Khóa luận Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Long sơn, huyện Anh sơn, tỉnh Nghệ an qua giai đoạn 2008 - 2010

Khóa luận tốt nghiệp ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LONG SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN QUA GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 VÕ THỊ LÊ NA Khóa học: 2007-2011 Khóa luận tốt nghiệp ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

pdf71 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Khóa luận Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Long sơn, huyện Anh sơn, tỉnh Nghệ an qua giai đoạn 2008 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N XÃ LONG SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN QUA GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Võ Thị Lê Na TS. Trương Tấn Quân Lớp: K41B-KTNN Niên khĩa: 2007-2011 Huế, tháng 5 năm 2011 LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp là kết quả của 4 năm học tập và nghiên cứu tại trường đại học Kinh Tế Huế với sự dạy dỗ tận tình của thầy cô. Để hoàn thành khóa luận này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến: Giảng viên TS.Trương Tấn Quân, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Toàn thể các thầy cô giáo trong trường Đại Học Kinh Tế Huế, các thầy cô trong Khoa Kinh Tế Và Phát Triển đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ sở để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Các chú, các anh chị UBND xã đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại địa phương. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm động viên và giúp đỡ của gia đình bạn bè trong suốt thời gian thực tập, hoàn thành khóa luận. Tuy có nhiều cố gắng nhưng trong đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Kính mong quý thầy, cô, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến đề tài tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Huế, tháng 5 năm 2011 Sinh viên thực hiện Võ Thị Lê Na Khĩa luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................iv ĐƠN VỊ QUY ĐỔI .......................................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................vi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1 1. Tầm quan trọng của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục đích của nghiên cứu............................................................................................2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................3 5. Hạn chế của đề tài.......................................................................................................4 6. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .........................5 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................................5 1.1.1 Khái niệm đất, đất nơng nghiệp, độ phì của đất ....................................................5 1.1.1.1 Khái niệm về đất, đất nơng nghiệp.....................................................................5 1.1.1.2. Độ phì của đất....................................................................................................6 1.1.2. Đặc điểm của đất đai ............................................................................................7 1.1.3. Đặc điểm của đất đai trong nơng nghiệp..............................................................8 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất................................................9 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................................................12 1.2.1. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên thế giới. ..............................................12 1.2.2. Cơ sở pháp lý và thực trạng đất nơng nghiệp Việt Nam ....................................12 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA XÃ LONG SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN ..........................................................16 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI XÃ LONG SƠN ..........................16 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................16 SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN i Khĩa luận tốt nghiệp 2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình........................................................................................16 2.1.1.2. Khí hậu ............................................................................................................16 2.1.1.3.Tình hình các nguồn tài nguyên .......................................................................17 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................18 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động ..........................................................................18 2.1.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống...........................22 2.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ................................................................23 2.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP Ở XÃ LONG SƠN, HUYỆN ANH SƠN, TỈNH NGHỆ AN ......................................................................................26 2.2.1. Quy mơ, cơ cấu, diện tích các loại đất................................................................26 2.2.2. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp xã Long Sơn ..............................................28 2.2.3. Quy mơ, cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây trồng hàng năm ...................32 2.3. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP XÃ LONG SƠN ......................................................................................................................................35 2.3.1.Năng suất và sản lượng một số cây trồng chính của xã ......................................35 2.3.1.1. Năng suất và sản lượng cây lương thực của xã ...............................................35 2.3.1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cây lấy củ của xã.......................................38 2.3.1.3. Năng suất, sản lượng cây thực phẩm của xã ..................................................40 2.3.1.4. Năng suất, sản cây cơng nghiệp của xã ..........................................................42 2.3.2. Một số đánh giá về hiệu quả sử dụng đất ở xã Long Sơn ..................................44 2.3.2.1. Hệ số sử dụng đất ở xã Long Sơn....................................................................44 2.3.2.2. Năng suất cây trồng, năng suất ruộng đất ở xã Long Sơn...............................45 2.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT Ở XÃ LONG SƠN............................................................................................46 2.4.1. Các nhân tố điều kiện tự nhiên ...........................................................................46 2.4.2. Các nhân tố kinh tế xã hội ..................................................................................47 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP CỦA XÃ LONG SƠN...................................................................52 3.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất ..........................................................................52 3.2. Định hướng sử dụng đất nơng nghiệp của xã........................................................52 SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN ii Khĩa luận tốt nghiệp 3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp cho xã Long Sơn ..53 3.3.1 . Giải pháp về quản lý..........................................................................................54 3.3.2. Nhĩm giải pháp khoa học kỹ thuật.....................................................................55 3.3.3. Nhĩm giải pháp về vốn, lao động và thị trường.................................................57 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................58 3.1. Kết luận..................................................................................................................58 3.1.1. Những thuận lợi..................................................................................................58 3.1.2. Khĩ khăn: ...........................................................................................................58 3.2. Kiến nghị ...............................................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN iii Khĩa luận tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNH - HĐH Cơng nghiệp hĩa- hiện đại hĩa TLSX Tư liệu sản xuất CN Cơng nghiệp GTVT Giao thơng vận tải HĐND - UBND Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân DTGT Diện tích gieo trồng DTCT Diện tích canh tác ĐVT Đơn vị tính SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN iv Khĩa luận tốt nghiệp ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500 m2 1 ha = 10000 m2 = 20 sào 1 tạ = 100 kg 1tấn = 100 kg 1 tấn = 10 tạ SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN v Khĩa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình dân số và lao động của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010...................19 Bảng 2: Quy mơ, cơ cấu giá trị sản xuất của xã Long Sơn qua 3 năm 2008- 2010................25 Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010.................................................................................27 Bảng 4: Quy mơ, cơ cấu, diện tích đất nơng nghiệp xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010...29 Bảng 5: Biến động diện tích gieo trồng một số cây trồng chủ yếu của xã Long Sơn qua 3 năm 2008-2010 ............................................................................................................................33 Bảng 6: Năng suất, sản lượng cây lương thực của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010......36 Bảng 7: Năng suất, sản lượng cây lấy củ của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010..............39 Bảng 8: Năng suất, sản lượng cây thực phẩm của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010 ......41 Bảng 9: Năng suất, sản lượng cây cây cơng nghiệp của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010...............................................................................................................................................43 Bảng 10 . Hệ số sử dụng đất canh tác của xã Long Sơn qua 3 năm 2008- 2010 ....................44 Bảng 11: Năng suất cây trồng, năng suất ruộng đất của xã Long Sơn qua 3 năm..................45 Bảng 12: Tình hình đầu tư thủy lợi trên địa bàn xã Long Sơn..................................................48 Bảng 13: Tình hình đầu tư phân bĩn đối với các loại cây trồng chính của xã Long Sơn................................................................................................................................................50 SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN vi Khĩa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tầm quan trọng của đề tài Đất đai là một vật thể sống tự nhiên được hình thành qua nhiều thiên niên kỷ và là một trong những thành phần quan trọng hàng đầu của mơi trường sống. Đất đai là nguồn tài nguyên vơ cùng quý giá của mọi quốc gia là một trong những yếu tố quan trọng nhất của mơi trường sống và là địa bàn phân bố dân cư. Khi nĩi đến đất nơng nghiệp thì người ta thường nĩi đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất các ngành nơng nghiệp. Đất đai khơng chỉ là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và khơng thể thay thế được trong sản xuất nơng nghiệp mà cịn là mơi trường và là nơi cư trú cho sự sinh trưởng và phát triển của các lồi sinh vật và con người. Thơng qua đất đai con người tiến hành các hoạt động trồng trọt, chăn nuơi làm ra sản phẩm để nuơi sống mình. Nếu khơng cĩ đất đai thì khơng cĩ quá trình lao động nào diễn ra. Tuy nhiên đất đai bị giới hạn về diện tích và chất lượng đối với mỗi đơn vị sản xuất, mỗi địa phương và đối với mỗi quốc gia. Với một nước thuần nơng, đi lên từ một nước nơng nghiệp nghèo nàn lạc hậu, nơng nghiệp cĩ liên quan đến đời sống của 70% là nơng dân như nước ta thì đất nơng nghiệp càng cĩ vai trị và vị trí quan trọng. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng tốc cho quá trình Cơng nghiệp hĩa-Hiện đại hĩa (CNH-HĐH). Vì vậy nhu cầu sử dụng đất cho các hoạt động phi nơng nghiệp ngày càng tăng. Quỹ đất được chuyển dần sang xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và phát triển các khu cơng nghiệp, khu chế xuất đã gây nên những áp lực cho khai thác và sử dụng đất. Đặc biệt quá trình đơ thị hĩa diễn ra ngày càng nhanh làm cho quỹ đất nơng nghiệp vốn đã ít càng trở nên hạn hẹp khi một bộ phận đất nơng nghiệp đang trở thành các khu dân cư hay đơ thị Việt Nam cũng cịn phải đối mặt với áp lực tăng dân số cũng như nhu cầu lương thực ngày càng tăng nhiều làm tăng sức ép lên việc sử dụng ruộng đất. Sự mất cân bằng sinh thái và phương thức canh tác thiếu khoa học đã làm cho đất ngày càng suy thối, gây ảnh hưởng đến chất lượng đất, chất lượng nơng sản, chất lượng mơi trường sinh thái và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Vì thế việc quản lý và sử dụng đất đai đặc biệt là đất nơng nghiệp một cách hợp lý, đúng mục đích, để cĩ thể khai thác và tận dụng được hết tiềm năng và sức sản xuất của đất là việc làm hết sức cần SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 1 Khĩa luận tốt nghiệp thiết để gĩp phần nâng cao chất lượng đất, nâng cao năng suất, chất lượng nơng sản, từ đĩ từng bước nâng cao thu nhậpvà cải thiện đời sống cho người dân, bảo vệ mơi trường sống và giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo cho một nền nơng nghiệp phát triển bền vững. Trong bối cạnh hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), bên cạnh những thuận lợi thì cịn đặt ra những khĩ khăn và thách thức cho nền nơng nghiệp nước ta. Cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn, yêu cầu về chất lượng và sản phẩm ngày càng cao hơn, an tồn sản phẩm càng được chú trọng. Do đĩ, việc tiến hành hiện đại hĩa nơng nghiệp nơng thơn ngày càng trở nên cần thiết. Để đạt được mục tiêu đĩ thì cần sự đĩng gĩp khơng nhỏ của việc sử dụng hợp lý quỹ đất, đặc biệt là đất nơng nghiệp. Long Sơn là một xã nằm cách trung tâm huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An về phía Đơng 4 Km. Cĩ quốc lộ 7A chạy dọc theo hướng Đơng tây với chiều dài hơn 4Km. Đây là địa phương chịu ảnh hưởng lớn của xu thế mở rộng đơ thị khi tốc độ đơ thị hĩa diễn ra ngày càng nhanh. Thực trạng này gây ra áp lực đối với quá trình sử dụng đất khi phần lớn dân số của địa phương cĩ sinh kế phụ thuộc vào nơng nghiệp và nơng thơn. Xuất phát từ thực tế trên, tơi chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An qua giai đoạn 2008 - 2010” làm đề tài thực tập khĩa luận của mình. 2. Mục đích của nghiên cứu Mục tiêu chung: Là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn xã Long Sơn, từ đĩ cải thiện mức sống cho người dân địa phương. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cĩ các mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Hệ thống hĩa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp. Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 2 Khĩa luận tốt nghiệp Mục tiêu 3: Tìm hiểu và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp của địa phương Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp ở địa phương trong thời gian tới. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Là quá trình sử dụng đất nơng nghiệp của các đơn vị sử dụng đất khác nhau ở trên địa bàn nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Khơng gian: xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Thời gian: tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất giai đoạn 2008 - 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu vấn đề trên và đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sử dụng một số phương pháp sau :  Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng: phương pháp này nhằm xây dựng tiền đề lý luận của đề tài. Trên cơ sở đĩ xem xét các sự vật hiện tượng sự vận biến đổi của nĩ trong mối quan hệ phổ biến và liên hệ chặt chẽ với nhau.  Phương pháp thu thập thơng tin, số liệu: Số liệu thứ cấp: Từ báo cáo của các cơ quan quản lý địa phương, các nghiên cứu trước đây và một số tạp chí.Hầu hết các số liệu phân tích trong bài này tập trung chủ yếu các số liệu thứ cấp. Số liệu sơ cấp: Thơng qua phỏng vấn sâu cán bộ quản lý địa phương và một số hộ nơng dân để làm rõ các thơng tin từ các số liệu thứ cấp.  Phương pháp phân tích thơng tin: Phương pháp thống kê: Dựa vào sự tổng hợp các số liệu thống kê để so sánh, phân tích , làm cơ sở cho những vấn đề cĩ tính quy luật. Phương pháp so sánh: Dựa vào con số thống kê để so sánh các nhĩm đối tượng khác nhau, các loại đất khác nhau để tìm ra quy luật và xu hướng biến động của chúng. Phương pháp chuyên gia: Qúa trình phân tích sẽ được tham khảo hay tham vấn với các chuyên gia địa phương và sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực này. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 3 Khĩa luận tốt nghiệp 5. Hạn chế của đề tài Trong khuơn khổ nghiên cứu này, đề tài chỉ tập trung phân tích hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở sử dụng các số liệu thứ cấp đã được tổng hợp. Vì vậy đề tài chỉ phân tích hiệu quả sử dụng đất của các loại cây trồng khác nhau, các loại đất khác nhau. Đề tài khơng điều tra hộ gia đình nên khơng đi sâu phân tích các nhân tố vốn, lao động và một số đặc điểm khác ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sử dụng đất. Nếu cĩ những phân tích kết hợp như thế thì đề tài sẽ sâu sắc và thuyết phục hơn. Do thời gian và năng lực hạn chế, đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sĩt. Vì vậy mong nhận được sự đĩng gĩp của thầy cơ, bạn bè cùng những người nghiên cứu để đề tài được hồn thiện hơn. 6. Cấu trúc của đề tài Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm cĩ 3 chương: Chương I: Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu Chương II: Thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp ở xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp của xã Long Sơn SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 4 Khĩa luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Khái niệm đất, đất nơng nghiệp, độ phì của đất 1.1.1.1 Khái niệm về đất, đất nơng nghiệp Đất đai là nguồn tài nguyên vơ cùng quý giá của mỗi quốc gia. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nhưng nĩ chứa đựng những yếu tố lao động sống hoặc lao động vật hĩa của con người. Đất đai ở mỗi quốc gia, mỗi vùng địa lý cĩ những đặc trưng khác nhau về khí hậu địa hình nên tính chất cũng khác nhau. Tính chất đất khác nhau của đất đai cịn thể hiện ở các phương thức quản lý. Điều này quyết định bởi từng chế độ chính trị và trình độ hiểu biết của con người, của mỗi dân tộc. Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, cĩ thể chia các quá trình hình thành đất thành ba nhĩm: quá trình phong hĩa, quá trình tích lũy và biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khống chất và vật liệu hữu cơ trong đất. Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đookutraiep coi: “Đất là một vật thể tự nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian”. Theo C.Mac “ Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nơng nghiệp, là điều kiện khơng thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ lồi người kế tiếp nhau”. Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng:“ Đất đai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở ở đĩ cây cối cĩ thể mọc được” Như vậy đã cĩ rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng cĩ thể hiểu với khái niệm chung nhất: Đất đai là khoảng khơng gian cĩ giới hạn, theo chiều thẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khống sản trong lịng đất. Theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác, nĩ tác động giữ vai trị to lớn đối với các hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội của lồi người. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 5 Khĩa luận tốt nghiệp Đất nơng nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu. thí nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuơi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng: Bao gồm đất sản xuất nơng nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuơi trồng thủy sản, đất làm muối và đất sản xuất nơng nghiệp khác. 1.1.1.2. Độ phì của đất Độ phì nhiêu là một đặc trưng cơ bản của đất. là cơ sở để đánh giá và phân hạng đất; là dấu hiệu biểu hiện chất lượng của ruộng đất, nĩ ảnh hưởng đặc biệt đến mức độ tăng năng suất cây trồng. Độ phì nhiêu của đất được chia thành các loại sau tùy theo mục đích khác nhau: - Độ phì nhiêu tự nhiên: là độ phì nhiêu được hình thành dưới tác dụng của các yếu tố tự nhiên, chưa cĩ sự tác động của con người. Được hình thành do quá trình phong hĩa của vỏ trái đất dưới tác động của lý, hĩa và sinh học. - Độ phì nhiêu nhân tạo: là độ phì nhiêu được hình thành do quá trình lao động sản xuất của con người tác động vào đất đai thơng qua các hoạt động như cày xới, bĩn phân, cải tạo đất, thủy lợi, các biện pháp kỹ thuật nơng nghiệp. Độ phì nhiêu nhân tạo phụ thuộc nhiều vào vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, vào trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng ứng dụng chúng vào việc khai thác sử dụng đất cũng như quan hệ sản xuất xã hội. - Độ phì nhiêu kinh tế: là độ phì nhiêu mang lại lợi ích kinh tế cụ thể, là sự thống nhất giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo, cĩ tác dụng thiết thực đối với cây trồng và năng suất của chúng trong quá trình sản xuất và được xã hội thừa nhận. - Độ phì nhiêu tiềm tàng: là độ phì nhiêu tự nhiên mà cây trồng tạm thời chưa sử dụng đến. Độ phì nhiêu tự nhiên cĩ một phần tác dụng ngay đến cây trồng, cĩ một phần vì nhiều lý do mà chưa ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. Như vậy độ phì nhiêu của đất cĩ ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao năng suất trong lao động. Khai thác và phát triển độ phì nhiêu của đất là mục đích cơ bản lâu dài trong quá trình sử dụng đất, là mục đích cấp bách lâu dài trong sản xuất nơng nghiệp. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 6 Khĩa luận tốt nghiệp 1.1.2. Đặc điểm của đất đai Đất đai cĩ những đặc điểm độc đáo, khác biệt với các tư liệu sản xuất khác và cĩ một số đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tặng vật của thiên nhiên cho lồi người, con người khơng thể làm ra đất. Đất đai được cố định bởi khơng gian và diện tích nhất định nĩ chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, từ mục đích sử dụng này thành mục đích sử dụng khác. Thứ hai: Đất đai là tài nguyên vơ cùng quý giá của mỗi quốc gia, bất cứ quốc gia nào, nhà nước nào cũng cần cĩ đất và phải cĩ đất để tồn tại và phát triển. Chính là tài nguyên quý giá của quốc gia cho nên phải biết quý trọng và bảo vệ giữu gìn để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nhưng nĩ cĩ chứa đựng những yếu tố lao động sống hoặc lao động vật hĩa của con người. Thứ ba: Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của mơi trường sống. Cĩ đất thì mới cĩ sinh vật, mới cĩ sự sống. Trong đời sống xã hội đất đai là cơng cụ lao động chung là điều kiện cần thiết để thực hiện tất cả các quá trình sản xuất. Đưa đất vào sản xuất thì đất trở thành tư liệu sản xuất nhưng vai trị của đất đai trong các lĩnh vực khơng giống nhau. Đất đai gắn bĩ mật thiết với mơi trường sống, mơi trường sống lại ảnh hưởng trực tiếp tới đất đai. Tính chất của đất cũng phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh lý của con người sống trên đất đĩ. Thứ tư: Đất đai là địa bàn phân bố dân cư là chỗ đứng của khu cơng nghiệp, an ninh quốc phịng. Con người cũng như mọi sinh vật cũng cần cĩ đất để trú ngụ. Thơng qua lao động con người trồng trọt, chăn nuơi trên đất, từ đất cho con người sản phẩm để nuơi mình. Trong CN chế biến và xây dựng thì đất đai là địa điểm, là chỗ đứng, là nền tảng khơng gian để thực hiện quá trình lao động và cịn là kho tàng nguyên nhiên vật liệu. Đất đai cịn là nơi xây dựng khu văn hĩa, du lịch, là địa bàn phân bố an ninh quốc phịng. Thứ năm: Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với Nơng lâm nghiệp. Đất khác với tư liệu sản xuất khác ở chỗ đất đai là tư liệu sản xuất gắn chặt với sự cố định địa điểm. Trong Nơng nghiệp, Lâm nghiệp đất đai hạn chế về diện tích và khơng gì thay thế được. Các tư liệu sản xuất khác theo mức độ phát triển của lực lượng sản xuất cĩ SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 7 Khĩa luận tốt nghiệp thể thay đổi về số lượng, những cái chưa được hoặc kém hồn thiện cĩ thể thay thế những cái hồn thiện hơn. Trong sản xuất Nơng Lâm nghiệp đất đai cĩ đặc tính tuyệt vời sử dụng đúng thì độ phì nhiêu tăng và từ đĩ tăng năng suất cây trồng. 1.1.3. Đặc điểm của đất đai trong nơng nghiệp - Đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động: Đất đai vốn là sản phẩm của tự nhiên, đất đai đã kết tinh lao động con người và đồng thời trở thành sản phẩm của lao động từ khi con người tiến hành khai phá đưa đất hoang hĩa vào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho con người. Đặc điểm này cần được lưu ý, trong quá trình sử dụng đất con người phải khơng ngừng cải tạo và bồi dưỡng ruộng đất. Bên cạnh đĩ khi xây dựng các chính sách kinh tế cĩ liên quan đến sử dụng đất nơng nghiệp thì cũng cần quan tâm đến đặc điểm này. - Đất đai bị giới hạn về mặt khơng gian, nhưng sức sản xuất của đất đai là khơng cĩ giới hạn: cần phải quý trọng và sử dụng hợp lý đất đai, sử dụng một cách tiết kiệm, hạn chế việc chuyển dịch ruộng đất sang mục đích khác vì số lượng diện tích đất đai đưa vào canh tác bị giới hạn bởi khơng gian nhất định. Mặc dù bị giới hạn về mặt khơng gian nhưng sức sản xuất của đất đai khơng cĩ giới hạn. Điều đĩ cĩ nghĩa là mỗi đơn vị diện tích đất đai nhờ tăng cường đầu tư sức lao động, đầu tư vốn và đưa khoa học cơng nghệ mới vào trong sản xuất mà sản phẩm mang lại trên một đơn vị diện tích ngày càng nhiều. - Ruộng đất cĩ vị trí cố định và chất lượng khơng đồng đều: Các TLSX khác cĩ thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác khi cần thiết cịn ruộng đất thì ngược lại. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu cĩ vị trí cố định gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và điều kiện xã hội của mỗi vùng, ruộng đất khơng thể di chuyển theo ý muốn của con người. Do đĩ, khi sử dụng ruộng đất để sản xuất cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hĩa của từng vùng để bố trí sản xuất. Ruộng đất cĩ chất lượng khơng đồng đều giữa các khu vực và ngay cả trên từng cánh đồng, đây là kết quả của một mặt là của quá trình hình thành đất, mặt khác quan trọng hơn là do quá trình canh tác của con người. - Đất đai khơng bị hao mịn và đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì chất lượng đất đai sẽ ngày càng tốt hơn. Các TLSX khác sau một thời gian SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 8 Khĩa luận tốt nghiệp sử dụng sẽ đều bị hao mịn hữu hình hoặc hao mịn vơ hình, và cuối cũng sẽ bị đào thải khỏi quá trình sản xuất và sẽ được thay thế bằng những tư liệu sản xuất mới cĩ chất lượng tốt hơn và giá cả rẻ hơn. Cịn đối với TLSX là ruộng đất thì nếu được sử dụng hợp lý thì chất lượng sẽ ngày càng tốt hơn, sức sản xuất sẽ tốt hơn và mang lại nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Đặc điểm này yêu cầu người sử dụng đất phải nắm được quy luật tự nhiên về đất, để cĩ phương pháp sử dụng hợp lý. Đồng thời cịn phụ thuộc vào chính sách ruộng đất của Nhà nước, các chính sách kinh tế vĩ mơ khác và tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và các tiến bộ khoa học- cơng nghệ của từng giai đoạn phát triển nhất định. - Đất đai thường khơng đồng nhất về mặt chất lượng: đặc điểm này là do cấu tạo vị trí, địa hình, thổ nhưỡng, độ màu mỡ của đất đai thường là khác nhau, bên cạnh đĩ cịn do chế độ chăm sĩc, tưới nước, bĩn phân, luân canh cây trồng trong quá trình sử dụng của con người. Từ những đặc điểm trên đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của đất đai. Để giữ gìn, bảo vệ và phát triển quỹ đất ngày càng hạn hẹp như hiện nay thì cần phải nắm chắc chất lượng đất, đầu tư thâm canh cải tạo đất, sử dụng đất hợp lý để tăng năng suất cây trồng. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất - Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên cĩ rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủy văn, khơng khí.trong các yếu tố đĩ khí hậu là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai, sau đĩ là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác. - Điều kiện khí hậu: Đây là nhĩm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nơng nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ơn nhiều hay ít, nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác về nhiệt đơ về thời gian và khơng gian, biên độ tối cao hay tối thấp giữa ngày và đêmtrực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất, cũng như khả năng đảm bảo khả năng cung cấp nước cho các cây, con sinh trưởng, phát SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 9 Khĩa luận tốt nghiệp - Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực nước biển, độ dốc hướng dốcthường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đĩ ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nơng nghiệp, lâm n...ịn nhiều. Trong 2.384,32 ha đất nơng nghiệp cĩ 1.200,20 ha đất sản xuất nơng nghiệp chiếm tỷ lệ 50,34% diện tích đất nơng nghiệp, trong đĩ đất trồng cây lâu năm chiếm tỷ trọng khá lớn 65,51% tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp tương ứng với 786,24 ha. Hiện nay đất lâm nghiệp phân bố trên địa bàn xã với diện tích lớn, chiếm 38,08% diện tích tự nhiên của xã và chiếm 47,51% diện tích đất nơng nghiệp tương ứng với 1132.86 ha. Đất nuơi trồng thủy sản cĩ diện tích là 51,26 ha chiếm 2,15% diện tích đất nơng nghiệp của xã. Năm 2010 xã cĩ 387,26 ha đất phi nơng nghiệp chiếm 13,02% tổng hiện tích tự nhiên của xã, trong đĩ cĩ 39,76 ha diện tích đất ở chiếm 10,27 % diện tích đất phi nơng nghiệp. Diện tích đất chuyên dùng trên địa bàn xã là 127,82 ha, chiếm 33% diện tích đất phi nơng nghiệp. Diện tích đất chuyên dùng được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn được chơn cất trên các gị đồi nhưng vẫn cịn tình trạng chơn cất phân tán, khơng theo quy hoạch. Năm 2010 diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa của xã là 12,88 ha, chiếm 3,33% diện tích đất phi nơng nghiệp. Trong thời gian tới cần cĩ quy hoạch lại đảm bảo tiết kiệm, vệ sinh nhưng vẫn mang đậm phong tục tập quán địa phương. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 26 Khĩa luận tốt nghiệp Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 Diện Cơ cấu Chỉ tiêu Mã tích (ha) (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 2.974,75 100,00 1. ĐẤT NƠNG NGHIỆP NNP 2.384,32 80,15 a. Đất sản xuất nơng nghiệp SXN 1200,20 50,34  Đất trồng cây hàng năm CHN 413,96 34,49  Đất trồng cây lâu năm CLN 786,24 65,51 b. Đất lâm nghiệp LNP 1132,86 47,51  Đất rừng sản xuất RSX 1132,86 100 c. Đất nuơi trồng thủy sản NTS 51,26 2,15 2. ĐẤT PHI NƠNG NGHIỆP PNN 387,26 13,02 a. Đất ở OTC 39,76 10,27 b. Đất chuyên dùng CDG 127,82 33 c. Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 12,88 3,33 d. Đất sơng suối và mặt nướcchuyên dùng SMN 199,6 51,54 e. Đất phi nơng nghiệp khác PNK 7,2 1,86 3. ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 203,17 6,83 a. Núi đá khơng cĩ rừng cây NCS 7,43 3,66 b. Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 176,26 86,75 c. Đất bằng chưa sử dụng BCS 19,48 9,59 (Nguồn: Ban địa chính xã Long Sơn) SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 27 Khĩa luận tốt nghiệp Diện tích đất sơng suối, mặt nước chuyên dùng là 199,6 chiếm 51,54% đất phi nơng nghiệp. Diện tích đất nơng nghiệp khác 1,86% diện tích đất phi nơng nghiệp tương ứng với 7,2 ha. Năm 2010 nhĩm đất chưa sử dụng cĩ diện tích 203,17 ha chiếm 6,83% diện tích tự nhiên xã, trong đĩ đất núi đá chưa cĩ rừng cây chiếm 7,43ha, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là 176,26 ha, đất bằng chưa sử dụng 19,48ha. Do đĩ, cần tiếp tục khai thác đưa vào sử dụng phục vụ cho nơng nghiệp. Như vậy, nhìn chung tiềm năng đất đai của xã vẫn cịn nên trong thời gian tới chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành cần cĩ chính sách hợp lý trong việc thu hẹp diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích khác. Song song với việc khai thác diện tích đất chưa sử dụng thì địa phương cần cĩ chính sách, biện pháp thích hợp để khai thác được tiềm năng của đất đai, gĩp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 2.2.2. Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp xã Long Sơn Xã Long Sơn tuy thuộc huyện miền núi Anh Sơn nhưng địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích núi đá ít, diện tích đất nơng nghiệp chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích tự nhiên của xã. Đất nơng nghiệp trên địa bàn xã được sử dụng để sản xuất nơng nghiệp như trồng cây hàng năm và cây lâu năm, trồng cây lâm nghiệp và nuơi trồng thủy sản. Để hiểu rõ hơn tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn xã Long Sơn chúng ta tiến hành phân tích bảng số liệu 4. Qua bảng 4 cĩ thể thấy năm 2008 diện tích đất nơng nghiệp của xã là 2196,4 ha, năm 2009 diện tích đất nơng nghiệp là 2298,69 ha tăng 102,29 ha so với năm 2008 tương ứng với tăng 4,66%. Đến năm 2010 thì quỹ đất vẫn tiếp tục tăng, cụ thể là tăng 85,63 ha tức là tăng 3,73%. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 28 Khĩa luận tốt nghiệp Bảng 4: Quy mơ, cơ cấu, diện tích đất nơng nghiệp xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010 So sánh 09/08 10/09 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 +/- % +/- % Tổng diện tích đất nơng 2196,4 100 2298,69 100 2384,32 100 102,29 104,66 85,63 103,73 nghiệp I. Đất sản xuất nơng 1102,28 50,19 1154,57 50,23 1200,20 50,34 52,29 104,74 45,63 103,95 nghiệp Đất trồng cây hàng năm 421,51 19,19 418,16 18,19 413,96 17,36 - 3,35 99,21 - 4,20 99,00 Đất trồng cây lâu năm 680,77 30,99 736,41 32,04 786,24 32,96 55,64 108,17 49,83 106,77 II, Đất lâm nghiệp 1042,86 47,48 1092,86 47,54 1132,86 47,51 50 104,79 40,00 103,66 - Đất rừng sản xuất 1042,86 47,48 1092,86 47,54 1.132,86 47,51 50 104,79 40,00 103,66 III. Đất MNNTTS 51,26 2,33 51,26 2,23 51,26 2,15 0 100 0 100 Các chỉ tiêu bình quân BQ đất 3205,96 - 3424,75 - 3537,57 - 218,79 106,82 112,82 103,29 nn/khẩu(m2/khẩu) BQ đất nn/lđ ( m2/lđ) 4603,65 - 5111,61 - 5302,02 - 507,96 111,03 190,41 1103,73 BQ đất nn/hộ (m2/hộ) 12360,16 - 12841,84 - 13136,75 - 481,68 103,89 294,91 102,30 Nguồn: Ban địa chính xã Long Sơn SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 29 Khĩa luận tốt nghiệp  Về đất sản xuất nơng nghiệp: bao gồm 2 loại là:  Đất trồng cây hàng năm  Đất trồng cây lâu năm Đất sản xuất nơng nghiệp chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng diện tích đất nơng nghiệp cĩ 1102,28 ha chiếm 50,19% . Trong đĩ cĩ 421,51 ha trồng cây hàng năm chiếm 19,19%, diện tích đất trồng cây lâu năm là 680,77 ha chiếm 30,99% tổng đất nơng nghiệp. Qua đĩ cĩ thể nhận thấy đất sản xuất nơng nghiệp của xã chủ yếu là đất trồng cây lâu năm. Qua năm 2009 thì diện tích đất sản xuất nơng nghiệp tăng lên thêm 52,29 ha tức là tăng thêm 4,74% và đạt mức 1154,57 ha. Trong đĩ diện tích đất trồng cây hằng năm là 418,16 ha giảm 3,35 ha so với năm 2008 và chiếm 18,19% diện tích đất nơng nghiệp, diện tích trồng cây lâu năm tăng 8,17% tương ứng với tăng thêm 52,64 ha, chiếm 32,04% tổng diện tích đất nơng nghiệp. Đến năm 2010 thì diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của xã là 1200,20 ha tăng hơn so với năm 2009 là 45,63 ha tương ứng với 3,95%, Trong đĩ diện tích trồng cây hàng năm là 413,96 ha tiếp tục giảm và giảm so với năm 2009 là 4,2 ha tương ứng với 1%. Đất trồng cây lâu năm tiếp tục được mở rộng lên đến 786,24 ha chiếm 32, 96 % tổng diện tích đất nơng nghiệp, tăng 49,83 ha tương ứng với 6,77% so với năm 2009. Diện tích trồng cây hàng năm cĩ sự biến động giảm qua các năm nhưng mức giảm khơng đáng kể vẫn đảm bảo về nhu cầu lương thực thực phẩm của xã và các chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất nơng nghiệp mà huyện và tỉnh đã giao. Đất trơng cây lâu năm cĩ xu hướng tăng mạnh qua các năm, hiện tượng này là do ngày càng xuất hiện nhiều các mơ hình trang trại. Cây lâu năm đã thực sự trở thành hàng hĩa phổ biến và với diện tích đất nơng nghiệp được giao cho các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế khai thác trong những năm qua đã tận dụng được nguồn tài nguyên đất và một số loại cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn như: Cam, Chè... Vì vậy trong thời gian tới thì xã Long Sơn cần phát triển nhiều hơn các dự án để đưa vào khai thác và sử dụng cĩ hiệu quả những diện tích đất chưa sử dụng, bị bỏ hoang bằng cách xây dựng các trang trại trồng cây lâu năm và từ đĩ kết hợp với những mơ hình khác để cĩ thể khai thác và sử dụng tiềm năng sẵn cĩ của địa phương . Trong điều kiện diện tích đất canh tác ngày càng hạn hẹp như hiện nay thì việc xuất hiện các trang trại đã mở ra một hướng mới cho người nơng dân SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 30 Khĩa luận tốt nghiệp  Về đất lâm nghiệp: Năm 2008 diện tích đất nơng nghiệp của xã Long Sơn là 1042,86 ha chiếm 47,48% trong tổng diện tích đất nơng nghiệp, ở địa bàn xã chỉ cĩ một loại rừng sản xuất. Năm 2009 diện tích đất nơng nghiệp được mở rộng thêm 50 ha so với năm 2008 tương ứng với mức tăng 4,79%.. Đến năm 2010 diện tích đất nơng nghiệp của xã là 1132,86 ha tương ứng với 47,51% tổng diện tích đất nơng nghiệp. Sự tăng lên của rừng sản xuất là khơng lớn nhưng cĩ được điều này là do nhân dân đã cĩ ý thức về rừng và vai trị của rừng đối với phát triển kinh tế và mơi trường, bên cạnh đĩ là nhờ vào chính sách giao rừng đến tận tay người dân địa phương đã được thực hiện tốt, nhân dân đã tiến hành chăm sĩc, sản xuất và bảo vệ rừng , rừng cĩ đĩng gĩp rất lớn về mức thu nhập của người dân.  Về đất nuơi trồng thủy sản: Đất nuơi trồng thủy sản chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ trong đất nơng nghiệp và khơng cĩ sự biến động nào qua ba năm, diện tích nuơi trồng thủy sản là 51,26 ha chiếm 2,33% đất nơng nghiệp năm 2008; 2,23% đất nơng nghiệp năm 2009 và chiếm 2,15% năm 2010. Diện tích đất nơng nghiệp tăng lên kéo theo các chỉ tiêu bình quân diện tích đất nơng nghiệp cũng tăng lên. Cụ thể là năm 2008 bình quân diện tích đất nơng nghiệp/ khẩu là 3205,96 m2/khẩu, sang năm 2009 tăng lên 3424,75 m2/ khẩu, tăng thêm 218,79 m2/khẩu tương ứng với 6,82%, đến năm 2010 đạt đến 3537,57 m2/ khẩu tăng 112,82 ha tương ứng với 3,29%. Bình quân đất nơng nghiệp trên lao động cũng cĩ xu hướng tăng, năm 2008 là 4603,65 m2/lao động, sang năm 2009 tăng lên 507,96 m2/lao động tương ứng với 11,03%. Đến năm 2010 tiếp tục tăng thêm 190,41 m2/lao động tương ứng với 3,73%. Về bình quân đất nơng nghiệp/hộ năm 2008 cĩ 12360,16 m2/hộ, sang năm 2009 là 12841,84 m2/hộ, tăng lên 481,68 m2/hộ tương ứng với 3,89%. Đến năm 2010 thì tăng thêm 294,91 m2/hộ hay tăng 2,30%. Qua phân tích bảng số liệu chúng tơi nhận thấy: Diện tích đất nơng nghiệp của xã tăng qua các năm đặc biệt là năm 2009. Điều này cho thấy xã Long Sơn đã đã cĩ chính sách , khai thác tiềm năng đất chưa sử dụng khá tốt. Đây chính là một lợi thế cho việc hình SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 31 Khĩa luận tốt nghiệp thành kinh tế trang trại ở địa phương, tuy nhiên kế hoạch sử dụng đất phải hợp lý , khai thác phải đi đơi với bảo vệ, cải tạo, tăng độ phì... 2.2.3. Quy mơ, cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây trồng hàng năm Xã Long Sơn cĩ diện tích đất sản xuất nơng nghiệp tương đối lớn, tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ở xã cĩ nhiều biến chuyển, để thấy rõ được sự biến động cơ cấu các lại đất qua 3 năm 2008- 2010 ta tiến hành phân tích bảng 5: “Biến động diện tích gieo trồng một số cây trồng chủ yếu của xã Long Sơn qua 3 năm 2008-2010 Qua số liệu bảng 5 ta tiến hành phân tích, đánh giá cơ cấu DTGT các loại cây hàng năm của xã Long Sơn để thấy được thực trạng sử dụng đất của địa phương và qua đĩ cĩ thể rút ra được mặt tích cực và tiêu cực của địa phương. Từ kết quả phân tích đĩ đề ra được những chính sách cho phù hợp đề đầu tư chăm sĩc và phát triển các loại cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đạt được mục tiêu kinh tế đề ra. Cây lương thực của địa phương cĩ cây lúa là cây trồng chính, bên cạnh đĩ cịn cĩ cây ngơ, cây lấy củ cĩ cây khoai, cây sắn. Cây cơng nghiệp gồm cây lạc và cây chè, cây thực phẩm cĩ cây đậu xanh và các loại rau. Trong những năm gần đây theo chủ trương phát triển kinh tế của Huyện và tình hình thực tế của xã, Đảng bộ và nhân dân xã đã cĩ nhiều bước đổi mới về cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây trồng để nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đất. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 32 Khĩa luận tốt nghiệp Bảng 5: Biến động diện tích gieo trồng một số cây trồng chủ yếu của xã Long Sơn qua 3 năm 2008-2010 2008 2009 2010 So sánh Chỉ tiêu Diện Cơ Diện Cơ Diện Cơ 09/08 10/09 tích cấu tích cấu tích cấu +/- % +/- % (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) Tổng diện tích gieo trồng 1035 100 1048,5 100 1150 100 28,5 102,38 107,5 108,79 I. Cây lương thực 1. Diện tích gieo trồng lúa cả năm 520 50,24 505 48,16 505 43,91 - 15 97,12 0 100 - Vụ Đơng Xuân 240 23,19 240 22,89 260 22,61 0 100 20 108,33 - Vụ Hè thu 40 3,86 25 2,38 25 2,17 - 15 62,5 0 100 - Vụ mùa 240 23,19 240 22,89 220 19,13 0 100 - 20 91,66 2. Diện tích gieo trồng Ngơ cả năm 166 16,04 146 13,92 240 20,87 - 20 87,95 94 164,38 - Vụ Đơng 83 8,02 73 6,96 120 10,43 - 10 87,95 47 164,38 - Vụ Xuân 83 8,02 73 6,96 120 10,43 - 10 87,95 47 164,38 II. Cây lấy củ 1. Khoai 5 0,48 5 0,48 10 0,87 0 100 5 200 2. Sắn 30 2,9 30 2,86 30 2,61 0 100 0 100 III. Cây cơng nghiệp 1. Lạc 8 0,77 16 1,53 16 1,39 8 200 0 100 2 Chè 218 21,06 258,5 24,65 261 22,7 40,5 118,58 2,5 100,97 IV. Cây thực phẩm 1. Đậu xanh 73 7,05 73 6,96 73 6,35 0 100 0 100 2. Các loại rau khác 15 1,45 15 1,43 15 1,3 0 100 0 100 (Nguồn: Ban thống kê xã Long Sơn) SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 33 Khĩa luận tốt nghiệp Từ bảng số liệu cĩ thể thấy tổng diện tích gieo trồng của từng nhĩm cây trồng cĩ nhiều sự biến động qua các năm. Tổng diện tích giao trồng các cây hàng năm tăng dần qua các năm, năm 2008 tổng diện tích gieo trồng là 1195 ha đến năm 2009 thì tăng lên 1223,5 ha, năm 2010 DTGT tăng lên 107,5 ha so với năm 2009, mặc dù sự biến động này khơng lớn nhưng cĩ tác động đến năng suất và sản lượng của các nhĩm cây trồng. Lúa vẫn là cây trồng trọng điểm của xã và diện tích gieo trồng lúa khơng cĩ biến động gì nhiều qua các năm, năm 2008 diện tích trồng lúa là 520 ha chiếm 50,24% tổng diện tích gieo trồng các loại cây, đến năm 2009 thì giảm xuống cịn 505 ha tương ứng với 48,16% tổng DTGT, diện tích này được giữ nguyên ở năm 2010. Một năm người nơng dân cĩ thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa là vụ Đơng Xuân, vụ Hè thu, vụ mùa, diện tích vụ hè thu chiếm một phần rất ít năm 2008 cĩ 40 ha nhưng đến năm 2009 thì giảm xuống 25 ha, và khơng thay đổi ở năm 2010. Lý do là vì lúa vụ hè thu thường cĩ năng suất thấp hơn các vụ khác vì điều kiện thời tiết vào mùa vụ này khơng được thuận lợi và cịn gặp phải sự phá hoại của sâu bệnh lại lúa, chuột...Năm 2010 diện tích lúa vụ đơng xuân tăng 20ha so với các năm 2008 và 2009, diện tích vụ mừa giảm 20 ha so với các năm trước. Ngồi cây lúa là cây trồng chính thì xã cịn phát triển thêm các loại cây khác như: cây lương thực cĩ hạt nhất là ngơ, ngơ được trồng theo 2 vụ là vụ Đơng và vụ Xuân, diện tích gieo trồng giữa các vụ khơng thay đổi. Năm 2008 tổng diện tích trồng ngơ là 166ha trong đĩ diện tích gieo trồng ngơ mỗi vụ là 83 ha, đến năm 2009 diện tích giảm xuống cịn 73 ha mỗi vụ. Năm 2010 diện tích ngơ đã được mở rộng lên 120 ha và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ thu hoạch. Bên cạnh trồng lúa và ngơ thì nhân dân trong xã cịn trồng thêm các loại cây lấy củ như khoai, sắn.., cây cơng nghiệp như lạc, chè..., cây thực phẩm như đậu xanh và các loại rau đậu khác. Nhìn chung thì phần lớn các loại cây trồng này diện tích khơng đổi qua các năm, chỉ cĩ diện tích cây khoai năm 2010 tăng lên 5 ha so với năm 2009, diện tích trồng lạc năm 2009 tăng lên 8 ha so với năm 2008 và giữ nguyên ở năm 2010. Chỉ cĩ diện tích trồng chè là tăng đều qua các năm cho dù đất trồng chè cĩ độ dốc lớn gây khĩ khăn cho việc trồng chè. Năm 2008 diện tích trồng chè là 218 ha, năm 2009 diện tích tăng là 258,5 ha tăng 18,58% so với năm 2008 và đến năm 2010 diện SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 34 Khĩa luận tốt nghiệp tích đã được mở rộng thêm với 261 ha. Diện tích các loại cây thực phẩm tuy khơng thay đổi qua các năm nhưng hiện nay loại cây này đang được chú trọng phát triển vì thực phẩm được tiêu thụ ngày càng nhiều, và loại cây trồng này cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên thúc đẩy người dân sản xuất các loại cây này, đảm bảo an tồn chất lượng. Như vậy qua bảng số liệu cĩ thể thấy diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm ở xã Long Sơn cĩ sự biến động qua các năm tuy nhiên sự biến động đĩ khơng đồng đều giữa các năm và các loại cây trồng. Tuy một số loại cây trồng thì tổng diện tích gieo trồng khơng thay đổi nhưng diện tích giữa các vụ trồng đã được thay đổi để thu được những kết quả tốt hơn. Đối với các loại cây trồng tiềm năng như các loại cây thực phẩm thì sẽ cịn được phát triển nhiều hơn nữa. Sự biến động về diện tích cây trồng của xã qua các năm là do quy hoạch sử dụng đất của xã và do sự tác động của các yếu tố tự nhiên, để tạo được sự ổn định thì cần cĩ những quy hoạch hợp lý và nắm được các quy luật của tự nhiên. 2.3. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP XÃ LONG SƠN 2.3.1.Năng suất và sản lượng một số cây trồng chính của xã 2.3.1.1. Năng suất và sản lượng cây lương thực của xã Cây lương thực là cây chiếm diện tích lớn nhất trong cơ cấu DTGT trong các loại cây xã hàng năm của xã Long Sơn. Từ đĩ cĩ thể thấy rằng cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã Long Sơn vẫn tập trung chủ yếu vào cây lúa, cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực của địa phương. Tuy nhiên với tình hình ngày nay thì nhu cầu lương thực vẫn là ưu tiên hàng đầu, cần phải đáp ứng nhu cầu lương thực cho cuộc sống vừa đảm bào an ninh lương thực . Là một xã cĩ diện tích đất tự nhiên lớn trong đĩ đất nơng nghiệp chiếm diện tích tương đối lớn, lĩnh vực nơng nghiệp đã được xã quan tâm, chú trọng cơng tác ổn định diện tích , thâm canh tăng năng suất để đạt sản lượng lương thực cao. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 35 Khĩa luận tốt nghiệp Bảng 6: Năng suất, sản lượng cây lương thực của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010 2008 2009 2010 So sánh 09/08 10/09 NS NS SL NS Cây trồng SL (tấn) SL (tấn) (tạ/ha) (tạ/ha) (tấn) (tạ/ha) NS SL NS SL 1. Cây lúa - Vụ Xuân 56 1344 60 1440 55 1430 107,14 107,14 91,67 99,31 - Vụ Hè Thu 40 160 45 112,5 50 125 112,5 70,31 111,11 111,11 - Vụ mùa 40 960 50 1200 45 990 125 125 90 82,5 2. Cây ngơ - Vụ Đơng 40 332 40 292 50 600 100 87,95 125 205,48 - Vụ Xuân 60 498 50 365 50 600 83,33 73,29 100 164,38 (Nguồn: Ban thống kê xã Long Sơn) SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 36 Khĩa luận tốt nghiệp Năm 2008 diện tích lúa nước được chia theo 3 vụ, trong đĩ vụ Xuân năng suất đạt 56 tạ/ha, với sản lượng thu được là 1344 tấn, vụ hè thu đạt được năng suất 40 tạ/ha tương ứng với mức sản lượng là 160 tấn. Vụ mùa diện tích gieo trồng là 240 ha, và năng suất thu được từ diện tích đĩ là 40 tạ/ ha, so với vụ Xuân thì năng suất thu được đã giảm 16 tạ/ha, sản lượng thu được ở vụ mùa là 960 tấn. Năm 2009 diện tích trồng lúa vụ Xuân vẫn khơng thay đổi so với năm 2008 và vẫn ở mức 240 ha tuy nhiên năng suất thu được đã tăng thêm 4 tạ/ha cao hơn 7,14%. Năng suất vụ Xuân năm 2009 là 60 tạ/ha tương ứng với mức sản lượng lúa thu hoạch được là 1440 tấn. Ở vụ hè thu tuy diện tích gieo trồng lúa giảm đi 15 ha nhưng lại cho năng suất cao hơn, năng suất của vụ là 45 tạ/ha với sản lượng thu được là 112,5 tấn. Mức năng suất này tăng 12,5% so với năng suất vụ hè thu năm 2008. Vụ mùa năm 2009 diện tích khơng thay đổi so với năm trước nhưng năng suất đã được cải thiện hơn với mức tăng 25% và sản lượng thu hoạch được là 1200 tấn. Đến năm 2010 diện tích vụ Xuân được mở rộng thêm so với các năm trước nhưng năng suất thu được lại thấp nhất trong 3 năm tiến hành nghiên cứu, năng suất của vụ đạt được chỉ là 55 tạ/ha với sản lượng là 1430 tấn. Vụ hè thu năm 2010 diện tích khơng thay đổi so với năm 2009 nhưng đã cho năng suất cao, do đĩ sản lượng mang lại cao hơn năm trước 11,11%. Vụ mùa diện tích gieo trồng lúa giảm so với các năm trước và năng suất thu được cũng giảm đi so với năm 2009 chỉ đạt 45 tạ/ ha với sản lượng thu được là 990 tấn giảm 17,5%. Điều này cho thấy diện tích, năng suất, sản lượng lúa của xã chưa thực sư ổn định, nguyên nhân tìm hiểu tại địa bàn cho thấy cùng với sản xuất nơng nghiệp cịn cĩ xuất khai thác đá hộc, các lị nung gạch.. phần nào đã ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp, bên cạnh đĩ sự khắc nghiệt và thất thường của điều kiện thời tiết và các dịch bệnh sâu hại cũng là nguyên nhân làm thay đổi cơ cấu diện tích, năng suất và sản lượng của cây lúa màu của xã. Ngơ là loại cây trồng hàng năm ,là cây lương thực đứng sau lúa nên cây ngơ cũng được gieo trồng với diện tích khá lớn trong tổng diện tích các loại cây trồng chủ yếu của xã Long Sơn. Ngơ được trồng theo 2 vụ là vụ là ngơ đơng và ngơ xuân và diện tích gieo trồng được chia đều cho cả 2 vụ. Năm 2008 tổng diện tích gieo trồng cây ngơ được chia làm 2 vụ. Năng suất vụ đơng năm 2008 là 40 tạ/ ha với sản lượng thu được là 332 tấn, năng suất vụ Xuân là 60 SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 37 Khĩa luận tốt nghiệp tạ/ ha, sản lượng là 498 tấn. Đến năm 2009 diện tích gieo trồng cây ngơ giảm so với năm 2008, năng suất thu được ở vụ đơng vẫn được giữ nguyên như ở năm 2008 và sản lượng thu được là 292 tấn, vụ xuân năng suất giảm 16,67% sản lượng ngơ thu hoạch là 365 tấn. Đến năm 2010 diện tích gieo trồng ngơ tăng mạnh, tăng 64,38% so với năm 2009, năng suất vụ đơng đạt 50 tạ/ ha và sản lượng đạt được 600 tấn, vụ xuân năng suất ngơ khơng thay đổi so với năm trước nhưng sản lượng tăng lên nhiều và vẫn đạt được 600 tấn như ở vụ đơng. Diện tích gieo trồng cây ngơ tuy được chia đều cho các vụ gieo trồng nhưng lại biến động khơng ổn định, nguyên nhân của sự biến động này khơng phải chỉ do sự tác động của điều kiện ngoại cảnh mà cịn do quy hoạch sử dụng đất ở địa phương , năng suất ngơ phụ thuộc vào thời tiết , khí hậu... nhưng cũng phụ thuộc vào sự chăm sĩc đầu tư của người sản xuất. Như vậy nhìn chung năng suất của các loại cây trồng trong xã qua các năm chưa đạt được sự ổn định, nhưng tăng năng suất cây trồng luơn là mục tiêu quan trọng , chủ đạo trong suốt quá trình canh tác. 2.3.1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cây lấy củ của xã Tuy khơng cĩ vai trị quan trọng như cây lương thực nhưng trong thời gian qua người dân trên địa bàn xã vẫn tiếp tục trồng cây lấy củ, và cây lấy củ được trồng phổ biến ở xã là cây khoai và cây sắn. Ở Việt Nam cây khoai và cây sắn cĩ thể dùng làm nguyên liệu cho các ngành cơng nghiệp chế biến thức ăn chăn nuơi, đồng thời cũng là nguồn lương thực phục vụ cho đời sống hằng ngày cho khu vực nơng thơn, miền núi. Trên địa bàn xã Long Sơn người dân trồng các loại cây khoai và sắn chủ yếu dùng vào việc làm thức ăn cho cả người và gia súc và diện tích gieo trồng chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Đặc biệt trong những năm gần đây trên địa bàn xã cũng tập trung vào việc chăn nuơi gia súc để phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp và nâng cao thu nhập thì việc trồng các loại cây lấy củ này cũng là một biện pháp giúp giảm chi phí trong việc cung cấp thức ăn cho chăn nuơi, mặt khác cũng tăng thêm thu nhập cho gia đình dù khoản thu nhập đĩ rất nhỏ. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 38 Khĩa luận tốt nghiệp Bảng 7: Năng suất, sản lượng cây lấy củ của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010 2008 2009 2010 So sánh Cây 09/08 10/09 trồng NS NS SL NS SL (tấn) SL (tấn) (tạ/ha) (tạ/ha) (tấn) (tạ/ha) NS SL NS SL 1. Cây Khoai 75 37,5 80 40 85 85 106,67 106,67 106,25 212,5 2. Cây Sắn 80 240 80 240 80 240 100 100 100 100 (Nguồn: Ban thống kê xã Long Sơn) SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 39 Khĩa luận tốt nghiệp Do cây trồng chính ở xã là cây lúa và cây ngơ nên diện tích các cây khoai và sắn ở xã chỉ chiếm một diện tích nhỏ, năm 2008 và 2009 diện tích trồng khoai chỉ chiếm 5 ha, đến năm 2010 thì được mở rộng thêm 5 ha tức là được gieo trồng trên 10 ha. Năng suất cây khoai được nâng cao qua các năm cụ thể là năm 2008 năng suất đạt được là 75 tạ/ha với sản lượng khoai thu hoạch được là 37,5 tấn, cũng với diện tích đĩ năm 2009 năng suất khoai thu hoạch được là 80 tạ/ha, sản lượng là 40 tấn. Đến năm 2010 khi mà diện tích được mở rộng thêm thì năng suất cây khoai đã đạt được là 85 tạ/ha với sản lượng khoai là 85 tấn, tăng 112,5% so với năm 2009. Năng suất khoai tăng lên theo các năm là một dấu hiệu khả quan cho thấy sự đầu tư chăm sĩc đã được người dân chú trọng. Riêng đối với cây sắn thì hầu hết được sản xuất ra đều phục vụ cho chăn nuơi và khơng cĩ sự biến động trong 3 năm tiến hành nghiên cứu, diện tích trồng cây sắn vẫn được giữ nguyên là 30 ha trong các năm và do khả năng chịu đựng tốt sự khắc nghiệt của thời tiết nên cây sắn chủ yếu được trồng ở những nơi đất xấu, đất đồi núi , năng suất đạt được là 80 tạ/ ha với sản lượng thu hoạch được là 240 tấn/năm Để tạo ra được sự ổn định và nâng cao năng suất khi trồng các loại cây trồng thì cần phải đưa vào sản xuất các giống cây mới cĩ khả năng tạo năng suất cao hơn, cĩ chất lượng tốt hơn. 2.3.1.3. Năng suất, sản lượng cây thực phẩm của xã Nhĩm cây thực phẩm chiếm tỷ trọng khơng cao trong tổng diện tích gieo trồng của xã và hầu như khơng cĩ sự biến động trong 3 năm. Cây thực phẩm được trồng chủ yếu ở xã Long Sơn là cây đậu xanh và các loại rau. Cây rau trên địa bàn xã Long Sơn vẫn chưa được quy hoạch rõ ràng, các loại rau sản xuất dàn trải khơng tập trung cịn mang tính tự túc trong khâu chăm sĩc nên hiệu quả chưa cao. Các loại rau được sản xuất trên địa bàn xã là rau cải, rau xà lách, hành ngị, rau thơm... Diện tích gieo trồng các loại rau qua các năm khơng thay đổi, năng suất cây trồng cũng giống nhau với mức 60 tạ/ha, với sản lượng rau thu hoạch được qua các năm là 90 tấn. Hiện nay nhu cầu rau sạch ngày càng tăng, địa phương cần đưa ra được những chính sách hợp lý để áp dụng vào sản xuất ở địa phương để gĩp phần tăng năng suất, sản lượng các loại rau vừa đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm của rau. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 40 Khĩa luận tốt nghiệp Bảng 8: Năng suất, sản lượng cây thực phẩm của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010 2008 2009 2010 So sánh 09/08 10/09 NS NS SL NS SL Cây trồng SL (tấn) (tạ/ha) (tạ/ha) (tấn) (tạ/ha) (tấn) NS SL NS SL 1. Rau 60 90 60 90 60 90 100 100 100 100 2. Đậu 10 73 15 109,5 15 109,5 150 150 100 100 Nguồn: Ban thống kê xã Long Sơn SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 41 Khĩa luận tốt nghiệp Bên cạnh trồng các loại rau thì ở địa phương người dân cịn trồng thêm cây đậu xanh, đây cũng là một loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong đời sống sinh hoạt của người dân. Diện tích trồng cây đậu xanh được ồn định qua 3 năm là 73 ha mỗi năm . Đậu là loại cây trồng cĩ chi phí đầu tư thấp nhưng lợi nhuận thu được ở đầu ra lại cao nên hiện nay nĩ được trồng xen với các loại cây khác hay tận dụng đất sau khi trồng lạc, ngơ... Năng suất của đậu xanh năm 2008 là 10 tạ/ ha với sản lượng 73 tấn, đến năm 2009 tăng lên 50% so với năm 2008 với năng suất là 15 tạ/ha và sản lượng đạt được là 109,5 tấn. Đến năm 2010 năng suất và sản lượng đậu xanh thu được khơng cĩ gì thay đổi so với năm 2009. Muốn nâng cao năng suất cây đậu xanh và các loại rau thì các cán bộ địa phương cần tổ chức ra các buổi tập huấn về cây thực phẩm và bổ sung các kiến thức về các loại cây trồng mà người dân đang trồng và chăm sĩc. Bên cạnh đĩ, người dân và các cơ quan chức năng cần cĩ sự chú trọng chăm sĩc đầu tư vào sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học lý thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý phù hợp với điều kiện của địa phương và quy luật sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao. 2.3.1.4. Năng suất, sản cây cơng nghiệp của xã .Trên địa bàn xã Long Sơn cây cơng nghiệp ngắn ngày chủ yếu là cây lạc, và cây cơng nghiệp dài ngày là cây chè. Cây chè là cây cơng nghiệp dài ngày cĩ diện tích trồng cũng khá lớn. Và cây chè là nguồn nguyên liệu quan trọng của ngành cơng nghiệp chế biến chè. Trên địa bàn xã cĩ 1 nhà máy sản xuất chế biến chè rất cần nguyên liệu để chế biến nên diện tích trồng chè ngày càng được chú trọng để phát triển để cung cấp nguyên liệu cho chế biến sản phẩm. Đầu các năm BCH đảng bộ và điều hành của UBND xã thường tổ chức phát động ra quân trồng chè. Năm 2008 năng suất đạt được là 24 tạ/ha với mức sản lượng là 19,2 tấn. Năm 2009 diện tích trồng lạc được mở rộng ra gấp đơi nhưng năng suất lạc thu được lại giảm 37,5% so với năm 2008 tức là chỉ đạt được 15 tạ/ha với sản lượng là 24 tấn. Đến năm 2010 thì năng suất và sản lượng của cây lạc vẫn được giữ nguyên như ở năm 2009. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 42 Khĩa luận tốt nghiệp Bảng 9: Năng suất, sản lượng cây cây cơng nghiệp của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010 2008 2009 2010 So sánh (%) 09/08 10/09 Cây trồng NS NS SL NS SL (tấn) SL (tấn) (tạ/ha) (tạ/ha) (tấn) (tạ/ha) NS SL NS SL 1. Cây Lạc 24 19,2 15 24 15 24 62,5 125 100 100 2. Cây Chè 68,46 1246 75,82 1380 80 1856 110,75 110,75 105,5 134,49 (Nguồn: Ban thống kê xã Long Sơn) SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 43 Khĩa luận tốt nghiệp Năm 2008 tồn xã cĩ 53 vườn ươm chè, cĩ 93 vạn bầu chè, trồng mới thêm được 40 ha và diện tích chè cĩ được là 218 ha. Trong 218 ha thì cĩ 182 chè đã thu hoạch được đạt năng suất 68,46 /ha với sản lượng 1246 tấn. Đầu năm 2009 do diện tích đất trồng chè cịn lại cĩ độ dốc lớn nên việc trồng mới gặp nhiều khĩ khăn nên kết quả trồng mới được thêm 15 ha, tổng diện tích chè năm 2009 là 258,5 ha trong đĩ cĩ 182 chè được thu hoạch, năng suất chè là 75,82tạ/ ha, tăng 10,75 % so với năm 2008 và sản lượng trong năm là 1380 tấn. Đến năm 2010 trồng mới thêm được 9,7 ha chè, nâng tổng diện tích lên 261 ha, trong đĩ 232 ha cho thu hoạch. Tổng sản lượng chè búp tươi thu hoạch được là 1856 tấn tăng 34,49 % so với năm 2009 với năng suất là 80tạ/ha. Để nâng cao năng suất của các cây cơng nghiệp thì các cán bộ xã và cần chú trọng hơn vào đầu tư sản xuất và mở mang diện tích, cần áp dụng thêm các biện pháp kỹ thuật mới phù hợp với tiềm năng sẵn cĩ của địa phương. 2.3.2. Một số đánh giá về hiệu quả sử dụng đất ở xã Long Sơn 2.3.2.1. Hệ số sử dụng đất ở xã Long Sơn Bảng 10 . Hệ số sử dụng đất canh tác của xã Long Sơn qua 3 năm 2008- 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng DTGT Ha 1035 1048,5 1150 Tổng DTCT Ha 421,51 418,16 413,96 Hệ số sử dụng đất Lần 2,46 2,51 2,78 Qua bảng 10 cho thấy : hệ số sử dụng đất của xã tăng dần qua các năm. Năm 2008 hệ số sử dụng đất của xã là 2,46 lần, năm 2009 là 2,51 lần, năm 2010 là 2,78 lần. Tuy diện tích đất canh tác giảm qua các năm nhưng diện tích gieo trồng lại tăng lên nên hệ số sử dụng ruộng đất cũng tăng lên, đây cĩ thể nĩi là sự cố gắng khơng ngừng của người dân và địa phương trong việc tăng vụ. Với tình hình hiện nay dân số ngày một tăng lên, khí hậu diễn biến khá phức tạp, diện tích đất canh tác đang giảm dần và phân tán thì việ...ính quyền địa phương cũng như tồn bộ người SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 44 Khĩa luận tốt nghiệp dân cần phải quyết tâm giải quyết tốt các vấn đề về thủy lợi, đầu tư thâm canh, tăng vụ, khơng ngừng cải tạo, bồi dưỡng đất, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện của xã đồng thời phải phù hợp với nhu cầu của thị trường để đem lại thu nhập cao cho người dân địa phương, cải thiện nâng cao đời sống. 2.3.2.2. Năng suất cây trồng, năng suất ruộng đất ở xã Long Sơn Hệ số sử dụng đất tăng đều qua các năm, năm suất ruộng đất cũng tăng lên, vì vậy thời gian tới thì cần khơng ngừng nâng cao hơn hiệu quả sử dụng đất qua từng năm. Sử dụng đất hiệu quả thì giá trị tổng sản lượng sẽ càng được nâng cao dẫn đến năng suất ruộng đất cao. Qua bảng số liệu 11 cĩ thể thấy năng suất ruộng đất của xã biến đổi tương đối ổn định, năm 2008 năng suất ruộng đất của xã là 43,89 triệu đồng/ha, năm 2009 tăng lên 49,86 triệu đồng/ha, đến năm 2010 đạt được 57,24 triệu đồng/ha .Bảng 11: Năng suất cây trồng, năng suất ruộng đất của xã Long Sơn qua 3 năm 2008 - 2010 Năm Năm Năm So sánh (+/-) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 08/09 10/09 Năng suất ruộng đất 43,89 49,86 57,24 5,07 7,38 (tr.đ/ha) Năng suất lúa (tạ/ha) 47,40 54,50 50,40 7,1 - 4,1 Năng suất Ngơ (tạ/ha) 50 45 50 -5 5 Năng suất Lạc (tạ.ha) 24 15 15 - 9 0 Năng suất chè(tạ/ha) 68,46 75,82 80 7,36 4,18 Năng suất sắn (tạ/ha) 80 80 80 0 0 Năng suất khoai 75 80 85 5 5 (tạ/ha) (Nguồn: Ban thống kê xã Long Sơn) SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 45 Khĩa luận tốt nghiệp Năng suất của các loại cây trồng trên địa bàn xã cĩ sự biến động khơng ổn định,chỉ cĩ năng suất cây sắn khơng thay đổi qua 3 năm và đạt 80 tạ/ha, năng suất cây chè và năng suất cây khoai là tăng lên qua các năm. Năng suất cây chè năm 2008 là 68,46 tạ/ha đến năm 2009 tăng lên 75,82 tạ/ ha và đến năm 2010 đạt được 80 tạ/ha tăng 4,18 tạ/ha so với năm 2009. Đối với cây khoai, năm 2008 năng suất là 75 tạ/ha, năm 2009 tăng thêm 5 tạ/ha, mức tăng này được giữ ổn đinh đến năm 2010, năng suất đạt được là 85 tạ/ha. Các cây trồng khác năng suất thay đổi khơng ổn định, năng suất cây lúa năm 2008 là 47,4 tạ/ha, năm 2009 tăng lên thêm 7,1 tạ/ha nhưng đến năm 2010 lại giảm đi so với năm 2009 và chỉ đạt 50,4 tạ/ha. Năng suất cây Ngơ năm 2008 đạt 50 tạ/ ha, năm 2009 năng suất giảm xuống cịn 45 tạ/ ha và đến năm 2010 năng suất lại được tăng lên 50 tạ/ha. Đối với cây sắn năng suất năm 2008 là 24 tạ/ ha, đến năm 2009 năng suất giảm xuống 9ha tức là cịn 15 tạ/ha và năng suất này khơng thay đổi ở năm 2010. Năng suất cây trồng cĩ sự biến động khơng ổn định là do sự tác động của nhiều yếu tố về tự nhiên. kinh tế -xã hội và cả sự đầu tư chăm sĩc của con người. Vì vậy vấn đề đặt ra trong sản xuất nơng nghiệp là phải sử dụng đất đai hợp lý cĩ hiệu quả mới cĩ thể phát triển nơng nghiệp bền vững và lâu dài. 2.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT Ở XÃ LONG SƠN Đất đai được sử dụng đạt hiệu quả hay khơng chịu sự tác động của nhiều yếu tố, qua những phân tích trên về hiệu quả sử dụng đất cuả xã Long Sơn cĩ thể thấy được sự tác động của các yếu tố như sau: 2.4.1. Các nhân tố điều kiện tự nhiên Năng suất các loại cây trồng trên địa bàn xã Long Sơn chịu sự tác động nhiều của tự nhiên, vào mùa mưa thì lượng mưa lớn, mưa kéo dài và cĩ cả rét đậm rét hại nên ảnh hưởng khơng nhỏ đến năng suất của cây trồng. Diện tích trồng lúa của xã đa phần là tập trung và nằm bên cạnh dịng sơng Lam nên vào mùa mưa , mưa lớn kèm theo lũ từ thượng nguồn đổ về nên gây ngập úng cho phần lớn diện tích gieo trồng. Cây ngơ được trồng trên đất cát ven bờ sơng Lam nên cũng chịu tác động lớn khi vào mùa mưa lũ. Nhiệt độ ở xã vào mùa mưa nhiều lúc giảm xuống cịn 110C nên cĩ nhiều SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 46 Khĩa luận tốt nghiệp cây trồng khơng chịu được và bị chết rét. Vào mùa khơ nhiệt độ cĩ thể lên tới 380C khiến cho cây trồng bị héo và chết. Điều đĩ dẫn đến tình trạng năng suất cây trồng khơng ổn định. Sự khắc nghiệt của điều kiện thời tiết khí hậu khiến cho năng suất cây trồng bị giảm đi. Nắm được đặc điềm của thời tiết nên chính quyền xã và người dân cũng đã cĩ những biện pháp khắc phục rét đậm rét hại và cung cấp đầy đủ nước tưới vào mùa khơ để năng suất cây trồng đạt được tốt hơn. Đối với cây chè là cây nguyên liệu chủ lực của nhà máy chè trên địa phương nên diện tích được mở rộng hàng năm, bên cạnh đĩ cây chè cĩ khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết khá tốt nên năng suất cây chè được tăng lên hàng năm. 2.4.2. Các nhân tố kinh tế xã hội - Lao động và chất lượng lao động Xã Long Sơn cĩ lực lượng lao động chiếm phần lớn trong tổng số nhân khẩu của xã, trong đĩ lao động nơng nghiệp là chủ yếu. Lao động cĩ sự biến động qua các năm nhưng sự biến động đĩ khơng quá lớn. Lao động nơng nghiệp nhiều nhưng đa phần trình độ lao động cịn bị hạn chế, sản xuất cịn phụ nhiều vào kinh nghiệm tích lũy nên ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Trong những năm gần đây chính quyền xã đã mở nhiều lớp hướng dẫn kỹ thuật chăm sĩc cây trồng cho người dân, bên cạnh đĩ cũng áp dụng thêm những tiến bộ mới về giống cây trồng, thiết bị máy mĩc tiến bộ vào trong sản xuất nên năng suất cây trồng được nâng lên. Lao động của địa phương ngày càng được nâng cao thêm về trình độ. - Đầu tư cơ sở hạ tầng Tình hình đầu tư thủy lợi Nước khơng chỉ là yếu tố quan trọng đối với con người mà đối với sản xuất nơng nghiệp nước cũng cĩ vai trị lớn. Để sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao bên cạnh việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thì cần phải đầu tư về thủy lợi đảm bảo đủ nước tưới cho cây trồng. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 47 Khĩa luận tốt nghiệp Bảng 12: Tình hình đầu tư thủy lợi trên địa bàn xã Long Sơn Năm Năm Năm So sánh Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 10/08 1. Hệ thống cơng trình Km 8 10,5 13 + 9 đã bê tơng hĩa 2. Trạm bơm Cái 1 1 1 0 3. Hồ đập Cái 2 2 2 0 4. Tổng diện tích gieo Ha 1035 1048,5 1150 +115 trồng - Diện tích được tưới Ha 840,94 939,04 1037,86 +196,92 - %Diện tích được tưới % 81,25 89,56 90,25 +9 (Nguồn: Trạm khuyến nơng- khuyến lâm) SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 48 Khĩa luận tốt nghiệp Qua bảng số liệu 12 cĩ thể thấy được trong những năm gần đây xã đã chú trọng nâng cấp hệ thống thủy lợi cải tạo đất, diện tích được tưới tăng lên đáng kể. Hệ thống các cơng trình thủy lợi, kênh mương các cấp đã được chú trọng hơn, tu bổ và bê tơng hĩa, đảm bảo nước tưới cho sản xuất nơng nghiệp. Trong năm 2008 cĩ 8Km kênh mương được bê tơng hĩa, năm 2009 tăng lên 10,5 Km và đến năm 2010 chiều dài kênh mương được bê tơng hĩa đã kéo dài thêm đến 13Km. Các cơng trình thủy lợi đã phát huy được hiệu quả tuy nhiên vẫn cịn một phàn diện tích gieo trồng vẫn chưa được cung cấp nước tưới đầy đủ. Năm 2008 diện tích đất gieo trồng được tưới tiêu là 840,94 ha chiếm 81,25% tổng số diện tích gieo trồng. Quy mơ tưới tiêu của hệ thống kênh mương thủy lợi được mở rộng lên đến 939,04 ha chiếm 89,56% tổng diện tích gieo trồng vào năm 2009. Đến năm 2010 thì diện tích gieo trồng được tưới tiêu là 1037,86 ha. Diện tích này tăng thêm 196,52 ha so với năm 2008 tương ứng với sự tăng thêm 9%. Với sự phát triển ngày càng tăng của xã hội, nhu cầu về lương thực, thực phẩm và các cây nguyên liệu cho sản xuất cũng tăng cao vì vậy cần cĩ chế độ đầu tư chăm sĩc đầy đủ hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất . Trong những năm tới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tưới tiêu phục vụ cho các hoạt động sản xuất nơng nghiệp thì xã cần tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống kênh mương nội đồng, duy tu, bảo dưỡng, tu bổ các cơng trình kỹ thuật, khắc phục các sự cố xảy ra, bê tơng hĩa các kênh mương hiện cĩ, xây dựng các hồ chứa, trạm chống úng để đảm bảo đủ nước tưới cho tất cả diện tích gieo trồng trên tồn xã. - Đầu tư phân bĩn Đất đai trong nơng nghiệp cĩ đặc điểm là nếu được sử dụng hợp lý, đầu tư đúng cách thì đất sẽ cĩ chất lượng ngày càng tốt lên, mang lại hiệu quả cao hơn cho quá trình lao động của con người và ngược lại. Trong quá trình canh tác thì những tác động tiêu cực đến đất đai là cho chất lương đất đai bị suy giảm, phải biết kết hợp chặt chẽ giữa khai thác, bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất đai. Nếu đất đai khơng được bồi dưỡng thơng qua chế độ bĩn phân thì đất sẽ bị thối hĩa, giải quyết tốt vấn đề phân bĩn là một biện pháp quan trọng trong việc bảo vệ đất. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 49 Khĩa luận tốt nghiệp Bảng 13: Tình hình đầu tư phân bĩn đối với các loại cây trồng chính của xã Long Sơn ĐVT: Kg/sào Loại Lượng phân bĩn Cây trồng Phân bĩn Thực tế Theo quy trình Thực tế/quy trình Đạm 8 12 - 4 Phân chuồng 400 400 0 Phân lân 0 25 -25 Kaly 6 8 -2 Lúa Vơi 30 30 0 NPK 25 25 0 Vơi 30 30 0 Đạm 12 12 0 Phân chuồng 400 400 0 Ngơ Phân lân 0 25 -25 Kaly 6 8 -2 Vơi 0 15 -15 Đạm 0 7 -7 Phân chuồng 400 400 0 Khoai Phân lân 10 25 -15 Kaly 6 8 -2 Vơi 30 30 0 Đạm 6 8 -2 Phân chuồng 400 400 0 Lạc Phân lân 30 30 0 Kaly 6 8 -2 (Nguồn:Trạm Khuyến nơng- khuyến lâm) SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 50 Khĩa luận tốt nghiệp Để hiểu rõ hơn tình hình đầu tư phân bĩn của một số cây trồng chính trên địa bàn xã chúng ta đi vào xem xét bảng số liệu ở bảng 11. Mỗi loại cây trồng địi hỏi khối lượng và loại phân bĩn nhất định, tùy vào thời gian sinh trưởng khác nhau mà nhu cầu phân bĩn cũng khác nhau. Qua bảng số liệu cho thấy người dân đã chú trọng đầu tư phân bĩn cho cây trồng nhằm mục đích nâng cao năng suất cho cây trồng và cịn để cải tạo đất. Đặc biệt người dân đã tận dụng nguồn phân chuồng sẵn cĩ để bĩn cho cây trồng, phân chuồng vừa cĩ chi phí thấp vừa cĩ tác dụng rất tốt đối với cây trồng, cĩ tác dụng tích cực trong việc cải tạo đất. Do trên địa bàn xã tình hình chăn nuơi cũng phát triển nên đã đáp ứng được nhu cầu về phân chuồng. Đối với một số loại phân bĩn khác thì do người nơng dân khơng biết chính xác đất canh tác cần bĩn bổ sung các loại phân như thế nào mà chủ yếu là bĩn phân theo kinh nghiệm nên giữa thực tế và quy trình cịn chênh lệch. Đối với phân lân thì hầu như ít sử dụng đối với cây trồng. Vì vậy để giải quyết tốt vấn đề phân bĩn thì cần nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận kiến thức nơng nghiệp cho người nơng dân. Vì sự khác nhau về trình độ kỹ thuật nơng nghiệp sẽ cĩ kết quả sản xuất khác nhau. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 51 Khĩa luận tốt nghiệp CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP CỦA XÃ LONG SƠN 3.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất - Khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động để phát triển kinh tế xã hội của xã. - Sử dụng đất gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã. - Khai thác sử dụng đất dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất của huyện và kế hoạch sử dụng đất của địa phương. - Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của các nơng hộ và địa phương. - Khai thác sử dụng đất phải phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phịng. 3.2. Định hướng sử dụng đất nơng nghiệp của xã Định hướng sử dụng đất nơng nghiệp là xác định phương hướng sử dụng đất nơng nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trườngđặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ mơi trường. Nĩi cách khác, định hướng sử dụng đất nơng nghiệp là việc xác định một cơ cấu sản xuất nơng nghiệp trong đĩ cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuơi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với mơi trường để định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng. Xã Long Sơn cĩ nền nơng nghiệp chủ yếu dựa vào nơng nghiệp vì thế nơng nghiệp là một thành phần cực kỳ quan trọng trong cơ cấu đất đai. Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế của huyện Anh Sơn và tình hình thực tế của xã Long Sơn mà địa phương đã đề ra phương hướng , mục tiêu phát triển nơng nghiệp của xã gĩp phần quan trọng vào cơng cuộc xây dựng nơng thơn ngày càng giàu mạnh, đời sống của người dân càng được nâng cao. Trong những năm tới xã chủ trương ổn định được diện tích lúa canh tác, và các cây thực phẩm khác, đầu tư thâm canh, tăng năng suất, đảm bảo an tồn lương thực cho xã. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 52 Khĩa luận tốt nghiệp Mở rộng thêm diện tích trồng chè, cây nguyên liệu giấy... Tăng cường đầu tư thêm hệ thống cơ sở hạ tầng mở rộng diện tích các cây lâm nghiệp như tràm, bạch đàn... để tận dụng diện tích đất hiện nay chưa được sử dụng. Diện tích đất cát ven sơng Lam được định hướng chuyển sang trồng cây dưa hấu và các loại rau như bầu, bí, rau đậu các loại... Tận dụng các mặt nước ao hồ, đập chứa để nuơi trồng thủy sản kết hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng , tạo thêm thu nhập. Hình thành các mơ hình nơng lâm kết hợp, kinh tế trang trại, phát triển chăn nuơi đại gia súc, chuyển đổi các loại hình sử dụng đất đang sử dụng khơng đạt hiệu quả sang các loại hình sử dụng đất cĩ hiệu quả cao hơn. Nâng cao hiệu quả của của các cây trồng hiện tai Chuyển đổi một số cây trồng cĩ giá trị kinh tế thấp sang một số cây trồng cĩ giá trị kinh tế cao 3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp cho xã Long Sơn Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vơ cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trong khơng cĩ gì thay thế được, là thành phần quan trọng của mơi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơng trình kinh tế- văn hĩa - xã hội, an ninh- quốc phịng. Hiện nay diện tích đất nơng nghiệp đang dần bị thu hẹp và bị suy giảm nghiêm trọng do nhiều lý do: Sử dụng quá nhiều thuốc hĩa học vào trong sản xuất, quy hoạc sử dụng đất chưa hồn chỉnh, sử dụng chưa hợp lý nguồn tài nguyên đất và các loại cây trồng... Tuy đất đai trên địa bàn xã cĩ độ dinh dưỡng nhất định và tương đối tốt nhưng càng ngày càng cĩ nhiều sự thay đổi về khí hậu, dân số và những khĩ khăn như về nước, giống trình độ lao động .. đã được quan tâm nhưng chưa triệt để . Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp là vấn đề cấp bách , sống cịn cho nền nơng nghiệp Việt Nam nĩi chung và sản xuất nơng nghiệp trên địa bàn xã Long Sơn. để giải quyết được vấn đề đĩ thì việc đề ra các chính sách , giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp là hết sức cần thiết. Từ cơ sở điều tra nghiên cứu thực tiễn sản xuất nơng nghiệp và những điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội trên địa bàn xã chúng tơi đưa ra một số giải pháp như sau: SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 53 Khĩa luận tốt nghiệp 3.3.1 . Giải pháp về quản lý Cần sự quy hoạch và cĩ kế hoạch trong việc sử dụng đất đặc biệt là đất sản xuất nơng nghiệp.  Quy hoạch sử dụng đất đã được áp dụng trên địa bàn xã tuy nhiên vẫn cịn thiếu thiết thực, chưa thật sự hồn chỉnh, vẫn cịn tình trạng sử dụng đất sai kế hoạch đề ra .Vì vậy cần tiếp tục hồn chỉnh các chính sách về đất đai, cơng tác thanh tra, giám sát việc quản lý sử dụng đất cần được thực hiện hằng năm.  Cần kiểm sốt chặt chẽ hơn các hoạt động chuyển nhượng đất đai, cần giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp khiếu kiện, khiếu nại về đất đai. Cần thường xuyên đánh giá kết quả của các hoạt động xét duyệt giao đất, quy hoạch dân cư, xây dựng các cơng trình một cách kịp thời.  UBND cần tổ chức thực hiện phổ biến cơng khai, tuyên truyền rộng rãi phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã đã được phê duyệt.  UBND xã cần căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện đã được duyệt tổ chức triển khai lập quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất chi tiết theo địa giới hành chính cấp mình quản lý phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện. Cán bộ địa chính xã cần nâng cao chuyên mơn nghiệp vụ, phát huy tốt hơn những kiến thức đã học được để nẵm vững và thực hiện tốt các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Lực lượng cán bộ địa chính ở xã quá mỏng quy mơ diện tích của xã lớn nhưng chỉ cĩ vài cán bộ địa chính nên khơng thể đáp ứng được những yêu cầu quá nhiều của cơng việc. Vì vậy muốn nâng cao hiệu lực quản lý thì cần cĩ cán bộ địa chính ổn định, đủ năng lực và trình độ. Cải tạo vườn tạp trở thành vườn cây ăn quả cĩ giá trị kinh tế cao, sử dụng các giống cây trồng cĩ năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với địa phương. Cải tạo ao đầm chuyển hình thức nuơi quảng canh sang hình thức nuơi chuyên canh, sản xuất hàng hố. Khuyến khích luân canh tăng vụ, đưa diện tích đất 2 vụ lên 3 vụ và lựa chọn các giống cây trồng phù hợp. Bố trí thời vụ gieo trồng hợp lý để đạt được sản lượng cao và hạn chế ảnh hưởng của thời tiết. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 54 Khĩa luận tốt nghiệp Thực hiện tốt các chính sách khuyến nơng, cĩ những chính sách hỗ trợ hộ nghèo sản xuất. Cĩ những chính sách khuyến khích ưu tiên những người vay vốn để phát triển nơng nghiệp với lãi suất thấp. Cần phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật đất đai. Thực hiện tốt luật đất đai, khuyến khích người dân đâu tư vào sản xuất. Đặc biệt khuyến khích hình thức hình thức chuyển đổi ruộng đất thành những thửa đất cĩ diện tích lớn hơn, tránh tình trạng đất manh mún nhỏ lẻ, tạo điều kiện cơ giới hố đồng ruộng. Hạn chế việc chuyển đổi diện tích đất nơng nghiệp sang các mục đích khác. 3.3.2. Nhĩm giải pháp khoa học kỹ thuật Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hố thì cần tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng vật nuơi cĩ năng suất cao đang được sử dụng rộng rãi. Hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, khuyến khích sử dụng phân bĩn hữu cơ, chuyển giao khoa học cơng nghệ trang thiết bị máy mĩc phù hợp với điều kiện của xã cho người dân. Cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi nhằm chủ động tưới tiêu để cĩ thể đưa diện tích đất 2 vụ lên 3 vụ. Đặc biệt cần mở rộng mơ hình Lúa – Cá; mơ hình Lúa – Cá - Vịt; để tận dụng diện tích đất nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân. Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt là sử dụng cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Sử dụng các loại phân bĩn, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, hợp lý nhằm tránh tình trạng dư thừa tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật trong đất gây ơ nhiễm mơi trường. Trong quá trình sản xuất cần gắn chặt với việc cải tạo và bảo vệ mơi trường nĩi chung và mơi trường đất nĩi riêng. Để phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hố, nhằm tăng cường giá trị trên diện tích canh tác cần phải đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Phát triển sản xuất cần gắn liền với bảo vệ, cải tạo đất, mơi trường, tránh tình trạng ơ nhiễm đất bằng việc tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh sử dụng phân vơ cơ một cách hợp lý. Trồng các cây họ đậu xen canh hợp lý để cải tạo đất. Tiếp tục xây dựng, nâng cấp hệ thống giao thơng, thuỷ lợi. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 55 Khĩa luận tốt nghiệp Thực hiện thâm canh, tăng vụ, luân canh và xen canh: ngày nay diện tích đất nơng nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp trong khi đĩ dân số ngày càng giá tăng, nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng nhiều, nhu cầu sử dụng đất nơng nghiệp lại ngày càng tăng nên cần phải khai thác theo chiều sâu của đất, biện pháp cơ bản lâu dài nhất đã được lựa chọn là thâm canh. Thâm canh là biện pháp kỹ thuật làm tăng sản lượng và năng suất bằng cách nâng cao độ phì nhiêu của đất đai thơng qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ và đầu tư vốn vào sản xuất theo phương thức đầu tư theo chiều sâu. Để thực hiện tốt cơng tác đầu tư thâm canh thì cần giải quyết về phân bĩn, vật tư và giống, áp dụng cĩ hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Tăng vụ là biện pháp tăng hệ số sử dụng đất nhằm tiết kiệm được quỹ đất nơng nghiệp. Trước mắt cũng như lâu dài thì tăng vụ là một trong những biện pháp sử dụng ruộng đất quan trọng khơng chỉ nhằm khai thác quỹ đất hạn hẹp mà cịn sử dụng được nguồn lao động đang dư thừa ở nơng thơn để tăng tổng sản lượng nơng nghiệp. Tăng vụ phải cĩ sự hợp lý để khơng làm ảnh hưởng đến chất lượng đất. Bên cạnh thâm canh tăng vụ thì cịn cần thực hiện luân canh và xen canh cây trồng, luân canh cây trồng là chế độ trồng nhiều loại cây trên cùng một đơn vị diện tích canh tác tại những thời vụ kế cận, cịn xen canh cây trồng là trồng những loại cây khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích gieo trồng trong cùng một khoảng thời gian. Dựa vào từng loại đất và cây trồng mà lựa chon hình thức luân canh và xen canh cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Tăng hệ số sử dụng đất bằng cách mở rộng diện tích cây vụ đơng trên đất 2 vụ, thực hiện thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm Cán bộ khuyến nơng trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật người dân thơng qua các buổi hội thảo đầu bờ. Mở các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật chăm sĩc, sử dụng các loại thuốc phịng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác...tăng cường cơng tác bĩn phân, sử dụng các loại cây trồng mới và chăm sĩc phù hợp với từng giai đoạn của cây. Đẩy mạnh cơng tác khuyến nơng, khuyến ngư, phát triển khoa học cơng nghệ trong lĩnh vực nơng nghiệp. Quan tâm hơn tới việc bảo quản nơng sản sau thu hoạch. Hướng dẫn người dân bảo quản nơng sản sau khi thu hoạch. Nhiều loại nơng sản người dân chưa biết cách hoặc khơng cĩ khái niệm bảo quản, vì vậy đi đơi với đa dạng hĩa cây trồng vật nuơi thì việc hướng dẫn kỹ thuật bảo quản cần được quan tâm. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 56 Khĩa luận tốt nghiệp 3.3.3. Nhĩm giải pháp về vốn, lao động và thị trường Vốn là điều kiện cần thiết để thực hiện kế hoạch quy hoạch sử dụng đất của xã. Nguồn vốn ngân sách tuy nhỏ nhưng rất quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng , làm tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội. Tình trạng thiếu vốn đã và đang gây ra những trở ngại cho cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp vì vậy: Trước hết thì xã cần đề nghị huyện đầu tư ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng, bên cạnh đĩ cũng cần thu hút vốn đầu tư ngồi ngân sách để đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Thực hiện tốt cơng tác thu và chi tài chính về đất đai: các nguồn thu từ cho thuê đất, giao đất cĩ thu tiền sử dụng đất... các khoản chi về đền bù thu hồi đất... theo quy định của pháp luật hiện hành. Tạo điều kiện về vốn cho người dân thơng qua các quỹ tín dụng: Ngân hàng chính sách xã hội, hội phụ nữ, hội nơng dân.... Hỗ trợ vốn cho người dân đầu tư giống đối với loại hình sử dụng đất nuơi trồng thuỷ sản và cĩ các biện pháp phịng ngừa rủi ro cho bà con nơng dân yên tâm canh tác. Cần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người dân, phổ biến thơng tin giá cả cho người dân trên hệ thống loa phát thanh của xã. Tạo thị trường ổn định cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Tiếp tục hồn thiện cơ chế quản lý hợp tác xã nơng nghiệp, hệ thống dịch vụ vật tư nơng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về giống, phân bĩn phục vụ sản xuất. Lực lượng lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp của xã Long Sơn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số lao động và nhân khẩu của xã. Lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi dào nên cần bố trí tổ chức vụ mùa hợp lý để bố trí lao động, đồng thời cĩ thể phát triển thêm các ngành nghề trong nơng thơn nhằm cân đối nhu cầu việc làm trong lúc thời vụ nơng nhàn, tăng thêm thu nhập nâng cao đời sống cho người dân. Mở rộng thị trường nhằm giúp các hộ nơng dân tiêu thụ sản phẩm, hiện nay người dân biết rất ít thơng tin về thị trường và giá cả nơng sản nên chính quyền xã cần thường xuyên cập nhật thơng tin cho người dân về giá cả thị trường một số nơng sản chính. Ngồi ra cần tìm kiếm và mở rộng thêm thị trường nơng sản giữa các vùng, các địa phương. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 57 Khĩa luận tốt nghiệp PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Qua quá trình phân tích và đánh giá tình hình sử dụng đất nơng nghiệp ở xã Long Sơn, huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An, tơi xin rút ra một số kết luận sau: 3.1.1. Những thuận lợi  Xã cĩ nguồn lao động dồi dào là yếu tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển của xã.Vị trí địa lý, địa hình đất đai khá thuận lợi cho sự phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hĩa.  Cĩ hệ thống giao thơng tương đối thuận lợi cho việc trao đổi vận chuyển hàng hĩa giữa các xĩm trong xã và giữa xã với các địa phương lân cận.  Hệ thống thủy lợi khá đảm bảo và chủ động cho việc tưới tiêu cho diện tích đất nơng nghiệp trong tồn xã. - Chính sách xã hội của tỉnh, huyện, Nhà nước đều ưu tiên đầu tư phát triển vùng kinh tế mới cũng như thu hút nhiều thành phần xã hội vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án làm kinh tế trong vùng cho nên tạo điều kiện tốt cho việc phát triển tồn diện đời sống kinh tế xã hội trong xã. 3.1.2. Khĩ khăn: Bên cạnh những thuận lợi cĩ được cho phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân thì xã cịn gặp phải những khĩ khăn như: - Việc tuyên truyền các chính sách pháp luật của nhà nước chưa thật sự sâu rộng, quản lý cịn lỏng lẻo, sự hiểu biết và ý thức của người dân về chính sách pháp luật của nhà nước cịn yếu kém nên trong vùng việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn thường xuyên xảy ra. - Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, xây dựng đồng ruộng cịn tiến hành chậm,cơng tác giao thơng nội đồng cịn yếu, chưa đồng bộ cho nên việc sản xuất của vùng cịn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, phương thức cho thuê đất, thời hạn cho thuê đất sản xuất quá ngắn nên sự đầu tư cho sản xuất của nhân dân thiếu yên tâm. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 58 Khĩa luận tốt nghiệp - Khả năng tiếp cận các cơng nghệ sản xuất mới của nhân dân cịn nhiều hạn chế, trong khi đĩ đội ngũ cán bộ kỹ thuật cịn mỏng và hạn chế về trình độ, dẫn đến hiệu quả và năng suất lao động thấp. -Cơng tác dịch vụ sản xuất trong vùng vẫn chưa tổ chức tốt, thiếu nguồn giống, nhiều khi nguồn giống đưa từ nơi khác về lại khơng phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng - Giá thành sản phẩm nơng nghiệp cịn thấp, thị trường tiêu thụ khơng ổn định. -Thiên tai thường xuyên xảy ra, đặc biệt là bão lũ hầu như năm nào nhân dân trong xã cũng phải gánh chịu, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân. - Hàng năm dịch bệnh trên các loại cây trồng và vật nuơi cũng gây khĩ khăn cho hoạt động sản xuất của địa phương và năng suất của cây trồng vật nuơi. Như vậy để kinh tế - xã hội của địa phương được phát triển tốt hơn thì các cán bộ xã, các ngành cĩ trách nhiệm cần cĩ những chính sách phù hợp để phát huy được lợi thế của xã và khắc phục hạn chế những khĩ khăn hiện cĩ. 3.2. Kiến nghị Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về thực trạng thực trạng đất nơng nghiệp trên địa bàn xã Long Sơn nhận thấy rằng về cơ bản thì hoạt động sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn xã đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên cịn cĩ những tồn tại và hạn chế cần phải được khắc phục trong thời gian tới. Chúng tơi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm gĩp phần hồn thiện cơng tác sử dụng đất như sau: Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như đưa các giống cây trồng cĩ năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã, luân canh, thâm canh tăng vụ. Phải thực hiện tốt cơng tác quy hoạch tổng thể và chi tiết sử dụng đất đai thống nhất từ các cấp. Đặc biệt phải nâng cấp và củng cố hệ thống thuỷ lợi nội đồng, sử dụng phân bĩn hợp lý. Trong quá trình sử dụng đất cần kết hợp với các biện pháp cải tạo, bảo vệ mơi trường nhằm phát triển nơng nghiệp bền vững cho tương lai. Đối với nơng- lâm- ngư nghiệp thì cần tập trung chỉ đạo sản xuất đạt kế hoạch về diện tích cũng như lịch thời vụ. Tăng cường cơng tác khuyến nơng , khuyến lâm, khuyến ngư ở cơ sở để giúp người dân trên địa bàn kỹ thuật canh tác, thâm canh cây SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 59 Khĩa luận tốt nghiệp trồng. Các cơ quan chuyên mơn cần nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra các giống cây trồng vật nuơi mới thích hợp với điều kiện tự nhiên của xã Long Sơn. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai và nguồn lao động phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp, áp dụng các tiến bộ khoa học cơng nghệ vào sản xuất. Đặc biệt tổ chức tốt các chương trình khuyến nơng và các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân tạo tiền đề cho sự phát triển nơng nghiệp bền vững trong tương lai. Tiếp tục tuyên truyền và vận động người dân dồn điền đổi thửa, luân canh cây trồng hợp lý, chú ý tới các biện pháp cải tạo đất, bảo vệ đất, bảo vệ mơi trường mơi trường sinh thái. Hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách tùy tiện mà phải tuân theo kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất cụ thể, khơng ngừng bồi dưỡng, cải tạo đất để nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của đất. Đối với người dân sản xuất nơng nghiệp thì cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn hướng dẫn về các kỹ thuật sản xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Cần chú ý cĩ biện pháp bảo vệ và đầu tư để nâng cao năng suất ruộng đất, đối với những diện tích cịn bỏ hoang thì thì cần cĩ kế hoạch sử dụng hợp lý và tránh khai thác quá mức đất đai. SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN 60 Khĩa luận tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kinh tế xã hội xã Long Sơn năm 2008, 2009 và 2010 2. Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai-Th.S Đinh Văn Thĩa- Đại học Nơng Lâm Huế 3. Bài giảng Thống kê kinh tế- Ths. Nguyễn Văn Vượng - Đại học kinh tế Huế 4. Báo cáo thuyết minh số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 xã Long Sơn , huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. 5. Mẫu báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2009 và kế hoạch 2010 của Xã Long Sơn, huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An. 6. Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình đầu tư từ năm 2005 -2010 xã Long Sơn, Huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An. 7. Báo cáo Thực trạng và kế hoạch xây dựng nơng thơn mới cấp xã giai đoạn 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2020. 8. Website Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn: www.agroviet.gov.vn SV thực hiện: Võ Thị Lê Na - K41BKTNN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_thuc_trang_va_hieu_qua_su_dung_dat_nong_n.pdf
Tài liệu liên quan