Lợi nhuận và những giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty thương mại dịch vụ TSC

mở đầu Kết quả hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần được đánh giá, xem xét từ hai góc độ: xã hội (chức năng xã hội ) và kinh tế ( chức năng kinh tế ). Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất của các doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh . Có lợi nhuận, doanh nghiệp mới có nguồn để hình thành các quỹ ( quỹ dự phòng, quỹ khuyến khích phát triển, sản xuất kinh doanh, quỹ phúc lợi , quỹ khen thưởng) và thực hiện ng

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Lợi nhuận và những giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty thương mại dịch vụ TSC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hĩa vụ đối với nhà nước và khi đó doanh nghiệp mới có đủ điều kiện mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư theo chiều sâu, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần người lao động. Hoạt động kinh doanh sao cho có hiệu quả, cũng tức là sao cho tối đa hoá lợi nhuận và tìm mọi biện pháp nâng cao lợi nhuận luôn là vấn đề bức bách đối với mỗi doanh nghiệp. Từ những vấn đề thiết thực đó, cùng sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn và cán bộ, công nhân viên của Công Ty Thương Mại Dịch vụ trong thời gian thực tập tại Công ty, em đi vào nghiên cứu đề tài: Lợi nhuận và những giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Thương Mại Dịch Vụ- TSC Nội dung của luận văn này được chia làm ba phần chính: Chương1:Lợi nhuận và các nhân tố tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp Chương2: Phân tích và đánh giá lợi nhuận của Công Ty Thương Mại Dịch vụ TSC Chương3: Biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty TSC Chương I Lợi nhuận và các nhân tố tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp 1. Lợi Nhuận Của Doanh Nghiệp Lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Với những điều kiện cụ thể khác nhau thì lợi nhuận cũng khác nhau. Sự phấn đấu để đạt được lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng cao trong sản xuất kinh doanh là vấn đề được đặt ra hàng đầu đối với từng doanh nghiệp. Và việc đi sâu nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc , các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận để có biện pháp hữu hiệu làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp là rất cần thiết. 1.1. Khái niệm lợi nhuận Lợi nhuận là gì ? Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, là một chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về lợi nhuận và các định nghĩa này đều thống nhất ở chỗ coi lợi nhuận là số chênh lệch giữa thu nhập mà người ta có được với chi phí phải bỏ ra để có được thu nhập đó. Tóm lại, dù góc độ nào của doanh nghiệp có thể nhận thấy : lợi nhuận của doanh nghiệp là số tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Nội dung của lợi nhuận bao gồm: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh : Là số lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ các hoạt động khác: Là số lợi nhuận doanh nghiệp có thể thu được từ hoạt động tài chính hay hoạt động bất thường trong kỳ. 2. Vai trò , ý nghĩa của lợi nhuận Lợi nhuận có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, vì nó tác động đến mọi mặt hoạt động và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phấn đấu thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng bảo đảm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được ổn định, vững chắc. a. Vai trò của lợi nhuận đối với bản thân doanh nghiệp Như đã biết, lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng của các doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Doanh nghiệp có lợi nhuận ngày càng nhiều thì tình hình tài chính sẽ ổn định và tăng trưởng tạo sự tín nhiệm cao trong thương trường , tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường trong,ngoài nước. Lợi nhuận cao là khẳng định tính đúng đắn của phương hướng sản xuất kinh doanh, biểu hiện tính năng động và khoa học trong tổ chức , quản lý doanh nghiệp. Để đạt được lợi nhuận doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiều công đoạn của quá trình kinh doanh. Có thể nói lợi nhuận chính là thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng để tái sản xuất mở rộng, bù đắp thiệt hại , rủi ro (nếu có) cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận sẽ có điều kiện nâng cao thu nhập , cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, có điều kiện xây dựng quỹ trong đó có quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi . Điều này khuyến khích người lao động tích cực làm việc , nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy tính sáng tạo trong lao động,găn bó với doanh nghiệp . Nhờ đó năng suất lao động được nâng cao, góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh , nâng cao hơn lợi nhuận doanh nghiệp. b. Vai trò của lợi nhuận đối với xã hội Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân ; lợi nhuận của doanh nghiệp là động lực, là đòn bẩy kinh tế của xã hi. Nêú doanh nghiệp hoạt độnh kinh doanh đảm bảo tài chính ổn định và luôn tăng trưởng, có lợi nhuận cao thì tiềm lực tài chính quốc gia sẽ ổn định và phát triển. Lợi nhuận của doanh nghiệp tham giađóng góp vào ngân sách Nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp ; khoản đóng góp này sẽ góp phần xây dựng cơ sở, hạ tầng, tạo dựng môi trường kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp và góp phần hoàn thành nhỡng chỉ tiêu kinh tế, xã hội của đất nước. Lợi nhuận của doanh nghiệp còn có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với xã hội , nhất là hoàn cảnh nước ta hiện nay. Đó là doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp cho xã hội . Đồng thời doanh nghiệp cũng có điều kiện để tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo. 2. Phương pháp xác định lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận ở doanh nghiệp. 2.1 Phương pháp xác định lợi nhuận Như đã đề cập ở phần trên, lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi vì vậy lợi nhuận bao gồm hai yếu tố là các khoản thu nhập và các khoản chi phí của doanh nghiệp, lợi nhuận được xác định như sau: Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi Trong nền kinh tế thị trường, để tối đa hoá lợi nhuận thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng. Các doanh nghiệp không chỉ tiến hành sản xuất kinh doanh các loại hàng hoá dịch vụ theo đúng ngành nghề kinh doanh mà còn tiến hành nhiều hoạt động khác mang tính chất không thường xuyên, chủ yếu. Khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp được tổng hợp từ 3 nguồn lợi nhuận khác nhau, đó là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), lợi nhuận từ hoạt động tài chính (HĐTC),lợi nhuận từ hoạt động bất thường (HĐBT). Đặc điểm này cho ta một định hướng rõ nét khi phân tích lợi nhuận doanh nghiệp, từ đó ta có công thức xác định tổng lợi nhuận doanh nghiệp: LNDN = LNSXKD + LNHĐTC + LNHĐBT Trong đó : - LNDN : Lợi nhuận của doanh nghiệp - LNSXKD : Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh - LNHĐTC : Lợi nhuận từ hoạt động tài chính - LNHĐBT : Lợi nhuận từ hoạt động bất thường 2.1.1 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh ã Kh ái niệm Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là số lợi nhuận thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyêncủa doanh nghiệp như sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ trong kỳ. Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn hay lợi nhuận chủ yếu trong toàn bộ lợi nhuận (trước thuế) của doanh nghiệp ã Cách xác định Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh được hình thành từ tổng doanh thuvà tổng chi phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công thức xác định : Lợi nhuận hoạt Doanh thu Giá thành toàn bộ của sản động sản xuất kinh = thuần - phẩm hàng hoá và dịch vụ doanh tiêu thụ trong kỳ Hoặc : Lợi nhuận hoạt Doanh Trị giá vốn Chi phí Chi động sản xuất = thu - hàng bán - bán hàng - phí Ql kinh doanh thuần DN Trong đó: - Doanh thu thuần : là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và các khoản giảm trừ của doanh nghiệp; đó là khoản thu thực tế mà doanh nghiệp có được khi tiêu thụ hàng hoá, cung ứng lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Công thức xác định : Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ + Tổng doanh thu : ( doanh thu bán hàng ) là tổng trị giá thực hiện bán hàng hoá, sản phẩm, cung ứng, lao vụ, dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả phần trợ giá của nhà nước; Đây là doanh thu chủ yếu và thường xuyên của doanh nghiệp. + Các khoản giảm trừ : là những khoản nằm trong tổng doanh thu và chúng có tính chất làm giảm trị giá doanh thu của doanh nghiệp, bao gồm: chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và trị giá hàng bán bị trả lại. -Trị giá vốn hàng bán : đối với doanh nghiệp sản xuất là giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm tiêu thụ; đối với doanh nghiệp thương nghiệp kinh doanh lưu chuyển hàng hoá là trị giá mua của hàng hoá bán ra. Công thức xác định: + + Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất : + = + Trị giá vốn Chi phí nguyên Chi phí nhân Chi phí sản hàng bán vật liệu trực tiếp công trực tiếp xuất chung Trị giá vốn hàng bán + Đối với doanh nghiệp thương nghiệp kinh doanh lưu chuyển hàng hoá: Giá mua sản phẩm Các chi phí thu mua, vận = hàng hoá chuyển, bảo quản sơ chế Chi phí bán hàng : là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, bao bì, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu phục vụ bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác như chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí quảng cáo... Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như tiền lương, phụ cấp trả cho cán bộ công nhân viên, chi phí công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp và các chi phí khác phát sinh như chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, công tác phí, các khoản thuế , lệ phí,bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp như tiền điện, điện thoại, nước, chi phí cho lãi vay vốn kinh doanh, lãi vay vốn đầu tư tài sản cố định đã đưa vào sử dụng , dự phòng giảm giá hàng tồn kho... Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ trong kỳ là tổng chi phí đã bỏ ra liên quan đến doanh thu bán hàng + Đối với doanh nghiệp hoạt động có tính chất sản xuất kinh doanh: = + + Giá thành toàn bộ của Trị giá vốn Chi phí Chi phí sản phẩm hàng hoá hàng bán bán hàng QLDN + Đối với doanh nghiệp thương nghiệp kinh doanh lưu chuyển hàng hoá : + + = Giá thành toàn bộ của sản Trị giá Chi phí Chi phí phẩm hàng hoá mua hàng bán hàng QLDN 2.1.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Khái niệm Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí về hoạt động tài chính và các khoản thuế gián thu ( nếu có ). Đây là thu nhập, xét trong một thời điểm nhất định, có thể lớn hơn thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng nó không phải là nguồn thu nhập chủ yếu và lâu dài của doanh nghiệp. ã Cách xác định - Lợi nhuận hoạt động tài chính: được hình thành từ hai yếu tố chính là doanh thu từ hoạt động tài chính và chi phí về hoạt động tài chính. Xác định như sau: - - = - Lợi nhuận từ hoạt Doanh thu từ Thuế Chi phí về hoạt động tài chính hoạt động tài chính (nếu có) động tài chính - Doanh thu từ hoạt động tài chính: là doanh thu thu được từ các hoạt động như tham gia góp vốn liên doanh, đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn, dài hạn, cho thuê tài sản. Các hoạt động đầu tư khác như chenh lệch lãi tiền vay của ngân hàng, cho vay vốn, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá... - Chi phí về hoạt động tài chính: là những chi phí cho hoạt động đầu tư tài chính, không kể vốn đầu tư ; chi phí này bao gồm: + Chi phí tham gia liên doanh và các khoản tổn thất trong đầu tư. + Chi phí liên quan đến cho vay vốn. + Chi phí liên quan đến mua bán ngoại tệ, chứng khoán + Chi phí liên quan đến cho thuê tài sản cố định,kinh doanhbất động sản + Dự phòng giảm giá, đầu tư ngắn hạn , dài hạn. - Thuế gián thu: là các khoản thuế bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu. Đây là phần thu hộ cho nhà nước thông qua giá bán sản phẩm hàng hoá cho doanh nghiệp. 2.1.3 Lợi nhuận từ hoạt động bất thường ã khái niệm Lợi nhuận bất thường là số chênh lệch giữa doanh thu bất thường với chi phí bất thường và các khoản thuế gián thu (nếu có). Cũng như lợi nhuận hoạt động tài chính,lợi nhuận bất thường không chiếm vị trí chủ yếuvà thường xuyên trong tổng số lợi nhuận doanh nghiệp. ã Cách xác định Lợi nhuận hoạt động bất thường được hình thành từ hai yếu tố chính là doanh thu bất thường và chi phí bất thường, nó được xác định như sau: - - = Lợi nhuận Doanh thu thuế Chi phí bất thường bất thường ( nếu có) bất thường - Doanh thu bất thường của doanh nghiệp: là các khoản thu có thể do chủ quan hay khách quan dẫn tới, bao gồm: + Thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. + Thu tiền phạt do bên khác vi phạm hợp đồng với doanh nghiệp. + Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xoá sổ. + Thu do hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Chi phí bất thường: là các khoản chi phí có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan dẫn tới. Các khoản chi phí này do các sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động thông thường gây ra như: + Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định + Chi phí phải trả cho các doanh nghiệp khác do vi phạm hợp đồng. + Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xử lý + Các khoản chi phí do kế toán ghi nhầm hoặc bỏ xót + Giá trị tổn thất thực tế của tài sản sau khi đã giảm trừ tiền bồi thường, tiền thu phế liệu và tiền bù đắp từ quỹ dự phòng tài chính . Như vậy, tổng lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế và thuế đều được xác định trên cơ sở lợi nhuận từ hoạt động của sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường. Tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là: Lợi nhuận Lợi nhuận từ lợi nhuận từ Lợi nhuận từ trước thuế = hoạt động sản + hoạt động tài + hoạt động bất TNDN xuất kinh doanh chính thường Từ đó có thể xác định lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong kỳ: - = Lợi nhuận sau thuế của Lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ TNDN trong kỳ DN trong kỳ 2.2 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp. Sau đây là một số chi tiết thường dùng để đánh giá lợi nhuận tại các doanh nghiệp. a. Tỷ xuất lợi nhuận doanh thu Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế trong kỳ doanh thu Doanh thu thuần trong kỳ Hệ số này phản ánh mối qua hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu thuần trong kỳ của một doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận ròng b. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh Là mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế với vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ, có thể được xác định bằng công thức sau: = Tỷ suất lợi nhuận vốn Lợi nhuận trước thuế trong kỳ kinh doanh trong kỳ Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trongkỳ Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng đưa lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay. Như vậy, nó cũng phản ánh mức sinh lời của đồng vốn có tính đến ảnh hưởng của lãi vay nhưng chưa tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp. c. Tỷ suất lợi nhuận ròng của vốn kinh doanh Là mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ, được xác định theo công thức sau: Tỷ suất lợi nhuận ròng Lợi nhuận sau thuế của vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng hay đưa lại bao nhiêu đồng thực lãi. d. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Là mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu ở trong kỳ, được xác định theo công thức sau: = Tỷ suất lợi nhuận vốn Lợi nhuận sau thuế chủ sở hữu trong kỳ Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả mỗi đồng vốn chủ sở hữu ở trong kỳ có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hiệu quả vốn chủ sở hữu một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hay phụ thuộc vào trình độ sử dụng vốn, mặt khác phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn hay trình độ tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp. e. Tỷ suất lợi nhuận chi phí (hoặc giá thành) Là mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế so với chi phí hoặc giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá đã tiêu thụ. Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế vốn chi phí = Chi phí (giá thành ) Thông qua chỉ tiêu này có thể thấy rõ hiệu quả của chi phí hoặc giá thành toàn bộ bỏ vào hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nó cho biết cứ mỗi đồng chi phí hoặc giá thành thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tóm lại, quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là quá trình hình thành và sử dụng vốn kinh doanh. Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp kinh doanh là thu được lợi nhuận . Vì thế, hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở số lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong kỳ và mức sinh lời của một đồng vốn kinh doanh . Xét trên góc độ sử dụng, lợi nhuận thể hiện kết quả tổng thể của quá trình phân phối sử dụng vốn cố định và vốn lưu động của doanh nghiệp. Phân tích và đánh giá lợi nhuận là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc đánh giá tình hình doanh nghiệp, từ đó cho phép đánh giá được khái quát và toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp, thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu và những tiềm năng của doanh nnghiệp. 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp 3.1. Các nhân tố bên trong Nhân tố bên trong là các yếu tố có liên quan, chặt chẽ tới doanh nghiệp, ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp và trong phạm vi, khả năng của mình, doanh nghiệp có thể tác động chúng theo chiều hướng có lợi. Nó bao gồm các nhân tố sau: 3.1.1. Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là những khoản chi phí liên quan tới việc sản xuất ra sản phẩm và đưa sản phẩm đó tới tay người tiêu dùng, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí khấu hao tài sản cố định ( TSCĐ ) và các khoản chi phí liên quan tới tiêu thụ sản phẩm. Hàng hoá: Đóng gói, bao bì, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, chi phí điều tra, nghiên cứu thị trường, bảo hành sản phẩm. Đó là các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp phải nghiên cứu ảnh hưởng của nó để có biện pháp giảm thiểu chi phí góp phần tăng lợi nhuận. 3.1.2 Hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá Nếu như chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm tạo ra thu nhập để bù đắp khoản chi phí đó và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh thu tiêu thụ được xác định x Doanh thu = khối lượng sản phẩm tiêu Giá bán đơn vị thụ trong kỳ sản phẩm Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ: Phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nhìn chung khối lượng sản phẩm tiêu thụ càng lớn chứng tỏ công tác tiêu thụ tốt. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có lãi. Giá bán sản phẩm: Khi các nhân tố khác không đổi, giá bán đơn vị sản phẩm tăng sẽ làm doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng tuy nhiên việc tăng giá sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Giá bán sản phẩm có thể do doanh nghiệp xác định giá bán phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình. 3.1.3. Công tác tổ chức quản lý quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức tốt, có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo đầy đủ kế hoạch về số lượng và chất lượng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục, tăng năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả của sản xuất sẽ làm tăng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu bán hàng và do đó lợi nhuận được nâng cao. 3.2. Các nhân tố bên ngoài Nhân tố bên ngoài là tập hợp tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp mà bản thaan doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Nó bao gồm các nhân tố sau: 3.2.1. Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố ảnh hưởng tới sức mua và cơ cấu chỉ tiêu của người tiêu dùng. Do đó ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế ở giai đoạn suy thoái, sức mua hàng giảm, hàng hoá bị ứ đọng trên thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tình hình sẽ trái ngược lại khi nền kinh tế trở lại thời kỳ phục hồi và tăng trưởng, việc mua sắm hàng hoá tập hợp trở lại, làm cho nhịp và chu kỳ kinh doanh trở lên phồn thịnh tạo điều kiện cho việc sản xuất, tiêu thụ và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nghiên cứu môi trường kinh tế, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có thể điều chỉnh kịp thời kế hoạch, mục tiêu sản xuất của doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của nền kinh tế, duy trì và tăng vị thế doanh nghiệp trên thị trường. 3.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất, kinh doanh, phải mua sắm các yếu tố cần thiết như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ...( các yếu tố đầu vào ). Sau khi tiến hành sản xuất tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp lại đưa sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, tạo nguồn thu bù đắp các khoản chi phí bỏ ra và thu lợi nhuận. như vậy, mọi hoạt động của doanh nghiệp từ việc mua sắm các yếu tố đầu vào, tới tiêu thụ sản phẩm đều được thực hiện thông qua thị trường, do đó những biến động trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường và ảnh hưởng của nó đối với hoạt động của doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 3.2.3. Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, ngoài việc tuân thủ các quy luật của thị trường ( quy luật cung cấp, giá trị và giá trị cạnh tranh ) còn chịu sự quản lý vĩ mô của nhà nước, thông qua các công cụ như: thuế, chính sách tiền tệ, lãi suất...Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế nhằm khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường, tạo điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lợi. Việc thay đổi các chính sách quản lý của nhà nước sẽ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chương II Phân tích và đánh giá lợi nhuận tại Công ty Thương mại Dịch vụ - TSC I. Khái quát về Công ty TSC Công ty dịch vụ và thương mại (trade & secice company _ TSC ) là một công ty con của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VietNam chamber of commerce & industry _VCCI ). Trụ sở chính 33 Bà Triệu Hà Nội được hình thành từ năm 1988 theo quyết định số 1253/BNGT – TCCB ngày 04/05/1988 (Bộ ngoại thương cũ) và quyết định bổ xung số 284/KTĐN ngày 08/05/1988 (Bộ kinh tế đối ngoại ) , bất đầu hoạt độnh từ đó đến nay đã được 15 năm . Trong 15 năm qua, công ty dịch vụ và thương mại đã tiếp nhiều đoàn khàch nước ngoài, tổ chức, xắp xếp hàng chục ngàn cuộc tiếp xúc và làm việc tại Việt Nam. Cụ thể là trong năm 2001,TSC đã tiếp 1612 đoàn khách, hơn 9500 lượt người. Thông qua TSC, các công ty, bạn hàng nước ngoài đã đến nước ta đặt mối quan hệ làm ăn, cùng nhau khai thác đôi bên cung có lợi. Nhiều tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài muốn giúp đỡ các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam giải quyết việc làm cho lực lượng lao đông dư thừa dưới nhiều hình thức như: hợp tác dạy nghề, hợp tác lao động, tổ chức xí nghiệp thu hút công nhân và các hình thức thích hợp khác. TSC ý thức được trách nhiệm của mình, muốn làm nhịp cầu nối đáng tin cậy cho bạn hanh gần xa để hiểu nhau hơn, hợp tác rộng rãi hơn, thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển theo chính sách đổi mới của đất nước . Để thực hiện mục tiêu trên, TSC đã không ngừng tăng cường và cải thiện tốt hơn việc cung cấp thông tin thương mại và tổ chức tót hơn cấc đoàn ra , đoàn vào ... một cách có hiệu quả, nhanh và hợp lý nhất. Tất cả các thành viên của TSC đang cùng nhau cải tiến, rút kinh nghiệm qua các bài học trong nước và quốc tế để xứng đáng với sự tin cậy của bạn hàng gần xa, phục vụ mục đích cao cả của VCCI là xúc tiến thương mại và đầu tư vào Việt Nam 1. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty a. Chức năng: Công ty TSC là một chi nhánh của Phòng thương mại Việt Nam, nó được hình thành và đi vào hoạt động nhằm chuyên môn hoá công việc của VCCI. Phòng thương mại và công nhgiệp Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ, chức năng của nó gồm : - Xúc tiến và hỗ trợ thương mại, đầu tư vào hoạt động kinh doanh khác của Việt Nam ở nước ngoài. - Đại diện để thúc đẩy và bảo vệ lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ trong nước và quốc tế . - Là diễn đàn thông tin và trao đổi ý kiến giữa doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp với nhà nước Việt Nam về những vấn đề liên quan tới những hoạt động kt và môi ttrường kinh doanh ở Việt Nam . Với những chức năng này, VCCI thường xuyên tổ chức các buổi tiếp xúc, gặp mặt giữa các đoàn thuộc các tổ chức, công ty trong và ngoài nước . Bên cạnh đó VCCI còn tổ chức dịch vụ đưa đón, đi lại ăn ở, phiên dịch biên dịch, nghiên cứu thị trường, tìn kiếm bạn hàng và đối tác đầu tư. Tất cả các hoạt động này VCCI đã giao cho công ty chuyên trách đó chính là công ty TSC. ý thức được trách nhiệm của mình, muốn làm nhịp cầu nối đáng tin cậy cho bạn hàng gần xa để hiểu nhau hơn, hợp tác rộng rãi hơn, thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển theo chính sách đổi mới của đất nước. Chính vì vậy, TSC đã không ngừng tăng cường và cải thiện tốt hơn việc cung cấp thông tin thương mại và tổ chức các đoàn ra, đoàn vào...để đạt hiệu quả cao trong trong hoạt động kinh doanh, tất cả các thành viên của TSC luôn luôn đúc rút kinh nghịêm bài học trong nước, kinh nghiệm quốc tế nhằm xứng đáng với sự tin cậy của bạn hàng gần xa phục vụ mục đích cao cả của VCCI là xúc tiến thương mại và đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời cũng phải tự tổ chức các công việc của mình sao cho hợp lý để có thể vừa trang trải chi phí cho mình vừa tạo ra nguồn thu hỗ trợ cho các chi phí đang ngày càng tănh nhanh của VCCI . Như vậy, TSC vừa có thể tạo thu nhập bù chi cho VCCI, vừa tạo điều kiện cho VCCI có nhiều thời gian hơn trong công việc trọng yếu của nó đó là xúc tiến thương mại và đầu tư nghiên cứu các chính sách kinh tế, các hướng đầu tư cho các tổ chức trong nước và nước ngoài. Trong quá trình hoạt động, để phù hợp với các chức năng của mình TSC cũng có một số đổi mới trong tổ chức, đó là việc vào cuối năm 1998 vừa qua đội xe đã tách ra khỏi sự quản lý vi mô của ban lãnh đạo công ty và bước đầu đi vào con đường làm ăn theo kiểu tự tổ chức và nộp ngân sách theo định mức. b. Nhiệm vụ Vì là một công ty phi chính phủ do vậy TSC cũng phải tiến hành kinh doanh theo đúng với những qui định của Nhà nước, cùng với những điều lệ hoạt chung của VCCI. TSC còn phải thực hiện một số nhiệm vụ chính sau: - Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiên có hiệu quả kế hoạch kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký và phù hợp với mục đích thành lập doanh nghiệp. - Bảo vệ, sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn vốn điều lệ đã được giao, tạo ra có hiệu quả kinh tế xã hội, tăng cường cơ sở vật chất cho doanh nghiệp ngày càng phát triển . - Thực hiện nghĩa vụ thuế theo luật định . - Thực hiện phân phối theo lao động đối với cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty và đảm bảo các quyền của họ được pháp luật Việt Nam thừa nhận . - Thực hiện nguyên tắc hạch toán, kế toán theo hệ thống kế toán Việt Nam và chịu sự kiểm tra của các cơ quan chức năng. - Thức hiện theo nghĩa vụ trích nộp lợi nhuận, bổ xung kinh phí cho các hoạt động của VCCI. 2. Cơ cấu tổ chức quản lý (bảng 1) Đứng đầu công ty là giám đốc, giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, là người chịu trách nhiệm toàn diện trước ban lãnh đạo của VCCI, trước pháp luật và toàn bộ công nhân viên về mọi hoạt động làm ăn của công ty. Cùng giúp việc với giám đốc, có hai phó giám đốc, một phó giám đốc phụ trách nhân sự, một phó giám đốc phụ trách kinh doanh . Bộ máy hoạt động của công ty bao gồm 7 phòng và một đội xe : Phòng hành chính quản trị Phòng kế toán tài vụ. Phòng tư vấn đầu tư. Phòng kinh doanh XNK. Phòng vé. Phòng giao dịch và du lịch . Phòng tư vấn và đào tạo lao động Đội xe . TSC cũng có các công ty chi nhánh khác ở trong nước và nước ngoài , đó là : TSC Đà nẵng. TSC TP Hồ Chí Minh . TSC Singapore . TSC Japan (Tokyo). TSC Malaysia . 3. Đặc điểm kinh doanh của Công ty TSC *. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh : Hiện nay với đặc thù của TSC là một công ty thuộc tổ chức phi Chính Phủ, cho nên mọi chi phí cho hoạt động nghiệp vụ của Công ty đều phải tự bù đắp.Vì vậy, với chức năng ban đầu khi thành lập là tổ chức xúc tiến, hỗ trợ thương mại, đầu tư và hoạt động kinh doanh khác của Việt Nam và nước ngoài. Với đặc điểm trên thì để có thể thích nghi được với cơ chế thị trường, thực hiện chính sách của Nhà nước là tự hoạch toán kinh doanh lấy thu bù chi thì mục tiêu hiện nay của Công ty không chỉ bó hẹp trong việc tổ chức tiếp xúc, giới thiệu tiềm năng của đất nước mà còn thực hiện những hoạt động dịch vụ. tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp, uỷ thác nhằm đem lại và trang trải những hoạt động xúc tiến mậu dịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Là một Công ty ra đời từ nhu cầu của khách hàng cũng như đòi hỏi của VCCI, chính vì vậy cho tới nay TSC có một lợi thế rất lớn là được VCCI tìm kiếm khách hàng làm ăn cho TSC. Điều này có được là do, VCCI là một tổ chức mặc dù là phi Chính Phủ nhưng nó vẫn có thể được coi là đại diện cho một Quốc gia, do vậy có quan hệ làm với rất nhiều tổ chức trong và ngoài nước, tạo dựng uy tín trong kinh doanh. Từ Công ty có cơ hội mở rộng thị trường: thông qua các hoạt xuất khẩu trực tiếp, hiện nay mặt hàng chủ yếu mà Công ty đang thực hiện việc xuất khẩu trực tiếp là hàng thủ công mỹ nghệ, nhận xuất khẩu uỷ thác của các công ty trong nước. Việc thường xuyên tiếp xúc trao đổi với khách quốc tế cũng như các nhà kinh doanh nước ngoài, đã làm cho công ty có một lượng thông tin lớn về thị trường quốc tế, tạo điều kiện thực hiện tốt hơn chức năng của TSC là cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong nước. *. Đặc điểm về vốn: TSC hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập, một mặt phải tạo nguồn tài chính để bù đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37073.doc
Tài liệu liên quan