Mối quan hệ giữa đầu tưvới tăng trưởng – phát triển. Nâng cao khả năng sử dụng vốn đầu tư, thúc đẩy và tạo tiền đề cho việc củng cố mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng - Phát triển

Tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tưvới tăng trưởng – phát triển. Nâng cao khả năng sử dụng vốn đầu tư, thúc đẩy và tạo tiền đề cho việc củng cố mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng - Phát triển: PHẦN I LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Khái niệm về đầu tư Trong các lý thuyết kinh tế hiện đại tồn tại khá nhiều ý kiến bàn luận xung quanh khái niệm và bản chất của đầu tư, mỗi ý kiến đưa ra đều đúng trên khía cạnh mà lý thuyết xem xét. Vì vậy, cần có một cách nhìn tổng quan để hiểu được bản chất của đầu tư. Đầu tư đó là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đ... Ebook Mối quan hệ giữa đầu tưvới tăng trưởng – phát triển. Nâng cao khả năng sử dụng vốn đầu tư, thúc đẩy và tạo tiền đề cho việc củng cố mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng - Phát triển

doc102 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tưvới tăng trưởng – phát triển. Nâng cao khả năng sử dụng vốn đầu tư, thúc đẩy và tạo tiền đề cho việc củng cố mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng - Phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đó bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó là tiềm lực vật chất, tiềm lực phi vật chất, con người, tài nguyên, tiềm năng tài chính, phi tài chính, tài nguyên hữu hình, vô hình… Đầu tư là quá trình bỏ vốn để tạo nên cũng như vận hành một tài sản kinh doanh nào đó như nhà xưởng, máy móc, vật tư cũng như để mua cổ phiếu, trái phiếu lấy lời. Những tài sản đầu tư này có thể sinh lợi dần hoặc thỏa mãn dần một nhu cầu nhất định nào đó cho người bỏ vốn cũng như toàn xã hội trong một thời gian nhất định trong tương lai. Từ tất cả các khái niệm về đầu tư và xem xét nó trong quá trình biến động của nền kinh tế ta thấy đầu tư là cơ sở để hình thành tư bản, trong đó bao gồm cả tài sản cố định, vốn sản xuất kinh doanh và cả vốn con người. Như vậy, đầu tư là một khái niệm trừu tượng nên cần một hình thức để thể hiện. Trong kinh tế chính trị học, giá cả là biểu hiện của giá trị trong những hình thái kinh tế xã hội khác nhau, tương tự như vậy vốn đầu tư là sự lượng hoá của đầu tư. Khái niệm về tăng trưởng Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô sự tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị. Thu nhập giá trị phản ánh qua chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Khái niệm về phát triển Ngày nay mọi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển. Qua thời gian khái niệm phát triển cũng đã đi đến thống nhất. Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình biến đổi cả về mặt lượng và mặt chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: Một là, sự gia tăng thu nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền kinh tế là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển. Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn phát triển hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được. Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế xã hội không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xoá bỏ đói nghèo, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, dân trí… LÝ THUYẾT PHẢN ÁNH MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Căn cứ vào các lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái kinh tế Cổ Điển Theo Ricardo, một trong những nhà kinh tế học cổ điển lớn nhất, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng hàng đầu. Từ đó, ông cho rằng các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong từng ngành và tuỳ từng trình độ kỹ thuật nhất định các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định, không thay đổi. Ông cũng cho rằng trong ba yếu tố trên thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất. Trong nông nghiệp, đất đai là yếu tố quan trọng nhất tạo ra sự tăng trưởng song đây cũng là yếu tố giới hạn sự tăng trưởng. Vì khi sản xuất nông nghiệp gia tăng trên những đất đai kém màu mỡ thì giá lương thực thực phẩm sẽ tăng lên. Do đó tiền lương danh nghĩa của công nhân cũng phải tăng theo tương ứng, lợi nhuận của các nhà tư bản có xu hướng giảm. Nếu cứ tiếp tục như vậy cho đến khi lợi nhuận hạ thấp, không thể bù đắp được mọi rủi ro trong kinh doanh làm cho nên kinh tế trở nên bế tắc (địa tô ở mức cao, tiền công ở mức tối thiểu, lợi nhuận ở gần mức không...). Tình trạng này theo Ricardo chỉ có thể giải quyết bằng cách đầu tư vào công nghiệp để xuất khẩu hàng công nghiệp rồi mua lương thực rẻ hơn từ nước ngoài, hoặc phát triển công nghiệp để tác động ngược trở lại đối với nông nghiệp. 2. Hàm sản xuất Cobb - Douglas Lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa các nguồn đầu vào và sự tăng trưởng trong sản phẩm quốc dân được gọi là hàm sản xuất ở góc độ vi mô. Hàm sản xuất miêu tả mối tương quan giữa tổng số đầu vào cho trước và tổng đầu ra có thể sản xuất được. Trên góc độ quốc gia, hay nền kinh tế rộng lớn, các hàm sản xuất miêu tả mối quan hệ giữa số lượng lao động, vốn tư bản của một quốc gia với mức thu nhập quốc dân của quốc gia đó. Mô hình tăng trưởng dạng hàm sản xuất thường được sử dụng trong nghiên cứu dạng phương trình: Y = f (K, L, R, T) Trong đó: Y: Tổng sản phẩm xã hội K: Vốn đầu tư L: Lao động R: Tài nguyên đất T: Khoa học công nghệ Phương trình này thường được trình bày dưới dạng một hàm mũ đơn giản hơn có dạng sau: Y=A. Ka Lb Đây là hàm sản xuất Cobb-Douglas, tên của hai nhà toán và kinh tế học người Mỹ, được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố lao động (L) và yếu tố vốn đầu tư (K) đối với sự thay đổi tổng sản phẩm (Y). Các hệ số A, α, β là các hệ số không đổi chưa biết. Hàm này có thể chuyển sang hàm quan hệ tuyến tính bằng cách Logarit hoá hai vế như sau: LgY = LgA+ α LgK + β LgL Đặt: LgY = g LgA = a LgK = k LgL = l Ta có: g = a + αk + βl Trong đó: g - tốc độ tăng trưởng α - tốc độ tăng trưởng của yếu tố vốn β - tốc độ tăng trưởng của yếu tố lao động Như vậy, sự tăng trưởng của yếu tố vốn cũng như yếu tố đầu tư góp phần to lớn đến tăng trưởng kinh tế. 3. Mô hình tăng trưởng của Harrod-Domar Mô hình tăng trưởng đơn giản và nổi tiếng nhất được ứng dụng rộng rãi đó là mô hình Harrod-Domar do hai nhà kinh tế Roy Harrod và Evsey Domar người Mỹ nghiên cứu độc lập và đưa ra phổ biến những năm 1940. Đây là mô hình thể hiện mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng. Nếu gọi đầu ra là Y, tỷ lệ tăng trưởng của đầu ra là g: g = ΔY/ Yt Nếu gọi s là tỷ lệ tích luỹ trong GDP và mức tích luỹ là S: s = St/ Yt Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư cho nên về lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm: (St = It) s = It/ Yt Đầu tư chính là cơ sở tạo ra vốn sản xuất do đó It = ΔKt+n Nếu gọi k là tỷ số gia tăng giữa vốn - đầu ra ta sẽ có: k = Kt+n/ΔY hay: k = It/ ΔY vì: ΔY/Yt = Yt.ΔY/It.Yt = It/Yt : It/ΔY Do đó chúng ta có: g = s/k Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm phụ thuộc vào tỷ trọng tích luỹ trong tổng sản phẩm (s) và hệ số (k). Hệ số k được gọi là hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn đầu ra). Hệ số này nói lên rằng: vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng; tiết kiệm của nhân dân và các công ty là nguồn gốc của đầu tư. Chỉ số ICOR thấp biểu hiện tình trạng đầu tư nghèo nàn. Chỉ số ICOR quá cao thể hiện sự lãng phí vốn đầu tư. Phương trình này có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch. Nếu xác định được chỉ số k thì vấn đề còn lại của công tác xây dựng kế hoạch đơn giản chỉ là việc hoặc là ấn định tốc độ tăng trưởng để xác định nguồn vốn đầu tư cần có là bao nhiêu hoặc là từ nguồn vốn đầu tư có thể quay lại việc xác định tỷ lệ tăng trưởng có thể đạt là bao nhiêu. Mô hình Harrod - Domar có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ đầu của các giai đoạn phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Quan điểm chủ yếu của mô hình này là nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố vốn, bởi vốn là vấn đề chủ yếu nhất để tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế… cũng dựa vào mô hình này để nhấn mạnh vai trò của viện trợ trong việc bù đắp các chênh lệch về vốn và trao đổi ngoại thương. Song, mô hình đơn giản trên được sử dụng nhiều trong thực tế nên tất cả vấn đề quy lại ở chỉ số ICOR, trong khi tăng trưởng là kết quả của rất nhiều yếu tố như lao động, tay nghề, kỹ thuật... mà mô hình này không đề cập đến. Tóm lại, nhược điểm của mô hình Harrod - Domar là chỉ quan tâm đến vốn mà bỏ qua vai trò của lao động, vai trò của kỹ thuật công nghệ và vai trò của chính sách. 4. Lý thuyết gia tốc đầu tư của Keynes Để sản xuất một khối lượng sản phẩm cho trước cần phải có một khối lượng cụ thể vốn đầu tư. Tương quan giữa sản lượng và vốn đầu tư có thể được biểu diễn như sau: x = Kt / yt Trong đó: Kt - vốn đầu tư tại thời kỳ t Yt - sản lượng tại thời kỳ t x - hệ số gia tốc đầu tư Từ công thức suy ra: Kt = x. yt Nếu x không đổi, thì ở thời kỳ trước (t-1) giữa sản lượng và đầu tư cũng có mối quan hệ tương tự . Kt-1 = x. yt-1 Suy ra: Kt – Kt-1 = x. yt - x. yt-1 = x(yt – yt-1) Trong đó: Kt – Kt-1 - đầu tư ròng và bằng It - D (với D là khấu hao) Do đó: It – D = Kt - Kt-1 = x.(yt – yt-1) = x. Δy và đầu tư ròng In = x. Δy Như vậy theo lý thuyết này, đầu tư ròng là hàm của sự thay đổi của sản lượng. Nếu sản lượng tăng, đầu tư ròng > 0. Sản lượng càng tăng, đầu tư ròng sẽ tăng theo. Nếu tổng cầu về sản lượng trong thời gian dài không đổi, đầu tư ròng sẽ bằng 0. Tóm lại, lý thuyết gia tốc đầu tư phản ánh sự tác động sản lượng đến đầu tư. Nếu x không đổi trong một thời kỳ nào đó thì công thức này là cơ sở để dự báo quy mô vốn đầu tư trong nước tại một năm nào đó. Lý thuyết còn phản ánh sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến đầu tư vì khi sản lượng tăng, mức tiêu dùng tăng ít, tiết kiệm phát triển cao, do đó đầu tư phát triển. Song lý thuyết này có một số hạn chế, một là, lý thuyết giả định quan hệ giữa vốn và sản lượng cố định thực tế nó biến động do sự tác động của những nhân tố khác. Hai là, thực chất của lý thuyết là xem xét sự tác động của đầu tư thuần với sự biến động sản lượng chứ không phải của tổng vốn đầu tư. Ba là, lý thuyết này toàn bộ vốn đầu tư mong muốn đều được thực hiện ngay trong một thời kỳ với sản lượng. Thực tế không phải như vậy, không phải cứ gia tăng vốn đầu tư là gia tăng sản lượng. 5. Lý thuyết số nhân đầu tư Số nhân đầu tư phản ánh quan hệ giữa việc gia tăng đầu tư với gia tăng sản lượng, phản ánh mức sản lượng thay đổi bao nhiêu khi đầu tư thay đổi một đơn vị. Công thức: k = ΔY/ ΔI Trong đó k - số nhân đầu tư ΔY - Mức gia tăng sản lượng ΔI - Mức gia tăng đầu tư Trong nền kinh tế đóng: k = ΔY/ ΔS = ΔY/ (ΔY-ΔC) = 1/ (1-ΔY/ ΔC) = 1/ (1-MPC) Theo l thuyết của Keynes, việc gia tăng đầu tư có tác động tới sản lượng, vì: 0 ≤ MPC ≤ 1 => k > 1 Số nhân đầu tư là nhân tố phản ánh một chiều giữa đầu tư với sản lượng. Vì k > 1 nên mối quan hệ giữa ΔY và ΔI là quan hệ thuận. Nếu MPC càng lớn, k càng lớn do đó độ khuyếch đại của sản lượng càng lớn và ngược lại nếu MPS càng lớn k càng nhỏ. 6. Lý thuyết tân cổ điển Theo lý thuyết này đầu tư bằng tiết kiệm (ở mức sản lượng tiềm năng). Còn tiết kiệm S = s. y trong đó 0 < s < 1. s - Mức tiết kiệm từ một đơn vị sản lượng (thu nhập) và tỷ lệ tăng trưởng của lao động bằng với tỷ lệ tăng dân số và ký hiệu là n Theo hàm sản xuất, các yếu tố của sản xuất là vốn và lao động có thể thay thế cho nhau trong tương quan sau đây Y = A. ert  Kα. N(1-α) A. ert biểu thị ảnh hưởng của yếu tố công nghệ. A > 0 và cố định, r tỷ lệ tăng trưởng của công nghệ, t là thời gian. α và (1- α) là hệ số co giãn của các thành phần sản xuất với các yếu tố vốn và lao động. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì α và (1- α) biểu thị thu nhập quốc dân từ vốn và lao động. Từ hàm sản xuất Cobb-Douglas trên, ta có thể tính được tỷ lệ tăng trưởng như sau: g = r + αh + (1- α)n Trong đó: g - tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng h - tỷ lệ tăng trưởng của vốn n - tỷ lệ tăng trưởng lao động Biểu thức trên cho thấy tỷ lệ tăng trưởng của sản lượng có mối quan hệ thuận với tiến bộ của công nghệ và tỷ lệ thuận tăng trưởng của vốn và lao động. Nếu gọi đầu tư ròng: I = ΔK ΔK = S = s. y Suy ra: ΔK = s. y Chia cả 2 vế cho K ΔK/K = s. y/K h = s. y/K Khi h không đổi, s không đổi thì y/K cũng phải không đổi và y phải tăng trưởng với tỷ lệ như h và K. Khi đó: g = r + α g + (1- α )n Ở đây g là tỷ lệ tăng trưởng ở “thời đại hoàng kim”. Suy ra: g – αg = r + (1-α)n (1- α)g = r + (1- α)n g = r/(1- α) + n Như vậy trong “thời đại hoàng kim”, tỷ lệ tăng trưởng g phụ thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng của công nghệ và lao động. Điều này cho thấy, không thể có thu nhập trên đầu người tăng nếu không có sự tiến bộ của công nghệ. 7. Mô hình của R.Solow Mô hình Harrod-Domar chỉ ra sự tăng trưởng là do kết quả tương tác giữa tiết kiệm và đầu tư là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy trên thực tế thì tăng trưởng kinh tế có thể xảy ra không phải từ lý do tăng đầu tư, hoặc ngược lại nếu đầu tư không có hiệu quả vẫn có thể dẫn đến không có sự tăng trưởng. Kể cả trong trường hợp đầu tư hiệu quả thì sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm cũng chỉ có thể tạo nên gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn chứ không thể dạt được trong dài hạn. Từ những lập luận này, năm 1956, dựa trên tư tưởng thị trường tự do của lý thuyết tân cổ điển, Robert Solow (1924) đã xây dựng nên mô hình tăng trưởng mang những ý tưởng mới gọi là mô hình tăng trưởng Solow. Nếu như mô hình Harrrod-Domar chỉ xét đến vai trò của vốn sản xuất (thông qua tiết kiệm và đầu tư) đối với tăng trưởng, thì mô hình Sollow đã đưa thêm nhân tố lao động và tiến bộ công nghệ vào mô hình tăng trưởng. Xét một dạng hàm tổng sản xuất Cobb-Douglas giản đơn: Y= Kα L(1-α) Trong đó Y, K, L lần lượt là sản lượng, vốn và lao động. Từ mô hình tăng trưởng Harrod-Domar, ta đã có I = s.Y Với Y là đầu tư của nền kinh tế và s là tỷ lệ tiết kiệm quốc gia Nếu chia cả 2 vế phương trình này cho L ta được mức đầu tư bình quân một công nhân: i = s. y Tại mỗi thời điểm, lượng vốn là yếu tố quyết định sản lượng của nền kinh tế, nhưng lượng có thể thay đổi theo thời gian, dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Mô hình Solow xác định hai lực lượng tác động tới sự thay đổi của lượng vốn là đầu tư (làm tăng lượng vốn) và khấu hao (làm giảm lượng vốn). Thay đổi lượng vốn = Đầu tư - Khấu hao. Với quy mô dân số nhất định, giả sử tỷ lệ khấu hao vốn sản xuất là một số б không đổi, tức là mức khấu hao bình quân công nhân là (б. k) và từ 3 phương trình trên: Δk = i - б. k Trong đó: Δk là sự thay đổi lượng vốn giữa năm nay và năm khác. Hình thức dưới đây biểu hiện các thành phần của phương trình trên mức k khác nhau. Rõ ràng, k càng cao thì đầu tư và sản lượng càng cao, nhưng đồng thời k càng cao thì mức khấu hao càng lớn. Tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư, vì vậy khi tiết kiệm tăng lên thì đường đầu tư sẽ dịch chuyển lên trên, tức là nền kinh tế đã chuyển tới một trạng thái ổn định có mức vốn bình quân công nhân cao hơn, do đó mức sản lượng bình quân đầu người lớn hơn so với trạng thái ổn định ban đầu. Do đó, nếu tỷ lệ tiết kiệm cao, thì nền kinh tế sẽ có mức sản lượng lớn hơn (GDP cao hơn). Tuy nhiên việc tăng tỷ lệ tiết kiệm chỉ đưa đến tăng trưởng nhanh hơn trong một thời gian ngắn, trước khi nền kinh tế đạt tới trạng thái ổn định. Nếu một nền kinh tế duy trì một tỷ lệ tiết kiệm cao nhất định, nó sẽ duy trì được mức sản lượng cao nhưng không duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Kết luận này hoàn toàn khác với kết luận của mô hình Harrod – Domar. Đầu tư và khấu hao Khấu hao, δk δk2 i2 Đầu tư, I = δkα i* = δk* i1 K1 K* K2 8. Mô hình các giai đoạn phát triển của W.Rostow Theo Rostow, kinh tế của một quốc gia sẽ trải qua năm giai đoạn trong sự phát triển. Đó là giai đoạn xã hội truyền thống, giai đoạn chuẩn bị cất cánh, giai đoạn cất cánh, giai đoạn chín muồi về kinh tế và giai đoạn tiêu dùng đại chúng. Ứng với mỗi giai đoạn là một dạng cơ cấu ngành kinh tế đặc trưng thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn đấy. Ở giai đoạn chuẩn bị cất cánh, ngành Công nghiệp bắt đầu phát triển và đã xuất hiện đầu tư để phát triển ngành công nghiệp đồng thời cũng đầu tư vào các lĩnh vực khác như giao thông vận tải. Thông qua đầu tư, ngành công nghiệp sẽ phát triển tạo điều kiện cho nền kinh tế bước sang giai đoạn sau - giai đoạn cất cánh. Cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn này là cơ cấu nông - công nghiệp. Giai đoạn cất cánh: giai đoạn này có tỷ lệ đầu tư tăng nhanh từ 5–10% trong NNP. Đầu tư tạo điều kiện phát triển một số ngành Công nghiệp mũi nhọn và các ngành này sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc lôi kéo các ngành khác phát triển. Theo Rostow, ngành chủ đạo ở đây là ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Cơ cấu ngành kinh tế của giai đoạn này là Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ. Giai đoạn chín muồi: tỷ lệ đầu tư tăng mạnh từ 10–20% NNP. Đồng thời ở giai đoạn này đã xuất hiện nhiều cực tăng trưởng mạnh mới. Cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn này là Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Tóm lại, đầu tư sẽ thúc đẩy tăng trưởng các ngành cụ thể khác nhau ở mỗi giai đoạn, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và bước tiếp sáng các giai đoạn phát triển cao hơn. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Tác động của đầu tư đến tăng trưởng phát triển Đầu tư tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế Đầu tư (I) là một trong những bộ phận quan trọng của tổng cầu. Vì vậy, khi quy mô đầu tư thay đổi sẽ tác động trực tiếp đến quy mô tổng cầu, đó là tác động ngắn hạn. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo theo sự gia tăng của sản lượng và giá của các yếu tố đầu vào. Khi các thành quả của đầu tư phát huy tác dụng thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo theo sự thay đổi sản lượng và giá các yếu tố đầu vào. Và đạt tới mức cân bằng, sản lượng tăng trong khi giá cả giảm sẽ kích thích tiêu dùng và hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ của nền kinh tế. P S P1 E1 P0 E0 S’ P2 E2 D D’ Đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế 1.2.1. Tốc độ tăng đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế Giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ vận động và chuyển hoá. Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thường theo chiều thuận, nghĩa là đầu tư lớn thì tăng trưởng cao. Tuy nhiên cũng có những trường hợp diễn biến theo chiều ngược lại, đầu tư lớn mà không hiệu quả, hoặc lỗ nhiều. Có những trường hợp đầu tư chưa đem lại hiệu quả ngay như đầu tư vào các dự án trung và dài hạn, đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Chính do đặc điểm có độ trễ trong hiệu quả đầu tư nên Hệ số ICOR thường được dự tính cho các kế hoạch phát triển dài hạn, thường là 5 năm. Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng được thể hiện thông qua hệ số ICOR (Incremental Capital-Output Ratio). Hệ số ICOR là tỷ lệ vốn đầu tư so với tốc độ tăng trưởng (còn gọi là hệ số đầu tư tăng trưởng). Hệ số ICOR cho biết muốn có một đồng tăng trưởng thì phải cần bao nhiều đồng vốn đầu tư. Hệ số ICOR biểu hiện mối quan hệ giữa mức tăng sản lượng đầu ra (kỳ t) và mức đầu tư của kỳ (t-1) và được tính bằng công thức: I = DK/Dy Trong đó: DK - Mức thay đổi của vốn Dy - Mức thay đổi của sản lượng. Hệ số ICOR phụ thuộc vào nguồn dự trữ và công nghệ sản xuất. ICOR càng cao chứng tỏ đầu tư càng đắt. Hệ số ICOR ở một số nước có xu hướng tăng và ICOR ở các nước phát triển thường cao hơn ở các nước đang phát triển. Số liệu thống kê cho thấy hệ số ICOR thường nằm trong khoảng 3 và 4 trong thế kỷ 19, nhưng hệ số ICOR khác nhau đáng kể giữa các ngành kinh tế. Mức tăng trưởng tiềm năng được tính bằng cách chia tỷ lệ đầu tư cho hệ số ICOR. Ví dụ một nước dùng 12% tổng thu nhập vào đầu tư mới, và cần 3 đồng đầu tư để tăng 1 đồng kết quả/năm, khi đó tốc độ tăng trưởng sẽ là 4% (12%/3). Nếu hệ số ICOR cao hơn, giả dụ cần 4 đồng đầu tư mới để tăng 1 đồng kết quả/năm, khi đó mức tăng trưởng sẽ là 3% (12%/4). Cần lưu ý rằng một nền kinh tế mạnh thường “sống bằng” 80% kết quả, 20% còn lại có thể dùng để đầu tư mới và làm tăng mức tăng trưởng. Vì vậy một trong số nhân tố quyết định mức tăng trưởng là quy mô và sử dụng thặng dư xã hội. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế không cao hơn tốc độ tăng dân số thì sản lượng bình quân đầu người không tăng. Nếu ta muốn tính tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người thì phải trừ đi mức tăng dân số từ mức tăng trưởng kinh tế. Vì vậy theo ví dụ trên mức tăng trưởng 4%, mức tăng dân số là 2% /năm sẽ có mức tăng trưởng trên 1 đồng đầu tư chỉ là 2%. Tăng trưởng kinh tế hoạt động như lợi ích kết hợp. Một nền kinh tế có sản lượng bình quân đầu người tăng ở mức 2%/năm sẽ gấp đôi sản lượng bình quân đầu người trong vòng 36 năm. Nếu tốc độ tăng giảm xuống còn 1,5%, sẽ cần 48 năm để gấp đôi sản lượng. Nếu tốc độ tăng trưởng tăng lên 2,5%/năm sẽ cần khoảng 29 năm. Vì vậy, việc tăng hoặc giảm tốc độ tăng trưởng có ý nghĩa khi xét tác động của nó trong vòng 3 hoặc 4 thập kỷ (nguyên tắc 72 là phương pháp nhanh nhất để tính tác động của tăng trưởng tích luỹ. Đơn giản, lấy 72 chia cho mức tăng trưởng hàng năm ta sẽ có kết quả là số năm cần để gấp đôi mức sản lượng bình quân đầu người). Vì vậy, quá trình phát triển kinh tế bắt đầu khi có đầu tư đủ để chuyển mức tăng trưởng kinh tế trên mức tăng dân số và duy trì được sự tăng trưởng. Rostow, một sử gia kinh tế đã phát triển thuyết “giai đoạn” phát triển kinh tế, ông gọi điểm bắt đầu quan trọng là giai đoạn “cất cánh” và từ cất cánh được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên Rostow đã cố gắng để chứng tỏ rằng phần còn lại của quá trình phát triển kinh tế chắc chắn sẽ xảy ra (ít hoặc nhiều) khi giai đoạn “cất cánh” đã xảy ra, một gợi ý cho rằng từ “cất cánh” không hoàn toàn phù hợp với thực tế của lịch sử. Một nhà kinh tế khác gọi giai đoạn bắt đầu này là “sự đâm chồi”- bằng chứng của các dấu hiệu tăng trưởng đầu tiên. Cần xét đến một số khía cạnh ít mang tính số lượng hơn của việc tăng trưởng. Một thời kỳ dài của tăng trưởng bền vững dẫn đến sự tăng trưởng bình thường. Các nhà lập chính sách hy vọng sẽ có tăng trưởng liên tục và sẽ sửa đổi chính sách nếu không tăng trưởng. Nếu thặng dư xã hội, hệ số ICOR và mức tăng trưởng kinh tế kết hợp mang lại cho xã hội tốc độ tăng trưởng 0,5%/năm / vốn đầu tư tăng trưởng, điều chắc chắn là không một ai muốn có tốc độ tăng trưởng này. Nếu tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức 0,5%/năm thì phải cần tới 144 năm để gấp đôi thu nhập từ 1 đồng vốn. Ở góc độ toàn nền kinh tế, hệ số ICOR biểu hiện tỷ lệ vốn đầu tư so với tốc độ tăng trưởng GDP. ở nước ta tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP còn thấp so với các quốc gia trong khu vực. Vấn đề đặt ra là phải có các chính sách và biện pháp để tăng huy động vốn (cả về số lượng và tỷ lệ) và đặc biệt quan trọng là phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư. Hệ số ICOR năm 1991 của Việt Nam là 0,39, tức là để có 1 đồng tăng trưởng cần phải đầu tư 0,39 đồng vốn. Đến năm 2001, số liệu này là 3,82. Thực tế cho thấy càng tiếp cận sâu rộng với thị trường thế giới thì lợi thế cạnh tranh ban đầu sẽ giảm đi (tài nguyên phong phú, lao động rẻ). Nếu không phát huy được lợi thế cạnh tranh ban đầu và không tạo được những lợi thế cạnh tranh mới thì khó có thể đạt được mức tăng trưởng mong muốn. Đầu tư vốn cho khoa học công nghệ là một hướng đầu tư quan trọng và mang tính đặc thù. Vốn đầu tư cho công nghệ sẽ mang lại hiệu quả cao trong phát triển dài hạn, tuy nhiên đây cũng là lĩnh vực đầu tư có nhiều rủi ro. ở các nước mới thực hiện công nghiệp hoá, chính phủ đóng vai trò hỗ trợ chính trong phát triển khoa học và công nghệ. Hiện nay ở nước ta quy định sử dụng 2% tổng ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhưng trong thực tế chỉ đạt 1%, (chiếm 0,2% GDP). Đây là một tỷ lệ rất thấp và bất hợp lý so với tỷ lệ 2,5-3% ở các nước công nghiệp phát triển . Theo phân tích của Báo đầu tư [5] thì nguyên nhân của đầu tư kém hiệu quả ở nước ta hiện nay, trước hết là do việc chọn và quyết định dự án đầu tư. Nếu thời kỳ 1991-1997, hệ số ICOR là 2,6 thì hiện nay đã tăng lên khoảng 5,0. Cùng một đơn vị vốn có thể tạo ra những mức sản lượng rất khác nhau, phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu suất của một đơn vị vốn có thể giảm nếu việc quản lý lực lượng làm việc không hiệu quả hoặc không bảo đảm đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, đồng thời cũng bị những ràng buộc về lực lượng lao động. Vì những lý do này mà mức sản lượng thu được từ một lượng vốn sẽ rất khác nhau giữa các nước. So sánh mang tính quốc tế về hệ số ICOR sẽ gặp khó khăn trong việc tính sự thay đổi về vốn. Ví dụ, trong liên doanh liên kết đầu tư ở nước ta phần góp vốn đầu tư của nước chủ nhà thường tính bằng giá trị đất đai, nhà xưởng và thực tế ở nước ta giá đất quá đắt và thay đổi rất nhanh. Hoặc trong đầu tư xây dựng cơ bản thì chi phí cho giải phóng mặt bằng chiếm một phần rất lớn và chi phí này tăng lên theo giá đất đai ... do vậy cũng gây khó khăn cho việc xác định giá trị đầu tư. Mặc dù có những khó khăn trong việc tính vốn đầu tư cũng như các yếu tố thuộc lĩnh vực quản lý, thì hệ số ICOR vẫn được sử dụng là một số đo hiệu quả đầu tư và so sánh hiệu quả đầu tư ở các nước khác nhau . Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế, không chỉ được đặt ra đối với nền kinh tế của một quốc gia mà còn phải đặt ra cho từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế và từng đơn vị kinh tế. Việc đầu tư vào đâu, đầu tư bao nhiêu và đầu tư vào thời điểm nào để đạt được hiệu qủa kinh tế cao là những vấn đề mà các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách, xây dựng dự án đầu tư phải nghiên cứu kỹ. Đầu tư và tăng trưởng đang trở thành vấn đề kinh tế quan trọng hiện nay của đất nước. Tăng thêm vốn đầu tư và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đầu tư và tăng trưởng sẽ mang lại hiệu quả nếu có những giải pháp thích hợp. 1.2.2. Mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và tốc độ tăng trưởng Các nhà kinh tế đều thừa nhận đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế, muốn có tăng trưởng phải có đầu tư. Tuy nhiên cơ cấu đầu tư (đầu tư vào đâu) là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Các nhà kinh tế đều đồng ý với nhau rằng cần có một cơ cấu đầu tư hợp lý, để tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý. Thuật ngữ "hợp lý" ở đây được hiểu là cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế như thế nào để đảm bảo được tốc độ phát triển nhanh và bền vững. Mặc dù đồng ý với nhau như vậy nhưng các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về cách thức tạo ra một cơ cấu đầu tư "hợp lý". Có một số quan điểm chủ yếu sau đây: Quan điểm của trường phái tân cổ điển Quan điểm này cho rằng Nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế trong quá trình phân bổ nguồn lực (Vốn, lao động...) mà sự vận động của thị trường sẽ thực hiện tốt hơn vai trò này. Trường phái này khẳng định một trong những ưu điểm của kinh tế thị trường đó là sự phân bổ nguồn lực một cách tự động dưới sự tự điều khiển của thị trường. Các doanh nghiệp với mục đích tối đa hoá lợi nhuận sẽ tìm kiếm những cơ hội đầu tư tốt nhất cho mình. Tuy nhiên giả thiết của trường phái tân cổ điển là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Đó là thị trường mà người bán và người mua không ai kiểm soát và có khả năng kiểm soát giá cả và có đầy đủ thông tin trong cả hiện tại và tương lai. Trong thực tế giả định này là một điều phi thực tế, nhất là về thông tin. Quan điểm ủng hộ sự can thiệp của chính phủ Quan điểm nay cho rằng do thị trường không hoàn hảo, nhất là đối với các nước đang phát triển, nên tự vận động của thị trường sẽ không mang lại kết quả tối ưu. Thông tin không hoàn hảo có thể dẫn đến sản xuất và đầu tư quá mức. Mặt khác, ở hầu hết các nước đang phát triển, kinh tế còn lạc hậu, phụ thuộc vào nông nghiệp, nếu để thị trường tự vận động sẽ không tạo ra sự phát triển mạnh mẽ. Nhà nước cần tạo ra sự khởi động ban đầu để hình thành nên các ngành công nghiệp. Sự can thiệp của Nhà nước trong việc phân bổ nguồn lực cho công nghiệp là cần thiết. Sở dĩ phải phát triển công nhiệp bởi đây là khu vực có thể tăng năng suất nhanh nhất do ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngoài ra khu vực này còn tạo ra kích thích cho toàn nền kinh tế. Vì lý do đó mà các nước đang phát triển chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp, hay còn gọi là quá trình công nhiệp hoá. Tuy nhiên, ở nhiều nước sự can thiệp quá mức của nhà nước vào quá trình công nghiệp đôi khi không hiệu quả. Rất nhiều ngành công nghiệp được hình thành theo ý chí chủ quan của một số nhà lãnh đạo, chứ không dựa trên các phân tích kinh tế kỹ càng. Tham nhũng, các hoạt động tìm kiếm đặc lợi càng làm cho vấn đề thêm nghiêm trọng, lúc đó nền kinh tế chịu sự rủi ro rất cao của những quyết định sai. Quan điểm về tăng trưởng cân đối Theo Rosenstain - Rodan, khái niệm tăng trưởng cân đối được đưa ra nhằm mô tả sự tăng trưởng cân đối giữa các ngành trong nền kinh tế. Ông đề nghị đầu tư nên hướng một lúc vào nhiều ngành để tăng cung cũng như kích thích cầu cho nhiều sản phẩm. Sự phát triển trong công nghiệp chế biến đòi hỏi một lượng đầu tư trong một thời gian dài; từ đó phát sinh sự phát triển song song cả hàng hoá phục vụ sản xuất cũng như phục vụ tiêu dùng. Ý tưởng về cú huých lập luận rằng gia tăng mạnh mẽ về đầu tư sẽ dẫn đến mức tiết kiệm tăng lên do gia tăng trong thu nhập. Theo Rosenstain - Rodan, mục đích của viện trợ nước ngoài cho các nước kém phát triển là đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế tới một điểm mà ở đó tốc độ tăng trưởng kinh tế mong muốn có thể đạt được trên nền tảng tự duy trì, không phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài. Theo Nurske: ông ủng hộ sự phát triển cân đối, sản xuất hàng loạt nhiều loại sản phẩm để gia tăng cầu, lúc đó sẽ khai thác được "lợi thế về qui mô", như vậy hiệu quả đầu tư mới cao và đẩy nhanh tốc độ phát triển. Tăng trưởng không cân đối Hirschman (1958) đưa ra một mô hình mang tính trái ngược. Ông cho rằng sự mất cân đối giữa cung và cầu tạo ra động lực cho nhiều dự án mới. Theo cách tiếp cận này vốn đầu tư cần được nhà nước phân phối cho những ngành công nghiệp trọng điểm, nhằm tạo ra cơ hội ở những ngành khác trong nền kinh tế; khái niệm về "liên hệ ngược" và "liên hệ xuôi" cũng ra đời từ ông này. Hai khái niệm này được tính toán từ mô hình I/O. Ông cho rằng sự mất cân đối này sẽ tạo ra sự phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi, nhiều định chế của cơ chế thị trường chưa hoàn chỉnh, nên các điều kiện ._.của thị trường cạnh tranh hoàn hảo rõ ràng là chưa đáp ứng được. Mặt khác, nền kinh tế của ta đang ở mức phát triển thấp, chịu ảnh hưởng của một thời gian dài trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung... Tất cả những đặc tính đó cho thấy Nhà nước cần đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, không thể để thị trường tự thân vận động. Đầu tư tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, vùng. Đầu tư có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp với quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội lực của nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực. Đối với cơ cấu ngành, đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư từng ngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp… đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền đề vật chất để phát triển các ngành mới… do đó, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành. Đối với cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị… của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển. Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua những chính sách thay đổi cơ cấu đầu tư. Nhà nước có thể tác động trực tiếp thông qua chính sách phân bổ vốn, kế hoạch hóa, xây dựng cơ chế quản lý đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp qua công cụ chính sách như thuế, tín dụng, lãi suất để xác lập và định hướng một cơ cấu đầu tư dẫn dắt sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý. Sự tác động của chính sách đầu tư đến cơ cấu kinh tế được thể hiện ở các nội dung sau: Thứ nhất, sự thay đổi về số tuyệt đối hoặc tỷ trọng vốn đầu tư trong mỗi ngành, lĩnh vực sẽ làm thay đổi năng lực sản xuất, do đó làm thay đổi sản lượng của ngành đó, dẫn đến làm chuyển dịch cơ cấu ngành. Mức độ tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào động thái tăng trưởng mỗi ngành, mỗi lĩnh vực. Thứ hai, tốc độ tăng trưởng của mỗi ngành không chỉ phụ thuộc vào việc gia tăng vốn đầu tư mà còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó. Nghĩa là vốn đầu tư phải được sử dụng phù hợp với các nguồn đầu vào khác như: lao động, tài nguyên, theo tỷ lệ thích hợp để phát huy được lợi thế của ngành. Điều này thể hiện mức độ ảnh hưởng của cơ cấu vốn đầu tư đến cơ cấu kinh tế tùy thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong nội bộ ngành. Thứ ba, trong điều kiện nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa, đầu tư được hình thành từ hai tác động: thị trường và định hướng của nhà nước. Dưới tác động của thị trường, việc phân bố đầu tư vào đâu, lựa chọn công nghệ như thế nào, là do tác động của quy luật thị trường, của quan hệ cung cầu. Điều này dẫn đến hình thành cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế tự phát. Để hạn chế những kết quả tự phát và làm cho quá trình chuyển dịch theo đúng hướng, đúng mục tiêu đã đặt ra, nhà nước đã sử dụng hệ thống chính sách và các công cụ pháp luật để hướng cho các thành phần kinh tế đầu tư theo mục tiêu cơ cấu đã xác định. Đầu tư tác động đến khoa học và công nghệ Công nghệ bao gồm các yếu tố cơ bản: Phần cứng (máy móc thiết bị), phần mềm (các văn bản, tài liệu, các bí quyết,..), yếu tố con người (các kỹ năng quản lý, kinh nghiệm), yếu tố tổ chức (các thể chế, phương pháp tổ chức, …) Muốn có công nghệ, cần phải đầu tư vào các yếu tố cấu thành. Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới phát triển khoa học, công nghệ của một doanh nghiệp và quốc gia Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của một quốc gia. Chúng ta đều biết rằng có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập khẩu công nghệ. Dù là lựa chọn nào đi nữa thì cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi. Tác động của tăng trưởng phát triển đến đầu tư . Tác động của tăng trưởng đến đầu tư Đặt trong bối cảnh tổng quát và dài hạn, năng lực tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quan trọng xác định triển vọng huy động đầu tư một cách hiệu quả. Vấn đề tăng trưởng - phát triển ở đây được nhìn nhận như một yếu tố tạo ra sức hấp dẫn ngày càng lớn đối với lĩnh vực đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Vấn đề này liên quan đến một nguyên tắc mang tính chủ đạo trong việc thu hút vốn đầu tư: Vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn. Thực chất của mối quan hệ này nằm trong mối quan hệ nhân quả của các sự vật. Thứ nhất, với năng lực tăng trưởng được đảm bảo, năng lực tích lũy của nền kinh tế sẽ có khả năng gia tăng. Khi đó quy mô các nguồn vốn trong nước có thể huy động sẽ được cải thiện. Thứ hai, triển vọng tăng trưởng và phát triển càng cao cũng sẽ là tín hiệu tốt thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tác động của cơ cấu kinh tế đến đầu tư Xét trên khía cạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế thì cơ cấu kinh tế phản ánh sự phát triển khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao động chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất. Trạng thái cơ cấu kinh tế là dấu hiệu phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra liên tục và gắn liền với sự phát triển kinh tế. Ngược lại, nhịp độ phát triển, tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu linh hoạt, phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động đầu tư vì gắn với nó là cả một động thái về phân bố các nguồn lực của một quốc gia trong những thời điểm nhất định vào những hoạt động sản xuất nhất định. Chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện tính hiệu quả của việc phân bố nguồn lực. Có c chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý thì mới có thể tạo điều kiện cho việc hoàn thiện cơ cấu đầu tư. Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng phát triển thì việc lựa chọn và chuyển dịch hợp lý cơ cấu kinh tế thể hiện được các lợi thế tương đối và khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, là cơ sở cho việc thu hut các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 2.3. Tác động của phát triển xã hội đến đầu tư Đầu tư được ví như một canh bạc. Các nhà đầu tư đặt cược một số tiền lớn trong điều kiện hiện tại và hy vọng thu được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai. Do vậy, đầu tư luôn đòi hỏi một môi trường thích hợp, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, với xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt. Môi trường đầu tư hiệu quả bao gồm nhiều yếu tố, trực tiếp, gián tiếp tác động đến hiệu quả của dự án đầu tư. Đó là thực trạng của cơ sở hạ tầng; những quy định của pháp luật đầu tư, nhất là những quy định có liên quan đến lợi ích tài chính, chế độ đất đai, các thủ tục hành chính, tình hình chính trị - xã hội....Nếu những yếu tố trên đây thuận lợi sẽ khuyến khích được các nhà đầu tư và thu hút đước nhiều nguồn vốn đầu tư. Trong việc tạo lập môi trường đầu tư, Chính phủ giữ một vai trò quan trọng. Chính phủ thường quan tâm đến việc đưa ra các chính sách nhằm tăng được lòng tin trong đầu tư và kinh doanh. PHẦN II THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ, TĂNG TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN. I. THỰC TRẠNG CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, TĂNG TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM 1. Thực trạng về tình hình đầu tư ở Việt Nam 1.1.Đầu tư trong nước Nguồn vốn khu vực nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước, trong đó có cả vốn hỗi trợ phát triển chính thức (ODA) đưa vào ngân sách và tín dụng nhà nước cho vay lại. Theo số liệu thống kê về cơ cấu vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế thì nguồn vốn trong nước đang chiếm một phần lớn trong tổng vốn đầu tư của nền kinh tế: Nguồn vốn khu vực nhà nước có vị trí rất quan trọng, nó là nguồn hình thành các công trình trọng điểm của quốc gia, nhất là các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước, những công trình mà các thành phần kinh tế khác không thể hoặc không muốn đầu tư. Nguồn vốn này còn là nguồn có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu vùng kinh tế, là nguồn mà nhà nước có thể trực tiếp điều hành… Có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý về nguồn vốn khu vực nhà nước: Một là, nguồn vốn nhà nước luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam. Hai là, tỷ trọng nguồn này tăng nhanh trong thời kỳ từ năm 1997 đến năm 2001, nhưng đã giảm nhanh trong giai đoạn 2001 - 2006. Ba là, nguồn vốn này không được quản lý chặt chẽ, khoa học, dễ gây ra thất thoát lãng phí, quy trình huy động và sử dụng vốn không hiệu quả bằng nguồn vốn tư nhân và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tốc độ gia tăng quy mô vốn đầu tư phát triển ở Việt Nam là khá nhanh trong giai đoạn 1991 – 2005. Giai đoạn 1991 – 1995 đạt 29.1%/năm, từ 1996 – 2005 trung bình đạt trên 22%/năm. Năm 2000 quy mô vốn đầu tư là 92 nghìn tỷ VNĐ Năm 2003 quy mô vốn đầu tư là 217 nghìn tỷ VNĐ Năm 2004 tổng vốn ước đạt 258.7 nghìn tỷ VNĐ, bằng 104% kế hoạch năm và tăng gần 19% so với thực hiện năm 2004. Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển so với GDP cũng có xu hướng gia tăng mạnh mẽ: Năm 1991 là 17,6%, Năm 1997 là 30,9%, Năm 2002 là 34,6%, Năm 2003 là 35%, Năm 2004 là 36,3%. 1.2.Đầu tư nước ngoài Nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI): Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã từng bước đóng góp phần bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như dầu khí, điện lực, bưu chính viễn thông,… Tính từ năm 1988 đến giữa năm 2007, trên phạm vi cả nước đã có hàng nghìn dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là hơn 75 tỷ triệu USD. Trong giai đoạn 2001 -2006, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm trung bình khoảng 16,2% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Cho đến nay, Việt Nam đã thu hút được khoản 70 quốc gia và vùng lãnh thổ đưa vốn vào đầu tư dưới các hình thức khác nhau. Năm 2007, lượng vốn FDI đăng ký mới và bổ sung đạt 20,3 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay và tăng tới 68,8% so với mức kỷ lục đạt được trong năm trước, vốn thực hiện ước đạt 4,6 tỷ USD, tăng khoảng 0,6% tỷ USD so với năm trước. Cả nước đã thu hút 350 lượt dự án tăng vốn với số vốn trên 3,2 tỉ USD vốn đầu tư tăng thêm của các dự án cũ. Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào dịch vụ 63,7% và công nghiệp 35,0%, ngành nông - lâm nghiệp thủy sản 1,3%. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Trong thời gian qua, việc thu hút ODA phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt nam đã diễn ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế có rất nhiều thuận lợi. Kể từ năm 1993 đến hết 2006, Việt Nam đã tổ chức được 14 hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ với tổng mức vốn cam kết hơn 36 tỷ USD (viện trợ không hoàn lại chiếm 15-20%. Với quy mô tài trợ khác nhau, hiện nay Việt Nam có trên 45 đối tác hợp tác phát triển song phương và hơn 350 tổ chức quốc tế và phi chính phủ đang hoạt động. Với cam kết và giải ngân đạt kỷ lục (4,4 tỷ USD và 2 tỷ USD), cam kết cho năm 2008 đạt kỷ lục mới (5,4 tỷ USD). Nguồn vốn đầu tư gián tiếp: Năm 2007, ước đạt 5,6 tỷ USD, lớn gấp 4,3 lần năm trước. Tính đến hết năm 2007, tổng giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán Việt Nam đạt gần 500.000 tỷ đồng, bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007, trong đó vốn đầu tư gián tiếp từ thị trường chứng khoán ước đạt từ 4,5 đến 5 tỉ USD. Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007: tạo hành lang pháp lý quan trọng cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển. Các tiêu chuẩn tham gia thị trường với nhiều thành viên như: công ty chứng khoán, công ty niêm yết, công ty quản lý quỹ đã được nâng cấp. Năm 2005, chính phủ Việt Nam đã phát hành đợt trái phiếu đầu tiên trên thị trường trái phiếu Hoa Kỳ với kết quả được đánh giá là khá thành công. Bên cạnh đó, các đề án phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp ra nước ngoài tiếp thep cũng đã và đang được triển khai. Thực trạng về tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 2.1. Tổng sản phẩm trong nước Theo ước tính sơ bộ, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2-8,5%), gồm có khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,41% (kế hoạch 3,5-3,8%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% đạt kế hoạch đề ra (10,5-10,7%); khu vực dịch vụ tăng 8,68% vượt kế hoạch đề ra (8,0-8,5%). Tăng trưởng kinh tế năm 2007 của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực (Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á-ADB thì năm 2007 kinh tế Trung Quốc tăng 11,2%; Việt Nam tăng 8,3%; Xin-ga-po tăng 7,5%; Phi-li-pin tăng 6,6%; In-đô-nê-xi-a tăng 6,2%; Ma-lai-xi-a tăng 5,6%; Thái Lan tăng 4%). Tổng sản phẩm trong nước năm 2007 theo giá thực tế Thực hiện (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Năm 2006 Ước tính năm 2007 Năm 2006 Ước tính năm 2007 TỔNG SỐ 973790 1143442 100.00 100.00 Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 198266 231568 20.36 20.25 Nông nghiệp 149234 173581 15.32 15.18 Lâm nghiệp 10780 12042 1.11 1.05 Thuỷ sản 38252 45945 3.93 4.02 Khu vực công nghiệp và xây dựng 404753 475728 41.56 41.61 Công nghiệp khai thác 99919 111902 10.26 9.79 Công nghiệp chế biến 206945 244440 21.25 21.38 Công nghiệp điện nước 33386 39769 3.43 3.48 Xây dựng 64503 79617 6.62 6.96 Khu vực dịch vụ 370771 436146 38.08 38.14 Thương nghiệp 132794 156286 13.64 13.67 Khách sạn, nhà hàng 35861 44953 3.68 3.93 Vận tải, bưu điện, du lịch 43825 50769 4.50 4.44 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 17607 20752 1.81 1.81 Khoa học và công nghệ 6059 7063 0.62 0.62 Kinh doanh bất động sản 36814 43509 3.78 3.80 Quản lý Nhà nước 26737 31335 2.75 2.74 Giáo dục đào tạo 30718 34821 3.16 3.05 Y tế 14093 16151 1.45 1.41 Văn hoá, thể thao 4617 5195 0.47 0.46 Đảng, đoàn thể, hiệp hội 1217 1425 0.12 0.12 Phục vụ cá nhân, cộng đồng 18789 21960 1.93 1.92 Dịch vụ làm thuê 1640 1927 0.17 0.17 2.2. Giá cả Giá tiêu dùng năm nay diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng cao ở các tháng cuối năm. Giá tiêu dùng tháng 12 năm nay tăng 2,91% so với tháng trước. So với tháng 12 năm 2006, giá tiêu dùng năm 2007 tăng 12,63%, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 18,92%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 17,12%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng từ 1,69% đến 7,27%. Giá tiêu dùng bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 8,3%, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 11,16%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 11,01%; các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác chỉ tăng 3,18-6,15%. Thực trạng về tình hình cơ cấu kinh tế ở Việt Nam Trong 5 năm qua, đã có sự chuyển dịch quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế, cơ cấu thành phần và cơ cấu lao động theo hướng phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành,lĩnh vực…Cụ thể: Đơn vị tính:% Chỉ tiêu 1995 2000 2005 Cơ cấu kinh tế: Trong đó: Khu vực nông, lâm, thuỷ sản Khu vực công nghiệp, xây dựng Khu vực dịch vụ Cơ cấu thành phần kinh tế: Trong đó: Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài quốc doanh Khu vực có vốn đàu tư nước ngoài Cơ cấu lao động: Trong đó: Khu vực nông, lâm, thuỷ sản Khu vực công nghiệp, xây dựng Khu vực dịch vụ 100 27,2 28,8 44,0 100 40,2 53,5 6,3 71,1 11,4 17,5 100 24,5 36,7 38,8 100 38,5 48,2 13,3 68,2 12,1 19,7 100 20,5 41,0 38,5 100 38,0 47,0 15,0 57,0 18,0 25,0 Thực trạng về tình hình xã hội ở Việt Nam Nhìn chung đời sống của dân cư tiếp tục ổn định và từng bước được cải thiện. Đời sống cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương đã được cải thiện, qua 1 năm thực hiện Nghị định 94/2006/NĐ-CP và Nghị định 03/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung. Thu nhập bình quân một tháng của một lao động trong khu vực Nhà nước đạt 2064,2 nghìn đồng, trong đó lao động do Trung ương quản lý 2522,6 nghìn đồng và lao động do địa phương quản lý 1764,0 nghìn đồng. Tuy nhiên, mức thu nhập giữa các ngành, các loại hình doanh nghiệp, các địa phương không đồng đều. Mặc dù chịu tác động của nhiều yếu tố như giá tiêu dùng liên tục tăng, sản xuất nông nghiệp ở một số vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, nhưng đời sống của đại đa số dân cư ở nông thôn vẫn giữ được mức ổn định, do giá nông sản, thực phẩm tăng đã khuyến khích nông dân sản xuất hàng hóa, tăng thêm thu nhập. Tỷ lệ hộ nghèo của cả nước đã giảm từ 15,47% năm 2006 xuống còn 14,75% năm 2007 vượt kế hoạch đề ra (16%). Trong các vùng của cả nước tỷ lệ hộ nghèo đều giảm, nhưng cá biệt một số tỉnh miền núi, tại những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người số hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ trọng cao: Tỷ lệ hộ nghèo của Lai Châu hiện nay là 55,32%; Điện Biên 40,77%; Hà Giang 39,44% và Bắc Kạn 37,8%. Tình trạng thiếu đói vẫn xảy ra ở một số vùng bị thiên tai. Theo báo cáo của các địa phương, năm 2007 trên địa bàn cả nước có 723,9 nghìn lượt hộ với 3034,5 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu đói giáp hạt, giảm 6% số lượt hộ và giảm 11,6% số lượt nhân khẩu thiếu đói so với năm trước. Khái quát lại, năm 2007 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, trong đó có những yếu tố không lường trước được, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao và khẩn trương của Chính phủ, sự nỗ lực của các ngành, các địa phương nên hầu hết các lĩnh vực kinh tế then chốt đều đạt được những kết quả vượt trội so với năm 2006 và tạo đà cho những năm tiếp theo phát triển mạnh hơn. Năm 2007, tổng sản phẩm trong nước tăng 8,48%, cao hơn hẳn mức tăng 7,1% của năm 2002, cũng là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2001-2005; mức tăng của giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và mức tăng giá trị sản xuất công nghiệp đều đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng 21,5% cao hơn mức Quốc hội đề ra; nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp tăng nhanh; tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm từ 15,47% năm 2006 xuống còn 14,75% năm 2007. Các lĩnh vực xã hội khác như giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao cũng có những tiến bộ lớn, quan trọng. Bên cạnh các kết quả tích cực đã đạt được trong năm 2007, nền kinh tế cũng đang đứng trước những yếu kém và khó khăn. (1) Chất lượng tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn còn hạn chế, sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ thấp, trong khi phải mở cửa theo lộ trình đã cam kết làm cho cán cân thương mại mất cân đối lớn, nhập siêu cao. (2) Tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chậm, nhất là vốn trái phiếu Chính phủ, công tác quản lý chất lượng xây dựng, giám sát thi công công trình còn yếu kém, gây thiệt hại, lãng phí về vốn và mất an toàn cho người lao động. Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao. (3) Giá tiêu dùng tăng nhanh, nhất là giá lương thực, thực phẩm đang tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống, đặc biệt là đời sống bộ phận dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số có thu nhập thấp. (4) Một số vấn đề xã hội chậm được cải thiện như vệ sinh an toàn thực phẩm, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông... cần được quan tâm giải quyết đồng bộ và dứt điểm. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 07/2007/QH12 của Quốc hội khoá XII về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2008 và phấn đấu hoàn thành về cơ bản một số chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006-2010 vào năm 2008, chúng ta cần phải đề ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực nhằm huy động tối đa các nguồn lực, phát huy tính năng động, sáng tạo của toàn xã hội, khắc phục có hiệu quả những yếu kém nêu trên và biến thời cơ, thuận lợi thành sức mạnh để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững. II/ THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Thực trạng về mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 1.1. Quy mô vốn đầu tư và sản lượng của nền kinh tế Đầu tư phát triển là một trong những yếu tố quan trong nhất quyết dịnh đến tăng trưởng kinh tế và giải quyết nhiều vấn đề xã hội, vì hoạt động này trực tiếp làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực. Đồng thời, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao mức sống dân cư và mặt bằng dân trí, bảo vệ môi trường sinh thái và đưa các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác vào cuộc sống. Do nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư phát triển nên trong những năm vừa qua chúng ta đã có nhiều chính sách và giải pháp khơi dậy nguồn nội lực và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để huy động vốn đầu tư phát triển. Nhờ vậy, vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1991-2005 nhìn chung tăng liên tục với tốc độ cao (trừ năm 1998 có giảm sút chút ít so với năm 1996 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực). Bảng số 1: Vốn đầu tư và GDP qua các năm từ 1996-2005. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Vốn đầu tư (nghìn tỷ đồng) 87.394 108.37 117.134 131.17 145.833 163.543 183.80 219.7 252.43 324 GDP (nghìn tỷ đồng) 272.04 313.62 361.01 399.94 441.64 481.29 536.10 605.48 713.07 773 Tỉ lệ so với GDP (%) 32.1 34.6 32.4 32.8 32.9 34 34.3 36.3 35.4 41,9 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kinh tế Việt Nam và thế giới Qua bảng số liệu trên ta thấy, nếu so với năm 1996 thì vốn đầu tư năm 2005 tăng khoảng 3,7 lần. Tính chung tổng số vốn đầu tư toàn xã hội theo giá hiện hành thì được khoảng 1732,869 nghìn tỉ đồng. Trong đó, giai đoạn 1996 – 2000 đạt 752,944 nghìn tỉ đồng, giai đoạn 2000-2005 đạt khoảng 979,745 nghìn tỉ đồng gấp khoảng 1,3 lần tổng số vốn đầu tư huy động được trong kế hoạch 5 năm 1996-2000. Qui mô vốn đầu tư trong nền kinh tế trong những năm gần đây tăng cao và ổn định đặc biệt là tăng cao trong năm 2005 là 324 nghìn tỉ đồng. Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 1996-2000 chiếm trung bình trong GDP là 32,96%. Trong giai đoạn 2001-2005 chiếm 37,5% gấp 1,14 lần. Theo dự báo giai đoạn 2006-2012 thì tỷ trọng này sẽ là 40%. Với quy mô vốn đầu tư gia tăng, sản lượng (GDP) liên tục tăng qua các năm, so với năm 1996, năm 2005 đã tăng lên gần 3 lần (từ 272,1 nghìn tỷ đồng lên 773 nghìn tỷ đồng). Nó cho thấy vai trò to lớn của vốn đầu tư đối với sự gia tăng mức sản lượng xã hội. Từ những số liệu trên và qua đồ thị, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức cao và theo nhận định của các nhà dự báo kinh tế thì trong những năm tiếp theo đặc biệt là giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng GDP vẫn duy trì ở mức cao và Việt Nam vẫn sẽ là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài. 1.2. Quy mô vốn đầu tư từng ngành tác động đến sản lượng các ngành kinh tế Vốn đầu tư theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế (Đơn vị: tỷ đồng) Ngành 1996-2000 2001 2002 2003 2004 2005 Nông nghiệp 80058 16142 17448 19576 23300 28400 Công nghiệp 211785 80203 96195 109934 130800 159400 Dịch vụ 297559 74151 85462 102106 120900 147200 Tổng 589402 170496 199105 231616 275000 335000 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi thời kì (%) Toàn bộ nền kinh tế Các ngành Nông,lâm,ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Trong 5 năm 1991-1995 8,18 4,09 12 8,6 Trong 5 năm 1996-2000 6,94 4,3 10,6 5,75 Trong 5 năm 2001-2005 7,5 3,69 10,145 6,53 Tốcđộ tăng bình quân 15 năm 7,5 4,03 10,195 6,96 Qua hai bảng số liệu trên ta thấy các ngành công nghiệp và dịch vụ có tỉ trọng vốn đầu tư lớn hơn trong nông nghiệp, và đó là một trong các yếu tố góp phần làm giá trị tổng sản phẩm trong các ngành công nghiệp và dịch vụ cao hơn hẳn so với ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Từ năm 1991 đến năm 2005, tổng sản phẩm trong nước liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 7,54%. Nhờ vậy, đến năm 2005 GDP đã gấp 3,4 lần so với năm 1991, không những đạt và vượt mục tiêu tổng quát đề ra cho chiến lược ổn định kinh tế xã hội mà còn đứng vào hàng các nền kinh tế trong khu vực có tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng khá cao trong giai đoạn 1991-1995 và chậm lại trong giai đoạn 1996-2000 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á và suy thoái toàn cầu. Từ năm 2000 trở lại đây nền kinh tế đã bắt đầu khôi phục và phát triển trở lại. Nếu năm 2000 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,79% thì năm 2005 đạt 8,4% gấp 1,24 lần và góp phần tích cực vào hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bình quân 7,5%/năm được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005. Trong bối cảnh chi phí đầu vào không ngừng leo thang do giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu và giá cả hàng hoá tiêu dùng tăng vọt, mà giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 tính theo giá cố định năm 1994 vẫn tăng gần 17% so với năm trước là mức tăng cao nhất kể từ năm 2001.Trên mặt trận nông nghiệp trong bối cảnh thiên tai khốc liệt hoành hành khắp đất nước nhưng sản lượng và chất lượng lương thực, thuỷ sản vẫn không ngừng tăng tiến, tiêu biểu là hơn 5 triệu tấn gạo xuất khẩu với tổng giá trị hơn 1,3 triệu USD là kì tích chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Năm 2005 cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt và vượt ngưỡng 30 tỷ USD, lớn gấp đôi so với năm 2001. Chính vì vậy mà kinh tế Việt nam năm 2005 đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình là đưa kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 về đích. Trong năm 2005, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sản xuất công nghiệp đã có bước tăng tiến vượt bậc, mang tính đột phá, thúc đẩy kinh tế đất nước vươn tới đỉnh điểm phát triển trong vòng 8 năm (1998-2005). Nguyên nhân của những kết quả đạt được đó không thể thiếu vai trò to lớn của nhân tố đầu tư. 1.3. Tác động của viện trợ đối với tăng trưởng qua kênh chỉ số vốn trên sản lượng gia tăng (chỉ số ICOR) Theo mô hình Harrod-Domar, để đạt được mức tăng trưởng mong muốn, cần có một tỉ lệ đầu tư trên GDP xác định. Đầu tư có thể được tích tụ bằng cách tiết kiệm trong nước, song cũng có thể thu được thông qua các nguồn viện trợ từ nước ngoài hoặc đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Nếu như tiết kiệm trong nước không đủ để đầu tư thì cần có nguồn vốn từ nước ngoài để đảm bảo tăng trưởng và như vậy, tỷ lệ tăng trưởng của một nước có thể được nâng lên nhờ nguồn vốn ODA. Khi sử dụng bảng số liệu phân tích, ta giả định rằng toàn bộ ODA được sử dụng vào mục đích đầu tư, và chỉ số ICOR của nguồn vốn ODA bằng chỉ số ICOR trung bình cả nước Tác động của ODA đối với tăng trưởng qua chỉ số ICOR Đơn vị: tỷ đồng, giá so sánh 1994 Năm GDP Tốc độ tăng trưởng(%) Tổng đầu tư xã hội Giải ngân ODA Tỷ lệ ODA/ GDP(%) ICOR Tỷ lệ 1993 164043 49328.8 5140 3.13 4.02 0.78 1994 178534 8.8 54296.3 7951 4.45 3.75 1.19 1995 195567 9.5 64684.8 7263 3.71 3.80 0.98 1996 213833 9.3 74314.6 8443 3.95 4.07 0.97 1997 231264 8.15 88607.1 9571 4.14 5.08 0.81 1998 244596 5.8 90952.4 12824 5.24 6.82 0.77 1999 256272 4.8 99854.6 14330 5.59 8.55 0.65 2000 273666 6.8 115089.0 17798 6.50 6.62 0.98 2001 292535 6.9 192454.5 16863 5.76 6.86 0.84 2002 313247 7.1 148067.1 17322 5.53 7.15 0.77 2003 336242 7.3 167228.0 15991 4.76 7.27 0.65 2004 362092 7.7 186555.8 17883 4.94 7.22 0.68 Tổng cộng cả giai đoạn 1993-2004 4.9% 6.03 0.82% Nguồn: Tính toán theo số liệu thống kê tính toán trên mạng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Tổng cục thống kê (2006) và IM (2006) Kết quả bảng trên cho thấy, trong 12 năm (1993-2004), giải ngân ODA trung bình hàng năm bằng 4,9% GDP và với mức giả ngân như vậy, ODA đóng góp trung bình 0,82% trong tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm. ODA góp phần làm tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội, và dẫn đến tăng trưởng. Tuy nhiên, dòng viện trợ tăng lên dẫn đến tăng chỉ số ICOR, và nếu theo lý thuyết Harrod-Domar , nếu s không đổi, k(ICOR) tăng sẽ làm giảm tăng trưởng, nhưng thực tế số liệu cho thấy là không hẳn phải vậy. Trong bảng số liệu trên, tỷ lệ ODA/GDP thay đổi qua các năm, nhưng nhìn chung tốc độ tăng của ODA/GDP nhỏ hơn so với tốc độ tăng của ICOR, biểu hiện ở tỉ số (ODA/GDP)/ICOR nhỏ hơn 1. Do vậy, nếu cố định s= ODA/GDP thì có thể coi ICOR tăng qua các năm. Và tử bảng số liệu, tỷ lệ tăng trưởng đã liên tục tăng qua các năm, trừ giai đoạn 1997-1999 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Điều đó cũng nói lên mặt hạn chế của lí thuyết khi chỉ xem xét tăng trưởng trong sự tác động của yếu tố vốn sản xuất mà nguồn gốc là đầu tư. Nước ta đang trong giai đoạn đầu của của sự phát triển, do vậy hệ số ICOR tăng là một điều dễ hiểu, song điều quan trọng là đầu tư sao cho có hiệu quả, phát huy hết sức mạnh của nguồn lực đất nước vào quá trình tăng trưởng và phát triển, nâng cao đời sống toàn xã hội. 1.4. Đầu tư và chất lượng tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế và sản lượng tuy là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, nhưng có mối liên hệ mật thiết. Sự gia tăng sản lượng là tiền đề của tăng trưởng, và tốc độ tăng trưởng biểu hiện mức độ gia tăng của sản lượng nền kinh tế. Có thể nói nền kinh tế của nước ta còn đang đứng trước nhiều vấn đề cần giải quyết. Đó là chất lượng tăng trưởng chưa cao, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, giá thành cao, công nghệ lạc hậu, đầu tư dàn trải kém hiệu quả, lãng phí thất thoát trong đầu tư, trong sản xuất và trong tiêu dùng còn nhiều. Tuy nhiên, trong những năm gần đây chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Nếu thời kỳ 5 năm trước khủng hoảng tiền tệ của khu vực Đông Nam Á (1997) đóng góp của yếu tố lao động vào tăng trưởng GDP là 16%, yếu tố vốn là 69% và của yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (còn._.20% (trong khi Philipin: 29,1%, Thái Lan 30,8%, Malayxia 51,15% và Singapo 73%). Việc hình thành và phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng mà ta có điều kiện vẫn chưa thực hiện được. Do nước ta còn phải nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu nên giá trị quốc gia trong sản phẩm còn thấp thể hiện qua công nghiệp bổ trợ và những phần đóng góp chính từ phía Việt Nam chỉ khoảng 20-25%. Mặt khác cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chậm chuyển dịch còn mất cân đối trong từng khâu sản xuất. Một trong những nguyên nhân chính là do chúng ta chỉ chú trọng đầu tư mở rộng, chỉ coi trọng quy mô mà chưa quan tâm đến đầu tư theo chiều sâu: nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ… Bên cạnh đó còn do công tác dự báo quy hoạch công nghiệp chưa tốt dẫn đến đầu tư dàn trải, theo phong trào, tập trung vào một số ngành như: mía đường, xi măng, rượu, bia… vừa gây lãng phí, kém hiệu quả vừa làm mất cung cầu thị trường. Việc phát triển các khu công nghịêp, khu chế xuất trong thời gian qua cũng đã bộc lộ một số hạn chế như: chất lượng quy hoạch còn thấp, tổ chức thực hiện quy hoạch chưa triệt để; hiệu quả sử dụng đất chưa cao; chất lượng lao động còn kém (mới có 4-5% lao động có trình độ đại học, trên đại học; 4-5% kỹ thuật viên; 30% công nhân kỹ thuật có qua đào tạo; còn lại hơn 60% là lao động giản đơn); đời sống của người lao động còn nhiều bức xúc; môi trường trong khu công nghiệp, khu chế xuất còn nhiều vấn đề phải quan tâm (chỉ có 33 khu công nghiệp, khu chế xuất xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung). Trong ngành nông nghiệp, mức độ đầu tư cho nông nghiệp còn chưa thoả đáng, chủ yếu đầu tư cho một số lĩnh vực như: thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng… phục vụ sản xuất, chưa chú trọng cơ giới hoá, điện khí hoá nông nghiệp. Mặt khác, cũng chưa huy động được nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Do vậy, đóng góp vào GDP của khu vực nông nghiệp còn hạn chế, khoảng 20%, chưa đáp ứng yêu cầu tạo tiền đề vật chất cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chúng ta vẫn chưa huy động được nhiều thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư cho khu vực nông nghiệp, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, cơ cấu sản xuất vẫn còn chuyển dịch chậm, còn nhiều hạn chế: nông nghiệp thuần tuý cơ bản vẫn chiếm tỉ trọng cao: năm 2005, trồng trọt, chăn nuôi chiếm khoảng 83,2%; lâm nghiệp: 10,5%; thuỷ sản: 6,3%. Sản xuất nông nghiệp tiềm ẩn nhiều yếu tố kém bền vững. Việc đổi mới các nông lâm trường, phát triển các hợp tác xã chậm và chưa phát huy vai trò thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Trồng rừng kinh tế phát triển chậm, còn nặng tính quảng canh. Thủy lợi vẫn nặng về xây dựng cơ bản. Việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nước chậm được đổi mới. Việc triển khai thực hiện "Chương trình nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ" của ngành vẫn chưa có chuyển biến đáng kể. Nhiều chương trình, đề tài chậm được triển khai. Phát triển nông thôn thiếu giải pháp đồng bộ, chưa huy động được sự tham gia của người dân... Trong ngành dịch vụ, nhận định chung là ngành dịch vụ còn phát triển chậm so với tiềm năng và nguồn lực bỏ ra. Vốn đầu tư cho ngành dịch vụ khá cao và khá ổn định, chiếm khoảng 50% tổng vốn đầu tư toàn nền kinh tế. Tuy nhiên tỉ trọng đóng góp của khu vực này vào GDP lại có xu hướng giảm: trung bình, thập niên 90s: 42,91%; những năm 2000s: 37-38 %. Ngành dịch vụ, hiệu quả kinh doanh còn thấp hay nói cách khác năng suất lao động của ngành dịch vụ không cao. Năng suất lao động bình quân của ngành dịch vụ năm 2002 được xác định là 26,98 triệu đồng/người, thấp hơn 15% so với năng suất lao động bình quân của ngành công nghiệp là 31,75 triệu đồng/người. Trong nội bộ ngành, nhóm ngành dịch vụ có nhu cầu cao, có tiềm năng phát triển như: ngành ngân hàng, tài chính… vẫn chưa được chú trọng. Trong quản lý Nhà nước, hành chính công còn bộc lộ nhiều yếu kém như: bộ máy quản lý cồng kềnh, quan liêu… 2.2.2. Ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế vùng Cơ cấu kinh tế của mỗi vùng tuy có chuyển biến nhưng bộc lộ nhiều yếu điểm: Sự phát triển của các vùng vẫn chủ yếu dựa vào cơ cấu sản xuất truyền thống, chưa tạo tiềm lực cho phát triển lâu dài và hiệu quả thấp; sản phẩm mới có chất lượng không nhiều, ở một số vùng sản xuất bị động với thị trường. Cơ cấu vùng chưa thực sự đi vào chuyên môn hoá sâu, còn có tình trạng dàn trải, cái gì cũng làm dẫn tới dư thừa công suất, sản phẩm khó tiêu thụ. Chưa có những chính sách chỉ rõ việc các vùng được khuyến khích hoặc hạn chế phát triển ngành nghề, sản phẩm gì. Hơn nữa, bản thân sự phân định các vùng trên cả nước, đã coi trọng yếu tố đơn vị hành chính các tỉnh hơn là các yếu tố tạo vùng. Trong chỉ đạo điều hành, chính phủ phải dựa vào các đơn vị hành chính trong vùng, do vậy rất ít khi ban hành chính sách cho các yếu tố tạo vùng và cho toàn vùng. Chẳng hạn, sau khi tách tỉnh, Bình Dương thuộc về khu kinh tế trọng điểm phía Nam, trong khi Bắc Ninh có nhiều yếu tố để đưa vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nhưng không được điều chỉnh. Cơ cấu kinh tế chưa đủ sức tạo sản phẩm hội nhập thương mại quốc tế,xuất khẩu tăng chậm và chịu nhiều rủi ro. Chênh lệch vùng có xu hướng dãn ra: Tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ đã có sự phát triển hơn nhờ thu hút được nhiều nguồn lực từ bên ngoài bứt lên nhanh chóng, cao hơn hẳn các vùng khác, và ngược lại, vùng trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long do nguồn nội lực hạn hẹp, kết cấu hạ tầng khó khăn, thu hút được rất ít nguồn lực bên ngoài, kinh tế phát triển chậm hơn mức trung bình cả nước. Đầu tư nước ngoài vào các vùng kinh tế có sự chênh lệch lớn. Các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và phía Nam, tuy một số chi phí đầu tư cao hơn, nhưng do môi trường đầu tư thuận lợi, thu hồi vốn nhanh nên các dự án vào các vùng này nhiều hơn. Trong khi đó, các vùng khó khăn, vốn đã khó khăn thì lượng vốn đầu tư lại cũng ít nhất, và phần lớn là vốn ngân sách. Vùng Tây Nguyên (với 4 tỉnh) thu hút được số vốn đăng ký gấp 2,8 lần so với vùng trung du và miền nui Bắc Bộ (có 12 tỉnh) . Tỷ lệ đô thị hoá cũng sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng về; năm 1999, tỷ lệ dân số đô thị ở ba vùng kinh tế trọng điểm là 45,07% trong khi vùng trung du và miền núi Bắc Bộ chỉ có 8%, Tây Nguyên 6,08% và đồng bằng sông Cửu Long 15,35%. Mức chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư đang có chiều hướng không thu hẹp được mà còn doãng ra rộng hơn. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 1993, 1999 và 2001-2002 ở khu vực thành thị tương ứng gấp khu vực nông thôn 2,34; 2,30 và 2,26 lần. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở 7 khu vực đều tăng so với năm 1999, trừ Tây Nguyên giảm 30,4% do giá cà phê và một số hàng nông sản giảm mạnh, đồng thời do bị ảnh hưởng lớn về hạn hán, lũ lụt. Tuy nhiên, thu nhập giữa các vùng có sự chênh lệch đáng kể. Số liệu từ năm 1994 đến 2002 cho thấy vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là Đông Nam Bộ, gấp 2,5 lần vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là Tây Bắc. Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo vùng Khu vực 1995 1999 2001-2002 2004 Thu nhập Mức chênh* Thu nhập Mức chênh Thu nhập Mức chênh Thu nhập Mức chênh Cả nước 206,1 7,0 295.0 7.6 356.8 8.1 484.4 a. Thành thị - nông thôn Thành thị 452,8 7,7 516.7 7.4 625.9 8.1 815.4 Nông thôn 172,5 5,8 225.0 6.36 271.9 6.0 378.1 b. Theo vùng Tây Bắc 160,6 5,7 210.0 6.8 195.9 6.0 265.7 Đông Bắc 160,6 5,7 210.0 6.8 269.2 6.0 379.9 ĐBSH 201,2 6,1 280.0 7.0 353.3 6.7 488.2 Bắc Trung Bộ 160,2 6,7 212.4 6.9 235.5 5.8 317.1 Duyên hải miền Trung 176,0 5,5 252.8 6.3 306.0 5.8 414.9 Tây Nguyên 241,1 12,7 344.7 12.9 239.7 6.8 390.2 Đông Nam Bộ 338,9 7,6 527.8 10.3 623.0 8.7 833.0 ĐBSCL 222,0 6,4 342.1 7.9 373.2 7.1 471.1 (*): chênh lệch giữa nhóm 20% hộ có thu nhập cao nhất với nhóm 20% số hộ có thu nhập thấp nhất (lần) Thu nhập: nghìn đồng Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của ba vùng kinh tế trọng điểm luôn luôn đạt cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước, nhưng chưa đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế. Trong khi Chính phủ quyết định 3 vùng kinh tế trọng điểm phải có tốc độ tăng trưởng bằng 1,4 - 1,5 lần so với mức tăng trung bình của cả nước thì vừa qua chỉ tiêu này mới đạt khoảng 1,27 lần. Ba vùng kinh tế trọng điểm, có sự mất cân đối trong đầu tư. Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung chưa tạo lập được môi trường kinh doanh sôi động và cơ sở hạ tầng thuận tiện, do vậy đầu tư nước ngoài vào đây còn hạn chế. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thu hút đầu tư nước ngoài đăng ký gấp 1,8 lần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vì vậy mà kinh tế miền Trung có phần kém phát triển hơn hai vùng Bắc và Nam. Ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế thành phần Trong giai đoạn 1996-2005, chúng ta đã có những chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đã tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế theo định hướng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế phải khắc phục để tạo điều kiện hội nhập với thế giới. Thứ nhất, các thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân, đây là thành phần có tiềm năng phát triển rất lớn. Thực tế các nước phát triển và quá trình đổi mới ở nước ta đã chứng minh sự đóng góp to lớn của thành phần kinh tế này. Thành phần kinh tế Nhà nước, hiệu quả đầu tư và sử dụng vốn giảm sút. Vốn đầu tư của khu vực nhà nước tăng từ 42% năm 1995 lên 59,8% năm 2001, nhưng tỷ lệ % đóng góp cho GDP giảm từ 40,18% năm 1995 xuống 39% năm 2001. Như vậy, phải chăng để duy trì vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, dường như Nhà nước vẫn chọn phương cách dễ dàng nhưng kém hiệu quả là "lấy lượng bù chất". Thứ hai, hệ thống chính sách chưa tạo được đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng. Mặc dù, cơ chế bao cấp trong đầu tư đã từng bước được hạn chế, song vẫn còn có tư tưởng “bao cấp”, ưu tiên cho khu vực kinh tế nhà nước, còn phân biệt đối xử, khiến các thành phần kinh tế e ngại, không dám đầu tư, dẫn đến hạn chế trong cơ cấu thành phần kinh tế. Thành phần kinh tế nhà nước mà đại diện là doanh nghiệp nhà nước số lượng vẫn còn nhiều, hoạt động với hiệu quả còn hạn chế: tỷ lệ có lãi mới chiếm 77,25% nhưng có tới 40% có mức lãi ngang bằng hoặc chỉ hơn lãi suất đi vay của các ngân hàng thương mại không đáng kể. Tổng số nợ phải trả tính đến đầu năm 2004 của các doanh nghiệp nhà nước là 207,8 nghìn tỉ đồng nếu trừ đi số nợ phải thu thì còn 111 nghìn tỷ đồng chiếm 58,6% tổng số vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp này. Kinh tế tập thể số lượng và tỷ trọng về nhiều chỉ tiêu còn lớn. Thành phần kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng đăng ký nhưng thực tế đưa vào hoạt động còn ít, quy mô còn nhỏ bé. Thành phần kinh tế có số vốn đầu tư nước ngoài còn gặp một số khó khăn như chính sách còn nhiều bất cập, chưa tạo môi trường công bằng cho các nhà đầu tư nước ngoài; thủ tục hành chính rườm rà… PHẦN III GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NẰNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ, THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN, TẠO TIỀN ĐỀ CHO VIỆC CỦNG CỐ, THÚC ĐẨY HƠN NỮA MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN I. NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ 1. Nhóm giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư 1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về đầu tư nói riêng Quyết định đầu tư của nhà đầu tư là hướng về tương lai nên chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro đối với kinh doanh. Sự bất định về tương lai đã ảnh hưởng đến việc liệu doanh nghiệp có lựa chọn đầu tư hay không và lựa chọn như thế nào. Trong khi đó hành vi quản lí của các cơ quan nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đầu tư, đến chi phí, rủi ro, rào cản đối với cạnh tranh và ảnh hưởng đến hàng loạt các cơ hội đầu tư có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy các cơ quan quản lí cần phải đưa ra những cơ chế chơi rõ ràng và thực hiện cơ chế chơi một cách nghiêm túc, tin cậy. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, các quy định nhằm làm cơ sở pháp lí cho hoạt động của các công ty, doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên cần phải đảm bảo sự nhất quán và tránh tình trạng thay đổi thường xuyên các quy định chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty nước ngoài. Nếu nhất thiết phải thay đổi một chính sách nào đó, cần phải thông báo trước trong một khoảng thời gian đủ dài cho các nhà đầu tư, ngoài ra cần đơn giản hóa và đảm bảo tính minh bạch của thủ tục hành chính. Tính minh bạch, hợp lí và công bằng của các quy định được các nhà đầu tư cho là quan trọng hơn cả những ưu đãi về thuế. 1.2 Ổn định an ninh chính trị, an toàn xã hội Sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội là yêu cầu trước hết để các nhà kinh doanh yên tâm bỏ vốn đầu tư, có thể dự kiến và thực thi những dự án đầu tư dài hạn, giảm bớt rủi ro trong quá trình đầu tư. Ổn định chính trị, cải tiến thủ tục hành chính cũng như những nỗ lực cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ là những thuận lợi tạo ra sức hấp dẫn đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Có ổn định chính trị mới làm các nhà đầu tư an tâm đầu tư, cơ sở hạ tầng phát triển, hành lang pháp lý phù hợp mới tạo sức hút cho các nhà đầu tư, đó là các điều kiện song hành. Nhận thức rõ được bài toán trên, Việt Nam đã và đang không ngừng cải thiện để tạo nên một môi trường đầu tư tốt, nhất là những nỗ lực trong việc ổn định an ninh chính trị. Theo GES (Growth Evironment Score- điểm số môi trường tăng trưởng) gồm 5 tiêu chí thì Việt Nam đứng thứ 1 về tiêu chí ổn định chính trị, đó là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, môi trường đầu tư tại Việt Nam còn chưa thông thoáng và còn nhiều rủi ro. 1.3 Phát triển thị trường tài chính - Thông qua thị trường tài chính mà tiết kiệm được chuyển đến các nhà đầu tư . Với sự giúp đỡ của các trung gian tài chính, việc dẫn vốn được thực hiện thông qua 2 kênh: gián tiếp và trực tiếp . Kênh dẫn vốn gián tiếp thực hiện thông qua các trung gian tài chính như hệ thống ngân hàng, các quỹ tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư ...Kênh dẫn vốn trực tiếp được thực hiện thông qua thị trường chứng khoán - Trong một thị trường tài chính, sự vận hành của cả hai kênh dẫn vốn sẽ bổ xung cho nhau, tạo khả năng sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Trong điều kiện nước ta hiện nay, hệ thống tài chính cần phải tiếp tục phát triển và chuyển đổi phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, nhằm biến hệ thống tài chính thành trung tâm thu hút và phân bổ các nguồn vốn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. 1.4 Các biện pháp khác Ngoài ra, để tăng cường lượng vốn đầu tư ở Việt Nam, cần chú ý đến các vấn đề như: - Tăng cường hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm thu hút lượng vốn đầu tư trong dân cư - Hoàn thiện, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế như: vấn đề giao thông đô thị và chức năng đô thị, giao thông vận tải, điện lực, bưu chính viễn thông, môi trường đô thị... - Tăng lượng vốn đối ứng, nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài - Các chính sách về lãi suất, về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đánh vào lợi nhuận đầu tư... nhằm khuyến khích, gia tăng vốn đầu tư trong nền kinh tế.v.v... 2. Nhóm giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử vốn đầu tư 2.1. Đầu tư vào các yếu tố đầu vào của sản xuất Từ các lý thuyết về đầu tư tác động tới sản luợng, về hàm sản xuất và thực trạng đầu tư tại Việt Nam qua các giai đoạn cho thấy, để phát huy hiệu quả của đầu tư trong nền kinh tế, cần phải có sự đầu tư đồng bộ giữa các nhân tố đầu vào của sản xuất, gồm: khoa học công nghệ, nguyên vật liệu, nguồn nhân lực... a. Khoa học công nghệ * Yếu tố KHCN cần được hiểu theo hai dạng: - Thứ nhất đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt những kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ta những nguyên lý thử nghiệm về cải tiến sản phẩm quy trình công nghệ hay thiết bị kĩ thuật. - Thứ hai, là sự áp dụng những kết quả nghiên cứu thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. * Yếu tố KHCN được hiểu theo nghĩa toàn diện như thế đã được K.Marx xem như là ”chiếc đũa thần tăng thêm sự giàu có của cải xã hội”. Còn Solow thì cho rằng: ”tất cả các tăng trưởng bình quân đầu người có được trong dài hạn đều thu được nhờ tiến bộ kỹ thuật”. Samuelson khẳng định: ”khoa học công nghệ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tăng trưởng kinh tế bình vững”. Hệ thống những biện pháp kĩ thuật mới, toàn diện, đồng bộ hoặc riêng lẻ để áp dụng vào quá trình sản xuất có tác dụng biến đổi quy trình công nghệ kỹ thuật cũ, nâng cao năng suất kỹ thuật, giảm nhẹ lao động chân tay nặng nhọc, cải tiến chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng gọi là tiến bộ kỹ thuật. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa cạnh tranh ngày càng gay gắt, KHCN biến đổi liên tục, phát triển với tốc độ chóng mặt đóng vai trò quan trong việc tăng sản lượng của toàn bộ nền kinh tế cũng như của mỗi doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nền kinh tế nói chung hay bất kì một doanh nghiệp nào nắm giữ được công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hàng đầu thì sẽ tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chiếm giữ thị phần lớn gắn liền với doanh thu khổng lồ. b. Nguồn nhân lực Với dân số trên 80 triệu người năm 2005, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 55%, thì nguồn vốn nhân lực là lợi thế phát triển quan trọng của nước ta hiện nay. Đào tạo và phát triển lực lượng lao động (LLLĐ) chuyên môn kỹ thuật có ý nghĩa quyết định để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của đất nước. Lao động là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất muốn tiến hành được cần phải có ba yếu tố: người lao động- chủ thể sáng tạo, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Thực tế nhiều nước cho thấy, sự giàu có của xã hội không những chỉ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, mức độ trang bị tài sản cố định cho nền kinh tế mà còn phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố con người. Đặc biệt trong thời đại ngày nay- nền kinh tế tri thức, tri thức của con người được xem như một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của toàn xã hội. Dù điều kiện của KHKT phát triển ở mức độ nào không có con người sản xuất cũng không thể tiến hành được, vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh. Trước đây, chúng ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn và được xác định bằng số lượng nguồn lao động của mỗi quốc gia. Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động, gọi là vốn nhân lực, đó là các lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế. Việc hiểu lao động theo hai nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phân tích lợi thế và vai trò của yếu tố này trong tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển. Hiện nay tăng trưởng của các nước đang phát triển được đóng góp bởi quy mô, số lượng lao động, yếu tố vốn nhân lực còn có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng lao động ở các nước này còn thấp. Đầu tư vào nguồn nhân lực gồm có các nội dung: Đầu tư cho hoạt động đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sản xuất phù hợp với dây truyền công nghệ. Đầu tư cho công tác bảo hiểm, đặc biệt chú trọng bảo hiểm xã hội, tạo tâm lý an tâm cho người lao động, giúp cho họ tập trung vào sản xuất, nâng cao năng suất sản lượng. Đầu tư vào dụng cụ bảo đảm an toàn lao động cho công nhân, tạo môi trường sản xuất, tránh được tai nạn đáng tiếc ảnh hưởng đến sản xuất. Chế độ trả lương cho người lao động, khen thưởng nhằm khuyến khích, động viên cho người lao động. c. Máy móc thiết bị Máy móc thiết bị là yếu tố trực tiếp tạo ra sản phẩm. Bất kỳ một cơ sở sản xuất kinh doanh nào khi tiến hành sản xuất đều phải mua sắm và lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị. Nó có vai trò quyết định đến chất lượng, số lượng sản phẩm sản xuất ra. Do đặc điểm của máy móc thiết bị là giá trị bị hao mòn dần (trong đó có cả hao mòn hữu hình và vô hình). Do đó khi quyết định đầu tư mua sắm thiết bị, doanh nghiệp cần phải xem xét các yếu tố về tuổi thọ, sự thay đổi của KHCN, sự phù hợp với trình độ chuyên môn của công nhân…Từ đó lựa chọn máy móc thiết bị phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Bên cạnh việc đầu tư mua mới, doanh nghiệp cần đầu tư vào quỹ khấu hao để định kỳ tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị duy trì sản xuất nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Việc đầu tư vào máy móc thiết bị phải tiến hành song song với trang bị KHKT phù hợp cùng với việc đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn phù hợp để vận hành máy móc thiết bị vào sản xuất. 2.2 Xây dựng chiến lược, chủ trương đầu tư hợp lý, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của đất nước Chiến lược là cơ sở quan trọng để lập các quy hoạch và kế hoạch, đặc biệt là các quy hoạch và kế hoạch đầu tư của DNNN. Chiến lược đúng, chủ trương đầu tư đúng là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của ngành và doanh nghiệp. Ngược lại chủ trương đầu tư sai sẽ không có hiệu quả đầu tư hoặc hiệu quả đầu tư rất thấp kém. 2.3 Kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư - Cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát và đánh giá dự án. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát khối lượng công việc thực hiện, giá trị công trình, giám sát kỹ thuật, tiến độ thi công, chất lượng công trình... là những giải pháp quan trọng đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình và do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. - Việc kiểm tra, thanh tra tài chính cần được đẩy mạnh. Có kế hoạch kết hợp giữa thanh tra nhà nước, thanh tra tài chính và thanh tra của các Bộ, ngành, địa phương để mở rộng diện thanh tra và tránh sự chồng chéo, phiền hà. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra cả về chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm. Tiếp tục tăng cường vai trò kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước trên cơ sở giảm bớt các thủ tục hành chính và đảm bảo tính hiệu quả - Phát huy tính tự giác và sự tham gia của cán bộ, công chức và người dân trong giám sát các hoạt động, sử dụng ngân sách Nhà nước. Mọi hành vi gây thất thoát và lãng phí đều có các biểu hiện và hiệu quả của nó mà những người có liên quan rất dễ nhận ra , chẳng hạn, việc trang bị xe vượt định mức, việc xây dựng nhà máy ở vùng thiếu nguyên liệu...đều có thể ngăn chặn được nếu có cơ chế khuyến khích cán bộ, công chức và người dân phát hiện và xử lý sớm. Còn mở rộng hình thức các công ty tư vấn và giám sát độc lập trong xây dựng cơ bản để ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng tham nhũng và lãng phí. II. NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN Nhóm giải pháp về kinh tế Để tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng của nền kinh tê nhằm đầu tư có hiệu quả trong nền kinh tế, trong thời gian tới Việt Nam cần: Tăng cường và phát triển sản xuất kinh doanh và thực hành tiết kiệm cả trong sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội. Có các biện pháp hữu hiệu để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Đây vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để phát triển và là cơ sở đảm bảo việc gia tăng khả năng huy động các nguồn vốn. Đối với tất cả các nguồn vốn đầu tư, phải xác định yếu tố hiệu quả là yêu cầu về mặt chất lượng của việc huy động vốn trong lâu dài. Với vai trò trung tâm điều chỉnh và định hướng quá trình đầu tư phát triển của nền kinh tế, hiệu quả nguồn vốn đầu tư nhà nước phải đặc biệt chú trọng. Các dự án sử dụng vốn nhà nước phải được đánh giá trên các tiêu chuẩn hiệu quả, phải được quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo thời hạn xây dựng, giá cả và chất lượng công trình. Cần hoàn thiện hơn nữa cơ chế về quản lý đầu tư. Tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước, tăng cường tính hiệu quả đầu tư của khu vực kinh tế này Các dự án sử dụng vốn vay phải có phương án trả nợ vững chắc, xác định rõ trách nhiệm trả nợ, không được gây them gánh nặng nợ nần không trả được. Phải sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả trên cơ sở kiểm tra, quản lý chặt chẽ, chống lãng phí, tiêu cực. Cần có nhận thức và hiểu đúng đắn về vốn ODA. Không nên coi đó là nguồn viện trợ thuần túy, dẫn đến sử dụng kém hiệu quả, lãng phí, không trả được nợ và cuối cùng là bị lệ thuộc vào nước ngoài. Cần phải quán triệt quan điểm mà đại diện Chính phủ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị các nhà tư vấn tài trợ lần đầu tiên được tổ chức tại Paris: “Điều quan trọng là các nguồn vốn bên ngoài được sử dụng hiệu quả, chính phủ chịu trách nhiệm điều phối và sử dụng vốn nước ngoài với nhận thức sâu sắc rằng nhân dân Việt Nam sẽ là người chịu cái giá phải trả cho sự thất bại nếu nguồn vốn này không được sử dụng có hiệu quả”. Lẽ dĩ nhiên, nguồn vốn này sử dụng không hiệu quả thì không chỉ sẽ chồng chất gánh nặng nợ nần mà còn khó có thể huy động được thêm các nguồn vốn mới. Để tăng cường tính hiệu quả của nền kinh tế, cần phải tạo môi trường hoạt động bình đẳng cho tất cả các nguồn vốn đầu tư: đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, đầu tư của nhà nước, đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân. Xây dựng một hệ thống luật pháp thong nhất và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xóa bỏ tư tưởng bao cấp về vốn đầu tư, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân bỏ vốn tham gia đầu tư. Phải lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo của các hoạt động đầu tư. Nhóm giải pháp về xã hội Giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Tiếp tục đổi mới giáo dục - đào tạo một cách có hệ thống và đồng bộ, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, mở rộng hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nhằm tiếp cận trình độ giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới Mở rộng quy mô giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp: tuyển sinh đại học cao đẳng tăng trung bình 10-12%/ năm; tuyển mới trung học chuyên nghiệp tăng 15%/ năm; dạy nghề cho khoảng 7,5-8 triệu lao động; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 40% tổng lao động xã hội. Thực hiện đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục góp phần tích cực hướng nghiệp cho học sinh và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Viêt Nam. Tăng cường hiệu quả giáo dục lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để hình thành nhân cách con người mới Việt Nam. Tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục – đào tạo đảm bảo đạt tỷ lệ 20% tổng chi ngân sách nhà nước trước năm 2010 từ 2-3 năm. Khoa học và công nghệ: Lấy chất lượng sản phẩm, hiệu quả, sức canh tranh của nền kinh tế làm mục tiêu chủ yếu của hoạt động khoa học và công nghệ, tạo bước phát triển mới, hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp, tạo nhu cầu thực sự thúc đẩy chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống. Sớm hình thành các tổ chức nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo công nghệ ở khu vực doanh nghiệp. Sớm ban hành và thực thi có hiệu quả Luật sở hữu trí tuệ và Luật chuyển giao công nghệ. Ưu tiên phát triển nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao có trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực; trước hết là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tự động hoá, công nghệ vật liệu. Xây dựng chiến lược, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ, tăng nhanh số lượng và chất lượng các phát minh sáng chế, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ, rút ngắn khoảng cách với khu vực và thế giới. Khuyến khích tổ chức, cá nhân nước nước ngoài đầu tư phát triển khoa học công nghệ tại Viêt Nam Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững Hoàn thiện và tăng cường năng lực hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác pháp chế; lồng ghép nội dung quản lý vào các chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Triển khai và thực hiện các đề án, chương trình tổng thể về điều tra cơ bản, quản lý khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững. Thực hiện nguyên tắc “người gây ra ô nhiễm phải xử lý ô nhiễm” hoặc phải chi trả cho việc xử lý ô nhiễm. Khuyến khích và tăng cường hợp tác với nước ngoài về kỹ thuật điều tra cơ bản, quản lý và sử dụng có hiệu quả cao các nguồn vốn ODA, FDI… Lao động và việc làm Thực hiện các chính sách khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo việc làm mới; chú trọng khuyến khích phát triển ngành công nghiệp nhẹ, công nghiêp chế biến, các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều lao động, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tập trung vốn Quỹ cho vay giải quyết việc làm cho các dự án thu hút nhiều lao động; sắp xếp và đổi mới, phát triển mạng lưới dạy nghề. Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, đồng bộ theo hướng mở rông sự tham gia của các thành phần kinh tế. Phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội Đây mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị tốt đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc, làm phong phú nền văn hoá của cả nước, đồng thời kiên trì củng cố và nâng cao tính thống nhất trong đa dạng của văn hoá Việt Nam, đấu tranh chống khuynh hướng lợi dụng văn hoá để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Bảo tồn và phát triển các giá trị di sản văn hóa, thuần phong mĩ tục tốt đẹp của dân tộc Danh mục tài liệu tham khảo PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt & TS. Từ Quang Phương – Giáo trình kinh tế đầu tư, nxb Thống kê, Hà Nội, 2004. Chất lượng tăng trưởng kinh tế, một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam - Nguyễn Thị Tuệ Anh & Lê Xuân Bá (file PDF), Hà Nội, 2005. Việt Nam 2007 – 2010, ADB - Chiến lược chương trình Quốc Gia. GS. TS. Vũ Thị Ngọc Phùng – Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao động – Xã hội, 2005. PGS. TS. Nguyễn Thị Cành, sách chuyên khảo các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế lý thuyết và thực nghiệm, NXB Đại học quốc gia thành phố HCM, 2004. Robert B.Eketund, Robert F.HeBert, Lịch sử các học thuyết kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội. Niên giám thống kê 2004, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005. Kinh tế Việt Nam 2004, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương CIEM, NXB Chính trị Quốc gia, 2004. Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người, báo cáo phát triển Thế giới, NXB Văn hoá thông tin, 2005. Kinh tế Việt Nam, từ đổi mới đến hội nhập, Phạm Đỗ Chí và Phạm Quang Diệu. Trang web: ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12507.doc
Tài liệu liên quan