Một số giải pháp & kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Công ty Thiết bị điện tử giao thông vận tải

Lời nói đầu Các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đang từng bước tiếp cận dần với các hình thức kinh nghiệm mới, với thực tiễn về kỹ thuật kinh doanh quốc tế và nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên, ở Việt Nam hoạt động đấu thầu còn là vấn đề mới mẻ chỉ tiến hành một vài năm trở lại đây và chưa hoàn chỉnh về nhiều mặt. Cùng với điều này, nhiều doanh nghiệp cũng đang phải tự điều chỉnh tiến tới thích ứng hoàn toàn với phương thức cạnh tranh mới. Vì thế, hoạt động đấu thầu tạ

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp & kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Công ty Thiết bị điện tử giao thông vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i các doanh nghiệp này không tránh khỏi bất cập và gặp những khó khăn dẫn đến hiệu quả hoạt động đấu thầu xây lắp chưa cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, việc làm của người lao động cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh công ty thiết bị điện tử GTVT cũng không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc như trên. Qua thời gian thực tập tại Công Ty Thiết bị điện tử GTVT kết hợp với những kiến thức đã học trên ghế nhà trường em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu” với mong muốn góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc trên. Về mặt kết cấu, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương chính sau: Chương I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động đấu thầu Chương II: Tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại Công ty thiết bị điện tử GTVT Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại Công ty thiết bị điện tử GTVT Vì trình độ và thời gian có hạn, chuyên đề này khó có thể tránh được những thiếu sót em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo cũng như các cán bộ Công ty thiết bị điệ tử GTVT để đề tài được hoàn thiện tốt hơn. Qua bài viết này cho phép em gửi lời cảm ơn tới các cô chú trong phòng KTKH - Công ty thiết bị điệ tử GTVT- Thầy Nguyễn Khắc Minh, cô Trần Chung Thuỷ -khoa Toán Kinh Tế- -Trường ĐHKTQD đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp tốt nghiệp. Chương I Những vấn đề cơ bản về hoạt động đấu thầu I. Một số Khái niệm chung 1. Khái niệm đấu thầu nói chung Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. "Bên mời thầu" là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu. "Nhà thầu" là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp; là nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá; là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn; là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. 3. ý nghĩa của công tác đấu thầu Lịch sử phát triển và quản lý dự án trong nước và quốc tế đã khẳng định, đấu thầu là phương pháp có hiệu quả cao nhất thực hiện mục tiêu này, đảm bảo cho sự thành công của chủ đầu tư. Đấu thầu được xem như một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất hiện nay trên cơ sở chống độc quyền, tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các nhà thầu. Câu hỏi đặt ra với các chủ đầu tư là làm thế nào để lựa chọn được các tổ chức và cá nhân có khả năng thực hiện tốt nhất những công việc trong chu trình của dự án 4. Vai trò của đấu thầu trong xây dựng 4.1. Đối với các nhà thầu Thắng thầu đồng nghĩa với việc mang lại công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, nâng cao uy tín của nhà thầu trên thương trường, thu được lợi nhuận, tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm trong thi công và quản lý, đào tạo được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật vững tay nghề, máy móc thiết bị thi công được tăng cường. Hoạt động đấu thầu được tổ chức theo nguyên tắc công khai và bình đẳng, nhờ đó các nhà thầu sẽ có điều kiện để phát huy đến mức cao nhất cơ hội tìm kiếm công trình và khả năng của mình để trúng thầu. 4.2. Đối với chủ đầu tư Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư cũng sẽ nắm bắt được quyền chủ động, quản lý có hiệu quả và giảm thiểu được các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Để đánh giá đúng các hồ sơ dự thầu đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đấu thầu của chủ đầu tư phải tự nâng cao trình độ của mình về các mặt nên việc áp dụng phương thức đấu thầu còn giúp cho chủ đầu tư nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ công nhân viên. 4.3. Đối với Nhà nước Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng, quản lý sử dụng vốn một cách có hiệu quả, hạn chế và loại trừ được các tình trạng như: thất thoát lãng phí vốn đầu tư đặc biệt là vốn ngân sách, các hiện tượng tiêu cực phát sinh trong xây dựng cơ bản. Đấu thầu tạo nên sự cạnh tranh mới và lành mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá trong ngành cũng như trong nền kinh tế quốc dân. II. Một số vấn đề về quy chế đấu thầu 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng 1. 1. Phạm vi áp dụng Quy chế đấu thầu áp dụng để lựa chọn nhà thầu cho các dự án đầu tư tại Việt Nam phải được tổ chức đấu thầu và thực hiện tại Việt Nam. 1. 2. Đối tượng áp dụng Các dự án đầu tư thực hiện theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng có quy định phải thực hiện Quy chế đấu thầu là các dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư phát triển, bao gồm: a. Các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, nâng cấp các dự án đã đầu tư xây dựng. b. Các dự án đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt và sản phẩm công nghệ khoa học mới. c. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước quy hoạch vùng, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn. Các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc cổ phần có sự tham gia của các tổ chức kinh tế nhà nước (các doanh nghiệp nhà nước) từ 30% trở lên vào vốn pháp định, vốn kinh doanh hoặc vốn cổ phần. Các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của tổ chức nước ngoài được thực hiện trên cơ sở nội dung Điều ước được các bên ký kết (các bên tài trợ và các bên Việt Nam). Trường hợp có những nội dung trong dự thảo Điều ước khác với Quy chế này thì cơ quan được giao trách nhiệm đàm phán ký kết điều ước phải trình Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định trước khi ký kết. Các dự án cần lựa chọn đối tác đầu tư để thực hiện: a. Đối với dự án đầu tư trong nước, chỉ thực hiện khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham gia một dự án. b. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ tổ chức đấu thầu theo quy chế này khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham gia một dự án hoặc Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu phải đấu thầu để lựa chọn đối tác đầu tư thực hiện dự án. Đấu thầu khi có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng muốn tham gia bao gồm: + Các dự án liên doanh + Các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh + Các dự án BOT, BT, BTO. + Các dự án khác cần lựa chọn đối tác đầu tư. 2. Nguyên tắc đấu thầu Nhằm đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, công bằng và hiệu quả trong đấu thầu, chủ thể quản lý dự án phải đảm bảo nghiêm túc các nguyên tắc sau: -. Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau - Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ 2. 3. Nguyên tắc đánh giá công bằng 2. 4. Nguyên tắc trách nhiệm phân minh 2. 5. Nguyên tắc "ba chủ thể " 2. 6. Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt sự quản lý thống nhất của nhà nước 2. 7. Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm thích đáng Như vậy, chính sự tuân thủ các nguyên tắc nói trên đã kích thích sự cố gắng nghiêm túc của các bên và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên nhằm vào mục tiêu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, tài chính, tiến độ của dự án và do đó đảm bảo lợi ích thích đáng của cả chủ dự án và nhà thầu, góp phần tiết kiệm các nguồn lực xã hội. Đối với các đơn vị dự thầu, việc làm quen với hoạt động đấu thầu là cách hữu hiệu giúp họ tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm, tăng cường năng lực cạnh tranh trong đấu thầu. 3. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức áp dụng 3. 1. Hình thức lựa chọn nhà thầu a. Đấu thầu rộng rãi Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng các nhà thầu tham gia. b. Đấu thầu hạn chế Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau : + Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. + Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế. + Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế. c. Chỉ định thầu Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hoàn thiện hợp đồng. d. Chào hàng cạnh tranh Hình thức này áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hoá có giá trị dưới 2 tỷ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở chào hàng của bên mời thầu. Việc chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi trực tiếp, bằng Fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác. 3. 2 Phương thức đấu thầu a. Đấu thầu một túi hồ sơ Là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ. Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp. b. Đấu thầu 2 túi hồ sơ Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về mặt kỹ thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá. c. Đấu thầu hai giai đoạn Phương thức này áp dụng cho những trường hợp sau : + Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá trị từ 500 tỷ đồng trở lên + Các gói thầu mua sắm hàng hoá có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức tạp. III. TRình tự tổ chức đấu thầu xây lắp 1. Điều kiện thực hiện đấu thầu 1. 1. Điều kiện mời thầu Để cuộc đấu thầu đạt kết quả tốt, bên mời thầu cần chuẩn bị đủ các hồ sơ sau : + Văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy uỷ quyền cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền (Trường hợp cần đấu thầu tuyển chọn tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi phải có văn bản chấp thuận của "Người có thẩm quyền quyết định đầu tư " + Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt + Hồ sơ mời thầu (Trường hợp sơ tuyển phải có hồ sơ sơ tuyển ) 1. 2. Điều kiện dự thầu Để được tham gia dự thầu, nhà thầu cần có những điều kiện sau: + Có giấy đăng ký kinh doanh. + Có đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu của gói thầu. +Chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu, dù là đơn phương hay liên doanh dự thầu. Trường hợp Tổng công ty đứng tên dự thầu thì các đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc không được phép tham dự với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu dưới hình thức là nhà thầu chính (liên danh hoặc đơn phương) 2. Điều kiện đấu thầu quốc tế và ưu đãi nhà thầu Chỉ được tổ chức đấu thầu quốc tế trong các trường hợp sau: a. Đối với các gói thầu mà không có nhà thầu nào trong nước có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu. b. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của người nước ngoài có quy định trong điều ước là phải đấu thầu quốc tế. 3. Trình tự tổ chức đấu thầu xây lắp Việc tổ chức đấu thầu xây lắp được thực hiện theo trình tự sau: Bước 1: Sơ tuyển nhà thầu (nếu có) Việc sơ tuyển nhà thầu phải được tiến hành đối với các gói thầu có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện, đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo các bước sau Lập hồ sơ sơ tuyển, bao gồm: + Thư mời sơ tuyển. + Chỉ dẫn sơ tuyển. + Tiêu chuẩn đánh giá. + Phụ lục kèm theo. Thông báo mời sơ tuyển Nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển Trình duyệt kết quả sơ tuyển Thông báo kết quả sơ tuyển Bước 2 : Lập hồ sơ mời thầu Hồ sơ mời thầu bao gồm: Thư mời thầu Mẫu đơn dự thầu Chỉ dẫn đối với nhà thầu Các điều kiện ưu đãi (nếu có) Các loại thuế theo quy định của pháp luật Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật Tiến độ thi công Tiêu chuẩn đánh giá ( bao gồm cả phương pháp và cách thức quy đổi về cùng mặt bằng để xác định giá đánh giá ) Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng Mẫu bảo lãnh dự thầu Mẫu thoả thuận hợp đồng Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bước 3: Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu Bước 4 : Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu Bước 5 : Mở thầu Bước 6: Đánh giá xếp hạng nhà thầu Bước 7:Trình duyệt kết quả đấu thầu Bước 8: Công bố kết quả đấu thầu, thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng . 4. Trình tự dự thầu của các doanh nghiệp Bước 1: Tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu Bước 2: Tham gia sơ tuyển (nếu có) Bước 3: Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu Bước 4: Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia dự thầu Bước 5: Ký kết hợp đồng (nếu trúng thầu) 5. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thắng thầu của một tổ chức xây dựng 5. 1. Năng lực của tổ chức xây dựng a. Năng lực về máy móc thiết bị b. Nguồn nhân lực và chính sách quản lý nguồn nhân lực c. Kinh nghiệm của nhà thầu. d. Năng lực về tài chính 5. 2. Khả năng cạnh tranh của tổ chức xây dựng a. Giá dự thầu b.tiến độ hoàn thành dự án đấu thầu. c. Khả năng về kỹ thuật chất lượng d. Khả năng giao tiếp, quảng cáo của tổ chức xây dựng 5.3. Những nhân tố bên ngoài tổ chức a. Tình hình đối thủ cạnh tranh b. Sự ủng hộ của chủ đầu tư và các cơ quan liên quan đối với tổ chức xây dựng đang xét. c. Điều kiện thị trường chương II tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại công ty thiết bị điện tử GTVT I. Giới thiệu chung về công ty thiết bị điện tử gtvt Quá trình hình thành và phát triển Công ty thiết bị điện tử GTVT là một doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ GTVTđược thành lập tại quyết định số 1314QĐ/TCCB -KINH DOANH ngày 27-7-1987 dựa vào : -căn cứ luật tổ chức chính phủ ngày 30-9-1992 -căn cứ quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo nghị định số 388/HĐBTngày 20-11-1991 của hội đồng bộ trưởng -căn cứ thông báo đồng ý thành lập doanh nghiệp nhà nước số 133/TB ngày 29-4-1993 của văn phòng chính phủ. Quyết định: Điều 1:thành lập doanh nghiệp nhà nước: -xí nghiệp thiết bị điện tử tàu thuỷ -trực thuộc liên hiệp xí nghiệp đóng tàu Việt Nam -tên giao dịch quốc tế Electronic navigation equipment factory -mã số ngành kinh tế kĩ thuật :25 Điều 2:doanh nghiệp nhà nước được phép : -đặt trụ sở chính tại :Lánh thượng -Đống Đa -Hà Nội -các chí nhánh tại +Đà Nẵng: số 2 nguyễn thị minh khai +TPHCM :32 Nguyễn tất thành + Vũng tàu + Hải Phòng -vốn kinh doanh: 1.461 triệu đồng trong đó :+vốn cố định 281 triệu đồng +vốn lưu dộng 1.180 triệu đồng bao gồm các nguồn vốn: +vốn ngân sách nhà nước cấp 675 triệu đồng + vốn doanh nghiệp tự bổ sung 148 triệu đồng +vốm vay 638 triệu đồng ngành nghề kinh doanh chủ yếu : +lắp ráp sữa chữa ,phục hồi và lắp đặt thiết bị thông tin, nghi khí hàng hải mã số 010603 +Sửa chữa, phục hồi lắp đặt thiết bị điện tử mã số 0105 - Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức: quốc doanh Xí nghiệp thiết bị điện tử tàu thuỷ là tổ chức sản xuất kinh doanh hoạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tải khoản tại ngân hàng( kể cả tài khoản tại ngân hàng ngoại thương) được sử dụng dấu riêng. Điều 3: Doang nghiệp có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục về đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng pháp luật. Điều 4: Các ông bà: Tổng giám đốc liên hiệp xí nghiệp đóng tàu Việt Nam, giám đốc xí nghiệp thiết bị điện tử tàu thuỷ, chánh văn phòng bộ, vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ, thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ vào phạm vi trách nhiệm của mình thi hành quyết định này. Ngày 1/12/1993 xí nghiệp được đổi tên thành " Công ty thiết bị điện tử GTVT) công ty thiết bị điện tử GTVT có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Kinh doanh thiết bị thông tin điện tử, nghi khí hàng hải. - Trực tiếp sửa chữa, lắp ráp sản phẩm điện tử, điện lạnh công nghiệp và dân dụng. - Sản xuất các sản phẩm bằng nhôm( Ăng ten....) bằng gỗ và các phương tiện thiết bị phục vụ ngành GTVT. Sự kinh doanh của công ty đã tạo cho đời sống của cán bộ công nhân viên chức trong công ty không ngừng được cải thiện, nâng cao về mọi mặt. Hiện nay công ty đang tập trung nâng cao mọi mặt năng lực máy móc thiết bị, nâng cao chiều sâu. 2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu kinh doanh. 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý. Giám đốc công ty Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kinh tế kế hoạch giám đốc + Giám đốc công ty: Là người lãnh đạo cao nhất là người chịu trách nhiệm của công ty về việc thực hiện các công việc của công ty và điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. + Hai phó giám đốc: " Hai bàn tay" đắc lực trợ giúp giám đốc điều hành công ty. + Phòng kinh tế kế hoạch: Là cơ quan tham mưu giúp giám đốc trong các khâu chỉ đạo công tác kế hoạch, công tác kinh tế, công tác giao tiếp, công tác tiếp thị và quản lý đấu thầu. + Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính, cung cấp tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như các chi nhánh trực thuộc, lập báo cáo tài chính hàng kỳ, xác định mức vốn lưu động phù hợp, xác định tổ chức nguồn vốn đảm bảo cho việc kinh doanh, huy động nguồn vốn sẵn có vào kinh doanh. + Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ nghiên cứu tổ chức quản lý, xây dựng các chức năng và nhiệm vụ cho các bộ phận thực hiện tuyển chọn đề bạt sử dụng cán bộ, lập kế hoạch về nhu cầu lao động , đào tạo phục vụ kịp thời cho nhu cầu thực hiện sản xuất kinh doanh. Như vậy sự hợp tác chuyên môn hoá giữa các phòng ban trong công ty được tiến hành một cách chặt chẽ và có mối liên hệ mật thiết tương hỗ lẫn nhau, công việc của bộ phận này được sự giúp đỡ của các bộ phận khác. 2.2. Cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức của công ty được bố trí theo sơ đồ 4 đơn vị trực thuộc. Cơ quan công ty Chi nhánh Tp.HCM Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh Vũng Tàu Chi nhánh Hải Phòng II. Năng lực hiện có của công ty. 1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh. - Sửa chữa, phục hồi, lắp ráp sản phẩm điện tử, điện lạnh công nghiệp và dân dụng. - sản xuất các sản phẩm bằng nhôm( Ăng ten...) bằng gỗ và các phương tiện thiết bị ngành GTVT. - Lắp ráp, sửa chữa, phục hồi lắp đặt thiết bị nghi khí hàng hải. - Khảo sát thiết kế lắp đặt các hệ thống tự động phòng cháy nổ, thông tin viễn thông và cơ điện lạnh. - Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng in bao bì nhãn mác. 2. Đặc điểm về máy móc và trang thiết bị của công ty. Ô tô: 4 chiếc. Máy đo: 17 chiếc. Phòng vi tính, thiết bị đo đạc của công ty cũng luôn được nâng cao. 3. Đặc điểm về lao động của công ty Stt Cán bộ chuyên môn Số lượng Số nằm trong nghề 5 năm 10 năm 15 năm 1 Kỹ sư động lực và cơ khí máy 36 15 13 8 2 Kỹ sư điện + cấp thoát nước 65 35 25 5 3 Cử nhân kinh tế + TCKT 9 4 2 3 4 Trung cấp 31 10 12 9 5 Sơ cấp 31 15 9 7 Công nhân kỹ thuật ( bậc 1-7 ): 31 công nhân xây dựng, 3 lái ô tô. Trong công tác đấu thầu lao động là một trong các tiêu chuẩn để nhà thầu xét thầu, nó có ảnh hưởng đến việc trúng thầu hay không, như vậy muốn giành thắng lợi khi tham gia dự thầu phải có một đội ngũ công nhân thật sự có năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao, phải có đội ngũ cán bộ kinh nghiệm, năng lực trong việc quản lý và thực hiện hợp đồng. 4. Năng lực tài chính của công ty. Năng lực tài chính là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hồ sơ dự thầu của bên mời thầu, theo bản kê khai một số chỉ tiêu của công ty có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty là làm ăn có lãi. Tình hình tài chính của công ty Đơn vị tính: triệu đồng Tên tài sản 1999 2000 2001 Tổng số tàu sản 3.630 3.757 3.892 Tài sản lưu động 3.419 3.412 3.415 Tổng nợ phải trả 658 567 542 Tài sản nợ lưu động 2.761 2.855 2.873 Giá trị ròng 83.859 123.672 257.687 Vốn luân chuyển 829 843 868 Doanh thu các năm. Năm 1999 2000 2001 Tổng số doanh thu 2.689.000 2.962.000 3.660.000 Dựa vào bảng ta thấy tốc độ tăng trưởng: - Năm 2000 so với năm 1999 là: 110% - Năm 2001 so với năm 2000 là: 123% - Năm 2001 so với năm 1999 là: 135% Năm 2001 doanh thu có bước tăng trưởng đáng kể giá trị tăng tuyệt đối là 690.000, nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do sự quản lý hợp lý của công ty, nhờ vào sự làm ăn có uy tín của công ty trên thương trường. III. Tình hình thực hiện công tác đấu thầu của công ty trong những năm gần đây. 1. Tình hình chung. Đấu thầu không phải là mặt mạnh của công ty mà mặt mạnh của công ty là kinh doanh , mặc dù vậy công ty vẫn trúng thầu 1 số công trình quan trọnggóp phần tăng doanh thu của công ty. Công ty đã trúng thầu các công trình quan trọng: -Hệ thống tự động báo cháy. -chữa cháy cho vận chuyển khí từ mỏ về dinh cố Trình tự tham gia dự thầu của công ty. 2.1. Tìm kiếm thông tin về các công trình đấu thầu. Công việc này do bộ phận tiếp thị trực thuộc phòng kinh tế kế hoạch đảm nhiệm và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Để có được thông tin về các công trình cần được đấu thầu xây lắp công ty sử dụng rất nhiều nguồn thông tin và các cách tiếp cận khác nhau: - Thu thập thông tin về các công trình cần đấu thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, tivi... đồng thời cũng quan tâm đến các thông tin về những công trình dự định đầu tư trong tương lai gần trên các phương tiện này, mà chủ yếu là để xác định chủ đầu tư và nguồn vốn đầu tư. - Duy trì mối quan hệ với những chủ đầu tư mà công ty đã từng có công trình nhận thầu. - Tạo lập quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp chính quyền để lấy thông tin về kế hoạch đầu tư của các bộ, ngành cũng như Nhà nước. - Sau khi có được thông tin về công trình cần đấu thầu, công ty mới phân tích đánh giá để có tham gia tranh thầu hay không. Nếu tham gia sẽ thực hiện các bước công việc tiếp theo. 2. 2. Tiếp xúc ban đầu với bên chủ đầu tư và tham gia sơ tuyển (nếu có) Khi có quyết định tham gia tranh thầu, công ty sẽ cử người của bộ phận tiếp thị theo dõi suốt quá trình, dự thầu công trình và tiến hành và tiếp xúc với chủ đầu tư. Bên cạnh việc tìm hiểu các thông tin như: Thời gian bán hồ sơ mời thầu, các yêu cầu sơ tuyển... thì công ty cũng kết hợp với việc quảng cáo gây uy tín ban đầu với chủ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tham gia đấu thầu sau này. Nếu công trình có nhu cầu tổ chức sơ tuyển thì thông thường bộ phận tiếp thị lập các hồ sơ sơ tuyển và các bộ hồ sơ giới thiệu công ty, các thông tin về năng lực, thiết bị, kinh nghiệm thi công các công trình, các chứng nhận công trình đạt chất lượng cao... gửi trực tiếp cho bên mời thầu theo yêu cầu về địa điểm trong hồ sơ mời sơ tuyển. 2. 3 Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu Đây là bước công việc chủ yếu trong toàn bộ quá trình dự thầu của công ty. Trước khi lập hồ sơ dự thầu công việc chuẩn bị đều được thực hiện chu đáo với các phần việc như: Làm rõ các nội dung yêu cầu trong hồ sơ dự thầu, khảo sát và thăm quan hiện trường, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận tham gia lập hồ sơ dự thầu cụ thể. Về việc chuẩn bị các tài liệu thông tin chung Các tài liệu như: Giấy phép hành nghề, đăng ký kinh doanh, các năng lực của công ty, quan hệ bảo hành tín dụng, năng lực mời thầu, chứng nhận chất lượng... sẽ được các bộ phận căn cứ vào đặc điểm, yêu cầu của công trình cũng như yêu cầu đã nêu trong hồ sơ mời thầu để có sự chuẩn bị đáp ứng đầy đủ kịp thời. Về việc lập biện pháp thi công Các kỹ sư, kiến trúc sư của phòng kỹ thuật sẽ căn cứ vào thông tin từ việc khảo sát hiện trường và các yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu để tiến hành kiểm tra lại thiết kế kỹ thuật mà bên mời thầu cung cấp phát hiện kịp thời những bất hợp lý và đưa ra các giải pháp kỹ thuật để điều chỉnh, nâng cao uy tín của công ty với chủ đầu tư. Bên cạnh đó, cũng có thể tiến hành thiết kế nếu như công ty đảm nhận việc này. Việc lập giá dự thầu Việc lập giá dự thầu của công ty do phòng kinh tế kế hoạch kết hợp với phòng kỹ thuật bóc tách khối lượng công việc lập giá dự thầu. 2. 4 Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu Sau khi các bộ phận tham gia lập hồ sơ dự thầu hoàn tất nhiệm vụ của mình, bộ phận tiếp thị sẽ niêm phong hồ sơ dự thầu giao cho phòng kinh tế kế hoạch nộp cho bên mời thầu. Căn cứ theo thời hạn và địa điểm ghi trong hồ sơ mời thầu phòng kinh tế kế hoạch cử cán bộ trực tiếp đi tham gia mời thầu. Trong thời gian chờ đánh giá hồ sơ dự thầu, nếu bên mời thầu có công văn yêu cầu lý giải những vấn đề trong hồ sơ dự thầu thì các bộ phận trong công ty tuỳ theo những khúc mắc bên mời thầu hỏi có nhiệm vụ giải đáp và làm rõ để giữ uy tín với chủ đầu tư và phát huy tối đa tính cạnh tranh của hồ sơ dự thầu. 2.5 Ký kết hợp đồng kinh doanh (nếu trúng thầu) và theo dõi thực hiện hợp đồng. Ngay sau khi nhận được kết quả trúng thầu, công ty sẽ có công văn gửi cho phía chủ đầu tư để chấp nhận việc thực hiện thi công và thoả thuận ngày giờ, địa điểm cụ thể để thực hiện việc ký kết hợp đồng. Tiến hành chuẩn bị xin bảo lãnh hợp đồng theo yêu cầu của chủ đầu tư và đôn đốc các bộ phận có liên quan rà soát lại kế hoạch huy động các nguồn lực cho việc thi công công trình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán ký kết hợp đồng thi công. Sau khi ký kết hợp đồng, công ty nhanh chóng triển khai thi công công trình và lúc này, các cán bộ kỹ thuật phòng kinh tế kế hoạch đảm nhận công tác dự thầu sẽ có nhiệm vụ theo dõi về thi công và làm cầu nối giữa công trường với chủ đầu tư, đề xuất kịp thời các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng, đặc biệt là các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thi công công trình. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ thanh quyết toán với chủ đầu tư. 3.Đánh giá tình hình thực hiện đấu thầu của công ty trong những năm qua. Các công trình đã trúng thầu của công ty:Hệ hống tự động báo cháy,chữa cháy cho vận chuyển khí từ mỏ về dinh cố.trúng thtầu các công trình quan trọng quốc gia và quốc tế trong lĩnh vực dầu khí và vận chuyển dầu khí với IRNQ. Tổ chức quản lý và phối hợp giữa các bộ phận thực hiện công tác đấu thầu của công ty. Công tác đấu thầu của công ty luôn luôn đạt kết quả tốt nhờ tổ chức quản lý và phối hợp giữa các bộ phận thực hiện công tác đấu thầu là tương đối tốt, kết hợp chặt chẽ với nhau một cách hợp lý. Chương III.Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty thiết bị điện tử GTVT. I.Định hướng phát triển. 1.phát huy sức mạnh tổng hợp truyền thống xây dựng và phát triển,tăng cường đoàn kết,ra sức đổi mới, ổn định tổ chức, phát huy và duy trì phát triển sản xuất kinh doanh ,phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau, từng bước khẳng định mình trong cơ chế thị trường để tích luỹ và phát triển. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý thông tin, đội ngũ công nhân lành nghề,ổn định đời sống cán bộ công nhân viên chức,, an cư lạc nghiệp góp phần vào sự phát triển chung của công ty. 2.Một số mục tiêu chính. 2.1.cơ cấu sản lượng. -Trong định hướng kế hoạch của mìnhtừ năm 2002 nhiệm vụ kinh doanh vẫn được ưu tiên,xây dựng các cơ sở hạ tầng để phục vụ việc sản xuất kinh doanh . -Tìm kiếm các đối tác dự thầu -Tăng doanh thu , nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên chức. 2.2. Cơ cấu địa bàn hoạt động. -Kinh doanh các loại mặt hàng mà công ty có thể đáp ứng. -Kinh doanh tại tất cả các khu vực trong cả nước,đặc biệt là ở Hà Nội ,Hải Phòng,Vũng Tàu,TPHCM . II.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tac đấu thầu tại công ty thiết bị điện tử GTVT. Biện pháp 1: Biện pháp 1: Vận dụng phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp để ra quyết định tranh thầu Thực trạng xác xuất trúng thầu của công ty trong những năm qua với các công trình công ty đã tham gia đấu thầu chưa cao lắm. Khi tham gia tranh thầu công ty sẽ phải chi phí một khoản tiền cho mua hồ sơ dự thầu, tiếp thị ngoại giao.... Nếu thắng thầu sẽ giải quyết được việc làm và có thể thu được một khoản lợi nhuận. Ngược lại sẽ mất toàn bộ chi phí đã bỏ ra trong giai đoạn làm hồ sơ dự thầu. Để tránh được phải bỏ ra những khoản chi phí không đáng mất trên và nâng cao khả năng lượng hoá tối đa khi phân tích và đưa ra quyết định tranh thầu, công ty nên áp dụng giải pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp để ra quyết định tranh thầu. Nội dung của giải pháp này bao gồm các vấn đề sau: 1) Xác định danh mục các chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của công ty Việc đầu tiên là công ty phải căn cứ vào kinh nghiệm của bản thân, những quy định của pháp luật và quy chế đấu thầu hiện hành để xác định một danh mục chỉ tiêu đặc trưng cho những nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu. Các chỉ tiêu này càng sát với chỉ tiêu xét thầu càng tốt. Số lượng chỉ tiêu là tuỳ ý, nhưng tối thiểu phải bao quát được đầy đủ các chỉ tiêu thường dùng để dánh giá hồ sơ dự thầu, phải tính đến tình hình cạnh tranh của các đối thủ, phải chú ý tránh trùng lặp chỉ tiêu và phải xác định đúng những nhân tố thực sự có ảnh hưởng. Không đưa vào bảng danh mục những chỉ tiêu không có ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng rất ít (không đáng kể ) đến khả năng thắng thầu của công ty. Chỉ tiêu đưa ra chi tiết, cụ thể bao nhiêu, thì cho kết quả chính xác bấy nhiêu. 2) Xây dựng thang điểm Các chỉ tiêu đã lựa chọn sẽ được phân tích theo trạng thái tương ứng với từng bậc trong thang điểm. Có nhiều loại thang điểm. Yêu cầu của các thang điểm là đảm bảo tính chính xác, không gây phức tạp cho tính toán. Có thể sử dụng thang điểm 3 bậc, 5 bậc hoặc 9 bậc. Thang điểm 3 bậc được chia thành 3 mức điểm là 4, 2, 0 tương ứng với trạng thái của từng chỉ tiêu là tốt, trung bình, kém. Thang điểm 5 bậc được chia thành 5 mức điểm là 4, 3 2, 1, 0 tương ứng với 5 trạng thái của từng chỉ tiêu là rất tốt, tốt, trung bình, yếu, kém. Thang điểm 9 bậc có các mức điểm là 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1, 0. Như vậy, ở mỗi thang điểm đều có các mức tối đa tương ứng với trạng thái tốt nhất và mức điểm tối thiểu tương ứng với trạng thái tồi nhất của các chỉ tiêu. Việc sử dụng thang điểm nào là phù thuộc vào sự lựa chọn của công ty. 3) Xác định tầm quan trọng (trọng số) của từng chỉ tiêu. Trong số các chỉ tiêu đã được lựa chọn để đưa vào tính toán thì rõ ràng mỗi chỉ tiêu có một mức độ ảnh hưởng riêng đến khả năng thắng thầu ._.của công ty. Do vậy, công ty phải sử dụng kinh nghiệm của bản thân, những quy định của pháp luật và quy chế đấu thầu hiện hành, những thông lệ và tiêu chuẩn thường được dùng để đánh giá hồ sơ dự thầu, kết hợp với việc sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu. Tầm quan trọng của các chỉ tiêu (được gọi là trọng số) có thể được thể hiện bằng 1 nếu thể hiện bằng số thập phân và bằng 100% nếu thể hiện bằng %. Việc xác định danh mục các chỉ tiêu, xác định trọng số và xây dựng thang điểm như trên, công ty phải làm một lần và được dùng ổn định cho một khoảng thời gian khi mà các điều kiện và môi trường hoạt động kinh doanh của công ty chưa có sự biến động. Biện pháp 2: Tổ chức bộ máy đấu thầu của công ty cho phù hợp với yêu cầu của thị trường Công ty chưa tổ chức được bộ phận chuyên trách làm công tác dự thầu dẫn đến sự phân tán trong quản lý và các cán bộ tham gia thực hiện những khâu quan trọng trong việc lập hồ sơ dự thầu phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Điều đó có ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả công tác đấu thầu nói chung cũng như chất lượng hồ sơ dự thầu và toàn bộ quá trình đấu thầu nói riêng. Để đấu thầu và thắng thầu có hiệu quả thì việc tổ chức lại bộ máy đấu thầu là điều kiện hết sức quan trọng. 1) Nguyên tắc tổ chức bộ máy đấu thầu của công ty. a. Nguyên tắc tập chung chuyên môn hoá b. Nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức đấu thầu của công ty với các lực lượng chuyên môn hoá tại các xí nghiệp thành viên. c. Nguyên tắc đảm bảo bí mật d.nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đấu thầu của công tyvới các lực lượng chuyên môn hoá tại các đơn vị trực thuộc. 2) Yêu cầu đối với chuyên gia trong tổ chức đấu thầu của công ty a. Được đào tạo chính quy và đào tạo lại cho phù hợp với thực tiễn. b. Năng động, chính xác phù hợp với thị trường c. Chuyên sâu một công việc và hiểu biết nhiều lĩnh vực trong hoạt động kinh doanh , hoạt động đấu thầu, triển khai các dự án Biện pháp 3 : Điều tra nghiên cứu thị trường và xây dựng các chính sách, chiến lược tranh thầu phù hợp Thông qua điều tra nghiên cứu thị trường công ty sẽ có được những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác đấu thầu, đồng thời mở rộng thị trường hoạt động của công ty. Vì vậy, công ty nên tổ chức đảm nhận thực hiện công việc này (Nếu biện pháp 2 được chấp nhận thì phần việc này sẽ do phòng dự án đấu thầu đảm nhận ). Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường tập trung vào các vấn đề sau : +Về nguồn lực tiêu thụ và các đối thủ cạnh tranh : nghiên cứu tình hình các chủ đầu tư cụ thể, nhất là các dự án đầu tư mà họ sắp tiến hành +Về nguồn vốn đầu tư xây dựng (ngân sách, ODA, FDI.. ); các nguồn vay vốn dài hạn và ngắn hạn cùng với lãi suất... + Nghiên cứu quy chế đấu thầu và các thông tư, nghị định, các văn bản mới sửa đổi bổ xung liên quan đến đấu thầu. Trên cơ sở những thông tin này, công ty có thể xây dựng và lựa chọn các chính sách cũng như các chiến lược tranh thầu một cách phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu, tăng khả năng cạnh tranh khi công ty tham gia dự thầu : Các chính sách trong chiến lược marketting của công ty Như chúng ta đã biết quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường vừa là động lực thức đẩy nền kinh tế phát triển, vừa là con đường đưa đến sự diệt vong của các doanh nghiệp yếu kém. Xét trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xây lắp, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng không kém phần khốc liệt, thậm chí còn gay gắt hơn ở một số lĩnh vực khác. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp xây dựng buộc phải học “ làm thị trường”, phải tự tìm tòi các phương pháp, biện pháp và phương thức thích hợp áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một trong những giải pháp quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động marketing. Đối với các doanh nghiệp xây dựng các hoạt động markeing diễn ra một cách thường xuyên, liên tục nhưng tập trung nhất là ở thời điểm doanh nghiệp tham gia tranh thầu. Có thể nói, thực chất của chiến lược marketing xây dựng là chiến lược tranh thầu. Tác dụng và hiệu quả của các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách tiêu thụ và chính sách khuếch trương giao tiếp đều thể hiện ở chỗ doanh nghiệp có thắng thầu hay không. a.Đối với chính sách khuếch trương, giao tiếp. Đặc điểm nổi bật có ảnh hưởng lớn nhất đến chính sách khuếch trương, giao tiếp là marketing xây dựng mang tính chất trực tiếp và cá biệt khách hàng xây dựng không phải là quảng đại quần chúng. Do đó biện pháp giao tiếp trực tiếp có ý nghĩa quan trọng nhất. + Giao tiếp với các tổ chức tài chính. + Giao tiếp với các đối tác cung ứng vật tư thiết bị. Vật tư thiết bị là yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu cho việc thi công xây dựng công trình. Việc giao tiếp với đối tác này tạo mối quan hệ ổn định làm ăn lâu dài, giúp cho công ty có vật tư thiết bị đầy đủ kịp thời cho việc thi công tránh gián đoạn dẫn đến kéo dài thời gian thi công. Việc tạo mối quan hệ tốt với các đối tác này ở các địa phương nơi có công trình của công ty thắng thầu chuẩn bị khởi công cũng làm giảm chi phí vận chuyển bảo quản từ đó tiết kiệm chi phí dẫn đến giảm giá dự thầu. + Giao tiếp với các cơ quan liên quan đến công trình được đấu thầu. b.Đối với chính sách sản phẩm. Chính sách sản phẩm luôn giữ vai trò then chốt trong marketing. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ trong các chỉ tiêu xét thầu thì chỉ tiêu giá cả được xem xét sau khi các chỉ tiêu liên quan đến việc tạo ra công trình gồm chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng, chỉ tiêu kinh nghiệm, năng lực nhà thầu ; và chỉ tiêu tiến độ thi công đã đạt mức tiêu chuẩn trở lên c.Đối với chính sách phân phối tiêu thụ. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm xảy ra trước khi sản phẩm được chế tạo, tức là từ khi công ty tham gia tranh thầu. Đây thực sự là một quá trình kéo dài qua các giai đoạn tranh thầu, thương thảo và ký hợp đồng, triển khai thi công xây dựng, nghiệm thu kỹ thuật và thanh toán khối lượng trung gian, nghiệm thu bàn giao công trình, thanh quyết toán hợp đồng và bảo hành công trình. d.Đối với chính sách giá Công ty cần phải thận trọng trong việc xây dựng chính sách giá khi đưa ra chiến lược giá tranh thầu. Giá tranh thầu phải đủ lớn đủ trang trải chi phí và đảm bảo lợi nhuận mục tiêu nhưng cũng phải đủ nhỏ để có khả năng thắng thầu. Biện pháp 4 : Quản lý nhân viên. Kiểm tra chặt chẽ và theo dõi nhữnh nhân viên của công ty,nếu làm v iệc có hiệu quả hay không thì nên có thưởng và phạt để khuyến khích nhân viên làm việc hăng say và có hiệu quả hơn tạo điều kiện tốt để phát triển. III.Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác đấu thầu của công ty. Kiến nghị đề nghị bộ GTVT và kiến nghị với nhà nước tăng cường vốn để công ty có thể thực hiện công tác kinh doanh và công tác đấu thầu , tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển một cách hiệu quả nhất. Kết Luận Đấu thầu là một hoạt động còn mới ở nước ta, việc áp dụng phương thức này trên cả phương diện quản lý nhà nước cũng như ở góc độ chủ đầu tư và các doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có sự thích ứng dần mới mong đatj được hiệu quả như mong muốn.Tuy nhiên, do việc tham dự đấu thầu có vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh cua các doanh nghiệp ,quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp này trong cơ chế thị trưòng , nên việc coi trọng và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu của mình đối với các doanh nghiệp có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Trên cơ sở lý luận về đấu thầu , sau qua trình xem xét công tác đấu thầu tại ccông ty thiết bị điện tử GTVT, bài viết này đã phân tích và đóng góp một số biện pháp cùng các kiến nghị để nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác đấu thầu tại công ty,với mục đích nâng cao khả năng trúng thầu từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.Tôi mong rằng những ý kiến đóng góp của mình được xem xét, ghi nhận, đồng thời cũng hy vọng với những nỗ lực và khả năng của mình,công ty se không ngừng khẳng định vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp nhà nước , đóng góp hơn nữa vào tiến trình phát triển chung của nên kinh tế đất nước. Công ty xây dựng Sông Đà II là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà (Bộ xây dựng) được thành lập theo quyết định số131 A/BXD-TCLĐ. Công ty có hơn 1000 cán bộ công nhân viên lành nghề nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực xây dựng. Qua gần 40 năm hoạt động công ty đã và đang tham gia hoạt động xây dựng nhiều công trình quan trọng như: Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Nhà máy thủy điện Thác Bà, Nhà máy giấy Bãi Bằng, Nhà máy xi măng Bút Sơn. Nhà máy mía đường Hoà Bình, Công trình thủy điện Nậm La - Lào, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, Đường quốc lộ 1A, các trạm biến áp... và hàng trăm công trình có quy mô khác. Các công trình do công ty thi công, vận hành có hiệu quả và được đánh giá là những công trình đạt chất lượng cao. Từ năm 1960 đến năm 1999 công ty đã được Nhà nước tặng một huân chương độc lập hạng ba, hai huân chương lao động hạng nhất, hai huân chương lao động hạng hai, hai huân chương lao động hạng ba và được bộ xây dựng và công đoàn ngành xây dựng Việt Nam tặng 10 huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng Việt Nam. Trong quá trình phát triển, công ty đã trải qua nhiều bước đi thăng trầm, nhưng toàn bộ quá trình phát triển của công ty từ khi thành lập tới nay có thể khái quát thành 2 giai đoạn phát triển chính: 1. 1. Giai đoạn từ khi thành lập (1960) đến khi được xắp xếp lại(1993) Tiền thân của công ty xây dựng Sông Đà II là một đơn vị xây dựng thuộc "Công ty xây dựng thuỷ điện Thác Bà" mà hiện nay là Tổng Công ty xây dựng Sông Đà được thành lập từ năm 1960 với nhiệm vụ ban đầu là xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà. Sau khi hoàn thành nhà máy thủy điện Thác Bà công ty tiếp tục xây dựng các công trình lớn khác như: Nhà máy dệt Minh Phương - Việt Trì, Nhà máy giấy Bãi Bằng... Năm 1975, để chuẩn bị cho việc khởi công xây dựng Thủy điện Sông Đà (1979), Tổng công ty xây dựng thủy điện Sông Đà ra đời trên cơ sở "Công ty xây dựng thủy điện Thác Bà" trước đây và công ty xây dựng Sông Đà II trở thành 1 đơn vị nằm trong tổ chức sản xuất liên hợp khép kín của Tổng công ty với nhiệm vụ thi công các công trình phụ trợ phục vụ cho việc xây dựng và vận hành Nhà máy Thủy điện Hoà Bình. Trong quá trình tham gia thi công công trình công ty xây dựng Sông Đà II đã hoàn thành vượt mức kế hoạch nhiều hạng mục công trình với chất lượng đảm bảo, góp phần cùng Tổng công ty xây dựng Sông Đà đã hoàn thành công trình thế kỷ - Thủy điện Sông Đà vào năm 1994. Tóm lại, đặc trưng nổi bật trong giai đoạn phát triển này của công ty là tham gia thi công những công trình trọng điểm của đất nước. Qua đó những nhười thợ xây dựng của công ty đã trưởng thành về mọi mặt, đặc biệt là trình độ tay nghề được nâng cao đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi về mặt kỹ thuật. 1. 2. Giai đoạn sau khi sắp xếp lại (3/1993) đến nay. Cũng như các Doanh nghiệp Nhà nước khác cần được xắp xếp lại cho phù hợp với tình hình và định hướng phát triển kinh tế đất nước trong nền kinh tế chuyển đổi. Ngày 26/3/1993, căn cứ vào quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ra quyết định số 131A/BXD - TCLĐ thành lập lại công ty xây dựng Sông Đà II trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà theo hình thức hạch toán kinh tế độc lập. Quyết định này đã đánh dấu một bước chuyển mới trong quá trình phát triển của công ty, cho phép công ty có đầy đủ điều kiện để phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, năng động sáng tạo tìm ra phương hướng và biện pháp phát triển của mình nhằm hoạt động có hiệu quả phù hợp với cơ chế kinh tế mới. Trong giai đoạn này, bên cạnh việc thực hiện thi công các công trình do Tổng công ty giao cho thì công ty cũng đã tự mình tìm kiếm và tiêu thụ sản phẩm xây lắp thông qua đấu thầu. Để thích ứng với nền kinh tế thị trường, công ty đã và đang đa dạng hoá ngành nghề hoạt động nâng cao và cải tiến năng lực máy móc thiết bị thi công, mở rộng thị trường tìm kiếm và huy động thêm các nguồn vốn. Chính từ hướng đi đúng đắn kể trên công ty xây dựng Sông Đà II đã tìm cho mình một chỗ đứng tại thị trường xây dựng Việt Nam và thị trường xây dựng Lào qua việc trúng thầu xây lắp một số công trình lớn, có tính chất quan trọng như: Đường Láng - Hoà Lạc (gói thầu số 9 và 10), Đường quốc lộ 1A (Hà Nội-Bắc Ninh), Thủy điện Nậm La (Lào), Thủy điện Xiềng Khọ (Lào)... là các dự án đấu thầu quốc tế có quy mô lớn và vừa, hình thức đấu thầu phức tạp, nhờ đó đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu. Trong những năm qua các công tác đấu thầu tiếp thị đã đạt được một số kết quả đáng kể đó là: giá trị đấu thầu so với giá trị xây lắp chiếm tới 42% năm 1996, 65%năm1997, 75% năm 1998, 95% năm 2000. Giá trị trúng thầu (trong 5 năm gần đây) mỗi năm bình quân 85 tỷ. Đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng được cải thiện, nâng cao về mọi mặt. Hiện nay công ty đang tập trung nâng cao mọi mặt năng lực máy móc thiết bị, đầu tư chiều sâu để thực hiện và sẵn sàng nhận thầu xây lắp thi công các công trình xây dựng khác. 2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty như sau: Phòng kinh tế kế hoạch Giám đốc công ty Phó giám đốc kinh tế Phó giám đốc cơ giới vật tư Phó giám đốc kỹ thuật chât lượng Phòng kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Phòng vật tư thiết bị Phòng tổ chức hành chính * Giám đốc công ty: là người lãnh đạo cao nhất, là người chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về việc thực hiện kế hoạch được giao và điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. * Phó giám đốc kinh tế: giúp giám đốc công ty trong công tác kinh tế kế hoạch, định mức đơn giá dự toán và tiền lương, công tác hạch toán kinh tế, công tác tiếp thị đấu thầu, thu hồi vốn. * Phó giám đốc cơ giới vật tư: Giúp giám đốc trong việc lập kế hoạch theo dõi, quản lý vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ xây dựng. * Phó giám đốc kỹ thuật chất lượng giúp giám đốc công ty về các mặt giải pháp kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ an toàn các công trình cho công ty thi công. * Phòng kinh tế kế hoạch: Là cơ quan tham mưu giúp giám đốc trong các khâu xây dựng và chỉ đạo công tác kế hoạch, công tác kinh tế, công tác giao tiếp, công tác tiếp thị và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của công ty. Nhiệm vụ cụ thể của các công tác như sau : a. Công tác tiếp thị - Theo dõi các nguồn thông tin trong và ngoài nước về đầu tư xây dựng ở Việt Nam, các nghị quyết, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước về đầu tư xây dựng nói chung và chính sách về xây dựng nói riêng để xác định định hướng cho công tác tiếp thị của công ty. - Xem xét cân đối khả năng về lực lượng, trình độ để phân giao các công trình cho các doanh nghiệp thành viên dự thầu. - Xác định các thị trường xây dựng, các công trình khả thi, nguồn vốn, chủ đầu tư, thời gian tiến hành xây dựng, các đối tác cạnh tranh, quy mô và tính chất công trình, khả năng tham gia của công ty và các tài liệu khác để phân tích đánh giá và phân loại công trình, trình giám đốc về phương án tham gia dự thầu. - Chuẩn bị các mẫu hồ sơ của công ty liên quan đến công tác đấu thầu (giấy phép hành nghề, đăng ký kinh doanh, các năng lực của công ty, quan hệ bảo lãnh tín dụng...) để công ty dự thầu hoặc cung cấp cho các doanh nghiệp khi được công ty uỷ quyền dự thầu. b. Công tác kế hoạch - Xây dựng kế hoạch sản xuất kế hoạch hàng năm, hàng quý, hàng tháng cho công ty để báo cáo với tổng công ty. - Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch, các mục tiêu tiến độ công trình, phân tích đánh giá để tham mưu cho giám đốc trong công tác chỉ đạo điều hành sản xuất, công tác điều động nhân lực, thiết bị máy móc các phương án thi công đảm bảo các mục tiêu kế hoạch đề ra. c. Công tác kinh tế - Trực tiếp lập kế hoạch, thu hồi vốn đối với các công trình do công ty chỉ đạo tập trung. - Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng các định mức và đơn giá mới, hướng dẫn việc áp dụng để đưa vào tính toán trong các dự toán. - Quản lý các định mức đơn giá mới, các chế độ phụ phí dựa vào các chính sách chế độ của Nhà nước và điều kiện cụ thể của mỗi công trình mà đề xuất, bổ xung sửa đổi để có cơ sở làm việc với ban quản lý công trình và các cơ quan Nhà nước, áp dụng vào giá công trình đảm bảo hạch toán kinh doanh. d. Công tác hợp đồng kinh tế Dự thảo các hợp đồng kinh tế cho giám đốc ký kết thi công các công trình được Nhà nước giao thầu, các hợp đồng từ công trình đấu thầu với các chủ đầu tư. Các hợp đồng kinh tế liên doanh, liên kết để dự thầu công trình, các hợp đồng kinh tế trong các liên doanh khi công ty là B phụ. e. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản - Quản lý về đầu tư máy móc thi công dựa trên nhiệm vụ, sản xuất cân đối và tổng hợp nhu cầu máy móc thiết bị cần trang bị. Quản lý đầu tư các công trình xây dựng. Quản lý sau đầu tư: Phối hợp với các đơn vị vận hành để đánh giá, kết luận hiệu quả cuả việc đầu tư. * Phòng kỹ thuật Phòng kỹ thuật chất lượng - an toàn là một bộ phận chức năng giúp việc cho giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý chất lượng - an toàn, tiến độ thi công các công trình, các hoạt động khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Với công tác chất lượng: - Tiếp nhận quản lý hồ sơ kỹ thuật công trình bao gồm: Hồ sơ thiết kế, hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật và bàn giao công trình. - Cùng với các đơn vị tính toán bóc tách khối lượng, lập biện pháp và tiến độ thi công, tính toán nhu cầu vật tư, thiết bị, nhân lực cho từng công trình trước khi thi công. Cùng với phòng kinh tế kế hoạch tính toán dự toán thi công. - Cùng với phòng kinh tế kế hoạch và các đơn vị liên quan tính toán lập hồ sơ dự thầu các công trình. * Phòng tài chính kế toán Có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính, cung cấp tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như cho các xí nghiệp và các đội sản xuất trực thuộc, lập báo cáo tài chính hàng kỳ, xác định mức vốn lưu động phù hợp, xác định tổ chức nguồn vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, huy động nguồn vốn sẵn có vào sản xuất kinh doanh. * Phòng tổ chức hành chính Có nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến tổ chức quản lý, xây dựng các chức năng và nhiệm vụ cho các bộ phận thực hiện tuyển chọn đề bạt sử dụng cán bộ, lập kế hoạch về nhu cầu lao động, đào tạo phục vụ kịp thời cho nhu cầu thực hiện sản xuất kinh doanh. * Phòng vật tư cơ giới Có nhiệm vụ tổ chức cung ứng vật tư kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng và chủng loại, lập kế hoạch về cung ứng vật tư, tổ chức khai thác, sản xuất, thu mua, vận chuyển, bốc rỡ vật tư, giám sát tình hình sử dụng vật tư, thiết bị. Quản lý và theo dõi tình trạng máy móc thiết bị, sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị của công ty. Như vậy sự hợp tác chuyên môn hoá giữa các phòng ban trong công ty được tiến hành một cách chặt chẽ và có mối liên hệ mật thiết tương hỗ lẫn nhau. Công việc của bộ phận này được sự giúp đỡ và hợp tác của các bộ phận khác. 2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty được bố trí theo sơ đồ với 6 đơn vị thành viên đặt dưới sự quản lý của cơ quan công ty, dưới các xi nghiệp là các đội công trình trực thuộc với nhiệm vụ cụ thể như sau: cn. Hà nội xn 205 xn 204 xn 203 xn 202 xn 201 Cơ quan công ty - Xí nghiệp 201 là đơn vị chuyên sản xuất vật liệu đá. - Xí nghiệp 202 là đơn vị xây dựng thủy lợi và công trình công nghiệp nhỏ. - Xí nghiệp 203 là đơn vị quản lý thi công cơ giới. - Xí nghiệp 204 là đơn vị thi công các công trình ở Lào (năm 2000 do gặp khó khăn đã chuyển hướng nhận các công trình điện nhỏ trong nước). - Xí nghiệp 205 là đơn vị thi công cầu đường. - Chi nhánh Hà Nội là đơn vị có truyền thống xây dựng dân dụng và công nghiệp. Bên dưới sự quản lý của các xí nghiệp là các đội công trình trực tiếp tham gia thi công xây dựng các công trình. II. Năng lực hiện tại của công ty 1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh Theo giấy phép hành nghề kinh doanh số "493BXD/CSKD" ngày 18/11/1997 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Tây cấp, Công ty xây dựng Sông Đà II có năng lực ngành nghề như sau: - Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng tới quy mô lớn; nhóm A - Xây dựng công trình thủy lợi: đê, đập, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu. - Xây dựng công trình Giao thông: Đường bộ tới cấp 1, sân bay, bến cảng. - Lắp đặt thiết bị Cơ - Điện - Nước công trình, kết cấu và cấu kiện phi tiêu chuẩn, đường dây và trạm biến áp điện. - Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đắp nền, đào đắp công trình. - Thi công các loại mỏng; khoan phun vữa xi măng - hoá chất. - Thi công bằng phương pháp khoan mổ mìn các công trình hồ. - Sản xuất vật liệu, cấu kiện xây dựng. - Kinh doanh vật tư vật liều xây dựng. Như vậy công ty xây dựng Sông Đà II có ngành nghề kinh doanh rộng tạo ra khả năng nhận thầu thi công và thực hiện khá đa dạng về chủng loại công trình và chủng loại công việc xây dựng. Cùng với điều đó đối tượng phục vụ của công ty cũng đa dạng và thuộc nhiều khu vực khác nhau nên trong quá trình tìm kiếm thông tin và tạo lập quan hệ cần nắm bắt được đặc điểm khác biệt và có biện pháp tiếp thị phù hợp với từng đối tượng phục vụ. Thêm vào đó, với năng lực ngành nghề đa dạng tạo ra lợi thế về khả năng thắng thầu của công ty trong việc thực hiện các loại hợp đồng trọn gói và hợp đồng chìa khoá trao tay. 2. Đặc điểm về máy móc thiết bị và nguyên vật liệu: Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh là bộ phận của tài sản cố định có giá trị lớn thời gian sử dụng lâu dài và có đặc điểm tham gia vào nhiều chu trình sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất bị hao mòn dần dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh, hình thái vật chất ban đầu được giữ nguyên cho đến lúc hư hỏng. Do đặc điểm ngành xây dựng là một ngành sản xuất vật chất đặc thù, chu kỳ sản xuất thường kéo dài, khối lượng công việc lớn đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau. Vì vậy, để tham gia thi công xây lắp công ty phải có nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau và đủ lớn tương xứng với yêu cầu của công việc. Với năng lực hiện có về máy móc thiết bị (bảng 1) công ty hoàn toàn có khả năng tự chủ cao trong sản xuất, đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách liên tục, độc lập đáp ứng được yêu cầu về máy móc thiết bị thi công của bên mời thầu. Tuy nhiên, với năng lực máy móc hiện có như trên chỉ giúp công ty giành được ưu thế khi tham gia tranh thầu những công trình có giá trị vừa và nhỏ ở thị trường trong nước. Còn đối với những công trình có giá trị lớn khi có sự tham gia tranh thầu của các nhà thầu nước ngoài cũng như khi tham gia tranh thầu các gói thầu ở thị trường nước ngoài thì năng lực máy móc thiết bị của công ty lại thiếu đồng bộ, công nghệ lạc hậu so với đối thủ. Thêm vào đó do cơ chế quản lý chưa hợp lý, nôn nóng khi xét duyệt dự án đầu tư lớn như dây truyền thi công đường bộ nhất là trong giai đoạn đầu tư trạm trộn Lu Đầm thể hiện việc nghiên cứu không thấu đáo thị trường, chủng loại thiết bị và thời điểm đầu tư kết hợp với việc vận hành, quản lý máy móc thiết bị chuyên dùng, thiếu kinh nghiệm. Qua 3 năm triển khai dự án đầu tư máy móc thiết bị thi công đường giá trị lớn (trên 45 tỷ) nhưng hiệu quả rất thấp, nhất là chạm trộn và máy rải, lu lốp chiếm gần 18 tỷ giá trị đầu tư nhưng qua 3 năm mới tham gia làm ra sản phẩm trộn rải bê tông atphan chưa đến 6 vạn tấn-tức cả dây chuyền trộn-rải-lu đầm mới khấu hao chưa được 50 triệu. Gánh nặng lãi vay ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hạch toán sản xuất kinh doanh. Về nguyên vật liệu phục sản xuất. Đây là yếu tố đầu vào phục vụ chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn khoảng 60%-70% tổng giá trị công trình. Chất lượng, độ an toàn của công trình phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của nguyên vật liệu. Bảng 1: Thiết bị của Doanh nghiệp TT Loại và mã hiệu Nước SX S. Lượng (Cái) Công suất Thông số KT chính I Ôtô các loại 86 1 Ôtô KRAZ 3256b L. Xô 23 240CV 12 Tấn 2 Ôtô KAMAZ - 55111 L. Xô 10 210 CV 13 Tấn 3 Ôtô MAZ - 5549;5551 L. Xô 10 180 CV 8 - 10 Tấn 4 Ôtô IFA - W50 Đức 1 125 CV 5 Tấn 5 Ôtô ZIL - 555;130 L. Xô 5 150 CV 5 Tấn 6 Ôtô téc GA3 - 53 L. Xô 2 115 CV 2 Tấn 7 Ôtô G. phóng CA3102K2 - 5 TQ 35 139 CV 5 Tấn II Máy xúc, đào các loại L. Xô 15 1 Máy xúc dầu bánh lốp - ZL40B TQ 1 2. 2M3 2 Máy xúc dầu bánh lốp TO 18; T156 L. Xô 2 130 CV 1. 2 - 1. 5 M3 3 Máy xúc SAMSUNG HQ 4 130 CV 0. 6 - 0. 8 M3 4 Máy xúc HITACHI Nhật 1 130 CV 1. 2 M3 5 Máy đào bánh xích CAT - 330B Mĩ 1 222 CV 1. 5 M3 6 Máy đào bánh xích EO - 4224 L. Xô 4 108 CV 1 M3 7 Máy đào bánh lốp ROBEX - 220W - 2 HQ 2 139 CV 0. 85 M3 III Máy ủi, san đầm, lu 32 1 Máy ủi T170M; T130; DT75 L. Xô 12 75-170 2 Máy ủi KOMMATSU Nhật 5 160 CV 3 Máy san tự hành KOMMATSU GD 611A - GD521A Nhật 2 155 CV 4 Máy đầm rung SD - 180 Mĩ 1 230 CV 35 Tấn 5 Máy đầm rung BITELLI - C100 AL Ytaly 2 105 CV 25 Tấn 6 Máy đầm lốp DY - 16B L. Xô 1 240 CV 25 Tấn 7 Máy lu bánh lốp - RG - 248 Ytaly 1 65KW 25 Tấn 8 Máy lu bánh thép các loại Nhật ý 5 6 – 10 Tấn 9 Máy lu rung SD - 175 D Mĩ 1 230 CV 17. 5 Tấn 10 Máy lu rung SD - 150 D Mĩ 1 15 Tấn 11 Máy lu rung SD - DYNAPAC Nhật 1 85 CV 20 Tấn IV Cần trục các loại 12 1 Cần trục lốp các loại L. Xô 8 75 - 180 9 – 125 Tấn 2 Cần trục xích DEK 251 L. Xô 1 108 CV 25 Tấn 3 Cần trục tháp KB 403; 308 L. Xô 2 30KW 5 – 8 Tấn 4 Cẩu giàn KMS L. Xô 1 160KW 10 Tấn V Máy công cụ 65 1 Máy tiện vạn năng L. Xô 2 3- 10KW 2 Máy khoan BMK - 4 L. Xô 4 5. 5 KW D102mm 3 Máy khoan CBY - 100H L. Xô 1 D102mm 4 Máy ép khí các loại L. Xô 6 4. 5 – 20 m3/ph 5 Máy phát điện 125 L. Xô 4 125KVA 6 Máy phát điện POLYMA Đức 2 38KVA 7 Máy phát điện KOPUTA Nhật 1 1. 2KW 8 Máy bơm nước các loại L. Xô 12 10-40 m3/h 9 Máy hàn xoay chiều L. Xô 13 17KW;34 10 Máy uốn, cắt sắt TQ 4 11 Máy đóng cọc L. Xô 1 1. 2 Tấn 12 Dàn ép cọc EC 60 - EC 100 L. Xô 2 60 – 100 Tấn 13 Máy trộn bê tông TQ 10 350lít - 500lít 14 Máy tuốt thép CMK 357 L. Xô 2 15 Máy mài 2 đá 3B 633 L. Xô 1 4KW 16 Máy ép bấc thấm Mĩ 1 17 Máy dải nhựa đường BITILLI - BB 670 Ytaly 2 119 CV 500 Tấn/ca 18 Máy dải BT átphan MITSIMOTO Nhật 1 85 CV 250 Tấn/ca VI Các trạm và thiết bị khác 47 1 Trạm átphan SD 80 Đức 1 80 Tấn/h 2 Dây chuyền đúc cống ly tâm VNam 2 50KW D1000-2000 3 Trạm nghiền sàng CM8; CMD 186 L. Xô 3 15-33 m3/h 4 Trạm nghiền sàng Nordberg P. Lan 1 150T/h 100 m3/h 5 Giáo chồng các loại D54 - D76 VNam 12 bộ 6 Giáo xây 200 m2 các loại D42 VNam 13 bộ 7 Tầu thuyền các loại L. Xô 2 8 Bộ đầm dùi + đầm bàn các loại L. Xô 2 9 Bộ máy búa phá bê tông TQ 10 10 Máy kinh vĩ THEO 020B Đức 2 SET 2C 11 Thuỷ bình AX - 1S Đức 2 12 Mia + Thước NIVA Đức 4 Như vậy, việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu cùng với một hệ thống cung ứng nguyên vật liệu tốt sẽ góp phần nâng cao chât lượng công trình giảm chi phí sản xuất. Đối với công ty xây dựng Sông Đà II, tận dụng khai thác được các nguyên vật liệu cho thi công các công trình là phương châm của công ty. Khai thác nguyên vật liệu theo phương châm này vừa tránh được chi phí vận chuyển bốc rỡ vừa đảm bảo được nhu cầu kịp thời cho thi công. Từ đó góp phần giảm giá dự thầu xây lắp. Để làm được điều đó công ty luôn cố gắng tạo lập và duy trì mối quan hệ với các nhà cung ứng trên địa bàn hoạt động của mình để có được nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng mà vẫn tiết kiệm được chi phí, thu mua với giá phù hợp, đồng thời tích cực tìm kiếm những đối tác cung ứng mới. 3. Đặc điểm về lao động Lao động trong xây lắp là nhân tố quyết định nhất trong quá trình sản xuất với các ngành khác, lao động trong xây lắp không ổn định, thay đổi theo thời vụ hoạt động trên địa bàn rộng khắp. Bảng 2. 1: Cán bộ kỹ sư, kỹ thuật và nghiệp vụ của doanh nghiệp STT Cán bộ chuyên môn và KT theo nghề Số lượng Số năm trong nghề Đã có kinh nghiệm Qua các công trình 5 năm 10 năm 15 năm Tổng số 291 47 114 130 Quy mô lớn cấp I 1 Kỹ sư xây dựng 49 15 19 15 Quy mô lớn cấp I 2 Kỹ sư thuỷ lợi 24 4 8 12 Quy mô lớn cấp I 3 Kỹ sư cầu đường 20 2 10 8 Quy mô lớn cấp I 4 Kỹ sư mỏ, khoan nổ, trắc đạc 8 5 3 Quy mô lớn cấp I 5 Kỹ sư động lực+ Cơ khí, máy 13 7 6 Quy mô lớn cấp I 6 Kỹ sư cầu hầm, XD ngầm 7 2 3 2 Quy mô lớn cấp I 7 Kỹ sư điện + Cấp thoát nước 8 3 5 Quy mô lớn cấp I 8 Cử nhân kinh tế + TCKT 33 10 14 9 Quy mô lớn cấp I 9 Các loại kỹ sư khác 26 3 11 12 Quy mô lớn cấp I 10 Trung cấp 85 11 29 45 Quy mô lớn cấp I 11 Sơ cấp + Cán sự 18 5 13 Quy mô lớn cấp I Trong công tác đấu thầu lao động là một trong các tiêu chuẩn để nhà thầu xét thầu nó có ảnh hưởng đến việc thắng thầu hay không của tổ chức xây dựng. Như vậy muốn giành thắng lợi khi tham gia dự thầu tổ chức xây dựng phải có một đội ngũ công nhân thực sự có năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao, phải có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, năng lực trong việc quản lý và thực hiện hợp đồng. Hiện nay, công ty xây dựng Sông Đà II có 1227 cán bộ công nhân viên. Trong đó, số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên chiếm 15, 32% số cán bộ có trình độ trung cấp chiếm 6, 9%, lực lượng công nhân sản xuất chiếm 76, 28%, không có công nhân có tay nghề bậc 1 và bậc 2. Với cơ cấu lao động như vậy có thể thấy công ty có một lực lượng lao động với chất lượng tương đối cao, có sự chuyên môn hoá theo ngành nghề. (Bảng 2)Tạo ra ưu thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu. Bảng 2. 2: Công nhân kỹ thuât của doanh nghiệp STT Công nhân theo nghề Số lượng Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Tổng số 936 287 288 253 101 7 I Công nhân XD 254 96 73 57 28 1 Mộc, nề, sắt, bê tông 134 53 37 30 14 2 Sơn, vôi, kính 40 14 10 9 7 3 Lắp ghép cấu kiện, đường ống 29 5 11 9 4 4 CN Chuyên ngành đường bộ 51 24 15 9 3 II Công nhân cơ giới 286 62 108 74 42 1 Đào, xúc, ủi, san, cạp, gạt, l._. 1 2 3 4 5 6 Mục tiêu lợi nhuận Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật Mức độ quen thuộc với gói thầu Khả năng đáp ứng tiến độ thi công Khả năng đáp ứng về năng lực thi công Đánh giá về đối thủ cạnh tranh 30 20 15 5 10 20 Trên cơ sở danh mục các chỉ tiêu và thang điểm cũng như trọng số về các chỉ tiêu trên ta đi vào phân tích một ví dụ cụ thể: “sửa chữa nâng cấp trường tiểu học Thái Thịnh – Quận Đống Đa”, địa điểm xây dựng tại Hà Nội; pháp nhân đấu thầu “ Công ty” giá trị đấu thầu 1.173.000.000 đồng TT Chỉ tiêu Trạng thái Điểm Trọng số Kết quả 1 2 3 4 5 6 Mục tiêu lợi nhuận Khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật Mức độ quen thuộc với gói thầu Khả năng đáp ứng tiến độ thi công Khả năng đáp ứng năng lực thi công Đánh giá về đối thủ cạnh tranh TB Rất cao TB Cao Rất cao Mạnh 2 4 2 3 4 1 0,3 0,2 0,15 0,05 0,1 0,2 0,6 0,8 0,3 0,15 0,4 0,2 Tổng số điểm 2,45 Khả năng thắng thầu đối với gói thầu này . 100 = 61, 25%. Với kết quả tính toán, Công ty nên tham gia tranh thầu với gói thầu này và thực tế công ty đã trúng thầu công trình này và ký hợp đồng ngày 1/9/2000 Như vậy, phương pháp này đã được lượng hoá được sự ảnh hưởng của các nhân tố cần xem xét và cho phép công ty đáp ứng yêu cầu phản ứng nhanh khi ra quyết định tranh thầu. Đây là phương pháp có tính khả thi rất cao. Phương pháp vừa dùng cho việc ra quyết định trước khi lập phương án và chiến lược tranh thầu, vừa dùng cho việc ra quyết định trước khi nộp hồ sơ dự thầu. Khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý rằng, tính đúng đắn của quyết định được đưa ra phụ thuộc rất lớn vào việc phân tích và xác định chính xác trạng thái của từng chỉ tiêu, cũng như tầm quan trọng của nó. Để tránh việc bỏ lỡ cơ hội hoặc gây thiệt hại do việc đưa ra quyết định sai Công ty cần có biện pháp đảm bảo độ tin cậy của thông tin và phân tích cẩn thận trạng thái của các chỉ tiêu ngay từ vòng ra quyết định thứ nhất. Biện pháp 2: Tổ chức bộ máy đấu thầu của công ty cho phù hợp với yêu cầu của thị trường Như đã phân tích ở phần thực trạng, công ty chưa tổ chức được bộ phận chuyên trách làm công tác dự thầu dẫn đến sự phân tán trong quản lý và các cán bộ tham gia thực hiện những khâu quan trọng trong việc lập hồ sơ dự thầu phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Điều đó có ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả công tác đấu thầu nói chung cũng như chất lượng hồ sơ dự thầu và toàn bộ quá trình đấu thầu nói riêng. Để đấu thầu và thắng thầu có hiệu quả thì việc tổ chức lại bộ máy đấu thầu là điều kiện hết sức quan trọng. 1) Nguyên tắc tổ chức bộ máy đấu thầu của công ty. a. Nguyên tắc tập chung chuyên môn hoá Yêu cầu của chủ đầu tư, sự nghiêm ngặt của các nhà tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu và đặc biệt là các yêu cầu về chất lượng, hiệu quả của việc xây dựng hồ sơ dự thầu có sức cạnh tranh lớn trong điều kiện đấu thầu rộng rãi đòi hỏi công ty phải có một tổ chức đấu thầu tập trung, thống nhất và chuyên môn hoá. b. Nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức đấu thầu của công ty với các lực lượng chuyên môn hoá tại các xí nghiệp thành viên. Công ty là đơn vị trung tâm điều hành mọi công việc chung còn các xí nghiệp trực thuộc được phân bổ trên hầu hết các địa phương. Các công trình dự án đầu tư, xây dựng trải rộng trên địa bàn rộng, trong cùng một thời điểm, công ty có thể phải tham gia đấu thầu nhiều gói thầu. Hơn nữa, chi phí phục vụ công tác đấu thầu không nhỏ, nhất là các chi phí khảo sát hiện trường, tìm nguồn nguyên vật liệu, giao dịch với chính quyền địa phương... Nguyên tắc này cho phép công ty sử dụng chuyên gia, lực lượng chuyên môn kỹ thuật nằm tại các xí nghiệp để tận dụng các ưu thế của họ và tiết kiệm chi phí. c. Nguyên tắc đảm bảo bí mật Đấu thầu là một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp xây dựng. Để chiến thắng trong cạnh tranh, các doanh nghiệp không chỉ tìm hiểu đối thủ, quyết định tham gia đấu thầu gói thầu nào, mà điều vô cùng quan trọng là phải giữ bí mật nội dung của hồ sơ dự thầu từ khi bắt đầu chuẩn bị hồ sơ cho đến khi công bố thắng thầu. Việc lựa chọn nhân sự cũng như sắp xếp công việc cho từng chuyên gia phải xuất phát từ nguyên tắc này. Cụ thể: - Việc quyết định giá bỏ thầu chỉ được lãnh đạo cao nhất của công ty quyết định cùng với một đến hai chuyên gia tin cậy nhất đã được kiểm tra. - Việc quyết định giá bỏ thầu chỉ được quyết định sát với thời điểm nộp hồ sơ dự thầu cho chủ đầu tư. - Các chuyên gia của tổ chức đấu thầu phải được lựa chọn kỹ, là những người gắn bó, trung thành với sự tồn tại và phát triển của công ty. d. Nguyên tắc luân phiên giữa chuyên gia đấu thầu và chuyên gia điều hành dự án khi thắng thầu. Chuyên gia đấu thầu Chuyên gia kỹ sư điều hành dự án Việc luân phiên này sẽ đảm bảo việc bổ sung kiến thức thực tiễn cho cán bộ chuyên gia đấu thầu. 2) Yêu cầu đối với chuyên gia trong tổ chức đấu thầu của công ty a. Được đào tạo chính quy và đào tạo lại cho phù hợp với thực tiễn. Đấu thầu xây dựng là tổng hoà của các lĩnh vực quản lý kinh tế và kinh doanh của doanh nghiệp, chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nhà thầu quốc tế và những quy định chặt chẽ của tư, vấn giám sát, mặt khác công nghệ xây dựng ngày nay thay đổi về cơ bản. Trong khi đó, các chuyên gia có kinh nghiệm nhất của công ty được đào tạo trước những năm 90 theo các công trình cũ, do đó cần phải được đào tạo. Số kỹ sư, chuyên gia mới ra trường tuy được đào tạo chính quy nhưng lại chưa có thực tiễn, đồng thời việc tiếp thu kiến thức từ thực tiễn của nhà trường đào tạo chưa theo kịp diễn biến thực tế của quá trình cạnh tranh gay gắt trong thị trường xây dựng, do đó cần tiếp tục được đào tạo lại. b. Năng động, chính xác phù hợp với thị trường Quá trình đấu thầu như một cỗ máy hoàn chỉnh chạy hết công suất, vừa phải bảo đảm chính xác nhưng đồng thời vừa phải rất linh hoạt, tuỳ theo mục tiêu của công ty và tuỳ thuộc vào quá trình cạnh tranh. Vì vậy, các chuyên gia được lựa chọn phải bảo đảm yêu cầu này. c. Chuyên sâu một công việc và hiểu biết nhiều lĩnh vực trong hoạt động xây dựng, hoạt động đấu thầu, triển khai các dự án Hoạt động đấu thầu là một dây truyền, các nội dung của hồ sơ đấu thầu có liên quan mật thiết với nhau, đồng thời từng nội dung có những yêu cầu chuyên sâu riêng. Do đó việc bố trí các chuyên gia phải đáp ứng yêu cầu chuyên sâu một lĩnh vực và biết nhiều lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. 3) Hình thành tổ chức đấu thầu xây lắp của Công ty Tổ chức đấu thầu xây lắp của Công ty cần được hình thành một cách trực tiếp, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có phó giám đốc chuyên trách về dự án đấu thầu thông qua một đầu mối tập trung là phòng dự án đấu thầu. Việc bố trí, sắp xếp các nhóm chuyên gia trong phòng dự án đấu thầu của công ty bao gồm : Nhóm chuyên gia về thị trường Chịu trách nhiệm nghiên cứu về thị trường, có rất nhiều loại thị trường nghiên cứu như :Thị trường công việc(thị trường đầu vào ); Thị trường đối tác; Thị trường vật liệu ; Thị trường thiết bị thi công ; Thị trường lao động.... Nhóm chuyên gia về kinh tế Chịu trách nhiệm toàn bộ về nội dung kinh tế các dự án đấu thầu. Thông thường, nội dung kinh tế là yếu tố cơ bản đầu tiên và cuối cùng quyết định sự thành công của quá trình đấu thầu xây lắp (Do họ là người quyết định các yếu tố liên quan đến giá bỏ thầu, thậm chí cả vấn đề lợi nhuận cũng như hiệu quả các dự án ứng dụng sau này ) ã Nhóm chuyên gia về kỹ thuật - công nghệ thi công Nhóm này tập trung giải quyết các vấn đề về kỹ thuật công nghệ của hồ sơ dự thầu, đòi hỏi phải là các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu và thông qua thực tiễn chỉ đạo thi công tại các công trình xây dựng, tốt nhất là các chuyên gia đã từng tham gia các dự án thi công theo tiêu chuẩn quốc tế. PGĐ Giám Đốc PGĐ PGĐ Dự án Các phòng chức năng có liên quan Phòng dự án đấu thầu Các phòng chức năng có liên quan Nhóm chuyên viên thị trường Nhóm chuyên viên kinh tế Nhóm chuyên viên văn phòng phiên dịch Nhóm chuyên viên về thiết bị thi công thí ngiệm Nhóm chuyên viên về kỹ thuật công nghệ thi công Tổ chức đấu thầu tại các xí nghiệp thành viên Sơ đồ tổ chức bộ máy đấu thầu ã Nhóm chuyên gia về thiết bị thi công Thiết bị thi công là yếu tố rất quan trọng đối với việc thi công các công trình xây dựng. Chi phí máy thi công thường chiếm từ 15% đến 25% giá thành xây dựng công trình. Thiết bị thi công không những có ảnh hưởng đến chiến lược đấu thầu về mặt giá thành xây dựng mà còn ảnh hưởng đến năng lực, uy tín, của nhà thầu cũng như ảnh hưởng đến kỹ thuật, công nghệ, phương án thi công. Nhóm chuyên gia về thi công chịu trách nhiệm về việc lựa chọn loại thiết bị phù hợp cho dự án, tính toán chi phí thiết bị cũng như bố trí giây chuyền thiết bị và các vấn đề khác có liên quan, kể cả thiết bị thi công, thiết bị thí nghiệm, các thiết bị phục vụ cho đầu tư và kỹ sư tư vấn. ã Nhóm chuyên gia về thí nghiệm Các dự án xây dựng ngày nay đòi hỏi vấn đề chất lượng rất nghiêm ngặt, có sự giám sát rất chặt chẽ của tổ chức tư vấn bên cạnh chủ đầu tư, tất cả các vvật liệu dưa vào thi công sẽ phải thí nghiệm đủ tiêu chuẩn. Trong thi công, từng hạng mục của công trình xây dựng đều phải được thí nghiệm trước khi chuyển sang hạng mục khác, việc thí nghiệm các yếu tố của dự án là rất quan trọng, nếu thí nghịem chính xác sẽ là cơ sở chắc chắn cho giai đoạn thi công cũng như đảm bảo cho khả năng thắng thầu. Biện pháp 3 : Phát huy các biện pháp cải tiến kỹ thuật và thực hiện đầu tư có trọng điểm,tập trung vào thiết bị xe máy thi công. Năng lực máy móc thíet bị thi công của công ty là khá lớn. Tuy nhiên, trong tổng số máy móc thiết bị và xe máy thi công của công ty thì hơn 50% là do Liên Xô(cũ ) sản xuất và được trang bị từ những năm 80, công suất thực tế tối đa chỉ còn 60% công xuất thiết kế trở xuống, dẫn đến chi phí sử dụng máy cao, chất lượng và tiến độ thực hiện thấp, ảnh hưởng dến khả năng huy động để thắng thầu. Do có những khó khăn về vốn, để khắc phục tình trạng trên, công ty nên tiến hành phân loại số thiết bị xe máy này thành 2 nhóm. + Nhóm 1: Những thiết bị và xe máy còn có khả năng phục hồi và cải tiến nâng cấp. Đây là những thiết bị xe máy thi công còn giá trị sử dụng vào khoảng 40% -60%. Đối với nhóm này cần có kế hoạch cụ thể để sửa chữa và nâng cấp, phát động phong trào cải tiến kỹ thuật trong nội bộ công ty nhằm khôi phục và nâng cao giá trị sử dụng của số thiết bị và xe máy này. Giải pháp áp dụng có thể hướng vào vịêc thay thế từng bộ phận. + Nhóm 2 : Những thiết bị xe máy đã quá cũ và lạc hậu, giá trị sử dụng còn dưới 40%. Loại thiết bị này nên thanh lý để bổ xung vào nguồn vốn đầu tư mới Thêm vào đó, việc đầu tư trang thiết bị máy móc nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu cũng như đáp ứng nhu cầu trong thi công là công việc cần làm ngay. Công ty cần đầu tư 2 chiếc xe ô tô tự đổ HYUNDAI HO với giá khoảng 43000USD/1 chiếc phục vụ cho việc vận chuyển nguyên vật liệu cho việc thi công các công trình phải vận chuyển nguyên vật liệu qua các tuyến đường nhỏ hẹp vì những xe tự đổ hiện đang có tại công ty có kích cỡ lớn khó khăn trong việc vận chuyển và 2 chiếc máy đào KOMATSU trị giá 22. 000. 000 JPY để thay thế cho loại máy cùng chức năng đã quá cũ của Liên Xô. Loại máy đào này sẽ góp phần thay thế máy đào cũ cũng như tăng thêm năng lực thiết bị thi công đường, giành ưu thế khi dự thầu các công trình thuộc lĩnh vực thi công đường. Biện pháp 4 : Điều tra nghiên cứu thị trường và xây dựng các chính sách, chiến lược tranh thầu phù hợp Thông qua điều tra nghiên cứu thị trường công ty sẽ có được những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác đấu thầu, đồng thời mở rộng thị trường hoạt động của công ty. Vì vậy, công ty nên tổ chức đảm nhận thực hiện công việc này (Nếu biện pháp 2 được chấp nhận thì phần việc này sẽ do phòng dự án đấu thầu đảm nhận ). Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường tập trung vào các vấn đề sau : +Về nguồn lực tiêu thụ và các đối thủ cạnh tranh : Nhu cầu đầu tư xây dựng của mọi khu vực (Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, dân cư và nước ngoài ); nghiên cứu tình hình các chủ đầu tư cụ thể, nhất là các dự án đầu tư mà họ sắp tiến hành ; nghiên cứu các chủng loại công trình kèm theo các loại vật liệu và kết cấu xây dựng được tiến hành trong tương lai kịp thời nắm bắt các thông tin gọi thầu của các chủ đầu tư ; trong khi nghien cứu cần chú ý: Do sản phẩm xây lắp có tính cá biệt cao, phụ thuộc vào từng công trình xây dựng mà công ty tham gia đấu thầu. Do vậy, với mỗi công trình khác nhau đòi hỏi công ty phải tập trung điều tra thông tin cần thiết để đưa ra chính sách và chiến lược thích hợp. Đặc điểm này do tính cá biệt và phụ thuộc vào điều kiện địa phương của sản phẩm xây dựng quy định. +Về tư liệu sản xuất đầu vào cho quá trinh xây dựng : Tình hình nguồn nguyên vật liệu xây dựng, giá cả và xác định khả năng mua sắm hay tự sản xuất, tình hình nguồn thiết bị máy móc xây dựng và dự kiến khả năng mua sắm hay đi thuê, nghiên cứu thực hiện sử dụng nguồn tư liệu sản xuất có tại địa phương, nghiên cứu khả năng liên kết với các lực lượng xây dựng tại chỗ. +Về nguồn lao động : Khả năng thuê các loại thợ, nhất là thợ có tay nghề cao ; chi phí có liên quan đến thuê nhân công; khả năng tận dụng lực lượng lao động có tính chất thời vụ cho các công việc không quan trọng, khả năng thuê lao động tại chỗ. +Về nguồn vốn đầu tư xây dựng (ngân sách, ODA, FDI.. ); các nguồn vay vốn dài hạn và ngắn hạn cùng với lãi suất... + Nghiên cứu quy chế đấu thầu và các thông tư, nghị định, các văn bản mới sửa đổi bổ xung liên quan đến đấu thầu. Bởi vì, việc mua, bán sản phẩm xây lắp chủ yếu được thực hiện theo quy chế chặt chẽ do người mua đưa ra, đó là: Quy chế đấu thầu xây dựng công trình. Mỗi chủ đầu tư ( phân loại theo nguồn vốn ) thường đưa ra quy chế đấu thầu riêng. Ví dụ công trình sử dụng vốn của Nhà nước phải tuân thu quy chế đấu thầu quốc gia, công trình sử dụng vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, OECF... thì phải tuân theo quy chế đấu thầu cuả các tổ chức này. Đặc điểm này chi phối đến việc điều tra nghiên cứu thị trường, thâm nhập thị trường, đề ra các chính sách đúng đắn và các chiến lược tranh thầu thích hợp cho từng công trình tương ứng với từng nguồn vốn. Trên cơ sở những thông tin này, công ty có thể xây dựng và lựa chọn các chính sách cũng như các chiến lược tranh thầu một cách phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu, tăng khả năng cạnh tranh khi công ty tham gia dự thầu : 1) Các chính sách trong chiến lược marketting của công ty Như chúng ta đã biết quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường vừa là động lực thức đẩy nền kinh tế phát triển, vừa là con đường đưa đến sự diệt vong của các doanh nghiệp yếu kém. Xét trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xây lắp, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng không kém phần khốc liệt, thậm chí còn gay gắt hơn ở một số lĩnh vực khác. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp xây dựng buộc phải học “ làm thị trường”, phải tự tìm tòi các phương pháp, biện pháp và phương thức thích hợp áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một trong những giải pháp quan trọng nhất là các doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động marketing. Đối với các doanh nghiệp xây dựng các hoạt động markeing diễn ra một cách thường xuyên, liên tục nhưng tập trung nhất là ở thời điểm doanh nghiệp tham gia tranh thầu. Có thể nói, thực chất của chiến lược marketing xây dựng là chiến lược tranh thầu. Tác dụng và hiệu quả của các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách tiêu thụ và chính sách khuếch trương giao tiếp đều thể hiện ở chỗ doanh nghiệp có thắng thầu hay không. a.Đối với chính sách khuếch trương, giao tiếp. Đặc điểm nổi bật có ảnh hưởng lớn nhất đến chính sách khuếch trương, giao tiếp là marketing xây dựng mang tính chất trực tiếp và cá biệt khách hàng xây dựng không phải là quảng đại quần chúng. Do đó biện pháp giao tiếp trực tiếp có ý nghĩa quan trọng nhất. + Giao tiếp với các chủ đầu tư có công trình cần xây dựng : Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa việc giao tiếp trực tiếp với các chủ đầu tư cần xây dựng. Khi nắm bắt được thông tin về các công trình cần xây dựng công ty cần cử các cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn sâu gặp và giao tiếp với chủ đầu tư. Thông qua giao tiếp công ty có thể giới thiệu tuyên truyền về hình ảnh và uy tín của công ty, chủ yếu thông qua các thành tích mà công ty đã đạt được ( các công trình mà công ty đã thực hiện cùng các chứng chỉ chất lượng ) và năng lực của công ty ( trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý, máy móc thiết bị thi công). Cũng thông qua giao tiếp trực tiếp với chủ đầu tư công ty có thể có được những thông tin cần thiết phục cụ cho công tác chuẩn bị đấu thầu. + Giao tiếp với các tổ chức tài chính. Việc giao tiếp với các tổ chức tài chính tạo ra mối quan hệ thuận lợi trong việc huy động nguồn vốn cũng như tiết kiệm được thời gian đi lại tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho việc mua sắm nguyên vật liệu cũng như đáp ứng được các yêu cầu cần thiết cho thi công công trình. + Giao tiếp với các đối tác cung ứng vật tư thiết bị. Vật tư thiết bị là yếu tố hết sức quan trọng không thể thiếu cho việc thi công xây dựng công trình. Việc giao tiếp với đối tác này tạo mối quan hệ ổn định làm ăn lâu dài, giúp cho công ty có vật tư thiết bị đầy đủ kịp thời cho việc thi công tránh gián đoạn dẫn đến kéo dài thời gian thi công. Việc tạo mối quan hệ tốt với các đối tác này ở các địa phương nơi có công trình của công ty thắng thầu chuẩn bị khởi công cũng làm giảm chi phí vận chuyển bảo quản từ đó tiết kiệm chi phí dẫn đến giảm giá dự thầu. + Giao tiếp với các cơ quan liên quan đến công trình được đấu thầu. Các cơ quan liên quan đến công trình được đấu thầu ở đây bao gồm :Cấp có thẩm quyền, chính quyền địa phương, các đơn vị khu dân cư nằm trên mặt bằng thi công... Việc giao tiếp tốt với các cơ quan này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải toả mặt bằng cũng như công việc liên quan khác diễn ra thuận lợi nhanh chóng. Thêm vào đó, biện pháp tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng là biện pháp quảng cáo đạt hiệu quả cao. b.Đối với chính sách sản phẩm. Chính sách sản phẩm luôn giữ vai trò then chốt trong marketing xây dựng. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ trong các chỉ tiêu xét thầu thì chỉ tiêu giá cả được xem xét sau khi các chỉ tiêu liên quan đến việc tạo ra công trình gồm chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng, chỉ tiêu kinh nghiệm, năng lực nhà thầu ; và chỉ tiêu tiến độ thi công đã đạt mức tiêu chuẩn trở lên. Hơn thế nữa, công trình xây dựng mang tính cá biệt, đa dạng và đơn chiếc ( không thể sản xuất hàng loạt), bị phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, công ty cần áp dụng vấn đề phân khu, phân khúc thị trường, nghiên cứu cơ cấu sản phẩm về mặt địa lý và lựa chọn thị trường mục tiêu. Với vấn đề phân khu, phân loại thị trường, công ty phân chia thị trường xây dựng thành các thị trưòng có tính đồng nhất cao để lựa chọn và để kinh doanh căn cứ vào khả năng thực tiễn của công ty : Phân loại thị trường theo chủng loại xây dựng Thị trường xây dựng dân dụng ; thị trường xây dựng công nghiệp ; thị trường xây dựng công trình giao thông vận tải ; thị trường xây dựng công thình thuỷ lợi, hoặc theo chủng loại công việc xây dựng như : công việc làm đất, công việc làm bê tông, công việc san nền... Phân loại theo nhân tố địa lý, thị trường xây dựng trong nước và ngoài nước, thị trường xây dựng thành thị hay nông thôn. Phân loại thị trường theo tính cạnh tranh: thị trường độc quyền thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Căn cứ vào tình hình phân loại thị trường và tình hình năng lực thực tiễn của mình công ty đề ra các chính sách thâm nhập vào thị trường nào, thị trường nào đang có thế mạnh để phát huy. Để làm được điều này, công ty phải có chiến lược tiếp cận với chủ đầu tư để đặt quan hệ hợp tác giữ vững thị trường mà công ty đã chiếm lĩnh được. c.Đối với chính sách phân phối tiêu thụ. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm xảy ra trước khi sản phẩm được chế tạo, tức là từ khi công ty tham gia tranh thầu. Đây thực sự là một quá trình kéo dài qua các giai đoạn tranh thầu, thương thảo và ký hợp đồng, triển khai thi công xây dựng, nghiệm thu kỹ thuật và thanh toán khối lượng trung gian, nghiệm thu bàn giao công trình, thanh quyết toán hợp đồng và bảo hành công trình. Hơn nữa, nơi tiêu thụ sản phẩm cũng là nơi chế tạo sản phẩm nên không có khâu lưu kho chờ bán nhưng khối lượng xây dựng dở dang lại có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách tiêu thụ sản phẩm và tốc độ quay vòng vốn của doanh nghiệp xây dựng. Vì vậy, công ty cần chỉ đạo thi công nhanh, dứt điểm từng hạng mục công trình, rút ngắn thời gian xây dựng để nhanh chóng có được nguồn vốn do chủ đầu tư thanh toán theo từng hạng mục công trình. d.Đối với chính sách giá Như chúng ta đã biết " giá " là nhân tố quan trọng quyết định đến việc “ được “ hay “ mất” khi tham gia tranh thầu. Việc tính toán giá dự thầu là rất khó khăn, phức tạp và phụ thuộc vào nhiều nhân tố như quy mô công trình, thời gian xây dựng điều kiện địa phương, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kỹ thuật, điều kiện về vốn và nguồn vốn. Do đó, công ty cần phải thận trọng trong việc xây dựng chính sách giá khi đưa ra chiến lược giá tranh thầu. Giá tranh thầu phải đủ lớn đủ trang trải chi phí và đảm bảo lợi nhuận mục tiêu nhưng cũng phải đủ nhỏ để có khả năng thắng thầu. 2) Các chiến lược tham gia dự thầu a.Chiến lược công nghệ và tổ chức xây dựng Nếu thực hiện chiến lược này thi công ty có khả năng giành thắng lợi với độ tin cậy cao. Thực chất của chiến lược này là khi lập dự án tranh thầu, công ty phải dốc toàn lực vào việc thiết kế tổ chức xây dựng hợp lý dựa trên các công nghệ xây dựng có hiệu quả. Việc công ty đưa ra được một công nghệ độc đáo duy nhất mà chủ đầu tư đang cần cho việc thi công công trình sẽ tăng khả năng trúng thầu của công ty. b.Chiến lược liên kết Là một đơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty xây dựng Sông Đà thì việc liên kết với các đơn vị thành viên còn lại sẽ tạo ra cho công ty sức mạnh tổng hợp đồng thời sẽ giải quyết được những vấn đề mà nếu một công ty thẹc hiện thì sẽ không đủ khả năng. Chiến lược này cũng bao gồm cả việc công ty chấp nhận làm thầu phụ cho các công ty lớn hơn để tham gia xây dựng các công trình lớn. c.Chiến lược thay đổi thiết kế công trình Nếu được chủ đầu tư chấp nhận và công ty có khả năng tốt về thiết kế thì sau khi nhận được hồ sơ mời thầu, công ty có thể đề xuất phương án thay đổi thiết kế hợp lý hơn và đưa lại lợi ích lớn hơn cho chủ đầu tư. Trường hợp này công ty có thể sẽ được chủ đầu tư giành cho việc thực hiện công trình với một sự kiểm tra nhất định của các cơ quan thiết kế và tư vấn có uy tín. Để tăng khả năng thắng thầu đòi hỏi công ty phải tập trung tất cả lực lượng và có thể sử dụng một chiến lược tổng hợp. Biện pháp 5: Quản lý nhân công Với các công trình chi phí nhân công thường chiếm tỷ trọng trong giá thành khá lớn. Do công ty trả lương cho công nhân theo tháng vì vậy cần giám sát chặt chẽ tiến độ thi công của mỗi công trình tránh việc kéo dài tiến độ thi công làm tăng chi phí nhân công, giảm tiến độ bàn giao, dẫn đến giá dự thầu cao giảm khả năng trúng thầu của công ty. Để tránh tình trạng này công ty nên áp dụng một số biện pháp trong quản lý dự án khi lập biện pháp thi công để xác định thời gian thi công cho công trình như: Biểu đồ thanh hay biểu đồ GANTT, Sơ đồ mạng hoạt động (PERT/CPM). Đối với biều đồ thanh (GANT): Sau khi thể hiện trên biểu đồ bộ phận quản lý thi công sẽ nhận ra dễ dàng các nhiệm vụ, công việc có thể tiến hành đồng thời nhằm để có kế hoạch phối hợp.Đối với sơ đồ mạng hoạt động(PERT/CPM) người quản lý thi công sẽ xác định được quãng thời gian tối thiểu cần hoàn thành công trình, xác định được đường Găng mà bất kỳ sự chậm chễ nào đều làm giảm tiến độ thi công. Với biện pháp này công ty có thể quản lý chặt chẽ tiến độ thi công đồng thời có thể tăng tiến độ góp phần hạ được giá thành dự thầu, tăng khả năng cạnh tranh khi tham gia dự thầu III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu của công ty xây dựng Sông Đà II. 1. ý kiến đề nghị Tổng Công Ty Kế hoạch phát triển kinh tế năm 2001 và 5 năm tiếp theo với sức tăng trưởng từ 10-15% mỗi năm. Vì vậy, công tác tiếp thị tìm kiếm việc làm của Công ty càng trở nên nặng nề hơn. Công ty sẽ phát huy những thành tích trong những năm vừa qua và đề nghị Tổng công ty hết sức tạo điều kiện giúp đỡ đơn vị thắng thầu các dự án qui mô lớn làm nền tảng cho năm 2001và các năm về sau. Các dự án BOT của Tổng công ty đề nghị cho công ty được tham gia xây dựng hoặc có cơ hội đầu tư từ đầu. 2. Kiến nghị với Nhà nước Nghị định 88CP ngày01-09-1999 ban hành quy chế đấu thầu và nghị định 14CP ngày 05-05-2000 của Chính phủ sửa đới bổ sung quy chế trên là một bước cải tiến, đổi mới so với những quy chế đấu thầu ban hành theo Nghị định 43/CP và 93/CP trước đây, nhằm từng bước hoàn thiện cơ chế đấu thầu xây dựng ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm cần phải tiếp tục nghiên cứu để được hoàn chỉnh hơn. *Kiến nghị 1: Phương pháp đánh giá Đối với đấu thầu xây lắp, như quy định hiện nay, về mặet kỹ thuật nếu chỉ đánh giá đạt hay không đạt (từ 70% điểm trở lên là đạt, dưới 70% điểm là không đạt ) thì đương nhiên về năng lực, kỹ thuật và chất lượng công trình không được coi trọng. Điều này nguy hiểm, nhất là đối với công trình có yêu cầu về chất lượng cao. Vậy kiến nghị với nhà nước nên đưa mức sàn yêu cầu “ đạt “ cần nâng lên trên 80% hoặc cao hơn, tuỳ theo yêu cầu kỹ thuật của công trình. Bởi vì, chỉ có như vậy thì công trình xây dựng khi đấu thầu mới đạt được giá cả hợp lý, để đảm bảo chất lượng công trình. Đặc biệt là loại trừ được những đơn vị yếu kém hơn về kỹ thuật, năng lực thi công và góp phần vào việc làm giảm những tiêu cực trong đấu thầu xây dựng. * Kiến nghị 2: Giá xét thầu Quy chế đấu thầu quy định bỏ giá sàn và không quy định cụ thể về giá trần đối với các loại hợp đồng “chìa khoá chao tay hay hợp đồng điều chỉnh giá hoặc hợp đồng trọn gói” mà chỉ quy định giá bỏ thầu không được vượt giá TMĐT, TDT, DT được duyệt. Tình hình hiện nay, việc xem nhẹ giá trần, bỏ giá sàn là chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam, là vấn đề gây nên nhiều hệu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Khi đấu thầu mà không có giá sàn có thể xảy ra những trường hợp sau: + Trường hợp thứ nhất Khi đấu thầu có sự “ thoả thuận ngầm” thì giá thấp nhất của người trúng thấu chưa chắc đã phải là giá tối ưu của gói thầu mà chủ đầu tư mong muốn. Bởi vì, về nguyên tắc hiện nay, sau khi đạt điểm kỹ thuật (từ 70% điểm trở lên) thì cứ ai có giá thấp nhất và không vượt tổng TMĐT hoặc TDT, DT hạng mục là được. Nên khi đã “thoả thuận ngầm” với nhau rồi thì không có lý do gì mà các nhà thầu lại không tận dụng và khai thác triệt để vào điểm chưa chặt chẽ này. + Trường hợp thứ hai Khi đấu thầu mà không thể “ thoả thuận ngầm” với nhau được thì các nhà thầu sẽ giảm giá dự thầu xuống thấp tuỳ ý để trúng thầu, bất chấp cơ sở của những xây dựng cần thiết mà gói thầu yêu cầu, nên dẫn đến các công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng. Thậm chí có nhà thầu còn bỏ cuộc không thể triển khai được hợp đồng hoặc bỏ dở dang công trình Khi đấu thầu có giá trần và sàn được tính toán chuẩn xác và chặt chẽ thì dù trong trường hợp các nhà thầu có “thoả thuận ngầm” với nhau giá của nhà trúng thầu vẫn nằm trong khoảng giới hạn trên (giá trần) và giới hạn dưới (giá sàn) đã được xem xét, tính toán một cách khách quan trước khi đấu thầu. Do vậy, đề nghị với nhà nước nên quy định giá sàn (giá tối thiểu) và giá trần (giá giới hạn trên) trong quy chế đấu thầu. Điều này giúp cho công tác đấu thầu tăng thêm tính cạnh tranh, lành mạnh, công bằng, minh bạch, chống lãng phí và thất thoát trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước. Kết luận Đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng là một hoạt động còn mới ở nước ta, việc áp dụng phương thức này trên cả phương diện quản lí nhà nước cũng như ở góc độ các chủ đầu tư và các doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có sự thích ứng dần mới mong đạt được hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, do việc tham dự đấu thầu xây lắp có vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng, quyết định sự tồn tại của các đơn vị này trong cơ chế thị trường nên việc coi trọng và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu của mình đối với các doanh nghiệp xây dựng có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Trên cơ sở những vấn đề lí luận về đấu thầu, sau quá trình xem xét công tác đấu thầu tại Công ty xây dựng Sông Đà II, bài viết đã phân tích và đóng góp một số biện pháp cùng các kiến nghị để nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác đấu thầu tại công ty, với mục đích nâng cao khả năng trúng thầu từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Tôi mong rằng những ý kiến đóng góp của mình được xem xét, nghi nhận đồng thời cũng hy vọng với những nỗ lực và khả năng của mình, công ty sẽ không ngừng khảng định vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp Nhà nước, đóng góp hơn nữa vào tiến trình phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Danh mục Tài liệu tham khảo Sách và giáo trình 1.Giáo trình “ Kinh tế quản trị Kinh doanh xây dựng “- GS.TS Nguyễn Văn Chọn- NXB Khoa học kỹ thuật-1996. 2. Giáo trình “Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước “ TS.Mai Văn Bưu- NXB Khoa học kỹ thuật-HN 1998 - Khoa khoa học quản lý - Trường ĐHKTQD. Văn bản pháp luật 1.Nghị định CP 88/ 1999 / NĐ-CP của chính phủ về việc ban hành quy chế đấu thầu ngày 01/9/1999. 2.Thông tư số 04/2000/thị trường-BKH ngày 26/5/2000 hướng dẫn thực hioện quy chế đấu thầu (Ban hành kèm theo nghị định số 88/ 1999 / NĐ-CP ngày 01/9/1999 và nghị định số 14/2000/NĐ-CPngày 05/5/2000 của Chính Phủ. Tạp chí 1.Tạp chí kinh tế xây dựng - Số 6/1999 2.Tạp chí kinh tế xây dựng - Số2/2000 3.Tạp chí kinh tế xây dựng - Số3/2000 4.Tạp chí kinh tế xây dựng - Số4/2000 5.Tạp chí kinh tế xây dựng - Số 8/2000 6.Tạp chí kinh tế xây dựng - Số11/2000 7. Tạp chí kinh tế phát triển - Số 32 tháng 9-10/2000 8. Tạp chí kinh tế và dự báo - Số 3/2000 Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0123.doc
Tài liệu liên quan