So sánh một số giống ngô lai mới ở các vụ trồng khác nhau trên đất bạc mầu tỉnh Bắc Giang

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học Nông nghiệp hà nộI --------------- Lý thị hạnh So sánh một số giống ngô lai mới ở các vụ trồng khác nhau trên đất bạc màu tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ nông nghiệp Chuyên ngành : trồng trọt Mã số : 60.62.01 Người hướng dẫn khoa học: pgs.ts. nguyễn thế hùng Hà nội – 2008 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công tr

doc103 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2300 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu So sánh một số giống ngô lai mới ở các vụ trồng khác nhau trên đất bạc mầu tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Lý Thị Hạnh Lời cảm ơn Trong suốt quá trình thực hiện luận văn của mình, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thế Hùng - người thầy đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy, Cô giáo Khoa Nông học, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài. Cảm ơn gia đình, người thân, các cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã động viên và giúp đỡ rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày 15 tháng 9 măm 2008 Lý Thị Hạnh Mục lục Lời cám ơn i Lời cam đoan ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục đồ thị viii DANH MụC CáC Từ VIếT TắT CCC : Chiều cao cây CCĐB : Chiều cao đóng bắp Cimmyt : Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ quốc tế Cv% : Hệ số biến động Đ/c : Đối chứng K/c TP-PR : Khoảng cách tung phấn - phun râu Lsd5% : Sự sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất ở mức 0,05 Nslt : Năng suất lý thuyết Nstt : Năng suất thực thu Tgst : Thời gian sinh trưởng UTL : Ưu thế lai Danh mục các bảng STT Tên bảng Trang 2.1. Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020 8 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới (1995 - 2007) 9 2.3. Một số nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới năm 2005 10 2.4. Diện tích cây trồng chuyển gen trên thế giới năm 2007 11 2.5. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 1975 - 2007 14 2.6. Tình hình sản xuất ngô ở Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2007 34 3.1. Đặc điểm các giống ngô tham gia thí nghiệm 36 4.1. Một số đặc điểm thời tiết khí hậu vụ Đông 2007 và vụ Xuân năm 2008 tại Bắc Giang 45 4.2. Các giai đoạn sinh trưởng - phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ Đông năm 2007 và vụ Xuân 2008 49 4.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm 56 4.4. Động thái tăng trưởng số lá của các giống ngô thí nghiệm (lá/cây) 58 4.5. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Đông 2007 và vụ Xuân năm 2008 60 4.6. Các đặc trưng hình thái bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Đông 2007 và vụ Xuân 2008 64 4.7. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Đông 2007 và vụ Xuân năm 2008 67 4.8. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm vụ Đông 2007 và vụ Xuân năm 2008 72 4.9. Tỷ lệ đổ rễ và gãy thân của các giống ngô thí nghiệm vụ Đông 2007 và vụ Xuân năm 2008 76 4.10. Dạng hạt, mầu sắc hạt của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Đông năm 2007 và vụ Xuân năm 2008 77 4.11. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Đông năm 2007 78 4.12. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân năm 2008. 79 Danh mục đồ thị STT Tên đồ thị Trang 4.1. Thời gian sinh trưởng của các giống ngô lai vụ Đông 2007 và vụ Xuân 2008 50 4.2 a. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô vụ Đông 2007 57 4.2 b. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô vụ Xuân 2008 57 4.3 a. Động thái tăng trưởng số lá của các giống ngô vụ Đông 2007 59 4.3 b. Động thái tăng trưởng số lá của các giống ngô vụ Xuân 2008 59 4.4 a. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm Vụ Đông năm 2007 63 4.4 b. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm Vụ Xuân năm 2008. 63 4.5. Số lá trên cây của các giống ngô thí nghiệm vụ Đông 2007 và vụ Xuân 2008 68 4.6. Năng suất thực thu của các giống ngô vụ Đông 2007 và vụ Xuân 2008 83 1. Mở đầu 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cây ngô cùng với lúa mỳ và lúa nước là ba cây ngũ cốc quan trọng nhất trong nền sản xuất nông nghiệp thế giới nuôi sống loài người chúng ta. Với vai trò làm lương thực cho người (17% tổng sản lượng), thức ăn chăn nuôi (66%), nguyên liệu công nghiệp (5%) và xuất khẩu (hơn 10%), ngô đã trở thành cây trồng đảm bảo an ninh lương thực, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng từ trồng trọt sang chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và sản phẩm hàng hoá cho xuất khẩu ở nhiều nước trên phạm vi thế giới (Ngô Hữu Tình, 2003) [27]. Trong những năm gần đây, ngô còn được dùng làm cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Người ta đã sử dụng bắp ngô non (ngô bao tử) làm rau ăn cao cấp. Nghề trồng ngô rau đóng hộp xuất khẩu phát triển mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. ở nhiều nước ngô còn là hàng hoá xuất khẩu thu ngoại tệ, trên thế giới hàng năm lượng ngô xuất khẩu khoảng 70 triệu tấn. Đó là nguồn thu ngoại tệ lớn ở các nước như Mỹ, Achentina, Pháp... Chính nhờ vai trò quan trọng đó của cây ngô trong nền kinh tế thế giới mà trong những năm gần đây diện tích, năng suất và sản lượng ngô tăng lên không ngừng. Sở dĩ có sự phát triển như vậy là do cây ngô có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái rộng, có thể áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật về mặt di truyền chọn giống, về kỹ thuật canh tác, về cơ giới hoá và bảo vệ thực vật... vào sản xuất, đặc biệt là những ứng dụng ưu thế lai trong quá trình chọn tạo giống ngô. Ngô lai là một thành tựu nông nghiệp cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp thế giới, nó đã làm thay đổi không những bức tranh cây ngô trong quá khứ mà còn làm thay đổi cả quan điểm của các nhà quy hoạch, các nhà kỹ thuật và từng người dân. ở Việt Nam, ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau cây lúa, nó được trồng trên nhiều vùng sinh thái với nhiều thời vụ khác nhau, đặc biệt trong những điều kiện bất thuận, nó được coi là cây mầu chính trong sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua cây ngô đã được quan tâm cả về bề rộng lẫn chiều sâu, có sự chuyển biến rõ rệt về diện tích, năng suất và sản lượng. Đặc biệt là chương trình ngô lai được áp dụng vào sản xuất từ những năm đầu của thập kỷ 90. Ngô lai phát triển ở Việt Nam với tốc độ khá nhanh và vững chắc đưa nước ta đứng trong hàng ngũ những nước trồng ngô lai tiên tiến ở Châu á. Hiện nay phần lớn ngô được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi chiếm khoảng 80% sản lượng ngô. Một phần ngô được dùng làm lương thực và là lương thực chính cho một số đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, đặc biệt ở nhũng vùng khó khăn, không có điều kiện trồng lúa nước hoặc những vùng có tập quán sử dụng ngô lâu đời. Nhu cầu sử dụng ngô ở nước ta rất lớn và ngày càng tăng, theo tính toán của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn lượng ngô cần trong tương lai là 6 - 8 triệu tấn vào năm 2010. Do vậy Nhà nước ta đã có chiến lược phát triển ngô trên phạm vi cả nước. Đối với vùng có điều kiện thâm canh thì phát triển sản xuất ngô lai có tiềm năng năng suất cao. Đối với vùng khó khăn thì phát triển sản xuất ngô thụ phấn tự do vừa đạt năng suất cao vừa đem lại hiệu quả kinh tế. Ngô là cây lương thực quan trong thứ hai sau cây lúa của nông dân vùng Trung du và Miền núi phía Bắc nói chung và là cây lương thực chính của đồng bào dân tộc Miền núi cao nói riêng. ở một số tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu... thì ngô dường như là cây trồng truyền thống số một. Ngô dùng làm lương thực chủ yếu cho đồng bào các dân tộc H’Mông, Dao, Tày, Nùng... mặc dù sản lượng lúa ở vùng này cũng tăng lên đáng kể nhưng một lượng lớn ngô ở đây vẫn được sử dụng làm lương thực và trong chăn nuôi. Tuy nhiên sản xuất ngô ở vùng này còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn. Sản xuất ngô chủ yếu trên đất đồi, bãi vừa cao vừa dốc, đất nghèo dinh dưỡng không chủ động được nước tưới, chủ yếu nhờ nước trời nên canh tác gặp nhiều khó khăn, đồng thời người dân chưa có điều kiện đầu tư cao về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Nông dân vùng núi cao trồng ngô theo phương thức quảng canh, đầu tư phân bón và dựa vào chính phủ trợ giá hoặc cho vay, hơn nữa sản xuất ngô ở đây còn gặp nhiều khó khăn trong việc bảo quản, chế biến ngô thương phẩm. Vì vậy muốn đưa được nghề sản xuất ngô kịp các nước trong khu vực và đạt năng suất bình quân của thế giới, chúng ta cần không ngừng mở rộng diện tích ngô lai một cách hợp lý và tăng cường đầu tư thâm canh. Do đó cần có những giống ngô năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Quá trình khảo sát sẽ loại bỏ được những giống không phù hợp với điều kiện bất thuận của ngoại cảnh, từ đó giúp cho quá trình đánh giá và chọn tạo giống hiệu quả hơn. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “So sánh một số giống ngô lai mới ở các vụ trồng khác nhau trên đất bạc mầu tỉnh Bắc Giang”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống ngô lai trong điều kiện vụ Đông năm 2007 và vụ Xuân năm 2008 tại Trung tâm Giống cây trồng Bắc Giang. - Tìm hiểu một số đặc tính chống chịu của các giống ngô lai (chống chịu sâu bệnh, chống đổ, gẫy…). - Xác định năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô tham gia thí nghiệm. - Xác định một số giống ngô lai có triển vọng để giới thiệu cho sản xuất ngô tại Bắc Giang. 2. Tổng quan tài liệu và cơ Sở KHOA HọC 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Trong sản xuất nông nghiệp, giống đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng. Tuy nhiên với mỗi vùng sinh thái khác nhau thì khả năng phản ứng của cây trồng cũng khác nhau. Do đó để phát huy hiệu quả của mỗi giống cần sử dụng một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện sinh thái, khí hậu, đất đai, kinh tế - xã hội của từng vùng. Muốn có những giống ngô mới có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh nhanh chóng và hiệu quả cần nghiên cứu lai tạo, chọn lọc một cách kỹ lưỡng, xác định vùng thích nghi của các giống mới trước khi đưa vào sản xuất đại trà. Vì vậy các giống ngô mới cần phải được đưa vào khảo nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau, để đánh giá khách quan, chính xác, kịp thời nhằm đưa ra các giống ngô mới thích hợp cho từng vùng, từng địa phương và hệ thống luân canh mới. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã kéo theo sự phát triển của các vùng sản xuất. Mục đích sản xuất ngô hàng hoá với sản lượng cao, quy mô lớn nhằm phục vụ nhu cầu thị trường cần phải có những biện pháp hữu hiệu như đưa ra các giống ngô mới có nhiều ưu thế vào sản xuất thay thế các giống ngô cũ năng suất thấp. Vì vậy cần phải đánh giá một cách khách quan, kịp thời có cơ sở khoa học về những giống mới ở các vùng khác nhau nhằm đánh giá tính khác biệt, độ đồng nhất, độ ổn định, khả năng thích ứng, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận cũng như chất lượng và hiệu quả kinh tế của giống mới. Xuất phát từ nhu cầu về giống ngô của tỉnh Bắc Giang, chúng tôi đã tiến hành đề tài này để xác định được những giống ngô lai có triển vọng đưa vào sản xuất đại trà, góp phần làm tăng năng suất và sản lượng ngô của tỉnh. 2.2. Cây ngô và tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế Trên bình diện cả thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ngô chủ yếu được sử dụng cho các mục đích sau: 2.2.1. Ngô làm lương thực cho người Ngô là cây lương thực quan trọng góp phần nuôi sống gần 1/3 dân số trên thế giới. Tất cả các nước trồng ngô đều dùng ngô làm lương thực ở các mức độ khác nhau, toàn thế giới sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho con người. Các nước Trung Mỹ, Nam á và Châu Phi sử dụng ngô làm lương thực chính. Các nước Đông Nam Phi sử dụng 85% sản lượng ngô làm lương thực cho người, Tây Trung Phi 80%, Bắc Phi 42%, Tây á 27%, Đông Nam á và Thái Bình Dương 39%, Đông á 30%, Trung Mỹ và Caribe 61%... ở Việt Nam tỷ lệ ngô sử dụng làm lương thực chiếm 15 - 20%. Sở sĩ ngô vẫn là cây lương thực quan trọng vì nó có thành phần dinh dưỡng cao hơn gạo (Ngô Hữu Tình, 1997; Trần Hồng Uy, 1999) [23] [37]. 2.2.2. Ngô làm thức ăn cho chăn nuôi Có thể nói ngô là nguyên liệu lý tưởng để chế biến thức ăn cho gia súc, đặc biệt là thức ăn công nghiệp, 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngô. ở các nước phát triển, phần lớn sản lượng ngô được dùng cho chăn nuôi: Mỹ 76%, Bồ Đào Nha 91%, Italia 93%, Trung Quốc 76%, Thái Lan 96%... (Ngô Hữu Tình, 2003) [27]. Ngoài việc cung cấp chất tinh, cây ngô còn được dùng làm thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là cho bò sữa. Khi đời sống của người dân phát triển thì nhu cầu thịt, trứng, sữa và các sản phẩm chăn nuôi khác ngày càng tăng do đó đòi hỏi sản lượng ngô ngày càng lớn. ở Việt Nam hơn 70% sản lượng ngô được dùng cho mục đích chăn nuôi. 2.2.3. Ngô làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh Những năm gần đây ngô còn được dùng như một cây thực phẩm, người ta dùng bắp ngô bao tử như một loại rau cao cấp. Sở dĩ ngô rau được ưa dùng vì có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và có thể coi như một loại rau sạch (bảng 2.2). Ngoài ra các loại ngô nếp, ngô đường được dùng làm thức ăn tươi hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu. Theo Đông y, các bộ phận của cây ngô đều được dùng làm thuốc với công dụng chính là lợi thuỷ, tiêu thũng, trừ thấp, góp phần trừ một số bệnh như: biếu cổ, sốt rét. Theo Tây y, ngô chứa nhiều kali, có tác dụng tăng bài tiết mật, giảm bililubin trong máu. Nhiều tài liệu cho thấy ngô có lợi cho hệ tiêu hoá, tim mạch, tiết liệu, sinh dục, chống oxy hóa, lão hoá, ung thư (BS. Phó Đức Thuần, 2003) [22]. 2.2.4. Ngô dùng cho mục đích khác Ngoài các mục đích trên, ngô còn được dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu ngô, bánh kẹo...Từ ngô, người ta đã sản xuất ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau của các ngành công nghiệp, lương thực thực phẩm, công nghiệp dược, làm đệm hay đồ trang trí mỹ nghệ. ở Việt Nam, tỷ lệ ngô sử dụng cho mục đích này khoảng 5 - 10%, (Ngô Hữu Tình, 1997) [24]. 2.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô 2.3.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô trên thế giới Một trong những tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp thành công rực rỡ nhất ở thế kỷ 20 là ngô lai. Nghề trồng ngô trên thế giới vào những năm cuối của thế kỷ 20 đã có những bước tiến nhảy vọt nhờ ứng dụng rộng rãi thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Đặc biệt, từ 10 năm nay, cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai nhờ kết hợp những phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học thì việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây ngô đã góp phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước, góp phần giải quyết nhu cầu lương thực và protein động vật cho hơn 6 tỷ người dân trên hành tinh chúng ta. Ngô lai đã phát triển nhanh chóng và hấp dẫn như vậy là do ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về ưu thế lai, các biện pháp kỹ thuật liên hoàn. Chính ngô lai đã kích thích các nhà khoa học mở rộng đối tượng và phạm vi nghiên cứu nhằm thu được các giống lai có ưu thế lai lớn hơn và phong phú hơn. Ngô là cây ngũ cốc lâu đời và phổ biến trên thế giới, có khả năng thích ứng rộng, được trồng từ 550 vĩ Bắc đến 400 vĩ Nam thuộc 69 nước trên thế giới, đồng thời có khả năng thích ứng tốt với các điều kiện sinh thái môi trường và địa bàn khác nhau, từ độ cao 1 - 2 m so với mặt nước biển ở vùng Andet - Peru đến gần 4.000m (Ngô Hữu Tình, giáo trình cây ngô) [24]. Theo dự báo của Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới (IPRI, 2003) [45], vào năm 2020 tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu tấn, trong đó 15% dùng làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16% dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. ở các nước phát triển chỉ dùng 5% ngô làm lương thực nhưng ở các nước đang phát triển sử dụng 22% ngô làm lương thực (IPRI, 2003) [45]. Đến năm 2020, nhu cầu ngô thế giới tăng 45% so với nhu cầu năm 1997, chủ yếu tăng cao ở các nước đang phát triển (72%), riêng Đông Nam á nhu cầu tăng 70% so với năm 1997 (bảng 2.1), sở dĩ nhu cầu ngô tăng mạnh là do dân số thế giới tăng, thu nhập bình quân đầu người tăng nên nhu cầu thịt, trứng, sữa tăng mạnh dẫn đến đòi hỏi lượng ngô dùng cho chăn nuôi tăng. Nhưng thách thức lớn nhất là 80% nhu cầu ngô thế giới tăng (266 triệu tấn) lại tập trung ở các nước đang phát triển. Hơn nữa chỉ khoảng 10% sản lượng ngô từ các nước công nghiệp có thể xuất sang các nước đang phát triển. Vì vậy các nước đang phát triển phải tự đáp ứng nhu cầu của mình nên diện tích ngô hầu như không tăng. (IPRI, 2003) [45]. Bảng 2.1. Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020 Vùng 1997 (triệu tấn) 2020 (triệu tấn) % thay đổi Thế giới 586 852 45 Các nước đang phát triển 295 508 72 Đông á 136 252 85 Nam á 14 19 36 Cận Sahara - Châu Phi 29 52 79 Mỹ LaTinh 75 118 57 Tây và Bắc Phi 18 28 56 Nguồn: IPRI (2003) [45]. Theo Đại học Tổng hợp Iowa (2006), trong những năm gần đây khi thế giới cảnh báo nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt, thì ngô đã và đang được chế biến ethanol, thay thế một phần nhiên liệu xăng dầu chạy ô tô ở Mỹ, Braxin, Trung Quốc,... Riêng ở Mỹ, năm 2002 - 2003 đã dùng 25,5 triệu tấn ngô để chế biến ethanol, năm 2005 - 2006 dùng 40,6 triệu tấn và dự kiến năm 2012 dùng 190,5 triệu tấn ngô (Oxfarm, 2004). Bảng 2.2 cho thấy, tình hình sản xuất ngô thế giới không ngừng tăng về diện tích đặc biệt là năng suất đã đem lại sản lượng lớn. Trong năm 1995 diện tích ngô trên thế giới đạt 136,49 triệu ha, năng suất là 3,78 tấn/ha và sản lượng đạt 517,14 triệu tấn. Nhưng đến năm 2005, diện tích ngô thế giới chỉ tăng thêm hơn 11 triệu ha lên 147,58 triệu ha, nhưng tổng sản lượng đã tăng lên 701,67 triệu tấn với năng suất là 4,75 tấn/ha và đến năm 2007 tổng sản lượng đạt cao nhất từ trước đến nay 766,2 triệu tấn với diện tích là 157,0 triệu ha và năng suất đạt 4,9 tấn/ha. Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới (1995 - 2007) Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 1995 136,49 3,78 517,14 2000 138,62 4,27 592,79 2001 139,12 4,42 614,98 2002 138,63 4,35 604,25 2003 143,91 4,47 644,22 2004 147,26 4,92 724,59 2005 147,58 4,75 701,67 2006 148,60 4,70 704,20 2007 157,0 4,90 766,20 Nguồn: FAOSTAT, 2008 Nghiên cứu và áp dụng ưu thế lai cho cây ngô được tiến hành sớm và có hiệu quả nhất đó là nước Mỹ. Theo Duvick (1990) [54] mức tăng năng suất ngô hàng năm ở Mỹ giai đoạn 1930 - 1986 là 103 kg/ha/năm, trong đó phần đóng góp do giống lai là 63kg, chiếm 61% mức tăng. Các nước phát triển thường có năng suất ngô cao là do trình độ thâm canh cao cộng với việc sử dụng giống lai cho hầu hết diện tích trồng ngô. Nhờ sử dụng giống ngô lai và trình độ thâm canh cao, năng suất ngô của thế giới đã tăng 1,83 lần trong vòng 1960 - 1990 (D.Petrop, 1994). Mỹ vẫn là nước giữ vị trí dẫn đầu thế giới về diện tích trồng ngô cũng như năng suất và sản lượng, đứng thứ 2 là Trung Quốc, sau đó đến Brazil, Mehicô (Bảng 2.3). Đứng đầu về năng suất là Israel với 16 tấn/ha, sau đó là Hy Lạp (10,26 tấn/ha), đứng thứ 3 là Đức, Italia, Mỹ. Năng suất ngô thấp nhất là ấn Độ (chưa đạt 2 tấn/ha). Diện tích ngô của Pháp chỉ bằng 1/6 của ấn Độ, nhưng sản lượng gần bằng của ấn Độ. Điều đó cho thấy rằng để tăng sản lượng ngô trên thế giới, không phải chỉ tập trung vào mở rộng diện tích trồng ngô, mà thế giới còn tập trung nâng cao các biện pháp kỹ thuật cũng như sử dụng nhiều giống ngô lai có năng suất cao nhằm cải thiện năng suất ngô trên một diện tích nhất định. Một trong những thành tựu lớn nhất của các nhà chọn giống cây trồng thế kỷ 20 là việc ứng dụng ưu thế lai vào sản xuất hạt giống ngô lai (Trần Việt Chi, 1993) [3]. Giống lai được đánh giá là có tính chất quyết định trong việc tăng năng suất ngô. Nó góp phần giải quyết nạn đói ở các nước đang phát triển vùng châu á, châu Phi và châu Mỹ La tinh (Nguyễn Thế Hùng, 1995) [9]. Nhờ những tiến bộ trong việc nghiên cứu ứng dụng ưu thế lai vào việc tạo giống ngô đã cải thiện đáng kể khả năng chống chịu của giống như chịu hạn, chống đổ, kháng với một số sâu bệnh chính và đặc biệt có thể trồng ở mật độ cao. Hiện nay, do những ưu việt của giống lai mà các nước đang phát triển có xu hướng sử dụng giống lai tăng. Bảng 2.3. Một số nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới năm 2005 Nước Diện tích (triệu ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (nghìn tấn) Mỹ 30,39 9,28 282 259 Trung Quốc 26,22 5,15 135 145 Brazil 11,47 3,03 34 859 Mêhico 8,00 2,56 20 500 ấn Độ 7,40 1,95 14 500 Pháp 1,16 8,24 13 771 Italia 1,12 9,38 10 509 Đức 0,44 9,21 4 083 Hylạp 0,25 10,26 2 534 Israel 0,005 16,00 80 Nguồn: FAOSTAT, 2007 Với việc ứng dụng một số công nghệ tiên tiến như công nghệ gen để tạo ra các sản phẩm đa dạng có chứa các gen đặc biệt như kháng sâu, chịu mặn, hạn,...hay kỹ thuật nuôi cấy bao phấn và noãn chưa thụ tinh để nhanh tạo dòng thuần đã thúc đẩy tạo ra giống mới nhanh hơn và có chất lượng hơn. kỹ thuật nuôi cấy phôi non sử dụng nhằm tạo ra nguyên liệu ban đầu phục vụ kỹ thuật chuyển gen và thiết lập gen. Trong cải tạo cây ngô, các nhà khoa học cũng đã thành công trong việc tạo dòng từ đơn bội, chọn lọc dòng vô tính, chuyển nạp AND ngoại lai... Bảng 2.4. Diện tích cây trồng chuyển gen trên thế giới năm 2007 TT Quốc gia Diện tích (triệu ha) Cây trồng chuyển gen 1 Mỹ 57,7 Đậu tương, ngô, bông, cải dầu, bầu bí, đu đủ, cỏ alfalfa 2 Achentina 19,1 Đậu tương, ngô, bông 3 Brazil 15,0 Đậu tương, bông 4 Canada 7,0 Đậu tương, ngô, cải canola 5 ấn Độ 6,2 Bông 6 Trung Quốc 3,8 Bông, cà chua, cây dương, thuốc lá, đu đủ, hạt tiêu 7 Paraguay 2,6 Đậu tương 8 Nam Phi 1,8 Ngô, đậu tương, bông 9 Uruguay 0,5 Đậu tương, ngô 10 Philipin 0,3 Ngô 11 Australia 0,1 Bông 12 Tây Ban Nha 0,1 Ngô 13 Mexico 0,1 Đậu tương, bông 14 Colombia < 0,1 Bông, cẩm chướng 15 Chilê < 0,1 Ngô, đậu tương, cải canola 16 Pháp < 0,1 Ngô 17 Honduras < 0,1 Ngô 18 Cộng Hoà Séc < 0,1 Ngô 19 Bồ Đào Nha < 0,1 Ngô 20 Đức < 0,1 Ngô 21 Solovakia < 0,1 Ngô 22 Romania < 0,1 Ngô 23 Poland < 0,1 Ngô Nguồn: Clive James (2007)[51]. Qua bảng 2.4 diện tích cây trồng chuyển gen trên thế giới tăng mạnh trong những năm gần đây, từ hơn 40 triệu hecta vào năm 2000 lên hơn 100 triệu hecta vào năm 2007 trong đó diện tích ngô chuyển gen BT chiếm 25% (Clive James; 2007) [51]. Tính tới năm 2007 diện tích đất trồng cây chuyển gen là 114,3 triệu hecta, chiếm 8% trong tổng số 1,5 tỷ hecta diện tích canh tác trên toàn thế giới. Tổng lợi nhuận mà cây trồng chuyển gen mang lại trong năm 2006 ước tính khoảng 7 tỷ đôla. Mỹ là quốc gia hàng đầu trồng cây biến đổi gen: 57,7 triệu ha, tiếp dến là Achentina: 19,1 triệu ha, Brazil: 15,0 triệu ha. ở Châu á có ấn Độ: 6,2 triệu ha, Trung Quốc: 3,8 triệu ha. 43% diện tích cây trồng chuyển gen trên toàn cầu là ở các nước đang phát triển. Hơn một nửa dân số thế giới (55% hay 3,6 tỷ người) sống tại 23 nước canh tác cây trồng chuyển gen. Xu hướng áp dụng ngô chuyển gen còn tăng mạnh hơn nưa. Chỉ trong một năm từ 2006 - 2007, diện tích cây trồng chuyển gen trên thế giới đã tăng thêm 12% tương đương 12,3 triệu ha (30 triệu mẫu) (Clive James; 2007) [51]. Tóm lại: Để đáp ứng nhu cầu ngô tăng mạnh trên thế giới, không chỉ dựa vào cải thiện nền di truyền (giống mới) mà còn dựa vào kỹ thuật canh tác nhất là cho vùng khó khăn. 2.3.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam 2.3.2.1. Tình hình sản xuất Thành công trong việc nghiên cứu và sử dụng ngô lai trong hơn 10 năm qua được coi là cuộc cách mạng thực sự trong nghề trồng ngô ở Việt Nam. Thành công này đã thay đổi một cách sâu sắc diện mạo nghề trồng ngô ở nước ta vốn đã tồn tại nhiều yếu kém trong nhiều năm. Năng suất ngô ở nước ta trước đây thuộc loại rất thấp so với năng suất ngô thế giới, năm 1960 chỉ đạt trên 1 tấn/ha, với diện tích hơn 200 nghìn hecta; đến đầu những năm 1980, năng suất cũng chỉ đạt 1,1 tấn/ha và sản lượng hơn 400.000 tấn do vẫn trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng năng suất lên gần 1,5 triệu tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc không ngừng mở rộng giống ngô lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống mới, một sự bắt đầu có lẽ quá muộn, nhưng tiếp sau đó lại rất vững chắc được đánh giá là với tốc độ nhanh hiếm thấy. Tỷ lệ trồng giống lai ở nước ta từ 0,1% trên hơn 400 nghìn hecta trồng ngô năm 1990 đã tăng lên khoảng 95% trong số hơn 1 triệu hecta diện tích trồng ngô năm 2007 đã đưa Việt Nam vào một trong những nước sử dụng giống lai cao và có năng suất cao của khu vực Đông Nam á. Cùng với việc tăng cường sử dụng giống lai, năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế giới trong suốt hơn 20 năm qua. Số liệu bảng 2.5 cho thấy trong suốt 20 năm qua diện tích, năng suất và sản lượng ngô Việt Nam tăng liên tục với tốc độ cao. Năm 1980, năng suất ngô nước ta chỉ bằng 34% so với trung bình thế giới (11/32 tạ/ha); năm 1990 bằng 42% (15,5/37 tạ/ha); năm 2000 bằng 60% (25/42 tạ/ha); năm 2005 bằng 73% (36/49 tạ/ha) và năm 2007 đã đạt 81,0% (39,6/49 tạ/ha). Năm 1994, sản lượng ngô Việt Nam vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn, và năm 2007 chúng ta đạt diện tích năng suất và sản lượng cao nhất từ trước đến nay: diện tích là 1.072.800 ha, năng suất 39,6 tạ/ha, sản lượng vượt ngưỡng 4 triệu tấn - 4.250.900 tấn ở Việt Nam, cây ngô được trồng khắp đất nước với nhiều vụ khác nhau, do phụ thuộc vào điều kiện đất đai và khí hậu của từng vùng. Nên sản xuất ngô được chia thành 8 vùng trồng ngô chính như sau: Vùng Đông Bắc: Diện tích ngô khoảng 190 nghìn hecta, ngô được trồng ở độ cao 300 - 900m so với mặt nước biển. Vụ chính là vụ Xuân, gieo khoảng tháng 2, tháng 3. Bảng 2.5. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 1975 - 2007 Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 1975 267,0 10,5 280,6 1980 389,6 11,0 428,8 1985 392,2 14,9 584,9 1990 432,0 15,5 671,0 1995 556,8 21,3 1.184,2 2000 730,2 25,1 2.005,9 2001 732,2 29,3 2.117,9 2002 780,0 28,8 2.250,0 2003 912,7 34,4 3.136,3 2004 990,4 34,9 3.453,6 2005 1.052,6 36,0 3.787,1 2006 1033,3 36,9 3.810,0 2007 1.072,8 39,6 4.250,9 Nguồn: 1975 - 2007: Niên giám thống kê T7/2008 Vùng Tây Bắc: Diện tích khoảng 105 nghìn hecta, ngô được trồng ở độ cao từ 600 - 1000 m. Vụ chính là vụ Hè Thu gieo trong tháng 4, đầu tháng 5. Vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Diện tích ngô 93 nghìn hecta, ngô được trồng ở độ cao 0 - 2m, vụ chính là vụ Xuân gieo trong tháng 2, vụ thu gieo trong tháng 8 và vụ Đông gieo tháng 9 - đầu tháng 10. Vùng Bắc Trung Bộ: Diện tích 93 nghìn hecta, ngô được trồng ở độ cao 0 - 200m. Vụ chính là vụ Xuân gieo vào tháng 1, tháng 2; vụ Đông gieo vào tháng 10. Vùng Tây Nguyên: Diện tích 87 nghìn hecta, Trồng ở độ cao 400 - 900m, vụ chính Hè Thu gieo vào tháng tư, đầu tháng 5. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: Diện tích 28.500 hecta, trồng ở độ cao 0 - 1000m. Vụ chính là vụ Hè Thu gieo vào tháng 4; vụ Đông gieo vào tháng 11, tháng 12. Vùng Đông Nam Bộ: Diện tích 123 nghìn hecta, trồng ở độ cao 0 - 400m. Vụ chính là Hè Thu gieo vào cuối tháng 4; vụ Đông Xuân gieo vào tháng 11, đầu tháng 12. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Diện tích 19.000 - 20.000 hecta, trồng ở độ cao 0 - 10m. Vụ Đông Xuân gieo vào tháng 11, tháng 12. Điều kiện ở mỗi vùng có đặc điểm về địa hình, đất đai, điều kiện khí hậu khác nhau, nên cũng ảnh hưởng đến sản xuất ngô của từng vùng, như các vùng ở Miền núi, chủ yếu trồng ngô trên đất đồi, đất ruộng luân canh, nơi địa hình không bằng phẳng, do vậy sản xuất ngô còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng sản xuất ngô ở Việt Nam nhưng từ những kết quả đã đạt được chúng ta vẫn có thể khẳng định sản xuất ngô của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, từ năm 1985 - 2006 đã có sự phát triển vượt bậc. Sở dĩ chúng ta đạt được những thành quả to lớn trong phát triển sản xuất ngô là do Đảng, Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thấy được vai trò của cây ngô trong nề kinh tế và kịp thời đưa ra những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm khuyến khích sản xuất. Các nhà khoa học đã nhạy bén đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là giống mới vào sản xuất. Từng thế hệ giống tốt thay thế nhau qua từng giai đoạn lịch sử: Giống thụ phấn tự do tốt thay thế cho các giống địa phương năng suất thấp, giống lai quy ước thay thế cho các giống lai không quy ước, lai đơn thay dần cho lai kép, lai ba và không thể không kể đến vai trò của những người nông dân có trình độ về kỹ thuật đã tiếp thu và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới với những cải tiến rất hiệu quả, phù hợp với địa phương và điều kiện cụ thể của mình làm tăng thêm sự ưu việt của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Mặc dầu đã đạt được những kết quả rất quan trọng, nhưng sản xuất ngô của nước ta vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra: - Năng suất vẫn thấp so với trung bình thế giới (khoảng 82%), và rất thấp so với năng suất thí nghiệm, năm 2005 năng suất ngô của Việt Nam bằng 76% so với trung bình thế giới, 72% so với trung bình Trung Quốc, 36% so với Mỹ. Năng suất thực tế còn thấp so với năng suất tiềm năng của giống. Trong thí nghiệm đã có nhiều giống đạt trên 12 tấn/ha nhưng trong sản xuất thì chỉ mới có An Giang là đạt năng suất trung bình 7,4 tấn/ha với diện tích chưa tới 10.000 ha (năm 2004). - Giá thành sản xuất còn cao, do giá giống và vật tư cao. Giá ngô thương phẩm tương đối cao (trừ 3 vùng ngô hàng hoá lớn là Sơn La, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chiếm khoảng trên 1/3 lượng ngô của cả nước là có giá thành sản xuất tương đối thấp). Điều đó làm cho giá ngô trong nước luôn cao hơn giá ngô thế giới từ 30 - 40%. - Sản lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước đang tăng lên rất nhanh, những năm gần đây phải nhập từ 500 - 700 nghìn tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi (theo số liệu của Cục Chăn nuôi, ._.năm 2006 chính thức nhập 564.488 tấn ngô, năm 2007 là 585.221 tấn). Song đây cũng là một thông tin vui, vì đời sống của nhân dân ta đang không ngừng được cải thiện, khi ta biết rằng, năm 1996 nước ta còn xuất khẩu gần 300 nghìn tấn ngô khi mà sản lượng mới chỉ đạt 1,4 triệu tấn. - Sản phẩm từ ngô còn đơn điệu. Ngô được chế biến thành các sản phẩm tinh bột, cồn dầu ngô, sữa ngô, các loại bánh từ ngô cũng đã có mặt trên thị trường nhưng chưa phổ biến, xu hướng có thể phát triển trong tương lai không xa do có những ưu thế của chúng đối với sức khoẻ cũng như môi trường. - Công nghệ sau thu hoạch chưa được chú ý đúng mức. Với công tác tạo giống, bộ giống ngô thực sự chịu hạn và các điều kiện bất thuận khác như đất xấu, chua phèn, kháng sâu bệnh, có thời gian sinh trưởng ngắn đồng thời cho năng suất cao ổn định... nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả cho người sản xuất vẫn chưa nhiều. Đặc biệt, các biện pháp kỹ thuật canh tác mặc dầu đã được cải thiện nhiều song vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của giống mới. Trong đó một số vấn đề đáng chú ý như phân bón, thời vụ, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại, bảo quản sau thu hoạch chưa được quan tâm đúng mức như với công tác chọn tạo giống. 2.3.2.2. Mục tiêu đến năm 2010 và các giải pháp phát triển sản xuất ngô Đảng và nhà nước ta đã xác định được tầm quan trọng của cây ngô và đề ra phương hướng sản xuất ngô năm 2010 phải đạt 5 - 6 triệu tấn trên diện tích 1,2 triệu hecta (Trần Hồng Uy, 2001) [40]. Để đạt được chỉ tiêu trên, chúng ta phải quan tâm tăng diện tích và năng suất. * Định hướng tăng diện tích: Tăng diện tích vụ Xuân trên đất bỏ hoá ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Tăng diện tích hai vụ (thu - đông) ở các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Tăng diện tích vụ Đông ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Chuyển một số cây trồng khác kém hiệu quả sang trồng ngô. * Định hướng tăng năng suất: Tăng tỷ lệ giống lai, tạo ra những giống lai mới ưu việt hơn (ngắn ngày, có khả năng chống chịu tốt, có năng suất cao, chất lượng tốt). Đầu tư cho một số khâu trong biện pháp kỹ thuật trồng trọt như phân bón, nước tưới,... Kết hợp các phương pháp truyền thống với công nghệ cao trong sinh học cho tạo dòng, đánh giá dòng và xác định cặp lai (tạo dòng bằng nuôi cấy bao phấn, noãn chưa thụ tinh, chọn dòng bằng maker phân tử,...) bước đầu nghiên cứu công tác chuyển gen trong tạo giống. Nghiên cứu chọn tạo các giống ngô thụ phấn tự do cho những vùng khó khăn, chú ý các vật liệu có đặc điểm tốt tại địa phương (đá địa phương, nếp lù,...) phục vụ làm lương thực cho người và tiêu thụ tươi. Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu theo định hướng tạo giống: tạo quần thể theo nhóm ưu thế lai, tạo dòng thế hệ mới... Cập nhật thông tin, trao đổi vật liệu nghiên cứu, tài liệu và kinh nghiệm thông qua hợp tác quốc tế. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ khoa học tiên tiến, ứng dụng nhanh và hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin trong nghiên cứu, đánh giá sản phẩm nghiên cứu một cách nhanh chóng, chính xác. Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu. 2.4. Đặc điểm các loại giống ngô hiện trồng ngoài sản xuất Giống đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành trồng ngô trên thế giới. Nhờ những thành tựu trong công tác giống mà năng suất và sản lượng ngô trên thế giới tăng lên liên tục trong vòng mấy chục năm qua. Giống ngô được chia làm hai nhóm chính: nhóm ngô thụ phấn tự do và nhóm ngô lai (FAO/UNDP/80/004/1988) [55]. 2.4.1. Giống ngô thụ phấn tự do (Open pollinated variety - OPV) Giống ngô thụ phấn tự do là danh từ chung để chỉ loại giống mà trong quá trình sản xuất hạt giống con người không cần can thiệp vào quá trình thụ phấn (Dương Văn Sơn, 1996). Đây là những khái niệm tương đối nhằm phân biệt với giống lai. Theo G.F. Sprague, Etal, 1975; SK.Val; CA Ortega, 1982, giống ngô thụ phấn tự do gồm hai dạng chính: Giống ngô địa phương và giống ngô thụ phấn tự do cải tiến * Giống ngô địa phương (Local Vaviety): Là những giống ngô được trồng từ lâu đời ở một vùng sản xuất với tác động chọn lọc của người địa phương, chúng có các đặc điểm sau: Thích ứng với điều kiện khí hậu của vùng. Thích ứng với điều kiện canh tác và tập quán sản xuất địa phương. Phẩm chất phù hợp với thị hiếu và cách thức chế biến của dân địa phương. Dễ để giống, dễ bảo quản. Chống chịu tốt với điều kiện bất thuận của vùng. Với các đặc điểm trên giống địa phương đang được dùng làm nguồn vật liệu để lai với nguồn nhập nội nhằm tạo ra các giống lai có năng suất cao hơn mà vẫn giữ được đặc tính tốt (Trần Như Luyện, Luyện Hữu Chỉ, 1982) [16]. Phần lớn các dòng ngô được tạo ra từ vật liệu địa phương có tính chịu hạn cao, cấu trúc rất tốt, chống chịu sâu đục thân khá. Do đó dòng ngô địa phương là nguồn quan trọng cho công tác tạo giống ngô trên cơ sở ưu thế lai (Tomov, 1990) [65]. * Giống thụ phấn tự do cải tiến (Improved Vaviety): Giống thụ phấn tự do cải tiến bao gồm các giống tổng hợp và hỗn hợp có một số đặc điểm như hiệu ứng gen cộng được khai thác trong chọn tạo, có nền di truyền rộng nên thích ứng rộng, có tiềm năng năng suất khá hơn các giống địa phương, độ đồng đều chấp nhận, dễ sản xuất và thay giống, giống sử dụng 2 - 3 đời, giá giống rẻ (Mai Xuân Triệu, 1998) [29]. Giống thụ phấn tự do cải tiến gồm giống tổng hợp và giống hỗn hợp + Giống tổng hợp (Synthetive variety): Là giống lai nhiều dòng qua con đường đánh giá khả năng kết hợp chung của các dòng, thường là trên 6 dòng (Sprague, 1977) [63]. Giống tổng hợp được sử dụng đầu tiên trong sản xuất nhờ đề xuất của Hayes và Garbernin 1919 (Ngô Hữu Tình, 1997) [24], hai tác giả này cho rằng sản xuất hạt giống ngô cải tiến bằng cách tái hợp nhiều dòng tự phối có ưu điểm hơn so với lai đơn, lai kép thời bấy giờ vì nông dân có thể giữ được giống từ 2 - 3 vụ. Để tạo giống tổng hợp các bước cần tiến hành như sau: Bước 1: Tạo các dòng (thường là dòng đời thấp) Bước 2: Đánh giá xác định khả năng kết hợp của các dòng. Bước 3: Lai giữa các dòng tốt, có khả năng kết hợp chung cao để tạo quần thể tổng hợp. Bước 4: Duy trì và cải thiện quần thể tổng hợp bằng cách áp dụng phương pháp chọn lọc quần thể (G.F Sprague, 1977) [63]. Ngoài ra một số nhà tạo giống còn cho rằng nguồn vật liệu tạo giống tổng hợp có thể là giống hay quần thể nhưng phải thử khả năng kết hợp chung của chúng. Dòng giống tổng hợp còn được coi là nguồn vật liệu tốt để rút dòng và nó được coi là giống của thời kỳ quá độ trước khi sử dụng giống lai. + Giống hỗn hợp (Composite variety): Giống hỗn hợp là thế hệ tiến triển của tổ hợp các nguồn vật liệu ưu tú có nền di truyền khác nhau. Nguồn vật liệu này bao gồm các giống thụ phấn tự do, giống tổng hợp, giống lai kép… được chọn theo một số chỉ tiêu như năng suất, thời gian sinh trưởng, dạng mầu hạt, tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh… những giống ngô thụ phấn tự do cải tiến đầu tiên ra đời vào những năm 70 của thế kỷ XIX, khi các nhà tạo giống tiến hành lai giữa các quần thể với nhau và áp dụng phương pháp chọn lọc với quần thể mới (C.O. Gardner, 1978). Quá trình tạo giống hỗn hợp bao gồm các bước sau: - Chọn vật liệu ban đầu, điều này phụ thuộc vào ý định của nhà chọn giống và các chỉ tiêu, hình thái, sinh lý và năng suất. - Xác định phản ứng qua lai thử. - áp dụng phương pháp chọn lọc thích hợp để cải tiến quần thể theo ý muốn. Theo Mai Xuân Triệu (1998) [29], giống hỗn hợp khác giống tổng hợp ở chỗ có nền di truyền rộng và nhà chọn giống không thể kiểm soát được chặt chẽ khả năng kết hợp của các vật liệu tạo giống. Giống hỗn hợp có vai trò đáng kể trong nghề trồng ngô các nước nhiệt đới đang phát triển trong những năm qua (Ngô Hữu Tình, 1977) [23]. ở nước ta đã có những giống ngô hỗn hợp nổi tiếng như: VM1, TSB2, MSB49, TSB1... 2.4.2. Giống ngô lai (Hybrid maize) Ngô lai là kết quả ứng dụng ưu thế lai trong tạo giống hay là kết quả của tác động gen trội (Ngô Hữu Tình, 1997) [24]. Giống ngô lai có một số đặc điểm sau: - Hiệu ứng trội và siêu trội được sử dụng trong quá trình chọn tạo giống. - Giống có nền di truyền hẹp, thường thích ứng hẹp. - Năng suất cao. - Độ đồng đều cao. - Cần có hệ thống sản xuất hạt giống hoàn thiện nhưng hạt giống chỉ sử dụng được một đời F1, giá thành giống đắt. Hiện nay ngô lai được chia thành hai nhóm: Giống lai không quy ước (Non-Conventional hybrid) và giống lai quy ước (Conventional hybrid) (Viện nghiên cứu ngô, 1996) [43]. 2.4.2.1. Ngô lai không quy ước (Non-Conventional hybrid) Là giống ngô lai được tạo ra trong đó ít nhất 1 thành phần bố mẹ không phải là dòng thuần. Các giống lai không quy ước thường là: - Giống x giống: Khả năng lai giữa các giống thường cho năng suất cao hơn từ 15 - 18% so với giống thụ phấn tự do có cùng thời gian sinh trưởng. - Dòng x giống hoặc giống x dòng (lai đỉnh): Các tổ hợp lai đỉnh có khả năng cho năng suất cao hơn 25 - 30% so với giống thụ phấn tự do có cùng thời gian sinh trưởng. - Lai đơn x giống (lai đỉnh kép): Tổ hợp lai đỉnh kép có khả năng cho năng suất cao hơn 20 - 30% so với giống thụ phấn tự do có cùng thời gian sinh trưởng. - Gia đình x gia đình. Giống lai không quy ước có ưu điểm là chúng có nền di truyền rộng, khả năng chống chịu tốt, năng suất, đặc điểm nông sinh học cao hơn các giống thụ phấn tự do, giá hạt giống thấp. ở mức độ thâm canh vừa phải các giống ngô loại này cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế khá nhưng tiềm năng năng suất không cao bằng giống lai quy ước. ở nước ta nhóm ngô lai không quy ước được sử dụng chủ yếu giai đoạn từ 1993 đến 1997 vì chương trình ngô lai Việt Nam lúc đó mới bắt đầu. Đó là những giống như: LS-3; LS-4; LS-7; LS-8 với tiềm năng năng suất đạt 3 - 7 tấn/ha. Hiện nay một số nơi vùng núi vẫn sử dụng giống LS-7; LS-8. 2.4.2.2. Ngô lai quy ước (Conventional hybrid) Là giống ngô lai giữa các dòng thuần với nhau. Việc tạo ra các giống ngô lai quy ước được coi là thành tựu lớn nhất của khoa học nông nghiệp thế giới mấy chục năm qua (giáo trình cây lương thực, 1997). Đây là phương thức sử dụng có hiệu quả của hiện tượng ưu thế lai do đó lợi dụng được hiệu ứng trội và siêu trội khi lai sang dòng tự phối đời cao với nhau. Dựa vào số dòng thuần tham gia tạo giống, giống lai quy ước được phân thành: - Lai đơn: Công thức lai A x B trong đó A, B là dòng thuần. - Lai đơn cải tiến: (A x A’) x B hoặc (A x A’) x (B x B’) với A, B là dòng thuần; A’, B’ là các dòng chị em với A, B. - Lai ba: ( A x B) x C với A, B, C là dòng thuần. - Lai ba cải tiến: F1 = (A x B) x (C x C’) với A, B, C, C’ là dòng thuần, C và C’ là dòng chị em. - Lai kép: F1= (A xB) x (C x D) với A, B, C, D là dòng thuần. Lai ba và lai kép có độ đồng đều thấp hơn lai đơn, do nền di truyền rộng nên thường có khả năng thích nghi rộng hơn. Mẹ của lai ba và lai kép là một giống lai đơn nên năng suất hạt lai cao, giá thành hạt giống thấp. - Giống ngô lai quy ước gồm: + Giống chín sớm: LVN1, LVN5, LVN20, LVN25, G-5449 (G49), G-5445 (G45), T-1, LVN24, LVN99, LVN9... có tiềm năng năng suất 5 - 7 tấn/ha. + Giống chín trung bình: LVN4, LVN 17, LVN12, P-11, P-60, T-3, T-9, LVN22, Việt Nam- 8960.... có tiềm năng suất 5 - 8 tấn/ha. + Giống chín muộn: LVN10, CPDK888, HQ2000, LVN98, T-6 có tiềm năng năng suất từ 5 - 9 tấn/ha. Nhìn chung, giống ngô lai quy ước có ưu điểm về năng suất, độ đồng đều về dạng cây và bắp. Nhu cầu hạt giống ngô lai quy ước ở Việt Nam hiện nay là 3.000 - 4.000 tấn/năm. Thành công đem lại hiệu quả cao trong chương trình ngô lai ở Việt Nam là chúng ta đã xây dựng 1 quy trình sản xuất chế biến hạt giống ngô lai khá hoàn chỉnh. Với quy trình này chúng ta hoàn toàn chủ động được việc sản xuất và cung ứng hạt giống đồng thời dành lại thị trường mà mấy năm trước đây các Công ty nước ngoài chấn giữ. 2.5. Tình hình sử dụng giống ngô Việc sử dụng giống ngô của các nước trên thế giới phản ánh khá rõ trình độ sản xuất, mức đầu tư thâm canh và hiệu quả kinh tế của việc trồng ngô. Có thể chia các nước trồng ngô thành ba nhóm chính. ở các nước phát triển tỷ lệ sử dụng giống ngô lai trong sản xuất đạt 99% diện tích trồng ngô, một số nước đã đạt năng suất bình quân rất cao như Hi Lạp 9,9 tấn/ha; Thuỵ sỹ 8,6 tấn/ha; áo 8,2 tấn/ha. ở Mỹ từ những năm 1960 hầu như toàn bộ diện tích trồng ngô được trồng bằng những giống ngô lai với năng suất bình quân 65 - 74 tạ/ha. Trong thí nghiệm ở Mỹ, bằng những giống lai đơn người ta đã đạt năng suất 25 tấn/ha/vụ. Trong sản xuất diện tích rộng ở các nước tiên tiến người ta đã đạt 15 - 18 tấn/ha. Các nhà khoa học cho rằng: vào thế kỷ XXI, với các giống ngô lai con người có thể đạt năng suất ngô hạt 30 tấn/ha trong thí nghiệm và trong sản xuất đạt 20 tấn/ha bởi vì ngô là cây có chu kỳ quang hợp C4, có tiềm năng năng suất cao chưa xác định được giới hạn, không có cây cốc nào sánh kịp năng suất (Trần Hồng Uy, 1997) [35]. Hiện nay, ở một số nước phát triển việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây ngô đã góp phần đưa sản lượng ngô vượt trên lúa mì và lúa nước. Với 52% diện tích trồng bằng giống được tạo ra bằng công nghệ sinh học, năng suất ngô nước Mỹ năm 2005 đạt hơn 10 tấn/ha trên diện tích 30 triệu hecta. Năm 2007, diện tích trồng ngô chuyển gen trên thế giới đã đạt 35,2 triệu hecta, riêng ở Mỹ đã lên đến 27,4 triệu hecta, chiếm 37% trong tổng số hơn 37,5 triệu hecta ngô của nước này (GMO.COMPASS). Vào ngày 17/6/1999 các nhà nghiên cứu Đại học IOWA và Bộ nông nghiệp Mỹ đã khẳng định rằng cây ngô cấy truyền gen BT (ngô BT gen được cấy truyền từ vi khuẩn Bacilluss thuringensis) có tác dụng làm giảm hai loại dịch hại đối với ngô là sâu đục thân và nấm hại ngô. Các giống BT đang được các công ty quảng cáo tiếp thị mạnh tại Mỹ là Monsanto 810. BT10.DBT481 (Lê Quý Kha, 1999) [14]. Các nước đang phát triển với những cố gắng tập trung nhiều vào công tác phát triển giống và thâm canh trong 10 năm gần đây đã đạt được những thành tựu khá nổi bật. Tỷ lệ sử dụng giống ngô lai ở các nước này chiếm tỷ lệ từ 30 - 90%, diện tích và năng suất trung bình đạt khá cao từ 3 - 5 tấn/ha. Các nước này tập trung đa số ở Châu á như: Trung Quốc, Đài Loan, Bắc Triều Tiên... và Châu Mỹ như: Brasil, Mêhicô. Một số nước khác ở khu vực Nam á cũng có chương trình ngô lai phát triển như ấn Độ, Thái Lan. Theo Vasal (1998) [68], ấn độ đã sử dụng 30.000 tấn hạt giống ngô lai, Thái Lan là 17.500 tấn trong năm 1997. ở các nước kém phát triển, tỷ lệ sử dụng giống ngô lai trong sản xuất chỉ chiếm khoảng 10 - 20%, các giống ngô cải tiến (OPV) chiếm 30 - 50%, còn lại là sử dụng giống ngô địa phương. Năng suất ngô ở các nước này rất thấp, chỉ khoảng 1,3 - 3,0 tấn/ha. Các nước này tập trung chủ yếu ở Châu á: Lào, Philippin, Mianma, các nước Trung Mỹ và Châu Phi. ở Việt Nam cuộc cách mạng về ngô lai đã làm thay đổi tận gốc rễ những tập quán canh tác lạc hậu trước đây, góp phần đưa Việt Nam đứng vào hàng ngũ những nước sản xuất ngô tiên tiến của vùng Châu á (Trần Hồng Uy, 1999) [36]. Nếu như năm 1991 diện tích trồng ngô lai ở Việt Nam chiếm 1% thì năm 1996 là 42% và năm 2007 là 95% (Trần Hồng Uy, 1999) [36]. 2.6. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống ngô lai ở Việt Nam Việc nghiên cứu ngô ở Việt Nam đã từng bước được đẩy mạnh từ những năm đầu của thập kỷ 80. Trong thời gian đó các nhà khoa học nước ta đã tiến hành thử nghiệm, chọn tạo giống ngô lai, tuy nhiên do quỹ gen còn hạn chế và các giống ngô lai có nguồn gốc ở vùng ôn đới không thích hợp trong điều kiện nhiệt đới ẩm, ngắn ngày ở Việt Nam nên thử nghiệm không đạt được kết quả như mong muốn. Từ bài học này, các nhà khoa học đã đưa ra những định hướng của chương trình phát triển ngô lai giai đoạn này rất rõ ràng. - Nhanh chóng xây dựng một quỹ gen về ngô lai của Việt Nam gồm: + Thu thập bảo tồn, phát triển nguồn nguyên liệu ngô trong nước, đặc biệt là những nguồn nguyên liệu quý về tính chống chịu, chín sớm, chất lượng cao làm lương thực, ngô nếp... + Nhập nội những nguồn nguyên liệu ngô nhiệt đới, quan tâm hơn đến những nguồn nguyên liệu từ những nước có vĩ độ như Việt Nam. Đặc biệt quan tâm đến tính chống hạn và chịu nóng, một số sâu bệnh chính như: Bạch tạng, đốm lá nhỏ, khô vằn, thối thân, sâu đục thân. Các nguồn nguyên liệu chín sớm, ngô thực phẩm: ngô nếp, ngô đường, ngô rau, ngô có hàm lượng protein cao (Trần Hồng Uy, 1999) [36]. - Chương trình chọn tạo giống ngô được tiến hành với hai chương trình song song. * Chương trình chọn tạo giống thụ phấn tự do: Là chương trình được ưu tiên trong vòng 10 - 15 năm đầu khi điều kiện kinh tế, dân trí còn thấp. Chương trình này sẽ làm bước đệm, tạo tiền đề để phát triển chương trình ngô lai. * Chương trình tạo giống ngô lai: Thực hiện chương trình xây dựng quỹ gen cây ngô Việt Nam, đến nay đã thu thập được nhiều quần thể địa phương. Tuy nhiên nguồn gen cây ngô ở Việt Nam khá nghèo nàn (Ngô hữu Tình, 1999) [25] do đó ta rất quan tâm đến việc nhập các vật liệu ngô từ các nước, các cơ quan nghiên cứu quốc tế như VIR, CYMMYT chủ yếu dưới dạng vốn gen (gene pools), quần thể (populations), giống (Varieties) và giống lai (Hybrids). Trong đó, nhiều quần thể đã được sử dụng trong chương trình tạo giống như: POP-17, POP-18, POP-26, POP-8, POP-31, POP-49, POP-63 và các nguồn khác như: Tuxpeno, Swan 1, Swan 2, Swan 5...(Trần Hồng Uy, 1999) [36]. Trong tập đoàn giống của Viện nghiên cứu ngô đang bảo tồn hơn 3.000 dòng tự phối từ đời S6 trở lên, 470 mẫu giống thụ phấn tự do, trong mẫu thụ phấn tự do thì nguồn nhập nội là chính (293) nguồn địa phương là 150 và các quần thể tự tạo theo các chương trình chọn giống, số lượng các quần thể tự tạo đang được khai thác là 27 (Ngô hữu Tình, 1999) [25]. Chương trình chọn tạo giống ngô trong giai đoạn này cũng đạt được nhiều thành công rực rỡ. Sau khi Việt Nam có quan hệ với CIMMYT thì định hướng phát triển giống ngô thụ phấn tự do được đặc biệt chú trọng và thực tế đã mang lại những tiến bộ đáng kể. Giai đoạn này Việt Nam cũng đã tham gia tích cực vào chương trình khảo nghiệm giống quốc tế. Trong chương trình hợp tác này Việt Nam đã cùng CIMMYT tạo ra các giống thí nghiệm như: Đan Phượng 8749, Hà Nội 8749, TP Hồ Chí Minh 8949, Hưng Lộc 8926... những giống này đã tham gia vào mạng lưới quốc tế thử nghiệm giống thí nghiệm ở nhiều nước thuộc Châu á, Châu Phi, Mỹ La Tinh (Ngô Hữu Tình, 1997) [24]. Thông qua các thí nghiệm được thực hiện tại những vùng trồng ngô khác nhau trong cả nước, từ CIMMYT bằng các phương pháp cải thiện quần thể như chọn lọc bắp trên hàng cải tiến, chọn lọc đám cải tiến, ta đã chọn và đưa vào được hàng loạt giống tốt phục vụ sản xuất như: TH- 2A, TH- 2B (1978); VM1, MSB-49, TSB2 (1980-1988); TSB1; Q2; HL-36 (1988-1991); VN-1, MSB-49B (1991-1996). Nhóm ngô này có tiềm năng suất từ 4 -7 tấn/ha [31]. Một lợi ích khác của chương trình tạo giống thụ phấn tự do còn ngoài tác dụng trực tiếp và phục vụ cho sản xuất thì các giống thụ phấn tự do còn là vật liệu quý phục vụ cho chương trình chọn giống lai. Trong giai đoạn 1990 đến nay các Công ty nước ngoài đã đưa rất nhiều giống ngô lai vào Việt Nam với nguồn gốc chủ yếu xuất phát rất gần với Việt Nam như: ấn Độ, Thái Lan; Công ty Pacific Seeds Thái Lan với các giống P11, 9901, công ty Bioseed của ấn Độ với B9670, 9681,9698. Công ty Uniseed với U90, U38, Cargill với C919, 922, Công ty Pioneer, Công ty Novatis, hiện nay các Công ty này tiếp tục đưa nhiều giống và thử nghiệm ở Việt Nam. Các nghiên cứu phát triển giống ngô của Việt Nam trong giai đoạn này diễn ra khá sôi động và đạt kết quả rất khả quan. Chương trình Ngô quốc gia mà nòng cốt là Viện nghiên cứu ngô với sự chủ động trong việc chọn dòng thuần và giống lai song song với giai đoạn giống thụ phấn tự do nên đã kịp thời có những giống tốt đưa vào sản xuất như: - Giống lai không quy ước: LS-3; LS-4; LS-5; LS-6; LS-7; LS-8; có tiềm năng năng suất 3 - 7 tấn/ha. - Giống ngô lai quy ước gồm: + Giống chín sớm: LVN1 (SC), LVN5 (DC), LVN20 (SC), LVN23 (SC) có tiềm năng năng suất 4 - 6 tấn/ha. + Giống chín trung bình: LVN4 (SC), LVN6 (SC), LVN9 (TC), LVN17 (TC), LVN18... có tiềm năng năng suất 5 - 9 tấn/ha. + Giống chín muộn có: LVN10 (SC), LVN11 (TC), LVN12 (TC), LVN16 (SC) có tiềm năng năng suất 7 - 10 tấn/ha. Hiện nay mỗi năm, Viện nghiên cứu ngô còn đưa ra khảo nghiệm thử hàng chục giống qua mạng khảo nghiệm giống Quốc gia. Một thành công lớn trong chương trình phát triển giống ngô lai ở Việt Nam chúng ta đã xây dựng được một quy trình sản xuất chế biến hạt giống ngô khá hoàn chỉnh tại Viện nghiên cứu ngô và một số Công ty cổ phần giống cây trồng. Quy trình này khá linh hoạt, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của nước ta hiện nay. Với thành tựu này chúng ta đã hoàn toàn chủ động với giá bán chỉ bằng 65 - 70% giá giống nước ngoài, tiết kiệm chi phí giống cho người trồng ngô. Các giống ngô Việt Nam chiếm 60% thị phần ngô lai của cả nước. Mỗi năm diện tích sản xuất ngô lai của Việt Nam là 3000 - 3500 ha, mỗi hecta người dân có thu nhập cao hơn so với trồng lúa và trồng ngô thương phẩm 11.000.000 đ/ha. 2.7. Khảo nghiệm và đánh giá giống ngô mới Đánh giá giống ngô mới tạo ra là khâu hết sức quan trọng, việc đánh giá của giống thường bắt đầu từ việc đánh giá các đặc tính sinh học, đánh giá sự sinh trưởng, phát triển, tiềm năng năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi. Mối tương quan giữa một số chỉ tiêu đến năng suất cây trồng, sâu bệnh và các điều kiện bất lợi. Romahenco (1968) thấy rằng thời gian sinh trưởng tương quan với chiều cao của cây, độ cao đóng bắp và độ dài thời gian từ mọc đến ra hoa. Các tính trạng này biến động phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết (Phạm Thị Tài, 1993)[19]. Kuleshov (1995), Baliura (1960), kết luận rằng số lá tương quan chặt chẽ với thời gian sinh trưởng và ít biến động. Mỗi giống có một số lá nhất định ít thay đổi dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường [19]. Kozubenko (1965) thấy tương quan giữa các đặc tính của cây và năng suất thay đổi tuỳ theo nhóm giống và điều kiện môi trường. Phần lớn các giống ngô răng ngựa và các giống ngô lai thuộc nhóm chín trung bình và chín muộn. Trong những năm khô hạn có tương quan thuận và chặt chẽ giữa năng suất và các tính trạng của cây có hai bắp trong điều kiện khô hạn cũng như đủ độ ẩm, năng suất hạt tương quan thuận, chặt với khối lượng bắp, chiều dài bắp, số ngày từ nẩy mầm đến phun râu và chín (Ngô hữu Tình, 2003)[27]. Robinson (1949), kable (1946), Elakang, Susall (1971) nhận xét rằng: các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất ngô có tương quan với nhau khi cải tiến thành phần này sẽ dẫn đến sự thay đổi thành phần kia. Nếu số bắp trên cây tăng lên thì số hạt và khối lượng hạt sẽ giảm xuống. Chiều dài bắp và số hạt trên bắp có liên quan chặt chẽ với nhau và đều có liên quan thuận đến năng suất. Các tác giả còn nhận thấy giữa các yếu tố số bắp, số hạt, khối lượng 1000 hạt có chiều hướng bù trừ lẫn nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp các giống ngô đặc cho năng suất cao đã không thấy xuất hiện sự bù trừ này [19]. Domasnhew pp (1968) xác định chiều dài bắp, số hạt trên hàng, khối lượng bắp có tương quan thuận chặt với năng suất. Luyện Hữu Chỉ (1980) nhận xét có sự tương quan thuận giữa thời gian sinh trưởng và các đặc trưng hình thái, cũng như các yếu tố tạo thành năng suất. Số lá và độ dài thời gian từ mọc đến nhú cờ là những chỉ tiêu tin cậy để đánh giá độ dài thời gian sinh trưởng. Giống gieo trồng vào những vụ, những năm khác nhưng nhìn chung lượng tích nhiệt của giống lai tương đối ổn định, tính trạng này liên quan chặt chẽ đến năng suất và giữa các giống có biến động nhiều. Khi đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố hình thái và năng suất ngô Văn Tất Tuyên (1995) đưa ra nhận xét: các yếu tố cấu trúc bắp, chiều dài bắp, đường kính khối lượng 1000 hạt có tương quan thuận và tương quan chặt chẽ với năng suất ngô, các yếu tố này càng tăng thì năng suất ngô càng cao. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đến năng suất ngô cũng cho thấy tổng số giờ nắng và nhiệt độ trung bình ngày trong vụ Đông có tương quan chặt và thuận với năng suất. Như vậy, đánh giá giống dựa vào các chỉ tiêu sinh học, đặc tính thích nghi, năng suất,... của giống để xác định một giống tốt phù hợp với từng vùng là vấn đề cần được giải quyết. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong công tác chọn tạo các giống ngô lai. Năng suất chất lượng của các giống ngô lai Việt Nam không thua kém các giống ngô lai của các Công ty nước ngoài. Những giống lai quy ước của Việt Nam đang có sức cạnh tranh, giá hạt rẻ bằng 70% giá giống nhập khẩu. Trong công tác chọn tạo giống cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng việc tạo ra những dòng, giống có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận là hết sức cần thiết. Việc khảo nghiệm, đánh giá giống là công tác được tiến hành thường xuyên. Năm 1993, Bùi Phúc Khánh và cộng sự tiến hành khảo nghiệm các giống ngô trồng trong vụ Đông tại Vĩnh Phúc đã kết luận: Nên đưa các giống ngô lai vào đại trà như các giống P11 vừa có năng suất cao, ổn định, trung ngày, phạm vi thích ứng rộng. Thử nghiệm sản xuất với các giống LVN12, LVN11, LVN6, VN1, để có năng suất ngô đông cao thì nhóm giống chín muộn nên trồng trước 15/9, nhóm chín trung bình nên trồng trước 20 tháng 9. Khảo nghiệm một số giống ngô lai ở Miền Trung, Trần Văn Minh (1996) đã rút ra kết luận: Tất cả các giống ngô lai đều thể hiện sự sinh trưởng phát triển tốt ở Miền Trung. Các giống ngô lai quy ước cho năng suất cao hơn giống đối chứng TSB1, giống CP888 có tiềm năng năng suất cao, độ đồng đều cao, tỷ lệ cây 2 bắp nhiều, cứng cây, rễ chân kiềng nhiều, chống đổ tốt, mầu sắc hạt đẹp. CP888 có thời gian sinh trưởng tương đối dài (117 - 120 ngày) nên chỉ gieo trồng trong vụ Đông Xuân ở những nơi có điều kiện thâm canh cao hơn. Giống P11 đạt năng suất cao trong các thí nghiệm, cây cao vừa phải, cứng lá, lá xanh đậm, chống đổ tốt, bắp to hạt sâu cay. Các giống ngô lai không quy ước như LS8 và T2 cho năng suất cao hơn đối chứng TSB1. Giống LS8 cây cao, to khoẻ, rễ chân kiêng nhiều, mầu vàng đẹp, năng suất cao, giống T2 cây cao vừa phải tương đối đồng đều, bắp to, mầu hạt đẹp, sinh trưởng khoẻ. Phùng Quốc Tuấn và Nguyễn Thế Hùng tiến hành khảo nghiệm giống vụ Xuân năm 1995 đã kết luận: Trong điều kiện vụ Xuân vùng Gia Lâm - Hà Nội, các giống ngô lai thí nghiệm đều sinh trưởng và phát triển tốt đạt năng suất khá cao. Các giống có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung bình từ 120 - 130 ngày, thích hợp cho cơ cấu luân canh vụ Xuân vùng đồng bằng Bắc Bộ, một số giống có chiều cao cây thấp (LVN20, LVN11), các giống còn lại có chiều cao trung bình 150 - 160 cm. Năng suất các giống ngô khác (các giống đạt năng suất thực thu lớn hơn 50 tạ/ha). Ngoài ra các giống LVN17, LVN11 cũng đạt năng suất khá cao [50]. Nguyễn Đức Tuyên và các cộng sự tiến hành khảo nghiệm các giống ngô lai năm 1994 - 1995 tại Đồng Nai và Cần Thơ đã xác định được 4 giống CP888, LVN10, CP999 và T6 cho năng suất cao và ổn định (71,1 - 74,7 tạ/ha), cao hơn giống đối chứng (T11) từ 16 - 21%. Giống CP999 và T6 đạt năng suất bình quân 71,6 và 71,1 tạ/ha, có thời gian sinh trưởng 89 và 88 ngày thích hợp với các cơ cấu mùa vụ ở miền Đông Nam Bộ. Giống Carill 3070 cho năng suất rất cao (vụ Hè Thu 1995 ở Đồng Nai đạt 92,9 tạ/ha), thời gian sinh trưởng ngắn nhưng hở đầu bắp nhiều nên khó mở rộng diện tích nhiều trong vụ đầu mùa mưa [31]. Lê Quý Tường và các cộng sự đã tiến hành khảo nghiệm và sản xuất thử một số cây trồng tại tỉnh Duyên Hải miền Trung năm 1995 đã kết luận: Kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử tại Quảng Ngãi và Bình Định năm 1995 cho thấy các giống ngô lai CP888, LVN10, Bioseeds 9696, Bioseeds 9722, T5, T6 là những giống tốt có triển vọng có thể mở rộng nhanh ra sản xuất tại các tỉnh Duyên Hải miền Trung. Nguyễn Tiên Phong và các cộng sự đã tiến hành khảo nghiệm các giống ngô vụ Xuân 1996 tại các tỉnh phía Bắc đã kết luận: nhóm chín sớm giống LVN20 có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất khá cao và ổn định qua các thời vụ, thấp cây, tán bó, chống đổ tốt, tuy nhiên bị nhiễm khô vằn nặng. Giống EE1 tuy mới khảo nghiệm vụ đầu có triển vọng cây cao vừa phải, có bộ lá gọn xanh đậm, năng suất cao nhất. Giống ngô nếp VN2 ngắn ngày năng suất trung bình khá, phù hợp trên đất hai lúa ở trà muộn hoặc làm ngô thực phẩm [18]. Kết quả khảo nghiệm Quốc gia về giống ngô năm 1996 - 1997 theo Nguyễn Tiên Phong và các cộng sự kết luận: Tại các điểm trong mạng lưới khảo nghiệm ngô ở phía Bắc, đã xác định được hai giống ngô lai chín sớm là giống số 2 và LVN25, năm giống ngô lai chín trung bình là VN2151, LVN4, LVN17, B681 và số 10, giống ngô lai chín muộn là LVN9. Đây là những giống có triển vọng, năng suất cao ổn định, ít sâu bệnh cần được mở rộng ra sản xuất trong các mùa vụ thích hợp ở các địa phương. Theo Trương Đích và các cộng sự trong kết quả khu vực hoá giống ngô P3012 đã kết luận: Trong điều kiện bình thường ở vụ Đông phía Bắc, giống ngô P3012 có thời gian sinh trưởng 110 - 120 ngày, sinh trưởng khoẻ, chịu được ướt, độ đồng đều cao, năng suất trên diện rộng đạt 60 tạ/ha [42]. Tác giả Ngô Hữu Tình và Nguyễn Thị Lưu (Ngô Hữu Tình và Nguyễn Thị Lưu, 1999) đã chọn tạo thành công giống ngô nếp trắng tổng hợp, được công nhận giống quốc gia năm 1989. Từ vốn gen gồm 1 tổ hợp các dòng thuần nếp trắng (làm nền) được bổ sung thêm 12 nguồn gen của các giống nếp địa phương và chọn lọc bằng phương pháp bắp/hàng cải tiến. Kết quả việc đưa thêm nguyên liệu với vào nguồn nền nhằm tăng thêm độ thích ứng nhưng không làm giảm năng suất của vốn gen. Nếp tổng hợp là giống nếp ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng vụ Xuân 110 - 120 ngày, vụ Hè Thu 95 - 100 ngày, Đông 105 - 115 ngày, năng suất trung bình 25 - 30 tạ/ha, có khả năng thích ứng rộng, được trồng khá phổ biến ở miền Bắc. Các tác giả Nguyễn Hữu Đống, Phạn Đức Trực, Nguyễn Văn Cương và cộng sự, Viện di truyền nông nghiệp Việt Nam và Ngô Hữu Tình cùng cộng sự ở Viện nghiên cứu ngô đã nghiên cứu gây tạo đột biến bằng tia gama kết hợp xử lý diethysulfat ở ngô nếp đã thu được một số dòng biến dị có các đặc tính nông học quý so với giống ban đầu (Nguyễn Hữu Đống và cs, 1997). Thời gian gần đây các nhà tạo giống Việt Nam đã bắt đầu chuyển hướng tạo giống nếp lai và đã được một vài giống nếp lai không quy ướ._.ối với cây ngô, phá hoại trên tất cả các bộ phận của cây như: lá, thân, bông cờ, bắp… trừ rễ, chúng phát sinh, phát triển mạnh. ở tuổi nhỏ sâu ăn biểu bì lá làm cho cây giảm diện tích quang hợp, ở tuổi lớn chúng đục vào thân cây làm cho cây bị gãy ảnh hưởng đến năng suất, giảm phẩm chất hạt ngô. Sâu đục thân phá hoại mạnh nhất vào vụ Hè Thu, Xuân Hè, Thu Đông và một phần ngô Đông Xuân. Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy, nhìn chung sâu đục thân phá hoại trên tất cả các giống ngô thí nghiệm, nhưng mức độ phá hoại ở các giống là khác nhau. ở vụ Đông 2007, tất cả các giống ngô thí nghiệm đều bị nhiễm sâu đục thân ở mức độ nhẹ (dưới 7%). Hầu hết các giống ngô thí nghiệm có mức độ nhiễm sâu đục thân lớn hơn so với đối chứng dao động từ 5,0 - 6,7%, giống CP3Q có khả năng kháng sâu đục thân tốt với 4,2%, tỷ lệ này bằng với 2 giống đối chứng. Nhìn chung mức độ nhiễm sâu đục thân của các giống là thấp, cao hơn giống đối chứng không đáng kể và với mức độ hại như vậy ảnh hưởng không lớn đến tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng chống đổ của ngô. ở vụ Xuân 2008, tất cả các giống ngô thí nghiệm đều nhiễm sâu đục thân với mức độ cao hơn ở vụ Đông 2007. Tỷ lệ hại của các giống biến động từ 5,9 - 11,7%. Giống có tỷ lệ hại lớn nhất là 30D44 với tỷ lệ hại 11,7% cao hơn giống đối chứng I là 5,8% và 5,4% so với đối chứng II (giống đối chứng I có tỷ lệ nhiễm là 5,9% và đối chứng II là 6,3%). Nhìn chung tất cả các giống thí nghiệm đều có tỷ lệ nhiễm sâu đục thân cao hơn so với 2 giống đối chứng. Mặc dù tỷ lệ nhiễm sâu đục thân ở vụ Xuân 2008 cao hơn vụ Đông 2007 nhưng khả năng chống chịu với sâu đục thân của các giống ngô thí nghiệm được đánh giá ở mức độ nhẹ đến trung bình. * Rệp cờ (Rhopalosiphum maydis): Đối tượng này gây hại chủ yếu cờ ngô, nhân dân thường gọi là muội hại ngô. Chúng thường xuất hiện khi cây ngô chuẩn bị trỗ và kéo dài đến lúc trỗ xong. Khi rệp xuất hiện nhiều, chúng chích hút dịch của lá bao cờ và cờ, làm cho lá bị bạc trắng và bao phấn bị khô dẫn đến thiếu phấn. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy rệp cờ xuất hiện trên các giống ngô thí nghiệm với mức độ thấp. ở vụ Xuân 2008, giống 30B80, B06 hầu như không bị nhiễm rệp cờ được đánh giá ở điểm 1, các giống còn lại nhiễm sâu ở mức độ nhẹ tương đương với hai giống đối chứng điểm 2. ở vụ Đông 2007, mức độ nhiễm rệp cờ của các giống ngô thí nghiệm thấp hơn so với vụ Xuân 2008 ở hầu hết các giống. Các giống 30B07, CH06-08, B06, CP3Q và H13V00 có khả năng kháng sâu tốt được đánh giá ở điểm 1 tương đương đối chứng I (CP999), các giống còn lại bị nhiễm sâu ở mức độ nhẹ đánh giá ở điểm 2 tương đương với đối chứng II (LVN4). * Bệnh khô vằn (Rhizactonia Solani Kuhn): Bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ngô song biểu hiện rõ và nặng hơn khi cây ngô chuẩn bị trỗ cờ và phát triển dần đến khi thu hoạch. Các vết bệnh khô vằn có hình loang lổ không định hình, bệnh hại ở lá phía dưới trước, xuất hiện từ bẹ lá rồi lan lên phiến lá, gây thối khô vỏ thân làm cây dễ bị đổ. Bệnh phát triển lan tới bắp gây chín ép, khối lượng hạt giảm. Sự xâm nhập của bệnh chủ yếu bằng các hạch nấm (selerotia), ngoài ra các sợi nấm cũng đóng vai trò quan trọng. Qua bảng 4.8 chúng tôi thấy: Vụ Đông 2007, hầu hết các giống ngô thí nghiệm có mức độ nhiễm bệnh khô vằn lớn hơn so với đối chứng dao động từ 2,5 - 4,6% riêng chỉ có giống CH06-08 khả năng kháng bệnh khô vằn tốt nhất với 1,7% thấp hơn đối chứng (đối chứng I - 2,5%; đối chứng II - 2,1%). Với tỷ lệ như vây có thể đánh giá các giống ngô thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh khô vằn ở mức độ nhẹ (dưới 5%). ở vụ Xuân 2008, tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn cao hơn so với vụ Đông 2007 ở tất cả các giống dao động từ 2,9% (đối chứng II) đến 7,5% (đối chứng I). Trong các giống so sánh còn lại thì giống CP3Q có khả năng kháng bệnh khô vằn tốt nhất (3,3%) tốt hơn đối chứng I, các giống còn lại tỷ lệ nhiễm bệnh ở mức trung bình dao động từ 4,2 - 6,7%. * Bệnh đốm lá (Hilminthosporium Maydis): Sự xâm nhiễm của nấm chủ yếu nhờ các bào tử (conidiophore), vết bệnh có hinh bầu dục, khi bệnh nặng các vết bệnh liên kết với nhau làm cho toàn bộ mặt lá bị khô. Bệnh phát triển mạnh khi độ ẩm không khí cao hoặc buổi sáng có sương. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy: ở vụ Đông 2007, các giống 30B07, 30D44, CP3Q, KH4 có khả năng chống chịu bệnh đốm lá tốt nhất tương đương với đối chứng II, đánh giá ở điểm 1. Các giống còn lại mức độ nhiễm tương đương với đối chứng I, đánh giá ở điểm 2. Vụ Xuân 2008, các giống tham gia thí nghiệm bị nhiễm bệnh đốm lá tương đương với vụ Đông 2007. Các giống 30D44, CP3Q có khả năng kháng bệnh đốm lá tốt, tương đương với 2 đối chứng và được đánh giá ở điểm 1, các giống còn lại mức độ nhiễm bệnh đánh giá ở điểm 2. Qua hai vụ thí nghiệm, về khả năng chống chịu sâu bệnh thì ở vụ Đông 2007 khả năng chống chịu đều tốt hơn ở các chỉ tiêu. Điều này một lần nữa khẳng định sự phát triển, gây hại của sâu bệnh ngoài yếu tố giống thì phần lớn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. 4.7.2. Khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm Để đánh giá được khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi của các giống ngô thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dõi và nghiên cứu chỉ tiêu đổ rễ, gãy thân. Ngô bị đổ gãy ảnh hưởng lớn đến năng suất, nếu cây nào đổ thân thì năng suất coi như mất trắng. Đổ rễ, gãy thân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nền đất trồng, chế độ canh tác, ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, sự phát triển của bộ rễ, độ cứng của cây và điều kiện ngoại cảnh. Nếu một giống ngô mới có khả năng sinh trưởng tốt, các yếu tố cấu thành năng suất có triển vọng nhưng tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh kém thì cũng không được coi là giống tốt. Vì vậy, việc đánh giá chính xác khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và chống chịu sâu bệnh sẽ giúp cho công tác chọn tạo giống nói chung, khảo kiểm nghiệm giống ngô nói riêng thành công và chọn được giống ngô mới tốt nhất cho vùng sinh thái nào đó. Kết quả theo dõi chỉ tiêu đổ rễ, gãy thân trong vụ Đông 2007 và vụ Xuân 2008, được thể hiện ở bảng 4.9: Số liệu bảng 4.9 cho chúng ta thấy vụ Đông năm 2007, các giống ngô tham gia thí nghiệm bị đổ rễ ở mức độ khác nhau dao động từ 5 - 10,4%. Trong đó giống 30B07, B06 có tỷ lệ đổ rễ thấp hơn so với giống đối chứng. Giống CH06-08, CP3Q, có tỷ lệ đổ rễ (5,9%) tương đương với đối chứng, còn lại các giống có tỷ lệ đổ rễ cao hơn đối chứng, cao nhất là giống 30D44. Vụ Xuân năm 2008, hầu hết các giống ngô tham gia thí nghiệm đều có tỷ lệ đổ rễ cao hơn so với giống đối chứng, cao nhất là giống 30D44 đạt 11,3%, thấp nhất là giống CP3Q với tỷ lệ 7,5% tương đương với đối chứng II và cao hơn 1,2% so với đối chứng I. Bảng 4.9. Tỷ lệ đổ rễ và gãy thân của các giống ngô thí nghiệm vụ Đông 2007 và vụ Xuân năm 2008 Giống Vụ Đông 2007 Vụ Xuân 2008 Đổ rễ (%) Gẫy thân (%) Đổ rễ (%) Gẫy thân (%) CP999 (Đ/c 1) 5,5 3,4 6,3 5,5 30B07 5,0 5,4 9,6 6,7 30B80 8,0 3,4 10,4 5,4 30D44 10,4 6,7 11,3 8,3 CH06-08 5,9 5,9 9,6 10,0 B06 5,4 3,4 8,4 6,7 CP3Q 5,9 3,4 7,5 5,4 HK4 6,7 5,0 9,6 7,1 H13V00 7,1 6,3 10,9 9,2 LVN4 (Đ/c 2) 6,3 2,9 7,5 5,4 Tỷ lệ gãy thân của các giống ngô thí nghiệm trong vụ Đông 2007 dao động từ 2,9 - 6,7%. Các giống 30B80, B06, CP3Q có tỷ lệ gãy thân 3,4%, tương đương với đối chứng I nhưng cao hơn đối chứng II, các giống còn lại có tỷ lệ này cao hơn so với đối chứng, cao nhất là giống 30D44. Vụ Xuân năm 2008, tỷ lệ gãy thân của các giống dao động từ 5,4 - 10%. Trong đó giống 30B80, CP3Q có tỷ lệ thấp nhất (5,4%), tương đương với đối chứng. các giống còn lại đều có tỷ lệ này cao hơn so với đối chứng. Tóm lại: Qua theo dõi các giống ngô thí nghiệm ở vụ Đông 2007 và vụ Xuân 2008 cho thấy tỷ lệ đổ rễ và gẫy thân của các giống ở 2 vụ có sự chênh lệch không đáng kể. Giống 30D44 chống đổ thấp nhất ở cả 2 vụ. Giống B06, CP3Q có khả năng chống đổ khá và ổn định nhất. Xét giữa 2 vụ thì vụ Xuân 2008 khả năng chống đổ, gãy kém hơn vụ Đông 2007, do điều kiện vụ Xuân 2008 có nhiều biến động về thời tiết khí hậu, các tháng 2, 3, 4 có lượng mưa rất ít chỉ khoảng 20 - 30 mm, đến tháng 5, 6 lượng mưa tăng lên đột ngột kèm theo mưa to gió lớn nên đã làm ảnh hưởng đến khả năng chống đổ của cây ngô. 4.8. Nhận xét và đánh giá về dạng hạt, mầu sắc hạt Dạng hạt và mầu sắc hạt là đặc điểm đặc trưng của giống, giống ngô dạng hạt tròn, bán đá thường có phần nội nhũ sừng nhiều giúp cho việc bảo quản thuận lợi, hạn chế mọt hại. Hình dạng và mầu sắc hạt đẹp cũng thuận lợi cho việc tiêu thụ và được người dân ưa chuộng. Qua theo dõi thí nghiệm hai vụ, chúng tôi thu được kết quả bảng 4.10 như sau: Bảng 4.10. Dạng hạt, mầu sắc hạt của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ Đông năm 2007 và vụ Xuân năm 2008 Giống Hình dạng hạt Mầu sắc hạt CP999 (Đ/c1) Bán đá vàng cam 30B07 Bán đá vàng cam 30B80 Bán răng ngựa Vàng 30D44 Bán đá Vàng cam CH06-08 Bán răng ngựa Vàng B06 Bán đá Vàng CP3Q Bán đá Vàng cam HK4 Bán răng ngựa Vàng H13V00 Bán răng ngựa Vàng LVN4n (Đ/c 2) Bán răng ngựa Vàng * Hình dạng hạt: Các giống 30B07, 30D44, B06, CP3Q hạt ở dạng bán đá, giống hình dạng hạt của đối chứng I. Còn lại các giống có dạng hạt bán răng ngựa, giống dạng hạt của đối chứng II. * Mầu sắc hạt: Giống 30B07, 30D44, CP3Q có mầu sắc hạt đẹp, mầu vàng da cam tương đương đối chứng I. Các giống còn lại có mầu sắc hạt vàng tương đương mầu sắc hạt của giống đối chứng II. Tóm lại: Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy, dạng hạt và mầu sắc hạt của các giống ngô lai đều phụ thuộc vào giống và ổn định ở hai vụ. Trong nhóm giống thí nghiệm có giống 30B07, 30D44, CP3Q có dạng hạt và mầu sắc hạt đẹp, dạng bán đá, mầu vàng da cam. 4.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Đông 2007 và vụ Xuân 2008. Năng suất là mục tiêu quan tâm số một trong bất kỳ công tác chọn tạo giống cây trồng nào. ở ngô, năng suất được tạo nên bởi nhiều yếu tố: trước hết năng suất ngô phụ thuộc trực tiếp vào tiềm năng năng suất của giống tức là phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất như: số bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp, số hạt trên hàng, khối lượng 1000 hạt, chiều dài bắp và đường kính bắp. Ngoài ra, năng suất ngô còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như: thời tiết khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh. Qua theo dõi chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Đông 2007 và vụ Xuân 2008 chúng tôi thu được kết quả qua bảng 4.11 và 4.12. Bảng 4.11. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Đông năm 2007 Giống Số bắp/ cây (bắp) Hàng hạt/bắp (hàng) Hạt/ hàng (hạt) Tỷ lệ hạt/bắp (%) P1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) CP999 (Đ/c 1) 1 14,3 33,3 68,7 288,3 59,0 30B07 1 13,1 31,8 70,3 284,7 58,1 30B80 1 12,9 32,3 79,4 271,7 59,9 30D44 1 15,2 28,1 68,3 321,3 56,7 CH06-08 1 15,2 27,6 67,4 311,7 69,2 B06 1 12,7 30,8 75,3 297,7 58,8 CP3Q 1 14,0 32,4 72,5 309,7 69,4 HK4 1 14,9 31,4 63,8 293,3 67,2 H13V00 1 14,7 32,0 68,9 266,7 61,7 LVN4 (Đ/c 2) 1 12,9 30,9 69,5 351,7 58,8 CV(%) 5,3 6,0 3,5 4,6 7,6 LSD0,05 1,3 3,2 4,2 23,5 8,1 Bảng 4.12. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân năm 2008. Giống Số bắp/cây (bắp) Hàng hạt/bắp (hàng) Hạt/ hàng (hạt) Tỷ lệ hạt/bắp (%) P1000 hạt (g) NSTT (tạ/ha) CP999 (Đ/ 1) 1 14,2 29,8 68,3 314,3 58,1 30B07 1 13,7 30,0 67,7 323,3 63,0 30B80 1 12,7 28,6 76,8 323,7 55,5 30D44 1 15,3 26,8 69,7 344,7 58,0 CH06-08 1 16,6 25,3 71,0 325,3 68,4 B06 1 13,7 29,3 72,9 300,3 56,4 CP3Q 1 14 32,0 74,2 315,7 70,1 HK4 1 14,1 27,7 63,6 313,7 62,0 H13V00 1 14,5 32,2 70,4 270,0 59,1 LVN4 (Đ/c 2) 1 12,3 27,9 68,5 356,3 57,9 CV(%) 4,6 7,5 2,2 5,8 7,8 LSD0,05 1,1 3,7 2,7 31,8 8,2 Nhìn vào bảng 4.11 và 4.12 cho chúng ta thấy, trong cùng một điều kiện sinh thái, điều kiện thí nghiệm như nhau, các giống ngô khác nhau có số liệu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khác nhau. Những giống có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh thì có khả năng cho bắp tốt, hạt nhiều là cơ sở cho năng suất cao. ở mỗi mùa vụ khác nhau, điều kiện ngoại cảnh khác nhau cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất khác nhau và mức độ đó tuỳ thuộc từng giống. 4.9.1. Số bắp trên cây Số bắp trên cây thường được quyết định bởi yếu tố di truyền, mật độ trồng và yếu tố canh tác. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy các giống tham gia thí nghiệm trong cả hai vụ đều có số bắp trên cây là 1 bắp/cây tương đương với đối chứng. 4.9.2. Số hàng hạt trên bắp Đây là yếu tố đặc trưng của giống. Qua số liệu bảng 4.11 và 4.12 cho chúng ta thấy: ở vụ Đông 2007, các giống ngô tham gia thí nghiệm có số hàng hạt/bắp đạt từ 12,7 - 15,2 hàng. Giống B06 có số hàng hạt/bắp thấp nhất đạt 12,7 hàng, tiếp đến là giống 30B80 (12,9 hàng) tương đương với đối chứng II nhưng thấp hơn so với đối chứng I là 1,2 hàng. Cao nhất là giống 30D44, CH06-08 đạt 15,2 hàng cao hơn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Hệ số biến động giữa các công thức là 5,3%. Vụ Xuân 2008, hầu hết các giống tham gia thí nghiệm có số hàng hạt/bắp cao hơn so với đối chứng II từ 0,4 - 3,0 hàng, trong đó giống 30D44, CH06-08, H13V00 có số hàng hạt/bắp 14,5 - 15,3 hàng cao hơn so với cả hai đối chứng (giống đối chứng I là 14,2 hàng). Các giống còn lại cao hơn so với đối chứng II nhưng thấp hơn so với đối chứng I chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Hệ số biến động giữa các công thức là 4,6%. Như vậy: qua 2 vụ so sánh 8 giống ngô thí nghiệm với hai giống đối chứng cho thấy giống 30D44, CH06-08 có số hàng hạt/bắp cao hơn so với đối chứng. 4.9.3. Số hạt trên hàng Số hạt trên hàng phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, ngoài ra nó còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thụ phấn, thụ tinh của ngô. Khi ngô trỗ cờ, tung phấn, phun râu gặp điều kiện bất lợi có thể làm giảm số lượng râu sản sinh, dẫn đến giảm sự thụ tinh của các noãn và hạn chế số hạt phát triển. Những noãn không thụ tinh sẽ không có hạt và bị thoái hoá, gây nên hiện tượng ngô đuôi chuột - đỉnh bắp không có hạt, làm giảm số lượng hạt/hàng. Số hạt/hàng còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa tung phấn - phun râu (ASI). ASI càng ngắn thì càng có lơn cho quá trình thụ phấn thụ tinh để hình thành hạt. Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 4.11 cho thấy ở vụ Đông 2007 số hạt/hàng của các giống ngô thí nghiệm dao động từ 27,6 - 33,3 hạt. Trong đó số hạt/hàng đạt thấp nhất là giống CH06-08 (27,6 hạt) thấp hơn đối chứng I là 5,7 hạt/hàng và 3,3 hạt/hàng so với đối chứng II, tiếp đến là giống 30D44, B06 tương ứng 28,1 ; 30,8 hạt/hàng. Các giống còn lại có số hạt/hàng cao hơn đối chứng II nhưng thấp hơn đối chứng I chắc chắn ở mức dộ tin cậy 95%. Hệ số biến động giữa các công thức là 6,0%. ở vụ Xuân năm 2008, các giống ngô tham gia thí nghiệm có số hạt/hàng dao động từ 25,3 - 32,2 hạt/hàng. Giống CH06-08, 30D44, HK4 có số hạt/hàng đạt 25,3 - 27,7 hạt/hàng thấp hơn so với hai đối chứng. Các giống còn lại đều đạt số hạt/hàng cao hơn đối chứng, đặc biệt là giống H13V00 đạt 32,2 hạt/hàng cao hơn so với đối chứng I là 2,4 hạt và hơn 4,3 hạt so với đối chứng II ở mức độ tin cậy 95%. Hệ số biến động giữa các công thức là 7,5%. Tóm lại: Qua hai vụ thí nghiệm cho thấy giống H13V00 có số hạt/hàng tương đối cao và ổn định ở cả hai vụ. 4.9.4. Tỷ lệ hạt trên bắp Tỷ lệ hạt trên bắp của các giống chệnh lệch nhau không lớn ở cả hai vụ, dao động từ 63,8 - 79,4 % vụ Đông 2007 và 63,6 - 76,8 % vụ Xuân 2008. Hầu hết các giống có tỷ lệ hạt/bắp tương đương và cao hơn so với 2 giống đối chứng, riêng chỉ có giống HK4 có tỷ lệ hạt/bắp thấp hơn so với 2 giống đối chứng và giống cao nhất là 30B80 đạt 79,4%. 4.9.5. Khối lượng 1000 hạt Khối lượng 1000 hạt là chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống. Khối lượng 1000 hạt cao thì năng suất ngô cao. P1000 thay đổi theo từng giống và phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh như: thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác... nếu sau khi ngô trỗ cờ - tung phấn - phun râu mà gặp điều kiện không thuận lợn như thiếu nước, sâu bệnh hại... làm hạn chế quá trình vận chuyển dinh dưỡng về hạt, hạn chế sự tích luỹ vật chất khô và giảm khối lượng hạt. Số liệu bảng 4.11 và 4.12 cho chúng ta thấy: ở vụ Đông 2007, các giống ngô tham gia thí nghiệm đều có khối lượng 1000 hạt thấp hơn so với đối chứng II, biến động từ 266,7 - 351,7g (khối lượng 1000 hạt của giống đối chứng I là 288,3g, đối chứng II là 351,7g). Trong đó các giống 30B07, 30B80, H13V00 có khối lượng 1000 hạt thấp nhất, thấp hơn so với đối chứng một cách chắn chắn 95%, các giống còn lại có sự sai khác so với đối chứng. Hệ số biến động giữa các công thức đạt 4,6%. Vụ Xuân năm 2008, khối lượng 1000 hạt của các giống thí nghiệm không có sự chệnh lệch nhiều bằng vụ Đông 2007, biến động từ 270,0 - 356,3g, khối lượng 1000 hạt của giống đối chứng I là 314,0g, đối chứng II là 356,3g. Trong đó giống B06, H13V00 có khối lượng 1000 hạt thấp nhất, thấp hơn so với đối chứng một cách chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, các giống còn lại tương đương với đối chứng. Giống CP3Q, HK4 có khối lượng 1000 hạt đạt 313,7 - 315,7g, tương đương với đối chứng I. Các giống còn lại đều có khối lượng 1000 hạt cao hơn đối chứng I nhưng thấp hơn đối chứng II. Hệ số biến động giữa các công thức là 5,8%. 4.9.6. Năng suất thực thu Dựa vào các yếu tố cấu thành năng suất, chúng ta có thể tính được năng suất của các giống. Tuy nhiên, năng suất đó mới chỉ được đánh giá trên cơ sở lý thuyết, còn trên thực tế đồng ruộng, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, để có thể đánh giá một cách chính xác năng suất của giống cần quan tâm không chỉ năng suất lý thuyết mà còn quan tâm tới năng suất thực thu của giống trong điều kiện thí nghiệm. Đồ thị 4.6. Năng suất thực thu của các giống ngô vụ Đông 2007 và vụ Xuân 2008 Vụ Đông 2007 năng suất thực thu của các giống thí nghiệm dao động từ 56,7 - 69,4 tạ/ha. Trong đó giống CP3Q (69,4 tạ/ha), CH06-08 (69,2 tạ/ha), HK4 (67,2 tạ/ha) đạt năng suất thực thu cao hơn so với cả 2 giống đối chứng CP999 (59,0 tạ/ha) và LVN4 (58,8 tạ/ha) chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại đạt năng suất thực thu tương đương so với đối chứng ở mức tin cậy 95%. Tuy nhiên, đến vụ Xuân 2008 trong các giống thí nghiệm chỉ có 2 giống CP3Q (70,1 tạ/ha) và CH06-08 (68,4 tạ/ha) đạt năng suất thực thu cao hơn đối chứng CP999 (58,1 tạ/ha), LVN4 (57,9 tạ/ha). Các giống còn lại đạt năng suất thực thu tương đương so với hai giống đối chứng ở mức tin cậy 95%, dao động từ 55,5 - 63,0 tạ/ha. Qua đồ thị 4.6 ta thấy giống CP3Q và CH06-08 đạt năng suất thực thu tương đối ổn định qua 2 vụ và cao hơn 2 giống đối chứng một cách chắc chắn ở mức tin cậy 95%. 5. Kết luận và đề nghị 5.1. Kết luận Qua theo dõi và đánh giá các giống ngô lai thí nghiệm trong vụ Đông 2007 và vụ Xuân 2008 chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: - Thời gian sinh trưởng của các giống ngô tham gia thí nghiệm từ 108 - 116 ngày. Giống B06, 30D44 có thời gian ngắn nhất ở cả 2 vụ. Qua 2 vụ theo dõi cho thấy các giống ngô thí nghiệm thuộc nhóm chín trung bình, thuận lợi cho tăng vụ, đặc biệt khi trồng trên đất ruộng một vụ lúa không ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ. - Các giống 30B07, B06, CP3Q chống chịu sâu bệnh và chống đổ tốt nhất trong nhóm tham gia thí nghiệm. Giống 30B80, 30D44 chống chịu sâu bệnh kém nhất, giống 30B80, 30D44, HK4, H13V00 chống đổ kém hơn đối chứng. Còn lại các giống chống chịu sâu bệnh và chống đổ khá tương đương đối chứng. - Các giống thí nghiệm đạt năng suất từ 54,6 - 67,2 tạ/ha. Giống CP3Q, đạt năng suất cao nhất ở vụ Xuân 2008, cao hơn hai giống đối chứng với mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có năng suất tương đương với đối chứng. Qua 2 vụ theo dõi các giống ngô thí nghiệm cho thấy có hai giống CP3Q và CH06-08 có nhiều ưu điểm nổi trội hơn các giống khác trong cùng điều kiện tương tự: Giống CP3Q: Có thời gian sinh trưởng 110 - 114 ngày. Cây cao 213 - 221cm, cây sinh trưởng khoẻ, đồng đều, tung phấn và phun râu tập trung, mức độ nhiễm sâu bệnh nhẹ, chống đổ tốt. Năng suất đạt 69,4 - 70,1 tạ/ha cao nhất trong nhóm. Mầu sắc hạt đẹp vàng da cam, lá bi che kín bắp. Giống CH06-08: Có thời gian sinh trưởng 111- 116 ngày. Cây cao 192 - 212 cm, sinh trưởng khoẻ, giai đoạn tung phấn, phun râu tập trung. Năng suất đạt 68,4 - 69,2 tạ/ha cao thứ hai trong nhóm. Nhiễm sâu bệnh nhẹ, chống đổ khá, hạt mầu vàng, lá bi che kín bắp. 5.2. Đề nghị Trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu như thời gian sinh trưởng, đặc điểm hình thái, đặc tính chống chịu và năng suất của 8 giống ngô so sánh với hai giống đối chứng chúng tôi có một số đề nghị sau: - Đề nghị đưa giống ngô lai CP3Q vào sản xuất thử trên diện rộng với nhiều vùng khác nhau trong tỉnh. - Tổ chức sản xuất hạt giống ngô lai CP3Q cà CH06-08 tại Bắc Giang bằng việc hợp tác với Viện nghiên cứu ngô để hạ giá bán, tiết kiệm chi phí cho người trồng ngô. - Đề nghị tiếp tục nghiên cứu, so sánh các giống ngô trên ở các điều kiện sinh thái khác nhau, mùa vụ khác nhau để tìm hiểu thêm đặc tính di truyền, khả năng chống chịu sâu bệnh, yêu cầu sinh thái phù hợp với các giống lai. Từ đó sẽ có kết luận chắc chắn và chính xác hơn. tài Liệu tham khảo Tiếng việt Quách Ngọc Ân (1997), Báo cáo tổng kết 5 năm sản xuất ngô lai (1992-1996) phát triển ngô lai ở Việt Nam, Báo cáo của cục khuyến nông khuyến lâm, Bộ Nông nghiệp và PTNT. Báo cáo tổng kết số 37 của ISAAA, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004), Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống cây trồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Báo cáo khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh phía Bắc. Lê Đức Biên, Nguyễn Đình Huyền, Cung Đình Lượng (1986), Cơ sở sinh lý thực vật, NXB Nông nghiệp Hà Nội. Trần Việt Chi (1993), “Sử dụng ưu thế lai đối với ngô và lúa”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Luyện Hữu Chỉ (1997), Giáo trình giống cây trồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Cao Đắc Điểm (1988), Cây ngô. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Trương Đích, Phạm Đồng Quảng, Phạm Thị Tài (1995), kỹ thuật trồng các giống ngô mới năng suất cao. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Văn Hiển (2002), Giáo trình chọn tạo giống cây trồng, NXB giáo duc, 2002 Vũ Đình Hoà, Bùi Thế Hùng (1995), Ngô nguồn dinh dưỡng của loài người, NXB Nông nghiệp. Nguyễn Thế Hùng (1995), Nghiên cứu chọn tạo các dòng fullsib trong chương trình chọn tạo giống ngô lai ở Việt Nam. Luận án phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, tr 8 - 9. Võ Minh Kha (1996), Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Lê Quý Kha (7/1999), Ngô cấy truyền gen BT. Dịch từ US Grain Council infonews Bulletin. Đinh Thế Lộc, Võ Nguyên Quyền, Bùi Thế Hùng, et.al (1997), Giáo trình cây lương thực, tập 2 - Cây màu, NXB Nông nghiệp, Hà nội. Trần Như Luyện và Luyện Hữu Chỉ (1982), Nguyên lý chọn giống cây trồng. NXB Nông thôn, Hà Nôi. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang từ năm 2000 - 2007. Nguyễn Tiên Phong, Trương Đích, Phạm Đồng Quảng (1997), Kết quả khảo nghiệm quốc gia các giống ngô năm 1996 - 1997. Tạp chí KHCN và QLKT, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Phạm Thị Tài (1993), Khảo nghiệm một số giống ngô mới tại các tỉnh phía Bắc. Luận án thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Hà Nội. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (2000), Giáo trình sinh lý thực vật, NXB Nông nghiệp. Nguyễn Văn Thu, Trần Hồng Uy (2006), ảnh hưởng của một số đặc điểm hình thái đến khẳ năng chống đổ của các giống ngô, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 3+4/2006 Phó Đức Thuần (2002), Các món ăn, bài thuốc từ cây ngô, Báo sức khoẻ và đời sống, 7/9/2002. Ngô Hữu Tình và cs (1997), Cây ngô, nguồn gốc, đa dạng di truyền và quá trình phát triển, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Ngô Hữu Tình (1997), Cây ngô. Giáo trình cao học Nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Ngô Hữu Tình (4/1999), Nguồn gen cây ngô và các nhóm ưu thế lai đang được sử dụng ở Việt Nam. Lớp bồi dưỡng kỹ thuật giống lai và sản xuất hạt giống ngô lai. Viện nghiên cứu ngô. Ngô Hữu Tình, Nguyễn Thế Hùng (2000), Nguồn gen ngô Việt Nam. Hanoi Agricultural University and HAU-JICA ERCB Project, Ngô Hữu Tình (2003), Cây ngô. NXB Nghệ An. Tổng cục thống kê (2007), Niên giám thống kê. NXB Thống kê. Mai Xuân Triệu (1998), Đánh giá khả năng kết hợp cuả một số dòng thuần có nguồn gốc địa láy khác nhau phục vụ chương trình tạo giống ngô lai. Luận án tiến sỹ nông nghiệp. Hà Nội, 1998, 166 tr. Mai Xuân Triệu (2007), Đánh giá thực trạng và chiến lược nghiên cứu, phát triển cây ngô giai đoạn 2007- 2015, định hướng đến năm 2020. Hà Tây. Nguyễn Đức Tuyên, Trương Đích, Phạm Đồng Quảng (1996), Kết quả khảo nghiệm các giống ngô lai năm 1994 - 1995 tại Nam Bộ. Tạp chí KHCN và QLKT. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Lê Quý Tường và ctv (1996), Kết quả khảo nghiệm và sản xuất thử một số giống cây trồng cạn tại các tỉnh miền Trung năm 1995. Tạp chí KHCN và QLKT. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường đại học Nông nghiệp I - Hà Nôi, Cây lương thực, tập 2 – cây màu, NXB Nông nghiệp (1992), tr 55-71. Trần Hồng Uy (1985), Những nghiên cứu về di truyền tạo giống liên quan tới phát triển sản xuất ngô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án TSKHNN, Viện Hàm Lâm Nông nghiệp Xophia-Bungari, 1985 Trần Hồng Uy (1997), “Những bước phát triển trong nghề trồng ngô nước ta”, Tạp chí KHCN và QLKT số 10 năm 1997. Trần Hồng Uy (4/1999), Ngô lai và sự phát triển của nó trong quá khứ - hiện tại và tương lai ở Việt Nam. Lớp bồi dưỡng kỹ thuật giống ngô lai và sản xuất hạt giống ngô lai. Viện nghiên cứu ngô. Trần Hồng Uy (4/1999), Những yêu cầu, sự đáp ứng và sử dụng ngô làm lương thực cho người, thức ăn công nghiệp cho gia súc và các sử dụng khác ở Việt Nam. Khoá bồi dưỡng kỹ thuật giống ngô lai và sản xuất hạt giống ngô lai. Viện nghiên cứu ngô. Trần Hồng Uy (2000), “Một số vấn đề về triển khai sản xuất và cung ứng hạt giống ngô lai ở Việt nam giai đoạn 2000 - 2005”, Tạp chí KHCN và QLKT, tháng 1 tr 3 - 5. Trần Hồng Uy (2001), Báo cáo kết quả ngô lai ở Việt Nam, Báo cáo của Viện nghiên cứu ngô tại hội nghị tổng kết 5 năm phát triển ngô (1996 - 2000), lần 2. Trần Hồng Uy (2001), “Một số kết quả bước đầu và những định hướng chính của chương trình nghiên cứu và phát triển ngô lai Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, 1/2001 tr 39 - 40. Trạm khí tượng thuỷ văn, tỉnh Bắc Giang. Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương (1999), Kết quả khảo nghiệm và kiểm nghiệm giống cây trồng (tập 1 – 1999). NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Viện nghiên cứu ngô (1996), Kết quả nghiên cứu chọn lọc và lai tạo giống ngô giai đoạn 1991 - 1995, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Viện nghiên cứu ngô (2006), Báo cáo kết quả nghiên cứu Khoa học và Công nghệ (2001 - 2005), Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai thích hợp cho các vùng sinh thái, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Viện nghiên cứu chương trình lương thực thế giới (IPRI, 2003). Vị thế hạt giống ngô lai Việt Nam, Nguồn tin nông nghiệp 2005, Tiếng Anh Beck, D.L., Vasal, S. K. and Crossa, J. (1990), Heterosis and combining ability of CIMMYT tropical early and intermediate maturity maize germplasm, Maydica 35, pp. 279 – 285. Beck, D.L., Vasal, S. K. and Crossa, J. (1991), “Heterosis and combining ability of among sub - tropical and temperate intermediate maturity maize gtempeeram”, Crop Science 31, pp. 68 – 73. Burton, J.W., Penny., Hallauer R. and Eberhart, S.A, 1971, Evaluation of Synthetic populations developed from a maize variety (BSK) by two methods of recurrent selection. Crop Sci. Chen Zong - Long, 1998, Maize production in China. Yunnan academy of Agriculture sciences. Clive James (2007), Hiện trạng các cây trồng CNSH cây trồng chuyển gen đã được thương mại hoá trên toàn thế giới. CIMMYT (2001), Works Maize Facts and Trends, CIMMYT - international Maize Improvement Center, el Bantan, Mexico, 1999/2000. Dow, E.W., Daynard, TB., Mulldoon, J.F.,Major, D.J.and Thurtell, G.W. (1984), “Resistance to drought and density stress in conolian and European maize (Zea mays L.) hydrids”, Journal of plant Science 64, pp. 575 - 585. Duvick D. N, (1990), “Ideotype evolution of hybrid maize in the USA 1930 - 1990”, Conferenza Nationale Sul Mais Grado, Italy, p19 - 21. FAO/UNDP/VIE/80/004. (1988), Proceedings of the planning workshop: maize research and development project. Ho Chi Minh City, 29-31 March, 1988. Hallauer (1973), “Hybrid development and population improvement in maize by reciprocal full-sib selection”. Egypt-J-Gennet-Cytol., 2, 1973, p 84 – 101. Hallauer (1990), A.R, Lecture of CIMMYT advance course of maize improvement. CIMMYT, El Batan, 1990. Liang Xiaoling (1998), Maize post-harvest practice in Asia and research in crop manager, Aisan Maize Training Course, Suwan Farm 12/1998. Mock J.J./USA (1979), Photosynthetic, grain yield and stalk quality of early maturing maize, Proceedings of the tenth meeting of the maize and sorghum section of EUCARPIA, Varna, pp. 83-87 Shull, G. H. (1909), A pure line method of corn breeding, American Breeder’s Association Report 5, pp. 53 – 56. Sprague, G. F, 1977, Requiements for a Green Revolution to increase food production. In Crop Resources, ed. D. S. Seigler. Sprague, G. F (1985), Corn and corn improvement. G. F. Sprague ed. Am. Soc. Agron. Tnc. Wisconsin Tomov, N. (1990), Expression of heteroris in maize. Rasteniev dni Nauki, 27, 1990, pp 22-25. Vasal, S. K., Ortega. C. A and Pandey. S. C. (1982), CIMMYT’s maize germplasm management, improvement, and utilization program. Internation Maize and wheat Improvement Center, 1982, pp. 26 Vasal, S. K., Beck, D. L. and Crossa, J. (1986), Studies on the combining ability of CIMMYT’s maize germplasm, CIMMYT research hinglights, CIMMYT, El Bantan Mexico. Vasal, S. K., 1998, Key to raising productivity in Asia – Pacific region. In Hybrid maize seed., ed. Asian Seed and Planting material. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan