Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Minh đức, thị xã phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- NGUYỄN THỊ HIỀN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MINH ĐỨC, THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên – năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------- NGUY

pdf70 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Minh đức, thị xã phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
YỄN THỊ HIỀN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MINH ĐỨC, THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Lớp : K46 - KHMT - N01 Khoa : Môi trường Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : TS. Dư Ngọc Thành Thái Nguyên – năm 2018 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong trường cùng các anh chị công tác tại Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên, cùng với đó là sự động viên của gia đình và bạn bè. Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo cô giáo trong khoa Môi trường của trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, người đã giảng dạy và đạo tạo, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Dư Ngọc Thành đã quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn em rất tận tình trong suốt quá trình em thực tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị đang công tác tại Chi cục bảo vệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên giúp đỡ để em hoàn thành tốt khoá luận này. Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô, các anh chị cùng các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô giáo Khoa Môi Trường, thầy Dư Ngọc Thành, cán bộ đang công tác tại Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Thái Nguyên cùng bạn bè và gia đình nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và thành công. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Hiền ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng lợn phân theo các vùng của Việt Nam .............................. 7 Bảng 2.2. Số lượng trang trại chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên từ 2014-2016 ....... 9 Bảng 2.3. Số liệu điều tra chăn nuôi lợn năm 2016 ........................................ 11 Bảng 2.4. Bảng tổng hợp số lượng đầu gia súc, gia cầm tỉnh Thái Nguyên .. 12 Bảng 2.5. Mức độ xử lý chất thải chăn nuôi ở một số địa phương ................. 13 Bảng 4.1: Một số trang trại chăn nuôi trên địa bàn xã Minh Đức .................. 23 Bảng 4.2. Tình hình phát triển đàn lợn của một số trang trại trên địa bàn Thái Nguyên ............................................................................................ 24 Bảng 4.3. Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại một số trang trại trên địa bàn xã Minh Đức............................................................................. 24 Bảng 4.4. Hiệu quả xử lý của một số trang trại sau khi sử dụng hệ thống xử lý chất thải ........................................................................................... 25 Bảng 4.5. Tình hình sử dụng nước dùng cho chăn nuôi lợn tại trang trại ...... 26 Bảng 4.6. Chất lượng nước thải tại các trang trại lợn ..................................... 27 Bảng 4.7. Chất lượng nước mặt xung quanh khu vực chăn nuôi .................... 28 Bảng 4.9. Chất lượng nước ngầm xung quanh khu vực chăn nuôi ................. 29 Bảng 4.10. Phân tích mẫu không khí tại khu vực trang trại của CT NHH Phát Triển Nông Sản Phú Thái ............................................................... 30 Bảng 4.11. Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực ngoài trang trại Nguyễn Văn Kiệm .......................................................................... 31 Bảng 4.12. Tình hình thu gom, quản lý chất thải rắn tại các trang trại .......... 32 Bảng 4.13. Tình hình xử lý chất thải rắn tại các trang trại chăn nuôi lợn ...... 33 Bảng 4.14. Đặc điểm nước thải chăn nuôi lợn ................................................ 38 Bảng 4.15. Khái toán kinh phí xây dựng bể biogas phủ bạt (Tính cho 1000 lợn, 30 m3 nước thải, thời gian lưu 40 ngày) ................................. 41 Bảng 4.16. Các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống(để đạt tiêu chuẩn thải loại B của QCVN 40/2011. BTNMT .............................................................. 42 iii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 2.1. Tổng số trang trại chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên .............................. 10 Hình 4.1. Sơ đồ xử lý nước thải chăn nuôi quy mô nhỏ ................................. 39 Hình 4.2. Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi trong hộ chăn nuôi quy mô lớn, có hồ sinh học ....................................................... 41 Hình 4.3. Sơ đồ công nghệ sinh thái xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau xử lý vi sinh ......................................................................................................... 41 Hình 4.4. Quy trình công nghệ xử lý nước thải cho hộ chăn nuôi quy mô lớn ....... 44 Hình 4.5. Quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật ưa nhiệt ........................... 45 Hình 4.6. Xử lý mùi bằng kỹ thuật phun sương dung dịch SOS .................... 47 Hình 4.7. Quy trình công nghệ tổng thể xử lý chất thải chăn nuôi ................. 48 iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT AC : Ao - Chuồng BVMT : Bảo vệ môi trường BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường BOD : Biochemical Oxygen Demand (chỉ số nhu cầu oxy sinh hóa) COD : Chemical Oxygen Demand (chỉ số nhu cầu oxy hóa học) CTRCN : Chất thải rắn chăn nuôi DO : Demand Oxygen (chỉ số nhu cầu oxy hòa tan) NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QCVN : Quy chuẩn Việt Nam SBR : sequencing batch reactor (bể phản ứng theo mẻ) TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam VAC : Vườn - Ao - Chuồng VC : Vườn - Chuồng VSV : Vi sinh vật SBR : sequencing batch reactor (bể phản ứng theo mẻ) UASB : Upflow anearobic sludge blanket (bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí) HDPE : High Density Polyethinel (Mật độ cao Polyethinel) TPS : Toyota Production System (hệ thống sản xuất Toyota, còn gọi là JIT (Just – In – time: đúng lúc)) TPM : Total Productive Maintenance (Bảo trì năng suất toàn diện) TQM : Total Quality Management hệ thống quản lý chất lượng toàn diện v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv MỤC LỤC................................................................................................................................. v PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 2 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học .......................................................................... 2 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................................. 3 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3 2.1.1. Tác động của chăn nuôi tới đời sống và nền kinh tế ............................... 3 2.1.2. Hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn .................... 6 2.2. Tình hình ô nhiễm môi trường chăn nuôi trên thế giới và ở Việt Nam ... 14 2.2.1 Tình hình ô nhiễm môi trường chăn nuôi trên thế giới .......................... 15 2.2.2. Tình hình ô nhiễm môi trường chăn nuôi ở Việt Nam ......................... 16 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 17 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 17 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 18 vi 3.4.1. Phương pháp kế thừa ............................................................................. 18 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ..................................................... 18 3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 18 3.4.4. Phương pháp lấy và phân tích mẫu nước thải ....................................... 19 3.4.5. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá .......................... 19 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 20 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Minh Đức, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................................... 20 4.1.1. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 20 4.1.2. Điều kiện về xã hội ............................................................................... 21 4.2. Tình hình chăn nuôi lợn của một số trang trại trên địa bàn xã Minh Đức ..... 23 4.3. Kết quả đánh giá hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi lợn của một số trang trại trên địa bàn xã Minh Đức ........................................................... 24 4.4. Kết quả đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại một số trang trại chăn nuôi trên địa bàn xã Minh Đức ......................................................... 26 4.4.1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước tại trang trại chăn nuôi lợn .... 26 4.4.2. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại cơ sở chăn nuôi lợn .. 30 4.4.3. Hiện trạng thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn tại cơ sở chăn nuôi lợn ............................................................................................................... 32 4.5. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các trang trại chăn nuôi lợn ...................................................................................................... 33 4.5.1. Giải pháp khoa học và công nghệ ......................................................... 34 4.5.2. Giải pháp tuyên truyền và giáo dục ...................................................... 35 4.5.3. Giải pháp quản lý .................................................................................. 36 4.5.4. Giải pháp kĩ thuật .................................................................................. 37 4.6. Đề xuất phương án xử lý chất thải rắn ..................................................... 44 4.7. Đề xuất mô hình xử lý khí cho trang trại ................................................. 46 vii PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 49 5.1. Kết luận .................................................................................................... 49 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 51 PHỤ LỤC 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề của toàn cầu. Hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng không chỉ do sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp, mà còn chiếm tỷ trọng lớn từ sản xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Đối với các cơ sở chăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng, làm giảm sức đề kháng vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, năng suất không cao, hiệu quả chăn nuôi thấp. Nếu môi trường chăn nuôi không tốt, sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây nên bùng phát dịch bệnh.Vì vậy trong khuyến cáo của tổ chức WHO [2005] luôn đề nghị phải có các giải pháp tăng cường sự trong sạch môi trường chăn nuôi, kiểm soát, xử lý chất thải, giữ vững được an toàn sinh học, tăng cường sức khỏe đàn giống. Đặc biệt nguy hiểm ô nhiễm môi trường về vi sinh vật (các mầm bệnh truyền nhiễm) làm phát sinh các loại dịch bệnh như ỉa chảy, lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm H5N1. Ở các trang trại chăn nuôi tại xã Minh Đức, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên chỉ tập trung chủ yếu là nuôi lợn. Số lượng đàn lợn ngày càng lớn kéo theo chất lượng như phân nước tiểu, chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác vật nuôi chết, vỏ bao bì của thức ăn chăn nuôi... ngày càng tăng đã trở thành điểm nóng về ô nhiễm môi trường do chất thải không được xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ rồi thải ra môi trường đã gây tác động xấu đến nguồn nước, đất, không khí, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người chăn nuôi lợn nói riêng và các hộ dân xung quanh nói chung.Xuất phát từ thực tế đó tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Minh Đức, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” với mục tiêu đánh giá một cách khoa học, đầy đủ về mức độ, phạm vi ô nhiễm, từ đó đề xuất được các biện pháp xử lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các cơ sở chăn nuôi một cách hiệu quả. 2 1.2. Mục tiêu đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Minh Đức, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tạicác trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Minh Đức 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn tại một số trang trại trên địa bàn xã Minh Đức - Đánh giá chất lượng môi trường tại một số trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Minh Đức. - Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn nuôi lợn trong điều kiện thực tế ở địa phương. 1.3. Ý nghĩa đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học - Nghiên cứu sẽ đánh giá một phần hiện trạng ngành chăn nuôi lợn tại các cơ sở trên địa bàn xã Minh Đức, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Đề tài nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiểu biết về công tác quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường cho các hộ chăn nuôi. Đồng thời kết quả nghiên cứu còn phục vụ cho việc học tập và công tác nghiên cứu sau này. 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn Góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, và đề xuất giải pháp để cải thiện cảnh quan môi trường cho các khu vực chăn nuôi tại địa bàn xã Minh Đức, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống cho cộng đồng dân cư. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Tác động của chăn nuôi tới đời sống và nền kinh tế Ngành chăn nuôi không đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế toàn cầu nhưng lại là ngành có nhiều ý nghĩa về mặt chính trị – xã hội. Nó chiếm 40 % tổng sản phẩm trong ngành nông nghiệp, giải quyết việc làm cho hơn 1,3 tỷ người lao động và là sinh kế của hơn 1 tỷ người dân sống ở các nước nghèo. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi cũng được coi là một trong ba ngành có tác động lớn đến môi trường. Cùng với sự tăng dân số và thu nhập, nhu cầu về các sản phẩm từ thịt và sữa ngày càng tăng. Tổng nhu cầu tiêu thụ thịt trên toàn thế giới được dự đoán là sẽ tăng gấp đôi, từ 229 triệu tấn năm 1999 lên 465 triệu tấn vào năm 2050, và sản lượng sữa cũng sẽ tăng từ 580 lên 1043 triệu tấn trong cùng thời gian này. Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, ngành chăn nuôi đã có nhiều thay đổi. Xu hướng công nghiệp hoá và chuyên môn hoá ngày càng tăng. Khu vực sản xuất cũng chuyển dịch dần từ vùng nông thôn đến vùng đô thị và ven đô, đến gần hơn với người tiêu dùng. Còn nguồn thức ăn cung cấp cho chăn nuôi thì được trồng ở vùng khác có điều kiện thuận lợi hơn, sau đó được nhập khẩu và vận chuyển đến các khu chăn nuôi. Tốc độ tăng giữa các loài được nuôi cũng có sự chuyển dịch nhất định. Với những loài dạ dày đơn như lợn và gia cầm, khi chuyển sang nuôi công nghiệp thì tăng trưởng nhanh hơn, trong khi gia súc lớn thì tăng trưởng chậm hơn. 4 Với sự chuyển dịch này, ngành chăn nuôi đang trở thành một đối thủ không kém cạnh trong cuộc chạy đua về tiêu tốn về đất đai, nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác so với các ngành công nghiệp, dịch vụ. Bản báo cáo mới đây của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy ngành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng như thoái hoá đất, biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí, thiếu nước và ô nhiễm nước, mất đa dạng sinh học. Tổng diện tích dành cho chăn nuôi chiếm 26% diện tích bề mặt không phủ băng tuyết của Trái đất. Thêm vào đó là 33% diện tích đất trồng được dành để sản xuất thức ăn cho chăn nuôi. Tổng cộng, ngành chăn nuôi chiếm 70% diện tích đất nông nghiệp, tương đương 30% diện tích bề mặt Trái đất. Mở rộng diện tích dành cho chăn nuôi là một trong những nguyên nhân chính làm mất rừng. Tình trạng này xảy ra rất phổ biến trên toàn thế giới nhưng đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực Nam Mỹ. Rừng Amazon – khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới đang bị tàn phá với tốc độ khủng khiếp để chuyển đổi thành đồng cỏ chăn nuôi và đất trồng thức ăn gia súc. Mất rừng làm cho đất bị xói mòn vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô. Khoảng 20% diện tích đất đồng cỏ và đất rừng, trong đó khoảng 73% diện tích đất rừng nằm trong vùng khô hạn đã bị thoái hoá do các tác động của ngành chăn nuôi. Biến đổi khí hậu với các hiện tượng như tăng nhiệt độ, tăng mực nước biển, tan băng, thay đổi các dòng hải lưu và các hiện tượng thời tiết cực đoanđang từng ngày đe doạ sự tồn vong của loài người. Trong đó, ngành chăn nuôi phải chịu trách nhiệm về 18% trong tổng lượng phát thải khí nhà kính của toàn cầu, cao hơn cả ngành giao thông vận tải. 5 Lượng phát thải CO2 từ chăn nuôi chiếm 9% toàn cầu, chủ yếu là do hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất – đặc biệt là phá rừng để mở rộng các khu chăn nuôi và các vùng trồng cây thức ăn gia súc. Ngành này còn thải ra 37% lượng khí mê tan CH4 (một loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kinh cao gấp 23 lần CO2), 65% lượng khí NOx (có khả năng gây hiệu ứng nhà kính cao gấp 296 lần CO2) và tạo ra 2/3 tổng lượng phát thải khí a-mô-ni-ắc, nguyên nhân chính gây mưa axit phá huỷ các các hệ sinh thái. Thế giới hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Theo dự đoán đến năm 2025, 64% dân số thế giới sẽ phải sống trong điều kiện căng thẳng về nguồn nước. Trong khi đó, sự phát triển của ngành chăn nuôi càng làm tăng nhu cầu sử dụng nước. Hiện nay, ngành chăn nuôi đang chiếm khoảng 8% tổng lượng nước loài người sử dụng trên toàn thế giới. Nhưng vấn đề nghiêm trọng nhất mà nó gây ra đối với môi trường nước chính là nước thải. Nước thải của ngành chăn nuôi chứa nhiều chất ô nhiễm như chất kháng sinh, hoocmon, hoá chất, phân bón, thuốc trừ sâu. Chúng đang huỷ hoại các vùng ven biển, các bãi san hô ngầm, gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ cho con người và các vấn đề khác. Ngoài ra, ngành chăn nuôi còn làm giảm lượng nước bổ sung cho các mạch nước ngầm do mất rừng và đất bị thoái hoá, chai cứng, giảm khả năng thẩm thấu. Tất cả những tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến môi trường đất, nước, không khí và khí hậu đã dẫn đến một kết quả tất yếu đối với hệ sinh thái Trái đất, đó là sự suy giảm đa dạng sinh học. Theo báo cáo của WWF, trong số 825 vùng sinh thái trên cạn của Trái đất có 306 vùng bị tác động bởi ngành chăn nuôi. Còn theo Tổ chức Bảo tồn 6 Thiên nhiên Thế giới (Conservation International) thì có đến 23 trong tổng số 35 “điểm nóng về đa dạng sinh học” bị ảnh hưởng bởi ngành chăn nuôi. Sách đỏ về những Loài bị Đe doạ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) cũng cho thấy hầu hết những loài đang bị đe doạ trên thế giới là do mất đi môi trường sống, mà chăn nuôi là một trong những nguyên nhân hàng đầu. 2.1.2. Hiện trạng môi trường của một số trang trại chăn nuôi lợn 2.1.2.1. Hiện trạng môi trường chăn nuôi lợn của Việt Nam Ở Việt Nam, chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao. Giá trị ngành chăn nuôi ước đạt 11 nghìn tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng 6 - 8%/năm trong khi đó trên thế giới gia tăng bình quân chỉ đạt 1%/năm. Đến nay tỉ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp Việt Nam chiếm 22,3% [21]. Sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam đạt trên 4 triệu tấn/năm, đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc và Ấn Độ) với tổng đàn lợn của Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Brazil [11]. Tuy nhiên, tính đến nay Việt Nam chưa có dự án CDM (xây dựng và áp dụng Cơ chế phát triển sạch) nào trong lĩnh vực chăn nuôi được thực hiện do nhận thức, hiểu biết về CDM và những quyền lợi, lợi ích từ CDM mang lại còn nhiều hạn chế [11]; các chuyên gia về CDM trong chăn nuôi còn rất thiếu; cơ sở pháp lý, các quy định ở nước ta cũng như trên thế giới chưa được hoàn thiện và phối hợp đồng bộ nên việc thực hiện gặp nhiều khó khăn; số lượng quy mô trang trại nhỏ vẫn còn nhiều, phân tán ở hầu hết các địa phương gây ảnh hưởng đến việc áp dụng các công nghệ tiên tiến giảm lượng khí thải nhà kính. 7 Bảng 2.1. Số lượng lợn phân theo các vùng của Việt Nam (Đơn vị: 1000 con) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 26 27 27 Cả nước 27 055,9 26 494,0 701,598 627,729 373,149 ĐBSH 6 971,850 7 095,707 6 946,504 7 092,1 6 855,2 Đông Bắc 4 988,258 5 289,789 5 495,255 4 952 4 915 Tây Bắc 1 301,479 1 375,584 1 461,496 1 473 1 432 Bắc Trung Bộ 3 551,052 3 445,825 3 287,506 3 047 2 908 Duyên Hải Nam 2 000,169 2 099,099 1 938,072 5 253,3 5 084,9 Trung Bộ Tây Nguyên 1 557,225 1 636,052 1 633,125 1 711,7 1 704,1 Đông Nam Bộ 2 701,575 2 954,846 2 812,361 2 801,4 2 780,0 ĐBSCL 3 629,990 3 730,827 3 798,830 3 772,5 3 722,9 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012) Môi trường bị ô nhiễm lại tác động trực tiếp vào sức khoẻ vật nuôi, phát sinh dịch bệnh, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, giảm năng suất không thể phát triển bền vững. Công tác quản lý chất thải trong chăn nuôi lợn đang gặp nhiều khó khăn, việc sử dụng phân lợn trong nông nghiệp vẫn còn bị hạn chế do phân lợn không giống phân bò hay gia cầm khác. Theo điều tra tình hình quản lý chất thải chăn nuôi ở một số huyện thuộc TP. HCM và một số tỉnh lân cận chỉ có 6% số hộ nuôi lợn có bán phân cho các đối tượng sử dụng để nuôi cá và làm phân bón, khoảng 29% số hộ chăn nuôi lợn sử dụng phân cho bể biogas và 9% hộ dùng phân lợn để nuôi cá. Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của Viện chăn nuôi (2006) tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập trung ở Hà Nội, Hà 8 Tây, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy: Chất thải rắn bao gồm chủ yếu là phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa và đôi khi là xác gia súc, gia cầm chết. Kết quả điều tra hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi cho thấy 100% số cơ sở chăn nuôi đều chưa tiến hành xử lý chất thải rắn trước khi chuyển ra ngoài khu vực chăn nuôi. Các cơ sở này chỉ có khu vực tập trung chất thải ở vị trí cuối trại, chất thải được thu gom và đóng bao tải để bán cho người tiêu thụ làm phân bón hoặc nuôi cá. Đối với phương thức nuôi lợn trên sàn bê tông phía dưới là hầm thu gom thì không thu được chất thải rắn. Toàn bộ chất thải, bao gồm phân, nước tiểu, nước rửa chuồng được hòa lẫn và dẫn về bể biogas. Kết quả điều tra của cho thấy hệ thống xử lý nước thải tại các trang trại trên là: Nước thải  bể Biogas  hồ sinh học  thải ra môi trường, hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn khác cũng có sơ đồ xử lý chất thải như trên 2.1.2.2. Hiện trạng môi trường chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên Hiện nay, trên toàn tỉnh Thái Nguyên có 674 trang trại, gia trại, trong đó có 274 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn; 353 trang trại, gia trại chăn nuôi gà; 47 trang trại, gia trại còn lại chăn nuôi trâu, ngựa, dê, nhím, chồn, rắn. Các trang trại/gia trại chăn nuôi lợn có lượng chất thải lớn và đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh so với các loại hình trang trại khác. Trong đó, huyện có số trang trại chăn nuôi lợn nhiều nhất là: Phú Lương (có 93 trang/gia trại), Phú Bình (có 68 trang/gia trại), Phổ Yên (có 44 trang/gia trại); còn lại phân bố rải rác tại các huyện còn lại. Trong số các trại chăn nuôi lợn, đa số các trang trại, gia trại có quy mô dưới 1000 con/năm (chiếm khoảng 90% trong tổng số 274 trang trại, gia trại lợn); khoảng 10% có quy mô trên 1000 con/năm. Phần lớn các trang trại, gia trại nằm xem kẽ trong các khu dân cư không đảm bảo khoảng cách vệ sinh đến khu dân cư; chất thải chủ yếu được xử lý bằng hệ thống biogas không 9 đảm bảo đã gây ô nhiễm môi trường nhất là nguồn nước và môi trường không khí, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh Bảng 2.2. Số lượng trang trại chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên từ 2014-2016 Số lượng trang trại TT Đơn vị hành chính 2014 2015 2016 1 Tp. Thái Nguyên 64 75 82 2 TP. Sông Công 34 50 70 3 Phổ Yên 95 96 102 4 Định Hóa 7 11 14 5 Võ Nhai 5 19 21 6 Phú Lương 36 35 53 7 Đồng Hỷ 78 95 105 8 Đại Từ 25 53 40 9 Phú Bình 204 172 207 10 Tổng số 548 606 694 (Niên giám thống kê Thái Nguyên 2016 và điều tra thực tế) Hiện nay, Thái Nguyên là một tỉnh có ngành nông nghiệp chăn nuôi phát triển khá nhanh. Nhiều huyện có số lượng các trang trại chăn nuôi quy mô lớn và phong phú như: Đồng Hỷ và Phổ Yên, Phú Bình. Các trang trại này tập trung chủ yếu là chăn nuôi lợn.So với cả nước thì Thái Nguyên là tỉnh có số lượng đàn trâu không lớn. Những con trâu này được phân bố rải rác ở tất cả các huyện nhưng tập trung phần lớn ở các huyện Phú Bình, Đại Từ, Phổ Yên. Trâu ở Thái Nguyên được nuôi chủ yếu để làm sức kéo trong dân. Huyện Phú Bình có số lượng đàn bò lớn nhất so với toàn tỉnh (hơn 19 ngàn con) được nuôi để lấy thịt.Số lượng đầu bò còn lại được phân bố khá đồng đều ở hầu hết các huyện còn lại. Theo khảo sát thì số lượng đầu bò tại 2 10 huyện (Phú Lương và Đại Từ) có số lượng khá khiêm tốn (dưới 1.000 con/năm). Ngoài ra, Thái Nguyên còn nuôi cả ngựa và dê, Tuy nhiên, số lượng đầu ngựa và dê không nhiều do Thái Nguyên chưa có nhà máy chế biến sữa như các tỉnh Sơn La, Hòa Bình. Và do địa hình của Thái Nguyên là đồi núi, đường đi khó khăn nên việc nuôi ngựa chủ yếu theo quy mô hộ gia đình để tận dụng làm sức kéo. Ngày nay khi hệ thống giao thông được cải thiện, nhiều tuyến đường mới mở, việc đi lại và thu hoạch hoa màu của người dân thuận lợi hơn, ít phụ thuộc vào sức kéo từ ngựa thì số lượng đầu ngựa cũng có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã chú trọng phát triển đàn gia cầm dưới mô hình trang trại. Hiện nay, mô hình trang trại chăn nuôi gà của Thái Nguyên phát triển khá mạnh. Tính đến nay đã có khoảng hơn 1 triệu con gà đã và đang được nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó Phú Bình, Đại Từ và thành phố Thái Nguyên là 3 huyện có tổng đàn gia cầm lớn hơn cả. Hình 2.1. Tổng số trang trại chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên 11 Bảng 2.3. Số liệu điều tra chăn nuôi lợn năm 2016 Quy mô chăn nuôi Khối lượng CTR Lượng nước Số phiếu Số lượng Thu gom và xử lý NT Lợn lợn trung bình trung bình Thu gom CTR điều tra con Lớn Vừa Nhỏ kg/con/ngày lit/con/ngày Xử lý Điểm xả cuối Ao sinh học: 10% Kho chứa CTR: 41% 100% có hầm Đồng Hỷ 46 7 37 2 20.619 1,93 2,1 Kênh, suối: 20% Đóng bao để ngoài biogas Tưới cây trong vườn: 70% trời: 59% Ao sinh học: 10% Kho chứa CTR: 52%. 100% có hầm Phú Lương 46 5 41 0 12.617 1,9 2,1 Kênh, suối:10% Đóng bao để ngoài biogas Tưới cây trong vườn:80% trời: 48% Ao sinh học: 24% Kho chứa CTR: 48% 100% có hầm Phổ Yên 77 13 63 1 29.805 1,8 2,3 Kênh, suối: 10% Đóng bao để ngoài biogas Tưới cây trong vườn: 66% trời: 52% Ao sinh học: 24% Kho chứa CTR: 65% 100% có hầm Đại Từ 40 0 40 0 8.512 2,2 2 Kênh, suối: 17% Đóng bao để ngoài biogas Tưới cây trong vườn: 73% trời: 35% Ao sinh học: 0% Kho chứa CTR: 29%. 100% có hầm Định Hóa 14 0 14 0 30.326 2 1,9 Kênh, suối: 30% Đóng bao để ngoài biogas Tưới cây trong vườn: 70% trời: 71% Ao sinh học: 10% Kho chứa CTR: 33%. 100% có hầm Phú Bình 79 5 74 0 30.326 1,9 1,9 Kênh, suối: 0,5% Đóng bao để ngoài biogas Tưới cây trong vườn: 85% trời: 67% Ao sinh học: 0,5 Kho chứa CTR: 48%. Thái 100% có hầm 33 5 28 0 20.560 1,9 1,9 Kênh, suối: 0.5% Đóng bao để ngoài Nguyên biogas Tưới cây trong vườn: 95% trời: 52% Ao sinh học: 0% Kho chứa CTR: 65%. 100% có hầm Sông Công 17 0 15 2 2.610 2 1,9 Kênh, suối: 10% Đóng bao để ngoài biogas Tưới cây trong vườn: 90% trời: 35% Võ Nhai 1 0 1 0 500 2 2 Số lượng nhỏ nên không đánh giá Tổng Cộng 353 35 313 5 127173 2 2 (Nguồn báo cáo tổng hợp nhiệm vụ” Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên...n chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN26:2010/BTNMT 3 1 NH3 mg/m <0,02 0,2 3 2 H2S mg/m <0,012 0,042 ( Nguồn: Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ “Điều tra đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”- Chi cục BVMT) Nhận xét: Qua bảng kết quả phân tích mẫu không khí khu vực xung quanh trang trại cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 06:2009/BTNMT; QCVN26:2010/BTNMT Ghi chú: - Giá trị sau dấu < thể hiện giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh QCVN 26:2010/ BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về tiếng ồn 32 4.4.3. Hiện trạng thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn tại cơ sở chăn nuôi lợn Từ phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp: tính toán được định mức thải bình quân: - Gia súc (lợn): 2kg/con/ngày đêm Từ “Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015” đã tính toán và đưa ra định mức phát sinh chất thải bình quân cho các loại vật nuôi như sau: - Gia súc (lợn): 2kg/con/ngày đêm Như vậy, từ những kết quả điều tra phỏng vấn và tài liệu thu thập được cho thấy định mức thải bình quân của gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng ngang bằng với định mức thải bình quân mà Bộ Tài nguyên và môi trường đã công bố. Bảng 4.12. Tình hình thu gom, quản lý chấtải th rắn tại các trang trại Trang trại Tốt Trung bình Kém Lê Thị Hạnh x Nguyễn Văn Kiệm x CT TNHH Phát Triển x Nông Sản Phú Thái (Nguồn: Kết quả điều tra, 2017) Tiêu chí đánh giá: Đạt TCVN 6705 : 2009- chất thải rắn thông thường- phân loại Tốt: đạt 80%-90% so với TCVN, Trung bình: 50% - 70% so với TCVN Kém: < 50% so với TCVN - Với mô hình chăn nuôi trang trại lớn và vừa: hầu hết các trang trại đã xây dựng kho chứa chất thải. Chất thải thu gom được đóng bao và lưu trữ 33 trong kho có mái che và tường bao quanh. Hàng tháng, chất thải này được các chủ trang trại bán cho người dân chở đi để bón cây. Tuy nhiên, vẫn còn một số trang trại không có kho lưu trữ chất thải. CTRCN được thu gom, đóng bao và đặt ngoài trời để bán. Khi có mưa, nước mưa sẽ lẫn chất thải chăn nuôi ngấm vào đất gây ô nhiễm môi trường đất, nước và gây mùi hôi khó chịu. - Với mô hình chăn nuôi hộ gia đình: các khu chuồng trại rất gần khu dân sinh. CTRCN thường được người dân ủ ngoài vườn và che đậy đơn sơ bằng tấm bạt hoặc đóng bao để ngoài trời. Khi có mưa, nước mưa sẽ lẫn chất thải chăn nuôi ngấm vào đất gây ô nhiễm môi trường đất, nước và gây mùi hôi khó chịu Bảng 4.13. Tình hình xử lý chất thải rắn tại các trang trại chăn nuôi lợn Thu gom tập Trang trại Chôn lấp Đốt trung Lê Thị Hạnh x Nguyễn Văn Kiệm x CT TNHH Phát Triển x Nông Sản Phú Thái (Nguồn: Kết quả điều tra, 2017) Về vấn đề xử lý chất thải rắn, qua điều tra cho thấy hầu hết các trang trại chăn nuôi đều xử lý chất thải rắn thông qua việc thu gom tập trung. Tuy nhiên về hình thức thu gom này vẫn gây ô nhiễm môi trường. 4.5. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các trang trại chăn nuôi lợn Từ việc khảo sát tình hình các trang trại chăn nuôi lợn, chúng tôi đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn như sau : 34 4.5.1. Giải pháp khoa học và công nghệ Để kiểm soát diễn biến của sự dịch chuyển các chất ô nhiễm môi trường và đánh giá mức độ ô nhiễm của các CTCN tại các trang trại chăn nuôi. Chúng ta cần phải tiến hành xây dựng một mạng lưới cơ sở dữ liệu toàn diện về môi trường và được cập nhật định kỳ, dễ sử dụng, chia sẻ. Cơ sở dữ liệu này là tập hợp của các kết quả trước đó của các cơ quan và tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Tiếp theo là hoàn thiện hệ thống dữ liệu này trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, điều tra bổ sung, quan trắc tài nguyên môi trường, các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, địa phương, các cơ chế, chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường tại vùng có trang trại chăn nuôi bị ảnh hưởng, Nghiên cứu các xu hướng biến động tài nguyên môi trường nước, đất. Dựatrên các báo cáo: đánh giá tác động môi trường, hiện trạng môi trường hàng năm,điều tra chất lượng và trữ lượng của tài nguyên nước, đất, hiện trạng sử dụng tàinguyên, niên giám thống kê, các kết quả nghiên cứu về tài nguyên môi trường, thiên tai để xác định các xu thế biến động và dự báo sự lan tỏa CTCN trong môi trường đất, nước của khu vực có trang trại. Áp dụng các công nghệ sạch, ít chất thải, công nghệ xử lý chất thải, côngnghệ giảm thiểu tai biến để xử lý chất ô nhiễm Xây dựng và thực hiện tốt cácchính sách khuyến khích các nhà khoa học, công nghệ nghiên cứu và chuyển giaokết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Các TTCN trên địa bàn hiện đang phát triển ổn định. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận thông tin về thị trường và tổ chức sản xuất của các chủ trang trại còn hạn chế; thiếu các mối liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các địa phương chưa có quy hoạch vùng nhằm quản lý chặt chẽ dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái. 35 Để TTCN phát triển, tỉnh cũng cần có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển tạo điều kiện cho các chủ TTCN đầu tư chiều sâu; quy hoạch vùng chăn nuôi gắn liền với hỗ trợ đầu tư hạ tầng, máy móc, thiết bị phục vụ phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực tổ chức quản lý cho các chủ trang trại. 4.5.2. Giải pháp tuyên truyền và giáo dục Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, cơ sở sản xuấtkinh tế về kỹ thuật, năng lực quản lý quy trình sản xuất để người dân quanh vùnghiểu và phòng tránh tối đa những tác động xấu ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồngvà hoạt động sản xuất của người dân. Giáo dục bảo vệ môi trường ngay trong nhà trường cần được triển khai sâurộng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1363/QĐ-TTg về việc “Đưa cácnội dung Bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”, đặc biệt nội dung về giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường đã được lồng ghép vào trong sách giáokhoa cho các bậc học. Lồng ghép kiến thức về sử dụng khôn khéo, quản lý, bảo tồnphát triển bền vững tài nguyên vào nội dung giảng dạy ở các bậc học phù hợp, ít nhấtlà từ bậc cao đẳng trở lên và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sử dụng bềnvững tài nguyên môi trường theo hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, các công táctổ chức tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ,giáo viên, học sinh và sinh viên cần được chú trọng về cả nội dung, chất lượng cũngnhư hình thức. Xây dựng và thực hiện dự án phát triển nguồn nhân lực, đào tạo độingũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực quản lý, xây dựng,thực hiện và giám sát quy hoạch sử dụng tài nguyên. Trên địa bàn huyện cần đưa ra các giải pháp tuyên truyền, giáo dục, y tế cụ thể để phổ biến tới người dân như sau: 36 - Nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên, môi trường và xây dựng nếp sống văn hóa môi trường thông qua các hoạt động như: Kết hợp với báo chí, mở cácchuyên mục, các cuộc thi môi trường. Phối hợp với đài phát thanh, truyền hình thực hiện các phóng sự về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Phối hợp với các cơ quan ban ngành hướng dẫn các kiến thức cơ bản vềmôi trường cho các tuyên truyền viên vệ sinh môi trường. - Đưa vấn đề sinh thái và bảo vệ môi trường vào trong nhà trường, nâng caoý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho học sinh. - Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục ý thức tự giác vàvăn hóa môi trường tới toàn dân. Đưa các hình thức trực quan sinh động trong cáccuộc vận động toàn dân tham gia phong trào gây dựng môi trường xanh, sạch đẹp. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình y tế dự phòng, đặc biệtcoi trọng công tác đào tạo sâu cán bộ cơ sở. 4.5.3. Giải pháp quản lý Song song cùng với các giải pháp công nghệ, tuyên truyền giáo dục và kỹ thuật, cần tiến hành các giải pháp quản lý chất lượng môi trường, bao gồm: - Xây dựng hoàn chỉnh các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, những quy định bắt buộc về xử lý các hoạt động gây tác động xấu đến môi trường nói chung và môi trường đất, nước nói riêng đối với các dự án, các chủ doanh nghiệp. - Thẩm định môi trường cho các dự án đầu tư, chiến lược phát triển. Tất cảcác dự án đầu tư, chiến lược phát triển đều phải có đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược và đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. - Nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn cho cán bộ cơ sở, ban ngành, ủy ban nhân dân các cấp và quản lý môi trường, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ môitrường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa. 37 - Nâng cao năng lực thể chế cho việc giám sát và thực thi ở cấp địa phương bằng cách thường xuyên tiến hành kiểm tra, báo cáo công tác bảo vệ môi trường ở từng cơ sở. - Đẩy mạnh áp lực xã hội và việc thực thi quy định, áp dụng thực hành quản lý chất thải chăn nuôi, đặc biệt là trong các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ. - Tăng cường vai trò giám sát của người dân trong công tác BVMT. 4.5.4. Giải pháp kĩ thuật  Đề xuất xử lý nước thải chăn nuôi Trong nước thải chăn nuôi, hàm lượng chất hữu cơ, N, P,coliform rất cao. Mức độ ô nhiễm có xu hướng tăng theo qui mô chăn nuôi. Hiện nay ở nước ta, xử lý nước thải chăn nuôi lợn chủ yếu mới là xử lý bằng công nghệ biogas và hồ sinh học. Hầm biogas chỉ xử lý được chất hữu cơ còn hồ sinh học có thể xử lý N và P nhưng hiệu quả thấp, cần diện tích lớn và thời gian lưu lâu. Nước thải sau xử lý bằng các biện pháp trên chưa đáp ứng các tiêu chuẩn thải của quốc gia và ngành về COD, tổng N và tổng P. Đặc biệt, việc xử lý chất ô nhiễm N và P trong nước thải chăn nuôi lợn hầu như chưa được quan tâm trong khi đây là yếu tố gây phú dưỡng môi trường nước các thuỷ vực tiếp nhận dẫn đến “nở hoa nước” do vi tảo bao gồm vi khuẩn lam (VKL) độc phát triển mạnh, làm mất cân bằng sinh thái và suy giảm chất lượng nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. Phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi phổ biến hiện nay là sử dụng bể Biogas để cung cấp khí sinh học cho việc đun nấu, thắp sáng và chạy máy phát điện... Việc xử dụng bể Biogas ở các trang trại chăn nuôi nhằm mục đích xử lý chất thải và khai thác nguồn năng lượng mới. Nhưng nước thải sau bể Biogas vẫn còn nhiều chất gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý trước khi thải vào môi trường. Việc lựa chọn phương pháp và lựa chọn quy trình xử lý nước phụ thuộc vào các yếu tố như: 38 - Lưu lượng nước thải. - Các điều kiện của trại chăn nuôi (khả năng đầu tư xây dựng, diện tích đất xây dựng hệ thống xử lý nước thải). - Hiệu quả yêu cầu xử lý: QCVN 62-MT:2016/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BTNMT ngày 29/4/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tiêu chuẩn loại B của QCVN 40:2011/BTNMT được thải ra nguồn tiếp nhận. Bảng 4.14. Đặc điểm nước thải chăn nuôi lợn QCVN 62- STT Các chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ MT:2016/BTNMT 1 pH - 5.5 – 7.8 5,5-9 2 SS mg/l 800 – 2.300 150 3 COD mg/l 1300 – 4.350 300 4 BOD5 mg/l 800 – 2.250 100 5 N-tổng mg/l 200 – 450 150 6 P-tổng mg/l 37 – 68 - 7 Coliform MPN/100mL 5,8.109 5.000 Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải lựa chọn đáp ứng đầy đủ các yếu tố: chi phí đầu tư xây dựng không cao, công tác quản lý vận hành đơn giản, chi phí vận hành thường xuyên thấp, thỏa mãn các tiêu chuẩn về môi trường đối với ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, cần phải có thêm các khảo sát tính toán cho phù hợp với điều kiện của từng trang trại. Đối với cơ sở chăn nuôi qui mô nhỏ/gia trại: Theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT; Quy định kỹ thuật đối với cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải nhỏ hơn 5m3/ngày như sau: - Cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải nhỏ hơn 2 m3/ngày phải có hệ thống thu gom và hệ thống lắng, ủ nước thải hợp vệ sinh. 39 - Cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải từ 2 m3/ngày đến dưới 5 m3/ngày phải có hệ thống thu gom và hệ thống xử lý chất thải đủ công suất như biogas (hệ thống khí sinh học) hoặc đệm lót sinh học phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia. Do lượng chất thải chăn nuôi thải ra hằng ngày còn ít nên các cơ sở chăn nuôi hộ gia đình có thể thu gom quét dọn chuồng thường xuyên. Có thể áp dụng biện pháp xử lý chất thải theo sơ đồ sau: NƯỚC THẢI BIOGAS HỒ LẮNG CHĂN NUÔI Nước CẶN LẮNG thải đã được xử PHÂN Ủ PHÂN PHÂN lý thải ra môi trường Hình 4.1. Sơ đồ xử lý nước thải chăn nuôi quy mô nhỏ Tính toán công trình: */ Bể Biogas:  Tận dụng và cải tiến những bể biogas có sẵn, hoặc  Quy mô gia trại khoảng 100 con lợn (mỗi con sản xuất 2kg phân tươi/ngày)  Dung tích phần chứa nước trong ngăn phân huỷ của bể biogas (Tổng thể tích hữu ích của bể chứa): Phân tươi/ngày x số lượng Lợn x 3 x thời gian lưu trữ (60 ngày) 2 x 100 x 3 x 60 = 36.000kg  Như vậy, hầm biogas nên có kích thước là 36m3. */ Bể ủ phân và cặn lắng : Với hộ gia đình chăn nuôi lợn khoảng dưới 100 con, lượng phân lợn thu gom trung bình ngày (khoảng 2 kg/con/ngày) ~ 200kg/ngày. 40 - Tổng lượng chất thải rắn cần xử lý (bao gồm cặn lắng) trong ngày từ: 200 ~ 250kg/ngày, tương với 0,2m3 chất thải cần xử lý. - Nhu cầu bể ủ là (với thời gian ủ xử lý từ 30-35 ngày): 3 3. Vbể ủ= 0,2m x 35 ngày = 7m */ Hồ lắng: Hồ lắng/hồ sinh học thường được lựa chọn trong xử lý nước thải chăn nuôi, gọi là phương pháp “ổn định nước thải”. Quy trình này lựa chọn ao ổn định nước thải tùy nghi, có lót màng chống thấm HDPE... Là loại kết hợp cả hiếu khí và kị khí. Ao thường sâu 1 – 1,5m thích hợp cho việc phát triển của tảo và các vi sinh vật tùy nghi. Ban ngày có ánh sáng quá trình chính xảy ra là hiếu khí, ngược lại ban đêm là kị khí. Lượng nước thải thải ra trung bình của gia trại ~ 3m3/ngày. Nếu sử dụng Hồ sinh học, thời gian lưu khoảng 35 ngày: 3 3 Vnước = 3m x 35 ngày = 105m Đối với cơ sở chăn nuôi quy mô vừa: */ Đề xuất đối với trang trại dưới 1000 đầu lợn, có hồ sinh học: Với các trang trại thải ra ≤ 30 m3 nước thải/ngày đêm (≤ 1000 lợn). Nếu trang trại có hồ sinh học (≥ 1000 m2): Áp dụng công nghệ biogas phủ bạt hiện hành (1000 m3, thời gian lưu tối thiểu 40 ngày) + hồ sinh học + CNST với diện tích 1.000m2. Nước sau xử lý đạt và mức TCN 678-2006 COD, TN và TP. Cần bơm vét bùn từ biogas định kỳ dùng sản xuất phân bón. Cần bố trí song chắn rác và hố lắng cát trước biogas và hố thu gom sau biogas để bơm lên hệ xử lý CNST. Ngoài chí chi thu gom, bơm, hầm biogas phủ bạt như chi phí hiện hành, chi phí CNST cần tăng 1,5 lần. Riêng TP có thể phải bổ sung keo tụ hoăc CaO nếu không đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường. Đây là mô hình chi phí thấp, đơn giản về công nghệ và vận hành có hiệu quả cao về xử lý. Có thể đưa một số cây như rau muống vào bè nổi để thu sinh khối sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, tăng thu nhập bù chi phí. Nước sau xử lý có thể tái sử dụng cho tưới cây, rửa chuồng. 41 Hình 4.2. Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi trong hộ chăn nuôi quy mô lớn, có hồ sinh học Hình 4.3. Sơ đồ công nghệ sinh thái xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau xử lý vi sinh Khái toán kinh phí cho hạng mục chính: + Xây dựng cho CNST với diện tích 1.000m2 khoảng 300 tr. đồng + Hồ Biogas phủ bạt: 214,5 tr. đồng (Diện tích đất cần: 500 m2, V chứa nước 1.200 m3) Bảng 4.15. Khái toán kinh phí xây dựng bể biogas phủ bạt (Tính cho 1000 lợn, 30 m3 nước thải, thời gian lưu 40 ngày) Đơn giá Số Thành tiền TT Hạng mục Đơn vị (ngàn đ.) lượng (Triệu đ.) 1 Bạt HDPE +gia công m2 80 1200 96 2 Đào đắp m3 70 1350 94,5 3 Bể điều áp Cái 2.000 2 4 4 Phụ kiện Bộ 5.000 1 5 5 Bơm bùn Cái 15.000 1 15 6 Cộng 214,5 Các thông số chính của hệ thống công nghệ sinh thái cho qui mô 30m3 nước thải ngày đêm nêu tại bảng dưới đây: 42 Bảng 4.16. Các tiêu chuẩn thiết kế hệ thống(để đạt tiêu chuẩn thải loại B của QCVN 40/2011. BTNMT TT Chỉ số Tiêu chuẩn thiết kế Chất lượng dòng ra COD ≤ 150 mg/L 1 TN ≤ 40 mg/L TP ≤ 6 mg/L Xử lý kỵ khí (biogas), xử lý hiếu khí , Ao 2 Tiền xử lý sinh học 3 Tải lượng COD tối đa 250 mg/L - 125 kg/ha/ngày 4 Tải lượng TN tối đa 80 mg/L – 40 kg/ha/ngay 5 Tải lượng TP tối đa 10 mg/L – 5 kg/ha/ngay 6 Công suất xử lý 30 m3/ngày 7 Thời gian lưu nươc 9 ngày 8 Số ngăn 3 9 Thực vật Sậy, bèo tây,cỏ vetiver, thủy trúc, Độ sâu cột nước 0,35 m - Vùng trồng sậy 0,60 m 10 - Vùng thực vật nổi 0,60 m -Vùng dòng ngầm 11 Đầu vào Phân phối toàn vùng đầu vào 12 Đầu ra Phân phối toàn vùng đầu ra - Chỉ số cảnh quan - 13.5/1 13 - Cho toàn mô hình - 4.5/1 - Cho từng ngăn Đối với cơ sở chăn nuôi quy mô lớn: Với quy mô vừa trở lên, việc đầu tư cho một hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi là có thể thực hiện được. 43 Đối với cơ sở chăn nuôi có quy mô lớn, để rút ngắn thời gian xử lý và tăng hiệu quả xử lý, có thể thêm khâu tiền xử lý trước khâu xử lý xử lý sinh học hoặc xử lý sinh học kết hợp với xử lý bậc cao. Dây chuyền công nghệ xử lý nước ở đây là một dây chuyền khép kín, liên tục. Không đòi hỏi quá nhiều chi phí xử lí, việc vận hành dễ dàng. Thân thiện với môi trường, các hồ sinh học tự nhiên còn có thể kết hợp nuôi sinh vật thuỷ sinh để phát triển kinh tế. Công nghệ xử lí này tạo ra một lượng lớn những sản phẩm tái sử dụng như khí biogas, phâm compost, nước để nuôi cá và tưới cây. Thuyết minh quy trình công nghệ Nước thải đi qua lưới chắn rác, sau đó được đưa thẳng vào bể biogas. Bể biogas dựa nguyên lí hoạt động của vi sinh kị khí. Trong điều kiện không có oxi các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ biến thành năng lượng hoạt động và khí mê tan. Hỗn hợp khí CH4 (Metan), hidrosunfur (H2S), NOx, CO2.tạo thành khí gas. Hiệu suất xử lý BOD đạt khoảng 60%, coliform là 98% do đó cần xử lý giai đoạn hai để đạt tiêu chuẩn về môi trường. Nước thải từ hệ thống biogas sẽ được đưa sang chuỗi hồ sinh học kị khí để xử lí triệt để BOD và COD. Nước thải sau đó được đưa qua hồ sinh học hiếu khí để xử lí nitơ và photphos trong nước thải, ngoài ra hồ sinh học hiếu khí cũng sẽ xử lí gần như hoàn toàn lượng coliform có mặt trong nước thải. Nước thải sau đó được đưa sang hồ xử lí triệt để có thực vật và sinh vật thuỷ sinh để khử toàn bộ dinh dưỡng cũng như lưu nước. Bùn tươi từ hầm biogas cũng như như các hồ được đưa ra sân phơi bùn. Bùn khô sẽ được đem ủ phân compost làm nguồn phân bón cho cây trồng. Nước thải sau xử lí đạt tiêu chuẩn loại B của QCVN 40:2011/BTNMT được thải ra nguồn tiếp nhận. 44 Hình 4.4. Quy trình công nghệ xử lý nước thải cho hộ chăn nuôi quy mô lớn 4.6. Đề xuất phương án xử lý chất thải rắn Chất thải rắn trong chăn nuôi mới được thu gom một phần và sử dụng trực tiếp trong nông nghiệp hoặc qua ủ composting. Trong chăn nuôi lợn trang trại, chỉ có phân lợn nái được thu gom, còn toàn bộ phân lợn thịt (chiếm phần lớn số đầu lợn) được xả theo nước rửa chuồng. Ngoài chất ô nhiễm, phân lợn còn chưa nhiều vi sinh gây bệnh, trứng giun sán. Một số nghiên cứu bước đầu về sử dụng chế phẩm vi sinh trong ủ phân làm tăng khả năng phân hủy, nâng cao chất lượng phân. Tuy nhiên, hiện chưa có qui trình công nghệ hiệu quả có thể triển khai nhân rộng. Chất thải rắn, bùn thải trong chăn nuôi chưa được xử lý triệt để, chưa tạo ra được sản phẩm hữu ích cho thị trường. 45 Xử lý chất thải rắn (Phân, rác thải hữu cơ và bùn thải sinh học): xử lý bằng ủ với chế phẩm vi sinh vật (VSV) ưa nhiệt do đề tài tạo ra để sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ NN&PTNT. Qui trình sử dụng chế phẩm vi sinh ưa nhiệt để xử lý chất thải rắn trong chăn nuôi lợn được thực hiện như ở hình dưới đây. Hình 4.5. Quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật ưa nhiệt - Các bước tiến hành thực hiện: Bước 1. Thu gom chất thải: phân lợn được thu gom từ trong chuồng chăn nuôi, bùn cặn được thu từ sân phơi bùn và xác thực vật thủy sinh sau quá trình xử lý được thu gom tập kết tại bãi tập kết (nếu là bèo tây, cỏ vetiver thì cần cắt ngắn từ 8-10 cm). Bước 2. Bổ sung chế phẩm vi sinh ưa nhiệt và đảo trộn: sau khi chất thải đã tập trung tại địa điểm tập kết tiến hành bổ sung chế phẩm VSV ưa 46 nhiệt với tỷ lệ 0,5kg/tấn và đảo trộn đều. Bước 3. Ủ và đảo trộn: sau khi bổ sung chế phẩm, chất thải được cho vào nhà ủ và đắp thành đống cao từ 1-1,5 m, dùng nilong phủ kín đống ủ để đảm bảo nhiệt độ cao và độ ẩm cho quá hoạt động của VSV ưa nhiệt. Sau 7 ngày tiến hành đảo trộn một lần để đảm bảo sự thông thoáng oxy cho vi sinh vật hoạt động phân hủy nhanh hơn. Bước 4.Thu mùn: sau 5 tuần tiến hành kiểm tra nhiệt độ đống ủ (khi nhiệt độ tương đương với nhiệt độ môi trường) quá trình phân hủy kết thúc, chất thải hoai mục hoàn toàn, các mầm bệnh trong mùn đã được tiêu diệt, mùn thu được sử dụng làm phân bón cho cây trồng hoặc phối trộn thêm vi sinh vật hữu ích và các nguyên tố đa lượng để tạo phân hữu cơ vi sinh. 4.7. Đề xuất mô hình xử lý khí cho trang trại Ô nhiễm mùi trong chăn nuôi trang trại cũng là vấn đề bức xúc lớn hiện nay. Hiện các trang trại chủ yếu chỉ được áp dụng kỹ thuật thông gió nhằm phân tán mùi ra môi trường xung quanh. Việc nghiên cứu xử lý mùi mới ở mức sơ khai và chưa có giải pháp xử lý mùi khoa học. Qua quá trình khảo sát và thu thập thông tin, đánh giá mức độ phát sinh mùi tại các cơ sở chăn nuôi lợn dạng chuồng kín cho các nhận định thực tế sau: - Chăn nuôi quy mô lớn là phải chuồng kín (để kiểm soát các yếu tố môi trường và dịch bệnh) - Hệ thống thông gió cho chuồng nuôi luôn luôn hoạt động (nhiều quạt hay ít quạt tùy thuộc vào điều kiện môi trường- chủ yếu là theo nhiệt độ). Trong trường hợp nhiệt độ môi trường cao (mùa hè) thì sẽ bổ sung giàn mát bằng nước. Như vậy, việc xử lý mùi phát sinh từ các chuồng nuôi cần phải tiến hành theo cách vận hành của hệ thống chuồng nuôi của trang trại. Nhiệm vụ đề xuất sử dụng công nghệ xử lý mùi chuồng nuôi bằng dung dịch SOS, là 47 sản phẩm nghiên cứu khoa học của Viện Công nghệ môi trường. Do đó, các thử nghiệm có thể với chuồng nuôi kín là: - Phun sương dung dịch SOS và trong chuồng. Trường hợp này nên được áp dụng khi quạt thông gió hoạt động ở công suất thấp, vì khi đó hạt sương bị kéo ra ngoài ít. - Đưa dung dịch SOS vào hệ thống làm mát (thay thế toàn bộ hoặc thay thế một phần nước làm mát bằng dung dịch SOS) - Xử lý khí sau khi quạt hút ra. Xử lý mùi chuồng nuôi bằng kỹ thuật phun sương dung dịch siêu ôxy hóa SOS. Kỹ thuật này đã được thử nghiệm để xử lý mùi phát sinh (NH3, H2S, VOC) từ các trang trại nuôi lợn,mùi chuồng nuôi giảm trên 70%. Hình 4.6. Xử lý mùi bằng kỹ thuật phun sương dung dịch SOS  Đề xuất qui trình tổng thể xử lý chất thải của trang trại chăn nuôi lợn Nước thải chăn nuôi chứa nồng độ chất ô nhiễm, nitơ và phốt pho cao, do đó không thể áp dụng một phương pháp đơn giản mà có thể xử lý triệt để được. Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ (nước thải trung bình dưới 50m3/ngày) với nồng độ nitơ và photpho cao sẽ rất khó để đạt tiêu chuẩn xả thải. Có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý nước thải chăn nuôi. Đặc trưng nước thải đàu vào rất khác nhau tùy thuộc vào loại gia súc, quy mô trang trại, điều kiện của từng địa phương. Do đó, lựa chọn phương pháp xử lý nào cần phải biết rõ đặc tính của nước thải. Đối với nước thải chăn nuôi lợn, đặc tính nước thải thay đổi rất lớn do phương pháp chăn nuôi, quản lý chuồng trại (như việc có tách chất lỏng rắn hay không?). Những điều này ảnh hưởng lớn đến quy mô xử lý, duy trì hệ thống xử lý khó khăn và tốn kém về kinh tế. 48 Từ thực trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi lợn qui mô trang trại, nhiệm vụ đề xuất quy trình tổng thể xử lý chất thải của trang trại chăn nuôi lợn bằng công nghệ tiến tiến, phù hợp với điều kiện của Thái Nguyên. Sơ đồ tổng thể qui trình công nghệ dự kiến như hình dưới: Hình 4.7. Quy trình công nghệ tổng thể xử lý chất thải chăn nuôi Nước thải bao gồm phân lợn sẽ được tách phân, nước thải được xử lý kỵ khí để loại chất hữu cơ, xử lý hiếu khí-thiếu khí xử lý tiếp chất hữu cơ, nitơ và phốt pho. Tiếp theo là xử lý bằng công nghệ sinh thái với cây thủy sinh. Nước sau xử lý đạt QCVN loại B, tiết kiệm diện tích xử lý, có thể áp dụng linh hoạt cho tất cả các trang trại chăn lợn. Khí sinh học được xử lý và đưa vào sử dụng. Chất thải rắn (phân rác hữu cơ) được thu gom, ủ với chế phẩm vi sinh để sản xuất phân bón hữu cơ đạt tiêu chuẩn Bộ NN & PTNT. Mùi phát sinh (NH3, H2S, VOC) được xử lý bằng dung dịch siêu ôxy hóa (SOS) để giảm 70% mùi. 49 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Xã Minh Đức chăn nuôi đang dần phát triển theo hướng công nghiệp và trang trại hóa, với khoảng 19 trang trại có quy mô trung bình và lớn, và tổng số lợn của một số trang trại năm 2017 là 10.500 con. Các hệ thống chăn nuôi đang áp dụng là sử dụng biogas và VAC. Hiệu quả xử lý chất thải của các hệ thống chăn nuôi đang áp dụng còn chưa được triệt để, vẫn còn gây ô nhiễm môi trường. Các trang trại mặc dù đã áp dụng các biện pháp xử lý nước thải như biogas, VAC nhưng chất lượng nước thải dù có hàm lượng chất ô nhiễm thấp hơn nước thải không xử lý vẫn không đạt tiêu chuẩn.Chất lượng nước mặt xung quanh khu vực chăn nuôi có một số hàm lượng vượt quá chỉ tiêu cho phép. Kết quả phân tích nước mặt trên mương dẫn nước trước và sau điểm tiếp nhận nước thải của trang trại ông Nguyễn Văn Kiệm cho thấy có 2/8 chỉ + tiêu cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể: NH -N vượt lần lượt 11 và 12 lần, chỉ tiêu coliform vượt lần lượt là 1,6 và 1,9 lần so với QCVN 08:2015/BTNMT (B1). Hiện trạng môi trường nước trên mương dẫn nước tại thời điểm lấy mẫu đã bị ô nhiễm vi sinh và amoni. Tuy nhiên vềchất lượng nước ngầm và hàm lượng không khí khu vực xung quanh đều nằm trong giới hạn cho phép. Hầu hết các trang trại ở Minh Đức đều xử lý chất thải rắn dưới hình thức thu gom.Với mô hình chăn nuôi trang trại lớn và vừa: hầu hết các trang trại đã xây dựng kho chứa chất thải. Chất thải thu gom được đóng bao và lưu trữ trong kho có mái che và tường bao quanh. Hàng tháng, chất thải này được các chủ trang trại bán cho người dân chở đi để bón cây. Tuy nhiên, vẫn còn 50 một số trang trại không có kho lưu trữ chất thải. CTRCN được thu gom, đóng bao và đặt ngoài trời để bán. Khi có mưa, nước mưa sẽ lẫn chất thải chăn nuôi ngấm vào đất gây ô nhiễm môi trường đất, nước và gây mùi hôi khó chịu. Với mô hình chăn nuôi hộ gia đình: các khu chuồng trại rất gần khu dân sinh. CTRCN thường được người dân ủ ngoài vườn và che đậy đơn sơ bằng tấm bạt hoặc đóng bao để ngoài trời. Khi có mưa, nước mưa sẽ lẫn chất thải chăn nuôi ngấm vào đất gây ô nhiễm môi trường đất, nước và gây mùi hôi khó chịu. 5.2. Kiến nghị • Cần có biện pháp tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường tại các trang trại chăn nuôi một cách thường xuyên, cần có sự kết hợp liên ngành một cách chặt chẽ để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do chất thải chăn nuôi đang ngày càng nghiêm trọng. • Khuyến khích các mô hình chăn nuôi khép kín, kinh phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn tại các trang trại. • Các trang trại nên đưa chất thải qua hệ thống ao sinh học, có các thực vật thủy sinh để xử lý triệt để hơn các chất ô nhiễm, đặc biệt là các chất hữu cơ. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Bùi Xuân An (2007), Nguy cơ tác động đến môi trường và hiện trạng quản lý chất thải trong chăn nuôi vùng Đông Nam Bộ, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. 2. Antoine Pouilieute, Bùi Bá Bổng, Cao Đức Phát, 2010, Báo cáo “Chăn nuôi Việt Nam và triển vọng 2010”, ấn phẩm của tổ chức PRISE của Pháp. 3. Lê Bển (2016), “Chăn nuôi phải ra biển lớn, hướng tới thị trường 7 tỉ dân của thế giới”, Nông nghiệp Việt Nam. 4. Nguyễn Hoài Châu, Phạm Hoàng Long, Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số trang trại chăn nuôi tiêu biểu – Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 46, tập 6A, 2008. 5. Cục Chăn nuôi (2006), Tổng kết chăn nuôi trang trại tập trung giai đoạn 2001-2006, định hướng và giải pháp phát triển giai đoạn 2007-2015. Hà Nội 2006. 6. Cục Chăn nuôi (2008), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Thống kê số lượng gia súc, gia cầm 2008. 7. Nguyễn Thị Thùy Dung, Nguyễn Thanh Lâm, Phạm Trung Đức,Cao Trường Sơn ( 2014), Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường cho quy trình chăn nuôi lợn tại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội, Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 8. Bùi Hữu Đoàn-chủ biên, Nguyễn Xuân Trạch,. Vũ Đình Tôn, 2011, bài giảng quản lý chất thải chăn nuôi. 9. Trịnh Lê Hùng, kỹ thuật xử lý nước thải, nhà xuất bản giáo dục. 10. Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Quốc Chính, Nguyễn Thị Hà Châu, Lê Văn Cư (2013), “Kết quả nghiên cứu thực trạng và các giải pháp quản lý môi 52 trường trong chăn nuôi hộ gia đình và trang trại nhỏ ở một số tỉnh miền bắc”, tạp chí khoa học và công nghệ thủy lợi số 18 – 2013; 11. Dương Nguyên Khang (2008), Hiện trạng và xu hướng phát triển công nghệ biogas ở Việt Nam, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. 12. Trịnh Xuân Lai (2000), tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 13. Nguyễn Thị Hoàng Liên, Lê Quốc Hùng (2014), Đánh giá tiềm năng áp dụng cơ chế phát triển sạch trong hoạt động chăn nuôi lợn tập trung – Nghiên cứu thí điểm tại thành phố Hà Nội. 14. Đỗ Thành Nam (2009), Khảo sát khả năng sinh gas và xử lý nước thải heo của hệ thống biogas phủ nhựa HDPE. Báo cáo khoa học hội thảo: “Chất thải chăn nuôi – Hiện trạng và giải pháp”. Đại học Nôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_cua_mot_so_trang_tr.pdf
Tài liệu liên quan