Những vấn đề về định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng SX hàng hoá của tỉnh Lào Cai trong Một số năm tới

Lời mở đầu --–ạ—-- Xây dựng đất nước có nền kinh tế phát triển, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc là mục tiêu lý tưởng nủa Đảng và Nhà nước ta. Từ mục tiêu lý tưởng ấy, Đảng và Nhà nước có nhiểu chủ trương, chính sách để xây dựng nền kinh tế đất nước nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, thực hiện mong muốn của Bác Hồ “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Từng bước sánh vai với các nước trên thế giới. Nhìn lại trặng đường đã qua hơn mười năm đổi mới, đất nước ta đã

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1796 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những vấn đề về định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng SX hàng hoá của tỉnh Lào Cai trong Một số năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu được nhiều thành tựu đáng kể, đời sống mọi mặt của nhân dân từng bước được nâng lên. song bên cạnh đó cũng bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết nhược điểm cần giải quyết. Đặc biệt là sự trênh lệch về mức sống có su hướng ngày càng lớn giữa miền xuôi và miền núi. Đời sống đồng bào miền núi nói chung rất khó khăn, nghèo nàn và lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người quá thấp. Những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có chính sách để phát triển kinh tế miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo. Tuy nhiên vùng núi vẫn là vùng nghèo đói của đất nước. Tỉnh Lào Cai là một trong sáu tỉnh rất khó khăn thuộc khu vực miền núi phía Bắc đang nằm trong tình trạng ấy. Vấn đề đặt ra với một tỉnh miền núi có nhiều thế mạnh về đất đai, về rừng, về tài nguyên khoáng sản, nhân dân cần cù lao động nhưng vẫn là tỉnh đói nghèo và lạc hậu là phải làm gì để phá vỡ tỉnh trạng đó. Những năm vừa qua, thực hiện chủ trương của Đảng về từng bước đưa tỉnh Lào Cai thoát khỏi nghèo, lạc hậu Tỉnh đã đưa ra mục tiêu tổng quát là “khai thác mọi tiềm năng, nguồn lực địa phương, phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị để phát triển kinh tế hàng hoá”. Mục tiêu trên chính là nguyện vọng của tỉnh và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Để đạt được mục tiêu trên, cần xác định một cơ cấu cây trồng hợp lý, nó phải phù hợp với thực tế khách quan của tỉnh. Có xác định được một cơ cấu cây trồng hợp lý mới nhằm khuyến khích các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiên đại hoá thì mới thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Với điều kiện là một tỉnh miền núi, sản xuất hàng hoá chưa phát triển, vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng là một nội dung cần được quan tâm và triển khai tích cực. Hiện nay sản xuất nông nghiệp mới chỉ tập chung chủ yếu ở cây lương thực. Lương thực vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng thu nhập của người nông dân. Như vậy sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh phải chuyển dịch theo hướng cộng nghiệp hoá, hiên đại hoá, góp phân xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên không thể coi nhẹ sản xuất lương thực mà vẩn phải đảm bảo an toàn lương thực tại địa phương. Là một sinh viên đang học tại khoa KTNN & PTNT trường ĐHKTQD – HN, tôi suy nghĩ rằng để phát triển kinh tế góp phần xoá đói giảm nghèo, sản xuất nông – lâm nghiệp của tỉnh phải chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Trong đề án môn học này em mạnh dạn trình bày bài viết “ Những vấn đề về định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Lào Cai trong một số năm tới”. Sau đây là nội dung đề án: Phần thứ nhất šư› Những vấn đề lý luận chung ----------Ímễ--------- I. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Cơ cấu hay “kết cấu” là pham trù phản ánh cấu trúc bên trong của môt đối tượng là tập hợp những mối liên hệ cơ bản, tương đối ổn định giữa các bộ phân cấu thành nên đối tượng đó, trong một thời gian nhất định. Ngành trông trọt bao gồm các tiểu ngành sản xuất, các bộ phân sản xuất như: sản xuất lương thực, sản xuất cây công nghiệp, sản xuất cây ăn quả, sản xuất rau… Được hình thành trên cơ sở phân công lao động trong quá trình sản xuất và các tiểu ngành, các bộ phận sản xuất trong ngành trồng trọt, chúng phát triển và kết hợp với nhau theo một tỉ lệ nhất định tao thành cơ cấu ngành trông trọt. Cơ câu ngành trồng trọt phản ánh trình độ phát triển khác nhau của phân công lao động, tiến bộ khoa học - công nghệ và trình độ năng suất lao động… Cơ cấu ngành trồng trọt là nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển nông nghiệp của mỗi nước. Tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế với điểu kịên kỹ thuật, kinh tế, xã hội và tự nhiên của mỗi nước mà xây dựng cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt cho phù hợp và hiệu quả. ở các nước phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp to lớn và hiện đại, nhu cầu thị trường đòi hỏi nhiều loại nông sản đa dạng với chất lượng cao. Vì vậy, ngành trồng trọt ở các nước này đã phát triển mạnh mẽ và đạt trình độ phát triển cao với cơ cấu sản xuất phong phú gồm nhiều loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với tiềm năng của mỗi nước. Những sản phẩn trồng trọt ở đây bao gồm: cây lương thực, cây công nghiệp cây dược liệu, cây ăn quả, rau đậu, cây thức ăn gia súc, cây hoa… ở các nước đang phát triển, cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt còn đơn giản. Trước đây, một số nước độc canh sản xuất lương thực để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu hoặc một số nước độc canh cây công nghiệp, cây ăn quả… theo yêu cầu cung cấp nguyên liệu cho các nước khác. Hiện nay ngành trồng trọt ở các nước đang phát triển đang có xu hướng phá dần thế độc canh, chuyển sang phát triển ngành trồng trọt đa canh, có nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng thị trường và khai thác hớp lý lợi thế của cả nước. ở nước ta, ngành trồng trọt đang có sự chuyển hướng mạnh mẽ phá thế độc canh sảm xuất lương thực, trong đó chủ yếu là lúa nước sang phát triển ngành trồng trọt đa canh với nhiều nông sản hàng hoá. Ngoài sản xuất cây lương thực, đang mở dần việc sản xuất rau đậu, cây công nghiệp và cây ăn quả… giá trị sản xuất cây lương thực giảm từ 66,63% năm 1990 xuống còn 63,80% năm 1999; tỉ trọng giá trị rau đậu và cây công nghiệp tăng, nhất là cây công nghiệp từ 14,52% năm 1990 tăng lên 19,45% năm 1998 và 20,66% năm 1999. Sự chuyển dịch cơ cấu trồng trọt như trên cho phép khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của từng vùng và cả nước, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu đồng thời tạo cơ sở đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ câu ngành trông trọt ở nước ta vẫn còn chậm; tỉ trọng sản xuất lương thực còn quá lớn trong khí đó tỉ trọng cây rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả… còn thấp. Để xây dựng cơ cấu ngành trồng trọt hợp lý cần dựa trên căn cứ sau: Trước hết là phải dựa vào mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược phát triển nông nghiệp để xây dựng cơ cấu ngành trồng trọt. Cơ câu sản xuất ngành trồng trọt phải hướng vào phát triển mạnh sản xuất hàng hoá để đáp ứng nhu câu thị trường và đặc biệt hướng mạnh vào xuất khẩu. Tiến hành phân tích sự tác động tổng hợp của các nhân tố ảnh hưởng đến xu thế chuyển dịch ngành trồng trọt như: Nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm của ngành trồng trọt. Nhu cầu thị trường vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trông trọt. Phải tính toán và đánh giá đầy đủ cả về nhu cầu thị trường lao động, vốn, cơ sở vật chất, kỹ thuật để lựa chọn những cây trồng và cơ cấu cây trồng có hiệu quả. Nhân tố điều kiện tự nhiên như đất đai, vị trí địa lý, khí hậu, nguồn nước, tiềm năng sinh vật… cần phải được xem xét đánh giá đúng để làm cơ sở cho việc xây dựng cơ sở và bố trí cây trồng phù hợp trên mỗi vùng và cả nước. Tiến bộ khoa học, công nghệ và khả năng ứng dụng nó vào sản xuất của mỗi nước có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng cơ cấu ngành trồng trọt hợp lý. Cơ chế chính sách của Nhà nước có tác động lớn và trực tiếp ảnh hưởng đến việc xây dựng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt. Ngoài những căn cứ trên, việc lựa chọn, xác định cơ cấu ngành trồng trọt cần phải xem xét và giải quyết tốt các mối quan hệ giữa sản xuất lương thực và thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; mối quan hệ giữa cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày đáp ứng nhu cầu nguyên liệu và xuất khẩu. Trong sản xuất lương thực cẩn giải quyết mối quan hệ giữa lúa và mầu, nhất là những cây có hàm lượng dinh dưỡng cao để làm thức ăn cho chăn nuôi và chế biến thực phẩn như ngô, đậu tương… II. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh miền núi là tất yếu khách quan, không những do nhu cầu phát triển của đồng bào dân tộc mà còn do nhu cầu đòi hỏi phát triển chung của tỉnh cũng như của cả nước. Vì thế nó có vai trò hết sức quan trọng: Một là, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá mới cho phép khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phọng phú của tỉnh. Trong nền kinh tế tự cấp, tự túc và nền kinh tế chỉ huy, với một cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp trước đây, các tiềm năng thế mạnh về đất đai, rừng, khí hậu, thời tiết…đều bị “lãng quên”. Việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên hết sức bừa bãi, “vắt kiệt” tài nguyên thiên nhiên, không có sự bồi bổ, tái tạo, làm nguồn tài nguyên bị cạn kiệt… các tài nguyên này trước đây được coi là sở hữu toàn dân - kiểu sở hữu chung chung, vô hình, trừu tượng. Thực chất kiểu sở hữu đó đã làm cho tài nguyên không có người chủ đích thực của nó (vô chủ), dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”. Đó là nguyên nhân của hiện tượng tài nguyên bị khai thác bừa bãi, bị huỷ hoại nghiêm trọng. Để từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá, thì các tài nguyên thiên nhiên phải có người chủ thực sự, họ phải luôn tính toán, phải có kế hoạch khai thác, sử dụng nó một cách có lợi nhất, với chi phí thấp nhất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Đi đôi với việc tái tạo, bù đắp để tái sản xuất mở rộng tài nguyên thiên nhiên. Hai là, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá sẽ từng bước xây dựng được một cơ cấu kinh tế tiến bộ ở tỉnh góp phần vào viêc xây dựng một cơ cấu hợp lý của cả nước. Muôn xây dựng một cơ cấu kinh tế phù hợp với khả năng, thế mạnh của tỉnh, thì việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá là con đường chắc chắn sẽ phải trải qua. Cụ thể là, hạn chế diện tích trồng cây lương thực, phát triển mạnh, đa dạng hoá cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu quý hiếm. Đồng thời cũng phải phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến, các ngành nghề, dịch vụ, từng bước biến đổi bộ mặt kinh tế xã hội. Ba là, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá mới giải quyết tốt việc làm và thực hiên sự phân công lại lao động vận động theo đúng quy luật của nó, không những ở trong địa bàn các huyện mà nó còn góp phần vào việc thực hiện phân công lại lao động xã hội trong toàn tỉnh, vừa là vấn đề kinh tế vừa là vấn đề xã hội. Khi đã chuyển dịch được một cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá sẽ làm cho lực lượng lao động trí tuệ ngày càng tăng lên, vì phải áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất. Lực lượng lao động trọng lĩnh vực nông nghiệp thuần túy hiện nay sẽ dần dần sang lĩnh vực lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong nông nghiệp, lao động trông trọt độc canh cây lương thực sẽ giảm xuống, chuyển dần sang lĩnhvực sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu… Đó chính là những lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá có thể thu hút khối lượng lớn lực lượng lao động có kỹ thuật ở nơi khác đến. Bốn là, chuyển dich cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá sẽ góp phần to lớn trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh và các vùng lân cận, bảo vệ tài nguyên rừng không bị tàn phá, đất sẽ không bị rửa trôi, môi trường sinh thái sẽ không ngừng được bồi bổ và phát triển… Đây là điều kiện cơ bản để giữ gìn môi trường sinh thái bền vững của tỉnh, là vấn đề rất đáng lo ngại hiện nay không những ở trong tỉnh mà còn là vấn đề đáng lo ngại trong cả nước. Năm là, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hang hoá thì đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh mới được cải thiện, an ninh quốc phòng mới được giữ vững, chĩnh sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mới được thực hiên tốt, khoảng cách chênh lệch về sự phát triển giữa đồng bào các dân tộc trong tỉnh và vùng khác trong cả nước sẽ ngày càng rút ngắn, bản sắc văn hoá các dân tộc trong tỉnh sẽ được tôn trọng và phát triển, kết hợp được bản sắc văn hoá từng dân tộc với nền văn hoá của cả dân tộc Vịêt Nam và tinh hoa của nhân loài. Sáu là, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá là phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội và phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay. Việc chuyển dich cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá là tất yếu khách quan đối với tỉnh Lào Cai đặc biết lại là một tỉnh vùng núi. Điều đó không những là do nhu cầu đòi hỏi và khả năng thực hiện của đông bào dân tộc trong tỉnh mà còn là nhu cầu đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay. Phần thứ hai --ìLỉ-- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu và những định hướngvề chuyển dịch cơ cấu câytrồng theo hướng sản xuất hàng hoá ------œư------ A. Thực trạng chuyển chuyển dịch cơ cấu cây trồng và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh Lào Cai. Thực trạng chuyển dịch cơ câu cây trồng của tỉnh. Trong một số năm vừa qua tỉnh đã đạt được một số thành tựu đáng về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hoá đã từng bước được cải thiên và phát triển. Đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt cả về vật chất lẫn tinh thần, nhiều điển hình nhân tố mới xuất hiện, làm ăn có hiệu quả băng mô hình sản xuất VACR và một số ngành nghề truyền thống của dân tộc. Đồng bào ở nhiều vùng đã khai thác tiềm năng thế mạnh của mình, tranh thủ đầu tư, giúp đỡ của Nhà nước về vốn, giống kỹ thuật… để phát triển kinh tế. Việc thực hiện các dự án và trương trình phát triển kinh tế xã hội đã giúp đồng bào dân tộc nhiềi nơi phát triển nghề rừng gắn với phủ xanh đất trông đồi nủi trọc, bảo vệ môi trường. Số hộ nghèo và đói của tỉnh giảm từ 33% năm 1995 suống còn 10% cuối năm 2001. Song nhìn chung miền núi vẫn là khu vực chậm phát triển. Nền kinh tế về cơ bản vẫn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ. Cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế còn đơn điệu, năng suất lao động thấp. Những nơi vung sâu, vung xa kinh tế còn ở mức trì trệ kém hơn, mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp. Nhiều nơi còn rất nghèo nàn lạc hậu. Đời sống nhân dân còn khó khăn, có nơi tỉ lệ đói nghèo trên 40%, tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nước sản xuất diễn ra ở khá nhiều nơi. Khoảng cách về mức sống, trình độ dân trí, trình độ văn hoá giữa vung thấp, vùng đô thị, gần trục lộ giao thông so với vùng cao, vùng sâu, vùng xa không những không được thu hẹp lại mà ngày càng tăng lên. Vài năm gần đây, khi nhà nước có trương trình 135 đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn thì kết cấu hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng xã hội được nâng lên một bước, nhưng nhìn chung những vùng này vẫn còn tình trạng thấp kém, lạc hậu. Nhiều vùng từ lâu không có đường ô tô hoặc không được mở mang đường xá nên gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất hàng hoá và các tiến bộ xã hội. Để khắc phục tình trạng khó khăn trên, tạo bước chuyển biến mới về kinh tế xã hội ở tỉnh Lào Cai chúng ta cần thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. II. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh Lào Cai. 1. Những nhân tố tích cực. Tài nguyên đất đai rất phong phú, đặc biệt là rừng và đất rừng, cùng với diên tích đồng cỏ…có thể tạo điều kiên đạ dạng các loại cây trồng, phát triển nhanh nông, lâm nghiệp và công nghiệp chê biến. Với vị trí địa lý của mình, tỉnh có khả năng phát triển kinh tế hàng hoá, có thể mở rộng lưu thông hàng hoá ở cả trong vùng và ngoài vùng. Là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, trữ lượng và số lượng khoáng sản lớn, có điều kiện phát triển mạnh công nghiệp khai thác và vật liệu xây dựng. Người dân có tinh thân đoàn kết thống nhất gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống. Đây là truyền thống đã có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc. Họ thường xuyên giúp đỡ trong thời điển bân rộn của mùa vụ thông qua đổi công lao động cho nhau; giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoan nạn; trong việc dựng vợ, gả chồng; trong việc xây dựng, cất nhà. Các dân tộc sống ở các địa hình, các tiểu vùng có thể khác nhau nhưng không độc lập, riêng rẽ, do vậy, tinh thần đoàn kết, quan hệ xã hội được mở rộng không những chỉ trong từng dân tộc mà còn có sự đoàn kết giúp đỡ giữa các dân tộc với nhau. Khí hậu, địa hình phức tạp hình thành nên nhiều vùng và tiểu vùng, tạo điều kiện cho việc nuôi, trồng những cây, con đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên tuyệt vời, tạo khả năng tiềm tàng cho sự phát triển ngành du lịch sinh thái, kết hợp với du lịch văn hoá của 27 dân tộc trong tỉnh hết sức sinh động và phong phú, tương lai sẽ là ngành phát triển mạnh và đóng góp tỉ trọng lớn trong giá trị sản phẩm. Điêu kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có thể xây dựng một cơ cấu cầy trồng theo hướng sản xuất hàng hóa đa dạng và phong phú. 1.Những nhân tố tiêu cực. Do đặc điểm địa hình phức tạp, núi cao, đồi dốc, khí hậu, thời tiết không thuân hoà gây kho khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất quy mô lớn và trong lưu thông tiêu thu hàng hoá. Dân số thưa thớt, đời sống kinh tế thu nhập quá thấp, dân trí thấp, tỉ lệ mù chữ cao, đời sống văn hoá thiếu thốn…; đầu tư, tích luỹ để tái sản xuất mở rộng thấp vì vậy khó khăn trong việc áp dụng khoa học, công nghệ, đầu tư chiều sâu và cho thị trường tiêu thụ hàng hoá tại chỗ…; hơn thế nữa đồng bào dân tộc còn nhiều tập quán phong tục lạc hậu, nhất là tư tưởng nặng nề của sản xuất tự cung, tự cấp của nền kinh tế tự nhiên, gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất hàng hoá ở trong tỉnh. Tập quán canh tác một vụ, đa số đồng bào chỉ tập trung sản xuất từ tháng 3 đến tháng 10 (âm lịch), còn từ tháng 11 đến tháng 2 (âm lich) bỏ hoang (theo tài liệu của ủ ban dân tộc và miền núi, vùng núi phía Bắc có tới 63% đất canh tác chỉ trồng 1 vụ), lam giảm sản lượng của sản phẩm. -Tập quán du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã dẫn đến những tác hại rất lớn. Vì nhu cầu lương thực, nên ngoài cây lúa nước, họ ra sức phá rừng để trồng cây lúa nương, ngô, khoai, sắn…Họ chỉ biết gieo trồng, không có thói quen nuôi dưỡng chăm bón. Do vậy, khi đất đai đã bị rửa trôi, bạc mầu thì họ lại chuyển đến nơi khác để khai phá rừng đầu nguồn, rừng càng già thì đất càng tốt. Phá rừng già, rừng đầu nguồn đó là đối tượng chính của du canh, du cư. Do đó, kinh tế của đồng bào các dân tộc rơi vào vòng “luẩn quẩn”: càng đói thì càng phá rừng, môi trường sinh thái càng huỷ hoại, và càng phá rừng thì đồng bào càng đói. Tập quán trồng và hút thuốc phiện, đã trở thành tập quán lâu đời của một số dân tộc ít người, đặc biệt đối với người H’ Mông. Thuốc phiện đã đầu độc, huỷ hoại nguồn nhân lực phát triển nền kinh tế hàng hoá, tiêu phí vật chất lớn và huỷ hoại sức khoẻ tinh thần của người dân, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự xã hội…trong khu vực. Sự cố kết trong cộng đồng (gia đinh - dòng họ – làng bản) đã tạo ra sự khép kín trong đời sống kinh tế, kìm hãm sự phát triển của các quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế…, và do đó, kìm hãm cả sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Ngoài ra con tệ nạn tảo hôn, ly hôn, ma chay cúng bái, mê tín dị đoan, hội hè kéo dài… là những tập tục mang tính phổ biến, cũng đã kìm hãm sự phát triển của sản xuật và là một trong những nguyên nhân của sự thấp kém về đời sống kinh tế và tinh thần của đồng bào ở đây. Kết cấu hạ tầng, nói chung kết cấu hạ tầng ở các huyện trong tỉnh là thấp kém làm cho nền kinh tế hàng hoá không có điều kiện phát triển. Nhất là hệ thống giao thông rất thâp kém, nhiều huyên không có đường giao thông liên xã, liên thôn, các công trình giao thông chất lượng rất thấp kém, quá trình nhựa hoá, bê tông hoá diễn ra còn rất chậm. Do đó gây rất nhiều khó khăn cho việc phát triển kinh tế của vùng. Về thông tin lên lạc, kém phát triển, sự phát triển của bưu điện, truyền thanh chỉ bằng khoảng 20% mức trung bình của cả nước. “Đói” thông tin càng làm cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá không có điều kiện phát triển. Về điên và nước, số hộ dùng điện quốc gia cũng quá ít, trung bình tiêu thụ điện của cả nước là 200 kw/người/năm, thì ở Lào Cai chỉ khoảng 35-50 kw/người/năm. Trung bình chỉ khoảng 30% số xã có điện, trong khi trung bình của cả nước là 60,4%. Về cơ sở hạ tầng xã hội, giáo dục đào tao ở trong tỉnh còn rất thấp kém, biểu hiện là tỉ lệ mù chữ cao. Tình hình giao dục xuống cấp nghiêm trọng, thiếu về số lượng và kém về chất lượng, yêu kém cả về cơ sở vật chất trường lớp, cả về đội ngũ giáo viên và cả đối tượng người học, cả tỉnh chỉ có 70% sô xã có trường cấp II. Tỉ lệ học sinh không đến trường ở độ tuổi đi học cao, tỉ lệ bỏ học của học sinh các cấp lớn, câp học càng cao thì bỏ học càng nhiều. Y tế và bảo vệ sức khoẻ, tỷ lệ xã có trạm y tê ít. Kết quả là sức khoẻ của người dân miềm núi rất thấp, tỉ lệ tử vong cua trẻ sơ sinh cao, suy dinh dưỡng ở tre em và phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ lớn và tuổi thọ trùng bình của người dân thấp (chỉ bằng 90% tuổi thọ trung bình của cả nước). Qua sự phân tích trên ta có thể kết luận rằng, để chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá đòi hỏi tỉnh phải có sự nỗ lực vượt bậc, đặc biệt là sự nỗ lực của các đồng bào dân tộc, đồng thời phải có sự giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện của Nhà nước. B. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên phạm vi toàn tỉnh và những định hướng chuyển dịch. Tỉnh Lào Cai có tổng diện tich đất tự nhiên là: 805000 ha, trong đo diện tích đất nông nghiệp là: 80800 ha, diên tích đất lâm nghiệp là:161400 ha, diên tích đất chuyên dùng là: 7500 ha, diện tích đất khu dân cư: 5000 ha, diện tích đất chưa sử dụng là: 550300 ha. Tỉnh gồm 10 huyện: thị xã Lao Cai,Bảo Thắng, Văn Bàn, Than Uên, Bảo Yên, Bát xát, Bắc Hà, Si Măng Cai, Mường Khương, SaPa. Đất canh tác nông nghiêp của tỉnh chủ yếu là những thung lũng, ruông bậc thang và nhưng cánh đồng nhỏ hẹp. Do đó sản xuất lương thực không phải là thế mạnh của tỉnh, mà thế mạnh của tỉnh là phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu quý hiếm. Do đó việc chuyển dịch cơ câu cây trồng của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hoá sẽ đi theo hướng giảm tỉ trọng các loại cây lương thực tăng tỉ trọng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu… Nhưng đối với tỉnh Lào Cai là một tỉnh vùng cao, địa hình phân bố rất phức tạp, có vùng địa hình thì rất cao, vùng thì địa hình lại bình thường. Do đó vấn đề ‘chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo vùng’ là một vấn đề rất quan trọng cần được tỉnh quan tâm và thực hiện. Để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ câu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá tỉnh Lào Cai cần phải thực hiện các bước công việc sau: I. Chuyển dich cơ câu cây trồng theo vùng. Phát triển sản xuất ngành trông trọt theo hướng đa canh là đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội loài người. Nhưng đa canh phải trên cơ sở sản xuất lớn gắn liền với việc xây dựng các vùng chuyên môn hoá sản xuất. Những cây chuyên môn hoá của vùng là những cây có giá trị kinh tế cao, cây xuất khẩu phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh, cho phép lợi dụng năng xuất tự nhiên, thu về địa tô chênh lệch cao và có điều kiên phát triển với quy mô lớn. Xây dựng các vùng chuyên môn hoá sản xuất cây lương thực, bao gồm lúa, ngô, sắn… nhằm tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn và tỉ xuất hàng hoá cao. Ngoài những vùng sản xuất lúa tập trung, có quy mô lớn, cần mở rộng các vùng chuyên canh trọng điểm có quy mô nhỏ đây là đặc điểm rất phù hợp với miền núi vì đất đai để sản xuất lương thực ở miền núi không tập chung. Đất trồng lúa chủ yếu tập chung ở những thung lũng, mà vấn đề sản xuất lương thực đáp ứng nhu cầu tại chỗ là một vấn đề hết sức quan trọng đối với một tỉnh là vùng núi như tỉnh Lào Cai, giao thông đi lại rất khó khăn, nên vấn đề tiếp cân với lương thực của đông bào là rất khó khăn. Sắn và ngô là hai cây lương thực làm thức ăn chủ yếu cho đồng bào dân tộc vùng cao đông thời là thức ăn gia súc để đồng bào tăng gia sản xuất cải thiên đời sống giảm suy dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em. Xây dựng vùng chuyên môn hoá sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau… phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong vùng, làm nhiên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Bên cạnh việc phát triển nâng cao khối lượng và chất lượng nông sản, nguyên liệu cần coi trọng xây dựng và hiên đại hoá công nghiệp chế biến nông sản, áp dụng tiến bộ công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ đó mở rộng thị trường và tăng thu nhập cho người lao động. Đặc điển nổi bất của vùng chuyên môn hoá các loại cây trồng là có khối lượng hàng hoá lớn và tỉ suất hàng hoá cao, sản xuât luôn gắn với thị trường, vì thế sự nhạy cảm với thị trường trong nước, thế giới và các chính sách kinh tế rất cao. 1. Căn cứ để chuyển dịch cơ câu cây trồng theo vùng. Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và chế biến sản phẩm ngành trông trọt bao gồm: Thuỷ lợi: trên cơ sở quy hoạch, phát triển hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đồng bộ, năng cao diên tích chủ động tưới và chủ động tiêu, tiến tới tưới tiêu theo yêu cầu phát triển các loại cây trồng trước hết là những vùng có trình độ chuyên môn hoá cao. Đi liền với thuỷ lợi phải thực hiên tốt dự báo khí tượng, thuỷ văn, thực hiện phòng trống lụt bão có hiệu quả. Mở rộng diên tích gieo trồng giống mới với cơ câu hợp lý. Phân bón – yếu tố quyết định đến năng xuất cây trồng, cần phải đẩy manh việc cung cấp phân bón cho đồng bào sử dụng trong sản xuất, nâng cao năng xuất cây trồng, nhất là phân hữu cơ, phân vi sinh, đồng thời sử dụng hợp lý phân bón. Phát triển hệ thống giao thông bao bồm cả hệ thông giao thông liên xã, liên thôn, giao thông nội đồng đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ giới hoá và vận chuyển hàng hoá. Coi trọng công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Thực hiên đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh: chú ý biện pháp thuỷ lơi, giống, phân bón, phải đảm bảo về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu. Làm tôt công tác khuyến nông, nhằm chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới cho người sản xuất. Hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế khuyến khích phát triển ngành trồng trọt như: chính sách giá, thị trường, chính sách vốn, chính sác đất đai. Hoàn thiên hệ thống tổ chức sản xuất bao gồm: hợp tác xã, hộ gia đình và trang trại. 2. Vùng sản xuất cây lương thực. 2.1. ý nghĩa của vùng sản xuất cây lương thực. Cây lượng thực chính là cây có hạt, có tác dụng cuôi sống con người và gia súc. ở nước ta cây lương thực chính là: lúa, ngô, đỗ, trong đó lúa là cây lương thực quan trọng nhất. Nhưng đối với đồng bào dân tộc vùng cao thì ngô, sắn lại là cây lương thực rất quan trọng thay cho cây lúa. Giải quyết vấn đề lương thực có tác dụng rất lớn đối với việc xoá đói, giảm nghèo của tỉnh. Đồng thời nó có tác dụng to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển sản xuất cây lương thực có ý nghĩa to lớn đối với việc củng cố tăng cường khả năng quốc phòng, tăng nguồn dự trữ quốc gia để phòng trống thiên tai. Nhất là đối với Lào Cai là một tỉnh miền núi có đường biên giới với Trung Quốc nên vấn đề an ninh quốc phòng là rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến vấn đề an ninh, quốc phòng trên phạm vi toàn tỉnh. Và khả năng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Trong quá trình tổ chức sản xuất lương thực cần chú ý những đặc điểm sau đây: Cây lương thực có vị trí quan trọng, vì thế tỉnh phải coi trọng việc sản xuất cây lương thực đáp ứng nhu cầu lương thực cho đồng bào dân tộc vung cao đảm bảo cho đồng bào dân tộc đủ ăn, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em. Mặt khác để đẩy nhanh quá trình chuyển dich cơ câu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá thì tỉnh phải tìm các biện pháp để tăng nhanh năng suất ruộng đất, năng suất lao động trong khu vực sản xuất lương thực, nhằm giải phóng từng phần diện tích và sức lao động ra khỏi khu vực sản xuất lương thực. Chuyển lao động từ lĩnh vực sản xuất lương thực thuần tuý sang sản xuất các cây trồng có giá trị kinh tế cao, giá trị hàng hoá cao. Nhưng việc sản xuất cây lương thực vẫn là một vấn đề rất quan trọng đối với đồng bào dân tộc vung cao, vi thế việc phát triển sản xuất cây lương thực để nâng cao chỉ tiêu sản lượng lương thực và mức lương thực bình quân đầu người là đặc biệt quan trọng. Sản xuất lương thực của tỉnh ngoài cây lúa còn phải đẩy mạnh sản xuất ngô, sắn, đậu rất quan trọng đối với việc đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho đồng bào dân tộc vùng cao. Lương thực là nhu câu hàng ngày của nhân dân, điều kiên sản xuất ở miền núi lại có nhiều khó khăn, việc xây dựng các vùng sản xuất lớn là rất khó vì đất đai chủ yếu là đồi vúi, do đó tỉnh cần phải bố trí sản xuất rộng rãi trải khắp địa bàn nhằn tân dụng những vùng đất đai ở những thung lũng, ở ven những con sông, để sản xuất đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, giảm chi phí lương thực cho đồng bào. 2.2. Bố trí sản xuất và cơ cấu sản xuất cây lương thực của tỉnh. Việc bố trí một cách khoa học sản xuất lương thực theo các vùng trong tỉnh và việc biến đổi cơ cấu sản xuất lương thực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng, từng địa phương là điều kiên quan trọng để tăng cường và nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất lương thực. a. Bố trí vùng sản xuất lúa. Lúa là cây lương thực chủ yếu ở nước ta và đây cũng là lương thực quan trọng của đông bào dân tộc tỉnh Lào Cai. Lúa chủ yếu được bố trí sản xuất ở các huyện như: Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng, chiến khoảng 80% diên tích đất gieo trồng của huyện, năng suất tương đối cao khoảng 6 tấn/ha. Ngoài việc trồng lúa nước thì đông bào dân tộc vùng cao còn phát triển trồng lúa nương trên các đồi cao, đây là loại lúa cho năng suất thấp nhưng chất lượng gạo rất cao. Đây cũng là một sản phẩm đặc sản mà tỉnh có thể phát triển sản xuất để bán cho các vùng khác trong cả nước, tuy năng suất thấp nhưng gia trị của nó lại cao. Việc phát triển trồng lúa nương là cần thiêt để nâng cao đời sống đồng bào dân tộc trong tỉnh. Nhưng việc phát triển đó cần phải theo một kế hoạch thực sự đúng đắn của tỉnh, vì việc phát triển trồng lúa nương đương nhiên là phải co nương rẫy, do đo không thể tránh khỏi việc bà con dân tộc phá rừng, đốt rừng làm rẫy ảnh hưởng sấu tới môi trường sinh thái, ảnh hưởng sấu tới chủ trương của tỉnh và Nhà nước là thực hiện phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững. b. Bố trí vùng sản xuất ngô, đậu. Đối với nước ta ngô là cây lương thưc đứng sau lúa, nhưng đối với đồng bào dân tộc vùn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0071.doc
Tài liệu liên quan