy quản lý khá cồng kềnh Sơ đồ khái quát về bộ máy quản lý của công ty cổ phần: Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc Giám đốc sản xuất Giám đốc tài chính Giám đốc nhân lực Giám đốc mark-eting Giám đốc NC &PT Bộ phận kế toán Bộ phận kiểm toán nội bộ Cũng từ sơ đồ trên cho thấy quản trị tài chính giữ vai trò trung tâm trong quản trị doanh nghiệp và hoạt động tác nghiệp của bộ máy quản trị tài chính Hoạt động phân tích tài chính của công ty cổ phần Tài chính công ty cổ phần là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của công ty cổ phần để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần và các nhu cầu cho xã hội.. Tài chính công ty cổ phần có 4 mối quan hệ chủ yếu : Quan hệ trong nội bộ công ty cổ phần Quan hệ giữa công ty cổ phần với thị trường tài chính Quan hệ giữa công ty cổ phần với thi trường khác Quan hệ giữa công ty cổ phần với nhà nước Tài chính là mạch máu của công ty, những thông tin tài chính giữ vai trò rất quan trọng, do vậy việc phân tích tài chính là cần thiết để có được những thông tin này. Phân tích tài chính là sử dụng tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép sử lý các thông tin khác vê quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, đánh giá mức độ rủi ro và chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau tiến hành phân tích nhằm các mục đích khác nhau. Mục đích Đối với nhà quản trị: Phân tích tài chính giúp đánh giá hoạt động của công ty tính đến thời điểm hiện tại, xác định điểm mạnh, điểm yếu, lập kế hoạnh cho tương lai của công ty. Đối với nhà đầu tư: Giúp đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. Đối với người cho vay: Giúp nhận biết nhu cầu vay thật sự, khả năng vay, trả nợ của khách hàng, phân tích tài chính để đưa ra quyết định cho vay hay không. 1.2.2 Nội dung Phân tích tài chính bao gồm ba nội dung cơ bản: Phân tích các chỉ số tài chính Trong phân tích tài chính các chỉ số tài chính được chia thành 4 nhóm chính: Các chỉ số về khả năng thanh toán: Để đo lương năng lực của doanh nghiệp trong việc đáp ứng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi chúng đến hạn.. Các chỉ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: Phản ánh mức độ ổn định và tự chủ về tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. - Chỉ số về khả năng hoạt động: đo lường việc doanh nghiệp quản lý các tài sản của mình hiệu quả như thế nào và liệu rằng mức độ hiệu quả đó có tương quan thích hợp với mức độ của các hoạt động được đo lường bởi chỉ số bán. - Chỉ số về khả năng sinh lãi: chỉ ra các hiệu ứng kết hợp của thanh khoản, quản lý tài sản và quản lý nợ với các kết quả hoạt động Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn: là xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ theo số hiệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán bằng công cụ Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn. Nếu các khoản mục bên tài sản tăng và các khoản mục bên nguồn vốn giảm thi điều đó thể hiện việc sử dụng vốn và ngược lại sẽ thể hiện việc tạo nguồn vốn. Đây là phương pháp phân tích trạng thái động tình hình tài chính của doanh nghiệp -Phân tích tình hình tài chính theo dòng tiền: Nhằm xác định sự tăng, giảm của tiền và nguyên nhân của sự tăng, giảm đó, trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ có những biện pháp quản lý ngân quỹ tốt hơn. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian Để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp người ta còn sử dụng các chỉ tiêu tài chính trung gian, những chỉ tiêu này là cơ sở để xác lập rất nhiều hệ số rất có ý nghĩa về hoạt động cơ cấu,… của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó áp các phương pháp phân tích tài chính để đánh giá vị thế của doanh nghiệp. Lãi gộp = doanh thu - giá vốn hàng bán Thu nhập trước KH&L = lãi gộp - chi phí bán hàng, quản lý (không kể KH & L) Thu nhập trước thuế và lãi = thu nhập trước khấu hao và lãi - khấu hao Thu nhập trước thuế = thu nhập trước thuế và lãi - lãi vay Thu nhập sau thuế = thu nhập trước thuế - thuế thu nhập doanh nghiệp Phương pháp phân tích Để đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng sử dụng thông tin tài chính của công ty, ngưòi ta có nhiều phương pháp khác nhau: phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp lien hệ, phương pháp hồi quy tương quan, phương pháp Dupont,…. để có thể tnắm được thực trạng tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu Phương pháp so sánh: So sánh số thực hiện kỳ này và kỳ trước để đánh giá: xu hướng thay đổi tăng trưởng hay tụt lùi; So sánh só thực hiện với số kế hoạch để biết mức độ phấn đấu của doanh nghiệp; So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu trung bình ngành, của doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp tốt hay xấu. So sánh có 3 hình thức: so sánh theo chiều dọc xem xét tỷ trọng từng chỉ tiêu so với tổng thể; so sánh theo chiều ngang nhiều kỳ để thấy sự biến đổi số tương đối và tuyệt đối của các chỉ tiêu qua các kỳ lien tiếp; so sánh xu hưóng để thấy sự tiến triển của các chỉ tiêu so sánh và đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. Phương pháp Dupont: Tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của công ty như thu nhập trên tài sản, thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau, điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp Khái quát các chỉ tiêu phân tích tài chính công ty cổ phần Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán (ngắn hạn): Trong ngắn hạn công ty thường phải bán các tài sản lưu động để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn, cả hai hệ số về khả năng thanh toán sau đây đều được thiết kế để đo lường giá trị tài sản lưu động sẵn có để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn: Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết mức độ các khoản nợ của chủ nợ đựoc trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn các khoản nợ đó. Thông thường một doanh nghiệp cần có đủ tài sản lưu động để bù đắp nợ ngắn hạn. Nói cách khác hệ số thanh toán thường là 1/1, nếu lớn hơn 1/1 sẽ càng bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp sẽ liên tục bán tài sản lấy tiền để trả cho nhà cung cấp, những doanh nghiệp có vòng quay hang tồn kho nhanh và ít khoản phải thu sẽ có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ngay cả khi hệ số này nhỏ hơn 1/1. Trong khi đó các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh chậm thường có hệ số thanh toán ngắn hạn trong khoảng 1.5/1 đến 2/1. Hệ số thanh toán nhanh = (Các khoản phải thu + Tiền mặt) / Nợ ngắn hạn Hệ số này ch biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho. Trong hệ só thanh toán ngắn hạn tất cả các tài sản lưu động được tính đến nhưng trong hệ số thanh toán nhanh không tính đến các tài sản có tính thanh khoản thấp và do đó nó loại bỏ hang tồn kho do tài sản này có tính thanh khoản thấp, khó chuyển thành tiền mặt để chi trả cho nợ ngắn hạn. Hệ số này cần lớn hơn 1/1. Có ba chỉ số thanh toán khác có thể sử dụng để giải thích sự thay đổi trong hệ số thanh toán ngắn hạn và chỉ ssố thanh toán nhanh. Những chỉ số này liên quan đến Nợ phải trả, Nợ phải thu, hàng tồn kho. Sử dụng các chỉ số này để xem xét: + Công ty có kéo dài thời gian thanh toán cho nhà cung cấp không + Công ty có thu nợ nhanh không + Tần suất luân chuyển hang tồn kho như thế nào Ba Chỉ số đó là: Kỳ thanh toán tín dụng thương mại = Nợ thương mại phải trả*365 / Giá vốn hang bán Vì thương mại phải trả lien quan đến giá trị hang mua trả chậm mẫu số của hệ só là chi phí đầu vào Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu * 365 / Doanh thu Kỳ thu tiền bình quân chính là độ dài thời gian bình quân mà doanh nghiệp đợi để nhận tiền sau khi bán hàng. - Vòng quay hang tồn kho trên giá vốn hang bán = Hàng tồn kho * 365 / Giá vốn hang bán Tỷ số về khả năng cân đối vốn Các hệ số này được sử dụng để đo lường mối tương quan giữa nguồn vốn bên trong và bên ngoài của danh nghiệp Hệ số nợ = Tổng số Nợ bên ngoài / Vốn chủ sở hữu Thông thường doanh nghiệp không chỉ vay ngân hang mà còn có tín dụng thương mại hoặc tín dụng khác. Vốn chủ sở hữu gồm Vốn và lợi nhuận giữ lại. Chủ nợ thường ưa thích hệ số này vừa phải vì hệ số này càng thấp khoản nợ càng được bảo đảm trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản.Chủ sở hữu thì ưa thích hệ số này cao vì họ muốn có lợi nhuân tăng nhanh và toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp, nhưng nếu quá cao sẽ dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Các khoản vay ngân hàngvà các khoản vay khác/ Vốn chủ sở hữu Đây là một hệ số quan trọng vì doanh nghiệp phải trả lãi vay ngân hang nếu tỷ lệ này lớn hơn 1/1 thì doanh nghiệp có thể gặp bất lợi đối với đề xuất tín dụng của mình, có thể ngân hang sẽ cân nhắc lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro. Khả năng thanh toán lãi vay hay số lần có thể trả lãi = Lợi nhuận trước thuế / Lãi vay.Cho biết mức đọ lợi nhuận bảo đảm khả năng trả lãi hang năm như thế nào. Hệ số này cang cao càng tốt. Các chỉ số về khả năng hoạt động Các chỉ số náy được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tiền của công ty Vòng quay tiền = Doanh thu / Tiền và Tài sản tương đương bình quân. Chỉ số này cho biết số vòng quay tiền trong năm. Chỉ tiêu này cao chưa đủ kết luận hiệu quả kinh doanh của công ty tôt, mà cần kết hợp phân tích một số chỉ tiêu khác. Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu / Hàng tồn kho Việc sử dụng con số vòng quay hang tồn kho bình quân là cần thiết đặc biệt với doanh nghiệp có tính mùa vụ cao. Chỉ số này cao sẽ tốt cho công ty. - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu / Tài sản cố định ròng Nó đo lường việc công ty sử dụng thiết bị nhà xưởng hiệu quả như thế nào, chỉ số này cao sẽ tốt cho doanh nghiệp, nó cho biết một đồng tài sản cố định ròng tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu / Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đem lại ba nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này càng cao càng tốt. 1.2.4.4. Các chỉ số về khả năng sinh lãi Khả năng sinh lợi đo lường lợi nhuận trong mối tương quan với doanh thu hoặc các yếu tố đầu vào khác. Có bốn chỉ tiêu quan trọng: Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Thu nhập sau thuế / Doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh số lợi nhuận sau thuế trên 100 đồng doanh thu, phản ánh năng lực của doanh nghiệp trong việc tạo ra sản phẩm hay dịch vụ có chi phí thấp hoặc giá bán cao, không trực tiếp đo lượng khả năng sinh lợi do các chỉ số này dựa trên tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh, chứ không dựa trên các tài sản doanh nghiệp đã đầu tư hoặc vốn cổ phần của cổ đông. Doanh nghiệp thương mại thường có hệ số này thấp và doanh nghiệp dịch vụ thường có hệ số này cao. Hệ số đo lường khả năng tạo thu nhập cơ bản = (Thu nhập trước thuế + Lãi vay) / Tổng tài sản. Nố đo lwngf sức mạnh tạo thu nhập cơ bản của tổng tài sản của công ty trước ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản : ROA = Thu nhập ròng / Tổng tài sản Nó đo lường sức mạnh tạo thu nhập của tài sản sau thuế và lãi vay, để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vcốn đầu tư. Chỉ số nay cao là tốt Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thường: ROE = Thu nhập ròng / Vốn chủ sở hữu thường Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu . Tăng mức doan lợi là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của công ty. Nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến chỉ tiêu này. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích tài chính của công ty cổ phần. 1.3.1 Nhân tố chủ quan Ngành nghề kinh doanh Các hệ số thường không hữu ích cho việc phân tích hoạt động của các công ty lớn kinh doanh trong nhiều ngành nghề khác nhau bởi vì các hệ số so sánh là không có ý nghĩa. . Các công ty lớn thường có các bộ phận kinh doanh hoạt động trong các ngành khác nhau, và do đó gây khó khăn cho việc xây dựng một bộ các chỉ số trung bình ngành cho mục đích so sánh. Đối với những công ty này cần phân tích tình hình tài chính theo các lĩnh vực kinh doanh rồi tổng hợp đánh giá tình hình tài chính chung của toàn doanh nghiệp. Việc áp dụng phương pháp so sánh các tỷ số có thể sẽ hữu ích hơn đối với các công ty hoạt động hẹp trong một ngành nhất định Những công ty kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau, các chỉ tiêu tài chinh có ý nghĩa quan trọng khác nhau . ví dụ: Trong khi các chỉ tiêu lien quan đến tài sản cố điịnh, khấu hao rất có ý nghĩa với công ty chuyên sản xuất vì máy móc, nhà xưởng nhiều thì Công ty hoạt đọng trong lĩnh vực thương mai dịch vụ quan tâm nhiều đến nó nhưng họ lai rất chú ý đến các chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân …. đối với những công ty kinh doanh trong những ngành nghề mang tính mùa vụ thường phải chú ý nhiều đến các con số bình quân cả kỳ để sử dụng cho hoạt động phân tích tài chinh ví dụ chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho thường được xác định dựa trê cơ sở hang tồn kho bình quân. Một số số liệu không thể hiện qua việc phân tích tài chính nhưng rát quan trọng đối với việc xác định vị thế tài chính của doanh nghiệp cũng như kế hoạch tài chính, nó cung cấp thông tin bổ sung hữu ích cho hoạt động này: Nhu cầu tương lai về sản phẩm, dịch vụ Chất lượng sản phẩm, dịch vụ Công ty công ty có nên tập trung vào một sản phẩm, dịch vụ duy nhất không. Quy mô của công ty Quy mô công ty ảnh hưởng lớn đến hoạt động phân tích tài chính.. Nếu công ty hoạt động trong một ngành nghề với quy mô lớn chi phí thường cao hơn, thời gian phân tích thừơng lâu hơn, cần nhiều cán bộ phân tích có trình đọ cao hơn, khó thu thập thông tin đầy đủ hơn so với công ty quy mô vừa và nhỏ trong cùng ngành nghề. Những kế hoạch tài chính với những mục tiêu trong tương lai cần phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, ví dụ một doanh nghiệp quy mô nhỏ sau khi phân tích thấy tình hình tài chình rất lạc quan không nên đặt một mưc lợi nhuận kỳ vọng quá cao tất nhiên họ có thể thực hiện kế hoạch tài chính mạo hiểm nhưng có tính toán đến cẩn trọng rủi ro và phù hợp với năng lực, quy mo vốn của công ty mình. Vì hoạt động phân tích tài chinh chưa đưa ra được thong tin: liệu tài sản của doanh nghiệp có đủ để thực hiện kế hoạch twng lai hay không. Nhân tố con người Trình độ, năng lực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ phân tích tài chính từ lãnh đạo cho đến nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động phân tích tài chính -Hoạt động phân tích tài chính cần có kế hoạch, theo trình tự nhất định, vừa phải có tính chiến lược và chiến thuật. - Cán bộ phân tích cần phải có các kỹ năng thu thập các thông tin tài chính khách quan, trung thực, đầy đủ đọc hiểu các thông tin tài chính một cách chính xác, hỏi đúng câu hỏi và tìm các thong tin bổ sung đầy đủ cho bức tranh tài chính tổng thể.Tình trạng tài chính phản ánh trên bảng cân đối tài sản, báo cáo thu nhập và báo cáo dòng tiền mặt có thể sẽ là vô nghĩa nếu cán bộ tín dụng không hiểu các con số này, cần có sự am hiẻu sâu sắc về các phương pháp và nội dung của phân tích tài chính; hợp tác, tác nghiệp với các phòng ban khác đênắm bắt thong tin cập nhật nhanh chong, cung cấp thong tin phù hợp vưa bảo đảm giữ được bí mật cần thiết, vừa cung cấp thông tin một cách hiệu quả cho đối tượng cần thông tin - Tránh tình trạng bóp méo thong tin để tạo án tượng tài chính lannh mạnh.Các công ty có thể sử dụng các kỹ thuật để làm cho các báo cáo tài chính đẹp hơn trong con mắt các cán bộ tín dụng. Hầu hết các công ty đều muốn kết quả hoạt động tốt hơn mức trung bình. Do đó, việc đạt được mức trung bình là chưa đủ và kết quả hoạt động nên được so sánh với các công ty hàng đầu trong ngành. - Khó có thể tổng quát hoá được một tỷ số cụ thể nào đó là tốt hay xấu. Ví dụ, một tỷ số thanh toán hiện thời cao có thể cho thấy công ty có khả năng thanh khoản tốt do công ty có nhiều tiền dư thừa. Tuy nhiên, việc có quá nhiều tiền dư thừa sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của công ty do lượng tiền này thường được để trong các tài khoản ngân hàng không hưởng lãi suất hoặc mức lãi suất rất thấp. Tương tự, một tỷ số thể hiện vòng quay tài sản cố định lớn có thể hàm ý hoặc là công ty đang sử dụng tài sản một cách hiệu quả hoặc là công ty có mức độ vốn hoá thấp và do đó không có khả năng mua đủ tài sản cố định cần thiết - Cán bộ phân tích cần phải có sự am hiểu cặn kẽ về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời nắm bắt được các thong tin tài chính tổng quan của nganh của các doanh nghiệp trong cùng ngành. c ác gi ải ph áp t ài ch ính c ần ph ù h ợp v ới th ực ti ễn vì nhiều hệ số có thể được giải thích theo những cách khác nhau và liệu rằng việc một hệ số cụ thể là tốt hay xấu nên được dựa vào việc phân tích tài chính hoàn chỉnh gắn liền với thực tiễn chứ không phải chỉ dựa trên mức độ của chính hệ số đó tại một tời điểm. - Tài chính công ty nói chung, phân tích tài chính công ty nói riêng chịu ảnh hưởng lớn bởi chất lượng lãnh đạo của công ty tuy nhiên, kết quả phân tích tài chính lại không lại không đưa ra được số liệu đánh giá chất lượng lãnh đạo công ty- nhân tố có ản hưởng rất lớn đến chính sách về tài chính của công ty Cơ chế quản lý tài chính và các biện pháp thực hành kế toán Cơ chế quản lý tài chính và các biện pháp thực hành kế toán có thể bóp méo kết quả phân tích tài chính như quyết định thuê chứ không phải mua thiết bị ví nó ảnh hưởng khác nhau đến chi phí, khấu hao. _ác công ty áp dụng các chính sách ghi nhận chi phí khác nhau và điều này dẫn đến sự khác nhau trong lợi nhuận báo cáo. Một doanh nghiệp có thể đưa ngay vào chi phí một hạng mục đã mang về thu nhập, trong khi doanh nghiệp khác lại vốn hóa cùng một hạng mục như vậy và báo cáo mức lợi nhuận cao hơn. nguyên tắc hạch toán hang tồn kho theo phương pháp nhấpau xuất trước(LIFO) hay phương pháp nhập trước xuất trước(FIFO) hay phương pháp bình quân sẽ lần lượt ảnh hưởng khác nhau đến giá vốn hang bán, lợi nhuận, thu nhập trên cổ phiếu từ đố tác động đến kết quả phân tích tài chính. ột doanh nghiệp sử dụng phương pháp vào trước ra trước (FIFO) sẽ cho thấy mức lợi nhuận cao hơn trong thời kỳ giá tăng so với doanh nghiệp áp dụng phương pháp vào sau ra trước (LIFO).ác doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp khấu hao nhanh nhất được phép trong luật để tính khấu hao vì mục đích thuế nhưng sử dụng khấu hao đường thẳng thường tạo ra chi phí thấp hơn vì mục đích báo cáo cho cổ đông. - Các khoản chi phí bất thường hoặc chi phí một lần có thể có hoặc không được phản ánh trong thu nhập từ hoạt động, phụ thuộc vào các chính sách kế toán. . Cách xử lý các hạng mục thuế có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp Hay các chính sách quản lý tài chính của công ty liên quan đến các khoản phải thu, phải trả, chiết khấu thanh toán, hang tồn kho , tài sản vô hình, tín dụng thương mại, tài sản cố định đều tác động đến hoạt động phân tích tài chính. Ví dụ : Chất lượng khách hàng của công ty bao gồm các khoản phai thu có vấn đề, và các khoản phải thu xấu không được công bố sẽ không được thể hiện sau khi thực hiện phân tích tài chính ; Thời hạn của các khoản thu không bao giờ thu h ồii được và nó được coi là các khoản phải thu “khó đòi” , Các điều khoản thương mại cho phép các ưa đãi về thương mại cũng ảnh hưởng tới chi phí của doanh nghiệp có thể ngay trong kỳ hoặc là sau đó, những điều đó thường do cơ chế quản lý tài chính của công ty tạo nên. những thông tin đó sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả phân tích 1.3.2 Nhân tố khách quan Chính sách pháp luật của nhà nước Các chính sách pháp luật của nhà nước thường xuyên thay đổi để phù hợp với thực tiễn của từng thời kỳ.Công ty khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân thủ quy định của pháp luật, hoạt động phân tích tài chính cũng không phải là ngoại lệ. đặc biệt pháp luật về thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân,….; Pháp luật về quản lý tài chính doanh nghiệp, thị trường chúng khoán, kế toán, kiểm toán nội bộ, đầu tư, tín dụng... Những thông tin về văn bản pháp luật mới cần phải thường xuyên được cập nhật. V í d ụ t ính ch ính xác của vi ệc t ính to án h àng t ồn kho bao g ồm c ả h àng t ồn kho lỗi th ời hi ện nay ch ưa đ ư ợc ph áp lu ật v ề k ế to án quy đ ịnh c ụ th ể c ó th ể l àm sai l ệch k ết qu ả t ính to án. Hay ngân sách nhà nước thâm hụt ( như ở Việt Nam hiện nay) có thể làm lạm phát tăng cao do chính phủ phải in tiền để tài trợ cho các khoản nợ đến hạn sẽ gây ra hiện tượng “chi phí đẩy” làm chi phí của công ty tăng lên bất thường. Mức độ chung của hoạt động kinh tế. Lạm phát tác động vào chi phí: chi phí khấu hao, chi phí hang tồn kho,chi phí vận chuyển vì vậy tác động vàogiá trị các khoản mục trên bảng cân đối kế toán, thu nhập ròng. Vì lý do này việc phân tích tài chính một công ty qua thời gian, hay phân tích so sánh các doanh nghiệp qua các thời kỳ có thể dẫn đến sai lầm. Chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh doanh của của công ty.nếu nền kinh tế có chu kỳ kinh doanh ngắn công ty cũng thừng co chu kỳ kinh doanh ngắn.Những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh ngắn, nhanh thể hiện ở vòng quay hang tồn kho lớn (thậm chí chu ký kinh doanh dài: thời gian cần để sản xuất và bán hang dài) sẽ vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tốt. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh, hợi nhập, có tính cạnh tranh cao, hội nhập hay ngược lạ cũng là cơ sở để công ty đưa ra bức tranh tổng thể, cái nhìn đa chiều về tình hình tài chính của mình đặt trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước, từ đưa ra những nguyên nhân thất bại haythành công trong quá khứ, cũng như định hướng tài chính tương lai Thị trường: Cung, cầu, giá cả của những hang hoá, dịch vụ công ty cung cấp hay của các nhân tố đầu vào của công ty: lao động, công nghệ, nguyên vật liệu,… trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính nó có thể làm tăng hoặc giảm doanh thu, chi phí, lợi nhuận… Thị trường tài chính gồm thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường sơ cấp hay thứ câp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động huy động vôn, quá trình giao dịch chứng khoán, cơ chế hình thành lãi suát, giá chứng khoán, các loại chứng khoán của công ty… Ví dụ về sự biến động lãi suất trên thi trường tiền tệ: Lãi suát các khoản vay trên thị trường tiền tệ thời gian qua ở nươc ta tăng mạnh làm tăng chi phí sẽ trực tiếp tác động đến lợi nhuận của công ty Cổ phiếu hoặc trái phiếu công ty là dạng thức thay thế trong thu hút vốn đầu tư. Vì vậy tăng lãi suất sẽ làm tăng tỷ lệ lợi tức của trái phiếu sang thị trường cổ phiếu kết quả là làm giảm giá cổ phiếu. Một quyết định sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho những dự án dài hạn ngay trước khi lãi suất tăng có thể làm tăng chi phí. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THUỶ I 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần vận tải thuỷ I Công ty cổ phần vận tải thuỷ I là công ty cổ phần nhà nước, hoạt động theo chế độ kế toán về kinh tế, tự chủ về tài chính.. Quá trình hình thành và phát triển của công ty được đánh dấu bởi các mốc thời gian quan trọng sau đây: * Công ty Vận tải Sông Hồng được thành lập theo quy định số 1024/QĐ-TL ngày 05/09/1962. * Từ khi thành lập đến năm 1967 Công ty Vận tải Sông Hồng đổi tên thành Công ty Vận tải 204 * Năm 1983: Xí nghiệp Vận tải đường sông 204 đổi tên thành Công ty Vận tải đường sông 201 và đến tháng 6/1999 đổi tên thành Công ty Vận tải Thuỷ I - là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng Công ty Đường sông miền Bắc - giao thông vận tải * Năm 2005: Theo quy định số 64/2002/NĐ - CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ về việc tiến hành cổ phần hoá, ngày 1/1/2005 Công ty Vận tải Thuỷ I chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần Vận tải Thuỷ I với thương hiệu Watranco No.1.Trụ sở chính: 78 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: (84.4) 9716848 - 8211574 - 9715374.Fax: (84.4) 8214217 Xí nghiệp quốc doanh có một số khuyết tật mà vào năm 1976, nghị quyết của các cuộc Hội nghị lần thứ 20 và 21 của Ban chấp hành Trung ương đã nêu ra và yêu cầu cải tiến như: phân tán, không đồng bộ, mất cân đối trong tổ chức sản xuất, hành chính, bao cấp, quan liêu, kém kỹ thuật, kém trách nhiệm. Nó phục vụ những mục tiêu xã hội và chính trị nhiều hơn là kinh doanh: Làm theo kế hoạch từ trên giao xuống; Những người quản lý được bổ nhiệm theo sự tin tưởng nhiều hơn là tài năng; Cơ cấu tổ chức phát triển theo sự thuận tiện; Mô phỏng cách thức của cơ quan hành chính với quyền hành không được ủy quyền cho ai mà tập trung vào tay giám đốc. Do đó khi chuyển sang nền kinh tế thị trường Công ty Vận tải Thuỷ I chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần Vận tải Thuỷ I. Được quyết định chửên đổi năm 2005 với số vốn của chủ sở hữu ( Vốn đầu tư của nhà nước) là hơn 37,8 tỷ, vào năm cả nước có 39.959 công ty cổ phần được thành lập với tống số vốn đăng ký mới là 8.011 nghìn tỷ, như vây có vị thế khá quan trọng trong nền kinh tế . Công ty mang bản chất của một công ty cổ phần với những ưu điểm và hạn chế đặc trưng vốn có của loại hình doanh nghiệp này; Ngoài ra công ty còn có đặc điểm của một doanh nghiệp nhà nước: Do nhà nước cấp vốn và sở hữu một phần vốn , với các lợi thế : Được sự quan tâm của nhà nước Có điều kiện kế hoach hoá kinh doanh theo định hướng của nhà nước Là nền tảng kinh tế để nhà nước thực hiện các mục tiêu về kinh tế xã hội Là một công ty cổ phần nên Công ty cổ phần vận tải thuỷ I cũng có cơ cấu tổ chức đặc thù, tuy niên nó cũng có đặc điểm riêng phù hợp với nền kinh tế Việt Nam và quy mô vốn, và đặc thù của ngành nghề kinh doanh. Sơ đồ tổ chức dưới đây cho thấy công ty là một doanh nghiệp khá lớn ở Việt Nam không phải doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn nhỏ hơn 10 tỷ đồng và hoặc có số lao động nhỏ hơn 300) nhưng quy mô vốn vẫn còn hạn chế so với thế giới. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Vận tải thuỷ I Hội đồng quản trị Chủ tịch HĐQT Ban kiểm soát Ban Giám đốc (GĐ và các PGĐ) Phòng tổ chức nhân chính Phòng kinh doanh xi măng Phòng kỹ thuật vật tư Phòng kinh doanh vận tải Phòng tài vụ Đội vận tải thuỷ Phòng quản lý phương tiện Các chi nhánh Các XN thành viên CN Hải Phòng CN Quảng Ninh CN Phả Lại CN Việt Trì CN TP HCM Trạm Hoà Bình Trung tâm Cơ khí CN số 2 Công ty CPVT thuỷ I tại H.D. XN Cơ khí thuỷ Mạo Khê CN-XN Khai thác vật tư vận tải và XDCT Cảng Hoà Bình Các đơn vị khác 2.2 Thực trạng hoạt động phân tíc._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7904.doc
Tài liệu liên quan