Luận án Quản lý tài chính của các sở giáo dục và đào tạo khu vực Tây bắc đối với trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ____________ ______________ PHAN VĂN SỸ QUảN Lý TàI CHíNH CủA CáC Sở GIáO DụC Và ĐàO TạO khu vực tây bắc ĐốI VớI TRƯờNG TRUNG HọC PHổ THÔNG trong bối cảnh ĐổI MớI GIáO DụC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ______________ ______________ PHAN VĂN SỸ QUảN Lý TàI CHíNH CủA CáC Sở GIáO DụC Và ĐàO TạO khu vực tây bắc ĐốI VớI TRƯờNG TRUNG

pdf195 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Quản lý tài chính của các sở giáo dục và đào tạo khu vực Tây bắc đối với trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HäC PHæ TH¤NG trong bèi c¶nh §æI MíI GI¸O DôC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 62.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đặng Quốc Bảo 2. TS. Nguyễn Thị Thu Hằng HÀ NỘI - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu, tư liệu sử dụng trong luận văn này có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nêu ra trong Luận án là trung thực và nội dung của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Phan Văn Sỹ ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Quản lý giáo dục, Phòng Đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi học tập và hoàn thành luận án. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn các Thầy Cô giáo hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Quốc Bảo và TS. Nguyễn Thị Thu Hằng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Sở GD&ĐT; Phòng Giáo dục Trung học, Phòng Kế hoạch - Tài chính; Các trường THPT của tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái đã tạo điều kiện giúp đỡ khảo sát thực tế và thử nghiệm kết quả nghiên cứu của luận án. Xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bè bạn đã hỗ trợ tạo điều kiện về mọi mặt để tôi hoàn thành luận án. Hà Nội, tháng 11 năm 2015 Tác giả luận án Phan Văn Sỹ iii CÁC TỪ VIẾT TẮT CMHS Cha mẹ học sinh CSVC Cơ sở vật chất CBQL Cán bộ quản lý DTNT Dân tộc nội trú DTTS Dân tộc thiểu số GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Tiếng Anh: Gross Domestic Product) EU/ EC Liên minh Châu Âu/ Cộng đồng Châu Âu (Tiếng Anh: European Union / European Community) GV Giáo viên HDI Chỉ số phát triển con người (Human Development Index) KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư KT-XH Kinh tế - xã hội NSNN Ngân sách nhà nước NCKH Nghiên cứu khoa học NSGD Ngân sách giáo dục NSTW Ngân sách Trung ương NSĐP Ngân sách địa phương ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Tiếng Anh: Official Development Assistant) THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở TNQD Thu nhập quốc dân TSPXH Tổng sản phẩm xã hội TW Trung ương XDCB Xây dựng cơ bản XHCN Xã hội chủ nghĩa XHH Xã hội hóa UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (Tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) WB Ngân hàng Thế giới (Tiếng Anh: World Bank) WTO Tổ chức Thương mại thế giới (Tiếng Anh: World Trade Organization) iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3 4. Giả thuyết khoa học của luận án ........................................................................ 4 5. Luận điểm bảo vệ ................................................................................................ 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 5 7. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 5 8. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5 9. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 6 10. Những đóng góp mới của luận án ..................................................................... 7 11. Cấu trúc của luận án .......................................................................................... 8 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ................................................................................................ 9 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 9 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước ................................................................................. 9 1.1.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................................ 11 1.1.3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết ................................................. 16 1.2. Các khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án ...................................... 16 1.2.1. Quản lý - Quản lý giáo dục ......................................................................... 16 1.2.2. Sở GD&ĐT ................................................................................................. 18 1.2.3. Giáo dục trung học phổ thông ..................................................................... 18 1.2.4. Tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý giáo dục........................................... 19 1.2.5. Phân cấp quản lý tài chính giáo dục ............................................................ 20 1.2.6. Ngân sách giáo dục ...................................................................................... 21 1.3. Tầm quan trọng của yếu tố Tài chính cho giáo dục và chức năng quản lý Tài chính của Sở GD&ĐT đối với các trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục ....................................................................................... 23 1.3.1 Mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục, giáo dục THPT .................................. 23 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Sở GD&ĐT trong quản lý tài chính giáo dục trung học phổ thông ............................................................................................... 25 1.3.3. Phân cấp, phân quyền về quản lý tài chính và vai trò quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường trung học phổ thông ........................................... 28 1.4. Mục tiêu, nguyên tắc, chỉ số cơ bản của quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với các trường trung học phổ thông ................................................ 35 v 1.4.1. Mục tiêu quản lý tài chính giáo dục theo hướng cải thiện chất lượng giáo dục.......................................................................................................................... 35 1.4.2. Nguyên tắc cơ bản của quản lý tài chính giáo dục ...................................... 37 1.4.3. Các chỉ số cơ bản của quản lý tài chính giáo dục........................................ 38 1.5. Nội dung và tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường trung học phổ thông ...................................................... 38 1.5.1. Nội dung quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với các trường THPT ..... 38 1.5.2. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính của các Sở GD&ĐT đối với trường trung học phổ thông ............................................................................. 40 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với các trường trung học phổ thông ............................................................................ 41 1.6.1. Chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với phát triển giáo dục trung học phổ thông ........................................................................................................ 42 1.6.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội và định hướng phát triển giáo dục khu vực Tây Bắc ............................................................................. 43 1.6.3. Nhận thức của cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành liên quan về quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường trung học phổ thông ...................................................................................................................... 45 1.6.4. Năng lực quản lý của cán bộ quản lý tài chính của Sở GD&ĐT, trường trung học phổ thông ............................................................................................... 46 1.6.5. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương ..................................... 47 1.7. Kinh nghiệm một số nước về phân cấp quản lý tài chính giáo dục ............. 47 1.7.1. Thúc đẩy công bằng với sự tài trợ khác biệt ở Ontario, Canada ................. 47 1.7.2. Phân cấp quản lý trường học: tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của nhà trường ở Đông Á ............................................................................................. 48 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 49 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHU VỰC TÂY BẮC ĐỐI VỚI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................................................................................ 51 2.1. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng quản lý tài chính của các Sở GD&ĐT khu vực Tây Bắc đối với các trường trung học phổ thông .................. 51 2.1.1. Mục tiêu khảo sát ........................................................................................ 51 2.1.2. Nội dung khảo sát ........................................................................................ 51 2.1.3. Phương pháp khảo sát ................................................................................. 51 2.1.4. Công cụ khảo sát ......................................................................................... 52 2.1.5. Các biện pháp khảo sát để kết quả đủ độ tin cậy......................................... 52 2.1.6. Xử lý kết quả khảo sát ................................................................................. 53 2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của các Sở GD&ĐT khu vực Tây Bắc đối với các trường trung học phổ thông .................. 53 vi 2.2.1. Một số yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực Tây Bắc .......................... 53 2.2.2. Điều kiện hành chính, Dân cư, Dân số độ tuổi đi học trung học phổ thông khu vực Tây Bắc.......................................................................................... 53 2.2.3. Xu hướng phát triển kinh tế các tỉnh khu vực Tây Bắc .............................. 58 2.2.4. Phân cấp quản lý tài chính giáo dục trung học phổ thông của các tỉnh khu vực Tây Bắc .................................................................................................... 60 2.3. Thực trạng hoạt động quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT ........................................................................................................................ 63 2.3.1. Xây dựng quy định, cơ chế tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các trường về quản lý tài chính gắn với kết quả giáo dục .............................. 63 2.3.2. Công tác lập dự toán NS, phân bổ NS cho các trường THPT ..................... 64 2.3.3. Phân bổ ngân sách giáo dục cho các trường THPT của các Sở GD&ĐT ... 67 2.3.4. Tổ chức thực hiện thu - chi, chấp hành dự toán ngân sách của các trường THPT ...................................................................................................................... 70 2.3.5. Sở GD&ĐT kiểm tra, giám sát việc thực hiện thu, chi ngân sách đối với các trường THPT ............................................................................................. 72 2.3.6. Công tác thẩm tra, duyệt quyết toán ngân sách của Sở GD&ĐT đối với các trường THPT ................................................................................................... 75 2.4. Các điều kiện quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT ..... 77 2.4.1. Trình độ, năng lực đội ngũ CBQL tài chính của Sở GD&ĐT và trường THPT ..................................................................................................................... 77 2.4.2. Cơ sở vật chất phục vụ quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với các trường THPT ......................................................................................................... 78 2.5. Sở GD&ĐT với công tác huy động và sử dụng các nguồn tài chính cho các trường THPT .................................................................................................... 79 2.5.1. Huy động và sử dụng nguồn tài chính từ NSNN cấp .................................. 80 2.5.2. Huy động các nguồn lực tài chính ngoài ngân sách Nhà nước .................. 85 2.6. Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trung học phổ thông ở các tỉnh khu vực Tây Bắc .............................................................................................. 87 2.6.1. Mạng lưới trường, lớp học: Trường dân tộc nội trú; Trường đạt chuẩn quốc gia ...................................................................................................... 87 2.6.2. Cơ sở vật chất giáo dục THPT các tỉnh khu vực Tây Bắc .......................... 89 2.6.3. Đội ngũ giáo viên, CBQLGD THPT các tỉnh khu vực Tây Bắc ................. 92 2.7. Kết quả phát triển của giáo dục trung học phổ thông các tỉnh khu vực Tây Bắc ..................................................................................................................... 94 2.7.1. Xu hướng tăng quy mô học sinhTHPT ....................................................... 94 2.7.2. Xu hướng học sinh THPT thuộc các nhóm đặc biệt ................................... 95 2.8. Đánh giá chung về quản lý tài chính của các Sở GD&ĐT khu vực Tây Bắc đối với trường trung học phổ thông. .............................................................. 99 vii 2.8.1. Điểm mạnh .................................................................................................. 99 2.8.2. Điểm yếu ................................................................................................... 101 2.8.3. Thuận lợi ................................................................................................... 105 2.8.4. Khó khăn ................................................................................................... 105 Kết luận chương 2 ................................................................................................. 106 Chương 3. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÁC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHU VỰC TÂY BẮC ĐỐI VỚI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC .. 109 3.1. Định hướng phát triển giáo dục Trung học phổ thông khu vực Tây Bắc . 109 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý tài chính của các Sở GD&ĐT đối với trường trung học phổ thông .................................................................... 111 3.2.1. Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính pháp lý ......................................................... 111 3.2.2. Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính mục đích ...................................................... 111 3.2.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính công bằng .................................................... 111 3.2.4. Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính khoa học ...................................................... 112 3.2.5. Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi .......................................... 112 3.3. Hệ thống các biện pháp quản lý tài chính của Sở GD&ĐT khu vực Tây Bắc đối với trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục ..... 112 3.3.1. Biện pháp 1. Sở GD&ĐT xây dựng định hướng tăng cường huy động các nguồn đầu tư cho GDTHPT, tăng cường quyền tự chủ của các trường THPT theo hướng chuẩn hóa .............................................................................. 112 3.3.2. Biện pháp 2: Tăng cường kế hoạch hóa, dân chủ hóa quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT ................................................................ 116 3.3.3. Biện pháp 3. Sở GD&ĐT tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ thường xuyên các trường THPT thực hiện chi thanh toán cá nhân theo đúng quy định, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên .......................................... 120 3.3.4. Biện pháp 4. Tổ chức hoàn thiện các công cụ quản lý tài chính hướng đến mở rộng cơ hội tiếp cận và nâng cao chất lượng giáo dục THPT ................ 123 3.3.5. Biện pháp 5. Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Tài chính và cơ quan hữu quan tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra đảm bảo sự kỷ cương trong thu - chi và phát huy tác dụng của vốn cấp phát ....................................................... 124 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất ............................................ 127 3.5. Khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ......................................................................................................................... 128 3.5.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp ................................................................... 128 3.5.2. Kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất ............ 129 3.5.3. Kết quả khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ................ 130 viii 3.5.4. Đánh giá tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ................................................................................................. 132 3.6. Thực nghiệm tác động thực tiễn quản lý tài chính của Sở GD&ĐT các tỉnh khu vực Tây Bắc đối với các trường THPT hướng tới nâng cao chất lượng, công bằng và hiệu quả trong bối cảnh đổi mới giáo dục ....................... 133 3.6.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................... 133 3.6.2. Giới hạn thực nghiệm ................................................................................ 133 3.6.3. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 133 3.6.4. Quy trình thực nghiệm .............................................................................. 134 3.6.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................. 143 3.6.6. Kết luận về thực nghiệm ........................................................................... 144 Kết luận chương 3 ................................................................................................. 145 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 146 1. Kết luận ........................................................................................................... 146 2. Khuyến nghị .................................................................................................... 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................. 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 2 PHỤ LỤC ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục: phân bổ theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 - 18 tuổi .................................................. 33 Bảng 2.1. Hành chính 6 tỉnh khu vực Tây Bắc ..................................................... 54 Bảng 2.2. Diện tích, dân số và mật độ dân số khu vực Tây Bắc năm 2012 .......... 54 Bảng 2.3. So sánh tỷ lệ hộ gia đình được hưởng lợi từ dự án, chính sách toàn quốc và vùng Tây Bắc năm 2012 .......................................................... 59 Bảng 2.4. Mô hình quản lý ngân sách thường xuyên giáo dục THPT các tỉnh khu vực Tây Bắc ................................................................................... 61 Bảng 2.5. Mô hình quản lý ngân sách đầu tư XDCB giáo dục THPT các tỉnh khu vực Tây Bắc ................................................................................... 62 Bảng 2.6. Ý kiến của cán bộ quản lý trường THPT về công tác quản lý của Sở GD&ĐT trong lập dự toán ngân sách giáo dục THPT .................... 66 Bảng 2.7. Ý kiến của cán bộ quản lý trường THPT về công tác quản lý của Sở GD&ĐT về phân bổ ngân sách cho các trường THPT .................... 69 Bảng 2.8. Ý kiến của cán bộ quản lý trường THPT về công tác quản lý của Sở GD&ĐT về quản lý chấp hành dự toán ngân sách của các trường THPT ......................................................................................... 71 Bảng 2.9. Ý kiến của cán bộ quản lý trường THPT về công tác quản lý của Sở GD&ĐT: Kiểm tra tài chính các trường THPT ............................... 74 Bảng 2.10. Ý kiến của cán bộ quản lý trường THPT về công tác quản lý của Sở GD&ĐT về thẩm định, duyệt báo cáo quyết toán ........................... 76 Bảng 2.11. Ý kiến của CBQLGD, kế toán về điều kiện quản lý tài chính giáo dục THPT các tỉnh khu vực Tây Bắc .................................................... 79 Bảng 2.12. Tỷ lệ chi GD THPT so với tổng NS GD toàn ngành GD các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 ................................................. 80 Bảng 2.13 . Tỷ lệ chi đầu tư phát triển GD THPT các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 .............................................................................. 81 Bảng 2.14. Tỷ lệ Chi thường xuyên GD THPT so CTX với toàn ngành các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 .......................................... 82 Bảng 2.15. Chi thường xuyên bình quân/1 học sinh các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 .............................................................................. 82 Bảng 2.16. Tỷ lệ Chi thanh toán cho cá nhân trong CTX (THPT) các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 ........................................................ 83 x Bảng 2.17. Chi thường xuyên các khoản kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách đối với giáo viên và học sinh các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 ..................................................................................... 84 Bảng 2.18. Ý kiến giáo viên, CBQLGD về huy động và sử dụng các nguồn tài chính GD THPT .................................................................................... 85 Bảng 2.19. Số trường THPT các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 ....... 88 Bảng 2.20. Tỷ lệ trường THPT đạt chuẩn quốc gia các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 .............................................................................. 88 Bảng 2.21. Tỉ lệ phòng học kiên cố các trường THPT các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 ..................................................................... 89 Bảng 2.22. Tỷ số phòng chức năng/ trường THPT các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 .............................................................................. 90 Bảng 2.23. Điểm TB ý kiến của CBQL,GV,HS,CMGS về CSVC Trường THPT các tỉnh Tây Bắc ........................................................................ 91 Bảng 2.24. Điểm TB ý kiến của CBQL, GV, CMHS đánh giá thiết bị dạy học các trường THPT các tỉnh Tây Bắc ....................................................... 91 Bảng 2.25. Xu hướng giáo viên THPT các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2010-2014 .... 92 Bảng 2.26. Tỷ số GV/lớp GD THPT các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 ............................................................................................. 92 Bảng 2.27. Tỷ lệ giáo viên THPT đạt chuẩn trở lên các tỉnh Tây Bắc giai đoạn 2010-2015 ............................................................................................. 93 Bảng 2.28. Ý kiến của cha mẹ học sinh, cộng đồng, GV, CBQLGD về "Giáo viên của trường có năng lực dạy học, giáo dục học sinh tốt" ............... 94 Bảng 2.29. Quy mô học sinh các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 ....... 94 Bảng 2.30. Tỷ lệ HS đi học THPT đúng độ tuổi các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 .............................................................................. 95 Bảng 2.31. Học sinh là người DTTS THPT các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 ..................................................................................... 96 Bảng 2.32. Học sinh học THPT DTNT các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 ............................................................................................. 96 Bảng 2.33. Tỷ lệ HS DTTS đi học THPT đúng độ tuổi các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 .................................................................... 97 Bảng 2.34. Xu hướng học sinh THPT ở trường chuyên các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 ...................................................................... 97 Bảng 2.35. Ý kiến của cha mẹ học sinh, cộng đồng, giáo viên và CBQLGD về kết quả giáo dục THPT tại các tỉnh khu vực Tây Bắc .......................... 98 xi Bảng 3.1. Dự báo số lượng học sinh THPT các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2015-2020 ................................................................................... 113 Bảng 3.2. Xu hướng học sinh THPT DTTS các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2015-2020 ................................................................................... 114 Bảng 3.3: Nhu cầu xây dựng trường THPT DTNT xây mới ở các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2015-2020 ...................................................... 115 Bảng 3.4. Nhu cầu xây phòng học mới ở các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2015-2020 ........................................................................................... 115 Bảng 3.5. Mẫu thống kê tình hình và yêu cầu số lượng giáo viên của từng trường Trường THPT. Năm học 201 - 201 ............................. 121 Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất ........................................................................................ 130 Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả điều tra về mức độ khả thi của các biện pháp được đề xuất ........................................................................................ 131 Bảng 3.8. Hệ số tương quan về đánh giá của đối tượng khảo sát mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ............................. 132 Bảng 3.9. Lịch trao đổi kế hoạch thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2014 đối với các trường THPT tỉnh Hòa Bình (trong nhóm Thực nghiệm) ...... 139 Bảng 3.9. Mô tả thống kê hệ số Cronbach's Alpha của 11 mục hỏi (item) ......... 142 Bảng 3.10. Kết quả Thực nghiệm .......................................................................... 143 xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Đầu tư của nhà nước và của dân cho giáo dục .................................... 22 Hình 1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý Nhà nước về giáo dục ................................... 27 Hình 1.3. Các yếu tố của quản lý tài chính giáo dục theo SABER ..................... 36 Hình 1.4. Nguyên tắc cơ bản của quản lý tài chính giáo dục .............................. 37 Hình 1.5. Khung phương pháp luận về nội dung quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với các trường THPT ..................................................... 40 Hình 2.1. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2006 - 2012 ..................................................................................................... 55 Hình 2.2. Dân số độ tuổi 15 - 17 của 6 tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011- 2014 ..................................................................................................... 56 Hình 2.3. Dân số độ tuổi 15-17 tuổi thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 ................................................................... 57 Hình 2.4. Xu hướng tăng chi NSNN cho giáo dục THPT các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011 - 2014 .......................................................... 80 Hình 2.5. Chi thanh toán cá nhân/ 1 GV, CB, NV THPT các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011 - 2014 .......................................................... 83 Hình 2.6. Chi thường xuyên các khoản kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách đối với giáo viên và học sinh các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 ................................................................................... 84 Hình 2.7. Tỷ lệ trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 ............................................................................ 88 Hình 2.8. Xu hướng giáo viên THPT các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2010-2014 ........................................................................................... 93 Hình 2.9. Quy mô học sinh THPT các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011- 2014 ..................................................................................................... 95 Hình 2.10. Học sinh THPT là người DTTS các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011-2014 ................................................................................... 96 Hình 2.11. Học sinh DTNT THPTcác tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2011- 2014 ..................................................................................................... 97 Hình 3.1. Xu hướng học sinh THPT DTTS các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2015-2020 ................................................................................. 114 Hình 3.2. Xu hướng học sinh THPT DTTS các tỉnh khu vực Tây Bắc giai đoạn 2015-2020 ...........................................................................ách nhiệm xã hội về tài chính của các cơ sở giáo dục. Các công trình nghiên cứu về chủ đề này phải kể đến Đặng Thị Thanh Huyền với các công trình sau:“Tự chủ và tự chịu trách nhiệm trường học trong tiếp cận hệ thống hướng tới cải thiện kết quả giáo dục” của Tạp chí Quản lý giáo dục, số 53, tháng 10/2013; Tự chủ tài chính với các trường THPT công lập các tỉnh phía Bắc, Thực trạng và giải pháp (Đề tài KH-CN cấp Bộ, Mã số: B2005-53-22); Vũ Lan Hương, 2010, Một số giải pháp thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính trong các trường phổ thông công lập ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ (Đề tài cấp Bộ, B2009-30-05, 14 mã số B2009.30.05). Các nghiên cứu này là các dấu hiệu trường học có quyền tự chủ cao về tài chính, khái quát quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục THPT và tăng cường phân cấp quản lý tài chính cho trường học, phân tích nội dung cơ bản của đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu công lập và vai trò của tự chủ tài chính đối với các trường THPT, đánh giá thực trạng tự chủ tài chính các trường THPT cũng như đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường tự chủ tài chính các trường THPT. 7) Về phân cấp quản lý tài chính giáo dục THPT Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến phân cấp quản lý tài chính giáo dục THPT như các nghiên cứu Phân cấp quản lý tài chính đối với giáo dục phổ thông ở Việt Nam (Đỗ Thị Thu Hằng, Trần Thị Bích Liễu, 2013). Nghiên cứu này chỉ ra phân cấp quản lý tài chính trong giáo dục là một xu thế tất yếu, có tác động tích cực đến cải thiện chuyên môn của giáo viên, thành tích học tập của học sinh. Nguyên nhân là tạo quyền chủ động cho nhà trường phân bổ kinh phí cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Tuy nhiên thực hiện phân cấp quản lý tài chính ở Việt Nam còn nhiều hạn chế như thiếu nguồn lực tài chính, thiếu sự tham gia của GV, CMHS trong lập kế hoạch tài chính, thủ tục tài chính còn phức tạp, cán bộ quản lý thiếu năng lực quản lý tài chính và thiếu các đơn vị đo tính hiệu quả của chi tiêu tài chính. Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thuận, làm sáng tỏ một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển một mô hình phân cấp quản lý trường phổ thông thành công ở Việt Nam như: Kết hợp tập trung và phân cấp (như phi tập trung hoá, uỷ quyền, trao quyền và tư nhân hoá), tránh các mô hình phức tạp, đảm bảo quyền hạn đi đôi với trách nhiệm thực hiện và nâng cao quyền tự chủ cho trường phổ thông (như thực tế chứng minh là quyền hạn càng gần với cấp thực hiện càng tốt) trong khuôn khổ qui định của trung ương và địa phương. Phân cấp quyền ra quyết định cho cấp thực hiện đi đôi với việc củng cố và xây dựng hệ thống chịu trách nhiệm với kết quả đầu ra. Tập trung nhiều hơn vào quan hệ trách nhiệm “quản lý (trong) nhà trường phổ thông” và các vấn đề bền vững do khi tăng cường quyền tự chủ cho nhà trường sẽ liên quan nhiều hơn đến quan hệ quản lý (trong) nhà trường (Nguyễn Hồng Thuận, 2009)[47]. Để phân cấp quản lý trường phổ thông thành công, cần nâng cao năng lực cho các cấp QLGD và trường phổ thông. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Hà, 2013, chỉ rõ việc lập và thực thi ngân sách của các địa phương đang thiếu những căn cứ nền tảng. Kỷ luật tài khóa còn chưa chặt chẽ cũng được thể hiện ở tình trạng nợ xây dựng cơ bản (XDCB) của các chính quyền địa phương khá phổ biến. Tốc độ tăng tổng chi NSĐP luôn cao hơn nhiều so 15 với chi NSTW ngay cả trong kỳ ổn định (2007-2011) (Nguyễn Thị Hải Hà, 2013)[17]. Các nghiên cứu tổng quan đã có những đóng góp quan trọng sau đây: - Về lý luận: Tổng quan được các lý luận tài chính giáo dục trong các tài liệu khoa học của thế giới; tạo được sự đồng thuận chung về các khái niệm, quan niệm mới và các phương pháp nghiên cứu tài chính và quản lý tài chính giáo dục. Những lý luận sau đây sẽ được đề tài đặc biệt quan tâm và kế thừa: Phân cấp quản lý tài chính giáo dục; Lập kế hoạch ngân sách, Phân bổ ngân sách giáo dục, Kiểm tra/ giám sát thực hiện ngân sách giáo dục, Tự chủ tài chính trường học - Về thực tiễn: Các công trình nghiên cứu tài chính giáo dục đã đáp ứng bước đầu cho việc hoạch định chính sách tài chính giáo dục, đặc biệt ứng dụng vào cấp vốn, đánh giá các dự án ODA cho phát triển giáo dục và phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới từng bước chính sách tài chính của giáo dục. Đặc biệt, các kết quả nghiên cứu đã giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục và các cơ sở giáo dục hiểu rõ hơn được thực trạng hệ thống tài chính của giáo dục, những xu hướng cải cách tài chính giáo dục trên thế giới, khuyến khích những đổi mới nhằm huy động, phân bổ nguồn lực tài chính minh bạch hơn và sử dụng có hiệu quản nguồn lực phù hợp với các mục tiêu phát triển giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Các công trình nghiên cứu, bài báo chuyên sâu về thực tiễn đã có sẽ được đề tài đặc biệt quan tâm và vận dụng: Nghiên cứu về hiệu quả trong của GD; những nghiên cứu về việc mở rộng nguồn ngoài NSNN cấp cho giáo dục và hướng cải cách nhằm đa dạng hoá các nguồn thu; nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn lực và những giải pháp theo hướng nâng cao hiệu quả nguồn lực của các đề tài có liên quan. Một số vấn đề liên quan đến đề tài mà các công trình đã công bố chưa được giải quyết So với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, những vấn đề sau đây chưa được các công trình nghiên cứu giải quyết một cách thấu đáo: - Nội dung quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT đảm bảo các chức năng: Lập kế hoạch, dự toán; phân bổ và cấp phát; phân cấp quản lý (chỉ đạo, hướng dẫn, thúc đẩy); kiểm tra, giám sát (điều chỉnh, phân bổ bổ sung); phê duyệt quyết toán; đánh giá và kiểm toán; - Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT; - Trong nhiều tài liệu có đề cập đến đổi mới quản lý tài chính, song về lý thuyết chưa được cụ thể hóa và về thực tiễn của giáo dục THPT thì chưa có bất cứ 16 công trình nào nghiên cứu, khảo sát và phân tích. Đặc trưng nổi bật của nghiên cứu tài chính giáo dục là nghiên cứu định lượng, song hệ thống thống kê, báo cáo tài chính của nước ta còn nghèo, độ tin cậy của các số liệu về giáo dục và tài chính giáo dục thấp, việc công khai và chia sẻ thông tin tài chính giáo dục còn rất nhiều tồn tại, kém hiệu quả. Bởi vậy muốn đánh giá thực tiễn thông thường phải khảo sát để thu thập và phân loại thu chi của trường học theo chuẩn mực chung. 1.1.3. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết Về mặt lý luận - Lựa chọn một trong các cách tiếp cận quản lý tài chính (tiếp cận theo chính sách hoặc nguồn vốn/ nội dung chi hoặc hoạt động hoặc chức năng) quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT làm chủ đạo và kết hợp với lý thuyết quản lý tài chính của kinh tế để xây dựng nội dung quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT; - Làm nổi bật đặc trưng quản lý tài chính trong giáo dục khác với lĩnh vực kinh tế ở điểm không chỉ hướng đến hiệu quả, tự chủ mà chú ý đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục; - Hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT. Về mặt thực tiễn - Phát triển các công cụ thu thập số liệu và thông tin về hiện trạng quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT để có thể tính toán, phân tích các chỉ số về sử dụng nguồn lực và đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT. - Tiến hành khảo sát chọn mẫu ở Sở GD&ĐT và một số trường THPT của 6 tỉnh khu vực Tây Bắc; xử lý số liệu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT khu vực Tây Bắc. - Đề xuất các giải pháp quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT ở khu vực Tây Bắc. 1.2. Các khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án 1.2.1. Quản lý - Quản lý giáo dục Có rất nhiều cách tiếp cận và định nghĩa về quản lý, dưới đây xin trình bày một số định nghĩa về quản lý nổi tiếng: Trong cuốn sách Management của Don Hellriegel và Jon W.Slocum, Quản lý được hiểu là một nghệ thuật làm cho công việc được thực hiện thông qua những người khác. Nhà quản lý đạt được mục tiêu của họ bằng cách sắp xếp cho những 17 người khác làm việc chứ không phải tự mình làm các công việc đó. Quản lý bao gồm việc thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ liên quan đến lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển và chỉ đạo. Trong một hệ thông hoặc 1 tổ chức có 3 cấp độ quản lý cơ bản: cấp cao (Top Managers), cấp trung (Midle managers) và cấp thấp (First line Managers) (Don Hellriegel và Jon W.Slocum.Jr, 1988)[60] Frederick Winslow Taylor (1856-1915)- người khai sinh ra trường phái quản lý theo khoa học cho rằng: Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn ngưới khác làm và sau đó hiều được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Ở đây, tác giả nhấn mạnh tới yếu tố chất lượng công việc phải đảm bảo tốt nhất nhưng với chi phí bỏ ra thấp nhất. Đó là quản lý có hiệu quả; MP. Follet (1868 - 1993) tiếp cận quản lý dưới góc độ quan hệ con người, nhấn mạnh đến yếu tố nghệ thuật trong quản lý khẳng định: “Quản lý là một nghệ thuật khiến cho công việc của bạn được hoàn thành thông qua người khác”. Chester Irving Barnard (1886-1961) người tiếp cận quản lý theo góc độ tổ chức: Quản lý không phải công việc của tổ chức mà là công việc chuyên môn để duy trì và phát triển tổ chức. H.Fayol(1886 - 1925) là đại diện tiêu biểu nhất của thuyết quản lý hành chính quan niệm: “Quản lý là dự báo và lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát” (Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Sỹ Thư, 2012)[34]. Peter F. Drucker định nghĩa “Quản lý là sự thay thế của tư tưởng cho cơ bắp (thể lực), thay thế các kiến thức dân gian mê tín dị đoan. Ông cũng định nghĩa Quản lý như một tổ chức; các tổ chức có thể được mô tả và xác định thông qua chức năng của mình (Drucker, 1977)[61]. Các tác giả Harol Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich cho rằng: "Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lí là nhằm hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất." (Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich , 1994)[16] Từ các quan niệm về quản lý như trên, có thể hiểu: Quản lý là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nằm đạt mục tiêu đề ra thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức , chỉ đạo, giám sát, kiểm tra và điều chỉnh trong sự tác động của môi trường. Quản lý dựa trên kết quả (Results Based Management - RBM): là cách quản lý nhằm “cung cấp một khuôn khổ cho việc lập kế hoạch chiến lược và quản lý dựa vào việc học hỏi và trách nhiệm giải trình trong một môi trường phi tập trung. " (The 18 World Bank, 1997)[76]. Quản lý dựa trên kết quả Giới thiệu một cách tiếp cận dựa trên kết quả nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý và trách nhiệm giải trình của "xác định kết quả thực tế dự kiến, theo dõi tiến độ thực hiện đạt được kết quả mong đợi, tích hợp bài học kinh nghiệm vào các quyết định quản lý và báo cáo về hiệu suất "(CIDA, 1999)[58]. Quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực Nhà nước, sử dụng hệ thống pháp luật Nhà nước để điều chỉnh hành vi con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện; nhằm thoả mãn nhu cầu của con người, duy trì sự ổn định và phát triển xã hội (Nguyễn Hữu Hải, 2010)[21]. Quản lý nhà nước về giáo dục là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục do các cơ quan quản lý giáo dục của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước trao quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, duy trì kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu giáo dục của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà nước (Bùi Minh Hiền (chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Vũ Ngọc Hải, 2006)[23]. Ở Việt nam, Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục (Quốc hội Việt Nam, 2009)[55]. Quản lý dựa vào nhà trường (School Based Management): Quản lý giáo dục lấy nhà trường làm cơ sở nhấn mạnh: Các hoạt động quản lý được thiết lập dựa vào tính chất và nhu cầu của nhà trường. Các thành viên của nhà trường có quyền tự chủ và trách nhiệm lớn đối với việc sử dụng các nguồn lực để giải quyết vấn đề nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục (Trần Kiểm, 2008)[28] 1.2.2. Sở GD&ĐT Sở GD&ĐT là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cấp tỉnh, có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục (Quốc hội Việt Nam, 2005)[4]. 1.2.3. Giáo dục trung học phổ thông Giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi (Quốc hội Việt Nam, 2005)[4,6] Khoản 4, điều 27, Luật giáo dục đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục THPT nhằm giúp 19 học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” (Quốc hội Việt Nam, 2005)[44,6] 1.2.4. Tài chính, Quản lý tài chính, Quản lý giáo dục Theo Từ điển Kinh tế học, “Tài chính (Finance) là việc cung cấp tiền vào nơi cần thiết. Cung cấp tài chính có thể ngắn hạn, thường là 1 năm), trung hạn (hơn 1 năm đến 5 hay 7 năm) và dài hạn. Tài chính có thể do nhu cầu tiêu thụ hay đầu tư với mục tiêu sau khi nó được cấp thì trở thành tư bản (Penguin, 1995). Có thể hiểu Tài chính bao gồm các quỹ tiền tệ được hình thành bởi nhà nước nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Đây là cách hiểu trực quan lên hiện tượng tài chính. Cần phải phân biệt rõ, tài chính không phải là tiền tệ, nhưng các quỹ tiền tệ được hình thành bởi Nhà nước chính là những biểu hiện bên ngoài của tài chính. Cụ thể hơn các quỹ tiền tệ chính là biểu hiện về mặt vật chất của tài chính để qua đó mà tài chính tồn tại thực trong đời sống kinh tế - xã hội (Dương Thị Bình Minh, 1995)[36]. Một cách khái quát, tài chính được xác định như sau: tài chính là hiện tượng đặc trưng bằng sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ đại diện cho những sức mua nhất định ở các chủ thể kinh tế - xã hội (Dương Thị Bình Minh, 2001). Tài chính phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn lực tài chính thông qua tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích luỹ hay tiêu dùng của các chủ thể (pháp nhân hay thể nhân) trong xã hội (Trương Mộc Lâm, 1993)[30] Tài chính công Tài chính công là sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước bằng việc sử dụng quyền lực hợp pháp của Nhà nước (trước tiên là quyền lực chính trị) phân phối và phân phối lại của cải xã hội (chủ yếu là sản phẩm mới được tạo ra), để thực hiện các chức năng kinh tế và xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận của Nhà nước (Phạm Văn Khoan (Chủ biên), 2007)[29]. Quản lý tài chính công Quản lý tài chính công giải quyết các vấn đề đánh thuế và chi tiêu của Chính phủ. Việc đánh thuế bắt đầu bằng các văn bản quy phạm pháp luật, quản lý thuế, và các biện pháp khác nhằm đảm bảo sự tuân thủ tự nguyện, giảm bớt tình trạng trốn 20 thuế, và đảm bảo rằng việc thu thuế và các biện pháp khuyến khích là nhất quán với quy phạm pháp luật. Một nhiệm vụ then chốt khác là dự toán số thu làm cơ sở cho việc lập kế hoạch ngân sách. Phần chi tiêu bao quát chu trình ngân sách, bao gồm cả chuẩn bị ngân sách, các biện pháp kiểm soát nội bộ, kế toán, kiểm toán nội bộ và kiểm toán từ bên ngoài, mua sắm, chế độ báo cáo và kiểm tra (Rosen, 2002) [72] Quản lý tài chính là quản lý các hoạt động huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính bằng phương pháp tổng hợp gồm nhiều biện pháp khác nhau được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan về kinh tế - tài chính một cách phù hợp với điều kiện của tiến trình đổi mới về kinh tế - xã hội của đất nước. Quản lý tài chính là quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế. Hoạt động tài chính luôn gắn liền với sự vận động độc lập tương đối của các luồng giá trị dưới hình thái tiền tệ thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế (Dương Thị Bình Minh , 2001)[37]. Tài chính giáo dục Tài chính giáo dục được thể hiện ở hai cấp độ Cấp hệ thống: Tài chính cho giáo dục hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm toàn bộ mọi khoản chi phí cho giáo dục lấy từ ngân sách nhà nước, các nguồn thu từ các hoạt động, dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ, tài trợ, viện trợ và các nguồn đóng góp của xã hội. Ngân sách của nhà nước cho giáo dục là bộ phận quan trọng trong các nguồn thu của giáo dục. Cấp trường: Tài chính của một trường học là hệ thống các quan hệ thu-chi nảy sinh trong quá trình phân phối các khoản tiền gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các loại quỹ của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu hoạt động của nhà trường; trong đó, bộ máy kế toán (tài chính) sẽ tham mưu cho hiệu trưởng và theo dõi toàn bộ hoạt động tài chính của nhà trường. 1.2.5. Phân cấp quản lý tài chính giáo dục Phân cấp, phân quyền là sự uỷ thác quyền lực đồng thời gắn với xác định trách nhiệm , chức năng của các cấp trong hệ thống quản lý. Phân cấp quản lý (hành chính) được hiểu là “Chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện thường xuyên, lâu dài, ổn định trên cơ sở pháp luật thực chất của phân cấp quản lý hành chính là xác định lại sự phân chia thẩm quyền theo các cấp hành chính phù hợp với yêu cầu của tình hình mới” (Đậu Hoàn Đô, Nguyễn Công Giáp, Đào Vân Vy, 2003)[14]. Phân quyền theo cấp lãnh thổ là nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực, theo đó nhà nước trung ương chuyển giao (thông qua hiến pháp và luật) cho các hội đồng dân biểu địa phương những quyền hạn độc lập và toàn vẹn 21 (bao gồm cả phương tiện vật chất, tài chính, nhân sự), trong phạm vi đó nó thực hiện một cách chủ động, độc lập và tự chịu trách nhiệm (Nguyễn Cửu Việt, 2010)[53]. Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội (Quốc hội Việt Nam, 2015)[6]. Phân cấp quản lý tài chính thể hiện quan hệ tài chính giữa các cấp chính quyền, giữa cơ quan tài chính nhà nước với cơ quan chủ quản và các đơn vị dự toán. Trong đó quan hệ Ngân sách các cấp chính quyền là nội dung quan trọng nhất. Phân cấp quản lý Ngân sách có thể coi là nội dung chủ yếu của phân cấp quản lý tài chính và về thực chất, đó là giải quyết các quan hệ về ngân sách giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương (NSTW và NSĐP) thể hiện trên 4 mặt sau: Thẩm quyền ngân sách Phân định cụ thể về nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách. Quy định về mối quan hệ giữa các cấp ngân sách: Quy định về chuyển giao ngân sách giữa các cấp. Phân quyền thành lập và sử dụng các loại quỹ tài chính. 1.2.6. Ngân sách giáo dục Ngân sách nhà nước Theo Luật Ngân sách Nhà nước, “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” (Quốc hội Việt Nam, 2015) [6]. Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội Theo Luật Ngân sách Việt Nam, phạm vi Ngân sách Nhà nước bao gồm thu NSNN và Chi NSNN Thu ngân sách nhà nước bao gồm: a) Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; b) Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; c) Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương và d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Chi ngân sách nhà nước bao gồm: a) Chi đầu tư phát triển; b) Chi dự trữ quốc gia; c) Chi thường xuyên; d) Chi trả nợ lãi; đ) Chi viện trợ và e) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 22 Chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục chủ yếu là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật. Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong đó nguồn NSNN là chủ yếu và có ý nghĩa quyết định. Chi thanh toán cá nhân là một trong 4 nhóm chi của chi thường xuyên, bao gồm: Tiền lương, phụ cấp lương, học bổng học sinh, sinh viên, phúc lợi tập thể; chi về người có công với cách mạng và xã hội; chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; các khoản thanh toán khác cho cá nhân. Trung ương Đầu tư xây Ngân sách Địa phương Nhà nước dựng CSVC Tổng nguồn tài chính đầu tư cho GD&ĐT Mầm non Học phí Ngân sách Tiểu học nhà nước Công trái Giáo dục Trung học cơ sở Xã hội hoá, thu sự nghiệp, Xổ số NCKH... Trung học kiến thiết phổ thông Chi thường xuyên Dạy nghề Xã hội hoá, Đóng thuế thu Trung cấp các hoạt dịch nhập doanh chuyên nghiệp vụ, nghiệp, thuế Đại học GTGT Cao đẳng Giáo dục Đào tạo khác Hình 1.1. Đầu tư của nhà nước và của dân cho giáo dục Hình 1.1. Đầu tư của nhà nước và của dân cho giáo dục 23 1.3. Tầm quan trọng của yếu tố Tài chính cho giáo dục và chức năng quản lý Tài chính của Sở GD&ĐT đối với các trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục 1.3.1 Mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục, giáo dục THPT a) Vai trò của giáo dục với tăng trưởng và phát triển kinh tế Theo các quan điểm Kinh tế học giáo dục: Giáo dục tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế. Thuyết Tư bản con người chỉ ra vốn con người với sự đầu tư vào giáo dục, y tế là nguồn gốc của phát triển kinh tế (Theodore.W.Schultz, 1961)[78]. Giáo dục được coi như một khoản đầu tư đem lại lợi nhuận cao cả về mặt cá nhân và xã hội (Psacharopoulos,1987)[70]. Các lý thuyết mới về tăng trưởng nội sinh (Endogenous Theory) được phát triển vào những năm 1990 đã tái khẳng định sự tồn tại của một mối quan hệ nhân quả giữa giáo dục và tăng trưởng thông qua nghiên cứu và phát triển (R & D), sự đổi mới và tiến bộ kỹ thuật công nghệ có quan hệ chặt chẽ với nâng cao năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế dài hạn (UNESCO, IIEP, 2012)[80,14]. b). Yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo Xu thế đổi mới giáo dục và quản lí giáo dục thế giới được thể hiện thông qua các tuyên ngôn về giáo dục của UNESCO trong những năm 1990-2000, làm cơ sở cho những khẳng định tiếp theo về thách thức và thời cơ đối với quản lí giáo dục cũng như tầm quan trọng của đổi mới công tác quản lí nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục (Trần Kiểm, 2008)[28 ]. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Đổi mới để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân. Nghị quyết 29 nêu rõ Mục tiêu tổng quát của giáo dục: Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Xây dựng 24 nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013) [3]. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển GD THPT Mục tiêu phát triển bậc THPT được ghi trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập” (Chính phủ Việt Nam, 2012)[2]. Đối với giáo dục trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học. Đến năm 2020, 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu trên, các điều kiện về nguồn lực cũng được xác định. Chiến lược tài chính giáo dục, Ngân sách Nhà nước sẽ tiếp tục tài trợ cho lĩnh vực giáo dục công. Chi ngân sách giáo dục đảm bảo 20% tổng chi ngân sách Nhà nước. Đổi mới quản lý giáo dục Đổi mới QLGD hiện nay là một bài toán phức tạp, đang được đặt ra ở mọi nước trên thế giới. Các động lực mới từ một bối cảnh kinh tế-xã hội hướng tới tri thức buộc các quốc gia đều phải xem xét lại về sứ mệnh, mục đích, mục tiêu và quỹ đạo chuyển động của hệ thống giáo dục. Kết quả là không chỉ riêng ở các nước phát triển, mà ngay cả ở những nước đang phát triển, nhà nước đều đang đối diện với một hệ thống giáo dục lớn và phức tạp, đa tầng về cấu trúc, đa dạng về loại hình, đan xen về chủ thể trong việc đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao của người học và xã hội. Các nội dung chủ yếu trong đổi mới Quản lý giáo dục: (i) Công cụ quản lý; (ii) Cơ chế quản lý; (iii) Bộ máy quản lý; (iv) Người quản lý; (v) Môi trường quản lý. Về yêu cầu 25 đổi mới Quản lý giáo dục: gồm 5 yêu cầu: (i) Chuẩn hóa; (ii) Hiện đại hóa; (iii) Xã hội hóa; (iv) Dân chủ hóa, (v) Hội nhập quốc tế (Phạm Đỗ Nhật Tiến, Phạm Lan Hương, 2014)[48]. Nghị quyết 29 chỉ rõ 9 giải pháp để thực hiện, trong đó có giải pháp đổi mới quản lý giáo dục: “ Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương. Phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở GD&ĐT. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo”. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi mới quản lý tài chính giáo dục, công tác quản lý tài chính giáo dục của Sở GD&ĐT đối với các trường THPT cần được đổi mới căn bản, hướng đến bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Xác định rõ trách nhiệm của Sở GD&ĐT và các Sở ngành liên quan trong quản lý tài chính đối với các trường THPT. Phân định công tác quản lý nhà nước của Sở GD&ĐT với quản trị của nhà trường THPT. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các Sở GD&ĐT. Tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường THPT nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục THPT. 1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Sở GD&ĐT trong quản lý tài chính giáo dục trung học phổ thông Sở GD&ĐT là cơ quản quản lý nhà nước đối với ngành giáo dục ở các tỉnh/thành phố. Sở GD&ĐT có trách nhiệm tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nh.... 80. UNESCO, IIEP (2012). Educational planning for development: approaches and challenges, Distance Education Programme on Education Sector Planning. 81. Vũ Thành Tự Anh, Lê V. Thái, Võ T. Thắng (2007). Provincial Extralegal Investment Incentives in the Context of Decentralisation in Viet Nam: Mutually Beneficial or a Race to the Bottom? . UNDP Policy Dialogue Paper. 82. WB- Vietnam Government (2005). Vietnam Management Public Expenditure for Poverty Reduction and Growth Public Expenditure Review and Integrated Fiduciary Assessment Hanoi: Edition Politique Nationale. Hanoi. 83. WB (1996). "Vietnam Fiscal Decentralization and Delivery of Rural Services," In, 220 p. Washington D.C. 375 . Washington D.C. . 84. WB (2001). The Vietnam Public Expenditure Review 2000. Hanoi. 85. WB-UNESCO (2012). Strengthening Education Quality in East Asia. 86. Woodhall, M (2004).Cost-benefit analysis in educational planning. Fundamentals of educational planning. No. 80, Paris: IIEP-UNESCO. PHỤ LỤC Phụ lục 1 Mẫu dùng cho các trường THPT của Sở GD&ĐT Hoà Bình A- Các chỉ tiêu: 1. Số lao động: người * Số biên chế được giao (theo QĐ của Sở GD&ĐT) người Trong đó: + Số biên chế hiện có: người + Số biên chế dự kiến tuyển theo chỉ tiêu được duyệt: - người * Số hợp đồng: - người - Hợp đồng dài hạn (Theo NĐ 68/2000/NĐ-CP): người - Hợp đồng ngắn hạn: Trong đú: - người + Số hợp đồng nhân viên: người + Số hợp đồng giáo viên: người 2. Quy mô trường lớp: Số HS miễn giảm học phí và hỗ trợ CP học Số học tập theo NĐ 49 TT Nội dung Số lớp sinh Trong đó: Đối tượng Đối tượng Miễn Giảm * Khối 10 * Khối 11 * Khối 12 Cộng: - - - - Trong đó Đối tượng học sinh được hưởng Có danh sách kèm chính sách hỗ trợ cho học sinh theo trung học phổ thông theo QĐ số 12/2013/QĐ-TTg B- Số thu của đơn vị Đơn vị tính: 1.000 đ Năm 2013 Thực Dự hiện toán STT Nội dung Ước thực năm Dự toán năm hiện năm 2012 năm 2013 2014 2013 A B 1 2 3 4 I Tổng thu sự nghiệp - - - - a/ Thu học phí công lập - - - - - Chi phí hợp lý - Kinh phí để lại đơn vị Trong đó 40% thực hiện CC tiền lương b/ Thu học phí nghề - - - - - Chi phí hợp lý - Kinh phí để lại đơn vị Trong đó 40% thực hiện CC tiền lương c/ Thu lệ phí trông xe: - - - - - Chi phí hợp lý - Kinh phí để lại đơn vị Trong đó 40% thực hiện CC tiền lương d/ Thu lệ phí tuyển sinh - - - - - Chi phí hợp lý - Kinh phí để lại đơn vị Trong đó 40% thực hiện CC tiền lương e/ Thu dạy thêm học thêm - - - - - Chi phí hợp lý - Kinh phí để lại đơn vị Trong đó 40% thực hiện CC tiền lương f/ Thu đạo tạo liên kết - - - - - Chi phí hợp lý - Kinh phí để lại đơn vị Trong đó 40% thực hiện CC tiền lương g/ Thu khác: - - - - - Chi phí hợp lý - Kinh phí để lại đơn vị Trong đó 40% thực hiện CC tiền lương C Phần chi - - - - I Dự toán chi từ nguồn NSNN cấp - - - - 129 Chi thanh toán cá nhân - - - - Mục 6000 Mục 6050 Mục 6100 Mục 6150 Mục 6200 Mục 6250 Mục 6300 Mục 6350 Mục 6400 Mục 130 Chi về hàng hoà dịch vụ: - - - - Mục 6500 Mục 6550 Mục 6600 Mục 6650 Mục 6700 Mục 6750 Mục 6900 Mục 7000 Mục 132 Các khoản chi khác - - - - Mục 7700 Mục 7750 Mục 7850 Mục 7950 Mục 8000 Mục Chi hỗ trợ vốn cho các DN, các quỹ 135 - - - - và đàu tư vào tài sản Mục 9000 Mục 9050 Mục 9100 Mục Dự toán chi từ nguồn thu để lại (Cả II - - - - phần chi phí hợp lý) 129 Chi thanh toán cá nhân - - - - Mục 6000 Mục 6050 Mục 6100 Mục 6150 Mục 6200 Mục 6250 Mục 6300 Mục 6350 Mục 6400 Mục 130 Chi về hàng hóa dịch vụ: - - - - Mục 6500 Mục 6550 Mục 6600 Mục 6650 Mục 6700 Mục 6750 Mục 6900 Mục 7000 Mục 132 Các khoản chi khác - - - - Mục 7700 Mục 7750 Mục 7850 Mục 7950 Mục 8000 Mục Chi hỗ trợ vốn cho các DN, các quỹ 135 - - - - và đầu tư vào tài sản Mục 9000 Mục 9050 Mục 9100 Mục - - - - *. Thuyết minh dự toán: - Tính theo mức lương tối thiểu: 1.150.000 đ). - Kèm theo bảng lương tháng 7/2013 (tính đủ các phụ cấp được hưởng) Hoà Bình ngày tháng 7 năm 2013 Thủ trưởng đơn vị Phụ lục 2 Mẫu Dự toán thu - Chi ngân sách năm 2013: Kinh phí chi chung Ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Sở GD&ĐT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH NĂM 2013: KINH PHÍ CHI CHUNG (Kèm theo Công văn số: /SGD&ĐT ngày tháng 7 năm 201 của Sở GD&ĐT) Năm 2013 Thực hiện Ước thực Dự toán STT Nội dung Dự toán năm 2012 hiện năm năm 2014 năm 2013 2013 A B 1 2 3 4 I Chi chung toàn ngành: 1 2 3 .. Tổng cộng: - - - - *. Thuyết minh dự toán: Hoà Bình ngày tháng 7 năm 2013 Thủ trưởng đơn vị PHIẾU HỎI Phiếu số 1 (Dành cho CBQL GD Sở GD&ĐT, Sở Tài chính, Sở KH&ĐT, CBQL trường THPT) Để góp phần đề xuất các giải pháp quản lý tài chính của các Sở GD&ĐT đổi với các trường THPT khu vực Tây Bắc, đề nghị Ông/Bà vui lòng trả lời phiếu hỏi bằng cách đánh dấu (X) hoặc điền vào chỗ trống phù hợp. Câu 1. Đề nghị Ông/Bà cho ý kiến về công tác quản lý của Sở GD&ĐT trong lập dự toán ngân sách giáo dục THPT Mức đồng ý 5= rất đồng ý;1 = rất không TT Nội dung đồng ý 5 4 3 2 1 1. K ế hoạch năm học của Sở GD có kèm theo các điều kiện tài chính (ngân sách thực hiện các hoạt động đề ra) 2. Hư ớng dẫn lập Dự toán ngân sách của Sở GD cho các trường THPT được tính toán trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển trường 3. Các trường THPT chủ động đề xuất dự toán ngân sách của trường 4. D ự toán ngân sách của Sở GD được công khai trong các trường THPT 5. Đã đảm bảo công bằng trong phân bổ NS GD thường xuyên giữa các trường THPT 6. Ho ạt động chuyên môn được quan tâm đầu tư kinh phí, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng GD 7. S ở GD&ĐT Quy định thống nhất: mẫu biểu dự toán ngân sách của các trường THPT; thời gian thực hiện lập dự toán trong toàn tỉnh. Câu 2. Đề nghị Ông/Bà cho ý kiến về công tác quản lý của Sở GD&ĐT về phân bổ ngân sách cho các trường THPT Mức đồng ý 5= rất đồng ý;1 = rất không TT Nội dung đồng ý 5 4 3 2 1 Sở GD&ĐT có trách nhiệm cân đối tài chính để 1 phân bổ và giao dự toán ngân sách Thường xuyên, đầu tư, CTMTQG cho các trường THPT Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các 2 trường THPT: a) Được trao đổi với các trường, đáp ứng được a) các yêu cầu ưu tiên trước khi duyệt b) Hoàn thành đúng thời gian quy định (trước b) ngày 31 tháng 12 năm trước) Sở GD&ĐT xác định tiêu chí phân bổ Ngân sách c) giáo dục cho các trường THPT cụ thể, rõ ràng, phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển GD THPT Hướng dẫn chi tiết cho các trường THPT thực hiện các nội dung hệ thống Mục lục ngân sách 3 nhà nước áp dụng cho công tác lập dự toán, quyết định dự toán, phân bổ giao dự toán, chấp hành dự toán Câu 3. Đề nghị Ông/Bà cho ý kiến về công tác quản lý của Sở GD&ĐT về quản lý chấp hành dự toán ngân sách của các trường THPT Mức đồng ý 5= rất đồng ý;1 = rất không TT Nội dung đồng ý 5 4 3 2 1 Sở GD thực hiện và chỉ đạo các trường THPT quản lý hoạt động chấp hành dự toán ngân sách 1 thống nhất theo chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách nhà nước. Sở GD ban hành sách/sổ tay hướng dẫn cụ thể cho các trường THPT thực hiện nhiệm vụ thu, chi 2 ngân sách lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của đơn vị theo quy định của Nhà nước. Sở GD tập huấn hướng dẫn cụ thể cho các trường THPT thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách lập sổ 3 sách kế toán, báo cáo tài chính của đơn vị theo quy định của Nhà nước. Câu 4 . Đề nghị Ông/Bà cho ý kiến về công tác quản lý của Sở GD&ĐT về thẩm định, duyệt báo cáo quyết toán Mức đồng ý 5= rất đồng ý;1 = rất không TT Nội dung đồng ý 5 4 3 2 1 Sở GD&ĐT có văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho các trường THPT lập và và gửi báo cáo 1 quyết toán (Quý, năm)- theo quy định tại Chế độ kế toán HCSN hiện hành; Sở GD&ĐT xét duyệt, thẩm định và thông báo 2 quyết toán (Quý, năm) của các trường THPT công khai, dân chủ, đúng tiến độ, theo đúng quy định Sở GD&ĐT thông báo quyết toán quý năm đối với các trường THPT công khai, dân chủ, đúng 3 thời gian quy định (trong vòng 10 ngày sau khi nhận được thông báo thẩm định quyết toán năm của Sở tài chính) Câu 5. Đề nghị Ông/Bà cho ý kiến về quản lý của Sở GD&ĐT về kiểm tra tài chính các trường THPT Mức đồng ý 5= rất đồng ý;1 = rất không TT Nội dung đồng ý 5 4 3 2 1 Sở GD&ĐT có kế hoạch kiểm tra hàng năm, 1 theo các nội dung theo quy định và thông báo đến các trường THPT. Sở GD&ĐT có văn bản/sổ tay hướng dẫn và chỉ 2 đạo các trường THPT về những nội dung cần kiểm tra, về tiến trình và thời hạn kiểm tra. Thành lập đoàn kiểm tra với thành phần đủ năng lực, trình tự và phẩm chất để thực hiện 3 công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc trong những trường hợp đột xuất. Xem xét và phê chuẩn các kết luận kiểm tra của bộ phận thực hiện kiểm tra, phê duyệt và đôn đốc 4 thực hiện các biện pháp khắc phục những tồn tại được phát hiện trong quá trình kiểm tra kịp thời, khách quan Xử lý các hành vi vi phạm của các bộ phận, cá 5 nhân thuộc thẩm quyền của mình và thông báo công khai Câu 6. Đề nghị Ông/Bà cho ý kiến về Điều kiện quản lý tài chính giáo dục ở các trường THPT Mức đồng ý 5= rất đồng ý; TT Nội dung 1 = rất không đồng ý 5 4 3 2 1 1 Nhà trường có ít nhất 1 kế toán Trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý tài chính 2 của Hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán đáp 3 ứng yêu cầu nhiệm vụ 4 Trường có đủ máy tính phục vụ quản lý tài chính Phần mềm quản lý tài chính thống nhất từ Sở tới 5 các trường THPT Trường truy cập được Internet và sử dụng trong 6 quản lý nhà trường Hệ thống số sách báo cáo tài chính đảm bảo đúng 7 quy định Câu 7. Đề nghị Ông/Bà cho ý kiến về về huy động và sử dụng các nguồn tài chính GD THPT Mức đồng ý 5= rất đồng ý; TT Nội dung 1 = rất không đồng ý 5 4 3 2 1 Dự toán ngân sách của GD THPT được tính toán 1 trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển GD Sở GD huy động tham gia vào lập dự toán ngân 2 sách GD THPT Dự toán ngân sách GD THPT được công khai 3 trong toàn tỉnh 4 Báo cáo quyết toán công khai trong toàn tỉnh Đã đảm bảo công bằng trong phân bổ NS GD 5 thường xuyên cho THPPT Hoạt động chuyên môn được quan tâm đầu tư kinh 6 phí, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng GD Các trường THPT đã sử dụng nguồn lực đảm bảo 7 hiệu quả Các trường THPT chưa khai thác tốt cơ sở vật 8 chất, thiết bị được đầu tư , trang bị Câu 8. Theo Ông/Bà, chính quyền, nhân dân địa phương nơi Ông/Bà đang công tác đã quan tâm phát triển giáo dục THPT? Mức đồng ý 5= rất đồng ý; TT Nội dung 1 = rất không đồng ý 5 4 3 2 1 Tỉnh đã có chủ trương, chính sách phát triển giáo dục địa 1 phương Tỉnh quan tâm đến hỗ trợ học sinh THPT thuộc diện 2 chính sách (Dân tộc, nghèo, khuyết tật) 3 Tỉnh quan tâm đến hỗ trợ Giáo viên THPT Ngân sách dành cho xây dựng cơ sở vật chất tăng trong 4 5 năm gần đây Câu 9. Ông/Bà cho biết ý kiến về các điều kiện dạy học và kết quả giáo dục THPT ở địa phương/trường THPT Mức đồng ý 5= rất đồng ý; TT Nội dung 1 = rất không đồng ý 5 4 3 2 1 Giáo viên của trường có năng lực dạy học , giáo 1 dục học sinh tốt Trường có đủ CSVC, thiết bị dạy học đáp ứng yêu 2 cầu đổi mới giáo dục Trẻ em gái được gia đình cho đi học THPT như 3 em trai Trẻ em dân tộc thiểu số đi học THPT tăng trong 5 4 năm qua Kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu của 5 gia đình/cộng đồng Câu 10. Ông Bà cho biết ý kiến về đóng góp của hộ gia đình cho con em đi học THPT . . . Câu 11. Ông Bà có ý kiến gì về chế độ, chính sách hỗ trợ cho học sinh/giáo viên THPT ở các tỉnh Tây Bắc? . . . Câu 12. Ông/Bà có đề xuất/kiến nghị gì về công tác quản lý tài chính giáo dục THPT của tỉnh . . Xin Ông/ Bà cho biết một số thông tin cá nhân Họ và Tên:..................................................................................................... Chức vụ, nơi công tác Đia chỉ: Điện thoại: Email: Một lần nữa xin cảm ơn sự hợp tác của quý Ông/ Bà ! PHIẾU HỎI Phiếu số 2 (Dành cho GV, trường THPT) Để góp phần đề xuất các giải pháp quản lý tài chính của các Sở GD&ĐT đổi với các trường THPT khu vực Tây Bắc, đề nghị Ông/Bà vui lòng trả lời phiếu hỏi bằng cách đánh dấu (X) hoặc điền vào chỗ trống phù hợp. Câu 1. Theo Ông/Bà, chính quyền, nhân dân địa phương nơi Ông/Bà đang công tác đã quan tâm phát triển giáo dục THPT? Mức đồng ý 5= rất đồng ý; TT Nội dung 1 = rất không đồng ý 5 4 3 2 1 Tỉnh đã có chủ trương, chính sách phát triển giáo dục 1 địa phương Tỉnh quan tâm đến hỗ trợ học sinh THPT thuộc diện 2 chính sách (Dân tộc, nghèo, khuyết tật) 3 Tỉnh quan tâm đến hỗ trợ Giáo viên THPT Ngân sách dành cho xây dựng cơ sở vật chất tăng trong 4 5 năm gần đây Câu 2. Ông/Bà cho biết ý kiến về các điều kiện dạy học và kết quả giáo dục THPT ở địa phương/trường THPT Mức đồng ý 5= rất đồng ý; TT Nội dung 1 = rất không đồng ý 5 4 3 2 1 Giáo viên của trường có năng lực dạy học , giáo dục 1 học sinh tốt Trường có đủ CSVC, thiết bị dạy học đáp ứng yêu 2 cầu đổi mới giáo dục Trẻ em gái được gia đình cho đi học THPT như em 3 trai Trẻ em dân tộc thiểu số đi học THPT tăng trong 5 4 năm qua Kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu của 5 gia đình/cộng đồng Câu 3. Ông Bà cho biết ý kiến về đóng góp của hộ gia đình cho con em đi học THPT . . . Câu 4. Ông Bà có ý kiến gì về chế độ, chính sách hỗ trợ cho học sinh/giáo viên THPT ở các tỉnh Tây Bắc? . . . . . Câu 5. Ông/Bà có đề xuất/kiến nghị gì về công tác quản lý tài chính giáo dục THPT của tỉnh . . . . Xin Ông/ Bà cho biết một số thông tin cá nhân Họ và Tên:..................................................................................................... Chức vụ, nơi công tác Đia chỉ: Điện thoại: Email: Một lần nữa xin cảm ơn sự hợp tác của quý Ông/ Bà ! Phiếu số 3 (Dành cho cha mẹ học sinh, cộng đồng) Để góp phần đề xuất các giải pháp quản lý tài chính của các Sở GD&ĐT đổi với các trường THPT khu vực Tây Bắc, đề nghị Ông/Bà vui lòng trả lời phiếu hỏi bằng cách đánh dấu (X) hoặc điền vào chỗ trống phù hợp. Câu 1. Theo Ông/Bà, chính quyền, nhân dân địa phương nơi Ông/Bà đang công tác đã quan tâm phát triển giáo dục THPT? Mức đồng ý 5= rất đồng ý; TT Nội dung 1 = rất không đồng ý 5 4 3 2 1 Tỉnh đã có chủ trương, chính sách phát triển giáo dục 1 địa phương Tỉnh quan tâm đến hỗ trợ học sinh THPT thuộc diện 2 chính sách (Dân tộc, nghèo, khuyết tật) 3 Tỉnh quan tâm đến hỗ trợ Giáo viên THPT Ngân sách dành cho xây dựng cơ sở vật chất tăng 4 trong 5 năm gần đây Câu 2. Ông/Bà cho biết ý kiến về các điều kiện dạy học và kết quả giáo dục THPT ở địa phương/trường THPT Mức đồng ý 5= rất đồng ý; TT Nội dung 1 = rất không đồng ý 5 4 3 2 1 Giáo viên của trường có năng lực dạy học , giáo 1 dục học sinh tốt Trường có đủ CSVC, thiết bị dạy học đáp ứng yêu 2 cầu đổi mới giáo dục Trẻ em gái được gia đình cho đi học THPT như 3 em trai Trẻ em dân tộc thiểu số đi học THPT tăng trong 5 4 năm qua Kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu của 5 gia đình/cộng đồng Câu 3. Ông Bà cho biết ý kiến về đóng góp của gia đình cho con em đi học THPT . . . Câu 4. Ông Bà có ý kiến gì về chế độ, chính sách hỗ trợ cho học sinh/giáo viên THPT ở các tỉnh Tây Bắc? . . . Câu 5. Ông/Bà có đề xuất/kiến nghị gì về công tác quản lý tài chính giáo dục THPT của tỉnh . . . Xin Ông/ Bà cho biết một số thông tin cá nhân Họ và Tên:..................................................................................................... Chức vụ, nơi công tác Đia chỉ: Điện thoại: Email: Một lần nữa xin cảm ơn sự hợp tác của quý Ông/ Bà ! ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BIỂU SỐ 1 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2011-2014 UTH Đơn vị 2010- 2011- 2012 2013- TT Tiêu chí 2014- tính 2011 2012 -2013 2014 2015 I MÔ HÌNH VỀ HỌC SINH 1.1 Dân số độ tuổi Dân số từ 15-17 tuổi (tổng số) Người - Trong tổng số: - Dân tộc thiểu số Người - Thuộc các xã đặc Người biệt khó khăn 1.2 Số học sinh tuyển mới lớp 10 Học Số HS tuyển mới lớp 10 sinh Tỷ lệ HS chuyển cấp từ THCS % Học 1.3 Tổng số HS THPT sinh Học Trong đó: HS công lập sinh Tỉ lệ HS công lập % Tỉ lệ nhập học thô (CL + NCL) % Số HS thuộc các nhóm dân số 1.4 đặc biệt : Học - Dân tộc thiểu số sinh Học - HS dân tộc nội trú sinh Học - HS khuyết tật học hòa nhập sinh Học - HS trường chuyên sinh II MÔ HÌNH VỀ LỚP 2.1 Tổng số lớp Lớp - Lớp công lập Lớp - Tỉ lệ HS/lớp HS/lớp MÔ HÌNH VỀ CƠ SỞ, III TRƯỜNG 3.1 Tổng số trường Trường - Trường đạt chuẩn quốc gia Trường 3.2 Tổng số trường công lập Trường - Trong tổng số: - Trường dân tộc Trường nội trú IV MÔ HÌNH VỀ GIÁO VIÊN 4.1 Tổng số CB, GV, nhân viên Người Tổng số CB, GV, nhân viên công 4.2 Người lập a Tổng số GV Người - Số GV/lớp GV/lớp Chia ra: - Đạt trình độ trên chuẩn Người - Đạt trình độ chuẩn Người - Đạt trình độ dưới chuẩn Người - Tỉ lệ giáo viên đạt trình % độ trên chuẩn - Tỉ lệ giáo viên đạt trình % độ chuẩn - Tỉ lệ giáo viên đạt trình % độ dưới chuẩn b Tổng số cán bộ quản lý Người c Tổng số cán bộ, nhân viên Người MÔ HÌNH VỀ CƠ SỞ VẬT v CHẤT CÔNG LẬP Tr. 5 Tổng kinh phí đầu tư XDCB đồng 5.1 Khối phòng học Số phòng học của năm thực hiện Phòng hoặc năm kế hoạch Tỉ lệ phòng học kiên cố % Số phòng học tạm, xuống cấp Phòng Tổng số phòng học được xây mới: tăng quy mô + thay thế phòng Phòng tạm, xuống cấp + trường mới Kinh phí xây dựng bình quân 1 Tr. phòng học mới, kể cả thiết bị đồng +Tổng kinh phí xây mới phòng Tr. học đồng 5.2 Phòng học bộ môn Số phòng học bộ môn của năm Phòng thực hiện hoặc năm kế hoạch Tỉ lệ phòng/trường % Tổng số phòng bộ môn được xây mới: tăng quy mô + thay thế Phòng phòng tạm, xuống cấp + trường mới Kinh phí xây dựng bình quân 1 Tr. phòng bộ môn mới, kể cả thiết bị đồng bên trong (tr. đ) Tổng kinh phí xây mới phòng bộ Tr. môn (tr.đ) đồng Tổng số trường (điểm) chưa có 5.3 Điểm nguồn nước sạch - Số (điểm) trường sẽ được đầu tư Điểm hệ thống nước sạch - Kinh phí đầu tư bình quân 1 hệ Tr. thống nước sạch đồng + Tổng kinh phí đầu tư cho hệ Tr. thống nước sạch đồng Số trường (điểm) chưa có công 5.4 Điểm trình vệ sinh phù hợp - Số trường (điểm) sẽ được xây Điểm dựng công trình vệ sinh phù hợp - Kinh phí đầu tư bình quân 1 Tr. công trình vệ sinh đồng + Tổng kinh phí đầu tư cho Tr. công trình vệ sinh đồng Kinh phí đầu tư, xây dựng, sửa Tr. 5.5 chữa cơ sở vật chất khác đồng ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH CHO GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2010-2014 Đơn vị tính: triệu đồng UTH TT NỘI DUNG 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng thu, chi nộp ngân sách nhà A nước 1 Số thu phí, lệ phí - Học phí - Lệ phí - Thu sự nghiệp Chi từ nguồn thu phí, lệ phí được 2 để lại : - Mầm non - Tiểu học - Trung học cơ sở - Trung học phổ thông - Giáo dục thường xuyên - Trung tâm Kỹ thuật, tổng hợp - hướng nghiệp - Dạy nghề (sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề) - Trung cấp chuyên nghiệp - Cao đẳng - Đại học - Các cơ sở giáo dục, đào tạo khác - Quản lý chung của ngành (nếu có) B Dự toán chi ngân sách nhà nước I Chi đầu tư phát triển Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập 1 trung Chi đầu tư từ nguồn trái phiếu 2 Chính phủ Chi đầu tư từ nguồn các Dự án 3 ODA Chi đầu tư từ nguồn Xổ số kiến 4 thiết Chi đầu tư từ nguồn bổ sung có 5 mục tiêu của NSTW Chi thường xuyên sự nghiệp GD, II ĐT, DN (1) 1 Mầm non Trong đó: chi thanh toán cho cá nhân 2 Tiểu học Trong đó: chi thanh toán cho cá nhân 3 Trung học cơ sở Trong đó: chi thanh toán cho cá nhân 4 Trung học phổ thông Trong đó: chi thanh toán cho cá nhân 5 Giáo dục thường xuyên Trong đó: chi thanh toán cho cá nhân Trung tâm kỹ thuật, tổng hợp - 6 hướng nghiệp Trong đó: chi thanh toán cho cá nhân 7 Dạy nghề 7.1 Sơ cấp nghề Trong đó: chi thanh toán cho cá nhân 7.2 Trung cấp nghề Trong đó: chi thanh toán cho cá nhân 7.3 Cao đẳng nghề Trong đó: chi thanh toán cho cá nhân 8 Trung cấp chuyên nghiệp Trong đó: chi thanh toán cho cá nhân 9 Cao đẳng Trong đó: chi thanh toán cho cá nhân 10 Đại học, sau đại học Trong đó: chi thanh toán cho cá nhân 11 Các cơ sở giáo dục, đào tạo khác Trong đó: chi thanh toán cho cá nhân 12 Quản lý chung của ngành (nếu có) Trong Chi thường xuyên chi tiết các khoản kinh phí thực hiện các chế 13 độ, chính sách đối với giáo viên và học sinh(2): - Chi thực hiện Nghị định 61/2006/NĐ-CP - Chi thực hiện Quyết định số 85/2010/QĐ-TTG - Chi thực hiện Quyết định số 2123/QĐ-TTg - Chi tiền ăn trưa cho trẻ 3,4&5 tuổi theo QĐ số 60, 239/QĐ-TTg - Phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo theo NĐ số 54/2011/NĐ-CP (chi tiết theo các chế độ đang thực hiện trên địa bàn tỉnh/TP) Chi chương trình mục tiêu quốc III gia GD&ĐT Trong đó : - Vốn Sự nghiệp - Vốn đầu tư : Dự án: Hỗ trợ phổ cập GD mầm non 5 tuổi, xóa mù chữ và chống tái mù chữ, duy trì kết quả phổ cập GD 1 tuổi học, thực hiện phổ cập GD THCS đúng độ tuổi và hỗ trợ phổ cập GD trung học. Dự án: Tăng cường dạy và học 2 ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân Dự án: Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn; hỗ trợ cơ sở vật chất trường chuyên, trường sư phạm 3 - Trong đó: vốn đầu tư hỗ trợ xây dựng mới trường PT DTNT theo Đề án Củng cố hệ thống trường PT DTNT phê duyệt tại Quyết định số 1640/QĐ-TTg. Dự án: Nâng cao năng lực cán bộ 4 quản lý CT và GS, ĐG thực hiện Chương trình Chi dự án ODA (chi tiết theo IV chương trình, dự án) PHIẾU SỐ 4 PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho cán bộ Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng và kế toán các trường THPT) Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của các Sở GD&ĐT khu vực Tây Bắc đối với trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, xin Ông/Bà cho xin ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp QLTC được đề xuất sau đây bằng cách đánh dấu khoanh tròn vào con số ở bên tay phải phù hợp với cảm nhận của mình 1. Ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp QLTC MỨC ĐỘ MỨC ĐỘ CẦN THIẾT KHẢ THI TÊN BIỆN PHÁP VÀ NHỮNG CÔNG VIỆC 1= Không cần thiết 1= Không khả thi STT CẦN TRIỂN KHAI 2 = Bình thường 2 = Bình thường 3= Cần thiết 3= Khả thi 1 2 3 1 2 3 1 Biện pháp 1. Sở GD&ĐT xây dựng định hướng tăng cường huy động các nguồn đầu tư cho giáo dục THPT, tăng cường quyền tự chủ của các trường THPT theo hướng chuẩn hóa a) Chỉ đạo thực hiện dự báo xu hướng học sinh 1 2 3 1 2 3 trên địa bàn b) Chỉ đạo tính toán kinh phí đầu tư phát triển giáo dục THPT trên cơ sở nhu cầu quy mô phát triển trường lớp học, CSVC, đội ngũ giáo viên, 1 2 3 1 2 3 hoạt động chuyên môn trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông c) Chỉ đạo các trường THPT tăng huy động nguồn 1 2 3 1 2 3 lực xã hội hóa 2 Biện pháp 2: Tăng cường kế hoạch hóa, dân chủ hóa quản lý tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT a) Sở GD&ĐT xây dựng quy trình lập dự toán ngân sách các trường THPT tính tới các trường 1 2 3 1 2 3 hợp đặc biệt như các trường trọng điểm, các trường đóng tại các vùng đặc biệt khó khăn b) Hoàn thiện phương thức phân bổ NSNN (các khoản chi thường xuyên và chi không thường) cho các trường THPT có tính tới các trường 1 2 3 1 2 3 hợp đặc biệt như các trường trọng điểm, các trường đóng tại các vùng đặc biệt khó khăn c) Chỉ đạo công tác lập kế hoạch tài chính dài hạn và trung hạn (theo thời kỳ ổn định ngân sách) 1 2 3 1 2 3 tại các nhà trường phù hợp với quy định của Nhà nước TW và địa phương; d) Tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình của các trường THPT (có sự tham gia của Hội đồng trường, các tổ 1 2 3 1 2 3 chức chuyên môn, tổ chức đoàn thể, đại diện cha mẹ học sinh và cộng đồng nơi nhà trường đóng..) 3 Biện pháp 3. Sở GD&ĐT tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ thường xuyên các trường THPT thực hiện chi thanh toán cá nhấn theo đúng quy định, hiệu quả và đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên. a) Sở GD&ĐT xây dựng quy định về tỷ lệ chi 1 2 3 1 2 3 thanh toán cá nhân trình UBND Tỉnh ban hành b) Sở GD&ĐT hướng dẫn các trường rà soát đội 1 2 3 1 2 3 ngũ giáo viên theo từng bộ môn c) Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội Vụ để lập kế hoạch và triển khai luân chuyển, bố trí nhân sự 1 2 3 1 2 3 (giáo viên, cán bộ) giai đoạn 2015-2020 4 Biện pháp 4. Tổ chức hoàn thiện các công cụ quản lý tài chính hướng đến mở rộng cơ hội tiếp cận và nâng cao chất lượng giáo dục THPT a) Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường xây dựng Đề án tự chủ và quy chế chi tiêu nội bộ và tiến hành điều chỉnh hàng năm để phù hợp với các 1 2 3 1 2 3 quy định của nhà nước tình hình thực tế từng trường. b) Xây dựng và ban hành các quy định cụ thể về trách nhiệm báo cáo và giải trình về kết quả sử 1 2 3 1 2 3 dụng các nguồn tài chính của các trường THPT c) Tổ chức tập huấn bồi dưỡng về quản lý tài chính trường THPT cho Chủ tài khoản, kế toán 1 2 3 1 2 3 hàng năm 5 Biện pháp 5. Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Tài chính và cơ quan hữu quan tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra đảm bảo sự kỷ cương trong thu - chi và phát huy tác dụng của vốn cấp phát a) Sở GD&ĐT phối hợp với sở Tài chính: xây dụng và ban hành các nội dung (quy chế) kiểm tra tài chính trường học, tiêu chí đánh giá và xếp hạng (dưa trên quy chế đã ban hành) về tổ 1 2 3 1 2 3 chức, quản lý công tác tài chính tại các cơ sở giáo dục; xây dựng kế hoạch kiểm tra tài chính thường kỳ b) Sở GD&ĐT phối hợp với Sở nội vụ xây dụng các quy định cụ thể về tuyển dụng, sử dụng nhân sự và chế độ đãi ngộ, văn bản 1 2 3 1 2 3 hướng dẫn thực hiện cụ thể theo từng giai đoạn tới các cơ sở sử dụng ngân sách. Xây dựng các tiêu chuẩn về chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tham gia kiểm tra tài chính 1 2 3 1 2 3 trường học 2. Thông tin cá nhân Nêu có thể xin Ông/ bà cho biết thông tin cá nhân Họ và tên: .. Đơn vị công tác: . Lĩnh vực chuyên môn mà Ông/Bà đặc biệt quan tâm... Điện thoại liên hệ: Xin trân trọng cảm ơn Ông/bà đã dành thời gian cho ý kiến PHIẾU SỐ 5 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ quản lý các trường THPT) Để có những căn cứ khách quan, toàn diện cho việc đổi mới công tác Quản lí tài chính của các Sở GD&ĐT khu vực Tây Bắc đối với trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục, xin Quý Thầy/Quý Cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau bằng cách khoanh tròn vào một con số bên phải câu trả lời mà Quý Thầy/Quý Cô cho là phù hợp với cảm nhận của mình. Ý kiến của Quý Thầy/Quý Cô chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, ngoài ra không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Thầy/Quý Cô Câu 1. Dưới đây là những phát biểu liên quan đến công tác quản lí tài chính của Sở GD&ĐT đối với trường THPT, hãy khoanh tròn vào con số phù hợp với ý kiến của Quý Thầy/Quý Cô. Mức độ phản hồi: 1. Không đồng ý 2. Đồng ý 1 phần nhỏ 3. Đồng ý về cơ bản 4. Đồng ý hoàn toàn Mức độ đồng ý STT Tiêu chí 1 2 3 4 Sở GD&ĐT có văn bản hướng dẫn công tác quản lí thu 1 tài chính rõ ràng Sở GD&ĐT có văn bản hướng dẫn công tác quản lí chi 2 tài chính rõ ràng Quy trình lập dự toán phát huy được sự tham gia của các 3 trường THPT Sở thông báo các quy định cụ thể về định mức, định biên để 4 nhà trường xây dựng dự toán một cách dễ dàng Các biểu mẫu quy định về các nguồn thu được Sở 5 GD&ĐT hướng dẫn chi tiết. Sở GD&ĐT có văn bản hướng dẫn đối với nhà trường 6 để rà soát và điều chỉnh dự toán sơ bộ cho sát với tình hình thực tiễn nhà trường Sở GD&ĐT trao đổi xây dựng Dự toán các trường 7 THPT một cách minh bạch Sở GD&ĐT lắng nghe ý kiến của các trường THPT để 8 điều chỉnh lại các mục chi, khoản chi phù hợp với yêu cầu của các nhà trường. Mức độ đồng ý STT Tiêu chí 1 2 3 4 Sở GD&ĐT xác định được các mục tiêu ưu tiên và căn 9 cứ đề xuất ngân sách cho các nhà trường THPT Sở GD&ĐT hướng dẫn các trường THPT công khai dự 10 toán ngân sách của trường Sở GD&ĐT công khai dự toán ngân sách trong toàn 11 tỉnh. Nếu có thể, xin Anh/Chị vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân: Họ và tên: Tuổi:. Giới tính :....................................... Chức vụ:.. Số năm công tác:. Nơi công tác:... Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Quý Cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_tai_chinh_cua_cac_so_giao_duc_va_dao_tao_khu.pdf