Phần mềm Quản lý hồ sơ nhân sự của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

Tài liệu Phần mềm Quản lý hồ sơ nhân sự của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên: ... Ebook Phần mềm Quản lý hồ sơ nhân sự của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2824 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phần mềm Quản lý hồ sơ nhân sự của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay trên thế giới, công nghệ thông tin đã có những bước phát triển vượt bậc. Ở nước ta hiện nay, ngành công nghệ thông trở thành ngành mũi nhọn, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Việc phát triển ngành công nghệ phần mềm đang là mục tiêu chính của nước ta. Việc viết các chương trình phần mềm là niềm đam mê, sự khao khát của nhiều lập trình viên, sinh viên ngành công nghệ thông tin. Cũng giống như nhiều sinh viên ngành công nghệ thông tin chúng em rất yêu thích lập trình phần mềm. Qua khảo sát thực tế công tác quản lý hồ sơ nhận sự của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, để giải quyết vấn đề quản lý hồ sơ bằng phương pháp thủ công của người quản lý tại phòng tổ chức cán bộ trong trường, chúng em quyết định xây dựng phần mềm “Quản lý hồ sơ nhân sự của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên”. Phần mềm được hoàn thiện dưới sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn: Cô Chu Thị Minh Huệ và thầy Nguyễn Duy Tân, các thầy cô trong khoa công nghệ thông tin và nhất là sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy cô trong phòng tổ chức cán bộ trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong suốt quá trình nhóm xây dựng phần mềm, nhóm đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô. Chúng em chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Duy Tân và cô Chu Thị Minh Huệ đã có nhiều ý kiến đóng góp, hưỡng dẫn chúng em tận tình trong suốt quá trình hoàn thiện đề tài tốt nghiệp của mình. Chúng em xin chân thành cảm các thầy cô trong khoa công nghệ thông tin, các thầy cô trong phòng tổ chức cán bộ đã giúp đỡ chúng em, cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp đã giúp đỡ và tạo điều kiện về thời gian và đóng góp ý kiến để chúng em hoàn thiện phần mềm của mình. Chúng em mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa của các thầy cô và của các bạn để cho phần mềm được hoàn thiện hơn nữa đáp ứng được mọi yêu cầu thực tế trong công việc quản lý hồ sơ nhân sự của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Hưng Yên, Ngày10 tháng 08 năm 2008 Nhóm sinh viên thực hiện: 1.Trương Thị Na 2.Phùng Thị Hằng 3.Nguyễn Thị Phương Nam NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- Hưng Yên, Ngày … tháng 08 năm 2008 Chữ ký của giáo viên hướng dẫn NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hưng Yên, Ngày ... tháng 08 năm 2008 Chữ ký của giáo viên phản biện . MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Ý nghĩa 1 CB KT-KL Cán bộ khen thưởng - kỷ luật 2 CN Cử nhân 3 CN Cập nhật 4 CNVC Công nhân viên chức 5 ĐHSPK Đại học sư phạm kỹ thuật 6 DS Danh sách 7 HSNS Hồ sơ nhân sự 8 PB_CV Phòng ban_chức vụ 9 PGS.TS Phó giáo sư.Tiến sỹ 10 STT Số thứ tự 11 TC Thuyên chuyển 12 Th.S Thạc sỹ 13 TNCSHCM Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 14 TP Thành phố 15 TT Thông tin 16 TT.NS Thông tin nhân sự 17 TTQT Thông tin quá trình. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Sự phát triển của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển mọi mặt của thế giới. Công nghệ thông tin bùng nổ đã giữ một vai trò quan trọng nó thúc đẩy xã hội loài người phát triển toàn diện, mỗi một công việc có sự góp mặt của công nghệ thông tin luôn đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc không ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó không thể phủ nhận được lợi ích của các phần mềm quản lý nhất là các phần mềm quản lý con người như: Quản lý chấm công, quản lý tính lương, quản lý hồ sơ nhân sự, quản lý lịch công tác vv…. Không chỉ dành trong các ngành công nghiệp mà ngay cả trong ngành giáo dục cũng cần có những phần mềm để quản lý. Hiện nay ngành giáo dục là một ngành mũi nhọn trong sự phát triển xã hội. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã dành sự quan tâm rất lớn cho sự nghiệp quản lý giáo dục. Công nghệ thông tin đã được ứng dụng nhiều hơn vào trong quản lý giáo dục, những phần mềm quản lý hồ sơ nhân sự đã đựơc nhiều trường đại học đưa vào sử dụng nhưng không phải tất cả các trường đều có cách quản lý hồ sơ cán bộ giống nhau. Qua khảo sát thực tế tại trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên chúng em thấy trường vẫn quản lý hồ sơ nhân sự một cách thủ công, mọi thông tin đều lưu trữ trên sổ sách, giấy tờ. Việc quản lý hồ sơ của cán bộ phòng tổ chức cán bộ là công việc rất khó khăn vất vả, mất nhiều thời gian và công sức, người quản lý phải quản lý cả kho hồ sơ giấy tờ rất lớn. Mỗi khi có sự thay đổi thông tin của một nhân sự thì cán bộ quản lý phải tìm hồ sơ và thay đổi thông tin một cách thủ công, tỷ mỉ. Với lý do đó, được sự đồng ý của khoa công nghệ thông tin trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn: Cô Chu Thị Minh Huệ và Thầy Nguyễn Duy Tân. Trong thời gian qua chúng em đã khảo sát công tác quản lý hồ sơ nhân sự của trường và tiến hành xây dựng phần mềm phục vụ cho công tác quản lý của cán bộ phòng tổ chức. Với mục đích muốn tăng hiệu quả cho công việc quản lý nhân sự tại trường, nhóm chúng em đã lừa chọn “xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ nhân sự của trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng yên”. Với phần mềm này các chức năng được xây dựng phù hợp, sát với yêu cầu cách quản lý của trường. Chúng em tin rằng nó sẽ giúp cho công việc quản lý hồ sơ nhân sự của cán bộ phòng tổ chức hiệu quả hơn nhiều, giảm được gánh nặng cho người quản lý về thời gian, công sức, giảm sự cồng kềnh về đống sổ sách giấy tờ, giúp cho người quản lý thông tin nhân sự một cách chính xác đầy đủ, tìm kiếm nhanh, chính xác, dễ sử dụng cho người quản lý. 1.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cách thức quản lý hồ sơ nhân sự của phòng tổ chức cán bộ trường Đại học sư phạm kỹ thuật (ĐHSPKT) Hưng Yên. Xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ nhân sự của trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên bằng ngôn ngữ Visual Basic.Net 1.3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. Hiện nay đã có nhiều phần mềm quản lý nhân sự với nhiều phân hệ chức năng nhưng với phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu cách thức quản lý và xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ nhân sự đáp ứng yêu cầu thực tế của trường ĐHSPKT Hưng Yên. 1.4. Mục đích và nhiệm vụ. Nắm được các thông tin về hồ sơ nhân sự và các nghiệp vụ quản lý hồ sơ nhân sự của phòng tổ chức cán bộ trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên. Xây dựng được phần mềm quản lý hồ sơ với các chức năng đáp ứng yêu cầu thực tế giúp cho người quản lý dễ sử dụng, quản lý đạt được hiệu quả cao. Tìm hiểu ngôn ngữ Visual Basic.Net để xây dựng phần mềm áp dụng cho trường ĐHSPKT Hưng Yên. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp: Qua khảo sát thực tế thu thập những thông tin hồ sơ nhân sự, cách quản lý hồ sơ nhân sự của phòng tổ chức cán bộ từ đó phân tích các chức năng của hệ thống. Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn và lấy ý kiến của cán bộ quản lý tại phòng tổ chức cán bộ về các chưc năng cần xây dựng từ hệ thống. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, giáo viên trong khoa để có phương pháp xây dựng phần mềm hợp lý. 1.6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. Khi chưa đưa các ứng dụng tin học vào trong quản lý hồ sơ nhân sự thì với số lượng nhân sự nhỏ thì việc quản lý vẫn đơn giản nhưng với số lượng nhân sự lớn thì việc quản lý hồ sơ trở nên rất khó khăn, vất vả. Người quản lý phải quản lý khối lượng hồ sơ rất lớn trên giấy tờ sẽ làm hiệu quả công việc không cao, mất nhiều thời gian, tốn nhiều công sức, cần nhiều người cùng làm công việc quản lý hồ sơ nhân sự. Chương trình quản lý hồ sơ nhân sự là phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ quản lý nguồn nhân lực cho phòng tổ chức cán bộ trường đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên. Được xây dựng dựa trên mô hình quản lý nhân sự của trường có tham khảo các tài liệu quản lý nhân sự trên mạng để đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý nhân sự của trường. Chương trình “Quản lý hồ sơ nhân sự trường ĐHSPKT Hưng Yên” là phần mềm phù hợp với thực tế trường hiện nay và được xây dựng theo hướng mở: Khả năng thích ứng, tích hợp: Khi trường mở rộng thêm các phòng ban, khoa, tăng thêm các chức vụ hay thay đổi các chính sách về lương của cán bộ theo quy định của nhà nước thì phần mềm vẫn có thể đáp ứng được. Giao diện người dùng thân thiện: Phát triển trên nền Windowform, hệ thống menu, giao diện đồ họa theo luồng nghiệp vụ. Người dùng dễ dàng học cách sử dụng chương trình cũng như đội ngũ nhân viên mới có thể sử dụng một cách nhanh chóng thậm chí cả những người mới làm quen với máy tính. Hệ thống báo cáo đa dạng: Chương trình cung cấp hệ thống báo cáo đầy đủ, linh hoạt. Phân tích báo cáo giúp nhà quản lý nắm bắt tình hình và đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời. Tính đa người dùng: Hỗ trợ người dùng thao tác chương trình với nhiều nghiệp vụ khác nhau trên cùng một thời điểm, tại nhiều phòng ban. Tìm kiếm, tra cứu thông tin nhanh chóng: Chương trình cung cấp các tính năng, tra cứu, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng. PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Giới thiệu đề tài. Tên đề tài: “Xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ nhân sự trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên”. Công tác quản lý nhân sự trong trường đại học đòi hỏi phải xử lý thông tin một cách chính xác, kịp thời, chặt chẽ. hiện nay ở một số trường đại học, vẫn quản lý cán bộ của mình bằng phương pháp thủ công truyền thống, hồ sơ của cán bộ vẫn được lưu trữ dưới dạng những túi đựng hồ sơ lý lịch, các tài liệu giấy tờ liên quan về cán bộ được người quản lý lưu giữ trong túi đựng hồ sơ của từng người theo một nguyên tắc hay một phương pháp nào đó mà họ tự quy định. Khi cần tìm một hồ sơ của một cán bộ nào đó thì người quản lý phải tìm theo cách sắp xếp của riêng minh. Mỗi khi hồ sơ của một người có sự thay đổi thì việc tìm kiếm và cập nhật sự thay đổi đó không đơn giản chút nào.Với một lượng hồ sơ không lồ thì bắt đầu từ việc tìm kiếm hồ sơ đã rất vất vả và mất rất nhiều thời gian, rồi đến việc chỉnh sửa thông tin, thêm thông tin mới vào tập hồ sơ cuối cùng lại phải đặt nó về đúng vị trí của nó trước đó theo một nguyên tắc mà người quản lý đã đặt ra ngay từ đầu. Việc cập nhật lại hồ sơ cho một số cán bộ đã vất vả khó khăn như vậy nhưng việc tra cứu, thống kê theo một yêu cầu nào đó thì càng phức tạp, vất vả hơn nhiều vì công tác này diễn ra thường xuyên và các yêu cầu thi không giống nhau nên người quản lý muốn làm xong phải mất nhiều thời gian. Với những yêu cầu mang tính chất quản lý hồ sơ nhân sự đưa ra ở trên đòi hỏi phải tạo ra một phần mềm trên máy vi tính giúp xử lý các công tác, các nghiệp vụ quản lý đó, khắc phục các hạn chế của cách quản lý cũ (thủ công) là một vấn đề cấp thiết. Qua thực tế khảo sát chúng em biết, trường Đại hoc sư phạm kỹ thuật Hưng Yên đang quản lý hồ sơ nhân sự của trường bằng phương pháp thủ công mọi thông tin của từng cán bộ vẫn được lưu giữ trong các tập hồ sơ riêng biệt và được cất cẩn thận trong tủ. Vì vậy muốn khắc phục được những hạn chế nêu trên, giúp cho người quản lý hồ sơ nhân sự của trường đỡ vất vả, nhóm chúng em đã quyết định lựa chọn đề tài xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ nhân sự của trường ĐHSPKT Hưng Yên. Được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Duy Tân và cô Chu Thị Minh Huệ cùng sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa công nghệ thông tin chúng em đã thiết kế và xây dựng phần mềm “Quản lý hồ sơ nhân sự trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên” với các yêu cầu như sau: + Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server để quản trị cơ sở dữ liệu. + Sử dụng ngôn ngữ Visual Basic.Net xây dựng hệ thống “Quản lý hồ sơ nhân sự trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên” Hệ thống quản lý hồ sơ nhân sự khắc phục được các vấn đề nêu trên và giúp cho việc quản lý trở nên đơn giản, dễ dàng hơn, chính xác, chặt chẽ tiết kiệm sức lao động, thời gian và tiền của. Nó sẽ giải quyết được những vấn đề nêu trên một cách tối ưu hiệu quả nhất. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ được xây dựng với mục đích chính là để có thể ứng dụng vào công tác quản lý hồ sơ nhân sự của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên giúp cho công việc của người quản lý hồ sơ giảm bớt gánh nặng và đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý nhân sự. Giúp cho người quản lý nắm được những công việc của mình một cách đơn giản nhất, khiến cho họ có khả năng xử lý những yêu cầu thực tế đặt ra hiệu quả và chính xác hơn đáp ứng thực tế. 1.3. Hướng giải quyết Từ yêu cầu thực tế đặt ra của công việc quản lý, chúng em đã khảo sát và đặt ra các công việc mình cần phải làm để giải quyết vấn đề: + Khảo sát thực trạng của công tác quản lý hồ sơ nhân sự tại trường đại học sư phạm kỹ thuât Hưng Yên bao gồm thông tin hồ sơ cán bộ cách quản lý hồ sơ cán bộ. + Xây dựng cơ sở dữ liệu cho phần mềm. + Xây dựng hệ thống chức năng dành cho phần mềm. + Lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu và ngôn ngữ lập trình. + Phân chia công việc thực hiện đề tài + Tiến hành thiết kế giao diện và xây dựng, từng bước hoàn thiện phần mềm. 1.4. Đặc tả hệ thống. Công việc quản lý hồ sơ nhân sự tại trường đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên gồm những công việc sau: Khi một cán bộ đựơc tuyển dụng thì đầu tiên họ phải nộp hồ sơ gồm những thông tin về lý lịch và những giấy tờ liên quan. Người quản lý thu nhận hồ sơ và lưu giữ lại để theo dõi, quản lý trong quá trình công tác của cán bộ đó. Trong quá trình công tác của cán bộ người quản lý sẽ theo dõi tất cả các hồ sơ của cán bộ trong trường để khi cần thêm hồ sơ mới, sửa hồ sơ hay in hồ sơ khi có người thôi việc, chuyển đi nới khác hay nghỉ hưu thì huỷ hồ sơ và lưu hồ sơ chuyển. Người quản lý cũng có thể theo dõi quá trình công tác của các cán bộ, xem, tổng hợp báo cáo thống kê danh sách cán bộ khen thưởng hay kỷ luật trong trường. Đến cuối tháng tính lương cho tất cả các cán bộ và in ra danh sách lương theo tháng, theo định kỳ thống kê các cán bộ tăng lương, danh sách dự kiến nghỉ hưu…. Trong quá trình quản lý, tuỳ theo yêu cầu công việc mà người quản lý tiến hành các công việc cập nhật,xử lý, tìm kiếm, thống kê. Quá trình đó là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải có tính chính xác, tỷ mỉ, và đúng cách. 1.5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 1.5.1. Giới thiệu về trường đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên. a.Lịch sử phát triển Trường đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên tiền thân là trường Trung học công nghiệp Hưng Yên thuộc Bộ Công nghiệp nặng được thành lập ngày 21 tháng 12 năm 1966 theo quyết định số 1265/BCNNg/KH của Bộ Công nghiệp nặng với nhiệm vụ đào tạo kỹthuật viên trung cấp hai ngành cơ khí và động lực. Quyết định số 242/TTg ngày 03 tháng 12 năm 1970 của Thủ tướng Chính phủ giao trường cho Tổng cục Đào tạo công nhân kỹ thuật(Bộ Lao động) với tên gọi trường Giáo viên nghề 1, để đào tạo giáo viên dạy nghề cho các trường công nhân kỹ thuật và các cơ sở đào tạo nghề. Theo quyết định sô 80/TTg ngày 05/03/1979 của Thủ tướng chính phủ công nhận trường là trường Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật I thuộc Tổng cục dạy nghề. Từ tháng 7/1987 thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 06/01/2003 Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 04/2003/QĐ-TTg về việc thành lập trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên trên cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật I. * Trường được giao nhiệm vụ: - Đào tạo giáo viên dạy nghề trình độ đại học, cáo đẳng. - Đào tạo kỹ sư công nghệ, kỹ thuật viên các trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. - Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: - Nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ, triển khai áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt cho các khu kinh tế đang phát triển ở phía Bắc. b.Các cơ sở của trường -Cơ sở I: + Địa điểm: Huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên + Diện tích: 8ha + Cơ sở I có khu giảng đường, các xưởng thực hành, thư viện, các phòng thí nghiệm, khu ký túc xá... + Hiện tại là cơ sở đào tạo các trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề và liên kết với các trường đại học đào tạo cao học. -Cơ sở II:+ Địa điểm:Phố Nối - Mỹ Hào – Hưng Yên + Diện tích : Gần 28 ha + (Nhà trường đang chuẩn bị các đièu kiên để xây dựng cơ sở vật chất, dự kiến năm 2009 bắt đầu tổt chức đào tạo tại cơ sở II) - Cơ sở III:+ Trung tâm Hải Dương + Địa điểm: Số 189 Đường Nguyễn Lương Bằng – TP.Hải Dương. + Diện tích:Hơn 5000m2 + Hiện tại trung tâm là cơ sở đào tạo của trường các trình độ đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và liên kết với các trường đại học mở các khoá đào tạo đại học và cao học. 1.5.2. Cơ cấu tổ chức của trường. a. Ban giám hiệu: - Hiệu trưởng: - PGS.TS Trần Trung - Các phó hiệu trưởng: - Th.S - Nguyễn Đức Giang - CN - Nguyễn Văn Thời b. Đảng uỷ: - Bí thư Đảng uỷ: - Th.S-Nguyễn Đức Giang c. Công đoàn: - Chủ tịch công đoàn: - Th.S- Triệu Anh Tuấn d. Đoàn thanh niên: - Bí thư Đoàn TNCSHCM: - Th.S-Phạm Thị Minh Huệ đ.Hội sinh viên: - Chủ tịch hội: - CN-Trần Tiến Lực e.Các phòng chức năng và các bộ phận. - Phòng đào tạo - Phòng Quản lý Khoa học - Đối ngoại - Phòng Tổ chức cán bộ - Phòng Hành chính - Quản trị - Phòng Thanh tra và Công tác Sinh viên - Phòng Kế hoạch – Tài vụ - Ban thư viện - Ban quản trị thiết bị - Xây dựng - Trạm Y tế f. Các đoàn thể - Công đoàn trường - Đoàn thanh niên - Hội sinh viên g. Các khoa - Khoa cơ khí - Khoa Điện - Điện tử - Khoa Sư phạm kỹ thuật - Khoa công nghệ thông tin - Khoa Khoa học cơ bản - Khoa Kỹ thuật may và Thiết kế thời trang - Khoa cơ khí động lực h..Bộ môn - Bộ môn Mác – Lênin - Bộ môn Ngoại ngữ - Bộ môn Kinh tế - Bộ môn Giáo dục thể chất - Quốc phòng i. Trung tâm - Trung tâm Hải Dương - Trung tâm In - service training for technical - Trung tâm Dạy nghề - Trung tâm tại chức - Trung tâm Multimedia - Trung tâm FACT - Trung tâm Aptech - Trung tâm bảo dưỡng sửa chữa thiết bị. Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức trường ĐHSPKT Hưng Yên 1.5.3. Đội ngũ giáo viên Hiện tại, tổng số cán bộ CNVC, giảng viên: 280 người. Tổng số cán bộ giảng dạy các chương trình đại học, cao đẳng: 190 người gồm:12 tiến sĩ , 97 thạc sĩ, 20 giảng viên chính; 198 giảng viên; 12 trợ giảng. Nhiều lượt cán bộ giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng liên tục ở trong và ngoài nước về chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy và công nghệ mới. Đội ngũ giảng viên thỉnh thoảng bao gồm những người có học hàm học vị cao và có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu tại các viện, các cơ sở đào tạo và các trường đại học trong cả nước. Hình 1.2. Biểu đồ tỷ lệ trình độ CNVC trong 2 năm 1996 và 2006 Hồ sơ nhân sự bao gồm tất cả các thông tin của cá nhân và các giấy tờ liên quan kèm theo.Với một lượng hồ sơ nhân sự của một trường đại học thì việc quản lý bằng phương pháp thủ công là rất vất vả cần phải có phương pháp quản lý thích hợp. Các thông tin đó cần phải lưu trữ cẩn thận và có quy tắc nhất định. Việc quản lý hồ sơ nhân sự trong trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên được phòng tổ chức cán bộ của trường quản lý. Việc tìm hiểu nghiệp vụ quản lý của hệ thống cũ là vấn đề mà người lập trình cần phải làm ngay từ bước đầu, đây là khâu cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng phần mềm quản lý. 1.6. Công cụ xây dựng chương trình Công nghệ ADO.NET; Công nghệ ADO.NET:ADO.NET là một tập các lớp nằm trong bộ thư viện lớp cơ sỏ của NET Framework để cho phép các ứng dụng Windows (như C#, VB.net) hay các ứng dụng Web(như ASP.Net) thao tác dễ dàng với các nguồn dữ liệu.Vì nó là một phần nội tại của NET Frameworkdo vậy mà nó có thể được sử dụng trong tất cả các ngôn ngữ hỗ trợ .NET mà không có sự khác biệt nào(Tức là các chức năng cũng như cách thức sử dụng hoàn toàn giống nhau) ADO.NET được thiết kế để kết nối với cả dữ liệu phi kết nối trong môi trường đa tầng .Nó sử dụng XML để trao đổi dữ liệu phi kết nối do vậy dễ dàng khi giao tiếp giứa các ứng dụng không phải trên nền Windowns ADO.NET hỗ trợ hoàn toàn XML, nghĩa là chúng ta có thể nạp dữ liệu từ một tệp XML và thoa tác như một CSDL, sau đó cũng có thể lưu kết quả ngược trở lại XML do vậy có thể đi qua FireWall một cách dễ dàng. Các thành phần của ADO.NET 1. Connection: Có chức năng là đối tượng có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ kết nối đến CSDL để các đối tượng như Command thao tác với CSDL thông qua Connection này. 2. Command: Dùng để thực hiện các câu lệnh SQL thao tác với CSDL như Insert, Update, Select, Delete... 3. DataReader: Dùng để đón kết quả trả về từ đối tượng Command. Nó tương tự một ReacordSet của ADO. Tuy nhiên dữ liệu là chỉ đọc theo chiều tiến. 4. DataAdapter: Có chức năng như một cầu nối giữa nguồn (tệp) dữ liệu và các bảng được cached trong bộ nhớ (đối tượng DataSet). DataAdapter điền dữ liệu vào một DataSet hay DataTable từ một nguồn dữ liệu sử dụng phương thức Fill(). Còn khi cập nhật dữ liệu ngược trở lại nguồn dữ liệu thì sử dụng phương thức Apdate() của đối tượng DataAdapter. Tạo DataAdapter ta có thể tạo từ một đối tượng connection đang mở hoặc tù một chuỗi kết nối (Connection chưa mở) 5. Dataset: Đối tượng DataSet được coi như một kho chứa các bảng. Người sử dụng có thể thay đổi dữ liệu trong các bảng này và khi muốn cập nhật vào cơ sở dữ liệu thì thi hành phương thức Update của đối tượng DataAdapter. Các bảng trong DataSet có thể do DataAdapter Fill vào hoặc nũng có thể là các bảng được tạo thành từ đối tượng DataTable. Các bảng này được quản lý bởi tập hợp Table của lớp DataSet. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: QSL server 2000 là phiên bản đánh dấu tầm quan trong của QSL Server. QSL Server 2000 cung cấp một hệ thống quản lý dữ liệu lớn dành cho doanh nghiệp.Trong tất cả các phiên bản trên, bản QSL Server 2000 Enterprise Edition được ứng dụng rộng rãi do hỗ trợ đầy đủ và mạnh mẽ về khả năng đáp ứng và độ tin cậy Hệ quản trị cơ sở dữ liệu được nhóm lựa chọn để xây dựng cơ sở dữ liệu cho phần mềm chính là hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsort SQL Server 2000. Mặc dù hiện nay SQL 2000 không phải là hệ quản trị số một nhưng nhóm vẫn quyết định lựa chọn vì đây là hệ quản trị đã được nhiều người lập trình lựa chọn sử dụng. Ngôn ngữ lập trình: Visual Basic.Net là một ngôn ngữ lập trình thông dụng nó rất dễ tiếp cận nhất là đối với những người tự nghiên cứu ngôn ngữ mới thì Visual Basic.Net là một lựa chọn đúng đắn. Trước khi quyết định lựa chọn ngôn ngữ để xây dựng phần mềm chúng em đã tìm đến với Visual Basic.Net mặc dù vẫn biết đa số các code có sẵn cho .Net là C# nhưng vì sự thân thiện về giao diện, dễ sử dụng và cách gọi các methods của Classes giữa VB.Net và C# là như nhau nên việc porting code từ C# qua VB.Net hay ngược lại là việc không khó. Được sự đồng ý của thầy cô hướng dẫn nhóm chúng em quyết định lựa chọn Visual Basic.Net làm ngôn ngữ lập trình để xây dựng phần mềm. Với sự tích cực tìm hiểu ngôn ngữ mới và khả năng khai thác thế mạnh của ngôn ngữ VB.Net, các thành viên trong nhóm đã cùng nhau nghiên cứu, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình xây dựng phần mềm, cùng nhau chia sẻ những kiến về ngôn ngữ lập trình để hoàn thiện phần mềm. Sử dụng ADO.NET. Trong ADO.NET có 2 mô hình kết nối và phi kết nối. Trong phần mềm chúng em sử mô hình phi kết nối để thao tác với cơ sở dữ liệu. Để thao tác với cơ sở dữ liệu trong mô hình phi kết nối chúng ta cần sử dụng đến các đối tượng: + Dataconnection: Dùng để mở kết nối đến cơ sở dữ liệu.(Có thể có hoặc không) + DataAdapter + DataSet + Ngoài ra chúng ta còn sử dụng một số các đối tượng khác như DataTable. DataRow… CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quy trình hoạt động của hệ thống Lập kế hoạch khảo sát chi tiết các yêu cầu đặc thù Mô tả lại chi tiết thông tin cần xây dựng phần mềm: tài liệu phân tích yêu cầu người dùng, các biểu mẫu cần trong phần mềm, tài liệu này là cơ sở để đánh giá, nghiệm thu phần mềm. Demo phần mềm để người sử dụng góp ý chi tiết cho phần mềm. Lập kế hoạch triển khai chi tiết Cài đặt, hướng dẫn sử dụng, chỉnh sửa lỗi, bàn giao phần mềm. Cung cấp tài liệu hướng dẫn sử dụng Tiến hành nghiệm thu phần mềm Bảo hành phần mềm sau khi nghiệm thu 2.1. Khảo sát thực tế. Qua khảo sát thực tại phòng tổ chức cán bộ của trường ĐHSPKT Hưng Yên, nơi phụ trách việc quản lý hồ sơ nhân sự chúng em đã được trực tiếp nghe những người quản lý nói về cách quản lý, được nhìn thấy quá trình quản lý hồ sơ trên giấy tờ của thầy cô và nhóm đã thu thập được những số liệu chính xác, nhiều thông tin phục vụ cho công việc xây dựng phần mềm, để có cơ sở xây dựng được phần mềm quản lý sát với thực tế và phù hợp với việc quản lý của trường. Qua khảo sát thực tế tại trường ĐHSPKT Hưng Yên chúng em thấy việc quản lý hồ sơ nhân sự rất phức tạp. Người quản lý phải xử lý rất nhiều các công việc khác nhau nên rất khó cho việc quản lý và điều hành nhân sự. Người quản lý phải nắm được mọi thông tin về cán bộ, viên chức đó. Khi vào trường người cán bộ giáo viên, viên chức hành chính phải có tập hồ sơ khai báo theo mẫu quy định. Sau đó được lưu trữ tại phòng tổ chức cán bộ tiếp theo là quá trình xử lý thông tin được tiến hành theo cách làm thủ công thực hiện bởi các bộ phận ch._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31774.doc