Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Du lịch và Thương mại Tổng hợp Thăng Long

Tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Du lịch và Thương mại Tổng hợp Thăng Long: ... Ebook Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Du lịch và Thương mại Tổng hợp Thăng Long

doc93 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Du lịch và Thương mại Tổng hợp Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, trước xu hướng hoà nhập và phát triển của kinh tế thế giới, Việt Nam đã mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác kinh tế với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Đi cùng với sự mở rộng của nền kinh tế là sự thay đổi của khung pháp chế. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đang cố gắng tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Nhà nước không còn bảo hộ cho các doanh nghiệp Nhà nước như trước đây nữa. Việc này tạo ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nhưng cũng lại đặt ra những thách thức đối với doanh nghiệp. Để tồn tại và ổn định được trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp Nhà nước phải có sự chuyển mình, phải nâng cao tích tự chủ, năng động để tìm ra phương thức kinh doanh có hiệu quả tiết kiệm chi phí để đem lại lợi nhuận cao để từ đó mới có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh là những chỉ tiêu chất lượng phản ánh đích thực tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã cố gắng tìm ra hướng kinh doanh để đem lại doanh thu cho doanh nghiệp thì việc sử dụng những chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải hợp lý và tiết kiệm để phản ánh đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nó liên quan chặt chẽ đến chi phí bỏ ra và lợi nhuận đem lại. Như vậy việc xác định doanh thu, chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh đúng đắn sẽ giúp cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh để từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, việc xác định doanh thu, chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh cũng còn nhiều bất hợp lý gây nên các hiện tượng "lãi giả, lỗ thật" hoặc "lỗ giả, lãi thật", việc sử dụng các quỹ vốn còn tuỳ tiện chưa đúng mục đích của chúng. Để khắc phục những tồn tại trên, yêu cầu kế toán với vai trò là công cụ quản lý kinh tế phải không ngừng hoàn thiện, đặc biệt là kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh. Xuất phát từ những nhận thức trên, trong quá trình thực tập tại Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long tôi đã đi sâu vào nghiên cứu kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong Công ty. Tôi thấy đề tài là rất cần thiết, do đó tôi đã chọn đề tài: "Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Du lịch và Thương mại Tổng hợp Thăng Long". Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ. Chương II: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Du lịch và Thương mại Tổng hợp Thăng Long Chương III: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Du lịch và Thương mại Tổng hợp Thăng Long CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ Nền kinh tế nước ta đang chuyển hoá từ nền kinh tế còn nhiều tính chất tự cấp, tự túc trước đây thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Cơ chế quản lý kinh tế cũng đang chuyển hoá từ cơ chế quản lý hành chính, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong thời kỳ chuyển hoá này hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ được mở rộng và phát triển mạnh mẽ góp phần tích cực vào việc sản xuất, thúc đẩy sản xuất trong nước cả về số lượng và chất lượng hàng hoá, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của mọi tầng lớp dân cư, góp phần mở rộng giao lưu hàng hoá, mở rộng các quan hệ buôn bán trong và ngoài nước. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong kinh doanh thương mại, dịch vụ, phát huy ưu thế về kỹ thuật, không ngừng nâng cao chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh doanh, làm chủ được thị trường và giá cả, phát huy tác dụng hướng dẫn, giúp đỡ các thành phần kinh tế khác. Để thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình, các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ cần chuyển mạnh sang thực hiện phương thức hạch toán kinh doanh XHCN. - Các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ tiến hành kinh doanh phải đảm bảo tự trang trải, tự phát triển và làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, đảm bảo kết hợp đúng đắn lợi ích cán bộ, công nhân viên, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của Nhà nước. - Các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ phải phát huy quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm quyết định các vấn đề về phương hướng kinh doanh, phương án tổ chức kinh doanh về lao động, tiền lương sao cho phù hợp với sự định hướng và chỉ đạo của nhà nước về chiến lược, kế hoạch và chương trình dài hạn, với qui hoạch và cân đối lớn cùng các chính sách luật pháp. - Các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ phải bám sát thị trường, hoạt động kinh doanh với các chủ thể kinh doanh khác, với người tiêu dùng thông qua quan hệ mua bán, thoả thuận với nhau về giá cả trong qũy đạo mà luật pháp cho phép, không hạn chế độ cung cấp và phân phối hàng hoá nữa. - Kế hoạch kinh tế tài chính ở doanh nghiệp thương mại - dịch vụ do doanh nghiệp tự xây dựng, tự cân đối trên cơ sở các hợp đồng kinh tế, pháp lý. Hoạt động kinh tế tài chính ở các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ phát sinh ở các bộ phận trong doanh nghiệp như: ở các kho hàng, quầy hàng, các bộ phận dịch vụ, các bộ phận quản lý, phục vụ. Vì vậy để thu nhận được các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh thì cần phải tổ chức tốt hạch toán ban đầu ở tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. . - Các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ là những đơn vị kinh tế, cơ sở có tư cách pháp nhân đầy đủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. II. VAI TRÒ, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các nhân tố khác không thay đổi thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ càng lớn cho ta kết quả kinh doanh càng cao. Chúng ta phải luôn không ngừng nâng cao doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, và đó là biện pháp quan trọng nhất để nâng cao kết quả kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh thương mại - dịch vụ, các doanh nghiệp phải hao phí một lượng lao động và xã hội nhất định dùng để mua bán và dự trữ hàng hoá. Kế toán phải thông tin mọi mặt hoạt động của quá trình kinh doanh cần phải ghi chép đầy đủ, chính xác kịp thời các khoản chi phí bỏ ra. Theo qui định của hệ thống hiện hành, toàn bộ chi phí ở khâu mua vào được tính vào trị giá vốn của hàng nhập kho, còn chi phí của quá trình chuẩn bị bán hàng và chi phí của quá trình bán hàng được ghi chép ở tài khoản riêng. Ngoài ra, các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được tập hợp ở tài khoản '' chi phí quản lý doanh nghiệp''. Vì vậy, kế toán phải có nhiệm vụ giám sát kiểm tra chặt chẽ quá trình chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc tính toán chính xác kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tính vào cuối kỳ hạch toán (cuối quí hoặc cuối tháng). Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được phân phối công bằng, hợp lý, đúng chế độ hiện hành của Nhà nước và phối hợp với đặc điểm của ngành kinh doanh. Nhiệm vụ của kế toán chi phí, xác định kết quả kinh doanh bao gồm: - Ghi chép chính xác chi phí phát sinh trong kỳ cho từng đối tượng chịu chi phí, phản ánh đúng đắn thu nhập và chi phí của hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ nhằm xác định đúng đắn kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Kiểm tra tình hình thực hiện các dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận bán hàng, cung cấp dịch vụ và tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế doanh thu vào ngân sách. - Tổ chức, hợp lý và khoa học kế toán, kế toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh nhằm cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho lãnh đạo và quản lý hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ ở doanh nghiệp. III. KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ 1. Khái niệm, nội dung kế toán doanh thu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Ở các doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế GTGT, còn ở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là trị giá thanh toán của số hàng đã bán và dịch vụ đã được thực hiện. Ngoài ra, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ còn bao gồm các loại phụ thu. - Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu và lãi liên quan đến hoạt động về vốn của doanh nghiệp như: khoản thu từ hoạt động góp vốn liên doanh (ngoài vốn góp), khoản thu về hoạt động đầu tư, bán chứng khoán, khoản thu về cho thuê TSCĐ, thu lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi bán ngoại tệ. Doanh thu hoạt động tài chính đã bao gồm thuế GTGT (nếu đơn vị nộp thuế theo phương pháp trực tiếp) hoặc không có thuế GTGT (nếu đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế) - Doanh thu bất thường là các khoản thu từ những sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động thông thường đem lại như: thu được nợ khó đòi trước đây đã xử lý xoá sổ, thu tiền được phạt do bên kia vi phạm hợp đồng với doanh nghiệp, các khoản thu năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán nay mới phát hiện ra, …Doanh thu bất thường đã bao gồm thuế GTGT (nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) hoặc không có thuế GTGT (nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế). 2. Các phương thức bán hàng, thu tiền Phương thức bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đối với việc sử dụng các tài khoản kế toán phản ánh tình hình xuất kho thành phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Đồng thời có tính quyết định đối với việc xác định thời điểm bán hàng và cung cấp dịch vụ, hình thành doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tiết kiệm chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ để tăng lợi nhuận. Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh thương mại - dịch vụ thường vận dụng các phương thức bán hàng sau: - Bán hàng theo phương thức gửi hàng: theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng trên cơ sở của thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm đã qui ước trong hợp đồng. Khi xuất kho gửi đi hàng vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào khách hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì khi ấy hàng mới chuyển quyền sở hữu và được ghi nhận doanh thu bán hàng. - Bán hàng theo phương thức giao hàng trực tiếp: theo phương thức này bên khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp bán hoặc giao nhận hàng tay ba (các doanh nghiệp thương mại mua bán hàng). Người nhận hàng sau khi ký vào chứng từ bán hàng, của doanh nghiệp thì hàng hoá được xác định là bán (hàng đã chuyển quyền sở hữu). 3. Phương pháp hạch toán doanh thu a. Khái niệm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán, dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền được hay sẽ thu được tiền. Ở các doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế GTGT, còn ở các doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là trị giá thanh toán số hàng đã bán. Ngoài ra, doanh thu còn bao gồm các khoản phụ thu. b. Tài khoản sử dụng. - TK511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TK này gồm 4 TK cấp 2: + TK 5111: doanh thu bán hàng hoá + TK 5112: doanh thu bán các sản phẩm + TK 5113: doanh thu cung cấp dịch vụ + TK 5114: doanh thu trợ cấp, trợ giá Kết cấu chủ yếu của TK511- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ như sau: Bên nợ: + Các khoản giảm doanh thu bán hàng, giảm giá, hàng bị trả lại kết chuyển cuối kỳ. + Số thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số thành phẩm được xác định là tiêu thụ trong kỳ. + Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần sang TK 91l - xác định kết quả kinh doanh Bên có: + Doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm, và cung cấp dịch vụ trong kỳ TK này không có số dư - TK 512: doanh thu bán hàng nội bộ: TK này được sử dụng để phản ánh tình hình bán hàng trong nội bộ một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập (giữa các đơn vị chính với các đơn vị phụ thuộc và giữa các đơn vị phụ thuộc với nhau). TK 5 12- doanh thu bán hàng nội bộ gồm 3 TK cấp 2: + TK 512 l: doanh thu bán hàng hoá + TK 5122: doanh thu bán các sản phẩm + TK 5 123: doanh thu cung cấp dịch vụ Kết cấu của TK này tương tự như TK 5 l l. - TK 515: doanh thu hoạt động tài chính trong các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thường bao gồm các hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, vay, cho thuê tài chính, lãi vay khi gửi tiền ngân hàng,. . . Bên Nợ: - số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có) - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang TK 91l Bên Có: doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. TK 5115 không có số dư cuối kỳ. c Phương pháp hạch toán: - Căn cứ vào giấy báo Có, phiếu thu hoặc thông báo chấp nhận thanh toán của khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK 112 - TGNH Nợ TK 111 - Tiền mặt Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng. Có TK 511 - Doanh thu bán hàng Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3331: thuế GTGT phải nộp) - Trường hợp bán hàng đại lý, doanh nghiệp được hưởng hoa hồng và không phải kê khai tính thuế GTGT. Doanh thu bán hàng là số tiền hoa hồng được hưởng. Khi nhận hàng của đơn vị giao đại lý, kế toán ghi vào bên Nợ TK 003 - Hàng hoá vật tư nhận bán hộ, ký gửi khi bán hàng thu được tiền hoặc khách hàng đã chấp nhận thanh toán: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 5 l l - doanh thu bán hàng tiền hoa hồng Có TK 331 - Phải trả cho người bán (số tiền bán hàng trừ hoa hồng) Đồng thời ghi có TK 003- hàng hoá, vật tư nhận bán hộ, ký gửi. - Bán hàng trả góp, kế toán ghi số bán thông thường ở TK 511. Số tiền khách hàng phải trả cao hơn doanh số bán thông thường, khoản chênh lệch đó được ghi vào thu nhập hoạt động tài chính. Nợ TK111, 112 (số tiền thu ngay) Nợ TK 131 (số tiền phải thu) Có TK 511 (ghi giá bán thông thường theo giá chưa có thuế GTGT) Có TK 333 (thuế GTGT tính trên giá bán thông thường) Có TK 71l (ghi phần chênh lệch cao hơn giá thông thường). - Bán hàng theo phương thức đổi hàng, khi doanh nghiệp xuất hàng trao đổi với khách hàng, kế toán ghi doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra. Khi nhận hàng của khách hàng, kế toán ghi hàng nhập kho và tính thuế GTGT đầu vào: + Khi xuất hàng trao đổi, ghi nhận doanh thu: Nợ TK 13 l - phải thu của khách hàng Có TK 111 - doanh thu bán hàng Có TK 333 - thuế và các khoản phải nộp. + Khi nhập hàng của khách ghi: Nợ TK 152,156, 155 Nợ TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ Có TK 131 - phải thu của khách hàng. - Trường hợp doanh nghiệp dùng hàng hoá, vật tư sử dụng nội bộ cho sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế GTGT, kế toán xác định doanh thu của số hàng này tương ứng với chi phí sản xuất hoặc giá vốn hàng hoá để ghi vào chi phí SXKD. Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 512- doanh thu bán hàng nội bộ Đồng thời ghi thuế GTGT: Nợ TK 133- thuế GTGT được khấu trừ Có TK 333: thuế và các khoản phải nộp nhà nước. - Hàng hoá, thành phẩm, vật tư dùng để biếu tặng được trang trải bằng qũy khen thưởng, phúc lợi: Nợ TK 431: quĩ khen thưởng phúc lợi Có TK 511: doanh thu bán hàng Có TK 333: thuế và các khoản phải nộp nhà nước. - Hàng hoá, thành phẩm bán ra thuộc diện tính thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp: Nợ TK 511 - doanh thu bán hàng Có TK 333 - thuế và các khoản phải nộp nhà nước. - Cuối kỳ xác định doanh thu bán hàng thuần bằng cách /ấy doanh thu theo hoá đơn trừ đi thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và các khoản giảm giá, hàng bị trả lại: Nợ TK 511 - doanh thu bán hàng Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh . - Phản ánh tiền lãi được khi mua chứng khoán, gửi tiền ngân hàng, . . . : Nợ TK 112 - TGNH . Có TK 515 - tổng số tiền lãi được nhận 4. Phương pháp hạch toán các khoản giảm trừ: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận ban đầu do các nguyên nhân: doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng đã bán cho khách hàng hoặc hàng đã bán bị trả lại và doanh nghiệp phải nộp thuế tiêu thụ dặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được tính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kỳ kế toán. Một số khái niệm: Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, để đẩy mạnh bán ra, thu hồi nhanh chóng tiền bán hàng, doanh nghiệp cần có chế độ khuyến khích đối với khách hàng. Nếu khách hàng mua với khối lượng hàng hoá lớn sẽ được doanh nghiệp giảm giá, nếu khách hàng thanh toán sớm tiền hàng sẽ được doanh nghiệp chiết khấu, còn nếu hàng hoá doanh nghiệp kém phẩm chất thì khách hàng có thể không chấp nhận thanh toán hoặc yêu cầu doanh nghiệp giảm giá: Các khoản trên sẽ phải ghi vào chi phí hoạt động tài chính hoặc giảm trừ trong doanh thu hoá đơn chưa có thuế GTGT. - Chiết khấu thương mại là số tiền doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do mua hàng hoá, dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua bán hàng. - Giảm giá hàng bán là số tiền doanh nghiệp phải trả lại cho khách hàng trong trường hợp hoá đơn bán hàng đã viết theo giá bình thường, hàng đã được xác định là bán nhưng do chất lượng kém, khách hàng yêu cầu giảm giá và doanh nghiệp đã chấp nhận hoặc do khách hàng mua với khối lượng hàng hoá lớn, doanh nghiệp giảm giá. - Trị giá hàng bị trả lại là số tiền doanh nghiệp phải trả lại cho khách hàng trong trường hợp hàng đã được xác định là bán nhưng do chất lượng quá kém, khách hàng phải trả lại số hàng đó. - Thuế khâu tiêu thụ 1à khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước sau khi tiêu thụ hàng hoá dịch vụ, bao gồm: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có) . Tài khoản sử dụng - TK 521 - chiết khấu thương mại. TK này phản ánh số tiền chiết khấu cho khách hàng và kết chuyển số tiền chiết khấu đó tính vào chi phí hoạt động tài chính. TK 521 - chiết khấu bán hàng gồm 3 TK cấp 2: + TK 5211 - chiết khấu hàng hoá + TK 5212 - chiết khấu thành phẩm + TK 5213 - chiết khấu dịch vụ Kết cấu chủ yếu của tài khoản như sau: Bên Nợ: Ghi số tiền chiết khấu bán hàng đã chấp nhận cho khách hàng. Bên có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu bán hàng trong kỳ tính vào chi phí hoạt động tài chính. Sau khi kết chuyển, TK này không có số dư. - TK 531 - hàng bán bị trả lại: TK này phản ánh trị giá hàng bán bị trả lại và kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511, 512 để giảm doanh thu bán hàng. Kết cấu chủ yếu của TK này như sau: Bên Nợ: Ghi trị giá hàng bán bị trả lại theo giá bán chưa có thuế GTGT Bên Có: kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại sang TK 5 l l hoặc 5 12 Sau khi kết chuyển, TK này không có số dư. - TK 532 - giảm giá hàng bán. TK này phản ánh số tiền giảm giá cho khách hàng bán kết chuyển số tiền giảm giá sang TK 511 hoặc 512 để giảm doanh thu bán hàng. Kết cấu chủ yếu của TK này như sau: Bên Nợ: Ghi số tiền giảm giá cho khách hàng theo giá bán. Bên Có: Kết chuyển số tiền giảm giá sang TK 511 hoặc TK 512. Sau khi kết chuyển, TK này không có số dư. - TK 333 - thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Phương pháp hạch toán: Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại phát sinh trong kỳ. Nợ TK 521: Chiết khấu bán hàng Nợ TK 532: Giảm giá hàng bán Nợ TK 531: Hàng bán bị trả lại. Có TK 131: phải thu của khách hàng Có TK 111, 112 - Đối với trường hợp hàng bị trả lại trong kỳ, doanh nghiệp phải nhập kho lại số hàng đó theo trị giá vốn, đồng thời phải ghi giảm số thuế GTGT đầu ra + Ghi nghiệp vụ hàng nhập kho Nợ TK 155 - Thành phẩm Nợ TK 156 - Hàng hoá Có TK 632 - Giá vốn hàng bán + Ghi số tiền thuế GTGT đầu ra giảm tương ứng với số hàng bị trả lại. Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Có TK 131 - phải thu của khách hàng Có TK 111 - tiền mặt Có TK 112 - tiền gửi ngân hàng. - Trường hợp hàng bán bị trả lại phát sinh vào kỳ hạch toán sau trong năm, kỳ trước ghi doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh doanh: + Phản ánh trị giá hàng bán bị trả lại: Nợ TK 531 - hàng bán bị trả lại . Nợ TK 333 - thuế và các khoản phải nộp nhà nước Có TK 131, 111, 112 + Phản ánh số hàng bị trả lại nhập kho theo trị giá vốn Nợ TK 155 - thành phẩm Nợ TK 156 - hàng hoá Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh - Cuối kỳ kinh doanh, toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán và hàng bị trả lại được kết chuyển sang bên Nợ TK 511 hoặc TK 512 để giảm doanh thu bán hàng đã ghi theo hoá đơn ở bên Có của TK này. Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng. Có TK 531 – Hàng bán bị trả lại Có TK 532 – Giảm giá hàng bán. IV. KẾ TOÁN CHI PHÍ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ. 1. Kế toán giá vốn hàng bán a. Khái niệm giá vốn hàng bán: là một trong những bộ phận cấu thành nên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán có ảnh hưởng ngược chiều với kết quả kinh doanh. Giá vốn hàng bán cao trong điều kiện giá bán hàng hoá bị khống chế bởi sự cạnh tranh trên thị trường sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm xuống và ngược lại. Do đó để tăng kết quả kinh doanh các doanh nghiệp luôn cố gắng giảm giá vốn hàng bán. b. Tài khoản sử dụng: TK 632 – Giá vốn hàng bán. Bên Nợ: trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp theo từng hoá đơn. - Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và dịch vụ đã hoàn thành. Bên Có: kết chuyển giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoàn thành đã được xác định là tiêu thụ vào bên Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. c. Phương pháp hạch toán: * Theo phương pháp kê khai thường xuyên: - Khi xuất các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đi tiêu thụ, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 154, 152, 156, … - Kết chuyển giá vốn hàng bán của các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ vào bên Nợ 911 – Xác định kết quả kinh doanh, ghi: Nợ TK 911 – xác định kết quả kinh doanh. Có TK 632 – Giá vốn hàng bán. * Theo phương pháp kiểm kê định kỳ. - Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại: + Cuối kỳ xác định và kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá đã xuất bán được xác định là tiêu thụ, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 611 – Mua hàng + Cuối kỳ kết chuyển giá vốn của hàng hoá đã xuất bán được xác định là tiêu thụ vào bên Nợ TK 911 – xác định kết quả kinh doanh Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 – Giá vốn hàng bán - Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ: + Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ vào TK 632 – giá vốn hàng bán, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán. Có TK 155 – Thành phẩm + Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm, dịch vụ, lao vụ đã gửi bán chưa xác định là tiêu thụ vào đầu kỳ TK 632 – giá vốn hàng bán, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán. Có TK 157 – Hàng gửi đi bán. + Giá thành của thành phẩm hoàn thành nhập kho, giá thành dịch vụ đã hoàn thành, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 631 – Giá thành sản xuất + Cuối kỳ kết chuyển giá vốn của thành phẩm hàng tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ TK 155 – Thành phẩm. Nợ TK 155 – Thành phẩm Có TK 632 – Giá vốn hàng bán + Cuối kỳ, xác dịnh trị giá của thành phẩm, dịch vụ đã gửi bán nhưng chưa được xác định là tiêu thụ, ghi: Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán. Có TK 632 – Giá vốn hàng bán. + Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ đã được xác định là tiêu thụ vào bên Nợ TK 911 – xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 911 – xác định kết quả kinh doanh Có TK 632 – Giá vốn hàng bán. 2. Kế toán chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh a. Khái niệm chi phí sản xuất chung: là những chi phí cần thiết còn lại để hoạt động kinh doanh sau những chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 – chi phí sản xuất chung. b. Kết cấu chủ yếu của TK này như sau: Bên Nợ: chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung + Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí sản xuất chung vào chi phí sản xuất hay lao vụ, dịch vụ. TK 627 cuối kỳ không có số dư do đã kết chuyển hay phân bổ hết cho các loại sản phẩm, dịch vụ, lao vụ và được chi tiết ở các TK cấp 2. + TK 6271: Chi phí nhân viên sản xuất + TK 6272: Chi phí vật liệu + TK 6273: Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6274: Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. c. Phương pháp hạch toán: - Tính tiền lương phải trả cho nhân viên từng bộ phận, phân xưởng: Nợ TK 627 (6271) – Chi phí sản xuất chung Có TK 334 – Phải trả CNV - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định (phần tính vào chi phí) Nợ TK 627 (6271) – Chi phí sản xuất chung Có TK 338 (338.2, 338.3, 338.4). - Chi phí vật liệu dùng chung cho từng bộ phận, phân xưởng: Nợ TK 627 (6272) Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu - Các chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất dùng cho các bộ phận, phân xưởng: Nợ TK 627 (6273) Có TK 153 (loại phân bổ một lần) - Trích khấu hao TSCĐ của bộ phận, phân xưởng: Nợ TK 627 (6274) Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài Nợ TK 627 (6277) Nợ TK 133 (1331) – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331, … - Giá trị mua ngoài - Các chi phí phải trả (trích trước) khác tính vào chi phí sản xuất chung trong kỳ (chi phí sửa chữa TSCĐ, …) Nợ TK 627 Có TK 335 – Chi phí phải trả - Phân bổ các chi phí trả trước: Nợ TK 627 Có TK 142 – Chi phí trả trước - Các chi phí bằng tiền khác Nợ TK 627 (6278) Có các TK liên quan (111, 112) - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung Nợ TK liên quan (111, 112, 152, 138,…) Có TK 627. - Cuối kỳ, tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp cho các đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, …) Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung TK 334, 338 TK 627 TK 111, 112, 152, .. TK 152, 153 Chi phí nhân viên TK 154 Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung Chi phí vật liệu, dụng cụ Phân bổ (hoặc kết chuyển) CP SXC cho các đối tượng TK 142, 335 Chi phí theo dự toán TK 111, 112 TK 133 Chi phí sản xuất chung Khác 3. Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí hoạt động tài chính 3.1. Kế toán chi phí bán hàng a. Khái niệm chi phí bán hàng: là những khoản chi phí mà doanh nghiệp chi ra phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Trong doanh nghiệp, các chi phí bán hàng phát sinh thường bao gồm: - Chi phí đóng gói, bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm, hàng hoá đi tiêu thụ. - Chi phí quảng cáo, giới thiệu bảo hành sản phẩm. - Chi phí tiền lương, các khoản tính theo tiền lương của CNV bộ phận bán hàng. - Chi phí hoa hồng trả cho các đại lý. - Các chi phí khác bằng tiền như chi phí hội nghị khách hàng, chi phí giao dịch, tiếp khách hàng, … b. Tài khoản sử dụng: TK 641 có kết cấu TK như sau Bên Nợ: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: + Các khoản làm giảm chi phí bán hàng + Kết chuyển chi phí bán hàng trừ vào kết quả trong kỳ. TK này không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành các TK cấp 2 như sau: + TK 6411: Chi phí nhân viên + TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì + TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng + TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6415: Chi phí bảo hành sản phẩm + TK 6416: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK 6417: Các chi phí bằng tiền khác. c. Phương pháp hạch toán: - Căn cứ vào bảng tính lương, phụ cấp lương, tiền công phải trả cho CNV bộ phận bán hàng: Nợ TK 641 (6411) Có TK 334 – Lương phải trả cho nhân viên bán hàng - Phản ánh các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo lương Nợ TK 641 (6411) Có TK 3382, 3383, 3384) - Phân bổ các khoản chi phí trả trước Nợ TK 641 – Các khoản chi phí trả trước được phân bổ Có TK 142, 242 Căn cứ vào từng tài khoản chi phí trả trước được phân bổ, kế toán ghi tiếp vào các tài khoản chi tiết tương ứng (tương tự như ở TK 627) 3.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp a. Khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp: là những khoản chi phí phục vụ cho quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh và các khoản chi phí chung cho toàn doanh nghiệp. Các khoản chi phí này không thể tách riêng cho từng bộ phận hoặc từng hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: - Tiền lương, phụ cấp lương và các khoản tính theo lương của CNV quản lý doanh nghiệp. - Chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng. - Chi phí khấu hao và sửa chữa TSCĐ dùng cho quản lý và các TSCĐ dùng chung toàn doanh nghiệp. - Thuế môn bài, nhà đất, thuế GTGT của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ chịu thuế theo phương pháp trực tiếp, các loại phí, lệ phí. - Dự phòng nợ khó đòi tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. - Các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phục vụ chung của toàn doanh nghiệp. b. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 642 có kết cấu như sau: Bên Nợ: Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: + Các khoản làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp + Kết chuyển chi phí QLDN vào TK 911 – xác định kết quả hoặc TK 242 – chi phí trả trước dài hạn. TK 642 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành các TK cấp 2 sau: + TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý + TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý + TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng. + TK 6424: chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6425: Thuế, phí và lệ phí + TK 6426: Chi phí dự phòng + TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài. +._. TK 6428: Chi phí bằng tiền khác. c. Phương pháp hạch toán: - Căn cứ vào bảng tính lương, phụ cấp lương, tiền công phải trả cho CNV bộ phận quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 642 (6421) Có TK 334 – Phải trả CNV bộ phận quản lý doanh nghiệp. - Phản ánh các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo lương Nợ TK 642 (6421) Có TK 333 (3382, 3383, 3384) - Các chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý và phục vụ sản xuất kinh doanh chung toàn doanh nghiệp. Nợ TK 642 (6422) Giá thực tế vật liệu, CCDC xuất dùng Có TK 152, 153 - Phân bổ các khoản chi phí trả trước: Nợ TK 642 Số chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ Có TK 142 Căn cứ vào từng tài khoản chi phí trả trước được phân bổ, kế toán ghi vào các tài khoản chi tiết tương ứng. 3.3. Kế toán chi phí hoạt động tài chính. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán hàng, … - TK sử dụng TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính. Bên Nợ: + Các khoản chi phí của hoạt động tài chính. + Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn. + Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ + Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ. + Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Bên Có: hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. - Khi nhận được chứng từ chi phí hoạt động tài chính, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính Có TK 111, 112 TK 334, 338 TK 641 TK 911 TK 152, 153 (1) Kết chuyển chi phí bán hàng TK 214 (2) TK 642 TK 111, 112, 331, .. (4) (3) K/c CP quản lý DN Kết chuyển chi phí QLDN Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chú thích: (1) – Chi phí nhân viên (2) – Chi phí vật liệu, dụng cụ (3) – Chi phí khấu hao TSCĐ (4) – Các chi phí khác. V. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH. 1. Khái niệm kết quả kinh doanh: kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (lãi hoặc lỗ) được xác định trên cơ sở tổng hợp tất cả kết quả của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định theo từng kỳ kế toán. Kỳ kế toán để xác định lợi nhuận là một tháng, một quý hoặc một năm. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp rất quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 2. Tài khoản sử dụng: TK 911 – xác định kết quả kinh doanh. TK này có kết cấu sau: Bên Nợ: + Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ. + Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường. + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. + Số lợi nhuận trước thuế về hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Bên Có: + Doanh thu thuần về số sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. + Thu nhập hoạt động tài chính và các khoản thu bất thường. + Thực lỗ về hoạt động kinh doanh trong kỳ. TK 911 không có số dư cuối kỳ. 3. Phương pháp hạch toán. - Kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản xác định kết quả. Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng thuần Nợ TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ Nợ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính. Có TK 911: Tổng doanh thu thuần. - Kết chuyển giá vốn của số hàng đã tiêu thụ trong kỳ. Nợ TK 911 Tổng giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ Có TK 632 - Kết chuyển chi phí bán hàng Nợ TK 911 Tổng chi phí bán hàng phát sinh Có TK 641 - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 911 Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 642 - Kết chuyển chi phí tài chính Nợ TK 911 Tổng chi phí tài chính Có TK 635 - Kêté chuyển thu nhập tài chính Nợ TK 515 Tổng chi phí khác Có TK 991 - Kết chuyển thu nhập khác Nợ TK 711 Tổng thu nhập khác Có TK 911 - Xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ + Trường hợp lãi Nợ TK 911 Có TK 421 + Trường hợp lỗ Nợ TK 421 Có TK 911 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh TK 632 TK 911 TK 521, 531, 532 TK 511, 512 TK 641, 642 TK 515, 711 (3) (4) (1) TK 635, 811 (6) (2) (5) TK 421 (8) (7) Ghi chú: (1) – Kết chuyển các khoản giảm doanh thu (2) – Kết chuyển doanh thu thuần (3) – Kết chuyển giá vốn hàng bán (4) – Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (5) – Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác (6) – Kết chuyển chi phí tài chính và chi phí khác. (7) – Kết chuyển lãi (nếu có) (8) – Kết chuyển lỗ (nếu có) CHƯƠNG II: THỰC TẾ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP THĂNG LONG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP THĂNG LONG 1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Tên gọi: Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long Tên giao dịch: THANGLONG GENERAL TRADING AND TOURISM COMPANY (GTC) Điện thoại: 04 – 8223058 Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Du lịch Hà Nội, Đảng bộ công ty trực thuộc Đảng uỷ khối du lịch. Công ty hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản ngân hàng (kể cả tài khoản ngoại tệ) và được sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước. Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long được thành lập theo quyết định số 1671/QĐ-UB ngày 15/05/1996 của UBND Thành phố Hà Nội và quyết định số 3333/QD-UB ngày 08/10/1996 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê chuẩn bản điều lệ tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh sản xuất và dịch vụ của công ty. Tiền thân của công ty là khách sạn Giảng Võ và khách sạn Chi Lăng được sát nhập năm 1996 và lấy tên là Công ty Du lịch và thương mại Giảng Võ. Từ khi thành lập, công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long đã hoạt động đa ngành nghề trên nhiều lĩnh vực: - Kinh doanh khách sạn và lữ hành du lịch. - Kinh doanh dịch vụ nhà ở và nhà làm việc cho người nước ngoài, làm đại lý bán vé máy bay. - Tổ chức vui chơi, giải trí thể thao. - Kinh doanh hàng tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, công phẩm, điện máy, thực phẩm ăn uống. - Làm đại lý tiêu thụ hàng hoá cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. - Kinh doanh lương thực và chế biến thực phẩm. - Tổ chức hội chợ triển lãm, quảng cáo và dịch vụ xúc tiến thương mại, tổ chức hội thảo, đào tạo chuyên ngành. - Kinh doanh dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí. Khởi điểm, các doanh nghiệp sát nhập đều là những đơn vị yếu kém, kinh doanh không hiệu quả, làm ăn thua lỗ nặng nề, quy mô hạn hẹp, tổ chức sản xuất kinh doanh mang tính phân tán nên nợ đọng chồng chất, cơ sở vật chất nghèo nàn, không đồng bộ. Khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp là thiếu vốn lưu động trầm trọng, tài chính còn hạn chế nên khả năng tạo bước phát triển đột phá nhằm nâng cao kết quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Năm 1997, 1998 là giai đoạn công ty khôi phục lại cái cũ, tạo đà phát triển. Công ty đổi tên thành: “Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long” theo quyết định số 2998/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 28/7/1998 và giữ tên đó cho đến nay. Tháng 9/1998, công ty sát nhập thêm công ty ăn uống dịch vụ Quốc Tử Giám và bổ sung các ngành nghề kinh doanh như: - Sản xuất kinh doanh và thiết kế các loại bao bì. - Thiết kế, trang trí nội thất cho nhà ở và văn phòng. - Kinh doanh dịch vụ vận chuyển - Tổ chức hội chợ triển lãm, quảng cáo và dịch vụ xúc tiến thương mại Năm 1999 – 2000 là khoảng thời gian công ty có nhiều thay đổi, mở hướng sang kinh doanh siêu thị và các dịch vụ khác. Chất lượng các ngành nghề kinh doanh được chú ý nâng cao. Năm 2000 – 2002, công ty bắt đầu phát triển mạnh, có nhiều bước đột phá. Công ty sát nhập thêm các đơn vị khác: Công ty du lịch Đồng Lợi, Công ty du lịch văn hoá Từ Liêm và Xí nghiệp vận tải khách và du lịch sông Hồng. Công ty bắt đầu liên doanh với các công ty nước ngoài và mở chi nhánh đi các tỉnh trong cả nước. 2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn bao gồm nhiều đơn vị thành viên. Các đơn vị thành viên luôn gắn bó chặt chẽ với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, đào tạo, … Công ty có những đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức kinh doanh, khai thác về khách sạn, du lịch, cho thuê văn phòng đại diện, thương mại và các dịch vụ khác phục vụ nhu cầu của xã hội. - Lập các kế hoạch sản xuất – kinh doanh đầu tư và các dự án đầu tư phù hợp với phát triển của ngành du lịch thủ đô và tổ chức thực hiện khi được phê chuẩn của thành phố. - Công ty phải quản lý chặt chẽ các nguồn vốn bao gồm: vốn phát triển sản xuất kinh doanh, vốn liên doanh, liên kết và các vốn khác cho hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả. Công ty phải thực hiện được việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao khi tiến hành sát nhập các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc quản lý của các Sở, Bộ, địa phương khác chuyển đến. - Hoạt động của công ty phải được tiến hành trên cơ sở định hướng phát triển chung đã được cấp lãnh đạo nhà nước phê duyệt. Thực hiện nghiêm túc chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Đảng. - Thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao, đảm bảo nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước. Công ty thực hiện chế độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và trong phạm vi của luật doanh nghiệp và luật pháp quy định, hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích của nhà nước, lợi ích tập thể và cá nhân người lao động. 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm 2000 – 2001 – 2002 của công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long Xuất phát từ nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời trên cơ sở chính sách chỉ đạo của chính phủ và các cấp lãnh đạo nhà nước, ngay từ khi thành lập công ty đã xác định mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh là đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó tập trung vào phát triển ngành du lịch, dịch vụ. Huy động mọi nguồn lực kể cả trong nước và quốc tế để thực hiện thúc đẩy tốc độ phát triển, tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu để nâng cao khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trong nước. Tính đến ngày 31/12/2002, công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long có 316 cán bộ công nhân viên. Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu sản xuất năm 2000 – 2001 – 2002. STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Tổng doanh thu Tr.đồng 25.373 54.991 61.834 2 Lợi nhuận Tr.đồng 469,417 144,344 222,642 3 Năng suất lao động 1.000đ 128.796 238.056 195.677 4 Tổng số lao động Người 197 231 316 5 Tiền lương bình quân 1.000đ 600 650 812 6 Nguồn vốn đầu tư XDCB Tr.đồng 6.750 10.252 15.352 7 Nộp NSNN Tr.đồng 1.920 8.272 5.028 3. Đặc điểm tổ chức quản lý công ty Công ty quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên. Đứng đầu là Giám đốc công ty: là đại diện chủ sở hữu quản lý vốn nhà nước giao. Giám đốc công ty do UBND thành phố Hà Nội bổ nhiệm. Giám đốc chịu trách nhiệm chung toàn công ty, có quyền quyết định việc điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật. Giám đốc là người đại diện cho công ty, chịu trách nhiệm của nhà nước và tập thể lao động sản xuất kinh doanh, thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp, có quyền quyết định về bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh đảm bảo tinh giảm hợp lý và hiệu quả. Từ một cơ sở bộ máy gián tiếp cồng kềnh do sự sát nhập nhiều đơn vị tuổi đời cao, nghiệp vụ quản lý yếu kém: 1 giám đốc và 7 phó giám đốc, đời sống CBCNV không được đảm bảo, bình quân thu nhập 300.000đ/người/tháng. Đến nay, bình quân thu nhập 750.000đ/người/tháng, tinh giảm biên chế từ 9 phòng ban xuống còn 3 phòng ban. Ban lãnh đạo công ty chỉ còn 1 giám đốc và 4 phó giám đốc. Các phó giám đốc làm trợ lý cho giám đốc và phụ trách chuyên ngành theo chức năng của từng phó giám đốc. - Phó giám đốc phụ trách về tài chính. - Phó giám đốc phụ trách về khối hành chính. - Phó giám đốc phụ trách về khối du lịch. - Phó giám đốc phụ trách phụ trách khách sạn Holidays. Việc bổ nhiệm các phó giám đốc do UBND thành phố Hà Nội ra quyết định theo đề nghị của Giám đốc công ty. Công ty tổ chức quản lý theo phòng ban và các chuyên viên giúp việc trực tiếp trên nguyên tắc gọn, nhẹ có hiệu quả. Các trưởng ,phó phòng ban, giám đốc các đơn vị là người tham mưu giúp việc và tổ chức thực hiện có hiệu quả các công việc của đơn vị mình theo đúng pháp luật của nhà nước và nội quy, quy chế của công ty. Biểu 1: Mô hình bộ máy quản lý của công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long 4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 4.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và quy mô hoạt động kinh doanh dựa vào sự phân cấp quản lý kinh tế nội bộ, căn cứ vào đội ngũ cán bộ chuyên môn cũng như khối lượng, tính chất công việc kế toán, công ty đã xây dựng theo mô hình vừa tập trung, vừa phân tán. Theo mô hình này, ở công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long có phòng kế toán tập trung làm nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở văn phòng công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc, kiểm tra hướng dẫn công tác kế toán toàn công ty, tổng hợp số liệu để lập báo cáo tài chính toàn ngành. Tại các đơn vị thành viên đều có phòng kế toán riêng, thực hiện công tác hạch toán hoàn chỉnh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thuộc đơn vị mình theo sự phân cấp của phòng kế toán công ty và lập báo cáo cần thiết gửi lên phòng kế toán. 4.2. Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng công ty Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán XDCB Kế toán theo dõi 1 Kế toán theo dõi 2 Kế toán theo dõi 3 Biểu 2: Mô hình phòng kế toán tài vụ: Phòng kế toán - tài vụ của công ty bao gồm: - Kế toán trưởng: là người phụ trách, điều hành toàn phòng, là người tổ chức chỉ đạo bộ máy kế toán trong toàn công ty, thông tin kế toán và hạch toán kinh tế ở đơn vị, tổ chức kiểm tra tài chính kế toán, phê duyệt báo cáo của các đơn vị trong công ty trước khi đưa lên báo cáo với cấp trên. Bên cạnh đó, kế toán trưởng còn trực tiếp tham mưu cho giám đốc về các hoạt động tài chính, nghiên cứu các chế độ, chính sách của Nhà nước và cụ thể là của công ty. - Kế toán tổng hợp: thực hiện kiểm tra, tổng hợp tài liệu kế toán toàn công ty để lập báo cáo kinh doanh hàng tháng, năm, lập báo cáo tài chính quý và năm của toàn công ty. Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn kiêm kế toán thuế GTGT đầu ra, kế toán theo dõi đội xe, kế toán TK 131, 331, 156, 152. - Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt, tạm ứng, phải thu của khách hàng, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Ngoài ra, kế toán thanh toán còn kiêm việc theo dõi hạch toán khách sạn 70 Nguyễn Khuyến, khách sạn Bắc Nam. - Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản: tập hợp tất cả các chứng từ dự toán, quyết toán các công trình mà công ty đang bỏ vốn đầu tư. - Kế toán theo dõi 1: theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh ở các đơn vị thành viên là: toà nhà 115 Lê Duẩn, Trung tâm lữ hành quốc tế. - Kế toán theo dõi 2: theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh ở các đơn vị: Phòng kinh doanh, Xí nghiệp Sông Hồng. Ngoài ra, còn theo dõi các tài khoản TGNH, CCDC, TSCĐ, vay dài hạn, vay ngắn hạn. - Kế toán theo dõi 3: theo dõi phản ánh các nghiệp vụ phát sinh tại trung tâm Giảng Võ. - Thủ quỹ: làm nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tiến hành thu chi và ghi sổ quỹ tiền mặt. 4.3. Chức năng của phòng kế toán - tài vụ - Giúp giám đốc trong lĩnh vực tài chính và kế toán tổng hợp. Tập hợp về vốn, chi phí kinh doanh và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. - Tổ chức chỉ đạo công tác kế toán, hạch toán kinh tế ở các đơn vị thành viên và đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tài chính theo quy định của Nhà nước. * Nhiệm vụ của phòng kế toán tài vụ - Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh - Theo dõi, kiểm tra, giám sát các đơn vị về mặt tài chính - Lập kế hoạch về nguồn vốn và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại và đầu tư XDCB của toàn công ty. - Tham mưu cho giám đốc về các kế hoạch, quyết định về tài chính. 4.4. Hình thức tổ chức công tác kế toán * Hình thức kế toán của công ty là hình thức Nhật ký chứng từ: nhằm hiện đại hoá khâu hạch toán giúp cho lãnh đạo có thông tin kịp thời để xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, công ty đã sử dụng chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính để phục vụ cho công tác kế toán công ty và các đơn vị thành viên. - Đặc điểm của hình thức kế toán nhật ký chứng từ là các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào sổ nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái các tài khoản. - Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ gồm: sổ nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái các tài khoản, sổ kế toán chi tiết. Ngoài ra còn sử dụng các bảng phân bổ, bảng kê để tính toán và tổng hợp, phân loại hệ thống hoá số liệu phục vụ cho việc ghi sổ nhật ký chứng từ. Chứng từ gốc Bảng kê Sổ và thẻ kế toán chi tiết Báo cáo tài chính SỔ CÁI Nhật ký chứng từ Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Biểu 3: Sơ đồ trình tự hạch toán kế toán II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP THĂNG LONG 1. Kế toán doanh thu tại công ty 1.1. Phương thức bán hàng, thu tiền áp dụng tại công ty Phương thức bán hàng tại công ty là phương thức cung cấp hàng hoá, dịch vụ trực tiếp. Công ty luôn thu tiền ngay sau khi đã cung cấp dịch vụ hoặc cho thanh toán chậm nhưng phải có sự ràng buộc, đó chính là hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng tổ chức tour, … được ký kết giữa bên cung cấp hàng hoá dịch vụ và bên nhận hàng hoá và dịch vụ. 1.2. Kế toán doanh thu tại công ty Doanh thu của ngành thương mại, dịch vụ nói chung và của công ty nói riêng có những đặc thù riêng, do đó việc hạch toán đúng, đủ doanh thu được là việc quan trọng đòi hỏi các nhân viên kế toán phải phản ánh trung thực doanh thu thực hiện, tổng hợp các số liệu và lập báo cáo kế toán cần thiết. Căn cứ để hạch toán doanh thu là số liệu của các đơn vị được gửi lên thông qua hoá đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thực hiện tour, hợp đồng thuê nhà, biên lai tính thuế, báo cáo bán hàng, … Doanh thu của công ty bao gồm: doanh thu bán hàng hoá, doanh thu cho thuê nhà, doanh thu dịch vụ điện nước, doanh thu du lịch, doanh thu dịch vụ bơi, doanh thu dịch vụ sân Golf, doanh thu dịch vụ ăn uống, doanh thu XDCB, … Khi công ty cung cấp dịch vụ, khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 - Chi tiết từng loại doanh thu bán hàng Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp Doanh thu bao gồm 2 loại: - Doanh thu chịu thuế: là doanh thu từ các dịch vụ thực hiện trong nước như: thuê văn phòng, dịch vụ ăn uống, vận chuyển, vui chơi giải trí. - Doanh thu không chịu thuế: là doanh thu được thực hiện tại nước ngoài như: đặt mua vé máy bay, thực hiện tour tại nước ngoài. Vì công ty sử dụng phần mềm kế toán mới nên để theo dõi và phản ánh được chính xác từng loại doanh thu của từng bộ phận, phòng kế toán đã mở chi tiết TK 511 và chi tiết từng loại doanh thu. Doanh thu của công ty bao gồm những loại doanh thu sau: - Doanh thu bán hàng hoá - 5111 - kế toán phải theo dõi, kiểm tra và xuất hoá đơn GTGT thông qua hợp đồng kinh tế nội về trao đổi mua bán hàng hoá. Riêng doanh thu bán hàng hoá tại Trung tâm Giảng Võ là doanh thu của dịch vụ ăn uống, cụ thể là hàng mua sẵn. Kế toán theo dõi kiểm tra thông qua báo cáo bán hàng hàng ngày của Trung tâm Giảng Võ, sau đó tập hợp để viết hoá đơn GTGT. Doanh thu hàng hoá được mở chi tiết như sau: + Doanh thu bán hàng hoá - Bộ phận bao bì - 51111 + Doanh thu bán hàng hoá - Phòng kinh doanh - 51112 + Doanh thu bán hàng hoá - Bộ phận Giảng Võ - 51113 + Doanh thu bán hàng hoá - Trung tâm thương mại - 51115 - Doanh thu bán hàng tự chế - 5112 - là doanh thu của dịch vụ ăn uống (cụ thể là hàng tự chế) và có ở Trung tâm Giảng Võ. - Doanh thu thuê nhà - 5113 - là doanh thu dịch vụ thuê phòng. Kế toán kiểm tra doanh thu thuê phòng làm việc thông qua hợp đồng thuê phòng giữa bên cho thuê và bên thuê (Trung tâm Giảng Võ, Toà nhà 115 Lê Duẩn). Doanh thu thuê phòng của khách sạn 105 Lê Duẩn và 70 Nguyễn Khuyến là doanh thu cho thuê phòng nghỉ, kế toán kiểm tra doanh thu thông qua hóa đơn GTGT mà kế toán của đơn vị đã lập khi có khách đến thuê phòng nghỉ. + Doanh thu thuê nhà - Khách sạn 105 Lê Duẩn - 51131 + Doanh thu thuê nhà - Toà nhà 115 Lê Duẩn - 51132 + Doanh thu thuê nhà - Trung tâm Giảng Võ - 51133 + Doanh thu thuê nhà - Khách sạn 70 Nguyễn Khuyến - 51134 - Doanh thu dịch vụ điện, nước - 5114 - là doanh thu thu hộ, trả hộ. Kế toán xác định doanh thu thông qua số tiêu thụ điện của các văn phòng thuê tại 115 Lê Duẩn và Trung tâm Giảng Võ, sau đó xuất hoá đơn GTGT. + Doanh thu dịch vụ điện, nước - 115 Lê Duẩn - 51141 + Doanh thu dịch vụ điện, nước - Trung tâm Giảng Võ - 51142 - Doanh thu du lịch - 5115 - là doanh thu thực hiện tour đi du lịch trong nước cũng như nước ngoài. Kế toán kiểm tra doanh thu thông qua các hợp đồng thực hiện tour giữa bên tổ chức và bên đi tour. + Doanh thu du lịch - Trung tâm lữ hành - 51151 - Doanh thu khác (bơi, tennis, hoa hồng, bia) - 5116 - là doanh thu cung cấp dịch vụ vui chơi, giải trí. Kế toán kiểm tra thông qua báo cáo xuất nhập tồn vé hàng ngày của bộ phận bể bơi, sân Golf, sau đó lên báo cáo bán hàng hàng ngày để xuất hoá đơn GTGT. + Doanh thu dịch vụ bơi - 51161 + Doanh thu sân Golf - 51162 + Doanh thu dịch vụ khác (hoa hồng, bia, gửi xe) - 51163 - Doanh thu vận chuyển - 5118 - là doanh thu cho thuê xe du lịch. Kế toán kiểm tra doanh thu thông qua hợp đồng cho thuê xe của bộ phận đội xe. - Doanh thu Massage - 5119 - là doanh thu khi cung cấp dịch vụ massage. Kế toán công ty kiểm tra thông qua báo cáo bán hàng hàng ngày của bộ phận Massage. Toàn bộ số liệu về doanh thu sẽ được từng kế toán theo dõi các đơn vị kiểm tra thông qua hoá đơn GTGT. Đơn vị: CÔNG TY DL & TMTH THĂNG LONG Địa chỉ: 113 - 115 Lê Duẩn - Hà Nội HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG Ngày 13/12/2002 Số: 094103 Người mua: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng nhà đất Địa chỉ: 2758 Đê La Thành - Hà Nội Nội dung: Tiền ăn T12/2002 Kho: Nguyên liệu (NL) Nợ TK: 111 Có TK: 5112 STT Mặt hàng ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Hàng ăn (HANG_AN) 1.00 4.500.000 4.500.000 Cộng tiền hàng: 4.500.000 Thuế GTGT: 450.000 Tổng tiền: 4.950.000 Cộng thành tiền (Bằng chữ): Bốn triệu chín trăm năm mươi ngàn đồng Lập phiếu Người mua Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Kế toán các đơn vị tập hợp chứng từ vào bảng kê nộp tiền sau đó nộp cho công ty. Kế toán thanh toán căn cứ vào bảng kê nộp tiền của các đơn vị đã được kế toán theo dõi các đơn vị kiểm tra để lập phiếu thu và phản ánh chính xác từng loại doanh thu để cuối tháng, quý, năm lên được cụ thể từng loại doanh thu mà công ty đã thực hiện được trong tháng, quý, năm. Những số liệu này được thể hiện trên chứng từ ghi sổ và làm căn cứ lập sổ tổng hợp tài khoản. Hàng tháng kế toán công ty tập hợp doanh thu của các đơn vị thông qua bảng kê nộp tiền của các đơn vị và đó là căn cứ để xác định được doanh thu của các đơn vị trong tháng đạt được bao nhiêu, đạt bao nhiêu %/kế hoạch. Sau đây, em xin trích 01 bảng kê nộp tiền của Trung tâm GiảngVõ để làm căn cứ cho kế toán thanh toán lập phiếu thu. CÔNG TY DL & TMTH THĂNG LONG Trung tâm VCGT GTC BẢNG KÊ NỘP TIỀN Số 06/12 Tháng 12 Ngày 17/12/2002 Từ ngày 12/12 đến 16/12/2002 SỐ HĐ NGÀY DIỄN GIẢI TK 511 TỔNG 511 VAT TỔNG CỘNG VP-51133 BB-51161 SG-51162 NHÀ HÀNG MS-51113 TC-5112 HT-51133 ĐIỆN-51141 Quyển số 1867 093341 12/12/02 Cty LG-Meca - tiền ăn 877.272 877.272 87.728 965.000 093342 12/12/02 Trường Kim Đồng - tiền ăn 678.181 678.181 67.819 746.000 093343 12/12/02 Bộ Y tế - tiền ăn 632.727 632.727 63.273 696.000 093344 12/12/02 Cty TNHH TM Hoà Lan - tiền ăn 189.090 189.090 18.910 208.000 093345 12/12/02 Cty CP ĐTXD nhà đất - tiền ăn 247.272 247.272 24.728 272.000 093346 12/12/02 Cty BMS - tiền ăn 198.181 198.181 19.819 218.000 093347 12/12/02 Cty TNHH TM Hoà An- tiền ăn 956.454 956.454 95.646 1.052.100 093348 12/12/02 Cty TM&DV tổng hợp - tiền ăn 713.636 713.636 71.364 785.000 093349 12/12/02 Cty XNK TH3 tại Hà Nội- tiền ăn 1.021.818 1.021.818 102.182 1.124.000 093350 12/12/02 Hội đồng quản trị TCT Hàng không - tiền ăn 5.563.636 5.563.636 556.364 6.120.000 Quyển số 1883 094101 13/12/02 BL theo BK ngày 9+10+11+12-tiền HH 8.732.555 8.732.555 873.445 9.606.000 094102 13/12/02 BL theo BK ngày 9+10+11+12-tiền ăn 982.726 982.726 98.274 1.081.000 094103 13/12/02 Cty CP ĐT XD nhà đất - tiền ăn 4.500.000 4.500.000 450.000 4.950.000 094104 13/12/02 Bệnh viện Bưu điện - tiền ăn 2.400.000 2.400.000 240.000 2.640.000 094105 13/12/02 Bệnh viện Bưu điện - tiền ăn 2.100.000 2.100.000 210.000 2.310.000 094106 16/12/02 Cty quảng cáo Anh Dũng VLC - điện 161.322 161.322 16.133 177.455 094107 16/12/02 Cty CP hội chợ TLQT Nam Giao - điện 380.462 380.462 38.047 418.509 094108 16/12/02 Cty hoá dầu - tiền ăn 1.343.636 1.343.636 134.364 1.478.000 094109 16/12/02 Ngân hàng NN và PTNT - tiền ăn 2.031.818 2.031.818 203.182 2.235.000 094110 16/12/02 Cty TNHH TM Trung Thành - tiền ăn 1.164.545 1.164.545 116.455 1.281.000 094111 16/12/02 Liên hiệp quang hoá điện tử - tiền ăn 1.640.000 1.640.000 164.000 1.804.000 Quyển số 1876 093793 13/12/02 Cty TNHH TM Minh Dương - điện 232.438 232.438 23.244 255.682 093794 13/12/02 Cty TNHH Hiệp Thành - điện 343.372 343.372 34.338 377.710 093795 14/12/02 Cty TVTK XD đô thị - điện 413.020 413.020 41.303 454.323 093796 14/12/02 Cty TVTK XD đô thị - thuê VP 1.818.181 1.818.181 181.819 2.000.000 093797 16/12/02 BL theo BK ngày 9-15/12/02 - DV bơi 22.963.636 22.963.636 2.296.364 25.260.000 093798 16/12/02 Cty CCTB và GP kỹ thuật - điện 153.959 153.959 15.396 169.355 093799 16/12/02 Cty TNHH SX Hùng Cường - điện 179.089 179.089 17.909 196.998 093800 16/12/02 XN xử lý nền móng - điện 472.008 472.008 47.201 519.209 Tổng cộng: 1.818.181 22.963.636 0 8.732.555 27.240.992 0 2.335.670 63.091.034 6.309.307 69.400.341 Kế toán trung tâm Kế toán công ty Giám đốc trung tâm Sau khi có bảng kê nộp tiền, kế toán thanh toán sẽ lập phiếu thu và định khoản chính xác từng loại doanh thu. Địa chỉ: CÔNG TY DL VÀ TM TỔNG HỢP THĂNG LONG Mẫu số: 01 - TT Đơn vị: số 113 Lê Duẩn Ban hành theo QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính PHIẾU THU Số: 756 Ngày 18/12/2003 Nợ: 111 Có: 51133, 3311, 5112, 5113, 51141, 51161 Họ và tên : PHẠM NHƯ QUỲNH - KT GIẢNG VÕ Địa chỉ : Trung tâm GTC Lý do : Nộp tiền thuê văn phòng, tiền hàng hoá, tiền hàng ăn, tiền điện và tiền dịch vụ bơi T12/2002 (Giảng Võ) Số tiền : 69.400.341 VND - (Viết bằng chữ): Sáu chín triệu bốn trăm ngàn ba trăm bốn mốt đồng. Kèm theo : ……29 hoá đơn ………….………… Chứng từ gốc: ………….. Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Sáu chín triệu bốn trăm ngàn ba trăm bốn mốt đồng. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nộp tiền Thủ quỹ Doanh thu được xác định trong tháng 12 được thể hiện qua nhật ký chứng từ số 10 (TK 511 - doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ). Sau khi doanh thu được thể hiện trong nhật ký chứng từ số 10, kế toán công ty còn sử dụng bảng cân đối phát sinh từng tài khoản doanh thu. Trong bảng cân đối phát sinh chi tiết từng loại doanh thu, tổng số phát sinh Nợ và phát sinh Có phải bằng nhau và bằng số tiền phát sinh trên chứng từ ghi sổ. Bảng cân đối phát sinh sẽ thể hiện được chính xác từng tài khoản đối ứng, từng phiếu thu với tài khoản doanh thu. Sau đây, em xin trích bảng cân đối phát sinh tài khoản 5112 - doanh thu hàng tự chế tại Trung tâm Giảng Võ. ĐƠN VỊ: CÔNG TY DU LỊCH & THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP THĂNG LONG ĐỊA CHỈ: 113 - 115 LÊ DUẨN - HÀ NỘI BẢNG CÂN ĐỐI PHÁT SINH Tài khoản 5112 - Doanh thu hàng tự chế Từ ngày 01/12/02 đến 31/12/2002 CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI TKĐƯ PHÁT SINH NGÀY SỐ NỢ CÓ 05/12/02 PT724 Nộp tiền hàng tự chế, điện, bơi T12/02 – Chị Quỳnh – Giảng võ 111 14.001.174 11/12/02 PT737 Nộp tiền hàng tự chế, thuê VP T12/02 – Chị Quỳnh – Giảng võ 111 23.103.536 16/12/02 PT744 Nộp tiền hàng tự chế – Chị Quỳnh – Giảng võ 111 11.549.814 18/12/02 PT756 Nộp tiền hàng tự chế, thuê VP, T12/02 – Chị Quỳnh – GVõ 111 27.240.992 21/12/02 PT759 Nộp tiền hàng tự chế, thuê VP T12/02 – Chị Quỳnh – Giảng võ 1111 28.603.538 26/12/02 PT777 Nộp tiền hàng tự chế, T12/02 – Chị Quỳnh – Giảng võ 1111 26.233.630 31/12/02 PT792 Nộp tiền hàng hoá, tiền hàng tự chế, T12/02 – Chị Quỳnh – Giảng Võ 1111 25.196.359 31/12/02 PT793 Nộp tiền hàng hoá, hàng tự chế, điện, bơi, thuê VP T12/02 – Chị Quỳnh – Giảng Võ 1111 24.561.448 31/12/02 PT805 Nộp tiền sân Golf, thuê VP, tự chế 1111 21.635.448 31/12/02 PT807 Nộp tiền hàng hoá, hàng tự chế, thuê VP T12/02 – Chị Quỳnh – Giảng Võ 1111 13.927.721 31/12/02 KC 13 Kết chuyển doanh thu 511 ® 911 9111 216.054.117 Tổng phát sinh 216.054.117 216.054.117 Dư cuối kỳ Kế toán trưởng Kế toán ghi sổ Tương tự như thế đối với các tài khoản doanh thu chi tiết khác, bảng cân đối phát sinh đã thể hiện được chính xác, cụ thể từng loại doanh thu và các tài khoản đối ứng với nó. Sau khi có bảng cân đối số phát sinh từng tài khoản chi tiết 511, kế toán tổng hợp công ty sẽ có bảng cân đối phát sinh của TK 511. Dưới đây em xin trích bảng cân đối phát sinh tài khoản 511 – doanh thu bán hàng hoá và dịch vụ – tháng 12 năm 2002 tại công ty du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long. ĐƠN VỊ: CÔNG TY DU LỊCH & THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP T._.ợp Thăng Long. Địa chỉ: CÔNG TY DL VÀ TM TỔNG HỢP THĂNG LONG Đơn vị: số 113 – 115 LÊ DUẨN SỔ CHI TIẾT TK 642 Từ ngày 01/12/2002 đến ngày 31/12/2002 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Tổng tiền Lương BHXH BHYT KPCĐ CCDC KH TSCĐ Mua ngoài Lãi vay Chi phí khác Ngày Số Phòng TC – HC 55.715.306 53.073.172 1.580.670 0 1.061.464 0 0 0 0 0 30/11 090L Phân bổ lương T11/02 3341 53.073.172 53.073.172 30/11 090L Phân bổ lương T11/02 33820 1.061.464 1.061.464 30/11 090L Phân bổ lương T11/02 3383 1.580.670 1.580.670 Phòng KT - TV 26.737.145 25.641.439 582.750 0 512.956 0 0 0 0 0 30/11 090L Phân bổ lương T11/02 3341 25.641.439 25.641.439 30/11 090L Phân bổ lương T11/02 33820 512.956 512.956 30/11 090L Phân bổ lương T11/02 3383 582.750 582.750 Văn phòng công ty 55.238.696 0 0 0 0 0 24.732.653 4.734.935 0 25.771.108 07/11 669 Công chứng quyết địnhdự án, mua hoa, .. 1111 1.920.000 1.920.000 07/11 670 Mua chè, nước uống, VPP 1111 2.546.897 2.546.897 07/11 671 Mua xăng, tử xe, lệ phí cầu phà 1111 700.000 700.000 11/11 675 Trả tiền gửi xe T11/02 cho CBCNV 1111 60.000 60.000 12/11 192N Ngân hàng thu phí thanh toán 112 117.000 117.000 12/11 676 Cước thuê bao Internet 1111 200.000 200.000 31/12 002 V Bảo hiểm xe ô tô chưa phân bổ 142 6.720.000 6.720.552 12/11 193A Trả tiền điện kỳ 2 T10/02 112 1.529.687 1.529.687 13/11 679 Thanh toán tiền công tác phí cho cán bộ 111 11.668.211 11.668.211 13/11 680 Quảng cáo công ty trên sách Tiếng Anh 1111 3.000.000 3.000.000 16/11 689 Mua thanh Ram 128 lắp máy vi tính 111 138.000 138.000 18/11 690 Pho to quyết định sát nhập Giảng Võ 112 68.000 68.000 18/11 197A Trả tiền điện thoại di động 112 1.300.589 1.300.589 18/11 197A Trả tiền điện thoại cố định 2 phòng 111 958.687 958.687 20/11 690 Mua 01 ổ đĩa mềm cho phòng HC 112 85.000 85.000 20/11 198B Trả tiền nước T10/02 112 126.985 126.985 20/11 198B Trả lãi vay khế ước mua ô tô 112 0 25/11 700 Mua giấy in, mực pho to 1111 1.500.000 1.500.000 25/11 701 Mua xăng, rửa xe, lệ phí cầu đường 1111 1.200.000 1.200.000 25/11 702 Dịch vụ đỗ hè đường 1111 120.000 120.000 27/11 708 Mua mực máy in phòng kế toán 1111 218.000 218.000 27/11 204A Thanh toán tiền điện thoại di động 112 618.987 618.987 28/11 710 Thanh toán tiền công tác phí T11/02 111 200.000 200.000 29/11 711 Chi phí họp bàn giao tài chính với Cty vận tải thuỷ 111 230.000 230.000 30/11 718 Mua văn phòng phẩm, thẻ cào, … 1111 1.500.000 1.500.000 30/11 724 Kinh phí tập huấn 4 chuẩn mực kế toán 1111 500.000 500.000 30/11 Phân bổ khấu hao TSCĐ 214 18.012.101 18.012.101 Tổng cộng: 137.691.147 78.714.611 2.163.420 0 1.574.420 0 24.732.653 4.734.935 0 25.771.108 Ngày tháng năm 200 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng 2.3. Kế toán chi phí hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là chi phí lãi vay ngân hàng khi công ty thực hiện các hợp đồng vay vốn để đầu tư. Ngoài ra, chi phí hoạt động tài chính còn bao gồm chi phí góp vốn liên doanh, chi phí chênh lệch tỷ giá, … Hàng tháng căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính Có TK 112 – TGNH Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long được phản ánh trên nhật ký chứng từ số 7. Nhật ký chứng từ số 7 dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và dùng để phản ánh số phát sinh bên Có các tài khoản liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: TK 142, 152, 153, 154, 214, 241, 334, 335, 338, 621, 622, 627, 641, 642, 632 và một số tài khoản đã phản ánh ở các nhật ký chứng từ khác nhưng có liên quan đến chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ và dùng để ghi Nợ các TK 154, 621, 627, 631, 641, 642. Cơ sở để ghi phần I: tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp là: + Căn cứ vào dòng cộng Nợ của các TK 154, 631, 621, 622, 627 trên các bảng kê số 4 để xác định được sống tổng cộng Nợ của từng TK 154, 621, 622, 627 ghi vào các cột và dòng phù hợp của phần này. + Lấy số liệu từ bảng kê số 05 phần ghi bên Nợ của các TK 241, 641, 642 để ghi vào các dòng có liên quan. + Căn cứ vào các bảng phân bổ, các nhật ký chứng từ và các chứng từ có liên quan để ghi vào các dòng phù hợp trên mục B phần I của nhật ký chứng từ số 7. Cơ sở để ghi phần chi phí sản xuất theo yếu tố: + Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: căn cứ vào số phát sinh bên Có của các TK 152, 153 đối ứng Nợ các tài khoản ghi ở mục A phần I Nhật ký chứng từ số 7 sau khi trừ đi phần nhiên liệu xuất dùng vào SXKD để ghi vào các dòng phù hợp phần này. + Yếu tố nhiên liệu, động lực: căn cứ vào các chứng từ và sổ kế toán có liên quan để xác định phần nhiên liệu, động lực đưa vào sản xuất, kinh doanh trong kỳ để ghi vào yếu tố nhiên liệu, động lực ở các dòng phù hợp của phần này. + Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp: căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 334 đối ứng Nợ các TK ghi ở mục A phần I trên nhật ký chứng từ số 7 để ghi vào yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp ở các dòng phù hợp của phần II này. + Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 338 đối ứng Nợ các tài khoản ghi ở mục A phần I để ghi vào yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ ở các dòng phù hợp của phần II nhật ký chứng từ số 7. + Yếu tố khấu hao TSCĐ: căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 214 đối ứng Nợ các TK ghi ở mục A phần I trên nhật ký chứng từ số 7 để ghi vào yếu tố khấu hao TSCĐ ở các dòng phù hợp của phần II nhật ký chứng từ số 7. + Yếu tố chi phí bằng tiền khác: căn cứ vào bảng kê, sổ chi tiết, nhật ký chứng từ số 5, 1, … liên quan, xác định phần chi phí bằng tiền khác để ghi vào cột 8 trên phần II nhật ký chứng từ số 7 này. Cơ sở để ghi phần III: số liệu chi tiết các tài khoản luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí là căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 154 đối ứng Nợ các TK 154, 641, 642, .. ở mục A phần I trên nhật ký chứng từ số 7 để ghi vào cột 3 ở các dòng TK 154, 642, .. cho phù hợp của phần III nhật ký chứng từ. Sau đây, em xin trích nhật ký chứng từ số 7 tháng 12/2002 của công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long Địa chỉ: CÔNG TY DL VÀ TM TỔNG HỢP THĂNG LONG Đơn vị: số 113 – 115 LÊ DUẨN PHẦN II: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH THEO YẾU TỐ Từ tháng 12 đến tháng 12/2002 STT Các TK chi phí SXKD Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí SXKD Tổng cộng chi phí Nguyên liệu, vật liệu Nhiên liệu, động lực Tiền lương và các khoản phụ cấp BHXH, BHYT, KPCĐ Khấu hao TSCĐ Chi phí khác Cộng 1 154 38.876.281 2 142 14.252.190 82.678.450 96.930.640 96.930.640 3 335 48.155.284 48.155.284 48.155.284 4 621 117.687.565 117.687.565 117.687.565 5 622 0 6 627 216.623.324 101.242.573 237.556.159 309.507.528 945.929.584 945.929.584 7 641 28.020.764 1.032.915 631.388 -285.470.805 -255.785.738 160.487.058 -95.298.680 8 642 78.714.611 3.737.712 18.012.101 30.506.171 130.970.595 6.720.552 137.691.147 9 241 27.194.067 27.194.067 0 Tổng 131.939.755 0 323.358.699 106.013.200 256.199.648 332.446.976 1.111.081.997 167.207.610 1.251.095.540 Ngày tháng năm 200 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Địa chỉ: CÔNG TY DL VÀ TM TỔNG HỢP THĂNG LONG Đơn vị: số 113 – 115 LÊ DUẨN PHẦN III: SỐ LIỆU CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN LUÂN CHUYỂN NỘI BỘ KHÔNG TÍNH VÀO CHI PHÍ Từ tháng 12 đến tháng 12/2002 STT Các TK chi phí SXKD Lao vụ các phân xưởng chuyển lẫn nhau Chi phí nguyên vật liệu Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí trả trước Chi phí phải trả Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Tổng chi phí 1 154 2 142 3 335 4 621 5 622 6 627 7 641 158.702.687 158.702.687 8 642 6.720.552 6.720.552 9 241 Tổng 165.423.239 165.423.239 Ngày tháng năm 200 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng 3. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải quan tâm đến hiệu quả. Kết quả kinh doanh là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với toàn bộ các hoạt động đã thực hiện được biểu hiện dưới chỉ tiêu lãi hay lỗ. Trong doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Nội dung của kết quả kinh doanh tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long bao gồm: - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Kết quả hoạt động tài chính. Kết quả bán hàng là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần với các khoản chi phí kinh doanh được xác định bằng công thức: Kết qủa bán hàng = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ a. Hạch toán ban đầu: - Số liệu kế toán kết quả kinh doanh là số liệu kế thừa của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trước đó. Tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long áp dụng kế toán trên phần mềm máy tính với phần mềm kế toán riêng biệt nên các chứng từ kế toán phát sinh trong kế toán kết quả kinh doanh chủ yếu là chứng từ tự lập như: chứng từ kết chuyển doanh thu, giá vốn, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, chi phí tài chính và các phiếu kế toán, … - Vì kế toán kết quả kinh doanh mang tính chất kế thừa các nghiệp vụ kinh doanh nên để đảm bảo có thông tin chính xác, kế toán công ty thường xuyên kiểm tra, đối chiếu với các chứng từ gốc về thu nhập, chi phí như hoá đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, … b. Tài khoản sử dụng: để xác định kết quả kinh doanh của công ty, kế toán sử dụng TK 911 – xác định kết quả kinh doanh và các tài khoản khác có liên quan như: - TK 511 – Doanh thu bán hàng (TK này được mở chi tiết như đã nói ở phần trên). - TK 632 – Giá vốn hàng bán - TK 641 – Chi phí bán hàng - TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp - TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính - TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính. * Tháng 12/2002, kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh của công ty thực hiện các bút toán kết chuyển như sau: - Kết chuyển doanh thu bán hàng: Nợ TK 511 : 8.641.952.085 Có TK 911 : 8.641.952.085 Địa chỉ: CÔNG TY DL VÀ TM TỔNG HỢP THĂNG LONG Đơn vị: số 113 – 115 LÊ DUẨN – HÀ NỘI SỔ CÁI TÀI KHOẢN Từ ngày 01/10/02 đến 31/12/02 Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng hoá Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/12/02 Tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ 131, 111 112, 3387 8.641.952.085 8.641.952.085 31/12/02 15 Kết chuyển các khoản giảm trừ 3.193.333 Kết chuyển doanh thu thuần 8.641.952.085 Cộng phát sinh số dư cuối kỳ 8.645.145.418 8.645.145.418 Ngày tháng năm 200 Người lập biểu Kế toán trưởng - Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 : 8.229.032.491 Có TK : 8.229.032.491 Địa chỉ: CÔNG TY DL VÀ TM TỔNG HỢP THĂNG LONG Đơn vị: số 113 – 115 LÊ DUẨN – HÀ NỘI SỔ CÁI TÀI KHOẢN Từ ngày 01/10/02 đến 31/12/02 Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/10/02 13 Giá vốn hàng bán 111, 156, 627, 331 8.229.032.491 Kết chuyển giá vốn hàng bán 911 Cộng phát sinh số dư cuối kỳ 8.229.032.491 8.229.032.491 Ngày tháng năm 200 Người lập biểu Kế toán trưởng Khi thực hiện bút toán kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty cũng sử dụng sổ cái TK như ở bút toán kết chuyển giá vốn. - Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ TK 91111 : - 95.298.680 Có TK 6411 : - 95.298.680 - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 9111 : 357.067.661 Có TK 6421 : 357.067.661 - Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính: Nợ TK 515 : 30.831.222 Có TK 9111: 30.831.222 - Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính: Nợ TK 9112 : 378.441.184 Có TK 635 : 378.441.184 - Kết chuyển lãi: Nợ TK 9111 : 22.917.165 Có TK 421.1: 22.917.165 Sau khi thực hiện các bút toán kết chuyển, ta có kết quả sản xuất kinh doanh của công ty như sau: Địa chỉ: CÔNG TY DL VÀ TM TỔNG HỢP THĂNG LONG Mẫu số: B02 - DN Đơn vị: số 113 – 115 LÊ DUẨN Ban hành theo QĐ số: 167/2000/QĐ/BTC Ngày 25 tháng 10 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Từ ngày 01/12/2002 đến ngày 31/12/2002 PHẦN I: LÃI, LỖ Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Mã số Kỳ này Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 8.645.145.418 Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu 02 Các khoản giảm trừ (03 = 05 + 06 + 07) 03 3.193.333 - Chiết khấu thương mại 05 - Giảm giá hàng bán 06 - Hàng bán bị trả lại 07 - Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp 08 3.193.333 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11) 10 8.641.952.085 2. Giá vốn hàng bán 11 8.229.032.491 3. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 412.919.594 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 30.831.222 5. Chi phí tài chính 22 378.441.184 Trong đó lãi vay phải trả 23 340.392.650 6. Chi phí bán hàng 24 - 95.298.680 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 137.691.147 8. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh [30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25)] 30 22.917.165 CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP THĂNG LONG I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY * Về hoạt động sản xuất kinh doanh Thương mại, dịch vụ trở thành nhu cầu quan trọng và không thể thiếu trong qúa trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam. Đón đầu xu thế với tư cách là một công ty cung cấp các dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng hoá, … công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long đã không ngừng mở rộng thị trường đầu tư nâng cấp mạng lưới dịch vụ, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhờ đó, sau 7 năm thành lập, doanh thu và lợi nhuận của công ty đã không ngừng nâng cao. Doanh thu của công ty ngày càng tăng trong những năm gần đây: + Năm 2000 : 25.373 tỷ đồng + Năm 2001: 54.991 tỷ đồng – tăng 16% so với năm 2000 + Năm 2002: 61.834 tỷ đồng – tăng 13% so với năm 2001 * Về công tác tài chính kế toán: Công tác quản lý tài chính kế toán đã từng bước được cải thiện đáp ứng được nhu cầu quản lý và phục vụ cho qúa trình sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động khác của công ty. Công ty đã không ngừng hoàn thiện phương pháp hạch toán, nâng cao trình độ của đội ngũ kế toán thông qua các buổi tập huấn, hội thảo, trao đổi nghiệp vụ. Tổ chức kiểm tra thường xuyên đối với các đơn vị, tổ chức tập huấn các nghiệp vụ kinh tế mới. * Về bộ phận kế toán: Trong nền kinh tế thị trường, khi cơ chế quản lý kinh tế trong thời kỳ chuyển đổi hoàn thiện, công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long đã xây dựng được mô hình và hạch toán phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường. Công ty đã chủ động trong kinh doanh, có uy tín trên thị trường. Có được điều đó là nhờ sự cố gắng vượt bậc của Ban giám đốc cũng như toàn bộ công nhân viên của công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán. Phòng kế toán công ty được bố trí hợp lý, phân công công việc rõ ràng. Với đội ngũ nhân viên kế toán trẻ rất chịu khó học hỏi để có được nghiệp vụ vững vàng và am hiểu về công tác kế toán máy nên đã đảm nhiệm tốt một khối lượng công việc lớn vì mỗi kế toán viên được Ban lãnh đạo giao nhiều phần hành và chức năng khác nhau. Kế toán chi phí và doanh thu đã biết gắn liền giữa tình hình thực tế sản xuất kinh doanh tại công ty với những nguyên tắc quy định trong hạch toán doanh thu, chi phí, hạch toán nhanh chóng và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh góp phần đảm bảo thống nhất và nhịp nhàng trong công tác hạch toán của công ty. Hơn nữa, bộ máy kế toán còn luôn đáp ứng kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu báo cáo kế toán phục vụ kịp thời cho nhu cầu của Ban lãnh đạo công ty. * Về tổ chức hệ thống sổ kế toán: Hình thức sổ kế toán đơn vị đang áp dụng là hình thức “chứng từ ghi sổ”. Hình thức kế toán này đã bộc lộ rõ những ưu điểm của mình trong công tác kế toán máy làm giảm khối lượng công việc ghi chép sổ sách hàng ngày của nhân viên kế toán giúp nâng cao năng suất lao động kế toán, cùng với các sổ kế toán chi tiết, việc hạch toán trên máy sẽ đảm bảo cho công tác kiểm tra kế toán thực hiện dễ dàng hơn, đồng thời qúa trình xử lý số liệu trên máy sẽ luôn cung cấp các thông tin kế toán cho lãnh đạo một cách nhanh chóng, kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Hầu hết các sổ kế toán chi tiết ở đơn vị đều được xây dựng theo kết cấu đơn giản, dễ ghi chép và phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu cần thiết lẫn nội dung kinh tế chủ yếu của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. * Về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kế toán kinh doanh Trải qua một qúa trình đổi mới và phát triển công ty đã hoàn thành dần công tác hạch toán của mình. Công ty là một đơn vị nắm bắt nhanh những thông tin kinh tế và những thay đổi về chế độ kế toán để áp dụng cho đơn vị mình một cách phù hợp đặc biệt là vấn đề hạch toán chi phí, doanh thu là xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị. - Về công tác kế toán chi phí: Như chúng ta đã biết chi phí kinh doanh là một vấn đề hầu hết tất cả các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu và luôn luôn tìm mọi cách để quản lý chi phí một cách chặt chẽ nhằm tránh tình trạng chi khống mà ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Chính vì vậy mà mọi chi phí phát sinh tại công ty được theo dõi cụ thể để có thể kiểm soát một cách chặt chẽ. Công ty cũng bắt đầu triển khai việc tính giá thành chi tiết đến từng dịch vụ để đáp ứng kịp thời, chính xác yêu cầu của quản lý. Công ty mở sổ chi tiết hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh của từng nghiệp vụ theo các yếu tố sau: + Chi phí nhân công: Là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân viên trực tiếp sản xuất, khai thác nghiệp vụ như: tiền lương, BHYT, KPCĐ, quỹ khuyến khích tài năng trẻ, quỹ hỗ trợ nhà ở… Chi phí nhân công hạch toán chi tiết như sau: Tiền lương nhân công bao gồm: lương cấp bậc, chức vụ, lương khuyến khích theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, lương bưu tá, BHXH, BHYT, KPCĐ. + Chi phí công cụ dụng cụ: phản ánh chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất, kinh doanh. + Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ trực tiếp phục vụ sản xuất, kinh doanh. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài trực tiếp phục vụ sản xuất, kinh doanh. + Chi phí bằng tiền khác: phản ánh những chi phí bằng tiền khác ngoài những chi phí kể trên phát sinh trực tiếp phụcvụ sản xuất, kinh doanh. Việc theo dõi chi phí chi tiết cho từng nghiệp vụ, từng dịch vụ đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra số liệu, tài liệu, công tác đối chiếu chứng từ, số liệu trong công ty được dễ dàng hơn. Qua đó đáp ứng được yêu cầu quản lý trong môi trường cạnh tranh nhằm giảm giá thành dịch vụ. - Về công tác kế toán doanh thu: Được sự hướng dẫn của kế toán trưởng công ty nên công tác hạch toán doanh thu tại công ty hiện nay khá hiện đại. Với sự hỗ trợ đắc lực bởi hệ thống máy vi tính với những chương trình được cài đặt sẵn: doanh thu thuê văn phòng, doanh thu dịch vụ ăn uống, … phần lớn doanh thu đều được hạch toán và theo dõi chặt chẽ theo từng loại hình dịch vụ, từng bộ phận. Việc hạch toán doanh thu như hiện nay là cơ sở quan trọng để từng bước tiến hành hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh, đánh giá cụ thể hiệu quả loại hình dịch vụ để từ đó có kế hoạch đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Tất cả các báo cáo kế toán của công ty đều được theo dõi riêng biệt theo từng loại hình dịch vụ. Theo định kỳ, kế toán trưởng cùng các kế toán chuyên quản công ty sẽ xuống các đơn vị cơ sở để kiểm tra số liệu báo cáo và đối chiếu với các chứng từ gốc của những khoản thu về và chi ra. Đây là cách làm rất tốt để kiểm tra tài chính và xử lý kịp thời các thiếu xót tại các trung tâm. - Về công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh: Công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long đã đáp ứng được yêu cầu của Ban giám đốc công ty trong việc cung cấp các thông tin về tình hình kinh doanh của toàn công ty một cách kịp thời và chính xác. Việc ghi chép, phản ánh được tiến hành dựa trên căn cứ khoa học của chế độ kế toán hiện hành và dựa vào tình hình thực tế của công ty. II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI TỔNG HỢP THĂNG LONG Trong mọi công việc, mọi lĩnh vực nói chung cũng như trong công tác hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nói riêng không thể có được sự hoàn hảo tuyệt mỹ mà chỉ đạt đến sự hoàn hảo tương đối nào đó. Người ta luôn tìm mọi cách để quản lý chi phí một cách chặt chẽ hơn, tránh lãng phí và hao hụt đến mức thấp nhất. Đồng thời, cũng tìm mọi cách để tăng doanh thu hơn nữa và vấn đề là làm sao xác định được chi phí, doanh thu một cách đầy đủ và chính xác nhất. Với mong muốn đó, qua một thời gian tìm hiểu tại công ty và tìm hiểu công tác hạch toán kế toán tại công ty với những kiến thức được trang bị ở trường, em xin đưa ra một số đề xuất nhỏ nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả. Với kiến thức còn hạn chế cộng với thời gian thực tế tại công ty không nhiều nên có thể có những ý kiến đóng góp chưa được sâu sắc. Phương hướng hoàn thiện kế toán nói chung, kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh nói riêng muốn có tính khả thi cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, tôn trọng chế độ kế toán. Kế toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế của các đơn vị mà còn là công cụ quản lý nền kinh tế của nhà nước. Mỗi quốc gia đều phải có một cơ chế quản lý tài chính nhất định và xây dựng một hệ thống kế toán thống nhất phù hợp với cơ chế tài chính. Việc tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị kinh tế cụ thể được phép vận dụng và cải tiến chứ không bắt buộc phải dập khuôn hoàn toàn theo chế độ nhưng trong khuôn khổ phải tôn trọng chế độ, tôn trọng cơ chế. - Hoàn thiện phải trên cơ sở phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. Hệ thống kế toán ban đầu mặc dù được soạn thảo công phu, nhưng đó là một bản thiết kế tổng thể. Các doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng hệ thống đó nhưng được quyền sửa đổi trong một phạm vi nhất định cho phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. - Hoàn thiện phải đảm bảo đáp ứng được thông tin kịp thời, chính xác phù hợp với yêu cầu quản lý. - Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí vì mục đích của doanh nghiệp là kinh doanh có lãi và đem lại hiệu quả. Trên cơ sở những yêu cầu của việc hoàn thiện và thực trạng của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong công ty. 1. Hoàn thiện hạch toán ban đầu: Các chứng từ sử dụng trong kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh chủ yếu là những chứng từ tự lập. Hiện nay ở công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long, việc luân chuyển chứng từ giữa các đơn vị với công ty còn chậm và chủ yếu được thực hiện vào cuối tháng. Để khắc phục, các cán bộ kế toán trên công ty cần phải thường xuyên đôn đốc kế toán các đơn vị gửi hoá đơn, chứng từ đúng thời hạn, đảm bảo cung cấp kịp thời cho việc hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. 2. Hoàn thiện việc vận dụng hệ thống tài khoản vào kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. * Đối với việc hạch toán chi phí kinh doanh: - Hiện nay, bộ phận kế toán phản ánh chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý các đơn vị vào TK 627.1 chi phí nhân viên sản xuất và TK 641.1 - chi phí nhân viên bán hàng. Qua tìm hiểu tôi được biết công ty hạch toán như vậy là do ở dưới các đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh và bán hàng là ít và cách hạch toán như vậy là để làm gọn nhẹ công việc của các nhân viên kế toán dưới các đơn vị. Hơn nữa việc này không làm ảnh hưởng gì đến kết quả kinh doanh của công ty. Do đó tôi thấy việc hạch toán như vậy là hợp lý. - Công ty hạch toán các khoản chi phí thăm hỏi người ốm trong công ty, tiền phúng viếng đám ma, chi phí cử cán bộ đi học bồi dưỡng kiến thức, … vào chi phí khác bằng tiền (TK 627), kế toán ghi như sau: Nợ TK 627.8 Có TK 111 Việc hạch toán như trên là chưa chính xác vì các khoản trên không liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty do đó không được phép hạch toán vào chi phí kinh doanh. Các khoản trên nên được hạch toán như sau: - Đối với các khoản chi thăm hỏi ốm đau, phúng viếng đám ma, … trong công ty phải được lấy từ quỹ phúc lợi của công ty. Kế toán công ty phải lập các bút toán như sau: + Phản ánh các khoản chi phúc lợi trong công ty: Nợ TK 431 Có TK 334 Sau đó căn cứ vào phiếu chi hoặc giấy báo nợ để hạch toán như sau: Nợ TK 334 Có TK 111, 112 - Đối với các khoản chi phí đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong công ty phải được lấy từ quỹ đầu tư phát triển, kế toán phải ghi: Nợ TK 415 - Quỹ đầu tư phát triển Có TK 111, 112, .. Như vì trong năm 2001, 2002 công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long sát nhập thêm nhiều đơn vị kinh doanh không có hiệu quả, nợ đọng chồng chất và công ty đã phải trả nợ cho các đơn vị mới sát nhập nên việc không có quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển là có thể chấp nhận được và các cơ quan quản lý cấp trên đã chấp nhận coh công ty hạch toán vào chi phí khác. Ngoài ra, đối với các chi phí thăm hỏi ốm đau, phúng viếng, … công đoàn công ty có hỗ trợ. * Đối với kế toán doanh thu: kế toán công ty phải luôn tuân thủ theo đúng Thông tư 89/2002TT-BTC. - Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và theo năm tài chính. - Ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán theo đúng chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác - Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính và các quy định chế độ kế toán hiện hành. * Đối với kế toán kết quả hoạt động tài chính: kế toán công ty phải tuân thủ theo đúng quy định của Thông tư 89/2002TT-BTC: số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn được người bán chấp nhận: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. Như vậy, theo Thông tư số 89/2002TT-BTC của Bộ Tài chính, năm 2002 công ty cần phải thêm TK mới như TK 515, TK 242, .. bổ sung thêm vào kết cấu như TK 632, 211, … và sửa đổi quyết toán tài chính năm 2002 cho đúng với yêu cầu của thông tư. Qua thời gian thực tập tại công ty, tôi thấy kế toán tổng hợp của công ty đã sửa đổi và bổ sung theo đúng như hướng dẫn của Thông tư 89/2002TT-BTC. KẾT LUẬN Qua qúa trình tìm hiểu thực tế cho thấy kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh có một vai trò không thể thiếu trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Nếu hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh đúng đắn, chính xác sẽ là một trong những biện pháp tích cực và có hiệu quả nhất góp phần vào việc thúc đẩy qúa trình tuần hoàn vốn, tạo điều kiện cho việc kinh doanh hàng hoá và cung cấp dịch vụ ngày càng được mở rộng. Vì nhận thức còn hạn chế nên trong bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em chỉ nói đến kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của các đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty. Hơn nữa, ở công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long, các đơn vị hạch toán độc lập tự làm, tự ăn, tự chịu trách nhiệm về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của đơn vị mình với giám đốc công ty. Cuối tháng kế toán tổng hợp của các đơn vị gửi báo cáo quyết toán tài chính lên công ty. Em thấy công tác kế toán nói chung và kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh ở công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long nói riêng về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu vào công tác quản lý của công ty trong điều kiện mới. Tuy nhiên nếu công ty có những biện pháp tích cực hơn nữa nhằm hoàn thiện hơn nữa trong công tác kế toán thì vai trò, tác dụng của kế toán công ty còn được phát huy nhiều hơn nữa trong qúa trình phát triển của công ty. Sau thời gian thực tập tại công ty, em thấy rằng giữa lý thuyết và thực tế có một khoảng cách nhất định. Do đó, đòi hỏi cán bộ kế toán không chỉ nắm vững lý luận mà còn phải hiểu sâu về thực tế thì mới có thể vận dụng một cách khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Để hoàn thành tập chuyên đề này, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo …………….. và các thầy cô trong trường, em xin cảm ơn Phòng Kế toán - Tài vụ của công ty Du lịch và Thương mại Tổng hợp Thăng Long đã hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo để em hoàn thành được tập chuyên đề này. Vì đây là bước đầu tiên nghiên cứu và với trình độ lý luận, nhận thức còn hạn chế nên chắc chắn đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong được sự tiếp tục chỉ bảo của thầy cô. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kế toán Doanh nghiệp Thương mại - Dịch vụ - Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội. 2. Lý thuyết Thực hành Kế toán Tài chính - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 3. Kế toán Tài chính - Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội 4. Kế toán Chi phí - TS. Võ Văn Nhị - Giảng viên khoa Kế toán - Kiểm toán - Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. 5. 162 Sơ đồ Kế toán Doanh nghiệp - Nhà xuất bản Thống kê 6. Hệ thống Kế toán Doanh nghiệp - NXB Tài chính. 7. Quản trị Tài chính Doanh nghiệp - Trường Đại học Tài chính Kế toán 8. Hệ thống Chế độ quản lý Tài chính doanh nghiệp. 9. Hạch toán Kế toán trong các Doanh nghiệp - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 10. Sơ đồ hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính - TS. Võ Văn Nhị - Giảng viên khoa Kế toán - kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29283.doc
Tài liệu liên quan