Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần in Hàng không

LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, Việt Nam đã và đang xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản l‎ý của Nhà nước.Trong quá trình chuyển đổi ấy đã mở ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội để vươn lên tự khẳng định mình, tuy nhiên nó cũng tạo ra cho các doanh nghiệp không ít khó khăn và thách thức phải vượt qua. Để tồn tại và đứng vững trên thị trường, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là động lực lớn của c

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần in Hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Vì thế công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một khâu hết sức quan trọng, đòi hỏi tính chính xác cao để giúp cho các nhà quản trị đưa ra được những quyết định đúng đắn trong việc hoạch định các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần In Hàng không, xuất phát từ tình hình thực tế công tác kế toán tại Công ty và ý ‎nghĩa quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần In Hàng không ”cho luận văn tốt nghiệp của mình.Luận văn gồm các nội dung sau: Chương I:Những vấn đề l‎‎ý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chương II:Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần In Hàng không. Chương III:Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần In Hàng không. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo GS.TS Lương Trọng Yêm cùng các anh chị phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần In Hàng không đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM I.CHI PHÍ SẢN XUẤT 1.Khái niệm chi phí sản xuất Để tiến hành hoạt động thì các doanh nghiệp nói chung phải huy động, sử dụng các nguồn lực(vật tư, lao động, tiền vốn…)để thực hiện việc sản xuất chế tạo sản phẩm, thực hiện các công việc lao vụ, dịch vụ, thu mua, dự trữ hàng hóa…Kể cả chi phí cho công tác quản l‎ý chung của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình, chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh được gọi là chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà các doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định. 2.Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản chi phí khác nhau về tính chất kinh tế, mục đích sử dụng công cụ, dụng cụ trong quá trình sản xuất, về đặc điểm của từng khoản chi phí …Để phục vụ cho công tác quản l‎ý và hạch toán cần thiết phải phân loại chi phí. 2.1.Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kế toán của chi phí (Yếu tố chi phí) Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất nội dung kinh tế sản xuất để phân thành các yếu tố chi phí .Mỗi yếu tố chi phí chỉ bao gồm các chi phí có cùng một nội dung kinh tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở những lĩnh vực sản xuất nào, ở đâu và mục đích tác dụng của chi phí thế nào. Căn cứ vào tiêu thức trên, chi phí sản xuất được phân chia thành các yếu tố chi phí cơ bản sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo. - Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động(thường xuyên hay tạm thời)về tiền lương(tiền công), các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương( KPCĐ, BHXH, BHYT)trong kỳ báo cáo. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh kỳ báo cáo. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ những chi phí về lao vụ, dịch vụ mua ngoài sử dụng để phục vụ cho sản xuất như tiền điện, tiền nước, bưu phí… - Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ những chi phí sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo như: Tiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo… 2.2.Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng kinh tế chi phí Khoản mục chi phí) Theo cách phân loại này thì những chi phí có cùng mục đích, công dụng thì xếp vào một khoản mục chi phí, không phân biệt nội dung, tính chất kế toán của chi phí đó như thế nào. Theo quy định hiện hành thì chi phí sản xuất chia thành ba khoản mục chi phí: - Khoản mục chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích cho quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. - Khoản mục chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, tổ đội, sản xuất ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Nó thường bao gồm các khoản sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương của nhân viên quản l‎ý phân xưởng, bộ phận sản xuất. + Chi phí vật liệu gồm những chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng như: Vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòng phân xưởng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản l‎ý chung của phân xưởng. + Chi phí dụng cụ sản xuất: Như khuôn mẫu, dụng cụ bảo hộ lao động, dụng cụ cầm tay, giàn giáo xây dựng dùng cho sản xuất ở phân xưởng sản xuất. + Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh số tiền trích khấu hao của TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở phân xưởng. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Gồm chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài để phục vụ cho sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất. + Chi phí bằng tiền khác: Gồm các khoản chi phí bằng tiền phát sinh ngoài các phí trên dùng cho sản xuất phân xưởng. 2.3.Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất Để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh lại được phân theo quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất.Theo cách phân loại này chi phí được chia thành ba loại: - Chi phí biến đổi(biến phí): Là những chi phí có sự biến đổi về lượng tương quan tỉ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp… - Chi phí cố định(định phí): Là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như chi phí khấu haoTSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng… - Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao gồm cả chi phí định phí và biến phí. II.Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nghĩa là chi phí bỏ ra ít nhất nhưng phải thu được lợi nhuận cao nhất. Một nhân tố chiến lược lâu dài bảo đảm cho doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường lại nằm ở khâu sản xuất. Thực tế cho thấy nếu doanh nghiệp hạ thấp chi phí sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm trong khi giá thành giảm xuống thì luôn chiếm được những đoạn thị trường với sức cạnh tranh cao. Điều đó cho thấy công tác quản l‎ý chi phí sản xuất luôn giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển chung của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong các doanh nghiệp chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản, mỗi khoản chi có nội dung, mục đích sử dụng khác nhau và yêu cầu quản l‎ý đối với từng loại chi phí sản xuất là một yêu cầu tất yếu nhằm phục vụ cho công tác quản lý. Việc phân loại chi phí sản xuất một cách khoa học và thống nhất không những có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý chi phí sản xuất mà còn là cơ sở cho việc kiểm tra, phân tích chi phí sản xuất của doanh nghiệp góp phần thúc đẩy tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. III.GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.Phân loại giá thành sản phẩm Để đáp ứng nhu cầu của quản lý‎, hạch toán và kế hoạch hóa giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét với nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau, điều đó được thể hiện qua các cách phân loại giá thành chủ yếu sau: 2.1.Phân loại giá thành theo thời điểm tính và cơ sở số liệu tính giá thành - Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch.Việc tính giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và cũng được thực hiện trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.Việc tính giá thành định mức được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất chế tạo sản phẩm.Giá thành định mức là công cụ quản lý‎định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và giúp cho việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản xuất sản phẩm chi phí được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ.Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật công nghệ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm đồng thời là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước cũng như với các đối tác liên doanh, liên kết. 2.2.Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành - Giá thành sản xuất: Là giá thành tính trên cơ sở các chi phí sản xuất còn gọi là giá thành công xưởng, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán(Trong trường hợp hàng mang bán thẳng không qua kho), giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán là mức lãi gộp trong kỳ của các doanh nghiệp. - Giá thành toàn bộ: Là giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ, gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản l‎ý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ.Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ được xác định và tính toán khi sản phẩm được xác nhận là tiêu thụ.Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. IV.NHIỆM VỤ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Để quản l‎ý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đồng thời để việc phân tích, đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể dựa trên việc xác định giá thành sản phẩm chính xác, nhưng việc xác định giá thành sản phẩm lại chịu ảnh hưởng kết quả của việc tập hợp chi phí sản xuất. Do vậy, để tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đòi hỏi kế toán cần phải làm tốt các nhiệm vụ sau: - Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức quản l‎ý của doanh nghiệp. - Tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí theo đúng đối tượng đã xác định, tập hợp các khoản mục chi phí, các yếu tố chi phí đồng thời xác định đúng đắn chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Vận dụng phương pháp tính giá thành phù hợp để tính giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm theo đúng khoản mục quy định trong kỳ tính giá thành. - Lập báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch giá thành sản phẩm. Phát hiện các hạn chế và các tiềm tàng, đề xuất các biện pháp để giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. V.KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 1.Hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm, đối với những nguyên vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm)thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan, tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo số lượng sản phẩm.Công thức phân bổ như sau: C H = ––– T Trong đó: - H là hệ số phân bổ - C là tổng chi phí đã tập hợp được cần phân bổ - T là tồng đại lượng của tiêu thức phân bổ Ci = H x Ti Trong đó: - Ci là chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng i - Ti là tiêu chuẩn phân bổ cho đối tượng i Tài khoản 621“chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán chi phí(phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng).(Sơ đồ1). 2.Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và tính vào chi phí kinh doanh theo một tỉ lệ nhất định với tiền lương phát sinh của công nhân sản xuất. Tài khoản 622“chi phí nhân công trực tiếp”được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí.(Sơ đồ 2). 3.Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.Do các chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng(sản phẩm, dịch vụ)theo tiêu thức phù hợp. Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Đối với chi phí sản xuất chung cố định, trong trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Tài khoản 627“chi phí sản xuất chung”mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ.(Sơ đồ3). 4.Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Các chi phí sản xuất nói trên cuối cùng được tổng hợp vào bên Nợ Tài khoản154“chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản 154 phản ánh trị giá thực tế của sản phẩm dở dang cuối kỳ.(Sơ đồ 4). 5.Hạch toán giá thành sản xuất Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán sử dụng Tài khoản 631“giá thành sản xuất”. Tài khoản 631 được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí(phân xưởng, bộ phận sản xuất)và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, lao vụ tương tự như Tài khoản 154.(Sơ đồ 5). VI.CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM ĐANG CHẾ TẠO DỞ DANG CUỐI KỲ Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công chế biến trên các quy trình của giai đoạn công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng còn phải gia công chế biến tiếp mới hoàn thành thành phẩm. Việc xác định sản phẩm dở để: + Tính giá thành sản phẩm + Điều hành sản xuất theo đúng tín độ một cách đồng bộ + Quản l‎ý và xử lý trong trường hợp bị mất mát thiếu hụt, dở dang + Để hạch toán ghi sổ kế toán Tùy theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau: 1.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên liệu,vật liệu trực tiếp + Nội dung: Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ đánh giá khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp còn các chi phí chế biến như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cả cho giá thành của thành phẩm hoặc giá thành nửa thành phẩm chịu. Dđ + C Dck = –––––––– x Qd Qht + Qd Trong đó: Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Dđk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Qht : Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Qd : Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ C : Chi phí sản xuất trong kỳ + Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít. + Nhược điểm: Giá thành của sản phẩm không chính xác do tính cho sản phẩm dở khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Điều kiện áp dụng: Áp dụng cho những doanh nghiệp chế tạo sản phẩm có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn(> = 80%). 2.Đánh giá sản phẩm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương + Nội dung: Theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở kiểm kê cuối kỳ và mức độ chế biến hoàn thành của chúng để tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, trên cơ sở đó tính toán xác định trong khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc. - Đối với chi phí bỏ một lần ngay từ đầu của dây chuyền công nghệ: Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì tính cho sản phẩm theo công thức tính: Dđk + C Dck= –––––––– x Qd Qht + Qd - Đối với các chi phí bỏ dần trong quá trình sản xuất chế biến như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính cho sản phẩm dở theo công thức: Dck + C Dck = –––––––––––––– x Qd x M% Qht + Qd x M% Trong đó: M là mức độ hoàn thành + Ưu điểm: Tính toán có căn cứ khoa học, mức độ tính toán chính xác cao làm cho giá thành sản phẩm hợp l‎ý hơn. + Nhược điểm: Tính toán phức tạp, khối lượng tính toán nhiều. + Điều kiện áp dụng: Áp dụng đối với doanh nghiệp có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng lớn. 3.Đánh giá sản phẩm dở theo chi phí định mức + Nội dung: Theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở kiểm kê cuối kỳ và định mức khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm. Dck = Qd x Định mức chi phí từng khoản mục + Ưu điểm: Phương pháp tiên tiến, mức độ chính xác cao. + Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp có định mức chi phí, việc quản lý, áp dụng định mức đã đi vào hợp l‎ý, sản xuất ổn định. 4.Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến Để đơn giản hóa cho việc tính toán, đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương ở mức độ 50% so với thành phẩm. VII.CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt giữa phương pháp hạch toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm. Về cơ bản, phương pháp tính giá thành bao gồm những phương pháp sau: 1.Phương pháp tính giá thành trực tiếp(giản đơn) Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản xuất dở dang không có hoặc không đáng kể như các doanh nghiệp khai thác than, quặng …Các doanh nghiệp sản xuất động lực(điện, hơi nước…). Do số lượng mặt hàng ít nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất được mở một sổ(hoặc thẻ)hạch toán chi phí sản xuất. Việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp(giản đơn)và được tính theo công thức sau: Z = Ddk + C – Dck Z z = –– Q Trong đó: Z là tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành z là giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành C là tổng chi phí sản xuất tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có ít và ổn định thì không nhất thiết phải xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, vậy tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ chính là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành. Z = C 2.Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Xuất phát từ quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo công việc đã xác định: Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, sản phẩm, loại sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng, từng sản phẩm, loại sản phẩm đã hoàn thành. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp nhau, kế toán sử dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành với kỳ tính giá thành phù hợp chu kỳ sản xuất.Trong phương pháp này, mỗi đơn đặt hàng đã được mở một“phiếu chi phí công việc”hay còn gọi là “phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng”. Phiếu này được thành lập cho từng đơn đặt hàng khi lệnh sản xuất đã được ban hành. Tất cả các phiếu tính giá thành công việc được cập nhật và lưu trữ khi đang tiến hành sản xuất, chúng có tác dụng như các báo cáo chi phí sản xuất dở dang cho từng đơn đặt hàng. Khi sản xuất hoàn thành kế toán chỉ việc tổng cộng toàn bộ chi phí trên từng phiếu là xác định được giá thành của đơn đặt hàng hoàn thành. 3.Phương pháp tính giá thành theo hệ số Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp cùng cho cả quá trình sản xuất…Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế thành sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn, rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. Q = ∑QiHi Trong đó: - Q là tổng số sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn - Qi là sản lượng sản xuất thực tế sản phẩm i - Hi là hệ số kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm i Dđk + C – Dck Zi = ––––––––––––– x QiHi Q Zi zi = –– Qi 4.Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Phương pháp này được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo(dụng cụ, phụ tùng…)để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch(hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành thực tế cho từng quy cách và tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục chi phí: Giá thành thực tế cả nhóm sản phẩm Tỷ lệ tính giá thành = –––––––––––––––––––––––––––––– x 100% Tổng tiêu chuẩn phân bổ Giá thành thực Tiêu chuẩn phân Tỷ lệ tính tế từng quy = bổ của từng quy x giá thành cách sản phẩm cách sản phẩm 5.Phương pháp tính giá thành phân bước Phương pháp tính giá thành phân bước mà có nửa thành phẩm: Theo phương pháp này kế toán phải lượt tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước và kết chuyển chi phí nửa thành phẩm sang giai đoạn sau, cứ thế tiếp tục cho đến khi giá thành sản phẩm cuối cùng. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm: Theo phương pháp này kế toán chỉ tính giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng, do đó chỉ cần tính toán xác định chi phí sản xuất của từng giai đoạn trong thành phẩm theo từng khoản mục sau đó tổng hợp chi phí sản xuất cho thành phẩm của các giai đoạn lại để được giá thành của thành phẩm. Dđki + Cgđi Czi = ––––––––––––– x Qtp Qhtgđi + Qdgđi Trong đó: -Czi : là chi phí sản xuất nằm trong sản phẩm của giai đoạn i -Dđki : là chi phí dở dang đầu kỳ của giai đoạn i -Cgđi : là chi phí phát sinh trong giai đoạn i -Qdgđi: là khối lượng sản phẩm dở giai đoạn i -Qtp : khối lượng thành phẩm giai đoạn i VIII.TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG MÁY VI TÍNH 1.Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Việc tập hợp các chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ.Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hóa ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí. Căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản xuất, kinh doanh dở dang trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳ vào máy. Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khóa sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở hướng dẫn có sẵn. Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết. 2.Kế toán chi phí trên máy 2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Phân loại chứng từ gốc: + Hóa đơn + Phiếu thu + Phiếu nhập + Phiếu chi + Phiếu xuất + Biên bản giao nhận …. Mỗi loại chứng từ có một màn hình nhập liệu khác nhau với các yếu tố khác nhau tuân theo hệ thống chế độ kế toán hiện hành hoặc theo yêu cầu quản lý. Một số phần mềm màn hình nhập liệu chung cho các chứng từ. Muốn nhập dữ liệu một chứng từ gốc nào đó, ta chỉ cần lựa chọn và nhập dữ liệu vào ô cần thiết ngầm định sẵn. Kế toán chi phí nguyên vật liệu thường xuyên phải sử dụng đến chứng từ xuất vật liệu. Khi nhập dữ liệu phiếu xuất kho, người sử dụng thường chỉ nhập số lượng xuất là bao nhiêu còn giá trị xuất kho là do máy tự động tính theo công thức doanh nghiệp đã ngầm định. 2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Phần mềm cho phép người dùng tạo ra bảng lương theo ý ‎muốn và thực hiện việc tính lương tùy thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp và tiện ích của phầm mềm. Sau khi lập phương thức tính lương thì chỉ cần lập một số mục như ngày công, giờ công, lương cơ bản, lập tức máy sẽ tự động tính toán. 2.3.Kế toán sản xuất chung Dữ liệu cố định nhập một lần, chi phí sản xuất chung liên quan đến phần hành kế toán khác, do đó máy sẽ tự động tập hợp các phần khác như các chứng từ về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, xuất vật tư… Riêng đối với KHTSCĐ thì cần xác định phương pháp tính và tính khấu hao. Mặt khác,CPSXC liên quan đến nhiều sản phẩm mà trong quá trình nhập liệu chưa chỉ ra trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí nào. Do vậy, phải xây dựng và cài đặt tiêu thức vào cuối tháng khi đã tập hợp được đầy đủ chi phí phát sinh.Để chương trình tự động tính khấu hao một TSCĐ thì thường phải khai báo ở CMTSCĐ để lưu trữ trên số liệu, ngày tháng sử dụng, nước sản xuất…của các loại TS mà doanh nghiệp quản lý. 2.4.Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ Các phần mềm có thể thiết lập Menu kết chuyển cuối kỳ hoặc thiết kế một chứng từ để tiến hành kết chuyển từ TK đầu 6 sang TK154. Nếu tập hợp CP theo địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng danh mục các khoản mục chi phí, kết hợp các TK chi phí để tập hợp các TKchi phí vào các sổ sách, báo cáo theo các khoản mục. Từ đó, lấy số liệu lên bảng tính giá thành theo khoản mục hoặc tập hợp chi phí theo khoản mục. Khi nhập dữ liệu, các chi phí phát sinh phải chỉ ra khoản mục chi phí để chương trình tập hợp. 2.5.Kế toán giá thành sản phẩm Phần mềm kế toán không tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm. Do vậy, kế toán phải xây dựng phương pháp tính toán sản phẩm làm dở cuối kỳ và mức độ hoàn thành để lập vào chương trình. CHƯƠNG II THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG 1.Qúa trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần In Hàng không Hàng không dân dụng là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại, các chứng từ ấn phẩm của ngành phải đạt tiêu chuẩn quốc tế, đó chính là cơ sở cho Công ty cổ phần In Hàng không tồn tại và phát triển.Công ty cổ phần In Hàng không là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng, con dấu riêng.Công ty là một doanh nghiệp in tổng hợp của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.Trụ sở chính của Công ty cổ phần In Hàng không đặt tại Sân bay Gia Lâm - Hà Nội. Công ty cổ phần In Hàng không tiền thân là Xưởng In Hàng không, được thành lập ngày 01tháng 04 năm 1985 theo Quyết định số 250 / TCHK của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Năm1985 khi mới thành lập, Xưởng In Hàng không thuộc Cục chính trị, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Lúc đầu có nhiệm vụ in báo Hàng không, giấy tờ quản l‎ý kinh tế xã hội, tình hình hạch toán nội bộ thuộc Tổng cục Hàng Không dân dụng Việt Nam. Đến tháng 3 năm1990, Xưởng In Hàng không được đổi thành Xí nghiệpIn Hàng không, được xác định là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, có tài khoản riêng và con dấu riêng. Ngày14 tháng 9 năm1994, Công ty cổ phần In Hàng không được thành lập trên cơ sở Xí nghiệp In Hàng không theo quyết định số 1481/QĐ/TCCB- LĐ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải k‎ý, là Doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam. Ngày 01/01/2006 Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần In Hàng không. Từ một cơ sở In Typo nhỏ bé thuộc Binh đoàn 678 do Bộ Quốc phòng chuyển sang, sau gần 20 năm xây dựng Công ty cổ phần In Hàng kh._.ông đã có một cơ ngơi bề thế trên mặt bằng có diện tích hơn 6000 m² nhà xưởng và các công trình phụ trợ phục vụ cho sản xuất kinh doanh và phúc lợi.Trong đó có 2 tòa nhà 3 tầng với tổng diện tích hơn 2000m². Công ty đã nâng cấp Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh thành chi nhánh phía Nam phụ trách một phân xưởng sản xuất giấy vệ sinh, khăn giấy Napkin cao cấp phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài ngành trên một khuôn viên nhà xưởng rộng hơn 2000m², chi nhánh miền Trung hiện nay cũng đã được thành lập và đang chuẩn bị đi vào hoạt động chính thức. Về công nghệ, từ 3 máy Typo ban đầu do Trung Quốc chế tạo, được sự giúp đỡ của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam,CụcHàng không Dân dụng Việt Nam,Bộ Văn hóa thông tin và các cơ quan ban ngành Trung ương, đến nay Công ty đã xây dựng được 5 phân xưởng sản xuất hoàn thiện, đồng bộ.Đã tạo lập được dây chuyền in Offset khép kín, gồm 5 máy in Offset hiện đại và một dây chuyền in Offset khổ lớn 4 màu in những ấn phẩm chất lượng cao được nhập từ các nước có công nghệ in phát triển như: Đức, Pháp, Nhật…; 2 dây chuyền in Flexo hiện đại do Mỹ và Đài Loan sản xuất chuyên in vé máy bay, chứng từ cao cấp như vé, thẻ lên máy bay đã được mã hóa qua hệ thống băng từ, 3 dây chuyền gia công và sản xuất giấy cao cấp,1dây chuyền sản xuất giấy. Từ chỗ chỉ in được các ấn phẩm đơn giản như hóa đơn, chứng từ và tờ Tin Hàng không, đến nay Công ty đã đảm nhận in tất cả các loại sản phẩm cao cấp phục vụ ngành Hàng không gồm cả vé máy bay, sản xuất các sản phẩm bao bì nhãn mác bằng PP, PE, OPP, màng xốp.Các loại giấy hộp, khăn giấy thơm, giấy vệ sinh các loại phục vụ cho ngành dịch vụ Hàng không và xã hội.Riêng về mặt hàng khăn thơm của Công ty đã được nhận Huy chương vàng tại Hội chợ thương mại toàn quốc năm 1997 và năm 1999.Hiện nay, Công ty có hàng trăm bạn hàng thường xuyên ở khắp mọi miền đất nước và đã có sản phẩm in xuất khẩu đi các nước bạn như Lào và Nhật. Những năm 1986-1987, mỗi năm Công ty chỉ sản xuất trên 40 triệu trang in, đến nay đã sản xuất lên hàng tỷ trang in. Các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại, đáp ứng yêu cầu thị hiếu của khách hàng và được khách hàng tín nhiệm. Từ 23 cán bộ, công nhân viên ngày đầu thành lập, đến nay số cán bộ công nhân viên của Công ty đã lên đến gần 290 người, chưa kể số người lao động theo hợp đồng thời vụ. Số cán bộ kỹ thuật, quản l‎ý có trình độ đại học và trên đại học được đào tạo chuyên ngành in trong nước và Quốc tế chiếm 30%; Số công nhân kỹ thuật chuyên ngành từ bậc 2 đến bậc 7 chiếm 65% và 100% công nhân kỹ thuật có trình độ trung học trở lên được đào tạo ngắn hạn và dài hạn chuyên ngành in. Để đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài đối với Công ty, ngoài trang thiết bị sẵn có, Công ty không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư các dây chuyền in hiện đại nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. Năm 1999 Công ty đã đầu tư hơn 15 tỷ đồng để hiện đại hóa dây chuyền in Flexo, tiếp tục đầu tư mở rộng dây chuyền in Offset từ cuối năm 2005 trị giá hơn 21 tỷ đồng; Xưởng sản xuất giấy tại Công ty và ở trong Chi nhánh phía Nam nhằm đáp ứng thị trường của ngành về chất lượng và sản lượng, đáp ứng một phần thị trường ngoài ngành ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh, xu hướng xuất khẩu. Qua gần 20 năm phấn đấu bền bỉ, Công ty cổ phần In Hàng không đã được Nhà nước tặng cờ thi đua luân lưu của Chính phủ và 2 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều cán bộ công nhân viên được tặng bằng khen của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Công đoàn ngành Hàng không và Huy chương vì sự nghiệp Hàng không, Huy chương vì sự nghiệp Công đoàn, Huy chương vì sự nghiệp văn hóa. Công ty đã được ngành Hàng không đề nghị Chính phủ tặng Huân chương lao động Hạng ba cho tập thể và cá nhân. Qua gần 20 năm xây dựng và phát triển đã đánh dấu bước trưởng thành nhanh chóng, sự cố gắng vươn lên với biết bao khó khăn của Công ty để tự khẳng định vị trí, vai trò cần thiết, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng ngành Hàng không dân dụng và ngành in Việt Nam. 2.Một số chỉ tiêu đánh giá tổng quát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm gần đây Căn cứ và số liệu trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kinh doanh của Công ty cổ phần In Hàng không năm 2004, 2005 ta có thể đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trên một số chỉ tiêu chính như sau: Một số chỉ tiêu tài chính qua các năm gần đây Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch Số tiền Tỉ lệ (%) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 42.307.705.262 55.874.436.768 13.566.731.506 132,1 Giá vốn hàng bán 37.407.317.819 50.230.538.017 12.823.220.932 134,2 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ=(1-2) 4.900.387.443 5.643.898.017 743.510.574 115,1 Doanh thu hoạt động tài chính 41.017.422 110.595.753 69.578.331 269,6 Chi phí tài chính 1.582.768.276 1.750.107.106 167.338.830 110,6 Chi phí bán hàng 119.898.719 325.515.567 205.616.848 271,5 Chi phí quản l‎ý doanh nghiệp 3.059.869.718 3.193.602.216 133.732.498 104,4 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh=[(3+4)-(5+6+7)] 178.868.152 485.268.881 306.400.729 271,3 Thu nhập khác= (10+11) 15.033.930 49.105.875 34.071.945 326,6 Chi phí khác 0 2.820.006 2.820.006 - Lợi nhuận khác=(9-10) 15.033.930 46.285.869 31.251.939 307,8 Tổng lợi nhuận trước thuế=(8+11) 193.902.082 531.554.750 337.652.668 274,2 Thuế thu nhập doanh nghiệp 62.048.666 150.732.688 88.684.022 242,9 Lợi nhuận sau thuế=(12-13) 131.853.416 380.822.062 248.968.646 288,8 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /Tổng doanh thu 0,31 0,67 0,36 216,2 Thu nhập bình quân tháng của công nhân viên 1.479.119 1.015.106 -464.013 68,6 Nhận xét: Doanh thu thực hiện năm 2005 đạt 131% so với kế hoạch, tăng 132% so với năm 2004. Sản phẩm cung ứng nội bộ(cung cấp cho Tổng công ty Hàng không)chiếm 55% tăng 198% so với năm 2004, đạt 94% so với kế hoạch. Doanh thu tăng chủ yếu do tăng kế hoạch thực hiện cung ứng sản phẩm nội bộ. 3. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần In Hàng không - Chức năng: Công ty cổ phần In Hàng không là một doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. - Nhiệm vụ: Công ty cổ phần In Hàng không đã không ngừng mở rộng, phát triển với những nhiệm vụ chủ yếu: +In vé máy bay, thẻ, vé từ, chứng từ cao cấp, nhãn, sách, các ấn phẩm khác thuộc ngành Hàng không cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. +Sản xuất in gia công các ấn phẩm Plexo và bao bì trên chất liệu OPP, PE, các loại nhãn mác trên giấy xốp theo yêu cầu của khách hàng. +Sản xuất các loại giấy khăn thơm, giấy vệ sinh và các loại tiêu dùng khác. Kinh doanh mặt hàng giấy, vật tư chuyên ngành in phương châm hoạt động và sản xuất tiêu thụ theo hóa đơn đặt hàng đảm bảo tiến độ thời gian và chất lượng cho khách hàng, việc thanh toán được tiến hành dứt điểm ít nợ nần dây dưa. Là một doanh nghiệp có quy mô vừa, Công ty đã thực hiện hạch toán độc lập, giữ cân đối tài chính, coi trọng hiệu quả kinh tế phấn đấu giảm chi phí, tăng lợi nhuận, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. Trong những năm qua, các quan hệ kinh tế được mở rộng giúp Công ty tận dụng được khối lượng lớn các công việc in khai thác từ thị trường, tận dụng được công suất máy móc, thiết bị hiện đại, tạo nguồn in ổn định, một mặt đáp ứng nhu cầu thị trường, tận dụng được công suất máy móc, thiết bị hiện có tạo nguồn in ổn định, một mặt đáp ứng nhu cầu thị trường, mặt khác đem lại nguồn thu nhập cho Công ty, đảm bảo việc làm cho cán bộ công nhân viên và nâng cao thu nhập của mỗi người. 4.Công tác tổ chức quản l‎ý, tổ chức sản xuất và bộ máy kế toán của Công ty cổ phần In Hàng không 4.1.Tổ chức bộ máy quản l‎ý Sơ đồ 6: Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần In Hàng không Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng TCHC Phòng TC-KT Phòng kinh doanh Phòng KHSX, thị trường Phòng QLCL Chi nhánh miền Trung Chi nhánh phía Nam Xưởng Offset Xưởng IN Xưởng Sách Xưởng Giấy Trách nhiệm của các bộ phận được phân công trong bảng sau: TT Tổ chức Trách nhiệm Hội đồng quản trị Đại diện cho các cổ đông có quyền quyết định cao nhất. Ban kiểm soát Kiểm soát các hoạt động SXKD của Công ty và HĐQT. Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Trực tiếp tham gia điều hành sản xuất. Hai phó Giám đốc Giúp việc cho Giám đốc. Phòng tổ chức hành chính Thư k‎ý, quản trị nhân sự, quản trị hành chính, được giao trách nhiệm cụ thể, có trường hợp kiêm nhiệm theo chức trách được Giám đốc duyệt. Phòng kế hoạch thị trường Lên kế hoạch sản xuất, marketing, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Làm các thủ tục hợp đồng in… Phòng Tài chính – Kế toán Lập kế hoạch tài chính, chuẩn bị vốn, theo dõi thanh toán. Kiểm soát chi phí, thanh toán lương cho công nhân. Kế toán hạch toán theo pháp lệnh và quy chế quản l‎ý tài chính quy định… Phòng vật tư kinh doanh Cung ứng NVL đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Quản l‎ý kho NVL ,bán thành phẩm. Phòng quản lí chất lượng Duy trì hệ thống chất lượng, kiểm tra, kiểm soát. Phân xưởng Offset Tổ chức chế bản in, makets, bình bản, phơi bản chuẩn bị do khách hàng cung cấp.Tổ chức in và đảm bảo thời gian, đạt chất lượng theo phiếu sản xuất và mẫu… Phân xưởng In Tổ chức in và đảm bảo thời gian, đạt chất lượng theo phiếu sản xuất và mẫu… Phân xưởng Sách Xén, kẻ giấy theo kích thước quy định, phục vụ cho việc gấp, đóng gói thành phẩm. Phân xưởng Giấy Sản xuất và gia công các sản phẩm giấy cung cấp cho ngành Hàng Không và thị trường phía Bắc. Chi nhánh miền Trung In lưới, cung cấp và khai thác nguồn khách hàng tại thị trường miền Trung. Chi nhánh miền Nam Sản xuất và gia công các sản phẩm giấy cung cấp cho thị trường miền Nam. 4.2.Tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất của Công ty 4.2.1.Tổ chức sản xuất Là một doanh nghiệp chuyên ngành in có sự kết hợp sản xuất một số sản phẩm, việc sản xuất của Công ty được thực hiện chủ yếu trên những quy định sau: - In Offset: In tranh ảnh, mỹ thuật, sách báo, tạp chí - In Plexo: In những vật liệu có tính nhẹ, mỏng như nilon, giấy bó Với các công việc trên Công ty đã tổ chức các phân xưởng sản xuất sau: + Phân xưởng in Offset, chế bản: Có nhiệm vụ chế bản vi tính, bình bản, phơi bản và sửa chữa để tạo ra những bản in màu để thông tin in ra được sắp xếp theo một trình tự nhất định phục vụ cho quy trình in. + Phân xưởng Sách + Phân xưởng In + Phân xưởng Giấy phía Bắc + Phân xưởng Giấy chi nhánh phía Nam 4.2.2.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Loại hình sản xuất sản phẩm của Công ty là kiểu chế biến liên tục, sản xuất hàng loạt và theo đơn đặt hàng, quy mô sản xuất thuộc loại vừa, sản phẩm có thể tạo ra trên cùng một quy trình công nghệ, theo cùng một phương pháp song song giữa các loại sổ có những đặc tính khác nhau về thiết kế kích cỡ, yêu cầu cả về mặt kỹ thuật, cả về mặt kinh tế. Sơ đồ7: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Tài liệu gốc Lập market Tách màu Bình bản Chế bản In Gia công Thành phẩm - Lập Maket: Khi nhận các tài liệu gốc trên cơ sở nội dung in, bộ phận lập Maket sẽ tiến hành bố trí các tranh in như tranh ảnh, dòng cột, kiểu chữ, màu sắc, độ đậm nhạt… - Tách màu điện tử: Đối với những bản in nhiều màu sắc(trừ màu đen)như tranh ảnh mỹ thuật, chữ màu phải được đem chụp tách màu điện tử, mỗi màu được chụp ra một bản riêng thành 4 màu chủ yếu: xanh, đỏ, vàng, đen. Việc tách màu điện tử và lập Maket được tiến hành đồng thời, sau đó cả hai được chuyển sang bước bình bản. - Bình bản: Trên cơ sở các Maket tài liệu và phim màu điện tử, bình bản có nhiệm vụ bố trí tất cả các loại chữ, hình ảnh có cùng một màu vào các tấm can theo từng trang in. - Chế bản khuôn in: Trên cơ sở các tấm can do bộ phận bình bản chuyển sang,chế bản có nhiệm vụ chế bản vào khuôn in nhôm kẽm, sau đó đem phơi bản và sửa bản in. - In: Khi nhận được các chế bản khuôn nhôm hoặc kẽm do bộ phận chế bản chuyển sang, lúc này các bộ phận như in Offset, in Lazer tiến hành in hàng loạt theo các chế bản khuôn in đó. - Hoàn thiện thành phẩm: Khi nhận được các trang in của bộ phận in chuyển sang, bộ phận thành phẩm sẽ tiến hành xén, đóng quyển, kiểm tra thành phẩm và đóng gói, sau đó vận chuyển giao cho khách hàng. Công ty đã hoàn toàn chủ động trong việc khai thác NVL(tìm các nhà cung ứng), bố trí lao động theo dây chuyền hợp l‎ý, bộ máy quản lý gọn nhẹ, bao quát, kiểm soát công việc chặt chẽ từ marketing, ký hợp đồng, điều hành sản xuất, hoàn thiện sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. 4.3.Tổ chức bộ máy và công tác kế toán của Công ty cổ phần In Hàng không 4.3.1.Tổ chức bộ máy kế toán Để phù hợp với điều kiện và trình độ quản l‎ý, Công ty cổ phần In Hàng không tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung. Toàn bộ thông tin trong công tác kế toán đều được kiểm tra, đánh giá chỉ đạo của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng Kế toán Công ty gồm 6 người với chức năng và nhiệm vụ riêng: + Một trưởng phòng Tài chính- Kế toán: Là người bao quát và quyết định mọi việc tài chính kế toán của Công ty, tham mưu giúp việc cho Giám đốc về vấn đề tài chính của Công ty. + Một Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi thanh toán các khoản chi phí phát sinh, thanh toán các khoản tiền lương, thưởng và các khoản tài chính phát sinh. + Một Kế toán kho NVL: Có nhiệm vụ theo dõi và hạch toán nguyên vật liệu trong Công ty. + Một kế toán tiêu thụ, xuất nhập khẩu: Lập hóa đơn bán hàng, kế toán xuất nhập khẩu, theo dõi các khoản tiền chuyển qua tài khoản công ty và các công việc phát sinh khâu tài chính-ngân hàng. + Kế toán thu: Có nhiệm vụ theo dõi và vào sổ các khoản thu phát sinh trong kỳ. Với chức năng và nhiệm vụ riêng của từng người trong phòng kế toán tất cả các giấy tờ, sổ sách kế toán vào máy vi tính liên quan và được gắn với từng phần hành kế toán. Trưởng phòng TCKT Kế toán thu Kế toán thanh toán chi Kế toán kho nguyên vật liệu Kế toán tiêu thụ xuất nhập khẩu mua hàng Sơ đồ 8: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 4.3.2.Hình thức tổ chức sổ kế toán Đối với việc hạch toán chi tiết NVL,Công ty sử dụng phương pháp thẻ song song, phương pháp này đơn giản, dễ làm, kết hợp với hình thức kế toán là Nhật k‎í-Sổ cái nên dễ kiểm tra. Mặt khác, với phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ nên có thể theo dõi liên tục và thường xuyên số dư các tài khoản.Hiện nay,Công ty cổ phần In Hàng không đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số1141TC /QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính.Trên thuyết minh Báo cáo tài chính của Công ty xác nhận hình thức sổ kế toán mà Công ty đang áp dụng là hình thức kế toán Nhật k‎ý-Sổ cái. Tuy nhiên, tại Công ty các công việc kế toán hầu hết đều được tiến hành xử l‎ý trên máy vi tính, Công ty sử dụng phần mềm kế toán MISA–SME Version 7.1. Nên hình thức ghi sổ kế toán này được minh họa theo sơ đồ sau: Sơ đồ 9: Hình thức ghi sổ kế toán tại công ty cổ phần In Hàng không Chứng từ kế toán Các file dữ liệu trong máy tính Sổ cái tài khoản Các sổ kế toán chi tiết Sổ quỹ tiền mặt Sổ kho Các sổ kế toán khác Các Báo cáo tài chính Với hình thức ghi sổ này, sau khi thu thập chứng từ kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy. Từ các file dữ liệu trong máy, máy sẽ tự động xử l‎ý đưa ra các sổ kế toán và các Báo cáo tài chính. Các Báo cáo tài chính bao gồm: - Báo cáo kết quả kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Bảng cân đối kế toán. - Thuyết minh Báo cáo tài chính. - Báo cáo tài sản. - Báo cáo thuế. - Báo cáo nợ phải thu, gồm: + Chi tiết theo từng khách hàng. + Tổng hợp theo khách hàng. - Báo cáo nợ phải trả, gồm: + Chi tiết theo nhà cung cấp. + Tổng hợp theo nhà cung cấp. II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG 1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần In Hàng không Tại Công ty cổ phần In Hàng không sản xuất sản phẩm vừa theo chỉ tiêu kế hoạch, vừa theo đơn hàng nên sản phẩm rất đa dạng.Mỗi loại hàng là một đơn hàng nhỏ.Các đơn hàng này có nội dung và khối lượng in luôn thay đổi.Quy trình công nghệ của Công ty là quy trình công nghệ phức tạp, kiểu liên tục, được bố trí ở nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau. Sản phẩm với tính chất đặc thù của ngành in lại được sản xuất ở nhiều công đoạn và từng công đoạn lại được khép kín ở một phân xưởng. Song sản phẩm chỉ được xác định là thành phẩm khi đã qua công đoạn cuối cùng. Sản phẩm dở dang có không đáng kể, thường là của một loại sản phẩm hoặc của một số đơn hàng. Khi sản phẩm hoàn thành giao cho khách hàng(không nhập kho)cũng là lúc kết thúc hợp đồng. Do tính chất phức tạp của quy trình công nghệ in, ở các giai đoạn công nghệ khác nhau đều phát sinh chi phí nhưng do mối quan hệ mật thiết giữa các công đoạn mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định là cho toàn bộ quy trình công nghệ sản phẩm đó. *Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm chi phí sản xuất nói trên, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là từng hợp đồng(hoặc từng đơn hàng), cụ thể trong tháng 6/2005 Công ty có sản xuất hai đơn hàng như sau: - Đơn hàng đựng suất ăn trên máy bay thuộc hợp đồng số EN02IHK01/07N. - Hợp đồng in quyển menu giải trí trên máy bay thuộc hợp đồng số PP02IHK01/21N. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng trên. Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và phù hợp với yêu cầu quản l‎ý của lãnh đạo Công ty, kế toán của Công ty đã phân loại chi phí sản xuất thành ba khoản mục: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung * Đối tượng tính giá thành Do đặc điểm quy trình công nghệ in là quy trình công nghệ phức tạp, kiểu liên tục, sản phẩm sản xuất ra nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau tùy theo từng đơn đặt hàng và chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng mới được coi là thành phẩm.Vì vậy, Công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng. 2.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Hiện tại Công ty không chi tiết hay mã hóa các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và chưa có màn hình nhập liệu của các tài khoản chi phí sản xuất. 2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công ty sử dụng tài khoản 621-Tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và được chi tiết cho từng hợp đồng. Toàn bộ nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất bao gồm cả nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ. Trong đó nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất của Công ty bao gồm: + Giấy: Công ty sử dụng trên 50 loại giấy có nhiều khổ và kích thước khác nhau như giấy Tân Mai 70g/m khổ (84x123), giấy cacbon, giấy couches, giấy đề can… + Các loại màng PE, OPP… + Bản kẽm có nhiều loại, khổ, cỡ khác nhau như: Kẽm tái sinh(52x40), kẽm Nhật(61x72), bản Kodak, bản kẽm Trung quốc, bản kẽm Ý… + Chi phí vật liệu phụ gồm: Gôm, băng dính 2 mặt, bột hồ, dây kim tuyến, dầu hỏa, chỉ khâu… Ở Công ty cổ phần In Hàng không, những chi phí về nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định thì kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để phân loại, tập hợp trực tiếp những chi phí đó cho đối tượng liên quan. Ví dụ như: Chi phí về giấy in và bản kẽm thì căn cứ vào hợp đồng đã k‎ý với khách hàng, cán bộ điều hành sản xuất thuộc phòng kế hoạch sản xuất tính toán xác định được số giấy và số bản kẽm cần xuất ra.Căn cứ vào phiếu sản xuất chuyển tới, Phòng kinh doanh viết phiếu xuất kho: - Đối với hợp đồng số EN 02IHK01/07N là phiếu sản xuất số: C25/12/05 ngày 16/12/05.(Biểu số 1). - Đối với hợp đồng số PP 02IHK01/21N là phiếu sản xuất số: A9/12/05 ngày 16/12/05.(Biểu số 2). Trị giá thực tế vật tư xuất kho được tính vào cuối tháng theo phương pháp bình quân gia quyền và được thực hiện trên máy nên độ chính xác cao. Giá thực tế Số lượng Giá đơn vị vật tư xuất = vật tư xuất x bình quân dùng dùng gia quyền Trị giá thực Trị giá thực tế tế tồn đầu + vật tư nhập Đơn giá bình quân gia = –––––––––––––––––––––––––– quyền Số lượng vật Số lượng vật tư tư tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ + Hợp đồng EN01IHK01/07N : Chi phí về giấy là : 39.780.000đ Chi phí về bản kẽm là : 320.000đ + Hợp đồng PP02IHK01/21N : Chi phí về giấy là : 17.098.000đ (= 3.150.000 + 13.948.000) Chi phí về bản kẽm là:1.200.000đ Đối với những chi phí nguyên vật liệu có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp cho từng hợp đồng được thì Công ty tiến hành phân bổ cho các hợp đồng theo tiêu thức thích hợp. Hàng tháng phân xưởng in Offset viết phiếu yêu cầu xuất vật tư.(Biểu số 3). Căn cứ vào phiếu yêu cầu cấp xuất vật tư, Phòng kinh doanh viết phiếu xuất kho.(Biểu số 4). Cuối tháng căn cứ theo tỷ lệ nguyên vật liệu chính là giấy tham gia vào sản xuất của từng hợp đồng để làm tiêu thức phân bổ cho các vật liệu khác. Ví dụ: Trong tháng 12/2005 chi phí nguyên liệu giấy của hợp đồng EN02IHK01/07N chiếm 5%, của hợp đồng PP02IHK01/21N chiếm 1,5% trong tổng số tháng. Chi phí về mực in trong cả tháng 6/2005 là: 8.000.000đ. Nên chi phí về mực in cho hợp đồng EN02IHK01/07N sẽ là: 8.000.000 x 5% = 400.000đ Chi phí mực in cho hợp đồng PP02IHK01/21N sẽ là: 8.000.000 x 1,5% = 120.000đ Như vậy,chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp xuất dùng cho từng hợp đồng sẽ là: Hợp đồng EN02IHK01/07N : Giấy : 39.780.000đ Bản kẽm: 320.000đ Mực in : 400.000đ –––––––––––––––– Cộng: 40.500.000đ Hợp đồng PP02IHK01/21N: Giấy: 17.098.000đ Bản kẽm:1.200.000đ Mực in: 120.000đ ––––––––––––––––– Cộng : 18.418.000đ Đối với chi phí vật liệu phụ và nhiên liệu như giẻ lau máy, dầu hỏa, băng dính,chỉ khâu…xuất dùng vào sản xuất của Công ty thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá thành sản phẩm.Vật liệu phụ của Công ty cũng như nguyên vật liệu chính đều phải mua ngoài, mua đến đâu dùng hết trong tháng đó, dự trữ rất ít, giá thực tế xuất kho cũng tính theo phương pháp bình quân gia quyền, đối với chi phí này Công ty hạch toán theo đợt, cuối tháng ghi vào bảng phân bổ tính cho từng hợp đồng. Sau khi tính toán được vật liệu xuất dùng thực tế, kế toán tiến hành mở sổ chi tiết TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(Biểu số 5). Đồng thời, tiến hành phân bổ vào các hợp đồng, trình tự tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau: Nợ TK621: 2.200.000.000đ (Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 40.500.000đ Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 18.418.000đ …………………………………………………..) Có TK152: 2.200.000.000đ (Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 40.500.000đ Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 18.418.000đ …………………………………………………..) Cuối tháng kết chuyển chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp vào giá thành sản phẩm, kế toán ghi: Nợ TK154: 2.200.000.000đ (Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 40.500.000đ Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 18.418.000đ …………………………………………………..) Có TK621: 2.200.000.000đ (Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 40.500.000đ Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 18.418.000đ …………………………………………………..) Mỗi đơn đặt hàng được theo dõi trên một sổ chi tiết.Đồng thời kế toán ghi sổ Nhật k‎ý-Sổ cái cho từng nghiệp vụ phát sinh hàng ngày và cuối tháng căn cứ vào Nhật k‎ý-Sổ cái, kế toán tiến hành phản ánh vào Sổ cái TK621.(Biểu số 6). 2.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Ở Công ty cổ phần In Hàng không, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: - Tiền lương sản phẩm - Các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn doanh nghiệp chịu và tính vào chi phí sản xuất. *Chi phí về tiền lương: Tiền lương của công nhân sản xuất bao gồm tiền lương sản phẩm, tiền lương thời gian và các khoản phụ cấp(nếu có).Hàng tháng, căn cứ vào sổ ghi sản phẩm của từng công nhân, sau khi đã kiểm tra đối chiếu, quản đốc phân xưởng tập hợp lượng sản phẩm mà từng công nhân thực hiện được trong tháng gửi về Phòng tài chính-kế toán, kế toán tiền lương tính lương sản phẩm theo đơn giá tiền lương Công ty đã phê duyệt. Tiền lương sp = Khối lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá tiền lương Đối với tiền lương thời gian, đó là những ngày công nhân ngừng làm việc, chờ việc do máy móc hỏng phải sửa chữa nhỏ hoặc thời gian in thử, ngoài ra những ngày công nhân được điều động đi làm việc khác cũng được hưởng lương thời gian.Tiền lương thời gian được tính toán trên cơ sở theo dõi và xác định thời gian làm việc hưởng lương thời gian của công nhân viên và đơn giá lương thời gian.Công ty đã xây dựng áp dụng đối với từng bậc lương nhưng đối với khoản này Công ty không hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp mà hạch toán cùng với chi phí nhân viên quản l‎ý phân xưởng.Cụ thể: Tiền lương thời gian= Số ngày công làm việc được hưởng x Đơn giá lương thời gian lương thời gian Tiền phụ cấp có tính chất lương là một khoản trong tiền lương chính của công nhân viên, căn cứ vào hệ số phụ cấp đối với từng cấp bậc thợ và quỹ tiền lương sản phẩm của Công ty. Hệ số chức vụ x Hệ số phân loại x Hệ số bổ sung Ngày công làm Hệ số phụ cấp = ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– x việc thực tế Ngày công tháng Qũy lương sản phẩm Tiền phụ cấp = –––––––––––––––––– Tổng hệ số phụ cấp Đối với công nhân nghỉ phép, Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép.Tiền lương công nhân nghỉ phép căn cứ vào ngày nghỉ thực tế, cụ thể: Tiền lương cơ bản Tiền lương nghỉ phép = Số ngày nghỉ phép x –––––––––––––––– Ngày công chế độ Xuất dưới dạng tiền lương vào dịp tổng kết 6 tháng và cả năm, căn cứ vào phân loại lao động và ngày công làm việc thực tế để xét thưởng. Khoản thưởng này được trích từ quỹ lương của Công ty. Như vậy, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm được xác định như sau: Tiền lương Tiền Tiền Tiền Lương phụ cấp Công nhân = lương + lương + lương + & các khoản khác Sản xuất sản phẩm thời gian phụ cấp (nếu có) Căn cứ vào số tiền lương phải trả cho công nhân, kế toán lập Bảng thanh toán lương.Căn cứ vào Bảng thanh toán, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Đối với các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ hiện hành, thực tế Công ty trích 19% tổng tiền lương trong đó: 15% là BHXH, 2% là BHYT, 2% là KPCĐ chi phí sản xuất, phần còn lại là 5% BHXH và 1% BHYT người lao động phải đóng góp và được trừ vào lương hàng tháng của công nhân viên. Kế toán định khoản chi phí nhân công trực tiếp: Nợ TK 622: 380.000.000đ (Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 16.000.000đ Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 12.000.000đ …………………………………………………..) Có TK 334: 380.000.000đ Và Nợ TK 622: 70.000.000đ (Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 3.040.000đ Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 2.280.000đ …………………………………………………..) Có TK 338:70.000.000đ Cuối tháng kế toán kết chuyển để tính giá thành: Nợ TK 154: 450.000.000đ (Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 19.040.000đ Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 14.280.000đ …………………………………………………..) Có TK622: 450.000.000đ (Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 19.040.000đ Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 14.280.000đ …………………………………………………..) Chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi trên sổ chi tiết TK622(Biểu số 7). Sổ chi tiết TK622 được mở chi tiết cho từng hợp đồng. Đồng thời, kế toán theo dõi trên sổ Nhật k‎ý - Sổ cái cuối tháng lấy số liệu vào Sổ cái TK622(Biểu số 8). 2.3.Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung ở Công ty cổ phần In Hàng không gồm: - Chi phí nguyên vật liệu - Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương nhân viên quản l‎ý, tiền lương thời gian của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Ở Công ty được theo dõi từng loại trên sổ chi tiết TSCĐ được mở đầu từ đầu năm, theo dõi về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại mức khấu hao, nơi sử dụng. Mức khấu hao Công ty áp dụng theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 12/12/2003.Việc tính toán khấu haoTSCĐ được tiến hành hàng tháng, kế toán căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và mức trích khấu hao của từng loại thiết bị máy móc để tính ra mức khấu hao cơ bản phải trích trong tháng của từng phân xưởng. Công việc này không được tính trên hệ thống sổ sách mà được kế toán TSCĐ tính ngoài sổ sau đó tổng hợp số khấu hao cho từng bộ phận được thể hiện trên Bảng khấu haoTSCĐ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm chi phí về tiền thuê ngoài gia công, chi phí thuê ngoài chế bản. - Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất chung được thể hiện trên Bảng kế số 04 và được phân bổ theo nhiều tiêu thức khác nhau.Tùy theo từng loại chi phí mà có tiêu thức phân bổ cụ thể. Chi phí tiền lương của nhân viên quản l‎ý phân xưởng và tiền lương thời gian tháng 6/2005. Chi phí BHXH,BHYT, KPCĐ tính theo tỷ lệ tiền lương là 8.575.000đ. Đối với chi phí này phân bổ cho từng hợp đồng theo tiền lương sản phẩm. Tổng tiền lương sản phẩm là: 380.000.000đ Trong đó: Hợp đồng EN02IHK01/07N: 16.000.000đ Hợp đồng PP02IHK01/21N: 12.000.000đ 74.100.000 Hệ số phân bổ = –––––––––– = 0,195 380.000.000 Phân bổ cho: Hợp đồng EN02IHK01/07N: 0,19 x 16.000.000 = 3.120.000đ Hợp đồng PP02IHK01/21N: 0,19 x 12.000.000 = 2.340.000đ Kế toán định khoản: Nợ TK627: 74.100.000đ (Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 3.120.000đ Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 2.340.000đ …………………………………………………..) Có TK334: 74.100.000đ Và Nợ TK627: 8.575.000đ (Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 118.560đ Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 88.920đ …………………………………………………..) Có TK338: 8.575.000đ Chi phí dịch vụ mua ngoài Công ty bao gồm tiền thuê ngoài gia công, tiền thuê ngoài chế bản… - Đối với chi phí thuê ngoài gia công: Căn cứ vào hợp đồng gia công và hóa đơn giá trị gia tăng do bên gia công phát hành đã ghi rõ nội dung gia công, kế toán hạch toán trực tiếp vào hợp đồng đó. Ví dụ: Trong tháng 6/2005 có hợp đồng gia công với xưởng sản xuất thương binh 27/7, nội dung gia công ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5212.doc
Tài liệu liên quan