Một số giải pháp nhằm phát triển Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến

Mục lục Mở đầu Từ sau Đại hội Vi, Đảng và Nhà nước ta quyết định chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước đã tạo ra những chuyển biến lớn trong nền kinh tế quốc dân tạo nên diện mạo mới cho nền kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng đã và đang hoạt động phát triển một cách mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân. Kể từ sau khi đổi m

doc53 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới Nhà nước đã có hàng loạt các chính sách ưu đãi như thuế, đầu tư… tạo ra một khu vực kinh tế năng động nhạy cảm và thu hút được nhiều lao động góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội và tạo ra môi trường cạnh tranh đa dạng giúp cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ, tự khẳng định mình. Một trong những vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm nhất là sản xuất cái gì? Như thế nào và cho ai? để giải quyết được vấn đề đó các doanh nghiệp không ngừng quan tâm bám sát thị trường và một trong những vấn đề quan tâm nhất là hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Bởi vì thông qua hoạt động phát triển thị trường thì mới tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ hiện được quá trình tái sản xuất mở rộng, nâng cao doanh thu và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ chế thị trường là một cơ chế có sự cạnh tranh rất khắc nghiệt, nó hoạt động theo quy luật đào thải và tồn tại. Do đó bất cứ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn. Phải có biện pháp nghiên cứu, điều tra thị trường, mở rộng và phát triển thị trường của mình. Từ nhận thức trên, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần và sản xuất thương mại Phúc Tiến cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Trương Đức Lực, các cô chú tại Công ty cùng với những kiến thức đã được học em quyết định chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến" Phần I Giới thiệu chung về Công ty cổ phần sản xuất thương mại phúc tiến 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Công ty cổ phần và phát triển thương mại Phúc Tiến, thành lập vào tháng 5 năm 2000. Tên giao dịch quốc tế là: Phuc tien trade maufacture joint stock company Giấy phép đăng ký kinh doanh số 010300045 do Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp. Có mã số kinh doanh xuất nhập khẩu số: 0101008460 do Cục Hải quan Hà Nội cấp ngày 03/04/2001 và đi vào hoạt động sản xuất, tiêu thụ các loại tấm lợp kim loại, sản xuất tiêu thụ cân kiện thép xây dựng chất lượng cao. Với mục đích trở thành một trong những Công ty hàng đầu về chất lượng trong lĩnh vực kết cấu thép và các thiết bị nâng hạ và nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật của các hãng thiết bị hàng đầu thế giới, cùng với chương trình đào tạo nghiên cứu, phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ công nhân năng động, sáng tạo, từng bước đẩy mạnh thương hiệu trong lĩnh vực kết cấu và thiết bị gia công thép. Công ty cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau từ thiết kế chi tiết đến gia công kết cấu thép thông dụng và kết cấu thép đặc biệt làm sạch bề mặt và sơn phủ theo quy trình quốc tế hoặc mạ, đóng gói và vận chuyển. Quản lý chất lượng của Công ty hoạt động trên cơ sở tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Việt Nam bằng sản phẩm có chất lượng tốt nhất và giá cả cạnh tranh nhất, Công ty đã kết hợp sức mạnh về cạnh tranh trên thị trường Việt Nam bằng sản phẩm có chất lượng tốt nhất và giá cả cạnh tranh nhất, Công ty đã kết hợp sức mạnh của công nhân lành nghề, cán bộ công nhân kỹ thuật trong nước với kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp của ban lãnh đạo Công ty để tạo ra sản phẩm có mẫu mã và chất lượng cao với giá cạnh tranh nhất. Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng tốt nhất trong và ngoài nước. Cùng với việc tổ chức tốt và công nghệ mới nhất phục vụ cho sản xuất các sản phẩm của mình, đồng thời tối ưu các sản phẩm hiện có nhằm đáp ứng tối đa các yêu cầu của khách hàng tốt nhất trong và ngoài nước. Cùng với việc tổ chức tốt công nghệ mới nhất phục vụ cho sản xuất các sản phẩm của mình, đồng thời tối ưu các sản phẩm hiện có nhằm đáp ứng tối đa các yêu cầu của khách hàng. Công ty hiện đang cung cấp các giải pháp về kết cấu thép…. Công ty mới đi vào hoạt động từ năm 2000 nên tình hình sản xuất còn sơ khai quy mô còn hạn hẹp, cơ cấu tổ chức bộ máy còn hạn chế, chưa hoàn thiện. Công ty có trụ sở chính đặt tại số 75 tổ 3 cụm 1 phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội. Với cơ sở vật chất và trang thiết bị xây dựng hệ thống văn phòng Công ty gồm các phòng làm việc, nhà ăn, khu vệ sinh, nhà kho và khoảng trống vườn cây hoa, cây xanh tổng cộng 2000m2. - Xây dựng xưởng X1 là xưởng sản xuất tôn mạ màu tráng kẽm trong đó mỗi phân xưởng từ 3 đến 4 máy, gồm 3 phân xưởng với tổng số là: 6000m2 - Xưởng X2 là xưởng sản xuất bán hàng U, C, Z thiết bị nóng. - Xưởng X3 là xưởng gia công kết cấu thép, xây dựng hàn gắn liên kết các kết cấu sơn phủ tiền chế trước khi đưa ra kết cấu đến công trình. - Kho bãi chứa nguyên vật liệu và thành phẩm. - Xây dựng khu tập thể với 25 phòng 1500m2 - Các phòng bán hàng, làm việc Công ty đều được xây dựng thiết kế phù hợp với tiện nghi thuận tiện phù hợp với tiện nghi thuận tiện phù hợp nhằm đáp ứng tiện nghi trong công việc. Tất cả các thiết bị đều được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo chúng luôn có khả năng làm việc tốt. - Diện tích dành cho đường vận chuyển nội bộ, hệ thống cấp thoát nước vỉa hè, kết hợp với cây xanh hai bên đường đảm bảo môi trường sản xuất và sinh hoạt. - Nguồn nguyên vật liệu chủ yếu, tôn sắt, thép nhập ngoại tới 70% và 30% là nguyên liệu trong nước, được công ty đưa ra gia công chế biến rồi cung cấp bán ra thị trường. Hiện nay các sản phẩm chính của Công ty là: - Thiết bị nâng hạ gồm: cấu trục dầm đơn, cầu trục dầm đôi, cổng trục, cổ quay. - Kết cấu thép gồm: nhà tiền chế, các loại kích cỡ… kết cấu thép từ hạng nhẹ đến hạng nặng, theo yêu cầu của khách hàng áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế làm sạch (sơn phủ bề mặt, mạ kẽm nóng, sơn tĩnh điện, các kết cấu đặc biệt dùng cho nhà máy điện, các nhà máy xi măng. Các hệ thống dây chuyền sản xuất ống bê tông ly tâm, hệ thống băng tải và phễu. Các hệ thống bình hệ thống đường ống cho các nhà máy xử lý nước, các trạm bơm…. 2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng tới phát triển tiêu thụ 2.1. Năng lực sản xuất Thiết kế chế tạo, thiết bị nâng, khung thép những bản vẽ và thiết kế những kỹ sư lành nghề thiết kế với đội ngũ kỹ sư trẻ, năng động và có tính nhạy bén trong công việc. Nên các bản vẽ thiết kế của đội ngũ kỹ thuật đã đáp ứng được đội ngũ khắt khe của khách hàng. Phần mềm được sử dụng trong công việc thiết kế là: SAP, AUTOCAP, PROLOG và các phần mềm tính toán kết cấu chuyên dụng. Với nhà xưởng kết cấu thông thoáng thuận tiện hàng tháng Công ty đã sản xuất được 110T đến 140T kết cấu. Để tạo ra sản phẩm với chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất và mẫu mã phù hợp nhất với yêu cầu thị trường. Công ty đã trang bị một hệ thống máy móc hiện đại được nhập từ các hãng hàng đầu. Bảng 1: Thiết bị phục vụ sản xuất của Công ty STT Thiết bị Nhãn hiệu/nước sx Số lượng I Thiết bị cắt 4 1 Máy cắt plasma Palatemate/Japan 2 2 Máy cát đột liên hợp Kingsland, England 2 3 Máy cưa Carolina USA 2 4 Máy cắt nhiệt 4 đầu thép hình Iwatani, Japan II Thiết bị hàn 1 Máy hàn MIG DC 400 Lincoln, Australia 9 2 Máy hàn MICWIRE 400 Keppi 4 III Thiết bị làm sạch và sơn phủ 1 Máy phun sơn Graco, USA 4 2 Máy phun bị làm sạch Blastmaster 2 IV Thiết bị năng hạ 1 Xe nâng Forlift 5t Mitsubishi, Japan 4 2 Xe cẩu thủy lực 5+ International, Japan 5 3 Cầu trục 5t Abus, Germany 4 V Thiết bị gia công khác 1 Máy khoan cần Australia 3 2 Máy uốn ống Australia 4 3 Máy tiện Russia 10 4 Máy khoan bàn Nitto, Japan 9 5 Máy bao Poland 6 6 Máy khay Poland 5 7 Máy xọc Poland 6 8 Máy phay răng Poland 5 9 Máy cán tôn 2 Quá trình sản xuất của Công ty được trang bị hệ thống máy móc hiện đại như bảng trên và sản phẩm có sử dụng thiết bị của các hãng hàng đầu thế giới, nên sản phẩm của Công ty đã từng bước đáp ứng các yêu cầu khắt khe của khách hàng trong và ngoài nước. Với hệ thống máy móc hiện đại như trên thì quá trình sản xuất của Công ty được thực hiện phần lớn trên dây chuyền sản xuất do vậy đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân lành nghề và đội ngũ cán bộ có trình độ và chuyên môn cao. 2.2. Nguồn nhân lực Hiện nay tổng số lao động của Công ty là 177 người với 47 lao động gián tiếp và 140 người lao động trực tiếp dưới các xưởng và cửa hàng của nhà máy để thấy rõ tình hình biến động về nguồn nhân lực của Công ty qua các năm có bảng số liệu sau: Bảng 2: Nguồn nhân lực của Công ty Đơn vị tính: Người Nhân viên 2002 2003 2004 2005 2006 1. Tổng số 105 121 145 160 177 2. Nhân viên văn phòng 25 29 34 40 47 3. Nhân viên sản xuất 80 92 111 120 130 Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn lao động của Công ty qua các năm biến đổi không nhiều mỗi năm chỉ tăng hơn mười người và tăng lực lượng sản xuất là chủ yếu. Trình độ của lực lượng lao động gián tiếp tương đối cao, với 100% có trình độ đại học và trên đại học. Nguồn lao động của Công ty có trình độ và chuyên môn cao, với đội ngũ năng động, sáng tạo trong công việc: Trình độ của đội ngũ lao động trực tiếp với: + 47% công nhân bậc cao có tay nghề từ 4/7 trở lên + 30% đã được đào tạo tại nước ngoài hoặc tham gia các khóa đào tạo tại Việt Nam do các chuyên gia nước ngoài giảng dạy. Với nguồn lực được đào tạo và phát triển liên tục của Công ty luôn sẵn sàng đáp ứng những thay đổi, biến động trên thị trường và luôn đáp ứng được những vị khách dù là khó tính nhất với những sản phẩm có chất lượng cao nhất mẫu mã lại đẹp và giá cả cạnh tranh nhất. 3. Quy trình sản xuất của Công ty Mới đi vào hoạt động nên quá trình sản xuất của Công ty còn sơ khai, có thể mô tả quá trình sản xuất theo sơ đồ sau: Nhận bản vẽ thiết kế Triển khai bóc tách vật tư Tiến hành sản xuất Lấy dấu Gá lắp Hàn tiện Hàn lạnh sơn phủ bề mặt Sản phẩm Kết quả cuối cùng là quy trình sản xuất. Nếu giao cho khách hàng phải là sản phẩm hoàn chỉnh, còn bán sản phẩm khi Công ty phải chịu trách nhiệm thi công tại công trường theo yêu cầu của khách hàng. * Thị trường tiêu thụ sản phẩm Trong nền kinh tế hàng hóa, mọi sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đều được mua bán trên thị trường. Thị trường là một hợp phần tất yếu và hữu cơ của toàn bộ quá trình sản xuất và lưu tông hàng hóa. Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trên thị trường trong nước và quốc tế. Thị trường trong nước là sự mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế và người tiêu dùng trong nước. Thị trường nước ngoài là sự mua bán, trao đổi hàng hóa giữa nước này với nước khác. Do vậy thị trường có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hàng hóa. Để khách hàng biết đến sản phẩm của mình. Công ty đã tiến hành quảng cáo và giới thiệu sản phẩm và trao đổi với khách hàng bằng mạng máy tính, hay trực tiếp gặp khách hàng trao đổi về tính chất của sản phẩm. Mục tiêu của Công ty là mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước bằng cách tăng cường và nên giới thiệu sản phẩm. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và tính tối ưu của sản phẩm với khách hàng trong và ngoài nước. ã Thuận lợi và khó khăn hiện tại của Công ty * Thuận lợi: Công ty tiến hành hoạt động kinh doanh tương đối ổn định - thị trường hoạt động của Công ty phụ thuộc vào sản xuất và lưu lượng khách hàng mà xu hướng phát triển của Công ty nói chung và của toàn ngành cơ khí nói riêng, ngành và lĩnh vực Công ty kinh doanh là một trong những ngành được coi là xương cốt của sự phát triển đem lại sự phồn vinh cho đất nước. Trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng rất phát triển và nhu cầu sử dụng sản phẩm càng lớn. Từ đó Công ty đã cung ứng được nhiều hợp đồng, đây cũng là thuận lợi của Công ty để mở rộng sản xuất. Đội ngũ cán bộ lao động của Công ty là những người có năng lực, có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, có kinh nghiệm, sáng tạo, hết mình với Công ty. Đây là nòng cốt vững chắc cho sự phát triển của Công ty. * Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên Công ty gặp không ít khó khăn với xu hướng phát triển mạnh của nền kinh tế thị trường, Công ty đang gặp phải ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh dẫn đến thị trường hoạt động của Công ty bị chia xử. -Việc quản lý chi phí của Công ty chưa đạt hiểu quả cao Công ty chưa thực sự tiết kiệm được chi phí. Do vậy chi phí cao giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. - Về việc sử dụng vốn, Công ty đã có mạnh dạn đầu tư bằng vốn vay nhưng việc cân đối và thu hồi vốn chưa tốt. - Công ty đang khai thác triệt để thuận lợi đồng thời từng bước khắc phục khó khăn, không ngừng sáng tạo, nỗ lực vươn lên, hiệu quả kinh doanh của Công ty ngày càng cao. 4. Quy mô cơ cấu tổ chức của Công ty 4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Hội đồng quản trị Ban giám đốc Hội đồng quản trị Các phòng ban trực thuộc Các cơ sở thành viên Hệ thống cửa hàng Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng tổ chức Phòng kỹ thuật sản xuất Phúc Tiến Vĩnh Phúc Phúc Tiến hương yên Cửa hàng 564 Cửa hàng Nam Thăng Long Hệ thống cửa hàng trong tương lai Xưởng 1 Xưởng 2 Xưởng 3 Tổ văn phòng Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Tổ cấu kiện lắp đặt công trình Tổ cán bộ Tổ phụ kiện Tổ quản lý Tổ sản xuất Kho hàng Tổ 4 Cơ cấu tổ chức gồm: - Hội đồng quản trị đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị. - Ban giám đốc đứng đầu là giám đốc Công ty - Ban kiểm soát đứng đầu là trưởng ban kiểm soát được bổ nhiệm với số lượng theo yêu cầu cần thiết giúp giám đốc Công ty điều hành từng giai đoạn. - Các phòng ban có: * Phòng kinh doanh * Phòng tổ chức hành chính * Phòng kế toán hành chính * Phòng kỹ thuật điều hành sản xuất * Phòng kế hoạch * Xưởng sản xuất gồm có xưởng X1, xưởng X2, xưởng X3, xưởng X4. * Cùng các hệ cửa hàng tại nhiều khu vực. Mô hình cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng với chế độ được miêu tả như sơ đồ. Theo sơ đồ tổng quát này được sự giúp đỡ tích cực của các phòng ban, về các quyết định kinh doanh nên công việc tiến lên rất hiệu quả. Bên cạnh đó cơ cấu mô hình còn có những hạn chế như bộ phận trợ lý nhân sự và bộ phận cố vốn bố trí như vậy là chưa hợp lý. 4.2. Tình hình tổ chức các bộ phận chức năng trong Công ty Bảng 3: Cơ cấu hiện tại Ban giám đốc STT Chức năng nhiệm vụ Tuổi Ngành đào tạo TĐ chuyên môn 1 Tổng giám đốc 50 Cơ khí Trên đại học 2 Giám đốc điều hành 47 Cơ khí Trên đại học 3 Quản đốc nhà máy 42 Xây dựng máy Trên đại học a) Tổng giám đốc của Công ty * Chức năng: Đẫ chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, chăm lo cuộc sống của cán bộ công nhân viên của Công ty. - Lãnh đạo của Công ty thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được hội đồng quản trị thông qua - Chỉ đạo cung cấp nguồn lực thực hiện dự án quản lý chất lượng - Ban hành quy chế quản lý trong nội bộ Công ty và bổ nhiệm cách chức với chức danh quản lý của Công ty. * Nhiệm vụ - Trách nhiệm lãnh đạo hoàn toàn các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống văn hóa của Công ty. - Các lĩnh vực lãnh đạo: Tổ chức cán bộ, kinh tế tài chính, công tác đầu tư, định hướng chiến lược của Công ty; tuyển dụng lao động và tổ chức thi đua khen thưởng. b. Giám đốc điều hành * Chức năng: chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách phòng kỹ thuật, phòng vật tư, chỉ đạo giám sát toàn nhà máy. * Nhiệm vụ chính - Cần thiết kế các sản phẩm, dự tính định mức vật tư, và dự đoán giá thành. - Lập kế hoạch sản xuất về đầu tư công việc, vật tư, tiến bộ chuyển giao kế hoạch cho quản đốc nhà máy, và cần triển khai sản xuất cho phòng kinh doanh để tiến hành nhập khẩu và mua vật tư thầu phụ. - Tổng quát về phê duyệt hồ sơ, khối lượng các công việc đã hoàn thành theo hợp đồng, chuyển cho phòng kế toán thanh toán hợp đồng. - Quy trình và cơ chế nhằm theo dõi và cần kiểm kiểm soát quá trình thực hiện dự án. - Cần chịu trách nhiệm, triển khai chất lượng sản phẩm, an toàn trong lao động. - Báo cáo về tình hình sản xuất, thực hiện hợp đồng, báo cáo giờ công thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của tổng giám đốc. - Báo cáo: Giám đốc điều hành phải báo cáo nhiệm vụ cho Tổng giám đốc và chịu sự giám sát của Tổng giám đốc. * Các mối quan hệ của giám đốc điều hành - Quan hệ với bên ngoài: trách nhiệm chính với khách hàng triển khai các hạng mục công trình. Đúng hợp đồng được phòng kinh doanh bàn giao. Quan hệ với trung tâm nghiên cứu, trường học nhằm thu thập các thông tin về khoa học công nghệ, tuyển dụng và đào tạo cán bộ kỹ thuật, đào tạo nghề. - Quan hệ với phòng kinh doanh: Đầu mối quan hệ với khách hàng triển khai hợp đồng. Cung cấp tiến độ thực hiện công việc triển khai hợp đồng nhằm phối hợp đảm bảo và đáp ứng tốt nhất với khách hàng. Thông tin phải cung cấp về năng lực sản xuất để phòng kinh tế lên kế hoạch kinh doanh. - Quan hệ với phòng kỹ thuật: trưởng phòng kỹ thuật phải báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành kiểm duyệt, lập dự án, triển khai hợp đồng của phòng kỹ thuật. Giám sát phòng kỹ thuật trong việc lập kế hoạch, tiến hành phê duyệt thầu phụ. - Quan hệ với nhà máy: Quản đốc nhà máy báo cáo cho giám đốc điều hành, giám đốc điều hành cung cấp cho nhà máy tất cả kỹ thuật, khối lượng công việc, thời gian định mức tiêu thụ vật tư để triển khai hợp đồng. Kiểm định và phê duyệt, nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành của nhà máy để hoàn thành hồ sơ nghiệm thu hợp đồng. c. Quản đốc nhà máy - Nhiệm vụ: + Nhận hồ sơ của Giám đốc điều hành và thực hiện chế tạo các sản phẩm và khối lượng được giao vào số lượng hợp đồng kiểm tra dữ liệu. + Kiểm tra , giám sát chất lượng, tiến độ các đầu công việc của nhà máy theo kế hoạch được bàn giao. + Tiến hành triển khai thực hiện hợp đồng vận chuyển, hợp đồng nguyên tắc, ý kiến chỉ đạo của giám đốc điều hành về các vấn đề phát sinh. + Quyết định về nhu cầu văn phòng phẩm nhà máy theo đề xuất của kế toán, kiêm hành chính nhà máy. + Quản lý thiết bị trong xưởng: lập hồ sơ bảo dưỡng sửa các máy móc công cụ, thiết bị đo lường, thiết bị vận chuyển, lập biên bản sự cố thiết bị. + Quản lý kho vật tư: Nhận hàng nhập khẩu từ phòng vật tư. yêu cầu phòng kỹ thuật đưa ra. + Bàn giao sản phẩm cho khách hàng, dãn nhãn, bao gói sản phẩm, hồ sơ thủ tục để bàn giao hàng hóa. + Kiểm tra định kỳ an toàn trong lao động, lập kế hoạch dự trù bảo hộ lao động. + Lập báo cáo an toàn lao động và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của giám đốc điều hành. + Tổng hợp khối lượng công việc hoàn thành của nhà máy, hoàn tất hồ sơ về khối lượng công trình để bàn giao cho giám đốc điều hành về những vấn đề phát sinh nhân sự của nhà máy. 4.3. Quyền hạn của Công ty - Công ty tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh độc lập + Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với quy mô của Công ty. + Kinh doanh những ngành nghề phù hợp với giấy phép kinh doanh + Được mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của Công ty và nhu cầu thị trường. + Có quyền cho thuê mướn, sử dụng đào tạo cho thôi việc, và có quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của bộ luật lao động và pháp luật liên quan khác, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng và chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp với bộ luật lao động và pháp luật liên quan khác. + Có quyền thuê mời các chuyên gia nước ngoài cố vấn cho hoạt động của Công ty. + Có quyền thế chấp cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty khi được sự chấp nhận của ban lãnh đạo Công ty. Thế chấp vay vốn ngân hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc bảo tồn phát triển vốn và quy chế tài chính của Công ty. Công ty có quyền liên kết đầu tư kinh doanh mua một phần hay toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác nếu thấy có hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật và quy chế tài chính của Công ty. - Công ty có quyền quản lý tài chính như sau: + Sử dụng vốn và các quỹ của Công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu kinh doanh, được thế chấp tài sản Công ty quản lý tại ngân hàng để vay vốn kinh doanh. + Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. + Được hưởng thuế suất ưu đãi, hoàn trả thuế VAT đối với các mặt hàng được chính phủ ưu tiên. + Công ty có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp nguồn lực, nguồn hàng không được pháp luật quy định của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. 4.4. Nhiệm vụ của Công ty Công ty cổ phần sản xuất thương mại Phúc Tiến có trách nhiệm tổ chức các hoạt động kinh doanh của mình theo đúng ngành nghề mặt hàng đã đăng ký kinh doanh theo khuân khổ của pháp luật. + Sản xuất tấm lợp chất lượng cao, phục vụ theo yêu cầu đặt hàng + Kết cấu nhà khung sắt, thiết kế, chế tạo lắp đặt tại công trình + Thực hiện các nhiệm vụ giao nhận vận chuyển + Hoạt động thương mại trao đổi mua bán, dự trữ nguồn nguyên liệu. + Liên doanh kết với các tổ chức kinh tế khác tiến hành các hoạt động kinh doanh ngành nghề theo chế độ kiểm toán và các chế độ khác mà Nhà nước quy định, chịu trách nhiệm về tính xác thực về các hoạt động tài chính của Công ty. + Chịu trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính (nếu có). - Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có những nhiệm vụ cụ thể như sau: + Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký kết với các bên đối tác Thực hiện các quy định của Nhà nước về an toàn lao động, thực hiện các hoạt động về bảo vệ môi trường. + Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của Công ty, chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó. + Tổ chức bộ máy đào tạo cán bộ công nhân viên của Công ty, đáp ứng nhu cầu học tập thăng tiến của công nhân viên. * Chức năng của Công ty Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến (viết tắt là PHT) là Công ty hoạt động với các chức năng như sản xuất tấm lợp và kết cấu kiện sắt thép với các loại U, C, Z, T. Trên dây chuyền máy móc hiện đại nhập ngoại, với tiêu chuẩn chất lượng cao, mẫu mã phong phú, đa dạng về chủng loại. Công ty cần làm chức năng lưu thông hàng hóa là đơn vị kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, hoạt động theo cơ chế thị trường. Có con dấu riêng và mở tài khoản tại một số ngân hàng như ngân hàng công thương Đống Đa và ngân hàng Techcombank. 5. Đặc điểm sản xuất kinh doanh Chuyên sản xuất tôn mạ màu, tôn kẽm, tôn lạnh. - Mọi cấu kiện về sắt thép U, Z, I, dẹt, với hệ thống máy móc nhập từ các nước có nền kinh tế phát triển, công nghệ sản xuất tiên tiến như Mỹ, Nhật, Liên Xô, có độ chính xác cao vì sản phẩm của Công ty đòi hỏi phải có tính chính xác cao và đội ngũ tay nghề cao, do vậy hàng của Công ty sản xuất luôn đảm bảo về chất lượng kỹ thuật cao * Các nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty (có 5 nhân tố chính) - Cầu - Sự cạnh tranh - Giá cả - Pháp luật - Tiềm năng của doanh nghiệp 5.1. Về tình hình tài chính của Công ty So với nguồn vốn thì hàng năm doanh thu của Công ty đạt mức tăng tương đối, tài sản Công ty chủ yếu tốn tại dưới dạng luân chuyển và lượng vốn này, tăng hàng năm, năm 2002 vốn luân chuyển của Công ty là 81% và đến năm 2003 đã tăng lên 95,40% và Công ty đang phấn đấu để vốn luân chuyển đạt 100% qua đây ta thấy tình hình sản xuất của Công ty rất năng động, không có vốn tồn đọng từ đó dẫn đến doanh thu hàng năm cao, quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, sản phẩm Công ty ngày càng chiếm được thị trường. *Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây Bảng 4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 - 2004 Chỉ tiêu MS Năm 2003 Năm 2004 1. Doanh thu thuần 11 102.221.132.356 105.986.132.382 2. Giá vốn hàng bán 12 96.572.638.213 100.121.020.120 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng 13 5.648.494.143 5.865.112.262 4. Chi phí quản lý kinh doanh 14 2.215.662.314 2.216.827.213 5. Doanh thu hoạt động tài chính 15 67.472.522 68.521.342 6. Chi phí tài chính trong đó Chi phí lãi vay 16 2.863.543.261 2.895.432.513 7. Lợi nhuận từ HĐKD 20 636.761.090 721.373.878 8. Thu nhập khác 21 5.461.572.534 5.731.527.513 9. Chi phí khác 22 5.451.462.411 5.768.436.411 10. Lợi nhuận khác 30 -10.130.349 -36.908.989 11. Tổng lợi nhuận chịu thuế (TNDN) 50 626.630.741 684.464.980 12. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 60 175.456.608 191.650.195 13. Lợi nhuận sau thuế 70 451.174.133 492.814.785 Phần II Phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại phúc tiến 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bảng 5: Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh năm 2005- 2006 Chỉ tiêu MS Năm 2005 Năm 2006 1. Doanh thu thuần 11 105.986.132.382 106.913.254.482 2. Giá vốn hàng bán 12 100.121.020.120 101.002.132.241 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng 13 5.865.112.262 5.911.122.241 4. Chi phí quản lý kinh doanh 14 2.316.827.213 69.421.183 5. Doanh thu hoạt động tài chính 15 68.521.342 764.138.906 6. Chi phí tài chính trong đó Chi phí lãi vay 16 2.895.432.513 5.841.439.418 7. Lợi nhuận từ HĐKD 20 721.373.878 764.138.906 8. Thu nhập khác 21 5.731.527.513 5.841.439.418 9. Chi phí khác 22 5.768.436.411 5.863.328.217 10. Lợi nhuận khác 30 -36.908.898 -21.888.799 11. Tổng lợi nhuận chịu thuế (TNDN) 50 684.464.980 747.250.027 12. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 60 191.650.195 207.830.007 13. Lợi nhuận sau thuế 70 492.814.785 534.420.020 * Qua bảng trên ta thấy: Lợi nhuận của Công ty tăng từ năm 2003 đến 2006. Nếu xét về số tuyệt đối năm 2004 công ty thu được 4511 triệu đồng nhưng đến năm 2005 công ty tăng mức doanh thu so với năm 2004 là 417 triệu đồng, tương ứng với tăng8,46%. Nguyên nhân chính là do giá nguyên vật liệu giảm 500 đồng/kg và một số nguyên nhân khác. Nhưng đến năm 2006 lợi nhuận công ty tăng đáng kể từ 492.814.785 triệu đồng năm 2005 lên tới 543.420.020 triệu đồng điều đó chứng tỏ công ty đã phấn đấu để đạt được kết quả lợi nhuận cao hơn. * Phân tích về thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc Tiến. Ta có kết quả hoạt động sản xuất của Công ty cổ phần thương mại Phúc Tiến Trong những năm qua tình hình sản xuất của Công ty có những thay đổi tích cực. Công ty đã ngừng sản xuất một số mặt hàng không mang lại hiệu quả cao, tập trung vào một số sản phẩm truyền thống của công ty đã được người tiêu dùng tín nhiệm. Mặt khác Công ty có những biến đổi tích cực về phương hướng sản xuất, phương án sản phẩm và bố trí lại lao động hợp lý. Công ty cũng đã từng bước đầu tư chiều sâu và đầu tư phát triển thị trường, và trang bị dây chuyền công nghệ và thiết bị hiện đại, tiên tiến. Tình hình tiêu thụ từng mặt hàng của Công ty cổ phần và sản xuất thương mại Phúc Tiến năm 2004-2006. - Về sản phẩm tôn các loại: tôn mã màu vốn là sản phẩm truyền thống của Công ty cổ phần và sản xuất thương mại Phúc Tiến. Sản phẩm này đã có chỗ đứng vững chắc trong đông đảo người tiêu dùng, như vậy sản phẩm này Công ty cổ phần và sản xuất thương mại Phúc Tiến có sức cạnh tranh manh hơn so với sản phẩm cùng loại. - Sản phẩm thép hình: Đây là sản phẩm riêng của công ty. Hiện nay sản phẩm này có sức cạnh tranh cao so với các sản phẩm của các đơn vị khác do vậy sản phẩm có sức cạnh tranh cao hơn. - Sản phẩm thép hình V: Sản phẩm có đủ loại kích cỡ khác nhau và độ dầy, và được tiêu thụ mạnh chủ yếu là thị trường Hà Nội. - Sản phẩm U,Z, F: đây là sản phẩm kết cấu chính của công ty và được tiêu thụ nhiều chủ yếu ở các khu công nghiệp đang hình thành và một số công trình xây dựng khu đô thị mới. - Sản phẩm cầu trục thiết bị nâng hạ: chủ yếu là khung nâng từ 12 tấn đến 50 tấn. Bảng 6: Bảng tiêu thụ các loại hàng hoá của Công ty Đơn vị: Tấn Sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 ± (tấn) 2006/2005 ± (tấn) 1. Tôn - Tôn mạ màu 2000 2100 2450 100 350 - Tôn lạnh 1000 1330 1320 330 -10 - Tôn kẽm 1000 1200 1500 200 300 2. Thép hình - Thép V 1100 1201 1215 101 14 - Thép U 1200 1320 1340 120 20 - Thép I 1400 1472 1501 72 29 - Thép lá 500 550 558 50 8 3. Xà gồ 600 610 630 10 20 - Thiết bị nâng hạ 350 365 380 15 15 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - vật tư cung cấp) Qua bảng trên ta thấy: Số lượng sản phẩm tăng, giảm qua các năm như sau: Số lượng tôn mạ màu tiêu thụ năm 2004 là 2000 tấn và đến năm 2005 tăng 2100 tấn, tăng 100 tấn so với năm 2004, và con số này không ngừng ở đó đến năm 2006 tăng 350 tấn so với năm 2005. Điều đó chứng tỏ Công ty đã có kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm rất tốt đáp ứng người tiêu dùng và điều này cần phát huy những năm tiếp theo. Mặt hàng tôn lạnh năm 2004 với số lượng là 1000 tấn và đến năm 2005 là 1330 tấn tăng so với năm 2004 là 330 tấn, điều đó là rất đáng khích lệ và doanh nghiệp cần duy trì phát huy, nhưng đến thời điểm 2006 thì lại giảm 10 tấn so với 2005, điều này nguyên nhân là do khách hàng chuyển dần sang dùng tôn mạ mầu do vậy mà thị trường tôn lạnh giảm đi, do vậy công ty cần có kế hoạch thay đổi cụ thể cho mặt hàng này. * Tôn kẽm số lượng tiêu thụ năm 2005 là 1200 so với năm 2004 tăng 200 tấn và năm 2006 tăng 300 tấn so với năm 2005, điều đó là rất đáng khích lệ và doanh nghiệp cần duy trì phát huy, nhưng đến thời điểm2006 thì lại giảm 10 tấn so với năm 2005, điều này nguyên nhân là do khách hàng chuyển dần sang dùng tôn mạ màu do vậy mà thị trường tôn lạnh giảm đi, do vậy công ty cần có kế hoạch thay đổi cụ thể cho mặt hàng này. * Tôn kẽm số lượng tiêu thụ 2005 là 1200 so với năm 2004 tăng 200 tấn và so với năm 2006 tăng 300 tấn điều này thật đáng mừng vì nó có triển vọng tăng ổn định. * Thép hình V nhìn chung tăng qua các năm, năm 2004 mức tiêu thụ là 1100 tấn so với cùng kỳ năm 95 tăng 101 tấn lượng tiêu thụ mặt hàng này chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh Hà Tây, Hưng Yên và một số tỉnh khác. * Thép U có số lượng tiêu thụ năm 2004 là 1200 tấn và năm 2005 là 1320 tấn, vậy năm 2005 mặt hàng này tiêu thụ tăng 120 tấn so với năm 2004, mặt hàng này năm 2006 mà so với năm 2005 thì cũng chỉ tăng 20 tấn và nguyên nhân tăng chậm ở 2006 là do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao so với 2005 là 1000 đồng/kg. * Thép lá sản lượng tiêu thụ năm 2005 là 550 và năm 2006 là 558 tăng 8 tấn so với cùng kỳ năm trước và cần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm này hơn bằng cách khuyến mại về giá, tặng quà khi mua sản phẩm hay tiếp thị quảng cáo. * Xà gồ mức sản lượng tiêu thụ năm 2005 là 610 năm 2006 là 630 năm 2006 tăng so với năm 2005 là 20 tấn xà gồ các loại. Sản phẩm này chủ yếu phục vụ cho các khu công nghiệp, nhà khung thép và mọi cấu kiện khác. * Thiết bị nâng hạ gồ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4561.doc
Tài liệu liên quan