Hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty Dược phẩm Trung ương 1

Lời mở đầu Tự do hoá thương mại đã kích thích sự phát triển thương mại quốc tế, tạo ra môi trường kinh doanh toàn cầu, làm cho người tiêu dùng ở bất cứ đâu cũng có thể lựa chọn được hàng hóa và dịch vụ theo khả năng và nhu cầu. Các doanh nghiệp ngày nay tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế và phục vụ con người ở mọi nơi trên hành tinh này. Nhưng mặt trái của nó cũng không kém phần nghiệt ngã, kể cả sự lừa đảo. Để giảm thiểu những rủi ro và quản lý được chún

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty Dược phẩm Trung ương 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, đảm bảo độ an toàn cao khoản lợi nhuận mà mình theo đuổi, đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế phải hoàn thiện hơn nữa năng lực kinh doanh, ngoài những năng lực về quản trị, còn phải hoàn thiện các kỹ thuật nghiệp vụ thương mại quốc tế, đặc biệt là hoàn thiện công tác ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. Nó đòi hỏi các nhà kinh doanh phải có đầy đủ những hiểu biết về chính trị, xã hội, luật pháp ở phạm vi toàn cầu. Ngày nay cùng với sự hỗ trợ của khoa học, kỹ thuật đã tạo nhiều thuận lợi hơn cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. Các phương tiện thông tin liên lạc, Internet giúp cho việc giao dich ngoại thương được nhanh chóng hơn. Thế nhưng không vì thế mà vai trò lịch sử của hợp đồng bị lu mờ, nó vẫn là cơ sở pháp lý cho mọi cuộc giao dịch ngoại thương trên thế giới và là công cụ đảm bảo an toàn trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Hoàn thiện hơn nữa việc ký kết và thực hiện hợp đồng là một đòi hỏi mang tính cấp bách và cần thiết đối với các doanh nghiệp ngoại thương của Việt Nam hiện nay. Khi mà trình độ, kinh nghiệm của các cán bộ nghiệp vụ ngoại thương của ta còn yếu kém, số vụ lừa đảo, tranh chấp có liên quan đến hợp đồng mua bán ngoại thương còn phổ biến, gây thiệt hại nhiều cho phía Việt Nam. Đi sâu vào nghiên cứu công tác ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương nhằm giúp cho cán bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu có được một cái nhìn toàn diện hơn trong trình ký kết, thực hiện hợp đồng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ những suy nghĩ đó, cùng với sự giúp đỡ của thầy cô giáo, trong thời gian thực tập tại công ty dược phẩm Trung ương I, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty Dược phẩm Trung ương I,, làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Nội dung luận văn được chia làm ba phần: Phần I: Hợp đồng mua bán ngoại thương - những lý luận cơ bản. Phần II: Thực trạng hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty Dược phẩm Trung ương I. Phần III: Giải pháp và những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty Dược phẩm trung ương I. Trong qúa trình nghiên cứu đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy cô giáo và bạn đọc thông cảm và đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn. Đề tài này được sự giúp đỡ của cô giáo Lê Thị Thuần và các cán bộ, nhân viên công ty Dược phẩm Trung ương I, đặc biệt là phòng xuất nhập khẩu. Phần I : Hợp đồng mua bán ngoại thương những lý luận cơ bản I Khái niệm chung về hợp đồng mua bán ngoại thương Khái niệm Hợp đồng mua bán ngoại thương ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của thương mại quốc tế. Bản chất cuả nó là hợp đồng mua bán nói chung, nhưng được diễn ra trên một phạm vi địa lý rộng lớn Để đưa ra một hợp đồng mua bán ngoại thương trước hết ta cần đưa ra một số khái niệm sau : Mua bán hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng , chuyển quyền sở hữu cho người mua và nhận tiền,người mua có nghiã vụ trả tiền và nhận hàng theo thoả thận của hai bên, cơ sở của việc mua bán hàng hoá đó là hợp đồng mua bán hàng hoá -Khi hợp đồng mua bán hàng hoá diễn ra trong phạm vi quốc gia, các bên tham gia có trụ sở thương mại ở cùng quốc gia và có cùng quốc tịch thì được gọi là hợp đồng mua bán trong nước. -Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, quan hệ mua bán vượt ra ngoài danh giới một quốc gia, nó làm phát sinh hợp đồng mua bán ngoại thương. Vậy hợp đồng mua bán ngoại thương trước hết là một hợp đồng mua bán hàng hoá có nhân tố nước ngoài. Theo công ước Viên1980 thi hợp đồng mua bán ngoại thương còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng mua bán quốc tế là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu ( bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu ( bên mua ). Một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền . Như vậy có thể hiểu hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thống nhất về ý trí giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hoá có nhân tố nước ngoài mà thông qua đó , thiết lập thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên với nhau. Như vậy, một hợp đồng ra đời với nhiều tên gọi như hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài, hợp đồng mua bán ngoại thương hợp đồng mua bán quốt tế hay hợp đồng xuất nhập khẩu. Song dù được gọi theo cách nào thì một hợp đồng sau khi được ký kết hợp pháp sẽ có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Nói cách khác, cá bên phải thực hiện mọi cam kết để thực hiện trong hợp đồng. Nếu bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng thì sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật. Nhà nước sẽ bảo hộ các quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng. Theo nghĩa như vậy, hợp đồng vừa có thể coi như “luật “ đối với các bên tham gia hợp đồng, vừa là cơ sở pháp lý để tổ chức các quan hệ trao đổi hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. 2. Phân loại hợp đồng ngoại thương . Hợp đồng mua bán ngoại thương được phân làm hai loaị là hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu. 2.1 Hợp đồng xuất khẩu . * Loại hợp đồng này có thể là hợp đồng một chiều hoặc hai chiều Hợp đồng một chiều là hợp đồng mà doanh nghiệp ngoại thương chỉ có mua và trả tiền. Hợp đồng hai chiều là hợp đồng mà doanh nghiêp ngoại thương vưà mua, vừa kèm theo bán hàng, hay còn gọi là hợp đồng mua bán đối ứng. * Phânloại: Hợp đồng xuất khẩu trực tiếp doanh nghiệp ngoại thương sẽ trực kết ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài ,tự tổ chức thu gom nguồn hàng để xuất khẩu chịu mọi chi phí và với danh nghĩa của chính mình. Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu : theo hợp đồng này các đơn vị uỷ thác cho đơn vị ngoại thương xuất khẩu hàng hoá nhất định, với danh nghĩa của doanh nghiệp ngoại thương nhưng chi phí là của nhà sản xuất. Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu : doanh nghiệp ngoại thương giao nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các đơn vị nhận gia công nước ngoài, và thoả thuận với họ về sản xuất gia công chế biến thành phẩm theo những yêu cầu như: kỹ thuật, mẫu mã, kích cỡ , chất lượng được quy định trước. Sau khi doanh nghiệp ngoại thương nhận hàng để xuất khẩu thì phải trả tiền cho đơn vị nhận gia công nước ngoài. - Hợp đồng liên kết xuất khẩu: Doanh nghiệp ngoại thương và một doanh nghiệp nước ngoài cùng bỏ vốn cùng các nguồn lực khác , cùng chịu những phí tổn và rủi ro để sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu . 2.2 Hợp đồng nhập khẩu. Được phân làm hai loại sau: - Hợp đồng nhập khẩu trực tiếp : theo hợp đồng này doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đứng ra ký kết hợp đồng nhập khẩu một loại hàng hoá nhất định nào đó , để đáp ứng nhu cầu kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp đó . Mọi chi phí do doanh nghiệp chịu. - Hợp đồng nhập khâủ uỷ thác doanh nghiệp ngoại thương dưới danh nghĩa của mình ký kết hợp đồng nhập khẩu với nhà cung cấp nước ngoài mua một hoặc một số hàng hoá nhất định những hàng hoá này không phải nhập về để sản xuất kinh doanh cho công ty, mà là cho một đơn vị đặt hàng nào khác nhờ nhập khẩu hộ chi phí cho quá trình nhập khẩu này sẽ do bên đặt uỷ thác chịu, đơn vị nhập khẩu chỉ nhận được thù lao gọi là hoa hồng do bên đặt uỷ thác trả. 3.Tính chất ,đặc điểm và nội dung hợp đồng mua bán ngoại thương. 3.1 Tính chất. Khác với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán ngoại thương có tính chất quốc tế. Tuy nhiên, tính chất này lại được luật pháp các nước cũng như các điều ước quốc tế quy định một cách khác nhau . Theo công ước Lahaye 1964 về mua bán quốc tế động sản hữu hình thì hợp đồng ngọai thương được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác, và hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước khác hoặc là việc trao đổi ý trí để ký kết hợp đông giữa các bên được lập ở giữa các nước khác nhau. Như vậy,tính quốc tế của công ước này được thể hiện là : Chủ thể thâm gia ký kết hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau vấn đề quốc tịch của chủ thể không được công ước đề cập và không coi là yếu tố xác định tính quốc tế của hợp đồng . -Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá được di chuyển từ nước này qua nước khác. Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể lập ở các nước khác nhau theo công ước Viên 1980; điều1 quy định “hợp đồng mua bán ngoại thương là các bên ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau”. 4Như vậy công ước Viên đã đơn giản hoá những yếu tố quốc tế của hợp đồng mua bán ngoại thương, ngoại trừ những điểm bất đồng trong luật quốc gia các nước làm giảm bớt các khó khăn trở ngại trong đàm phán ký kết hợp đồng Việc có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau dẫn đến có thể áp dụng nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, nhưng trong trường hợp căn cứ vào quốc tịch thì nếu hai chủ thể có quốc tịch khác nhau lại có trụ sở thương mại trên cùng lãnh thổ một quốc gia thì việc giải thích yếu tố quốc tế này của hợp đồng ngoại thương là bế tắc. Do vậy, quan điểm về tính quốc tế của hợp đồng mua bán ngoại thương trong công ước Viên 1980 mang tính bao quát chung và phù hợp với thực tế hiện nay . Theo quan điểm của Việt nam, điều 80 luật thương mại “ hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân nước ngoài “ . Tại điều 5 khoản 6 cũng quy định : thương nhân được hiểu là các cá nhân ,pháp nhân, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên “ Như vậy để xác định là một hợp đồng mua bán ngoại thương thì chỉ có một quy định là hợp đồng được ký kết với thương nhân nước ngoài . Vấn đề đặt ra là phải xác định thương nhân nước ngoài như thế nào ? theo điều 81 khoản 1 (luật thương mại ):chủ thể nước ngoài là thương nhân và có tư cách pháp lý được xác định theo căn cứ pháp luật mà thương nhân đó mang quốc tịch. 3.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương. Có ba đặc điểm cơ bản của hợp đồng mua bán ngoại thương là: *Về chủ thể: chủ thể của các hợp đồng mua bán ngoại thương là các thương nhân ở các quốc gia có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau .Chủ thể về phía Việt nam của hợp đồng mua bán ngoại thương là các doanh nghiêp có giấy phép kinh doanh do bộ thương mại cấp. *Đối tượng của hợp đồng : hàng hoá đối tượng cuả hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu của chính phủ , nếu hàng hoá thuộc danh mục quản lý bằng hạn ngạch của chính phủ thì phải có phiếu hạn ngạch trừ những mặt hàng bị cấm nhập theo quy định của chính phủ. *Hình thức của hợp đồng: theo luật Việt Nam, hợp đồng mua bán ngoại thương phải được lập bằng văn bản mới có hiệu lực: thư từ, điện tín cũng được coi là văn bản mọi hình thức thoả thuận bằng miệng đều không có giá trị, mọi sửa đổi bổ xung cũng phải được làm bằng văn bản . Đặc điểm (2)có thể có mà cũng có thể không : ví dụ hợp đồng mua bán ký kết giữa một doanh nghiệp trong khu chế xuất với một doanh nghiệp ngoài khu chế xuất, được luật pháp coi là hợp đồng mua bán ngoại thương hàng hoá thộc hợp đồng đó không duy chuyển ra khỏi biên giới quốc gia . Đặc điểm (3) cũng không phải là điểm tất yếu : ví dụ một doanh nghiệp Việt Nam mua hàng hoá của một doanh nghiệp Nhật Bản, tiền hàng thanh toán bằng đồng yên, đồng tiền này là ngoại tệ với Việt Nam nhưng không phải là ngoại tệ đối với Nhật Bản . Vì vậy đặc trưng cơ bản nhất của yếu tố quốc tế ở đây là các bên có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau . 3.3 Nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán ngoại thương . Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá , Hoặc tùy thuộc vào tập quán buôn bán giữa các bên, mà nội dung của hợp đồng có thể khác nhau. Có những hợp đồng đưa ra rất nhiều những điều khoản, điều kiện hết sức chặt chẽ và chi tiết, nhưng có những hợp đồng lại chỉ đưa ra những điều khoản cơ bản nhất và hết sức đơn giản . Nhưng thông thường một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thường gồm hai phần là: những điều trình bầy (representations) và các điều khoản, điều kiện (terms and conditions). Trong những phần trình bầy người ta ghi: số hợp đồng (contract no) địa điểm và ngày tháng ký hợp đồng tên và địa chỉ của các đương sự những định nghĩa dùng trong hợp đồng (5) cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng (đây có thể là hiệp định chính phủ, nghị định thư, chí ít người ta cũng đưa ra sự tự nguyện của hai bên khi tham gia kí kết hợp đồng ) Ví dụ: buyer agrees to buy and the seller agrees to sell the following commodity under the term and conditions stipulated below : * Trong phần các điều khoản và điều kiện của hợp đồng bao gồm ba loại điều khoản: điều khoản thường lệ, điều khoản chủ yếu và điều khoản tuỳ nghi. Điều khoản thường lệ : là những điều khoản mà nội dung của nó đã được ghi trong luật, các bên có thể đưa vào trong hợp đồng hay không nhưng mặc nhiên phải chấp nhận . Điều khoản tuỳ nghi là những điều khoản mà các bên đưa vào hợp đồng, có căn cứ vào sự thoả thuận giữa các bên và trên cở sở khả năng nhu câù của mỗi bên . Điều khoản chủ yếu là những điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng . Đối với hợp đồng mua bán ngoại thương điều khoản này gồm có : I) Điều khoản về tên hàng : Xuất phát từ hợp đồng mua bán có nhân tố nước ngoài, nên tên gọi hàng hoá rất đa dạng, nó tuỳ thuộc vào ngôn ngữ và thói quen. Trong thực tiễn ký kết hợp đồng cần phải đưa vào tên hàng về mô tả hàng hoá như ghi tên thương mại, tên khoa học,và tên thông dụng của hàng hoá sản xuất , kèm theo địa điểm sản xuất, tên hãng sản xuất hoặc kèm theo công dụng của chúng Ví dụ như than Quảng Ninh, ti vi màu Daewoo, thuốc tiffy trị cảm cúm.... II) Điêù khoản về số lượng: Điều khoản về số lượng cần ghi chính xác số lượng hàng hoá , hoặc có thể ghi số lượng hàng hoá kèm dung sai. Do tính chất phức tạp của hệ thống đo lường được áp dụng trong thương mại quốc tế , các bên ký kết cần phải thoả thuận chọn và áp dụng tên những đơn vị phổ biến và dễ hiểu để tránh những hiểu lầm đáng tiếc xẩy ra trong giao dịch của mình . Đối với đơn vị dùng tính số lượng thì tuỳ vào từng loại sản phẩm và tuỳ thuộc vào tập quán khác nhau ,ví dụ đối với sản phẩm đơn vị dùng để tính là viên , vỉ , lọ hộp , chai, mét tấn ... Phương pháp quy định trọng lượng gồm: trọng lượng cả bì ,trọng lượng tịnh , trọng lượng thương mại và trọng lượng lý thuyết . III) Điều khoản về quy cách phẩm chất . Các bên quan hệ của hợp đồng có thể thoả thuận lựa chọn việc xác định quy cách phẩm chất của hàng hoá theo một trong các cách thức sau đây : Mua bán hàng hoá theo phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn ví dụ iso 9000 TCVN ... là cơ sở để xác định hàng hoá chất lượng . Mua bán hàng hoá theo catalogue do đặc thù cuả loại hàng hoá mà các bên có thể trọn cách thức mua bán theo catalog , và catalog này được giữa làm cơ sở để so sánh với chất lượng hàng hoá được giao. Mua bán hàng hoá theo mẫu người bán phải có nghĩa vụ giao hàng cho người mua theo đúng mẫu. Mẫu hàng hoá sẽ là cơ sở để làm đối chứng với hàng hoá được giao , nếu các bên thoả thuận áp dụng cách thức này thì mẫu sẽ phải bảo quản lưu giữ theo nguyên tắc chọn 3 mẫu như nhau cho bên bán, bên mua và bên thứ 3 cất giữ , tất cả các mẫu hàng đó đều phải có xác nhận của các bên, được niêm phong và bảo quản đúng yêu câù kỹ thuật đối với mẫu. IV)Điều khoản giá cả Các bên có thể xác định cụ thể trong hợp đồng giá cả của hàng hoá hoặc quy định cách xác định giá cả . Giá cả trong hợp đồng phải được biểu thị rõ về đơn giá ,tổng giá , đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán, điều khoản bảo lưu về giá cả đề phòng rủi ro tăng gía kể từ khi hợp đồng được xác lập cho đến khi các bên thực hiện hợp đồng. +Về đồng tiền tính giá : giá cả trong buôn bán quốc tế có thể được thể hiện bằng đồng tiền của bên xuất khẩu , nước nhập khẩu hoặc nước thứ 3 . +Mức giá giá cả trong hợp đồng mua bán ngoại thương là giá quốc tế việc xuất khẩu thấp hơn giá quốc tế và nhập khẩu cao hơn giá quốc tế làm tổn hại đến doanh nghiệp và lơi ích quốc gia. Vì vậy trước khi ký kết hợp đồng các bên phải xác định theo các nguyên tắc định giá quốc tế. + Khi giá quốc tế là giá CIF, nhưng hai bên lại mua bán theo giá FOB người ta quy dẫn như sau; FOB= CIF -I - F = CIF -R. CIF (1+ N) - F I; là bảo hiểm F; là cước phí vận tải R; là suất phí bảo hiểm N; là % lãi dự tính + Khi giá quốc tế là giá FOB, quy dẫn về giá CIF như sau; CIF = C +I + R = C +R. CIF. (1+N ) +F CIF - R. CIF (1+N) = C + F CIF = C+F/ (1- R(1+N)) C ; là giá vốn hàng hoá Có 4 phương pháp quy định giá như sau: giá cố định fixed prices ; giá cả được ký kết vào lúc ký kết hợp đồng và không được sửa đổi nếu không có sự thoả thuận khác giá quy định sau ; giá cả không được quy định ngay sau khi ký kết hợp đồng mua bán mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng giá cả được xét lại ( revisabale prices) ; giá đã được xác định trong lúc ký kết hợp đồng, nhưng có thể được xem xét lại nếu sau naỳ vào lúc giao hàng giá cả của hàng hoá đó giao động tới một mức nhất định Giá di động ( sliding scale prices ) ; là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá cả quy định ban đầucó đề cập đến những biến động về chi phisanr xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng V) Điều khoản về thanh toán Đây là điều khoản cơ bản mà bất kỳ hợp đồng mua bán nào cũng đều phải có, nó thường tiêu tốn mất nhiều thời gian công sức của các nhà thương lượng đàm phán và thường gây ra nhưỡng vấn đề về tranh chấp giữa các bên. Trong điều khoản này cần phải nêu được 3 nội dung sau ; * Đồng tiền thanh toán ; có thể là của bên xuất khẩu, bên nhập khẩu, hoặc nước thứ 3 . Đồng tiền thanh toán có thể không trùng với đồng tiền tính giá và lúc đó phải quy định mức tỷ giá thay đổi . ví dụ trong hợp đồng xuất khẩu gaọ cho Nhật Bản giá ghi trong hợp đồng là 2000 yên/ tấn , nhưng trong điều khoản thanh toán hợp đồng lại quy dịnh trả tiền bằng USD, tỷ gía theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt nam vào thời điểm giao hàng . * Thời hạn thanh toán; là thời hạn thoả thuận để trả tiền trước, ngay hoặc sau khi giao hàng * Phương thức trả tiền : xuất phát từ việc bảo vệ quyền lợi của mình, các bên có thể sử dụng một trong các phương thức sau ; phương thức thanh toán nhờ thu ( collection ) phương thức trrả tiền mặt (cash payment ) phương thức chuyển tiền ( ttr , m/t , d/t ) phương thức tín dụng chứng từ VI) Điều khoản về giao hàng Nội dung của điều khoản này bao gồm ; thời hạn giao hàng, thời hạn giao hàng, địa điểm phương thức và những quy định giao hàng. * Thời hạn giao hàng là thời hạn mà bên bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua . Nếu các bên không có thoả thuận gì thì thời hạn này cũng là lúc di chuyển rủi ro và tổn thất ( nếu có) của hàng hoá từ người bán sang người mua. * Điạ điểm gao hàng: Địa điểm này luôn gắn chặt với phương thức chuyên trở hàng hoá và điều kiện cơ sở giao hàng ( được qui định trong Intercoms 90), ví dụ: Trong hợp đồng qui định CIF Hải Phòng, điều này cũng đồng nghĩa với việc giao nhận hàng sẽ diễn ra tại cửa khẩu cảng biển Hải Phòng. * Phương thức giao hàng: Gồm các bước sau Giao hàng sơ bộ: Là bước đầu xem sét, xác định ngay tai địa điểm sản xuất hoặc nơi gửi hàng, sự phù hợp về chất lượng, số lượng hàng hoá so với hợp đồng. Giao nhận về số lượng chất lượng. Giao nhận cuối cùng: Là sự xác nhận rằng người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Có những qui định thường không được đưa vào nội dung của hợp đồng nhưng nó đã trở thành điều khoản thông lệ, buộc các bên phải thực hiện như: Việc thông báo giao hàng, trứơc khi giao hàng, người bán thông báo là hàng đã sẵn sàng để giao hoặc đã đem ra cảng để giao. Người mua thông báo cho người bán những điều cần thiết để gửi hàng hoặc chi tiết của tàu đến nhận hàng. Sau khi giao hàng, người bán vẫn phaỉ tiếp tục thông báo về tình hình hàng đã giao. VII). Điều khoản về bao bì, kí mã hiệu: Điều khoản bao bì bao gồm các vấn đề như: Chất lượng bao bì, phương pháp cung cấp bao bì và giá cả bao bì nhằm bảo đảm cho lộ trình vận chuyển và bảo quản hàng, đồng thời nâng cao tín hấp dẫn cho sản phẩm. Chất luợng bao bì có qui định chung như: Bao bì cho vận tải đường biển, đường không, đường sắt và qui định cụ thể về vật liệu, hình thức, kích thước... Phương pháp cung cấp bao bì phổ biến mhất hiện nay là: Bên bán cung cấp bao bì cùng với việc giao hàng cho bên mua, hoặc bên bán ứng trước bao bì để đóng gói hàng hoá, sau khi nhận hàng bên mua phải trả lại bao bì (áp dụng với bao bì hàng hoá có gía trị ) Quy định về ký mã hiệu hàng hoá đây là điều khoản nhằm tạo điều kiện cho việc giao nhận hàng hoá, bốc dỡ hàng hoá được thuận tiện. VIII) Các điều khoản khác Tuỳ vào tập quán, mối quan hệ và đối tượng mua bán mà các bên có thể thoả thuận đưa thêm vào hợp đồng những điều khoản cần thiết. Đó là những điều khoản có tính chất thành”luật” và các bên có thể tự ngầm định với nhau hay cũng có thể là các điều khoản hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện của các bên đưa vào. Các điều khoản đó có thể là: Điều khoản về bảo hành ( việc đưa các điều khoản này vào thường là trong các hợp đồng mua bán máy móc , thiết bị kỹ thuật ) điều khoản về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng điều khoản về khiếu nại và trọng tài do vi phạm hợp đồng điều khoản về trường hợp miễn trách Điêu kiện có hiệu lực và thời hạn có hiệu lực của hợp đồng 4. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán ngoại thương . Hợp đồng mua bán ngoại thương là một hình thức pháp lý của quan hệ mua bán quốc tế , nó chịu sự điều chỉnh của các nguồn luật thương mại quốc tế như các điều ước về mua bán hàng hoá quốc tế, các tập quán quốc tế vế thương mại và luật quốc gia. 4.1 Điều ước quốc tế Them điều II , pháp lệnh về thự hiện các điều ước quốc tế ngay 24/8/98 thì điều ước quốc tế là thoả thuận bằng văn bản được kí kết giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc nhiều chủ thể khác của luật quốc tế, không thuộc vào tên gọi như hiệp ước, công ước , định ước nghị định thư , công hàm trao đổi ... Vậy, điều ước quốc tế về thương mại là sự thoả thuận bằng văn bản giữa các quốc gia ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm ấn định thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ thương mại quốc tế . Xét về chủ thể kí kết, điều ước quốc tế thương mại có thể phân thành hai loại, điều ước quốc tế song phương và điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh vực mua bán hàng hoá quốc tế , có một số điều ước tiêu biểu như : *Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế: được ký kết ngày 1/1/1980 công ước Viên là kết quả của việc thống nhất hoá luật về mua bán hàng hoá quốc tế của Liên hợp quốc, nhằm loại bỏ những trở ngại do những quy định khác nhau trong hệ thống pháp luật quốc gia về thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng giữa các bên *Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam – EU là hiệp định thương mại chứa đựng nhiều điều khoản liên qua đến xuất sứ hàng hoá, điều khoản liên quan đến hạn ngạch hiệp định này trực tiếp điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may của các doanh nghịêp nước ta với các thương nhân trong khối EU. 4.2 Tập quán thương mại quốc tế . Các tập quán được hình thành lâu đời trong các quan hệ thương mại quốc tế , khi được các chủ thể ký kết hợp đồng mua bán quốc tế chấp nhận sễ trở thành nguồn luật điều chỉnh đối với các hợp đồng giữa các chủ thể kinh tế đó với nhau . Các tập quán thương mại , khi được dẫn chiếu vào hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế , sẽ có hiệu lực bắt buộc áp dụng đối với các chủ thể kí kết . Một tập quán thông dụng trong buôn bán quốc tế được Phòng thương mại và công nghiệp quốc tế soạn thảo và ban hành là Incoterms. Sở dĩ Incoterms được thừa nhận như một nguyên tắc mặc nhiên phải tuân thủ trong thương maị quốc tế, là do nó giúp người bán chào giá trong đó có sự phân bổ rõ ràng về chi phí và rủi ro trong chuyên trở quốc tế giữa người bán và người mua, trách nhiệm bảo hiểm và thủ tục hải quan cũng được nêu trong Incoterms. 4.3 Tiền lệ án về thương mại Các quy tắc pháp luật hình thành từ thực tiễn xét xử của tòa án được gọi là tiền lệ pháp. Tại các nước theo hệ thống luật Anh- Mỹ, các toà án thường sử dụng một số phán quyết cuả các án lệ, đang có xu hướng tăng nên tại các nước có hệ thống luật pháp khác nhau . 4.4 Luật quốc gia : Trong thực tiễn kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương bên cạnh các điều ước quốc tế, tập quán và lệ án, luật quốc gia có vai trò quan trọng và trong nhiều trường hợp là ngồn luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán ngoại thương trong các trường hợp: Khi các bên kí kết hợp đông thoả thuận trong điều khoản luật áp dụng của hợp đồng về việc chọn luật của một bên để điều chỉnh hợp đồng. Khi điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng mua bán ngoại thương được quy định trong các điều ước quốc tế liên quan, luật quốc gia đương nhiên trở thành luật áp dụng cho các hợp đồng đó . Luật quốc gia áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, thông thường là luật của nước bên bán, có thể là luật của nước thứ ba,luật nơi ký kết hợp đồng, luật quốc tịch, luật nơi nghĩa vụ của hợp đồng đựoc thực hiện. Trong quá trình đàm phán hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, điều khoản luật áp dụng thường đựoc ghi một cách rõ ràng trong hợp đồng để trấnh tình trạng khó xác định luật quốc gia điều chỉnh các quan hệ hợp đồng. Việc thoả thuận lựa chọn luật quốc gia áp dụng cho hợp động mua bán ngoại thương là một vấn đề phức tạp, cho nên các chủ thể kí kết hợp đồng không những phải thông thạo luật nước mình mà còn phải tìm hiểu kỹ liật quốc gia mà mình có quan hệ hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của mình tránh được những thiệt thòi do sự thiếu hiểu biết pháp luật gây ra. II. Các buớc tiến hành kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khâủ Dĩ nhiên là không có một khuôn mẫu hay qui trình thống nhất nào cho việc tiến hành và kí kết và thục hiện hợp đồng. Cách làm cỉa mỗi doanh nghiệp lại khác nhau, nó tuỳ thuộc vào khả năng và tầm quan trọng của các công việc đó của doanh nghiệp, cũng không phải vì thế mà chúng ta xem nhẹ, hoặc không xây dựng nên được cho mình các bước công việc cần phải làm để tiến tới kí kết hợp đồng nhập khẩu, và qui trình việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Mặc dù đây chỉ là những công việc và những bước đi mang tính lý thuyết, nhưng nó là cơ sở khoa học để từ đó các doamh nghiệp ngoại thương có đươc cái nhìn tổng thể và lựa chọn cách làm sao có hiêụ quả nhất. Các bước đi để kí kết một hợp đồng nhập khẩu Nghiên cứu tiếp cận thị trường Lập phương án kinh doanh Thương lượng , đàm phán các điều khoản giao dịch Kí kết hợp đồng Nghiên cứu tiếp cận thị trường Chúng ta biết rằng, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa về để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vì thế, nó cần phải có những hiểu biết nhất định về hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh, thị trường trong và ngoài nước. Doanh nghiệp không thể kinh doanh tốt được, nếu như nó không có những hiểu biết cần thiết về những mặt hàng mà nó kinh doanh . Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp thường xuyên nhập khẩu một hoặc một số mặt hàng thì việc nắm vững về hàng hoá không trở thành một vấn đề khó khăn lắm, nhưng đối với những đơn vị kinh doanh lần đầu tiên kinh doanh nhập khẩu một mặt hàng mới hoặc nhập khẩu một mặt hàng có kỹ thuật phức tạp thì việc tìm hiểu về mặt hàng đó là điều tối quan trọng và cần thiết. Đơn vị kinh doanh phải hiểu rõ giá trị công dụng, nắm được những đặc tính của nó và những yêu cầu của thị trường về hàng hoá đó như : quy cách phẩm chất, bao bì, và trang trí bề ngoài ... Để chủ động trong việc giao dịch mua bán, tình nắm vững tình hình sản xuất cuả mặt hàng đó như tình hình thời vụ của nó, khả năng về nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất ...mặt hàng đó hiện đang ở giai đoạn nào trong chu kì sống sản phẩm . Nắm vững được thị trường trong và ngoài nước , các vấn đề cần phải nắm bắt như; điều kiện chính trị luật pháp, thương mại, điều kiện về thương mại và tài chính, điều kiện vận tải cũng như quan hệ cung cầu, cạnh tranh giá cả của những mặt hàng có liên quan ở thị trường nước ngoài . Trên cơ sở giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro trong kinh doanh và tìm kiếm được nguồn cung ứng an toàn, hiệu quả, nghiên cứu thị trường nước ngoài không chỉ bó hẹp ở trong một thị trường mà phải đa dạng hoá thị trường mà ở đó có mặt hàng cần nhập . Mặt khác, qua việc nghiên cứu thị trường nước ngoài giúp chúng ta biết được xu thế ảnh hưởng của thị hiếu và nhu câù tiêu dùng đến thị trường trong nước . Nghiên cứu nhu cầu dung lượng , tập quán thị hiếu, các kênh phân phối , các đối thủ cạnh tranh, sự biến động của giá cả ... Lập phương án kinh doanh . Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình tiếp cận nghiên cứu thị trường, đơn vị kinh doanh nhập khẩu lập phương án kinh doanh . Phương án này là kế hoạch hành động của đơn vị nhằm đạt đến những mục tiêu xác định trong kinh doanh . * Nội dung của việc xây dựng phương án kinh doanh gồm : Đánh giá một cách tổng quát về tình hình thị trưòng,chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh của doanh nghiệp. Lựa chọn mặt hàng, thời cơ và phương thưc kinh doanh. Sự lựa chọn này phải có tính thuyết phục trên cơ sở phân tích những tình hình có liên quan. Đề ra mục tiêu: Những mục tiêu đề ra phải mang tính cụ thể như doanh số bao nhiêu, giá cả bao nhiêu, lợi nhuận thế nào... Từ mục tiêu đặt ra, đặt ra những biện pháp để đạt được mục tiêu đó. Những biện pháp này có thể bao gồm: cải tiến cách làm, cải tiến bao bì, nhãn mác, giảm chi phí nhập khẩu, đẩy mạnh quảng cáo, mở rộng mạng lưới phân phối... Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh Hiệu quả kinh tế được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhau trong đó chủ yếu là: Chỉ tiêu tỉ suất ngoại tệ Chỉ tiêu tỉ suất doanh lợi Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn Tóm lại, nội dung của phương án kinh doanh là trên cơ sở đánh giá tất cả những tiện lợi và khó khăn bên trong và bên ngoài, để từ đó xây dựng mục tiêu để sao cho kế quả đạt được đối với mỗi phương án kinh doanh là cao nhất. 1.3Thương lượng đàm phán các điều khoản giao dịch Sau giai đoạn nghiên cứu, tiếp cận thị trường, lập được phương án kinh doanh khả thi. Để chuẩn bị giao dịch nhập khẩu , các doanh nghiệ._.p sẽ tiến hành tiếp xúc với các nhà cung cấp nước ngoài bằng nhiều biện pháp khác nhau: quảng cáo, thư tín, điện thoại, fax...sự tiếp xúc này là để các bên thuơng lượng với nhau, thống nhất đưa ra các điều kiện giao dịch, Quá trình này bao gồm các bước cơ bản sau: *Hỏi giá ( Inquiry) Người nhập khẩu sẽ tiến hành lập một thư hỏi giá với nội dung như: Tên hàng, quy cách, phẩm chất, só lượng, thời gian giao hàng mong muốn và gửi tới người xuất khẩu đề nghị người xuất khẩu báo cho mình biết giá cả và các điều kiện để mua hàng. Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm của nguời hỏi giá. Người hỏi giá thường hỏi nhiều nơi nhằm nhận được bản chào giá tốt nhất. Đây là bước đi có tính chủ động của đơn vị nhập khẩu để đi tới kí kết hợp đồng. *Phát giá chào hàng(OFFER). Chào hàng là thông điệp mà người xuất khẩu muốn gửi tới nhà xuất khẩu để thể hiện ý chí muốn bán hàng của mình . Chào hàng này cũng có thể là thư hỏi giá của nhà nhập khẩu , cũng có thể là người xuất khẩu chủ động chào hàng cho một hoặc một số nhà nhập khẩu nào đó, nội dung của chào hàng nêu rõ: tên hàng, quy cách phẩm chất, số lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán, bao bì ký mã hiệu ... Chào hàng có hai loại: loại có ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu (gọi là chào hàng cố định), và loại không ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu (gọi là chào hàng tự do ) * Đặt hàng (order ). Bước này diễn ra nếu nhà nhập khẩu đồng ý chấp nhận chào hàng của nhà xuất khẩu , người nhập khẩu sẽ đưa ra một đặt hàng. Đặt hàng chính là đưa ra lời đề nghị ký kết hợp đồng. Trong đặt hàng, người nhập khẩu sẽ nêu cụ thể về hàng hoá định mua và tất cả những nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng. * Hoàn giá (courter offer) Trong trường hợp người nhập khẩu không chấp nhận hoàn toàn chào hàng của nhà xuất khẩu, mà đưa ra một lời đề nghị mới thì đề nghị mới này là trả giá, khi có sự trả giá, chào hàng trước coi như bị huỷ . * Chấp nhận (acceptance) Đây là sự chấp nhận hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của chào hàng mà người xuất khẩu đưa ra, khi đó hợp đồng coi như được thành lập 1.4Kí kết hợp đồng Hai bên mua và bán, sau khi đã thống nhất thoả thuận với nhau về điều kiện giao dịch, có khi ghi lại cẩn thận mọi điều đã thoả thuận gửi cho đối phương. Đó là văn kiện xác nhận, văn kiện do bên xuất khẩu gửi thường gọi là giấy xác nhận bán hàng, do bên nhập khẩu gửi là giấy xác nhận mua hàng. Xác nhận thường được lập thành hai bản, bên lập xác nhận kí trước rồi gửi cho bên kia, bên kia kí xong giữ lại một bản gửi trả lại một bản. Việc xác nhận cũng có thể là một văn bản có xác nhận của hai bên và được gọi là bản hợp đồng . Điều kiện để một bản hợp đồng có tính pháp lí Để một bản hợp đồng kí kết có tính pháp lí nó phải đảm bảo được các yếu tố sau: * Về tư cách chủ thể tham gia kí kết hợp đồng: Chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương là thương nhân hoặc pháp nhân có quốc tịch khác nhau, cho nên khi đàm phán kí kết hợp đồng cần xác định xem người tham gia kí kết hợp đồng có đủ thẩm quyền hay không , người đó nhân danh mình hay đại diện cho người khác. Việc xác định tư cách của bên đương sự tham gia vào quan hệ hợp đồng có giá trị quan trọng ở chỗ nếu bên đương sự đó có năng lực pháp lí và năng lực hành vi thì sau khi kí kết hợp đồng mới có giá trị hiệu lực, và khi có sự vi phạm hợp đồng thì mới đảm bảo được việc khiếu nại và tố tụng. Có những trường hợp, hợp đồng mua bán ngoại thương đựoc kí kết thông qua đại lí, cho nên cần xem xét giấy uỷ nhiệm mà người uỷ nhiệm được cấp có hợp lệ hay không. Mặt khác phải tìm hiểu xem ai là người trực tiếp hưởng quyền lợi và gánh vác nghĩa vụ hợp đồng để sau này có thể khiếu nại và kiện tụng kịp thời đến người đó. * Về điều kiện cơ bản của một hợp đồng mua bán ngoại thương Trong mua bán quốc tế , có những hợp đồng đã được các bên đương sự kí kết,nhưng theoluật pháp của nước này hoặc nước khác, hợp đồng ấy coi như chưa được thành lập vì thiếu những điều khoản căn bản . Điều khoản căn bản của một hợp đồng là những điều khoản bắt buộc phải thoả thuận trong hợp đồng , nếu thiếu một trong những điều khoản đó thì coi như hợp đồng chưa được kí kết. Những điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán ngoại thương chưa được quy định thống nhất trong luật pháp của các nước. Theo pháp luật Việt Nam , điều kiện cơ bản của hợp đồng mua bán ngoai thương bao gồm 6 điều khoản chính : điều khoản về tên hàng . điều khoản về số lượng . điều khoản về quy cách,phẩm chất. điều khoẩn về giá cả điều khoản về giao hàng điều khoản về thanh toán Nhìn chung, thì luật ở nước đều thống nhất ở một điểm là hợp đồng mua bán ngoại thương phải bao gồm các điều kiện cơ bản, nếu thiếu một trong các điều kiện cơ bản đó thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực. * Hình thức hợp đồng mua bán ngoại thương ở các nước khác nhau, quy định khác nhau về hình thức của hợp đồng mua bán ngoại thương. Có nhiều nước quy định hợp đồng mua bán ngoại thương có thể được kí kết bằng hình thức văn bản hay bằng miệng Theo luật Việt Nam, hợp đồng mua bán ngoại thương phải được kí kết bằng văn bản mới có giá trị hiệu lực,hình thức của hợp đồng mua bán ngoại thương có tính chất bắt buộc, không phụ thuộc vào hình thức, vào việc đàm phán trực tiếp giữa các bên có mặt hay bằng thư từ ,vào nơi kí kết hợp đồng , vào luật đem áp dụng cho quan hệ hợp đồng. Do đó hậu quả pháp lí của việc không tuân thủ hình thức văn bản của hợp đồng thể hiện ở chỗ là coi như hợp đồng chưa được kí kết . Thực hiện hợp đồng nhập khẩu Sau khi hợp đông nhập khẩu đã được kí kết , đơn vị kinh doanh xuất nhậpkhẩu với tư cách là một bên kí kết hợp đồng, phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là một chuỗi các công việc phức tạp và mang tính tự nguyện cao, nó đò hỏi người làm công tác này phải đầy đủ kĩ năng nghiệp vụ thương mại quốc tế . Đây cũng là giai đọan phát sinh những mâu thuẫn và các vấn đề cần giải quyết. Việc thực hiện nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời phải đảm bảo được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp . Để thực hiện được hợp đồng nhập khẩu các đơn vị kinh doanh phải tiến hành các công việc sau ,các công việc này được mô hình hoá theo sơ đồ dưới đây : Xin giấy phép Xin giấy phép nhập khẩu Mở L\C (nếu thanh toán bằngL\C ) Thê tàu hoặc lưu cứơc Mua bảo hiểm Làm thủ tục hải quan Nhận hàng từ tầu trở hàng Kiểm tra hàng hoá Giao hàng cho đơn vị đặt hàng Làm thủ tục thanh toán Khiếu nại về hàng hoá bị tổn thất hoặc thiếu hụt (nếu có) * Xin giấy phép nhập khẩu . Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lí nhập khẩu . Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu mỗi nước quy định khác nhau . Theo luật thương mại Việt nam cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu là Bộ thương mại , có hai loại giấy phép nhập khẩu là giấy phép nhập khẩu chuyến và giấy phép nhập khẩu năm giấy phép nhập khẩu chỉ có giá trị cho từng chuyến hàng một. Theo nghị định 89 /cp(15/12/1995) thì 9 trường hợp sau đây phải xin giấy phép nhập khẩu chuyến : hàng xuất nhập khẩu được quản lí bằng hạn ngạch , visa, hàng tiêu dùng nhập khẩu theo kết hoạch chính phủ, máy móc nhập khẩu bằng vốn ngân sách, hàng của doanh nhiệp được thành lập theo luật đầu tư nước ngoài, hàng phục vụ thăm dò, hàng khai thác dầu khí,hàng dự hội trợ, triển lãm, hàng gia công, hàng tạm nhập tái xuất , hàng thiết yếu . * Mở L/C Thời gian mở L/C thường được quy định từ 15-20 ngay trước khi đến thời hạn giao hàng , căn cứ mở L/C là hợp đồng nhập khẩu. Để mở L/C cần có một giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu kèm theo bản sao hợp đồng. * Thuê tầu hoặc lưu cước: Trách nhiệm thuê tầu hoặc lưu cước phụ thuộc vào cơ sở giao hàng của hợp đồng nhập khẩu, nếu hợp đồng nhập khẩu là FOB thì người nhập khẩu phải thuê tầu biển để trở hàng. Nếu điều kiện giao hàng là CIF , C and F thì người nhập khẩu không phải thuê tầu biển để chở hàng. Việc thuê tầu lưu cước này thường được các đơn vị kinh doanh uỷ thác cho một công ty hàng hải thông qua hơp đồng uỷ thác. * Mua bảo hiểm Để bảo đảm phòng ngừa giảm nhẹ những rủi ro, tổn thất có thể xẩy ra trên đường chuyên trở hàng hoá. Đặc biệt là vận tải bằng đường biển các đơn vị kinh doanh nhập khẩu thường tham ra ký kết hợp đồng mua bảo hiểm với một công ty bảo hiểm .Có ba điều kiện chính cần quan tâm khi ký kết hợp đồng bảo hiểm là : + Điều kiện bảo hiểm A : bảo hiểm mọi rủi ro + điều kiện bảo hiểm B : bảo hiểm có tổn thất riêng + Điều kiện bảo hiểm C : bảo hiểm miễn tổn thất riêng * Làm thủ tục hải quan Mọi hàng hoá nhập khẩu khi đi qua cửa khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Đây là một trong những công cụ giúp nhà nước quản lí hoạt động nhập khẩu và ngăn chặn gian lận thương mại. Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước: Khai báo hải quan Xuất trình hàng hoá nhập khẩu Thực hiện các quyết định của hải quan * Nhận hàng nhập khẩu Khi hàng hoá được vận chuyển về đến ga, cảng cơ quan vận tải ở đó có trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá, bảo quản hàng hoá đó trong quá trình, xếp dỡ lưu kho, lưu trữ và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng của các đơn vị kinh doanh đã nhập hàng đó. Do đó đơn vị nhập khẩu phải: Kí kết hợp đồng uỷ thác cho cả cơ quan vận tải ga, cảng về việc giao nhận hàng . Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng từng năm , quý, lịch tầu, cơ cấu mặt hàng, điều kiện bốc dỡ ,vận chyển. Cung cấp các tài liệu n cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá nếu hãng vận tải không giao giấy tờ cho cơ quan vận tải. Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp hàng hoá, bảo quản và vận chuyển hàng nhập khẩu, theo dõi việc giao nhận ,đôn đốc cơ quan vận tải lập những biên bản nếu cần về hàng hoá, và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xẩy ra trong việc giao nhận . *Kiểm tra hàng hoá Mọi hàmg hoá nhập khẩu vào Việt Nam khi đi qua cửa khẩu đều được kiểm tra kĩ càng, mỗi cơ quan chức năng tuỳ theo chức năng của mình, phải tiến hành công việc kiểm tra đó. Việc kiểm tra hàng hoá được tập chung vào những công việc cơ bản như phẩm chất , số lượng trọng lượng bao bì điều kiện an toàn ...tuỳ từng loại hàng hoá khác nhau mà việc kiẻm tra hàng hoá sẽ được tiến hành ở những nội dung khác nhau * Giao hàng cho đơn vị đặt hàng nhập khẩu Thông thường, khi đơn vị kinh doanh nhận uỷ thác nhập khẩu cho một đơn vị kinh doanh nào đó trong nước thì khi hàng hoá về đến ga, cảng đơn vị sẽ tiến hành giao hàng ngay cho đơn vị đặt hàng uỷ thác , khi đó đơn vị phải thông báo dự kiến ngày hàng về đến cảng hoặc ngày toa xe trở hàng vào đến sân ga *Làm thủ tục thanh toán Nếu việc thanh toán được thực hiện bằng L\C ,khi bộ chứng từ từ nước ngoài về đến ngân hàng ngoại thương, đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải tiến hành kiểm tra chứng từ và nếu hợp lệ phải trả tiền cho ngân hàng, có như vậy đơn vị kinh doanh nhập khẩu mới nhận được chứng từ để đi nhận hàng. Ngoài ra việc thanh toán hợp đồng nhập khẩu có thể được thanh toán trước , sau hay cùng với lúc giao nhận hàng và bằng nhiều phương thức thanh toán khác nhau, điện chuyển tiền nhờ thu ... 4. Trách nhiệm của các bên đương sự về việc vi phạm hợp đồng nhập khẩu Thực tế trong quá trình thực hiện hợp đồng, thường xuyên xẩy ra hiện tượng một bên vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia. Muốn quy trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng,phải căn cứ vào những điều kiện nhất định gọi là yếu tố cấu thành trách nhiệm Có bốn yếu tố cấu thành trách nhiệm là: có hành vi vi phạm hợp đồng,thể hiện ở không thực hiện hợp đồng hay thực hiện không tốt hợp đồng có thiệt hại về tài sản: đó là việc giảm xút về tài sản của bên bị vi phạm phải thêm ra để khắc phục hậu quả của việc vi phạm và khoản bị bỏ lỡ mà đáng lẽ ra bên bị vi phạm sẽ thu được nếu như không có sự vi phạm hợp đồng có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại tài sản, việc vi phạm hợp đồng là nguyên nhân, còn thiệt hại tài sản là kết quả trực tiếp của nguyên nhân đó phải là lỗi của bên vi phạm, có nghĩa là vự vi phạm đó trực tiếp mang thiệt hại mà bên vi phạm không thể giải thoát trách nhiệm của mình trong vi phạm đó . * Căn cứ miễn trách do vi phạm hợp đồng Khi có vi phạm hợp đồng, bên vi phạm sẽ được miễn trách nếu chứng minh được họ gặp một trong những căn cứ miễn trách sau : Lỗi của bên kia Lỗi của bên thứ ba Gặp trường hợp bất ngờ Gặp trường hợp bất khả kháng Trong bốn căn cứ trên bất khả kháng là nhân tố hay gặp nhất trong buôn bán quốc tế những thiệt hại do không lường trườc được do không vượt qua được , do xẩy ra bên ngoài và độc lập với các bên. Căn cứ này thường được đưa vào thành một điều khoảncủa hợp đồng. Vì luật pháp các nước qui định khác nhau về bất khả kháng, nên khi kí hợp đồng người ta phải liệt kê một cách cụ thể các trường hợp được coi là bất khả kháng. Các hình thức trách nhiệm- Các chế tài Là những biện pháp cưỡng chế áp dụng bắt buộc đối với các bên vi phạm hợp đồng, nhằm phục hồi lại tài sản ban đầu cho bên bị vi phạm.Các hình thức chế tài cụ thể như sau: (1). Thực hiện thực sự, nghĩa là có sự vi phạm hợp đồng mua bán ngoại thương, bên vi phạm vẫn phải thực hiện đúng , đầy đủ các nghĩa vụ đã được ghi trong hợp đồng (2) Chế tài phạt, là một hình thức trách nhiệm, một loại chế tài được áp dụng phổ biến đối với vi phạm hợp đồng ngoại thương.Khi một bên vi phạm hợp đồng thì phải nộp phạt cho bên kia , tức là phải trả cho bên kia một số tiền nhất định nào đó . Có hai hình thức phạt : + phạt bội ước : là bên vi phạm phải nộp một số tiền nhất định đã được quy định trong hợp đồng, và sau khi nộp phạt thì không thực hiện hợp đồng nữa . + Phạt vạ còn gọi phạt chậm hợp đồng . Phạt vạ thương áp dụng khi -Giao hàng chậm -Giao chậm tài liệu kỹ thuật -Không mở thư tín dụng trong thời hạn quy đình - Không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho người mua về việc giao hàng ... (3) Bồi thường thiệt hại Có hai loại bồi thường thiệt hại : Bồi thường thường thiệt hại có tính chất đền bù, bên vi phạm đền bù lại những thiệt hai mà bên bị vi phạm phải gánh chịu Bồi thường thiệt hại tính theo thời gian , số tiền thiệt hại phải bồi thường được tính tỉ lệ với thời gian vi phạm hợp đồng (4)Huỷ bỏ hợp đồng Chế tài này đuợc coi là nặng nhất đối với người bị vi phạm. Điều kiện để áp dụng chế tài này không giống nhau ở các nước. Công uơc Viên 1980 quy định: Huỷ hợp đồng chỉ được áp dụng khi không giao hàng,hoặc không trả tiền trong thời gian đã gia hạn thêm , hay khi vi phạm một cách căn bản hợp đồng đã ký kết. Để cho việc huỷ hợp đồng có hiệu lực thì bên bên bị vi phạm phải sẵn sàng làm mọi nghĩa vụ của mình và thông báo cho phía bên kia biết quyết định huỷ hợp đồng của mình. Trong trường hợp đã nhận hàng thì các bên phải tự thương lượng giả quyết với nhau hoặc nhờ trọng tài giải quyết * Giải quyết tranh chấp trong buôn bán quốc . Giải quyết tranh chấp là việc điều chỉnh những bất đồng xung đột dựa trên những căn cứ cụ thể, và việc sử dụng những phương thức khác nhau để hoà giả do các bên lựa trọn Các bên và đại diện pháp lí của họ khi đàm phán để kí kết hợp đồng phải chú ý lường trước những tranh chấp có thể xẩy ra để lựa chọn điều khoản về việc giải quyết các tranh chấp đưa vào hợp đồng . Các phương thức giải quyết những tranh chấp : Việc giải quyết các tranh chấp là nhằn đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên , và phụ thuộc vào một số vấn đề như : mục tiêu cần đạt được bản chất của tranh chấp, mối quan hệ giữa các bên, chi phí và thời gian giải quết các tranh chấp , và đặc biệt là đảm mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa các bên thông thường có những phương thức giải quyết sau: Thương lượng trực tiếp Trong đại đa số các trường hợp khi bắt đầu phát sinh những tranh chấp , các bên nhanh chóng và tự ngyện liên hệ gặp gỡ nhau để thương lượng nhằm tháo gỡ những bất đồng và gìn giữ mối làm ăn tốt đẹp giữa họ . Nếu việc thương lượng thành công thì các bên phải tuân thủ thực hiện , còn nếu không thi phải nhờ đến trọng tài giải quyết Hoà giải các tranh chấp Đây là phương thức nhiều nhà kinh doanh nghiên cứu sử dụng, cũng được luật pháp của nhiều nước đề cập tới. Việc giải quyết được dựu trên một số các nguyên tắc như : sự tự nguyện của các bên sự khách quan công bằng , hợp lí, sự tôn trọng các tập quán thương mại quốc tế đảm bảo bí mật (3)Thủ tục trọng tài Đây là phương thức giải quyết những tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn . Trọng tầi sau khi ngân cứu kỹ hồ sơ sẽ đưa ra những quyết định có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp.phán quyết này được luật pháp quốc gia cũng như quốc tế công nhận cho dù nó là kết qủa sự lựa chọn có tính chất riêng tư, hay do một hội đồng trọng tài ban hành. Nếu bên nào không thực hiện phán quyết này thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo đúng trình tự pháp luật Do được lập với các điều khoản khác , nên ngay khi các điều kiện đã kết thúc và vô điều kiện thì cũng không làm điều kiện trọng tài vô hình một cách tương ứng (5) Thủ tục tư pháp toà án Việc giải quyết tranh chấp theo phương thức này được thực hiện tại chính toà án của một nước nào đó. Do tố tụng ở từng nước là khác nhau, nhưng lại mang một số nét chung đã tạo nên ưu nhược điểm của phương thức này.Tuy nhiên, vấn đè phức tạp là cần xác định được toà án cần chọn, hiệu lực thi hành án ở các nước có liên quan, tính khách quan của toà án đối với phía nước ngoài tham ra tố tụng thời gian và chi phí tố tụng. Nếu các bên không thoả thuận được về luật giải quyết tranh chấp thì thẩm phán sẽ áp dụng các nguyên tắc xung đột pháp luật để xác định luật áp dụng cho hợp đồng. Việc giải quyết theo thủ tục toà án là mang tính quyền lực nhà nước bản án được cưỡng chế thi hành và có tính dứt điểm * Giám sát và điều hành hợp đồng nhập khẩu Giám sát là hoạt động nhằm đảm bảo các nghĩa vụ của các bên tham ra hợp đồng mua bán ngoại thương thi hành theo đúng cam kết trong hơp đồng mỗi bên được thực hiện đúng, thì điều hành hợp đồng lại là công việc hoàn toàn khác, hoạt đông này diễn ra khi thực tế có vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mà những vấn đề này không được tính trước vào lúc xây dựng hợp đồng, và lúc này nó đòi hỏi cần phải có sự thay đổi các quy định và các điều khoản của hợp đồng Giám sát hợp đồng Một hợp đồng thường quy định hoặc ngầm định một loạt các nghĩa vụ và bổn phận cả đối vơi nước người xuất khẩu và người nhập khẩu, những ràng buộc này kéo theo một loạt các hoạt động và công việc mà cả hai bên sẽ cam kết thực hiện. Thực hiện thành công một hợp đồng chủ yếu phụ thuộc vào vấn đề các nghĩa vụ của mỗi bên có được thi hành trôi chẩy trong một thời hạn đã được quy định không . Hoạt động giám sát hợp đồng đề cập đến những công việc mà người mua phải thực hiện để đảm bảo rằng anh ta có thực hiện các nghĩa vụ của mình và cần biết rõ liệu người xuất khẩu có đang thực hiện nghĩa vụ của mình như đã quy định hay ngầm định trong hợp đồng hay không. Các nghĩa vụ riêng của mỗi bên này còn phải được nhà nhập khẩu và nhà cung cấp thực hiện ở những thời điểm khác nhau trong giai đoạn thực thi hợp đồng. Nếu nhà nhập khẩu không thiết lập một hệ thống nhắc nhở anh ta về các nghĩa vụ của hợp đồng tại thời điểm thích hợp , thì thường có thể xẩy ra chyện anh ta hoặc là sẽ quên tất cả các nghĩa vụ đó, hoặc thực hiện muộn các nghĩa vụ cần làm. Đối với người nhập khẩu một điều cũng không kém phần quan trọng là anh ta phải được thông tin tốt về việc nhà cung cấp có đang thi hành những nghĩa vụ của mình một cách phù hợp với thời gian biểu của hợp đồng hsy không . Vậy, có thể định nghĩa “giám sát hợp đồng như là một hệ thống báo động sớm, cảnh tỉnh về các công việc mà chính người nhập khẩu phải làm, cũng như các công việc mà nhà xuất khẩu phải làm để đảm bảo cả hai bên tránh được chậm chễ hoặc sai sót trong quá trình thực hiện hợp đồng. * Các phương pháp giám sát +Các phương pháp thủ công: không hề có một phương pháp thủ công cụ thể nào được thiết lập riêng biệt cho việc giám sát hợp đồng những phương pháp đã dùng trong việc quản lý hồ sơ hoặc các hoạt động lập sơ đồ và kế hoạch trong quản lí kinh doanh được cải biên để sử dụng trong lĩnh vực này. Các phương pháp này nói chung đều liên quan đến thiết lập thời gian biểu của các sự kiên và công việc rôì sau đó mới là sử dụng các thẻ ghi hoặc là dấu hiệu nhằm báo hiệu khi nào thì có một công việc cần làm Ba biến thái chủ yếu của các hệ thống này là - Hồ sơ theo dõi hợp đồng - Phiếu theo dõi hợp đồng - Phiếu ghi chỉ số hợp đồng + Các phương pháp sử dụng máy điện toán Cách tiếp cận cơ sở để quan sát hợp đồmg bằng hệ thống có máy vi tính về căn bản là giống như cách tiếp cận đã mô tả đối với các phương pháp thủ công, ưu điểm chính của hệ thống dùng máy tính là sự dễ dàng trong tổ chức và truy nhập thông tin về quá trình giám sát hợp đồng và trong việc điều hành các công việc giám sát, cũng như việc liên hệ với các bộ phận khác trong cơ quan nhập khẩu, vớ các nhà cung cấp, các đại lý vận tải, công ty bảo hiểm, người chuyển tiếp hàng hoá ... (2)Điều hành hợp đồng Khi người mua và người bán đều thực hiện trung thành các nghĩa vụ hợp đồng thì thông thường các kết qủa là hợp đồng sẽ được thực hiện một cách thoả đáng đối với cả hai bên. Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề nẩy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, mà không được tính trước vào lúc xây dựng hợp đồng. Vì thế công việc thực hiện thường đòi hỏi có một số sửau đổi về các quy định và các điều kiện của hợp đồng. Một số trong các sửa đổi cần thiết đó là có tính chất thứ yếu, một số khác lại có thể rất quan trọng. Tuy vậy, điều đó có nghĩa là có sự đi lệch khỏi hợp đồng và do đó nói chung phải đàm phán lại . Chẳng hạn, một nguyên liệu cần dùng cho một quá trình sản xuất lại không tìm được. Vì thế mà nhà cung cấp không thể trung thành với các mô tả kĩ thuật của sản phẩm như đã ghi trong hợp đồng. Anh ta sẽ yêu cầu người mua sẽ đồng ý hoặc phê chuẩn thay đổi về các chi tiết kĩ thuật. Do vậy, dẫn đến cần có một quyết định quan trọng về phía người mua III. Các vấn đề hay phát sinh trong quá trình kí kết và thực hiện hợp đồng Cách hiểu các điều khoản và điều kiện Các điều khoản và điều kiện của một hợp đồng là nhằm phát triển các quyền và các nghĩa vụ của nhà nhập khẩu và nhà cung cấp nước ngoài. Sự cẩn trọng trong soạn thảo những điều khoản đó và đưa chúng vào hợp đồng quyết định sự trôi chẩy của việc thực hiện hợp đồng. Tuy vậy, dù có sự cẩn thận đến mấy cũng không thể loại trừ sự thiếu hiểu biết của nhà cung cấp nước ngoài và /hoặc người mua về phạm vi thực tế của các điều khoản hợp đồng. Điều này chủ yếu là do bất đồng ngôn ngữ, tập quán địa phương thực tiễn và thói quen nghề nghiệp, sự khác biệt trong luật thương mại của từng nước ... Sự cần thiết phải giải thích một cách chuẩn xác các quyền và nghĩa vụ của nhà nhập khẩu hoặc của nhà cung cấp nước ngoài là điều hiển nhiên, đặc biệt là những nghĩa vụ ngầm định . Thực hiện sai lệch so với những điều khoản trong hợp đồng . Vấn đề này chiếm tới hơn 90% trong tổng số các vụ tranh cãi có liên quan đến hợp đồng . Việc vi phạm các điều khoản của hợp đồng xẩy ra một cách thường xuyên mặc dù mức độ sai lệch là khác nhau. Việc thực hiện sai lệch này tập chung vào một số nội dung của những điều khoản như : số lượng, phẩm chất, lịch giao hàng, thời gian thanh toán. Phần 2: Thực trạng việc kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty Dược phẩm Trung ương I Quá trình hình thành và phát triển của Công ty công ty dược phẩm trung ương I (tên giao dịch cpcI) km6- đường giải phóng- thanh xuân- hà nội 1. Lịch sử hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ của Công ty: Ngay sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, cùng với các ngành nghề kinh tế khác, để phục vụ cho sự nghiệp hàn gắn vết thương chiến tranh, bảo vệ và xây dựng miền Bắc XHCN làm hậu thuẫn đắc lực chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Ngành kinh tế Dược cũng được hình thành và phát triển từ năm 1954 đến nay, tiền thân của Công ty Dược phẩm TWI trực thuộc Bộ Nội thương, cho tới năm 1971 mới chính thức thành lập với tên Công ty Dược phẩm TW trực thuộc Bộ Y tế. Sau năm 1975 do nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân phát triển và mở rộng, nhất là ở các tỉnh miền Nam vừa giải phóng. Tổng Công ty Dược Việt nam trực thuộc Bộ Y tế đã được thành lập, để phân biệt trụ sở chính của các Công ty và Xí nghiệp thành viên. Theo sự chỉ đạo của Nhà nước các đơn vị trực thuộc ở phía Bắc đều thêm số 1 vào sau tên đơn vị, các đơn vị ở Thành phố Hồ Chí Minh thêm số 2 và một số đơn vị trực thuộc ở miền Trung( Đà nẵng) thêm số 3. Từ đó Công ty Dược phẩm TWI được hình thành và tiếp tục các chức năng nhiệm vụ đã được giao. Cho đến ngày 22/4/1993 Bộ Y tế có quyết định số 408/BYT-QQĐ theo Nghị định 388HĐBT ngày 9/4/1993 của Văn phòng Chính phủ về việc đồng ý cho phép thành lập lại các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Y tế. Công ty Dược phẩm TWI chính thức được tái lập cho đến ngày hôm nay. Quá trình phát triển của Công ty được tóm tắt như sau: Tiền thân của nó là một kho thuốc của Nhà nước do Bộ Y tế quản lý nhằm dự trữ, bảo quản, cấp phát, phân phối theo lệnh của Cơ quan chủ quản. Nguồn thuốc ban đầu chủ yếu bằng nguồn viện trợ từ các nước Liên xô và Đông âu cũ hàng năm tổng trị giá tương đương từ 1 đến 3 triệu USD mỗi năm. Thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là đông y và cao đơn hoàn tán, thuốc tân dược có làm nhưng cũng rất ít vì nước ta không có ngành sản xuất nguyên liệu làm thuốc như các nước tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên do nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, do nhu cầu phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở cả hai miền Nam bắc, đặc biệt là chi viện cho miền Nam, Công ty Dược phẩm TWI đã có một bước phát triển nhanh hơn vì trong giai đoạn này cả miền Bắc chỉ tập trung vào một Tổng Kho của Trung ương là Công ty Dược phẩm TWI. Từ đây thuốc được phân phối cho các tỉnh thành, các Bệnh viện đa khoa đầu ngành, hỗ trợ cho Quân y, chi viện cho chiến trường miền Nam, Lào và Campuchia. Tất cả đều theo mệnh lệnh và kế hoạch của Bộ Y tế từ số lượng, chủng loại thuốc, giá cả và phương thức giao nhận, vận chuyển... Nói tóm lại đặc trưng cơ bản cho thời kỳ này là phục vụ không mang tính kinh doanh. Chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường từ khi có quyết định thành lập lại doanh nghiệp và được Nhà nước cấp giấy phép cho xuất nhập khẩu trực tiếp ngày 5/11/1993 số 1.19.1.013/GP, Công ty Dược phẩm TWI mới thực sự chuyển sang hạch toán kinh doanh độc lập theo đúng nghĩa của nó, tức là tự chịu trách nhiệm bảo toàn vốn, kinh doanh có lãi, nộp đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và đảm bảo thu nhập thực tế cho người lao động theo các chế độ chính sách hiện hành kết hợp phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân theo định hướng của Bộ Y tế trực tiếp chỉ đạo. Nói chung mức tăng trưởng hàng năm tương đối đều đặn từ 5 đến 20% trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như doanh số bán ra, nộp Ngân sách, lãi thực hiện và thu nhập của người lao động... Về chức năng nhiệm vụ chủ yếu từ trước đến nay của Công ty vẫn là lưu thông phân phối và kinh doanh thuốc và các loại nguyên liệu làm thuốc, gần đây nhất được bổ xung thêm chức năng kinh doanh: Hoá chất xét nghiệm, dụng cụ y tế và vệ sinh cũng như các loại Mỹ phẩm theo các quy chế, chế độ hiện hành đã được Nhà nước và Bộ Y tế ban hành. Ngoài các chức năng mang tính kinh doanh cho đến nay Công ty Dược phẩm TWI vẫn được Nhà nước giao thêm nhiệm vụ dự trữ thuốc quốc gia, thuốc phòng chống dịch bệnh, bão lụt, thuốc cho các chương trình kế hoạch hoá gia đình... Thực tế trong các năm qua Công ty Dược phẩm TWI vẫn làm tốt chức năng cung ứng thuốc cho 31 tỉnh thành từ Trị thiên Huế trở ra đặc biệt là các tỉnh miền núi Tây bắc, Việt bắc. Hợp đồng cung ứng thường xuyên với 32 bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của TW, Hà nội và một số tỉnh xung quanh Hà nội. Và cung ứng nguyên liệu cho các xí nghiệp sản xuất trong nước chủ yếu ở phía Bắc và một phần ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu tổng quát hàng năm Công ty cung ứng 70% doanh số bán ra của Công ty cho các doanh nghiệp quốc doanh và 30% cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc thuộc các thành phần kinh tế khác. Công ty thường xuyên quan hệ với nhiều Công ty của 20 nước trên thế giới được Bộ Y tế cho phép bán thuốc vào Việt nam với tổng kim ngạnh trung bình từ 15 đến 20 triệu USD hàng năm với gần 1000 loại hàng hoá nằm trong danh mục thuốc thiết yếu cho nhu cầu điều trị bệnh của nhân dân đã được Bộ Y tế đưa ra theo quy chuẩn hướng dẫn chung của tổ chức Y tế thế giới. 2. Cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý của Công ty: Công ty Dược phẩm TWI (CPC1) là doanh nghiệp loại 1 được thành lập theo NĐ388 của Chính phủ và QĐ408/BYTQĐ của Bộ Y tế, mô hình quản lý theo hình thức hạch toán độc lập đồng thời là thành viên của Tổng công ty Dược Việt nam( Tổng Công ty 90). Toàn bộ hoạt động của Công ty được quản lý thống nhất tập trung, hạch toán kế toán, hạch toán kinh doanh xuất nhập khẩu, mua bán nội địa được quản lý thông qua các hợp đồng kinh tế theo đúng chế độ hiện hành dưới sự kiểm tra, giám sát của các ngành chức năng của Nhà nước và trực tiếp là Bộ Y tế. Đặc trưng về cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý hiện tại của Công ty nhằm đáp ứng các mục tiêu chủ yếu sau đây: - Tập trung làm tốt khâu nhập khẩu hàng hoá kết hợp nguồn nhập từ nội địa tạo quỹ hàng hoá để thoả mãn từng bước nhu cầu thuốc chữa bệnh của nhân dân. - Tổ chức tốt màng lưới bán ra thông qua các hệ thống cửa hàng, chi nhánh, phòng Kế hoạch nghiệp vụ bằng các biện pháp tăng cường tiếp thị phân tích nhu cầu, thị trường, mô hình bệnh tật từng khu vực, từng địa phương, từng mùa khác nhau để kịp thời nắm bắt thị trường đảm bảo kinh doanh có lãi hợp lý. - Tổ chức tốt việc tồn trữ, bảo quản thuốc trong kho để đảm bảo chất lượng thuốc thật tốt, cung ứng thuốc kịp thời, đúng chủng loại, an toàn, hợp lý cho người bệnh. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước ( thuế, lãi,,,). - Chăm sóc ngày càng tốt hơn nữa đời sống cho người lao động trên cơ sở năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng khâu công việc. Tất cả những nội dung cụ thể trên đây được thể hiện một phần trên sơ đồ bộ máy tổ chức và mô hình quản lý hiện nay của Công t._.thật chí cốt với công ty, đồng thời chậm phát triển khách hàng mới, do vậy mặt hàng của công ty phong phú và đa dạng, đặc biệt là chưa xây dựng được những mặt hàng độc quyền, chiến lược tạo lợi thế trong kinh doanh, nói chung việc nắm bắt thông tin thị trường Quốc tế và quốc nội còn yếu so với qui mô kinh doanh của công ty. Phần III Giải pháp và những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty Dược phẩm trung ương I I. hoàn thiện trình tự, nội dung và phương pháp xây dựng hợp đồng nhập khẩu tại công ty CPCI Đàm phán và kí kết hợp đồng nhập khẩu là bước khởi đầu quan trọng của hoạt động nhập khẩu, với mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Mỗi hợp đồng sau khi được kí kết sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc các bên .Vì vậy, công tác kí kết hợp đồng cần được đặc biệt coi trọng , tránh tình trạng chưa nắm vững những biến động của thị trường và những thông tin về đối tác đã vội kí kết để rồi sau đó lại xin huỷ , xin hiệu chỉnh hoặc không nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết đã thoả thuận trong hợp đồng. Vd: trong hợp đồng số 2/1998-CPCI/NL về nhập khẩu nguyên liệu dược , do không nắm bắt tốt các thông tin về sự thay đổi của thị trường cũng như không lường trước được những thay đổi đó vào trong hợp đồng . Khi đàm phán về điều khoản giá cả, hai bên đã thống nhất một mức giá cố định cho lô hàng vaò thời điểm kí kết hợp đồng ,nhưng do thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài 4 tháng,nên khi tiến hành giao hàng ,giá cả thị trường của lô hàng này đã giảm xuống thấp hơn mức giá đã qui định trong hợp đồng, công ty thấy bị thiệt hại lớn nên đã yêu cầu phía người xuất khẩu giảm giá, vụ việc tranh cãi kéo dài khá lâu và hợp đồng đã bị huỷ, tổn thất đối với công ty là không nhỏ cả về chi phí lẫn uy tín.Nếu như trong lúc kí kết , cán bộ nghiệp vụ lường trước được yếu tố này thì đâu đến nỗi phải huỷ bỏ hợp đồng. Đây vừa là vấn đề pháp lý vừa là uy tín đối với bạn hàng. Vì thế để việc kí kết ngày một hoàn thiện hơn, công ty cần có những biện pháp sau: 1. Hoàn thiện căn cứ và trình tự xây dựng hợp đồng nhập khẩu. a) Căn cứ vào nhu cầu thị trường. Dược phẩm không giống như các loại hàng hoá tiêu dùng thông thường khác, người tiêu dùng cứ muốn tiêu dùng nó là họ sẽ mua với số lượng tuỳ thích, mà việc tiêu dùng nó mang tính bắt buộc, có sự hướng dẫn của các bác sĩ. Con người ta luôn luôn có xu hướng không muốn phải sử dụng đến thuốc. Tuy nhiên khi cần người tiêu dùng cũng luôn có thói quen tiêu dùng những sản phẩm có uy tín, chất lượng và theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Vì vậy, nghiên cứu nhu cầu thị trường cũng chính là việc phải nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng, thói quen và thái độ của các bác sĩ về các loại dược phẩm khác nhau như thế nào. Ngoài ra công ty còn phải nắm vững mô hình bệnh tật, bởi vì từng khu vực khí hậu, địa lý khác nhau sẽ làm nảy sinh các bệnh tật khác nhau và qua đó sẽ xây dựng được nhu cầu dược phẩm theo vùng , giúp định lượng được nhu cầu. b) Căn cứ vào đặt hàng của khách hàng. Hiện nay số lượng sản phẩm nhập khẩu về theo các đơn đặt hàng của các khách hàng trong nước là tượng đối lớn. Các đơn đặt hàng này chủ yếu là của các công ty cấp II tuyến Tỉnh và một số bệnh viện lớn. Các đơn đặt hàng này sẽ là căn cứ quan trọng để giúp công ty xây dựng kế hoạch nhập khẩu, cũng như trong quá trình đàm phán kí kết hợp đồng. Các đơn đặt hàng cũng là các dấu hiệu cho biết những đòi hỏi của khách hàng về số lượng và chất lượng, giá cả cũng như cơ cấu chủng loại cần nhập. c) căn cứ vào thị trường nhập khẩu và nhà cung cấp. Sự đa dạng và phức tạp của thị trường dược phẩm thế giới cũng là một thách thức lớn đối với công ty. Việc thiếu hiểu biết về thị trường dược phẩm thế giới sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các cán bộ làm công tác nhập khẩu khi tham gia kí kết hợp đồng. Mỗi nước, mỗi khu vực tuỳ thuộc vào trình độ phát triển khác nhau lại đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng dược phẩm khác nhau, điều này lại dẫn đến các đặc tính kĩ thuật khác nhau và giá cả khác nhau của cùng một loại sản phẩm. Thông thường các loại dược phẩm được sản xuất từ Tây Âu, Bắc Mĩ, Nhật Bản có chất lượng và giá cả cao hơn những sản phẩm cùng loại được sản xuất ở ấn Độ,Trung Quốc, ASEAN. Vì thế khi đàm phán kí kết hợp đồng nhập khẩu, các cán bộ nhập khẩu phải nắm bắt được các đặc điểm này, kết hợp với nhu cầu và khả năng của thị trường trong nước để nhập khẩu những mặt hàng vừa đảm bảo chất lượng , lại vừa phù hợp với khả năng thanh toán của người dân Việt Nam. Phải biết lựa chọn những chủng loại mặt hàng nào cần nhập ở những nước có trình độ cao, những chủng loại nào chỉ cần nhập ở những nước có trình độ trung bình. Ngoài ra, khi đàm phán kí kết hợp đồng cũng phải tìm hiểu kĩ đối tác(nhà cung cấp), kiểm tra độ tin cậy, năng lực và tính hợp pháp của họ. Bởi vì, dược phẩm được sản xuất ở nhiều nước khác nhau, nhiều nhà sản xuất, nhưng chỉ được tập trung phân phối vào việt Nam bởi một số nhà phân phối lớn như: HALM, URGO, SAMSUNG...điều này rất dễ dẫn đến việc nhà phân phối dối trá khi chứng minh xuất xứ hàng hoá, giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, tên hãng sản xuất gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Phải nắm vững được khả năng tài chính, cũng như nguồn hàng của nhà phân phối. Nắm vững thị trường nhập khẩu, hiểu rõ nhà cung cấp để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn khi lựa chọn thị trường và nhà phân phối là một nhiệm vụ quan trọng của các bộ làm công tác nhập khẩu dược phẩm. Để nâng cao kiến thức và năng lực của đội ngũ nhân viên làm công tác nhập khẩu, công ty cần phải tiến hành một số biện pháp sau: - Cử cán bộ trực tiếp đi nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và nhà cung cấp nước ngoài . - Tăng cường khai thác thông tin về thị trường và đối tác thông qua các nguồn thông tin thứ cấp từ bộ thương mại, bộ y tế, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tại nước ngoài, hoặc qua các chi nhánh, văn phòng đại diện của các đối tác nước ngoài đó tại Việt Nam, qua các đối thủ cạnh tranh, thậm chí nếu cần có thể phải mua các thông tin có giá trị để phục vụ quá trình đàm phán, kí kết. - phối hợp chặt chẽ giữa phòng xuất nhập khẩu và phòng nghiên cứu thị trường của công ty để phân tích đánh giá, xử lý các thông tin thu thập được. d) Căn cứ vào năng lực của công ty. Để đi đến quyết định kí kết một hợp đồng nhập khẩu thì người tham gia kí kết hợp đồng phải nắm bắt đầy đủ các thông tin về cônh ty mình như : khả năng nguồn vốn và khả năng huy động tiềm năng nội bộ, khả năng thực hiện các nghiệp vụ thương mại quốc tế của cán bộ nhập khẩu, trình độ kiến thức về dược phẩm, khả năng phát hiện và xử lý các vấn đề trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng như phương án kinh doanh và chiến lược maketing của công ty. e) Căn cứ vào môi trường vĩ mô. Môi trường vĩ mô bao gồm một loạt các yếu tố khách quan mà công ty không thể kiểm soát được nhưng lại có tác động trực tiếp và lớn tới kết quả kí kết và thực hiện hợp đồng của công ty. Để đảm bảo đạt được hiệu quả của hợp đồng nhập khẩu ,bộ phận làm công tác nhập khẩu phải nắm rõ các nội dung sau: - Các yếu tố chính trị -luật pháp: cần phải nắm vững môi trường chính trị , pháp luật ở cả nước nhập khẩu và nước xuất khẩu. Quan hệ chính trị giữa nước ta và nước xuất khẩu sẽ có ảnh hưởnh rất lớn đến quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Sự khác biệt về luật pháp của Việt Nam với các nước xuất khẩu cũng sẽ gây trở ngại cho quá trình thực hiện hợp đồng, bởi vì hợp đồng mua bán ngoại thương chịu ảnh hưởng rất lớn của các luật quốc gia. Tốc độ phát triển kinh tế và công nghệ: nó ảnh hưởng đến thị hiếu và tiêu dùng của dân cư cũng như đến chất lượng và giá cả sản phẩm. Người làm công tác nhập khẩu phải nắm được mức thu nhập của người dân, chi tiêu cho dịch vụ y tế hàng năm của một người dân, mức đầu tư ngân sách chính phủ hàng năm cho dịch vụ y tế, các chính sách xuất nhập khẩu dược phẩm của Nhà nước và sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học. Các tập quán, văn hoá trong buôn bán: các bạn hàng ở các nước trong khu vưc khác nhau sẽ có thói quen buôn bán khác nhau, thái độ trong quan hệ làm ăn cũng khác nhau. Do đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng. VD: trong hợp đồng nhập khẩu dược phẩm của công ty với các nhà cung cấp Phương Tây, các điều khoản trong hợp đồng thường rất rõ ràng, cụ thể, luôn luôn yêu cầu phải chuẩn xác về thời gian và tiến độ, đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Nhưng đối với những hợp đồng nhập khẩu có quan hệ làm ăn với các hãng Đông á, thì họ thường đặt lòng tin và chữ tín lên hàng đầu, ít khi đưa ra những điều khoản, những từ ngữ mà khi nói đến có vẻ như không tôn trọng đối tác như: phạt vị phạm, buộc phải thực hiện... Các đối thủ cạnh tranh: hiện nay với trên 30 công ty được phép nhập khẩu trực tiếp dược phẩm vào Việt Nam, chưa kể các công ty của nước ngoài và các liên doanh giữa nước ngoài và đối tác Việt Nam. Sản phẩm nhập vào lại chồng chéo nhau, tạo ra một áp lực cạnh tranh rất mạnh trên thị trường thuốc tân dược. Do vậy công ty cần phải xây dựng một chiến lược cạnh tranh nhằm đối phó và có ứng sử phù hợp với hoàn cảnh này, phải nắm được chắc các thông tin về tình hình cạnh tranh trên thị trường, số lượng và phạm vi hoạt động, ưu nhược điểm và chiến lược cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh. Các căn cứ trên đây sẽ là cơ sở quan trọng để công ty lựa chọn được thị trường nhập khẩu, nhà cung cấp, chủng loại, số lượng, chất lượng và giá cả cần nhập. 2. Hoàn thiện nội dung và phương pháp xây dựng hợp đồng nhập khẩu: Hiện nay việc thực hiện các nghiệp vụ cho công tác xây dựng một hợp đồng nhập khẩu như nghiên cứu thị trường, lập phương án kinh doanh, đàm phán và thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng của công ty còn nhiều bị động hoặc theo các nguyên tắc cứng nhắc, do vậy đã gây nhiều bất cập cho người thực hiện hợp đồng, bởi vậy nhiệm vụ cần thiết trước mắt của bộ phận làm hợp đồng nhập khẩu là: - Trong công tác chuẩn bị ký kết: Phải tích cực nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường mặt hàng định nhập khẩu để có các thông tin chuẩn bị cho đàm phán. Xây dựng phương án kinh doanh cụ thể, chính xác, có tính định lượng cao. Tìm hình thức và phương pháp phù hợp cho cuộc đàm phán. Xác định hướng đi rõ ràng cho cuộc đàm phán nhằm thu được hiệu quả tối đa. Tiến hành đàm phán, đặt ra mục đích cho cuộc đàm phán: để đạt được mục đích đặt ra, yêu cầu cán bộ tham gia đàm phán phải: Chuẩn bị trước những lý lẽ nhằm giải thích rõ điều khoản được nêu ra trong hợp đồng. Phải lường trước mọi tình huống có thể xảy ra trong quá trình đàm phán, tránh trường hợp bị bất ngờ, lập kế hoạch và vạch sẵn những phương án để giải quyết trong trường hợp cuộc đàm phán không thành công. Có sự chuẩn bị về thời gian để tra đổi về hợp đồng giữa các phòng, ban có trách nhiệm liên quan về hợp đồng trước khi đàm phán. Cần cập nhật kịp thời các thông tin về khách hàng để biết điểm mạnh, điểm yếu của họ. Biết mình muốn gì, trong điều kiện nào. Duy trì mối quan hệ thường xuyên với bạn hàng. - Khi xây dựng nội dung hợp đồng cần chú ý một số điều khoản cơ bản sau: *Điều khoản về tên hàng và quy cách phẩm chất hàng hoá Như phần trên chúng ta đã nghiên cứu, dược phẩm là một loại hàng hóa tiêu dùng, phức tạp cả về tên hàng lẫn tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Tên hàng đòi hỏi phải ghi một cách chính xác tên hoá học, thường là tên của thành phần hoá học cơ bản chứa trong sản phẩm. Việc ghi không chính xác sẽ dễ dàng gây ra sự hiểu nhầm và do đó giao nhầm hàng. Sự đa dạng về chất lượng dược phẩm cũng là một khó khăn khi đàm phán điều khoản chất lượng, cần phải nêu rõ hoặc phải có phụ lục về qui cách, thành phần các chất chứa trong đó .Nghiệp vụ này đòi hỏi người tham gia kí kết phải nắm vững và có kiến thức về dược phẩm.Trong điêu khoản về quy cách phải luôn luôn chú ý đến thời hạn sử dụng của sản phẩm, thời hạn sử dụng sản phẩm là yếu tố rất quan trọng đối với mỗi hợp đồng nhập khẩu dược phẩm, nó mang tính chất bắt buộc. *Điều khoản về giá cả. Giá cả hàng nhập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và khả năng tiêu thụ của công ty. Vì thế khi phán đàm về giá cả, công ty cần phải đặc biệt chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng nhập khẩu như : + Các điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Công ty cần phải làm sao lựa chọn được các điều kiện thuận lợi nhất nhưng giá cả phải hợp lý. + Phải tham khảo giá của các đối thủ cạnh tranh và của các nhà phân phối khác để nắm bắt thông tin. + Đối với những hợp đồng nhập khẩu thành phẩm và có thời gian thực hiện hợp đồng ngắn, thì trong điều kiện giá cả có thể không cần đòi hỏi có sự điều chỉnh giá. Nhưng đối với những hợp đồng có thời gian thực hiện dài(hàng năm) hay những hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu, thì cần phải chú ý đưa vào điều kiện giá cả để tránh những tổn hại không đáng có khi có sự biến động của giá cả đối với công ty. - Phương pháp xây dựng hợp đồng: * Phương pháp trực tiếp: trực tiếp gặp gỡ khách hàng, đàm phán các điều khoản giao dịch và trực tiếp ký kết. Phương pháp này thường được áp dụng với những bạn hàng lần đầu tiên có quan hệ làm ăn với công ty hoặc bạn hàng có những hợp đồng lớn hoặc những mặt hàng mới. Do vây yêu cầu đặt ra đối với người trực tiếp tham gia đàm phán là: Có thái độ niềm nở, lịch sự với bạn hàng. Tranh thủ giới thiệu với bạn hàng về công ty. Nên mời chuyên gia trực tiếp tham gia vào cuộc đàm phán, tạo sự tin tưởng cho bạn hàng. Có thái độ nhã nhặn nhưng cương quyết khi cần thiết trong quá trình giải quyết công việc. * Phương pháp gián tiếp: phương pháp này là phương pháp ít tốn kém chi phí giao dịch, nó được sự hỗ trợ của công nghệ thông tin liên lạc. Mọi việc đàm phán, ký kết đều được thực hiện thông qua thư tín, điện thoại, fax, Internet......phương pháp này được sử dụng đối với các khách hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài với công ty . Nếu việc đàm phán, ký kết được tiến hành qua thư tín: thường sử dụng hệ thống Fax và bằng tiếng Anh. Do vậy cần chú ý rằng thư từ là sứ giả của mình gửi đến khách hàng nên cách viết, cách trình bày, diễn đạt phải rõ ràng, sáng ý, chính xác và khoa học. Khi gửi thư cần phải sử dụng hệ thống chuyển phát nhanh để thể hiện sự nhiệt tình và khẩn trương của công ty. Nếu bằng điện thoại: đây là hình thức được thường xuyên sử dụng hàng ngày, ngừơi trực tiếp giao dịch phải chuẩn bị trước các nội dung cần trao đổi, phải có tâm trạng tốt, trân thành, không miễn cưỡng, giả tạo nhằm tránh gây sự hiểu nhầm của bạn hàng. Sau khi trao đổi, cần phải có văn bản xác định nội dung đã thoả thuận và gửi cho bạn hàng. * Xây dựng mẫu hợp đồng có sẵn. Bởi vì công ty Dược phẩm Trung ương I chỉ kinh doanh nhập khẩu một loại hàng hóa là dược phẩm (gồm có tân dược và dược liệu). Sự đơn nhất này giúp công ty có thể tạo ra những khuôn mẫu hợp đồng có sẵn, với số lượng điều khoản cần có. Những điều khoản đựơc xem là cố định như khiếu nại, trọng tài, phạt vi phạm, các điều khoản khác... Có thể xây dựng mẫu hợp đồng cho nhập khẩu thành phẩm một dạng và cho hợp đồng nhập khẩu nguên liệu dạng khác. Cũng có thể xây dựng mẫu cho từng nhà cung cấp một, thường với những nhà cung cấp có quan hệ thương mại lâu dài, thường xuyên với công ty. Những điều khoản về tên hàng, qui cách phẩm chất, số lượng, giá cả, phương thức gíao hàng và phương thức thanh toán là những điều khoản sẽ được điều chỉnh cho từng lần giao hàng cụ thể. Mẫu hợp đồng này sẽ được lưu giữ trong máy tính và sẽ được đem ra sử dụng khi ký kết hợp đồng. Chú ý rằng mẫu hợp đồng nhập khẩu này chỉ phù hợp với những đối tác có quan hệ làm ăn thường xuyên, lâu dài với công ty, còn đối với những bạn hàng mới, không nên xây dựng hợp đồng trên các khuôn mẫu sẵn có đó được, phải tuỳ thuộc vào tập quán và độ tin cậy của phía đối tác nước ngoài mà xây dựng các điều khoản hợp đồng hợp lý và hiệu quả. 3. Bảo đảm cơ sở pháp lý của hợp đồng nhập khẩu . Có thể nói rằng, không bao giờ chúng ta có thể lường trước được những rủi ro có thể có để đưa vào hợp đồng nhằm xây dựng một hợp đồng hoàn thiện nhất. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng hợp đồng, các nhà đàm phán, kí kết luôn luôn hạn chế tối đa những sai phạm, rủi ro có thể gặp phải. Và một nội dung quan trọng và dễ dàng kiểm soát được đó là xây dựng được cơ sở pháp lý cho việc thự hiện hợp đồng nhập khẩu, nội dung bao gồm: Các chủ thể tham gia hợp đồng phải hợp pháp, không bị lừa đảo: việc xác định tư cách đôi stác mà công ty tham gia ký kết hợp đồng có giá trị quan trọng, vì chỉ khi đối tác có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi thì hợp đồng sau khi ký mới có giá trị hiệu lực và nếu có tranh chấp xảy ra mới đảm bảo được việc khiếu nại và kiện tụng. Một bản hợp đồng nếu đảm bảo được năm yêu cầu sau thì được coi là có giá trị pháp lý. 1. Hợp đồng phải được xây dựng trên sự thoả thuận, tán thành của hai bên. Một hợp đồng không có giá trị pháp lý nếu được ký kết trên sự cưỡng ép hoặc lừa đảo. 2. Các bên tham gia chỉ được ký kết trong khả năng, phạm vi, thẩm quyền của mình. 3. Một hợp đồng nếu được làm một cách bất hợp pháp với các mục đích bất hợp pháp hoặc vi phạm pháp luật sẽ không được coi là hợp đồng. 4.Một hợp đồng phải có sự ràng buộc của cả hai bên, nghĩa là hai bên phải có sự trao đổi quan điểm về các quền lợi, nghĩa vụ. 5. Một hợp đồng được hình thành trên cơ sở chào hàng và chấp nhận chào hàng. * Điều kiện để thực hiện các nội dung trên. Có sự lựa chon thương nhân để giao dịch. Trong điều kiện cho phép thì hiệu quả nhất là chọn nhà cung cấp trực tiếp và lớn, tuy nhiên nếu là thị trường nhập khẩu mới thì có thể lại cần phải giao dịch qua trung gian. Nếu ký kết với đại lý thì cần phải xem xét giấy uỷ nhiệm mà người đại lý được cung cấp có hợp lệ hay không. Nếu có nghi ngờ về khả năng của đơn vị đối tác thì người đàm phán cần liên hệ ngay với các tổ chức thương mại có thẩm quyền hoặc tham tán thương mại Việt Nam ở nước đó. Luôn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ làm công tác nhập khẩu. Cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia về nguồn luật áp dụng đối với hợp đồng. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện hợp đồng. II. Hoàn thiện việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty dược phẩm Trung ương I. Sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu , công việc tiếp theo của công ty là tiến hành thực hiện tốt các nghĩa vụ đã được thoả thuận trong hợp đồng. Thực hiện tốt các nghĩa vụ trong hợp đồng không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn làm nâng cao uy tín của công ty đối với khách hàng. Để hoàn thiện việc tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu, công ty phải làm tốt các công việc sau đây: 1. Đảm bảo thực hiện tốt hợp đồng nhập khẩu, công ty phải lập kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện hợp đồng, xây dựng được một hệ thống giám sát để biết được những công việc nào cần làm trước và những vấn đề nào cần giải quyết. * Trước hết phải chuẩn bị tốt giấy tờ và các chứng từ: việc chuẩn bị các thủ tục, giấy tờ hành chính liên quan đến việc nhập khẩu lô hàng phải được tiến hành khẩn trương, nhanh chóng như giấy phép nhập khẩu, VISA. Yêu cầu nhà cung cấp cung cấp đầy đủ các chứng từ giao hàng, nhanh chóng làm các thủ tục thanh toán. Yêu cầu người xuất khẩu thông tin đầy đủ về tình trạng hàng hoá , thời gian vận chuyển và ngày hàng cập cảng đến quy định . * Tổ chức một đội ngũ có chuyên môn, nghiệp vụ tốt để đi nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, đưa hàng về nhập kho. Công đoạn nhận hàng và kiểm tra hàng hóa là hêt sức quan trọng, nó là giai đoạn thường làm phát sinh nhiều vấn đề có liên quan đến số lượng, chất lượng, xuất sứ hàng hóa đối với người xuất khẩu, người nhập khẩu và các cơ quan chức năng của nhà nước. Chậm chễ trong việc tiếp nhận hàng hóa có thể sẽ phát sinh chi phí lưu kho bãi và gây tác hại xấu cho chất lượng hàng hóa. Kiểm tra hàng hóa không tốt sẽ gây ra những thiệt hại đáng kể cho công ty, làm mất uy tín của công ty đối với bạn hàng. Vì vậy phải xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có nghiệp vụ thương mại Quốc tế lại vừa phải có kiến thức cơ bản về dược phẩm. Đồng thời phải theo dõi, đôn đốc họ đi nhận hàng kịp thời. * Kết hợp với nhiều bộ phận khác để giám sát, điều hành hợp đồng nhập khẩu. Các phòng ban phải thường xuyên báo cáo chính xác tình hình thực hiện hợp đồng cho Ban giám đốc. Qua đó Ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo thống nhất cùng các phòng ban đưa ra các giải pháp tối ưu để đảm bảo thực hiện tốt hợp đồng. Giữa các phòng ban phải thường xuyên hàng ngày trao đổi thông tin cho nhau để cùng giải quyết, khắc phục những phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. 2. Quản lý hợp đồng nhập khẩu và xây dựng quan hệ đối tác, việc quản lý hợp đồng nhập khẩu là nhằm đảm bảo rằng công ty thực sự nhận được hàng như đã ký kết theo các điều khoản, điều kiện trong hợp đồng. Như vậy để đảm bảo được hàng hóa như theo yêu cầu của công ty, công ty phải xây dựng được một phương pháp quản lý hợp đồng sao cho vừa giám sát theo dõi được công việc phải làm của cả phía người xuất khẩu lẫn công ty, kịp thời đôn đốc nhắc nhở việc thực hiện các công việc đó, đồng thời lại phải sử lý, giải quyết linh hoạt các vấn đề phát sinh để đảm bảo quyền lợi của công ty và giữ được quan hệ làm ăn tốt với bạn hàng. Quan hệ đối tác trong quá trình thực hiện hợp đồng là một mặt trong việc tạo dựng uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm về công ty sẽ gây tâm lý tin tưởng cho khách hàng khi quyết định mua sản phẩm, tăng khối lượng sản xuất cho công ty và mọi việc sẽ đồng thời được giải quyết êm đẹp. Muốn giữ khách hàng lâu dài, đồng thời mở rộng thêm đối tác mới, công ty cần có sự phục vụ chu đáo như sử dụng các phương tiện kỹ thuật để đưa đón, lễ tân, giao dịch cho dù họ có ký kết được hợp đồng hay không đều cảm thấy hài lòng. Thái độ phục vụ càng chu đáo bao nhiêu thì càng tạo được ấn tượng tốt bấy nhiêu, đặc biệt là đối với những khách hàng quốc tế lần đầu tiên tiếp xúc với công ty. 3. Giải quyết các tranh chấp. Tranh chấp là điều cả hai bên không muốn xảy ra bởi vì nó không chỉ gây ra sự tốn kém về thời gian tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa họ. Hợp đồng nhập khẩu dược phẩm của công ty thường có giá trị nhỏ nên khi có tranh chấp xảy ra cần phải dựa trên nguyên tắc trước tiên là tôn trọng lợi ích của cả hai bên và bình đẳng trong mọi quan hệ. Trong mối quan hệ hợp đồng, lợi ích của các bên vừa có mâu thuẫn nhưng lại có ràng buộc lẫn nhau, do vậy nguyên tắc mà đã được nhiều nhà kinh doanh áp dụng thành công khi giải quyết tranh chấp là: hãy tập trung vào vấn đề cần thương lượng, vào vấn đề lợi ích chứ không phải vào quan điểm, để tạo ra sự lựa chọn mà cả hai bên cùng có lợi, kiên trì với các mục tiêu đề ra trên phương châm: “ cách lựa chọn tốt nhất là đạt được sự thoả thuận”. Đồng thời trong quá trình thương lượng thì người tham gia thương lượng phải có sự kiên trì, khéo léo, có những ứng sử, lập luận vững vàng, hợp tình hợp lý và tốt nhất là phải có nhiều kinh nghiệm học hỏi về các vụ giải quyết tranh chấp thành công của các doanh nghiệp khác nhằm vận dụng linh hoạt thì chắc chắn mọi viêc sẽ được giải quyết êm đẹp. 4. Phân tích và đánh giá hiệu quả hợp đồng nhập khẩu. Sau khi thực hiện xong hợp đồng, phòng xuất nhập khẩu phải tiến hành phân tích và đánh giá lại hợp đồng đã thực hiện. Việc phân tích phải được thực hiện trên cả hai phương diện là phương diện kỹ thuật và phương diện kinh tế. Về phương diện kỹ thuật: phân tích cần tập trung vào những vấn đề như phương pháp ký kết hợp đồng, hứơng đàm phán, kỹ thuật soạn thảo hợp đồng và trình tự thực hiện hợp đồng đã hợp lý chưa. Về phương diện kinh tế, phân tích chi phí phải bỏ ra để ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu so với lợi nhuận đạt được, hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Từ việc phân tích trên giúp công ty đánh giá được một cách tổng thể hiệu quả của hợp đồng đã thực hiện. Rút ra những bài học kinh nghiệm để xây dựng và thực hiện tốt các hợp đồng nhập khẩu sau này. III. Những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Từ thực tiễn quan sát và làm việc tại công ty Dược phẩm Trung ương I, cùng với những kiến thức chuyên môn được trang bị, tôi có nhận xét rằng: hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty dược phẩm Trung ương I là tương đối hoàn chỉnh và linh hoạt. Nó đã đem lại những kết quả khả quan cho hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng của công ty. Bên cạnh những mặt được đó vẫn còn không ít những tồn tại, yếu điểm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh và việc thực hiện hợp đồng. Những tồn tại, yếu điểm đó chứa đựng trong nó cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhận chủ quan. Một vài kiến nghị, đề xuất của bản thân tối sau đây nhằm giúp giảm bớt những tồn tại, yếu điểm để nâng cao hiệu quả ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty dược phẩm Trung ương I nói riêng và của các công ty kinh doanh nhập khẩu mặt hàng dược phẩm nói chung. 1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Hầu hết các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay khi ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu đều dựa trên cơ sở hướng dẫn của Incoterms 1990, hiện nay là Incoterms 2000 do Phòng thương mại Quốc tế soạn thảo và Công ước Viên 1980. Thế nhưng hai cơ sở của việc ký kết và thực hiện hợp đồng này vẫn chưa được Việt nam phê chuẩn, ký kết. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi tham gia ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu đều tự ngầm hiểu hay tự qui định vào trong hợp đồng của mình là “theo Incoterms 1990”. Cho đến nay, nhà nước mới chỉ ban hành một văn bản tạm thời hướng đẫn về việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Việc quản lý dược phẩm lại mang tính đặc thù, việc xin giấy phép nhập khẩu dược phẩm không qua Bộ thương mại mà phải thông qua Bộ y tế mà cụ thể là Cục quản lý dược Việt Nam, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu của công ty phải qua nhiều cấp. Trước tiên là phải trình qua Tổng công ty dược rồi sau đó qua Bộ y tế để chuyển đến Cục quản lý dược Việt Nam, được cơ quan này chấp nhận thì hàng mới được nhập về. Có khi phải mất nhiều tháng mơí xin được giấy phép nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng chưa có Visa. Tình trạng này gây tốn kém thời gian, chi phí cho công ty và nhiều khi làm lỡ cơ hội kinh doanh. Kiến nghị Nhà nước cần phải ban hành một văn bản hướng dẫn chính thức, cao hơn nữa là đưa hẳn vào một chương trong bộ luật thương mại để hướng dẫn việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Phê chuẩn ngay Công ước Viên 1980 và Incoterms 2000 làm cơ sở pháp lý cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Giảm bớt các cấp trung gian trong quá trình xin giấy phép nhập khảu dược phẩm. Chỉ nên gửi thẳng tới Cục quản lý dược Việt Nam. Quản lý nhập khẩu dược chỉ nên hạn chế những sản phẩm mà trong nước đã sản xuất và cung ứng tốt, đủ cho nhu cầu trong nước, mở rộng cho việc nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu. 2. Đối với công ty dược phẩm Trung ương I. Trên cơ sở đánh giá năng lực và thực tiễn kinh doanh của công ty Dược phẩm Trung ương I, tôi có một số kiến nghị sau nhằm nâng cao hiệu quả ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu: * Về công tác ký kết: công ty cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn hàng và bạn hàng. Tăng cương hướng đi chủ động trong ký kết hợp đồng. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu, liên tục đào tạo và gửi cán bộ đi đào tạo lại nghiệp vụ kỹ thuật thương mại Quốc tế. Trong giao dịch đàm phán cần phải thận trọng, tỉ mỉ, nghiên cứu trước thị trường nhập khẩu và nhà cung cấp, thu thập thông tin từ các nguồn có uy tín. Mặt khác phải khai thác tốt thông tin từ trong nước của các doanh nghiệp cùng hoạt động nhập khẩu để học tập, gíup đỡ, liên kết, chia sẻ thị trường cùng có lợi cho phía Việt nam. Cụ thể công ty nên thương thảo với các công ty khác về việc đơn vị nào nhập khẩu ít thì uỷ thác cho đơn vị nhập khẩu nhiều để tạo thế mạnh trong giao dịch, đám phán với nước ngoài. Trước khi ký kết hợp đồng phải chú ý toàn diện các chỉ tiêu chất lượng, số lượng, tên và địa chỉ nhà sản xuất qui cách đóng gói, phương thức giao nhận, thanh toán, thời gian thực hiện hợp đồng, và đặc biệt phải chú ý đến thời hạn sử dụng của hàng hóa và các điều kiện sử lý vật chất khi xảy ra sự cố, địa chỉ cụ thể của trọng tài kinh tế xử lý. * Về công tác thực hiện hợp đồng: chú trọng xây dựng đội ngũ có năng lực thạm gia giám sát và điều hành hợp đồng. Cần phải có một đội ngũ giám sát và điều hành độc lập để theo dõi bộ phận thực hiện hợp đồng, bộ phận đó có thể là ban giám đốc kết hợp với trưởng phòng xuất nhập khẩu và trưởng phòng kinh doanh . Xây dựng phương pháp giám sát hợp đồng có sự trợ giúp của hệ thống vi tính mà công ty hiện có. Kết luận Trong khi nhiều doanh nghiệp quốc doanh gặp phải lúng túng, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa, hoạt động theo cơ chế thị trường. Công ty Dược phẩm Trung ương I vẫn vững bước đi lên và phát triển ổn định, hoạt động kinh doanh có lãi, đóng góp cho ngân sách nhà nước, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cán bộ công nhận viên trong toàn công ty. Có được kết quả này, ngoài những nhân tố khách quan, là sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, trong đó có phần đóng góp đáng kể của phòng xuất nhập khẩu. Hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu dược phẩm, mà cụ thể là hiệu quả trong công tác ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu đã góp phần đảm bảo nguồn hàng ổn định, tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh những kết quả đạt được, công ty vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu nói riêng. Đề tài luận văn “Hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty Dược phẩm Trung ương I,, là kết quả của quá trình nghiên cứu và vận dụng lý luận vào tìm hiểu thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty CPCI. Hy vọng với những giải pháp và kiến nghị đưa ra ở trên sẽ giúp ích trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói chung và việc ký kết, thực hiện hợp đồng nhập khẩu nói riêng của công ty trong thời gian tới. Một lần nữa em xin trận thành cám ơn cô giáo Lê Thị Thuần, ban giám đốc và các cán bộ phòng xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh công ty CPCI đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29799.doc