Luận án Quản lý đào tạo ngành kỹ thuật - Công nghệ theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường đại học Tây Đô

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ------------------------------------------ TRỊNH HUỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ------------------------------------------ TRỊNH HUỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ LUẬN Á

pdf231 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý đào tạo ngành kỹ thuật - Công nghệ theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường đại học Tây Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9.14.01.14 Cán bộ hướng dẫn: 1. TS. TRẦN VĂN HÙNG 2. PGS. TS PHẠM VĂN SƠN HÀ NỘI – 2018 i LỜI CẢM ƠN uận án này là kết quả của quá trình học tập tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và quá trình công tác của bản thân tại Trường Đại học Tây Đô thành phố Cần Thơ. Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các Nhà khoa học trong và ngoài Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tham gia giảng dạy lớp Chuyên đề Tiến Sĩ (Khóa 2013-2016) và các hoạt động đào tạo tiến sĩ tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; các Cán bộ ở Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; các Giảng viên và Cán bộ ở Hội đồng Quản trị, Ban Giám hiệu, các Phòng, Khoa, Trung tâm Trường Đại học Tây Đô, Trường Đại học Nam Cần Thơ đã có nhiều giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy hướng dẫn TS. Trần Văn Hùng và PGS. TS Phạm Văn Sơn đã tận tình giúp đỡ tác giả trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Trịnh Huề L ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những gì được viết trong luận án này là do sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân tôi. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác nếu được trích dẫn sẽ được ghi chú nguồn gốc cụ thể. Luận án này cho đến nay chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Trịnh Huề DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ Ghi chú 1 BGH Ban Giám hiệu 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CĐ Cao đẳng 4 CLGD Chất lượng giáo dục 5 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 6 CNTT Công nghệ Thông tin 7 CSVC Cơ sở vật chất 8 CTĐT Chương trình đào tạo 9 DH Dạy học 10 ĐBCL Đảm bảo chất lượng 11 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 12 ĐH Đại học 13 ĐHSP Đại học Sư phạm 14 ĐHTĐ Đại học Tây Đô 15 ĐNA Đông Nam Á 16 ĐVHT Đơn vị học trình 17 ĐVT Đơn vị tính 18 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 19 GDĐH Giáo dục đại học 20 GS/ PGS Giáo sư/ Phó Giáo sư 21 GV Giảng viên 22 HĐQT Hội đồng Quản trị 23 HSSV Học sinh Sinh viên 24 KĐCL Kiểm định chất lượng 25 KHGDVN Khoa học Giáo dục Việt Nam 26 KHCN Khoa học công nghệ 27 KS Khảo sát 28 KT-CN Kỹ thuật – Công nghệ 29 KT-XH Kinh tế - xã hội 30 KTTT Kinh tế thị trường 31 LĐSX Lao động sản xuất 32 NCKH Nghiên cứu khoa học 33 NLTH Năng lực thực hiện 34 PPGD Phương pháp giảng dạy 35 QLCL Quản lý chất lượng 36 QLĐT Quản lý đào tạo 37 QLGD Quản lý giáo dục 38 QLSV Quản lý sinh viên 39 SVTN Sinh viên tốt nghiệp 40 TCTK Tổng cục Thống kê 41 TD Thí dụ 42 TPCT Thành phố Cần Thơ 43 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh 44 TTLĐ Thị trường lao động 45 XH Xã hội DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ Hình Bảng Biểu đồ NỘI DUNG Trang 1.1 Sơ đồ nguyên nhân và kết quả 13 1.2 Sơ đồ khái quát về “Mô hình nhân cách” 28 1.3 Sơ đồ khái quát về “Mô hình nội dung đào tạo” 29 1.4 Quá trình đào tạo tổng thể trong nhà trường 31 1.5 Khái niệm về chất lượng đào tạo đại học KT-CN 32 1.6 Sơ đồ các khái niệm liên quan đến quản lý 34 1.7 Năng lực thực hiện = Kiến thức + Kỹ năng + Thái độ 34 1.8 Các phương thức QL chất lượng theo Edward Sallis 35 1.9 Biểu tượng Vòng tròn chất lượng của Deming 36 1.10 Đánh giá chất lượng theo đầu vào - quá trình và đầu ra của Mỹ 47 1.11 Mô hình đánh giá chất lượng theo Hệ thống Châu Âu (EFQM) 48 1.12 Mô hình của một hệ thống QLCL dựa trên quá trình 50 1.13 Bản chất của CDIO 51 1.14 Phương pháp tiếp cận CDIO 51 1.1 Các tiêu chuẩn của CDIO 52 1.2 Khung chuẩn đầu ra của CDIO 53 1.15 Quy trình xây dựng CTĐT theo CDIO 54 1.16 Mô hình AUN-QA cho giáo dục đại học 55 1.17 Mô hình AUN-QA cấp trường 56 1.18 Mô hình AUN-QA về ĐBCL bên trong IQA 56 1.19 Mô hình AUN-QA cấp chương trình 57 1.3 Tiêu chuẩn ĐBCL GD của AUN-QA 58 1.20 Chu trình cơ bản phát triển một chương trình đào tạo 60 1.4 Mô hình phát triển chương trình giảng dạy có hệ thống (SCID) 61 1.21 Mối quan hệ của ba loại mô hình trong phát triển chương trình giảng dạy theo năng lực thực hiện 63 1.5 So sánh giảng dạy truyền thống với các mô hình giảng dạy mới 66 1.6 Các cấp độ kiến thức 69 1.7 Các cấp độ kỹ năng 70 1.8 Thang đánh giá sự thực hiện (PRS) 70 1.9 Các mức độ đánh giá thái độ 71 2.1 2.1 Sự phát triển số lượng trường CĐ, ĐH tại VN 2006- 2015 80 2.2 Sự phát triển số lượng SV CĐ, ĐH tại VN 2006- 2015 80 2.2 Sự phát triển số lượng SV CĐ, ĐH tại VN 2006- 2015 81 2.3 Tỷ lệ SV/1 vạn dân – Số SV tốt nghiệp 2006-2015 81 2.4 Tỷ lệ SV/ 1 vạn dân của VN và một số nước trên thế giới 82 2.5 Sự phát triển GD CĐ, ĐH ngoài công lập 2006-2015 82 2.5 Sự phát triển số trường CĐ, ĐH ngoài công lập 2006- 2015 83 2.6 Đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên phân theo trình độ chuyên môn 84 2.6 Đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên phân theo trình độ chuyên môn 85 2.7 Số SV Trường Đại học Tây Đô giai đoạn 2006 – 2015 85 2.7 Quy mô đào tạo sinh viên CĐ, ĐH từ 2006-2015 85 2.8 2.8 Số SV tuyển mới vào Trường ĐH Tây Đô giai đoạn 2006 – 2015 86 2.9 Số SV Đại học Tây Đô tốt nghiệp giai đoạn 2010-2015 86 2.9 Số SV Đại học Tây Đô tốt nghiệp giai đoạn 2010-2015 87 2.10 2.10 Phân bổ nguồn sinh viên trong 3 năm gần đây theo tỉnh tại ĐBSCL 87 2.11 Quy mô đào tạo sinh viên ngành Kỹ thuật – Công nghệ 88 2.12 Đánh giá Quản lý Mục tiêu,Chương trình đào tạo ngành KT-CN của trường ĐH Tây Đô 92 2.13 Quản lý chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên 94 2.14 Tổng hợp kết quả lấy ý kiến phản hồi của SV ĐHTĐ từ 2008 – 2015 100 2.15 Quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo 102 2.16 Kết quả học tập của sinh viên ngành KT-CN Trường ĐH Tây Đô - Từ khóa 1 – khóa 6 (tốt nghiệp năm học 2009- 2010 đến 2014-2015) 108 2.17 Kết quả khảo sát QL đánh giá kết quả học tập của iên 109 2.18 Đánh giá Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo 113 2.19 Bộ Tiêu chuẩn, Tiêu chí kiểm định chất lượng GDĐH 116 2.20 Tổng hợp kết quả tự đánh giá 118 2.21 Kiểm định chất lượng đào tạo, quản lý chất lượng bên trong 120 2.22 QLCL đội ngũ cán bộ GV và cán bộ quản lý giáo dục 123 2.23 Tỷ lệ SV ĐHTĐ có việc làm trong các năm 2008-2012 (ĐVT %) 128 3.1 Sơ đồ các hình thức bồi dưỡng nâng cao trình độ GV 139 3.1 Kết quả thăm dò về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp. 150 3.2 Giá trị Mean của tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 151 3.3 Tỷ lệ số người ủng hộ của từng biện pháp 153 3.3 Khảo sát tính cần thiết/ khả thi của 7 biện pháp 153 3.4 3.4 Kết quả KS về tính cần thiết và khả thi của các BP theo 2 mức độ (%) 154 3.5 Số liệu đăng ký thao giảng Học kỳ 2 năm 2016-2017 của GV Khoa KT-CN Trường ĐHTĐ 157 3.6 Trình độ GV cơ hữu từ 2012 đến 2017 159 3.7 3.7 Kết quả thi đua học tốt trong SV 164 3.8 Thành tích của Nhà trường trong những năm vừa qua 165 3.9 So sánh 7 tiêu chuẩn được đề xuất với Bộ tiêu chuẩn của AUN-QA và Bộ tiêu chuẩn của CIPO 170 3.10 Mối quan hệ giữa 7 Tiêu chuẩn đề xuất với 10 Tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường đại học của Bộ GD&ĐT 171 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 3 3.1. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................ 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 3 4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 4 7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 4 7.1. Phương pháp tiếp cận ........................................................................................ 4 7.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 6 8. Những luận điểm bảo vệ ........................................................................................... 7 9. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................ 8 10. Nơi thực hiện đề tài ................................................................................................ 9 11. Cấu trúc của luận án ............................................................................................... 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...... 10 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 10 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu quản lý chất lượng trên thế giới ..................................... 10 1.1.2. Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học trên thế giới ......................................... 14 1.1.2.1. Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ở Châu Âu ................................... 14 1.1.2.2. Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ở Mỹ ............................................ 16 1.1.2.3. Đảm bảo và đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại Nga .................... 20 1.1.3. Các công trình nghiên cứu trong nước ........................................................... 24 1.2. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................... 26 1.2.1. Khái niệm về khoa học, kỹ thuật, công nghệ ................................................. 26 1.2.2. Khái niệm về nguồn nhân lực, nhân lực KT-CN ........................................... 27 1.2.2.1. Khái niệm về nguồn nhân lực ................................................................. 27 1.2.2.2. Nhân lực kỹ thuật – công nghệ ............................................................... 27 1.2.3. Khái niệm về mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo ................................ 28 1.2.3.1. Mục tiêu đào tạo ..................................................................................... 28 1.2.3.2. Chương trình giảng dạy, chương trình đào tạo ...................................... 28 1.2.3.3. Nội dung đào tạo..................................................................................... 29 1.2.4. Quản lý và Quản lý đào tạo ............................................................................ 29 1.2.4.1. Khái niệm về quản lý .............................................................................. 29 1.2.4.2. Các chức năng của quản lý .................................................................... 30 1.2.4.3. Khái niệm về Quản lý đào tạo ................................................................ 31 1.2.4.4. Quản lý đào tạo ngành KT-CN trong trường đại học ............................ 32 1.2.5. Chất lượng và Quản lý chất lượng đào tạo đại học ngành KT-CN ................ 32 1.2.5.1. Khái niệm về Chất lượng ........................................................................ 32 1.2.5.2. Chất lượng trong đào tạo đại học ngành KT-CN ................................... 32 1.2.5.3. Quản lý chất lượng đào tạo đại học ngành kỹ thuật – công nghệ .......... 33 1.2.6. Sơ đồ các khái niệm liên hệ đến quản lý của ISO 9000-2007 ....................... 33 1.2.7. Khái niệm về năng lực thực hiện ................................................................... 34 1.3. Quản lý đào tạo ngành Kỹ thuật – Công nghệ trong trường đại học theo hướng đảm bảo chất lượng ........................................................................................ 35 1.3.1. Các phương thức quản lý chất lượng ............................................................. 35 1.3.2. Đặc trưng đào tạo các ngành kỹ thuật - công nghệ trong trường đại học ...... 37 1.3.2.1 Các ngành kỹ thuật - công nghệ trong trường đại học ........................... 37 1.3.2.2 Một số đặc trưng đào tạo các ngành KT-CN trong trường đại học ....... 38 1.3.3. Sơ lược nội dung quản lý đảm bảo chất lượng quá trình đào tạo KT-CN ..... 42 1.3.4. Năng lực thực hiện trong đào tạo ngành KT-CN và quy trình đào tạo Đảm bảo chất lượng theo năng lực thực hiện .......................................................... 42 1.3.5. Mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục của Việt Nam ................................... 45 1.4. Một số mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục trên thế giới ............................ 47 1.4.1. Một số mô hình quản lý việc đánh giá chất lượng giáo dục .......................... 47 1.4.1.1. Mô hình CIPO trong quản lý đánh giá chất lượng giáo dục .................. 47 1.4.1.2. Đánh giá CLGD theo Mô hình “đầu vào - quá trình - đầu ra” của Mỹ 47 1.4.1.3. Đánh giá chất lượng giáo dục theo Mô hình Châu Âu (EFQM) ............ 48 1.4.1.4. Cách đánh giá chất lượng giáo dục của ILO & ADB – 500 dành cho các loại hình trường kỹ thuật - nghề nghiệp ........................................................ 48 1.4.2. Một số mô hình quản lý theo hướng đảm bảo chất lượng ............................. 49 1.4.2.1. Mô hình quản lý đảm bảo chất lượng ISO.............................................. 49 1.4.2.2. Mô hình quản lý ĐBCL trong giáo dục kỹ thuật – công nghiệp CDIO .. 51 1.4.2.3. Mô hình ABET quản lý ĐBCL đào tạo ngành Kỹ thuật – công nghệ ..... 54 1.4.2.4. Mô hình ĐBCL của mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á ......... 55 1.5. Nội dung quản lý đào tạo ngành kỹ thuật - công nghệ trong trường đại học theo hướng đảm bảo chất lượng ............................................................................... 58 1.5.1. Quản lý mục tiêu, chương trình đào tạo theo nhu cầu xã hội ........................ 58 1.5.1.1. Quản lý việc xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo .......................... 58 1.5.1.2. Phát triển chương trình đào tạo ............................................................. 60 1.5.1.3. Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo .......... 63 1.5.2. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên ................................................. 64 1.5.2.1. Nội dung quản lý hoạt động giảng dạy của GV ..................................... 64 1.5.2.2. Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên ...................... 65 1.5.3. Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên ..................................... 66 1.5.3.1. Nội dung quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của SV ......................... 66 1.5.3.2. Một số nội dung quản lý học tập, rèn luyện của SV ngành KT-CN ....... 67 1.5.3.3. Quản lý hoạt động lao động sản xuất của sinh viên ............................... 67 1.5.3.4. Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho sinh viên ..................................... 68 1.5.4. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ...................... 68 1.5.4.1. Khái quát về kiểm tra đánh giá ............................................................... 68 1.5.4.2. Nội dung quản lý kiểm tra đánh giá ....................................................... 71 1.5.5. Quản lý Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ........................................................ 72 1.5.6. Quản lý quá trình Kiểm định chất lượng trong trường đại học...................... 72 1.5.7. Quản lý nâng cao trình độ cán bộ quản lý giáo dục ....................................... 72 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến QLĐT ngành KT-CN trong trường đại học ........ 73 1.6.1. Yếu tố về cơ sở pháp lý ................................................................................. 73 1.6.1.1. Tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường đại học .......................................... 73 1.6.1.2 Hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học .................................... 74 1.6.1.3 Một số định hướng đổi mới quản lý giáo dục đại học theo hướng nâng cao và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Viêt Nam đến năm 2020 .... 76 1.6.2. Những điều kiện về nhân lực, vật lực và tài lực ............................................ 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................... 77 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ ........................................................................ 79 2.1. Khái quát sự phát triển giáo dục đại học Việt Nam ......................................... 79 2.1.1. Phát triển mạng lưới các trường cao đẳng, đại học ........................................ 79 2.1.2. Phát triển số lượng sinh viên cao đẳng, đại học ............................................. 80 2.1.3. Tỉ lệ sinh viên/ 1 vạn dân ............................................................................... 81 2.1.4. Số sinh viên tốt nghiệp ................................................................................... 82 2.1.5. Sự phát triển giáo dục đại học ngoài công lập ............................................... 82 2.2. Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Tây Đô ............................................. 83 2.2.1. Cơ cấu tổ chức ................................................................................................ 84 2.2.2. Cơ sở vật chất ................................................................................................. 84 2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên .......................................... 84 2.2.4. Quy mô đào tạo .............................................................................................. 85 2.3. Giới thiệu khái quát về Khoa Kỹ thuật – Công nghệ ....................................... 88 2.4. Khái quát về phương pháp và tổ chức thu thập dữ liệu .................................. 88 2.4.1. Hồi cứu tư liệu ................................................................................................ 89 2.4.2. Phương pháp thống kê .................................................................................... 90 2.4.3. Phương pháp khảo sát điều tra bằng phiếu hỏi .............................................. 90 2.4.4. Lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên .................................................................... 90 2.5. Thực trạng và đánh giá thực trạng QLĐT ngành KT-CN tại ĐHTĐ ............ 91 2.5.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, chương trình đào tạo KT-CN tại ĐHTĐ........ 91 2.5.2. Thực trạng quản lý chất lượng hoạt động giảng dạy của giảng viên ........... 94 2.5.2.1. Quy định, quy trình, biểu mẫu và các chỉ tiêu, chỉ số đánh giá hoạt động giảng dạy của GV ........................................................................ 95 2.5.2.2. Đánh giá về công tác lập kế hoạch dạy học của nhà trường ................. 96 2.5.2.3. Đánh giá về công tác tổ chức dạy học của nhà trường .......................... 96 2.5.2.4. Đánh giá mức độ thực hiện nề nếp, nội quy, thời khóa biểu của GV ..... 97 2.5.2.5. Đánh giá mức độ chất lượng giảng dạy của Giảng viên ........................ 98 2.5.2.6. Đánh giá chính sách khuyến khích GV áp dụng các PPDH hiện đại .... 98 2.5.2.7. Quản lý tính công bằng, công khai trong đánh giá kết quả học tập của GV đối với SV................................................................................................ 99 2.5.2.8. Quản lý khuyến khích các phương pháp đánh giá tiên tiến kết quả học tập của GV đối với SV .......................................................................... 99 2.5.2.9. Quản lý lấy thông tin phản hồi của SV về HĐ giảng dạy của GV.......... 100 2.5.3. Quản lý sinh viên trong quá trình đào tạo ................................................... . 101 2.5.3.1. Đánh giá công tác tuyển sinh ................................................................. . 104 2.5.3.2. Quản lý học tập, rèn luyện của sinh viên trong quá trình đào tạo ......... 104 2.5.3.3. Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên trong giờ học lý thuyết trên lớp .......................................................................................... 105 2.5.3.4. Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện trong giờ học thực hành ở phòng thí nghiệm, nhà xưởng, phòng vi tính ............................................. 105 2.5.3.5. Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ................................................. 105 2.5.3.6. Quản lý hoạt động hướng nghiệp cho sinh viên ..................................... 106 2.5.3.7. Hoạt động học tập, rèn luyện, lao động sản xuất của SV ở cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ...................................................................... 106 2.5.3.8. Quản lý thực tập, làm đồ án hoặc khóa luận tốt nghiệp của SV ............ 106 2.5.3.9. Quản lý dịch vụ hỗ trợ sinh viên trong quá trình đào tạo ...................... 106 2.5.3.10. Đánh giá việc thực hiện chế độ chính sách của nhà nước đối với SV của nhà trường ............................................................................................ 106 2.5.3.11. Đánh giá chính sách và việc thực hiện chính sách hỗ trợ SV của nhà trường .................................................................................................. 106 2.5.3.12. Thủ tục hành chính, tiếp nhận và giải quyết các vướng mắc của SV ... 107 2.5.3.13. Đánh giá các kênh tư vấn và mức độ thực hiện hoạt động tư vấn ....... 107 2.5.3.14. Dịch vụ hỗ trợ đáp ứng chỗ ở, ký túc xá cho SV .................................. 107 2.5.3.15. Dịch vụ hỗ trợ đáp ứng việc ăn và sinh hoạt hàng ngày cho SV .......... 107 2.5.3.16. Dịch vụ khắc phục hậu quả học tập và thi cử....................................... 107 2.5.4. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV .................... . 108 2.5.4.1. Đánh giá SV nhập học bằng kết quả đầu vào ......................................... 110 2.5.4.2. Quản lý đánh giá chất lượng sinh viên ................................................. 110 2.5.4.3. Đánh giá sự tiến bộ trong học tập của SV thông qua một ma trận điểm số/biểu đồ thể hiện năng lực của SV theo kết quả đầu ra .................. 110 2.5.4.4. Đánh giá bài thi cuối khóa/tốt nghiệp bằng các bài kiểm tra năng lực sinh viên hoặc bằng kỳ kiểm tra tốt nghiệp toàn diện ................................. 111 2.5.4.5. Xây dựng ngân hàng đề thi, bảo mật và sử dụng trong thi và kiểm tra 111 2.5.4.6. Đánh giá quy trình &thực hiện giải quyết khiếu nại kết quả đánh giá. 111 2.5.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ...................................... . 111 2.5.5.1. Thực trạng quản lý hoạt động các phòng máy vi tính .......................... 111 2.5.5.2. Thực trạng quản lý các phòng thí nghiệm Điện - Điện tử .................... 112 2.5.5.3. Thực trạng quản lý các phòng thí nghiệm Xây dựng............................ 112 2.5.5.4. Thực trạng quản lý hoạt động thư viện ............................................... 112 2.5.5.5. Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng quản lý CSVC phục vụ đào tạo 113 2.5.6. Kiểm định chất lượng nhà trường tại Trường Đại học Tây Đô ................... 116 2.5.6.1. Bộ Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học ........................ 116 2.5.6.2. Kết quả tự đánh giá của Trường Đại học Tây Đô năm 2013 ............... 117 2.5.6.3. Phân tích kết quả Khảo sát CBQL và GV về Kiểm định chất lượng đào tạo, quản lý chất lượng bên trong ........................................................... 119 2.5.7. Quản lý chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên và cán bộ quản lý GD ........ 122 2.5.7.1. Đội ngũ GV đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ và năng lực để thực hiện chương trình đào tạo của nhà trường .......................................... 124 2.5.7.2. Đánh giá năng lực và kết quả thực hiện nhiệm vụ của CBGV so với mong muốn của nhà trường .......................................................................... 124 2.5.7.3. Có hệ thống đánh giá GV hữu hiệu, sử dụng các hình thức đánh giá như: SV đánh giá CBGV, CBGV đánh giá, Hội đồng nhà trường đánh giá......... 124 2.5.7.4. Kế hoạch, quy hoạch dài hạn phát triển đội ngũ về số lượng, chất lượng, nâng cao kiến thực, năng lực thực hiện nhiệm vụ ............................ 125 2.5.7.5. Quy trình, tiêu chí, tiêu chuẩn và các chỉ số chất lượng cho quy hoạch, tuyển dụng, phân công, bổ nhiệm, nâng bậc ............................................... 125 2.5.7.6. Chính sách, chế độ thu hút các giảng viên giỏi về trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu ............................................ 125 2.5.7.7. Đánh giá việc thực hiện đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng GV theo kịp với nhu cầu phát triển giảng dạy của nhà trường ........................ 126 2.5.7.8. Xây dựng môi trường học hỏi, động lực phát triển đạo đức, văn hóa nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên .......................................................... 126 2.5.7.9. Sàng lọc, chấm dứt hợp đồng, cho nghỉ hưu sớm, cắt phúc lợi xã hội đối với những GV không hoàn thành nhiệm vụ .......................................... 126 2.5.7.10. Đánh giá nhu cầu nâng cao trình độ quản lý của CBQL ................... 127 2.5.7.11. Đánh giá nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn của các CBQL trong nhà trường đáp ứng chuẩn các vị trí quản lý..................................... 127 2.5.8. Theo dõi việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ..................................... 127 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................. 128 CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ ....... 130 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .................................................................... 130 3.1.1. Nguyên tắc mục tiêu ..................................................................................... 130 3.1.2. Nguyên tắc toàn diện .................................................................................... 130 3.1.3. Nguyên tắc hiệu quả ..................................................................................... 130 3.1.4. Nguyên tắc khả thi ....................................................................................... 130 3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo ngành kỹ thuật – công nghệ theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường Đại học Tây Đô ................................ 130 3.2.1. Biện pháp quản lý đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật - Công nghệ theo nhu cầu xã hội ........................................................................................ 130 3.2.1.1. Mục tiêu ................................................................................................ 130 3.2.1.2. Nội dung ................................................................................................ 131 3.2.1.3. Cách thực hiện ...................................................................................... 132 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện ............................................................................... 133 3.2.2. Biện pháp QL nâng cao chất lượng giảng dạy, bồi dưỡng trình độ của GV 133 3.2.2.1. Quản lý nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên ...................... 133 3.2.2.2 Quản lý công tác bồi dưỡng trình độ của giảng viên ............................ 139 3.2.3. Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học tập của sinh viên .................... 140 3.2.3.1. Mục tiêu ................................................................................................ 140 3.2.3.2. Nội dung ................................................................................................ 140 3.2.3.3. Cách thực hiện ...................................................................................... 140 3.2.3.4. Điều kiện thực hiện ............................................................................... 142 3.2.4. Biện pháp quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên .......... 142 3.2.4.1. Mục tiêu ................................................................................................ 142 3.2.4.2. Nội dung ................................................................................................ 142 3.2.4.3. Cách thực hiện ...................................................................................... 142 3.2.4.4. Điều kiện thực hiện ............................................................................... 144 3.2.5. Biện pháp quản lý tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo .................... 144 3.2.5.1. Mục tiêu ................................................................................................ 144 3.2.5.2. Nội dung ................................................................................................ 144 3.2.5.3. Cách thực hiện ...................................................................................... 145 3.2.5.4. Điều kiện thực hiện ............................................................................... 145 3.2.6. Biện pháp quản lý tham gia kiểm định chất lượng theo Luật giáo dục ....... 146 3.2.6.1. Mục tiêu ......... số. Hình 1.1: Sơ đồ nguyên nhân và kết quả Chú thích: Vật liệu (Materials); Thiết bị hoặc máy (Equipment); Quá trình làm việc (Processes); Đo lường (Measurement). Tất cả các biến thể trên đều có thể là nguyên nhân (Causes), ảnh hưởng (Effect) đến chất lượng (Quality) sản phẩm. 14 Nhà khoa học Nhật Bản Kaoru Ishikawa đã đề xuất và áp dụng Chiến lược chất lượng. Phương pháp tiếp cận này chú trọng vào sự tham gia rộng rãi về chất lượng từ lãnh đạo đến nhân viên trong một tổ chức và từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc của vòng đời sản phẩm. Kaoru Ishikawa (1982) cũng đưa ra mô hình Sơ đồ xương cá (hay sơ đồ "nguyên nhân và kết quả") thể hiện trong Hình 1.1 [117]. Qua những nghiên cứu nêu trên, ta có thề thấy: quản lý chất lượng là một vấn đề thiết thực với sản xuất và đã được nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm, để ứng dụng vào quá trình lao động, sản xuất phục vụ đời sống. Các kinh nghiệm này có thể được áp dụng trong giáo dục để nâng cao chất lượng cho quá trình đào tạo, trong đó có đào tạo ngành KT-CN. 1.1.2. Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học trên thế giới Ngày nay nhiều trường đại học trên thế giới đang xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo dựa trên các chương trình đào tạo, các nguồn lực vật chất, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giảng viên và đơn vị quản lý đáp ứng những yêu cầu nhất định từ xã hội, cá nhân và nhà nước [98, tr 12]. 1.1.2.1. Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ở Châu Âu Hiện nay ở Châu Âu chưa có hệ thống thống nhất đánh giá hoạt động của các cơ sở đào tạo tương tự như hệ thống kiểm định của Mỹ. Tuy nhiên, mỗi nước đều có những cách tiếp cận vấn đề đảm bảo và đánh giá chất lượng đào tạo đại học [98, tr 14].  “Mô hình Pháp” chủ yếu dựa vào đánh giá ngoài đối với nhà trường theo quan điểm trách nhiệm của nhà trường trước xã hội và nhà nước [98, tr 13].  “Mô hình Anh” được hình thành từ lâu dựa trên tự đánh giá trong của cộng đồng nhà trường. Ở Anh đã thành lập hệ thống nhiều tầng kiểm định trường đại học và các chương trình đào tạo của nhà trường với vai trò chủ lực của Tổ chức Đảm bảo chất lượng của chính phủ QAA (Quality Assurance Agency for Higher Education). Một số trường đại học Anh đã tiến hành đánh giá các chương trình đào tạo theo các tiêu chí của QAA. Ví dụ, Trường Đại học Mở (Open University) trong năm 1992 đã thành lập một đơn vị trực thuộc: Dịch vụ Định giá của Trường Đại học Mở thực hiện việc đánh giá các cơ sở đào tạo và các chương trình đào tạo, trong đó có đánh giá cả ở ngoài nước Anh [98, tr 14]. Các yêu cầu của đơn vị này để kiểm định các cơ sở đào tạo là:  Xây dựng môi trường đào tạo phù hợp;  Tính độc lập trong việc thực hiện các chương trình đào tạo; 15  Tổ chức hiệu quả hoạt động giảng dạy;  Hệ thống đảm bảo chất lượng hiệu quả;  Sở hữu một đội ngũ trí thức riêng;  Tính công khai khuyến nghị đối ngoại;  An toàn tài chính.  Mô hình Đức Sự chuyển đổi sang hệ thống nhiều tầng và quốc tế hóa giáo dục đã dẫn đến sự hình thành một loạt các tổ chức kiểm định. Năm 1998, ở Đức đã thành lập Hội đồng kiểm định để đánh giá chương trình đào tạo cử nhân và cao học. Hội đồng này xây dựng các chuẩn và tiêu chí tối thiểu cho các tổ chức kiểm định mà Hiệp hội kỹ sư Đức thành lập năm 1999 dựa vào để tổ chức kiểm định các ngành khoa học kỹ thuật và máy tính. Tổ chức kiểm định đầu tiên ở Đức là Tổ chức Trung tâm Đánh giá Giáo dục ĐH của Trường Đại học Hạ Sacson. Hiện nay Tổ chức kiểm định chương trình môn học trong các ngành kỹ thuật, tin học, các KH tự nhiên và toán học đang hoạt động rất tích cực cũng như các tổ chức khác đánh giá theo các hướng đào tạo khác [98, tr 15].  Xu hướng đảm bảo chất lượng đào tạo đại học hiện nay của Châu Âu Gần đây đánh giá ngoài chất lượng đào tạo đại học đã trở nên thịnh hành hơn cả ở Châu Âu. Các nguyên tắc chính để xây dựng ĐBCL đào tạo đại học theo cách đánh giá ngoài là:  Kiểm tra thường xuyên mức độ phù hợp giữa hoạt động và nội dung chương trình đào tạo với mục tiêu và nhiệm vụ của nhà trường;  Có cá nhân hoặc đơn vị tương ứng thực hiện việc đánh giá bằng phương pháp chuyên gia về hoạt động và việc lập kế hoạch phát triển nhà trường;  Có hệ thống rộng và hiệu quả hỗ trợ cho quá trình tự nghiên cứu;  Thường xuyên tự đánh giá hoạt động (của các đơn vị quản lý, chương trình) và đánh giá lại bằng phương pháp chuyên gia để kiểm tra kết quả tự nghiên cứu đánh giá của nhà trường. Phản xạ kịp thời kết quả đánh giá ngoài của chuyên gia bằng cách hoàn thiện các phương pháp và cấu trúc quản lý, các chương trình đào tạo, tái phân bố các nguồn lực vật chất và tài chính, áp dụng hệ thống khuyến khích và trừng phạt. 16 1.1.2.2. Đảm bảo chất lượng đào tạo đại học ở Mỹ  Những vấn đề chung Đảm bảo chất lượng trong Giáo dục đại học Mỹ có lịch sử lâu đời. Hệ thống đảm bảo chất lượng hiệu quả của Giáo dục đại học Mỹ đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của xã hội Hoa Kỳ. “Mô hình Mỹ” đảm bảo và đánh giá chất lượng đào tạo đại học dựa vào kiểm định các cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo. Hệ thống đảm bảo chất lượng trong Giáo dục đại học Mỹ bao gồm đánh giá ngoài và đánh giá trong: Kiểm định giáo dục đại học và tự đánh giá của các trường đại học [98, tr 12]. Mục tiêu chính của kiểm định là:  Đảm bảo tiến bộ trong đào tạo đại học dựa vào việc xây dựng các tiêu chí và nguyên tắc đánh giá hiệu quả;  Khuyến khích sự phát triển của các cơ sở đào tạo và hoàn thiện các chương trình đào tạo bằng cách tự nghiên cứu và lập kế hoạch liên tục;  Đảm bảo với xã hội rằng nhà trường hay một chương trình đào tạo cụ thể có những mục tiêu đúng đắn và các điều kiện để đạt được các mục tiêu đó;  Đảm bảo hỗ trợ việc hình thành và phát triển của nhà trường và hiện thực hóa các chương trình đào tạo;  Bảo vệ nhà trường tránh những hành động can thiệp vào các hoạt động giáo dục và làm tổn thương quyền tự do giảng dạy của nhà trường. Theo V. Makarin (2010) [95], Có 3 loại tổ chức kiểm định ở Mỹ: Tổ chức Kiểm định Quốc gia, Tổ chức Kiểm định vùng và Tổ chức Kiểm định Nghề nghiệp :  Kiểm định Quốc gia là các cơ quan kiểm định đánh giá và kiểm định các trường học trên toàn nước Mỹ.  Các tổ chức Kiểm định vùng: Có chức năng kiểm định, đánh giá các trường một cách toàn diện. Các tổ chức này là phi lợi nhuận, phi chính phủ được tổ chức theo các vùng địa lý.  Các chuẩn kiểm định sau mang tính chung cho tất cả các tổ chức kiểm định vùng cho các trường đại học: - Có sứ mệnh và mục tiêu phù hợp với giáo dục đại học; - Có mục đích được cụ thể hóa dựa trên sứ mệnh và mục tiêu của nhà trường; 17 - Có hệ thống cấu trúc và nguồn lực được xác định rõ ràng – cơ sở vật chất, tổ chức và học thuật hỗ trợ cho sứ mệnh và mục tiêu và có khả năng hiện thực hóa chúng; - Có hệ thống đánh giá liên tục sự tiến bộ theo hướng sứ mệnh, mục tiêu và kế hoạch vì tiến bộ trong tương lai.  Kiểm định chuyên môn và kiểm định “đặc biệt” dành cho các chương trình môn học đặc biệt trong nhà trường. Ví dụ: 1) Hội đồng Kiểm định Công nghệ và Kỹ thuật ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology); 2) Hiệp hội các trường đại học kinh doanh hàng đầu Mỹ (AACSB); 3) Hiệp hội Thư viện Mỹ (ALA) vì khoa học thư viện; 4) Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (APA); 5) Ủy ban các Trường đào tạo Y tá (CCNE); 6) Ủy ban Quốc gia Kiểm định Đào tạo Giáo viên (NCATE) Cũng theo V. Makarin (2010) Hệ thống Kiểm định cơ sở đào tạo ở Mỹ được coi là hệ thống tự điều chỉnh để giữ sự cân đối giữa quyền tự do giảng dạy của nhà trường và trách nhiệm của họ trước nhà nước và xã hội. Các chuẩn hoặc tiêu chí kiểm định nhà trường là cơ sở để đo hiệu quả hoạt động của trường đại học phù hợp với các mục đích của trường. Trước đây, các tiêu chí định lượng (số lượng đội ngũ GV, nguồn lực thư viện, thiết bị, tài chính) được sử dụng để đánh giá các trường ĐH một cách dễ dàng và tương đối đơn giản. Trong những năm đầu của thế kỷ XX chính các tiêu chí này đã giúp nhiều trong việc ổn định trật tự lĩnh vực GDĐH. Sau đó, các chuẩn này đã bị phê phán kịch liệt từ phía ban lãnh đạo các trường, bị kết tội là “tiêu chuẩn hóa” giáo dục. Các tổ chức kiểm định vùng các trường ĐH từ chối sử dụng các chuẩn định lượng và thay thế thuật ngữ “chuẩn” bằng thuật ngữ “tiêu chí”. Tiêu chí thông thường mang tính mô tả , không đòi hỏi phải đánh giá định lượng mà là đánh giá của chuyên gia. Mỗ tổ chức trong số 6 tổ chức kiểm định vùng của Mỹ đều xây dựng các tiêu chí riêng của mình, chúng được thảo luận rộng rãi, mô tả chi tiết, thường xuyên được xem xét lại và thông báo tới các trường đại học. Theo thông lệ, có 9 tiêu chí [95, tr 7]: - Tính nhất thể của nhà trường; - Mục tiêu, kế hoạch và hiệu quả; 18 - Quản lý và lãnh đạo; - Chương trình môn học; - Đội ngũ giảng viên và nhân viên phục vụ; - Thư viện, máy tính và các nguồn thông tin khác; - Dịch vụ cho sinh viên và đảm bảo các điều kiện đào tạo; - Cơ sở vật chất, phòng học, thiết bị; - Tài chính. Kiểm định trường đại học phải khẳng định được là nhà trường có những mục tiêu chắc chắn, nguồn lực (cần thiết để đạt được những mục tiêu đó), chứng tỏ đã đạt được các tiêu chí, triển vọng đạt được mục tiêu trong tương lai. Về mặt lịch sử, kiểm định chuyên môn (kiểm định các chương trình môn học) ở Mỹ xuất hiện trước kiểm định trường đại học. Hiện nay các tổ chức kiểm định chuyên môn thông thường đòi hỏi nhà trường phải được kiểm định trước, sau đó mới có thể tiến hành kiểm định các chương trình môn học của nhà trường. Thông thường kiểm định chuyên môn chỉ chú ý vào kiểm định nội dung quá trình giảng dạy: những kiến thức cơ bản, những kiến thức chuyên ngành, kỹ năng thực tiễn, kỹ năng thiết kế, sử dụng máy tính. Nếu trong quá trình kiểm định một vài hạn chế của nhà trường có thể được bù trừ nhờ những ưu điểm khác thì kiểm định chuyên môn lại tuân thủ nguyên tắc – chương trình đào tạo phải mạnh đến mức như là khâu yếu nhất của nhà trường. Các chức năng chính của kiểm định chuyên môn là: Hỗ trợ thí sinh dự thi vào trường lựa chọn trường đại học, phối hợp với các cơ quan chính phủ trong việc ra quyết định ủng hộ cơ sở đào tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp và tổ chức tư nhân trong việc phân bố đầu tư vào lĩnh vực giáo dục. Chương trình môn học được kiểm định chỉ khi tất cả các khối của chương trình phù hợp với các tiêu chí. Quá trình kiểm định chuyên môn như sau:  Tổ chức kiểm định với sự giúp đỡ của các hội đồng chuyên gia thông qua quyết định;  Cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo được mô tả trong quá trình tự nghiên cứu và tự đánh giá;  Nhóm chuyên gia làm việc với cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo, các tài liệu tự nghiên cứu và tự đánh giá và đưa ra kết luận được thông tin cho tổ chức kiểm định và nhà trường; 19  Cơ sở đào tạo trả lời kết luận của các chuyên gia;  Một hội đồng của tổ chức kiểm định sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu tự nghiên cứu, kết luận của các chuyên gia và trả lời của nhà trường để ra quyết định thông qua hoặc bác bỏ kiểm định (không công nhận vượt qua kiểm định).  Đảm bảo chất lượng trong đào tạo đại học KT-CN với ABET Tổ chức có uy tín nhất trong kiểm định các chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ là Hội đồng Kiểm định các ngành Kỹ thuật và Công nghệ (Accreditation Board for Engineering and Technology - ABET) thực chất là sự thống nhất của 28 hiệp hội chuyên môn kỹ thuật [75]. ABET đã kiểm định hơn 1500 chương trình môn học chuyên ngành kỹ thuật và 700 chương trình môn học chuyên ngành công nghệ của nhiều trường đại học Mỹ. ABET cũng đánh giá sự phù hợp của các chương trình môn học của nước ngoài với các chương trình tương ứng của Mỹ. Hiện nay hơn 70 chương trình của các trường đại học Đức, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, Mexico và các nước khác đã được ABET công nhận. Các yêu cầu chính đối với chất lượng đào tạo trong lĩnh vực KT-CN:  Kiến thức và hiểu biết về những vấn đề khoa học–kỹ thuật, xã hội và chính trị hiện đại;  Biết áp dụng các kiến thức khoa học-tự nhiên, toán và kỹ thuật vào thực tế;  Biết áp dung các kỹ năng và các phương pháp đã nghiên cứu trước đây trong thực tiễn;  Có năng lực thiết kế các quá trình hoặc hệ thống phù hợp với nhiệm vụ đặt ra;  Có năng lực lập kế hoạch và tiến hành thí nghiệm, ghi chép và lý giải số liệu;  Có năng lực làm việc tập thể theo các đề tài liên ngành;  Có năng lực phối hợp hiệu quả trong nhóm;  Có trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp;  Có kiến thức rộng, đủ để hiểu biết hậu quả xã hội của quyết định kỹ thuật mang tính toàn cầu;  Hiểu được sự cần thiết và có năng lực học tập suốt đời.  Một số kết luận về Hệ thống ĐBCL trong các trường ĐH ở Mỹ Quá trình kiểm định ngoài và trong đã xây dựng được một hệ thống ĐBCL có uy tín và chất lượng trong Quản lý đào tạo đại học Mỹ. Quá trình Quản lý ĐBCL ngoài của 20 Mỹ liên quan đến hệ thống kiểm định giáo dục ĐH. Chiến lược ĐBCL trong liên quan đến tự đánh giá cơ sở đào tạo ĐH. Ở đây không có cái gọi là “chuẩn Quốc gia” cấp liên bang. Một số bang ở Mỹ có Hội đồng điều phối giáo dục ĐH, một số bang hỗ trợ tài chính cho các cơ sở đào tạo. Có khoảng 100 tổ chức kiểm định được công nhận là độc lập với chính phủ. 1.1.2.3. Đảm bảo và đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại Nga a) Đảm bảo chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội Trong những năm gần đây các trường đại học Nga rất chú trọng đến vấn đề đảm bảo chất lượng đào tạo đại học. Một trong những nguyên nhân là mục tiêu chiến lược của chính phủ trong lĩnh vực giáo dục nêu trong Học thuyết phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của Liên Bang Nga đến năm 2020 là nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của phát triển đổi mới kinh tế, đáp ứng nhu cầu hiện nay của xã hội. Một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng là xu hướng hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc hội nhập vào không gian Châu Âu đã buộc các trường ĐH Nga phải nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chung Châu Âu, phù hợp với tiến trình Bologna mà Nga cam kết thực hiện [98, tr 12]. Đảm bảo chất lượng đào tạo được coi là tất cả các hoạt động phối hợp chỉ đạo và quản lý trường đại học hướng đến chất lượng, trong đó có cơ chế ĐBCL. b) Các cơ chế Quản lý đảm bảo chất lượng đào tạo tại Nga Theo O.V Zvyagina [97, tr 8] cơ chế quản lý đảm bảo chất lượng ĐT là: - Quản lý lập kế hoạch chất lượng: hoạt động nhằm xây dựng chiến lược, chính sách, mục tiêu và các yêu cầu đối với chất lượng đào tạo; - Quản lý chất lượng: Phương pháp được sử dụng để thực hiện các yêu cầu đối với chất lượng đào tạo; - Quản lý đảm bảo chất lượng: Hoạt động nhằm xây dựng sự tin tưởng rằng các yêu cầu về chất lượng sẽ được thực hiện; - Quản lý nâng cao chất lượng: Hoạt động của trường đại học nhằm nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu đối với chất lượng đào tạo; - Quản lý đánh giá: Khẳng định rằng những yêu cầu đối với chất lượng được đảm bảo . c) Quy trình đánh giá tổng hợp hoạt động của các trường đại học Nga 21 Đánh giá tổng hợp hoạt động của các trường ĐH Nga được Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nga đưa ra vào năm 2000 như là một loại hình kiểm soát của nhà nước chất lượng đào tạo ĐH. Đánh giá tổng hợp có mục tiêu phân tích các mặt hoạt động của trường ĐH và bao gồm các quy trình cấp phép, kiểm tra và kiểm định của nhà nước. Việc tiến hành đồng thời các quy trình trên đối với nhà trường sẽ nâng cao hiệu quả và giảm chi phí đến mức tối thiểu cho nhà trường [100]. Quy trình đánh giá tổng hợp bao gồm những hoạt động sau đây:  Trường đại học gửi đến Bộ Giáo dục Nga đơn xin đánh giá và chuẩn bị tài liệu tự khảo sát;  Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nga ra quyết định thành lập hội đồng, trong đó có cả hội đồng trực thuộc chịu trách nhiệm cấp phép và kiểm tra (trong thời gian nhất định được nêu trong quyết định);  Các hội đồng này đến nhà trường để tiến hành đánh giá. Kết quả làm việc của hội đồng là các kết luận về việc kiểm tra và cấp phép trên cơ sở các kết luận và cơ sở dữ liệu đã có;  Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nga ra quyết định về việc kiểm định trường ĐH. d) Kiểm định xã hội – nghề nghiệp Năm 1992, Nga đã thành lập Trung tâm Kiểm định độc lập các ngành kỹ thuật [100, tr 1]. Mục tiêu chính của Trung tâm Kiểm định này là:  Phát triển các sáng kiến sáng tạo, sự quan tâm và trách nhiệm của tập thể, nhân viên và sinh viên các trường ĐH nhằm đạt được những kết quả cao nhất trong việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tiếp thu và mở rộng kiến thức;  Thông báo cho công dân về khả năng họ nhận được một giáo dục đại học có sức cạnh tranh cao nhất trên thị trường lao động trong nước và quốc tế;  Đảm bảo cho người sử dụng một trình độ đào tạo cao theo các ngành đã kiểm định trong những trường đại học cụ thể;  Nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác được nhà nước và xã hội cấp cho giáo dục đại học nhờ sự phân bổ hợp lý nghiêng về phía các ngành và chương trình đã được kiểm định. Nhiệm vụ chính của Trung tâm Kiểm định này được đặt ra như sau: 22  Làm cho xã hội nói chung, các hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và các hội đồng thi quốc gia thấy rõ những trường ĐH và những chương trình GD chuyên ngành đáp ứng được các tiêu chí kiểm định;  Đảm bảo về mặt phương pháp cho các trường đại học và các tổ chức liên quan các giáo trình nâng cao chất lượng của các chương trình đào tạo kỹ sư hiện thời và xây dựng các chương trình và ngành học mới;  Nghiên cứu những vấn đề kiểm định;  Khuyến khích nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư ở Nga. e) Các tiêu chí KĐCL đào tạo của Hiệp hội Giáo dục Kỹ thuật Nga Theo sáng kiến của Hiệp hội Giáo dục Kỹ thuật Nga, năm 2002 hệ thống kiểm định xã hội - nghề nghiệp các chương trình đào tạo lĩnh vực KT&CN đã được cải tổ. Bộ Giáo dục Nga và Hiệp hội Giáo dục Kỹ thuật Nga đã ký hiệp định hợp tác trong việc phát triển hệ thống QG kiểm định độc lập các chương trình lĩnh vực KT&CN. Hiệp hội GD Kỹ thuật Nga đã xây dựng các tiêu chí mới kiểm định các chương trình đào tạo cử nhân trong lĩnh vực này theo những tiêu chí trong Hiệp định Washington [98, tr 21], đó là : Tiêu chí 1. Mục tiêu của chương trình Tiêu chí 2. Nội dung chương trình Tiêu chí 3. Sinh viên Tiêu chí 4. Đội ngũ giảng viên Tiêu chí 5. Đào tạo cho hoạt động nghề nghiệp Tiêu chí 6. Cơ sở vật chất Tiêu chí 7. Đảm bảo thông tin Tiêu chí 8. Đảm bảo tài chính Tiêu chí 9. Sinh viên tốt nghiệp g) Hệ thống quốc tế đảm bảo chất lượng tại Nga Tiến trình Bologna nhằm hình thành một không gian GDĐH chung Châu Âu trong đó đảm bảo chất lượng đại học là một trong những ưu tiên chính. Một trong những văn kiện chính của tiến trình Bologna liên quan đến CLĐT là tài liệu “Các chuẩn và khuyến nghị nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo đại học trong không gian Châu Âu” - ESG-ENQA (European Standards Guidelines - European Network for Quality Assurance in Higher Education) [83]. Từ năm 2008 các chuẩn này đã được áp dụng ở Nga. Trường Đại học tổng hợp Kỹ thuật Altai xác định chất lượng đào tạo theo 7 mục [100, tr 4]: 23 1) Chính sách và quy trình đảm bảo chất lượng; thông qua, giám sát và kiểm tra định kỳ chương trình môn học và trình độ chuyên môn; 2) Đánh giá kiến thức của sinh viên; 3) Đảm bảo chất lượng và năng lực thực hiện của đội ngũ giảng viên, 4) Các nguồn lực giáo dục; 5) Hệ thống hỗ trợ sinh viên; 6) Hệ thống thông tin; 7) Công bố thông tin cho xã hội. Nhiều chuẩn trong số này đã được thực hiện ở trường thông qua hệ thống quản lý chất lượng đào tạo làm công cụ tổng hợp đảm bảo chất lượng đào tạo qua quá trình: Lập kế hoạch, quản lý, nâng cao và đánh giá chất lượng.  Một số kết luận về Hệ thống quản lý ĐBCL đào tạo đại học ở Nga Đảm bảo chất lượng đào tạo ĐH trong các trường đại học Nga, nhất là các trường ĐH kỹ thuật có xu hướng: - Phát triển theo xu hướng hội nhập quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn và khuyến nghị của Châu Âu và quốc tế, phù hợp với tiến trình Bologna và Hiệp định Washington; - Dựa theo học thuyết, chiến lược, mục tiêu và nội dung được thể hiện trong các văn bản pháp quy của nhà nước, đặc biệt là trong “Học thuyết phát triển KT - XH dài hạn LB Nga đến năm 2020”. - Chuyển dần từ nhà nước công nhận chương trình đào tạo sang kiểm định tất cả các chương trình đào tạo trong đó nhà nước kiểm định phần lớn các chương trình môn học. Ở Nga đã thành lập nhiều tổ chức độc lập mang tính xã hội nghề nghiệp tham gia vào quá trình kiểm định; - Các trường đại học Nga đang xây dựng hệ thống quản lý ĐBCL theo tiếp cận TQM; nhiều trường đại học Nga đã đạt trình độ ĐBCL Châu Âu ENQA [83]. Những nỗ lực trên đã làm cho chất lượng đào tạo đại học Nga ngày càng phát triển, đáp ứng trình độ chung của Châu Âu và là những kinh nghiệm đáng chú ý để Việt Nam học tập. Kết quả nghiên cứu các mô hình đảm bảo chất lượng đào tạo ĐH của các nước trên thế giới cho thấy xu hướng chung là ĐBCL theo tiến trình Kiểm định trong và sau đó là Kiểm định ngoài bởi các tổ chức độc lập. Hội nhập quốc tế về GDĐH trong đó các nước 24 có trình độ GDĐH thấp sẽ nâng cao chất lượng GDĐH của mình theo hướng đảm bảo chất lượng chung, tiên tiến của các nước có chất lượng GDĐH cao. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu trong nước Từ lâu vấn đề chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng đào tạo đại học nói riêng cũng như vấn đề phát triển nguồn nhân lực đã được các nhà nghiên cứu giáo dục Việt Nam quan tâm. Vì vậy có nhiều nhà nghiên cứu và công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này. Đó là các nhà khoa học như: Hà Thế Ngữ, Phạm Thành Nghị, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức, Nguyễn Đức Trí, Phan Văn Kha, Nguyễn Lộc Công trình “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI” của Trần Khánh Đức (2010) đã phản ánh những kết quả nghiên cứu cơ bản về lý luận và thực tiễn trong các lãnh vực: Xã hội và nền giáo dục hiện đại; Lý thuyết hệ thống và hệ thống GD hiện đại; Nhà trường trong các nền văn minh và những kịch bản nhà trường tương lai; Sư phạm KT&CN giảng dạy; Phát triển chương trình GD hiện tại; Đo lường và đánh giá kết quả học tập; Quản lý và Quản lý giáo dục; Chính sách và chiến lược giáo dục; Nhân lực và quản lý phát triển nguồn nhân lực [29]. Những vấn đề chung về quản lý đào tạo trong nhà trường như: Quản lý quá trình tuyển sinh; quản lý mục tiêu, chương trình GD; quản lý hoạt động giảng dạy, giáo dục, học tập, rèn luyện; quản lý kiểm tra, đánh giá; quản lý hoạt động ngoài lớp; các tổ chức sư phạm trong nhà trườn đã được Nguyễn Đức Trí (2010) đúc kết trong “Quản lý quá trình đào tạo trong nhà trường” [70]. Bên cạnh đó, công trình (2010) “Giáo dục nghề nghiệp - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” đã nêu lên những nội dung cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng GD nghề nghiệp - lĩnh vực có nhiều liên hệ trực tiếp với giảng dạy kỹ thuật - công nghệ. Nhân lực các ngành công nghệ ưu tiên trong nước và phân tích các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực đã được trình bày trong công trình “Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Đặng Bá Lãm và Trần Khánh Đức (2002) [27]. Nguyễn Lộc trong công trình “Lý luận về quản lý” dành cho đào tạo sau đại học chuyên ngành quản lý giáo dục đã đi nhiều vào việc phân tích các phương pháp trong quản lý, bao gồm: phương pháp SWOT, phương pháp Công não, phương pháp Delphi, Kỹ thuật xương cá, Cây mục tiêu và Phân tích ma trận tác động chéo. 25 Đề tài KX-05-10 “Thực trạng và giải pháp đào tạo lao động kỹ thuật (từ sơ cấp đến trên đại học) đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” trong chương trình KHCN cấp Nhà nước KX- 05 “Phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH- HĐH” do GS Viện sĩ Phạm Minh Hạc làm Chủ nhiệm đã đề ra những giải pháp khắc phục những yếu kém còn tồn tại trong hệ thống đào tạo để phát triển lực lượng lao động kỹ thuật phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Trong quản lý chất lượng đào tạo hay quản lý chất lượng giáo dục có các công trình như sau: - Đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2000 (B2000-52-TĐ 44) của Trần Khánh Đức làm chủ nhiệm về “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đảm bảo chất lượng đào tạo đại học và trung học chuyên nghiệp” đã xây dựng cơ sở lý luận về ĐBCL đào tạo ĐH và TCCN, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và đề xuất mô hình tổng thể quá trình đào tạo ĐH, các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo ĐH. - Phạm Thành Nghị (2000) : Quản lý chất lượng giáo dục đại học; - Trần Khánh Đức (2001): Nghiên cứu cơ sở lý luận và thục tiễn đảm bảo chất lượng đào tạo đại học và trung học chuyên nghiệp; - Nguyễn Lộc (2010): Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng Giáo dục Việt Nam: Dành cho hiệu trưởng và cán bộ quản lý giáo dục, Giáo dục Việt Nam; - Phan Văn Kha với các nghiên cứu:  Nâng cao chất lượng giảng dạy trong giáo dục nghề nghiệp góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 2009;  Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - (đề tài KX-05-10) thuộc Chương trình KHCN cấp nhà nước KX-05 Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006;  Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, 1996; - Nguyễn Tiến Hùng (2014) trong công trình “Quản lý chất lượng trong giáo dục” đi sâu phân tích bản chất của chất lượng và quản lý chất lượng trong giáo dục; phân tích mô hình và khung QLCL trong giáo dục cũng như quy trình ĐBCL của cơ sở giáo dục; phân tích về chỉ số và đánh giá chất lượng trong giáo dục; giáo trình cũng đề cập các đặc trưng cơ bản về TQM và một số công cụ chính QLCL trong giáo dục. 26 Trong những năm gần đây, vấn đề liên quan đến đào tạo nhân lực KT-CN cho sự nghiệp CNH - HĐH và hội nhập quốc tế đã được sự quan tâm của xã hội, là hướng nghiên cứu của giới khoa học với nhiều luận án, công trình nghiên cứu như: - Ngô Xuân Bình (2016), “Quản lý chất lượng đào tạo ngành CNTT trong các trường cao đẳng tại TP. HCM theo tiếp cận TQM”, Luận án Tiến sĩ KHGD, Viện KHGD VN. - Nguyễn Mỹ Loan (2014), “Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu long”, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện KHGD Việt Nam. - Phan Trần Phú Lộc (2017), “Quản lý liên kết đào tạo cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực của các khu công nghiệp tại Bình Dương”, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện KHGD Việt Nam. - Phạm Phương Tâm (2016), “Quản lý đào tạo từ xa đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ đại học vùng ĐBSCL”, Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Viện KHGD VN; Đỗ Trọng Tuấn (2015), “Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường tư thục khu vực miền Trung”, Luận án tiến sĩ KHGD, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Nhìn chung các nhà nghiên cứu trong nước cũng đã có tập trung nghiên cứu các quy trình quản lý đào tạo phát triển nguồn nhân lực đại học theo hướng ĐBCL và đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm tạo điều kiện cho giáo dục VN tiếp cận, hội nhập với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu, luận án nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý đào tạo ngành kỹ thuật – công nghệ theo hướng đảm bảo chất lượng trong trường đại học. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm về khoa học, kỹ thuật, công nghệ + Khoa học - Theo từ điển Pháp Larousse (Dictionaires de Français) [110]: “Khoa học là tập hợp những kiến thức có liên quan chặt chẽ với nhau về một số loại sự kiện, đồ vật, hiện tượng tuân theo những quy luật và /hoặc được xác nhận bởi những phương pháp thực nghiệm”. - Theo Luật Khoa học và Công nghệ số 29/ 2013/ QH13 ngày 18/6/2013, tại Điều 3, phần từ ngữ: “Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy” [51]. + Kỹ thuật: 27 Theo Đại Từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, tái bản 2013, Kỹ thuật là: 1. Phương tiện để phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống; 2. Phương pháp tiến hành. Thí dụ: Kỹ thuật canh tác + Công nghệ - Cũng theo Luật Khoa học và Công nghệ tại điều 3 thì "Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm"; - Theo Từ điển Việt – Việt chuyên ngành mở - Free Online tại địa chỉ Công nghệ là "Tổng thể nói chung các phương tiện kỹ thuật, các phương pháp tổ chức, quản lý được sử dụng vào quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ". 1.2.2. Khái niệm về nguồn nhân lực, nhân lực KT-CN 1.2.2.1. Khái niệm về nguồn nhân lực Theo Trần Khánh Đức trong Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI: "Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu như nguồn lực con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng huy động, tổ chức quản lý để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội như nguồn lực vật chất (Physical Resources), nguồn lực tài chính (Financial Resources)" [29]. Theo Phạm Minh Hạc trong Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa: "Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc nào đó" [33]. Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp là một bộ phận dân số có khả năng lao động còn được gọi là lực lượng lao động. Ở nước ta, số lượng lao động trong độ tuổi lao động được xác định: Nam từ 16 – 60 tuổi, nữ từ 16 – 55 tuổi. 1.2.2.2. Nhân lực kỹ thuật – công nghệ Nhân lực kỹ thuật – công nghệ là một bộ phận của lực lượng lao động xã hội được đào tạo ở một trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tham gia vào các hoạt động kỹ thuật – công nghệ. Đội ngũ nhân lực KT–CN có nhiều trình độ khác n...0 15 30 INT54018 9 INT55023 Xử lý ngôn ngữ tự nhiên 2 30 30 INT53042 10 INT55006 Hệ cơ sở tri thức 2 30 30 11 INT52047 An toàn hệ thống và an ninh mạng 3 45 30 30 INT54018 Cộng 12 660 240 840 TỔNG CỘNG: 52 19 Tổng số khóa học ngành Công nghệ thông tin có: 144 tc (phần đại cương 60 tc + phần chuyên nghiệp 84 tc). 12 Chú ý: + Thứ tự các môn học có thể thay đổi phù hợp với Logic kiến thức và điều kiện thỉnh giảng. + Các môn khác liên hệ có thể thêm vào để tăng điều kiện chọn lựa cho SV. + Tăng cường mời thuyết trình chuyên đề hoặc tổ chức tham quan nhất là từ năm thứ ba ... Thủ trưởng cơ sở đào tạo thẩm định chương trình đào tạo (ký tên, đóng dấu) Thủ trưởng cơ sở đào tạo đăng ký mở ngành đào tạo (ký tên, đóng dấu) 13 PHỤ LỤC 4.2: Chương trình đào tạo đại học ngành Điện – điện tử BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên chương trình: ĐIỆN - ĐIỆN TỬ Trình độ đào tạo: Đại học. Ngành đào tạo: Kỹ thuật Điện – Điện tử Mã số: Loại hình đào tạo: Chính quy theo hệ thống tín chỉ. (Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-ĐHTD, ngày tháng năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Đô) 1. Mục tiêu đào tạo - Mục tiêu chung: nhằm đào tạo Kỹ sư Điện – Điện tử có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, có đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, nắm vững kiến thức về các nguyên lý kỹ thuật Điện - Điện tử cơ bản và chuyên ngành, có khả năng áp dụng các kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu để đảm đương công việc của người kỹ sư điện - điện tử. - Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các chức danh: + Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật điện – điện tử ở các Trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng. + Giảng viên các môn chuyên ngành kỹ thuật điện – điện tử ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. + Cán bộ quản lý và triển khai các dự án về điện – điện tử ở các cơ quan, công ty, xí nghiệp, trường học. + Tiếp tục được đào tạo sau đại học với các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực Điện – Điện tử. 2. Kế hoạch giảng dạy 2.1 Kiến thức giáo dục đại cương (3 học kỳ – 64 tc) Học kỳ Số TT Mã MH Môn học Tín chỉ TC BB TC TC Tổng số tiết Số tiết Môn tiên quyết LT TH Học kỳ 1 1 PHI53003 Những NLCB của CN Mác-Lênin 1 5 X 75 75 2 LAW5200 4 Pháp luật đại cương 2 X 30 30 3 PEF51001 Thể dục 1 1 X 15 30 4 ESH55038 Anh văn căn bản 1 3 X 45 45 5 INT52033 Tin học căn bản 2 X 30 30 6 INT52046 TT tin học CB 2 X 30 60 7 MAT53006 Vi tích phân A1 3 X 45 45 8 MAT54011 Đại số tuyến tính và Hình học 3 X 45 45 9 PHY52001 Cơ nhiệt đại cương A 2 X 30 30 10 PHY51007 TT cơ nhiệt đại cương A 1 X 15 30 Cộng 24 360 300 120 14 Học kỳ 2 1 PHI53004 Những NLCB của CN Mác-Lênin 2 5 X 75 75 2 PEF51002 Thể dục 2 1 X 15 30 3 PHI50002 Giáo dục quốc phòng 8 X 120 120 4 ESH55039 Anh văn căn bản 2 3 X 45 45 ESH550 38 5 MAT53007 Vi tích phân A2 3 X 45 45 MAT53 006 6 PHY52003 Điện quang đại cương A 2 X 30 30 7 PHY51006 TT điện quang đại cương A 1 X 15 30 Cộng 23 270 240 60 Học kỳ 3 1 PHI52009 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 X 30 30 2 PEF51003 Thể dục 3 1 X 15 30 PEF510 02 3 ESH55040 Anh văn căn bản 3 4 X 60 60 ESH550 39 4 DEE54022 Lý thuyết mạch (Mạch điện 1,2) 4 X 60 60 5 MAT53009 Xác suất thống kê A 3 X 45 45 6 DEE53020 Linh kiện điện tử 2 X 30 30 7 MAT52002 Hàm phức 2 X 30 30 8 PP luận nghiên cứu khoa học 2 X 30 30 Cộng 21 285 270 30 2.2 Kiến thức chuyên nghiệp (5 học kỳ – 78tc) Học kỳ Số TT Mã MH Môn học Tín chỉ TC BB TC TC Tổng số tiết Số tiết Môn tiêu quyết LT TH Học kỳ 4 1 PHI54006 Đường lối CM của Đảng CSVN 3 X 45 45 2 DEE53031 Trường điện từ 2 X 30 30 PHY52001- 003-008 3 DEE54024 Mạch điện tử Analog 3 X 45 45 DEE53020 4 DEE51038 TT mạch điện tử Analog 1 X 15 30 DEE54024 5 DEE54025 Mạch số 3 X 45 45 DEE53020 6 DEE52039 TT Mạch số 2 X 30 60 DEE54025 7 ESH56041 Tiếng Anh chuyên ngành 4 X 60 60 ESH55040 8 DEE52051 Kỹ thuật xung 3 X 30 15 30 DEE54022- 024 9 DEE52041 Vật liệu điện 1 X 15 15 10 DEE52014 Kỹ thuật đo 1 X 15 15 DEE54024 Cộng 19 1 300 240 120 Học kỳ 5 1 DEE53019 Lập trình căn bản - Điện tử 2 X 30 30 INT52033 15 2 CT102 TT lập trình căn bản - Điện tử 2 X 30 60 DEE53019 3 DEE54016 Kỹ thuật vi xử lý 3 X 45 45 CT102 4 DEE52035 TT kỹ thuật vi xử lý 2 X 30 60 DEE54016 5 DEE54013 Kỹ thuật điện (máy điện 1, 2) 3 X 45 30 30 PHY52003 DEE53010 Kiến trúc máy tính Điện tử 2 X 30 30 DEE54024 7 DEE52009 Khí cụ điện 1 X 30 30 8 DEE51049 An toàn điện 1 X 30 30 DEE52009 9 DEE53005 Điện tử công suất 2 X 30 15 30 DEE53020 Cộng 16 2 300 210 180 Học kỳ 6 1 DEE52011 Kỹ thuật Audio 2 X 30 30 DEE54024 2 DEE51034 TT kỹ thuật Audio 1 X 15 30 DEE52011 3 DEE53017 Kỹ thuật Video 2 X 30 30 DEE54024 4 DEE51036 TT kỹ thuật Video 1 X 15 30 DEE53017 5 DEE53015 Kỹ thuật siêu cao tần 2 X 30 30 DEE53031 6 DEE53042 Xử lý tín hiệu số 2 X 30 30 DEE54025 7 DEE53003 Cơ sở viễn thông 1 X 15 15 8 DEE53008 Hệ thống viễn thông 2 X 30 30 DEE53003 9 DEE52040 TT tay nghề điện/máy điện 1 X 15 30 DEE54013 10 Niên luận 1 1 X 15 30 Cộng 11 2 225 165 120 Học kỳ 7 1 DEE53002 Ănten và truyền sóng 2 X 30 30 DEE53031 2 DEE54029 Thiết kế hệ thống điện 2 X 30 15 30 3 DEE53032 Truyền động điện 2 X 30 15 30 DEE54013 4 DEE54021 LT điều khiển tự động hệ tuyến tính 3 X 45 45 DEE54024- 025 5 DEE53004 Điện tử Công nghiệp 2 X 30 30 DEE54024- 025 DEE53046 CAD 2 X 30 15 30 6 DEE53006 Điều khiển Logic lập trình 3 X 45 30 30 DEE54025 7 Niên luận 2 1 X 15 30 Cộng 13 2 255 180 150 1 DEE54007 Hệ thống điện 1,2 3 X 45 45 DEE54013 2 DEE52012 Kỹ Thuật cao áp 2 X 30 30 DEE54013 3 DEE52033 Truyền dữ liệu 2 X 30 30 4 DEE58060 Tiểu luận 8 X 5 DE516063 Khóa luận 12 X Cộng 12 TỔNG CỘNG: 78 1995 1605 78 0 Tổng số khóa học ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử có: 144 tc (phần đại cương 64 tc + phần chuyên nghiệp 80 tc). 16 Chú ý: + Thứ tự các môn học có thể thay đổi phù hợp với Logic kiến thức và điều kiện thỉnh giảng. + Các môn khác liên hệ có thể thêm vào để tăng điều kiện chọn lựa cho SV. + Tăng cường mời thuyết trình chuyên đề hoặc tổ chức tham quan nhất là từ năm thứ ba ... Thủ trưởng cơ sở đào tạo thẩm định chương trình đào tạo (ký tên, đóng dấu) Thủ trưởng cơ sở đào tạo đăng ký mở ngành đào tạo (ký tên, đóng dấu) 17 PHỤ LỤC 4.3. Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Tên chương trình: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Trình độ đào tạo: ........................................................................................... Đại học Ngành đào tạo: Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng Mã số: ........................... Loại hình đào tạo: Chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành theo Quyết định số: /QĐ-ĐHTD, ngày tháng năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Đô) LỜI GIỚI THIỆU Căn cứ Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tào về việc quy định điều kiện, hồ sơ, quy định mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng; Căn cứ Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”; Căn cứ Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục quốc phòng, an ninh; Căn cứ Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các môn lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Căn cứ nhu cầu về nguồn nhân lực ngành Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng có trình độ đại học trong thời gian trước mắt và lâu dài tại đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung; Căn cứ vào khả năng và điều kiện của Trường Đại học Tây Đô về giảng viên, trang thiết bị và vật chất phục vụ đào tạo; Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, Trường Đại học Tây Đô đã dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản có liên quan, đồng thời có sự tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học để hoàn thiện xây dựng chương trình này. 1. Mục tiêu đào tạo Đào tạo người kỹ sư xây dựng, chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng công trình, có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức có kiến thức và kỹ năng chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu của ngành xây dựng, của đất nước. Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư có thể làm việc tai các cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo trong lĩnh vực Xây dựng.cụ thể là: 1) Về Kiến thức: Người kỹ sư xây dựng được trang bị các kiến thức cơ bản, kiến thức kỹ thuật cơ sở rộng của ngành xây dựng và kiến thức chuyên môn của chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, để có thể thiết kế, tổ chức thi công, quản lí xây dựng các loại công trình dân dụng và công trình công nghiệp. 2) Về Kỹ năng: 18 + Có kỹ năng cơ bản cần thiết để kỹ sư chuyên ngành này có thể làm việc tại các công ty tư vấn thiết kế, công ty xây dựng, cơ quan quản lí các cấp về xây dựng.. + Có khả năng diễn đạt – trình bày vấn đề/đề án và khả năng tổ chức quá trình thực hiện chung, sử dụng các hiểu biết và kỹ năng khác nhau để hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng. + Có khả năng viết, nói, tổ chức và giới thiệu thông tin/kết quả học tập – nghiên cứu – thiết kế – khai triển thi công công trình một cách có hiệu quả. + Có đủ khả năng để có thể tiếp tục học chương trình sau đại học, làm nghiên cứu sinh. Đặc biệt là khả năng học tập, tiếp thu tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật từ các ngành lân cận như “Xây dựng cầu đường” “Thủy Công” và một số ngành có liên quan như “Địa Chất Công Trình”, “Mỏ”, “Địa chất dầu khí”. 3) Khả năng nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư chuyên ngành này có thể làm việc tại các công ty tư vấn thiết kế, công ty xây dựng, cơ quan quản lí các cấp về xây dựng, kể cả khả năng làm việc tập thể, khả năng lãnh đạo, khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án ứng dụng, có đạo đức nghề nghiệp. Có thể tiếp tục được đào tạo sau đại học với các trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ. 2. Kế hoạch giảng dạy 2.1 Kiến thức giáo dục đại cương (3 học kỳ – 73 tc) Học kỳ Số TT Mã MH Môn học Tính chỉ TC BB TC TC Tổng số tiết Số tiết Môn tiên quyết LT TH Học kỳ 1 1 PHI50002 Giáo dục quốc phòng 8 X 120 120 2 PHI43002 Những NLCB của CN Mác-lê nin 1 5 X 75 75 3 PEF51001 Giáo dục thể chất 1 1 X 15 30 4 ESH55038 Anh văn căn bản 1 3 X 45 45 5 INT52033 Tin học căn bản 2 X 30 30 6 INT52046 TT tin học CB 2 X 30 60 7 MAT53006 Vi tích phân A1 3 X 45 45 8 PHY52001 Cơ nhiệt đại cương A 2 X 30 30 9 PHY51007 TT cơ nhiệt đại cương A 1 X 15 30 10 LAW52004 Pháp luật đại cương 2 30 30 Cộng 29 435 375 120 Học ký 2 1 PHI55004 Những NLCB của CN Mác-lê nin 2 5 X 75 45 PHI53003 2 PEF51002 Giáo dục thể chất 2 1 X 15 30 3 ESH55039 Anh văn căn bản 2 3 X 45 45 ESH55038 4 MAT53007 Vi tích phân A2 3 X 45 45 MAT53006 5 ECO53004 Kinh tế học đại cương 2 X 30 6 MAT54011 Đại số tuyến tính và Hình học 3 X 45 45 7 BAS52001 Kỹ năng giao tiếp 2 X 2 30 30 9 CET54009 Cơ lý thuyết 2 30 30 Cộng 22 2 330 255 30 1 PEF51003 Giáo dục thể chất 3 1 X 15 30 2 ESH55040 Anh văn căn bản 3 4 X 60 60 ESH55039 19 Học kỳ 3 3 PHI53005 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 X 30 30 PHI55004 4 MAT53009 Xác suất - Thống kê 3 X 45 45 5 CET55021 Hình họa vẽ kỹ thuật xây dựng 3 X 45 30 30 6 CET54037 Sức bền vật liệu 4 X 60 60 7 CET51044 TT. Sức bền vật liệu 1 X 15 30 8 CET53038 TL và Nhiệt Động Lực Học CT 2 X 30 30 9 CET56048 TN TL và Nhiệt Động Lực Học CT 1 X 15 30 Cộng 22 0 330 270 120 TỔNG CỘNG 72 73 0 1095 2.2 Kiến thức chuyên nghiệp (5 học kỳ – 71tc) Học kỳ Số TT Mã MH Môn học Tính chỉ TC BB T C T C Tổng số tiết Số tiết Môn tiêu quyết LT TH Học kỳ 4 1 PHI54006 Đường lối cách mạng của Đảng CSVN 3 X 45 45 PHI53005 2 CET53040 Trắc địa đại cương 2 X 30 30 3 CET51045 Thực tập Trắc địa đại cương 1 X 15 30 CET53040 4 CET53048 Vật liệu xây dựng 2 X 30 30 5 CET51046 Thực tập Vật liệu xây dựng 1 X 15 30 CET53048 6 CET54008 Cơ học kết cấu 4 X 60 60 7 CET56049 Thủy văn công trình 2 4 30 30 8 BAS52002 Phương pháp nghiên cứu và viết BCKH 2 30 30 9 CET52027 Kỹ thuât điện xây dựng 2 30 30 10 CET52033 Nguyên lý qui hoạch 2 30 30 Cộng 13 4 315 285 60 Học kỳ 5 1 CET53007 Cơ học đất 3 X 45 45 2 CET51042 Thực tập Cơ học đất 1 X 15 30 CET53007 3 CET53013 Địa chất công trình 3 X 45 45 4 CET56046 Thực tập Địa chất công trình 1 X 15 30 CET53013 5 CET56047 Kiến trúc công trình 2 X 30 30 6 CET51018 Đồ án kiến trúc 1 X 15 30 CET56047 7 CET53024 Kết cấu thép - Gỗ 2 X 30 30 CET54008 8 CET43013 Kết cấu bê-tông 1 3 X 45 45 CET54008 Cộng 16 0 240 195 90 Học kỳ 6 7 CET56050 Cấp thoát nước 2 X 30 30 10 CET53030 Máy xây dựng 2 X 30 30 10 1 CET52022 Kết cấu bê-tông 2 2 X 30 30 2 CET51016 Đồ án kết cấu bê-tông 1 X 15 30 3 CET54031 Nền móng công trình 2 X 30 30 CET53007 4 CET51019 Đồ án nền móng công trình 1 X 15 30 20 5 CET52026 Kết cấu thép 2 (Nhà CN) 2 X 30 30 CET53024 6 CET51017 Đồ án kết cấu thép 1 X 15 30 7 CET54028 Kỹ thuật thi công 3 X 45 45 Cộng 16 315 195 240 Học kỳ 7 1 CET50006 Chuyên đề thí nghiệm công trình 1 X 15 30 2 CET56052 Thực tế chuyên đề 2 X 30 60 3 CET56053 Chuyên đề công nghệ bê tông xi măng 1 X 15 30 4 CET52012 Công trình trên đất yếu 2 X 30 30 8 CET53039 Tổ chức thi công 2 X 30 30 CET54028 9 CET51020 Đồ án thi công 1 X 15 30 10 CET56051 Thực tập ngành nghề - XD 1 X 15 30 11 CET56054 Kết cấu bê tông 3 (Cấu kiện đặc biệt) 2 X 30 30 CET 560 54 12 CET52036 Qui hoạch đô thị 2 X 30 30 13 CET53010 Công trình giao thông 2 X 30 30 14 CET53034 Nhà nhiều tầng 2 X 30 30 Cộng 14 150 60 180 Học kỳ 8 1 CET58065 Tiểu luận tốt nghiệp 8 X 120 120 2 CE516068 Luận văn tốt nghiệp 12 X 180 180 3 CET53011 Công trình thủy 2 X 30 30 4 CET56057 Kết cấu gạch đá 2 X 30 30 CET54008 5 ECO52012 Kinh tế ngành XD 2 X 30 30 6 CET52050 Tin học ứng dụng - Kỹ thuật 1&2 2 X 30 60 7 ESH56044 Tiếng anh chuyên ngành - XD 2 X 30 30 8 CET52029 Luật xây dựng 2 X 30 30 LAW5200 4 9 CET52035 Quản lý dự án xây dựng 2 X 30 30 10 CET56056 Tin học trong quản lý dự án (M.S project) 1 X 15 30 CET52035 Cộng 12 73 55 16 1200 Tổng số khóa học ngành Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng tử có: 146 tc (phần đại cương 63 tc + phần chuyên nghiệp 83 tc). Mộ số điểm đáng chú ý: + Thứ tự các môn học có thể thay đổi phù hợp với Logic kiến thức và điều kiện thỉnh giảng. + Các môn khác liên hệ có thể thêm vào để tăng điều kiện chọn lựa cho SV. + Tăng cường mời thuyết trình chuyên đề hoặc tổ chức tham quan nhất là từ năm thứ 3 Thủ trưởng cơ sở đào tạo thẩm định chương trình đào tạo (ký tên, đóng dấu) Thủ trưởng cơ sở đào tạo đăng ký mở ngành đào tạo (ký tên, đóng dấu) 21 PHỤ LỤC 5: Các chương trình đào tạo chứng chỉ nghề PHỤ LỤC 5.1 Chương trình đào tạo chứng chỉ nghề Công nghệ thông tin TRƯỜNG ÐẠI HỌC TÂY ĐÔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc BỘ MÔN TIN HỌC ------------------------------- Cần Thơ, ngày 22 tháng 10 năm 2014 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ NGHỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN I. MỤC TIÊU CHUNG Đào tạo cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin đủ các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hệ quản trị CSDL, môi trường lập trình Net Framework, java, cũng như được định hướng một số vấn đề hiện đại tiệm cận với kiến thức chung về CNTT của thế giới. Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. II. ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH 1. Thời lượng đào tạo: 45 tiết thực hành. 2. Phương pháp giảng dạy: thực hành trên máy tính. 3. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp: ­ Các khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu, các mô hình dữ liệu. ­ Mô hình dữ liệu quan hệ. ­ Ràng buộc toàn vẹn trên mô hình dữ liệu quan hệ. ­ Một số ngôn ngữ khai thác cơ sở dữ liệu: đại số quan hệ, SQL... ­ Vấn đề tối ưu hoá câu hỏi. ­ Kiến thức cơ bản về lập trình .NET thông qua Visual Basic.NET hoặc C#.NET. Kết thúc môn học, sinh viên có thể vận dụng kiến thức để xây dựng các ứng dụng nói chung (cơ sở dữ liệu, hệ thống). ­ Kiến thức cơ bản về lập trình Java. Kết thúc môn học, sinh viên có thể vận dụng kiến thức để xây dựng các ứng dụng nói chung (cơ sở dữ liệu, hệ thống). 4. Nội dung đào tạo Chọn 1 trong 3 chuyên đề để thực hiện: TT Tên chuyên đề Số tiết / bài 1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 45 tiết 2 Lập trình Net framework 45 tiết 3 Lập trình java 45 tiết 5. Nội dung chi tiết chương trình a. Chuyên đề Hệ quản trị cơ sở dữ liệu NỘI DUNG THỰC HÀNH HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU Bài 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CLIENT/SERVER 1. Các kiến thức tổng quan về CSDL. 2. Các giai đoạn phát triển của một hệ quản trị CSDL. 3. Giới thiệu về mô hình Client server và các hệ quản trị CSDL phục vụ cho mô hình Client/Server. 22 4. Các đặc trưng của mô hình Client/server Bài 2: CẤU HÌNH CSDL CLIENT/SERVER 1. Tổng quan về cấu trúc Client/Server 2. Các tầng cấu trúc. 3. Các mô hình dữ liệu của hệ thống Client/Server Bài 3: HỆ QUẢN TRỊ CSDL MS SQL SERVER 1. Giới thiệu hệ quản trị CSDL MS SQL Server. 2. Cài đặt MS SQL Server 3. Các công cụ của MS SQL Server 4. Làm việc với công cụ Enterprise Manager Bài 4: CÁC THAO TÁC TRÊN MS SQL SERVER 1. Đăng nhập vào MS SQL Server. 2. Các kiểu dữ liệu trong MS SQL Server 3. Tạo CSDL trong MS SQL Server 4. Tạo bảng trong MS SQL Server 5. Tạo quan hệ trong MS SQL Server 6. Nhập dữ liệu trong MS SQL Server 7. Truy vấn SQL Server Bài 5: THIẾT KẾ, BẢO TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CLIENT/SERVER 1. Đọc hồ sơ thiết kế CSDL 2. Bảo mật CSDL 3. Chuyển đổi CSDL từ các nguồn CSDL 4. Sao lưu dự phòng cơ sở dữ lịêu 5. Bảo trì CSDL b. Chuyên đề Lập trình Net framework NỘI DUNG THỰC HÀNH LẬP TRÌNH NET FRAMEWORK Bài 1: Mở và chạy một chương trình Visual Basic.NET Bài 2: Viết một chương trình Visual Basic.NET đầu tay Bài 3: Làm việc với các điều khiển trên TOOLBOX Bài 4: Làm việc với Menu và hộp thoại Bài 5: Biến và toán tử trong VISUAL BASIC.NET NỘI DUNG THỰC HÀNH LẬP TRÌNH NET FRAMEWORK Bài 6: Sử dụng các phát biểu cấu trúc ra quyết định Bài 7: Sử dụng phát biểu lặp và bộ định thời (TIMER) Bài 8: Gỡ lỗi (DEBUG) trong chương trình VISUAL BASIC.NET Bài 9: Bẫy lỗi và sử dụng cấu trúc xử lý lỗi Bài 10: Sử dụng các MODULE (đơn thể) và thủ tục (PROCEDURE) Bài 11: Sử dụng mảng và tập hợp (Collection) Bài 12: Khám phá cách xử lý file TEXT và chuỗi Bài 13: Tự động hóa trong ứng dụng Microsoft và quản lý tiến trình Bài 14: Phân phối và đóng gói ứng dụng Visual Basic.NET Bài 15: Quản lý Windows Forms Bài 16: Xử lý đồ họa và các hiệu ứng ảnh động Bài 17: Kế thừa Form và tạo các lớp cơ sở Bài 18: Làm việc với máy in Bài 19: Làm quen với ADO.NET Bài 20: Trình diễn dữ liệu sử dụng điều khiển DataGrid c. Chuyên đề Lập trình Java NỘI DUNG THỰC HÀNH LẬP TRÌNH JAVA Bài 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH JAVA 23 Bài 2: HẰNG, BIẾN, KIỂU DỮ LIỆU TOÁN TỬ, BIỂU THỨC VÀ CÁC CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN TRONG JAVA Bài 3: HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG TRONG JAVA. Bài 4: THIẾT KẾ GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG. Bài 5: LUỒNG VÀ TẬP TIN Bài 6: LẬP TRÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU III. KIỂM TRA CẤP CHỨNG CHỈ NGHỀ 1. Hình thức kiểm tra: Sau khóa viên có 1 buổi kiểm tra đánh giá kêt quả bằng cách thi trên máy tính (viết chương trình demo). 2. Điều kiện được cấp chứng chỉ: sinh viên đạt 5/10 được cấp chứng chỉ. 3. Xếp loại: Trung bình: điểm từ 5.0 đến 6,5. Khá: 6,5 đến 8.0 Giỏi: 8.0 đến 10 DUYỆT CỦA KHOA KT-CN BỘ MÔN TIN HỌC DUYỆT CỦA BGH 24 PHỤ LỤC 5.2. Chương tình đào tạo chứng chỉ nghề Điện – điện tử TRƯỜNG ÐẠI HỌC TÂY ĐÔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc BỘ MÔN ĐIỆN TỬ Cần Thơ, ngày 22 tháng 10 năm 2014 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ NGHỀ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ BỘ MÔN ĐIỆN - ĐIỆN TỬ MỤC TIÊU CHUNG Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực hành nghề tương xứng với trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề điện trong lĩnh vực công nghiệp; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. I. TAY NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP 1. Thời lượng đào tạo: 45 tiết 2. Phương pháp giảng dạy: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức về điện, thực hành, sửa chữa ngay trên từng thiết bị. 3. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp: - Lắp đặt, bảo dưỡng, sử dụng và sửa chữa được các thiết bị và hệ thống điện công nghiệp và dân dụng - Phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý/thay thế mới, cải tiến tương đương trong phạm vi nghề nghiệp. Có khả năng ứng dụng các thành tựu Khoa học và Kỹ thuật công nghệ vào thực tế. - Phối hợp tốt về chuyên môn với các công nhân TC nghề và sơ cấp nghề để hoàn thành công việc chuyên môn. Có tính độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân. Có khả năng tự học để nâng cao năng lực chuyên môn. Kèm cặp, hướng dẫn các bậc thợ thấp hơn. 4. Nội dung chương trình TT Bài Tên bài Số tiết / bài 1 1 Khởi động và đảo chiều quay động cơ 3 pha, Khởi động sao/tam giác động cơ 3 pha 5 2 2 Thực hành lắp ráp tủ điện chuyển nguồn tự động ATS 15 3 3 Thực hành lắp ráp tủ điều khiển bù công suất phản kháng S6Q 15 4 4 Thực hành lắp ráp tủ điện phân phối hạ áp 380V 3 pha 10 Tổng cộng 45 II. KỸ THUẬT SỬA CHỮA AUDIO VÀ VIDEO 1. Thời lượng đào tạo: thực hành 10 tiết 2. Phương pháp giảng dạy: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức thực hành, sửa chữa ngay trên từng thiết bị có sẵn 3. Tóm tắt nội dung học phần: Môn học này trang bị cho người học về: + Các tùy chọn trong kỹ thuật Video 25 + Định dạng Video + Nguyên lý máy thu hình màu và đen trắng + Nguồn cấp điện + Mạch quét ngang, quét dọc + Bộ chọn kênh + Khối âm thanh + Hệ thống âm thanh + Máy tăng âm NỘI DUNG GIẢNG DẠY KỸ THUẬT VIDEO Chương 1: Nguyên lý máy thu hình đen trắng và màu I. Phân tích sơ đồ khối Tivi đen trắng II. Phân tích sơ đồ khối Tivi màu 1 hệ Chương 2: Nguồn cấp điện I. Các mạch ổn áp đơn giản II. Mạch ổn áp theo PP tuyến tính III. Ổn áp theo phương pháp xung IV. Phân tích bộ nguồn Tivi SONY Chương 3: Mạch quét ngang trong máy thu hình I. Mạch vi xử lý II. Phân tích mạch quét ngang trong Tivi SONY Chương 4: Mạch quét dọc trong máy thu hình I. Sơ lược lý thuyết II. Phân tích mạch quét dọc Chương 5: Bộ chọn kênh và CS màu I. Bộ chọn kênh (Tuner) II. Công suất màu Chương 6: Khối âm thanh trong máy thu hình màu đa hệ I. Giải thích, phân tích vận hành mạch Audio Amplifier Tivi SONY II. Giải thích, phân tích vận hành Swich NỘI DUNG GIẢNG DẠY KỸ THUẬT AUDIO Chương I: HỆ THỐNG ÂM THANH ANALOG I. Âm thanh. II. Các thành phần trong hệ thống âm thanh. III. Sơ đồ khối của hệ thống âm thanh. IV. Máy tăng âm. V. Lắp ráp, sửa chữa một số mạch công suất thông dụng. Chương II : MẠCH LÀM TĂNG CHẤT LƯỢNG ÂM THANH ANALOG I. Mạch điều chỉnh âm sắc Tone - Control II. Mạch Graphich Tone Control Equalizer. III. Mạch giảm tạp âm kiểu Dolby. IV. Qui trình cân chỉnh Mixer. V. Mixer công suất. III. KỸ THUẬT SỬA CHỮA NGUỒN DC VÀ MẠCH CÔNG SUẤT CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN –ĐIỆN TỬ GIA DỤNG 1. Thời lượng đào tạo: thực hành 15 tiết 26 2. Phương pháp giảng dạy: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức về nguồn và mạch công suất hướng dẫn thực hành, sửa chữa ngay trên từng thiết bị có sẵn 3. Mục đích yêu cầu: a/- Nguồn DC: Khảo sát các thành phần cơ bản của ổn áp DC. Các kiểu ổn áp DC nối tiếp, ổn áp DC song song, ổn áp DC xung, ổn áp DC cố định, ổn áp DC chỉnh được, ổn áp DC dùng IC 3 chân họ 78XX. Trong hầu hết các ứng dụng điện tử thì điều quan trọng hất là nguồn điện DC ổn định, thiếu nó thì mạch sẻ hoạt động không còn tin cậy nữa. Mặc khác, trong các thiết bị điện, hiện tượng hư hỏng phần nguồn chiếm đến 90%. Vì vậy khi hiểu rõ và vận dụng linh hoạt các loại mạch nguôn cung cấp thì tự nhiên sinh viên sẽ nhận được các lợi ích sau: + Tự tin lúc thực hành thiết kế mạch điện. + Khả năng tiếp xúc tranh luận với công nhân lành nghề sẽ tốt hơn. + Khi phỏng vấn xin việc, đại đa số người hỏi thường có 1 câu xoáy vào các kiến thức trọng tâm cơ bản của mạch nguồn này. b/ Công suất đầu cuối thiết bị: Mục đích của bài thực hành này là khảo sát các linh kiện công suất cơ bản, bao gồm BJT, MOSFET, SCR và TRIAC. Trong công nghiệp, các linh kiện này được dùng chủ yếu như các linh kiện chuyển mạch (switch) điện tử. Vì vậy, ta chỉ khảo sát chúng trong hai chế độ đóng (dẫn) và ngắt (ngưng dẫn), riêng với SCR và TRIAC ta sẽ khảo sát thêm các đặc tính cơ bản như điện thế phân cực, dòng kích, góc mở Thông qua quá trình thực hành cũng như tìm hiểu các tình huống ứng dụng đặc trưng được chỉ ra trong bài thực tập, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn nguyên lý hoạt động của các linh kiện công suất, từ đó có thể ứng dụng chúng trong thực tế. Trong mạch điện tử có 3 phần chính: đó là nguồn cung cấp, mạch điều khiển, mạch công suất đẩu cuối.Như đã nói ở trên, trong các thiết bị điện, hiện tượng hư hỏng phần nguồn chiếm đến 90%. Và 90% chắc chắn rơi vào vị trí công suất đầu cuối (do tính chất dùng điện thế cao, cường độ dòng cao, công suất cao, nhiệt độ cao,) Vì vậy khi hiểu rõ và vận dụng linh hoạt các loại mạch công suất đầu cuối thì tự nhiên sinh viên sẽ nhận được các lợi ích sau: + Tự tin lúc thực hành thiết kế mạch điện. + Khả năng tiếp xúc tranh luận với công nhân lành nghề sẽ tốt hơn. + Khi phỏng vấn xin việc, đại đa số người hỏi thường có 1 câu xoáy vào các kiến thức trọng tâm cơ bản của mạch công suất đầu cuối này. 3/ Kết quả: - Lắp đặt, bảo dưỡng, sử dụng và sửa chữa được các mạch điện ổn áp nguồn DC trong thiết bị hệ thống điện công nghiệp và dân dụng - Phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý/thay thế tương đương, khi linh kiện thay thế không có bán trên thị trường, cải tiến tương đương trong phạm vi nghề nghiệp. Có khả năng ứng dụng các thành tựu Khoa học và Kỹ thuật công nghệ vào thực tế. - Phối hợp tốt về chuyên môn với các công nhân trung cấp nghề và sơ cấp nghề để hoàn thành công việc chuyên môn. Có tính độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân. Có khả năng tự học để nâng cao năng lực chuyên môn. Kèm cặp, hướng dẫn các bậc thợ thấp hơn. IV. KIỂM TRA CẤP CHỨNG CHỈ NGHỀ 1. Hình thức kiểm tra: Sau khóa học sinh viên có 1 buổi kiểm tra đánh giá kêt quả bằng cách vấn đáp (hỏi trực tiếp trên từng sản phẩm được tạo ra trong quá trình học), theo thang điểm 10. 27 2. Điều kiện được cấp chứng chỉ: sinh viên đạt 5/10 được cấp chứng chỉ. 3. Xếp loại: Trung bình: điểm từ 5.0 đến 6,5. Khá: 6,5 đến 8.0 Giỏi: 8.0 đến 10 DUYỆT CỦA KHOA KT-CN BỘ MÔN ĐIỆN - ĐIỆN TỬ DUYỆT CỦA BGH 28 PHỤ LỤC 5.3. Chương trình đào tạo chứng chỉ nghề ngành CN-KT công trình xây dựng TRƯỜNG ÐẠI HỌC TÂY ĐÔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc BỘ MÔN XÂY DỰNG Cần Thơ, ngày 22 tháng 10 năm 2014 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHỨNG CHỈ NGHỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG I. MỤC TIÊU CHUNG Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên một số kiến thức cơ bản để có thể thiết kế các bản vẽ bằng máy vi tính. Môn học chỉ giới hạn ở bản vẽ 2D, nghĩa là vẽ trong không gian phẳng. Khi sinh viên học xong môn học này, có thể tự mình in ấn các bảng vẽ, môn học sẽ là công cụ đắc lực cho sinh viên khi ra trường. II. ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH 1. Thời lượng đào tạo: 45 tiết 2. Phương pháp giảng dạy: thực hành trên máy tính. 3. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp: - Kiến thức: Trang bị cho sinh viên kiến thức về : + Các phương pháp thực hành vẽ trên máy tính 2D và 3D. + Thực hành đo vẽ lại chi tiết thực tế. - Kỹ năng: + Biết sử dụng, ứng dụng máy tính để vẽ các bản vẽ kỹ thuật - Thái độ, chuyên cần: + Thái độ: Nghiêm túc trong học tập. + Chuyên cần: Tích cực học tập. 4. Nội dung chi tiết chương trình Bài 1 Giới thiệu AutoCAD R.14 Bài 2 Tổ chức bản vẽ Bài 3 Các kỹ thuật vẽ cơ bản Bài 4 Lớp và dạng đường nét Bài 5 Kỹ thuật hiệu chỉnh cơ bản Bài 6 Kỹ thuật vẽ nâng cao Bài 7 Chữ và kích thước Bài 8 Kỹ thuật hiệu chỉnh cao cấp Bài 9 Khối và thuộc tính Bài 10 Bố trí bản vẽ và in ấn III. KIỂM TRA CẤP CHỨNG CHỈ NGHỀ 1. Hình thức kiểm tra: thi trên máy tính 2. Điều kiện được cấp chứng chỉ: sinh viên đạt 5/10 được cấp chứng chỉ. 3. Xếp loại: Trung bình: điểm từ 5.0 đến 6,5. Khá: 6,5 đến 8.0; Giỏi: 8.0 đến 10 DUYỆT CỦA KHOA KT-CN BỘ MÔN XÂY DỰNG DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_dao_tao_nganh_ky_thuat_cong_nghe_theo_huong.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG ANH.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG VIET.pdf
  • docTRANG THONG TIN NHUNG DONG MOI CUA LUAN AN.doc
Tài liệu liên quan