Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đức Kiên (điện tử - Điện lạnh)

Lời Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong xã hội, để tồn tại và phát triển không thể thiếu được yếu tố lao động. Lao động là một nhân tố cơ bản, quan trọng trong sản xuất cũng như trong kinh doanh để tái tạo ra của cải, vật chất và tinh thần cho xã hội. Những người lao động làm việc cho những người sử dụng lao động đều nhận được thù lao lao động dưới hình thức tiền lương để tái sản xuất sức lao động. Tiền lương là một bộ phận quan trọng cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh, vì vậy

doc78 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đức Kiên (điện tử - Điện lạnh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần hạch toán tiền lương và phân bổ một cách thực sự đúng đắn tiền lương vào giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó việc thực hiện các khoản trích theo lương cũng cần được tuân thủ những quy định của Nhà nước. Việc thực hiện đúng đắn các chế độ về lương, thưởng và các khoản trích theo lương đối với nguời lao động một cách kịp thời sẽ là nguồn động viên để người lao động yên tâm công tác và phát huy tính sáng tạo mang lại lợi ích cho Doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Vấn đề đặt ra hiện nay đối với các doanh nghiệp là dựa vào các chính sách chế độ tiền lương của Nhà nưước ban hành, doanh nghiệp phải bằng cách nào đó để tăng dần thu nhập của công nhân bằng các biện pháp thúc đẩy sản xuất không bỏ qua các chế độ trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Thông qua lương và các khoản trích theo lương tạo nên một đòn bẩy kinh tế quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh tế đã đề ra. Hơn nữa, doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện, đổi mới công tác kế toán sao cho phù hợp với xu thế vận động và phát triển của đất nước. Trong nền kinh tế thị trờng đầy năng động và cạnh tranh gay gắt sẽ chỉ có chỗ đứng cho những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, biết tiết kiệm chi phí, biết giải quyết hài hoà giữa lợi ích Công ty và lợi ích người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề tiền lương cũng như công tác tổ chức quản lý và hạch toán tiền lương đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đợt thực tập tại Công ty TNHH Đức Kiên, em đã đi sâu nghiên cứu về đề tài này để hiểu rõ hơn về thực tiẽn công việc kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty. Tuy khả năng và nhận thức về vấn đề còn hạn chế nhng với những kiến thức đã được học tập tại trờng, với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hớng dẫn thực tập cùng tập thể nhân viên phòng kế toán tài chính cũng như ban lãnh đạo Công ty TNHH Đức Kiên, em hy vọng bản thân mình có thể lĩnh hội được phần nào những kiến thức trong lĩnh vực kế toán tiền lương trong doanh nghiệp để hoàn thiện bài viết của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Đánh giá thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. - Đề xuất các giải pháp, phương hớng nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của doanh nghiệp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. a- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các yếu tố về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương. b- Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung: Tập trung nghiên cứu về tiền lương, các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đức Kiên. Đề ra các giải pháp, phương hướng hoàn thiện nâng cao hiệu quả kinh doanh. -Về thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài tại Công ty TNHH Đức Kiên từ ngày ………… đến ngày ………….. 4- Nội dung, kết cấu của đề tài: bao gồm 3 phần. Phần 1: Lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Phần 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đức Kiên. Phần 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đức Kiên Mục lục Lời mở đầu Phần 1: Lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. 1. Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.1. Vai trò, vị trí của lao động, tiền lương trong các doanh nghiệp 1.2. Yêu cầu quản lý lao động và chi phí về lao động sống. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 2. Hình thức tiền lương, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương 2.1. Các hình thức tiền lương và chế độ lương 2.2. Quỹ tiền lương và thành phần của quỹ tiền lương 2.3. Các khoản trích theo lương 3. Hạch toán kết quả lao động, tính lương và trợ cấp BHXH phải trả 3.1. Hạch toán kết quả lao động 3.2. Tính tiền lương và trợ cấp BHXH 4. Kết toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 4.1. Chứng từ và tài khoản kế toán 4.2. Sổ kế toán áp dụng trong kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ. 4.3. Trình tự và phương pháp kế toán. Phần 2: Thực trạng kế toán tiền lương tại Công ty TNHH Đức Kiên I. Đặc điểm tình hình chung của Công ty TNHH Đức Kiên 1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 1.3. Tổ chức bộ máy của Công ty 1.4. Tổ chức bộ máy kế toán II. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đức Kiên 1. Đặc điểm và công tác quản lý lao động của Công ty 2. Khái quát tình hình chung về kế toán tiền lương tại Công ty 3. Hình thức trả lương thanh toán lương 4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 5. Kế toán thanh toán BHXH ở Công ty Phần 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đức Kiên 1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 2. Nhận xét về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 3. Phương pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Đức Kiên. Kết luận Phần I Lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp 1. Sự cần thiết tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 1.1. Vai trò, vị trí lao động tiền lương trong doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển và tiến hoá của xã hội loài người dù hình thái của sự sản xuất là hình thái nào thì tư liệu sản xuất là nhân tố không thể thiếu được. Tư liệu sản xuất bao gồm hai yêu tố: Tư liệu lao động và đối tượng lao động. Con người sử dụng tư liệu lao động và đối tượng lao động nhằm tạo ra của cải vật chất. Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất trước hết phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động được bồi hoàn dưới dạng tiền công (tiền lương). Như vậy tiền lương chính là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động bù đắp chi phí lao động của người lao động bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương gắn liền với kết quả mà người lao động đã tham gia, thực hiện trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài tiền lương để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài, bảo vệ sức khoẻ và đời sống tinh thần của người lao động, theo chế độ tài chính hiện hành doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí kinh doanh một phần chi phí bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. BHXH. Các khoản trích lập này để tài trợ cho trờng hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như ốm đau, thai sản, nghỉ hưu. BHYT để tài trợ cho việc phòng chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. KPCĐ để phục vụ chỉ tiêu cho hoạt động. Các loại bảo hiểm và KPCĐ được hình thành và thực hiện theo cơ chế tài chính nhất định. Như vậy tiền lương có một vai trò quan trọng và giữ một vị trí quyết định thúc đẩy việc thực hiện các quá trình sản xuất kinh doanh. Trong doanh nghiệp, tiền lương nếu được đánh giá đúng nó có thể trở thành một đòn bẩy kinh tế tạo nên sức mạnh nội lực từ bên trong giúp doanh nghiệp thành công. 1.2. Yêu cầu quản lý lao động và chi phí về lao động sống. Tiền lương và các khoản trích theo lương đã tạo nên chi phí về lao động sống trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Việc tính toán và xác định chi phí này phải dựa trên cơ sở quản lý và giám sát việc sử dụng lao động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đa ra mức tính thù lao (tiền lương và các khoản trích theo lương) cho người lao động chính xác, đầy đủ và kịp thời, mặt khác góp phần đánh giá chính xác khoản chi phí lao động sống trong giá thành sản phẩm. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Chức năng của tiền lương. - Chức năng thước đo giá trị: Là cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả biến động (trong đó bao gồm cả sức lao động). - Chức năng tái sản xuất sức lao động: Đây là nhu cầu thấp nhất của tiền lương đúng với ý nghĩa của nó. Tiền lương phải nuôi sống được người lao động nhằm duy trì sức lao động và năng lực làm việc lâu dài có hiệu qủa trên cơ sở tiền lương bù đắp cho sức lao động. - Chức năng khuyến khích sức lao động: Đảm bảo khi người lao động làm việc có hiệu quả, có năng suất cao thì về nguyên tắc tiền lương phải được nâng lên, tăng lợi ích kinh tế cho người lao động, tạo ra niềm say mê nghề nghiệp, phát huy tinh thần làm việc sáng tạo, tự học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ khoa học và kỹ thuật. Từ đó giúp họ làm việc có hiệu quả nhất với mức xứng đáng. - Chức năng giám sát người lao động: Giúp cho nhà quản lý thông qua việc trả lương mà tiến hành kiểm tra theo dõi giám sát người lao động làm việc theo ý đồ tài chính của mình, đảm bảo tiền lương chi ra phải đem lại hiệu quả và kết quả rõ rệt. - Chức năng điều hoà lao động: Chức năng này đảm bảo vai trò điều phối lao động một cách hợp lý. Với tiền lương đúng đắn và thoả thuận người lao động sẽ tự nguyện nhận công việc được giao ở bất kỳ đâu, làm việc gì và trong mọi thời gian. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Trong một doanh nghiệp, để công tác kế toán hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và trở thành một công cụ đắc lực phục vụ công tác quản lý toàn doanh nghiệp thì nhiệm vụ của bất kỳ công tác kế toán nào đều phải dựa trên đặc điểm, vai trò của đối tợng được kế toán. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cũng không nằm ngoài qui luật này. Tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầu đủ tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thời gian lao động, đến chất lợng và kết quả lao động mặt khác góp phần tính đúng tính đủ chi phí vào giá thành sản phẩm, hay chi phí của hoạt động. Vì vậy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Phản ánh đầy đủ chính sách thời gian và kết quả lao động của công nhân viên, tính đúng và thanh toán đầy đủ, kịp thời tiền lương và các khoản trích theo lương cho công nhân viên. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu quỹ lương. - Tính toán phân bổ hợp lý chính xách chi phí về tiền lương (tiền công) và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tợng sử dụng lao động. - Định kỳ phải tiến hành phân tích tình hình lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương. Cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận liên quan và cho lãnh đạo. Ngoài tiền lương trả cho người lao động nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, thu được lãi nhiều thì phần lãi này tiếp tục được phân phối cho người lao động trên cơ sở đóng góp lao động của từng người. 2. Hình thức tiền lương, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương. 2.1. Các hình thức tiền lương: Trong thực tiễn ở nước ta hiện nay tồn tại hai hình thức trả lương phổ biến đó là hình thức tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương sản phẩm. Tuỳ đặc thù riêng của từng doanh nghiệp mà áp dụng hình thức trả lương nào cho phù hợp, song do mỗi hình thức đều có những ưu nhược điểm riêng nên hầu hết các doanh nghiệp đều kết hợp cả hai hình thức trên. a. Hình thức tiền lương theothời gian: Đây là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Hình thức này thường được áp dụng trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ quan quản lý hành chính hoặc những người làm công tác quản lý lao động gián tiếp tại các doanh nghiệp. Hình thức này cũng được áp dụng cho các đối tợng lao động mà kết quả không thể xác định bằng sản phẩm cụ thể. Đây là hình thức tiền lương được trích theo thời gian lao động, cấp bậc kỹ thuật, chức vụ và thang lương của người lao động. Tiền lương theo = Thời gian x Đơn giá tiền lương thời gian Thời gian Làm việc (áp dụng đối với từng bậc lương) +) Ưu điểm: Dễ tính, dễ trả lương +) Nhược điểm: Mang tính bình quân cao, không đánh giá được kết quả lao động của mỗi người. Hình thức trả lương theo thời gian gồm hai hình thức cụ thể sau: * Hình thức trả lương theo thời gian lao động giản đơn: Đây chính là hình thức tiền lương thời gian áp dụng đơn giá cố định theo chế độ hiện hành. Tức là mức tiền lương của mỗi người lao động được hởng phụ thuộc vào mức lương cấp bậc chức vụ hoặc cấp hàm và thời gian làm việc thực tế của họ. Hình thức trả lương này gồm: - Lương tháng: là tiền lương trả cho người lao động theo tháng, theo bậc lương đã sắp xếp. Người lao động hởng lương tháng sẽ nhận được tiền lương theo cấp bậc và khoản tiền phụ cấp (nếu có). Khoản lương này áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Lương tháng = Mức lương x Hệ số mức lương x Phụ cấp tối thiểu hiện hưởng (nếu có) - Lương ngày: Là tiền lương tính trả cho người lao động theo lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Lương ngày = Lương tháng Số ngày làm việc theo chế độ trong tháng Mức lương ngày dùng để trả theo chế độ với người lao động theo hợp đồng thời hạn từ một tháng trở lên, thường thì cơ quan theo hợp đồng hay doanh nghiệp tổ chức chấm công theo ngày và trả gộp 15 ngày một lần cùng kỳ với nhiều hởng lương tháng. Lương ngày áp dụng cho những công việc chấm công ngày khuyến khích người lao động đi làm đều. Đối với người lao động làm việc công nhật hoặc làm công việc có tính chất tạm thời theo mùa vụ, làm công việc có tính thời hạn dới 3 tháng thì có thể gộp ngày để trả một lần cũng có thể trả ngay sau mỗi ngày làm việc nhng phải trả thêm cho họ khoản BHXH, ít nhất 15% vào tiền lương để người lao động tự lo về vấn đề bảo hiểm. - Lương giờ: áp dụng để lương cho lao động trực tiếp trong thời gian làm việc không hưởng lương theo sản phẩm. Tiền lương giờ = Lương ngày x Số giờ làm việc thực tế * Hình thức trả lương theo thời gian có thưởng: Thực chất là sự kết hợp trả lương theo thời gian giản đơn và tiền thưởng trong sản xuất. Hình thức này áp dụng cho những công nhân phụ, làm công việc phụ hoặc công nhân chính làm việc ở nơi có trình độ cơ khí cao và tự động hoá cao. Tiền lương = Tiền lương theo thời gian lao động giản đơn + Tiền thưởng. +) Ưu điểm: Phản ánh được trình độ thành thạo, thời gian làm việc thực tế và hiệu quả công việc của người lao động, khuyến khích người lao động có trách nhiệm với công việc. +) Nhược điểm: Chưa đảm bảo phân phối theo lao động. b. Hình thức trả lương theo sản phẩm. Là hình thức tiền lương tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc đó. Lương sản phẩm = Khối lượng sản phẩm x Đơn giá Công việc hoàn thành tiền lương đủ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Đây là hình thức trả lương cơ bản hiện nay các đơn vị áp dụng chủ yếu trong khu vực sản xuất vật chất. Hình thức trả lương này phù hợp với nguyên tắc phân phối lao động, gắn thu nhập của người lao động với kết quả lao động, khuyến khích người lao động hăng say lao động. Hình thức này tỏ ra có hiệu quả hơn so với việc trả lương theo thời gian. Do đó xu hướng hiện nay mở rộng trả lương theo hình thức này Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu về hạch toán kết quả lao động (như phiếu xác nhận hoặc công việc hoàn thành...) và đơn giá tiền lương sản phẩm mà doanh nghiệp áp dụng đối với từng loại sản phẩm hay công việc. Hình thức trả lương theo sản phẩm còn tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể ở từng doanh nghiệp mà vận dụng theo từng hình thức cụ thể sau: * Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Hình thức này được áp dụng chủ yếu đối với công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào số lượng sản phẩm mà họ sản xuất ra và đơn giá của mỗi đơn vị sản phẩm. Tiền lương = Sản phẩm thực tế * Đơn giá tiền lương Trong đó đơn giá tiền lương là cố định và được tính: Đơn giá tiền lương = Lương cấp bậc công nhân Mức sản lượng định mức +) Ưu điểm: Đánh giá đúng đắn sức lao động đã hao phí, người lao động làm bao nhiêu được hởng bấy nhiêu, điều đó khuyến khích người lao động làm việc hăng say hơn, họ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm làm ra. +) Nhược điểm: Công nhân ít quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí, ít quan tâm đến việc bảo quan máy móc, thiết bị dẫn đến thiếu tinh thần tương trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, có tình trạng giấu nghề, giấu kinh nghiệm. *Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Hình thức này được áp dụng cho bộ phận công nhân không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhng lại gián tiếp ảnh hởng đến năng suất lao động của công nhân viên trực tiếp sản xuất mà họ phục vụ, do vậy người ta căn cứ vào kết quả lao động của công nhân trực tiếp sản xuất để tính trả lương cho những công nhân phục vụ. +) Ưu điểm: Cách trả lương này khuyến khích công nhân phục vụ tốt hơn cho công nhân chính, tạo điều kiện cho công nhân chính nâng cao năng suất lao động. + Nhược điểm: Do phụ thuộc vào kết quả của công nhân chính việc trả lương nh vậy cha được chính xác, cha thực sự đảm bảo đúng hao phi lao động mà công nhân phụ bỏ ra, dẫn đến tình trạng người có trình độ như nhau nhưng hưởng lương lại rất khác nhau. * Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: Là tiền lương trả cho công nhân viên căn cứ vào số lượng sản phẩm đã sản xuất ra theo hai loại đơn giá khác nhau: đơn giá cố định đối với sản phẩm trong mức quy định và đơn giá luỹ tiến đối với số sản phẩm vượt quá định mức. Hình thức này có tác dụng khuyến khích nâng cao năng suất lao động, nên nó thường được áp dụng ở những khâu trọng yếu trong chiến dịch kinh doanh để giải quyết kịp thời thời gian quy định. Nhưng người lao động lại không quan tâm đến máy móc thiết bị, không tiết kiệm nguyên vật liệu. Mặt khác các doanh nghiệp cần chú ý không nên áp dụng rộng rãi hình thức trả lương này vì tốc độ tăng tiền lương của công nhân tăng nhanh hơn tốc độ tăng của năng suất lao động, thời gian trả lương không nên quá ngắn để tránh tình trạng công nhân nhận lương luỹ tiến nhưng không đạt định mức tháng. * Tiền lương khoán: Hình thức này được áp dụng trong trường hợp sản phẩm công việc khó giao chi tiết, mà phải giao nộp cả khối lượng công việc, hay từng việc tổng hợp phải làm trong một thời gian nhất định. Trả lương khoán có thể cho tạm ứng lương theo phần khối lượng đã hoàn thành trong từng đợt và thanh toán lương sau khi đã hoàn thành toàn bộ khối lượng công việc được hợp đồng giao khoán. Đơn giá khoán xác định theo đơn vị công việc hoặc cũng có thể trọn gói cho cả khối lượng công việc hay công trình. Yêu cầu của chế độ trả lương này là đơn giá phải tính toán chặt chẽ và phải có hợp đồng giao khoán. Nội dung hợp đồng giao khoán phải rõ ràng công việc, khối lượng giao khoán, điều kiện lao động định mức, đơn giá, tổng số tiền lương khoán...Nếu tập thể nhận khoán thì chia lương như hình thức trả lương tập thể. Tiền lương giờ Lương ngày Số giờ làm việc thực tế = x * Tiền lương nghỉ phép và các khoản phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ: Đối với người lao động nghỉ phép vẫn được hưởng lương, phần lương này doanh nghiệp vẫn tính vào chi phí sản xuất. Trong thực tế do việc nghỉ phép của công nhân không diễn ra đều đặn trong các tháng nên gây khó khăn cho việc bố trí kế hoạch sản xuất, làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Vì vậy để tránh khỏi đột biến trong giá thành thì doanh nghiệp có thể thực hiện trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào quỹ lương và câp bậc, số ngày nghỉ quy định để dự tính số lượng sẽ phải chi cho thời gian công nhân nghỉ phép xác định tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân: Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép Tổng số tiền lương nghỉ phép kế hoạch Tổng số tiền lương chính (lương cơ bản) kế hạch của công nhân = Mức trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép Tiền lương chính (lương cơ bản) thực tế phải trả công nhân trong tháng = Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép x Khi người lao động làm thêm giờ thì phải có phiếu báo làm đêm, làm thêm giờ, để làm căn cứ tính lương. Người lao động làm việc ngoài giờ tiêu chuẩn thì làm thêm được trả bằng 1,5 lần tiền lương cơ bản, nếu làm thêm vào ngày lễ tết hoặc ngày chủ nhật thì được hưởng lương với hệ số 2 lần tiền lương cơ bản. = Lương làm thêm Lương cấp bậc tháng 22 Phụ cấp làm đêm được áp dụng đối với người lao động làm việc từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Có hai mức phụ cấp: +) 30% lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công việc không thường xuyên làm đêm. +) 40% lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với người lao động thường xuyên làm việc về đêm. = Lương làm thêm Lương cấp bậc tháng 22 x Số công làm đêm 2.2. Quỹ tiền lương và thành phần của quỹ tiền lương. a. Quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương (tổng quỹ lương) của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên trong một thời gian nào đó, bao gồm tiền lương trả cho người lao động trong danh sách và ngoài danh sách, lao động trong ngành sản xuất công nghiệp hay lao động thuộc các ngành khác. Doanh nghiệp căn cứ vào thang lương, bậc lương và chế độ phụ cấp do Nhà nước quy định để tính đơn giá tiền lương trong sản phẩm theo các định mức kinh tế kỹ thuật đã được xác định hợp lý và chặt chẽ. Đơn giá tiền lương được điều chỉnh theo tình hình giá cả biến động trong từng thời kỳ. Doanh nghiệp chủ động lựa chọn hình thức và chế độ trả lương phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và quán triệt nguyên tắc phân phối lao động được xếp lương, nâng cao lương cho công nhân viên chức theo chế độ. b. Các thành phần của quỹ tiền lương. Theo nghị định số 235/HĐBT ngày 19/09/1985 quỹ tiền lương gồm các khoản sau: - Tiền lương hàng tháng, ngày theo hệ thống thang bảng lương Nhà nước. - Tiền lương trả theo sản phẩm. - Tiền công nhật trả cho lao động ngoài biên chế. - Tiền lương trả cho người lao động khi làm ra sản phẩm hỏng trong quy định. - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc do máy móc thiết bị ngừng hoạt động vì nguyên nhân khách quan. - Tiền lương trả cho người đi học nhưng vẫn thuộc diện biên chế. - Tiền lương trả cho người lao động nghỉ phép định kỳ, nghỉ theo chế độ của Nhà nước. - Các loại tiền thưởng thường xuyên. - Các phụ cấp theo chế độ và các phụ cấp khác ghi trong quỹ lương. Về phương diện hạch toán: Tiền lương trong doanh nghiệp chia ra làm 2 loại là tiền lương chính và tiền lương phụ. Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian thực hiện nhiệm vụ chính của họ, nghĩa là thời gian có tiêu hao thực sự sức lao động. Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính và thời gian được nghỉ theo đúng chế độ. Ngoài ra tiền lương trả cho công nhân sản xuất sản phẩm hỏng cũng được tính vào lương phụ. Việc phân chia tiền lương thành lương chính, lương phụ có ý nghĩa quan trong đối với công tác kế toán và phân tích tiền lương trong giá thành sản xuất. Tiền lương phụ của công nhân sản xuất không gắn liền với từng loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm theo một tiêu chuẩn phân bổ nhất định. Quản lý chi tiêu quỹ lương phải được đặt trong mỗi quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm vừa sử dụng hợp lý quỹ tiền lương vừa đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3. Các khoản trích theo lương. a. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) - Nguồn hình thành: Quỹ BHXH được hình thành do việc tích lập và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một khoản chi phí BHXH theo quy định của Nhà nước. Theo quy định hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên tiền lương cơ bản của công nhân viên và phân bổ chúng cho các đối tượng liên quan đến việc sử dụng lao động. Chế độ kế toán hiện hành cho phép được mức trích là 20% tiền lương cơ bản, trong đó 15% là người sử dụng lao động được tính vào chi phí sản xuất doanh nghiệp, còn 5% là người lao động phải trừ vào phần thu nhập của mình. - Phạm vi chi dùng quỹ BHXH: ốm đau (con ốm, bản thân người lao động) thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, già yếu, nghỉ mất sức, hưu trí, tử tuất, chỉ nuôi sống bộ máy quản lý quỹ BHXH. Phương thức quản lý chi tiêu quỹ BHXH: Hàng tháng, doanh nghiệp phải nộp toàn bộ các khoản BHXH đã trích vào cơ quan quản lý quỹ BHXH. Các khoản chi tại doanh nghiệp nh: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động sau khi đã chi cho người lao động, doanh nghiệp phải nộp các chứng từ gốc hợp lệ cho cơ quan quản lý quỹ để đề nghị cơ quan này thanh toán. b. Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT): - Nguồn hình thành: BHYT theo quy định của chế độp tài chính hiện hành được hình thành từ hai nguồn: Một nguồn do doanh nghiệp phải chịu, được trích để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng tháng theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số tiền lương cơ bản của công nhân viên trong tháng, còn một nguồn do người lao động phải chịu đựơc trừ vào lương của công nhận viên. Theo chế độ kế toán hiện nay cho phép tỷ lệ trích vào tiền lương cơ bản để nộp BHYT là 3% trong đó 2% doanh nghiệp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% người lao động phải chịu trừ vào tiền lương của mình. - Phương thức quản lý và chi tiêu quỹ: BHYT được nộp cho cơ quan chuyên môn chuyên trách (thờng dới hình thức mua BHYT) để phục vụ, bảo vệ, chăm sóc, sức khoẻ cho công nhân viên như khám bệnh, kê đơn, mua thuốc, chữa bệnh... c. Kinh phí công đoàn (KPCĐ) - Nguồn hình thành quỹ: Quỹ này cũng được hình thành do việc trích lập và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hàng tháng theo tỷ lệ quy định tính trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ kế toán nay quy định tỷ lệ trích KPCĐ của doanh nghiệp là 2% tiền lương thực tế của công nhân viên trong tháng. - Quản lý chi tiêu quỹ: Trong số 2% trích lập KPCĐ doanh nghiệp được phép giữ lại 1% để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, còn 1% phải nộp lên cho cơ quan quản lý công đoàn cấp trên. 3. Hạch toán kết quả lao động, tính lương và trợ cấp BHXH phải trả 3.1. Hạch toán kết quả lao động. Mục đích hạch toán lao động trong doanh nghiệp ngoài việc giúp cho công tác quản lý lao động còn là đảm bảo tính lương chính xác cho từng người lao động. Nội dung của hạch toán lao động gồm hạch toán số lượng lao động, thời gian lao động và chất lượng lao động. a. Hạch toán chất lượng lao động. Để quản lý lao động về mặt số lượng, doanh nghiệp sử dụng sổ sách theo dõi lao động của doanh nghiệp thường do phòng lao động theo dõi. Sổ này hạch toán về mặt số lượng từng loại lao động theo nghề nghiệp công việc và trình độ tay nghề (cấp bậc kỹ thuật của công nhân viên). Phòng lao động có tập thể lập sổ chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận để nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động hiện có trong doanh nghiệp. b. Hạch toán thời gian lao động. Thực chất là hạch toán việc sử dụng thời gian lao động đối với từng công nhân viên ở từng bộ phận trong doanh nghiệp. Chứng từ sử dụng ở đây là "Bảng chấm công" để ghi chép thời gian lao động và có thể sử dụng tổng hợp phục vụ trực tiếp, kịp thời cho việc quản lý tình hình huy động sử dụng thời gian lao động. Bảng chấm công được lập riêng cho từng tổ, xưởng sản xuất do tổ trưởng hoặc trưởng các phòng ban ghi hàng ngày. Cuối tháng bảng chấm công được sử dụng làm cơ sở để tính lương đối với bộ phận hưởng lương theo thời gian. c. Hạch toán kết quả lao động. Mục đích của việc hạch toán này là theo dõi kết quả ghi chép thành quả lao động của công nhân viên biểu hiện bằng số lượng (khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành) của từng người hay từng tổ nhóm lao động. Để hạch toán kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng doanh nghiệp. Mặc dù các mẫu chứng từ khác nhau nhưng các chứng từ này đều bao gồm các nội dung cần thiết như tên công nhân, tên công việc hoặc sản phẩm hoàn thành nghiệm thu, kỳ hạn và chất lượng công việc hoàn thành...Các chứng từ này là "Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành", "Bảng ghi năng suất cá nhân", "Hợp đồng làm khoán"...Chứng từ hạch toán kết quả lao động do người lập ký, cán bộ kỹ thuật xác nhận, lãnh đạo (quản đốc phân xưởng hoặc trưởng bộ phận) duyệt ký. Đây là cơ sở để tính tiền lương cho người lao động hay bộ phận lao động hởng lương theo sản phẩm. Tóm lại, hạch toán lao động vừa là để quản lý việc huy động sử dụng lao động vừa làm cơ sở tính tiền lương phải trả cho người lao động. Vì vậy hạch toán lao động có rõ ràng chính xác, kịp thời mới có thể tính đúng, tính đủ tiền lương cho công nhân viên trong doanh nghiệp. 3.2. Tính tiền và trợ cấp BHXH. Hàng ngày trên cơ sở tài liệu hạch toán về thời gain và kết quả lao động tiền lương và BHXH Nhà nước ban hành mà doanh nghiệp đang áp dụng, kế toán tiến hành tính tiền lương và trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên. Việc tính lương do phòng kế toán của doanh nghiệp hoặc có thể được thực hiện ở từng bộ phận trong doanh nghiệp sau đó gửi giấy tờ về phòng kế toán để tổng hợp. Để thanh toán tiền lương và các khoản phải trả của công nhân viên kế toán lập "Bảng thanh toán tiền lương" cho từng tổ đội, phân xưởng sản xuất và các phòng ban căn cứ vào kết quả tính lương cho từng người. Trên bảng cần ghi rõ từng khoản tiền lương (lương sản phẩm, lương thời gian, các khoản phụ cấp, trợ cấp, các khoản khấu trừ và số tiền người lao động còn được lĩnh). Trường hợp áp dụng tiền thưởng cho công nhân viên cần tính toán và lập bảng thanh toán tiền thưởng để theo dõi và chi trả đúng quy định. Tiền lương và trợ cấp BHXH, tiền thưởng chi trả cho công nhân viên kịp thời, đầy đủ trực tiếp với người lao động. Công nhân viên khi nhận cũng cần thực hiện kiểm tra các khoản được hưởng, các khoản._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6315.doc
Tài liệu liên quan