Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá với sự hỗ trợ của phần mềm Power Point thông qua môn Tiếng Việt ở Tiểu học

Lời cảm ơn Lời đầu tiên trong luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Giáo dục tiểu học - trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là Tiến sĩ Phó Đức Hoà và Thạc sĩ Đào Quang Trung đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban giám hiệu, các giáo viên và các em học sinh của trường Tiểu học Cát Linh đã nhiệt tình cộng tác và giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua. Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn n

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá với sự hỗ trợ của phần mềm Power Point thông qua môn Tiếng Việt ở Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững người bạn đã cổ vũ và giúp đỡ tận tình cho tôi ngay từ những ngày đầu nghiên cứu. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng đứng dưới góc độ là một sinh viên nên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, sự đóng góp chân thành của các thầy cô và các bạn là món quà quý nhất dành cho tôi. Hà Nội, tháng 6/2002 Tác giả: Nguyễn Huyền Trang phần mở đầu & lý do chọn đề tài Giáo dục là thước đo của sự phát triển, sự tiến bộ và văn minh của mỗi xã hội, mỗi quốc gia. Xã hội càng văn minh, càng phát triển trên cơ sở của sức sản xuất thì lượng tri thức con người tiếp thu càng phong phú, do vậy, đòi hỏi mỗi cá nhân trong xã hội phải không ngừng đẩy mạnh công tác giáo dục để bảo tồn, giữ gìn và lưu truyền những giá trị vật chất và tinh thần ấy. Như ta đã biết, giáo dục trong xã hội nào cũng phải liên hệ mật thiết với đời sống và phải đào tạo ra những con người đáp ứng được nhu cầu của xã hội đó. Do vậy, nội dung của mỗi nền giáo dục là biểu hiện cơ bản của đời sống hiện thực, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một giai đoạn lịch sử nhất định. Trong xã hội ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, trẻ em được tiếp nhận một lượng tri thức phong phú về mọi lĩnh vực của khoa học và đời sống từ nhiều nguồn khác nhau. Chính điều này đã kích thích nhu cầu tự khám phá của trẻ trước các hiện tượng tự nhiên và xã hội đang hàng ngày diễn ra xung quanh các em. Từ đó, nảy sinh ra một vấn đề là phải lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học trong nhà trường Tiểu học sao cho phù hợp để theo kịp sự phát triển của thời đại. Hơn 40 năm qua, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã tiến hành xem xét và đổi mới chương trình giáo dục theo 4 cột trụ của giáo dục thế kỷ 21 do UNESCO đề xướng là: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng định mình. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra không chỉ đơn giản là đổi mới nội dung dạy học sao cho cập nhật hoá mà điều cốt yếu là phải sử dụng các phương pháp dạy học như thế nào cho thích hợp để có thể truyền thụ cho học sinh những kiến thức kỹ năng cần thiết ấy. Trước những đòi hỏi mới của nền giáo dục hiện đại, những phương pháp dạy học truyền thống đã trở nên lạc hậu và ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm không thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới, do đó vấn đề cấp thiết đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học. Trong bối cảnh đó, rất nhiều phương pháp dạy học mới đã ra đời như: phương pháp dạy học đồng đẳng, dạy học nêu vấn đề, dạy học algorit hoá, dạy học chương trình hoá… Việc sử dụng các phương pháp này đặc biệt là dạy học chương trình hoá sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Tuy nhiên các phương pháp này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong nhà trường tiểu học do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, giáo viên còn chưa nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học. Họ cho rằng đổi mới phương pháp theo hướng lấy học sinh làm trung tâm đơn thuần chỉ là sử dụng nhiều phương pháp hỏi - đáp, cho học sinh đọc trước sách giáo khoa để tới lớp nhắc lại những điều đã học nhằm củng cố kiến thức. Thậm chí, một số giáo viên còn cho rằng họ là nguồn duy nhất truyền thụ kiến thức cho học sinh chứ không nghĩ rằng học sinh có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Chính điều này đã khiến họ khó hoà nhập vào xu thế đổi mới phương pháp. Thứ hai, sự thiếu thốn và hạn chế về cơ sở vật chất cũng là nguyên nhân cản trở việc sử dụng rộng rãi các phương pháp mới trong nhà trường sư phạm nói chung và nhà trường tiểu học nói riêng. Thứ ba, bản thân các nhà trường cũng chưa được trang bị đầy đủ và kịp thời những cơ sở lý luận cần thiết về các phương pháp dạy học tích cực cho các cán bộ, giáo viên của trường. Những nguyên nhân kể trên đã cho ta thấy việc nghiên cứu và đưa các phương pháp dạy học mới vào sử dụng trong nhà trường là hết sức cần thiết. Trong phạm vi hạn hẹp của luận văn tốt nghiệp, chúng tôi chỉ dừng lại ở nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá ở nhà trường tiểu học với tên đề tài: “Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá với sự hỗ trợ của phần mềm Power Point thông qua môn Tiếng Việt ở Tiểu học”. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá với sự hỗ trợ của phần mềm Power Point để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường tiểu học. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Đổi mới phương pháp dạy học. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu việc sử dụng dạy học chương trình hoá như là một phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của phần mềm Power Point. Phạm vi nghiên cứu Thực nghiệm thông qua phân môn: Ngữ pháp trong bộ môn tiếng Việt ở Tiểu học. Đối tượng điều tra: Giáo viên tiểu học thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây. Thời gian 3/2002 Đối tượng thực nghiệm: Học sinh lớp 4 trường tiểu học Cát Linh quận Đống Đa - Hà Nội. Thời gian 25/2 đến 6/4/2002 Giả thiết khoa học Nếu sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá một cách hợp lý thì sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học tiểu học. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá. Nghiên cứu phần mềm Power Point. Đưa ra một số biện pháp về việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá ở tiểu học. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp điều tra. Phương pháp quan sát. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Chương I Cơ sở lý luận của dạy học chương trình hoá trong nhà trường tiểu học Lịch sử nghiên cứu vấn đề Con người trong mỗi một giai đoạn lịch sử nhất định là sản phẩm của nền giáo dục xã hội tương ứng. Để có thể tạo ra những con người đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội các nhà giáo dục cần phải có những phương pháp dạy học phù hợp. Trên thực tế, một phương pháp dạy học ra đời bao giờ cũng căn cứ trên nhu cầu của người học, của xã hội và xuất phát từ ý tưởng của con người. Phương pháp dạy học rất quan trọng vì đó là con đường truyền tải tri thức, kỹ năng cần thiết cho học sinh giúp học sinh có những hiểu biết để từ đó có những ứng xử phù hợp với thực tiễn xã hội. Vì vậy có thể nói, phương pháp dạy học luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà giáo dục. Đứng trên những góc độ, quan điểm nhìn nhận khác nhau, mỗi nhà giáo dục lại đưa ra những định nghĩa khác nhau về phương pháp. Theo I.V.K. Babanxki: “Phương pháp dạy học là phương thức hoạt động có liên hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh, một hoạt động đã được sắp đặt, nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học”. I.a. Lecner thì cho rằng: “Phương pháp dạy học là hệ thống những tác động liên tục của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh để học sinh lĩnh hội vững các thành phần của nội dung dạy học”. Trong khi đó các tác giả của dự án Việt - Bỉ lại cho rằng “Phương pháp dạy học thực ra là sự tổ chức hệ thống hoá về kỹ thuật và phương tiện có mục tiêu là tạo thuận lợi cho hành động giáo dục”. Cũng như các học giả nước ngoài, một số nhà giáo dục Việt Nam khi nghiên cứu về phương pháp dạy học cũng đưa ra những định nghĩa, quan niệm khác nhau về phương pháp dạy học. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Phương pháp dạy học là cách thức thầy truyền đạt kiến thức đồng thời là cách lĩnh hội của trò” Tác giả Lê Quang Long đã định nghĩa “Phương pháp dạy học là cách thức, hoạt động phối hợp, thống nhất giữa giáo viên và học sinh, do giáo viên tổ chức và chỉ đạo nhằm đạt tới mục đích dạy học và giáo dục xác định”. Còn tác giả Nguyền Kỳ lại cho rằng: “Phương pháp dạy học là sự tổ chức và hệ thống hoá các thể thức do học sinh sử dụng dưới sự định hướng và kích thích của giáo viên nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, từ đó phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách”. Như vậy, qua một vài ví dụ trên ta có thể thấy được phần nào sự đa dạng, phong phú của các quan điểm về phương pháp dạy học. Tuy nhiên, dù đứng trên góc độ nào đi chăng nữa thì mục đích cuối cùng của các nhà giáo dục vẫn là nâng cao chất lượng dạy học, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách của trẻ, đào tạo ra những con người đáp ứng được những yêu cầu của xã hội. Dạy học chương trình hoá được xem xét như là một phương pháp dạy học. Nó xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm 50 của thế kỷ XX do nhà tâm lý học Skinner.B.P sáng tạo ra. Sau đó nó được du nhập và phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là ở các nước phát triển. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của DHCTH. Một số quan niệm cho rằng DHCTH là một hình thức tổ chức dạy học, một số khác lại cho rằng đó là phương pháp tổ chức dạy học. Chúng tôi tán đồng với ý kiến thứ hai vì DHCTH bao gồm cách thức làm việc của giáo viên và học sinh, trong đó giáo viên là người soạn thảo chương trình, điều khiển, tổ chức học sinh chiếm lĩnh kiến thức còn học sinh là người được điều khiển và tự điều khiển bản thân để lĩnh hội kiến thức. ở nước ta dạy học chương trình hoá được đề cập tới vào những năm 90. Năm 2001, sinh viên Trần Thị Thu Hà đã nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp này trong dạy học Tiểu học với đề tài: “Bước đầu nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học Sketchpad trong dạy học Toán ở Tiểu học. “ dạy học chương trình hoá với tư cách là một phương pháp dạy học Khái niệm về phương pháp dạy học Khái niệm về phương pháp dạy học Như trên đã trình bày, chúng ta thấy có rất nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp dạy học nhưng theo chúng tôi, tựu chung lại chúng ta có thể định nghĩa về phương pháp dạy học như sau: “Phương pháp dạy học là cách thức, là con đường tổ hợp các hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh nhằm thực hiện mục đích dạy học đề ra. Đó chính là cung cấp cho học sinh kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo từ đó hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.” (Đặng Vũ Hoạt - Phó Đức Hoà - Giáo dục học Tiểu học - Trường ĐHSP Hà Nội). Phương pháp dạy học là cái chủ quan, là cách tổ chức hoạt động của giáo viên của học sinh nhưng lại phản ánh cái khách quan là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Để có thể sử dụng các phương pháp đó một cách hợp lý và có hiệu quả, chúng ta cần nắm được các đặc điểm của phương pháp dạy học. Các đặc điểm riêng của phương pháp dạy học Phương pháp dạy học phụ thuộc vào nội dung dạy học Thế giới xung quanh chúng ta đang biến đổi không ngừng. Theo tính toán của các nhà khoa học thì cứ 10 năm thì lượng thông tin của nhân loại lại tăng lên gấp đôi. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn nội dung dạy học trong ngành trường sao cho cập nhật hoá để theo kịp sự phát triển của thời đại. Sự thay đổi của nội dung dạy học kéo theo sự biến đổi của phương pháp dạy học theo xu hướng kế thừa và phát huy ưu điểm của các phương pháp dạy học truyền thống đồng thời tiếp thu các phương pháp dạy học hiện đại. Phương pháp dạy học phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt của từng lứa tuổi. Học sinh ở những độ tuổi khác nhau có những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Căn cứ vào đó, các nhà giáo dục đã xây dựng hệ thống các phương pháp dạy học, đồng thời chia ra cách sử dụng các phương pháp đó sao cho phù hợp để có thể phát huy tối đa ưu điểm của các phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học. Phương pháp dạy học phụ thuộc vào hình thức tổ chức và phương tiện dạy học. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường mà các giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau nhằm thực hiện mục đích dạy học đề ra. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các thế hệ máy tính mới đã ra đời, những quyển sách điện tử đang dần thay thế cho những loại sách truyền thống, một số nhà trường ở nước ta cũng đã trang bị các phương tiện dạy học hiện đại. Tất nhiên khi sử dụng các phương tiện này trong dạy học (chẳng hạn như máy vi tính, máy chiếu…) các giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy học của mình cho phù hợp và có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc sử dụng các phương pháp dạy học còn phụ thuộc vào các hình thức tổ chức dạy học. Nhìn chung, các phương pháp dạy học chỉ phát huy tối đa ưu điểm của mình khi được sử dụng phối hợp với nhau một cách hợp lý và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp dạy học phụ thuộc vào trình độ sư phạm của từng giáo viên. Các nhà sư phạm đều có thể dễ dàng mô tả phương pháp dạy học vấn đáp song sử dụng phương pháp này sao cho có hiệu quả là tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi người. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải không ngừng nâng cao trình độ của mình để có thể phối hợp tối ưu các phương pháp dạy học trong giảng dạy. (Đặng Vũ Hoạt - Phó Đức Hoà - Giáo dục học Tiểu học - Trường ĐHSP Hà Nội). Hệ thống các phương pháp dạy học Tiểu học hiện nay Có nhiều cách phân loại các phương pháp dạy học. Đứng trên những góc độ nhìn nhận khác nhau về phương pháp dạy học, các nhà giáo dục lại đưa ra các cách phân loại phương pháp dạy học khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể khái quát về hệ thống các phương pháp dạy học Tiểu học hiện nay như sau: Hệ thống các phương pháp dạy học Tiểu học hiện nay gồm 5 nhóm: 1. Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời và chữ bao gồm: + Phương pháp thuyết trình + Phương pháp vấn đáp + Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa 2. Nhóm các phương pháp dạy học trực quan bao gồm: + Phương pháp quan sát. + Phương pháp trình bày trực quan 3. Nhóm các phương pháp dạy học thực hành bao gồm + Phương pháp làm thí nghiệm + Phương pháp luyện tập: lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định nhằm củng cố những kỹ năng, kỹ xảo. + Phương pháp ôn tập: giúp học sinh nắm vững những kiến thức cũ đồng thời mở rộng, hệ thống hoá các tri thức đó. 4. Kiểm tra và đánh giá với tư cách là phương pháp dạy học Phương pháp này có tác dụng phát hiện và điều chỉnh thực trạng hoạt động dạy và hoạt động học, củng cố và phát triển trí tuệ học sinh. 5. Nhóm các phương pháp dạy học tích cực + Phương pháp dạy học nêu vấn đề: là phương pháp dạy học trong đó học sinh sẽ chủ động giải quyết các tình huống có vấn đề mà giáo viên đưa ra từ đó chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Mỗi học sinh sẽ tìm ra kiến thức bằng con đường riêng của mình. + Phương pháp dạy học đồng đẳng: là phương pháp học tập theo nhóm trong đó nhóm trưởng sẽ là người tổng hợp ý kiến của các thành viên về vấn đề cần thảo luận đồng thời là người giải đáp một số thắc mắc của các bạn trong phạm vi có thể. Giáo viên đóng vai trò trọng tài, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với các nhóm để có thể theo sát và hướng dẫn khi cần thiết. + Phương pháp dạy học algorit hoá: là phương pháp dạy học được tiến hành trình tự theo từng bước logic nhất định. Phương pháp dạy học chương trình hoá. Đây là phương pháp dạy học được đề cập trong đề tài này vì vậy chúng tôi xin trình bày cụ thể ở phần sau. Phương pháp dạy học chương trình hoá là một trong các phương pháp dạy học hiện đại - được xem là các “phương pháp dạy học của xã hội siêu công nghiệp” giúp cho việc đào tạo ra những con người tự chủ, có óc sáng tạo và khả năng thích ứng cao với sự thay đổi của xã hội. Dạy học chương trình hoá với tư cách là một phương pháp dạy học Công nghệ giáo dục Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng rộng rãi các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào giáo dục và dạy học đã dẫn tới việc xuất hiện các thuật ngữ “công nghệ giáo dục”, “công nghệ dạy học”. Để hiểu rõ về công nghệ giáo dục trước hết ta hãy tìm hiểu xem công nghệ là gì. 3.1.1. Khái niệm công nghệ Công nghệ là khoa học nghiên cứu sự vật, phương thức, phương pháp xử lý, chế tác làm biến đổi trạng thái, tính chất của sự vật nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người. 3.1.2. Công nghệ giáo dục Cho tới nay, các nhà giáo dục đã đưa ra hai nhóm khái niệm về công nghệ giáo dục. Đó là công nghệ giáo dục theo nghĩa hẹp và công nghệ giáo dục theo nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, công nghệ giáo dục là “quá trình áp dụng các phương tiện kỹ thuật và các phương tiện hỗ trợ vào giáo dục nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh” (Đặng Vũ Hoạt). Như vậy, công nghệ giáo dục chỉ được xem như là việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong dạy học chứ không quan tâm tới việc thiết kế quá trình dạy học cũng như những điều kiện để có thể tiến hành quá trình này một cách thuận lợi. Trong khi nghiên cứu và áp dụng các thành tựu của khoa học vào giảng dạy, các nhà giáo dục đã có cách nhìn mới về công nghệ giáo dục và từ đó khái niệm công nghệ giáo dục ngày càng được mở rộng và hoàn thiện. Theo nghĩa rộng, công nghệ giáo dục là một khoa học nghiên cứu về giáo dục “xác lập các nguyên tắc hợp lý của hoạt động đào tạo và các điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình đào tạo cũng như xác lập các phương pháp và phương tiện có hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu” (Đặng Vũ Hoạt - Lý luận dạy học đại học). Nói một cách khác, công nghệ giáo dục là một hệ thống thiết kế toàn bộ quá trình dạy học có tính đến cả các phương tiện kỹ thuật, nguồn nhân lực và sự tương tác giữa chúng nhằm mục đích tối ưu hoá các hình thức đào tạo, đạt được mục tiêu đã đề ra. Công nghệ giáo dục xem giáo dục như là một quy trình sản xuất đặc biệt tạo ra những sản phẩm đặc biệt là con người với những giá trị mà xã hội đòi hỏi. Nói chung, với công nghệ giáo dục, giáo viên dễ hợp lý hoá các hoạt động đào tạo bằng cách định nghĩa chính xác các mục tiêu, lập các chiến lược thích hợp với môn học và học sinh… vì một trong những đặc trưng cơ bản của công nghệ giáo dục là cho phép ta đo lường và quan sát được mục tiêu dạy học (định hướng hoá mục tiêu) để từ đó có thể thiết kế quá trình dạy học sao cho phù hợp. Đồng thời công nghệ giáo dục tạo điều kiện cho phép sử dụng các phương tiện kỹ thuật, các hình thức tổ chức dạy học để có thể phân biệt và cá thể hoá quá trình học tập của từng cá nhân. Vì vậy, có thể nói công nghệ giáo dục có tác dụng mạnh mẽ và là xu hướng tất yếu của nền giáo dục hiện đại. 3.1.3. Công nghệ dạy học Trong nhiều năm liền, người ta cũng quan niệm một cách đơn giản rằng công nghệ dạy học là hệ thống chỉ dẫn việc sử dụng các phương pháp, phương tiện kỹ thuật trong quá trình dạy học nhằm đào tạo con người theo mục tiêu đã đề ra trong khoảng thời gian ngắn nhất và tốn ít chi phí nhất. Song cùng với thời gian và sự phát triển của khoa học kỹ thuật quan niệm trên đã thay đổi. Ngày nay khi nói tới công nghệ dạy học người ta hiểu ngay rằng đó là một quá trình nghiên cứu có tính phê phán về sử dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào quá trình dạy học nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao. Điều này có nghĩa là quá trình dạy học được tổ chức một cách chặt chẽ, khoa học bằng cách xác định chính xác và sử dụng tối ưu đầu vào (trình độ học sinh), đầu ra mong muốn (mục tiêu dạy học), nội dung dạy học cùng các phương tiện kỹ thuật cần thiết và các tiêu chuẩn để đánh giá. Thực chất đó là sự công nghệ hoá quá trình dạy học. Theo quan điểm của công nghệ giáo dục, quá trình dạy học gồm có 4 thành tố cơ bản: Đầu vào (nguyên liệu): là trình độ ban đầu của học sinh trước khi bước vào quá trình dạy học (năng lực, phẩm chất…). Khi xác định đầu vào cần căn cứ vào những đặc điểm tâm sinh lý, khả năng của học sinh so với yêu cầu của đầu ra để có thể tổ chức quá trình dạy học có hiệu quả. Đầu ra mong muốn (mục đích, mục tiêu của dạy học) sản phẩm sản xuất ra cần phải đạt được những yêu cầu mà mục đích và mục tiêu dạy học đề ra hay nói cách khác là đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Đầu ra ở đây là một sản phẩm đặc biệt. Nó cần phải có sự mềm dẻo, linh hoạt để thích ứng với cuộc sống không ngừng biến động. Các phương pháp, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho dạy học. Theo quan điểm của công nghệ dạy học đây là công cụ cơ bản để đạt tới mục đích dạy học. Tuỳ thuộc vào từng môn học cụ thể mà giáo viên sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học khác một cách hợp lý nhằm đạt được mục đích đề ra. Đánh giá kết quả dạy học. Đây là vấn đề được các nhà giáo dục rất quan tâm. Công nghệ dạy học cho phép ta đánh giá được kết quả học tập của học sinh thông qua các số liệu cụ thể. Tuy nhiên, để việc đánh giá học sinh được toàn diện chúng ta cần kết hợp cả đánh giá về mặt định lượng và định tính. Trong khi tiến hành đánh giá cần sử dụng phối hợp các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Nội dung dạy học Trong thế giới không ngừng biến động của chúng ta, lượng thông tin hàng năm tăng lên rất nhanh. Vì thế nội dung dạy học cần phải được chọn lọc và cập nhật một cách thường xuyên. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý và trình độ tri thức của từng lứa tuổi mà người ta xây dựng những nội dung dạy học phù hợp theo hướng giúp học sinh phát triển các thao tác tư duy, phát hiện tìm tòi những tri thức mới. Tóm lại, công nghệ dạy học là một khoa học tích hợp của nhiều ngành khoa học. Nó mang tính hiện đại, tính tối ưu, cho phép loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình dạy học đồng thời giúp cho việc đánh giá học sinh được chính xác, khách quan và thường xuyên hơn. Dạy học chương trình hoá - một phương pháp dạy học tích cực 3.2.1. Dạy học là gì? Để tìm hiểu về dạy học chương trình hoá với tư cách là một phương pháp dạy học trước hết ta hãy tìm hiểu xem dạy học là gì? Trong lịch sử giáo dục thế giới đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về dạy học. Có học giả cho rằng: “Dạy học chỉ là sự truyền thụ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho người học”. Cách hiểu này khó được chấp nhận vì nó đã đơn giản hoá hành vi dạy học, biến dạy học trở thành hoạt động truyền thông tin thuần tuý và như thế người ta có cảm giác rằng dạy học là một sự nhồi nhét kiến thức. Vậy nên hiểu dạy học như thế nào cho đúng? Theo Gangné “Dạy học là tổ chức các tình huống học tập”. Nghĩa là người giáo viên cần phải tạo ra các tình huống để học sinh tham gia giải quyết, thông qua các hoạt động học tập đó các em sẽ tìm ra được những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ xảo cần thiết. ở đây dạy học không còn là sự nhồi nhét thông tin nữa mà là sự tổ chức, dẫn dắt học sinh tìm ra kiến thức mới. Có thể thấy rằng, định nghĩa trên là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì việc học tập của học sinh bao giờ cũng gắn với sự hiểu. Mà hiểu không có nghĩa là ghi nhớ các kiến thức sẵn có mà là sự khám phá và sáng tạo lại các kiến thức đó. Nếu ta giả sử rằng sư phạm là một hành động nhằm tạo ra hiệu quả về học tập thì có thể coi tình huống dạy học là một “tình huống sản xuất” mà trong đó nguyên vật liệu cần được chuyển hoá là học sinh. “Tình huống sản xuất” đó có thể được mô tả như sau:Hoạt động chuyển hoá Phương tiện Sự bắt buộc Đánh giá phản hồi Đầu vào Đầu ra Xét trong một hệ hạn chế dạy học, ở đầu vào học sinh có trình độ là N và ở trong tình huống A. Qua quá trình chuyển hoá về nguyên tắc, ở đầu ra học sinh phải đạt được một trình độ N’ cao hơn N vì khi đó các em đã tiếp thu được những kiến thức nhất định bằng hoạt động tích cực của bản thân. Giả sử như một giáo viên tiểu học muốn tổ chức cho học sinh học về trạng ngữ. Khi đó ta có thể sơ đồ hoá tình huống học tập như sau: Đầu vào: học sinh ở tình huống A, chưa hiểu trạng ngữ là gì, tác dụng và cách sử dụng trạng ngữ ra sao. Trong khi đó, các em đã biết cách xác định thành phần câu và viết câu hoàn chỉnh (học sinh ở trình độ N). Đầu ra: học sinh đã có những kiến thức nhất định về trạng ngữ, biết đặt câu có trạng ngữ theo yêu cầu (học sinh có trình độ mong muốn). Phương tiện: là các đồ dùng học tập của học sinh như thước kẻ, bút chì… đồ dùng dạy học như máy chiếu, bảng phụ… Sự bắt buộc là những điều kiện khách quan như số học sinh trong lớp, thời gian, học… Để có thể thiết kế một chiến lược dạy học hiệu quả điều đầu tiên mà giáo viên cần quan tâm là xác định chính xác mục tiêu dạy học - đầu ra mong muốn. Trong quá trình học tập, học sinh phần tích những tình huống khác, so sánh kết quả tìm được với các bạn, tiếp thu có chọn lọc những ý kiến khác để thu được kiến thức mới. Thông qua việc giải các bài tập ứng dụng theo yêu cầu của giáo viên học sinh có thể tự đánh giá được mức độ hiểu bài của mình từ đó xem xét lại vấn đề vừa học, điều chỉnh bản thân. Như vậy dạy học là sự tổ chức những tình huống học tập nhằm mục đích chuyển hoá học sinh từ tình huống này sang một tình huống khác cao hơn trong đó sự đánh giá, phản hồi là công cụ cần thiết để quan sát, theo dõi sự chuyển hoá đó. 3.2.2. Quá trình dạy học theo quan điểm điều khiển học Quá trình dạy học Quá trình dạy học là một quá trình xã hội gắn liền với hoạt động của con người bao gồm hai hoạt động: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Hai hoạt động này diễn ra đồng thời, song song và là hai mặt của quá trình dạy học trong đó giáo viên là người đóng vai trò chủ đạo, truyền thụ hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo còn học sinh là người lĩnh hội hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đó. Thực chất, quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh. Tham gia vào các hoạt động học tập học sinh nhận thức được cái mới. Đây là cái mới đối với học sinh chứ không mới với nhân loại. Con đường nhận thức của học sinh là con đường nhận thức thông qua môn học khác với con đường nhận thức của loài người là con đường nghiên cứu khoa học. Theo quan điểm của lý luận dạy học hiện đại, nói quá trình dạy học tồn tại với tư cách là một hệ thống với các thành tố cơ bản là mục đích dạy học, nội dung dạy học, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học, kết quả dạy học, hoạt động của giáo viên, của học sinh. Các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Để có thể hiểu rõ hơn về mối quan hệ này chúng ta hãy xem xét quá trình dạy học theo quan niệm điều khiển học. 3.2.2.2. Quá trình dạy học theo quan niệm điều khiển học Điều khiển học (Cibernetique) là khoa học về sự điều khiển các hệ vận động phức tạp. Quan điểm cơ bản làm nền tảng cho điều khiển học là một hệ những vận động thống nhất khi nó thường xuyên được điều khiển.Vào đầu những năm 40, Notrit Wiener, nhà bác học người Mĩ đã sáng lập ra ngành điểu khiển học với mục đích ban đầu là nghiên cứu, xây dựng một mô hình tương đương giữa hoạt động của các hệ thống nhân tạo và hệ thống tự nhiên. Dần dần, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự biến đổi của thời gian, điều khiển học được chia thành nhiều ngành nhỏ nghiên cứu các lĩnh vực khác: Các ngành của điều khiển học bao gồm: Lý thuyết hệ Lý thuyết thông tin Lý thuyết điều khiển và điều chỉnh Lý thuyết trò chơi Lý thuyết Algorit Đứng trên những quan điểm khác nhau các lý thuyết trên nhìn nhận bản chất của quá trình dạy học ở những góc độ khác nhau. Theo lý thuyết hệ, quá trình dạy học là một hệ vận động phức tạp và có thể điều khiển được. Theo lý thuyết thông tin, quá trình dạy học là quá trình truyền đạt, xử lý, lưu trữ và vận dụng các thông tin đó. Theo cách nói của lý luận dạy học hiện đại thì hoạt động dạy của giáo viên chính là truyền đạt thông tin còn hoạt động học của học sinh chính là xử lý, lưu trữ và vận dụng các thông tin đó. Giả sử giáo viên muốn dạy cho học sinh một kiến thức về hình học, khi đó nguồn tin chính là những thức mà giáo viên cần truyền đạt. Song giáo viên (bộ phận truyền tin) không thể truyền thông tin một cách trực tiếp tới học sinh, do đó thông tin đó cần được mã hoá. Học sinh tiếp nhận thông tin đã được mã hoá, tiến hành giải mã (xử lý thông tin) và thu nhận được nhưũng kiến thức cần thiết. Tất nhiên tuỳ thuộc vào trình độ của từng học sinh mà thông tin thu được phù hợp nhiều hay ít với nguồn tin ban đầu. Theo lý thuyết về điều khiển và điều chỉnh, quá trình dạy học là một hệ điều chỉnh trong đó giáo viên là bộ phận điều chỉnh còn học sinh là bộ phận bị điều chỉnh. Căn cứ vào mục đích dạy học đề ra, giáo viên thiết kế các hoạt động dạy dựa trên nội dung dạy học và truyền đạt các kiến thức cho học sinh bằng các phương pháp dạy học thích hợp. Học sinh tham gia vào các hoạt động học tập vận dụng những hiểu biết và phương pháp học của mình để xử lý các tình huống giáo viên đặt ra từ đó chiếm lĩnh kiến thức. Kết quả học tập của học sinh sẽ được đánh giá thông qua các bài kiểm tra. Kết quả đó cho giáo viên biết được mức độ nắm bài của học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy đồng thời học sinh cũng nắm được trình độ của bản thân từ đó điều chỉnh phương pháp học cho phù hợp. Việc kiểm tra đánh giá đã thiết lập nên mối liên hệ nghịch giữa thầy và trò và giữa bản thân các trò với nhau. Theo lý thuyết Algôrit thì quá trình dạy học là một quá trình điều khiển trong đó giáo viên là người điều khiển, học sinh là người điều khiển và sự điều khiển. Như vậy, dù xem xét quá trình dạy học theo quan điểm nào đi nữa thì quá trình dạy học vẫn bao gồm 2 hoạt động dạy và học cùng tồn tại song song và diễn ra đồng thời với nhau. 3.2.3. Phuơng pháp dạy học chương trình hoá * Chương trình hoá Để tìm hiểu về dạy học chương trình hoá trước hết ta cần hiểu chương trình hoá là gì? Chương trình hoá thực chất là sự chia nhỏ chương trình thành những đơn vị tri thức nhỏ các liên hệ chặt với nhau để học sinh dễ dàng tiếp thu. Nguyên lý của kiểu giáo dục chương trình hoá này tuân theo quy tắc tâm lý của Descartes: “chia nhỏ mỗi khó khăn mà ta cần xem xét thành bao nhiêu phần nhỏ có thể chia ra được, nhưng khi tổng kết lại thì thu được kết quả giải đáp cao nhất.” * Phương pháp dạy học chương trình hoá Dạy học chương trình hoá là một phương pháp sư phạm bao gồm các câu hỏi theo thứ bậc với kiểm tra tại chỗ lời giải. Lời giải tốt trước tiên là nền tảng cho lời giải của câu hỏi tiếp theo. Điều này giúp học sinh có thể kiểm tra ngay xem nhận định của mình đúng hay sai từ đó có thể sửa chữa ngay những sai lầm trong tư duy, nhận định của bản thân. Qua đó, học sinh lĩnh hội tri thức và cả cách thức giải quyết một vấn đề. Dạy học chương trình hoá đảm bảo mối liên hệ ngược, mang tính khách quan, tính điều khiển và cá biệt hoá cao độ học sinh với sự tham gia nhận thức tích cực của các em. Xét về mặt cấu trúc, nội dung của môn học được chia làm những đơn vị tri thức nhỏ gọi là Ô. Nhiều ô kết hợp thành một bước. Mỗi một bước bao giờ cũng có thể có nhiều Ô khác nhau: Ô thông báo, Ô thao tác (chứa các bài tập hoặc những câu hỏi vận._. dụng), Ô liên hệ ngược (chứa nhiều ô trả lời đúng sai để thiết lập những mối liên hệ nghịch trong kiểm tra - tự kiểm tra), Ô kiểm tra (chứa đựng bài kiểm tra). Hiện nay có hai hệ thống dạy học chương trình hoá là hệ thống đường thẳng (Skinner) và hệ thống phân nhánh (Crowder). Chương trình đường thẳng của Skinner: Trong chương trình đường thẳng của Skinner nội dung bài học được chia thành từng “liều” tri thức nhỏ và học sinh sẽ lần lượt vượt qua từng “liều” tri thức đó. Nếu ở bước nào đó học sinh làm sai thì các em sẽ quay trở lại bước trước đó. Chương trình này đòi hỏi tất cả các học sinh đều đi theo một con đường nhất định. Chẳng hạn khi dạy bài trạng ngữ (lớp 4 - chương trình 165 tuần) ta có thể chia ra nhiều ô. Ví dụ: Ô1: Câu có thể có hoặc không có trạng ngữ, vậy theo con trạng ngữ là…(bộ phận chính, bộ phận phụ của câu). Nếu học sinh chọn là “bộ phận phụ” thì sau đó học sinh sẽ chuyển sang ô thứ hai. Nếu học sinh chọn “bộ phận chính” thì sẽ quay lại ô thứ nhất. Câu trả lời đúng sẽ được ghi ở đầu ô2. Ô2: Bộ phận phụ Trạng ngữ là bộ phận phụ của câu. Vậy theo con trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho… (câu, chủ ngữ). Câu Ô3: Như vậy là con đã nắm được khái niệm về trạng ngữ rồi đấy. Trạng ngữ là bộ phận phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho câu. Như vậy, qua 3 ô học sinh có thể nắm được khái niệm về trạng ngữ. Trên đây chỉ là một đoạn trích dạy một bộ phận kiến thức trong bài trạng ngữ mà thôi. Chương trình đường thẳng Skinner ra đời đầu tiên và thường được dành cho những học sinh yếu kém. Chương trình phân nhánh Crowder Chương trình này được xây dựng trên cơ sở các câu trả lời cho sẵn. Học sinh có nhiều khả năng lựa chọn khác nhau và tuỳ theo sự lựa chọn của mình các em sẽ chiếm lĩnh tri thức theo những con đường khác nhau. Chương trình này cho phép học sinh bổ sung những kiến thưc smà các em còn thiếu, giải thích những vướng mắc của các em, đồng thời chương trình cho phép dự kiến trước những tình huống sai lầm điển hình trong dạy học từ đó giúp học sinh có thể phát huy năng lực của bản thân. Tuy nhiên, trong chương trình phân nhánh, do học sinh lựa chọn các đáp án có sẵn nên đôi khi không bao quát được tất cả các khả năng mà học sinh có thể đưa ra. Về mặt này chương trình đường thẳng lại có ưu điểm hơn. Ta có thể hình dung chương trình này qua mô hình sau: Thông tin Câu trả lời: (Đúng) (Đúng, chưa đủ)(Không đúng) Số 1 Số 2 Số 3 Không đúng vì… Chưa đủ vì...DHCTHg 2 giờ sáng, trên đường đIuả cao. trên các phần mềm dạy học - để giới thiệu cho học sinh tự học - râg nghệ thông tin người Thông tin Câu trả lời… Bước 1: Bước 2: Qua sự phân tích trên ta thấy phương pháp dạy học chương trình hoá có tác dụng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, tạo ra sự hứng thú học tập và đảm bảo mối liên hệ ngược trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, phương pháp này dễ tạo cho học sinh thói quen hoàn thành công việc một cách máy móc, hạn chế khả năng phối hợp của học sinh. Hơn nữa, việc soạn một cuốn sách giáo khoa chương trình hoá, đối với các giáo viên không phải là một việc dễ dàng, đơn giản. Đây là những nhược điểm của phương pháp dạy học chương trình hoá mà chúng ta cần phải khắc phục. Phương pháp dạy học chương trình hoá có thể dạy với người hướng dẫn hoặc không cần người hướng dẫn, có hoặc không sử dụng sách giáo khoa chương trình hoá. Ngày nay, cùng với sự ra đời của máy vi tính và sự bùng nổ của công nghệ thông tin người ta đã soạn các giáo án theo kiểu dạy học chương trình hoá trên các phần mềm dạy học - để giới thiệu cho học sinh tự học - rất tiện dụng và đem lại hiệu quả cao. Sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá kết hợp với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học Power Point Phần mềm dạy học Chúng ta đang đề cập tới việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá kết hợp với sự của phần mềm dạy học. Vậy phần mềm dạy học là gì? Phần mềm tin học thực chất là một chương trình cho máy tính để xử lý thông tin. Tuỳ theo bản chất thông tin và chất lượng xử lý người ta phân chia thành các kiểu phần mềm ứng dụng: Phần mềm xử lý văn bản: trợ giúp cho việc biên tập, chọn lọc, in… Phần mềm xử lý cứ liệu hoá (phần lập bảng): có chức năng tính toán, vẽ đồ thị, lập các bảng biểu. Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu Phần mềm vẽ, thiết kế kiến trúc Phần mềm truy cập dùng trong in ấn, truyền thông đại chúng chẳng hạn như đĩa CD ROM hoặc mạng Internet. Phần mềm dạy học: là những phần mềm tin học làm chỗ dựa cho dạy học. Những phần mềm này hướng dẫn người học thiết lập kiến thức (trong một môn học) hoặc học một khả năng nhất định (VD: học tiếng Anh, tập lái ô tô…). Phần mềm dạy học có khả năng trình bày vấn đề một cách trực quan, sinh động, dễ hiểu do đó giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản nhất của bài học. Mặt khác nó có thể cung cấp thêm những tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng theo nhiều mức độ khác nhau. Phần mềm dạy học giúp cho việc cá thể hoá cao độ từng học sinh do có khả năng mô phỏng kiến thức cần trình bày phù hợp với trình độ của từng học sinh. Học sinh có thể học tập theo nhịp độ riêng mà không ảnh hưởng tới các bạn khác. Ngoài ra còn có các phần mềm trò chơi có cấu trúc tin học rất phức tạp. Tất nhiên sự phân chia này chỉ là tương đối vì bản thân các phần mềm như: xử lý văn bản, phần mềm vẽ…cũng có thể được dùng để hỗ trợ dạy học. Chẳng hạn người ta có thể sử dụng phần mềm vẽ để dạy học sinh về hình học, dùng phần mềm xử lý văn bản để dạy học sinh về Tiếng Việt… Sự giảng dạy thông minh với sự hỗ trợ của máy tính Sự giảng dạy với sự hỗ trợ của máy tính Sự giảng dạy với sự hỗ trợ của máy tính bắt đầu phát triển vào những năm 80 của thế kỷ XX do thị trường xuất hiện nhiều loại máy vi tính mạnh và giá cả hợp lý. Những bài giảng được thiết kế dưới dạng bài học lập trình theo kiểm Crowder được chuyển thành phần mềm đã dần thay thế cho những “máy dạy học” đầu tiên của Skinner và các tài liệu dạy học lập trình (sách giáo khoa chương trình hoá) giúp cho học sinh học tập một mình cùng với sự hướng dẫn nhẹ của máy vi tính. Kiểu dạy học này bước đầu giúp học sinh tiếp cận với công nghệ hiện đại song do khả năng hạn chế của các phần mềm khi đó, các chương trình giảng dạy thường được trình bày hời hợt về những vấn đề, những khái niệm cần truyền đạt cho học sinh vì thế không thể giúp học sinh đi sâu, hiểu rõ vấn đề, do vậy không thể đạt được hiệu quả dạy học mong muốn. Tuy nhiên không vì thế mà những nguyên lý của giảng dạy với sự hỗ trợ của máy tính bị đặt lại vấn đề. Người ta không thể phủ nhận những ưu điểm nổi bật của kiểu dạy học này vì thế trong nhiều năm các chuyên gia giáo dục và tin học luôn tìm cách khai thác và tạo ra các phần mềm dạy học chất lượng cao. Vào những năm cuối thế kỷ XX, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, các thế hệ máy tính mới liên tục ra đời, đòi hỏi một cấu trúc phần mềm dạy học tinh vi hơn. Tất nhiên, điều này không thể thực hiện một cách dễ dàng bởi sản xuất ra một máy vi tính tốt dễ hơn nhiều so với việc tạo ra một phần mềm dạy học. Theo sự tính toán của các chuyên gia, để có một giờ học cho học sinh trên máy cần ít nhất là 400 giờ xây dựng quan niệm. Ngày nay, có rất nhiều các phần mềm dạy học song các phần mềm có chất lượng lại không nhiều. Những nhà nghiên cứu đã lao vào thực hiện phần mềm dạy học với sự hỗ trợ của các hệ thống chuyên gia và từ đó xuất hiện sự giảng dạy thông minh được sự trợ giúp của máy tính. Sự giảng dạy thông minh được hỗ trợ của máy tính Sự giảng dạy thông minh được trợ giúp bởi máy tính chủ yếu dựa trên cơ sở sử dụng máy vi tính và mô hình giảng dạy lập trình Crowder. Nó không chỉ có khả năng đơn giản là tạo ra những đáp án có sẵn cho các câu trả lời của học sinh mà còn biết sử dụng và xử lý những kiến thức lưu trữ trong hệ thống để đối mặt với những câu hỏi không lường trước. Nói một cách khác, hệ thống giảng dạy thông minh với sự trợ giúp của máy tính tạo ra một đáp án trên cơ sở những kiến thức được tích luỹ trong buổi học, nó cho phép dự kiến trước những tình huống sai lầm điển hình có thể xảy ra từ đó giúp học sinh đI sâu tìm hiểu, giải thích những thắc mắc từ đó các em có thể nắm vững vấn đề, khái niệm cần tiếp thu. Sự giảng dạy thông minh được trợ giúp của máy tính tập trung theo 4 trục: Xây dựng các phần mềm hỗ trợ dạy học Tiếp theo chuyển sang nghiên cứu chương trình giảng dạy, chuẩn đoán lỗi của học sinh. Từ đây chuyển tiếp sang thiết lập những chương trình giảng dạy dưới dạng bài học lập trình. Chuyển những chương trình giảng dạy đã được thiết kế thành phần mềm. Bốn yếu tố trên chính là những điều kiện cần và đủ để xây dựng một hệ thống giảng dạy thông minh có sự trợ giúp của máy tính. Nhìn vào 4 yếu tố này ta thấy thật khó mà tạo ra được một hệ thống giảng dạy thông minh có sự trợ giúp của máy tính một cách hoàn hảo. Bởi vì tuy máy tính có độ linh hoạt cao, có khả năng quản lý những sơ đồ dạng cây, những kiểu mẫu của Crowder song vẫn mang tính cơ học và được lập trình trước. Vì thế nó dễ tạo cho học sinh thói quen làm việc máy móc. Hơn nữa trong khi thiết kế bài giảng theo kiểu bài học lập trình của Crowder đôi khi giáo viên cũng không thể bao quát được tất cả các khả năng học sinh có thể đưa ra do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của các em. Nắm được các nhược điểm đó, các chuyên gia giáo dục và tin học đã và đang tìm cách khắc phục, khai thác tối ưu những tính năng ưu việt của các phần mềm hiện có để có thể xây dựng những hệ thống giảng dạy thông minh có sự trợ giúp của máy tính ngày một tốt hơn, hoàn chỉnh hơn. Đôi nét về phần mềm hỗ trợ dạy học Power Point Hiện nay, có rất nhiều phần mềm dạy học với những tính năng ưu việt nhưng sau một quá trình tìm hiểu chúng tôi đã quyết định chọn phần mềm Power Point để xây dựng giáo án thực nghiệm. Power Point là một phần mềm trình diễn (Presentation) dễ sử dụng và đem lại hiệu quả trình diễn cao. Một trong những điểm mạnh của Power Point là tính linh hoạt. Với Power Point, bạn có thể: Tạo một trình diễn bằng cách sử dụng một Wizard, một kiểu mẫu thiết kế hoặc từ phác thảo (Scratch). Chèn thêm văn bản và các biểu bảng vào nội dung trình diễn của bạn. Thêm các biểu đồ, hình ảnh cũng như những hình dạng và đối tượng khác vào nội dung trình diễn. Sử dụng kết hợp các phương tiện truyền thông khác như âm thanh, video và hoạt hình… Ngoài ra, Power Point còn rất nhiều khả năng ưu việt khác song dù có sử dụng wizard hay các tính năng tự động khác bạn cũng có thể tạo một trình diễn thiết kế mà không cần đến một kỹ năng thiết kế nào. Có thể nói, Power Point là một phần mềm rất phù hợp để xây dựng giáo án Tiếng Việt. Đôi nét về những khả năng của Power Point Màn hình của Power Point (Power Point Desktop) Sau đây chúng tôi xin trình bày màn hình của Power Point: Màn hình của Power Point cũng tương tự như các desktop của các chương trình ứng dụng office khác. Nó gồm có các menu và các thanh công cụ. Thanh menu của Power Point gồm 9 nhóm, mỗi nhóm hiển thị một danh sách các lệnh liên quan. Giống như menu, các thanh công cụ cũng chứa các lệnh liên quan, giúp bạn dễ dàng trong việc thực hiện các thao tác như; lập trình diễn mới, chèn thêm slide, thay đổi kiểu mẫu nền, vẽ… 3.1.2. Các chế độ hiển thị của Power Point Slide Show Slide Sorter Normal Trong Power Point có 3 chế độ hiển thị khác nhau. Đó là: Mỗi chế độ là một cách để bạn quan sát và làm việc với phần mềm. Tuỳ thuộc vào công việc bạn làm ở những thời điểm khác nhau bạn có thể chọn các chế độ hiển thị khác nhau. 3.1.3. Tạo một Presentation Bạn có thể tạo Presentation bằng cách sử dụng Auto Conten Wizard, bằng cách sử dụng một kiểu mẫu có sẵn hoặc tạo một trình diễn trống. ở đây chúng tôi xin giới thiệu cách tạo Presentation bằng việc sử dụng một kiểu mẫu có sẵn (Design Template). Chọn Start/Programs/Microsoft Power Point. Màn hình Power Point xuất hiện. Sau đó bạn chọn Design Template. Trên màn hình xuất hiện các kiểu mẫu có sẵn. Chọn kiểu mẫu mà bạn cần sử dụng bằng cách kích chuột vào mẫu đó. Như vậy là bạn đã tạo được một trình diễn bằng cách sử dụng kiểu mẫu thiết kế có sẵn. 3.1.4. Lưu một Presentation Để lưu giữ một trình diễn, bạn có thể làm như sau: Click chuột vào nút Save trên thanh Standard. Hộp hội thoại Save as sẽ xuất hiện Chọn Folder mà bạn muốn lưu file của mình từ danh sách drop-down Save in. (Thông thường folder mặc định để lưu các file trình diễn là My documents). Nhập một tên cho file trong mục file name. (Không chọn trùng tên file với các file đã có trước đó). Chọn kiểu định dạng file từ danh sách drop-down của Save as type. File trình diễn của bạn đã được ghi lại. 3.1.5. Mở một file trình diễn Click vào nút Open trên thanh Standard khi Power Point đang mở/ Nhấn Ctrl+ O/ Chọn File, Open từ menu của Power Point. Khi đó hộp hội thoại Open sẽ xuất hiện. Chọn Folder, sau đó chọn file bạn cần mở và click chuột vào nút Open. Power Point sẽ mở trình diễn đã chọn. 3.1.6. Xoá một file trình diễn Click chuột vào nút Open trên thanh Standard. Khi đó hộp hội thoại Open sẽ xuất hiện. Chọn Folder, sau đó chọn file cần xoá và nhấn phím Delete. Hộp hội thoại Cofirm File Delete sẽ hiện ra. Click chuột vào nút yes để xác nhận việc xoá. Power Point xác nhận rằng bạn muốn xoá một file trình diễn. 3.1.7. Tạo các siêu liên kết (Hyper link) Để tạo các siêu liên kết giữa các Slide trong trình diễn, bạn cần phải làm theo các bước như sau: Chọn đối tượng mà bạn muốn thao tác bằng cách bôi đen. Chọn Slide Show/Action Settings Khi đó hộp hội thoại Action Settings sẽ được mở. Chọn Mouse Click nếu bạn muốn khởi động thao tác bằng cách click chuột hoặc bạn chọn Mouse Over nếu muốn khởi động thao tác bằng cách đưa chuột ngang qua đối tượng. Click chuột vào mũi tên ở phần Hyper link to và chọn Slide mà bạn cần tạo ra liên kết giữa Slide đó và đối tượng được chọn. Chú ý nếu muốn xoá bỏ thao tác đã thực hiện từ trước thì Click chuột vào None. Click chuột vào nút OK và liên kết của bạn đã được thiết lập. 3.1.8. Tạo các hiệu ứng hoạt hình Với Power Point, bạn có thể tự tạo ra các hiệu ứng hoạt hình như làm chữ bay, hình ảnh chuyển động… làm cho trình diễn của bạn trở nên hấp dẫn. Đầu tiên, chọn Slide Show/Custom Animation. Hộp hội thoại Custom Animation sẽ được mở. Chọn đối tượng mà bạn cần áp dụng hiệu ứng ở phần Click to animate Slide objects. Click chuột vào effects để thiết lập các hiệu ứng. Trong phần entry animation and sound Click chuột vào mũi tên ở đầu tiên bên trái để chọn kiểu hiệu ứng. Chẳng hạn nếu bạn muốn cho chữ bay thì chọn Fly. Click chuột vào mũi tên của ô bên cạnh để chọn hướng. Chẳng hạn nếu bạn muốn cho chữ bay từ trên xuống thì chọn From top. Click chuột vào mũi tên của ô ở dưới để chọn âm thanh. Đối với văn bản bạn kích vào mũi tên của ô trống ở phần introduce text, chọn cách thức xuất hiện văn bản. Chẳng hạn: để văn bản xuất hiện từng từ bạn chọn By word. Sau đó nhấn OK để kết thúc. 3.1.9. Chèn hình ảnh vào Slide Chọn insert/Picture/Clip art. Hộp hội thoạt insert Clip art sẽ mở ra. Click vào nhóm hình ảnh bạn muốn xem. Click vào hình ảnh bạn chọn. Click vào insert Clip và hình ảnh của bạn đã được chèn vào trong Slide. Dùng chuột di chuyển hình ảnh đến vị trí thích hợp theo ý bạn. 3.1.10. Chèn file âm thanh Để chèn một file âm thanh vào trong trình diễn, bạn cần làm như sau: Chọn insert/Movies and sound/ Sound from file. Hộp hội thoại insert sound sẽ hiển thị. Chọn file âm thanh mà bạn muốn chèn và click vào OK. Trên màn hình của Slide sẽ hiện ra biểu tượng của file âm thanh. Dùng chuột di chuyển biểu tượng đến vị trí mà bạn muốn. 3.1.11. Công cụ vẽ trong Power Point Để mở thanh công cụ vẽ Drawing bạn chọn View/Toolbars/Drawing trên màn hình sẽ hiển thị các nút của thanh công cụ này. Để chọn các đối tượng vẽ bạn click chuột vào biểu tượng mũi tên…. Vẽ một đường thẳng: Dùng chuột click vào nút Line trên thanh drawing. Khi đó trên màn hình sẽ xuất hiện một dấu cộng (+). Dùng chuột di chuyển dấu cộng (+) đến vị trí mà bạn muốn vẽ đường thẳng và vẽ. Tạo một hộp văn bản trong Slide: Click chuột vào Text Box trên thanh Drawing . Trên màn hình sẽ xuất hiện một dấu cộng (+). Click vào nơi bạn cần đặt hộp văn bản trong Slide. Đánh văn bản để tạo hộp. Tạo màu chữ: Bôi đen khối văn bản cần tạo màu. Click chuột vào mũi tên nằm bên phải của Font Color. Chọn màu thích hợp ở phía dưới hộp màu Automatic. Trên đây là một số tính năng thông dụng của Power Point. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một vài ví dụ minh hoạ. Một vài ví dụ minh hoạ Trong thực tế dạy học, khi bạn muốn để học sinh đánh một cầu theo yêu cầu vào một Slide nào đó, bạn có thể hướng dẫn học sinh dùng Text box. Click chuột vào Text box trên thanh drawing. Trên màn hình sẽ xuất hiện một dấu cộng. Click vào nơi cần đặt câu. Đánh câu vào để tạo hộp văn bản. Khi bạn muốn học sinh gạch chân dưới một cụm từ nào đó. Bạn hãy hướng dẫn học sinh dùng nút Line. Click chuột vào nút Line trên thanh Drawing. Dùng chuột vẽ một đoạn thẳng, gạch chân dưới cụm từ theo yêu cầu. Ngoài ra, bạn có thể hướng dẫn học sinh tô màu chữ, câu vừa đặt. Dạy học chương trình hoá với sự hỗ trợ của phần mềm Power Point Dạy học chương trình hoá với sự hỗ trợ của phần mềm Power Point Ngày nay, máy tính là một công cụ lao động phổ biến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó, việc tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với công cụ này là tất yếu và cần thiết. Thực tế đã chứng minh rằng dạy học chương trình hoá kết hợp với sự hỗ trợ của máy vi tính sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nếu cùng một nội dung ấy chúng ta sử dụng giấy bút. Nội dung của bài giảng được chia thành những đơn vị tri thức nhỏ để học sinh tiếp thu một cách dễ dàng. Chúng tôi đã thiết kế bài giảng theo kiểu chương trình hoá trên phần mềm Power Point. Những đơn vị tri thức được đưa vào các Slide. Giữa các Slide có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi học bài, học sinh sẽ tiến hành đọc thông tin ở từng Slide và lựa chọn phương án trả lời mà các em cho là phù hợp. Tuỳ vào phương án lựa chọn mà các em sẽ chiếm lĩnh kiến thức theo những con đường khác nhau song cuối cùng tất cả các em sẽ đều về đến đích. Tất nhiên, đối với những học sinh thông minh hơn, các em sẽ tốn ít thời gian để hoàn thành nhiệm vụ hơn. Sau khi học xong phần lý thuyết các em sẽ tự kiểm tra những kiến thức mình thu được bằng cách làm các bài tập. Xây dựng giáo án thực nghiệm trên Power Point, chúng tôi đã sử dụng một số tính năng của phần mềm này để tạo các hiệu ứng hoạt hình như: chữ bay, hình ảnh động, chèn âm thanh, hình ảnh vào các Slide làm cho bài giảng trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Vì thế khi học trên máy vi tính, chuyển từ Slide này sang Slide khác, đối với học sinh không đơn thuần chỉ là tìm hiểu, khám phá kiến thức mà còn là sự tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ về cách trình bày, âm thanh, hình ảnh trong mỗi Slide. Bên cạnh đó, để thu hút và giúp học sinh thư giãn giáo viên có thể thiết kế hoặc cài đặt các trò chơi bổ ích, mang tính giáo dục cao vào máy tính và thưởng cho những học sinh hoàn thành nhiệm vụ sớm bằng cách cho các em chơi những trò chơi đó. Việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá kết hợp với sử dụng máy vi tính không chỉ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh mà còn giúp học sinh làm quen với các phương tiện hiện đại, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú với môn tin học đồng thời giúp các em tự tin và có khả năng tự giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng phương pháp dạy học chương trình hoá có thể dạy với người hướng dẫn hoặc không cần người hướng dẫn. Do đó, vai trò của người giáo viên là hết sức quan trọng. Họ phải thiết kế bài giảng sao cho bao quát được mọi tình huống có thể xảy ra trong thực tế học tập của học sinh. Sự chuẩn bị càng kỹ, bao quát được càng nhiều trường hợp thì hiệu quả dạy học càng cao. Giáo viên phải luôn theo dõi và giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập vì thực tế có rất nhiều tình huống xảy ra ngoài dự kiến nênhọc sinh rất cần sự hỗ trợ giúp đỡ của giáo viên. Có thể nói dạy học với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học không những không làm lu mờ đi vị của người giáo viên mà ngược lại càng khẳng định vai trò định hướng, tổ chức và điều khiển của giáo viên. Ưu, nhược điểm của việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá kết hợp với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học Power Point 4.2.1. Ưu điểm Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá kết hợp với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức và phát huy tính tích cực của từng học sinh, hình thành ở các em khả năng tự học. Sử dụng phương pháp này giáo viên chuyển từ việc thuyết trình sang việc tổ chức, điều khiển học sinh trong quá trình học. Học sinh cũng thay đổi cách học, từ chỗ thụ động ngồi nghe chuyển sang chủ động, tích cực học tập. Tạo ra hứng thú học tập cho học sinh Học tập với máy vi tính làm học sinh rất thích thú vì vậy các em nắm bài tương đối tốt và nhanh. Như vậy việc học tập trên máy làm tăng hứng thú học tập của học sinh. Phát huy khả năng của từng học sinh Học sinh làm việc độc lập, tự phát huy khả năng mình. Những thắc mắc, khó khăn mà học sinh chưa hiểu rõ, các em có thể hỏi giáo viên mà không làm ảnh hưởng tới học tập của các bạn khác. Cùng một thời gian học sinh học được nhiều kiến thức hơn. Với việc học theo dạy học chương trình hoá kết hợp với sự hỗ trợ của máy tính học sinh chỉ cần học tập trung khoảng 17 - 25 phút là có thể tiếp thu được những kiến thức của bài học. Điều này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học. 4.2.2. Nhược điểm Việc học tập độc lập sẽ hạn chế khả năng phối hợp của học sinh với nhau. Dạy học chương trình hoá với sự hỗ trợ của phần mềm sẽ đòi hỏi phải có một số lượng máy vi tính cần thiết. Điều này không phải nhà trường nào cũng đáp ứng được. Đây là khó khăn lớn nhất của chúng ta hiện nay. Do trình độ của giáo viên còn hạn chế nên khi soạn thảo bài dạy theo kiểu chương trình hoá thường không bao quát được các trường hợp có thể xảy ra. Bên cạnh đó khả năng sử dụng máy vi tính của giáo viên còn hạn chế nên việc thiết kế một bài dạy lập trình trên phần mềm gặp nhiều khó khăn. Học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi làm việc với phương pháp dạy học mới. Hơn nữa, các em sử dụng máy tính chưa thành thạo nên khi làm việc với phương tiện này còn lúng túng. 5. Các hình thức tổ chức dạy học Để khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm của việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học, chúng ta có thể tổ chức cho học sinh hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau. Dạy học cá nhân Mỗi học sinh làm việc độc lập với máy vi tính, có sự giúp đỡ của giáo viên. Cách làm việc này giúp phát huy tính độc lập nhận thức, cá thể hoá từng học sinh. Khi cá nhân làm việc độc lập với máy tính học sinh cần phải có tính tự giác cao, chủ động học tập. Việc tổ chức học tập cá nhân sẽ tạo điều kiện phát huy tối đa năng lực của học sinh khi giải quyết các nhiệm vụ trên lớp. Dạy học theo nhóm Chia học sinh trong lớp thành các nhóm. Các thành viên trong nhóm cùng nhau giải quyết một vấn đề. Tuỳ theo tốc độ làm việc của từng nhóm mà các nhóm hoàn thành công việc sớm hay muộn. Việc tổ chức học trên máy theo nhóm sẽ giúp cho học sinh có thể trao đổi, phối hợp với nhau trong học tập. Học sinh có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau, trao đổi và đưa ra cách giải quyết những vướng mắc với nhau. Điều này rèn cho các em thái độ hợp tác, đoàn kết trong công việc, biết học cách lắng nghe người khác mà vẫn giữ được chính kiến của mình. Dạy học theo lớp Cả lớp sẽ cùng nhau học một vấn đề, cùng giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra. Trong khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đã sử dụng hai hình thức tổ chức dạy học: dạy học cá nhân và dạy học theo nhóm. Khi học trên máy tính, mọi hoạt động của học sinh luôn được kiểm soát chặt chẽ. Trong quá trình này giáo viên luôn quan sát các hoạt động và kết quả làm việc của mỗi cá nhân để có thể giúp các em khi cần thiết. Như vậy, học sinh vừa hoạt động vừa tìm ra tri thức, làm việc độc lập tạo điều kiện cho các em hiểu sâu sắc về những vấn đề phải học. Chương II Cơ sở thực tiễn của dạy học chương trình hoá trong nhà trường tiểu học Phương pháp dạy học chương trình hoá với những ưu điểm nổi bật của nó rất phù hợp với phương hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay. Việc phổ biến và sử dụng rộng rãi phương pháp này là hết sức cần thiết. Tuy nhiên có thể sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá một cách hiệu quả thì trước tiên giáo viên cần có nhận thức đúng đắn về phương pháp cũng như khả năng đánh giá chính xác những ưu,nhược điểm của nó để có thể vận dụng, phối hợp với các phương pháp khác một cách hiệu quả. Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng của việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá chúng tôi đã tiến hành điều tra về vấn đề này. Đối tượng và phương pháp điều tra Đối tượng điều tra Chúng tôi đã tiến hành điều tra trên các giáo viên và các cán bộ quản lý trong ngành giáo dục ở hai tỉnh Hà Nội và Hà Tây. Họ là những người có trình độ cao đẳng sư phạm và đại học sư phạm trở lên, do vậy họ cũng có những kiến thức nhất định về lý luận dạy học và giáo dục. Bên cạnh đó họ là những người đang dạy hoặc đang trực tiếp giảng dạy trên các nhà trường nên có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với học sinh có điều kiện áp dụng và kiểm nghiệm tính đúng đắn, hiệu quả của các phương pháp dạy học. Điều này đảm bảo cho kết quả khách quan và có chất lượng cao hơn. Do điều kiện còn hạn chế nên chúng tôi chỉ tiến hành điều tra trên 90 giáo viên và cán bộ quản lý ở Hà Nội và Hà Tây. Trong đó, Hà Nội có 30 người và Hà Tây có 60 người. Nội dung điều tra Với mong muốn tìm hiểu về thực trạng của việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá chúng tôi chỉ khiêm tốn dừng lại ở việc điều tra về nhận thức của giáo viên về phương pháp, sự đánh giá của họ về ưu điểm của phương pháp cũng như khả năng và điều kiện để sử dụng phương pháp này có hiệu quả. Ngoài ra chúng tôi cần tìm hiểu nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng học sinh làm trung tâm. Chúng tôi cho rằng điều này là hết sức cần thiết vì muốn sử dụng một phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp thì trước tiên chúng ta phải hiểu rõ tinh thần đổi mới phương pháp dạy học đó là gì. Phương pháp điều tra Do điều kiện về mặt thời gian nên chúng tôi chỉ dùng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng của vấn đề. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp quan sát và đàm thoại với mong muốn làm cho kết quả điều tra được khách quan và chính xác hơn. Phương pháp quan sát Chúng tôi đã tiến hành dự giờ dạy của một số giáo viên, quan sát cách giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh thực tập để chiếm lĩnh kiến thức từ đó tìm hiểu xem giáo viên đã sử dụng những phương pháp gì trong giảng dạy và sử dụng như thế nào. Phương pháp đàm thoại Để có thể trực tiếp thu thông tin phản hồi về vấn đề cần tìm hiểu chúng tôi đã trao đổi với một số giáo viên và các nhà quản lý giáo dục để từ đó thấy được quan niệm về đổi mới phương pháp cũng như những hiểu biết về các phương pháp dạy học và hiệu quả đặc biệt là phương pháp dạy học chương trình hoá. kết quả điều tra Khi tiến hành điều tra trên 60 giáo viên ở Hà Tây và 30 giáo viên ở Hà Nội chúng tôi đã có được kết quả như sau: Nhận thức của giáo viên về phương pháp đổi mới dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm Nghị quyết Trung ương lần 4 đã khẳng định rõ “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học “ (Nghị quyết TW lần thứ 4 về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”). Vậy trong thực tế, các cán bộ quản lý và các giáo viên nhận thức như thế nào về vấn đề này? Kết quả thống kê dưới đây sẽ trả lời cho chúng ta câu hỏi đó: Mức độ Hà Nội (30 phiếu ) Hà Tây (60 phiếu) Hà Nội và Hà Tây (90 phiếu ) Tỉ lệ % Thứ bậc Tỉ lệ % Thứ bậc Tỉ lệ % Thứ bậc Hiểu đúng 56,7% (17/30) 1 55% (33/60) 1 55,6% (50/90) 1 Hiểu chưa đúng 43,3% (13/30) 2 45% (27/60) 2 44,4% (40/90) 2 Nhận xét : Từ kết quả trên ta thấy : Nhìn chung ở cả hai tỉnh Hà Tây và Hà Nội tỉ lệ giáo viên có nhận thức đúng về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm cao so với tỉ lệ giáo viên nhận thức chưa đúng. Điều này cho thấy rằng phần lớn giáo viên của chúng ta đã nắm bắt được tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. Đây chính là điều kiện đầu tiên, quan trọng nhất, đảm bảo cho việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học ở các nhà trường diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả. Điều này là tất yếu vì rõ ràng muốn tiến hành một công việc thì trước tiên ta phải hiểu rõ về công việc đó. Chúng ta không thể tiến hành đổi mới phương pháp dạy học khi giáo viên của chúng ta không có nhận thức về đổi mới phương pháp. Vì vậy kết quả trên là một dấu hiệu đáng mừng cho nền giáo dục nước ta. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, dù chiếm tỉ lệ ít hơn (44,6%) song số cán bộ, giáo viên chưa hiểu rõ về đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn khá cao do vậy các giáo viên cán bộ cần phải được học tập và bồi dưỡng để có được cơ sở lý luận vững vàng về vấn đề này. So sánh mức độ nhận thức của cán bộ, giáo viên ở Hà Nội (chiếm 56,7%) cao hơn so với tỉ lệ những cán bộ giáo viên có nhận thức đúng ở Hà Tây. Tỉ lệ cán bộ, giáo viên có nhận thức chưa đúng ở Hà Nội thấp hơn so với ở Hà Tây. Tất nhiên sự so sánh này chỉ là tương đối song nó cũng cho chúng ta thấy rằng ở những thành phố lớn, giáo viên có điều kiện học tập, tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, với các phương tiện hiện đại hơn so với các giáo viên ở các tỉnh khác. Do đó chúng ta cần phải quan tâm đầu tư bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các giáo viên tỉnh ngoài nhiều hơn nữa. Đổi mới phương pháp dạy học có nghĩa là phối hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học một cách hợp lý để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết mọi vấn đề. Việc này tất nhiên bao gồm cả việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại trong giảng dạy. Do mục đích của chúng tôi là là tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng phương pháp dạy học chương trình hoá ở nước ta nên trước tiên chúng tôi tiến hành điều tra nhận thức của giáo viên về phương pháp dạy học chương trình hoá. Nhận thức của giáo viên về._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33827.doc
Tài liệu liên quan