Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp của loài mèo nhà

Bộgiáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội nguyễn thị ngùy khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp ở loài mèo nhà luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành : Thú y Mã số : 60.62.50 Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Như Quán hà nội - 2008 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông ti

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 6055 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp của loài mèo nhà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngùy Lời cảm ơn Tôi xin xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Thú y - Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn thầy hướng dẫn khoa học TS. Vũ Như Quán -người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Ngoại-Sản, bộn môn Dược -Nội chẩn, Khoa Thú y - Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, các cán bộ Trung tâm chẩn đoán - Cục thú y Trung ương và bạn bè, đồng nghiệp làm việc tại một số phòng khám bệnh Thú y trong khu vực Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Ngùy mục lục Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục biểu đồ vii Phụ lục 86 Danh mục các từ viết tắt G(+) : Gram dương G(-) : Gram âm ĐKVVK : Đường kính vòng vô khuẩn TB : Trung bình K.khỏi : Không khỏi K.sinh : Kháng sinh KST : ký sinh trùng S : Smooth R : Rough RF : Realeasing Fater IF : Inhibiting Fater FSH : Folliculo Stimulin hormone LH : Lutein Stimulin hormone Cs : Cộng sự SCM : Số con mắc Sta.aureus : Staphylococcus aureus E. coli : Escherichia coli NXB : Nhà xuất bản q : Đường kính vòng vô khuẩn mm : Milimet m : Micromet Danh mục các bảnG STT Tên bảng Trang 2.1: Thân nhiệt của một số loài gia súc 7 2.2: Nhịp tim của một số loài gia súc 10 2.3: Tần số hô hấp của một số loài gia súc 12 2.4: Tuổi thành thục về tính của một số loài gia súc 15 2.5: Thời gian mang thai của một số loài gia súc 16 3.1: Bảng kháng sinh chuẩn với tính mẫn cảm của vi khuẩn 36 4.1: Một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng 45 4.2: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của mèo nhà 50 4.3: Một số bệnh thường gặp ở mèo 55 4.4: Nguyên nhân gây viêm ruột ỉa chảy 59 4.5: Số loại vi khuẩn có trong phân mèo bình thường và phân mèo ỉa chảy 61 4.6: Số lượng các loại vi khuẩn có trong phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy 62 4.7: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Staphylococus phân lập từ phân mèo ỉa chảy 65 4.8: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Streptococcus phân lập từ phân mèo ỉa chảy 67 4.9: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Escherichia coli phân lập từ phân mèo ỉa chảy 68 4.10: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Salmonella phân lập từ phân mèo ỉa chảy 70 4.11: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy 72 4.12: Kết quả điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở mèo 77 Danh mục biểu đồ STT Tên biểu đồ Trang 4.1: Mức độ mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn 72 4.1: Kết quả ứng dụng điều trị bệnh Viêm ruột ỉa chảy 78 1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cũng như những động vật khác, từ những con vật hoang dã là mèo rừng, qua quá trình thuần hóa, mèo đã trở thành vật nuôi hiền lành, đáng yêu. Mèo sống rất gần gũi với con người, đặc biệt là trẻ em. Hiện nay, ở Hà Nội đã có “Hội những người yêu mèo”. Mèo được sử dụng vào nhiều mục đích như: làm cảnh, làm xiếc, bắt chuột... Theo tin tức trên trang web: http:// www.Yêu thú cưng.com: mèo là sinh vật tuyệt diệu giúp giải stress và mệt mỏi cho con người. Nhà tâm lý học Mỹ Boris Levinson là người đầu tiên áp dụng thuật ngữ "động vật trị liệu" cho hành động chăm sóc động vật thông thường. Thuật ngữ này ra đời đầu tiên vào giữa những năm 60 của thế kỷ XX và các nhà tâm lý học bắt đầu sử dụng nó để điều trị cho các em nhỏ bị chứng tự kỷ. Trị liệu bằng mèo là phương pháp rất phổ biến. Tiếng gừ gừ của nó có tần số 4 - 16 Hz, tần số này phù hợp để tác động vào hệ miễn dịch là tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Mèo cũng có khả năng nhận dạng những nội tạng đang đau đớn của con người. Mèo giúp giải tỏa căng thẳng tâm lý, mệt mỏi, đau đầu, làm giảm huyết áp nếu nó quá cao, làm cân bằng các xung điện của cơ thể, đồng thời xoa dịu cái đau gây ra bởi bệnh thấp khớp và đau dạ dày. Những người truyền bá liệu pháp mèo khẳng định rằng các giống mèo khác nhau có thể chữa trị các bệnh khác nhau. Chẳng hạn, những con mèo có lông tơ như mèo Ba Tư là bài thuốc lý tưởng đối với bệnh mất ngủ hay đau dây thần kinh. Người mắc bệnh gan, thận hoặc viêm dạ dày, ruột nên có một chú mèo lông mượt [33]. Báo Tiền phong ra ngày 10/03/2008 đăng: các chuyên gia trường đại học Minnesota, đã nghiên cứu và chỉ ra rằng nguy cơ bị đau tim ở những người có nuôi mèo giảm được 40% so với những người không hoặc chưa bao giờ nuôi mèo và nguy cơ tử vong từ các bệnh tim mạch khác giảm được 30%. Ngoài ra, trong dân gian mèo đã được coi là chiếc bẫy chuột rất hiệu quả vì khả năng bắt chuột của mèo là rất lớn, bắt chuột được coi như một bản năng sống của loài mèo do mèo rất nhanh nhẹn lại có khả năng leo trèo tốt. Mèo bảo vệ cây trồng ngoài đồng, sản phẩm nông nghiệp và vật dụng trong nhà. Mèo có nhiều lợi ích và đáng yêu như vậy nhưng trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì số lượng mèo lại giảm xuống. Hậu quả là đàn chuột ngày càng tăng, gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp. Ngoài ra, chuột còn cắn chết nhiều loài gia súc, gia cầm - những vật nuôi trong nhà của người dân. Chuột cũng là nguồn truyền lây bệnh truyền nhiễm cho người, gia súc, gia cầm như bệnh dịch hạch, bệnh do leptospira... Để loại trừ đàn chuột và thiệt hại do chúng gây ra, nhân dân ở một số địa phương đã có nhiều những biện pháp ngăn chặn và diệt chuột như: dùng Nilon để bao vây vùng ruộng nhà mình, đào bới các hang ổ của chuột để bắt chúng, dùng thuốc hóa học, dùng bẫy hoặc dùng điện... Nhưng tất cả các biện pháp này đều không đạt hiệu quả cao mà lại rất tốn kém về tiền của và nhân lực. Hơn nữa, chính việc đào bới này đã gây hư hỏng nhiều hệ thống giao thông thủy lợi làm ảnh hưởng tới việc đi lại và sản xuất của nhân dân. Thuốc hóa học để diệt chuột lại được sử dụng bừa bãi gây ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái, đặc biệt là gây hủy diệt những động vật thiên địch của chuột như: cú mèo, rắn, mèo... Đứng trước sự hoành hành của nạn chuột do sự suy giảm số lượng đàn mèo nên ở một số địa phương đã có những biện pháp khuyến khích nhân dân nuôi mèo nhằm làm tăng số lượng và chất lượng đàn mèo như hỗ trợ vốn cho những gia đình nuôi mèo, trợ cấp kinh phí nuôi mèo, cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng cho mèo đẻ... Đó chỉ là những giải pháp trước mắt, còn về lâu dài cần giúp nhân dân nhận ra được lợi ích của việc nuôi mèo, từ đó nhân dân sẽ tự nguyện nuôi mèo. Nuôi mèo trở thành phong trào: nhà nhà nuôi mèo, người người nuôi mèo. Nhờ đó mà số lượng đàn mèo được tăng lên, sự cân bằng sinh thái trong chuỗi thức ăn mèo - chuột được lặp lại, môi trường sinh thái, sản phẩm nông nghiệp và sản vật của nhân dân được bảo vệ. Như vậy, bảo vệ và phát triển đàn mèo là bảo vệ và phát triển động vật quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người chúng ta. Hiện nay, các công trình nghiên cứu về mèo ở nước ta còn rất ít. Để đáp ứng nhu cầu thực tế, đồng thời bổ sung vào nguồn tài liệu nghiên cứu về loài mèo, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Khảo sát một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản và bệnh thường gặp của loài mèo nhà. 1.2. Mục tiêu của đề tài + Xác định được các chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, sinh lý sinh sản của mèo. + Xác định tỷ lệ mắc một số bệnh của mèo từ đó tìm ra bệnh thường mắc ở mèo và các nguyên nhân gây ra bệnh đó, nguyên nhân chủ yếu là gì. Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị bệnh phổ biến đó. 1.3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được bổ sung vào nguồn tư liệu nghiên cứu về loài mèo. Đồng thời, giúp cho những gia đình nuôi mèo chăm sóc và quản lý mèo tốt hơn, sức khỏe đàn mèo được đảm bảo, số lượng và chất lượng đàn mèo tăng lên... 1.4. Phạm vi và địa điểm nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ tháng 11 - 2007 đến tháng 6 - 2008. Địa điểm nghiên cứu: Bộ môn Dược - Nội chẩn, khoa Thú y, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương - Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và một số phòng khám bệnh Thú y khu vực Hà Nội. 2. Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu về thịt, trứng, sữa... cũng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu đó, ngành chăn nuôi trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng, đang được đẩy mạnh mở rộng và phát triển, đặc biệt là ngành chăn nuôi bò sữa, lợn siêu nạc, gia cầm... Với mèo đây là động vật nhỏ bé, ít có giá trị về kinh tế như những động vật khác nên ít được quan tâm chú ý kể cả với những nhà khoa học. Hơn nữa, mèo là một trong những vật nuôi còn giữ nhiều tập tính của động vật hoang dã nên gây nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu. Vì vậy, hiện nay chưa hình thành ngành chăn nuôi mèo, đồng thời các công trình nghiên cứu về mèo cũng rất ít. Các công trình nghiên cứu về mèo đã được công bố chủ yếu tập trung nghiên cứu về huyết học của mèo. Cũng có một số tác giả viết về bệnh của mèo nhưng thường đi kèm với bệnh của chó. Theo tạp chí Genome Research: ở Mỹ có một nhóm các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về bộ gen của mèo và đã thu được kết quả to lớn. Nhóm các nhà khoa học này cho biết họ đã giải mã được bộ gen của mèo. Bộ gen của mèo có gần 3 tỷ khối cấu trúc và nhận diện được 20285 gen tương đương khoảng 95% bộ gen. 2.2. Một số giống mèo ở Việt Nam Theo tác giả Trần Gia Huân [11], Trần Thanh, Trần Kiên [12] ở nước ta tồn tại các giống mèo sau: Mèo trắng là giống mèo có màu lông trắng, nặng từ 2 - 2,5kg, mắt thường có màu xanh. Mèo đen (Mèo mun) là giống mèo có màu lông đen hoặc đen nâu, râu của nó cũng màu đen. Trọng lượng từ 2 - 3kg. Mắt của giống mèo đen thường có màu xanh. Mèo vàng là giống mèo có màu lông vàng, trên đầu và thân có các vằn màu đen, xám hoặc xám đen. Trọng lượng cơ thể khoảng từ 1 - 2kg. Mèo mướp là giống mèo có bộ lông màu xám tro, xám đá, đầu và thân có các sọc màu đen. Trọng lượng cơ thể trung bình từ 1,7 - 2,5kg. Mắt mèo màu xanh ngọc. Mèo tam thể là giống mèo có bộ lông gồm 3 màu: vàng, trắng, đen, xám, trắng, đen, trắng, vàng, xám... Những giống mèo này được phân bố rộng rãi khắp cả nước. Cũng dựa vào màu lông, tác giả Nguyễn Văn Thanh [23] cho rằng: nước ta còn tồn tại một số giống mèo như: mèo nhị thể (là giống mèo có 2 màu lông), màu tam thể (là giống mèo có 3 màu lông)... Ngoài ra, một số người còn chia giống mèo theo nguồn gốc của mèo như: mèo nội (là giống mèo có nguồn gốc thuần Việt), mèo ngoại (là giống mèo có nguồn gốc từ nước ngoài như mèo mặt tịt Ba Tư, mèo Mỹ tai xoắn, mèo thiêng Miến Điện...), mèo lai (là giống mèo được lai giữa mèo nội và mèo ngoại). 2.3. Nguồn gốc và đặc điểm chung của loài mèo 2.3.1. Nguồn gốc loài mèo Mèo là loài động vật có vú thuộc bộ ăn thịt, chúng xuất hiên rất sớm trên trái đất. Nghiên cứu các di tích hóa thạch đã cho thấy mèo xuất hiện cách đây 70 triệu năm và được thuần hóa cách đây 8000 năm. Tổ tiên của loài mèo nhà là loài mèo rừng, chúng sống hoang dã ở các vùng thuộc châu Phi. Đầu tiên mèo được nuôi ở Ai Cập sau đó được du nhập vào các nước khác trên thế giới. Nguồn gốc của các giống mèo ở Đông Nam á cho đến nay chưa có tài liệu công bố một cách chính thức. ở nước ta mèo cũng được thuần hóa từ rất lâu. Mèo nhà có tầm vóc nhỏ bé và hiền lành hơn mèo rừng. Mèo là loài động vật duy nhất sau khi thuần hóa chúng vẫn giữ được nhiều tập tính hoang dã. 2.3.2. Đặc điểm chung của loài mèo Tác giả Trần Thanh, Trần Kiên (1993) [12] cho rằng: mèo có 30 răng, răng nanh của mèo rất sắc và nhọn. Chân mèo có đệm, móng và các vuốt rất sắc, có tác dụng vồ và giữ con mồi chặt hơn, đặc biệt là hai chân trước. Khi mèo bắt được con mồi chúng thường không ăn ngay mà vờn con mồi cho đến chết thì mới ăn. Mèo nhìn tốt vào ban đêm và kém hơn vào ban ngày. Mèo có tràng mạch để phản chiếu áng sáng tới võng mạc. Thính giác của mèo kém nhưng vẫn có thể nghe được âm thanh ở cường độ cao. Khứu giác của mèo rất phát triển mạnh gấp 14 lần khứu giác của người. Mèo là loài động vật có tuổi thọ không cao, trung bình từ 10 - 15 năm [12]. Mèo thường sống cô độc, chỉ khi nào đến chu kỳ động dục mèo cái mới đi tìm bạn tình và kết đôi với mèo đực, khi hết chu kỳ động dục (mèo cái có chửa hoặc không có chửa) thì chúng lại tiếp tục cuộc sống cô độc cho đến chu kỳ sinh sản sau. Sau khi đẻ, mèo tự liếm sạch và cắn rốn cho mèo con. Mèo con khi mới sinh ra mắt hoàn toàn nhắm nhưng nó vẫn có khẳ năng tìm được vú mẹ nhờ sự nhạy cảm của khứu giác. Mèo con thường mở mắt vào ngày thứ 11 - 12 sau khi sinh. Trong quá trình bú sữa, mèo mẹ luôn đảm nhiệm việc dọn vệ sinh cho mèo con. Thời gian nuôi con của mèo khoảng 50 - 60 ngày [23]. Theo dân gian trong khoảng thời gian nuôi con nếu ta vô tình hay cố ý nhìn vào ổ mèo hoặc di chuyển vị trí của ổ mà mèo mẹ phát hiện ra thì nó sẽ tha con đi thậm chí cắn chết hoặc ăn con. Sau khi mèo con được một tháng tuổi, mèo mẹ bắt đầu dạy cho mèo con những tập tính cơ bản của loài mèo như: rình, vồ mồi, leo trèo, chạy nhảy... Khi mèo con được 4 tháng tuổi chúng đã có thể bắt được dán, chuột nhắt, thạch thùng... Thức ăn chính của mèo là chuột, cá, ếch nhái… nhưng do mèo được thuần hóa, nuôi lâu ở trong nhà và sống gần gũi với con người nên mèo cũng thích hợp với chế độ ăn tạp. Ngoài ra, ở mèo còn có những tập tính rất khác với những động vật khác. Vào mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp mèo thích nằm chung với người hoặc những chỗ có nhiệt độ cao như bếp tro, ổ rơm... 2.4. Một số chi tiêu sinh lý lâm sàng của mèo 2.4.1. Thân nhiệt Thân nhiệt hay nhiệt độ của cơ thể là kết quả của quá trình sinh nhiệt trong cơ thể do các phản ứng Oxy hóa các chất sinh ra. Căn cứ vào nhiệt độ của cơ thể người ta chia động vật làm hai loại là động vật đẳng nhiệt và động vật biến nhiệt. Sự sinh nhiệt của gia súc chịu ảnh hưởng lớn của ngoại cảnh và trạng thái sinh lý của cơ thể. Nguyễn Xuân Tịnh và cs [29], Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ [32] cho rằng: với động vật đẳng nhiệt ở điều kiện sinh lý bình thường mỗi động vật có một chỉ số thân nhiệt ổn định dao động trong một phạm vi hẹp như sau: Bảng 2.1: Thân nhiệt của một số loài Loài Thân nhiệt (0C) Loài Thân nhiệt (0C) Loài Thân nhiệt (0C) Ngựa 37,5 - 38,5 Lợn 38,0 - 40,0 Gà 40,5 - 42,0 Bò 37,5 - 39,5 Chó 37,5 - 39,0 Vịt 41,0 - 43,0 Trâu 37,5 - 39,0 Mèo 38,0 - 39,5* Ngan 40,0 - 41,0* Dê 38,5 - 40,5 Thỏ 38,5 - 39,5 Cừu 38,5 - 40,5* (*): Tài liệu của Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ Ngoài ra, thân nhiệt của động vật đẳng nhiệt còn phụ thuộc một số yếu tố khác như: tuổi, giới tính, trạng thái cơ thể, thời gian trong ngày, chế độ làm việc... Thân nhiệt của gia súc thường cao hơn vào buổi chiều sau đó giảm dần và thấp nhất vào nửa đêm. Thân nhiệt của gia súc bắt đầu tăng vào buổi sáng. Ví dụ: thân nhiệt của trâu vào buổi sáng là 38,30C, buổi trưa là 38,70C, buổi chiều là 38,80C [29]. Gia súc làm việc mệt nhọc hoặc làm việc dưới trời nắng nóng thì thân nhiệt cao hơn bình thường. Để có thân nhiệt ổn định thì cơ thể phải có sự điều hòa gữa hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt. Khi hai quá trình này cân bằng nhau thì thân nhiệt giữ ở mức độ ổn định. Nếu sinh nhiệt nhiều hơn tỏa nhiệt thì thân nhiệt tăng lên, nếu sinh nhiệt ít hơn tỏa nhiệt thì thân nhiệt giảm. Quá trình điều tiết thân nhiệt xảy ra theo 3 cơ chế: cơ chế hóa học, cơ chế vật lý, cơ chế thần kinh thể dịch. Cơ chế hóa học: Là quá trình điều tiết cường độ trao đổi chất ở các mô bào thông qua các phản ứng hóa học. Mùa rét trao đổi chất tăng để sinh nhiệt, mùa hè trao đổi chất giảm để giảm sinh nhiệt. Do đó, nhiệt độ cơ thể được ổn định. Cơ chế vật lý: Là quá trình điều tiết thân nhiệt nhờ sự co giãn của da và mạch máu. Khi nhiệt độ môi trường giảm, da co lại, mạch máu ngoài da cũng co lại làm lượng máu đến da giảm do đó giảm tỏa nhiệt, thân nhiệt tăng. Ngược lại, khi nhiệt độ môi trường tăng, da giãn, mạch máu dưới da cũng giãn làm máu đến da nhiều hơn làm tăng quá trình bốc hơi nước, tỏa nhiệt tăng, thân nhiệt giảm. Ngoài ra, ở một số động vật như chó, mèo... còn có quá trình điều tiết nhiệt bằng cách thay lông. Trước mùa rét chúng thay lông để có bộ lông dày, rậm và dài hơn giúp cho quá trình giữ nhiệt tốt, đến mùa hè bộ lông đó lại được thay bằng một bộ lông khác mỏng và thưa hơn. Tăng hoặc giảm tiết mồ hôi, nhịp hô hấp cũng là một cách để điều tiết thân nhiệt. Ví dụ: về mùa hè chó thè lưỡi ra để thở còn mèo liếm lông để tăng tỏa nhiệt. Cơ chế thần kinh-thể dịch: Khi nhiệt độ môi trường thay đổi sẽ tác động đến trung khu điều tiết nhiệt ở vùng dưới đồi, rồi truyền lên vỏ não. Từ vỏ não các hưng phấn truyền ra theo thần kinh vận động đến cơ làm tăng hoặc giảm trao đổi chất. Mặt khác, từ vùng dưới đồi hưng phấn tác động lên hệ thần kinh thực vật, qua đó chi phối các tuyến mồ hôi, sự co giãn các mao mạch da, kích thích hoặc ức chế tuyến giáp, tuyến thượng thận tiết hormone tham gia điều tiết thân nhiệt thông qua sự tăng giảm đổi chất [tr. 229, 29]. Nhiệt độ của cơ thể chủ yếu được sinh ra ở cơ bắp chiếm 70% tổng lượng nhiệt. Ngoài ra gan, thận và các tuyến cũng có tác dụng sinh nhiệt (6 - 7%). Các mô xương, sụn và các mô liên kết ít sinh nhiệt. Trong điều kiện cơ hoạt động mạnh, lượng nhiệt nó sinh ra cao gấp 4 - 5 lần bình thường. Còn sự tỏa nhiệt nhờ một số cơ quan như: da (75 - 85%), phổi (9 - 10%), phần còn lại nhờ đường tiêu hóa, phân và nước tiểu [29]. Nhiệt độ cơ thể luôn ổn định dưới sự điều tiết của 3 cơ chế điều tiết nhiệt. Vì vậy, khi quá trình điều tiết nhiệt bị rối loạn có nghĩa là nhiệt độ cơ thể gia súc tăng hoặc giảm quá mức sẽ dẫn đến sự biến đổi trong cơ thể gây nên trạng thái bệnh lý. Do khi quá trình điều tiết nhiệt bị rối loạn làm quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt bị mất cân bằng gây ảnh hưởng chung tới tình trạng cơ thể. Nếu thân nhiệt giảm dưới 240C hoặc tăng lên quá 440C sẽ gây chết gia súc [29]. Sự tăng thân nhiệt thường gặp khi nhiệt độ môi trường quá cao như cảm nắng, cảm nóng... hoặc do bệnh truyền nhiễm cấp, do bệnh ký sinh trùng đường máu... Thân nhiệt giảm do gia súc bị mất máu, bị nhiễm lạnh, bị tổn thương do phóng xạ, bị trúng độc... 2.4.2. Tần số tim mạch Tim là một cơ quan rất quan trọng đối với sự sống của động vật. Tim có chức năng như một cái bơm vừa hút vừa đẩy máu, là động lực chính của hệ tuần hoàn. Số lần tim đập trong một phút gọi là tần số tim đập. Nhịp tim cũng thể hiện cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể và của tim. Ngoại cảnh và trạng thái cơ thể đều có sự ảnh hưởng nhất định đến nhịp tim. Trong một ngày nhịp tim buổi sáng chậm và tăng dần vào buổi chiều. Khi nhiệt độ cao, thân nhiệt tăng, tinh thần hưng phấn thì nhịp tim cũng tăng. Gia súc ở trạng thái no hoặc khi vận động cũng đều làm nhịp tim tăng lên. Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cs [29], Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ [32], ở trạng thái sinh lý bình thường, nhịp tim của mỗi loài gia súc luôn ổn định trong một giới hạn cụ thể: Bảng 2.2: Nhịp tim của một số loài (lần/phút) Loài Nhịp tim Loài Nhịp tim Loài Nhịp tim Ngựa 32 - 42 Lợn lớn 80 - 90 Lợn nhỏ 90 - 100 Bò 50 - 70 Chó 70 - 80 Gà mái* trung bình 312 Trâu 40 - 50 Mèo lớn* 100 - 120 Mèo nhỏ* 130 - 140 Dê,cừu 70 - 80 Thỏ 100 Cáo* 80 - 100 Khi tim co bóp, một lượng máu được đẩy vào mạch quản làm cho mạch quản mở rộng, thành mạch quản giãn ra, sau đó nhờ sự đàn hồi của thành mạch quản, mạch quản tự co lại đẩy máu ra khỏi lòng mạch, tiếp tục như vậy tạo thành một chu kỳ và gây ra hiện tượng mạch đập. Do đó, nhịp độ mạch đập tương đương với nhịp tim. Vì vậy, ngoài phương pháp nghe nhịp tim trực tiếp bằng ống nghe người ta có thể bắt mạch để xác định nhịp tim. Sự hoạt động của tim, mạch chịu sự chi phối của hai hệ thống là hệ thống thần kinh và thể dịch gọi là cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch. * Cơ chế thần kinh: Do thần kinh giao cảm và phó giao cảm điều tiết + Thần kinh giao cảm bắt nguồn từ tủy sống ngực đốt 1 - 3 qua đám rối hình sao đi đến tim chi phối hạch Keith-Flack, Ashofftawara, bó Hiss, cơ tâm nhĩ và cơ tâm thất. Khi thần kinh giao cảm hưng phấn làm cho tim đập nhanh, mạnh, tăng tốc độ dẫn truyền, tăng tính hưng phấn của tim. + Thần kinh phó giao cảm bắt nguồn từ hành não, nơi xuất phát của dây thần kinh số X. Sợi trước hạch của dây thần kinh số X đi vào tim thì đổi đốt. Sợi sau hạch tận cùng ở hạch Keith-Flack, Ashofftawara và cơ tâm nhĩ. Khi dây thần kinh số X bị kích thích làm tim đập yếu, chậm, giảm tính hưng phấn và tốc độ dẫn truyền cũng giảm. Thần kinh cấp cao điều khiển tim nằm ở vùng dưới đồi, cấp thấp nằm ở hành tủy [tr 192, 29]. *Cơ chế thể dịch là cơ chế điều tiết có sự tham gia của các tuyến nội tiết và một số yếu tố khác như: Tuyến thượng thận tiết ra Adrenalin làm tăng hưng phấn, tăng co bóp và tăng nhịp tim và Noradrenalin làm tim đập chậm, gây co mạch toàn thân. Tuyến giáp trạng tiết hormone Tyroxin làm tim đập nhanh. Tuyến yên tiết Vazopressin làm co động mạch nhỏ gây co mạch làm tim đập nhanh. Thận tiết Renin có tác dụng hoạt hóa hypetensinogen (huyết tương) thành Hypotensin là co động mạch nhỏ và mao mạch, tăng nhịp tim. Xi náp thần kinh giao cảm tiết Sympatin gây co mạch, tim đập nhanh. Xi náp thần kinh phó giao cảm tiết Acetylcholin gây giãn mạch làm tim đập chậm tr192, 29]. Trong cơ thể, hai cơ chế này phối hợp một cách nhịp nhàng giúp cho hoạt động tim mạch luôn được ổn định. Nhưng khi có một yếu tố bệnh lý nào đó tác động vào cơ thể gây rối loạn sự điều tiết hoạt động tim mạch của hai cơ chế này tạo ra những rối loạn bệnh lý biểu hiện ở việc tăng hay giảm tần số tim mạch. Tần số tim mạch thường tăng trong các bệnh có kèm theo sốt cao. Khi nhiệt độ cơ thể tăng 10C thì tần số tim có thể tăng từ 8 - 10 nhịp/phút. Ví dụ: trong các bệnh truyên nhiễm cấp, các chứng viêm cấp, bệnh suy tim, viêm cơ tim, viêm bao tim, thiếu máu cấp... ở trạng thái sinh lý bình thường nhịp tim thường tăng trong các trường hợp gia súc ăn no, gia súc hoạt động nhiều, gia súc đang mang thai hoặc gia súc sống trong bầu không khí nóng bức. Vì vậy, tần số tim mạch cũng là một yếu tố đánh giá tình trạng sức khỏe của gia súc. 2.4.3. Tần số hô hấp Tần số hô hấp hay nhịp hô hấp là số lần thở ra và hít vào trong một phút. Tần số hô hấp thể hiện quá trình trao đổi khí giữa phổi và môi trường bên ngoài. Oxy là một dưỡng khí rất cần cho động vật sống. Tuy nhiên, chỉ có 1% oxy qua da vào các mao mạch [1]. Vì vậy, phần lớn nhu cầu oxy của cơ thể được cung cấp bằng con đường hô hấp qua phổi. Nhờ có quá trình hô hấp mà cơ thể lấy được oxy từ môi trường bên ngoài vào cơ thể đi nuôi các mô bào, đồng thời thải khí Cacbonic và các sản phẩm dị hóa ra ngoài môi trường. Mặt khác, hô hấp còn tham gia vào quá trình điều tiết nhiệt của cơ thể động vật. Tần số hô hấp phụ thuộc vào các yếu tố: cường độ trao đổi chất, đặc điểm sinh học của loài, giống vật nuôi, tầm vóc, tuổi, tốc độ sinh trưởng và phát triển... Thông thường các vật nuôi trong giai đoạn sinh trưởng mạnh hoặc khi còn non có cường độ trao đổi chất mạnh nên tần số hô hấp cao. Ngoài ra, trạng thái sinh lý, điều kiện nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng đến nhịp hô hấp. Theo Nguyễn Xuân Tịnh và cs [29], Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ [32] đã nghiên cứu và cho thấy: mỗi loài gia súc có một tần số hô hấp riêng biệt và khá ổn định, dao động trong khoảng: Bảng 2.3: Tần số hô hấp của một số loài (lần/phút) Loài TS hô hấp Loài TS hô hấp Loài TS hô hấp Ngựa 8 - 16 Lợn 20 - 30 Cừu 10 - 20 Bò 10 - 30 Chó 10 - 30 Gà 22 - 25 Trâu 18 - 21 Mèo 10 - 30 Vịt* 16 - 28 Dê 10 - 18 Thỏ 10 - 15 Ngỗng* 12 - 20 (*): Tài liệu của Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ Phổi là nơi trực tiếp diễn ra quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Khi không khí môi trường vào đến phổi nhờ động tác hít vào thì lượng Oxy trong không khí vào máu còn không khí nhận Cacbonic từ máu ra. Sau đó, không khí được đẩy ra ngoài nhờ động tác thở ra của quá trình hô hấp. Hoạt động của quá trình hô hấp chịu sự điều hòa của hai hệ thống là hệ thống thần kinh và thể dịch. Yếu tố thể dịch ảnh hưởng đến hô hấp chủ yếu là nồng độ khí Cacbonic trong máu. Nếu lượng khí Cacbonic trong máu tăng, Oxy giảm sẽ gây hưng phấn trung khu hô hấp. Ngược lại, nếu lượng khí Cacbonic trong máu giảm, Oxy tăng sẽ làm giảm quá trình hô hấp. Yếu tố thần kinh tham gia điều hòa quá trình hô hấp phải kể đến vai trò của dây thần kinh cảm giác đặc biệt là dây thần kinh số V. Khi kích thích dây thần kinh số V sẽ có tác dụng làm thay đổi hô hấp. Nếu kích thích nhẹ gây thở sâu, kích thích mạnh thì làm ngừng thở. Ngoài ra, dây thần kinh số X, vùng dưới đồi, vùng vỏ não, trung khu nuốt... cũng tham gia vào quá trình điều hòa hô hấp. Có 3 phương thức hô hấp : + Phương thức hô hấp thể ngực bụng là phương thức hô hấp có sự tham gia của cả hai loại cơ là cơ hoành và cơ gian sườn. Phương thức hô hấp này biểu hiện ở những gia súc khỏe mạnh bình thường. + Phương thức hô hấp thể bụng là phương thức hô hấp xảy ra chủ yếu nhờ tác động của cơ hoành. Phương thức hô hấp này thường xảy ra khi gia súc mắc bệnh ở các cơ quan trong xoang ngực như tim, phổi... hoặc do xoang ngực bị tổn thương. + Phương thức hô hấp thể ngực là phương thức hô hấp chủ yếu chịu tác động của cơ gian sườn. Đây thường là phương thức hô hấp của những gia súc mắc các bệnh ở xoang bụng như: Viêm dạ dày ruột, Chướng hơi, Bội thực, Tắc ruột, Lồng ruột... hoặc ở gia súc đang mang thai. Quá trình hô hấp tác động trực tiếp đến đời sống của động vật mà tần số hô hấp là một đặc điểm biểu thị cho hoạt động bình thường hay không bình thường của quá trình hô hấp. Do đó, khi tần số hô hấp thay đổi đột ngột chắc chắn gia súc đang rơi vào trạng thái bệnh lý, trừ một số trường hợp như gia súc hoạt động mạnh, gia súc sống trong bầu không khí nóng bức hoặc quá ngột ngạt, gia súc đang mang thai... Tần số hô hấp thường tăng ở những gia súc mắc bệnh ở đường hô hấp, bệnh làm mất tính đàn hồi của phổi, bệnh truyền nhiễm cấp, bệnh ký sinh trùng đường máu, bệnh ở tim, bệnh ở não... Tần số hô hấp giảm khi gia súc mắc các chứng bệnh: bệnh gây ức chế thần kinh, khi bị lạnh, khi gia súc bị rối loạn quá trình trao đổi chất... 2.5. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản Để duy trì và phát triển nòi giống mỗi cơ thể phải thực hiện được chức năng sinh sản. Vì vậy, sinh sản là một thuộc tính đặc trưng nhất của cơ thể sống. Một cơ thể sống muốn sinh sản được thì trước hết phải có sự phát triển toàn diện của cơ quan sinh dục. Quá trình sinh sản không chỉ là sự di truyền thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà nó còn liên quan đến sự điều chỉnh nội tiết, đến các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể. Hình thức sinh sản ở gia súc là sinh sản hữu tính. Bản chất của sinh sản hữu tính là sự gặp gỡ của con đực và con cái mà bản chất bên trong là sự kết hợp của 2 giao tử đực và cái. Do đó, ta có thể tác động vào cả 2 giao tử đực và cái để tạo ra một kết quả lai như mong muốn. Vì vậy, sinh sản hữu tính được coi là hình thức sinh sản ưu việt nhất của giới sinh vật. Sinh sản hữu tính chịu sự điều tiết của thần kinh và thể dịch. 2.5.1. Tuổi thành thục về tính Tuổi thành thục về tính là tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và khả năng sinh sản. Lúc đó, cơ quan sinh dục đã phát triển tương đối hoàn chỉnh và đã sinh ra những tế bào sinh dục có khả năng thụ tinh (con cái rụng trứng lần đầu, con đực sinh tinh trùng). Các đặc tính thứ cấp xuất hiện như: Gà trống mào đỏ, mọc cựa... Ngoài ra, ở mỗi cơ thể còn xuất hiện các phản xạ sinh dục: con cái động dục, con đực có phản xạ giao phối. Sự thay đổi của cơ thể khi thành thục về tính xảy ra dưới tác động của thần kinh và nội tiết [29]. Trần Tiến Dũng và cs [6] cho rằng: mỗi loài gia súc khác nhau có tuổi thành thục về tính khác nhau dao động trong một phạm vi nhất định: Bảng 2.4: Tuổi thành thục về tính của một số loài gia súc Gia súc cái Tuổi thành thục Gia súc đực Tuổi thành thục Bò 8 - 12 tháng Bò 12 - 18 tháng Trâu 1,5 - 2 năm Trâu 1,5 - 2,5 năm Lợn 6 - 8 tháng Lợn 5 - 8 tháng Dê, Cừu 6 tháng Dê, Cừu 6 - 8 tháng Chó, mèo 6 - 8 tháng Chó, mèo 8 - 10 tháng Thời gian thành thục về tính của gia súc phụ thuộc nhiều yếu tố như: loài gia súc, tính biệt, thời tiết, khí hậu, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, điều kiện quản lý... Trong cùng một loài gia súc, gia súc cái bao giờ cũng thành thục sớm hơn gia súc đực. Gia súc được nuôi ở vùng có khí hậu nhiệt đới thành thục sớm hơn gia súc được nuôi ở vùng có khí hậu ôn đới. Giống gia súc có tầm vóc nhỏ thành thục sớm hơn giống gia súc có tầm vóc lớn. Cùng một loài gia súc nhưng nếu được nuôi ở chế độ dinh dưỡng cao hơn sẽ thành thục sớm hơn gia súc nuôi ở chế độ dinh dưỡng thấp... 2.5.2. Thời gian mang thai Khi quá trình thụ tinh xảy ra tế bào trứng được kết hợp với tinh trùng tạo thành hợp tử, con cái chuyển sang giai đoạn mang thai. Các loài gia súc khác nhau thì thời gian mang thai là khác nhau. Thời gian mang thai còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: giống gia súc, lứa sinh sản, tuổi gia súc mẹ, tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, điều kiện quản lý, số lượng bào thai... Các tác giả Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ [32] cũng cho rằng: thời gian mang thai của các loài gia súc là ổn định, dao động trong một phạm vi hẹp xung quanh thời gian như sau: Bảng 2.5: Thời gian mang thai của một số loài gia súc (ngày) Gia súc Thời gian mang thai Gia súc Thời gian mang thai Ngựa 320 - 355 Cừu 144 - 156 Lừa 348 - 377 Lợn 110 - 118 Trâu 358 - 365 Chó 56 - 65 Bò 279 - 281 Mèo 58 - 60 Dê 146 - 157 Thỏ 28 - 33 Khi gia súc mang thai áp lực xoang chậu và xoang ngực thay đổi nên có sự ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và hệ hô hấp. Trong khi đó nhu cầu Oxy của bào thai ngày càng tăng lên. Do đó, tần số hô hấp và tần số tim mạch của con mẹ cũng dần tăng lên vào cuối thời kỳ mang thai, con mẹ thở sâu hơn đôi khi còn biểu hiện thở dốc. Bào thai ngày càng chèn ép xoang chậu gây nên hiện tượng phù ở 2 chân sau. Tim làm việc với cường độ cao nên cơ tim trương to gây hiện tượng tâm thất trương to do chửa. Do sự chèn ép của bào thai vào bàng quang làm cho con mẹ đi tiểu tăng nhưng lượng nước tiểu lại ít, trong nước tiể._.u có thể có protein, con mẹ có khi bị táo bón có khi phân lại rất nhão [4]. Con mẹ đi lại nặng nề, chóng mệt mỏi, ngủ sâu hơn. Mặt khác, trong thời kỳ này ở cơ quan sinh dục hệ tuần hoàn được tăng cường, lượng máu đến cung cấp cho niêm mạc tử cung phát triển dày lên, các tuyến nhày ở tử cung cũng phát triển mạnh và tăng cường tiết niêm dịch. Niêm mạc tử cung hình thành nhau mẹ. Toàn bộ tử cung xuất hiện những thay đổi về cấu tạo, vị trí, trọng lượng và thể tích... Dây chằng tử cung dài ra nên đầu mút sừng tử cung và buồng trứng đưa về phía trước cách xa vị trí cũ. Cổ tử cung đóng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bào thai, nó được đóng kín hoàn toàn, niêm mạc và các nếp nhăn dày lên. Những tế bào thượng bì đơn tăng cường tiết dịch đặc để đóng nút cổ tử cung. Niêm dịch lúc đầu có màu trắng trong, về sau chuyển sang màu vàng nâu, số lượng và độ dính tăng lên. ống dẫn trứng hầu như không dầy lên, nó chỉ thay đổi về mặt cấu, tổ chức học, các nếp nhăn niêm mạc được co nhỏ lại, niêm mạc sung huyết và lòng ống dẫn trứng được mở rộng. Mèo là động vật đa thai nên thai nằm phân bố ở hai bên sừng tử cung. Khi mèo mẹ có những biểu hiện: đi tìm ổ đẻ, bụng sệ rõ, đi lại chậm chạp, bộ phận sinh dục ngoài sưng to và nhão ra, bầu vú căng to, vắt sữa có màu trắng, đặc sánh chảy ra thì mèo sẽ đẻ và kết thúc quá trình mang thai. 2.5.3. Thời gian động dục trở lại Sau khi gia súc đẻ hoặc sau chu kỳ động dục mà trứng không được thụ tinh thì sau một thời gian cơ quan sinh sản trở lại trạng thái bình thường, gia súc bắt đầu động dục trở lại. Thời gian động dục lại sau khi đẻ là thời gian từ sau khi đẻ hay lần động dục trước mà không được thụ thai tới khi gia súc động dục trở lại. Khi đó noãn bào phát triển và thành thục (noãn bào chín) nổi rõ lên bề mặt buồng trứng, trứng rụng gia súc động dục trở lại. ở giai đoạn động dục, khi các kích thích bên ngoài hay trong cơ thể tác động vào cơ quan cảm nhận như: tai, mũi da... sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương, vùng dưới đồi để tiết chất điều khiển thùy trước tuyến yên là RF (Realeasing Fater) và IF (Inhibiting Fater). Thùy trước tuyến yên tiết ra kích dục tố là Gonado Stimulin hormone gồm: FSH (Folliculo Stimulin hormone-kích noãn tố) và LH (Lutein Stimulin hormone-kích hoàng thể tố). Khi thần kinh hưng phấn kích thích vùng dưới đồi tiết RF, RF. RF, RF kích thích tuyến yên tiết FSH, FSH tác động lên buồng trứng, kích thích noãn bao sinh trưởng và phát dục, khi đó trong noãn bao tiết Oestrogen làm hưng phấn vỏ não và gia súc cái bắt đầu bắt đầu xuất hiện phản xạ động dục. Khi nồng độ Oestrogen trong máu đạt mức độ nhất định nó tác động lại trung khu sinh dục làm con vật giảm hưng phấn tác động đến tuyến yên làm giảm tiết FSH và tăng tiết LH, LH thúc đẩy noãn bao chín và thành thục, trứng chín và rụng xuống, phần còn lại của noãn hình thành thể hồng sau đó là thể vàng. Thể vàng tiết Progesteron tác động lên vùng dưới đồi kích thích tiết IF, IF tác động lên tuyến yên, tuyến yên tiết LH. Kết quả là con cái ngừng động dục và trở lại trạng thái yên tĩnh. FSH và LH có tác dụng tương hỗ và hợp đồng với nhau, FSH tác động trước là noãn bao phát triển nhưng không chín, LH có tác dụng xúc tiến quá trình phát triển, chín và rụng trứng. Khi trứng chín, hàm lượng Oestrogen trong máu cao làm xuất hiện hàng loạt những biến đổi và biểu hiện tính dục cao độ. Khi đó con vật xuất hiện các phản xạ giao phối và sẵn sàng chịu đực. Khi quá trình động dục có kết quả thì gia súc chuyển sang giai đoạn mang thai, thể vàng được hình thành và tồn tại trong suốt thời gian chửa. Nếu không chửa thì thể vàng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định rồi tiêu biến gọi là thể vàng sinh lý [10]. 2.6. Một số bệnh thường gặp ở mèo 2.6.1. Khái niệm về bệnh “Bệnh là sự rối loạn đời sống bình thường của cơ thể sinh vật do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau gây ra một quá trình đấu tranh phức tạp giữa hiện tượng tổn thương bệnh lý và hiện tượng phòng vệ sinh lý, làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể đối với ngoại cảnh” [31]. 2.6.2. Một số bệnh thường gặp ở mèo 2.6.2.1. Bệnh dại (Lyssa) Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và người do một loại virus có tính hướng thần kinh gây ra. Nguyên nhân gây bệnh dại là các virus dại có trong thiên nhiên gọi là virus dại đường phố. Chó, mèo, trâu, bò, động vật hoang dại (cáo, cầy, mèo rừng...) đều có thể bị bệnh. Mèo bị dại chủ yếu là do chó dại cắn. Bệnh dại thường xảy ra theo 2 thể là thể điên cuồng và thể bại liệt. + Thể điên cuồng: mèo buồn bã có vẻ lo lắng, bị kích thích đi đi lại lại, có nhiều hành động bất thường, mèo ăn bậy, lúc đầu giảm ăn sau bỏ ăn. Tiếng kêu rên rỉ, mắt đỏ ngầu trông rất dữ tợn, chảy dãi như bọt xà phòng quanh mép không còn cảm giác, gặp bất cứ vật gì cũng cắn. Mèo thường lẩn trốn vào chỗ tối như gầm giường, góc nhà... nếu vô tình ta động phải nó sẽ trở lên hung dữ và cắn lại kể cả chủ nhà. Mèo thường gầy yếu rất nhanh, đi lại loạng choạng, bị liệt dần rồi chết trong vòng từ 2 - 4 ngày sau khi đã xuất hiện các triệu chứng điển hình. + Thể bại liệt: lúc đầu mèo bị què không rõ nguyên nhân sau đó bị liệt. Hiện tượng liệt lúc đầu chỉ có ở chân, sau đó lan rộng ra toàn thân. Có khi tê liệt từ hàm làm cho miệng há nhưng không khép lại được, hàm dưới trễ, nước bọt chảy ra (vì hàm bị liệt không nuốt vào được). Mèo chết trong vòng từ 3 - 4 ngày ở trạng thái bại liệt toàn thân. Với bệnh dại chúng ta chỉ có thể phòng bệnh còn trị bệnh cần phải phát hiện sớm nhưng hiệu quả điều trị thấp. Chó mèo cứ 8 - 12 tháng phải tiêm phòng một lần, thường dùng vacxin Rabisin [18]. Khi người bị chó mèo cắn dùng vaccine Fuenzelida tiêm với liều: 0,2ml/mũi tiêm trong da (người lớn 6 mũi ). 0,1ml/mũi tiêm trong da (dưới 15 tuổi tiêm 4 mũi). Cách1 ngày tiêm 1 mũi [18]. ở người nếu phát hiện sớm (trước 72h), dùng kháng huyết thanh chống bệnh dại với liều: 0,5 - 1 ml/kg trọng lượng [18]. 2.6.2.2. Bệnh giun đũa ở mèo Bệnh xảy ra do giun đũa loài Toxasca leonina và Toxascaris canis, chúng thường sống ở ruột non, có màu trắng dài từ 6 - 10cm [13]. Mèo mắc bệnh do ăn phải trứng giun lẫn trong thức ăn, nước uống. Mèo trưởng thành thường có triệu chứng không rõ, nhưng ở con bệnh thường nặng hơn và triệu chứng điển hình hơn: mèo gầy nhanh, lông dựng đứng, kém ăn hoặc bỏ ăn, nôn mửa, ỉa chảy, phân mất mùi chua có khi có mùi tanh khắm. Khi mèo bị nhiễm giun cần tẩy giun cho mèo bằng Menbendazol. Kết hợp dùng kháng sinh chống bội nhiễm vi khuẩn. Thức ăn, nước uống của mèo phải sạch và thường xuyên định kỳ tẩy giun cho mèo. 2.6.2.3. Bệnh giun móc Mèo thường mắc 2 loại giun: Ancylostoma canium và Uncinarian stenocephala, chúng thường ký sinh ở ruột non [13]. Khi nhiễm giun móc mèo sốt, nhiệt độ tăng từ 0,5 - 10C. Mèo bị nôn mửa, phân lúc đầu bình thường sau loãng và có máu. Giai đoạn cuối phân tự động chảy ra, mất mùi chua, có khi có mùi tanh khắm. Một vài ngày sau mèo mệt lả, gầy dộc rồi chết. Mèo từ 1 - 2 tháng tuổi hay mắc nhất. Nếu thấy mèo có những triệu chứng trên phải dùng thuốc để tẩy. Tetramisol : 8-10 mg/1kg thể trọng Hanmectin : 0,5ml/1kg thể trọng Khi tẩy phải nhốt mèo rồi gom phân lại, rắc vôi bột lên để diệt trứng giun. 2.6.2.4. Bệnh sán dây Mèo thường mắc các loại sán: Dyphyllobothrium latum (vật chủ trung gian là loài giáp xác ở dưới nước), Dipilidium caninum , Mesocestoides lineatus (vật chủ trung gian là nhện đất, vật chủ bổ sung là chuột, chim, bò sát, lưỡng thê), Echinococcus granulosus (ký chủ trung gian là người và động vật có vú). Chúng chủ yếu ký sinh ở ruột non của mèo [13]. Khi bị nhiễm giun mèo thường bị rối loạn tiêu hóa, người gầy còm, lông xơ xác, dựng đứng. Dáng đi siêu vẹo, đôi khi có triệu chứng thần kinh như đi quay vòng. Mèo bị thiếu máu nặng, có khi thấy xuất hiện hiện tượng tích máu trong xoang bụng. Mèo thường kêu gào, cào cắn, ỉa chảy liên miên, trong phân có nhiều đốt sán, mùi thối khắm, có khi có màng giả hoặc lẫn máu. Mèo thường xuyên cọ hậu môn xuống đất hoặc cọ vào tường do bị ngứa. Một số mèo mắc bệnh ở thể mạn tính nên chỉ thấy con vật gầy còm đi, khả năng sinh sản kém, có nôn mửa nhưng không liên tục. Nếu trong ruột có quá nhiều sán sẽ gây hiện tượng tắc ruột. Làm mèo xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội. Mèo nằm ngửa dẫy dụa tỏ vẻ rất đau đớn. 2.6.2.5. Các bệnh do ký sinh trùng đường máu Bệnh do một số loài động vật đơn bào gây nên như: Tiêm mao trùng, Lê dạng trùng, Biên trùng... Chúng ký sinh trong máu làm vỡ hồng cầu gây ra trạng thái thiếu máu ở mèo. Bệnh được truyền từ mèo ốm sang mèo khỏe thông qua các loài côn như: ve, mòng... Mèo từ nơi khác mới chuyển đến thường mắc bệnh này nên dân gian thường gọi là bệnh ngã nước. Khi mắc bệnh mèo thường có những triệu chứng như: Mèo bệnh thường bị sốt cách nhật, kém ăn, gầy yếu, da khô, lông dựng. ỉa chảy, phân loãng màu cà phê do hồng cầu bị phá vỡ nhiều, phân mất mùi chua có mùi thối, niêm mạc mắt nhợt nhạt có xuất hiện những điểm vàng. Trên da bụng có những chấm màu vàng hoặc chấm xuất huyết như muỗi đốt. Mèo bị HC.KST phải được cách ly. Dùng Azidin pha với nước sinh lý tiêm sâu vào bắp thịt hay truyền tĩnh mạch cho mèo với liều lượng 1g/20kg trọng lượng. Chú ý: Trước khi tiêm 20 phút cần tiêm 2ml dung dịch Spatein hoặc Cafein cho mèo. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng mèo chu đáo, tăng khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng, cho mèo ăn những loại thức ăn dễ tiêu, tăng trợ sức trợ lực bằng cách tiêm cho mèo những loại vitamin B1, B12, B-comlex, có thể truyền đường Glucoza cho mèo. 2.6.2.6. Bệnh viêm phổi ở mèo Mèo mắc bệnh viêm phổi thường do mèo hít phải những khi độc như: khí lò gạch, lò vôi... [24], do chăm sóc nuôi dưỡng kém, do thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột hoặc do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm, bệnh nội khoa, bệnh ký sinh trùng... Mèo bị bệnh này thường sốt cao, uể oải, thích nằm, lười vận động. Ăn giảm có khi không ăn, mũi khô, chảy nước mũi, lúc đầu nước mũi loãng màu trắng trong sau đặc dần chuyển sang màu xanh. Mắt có rỉ, miệng mèo bẩn thở ra có mùi hôi. Da khô, lông dựng, cầm gáy ngấc mèo lên thấy 2 chân mèo duỗi thẳng. Mèo ho nhiều và có cảm giác khó thở, tiếng thở khò khè, đầu gục sát đất. mèo thở gấp, thở nông. Tim đập nhanh, mạnh sau yếu dần. Khi bị chứng bại huyết thì toàn thân run rẩy niêm mạc mắt, mũi, miệng lấm tấm xuất huyết. Nếu kế phát sang viêm ruột thì mèo ỉa chảy phân có mùi thối khắm, lẫn chất nhày, phân dính ở xung quanh vùng hậu môn. Mèo bị viêm phổi cần được để ở nơi ấm áp, thoáng khí, tránh lạnh và ẩm. Dùng kháng sinh để điều trị: Cefamicin 500 cho mèo uống 1viên/lần (2 lần/ngày). Hoặc có thể dùng Cefotaxime dùng tiêm tĩnh mạch với giống mèo quý và bệnh ở giai đoạn nặng. Nếu kế phát sang ỉa chảy phải có biện pháp cầm ỉa chảy cho mèo. Hộ lý chăm sóc tốt, dùng các thuốc trợ sức trợ lực: dùng dầu nóng xoa bóp vùng ngực, trợ tim, trợ sức trợ lực cho con vật bằng Glucoza, Cafein, vitamin B1, B12 hoặc B-comlex. 2.6.2.7. Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở mèo Mèo bị viêm ruột thường do các nguyên nhân: + Do những đặc điểm sinh lý của bộ máy tiêu hóa của mèo con chưa có khả năng tiết dịch vị, thức ăn tác động trực tiếp vào miêm mạc mà tiết dịch, trong dịch vị không có HCl, hàm lượng và hoạt tính của men pepsin rất ít. + Do hệ thần kinh không đủ nhạy cảm để thích nghi với sự thay đổi của ngoại cảnh. + Do chăm sóc nuôi dưỡng kém nên sức đề kháng giảm mèo dễ mắc bệnh. + Do có sự thay đổi nào đó làm cho những vi khuẩn, virus sẵn có trong đường ruột phát triển nhanh về số lượng và độc lực gây bệnh cho mèo. Do sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây bệnh ở ngoài môi trường vào cơ thể. + Do ký sinh trùng (giun móc, giun tóc, sán dây...). Trong các nguyên nhân trên thì nguyên nhân do vi khuẩn, virus là nguy hiểm và phổ biến nhất. Mèo bị viêm ruột ỉa chảy thường kém ăn hoặc bỏ ăn, mắt có dỉ, miệng mèo bẩn, hơi thở có mùi hôi, da khô, lông dựng, cầm gáy nhấc lên hai chân sau và đuôi duỗi thẳng. Mèo bị đau bụng nên kêu luôn mồm, hay uống nước, kém vận động. ỉa chảy phân lỏng có màu đen hoặc màu cà phê, đôi khi có màu vàng phân mất mùi chua có mùi thối khắm, đuôi và hậu môn thậm chí hai chân sau dính đầy phân. Mèo có thể bị nôn, sốt sau hạ sốt, mèo mất nước nhiều làm cơ thể kiệt sức dần rồi chết. Nếu mèo qua khỏi bệnh có thể chuyển sang thể mạn tính. Khi đó mèo chậm lớn, còi cọc, sức đề kháng yếu. Khi thấy mèo bị ỉa chảy phải: + Nhốt mèo lại không cho ăn thức ăn tanh + Pha Orezol với nước sạch cho mèo uống để bù nước và điện giải. Dùng đường Glucoza pha với nước sạch cho mèo uống hoặc dùng dung dịch Lactatringer và đường Glucoza 5% để truyền tĩnh mạch cho mèo để bù nước, điện giải và cung cấp năng lượng cho mèo bệnh. + Xác định nguyên nhân: - Nếu nguyên nhân gây ỉa chảy là thức ăn, nước uống thì loại bỏ thức ăn. - Nếu nguyên nhân gây ỉa chảy là ký sinh trùng thì phải tiến hành dùng thuốc đặc trị để loại bỏ ký sinh trùng đó. - Nếu nguyên nhân gây ỉa chảy là vi khuẩn thì phải dùng kháng sinh để điều trị. Một số kháng sinh thường dùng để điều trị viêm ruột ỉa chảy như: Enrofloxacin, Norfloxacin, Gentamicin, Sulfamethazol-Trimethoprim, Tetracyclin... + Bổ xung thêm một số thuốc trợ sức, trợ lực, tăng sức đề kháng cho mèo. Chú ý công tác hộ lý phải được thực hiện thật tốt. 2.6.2.8. Bệnh trúng độc Do mèo ăn phải những thức ăn có độc tố hoặc liếm phải thuốc diệt côn trùng, thuốc trị ký sinh trùng, dầu nhớt... [24]. Khi bị trúng độc mèo có biểu hiện bồn chồn, đái ỉa liên tục, dáng đi siêu vẹo, run rẩy, đi quay vòng, sùi bọt mép, co giật, khó thở... Giai đoạn cuối con vật hôn mê, khó thở dữ dội, giãn đồng tử mắt, thân nhiệt hạ, liệt toàn thân. Mèo chết do liệt hô hấp. Mèo bị trúng độc cần được để ở nơi yên tĩnh, loại bỏ chất độc có trong đường ruột. Sau đó dùng thuốc đối kháng để giải độc. Pha đường Glucoza; đường trắng lòng trắng trứng... với nước ấm hoặc nước muối ấm 5%, cho mèo uống. Chăm sóc, hộ lý tốt và dùng các thuốc trợ sức trợ lực cho mèo nhanh hồi phục sức khỏe. Chú ý: Chưa được tiêm Atropin khi mèo bị trúng độc, chỉ tiêm vào ngày hôm sau khi mèo đã nôn ra được nhưng vẫn còn sùi bọt mép [24]. 2.6.2.9. Bệnh viêm tử cung Mèo bị viêm tử cung do những vi khuẩn ở bên ngoài xâm nhập vào tử cung khi mèo giao phối hoặc trong hay sau đẻ. Khi bị viêm tử cung mèo thường sốt cao, bỏ ăn, có thể có hiện tượng ỉa chảy. Dịch chảy ra từ tử cung có mùi hôi thối có khi có mủ. Nhiều khi mủ chứa trong tử cung nhiều làm ta quan sát thấy bụng to như chửa nhưng khi chọc dò lại thấy mủ chảy ra rất nhiều. Mèo bị viêm tử cung phải được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, dùng thuốc nâng cao trợ sức trợ lực. Dùng kháng sinh để điều trị và chống xuất huyết bằng vitaminK. Thụt rửa tử cung bằng dung dịch thuốc sát trùng (Lugol) và đặt thuốc. Nếu sau 1 tuần bệnh không giảm phải cắt bỏ phần tử cung bị viêm. và chăm sóc gia súc tốt sau khi phẫu thuật [23]. 2.7. Một số vi khuẩn thường gặp ở phân mèo Khi mèo khoẻ, trong đường tiêu hóa của mèo đã có sẵn một số loài vi khuẩn như: Staphylococcus, Streptococcus, E. coli, Salmonella nhưng với số lượng ít và độc lực thấp nên chúng không có khả năng gây bệnh. Những vi khuẩn này sống cộng sinh trong ruột mèo, chúng góp phần làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, còn vật chủ (mèo) cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng sinh sống, khi đường tiêu hóa chịu tác động nào đó làm chúng tăng lên về số lượng cũng như độc lực chúng trở thành những vi khuẩn gây bệnh cho mèo. 2.7.1. Vi khuẩn Staphylococcus Vi khuẩn Staphylococcus aureus (Sta. aureus) xuất hiện ở người và các loài động vật. Nó là nguyên nhân gây mủ ở các ổ viêm và có thể gây nhiễm trùng máu [34]. Coffey (1942) [36] phân lập được Sta. aureus ở các nhiễm trùng có mủ trên tay những công nhân vắt sữa. Taylor (1990) [42] cho biết Sta. aureus xuất hiện nhiều ở các tổn thương trên da nhiều hơn Streptococcus. Một vài giống Staphylococcus có khả năng sinh độc tố chịu nhiệt cao gây ngộ độc ở người [39]. Staphylococcus là vi khuẩn hình cầu, đường kính từ 0,7 - 1m, không sinh nha bào và thường không có vỏ, không có lông, không di động, bắt màu G(+). Tụ cầu thường xếp thành từng đôi, chụm lại từng đám nhỏ hình chùm nho [22]. Staphylococcus sống hiếu khí hoặc kỵ khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp 370C, pH thích hợp từ 7,2 - 7,6. Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Cấy vi khuẩn trong môi trường nước thịt ở 370C sau 24 giờ vi khuẩn làm đục môi trường, có lắng cặn ở đáy ống, bề mặt môi trường không có màng. ở môi trường thạch thường: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S đường kính từ 2 - 4mm. Màu sắc của khuẩn lạc khác nhau phụ thuộc vào loại vi khuẩn sinh ra nó, sắc tố này không tan trong nước. Khuẩn lạc màu vàng thẫm là khuẩn lạc của Sta. aureus. Đây là những khuẩn lạc có độc lực và có khả năng gây bệnh cho động vật. Khuẩn lạc màu trắng là của vi khuẩn Staphylococcus albus và khuẩn lạc màu vàng chanh là của Staphylococcus citreus. Đây là những khuẩn lạc không có độc lực và không có khả năng gây bệnh [22]. Staphylococcus có khả năng gây dung huyết rất đặc trưng trên môi trường SBA [37]. Môi trường thạch Sapman dùng để phân lập tụ cầu. Nếu tụ cầu có khả năng gây bệnh sẽ lên men đường Mannit sinh ra acid làm pH môi trường thay đổi (pH = 6,8) môi trường chuyển từ màu đỏ sang mầu vàng. Nếu là tụ cầu không gây bệnh sẽ không lên men đường Mannit, không tạo ra acid làm pH môi trường thay đổi (pH = 8,4) môi trường giữ nguyên màu đỏ. Staphylococcus tiết ra: + Các độc tố gây dung huyết gọi là dung huyết tố gồm: dung huyết tố anpha, dung huyết tố beta, dung huyết tố denta và dung huyết tố gama. + Nhân tố diệt bạch cầu (Leucocidin) làm bạch cầu mất tính di động, mất hạt và nhân bị phá hủy. + Độc tố ruột (Enterotoxin) chỉ do một số chủng tụ cầu tiết ra, nó gây nên các bệnh đường tiêu hóa như nhiễm độc do thức ăn, viêm ruột cấp... Độc tố ruột chia làm 6 loại A, B, C1, C2, D, E [30]. + Men đông huyết tương (Coagulaz) làm đông huyết tương của người và thỏ. + Men làm tan tơ huyết (Fibrinolyzin hay Staphylokinaz) là men đặc trưng cho các chủng gây bệnh ở người. + Men Dezoxyribonucleaz là men có thể thủy phân acid dezoxyriboncleic và gây tổn thương các tổ chức. + Men Hyaluronidaz có ở tụ cầu gây bệnh. Tụ cầu có sức đề kháng kém với nhiệt độ và hoá chất, ở 700C tụ cầu chết trong 1 giờ, ở 1000C chết trong vòng vài phút. Acid Phênic 3-5% diệt vi khuẩn trong 3-5 phút, Formol 1% diệt vi khuẩn trong 1 giờ, ở nơi khô hanh và đóng băng vi khuẩn có sức đề kháng tốt, ở nơi khô ráo vi khuẩn sống được trên 200 ngày. 2.7.2. Vi khuẩn Streptococcus Streptococcus là những vi khuẩn hình cầu hoặc hình bầu dục, khuẩn lạc có đường kính khoảng 1m, đôi khi có vỏ bọc, bắt màu G(+), không di động. Vi khuẩn đứng thành chuỗi dài, chiều dài của mỗi chuỗi từ 2 - 12 đơn vị hoặc hơn tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường [22]. Vi khuẩn thích hợp ở môi trường có nhiệt độ 370C và pH= 7,2 - 7,6. Sống hiếu khí tuỳ tiện hoặc yếm khí tùy tiện. Streptococcus mọc tốt ở tất cả các môi trường: ở môi trường nước thịt sau 24 giờ nuôi cấy, môi trường trong, đáy ống có cặn. Vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc dạng S khi được nuôi cấy trong môi trường thạch thường. Streptococcus cũng có khả năng gây dung huyết khi nuôi cấy trong môi trường thạch máu. Streptococcus sinh ra 2 loại độc tố gây dung huyết là Streptolyzin O (mất hoạt tính bởi Oxy) và Streptolizin S (không bị mất hoạt tính bởi Oxy). Hai loại dung huyết tố này gây độc cho tim và não vì vậy khi làm tinh khiết và tiêm một liều thấp cũng làm cho gia súc chết. Ngoài ra, Streptococcus còn tiết ra men làm tan tơ huyết (Streptokinaz), men Streptodornaz (làm lỏng mủ đặc do các liên cầu tạo nên), men hyaluronidaz (thủy phân acid hyaluronic là chất cơ bản của mô liên kết, giúp cho vi khuẩn dễ lan tràn), men Diphospho-Pyridin-Nucleotidaz (làm chết bạch cầu), men Proteinaz (thủy phân protein). Streptococcus dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ: ở 700C vi khuẩn bị diệt trong 35 - 40 phút, ở 1000C bị diệt trong 1 phút, các chất sát trùng cũng dễ tiêu diệt vi khuẩn. 2.7.3. Vi khuẩn Salmonella Salmonella có trong ruột, phân của nhiều loài động vật như: chó, mèo, lợn, gia cầm [3]. Salmonella là vi khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4 - 0,6 x 1 - 3m không có nha bào và giáp mô. Bắt màu G(-), khi nhuộm vi khuẩn bắt màu toàn thân hoặc hơi đậm ở hai đầu [22]. Đa số các loài Salmonella đều có khả năng di động mạnh do có từ 7 - 12 lông xung quanh thân (trừ Salmonella gallinarum-pullorum) [35]. Là vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tuỳ tiện, dễ nuôi cấy, nhiệt độ thích hợp 370C, pH thích hợp là 7,6. Cấy Salmonella trong môi trường nước thịt ở 370C sau 18 giờ vi khuẩn làm đục môi truờng, nuôi lâu có lắng cặn, bề mặt môi trường có màng mỏng. Trên môi trường thạch thường vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S màu sáng hoặc xám, đường kính 1 - 1,5mm, nuôi lâu có thể thấy khuẩn lạc dạng R còn trên môi trường Brilliant green agar vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S màu đỏ. Salmonella có 3 loại: kháng nguyên O, H, K. Do có sự khác nhau giữa các loài Salmonella về cấu trúc kháng nguyên O nên chia Sa1lmonella thành 34 nhóm. Mỗi nhóm vi khuẩn có kháng nguyên O cấu tạo bởi một số thành phần nhất định. Kháng nguyên H chỉ có ở những Salmonella có lông. Kháng nguyên vỏ (K) chỉ có ở Salmlnella typhi và Salmonella paratyphi. Sallmonella tiết ra 2 loại độc tố là nội độc tố và ngoại độc tố. Nội độc tố được chia làm 2 loại là loại gây sung huyết và loại gây mụn loét. Ngoại độc tố chỉ hình thành trong điều kiện invivo và trong nuôi cấy kỵ khí. Ngoại độc tố tác động vào thần kinh và ruột, có thể được dùng để chế thành giải độc tố. Theo Lê Văn Tạo [21], độc tố của Salmonella có thể giết chết chuột thí nghiệm trong 4 giờ, ruột non xuất hiện các bệnh tích như: xung huyết, mảng payer bị phù nề, có khi hoại tử. Chuột thí nghiệm có triệu chứng hôn mê, co giật... Salmonella có sức đề kháng yếu với nhiệt độ: 600C bị diệt sau 1 giờ, ở 750C sau 5 phút. Vì vậy, nếu sử dụng phương pháp hấp Pasteur có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn. ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vi khuẩn bị diệt sau 5 giờ ở nước trong, 9 giờ ở nước đục. Các chất sát trùng thông thường dễ diệt được vi khuẩn: phenol 5% diệt trong 15 - 20 phút. Trong thịt ướp muối nồng độ 13 - 19% Salmonella sống được 75 ngày [30], 29% được 4 - 8 tháng ở nhiệt độ 6 - 120C [16]. 2.7.4. Eschirichia coli (E. coli) Vi khuẩn E. coli được Theodor Escherich phân lập năm 1885 từ phân trẻ em bị mắc bệnh tiêu chảy [43]. E. coli O157 được phát hiện ở Anh trong ruột của gia súc [38]. Nguyễn Vĩnh Phước [16], [17] cho biết vi khuẩn E. coli được tìm thấy trong đường tiêu hóa của người và động vật máu nóng. E. coli là trực khuẩn hình gậy kích thước 2 - 3 x 0,6m. Trong cơ thể có hình cầu trực khuẩn đứng riêng lẻ hoặc thành chuỗi ngắn. Trong môi trường nuôi cấy có thấy những trực khuẩn dài 4 - 8m. Phần lớn các E. coli đều có khả năng di động do có nhiều lông xung quanh thân. Vi khuẩn bắt màu G(-), có thể bắt màu đều hoặc sẫm hơn ở 2 đầu, khoảng giữa nhạt hơn [22]. E. coli là trực khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ tiện, thích hợp nhiệt độ ở 370C, độ pH = 7,2-7,4. E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Nuôi trong môi trường nước thịt vi khuẩn làm đục môi truờng, có cặn màu tro, đôi khi có màng màu xám nhạt, mùi phân thối. Trên môi trường thạch thường vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S màu tro, hơi lồi đường kính 2 - 3mm. Trên môi truờng Macconkey vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S màu đỏ còn ở môi truờng Brilliant green agar: khuẩn lạc dạng S có màu vàng chanh. E. coli tiết ra 2 loại độc tố là độc tố chịu nhiệt (bị phá ở nhiệt độ 1200Ctrong vòng 1giờ ) và độc tố không chịu nhiệt (bị vô hoạt ở nhiệt độ 600C trong 60 phút) [7]. E. coli cũng có 3 loại kháng nguyên là: kháng nguyên O, kháng nguyên H và kháng nguyên K (gồm 3 kháng nguyên L, A, B). Vi khuẩn có kháng nguyên khác nhau thì khả năng gây bệnh cũng khác nhau. Căn cứ vào khả năng và đặc điểm gây bệnh Nguyễn Ngọc Tuân [30] chia E. coli làm 5 nhóm sau: E. coli gây bệnh viêm ruột và gây tiêu chảy ở người (EPEC). E. coli sinh độc tố ruột (ETEC). E. coli gây dung huyết (EHEC). E. coli gây bệnh đường ruột (EIEC). E. coli tập kết ở ruột (EaggEC). E. coli không chịu được nhiệt, đun ở 550C trong 1 giờ, 600C trong vòng 30 phút vi khuẩn bị tiêu diệt, đun ở 1000C vi khuẩn bị tiêu diệt ngay, Các chất sát trùng thông thường như: nước Javen 0,5%, Phenol 0,5% diệt vi khuẩn sau 2 - 4 phút. 2.8. Những hiểu biết cơ bản về thuốc kháng sinh 2.8.1. Khái niệm Thuốc kháng sinh là những chất hữu cơ có cấu tạo hoá học phức tạp, phần lớn trong số đó lúc đầu do xạ khuẩn, vi khuẩn và nấm sản sinh ra. Với nồng độ thấp đã có tác dụng (cả invitro và invivo) ức chế hay tiêu diệt sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật gây bệnh, nhưng không hay rất ít gây độc cho người, gia súc, gia cầm [26]. Dựa vào nguồn gốc, công thức, cơ chế tác dụng và cách sử dụng... kháng sinh được chia làm các nhóm sau: + Nhóm b-lactamin: gồm các Penicillin tự nhiên, các penicillin tổng hợp phổ rộng và 3 thế hệ của Cephalosporin. + Nhóm Aminoglucozid-AG. + Nhóm Macrolid: gồm Macrolid thực thụ và các Macrolid họ hàng Rivamycin, Vancomicin, Novobiocin... + Nhóm Lincosamid + Nhóm Choloramphenicol + Nhóm Tetracyclin + Nhóm kháng sinh đa peptit + Nhóm kháng sinh chống nấm và virus + Nhóm thuốc hóa học trị liệu có cơ chế tác dụng như kháng sinh gồm: nhóm Quinolon, 5-nitroimidazol, nhóm dẫn xuất nitrofuran, các dẫn xuất của sulfamid và những thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển của virus [26], [9]. 2.8.2. Hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn Cũng như các sinh vật khác, vi khuẩn cũng có khả năng thích nghi với điều. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh kéo dài và không đúng nguyên tắc gây nên hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn. Theo Nguyễn Vĩnh Phước [15], một cá thể hoặc một nòi vi khuẩn nhất định nào đó được gọi là đề kháng với thuốc nếu nó có thể sống và phát triển được trong một môi trường có nồng độ kháng sinh cao hơn nồng độ ức chế sinh sản và phát triển của phần lớn những cá thể khác hoặc những nòi khác trong cùng một canh khuẩn. Một số loại vi khuẩn có khả năng kháng lại những kháng sinh mà nó chưa hề tiếp xúc hoặc có thể không mẫn cảm với nhiều kháng sinh mà trên lý thuyết là có tác dụng. Sở dĩ có hiện tượng này là do ở một số vi khuẩn có yếu tố di truyền ngoài nhân, yếu tố này có liên quan chặt chẽ đến khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn gọi là các R-factor hay Plasmid. Đây là những sợi AND nằm trong nguyên sinh chất tế bào của vi khuẩn nó hoàn toàn độc lập với nhân về mặt di truyền. Hiện tượng kháng thuốc có thể được lây lan rất nhanh vì các yếu tố gây nên hiện tượng kháng thuốc rất dễ được trao đổi giữa các vi khuẩn trong quá trình tiếp hợp [26]. Ngày nay, hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn rất phổ biến, gây trở ngại lớn cho công tác điều trị, việc sử dụng các thuốc hóa học trị liệu phải được quy định và giám sát thật chặt chẽ. Ngoài ra, người dùng thuốc có chuyên môn cũng cần cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn thuốc sao cho phù hợp với mục đích điều trị bệnh nhưng không gây ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong chăn nuôi. 2.8.3. Đặc điểm và khả năng tiêu diệt vi khuẩn của một số nhóm thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu 2.8.3.1. Nhóm b-lactamin Các b-lactamin gặp transpeptidaza của vi khuẩn sẽ tạo thành phức bền không hồi phục và chống lại sự xuyên mạch peptid của vi khuẩn. Nhóm này gồm các loại Penicillin tự nhiên, các Penicillin tổng hợp như: Amoxycillin, Belzylpenicillin, Procainpenicillin, Belzathinpenicillin, Phenoxypenicillin, Cloxacillin, Oxacillin, Nafcillin, Ampicillin, Hetacillin, Metampicillin, Carbenicillin, Carindacillin, Ticarcillin. Nhóm b-lactamin tạo phức bền vững không phục hồi với men Transpeptidaza của vách tế bào vi khuẩn làm cho vi khuẩn mất vỏ, do đó vi khuẩn bị dị dạng và chết [26]. 2.8.3.2. Nhóm Aminoglucozid Nhóm này gồm: Steptomycin, Spectinomycin, Paromomycin, Kanamycin, Gentamycin, Tobramycin, Lividomycin, Neomycin… Nhóm Aminoglucozid ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn ở mức độ Ribosome và gắn đặc hiệu lên tiểu phần 30s của ribosome. Do đó, mã bị đọc sai nên tạo ra các Protein sai lạc với bản chất gây bệnh của vi khuẩn và bị thực bào. Thuốc được gắn lên màng tế bào vi khuẩn còn làm thay đổi tính thấm của màng tác động bất lợi đến AND của vi khuẩn. Nhóm Aminoglucozid tác dụng chủ yếu đến những vi khuẩn Gram âm [26]. 2.8.3.3. Nhóm Lincosamid Nhóm Lincosamid gồm các thuốc: Lincomycin, Clindamycin (Cleocin)… Thuốc thường dùng trong thú y dưới dạng: Lincomycin clorid monohydrat, dễ tan trong nước và dễ bảo quản. Thuốc ức chế tổng hợp protein bằng cách gắn vào tiểu phần 50s của Ribosome, ức chế enzim Peptidin-transferase trong quá trình xuyên mạch của Protein vi khuẩn, tác dụng tốt lên Staphylococcus, Steptococcus, Chlostridium tetani, các vi khuẩn yếm khí không sinh nha bào, Đóng dấu lợn, Mycoplasmosis spp [26]. 2.8.3.4. Nhóm Macrolid Nhóm Macrolid gồm: Erythromycin, Spyramycin, Nystatin, Rifamycin, Tylosin, Oleandomycin… Các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng chính là kìm khuẩn và còn có khả năng diệt khuẩn với các chủng cầu khuẩn G(+). Thuốc ức chế tổng hợp Protein bằng cách gắn vào tiểu phần 50s của Ribosome trên tế bào vi khuẩn nên thường được dùng kết hợp với các kháng sinh khác trong khi điều trị [26]. 2.8.3.5. Nhóm Tetracyllin Các Tetracyllin thiên nhiên có nguồn gốc từ nấm Streptomyces aureofaccien. Các thuốc thường được dùng trong thú y gồm: Tetracyclin, Oxytetracyclin (loại có tác dụng ngắn), Demethyl-Clotetracyclin, metacyclin, rolitetracyclin (loại có tác dụng trung bình), Doxycyclin, mynocyclin (loại có tác dụng dài)… Thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp Protein của vi khuẩn bằng cách gắn vào tiểu phần 30s, bao vây sự kết hợp của amino-acyl tARN vào vị trí nhận ở phức hợp Ribosome mARN nên có tác dụng kìm khuẩn và tiêu diệt một số vi khuẩn [26]. 2.8.3.6. Nhóm kháng sinh đa peptid Nhóm kháng sinh đa peptid bao gồm: Polymycin B, Polymycin E (Colistin), Bacitracin, Novobiocin, Dynamutilin vet (Tiamulin)… Các kháng sinh: Polymycin B, Polymycin E (Colistin), Bacitracin có cơ chế tác dụng như nhau. Chúng gắn vào lớp phospholipid ở màng vi khuẩn, làm các lớp màng của tế bào từ bị mất phương hướng. Do vậy, ch._.n như : Enrofloxacin, Norfoxacin, Gentamycin, Kanamycin, Colistin, Clindamycin, Neomycin, Tetracyclin, Sulfamethazol-Trimethoprim. Theo kết quả thu được trong bảng 4.5 chúng ta thấy số mẫu dương tính với Staphylococcus, Streptococcus, Escherichia coli, Salmonella chiếm tỷ lệ 100% ở phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy. Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy chúng tôi tiến hành kiểm tra kháng sinh đồ đối với từng loại vi khuẩn và tập đoàn vi khuẩn phân lập được từ phân mèo ỉa chảy. Sau khi làm kháng sinh đồ và đo đường kính vòng vô khuẩn của từng vi khuẩn với các loại thuốc. Từ kết quả đó so sánh với bảng đánh giá ý nghĩa đường kính vòng vô khuẩn của Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ đánh giá mức mẫn cảm theo 3 mức: mẫn cảm cao, mẫn cảm trung bình (mẫn cảm) và không mẫn cảm (kháng thuốc). Kết quả được chúng tôi tổng kết trong bảng 4.7, 4.8, 4.9, 4.10 và 4.11. 4.3.4.1. Kiểm tra tính mẫn cảm của Staphylococus phân lập từ phân mèo ỉa chảy với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Staphylococus phân lập từ phân mèo ỉa chảy Tên thuốc Số mẫu kiểm tra Vi khuẩn mẫn cảm Vi khuẩn kháng Số mẫu Tỷ lệ (%) ĐKVVK (mm) Số mẫu Tỷ lệ (%) Enrofloxacin 15 15 100 29,41 ± 0,62 0 - Norfloxacin 15 15 100 23,85 ± 0,53 0 - Gentamycin 15 8 53,33 17,81± 0,42 7 46,67 Tetracyclin 15 11 73,33 18,31 ± 0,45 4 26,67 Sulfamethazol -Trimethoprim 15 15 100 22,43 ± 0,73 0 - Neomycin 15 7 46,67 20,25 ± 0,12 8 53,33 Kanamycin 15 6 40,00 19,84 ± 0,67 9 60,00 Clindamycin 15 0 - 14,26 ± 0,36 15 100 Colistin 15 0 - 12,62 ± 0,54 15 100 Thông qua kết quả kiểm tra ở bảng 4.7 chúng ta thấy khi làm kháng sinh đồ của 15 mẫu vi khuẩn Staphylococcus phân lập từ phân mèo bị ỉa chảy cho thấy trong 9 thuốc được kiểm tra thì 3 thuốc có tác dụng tốt nhất đối với Staphylococcus là Enrofloxacin, Norfloxacin, Sulfamethazol -Trimethoprim với 100% mẫu mẫn cảm cao. Điều này, được thể hiện qua chiều dài của đường kính vòng vô khuẩn khi làm kháng sinh đồ, cụ thể: khi làm kháng sinh đồ với Enrofloxacin đường kính vòng vô khuẩn là 29,41 ± 0,62mm, với Norfloxacin là 23,85 ± 0,53mm, với Sulfamethazol-Trimethoprim là 22,43 ± 0,73mm. Tiếp đến là kháng sinh Tetracyclin có 11/15 mẫu mẫn cảm chiếm 77,33% tổng số mẫu kiểm tra và đường kính vòng vô khuẩn là 18,31 ± 0,45mm, Gentamycin có 8/15 mẫu mẫn cảm chiếm 53,33% tổng số mẫu kiểm tra và đường kính vòng vô khuẩn là 17,81 ± 0,42mm, Neomycin có 7/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 46,66% và đường kính vòng vô khuẩn là 20,25 ± 0,12mm, Kanamycin có 6/15 mẫu mẫn cảm, chiếm tỷ lệ 40% và đường kính vòng vô khuẩn là 19,84 ± 0,67mm. Đặc biệt, trong 9 thuốc có 2 thuốc đã bị vi khuẩn kháng đó là Clindamycin và Colistin do đường kính vòng vô khuẩn mà chúng tôi đo được khi làm kháng sinh rất nhỏ so với bảng kháng sinh chuẩn, cụ thể đường kính vòng vô khuẩn của Colistin là 12,62 ± 0,54mm, Clidamycin là 14,26 ± 0,36mm. Theo kết quả kiểm tra kháng sinh đồ của Lê Trần Tiến [28] cho thấy: vi khuẩn Staphylococcus được phân lập từ dịch tử cung bò bị viêm tử cung ít mẫn cảm với Norfloxacin và Sulfamethazol-Trimethoprim nhưng lại rất mẫn cảm với Gentamycin, kết quả của chúng tôi hoàn toàn ngược lại. Theo chúng tôi đây có thể là do chúng được phân lập từ các loại bệnh phẩm và động vật khác nhau nên mức độ mẫn cảm cũng khác nhau. Qua đây chúng ta thấy không nên sử dụng 2 thuốc Clidamycin và Colistin trong điều trị bệnh Viêm ruột ỉa chảy và bước đầu có thể dùng 2 thuốc Enrofloxacin và Norfloxacin để điều trị viêm ruột ỉa chảy. 4.3.4.2. Kiểm tra tính mẫn cảm của Streptococcus phân lập từ phân mèo ỉa chảy với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Streptococcus phân lập từ phân mèo ỉa chảy Tên thuốc Số mẫu kiểm tra Vi khuẩn mẫn cảm Vi khuẩn kháng Số mẫu Tỷ lệ (%) ĐKVVK (mm) Số mẫu Tỷ lệ (%) Enrofloxacin 15 15 100 28,72 ± 0,35 0 - Norfloxacin 15 14 93,33 21,34 ± 0,24 1 6,67 Gentamicin 15 10 66,67 19,85 ± 0,62 5 33,33 Tetracyclin 15 12 80,00 27,53 ± 0,71 3 20,00 Sulfamethazol -Trimethoprim 15 10 66,67 18,81 ± 0,57 5 33,33 Neomycin 15 9 60,00 19,06 ± 0,47 6 40,00 Kanamycin 15 11 73,33 24,65 ± 0,17 4 26,67 Clindamycin 15 0 - 12,72 ± 0,31 15 100 Colistin 15 0 - 11,15 ± 0,53 15 100 Thông qua kết quả ở bảng 4.8 chúng ta thấy khi làm kháng sinh đồ của 15 mẫu vi khuẩn Streptococcus phân lập từ phân mèo bị ỉa chảy cho thấy trong 9 thuốc được kiểm tra thì thuốc có tác dụng tốt nhất đối với Streptococcus là Enrofloxacin có 100% mẫu mẫn cảm cao với đường kính vòng vô khuẩn là 28,72 ± 0,35mm. Tiếp đến là Norfloxacin có 14/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 93,33% và đường kính vòng vô khuẩn là 21,34 ± 0,24mm, Tetracyclin có 12/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 80,00% tổng số mẫu kiểm tra và đường kính vòng vô khuẩn là 27,53 ± 0,71mm, Kanamycin có 11/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 73,33% và đường kính vòng vô khuẩn là 24,65 ± 0,17, Gentamycin và Sulfamethazol -Trimethoprim có 10/15 mẫu mẫn cảm chiếm 66,66% và đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 19,85 ± 0,62mm và 18,81 ± 0,57mm, Neomycin có 9/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 60% và đường kính vòng vô khuẩn là 19,06 ± 0,47mm, Đặc biệt, trong 9 thuốc có 2 thuốc đã bị vi khuẩn kháng đó là Clindamycin và Colistin do đường kính vòng vô khuẩn mà chúng tôi đo được khi làm kháng sinh rất nhỏ so với bảng kháng sinh chuẩn, cụ thể đường kính vòng vô khuẩn của Colistin là 11,15 ± 0,53mm, Clidamycin là 12,72 ± 0,31mm. Qua đây chúng ta thấy không nên sử dụng 2 thuốc Clidamycin và Colistin trong điều trị viêm ruột ỉa chảy và một lần nữa xác định có thể dùng 2 thuốc Enrofloxacin và Norfloxacin để điều trị viêm ruột ỉa chảy. 4.3.4.3. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Escherichia coli phân lập từ phân mèo ỉa chảy với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu Bảng 4.9: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Escherichia coli phân lập từ phân mèo ỉa chảy Tên thuốc Số mẫu kiểm tra Vi khuẩn mẫn cảm Vi khuẩn kháng Số mẫu Tỷ lệ (%) ĐKVVK (mm) Số mẫu Tỷ lệ (%) Enrofloxacin 15 15 100 31,43 ± 0,73 0 - Norfloxacin 15 12 80,00 26,80 ± 0,62 3 20,00 Gentamicin 15 7 46,67 20,12 ± 0,51 8 53,33 Tetracyclin 15 11 73,33 28,51 ± 0,34 4 26,67 Sulfamethazol -Trimethoprim 15 14 93,33 25,93 ± 0,57 1 6,67 Neomycin 15 8 53,33 19,84 ± 0,39 7 46,67 Kanamycin 15 9 60,00 24,76 ± 0,47 6 40,00 Clindamycin 15 12 80,00 29,51 ± 0,51 3 20,00 Colistin 15 9 60,00 25,68 ± 0,43 6 40,00 Thông qua kết quả ở bảng 4.9 chúng ta thấy khi làm kháng sinh đồ của 15 mẫu vi khuẩn E. coli phân lập từ phân mèo bị ỉa chảy cho thấy trong 9 thuốc được kiểm tra thì thuốc có tác dụng tốt nhất đối với E. coli là Enrofloxacin có 100% mẫu mẫn cảm cao với đường kính vòng vô khuẩn là 31,43 ± 0,73mm. Tiếp đến là Sulfamethazol-Trimethoprim có 14/15 mẫu mẫn cảm chiếm 93,33% và đường kính vòng vô khuẩn là 25,93 ± 0,57mm, Norfloxacin và Clidamycin có 12/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 80% và đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 26,8 ± 0,62mm, 29,51 ± 0,51mm, Tetracyclin có 11/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 73,33% tổng số mẫu kiểm tra và đường kính vòng vô khuẩn là 28,51 ± 0,34, Kanamycin, Colistin có 9/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 60% và đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 24,76 ± 0,47mm và 25,68 ± 0,43mm, Neomycin có 8/15 mẫu mẫn cảm, chiếm 53,33% và đường kính vòng vô khuẩn là 19,84 ± 0,39mm, Gentamycin có 7/15 mẫu mẫn cảm chiếm 46,67% và đường kính vòng vô khuẩn là 20,12 ± 0,51mm. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Trần Tiến [28] thì vi khuẩn E. coli phân lập từ dịch tử cung của bò bị viêm kháng hoàn toàn với Sulfamethazol-Trimethoprim. Kết quả này khác hẳn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Theo chúng tôi đây có thể là do chúng được phân lập từ các loại bệnh phẩm và động vật khác nhau nên mức độ mẫn cảm cũng khác nhau. Qua đây chúng ta thấy có thể dùng Enrofloxacin và Sulfamethazol-Trimethoprim để điều trị viêm ruột ỉa chảy ở mèo. 4.3.4.4. Kiểm tra tính mẫn cảm của Salmonella phân lập từ phân mèo ỉa chảy với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu Bảng 4.10: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của Salmonella phân lập từ phân mèo ỉa chảy Tên thuốc Số mẫu kiểm tra Vi khuẩn mẫn cảm Vi khuẩn kháng Số mẫu Tỷ lệ (%) ĐKVVK (mm) Số mẫu Tỷ lệ (%) Enrofloxacin 15 15 100 32,72 ± 0,38 0 - Norfloxacin 15 10 66,67 22,67 ± 0,65 5 33,33 Gentamicin 15 6 40,00 18,25 ± 0,42 9 60,00 Tetracyclin 15 12 80,00 27,73 ± 0,48 3 20,00 Sulfamethazol- Trimethoprim 15 15 100 31,08 ± 0,39 0 - Neomycin 15 10 66,67 21,76 ± 0,19 5 33,33 Kanamycin 15 11 73,33 26,81 ± 0,27 4 26,67 Clidamycin 15 11 73,33 27,34 ± 0,36 4 26,67 Colistin 15 12 80,00 33,23 ± 0,65 3 20,00 Qua đây chúng ta thấy có thể dùng Enrofloxacin và Sulfamethazol-Trimethoprim để điều trị viêm ruột ỉa chảy ở mèo. So với kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Tho, Phạm Khắc Hiếu [25], Đinh Bích Thủy [27], tỷ lệ Salmonella phân lập từ phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy mẫn cảm với thuốc cao hơn Salmonella phân lập từ bệnh tiêu chảy lợn con. Theo chúng tôi đây là do lợn con bị tiêu chảy thường dùng các thuốc này để điều trị nhưng quá trình điều trị thường theo kinh nghiệm nên liều lượng và liệu trình không hợp lý dễ gây hiện tượng kháng thuốc. Mặt khác, khi dùng nhiều lần gây hiện tượng quen thuốc nên tỷ lệ mẫn cảm thấp hơn ở mèo. Mekay W.M. [41] cũng cho rằng: tính kháng thuốc của vi khuẩn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ sử dụng kháng sinh với mục đích kích thích tăng trọng cho gia súc, gia cầm bằng cách bổ sung vào thức ăn. Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm việc sử dụng kháng sinh để bổ sung vào thức ăn nhằm mục đích kích thích tăng trọng cho vật nuôi. 4.3.4.5. Kiểm tra tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy với một số thuốc kháng sinh và hóa học trị liệu Khi bị bệnh viêm ruột ỉa chảy yếu tố đầu tiên quyết định đến thành công của quá trình điều trị là thời gian phát hiện bệnh và việc tìm đúng nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, trong thực tế sản xuất chúng ta không có đủ thời gian để phân lập, giám định vi khuẩn rồi làm kháng sinh đồ để kiểm tra tính mẫn cảm của từng loại vi khuẩn có trong phân mà chúng ta phải làm kháng sinh đồ với cả tập đoàn vi khuẩn có trong phân từ kết quả đó đưa ra quyết định chọn thuốc điều trị. Vì vậy, phục vụ mục đích điều trị chúng tôi tiến hành kiểm tra tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn phân lập từ phân mèo ỉa chảy. Kết quả kiểm tra được chúng tôi tổng kết trong bảng 4.11. Bảng 4.11: Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn có trong phân mèo bị viêm ruột ỉa chảy Tên thuốc Số mẫu kiểm tra Số mẫu mẫn cảm Tỷ lệ (%) ĐKVVK (mm) Số mẫu kháng Tỷ lệ (%) Enrofloxacin 12 12 100 25,95 ± 0,88 0 - Norfloxacin 12 12 100 17,54 ± 0,72 0 - Gentamicin 12 10 83,33 13,02 ± 0,28 2 16,67 Tetracyclin 12 12 100 17,84 ± 0,86 0 0,00 Neomycin 12 7 58,33 17,04 ± 0,12 5 41,67 Kanamycin 12 6 50,00 16,42 ± 0,66 6 50,00 Clidamycin 12 8 66,67 18,03 ± 0,48 4 33,33 Colistin 12 10 83,33 17,34 ± 0,24 1 8,33 Sulfamethazol -Trimethoprim 12 11 91,67 18,54 ± 0,72 1 8,33 Thông qua kết quả ở bảng 4.11 chúng ta thấy: thuốc có tác dụng tốt nhất với tập đoàn vi khuẩn phân lập từ phân mèo ỉa chảy là Enrofloxacin, Norfloxacin và Tetracyclin với 100% mẫu mẫn cảm, đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 25,95 ± 0,88mm, 17,54 ± 0,72mm, 17,84 ± 0,86mm. Sau đó đến Sulfamethazol-Trimethoprim có 11/12 mẫu mẫn cảm, chiếm 91,67% tổng số mẫu kiểm tra và đường kính vòng vô khuẩn là 18,54 ± 0,72mm, Gentamycin và Colistin có 10/12 mẫu mẫn cảm, chiếm 83,33% tổng số mẫu kiểm tra và đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 13,02 ± 0,28mm, 17,34 ± 0,24mm, Clidamycin có 8/12 mẫu mẫn cảm, chiếm tỷ lệ 66,67% và đường kính vòng vô khuẩn là 18,03 ± 0,48mm, Kanamycin có 6/12 mẫu mẫn cảm, chiếm 50% tổng số mẫu kiểm tra, đường kính vòng vô khuẩn là 16,42 ± 0,66mm. Để thấy rõ hơn mức độ mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn với các thuốc thường dùng chúng tôi xin biểu diễn kết quả kiểm tra kháng sinh đồ bằng biểu đồ hình cột dưới đây. Biểu đồ 4.1: Mức độ mẫn cảm của tập đoàn vi khuẩn Qua biểu đồ 4.1 ta thấy vi khuẩn mẫn cảm 100% với 3 thuốc Enrofloxacin, Norfloxacin và Tetracyclin. Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng 3 loại thuốc này để điều trị viêm ruột ỉa chảy. Tuy nhiên, trong 3 loại thuốc đó thì Enrofloxacin là mẫn cảm nhất, điều đó được thể hiện qua độ dài đường kính vòng vô khuẩn (ĐKVVK), ĐKVVK của Enrofloxacin là 25,95 ± 0,88mm (ĐKVVK chuẩn ở mức mẫn cảm cao là ≥ 23mm). Do đó, số lượng mẫu mẫn cảm cao với Enrofloxacin nhiều thì ĐKVVK trung bình mới cao như vậy. Ngược lại, ĐKVVK của Norfloxacin là 17,54 ± 0,72mm (ĐKVVK chuẩn ở mức mẫn cảm cao là ≥ 17mm, mẫn cảm trung bình là 13 - 16mm), của Tetracyclin là 17,84 ± 0,86mm(ĐKVVK chuẩn ở mức mẫn cẩm cao là ≥ 19mm, mẫn cảm trung bình là 15 - 18mm). Vì vậy, số lượng mẫu mẫn cảm với 2 loại thuốc này ở mức trung bình nhiều. Qua đây, cho chúng ta thấy tuy số mẫu mẫn cảm với 3 thuốc là như nhau nhưng Enrofloxacin có mức độ mẫn cảm cao nhất nên sử dụng nó để điều trị viêm ruột ỉa chảy ở mèo là tốt nhất, trong trường hợp nào đó không có Enrfloxacin chúng ta có thể dùng Norfloxacin hoặc Tetracyclin. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dùng Sulfamethazol-Trimethoprim vì thuốc này có tỷ lệ mẫn cảm tương đối cao và ĐKVVK cũng rất lớn cụ thể tỷ lệ mẫn cảm là 91,67%, ĐKVVK là 28,54 ± 0,45mm (ĐVVK chuẩn ở mức mẫn cảm cao là ≥ 16mm), Qua biểu đồ 1 ta cũng thấy tập đoàn vi khuẩn có tỷ lệ mẫn cảm với Gentamycin, Colistin cũng cao bằng với Sulfamethazol-Trimethoprim nhưng chúng ta không nên sử dụng Colistin trong điều trị viêm ruột ỉa chảy cho mèo vì ĐKVVK rất nhỏ, cụ thể ĐKVVK của Gentamycin là 13,02 ± 0,28mm(ĐKVVK chuẩn ở mức trung bình là 13 - 14 mm), của Colistin là 17,34 ± 0,24mm (ĐKVVK chuẩn ở mức mẫn cảm trung bình là 14 - 20mm). Hơn nữa, qua kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của từng loại vi khuẩn lại cho thấy Staphylococcus và Streptococcus đã kháng hoàn toàn với Colistin. Các thuốc khác có mức độ mẫn cảm trung bình và ĐKVVK lại nhỏ nên rất ít được dùng để điều trị viêm ruột ỉa chảy. 4.3.5. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở mèo Qua kết quả phân lập và làm kháng sinh đồ chúng tôi đã xác định được kháng sinh có tác dụng điều trị tốt nhất đói với bệnh viêm ruột ỉa chảy là Enrofloxacin do vi khuẩn có tỷ lệ mẫn cảm cao với thuốc này lớn nhất. Bên cạnh đó khi mèo bị viêm ruột ỉa chảy sẽ có các triệu chứng kèm theo như: sốt, ỉa chảy... Sốt cao dễ dẫn đến hiện tượng co giật. Vì vậy, cần phải dùng thuốc hạ sốt. ỉa chảy làm cho cơ thể mất nước mất chất điện giải và các vi khoáng trong cơ thể có thể làm con vật rơi vào trạng thái hôn mê. Do đó, phải dùng thuốc cầm ỉa chảy đồng thời cung cấp một lượng nước vừa đủ cho cơ thể. Trong bất cứ quá trình bệnh lý nào thì công tác trợ sức, trợ lực cho bệnh súc cũng là rất quan trọng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả điều trị chúng ta cũng phải dùng các thuốc trợ, sức trợ lực cho mèo bị viêm ruột ỉa chảy. Tuy nhiên, mèo được nuôi rải rác trong dân từ thành thị đến nông thôn, từ vùng có dân trí thấp đến vùng có dân trí cao nên để thuận lợi cho việc điều trị chúng tôi đưa ra các phác đồ phù hợp với điều kiện cho từng nơi như sau: - Phác đồ 1: + Dùng thuốc kháng sinh Enrofloxacin với liều 40 - 50mg/kg thể trọng, tiêm bắp ngày một lần. + Dùng thuốc Primeran với liều 1 - 2ml/con, tiêm dưới da để chống nôn (chỉ dùng khi mèo bị nôn). + Thuốc trợ sức trợ lực: Vitamin C 5% (5ml/con/ngày, tiêm tĩnh mạch), Vi tamin B1 2,5% (2ml/con/ngày, tiêm bắp), Vitamin B12 0,05% (2ml/con/ngày, tiêm bắp). + Thuốc hạ sốt: dùng Analgin 30% liều lượng 2ml/con, tiêm bắp (chỉ dùng khi bi mèo bị sốt). + Hộ lý chăm sóc: để mèo nơi yên tĩnh, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Không cho mèo ăn thức ăn tanh, kiêng mỡ cho đến khi khỏi bệnh. - Phác đồ 2: + Dùng thuốc kháng sinh Enrofloxacin với liều 40 - 50mg/kg thể trọng, tiêm bắp ngày một lần. + Dùng thuốc Primeran với liều 1 - 2ml/con, tiêm dưới da để chống nôn (chỉ dùng khi mèo bị nôn). + Thuốc trợ sức trợ lực: Vitamin C 5% (5ml/con/ngày, tiêm tĩnh mạch), Vitamin B1 2,5% (2ml/con/ngày, tiêm bắp), Vitamin B12 0,05% (2ml/con/ngày, tiêm bắp). + Thuốc hạ sốt: dùng Analgin 30% liều lượng 2ml/con, tiêm bắp (chỉ dùng khi bi mèo bị sốt). + Dùng dung dịch Lactatringer và dung dịch đường Glucoza 5% truyền chậm theo đường tĩnh mạch. Liều lượng 20ml/kg thể trọng, truyền 1 lần/ngày. + Hộ lý chăm sóc: để mèo nơi yên tĩnh, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Không cho mèo ăn thức ăn tanh, kiêng mỡ cho đến khi khỏi bệnh. - Phác đồ 3: + Dùng thuốc kháng sinh Enrofloxacin với liều 40 - 50mg/kg thể trọng, tiêm bắp ngày một lần. + Dùng thuốc Primeran với liều 1 - 2ml/con, tiêm dưới da để chống nôn (chỉ dùng khi mèo bị nôn). + Thuốc trợ sức trợ lực: Vitamin C 5% (5ml/con/ngày, tiêm tĩnh mạch), Vitamin B1 2,5% (2ml/con/ngày, tiêm bắp), Vitamin B12 0,05% (2ml/con/ngày, tiêm bắp). + Thuốc hạ sốt: dùng Analgin 30% liều lượng 2ml/con, tiêm bắp (chỉ dùng khi bi mèo bị sốt). + Dùng dung dịch 20-30ml Lactatringer và dung dịch đường Glucoza 5% tiêm dưới da bẹn (tiêm làm nhiều điểm, mỗi điểm 3 - 5ml). + Hộ lý chăm sóc: để mèo nơi yên tĩnh, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Không cho mèo ăn thức ăn tanh, kiêng mỡ cho đến khi khỏi bệnh. - Phác đồ 4: + Dùng thuốc kháng sinh Enrofloxacin với liều 40 - 50mg/kg thể trọng, tiêm bắp ngày một lần. + Dùng thuốc Primeran với liều 1-2ml/con, tiêm dưới da để chống nôn (chỉ dùng khi mèo bị nôn). + Thuốc trợ sức trợ lực: Vitamin C 5% (5ml/con/ngày, tiêm tĩnh mạch), Vitamin B1 2,5% (2ml/con/ngày, tiêm bắp), Vitamin B12 0,05% (2ml/con/ngày, tiêm bắp). + Thuốc hạ sốt: dùng Analgin 30% liều lượng 2ml/con, tiêm bắp (chỉ dùng khi bi mèo bị sốt). + Dùng dung dịch Lactatringer và dung dịch đường Glucoza 5% cho uống liên tục mỗi lần 10 - 20ml, ngày nhiều lần (5 - 10 lần). + Hộ lý chăm sóc: để mèo nơi yên tĩnh, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Không cho mèo ăn thức ăn tanh, kiêng mỡ cho đến khi khỏi bệnh. Các chỉ tiêu đánh giá mèo khỏi bệnh: + Thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim trở lại bình thường. + Mèo không còn ỉa chảy, phân thành khuôn, có mùi chua. + Mèo nhanh nhẹn, lông mượt, ăn uống bình thường... Sau khi điều trị khỏi chúng tôi theo dõi trong 4 ngày không có hiện tượng tái phát bệnh mới được coi là khỏi bệnh. Kết quả điều trị theo 4 phác đồ đã được chúng tôi trình bày trong bảng 4.12. Bảng 4.12: Kết quả điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở mèo Phác đồ Số con điều trị Số con khỏi Tỷ lệ (%) Số con chết Tỷ lệ (%) I 25 17 68 8 32 II 25 21 84 4 16 III 25 19 76 6 24 IV 25 18 72 7 28 Thông qua kết quả ở bảng 4.12 chúng ta thấy: kết quả điều trị theo phương pháp II là có hiệu quả nhất. Cụ thể: số con khỏi là 21/25 con, chiếm 84% tổng số con điều trị, số con chết là 4. Những con chết là do không được phát hiện kịp thời, khi phát hiện ra thì bệnh đã ở vào giai đoạn cuối không còn khả năng điều trị . Sau đó là phương pháp III, số con khỏi là 19 con, chiếm 76%, chiếm 16%, số con chết là 6 con, chiếm 24%. ở phác đồ IV, số con khỏi là 18 con, chiếm 72%, số con chết là 7 con, chiếm 28%. Như vậy, phương pháp cho kết quả điều trị tốt nhất là phương pháp II, thấp nhất là phương pháp I. Theo chúng tôi đây là do khi mèo bị viêm ruột ỉa chảy sẽ bị mất nước, khi mất nước sẽ kéo theo mất chất điện giải và các ion trong máu làm con vật suy kiệt. Mặt khác, trong cơ thể có hàng loạt các phản ứng thủy phân tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nhưng khi bị ỉa chảy cơ thể thiếu nước các phản ứng thủy phân không xảy ra hoặc xảy ra chậm, không hoàn toàn làm cơ thể thiếu năng lượng nên bệnh càng nặng hơn. Vì vậy, phác đồ I không bổ sung nước nên ít mèo khỏi và nhiều mèo chết hơn phác đồ II được bổ sung nước. Các phác đồ III, IV cũng được bổ sung nước nên tỷ lệ khỏi cao hơn, tỷ lệ chết ít hơn phác đồ I nhưng vẫn thấp hơn phác đồ II là do chúng có đường cung cấp nước khác nhau. Phác đồ II nước được cung cấp bằng đường tĩnh mạch nên nước được đưa trực tiếp vào máu, do đó lượng nước đưa vào được cơ thể hấp thu và sử dụng hoàn toàn. Còn phác đồ III, IV nước được đưa vào theo đường tiêu hóa và đường dưới da nên nước được đưa vào cơ thể chậm và không hoàn toàn nên kết quả điều trị không tốt bằng phác đồ II. Như vậy, chúng ta thấy nước có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con vật đặc biệt là mèo bị ỉa chảy. Do đó, chúng tôi khuyến khích những người nuôi mèo các bác sĩ Thú y phải cung cấp nước cho những con vật bị ỉa chảy, điều đó sẽ làm nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy phác đồ II cho kết quả điều trị cao nhất nhưng không phải lúc nào và ở đâu cũng có thể truyền nước theo đường tĩnh mạch, vì vậy chúng ta có thể bổ sung nước bằng cách cho mèo uống hoặc tiêm dưới da. Để thấy rõ hiệu quả điều trị của các phác đồ chúng tôi biểu diễn kết quả ứng dụng điều trị bệnh Viêm ruột như sau: Biểu đồ 4.2: Kết quả ứng dụng điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy ở mèo 5. KếT LUậN Và Đề NGHị 5.1. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Các chỉ tiêu sinh lý lâm sàng Thân nhiệt của mèo thường dao động trong khoảng 38,3 - 39,10C. Trong đó, thân nhiệt cao nhất ở lứa tuổi từ 2 - 8 tháng tuổi, cụ thể mèo đực là 39,1 ± 0,73 (0C), mèo cái là 39,0 ± 0,37 (0C), thấp nhất ở lứa tuổi dưới 2 tháng tuổi, cụ thể mèo đực là 38,4 ± 0,31, mèo cái 38,3 ± 0,82. Tần số hô hấp của mèo thường dao động trong khoảng 18,9 - 29 lần/phút. Trong đó, mèo từ 2 - 8 tháng tuổi có tần số hô hấp cao nhất, cụ thể mèo đực là 29 ± 0,62, mèo cái là 28 ± 0,45 (lần/phút), thấp nhất ở mèo dưới 2 tháng tuổi, cụ thể mèo đực là 19,1 ± 0,48, mèo cái là 18,9 ± 0,32. Tần số tim của mèo dao động trong khoảng 123 - 144 (lần/ phút). Trong đó cao nhất là lứa tuổi 2 - 8 tháng tuổi, cụ thể mèo đực là 144 ± 0,48 (lần/ phút), mèo cái là 142 ± 0,61 (lần/phút), thấp nhất ở lứa tuổi dưới 2 tháng tuổi, cụ thể mèo đực là 125 ± 0,39 (lần/ phút), mèo cái là 123 ± 0,62 (lần/ phút). 2. Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản Tuổi thành thục về tính của mèo nội thường sớm nhất và muộn nhất là mèo ngoại. Cụ thể: mèo nội là 7,8 ± 0,18(tháng), mèo lai là 8,1 ± 0,29(tháng), mèo ngoại là 9 ± 0,48(tháng). Thời gian chửa của mèo nội ngắn nhất và dài nhất là mèo ngoại. Cụ thể : thời gian chửa trung bình của mèo nội là 57,4 ± 0,34, mèo lai là 58,5 ± 0,54, mèo ngoại là 59,5 ± 0,55. Số con sơ sinh/lứa trung bình của mèo nội cao nhất thấp nhất là mèo ngoại. Cụ thể: mèo nội là 4,5 ± 0,17(con), mèo lai là 4,1 ± 0,23(con), mèo ngoại là 3,9 ± 0,26(con). Số con nuôi sống/lứa trung bình của mèo nội cao nhất, thấp nhất là mèo ngoại. Cụ thể: số con nuôi sống/lứa của mèo nội là 4,1 ± 0,17(con), mèo lai là 3,4 ± 0,27(con), mèo ngoại là 3,2 ± 0,36(con). Thời gian động dục lại sau khi đẻ của mèo nội ngắn nhất, dài nhất là mèo ngoại. Cụ thể: thời gian động dục lại của mèo nội là 70 ± 0,65(ngày), mèo lai là 79 ± 1,54(ngày), mèo ngoại là 91 ± 2,07(ngày). 3. Tình hình mắc bệnh của mèo Các bệnh mà mèo thường mắc là: bệnh Đau mắt, bệnh Ghẻ, Viêm ruột ỉa chảy, nhóm bệnh do KST. Đường máu, Trúng độc, Viêm tử cung, Viêm phổi.... Trong đó, bệnh mắc với tỷ lệ cao nhất là bệnh Viêm ruột ỉa chảy với tỷ lệ 18,12%. Nguyên nhân chính gây bệnh Viêm ruột ỉa chảy là vi khuẩn chiếm 42,31%. Một số vi khuẩn có trong phân mèo bình thường là Staphylococcus, Streptococcus, Escherichia coli, Salmonella. Chúng tăng mạnh khi mèo bị viêm ruột ỉa chảy. Staphylococcus mẫn cảm nhất với Enrofloxacin, Norfloxacin và Sulfamethazol-trimethoprim, chiếm tỷ lệ 100% mẫu kiểm tra, 2 thuốc đã bị Salmonella kháng hoàn toàn là Clidamycin và Colistin. Streptococcus mẫn cảm nhất với Enrofloxacin chiếm tỷ lệ 100% mẫu kiểm tra, 2 thuốc Clidamycin và Colistin đã bị Streptococcus kháng hoàn toàn. Escherichia coli mẫn cảm nhất với Enrofloxacin, chiếm tỷ lệ 100%, E. coli mẫn cảm thấp nhất với Gentamycin, chiếm tỷ lệ 46,67%. Salmonella mẫn cảm nhất với Enrofloxacin và Sulfamethazol-Trimethoprim, chiếm tỷ lệ 100%, Salmonella kháng Gentamycin cao nhất với tỷ lệ là 40%. Tập đoàn vi khuẩn phân lập được trong phân mèo ỉa chảy mẫn cảm nhất với Enrofloxacin, Norfloxacin, Tetracyclin, chiếm tỷ lệ 100%, tập đoàn vi khuẩn có tỷ lệ kháng cao nhất với Kanamycin, chiếm 50% tổng số mẫu kiểm tra. Điều trị bệnh viêm ruột ỉa chảy theo 4 phác đồ, phác đồ 2 cho hiệu quả tốt nhất. 5.2. Đề nghị 1. Người chăn nuôi cần chú ý hơn đến sức khỏe đàn mèo và hoạt động sinh sản của mèo nhà mình. 2. Khi mèo bị bệnh nếu không có kiến thức chuyên môn thì nên đưa mèo tới cơ sở thú y để được tư vấn và mèo được điều trị kịp thời. 3. Mỗi người cần có ý thức bảo vệ đàn mèo bắt chuột và yêu hơn những chú mèo cưng vì chúng rất đáng yêu và mang lại nhiều lợi ích trong thực tế cũng như trong nghiên cứu. Tài liệu tham khảo Tài liệu tiếng việt Ngô Trần ái (1974), Động vật có xương sống, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Kim Anh, Nguyễn Văn Quỳnh (1991), Staphylococcus và Streptococcus (Kỹ thuật xét nghiệm Vi sinh vật học), NXB Văn hóa, Hà Nội. Nguyễn Thượng Chánh (2008), Ngộ độc thực phẩm do Salmonella, Trần Cừ, Cù Xuân Dần, Lê Thị Minh (1975), Sinh lý học gia súc, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đăng Đức, Đặng Hồng Miên, Nguyễn Vĩnh Phước, Nguyễn Đình Tuyến, Nguyễn Phùng Tiến, Phạm Văn Ty (1976), Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1995), Bệnh đường tiêu hóa ở lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Bá Hiên (2000), Những vi khuẩn thường gặp và biến động của chúng trong đường ruột gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy tại vùng ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, ĐHNNI Hà nội. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1997), Giáo trình Dược lý học Thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Xuân Hoạt, Phạm Đức Lộ (1971), Giáo trình Tổ chức học phôi thai, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. Trần Gia Huân (1982), Động vật có xương sống, tập 3, NXB Giáo dục. Trần Kiên, Trần Thanh (1973), Đời sống các loài thú, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm ngọc Thạch (1997), Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng Thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Vĩnh Phước (1970), Vi sinh vật Thú y, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Vĩnh Phước (1970), Vi sinh vật Thú y, tập 2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Vĩnh Phước (1976), Các phương pháp bảo quản thú sản và thực phẩm - Vi sinh vật Thú y, tập 3, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Vĩnh Phước (1978), Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Phú Quý, Phùng Đắc Can, Lương Ngọc Trâm (1991), Salmonella, Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật y học, NXB Văn hóa, Hà Nội. Nguyễn Văn Quỳnh (1991), Môi trường nuôi cấy, phân lập các vi khuẩn và nấm gây bệnh, kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật y học, NXB Văn hóa, Hà Nội. Lê Văn Tạo (1989), “Nghiên cứu tác nhân gây bệnh của Salmonella, kết quả nghiên cứu khoa học 1983-1989”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, số 89, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001), Vi sinh vật Thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Văn Thanh (2003), Tài liệu tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và phòng ttrị bệnh cho mèo. Nguyễn Văn Thanh (2004), Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở gia súc gia cầm, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. Bùi Thị Tho, Phạm Khắc Hiếu (1995), “Kiểm tra một số yếu tố ảnh hưởng tới tính mẫn cảm và kháng thuốc của E. Coli phân lập từ bệnh lợn con phân trắng”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập 2 số 4, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Bùi Thị Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi, NXB Hà Nội. Đinh Bích Thủy, Nguyễn Thị Thạo (1995), “Nghiên cứu độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở lợn”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập 2 số 4, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Lê Trần Tiến (2006), Nghiên cứu sự biến một số chỉ tiêu sinh lý lâm sàng, phi lâm sàng, vi sinh vật và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở bò sữa, Luận án thạc sĩ Nông nghiệp, ĐHNNI Hà nội. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996), Sinh lý học gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Tuân (1997), Vệ sinh thịt, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tạ Thị vịnh (1990), Sinh lý bệnh Thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2003), Thuốc và cách sử dụng thuốc Thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. http:// www.Yêu thú cưng.com Tài liệu tiếng anh Baird A.C, M.J.Eyles (1979), Food-brorne microorganisms of public health signifscance, A specialist course for the food industry the publication unit, registor division the university of New south Walls, Australia. Bergey (1957), Manual of Determunative Bacteriology, 7th ed, in London. Coffey J.M. (1942), Hemolytic streptococci of sero logical Group E. Fost A.J. and P.B. Spradbrow (1997), Veterinary Microbiology The university of Queenland. Gyles C.I. (1994), Escherichia coli in domestic animals and humans, university of Gyelph, Canada. Joklik, Michael et al. Zinnser (1988), Microbiology,19th ed.,Vol1. QW4. Norwark: Appleton & Lange. Mann I. (1984), “Guidelines on small slaughterhouses and meat hygiene for developing countries”, Published by Wolrd Health Organization. Mekay. W.M. (1975), The use of antibiotics in animal feeds in the United Kingdom, The impact and importance of legislative controls. Worlds pautry. Sciences jounal 31. 116-28. (A rejoinder to the oreview of Smith. Sebelow, Arguing Strongly that there is no Cause for concern). Taylor D.J., L.R. Schlunz, J.T. Been, Cliver D.O and M.S Bergdool (1990), “Emetic action as Staphylococal enterotoxin A on wearily pigs”, Infect immunol. Winkler G., M.D. Weinberg (2002), More about other food borne illnesses. Phụ lục Mốo bị ỉa chảy: lụng dựng, mắt cú rỉ, phõn màu đen hay vàng dính đầy chân và đuôi Mốo bị ỉa chảy: uống nước nhiều ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnguyen thi nguy (nop).doc
Tài liệu liên quan