Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty chứng khoán Habubank

MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu 1:Sơ đồ tổ chức HBBS 36 Biểu 2: Cơ cấu nhân sự trong các phòng ban 40 Biểu 3: Cơ cấu nhân sự theo trình độ: 40 Biểu 4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của một số CTCK năm 2007 42 Biểu 5: Sơ đồ quy trình mở tài khoản giao dịch tại HBBS 43 Biểu 6: Mức phí giao dich và phí các dịch vụ hộ trợ khác của HBBS 44 Biểu 7: Thị phần giá trị giao dịch khớp lệnh của HBBS so với toàn thị trường năm 2007 45 Biểu 8: Thị phần doanh thu từ hoạt động môi giới năm

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2411 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán tại Công ty chứng khoán Habubank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2007 47 Biểu 9:Tình hình số lượng tài khoản giao dịch được mở tại HBBS 47 Biểu 10:Mức phí môi giới của SSI 48 Biểu 11: Mức phí môi giới của ACBS 48 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, PGS.TS. Trần Đăng Khâm và các thầy cô giáo khoa Ngân hàng Tài chính đã hướng dẫn chỉ bảo em rất tận tình và giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Thêm vào đó em cũng rất cảm ơn các anh chị trong công ty chứng khoán Habubank, đặc biệt là các anh chị phòng môi giới đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập và hoàn thành chuyên đề này. LỜI NÓI ĐẦU Chỉ trong vòng bốn năm trở lại đây thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và trở nên sôi động. Chứng khoán đã được nhiều người biết đến và họ đã coi thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư hấp dẫn và mang lại lợi nhuận lớn. Trên thị trường hiện nay vai trò của các công ty chứng khoán là rất quan trọng, đặc biệt là hoạt động môi giới của công ty chứng khoán. Thị trường càng phát triển thì hoạt động môi giới càng phức tạp. Cùng với sự phát triển của thị trường là sự phát triển và mở rộng dịch vụ của các công ty chứng khoán. Với vai trò là trung gian, cầu nối giữa người mua (người có vốn) và người bán (người cần vốn), trong điều Trong bối cảnh hiện nay, khi sức cầu cao hơn sức cung thì chức năng của hoạt động môi giới chưa thể hiện đầy đủ, nhà đầu tư đang chủ động tìm đến với người môi giới. Bên cạnh đó hoạt động môi giới trong các công ty chứng khoán chủ yếu là nhận lệnh trực tiếp của khách hàng và tiến hành nhập lệnh vào hệ thống mà chưa có sự tư vấn hay giúp đỡ khách hàng trong việc ra quyết định mua bán. Thị trường ngày một phát triển hơn, sức cung cao hơn sức cầu, và sự cạnh tranh của nhiều công ty chứng khoán với vai trò trung gian công ty chứng khoán nói chung và hoạt động môi giới nói riêng sẽ phải tiến hành việc thu hút khách hàng đến với mình. Dó đó hoạt động môi giới phải được chú trọng và nâng cao chất lượng hoạt động. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đảm bảo được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của công ty chứng khoán. ` Với mục đích phát triển thị trưòng, nâng cao vai trò của công ty chứng khoán (CTCK) và phát triển hoạt động môi giới chứng khoán em chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán Habubank”. Nội dung đề tài gồm các phần chính sau: Chuơng 1: Chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán Habubank Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán Habubank Do trình độ nhận thức của bản thân còn ở một mức độ nhất định, nên chuyên đề này không thể tránh khỏi những hạn chế trong quá trình đánh giá xem xét vấn đề, em rất kính mong các thầy cô giáo góp ý kiến để chuyên đề này có tính khả thi hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG 1 CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Các vấn đề cơ bản về công ty chứng khoán Khái niệm và đặc điểm của công ty chứng khoán Thị trường chứng khoán (TTCK) là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán, trao đổi các loại chứng khoán, là một bộ phận của thị trường tài chính. Thị trường chứng khoán có vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động vốn và sử dụng vốn của nền kinh tế thị trường. Trong quá trình phát triển của thị trường chứng khoán cho thấy thị trường chứng khoán phát triển luôn kéo theo sự ra đời của nhiều công ty chứng khoán và những nhà môi giới chuyên nghiệp. Giáo trình thị trường chứng khoán của trường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản tài chính năm 2002 có định nghĩa: Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Là một tổ chức tài chính trung gian trên thị trường tài chính, nên CTCK cũng có những đặc điểm chung vốn có của một tổ chức tài chính trung gian, thể hiện ở các mặt sau: - CTCK là tổ chức trung gian về giao dịch: TTCK hoạt động với một đặc điểm khác biệt với các thị trường khác là người mua và người bán không trực tiếp gặp nhau để thoả thuận giá cả và tiến hành giao dịch, mà họ phải giao dịch thông qua hệ thống các công ty chứng khoán. CTCK có nhiệm vụ nhận lệnh của cả người mua và người bán, nhập tất cả các lệnh này vào cùng một hệ thống và hệ thống sẽ tự động so khớp các lệnh với nhau, cuối cùng sẽ đưa ra một mức giá khớp tốt nhất với một khối lượng khớp nhất định. - CTCK là tổ chức trung gian về thông tin: CTCK với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ cao trong việc thu thập xử lý và phân tích thông tin liên quan đến chứng khoán và các thông tin khác thành những thông tin có ích. Mà những thông tin này có thể được phục vụ miễn phí cho khách hàng, có thể phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư của CTCK hoặc cũng có thể là những thông tin dịch vụ tài chính mà CTCK muốn bán để thu lời. Công ty cung cấp cho khách hàng của mình (có thể là nhà đầu tư hay các doanh nghiệp cần tư vấn) các sản phẩm thông tin thông qua nghiệp vụ môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư…Nhờ đó mà khách hàng có thể được sử dụng những thông tin hiệu quả cao và với chi phí thấp, thấp hơn rất nhiều so với chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra để tự thu thập, xử lý thông tin… Trung gian về vốn: Chức năng này được thể hiện rõ trong nghiệp vụ cầm cố, mua bán khống của CTCK với khách hàng…Điều này nhằm mục đích tăng cơ hội cho khách hàng, đồng thời tạo thu nhập cho việc đa dạng hoá hoạt động của công ty trên thị trường. Trung gian thanh toán Do CTCK là một thành viên của hệ thống thanh toán lưu ký nên CTCK là một trung gian thanh toán. Chức năng này được thể hiện thông qua việc thanh toán giữa người phát hành và nhà đầu tư. Công ty thực hiện bù đắp kết quả cuối cùng sau khi có kết quả chuyển xuống từ trung tâm giao dịch và giữa những nhà đầu tư với nhau. Trung gian về đầu tư và rủi ro Xuất phát từ nhu cầu có thu nhập cao nhưng trình độ, khả năng phân tích, đầu tư của các chủ thể có vốn nhàn rỗi bị hạn chế. Dựa trên đặc điểm này, các quỹ đầu tư chứng khoán ra đời. Các quỹ này hoạt động dựa trên hình thức dùng một số lượng lớn vốn đầu tư vào một số loại chứng khoán với kỳ hạn và mức rủi ro khác nhau để kiếm lời. Để thu hút được nguồn vốn như thế này thì các quỹ đầu tư phải phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư và chủ sở hữu các chứng chỉ này là chủ thể có vốn nhàn rỗi nhưng có nhu cầu trên và họ được hưởng lợi từ lợi nhuận mà quỹ mang lại. Tính chuyên nghiệp cao, kiến thức rộng Thị trường tài chính là thị trường phát triển ở tầm cao, phức tạp và khó khăn. Do đó nó đòi hỏi các chủ thể tham gia phải có kiến thức sâu, rộng về thị trường và lĩnh vực mà chủ thể đó tham gia. Đối với CTCK thì tính chuyên nghiệp và kiến thức của nhân viên là rất cao. Nó không chỉ bao gồm kiến thức về tài chính mà còn bao gồm tất cả các mặt, lĩnh vực khác của thị trường. Mối quan hệ đa dạng Do là một trung gian tài chính nên mối quan hệ của CTCK là rất đa dạng được thể hiện trong mối quan hệ với khách hàng là công chúng đầu tư, doanh nghiệp cần tư vấn trong huy động vốn, phát hành, bảo lãnh và với các tổ chức tín dụng khác… Tham gia vào các lĩnh vực dịch vụ tài chính Trên thị trường chứng khoán, để công việc mua bán và thanh toán giữa các chủ thể với nhau được thuận lợi đòi hỏi phải có một hệ thống bổ trợ phục vụ cho hoạt động này. Đó là các nghiệp vụ môi giới, tư vấn, phân tích, thanh toán… Mỗi CTCK hoạt động trên TTCK, tuỳ thuộc vào khả năng, năng lực của mình và quy định của pháp luật mà CTCK thực hiện một hay nhiều nghiệp vụ. Việc thực hiện nhiều nghiệp vụ giúp cho CTCK đa dạng hoá hoạt động, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Nhưng nếu tham gia vào quá nhiều hoạt động thì thiếu đi sự chuyên môn hoá làm cho khả năng cạnh tranh của công ty so với các công ty thực hiện chuyên môn hoá sẽ kém, phân bổ lực lượng vào các lĩnh vực này bị dàn trải, thiếu tập trung nên hiệu quả không cao… Là một trung gian tài chính nên CTCK có sự khác biệt với các doanh nghiệp khác, thể hiện ở các điểm sau: Tài sản Tài sản chính của CTCK và của khách hàng mà CTCK giữ hộ là tài sản tài chính. Đây là loại tài sản khó xác định giá trị, mang yếu tố vô hình, có tính rủi ro cao… Lĩnh vực hoạt động CTCK thực hiện các dịch vụ về tài chính. Đó là nó hoạt động trên thị trường tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính khi khách hàng có nhu cầu. Các sản phẩm dịch vụ tài chính ở đây là tư vấn tài chính, môi giới, thực hiện giúp khách hàng một số hoạt động uỷ quyền… Với đặc điểm là trung gian tài chính, trung gian đầu tư CTCK có ưu thế về chuyên môn nghiệp vụ, về vốn, về tiếp cận thông tin… hơn các nhà đầu tư nên đòi hỏi CTCK phải ưu tiên quyền lợi của khách hàng lên trước, tách biệt tài sản của doanh nghiệp và tài sản của khách hàng để tránh những xung đột về lợi ích giữa khách hàng và công ty, đồng thời để hạn chế rủi ro cho khách hàng. Về mặt chuyên môn và nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức của một công ty chứng khoán gồm các phòng ban chủ yếu sau: - Khối tác nghiệp: Là khối thực hiện các giao dịch kinh doanh và dịch vụ chứng khoán. Khối này đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó. Bao gồm các phòng ban: + Phòng Môi giới + Phòng Tự doanh + Phòng Bảo lãnh phát hành + Phòng Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính doanh nghiệp + Phòng ký quỹ Tuy nhiên, căn cứ vào quy mô thị trường và sự chú trọng vào các nghiệp vụ mà công ty chứng khoán có thể chuyên sâu từng bộ phận hoặc tổng hợp các nghiệp vụ vào trong một bộ phận. - Khối phụ trợ: Là khối không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh, nhưng nó không thể thiếu được trong vận hành của công ty chứng khoán vì hoạt dộng của nó mang tính chất trợ giúp cho khối nghiệp vụ. Khối này bao gồm các bộ phận sau: + Phòng nghiên cứu và phát triển + Phòng phân tích và thông tin thị trường + Phòng kế hoạch công ty + Phòng phát triển sản phẩm mới + Phòng công nghệ tin học + Phòng pháp chế + Phòng kế toán, thanh toán và kiểm soát nội bộ + Phòng ngân quỹ, ký quỹ + Phòng tổng hợp hành chính nhân sự Ngoài sự phân biệt rõ ràng hai khối như vậy, do mức độ phát triển của công ty chứng khoán và Thị trường chứng khoán mà có thể có thêm các bộ phận khác như: mạng lưới chi nhánh, văn phòng trong và ngoài nước, văn phòng đại lý…, hoặc các phòng liên quan đến các nghiệp vụ khác từ ngân hàng, bảo hiểm (tín dụng chứng khoán; bảo hiểm chứng khoán…). 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán 1.1.2.1. Các hoạt động nghiệp vụ (1) Hoạt động môi giới Giáo trình Thị trường chứng khoán, trường đại học kinh tế quốc dân năm 2002 định nghĩa: “Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Theo đó, công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng là người phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình”. Vì vậy hoạt động môi giới ở bất kỳ công ty chứng khoán nào cũng bao gồm hai hoạt động nhỏ: Thứ nhất, CTCK đại diện khách hàng giao dịch và thứ hai là tư vấn trợ giúp khách hàng trong quá trình ra quyết định mua, bán chứng khoán. Do những đặc điểm của hoạt động môi giới chứng khoán đòi hỏi nhà Môi giới chứng khoán phải có những tiêu chuẩn đạo đức nhất định; những người làm nghề môi giới chứng khoán phải trung thực, vì lợi ích của khách hàng. Bên cạnh đó, để làm được nghề môi giới chứng khoán họ phải có những kỹ năng nhất định, bao gồm các kỹ năng chủ yếu sau: - Kỹ năng truyền đạt thông tin: Nhà môi giới chứng khoán phải có kỹ năng truyền đạt thông tin tốt để có thể làm hài lòng khách hàng, để họ hiểu được sâu sắc và đầy đủ những thông tin mà nhà môi giới muốn truyền đạt. Những người có khả năng truyền đạt thông tin tốt sẽ giúp cho khách hàng tin tưởng và lắng nghe họ nói, thu hút được sự quan tâm chú ý từ phía khách hàng. - Kỹ năng tìm hiểu khách hàng: Kỹ năng này cần thiết đối với mọi loại ngành nghề, tuy nhiên đối với nghề môi giới, kỹ năng này đặc biệt quan trọng. Nhà môi giới muốn có được một buổi nói chuyện thành công với khách hàng của mình, họ cần phải nắm bắt được một số thông tin về khách hàng mà họ đang tư vấn. Khi khách hàng cảm nhận được sự quan tâm đúng mực từ phía nhà môi giới, họ sẽ yên tâm và tin tưởng vào những thông tin và lời khuyên mà nhà môi giới đưa ra. - Kỹ năng khai thác thông tin: Bao gồm tất cả những thông tin vể kinh tế, xã hội và cả những thông tin về cá nhân khách hàng. Để đưa ra được những lời khuyên sát thực, đem lại lợi ích cho khách hàng, nhà môi giới cần phải có những thông tin đầy đủ, chính xác. Và để có được những thông tin này, nhà môi giới cần phải có những kỹ năng cơ bản về khai thác thông tin. (2) Hoạt động tự doanh Tự doanh là việc các công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua, bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC. Mục đích của hoạt động tự doanh là nhằm thu lợi nhuận cho chính công ty thông qua hoạt động mua, bán chứng khoán với khách hàng. Nghiệp vụ này hoạt động song song với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnh giao dịch của khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính mình, vì vậy trong quá trình hoạt động có thể dẫn tới xung đột lợi ích giữa thực hiện giao dịch cho khách hàng và cho bản thân công ty. Do đó luật pháp các nước đều yêu cầu tách biệt rõ ràng giữa các nghiệp vụ môi giới và tự doanh, công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của mình. Trong hoạt động tự doanh, công ty chứng khoán kinh doanh bằng chính nguồn vốn của công ty, tự ra quyết định và thực hiện lệnh mua bán chứng khoán. Vì vậy, công ty chứng khoán đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý, đặc biệt trong trường hợp đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường. (3) Hoạt động bảo lãnh phát hành Để thực hiện thành công các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng đòi hỏi tổ chức phát hành phải cần đến các công ty chứng khoán tư vấn cho đợt phát hành và thực hiện bảo lãnh, phân phối chứng khoán ra công chúng. Đây chính là nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của các công ty chứng khoán và là nghiệp vụ chiếm tỷ lệ doanh thu khá cao trong tổng doanh thu của công ty chứng khoán. Bảo lãnh phát hành chính là việc công ty chứng khoán có chức năng bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. (4) Hoạt động tư vấn đầu tư Hoạt động tư vấn là việc người tư vấn sử dụng kiến thức của mình để đưa ra các lời khuyên, phân tích tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho khách hàng. Trên cơ sở những lời khuyên của nhà tư vấn, khách hàng sẽ đưa ra quyết định đầu tư cho chính mình, những lời khuyên đó có thể giúp khách hàng thu về những khoản lợi nhuận lớn hoặc cũng có thể thua lỗ, thậm chí là phá sản; đồng thời nhà tư vấn có thể thu về một khoản phí, đó là khoản phí về dịch vụ tư vấn, bất kể việc tư vấn đó có mang lại hiệu quả trong đầu tư của khách hàng hay không. Do đặc điểm này mà hoạt động tư vấn cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Các nhà tư vấn đòi hỏi phải có tính trung thực và trách nhiệm đối với những hành động tư vấn của mình. Mọi thông tin tư vấn của họ sẽ có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của khách hàng, do vậy những thông tin mà nhà tư vấn đưa ra phải chính xác, trung thực để giúp khách hàng có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Hơn nữa họ còn phải chịu trách nhiệm về những thông tin tư vấn mà họ đưa ra. Điều này đảm bảo cho hoạt động tư vấn trở nên có hiệu quả và tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng đang sử dụng dịch vụ tư vấn. - Các nhà tư vấn không đưa ra một sự chắc chắn nào về giá cũng như giá trị của chứng khoán mà mình đang tư vấn cho khách hàng. Điều này là bởi lẽ, giá của chứng khoán có thể thay đổi một cách ngẫu nhiên và không ai có thể chắc chắn rằng giá chứng khoán có thể thay đổi theo chiều hướng nào trong những phiên giao dịch tiếp theo. Tất cả mọi người đều chỉ đưa ra được những dự đoán về sự thay đổi của giá chứng khoán, do vậy khi thực hiện tư vấn cho các khách hàng, các nhà tư vấn không thể đảm bảo chắc chắn về giá của chứng khoán, họ chỉ là những người đưa ra các thông tin, những lời khuyên sau đó khách hàng sẽ là người đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng. - Trong khi tư vấn cho khách hàng, nhà tư vấn cần phải đưa ra những rủi ro mà nhà đầu tư có thể sẽ gặp phải khi quyết định đầu tư vào một cổ phiếu nhất định. Nguyên tắc này giúp cho hoạt động tư vấn trở nên có hiệu quả hơn và đồng thời cũng giúp khách hàng có được những quyết định đầu tư đúng đắn. - Việc khách hàng lựa chọn đầu tư như thế nào phải do khách hàng tự quyết định, người tư vấn không được dụ dỗ hay mời chào khách hàng mua hay bán một loại chứng khoán cụ thể nào đó. Hơn nữa, những thông tin tư vấn mà nhà tư vấn đưa ra phải xuất phát từ những thông tin có tính khách quan và có độ tin cậy cao, trên cơ sở đó đưa ra những phân tích, tổng hợp một cách khoa học, logic các vấn đề nghiên cứu. 1.1.2.2. Các hoạt động phụ trợ (1) Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán Lưu ký chứng khoán là hoạt động cất giữ, bảo quản chứng khoán và thực hiện hộ khách hàng đối với các chứng khoán được lưu giữ. Đây là một hoạt động phụ trợ giúp công ty chứng khoán có thể thực hiện tốt các hoạt động của mình. Khách hàng khi muốn giao dịch trên thị trường chứng khoán, họ phải mở tài khoản tiền mặt và tài khoản lưu ký chứng khoán tại các công ty chứng khoán. Qua đó, công ty sẽ quản lý các chứng khoán lưu ký của khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và chuyển giao chứng khoán cho khách hàng trong quá trình giao dịch trên thị trường. (2) Nghiệp vụ kế toán tài chính - Bộ phận kế toán có nhiệm vụ xử lý hợp đồng và các tài liệu giao dịch, thực hiện việc soạn thảo, in ấn gửi cho khách hàng, nhận lại từ khách hàng và lưu giữ các bản hợp đồng và các chứng từ, phiếu lệnh và các giao dịch khác với khách hàng. - Bộ phận tài chính quản lý hoạt động tài chính của công ty thông qua tài khoản chứng khoán và tiền. Ngoài ra, bộ phận này còn quản lý việc cho khách hàng vay tiền để đầu tư chứng khoán, thoả thuận với khách hàng trong giao dịch nhận thế chấp chứng khoán và cho khách hàng vay tiền để đầu tư chứng khoán, bảo đảm việc tuân thủ tỷ lệ vốn cho vay trên tổng giá trị chứng khoán (3) Nghiệp vụ hành chính tổng hợp Nghiệp vụ này có nhiệm vụ: - Duy trì cơ sở kinh doanh, văn phòng làm việc, trang thiết bị và đồ dùng văn phòng nói chung , cung cấp văn phòng phẩm, duy trì điện, nước, nhà ăn… - Tổ chức gặp gỡ làm việc với các cơ quan hữu quan, các tổ chức quốc tế, tổ chức kinh doanh khác. - Ký kết và quản lý các hợp đồng tuyển dụng lao động, quản lý nhân sự… (4) Các nghiệp vụ phụ trợ khác Khi thị trường chứng khoán ngày càng phát triển thì càng cần công ty chứng khoán phải phát triển thêm các nghiệp vụ khác nhằm hỗ trợ khách hàng. Các nghiệp vụ tư vấn giúp khách hang , ứng trước tiền cho khách hàng mua bán chứng khoán trên thị trường.Ở những thị trường chứng khoán phát triển các công ty chứng khoán còn thực hiện hoạt động bán khống, đó là hoạt động mà công ty chứng khoán cho khách hàng vay chứng khoán để bán trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Vai trò hoạt động môi giới của công ty chứng khoán Đối với nhà đầu tư, thông qua những dịch vụ môi giới chứng khoán mà CTCK cung cấp đã góp phần giảm chi phí và thời gian giao dịch, thời gian tìm hiểu thông tin do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư của các Nhà đầu tư. Đối với TTCK, hoạt động môi giới chứng khoán giúp người mua và người bán thực hiện thành công giao dịch của mình, thêm vào đó môi giới chứng khoán còn góp phần làm tăng tính thanh khoản của các chứng khoán thông qua vai trò làm cầu nối giữa người mua và người bán trên thị trường. Đối với cơ quan quản lý thị trường, thông qua các hoạt động của mình đặc biệt là hoạt động môi giới chứng khoán CTCK với vai trò cung cấp thông tin về TTCK cho cơ quan quản lý thị trường để cơ quan này có trách nhiệm nghiên cứu đưa ra những chính sách phù hợp cho sự phát triển của TTCK, đồng thời các CTCK cũng là một kênh phân phối thông tin hiệu quả khi cơ quan quản lý thị trường thực hiện công bố. CTCK cũng là nơi tiệp nhận những thông tin phản hồi từ phía công chúng đầu tư, để từ đó cơ quan quản lý thị trường nắm bắt được xu thế đầu tư của thị trường, xu thế phát triển của thị trường trong tương lai để có giải pháp phù hợp nhằm điều tiết cũng như định hướng thị trường phát triển. Chất lượng hoạt động môi giới của công ty chứng khoán 1.2.1Tổng quan về hoạt động môi giới chứng khoán 1.2.1.1Khái niệm môi giới chứng khoán Như phần trên của chuyên đề có đề cập thì trên thị trường chứng khoán người mua và người bán trao đổi với nhau một loại hàng hoá đặc biệt, đó là các tài sản tài chính. Tài sản tài chính là những hàng hoá đem lại thu nhập thường xuyên cho người sở hữu, mặt khác nó có thể tích luỹ giá trị, khi cần chuyển đổi người sở hữu nó có thể bán đi để kiếm lời. Nhưng không phải ai cũng nhìn nhận và đánh giá được giá trị thực của nó nên cần phải có các chuyên gia được trang bị về kiến thức, hơn nữa kiến thức của họ thường xuyên được trau dồi bồi dưỡng, đó là các nhà tư vấn tài chính. Bên cạnh đó hàng hoá trên thị trường chứng khoán hết sức phong phú và đa dạng. Từ việc lựa chọn chứng khoán, thời điểm mua bán; tiến hành mua bán chứng khoán riêng lẻ hay kết hợp chúng trong một danh mục đầu tư và thường xuyên điều chỉnh danh mục, cho đến việc thiết kế và theo đuổi mục tiêu đầu tư riêng phù hợp với từng người, đòi hỏi những nhà đầu tư cá nhân phải bỏ ra thời gian, công sức và hiểu biết nghiệp vụ vững vàng, và là người có kinh nghiệm trên thương trường. Đó là chưa kể đến việc phải sử dụng những thủ tục giao dịch, theo dõi những tài khoản sử dụng những tài khoản và những lệnh giao dịch vào từng thời điểm, những việc mà không phải nhà đầu tư nào cũng có thể và sẵn sàng dành thời gian cho chúng được do đó nhà đầu tư cần phải có những nhà môi giới. Vì vậy, có thể nói rằng: “ nghiệp vụ môi giới là hoạt động đại diện mua và bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng “. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét hoạt động môi giới là một hoạt động kinh doanh của một công ty chứng khoán, trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hay trên thị trường OTC mà khách hàng là người phải chịu trách nhiệm về kết quả khi đưa ra quyết định giao dịch đó. 1.2.1.2Phân loại môi giới chứng khoán Có thể phân chia môi giới chứng khoán thành các loại sau: Trên sở giao dịch chứng khoán, môi giới chứng khoán bao gồm: - Các nhà môi giới của các công ty thành viên (hay nhà môi giới của hãng dịch vụ hưởng hoa hồng - Commission house brocker) thực hiện các giao dịch cho khách hàng và hưởng các khoản hoa hồng mà khách hàng trả cho họ. -Môi giới hai đô la: là môi giới tự do hay còn gọi là môi giới tập sự, không thuộc về một CTCK nào. Họ nhận làm môi giới trung gian để thương lượng đấu giá mua bán chứng khoán cho các công ty môi giới thuê họ, hưởng hoa hồng từ các dịch vụ đó và khoản phí mà họ được hưởng là 2 đô la trên 100 cổ phiếu. -Các nhà tạo lập thị trường cạnh tranh: khi một chứng khoán giao dịch trên sàn trở nên khan hiếm hay rơi vào tình trạng khó giao dịch Sở giao dịch yêu cầu các nhà tạo lập thị trường tiến hành giao dịch các chứng khoán này từ tài khoản cá nhân hoặc tài khoản công ty của họ với các chào bán hay chào mua trên thị trường. Trên thị trường chứng khoán phi tập trung, môi giới chứng khoán là: -Các nhà tạo lập thị trường: Trên thị trường phi tập trung (OTC) các nhà tạo lập thị trường có nhiệm vụ là tạo tính thanh khoản cho thị trường thông qua việc nắm giữ một lượng chứng khoán để sẵn sàng giao dịch với khách hàng, họ sẽ đưa ra các mức giá đặt mua và chào bán, và hưởng các chênh lệch giá sau các giao dịch. Họ được coi là động lực cho thị trường OTC phát triển. 1.2.1.3Quy trình môi giới chứng khoán Quy trình môi giới chứng khoán trong công ty chứng khoán bao gồm các bước sau: Bước 1: Mở tài khoản cho khách hàng Trước khi mua và bán chứng khoán qua hoạt động môi giới, khách hàng phải mở một tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán. Khách hàng được hướng dẫn thủ tục mở tài khoản: điền thông tin vào “ Giấy mở tài khoản ” bao gồm các thông tin theo luật pháp quy định và các thông tin khác tuỳ theo yêu cầu của công ty chứng khoán. Bộ phận quản lý tài khoản khách hàng của công ty phải kiểm tra tính chính xác của thông tin, đồng thời trong quá trình hoạt động của tài khoản những thay đổi của thông tin cũng cần được cập nhật. Tài khoản giao dịch hiện nay có thể chia thành nhiều loại khác nhau như: - Tài khoản tiền mặt là loại tài khoản thông dụng nhất, giống như tài khoản tiền gửi thanh toán của các ngân hàng thương mại. Khách hàng có thể mua bán bất kỳ loại chứng khoán nào qua tài khoản này. Tuy nhiên loại tài khoản này yêu cầu khách hàng phải trả đủ tiền trước khi nhận được chứng khoán. - Tài khoản ký quỹ hay tài khoản bảo chứng: là loại tài khoản dùng để mua bán chứng khoán có ký quỹ. Theo đó, để mua chứng khoán, khách hàng chỉ cần ký quỹ một tỷ lệ % tiền trên giá trị chứng khoán muốn mua, số còn lại khách hàng có thể vay công ty chứng khoán thông qua tài khoản bảo chứng. Trong dịch vụ này, khách hàng phải chịu một lãi suất khá cao, thường là cao hơn lai suất cho vay của ngân hàng, ngược lại khách hàng có thể mua số lượng chứng khoán có giá trị lớn hơn nhiều so với số tiền đã ký quỹ. Sau khi mở tài khoản, công ty chứng khoán sẽ cung cấp cho khách hàng một mã số tài khoản và một mã số truy cập vào tài khoản để kiểm tra khi cần thiết. Bước 2: Nhận lệnh của khách hàng: Mỗi lần giao dịch, khách hàng phải phát lệnh theo mẫu in sẵn. Lệnh giao dịch khách hàng phải điền đầy đủ các thông tin quy định trong mẫu có sẵn. Đó là những điều kiện bảo đảm an toàn cho công ty chứng khoán cũng như tạo điều kiện cho khách hàng yên tâm khi phát lệnh. Việc phát lệnh có thể theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua điện thoại, telex, fax, hay hệ thống máy tính điện tử… tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường. Mẫu lệnh phải bao gồm các thông tin sau: Lệnh mua hay lệnh bán: thông thường từ “mua” hay “bán” không được viết ra mà người ta dùng chữ cái “B” hay “S” để thể hiện. Hầu hết các thị trường chứng khoán sử dụng các lệnh mua bán được in sẵn. Hai mẫu lệnh này được in bằng hai mầu mực khác nhau hay trên hai mầu giấy khác nhau để dễ phân biệt. Số lượng các chứng khoán: số lượng này được thể hiện bằng các con số. Một lệnh có thể thực hiện kết hợp giữa giao dịch một lô chẵn và một lô lẻ Mô tả chứng khoán được giao dịch (tên hay ký hiệu): Tên của chứng khoán có thể được viết ra hoặc viết tắt hay thể hiện bằng ký hiệu, biểu hiện được mã hoá và đăng ký trước. Số tài khoản của khách hàng, tên tài khoản, ngày giao dịch và đưa ra lệnh. Giá các loại lệnh giao dịch mà khách hàng yêu cầu (lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng, lệnh dừng giới hạn…). Nếu là lệnh bán công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng đưa ra số chứng khoán muốn bán để kiểm tra trước khi thực hiện lệnh hoặc đề nghị khách hàng ký quỹ một phần số chứng khoán cần bán theo một tỷ lệ nhất định do Uỷ ban chứng khoán quy định. Trong trường hợp chứng khoán của khách hàng đã được lưu ký, công ty sẽ kiểm tra trên số tài khoản của khách hàng đã lưu lý. Nếu là lệnh mua, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng phải ký quỹ một số tiền nhất định trên tài khoản của khách hàng ở công ty. Khoản tiền này được tinh trên một tỷ lệ % giá trị mua theo lệnh. Bước 3: Thực hiện lệnh: Trên cơ sở của khách hàng công ty sẽ kiểm tra các thông tin trên lệnh, kiểm tra thị trường thực hiện, kiểm tra số tiền ký quỹ. Sau đó công ty chuyển lênh tới sở giao dịch để thực hiện. Trên thị trường tập chung, lệnh giao dịch của khách hàng sẽ được chuyển đến Sở giao dịch chứng khoán. Các lệnh được khớp với nhau để hình thành giá cả cạnh tranh của thị trường tuỳ theo phương thức đấu giá của thị trường. Trên thị trường OTC, việc mua bán chứng khoán sẽ được dựa trên cơ sở thoả thuận giữa khách hàng và công ty chứng khoán nếu công ty này là nhà tạo lập thị trường. Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh Sau khi thực hiện lệnh xong công ty chứng khoán gửi cho khách hàng một bản xác nhận những lệnh nào của khách hàng được thực hiện. Xác nhận này giống như một hoá đơn thanh toán tiền của khách hàng. Bước 5: Thanh toán bù trừ giao dịch: Việc thanh toán bù trừ chứng khoán được thực hiện dựa trên cơ sở tài khoản của các công ty chứng khoán tại các ngân hàng. Đối với việc đối chiếu bù trừ chứng khoán do trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện thông qua hệ thống tài khoản lưu ký chứng khoán. Việc bù trừ kết quả giao dịch chứng khoán sẽ được kết thúc bằng việc in ra các chứng từ thanh toán. Các chứng từ này được gửi cho các công ty chứng khoán là cơ sở để thực hiện thanh toán và giao nhận giữa các công ty chứng khoán. Bước 6: Thanh toán và nhận chứng khoán: Đến ngày thanh toán, công ty chứng khoán sẽ thanh toán tiền cho khách hàng thông qua hệ ngân hàng chỉ định thanh toán và giao chứng khoán thông qua hình thức chuyển khoản tại trung tâm lưu ký chứng khoán. Sau khi hoàn tất các thủ tục giao dịch tại Sở giao dịch, công ty chứng khoán sẽ thanh toán tiền cho khách hàng thông qua hệ thống tài khoản giao dịch của khách hàng mở tại công ty chứng khoán. 1.2.2Khái niệm chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán Hoạt động môi giới chứng khoán đã ra đời từ rất sớm, song song với sự ra đời của TTCK. Ở mỗi thị trường, hoạt động môi giới chứng khoán phát triển với một mức độ nhất định. Hoạt động này ra đời và phát triển xuất phát từ đòi hỏi khách quan của thị trường, và nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường. Vì vậy có thể hiểu ch._.ất lượng hoạt động môi giới chứng khoán thể hiện ở những lợi ích mà nó mang lại cho các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Xét về giác độ của một công ty chứng khoán Hoạt động môi giới chứng khoán đạt chất lượng tốt khi: -Làm tăng vị thế và uy tín của công ty đồng thời mở rộng quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước. -Đem lại khoản thu lớn thường xuyên và ổn định cho công ty Muốn đạt được điều đó, CTCK phải cung cấp các dịch vụ môi giới nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, có sức cạnh tranh song vẫn đảm bảo tính an toàn và sinh lợi đồng thời vẫn tuân thủ đúng pháp luật và các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Xét về giác độ khách hàng Hoạt động môi giới được đánh giá là có chất lượng cao khi: -Thông qua các dịch vụ môi giới mà khách hàng có được cơ hội đầu tư, kiếm thêm được nhiều lợi nhuận. -Mức phí môi giới thấp. -Thủ tục gọn nhẹ, nhập lệnh nhanh và chính xác. -Được hưởng một số lợi ích đi kèm như: được vay tiền để đầu tư có đảm bảo bằng chứng khoán… Xét về giác độ nhân viên môi giới -Nhân viên môi giới được nhận thù lao một cách thoả đáng và được hưởng những chế độ đãi ngộ thích hợp. -Nhân viên môi giới được đánh giá là có kinh nghiệm, có kiến thức, có đạo đức nghề nghiệp, nhiệt tình và làm việc vì lợi ích của khách hàng. Tóm lại: Hoạt động môi giới có chất lượng khi nó đem lại mức lợi nhuận lớn và uy tín cho CTCK, đem lại cơ hội kinh doanh, thu lợi và đảm bảo an toàn về tài chính cho khách hàng, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển và hội nhập quốc tế. Điều này cho thấy chất lượng hoạt động môi giới được tổng hoà từ rất nhiều yếu tố. Vì vậy nó là một chỉ tiêu cần phải được đánh giá trên nhiều giác độ. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động môi giới của công ty chứng khoán Đối với CTCK việc đánh giá chất lượng hoạt động môi giới chính là để nhằm phát triển nó. Vì vậy công ty không thể chỉ đánh giá những lợi ích hiện tại mà hoạt động môi giới đem lại mà còn đánh giá tiềm năng phát triển của nó trong tương lai. Điều đó có nghĩa là công ty phải quan tâm đến khả năng làm thoả mãn lợi ích cho khách hàng của hoạt động này cũng như vai trò của nó đối với nền kinh tế. Do đó hệ thống các chỉ tiêu được đánh giá chất lượng hoạt động môi giới bao gồm không những các chỉ tiêu xét trên lợi ích mà công ty đạt được từ hoạt động môi giới mà còn bao gồm cả những chỉ tiêu phản ánh lợi ích mà hoạt động môi giới chứng khoán đã đem lại cho khách hàng và cho nền kinh tế. Thực tế hiện nay, tại Việt Nam chưa có một hệ thống các chỉ tiêu thống nhất nào phản ánh hoàn toàn chính xác chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán. Tuy nhiên theo em chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán có thể được đánh giá bằng cách xem xét một số chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu định tính: được thể hiện ở khả năng hoạt động, tính chuyên nghiệp của sản phẩm dịch vụ, mức độ tác động của hoạt động môi giới chứng khoán tới các hoạt động khác. -Khả năng hoạt động: Khả năng hoạt động của hoạt động môi giới thể hiện ở chỗ: Hoạt động môi giới của CTCK có thể cung cấp và làm thoả mãn những đối tượng khách hàng nào, quy mô khách hàng, tính chuyên nghiệp của nhân viên môi giới, quy mô và không gian của sàn giao dịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ phần mềm mà công ty đang sử dụng… -Tính chuyên nghiệp của sản phẩm dịch vụ: CTCK thực hiện việc cung cấp những sản phẩm trọn gói: từ việc đưa ra những kết quả nghiên cứu, phân tích cho lời khuyên, đến việc theo dõi tài khoản và kịp thời đưa ra những khuyến nghị cần thiết cho khách hàng (Đây gọi là công ty môi giới dịch vụ đầy đủ). Hay công ty chủ yếu là giúp khách hàng thực hiện các lệnh mua, bán chứng khoán và thu về một khoản hoa hồng nhỏ mà nó chỉ phản ánh chi phí cho việc thực hiện giao dịch. -Mức độ tác động của hoạt động môi giới tới các hoạt động khác: Khi hoạt động môi giới hoạt động với chất lượng tốt sẽ kéo theo các hoạt động khác như hoạt động phân tích chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán…phát triển và ngược lại. Bởi vì những hoạt động đó thực hiện một số nghiệp vụ nhằm bổ trợ cho hoạt động môi giới, giúp cho sản phẩm của hoạt động môi giới hoàn thiện hơn. Chỉ tiêu định lượng: được thể hiện cụ thể như sau: -Doanh số từ hoạt động môi giới: là tổng giá trị giao dịch khớp lệnh tại một công ty chứng khoán. Doanh số từ hoạt động môi giới nếu tăng lên qua các năm thể hiện quy mô hoạt động môi giới tăng lên, điều đó cho thấy hoạt động môi giới đang trong giai đoạn phát triển và đang được mở rộng, cũng có nghĩa là góp phần nâng cao chất lượng hoạt động môi giới. Tuy nhiên cần phải kết hợp phân tích các chỉ tiêu khác để đảm bảo việc ra quyết định chính xác. -Doanh thu từ hoạt động môi giới là tổng giá trị mà công ty thu được từ phí môi giới mà khách hàng trả khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của hoạt động môi giới của công ty. Doanh thu từ hoạt động môi giới được phân tích ngoài số tuyệt đối còn phải được xem xét trong mối tương quan với doanh thu từ các hoạt động khác của ngân hàng, tức là tỷ trọng doanh thu từ hoạt động môi giới trong tổng doanh thu của công ty. Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời và vị trí của hoạt động môi giới trong CTCK. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động môi giới Doanh thu từ hoạt động môi giới Tổng doanh thu -Chỉ tiêu chi phí từ hoạt động môi giới Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản tiền mà CTCK đã bỏ ra để thực hiện việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ môi giới nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chi phí cho hoạt động môi giới không những phản ánh số tiền mà Công ty đã chi trả trong hoạt động môi giới mà còn cho thấy mức độ hiệu quả của hoạt động môi giới. Nếu chi phí cho hoạt động này mà lớn thì hoạt động môi giới là không hiệu quả. -Lãi thu được từ hoạt động môi giới Đây cũng là một chỉ tiêu hết sức quan trọng cho biết khả năng sinh lời của hoạt động môi giới. Lãi từ hoạt động môi giới là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí đã bỏ ra trong hoạt động môi giới để đạt được doanh thu đó. Công thức như sau: Lãi từ hoạt động môi giới = Doanh thu từ hoạt động môi giới – Chi phí từ hoạt động môi giới -Tài sản đảm bảo Là số dư tiền và số dư chứng khoản phù hợp với yêu cầu về giao dịch đảm bảo cũng như yêu cầu về an toàn cho CTCK và không gây thiệt hại quá lớn cho khách hàng. Điều đó sẽ giúp tăng độ an toàn cho khách hàng và không làm giảm tính cạnh tranh, hấp dẫn của dịch vụ môi giới của CTCK. -Biểu phí môi giới cạnh tranh Để bắt đầu tìm đến CTCK nào để giao dịch, phí môi giới là một trong những yếu tố đầu tiên mà khách hàng xem xét. Một biểu phí cao hơn tương đối so với các CTCK khác sẽ làm giảm đáng kể tính cạnh tranh của nghiệp vụ môi giới chứng khoán và điều đó làm giảm lãi thu được từ hoạt động môi giới của CTCK. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán Môi giới chứng khoán là một hoạt động của CTCK nên nó hoạt động trong mối quan hệ với các hoạt động khác và các chủ thể khác nhau trên thị trường. Do vậy chất lượng của hoạt động môi giới chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm các nhân tố chủ quan và khách quan. 1.3.1Các nhân tố chủ quan `Nhân tố chủ quan là nhân tố mang tính nội tại từ bản chất của hoạt động môi giới, đây là nhân tố chính có ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động môi giới nói riêng và hiệu quả hoạt động của CTCK nói chung. Nhân tố này bao gồm các yếu tố sau: -Uy tín và quy mô hoạt động của công ty: Đây là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng hoạt động môi giới. Uy tín công ty là tài sản vô hình, là yếu tố mang tính cạnh tranh giữa các công ty với nhau. Nhất là đối với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường bao giờ họ cũng tìm cho mình công ty có uy tín để được tư vấn cho các quyết định đầu tư của mình sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Mặc dù các nhà đầu tư luôn có mâu thuẫn giữa chi phí với độ an toàn và lợi nhuận. Nhưng nếu CTCK nào giúp nhà đầu tư kiếm được nhiều lợi nhuận hơn thì họ sẽ chấp nhận với tiền phí môi giới cao. Quy mô của công ty phụ thuộc vào quy mô về vốn và bề dày hoạt động của nó Đối với một số công ty thì bề dày hoạt động và quy mô lớn đã tạo ra được uy tín cho công ty. -Chiến lược kinh doanh của công ty: Chiến lược kinh doanh của công ty là những kế hoạch dài hạn mà công ty đề ra nhằm thực hiện những mục tiêu mà công ty đang hướng tới. Những mục tiêu đó có sát với khả năng thực tế của công ty hay không, kế hoạch đề ra có đúng hướng hay không, có phù hợp với hoàn cảnh hay không,…Hoạt động môi giới là một trong số các hoạt động của công ty nên nó cũng hướng tới mục đích chung của công ty. Nếu trong chiến lược chung đó, công ty không chú trọng đến hoạt động môi giới hoặc chưa đặt hoạt động môi giới trong mối quan hệ với các hoạt động khác thì chất lượng hoạt động môi giới của công ty sẽ không cao. Đồng thời cách thức thực hiện các chiến lược khác nhau hay con đường để đạt được mục tiêu là khác nhau thì kết quả cũng khác nhau. -Mô hình tổ chức và cách thức quản lý: Việc công ty hoạt động theo một mô hình nào có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của công ty. Công ty tổ chức theo mô hình công ty TNHH hay công ty cổ phần, mô hình nào thì phù hợp. Điều đó phụ thuộc vào khả năng huy động vốn và hình thức sở hữu của công ty đó. Từ đó cách thức tổ chức hoạt động và quản lý các phòng ban là khác nhau. Mô hình tổ chức phải phù hợp với các hoạt động khác của công ty. Nó phải thoả mãn tính đơn giản, gọn nhẹ nhưng hoạt động hiệu quả. Việc tách bạch các phòng ban chức năng vừa tạo ra tính độc lập tương đối giữa các phòng ban với nhau, vừa tạo ra tính tự chủ trong các phòng ban, đồng thời tạo ra tính chuyên môn hoá trong hoạt động tại công ty. -Hệ thống thông tin và việc phân tích: Hệ thống thông tin là toàn bộ những dữ liệu thông tin mà công ty thu thập đươc từ nhiều nguồn khác nhau. Hệ thống thông tin này sau khi đã được phân tích rất có ý nghĩa trong việc tư vấn môi giới cho khách hàng. Nếu những thông tin này chính xác, hợp pháp, cập nhật sẽ giúp cho nhà môi giới tư vấn cho khách hàng tốt hơn, mang lại lợi ích cho khách hàng, làm cho khách hàng tin tưởng vào người môi giới của công ty mình hơn. Do đó bộ phận thông tin và phân tích hoạt động tốt tạo điều kiện cho hoạt động môi giới tốt hơn. Để hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả thì nó đòi hỏi tất cả các thành phần của hệ thống đều phải làm việc có hiệu quả từ khâu thu thập thông tin và xử lý thông tin đó. Nhưng thành phần quan trọng nhất của hệ thống thông tin là bộ xử lý thông tin. Bộ phận này bao gồm yếu tố con người và trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho việc thu thập xử lý thông tin thì những thông tin đầu cuối mà công ty nhận được sẽ đảm bảo có chất lượng cao. -Cơ sở vật chất kỹ thuật: Nếu CTCK trang bị máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến thì không những bộ phận phân tích xử lý thông tin một cách nhanh nhất và hiệu quả mà quá trình xử lý lệnh của khách hàng dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn. -Các sản phẩm dịch vụ môi giới cung cấp cho khách hàng: nếu các sản phẩm môi giới mà thoả mãn được nhu cầu của khách hàng thì khách hàng sẽ trung thành với công ty đồng thời thu hút thêm được nhiều khách hàng mới đến với công ty . -Nhân tố con người: Nhà môi giới là yếu tố trung tâm của dịch vụ môi giới của CTCK chuyên thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Doanh thu, hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư phần lớn là nhờ vào tài năng của nhà môi giới chứng khoán. Sự thành công của nhà môi giới góp phần đáng kể trên thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên không phải nhà môi giới nào cũng đạt được kết quả cao trong nghề của mình. Nhân tố ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của nhà môi giới, bao gồm: +Thái độ với khách hàng và công việc: Nhà môi giới luôn có thái độ niềm nở, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng sẽ tạo ra được sự tin tưởng nơi khách hàng. Từ đó nhà môi giới có thể gia tăng được số lượng khách hàng. +Những tri thức nhà nghề: Môi giới bản chất là bán hàng tư vấn. Tri thức nhà nghề là yếu tố quan trọng trong bán hàng tư vấn. Trong hoạt động môi giới thì đòi hỏi này càng cao. Người môi giới không những phải hiểu nhiều về lĩnh vực mà mình đang làm mà còn phải có tri thức rộng về tất cả các lĩnh vực khác để khi có một sự biến động nhỏ nào trên thị trường…thì họ có thể thu thập, xử lý thông tin một cách nhanh nhất để cung cấp cho khách hàng trong việc gia tăng cơ hội kiếm lời hoặc hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra tâm lý của khách hàng luôn muốn tiếp xúc với người hiểu biết nhiều, có thể nói chuyện về các chủ đề họ muốn chia sẻ… +Năng lực thái độ truyền đạt: Trong hoạt động môi giới, môi giới không chỉ đòi hỏi ở nhà môi giới những ctri thức nhà nghề mà còn đòi hỏi ở họ năng lực, thái độ truyền đạt. Nếu nhà môi giới có kỹ năng, trình độ chuyên môn tốt nhưng chưa truyền đạt được hết hoặc truyền đạt một cách lộn xộn gây ra sự khó hiểu từ phía người nghe, không được nhà đầu tư hiểu rõ từ nhà môi giới. +Sự phát triển liên tục kỹ năng cá nhân và nghiệp vụ: Kỹ năng của con người có được là do quá trình học tập và thời gian rèn luyện không ngừng. Để thích nghi được với sự biến động của thị trường, khối lượng công việc, chất lượng thông tin xử lý đồng thời là sự canh tranh giữa các nhà môi giới với nhau thì nhà môi giới phải liên tục phát triển kỹ năng cá nhân và nghiệp vụ. +Quan hệ với khách hàng: Do các nhà đầu tư luôn có thái độ đề phòng người môi giới, do đó CTCK giúp đỡ khách hàng và đặt mục tiêu của khách hàng lên hàng đầu thì nhà đầu tư sẽ tin tưởng vào người môi giới và CTCK hơn. Khi đó khách hàng sẽ tìm đến với công ty nhiều hơn và công ty sẽ thu được nhiều tiền hoa hồng hơn. 1.3.2Các nhân tố khách quan Nhân tố khách quan là những nhân tố từ bên ngoài tác động đến tất cả mọi CTCK và mọi hoạt động trên thị trường. Nhân tố này bao gồm những yếu tố sau: -Sự phát triển của nền kinh tế và sự ổn định về chính trị: nền kinh tế phát triển là yếu tố thúc đẩy TTCK phát triển kéo theo hoạt động môi giới phát triển và ngược lại. Mặt khác nền chính trị ổn định là một điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư tham gia vào thị trường. -Môi trường pháp lý: cở sở pháp lý về đầu tư, về chứng khoán và TTCK hoàn thiện và có hiệu lực cao là một nhân tố quan trọng trong việc giám sát các hoạt động môi giới và xử lý các tranh chấp có thể xảy ra trong lĩnh vực hoạt động môi giới có liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của từng chủ thể tham gia. -Yếu tố chính sách: Chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế thu nhập…mà chính phủ đưa ra đều có thể tạo điều kiện thuận lợi hay hạn chế hoạt động của các chủ thể tham gia trên TTCK. Đặc biệt trong giai đoạn thị trường mới hình thành những chính sách này cực kỳ quan trọng. -Sự phát triển của thị trường chứng khoán: TTCK là môi trường hoạt động của CTCK. TTCK phát triển sẽ thúc đẩy các hoạt động khác phát triển và ngược lại. Hoạt động môi giới cũng nằm trong mối quan hệ đó. -Hiệp hội kinh doanh chứng khoán: Là một tổ chức có chức năng làm cầu nối giữa nhà kinh doanh chứng khoán và các cơ quan quản lý nhà nước; là tiếng nói chung của các nhà kinh doanh chứng khoán với công chúng đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước. Ngoài ra, hiệp hội còn có vai trò trong việc đưa ra những ý kiến đóng góp cho việc ban hành những cơ chế chính sách của cơ quan quản lý nhà nước đối với các công ty kinh doanh chứng khoán. Vì vậy, các ý kiến cũng như chính sách hoạt động của hiệp hội đúng đắn và hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động của công ty chứng khoán nói chung và hoạt động môi giới nói riêng và ngược lại. -Thị trường cạnh tranh: Các CTCK luôn nằm trong mối quan hệ cạnh tranh với các CTCK khác. Để tồn tại và phát triển mỗi CTCK sẽ đưa ra những loại hình dịch vụ riêng nhằm thu hút khách hàng đến với công ty. Điều đó tác động trực tiếp tới chất lượng dịch vụ, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty. +Tập quán văn hoá truyền thống: đối với một nước có trình độ dân trí cao, họ hiểu biết về TTCK thì việc tiếp cận và tham gia của họ vào thị trường bậc cao này sẽ rất thuận lợi cho các phía, tạo ra một nền văn hoá trong đầu tư…Nếu dân chúng có kiến thức về chứng khoán thì họ có cái nhìn mới hơn về TTCK, hoạt động môi giới và vai trò của nhà môi giới chứng khoán. Qua đó cũng đòi hỏi nhà môi giới về chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm nghề nghiệp của mình. +Mức thu nhập và tiết kiệm của dân cư: đây là yếu tố không thể thiếu khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động môi giới của CTCK. Mức thu nhập và tỷ lệ tiết kiệm cao, tức là nhà đầu tư có khả năng tài chính tham gia tích cực trên thị trường, có khả năng mua các dịch vụ mà các CTCK chuyên nghiệp thực hiện nghiệp vụ môi giới cung cấp. Tóm lại có rất nhiều yếu tố tác động tới chất lượng hoạt động môi giới. Do vậy các CTCK cần phải xem xét một cách tổng thể các nhân tố đó để chủ động trong công tác quản lý, tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động môi giới một cách thuận lợi. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN HABUBANK 2.1 Khái quát về công ty chứng khoán Habubank Tên tiếng Việt: Công ty chứng khoán thương mại cổ phần ngân hàng nhà Hà Nội Tên tiếng Anh: Habubank securities company Địa chỉ: Số 2C Vạn Phúc, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: (04)7262480 Fax: (04)7262482 2.1.1 Sơ lược quy trình phát triển Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (HABUBANK securities) được thành lập ngày 03 tháng 11 năm 2005 theo quyết định số 14/UBCK-GPHĐKD của chủ tịch uỷ ban chứng khoán nhà nước. Habubank securities (HBBS) là công ty chứng khoán thứ 14 được thành lập và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. HBBS được ra đời trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang hoạt động sôi động, là bước phát triển của ngân hàng mẹ Habubank. Habubank đã thành lập HBBS với số vốn ban đầu là 20 tỷ VND. HBBS đã đầu tư rất lớn và không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất cũng như toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty nhằm mục tiêu trở thành một trong ba CTCK dẫn đầu thị trường và cung ứng một cách toàn diện các dịch vụ sản phẩm mang tính sáng tạo và đem lại giá trị thực sự cho khách hàng. Ngày 7/04/2006 HBBS chính thức đi vào hoạt động. Ngày 23/12/2006 HBBS tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ VND. Ngày 24/08/2007 HBBS tiếp tục tăng vốn điều lê lên 150 tỷ VND. Cho đến nay HBBS đã có 1 chi nhánh tai TP.HCM và 2 phòng giao dịch tại HàNội. Lĩnh vực hoạt động: Tài chính -Môi giới chứng khoán -Tự doanh chứng khoán -Tư vấn tài chính và tư vấn đầu tư chứng khoán -Lưu ký chứng khoán -Quản lý danh mục đầu tư hứng khoán -Bảo lãnh phát hành chứng khoán Các sản phẩm dịch vụ của công ty Sản phẩm dịch vụ chính: -Dịch vụ môi giới: + Môi giới chứng khoán; + Phân tích và tư vấn đầu tư chứng khoán; Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp: + Tư vấn phát hành cổ phiếu trái phiếu; + Tư vấn cổ phần hoá và chuyển đổi; + Tư vấn tái cấu trúc vốn; +Tư vấn niêm yết; +Tư vấn mua bán và sáp nhập; +Các dịch vụ tư vấn tài chính khác phù hơp với quy định của pháp luật. Mục tiêu của công ty Khách hàng là mục tiêu đi đầu và xuyên suốt của HBBS trong mọi hoạt động của mình. Đầu tư xây dựng công ty với cơ sở vật chất hiện đại và một đội ngũ nhân viên với trình độ chuyên môn cao với đạo đức nghề nghiệp nổi trội là nền tảng để công ty có thể mang đến cho các nhà đầu tư những thông tin cập nhật nhanh nhất từ thị trường cũng như thực hiện các giao dịch đạt độ chính xác với tốc độ cao, tạo cảm giác thoải mái cho các nhà đầu tư trong mỗi lần đến giao dịch tại công ty. Điều đó làm vững chắc thêm tôn chỉ hoạt động của ngân hàng mẹ là “Giá trị tích luỹ niềm tin”, HBBS luôn nhằm tới mục tiêu mang đến cho các nhà đầu tư những cơ hội đầu tư hiệu quả nhất xứng đáng với chi phí, thời gian công sức thông qua những dịch vụ mang tính chuyên nghiệp và có chất lượng cao. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức – nhân sự Cơ cấu tổ chức Biểu 1: Công ty chứng khoán Habubank là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với chủ sở hữu duy nhất là ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà nội (Habubank). Do đó Habubank là cơ quan quyền lực cao nhất của CTCK Habubank, quyết định các vấn đề quan trọng của công ty như bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty, các quyết định tăng vốn điều lệ công ty, các quyết định về dự án đầu tư có giá trị lớn hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ công ty, các quyết định về việc sử dụng lợi nhuận của công ty… Bên cạnh sự chỉ đạo, lãnh đạo của Habubank , CTCK Habubank còn chịu sự quản lý, lãnh đạo điều hành trực tiếp của Hội đồng quản trị và ban Giám đốc điều hành. Ban giám đốc điều hành có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động các phòng ban hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật. Công ty có các phòng ban nghiếp vụ: Phòng tư vấn, phòng phân tích, phòng môi giới, phòng lưu ký và thanh toán bù trừ và các phòng ban hỗ trợ khác. Mỗi phòng ban của công ty có nhiệm vụ và chức năng khác nhau nhưng giữa chúng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. - Quầy lễ tân + Cung cấp bản tin chứng khoán hàng ngày cho nhà đầu tư + Hoàn trả thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư trong những ngày giao dịch trước đó. + Nhận fax kết quả giao dịch từ Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và chuyển sang cho nhân viên môi giới trả lời kết quả giao dịch cho khách hàng. + Trả lời thắc mắc cho khách hàng và thực hiện các nghiệp vụ văn phòng. Phòng môi giới có 7 nhân viên trực tiếp nhập lệnh ở quầy,7 nhân viên nhận lệnh qua telephon,1 nhân viên cấp cao,1nhân viên phụ trách phòng víp, 1 nhân viên phụ trách sàn và 4 nhân viên đọc lệnh vào Trung tâm giao dịch thành phố Hồ Chí Minh và trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. + Các nhân viên nhập lệnh sẽ hướng dẫn khách hàng viết phiếu lệnh; + Thực hiện nhập lệnh cho cả 2 sàn, ký xác nhận và trả liên 2 cho nhà đầu tư. + Sau khi hoàn thành các đợt khớp lệnh nhân viên môi giới tiến hành xác nhận lệnh để đối chiếu với phiếu lệnh gốc, từ đó phát hiện lỗi sai và tìm cách khắc phục. + Trả lời kết quả giao dịch cho khách hàng ở cả 2 sàn vào buổi chiều. + Trả lời thắc mắc cho nhà đầu tư. + Ứng trước tiền bán chứng khoán cho khách hàng. + Cho vay cầm cố và giải toả cầm cố cho nhà đầu tư. Quy trình giao dịch: Ngày giao dịch: Thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần -Sàn Hà Nội: 8h30-11h: Khớp lệnh liên tục. -Sàn Hồ Chí Minh: 8h30-9h: Khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa. 9h-10h15: Giao dịch khớp lệnh liên tục. 10h15-10h30: Khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa. 10h30-11h: Giao dịch thoả thuận. Đơn vị yết giá: 100, 500 và 1000đ Chu kỳ thanh toán: T+3 Loại lệnh giao dịch: Lệnh giới hạn và lệnh ATO Thủ tục giao dịch: trước khi thực hiện giao dịch tại HBBS bạn phải mở tài khoản tại công ty, mỗi khách hàng có một số hiệu tài khoản và mỗi người chỉ được phép mở một tài khoản tại một CTCK. Phòng kế toán – Lưu ký chứng khoán: thực hiện một số nghiệp vụ: Công ty chỉ thực hiện giao dịch cho khách hàng khi họ có đủ tiền ký quỹ (100%) và số dư chứng khoán + Xác nhận tiền nộp vào tài khoản của khách hàng. + Thực hiện chuyển khoản (nội bộ và từ bên ngoài) cho khách hàng + Hướng dẫn khách hàng và tiến hành thực hiện thủ tục rút tiền cho khách hàng. + Hạch toán tiền gửi, cho vay cầm cố, ứng trước tiền bán chứng khoán và tiền rút ra của khách hàng ngay trong ngày. + Hạch toán doanh thu và chi phí cho công ty. + Thực hiện lưu ký chứng khoán cho khách hàng + Thay mặt công ty niêm yết trả cổ tức cho nhà đầu tư. + Trả lời thắc mắc cho khách hàng về vấn đề cổ tức, giao dịch hưởng quyền, ngày chốt danh sách cổ đông... Phòng phân tích chứng khoán: thực hiện việc phân tích các công ty trên thị trường. + Cập nhật thông tin liên quan đến tổ chức phát hành. + Tiến hành phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật các tổ chức giao dịch, cả công ty cổ phần trên thị trường OTC… + Công bố các thông tin về doanh nghiệp, pháp lý, qui định của uỷ ban chứng khoán, công ty chứng khoán, và cả thông tin giao dịch chứng khoán hàng ngày… Nhân sự Biểu 2: Cơ cấu nhân sự trong các phòng ban Phòng ban Nhân viên Ban giám đốc 4 Môi giới 23 Phân tích 9 Kế toán 16 Hành chính tổng hợp 2 Tự doanh 6 tổng số nhân viên gần 80 ( trong đó có 4 part time) (Nguồn: HBBS) Qua biểu 1 ta thấy, tổng số lao động hiện nay của công ty là 67 người, trong đó lao động của phòng môi giới là đông nhất (23 người) chiếm 34,33%, sau đó là lao động của phòng kế toán lưu ký (16 người) chiếm 23,88%, thứ ba là lao động phòng phân tích (9 người) chiếm 13,43%. Tỷ lệ lao động của phòng tư vấn và tự doanh tương đối thấp. Điều đó chứng tỏ rằng, hoạt động môi giới chiếm vị trí lớn nhất trong công ty. Biểu 3: Cơ cấu nhân sự theo trình độ: Trình độ Số lượng nhân viên (người) Đại học 53 Trên đại học 14 (Nguồn: HBBS) Toàn bộ lao động của công ty đều có trình độ từ đại học trở lên. Điều này rất quan trọng trong việc phát triển công ty. Với đội ngũ có trình độ, công ty có khả năng thực hiện những nghiệp vụ phức tạp, đồng thời đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp, giúp thoả mãn nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có trình độ trên đại học không cao, trong khi đó các CTCK khác số lượng lao động có trình độ trên đại học cao hơn hẳn.Hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán đòi hỏi mỗi người phải trau dồi cho mình đầy đủ kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp vì đây là một lĩnh vực khó và đối với Việt Nam còn nhiều mới mẻ.Tuy đội ngũ lao động của công ty còn khá trẻ, đây là một lợi thế, nhưng điều đó cho thấy kinh nghiệm với nghề là không cao. 2.1.3 Kết quả kinh doanh chủ yếu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của HBBS Năm 2007 Tổng số tài khoản giao dich cả năm: 8135 TK trong đó có 4 TK nước ngoài (1 của tổ chức). Tổng giá trị hoạt đông môi giới : 17,584,190,050,200 VND Doanh thu từ hoạt động môi giới: 127,802,683,000 VND Doanh thu:426,008,944,000 VND Chi phí :310,380,645,000 VND Lợi nhuận: 104,874,490 VND Tăng trương lợi nhuận của công ty là 300%. ( Nguồn HBBS ) Năm 2007 doanh thu từ hoạt động môi giới môi giới rất cao 127,802,683,000 đồng chiếm 30% tổng doanh thu của công ty, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chóng mặt 300%.Năm 2006 công ty mới đi vào hoạt đông đến năm 2007 thì công ty đã đi vào hoạt đông manh và thị trường chứng khoán năm 2007 đã phát triển cao hơn. So sánh kết quả sản xuất kinh doanh của HBBS với công ty chứng khoán Hải Phòng (HPC) có số vốn điều lệ là 192 tỷ VND và công ty chứng khoán Sài Gòn ( vốn điều lệ là 800 tỷ VND) được tóm tắt qua bảng sau: Biểu 4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của một số CTCK năm 2007 Đơn vị: Nghìn Đồng Chỉ tiêu HBBS SSI HPC Doanh thu 426,008,944 1,352,447,430 127,088,138 Lợi nhuận trước thuế 104,874,490 960169094 72,470,577 Lợi nhuận sau thuế 104,874,490 886,360,572 65,416,315 (Nguồn: Báo cáo tài chính tóm tắt của HBBS, SSI, HPC) SSI và HPC là những công ty thành lập trước HBBS và đã lên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội nên nhưng công ty này có nhiều cơ hội cũng như kinh nghiệm phát triển hơn HBBS. Đặc biệt SSI, được thành lập từ năm 1999 với số vốn điều lệ là 6 tỷ đồng, nhưng đến thang 7 năm 2007 vốn điều lệ là 800 tỷ đồng. Do vậy doanh thu và lợi nhuận của SSI lớn gấp rất nhiều lần của HBBS. Công ty chứng khoán Hải Phòng thành lập năm 2003 với số vốn điều lệ cho đến cuối năm 2007 là 192 tỷ đồng với vốn điều lệ của HBBS thời điểm đó. Cho đến năm 2007 thi vôn điều lệ của HBBS tăng lên 150 tỷ, vốn điều lệ của HPC cung đã tăng lên 192 tỷ. Với quy mô vốn như vậy nên doanh thu và lợi nhuận có sự khác biệt không nhỏ so với của HBBS. Doanh thu của HBBS lớn hơn của HPC rất nhiều là nhiều nguyên nhân: sự đỡ đầu của ngân hang mẹ tao nên uy tín cho HBBS, đồng thời trụ sở chinh của HBBS ở Hà Nội _ nơi mà thói quen đầu tư chứng khoán phổ biến hơn và mức thu nhập của người dân cao hơn. Do vậy so với HPC thì năng lực của HBBS có phần cao hơn, nhưng vẫn còn rất thấp so với nhiều công ty chứng khoán đi trước như SSI.Bởi vì so về thiên thời, đia lợi, nhân hoà và bề dày lich sử thì SSI đều thuận lơi hơn HBBS rất nhiều, không chỉ thế vốn điều lệ của SSI còn lớn hơn của HBBS rất nhiều lần. 2.2 Thực trạng chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán Habubank 2.2.1 Thực trạng hoạt động môi giới của HBBS Công ty mới đi vào hoạt động được hơn một năm nhưng HBBS đã đạt được một số kết quả nhất định về số lượng tài khoản giao dịch, mức phí, doanh thu…Bên cạnh những kết quả đạt được thì công ty có những hạn chế của bản thân công ty và so với các CTCK khác. Để đánh giá những kết quả và hạn chế này, ta có thể đánh giá qua hoạt động môi giới và các hoạt động phụ trợ. +Về quy trình mở tài khoản giao dịch chứng khoán: Quy trình mở tài khoản tại HBBS thực hiện theo sơ đồ sau Biểu 5: Sơ đồ quy trình mở tài khoản giao dịch tại HBBS Công ty chứng khoán Nhà đầu tư Mở tài khoản Đại diện giao dịch TTGDCK Máy chủ của Trung tâm giao dịch chứng khoán Đặt lệnh Nhân viên môi giới Ký quỹ (tiền) Lưu ký (ck) Trực tiếp, từ xa (Fax, Tel, Net) Kiểm tra phiếu lệnh Khi khách hàng có nhu cầu mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại HBBS, nhân viên công ty sẽ gửi khách hàng một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm hợp đồng mở tài khoản, đơn đăng ký giao dịch và giấy uỷ quyền nếu khách hàng yêu cầu. Khách hàng chỉ cần điền đầy đủ thông tin vào các giấy tờ đó và gửi CTCK một bản photo giấy chứng minh nhân dân. Sau khi làm xong thủ tục mở tài khoản, khách hàng có thể nộp tiền ngay vào tài khoản và ngày hôm sau có thể giao dịch được. HBBS không yêu cầu số tiền duy trì tài khoản tối thiểu khi mở tài khoản. Thủ tục mở tài khoản giao dịch tại HBBS khá đơn giản, nhanh chóng và không yêu cầu khách hàng phải duy trì số dư tiền mặt nên những nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có thể đến công ty để mở tài khoản giao dịch. Nhằm thúc đẩy hoạt động môi giới chứng khoán của công ty, tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng của công ty khi tham gia giao dịch và làm tăng doanh thu cho công ty, bên cạnh hoạt động môi giới chứng khoán công ty đã đa dạng hoá các hoạt động như: cho vay cầm cố, ứng trước tiền bán chứng khoán. +Về mức phí giao dịch: Khách hàng giao dịch tại HBBS sẽ chịu một mức phí như sau: Biểu 6: Mức phí giao dịch và phí các dịch vụ hỗ trợ khác của HBBS Đơn vị tính: % Loại giao dịch Mức phí 1. Tài khoản giao dịch ch._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5935.doc
Tài liệu liên quan