Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015

Tài liệu Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015: ... Ebook Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015

doc130 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3246 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN * * * HÀ DUY HÀO TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hà Nội, năm 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN * * * HÀ DUY HÀO TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015 Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ lao ®éng LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THANH HÀ Hà Nội, năm 2010 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 XHCN CHXHCNVN CNH - HĐH LĐ LLLĐ LLLĐ TN NN CN - XD DV TM - DV NLN LĐ - TB & XH CĐ, ĐH KT - XH LV VL TT NT THPT GQVL XKLĐ QGGQVL TTDVVL CTQGVL GQVL - GN THCS LĐ - VL CNKT CMKT ĐTNN XĐGN TPKT TTLĐ HĐKT TVL SLĐ TLSX KTTT THCN TNCSHCM Xã hội chủ nghĩa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam Công nghiệp hóa - hiện đại hóa Lao động Lực lượng lao động Lực lượng lao động thanh niên Nông nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ Thương mại - dịch vụ Nông lâm nghiệp Lao động - Thương binh và Xã hội Cao đẳng, Đại học Kinh tế - Xã hội Làm việc Việc làm Thành thị Nông thôn Trung học phổ thông Giải quyết việc làm Xuất khẩu lao động Quỹ quốc gia giải quyết việc làm Trung tâm dịch vụ việc làm Chương trình quốc gia giải quyết việc làm Giải quyết việc làm và Giảm nghèo Trung học cơ sở Lao động – Việc làm Công nhân kỹ thuật Chuyên môn kỹ thuật Đầu tư nước ngoài Xóa đói giảm nghèo Thành phần kinh tế Thị trường lao động Hoạt động kinh tế Tạo việc làm Sức lao động Tư liệu sản xuất Kinh tế thị trường Trung học chuyên nghiệp Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh DANH MỤC BIỂU Trang Biểu số 2.1. Tổng dân số tỉnh Nam Định trong các năm 2006 – 2008 27 Biểu số 2.2. Tổng số việc làm mới (cầu lao động mới) cho thanh niên Nam Định trong các năm 2006 – 2008 29 Bảng 2.3. Tình trạng việc làm của LLLĐ thanh niên Nam Định các năm 30 Biểu số 2.4. Tình hình việc làm, tạo việc làm cho thanh niên qua các năm 31 Biểu số 2.5. Tình trạng thất nghiệp của LLLĐ TN Nam Định các năm 33 Biểu số 2.6. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động và thanh niên 34 tỉnh Nam Định các năm 2006, 2007, 2008 34 Biểu số 2.7. Tỷ lệ thiếu việc làm của LĐ thanh niên các năm 2006-2008 35 Biểu số 2.8. Cơ cấu lao động thanh niên có việc làm tỉnh Nam Định 38 phân bổ theo ngành kinh tế các năm. 38 Biểu số 2.9. Cơ cấu lao động thanh niên có việc làm mới của Nam Định phân bổ theo ngành kinh tế các năm. 39 Biểu 2.10. Tình hình việc làm, tạo việc làm cho thanh niên theo thành thị và nông thôn. 40 Biểu số 2.11: Số thanh niên có việc làm phân theo thành phần kinh tế. 41 Biểu số 2.12. Thu nhập bình quân tháng của lao động thanh niên Nam Định phân theo ngành kinh tế qua các năm. 43 Biểu số 2.13. Tổng hợp chương trình vay vốn giải quyết việc làm các năm. 46 Biểu số 2.14. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn đầu tư của tỉnh NĐ các năm. 54 Biểu số 2.15. Số lượng dân số trong độ tuổi thanh niên (15-29 tuổi) của tỉnh Nam Định tham gia lực lượng lao động các năm 2006-2008 56 Biểu số 2.16. Số lượng và cơ cấu lực lượng lao động thanh niên tỉnh Nam Định (15 - 29 tuổi) theo địa bàn các năm 2006-2008 56 Biểu 2.17. Số thanh niên tham gia HĐKT chia theo nhóm tuổi và tỷ lệ so với tổng số người tham gia HĐKT toàn tỉnh Nam Định các năm 57 Biểu số 2.18. Số thanh niên tham gia HĐKT chia theo nhóm tuổi và tỷ lệ so với tổng số thanh niên tham gia HĐKT toàn tỉnh NĐ các năm 2006 –2008 58 Biểu số 2.19. Trình độ học vấn của LLLĐ TN Nam Định các năm 59 Biểu số 2.20. Cơ cấu trình độ CMKT của LLLĐ TN NĐ năm 2008 60 Biểu số 2.21. Cơ cấu thanh niên Nam Định chia theo trình độ CMKT 61 Biểu 2.22: Cơ cấu trình độ CMKT của LLLĐ TN theo khu vực năm 2008 62 Biểu 2.23: Biểu tổng hợp kết quả vay vốn 120 tạo việc làm 71 cho người lao động tỉnh Nam Định từ năm 2006 – 2008 71 Biểu số 3.1: Dự báo dân số 15 tuổi trở lên và dân số trong tuổi thanh niên của tỉnh Nam Định (giả định mức sinh giảm xuống). 81 Biểu số 3.2: Dự báo quy mô tạo việc làm cho thanh niên Nam Định đến năm 2010 và 2015. 82 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN * * * HÀ DUY HÀO TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015 Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ lao ®éng TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Hà Nội, năm 2010 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã đang mở ra nhiều cơ hội mới, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho nước ta, nhất là vấn đề việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng. Nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc làm cho người lao động luôn gắn liền với ổn định kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo đà cho phát triển kinh tế đất nước. Do đó, vấn đề tạo việc làm, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực là một trong những vấn đề kinh tế xã hội được Đảng, Nhà nước và các địa phương đặc biệt quan tâm. Đối với Nam Định, tạo nhiều việc làm, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh Nam Định có một vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Được xác định là trung tâm các tỉnh nam sông Hồng, với vị trí địa lý thuận lợi đó những năm qua Nam Định đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm, hàng năm giải quyết được một số lượng lớn việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của Nam Định vẫn ở mức cao, giải quyết lao động dôi dư đã trở lên bức xúc. Bên cạnh đó, số lượng thanh niên bước vào tuổi lao động ngày càng lớn. Thanh niên gồm những người từ 15 tuổi trở lên đến 29 tuổi, có sức khỏe, trẻ, năng động, có tinh thần học hỏi, ham tìm tòi, khám phá những tri thức mới, họ có khả năng thích nghi nhanh khi môi trường làm việc thay đổi, hơn nữa, thanh niên cũng chính là tương lai của đất nước, tạo mọi thuận lợi cho thanh niên phát triển chính là thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Hiện nay, cũng như thanh niên cả nước, thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng đang phải đối mặt với sức ép to lớn về việc làm, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở thành thị cao trong khi thanh niên ở nông thôn sử dụng thời gian lao động ít, thiếu việc làm nhiều, chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, gây lãng phí lớn về nguồn lực. Do đó, thất nghiệp hoặc thiếu việc làm đối với thanh niên là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Thất nghiệp đối với thanh niên không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập, sức mua, gây ra sự chán nản, suy giảm lòng tin của người không có việc làm..., mà còn là một trong những nguyên nhân làm phát sinh các tệ nạn xã hội, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội. Tất cả những vấn đề trên đang gây sức ép tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định. Do đó, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác tạo việc làm cho thanh niên Tỉnh Nam Định nhằm phát huy tiềm năng nguồn lực lao động của thanh niên, tạo ra sự ổn định về đời sống vật chất và tinh thần của thanh niên, đồng thời góp phần giữ vững ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh… Là một việc làm cần thiết, khách quan, xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn đòi hỏi. Vì vậy, tác giả lựa chọn và viết đề tài "Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015" làm luận văn thạc sỹ. 2. Nội dung và mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tạo việc làm cho thanh niên. - Phân tích thực trạng tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định, phát hiện nguyên nhân của những tồn tại trong vấn đề tạo việc làm cho thanh niên trong thời gian qua. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Tạo việc làm cho thanh niên. - Phạm vi nghiên cứu: Thanh niên từ 15 – 29 tuổi tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên do Nam Định quản lý đến năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng một số phương pháp như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tế,… 5. Kết cấu của luận văn: Tên luận văn "Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015". Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết cấu luận văn, danh mục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Việc làm và sự cần thiết tạo việc làm cho thanh niên. Chương II: Phân tích thực trạng tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định trong những năm qua. Chương III: Quan điểm và giải pháp chủ yếu tạo việc làm cho thanh niên trên địa bản tỉnh Nam Định đến năm 2015. CHƯƠNG 1. VIỆC LÀM VÀ SỰ CẦN THIẾT TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN. 1.1.1. Việc làm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm việc làm theo các khía cạnh khác nhau: * Theo Điều 13, chương II (Việc làm) của Bộ Luật lao động nước CHXHCNVN (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007) quy định: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm". Theo khái niệm trên, một hoạt động được coi là VL cần thỏa mãn 2 điều kiện: Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm. Thứ hai, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm. Hai tiêu thức đó có quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện cần và đủ để một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm. Nếu một hoạt động tạo ra thu nhập nhưng vi phạm pháp luật như trộm cắp, buôn bán ma tuý… thì không được thừa nhận là việc làm. Mặt khác một hoạt động dù là hợp pháp và có ích nhưng không tạo ra thu nhập cũng không được thừa nhận là việc làm. Hạn chế của khái niệm trên: Thứ nhất, tính hợp pháp của một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm tuỳ thuộc vào luật pháp của mỗi quốc gia và mỗi thời kỳ. Thứ hai, không phải mọi hoạt động có ích và cần thiết cho gia đình và xã hội đều tạo ra thu nhập mặc dù nó góp phần giảm chi tiêu cho gia đình thay vì thuê người làm công. * Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì khái niệm việc làm chỉ đề cập đến trong mối quan hệ với lực lượng lao động. Vì vậy, “việc làm được coi là hoạt động có ích mà không bị pháp luật ngăn cấm có thu nhập bằng tiền (hoặc bằng hịên vật)”. *Theo giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của Khoa Kinh tế & Quản lý nguồn nhân lực - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, khái niệm việc làm được hiểu là:“Việc làm là trạng thái phù hợp về số lượng và chất lượng giữa tư liệu sản xuất với sức lao động, để tạo ra hàng hóa theo yêu cầu của thị trường”. Như vậy theo khái niệm này có thể hiểu việc làm là một phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa SLĐ và TLSX hoặc những phương tiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Theo quan điểm này việc làm có các đặc trưng sau: Một là, VL là sự biểu hiện quan hệ của 2 yếu tố SLĐ (V) và TLSX (C). Hai là, mang lại lợi ích (vật chất và tinh thần) cho xã hội. Ba là, việc làm đó là trạng thái phù hợp giữa SLĐ và TLSX hoặc những phương tiện mà họ sử dụng để thực hiện hoạt động. Sự phù hợp được thể hiện ở cả hai mặt số lượng và chất lượng. Trạng thái phù hợp này có thể được biểu hiện bằng mối quan hệ tỷ lệ của hai yếu tố này theo phương trình: Việc làm = C/V Trong đó: C: Đơn vị tư liệu sản xuất; V: Đơn vị lao động. Như vậy, chỉ khi ở đâu có sự phù hợp của hai yếu tố SLĐ và TLSX (hoặc phương tiện sản xuất) thì ở đó có VL. Từ mối quan hệ này cho thấy tỷ lệ một đơn vị SLĐ có thể vận hành bao nhiêu đơn vị TLSX (thường biểu hiện ở chỉ tiêu suất đầu tư cho một chỗ làm việc). Tỷ lệ này phụ thuộc vào từng ngành nghề, từng nơi làm việc. Mặt khác trạng thái phù hợp giữa SLĐ và TLSX chỉ có tính chất tương đối và thường xuyên thay đổi do tiến bộ khoa học kỹ thuật hay trình độ phát triển của quan hệ sản xuất, theo hướng một đơn vị LĐ sống sẽ vận hành ngày càng nhiều hơn số LĐ vật hóa. Trạng thái phù hợp được thể hiện thông qua quan hệ tỷ lệ giữa chi phí ban đầu (C) như nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu… và chi phí về SLĐ (V). Quan hệ tỷ lệ biểu diễn sự kết hợp với trình độ công nghệ sản xuất. Khi trình độ công nghệ thay đổi thì sự kết hợp đó cũng thay đổi theo, có thể công nghệ sử dụng nhiều vốn hoặc công nghệ sử dụng nhiều SLĐ. Do đó, tuỳ từng điều kiện cụ thể mà lựa chọn phương án phù hợp để có thể tạo việc làm cho người LĐ. Khi chuyển từ trạng thái phù hợp này sang trạng thái phù hợp khác, thông thường sẽ giảm bớt chi phí lao động, từ đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Như vậy có thể thấy sự phù hợp giữa SLĐ và TLSX được thể hiện ở một số dạng như: - Dạng tối ưu: Sử dụng triệt để tiềm năng về LĐ và các điều kiện vật chất. Sự phù hợp này sẽ dẫn đến việc làm hợp lý, hiệu quả nhất. Trong trường hợp này thể hiện sự phù hợp giữa chi phí ban đầu và SLĐ (tức là C/V = 1), có nghĩa là mọi người có khả năng LĐ, có nhu cầu làm việc đều có việc làm. - Dạng chấp nhận được: Trong trường hợp này chủ yếu mới chỉ sử dụng hết thời gian lao động mà chưa tính đến hiệu quả của việc làm. Sự không phù hợp giữa hai yếu tố này (tức là C/V < 1) được biểu hiện dưới các dạng: - Một bộ phận người LĐ bị tách khỏi quy trình sản xuất trở thành người không có việc làm hoặc thất nghiệp hữu hình (là sự tồn tại một bộ phận LLLĐ có khả năng và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc làm). - Một bộ phận thời gian LĐ không được sử dụng hết và người LĐ trở thành thiếu việc làm hoặt thất nghiệp trá hình. Việc làm, thiếu VL, thất nghiệp là những phạm trù gắn liền với nhau và gắn liền với người có khả năng LĐ. Những khái niệm này được hiểu như sau: Thiếu việc làm Thiếu việc làm hay còn gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình, là những người làm việc ít hơn mức mà mình mong muốn. Thất nghiệp Thất nghiệp là hiện tượng người lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, muốn đi làm nhưng chưa có việc làm. Người có việc làm Theo tài liệu điều tra lao động việc làm của Bộ LĐ - TB & XH hàng năm: Người có việc làm là những người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số HĐKT mà trong tuần lễ điều tra: + Đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hay lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật. + Đang làm công việc không được hưởng tiền lương, tiền công hay lợi nhuận trong các công việc sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình mình. + Đã có công việc trước đó, song trong tuần lễ điều tra tạm thời không làm việc và sẽ trở lại tiếp tục làm việc ngay sau thời gian tạm nghỉ việc. Người có VL được chia làm 2 loại: Người có VL đầy đủ và người thiếu VL. Người có việc làm đầy đủ: Gồm những người có số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra lớn hơn hoặc bằng 40 giờ, hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 40 giờ nhưng không có nhu cầu làm thêm, hoặc những người có số giờ nhỏ hơn 40 giờ nhưng lớn hơn hoặc bằng số giờ qui định. Người thiếu việc làm Theo hướng dẫn điều tra lao động việc làm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì: người thiếu việc làm gồm những người trong tuần lễ điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 40 giờ, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn giờ quy định và có nhu cầu làm thêm giờ (trừ những người có số giờ làm việc dưới 8 giờ, có nhu cầu làm việc mà không có việc làm). Người thất nghiệp Theo tài liệu hướng dẫn điều tra LĐ-VL của Bộ LĐ - TB & XH hàng năm thì khái niệm người thất nghiệp được hiểu như sau: Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số HĐKT, mà trong tuần lễ điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu được làm việc. Các tỷ lệ người có việc làm, người thất nghiệp, người thiếu việc làm theo thống kê sử dụng trong luận văn được tính dựa vào các số liệu điều tra thực trạng LĐ-VL hàng năm. Các thước đo này được hiểu như sau: - Tỷ lệ người có việc làm: là tỷ lệ phần trăm của số người có việc làm so với dân số HĐKT. - Tỷ lệ người thiếu việc làm: là tỷ lệ phần trăm của số người thiếu việc làm so với dân số HĐKT. - Tỷ lệ người thất nghiệp: là tỷ lệ phần trăm của số người thất nghiệp so với Dân số hoạt động kinh tế. Trong đó, dân số HĐKT được hiểu như sau: Dân số HĐKT hay còn gọi là LLLĐ bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc. Trong dân số HĐKT nếu xét theo tình trạng việc làm thì nó bao gồm người có việc làm và người thất nghiệp. Trong luận văn này, tác giả đồng tình với khái niệm “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng sức lao động đó”. Trên cơ sở này sẽ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tạo VL và các mô hình tạo VL. 1.1.2. Tạo việc làm cho người lao động (trong đó có thanh niên). Như trên đã phân tích, thực chất của việc làm là trạng thái phù hợp giữa hai yếu tố SLĐ và TLSX bao gồm cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên đó mới chỉ là điều kiện cần để có được việc làm. Hay nói cách khác những điều kiện về SLĐ và TLSX mới tồn tại như là một khả năng để tạo việc làm, muốn biến khả năng này thành hiện thực (việc làm) phải cần có môi trường thuận lợi cho sự kết hợp hai yếu tố này. Tuy SLĐ và TLSX kết hợp với nhau trong điều kiện nhất định mới tạo ra việc làm song việc làm đó có được duy trì hay không thì lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng khác như khả năng quản lý, thị trường,.v.v. Thực tế cho thấy khi không có thị trường hoặc trình độ quản lý yếu kém thì nhiều việc làm được tạo ra nhưng không duy trì được. Do vậy tạo việc làm là một quá trình trong đó việc tạo ra chỗ làm việc và thu hút lao động vào làm việc mới là khâu đầu tiên của quá trình đó. Theo Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của Khoa Kinh tế & Quản lý nguồn nhân lực - Trường Đại học KTQD Hà nội, “Tạo việc làm được hiểu là quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động”. Tạo việc làm cho người lao động theo nghĩa chung nhất được hiểu là đưa người lao động vào làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa SLĐ và TLSX nhằm tạo ra hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của thị trường. Do đó, để có thể khái quát một cách đầy đủ về tạo việc làm cần bao hàm các hoạt động sau: - Thứ nhất là tạo ra TLSX: Tạo ra số lượng và chất lượng TLSX, biểu hiện rõ nhất là vốn. - Thứ hai là tạo ra số lượng và chất lượng SLĐ: Số lượng SLĐ phải phù hợp, chất lượng SLĐ không ngừng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế. - Thứ ba là hình thành môi trường kinh tế - chính trị - xã hội cho sự kết hợp hai yếu tố SLĐ và TLSX. Môi trường cho sự kết hợp các yếu tố này bao gồm hệ thống các chính sách phát triển KT-XH, chính sách về khuyến khích và thu hút lao động, chính sách bảo hộ sản xuất, trợ giúp thất nghiệp, thu hút và khuyến khích đầu tư,.v.v. - Thứ tư là thực hiện các giải pháp nhằm duy trì việc làm ổn định và có hiệu quả cao: Các giải pháp có thể kể tới trong nhóm này là các giải pháp về quản lý điều hành, về thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất, các biện pháp khai thác có hiệu quả các nguồn lực, duy trì và nâng cao chất lượng của SLĐ, kinh nghiệm quản lý của người sử dụng lao động,.v.v. 1.1.3. Thanh niên và những đặc điểm của thanh niên 1.1.3.1. Quan điểm về thanh niên và lực lượng lao động thanh niên. Theo Điều 1, “Chương I: Những quy định chung” Luật Thanh niên Việt Nam ban hành năm 2005, quy định: “Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi.” Thanh niên là lứa tuổi đang trong thời gian chuyển tiếp giữa thời thiếu niên và trưởng thành. Tuy nhiên, theo cơ cấu lứa tuổi của dân số các nước trên thế giới có những quy định khác nhau về độ tuổi thanh niên, thông thường từ 15 đến 24, 25, 29 hoặc 34 tuổi. Theo Liên Hợp Quốc lứa tuổi 15-34 là thuộc cơ cấu lao động trẻ. Còn thanh niên thường chỉ tính trong độ tuổi 15-24 để hàm ý ở độ tuổi này thanh niên bao gồm những người rời ghế nhà trường sớm nhất từ 15 tuổi (kết thúc PTCS khi 15 tuổi) và kết thúc việc đào tạo nghề nghiệp ở cấp Đại học lúc 24 tuổi. Nhiều nước quy định ở độ tuổi 15-24, riêng Việt Nam quy định ở độ tuổi 16 - 30 (tuổi còn sinh hoạt trong tổ chức đoàn Thanh niên). Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, nhằm đảm bảo phù hợp với các nhóm lứa tuổi theo quy định trong thống kê, điều tra hàng năm tại Việt Nam, đảm bảo cho việc phân tích được thống nhất, chính xác, thanh niên được hiểu là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ đủ 15-29 tuổi, với ba phân nhóm nhỏ, từ đủ 15-19 tuổi, 20-24 tuổi và 25-29 tuổi. Trong dân số thanh niên bao gồm dân số hoạt động kinh tế (hay còn gọi là LLLĐ thanh niên) và dân số không hoạt động kinh tế (người đi học, nội trợ, người tàn tật, ...). Sơ đồ 1. Cơ cấu dân số thanh niên theo nhu cầu làm việc Dân số thanh niên (từ đủ 15-29 tuổi) Dân số thanh niên không hoạt động kinh tế Dân số thanh niên hoạt động kinh tế (LLLĐ) Lao động thanh niên thất nghiệp Lao động thanh niên có việc làm Lao động thanh niên thiếu việc làm Lao động thanh niên đủ việc làm (Nguồn: Tổng hợp từ các định nghĩa tại các cuộc điều tra lao động – việc làm hàng năm) Theo quy định tại điều 6, Bộ Luật Lao động (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007), người lao động là “người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”, tuy nhiên trong tình hình thực tế phổ biến của thị trường lao động (TTLĐ), khái niệm về LLLĐ được hiểu là những người có khả năng làm việc và sẵn sàng làm trong thời điểm điều tra. Do đó, khái niệm LLLĐ thanh niên (sau đây gọi tắt là lao động thanh niên) được sử dụng trong luận văn là những người trong độ tuổi từ đủ 15-29 tuổi, có khả năng lao động và sẵn sàng làm việc, được chia ra làm 3 nhóm: - Nhóm sau khi tốt nghiệp THCS hoặc THPT không có điều kiện học lên, tham gia ngay vào TTLĐ. Đó là lao động phổ thông, chưa có nghề; - Nhóm sau khi tốt nghiệp các trường CĐ, ĐH, Dạy nghề sẵn sàng tham gia vào TTLĐ. Đó là lao động có CMKT (có nghề); - Nhóm bị mất việc làm hoặc thất nghiệp đang có nhu cầu việc làm, sẵn sàng tham gia hoặc trở lại TTLĐ. Như vậy, thanh niên khi xem xét dưới góc độ lực lượng tham gia TTLĐ được gọi là lao động thanh niên, bao gồm những những thanh niên trong độ tuổi (từ đủ 15 – 29) có khả năng lao động, hiện đang có việc làm hoặc thất nghiệp. 1.1.3.2. Những đặc điểm của thanh niên: *Những điểm mạnh của lao động thanh niên: - Có thể lực, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp về bộ phận nhân lực trẻ khỏe, thậm chí trong các công việc dùng sức là chính. Đối với lao động qua đào tạo: Trong thực tế tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, nhu cầu lao động được chia thành các cấu phần khác nhau. Có những công việc đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm; có những công việc đòi hỏi kiến thức, kỹ năng và tố chất trẻ. Người sử dụng lao động thường không đánh giá người lao động thanh niên và lao động lớn tuổi theo cùng một cách. Đối với những công việc đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm thường thì những người lao động đứng tuổi chiếm ưu thế. Tuy nhiên, đối với những công việc đòi hỏi không chỉ kiến thức, khả năng thích ứng, mà còn các tố chất thuộc về sức trẻ thì LĐ thanh niên tốt nghiệp ĐH, CĐ và dạy nghề lại chiếm ưu thế. Đối với lao động phổ thông: Trong cơ cấu sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp, không phải tất cả các bộ phận đều cần dùng nhân lực qua đào tạo mà vẫn cần một bộ phận nhân lực làm các công việc đơn giản, yêu cầu có sức khỏe là chính. Nhu cầu về lao động loại này tuy không nhiều, nhưng rõ ràng lao động thanh niên có ưu thế hơn lao động trung niên và cao tuổi. Khả năng cạnh tranh một vị trí làm việc của lao động thanh niên, do vậy là cao hơn so với các nhóm lao động khác. Rất nhiều phẩm chất của người lao động thanh niên được doanh nghiệp đánh giá cao. Đây là điểm mạnh để ổn định việc làm. Trong số những phẩm chất này, đáng chú ý nhất là sức khoẻ, quan hệ với đồng nghiệp tại nơi làm việc. Nhờ những phẩm chất này mà việc hội nhập vào môi trường làm việc của doanh nghịêp trở nên dễ dàng hơn. Lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng và dạy nghề còn có những phẩm chất khác nữa như mong muốn thăng tiến trong nghề nghiệp, khả năng tiến bộ trong công việc, quan hệ tốt với đồng nghiệp và dễ hoà nhập vào môi trường làm việc * Những hạn chế của lao động thanh niên: - Đối với lao động thanh niên tốt nghiệp phổ thông, hạn chế lớn nhất là không qua đào tạo nên việc hội nhập vào thị trường lao động không dễ dàng. - Đối với lao động thanh niên qua đào tạo, hạn chế lớn nhất là cơ cấu lao động tốt nghiệp ĐH, CĐ và trường nghề quá mất cân đối. Cơ cấu cung lao động mất cân đối thể hiện trước hết ở quan hệ giữa lao động có trình độ đại học với lao động có trình độ cao đẳng và công nhân kỹ thuật. Quan hệ này thường được nhắc tới như “thừa thầy-thiếu thợ”. Đối với lao động tốt nghiệp cao đẳng, đại học hay trường nghề, hạn chế thứ hai là kiến thức, kỹ năng có được từ trường đào tạo còn có khoảng cách lớn đối với thực tiễn công việc đòi hỏi. Chính vì vậy, sau khi tuyển xong, nhiều doanh nghiệp đã phải tổ chức đào tạo lại, hoặc gửi đi đào tạo trước khi có thể sử dụng được họ. Khoảng cách đối với yêu cầu của người sử dụng lao động có thể xem xét trên các mặt: kinh nghiệm, kiến thức cập nhật, kỹ năng thích nghi, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, v.v… Những khía cạnh này ít được đề cập hoặc đề cập không đầy đủ trong quá trình học tập - Đối với lao động thanh niên, họ còn có hạn chế nữa là tác phong lao động công nghiệp, ý thức kỷ luật lao động còn yếu. Lao động phổ thông phần lớn xuất thân từ nông thôn, nên ít có tác phong lao động công nghiệp, hạn chế trong hiểu biết về luật pháp lao động, ngỡ ngàng với những qui định, thủ tục giao kết hợp đồng lao động, chấp hành nội qui lao động, v.v… nên không dễ cho lao động phổ thông tìm việc. Lối sống hợp tác trong công việc với đồng nghiệp, tuân thủ sự chỉ đạo của cán bộ quản lý còn yếu. Cũng giống như lao động phổ thông, lao động tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo còn mang nặng tác phong của người lao động ở một nước có phần đông lao động làm việc ở nông thôn, trong khu vực nông nghiệp. Do nhiều nội dung, nhiều khía cạnh không được trang bị trong trường đào tạo nên họ ít có tác phong lao động công nghiệp, hạn chế trong hiểu biết về luật pháp lao động, ngỡ ngàng với những qui định, thủ tục giao kết hợp đồng lao động, chấp hành nội qui lao động, v.v… - Lao động thanh niên nói chung có các mối quan hệ xã hội, nhất là mạng lưới tuyển dụng rất hạn chế. Đây cũng là điểm yếu của họ khi tìm việc. Nhiều nghiên cứu về thị trường lao động đã cho thấy việc tuyển dụng lao động hiện nay chủ yếu thông qua các mối quan hệ xã hội - tồn tại một mạng lưới xã hội trong tuyển dụng lao động. - Tâm lý kén việc của người lao động thanh niên Người lao động phổ thông là thanh niên, mặc dù không có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhưng về mặt tâm lý, hầu hết muốn làm việc tại các đô thị lớn; rất ít người muốn làm việc ở khu vực nông thôn. Thêm vào đó đa số hiện nay thanh niên muốn làm việc ở khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và ít người muốn làm việc ở khu vực tư nhân. Với lao động qua đào tạo cũng có tâm lý kén việc. Hầu hết muốn làm việc tại các đô thị lớn; rất ít người muốn làm việc ở khu vực nông thôn. Thêm vào đó gần như đa số muốn làm việc ở khu vực nhà nước; chỉ ít người muốn làm việc ở khu vực tư nhân. Trong khi khu vực kinh tế tư nhân là khu vực dẫn đầu về tạo việc làm thì những tâm lý như vậy sẽ là rào cản cho việc hội nhập vào thị trường lao động. - Riêng đối với lao động thanh niên thất nghiệp, chưa có việc làm, họ có những điểm mạnh và điểm yếu nói trên, song họ còn có một hạn chế nữa là tính năng động trong tìm việc làm còn hạn chế, các kênh tuyển dụng trực tiếp còn chưa được lao động thanh niên sử dụng. Việc quá lệ thuộc vào các trợ giúp bên ngoài có thể là một trong những hạn chế lớn nhất của lao động thất nghiệp, chưa có việc làm. 1.1.3.3. Những cơ chế chính sách của nhà nước về lao động- việc làm cho thanh niên: Trong mọi thời kỳ, với mỗi quốc gia, thanh niên bao giờ cũng có vai trò hết sức to lớn, họ là sức sống hiện tại và tương lai của dân tộc. Cách đây 80 năm (1925) Bác Hồ đã chỉ rõ : “Một dân tộc muốn hồi sinh, trước hết phải hồi sinh thanh niên, nếu thanh niên không chịu giác ngộ, không đủ nghị lực, không còn sức sống, không được tổ chức lại, chỉ chìm đắm trong rượu cồn và thuốc phiện thì dân tộc có nguy cơ bị diệt vong.”   Do đó, thanh niên luôn được coi là người chủ tương lai của đất nước. Nghị quyết TW4 khoá VII Đảng ta cũng đã khẳng định: “Vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người…Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng và rèn luyện thế hệ thanh niên”.   Nếu như trong kháng chiến, phong trào thanh niên “3 sẵn sàng” và khẩu hiệu “Sẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ” đã được lịch sử dân tộc ghi nhận, bạn bè thế giới ngợi ca, thì ngày nay, các phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Học vì ngày mai lập nghiệp” đã và đang thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia.   Để có được những khởi sắc đáng trân trọng đó, hơn 10 năm qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều nghị quyết và chính sách quan trọng, tạo đà cho thanh niên khởi nghiệp và lập nghiệp bền vững như: Quyết định 770/1994/TTg của Thủ tướng về tổ chức và chính sách đối với TNXP xây dựng kinh tế; Chỉ thị 145/1994/TTg; Chỉ thị 06/2005/TTg của Thủ tướng về phát huy vai trò thanh niên tham gia phát triển KT-XH; Quyết định số 70/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010, trong đó vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên là một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước; Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015 theo Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;…Đặc biệt gần đây Qu._.ốc hội đã ban hành Luật thanh niên theo số 53/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước CHXHCNVN, đã có một chương về vấn đề việc làm cho thanh niên, trong đó quy định rất rõ các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thanh niên. Các cơ quan liên quan đã và đang phối hợp với TW Đoàn soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thanh niên để luật sớm đi vào cuộc sống. Những cơ chế chính sách đó chủ yếu tập trung đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và cơ bản của thanh niên về học tập, sao cho thanh niên Việt Nam không còn tụt hậu so với thanh niên thế giới về khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý và hoà nhập nhanh vào KTTT, kinh tế tri thức; về định hướng nghề nghiệp và việc làm, sao cho chuyển đổi được nhận thức toàn xã hội không còn coi cánh cổng trường ĐH là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên, để xã hội ta “giảm thầy tăng thợ giỏi”; về nâng cao trình độ thẩm mỹ, lối sống, thể lực và nâng cao tâm hồn cốt cách cho thanh niên Việt Nam…  1.2. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Tạo việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau. Sau đây sẽ đề cập đến một số nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng đến hoạt động tạo việc làm. 1.2.1. Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên, vốn, công nghệ. Cầu việc làm cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng bắt nguồn từ cầu sản xuất, phát triển kinh tế (cầu dẫn xuất). Khi sản xuất càng phát triển thì nhu cầu lao động càng lớn. Muốn mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế phải dựa vào những tiền đề vật chất. Do đó tiền đề vật chất là nhân tố tiên quyết ảnh hưởng đến tạo việc làm. Như vậy, các yếu tố như điều kiện tự nhiên, vốn, công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế, tạo việc làm của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Vì vậy, các quốc gia, các địa phương cần chú trọng đến sự ảnh hưởng của các yếu tố này, cần biết khai thác tận dụng những ưu thế mà thiên nhiên ban tặng cho mỗi quốc gia, mỗi vùng, địa phương đồng thời đẩy mạnh thu hút vốn, phát triển những máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại để nâng cao khả năng khai thác, chế biến sản phẩm để tạo việc làm. 1.2.2. Nhân tố sức lao động và sử dụng lao động: Như trên đã phân tích, Cơ chế tạo việc làm đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ từ 3 bên là: người chủ sử dụng LĐ; người LĐ và Nhà nước. Vì vậy, nhân tố ảnh hưởng quyết định đến tạo việc làm cho người LĐ nói chung và thanh niên nói riêng là SLĐ trên hai phương diện là số lượng và chất lượng. Nhân tố này bao gồm những đòi hỏi mà thanh niên cần phải có để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng LĐ và những đặc điểm của thanh niên mà người sử dụng LĐ, Nhà nước và những nhà hoạch định chính sách cần nhìn rõ để có những biện pháp thích ứng trong việc tạo việc làm phù hợp cho thanh niên. Về số lượng SLĐ thể hiện ở thời gian lao động và cường độ lao động của mỗi người. Chất lượng lao động bao hàm nội dung khá rộng không chỉ là trình độ chuyên môn lành nghề của người lao động, mà còn bao gồm ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật, sức khoẻ,… Bên cạnh đó, Nhà nước và người sử dụng lao động cần phải có những biện pháp để tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận với các thông tin trên TTLĐ, hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, lành nghề cho người lao động…Vấn đề sử dụng lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến tạo việc làm và duy trì việc làm. Nếu quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả sẽ góp phần tạo mở việc làm, ngược lại nếu quản lý và sử dụng lao động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến hoạt động SX-KD từ đó làm giảm chỗ làm việc. Như vậy, để tạo việc làm, duy trì và phát triển việc làm cần có sự tham gia của Nhà nước, người sử dụng LĐ và người LĐ trong việc phát triển hệ thống thông tin TTLĐ, nâng cao trình độ quản lý và sử dụng LĐ, nâng cao cao chất lượng SLĐ. Người LĐ muốn tìm được việc làm, việc làm có thu nhập cao, đòi hỏi phải có trình độ, có năng lực. 1.2.3. Nhân tố thuộc về cơ chế, chính sách tạo việc làm ảnh hưởng dến tạo việc làm cho thanh niên. Cơ chế, chính sách tạo việc làm của nhà nước, của địa phương cũng là nhóm nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người LĐ. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi quốc gia, mỗi địa phương sẽ đề ra những cơ chế, chính sách cụ thể để tạo VL. Một cơ chế, chính sách tạo VL hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo nhiều VL. Chính sách và cơ chế của Nhà nước sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến tạo VL. Nhóm nhân tố này rất đa dạng gồm các chính sách kinh tế vĩ mô, vi mô, chính sách vốn, chính sách phát triển khoa học, công nghệ,…và có thể theo ngành, lĩnh vực, vùng 1.3. KINH NGHIỆM TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN CỦA TỈNH HÀ TĨNH CÓ THỂ ÁP DỤNG CHO TỈNH NAM ĐỊNH Nhận thấy vấn đề giải quyết việc làm có vị trị quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hà Tĩnh luôn coi vấn đề giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Hà Tĩnh đã ban hành nhiều chỉ thỉ, nghị quyết về giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp đã phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong việc tuyên truyền, vận động và tổ chức lực lượng lao động trẻ tham gia các phong trào lập thân, lập nghiệp. Phối hợp có hiệu quả với ngành giáo dục – đào tạo, Lao động – Thương binh và xã hội, các cơ sở dạy nghề, các trường PTTH, THCS, các cơ quan báo chí đẩy mạnh việc phân luồng, hướng nghiệp, tư vấn nghề cho học sinh, giúp họ tự đánh giá và chọn được nghề phù hợp với năng lực của bản thân. Các trung tâm giới thiệu, dịch vụ việc làm đã góp phần tư vấn nghề nghiệp, giúp thanh niên hiểu rõ hơn về các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và pháp luật lao động, phong tục tập quán của những nước nơi họ đăng ký đi làm việc; hướng nghiệp cho lao động trẻ cách thức tìm việc làm phù hợp với trình độ, khả năng chuyên môn…trang bị cho họ những kiến thức ban đầu trên con đường lập thân, lập nghiệp. Từ năm 2001 đến nay, trung bình mỗi năm Tỉnh Hà Tĩnh đã tạo việc làm cho 2,5 – 3 vạn lao động, trong đó thanh niên chiếm khoảng 70%. Trong đó, thông qua các chương trình kinh tế - xã hội đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,2 vạn người; Thông qua quỹ Quốc gia hộ trợ việc làm đã tạo việc làm mới cho 6.500 người, riêng thông qua kênh của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có tổng nguồn vốn cho vay khoảng 21 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm có trên 6.000 lao động (trong đó 92% là ở độ tuổi thanh niên) đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đưa lại nguồn thu nhập trên 900 tỷ đồng/năm (gấp 1,5 lần thu ngân sách nội địa trên địa bàn tỉnh), đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tay nghề, đổi mới về nhận thức, tư duy cho người lao động, nhất là thế hệ trẻ. Công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được các cấp, các ngành ngày càng quan tâm. Thông qua việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và đề án xã hội hóa công tác đào tạo nghề của tỉnh, hệ thống các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh không ngừng được đầu tư nâng cấp thông qua các nguồn vốn chương trình mục tiêu, nguồn vốn hợp tác quốc tế, nguồn vốn ngân sách tỉnh và nguồn vốn đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho gần 2,6 vạn lao động (trong đó trên 85% là ở độ tuổi thanh niên). Phần đông lao động sau khi đào tạo đều được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng hoặc đi xuất khẩu lao động. Đạt được những kết quả trên Tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện một số giải pháp sau có thể rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định: Thứ nhất: Các cấp, các ngành, đặc biệt là tổ chức đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, định hướng phân luồng học nghề cho thế hệ trẻ, giúp họ đánh giá, lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của tỉnh. Xóa bỏ định kiến xem thường việc học nghề của thể hệ trẻ. Thông qua các hoạt động này sẽ giúp thanh niên ý thức được vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc không ngừng rèn luyện, học tập, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thứ hai: Tỉnh đã có các chính sách ưu tiên về cấp đất, miễn giảm các khoản thuế cho các doanh nghiệp đã có cam kết, đăng ký tuyển dụng nhiều lao động của địa phương vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn, nhất là lực lượng lao động trẻ. Thứ ba: Tỉnh đã quan tâm đến các hoạt động như: Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho người lao động trong tỉnh, trong đó chú trọng vào công tác đào tạo nghề, giáo dục định hướng, ngoại ngữ, pháp luật cho người lao động; Bổ sung thường xuyên nguồn vốn cho vay quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh, giúp đoàn viên thanh niên tự tạo việc làm; Duy trì và phát triển thường xuyên ngày hội việc làm, hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, nhằm tạo điều kiện cho lực lượng lao động trẻ và người sử dụng lao động hiểu biết lẫn nhau, có cơ hội tìm được việc làm và tuyển dụng lao động; Quy hoạch và phát triển mạng lưới dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và triển khai thực hiện các chương trình dự án trọng điểm của tỉnh. Thứ tư: Đã phát huy được vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ vào tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hỗ trợ, tạo cơ hội việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, thanh niên thuộc nhóm yếu thế. Khuyến khích thanh niên chủ động tự tạo việc làm trên cơ sở khả năng và các điều kiện thực tế hiện có. Thứ năm: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng đã quan tâm, tạo điều kiện và bố trí đủ nguồn lực để các cấp bộ Đoàn triển khai thực hiện có hiệu quả đề án giải quyết việc làm cho thanh niên và các chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi với học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. 1.4. SỰ CẦN THIẾT TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NAM ĐỊNH. 1.4.1.Sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động Tạo việc làm cho người lao động là cần thiết nhằm giải quyết thất nghiệp. Trong quá trình phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tất yếu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động. Vì vậy, có nghề mới, hoạt động sản xuất mới ra đời, trong khi một số nghề cũ, hoạt động sản xuất cũ bị mất đi, thất nghiệp phát sinh. Tạo việc làm cho người lao động là đáp ứng quyền lợi của người lao động, quyền có việc làm và nghĩa vụ phải làm việc của người trong tuổi lao động, có khả năng lao động như Hiến pháp nước CHXHCNVN đã ghi nhận. Có việc làm đồng nghĩa với có thu nhập, nâng cao vị thế của từng người lao động trong gia đình và ngoài xã hội. Tạo việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế các tiêu cực xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo và bình ổn xã hội. Nếu không có việc làm sẽ không có thu nhập và không có điều kiện thoả mãn các nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh thần của người lao động. Vì vậy tạo việc làm cho người lao động là biện pháp trung tâm của mọi quốc gia, nó cho phép không chỉ giải quyết các vấn đề kinh tế mà cả các vấn đề xã hội. Có việc làm sẽ xoá đói giảm nghèo, góp phần làm ổn định chính trị, an ninh, giảm tệ nạn xã hội. 1.4.2. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho thanh niên Nam Định Bác Hồ đã từng nói: “Thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên” Trích trong cuốn “Năm bài học lý luận chính trị của đoàn viên thanh niên”, trang 86 – NXB Thanh niên. . Do đó, hiện nay thanh niên là lực lượng có ý nghĩa quyết định hoàn thành sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, là bộ phận ưu tú nhất của nguồn nhân lực của mỗi quốc gia và họ luôn luôn có hoài bão, khát vọng cháy bỏng là được học tập, rèn luyện, lao động sáng tạo cho đất nước và cho chính mình. Đồng thời, đất nước cũng chưa bao giờ có yêu cầu to lớn và tạo môi trường thuận lợi như ngày nay để tuổi trẻ có cơ hội lập thân, lập nghiệp, phát triển và cống hiến. Tuy nhiên, thanh niên cũng đang đứng trước những thách thức lớn về việc làm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc làm cho thanh niên ở các nước và khu vực. Ở trong nước, vấn đề lao động và việc làm cho người lao động đã được chú ý nghiên cứu từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định. Tỉnh Nam Định có một vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, được xác định là trung tâm các tỉnh nam sông Hồng. Với vị trí địa lý thuận lợi, những năm qua Nam Định đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội và giải quyết việc làm, hàng năm giải quyết được một số lượng lớn việc làm. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của Nam Định vẫn ở mức cao, giải quyết lao động dôi dư đã trở lên bức xúc. Bên cạnh đó, số lượng thanh niên bước vào tuổi lao động ngày càng lớn. Tình trạng thất nghiệp trong thanh niên đô thị và thiếu việc làm trong thanh niên nông thôn còn rất lớn, cao hơn mức của lao động xã hội. Chất lượng lao động thanh niên còn thấp, định hướng nghề nghiệp của thanh niên chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, không ít thanh niên sa vào các tệ nạn xã hội. Việc làm cho lao động xã hội nói chung, cho thanh niên nói riêng luôn là vấn đề xã hội bức xúc, gay gắt nhất của tỉnh Nam Định hiện nay và trong các năm tới. Tất cả những vấn đề trên đang gây sức ép tạo việc làm cho người LĐ, đặc biệt là LĐ thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định. Do đó, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác tạo việc làm cho thanh niên tỉnh Nam Định nhằm phát huy tiềm năng nguồn lực lao động của thanh niên, tạo ra sự ổn định về đời sống vật chất và tinh thần của thanh niên, đồng thời góp phần giữ vững ổn định anh ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh…là rất cần thiết. Từ đó sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định. CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH 2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NAM ĐỊNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN 2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên. 2.1.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Nam Định có một vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển KT-XH nhanh và bền vững; được xác định là trung tâm các tỉnh nam sông Hồng. Địa hình chủ yếu là đồng bằng - ven biển và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Cách Thủ đô Hà Nội 90 Km về phía Nam, Cảng Hải Phòng 100 Km về phía Đông. Nam Định giáp tỉnh Hà Nam về Phía Bắc, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông Nam và Nam giáp với biển Đông và phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình. Từ đó tạo ra những lợi thế nhất định về thị trường tiêu thụ sản phẩm, các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động hơn, cơ sở hạ tầng phát triển nhanh thu hút nhiều dân cư nơi khác đến sinh sống và làm việc. Với vị trí địa lý thuận lợi, những năm qua Nam Định đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển KT-XH và giải quyết việc làm, hàng năm giải quyết được một số lượng lớn việc làm. Bên cạnh những thuận lợi trên, vị trí địa lý của tỉnh cũng tạo ra một số khó khăn nhất định như tốc độ đô thị hoá nhanh, dân cư tăng mạnh làm cho diện tích đất sản xuất bị thu hẹp lớn… trong khi điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh chưa kịp thích ứng. Vì vậy chính quyền địa phương phải nắm bắt, tận dụng bằng những định hướng phát triển đúng đắn và khả thi để tạo việc làm. 2.1.1.2. Tiềm năng về tài nguyên: * Tài nguyên đất: Đất nông nghiệp: 114.799,25ha, đất chuyên dùng: 25.866ha, đất thổ cư: 9.542ha, đất lâm nghiệp: 4.911ha, đất chưa sử dụng: 17.219ha. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp: 547m2. Vùng ven biển Giao Thủy, Nghĩa Hưng, đất đang được bồi tụ ra biển với tốc độ nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra biển được 80-120m và cứ sau 5 năm thì diện tích đất có khả năng tăng thêm từ 1.500 - 2.000ha. Với những tiềm năng về tài nguyên đất và cơ cấu sử dụng đất có nhiều tác động đến công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Nếu sử dụng hợp lý đất đai sẽ có tác động tích cực đến phát triển KT-XH và công tác tạo việc làm tại địa phương. *Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản phong phú cũng là yếu tố nổi trội, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Tài nguyên khoáng sản của Nam Định bao gồm: Khoáng sản cháy bao gồm: Than nâu nằm ở Giao Thủy, dầu mỏ và khí đốt ở thềm lục địa Giao Thủy; Khoáng sản kim loại: có các vành phân tán Inmenit, Ziarcon, mônazit và quặng titan, zicon; Các nguyên liệu sét bao gồm sét làm gốm sứ, sét gạch ngói, sét làm bột màu; Fenspat, phân bổ tại núi Phương Nhi (huyện Ý Yên), núi Gôi (huyện Vụ Bản). Có thể khai thác làm phụ gia sản xuất gốm sứ; Cát xây dựng có mỏ ở Quất Lâm; Nước khoáng ở núi Gôi - Vụ Bản và Hải Sơn - Hải Hậu. *Tài nguyên nước và nước ngầm: Bao gồm cả nước mặn và nước ngọt. Nước ngọt được cung cấp bởi hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Đào, sông Ninh Cơ…và nước mặn được cung cấp từ vùng ven biển của 3 huyện phía nam tỉnh.Về nước ngầm cũng bao gồm nước mặn và nước ngọt. *Tài nguyên biển và rừng: Bờ biển Nam Định dài 72km thuộc 3 huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Có 3 cửa sông lớn: Sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ. Nam Định là tỉnh có tiềm năng lớn về nguồn lợi thủy sản ở cả 3 vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Trữ lượng cá khoảng 157.500 tấn, chiếm 20% tổng trữ lượng cá vịnh Bắc Bộ, khả năng cho phép khai thác: 70.000 tấn, ngoài ra còn có tôm, mực và các loài hải sản khác. Tổng diện tích mặt nước có thể phát triển nuôi trồng thủy sản là 22.000ha. Ven biển Nam Định có gần 5.000 ha rừng, trong đó có gần 3.000ha rừng ngập mặn, là nơi có nhiều loài chim quý hiếm di trú theo mùa. Vườn quốc gia Xuân Thủy được Chính phủ phê duyệt vào ngày 02/01/2003, có diện tích 7.100ha. Nước biển Nam Định có độ mặn cao, nên ven biển có nhiều cánh đồng muối lớn, hàng năm cho năng suất vào loại cao nhất nước. Cảng Hải Thịnh đang được xây dựng thành hải cảng lớn thuận lợi cho thương mại, giao thông và du lịch với toàn quốc và các nước trong khu vực. Nam Định có nhiều điểm du lịch nghiên cứu sinh thái, nghỉ mát, lễ hội như: Quần thể di tích đền Trần - Chùa Tháp - đền Bảo Lộc - Phủ Giày, chùa Cổ Lễ - Chùa Keo - Hành Thiện, khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh, nhà thờ Bùi Chu, đền thánh Phú Nhai, làng hoa cây cảnh Vỵ Khê, vườn quốc gia Xuân Thủy. Vùng ven biển có 2 bãi tắm Quất Lâm và Thịnh Long. Với vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú đã tạo cho Nam Định những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, tạo VL, tăng thu nhập cho người LĐ. Nếu có những chính sách phát triển kinh tế hợp lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả, phát huy có hiệu quả lợi thế về du lịch thì Nam Định sẽ có nhiều lợi thế trong việc phát triển các ngành xây dựng, khai thác khoáng sản, chế biến thủy hải sản và các ngành du lịch, dịch vụ góp phần phát triển kinh tế, thu hút LĐ, giải quyết VL, tăng thu nhập cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng trên địa bản tỉnh. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa - xã hội. Các yếu tố kinh tế, văn hoá - xã hội có tác động chi phối thực trạng lao động - việc làm, cũng như công tác tạo việc làm cho người lao động tại một địa phương hay bất kỳ một vùng lãnh thổ nào. Cụ thể: 2.1.2.1. Tình hình dân số, văn hóa, y tế, giáo dục: * Về dân số: Nam Định là tỉnh có quy mô dân số xếp hàng thứ 7 trong 63 tỉnh thành trong cả nước với quy mô dân số trung bình năm 2008 là 2000 nghìn người. Trong đó, nam chiếm 48,62%; nữ chiếm 51,38%. Dân số NT chiếm 82,81%, dân số thành thị chiếm 17,19%; Với mật độ dân số bình quân gần 1.211 người/km2, cao hơn mật độ bình quân của cả nước và vùng đồng bằng sông Hồng. Quy mô dân số TT những năm gần đây tăng nhanh hơn dân số vùng NT. Đây là chiều hướng phù hợp với quá trình đô thị hóa đang phát triển. Biểu số 2.1. Tổng dân số tỉnh Nam Định trong các năm 2006 – 2008 Đơn vị: người Năm Thành thị Nông thôn Tổng dân số Dân số 15 tuổi trở lên cả tỉnh LLLĐ cả tỉnh 2006 317.409 1.665.772 1.975.181 1.223.709 1.114.308 2007 335.491 1.665.700 1.991.191 1.251.020 1.146.960 2008 343.819 1.656.341 2.000.160 1.234.932 1.186.764 Nguồn: Số liệu tổng hợp Niên giám thống kê tỉnh Nam Định các năm 2006, 2007, 2008 Số người trong độ tuổi LĐ năm 2008 chiếm 62% tổng dân số, với 1.223.709 người. Có 85% LĐ làm việc trong các ngành kinh tế và khoảng 2% số LĐ chưa có việc làm (không kể số LĐ trong độ tuổi đang đi học). Về chất lượng lao động: Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 30% tổng số lao động, trên 90% số lao động trong độ tuổi có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên (cả nước là 48%). Nguồn nhân lực của tỉnh Nam Định là một thế mạnh nổi bật, nhân dân cần cù lao động và có nhiều lao động lành nghề với tay nghề truyền thống cao. LLLĐ dồi dào nên các giải pháp để tạo việc làm cho người lao động được tỉnh đặc biệt quan tâm. * Về hệ thống giáo dục và đào tạo: Tỉnh Nam Định có truyền thống hiếu học, là một trong số ít tỉnh 13 năm liền dẫn đầu toàn quốc về giáo dục - đào tạo. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có bước phát triển mới cả về quy mô và chất lượng, luôn giữ vững truyền thống dạy tốt - học tốt. Toàn tỉnh có 14 trường CĐ, trung học công nghiệp và dạy nghề, trong đó mỗi năm có từ 4.000 đến 5.000 CNKT tốt nghiệp ra trường. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3 trường Đại học, đó là ĐH Điều dưỡng, ĐH sư phạm kỹ thuật II và ĐH dân lập Lương Thế Vinh. Sắp tới, tỉnh sẽ tiếp tục có một số trường CĐ được nâng lên ĐH. Hệ thống các cơ sở dạy nghề rộng khắp toàn tỉnh, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, tăng cường phổ cập, bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng tỷ lệ LĐ được đào tạo của tỉnh lên 35 - 40% vào năm 2010. Do đó tỉnh Nam Định có một nguồn LĐ dồi dào, có trình độ nghiệp vụ, tay nghề khá; tác phong công nghiệp, năng động nhiệt tình, ham học hỏi và tinh thần trách nhiệm cao là những điểm mạnh của LLLĐ Nam Định. * Về hệ thống y tế: Hiện nay, Nam Định có mạng lưới y tế bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân khá hoàn chỉnh từ thôn, xóm, xã, phường đến cấp huyện và tỉnh, trong đó có 17 bệnh viện; 4 phòng khám đa khoa khu vực và 229 trạm y tế xã, phường với tổng số 3.465 giường bệnh và 4.183 cán bộ y tế. 2.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế. GDP 2008 đạt 19.409,7 tỷ đồng (giá hiện hành). Với tốc độ tăng trưởng tương đối đồng đều và duy trì ở mức cao, giai đoạn 2005 - 2008 GDP bình quân đạt 11,35 %/năm. Trong đó năm 2008 tăng 11,03%. Năm 2008 GDP bình quân đầu người đạt 9.703,9 nghìn đồng/người/năm (giá thực tế). Cơ cấu kinh tế (GDP) chia theo 3 khu vực năm 2008: - Nông nghiệp và thuỷ sản chiếm 30,49% (Năm 2000 chiếm 40,9%) - Công nghiệp và xây dựng chiếm 35,09% (Năm 2000 chiếm 20,94%) - Dịch vụ chiếm 34,42% (Năm 2000 chiếm 38,16%) 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.3.1. Quy mô tạo việc làm qua các năm Cầu lao động thanh niên được phản ánh ở tình trạng việc làm và thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động thanh niên. Tổng cầu lao động thanh niên tỉnh Nam Định có xu hướng tăng qua các năm. Qua biểu 2.2 cho thấy, tổng cầu lao động thanh niên có xu hướng tăng và chiếm trên 1/3 tổng cầu lao động cả tỉnh. Đặc biệt, số chỗ việc làm mới được tạo ra hàng năm tăng liên tục (36.802 người năm 2006; năm 2007 là 38.314 người), trong đó chủ yếu là cho thanh niên. Biểu số 2.2. Tổng số việc làm mới (cầu lao động mới) cho thanh niên Nam Định trong các năm 2006 – 2008 Đơn vị tính: người, % Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 1. Tổng số việc làm mới 36.802 38.314 31.350 2. Trong đó, Số việc làm mới cho thanh niên: - Tuyệt đối 14.956 17.345 11.172 - % so tổng số việc làm mới 40,64 37,44 35,64 Nguồn: Sở LĐTB&XH, báo cáo kết quả GQVL tỉnh Nam Định các năm 2006, 2007, 2008 Theo biểu 2.2 ta thấy, số lao động được tạo việc làm mới hàng năm đều tăng lên và được tạo ra ở trên tất cả các lĩnh vực. Cụ thể năm 2006 số việc làm mới được tạo ra cho 36.802 người lao động, trong đó cho thanh niên là 14.956 người; đến năm 2007 con số này là 38.314 người, trong đó cho thanh niên là 17.345 người (tăng hơn so năm 2006 là 1.512 người, tương ứng vượt là 4,1%) và đến năm 2008 lao động được tạo việc làm mới là 31.350 người, trong đó cho thanh niên là 11.172 người (thấp hơn hai năm 2006 và 2007 tương ứng là 5.452 người và 6.964 người, tương ứng giảm là 14,8% và 18,1%). Lý do việc làm tạo ra năm 2008 giảm sút là do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến lao động, việc làm. Cụ thể là gây đình đốn sản xuất ở các doanh nghiệp trong nước dẫn đến tình trạng mất việc làm, trực tiếp thu hẹp quy mô việc làm, đồng thời khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm ảnh hưởng xấu đến cơ hội XKLĐ, hơn nữa suy thoái kinh tế làm sụt giảm xuất khẩu hàng hóa đặc biệt là hàng hóa nông lâm sản đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp trong nước. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như dệt may, dầu thô, điều, hải sản, cà phê, cơ khí, điện tử...hầu như không tăng và có xu hướng giảm. Xu hướng này sẽ không chỉ làm giảm cầu lao động trong sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các ngành gia công, chế biến mà còn giảm cả cầu lao động trong sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình. 2.3.2. Khái quát thực trạng việc làm, thất nghiệp, thiếu việc làm của thanh niên Nam Định. a. Khái quát thực trạng việc làm của thanh niên Nam Định. Theo biểu 2.3, tỷ trọng lao động thanh niên có việc làm trong tổng số LLLĐ TN là tương đối cao, chiếm trên 90% và ít thay đổi qua các năm. Bảng 2.3. Tình trạng việc làm của LLLĐ thanh niên Nam Định các năm Đơn vị tính: người,%. Năm Lực lượng lao động thanh niên Tổng số Có việc làm Không có việc làm 2006 LLLĐ thanh niên Nam Định 288.222 277.003 11.219 % 100 96,11 3,89 2007 LLLĐ thanh niên Nam Định 303.698 294.347 9.351 % 100 96,92 3,08 2008 LLLĐ thanh niên Nam Định 317.822 305.519 12.303 % 100 96,13 3,87 Nguồn: - Năm 2006, 2007 từ Kết quả Điều tra việc làm và thất nghiệp của Bộ LĐ-TB&XH - Năm 2008 từ Kết quả Điều tra biến động dân số, lao động và nhà ở của TCTK. Năm 2006 là 96,11%; năm 2007 là 96,92%. Số thanh niên không có việc làm của tỉnh chiếm 3,08 % vào năm 2007 và tăng lên 3,87% vào năm 2008. Con số này tuy không lớn lắm, nhưng đối với Nam Định là 1 tỉnh còn thuần nông, đa số thanh niên sống ở nông thôn thì tỷ lệ trên là cao, vì tình trạng chung của lao động nông thôn là thiếu việc làm. Cũng theo số liệu ở biểu 2.3 cho thấy, số thanh niên có việc làm ngày càng tăng (Năm 2006 chỉ có 277.003 người có việc làm, đến năm 2007 con số là 294.347 người, tăng 6,3% so với năm 2006; đến năm 2008 là 305.519 người, tăng 3,8% so với năm 2007). Bình quân mỗi năm trong thời kỳ 2006 – 2008 số thanh niên có việc làm việc tăng 3,4%. Trong số thanh niên có việc làm thì tỷ lệ số người có đủ việc làm là khá cao nhưng đang có chiều hướng giảm. Cụ thể, năm 2006 tỷ lệ số người có đủ việc làm là 96,91%, năm 2007 giảm xuống còn 87,76% và đến năm 2008 là 95,54%. Điều này cho thấy việc làm được tạo ra với chất lượng khá cao (số thanh niên có đủ việc làm chiếm tỷ lệ lớn). Biểu số 2.4. Tình hình việc làm, tạo việc làm cho thanh niên qua các năm Đơn vị tính: người,%. Tiêu thức 2006 2007 2008 1.Tổng Số thanh niên (người) 482.558 510.109 472.864 2.Số thanh niên HĐKT (LLLD thanh niên) (người) 288.222 303.698 317.822 3.Tổng Số lao động HĐKT (LLLD cả tỉnh) (người) 1.114.308 1.146.960 1.186.764 4.Số thanh niên có việc làm trong các ngành KT(người) 277.003 294.347 305.519 - Tỷ lệ so với số người HĐKT(%) 20,37 25,66 25,74 - Tỷ lệ so với số thanh niên HĐKT (LLLĐTN) ((%) 96,11 96,92 96,13 - Tỷ lệ số người đủ việc làm (so với thanh niên có VL)(%) 96,91 87,76 95,54 5.Số thanh niên không có việc làm.(người) 11.219 9.351 12.303 - Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (so với LLLĐ cả tỉnh) (%) 1,01 0,82 1,04 - Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (so với LLLĐTN) (%) 3,89 3,08 3,87 - Hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn (%) 80 81 82 6.Tỷ lệ thất nghiệp chung của tỉnh (%) 1,35 1,68 1,57 7.Số lao động được giải quyết việc làm mới (người) 36.802 38.314 31.350 8.Số thanh niên được giải quyết việc làm mới (người) 14.956 17.345 11.172 Nguồn: - Năm 2006, 2007 từ Kết quả Điều tra việc làm và thất nghiệp của Bộ LĐ-TB&XH - Năm 2008 từ Kết quả Điều tra biến động dân số, lao động và nhà ở của TCTK. Theo biểu 2.4 cho thấy, số lao động nói chung và số lao động thanh niên nói riêng trên địa bàn tỉnh Nam Định được tạo việc làm mới (số lao động được tạo việc làm mới bao gồm cả số lao động đảm nhận việc làm mới tạo ra và số lao động có việc làm thế chỗ cho người về hưu, người nghỉ mất sức lao động… và những người chuyển đi nơi khác) mỗi năm thời kỳ 2006 – 2008 khá cao nhưng có xu hướng xuống. Năm 2006 số lao động được tạo việc làm mới là 36.802 người (trong đó số thanh niên là 14.956 người), đến năm 2008 số lao động được tạo việc làm mới là 31.350 người (trong đó số thanh niên là 11.172 người), bình quân mỗi năm từ 2006 – 2008, số lao động đượ._.việc làm, tìm việc làm…; đồng thời tổ chức các hoạt động để hỗ trợ cho thanh niên là thành viên của hội mình. 3.3.2.6. Huy động các nguồn lực để hỗ trợ thanh niên học nghề và giải quyết việc làm Huy động tối đa các nguồn lực ở trong và ngoài nước để hỗ trợ cho thanh niên học nghề, vay vốn GQVL, tự tạo việc làm và tìm việc làm ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và các khu công nghệ cao. Các nguồn lực trong nước từ ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương); nguồn từ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đóng góp, ủng hộ; nguồn từ xã hội thông qua sự ủng hộ, tương trợ và quyên góp…; khuyến khích các địa phương hình thành quĩ dạy nghề và việc làm cho thanh niên để hỗ trợ thanh niên. Đối với các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể thông qua các chương trình, dự án hoặc ủng hộ trực tiếp theo các hình thức để hỗ trợ thanh niên học nghề và giải quyết việc làm. 3.3.3. Nhóm các giải pháp khác. 3.3.3.1. Tạo việc làm cho thanh niên có chú trọng đến đặc điểm lao động. Cụ thể là thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho ba nhóm đối tượng: sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề; thanh niên, học sinh cuối cấp PTCS, PTTH; thanh niên thất nghiệp. a. Giải pháp, chính sách tạo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp các trường Cao đẳng, Đại học, Dạy nghề Những chính sách, giải pháp phát triển kinh tế tạo việc làm cho thanh niên qua đào tạo: Đối với lao động thanh niên đã qua đào tạo, nhất là CNKT trình độ cao, các kỹ sư, cử nhân...là nguồn nhân lực chất lượng cao cần được sử dụng vào khu vực kinh tế đòi hỏi chất lượng lao động cao, nhất là các doanh nhân giỏi, lao động kỹ thuật trình độ cao. Các chính sách kinh tế của Tỉnh Nam Định cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau: - Có chính sách và cơ chế tập trung nguồn lực đầu tư của tỉnh và khuyến khích các TPKT đầu tư phát triển các vùng kinh tế động lực, trọng điểm của tỉnh; phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. - Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá và áp dụng công nghệ cao, nhất là công nghệ sinh học, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để thu hút lao động trình độ cao về nông thôn (vùng chuyên canh lúa cao sản; vùng trồng cây công nghiệp) phục vụ xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp trong nước; vùng nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu...). - Phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Trong đó cần: Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn ách tắc về pháp luật, cơ chế, chính sách, hàng rào về hành chính, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận về tín dụng, mặt bằng, thị trường...để phát triển mạnh các doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh, trước hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ; chính sách khuyến khích để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA) để phát triển doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. - Mở rộng khả năng đưa lao động có nghề, lao động kỹ thuật và chuyên gia đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (XKLĐ). Chính sách, giải pháp ưu đãi, trọng dụng nhân tài trong thanh niên: Lao động có tài năng (nhân tài), nhất là ở lứa tuổi thanh niên là một trong những nguồn lực vô cùng quý giá trong giai đoạn hiện nay. Việc trọng dụng nhân tài trong thanh niên cần tập trung giải quyết ba vấn đề cơ bản là: tạo điều kiện cho họ phát huy hết tài năng, cống hiến trong sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, nhất là trong hoạt động SX-KD; và mức thu nhập, chế độ đãi ngộ, nhất là chế độ thưởng đối với họ phải tương xứng với công sức mà họ bỏ ra, phải trả đúng giá trị lao động phụ thuộc vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế-xã hội; đảm bảo cho họ cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. b. Các giải pháp chính sách tạo việc làm cho thanh niên, học sinh cuối cấp PTCS, PTTH Thực tế cho thấy, thanh niên sau khi kết thúc chương trình học tập phổ thông mà không tiếp tục theo học lên cao hơn chủ yếu tập trung vào các vùng nông thôn. Đối với số này, có thể phân chia họ ra thành hai nhóm đối tượng chính gồm: nhóm đối tượng tham gia vào TTLĐ (thường là TTLĐ không chính thức); và nhóm đối tượng tự tạo việc làm (khu vực phi chính thức). Đối với nhóm gia nhập ngay vào TTLĐ: Trong điều kiện TTLĐ nông thôn hiện nay còn kém phát triển, do vậy tất yếu dẫn đến việc phần lớn thanh niên sau khi học xong chương trình phổ thông mà gia nhập ngay vào TTLĐ sẽ di chuyển tới các vùng đô thị để tìm việc làm. Đây là nhóm lao động có sức cạnh tranh yếu do không có trình độ CMKT, hạn chế bởi phương tiện đi lại, nhà ở... Họ chỉ có duy nhất lợi thế là có sức khỏe tương đối tốt. Vì vậy tất yếu dẫn tới việc họ phải chấp nhận những công việc lao động giản đơn, nặng nhọc, thu nhập thấp, hoặc thậm chí bị bóc lột sức lao động. Vì vậy, các chính sách, giải pháp kinh tế cho nhóm đối tượng này cần tập trung vào: - Có chính sách hỗ trợ đào tạo, phổ cập nghề (khóa đào tạo nghề ngắn hạn, linh hoạt về thời gian, hình thức tổ chức, nội dung đào tạo sát yêu cầu của thị trường). - Có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, các làng nghề thủ công truyền thống ở địa phương, để thu hút lao động thanh niên tại chỗ. - Hoàn thiện các chương trình qui hoạch, chiến lược phát triển kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH nông thôn. Phát triển các mô hình doanh nghiệp công nghiệp nông thôn theo hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động (không đòi hỏi quá cao về trình độ tay nghề), và sử dụng những nguồn nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương. - Ưu tiên đưa thanh niên nông thôn đi xuất khẩu lao động theo hướng mở rộng thị trường; chấn chỉnh, đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, khắc phục tiêu cực, nhất là lừa đảo người lao động. Đối với nhóm tự tạo việc làm: Trong điều kiện kinh tế hiện nay của tỉnh Nam Định thì phương hướng tự tạo việc làm còn là một trong những hướng cơ bản và quan trọng trong giải quyết việc làm đại trà cho thanh niên (phù hợp với lao động ở khu vực NT). Để khuyến khích tự tạo việc làm, cần có những chính sách, giải pháp sau: - Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại; chính sách hỗ trợ các dự án SX - KD phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa lý, môi trường sinh thái của từng vùng, nhất là nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu, chế biến nông sản (hỗ trợ giống có năng suất cao, vay vốn với lãi suất ưu đãi để xây dựng cơ sở, cải tạo mặt bằng; hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật, hợp đồng bao tiêu sản phẩm...). - Bổ sung nguồn vốn từ quỹ quốc gia GQVL-GN...Trong đó, ưu tiên phát triển các dự án vay vốn đối với doanh nhiệp vừa và nhỏ; nuôi trồng thuỷ sản; sản xuất hàng hoá xuất khẩu do thanh niên nông thôn chưa có việc làm làm chủ dự án. - Phổ cập đào tạo nghề và kiến thức quản lý kinh doanh cho lao động thanh niên thông qua các chương trình đào tạo “khởi sự doanh nghiệp”. - Cải thiện, đổi mới chương trình “tín dụng vi mô” thuộc hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng của Nhà nước cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đối tượng vay vốn là thanh niên nông thôn (thế chấp, thời gian vay, hạn mức vay...). c. Các giải pháp chính sách tạo việc làm cho thanh niên thất nghiệp Chính sách, giải pháp phát triển kinh tế, tạo việc làm cho thanh niên thất nghiệp, mất việc làm: Từ phân tích trên có thể thấy rằng phần lớn số đối tượng thanh niên thất nghiệp, mất việc làm hiện nay của tỉnh Nam Định tập trung ở thành thị. Đặc thù chủ yếu của nhóm này là khả năng cạnh tranh trên TTLĐ còn yếu kém, do chưa có nghề lại không có tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất như thanh niên nông thôn, nên khó có thể tự tạo việc làm. Do vậy, các giải pháp, chính sách kinh tế tạo việc làm cho họ cần tập trung vào các hướng sau: - Phát triển mạnh hơn nữa các TPKT tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, tiểu chủ bằng các chính sách, giải pháp khuyến khích và hỗ trợ các chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động phát triển SX-KD. Đặc biệt là các chính sách ưu đãi về đầu tư, thuế theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước; chính sách khuyến khích người sử dụng lao động đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động; tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất kinh doanh, tiếp cận tín dụng chính thức và vốn vay từ chương trình quốc gia hỗ trợ việc làm... - Khuyến khích đầu tư phát triển mạnh khu vực dịch vụ, đặc biệt là những ngành nghề dịch vụ xã hội phục vụ bên ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất (nhà ở, văn hoá...). Chính sách, giải pháp hỗ trợ việc làm cho thanh niên thất nghiệp, mất việc làm: - Có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề phù hợp những nghề mà thị trường đang cần; đặc biệt là cho thanh niên ven đô thị, nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho công nghiệp và đô thị hoá. Trong chi phí đền bù giải phóng mặt bằng phải có chi phí đào tạo nghề và các doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn phải ưu tiên đào tạo, tuyển dụng thanh niên địa phương vào làm việc. - Tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên thất nghiệp, mất việc làm tiếp cận được các nguồn vốn vay GQVL-GN để tự tạo việc làm. - Phát triển các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở đô thị, các công trình phúc lợi xã hội đô thị và thành lập các đội thanh niên xây dựng đô thị ở cấp huyện, thành phố để thu hút thanh niên vào làm việc; tạo ra TTLĐ thứ cấp để thanh niên có việc làm tạm thời và có thu nhập ổn định cuộc sống, có cơ hội tham gia TTLĐ chính thức khi có điều kiện. - Tăng cường các hoạt động thông tin, giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm... để thanh niên chưa có việc làm, thất nghiệp có cơ hội tiếp cận giao dịch tìm việc làm. 3.3.3.2. Thực hiện xã hội hoá trong giải quyết việc làm cho thanh niên. Xã hội hoá không chỉ là chủ trương mà còn là giải pháp quan trọng để huy động mọi nguồn lực của xã hội vào giải quyết việc làm là vấn đề vừa cơ bản, lâu dài vừa cấp thiết hiện nay của tỉnh Nam Định, đặc biệt là đối với thanh niên. Xã hội hoá trong GQVL cho thanh niên thực chất là quá trình mở rộng sự tham gia của các chủ thể, các đối tác xã hội với các hình thức, phương thức đa dạng, linh hoạt nhằm huy động tối đa nguồn lực của cộng đồng, xã hội cùng Nhà nước tạo nhiều việc làm cho lao động xã hội, cho thanh niên. Đó cũng là quá trình xác định rõ vai trò của các đối tác tham gia; sự phân công, phân cấp và phối hợp trong quá trình thực hiện. Các hướng cơ bản xã hội hoá giải quyết việc làm cho thanh niên cần phải tập trung thực hiện là: a. Nâng cao nhận thức, làm cho thanh niên có hiểu biết cần thiết về nghề nghiệp trong kinh tế thị trường để tự thay đổi nhận thức về thang giá trị xã hội và điều chỉnh hành vi trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện của mình. b. Đổi mới một cách căn bản hệ thống định hướng nghề nghiệp cho thanh niên theo hướng mở và động, bao gồm trong nhà trường, cơ sở đào tạo và ngoài xã hội, đa dạng hoá các hình thức và phương thức dịch vụ, kể cả khu vực công và khu vực tư nhân về lĩnh vực này; hình thành mạng lưới và áp dụng từng bước công nghệ thông tin, viễn thông vào hoạt động định hướng nghề nghiệp cho thanh niên. c. Định hướng nghề nghiệp cho thanh niên phải trở thành nội dung hoạt động chủ yếu và thường xuyên trong thanh niên thông qua các chương trình nghị sự; các hình thức câu lạc bộ; lồng ghép với các chương trình hành động khác đặc thù của thanh niên… phải trở thành phong trào sôi động trong thanh niên, nhất là thanh niên học sinh, sinh viên. d. Thanh niên phải tự tạo việc làm cho mình, tự lập thân, lập nghiệp trên cơ sở giải phóng sức lao động trẻ, nâng cao năng lực nghề nghiệp (thể lực, trí lực, tâm lực) và tính năng động xã hội của thanh niên, nhất là trong kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa… e. Đào tạo nguồn nhân lực thanh niên, nhất là nguồn nhân lực trẻ về khoa học, công nghệ và kỹ thuật thực hành trình độ cao là khâu then chốt, đột phá và là chìa khoá để thanh niên tự lập thân, lập nghiệp và tham gia KT-XH, làm giàu cho bản thân và góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Tỉnh. f. Cần phải phát huy thế mạnh của thanh niên bằng đa dạng hoá các hoạt động thông qua chương trình nghị sự của thanh niên về việc làm trên cơ sở mở rộng sự tham gia của thanh niên vào chương trình việc làm, xoá đói giảm nghèo, đào tạo lao động kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hướng nghiệp,… 3.3.3.3. Phát huy vai trò xung kích của tổ chức Đoàn Thanh niên trong giải quyết việc làm cho thanh niên. Theo kinh nghiệm của quốc tế, việc huy động các tổ chức quần chúng tham gia vào thực hiện chính sách việc làm là một trong các giải pháp quan trọng đảm bảo tính khả thi của chính sách. Hơn nữa, thiết chế xã hội ở nước ta là một thiết chế xã hội sát với dân nên tăng cường sự tham gia của các đối tác xã hội vào GQVL cho thanh niên là cơ chế rất hiệu quả để vận hành, đưa chính sách việc làm vào cuộc sống. Bởi vì, chỉ có thông qua các tổ chức quần chúng - tổ chức của chính đối tượng thụ hưởng chính sách việc làm, thì chính sách đó mới đến đúng mục tiêu, đối tượng và có hiệu quả. Vai trò cụ thể của Đoàn TNCSHCM đối với GQVL cho thanh niên là: - Đoàn Thanh niên trong nhà trường THCS và THPT phải tham gia tuyên truyền làm thay đổi định hướng giá trị nghề nghiệp của thanh niên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để tích cực tham gia vào phân luồng học sinh ở bậc phổ thông đi vào TTLĐ hoặc học nghề, không nhất thiết chỉ có con đường duy nhất là thi vào ĐH, chạy theo bằng cấp. - Tăng cường thông tin, phát triển hình thức sinh hoạt câu lạc bộ có nội dung hướng nghiệp cho thanh niên học sinh phổ thông, nhất là các thông tin về ngành nghề, về đào tạo nghề, thông tin TTLĐ và tư vấn cho thanh niên để họ lựa chọn được nghề đúng với nguyện vọng, sở thích, khả năng và điều kiện hoàn cảnh của mình, yêu cầu của xã hội. - Đối với thanh niên sinh viên (ĐH, CĐ, học nghề…), Đoàn Thanh niên cần tập trung vào tuyên truyền, thông tin để sau khi tốt nghiệp ra trường thanh niên sẵn sàng đi vào lao động sản xuất, về nông thôn, … khắc phục xu hướng đổ xô vào khu vực Nhà nước, ở lại các thành phố lớn tìm việc làm, mặc dù là làm trái ngành nghề được đào tạo, gây lãng phí lớn cho xã hội. - Đối với thanh niên mất việc làm hoặc thất nghiệp, Đoàn Thanh niên cần tăng cường thông tin, tư vấn về học nghề, nhất là ngắn hạn và giới thiệu, mở rộng hình thức giao dịch lao động để thanh niên nhanh chóng tham gia vào TTLĐ, có việc làm và thu nhập đảm bảo cuộc sống. - Đoàn Thanh niên tham gia với Nhà nước bổ sung, hoàn thiện các chính sách liên quan đến việc làm cho thanh niên, nhất là các chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, chính sách đưa thanh niên đi XKLĐ; chính sách khuyến khích khởi sự doanh nghiệp, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ … - Đoàn Thanh niên trực tiếp tham gia quản lý và thực hiện các chương trình, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm, chương trình đào tạo nghề, XKLĐ, nhất là cho thanh niên nông thôn; … trên cơ sở lập Quỹ việc làm và xoá đói giảm nghèo do Đoàn Thanh niên quản lý, điều hành theo chính sách và sự hướng dẫn của Nhà nước. - Đoàn Thanh niên tham gia các chương trình "khởi sự doanh nghiệp", phát triển các doanh nghiệp trẻ, các tổ chức kinh tế của thanh niên, các hiệp hội doanh nghiệp trẻ, hiệp hội các làng nghề trẻ,… theo luật pháp của Nhà nước. Đây là những hình thức rất hiệu quả để giúp nhau quảng bá, tiếp cận thị trường, tiếp cận các nguồn lực chính thức và bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên… - Đoàn Thanh niên tham gia thúc đẩy các giao dịch trên TTLĐ cho thanh niên, nhất là các hoạt động thông tin về TTLĐ, thành lập các cơ sở tư vấn và giới thiệu việc làm của Đoàn Thanh niên, phát triển các doanh nghiệp của Đoàn Thanh niên tham gia XKLĐ theo đúng pháp luật Lao động và sự hướng dẫn của Nhà nước. KẾT LUẬN Tạo việc làm cho thanh niên vừa là vấn đề kinh tế, vừa là vấn đề xã hội bức xúc. Việc làm không chỉ là mối quan tâm hàng đầu mà còn là vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội. Giải quyết và tạo việc làm cho thanh niên có ý nghĩa quyết định trong sự đổi mới và phát triển KT-XH của toàn tỉnh Nam Định hiện nay và trong thời gian tới. Công tác giải quyết và tạo mở việc làm cho LLLĐ thanh niên tỉnh Nam Định thời gian qua tuy đã đạt được kết quả đáng ghi nhận nhưng trong tương lai vẫn đòi hỏi phải có những chính sách, phương hướng và giải pháp có tính khả thi phù hợp với nền KT-XH của tỉnh. Việc triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ của các cấp chính quyền và của toàn xã hội, có như vậy thì công tác giải quyết, tạo việc làm mới đạt kết quả cao nhất, đưa KT-XH tỉnh Nam Định ngày một phát triển hoà nhịp cùng sự đi lên của đất nước. Tạo việc làm cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng là chủ trương lớn của Đảng, nhà nước và của tỉnh Nam Định. Xuất phát từ chủ trương đó và những vấn đề bức xúc về việc làm, thất nghiệp của thanh niên Nam Định trong những năm qua, tác giả lựa chọn đề tài “Tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2015”. Luận văn đã hoàn thành những công việc chính sau: 1. Phân tích, tiếp cận những nhận thức có tính lý thuyết về việc làm, tạo việc làm cho người lao động (trong đó có thanh niên). Nội dung này được luận văn trình bày chủ yếu trong chương I. Sau khi xác định mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, Luận văn đã làm rõ được những vấn đề mang tính lý luận như: khái niệm việc làm, tạo việc làm, nêu lên các các đặc điểm đặc thù của thanh niên, các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề việc làm của thanh niên hiện nay, phân tích một số kinh nghiệm tạo việc làm cho thanh niên của tỉnh Hà Tĩnh có thể rút ra cho Nam Định, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người người lao động (trong đó có thanh niên); nêu lên sự cần thiết phải tạo việc làm cho lao động thanh niên. 2. Phân tích thực trạng tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định trong những năm qua. Luận văn đã phân tích những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, KT-XH của tỉnh Nam Định ảnh hưởng đến công tác tạo việc làm cho thanh niên. Đi sâu phân tích quy mô tạo việc làm cho thanh niên trong thời gian qua của Nam Định theo các chỉ tiêu tạo việc làm theo ngành kinh tế, tạo việc làm theo khu vực, tạo việc làm theo TPKT, phân tích ảnh hưởng của việc làm đến tiền lương – thu nhập của thanh niên. Luận văn cũng đi vào phân tích thực trạng các hoạt động tạo việc làm cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng. Từ đó tiến hành phân tích các nhân tố tác động đến tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định. Trên cơ sở phân tích đó, luận văn đã làm rõ những thành công và tồn tại trong công tác tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định trong những năm qua, chỉ rõ nguyên nhân thành công và hạn chế tồn tại để trên cơ sở đó có những giải pháp hợp lý tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian tới. 3. Trên cơ sở những phân tích về thực trạng tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Nam Định trong những năm qua, luận văn đã đưa ra một số giải pháp tạo việc làm cho thanh niên trên địa bàn Nam Định từ nay đến năm 2015. Tuy nhiên, tạo việc làm là một vấn đề tổng hợp, rộng lớn và phức tạp, có liên quan đến nhiều chương trình phát triển KT-XH nên luận văn mới đưa ra những giải pháp cơ bản. Song nếu những giải pháp này được triển khai thực hiện đồng bộ, luận văn sẽ có những đóng góp trong vấn đề tạo việc làm có hiệu quả cho thanh niên trên địa bàn Nam Định từ nay đến năm 2015. Để nghiên cứu và hoàn thiện công tác tạo việc làm cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng đòi hỏi phải có quá trình và sự am hiểu sâu rộng về cả lý thuyết lẫn thực tiễn mới cho kết quả có giá trị ứng dụng. Mặc dù tác giả đã cố gắng tìm tòi nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn để hoàn thành luận văn này, nhưng luận văn cũng không trách khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Lê Thanh Hà, các thầy cô giáo trong Khoa và các cán bộ sở Lao động thương binh và xã hội, Tỉnh Đoàn Nam Định đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, đóng góp ý kiến và hỗ trợ tác giả trong quá trình hoàn thiện luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định (2005), Một số nội dung chính báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Nam Định. Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (2008), Việc làm cho thanh niên ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp và nhu cầu tìm việc làm của thanh niên nông thôn ở khu công ngiệp tại Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hải Dương – NXB Lao động – Xã hội. Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (2007), Số liệu điều tra việc làm và thất nghiệp năm 2006, Đĩa CD room cơ sở dữ liệu, Nam Định. Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (2008), Số liệu điều tra việc làm và thất nghiệp năm 2007, Đĩa CD room cơ sở dữ liệu, Nam Định. Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (2009), Số liệu điều tra biến động dân số, nguồn lao động và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2008, năm 2009, Đĩa CD room cơ sở dữ liệu, Nam Định. Chính Phủ (2003), Phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010, Hà Nội. Chính Phủ (2008), Phê duyệt Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015. Cục Thống kê tỉnh Nam Định, Niên giám thống kê tỉnh Nam Định các năm 2005, 2006, 2007, 2008. Đặng Cảnh Khanh (2006), Xã hội học thanh niên, NXB CTQG, Hà nội. Đàm Hữu Đắc (2009), “Phương hướng giải quyết việc làm cho thanh niên đến năm 2015”, Bản tin dạy nghề và việc làm – Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định, (02), tháng 2/2009. Lê Xuân Bá (2008), “Phát triển việc làm gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn-thành thị ở cấp độ địa phương”, tạp chí Lao động và Xã hội, (326), tháng 1/2008. Nguyễn Thành Công (2009), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn thành phố Hà Nội”, tạp chí Lao động và Xã hội, (359), tháng 5/2009. Nguyễn Tiệp (2007), “ Thực trạng và Giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, (124), tháng 10/2007. Nguyễn Tiệp (2009), “Giải pháp phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm”, tạp chí Lao động và Xã hội, (369), tháng 10/2009. Nguyễn Văn Thành (2007), “Hội nhập kinh tế tác động mạnh mẽ đến việc làm và thị trường lao động ở Việt Nam”, tạp chí Lao động và Xã hội, (325), tháng 12/2007. Nguyễn Văn Sơn (2008), “Giải quyết việc làm cho thanh niên ở Hà Tĩnh”, tạp chí Lao động và Xã hội, (326), tháng 1/2008. Phạm Ngọc Linh (2009), “Vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam hiện nay”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, (144), tháng 6/2006. Phạm Đức Thành, Lê Doãn Khải (2009), “Bài học thực tiễn qua giải quyết việc làm cho thanh niên”, tạp chí Kinh tế và Phát triển, (144), tháng 6/2006. Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 – 2020, Nam Định Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Thanh niên, Hà Nội. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Bộ luật Lao động sửa đổi bổ sung năm 2006, Hà Nội. Quyết định số 71/2005/QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Nam Định, Báo cáo kết quả giải quyết việc làm qua các năm 2005, 2006, 2007, 2008. Tổng Cục Thống kê - Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004, 2006, NXB Thống kê, Hà Nội, 2004, 2006. Tổng Cục Thống kê (Bộ Y tế, UNICEF, WHO) (2005), Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, TCTK, Hà Nội. Trần Thị Thu, Tạo việc làm cho lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. Trần Xuân Cầu (Chủ biên), Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB ĐHKTQD, Hà Nội. UBND tỉnh Nam Định, Quyết định số 366/QĐ-UBND ngày 13/02/2009 về việc phê duyệt đề án XKLĐ giai đoạn 2009 – 2015; UBND tỉnh Nam Định, Quyết định số 1232/2006/QĐ-UBND ngày 23/5/2006 về việc phê duyệt Đề án phát triển xã hội hoá Dạy nghề tỉnh Nam Định đến năm 2010. UBND tỉnh Nam Định, Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 23/3/2007 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình giải quyết việc làm- giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 UBND tỉnh Nam Định, Quyết đinh số 28/2008/QĐ-UBND ngày 17/11/2008 của ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm địa phương. Vũ Quỳnh Anh (2009), “Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng mất việc làm ở Việt Nam”, tạp chí Lao động và Xã hội, (363), tháng 7/2009. PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN THANH NIÊN TỈNH NAM ĐỊNH VỀ VIỆC LÀM VÀ ĐẠO TẠO NGHỀ (Dành cho thanh niên từ đủ 15 tuổi đến 29 tuổi đang tham gia hoạt động kinh tế) (Phiếu phỏng vấn này chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Mọi thông tin sẽ được giữ bí mật) Huyện/ Thành đoàn:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Mã . . . . . . . . . Ghi chú: Anh/Chị điền thông tin vào chỗ trống và đánh dấu “X” vào 1 ô trả lời đúng nhất. Xin Anh/ Chị vui lòng cho biết các thông tin sau: (Người trả lời điền thông tin vào chỗ trống và đánh dấu “X” vào mỗi ô trả lời mà mình lựa chọn): I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT: 1. Họ và tên: …………………………(Không cần ghi, nếu Anh/Chị không muốn). 2. Giới tính: …………………………………. 3. Tuổi:.............................................................. 4. Quê quán: Thành thị Nông thôn 5. Đang tham gia Sinh hoạt đoàn thuộc huyện/thành đoàn: .............................. 6. Trình độ văn hóa học hết lớp:................... II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN: 1. Hiện nay Anh/Chị có đang đi làm không? Có Không Nếu chọn có, xin mời tiếp câu 2. Nếu chọn không, xin tiếp tục trả lời với câu 4, câu 5. Sau đó chuyển câu 16. 2. Nghề, công việc hiện nay Anh/Chị đang làm là gì?: 2.1 Làm trong doanh nghiệp € 2.2 Làm trong cơ quan HC-SN € 2.3 Làm nông nghiệp € 2.4 Sản xuất tiểu thủ công nghiệp € 2.5 Buôn bán nhỏ € 2.6 Khác € 3. Anh/ chị đang có việc làm này là do đâu?........................................................ 4. Trình độ chuyên môn - kỹ thuật (đánh dấu X để chọn): 4.1 Chưa qua đào tạo: € 4.2 Công nhân kỹ thuật, sơ cấp € 4.3 Trung cấp chuyên nghiệp: € 4.4 Cao đẳng ‰ 4.5 Đại học trở lên: € 5. Nếu chưa từng qua đào tạo chuyên môn - kỹ thuật xin cho biết lý do: 5.1 Trình độ văn hoá thấp: € 5.2 Không thi đỗ € 5.3 Không có tiền nộp học phí: € 5.4 Không muốn đi học: € 5.5 Không có nghề đào tạo mong muốn của bản thân: € 5.6 Khác, cụ thể là..................................................................... € 6. Xin Ông/Bà cho biết chuyên môn, kỹ thuật Ông/Bà đã tốt nghiệp phù hợp với công việc hiện nay như thế nào? 6.1 Phù hợp € 6.2 Ít phù hợp: € 6.3 Không phù hợp: € 7. Anh/Chị có dự định mong muốn tham gia 1 khóa đào tạo trong thời gian tới không? 7.1 Có € 7.2 Không: € Nếu “có” Anh/ Chị tiếp tục trả lời câu 14. Nếu “không” Anh/ Chị tiếp tục trả lời câu 17. 8. Hình thức đào tạo nào sau đây phù hợp đối với Ông/Bà ? 8.1 Đào tạo tại cơ sở đào tạo, dạy nghề: € 8.2 Đào tạo dài hạn (≥12 tháng) tại địa phương: € 8.3 Đào tạo ngắn hạn (< 12 tháng) tại địa phương: € 8.4 Đào tạo nghề truyền thống tại địa phương: € 8.5 Khác cụ thể là:..................................... € 9. Loại cấp trình độ Anh/Chị dự định tham gia đào tạo? 9.1 Học nghề ngắn hạn € 9.2 Công nhân kỹ thuật chính qui € 9.3 Sơ cấp € 9.4 Trung cấp chuyên nghiệp € 9.5 Cao đẳng € 9.6 Đại học trở lên € 10. Anh/Chị có khó khăn trong tham gia đào tạo trong thời gian tới hay không? 10.1 Có € 10.2 Không € Nếu có, là khó khăn gì? (Chọn 1 phương án khó khăn nhất với anh/chị) 10.1.1 Thiếu tiền trang trải cho đào tạo, học nghề: ‰ 10.1.2 DN, Ông chủ không tạo điều kiện thời gian: ‰ 10.1.3 Không có nghề phù hợp với nhu cầu đào tạo của bản thân: ‰ 10.1.4 Trường, lớp đào tạo quá xa: ‰ 10.1.5 Ảnh hưởng đến công việc đang làm ‰ 10.1.6 Các khó khăn khác, cụ thể là: …………………… ‰ 11. Số giờ làm việc trong ngày của Anh/Chị hiện nay là: 11.1 Dưới 6 giờ: € 11.2 Từ 6 - 8 giờ: € 11.3 Trên 8 giờ : € 12. Số ngày làm việc trong tuần của Anh/Chị hiện nay là: 12.1 Dưới 5 ngày: € 12.2 Từ 5 - 6 ngày: € 12.3 Cả 7 ngày : € 13. Thu nhập bình quân hàng tháng của Anh/Chị là bao nhiêu ? 13.1 Dưới 650.000 đồng: € 13.2Từ 650.000- 800.000 đồng: € 13.3 Từ 800.000 đồng-1000.000 đồng: € 13.4 Từ 1000.000-2000.000 đồng: € 14. Anh/Chị có hài lòng với công việc hiện tại của mình không? 14.1 Có € 14.2 Không: € 14.3 Bình thường: € Nếu không thì vì sao? (Chọn 1 phương phù hợp nhất với anh/chị) 14.2.1 Thu nhập quá thấp: € 14.2.2 Công việc quá vất vả, căng thẳng € 14.2.3 Công việc tẻ nhạt: € 14.2.4 Công việc chưa phù hợp với trình độ: € 14.2.5 Lý do khác:……………………………………………….............,: € 15. Anh/Chị có mong muốn tìm được việc làm khác hiện nay không? 15.1 Có € 15.2 Không: € Nếu “có”, Anh/Chị muốn làm công việc gì?............................................................. vì sao?..................................................................... Mời Anh/Chị tiếp tục trả lời với câu 19, 20 16. Lý do hiện nay Anh/Chị chưa đi làm? 16.1Không tìm được việc làm: € 16.2 Không có chuyên môn/nghề: € 16.3 Tìm được việc làm nhưng lương thấp: € 16.4 Khác, cụ thế……………….......................................................................€ 17. Anh/Chị đã từng tham gia qua trung tâm dịch vụ việc làm chưa? 17.1 Có € , cụ thể mấy lần:………………………………………. 17.2 Chưa: € 18. Anh/ Chị có muốn tìm được việc làm không? 18.1 Có € 18.2 Không: € 19. Anh/ Chị có nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức đoàn thanh niên địa phương trong vấn đề đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm không? 19.1 Có € , cụ thể sự hỗ trợ đó là gì?:…………………………………………… 19.2 Không: € 20. Anh/ Chị có đề xuất gì với tổ chức đoàn thanh niên và chính quyền địa phương về vấn đề đạo tạo nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên không? Đối với chính quyền địa phương: Đối với tổ chức đoàn: Xin chân thành cảm ơn về sự hợp tác giúp đỡ của Anh/Chị! Ngày tháng năm 2009 Điều tra viên (Ký và ghi rõ họ tên) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25866.doc
Tài liệu liên quan